1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Truyện ngắn hay của Thảo Hảo - Phan Thị Vàng Anh

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi nhl81, 01/02/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nhl81

    nhl81 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2005
    Bài viết:
    445
    Đã được thích:
    0
    Chuyện Hồng
    ******************​
    1. Khi mới quen cô gái nào, một trong những câu chuyện đầu tiên Lâm phải kể là chuyện vườn hồng nhà anh. Vườn nhỏ thôi, chừng sáu mươi mét vuông, có hàng rào lè tè bằng gỗ sơn trắng, trông sang những mảnh vườn hàng xóm cũng vuông vức như thể khăn tay, xanh um. Trước cổng nhà có một đoạn mương chảy ngang, dưới thả bông súng tím, trên là chiếc cầu gỗ... Khi mới chuyển về, vườn đầy cỏ. Dọn dẹp đâu đó xong, cả nhà hỏi nhau: " Trồng gì?" Mẹ Lâm đòi trồng cải và mùng tơi. Bé Mị nói trồng một cây ổi, một cây mận, một cây cerise, một cây cóc... cho thỏa chí ăn quà vặt. Ba Lâm lại chỉ muốn trồng hồng và cỏ nhung, nhớ cái thời chỉ được chăm hoa trên mấy chậu sành trên gác... Lâm muốn cả nhà đều vui, anh nói ba cứ làm vườn hồng rồi cố gây một mảng cỏ nhung ở giữa, hàng rào sơn trắng để mùng tơi leo, dọc theo đoạn mương ngắn cắm hai cây ổi con cho bé Mị. Nhà Lâm trước nay vẫn thế, không ai phải tranh chấp với ai bao giờ.
    2. Một năm vườn cỏ đã xanh. Lâm cũng đã có vài bạn gái hơi thân mà lựa chọn. Bé Mị về nói với mẹ, con thấy anh Lâm đi ăn kem với chị kia, mặt đen đen mà xinh lắm. Bà mẹ gạt đi, bảo: "Bạn thôi!". Các bà mẹ đều mong đứa con trai mới lớn của mình chỉ coi bọn con gái là "bạn", họ khó mà chia xẻ con mình với ai! Bé Mị lại mách, hơi lưỡng lự rằng có vẻ như dạo này ba đẻ cho anh Lâm cắt hoa hồng đi tặng bạn. Bà mẹ thấy lo, vậy là đã có một cuộc nói chuyện giữa đàn ông với nhau rồi, có nghĩa là chuyện nghiêm chỉnh rồi, và bà hơi khó chịu.
    ... Lâm thấy thật là vướng víu khi cầm cành hồng mập mạp, lởm chởm gai nhọn, đi xe ngược gió đến nhà cô bạn gái. Anh đã mang đến nhiều lần, mỗi lần một bông đẹp nhất vườn vừa mới bung nhẹ cánh. Mỗi lần một màu, khi vàng, khi đỏ thẫm, lúc lại cam cam, và mấy cô em trong nhà ngó ngó xem xem, nhìn nhau như hỏi màu hoa ấy nói lên điều gì. Cái thái độ quan trọng hóa vấn đề ấy làm Lâm hơi bực mình, anh nghĩ: "Gớm, chúng mày ..." nhưng quên ngay khi cô bạn gái rất kiểu cánh ngửi hoa, khen thơm quá, rồi cắm vào cái độc bình bằng sơn mài bé con. Nghi lễ tặng hoa thế là xong, và người ta nói sang chuyện khác...
    3. Rồi cô gái ấy cũng không xong, bà mẹ Lâm dáng hiểu đời, bảo "Trẻ con cả mà! Còn hỏng nhiều lần!". Ông bố đã gây được cỏ nhung, từng cụm, từng cụm tròn như nắm cơm úp trên đất mịn. Bé Mị bảo chừng nào cỏ lan ra hết, thành cái thảm, tối tối em sẽ ra đây nằm chơi, rồi em sẽ học cách ba chăm sóc vườn hoa, em làm thủ quỹ, ai muốn lấy hồng đi đâu phải hỏi. Lâm hơi buồn, anh biết lần này mình không được tặng hoa dù bé Mi có tự tay cắt cho, cô gái mới lần này như một con mồi cả trường cùng săn, cô ta đàng điếm mà trẻ con, làm như không cần che chở mà rút cuộc anh nào cũng mong được nhảy vào che chở. Cô ta không cần những trò lãng mạn nho nhỏ như chép vở tặng hoa. Lâm đi chơi vài lần tháy ngày càng khó đi về đâu mà không dứt ra dược. Mẹ Lâm nói:" con sao gầy đen đúa, lo âu!". Một tối kia Lâm về, thấy ba soi đèn pin bắt sâu hồng, anh chống xe, xuống ngồi trên núm cỏ, ông bố xót lắm mà không nỡ kêu con ngồi ra chỗ khác, ông hỏi:"Com mệt móilăm phải không?". Lâm bảo:"Vâng!". Ông bố soi đèn qua một góc hồng khác, cười nhẹ:"Xưa, ba cũng như coc, lận đận mãi mới gặp mẹ con. Cũng có nhiều chuyện tưởng như không quên rồi cũng quên được hết!". Lâm cúi đầu, như nghẹn giọng:"Nhưng lần này chắc con cũng không quên!". Rồi anh đi vào nhà, sáng ra tỉnh giấc thấy một ngày trước mặt như gánh nặng không thể mang nổi, rồi tự thề:"Từ nay mình sẽ không yêu".
    4. Lời thề lâu dần mọi người cũng biết. Khi thấy Lâm chở Ngân đi ngang ký túc xá, mấy thằng bạn hỏi:"Đã yêu lại chưa?". Lâm cười, anh không dám nói "chưa", anh sợ đến tai Ngân, tội nghiệp. Ngân hiền, cả nhà cô đều hiền, mỗi khi Lâm tới chơi thấy mọi người cư xử với nhau đôn hậu như những gia đình trong sách tập đọc, đại loại theo kiểu: " Mẹ đi làm đồng về, Tí vội đỡ cuốc mang vào, Tèo bưng bát nước ra rồi phe phẩy quạt cho mẹ ... Sau đó cả nhà cùng quây quần bên mâm cơm vừa chín tới...". Lâm chở Ngân đi chơi, thấy cứ hiền hiền, không ai cãi cọ ai, ttrêu chọc ai, lại thấy nhớ ngày xưa đi chơi vui biết bao nhiêu, sao đứa con gái hồi ấy có thật lắm trò để mình như chết đi sống lại!
    Và Lâm cũng chẳng tặng hoa vườn, chẳng kể về vườn. Đôi khi nhớ lại anh thấy mình buồn cười, sao hồi ấy bỏ công nhiều đến thế. Sinh nhật Ngân, anh chở thằng bạn đi mua một bó hồng, nó hỏi:"Mày có một vườn cơ mà?" Lâm bảo: "Rắc rối, để người ta bó cho xong!". Anh đưa hoa cho Ngân thấy mình không run rẩy chút nào, lại còn nói được một câu chúc mừng đúng cú pháp, trong khi Ngân bối rối hết sức với bó hoa, cô ôm nó vào tay rồi tay kia. Bà mẹ bảo, để mẹ cắm cho, con đi chơi đi, và Lâm tự nhủ: "Từ nay, mình phải có trách nhiệm với họ!".
    Lâm thử đếm, lọ hoa đã được dời chổ mấy lần. Tối sinh nhật, nó ở trên bàn, sáng hôm sau đã chẳng thấy đâu. Ngân bảo: "Em đem lân phòng". Hôm sau nữa lại thấy trên tủ sách. Lâm không hỏi, anh nghĩ để đâu cũng được, nhưng Ngân vội vàng giải thích, cái phòng bé mà nóng quá, em sợ hoa héo mất, phải đem ra đây. Rồi cô dứng lên, chỉ quạt trần xoay vù vù trên đầu: "Gió quá, để em tìm chổ khác cất đi, anh há!". Lâm chợt thấy thương Ngân vô kể, anh kéo tay áo cô: "Ngồi xuống đi em, kệ nó! Hoa là để chơi thôi, rồi cũng tàn, việc gì emphải vất vả!". Ngân ngồi xuống, cô thu mình lại, nói rụt rè: "Không biết người khác thì sao, còn em nhận hoa thì khổ sở hết mấy ngày, cứ loay hoay giữ cho nó lâu tàn...". "Tàn rồi vứt vào đâu cũng áy náy phai rkhông?"- Lâm tiếp lời. Ngân sợ sệt cười, thú nhận, và Lâm như người từng trải, thầm vui sướng đánh giá: "Cô ta mới yêu lần đầu!".
    5. Cỏ nhung đã mọc tham rdày. Tối, Lâm trở về nhà, thấy ba anh và Mị soi đèn tìm sâu bên những cây hồng cao ngất. Họ vui vẻ hỏi anh: "Đã cần hồng chưa?". Lâm cười: "Có loại nào không héo thì cho!'' Ba anh nói, chậm rãi: "Cái gì mà không tàn!". Lâm bảo: "Làm sao con giải thích điều ấy với bồ hả va!". Rồi hai cha con cười hà hà, Mị kêu lên: "Mấy người này nói chuyện thật khó hiểu!". Lâm muốn đùa: "Trong nhà mình còn em thuộc loại tin hoa không tàn thôi đấy!", rồi lại thôi. Anh nghĩ nói trước làm gì, cứ để một ngày sẽ có một thằng đến giải thích "không lời" cho Mị về điều đó.
    Trăng trôi, và Lâm nằm nhìn trời, thấy bình an khi nghĩ về Ngân, tưởng tượng ra cảnh cô đang loay hoay với lọ hồng chợ. Tự nhiên anh muốn khoe với cô về mảnh vườn nhà, về hàng rào mồng tơi với đoạn mương đầy sung tím, về bãi cỏ nhung, về những hoa hồng đã bao nhiêu năm rồi anh chưa tặng lại.
    22.03.1994
    P.T.V.A
  2. nhl81

