1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi hoangvan09, 09/05/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Trò chơi quên nhớ

    Truyện ngắn
    Nguyễn Ngọc Tư
    ?oLam đã đóng vai người đang yêu trong hai năm, dài, dài lắm. Nhiều khi Lam nghĩ, không biết đám cưới xong thì đời dằng dặc đến chừng nào. Hay đến một lúc, Lam đã diễn quen, đến không thể sống thật, không thể trút lớp??.
    Trước bữa đi công viên để chụp hình đám cưới, Lam gặp tai nạn do lái xe chạy quá nhanh khi qua cua. Lồm cồm ngồi dậy, thấy có mấy vết trầy xước nhẹ ở khuỷu tay, phía đầu gối hơi rát, Lam dựng xe lên, chạy một quãng bỗng nghe máu rịn qua chân mày, chảy xuống mắt. Quệt vệt máu, Lam chợt nghĩ ra một trò thiệt vui. Lam giả đò mất trí nhớ.
    Hồi nhỏ, Lam hay nghĩ ra nhiều trò chơi lạ. Có lần, Lam trốn dưới gầm giường cả ngày, ngoại hoảng lên nhờ hàng xóm nhảy xuống ao mò táo tác. Không thấy, ngoại mếu máo nhắn đò kêu mẹ Lam về. Khi tàu từ phía chợ gầm gừ ghé bến, Lam không chịu được, nó chạy tung ra mừng "Mẹ, mẹ ơi!". Đang nẫu nuộc, bồn chồn, mẹ Lam bỗng ráo hoảnh, mẹ giận dữ tát mấy cái vào mặt vào vai vào mông Lam. Nó nghe đau rát nhưng chỉ cười nhe ra mấy cái răng sún, Lam thèm được nhìn thấy mẹ biết bao. Sau này, mỗi lần nhớ mẹ, Lam đều chơi lại trò đó, ngoại luôn tìm ra nó dù ở xó xỉnh nào, kẹt lu hay trong nhà củi. Lớn lên, Lam thấy mình dại. Bởi ngoại có nhắn, thì mẹ cũng biết tỏng là mánh khóe của Lam, mẹ cũng không về. Mẹ Lam bận. Mẹ muốn giàu có, thành đạt. "Con nghèo như vậy quá đủ rồi", những lúc ngoại Lam càm ràm này nọ, mẹ hay nói vậy, và cắn môi ngó qua sông. Bên đó, có người lên thành phố, không về, yên phận đời phò mã cho một công chúa nào đó.
    Mười hai tuổi, ngoại mất, mẹ rước Lam về chợ. Tối nào mẹ có khách đàn ông là Lam lại lui cui kiếm chuột bắt chơi. Nó hì hụi quanh phòng khách, thọc đầu ngó nghiêng chỗ này, xó nọ, miệng mắng mỏ, con quỷ sứ, mầy trốn đâu rồi, tao đập đầu cho chết cha. Lâu lâu lại chép miệng:
    - Trời, mới đây mà khuya lơ khuya lắc rồi.
    (Vậy mà thằng ******* không chịu về phứt cho rồi). Mẹ nhìn Lam thom lom, mắt quắc lên. Sau, hễ chạng vạng, mẹ Lam lại ăn mặc thơm phức, xách xe đi. Chuột bò nhộn nhạo Lam cũng kệ. Một bữa, Lam xin mấy lọ thuốc không về quăng vung vãi quanh mình rồi nằm im lìm như người chết. Khuya xa xắc mẹ mới về, ngang qua Lam, mẹ càm ràm, "bữa nay bày đặt làm trò gì nữa đây ?!" rồi đi thẳng lên lầu. Lam thấy nếu mình chết thật thì uổng quá. Thôi.
    Cái trò mất trí nhớ nầy cũng không phải là sáng tạo gì mới, trên phim thiếu gì, ai coi cũng cảm động muốn chết. Lam nghĩ Son Ye Lin diễn đâu phải hay mà vẫn lấy nước mắt của người ta, mình cũng làm được tuốt. Lam bất thần chao đảo rồi dừng lại giữa đường, thụp xuống ôm đầu. Xe cộ ùn lại một cục, có người hỏi cô bị làm sao vậy, Lam ngẩng lên, ngơ ngác, lắc đầu. Hỏi nhà ở đâu, Lam lắc đầu, ngơ ngác. Vết máu trên trán vẫn chưa khô.
