1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Truyện ngắn Murakami Haruki

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi ivy_81, 31/10/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. DE_LA_FERE

    DE_LA_FERE Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    1.825
    Đã được thích:
    0

    Năm ngày trước khi đi, tôi lấy hết can đảm nói: ?oHãy quên chuyện đi Nam Cực đi. Khi em nghĩ về nơi đó, em thấy đó là một nơi quá lạnh lẽo, và dường như không tốt cho sức khỏe chúng ta. Em chợt nghĩ hay mình đi đến nơi nào tốt hơn cho chúng ta? Châu Âu thì sao? Chúng ta hãy đi nghỉ ở Tây Ban Nha. Chúng ta có thể uống rượu, ăn cơm thập cẩm, xem đấu bò hay cái gì tương tự vậy?.
    Nhưng chồng tôi tôi không để ý gì đến điều tôi nói. Anh nhìn sâu vào không khoảng không vài phút rồi tuyên bố: ?oAnh hoàn toàn không muốn đi Tây Ban Nha. Nơi đó quá nóng đối với anh. Tây Ban Nha quá bụi bặm và thức ăn thì quá cay. Ngoài ra, anh cũng đã mua vé đi Nam Cực rồi. Chúng ta cũng đã có áo choàng lông và giày ống cho em. Chúng ta không thể lãng phí tất cả. Bây giờ chúng ta phải đi xa. Chúng ta không thể không đi?.
    Sự thực đó làm tôi sợ hãi. Tôi linh cảm khi đến Nam Cực sẽ có điều gì xảy ra cho chúng tôi mà không thể cứu vãn được. Tôi gặp ác mộng triền miên. Lần nào cũng giống lần nào. Tôi đang đi bộ thì bị rơi xuống một kẽ nứt trên mặt đất. Không ai tìm thấy tôi và tôi bị đông lạnh ở đó. Câm lặng bên trong tảng băng, tôi trừng mắt nhìn lên trời xanh. Tôi vẫn còn ý thức, nhưng không thể di chuyển, dù là cựa quậy ngón tay. Tôi nhận ra mình dần bị trôi vào quá khứ. Khi người ta nhìn vào tôi, nhìn vào cái mà tôi đã biến thành, người ta đang nhìn vào quá khứ. Quang cảnh lùi dần về phía sau, xa mãi.
    Khi tỉnh dậy tôi thấy người băng đang ngủ cạnh tôi. Anh luôn ngủ mà không thở, như một xác chết vậy.
    Nhưng tôi yêu người đàn ông băng. Tôi khóc, và nước mắt tôi rơi trên gò má anh. Anh tỉnh giấc và ôm tôi trong tay. ?oEm gặp ác mộng?, tôi nói.
    - Chỉ là mơ thôi mà, - anh nói. - Những giấc mơ đến từ quá khứ, không phải tương lai. Em không bị giấc mơ ràng buộc, mà là giấc mơ bị ràng buộc vào em. Bé cưng hiểu điều đó không?
    - Vâng, - tôi nói, dù không tin.
    Tôi chẳng tìm ra được lý do nào hay ho để hủy bỏ chuyến đi nên cuối cùng tôi và chồng tôi đáp máy bay đi Nam Cực. Những nữ tiếp viên đều không thân thiện. Tôi muốn nhìn quang cảnh ngoài cửa sổ nhưng mây dày đến nỗi tôi không thấy gì. Trong thoáng chốc, cửa sổ bị băng đóng thành từng lớp. Chồng tôi yên lặng đọc sách. Tôi chẳng thấy hứng thú gì với chuyến đi nghỉ này. Tôi chỉ làm bộ vui vẻ làm những gì đã được quyết định rồi.
    Khi chúng tôi xuống cầu thang máy bay và bước trên nền đất Nam Cực, tôi cảm thấy cơ thể anh lắc lư. Điều này kéo dài chưa đầy cái chớp mắt, chỉ khoảng nửa giây. Anh không biểu lộ gì về sự thay đổi, nhưng tôi biết nó đã xảy ra. Có điều gì bên trong người băng rúng động một cách bí mật, dữ dội. Anh dừng lại, nhìn trời và nhìn đôi tay mình. Anh hắt ra một hơi thở mạnh. Sau đó anh nhìn tôi và nhe răng cười. Anh nói: ?oĐây quả thực là nơi em muốn viếng thăm ư??.
    - Vâng. Đúng vậy, - tôi nói.
    Nam Cực cô đơn hơn bất cứ thứ gì mà tôi tưởng tượng. Hầu như không có ai sống ở đây. Chỉ có một thành phố nhỏ đơn điệu. Trong thành phố có một khách sạn. Dĩ nhiên cũng nhỏ và đơn điệu. Nam Cực không phải là nơi để đi du lịch. Không có một con chim cánh cụt lẻ bầy. Và cũng không thấy Nam cực quang. Không cây cối, không hoa, không sống ngòi, không ao hồ. Bất cứ nơi nào tôi đến cũng chỉ toàn băng là băng. Nhìn xa đến đâu đi nữa cũng chỉ thấy vùng hoang vu băng đá kéo dài.
    Ngược lại, chồng tôi rất hăng hái đi từ nơi này đến nơi khác như không biết đủ là gì. Anh học rất nhanh ngôn ngữ địa phương và nói chuyện với những người trong thành phố bằng giọng ầm ầm tuyết lở. Anh nói chuyện với họ hàng giờ liền với vẻ hết sức nghiêm trọng nhưng tôi không cách nào biết họ đang nói chuyện gì. Tôi có cảm giác như chồng tôi đã phụ bạc tôi, để mặc tôi tự chăm sóc mình.
    Ở đó, nơi cái thế giới vô thanh bị những tảng băng dày bao bọc ấy, tôi cuối cùng đánh mất sức mạnh của mình. Từng chút từng chút một. Cuối cùng tôi không còn đủ sức để tức giận nữa. Như thể tôi đã đánh mất cảm xúc của mình ở nơi nào đó. Tôi đánh mất dấu vết nơi tôi đang hướng đến, đánh mất dấu thời gian, đánh mất mọi xúc cảm về chính mình. Tôi không biết điều này bắt đầu và chấm dứt khi nào, nhưng khi tôi lấy lại ý thức thì tôi đang hiện tồn trong một thế giới băng, một mùa đông vĩnh cửu khô kiệt mọi sắc màu, khép chặt trong chính nó.
    Ngay cả sau khi hầu hết cảm giác đã biến mất, tôi vẫn biết điều này. Chồng tôi ở Nam Cực không còn là người đàn ông trước kia nữa. Anh vẫn đưa mắt tìm tôi giống như xưa kia, anh nói chuyện với tôi dịu dàng. Tôi muốn nói rằng những gì anh nói với tôi là thật lòng anh. Nhưng tôi cũng biết, anh không còn là người đàn ông băng mà tôi đã gặp trong khách sạn ở khu trượt tuyết.
    Dù vậy, không có cách nào để tôi gây sự chú ý cho bất kỳ ai. Mọi người ở Nam Cực đều rất thích anh, nhưng dù vậy họ không thể hiểu lấy một từ tôi nói. Phà hơi thở trắng, họ kể chuyện cười rồi cãi nhau và hát những bài hát bằng ngôn ngữ của họ trong khi tôi ngồi một mình trong phòng, nhìn ra bầu trời xám xịt mà chắc hẳn hàng tháng nữa cũng không mong quang đãng ra được. Chiếc máy bay mang chúng tôi đến đây và đã bay đi lâu rồi, chỉ sau chốc lát đường băng đã phủ một lớp băng dày, như trái tim tôi vậy.
    ?oMùa đông đã đến", chồng tôi nói. ?oMùa đông sẽ kéo dài lắm và không có máy bay hay tàu thuyền gì đâu. Mọi thứ đóng băng cả. Có vẻ như chúng ta phải ở lại đây đến mùa xuân năm sau?.
    Ba tháng sau khi đến Nam Cực, tôi nhận ra mình đã có thai. Tôi biết rằng đứa bé con tôi sẽ trở nên một người băng bé nhỏ. Tử cung tôi đã đông cứng lại, còn nước ối của tôi là thứ nước tuyết tan. Tôi cảm thấy sự giá lạnh của nó ở trong người. Đứa con tôi sẽ như cha nó, có đôi mắt như lưỡi băng và những ngón tay sương giá. Và gia đình mới của chúng tôi sẽ chẳng bao giờ rời chân khỏi Nam Cực. Quá khứ vĩnh cửu nặng nề trùm lên mọi nhận thức, ghì siết lấy chúng tôi. Và chúng tôi sẽ chẳng bao giờ giũ bỏ được.
