1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi hoangvan09, 09/05/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Ngọc Tư-Ngày đùa
    San có điện thoại . Chẳng sung sướng gì khi phải chạy cồng cộc qua hai mươi tư bậc thang lên tầng hai , mở cánh cửa kiếng mới vào được văn phòng nhà văn hoá huyện . Giọng bên kia máy hơi đứt quãng , nhừa nhựa :
    - San ơi !
    San thở cái phào :
    - Chuyện gì đó, Phương ?
    - Anh nhớ em .
    - Ừ !
    - Nhớ thiệt . Anh thương em thiệt là thương.
    San nhăn mặt :
    - Đang tập thoại đoạn kịch nào vậy ? Nói cứ y như thiệt.
    San nghe Phương thở ngắn, rồi lặng đi, rồi thở dài:
    - San nhớ uống thuốc nghen !
    - Trời đất, bệnh gì mà uống?
    - Dặn trước, mai mốt bịnh thì uống. Mai mốt bịnh, anh không dặn nữa.
    - Trời đất ?" San bật cười - Không còn nữa em thôi nghen.
    - Ừ ? thôi. Vĩnh biệt . Anh từ giã em, anh chết. Anh thương em nhiều lắm thiệt mà, San.
    San nhún vai, gác máy. Chị quay ra. Sao vậy ta ? Phải mười năm trước, nghe được câu này của Phương, thể nào San cũng cảm động phát ứa nước mắt luôn cho mà coi. Bây giờ nghe buồn cười không chịu được. San nghĩ, tay Phương nầy hôm nay chắc rảnh rang, đem cả chuyện chết chóc ra đùa.
    ******
    San nhận dựng một vở kịch cho nhà văn hoá huyện để đưa đi dự liên hoan văn hoá quần chúng toàn thành. Chị đã bỏ nhiều sô diễn ở thành phố. Không hiểu vì sao mình làm vậy. Có thể vì trả cái nghĩa ngày xưa, từ nơi nầy chị đi lên hoặc có thể chị muốn thay đổi không khí. Vì vậy mà chị bỏ cả máy di động ở nhà.
    San và đám diễn viên đã tập đến đoạn kết. San làm việc cật lực, giọng khàn đi. Chị không có trong tay những diễn viên nổi tiếng, hiểu nghề, điều đó làm cho công việc của chị càng khó khăn hơn. Nhưng họ truyền cho chị niềm hứng thú từ cách diễn chân chất, mộc mạc, từ sự lăn xả bất chấp nhọc nhằn. Nhìn họ, chị nhìn thấy mình mười năm trước, đầy đam mê, khát vọng nhưng khờ dại, ngây thơ.
    Mười năm trước, San gặp Phương cũng ở đây. Phương nổi tiếng và tập tễnh làm đạo diễn. San gọi Phương là thầy. San ngưỡng mộ Phương thiếu điều chiêm bao cũng thấy. Con người Phương hết thảy đều phiêu lãng, phong trần. Tóc dày lấp loáng bạc, hơi dài, mái trước vuốt ngược ra đằng sau. Thành ra đám tóc đó không bám vào đâu được, nó nằm bồng bềnh. Mắt Phương sâu róm (San tin rằng người nuôi tóc dài, móng tay dài sẽ yêu một tình yêu lâu dài). Miệng Phương cười khinh bạc. Nón quay ngược ra đằng sau. Quần áo bụi bậm. Móng tay dài. San hồi đó hay cười, hay nói líu lô. Hồn hậu, trẻ con. San trầm trồ :
    - Làm nghệ sĩ nổi tiếng chắc sướng lắm hen, thầy ?
    Phương cười :
    - Không , họ tội nghiệp lắm. À không, Phương đính chính lại, có một vài người tội nghiệp, như tôi.
    San cười khì, ?oem không tin đâu, thầy sướng thấy mồ?. Phương bảo, khi nào San trở thành người nổi tiếng rồi San sẽ tin. Có lẽ, Phương là người đầu tiên nhìn thấy tài năng nghệ thuật tiềm ẩn trong San. Ba năm sau, San khẳng định mình trên sân khấu thành phố.
    Rồi y như lời của Phương, San bắt đầu thấy tội nghiệp mình. San sống rất mệt mỏi vì không phân biệt nổi đâu là sàn diễn, đâu là cuộc đời. San thương Phương nhiều, nhiều lắm. Phương thì lúc nóng, lúc lạnh, lúc xa, lúc gần. Âu yếm nhau trên sân khấu, bước xuống hậu trường Phương than mà giọng chao chát nghe khẽ như hơi thở, ?oước gì tôi nắm được tay em?. San chìa tay ra, cười, thì có ai cản đâu. Phương nhăn mặt, ? Tôi mà chạm vào người em thể nào tôi cũng lạc lòng.? San cười mà lòng nghe xót xót, như chừng Phương khao khát yêu mà không dám yêu, khao khát sống mà không dám sống. Phương trả lời phỏng vấn báo Sân khấu rằng : ? Tôi thèm hạnh phúc nhưng không cho phép mình hạnh phúc. Một tâm hồn đầy đủ sẽ không thể diễn được một tâm tư giằng xé. Vì nghệ thuật, tôi hy sinh cả cuộc đời mình.? San biết rằng đó là lời anh dành cho San. Nó cực đoan một chút. Có nhiều người hạnh phúc vẫn diễn rất hay. Nhưng diễn như ma ám, như điên, như say như Phương thì chưa một người nào làm được. Ở bất cứ vai nào, anh cũng diễn bằng sự giằng xé, bằng sự khao khát bị kìm nén. San vẫn còn nhớ tháng hai năm chín mốt, sân khấu thành phố dựng vở ?oĐèn không hắt bóng?, khi xua đuổi người yêu ?" San, viên bác sỹ cao ngạo, tội nghiệp của Phương đã lặng người quay đi, rơi nước mắt. Giới phê bình đánh giá khoảnh khắc xuất thần đó của Phương bằng hai từ ?oquái kiệt?. Lâu lâu, linh cảm hỏi San, có phải những giọt nước mắt ngày xưa ấy phải chăng dành cho mình.
    San bắt đầu tập quên có Phương trong cuộc đời. Đó là lúc tự dưng San thấy mình kiệt sức. Cứ chịu đựng một vài lần như San đi rồi biết. Diễn xong Phương rủ San đi ăn cháo gà, San rối rít tẩy son phấn, ùa ra cửa, Phương đã về rồi. Phương hẹn lại nhà San chơi, San thắp đèn ngoài cổng ánh ỏi chờ cả ngày, Phương không tới. Gọi tìm Phương, Phương hỏi ?oỦa, tôi có hứa sao??. Từ Phương, San rút ra kinh nghiệm, thay vì phải ngồi nghĩ ngợi điên cái đầu, lời nào thật lời nào giả, tách bạch rõ ràng ra, mệt lắm, thôi đừng tin nhiều, hy vọng nhiều đỡ thấy thất vọng, mất mát.
    San sống như vậy riết rồi quen. Không tâm huyết, kỳ vọng vào cái gì, không mơ một xa vời, không rút ruột ra tin ai, yêu ai. San thấy mình không vịn vào ai để sống và cũng không sống vì ai. San sắm sửa được cái vẻ lạnh lùng, khinh ngạo. Không còn nghe đau xót khi ngửi thấy mùi rượu , mùi thuốc lá phả ra nồng nàn từ Phương, không buồn khi Phương cà rỡn, âu yếm với cô gái khác, không nhớ khi một tuần chẳng gặp nhau. Thực lòng, chị nghĩ, Phương vẫn còn đó chớ mất mát đi đâu. Chỉ có lần, tim San thót lên nhói một cái khi thấy Phương ôm một nam diễn viên trong bóng tối. Ánh đèn sân khấu đã tắt. Có lẽ Phương thấy cô đơn lắm. Thương chút đó rồi thôi. Khi quên mất tiêu con San ngày xưa, về đây, chị bỗng gặp lại mình.
    ******
    Buổi tập sáng San cho diễn viên nghỉ sớm, bụng San hơi cồn cào, San đổ thừa tại mình đói. Giờ nghỉ trưa, San không ngủ được, bồn chồn chờ đến đầu giờ chiều. Chị muốn lao vào làm việc ngay để quên một chuyện mơ hồ nào đó.
    San lại có điện thoại.
    San nhấm nhẳn nghỉ trong lòng , ?o Đâu có bao nhiêu người biết mình đang ở đây ??. Nhấc máy, giọng Ngạn, ? San ơi, đang ở đâu vậy ??. San cười : ? Gọi tới đây rồi mà không biết à? ?" San lấy giọng nghiêm khắc ?" Mình đang ở ?ongoài vùng phủ sóng?. Giọng Ngạn hơi run rẩy, ?oSan à, Phương chết rồi ?. San cười ngằn ngặt.? Ừ?. ?oThiệt mà?. ?Ừ?. ?oSan về ngay nghen?. San dập máy.
    Xuống sàn tập, San dựng cảnh cuối của vở. Trúc, cô diễn viên đóng chính đang cố khóc để diễn cảnh cô con gái hư hỏng thương tiếc người cha vừa qua đời. San không nói khái niệm, định nghĩa gì hết, chị bảo :
    - Em phải xuống nước mắt thật mềm, không có loại nước mắt nào dịu mềm bằng nước mắt chảy ra từ lòng hối hận.
    Trúc khóc lại lần thứ hai thì San lại có điện thoại. Bên kia máy là Mai, ngườI gọi có khác nhưng nội dung không khác. Mai bảo, Phương chết rồi. San vẫn ừ hử nhưng đã thôi cười. Vì bực mà thôi cười.
    San tự hỏi, bữa nay là ngày gì vậy nè. Đám học trò diễn ồ lên, ? Bữa nay là ngày Cá Tháng Tư, người ta được quyền nói dối thoải mái mà chị?. San bật cười. Xem lại ngày hiển thị trên đồng hồ, ngày Một Tháng Tư. Cha mẹ ơi!.
    Ngày này, năm ngoái, cũng đám Ngạn, Mai báo Phương chết. San thiếu điều lộn ngược ruột gan chạy lại nhà Phương, nhìn thấy Phương đang sân sẩn ngồi Karaoke, San tức không há miệng nói được tiếng nào. Phương biết chuyện, Phương nhìn San lâu lắm.?Tôi vẫn còn ở trong trái tim em sao??. San bật cười, gờn gợn hỏi lại mình câu ấy. Nhìn Phương cười cười, chắc Phương lại nói chơi. Bởi vì, San và Phương ai lại không diễn một vai trong cuộc đời này.