    Lam được người ta đưa về nhà. Lam bắt đầu sống với những người xa lạ (theo đúng kịch bản). Mẹ nghe báo tin hớt hải chạy về. Lam thấy mẹ nắn tay nắn chân mình bèn rụt rè hỏi, "Chị ơi! Chị là ai?!" bằng vẻ mặt ngây thơ hết biết. Mẹ thảng thốt kêu lên:
    - Trời ơi, sao vậy Lam, tuần tới là đám cưới rồi đó.
    Lam cười, đờ đẫn nhìn quanh, đám cưới, mà đám cưới ai? Lam thấy trong mắt mẹ sự sụp đổ, tuyệt vọng.
    Cuộc chạy chữa bắt đầu, mẹ đưa Lam tới những bệnh viện nổi tiếng nhất, những bác sĩ giỏi nhất. Cuối cùng, người ta đoán, có thể sự va chạm mạnh vào đầu làm xóa đi vùng ký ức, nhưng hiện tượng này chỉ tạm thời thôi. Sẽ phục hồi nhanh nếu những người thân thuộc khơi gợi lại những kỷ niệm sâu sắc, càng nhiều càng tốt.
    Đưa Lam về nhà, mẹ nhìn đống thiệp thơm phức thở dài, ủ ê. Ngày cưới sắp tới mà cô dâu không nhận ra chú rể, đúng là thảm kịch. Suốt thời gian đó, Thái chỉ biết nắm tay Lam, đau đáu:
    - Anh nè, anh là Thái nè, em nhớ chưa?
    Lam khổ sở lặp lại như cái máy, "Dạ, Thái..." nhưng không có vẻ nhớ ra cái người chỉ vài hôm nữa sẽ làm chồng mình. Chiến dịch khơi nguồn ký ức đã bị Thái mở màn thảm bại, Lam mở con mắt ra bộ kinh ngạc khi nghe Thái nhắc hai đứa quen nhau trong bữa tiệc sinh nhật nhỏ bạn, hôm đó Thái hát xong, Lam vỗ tay khen hay, nhớ không? Nhớ không, quán cà-phê "Thiên Đường", chỗ hai đứa thường hò hẹn? Nhớ không, lần Thái dắt Lam về nhà ra mắt cha mẹ, Lam đã làm đổ chén chè lên áo? Noel mới đây, hai đứa bị kẹt xe gần hết đêm, nhớ không? Lòng Lam quặn lại, khi nhận ra những thứ mà Thái gọi là kỷ niệm, chúng ráo hoảnh, tươm tất kỳ cục. Những chi tiết đơn điệu đã làm nên một mối tình đơn điệu, giá mà có thể chỉnh sửa để kỷ niệm sâu sắc hơn, thí dụ như cùng nhau đi tung tăng dưới trời mưa, trên con đường chiều vắng ngắt, ướt ngoi ngóp, tối đó còn kèm thêm một trận sốt nhớ đời. Hay còng lưng chạy xe đạp chở nhau ra ngoại ô, chỉ để đứng trên cầu ngắm mặt trăng biếc ngần mắc vào lưới vó dưới dòng kinh...
    Lam cố tỉnh bơ không để ý nghĩ hiện ra mặt. Lạt lẽo tiễn Thái về, còn một mình, Lam vùi đầu trong mền cười ha ha ha, tự khen mình diễn hay tới không ngờ. Có thể cái trò chơi đóng vai không lạ lẫm nữa. Từ sau bữa tiệc sinh nhật hôm đó, Thái đưa Lam về, mẹ cũng vừa trờ tới, thấy Thái, mẹ kêu lên, giọng trách móc nhưng cực kỳ dịu dàng:
    - Trời đất, Lam, sao con không mời bạn vô nhà chơi?