    nhl81 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2005
    Bài viết:
    445
    Đã được thích:
    0
    Chị Em Họ
    P.T.V.A
    *******************​
    Cả họ xem Hà như một tấm gương sáng. Hà sạch sẽ, vô cùng lễ phép, năm nào cũng đi thi học sinh giỏi văn. Thùy - một chị họ của Hà - nhận xét: "Thi giỏi văn có gì là hay?". Dù thế ba mẹ Thuỳ vẫn quyết định đổi trường cho nó. Thuỳ mắt ngấn nước cãi: "Con không thích học chung với họ hàng! Con học ở đây quen rồi, ở đây có bạn nhiều!". Hai người lớn nghiêm nghị bảo: "ở đâu cũng sẽ có bạn thôi!" và mọi chuyện coi như được khoá lại.
    Trong nhà, Thùy không có bạn, nói đúng ra, không ai rảnh mà làm bạn với Thùy. Chỉ có ngoại, nhưng ngoại lại ở xa. Ngoại nói: "Nó như con bụi đời con!". Ngày đầu từ trường mới về, Thuỳ đạp xe ngay đến nhà ngoại. Trên đường đất, mưa tuôn nhẹ nhàng, đều đều, tưởng như không bao giờ tạnh nổi. Thuỳ nằm dài trên phản gỗ, bảo: "Con Hà chán lắm ngoại ơi!". Ngoại cười: "Đúng rồi!... nó ngoan nhưng cứ rù rì, buồn lắm... Thế hai chị em có đi với nhau không?".
    Thùy cau có, dài giọng: "Không!... ra chơi, nó đứng tựa lan can vài giây rồi vào lớp ngồi tiếp. Con hỏi: "Đi chơi không?". Nó bảo ở dưới sân đông, mệt lắm. Thế là con phải ngồi lại vì con có quen ai đâu!". Thuỳ nhìn mưa len lỏi qua những tàn dừa, buồn rầu. Nó nhớ lớp xưa, trường xưa, nhớ đám bạn lắm mồm, nói suốt 5 tiết vẫn không hết chuyện. Ngoại bảo: "Con mệt thì ngủ đi!" rồi an ủi: "Không sao đâu, con Hà hiền, ngoan lắm!". Thùy mơ màng ngủ, nó mơ thấy mình hỏi Hà sỗ sàng: "Có bệnh gì không mà sống lờ đờ như người ốm vậy?". Hà trả lời ngây ngô: "Không bệnh, nhưng sợ đông người!". Trong mơ cũng có mưa, và gió ẩm ướt thổi quanh, mát rượi.
    Mẹ hỏi: "Sao không rủ em Hà đi học cho vui?". Thùy dắt xe lách qua khe cửa hẹp vanh, trả lời vội vàng: "Thôi, nó đi chậm như rùa, con lại thích đi học sớm!". Nó tự nhủ: "Dở quá, từ đầu năm tới giờ, chưa khi nào mình là người đầu tiên vào trường cả!". Luôn luôn có những kẻ đến sớm hơn Thuỳ, hoặc là một cái xe dựng cô độc trong bãi còn vắng tanh, hoặc một anh chàng đứng tựa lan can lớp học nhìn như quét khắp sân trường rộng lớn. Thuỳ tự an ủi: " Chắc chúng nó gần nhà!" rồi ung dung vào lớp. Trên bảng đen,bài giảng lớp học chiều qua xen lẫn những câu viết đùa chữ to, chằng chịt. Thuỳ cất cặp rồi một mình giở ghế lên sẵn cho tổ trực, nó nghĩ: " Mình thật khoẻ, mình phải làm thật nhanh trước khi có người khác giúp!". Xong việc, cũng là lúc tổ trực vác chổi vào, cả bọn xúc động, hỏi: "Thùy làm đấy à?". Hầu như ngày nào cũng thế mà vẫn không hết bất ngờ, chỉ có Hà ái ngại nhìn Thùy, nó nói nhỏ: " Chị làm thế làm gì, việc tụi nó mà!". Thuỳ đáp cụt lủn: "Rảnh thì làm!", nó muốn nói thêm: "Tao cũng không thích mày, mày trốn quét lớp luôn!", rồi lại thôi, nghĩ làm thế người ta sẽ cười hai chị em, đành lặng lẽ đi chơi chỗ khác.
    Giỗ ông, tất cả đổ về vườn của bà. Thuỳ ngủ lại trước đó một đêm, giết gà, làm vịt. Xong việc, nó lấy xe chạy loăng quăng. Trên những con đường quê sau mưa thơm nồng hoa đêm, vài đứa trẻ con đi dạo dạo, dựa nhau hát vọng cổ ngân nga. Thuỳ nghĩ: "Tụi này vui thật!". Buổi sáng, các dì, cậu khen: "Thùy thật là chăm!". Mẹ bảo: " Ui! lười học lắm!". Thùy ngồi rửa rau, kêu to uất ức: "Con lười học hồi nào!". Mẹ nghiêm mặt, ý bảo: "Hỗn! Không được cãi người lớn!". Thuỳ im bặt. Nó nghe tiếng Hà nhỏ nhẹ: "Con chào ngoại, con mới tới! Con chào... Em chào... ". Mọi người lại khen với nhau: "Người lớn ghê!". Hà đứng xa xa, hỏi: "Chị Thùy có cần gì không, em phụ?". Thùy bảo: "Không! xong hết rồi!". Hà lên nhà trên các dì chú lại khen Hà giỏi, nghe đâu lại mới đi thi gì đó cho trường. Thuỳ đổ chậu nước, nó nghĩ: "Không ai biết rõ nó bằng mình. Nếu mình kể ra nó ích kỷ, nó không có bạn chơi, mọi người sẽ nói là mình ganh nó giỏi!". Rồi Thuỳ buồn bã nghĩ, mà sao mình không giỏi nhỉ? Hồi bé thầy vẫn khen mà? Hay tại lớn mình ham chơi? Nãy mẹ nói mình lười chắc cũng đúng... Nước trào ra khỏi chậu, ngoại giục: "Rửa đi Thùy! Con nghĩ gì vậy?" - " Con không nghĩ gì cả!". Rồi nó thả vào chậu nước đầy những nắm rau xanh ngắt.
    Như cả họ đã dự đoán, cuối cùng Hà cũng lên truyền hình. Cả nhà chăm chú ngồi xem cảnh Hà ngồi đọc bài đêm khuya, bên cái đèn con mới tinh. Hà cầm chổi dịu dàng quét lớp.. Đến cảnh Hà giúp mẹ làm cơm, rửa chén... Thùy muốn kêu lên: "Ơ, mọi ngày dì Tư có để nó làm gì đâu!", nhưng kìm được, sợ mọi người lại bảo mình ganh! Nó chỉ hét lên bực tức khi thấy nhỏ Sương đứng cười bẽn lẽn bên Hà, kiểu bạn thân, cùng tiến: "Con này vẫn hay nói xấu con Hà, thế mà cũng vác mặt lên đây được!". Mẹ bảo: "Còn hơn mày không bao giờ được lên đâu!".
    Thuỳ nghĩ, có cho lên, khéo mình cũng xin thôi. Nếu chị phóng viên hỏi: "Hằng ngày em làm gì?" chẳng lẽ lại tả, em hùng hục đi học sớm để bưng ghế, kéo bàn, em hay đạp xe lăng quăng ngoài đường. Rồi còn bạn thân, biết chọn đứa nào, bỏ đứa nào, cả một lũ lau nhau, ai mà lên ti vi cho hết được, rồi khéo lại giận nhau, lại bảo: " Mày quên tao" mà từ xưa tới nay, có khi nào Thuỳ quên ai được!.
  3. nhl81

    nhl81 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2005
    Bài viết:
    445
    Đã được thích:
    0
    Kịch Câm
    P.T.V.A
    ********​

