1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Truyện Ngắn Ma Văn Kháng

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi despi, 26/10/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. despi

    despi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/04/2001
    Bài viết:
    1.990
    Đã được thích:
    1
    Chị Nhần chẳng bệnh tật ốm đau gì sất. Chị béo như con cun cút. Chị sởn sơ mỡ màng thêm lên thì có. Má chị đỏ ran và bụng chị mỗi ngày một thêm phinh phính.
    Buổi tối, tập xe ở ngoài đường cái tiếng chị cười hi hí vang vào tận hẻm núi. Có đêm gã nọ đèo chị đi xem chiếu bóng ở tận cây số chín, quá nửa đêm mới về. Còn kéo nhau ra giếng anh Rư đào, kéo nước, dội cho nhau, kỳ cọ, vỗ về nhà, khoái trá cười khinh khích từng hồi dài.
    Một tháng qua, cám cảnh cho số kiếp anh Rư, mẹ tôi phải lặn lội vào tận làng Mán đỏ trong hẻm sâu tìm thầy lang cho anh. Thầy lang Mán cắt cho anh, mấy thang thuốc gia truyền, lại đặt ống giác hút máu độc ở lưng ở ngực anh mới đỡ.
    Rút cơn sốt nhưng anh chỉ còn là một thân xác còng queo, nằm không động đậy trên ổ rơm, đôi môi dầy nứt nở, khô se, hàm răng đã hở lại càng hở. Nhà lúc này như nhà hoang. Vì chị Nhần gần như bỏ đi công khai tằng tịu với gã nhân viên thuế vụ tóc xoăn. Gã đàn ông vốn nòi hiếu dục, lại sống độc thân ở nơi hẻm rừng: chị chàng vốn chỉ là chiếc thân lạc loài, hay đâu chầu đấy, lại đang chê chồng, vừa háo của lạ vừa thích hoa lá nỉ non. Hai cái nhu cầu tinh thần và thể xác nhập vào nhau, lại gặp cảnh núi rừng quạnh vắng, tha hồ mà quấn quyện lăn lóc. Nên đã có lúc tôi rơi vào trạng thái bất nhẫn, muốn thét to lên để cản ngăn một tội ác và chế ngự một nỗi khiếp đảm. Vì chính tai tôi nghe thấy ả vợ anh cằn nhằn: ?oốm mãi thế thì chết quách đi cho đỡ khổ có hơn không!?.
    May mắn thay anh Rư đã qua được trận đau ốm thập tử nhất sinh nọ.
    Anh Rư chưa chết. Anh Rư không chết. Thuốc thang lá lẩu sằng sịt, săn sóc sơ sài vậy thôi mà anh không chết. Anh không chết vì quật ngã được anh đâu có dễ. Cơ thể anh được cấu tạo bằng chất liệu đặc biệt, nó kết tinh sức sống mãnh liệt của bốn năm đời ông cha cụ kỵ sinh tồn trong nghèo nàn đói khát, khốn khổ, còn nhiều mong muốn, vì anh có ý chí hơn người. Người quê anh thường vậy, họ đã định làm cái gì là phải làm cho bằng được. Đấy, vừa tối qua, trong mê man, anh ứa nước mắt kêu mệt quá, biết thế này thì cố làm gì cho khổ. Vậy sáng hôm sau, tinh tỉnh một tí là anh lại lẩm thẩm với mình rằng có nhẽ nên khai ruộng trồng lúa chứ đừng nên thả môn nuôi lợn vùng lầy ấy.
    Tuy vậy, phải nói thật rằng, sức người là có hạn. Quá đắm đuối với dự định lớn lao và lạc thú cải tạo hoàn cảnh sống, anh Rư đã tự vắt kiệt sức mình. Trận ốm nghĩ mà kinh. Giờ đây mặt anh chỉ còn lại hai con mắt lờ đờ động đậy là còn thần sắc. Chân tay động cựa không được. Muốn đứng dậy đi lại, nhờ y tá tiêm cho mấy ống stricnin vào chân để bổ gân cũng không ăn thua. Thở mạnh cũng là quá sức. Ngực xẹp. Phổi lép. Tim đập chập chờn. Óc rỗng không, ký ức chết sạch.
    Phải hơn mười tháng sau anh Rư mới hồi sức. Hồi sức bắt đầu từ đôi chân. Anh ngồi dậy, thò chân xuống đất, nhói đau ở khớp đầu gối, ở hông, ở mỗi đốt sống và tận đỉnh đầu. Vịn tường vách, anh lò dò ra sân. Nắng sáng choang mảnh sân đất phất phơ mấy chồ cỏ. Bóng anh lểu đểu xiêu vẹo. Anh đưa tay che mắt. Anh quáng nắng, anh ngỡ ngàng vì như vừa bắt gặp một nguồn lực siêu thường từ cao xanh rọi xuống, phóng tỏa ra xung quanh, nhập vào nội tạng mình.
    Trước mắt anh, con suối mở rộng lòng, trong như lọc, chảy qua những viên sỏi cuội như được lau rửa, bào chuốt trắng phau, nhẵn bóng. Tươi vui biết bao là những chấm nắng nhẩy nhót trên mỗi gợn sóng nhỏ. Và khung cảnh bỗng thoáng chút đìu hiu mơ mộng vì nét cắt ngang mềm mại của cây cầu qua suối không một bóng người. Anh muốn kêu to: ?oAi làm ra cảnh tượng đẹp đẽ thế kia??.
    Bước lên mấy bước nữa, anh Rư lại giật mình vì nhìn thấy bên bờ suối cái miệng giếng tròn vạnh. Trí nhớ của anh mù mịt khói sương. Anh ứa nước mắt sung sướng, có cảm giác trời phật đã hiện ra giúp anh. Cái giếng nước lọc, cái ao ước của đời anh, là hình tượng hóa tình yêu của anh với vợ anh thế là đã thành sự thật rồi!
    Có tiếng rung nhè nhẹ trong không khí, anh Rư từ từ quay đầu lại. Trên mảnh sân anh vừa đi qua, những tấm áo quần ướt sũng vừa vắt lên sợi dây phơi phật phờ đung đưa, bóng chúng in lên mặt đất những khoảng tối đen ngòm. Vợ anh vừa đi tới đầu dây phơi bên này. Chị đang kiễng chân cố sức để vắt lên đó tấm chăn chiên. Khổ! Sợi dây vì sợ chùng ở đoạn giữa hai đầu buộc phải níu trên cành cao tít. Mà chị thì lại quá thấp và hình như ngày càng thấp đi. Vắt trượt một lần, chị thở hổn hển. Lạch bạch chuyển chân tìm thế đứng mới, chị dún chân lấy đà, rướn thật lực thân người lên trong khi cánh tay phải hất mạnh tấm chăn cho nó bay vọt qua bên kia sợi dây. Trong động tác ấy, vạt áo chị mặc giật hất lên, hở hoác cả vùng bụng trắng hếu căng phình. Bụng chị Nhần tròn mọng như bụng trâu no cỏ. Bụng chị Nhần căng nhức như cái nhọt bọc sắp vỡ. Cái thai, nghiệt căn của cuộc tình trăng gió vô luân của chị, đã sang tháng thứ tám!
    Quay đầu lại, hai con mắt lờ ngờ của anh Rư chết sững trong giây lát rồi chợt nhếch chéo, loé sáng. Nỗi niềm mu mơ ấn chìm bấy lâu nay trong ánh thần quang đã đi tới sự hiền linh, cặp mắt anh chợt sập lại, anh toát mồ hôi lạnh, anh run lẩy bẩy. Cuộc sống thật trớ trêu và khốn khổ! Người vo tròn, kẻ bóp méo. Nhịn nhường hết mực mà hạnh phúc vẫn xa vời thế; nhưng anh là con người thực sự chân chính và không một kẻ nào được phép lợi dụng, xỉ nhục anh! Không được phép!
    Lê chân, anh Rư đi đến miệng giếng do chính tay anh khơi đào, nhìn xuống. Anh thấy mặt mình hiện trong nước giếng như mặt con nghé dòng dòng nhu nhú bốn cái răng cửa to bè.
    *
    Chiều ấy, tiếng máy bay Mỹ chộn rộn mãi ở sau núi tới hoàng hôn buông mới tắt hẳn. Tôi về đến nhà thì đã thấy mấy người sơn tràng từ trong hẻm ra đang túm tụm trên miệng cái giếng nọ và mẹ tôi mặt tái xám vì sợ hãi, ôm chặt đứa cháu nội đứng thin thít ở cạnh bụi mai bên bờ suối. Cái chung cục thảm thương của một kiếp người lam lũ đã vắt kiệt sức lực và chân thành vun đắp cho mộng ước khốn khổ của đời mình đã tới!
    Anh Rư đâm đầu xuống giếng tử tự. Đầu anh vỡ toác, ngập trong nước. Đôi vai rộng của anh mắc kẹt ở bên bờ giếng hẹp. Loay hoay mãi, chẳng biết làm thế nào để đưa anh lên được, cực chẳng đã, tôi phải tụt xuống đáy giếng, buộc dây vào cổ chân anh để trên kéo, dưới nâng dìu xác anh lên. Định vậy mà lóng ngóng mãi không xong. Phần vì kinh sợ, chân tay run lập cập. Phần vì lòng giếng lạnh rượi, có cảm giác nó như cái kính thiên văn khổng lồ chiếu lên thiên cực liên thông ba cấp vũ trụ: trời, đất, địa phú.
    Cuối cùng trời tối sập, công việc mới nhúc nhích. Nhưng xác anh Rư được dưới nâng, trên kéo tới gần miệng giếng, tôi bỗng run người, khuỵu xuống, khiến cho tất cả những người ở trên bờ như hụt hẫng, lạc nhịp kêu to một tiếng kinh hoàng và buông tay. Lọt xuống lòng giếng tối mờ như âm phủ là tiếng đàn Măng đô lin quen thuộc gẩy bài Suối mơ. Tiếng đàn lởn vởn như một hồn ma bóng quỷ từ tiền kiếp hiện về?