    Sau, biết Thái đang làm việc ở Sở Tài chính, lại là con trai của phó chủ tịch tỉnh, Lam không ngơ ngác nữa. Lam thấy mình có bổn phận phải yêu người này, như một cách đỡ đần cho công việc kinh doanh của mẹ, dù Lam nói về sông, về đồng, về những sa mưa cá rô lóc trên sân, hay về một người bán vé số mù hôm qua chết dưới dạ cầu, Thái không biết gì hết. Chẳng sao cả, Lam sẽ yêu. Những ngày tháng đó đối với Lam như một giấc mơ. Mẹ nhắc chừng Lam từng chén cơm. Lam đi chơi, mẹ chọn áo, tiễn Lam ra cửa, âu yếm dặn dò:
    - Chơi vui nghen, hai đứa.
    Lam nũng nịu ôm eo Thái cho đến khi mẹ quay đi, nếu phải sống giả để nhận sự quan tâm, trìu mến của mẹ, cũng đành.
    Và Lam đã đóng vai người đang yêu trong hai năm, dài, dài lắm. Nhiều khi Lam nghĩ, không biết đám cưới xong thì đời dằng dặc đến chừng nào. Hay đến một lúc, Lam đã diễn quen, đến không thể sống thật, không thể trút lớp?
    Chơi trò quên nhớ này thì vui hơn giả bộ yêu nhiều. Không phải đắm đuối, ngọt ngào nữa, bây giờ chỉ việc đưa cái mặt ngơ ngáo, đờ đẫn ra với đời. Và cứ vậy, vui từ sáng sớm, khi chị bạn cùng cơ quan hối hả chạy lại thăm. Ngồi với nhau, chị cứ chắc lưỡi xuýt xoa (mà không giấu được vẻ hồ hởi):
    - Lam quên thiệt sao ? Chị Huê nè, hổng nhớ cái gì hết hả?
    Lam ngượng nghịu lắc đầu, mắt trong veo. Nhìn vào cái vẻ hớn hở không chịu được của chị bạn, Lam muốn sặc vì buồn cười, chắc chị nghĩ Lam quên tuốt món nợ bốn triệu mượn tay rồi, nên mới mừng húm như vậy, ra về mà cứ tủm tỉm cười hoài.
    Cả anh bảo vệ cũng tới nhà, cũng tỏ mặt đau thương (nhưng trong bụng thì mừng rơn). Cái nhìn xa lạ của Lam đã giúp anh yên tâm hơn, vụ anh dỡ nắp cống và cắt hàng rào gai đi bán chỉ mình Lam biết, chắc chắn được xóa sạch trong vùng ký ức.
    Lam thấy mình ứa nước mắt ra. Cười mà như khóc.
    Trong nỗ lực tuyệt vọng nhằm cứu vãn ký ức của con gái, mẹ Lam đã cầu cứu gần hết đám bạn bè, đồng nghiệp của Lam. Cả bà cụ bán đậu đỏ bánh lọt ở bến đò mà Lam hay lui tới. Những kỷ niệm lạt nhách lạt nhiểu được xướng lên. Lam vẫn trơ trơ, vẫn xa vời và ngơ ngác.
    Thảm họa là mẹ Lam cũng chẳng có kỷ niệm nào hằn sâu thành vết để cùng Lam ôn lại, khơi gợi. Những chuyện Lam nhớ ghê gớm thì mẹ Lam không nhắc. Có thể nhắc làm mẹ đau. Có thể mẹ Lam không biết, hay đã quên mất rồi. Ví như bữa mẹ ném Lam lại cho ngoại, rồi đi, mẹ xuống đò không ngoái lại làm sao biết con - Lam - năm - tuổi đứng trên bến giãy khóc đến tím người. Hôm Lam nhận giấy báo vào Đại học, mẹ bận đi công vụ ở Nhật làm sao biết Lam cuồng lên vì vui.
    Lam nghe đau như tim có một vết dằm. Cái ngày (đáng lẽ có đám cưới) đã nặng nhọc trôi qua. Mẹ Lam thôi rầu rĩ, hay ủ ê cũng chán rồi. Mà, dù chưa chính thức làm thông gia với phó chủ tịch thì thâm tình cũng đã sánh như mật, công ty của mẹ Lam cũng kiếm được nhiều hợp đồng lớn nhờ mối quan hệ này.