    Nhớ chuyện năm ngoái, San đinh ninh, năm nay mình sẽ không bị lừa nữa đâu. Nhưng chỉ lát sau, San có điện thoại. Lại cồng cộc chạy lên hai mươi bốn bậc thang, San nói trước ?oĐừng giỡn nữa mà?. Nhưng bên kia máy là đạo diễn Lưu, San giật mình hỏi lại.?Có chuyện gì không thầy??. Thầy Lưu bảo, Phương chết rồi. San biết thầy mình không bao giờ đùa. San đứng sững trong văn phòng nhà văn hoá. Một nhân viên trong phòng gọi San rất to, San tuyệt vọng đẩy cửa, nhưng cánh cửa vẫn im lìm. Có tiếng người nhắc, hãy kéo cửa về phía sau. San chen ra.
    Trúc dẫn xe máy đưa San ra cổng. Trúc dặn chị chạy phải thiệt cẩn thận, đường đây về thành phố thì xa, đẩy trổ ra ngã tư là quốc lộ, xe cộ nhiều ghê lắm. San chạy đến ngã tư. Chị không biết ngả nào về thành phố. Chị chống chân xuống đường giữ cho chiếc xe được thăng bằng. Một nỗi gì đó chợt ứ đầy trong chị, muốn khóc mà không khóc được. Bao nhiêu nước mắt đã dành cho vai diễn, cho công chúng hết rồi, chị không còn giọt nào cho mình. Chị hiểu rằng vậy là vai diễn cuộc đời mình vừa hoàn tất. Bình sinh, không lúc nào chị hít thở, chị hoá thân mà trong chị không có một tình yêu cũ, không có Phương. Nó chìm lặng giữa muôn ngàn nỗi đau, nỗi thương tổn yêu thương chẳng được đền đáp bởi yêu thương. Lòng chị dửng dưng bởi Phương bao giờ cũng còn ở đó. Nhưng bây giờ Phương mất rồi, mất thật rồi. Sẽ không còn được thấy Phương phong trần, mệt mỏi, không nhìn thấy Phương cười, nghe Phương nói? Sẽ không được ôm Phương trong vòng tay dù chỉ là vai diễn. Chị dấn ga cho xe vọt lên và nấc nhọc nhằn. Đã có nước mắt. Chị thấy trước mặt mình nhoà đi, kiệt sức, chị gúc xuống giữa đường. Con đường Trúc dặn, xe cộ nhiều lắm.
    *******
    Ở nhà Phương, bọn Ngạn, Lưu tụ lại đã rất đông, họ đang chờ đoạn cao điểm nhất của một ngày vui. Nhà Phương dọn dẹp sạch sẽ, trang hoàng lại. Không còn vỏ bia lon lổn nhổn, tàn thuốc lá bết vào bàn chân. Phương ngồi trên băng đá trước nhà, chỗ nầy khi San về, anh sẽ thấy San trước tiên khi chị vòng qua nhà ông già dân phố ở góc đường và rẽ vào đây. Anh sẽ tặng một bó hồng đẹp nhất cho San và nói với San rằng, mười năm, anh hy sinh San cho nghệ thuật là một điều không công bằng, rất không công bằng. Bởi San là tất cả cuộc sống của anh. Lẽ ra anh không nên đùa như thế nhưng trò đùa mới có ý nghĩa làm sao rằng một người đã sống lại vì tình yêu một người.
    Nhưng San đã không bao giờ về nữa.
    Hôm ấy là ngày một tháng Tư. Ngày nầy, người đời hay đùa lắm.
  2. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Ngọc Tư-Duyên Phận So Le
    Một bữa gió dầm dề, khách vắng teo, 13 nhân viên khu du lịch văn hóa So Le tổ chức nhậu nhẹt, xong rồi thi coi ai có cuộc đời buồn nhất. Mới biết, dì Chín nấu bếp hồi nào giờ chưa từng biết yêu ai, con Mỵ nghèo, toàn mặc đồ cũ của chị Hai, 18 tuổi mới vung vinh được bộ quần áo của chính mình.
    Hường thì yêu thầm nhớ trộm ông thầy dạy toán... Xuyến kể sau cùng, bằng cái giọng hết sức điềm nhiên, cô nói 17 tuổi có yêu một người, yêu đến nỗi bỏ cha mẹ theo tình. 18 tuổi thằng nọ phụ phàng, bỏ cù bơ cù bất giữa chợ. Lúc ấy đã không còn đường về nhà nữa...
    Mọi người rưng rưng bảo thôi, khỏi kể thêm khúc sau mày cũng xứng đáng là người có cuộc đời buồn nhất ở So Le này rồi. Rồi cả bọn lặng lẽ ngồi nghe gió thốc qua lòng, rúm ró nỗi cô đơn. Trời ơi, thêm một mùa gió đông nữa mà chưa người nào lấy được chồng. Tuyệt vọng như dì Chín nấu bếp đã đành, còn Mỵ, còn Lam, còn Hường... và cả Xuyến kia nữa, cô sắp qua khỏi thời con gái mất rồi.
    Mà ngộ, chỉ Xuyến là không xao động gì hết, lúc gió về. Kể chuyện mình xong, cô đứng dậy, đóng hết các cửa sổ, lau sàn nhà, trải khăn lên bàn, xếp ghế cho ngay ngắn. Ngang qua phòng anh Năm, Xuyến vào coi có quần áo dơ không rồi gom ra sàn nước ngồi giặt, cằn nhằn anh sao để cổ áo thâm kim. Dửng dưng, bởi không còn gì để trông đợi, bởi Khởi đã thật sự không quay lại nữa rồi?
    Hay bởi những mùa gió chẳng còn gì để lạ, Xuyến tới đây lúc khu du lịch mới hình thành, giám đốc Thụy hay bảo, Xuyến là bậc ?okhai quốc công thần? của So Le. Chân bước lên bờ, thấy vợ Thụy đang ẵm con ngơ ngác trước mênh mông hoang vắng, không sợ đã đành, đằng này, Xuyến mừng húm. Cụm nhà nghỉ lọt thỏm cuối bìa rừng. Biển đằng trước. Và gió lộng ***g trên đầu. Ở đây là cuối đất, xóm làng gần nhất cũng cách hai vạt rừng, sau lưng So Le chừng nửa giờ đồng hồ là trung tâm xã, thêm ba giờ để đến huyện, ra tỉnh mất nửa ngày. Tàu đò thường quăng lên khu du lịch những người khách xốc xếch, lử lả đường xa, họ cuống quýt ngắm rừng xanh ngời ngợi trên đầu, luýnh quýnh ngó những con thuyền dập dềnh thăm thẳm đằng phía biển. Nôn nả chạy ra mốc tọa độ chụp hình, hối nhà hàng dọn cơm ra. Vừa ăn vừa coi đồng hồ, tính xem thêm chén nữa thì có kịp chuyến đò trưa không. Vội vậy, nhưng vẻ thỏa mãn hiện lên trên nét mặt, vì chụp được cái hình ngay chỗ panô vẽ chữ mũi So Le tổ bố để về khoe với bạn bè, vì được móc cục đất khóc ồ ồ, ôi giời ơi, đất thiêng của ta ơi, đất thương đất nhớ ơi, sau đấy thì làm thơ.
    Bọn Xuyến cố nín cười, thấy lòng vui, dù biết với những du khách này, chẳng thu lợi nhuận gì nhiều. Nhưng có họ cũng đỡ thèm ngươi, đỡ thấy mình giống khỉ. Rồi khu du lịch được vực dậy, bắt đầu từ một nhà hàng thủy tạ ngoài bãi bồi, cụm panô tiểu cảnh, những con đường xi măng giả gỗ ngoằn ngoèo luồn sâu vào rừng... Mũi So Le ngỡ ngàng giụi mắt đón những du khách cười nói bạo liệt, đạp mũi canô lên bến. Họ ở lại lâu, ca hát tưng bừng...
    Nhưng đời đám nhân viên phục vụ bỗng buồn thiu. Khách đến, khách say, tán tỉnh, hôn hít họ rồi về (thì ca hay, phục vụ chu đáo, nên khách thưởng chơi vậy mà). Người ở lại chua chát nghĩ, điệu này rồi sẽ khó lấy chồng, đáng ra đôi má này đôi tay này phải để cho người mình thương yêu ấp. Có ai yêu mình, tin mình, chịu cưới mình khi suốt ngày mình đưa mặt cho người ta hôn hít (và cả đáp lại người ta, nếu có yêu cầu). Bà con ở đây cười cợt, dè bỉu đã đành, tệ như mấy anh chàng thợ xây nhà thủy tạ ốm tong teo, đen nhẻm, vậy mà không thèm chọc ghẹo một lời. Không biết đã đành, thấu hiểu, yêu thương như Khởi một bữa còn đập đàn bỏ Xuyến mà đi.
    Chuyện đó cũng đã lâu, nhắc lại, Xuyến cười, quên mất tiêu rồi (giọng như quên cái nón, cái khăn, cây bàn chải đánh răng...). Chiều chiều, nó hay ra cái bến trước quán cà phê nhỏ của vợ chồng giám đốc Thụy, ngó xa theo con rạch loằn ngoằn, vắng ngắt. Như chờ đợi, như mong ngóng, như hy vọng... Nhưng có chờ đến tối chỉ chiếc đò máy chở bé Bi, con gái Thụy, tan trường về ghé lại. Xuyến lên nhà chơi với Bi (hú vía, may mà có con bé nhỏ teo xinh xẻo này). Xuyến nướng tôm cho Bi ăn, thắt mớ tóc xoăn mềm mại của Bi thành bím, Xuyến hỏi con bé bữa nay cô giáo dạy bài gì, rồi lớn nhỏ hai người vỗ tay hát nghêu ngao. Ai, nhìn thấy cảnh ấy cũng thương, Xuyến leo lẻo nói cười, thấy vậy mà không phải vậy.
    Mọi người bảo nhau, lòng con nhỏ Xuyến vẫn còn đau. Một bữa thấy Xuyến vào phòng Khởi, thụp xuống vùi mặt vào chiếc áo anh bỏ lại. Một bữa nhìn trời mây nước mênh mông mà đôi mắt ráo hoảnh, trống trơ, nhìn mà không thấy gì hết. Một bữa thấy Xuyến tết tóc cho bé Bi, Xuyến rơi nước mắt.