    Đem đại nghĩa để thắng hung tàn,
    Lấy chí nhân để thay cường bạo​
  2. despi

    despi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/04/2001
    Bài viết:
    1.990
    Đã được thích:
    1
    Phép Lạ Thường Ngày
    Ma Văn Kháng
    Chị quát ai thế, chị Ðào! Bà Ðồng, giật giọng, hất một cái lườm lên mặt người con dâu vừa từ ngoài sân bước vào nhà. Tay vẩy vẩy nước, mặt Ðào xụng xịu, mưng mưng. Nhưng mà Ðào giận dỗi ai mới được cơ chứ ! Mà làm sao lại có thể giận dỗi được! Bà đang dỗ dành con bé. Con bé èo ẹo khóc, vì nó khát sữa, vì nó gắt ngủ. Ba ru dín, nựng nọt con bé. Là mẹ con bé, Ðào phải thừa hiểu điều đó, chứ sao lại dám từ ngoài bể nước quát vào :"Bà có im mồm đi không. Bà có cho tôi sống không, hở bà!" Ðào quát ai ? Bà là mẹ chồng nó. Bà không phải là người ăn người ở trong nhà nó!
    "Ðã thế thì đây, trả chị!" Ðặt đứa nhỏ vào chiếc cũi gỗ, Bà Ðồng ngẩng lên, dằn. Và đứa trẻ mới chín tháng, nhưng đã cảm nhận ngay được thái độ dằn hắt của bà nội, liền xệch miệng hệ hệ mếụ
    - Muốn khóc, hả?
    Mẹ nó đi tới cái cũi, cúi xuống, bế phắt đứa nhỏ lên, rít :
    - Ðến giờ thì ngủ đi ! Quấy quả nó vừa chứ. Một núi công việc. Giặt giũ, cơm nước, quét quáỵ Cái gì cũng đến tay!
    Rồi ngồi xuống phản, xoay chiều đứa bé, vạch vú ấn vào miệng nó. Nhưng, con bé vừa bập môi vào đầu vú mẹ, lập tức lại nhè ra, oẻ người, ngoái ra cửa, tay vẫy vẫy như gọi bà.
    - Ngủ đi, bà ơị
    - Bà bà bà...
    - Ngủ đi cho tôi còn làm. Bà làm khổ tôi nó vừa vừa chứ, bà ơi!
    Ghì đứa bé vào ngực, định cả vú lấp miệng em không được, tức mình, mẹ nó phát đánh bộp một cái rõ mạnh vào mông nó. Con bé đang mếu máo lập tức khóc thét lên. Mẹ nó cáu tiết đặt phịch nó xuống giường, vớ cái phất trần đập phành phạch vào tường, dậm doạ. Con chó bông A Cát đang ngủ dưới gầm giường, thấy động, chui ra, chồm hai chân lên mép giường, đuôi phất nhè nhẹ theo thói quen, lập tức được nhận luôn một nhát quất, kêu ẳng một tiếng, tọt vào gậm giường, rên ư ử. Ðứa bé khóc hờn. Con chó kêu rên. Người phụ nữ trẻ quát tháọ Căn buồng nhỏ náo động.
    Bà Ðồng đứng ở hiên, với cái khăn, lặng lẽ lau mặt. Mọi khi gặp phải cảnh này, có bao giờ bà lại thờ ơ như thế ? Mọi khi là thế nào bà cũng vứt bỏ hết mọi việc, đâm bổ vào nhà. Và việc trước nhất là bồng con bé lên, áp nó vào ngực mình như ủ ấp chở che đứa nhỏ, như trở thành điểm nương tựa cho nó. Ôi, cái Hoa bé bỏng tội nghiệp của bà ! Cháu là hòn ngọc hòn vàng, còn hơn cả hòn ngọc hòn vàng, của bà. Mày là cái gì mà mày dám quát mắng tao, hở cái con mẹ Ðào kia ! Con mẹ Ðào kia hư lắm, đã để em khóc lại còn mắng mỏ em. Bà là bà sẽ xđánh roi con mẹ Ðào cho chừa cái thói hay nạt nộ em. Ôi, bà thương, bà thương !
    Mọi khi là vậỵ Là đứa bé được nâng niu, dỗ dành và nó tuy còn rất nhỏ, nhưng đã cảm nhận được tình âu yếm từ lời ru, tiếng nói, bàn tay bà. Nguôi cơn hờn tủi, nấc nấc mấy tiếng xong là đứa bé ập mặt vào ngực bà, mắt gà gà. Và lúc ấy bà sẽ hạ cái võng. Bà gọi mẹ Ðào, bố Nghĩa, lấy sẵn cho em cái gối, cái tã. Rồi bà thẽ thọt dịu dàng răn bảọ Rằng trẻ nhỏ hồn vía nó còn lỏng lẻo lắm, quát tháo to tiếng là nó sợ, nó bạt đị Nó sợ, nó bạt đi nên con bé vừa thiu thiu lại đã giật mình, nói mê gọi bà đây nàỵ
    Mọi khi là vậỵ Là lát sau cái võng đánh bổng tít lên trong tiếng bà ru và cái khẳng võng kêu ọt ẹt đều đềụ Ru con a hả a hà. Con nín mẹ hả, con la mẹ buồn.
    Mọi khi là vậỵ
    Còn hôm nay ?
    Hôm nay, lúc này thì bà mặc. Mặc đứa trẻ khóc lặng một hơi dài nghe mà xót tới tận ruột gan. Mặc con mẹ nó cầm cái phất trần, mắt long sòng sọc, nhe răng gầm rít : Mày có câm ngay không ? Câm ngay ! Câm ngay ! Không thì tao... giết ! Tao giết ! Trời ! Nghe mà khiếp quá. Ðàn bà mà có người độc miệng phũ mồm thế ư ? Ðàn bà gì đàn bà thế ! Có con thì phải khó nhọc vì con. Khó nhọc vì con là cái lẽ tự nhiên. Chứ sao động khó nhọc vào thân là than thân trách phận, là đánh mắng con cái, là làm ầm ỹ cả lên. Con bé Hoa, đã vậỵ Lại còn thằng bé Hiếu bốn tuổị Bốn tuổi là tuổi nhung nhăng, dại người, ương dở. Ðang ăn xôi đỗ đen, sực nhớ lại nằng nặc đòi mua xôi gấc. Ðang giữa mùa nóng nực lại bắt bố lôi quần bò, áo bò ra mặc. Nửa đêm thức dậy đòi dẫn ra sân đá bóng, tập xe đạp ba bánh. Ngày ngày vẫn là háo hức đi học mẫu giáo, nay bỗng dưng dở chứng, nguây nguẩy kêu không đi học nữa, mà chẳng có lý do gì. Thì thế mới là đứa trẻ con. Ðứa trẻ con chưa thành người, lý lẽ chưa hiều, phải trái chưa phân. Ngọt ngào dễ dàng mà bảo ban nó dần dần còn khó, đằng này lại giật đùng đùng. Ði học ! Không nghe thì que vào sườn. Chỉ có xôi đỗ đen thôị Không ăn thì nhịn ! Bà chiều nó, nó hư, không ai dạy được ! Rồi hất cái phất trần lên.
    Một nhát phất trần vào mông thằng bé là chục nhát quất vào mặt bà. Thì rõ ràng là không biết nể mặt bà. Thì rõ ràng bỉ bai bà rồị Bà là mẹ chồng nó. Bà là cán bộ ngân hàng đến hạn tuổi thì về nghỉ và có lương hưụ Ông cũng vậỵ Cả đời vất vả rồi, nay con cái đã lớn, ra ở riêng cả, nghĩ đã đến lúc có thể săn sóc nhau trong vô tư, thanh nhàn. Một căn nhà nhỏ ở ngoại thành. Một vườn cây xinh xắn. Một đời sống đầy đủ an toàn, vui vẻ. Còn gì ước ao hơn. Vậy mà hoá ra đời sống vân còn nhiều ràng buộc quá. Ông lên thăm con về, thở dài thườn thượt, kêu : Vợ chồng nó vất vả quá. Kẻ sĩ lăn lộn tìm kiếm cái cao siêu thì được nhận một đời sống nghèo nàn. Còn bọn thực dụng thì phè phỡn thừa thãị Thằng Nghĩa vướng mắc cá nhân với lão thủ trưởng viện. Nó đã nhẫn nại chịu đựng và chủ trương cắn răng nhẫn nhục, nhưng bây giờ nó đang tính bỏ việc. Tôi lo quá. Còn đang băn khoăn thì con trai xộc xuống nhà : Mẹ ơi, mẹ lên giúp Ðào vớị Nhà con ốm yếu quá !
    Bà Ðồng mới vội khăn áo lên thăm vợ chồng Nghĩạ Lên rồi là không về được. Vì con dâu mới ở bệnh viện về. Mặt u oải, xanh rớt như tàu lá. Mới hăm tư tuổi đầu mà má đã trũng, mép có nếp nhăn. Không đủ sức đạp xe đi làm chứ đừng nói là ngày tám tiếng ngồi lỳ trước máy vi tính nhấp nhoáng con số ! Thế là phải nghỉ việc nửa năm. Nửa năm, sáu tháng có lúc nào bếp than thôi đỏ rực. Khắp nhà, chỗ nào cũng sực nức nùi thuốc bắc. Khổ ! Chửa đẻ, sinh nở là cái hạnh phúc của phụ nữ. Mà cũng lại là cái khổ ải của đàn bà. Hai đứa trẻ đẻ gần nhaụ Lại còn xẩỵ Một lần xẩy là bẩy lần đẻ. Lại còn nạo, hút. Người như cái xác ve, héo hắt, ủng eo, như có cái mầm bệnh oan nghiệt ủ ở trong ngườị
    Hôm nay thì khác hẳn mọi khị
    Hôm nay, lúc này thì bà Ðồng mặc mẹ con nó. Bà cứ nằm ở trong buồng. Bà nằm một mình ở trong căn buồng nhỏ, tới lúc nghe dâng lên cái xôn xao ở ngõ phố tiếng xe máy, tiếng người thì biết là chiều buông. Ðó là lúc chiếc xe rác gỗ hồi chuông rè đi quạ Là lúc Nghĩa, con trai bà đi làm về và đón thằng Hiếu ở lớp mẫu giáo về nhà.
