1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi hoangvan09, 09/05/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. bunnie

    bunnie Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/08/2005
    Bài viết:
    1.068
    Đã được thích:
    0
    Đọc bảng cửu chương đi bạn, bảo đảm ngắn và súc tích.
  2. am_anh

    am_anh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2005
    Bài viết:
    194
    Đã được thích:
    0
    Bạn cứ đùa tớ chứ cái ấy có phải là truyện đâu. Với lại xin lỗi là đọc dồi. Có cái gì mới hơn không cà???
  3. A_Rose_Is_A_rose_

    A_Rose_Is_A_rose_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/12/2005
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0

    Có thể nói "Cánh đồng bất tận" là hiện tượng đáng kể nhất của năm 2005
  4. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Nắng, gió, vịt, và đàn bà
    giữa những Cánh Đồng Bất Tận

    Đoàn Nhã Văn

    ?oMuốn giàu nuôi cá, muốn khá nuôi heo, muốn nghèo nuôi vịt?. Dân gian nói thế. Nuôi cá giàu thế nào, nuôi heo khá ra sao? Chưa biết. Nhưng rõ ràng, không ai muốn nghèo. Vì thế, nuôi vịt chạy đồng là một việc bất đắt dĩ của người cùng đinh, những người đi suốt những cánh đồng bất tận mà không có một hòn đất để chọi chim. Nuôi vịt không những nghèo, mà còn đầy cơ cực, cái cơ cực bám từ cái đầu dang nắng, đến tận những móng chân đóng phèn. Truyện ngắn Cánh Đồng Bất Tận, khoảng 30 trang, của Nguyễn Ngọc Tư không chỉ dựng lại tận tường những điều cơ cực ấy mà còn mở ra nhiều điều khác, xa hơn và cao hơn, xoáy sâu vào lòng người đọc, cho dù dấu chấm hết đã hạ xuống ở hàng chữ cuối cùng.
    Nguyễn Ngọc Tư là một khuôn mặt không xa lạ gì với độc giả trong nước, trong những năm qua. Cô viết khá nhiều truyện ngắn, tạp ghi và ký. Có tập được giải thưởng cao của hội nhà văn Việt Nam. Theo chân những trang viết của Nguyễn Ngọc Tư, rõ ràng đây là một cây viết có tay nghề. Tuy nhiên, phải đến thiên truyện Cánh Đồng Bất Tận của cô, người đọc mới thấy một tay nghề đã được đẩy đến bậc cao hơn để chữ nghĩa in đậm vào lòng người cái tên Nguyễn Ngọc Tư, với một giọng văn đầy chất Nam Bộ, một giọng văn, trơn tru, ngọt xớt, lại rất có duyên, cái duyên ngầm của nghệ sĩ, lấy những hình ảnh nhỏ để làm nên những rung động lớn ở người thưởng ngoạn.
    Cánh Đồng Bất Tận chặt chẽ từ ý tứ đến lời văn, và lấp lánh nhiều hình ảnh đẹp. Truyện vừa xuất hiện, trong nước, là tạo ngay một sự chú ý của độc giả. Chú ý, không vì sự kỳ dị, mà là một thu hút lớn từ cốt truyện hay, lối dàn dựng nghệ thuật và chữ nghĩa sinh động của cô.
    ?oCon kinh nhỏ nằm vắt qua một cánh đồng rộng. Và khi chúng tôi quyết định dừng lại, mùa hạn hán hung hãn dường như cũng gom hết nắng đổ xuống nơi này. Những cây lúa chết non trên đồng, thân đã khô cong như tàn nhang chưa rụng, nắm vào bàn tay là nát vụn.? Những câu mở đầu của thiên truyện đã mở ra một trúc trắc, một lênh đênh, một khốn khó, đang bủa vây một gia đình du mục gồm ba người: Cha, Tôi và Điền - đứa em trai, cùng gia tài: một đàn vịt đang độ lớn, cần thức ăn còn xót lại trên đồng, và nhất là cần nước, trong một mùa nắng chát chúa, khô rát mặt người. Từ cái bắt đầu này, những nhân vật khác xuất hiện, mà phần lớn là những người đàn bà không tên, trôi giạt. Từ người đàn bà bị đánh ghen, đến người đàn bà thân thuộc trong gia đình, Má, rồi đến những người đàn bà khác mà ?otôi? đã gặp trên những con sông cạn nước, trên những cánh đồng khô nẻ, trên những phiên chợ đầy mùi người, cho đến những người đàn bà bị Cha tôi gạt gẫm, bịt lối quay về, sau nỗi buồn đứt ruột, khi Má bỏ nhà ra đi. Mỗi người đàn bà mang một số phận như những con nước trong mùa hạn hán. Mỗi con nước có một nguồn riêng, nhưng phần lớn đều cạn kiệt trước khi hòa mình vào dòng lớn. Trong số những người đàn bà không tên ấy, ?oChị? là người gắn với gia đình ?otôi? như một định mệnh.
    Cánh Đồng Bất Tận đào sâu vào nỗi đau khổ và xoáy thẳng vào những mê muội rất tầm thường của con người. Đây không phải là đề tài mới. Nhưng cách dựng những điều ấy mang những nét rất riêng của Nguyễn Ngọc Tư.
    Bốn nhân vật là bốn mảnh đời tơi tả, tan thương, nhưng đầy cá tính. Nếu Cha là một người cộc cằn, thô lỗ, kể từ ngày Má ra đi, thì Chị là một người ăn nói ngọt xớt, trơn tru. Chị tỉnh bơ ngay cả với những điều ?olớn lao?, so với người khác. Chị bổ bã, và có khi táo tợn trong những lúc cần thiết. Một phường ?olàm đĩ?, như chị nói, nhưng đầy đạo nghĩa. Còn ?oTôi?? Tôi là một cô gái mới lớn. Một cô gái cơ cực từ tuổi thơ, lớn lên thiếu mẹ, sống bên cha mà vắng tình thương. Bước vào đời đã cực, học hỏi được điều gì ở đời, cái giá phải trả gấp năm gấp bảy, vì tất cả đều tự học lấy mà không một người đi trước hướng dẫn. Và Điền, đứa em trai, nhỏ hơn tôi một tuổi, một đứa bị bệnh chảy nước mắt sống từ hồi chín tuổi. Căn bệnh chảy nước mắt sống của nó khởi đi từ một lý do đặc biệt, của một đứa trẻ, nhìn thấy một sự kinh tởm trong đời. Lênh đênh theo con nước, trôi dạt theo những cánh đồng bất tận, cùng Cha và chị gái, chăn nuôi đàn vịt để mưu sinh, Điền mang một sự bất thường của đứa con trai vừa mới lớn.
    Cánh Đồng Bất Tận, như đã nói, được viết bằng một giọng đặc sệt Nam Bộ. Nói vậy, không có nghĩa rằng, cứ hễ viết bằng giọng kể của người dân sống trên sông nước miền Nam là hay, là thu hút. Khác với những nhà văn khác, khi viết về sông nước, thổ ngư, và con người Nam Bộ, cái thôi miên của Cánh Đồng Bất Tận, trước hết, phải nói đến đơn vị nhỏ nhất của văn chương: câu văn. Câu văn của Nguyễn Ngọc Tư, qua Cánh Đồng Bất Tận, thường ngắn, gãy gọn, không lê thê theo lối kể thường tình. Ngắn, nhưng không gầy. Ngắn, khác với cái trần trụi của Nguyễn Huy Thiệp, ở giai đoạn mới xuất hiện. Ngắn, nhưng chữ nối chữ, ý liền ý, theo cái duyên thầm của người dựng truyện. Cái duyên thầm, ở đây, là biết dừng lại ở những chỗ cần dừng, để mở ra những liên tưởng ngút ngàn. Xuyên suốt bản văn, Nguyễn Ngọc Tư không hề sa đà trong tả cảnh, không lắm lời trong gợi tình. Nói ít mà thấm. Viết ngắn mà xoáy vào lòng người. Giọng văn như thế, đánh dấu một sự làm chủ hoàn toàn trước khi những con chữ trườn mình ra trang giấy. Hơn thế nữa, Cánh Đồng Bất Tận có rất nhiều hình ảnh đẹp, đẹp theo ý nghĩa văn chương: đọc xong, khó lòng mà quên được.
    Đây là cái đau của một người đàn bà bị đánh ghen.
    ?oSuốt một quãng đường, chị không hề thay đổi thế nằm, im lìm, lạnh ngắt như người chết. Trong ghe chỉ trôi mênh mang những tiếng rên khi dài, khi ngắn, khi thiu thỉu buồn xo, lúc nghe như tiếng nấc nghẹn ngào... (...) Nhưng chiều hôm đó và cả ngày sau chị không ăn. Chị từ chối cả uống nước, đợi đôi môi khô đã bắt đầu nứt ta, chị mới chịu hớp một vài ngụm nước ít ỏi, dường như chỉ đủ ướt môi. Đói và khát, nhưng chị còn sợ đau hơn. Người ta đã đổ keo dán sắt vào cửa mình của chị ...?
    Nếu là bạn, bạn sẽ diễn tả cái đau của Chị ra sao? Sẽ dùng hàng loạt tính từ để chỉ cái đau, để thấy nét mặt, cái trân mình chịu đau đớn của người đàn bà? Hay bạn sẽ dựng lại những lời rên rỉ, than thân, của một kẻ bị đánh thiếu sống, thừa chết? Trên nhiều trang sách của những tác giả khác, trong những cảnh ngộ thương tâm, họ đã làm thế. Và họ đã đi vào con đường mòn. Trong nghệ thuật, đi vào đường mòn là tự chọn cho mình một con đường ngắn. Con đường ấy dẫn đến sự quên lãng của độc giả.
    Nguyễn Ngọc Tư thì khác. Cái đau của người bị đánh ghen, cô không diễn tả trực tiếp. Cô mượn một hình ảnh khác, một góc nhìn khác, nghệ thuật hơn. Cô chọn hình ảnh một đứa con trai mới lớn, từng chịu đựng bao sương gió của cuộc đời, thằng Điền, để diễn tả, để cài vào người đọc một sự liên tưởng. Khi người em trai rời chiếc ghe nhỏ, căn nhà di động của một gia đình ba người, để đi vào xóm, cô chị dặn em trai mình ghé tiệm mua một ít đường cát cho gia đình. Một tí đường cát đối với người khác là điều nhỏ nhặt, nhưng với một gia đình du mục, không phải là nhỏ. Vậy mà, ?oChắc gió đã bạt mất lời tôi, khi quay về, Điền không mang theo gì, nó lẳng lặng xòe tay trước mặt tôi, tay nó dính một lớp gì đó, bóng mượt, trong suốt, và đang khô quánh lại, khiến những ngón tay đơ ra như đá. Điền bảo, ?okeo dán sắt...?. Dường như những người sản xuất ra loại keo này cũng không ngờ nó có nhiều công dụng đến thế. Hai chị em tôi tỉ mẩn lột lớp keo ra, mảng da non trên bàn tay nó bỏng đỏ nhừ, tươm máu. Chúng tôi cùng ngó về chỗ khoang ghe, nghe tiếng thở thênh thang cùng gió...?
    Đưa hình ảnh bàn tay của đứa con trai mới lớn, cơ cực theo kế sinh nhai, bị bỏng rát, tướm máu sau khi thử dán bằng keo dán sắt, rồi bỏ lững. Cái bỏ lững đầy nghệ thuật để người đọc liên tưởng đến hoàn cảnh của người đàn bà đang nằm bất động trên ghe. Bàn tay của thằng con trai đã thế, huống hồ....Vâng, đây chính là phép ?ovẽ mây nẩy trăng? trong nghệ thuật.
    Một chỗ khác, người đọc nghẹn ngào với một hình ảnh đầy thương tâm, tội nghiệp của đứa con gái ở tuổi dậy thì. Thiếu tình thương của Má từ thuở nhỏ, chấp nhận những đòn roi vọt của cha tuổi mới lớn, bước qua thời con gái, không một lời chỉ dẫn từ người đi trước. Hình ảnh của lần đầu con gái, của Tôi?, đã làm nghẹn ngào nhiều người đọc.
    ?oMáu chảy giữa hai đùi không tạnh được, tôi thụp xuống, bụm chỗ ấy lại. Máu từ từ chảy qua kẻ tay, tôi thấy mình rỗng ra, tái nhợt chết dần. Thằng Điền vói bứt đọt chuối, tọng vào miệng nhai ngốn ngấu, điên dại, để lấy bả rịt lại chỗ máu. Thuốc gò nghe nói cầm máu rất tốt, cũng chẳng ăn thua. Hai đứa nhìn nhau khóc, tôi đã mơ thấy ngôi mộ của mình, như chiếc giường giữa bốn bề đồng nước...?
    Ở chỗ nọ, hình ảnh một người đàn bà ?olàm đĩ? đã thương lượng, chấp nhận ?ođi đêm? với hai gã cán bộ để cứu bầy vịt thiếu ăn, một gia tài của ba cha con du mục. Ở đoạn này, Nguyễn Ngọc Tư viết rất khéo. Viết, như một kể lại một cách bình thường, chẳng lên gân dạy trò đạo đức, cũng chẳng kêu gào kết án những ai. Vậy mà lối viết bình thường ấy lôi kéo một cách lạ thường, làm sáng lên hai mặt của đồng tiền. Một, cái thối tha, của những kẻ lúc nào miệng cũng gắn liền: chủ trương, chính sách, triệt để, thi đua, sự cố .v.v... nhưng khi cần ?ođi đêm? thì tất cả vẳng vào xọt rác. Hai, cái nghĩa cử đẹp, cái đạo trong văn chương. Cái đạo của phường làm đĩ. Đạo ở đây, không phải là thứ đạo mà Hoàng Ngọc Hiến đã nhắc tới khi nói về một nền văn học ?ophải đạo?, trước đây. Đạo ở đây là đạo làm người. Làm một người tử tế hay sống một đời lương thiện, thời nay, thật khó. Càng khó hơn, khi sống trong những cảnh khốn cùng, như Chị.
    Một truyện ngắn có nhiều hình ảnh đắc địa.
    Một truyện ngắn đầy dung lượng.
    Đọc xong Cánh Đồng Bất Tận, một cảm giác khó tả cứ vấn vương. Cảm giác đó có thể gói gọn trong một chữ: Khoái.
    Truyện gợi lên nhiều điều về thân phận làm người, những người cùng khổ trong một xã hội đang quay trong cơn lốc. Từ đó, mở ra những suy ngẫm về nhân tình thế thái, sự suy đồi đạo đức, đặc biệt là ở những kẻ đầy tước quyền trong tay. Nhưng xa hơn, và quan trọng hơn, những con chữ kết thúc thiên truyện đã đẩy truyện ngắn lên thêm một bậc: gieo niềm tin vào lòng cuộc sống. Hay nói một cách khác, đó là cái nhìn về phía trước của một người sống tận đáy cùng của xã hội, một người không may mắn trên bước đường chăn vịt để mưu sinh, một người mà định mệnh luôn trói chặt với những đau thương, khốn khổ. Đó, chính là hạt mầm tốt.
    Không có những hạt mầm tốt gieo vào lòng đất, thì trên những cánh đồng bất tận, mãi mãi, chỉ có nắng nung người, gió cháy da, chất phèn chua lét, đàn vịt cọc còi, và những người đàn bà ... làm đĩ. May thay, hạt mầm đã có, và được gieo, không bởi tuyên ngôn của các vĩ nhân, mà lại được gieo, bởi những kẻ khốn cùng trong xã hội.
    Đó là tín hiệu mừng.
    Đó cũng là chỉ dấu của quyển sách sắp sang trang.
  5. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Nỗi đau trong Cánh Đồng Bất Tận
    Thảo Vy
    ?oKhi nào bạn bực tức, giận dữ, hãy bất động! Ngay tại đó! Đừng cử động! Đừng làm gì cả! Đừng nói gì ?" dù chỉ một lời. Hãy im lặng và bất động hoàn toàn. Tuyệt đối không biết gì đến kẻ hoặc sự việc làm cho mình giận dữ? (Hạn chế sân hận, trải rộng tình thương). Đoạn văn này được Nguyễn Ngọc Tư trích dẫn trong lời phi lộ của Cánh đồng bất tận, một tác phẩm văn học đang làm xôn xao dư luận.