    Một bữa Xuyến bảo anh Năm Già đừng hát cái bài ?oLòng dạ đàn bà?, ?ohồi đó anh Khởi hát hoài, em nghe mắc chán rồi?. Anh Năm vậy a, vậy à, mà trách mình vô ý dữ. 39 tuổi, sớm lấm láp bụi đời nên mặt anh Năm khằn, đen đúa, lưng hơi khom. Hôm tới đây anh vẫn còn là nhân viên hậu đài của đoàn ca múa nhạc. Hết mùa lưu diễn, bữa đó cả đoàn được thưởng một bữa nhậu tại mũi So Le. Ai cũng vui nên say quá chừng, say vùi dẫn cho đến khi một nhân viên của nhà hàng đập cây đàn vào bức tường trước mặt. Những sợi dây đứt bặt buốt nhức giữa tiếng gãy giòn, và trong những sững sờ, cồn cào một tiếng thở thảng thốt. Mắt mở trợn trạo, mặt đỏ bừng, Khởi lia tay vào bàn tiệc (như đang đếm gà, vịt), gằn giọng: ?oCô nắm níu ở đây là vì thèm khát thứ người này sao, Xuyến?", xong quay lưng đi một nước.
    Xuyến tuyệt vọng ngó theo, rồi cô run rẩy mỉm cười, lẩy bẩy rót rượu cho khách, bảo uống đi mấy anh, không có chuyện gì đâu... Nhưng cuộc vui tới đó đã tàn mất. Khách xuống tàu, anh Năm Già còn đứng trên bến, anh bảo sau này chắc nhà hàng mình thiếu người, tôi ở lại để đàn cho cô hát nghen, cô Hai. Xuyến lắc đầu cười thê thiết: ?oAnh tính đền cho tôi à... có phải tại anh đâu mà..." nhưng anh Năm đã quả quyết xô mũi tàu ra.
    Anh ở lại mũi So Le, làm con khỉ thứ 13, những con khỉ khác cứ hỏi nhau sao chuyện đi ở thằng cha này coi nhẹ hều vậy cà. Anh được phân cho một căn phòng ngó ra hành lang phía sau có nhiều dây phơi, một bữa đang lui cui dọn giường nghe Xuyến mừng rỡ, ngỡ ngàng kêu ?oAnh Khởi?. Anh quay lại, Xuyến thất vọng bưng mớ quần áo quay đi. Năm "Già" xin được chuyển phòng.
    Mỗi chiều Xuyến ra bến chơi, anh cũng xách dao dọn cỏ, tỉa cây gần đó, anh nói láp giáp đủ chuyện dưới đất trên trời (như thể mình mà im lặng Xuyến sẽ khóc mất). Anh nhằn gió trên trời, thổi chi cho tội, nhằn ai phơi khô cá thòi lòi không đặng nắng để bốc mùi thúi ủm. Nhằn cả chuyện độ rày gạo cá lên giá quá chừng... (ủa, chuyện này mắc mớ gì đàn ông lo).
    Có khi Xuyến hụ hợ vài câu, có khi cô chỉ mỉm cười. Ngoài chỗ nói nhiều ra (mà toàn nói chuyện khơi khơi), sao mà anh Năm ?oGià? giống Khởi kỳ lạ. Giống cả cái yêu lặng lẽ, lầm lì (như ông trời trả lại y chang). Đóng cái móc áo trong phòng Xuyến, thay bóng đèn, sửa chốt cửa, nấu tô cháo nóng để đầu giương lúc Xuyến say. Ngày ngày, anh Năm bắc một cái ghế ngoài bàn tiệc, phục vụ việc hát hò cho khách, uống đỡ giùm Xuyến vài ly rượu khi khách mời. Anh còn lấy xuồng chở Xuyến với bé Bi chơi dài trong rạch, hái trái ô rô. Nhiễu khi Bi ngọng nghịu nói cười, thấy thương không chịu được, Xuyến ôm ghì nó, bảo sao mà em mê con nít quá chừng à, anh Năm. Anh cười hỏi sao Xuyến không đi làm cô nuôi trẻ. Xuyến lặng người đi, vì vết thương cũ trong lòng nghe rịn máu.
    Khởi cũng có lần hỏi Xuyến câu ấy. Đâu chỉ vậy, nhiều bữa nhìn Xuyến quằn quại vì bị mời rượu say mèm, anh lẳng lặng ra thị xã xin sẵn một chỗ làm rồi hỏi Xuyến có đi với anh không, Xuyến cười, trời đất, đi đâu anh. Khởi bảo, đi làm cô nuôi trẻ, bỏ mũi So Le. Xuyến bần thần một thoáng (nhìn đứa trẻ ấy có một mụn thịt trong vành tay, có một nốt ruồi son đỏ sau gáy, có cái rón to nhăn nhúm buồn cười như cái mặt người, cái rốn 21 ngày mới rụng... như Bi không?). Tần ngần, Xuyến bảo: ?oMai mốt nghen anh, bây giờ công chuyện đang rối... Mấy đứa Nga, Hường mới vô làm, công việc chưa rành, khờ ịt, chỗ mình còn xây dựng tùm lum, chẳng ai coi sóc... Đó, bé Bi con anh Thụy bệnh đang nằm ngoài trạm xá hỏng biết chừng nào về...".
    Nhớ lại, nhiều lúc Xuyến cười, mấy lý do đó trớt quớt, chẳng ăn nhập gì với mình, hèn chi Khởi cười gằn, bỏ đi. Đáng lẽ phải nói như vầy, em thấy yêu mến, gắn bó mảnh đất này quá đi, anh à (nói theo kiểu thanh niên tình nguyện trả lời phỏng vấn trên truyền hình). Ở đây 3 năm rồi, bây giờ bỏ rừng, bỏ biển, bỏ cả những cơn gió đông cồn cào mắc dịch này thiệt không đành... Còn nữa nghen, bạn bè ở đây ai nấy đều tốt, vợ chồng giám đốc Thụy cũng thấy thương quá chừng, tóc sắp bạc màu mới kiếm được đứa con, chắc là hiếm muộn, chắc là chờ đợi, chắc là chữa trị rất tốn tiền. Em biết họ từ hồi họ còn ở chợ, trước nhà có một hàng điệp đỏ, mùa nắng lá rụng tả tơi, lá xếp dày, nằm lên đấy không sợ bụi đất...
    Những lời hay ho đó, Xuyến học thuộc lòng, định nói vào cái ngày anh Năm mở lời biểu Xuyến theo anh. Một bữa hai người chơi thả tàu giấy dưới bãi với Bi, anh Năm nhìn Xuyến thật lâu, trìu mến nhìn chị em vung vinh thách nhau thuyền nào đi trước, cắn môi mấy cái; nhìn trước nhìn sau (như sắp truyền tin cho nhau giống trong phim Biệt động Sài Gòn), anh bảo: "Cô Xuyến mê con nít vậy, sinh cho tôi một đứa nghen". Hôm đó trời đứng gió, Xuyến nghe con ong o e trên ngọn đước, nghe mình rỗng không, nghe tim nín thít (và bần thần tự hỏi, đứa trẻ mình sẽ sinh với anh có cái ngón chân út quẹo đơ, có những sợi lông măng dày mịt che cả bớt đen sau cổ như con bé Bi xinh xẻo này không). Xuyến cười lạt nhách, lấy tay phát nước đẩy chiếc tàu giấy đi, Xuyến bảo, em chưa tính tới anh à. Anh Năm cũng cười, nhìn con tàu trắng trôi xa, từ từ mù mịt, bẽ bàng nghĩ, dường như Xuyến không quên được một người.
    Sáng sau, anh Năm từ giã mũi So Le. Mọi người kêu trời, sao cha nội này đi ở đơn giản vậy kìa. Tiễn anh vòng vèo qua những con đường nhỏ trong rừng, ai cũng nghe tiếc, nghe đau, nói gièm với nhau (cốt để anh Năm nghe thấy), khu du lịch mình bộ khai trương ngay ngày xấu, hồi đó tới giờ không tổ chức được một đám cưới nào. Xuyến đi sau cuối, chân bời rời bước, anh Năm tần ngần hỏi: ?oCô Xuyến có chuyện gì nói với tôi không?". Xuyến ngơ ngác một lát rồi cười, dạ, anh đi mạnh giỏi.
    Và tàu mang người đi, thăm thẳm như thể nó đã nuốt chửng anh rồi. Mọi người hỏi Xuyến có sao không, Xuyến bảo, mai mốt cũng quên (như quên đôi dép, đôi giày... Và như quên Khởi). Rồi Xuyến đi gom khăn trải bàn, cuốn tất cả các bức màn, đem giặt. Nhưng vừa rảnh tay, Xuyến đã nghe buồn anh cõng buồn em đi lê thê trong dạ, cô dựa lưng vào tường, những vuông vải phơi trên đầu cồn cào, oằn oại, tơi tả gió. Xuyến ngồi ở đó, ngó nắng, bỗng thèm có con bé Bi ở cạnh, để khóc với nó chơi, để đi qua niềm đau đang như bão bời.
    Để thấy đời có buồn thêm chút đỉnh, cũng không sao. Như thế này thì nhằm nhò gì cái hồi Xuyến xin làm bồi bàn cho một quán ăn trong thị xã, để được đi lại (chầm chậm) trên khúc đường gần đó, nhìn Bi bò lúm cúm trong nhà. Bi biết đi, mẹ dắt ra sân, Xuyến giả đò lại gần khen, em bé dễ thương quá hen, mà không dám xiết chặt Bi vào lòng, áp mặt mình lên đôi má phúng phính lông tơ, vì sợ mình sẽ khóc. Bữa kia mới buồn ác, thấy Bi lon ton chơi mình ngoài sân, bỗng không kềm được, Xuyến xốc Bi lên chạy một đoạn rồi thất thần dừng sững lại, kêu lên hai tiếng trời ơi, mình làm khổ nó rồi, mình nghèo như vầy... Xuyến đưa Bi quay lai. Nhưng khuya, ngủ không được, Xuyến lọ mọ lại khoảng sân đầy lá trước nhà Bi, rờ rẫm chỗ đất cạnh góc điệp già (chỗ đó, có một sáng đôi vợ chồng nọ mở cửa ra, thấy một đứa bé đang nằm say ngủ).
    Mấy chuyện này may mà Xuyến giấu chặt trong lòng, phải kể ra chắc là buồn vô địch cấp huyện chứ sá gì cái mũi So Le nhỏ nhoi này.
  3. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Ngọc Tư-Duyên Phận So Le
    Một bữa gió dầm dề, khách vắng teo, 13 nhân viên khu du lịch văn hóa So Le tổ chức nhậu nhẹt, xong rồi thi coi ai có cuộc đời buồn nhất. Mới biết, dì Chín nấu bếp hồi nào giờ chưa từng biết yêu ai, con Mỵ nghèo, toàn mặc đồ cũ của chị Hai, 18 tuổi mới vung vinh được bộ quần áo của chính mình.
