1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Truyện ngắn Murakami Haruki

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi ivy_81, 31/10/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. ivy_81

    ivy_81 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/10/2005
    Bài viết:
    444
    Đã được thích:
    0
    Truyện ngắn Murakami Haruki

    THĂNG TRẦM CỦA BÁNH NƯỚNG NHỌN MỎ
     
                Tôi đang lơ đãng nhìn lướt tờ báo buổi sáng thì thấy ở góc báo có khung quảng cáo ?oĐại hội diễn giảng, tuyển mộ sản phẩm mới cho hiệu bánh danh tiếng Bánh Nướng Nhọn Mỏ?. Chẳng hiểu ?onhọn mỏ? là cái quái gì, nhưng đã xưng ?ohiệu bánh danh tiếng? thì hẳn là thứ bánh trái gì đấy rồi. Về bánh trái thì tôi có hơi kén chọn khó tính một tí. Mà cũng đang rảnh rỗi, nên tôi định ló mặt đến cái ?oĐại hội diễn giảng? ấy xem sao.
                ?oĐại hội diễn giảng? ấy tổ chức ở hội trường lớn trong một khách sạn, có cả trà bánh cho khách nữa. Bánh tất nhiên là bánh nướng nhọn mỏ rồi. Tôi nhón lấy một chiếc bánh, nếm thử nhưng chẳng thấy vị gì gọi là ngon lành đặc biệt cả. Chất ngọt của bột bánh thì nhơn nhớt, phần da ngòai lại nham nhám trên đầu lưỡi. Chẳng thế nào nghĩ được là lớp người trẻ thời bây giờ lại có thể thích được thứ bánh này.
                Vậy mà người tham gia ?oĐại hội diễn giảng? lại tòan là người trẻ, cùng lứa tuổi với tôi hoặc còn trẻ hơn nữa. Tôi được phát bảng thứ tự số 952, mà sau đó còn có cả trăm người đến nữa, vì chỉ trên một ngàn người đã đến tham gia ?oĐại hội? này. Đáng nể thật.
    Ngồi bên tôi là một cô gái khoảng 20 tuổi, mang kính cận độ cao. Không đẹp lắm, nhưng trông cũng thân thiện.
    - ?oCô đã ăn bánh nướng nhọn mỏ này lần nào chưa??. Tôi ướm hỏi.
    - ?oAnh hỏi lạ nhỉ?. Cô nói. ?" ?oHiệu bánh danh tiếng thế này??
    - ?oNhưng mà đâu có ngon??. Tôi nói nửa chừng thì bị cô đá vào chân. Người chung quanh lấm lét nhìn về phía tôi. Không khí ngột ngạt. Tôi giương đôi-mắt-chú-gấu-nhỏ-ngây-thơ mà chịu trận.
    - ?oAnh này điên rồ thật?. Lát sau, cô gái thầm thì bên tai tôi. ?" ?oĐã đến đây mà lại nói xấu bánh nướng nhọn mỏ thì Chim quạ nhọn mỏ bắt anh đi rồi không sống mà về được đâu nhé?.
    - ?oChim quạ nhọn mỏ gì??. Tôi sửng sốt la lớn. ?" ?oChim quạ nhọn mỏ là??
    - ?oXịt!?. Cô gái ngăn lại. Buổi diễn giảng bắt đầu.
    Trước tiên là ông Chủ hãng diễn thuyết về lịch sử bánh nướng nhọn mỏ. Những là từ thời đại Heian, người nào đấy đã làm gì đấy mà sáng tạo ra hình dạng nguyên thủy của loại bánh nướng nhọn mỏ này. Loại truyền thuyết này chẳng ai biết thật giả thế nào. Nghe đâu lại có cả bài thơ cổ nói về bánh nướng nhọn mỏ trong tập thơ Đoản Ca Cổ Kim nữa! Nghe khôi hài quá, tôi suýt bật cười lớn, nhưng thấy chung quanh mình, ai nấy đều nghiêm trọng chăm chú lắng tai nghe, vả lại cũng đâm sợ Chim quạ nhọn mỏ, nên rồi chẳng dám cười.
    Chủ hãng diễn thuyết dài dòng suốt cả tiếng đồng hồ. Mà thật ra, điều ông ta muốn nói chỉ là ?obánh nướng nhọn mỏ là một hiệu bánh có truyền thống lâu đời?,  có thế thôi. Chỉ cần một câu ngắn gọn như thế là đủ rồi.
    Tiếp đến, Giám đốc của hãng giải thích về việc tuyển mộ sản phẩm mới cho Bánh nướng nhọn mỏ. Là hiệu bánh danh tiếng toàn quốc với truyền thống lâu đời, Bánh nướng nhọn mỏ phải thích ứng theo từng thời đại mà chuyền vào những dòng máu mới để tiếp tục phát triển một cách biện chứng. Giải thích dài dòng thế nhưng cốt tủy chỉ là: Bánh nướng nhọn mỏ đã có vị xưa cũ quá, bán không còn chạy như trước nữa, nên cần có ý mới của lớp người trẻ ngày nay. Muốn thế thì cứ nói quách ra thế có phải được hơn không?
    Lúc ra về, tôi nhận được tờ hướng dẫn điều kiện tuyển mộ. Trong vòng một tháng, đem bánh mới dựa trên cơ sở Bánh nướng nhọn mỏ để dự thi, giải thưởng là 2 triệu Yen. Tôi mà lấy được 2 triệu Yen ấy thì làm đám cưới với người yêu và dọn được đến nhà trọ mới. Thế nên tôi nhất quyết làm Bánh nướng nhọn mỏ dự thi.
    Như đã nói, về bánh trái thì tôi có hơi kén chọn khó tính một tí. Trong tay có đậu, kem, bột, da làm bánh, thì thứ bánh gì tôi cũng làm được. Gì chứ làm ra loại Bánh nướng nhọn mỏ mới, hiện đại trong vòng một tháng, thì có khó khăn gì đâu. Đúng ngày thi, tôi làm xong hai tá Bánh nướng nhọn mỏ mới, mang đến hãng Bánh nướng nhọn mỏ.
    - ?oTrông ngon quá nhỉ?. Cô bé ngồi ở quầy tiếp khách khen.
    - ?oNgon lắm đấy?. Tôi nói.
    *
    Chừng một tháng sau, có điện thoại từ hãng Bánh nướng nhọn mỏ mời tôi đến. Tôi đóng bộ, thắt cà-vạt, đến hãng Bánh nướng nhọn mỏ. Và nói chuyện với Giám đốc trong phòng tiếp khách của hãng.
    - ?oBánh nướng nhọn mỏ  mới của anh rất được yêu chuộng trong khắp hãng?. Giám đốc nói. ?" ?oĐặc biệt, à? lớp trẻ thì thích lắm?.
    - ?oThế thì cảm ơn ông lắm?. Tôi nói.
    - ?oThế nhưng? một mặt, ừm? trong lớp người lớn tuổi, lại có người bảo thế này thì đâu phải mùi vị Bánh nướng nhọn mỏ nữa. Cho nên, hiện giờ thì bên bênh bên chống, kẻ tám lạng, người nửa cân, không sao quyết định dứt khoát được?.
    - ?oHà?? Tôi nói, thật tình chẳng hiểu ông ta muốn nói gì.
    - ?oVì thế, Hội nghị Giám đốc quyết định là phải tham vấn ý kiến của Ngài Chim quạ nhọn mỏ mới được?.
    Lại Chim quạ nhọn mỏ! Tôi sửng sốt: - ?oChim quạ nhọn mỏ là gì thế, thưa ông??
    Giám đốc nhìn tôi, lấy làm lạ. ?" ?oThế là anh chẳng biết gì về Ngài Chim quạ nhọn mỏ mà lại tham dự cuộc thi này hay sao??.
    - ?oXin ông tha lỗi cho. Tôi vốn khờ khạo về chuyện đời?.
    - ?oKhổ quá?. Giám đốc lắc đầu. ?" ?oAnh chẳng biết về Ngài Chim quạ nhọn mỏ thì kẹt quá?. Nhưng thôi, chuyện đâu cũng còn đấy. Mời anh đi theo tôi?.
    Tôi bước theo ông ta ra khỏi phòng, đi qua hành lang, lấy thang máy lên tầng 6, rồi lại qua một hành lang nữa. Cuối hành lang có tấm cửa sắt to lớn. Giám đốc bấm nút chuông, tức thì có anh cảnh vệ vạm vỡ bước đến, xác nhận là ông Giám đốc, rồi mới mở khóa cửa. Cung cách phòng bị thật là nghiêm mật.
    - ?oNgài Chim quạ nhọn mỏ ở trong này?. Giám đốc nói. ?" ?oNgài Chim quạ nhọn mỏ là giống chim quạ đặc biệt từ ngàn xưa đến nay chỉ ăn bánh nướng nhọn mỏ mà sống??.
    Giám đốc khỏi cần giải thích gì thêm. Phòng trong có trên trăm con chim quạ. Căn phòng có trần cao đến 5 thước này trông giống như một kho chứa hàng, với vô số thanh ngang treo lủng lẳng, trên đó hàng đàn chim quạ đang đậu san sát nhau. Chim quạ nhọn mỏ to lớn hơn chim quạ thông thường rất nhiều, con lớn toàn thân dài đến cỡ một thước, con nhỏ cũng đến 6 tấc là ít. Nhìn kỹ thì thấy chúng chẳng có mắt. Ở chỗ đáng lẽ là mắt ấy, chỉ có hai cục mỡ trắng hếu. Thêm vào đó, toàn thân chúng mập tròn căng phồng đến muốn nứt tung ra.
    Chúng tôi vừa bước vào phòng, lũ quạ nghe tiếng liền đập cánh phành phạch đồng loạt kêu la. Lúc đầu chỉ nghe như tiếng ồn ào gầm thét gì đấy, nhưng một hồi sau, quen tai dần mới nghe ra là lũ quạ kêu lên những tiếng nghe như là:
    Bánh nướng nhọn mỏ. Bánh nướng nhọn mỏ. Bánh nướng nhọn mỏ.
  2. ivy_81