    Nguyễn Ngọc Tư viết: ?oTrời ơi, mình giận muốn chết, muốn gào thét, muốn cào cấu, muốn đập phá mà không cho mình nhúc nhích, sao có thể hả hê??. Và trong Cánh Đồng Bất Tận, chị đã đưa một nỗi đau vào trong cõi hận.

    Cánh Đồng Bất Tận được bao trùm bởi một nỗi hận: nỗi hận bị vợ bỏ. Thành phần hận nặng nề hơn thành phần ghét bỏ. Lâu lâu, chúng ta cũng được nghe tiếng thở than nẫu ruột trong máy cassette: ?oÔi đàn bà, đàn bà là những niềm đau??, hay lại thấy một chàng trai, một người trung niên, một cụ già? vui vẻ cho người khác xem hình xăm chữ ?ohận đời? bên cạnh trái tim bị mũi tên xuyên thủng, rướm những giọt máu? màu xanh. Nỗi hận trong Cánh Đồng Bất Tận ghê gớm hơn. Khởi đầu chỉ là sự khó chịu, ghét những gì liên quan đến người vợ. Nhưng dần dần nó phát triển thành ý muốn tiêu diệt những gì có thể nhắc nhở đến người vợ ấy. Trước hết là sự đánh đập đứa con gái chỉ vì nó giống mẹ. Sau đó, nỗi hận ấy được nâng lên thành nỗi hận phổ quát: hận tất cả đàn bà. Ở Cánh Đồng Bất Tận, người đàn ông đốt nhà của mình rồi dẫn hai đứa con và đàn vịt vào những cánh đồng trong cõi hận. Phản ứng thù hận người vợ phụ bạc là lẽ thường trong cuộc sống, nên hiều độc giả cảm thấy tâm lý ấy có thật. Nhưng khi nỗi hận tăng lên đến mức: ?oÔi đàn bà (nói chung)?? thì người đọc cảm thấy quá dữ dội. Vì vậy, nỗi hận ấy vừa thực nhưng vừa cường điệu.