    Hường thì yêu thầm nhớ trộm ông thầy dạy toán... Xuyến kể sau cùng, bằng cái giọng hết sức điềm nhiên, cô nói 17 tuổi có yêu một người, yêu đến nỗi bỏ cha mẹ theo tình. 18 tuổi thằng nọ phụ phàng, bỏ cù bơ cù bất giữa chợ. Lúc ấy đã không còn đường về nhà nữa...
    Mọi người rưng rưng bảo thôi, khỏi kể thêm khúc sau mày cũng xứng đáng là người có cuộc đời buồn nhất ở So Le này rồi. Rồi cả bọn lặng lẽ ngồi nghe gió thốc qua lòng, rúm ró nỗi cô đơn. Trời ơi, thêm một mùa gió đông nữa mà chưa người nào lấy được chồng. Tuyệt vọng như dì Chín nấu bếp đã đành, còn Mỵ, còn Lam, còn Hường... và cả Xuyến kia nữa, cô sắp qua khỏi thời con gái mất rồi.
    Mà ngộ, chỉ Xuyến là không xao động gì hết, lúc gió về. Kể chuyện mình xong, cô đứng dậy, đóng hết các cửa sổ, lau sàn nhà, trải khăn lên bàn, xếp ghế cho ngay ngắn. Ngang qua phòng anh Năm, Xuyến vào coi có quần áo dơ không rồi gom ra sàn nước ngồi giặt, cằn nhằn anh sao để cổ áo thâm kim. Dửng dưng, bởi không còn gì để trông đợi, bởi Khởi đã thật sự không quay lại nữa rồi?
    Hay bởi những mùa gió chẳng còn gì để lạ, Xuyến tới đây lúc khu du lịch mới hình thành, giám đốc Thụy hay bảo, Xuyến là bậc ?okhai quốc công thần? của So Le. Chân bước lên bờ, thấy vợ Thụy đang ẵm con ngơ ngác trước mênh mông hoang vắng, không sợ đã đành, đằng này, Xuyến mừng húm. Cụm nhà nghỉ lọt thỏm cuối bìa rừng. Biển đằng trước. Và gió lộng ***g trên đầu. Ở đây là cuối đất, xóm làng gần nhất cũng cách hai vạt rừng, sau lưng So Le chừng nửa giờ đồng hồ là trung tâm xã, thêm ba giờ để đến huyện, ra tỉnh mất nửa ngày. Tàu đò thường quăng lên khu du lịch những người khách xốc xếch, lử lả đường xa, họ cuống quýt ngắm rừng xanh ngời ngợi trên đầu, luýnh quýnh ngó những con thuyền dập dềnh thăm thẳm đằng phía biển. Nôn nả chạy ra mốc tọa độ chụp hình, hối nhà hàng dọn cơm ra. Vừa ăn vừa coi đồng hồ, tính xem thêm chén nữa thì có kịp chuyến đò trưa không. Vội vậy, nhưng vẻ thỏa mãn hiện lên trên nét mặt, vì chụp được cái hình ngay chỗ panô vẽ chữ mũi So Le tổ bố để về khoe với bạn bè, vì được móc cục đất khóc ồ ồ, ôi giời ơi, đất thiêng của ta ơi, đất thương đất nhớ ơi, sau đấy thì làm thơ.
    Bọn Xuyến cố nín cười, thấy lòng vui, dù biết với những du khách này, chẳng thu lợi nhuận gì nhiều. Nhưng có họ cũng đỡ thèm ngươi, đỡ thấy mình giống khỉ. Rồi khu du lịch được vực dậy, bắt đầu từ một nhà hàng thủy tạ ngoài bãi bồi, cụm panô tiểu cảnh, những con đường xi măng giả gỗ ngoằn ngoèo luồn sâu vào rừng... Mũi So Le ngỡ ngàng giụi mắt đón những du khách cười nói bạo liệt, đạp mũi canô lên bến. Họ ở lại lâu, ca hát tưng bừng...
    Nhưng đời đám nhân viên phục vụ bỗng buồn thiu. Khách đến, khách say, tán tỉnh, hôn hít họ rồi về (thì ca hay, phục vụ chu đáo, nên khách thưởng chơi vậy mà). Người ở lại chua chát nghĩ, điệu này rồi sẽ khó lấy chồng, đáng ra đôi má này đôi tay này phải để cho người mình thương yêu ấp. Có ai yêu mình, tin mình, chịu cưới mình khi suốt ngày mình đưa mặt cho người ta hôn hít (và cả đáp lại người ta, nếu có yêu cầu). Bà con ở đây cười cợt, dè bỉu đã đành, tệ như mấy anh chàng thợ xây nhà thủy tạ ốm tong teo, đen nhẻm, vậy mà không thèm chọc ghẹo một lời. Không biết đã đành, thấu hiểu, yêu thương như Khởi một bữa còn đập đàn bỏ Xuyến mà đi.
    Chuyện đó cũng đã lâu, nhắc lại, Xuyến cười, quên mất tiêu rồi (giọng như quên cái nón, cái khăn, cây bàn chải đánh răng...). Chiều chiều, nó hay ra cái bến trước quán cà phê nhỏ của vợ chồng giám đốc Thụy, ngó xa theo con rạch loằn ngoằn, vắng ngắt. Như chờ đợi, như mong ngóng, như hy vọng... Nhưng có chờ đến tối chỉ chiếc đò máy chở bé Bi, con gái Thụy, tan trường về ghé lại. Xuyến lên nhà chơi với Bi (hú vía, may mà có con bé nhỏ teo xinh xẻo này). Xuyến nướng tôm cho Bi ăn, thắt mớ tóc xoăn mềm mại của Bi thành bím, Xuyến hỏi con bé bữa nay cô giáo dạy bài gì, rồi lớn nhỏ hai người vỗ tay hát nghêu ngao. Ai, nhìn thấy cảnh ấy cũng thương, Xuyến leo lẻo nói cười, thấy vậy mà không phải vậy.
    Mọi người bảo nhau, lòng con nhỏ Xuyến vẫn còn đau. Một bữa thấy Xuyến vào phòng Khởi, thụp xuống vùi mặt vào chiếc áo anh bỏ lại. Một bữa nhìn trời mây nước mênh mông mà đôi mắt ráo hoảnh, trống trơ, nhìn mà không thấy gì hết. Một bữa thấy Xuyến tết tóc cho bé Bi, Xuyến rơi nước mắt.
    Một bữa Xuyến bảo anh Năm Già đừng hát cái bài ?oLòng dạ đàn bà?, ?ohồi đó anh Khởi hát hoài, em nghe mắc chán rồi?. Anh Năm vậy a, vậy à, mà trách mình vô ý dữ. 39 tuổi, sớm lấm láp bụi đời nên mặt anh Năm khằn, đen đúa, lưng hơi khom. Hôm tới đây anh vẫn còn là nhân viên hậu đài của đoàn ca múa nhạc. Hết mùa lưu diễn, bữa đó cả đoàn được thưởng một bữa nhậu tại mũi So Le. Ai cũng vui nên say quá chừng, say vùi dẫn cho đến khi một nhân viên của nhà hàng đập cây đàn vào bức tường trước mặt. Những sợi dây đứt bặt buốt nhức giữa tiếng gãy giòn, và trong những sững sờ, cồn cào một tiếng thở thảng thốt. Mắt mở trợn trạo, mặt đỏ bừng, Khởi lia tay vào bàn tiệc (như đang đếm gà, vịt), gằn giọng: ?oCô nắm níu ở đây là vì thèm khát thứ người này sao, Xuyến?", xong quay lưng đi một nước.
    Xuyến tuyệt vọng ngó theo, rồi cô run rẩy mỉm cười, lẩy bẩy rót rượu cho khách, bảo uống đi mấy anh, không có chuyện gì đâu... Nhưng cuộc vui tới đó đã tàn mất. Khách xuống tàu, anh Năm Già còn đứng trên bến, anh bảo sau này chắc nhà hàng mình thiếu người, tôi ở lại để đàn cho cô hát nghen, cô Hai. Xuyến lắc đầu cười thê thiết: ?oAnh tính đền cho tôi à... có phải tại anh đâu mà..." nhưng anh Năm đã quả quyết xô mũi tàu ra.
    Anh ở lại mũi So Le, làm con khỉ thứ 13, những con khỉ khác cứ hỏi nhau sao chuyện đi ở thằng cha này coi nhẹ hều vậy cà. Anh được phân cho một căn phòng ngó ra hành lang phía sau có nhiều dây phơi, một bữa đang lui cui dọn giường nghe Xuyến mừng rỡ, ngỡ ngàng kêu ?oAnh Khởi?. Anh quay lại, Xuyến thất vọng bưng mớ quần áo quay đi. Năm "Già" xin được chuyển phòng.
    Mỗi chiều Xuyến ra bến chơi, anh cũng xách dao dọn cỏ, tỉa cây gần đó, anh nói láp giáp đủ chuyện dưới đất trên trời (như thể mình mà im lặng Xuyến sẽ khóc mất). Anh nhằn gió trên trời, thổi chi cho tội, nhằn ai phơi khô cá thòi lòi không đặng nắng để bốc mùi thúi ủm. Nhằn cả chuyện độ rày gạo cá lên giá quá chừng... (ủa, chuyện này mắc mớ gì đàn ông lo).
    Có khi Xuyến hụ hợ vài câu, có khi cô chỉ mỉm cười. Ngoài chỗ nói nhiều ra (mà toàn nói chuyện khơi khơi), sao mà anh Năm ?oGià? giống Khởi kỳ lạ. Giống cả cái yêu lặng lẽ, lầm lì (như ông trời trả lại y chang). Đóng cái móc áo trong phòng Xuyến, thay bóng đèn, sửa chốt cửa, nấu tô cháo nóng để đầu giương lúc Xuyến say. Ngày ngày, anh Năm bắc một cái ghế ngoài bàn tiệc, phục vụ việc hát hò cho khách, uống đỡ giùm Xuyến vài ly rượu khi khách mời. Anh còn lấy xuồng chở Xuyến với bé Bi chơi dài trong rạch, hái trái ô rô. Nhiễu khi Bi ngọng nghịu nói cười, thấy thương không chịu được, Xuyến ôm ghì nó, bảo sao mà em mê con nít quá chừng à, anh Năm. Anh cười hỏi sao Xuyến không đi làm cô nuôi trẻ. Xuyến lặng người đi, vì vết thương cũ trong lòng nghe rịn máu.