    1
    Ừ đây - nó nghĩ - mọi thứ tự, luật lệ đã thay đổi!
    Với mẩu giấy này, nó trở nên một người có vai vế trong nhà, nó sẽ được tự do, tự do tiếp bạn bè vào chiều tối, thoải mái mà đi chơi và nhất là, nó đã có cái cớ để mà đổ tội cho những sai lầm nếu có, sau nàỵ Tờ giấy thông hành ấy nhỏ bằng hai bao diêm, một cạnh xé lam nham, vội vã, một lời hẹn yêu đương của một người già quên tuổi tác và nghĩa vụ - bố nó với một người nó không hề có một tí khái niệm nào về tuổi, đẹp, xấu, nghề nghiệp... hoàn toàn lù mù, chỉ hiểu bố nó tha thiết viết: "Em!"...
    2 Như một con rắn, nó trườn đến một hàng photocopy thật xa, ở đấy chắc không ai biết, nó là ai; hai tờ, một tờ đút túi, một tờ nó lẳng lặng đưa cho ông bố đang ngồi đọc báo, và cười, một cái cười ngang hàng, không phải của con giành cho bố. Một trật tự mới ngay lập tức được thiết lập, bố nó cầu khẩn và căm thù nhìn nó, cái đứa lầm lì nhất trong bốn đứa đây, cái đứa ít nhìn vào mắt ông nhất trong nhà, hầu như hai bố con không trao đổi gì ngoài những câu chào, tiếng mời cơm, đứng trước nó, ông thật sự thấy mình là chủ gia đình, một gia đình của trăm năm xa xưa mà trong thâm tâm ông đàn ông nào cũng ao ước... Bây giờ, nó đứng trước ông, điệu bộ rất lễ phép, cũng lẳng lặng không một lờị.. chỉ có cái cười nhẹ nhàng và đôi mắt... Ông bố hiểu ra, nó thỏa mãn biết bao nhiêu, nó đã căm hờn ông biết bao lâụ..
    3 Bà mẹ không biết gì, chỉ thấy các con mình ít bị la mắng hơn, những bữa cơm dọn trễ một chút cũng không sao, đứa nào chậm chân ngồi vào trễ một chút cũng không sao, ông chồng đăm chiêu, thờ ơ và dễ tính... lẫn lộn.
    Và nó, nó không sử dụng luôn cái quyền của "giấy thông hành" ấy, vẫn chưa thằng bạn trai nào được tiếp vào chiều tối, vẫn chưa một buổi đi chơi nào quá lâụ.. không phải vì nó còn sợ, chỉ đơn giản là nó chưa quen được tự do, chỉ thế thôi, chẳng có tí ti đạo đức nào trong việc chậm trễ này cả. Rồi nằm dài một trưa, nó nghĩ: "Hay thật, mình bây giờ lại còn đạo đức hơn bố mình! Bây giờ, bây giờ mà đi chơi nhiều, đàn đúm nhiều thì lại hư bằng nhaụ Mình càng nghiêm trang, õng cụ càng hãi, như vậy đã hơn".
    4 Và như thế, hàng ngày, nó quan sát lại mọi việc trong nhà. Nó nhìn bố nó, ông hiệu phó của một trường cấp IIỊ Lầm lũi với cái cặp đen, gầy gò, mực thước trong bộ quần áo phẳng phiu đến lớp, nó cười thầm: "Đi giảng đạo đức đây!". Nó quan sát mẹ nó say sưa trong cái trò rửa thịt, nhặt rau, nhìn bà mẹ hồn nhiên giữa mấy đứa con lít nhít, đứa nào cũng giống mẹ, mắt lồị Nhìn mấy mẹ con quấn lấy nhau trong góc bếp, nó nghĩ: "Chẳng cần có bố cũng sống được!". Nhưng khi ngồi vào bàn ăn, nhìn thấy mẹ mình yêu thương và sợ sệt gắp thức ăn cho chồng, nó tủi thân một cách trẻ con: "À cái đám mắt lồi chúng mình đây được yêu thương chẳng qua vì chúng mình là sản phẩm của ông bố nàỵ Mẹ yêu bố gấp đôi tụi mình. Nếu bây giờ có một đám cháy, cho mẹ cứu một người duy nhất, hẳn là mẹ sẽ cứu bố ". Rồi như thật, nó kín đáo liếc các em nó, liếc những đứa bé sẽ bị bỏ rơi trong đám cháy thử thách mà nó đã tưởng tượng rạ.. Rồi bình tâm trở lại, nó nhìn bà mẹ rất đơn giản ấy mà thương hại: "Thôi giấu đi là vừa, mẹ hiền quá chắc cũng chẳng làm gì được, và ngây ngô quá, chưa chắc đã khổ, chuyện lớn thành trò đùa, bố sẽ quen đi và sẽ không ai sợ ai trong cái nhà này cả ". Vậy là nó tiếp tục ăn, mẹ tiếp tục gắp, bố tiếp tục lặng lẽ, các em nhai nuốt hồn nhiên, ngày này qua ngày khác, không ai biết có hai người khổ sở trong nhà.
    5 Nó khổ sở trong nhà, cũng chẳng nghĩ đến việc thù tiếp bạn bè hay chơi bời khuya khoắt nữạ Cảm thấy mình giống một tên "thừa nưóc đục thả câu", nó cụt hứng. Ngồi lặng lẽ bên một đám bạn ồn ào, nó nhìn hàng dầu gió bên đường thả quả như những cái trực thăng tí hon và nghĩ: "Khốn nạn thật, nếu không có chuyện bẩn thỉu kia thì bây giờ phải đạp bán sống bán chết về nhà rồi!". Và một tối, một thằng bé chưa biết luật lệ của cái gia đình nghiêm khắc này, cao hứng ở lại đến 9 giờ, cười cười nói nói, tay chân múa may không biết sợ. Ông bố, theo thói quen cùng một chút tự ái thua cuộc đi ra rồi bất lực đi vàọ Tự nhiên, nó thấy cái miệng thằng bé sao mà rộng, tay chân sao mà như hề, và nó cáu lên một cách vô lối, nghĩ rằng từ đây mọi trò vui của mình có được chẳng qua cũng nhờ một trò đáng khóc.
    Rồi nó tiếc, phải như không nhìn thấy tờ giấy quỷ quái ấỵ Nhặt được, tưởng rằng từ đấy sẽ có gan nhìn thẳng vào mắt bố nó khi cần thiết, hóa ra càng ngày càng ít dám nhìn, nhìn nhau, mắt hai bố con dại đi, và nó ngượng.
    Cay đắng, nó nghĩ đến cuộc sống gia đình đen tối mà nó sẽ phải có. Nó sẽ không được hồn nhiên trời phú như mẹ nó. Chồng nó, dễ gì có được cái địa vị mực thước như bố nó, có nghĩa là cái gia đình tương lai ấy càng dễ tan nát gấp trăm lần cái tổ ấm bây giờ. Nghi ngờ, nó gác lại những kế hoạch yêu đương; sợ hãi và giễu cợt, nó nhìn những thằng bạn đi bên cạnh như nhìn những tên lừa đảo còn ẩn mình trong lá ủ!
    Và ông bố, mỗi sáng lầm lũi trên đường đến trường, ông nghĩ ra mọi cách để giải thích tại sao lâu nay mình ít nói trước học trò, ông sợ rằng một ngày nào đó, rủi như chuyện này vỡ lở, những cái áo dài nết na kia, những bộ đồng phục ngoan ngoãn kia sẽ làm thịt ông như trả thù một nhà đạo đức giả hiệu bao lâu nay vẫn áp bức chúng nó. Rồi lo sợ, ông miên man nghĩ đến bà vợ và những đứa bé ở nhà như một án treo lơ lửng trên đầu, và co dúm người lại, ông vô tình tập trước cái tư thế sẽ thay cho tác phong uy quyền xưa naỵ Nước mắt người và xe nhoè nhoẹt, ông nghĩ đến đứa con gái lớn: "Mình mất nó thật rồi! Nó có rơi xuống bùn mình cũng không đủ tư cách mà kéo nó lên; thò tay xuống kéo, biết đâu nó sẽ trừng mắt rồi tự nguyện lăn luôn xuống đáy!". Rồi tủi thân của một người già, ông loạng choạng đạp xe giữa cây cỏ hai bên đường: "Mình chết đi nó có khóc không?". Lẩn thẩn, như mơ, ông tưởng tượng ra một đám tang, một bà vợ, mấy đứa bé mịt mù khóc cùng nhang khóị Chỉ một đứa, nó lặng lẽ đứng bên quan tài, một đứa con gái lầm lũi và cương quyết, như đang canh gác một phạm nhân.
    3 - 1993
  4. nhl81

    nhl81 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2005
    Bài viết:
    445
    Đã được thích:
    0
    Hoa muộn
    P.T.V.A
    *******​