    Với nỗi hận ghê gớm, người cha đã thực hiện việc trả thù? toàn bộ giới phụ nữ. Ông ta quyến rũ họ, và khi họ vừa bỏ nhà, bỏ cửa, bỏ chồng, bỏ con để ?ocuốn gói? theo? tiếng gọi tình yêu thì ông ta ngay lập tức bỏ rơi họ. Nỗi hận ấy làm cho con người không ngượng ngùng, hổ thẹn và không chùn tay, không sợ hãi khi làm điều sai xấu.

    Hổ thẹn là một thành phần của cái biết, làm cho con người ta tự giác chấp nhận các qui tắc của đời sống xã hội. Sự hỗ thẹn đó nảy sinh từ những giá trị chung mà mỗi cá nhân tự cho là đúng đắn và hợp lý. Chẳng hạn, mỗi con người ở các địa vị khác nhau trong xã hội, việc ăn mặc, đi đứng, nói năng, hành xử đều phải tuân theo qui cách nhất định. Người cha trong Cánh Đồng Bất Tận không có trách nhiệm dạy bảo các con, cũng không che đậy vì hành vi lừa dối, và sự thù hận là cái cớ làm cho ông không còn biết hổ thẹn. Tính không hổ thẹn ấy có lúc đã đưọc đám đông hưởng ứng. Đám đông trong đầu câu chuyện đã ?ođánh hội đồng? một người đàn bà một cách hăng say mà không hổ thẹn. Trong khi, hổ thẹn làm cho người ta do dự và tránh các việc sai xấu, và sự do dự này là tốt và cần thiết cho sự ổn định xã hội.

    Sợ hãi là một thành phần khác của cái biết, làm cho người ta ngần ngại khi hành động xấu. Người cha đã lừa dối, dụ dỗ những người phụ nữ cả tin. Sau đó ông bỏ rơi họ (cho bỏ ghét), mà không sợ hậu quả xấu sẽ đến cho mình và cho các đứa con của mình. Trong các loại không sợ hãi, thì không sợ quả báo là loại suy nghĩ làm cho xã hội mất ổn định nhất, vì mọi hành vi đều không bị giới hạn, miễn là thoát hỏi sự phán xét của công luận và luật lệ.

    Hổ thẹn và sợ hãi đóng vai trò như cái phanh kìm hãm con người làm điều sai xấu, và là bước đầu dẫn tới sự tự điều chỉnh của bản thân. Hai thành phần này làm cho cách xử sự của xã hội trở thành văn minh. Hổ thẹn ngăn ngừa hành vi sai xấu từ bên trong, sợ hãi ngăn ngừa hành động từ bên ngoài. Nhân vật người cha đã sống trong một ?ocõi? không có hai yếu tố quan trọng này, nơi không có các trật tự, luật lệ thông thường của con người. Trong ?ocõi? đó, ?o?không thể phân biệt được đây là mẹ hay là em, chị của mẹ; đây là vợ của anh (hay em) của mẹ; đây là vợ của thầy hay đây là vợ của các vị tôn trưởng. Và thế giới sẽ đi đến hỗn loạn như giữa các loài dê, loài gà vịt, loài chó, loài chó sói??, nghĩa là chuyện loạn luân sẽ xảy ra. Khi sự mê muội hoạt động thì các yếu tố bản năng như ******** (ham dục) trở nên mạnh mẽ và sai lệch. Trong nhiều chi tiết của câu chuyện, yếu tố ******** chi phối mạnh, nhưng do miêu tả quá đậm đã làm cho câu chuyện trở nên u ám hơn.

    Cánh Đồng Bất Tận là sự thiếu vắng của ánh sáng, nên câu chuyện dường như diễn ra trong nền cảnh màu xám của các cơn mộng. Sự thiếu vắng của ánh sáng là đặc trưng của sự tối tăm (si ám). Trạng thái tối tăm này không phải là do sự thất học, bởi có những người trình độ học vấn cao nhưng lối sống vẫn rất tối tăm. Người cha ấy tựa như người đi trong đêm tối, đã rời bỏ chỗ ở của mình, mang theo hai đứa con trong một hành trình vô định. Chính do sự mê muội, ông luôn tạo ra nhiều nguyên nhân cho đau khổ trổ quả. Sự mê muội ấy làm người đọc vừa thương vừa giận.

    Sự tăm tối được thúc đẩy bởi lòng tham, nóng giận hay sự suy nghĩ sai nên đã gây ra không ít điều ác. Người cha bị thúc đẩy bởi lòng thù hận người vợ phụ mình, đã tạo ra nhiều tội lỗi. Tuy vậy, người cha vẫn lờ mờ cảm thấy một trách nhiệm đối với hai đứa con của mình. Chi tiết ông mua cho đứa con gái cái nhẫn để dành dành đám cưới cũng như việc ?ocởi cái áo trên người để đắp lên đứa con gái. Ông ta bò quanh nó, tìm bất cứ cái gì để có thể che cơ thể nó dưới ánh mặt trời?, cho thấy tình thương và sự hối hận của người làm cha đã sống dậy. Điều đó làm cho câu chuyện có lối thoát.

    Điểm nổi bật của Cánh Đồng Bất Tận là thông điệp: hãy sống nhân ái để khỏi bị quả báo khổ. Nguyên lý nhân quả này là một loại nguyên lý bảo toàn trong đời sống. Thời nay, chúng ta phải chứng kiến một nghịch lý, lớp trẻ, cần phải có một nguyên tắc sống, nhưng họ tin hoàn toàn vào nguyên lý bảo toàn trong tự nhiên, và không biết gì lắm về nguyên lý bảo toàn trong đời sống. Trong khi đó, các bà già ?otrầu?, còn sống chẳng bao lâu, thì lại tin vào nguyên lý bảo toàn trong đời sống ?" rằng làm điều sai xấu thì phải chịu quả báo ?" chẳng hiểu và cũng chẳng cần phải hiểu đến các nguyên lý bảo toàn trong tự nhiên. Ở đây, Cánh Đồng Bất Tận không chỉ nhằm mô tả hiện thực mà dùng hiện thực để nói lên vấn đề nhân quả. Một nguời trẻ như Nguyễn Ngọc Tư mà có thể thâm nhập vào nguyên lý nhân quả dưới dạng cụ thể như vậy cũng là điều đáng mừng. Nó cho thấy giới trẻ vẫn còn quan tâm đến các kết luận có giá trị vốn đã ăn sâu trong truyền thống văn hóa của dân tộc.

    Nếu không có lời phi lộ và không có sự báo ứng thì Cánh Đồng Bất Tận cũng chỉ nằm khuất đằng sau cái bóng của Trăm năm cô đơn. Nó làm ta nhớ tới Giọt máu của Nguyễn Huy Thiệp với câu mở đầu ?ođem chuyên trăm năm giở lại bàn?. Điểm khó khăn cho những nhà văn muốn chuyển Cánh Đồng Bất Tận thành phim là, nếu không khéo, bộ phim sẽ trở thành sự phô diễn cho một cuộc sống dữ dội, bản năng vói những ám ảnh ******** không lối thoát.

    Cánh Đồng Bất Tận được mô tả với một ngòi bút tế nhị, nhiều khi có sự thông cảm, có lòng thương xót đối với người và vật (như những chú vịt hiểu ý người). Tuy nhiên, cũng có độc giả cho rằng, do để nhân vật kể chuyện là con gái của người chăn vịt, người trải qua những cảnh khổ, nên nhiều chi tiết không hợp lý. Có nhiều người cảm thấy ngộp vì tính cách dữ dội, tàn nhẫn của câu chuyện.

    Văn học Việt Nam hiện nay cũng có nhiều tác giả viết rất dữ dội. Tuy nhiên cách xử lý của Nguyễn Ngọc Tư có sự khác biệt. Nguyễn Ngọc Tư đã mô tả cuộc sống bản năng của một gia đình, cô lập nó ra khỏi ảnh hưởng của các quan niệm và các ý thức hệ xã hội. Có nhà phê bình cho rằng ?ocánh đồng? ở đây là ?ocánh đồng cuộc đời? và ?oTư đã đưa ngòi bút của mình ra khỏi nhà, khỏi xóm, đến với cánh đồng. Hình như phải sống giữa đất trời mới ra con người Nam bộ, cả sự ngang tàng lẫn nỗi đau đớn?. Nếu ?ocánh đồng cuộc đời? mà như vậy thì quá khủng khiếp.