    Khởi cũng có lần hỏi Xuyến câu ấy. Đâu chỉ vậy, nhiều bữa nhìn Xuyến quằn quại vì bị mời rượu say mèm, anh lẳng lặng ra thị xã xin sẵn một chỗ làm rồi hỏi Xuyến có đi với anh không, Xuyến cười, trời đất, đi đâu anh. Khởi bảo, đi làm cô nuôi trẻ, bỏ mũi So Le. Xuyến bần thần một thoáng (nhìn đứa trẻ ấy có một mụn thịt trong vành tay, có một nốt ruồi son đỏ sau gáy, có cái rón to nhăn nhúm buồn cười như cái mặt người, cái rốn 21 ngày mới rụng... như Bi không?). Tần ngần, Xuyến bảo: ?oMai mốt nghen anh, bây giờ công chuyện đang rối... Mấy đứa Nga, Hường mới vô làm, công việc chưa rành, khờ ịt, chỗ mình còn xây dựng tùm lum, chẳng ai coi sóc... Đó, bé Bi con anh Thụy bệnh đang nằm ngoài trạm xá hỏng biết chừng nào về...".
    Nhớ lại, nhiều lúc Xuyến cười, mấy lý do đó trớt quớt, chẳng ăn nhập gì với mình, hèn chi Khởi cười gằn, bỏ đi. Đáng lẽ phải nói như vầy, em thấy yêu mến, gắn bó mảnh đất này quá đi, anh à (nói theo kiểu thanh niên tình nguyện trả lời phỏng vấn trên truyền hình). Ở đây 3 năm rồi, bây giờ bỏ rừng, bỏ biển, bỏ cả những cơn gió đông cồn cào mắc dịch này thiệt không đành... Còn nữa nghen, bạn bè ở đây ai nấy đều tốt, vợ chồng giám đốc Thụy cũng thấy thương quá chừng, tóc sắp bạc màu mới kiếm được đứa con, chắc là hiếm muộn, chắc là chờ đợi, chắc là chữa trị rất tốn tiền. Em biết họ từ hồi họ còn ở chợ, trước nhà có một hàng điệp đỏ, mùa nắng lá rụng tả tơi, lá xếp dày, nằm lên đấy không sợ bụi đất...
    Những lời hay ho đó, Xuyến học thuộc lòng, định nói vào cái ngày anh Năm mở lời biểu Xuyến theo anh. Một bữa hai người chơi thả tàu giấy dưới bãi với Bi, anh Năm nhìn Xuyến thật lâu, trìu mến nhìn chị em vung vinh thách nhau thuyền nào đi trước, cắn môi mấy cái; nhìn trước nhìn sau (như sắp truyền tin cho nhau giống trong phim Biệt động Sài Gòn), anh bảo: "Cô Xuyến mê con nít vậy, sinh cho tôi một đứa nghen". Hôm đó trời đứng gió, Xuyến nghe con ong o e trên ngọn đước, nghe mình rỗng không, nghe tim nín thít (và bần thần tự hỏi, đứa trẻ mình sẽ sinh với anh có cái ngón chân út quẹo đơ, có những sợi lông măng dày mịt che cả bớt đen sau cổ như con bé Bi xinh xẻo này không). Xuyến cười lạt nhách, lấy tay phát nước đẩy chiếc tàu giấy đi, Xuyến bảo, em chưa tính tới anh à. Anh Năm cũng cười, nhìn con tàu trắng trôi xa, từ từ mù mịt, bẽ bàng nghĩ, dường như Xuyến không quên được một người.
    Sáng sau, anh Năm từ giã mũi So Le. Mọi người kêu trời, sao cha nội này đi ở đơn giản vậy kìa. Tiễn anh vòng vèo qua những con đường nhỏ trong rừng, ai cũng nghe tiếc, nghe đau, nói gièm với nhau (cốt để anh Năm nghe thấy), khu du lịch mình bộ khai trương ngay ngày xấu, hồi đó tới giờ không tổ chức được một đám cưới nào. Xuyến đi sau cuối, chân bời rời bước, anh Năm tần ngần hỏi: ?oCô Xuyến có chuyện gì nói với tôi không?". Xuyến ngơ ngác một lát rồi cười, dạ, anh đi mạnh giỏi.
    Và tàu mang người đi, thăm thẳm như thể nó đã nuốt chửng anh rồi. Mọi người hỏi Xuyến có sao không, Xuyến bảo, mai mốt cũng quên (như quên đôi dép, đôi giày... Và như quên Khởi). Rồi Xuyến đi gom khăn trải bàn, cuốn tất cả các bức màn, đem giặt. Nhưng vừa rảnh tay, Xuyến đã nghe buồn anh cõng buồn em đi lê thê trong dạ, cô dựa lưng vào tường, những vuông vải phơi trên đầu cồn cào, oằn oại, tơi tả gió. Xuyến ngồi ở đó, ngó nắng, bỗng thèm có con bé Bi ở cạnh, để khóc với nó chơi, để đi qua niềm đau đang như bão bời.
    Để thấy đời có buồn thêm chút đỉnh, cũng không sao. Như thế này thì nhằm nhò gì cái hồi Xuyến xin làm bồi bàn cho một quán ăn trong thị xã, để được đi lại (chầm chậm) trên khúc đường gần đó, nhìn Bi bò lúm cúm trong nhà. Bi biết đi, mẹ dắt ra sân, Xuyến giả đò lại gần khen, em bé dễ thương quá hen, mà không dám xiết chặt Bi vào lòng, áp mặt mình lên đôi má phúng phính lông tơ, vì sợ mình sẽ khóc. Bữa kia mới buồn ác, thấy Bi lon ton chơi mình ngoài sân, bỗng không kềm được, Xuyến xốc Bi lên chạy một đoạn rồi thất thần dừng sững lại, kêu lên hai tiếng trời ơi, mình làm khổ nó rồi, mình nghèo như vầy... Xuyến đưa Bi quay lai. Nhưng khuya, ngủ không được, Xuyến lọ mọ lại khoảng sân đầy lá trước nhà Bi, rờ rẫm chỗ đất cạnh góc điệp già (chỗ đó, có một sáng đôi vợ chồng nọ mở cửa ra, thấy một đứa bé đang nằm say ngủ).
    Mấy chuyện này may mà Xuyến giấu chặt trong lòng, phải kể ra chắc là buồn vô địch cấp huyện chứ sá gì cái mũi So Le nhỏ nhoi này.
  4. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Ngọc Tư-Sân Nhà
    Má buồn thiệt buồn khi nhắc lại hồi con gái má chừng mười, mười hai tuổi, "nhà mình nghèo quá, má không lo cho bây được đủ đầy?".
    Tôi cười giòn, trời đất, thiệt thòi gì đâu, má quên rồi sao? Những củ khoai lang còn ấm má mang về khi tan chợ, những bộ quần áo mới má thắt thẻo chắt mót từng lọn rau, bó cải để sắm cho con, chiếc xe đạp nhỏ - món quà từ tháng lương của ba để con tới trường? Và con có cả một vạt sân vàng nắng?
    Tôi nhớ, sân nhà mình chỉ nhỏ bằng hai tàng cây trứng cá. Nó lọt thỏm giữa ngôi nhà xam xám thấp tè và những giồng rau xanh biếc ngoài kia. Phía bìa sân, ba đặt cái bàn thờ Thông Thiên nho nhỏ, bát cắm nhang để giữa hai hũ gạo, muối (hết thảy mấy thứ đó cũng nhỏ xíu), buổi chạng vạng, gió phiêu phiêu mang hương nhang bay lãng đãng trước nhà. Ranh giới giữa sân với vườn rau là những cái mương nhỏ tạo thành do má tôi lấy đất lên giồng. Sát hàng ba có một luống hẹ kiểng, trổ bông tím rập rờn suốt hai mùa nắng, mưa. Nhà tôi nghèo nên trồng loại bông coi cũng bình thường quá đỗi, lúc Tết, cũng chỉ thêm bông vạn thọ, mồng gà. Nhưng tôi chẳng có gì tiếc nuối khi nhà mình chẳng có mai, đào? Vạn thọ cũng có cái vui của vạn thọ (câu này tôi học trong Gala cười 2003 : "Bánh giò cũng có cái giá của bánh giò"), bởi những cây hoa bình dị ấy chính tay tôi gieo trồng giáp biên sân. Bữa hai chín Tết, má phơi lá chuẩn bị gói bánh, tôi ngẩn ngơ nhìn "bức tranh" sân của mình, trời đất, sao mà đẹp dữ ôn vậy không biết, viền quanh những tàu chuối xanh rờn là hàng trăm đóa hoa vàng rực rỡ. Tôi đứng ở đó, tự hào nhìn sự sống nở hoa từ bàn tay nhỏ nhoi, xương xẩu của mình (bàn tay xưa rày chỉ biết cầm đũa ăn cơm và? chơi chuyền).
    Rồi hoa tàn, rồi mùa nắng hết. Mưa bắt đầu xập xoài, báo mùa đang đi tới. Tôi lóp ngóp xách rổ chận bắt mấy con cá rô ốm nhách, dài nhằng, mình đầy nhớt xăng xái lóc lên sân. Mặt sân đã ngấm mưa, đất vỡ ra, tràn xuống những chỗ nẻ. Nước lên săm sắp, ba phải kê đá tảng để có lối đi vào nhà. Không còn chỗ chơi rượt bắt, nhảy dây?, tôi bắc cái ghế ngồi học bài ngoài hàng ba, lâu lâu lại ngóng phía chân trời, coi xuyên qua đám mưa mịt mùng kia, có tia nắng nào hửng lên không ? Chà chà, chỉ cần đủ ba nắng, sân - thiên - đường của mình lại ráo hoảnh, sạch bong cho mà coi.
    Bây giờ nhớ lại, thấy lạ, lạ quá chừng? Sân nhà mình hồi ấy có rộng mấy đâu, chỉ có khoảng trời là ***g lộng phía trên đầu, nhưng đã đi hết cả tuổi thần tiên rồi, sao tôi vẫn còn nhớ tiếc.
    Chứ không à? Những đứa bạn dễ thương, những trò chơi tuổi nhỏ, cái xích đu tự tạo mắc lên cành cây bằng mấy cọng dây chuối, con dế gáy te te hoài dưới tấm đá chẻ bên góc nhà, tôi nhớ cả tiếng má rầy khi tôi trốn ngủ trưa lén ra sân ạch đụi nhảy dây. Suốt một mùa hạn, đám vú sữa đất mọc trên mặt sân chẳng thể nào ra lá mới, coi xo cò, tội nghiệp?(thì có sáng nào, chiều nào mà đám trẻ không chạy nhảy ở đó đâu). Coi lại, hồi nhỏ, tôi lang thang ngoài sân, vườn nhiều hơn trong nhà, trên mình đầy sẹo lớn nhỏ (mà, hỏi "lý lịch" của chúng, lắm khi tôi còn không nhớ hết); da vừa đen vừa mốc cời mốc thếch vì lấm lem bụi đất. Lúc tan bạn rồi, còn một mình, tôi vẫn thường thẩn thơ ở đó, mơ màng nghe bầy chim sâu, chim sẻ ríu rít cãi nhau, ngó con **** nhỏ vỗ cánh thấp tha thấp thỏm?