    Lam bắt đầu nghĩ tới việc kết thúc trò chơi, bởi nó không còn gì để chờ đợi, để bất ngờ. Một bữa, vừa mở cửa, con nhỏ bán vé số thò đầu vào thầm thì, "Có ông nào đứng dòm nhà chị hoài, lạ lắm, chị ơi". Lam ngó ra, người nọ quay đi. Chỉ thấy áo jean đã bạc, chiếc nón sùm sụp trên đầu, cũng bạc.
    Hôm sau, nép sau rèm cửa, Lam lại thấy người đàn ông chần chừ trước cổng nhà mình. Chẳng làm gì hết, chỉ nhìn vậy thôi. Đôi mắt đau đáu, mênh mông. Rồi lại đi, chậm chạp như đang đeo mang một cái gì đó nặng trĩu.
    Ngày thứ ba, Lam ào ra níu tay ông ta lại khi ông định quay người bỏ chạy. Lam hỏi:
    - Chú quen ai trong nhà nầy?
    Ông không trả lời, nhìn Lam thảng thốt, nước sóng sánh trong mắt.
    - Lam hả con ? Trời ơi, con lớn bộn vầy sao?
    Rồi đọc trong mắt Lam một tia nhìn kinh ngạc, ông thất thần lùi lại, miệng lẩm bẩm, "Phải rồi, con không nhớ ... đâu". Lam nghe lẫn lộn trong câu nói đó có tiếng "ba". Và cảm giác trò chơi quên nhớ của mình sắp vào đỉnh điểm.
    Mãi sau nầy, Lam vẫn không quên được ngày mình gặp lại ba (thì ông ta xưng vậy). Vì Lam không nhớ gì (y theo kịch bản) nên không thể vồ vập mừng nhau, cả hai bối rối vì không khí ngượng ngập đặc quánh. Ba Lam ngồi nắn mãi vành nón, chỉ đôi mắt là nhìn Lam chan chứa thương yêu.
    - Hồi nhỏ, con bị cái thẹo trên trán. May thiệt, nó gần tan mất rồi...
    Lam bất giác đưa tay lên sờ chỗ bị trầy hôm trước. Bỗng thấy thắt ruột, một tuổi thơ Lam chưa hề biết mở ra từng trang, từng trang, từng trang. Hôm ấy nắng nhiều, ba bắt Lam tập lội. Lúc hai ba con nhảy từ cầu ao xuống, đụng phải cọc ngầm, trán Lam loang máu. Sợ với vết sẹo làm con lớn lên xấu xí, ba đi đào củ nghệ, giã ra, rồi đắp lên. Lần khác, ba dẫn Lam đi công viên xem voi.
    - Voi hả ba?
    - Ừ, ba Lam cười, con voi đó có ghẻ, tội nghiệp lắm.
    Lam bỗng có cảm giác mình từng đi công viên thật, và xót xa đứng nhìn con voi bị xiềng xích đang nhai mía, cái đuôi nó liên tục đuổi bầy ruồi lì lợm đang bu xèo xèo. Lam muốn tin (trọn vẹn) rằng, có lần, ba xin vải vụn may áo cho búp bê cưng bằng nhựa của Lam. Có lần, ba với Lam cùng thả diều trên cánh đồng chiều, ba nắn cho Lam con trâu đất đang ngẳn cổ ngắm mây bay ngời ngợi trên trời. Và ngày đầu tiên đến trường, ba trùm áo mưa, cõng Lam trên con đường trơn tuột...
    Như thể mình đã trải qua rồi, cảm giác ấy làm mũi Lam nóng ấm hệt máu cam đang rịn xuống. Như thể Lam chưa từng cun cút đi qua thời thơ ấu, chơi trong nhà củi, nhà xuồng của ngoại, bạn bè chỉ những con ong bầu bay tới bay lui.
    Ba đi rồi, Lam lại chui đầu vào mền, cười ha ha ha. Cười cho cái trò chơi oái oăm của mình.
    Nhưng sáng sau, khi mẹ Lam ra khỏi nhà, ngó mấy con thằn lằn chạy lăn quoăn trên trần nhà, Lam bỗng thèm người. Lam ngờ ngợ thấy dường như mình thích vai diễn mới, vai đứa con được thương yêu. Lam chạy ra cửa thì thấy người đàn ông hôm qua đứng ở đó, mỉm cười. Lam bảo:
    - Mẹ mới vừa đi.