    Mong rằng sắp tới, tác giả sẽ có những tác phẩm mang hơi thở thời đại hơn và vẫn đầy tính nhân bản. /.
  6. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Nhớ nguồn*
    Tạp Văn
    Nguyễn Ngọc Tư

    Không thể một ngày một bữa mà liệt kê hết những khác biệt giữa thế hệ của má và tôi. Cũng như khi hai má con ì ạch trèo lên chiếc xe để chuẩn bị cho chuyến đi xa, tôi chợt nhận ra ngay trong những chuyến đi như thế này, lúc chiếc xe cũ mèm xùng xèng từ từ lăn những vòng bánh đầu tiên, cảm nhận trong lòng mình với má cũng khác. Tôi thấy mình bùi ngùi như chiếc lá bị bứt lìa cành (mỗi lần bước chân ra khỏi nhà tôi luôn có cảm giác kỳ cục đó). Má tôi lại khác, mỗi chuyến đi như thế này, má nôn nao như được về nhà-của-mình, về một cành cội nào đó mà dòng họ má đã bị bứt lìa ra từ lâu lắm. Bởi chuyến đi này, má về Hà Tiên.
    Không có gì đặc biệt đâu, cái thị xã nằm cheo leo bên biên giới. Biển Hà Tiên không xanh lắm, núi Hà Tiên không cao. Không có gì đặc biệt, để kỳ vọng, để chờ đợi, nhưng đó là nơi ông tổ họ của má tôi nằm xuống, gởi nắm xương lưu lạc trên những ngọn núi xanh rì.
    Má tôi họ Mạc. Người ta nói rằng chi tộc họ Mạc ở Cà Mau là chi tộc đông nhất của họ Mạc Hà Tiên. Những năm tháng chiến tranh loạn lạc như cơn lốc bốc một số người Hà Tiên ném đến tận cùng Đất Mũi. Vậy nên, năm nào cũng vậy, cùng với bà con trong họ, má tôi hành hương về Hà Tiên cúng giỗ Ông ?" Khai trấn quốc công Mạc Cửu. Buổi chiều má còn xắn quần lội ruộng dặm lúa, quăng phân, chạng vạng má biểu tôi tỏ con mắt cạo phèn móng chân giùm má để tí nữa má lên xe làm một chuyến xa nhà.
    Đoàn người đến Hà Tiên là một đoàn lữ hành nghèo, giản dị nhưng vui một cách kỳ lạ. Trên chiếc xe đò cũ kỹ cọc cạch, đông đảo nhất là con nít, không có đủ tiền mua vé, người lớn trải chiếu ngồi bệt dưới sàn xe nhường ghế cho trẻ con ngồi. Chen trong tiếng kêu lầm rầm của những cái cửa kính xe long lên khi qua đoạn đường xấu, là tiếng vụ mùa rôm rã qua những lời thăm hỏi, là tiếng trẻ con ríu rít háo hức mơ về nơi sắp đến, Hà Tiên.
    Dòng họ ngoại tôi giáo dục truyền thống vào hàng siêu việt, dạy từ hồi bé con con từ hồi lít chít như thế này. Những đứa trẻ sinh ra trong dòng họ Mạc, vừa tí tuổi đầu trong lòng đã có Hà Tiên. Hà Tiên xa mà tưởng như gần xịu gần xịt, bởi trong lời cha ông mình dạy, Hà Tiên là nhà. Trong lúc người ta cuống cuồng đi tìm cách giữ gìn bản sắc văn hóa thì cái bản sắc văn hóa uống nước nhớ nguồn lại được bà con giữ một cách hồn nhiên.
    Vô tình vì những giềng mối sâu tận đáy lòng, thâm tình ràng ruột mà hai miền đất Cà Mau ?" Hà Tiên gần nhau như trong gang tấc, như mặt đối mặt, như tay này nắm được tay.
    Bà con bên má tôi đều là nông dân, vì là nông dân nên phần lớn đều nghèo. Để trong lòng khỏi thấy bứt rứt, có tội với tổ tiên vì lỡ chuyến, bà con chuẩn bị từ lâu lắm. Từ đầu mùa lúa năm trước, má tôi đã ngăn phía dưới đít bồ để dành mươi giạ để tháng năm này làm lộ phí đường xa. Hệt như má tôi, dì Ba, dì Bảy mót máy từng lọn rau bỏ vô heo đất để dành từ sau Tết, có cậu Năm, cậu Tám chạy đò dọc cũng dành dụm khoản riêng nào đó cho chuyến về nguồn.
    Ý thức đây là dịp đặc biệt, người họ Mạc ở Cà Mau chuẩn bị về dự giỗ Ông rất trân trọng, chu đáo. Với một tấm lòng thành kính, thiêng liêng, má tôi vẫn tin rằng, có về quỳ xuống cúng bái mộ tổ tiên, sẽ bớt đi bệnh tật, đám con cháu khỏe mạnh, lúa trúng đầy bồ, làm ăn khá giả. ?oNhững người ăn ở mất gốc sống tới hết đời cũng ngóc đầu dậy không nổi đâu con à?, má vẫn thường dạy tôi. Má hay kể, từ loạn lạc người họ Mạc có chạy đi đâu, về đất nào cũng nhớ về đất Hà Tiên. Đường về, với mỗi thời, mỗi người mỗi khác. Ngày xưa ông cố má một mình chèo chiếc ghe bầu, ngày chèo, đêm chui vào nóp ngủ. Chiến tranh, ông ngoại tôi trên đường đi công tác cũng tạt qua, sụp xuống, cúi lạy người đã khuất. Trước đây, đoàn đi bằng tàu đò từ Cà Mau qua Rạch Sỏi rồi mới lên xe đò đến Hà Tiên. Rồi có lần đi bằng ghe biển. Nhàu nhừ vì say xe, say sóng mà vẫn vui, vui một cách tự nguyện, ?oNgày xưa có cực khổ mấy ông bà mình cũng ráng về thắp nhang cho ông bà ở trển, bây giờ hòa bình, xe cộ đầy đường, sướng nhiều rồi hỏng ráng đi sao được, con??.
    Tôi yêu Hà Tiên từ má, từ những cậu những dì trong họ, từ những chuyến đi như thế này. Những con người chân chất, bình dị. Ra biển không cần áo tắm cứ để nhảy ùm nguyên bộ bà ba. Những món đồi mồi ốc biển chạm trổ công phu bày đầy ở các quầy hàng lưu niệm chỉ là phù phiếm (một món bằng hai ba giạ lúa chớ có ít đâu). Những người mê cải lương nhưng tẩy chay vở ?oÁo cưới trước cổng chùa? (còn làm đơn gởi đài truyền hình để phản đối) nói vở đã bêu xấu tổ tông mình, vì đã cho rằng Mạc Thiên Tích đoạt vợ người. Tôi thích những ông cậu, bà thím đã già vẫn mong về Hà Tiên rồi mai chết, cho yên lòng. Tôi thích đám con nít, luôn làm vẻ mặt nghiêm trọng khi cầm nén nhang trong tay, trước những ngôi mộ trầm mặc bên sườn núi.
    Tôi thích những đêm ngủ lại ở Hà Tiên. Có lần ngủ chùa Tam Bảo, gần trăm người chui vô chỉ cái mùng vải dài vằng vặc. Sáng ra cả đoàn thức dậy, mặt phờ phờ vì thiếu ngủ, phần tại đông, phần một năm trời mới gặp lại bà con, phải thăm hỏi chuyện làm ăn ra làm sao, hỏi giáp một vòng cũng vừa trời sáng. Sau này, không ở chùa, nhà trọ trong thị xã lùm lùm mọc lên, cả đoàn cũng vào nhà trọ, cũng trải chiếu bệt xuống sàn ngủ chung nhau. Không phân biệt ai giàu ai nghèo, ai đói ai no, ai từng xấu và ai tốt, ai ở xa ai ở gần, chỉ biết hết thảy đều là họ hàng bà con, là hậu duệ của người khai phá trấn Hà Tiên, là con cháu của xứ sở nhiều huyền thoại. Bị bứt lìa trăm mối mưu sinh, đó là khoảng thời gian níu người ta xích lại.
  7. Neo_Confucius

    Neo_Confucius Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/12/2005
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0