    1.
    Những vườn chung quanh, mai đã bắt đầu trụi lá. Ngày nào chú Tảo cũng mặc cái quần soọc đen lưng lửng, áo may-ô thủng lỗ chỗ, đầu đội cái nón kết đỏ, len lỏi giữa những hàng cây, hỏi sang: "Bên đấy chưa nhặt lá à ?" Trong vườn mai vẫn rậm rịt, không ai rảnh mà làm việc ấy, gần cuối năm, bà cụ lại được mời đi tỉnh chơi, những người trẻ trong nhà đùn đẩy nhau, ai cũng ngại, ai cũng cố cho rằng người ta chỉ hay bày vẽ, thà cứ không nhặt xem, nó có nở không ? Nở quá đi chứ !
    Rồi một người nhớ ra, bảo: " ờ, năm nay không có chú nhỏ nào đến nhặt giùm lá nhỉ ?" ở nhà, không cần qui ước, cứ ai lân la tán tỉnh Hạc đều được gọi là "chú nhỏ", có chú đến rồi đi luôn, có chú lai rai lâu lâu đảo qua một lần rồi biến mất, mỗi chú để lại một vài kỉ niệm trong nhà, trong vườn, trong cái trại gà lợp lá dừa mục nát. Đó là những cái ghế con đóng vuông vức đầu đinh; những cây cảnh bị bẻ quặt, uốn cong, cố vặn theo hình con lân, con phụng; là hệ thống máng ăn cho gà, dùng không biết đến khi nào mới hỏng... Mọi người vẫn đùa, hỏi : "Hạc ! Mày có nhớ thằng nào làm việc nào không ?" Hạc vêu mặt cười : "Nhớ chứ, tôi có ghi sổ hết mà !" Mọi người cười đe : "Cẩn thận ! Một trong số ấy mà vớ được cuốn sổ này thì mày khốn !"
    ...ờ đúng rồi, mấy năm nay đã chẳng có ai đến nhặt lá mai cho Hạc. Tuyến lấy vợ, Nhật xuất cảnh, Chức cách đây mấy hôm thấy chạy xe vèo vèo ngoài ngã ba, chở một đứa em gái bé như cái kẹo, không ôm iếc gì cả nhưng nhìn thì biết ngay là bồ bịch. Đó là những "chú nhỏ" năm xưa, tay lăm lăm kéo, đứng chông chênh trên cái ghế gỗ, hay khom lưng giữa những tán mai già, nhặt lá. Lá mai xạm màu rơi đầy gốc, họ lại nghĩ ra việc quét vườn. Hạc lúc tựa gốc mít, lúc đi quanh "chú nhỏ", nói chuyện "ngụ ngôn", đôi khi buồn cười, thấy hình như đã nói những câu như thế này, cũng trong tiếng chổi lạt xạt quét vườn, vào năm ngoái, với người năm ngoái. Rồi về, nấn ná ở cổng, hẹn tết nhớ đến coi mai nở, à trước tết chứ, đến để còn chở đi chợ. Năm nào cũng phải giảng giải việc đi chợ Tết cho một người nào đấy, anh chị trong nhà lại cười : "Người vô duyên, không giữ được ai quá một năm !"
    2.
    Rốt cuộc, cả đám người trẻ tuổi trong nhà vừa quyết định vừa cười láu cá : "Khỏi, thử một năm không nhặt lá, biết đâu hoa ra lác đác chẳng đẹp hơn ?" Họ vùi đầu vào mua sắm, may cho nhanh mấy bộ quần áo Tết. Hai mươi tám tết bà cụ mới về, đứng lọt thỏm giữa những bị cói, giỏ cước, trẻ con trong nhà ùa ra, cười : "Tết về rồi !" Bà cụ nhìn khoảng vườn còn rậm rịt lá mai, lắc đầu :" Chúng mày đáng sợ thật !" Cả lũ lại cười.
    Mùng một, mùng hai Tết, không có mai, Hạc thấy Tết chỉ giống như một ngày chủ nhật, như nhà ai giàu có làm đám cưới đốt pháo thật nhiều. Một người nói : "Mày đừng có đổ thừa ! Cái hoa mai quê mùa ấy việc gì làm mày mất Tết" rồi ngậm miệng ngay, nhìn Hạc như muốn nói : " Chẳng qua năm nay không thằng nào đến nữa thôi !" Hạc chỉ cười, vào nhà trong nằm, lôi mấy tờ báo Xuân ra xem mà thấy buồn rũ rượi. "Năm nay mình đã bao nhiêu tuổi ? Vì sao những ngày lễ Tết mình luôn phải năm nhà ?"
    Một đứa trèo lên giường, moi móc từ trong túi được một đống hạt dưa và một nắm phong bao ra đếm lại. Hạc cười : "Dì thấy con đếm phải chục lần chứ không ít !" Cô nghĩ : "Ngày xưa mình cũng như thế này" rồi lơ mơ ngủ mất.
    3.
    Mọi người kêu lên ngán ngẩm : "Hết Tết !". Rồi vặn đồng hồ báo thức, dậy sớm đi làm trở lại. Bây giờ bà cụ mới đi nhặt lá mai được, lụi cụi từ gốc này sang gốc khác, thỉnh thoảng pháo sót lẹt đẹt đâu đó trong xóm nhỏ. Hạc đi quanh mẹ : "Chi vậy ?" Bà cụ móm mém cười : "Tội nghiệp, nhặt để hoa nở !"
    Mai nở. Một chiều kia, như đã hẹn một cô bạn dẫn ông anh họ đến nhà Hạc, gửi anh ta lại bảo : "Ra chợ một chút" rồi phóng xe đi mất, lại bỏ nhỏ : "ổng đàng hoàng lắm đó !" Anh ta lù khù, tay khư khư cái mũ vàng như củ nghệ, chậm chạp, mãi mới cởi được xăng đan để đi vào nhà. Hạc cau mày : "Khi mình còn trẻ, cỡ này thì đừng hòng bò đến gần !" Rồi đau đớn nghĩ : "Sao mình cay đắng thế này !"
    ...Họ ngồi một lúc lâu, có tám trang báo giở qua, giở lại, chẳng đọc được tin gì. Hạc rủ : "Ra vườn xem mai chơi !" Họ đi qua những góc vườn, nơi khoảng một chục cây mai bung ra đặc kịt những mai vàng nở muộn. Hạc nghĩ : "Có mai rồi đấy, mà vẫn không thành tết !" Hai người khoanh tay bước, chỉ có tiếng lá mai lạt xạt dưới chân, họ khoong biết nói gì, nghiêm trang như giám khảo hội hoa Xuân, Và chiều tắt nắng dần, như một giải voan cũ vắt trên ngọn cây, nhợt nhạt ....
  5. nhl81

    nhl81 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2005
    Bài viết:
    445
    Đã được thích:
    0
    Sự nan giải của Tí
    Thảo Hảo
    *********​
    Cách đây hai năm, khi Tí mới vào cấp III, bố Tí - một người cấp tiến, đã đưa ra quyết định táo bạo: Tí không cần là học sinh giỏi trong trường.
    Với giấy phép này, Tí được phép lơ là:
    môn Văn
    môn Địa lý
    môn Thể dục
    môn Sinh vật
    môn Sử
    ?
    Tí chỉ cần giỏi:
    * môn Toán
    * môn Lý
    * môn Hóa
    * môn Anh Văn
    Trong suốt hai năm đó, bố Tí đã nỗ lực dạy Tí những điều mà trường không dạy. Bố dạy Tí đọc báo, phân tích tin thời sự và xã hội (theo kiểu bố Tí). Bố cùng Tí đọc sách và đi chơi? "Nghiêm trọng" nhất, bố cho Tí tham gia phần điện của các công trình xây cất, để một khi thi đậu vào trường Kiến trúc, Tí sẽ là một sinh viên khác các sinh viên khác.
    Với lối giáo dục như thế, Tí trở thành một học sinh "cá biệt" của lớp theo nghĩa đặc biệt. Từ Tí toát ra sự khinh khỉnh trước cái lối dạy vẹt và học vẹt. Tí coi thường sự "mãi không chịu lớn" của đám bạn cùng tuổi. Tí bất chấp hệ số với thang điểm. Tí là một học sinh điểm số trung bình mà đáng nể. Tí là một thách thức với thày cô và đồng loại bạn bè.
    Tóm lại, Tí "đáng ghét".
    *
    Nhưng,
    Mới ngày hôm kia thôi, quan niệm của Tí đã bị chao đảo. Khi nghe được ý kiến của Bộ Giáo dục - Đào tạo: "Chỉ những thí sinh khá giỏi mới nên dự thi đại học" [1], các thầy cô đã nhìn Tí nín cười.
    Bố Tí bảo, đừng lo, đó chỉ là "ý kiến", chứ chưa phải là một "quyết định".
    Nhưng mẹ Tí bảo, ở nước ta, những "ý kiến" của cấp trên đều có thể được cấp dưới biến thành một "quyết định", rồi tự động triển khai thành một "đường lối" để lập công. Và nếu cái ý kiến trên của Bộ Giáo dục được đem vào áp dụng, để rồi Tí không được thi Đại học, thì mẹ Tí oán bố Tí cả đời. (Mẹ Tí thì vẫn oán bố Tí cả đời!)
    Bố Tí lại cãi cùn, thế gương ông Anh-xtanh dốt Toán thì sao? Làm sao có thể căn cứ vào những gì người ta làm trong môi trường phổ thông, để mà chặn đường người ta đi vào tương lai cơ chứ? Cứ theo cái lối giáo dục này, thì chúng ta muốn có những công dân đặc sắc hay tròn đều ung ủng?
    "Tôi không biết, tôi không biết!" Mẹ Tí xua tay và mở báo ra, trong đó [2] , ông Quách Tuấn Ngọc, Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin - Bộ GD-ĐT, y như rằng, đã "triển khai" ý kiến mới nhen nhúm của Bộ. Ông ấy nói: "Vậy các em có học lực quá kém thì nên ở nhà hoặc đi thi trường THCN và dạy nghề, đỡ tốn tiền bố mẹ. Ở quê, 1 triệu đồng đã là rất quý rồi."
    Thế nếu bố mẹ cái trò dốt đó có tiền, và 1 triệu là rất bé đối với ước mơ của trò ấy thì sao?
    Thì ông nói tiếp: "Việc các em có học lực quá kém đi thi làm cho thành tích ngành giáo dục của tỉnh đó bị ảnh hưởng rõ rệt."
    Vậy là, theo hướng suy luận đen tối của mẹ Tí, một thông điệp "ngầm" đã được gửi tới toàn thể giáo viên cấp III. "Hãy nghĩ tới thành tích tỉnh nhà!" Hãy ngăn chặn bọn học kém mà lắm ước mơ đi thử sức. Hãy gác cửa ước mơ chứ đừng khuyến khích ước mơ.
    *
    Đại học chẳng của riêng ai, lại càng không phải của riêng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ai cũng có thể đứng trước cánh cửa Đại học mà hão huyền hay thực tế nghĩ mình có thể bước vào, và thử bước vào. Qua được những bài thi, được điểm chuẩn, được chỉ tiêu tuyển sinh hay không là sức của mỗi sĩ tử. Nhưng ít ra, cái quyền được thử sức là quyền chính đáng của mỗi học trò tốt nghiệp cấp III, kể cả những trò lêu lổng và dốt nát.
    Đó là suy nghĩ của bố con Tí, nhưng nhỡ các thầy cô và các trường Đại học nghĩ khác thì sao?
    Thế là, từ sáng nay, Tí đã biết thân, "hoàn lương" cắm đầu vào những bài học mình không yêu thích, để rủi khi cái ý kiến về học sinh khá giỏi hẵng đi thi của Bộ thành "quyết định", thì Tí cũng còn vớt vát được chút nào.
    "Để đạt được ước mơ, nhiều khi cần thỏa hiệp", đó là bài học Tí dạy ngược lại cho bố Tí. Và bố Tí, giờ mới hiểu nỗi lòng của các giáo viên, khi phải đối mặt với tinh thần "thành tích" của mẹ Tí trước các chị em cơ quan, đành phải dẹp ngay cái lối giáo dục của riêng mình, ngậm ngùi nhìn theo Tí bay theo đàn chim vẹt.
  6. nhl81