    Rồi ở cửa buồng nhập nhoạng bóng một đứa nhỏ cùng tiếng nó gọi bà như gọi vào khoảng không hoang vắng : Bà ơi, bà ở đâu ? Bà Ðồng chống tay, nhổm ngay dậy, nao nao :
    - Hiếu đấy à, cháu ?
    - Bà, cháu chào bà !
    Thằng bé con lọt vào buồng, nhẩy tót lên giường :
    - Bà ơi, bà ốm à ?
    - Bà hơi váng vất thôị
    - Xuýt nữa bố cháu quên đón cháu bà ạ. Bà ơi, hôm nay cháu ăn cơm với cá.
    - Thế cô có gỡ xương cho không ?
    - Có ạ, cháu ăn hết cả bát cơm tọ
    - Cháu bà ngoai lắm.
    - Bà ơi, con A Cát nó cứ nằm ở gầm giường. Nó không ra chơi với cháu, bà ạ.
    - Nó dỗi đấỵ
    - Sao nó lại dỗi hở bà ?
    - Mẹ Ðào cháu mắng nó. Mẹ cháu đang mệt, Cháu phải ăn nhời mẹ. Không nó cáu, nó đánh thì khổ thân. Thằng bé chưa kịp đáp : vâng, đã vội tụi xuống đất. Ngoài sân vóng lên một tiếng gọi gắt gỏng của mẹ nó :
    - Hiếu đâu, không ra tắm rửa còn để đến bao giờ, hả !
    Hiếu bước ra cửạ Bố nó đang rửa số bát rếch ngâm trong chậu từ sáng, quay lại nhìn mẹ nó đang trút nước sôi từ cái ấm điện xuống chiếc thau đồng.
    - Ðể anh tắm cho con chọ
    Ðứng ở cửa, Hiếu bậm bạch dậm hai bàn chân, nhăn nhăn mặt, làm nũng theo thói quen :
    - ứ ừ, bà tắm cơ !
    Ngồi xuống, mẹ nó xắn tay áo, khoả nước trong thau, ngẩng lên, mắt quăng quắc :
    - Ra đây
    - ứ ừ.
    - Có muốn ứ không. Ra đây ! Có ra không thì bảo ?
    - ứ ừ, bà tắm cơ !
    Hiếu lắc đầu, nguẩy người quầy quậỵ Mẹ nó nhổm dậy với cái khăn mặt, tóm tay nó, giật mạnh, giọng khê đặc :
    - Bà nào ! Bà nào ! Tao là ****** mà tao không bảo được mày à ? Mày định khóc hả. Mày làm con Hoa nó dậy thì mày chết với tao !
    Nghĩa bỏ chồng bát đang rửa, quay lại khuyên con một câu rồi vội vã đâm bổ vào nhà. Trong nhà có tiếng ọ ẹ của đứa nhỏ. Mẹ Hiếu chỉ mặt con, mắt đỏ sặc, rít không hết hơi cúi xuống ho rũ rượi : "Hiếu ! Rồi tao sẽ trị tội mày ! Mày khóc làm con bé nó dậy rồi ! Sao tôi khổ thế này, hả giời !"
    Bà Ðồng từ trong buồng đã bước tới cửa thông ra sân, từ lúc nàọ Ðợi Ðào nói hết câu, bà mới nhìn Ðào, chậm rãi :
    - Chị Ðào ! Chị vừa hỏi giật thằng bé : Bà nào ! Bà nào ! Tôi đây ! Tôi là bà nó đâỵ Chỉ thử tự hỏi xem ăn nói như thế có phải là con người có học không ? Hiếu ! Nín đi cháụ
    Chống tay vào gối, Ðào đứng dậy, mặt bỗng tối sầm, vội dụi vào bắp tay nhâng cao, rồi thốt như kẻ quẫn trí, môi tím bợt hoác rộng, bật tiếng gào thật thê thảm và quyết liệt :
    - Bà để nó cho tôi ! Tôi không khiến bà !
    - A, chị Ðào - há hốc miệng, mặt thất sắc, môi bà Ðồng lật bật : - Có thật là chị không khiến tôi không ? Chị Ðào !
    - Phải ! Bà để mặc tôị Mặc tôi ! Các người cứ để mặc tôi !
    Đem đại nghĩa để thắng hung tàn,
    Lấy chí nhân để thay cường bạo​
  3. despi

    despi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/04/2001
    Bài viết:
    1.990
    Đã được thích:
    1
    Ðào nghiến chặt hai hàm răng, ngực hoắn xuống, mắt chói đỏ. Bà Ðồng ôm mặt ngửa lên trời, mếu xệch miệng :
    - Anh Nghĩa, anh ra mà nghe vợ anh nó chửi tôi, nó trả ơn hầu hạ của tôi đây nàỵ Rõ xót xa chưa ! Rõ cay đắng thân tôi chưa ! Hiếu cháu ơi !
    Vợ chồng Nghĩa - Ðào chung sống đã hơn sáu năm trời ! Họ lấy nhau khi Nghĩa vừa tốt nghiệp kỹ sư kinh tế ở tuổi hai mươn lăm. Còn Ðào, hai mươi mốt tuổi, xinh đẹp nhưng chỉ học hết lớp 7, trượt trung cấp kế toán hai năm liền, xin vào làm nhân viên máy vi tính của một công ty thương mạị Sau một năm kết hôn, họ có thằng Hiếụ Thằng bé khôi ngô, khoẻ mạnh, đúng cữ , ba tháng biết lẫy, bẩy tháng biết bò, chín tháng lò dò biết đị Nhưng lò dò biết đi thì mẹ nó có thai ba tháng. Chết thôi, đẻ năm một thì lấy sức đâu mà nuôi con. Mới chỉ đẻ thằng Hiếu, Ðào đã hao sút đến nửa ngườị Và nhan sắc như của gia bảo cũng tiêu pha phần lớn. Nạo thai là đứng bên bờ hiểm hoạ, qua được thì người đã vật vờ như cái bóng mạ Oái oăm thế, người ta thì ước ao sở cầu, thuốc thang bổ dưỡng, béo tốt phây phây mà vẫn cứ trơ trơ như cái hoa đực. Còn Ðào thì còm cõi gầy mòn mà lại quá bén nhậy, như đất mầu, hạt vừa gieo xuống đã nẩy mầm, bén rễ. Chồng vợ sinh hoạt kiêng khem đủ điều và dè dặt, dè dặt lắm, vậy mà chẳng năm nào không một lần Ðào phải đi bệnh viện, không nạo huỷ thì cũng hút bỏ. Lần gần gần đây nhất, khi Hiếu đã ba tuổi, vợ chồng tính toán : phá thai lần nữa thì Ðào chết mất, nên cái Hoa đành phải ra đờị Sức mẹ thế nào, sức con thế ấỵ
    Ðứa trẻ không đủ sữa mẹ, vừa được ba tháng đã mắc chứng ho gà, rồi tiếp đó là sởi và thuỷ đậu, kéo theo biến chứng đường ruột và sốt phát ban, người như cái dẻ khoai, đặt đâu nằm đó, không còn sức mà khóc thành tiếng, mà rên rỉ. Mẹ sẵn yếu nhược, lại quá vất vả vì con, bệnh tật âm ỉ được thời cơ trỗi dậỵ
    Bà Ðồng vội lên, thuốc thang chăm bẵm cả con dâu và cháu nộị Mệt nhọc, vất vả không quản ngại vì xưa nay vốn dạt dào tình thương con cháu và đức vị thạ Nhất con nhì cháu, thứ sáu người dưng. Nhặt che mưa, thưa che nắng, mọi việc chu toàn sau trước. Và còn hơn cả cấu thành ngữ dân gian : Một mẹ già bằng ba người ở, mẹ già sa đâu ấm đấy, vì ngoài tình còn là kinh nghiệm sống và sự hiểu biết. Vì biết rằng con dâu chưa phải người từng trải, lại vụng về. Vì biết rằng cuộc sống là khốn khó, lại thêm cái định kiến bất hoà giữa mẹ chồng con dâu vốn rất sâu nặng, và sau cái eo hẹp về đồng tiền, niềm vui sống còn phụ thuộc rất nhiều vào trạng thái thể chất con ngườị Mà trạng thái thể chất Ðào thì không được như người tạ Xưa kia mượn mà óng ả như lúa đang thì, giờ xơ xác như thân sậy khộ Cả người khéo chưa nổi bốn chục cân. Mặt trũng, má hóm, mắt lô đáo, chân tay teo tóp, cần cây bút, cái kim, cũng còn ngại, nói gì đến việc nội trợ trong nhà. Ðang ngồi đứng dậy là hoa mắt, động nói to là thở, là ho, lại có lúc ôm ngực đau thắt hàng giờ. Ðêm nằm, ngủ thiếp là mê man, là đè lên con, làm sao còn đủ sức ngày ngày bế ẵm, săn sóc đứa còn triền miên hết bệnh này đến tật nọ. Cơ thể vào lúc suy kiệt, giống như cái chuồng ọp ẹp không nhốt nổi nỗi đau buồn, cơn cáu giận, sự rối rắm, lúc nào cung ăm ắp trong ngườị Quẫn trí, lú lẫn, chuyện nọ xọ chuyệ.n kia, tay sốt đổ tay nguội, nhà cửa lắm khi rối tinh rối xoè một cách vô cớ là chuyện thường tình. Than thân trách phận, oán chồng giận con, một cách vô cùng quá quắt, so bì, tị nạnh thậm chí đá thúng đụng nia, bỗng dưng gây sự một cách vô lý, cũng chẳng là hiếm hoi, nhất là từ khi, cả Nghĩa cũng rơi vào tình thế quẫn bách. Sức khoẻ sa sút, công việc cơ quan gặp nhiều điều bất như ý là cái nguyên cớ tạo nên những cơn phẫn khích của Nghĩa ở nhà. Ôi, cuộc sống của cái cộng đồng nhỏ nhoi chỉ có mấy con người ruột thịt mà có đâu giản dị. Gỡ rối lúc này chỉ có thể là một sự nhịn chín sự lành, một chỗ đứng cao hơn thường tình để nhịn nhường liên tục, liên tục, với một trái tim đa cảm và một sự minh mẫn có khả năng làm nhẹ vợi một gánh nặng quá sức.