    Giờ đây, dường như trong người tôi không còn trái tim nữa. Hơi ấm đã bỏ tôi mà đi xa. Đôi khi tôi quên mất rằng hơi ấm đó đã từng tồn tại. Ở nơi này, tôi cô độc hơn bất cứ ai trên trái đất. Khi tôi khóc, người băng hôn vào má tôi và những giọt nước mắt tôi biến thành đá. Anh làm đông cứng những giọt nước mắt tôi trên tay anh và đặt chúng trên lưỡi anh. ?oHãy xem anh yêu em biết chừng nào?, anh nói. Anh đang nói thật. Nhưng một cơn gió từ hư không quét qua thổi những từ trắng xóa của anh bay, bay mãi vào quá khứ.
    Hoàng Long dịch từ bản tiếng Anh của Richard L.Peterson
    (tức là ko nhiều tác phẩm được dịch từ nguyên gốc nhể?)
  2. DE_LA_FERE

    DE_LA_FERE Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    1.825
    Đã được thích:
    0
    Lưỡi dao săn
    Haruki Murakami
    Hai bè củi được thả neo ngoài khơi xa nhìn như hai hòn đảo sinh đôi. Một khoảng cách lý tưởng nếu từ bờ bơi ra - chính xác là 50 feet tính từ bờ và khoảng ba mươi feet giữa hai bè gỗ. Bề ngang 14 feet, mỗi bè đều có thang sắt và thảm cỏ nhân tạo phủ trên bề mặt. Mực nước sâu 10 đến 12 feet, trong suốt đến mức ta có thể nhìn thấy sợi dây xích nối giữa hai chiếc bè kéo tận xuống đáy chiếc neo bê tông. Khu vực bơi được một tảng đá ngầm san hô vây quanh. Và vì ít khi có sóng lớn nên những chiếc bè cứ dập dềnh nhẹ nhàng trên mặt nước. Chúng dường như cam chịu việc bị bỏ ngoài khơi xa để cho những tia nắng chói chang của mặt trời chiếu dọi ngày này qua tháng khác.
    Tôi thích đứng trên bè gỗ nhìn vào bờ. Bờ biển trắng xóa kéo dài, chiếc tháp cứu đắm màu đỏ, hàng cọ xanh tươi - một cảnh đẹp huy hoàng, hay ít ra cũng hoàn hảo như một bức tranh trên bưu thiếp. Phía xa bên phải, bờ biển chấm dứt bằng một dãy đá đen lởm chởm dẫn đến khách sạn mà vợ tôi và tôi đang ở. Bây giờ là cuối tháng sáu, chưa đến mùa du lịch vì thế có ít khách vãng lai ở khách sạn và trên bờ biển.
    Có một quân đoàn Mỹ đóng trú gần đây và chiếc bè gỗ nằm ngay hướng bay của máy bay trực thăng. Những chiếc phi cơ xuất hiện từ ngoài khơi xa, tách đôi không gian giữa hai chiếc bè gỗ rồi vút qua đám cây cọ và biến mất. Chúng bay chậm đến mức ta có thể nhìn thấy vẻ mặt của người phi công. Tuy nhiên, trừ những chiếc máy bay tập kích trên đầu, còn lại hầu như chỉ là bãi biển vắng lặng, ngủ vùi. Đúng là một nơi lý tưởng cho những ai muốn yên thân một mình trong kỳ nghỉ.
    Những căn nhà màu trắng ở đây có hai tầng, được chia làm bốn phòng, hai ở tầng trên và hai ở tầng dưới. Phòng chúng tôi nằm ở tầng trệt, nhìn ra biển. Bên ngoài cửa sổ là khu vườn với những đám cỏ được cắt tỉa gọn gàng. Sáng và tối, chiếc xe bồn chậm chạp tưới cỏ. Sau khu vườn là một hồ bơi và một hàng cây cọ cao vút với nhưng chiếc lá khổng lồ ve vẩy nhẹ nhàng trong gió mùa.
    Một người mẹ và đứa con trai người Mỹ đang ở căn phòng kế bên phòng vợ chồng tôi. Họ dường như đã ở đây lâu rồi, trước khi chúng tôi đến. Người mẹ khoảng sáu mươi tuổi còn đứa con trai gần bằng tuổi chúng tôi, khoảng hai tám hai chín gì đó. Họ giống nhau đến mức tôi chưa từng thấy mẹ con nhà nào giống hơn. Cả hai đều có gương mặt hẹp và dài y chang nhau, trán rộng và môi mím chặt. Người mẹ dáng cao, thẳng, cử động nhanh nhẹn hoạt bát. Người con hình như cũng cao, tôi không chắc lắm. Anh ta ngồi trên một cái xe lăn. Lúc nào người mẹ cũng đứng sau, đẩy chiếc xe lăn cho anh ta.
    Gia đình họ im lặng đến đáng ngờ và căn phòng của họ như viện bảo tàng. Họ chẳng bao giờ bật tivi dù có hai lần tôi đã nghe tiếng nhạc vọng sang từ phòng họ - lần đầu là một bản clarinet ngũ tấu của Mozart, lần thứ hai là một bản nhạc giao hưởng mà tôi không thể nhận ra. Tôi đoán là của Richard Strauss.
    Ngoài những lần đó ra còn lại chẳng có tiếng động nào. Họ không sử dụng máy điều hoà nhiệt độ. Thay vào đó, họ mở cửa trước để cho những cơn gió lạnh ngoài biển thổi vào. Nhưng cho dù mở cửa, tôi cũng chẳng nghe thấy tiếng nói chuyện của họ bao giờ. Những mẩu đàm thoại của họ - chắc đôi lúc họ phải nói chuyện - chắc hẳn chỉ là sự thay đổi ít nhiều ngữ điệu của tiếng thì thầm mà thôi. Họ dường như không biết đến chúng tôi, và những khi ở trong phòng chúng tôi phải hạ thấp giọng.
    Chúng tôi thường gặp gia đình họ trong nhà hàng, trong tiền sảnh khách sạn hay đôi khi trên lối đi dạo của khu vườn. Khách sạn này là một nơi nhỏ nhắn và ấm cúng, nên chúng tôi dù muốn hay không cũng phải qua những lối đi ấy. Chúng tôi gật đầu chào nhau mỗi khi giáp mặt. Mẹ con họ có những cách gật đầu chào khác nhau. Người mẹ gật đầu chào mạnh, quả quyết, còn người con chỉ nghiêng đầu nhẹ. Aán tượng của hai cách chào đó dù vậy vẫn đẹp như nhau. Lời chào chỉ bắt đầu và kết thúc như thế, không đi xa hơn. Chúng tôi chẳng bao giờ thử bắt chuyện với họ. Giữa vợ chồng tôi đã có nhiều điều để nói với nhau rồi. Chẳng hạn như bao giờ thì dọn đến nhà mới, chúng tôi sẽ làm những việc gì và có nên có con hay không? đây là mùa hè cuối cùng của những năm chúng tôi hai mươi tuổi.
    Sau bữa ăn sáng, mẹ con họ luôn ngồi trong tiền sảnh đọc báo. Đọc từ trang này sang trang khác, từ trên xuống dưới rất có phương pháp. Như thể họ khóa mình trong một kỳ thi nghiêm ngặt xem ai đọc báo lâu hơn. Một đôi ngày, họ thay báo bằng những quyển sách đóng bìa cứng dày cộp. Họ giống như một đôi vợ chồng già chán nhau từ lâu lắm rồi, hơn là giống hai mẹ con.
    Mỗi sáng, khoảng chừng 10 giờ tôi cùng vợ mang những chai nước ướp lạnh đi ra biển. Chúng tôi bôi thuốc chống nắng khắp người, nằm dài trên những chiếc chiếu trải trên cát. Tôi nghe nhạc Stones hay Marvin Gaye bằng máy Sony Walkman, còn vợ tôi thì đọc Cuốn theo chiều gió. Vợ tôi nói rằng nàng học được nhiều điều từ tác phẩm về cuộc sống. Tôi chẳng bao giờ đọc nó nên tôi không hiểu nàng muốn nói gì. Hàng ngày, mặt trời bật sâu vào trong đất liền, vạch một đường chậm chạp giữa hai chiếc bè theo đường ngược lại với hướng bay của những chiếc trực thăng rồi nhàn nhã lặn sâu xuống đường chân trời.
    Hai ngày một lần, vào buổi chiều, hai mẹ con họ lại xuất hiện trên bờ biển. Người mẹ luôn mặc bộ quần áo màu sáng và đội chiếc mũ rơm màu trắng rộng vành. Người con chẳng bao giờ đội nón. Thay vào đó, anh ta đeo một chiếc kính râm, mặc chiếc áo sơ mi phong cách Hawai và một chiếc quần vải cotton. Họ ngồi dưới bóng của những cây cọ, gió xạc xào xung quanh. Họ nhìn ra biển và không làm gì khác. Bà mẹ ngồi trên chiếc ghế xếp nơi bãi biển, còn người con chẳng bao giờ rời khỏi chiếc xe lăn. Đôi khi, họ đổi chỗ tìm bóng râm. Người mẹ mang theo một phích nước màu trắng, đôi khi bà rót nước cho mình trong ly giấy hay nhai vài cái bách bích quy.