    nhl81 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2005
    Bài viết:
    445
    Đã được thích:
    0
    Học Cách Chết
    Thảo Hảo
    ********​
    Khi chị tôi còn học Y, tôi đã từng được đến Trung tâm Ung bướu, chỗ chị thực tập. Tôi cũng có đến Trung tâm Huyết học; tại đấy, có khá nhiều bệnh nhân ung thư máu được điều trị.
    Những người bệnh ung thư, tôi vẫn nhìn người ta thương cảm; vừa thương vừa sợ có ngày cái bệnh ấy vận vào mình, không biết khi ấy mình sẽ đối phó ra sao. Mình có còn làm việc không? Mình có còn đi học thêm không? Hay là mình tự tử?...
    Rồi ông tôi mất vì bệnh ung thư. Tôi đã biết không khí của một gia đình có người bệnh nặng là thế nào, dù rằng người bệnh vẫn làm việc cho đến phút chót, cho đến khi ông mất ý thức và sống như một em bé trong nhiều tháng. Tôi nhớ khi đó, thỉnh thoảng có một ma xơ vẫn đến thăm. Cô giúp đỡ gia đình tôi cả về vật chất lẫn tinh thần. Cô tặng ông tôi cuốn sách về Thiền, cô nói với ông tôi những câu chuyện để ông tôi thấy cái chết là nhẹ nhàng.
    Làm sao để thấy cái chết là nhẹ nhàng đây ? Tôi cũng có một thời gian đến những lớp học thêm của các xơ. Có một lần, xơ nói, chúng ta là những đứa con xa nhà, đi học nội trú ở trên đời. Khi nào chết là học xong, về với cha mẹ. Nhưng mà, tôi không thích cái thuyết này, vì thấy có những người sống rất dài mà có vẻ chẳng đi học gì cả, còn có những người đang là học trò giỏi mà sao lại phải về nhà sớm?
    Lại có người nói, khi mình chết, mình như rơi xuống một cái ống rất to và sâu. Trên đường rơi, cả cuộc đời sẽ hiện lại, những lúc mình đau khổ, những khi mình vui sướng... Rồi rơi phịch xuống một cánh đồng. Ðồng mênh mông đầy hoa và cỏ. Ðồng giống như trong các phim về cõi tiên, nhưng ở đây không thấy tiên, mà đón mình là những người thân đã mất. Nhưng gặp lại người thân đâu có nghĩa là có lại tất cả!
    Có lý thuyết nào thực sự làm người ta nguôi được nỗi buồn, khi đến một cái hạn cận kề mà mình đã biết, mọi thứ sẽ mất hết, sẽ tuột khỏi tay mình hết, và cái cuộc đời là duy nhất này, thế là xong, mọi nỗ lực từ trước tới nay chẳng để làm gì nữa. Từ đây cho đến mãi mãi, chẳng bao giờ được quay trở lại, để bước đi trên đường, để vuốt ve một con chó, để ngồi uống cà phê vào những sáng chẳng đi làm...
    ***
    Chị Phạm Thị Oanh khi ấy đang theo học một lớp Tâm lý. Một ngày kia, chị phát hiện ra mình bị ung thư. Và thế là chị trở thành bệnh nhân của Trung tâm Ung bướu. Ở trong bệnh viện, chị không quên làm công việc an ủi tinh thần cho những người đồng bệnh. Ra viện rồi, chị vẫn quay lại với họ, gặp nhau mỗi tuần. Họ ngồi một vòng với nhau, và nói.
    Những người bệnh này, họ nói gì với nhau? Họ nói gì về cái chết? Họ tìm ra cách gì để biến những ngày còn lại trên đời thành những ngày nhẹ nhàng cho cả mình, cho cả người thân? Làm cách nào để chuyện ra đi mãi mãi (dù trước hạn) không có gì phải vật vã?... Ðó là nội dung cuốn sách mà chị viết lại sau đó. cuốn "Người Bệnh Ung Thư Ði Tìm Ý Nghĩa Cuộc Sống" (NXB Trẻ - 1999)
    Sách viết rất hay. Vừa tình cảm (bởi vì tác giả - người bệnh rút ruột ra viết), lại thực tế, cũng bởi vì do chính tác giả - người bệnh viết, sau khi đã loay hoay thử mọi phương cách để tự trấn an mình. Nhưng cái hay nhất của sách là không phải chỉ áp dụng nó cho những người mắc bệnh ung thư, mà nó có thể dùng được cho tất cả mọi người, cho mọi hoàn cảnh khó khăn, từ chán đời, thất bại, thất tình... Ðó là thường chúng ta, vào những lúc khó khăn, đau yếu, thì hay xấu tính; và ai ở cạnh ta nhất, quen ta nhất, thì hay bị "ăn đòn" nhất. Cuốn sách này dạy thêm cho những ai đang gặp khó khăn (tinh thần hay thể chất) biết cách biến những lúc khó khăn đó (dù là dịp khó khăn cuối cùng trong đời) thành những dịp để biết thêm cuộc đời, để sửa hết những gì mình làm không đúng trước đó, để trong mắt người thân mình không phải là gánh nặng.
    "Trời đất ký thác cho ta hình thể, dùng sinh mệnh làm ta mệt nhọc, dùng già lão khiến ta an dật, dùng cái chết giúp ta nghỉ ngơi." (Trang Tử)
    Ðã có nhiều sách dạy cách sinh, cách sống, cách hưởng tuổi già, nhưng chưa có nhiều sách dạy cách chết. Thì đây là một cuốn, mà đọc xong rồi lại thấy yêu cuộc đời này hơn, bởi vì sống hay chết gì cũng thuộc về nó. Vả lại, "Chết là một kinh nghiệm hay, tiếc là có mỗi một lần."
    Mà có lẽ, phải biết cách chết sao cho ra chết trước đã, thì họa chăng sống mới ra hồn.
  7. nhl81

    nhl81 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2005
    Bài viết:
    445
    Đã được thích:
    0
    Đây là cái List của Thảo Hảo tạp văn, mình đã gửi lên đây một số, nếu có thể thì mình sẽ tìm và post nốt lên đây cho mọi người, hoặc mọi người có hứng thú thì tìm đọc.
    1. 150 diễn viên = 75 cân thịt?
    2. 34 tỉ, 16 tỉ, và bao nhiêu đồng bào?
    3. À ở Việt Nam mình cái đó rất khó nói...
    4. Ai cho mày chê con tao xấu?
    5. Ai khiến mày lạ?
    6. Ai sẽ làm việc này đây?
    7. Biết tin ai bây giờ?
    8. Cái bệnh hòn non bộ
    9. Cái đẹp, cái nết, cái nào chết
    10. Cái không thuộc về y đức
    11. Có đổ tội được mới nhẹ người
    12. Có đức mà không có tài
    13. Có giáo dục mà vẫn đáng ghét
    14. Cụ Rùa thuộc biên chế bộ nào?
    15. Cuối cùng là lè luỡi
    16. Đánh kẻ ngã ngựa
    17. Để bóp (gần) chết lòng yêu nghề
    18. Giao trứng cho ác
    19. Gửi Đoàn của tôi
    20. Gửi ông X, người ghét Karaoke
    21. Hàng không có biết thương dân?
    22. Học cách chết
    23. Học phí trả bằng máu
    24. Không bao giờ hoàn hảo
    25. Không có chồng thì đừng có làm giầu
    26. Không sợ nghèo, chỉ sợ ...
    27. Lên đường đi, các bác!
    28. May mà không biết vẽ
    29. Món nợ của ngành giáo dục
    30. Mỳ gói, bạn hay thù
    31. Nếu tao là nhà nước...
    32. Nhân trường hợp chị thỏ bông
    33. Nhật ký (gã) đào đường
    34. Ở đâu có bán kính viễn vọng?
    35. Ra về lúc giải lao
    36. Sự hấp dẫn của lưu manh
    37. Sự nan giải của Tí
    38. Tâm trạng của anh phóng viên ?okém tiếng Việt?
    39. Tôi biết ơn Hội Nhà văn và ?
    40. Tôi có đủ thuốc ngủ rồi!
    41. Tôi cũng muốn ăn cắp
    42. Tôi muốn đời tôi mầu gì?
    43. Tôi nghi ngờ ông Heghen!
    44. Tư cách con cá
    45. Yêu + Hiểu