    Mấy cái bài bình ăn theo quả là vớ vỉn.
    Mỗi người đều tự mình có những cảm xúc riêng khi uông cùng 1 loại Dilmah hay cùng ăn thịt chó, cần đék gì phải có ai hương dẫn phân tích là thịt chó hay trà có những mùi vị gì. Rất nhiều khi chính ta lại có thể tìm ra những mùi vị khác cơ mờ.
  8. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Núi ở lại
    Truyện ngắn
    Nguyễn Ngọc Tư
    Hát đã ở trước mặt. Trong tầm mắt, mọc lên mấy ngọn núi bạc phơ nằm rời rạc, nom nhỏ nhoi như mấy cái bánh ích đặt trên những đồng cỏ úa xác xơ. Biển viền phía bên trái con đường, đục ngầu, mấy con thuyền nhỏ rập rờn, mơn man trên sóng.
    Trời ơi! Cuối cùng cũng đã đến Hát.
    Bảy giờ đồng hồ, cho một chặng đường dài hai trăm cây số. Nhưng Hai không thể cho xe chạy nhanh hơn, má ngồi bên cứ nhắc, chậm thôi con, chậm thôi, đâu có gấp gì. Chiếc xe bò như rùa, đến Hát thì cả nhà đã đơ cả lưng, mông ê ẩm.
    Hát nằm sát biên giới, trông thị xã khá đìu hiu với những con đường nhỏ, ngắn, loằn ngoằn chạy quanh mấy ngọn núi thấp chủn, cây cối rậm rì. Thấp thoáng vài ba mái chùa xám xịt giữa triền xanh thẫm. Chợ còm nhom tập trung ở một đoạn đường gần phía cầu phao. Người xứ Hát cũng không làm không khí vui hơn khi suốt ngày ru rú trong nhà, đường sá vắng thưa, không như ở Cà dòng xe cộ cứ ào ào chảy hoài không dứt, như thể mấy trăm ngàn dân thành phố kéo nhau hết ra đường, người quen toàn gặp ở mấy quán cà phê vỉa hè.
    - Đất này, đúng là đất để tu - Ba nhận xét - Má lên đây là đúng phóc. Cho con ở đây chừng một tháng, chắc con cũng... cạo đầu theo má, cho vui.
    Má nạt, ăn nói bậy bạ. Tật Ba vậy, lúc nào cũng sổ sàng, hơ hỏng, má hay bảo cả nhà đừng để bụng, tại anh quá thật thà. Chị Tư so bì, ảnh đã ba mươi tám tuổi rồi, má vẫn còn che chở, nói đỡ cho.
    Nhưng từ mai má không làm việc ấy nữa. Mai má chính thức xuất gia.
    Ý định đó của má không làm cả nhà ngạc nhiên. Má đã đi chùa, ăn chay mười tám năm rồi. Lúc đầu đi chùa làm công quả chỉ vì tránh mấy ông theo đuổi, sau ngấm đạo, má tìm thấy niềm vui. Không ai bảo ai, nhưng ngầm biết, sẽ tới ngày này. Tư báo cho Ba lúc anh đang nhậu, anh nói "Thì có gì lạ đâu, bày đặt điện thoại cho tốn tiền". Rồi lặng hồi lâu, anh bần thần, "Mà, ở Hát sao, xa lắm đó... ". Vừa lúc Hai gọi điện, gầm gừ, "Mấy đứa không được cản, nghe chưa?".
    Đã ngăn trở một lần, tới bây giờ còn hối hận, còn thấy tội, thấy nợ... Hồi đó, ông y sỹ Chín sát bên nhà chiều chiều hay bắc cái ghế ngoài trước ngó mong, chờ má ra sân quét lá, phơi áo, ông đằng hắng, vóng qua, nói chuyện lòng vòng. Đài truyền hình chiếu bộ phim Phạm Công Cúc Hoa, hàng xóm chọc mai mốt tụi bây cũng có dượng ghẻ, nghe sợ. Những ngày sau đó má thấy mấy đứa con mặt xìu co, má hỏi, tụi nó không nói, chỉ ngêu ngao đưa võng, hát "Trời mưa bong bóng phập phồng. Mẹ đi lấy chồng..." má đứng trong bếp, khóc.
    Ba chết khi ba anh em còn chưa biết lau nước mũi cho nhau. Những người đến với má sau này đều bị ba đứa đuổi dạt đi (Vì sợ phải chăn vịt như Nghi Xuân, Tấn Lực, trong phim). Lúc đó, người con không nghĩ tới lúc má một mình trong ngôi nhà nhiều cửa, suốt ngày ôm radio rọt rẹt, vì thèm tiếng người. Lúc đó, người con không biết đời mình có quá nhiều chuyện để làm, và xuất hiện thêm nhiều người để yêu thương...
    Còn biết làm sao, má tìm niềm vui ở đạo, thôi cũng đànHát
    Nên chuyến đưa má đến Hát cả ba dặn nhau phải tỏ ra tươi tỉnh, đàng hoàng, để má vào cửa Phật không để lòng vướng bận.
    Tư nghĩ đi càng đông má càng nắm níu, nên vợ (hoặc chồng) con đã bỏ lại chao ngáo ở nhà. Mà, không phải ai cũng gạt được lòng, diễn mặt tươi cười trước cảnh chia ly. Suốt đường đi, cả ba cố làm như hào hứng. Hát hứa hẹn là một nơi dã ngoại tuyệt vời. Bãi Mũi Sói dài, nước biển trong xanh, rồi Đá Động, hòn Ba Con cũng nên thơ, nhất là leo núi Dĩa Bò ngắm mặt trời mọc lên từ mặt nước im sẫm của Tiêu Hồ, mộng mị phải biết. Lịch trình chơi coi bộ dày đặc, ờ, còn phải qua chợ biên giới để về khoe với đồng nghiệp, "Mới đi nước ngoài về nè. Vui muốn chết".
    Má ngồi nghe Tư lách chách, Hai hậm hự, Ba tí tởn. Má nghĩ tới ngày mai, không được nghe giọng chúng nữa rồi. Mà, coi bộ tụi nó vui...
    Hai bình thường mặt bì sì, hôm nay cũng cười, cũng nói. Nhiều khi cười lớn quá, Hai giật mình, điều chỉnh lại, cho giọng cười đừng quá bất thường. Anh giữ cho mình thật tỉnh táo, nhiều khi Ba nói mấy câu thiệt thà, thí dụ như "Hồi nào giờ má chưa đi đâu mà lâu như chuyến nầy...", Hai sẽ chận ngang, bằng mấy câu chuyện bông đùa (vừa đọc được trên báo hôm qua). Quá cực, bởi còn phải nhắc Tư luôn ngoác miệng cười trong khi chụp ảnHát
    Ngôi chùa mà má tu hành nằm dưới chân núi Ông. Trong tiếng tụng niệm chiều, chùa trở nên lay lắt, mong manh, như khói nắng, như sương trắng. Một bà sư già nắm tay má, mừng lắm nhưng không thể hiện ra mắt, chỉ từ tốn niệm Nam mô. Bà nói, lễ cúng cho chiều mai đã chuẩn bị xong rồi. Má nhắc lại, Dà, chiều mai... Ba đứa con cũng một thoáng thẩn thờ, lẩm bẩm như cái máy, chiều mai...
    - Vậy thì đây tới chiều mai nhà mình phải đi chơi giáp Hát mới được.
    Hai vỗ tay cười, xong dắt má đi loanh quanh Hát. Chùa nhỏ nhưng vườn chùa thì rộng, cây thuốc rậm rạp như mọc hoang. Má đứng giữa đám dây mỏ quạ chụp hình, bỗng Hai thấy ống kính bị nhoè, nom má lọt thỏm giữa mênh mông. Dường như lúc không có những đám con bên mình, má trở nên lẻ loi hơn bao giờ hết.
    Tay Hai khẽ run, anh đứng ngó trân trân, sợ chớp mắt, má sẽ tan mất. Ba, Tư lấy cùi tay lau mắt, nói khói nhang ngộp quá trời, ho nảy giờ muốn chết đây nè. Hai lườm lườm, gằn giọng gầm gừ trong cổ họng, "Tao đã dặn rồi..." Má vẹt anh qua một bên, rầy, "Em nó sợ khói, còn không dám vô bếp nấu cơm. Mấy đứa quên...?".
    Không, có tan thành gió thì cũng không quên, những gì mà má đã làm. Thí dụ như bò ra sàn nước giặt cho Ba những quần Jean nặng chịch, hay chạy đi lấy quần cộc, khăn mỗi khi anh đứng trong phòng tắm gọi ới ơi. Hay những lần vợ chồng Hai cãi nhau, chị bỏ về nhà, má phải tất tả qua bên sui, nằn nì. Con dâu có bầu, chiều chiều má rủ dâu đi bộ để sinh mau, má lột vỏ tỏi để dành xông trong giường khi chị ở cử. Lúc này đây, kỷ niệm lại về, nguyên vẹn. Và đám con chợt nhận ra, mình chẳng làm gì cho má. Mùa qua rồi, từ đây, không thể thêm được tiếng chim kêu, chiếc lá rụng. Tư thắc thỏm thương hoài, má đã cắt cái áo dài cưới để may thành áo mới, cho chị tới trường.