    ivy_81 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/10/2005
    Bài viết:
    444
    Đã được thích:
    0
    Lũ quạ trông thật thô bỉ.
    Giám đốc vừa lấy bánh nướng nhọn mỏ trong hộp cầm tay ra ném xuống sàn, lập tức hàng trăm con chim quạ nhọn mỏ ấy đồng loạt bay ào đến. Rồi tranh giành nhau, mổ vào chân, mổ vào mắt nhau. Trời đất ơi! Mổ cả vào mắt nhau như thế thì bảo sao không mù mắt cho được!
    Giám đốc lại lấy ra một hộp bánh khác, lần này là một thứ bánh trông hình dáng giống như bánh nướng nhọn mỏ, lại rải xuống sàn.
    - ?oXem đây, thứ này là bánh dự thi, nhưng không được giải nào cả đấy?.
    Lũ quạ lại bay ào đến như lần trước, nhưng khi cắn vào biết không phải là bánh nướng nhọn mỏ thì nhổ cả ra, rồi bao nhiêu cái mỏ ấy lại giận dữ kêu ầm lên:
    Bánh nướng nhọn mỏ. Bánh nướng nhọn mỏ. Bánh nướng nhọn mỏ.
    Tiếng kêu rú đồng loạt của lũ quạ dội lên trần nhà rồi dội ngược vào sâu trong tai tôi, nghe nhức nhối cả tai lẫn óc.
    - ?oThấy chưa, chim chỉ ăn bánh nướng nhọn mỏ chính hiệu thôi?.Giám đốc nói, có vẻ tự hào. - ?oĐồ giả thì chẳng thèm nếm nữa kia.?
    Bánh nướng nhọn mỏ. Bánh nướng nhọn mỏ. Bánh nướng nhọn mỏ.
    - ?oNào, ta thử bánh nướng nhọn mỏ mới của anh xem sao nhé. Chim ăn bánh thì anh được trúng tuyển, còn chim không ăn thì rớt đấy?.
    Liệu có ăn không? Tôi đâm ra lo lắng. Linh cảm thấy điều gì không hay. Đại loại, chuyện đem bánh cho lũ quạ vớ vẩn này ăn mà quyết định trúng tuyển hay không, thì thật là sai quấy quá. Thế nhưng Giám đốc chẳng lý gì đến sự ưu tư của tôi, cứ thế mà rải bánh tôi làm để dự thi ấy xuống sàn. Lũ quạ lại bay ào đến. Và hỗn loạn bắt đầu. Có con ăn bánh có vẻ ngon lành. Có con mổ vào rồi nhả ra mà kêu toáng lên đòi ?oBánh nướng nhọn mỏ. Bánh nướng nhọn mỏ. Bánh nướng nhọn mỏ.? Rồi những con không mổ được vào bánh đã tức giận mà mổ ngay vào cuống họng các con đang được ăn bánh. Máu phun ra tung tóe. Những con quạ khác ào đến giành mấy miếng bánh chim quạ nào đấy đã nhả ra, nhưng bị các con quạ to hơn đang kêu đòi?oBánh nướng nhọn mỏ. Bánh nướng nhọn mỏ. Bánh nướng nhọn mỏ.? ấy tóm lại, mổ xẻ tét bụng ra. Lũ quạ cứ thế mà mổ xẻ cắn giết nhau hỗn loạn cả lên. Máu đòi máu, thù gọi thù. Trông chỉ là miếng bánh thôi, thế mà đối với lũ quạ này, đã là tất cả. Có đúng là Bánh nướng nhọn mỏ chính hiệu, hay không phải là Bánh nướng nhọn mỏ chính hiệu, chỉ có chuyện đó là vấn đề sinh tử đối với chúng thôi.
    - ?oÔng thấy chưa!?. Tôi nói với Giám đốc. ?" ?oThình lình mà ném tất cả bánh xuống nên kích thích chúng mãnh liệt quá đấy thôi?.
    Nói xong, tôi một mình bước ra khỏi phòng, lấy thang máy đi xuống, rồi ra khỏi hãng Bánh nướng nhọn mỏ. Cũng có tiếc món tiền thưởng 2 triệu Yen ấy thật, nhưng suốt cuộc đời còn dài của mình mà phải chiều lụy lũ quạ thô bỉ thế kia, thì tôi hoàn toàn không thể chấp nhận được.
    Tôi muốn tự mình làm ra món mình thích mà ăn. Còn lũ quạ ấy thì cứ xâu xé nhau đến chết tiệt cả đi là tốt nhất.
     
  3. Aquarius_Gemini

    Aquarius_Gemini Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/10/2006
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0

  4. ivy_81

    ivy_81 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/10/2005
    Bài viết:
    444
    Đã được thích:
    0
    MỘT CÁCH CHẾT KHÁC
    Những mệnh lệnh cuối cùng của một sĩ quan Nhật tại Mãn Châu, trong những thời khắc cuối cùng của Thế chiến thứ hai.
    Chưa tới 6 giờ sáng, viên bác sĩ thú y người Nhật đã thức giấc. Hầu hết thú trong vườn thú Hsin-ching đã dậy từ lâu. Cửa sổ mở để lọt vào tiếng kêu của bầy thú cùng với làn gió mang theo mùi của chúng, cái mùi giúp cho anh biết thời tiết mà không phải nhìn ra ngoài. Ấy là một phần cái thủ tục hàng ngày của anh ở Mãn Châu: lắng nghe, sau đó hít bầu không khí buổi sáng, thế là anh đã sẵn sàng cho một ngày mới.
    Tuy nhiên, ngày hôm nay hẳn phải khác ngày hôm trước. Không thể không khác. Quá nhiều giọng, quá nhiều mùi đã không còn nữa! Chiều hôm trước, hổ, báo, sói, gấu, tất cả đã bị thanh lý - bị tiêu diệt - bởi một toán lính Nhật để tránh không cho lũ thú này thoát ra ngoài khi thành phố bị quân Nga tấn công. Giờ đây, sau khi ngủ được mấy tiếng, viên bác sĩ thú y cảm thấy như thể những sự kiện đó là một phần của một cơn ác mộng chậm lờ đờ mà anh đã mơ thấy từ lâu lắm. Nhưng anh biết, những sự kiện đó thực sự đã xảy ra. Tai anh vẫn còn đau âm ỉ vì tiếng gầm của những họng súng; đó không thể là giấc mơ được. Giờ đang là tháng Tám năm 1945; và anh đang ở đây, thành phố Hsin-ching, trong xứ Mãn Châu nằm trong tay Nhật Bản; quân đội Xô viết đã tràn qua biên giới và mỗi giờ một áp sát hơn. Đây là thực tại - cũng thực như cái chậu và bàn chải răng mà anh đang thấy trước mặt mình.
    Tiếng rống của lũ voi khiến anh thấy nhẹ lòng đôi chút. À vâng, lũ voi thì sống sót. May thay, viên trung úy trẻ đảm trách nhiệm vụ ngày hôm qua vẫn còn đủ sự nhạy cảm thông thường của con người để loại lũ voi ra khỏi danh sách bị thanh trừng, viên bác sĩ thú y vừa rửa mặt vừa nghĩ. Từ khi tới Mãn Châu, anh đã gặp vô khối những tay sĩ quan trẻ kiêu ngạo và cuồng tín đến từ đất nước anh, và những cuộc gặp đó luôn luôn khiến anh sửng sốt. Hầu hết bọn họ là con nhà nông, tuổi niên thiếu của họ trôi qua trong thời suy thoái những năm 30, chìm ngập trong thảm kịch đói nghèo mà lại bị nhồi sọ bởi một chủ nghĩa dân tộc tự cao tự đại. Họ sẵn sàng tuân lệnh cấp trên mà không suy nghĩ, dù lệnh đó có kỳ quặc đến đâu. Nếu nhân danh Thiên hoàng người ta ra lệnh cho họ đào một cái lỗ xuyên qua trái đất tới Brazil, họ sẽ cầm lấy xẻng và khởi sự đào ngay lập tức. Một số người gọi đây là "sự thuần khiết", nhưng viên bác sĩ thú y có những từ khác để gọi nó. Là con trai một bác sĩ ở thành thị, được giáo dục trong môi trường tương đối tự do của Nhật Bản trong thập niên 1920, viên bác sĩ thú y không bao giờ hiểu được những tay sĩ quan trẻ đó. Bắn chết dăm con voi lẽ ra còn dễ hơn nhiều so với đào hầm xuyên trái đất tới Brazil, nhưng gã trung úy ngày hôm qua, mặc dù nói năng hơi nhuốm giọng nhà quê, dường như là một kẻ mang nhiều tính người hơn so với những tay sĩ quan khác - có giáo dục hơn và biết suy xét hơn. Viên bác sĩ thú y cảm nhận được điều đó qua cách ăn nói và cư xử của người sĩ quan này. 
    Dù thế nào đi nữa, lũ voi đã không bị giết, và viên bác sĩ thú y tự nhủ, có lẽ anh cần phải biết ơn về điều đó. Cả những người lính ắt cũng vui vì khỏi phải làm việc đó. Các công nhân Trung Hoa thì hẳn là tiếc hùi hụi vì lũ voi đã được tha mạng, không thì họ đã có thể tha hồ xẻ thịt và lấy ngà voi. 
    Viên bác sĩ thú y đun nước, thấm ướt râu bằng một cái khăn nóng rồi cạo râu. Sau đó anh ăn điểm tâm một mình: trà, bánh mì và bơ. Suất ăn ở Mãn Châu còn xa mới đủ no, nhưng so với những nơi khác thì vẫn còn hậu hĩ lắm. Đây là tin tốt lành cho cả anh lẫn cho lũ thú. Bọn thú tỏ ra phẫn nộ khi phần ăn của chúng bị cắt giảm, nhưng tình hình ở đây còn tốt chán so với các sở thú ở quê nhà Nhật Bản, nơi mà nguồn thức ăn đã cạn kiệt đến mức không thể nào cạn kiệt hơn. Không ai tiên đoán được tương lai, nhưng ít nhất là hiện giờ, cả vật lẫn người đều chưa đến nỗi quá đói ăn.
    Anh tự hỏi giờ này vợ và con gái đang làm gì. Họ đã trở về Nhật từ mấy hôm trước, và nếu mọi thứ xuôi chèo mát mái như đã định thì giờ này chuyến tàu chở họ hẳn đã đến bờ biển Triều Tiên. Sau đó họ sẽ lên tàu biển về Nhật Bản. Viên bác sĩ thèm được nhìn thấy họ như anh vẫn thấy mỗi buổi sáng khi thức dậy. Anh thèm được nghe giọng nói liến thoắng của hai mẹ con khi họ chuẩn bị bữa điểm tâm. Một nỗi im lặng trống rỗng ngự trị căn nhà. Đây không còn là căn nhà mà anh từng yêu thương, nơi chốn mà anh từng là một phần của nó. Thế mà hiện giờ, anh lại không thể không cảm thấy một niềm vui kỳ lạ khi được ở lại một mình trong cái chốn cư ngụ chính thức trống trơ này; giờ đây anh có thể cảm nhận được trong chính xương thịt mình cái sức mạnh bất khả cưỡng của số mệnh.
    Số phận ở đây là căn bệnh chết người của chính viên bác sĩ thú y. Từ khi còn trẻ, anh đã có một nhận thức minh bạch kỳ lạ rằng "ta, với tư cách cá nhân, đang sống dưới sự kiểm soát của một thế lực ở bên ngoài ta". Hầu như bất cứ lúc nào, uy lực của số mệnh cứ dai dẳng như một bè đệm êm ả và đơn điệu, chỉ tô thêm màu sắc cho những đường viền của cuộc đời anh. Hiếm khi anh được nhắc để nhớ tới sự tồn tại của nó. Nhưng cứ từng lúc, đột ngột, thế cân bằng thay đổi và cái lực đó tăng lên, nhấn anh vào một trạng thái cam chịu gần như là tê liệt. Bằng kinh nghiệm anh biết, anh không thể làm hay nghĩ ra bất cứ cái gì để làm thay đổi tình thế. Chẳng phải vì anh là kẻ thụ động; thật ra, anh là người quyết đoán hơn hầu hết kẻ khác, anh luôn luôn thông suốt trong quyết định của mình. Trong nghề nghiệp cũng vậy, anh là người xuất chúng: một bác sĩ thú y có kỹ năng tuyệt vời, một nhà giáo dục không mệt mỏi. Nhất định anh không phải là người theo thuyết định mệnh theo nghĩa người ta thường nghĩ. Thế nhưng, chưa bao giờ anh được nếm trải niềm xác tín vững chãi rằng chính anh chứ không phải ai khác là người quyết định mọi việc. Anh luôn luôn có cảm giác rằng chính số mệnh đã buộc anh phải quyết định việc này việc kia miễn sao lợi cho nó. Thảng hoặc, sau phút chốc hài lòng rằng mình đã quyết định điều gì đó bằng ý chí tự do, anh mới nhận ra rằng mọi việc đã được quyết định từ trước bởi một thế lực ngoại tại ngụy trang một cách khôn ngoan thành ý chí tự do, ấy chỉ là miếng mồi ném ra trước mặt anh để nhử cho anh hành xử như thể đó là do ý của chính anh. Anh thấy mình như một nguyên thủ quốc gia trên danh nghĩa, chẳng biết làm gì khác ngoài việc ấn con triện hoàng gia lên các văn kiện theo lệnh một quan nhiếp chính, kẻ thật sự thao túng quyền lực trong vương quốc - khác nào vị Hoàng đế của cái đế quốc bù nhìn Mãn Châu này.
    Giờ đây, trơ lại ở căn nhà trong vườn thú, viên bác sĩ thú y chỉ còn một mình với định mệnh. Và trên tất cả, chính định mệnh, cái uy lực to lớn của định mệnh, chính nó mới là cái cầm chịch nơi đây, chứ không phải đội quân Quan Đông, không phải quân đội Xô viết, không phải quân của Đảng Cộng sản Trung Quốc hay của Quốc dân đảng. Ai cũng có thể thấy rằng chính định mệnh là chúa tể nơi đây, còn ý chí cá nhân chẳng là cái quái gì.  Hôm trước, chính định mệnh đã tha mạng cho lũ voi nhưng chôn vùi lũ hổ, báo, sói và gấu. Còn hôm nay nó sẽ chôn vùi ai, và sẽ tha mạng ai? Đó là những câu hỏi không ai có thể trả lời.
  5. ivy_81