    Có bữa thấy tôi bưng tô cơm vắt vẻo ngồi ăn trên chạc ba của cây trứng cá, má bực quá, má rầy, "con nhỏ này chỉ thiếu nước ôm mùng chiếu ra ngoài sân ngủ"?
    Má cũng thường ra sân, nhưng không phải để thảnh thơi chơi đùa, không phải để ngắm mặt trời lặn, đón trăng lên? Buổi sớm, má ra quét lá, tiếng chổi xao xác trong tiếng gà. Buổi chiều, má hay ngồi chỗ góc sân, nghe tôi nhảy từ trên cây xuống cái phịch như ai quăng bịch muối, má than (mà cười): "Con nhỏ này chắc Mụ bà nắn lộn"? mà tay vẫn thoăn thoắt bó rau chuẩn bị cho buổi chợ sớm mai. Độ gần cuối tháng 10, lúa về sân, ba má ngồi quây lúa giữa trưa, bóng hai cây trứng cá đã bị tỉa thưa cành không đủ sức ngăn bớt cái nóng bừng bừng, mồ hôi chảy dài, bê bết tóc.
    Mỗi lần giở đệm lúa lên, hơi nước ướt đầm mặt đất, không hiểu sao, tôi cứ tưởng đấy là mồ hôi của má ba mình. Dường như không lần nào đứng trên mảnh sân - thiên - đường của tôi, má ba không tất tả, bận bịu, lo toan?
    Nên cái hồi con mười, mười hai tuổi, nhà mình nghèo, má (và cả ba) thiệt thòi nhiều nhất. Còn con lúc ấy giàu có, đầy đủ lắm, má à. Má không tin con sao?
  5. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Ngọc Tư-Sân Nhà
    Má buồn thiệt buồn khi nhắc lại hồi con gái má chừng mười, mười hai tuổi, "nhà mình nghèo quá, má không lo cho bây được đủ đầy?".
    Tôi cười giòn, trời đất, thiệt thòi gì đâu, má quên rồi sao? Những củ khoai lang còn ấm má mang về khi tan chợ, những bộ quần áo mới má thắt thẻo chắt mót từng lọn rau, bó cải để sắm cho con, chiếc xe đạp nhỏ - món quà từ tháng lương của ba để con tới trường? Và con có cả một vạt sân vàng nắng?
    Tôi nhớ, sân nhà mình chỉ nhỏ bằng hai tàng cây trứng cá. Nó lọt thỏm giữa ngôi nhà xam xám thấp tè và những giồng rau xanh biếc ngoài kia. Phía bìa sân, ba đặt cái bàn thờ Thông Thiên nho nhỏ, bát cắm nhang để giữa hai hũ gạo, muối (hết thảy mấy thứ đó cũng nhỏ xíu), buổi chạng vạng, gió phiêu phiêu mang hương nhang bay lãng đãng trước nhà. Ranh giới giữa sân với vườn rau là những cái mương nhỏ tạo thành do má tôi lấy đất lên giồng. Sát hàng ba có một luống hẹ kiểng, trổ bông tím rập rờn suốt hai mùa nắng, mưa. Nhà tôi nghèo nên trồng loại bông coi cũng bình thường quá đỗi, lúc Tết, cũng chỉ thêm bông vạn thọ, mồng gà. Nhưng tôi chẳng có gì tiếc nuối khi nhà mình chẳng có mai, đào? Vạn thọ cũng có cái vui của vạn thọ (câu này tôi học trong Gala cười 2003 : "Bánh giò cũng có cái giá của bánh giò"), bởi những cây hoa bình dị ấy chính tay tôi gieo trồng giáp biên sân. Bữa hai chín Tết, má phơi lá chuẩn bị gói bánh, tôi ngẩn ngơ nhìn "bức tranh" sân của mình, trời đất, sao mà đẹp dữ ôn vậy không biết, viền quanh những tàu chuối xanh rờn là hàng trăm đóa hoa vàng rực rỡ. Tôi đứng ở đó, tự hào nhìn sự sống nở hoa từ bàn tay nhỏ nhoi, xương xẩu của mình (bàn tay xưa rày chỉ biết cầm đũa ăn cơm và? chơi chuyền).
    Rồi hoa tàn, rồi mùa nắng hết. Mưa bắt đầu xập xoài, báo mùa đang đi tới. Tôi lóp ngóp xách rổ chận bắt mấy con cá rô ốm nhách, dài nhằng, mình đầy nhớt xăng xái lóc lên sân. Mặt sân đã ngấm mưa, đất vỡ ra, tràn xuống những chỗ nẻ. Nước lên săm sắp, ba phải kê đá tảng để có lối đi vào nhà. Không còn chỗ chơi rượt bắt, nhảy dây?, tôi bắc cái ghế ngồi học bài ngoài hàng ba, lâu lâu lại ngóng phía chân trời, coi xuyên qua đám mưa mịt mùng kia, có tia nắng nào hửng lên không ? Chà chà, chỉ cần đủ ba nắng, sân - thiên - đường của mình lại ráo hoảnh, sạch bong cho mà coi.
    Bây giờ nhớ lại, thấy lạ, lạ quá chừng? Sân nhà mình hồi ấy có rộng mấy đâu, chỉ có khoảng trời là ***g lộng phía trên đầu, nhưng đã đi hết cả tuổi thần tiên rồi, sao tôi vẫn còn nhớ tiếc.
    Chứ không à? Những đứa bạn dễ thương, những trò chơi tuổi nhỏ, cái xích đu tự tạo mắc lên cành cây bằng mấy cọng dây chuối, con dế gáy te te hoài dưới tấm đá chẻ bên góc nhà, tôi nhớ cả tiếng má rầy khi tôi trốn ngủ trưa lén ra sân ạch đụi nhảy dây. Suốt một mùa hạn, đám vú sữa đất mọc trên mặt sân chẳng thể nào ra lá mới, coi xo cò, tội nghiệp?(thì có sáng nào, chiều nào mà đám trẻ không chạy nhảy ở đó đâu). Coi lại, hồi nhỏ, tôi lang thang ngoài sân, vườn nhiều hơn trong nhà, trên mình đầy sẹo lớn nhỏ (mà, hỏi "lý lịch" của chúng, lắm khi tôi còn không nhớ hết); da vừa đen vừa mốc cời mốc thếch vì lấm lem bụi đất. Lúc tan bạn rồi, còn một mình, tôi vẫn thường thẩn thơ ở đó, mơ màng nghe bầy chim sâu, chim sẻ ríu rít cãi nhau, ngó con **** nhỏ vỗ cánh thấp tha thấp thỏm?
    Có bữa thấy tôi bưng tô cơm vắt vẻo ngồi ăn trên chạc ba của cây trứng cá, má bực quá, má rầy, "con nhỏ này chỉ thiếu nước ôm mùng chiếu ra ngoài sân ngủ"?
    Má cũng thường ra sân, nhưng không phải để thảnh thơi chơi đùa, không phải để ngắm mặt trời lặn, đón trăng lên? Buổi sớm, má ra quét lá, tiếng chổi xao xác trong tiếng gà. Buổi chiều, má hay ngồi chỗ góc sân, nghe tôi nhảy từ trên cây xuống cái phịch như ai quăng bịch muối, má than (mà cười): "Con nhỏ này chắc Mụ bà nắn lộn"? mà tay vẫn thoăn thoắt bó rau chuẩn bị cho buổi chợ sớm mai. Độ gần cuối tháng 10, lúa về sân, ba má ngồi quây lúa giữa trưa, bóng hai cây trứng cá đã bị tỉa thưa cành không đủ sức ngăn bớt cái nóng bừng bừng, mồ hôi chảy dài, bê bết tóc.
    Mỗi lần giở đệm lúa lên, hơi nước ướt đầm mặt đất, không hiểu sao, tôi cứ tưởng đấy là mồ hôi của má ba mình. Dường như không lần nào đứng trên mảnh sân - thiên - đường của tôi, má ba không tất tả, bận bịu, lo toan?
    Nên cái hồi con mười, mười hai tuổi, nhà mình nghèo, má (và cả ba) thiệt thòi nhiều nhất. Còn con lúc ấy giàu có, đầy đủ lắm, má à. Má không tin con sao?
  6. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Ngọc Tư và những bộ mặt của tâm trạng
    "Nước chảy mây trôi" - tập truyện ký mới nhất của Nguyễn Ngọc Tư gần như chỉ viết về những khúc khuỷu của đời người. Song đó là một khúc rẽ mới, ra khỏi mạch "Giao thừa" trước đây. Tư như con cá quẫy mình để từ suối ra sông, rồi ra biển lớn. Cái cựa mình đó có thể tải cả một sức nặng của cây bút truyện ngắn xứ Cà Mau này.
    Ở đâu đó, những câu chuyện lặt vặt xâu chuỗi lại thành một cuộc sống có bộ mặt buồn tẻ, nhưng nếu bị dứt ra khỏi cái mạch sống đó, người ta sẽ lại càng nuối tiếc vì hoá ra, ở trong sự tẻ nhạt vẫn có một bộ mặt khác của đời sống. Đó là bộ mặt của tâm trạng, của sự hồn nhiên. Hàng chục tâm trạng chồng chéo nhiều ký ức tạt ngang trang viết của Tư, chợt trở nên sinh động, có hồn, dù tác giả không mô tả gì nhiều. Khép trang sách mỏng gồm 23 truyện ngắn và ký, vẫn có cảm giác tiêng tiếc như phải rời xa một người bạn mới gặp mà đã chừng thân.
    Nếu như trước đây, Ngọc Tư hay khai thác thế mạnh của mình khi "nhập" vào những mối tình già, bằng lối viết tưng tửng nhưng lôi cuốn, thì nay, cùng với vốn sống dày dặn, cùng với sự trưởng thành về sự đọc và chăm chú luyện bút, cô tự nhiên như không đi vào nỗi đau của người khác, sự u uất của những mối tình, những con người không có bộ mặt mà chỉ có chân dung của tâm trạng, để gọi tên cái tâm trạng đó, chỗ ngóc ngách đó, cái phần bên trong của con người đó. Chính vì thế mà giọng văn cũng đằm địa mà xóc cạnh hơn, mà "chắc như cua gạch". Giọng văn ấy biết mềm mại hoá nỗi đau khổ bởi đó như một sự biến chuyển của từng cá thể để nhận thức mình, những người xung quanh. Và đau khổ cũng chỉ là một mặt của hạnh phúc.