    Nhưng hồi tưởng sợ không cầm được lòng, Ba trợn trạo nuốt nước miếng than đói bụng quá. Mới đó mà sắp tối rồi, trời ơi! Cả nhà ngó về phía chân núi, thấy nặng nề như mặt trời đang kéo mình theo, dìm xuống đêm. Làm như tiếc mặt trời này quá. Như ngày mai nó không mọc nữa.
    May sao, vào tới bữa cơm tiếng cười rộn rã trở lại. Những câu chuyện Ba kể hơi tục tĩu, tếu táo, nhưng rất duyên dáng, chuyện trong mâm nhậu mà. Má ăn không được nhiều, má cười đến nỗi quặn cả lòng vì đám con vui quá. Còn bọn trẻ thì hùng hục vào những món ăn chay mà thường ngày chúng ớn tới cổ. Làm như chỉ cần dừng đũa, rảnh tay, chúng sẽ khóc òa lên, không biết chừng...
    Buối tối vàng vọt trên các ngã đường Hát Bông bằng lăng ngủ lịm trên các vỉa hè. Trồng loại cây đến màu bông cũng buồn day diết, người ở Hát thật là... Ba liên tục bật chuyển kênh ti vi, bồn chồn nói không có chương trình nào hay hết. Thật khó chịu khi không có việc gì để gởi mình vào, để bận rộn, để tếu táo... Hai rủ, hay là mua bộ bài về đánh "tiến lên". Má ngồi xếp mớ quần áo bị quăng vung vãi, lại quặn lòng, vì đám con rộn rã đôi co. Tối nay, chúng nó rất vui, vui hơn mọi ngày...
    Điều đó là mình buồn sao, má tự hỏi. Và ngơ ngẩn thấy mình không chuẩn bị để nhìn con say ngủ, thở đều, quên cả ngáy. Tại sao lại buồn, không phải như thế này ngày mai mình dễ rứt chúng ra sao, dễ đoạn tuyệt với thế tục sao, má trằn trọc. Nếu ngủ chỉ đơn giản là nhắm mắt thì cả nhà có vẻ ngon giấc. Đám con nằm ngay ngắn, thẳng thớm, đến nỗi má không có cơ hội để kéo mền đắp lại cho chúng. Có khi má không còn dịp nào nữa, kiếp sau xa lắm... Cái đồng hồ củ kỹ trong khách sạn củ kỹ một chốc lại báo giờ, è è như sắp hết pin. Mấy cái kim hình tháp chạy rột rẹt, phát bực. Tư ngồi dậy, chợt nhận ra má không ngủ, chị lại vùi mặt vào gối, giọng nhừa nhựa, sao con muốn đập cái đồng hồ nầy chết ngắc cho rồi quá, má. Nhưng việc đó không phải vô ích lắm sao.
    Dù không còn chiếc đồng hồ nào cả, thì ngày mai cũng đến. Mặt trời cũng mọc từ phía Tiêu Hồ một vầng đỏ rực. Cả nhà lục tục dậy sớm, để kịp đứng trên đỉnh núi Dĩa Bò, trầm trồ, hớn hở, "cảnh đẹp quá chừng, cảnh đẹp quá tay". Nhưng trời ơi, đây không phải mặt trời của ngày hôm qua, tuyệt đối không phải.
    Vậy thì đến chiều, mặt trời của hôm nay cũng vĩnh viễn không trở lại. Nụ cười đậu trên môi người ta bỗng trở nên run rẩy, héo hắt, như được nặn một cách vô hồn. Má thoáng thấy không khí hơi chùng xuống, như một cái thở dài não nuột, bỗng xấu hổ vì sự hài lòng, như thể đây là cảnh mình chờ đợi, đã lâu. Nhưng cảm giác đó không kéo dài, Hai lại kể một chuyện vui. Khủng khiếp, Tư nghĩ, lần thứ năm anh kể đi kể lại chuyện nầy, mà mình buộc phải cười nắc nẻ.
    Má chua xót nhớ ra, những đứa con mình, có đứa đã sắp vào tuổi bốn mươi. Chúng lăn lộn giữa đời lâu rồi, biết dối trên lừa dưới, biết mánh khoé làm ăn, biết lừa lọc, đạp bừa lên đối thủ. Chúng không cần che chở nữa, từ lâu.
    Và cuộc chia ly này quá nhẹ nhỏm so với những trần ai mà chúng trải qua, ý nghĩ đó làm má thấy nhói ran chỗ ngực. Má nói muốn tới chùa sớm, để cùng các sư già chuẩn bị lễ. Ba cảm thấy buồn bực, "Má sẽ ở đó tới hết đời, gấp gì mà không chơi với tụi con thêm chút nữa", nhưng sợ ý nghĩ đó buộc miệng thành lời nên anh tìm chuyện khác để nói:
    - Má! Chắc con nhớ món chè khoai môn má nấu...
    Chị Tư cắt ngang:
    - Em nấu còn ngon hơn má. Chừng nào về, lại nhà em...
    Má thấy buồn, dù cố chối mình không buồn, mình đang thanh thản, vào cửa Phật mà buồn, tội chết. Bà sư già trụ trì nâng mái tóc đã bạc của má trên tay, bà hỏi:
    - Tâm con đã an chưa?
    - Thưa thầy, rồi.
    Sư bà như không nghe câu trả lời, bà nói:
    - Con chưa dứt. Con còn tiếc.
    Má cố lấy vẻ mặt an tĩnh, tự tại như mặt nước ao sen để thuyết phục sư bà (và cũng thuyết phục mình) rằng đời không có gì vướng bận nữa. Và không có gì ngăn được lễ xuất gia, má cắn môi, cương quyết, khi nhác thấy mấy đứa con đang xúm xít bên hồ sen. Trời ơi, coi chúng nó, nông nổi này còn xem hoa ****, cá lội chim bay, vui lắm sao?
    Chỉ có Hai vào điện thờ chắp tay chứng kiến. Ba và Tư trốn sau vườn, họ nói, làm sao có thể nhe răng ra cười khi thấy tóc má từng chòm, từng chòm rơi xuống. Mái tóc không còn xanh nhưng từng dày và mượt biết bao nhiêu...
    Họ ở đó, cho đến khi Hai lên tiếng gọi ới ơi dằng vặc trên sườn núi. Má giục đám con về mau, đường từ đây đến Cà còn xa, qua phà bắc, mà chiều rồi còn đâu, chút nữa đây, mặt trời lặn mất.
    Cuộc chia tay hóa ra nhẹ nhỏm như đã từng mong đợi. Đám con cuống cuồng từ giã, sợ miệng vọt ra những cục nghẹn tím bầm, chỉ dám nói một câu, má ở lại mạnh giỏi, chừng nào tụi con rảnh sẽ lên thăm. Rồi thì không bịn rịn thêm chút nào, đóng cửa xe. Chị Tư còn không dám nhìn thẳng vào má, vì sợ gương mặt má đã khác khi không còn mái tóc, xưa.
    Xe lao nhanh qua cửa chùa, chạy trốn những con đường thăm thẳm bằng lăng mà thưa vắng người, chạy trốn những mái chùa rêu phong đậu trên triền núi... Lúc vượt qua cầu Mê, tay Hai ôm vo lăng run rẩy, qua cầu này, nghĩa là Hát đìu hiu đã ở lại, sau lưng. Cùng với má...
    Hai thấy tê cứng mặt, nghẹt thở, anh cho xe dừng lại bên đường. Tư thảng thốt, "Trời, hồi nảy em chưa kịp nhìn má, anh Hai, anh Ba ơi!". Anh Ba ngó chừng cái mặt bì sì của anh Hai, quay qua nạt, "già đầu, đừng có khóc". Nhưng bụng nghĩ , chắc cũng phải khóc một chút, bây giờ đâu ai cười ai. Vai Hai cũng run lên kia kìa. Khóc cho chiếc xe chuyến về đã trống chỗ ngồi của má. Khóc cho mặt trời ngày hôm nay vĩnh viễn lặn mất.
    Ở Hát đìu hiu, trong một vườn chùa, dưới gốc sakê, má cũng đang rấm rứt. Vì chẳng đứa nào quay lại nhìn má, và vẫy tay khi qua cổng. Vì đám con ra về vội vàng, hí hửng như vừa nhổ được bụi cỏ ống cứng đầu, xoa tay như trút đi gánh nợ. Má mà là nợ?
    Chỉ cần một đứa thôi, phải, chỉ một đứa nắm lấy tay má, nói "Má đừng ở lại, má ơi! Không có má, đồ con không ai giặt, vợ con sinh không ai giữ lửa, đứa nhỏ khóc đêm không ai ẳm tiếp. Vợ chồng hục hặc không ai can... ". Ừ, chỉ cần nghe mấy câu nói đó, má sẽ trở về, dù giảm thọ mười, hai mươi năm vì thất hứa với nhà Phật.
    Còn hơn bây giờ ngồi niệm Nam mô, học vô ngã mà tâm đau dầm dề cho cái phận bị phủi đi, tan tác...
  9. hoangnhihp