    ivy_81 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/10/2005
    Bài viết:
    444
    Đã được thích:
    0
    Viên bác sĩ thú y rời nhà để chuẩn bị cho thú ăn bữa sáng. Cứ đinh ninh sẽ chẳng ma nào tới làm việc nữa, nhưng anh lại gặp hai thằng bé Trung Hoa đang đợi anh ở văn phòng. Anh không biết chúng. Hai đứa trạc mười ba, mười bốn tuổi, gầy gò, da đen xỉn, cặp mắt thú láo liên. "Người ta bảo tụi cháu giúp ông", một đứa nói. Viên bác sĩ gật đầu. Anh hỏi tên chúng, nhưng chúng không trả lời. Gương mặt chúng vô cảm, như thể chúng không nghe thấy câu hỏi. Hiển nhiên là hai đứa trẻ này do mấy người Trung Hoa vẫn còn làm việc ở đây cho tới ngày hôm qua cử đến. Có lẽ giờ đây những người đó đã chấm dứt mọi tiếp xúc với người Nhật để chờ chế độ mới, nhưng họ cho rằng trẻ con thì chắc sẽ không bị người ta hạch tội. Bọn trẻ được cử tới như một cử chỉ thiện chí, bởi các công nhân biết viên bác sĩ sẽ không thể một mình xoay xở để cho lũ thú ăn.
    Viên bác sĩ cho mỗi đứa trẻ hai cái bánh quy, rồi cắt đặt công việc để chúng giúp anh cho lũ thú ăn. Họ dắt một chiếc xe la kéo từ chuồng này qua chuồng nọ, cho từng con thú ăn thức ăn dành riêng cho chúng và thay nước. Lau rửa chuồng thì họ không làm. Giỏi lắm họ chỉ có thể lấy vòi phun qua loa cho sạch phân.
    Họ bắt đầu làm từ tám giờ và kết thúc lúc mười giờ hơn. Sau đó bọn trẻ biến mất mà không nói một lời. Viên bác sĩ cảm thấy kiệt sức vì làm việc vất vả. Anh quay lại văn phòng để báo cáo với giám đốc vườn thú rằng bọn thú đã được cho ăn.
    Ngay trước buổi trưa, viên trung úy quay lại vườn thú cùng với chính tám người lính mà y đã mang tới hôm qua. Cũng lại võ trang đầy mình, họ đi đến đâu thì súng ống va leng keng đến đấy, người chưa xuất hiện mà từ xa đã nghe thấy tiếng. Áo họ đen nhẻm vì mồ hôi. Ve sầu kêu râm ran trên cây, giống như hôm qua. Tuy nhiên, hôm nay toán lính tới đây không phải để giết thú. Viên trung úy giơ tay chào giám đốc vườn thú rồi nói: "Chúng tôi cần biết tình hình vườn thú hiện nay còn bao nhiêu xe kéo và vật kéo có thể sử dụng được". Giám đốc cho y hay, vườn thú có đúng một con la và một cái xe. "Hai tuần trước chúng tôi đã đóng góp cho quân đội chiếc xe tải duy nhất cùng hai con ngựa", ông ta lưu ý. Viên trung úy gật đầu và thông báo rằng y sẽ trưng dụng ngay con la cùng chiếc xe, theo lệnh của Bộ tư lệnh đội quân Quan Đông.
    "Đợi một chút", viên bác sĩ thú y cắt ngang. "Chúng tôi cần cái xe với con la để cho thú ăn hai lần một ngày. Đám nhân công người địa phương của chúng tôi đi cả rồi. Không có con la với cái xe đó thì bọn thú sẽ chết đói. Dù có đi nữa thì chúng tôi cũng đã khó lòng trụ được rồi".
    "Tất cả chúng ta đều khó lòng trụ được, thưa ông", viên trung úy nói, cặp mắt đỏ ngầu, mặt lởm chởm râu ria. "Ưu tiên hàng đầu của chúng ta là bảo vệ thành phố. Ông có thể thả bọn thú ra khỏi chuồng bất cứ lúc nào nếu cần. Chúng tôi đã thanh toán xong bọn thú ăn thịt nguy hiểm. Lũ còn lại thì chẳng gây hại cho ai. Đây là quân lệnh, thưa ông. Ông phải tự xoay xở lấy".
    Viên trung úy cắt ngang cuộc trò chuyện và ra lệnh cho binh lính đi lấy con la và chiếc xe. Khi họ đã đi khỏi, viên bác sĩ thú y và giám đốc vườn thú nhìn nhau. Giám đốc nhấp trà, lắc đầu, không nói gì.
    Bốn tiếng đồng hồ sau, đám lính quay lại dẫn theo con la và chiếc xe goòng, trong xe có chất cái gì đó lù lù trồi lên, nhưng bị phủ kín bằng một tấm vải bạt dày. Con la thở hổn hển, sùi bọt mép vì cái nắng chang chang và phải kéo quá sức. Tám người lính dùng lưỡi lê điệu bốn người Trung Quốc đi đằng trước - ấy là những người rất trẻ, hẳn chỉ độ hai mươi tuổi, mặc đồng phục bóng chày, tay trói quặt sau lưng. Những vết bầm tím trên mặt cho thấy rõ họ đã bị đánh tơi bời. Mắt phải của một người sưng húp đến nỗi hầu như nhắm tịt lại, còn người khác môi còn rỉ máu loang đỏ ối cả chiếc áo bóng chày màu sáng. Ngực áo họ không ghi chữ nào, nhưng có những hình chữ nhật nhỏ nơi mà bảng tên đã bị giật ra. Con số trên lưng họ là 1, 4, 7 và 9. Viên bác sĩ thú y không thể nào hình dung vì sao, tại đúng thời điểm nước sôi lửa bỏng này, bốn gã trai Trung quốc kia lại mặc đồng phục bóng chày, hoặc vì sao họ bị đánh tơi bời và bị toán lính Nhật lôi xác tới đây. Quang cảnh này có vẻ như không thuộc về thế giới này, mà là tranh vẽ của một bệnh nhân tâm thần.
    Viên trung úy hỏi mượn giám đốc vườn thú vài cái cuốc xẻng. Tay sĩ quan trẻ trông còn xanh xao phờ phạc hơn trước nữa. Viên bác sĩ dẫn y cùng đám lính tới chỗ giá để dụng cụ ở phía sau văn phòng. Viên trung úy chọn hai cái cuốc và hai cái xẻng cho toán lính. Rồi y bảo viên bác sĩ đi cùng y. Sau đó, bỏ đám lính lại, y đi về phía một bụi cây phía bên kia đường. Viên bác sĩ thú y theo sau. Viên trung úy đi tới đâu, những con châu chấu to đùng túa ra tán loạn tới đó. Mùi cỏ mùa hè thoảng trong không khí. Lẫn trong tiếng ve sầu kêu đinh tai, tiếng rống the thé của lũ voi từng chặp vẳng tới như một lời cảnh báo xa xăm.
    Viên trung úy cứ lẳng lặng đi giữa những hàng cây, cho đến khi tìm thấy một khoảng đất trống giữa khu rừng. Khu vực này đã được lát đá để xây một quảng trường dành riêng để nuôi những con thú nhỏ cho trẻ con chơi. Tuy nhiên kế hoạch này đã bị hoãn vô thời hạn, do tình hình chiến sự ngày càng tồi tệ nên vật liệu xây dựng trở nên khan hiếm. Cây cối đã bị dọn quang tạo thành một khoảnh đất tròn trơ trụi, mặt trời rọi sáng cái khoảnh đất này trong khu rừng như ánh đèn sân khấu. Viên trung úy đứng ngay giữa vòng tròn đó mà đưa mắt nhìn quanh. Rồi y sục sục gót giày xuống đất.
    "Chúng tôi sẽ đóng quân ở đây một thời gian", y vừa nói vừa quỳ gối xuống lấy tay vốc một nắm đất.
    Viên bác sĩ thú y gật đầu để trả lời. Anh không hiểu nổi vì sao người ta lại phải đóng quân trong vườn thú, nhưng anh quyết định không hỏi. Ở Hsin-ching này, kinh nghiệm đã dạy cho anh rằng chớ bao giờ đặt câu hỏi với đám quân nhân. Những câu hỏi chỉ tổ làm họ nổi giận, và trong bất cứ trường hợp nào họ cũng không bao giờ trả lời thẳng vào câu hỏi.
    "Đầu tiên chúng tôi đào một cái lỗ to ở đây", viên trung úy nói như với chính mình. Y đứng dậy rút một gói thuốc lá từ trong ngực áo. Vừa cắm một điếu vào giữa môi mình, y vừa mời viên bác sĩ thú y một điếu, sau đó y đánh diêm châm lửa cho cả hai. Hai người tập trung hút để lấp đầy sự im lặng. Viên trung úy lại lấy giày sục xuống mặt đất. Y vẽ một hình gì đó trên mặt đất rồi xóa đi. Cuối cùng, y hỏi viên bác sĩ thú y: "Anh sinh ở đâu?".
    "Ở Kanagawa", viên bác sĩ nói. "Tại một thị trấn gọi là Ofuna, gần biển, cách Tokyo chừng một hai giờ xe."
    Viên trung úy gật đầu.
    "Còn anh sinh ở đâu?", viên bác sĩ thú y hỏi.
    Thay vì trả lời, viên trung úy nheo mắt nhìn sợi khói bay lên từ giữa những ngón tay y. Không, đặt câu hỏi cho một quân nhân thì chẳng bao giờ được gì hết, viên bác sĩ thú y tự nhủ một lần nữa. Họ thích đặt câu hỏi, nhưng họ sẽ không bao giờ trả lời anh. Có hỏi họ bây giờ là mấy giờ họ cũng không trả lời, thật sự là vậy.
    "Ở đó có một xưởng phim", viên trung úy nói.
    Phải mất mấy giây viên bác sĩ thú y mới hiểu ra rằng tay trung úy đang nói về Ofuna. "Đúng vậy. Một xưởng phim lớn. Nhưng tôi chưa vào trong đó bao giờ."
    Viên trung úy thả điếu thuốc hút dở xuống mặt đất rồi dí chân lên. "Tôi hy vọng anh sẽ có thể quay về đó", y nói. "Dĩ nhiên, từ đây về Nhật Bản còn phải băng qua một đại dương. Có lẽ tất cả chúng ta sẽ chết ở đây". Y vừa nói vừa nhìn đăm đăm xuống đất.
    "Nói tôi nghe, bác sĩ, anh có sợ chết không?"
    "Tôi cho rằng còn tùy anh chết theo cách nào", viên bác sĩ thú y nói sau một thoáng suy nghĩ. Viên trung úy ngước mắt lên nhìn viên bác sĩ như thể bị khêu gợi trí tò mò. Rõ ràng là y chờ đợi một câu trả lời khác. "Anh nói đúng", y nói. "Điều đó còn tùy anh chết theo cách nào."
    Hai người im lặng một lát. Nom bộ dạng viên trung úy, y có thể cứ đứng nguyên vậy mà ngủ gục tới nơi. Rõ ràng y đã sức cùng lực kiệt. Một con châu chấu to lạ lùng đập cánh vù vù bay qua trên đầu họ như một con chim rồi biến mất trong một bụi cỏ đằng xa. Viên trung úy liếc đồng hồ. "Tới giờ rồi", y nói mà không rõ là với ai. Rồi y nói với viên bác sĩ thú y. "Tôi muốn anh ở lại đây một lát. Có thể tôi sẽ nhờ anh làm một việc." Viên bác sĩ thú y gật đầu.
  6. ivy_81