    Nhưng, hình như, cuối cùng thì cái gì cũng có cái hạn độ của nó. Với những kẻ có học vấn và giầu lòng tự trọng, giữ gìn các mối quan hệ cho đúng phép tắc là điều cần cẩn trọng hàng đầụ Và do vậy, cuộc đụng chạm chiều qua giữa Ðào và bà Ðồng, lúc này đây, có phép lạ nào có thể cản ngăn được sự đổ vỡ đau đớn các quan hệ trong gia đình ? Nó giống như một bát nước đã đổ xuống đất rồị
    Người đầu tiên nhân ra sự trống trải của căn nhà chiều nay là Hiếụ Ðứng ở giữa nhà, sau khi bố Nghĩa đưa từ lớp mẫu giáo về, chú bé bốn tuổi, ngơ ngơ hai con mắt dò xét, rồi bất thần bật hỏi : Bà đâu !?
    Ðào đang ru con bé Hoa, quay ra, lạnh lùng quát : Mày hỏi ai thế ! Im cho con bé ngủ ! Nghĩa đẩn cái xe đạp vào nhà, ngơ ngác trước trực giác mẫn nhuệ của con trai, đi thẳng vào buồng mẹ, rồi quay ra ngay :
    - Mẹ đâu em ?
    Ðào quay lưng lại chồng, sẵng :
    - Tôi không có trách nhiệm trông nom bà cụ !
    Mặt vuông vức, mày rậm đen, Nghĩa bạnh quai hàm, trán xẻ ba nét nhăn khổ sở, như cố ghìm khối giận giữ vừa nhóm dậỵ Thằng Hiếu bước tới, níu tay Nghĩa :"Bà đi rồi hả, bố?" Bất giác, Nghĩa ngồi thụp xuống, ôm con, nhìn vào mặt nó. Trong con mắt trẻ thơ có một nỗi trống vắng, phảng phất như từ một hồi ức nào đó hiện rạ Nó đã chứng kiến cuộc va chạm chiều qua, nó biết là bà nó phật lòng và nó dự cảm được tình cảnh bi đát sẽ dẫn đến ? Dập tắt ngay ý nghĩ khủng khiếp nọ, Nghĩa bỏ vào buồng. Anh nằm vật ra giường, nhưng chưa kịp làm chủ lại ý nghĩ, đã nghe thấy tiếng Ðào gắt tai ác :"Mày khóc cái gì ?" Và tiếng thằng Hiếu khóc toáng lên nghe gai cả ngườị
    Nghĩa vùng ra gian ngoàị Anh ôm chầm lấy thằng Hiếu, nhận ra tiếng khóc của đứa trẻ không chỉ hàm chứa nỗi bất ý như con trẻ. Nó vừa khóc vừa nấc từng hồi dài, lại có lúc nghẹn ứ như không chịu nổi trạng thái ấm ức và nhẫn nhịn.
    - Nín đi, ăn cơm xong bà sẽ về với con mà, Hiếụ
    Lau mặt cho thằng Hiếu, Nghĩa dẫn nó vào mâm cơm, xới bát cơm cho nó, vỗ về nó. Nó bừng bát cơm, nước mắt vẫn lưng tròng, môi mím mím :
    - Bà đi đâu ?
    - Bà về thăm ông, rồi mai bà lên.
    - ứ ừ, bà lên hôn nay cợ
    - ừ, bà lên hôn naỵ
    - ứ ừ, bố đưa e đạp đi đón bà ngay bây giờ cợ
    - ù, bố sẽ đị Ăn đi, ngoan con.
    Ðào ôm con bé Hoa lê lại mâm cơm, nhai trệu trạo lưng bát rồi bế con đi nằm. Con A Cát từ gầm giường len lén chui ra, nhón nhẻn ăn bát cơm xẻ, rồi lại lải đi ngaỵ Nghĩa lùa hai bát xong, rửa ráy cho con, bật ti vi cho nó xem, rồi bị nó giục, liền dắt xe đạp đị Hơn mười giờ, Nghĩa quay trở về, đẩy cửa bước vào nhà, anh giật thót mình : Thằng Hiếu vẫn ngồi chờ trên chiếc ghế mây, trước cái tivi đã hết chương trình. Thấy bố, nó tụt ngay xuống đất, nhon nhón chạy ra :
    - Bà đâu bố ?
    - Bà bảo, mai bà về với Hiếụ
    - ứ ừ, bà phải về ngay cợ
    Nghĩa chưa kịp dỗ con, đã thấy vợ cầm cái phất trần tóc tai bơ phờ, từ trong buồng đi ra, chiếu hai con mắt đỏ lự vào con :
    - Hiếu, vào đi ngủ ! Nghĩa dựng xe đạp, quay lại, cố điềm tĩnh :
    - Vào ngủ với bố. Hiếu nhé.
    - ứ ừ.
    - ứ ừ này !
    Đem đại nghĩa để thắng hung tàn,
    Lấy chí nhân để thay cường bạo​
  4. despi

    despi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/04/2001
    Bài viết:
    1.990
    Đã được thích:
    1
    Như đã định sẵn. Ðào vung cái phất trần. Nghĩa vội xây lưng, đỡ mấy nhát quật thay con, rồi giật người, vằng lại, hai mắt dài nhếch chéo, đau đớn :
    - Cô làm cái quái quỷ gì thế ?
    - Chẳng làm gì cả. Tôi phải dậy con tôị Tôi không chịu nổi nữa !
    Ðã có hiện tượng quá đà và trạng thái tâm lý bất cần là hệ quả tất nhiên ở lúc nàỵ Nghĩ vậy, Nghĩa cố nén. Và anh run hết cả người khi nhận ra đứa con anh, cũng như muốn chia xẻ với anh : Nó không khóc to như lúc chiềụ Nó khóc ri rỉ.
    Ôi, giá nó không ngủ và khóc mếu ầm ĩ lên. Như thế cũng còn hơn trong chập chời thức ngủ, nó rên rỉ ai oán, khổ sở như một người lớn. Và thi thoảng nó lại giật mình thảng thốt gọi bà : bà, bà. Mọi khi nó vẫn ngủ với bà. Nó ngủ với bà để sờ tai bà. Ðể nghe chuyện Tấm Cám và chuyện anh Sọ Dừạ Ðể nó nũng nịu với bà :"Bà gãi sai rồị Phải gãi chỗ này kia". Ðể bà vân vi hỏi chuyện lớp mẫu giáo của nó. Lớp mẫu giáo của nó có ba đứa cùng tên là Hiếụ Nó là Trọng Hiếụ Hai đứa kia là Văn Hiếu và Minh Hiếụ Minh Hiếu là con gái, không biết ăn thịt mỡ, lại hay đánh vãi cơm. Ðã thế lại đành hanh, có lần cấu sứt cả mặt nó.