    Có buổi họ ở bãi biển khoảng nửa tiếng, nhưng có khi họ ở đến ba giờ chiều. Khi tôi bơi, tôi cảm thấy họ đang nhìn tôi. Có một khoảng cách dài giữa chiếc bè gỗ đến hàng cọ xanh nên tôi có thể hình dung ra được. Chắc có lẽ tôi quá nhạy cảm nhưng khi tôi leo lên một trong hai chiếc bè, tôi dễ dàng cảm thấy đôi mắt họ chiếu thẳng vào tôi. Đôi khi chiếc phích bạc loé sáng như một con dao trong ánh nắng mặt trời.
    Ngày này qua ngày khác hững hờ nối tiếp theo nhau. Phòng kế bên vẫn chẳng có gì khác biệt. Ta có thể thay đổi trật tự mà chẳng ai chú ý đến. Mặt trời vẫn mọc hướng đông, lặn hướng tây, những chiếc máy bay màu ôliu bay lên bay xuống, tôi nốc hàng galông(1) bia và thỏa chí vẫy vùng bơi lội.
    Buổi chiều cuối cùng ở khách sạn, tôi ra biển bơi một lần nữa. Vợ tôi nghỉ trưa và tôi ra biển một mình. Đó là buổi chiều ngày thứ bảy, người đông hơn thường lệ. Những người lính rám nắng với sự ồn ào tuổi trẻ và những hình xăm trên cánh tay đang chơi bóng chuyền. Lũ trẻ dìm nhau nơi bờ nước, xây lâu đài cát và kêu thét vui sướng khi sóng lớn vỗ bờ. Nhưng dường như không có ai bơi ngoài xa, những chiếc bè trở nên hoang vắng. Trời không gợn mây, ánh nắng chiếu thẳng trên đầu, mặt cát nóng bỏng. Nhưng không thấy hai mẹ con họ xuất hiện.
    Tôi bước xuống cho nước dâng đến ngực rồi bắt đầu trườn đến phía trái của chiếc bè. Một cách chậm rãi, tôi dùng tay thử độ nâng của nước. Tôi vừa bơi vừa đếm nhịp bơi. Nước lạnh và tôi cảm thấy tốt cho làn da rám nắng của mình. Tôi bơi trong vùng nước trong đến mức nhìn thấy cái bóng của mình đổ trên mặt cát, như thể một cánh chim lướt qua bầu trời. Sau khi đếm đến nhịp thứ bốn mươi, tôi ngẩng lên để chắc chắn rằng cái bè ngay phía trước mặt. Chính xác sau mười nhịp bơi nữa, tay trái tôi đã chạm vào nó. Tôi nổi lên đó khoảng một phút, điều hòa nhịp thở mình rồi túm lấy cái thang và trèo lên bè.
    Tôi hết sức ngạc nhiên thấy có một người ở đây trước mình. Một người đàn bà mập mạp tóc vàng hoe. Chắc hẳn bà ta đã đến đây trong khi tôi đang bơi vì khi từ bờ nhìn ra, tôi không thấy ai trên chiếc bè này cả. Bà mập mặc một bộ bikini nhỏ xíu. Cái quần màu đỏ trông như lá cờ đuôi nheo mà người nông dân Nhật Bản cắm trên đồng để báo hiệu cánh đồng mới được xịt thuốc trừ sâu. Bà mập nằm sấp. Người bà quá mập nên bộ đồ tắm trông càng nhỏ hơn nữa. Dường như bà mới đến vùng này bởi làn da nhợt nhạt, không có dấu vết gì của sự rám nắng.
    Bà ngước nhìn lên vài giây rồi nhắm mắt lại. Tôi ngồi xuống phía đối điện của chiếc bè. Tôi đu đưa chân xuống nước và nhìn vào bờ. Hai mẹ con nhà nọ vẫn không có dưới tán lá cọ. Và cũng chẳng có ở bãi biển. Tôi không thể lẫn họ được: chiếc xe lăn kim loại lấp lánh trong nắng là một sự tố giác chết người. Tôi cảm thấy như bị bỏ rơi. Không có hai mẹ con, bức tranh phong cảnh mất đi một miếng. Có lẽ họ đã làm thủ tục rời khách sạn và trở về nơi ?ocố quận? - có lẽ là một nơi nào đó. Nhưng khi tôi thấy họ trước đó, trong nhà ăn của khách sạn, họ không có vẻ gì là sắp sửa rời đi. Vẫn như thường lệ, họ dành thời gian để dùng bữa và yên lặng uống một ly cà phê sau khi ăn xong.
    Tôi nằm sấp xuống như bà mập tóc vàng hoe và phơi nắng trong khoảng mười phút, nghe những con sóng nhỏ táp vào mạn chiếc bè. Những giọt nước rơi vào tai tôi ấm áp trong ánh nắng mặt trời chói chang.
    ?oNày cậu trai, nóng nhỉ?, bà mập nói từ phía bên kia chiếc bè. Giọng bà cao và ngọt xớt.
    ?oHẳn vậy rồi,? tôi đáp.
    ?oCậu biết mấy giờ rồi không??.
    ?oTôi không có đồng hồ, nhưng tôi đoán chắc khoảng hai giờ rưỡi hay hai giờ bốn mươi gì đó?.
    ?oThật à??, bà ta nói và tỏ ra một dấu hiệu như thể đó không phải là thời gian bà ước đoán. Có lẽ bà ta không chú ý đến thời gian.
    Bà mập ngồi dậy. Mồ hôi lấm tấm khắp người như thể những con ruồi trên thức ăn. Những cuộn mỡ từ dưới tai kéo dài xuống vai rồi xuống cả đôi tay mập mạp. Dường như cổ chân và cổ tay bà ta cũng bị biến mất vào trong những nếp thịt gấp khúc. Tôi không thể không nghĩ đến anh chàng Michelin(2). Dù nặng nề như vậy, nhưng bà ta không cho tôi ấn tượng gì bệnh tật. Bà ta trông cũng không đến nỗi tệ lắm. Bà ta đơn giản là chỉ có quá nhiều thịt trên xương. Tôi đoán bà ta khoảng chừng trên ba mươi.
    ?oChắc cậu ở đây lâu nên da rất rám nắng,? bà ta nói.
    ?oChín ngày?.
    ?oDa cậu rám nắng đến là lạ,? bà ta nói. Thay vì trả lời, tôi đằng hắng. Nước trong tai tôi chảy ra róc rách khi tôi nghiêng đầu
    ?oTôi đang ở khách sạn quân đội,? bà ta nói.
    Tôi biết nơi đó. Nó nằm cuối con đường nơi bãi biển.
    ?oAnh trai tôi là sĩ quan hải quân, anh ấy mời tôi đến. Cậu biết không? Hải quân không tệ lắm đâu. Lương khá lắm. Họ có tất cả mọi thứ mình muốn ngay trong căn cứ. Cũng có cả những quyền lợi khác như khu nghỉ mát này chẳng hạn. Thật khác xa khi tôi còn đi học cao đẳng. Đó là hồi chiến tranh Việt Nam. Lúc bấy giờ, có người trong gia đình làm quân đội là ngại ngùng không thể tả. Mình phải lén lút. Nhưng thế giới thực sự thay đổi kể từ dạo ấy?.
    Tôi gật đầu lơ đãng.
    ?oBạn tôi cũng từng ở trong hải quân,? bà ta tiếp tục. ?oAnh ta là phi công chiến đấu. Anh ta phải đi nghĩa vụ ở Việt Nam trong hai năm, rồi làm phi công cho Mỹ. Lúc đó tôi là nữ tiếp viên trên máy bay. Và chúng tôi đã gặp nhau. Để tôi gắng nhớ năm mà chúng tôi cưới nhau. Hình như năm 1970. Dù gì thì cũng khoảng sáu năm về trước. Ngẫu nhiên ấy mà?.
    ?oThế nào??
    ?oCậu biết không? Phi hành đoàn toàn làm việc vào những giờ ?otrái khoáy? nên họ thường hẹn gặp nhau. Những giờ làm việc và kiểu sống của họ hoàn toàn bị ràng buộc. Dù vậy, chúng tôi cưới nhau. Tôi nghỉ việc và anh ta lại tiếp tục ?ocặp kè? với một nữ tiếp viên khác rồi lại cưới cô ta. Cũng là chuyện ngẫu nhiên thôi mà?.
    Tôi gố gắng thay đổi chủ đề câu chuyện. ?oBà sống ở đâu??.
    ?oLos Angeles?, bà ta nói. ?oCậu đến đó chưa??