    ivy_81 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/10/2005
    Bài viết:
    444
    Đã được thích:
    0
    Đám lính dẫn các tù nhân Trung Hoa ra khoảng trống trong rừng rồi tháo dây trói. Viên trung sĩ dùng cây gậy bóng chày vẽ một vòng tròn trên mặt đất - viên bác sĩ thú y thấy lại thêm một điều huyền bí: tại sao người lính lại có cây gậy bóng chày - rồi dùng tiếng Nhật ra lệnh những người tù đào một cái hố sâu có kích thước bằng vòng tròn đó. Bốn người đàn ông mặc đồng phục bóng chày dùng cuốc xẻng lẳng lặng đào. Phân nửa đội lính Nhật canh chừng đám tù nhân, trong khi nửa kia nằm dài ra dưới bóng cây. Dường như họ đang buồn ngủ chết được; vừa đặt lưng xuống đất, họ liền ngáy ngay lập tức. Bốn người lính còn lại vẫn thức canh chừng việc đào hố, súng gác ngang hông, mũi lê cắm đầu họng súng, sẵn sàng sử dụng ngay lập tức. Viên trung úy và gã trung sĩ thay phiên nhau, người giám sát công việc, kẻ tranh thủ chợp mắt dưới bóng cây.
    Chưa đầy một tiếng đồng hồ, bốn tù nhân Trung Hoa đã đào xong một cái hố đường kính khoảng bốn mét, sâu tới cổ. Một người hỏi xin nước bằng tiếng Nhật. Viên trung úy gật đầu, một tên lính liền xách lại một xô nước đầy. Bốn người Trung Hoa lần lượt tợp nước trong xô, nốc ừng ực, vẻ khoan khoái ra mặt. Họ gần như uống cạn cả xô nước. Đồng phục họ mặc đen nhẻm vì máu, bùn và mồ hôi. 
    Viên trung úy ra lệnh cho hai người lính kéo chiếc xe goòng tới gần cái hố. Viên trung sĩ giật tấm vải bạt ra, để lộ bốn xác chết chất đống trong xe. Mấy cái xác cũng mặc đồng phục bóng chày như các tù nhân, và hiển nhiên cũng là người Trung Hoa. Hẳn là họ đã bị bắn chết, đồng phục của họ đầy những vết máu đen. Những con ruồi to tướng bắt đầu bâu lấy những cái xác. Xét qua những chỗ máu đông, viên bác sĩ đoán rằng họ đã chết được khoảng hai mươi bốn tiếng đồng hồ.
    Viên trung úy ra lệnh cho bốn tù nhân Trung Hoa ném mấy tử thi xuống cái hố mà họ vừa đào xong. Mặt trắng bệch, chẳng nói chẳng rằng, các tù nhân lôi mấy cái xác ra khỏi chiếc xe goòng rồi ném từng cái một xuống hố. Mỗi cái xác rơi chạm đất đánh bịch một tiếng trầm đục. Con số in trên đồng phục của mấy người chết là 2, 5, 6 và 8. Viên bác sĩ thú y ghi nhớ mấy con số. Khi bốn người Trung Hoa đã ném xác xuống hố xong, mấy tên lính trói mỗi người vào một gốc cây gần đó. Viên trung úy chìa cổ tay ra nhìn đồng hồ với vẻ nghiêm trang. Rồi y ngẩng lên nhìn hồi lâu một điểm trên bầu trời, như thể tìm một cái gì ở đó. Y trông giống như tay trưởng nhà ga đứng trên sân ga đợi một đoàn tàu đã quá trễ giờ. Nhưng thật ra y chẳng nhìn cái gì sất. Y chỉ muốn để cho một khoảng thời gian nào đó trôi qua. Sau khi xong, y quay về phía viên trung sĩ và cộc lốc ra lệnh đâm chết ba trong bốn tù nhân - mang số 1, 7 và 9 - bằng lưỡi lê. 
    Ba binh sĩ được chọn ra để đứng vào vị trí trước mặt ba người Trung Hoa. Mấy người lính thậm chí còn xanh xao hơn cả những kẻ mà họ sắp sửa giết. Mấy người Trung Hoa có vẻ mệt mỏi tới mức không còn trông mong bất cứ cái gì. Viên trung sĩ mời mỗi người một điếu thuốc, nhưng họ từ chối. Y đút gói thuốc lại vào túi áo.
    Tay trung úy kéo viên bác sĩ thú y ra đứng cách những người lính khác một quãng. "Anh nên xem vụ này", y nói. "Đây là một cách chết khác."
    Viên bác sĩ gật đầu. Tay trung úy không nói câu này với mình, anh nghĩ. Y đang nói với chính y. Bằng giọng dịu dàng, viên trung úy giải thích: "Bắn có lẽ là cách đơn giản và hiệu quả nhất để giết chúng, nhưng chúng tôi được lệnh không được phí phạm dù chỉ một viên đạn, nhất là không được phí đạn để giết người Trung Hoa. Chúng tôi phải để dành đạn cho bọn Nga. Bọn này, chúng tôi chỉ giết bằng lưỡi lê; nghe thì dễ, nhưng không phải đâu. Mà này, bác sĩ, trong quân đội người ta có dạy anh cách dùng lưỡi lê không?"
    Viên bác sĩ giải thích rằng anh là bác sĩ thú y nên không được huấn luyện dùng lưỡi lê."Giết người bằng lưỡi lê cho đúng cách thì phải làm thế này: Trước tiên, phải thọc lưỡi lê vào dưới xương sườn, ở đây này." Viên trung úy chỉ vào thân thể chính mình, ngay phía trên dạ dày. "Kế đó phải ngoáy lưỡi lê thành một vòng tròn rộng, sâu bên trong cơ thể tử tội để xáo tung các cơ quan nội tạng. Sau đó thì thọc lên trên để đâm thủng tim. Anh không thể chỉ cắm lưỡi lê vào mà mong hắn chết được. Lính tráng chúng tôi được người ta dạy lui dạy tới điều này không biết bao nhiêu lần. Đánh nhau tay đôi bằng lưỡi lê cùng với tập kích ban đêm là niềm tự hào của quân đội Thiên hoàng, mặc dù chủ yếu là vì đánh nhau kiểu này rẻ hơn nhiều so với xe tăng, máy bay và đại bác. Dĩ nhiên, huấn luyện gì mà chẳng được, nhưng nói gì thì nói, anh cũng chỉ đâm một con búp bê nhồi rơm chứ đâu phải một thằng người thật. Nó không chảy máu, không biết thét lên, cũng không đổ ruột xuống đất. Mấy thằng lính này đã bao giờ thật sự giết người bằng cách này đâu. Tôi cũng chưa hề."
    Viên trung úy nhìn tay trung sĩ và gật đầu. Viên trung sĩ quát to ra lệnh cho ba tên lính vừa lập tức lấy tư thế nghiêm. Thế rồi ba tên lính lùi lại nửa bước và chĩa lưỡi lê ra, hướng mũi lê về phía vào mỗi người tù. Một trong ba người Trung Hoa (số 7) gầm gừ mấy chữ bằng tiếng Trung Hoa nghe như một lời rủa và nhổ nước bọt với vẻ ngang tàng - đống nước bọt chẳng bao giờ chạm đất mà dây rớt vào vạt trước bộ đồng phục bóng chày của anh ta. Nghe lệnh kế tiếp, ba tên lính vận hết sức bình sinh thọc lưỡi lê vào người mấy người Trung Hoa. Sau đó, như viên trung úy đã nói, họ ngoáy lưỡi lê để xé toạc lục phủ ngũ tạng các tù nhân, rồi thọc mũi lê về phía trên. Tiếng kêu của mấy người Trung Hoa không quá to; chúng giống như những tiếng nấc trầm trầm hơn là tiếng thét, như thể họ đang trút sạch ra ngoài toàn bộ hơi thở còn sót lại trong người qua một lỗ thoát duy nhất. Đám lính rút lưỡi lê ra, lùi lại. Viên trung sĩ lại quát to ra lệnh, và đám lính lặp lại quy trình giống hệt như trước - thọc, ngoáy, chọc lên trên, rút ra. Viên bác sĩ thú y chết lặng nhìn cảnh đó, bị choáng ngợp bởi cảm giác mình đang bắt đầu bị tách làm hai. Anh đồng thời trở thành kẻ đâm và kẻ bị đâm. Anh có thể cảm thấy cả tác động của lưỡi lê khi nó thọc vào cơ thể nạn nhân lẫn cái đau khi tạng phủ của chính mình bị xẻ thành từng mảnh.
  7. ivy_81