    "Nước chảy mây trôi" nghe như bế tắc bởi mối tình câm của cô học trò với thầy giáo, sau này trở thành bố dượng mình. Không mổ xẻ, không kể lể, tự nhân vật cảm nhận cái nhu cầu thôi thúc buộc cô phải ra đi như một tình cảm hết sức tự nhiên. Nhưng cái giỏi của ngòi bút là lách đi những phần khúc mắc nhất khiến người đọc dịu lòng lại vì sức thuyết phục của tình yêu, một tình yêu dạy cho người khác cách ứng xử chân thật mà không làm tổn thương mình và những người xung quanh, song cũng không hề cất lên một tiếng nói giảng dạy về luân lý, đạo đức nào.
    "Chiều vắng", "Nhà cổ", "Qua cầu nhớ người" cũng những môtíp tương tự. Nhưng ở đằng sau là một nỗi trắc ẩn về thân phận con người, thân phận những mối tình quê. Quy luật duy nhất của tình cảm là tự mỗi người đi tìm, và dù họ có hoán đổi, cải trang bản thân mình bao nhiêu đi nữa, thì họ vẫn không sao thoát ra được sự chọn lựa ấy. Tính hài hước cũng được Ngọc Tư gia giảm điêu luyện trong từng câu chuyện, để phần kết bao giờ cũng chạnh buồn, mà cũng thoắt vui, cũng phải tủm tỉm cười vì một duyên cớ hết sức nhỏ mà đắt. Cuối cùng, những bài ký tuy nhỏ thôi nhưng giàu tình cảm, có vẻ như một cách bổ sung vào tập truyện như những tiếng thở dài. Tư viết về chợ như một "bếp lửa đời", về cái cửa sau tâm hồn nay đã thành cửa sau vật chất, về cái tiệm tạp hoá và vị ngọt dai dẳng tuổi thơ của những đứa trẻ nghèo, về mẹ, về người nông dân vất vả với những trang viết nặng trĩu tình thương.
    Gấp sách lại, cũng có thể người ta chưa hình dung nổi truyện của Tư vì sao chao chát thế, sao làm mình chòng chành như thế. Có thể, đó là sự sống lại của cảm xúc, những thứ tưởng đã chai lỳ hoặc đã ngủ quên trong mình. Nhưng cũng có thể, đó là cách giải toả cho chính tâm trạng của người đọc. Họ tìm ra một cách yêu cuộc sống thầm lặng mà bền chặt hơn.
  7. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Ngọc Tư và những bộ mặt của tâm trạng
    "Nước chảy mây trôi" - tập truyện ký mới nhất của Nguyễn Ngọc Tư gần như chỉ viết về những khúc khuỷu của đời người. Song đó là một khúc rẽ mới, ra khỏi mạch "Giao thừa" trước đây. Tư như con cá quẫy mình để từ suối ra sông, rồi ra biển lớn. Cái cựa mình đó có thể tải cả một sức nặng của cây bút truyện ngắn xứ Cà Mau này.
    Ở đâu đó, những câu chuyện lặt vặt xâu chuỗi lại thành một cuộc sống có bộ mặt buồn tẻ, nhưng nếu bị dứt ra khỏi cái mạch sống đó, người ta sẽ lại càng nuối tiếc vì hoá ra, ở trong sự tẻ nhạt vẫn có một bộ mặt khác của đời sống. Đó là bộ mặt của tâm trạng, của sự hồn nhiên. Hàng chục tâm trạng chồng chéo nhiều ký ức tạt ngang trang viết của Tư, chợt trở nên sinh động, có hồn, dù tác giả không mô tả gì nhiều. Khép trang sách mỏng gồm 23 truyện ngắn và ký, vẫn có cảm giác tiêng tiếc như phải rời xa một người bạn mới gặp mà đã chừng thân.
    Nếu như trước đây, Ngọc Tư hay khai thác thế mạnh của mình khi "nhập" vào những mối tình già, bằng lối viết tưng tửng nhưng lôi cuốn, thì nay, cùng với vốn sống dày dặn, cùng với sự trưởng thành về sự đọc và chăm chú luyện bút, cô tự nhiên như không đi vào nỗi đau của người khác, sự u uất của những mối tình, những con người không có bộ mặt mà chỉ có chân dung của tâm trạng, để gọi tên cái tâm trạng đó, chỗ ngóc ngách đó, cái phần bên trong của con người đó. Chính vì thế mà giọng văn cũng đằm địa mà xóc cạnh hơn, mà "chắc như cua gạch". Giọng văn ấy biết mềm mại hoá nỗi đau khổ bởi đó như một sự biến chuyển của từng cá thể để nhận thức mình, những người xung quanh. Và đau khổ cũng chỉ là một mặt của hạnh phúc.
    "Nước chảy mây trôi" nghe như bế tắc bởi mối tình câm của cô học trò với thầy giáo, sau này trở thành bố dượng mình. Không mổ xẻ, không kể lể, tự nhân vật cảm nhận cái nhu cầu thôi thúc buộc cô phải ra đi như một tình cảm hết sức tự nhiên. Nhưng cái giỏi của ngòi bút là lách đi những phần khúc mắc nhất khiến người đọc dịu lòng lại vì sức thuyết phục của tình yêu, một tình yêu dạy cho người khác cách ứng xử chân thật mà không làm tổn thương mình và những người xung quanh, song cũng không hề cất lên một tiếng nói giảng dạy về luân lý, đạo đức nào.
    "Chiều vắng", "Nhà cổ", "Qua cầu nhớ người" cũng những môtíp tương tự. Nhưng ở đằng sau là một nỗi trắc ẩn về thân phận con người, thân phận những mối tình quê. Quy luật duy nhất của tình cảm là tự mỗi người đi tìm, và dù họ có hoán đổi, cải trang bản thân mình bao nhiêu đi nữa, thì họ vẫn không sao thoát ra được sự chọn lựa ấy. Tính hài hước cũng được Ngọc Tư gia giảm điêu luyện trong từng câu chuyện, để phần kết bao giờ cũng chạnh buồn, mà cũng thoắt vui, cũng phải tủm tỉm cười vì một duyên cớ hết sức nhỏ mà đắt. Cuối cùng, những bài ký tuy nhỏ thôi nhưng giàu tình cảm, có vẻ như một cách bổ sung vào tập truyện như những tiếng thở dài. Tư viết về chợ như một "bếp lửa đời", về cái cửa sau tâm hồn nay đã thành cửa sau vật chất, về cái tiệm tạp hoá và vị ngọt dai dẳng tuổi thơ của những đứa trẻ nghèo, về mẹ, về người nông dân vất vả với những trang viết nặng trĩu tình thương.
    Gấp sách lại, cũng có thể người ta chưa hình dung nổi truyện của Tư vì sao chao chát thế, sao làm mình chòng chành như thế. Có thể, đó là sự sống lại của cảm xúc, những thứ tưởng đã chai lỳ hoặc đã ngủ quên trong mình. Nhưng cũng có thể, đó là cách giải toả cho chính tâm trạng của người đọc. Họ tìm ra một cách yêu cuộc sống thầm lặng mà bền chặt hơn.
  8. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Ngọc Tư: ''''Tôi không muốn ngủ quên vì giải thưởng''''
    Sáng tác mới nhất của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư.
    Hưởng ''''lộc'''' văn chương sớm hơn bạn viết cùng trang lứa, 25 tuổi, Ngọc Tư liên tiếp gặt hái giải thưởng: giải B Hội Nhà văn VN 2001, giải tác giả trẻ Hội Văn học nghệ thuật VN, giải Nhất cuộc vận động sáng tác tuổi 20...
    - Những ?oNgười xưa?, Ngọn đèn không tắt?, ?oGiao thừa?? của chị đều không ồn ào, nhưng lại dễ gây cho người đọc một nỗi rưng rưng bởi tình cảm chân chất mộc mạc của dân quê. Chị đang kế thừa bút pháp của Sơn Nam và Hồ Biểu Chánh?
    - Nhiều nhà văn Nam Bộ khác cũng viết như thế. Vậy nên tôi không cho rằng có sự kế thừa, chắc tại "thiên thời" (đất), nên xuyên suốt nhiều thế hệ cầm bút, tất cả chúng tôi đều viết theo giọng văn rất riêng của quê xứ mình.
    - Trong khá nhiều truyện ("Dòng nhớ", "Nước chảy mây trôi"...), chị mải mê với những vấn đề của người già, với những mối tình già đến tận hơi thở cuối?Chị lấy đâu ra kinh nghiệm và vốn sống để viết những chuyện chưa từng trải qua?
    - Chà, tôi giật mình vì câu hỏi này đây. Bởi vì chính bản thân tôi cũng không biết tại sao trong mình lại ăm ắp những câu chuyện về người già đến thế. Nhiều đến mức tôi không viết được về tuổi trẻ, về tuổi còn hơi? xanh của mình. Và nhiều đến mức tôi cũng chưa biết sợ vì trong lòng vẫn nuôi niềm hy vọng là khi đã già, biết đâu tôi lại viết được, viết hay về những vấn đề của giới trẻ.
    - Khó khăn lớn nhất của chị trong sáng tác là gì?
    - Điều kiện trao đổi nghề nghiệp. Tôi thèm một cuộc sống có nhiều bạn bè. Có khi chẳng phải gặp để bàn luận văn nhau mà chỉ cần bạn bảo hôm qua đọc được cuốn XYZ gì gì đó, hay lắm. Lúc ấy, tôi sẽ hỏi với một niềm háo hức, hay à, hay thế nào?
    - Có ý kiến cho rằng Hội Nhà văn Việt Nam bây giờ giống như một ?otháp ngà? vì nhiều người bạc cả tóc mà không có chỗ trú chân. Trong khi đó, với một cây viết mới toanh như chị, việc trở thành Hội viên Hội Nhà văn VN, lại khá dễ dàng. Chị nghĩ thế nào?
    - Tôi chỉ nghĩ mình hơi? may mắn.
    - Cuộc sống hiện tại của chị ra sao?
    - May quá, tôi sống được bằng nghề (mà không biết sẽ kéo dài bao lâu!) và cố gắng sống một cách bình thường như cô văn thư, như cô bán xôi, như người phục vụ quán ăn? Tôi phải thế, vì những người thương yêu tôi lúc nào cũng nơm nớp, lúc nào cũng sợ tôi ngủ quên trong những giải thưởng này nọ mà không biết giá trị thật của chúng?
  9. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Ngọc Tư: ''''Tôi không muốn ngủ quên vì giải thưởng''''
    Sáng tác mới nhất của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư.
