1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Truyện ngắn nào trong SGK mà các bác cho là hay nhất thời còn học sinh?

Chủ đề trong 'Hỏi gì đáp nấy' bởi cuongmafia, 12/10/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Không biết các bạn có cố tình nhầm lẫn hay không
    Chủ đề nói đến Truyện ngắn, nên đừng mang Thơ(Tố Hữu , Tiểu thuyết (A Q chính truyện, Huệ Chi đêm tân hôn ...) hay Tuỳ bút (Người lái đò sông Đà) vào
    Tớ thích nhất là Chí Phèo lời văn trong đó tớ phải thuộc đến một nửa, hì hì ...
  2. newfym

    newfym Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    20/08/2007
    Bài viết:
    1.344
    Đã được thích:
    0
    Hòn Đất
  3. BuuXuu

    BuuXuu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/10/2007
    Bài viết:
    1.423
    Đã được thích:
    0
    Mình thấy thơ của Tố Hữu chán, nhạt nhẽo, không thể tả .. được cái phù hợp "đường lối"
    Mình thích truyện Cái Tết của mèo con ( nói bừa , cho đỡ lạc đề )
  4. cogaidentuhomqua25

    cogaidentuhomqua25 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/10/2006
    Bài viết:
    1.215
    Đã được thích:
    0
    chiếc la cuối cùng
  5. maybeU

    maybeU Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    27/11/2008
    Bài viết:
    5.175
    Đã được thích:
    1
    Ờ nhở! Đúng là học thầy không tày học bạn! May có bạn dangiaothong nhắc, không thì...
    Hồi phổ thông, chả hiểu cô tớ cháy giáo án thế nào mà để cho kịp chương trình, chỉ giới thiệu cho chúng tớ đúng cái tên tác phẩm và cho chúng tớ về nhà tự tìm hiểu. May mà trong tất cả các bài thi và kiểm tra từ bé đến lớn, tớ chưa gặp đề nào liên quan đến Người lái đò sông Đà cả.
    Nghĩ cũng bất công cho một nhà văn tài hoa bậc thầy như ông!
    Mà hình như cô tớ có vẻ vừa nể nhưng lại vừa không phục Nguyễn Tuân. Nể vì cái tài của ông, nhưng không phục vì có những từ ngữ, cấu trúc câu đặc biệt mà ông sử dụng - không ai cãi nổi, nhưng khác lạ với mọi người, kiểu đại loại như "hôm nay, Mỹ bom Hà Nội". Cái từ "bom" trong tiếng Anh (bomb) nếu dùng là động từ thì quá chuẩn, nhưng trong tiếng Việt thì chắc chỉ có Nguyễn Tuân thôi.
    @BuuXuu:
    Phần "phù hợp đường lối" thì miễn bàn.
    Nhưng nếu thơ TH chỉ "được cái" đó thì không đúng. Nếu không có giá trị gì thì thơ ông đã chẳng đi vào lòng người và có sức lay động (ít ra là với nhiều thế hệ trước đây) như vậy. Không chỉ ở nhà tớ hồi bé nhé, mà rất nhiều nhà bây giờ tớ vẫn thấy ông bà hát ru bài "Bầm ơi" cho cháu đấy. Ngay một đứa nhóc như tớ hồi đó, khi nghe đoạn "Bầm ơi có rét không bầm?/ Heo heo gió núi lâm thâm mưa phùn/ Bầm ra ruộng cấy bầm run/ Chân lội dưới bùn tay cấy mạ non" mà gai hết cả người vì thương Bầm.
    Tớ chẳng phải là người mê thơ Tố Hữu, nhưng đánh giá bất kỳ ai, tác giả nào thì cũng nên công bằng và khách quan một chút.
  6. coongkhaac36

    coongkhaac36 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/04/2009
    Bài viết:
    2.328
    Đã được thích:
    1
    Nhắc đến thơ Tố Hữu thì nhắc đến đường lỗi là chính xác rồi.Thơ của ông chỉ phục vụ mỗi mục đích ấy nên không thấy cảm xúc ở đâu.
    Bonus: Biết thêm về đời tư Tố Hữu cũng như các nhà văn , nhà thơ khác cua Việt Nam lên google seach: Hồi Kí Nguyễ Đăng Mạnh
  7. maybeU

    maybeU Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    27/11/2008
    Bài viết:
    5.175
    Đã được thích:
    1
    Vậy thể loại thơ nào thì bạn thấy cảm xúc?
    Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ, Bình Ngô Đại Cáo đều là các tác phẩm phù hợp với "đường lối" của nhà lãnh đạo đấy. Có cảm xúc không bạn?
    Bonus (bắt chước chút): gần đây, rõ nhất là ở box Thảo luận (trước giai đoạn vắng tanh như chùa Bà Đanh hiện giờ) có một làn sóng nói thẳng, nói thật và nói quá... thật. Cứ cái gì liên quan đến "đường lối", c á c h mạng, Đ, NN theo nghĩa "lề phải" là đều có thể bị đem ra xét lại hết. Còn ai có vẻ đi bên phải một chút là bị chụp mũ "hồng vệ binh", "ăn lương để vào mạng".
    Mà giờ vẫn thế.
    Quay trở lại với Tố Hữu và văn học nói chung nhé:
    Một tác phẩm nghệ thuật - cứ có khả năng lay động lòng người (theo bất cứ nghĩa nào: vui, buồn, hờn, giận, căm thù, khích lệ, kinh khiếp, sợ hãi, ám ảnh...) - là đã được coi là có giá trị rồi. Sự ảnh hưởng đến người thưởng thức càng lớn thì giá trị nghệ thuật của tác phẩm đó càng lớn. Thơ của Tố Hữu - có sức lay động lòng người, khích lệ tinh thần yêu nước, tinh thần chiến đấu của hàng triệu người trong suốt kháng chiến - riêng điều đó đã phải thừa nhận giá trị thơ của TH rồi.
    Cũng phải nói thêm: trong kháng chiến, có bao nhiêu người làm thơ đúng "đường lối" cơ, mà sao thơ TH lại nổi tiếng thế?
    Trở lại với chủ đề kẻo bị lock :
    Truyện ngắn Lão Hạc không phải truyện mình thích nhất, nhưng có một câu quá kinh điển, bây giờ trở thành câu cửa miệng của nhiều người mà mình rất ấn tượng nhé:
    "Không bao giờ nên hoãn sự sung sướng lại".
  8. tears.in.heaven

    tears.in.heaven Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/07/2002
    Bài viết:
    453
    Đã được thích:
    0
    Vote cho Mùa lạc và Vợ nhặt...
  9. coongkhaac36

    coongkhaac36 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/04/2009
    Bài viết:
    2.328
    Đã được thích:
    1
    Nổi tiếng vì nó hợp đường lối nó phổ biến . Thơ của ông được vào sách giáo khoa thì ai cũng phải biết.thơ của ông hợp với tâm lí thời chiến phù hơpn với.....thôi bàn cái này bị treo nick cái thì chết. nói chung thơ Tố Hữu làm thơ cách mạng thì đọc cũng hay .còn thơ Bác Hồ đọc thì í ẹ .cái này là cảm nhận riêng của em đừng bảo em *********
    Quay lại chủ đề chính.
    Đọc mấy chuyện ngắn của Nam cao đúng là cảm động không sống ở thời đấy không cảm nhận được hết
  10. doandly

    doandly Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/08/2007
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    Mảnh trăng cuối rừng. thích Nguyệt lắm. Nếu có ở ngoài thì sẽ cố mang về cúng trình ma. Âyda!!!

Chia sẻ trang này