    ?oChưa?, tôi nói.
    ?oTôi sinh ra ở đó. Rồi cha tôi thuyên chuyển sang Salt Lake City. Cậu từng đến đó chưa??
    ?oChưa?.
    ?oTôi cũng chẳng khuyên cậu đến đó?, bà ta nói rồi lắc đầu và lau mồ hôi trên mặt.
    Tôi lấy làm lạ khi nghĩ rằng bà ta từng là nữ tiếp viên. Tôi đã trông thấy nhiều nữ tiếp viên mập nhưng rắn chắc như một đô vật. Tôi cũng thấy vài người có cánh tay lực lưỡng và những đôi môi mập mỡ. Nhưng tôi chưa thấy ai mập bự như bà ta. Có lẽ nước Mỹ không quan tâm đến việc nữ tiếp viên cân nặng bao nhiêu. Hay có lẽ khi còn làm việc, bà ta chưa mập đến thế này.
    Tôi nhìn lướt qua bãi biển. Vẫn không có dấu hiệu gì của hai mẹ con. Những người lính vẫn đang chơi bóng chuyền. Người cứu đắm ở trên cái tháp của mình và nhìn chăm chú vào cái gì đó bằng chiếc ống nhòm ngoại cỡ. Hai chiếc máy bay quân sự xuất hiện ngoài khơi và như những người đưa tin loan báo những tin bất hạnh trong các vở bi kịch Hy Lạp, chúng la lối phô trương rồi trốn sâu vào đất liền. Chúng tôi yên lặng quan sát những cái máy màu xanh biến mất ngoài xa.
    ?oTôi chắc là chúng ta đang trải qua những giây phút tuyệt vời ở đây?, bà mập nói. ?oTắm nắng trên chiếc bè và không lo lắng gì đến thế giới?.
    ?oCó lẽ bà nói đúng?.
    ?oMọi thứ tuyệt vời khi ta ngước nhìn lên?, bà ta nói rồi lăn cái bụng phệ nằm xuống và nhắm mắt lại.
    Thời gian trôi qua yên lặng. Cảm thấy đến lúc phải trở về, tôi đứng dậy và bảo với bà ta là tôi phải quay vào bờ. Tôi nhảy xuống nước và lặn. Được nửa đường, tôi dừng lại, đổi sang kiểu bơi đứng và nhìn về phía chiếc bè. Bà ta nhìn tôi và vẫy tay. Nhìn từ xa, bà ta trông như con cá heo. Thứ bà ta cần là một đôi vây chèo để lao sâu vào lòng biển.
    Tôi về phòng, nằm nghỉ một lát. Buổi tối, như thường lệ tôi xuống nhà ăn dùng bữa tối. Vẫn không thấy hai mẹ con nhà kia. Tôi trở về và thấy phòng của hai mẹ con đóng kín cửa. Ánh sáng lọt qua ô kính nhỏ mờ nơi cánh cửa, nhưng tôi không thể nói căn phòng này đang có người ở hay không.
    Tôi nói với vợ: ?oAnh chắc là họ đã rời khách sạn rồi. Hai mẹ con họ không có ở bãi biển và không xuống ăn tối?.
    ?oCuối cùng thì ai cũng phải ra đi thôi. Ta không thể sống như thế này mãi được?, vợ tôi nói.
    ?oAnh cũng chắc vậy?, tôi đồng ý nhưng không tin. Tôi không thể hình dung mẹ con họ lại ở chỗ nào khác ngoài nơi chốn này.
    Chúng tôi cũng bắt đầu thu dọn hành lý. Khi chúng tôi nhét đầy áo quần vào hành lý rồi thảy xuống gầm giường, căn phòng ngay lập tức trở nên lạnh lùng và xa lạ. Kỳ nghỉ của chúng tôi cũng đến hồi kết thúc.
    Tôi thức dậy và nhìn cái đồng trên chiếc bàn kế giường ngủ. Một giờ hai mươi phút. Tim tôi đập mạnh. Tôi từ từ rời khỏi giường và ngồi xuống tấm thảm. Tôi ngồi xếp bằng và hít thở sâu. Tôi điều hòa hơi thở, thả lỏng vai, ngồi thẳng và cố gắng tập trung. Tập luyện kiểu này khiến tôi cảm thấy an bình trở lại. Chắc hẳn là tôi đã bơi hay tắm nắng quá nhiều. Tôi đứng dậy nhìn quanh phòng. Dưới chân giường, hai chiếc va ly thu mình như hai con vật lén lút. Đúng rồi. Tôi nhớ ra là ngày mai chúng tôi không còn ở đây nữa.

  3. DE_LA_FERE

    DE_LA_FERE Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    1.825
    Đã được thích:
    0
    Trong ánh trăng mờ chiếu vào cửa sổ, vợ tôi nằm ngủ say. Tôi không thể nghe tiếng nàng thở, cứ như thể là nàng đã chết rồi. Đôi khi nàng ngủ như vậy. Khi chúng tôi mới cưới, kiểu ngủ của nàng làm tôi sợ. Thỉnh thoảng tôi thực sự nghĩ rằng nàng đã chết. Nhưng ngoài sự im lặng đó, nàng ngủ rất sâu. Tôi thay bộ quần áo ngủ đẫm mồ hôi bằng một cái áo sơ mi sạch và chiếc quần đùi. Nhét một chai rượu mạnh loại nhỏ của Thỗ Nhĩ Kỳ trên bàn vào túi quần, tôi lặng lẽ mở cửa và bước ra ngoài. Không khí đêm lạnh giá mang theo mùi ẩm ướt của cây cối xung quanh. Trăng tròn vành vạnh bao phủ thế giới một màu sắc lạ lùng mà ta không bao giờ thấy được vào ban ngày. Giống như thể chúng ta đang nhìn qua một tấm lọc màu sắc. Nó làm cho một số vật có màu sắc lung linh hơn còn những vật khác thì xám xịt và kiệt quệ như xác chết.
    Tôi không ngủ được tí nào. Như thể giấc ngủ chưa bao giờ tồn tại. Tâm trí tôi rất sáng láng và tập trung. Im lặng ngự trị nơi này. Không hơi gió, không tiếng côn trùng, không một tiếng chim đêm vang vọng. Chỉ có tiếng sóng biển vọng về xa xăm mà tôi phải lắng tai mới nghe ra được.
    Tôi chậm chạp đi vòng quanh khu nhà nghỉ, đi tắt qua đám cỏ. Trong ánh trăng, đám cỏ tròn trông như cái ao phủ đầy băng tuyết. Tôi bước nhẹ nhàng, cố không làm vỡ đám băng kia. Qua đám cỏ là một con đường hẹp lát đá và phía trên kia là quầy bar được trang trí bắt mắt, ấm áp. Trước mỗi bữa ăn tối, tôi đều uống một ly rượu vodka nơi đây. Dĩ nhiên, lúc đêm khuya như thế này, quầy bar đóng cửa. Và những cái dù che ở mỗi bàn được gập lại gọn gàng như những chú thằn lằn có cánh đang ngủ say.
    Người thanh niên ngồi trên xe lăn đang ở đó. Dựa khuỷu tay lên bàn, anh ta nhìn chăm chú vào mặt nước. Nhìn từ xa, chiếc xe lăn trong ánh trăng trông như một nhạc cụ đặc biệt thích hợp cho những giờ sâu thẳm và tối tăm nhất của đêm.
    Tôi chưa bao giờ thấy anh ta đi một mình. Trong tâm trí tôi, anh ta và người mẹ là một khối đơn nhất. Anh ta ngồi trên xe và người mẹ thì đẩy xe. Nhìn thấy anh ta như vậy, tôi cảm thấy anh ta lẻ loi làm sao. Anh ta mặc một cái áo sơ mi Hawaii màu cam mà tôi đã thấy trước đó và một cái quần trắng bằng vải cotton. Anh ta ngồi không động đậy, nhìn chằm chằm vào đại dương.
    Tôi đứng lại một lát, phân vân tự hỏi không biết tôi có nên tỏ ra cho anh ta biết mình đang ở đây hay không. Nhưng trứơc khi tôi kịp quyết định phải làm gì, anh ta đã cảm thấy được sự hiện diện của tôi và quay người lại. Khi thấy tôi, anh gật đầu chào hững hờ như thường lệ.
    ?oXin chào?, tôi nói.
    ?oXin chào?, anh ta đáp lại bằng giọng nhẹ nhàng. Đây là lần đầu tiên tôi nghe anh ta nói. Giọng anh ta nghe hơi buồn ngủ nhưng hoàn toàn bình thường. Không quá cao, cũng không quá thấp.
    ?oĐi dạo giữa đêm à??, anh ta hỏi.
    ?oTôi không ngủ được?, tôi đáp lời.