    Ông chua xót:
    - Ừ, ba thấy... nhưng không thể gặp... Ba có lỗi nhiều lắm...
    Dường như không có thứ gì xứng đáng để trả công cho sự nghẹn ngào kia, Lam tự nhủ. Cũng chẳng thứ chi có thể đổi được những ký ức mới mà người đàn ông nầy mang lại cho mình.
    Nên một chiếc xe máy và vài triệu đồng trong tủ thì chẳng là bao, ngay khi tỉnh sau cơn mê dài, Lam đã nghĩ vậy. Mà, thằng cha đó giỏi thiệt, biết cả chuyện mình thích ăn kem, loại kem múc nước cốt dừa được kẹp giữa hai cái bánh tráng nhỏ.
    Chỉ mẹ Lam thì không được thanh thản như vậy. Mẹ ôm Lam, sững sờ nhận ra Lam tin một kẻ lừa đảo xa lạ hơn mình. Chỉ vì hắn ta mua cho Lam kem...

    Đại ca Gấu hay ngồi nhìn sông, uể oải, rã rời. Mấy đứa nhỏ trong băng lừa đảo sống dưới dạ cầu Bơ thấy cảnh đó, hỏi nhau, không biết đại ca Gấu gặp chuyện gì? Chuyện gì là chuyện gì? Chắc tại lừa con nhỏ đó dễ quá nên đại ca mất hứng. Gấu nghe, cười khào, không nói. Rồi những khi Gấu nằm một mình trên băng đá, Gấu rất nhớ một nạn nhân, một đứa con gái hồn hậu, chẳng hề e dè nhận cái kem từ tay Gấu. Và trước khi nó thiu thiu ngủ, nó mỉm cười, nhìn Gấu giễu cợt:
    - Tôi biết trong kem có - gì - đó... Nhưng sao lần nào tôi cũng phải trả giá, để được yêu thương?
    Mỗi khi nhớ lại, đại ca Gấu lại nghe sống lưng mình lạnh buốt, như thể ánh mắt ấy đau nhói, đắng đót quanh đây. Đại ca buột miệng chửi thề khi phát hiện ra, trình độ lừa đảo của mình còn tệ quá. Đến nỗi không gạt gẫm được người mà còn rước phiền phức vô mình...
  2. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Tám mươi phần trăm*
    Tạp văn
    Nguyễn Ngọc Tư

    Bạn bè bảo tôi viết về đề tài nông dân là quá trời khôn, đối tượng đọc nhiều, mà đề tài cũng phong phú, đến tám mươi phần trăm dân số của Việt Nam là nông dân kia mà. Tôi nghe, cười, chảy nước mắt ra, như khóc.
    Phải, tôi đang viết về họ, những người nông dân nhưng viết trong im lặng rợn người, không phản hồi, không chê bai. Chẳng có bao nhiêu trong số tám mươi phần trăm ấy đọc được những gì tôi viết. Với họ, văn chương vừa là thứ xa xỉ, vừa là đồ bỏ đi. Có người còn không biết chữ, có người áo không lành, có người không đủ gạo ăn, dậm lia thia trên những cánh đồng năn bỏ vô keo chao để đem ra cổng trường tiểu học ngồi bán... Những người ấy, tôi bưng văn chương tới cho, họ còn nổi quạu, chửi thề, phải trái bắp, gói xôi.. còn giúp người qua bữa, chứ một đống chữ làm sao no lòng.
    Và những ảo tưởng văn chương của tôi đã tan, lâu rồi. Nhiều lúc, ngồi trước trang viết, tôi thấy tuyệt vọng. Làm sao diễn tả được cái xót của mồ hôi chảy xuyên qua chân mày xuống mắt một người gánh nước giữa nắng trưa tưới cải? Làm sao nào chuyển tải được cái đau thắt ruột khi nhìn đồng lúa sắp thu hoạch của mình tả tơi trong mưa bão? Làm sao tôi lột tả được tâm trạng của người cha khi những đứa con giành nhau cạo cơm cháy? Khi cuốn chiếu ngồi chò co nhìn mưa nửa đêm giột tinh tang xuống đầu giường? Họ buồn, nhưng buồn đến độ khủng khiếp nào? Tôi biết diễn tả cái buồn ấy ra làm sao? Bởi so sánh với nỗi buồn... mất điện thoại của tôi, nỗi buồn mất việc, hay thất tình của bạn, thì quá khập khiểng, chênh vênh.