    hoangnhihp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/08/2004
    Bài viết:
    132
    Đã được thích:
    0
    ---------------------------
    Tớ nghĩ khác. Chính vì đời sống xô bồ và vội vã quá mà khi đọc Nguyễn Ngọc Tư, ta có được một khoảng lặng quý giá cho riêng mình. Điều này thật thú vị.
    Tớ trích mấy đoạn ngắn trong Cánh đồng bất tận để cậu đọc nhé. Tớ nghĩ, nhiều người trong số chúng ta đều tìm thấy một chút mình trong truyện của Nguyễn Ngọc Tư.
    --------------------
    "Mỗi lần nghe câu hát "Gió đưa cây cải về trời. Rau răm ở lại...", tôi hơi quạu, ông bà mình quá hiền lành đi, thí dụ có bị phụ phàng, thì cũng có chanh chua, hằn học một tí, "Gió đưa thằng quỷ sứ về thành. Để tui ở lại chành ành... đắng cay". Đau, tức vậy mà cứ trách nhẹ hều... Dường như người ta vẫn yêu, đến mức không thể giần dỗi, nặng lời. Và mình thì chưa bao giờ yêu ai đến vậy?!!!"
    (Trích từ Cải ơi)
    ----------------------
    "Tôi thích những mối tình cảm, tình thầm. Tôi tưởng tượng đó là những mối tình da diết, sâu sắc. Mãi mãi chẳng dám nói thật lòng, cho đến cuối đời, tình ấy vẫn bàng bạc, rập rờn, và mỗi khi có dịp (như đi qua chỗ ngồi cũ, con đường cũ, gương mặt cũ...), ta bỗng thấy nhói ran.
    Chắc là khó chịu lắm, khi yêu mà giả bộ không yêu, khi buồn cố diễn mặt vui, khi đau tình phải tỏ ra vô tình"
    (Trích từ Nhà cổ)
    ---------------------
    "Chiến tranh, theo tôi biết, có nhiều người nhói đau khi nhắc về nó.
    Những huân chương, huy chương chỉ làm ấm ngực, niềm đau khuất ở một góc lòng, có kẻ nhìn thấy, có kẻ không..."
    (Trích từ Mối tình năm cũ)
    -------------------
    "Ngày ngày kẹt giữa đám đông, chen chúc trên những con đường đông nghịt người, nhiều khi tôi giật mình, trời ơi, họ kia, đồng loại mình kia, sao mình lại cô đơn đến rã rời...
    Lúc ấy, tôi có một cảm giác kỳ lạ, chỉ mình trên đời này, chỉ một mình... Chẳng ai là tri âm, chẳng ai cả..."
    (Trích từ Biển người mênh mông)
    -------------------
    Và tất cả đã ở lại phía sau...
  10. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Hoang đường
    Truyện ngắn
    Nguyễn Ngọc Tư