    Anh ta nhìn tôi từ đầu đến chân và một nụ cười yếu ớt nở trên môi anh ta. ?oTôi cũng vậy thôi?, anh nói. ?oNgồi xuống đây nếu anh thích?.
    Tôi do dự một lát rồi bước về phía bàn người thanh niên. Tôi kéo ra một chiếc ghế nhựa và ngồi xuống phía đối diện. Tôi cũng nhìn về phía biển như anh ta. Cuối bãi biển là dãy đá lởm chởm, như thể chiếc bánh nướng bị cắt ra một nửa. Những con sóng đều đặn vỗ vào bờ đá với khoảng cách không thay đổi. Những ngọn sóng nhỏ duyên dáng và trật tự. Như thể chúng được đo bằng một cây thước. Còn ngoài xa kia thì không có gì đáng nhìn.
    ?oTôi không thấy anh ra biển ngày hôm nay?, tôi nói.
    ?oTôi nghỉ trong phòng cả ngày?, người thanh niên đáp. ?oMẹ tôi không được khỏe?.
    ?oTôi lấy làm tiếc khi nghe anh nói vậy?.
    ?oKhông phải là vấn đề thể xác đâu. Chỉ là trạng thái căng thẳng cảm xúc thần kinh thôi?. Anh xoa má bằng ngón tay giữa của bàn tay phải. Trong đêm khuya, đôi má anh ta trơn nhẵn như đồ sứ, không thấy dấu vết của râu ria đâu cả. ?oBây giờ thì bà ấy đỡ rồi. Bà đang ngủ ngon. Thật khác với đôi chân tôi. Sau một giấc ngủ ngon, bà ta sẽ khá lên thôi. Hoàn toàn không chữa trị được gì đâu nhưng ít nhất bà ta cũng sẽ trở lại như cũ. Sáng mai, bà ta sẽ tốt lên thôi?.
    Rồi anh ta im lặng khoảng ba mươi giây, có lẽ là một phút. Tôi thôi bắt chéo chân dưới bàn và tự hỏi không biết mình đến lúc trở về hay chưa. Như thể toàn bộ cuộc đời tôi quay tròn để phán xét thời điểm thích hợp để nói lời tạm biệt trong câu chuyện này. Nhưng tôi đã đánh mất cơ hội. Khi tôi chuẩn bị nói với anh ta là tôi phải đi thì anh ta lại tiếp tục:
    ?oCó tất cả mọi sự rối loạn thần kinh. Cho dù chúng cùng có cùng một nguyên nhân thì cũng có hàng triệu những triệu chứng khác nhau. Giống như một trận động đất, cùng một nguồn năng lượng ngầm dưới đất nhưng tùy thuộc nơi xảy ra mà kết quả khác nhau. Có trường hợp một hòn đảo biến mất, ở trường hợp khác thì một hòn đảo mới khai sinh?.
    Anh ta ngáp. Một cái ngáp dài bình thường. Như một người lịch sự, anh ta xin lỗi. Anh ta trông có vẻ kiệt sức, mắt mờ đi như mới chợp mắt vài giây. Tôi nhìn đồng hồ và nhận thấy mình quên mang theo, chỉ còn một dải trắng ở cổ tay nơi đeo đồng hồ.
    ?oĐừng lo cho tôi?, anh ta nói. ?oTrông tôi ngái ngủ vậy chứ không sao đâu. Bốn tiếng một đêm là đủ và tôi thường thức dậy trước bình minh. Vì thế vào giờ này mỗi đêm tôi đều ra đây chỉ để lang ********* qua thời gian?.
    Anh ta nâng chiếc gạt tàn Cinzano trên bàn lên, nhìn vào đó như một lát như tìm vật gì quý giá rồi đặt lại vào chỗ cũ.
    ?oKhi mẹ tôi lên cơn đau thần kinh, bên phía mặt trái của bà đông cứng lại. Bà không thể cử động mắt và miệng. Khi nhìn vào phía trái gương mặt bà, anh sẽ thấy giống chiếc bình hoa đã vỡ. Đó là số phận nhưng không phải là tai họa hay cái gì khác. Chỉ sau một đêm ngủ ngon là bà trở nên khỏe lại?.
    Tôi không biết trả lời như thế nào, chỉ gật đầu một cái vô thưởng vô phạt. Một bình hoa đã vỡ ư?
    ?oĐừng nói với mẹ tôi là tôi tiết lộ cho anh chuyện này nhé. Bà rất ghét ai nói về chuyện bệnh tật của mình?.
    ?oChắc chắn rồi?, tôi nói. ?oNhưng ngày mai chúng tôi rời khỏi đây rồi nên chưa chắc có cơ hội nói chuyện với mẹ anh?.
    ?oTệ quá nhỉ?, anh nói như thực sự cảm thông.
    ?oĐúng vậy. Nhưng tôi phải trở về công việc của mình, biết làm thế nào được?, tôi nói.
    ?oAnh từ đâu đến??
    ?oTokyo?.
    ?oTokyo à?, anh ta nhắc lại. Anh nheo mắt lại và nhìn xuống mặt biển như thể mình đang ở đó. Nếu nhìn đủ xa, chắc anh sẽ thấy những ngọn đèn của Tokyo phía bên kia chân trời.
    ?oAnh tính ở lại đây lâu không??, tôi hỏi.
    ?oKhó mà nói được?, anh ta nói, dùng tay nắm chặt bánh xe lăn. ?oCó thể là một tháng nữa. Cũng có thể là hai. Cái đó còn tùy. Chồng của chị tôi có cổ phần trong khách sạn này nên chúng tôi có thể ở đây bao lâu cũng được. Cha tôi đang giữ một chức lớn trong một công ty ở Cleveland và anh rể tôi thì sẽ nối nghiệp cha tôi. Tôi không thích anh ta lắm nhưng chúng ta không thể chọn gia đình cho mình, đúng không? Tôi cũng chẳng biết là anh ta có tệ như tôi hình dung ra hay không. Những người tật nguyền như tôi thường có khuynh hướng hẹp hòi?. Anh lấy trong túi một chiếc khăn tay, chậm chạp và tế nhị hỉ mũi rồi nhét khăn trở lại túi. ?oDù sao anh ta cũng có cổ phần trong nhiều công ty và cũng sở hữu nhiều tài sản đầu tư nữa. Anh ta là một người khôn ngoan, giống như cha tôi vậy. Vì thế tất cả chúng tôi - tôi muốn nói là gia đình tôi - chia làm hai loại người: loại người khỏe mạnh và loại bệnh tật. Loại người bình thường và loại người khác thường. Loại khỏe mạnh thì bận rộn làm ăn, gia tăng thêm tài sản và trốn thuế - đừng nói với ai nhé - và họ chăm lo cho những người bệnh tật. Đó là sự phân công lao động chặt chẽ.?
    Anh ngừng nói và hít một hơi thở sâu. Anh gõ nhẹ móng tay lên bàn một chốc. Tôi im lặng, chờ anh ta tiếp tục câu chuyện.
    ?oHọ quyết định mọi thứ cho chúng tôi. Nói với chúng tôi ở đây một tháng, ở kia một tháng. Mẹ con tôi giống những cơn mưa. Chúng tôi ?orơi xuống? đây và lần tới sẽ ?orơi xuống?chỗ khác?.
    Sóng vỗ vào ghềnh đá để lại bọt biển phía sau. Ngay khi bọt biển biến mất, một con sóng mới lại xuất hiện. Tôi lơ đãng nhìn những con sóng vỗ bờ. Ánh trăng hắt những cái bóng nhấp nhô trên ghềnh đá.
    ?oDĩ nhiên, đó là sự phân công lao động?, anh ta tiếp tục. ?oMẹ con tôi cũng có vai trò của mình. Đó là con đường hai chiều. Thật khó mà diễn tả, nhưng tôi nghĩ chúng tôi bù vào sự thừa mứa của họ bằng cách không làm gì cả. Đó là lý do hiện hữu của chúng tôi (tiếng Pháp trong bản dịch: raison d?Têtre). Anh hiểu tôi nói gì không??
    ?oHiểu phần nào thôi?, tôi đáp. ?oTôi không dám chắc là mình hiểu toàn vẹn?.
    Anh ta cười lặng lẽ. ?oGia đình là một thứ lạ lùng?, anh ta nói tiếp. ?oMột gia đình phải tồn tại cho chính nó, không thì hệ thống sẽ không hoạt động. Trong ý nghĩa đó, cái chân vô dụng của tôi là một ngọn cờ mà gia đình tôi tập hợp lại. Cái chân chết của tôi là một cái trục cho những thứ khác xoay chung quanh?.
    Anh ta lại gõ lên bàn. Không phải do kích thích mà chỉ đơn thuần di chuyển những ngón tay và lặng yên suy tưởng sự vật trong cõi thời gian riêng của mình.