    ivy_81 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/10/2005
    Bài viết:
    444
    Đã được thích:
    0
    Mấy người Trung Hoa lâu chết hơn anh tưởng nhiều. Thân thể bị rạch toang của họ tuôn máu xối xả lên mặt đất, nhưng thậm chí dù nội tạng của họ đã bị xẻ ra từng mảnh, họ vẫn khẽ giật giật thêm hồi lâu. Viên trung sĩ dùng lưỡi lê của chính mình để cắt dây thừng trói những người đàn ông vào mấy gốc cây, sau đó y hạ lệnh cho mấy tên lính nãy giờ không tham gia vào việc hạ sát lôi mấy cái xác vừa sụm xuống đất kia mà vứt xuống hố. Những cái xác này khi chạm đáy hố cũng phát ra một tiếng đùng đục, nhưng viên bác sĩ không khỏi cảm thấy âm thanh này khác với âm thanh phát ra bởi mấy cái xác trước kia. Có lẽ vì những người này chưa chết hẳn.Giờ chỉ còn sót lại người tù Trung Hoa trẻ tuổi mang số 4 trên áo. Ba người lính mặt tái nhợt xé những chiếc lá dưới chân mình mà chùi lấy chùi để mấy lưỡi lê đẫm máu. Lưỡi lê không chỉ nhuộm máu mà còn vấy những chất lỏng cơ thể có màu sắc kỳ lạ và dính những tảng thịt. Đám lính phải dùng rất nhiều lá mới trả được những lưỡi lê về màu kim loại trơn ban đầu.Viên bác sĩ thú y tự hỏi tại sao chỉ một mình người số 4 vẫn còn sống, nhưng anh không hỏi gì. Viên trung úy lấy ra thêm một điếu thuốc rồi châm lửa. Y mời viên bác sĩ một điếu, anh này lặng lẽ nhận, đút vào giữa hai môi rồi tự châm lửa lấy. Tay anh không run, nhưng dường như nó mất hết cảm giác, như thể anh đang mang găng tay dày.
    "Mấy tên này là học viên Trường Dự bị Sĩ quan Quân đội Mãn Châu Quốc", viên trung úy nói. "Chúng từ chối tham gia phòng thủ Hsin-ching. Đêm qua chúng giết hai vị thầy người Nhật rồi tìm cách bỏ trốn. Chúng tôi tóm được chúng trong khi tuần đêm, giết bốn đứa ngay tại chỗ và bắt sống bốn đứa. Trời tối thành thử có hai đứa thoát được". Viên trung úy dùng lòng bàn tay xát râu cằm. "Chúng toan trốn thoát bằng cách mặc đồng phục bóng chày. Tôi đoán là chúng cho rằng nếu bị bắt trong khi đang mặc quân phục thì sẽ bị khép tội đào ngũ. Hoặc có thể chúng sợ quân đội Cộng sản sẽ làm thịt chúng nếu gặp chúng mặc quân phục Mãn Châu quốc". Dù thế nào đi nữa, ngoài đồng phục học viên sĩ quan ra thì ở trại chúng chỉ có mỗi bộ đồng phục bóng chày. Thế là chúng xé mấy cái tên in trên đó ra rồi tìm cách mặc bộ đồng phục đó mà chạy trốn. Tôi không biết anh có biết việc này không, trường sĩ quan có một đội bóng chày rất cừ. Tụi nó thường sang Đài Loan và Triều Tiên thi đấu giao hữu. "Thằng đó", viên trung úy chỉ về phía gã trai đang bị trói vào thân cây, "là đội trưởng và là tay đánh chính 1. Chúng tôi cho rằng cũng chính hắn bày ra trò đào tẩu này. Hắn giết hai ông thầy Nhật bằng một cái gậy bóng chày. Các ông thầy biết trong trại đang có chuyện lôi thôi nên sẽ không phát vũ khí cho đám học viên ngoại trừ trường hợp tối khẩn. Nhưng họ quên mất mấy cây gậy bóng chày. Cả hai người đều bị đánh vỡ toác sọ. Có lẽ họ đã chết ngay tức khắc. Hai cú đánh không chê vào đâu được. Cây gậy đó đây".Viên trung úy ra lệnh cho trung sĩ đem cây gậy tới. Y chuyển cây gậy cho anh bác sĩ thú y. Anh này cầm lấy bằng hai tay, chìa nó ra trước mặt, kiểu như một đấu thủ đang bước vào vị trí đánh bóng. Đó chỉ là một cây gậy bình thường, được chế không khéo lắm, đầu tù, vân không đều. Tuy nhiên nó khá nặng và được dùng nhiều. Tay cầm đen nhẻm vì mồ hôi. Trông nó không có vẻ gì là một chiếc gậy vừa mới được dùng để giết hai mạng người. Sau khi cảm nhận sức nặng của cây gậy, viên bác sĩ đưa trả cho viên trung úy. Tay này cầm lấy, vụt vài cái nhẹ nhàng ra vẻ một tay chơi nhà nghề.
    "Anh có chơi bóng chày không?", trung úy hỏi viên bác sĩ.
    "Hồi còn nhỏ thôi."
    "Giờ thì lớn quá rồi hay sao?"
    "Không còn bóng chày bóng chiếc gì nữa", bác sĩ nói. Suýt nữa anh đã hỏi "Thế còn anh, trung úy?", nhưng kịp nuốt mấy chữ ấy lại.
    "Tôi được lệnh đánh chết thằng này bằng chính cây gậy mà nó đã dùng", viên trung úy vừa nói bằng giọng khô khan vừa lấy đầu gậy chọc chọc xuống đất. "Ăn miếng trả miếng. Nói riêng giữa tôi với anh thôi nhé, tôi thấy cái lệnh này thật là thối. Đi giết mấy thằng nhóc này thì lợi lộc chó gì? Chúng ta chẳng còn cái máy bay nào, tàu chiến cũng không, những đơn vị thiện chiến nhất đã đi tong cả. Mới mấy hôm trước một thứ bom đặc biệt nào đó vừa quét sạch cả thành phố Hiroshima trong có một giây. Hoặc chúng ta sẽ bị quét sạch khỏi Mãn Châu hoặc chúng ta sẽ bị giết cả lũ, rồi Trung Hoa lại thuộc về người Trung Hoa thôi. Chúng ta đã giết quá nhiều người Trung Hoa rồi, giết thêm vài mạng phỏng có khác gì. Nhưng lệnh là lệnh. Tôi là người lính và phải tuân lệnh. Hôm qua chúng tôi đã giết lũ hổ và báo, hôm nay chúng tôi phải giết mấy gã trai này. Thành thử hãy nhìn cho kỹ, bác sĩ ạ. Đây là một cách chết khác dành cho con người. Anh là bác sĩ, chắc anh đã quen với dao kéo, máu me, gan ruột, nhưng chắc hẳn anh chưa từng thấy ai bị đánh đến chết bằng cây gậy bóng chày."
    Viên trung úy ra lệnh cho tay trung sĩ dẫn gã số 4, tay đánh chính, đến cạnh mép hố. Một lần nữa người ta trói quặt tay anh ta sau lưng, bịt mắt rồi buộc anh ta quỳ xuống đất. Anh ta là một gã trai cao lớn, vạm vỡ, hai cánh tay đồ sộ to cỡ bắp đùi người thường. Viên trung úy gọi một tay lính trẻ tới, đưa cho cậu ta cây gậy. "Giết nó bằng cái này", y nói. Tay lính trẻ đứng nghiêm chào trước khi nhận cây gậy, nhưng sau khi đã cầm nó trên tay, hắn vẫn đứng đực ra như hóa đá. Dường như hắn không thể hình dung nổi cái khái niệm đánh chết một người Trung Hoa bằng một cây gậy bóng chày.
    "Cậu đã bao giờ chơi bóng chày chưa?", viên trung úy hỏi tay lính.
    "Thưa ngài, chưa bao giờ", tay lính đáp rõ to. Cả ngôi làng ở Hokkaido nơi hắn chào đời lẫn ngôi làng ở Mãn Châu nơi hắn lớn lên, nghèo rớt mồng tơi đến nỗi cả bên này lẫn bên kia, chẳng gia đình nào đủ tiền để đụng tới những thứ xa xỉ như bóng chày hay gậy bóng chày. Suốt thời niên thiếu y chạy tung tăng ngoài những cánh đồng, bắt chuồn chuồn và chơi trò đánh kiếm gậy với chúng bạn. Cả đời hắn chưa hề chơi bóng chày, thậm chí chưa hề xem một trận bóng chày. Đây là lần đầu tiên y cầm một cây gậy bóng chày.
    Viên trung úy liền chỉ cho hắn cách cầm gậy, dạy cho hắn những điểm cơ bản về cách dùng gậy đánh, rồi tự mình thị phạm mấy lần. "Hiểu chưa? Quan trọng là hai bên hông", y làu bàu qua hai hàm răng nghiến chặt. "Lùi lại lấy thế, rồi xoay người từ thắt lưng trở xuống. Đầu gậy sẽ tự động di chuyển theo. Hiểu chưa? Nếu tập trung quá nhiều vào việc vung gậy thì toàn bộ lực của cậu sẽ dồn vào hai tay, cú đánh sẽ mất uy lực. Phải vặn người từ dưới hông."
    Tên lính xem ra không hiểu lắm những gì trung úy nói, nhưng hắn vẫn nhấc cái dụng cụ nặng trịch của hắn lên theo lệnh và vụt qua vụt lại một hồi để tập. Ai nấy đều quan sát hắn. Viên trung úy đặt tay lên tay hắn để giúp hắn điều chỉnh tư thế cầm gậy. Y là một giáo viên cừ. Chẳng mấy chốc, cú đánh của tên lính, tuy còn đôi chút vụng về, đã vung lên mạnh mẽ trong không trung. Kỹ thuật thì tên lính còn thiếu, bù lại y có sức lực cơ bắp nhờ đã quen công việc đồng áng.
    "Được rồi", viên trung úy vừa nói vừa lấy mu bàn tay lau mồ hôi rịn ra trên lông mày. "Giờ làm đi, giờ cố vụt một cái duy nhất cho ra trò. Đừng để nó đau đớn."
    Thật ra điều y muốn nói là: "Tao cũng chẳng muốn làm việc này hơn gì mày. Ai đời lại nghĩ ra một trò ngu xuẩn như vậy cơ chứ? Giết người bằng gậy bóng chày...". Nhưng một sĩ quan không bao giờ có thể nói như vậy với một người lính.Tên lính bước lại phía sau người Trung Hoa bị bịt mắt đang quỳ trên mặt đất. Khi tên lính nâng gậy lên, những tia nắng chói của mặt trời đang lặn hắt cái bóng dài, bè bè của cây gậy lên mặt đất. Thật là gở, viên bác sĩ thú y nghĩ. Viên trung úy nói đúng: ta chưa bao giờ thấy một người bị giết bằng gậy bóng chày. Tên lính giữ cây gậy ở trên không một hồi lâu. Viên bác sĩ thấy đầu gậy run run.
  8. ivy_81