    Bà nghe chuyện cái Minh Hiếu cấu nó, bà xót xa cả đêm. Sáng ra bà dẫn nó tới lớp, mách cô giáọ Cái Minh Hiếu phải xin lỗi nó. Có bà, nó không sợ gì. Bà cầm gậy đánh chỗ đất làm nó ngã, khiến nó không khóc nữạ Mẹ nó mắng, đã có bà can. Bà gọi :"A Cát ! A Cát ra làm trò cho em xem đi". Thế là con chó bông ở tận đẩu tận đâu, hay đang ngủ trong gầm tủ, gầm giường cũng chạy tới, sủa nhặng lên. rồi đảo tròn như một cơn lốc tuyết. Bà là người dìu dắt, đỡ nâng, bảo trợ Hiếụ Là bà tiên, bà phật, là cái phép lạ thường ngày của Hiếu, nhiễm vào Hiếụ
    Hiếu thao thức cả đêm. Nó, chính nó đã trở thành nhân tố đào sâu vào ngọn nguồn câu chuyện và làm cho tình trạng cô đơn trở nên không chịu nổị Nghĩa nhận ra, vợ anh cũng hình như có phần giống anh. Ba lần Ðào trở dậy, đi ra, đi vào, hỏi thì đáp ráo hoảnh : Tôi khát nước. Nhưng nghe giọng nói khan khan thì biết là trằn trọc. Cả con A Cát cũng như canh cánh một nỗi niềm bất an, vào vào ra ra thui thủi một bóng sợ sệt lẻ loị Chỉ thiếu có bà cụ, còn thì vẫn đủ vợ chồng con cái, con vật nuôi mà sao thấy hiu hắt ! Một linh hồn đắm đuối đã ra đi hình như là vậy và giờ đây, trong căn nhà này chỉ còn lại sự hoang vắng, trống không . Hoang vắng, chống không đến tận cùng. Ví giống như vừa buột khỏi tầm tay một cái gì đó vô cùng quý báu, thân thiết. Và giờ đây đã nhận ra sự khuyết thiếu không thể bù lại và cái chông chênh của cuộc sống đã hiện ra trọn vẹn ở nỗi ân hận khôn nguôi vì sự bất cập ở mỗi ngườị
    Ôi, cuộc sống là một chuỗi ngày khốn khó. Cái khốn khó nằm ở bản thể cuộc sống chứ không có tính thời đoạn. Cái khốn khó của cuộc sống ! Không thể loại bỏ nó được. Nó ở cùng ta, trong mỗi tiết đoạn đời ta, hữu hình và vô hình muôn vẻ. ở đây, nó không chỉ nằm trong mối quan hệ con dâu mẹ chồng vốn có nhiều thiên kiến. Và chống trả nó để tồn tại, có bùa phép gì đâu ngoài sự đùm bọc lẫn nhau và nhẫn nhịn. Ngột ngạt vĩn cảm xúc bị đẩy lên bình diện triết lý. Nghĩa lại rơi xuống cõi hoang mang vì chợt nghe thấy tiếng khoác của Ðào . Tiếng khóc nghẹn ắng, cố nuốt vào bên trong, bức bối và thấm nhiếm niềm oán hận vừa sâu thẳng vừa vu vơ như oán hận cho kiếp ngườị Con người yếu đuối lắm. Nó luôn lầm lẫn và bất hạnh là bạn đường thường xuyên của nó. Nghĩa vùng ngay dậy, ngay khi trời con đêm chợt như nhận ra đã có bước lỡ trớn và bây giờ anh cũng như Ðào, đang cùng chung mặc cảm của kẻ đã phản bội lại chính mình.
    Tảng sáng, Nghĩa dắt xe đị
    Bây giờ, anh trở về, hốt hoảng thật sự vì nhận ra thằng Hiếu đang nằm trên giường rẫy rụa như ăn vạ. Tiếng khóc của nó già hơn tuổị Nó nhất định không chịu đi học.
    Như lâm vào trạng thái tâm thần, Nghĩa ôm đầu muốn kêu trời vì đã tới ngưỡng của sự chịu đựng. Nhưng vừa thấy vợ hai mắt nổi quầng từ bếp đi lên, anh liền cố nén, bước lại, như tìm được cơ hội hoà giải :
    - Ðêm qua và sáng nay, anh đạp xe về ông, đến cả những nhà bạn bè của mẹ. Vẫn không thấy mẹ đâụ Khổ thế !
    Ðào sững một bước chân, mặt lạnh nhạt bất ngờ :
    - Dễ thường tôi sướng hơn anh, hả ?
    - Sao lại nói thế, Ðào ?
    - Vâng, tôi biết là anh khổ. Còn tôi, bao nhiêu sung sướng tôi hưởng cả.
    Giữ giọng thật ôn hoà, Nghĩa nhìn vợ, khẽ khàng :
    - Nỗi khổ của tôi là gì thì cô biết rồi đấỵ Là thằng đàn ông, tôi không muốn than vãn. Cái thằng thủ trưởng cơ quan tôi, lớp bốn bổ túc văn hoá, nói ngọng làm thơ con cóc, thật tình nó chỉ đáng sách dép cho anh thôi !
    - Ai cũng chỉ đáng sách dép cho anh thôi !
    Không để chồng nói hết, Ðào đã cướp lờị Nghĩa nghẹn giọng :
    - Sao lại đang chuyện nọ xọ chuyện kia thế ?
    - Tôi thế đấỵ Tôi vô học mà.
    - Quá đáng thế, Ðào !
    - Vâng ! Tôi là kẻ vô học, là kẻ vô ơn bạc nghĩạ
    Cái nhọt bọc cố nâng niu đã không gìn giữ được nữa, Nghĩa nổ bung theo nó, nhức nhối :
    - Thế thì tôi hỏi cô : bà cụ sai ở chỗ nào ? Ðã nhiều lần cô xúc phạm bà cụ quá đáng lắm. Hôm qua khác gì cô tát vào mặt bà cụ. Người ta già cả, người ta hiểu biết, người ta hết lòng hết sức với con cái mình. Sao cô nỡ tệ bạc thế ? Trí khôn cô để ở đâu ? Bây giờ, có phải thằng dại làm hại thằng khôn không ?
    Không thể hãm lại được đà bức bối tuôn trào, Nghĩa xối xả tiếp :
    - Tôi về nhà ông, ông rầu rĩ bảo tôi : "Tôi không ngờ xẩy ra cơ sự nàỵ Tâm thần hết cả rồi à !" Rồi ông cùng đi tìm bà với tôị Chỗ nào quen cũng tớị Cuối cùng, sáng nay đến nhà một bà cùng ở cơ quan ngân hàng cũ. Bà này bảo : Hôm qua bà ấy đến đây chơi với tôị ở với nhau một đêm, bà không nói, chỉ thấy mắt lúc nào cũng dấn dấn lệ. Sáng nay thì đi từ sớm bưng rồị
    Ðột ngột dừng lời, Nghĩa nhận ra khuôn mặt trái xoan xanh xao của Ðào bỗng như vừa buông rủ một tấm màn che hư ảọ Mặt Ðào biến sắc. Từ trong hai hốc mắt đang trân trân vô cảm của chị, vừa tiết ra một làn nước mắt nhớn nhát. Người phụ nữ trẻ đã kiệt lực, không còn đủ sức để bộc lộ tình cảm của mình. Vòng hai cánh tay gầy thít quan khuôn ngực lép kẹp như chẹn một cơn ho lấp ló sắp văng ra, mặt chị tái xám. Ðã xuất hiện một tình thế bất thường nào đó trong thể trạng chị ngồi thụp xuống, tựa vào chân giường, rồi như buột miệng, khe khẽ hời :"Hiếu con ơi, bà ơi".
    - Ðào ! Em làm sao thế ? Ðào !
    - Anh Nghĩa ! Người phụ nữ mở mắt. Mặt chị vô hồn. Chỉ còn đôi môi còn mấp máy, từ đó thoát lên từng tiếng rời rạc, lẫn vào hơi thở đứt nối, rã rời :
    - Anh xin lỗi bà hộ em. Em không muốn thế. Không bao giờ em muốn thế. Mà sao bỗng dưng em lại thế. Thật tình không bao giờ em muốn thế. Anh à, dạo này em yếu quá. Có lẽ, em không sống với anh, với con, với bà được bao lâu nữa đâu...
    Giữa tiếng kêu kinh hoàng của Nghĩa, thằng Hiếu đã dứt cơn khóc, bước ra buồng ngoài, đứng dụi mắt, ở ngay sau mẹ nó, nó trở thành điểm tựa của mẹ nó. Nó, nhân vật làm cho câu chuyện đổ vỡ nghiêm trọng. Bây giờ, lúc con người đã trở nên bối rối và bất lực, không thể hiểu biết nhau, thì nó, lại là nó xuất hiện như một phép lạ thường ngày, đang diễn đạt chính xác nhất tình cảm tự nhiên và hết sức rõ ràng của nó lúc nàỵ Nó thương yêu cả bà, cả mẹ nó. Nó thương yêu tất cả mọi người.
    Đem đại nghĩa để thắng hung tàn,
    Lấy chí nhân để thay cường bạo​
  5. despi

    despi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/04/2001
    Bài viết:
    1.990
    Đã được thích:
    1
    Thầy Khiển
    Ma Văn Kháng
    Ðó là những năm giữa của cuộc Kháng chiến chống Pháp chín năm. Cả nước sau chiến dịch biên giới năm 1950 thắng lợi, rầm rộ chuyển sang giai đoạn tổng phản công dành thắng lợi hoàn toàn. Xã tôi ở bên này con sông Thi đối ngạn là cả một vùng tề, bên kia, bông nhiên như trở thành tấm gương đại diện, mọi mặt từ đi dân quân, đóng thuế nông ngiệp đến học tập văn hóa đều phát triển mạnh mẽ lắm. Riêng về giáo dục, hơn hẳn các xã xung quanh, xã tôi năm nay có hơn 30 học trò tốt ngiệp kỳ thi tiểu học, được chuyển lên cấp học trên. Hơn 30 học trò vào năm thứ nhất trung học, hẳn nhiên xã tôi phải cố gắng mở trường cấp hai rồi. Cái thuận để mở trường cấp hai còn là vì ông Chiên, phó chủ tịch xã tôi xuất thân chèo đò ngang, tính tình táo tợn lại có ông anh tên Sự mới được đề bạt phó ty giáo dục. Ông Sự làm nghề nông nhưng những ngày nông nhàn xách túi đồ nghề đi chữa đèn bin, kính bút, mồm miệng như cái tôm cái tép, thấm nhuần câu: Một người làm quan cả họ được nhờ, ủng hộ quyết liệt việc này. Ông nói: "Xét theo quan điểm nịch sử thì mở trường cấp hai ở đây nà có ný ". Ông phó ty nói ngọng muốn nói đến sự phát triển kinh tế, xã hội ở xã tôi. Xã tôi trời cho địa lợi, trên bến dưới thuyền, từ lâu đã hình thành một dẫy phố và một khu chợ buôn bán tấp nập; từ ngày phân đôi chiến tuyến ta-địch, chẳng hề suy giảm, trái lại, lại như được kích thích, trở thành cửa ngõ giao lưu, trao đổi hàng hóa giữa hai vùng. Giờ thì đêm đêm dân buôn từ vùng tề bơi thuyền, lội sông sang, nườm nượp kẻ bán người mua dưới ánh đèn măng-xông xanh ngời. Nhìn phố xá tụ hội đông vui chẳng hề biết đến bom đạn đã có lúc ông Chiên xạm mặt choắt, gầm ghè cảnh cáo dân chúng rằng: Ðừng tưởng bở! Tây nó dùng nơi này để nuôi cấy Việt gian và vỗ béo các vị đấy. Rồi có ngày nó cho máy bay đến làm cỏ sạch sanh cho các vị xem!