    ?oMột trong những đặc điểm chính của hệ thống này là sự thiếu hụt sẽ bị hút về cái thiếu hụt lớn hơn và sự thừa mứa sẽ bị hút về cái thừa mứa lớn hơn. Khi Debussy bắt đầu sáng tác một bản opera, ông ta đã làm theo cách sau: ?oTôi bỏ thời gian để theo đuổi cái hư vô - rien(3) - mà nó sẽ tạo thành. Công việc của tôi là tạo ra cái vô dụng đó. Nó là rien?.
    Anh giấu mình trong sự yên lặng mất ngủ, tâm trí anh lang thang đến một vùng xa xôi nào đó. Có lẽ anh đang trống rỗng. Cuối cùng, sự chú ý của anh lại hướng về thực tại. Thời khắc trở về có mất vài liên kết với lúc ra đi. Tôi thử xoa đôi má mình. Sự cọ xát bộ râu đã nhắc nhở tôi rằng thời gian vẫn đang trôi đi. Tôi lấy chai Whiskey nhỏ trong túi ra và đặt lên bàn.
    ?oUống một chút chứ? Tôi tiếc là không có ly?.
    Anh ta lắc đầu. ?oCám ơn, nhưng tôi không uống. Tôi không chắc về phản ứng của mình khi uống rượu. Vì thế mà tôi không uống. Nhưng tôi không lấy làm phiền chuyện người khác uống đâu - khi người ấy là khách của tôi?.
    Tôi bịt đầu chai nâng lên và từ từ để whiskey chảy xuống cổ họng mình. Tôi nhắm mắt và thưởng thức hơi men nồng. Anh ta nhìn tôi uống từ phía bên kia bàn.
    ?oĐây có thể là một câu hỏi lạ lùng?, anh ta nói, ?onhưng anh có biết gì về dao không??
    ?oDao hả??.
    ?oDao. Anh biết chứ, dao săn chẳng hạn?.
  4. DE_LA_FERE

    DE_LA_FERE Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    1.825
    Đã được thích:
    0
    Tôi đã từng sử dụng dao khi đi cắm trại. Tôi bảo với anh ta. Nhưng tôi không biết nhiều về chúng. Điều đó dường như làm anh ta thất vọng. Nhưng không lâu.
    ?oChẳng sao đâu?, anh ta nói. ?oTôi có một con dao và muốn anh xem qua. Tôi mua nó tháng trước từ quyển catalogue. Nhưng tôi không biết những điều cơ bản về dao. Tôi không biết nó có tốt không hay mình lại lãng phí tiền bạc. Vì thế tôi muốn có một ai khác xem qua và nói những điều mình nghĩ. Nếu anh không phiền?.
    ?oKhông, tôi không phiền đâu?, tôi nói với anh ta.
    Anh ta thận trọng rút từ trong túi ra một vật đẹp và cong, dài khoảng năm inch rồi đặt lên bàn.
    ?oĐừng lo. Tôi không có ý định làm tổn thương ai và cũng chẳng có ý đâm mình. Chỉ là một hôm tôi cảm thấy mình phải có một con dao sắc cho riêng mình. Tôi không thể nhớ là tại sao. Tôi chỉ muốn có một con dao, thế thôi. Vì vậy tôi xem qua những quyển catalogue và đặt một con. Không ai biết là tôi luôn mang nó theo bên mình - kể cả mẹ tôi. Anh là người duy nhất biết đấy?.
    ?oVà tôi sẽ quay về Tokyo sáng mai?.
    ?oĐúng vậy?, anh ta nói và mỉm cười. Anh nâng con dao lên và đặt nó trong lòng bàn tay một lúc, thử sức nặng của nó như thể con dao có một ý nghĩa quan trọng đặc biệt. Rồi anh đưa qua bàn cho tôi. Con dao nặng lạ lùng, như thể tôi đang cầm một sinh vật sống có ý chí riêng. Gỗ dát trên phía tay cầm bằng đồng thau, khối kim loại lạnh băng cho dù con dao đã nằm trong túi rất lâu.
    ?oĐưa lên trước và bật lưỡi dao ra đi?.
    Tôi nhấn chỗ hõm trên phần cán dao xuống và cái lưỡi dao nặng nề bật ra. Kéo ra hết cỡ lưỡi dao dài khoảng ba inch. Con dao dường như nặng thêm. Không phải tôi ấn tượng về sức nặng con dao mà về cái cách con dao nằm lọt trong lòng tay tôi. Tôi thử đưa lên đưa xuống, xoay xoay con dao một lúc và nhận thấy con dao có một sự cân bằng hoàn hảo khiến tôi dễ dàng nắm giữ nó trong tay mà không bị trượt. Lưỡi thép có một cái rãnh khắc một đường máu sắc nét tạo thành một hình cung sinh động khi tôi vung dao.
    ?oNhư đã nói, tôi không biết nhiều về dao?, tôi bảo anh ta. ?oNhưng đây là một con dao rất tốt. Nó cho ta một cảm giác tuyệt vời?.
    ?oNhưng nó không phải loại nhỏ để làm dao săn, đúng không??
    ?oTôi không biết?, tôi nói. ?oNhưng tôi đoán chắc là nó tùy thuộc vào mục đích sử dụng?.
    ?oĐúng đấy?, anh nói, gật đầu vài cái như để thuyết phục chính mình.
    Tôi gấp lưỡi dao vào cán rồi đưa lại cho anh ta. Người thanh niên lại bật lưỡi dao ra và khéo léo xoay tròn con dao trên tay. Rồi như thể nhìn xuống một khẩu súng trường, anh ta nheo một mắt lại và nhắm thẳng vào mặt trăng. Ánh trăng phản chiếu trên lưỡi dao và hắt lên một bên mặt anh ta trong chốc lát.
    ?oTôi tự hỏi không biết anh có thể giúp tôi không?, anh ta nói. ?oAnh có thể dùng con dao này cắt vật gì đó. Được không??
    ?oCắt cái gì đó hả? Chẳng hạn như cái gì??.
    ?oBất cứ cái gì xung quanh đây. Tôi chỉ muốn anh cắt cái gì đó thôi. Tôi bị kẹt cứng trong chiếc ghế này cho nên không thể với chạm được nhiều thứ. Thật sự là tôi rất thích nếu anh cắt cái gì đó cho tôi xem?.
    Tôi không tìm ra lý do để từ chối, vì thế tôi cầm con dao lên và đâm vài nhát vào thân cây cọ gần đó. Tôi lát một miếng mỏng theo đường chéo rồi lột vỏ cây ra. Sau đó tôi lấy những tấm bảng xốp nằm cạnh bể bơi rồi bổ đôi theo chiều dọc. Con dao sắc hơn là tôi tưởng.
    ?oCon dao quả là dị thường?, tôi nói.
    ?oNó được làm theo phương pháp thủ công, và cũng khá đắt nữa?, người thanh niên nói.
    Tôi nhắm con dao về phía mặt trăng như anh ta đã làm, nhìn chăm chú. Trong ánh trăng nó giống như thân một loài cây tàn bạo vừa mới xuyên thủng mặt đất. Một cái gì đó nối kết hư vô với sự trác việt.
    ?oCắt thêm thứ gì nữa đi?, anh ta giục tôi.
    Tôi vung dao chém mọi thứ mà tôi với được trong tay. Tôi chém những quả dừa rơi trên mặt đất, những chiếc lá cây khổng lồ vùng nhiệt đới, cái menu đặt trên lối vào quán bar. Thậm chí tôi còn vung dao chém những miếng gỗ trôi dạt trên bãi biển. Khi hết những vật để cắt, tôi bắt đầu di chuyển chậm chạp thận trọng như thể đang đi một đường Thái Cực quyền, tôi lặng lẽ vung dao chém không khí ban đêm. Không có vật gì chắn lối. Đêm sâu thẳm và thời gian dễ bị uốn cong. Ánh sáng tròn đầy của mặt trăng càng làm tăng thêm chiều sâu thẳm và dễ uốn đó.
    Khi tôi đâm vào không khí, tôi chợt nhớ người phụ nữ mập mạp - cựu tiếp viên của hãng hàng không Hoa Kỳ. Tôi có thể thấy bà ta nhợt nhạt, béo phị trôi lơ lửng trong không khí quanh tôi. Không hình dạng, chỉ như sương mù. Mọi thứ dường như ẩn trong lớp sương mù đó. Những chiếc bè, biển cả, bầu trời, những chiếc trực thăng và những người phi công. Tôi thử chém họ làm hai, nhưng viễn cảnh biến mất, và tất cả lại hiện diện ở xa tầm lưỡi dao tôi. Tất cả đều là ảo ảnh hay chính tôi là ảo ảnh? Có lẽ không quan trọng. Sáng ngày mai tôi đã không còn ở đây nữa.