    Được nhl81 sửa chữa / chuyển vào 10:01 ngày 21/03/2007
  8. nhl81

    nhl81 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2005
    Bài viết:
    445
    Đã được thích:
    0
    150 diễn viên = 75 cân thịt?
    Thảo Hảo
    *******​
    Buổi sáng, mở báo ra [1], ở trang 2 có một cái ảnh, chụp một lũ trẻ con chăm chú xem một đàn vịt trượt cầu tuột xuống hồ nước. Bên cạnh là tin:
    150 "diễn viên" vịt ? bị thiêu
    "150 diễn viên vịt tại khu du lịch sinh thái dân tộc thiểu số Củ Chi đã phải chia tay vĩnh viễn với sàn diễn vì bị tiêu hủy toàn bộ để tránh dịch cúm gà. Như vậy du khách còn lâu mới lại được xem tiết mục xiếc vịt độc nhất vô nhị ở đây, vì ngay cả khi dịch cúm gà đã được khống chế thì phải mất ít nhất nửa năm mới ''đào tạo'' được một đàn diễn viên vịt khác để biểu diễn?"
    Khi đem đi thiêu sống 150 con vịt đã được huấn luyện, hàng ngày vẫn biểu diễn cho trẻ em xem, cái khu du lịch sinh thái trên hẳn đã coi hành động hy sinh của mình là một sự cao cả, hoặc cũng có thể chỉ quan niệm một cách đơn giản, là "thiêu có 75kg vịt thôi mà!", (tôi cho là nửa cân một con đi).
    Trẻ con đọc tin xong, thắc mắc: "Nhưng người ta có nói bọn vịt này bị cúm đâu?", "Sao không nhốt bọn nó riêng ra, cho uống thuốc phòng? Khi nào hết dịch cho ra diễn lại?"? Trẻ con! Đúng là cái bọn máu còn ấm, chưa lạnh như người lớn. Có lẽ trong ban quản lý các sở thú, các khu sinh thái cũng nên có chúng nó.
    Gần hai tháng nay, dịch cúm gà thì ai cũng thuộc. Trong chương trình thời sự mỗi tối đều có tin hủy gà. Hình như đối với những nhà làm tin, cảnh bỏ gà chết vào bao, vứt xuống hố là chưa đủ sinh động và thời sự, nên có thêm rất nhiều cảnh nhồi gà lớn đang giãy giụa, vứt gà con đang vùng vẫy vào lửa.
    Báo chí cũng sôi nổi đưa tin. Trên một tờ báo thứ Hai vừa qua giật tít lớn: "Một số tỉnh mạnh tay tiêu hủy gà sống", và bức xúc hỏi: "Bao giờ mạnh tay hơn trong tiêu hủy gà sống?", nghe thật đáng sợ (cho người viết báo). Giá như người viết bài nào, người làm tin truyền hình nào trong nhà cũng đang chứa chấp vài con gà, thì may ra trong cách đưa tin mới có được sự thương nông dân. Người nuôi gà trông chờ vào cả đàn gà. Giờ vì việc chung, cần bảo vệ cộng đồng mà phải đem chúng đi giết, thì phải giết. Nhưng đó làm cơm áo, là mồ hôi, là cả những dự định bị tan tành của người ta, chưa kể, đó còn là tình cảm của người ta. Cúm gà là một "tai nạn". Người đưa tin, làm báo ắt không thể đứng ngoài dửng dưng tường thuật tai nạn của người khác theo cái lối "máu lạnh" đó được.
    Cho nên, thỉnh thoảng đọc được những tin "đầy tính người" về dịch bệnh thì mừng vô kể, thí dụ như tin người ta không tiêu hủy đàn cò ở vườn cò, mà tận tâm vệ sinh vườn cò để bảo vệ chúng; Hay Thảo Cầm Viên TPHCM với kế hoạch "nội bất xuất, ngoại bất nhập", xịt thuốc chuồng để giữ cho đàn chim khỏi dịch? Cũng thế, hôm trước, trên một tờ báo có đăng một bức ảnh thật cảm động, chụp một con gà con đang được bế cho uống thuốc chủng. Đó cũng là ảnh nói về cúm gà, nhưng cúm gà ở một nước khác. Chắc chắn là ở nước đó, người ta cũng phải tiêu hủy gà bệnh, gà dịch thôi, để ngăn ngừa dịch; Nhưng cái quan điểm mà người chụp ảnh kia và tờ báo kia muốn mang đến cho người dân là quan điểm "cố bảo vệ mầm sống", dù đó là mầm sống của một con vật thấp kém hơn ta rất nhiều. Và thật ra, không biết động lòng trước mầm sống thì làm sao bảo vệ mầm sống được?
    Thế thì, cứ yêu thương con vật đi, còn con người thì sao? Những người mất mạng vì cúm gà thì sao? Người ta sẽ thộp cổ tôi mà hỏi.
    Cho đến hôm nay, báo chí vẫn đưa tin theo kiểu: "Đã có 119 người vào viện vì viêm phổi do virus (nghi do cúm A). Trong đó xác định có 15 người là cúm A. Tử vong 10 người."
    Đọc tin đưa theo kiểu này, hai con số sau có lẽ sẽ gây chú ý nhất: 119 và 10. Không ai rảnh mà làm phép tính
    119 - 15 = 104
    104 là số bệnh nhân mà người ta chưa xác định được là cúm gì, bệnh gì. Cứ ghi vào cho chắc ăn là "nghi cúm A" cái đã. Và nếu những người đó khỏi bệnh, ra viện, bác sĩ sẽ thở phào, "Không phải cúm A", mà cũng không tìm hiểu xem, vậy thì thực chất họ mắc phải chủng virus gì mà cũng làm sốt cao, khó thở? như cúm A? Cách đưa tin như thế, tuy có tác dụng làm người ta không liều ăn thịt gà bệnh nữa, nhưng thực ra lại rất lù mù, không thực chất, làm hốt hoảng không đúng mức, chưa kể là còn che lấp những bệnh khác.
    ?
    Nhưng thôi, tôi cũng phải kết thúc bài, bằng cách quay trở lại cái tin ở đầu bài:
    "?Để thay thế tiết mục vịt bị xóa sổ này, khu du lịch sinh thái dân tộc thiểu số đã xây dựng tiết mục mới là đua heo cũng khá hấp dẫn và độc đáo."
    Thương thay, mấy con heo! Rơi vào tay cái ông khu du lịch máu lạnh này, thì dù có giỏi giang đến mấy, cũng đừng mong được bảo vệ một khi các ông ấy cần an toàn. Nhưng biết đâu đấy, may ra với phong cách "phần xác át phần hồn" của cái khu du lịch này, mà con heo - vì nhiều thịt hơn con vịt - nên sẽ sống?
    Thể thao - Văn hoá, 06.02.2004
  9. nhl81