    Việt gian tức là bọn điệp ngầm. Chẳng những thế, với từ đó, ông Chiên còn ám chỉ những kẻ từ bên kia sang, định cư làm ăn, buôn bán ở phố làng này. Phố làng này là nơi qua lại công khai của cả hai bên, và với người dân vùng tề thì đâu chả là đất nước mình, đâu tìm được đất lành là cứ việc đậu, họ có nghĩ có ngày nằm trong vòng nghi ngại của ông Chiên.
    Trong số những người từ vùng địch chiếm sang đây ăn ở cùng đợt, tôi nhớ có ba người. Một người dắt cái xe đạp cuốc, đưọc giới thiệu là cua-dơ vô địch vòng đua quanh Ðông Dương trước cách mạng. Một người béo lùn mặc áo da, vai khoác khẩu súng săn hai nòng, đi xe mô-tô, có chị vơ tóc phi-dê mở cửa hàng bán thuốc Tây. Và một người nữa dáng mảnh khảnh, đeo kính cận, có bà vợ già hơn tuổi làm nghề may. Ðến đây, người thứ nhất mở cửa hàng sửa xe đạp. Ông thứ hai thường đi mô-tô tới chân núi săn bắn chim muông, cầy cáo. Còn nguời cận thị, khi xã tôi mở trường cấp 2 thì chở thành htầy giáo Khiển của chúng tôi.
    Thầy giáo Khiển từ vùng địch chạy ra, vốn là giáo học, được mời làm giáo viên kiêm hiệu trưởng trường cấp 2 của xã. Trường chỉ có độc một mình thầy, thầy dạy tất cả các môn từ toán, lý, hóa đến văn, sử, địa, vẽ, nhạc.
    - E hèm chúng ta làm quen với nhau nào.
    Tôi vẫn nhớ như in buổi đầu thầy vào lớp. Thầy nhấp nháy hai con mắt trẻ trung, ngịch ngợm sau làn kính cận nhìn chúng tôi, lũ thiếu niên quê mùa, từ mười một mười hai tuổi như tôi đến loại lộc ngộc mười sáu mười bẩy tuổi, cười cười đi giữa hai hàng bàn, bảo từng người đứng lên, tự giới thiệu mình; tới lượt anh Ngôn lớp trưởng mười bẩy tuổi, thấy anh đỏ mặt, nhú nha nhú nhí nói rằng anh đã có vợ, thầy liền vỗ vai anh, cười xòa:
    - Có gì mà ngượng! Trước sau hỏi rằng có ai thoát được cuộc sống lứa đôi?
    Thầy bảo: chính thầy cũng lấy vợ năm 16 tuổi đó là tệ tảo hôn! Thầy kể: 12 tuổi. Bố mẹ dẫn đi xem mặt vợ, lúc về hỏi: Mày thấy nó thế nào? Thầy ngơ ngẩn hỏi: cái gì cơ ạ? Ðêm tân hôn, thầy leo lên gác chuồng trâu trốn biệt. Hôm sau ông cậu đến, phân giải điều hay lẽ phải, rồi bảo: "Ðêm nay cháu cứ vào nằm cùng giường với nó. Ðàn bà ấy vậy mà nó có nhiều cái hay lắm cháu ạ". Thầy bị đẩy vào buồng cô dâu, nhưng thầy leo lên cái bàn ngủ suốt đêm. Cứ thế một tháng liền, cho đến khi cô dâu tủi thân đòi bỏ về nhà bố mẹ, mưu mô của thầy mới bại lộ. Thế là thầy lâm cảnh đành phải nhắm mắt đưa chân lúc tắt đèn. Và bây giờ thầy mới 28, mà đã một trai hai gái, người tóp như cành củi khô, còn bà vợ 34 xổ ra như cái đụn rạ. "ấy, cái sự béo của bà ấy giải thích cái sự gầy của tôi, các em à". Thầy gãi tai, giả vờ ngượng nghịu, thanh minh cho cái thể trạng gầy còm của mình.
    Con trai nhà quê sớm phát triển tính tò mò, nghe chuyện thầy khoái lắm. Chuyện lan ra làng phố, ai cũng bảo thầy Khiển là người vui tính; người vui tính thường là người tốt bụng. Còn dưới con mắt lũ học sinh quê mùa chúng tôi, thầy hiện ra tài giỏi như một bậc thánh nhân. Lĩnh vực nào thầy cũng tinh thông, tỏ tường. Lịch sử Ðông Tây kim cổ thầy làu làu. Ðộng tới cái gì thầy cũng có thể đào sâu tới tận gốc rễ. Ðã sâu sắc thầy lại tài hoa. Giỏi giang chắc không chỉ mình thầy, nhưng cái duyên, cái tài hài hước thì khéo chỉ mình thầy có. Thầy bình chuyện Kiều thì cả lũ chúng tôi cứ ngây ra ngỡ ngàng, kinh ngạc như lần đầu thấy được tòa lâu đài nguy nga tráng lệ. Thầy bắt chúng tôi học thuộc lòng bài Cái hồ của La-mác-tin, Mùa xuân của Vích-to Huy-gô, lại dạy chúng tôi mấy câu tán gái tục tĩu dân dã. Từng bước thầy làm bừng lên trong chúng tôi ngọn lửa khao khát hiểu biết và nhìn ra xung quanh chúng tôi nhận ra những vùng còn tối tăm mù mịt.
    Nhưng rồi đã xẩy ra một cái gì đó như một sự trục trặc, khởi đầu là một tiết dạy của thầy. Tiết ấy thầy dạy về cơ thể con người, tôi đi học muộn. Vừa bước vào lớp tôi liền bị thầy gọi lên bảng và còn đang ngơ ngác đã thấy thầy chỉ cái mặt bàn bảo tôi đứng lên. Ô hay! Lớp học hôm nay sao đông thế! Tôi dụi mắt: Thì ra ở cuối lớp có kê thêm một hàng ghế, lúc này trên hàng ghế nọ đã chật người và tôi nhận ra đứng đầu tốp người nọ là ông Chiên chủ tịch xã.
    "Em cởi áo ra!?" Tôi vừa định thần thì nghe lời thầy Khiển. Cởi áo? Thế là thế nào? Tôi hơi co người lại, nhưng kìa thầy đã giục lần nữa. A, thế thì tôi hiểu rồi. Thầy dùng thân thể tôi để làm đồ dùng giảng dạy. Thầy dạy cho chúng tôi biết: thân thể người ta chia làm ba phần, đâu là đầu, đâu là tứ chi. Chỗ nào là ngực, phần nào là bụng, là lưng.
    Xoay người tôi đối diện với các vị chức sắc và lớp học, lần này thầy làm tôi đỏ dừ mặt vì thầy lại ghé tai tôi, nói thầm: "Em cởi quần ra!" Ôi, cởi quần! Tôi run lẩy bẩy vì sợ, vì ngượng ngùng. Nhưng, kìa thầy đã lại ghé tai tôi thầm thì: "Chú bé can đảm! Hãy giúp thầy để thầy dậy các bạn... ".
    Tôi không hiểu mình đã cởi dây nút và tụt cái quần đùi ra như thế nào. Người tôi cứng đơ. Mắt tóe vòng xanh đỏ, rồi nhòe nhòe. Tôi như cái máy, mặc thầy xoay trưóc đặt sau, lẩn mẩn giảng giải và chỉ trỏ từng bộ phận ở phần dưới cái cơ thể hoàn toàn trần trụi của tôi, cho cả lớp học nghe.
    Cuối cùng tôi nghe thấy thầy bảo các bạn hoan hô tôi đã can đảm, và tôi vội xỏ hai chân vào hai ống quần, kéo ngược lên, rồi nhẩy phịch xuống đất, chạy về chỗ ngồi, giữa tiếng vỗ tay ầm ĩ của bạn bè và tiếng xô ghế của ông Chiên ngồi ở cuối lớp.
    Câu chuyện tôi cởi truồng ở giờ dạy nọ của thầy Khiển không ngờ gây ồn ĩ và trở thành đầu đề của bao cuộc phiếm luận, đàm tiếu của những người nhiễu sự. Những người này bảo thầy Khiển thế mà thâm. Rõ là trật c. ra trước mặt lão Chiên mà lão chẳng làm gì được. Cứ hầm hè, dậm dọa chúng tao đi nữa, hỡi thằng chèo đò ngang gặp thời thế lên mặt hống hách kia! Ha ha đưọc dịp thế là quán nước bến đò rầm rĩ câu chuyện về anh em Chiên-Sự. Hai anh em nhà này y hệt nhau, cùng thất học mà hung hăng lắm. Rõ là thời lai đồ điếu thành công dị chưa! Chiên chỉ là anh trở đò ngang mà nghênh ngang một cõi, bất chấp luật lệ, muốn chẹt ai cứ tự tiện. Còn Sự được cất nhắc, vì hay lên mặt với mấy người tản cư, dị ứng với người trí thức, coi kẻ có học tuốt tuột là Việt gian gián điệp. Cả hai cùng mắc thói tí tởn đàn bà con gái. Chiên thì công khai ăn ở với một chị chồng đi bộ đội. Còn Sự thì dược đặt tục danh Sự sờ nặng vì nhắc ông nhớ viết đúng chính tả tên ông vì hồi học bình dân ông hay viết sai và cũng ám thị luôn tật xấu hay sờ soạng nữ nhân viên trong cơ quan.