    ?oĐôi khi tôi mơ?, người thanh niên ngồi trên xe lăn nói. Giọng anh ta vang vọng rất lạ. Như thể nó mọc lên từ đáy một cái hang sâu. ?oCó một con dao sắc chém vào phần mềm của đầu tôi, nơi mà ký ức hiện hữu. Nó mắc kẹt sâu trong đó. Nhưng nó không làm tổn thương hay đè nặng lên tôi. Nó chỉ mắc kẹt ở đó. Và tôi đứng ở một bên, nhìn vào cảnh tượng đó như thể nó xảy ra với một ai khác. Tôi muốn người nào đó rút con dao ra, nhưng không ai biết con dao bị mắc kẹt trong đầu tôi. Tôi nghĩ đến việc mình tự kéo nó ra, nhưng không thể đưa tay vào trong đầu mình được. Đó là điều lạ lùng nhất. Tôi có thể chém chính mình nhưng không thể kéo con dao ra được. Và rồi tất cả mọi thứ bắt đầu biến mất. Tôi cũng bắt đầu phai mờ dần. Chỉ còn con dao ở lại. Chỉ có con dao là luôn luôn ở đó - đến tận lúc cuối cùng. Như xương của một động vật tiền sử trên bãi biển. Đó là giấc mơ của tôi?. Anh ta nói.
    Hoàng Long dịch theo bản tiếng Anh The Hunting Knife của Philip Gabriel.
    Chú thích:
    (1) Gallon: đơn vị đo lường chất lỏng bằng 4,5 lit ở Anh Và 3,78 lít ở Mỹ.
    (2) Michelin Man, nhân vật béo tròn quen thuộc trong quảng cáo lốp xe hơi.
    (3) tiếng Pháp trong nguyên bản: không có gì, hư vô.
  5. DE_LA_FERE

    DE_LA_FERE Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    1.825
    Đã được thích:
    0
    THÀNH PHỐ CỦA NÀNG, BẦY CỪU CỦA NÀNG​
    HARUKI​
    Lời người dịch: Khung cảnh ?oriêng một góc trời?, con người hờ hững, thành phố buồn thiu. Chỉ có những lời nói vui tai của em bé gái giới thiệu về miền quê của mình: "R là một thành phố nhỏ, dân số thưa thớt chỉ khoảng 7500 người. Không có nhân vật nổi tiếng nào xuất thân từ đây nên tôi nghĩ rằng không ai trong các bạn từng nghe nói đến nơi này". Những mỹ từ cao đẹp của nàng không thể gây hứng thú cho khách lãng du viếng thăm thành phố. Con phố nhỏ nằm yên, cô đơn từ khởi thủy. Những lời rao giảng kệ kinh đâu có thay thế được chính đời sống và những nỗi niềm của nó. Sự cô đơn là có thực. Và nỗi đau luôn có thực.
    Thế cho nên khi thử nghiệm sinh việc nối kết hữu hình với đời sống của nàng, ?otôi? đau đớn và phiền muộn: ?oTuy nhiên có điều gì đã mất mát. Tôi cảm thấy như mình đang mặc một bộ quần áo đi mượn, không vừa vặn gì với người mình. tôi cảm thấy không thoải mái. Dây thừng trói chân tôi. Tôi cân nhắc xem mình có nên cắt bỏ nó bằng lưỡi dao cùn hay không. Nhưng nếu làm thế, sao tôi có thể trở về đây? Điều này làm tôi băn khoăn quá. Tuy nhiên tôi phải cắt sợi dây thừng. Phải chăng tôi đã uống quá nhiều bia? Phải chăng đó là ảo giác mà tuyết gây ra. Đó là tất cả những gì tôi có thể nghĩ đến. Tôi đã trượt chân xuống dưới đôi cánh đen của thực tại?. Sau cùng, thành phố là thành phố, nàng là nàng và tôi là tôi. Chẳng ai có thể đổi chỗ cho nhau được. Niềm cô đơn còn đó cho mỗi con người.
    Đợt tuyết đầu mùa trong năm đã bắt đầu rơi trên những con đường Sapporo, phía Bắc Nhật Bản. Sau những cơn mưa trời bắt đầu rắc tuyết. Nhưng chẳng bao lâu sau thì bắt đầu mưa trở lại. Tuy vậy trên những con đường Sapporo tuyết thực ra chẳng lấy gì làm lãng mạn lắm. Người ta đón nó cũng như đón một người bà con xa lạ vậy. Hôm nay là thứ Sáu, ngày 23 tháng mười.
    Khi rời phi trường Narita trên chuyến bay 747, tôi chỉ mặc độc cái áo sơ mi. Tôi chưa kịp nghe xong cuộn băng 90 phút bằng cái máy nghe nhạc Walkman thì tuyết đã bắt đầu rơi.
    ?oNhư thể tuyết đồng hành với chúng mình đấy nhỉ,? bạn tôi nói. ?oTheo lệ thường thì chúng ta sẽ bắt gặp trận mưa tuyết đầu tiên của năm đấy, và trời sẽ trở lạnh?.
    ?oTrời sẽ rất lạnh phải không??
    ?oKhông đùa được đâu. Trời sẽ lạnh lắm?.
    Chúng tôi lớn lên nơi một làng nhỏ yên tĩnh ở Kobe, phía tây Nhật Bản. Nhà chúng tôi cách nhau khoảng năm mươi mét. Chúng tôi học chung với nhau từ tiểu học đến trung học. Cùng tham gia vào các cuộc du lịch của trường và hẹn hò với em út. Có lần chúng tôi đã say xỉn đến mức lăn ra ngoài cabin lúc cánh cửa xe bật ra. Sau khi tốt nghiệp trung học, chúng tôi vào hai trường khác nhau: tôi lên Tokyo còn anh ta lên phía bắc Hokkaido. Tôi đã cưới một nàng học cùng lớp ở Tokyo còn bạn tôi lấy một em cùng trường ở thị trấn Otaru ở Hokkaido. Tất cả đều do cuộc đời xô đẩy. Chúng tôi bị rắc bay đi như những hạt cỏ quay cuồng trong gió.
    Nếu như anh ta lên học ở Tokyo và tôi khăn gói vào trường cao đẳng Hokkaido, chắc hẳn cuộc đời chúng tôi sẽ xoay chuyển hoàn toàn khác. Có lẽ tôi sẽ làm việc cho một hãng du lịch, đi lang thang khắp tinh cầu. Và anh ta sẽ trở thành một nhà văn ở Tokyo. Nhưng định mệnh dẫn lối bắt tôi viết tiểu thuyết còn con đường anh ta đi là trở thành nhân viên du lịch. Và tuy thế mặt trời vẫn ngày ngày sáng soi trên đầu ta.
    Anh bạn tôi có một đưa con trai lên sáu tuổi tên là Hokuto, và anh luôn mang theo trong ví mình ba tấm hình của cậu bé: Hokuto đang chơi đùa với cừu trong sở thú, Hokuto đang mặc bộ quần áo mùa thu trong đại hội trẻ em Shichigosan, Hokuto đang lái tên lửa trong khu vui chơi. Tôi nhìn từng tấm hình một. Mỗi tấm ba lần. Sau đó trả lại cho anh ta. Tôi làm một ngụm bia và xơi vài miếng ruibe đá, tên một món ăn vùng Hokkaido.
    - Này, thằng P khỏe không? - anh ta hỏi tôi.
    - Khá tốt, - tôi trả lời. - Mới bữa trước tao ?ođụng? nó trên đường. Nó mới ly dị. Giờ đang chung chạ với một con bé trẻ măng.
    - Còn thằng Q thế nào?
    - Hắn làm cho một hãng quảng cáo, toàn viết những báo cáo tệ hại.
    - Điều đó chẳng làm tao ngạc nhiên tý nào.
    Vân vân và vân vân.
    Chúng tôi trả bằng thẻ tín dụng và rời khỏi nhà hàng. Trời bắt đầu mưa trở lại.
    - Này, gần đây mày có về Kobe không? - tôi hỏi.
    - Không, - anh ta lắc đầu. - Quê hương quá xa xôi. Còn mày thì sao?
    - Tao cũng không. Tao cũng thực sự không có khát vọng phải trở về.
    - À ra vậy.
    - Tao hình dung chắc khu phố mình thay đổi nhiều trong những năm qua.
    Chúng tôi bước dọc theo những con đường ở Sapporo thêm mười phút nữa và nhanh chóng hết đề tài nói chuyện. Tôi trở về khách sạn của mình còn anh bạn thì quay về căn hộ nhỏ của anh ta.
    - Đừng khách khí nhé. Nhớ giữ gìn sức khỏe đấy.
    - Mày cũng thế nhé.