    Một ngày tháng Mười buồn tẻ. Gió lao rao lạnh, mưa lay phay, buông xuống giữa trời chiếc rèm mỏng tang, ướt sũng. Thêm những tiếng gà eo óc xa xa... Bữa đó, Chín gặp ma.
    Những người đang sống bên mình, đang cười đang nói đang đẹp đang yêu, có thể họ là ma, phát hiện đó không đáng thảng thốt, hết hồn sao. Mắc cười, lúc đầu Chín còn tưởng con nhỏ vừa đến trọ cùng phòng là người. Bởi cô ta giống hệt như những đứa con gái Chín thường hay gặp trên đường. Tóc nhuộm vàng pha nâu, từng lọn uốn loăn quăn như sợi mì ăn liền, gương mặt xinh đẹp được trang điểm tỉ mỉ, chiếc áo mỏng tang, hai dây gá hờ lên đôi vai trần, hở nhiều chỗ thịt da tái xanh vì lạnh.
    Mùi nước hoa cũng ướt đẫm thành vệt khi cô gái đi qua chỗ Chín ngồi lặt rau lang. Bà chủ nhà đon đả đi trước vẹt đường cho mớ hành lý kềnh càng. Con nhỏ lướt ánh mắt giễu cợt, phủi lên những vật dụng đơn sơ trong phòng, rồi dừng lại chỗ cái áo sơ mi Sở treo trên móc, cô ta ngó Chín, bĩu môi cười.
    Chín thấy tuyệt vọng. Chỗ trú thân của Chín, thế giới riêng của Chín đã bị chia sẻ, kể từ bây giờ. Ngay lúc này, Chín ước gì mình có một món tiền, vừa đủ trả cho bà chủ khu nhà trọ, để đá con nhỏ đó văng ra đường. Tưởng tượng cái cảnh cô ta lếch thếch ngoi ngóp ngoài sân Chín thấy hể hả. Nhưng cảm giác ấy kéo dài không được bao lâu, thực tế là con nhỏ đang đứng đây, và tối nay sẽ nằm ngủ trên giường của Chín.
    Phải, cả chiếc giường cũng không của riêng Chín nữa. Đứa con gái xa lạ mà Chín còn chưa biết tên đã chiếm giữ nó từ chạng vạng, cô ta nằm xoãi tay, dạng chân dồn Chín ở rìa giường. Phờ phạc nghe cô ta thở đều, Chín trằn trọc, cứ nhắm mắt lại thấy mình phập phều như sắp rớt xuống đất. Nửa đêm, Chín lấn vô, vừa chạm vào con nhỏ thì bỗng nghe một cảm giác lạnh buốt nhói thấu tận chân tóc. Dường như cô ta rỗng không trong chiếc áo phập phều, đến nỗi Chín có thể nằm chồng lên.
    Chín vọt khỏi giường. Chín bỏ chạy. Không, chính xác là Chín lết đi. Một nỗi sợ hãi nghẹn ứ trong cổ họng. Ra đến sàn nước, chỗ tắm giặt chung của khu trọ, Chín ngoái lại thấy căn nhà mình như lung linh trong sương, muốn khóc, buột miệng kêu Sở ơi, Sở!
    Không ai đón đỡ nên tiếng gọi giãy đành đạc giữa thinh không, vọng lại lòng. Tình yêu làm Chín bình tĩnh lại. Trời ơi, mình đâu có thể bỏ nhà mà đi được, mình phải trở về để chờ Sở, lạc nhau giữa biển người, giờ chỉ còn chút giềng mối này. Sống chung với ma hả, chơi luôn.
    So với nỗi đau phải trốn chạy, từ bỏ gia đình, thì những biến cố còn lại, Chín coi thường. Cứ nhìn cái vẻ ngoài rất - người của con nhỏ thì biết, còn nhiều con ma khác đang long rong giữa đời này, lâu rày, có ai hay gì đâu. Thí dụ mình cũng chẳng biết gì đi.
    *
    Viên giả đò ngủ say khi chị ta trở vào nhà. Nghe hơi thở ngập ngừng, lâu lâu lại có một quãng lặng, đờ đẫn, Viên đoán chị ta cũng đang sợ hãi, giống như mình. Khi chị đặt thân mình trong suốt lên người Viên, lưng chị ta chạm chiếu, Viên giật mình thức giấc vì cảm giác như mình nằm trên tảng đá đầy rêu, nhảo nhớt. Rồi chị ta bỏ chạy ngay lúc Viên định thét lên. Buồn cười, chắc là chị ta tưởng Viên là ma.
    Viên muốn cười ha ha ha, vui quá, bữa nay đúng là ngày vui, cho cha, cho mình.
    *
    Những ngày sau đó là những ngày rất dài, phần vì phải dòm chừng con nhỏ ma, phần vì cuộc chờ đợi đã bước sang tháng thứ ba, ngày thứ sáu mươi mốt. Mỗi tối, nhìn áo khăn của Sở treo trên vách, Chín luôn hy vọng, ngày mai là kết thúc. Sở bước qua cửa, và Chín ngấu nghiến ôm lấy anh. Chị Ba ve chai sát bên nhà chì chiết, ?oNgu vừa thôi, rõ ràng là thằng Sở bỏ mầy rồi, chờ chi nữa, mắc công?... Chín không tin, hôm cuối cùng bên nhau, Sở còn hứa tháng Mười này, ngay dịp ở nhà có đám giỗ, Sở sẽ theo Chín về chịu tội với má, với họ hàng. Sở đã thề năm bảy bận, là sẽ yêu thương Chín suốt đời. Chị Ba tức quá hỏi lại:
    - Con mèo chạy qua, thằng Sở nói con chó, mầy nhắm tin hôn?
    Chín cười:
    - Tin. Miễn ảnh vui...
    Chị kêu trời. Tánh Chín vậy, yêu hết, tin hết, rút ruột ra để yêu, quăng nguyên con vào yêu, chắt cạn cả mình. Biết là lửa, nhưng con thiêu thân vẫn muốn lao vào cháy hết một lần. Yêu mà để dành, dè chừng, phòng hờ thì vui gì, Chín thường hay nói vậy.
    Mỗi ngày qua, Chín lại thấy mình xanh xao thêm một chút. Chín mất việc ở công trường, vì nhiều khi, Chín không nâng nổi cây sắt hay cục gạch chút xíu. Hàng xóm thắc mắc, ?oCó bầu sao mà ốm nhom xanh ẻo vậy, mậy??. Chín giãy, ?oTrời, bây giờ mà có em bé anh Sở giận chết, ảnh nói, hai đứa còn nghèo...? Nhưng sâu thẳm trong lòng, Chín thèm khát trẻ con, có nó, chắc Chín không đến nỗi thắt thẻo vì thương nhớ Sở như vầy.
    May, có con nhỏ ma, nhịp sống của Chín thay đổi chút ít. Nó đi cả đêm, có bữa về tới nhà đã rựng sáng, say mèm, son phấn chảy xuống mặt, coi xinh đẹp não nề. Suốt ngày sau nó nằm ngủ vùi, mặc kệ điện thoại di động reo như bị ai cắt cổ. Nhiều lúc nghĩ nó đói, Chín kêu dậy ăn cơm. Nó không mở mắt, lắc đầu, nói cảm ơn rồi lại thở đều.
    Có vẻ như con nhỏ vẫn tưởng mình là người. Mà Chín không đành, nói ?onhỏ ơi, mầy chết ngắc rồi? không phải phủ phàng lắm sao? Sở hay bảo, yêu nhất là tánh Chín thương người. Bây giờ mới biết, ma Chín cũng thương. Dù nhiều khi, con nhỏ làm Chín giận run. Một bữa, ngủ dậy, bỗng dưng con nhỏ ma đùng đùng lôi áo của Sở xuống, dẫm giày lên rồi đá thốc về phía Chín, ?otui không thích dấu vết của tụi đàn ông ở trong nhà nầy?. Chín chạy lại ôm cái áo lấm lem vào lòng, chực khóc. Con nhỏ ma dịu giọng:
    - Của bồ hả?
    Chín ngoay ngoắt bỏ ra sàn giặt. Nó hỏi vói theo:
    - Thằng đó đâu rồi?
    Ôi! Ước gì Chín biết Sở đang ở đâu. Một bữa, hai đứa đi coi hội chợ về, lúc qua đường, Chín bị xe máy tông vào. Chín ngất đi, lúc tỉnh, lồm cồm bò dậy chiếc xe gây tai nạn mất tiêu. Cũng không thấy Sở. Tưởng anh chạy đâu đó để mua bông băng cho mình, Chín ngồi bên vệ đường chờ đến khuya xa xắc. Tưởng Sở về nhà, nhưng ở nhà trống hoác. Tưởng Sở đi đâu một chút thôi, ai dè biền biệt đến giờ. Sở nghĩ Chín chết nên không quay lại nơi đau thương này? Hay Sở không thể chịu được khi nhìn thấy Chín đau? Hoặc Sở tự dằn vặt, không mặt mũi nào mà gặp lại người yêu, vì anh mà tai nạn đến với Chín (lẽ ra anh nên đi trước, lẽ ra anh nên nắm tay để kéo Chín lại với mình)? Chín loay hoay, mê mải với những giả thuyết rối nùi, không manh mối.
    *
    Nhưng có một giả thuyết mà chị ta chưa nghĩ tới, là chị thật sự chết rồi. Viên cố tình không chạm vào cơ thể chị, bởi biết cái chết, bản thân nó là một nỗi đau.
    Thế mình sống thì sao, thì không đau, thì sung sướng? Viên tự hỏi, và cười rủ rượi trên giường.
    *
    Con nhỏ ma dựng quanh nó đầy những bức tường nghi hoặc. Những câu hỏi bỏ lửng... Nó mở ti vi, nhăn nhở chỉ một ông sang trọng nói ?oba tui kìa? rồi im lặng khi Chín nhổm lên hỏi thiệt hôn. Bữa khác nó thản nhiên bảo cái nhà ba bốn tầng (cũng trong ti vi) là nhà mình, trong khi nó đang ở trọ. Nhiều tiền mà ở trọ. Ở trọ mà chạy Dylan, chiếc xe trăm ngoài triệu chớ giỡn sao. Cứ vậy, ở con nhỏ ma, không có gì là hợp lý. Coi bộ nó ghét đàn ông, lại có vẻ như đang yêu, đang hẹn hò dù không biết với người nào, vì mới ngọt ngào cùng một người tên Dũng nào đó, cú điện thoại sau lại ngoay ngoắt bảo nhớ Hùng quá, anh ơi.
    Khó hiểu, nhưng không ghê rợn như những gì người già hay kể. Nào là ma biết bay, ma lưỡi dài, xoã tóc, ma xanh lét hay ma rút ruột. Rốt cuộc, người ta dựng chuyện khơi khơi vậy thôi, có ai tới được chỗ đó đâu, có đến cũng không trở lại, để kể.
    *
    Những buổi chiều nhìn người con gái gội đầu bên hồ nước đầy rêu, những tia nắng cuối cùng nhảy nhót trên cổ trên áo chị, Viên thường thảng thốt. Không thể phân biệt được chị ta với người, bằng mắt thường, đến nỗi lúc ra đường, Viên nhìn ai cũng gợn lên ý nghĩ, không biết người hay ma đây.
    Không có ranh giới nào, vì chất-người trong người con gái ấy vẫn lung linh, những lần chị thức giấc kéo mền lại cho Viên, những khuya chị mở cửa cho Viên, không quên cằn nhằn, ?ođi đâu mà gà gáy mới về?, những khi chờ Viên dậy để cùng ăn cơm. Rau luộc chấm chao thôi, Viên cầm đũa, mà cảm giác mắt mình ướt như vừa khóc.
    Mười ba năm, Viên chưa từng có cảm giác này.
    *
    Một bữa nắng nhiều, con nhỏ ma nhờ Chín khui mấy thùng đồ ra phơi cho đỡ mốc. Thùng Một, có vài con búp bê đắt tiền, vài lọ nước hoa còn mới nguyên, mấy cái áo len. Và những khung hình đã cũ. Chín tần ngần trải chúng ra dưới nắng, thấy long lanh những nụ cười.
    - Mẹ tôi nè, đẹp hen - Con nhỏ ma chìa tấm ảnh một người phụ nữ trước mặt Chín, rồi lạnh lùng cụp lại - Lấy chồng rồi, đẻ một bầy con bên Mỹ.
    Chín ngộp thở, chưng hửng... Con nhỏ cười, cái cười kêu lóc cóc, khô như những hòn đá lăn vào nhau, ?oThấy ngộ lắm hả? Nhằm gì, cha tôi cũng vừa mới đám cưới tưng bừng...?.
    Chín cảm giác con nhỏ đang chết thêm lần nữa khi nhắc lại một hai đám cưới đã dự trong đời. Thế giới của ma, cũng đầy đau xót, thiệt ngộ, tưởng chết là khoẻ trân chớ (về điều này, mấy bà già lại lừa mị, ai nói chết là hết đâu).
    Thùng Hai, đầy nhóc sách vở, có cả thẻ sinh viên. Trời, vậy là con ma này lê la tận trường học. Chín hỏi ?oỦa, sinh viên sao không thấy đi học gì hết vậy?? Con nhỏ cố gắng nắn miệng mình thành nụ cười trên khuôn mặt bất cần, rắn câng, ?oKhông học cũng đậu, cũng có chỗ làm ngon lành, học chi cho mệt...?
    Thùng Ba, lổn ngổn những gói quà nhỏ chưa từng được mở ra. Phía trên cùng là quyển sổ dày, bìa có ?oGhi tình? cùng hình mấy con **** chết tả tơi vẽ bằng bút bi trên nền xanh lam, đã quăn mép. Thấy Chín tần ngần, con nhỏ ma biểu cứ lật coi đi. Mỗi trang là tên một người tình, với vài chi tiết như nơi gặp lần đầu, đặc điểm (thí dụ như ?ongày mai cưới vợ? hay ?obuồn chán cuộc sống hôn nhân?...). Còn có mục ?onơi ngủ cùng nhau? (chữ ngủ này bao gồm nhiều hành động khác chứ không đơn thuần chỉ nhắm mắt và ngáy khò khò), cuối cùng là thời gian kết thúc, có khi gọn lỏn trong một ngày đêm.
    - Sổ của tụi bạn tôi còn dày hơn nhiều.
    Chín ngó sững vào khuôn mặt đẹp như được đúc bằng men sứ, lại ngộp thở. Con nhỏ chưa từng biết yêu, thứ tình-yêu-của-người. Nếu có quyển sổ cho mình, Chín sẽ ghi dày đặc tên Sở, và dằng dặc những chữ ?oem yêu anh?.
    *
    Những tờ lịch cuối cùng của tháng Mười nặng nề rụng xuống, người đàn ông tên Sở vẫn chưa về. Viên nổi quạu thấy người con gái ra cửa ngó mong, và buông đũa nghe ngóng mỗi khi bước chân ai đó loẹt xoẹt qua nhà.
    Một bữa, chị thở dài, Viên càu nhàu, sao không ngủ. Chị bảo, sớm mai là gói bánh đám giỗ nội. Phải ở nhà, giác này chị đang ngồi lau lá, xắt khoai môn thật mịn để làm gân bánh ít mình ngọt, rồi nạo mấy chục trái dừa. Giọng chị nghe đượm nồng mùi khói bếp ung.
    Viên trợn trạo nuốt cục nghẹn, tình yêu không đáng đánh đổi với cái mùi khói đó.
    *
    Một bữa dọn dẹp nhà, Chín thấy cuốn ?oghi tình? hôm trước rơi hớ hênh dưới bàn. Gió vô tình lật những trang gần cuối. Tên Sở ở đó. Chín hơi sững sờ, thấy cuốn sổ lọt tuốt qua tay mình. Như những trang khác, con nhỏ ma không quên mục ?ođặc điểm?: ?oNgười yêu vừa qua đời hai ngày. Anh ta vẫn mạnh mẽ, không có gì khác lạ...?
    Mắc cười, con nhỏ định dùng cách này để Chín không chờ Sở nữa. Vô lý ở chỗ, nó ám chỉ Chín chết rồi. Nhiều khi con nhỏ cũng vô duyên hết sức nói...
    *
    Viên nhận ra không dễ gì dập tắt lửa trong chị. Giả như nhìn thấy người đàn ông chị yêu cắp tay một cô gái khác, ngay trước mặt, chị cũng nghĩ hắn ta có nỗi khổ gì đó, không thể nói ra. Và nếu Sở ngã lòng, chắc Viên đã dùng những trò ma mị để quyến rủ. Viên điên cuồng tìm cách chứng minh với chị ta không có thứ gọi là tình yêu. Chị ta thì chẳng làm gì, cứ chờ đợi một mối tình thăm thẳm.
    Cho đến một bữa, Viên thật sự tin chị ta đang sống, vì vẫn hừng hực tin, yêu.
    Còn mình thì chết rồi. Chết mỗi ngày. Liệu có còn sống lại được không?

Chia sẻ trang này