    Tất nhiên chuyện đến tai bố tôi, một nông dân đọc thông viết thạo chữ quốc ngữ và võ vẽ dăm ba chữ thánh hiền. Một hôm, ở trụ sở ủy ban xã về, mặt hầm hầm, ông gọi tôi lên, bảo tôi kể lại câu chuyện rồi đấm mạnh xuống bàn, nói rằng ông sẽ kiện thầy Khiển vì đã làm nhục con ông.
    "Thôi ông ơi, chẳng qua là cái sự bất đắc dĩ chứ thầy nào có dụng tâm vậy ". Nghe mẹ tôi can ngăn, bố tôi lặng đi một lúc, xem có vẻ nguôi, rồi thở ra nhè nhẹ: "Tôi thì tôi sẵn sàng bỏ qua, nhưng anh em nhà lão Chiên thì nó không để thầy yên đâu".
    Thầy Khiển tôi chẳng yên được với anh em ông Chiên-Sự đâu. Cả lớp tôi ngày ngày đều dõi theo thầy với tâm trạng nơm nớp lo ngại cho thầy. Chiên, Sự đều chẳng phải tay vừa. Chiên thì bạo tợn, Sự thì lợi khẩu. Mà trong tay họ giờ là quyền hành. Nhưng hình như thầy Khiển chẳng biết gì đến điều nguy hiểm đang đe dọa thầy. Thầy vẫn một phong thái tề chỉnh, đoàng hoàng, vô tư và hồn nhiên, không thiện không ác, như bẩm sinh tính người. Mỗi giờ dạy của thầy vẫn đều đặn là một dịp thầy phát tiết anh hoa. Thầy vẫn là thầy, bất cần biết ngoại cảnh.
    Thầy Khiển không biết gì về anh em lão chèo đò, chữa đèn pin kính bút ư? họ có thể trả thù thầy. Họ có thể bắt thầy kiểm điểm. Họ có thể thi hành kỷ luật thầy. Thậm chí có thể sa thải thầy. Mà thầy, tiếng vậy cũng yếu thế lắm. Thầy chỉ có bà vợ xồ xề với chiếc máy khâu cọc cạch cùng ba đứa con nhỏ. Thêm nữa có chăng là ông cua-rơ mở cửa hàng sửa chữa xe đạp và ông thợ săn cùng bà vợ bán thuốc tây. Nhưng bạn bè nếu là chỗ dựa của thầy cũng đã lung lay rồi. Vì sau câu chuyện nọ ít lâu họ đã biến mất có lẽ họ đã trở lại vùng tề. Họ đi, để lại nỗi dị nghị về tư cách chính trị của thầy. Rồi giữa lúc đó lại xẩy ra việc một chiếc máy bay của Pháp đã xà xuống phố thấp đến nỗi cánh quạt nó thổi tung cả mái cọ lợp chợ, và ông Chiên quả quyết rằng: máy bay Pháp nó rà soát lại những địa điểm bọn gián điệp báo cáo, để chuẩn bị oanh tạc nay mai đấy, hãy liệu hồn.
    Đem đại nghĩa để thắng hung tàn,
    Lấy chí nhân để thay cường bạo​
  6. despi

    despi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/04/2001
    Bài viết:
    1.990
    Đã được thích:
    1

    Lúc này chúng tôi mới nhận ra thoảng qua gương mặt thầy Khiển một chút nén chịu nỗi tủi nhục đang vây quanh mình. Thoảng qua thôi vì ngay lập tức tất cả chúng tôi bị lôi cuốn vào không khí bận rộn chuẩn bị đón đoàn cán bộ Ty giáo dục về thăm và kiểm tra trường.
    Ðoàn cán bộ Ty giáo dục có ba người, dẫn đầu là ông Sự. Ông Sự, chỉ hao hao giống ông Chiên vì hai người cùng mẹ khác cha. Mặt mỏng, mắt trầm, trông bề ngoài ông Sự hơi lù đù. Ngồi trên chiếc ghế tựa ở cuối lớp suốt ba giờ học, mặt ông cứ lì lì, mắt ông cứ gườm gườm và thỉnh thoảng như thạch sùng đánh lưỡi tách một cái hoặc giả vờ ngúc ngoắc cái cổ để liếc mắt về phía mấy chị nữ sinh lớn của lớp. Thầy Khiển đáp lại thái độ thiếu cởi mở của ông là một phong cách linh hoạt, biến hóa tài tình.
    Giờ thứ nhất thầy ôm chồng vở bài tập tới cửa lớp. Cửa đóng vì gió lạnh. Hai tay vướng bận. Thầy xoay người lại, dùng mông hích vào cánh cửa rồi đi dật lùi vào. Sau đó ngoảng lại, mắt thầy tươi vui và đắc chí như vừa vượt qua được vật chướng ngại. Ðó là giờ số học. Thầy giảng bài thật khúc triết và văn hoa, nhưng thỉnh thoảng lại như vô tình, hất hàm về phía ông Sự và hai ông trong đoàn Ty giáo dục, hỏi rất trịnh thượng: "Có hiểu thật không mà sao lầm lì thế, các cậu? ".
    Giờ thứ hai là giờ hóa học. Giờ này thầy dùng toàn tiếng Nghệ An. Ôi cái tiếng miền trung âm sắc lạ tai gây ấn tượng lạ lùng về sự phong phú của tiếng nói Việt Nam. Kết thúc giờ dạy, Thầy nói: "Tiếng Nghệ cũng hay lắm chứ. ở đời, đừng có bao giờ nghĩ chỉ có mình là hay, là đẹp, các em à! ".
    Giờ thứ ba là giờ chính tả. Ba ông cán bộ Ty giáo dục cùng ngơ ngác hơn vì thầy dùng toàn giọng Sài Gòn. Lại có phần giống như mọi lần, anh Ngôn trưởng lớp vẫn có tật hay quên và nhanh nhẩu, sau khi thầy đọc một câu dài, liền bật dậy gãi đầu gãi tai, hỏi: "Thưa thầy sung sướng với xấu xa viết như thế nào ạ? ". Nghe anh Ngôn hỏi vậy thầy liền bảo cả lớp buông bút, nhìn lên bảng. Trên bảng đên hiện lên hai chữ s. và x. to đùng thầy vừa vẽ xong. Nói thầy vẽ là đúng, vì khi thầy hỏi: chữ s. giống con gì, chúng tôi đều đồng thanh đáp là giống con chim. Và cũng thế, chữ x. giống con ****." ấy thế thầy nói, miệng tủm tỉm, mặt tỉnh không, anh Ngôn nhớ cho thầy: "sung sướng viết ét sì, chữ ét sì trông giống hình con chim, còn xấu xa viết ích xì, chữ ích xì giống hình con ****. Hay nói một cách ngắn gọn dễ nhớ: sờ chim là sung sướng, xờ **** là xấu xa. Ðược chưa nào ". Các chị nữ sinh nhạy cảm gục đầu ngay xuống mặt bàn cười ngẹn. Còn thầy, đi ngay xuống cuối lớp, đến trước mặt ông Sự đủng đỉnh: "Tôi chỉ nhân nhượng anh, một lần này nữa thôi đấy nhé, anh Ngôn". Các anh học trò lớn lớp tôi đều hiểu hàm ý trêu chọc của thầy, nhưng không ai dám quay lại nhìn ông Sự, vì cũng còn đang thú vị về sự ứng đối, liên tưởng thông minh của thầy.
    Sấm sét hiển nhiên là sẽ dội xuống đầu thầy Khiển tôi rồi. Chuyện từ miệng học trò, từ mồm hai ông cán bộ tháp tùng loang ra ngoài sân. Bố tôi cũng biết. Bây giờ ông cũng nhận ra là hồi xẩy ra câu chuyện tôi cởi truồng ở lớp, ông đã bị ông Chiên xúi dục, kích động. Ông cũng đã có phần nhận ra thầy Khiển tôi không phải là người xấu. Và ông lo ngại cho thầy. Chiên, Sự đều chẳng phải tay vừa.
    Quả nhiên, ông phó ty đã chằng chằng nhìn vào hai mắt kính thầy Khiển và nhếch mép, kẻ cả:
    - Thế mới biết nàm ông thầy nà khó nắm!
    - Ông nói như lời thánh dạy vậy.
    Thầy Khiển đáp, tay chập một như là khúm nịnh. Ông Sự chợn mắt:
    - Khó nà ở chỗ nào, ông giáo có biết không?
    - Dạ, ở chỗ phải tri kỷ tri bỉ.
    - Cái gì?
    - Phải tri kỷ tri bỉ. Tức là phải tự biết kém cỏi, bỉ tiện của mình.
    - Phải giỏi chính sách! Chính sách! Hiểu chưa!
    Ông Sự quát. Thầy Khiển ngẩng lên, ngập ngừng:
    - Vâng phải giỏi chính sách và... chính tả nữa ạ!
    Tới đây thì ông Sự không giữ bình tĩnh được nữa. Ông xả một tràng liên tục. Ông kết tội thầy là vô chính trị. Ông nhắc lại lai lịch thầy vốn là dân vùng tề. Ông kể truyện thầy tán chuyện trai gái buổi đầu nhập học. Ông dựa vào thế kẻ có quyền, lấy cái lý để bắt buộc và cho rằng thầy là lẻ phản nghịch, xỏ lá, ba que, là thành phần bất trị, là quân phá hoại. Suốt một buổi họp ba tiếng đồng hồ nhận lời mắng mỏ, quy kết xối xả nặng nề của ông Sự, thầy Khiển cứ nín thít. Tới khi thấy ông phó ty đã có vẻ mệt, thầy mới rụt rè nhìn ông, hỏi: "Ông đã nói hết chưa ạ" và thầy khẽ khàng rành rọt:
    - Tôi từ cha sinh mẹ đẻ, thầy mẹ bán hai mẫu ruộng lấy tiền cho ăn học, chỉ cốt thành người tử tế. Tôi tự nghĩ, trừ cao nhân dật sĩ, thiên tài ra, còn thì kể từ ông giáo trường làng như tôi, tới nhà nông canh điền, kẻ chèo đò ngang, anh thợ chữa khóa dong, cũng là sàn sàn như nhau, thì nên coi vui vẻ sống là đức tính hàng đầu. Nước trong là vì nguồn không đục. Lòng có thiện thì mới biết vui cười.