    ivy_81 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/10/2005
    Bài viết:
    444
    Đã được thích:
    0
    Viên trung úy gật đầu với tay lính. Gã này hít một hơi dài, lùi lại lấy thế rồi lấy hết sức bình sinh quật cây gậy vào phía sau đầu tay học viên sĩ quan Trung Hoa. Hắn làm việc đó cừ một cách lạ lùng. Hắn xoay hông đúng hệt như viên trung úy đã dạy, nhãn hiệu của cây gậy giáng thẳng vào phía sau tai gã trai, cây gậy theo sau chính xác không chê vào đâu được. Có một âm thanh nứt gãy đùng đục, ấy là hộp sọ bị vỡ. Bản thân gã trai không kêu một tiếng. Thân hình y treo trên không một hồi trong một tư thế kỳ lạ rồi đổ vật về phía trước. Y nằm úp má xuống đất, máu tuôn ra từ một bên tai. Y không cục cựa. Viên trung úy nhìn đồng hồ. Tên lính trẻ vẫn nắm chặt cây gậy bóng chày, nhìn trân trối vào khoảng không, miệng há hốc.
    Viên trung úy là người làm bất cứ việc gì cũng chi li cẩn trọng. Y đợi hẳn một phút. Khi đã tin chắc là gã trai Trung Hoa kia hoàn toàn không động đậy, y bèn bảo viên bác sĩ thú y: "Anh làm ơn kiểm tra xem hắn đã chết hẳn chưa?"
    Viên bác sĩ gật đầu, đi lại phía gã trai Trung Hoa đang nằm, quỳ xuống gỡ dải băng bịt mắt y. Mắt người đàn ông mở to, con ngươi trợn ngược, máu đỏ tươi từ trong tai túa ra. Miệng y hé mở để lộ cái lưỡi cong vẹo bên trong. Cú đánh làm cho cổ của y vặn nghiêng thành một góc kỳ lạ. Lỗ mũi y thốc ra từng bụm máu đặc, làm thành những vết ố đen sịt trên mặt đất khô. Một con ruồi đặc biệt nhạy - và đặc biệt lớn - đã bay vù vù về phía một trong hai lỗ mũi để đẻ trứng. Viên bác sĩ cầm lấy cổ tay y để bắt mạch, chỉ để cho chắc. Mạch không còn, dĩ nhiên là không còn mạch ở chỗ lẽ ra phải có. Tên lính trẻ đã kết liễu cuộc đời gã đàn ông sức tày Hạng Võ này bằng một cú gậy bóng chày duy nhất, cú đánh đầu tiên bằng gậy bóng chày trong đời hắn. Viên bác sĩ thú y nhìn viên trung úy gật đầu, ra hiệu rằng gã đàn ông quả thật đã chết, chẳng nghi ngờ gì nữa. Làm xong nhiệm vụ, anh bắt đầu chầm chậm đứng lên khi cảm thấy mặt trời chiếu sau lưng anh đột nhiên trở nên chói gắt hơn.
    Đúng lúc đó, gã cầu thủ bóng chày người Trung Hoa trẻ tuổi mang số 4 ngồi dậy như thể vừa mới tỉnh giấc. Không một chút hồ nghi hoặc phân vân - hay có lẽ những người có mặt chỉ cảm thấy như vậy? - y túm lấy cổ tay viên bác sĩ. Mọi chuyện xảy ra trong có một giây. Viên bác sĩ không hiểu nổi; gã này đã chết, anh tin chắc điều đó. Thế mà lúc này, nhờ một giọt sức sống cuối cùng dường như vọt lên chẳng biết từ đâu, gã đàn ông đang siết cổ tay viên bác sĩ bằng sức mạnh của một cái kìm thép. Mí mắt căng hết cỡ, con ngươi vẫn lộn ngược lên trên, gã trai trẻ ngã chúi xuống hố kéo theo viên bác sĩ. Viên bác sĩ ngã xuống bên trên y và nghe rõ tiếng xương sườn của y gãy răng rắc khi khối nặng thân thể y chạm đất. Thế mà gã cầu thủ bóng chày người Trung Hoa vẫn tiếp tục siết cổ tay anh. Những người lính thấy toàn bộ cảnh đó, nhưng họ sửng sốt đến nỗi không làm được gì khác ngoài đứng nhìn. Viên trung úy trấn tĩnh trước tiên và nhảy xuống hố. Y rút súng lục ra khỏi vỏ, chĩa họng súng vào đầu gã Trung Hoa, bóp cò ba lần. Hai tiếng rắc sắc lạnh, lẫn vào nhau vang lên, và một cái lỗ lớn màu đen mở hoác ra nơi thái dương gã đàn ông. Giờ thì sự sống của y đã tắt hẳn, thế nhưng y vẫn chưa chịu buông cổ tay viên bác sĩ. Viên trung úy quỳ xuống, một tay cầm súng, tay kia bắt đầu khó nhọc gỡ dần từng ngón tay của cái xác chết. Viên bác sĩ nằm trong hố, xung quanh là tám xác chết Trung Hoa câm lặng mặc đồng phục bóng chày. Dưới đáy hố, tiếng kêu ran ran của ve sầu nghe rất khác với ở trên mặt đất.Sau khi viên bác sĩ thú y đã thoát khỏi bàn tay siết của người chết, bọn lính kéo anh và viên trung úy lên khỏi cái huyệt. Viên bác sĩ ngồi bệt xuống cỏ, thở mấy hơi thật sâu. Rồi anh nhìn cổ tay mình. Những ngón tay của gã trai để lại năm cái dấu đỏ lựng. Đang giữa buổi chiều tháng Tám nồng nực mà viên bác sĩ cảm thấy lạnh thấu ruột thấu gan. Ta sẽ không bao giờ rũ được cái lạnh này nữa, anh nghĩ. Gã đàn ông đó quả thật đã ra sức lôi ta theo tới bất cứ chốn nào y tới. Viên trung úy cài lại khóa an toàn rồi cẩn thận đút súng lục vào bao. Đây là lần đầu tiên y nã súng lục vào một con người. Nhưng y cố không nghĩ về điều đó. Chiến tranh sẽ còn tiếp diễn ít nhất là một thời gian nữa, người ta sẽ tiếp tục chết nữa. Chuyện nghiền ngẫm sâu xa này nọ, y có thể để dành về sau. Y chùi lòng bàn tay mướt mồ hôi vào quần, rồi ra lệnh cho những tên lính ban nãy không tham gia hành hình lấp hố lại. Một bầy ruồi kếch xù đã đến để săn sóc đống xác chết. Tay lính trẻ vẫn đứng trơ ra đó, như hóa đá, tay nắm chặt cây gậy bóng chày. Dường như hắn không thể nào buông tay ra. Viên trung úy và trung sĩ để hắn đứng một mình. Có vẻ như hắn đã quan sát toàn bộ chuỗi sự kiện quái đản kia - gã Trung Hoa "đã chết" bất ngờ chộp cổ tay viên bác sĩ thú y, cả hai ngã xuống cái huyệt, viên trung úy nhảy vào kết liễu đời gã Trung Hoa, còn bây giờ đám lính đang lấp hố lại. Nhưng kỳ thực hắn chẳng quan sát bất cứ cái gì. Hắn lắng nghe một con chim trên cây ở đâu đó đang kêu "chích! chích!" như thể đang vặn một sợi dây thiều. Tên lính ngước lên, cố định vị xem tiếng kêu phát ra từ hướng nào, nhưng không thấy tăm hơi nào của con chim vặn dây thiều. Hắn thấy hơi buồn nôn trong cổ họng.
    Trong khi nghe tiếng vặn dây thiều, tên lính trẻ nhìn thấy những hình ảnh theo nhau rời rạc hiện lên rồi mờ đi trước mắt hắn. Sau khi quân Nhật bị quân đội Xô viết tước vũ khí, tay trung úy sẽ bị bàn giao cho người Trung Hoa, y sẽ bị treo cổ vì trách nhiệm của y trong những cuộc hành hình này. Viên trung sĩ sẽ chết vì bệnh dịch hạch tại một trại tập trung ở Siberia: hắn sẽ bị ném vào một lều cách ly rồi bỏ mặc đó đến chết, mặc dù trên thực tế hắn chỉ gục ngã vì thiếu ăn và không hề mắc bệnh dịch hạch, ít nhất là không mắc bệnh trước khi bị ném vào lều cách ly. Viên bác sĩ thú y sẽ chết vì tai nạn một năm sau: là thường dân, anh ta sẽ bị người Liên Xô mang đi để phục vụ quân đội và sẽ làm việc nặng nhọc ở một trại tập trung Siberia khác; anh ta đang làm việc ở một tầng sâu trong một mỏ than ở Siberia thì một trận lũ sẽ cuốn phăng anh ta cùng với nhiều người lính. Còn mình, tên lính trẻ nghĩ, tay nắm chặt chiếc gậy bóng chày - nhưng hắn không thể nhìn thấy tương lai của chính mình. Thậm chí hắn không thể nhìn thấy những sự kiện đang xảy ra ngay trước mắt. Hắn nhắm mắt lại lắng nghe tiếng kêu của con chim vặn dây thiều.Thế rồi, bất chợt, hắn nghĩ tới đại dương - cái đại dương mà hắn nhìn thấy từ trên boong con tàu đã đưa hắn từ Nhật sang Mãn Châu tám năm về trước. Cho tới khi đó hắn chưa hề nhìn thấy đại dương, từ đó đến giờ cũng không một lần thấy lại. Hắn vẫn còn nhớ rõ mùi không khí mằn mặn. Đại dương là một trong những điều kỳ diệu nhất hắn từng thấy trong đời - lớn lao và sâu thẳm hơn bất cứ cái gì hắn từng hình dung. Nó thay đổi màu sắc, hình dạng và sắc thái tùy theo thời điểm, nơi chốn và thời tiết. Nó làm dậy lên một nỗi buồn sâu sắc trong lòng hắn, đồng thời lại mang đến cho lòng hắn sự bình an khuây khỏa. Liệu có bao giờ hắn thấy lại biển nữa không? Hắn nới lỏng tay buông chiếc gậy bóng chày xuống đất. Cây gậy chạm đất vang lên một tiếng khô khốc. Sau khi cây gậy rời khỏi tay, hắn thấy buồn nôn hơn một chút.
    Con chim vặn dây cót vẫn tiếp tục kêu, nhưng không ai khác nghe thấy tiếng kêu của nó.
  9. ivy_81