    nhl81 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2005
    Bài viết:
    445
    Đã được thích:
    0
    "Nếu tao là nhà nước..."
    Thảo Hảo
    ******​
    Y.,
    Tao mới đi rừng Cúc Phương về. Ðẹp kinh khủng. Cây to, lối mòn sạch, chim hót, ve ran, **** bay từng đàn từng đàn, và không khí trong veo, mát lạnh như thể mày bôi dầu gió vào người rồi chạy xe máy vậy.
    Nhưng càng đi vào sâu trong rừng, tao càng ước gì mình là nhà nước. (Tao nghĩ nhiều người cũng có cái ước như tao, mỗi khi đi đến một khu du lịch nào đó trên đất nước này.) Nếu tao là nhà nước, thì tao đã thu được khối tiền từ Cúc Phương. Có biết bao nhiêu là khách, mà dịch vụ thì lại quá sức tồi tàn. Chúng tao thuê một phòng trong khu nhà rông ở sát khu rừng chính (có cây chò và cây sấu nổi tiếng). Ðó là một khu đất đẹp đẽ, nhưng chỉ cất lèo tèo mấy cái nhà rông cho khách nghỉ, cạnh một nhà ăn to đùng xây bằng đá, như là ủy ban nhân dân huyện.
    Phòng nghỉ tồi tàn, với chăn màn cũ kỹ, rèm cửa hồng hồng, một cái tủ cũ, một cái giường cũ... thật chẳng khác gì phòng của thầy giáo vùng cao. Cái gọi là khu nhà nghỉ đó không có nhà vệ sinh riêng. Chúng tao phải dùng nhà vệ sinh công cộng. Nhà tắm công cộng không có nước nóng, tao co ro dưới vòi nước lạnh mà ước gì mình là nhà nước.
    Nếu tao là nhà nước, tao sẽ làm lại hết. Tao làm một khu nhà đơn giản, xinh xắn, nhiều cửa sổ; mở cửa ra, với tay ra, là đã chạm rừng. Chăn nệm sạch sẽ, nhà tắm nước nóng ở bên trong... Tao sẽ tính giá cao, nhưng tao chắc với mày là khách sẽ sẵn sàng bỏ tiền ra để ở lại một vài đêm giữa rừng như thế và phòng sẽ không bao giờ đủ; bởi vì, cứ như tao, nếu có một khu nhà nghỉ như thế, tao sẵn sàng mỗi năm đến đó nghỉ lại một lần.
    Tao lại càng ước gì mình là nhà nước nữa, khi đến trưa thì tao đói. Chúng tao thong dong ra cái nhà bằng đá to đùng kia, và người ta nói là chẳng có gì mà ăn đâu. Chúng tao hỏi, mì gói thì sao? Mì gói cũng không có nốt. Chúng tao bảo, bất kỳ cái gì cũng được, đói quá rồi. Các chị mậu dịch viên tươi cười: không có gì hết. Cuối cùng, tao xông thẳng vào nhà bếp, tao gần như cầu cứu ?oem sắp ngất vì hạ đường huyết rồi?. Người ta linh động kiếm cho chúng tao ít đồ ăn. Chúng tao ăn trong sự biết ơn và tao ước gì mình là nhà nước.
    Nếu tao là nhà nước, tao đã thu được khối tiền từ cái nhà ăn này. Cúc Phương thì xa, khách từ ngoài vào đến đây chỉ có nước ăn ở đây chứ biết ăn ở đâu. Tao chỉ cần nấu những món ăn thông thường, sạch sẽ cho khách ít tiền, học sinh, sinh viên đi cắm trại; hoặc điệu đàng hơn, tao kê những bàn ăn dưới tán cây trên bãi cỏ trước nhà hàng. Ngồi ở đó, vào buổi chiều chập choạng, nhìn **** bay từng đàn, nghe vượn hót, trong hương rừng, trong gió rừng, khách khá giả sẽ chẳng tiếc tiền mua những phút thư giãn mà no bụng đó.
    Nhưng, tao muốn làm nhà nước nhất, khi từ trong rừng chui ra. Chúng tao rã rời, và không có một dịch vụ nào giang tay mời gọi cả.
    Nếu tao là nhà nước, tao sẽ giàu to. Tao sẽ mở một cụm dịch vụ ngay cạnh khu nhà nghỉ và cái nhà hàng tao vừa nói. Tao sẽ bán gậy cho khách đi rừng, bán ống nhòm cho trẻ con nhìn ngọn cây, cho thuê võng và tấm trải để khách nghỉ trong rừng, bán giày ba ta cho người lỡ đi cao gót, bán nước suối, bán phim chụp ảnh, bán dầu gió, bán thuốc chống muỗi bám... Tao sẽ làm tủ cho khách thuê để gửi lại bớt đồ đạc (như ở siêu thị). Khách lảo đảo từ trong rừng chui ra đã có khu tẩm quất, hoặc phòng tắm hơi, phòng gội đầu thảo dược. Chưa kể, tao có cả dịch vụ sửa xe cho những khách đi xe máy...
    Y. ạ,
    Xót ruột lắm khi thấy cái túi tiền nhà nước đáng lẽ được đầy mà lại vẫn cứ vơi. Một cơ hội làm ăn béo bở như vậy, tao còn thấy, sao nhà nước lại không thấy mà bỏ phí thế nhỉ?
    Hay là thế này, tao với mày, chúng ta đến xin đấu thầu cái khu nhà nghỉ trong rừng Cúc Phương, và mỗi tháng nộp một khoản tiền cho nhà nước. Sẽ rất có ăn Y. ạ. Dân mình ngày càng giàu lên, và nhu cầu đi du lịch cũng tăng lên. Họ đã biết tiêu tiền. Họ chỉ cần dịch vụ tốt.
    Mày cho tao biết ý của mày sớm để tao còn đi liên hệ người ta.
    Tao,
    X.
    ººº
    X.,
    Tao đọc báo Phụ Nữ Thành Phố, có bài của nhà văn Trần Bạch Ðằng nói về ông Hun Xen ra lệnh cho khu du lịch Angkor Wat nếu không xây nhà vệ sinh ngay cho khách thì ông cách chức hết. Tao cũng đang nghĩ: ?oNếu tao là nhà nước...? đây.
    Nếu tao là nhà nước, tao sẽ bắt các quan chức phải trình bày cho tao nghe cái kế hoạch ?oNếu tôi là nhà nước...? của họ. (Thí dụ, tao bắt ông Ninh Bình trình bày kế hoạch làm thế nào để thu được tiền từ Cúc Phương mà vẫn bảo vệ được Cúc Phương). Nếu các quan chức của tao không có kế hoạch gì cụ thể mà chỉ có những từ ngữ chung chung vẫn dùng trong văn bản báo cáo, thì đến lượt tao, tao sẽ thực thi các biện pháp trong kế hoạch ?oNếu tôi là nhà nước...? của tao đối với họ.
    Nhưng, X. ơi,
    Nếu tao là nhà nước, tao cho mày đấu thầu ngay cái khu dịch vụ trong rừng Cúc Phương mà mày nói. Nhưng xác suất xảy ra việc đó rất thấp, bởi vì, nếu tao là nhà nước, thì giờ tao đã không trả lời thư cho mày. Hoặc là tao không đọc thư mày, hoặc là cấp dưới của tao đã đọc trước và vứt đi. Như vậy, không biết là may hay rủi cho mày, là tao chưa thành nhà nước.
    Y.