    Đem đại nghĩa để thắng hung tàn,
    Lấy chí nhân để thay cường bạo​
  7. despi

    despi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/04/2001
    Bài viết:
    1.990
    Đã được thích:
    1

    Ông Sự nghe đến đó thì rối trí quá, liền đập bàn, át: "Thôi thực tế sẽ trả lời ông ".
    Và, thực tế đã trả lời.
    Tháng 8 năm đó, vào một ngày nước sông Thi dềnh tới cao điểm, ngập tràn hai bờ, một đàn đacôta Pháp tới ném bom triệt hạ làng tôi. Thiên tai phối hợp với địch họa, thật tàn bạo. Hơn một trăm người chết. Cái phố đông vui trên bến dưới thuyền trống trơ một vùng tóc tang, sau cơn khủng khiếp chỉ còn sót lại mấy cây gạo cụt cành tơi tả. Thầy Khiển bị sa thải khỏi ngành giáo dục sau trận bom nọ ba hôm. Thầy rộc rạc cả người, sự sống chỉ còn lại đôi mắt kính cận, nhiều lúc ngây đờ như vô cảm. Nhìn cảnh thầy còm nhom, một chiều thu vàng hiu hắt cùng ba đứa con gầy guộc, nức nở trước mộ mẹ, chúng tôi không sao cầm được nước mắt. Ôi cuộc sống! Chi phối chúng ta không phải là một sức mạnh vô hình. Tất cả đều rất cụ thể và đơn giản đến không ngờ.
    Ðơn giản như hôm nay ngủ ở đâu, ăn cái gì? Ngày mai ăn cái gì, ngủ ở đâu? Hỡi ôi, người thầy giáo tài hoa, vui tính và ngông ngạo đã đem cả sở tri sở thức của mình mà tu bổ dân trí, người sẽ sống thế nào đây trong hoàn cảnh hẹp hòi và khắc ngiệt này? Hay là người rơi vào cơn quẫn trí, tự mình chứng minh cho sự nghi ngại của mọi người là đúng. Ðã gầy còm nay thầy thêm choắt cheo lại như thần khí đã vơi cạn, hồn vía đã mất vài phần, thầy ngẩn vơ, vật vờ như cái bóng vô định.
    - Tao lo cho thầy quá, nhưng nói với thầy, thầy lại cười khà, đáp: quân tử dựa vào mình, em ạ. Tao đã mua cho thầy một mảnh đất ở cạnh nhà tao, dựng một túp lều cho bốn bố con thầy rồi. Tao chắc là thầy sẽ qua khỏi, sẽ xoay sở được.
    Anh Ngôn nói vậy một hôm tôi đến anh từ biệt để theo chú tôi lên tỉnh học tiếp. Cơ sự này, Tây nó sẽ còn cho máy bay bắn phá tiếp, năm học đầu tiên cấp trung học có lẽ chỉ còn lại là những kỷ niệm đầy luyến nhớ với chúng tôi thôi.
    - Thôi mày đi. Thỉnh thoảng viết thư về thăm thầy. Tin chắc sẽ có những người rộng lượng, biết đánh giá cái tài, cái tâm thật sự của thầy.Anh Ngôn nắm tay tôi rồi lắc lắc, cười ứa lệ.
    Tôi xa làng từ đó. Và không ngờ xa thế, cả ba chục năm liền. Cả ba chục năm, khi ngồi trên ghế học đường, lúc trong quân ngũ, vậy mà có lúc nào thôi bồn chồn về số phận thầy Khiển? Con người ta không nhất đán mà thành. Hình thành một con người là cả một công cuộc lâu bền và khi đã hình thành thì con người ta là vĩnh viễn, bất biến. Vẫn biết thầy Khiển là vậy mà vẫn lo âu. Liệu người thầy kính yêu của tôi, con người tài năng, tâm huyết thật sự nọ có vượt qua được cái nhỏ mọn của chính mình và tật đời dị khí tương thù để thoát khỏi kiếp phận long đong?
    Cuối cùng thì một khúc sông trắng lặng đã hiện ra trước mắt tôi như để nhắc nhở tôi ý tưởng một cách ngôn cổ đại: người ta không bao giờ tắm hai lần trên một con sông. Tôi bước lên đò ngang, nhập vào đám các bà các chị gánh gồng qua sông sang phố chợ khi người lái đò đã chống mái chèo đảy con thuyền gỗ khỏi bờ. Người lái đò ! Chợt nhận ra ông trong sửng sốt và không
    nén được tò mò, tôi cúi xuống bà lão có gánh trầu cau ngồi trên cáng thuyền bên cạnh mình. Bà lão nhỏ bé, da bánh mật, phụng phệu miếng trầu, nghe tôi hỏi, hai mắt như hai hạt bạc, lăn tăn ánh cười nửa như nhạo báng nửa như vô tư:
    - Chẳng ông Chiên thì còn ai nữa! Ông anh ông ấy tên Sự, vừa mất tuần trước. ấy, hùng hùng hổ hổ được ít lâu, rồi cuối cùng đâu lại vào đấy!
    Tôi ngẩng lên, hiêng hiếng mắt nhìn về phía đuôi thuyền. Thuyền đã ra đến giữa dòng và người lái đò chừng đã nghe thấy câu trả lời tôi của bà lão, giờ mới hất hàm về phía tôi bắt chuyện.
    Trả lời câu hỏi của ông , tôi là ai, có việc gì mà hỏi ông, tôi đáp: tôi quê ở đây, nhưng giờ họ hàng cha mẹ đã chuyển cư ra tỉnh cả rồi. Tôi về đây là để thăm thầy giáo Khiển. Tôi chính là chú bé can đảm đây. Tới chi tiết này, ông lái đò và cả chuyến đò như sực nhớ, bật cười à à. Và ngay lập tức, như đã nấp sẵn đâu đó trong ký ức người này người nọ, những câu chuyện vui có buồn có về thầy giáo của tôi được dịp sổ ***g, sống động cả lòng thuyền, mặt sông.
    Ngắt cái cười đang hồi nắc nẻ, bà lão bán trầu cau hất mắt về phía ông lái đò, đột ngột đay đả mà nhẹ tênh:
    -Mà sao anh em nhà ông hành người ta quá thể thế! Không cho người ta dạy học. Người ta chuyển sang làm nghề chụp ảnh, cũng lại lấy cớ là mua lậu giấy ảnh, để cấm đoán. Người ta chuyển sang nấu kẹo mạch nha, cất tinh dầu bạc hà cũng lại tìm cách triệt vi tróc vẩy. Nhưng mà sinh sự thì sự sinh, hạ được người ta có dễ đâu ông nhẩy!
    Cứ tưởng người lái đò bị khích như vậy thì nổi giận. Nào ngờ ông lại chành cái miệng chuột, cất tiếng cười khề khề:
    - Nó là cái chuyện đối địch thì dịch lại đây. Bên là thừng, bên là chão. Chẳng bên nào chịu bên nào.
    - Sung ngái một lòng, bưởi bòng một dạ mà làm sao dở trò thảm ngược với nhau thế!
    - Bủ ơi, nó là cái tức khí vặt, ngông ngao vặt, sĩ diện vặt, được thua vặt. Ông có chữ nghĩa thì khinh ông thất học. Ông thất học thì ganh với ông có chữ nghĩa.
    Con đò chênh mạn tránh một lượn sóng, dấn qua dòng nước chảy giữa sông. Bỏ qua câu hỏi móc máy đáo để của bà cụ am hiểu sự đời, ông lái đò đứng dậy, nhoai cánh tay đảy mái chèo và nhìn tôi, chuyển giọng vui vẻ khác thường:
    - Chú bé can đảm ơi, chú không gặp may rồi. Thầy Khiển của chú vừa qua đò sáng nay. Thầy lên tỉnh đón cậu con trai vừa đỗ tiến sĩ, trên ấy thầy còn có cô con gái làm Hiệu trưởng trường trung học nữa đãy. ở đây, thầy chỉ còn cửa hàng sinh vật cảnh thầy nhờ tôi trông coi hộ thôi.
    Tôi đã lên bờ bên này. Ngỡ ngàng trước một thị trấn làng quê tấp nập, càng kinh ngạc khi đứng trước cửa hàng sinh vật cảnh của thầy Khiển. Si, tùng, trắc bách diệp, thiên tuế, đại lộc bên đào, mai, súng, lựu. nguyệt quế, ngô đồng, gốc lớn, u nổi sần sùi, mốc mác, thân thành thanh nhã, cách điệu tranh đua cùng lưới hổ, xương rồng, ngà voi, cúc mốc dáng điệu kỳ cục, lạ mắt. Xanh om cây lá một vùng vừa quần tụ trong chế ngự, vừa quẫy động ngoài dàng buộc, cây nào cây nấy gò gẫm mà vẫn tự nhiên, in dấu nét tài hoa của người gây trồng. Tôi đi qua các dáng trực, siêu, hoành, huyền, các thế long giáng, phượng vũ, hạc lập, dừng lại ở một gốc si cổ thụ, thế "phụ tử nương thân" ở đó thân lớn là cha già gốc to, dáng thẳng đứng, thô cứng mà vẫn phảng phất vẻ hồn hậu vui tươi.
    Đem đại nghĩa để thắng hung tàn,
    Lấy chí nhân để thay cường bạo​

Chia sẻ trang này