    Hưởng ''''lộc'''' văn chương sớm hơn bạn viết cùng trang lứa, 25 tuổi, Ngọc Tư liên tiếp gặt hái giải thưởng: giải B Hội Nhà văn VN 2001, giải tác giả trẻ Hội Văn học nghệ thuật VN, giải Nhất cuộc vận động sáng tác tuổi 20...
    - Những ?oNgười xưa?, Ngọn đèn không tắt?, ?oGiao thừa?? của chị đều không ồn ào, nhưng lại dễ gây cho người đọc một nỗi rưng rưng bởi tình cảm chân chất mộc mạc của dân quê. Chị đang kế thừa bút pháp của Sơn Nam và Hồ Biểu Chánh?
    - Nhiều nhà văn Nam Bộ khác cũng viết như thế. Vậy nên tôi không cho rằng có sự kế thừa, chắc tại "thiên thời" (đất), nên xuyên suốt nhiều thế hệ cầm bút, tất cả chúng tôi đều viết theo giọng văn rất riêng của quê xứ mình.
    - Trong khá nhiều truyện ("Dòng nhớ", "Nước chảy mây trôi"...), chị mải mê với những vấn đề của người già, với những mối tình già đến tận hơi thở cuối?Chị lấy đâu ra kinh nghiệm và vốn sống để viết những chuyện chưa từng trải qua?
    - Chà, tôi giật mình vì câu hỏi này đây. Bởi vì chính bản thân tôi cũng không biết tại sao trong mình lại ăm ắp những câu chuyện về người già đến thế. Nhiều đến mức tôi không viết được về tuổi trẻ, về tuổi còn hơi? xanh của mình. Và nhiều đến mức tôi cũng chưa biết sợ vì trong lòng vẫn nuôi niềm hy vọng là khi đã già, biết đâu tôi lại viết được, viết hay về những vấn đề của giới trẻ.
    - Khó khăn lớn nhất của chị trong sáng tác là gì?
    - Điều kiện trao đổi nghề nghiệp. Tôi thèm một cuộc sống có nhiều bạn bè. Có khi chẳng phải gặp để bàn luận văn nhau mà chỉ cần bạn bảo hôm qua đọc được cuốn XYZ gì gì đó, hay lắm. Lúc ấy, tôi sẽ hỏi với một niềm háo hức, hay à, hay thế nào?
    - Có ý kiến cho rằng Hội Nhà văn Việt Nam bây giờ giống như một ?otháp ngà? vì nhiều người bạc cả tóc mà không có chỗ trú chân. Trong khi đó, với một cây viết mới toanh như chị, việc trở thành Hội viên Hội Nhà văn VN, lại khá dễ dàng. Chị nghĩ thế nào?
    - Tôi chỉ nghĩ mình hơi? may mắn.
    - Cuộc sống hiện tại của chị ra sao?
    - May quá, tôi sống được bằng nghề (mà không biết sẽ kéo dài bao lâu!) và cố gắng sống một cách bình thường như cô văn thư, như cô bán xôi, như người phục vụ quán ăn? Tôi phải thế, vì những người thương yêu tôi lúc nào cũng nơm nớp, lúc nào cũng sợ tôi ngủ quên trong những giải thưởng này nọ mà không biết giá trị thật của chúng?
  10. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Ngọc Tư - ''trái sầu riêng'' vùng đất Mũi
    Nguyễn Ngọc Tư sinh năm 1976; quê quán huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau. Từng đạt giải nhất cuộc thi "Văn học tuổi 20 lần thứ II" của Nhà xuất bản Trẻ, Hội nhà văn TP HCM, báo Tuổi Trẻ tổ chức năm 2000 với tập truyện Ngọn đèn không tắt. Giải thưởng Văn học của Hội nhà văn Việt Nam năm 2001 với tập truyện ngắn Ngọn đèn không tắt. Tập sách này đã được chọn in lại trong "Tủ sách Vàng" của NXB Kim Đồng năm 2003. Giải 3 cuộc thi sáng tác truyện ngắn 2003-2004 của báo Văn nghệ với truyện ngắn Đau gì như thể...
    Các tác phẩm đã xuất bản: Nước chảy mây trôi (NXB Văn Nghệ), Giao Thừa (đạt giải thưởng văn học nghệ thuật 2003, NXB Trẻ), Những ngọn đèn không tắt (NXB Trẻ), Tập truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (NXB Văn hóa Sài Gòn), Ông ngoại - tập truyện ngắn dành cho thiếu nhi (NXB Trẻ).
    Xuất hiện trên văn đàn từ năm 2000, đến nay, Nguyễn Ngọc Tư đã có một chỗ đứng riêng biệt và chiếm nhiều cảm tình của bạn đọc. Truyện ngắn của chị được dịch ra tiếng Nhật, tiếng Anh, giới thiệu ở nước ngoài. Chị trò chuyện quanh công việc viết lách.
    - "Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư" vừa được NXB Văn hóa Sài Gòn ấn hành giữa năm 2005 hiện bán rất chạy. Theo chị, vì sao bạn đọc lại quan tâm đến ấn phẩm này như thế?
    Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư.
    - Trước hết, tôi cũng chân thành xin lỗi cùng độc giả là tập Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư chỉ là rượu cũ trong chiếc bình mới. Tôi áy náy là khi mua xong, độc giả có người sẽ cằn nhằn: "Con nhỏ Tư này gạt mình". Nhưng thật bất ngờ và thật cảm động khi biết quyển sách bán được, mà cũng không hiểu tại sao. Nói như vầy có vẻ xã giao nhưng tôi thật lòng cám ơn mọi người đã ủng hộ...
    - Đầy ắp trong những trang viết của chị là từ ngữ Nam Bộ. Thực tế, ngay chính người dân Nam Bộ cũng đang dần đánh mất cách nói năng và những phương ngữ như thế. Chị có dụng ý gì khi sử dụng nhiều ngôn từ ấy trong văn của mình?
    - Chỉ ở thành thị mới có hiện tượng mai một ấy thôi chứ bà con nông thôn vẫn giữ cung cách, văn phong Nam Bộ nhuần nhị. Nếu không thì chẳng lẽ tôi viết cho riêng tôi đọc à? Có ai từng nói, nhà văn chỉ thật sự viết nên những trang văn rung cảm khi anh ta viết bằng chính thứ ngôn ngữ đã nuôi dưỡng anh ta lớn lên. Tôi sinh ra ở một vùng quê, nhà tôi nằm ngay trên bờ sông, ngày nào tiếng tắc ráng, tiếng tàu máy đuôi tôm rồi chợ họp trên sông cũng nhộn nhịp. Tôi từng phải hái rau cho bà, cho mẹ đem ra chợ bán. Sống trong môi trường như thế thì cố tạo cho mình giọng văn rặt những ngôn ngữ "sang trọng" mà làm gì? Tôi không cố ý sử dụng nhiều phương ngữ, từ địa phương. Tôi viết như vậy vì chỉ có ngôn ngữ ấy mới giúp tôi lột tả hết được cái tình của người dân quê.
    Thật ra tôi cũng nhiều lúc bị bí trong cách dùng ngôn ngữ nên lúc nào cũng phải kè kè bên mình quyển từ điển tiếng Việt và từ điển Phương ngữ Nam Bộ.
    - Đọc truyện chị thấy rõ cảnh, tình cũng như tâm hồn của người miền Tây. Nhưng đời sống vật chất và tinh thần người miền Tây hôm nay đã xuất hiện những tình cảm, suy nghĩ mới, sự rạn nứt trong những mối quan hệ cũng hết sức khốc liệt chứ không phải lúc nào cũng đẹp, buồn và hiền như chị thể hiện. Chị nghĩ sao về điều này?
    - Thì đã biết bao nhiêu người viết về những rạn nứt, những thay đổi mất mát, những đổ vỡ trần trụi ấy rồi. Tôi buộc lòng phải thủ thỉ chuyện nhân chuyện nghĩa... để văn mình "độc quyền" một chút và cũng để thấy muốn sống thêm nữa vì cuộc đời này còn nhiều vẻ đẹp. Thực tế là còn nhiều cái "đèm đẹp, buồn buồn và hiền hiền" ở miền đất phương Nam, tâm hồn người Phương Nam. Tôi phản ánh chứ đâu phải tự tôi nghĩ ra. Mà nói như vậy để chống chế chơi thôi, thật ra tôi hiểu cái tạng "văn" của tôi viết đau đớn, trần trụi, bạo liệt không được, tài mình chỉ hạn hẹp có thế...
    - Chị phản ứng như thế nào trước những ý kiến "chê" văn của mình?
    - Tôi chỉ cười. Mà tôi cũng đã nói một đôi lần với ai đó rằng mình là trái sầu riêng, so sánh thế này tôi vẫn còn thấy mình... chảnh, vì đáng lẽ tôi cỡ... cóc, mận, ổi là cùng, nhưng cái mùi sầu riêng quả là đặc biệt, có người thích mê, có người nhăn nhó chê nó thối ùm. Văn của tôi cũng vậy. Đôi khi cũng buồn một chút, chứ hằn học mà làm gì!
    - Chị từng than ở vùng chị hoạt động văn hóa văn nghệ còn èo uột, sách báo thì hiếm hoi, vậy chị làm thế nào để "nâng cấp" ngòi bút của mình?
    - Cho đến bây giờ tôi có cảm giác là ngòi bút của mình vẫn chưa được "nâng cấp" vì tôi chủ yếu là học từ đọc, nhưng mà tôi chưa có điều kiện đọc được nhiều.
    - Vốn khởi nghiệp bằng nghề báo rồi sau đó mới đến nghề viết, hiện tại lại là biên tập viên của tạp chí Bán Đảo Cà Mau. Nghề báo đã tác động đến trang viết của chị như thế nào?
    - Tác động rõ ràng nhất là " tài chánh", tức là viết báo để kiếm tiền "nuôi văn", để thoải mái viết văn mà không phải lo... tiền trường cho con. Nhưng tôi rất quý nghề tay trái này, vì nó tạo nhiều điều kiện cho tôi có nhiều vốn sống từ thực tế.
    - Chị có thể tiết lộ về tác phẩm mà chị đang thực hiện?
    - Vẫn là truyện ngắn. Tôi đã gửi một số truyện đến NXB Trẻ và đang tiếp tục viết. Tôi không đi đâu xa khỏi vùng quê của mình nhưng thật sự là quê tôi còn rất nhiều chuyện hay mà tôi chưa khai thác hết, chưa viết ra hết. Hy vọng trong năm nay sẽ ra mắt bạn đọc một tập truyện ngắn mới nữa.

Chia sẻ trang này