    Đột nhiên tiếng ầm ầm của máy biến thế làm tôi chợt nhận ra rằng từ ngày mai chúng tôi sẽ cách xa nhau hơn 500 cây số. Trong vài ngày nữa, chúng tôi sẽ đi trên những con đường khác nhau. Và mỗi người sẽ quay về với những việc riêng hàng ngày chán ngắt của mình. Chúng tôi sẽ tiếp tục vất vả leo trèo trên con dốc đời vô định như một thành viên của cuộc đua tranh nghiệt ngã.
    Lê gót về khách sạn, tôi bật tivi, xem một chương trình truyền hình địa phương. Tôi leo lên giường để mặc đôi giày chưa cởi. Tôi ngoạm một miếng bánh sandwich kẹp cá hồi xông khói và uống bia do người phục vụ phòng mang đến và lơ đãng nhìn lên màn hình.
    Một người phụ nữ trẻ mặc bộ quần áo màu xanh xẫm đang đứng đơn độc giữa màn hình. Chiếc máy camera chiếu thẳng vào nàng giống như một loài cây ăn thịt kiên nhẫn. Hình ảnh nàng chiếm trọn camera. Góc quay không hề thay đổi. Tôi cảm thấy như mình đang xem một bộ phim của Goddard.
    ?oTôi đang làm việc ở bộ phận quảng cáo của chính quyền địa phương thị trấn R?- người phụ nữ nói. Nàng nói giọng địa phương một cách nhẹ nhàng và có chút ngập ngừng. Có lẽ chắc nàng hơi căng thẳng. ?oR là một thành phố nhỏ, dân số thưa thớt, chỉ khoảng 7500 người. Không có nhân vật nổi tiếng nào xuất thân từ đây nên tôi nghĩ rằng không ai trong các bạn từng nghe nói đến nơi này?.
    Thật là tệ quá, tôi nghĩ.
    ?oNgành nghề chính của chúng tôi là nông nghiệp và sản xuất bơ sữa. Trồng lúa đã từng là ngành nghề chính ở thị trấn này. Nhưng những chính sách gần đây của chính phủ đã buộc chúng tôi phải chuyển toàn bộ sang trồng lúa mạch, lúa mì và rau để cung cấp cho vùng ngoại thành. Ở vùng ngoại ô thị trấn có bãi chăn thả gia súc với khoảng hai trăm con - 100 con ngựa và 100 con cừu. Vào thời điểm này, gia súc tiếp tục sinh sản mạnh. Trong vòng 3 năm tới chúng tôi sẽ thúc đẩy mạnh mẽ việc gia tăng lượng gia súc nhằm phục vụ sản xuất?.
    Tôi thực sự không thể nào diễn tả được vẻ đẹp của nàng. Nàng khoảng 20 tuổi, đeo cặp kính gọng kim loại. Nàng cười như một cái tủ lạnh vỡ. Nhưng tôi nghĩ nàng thật tuyệt vời. Kỹ thuật quay Goddard đã ?o bắt? được những đặc điểm đẹp nhất của nàng. Và nó tiếp tục xoáy vào những điểm đó bằng ánh đèn chiếu soi tốt nhất. Nếu có ai trong chúng ta đứng khoảng mười phút trước máy quay thì có thể chúng ta cũng trông thật tuyệt vời. Đó là cái cách mà tôi nhìn thấy.
    ?oVào giữa thế kỷ 19 người ta đã tìm thấy bụi vàng ở sông R gần thành phố nhỏ của chúng tôi. Vì thế chúng tôi cũng được ?ohưởng sái? quả ?obom bụi vàng? nhỏ bé này. Nhưng rồi bụi vàng cũng hết, những người khai thác vàng cũng chuyển đi, bỏ lại những ?odi sản? hằng hà sa số những lều và đường mòn trên núi. Đó thật sự là một chuyện đau lòng?
    Tôi bỏ miếng bánh sandwich hẹp cá hồi hun khói cuối cùng vào miệng và uống cạn chai bia.
    ?oMột vài năm trước, dân số thành phố cao nhất khoảng 10 ngàn người. Tuy nhiên gần đây những gia dình bỏ việc đồng áng ngày càng nhiều. Một vấn đề khác là những người trẻ tuổi bắt đầu rời bỏ thành phố mà đến những vùng xung quanh. Hơn một nửa bạn cùng lớp của tôi đã chuyển đi. Nhưng những người quyết dịnh ở lại thì đang làm hết sức mình cho thành phố?.
    Nàng tiếp tục nhìn thẳng vào camera như thể đó là một chiếc gương có thể báo trước tương lai. Nàng dường như đang nhìn thẳng vào tôi. Lấy một chai bia khác từ tủ lạnh, tôi mở nắp và uống một ngụm thật lớn.
    Thành phố của nàng.
    Tôi chẳng khó khăn gì hình dung ra thành phố đó: một ga tàu bé tí nơi tàu chỉ dừng có 8 lần một ngày. Một lò sưởi nhỏ trong phòng đợi nhà ga. Một khu nhỏ bé khô cằn hình vòng cung để xe buýt rước khách. Một bản đồ hướng dẫn du lịch mà một nửa tên trong số đó gần như không đọc được. Một luống cúc vạn thọ và một dãy núi có những cây tần bì. Một con chó ghẻ lở chán sống. Một mẩu quảng cáo về những bộ đồng phục và thuốc đau đầu. Một con đường chính khá lớn nhưng vô dụng. Một tấm pano quảng cáo cho những lực lượng phòng vệ Nhật Bản. Một cửa hàng 3 tầng bày bán đủ loại quặng thương phẩm với nhiều hình dạng khác nhau. Một đại lý du lịch nhỏ bé. Một hợp tác xã nông nghiệp, một trung tâm lâm nghiệp và một khu bảo tồn động vật. Nhà tắm công cộng của thành phố ảm đạm, heo hút với ống khói chọc thẳng lên trời. Phía bên trái ngay phía trước ngã tư, có hai tòa nhà nằm phía dưới. Đó là hội trường chính của thành phố, nơi nàng đang ngồi tại bàn làm việc trong bộ phận quan hệ đối ngoại. Đúng là một thành phố nhỏ buồn tẻ. Nửa năm bị tuyết phủ vây. Nàng cứ ngồi ở bàn mà viết báo cáo:
    ?oChúng tôi sẽ sớm phân phối dược phẩm để tẩy uế cừu. Nếu quan tâm, xin vui lòng điền thông tin theo mẫu và gửi lại cho chúng tôi càng sớm càng tốt?. Trở lại căn phòng nhỏ của tôi ở khách sạn Sapporo, tôi chợt nghiệm sinh ra sự nối kết hữu hình giữa tôi với đời nàng. Tôi đang tiếp xúc với sự hiện hữu của nàng. Tuy nhiên có điều gì đã mất mát. Tôi cảm thấy như mình đang mặc một bộ quần áo đi mượn, không vừa vặn gì với người mình. Tôi cảm thấy không thoải mái. Dây thừng trói chân tôi. Tôi cân nhắc xem mình có nên cắt bỏ nó bằng lưỡi dao cùn hay không. Nhưng nếu làm thế, sao tôi có thể trở về đây? Điều này làm tôi băn khoăn quá. Tuy nhiên tôi phải cắt sợi dây thừng. Phải chăng tôi đã uống quá nhiều bia? Phải chăng đó là ảo giác mà tuyết gây ra. Đó là tất cả những gì tôi có thể nghĩ đến. Tôi đã trượt chân xuống dưới đôi cánh đen của thực tại.
    Thành phố của tôi và bầy cừu của nàng.
    Bây giờ chắc hẳn nàng đã dùng loại thuốc mới để tẩy uế cho cừu. Và tôi cũng thế, tôi cần chuẩn bị cho đàn cừu đối phó với mùa đông. Tôi phải gom cỏ khô và đổ đầy dầu lửa vào thùng. Tôi cũng phải lắp lại cửa sổ. Sau đó mùa đông sẽ bủa vây khắp những góc đường. ?oĐó là thành phố của tôi?. Nàng tiếp tục nói trên tivi. ?oNó không hấp dẫn lắm nhưng nó là quê hương tôi. Nếu có dịp, mời bạn ghé thăm. Chúng tôi sẽ làm tất cả những gì có thể cho bạn.?
    Và nàng như thể biến mất khỏi màn hình tivi. Tôi tắt tivi và tu nốt chỗ bia còn lại. Tôi bắt đầu cân nhắc việc ghé thăm thành phố của nàng. Có thể nàng sẽ giúp tôi. Nhưng sau cùng chắc chắn tôi sẽ chẳng bao giờ đi thăm thành phố này. Tôi đã vứt bỏ quá nhiều thứ rồi. Ngoài trời tuyết vẫn rơi. Một trăm con cừu khép mắt lại trong bóng tối.
    Hoàng Long dịch theo bản tiếng Anh của Kiki Her Town, Her Sheep (town là thành phố à?)

Chia sẻ trang này