    ivy_81 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/10/2005
    Bài viết:
    444
    Đã được thích:
    0
    SINH NHẬT CỦA NÀNG
    Nàng vẫn đợi bên bàn thực khách như thường lệ dù hôm nay là ngày sinh nhật thứ hai mươi của nàng. Nàng luôn làm việc vào ngày thứ sáu nhưng nếu mọi chuyện diễn ra theo đúng kế hoạch thì vào thứ sáu này nàng sẽ được nghỉ. Cô gái làm bán thời gian kia đã đồng ý đổi ca cho nàng như chuyện đương nhiên. Bởi, thật là không bình thường khi vào đúng ngày sinh nhật thứ hai mươi của mình mà phải bưng bê cho khách món gnocchi bí ngô và món fritto hải sản, lại còn phải nghe tiếng quát tháo của người đầu bếp. Nhưng cô kia bị cảm lạnh nặng phải nằm nhà, bị tiêu chảy liên tục và sốt cao, thế là rốt cuộc cô ta nghỉ làm sau lời thông báo ngắn ngủi.
    Nàng cố gắng làm an lòng cô gái kia khi cô ta gọi điện xin lỗi. ?oĐừng lo?, nàng nói. ?oMình cũng chẳng có dự tính làm gì đặc biệt đâu, dù hôm nay là ngày sinh nhật thứ hai mươi của mình?.
    Mà thật, cũng chẳng phải nàng thất vọng gì lắm. Lý do là cách đây mấy ngày, nàng mới cãi nhau một trận kịch liệt với bạn trai khi anh ta yêu cầu qua đêm với nàng. Họ đã cặp với nhau từ hồi cấp ba và thường cãi nhau vì những chuyện nhỏ nhặt. Nhưng chuyện đó càng ngày càng tệ hại hơn cho đến khi trở thành một cuộc đấu khẩu kịch liệt kéo dài, kịch liệt đến nỗi khiến nàng đủ quyết tâm cắt đứt mối quan hệ dài lâu của hai người mãi mãi. Có điều gì trong nàng đã đông cứng, đã chết. Từ sau biến cố đó, chàng chẳng gọi điện cho nàng và nàng cũng chẳng muốn gọi điện cho chàng.
    Nàng làm việc ở một trong chuỗi những nhà hàng Ý khá nổi tiếng ở quận Roppongi sang trọng ở Tokyo. Chỗ này đã bắt đầu kinh doanh từ cuối những năm sáu mươi. Mặc dù món ăn không phải là số một nhưng danh tiếng của nhà hàng luôn được bảo toàn. Có rất nhiều khách hàng đến thường xuyên và họ không bao giờ phải thất vọng. Phòng ăn có một bầu không khí êm ả và thanh thản, không chút phô trương. Nhà hàng thu hút những khách hàng già cả hơn là đám trẻ, trong đó có một số người nổi tiếng thuộc giới sân khấu và các nhà văn.
    Nhà hàng có hai người phục vụ làm sáu ngày một tuần. Nàng và một nữ phục vụ bán thời gian là sinh viên thay nhau làm mỗi người ba ca. Thêm vào đó có một người quản lý dưới nhà và tại bàn tiếp tân có một người phụ nữ trung niên ốm nhom ốm nhách như có mặt ở đó từ khi nhà hàng bắt đầu khai trương - đúng nghĩa là chỉ ngồi ở một chỗ như một nhân vật u buồn già nua của Little Dorrit vậy. Chính xác là bà ta chỉ làm hai nhiệm vụ: thanh toán tiền ăn của khách và trả lời điện thoại. Bà ta chỉ nói khi nào cần thiết và luôn mặc bộ váy đen. Bà ta có một vẻ gì khô cứng và lạnh lùng. Nếu bạn để bà ta rơi vào biển đêm, bà ta chắc chắn sẽ chìm và một cái thuyền nào đó sẽ đụng phải bà ta.
    Người quản lý dưới nhà có lẽ gần năm mươi. Ông ta cao, vai rộng. Hình thể của ông khiến ta có thể đoán rằng thời trai trẻ ông là người đam mê thể thao. Nhưng giờ đây những mảng thịt núc ních đã bắt đầu tích tụ lại ở bụng và trên cằm ông. Tóc ông ngắn, cứng lưa thưa trên đỉnh đầu. Một cái mùi đặc trưng của một người già chưa vợ luôn quấn lấy ông như một tờ báo in bị cất trong ngăn kéo lâu ngày với vài viên thuốc ho vậy. Nàng có một ông chú độc thân có mùi y như thế. Người quản lý luôn mặc bộ com lê đen, áo sơ mi trắng và thắt cravát không kẹp ghim. Thực ra thì ông tự tay mình thắt cravát. Một điều đáng nể là ông có thể thắt cravat rất chỉnh tề mà không phải soi gương. Công việc của ông là kiểm kê khách đến và khách đi, ghi nhớ những chỗ khách đã đặt trước, biết tên những khách hàng quen thuộc, mỉm cười chào họ, kính cẩn lắng nghe những lời than phiền của khách, khuyên thực khách nên dùng loại rượu nào một cách chuyên nghiệp, và xem xét công việc của những nam nữ phục vụ. Ông làm công việc của mình một cách khéo léo ngày này qua tháng khác. Ngoài ra ông còn có nhiệm vụ mang bữa tối lên phòng của chủ nhà hàng.
    ?oPhòng ông chủ ở tầng sáu trên nhà hàng này?, nàng nói. ?oMột căn hộ, văn phòng hay cái gì đại loại vậy?.
    Chẳng biết sao tôi và nàng lại quên đi dịp sinh nhật lần thứ hai mươi của mình. Một ngày đều xảy đến với mỗi người chúng ta. Hầu hết mọi người đều nhớ ngày họ bắt đầu hai mươi tuổi. Sinh nhật lần thứ hai mươi của nàng đã qua hơn mười năm trước.
    ?oTuy thế, chẳng bao giờ thấy mặt ông chủ ở nhà hàng. Chỉ duy có người quản lý thấy được mà thôi bởi vì công việc ông quản lý là mang cơm tối đến phòng ông chủ mà. Còn lại các nhân viên khác thì chẳng biết mặt mũi ông chủ ra sao cả?.
    ?oVậy, căn bản là ông chủ ở nhà nhận cơm của chính nhà hàng của mình ư??
    ?oĐúng thế đấy?, nàng nói. ?oNgười quản lý phải mang bữa tối lên phòng ông chủ vào tám giờ mỗi tối. Đó là thời gian nhà hàng tất bật nhất, vì thế mà việc người quản lý đi vắng vào đúng lúc đó luôn là vấn đề với chúng tôi, nhưng chẳng còn cách nào khác vì bắt buộc phải vậy. Người ta đặt bữa tối vào một trong những cái xe đẩy của khách sạn dùng cho việc phục vụ phòng, rồi người quản lý, với vẻ kính cẩn, đẩy xe vào thang máy. Khoảng mười lăm phút sau, ông trở về tay không. Sau đó một tiếng, người quản lý lại trở lên và mang xuống chiếc xe đẩy với những chiếc đĩa và cốc chén không. Mỗi ngày, ông làm việc đó đúng răm rắp như đồng hồ vậy. Em nghĩ đây là điều kỳ quặc mà mình mới thấy lần đầu. Anh biết đấy. Nó giống như một loại lễ nghi tôn giáo vậy. Sau một thời gian, dù đã quen với điều đó, em vẫn nghĩ y như thế?. 
  10. ivy_81