    Thể Thao Văn Hoá ngày 10.5.2002
  10. andersen

    andersen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/02/2006
    Bài viết:
    130
    Đã được thích:
    0
    Trong nhiều Vàng Anh, có một Vàng Anh
    *****​
    Trong một Vàng Anh, có nhiều Vàng Anh. Vàng Anh của thơ, của truyện, của kịch bản phim, biên tập sách, của tạp bút, tiểu phẩm? và gần đây nhất là một Vàng Anh trong phim tài liệu hiện đại. Nhưng trong nhiều Vàng Anh đa năng đấy, vẫn luôn hiện diện một Vàng Anh sắc sảo, tinh tế và đầy tinh thần đương đại.
    1.
    Có lẽ không ai không nhớ 4 câu thơ như đồng dao, rất dễ đọc, dễ thuộc dưới đây:
    Hôm nay trời nắng chang chang.
    Mèo con đi học chẳng mang thứ gì.
    Chỉ mang một chiếc bút chì.
    Và mang một mẩu bánh mì con con.
    ?oSự nghiệp? thơ của Phan Thị Vàng Anh chỉ dừng lại ở đấy, hoặc (hình như) có viết cũng không đưa ra phổ biến nữa.
    2.
    Nổi nhất của Phan Thị Vàng Anh (từ nay gọi là Vàng Anh cho ngắn gọn) phải nói là truyện ngắn. Vỏn vẹn chỉ trong hai tập truyện Khi người ta trẻ và Hội chợ, nhưng đã tạo nên một phong cách truyện ngắn rất đặc trưng - ngắn gọn, súc tích mà sắc sảo, thâm thuý và không lẫn vào đâu được (có lẫn thì cũng là nhiều đàn em đi sau lẫn vào rồi... không thoát ra được!). ?oBác? Nguyễn Khải khen một câu rất ngắn gọn mà... nức tiếng là: ?oNguyễn Huy Thiệp mặc váy?. Ông Dương Tường thì nói Nguyễn Huy Thiệp là ?oông vua? của truyện ngắn, xét theo logic thì Vàng Anh là một kiểu...?ovua bà? trong truyện ngắn (tất nhiên chỉ là ở Việt Nam thôi!).
    3.
    Cái hay (hay cái dở?) của Vàng Anh là biết dừng lại đúng lúc, khi thấy mình chưa mới hơn hay hay hơn cái cũ. Nhưng thế mà hoá hay. Chính điều đó làm cho bạn đọc yêu quý Vàng Anh luôn ở trong cảm giác ?othòm thèm? hoặc trong trạng thái thấp thỏm chờ đợi, mong ngóng một cái gì đấy mới mẻ từ chị. Và có lẽ ý thức hoặc tự kiêu (ngầm) với điều đấy mà Vàng Anh luôn dừng lại ở ?ođỉnh? của mình. Ðang từ ?onúi? truyện ngắn, chị lại leo xuống đất rồi ?olồm cồm? bò lên một ?onúi? khác, gọi là tản văn. Sau gần 3 năm liên tục xuất hiện trên mục Tôi xem, nghe, đọc, thấy của báo Thể thao & Văn hoá, Vàng Anh tập hợp lại thành một tập sách nhỏ Nhân trường hợp chị thỏ bông. Sách thì nhỏ thật nhưng dung lượng thì không nhỏ chút nào. Bạn đọc như vừa gặp lại một Vàng Anh quen thuộc của truyện ngắn, lại vừa ngạc nhiên phát hiện ra một Vàng Anh khác, ?onhiều màu? hơn. Trong 34 (cái) tản văn in trong tập này, có những cái thể hiện một Vàng Anh đầy tinh thần công dân, xây dựng, thẳng thắn và dân chủ (Nếu tao là nhà nước, Cụ Rùa thuộc biên chế nào, Tư cách con cá, Hàng không có biết thương dân...), có cái xộc thẳng vào đời sống thời sự, vào những cái phi lý, thậm chí quái đản của xã hội (Tôi cũng muốn ăn cắp, Sự nan giải của Tí, Giao trứng cho ác, Món nợ của ngành giáo dục, Cuối cùng là lè lưỡi). Có cái ?ođi đường vòng?, đặt ra những ?ophản đề? bằng những lý luận sắc bén để cuối cùng là... nói thật: (Tôi có đủ thuốc ngủ rồi, Học cách chết, Ai khiến mày lạ, Không có chồng thì đừng mong làm giàu...). Có cái lại rất... cà khịa, sắc sảo, ghê gớm (Cái bệnh hòn non bộ, Ai cho mày chê con tao xấu?, Ra về lúc giải lao, Ðánh kẻ ngã ngựa...). Có cái đầy cảm thông, xót xa và nhân hậu (Ðể bóp (gần) chết lòng yêu nghề). Có cái nhìn rất cấp tiến nhưng hơi... giáo điều (Lên đường đi các bác)... Và duyên dáng nhất, hóm hỉnh nhất, ?ođàn bà? nhất phải nhắc tới cái Nhân trường hợp chị thỏ bông, lấy làm tiêu đề cho cả tập (đắc địa). Nghe nói nhiều chị em phụ nữ ?ophô tô? hẳn bài này ra, ép plastic rồi dán lên tường làm... kim chi nam hành động cho mình!
    Một tập sách nhỏ, khổ bé, in chưa đầy 200 trang mà (hơi lẩn thẩn) phân loại ra và đọc được nhiều thứ như thế, nên tập tản văn này của Vàng Anh ?ocháy chợ? cũng đúng, giữa thời buổi mà bạn đọc sành điệu thì chỉ đọc sách ngoại, còn bạn đọc bình dân thì đọc các sách về Cẩm nang cuộc sống, Nghệ thuật sống, Nghệ thuật cắm hoa, Dạy nấu ăn, Giữ gìn hạnh phúc gia đình... Không chỉ ?ocháy? ở các hiệu sách, tập tản văn này còn xếp cả chồng, bán như... bán báo ở rất nhiều sạp báo tại Hà Nội (trước đây chỉ có các tập sách trẻ con thuộc dạng best seller cỡ Harry Potter, Bảy viên ngọc rồng hay Kính vạn hoa mới có được ?ovị thế? này).
    4.
    Vàng Anh hình như (hoặc tạm thời) dừng lại với tản văn, với một tập sách và cái bút danh Thảo Hảo ?ođể đời?. Lần này chị nhảy sang một lãnh địa khác, có vẻ như không phải là thế mạnh (chữ nghĩa) của mình - đó là phim tài liệu. Sau ba tháng theo lớp học làm phim tài liệu Varan (làm phim trực tiếp) do các chuyên gia Pháp giảng dạy, thành quả của chị là bộ phim tài liệu dài 33 phút có cái tên rất ngộ nghĩnh Trong phường Thành Công, có làng Thành Công. Nhân vật chính trong phim là? một chiếc loa phường, nhưng Vàng Anh đã thực hiện được 33 phút phim rất sống động. Phim làm xong từ năm ngoái nhưng mãi tới tháng 11 vừa rồi mới được đem ra chiếu tại L?TEspace ở Hà Nội trong chương trình phim tài liệu Sống ở thành phố mà Trung tâm Văn hoá này tài trợ. Tôi nhớ rất rõ không khí tại hội trường hôm đó, khoảng 2/3 khán giả ta, 1/3 khán giả Tây lâu lâu lại rộ lên cười từng hồi khi chứng kiến cảnh sinh hoạt vui vẻ, hài hước và khá náo nhiệt của những người dân lao động bình thường trong một khu phố nhỏ của Hà Nội.
    Ý thức rất rõ mình là một người mới đến (báo chí phương Tây hay dùng chữ newcomer) và cũng là một dạng phim ?obài tập? nên Vàng Anh không hề có tham vọng làm phim kiểu luận đề hay to tát về thế hệ này thế hệ nọ mà chỉ đơn giản xoáy ống kính (bằng máy quay phim kỹ thuật số) vào một chủ đề rất thú vị trong đời sống thường nhật của người dân đô thị nhưng ít ai để ý - đó là cái loa phường.
    Trong ý thức của đa số người dân, đặc biệt là giới văn nghệ sĩ có vẻ rất ?ocăm? cái loa phường này, lúc nào cũng ?ora rả, nhem nhẻm? suốt ngày. Theo người viết bài này được biết, trong ý định làm phim ban đầu, Vàng Anh định đưa ông nhà thơ Dương Tường và mấy ông hoạ sĩ vào phim của mình. Chả là cứ đến giờ loa phường lên tiếng là ông dịch giả kiêm nhà thơ già ?otếch? ra khỏi nhà đi ?olánh nạn? với lý do rất chính đáng, giờ sáng thì đi tập thể dục dưỡng sinh, giờ chiều ra phố làm ly cà phê với cánh trẻ. Thế nhưng sau này khi bắt tay vào làm phim, Vàng Anh thấy có vẻ hơi áp đặt và không tự nhiên nên thôi.
    Bộ phim kể chuyện về cảnh sinh hoạt náo nhiệt của một ngôi làng cổ trong phường Thành Công, nơi người ta phải sửa chữa lại đường dây và lắp đặt loa phát thanh mới. Máy quay (bộ phim này do chính Vàng Anh tự quay và đạo diễn) bắt đầu mô tả cảnh sinh hoạt thường ngày của bà con lao động trong khu phố, những gánh hàng rong của các bà các chị, chiếc xe chở than tổ ong của một anh nông dân, một con cua nhỏ thoát ra từ rổ cua của chị bán hàng rong bò lổm ngổm trên phố... rồi bắt đầu đi vào nội dung chính - việc lắp đặt loa phường làm sao để truyền thông tin đến bà con một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất. Thế là nảy sinh đủ chuyện, nào là đường làng quá hẹp khó bắt dây vào, phát thông tin vào giờ nào hiệu quả nhất, bố trí loa như thế nào cho hợp lý để bà con khỏi kêu là chiã thẳng vào nhà họ, ?ođinh cả tai nhức cả óc? đến nỗi nhiều người dân phải lén leo lên phá loa hoặc xoay loa hướng... lên trời.
    Vàng Anh có khi cầm máy quay ngồi sau xe máy của một anh bạn cộng sự để đuổi theo anh thợ sửa và lắp đặt loa, rồi hồi hộp xem anh ta leo lên cột điện sửa chữa đường dây mà không hề có một dụng cụ hỗ trợ an toàn nào, khi thì theo chân cô phát thanh viên đến đọc tin vào buổi sáng và chiều, khi thì mô tả cảnh sinh hoạt, họp bàn, chơi cờ của các cụ hưu trí phường... Và rõ ràng là qua bộ phim này, hiệu quả của chiếc loa phường không hề nhỏ chút nào, nếu không nói là thiết thực và ?ođầy ắp? những thông tin cần thiết (đến nỗi sau bộ phim này, Vàng Anh ?othú nhận? là yêu luôn? cái loa phường mới ?otệ? chứ!)
    Bộ phim của vàng Anh có thể còn khá nhiều khiếm khuyết (thì phim bài tập mà lại) như máy đôi khi bị rung, cảnh quay nhiều lúc chưa sắc nét hay diễn đạt bằng hình ảnh còn hơi lúng túng nhưng cái được nhất là chị nhìn cuộc sống như cái nó vốn có, không áp đặt, không thêm bớt. Tất nhiên đấy là cái nhìn có tính phát hiện cuộc sống chứ không phản ảnh một cách thô thiển hoá cuộc sống.
    Những chi tiết hài hước xung quanh cái loa phường và cảnh sinh hoạt của người dân diễn ra một cách khéo léo và duyên dáng. Có nhiều chi tiết mà tác giả phim ?obắt? được rất ?ođắt? như cảnh hai chú chó theo chủ đến tiêm phòng, ?oxong việc? tự động nhảy lên xe máy, chú ngồi trước, chú dựa đằng sau chủ, nhìn rất chi là? chuyên nghiệp. Hay ghi lại được những đoạn thoại (phim thu thanh đồng bộ, không có lời bình) rất hài hước như đoạn đối thoại giữa cô phát thanh viên bàn với người cộng sự khi đã đọc hết bản tin, chưa biết tiếp tục bằng chương trình gì: ?oHay em bật xừ băng ca nhạc bầu cử nhé!?. Xem đến đây, khán giả ta cười ồ, còn khán giả tây thì ngơ ngác vì có vẻ như phụ đề không dịch hết cái nghĩa hài hước của từ này... Ðoạn kết phim cũng đọng lại nhiều dư âm. Sau một ngày sinh hoạt náo nhiệt, bà con làng Thành Công thu dọn trở về nhà trả lại cho phố phường sự yên tĩnh và vắng lặng của màn đêm, ánh sáng của đèn điện hắt lên tường những con ngõ sâu hun hút, chiếc loa phường nằm lặng lẽ cô độc trên cao...
    Những kiểu phim tài liệu sống động như thế, cần được xuất hiện nhiều hơn trên truyền hình, để soi chiếu cuộc sống đời thường hôm nay.
    5.
    Có thể sẽ chẳng bao giờ Vàng Anh làm nghề phim tài liệu (như chị nói), nhưng qua ba tháng học và bỏ một thời gian khá dài theo đuổi làm bộ phim đầu tay khá ấn tượng này, Vàng Anh nói rằng chị đã học được rất nhiều cái nhìn từ đây. Ðấy là cách nhìn cuộc sống không công thức, sáo mòn, giáo điều, không áp đặt hay ?onhét ý mình vào mồm người khác?. Và nữa, khi truyền đi một thông điệp, là ?okhông phải để mất đi các mối quan hệ mà là để có thêm các mối quan hệ? (nghe nói sau bộ phim này, Vàng Anh có hẳn một ?ocộng đồng? bạn bè là giới bình dân trong khu phố, gặp nhau chào hỏi rất rôm rả), là ?okhông phải nhìn về người khác mà là sống với người khác?, là tính hài hước và nhân bản khi nhìn cuộc sống?
    Sau phim tài liệu, lại bắt tay vào công việc gì nữa đây, Vàng Anh?
    Lê Hồng Lâm (Sinh viên Việt Nam 12/2004)

Chia sẻ trang này