    ivy_81 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/10/2005
    Bài viết:
    444
    Đã được thích:
    0
    Người chủ dùng món gà đều đặn mỗi ngày. Chỉ có cách nấu nướng và món rau là khác đôi chút. Nhưng phần chính vẫn luôn là gà. Một người đầu bếp trẻ tuổi có lần bảo nàng rằng anh ta đã thử nấu tù tì món gà nướng suốt một tuần liền chỉ để xem thử có chuyện gì xảy ra không nhưng chẳng nghe thấy một lời phàn nàn nào cả. Dĩ nhiên là đầu bếp luôn thử đủ cách nấu nướng khác nhau. Và mỗi người đầu bếp mới đều muốn tự thử thách mình bằng cách chế biến đủ kiểu nấu gà mà anh ta có thể nghĩ ra. Họ làm món nước xốt tinh tế hơn, thử lấy gà từ nhiều nguồn cung cấp khác nhau. Nhưng không nỗ lực nào có hiệu quả. Như thể họ chỉ thảy những viên đá vào cái hang rỗng. Lần lượt mỗi người trong bọn họ dần bỏ cuộc và lại nấu phục vụ ông chủ món gà tiêu chuẩn cho mỗi ngày. Đó là tất cả những gì họ có thể nói?.
    Công việc vẫn bắt đầu như thường lệ vào ngày mười bảy tháng mười một - ngày sinh nhật lần thứ hai mươi của nàng. Trời đổ mưa rải rác từ chiều, đến chập tối thì mưa như trút nước. Vào lúc năm giờ, người quản lý tập trung nhân viên lại để giải thích những công việc đặc biệt cho ngày hôm nay. Các phục vụ viên bắt buộc phải học thuộc lòng từng chữ mà không được dùng giấy để ghi nhớ: thịt bê vùng Milan, mì ống với cá mòi và cải bắp, kem hạt dẻ. Đôi khi người quản lý đến từng bàn để hỏi xem thực khách thấy thế nào. Sau đó đến bữa ăn của các nhân viên: ấy là để các nhân viên phục vụ khỏi than phiền đói bụng khi cứ phải đứng đó mà phục vụ thực khách. Nhà hàng mở cửa lúc sáu giờ, nhưng vì mưa lớn nên khách đến chậm. Nhiều suất đặt trước bị hủy bỏ. Lý do đơn giản là vì quý bà không muốn mưa làm bẩn váy áo chẳng hạn. Người quản lý mím môi đi qua đi lại, các nhân viên phục vụ giết thời gian bằng cách lau chùi những hộp muối, hộp tiêu hay tán gẫu với mấy tay đầu bếp về việc nấu nướng. Nàng vừa phục vụ một cặp thực khách đang ngồi ở bàn trong phòng ăn vừa lắng nghe tiếng đàn clavico phát ra dè dặt từ cái loa trên trần nhà. Một làn hương nồng của cơn mưa cuối thu lan tỏa vào trong nhà hàng. Khi người quản lý bắt đầu cảm thấy mệt là vào lúc hơn bảy giờ rưỡi. Ông loạng choạng đi về chiếc ghế và ngồi đó một lúc lâu, ôm chặt lấy bụng như thể vừa bị bắn một phát đạn. Mồ hôi trơn nhẫy dính chặt vào trán. Và ông lảm nhảm: ?oChắc tôi phải đến bệnh viện thôi?. Đối với ông, việc sức khỏe không ổn là sự kiện bất thường nhất. Hơn mười năm nay, từ ngày ông bắt đầu làm việc tại nhà hàng này, chưa một lần ông vắng mặt. Đó là một điểm đáng nể khác nữa. Ông chưa từng nghỉ làm vì bị thương hay bệnh tật gì, nhưng sự nhăn nhó đau đớn của ông cho thấy rõ ràng là ông đang lâm vào một tình cảnh vô cùng tệ hại.
    Nàng cầm ô bước ra ngoài gọi tắc xi. Một nam phục vụ bình tĩnh dìu người quản lý ra ngoài, leo lên xe tắc xi và đưa ông đến một bệnh viện gần đó. Trước khi cúi mình chui vào tắc xi, người quản lý nói với nàng bằng một giọng khàn khàn: ?oTôi muốn cô mang bữa tối lên phòng 604 vào lúc tám giờ. Cô chỉ cần làm mỗi một việc là ấn chuông và nói ?obữa ăn của ông đây ạ? rồi quay gót?.
    ?oPhòng 604, đúng không??, nàng nói.
    ?oLúc tám giờ?, ông ta lặp lại. ?oNhớ đúng giờ đấy nhé?. Mặt mũi lại nhăn nhó, người quản lý bước lên xe và chiếc xe đưa ông đi mất hút.
    Chẳng có dấu hiệu gì cho thấy mưa sẽ tạnh sau khi người quản lý đi khỏi và thực khách đến thưa thớt. Chỉ có một hai bàn là có khách ngồi riêng biệt mà thôi. Vì thế nếu người quản lý và một nhân viên phải vắng mặt vào lúc này thì cũng không thành vấn đề. Chứ như mọi khi thì mọi chuyện sẽ rối tinh rối mù đến mức nếu tất cả nhân viên có chút thời gian rảnh đủ để photo một tờ giấy thì đúng là chuyện lạ.

Chia sẻ trang này