    Và ngay cả nỗi vui của người nông dân, cũng khiến người ta thắt lòng khi chia sẽ. Tôi có quen một người vừa được giao việc xé phiếu thu tiền nhà vệ sinh chợ xã. Gặp tôi trong cái ngày ?otrọng đại? đó, ông hồ hởi khoe, ?onhà tôi giờ có đồng ra đồng vô rồi, cô ơi?. Nghe nói, ông cũng trần thân, làm đơn xuôi ngược, cuối cùng, ?oghi điểm? là vì gia đình không đất sản xuất, mới được "chọn mặt gởi... nhà vệ sinh". Vậy đó, người ta vui muốn chết, mà tôi thì không thể buộc miệng cười. Bởi nét mặt sương gió của ông tôi thấy lẫn khuất sự xót xa. Cũng vậy, cái người vừa nhận được sổ nghèo kia, làm sao trong mắt họ chỉ có hớn hở mà không vương chút tủi buồn. Cực chẳng đã? Chợt nhận ra, niềm vui của người nông dân bé mọn, giản dị, đạm bạc biết chừng nào. Chỉ cần một mùa lúa trúng. Một chén cơm đầy với thịt cá tươm tất. Một chiếc ti vi để coi cải lương vào mỗi chiều thứ sáu. Một chiếc xuồng nhỏ để đêm đêm đặt trúm, giăng câu?
    Tôi bắt đầu nghĩ tới ngày mình không viết về những người nhà quê nữa. Bởi tôi không có nhiều lựa chọn, hễ viết về nông thôn là nói ngay tới cái cơ cực, thiệt thòi, nghèo đói. Một sự lặp lại nhàm chán. Mới đọc cái tựa là người ta biết tỏng tòng tong trong bài ấy tôi nói cái gì. Ai nghĩ là tôi vớ được đề tài phong phú đâu. Ai sẽ chấp nhận tôi viết như vầy, ?osớm đó chú Hai Lúa đi đánh tennis với mấy ông bạn láng giềng về, đang dắt con chó becgiê đi chơi điện thoại chợt reo tửng từng tưng, giọng Ba Ngô bên kia xởi lởi, lâu qua không gặp cha nội rồi, chiều nay lại nhà hàng Diễm Diễm uống với nhau một bữa, tui mới lên mấy ao cá được gần một tỉ đồng đây. Mà, mùa lúa rồi ông cũng thu năm trăm triệu chớ ít gì??. Bạn đọc sẽ thấy ngộ, thấy kỳ cục, vô duyên đến mắc cười. Bi kịch hơn, là người đọc sẽ mắng tôi xối xả, nông dân đã khổ muốn chết rồi, mà nhà văn còn chua xót, mỉa mai? Buồn thiệt buồn, phải nhân vật trong đoạn văn trên là cán bộ, doanh nhân, thì quá hợp lý, còn đằng này?
    Tôi nhận ra, tám mươi phần trăm dân số Việt Nam, con số này giống như cua ốp, nghĩa là có vẻ hùng hồn, to tát vậy, chứ trong ruột teo héo, rỗng không. Người ta chẳng nhớ tới họ khi khi nghiên cứu đề tài khoa học hay thiết bị máy móc này nọ (kết quả là nông dân tự mày mò chế tạo ra máy để gặt, sấy lúa, gieo mạ, tách hạt bắp, đến cả? máy bay). Người ta quên mất tiêu (hay giả bộ quên) nông dân khi quyết định tăng học phí, tăng giá tiêu dùng, khi chia chác đất đai? Và nhiều lúc người nông dân bỗng vô hình, trong vắt trong mắt những công chức ít khi cười. Có cảm giác như người nông dân sống bình dị, lặng lờ quẩn quanh trong luỹ tre làng lâu quá nên đã bị lãng phai đi.
    Ngày mai này, tôi cũng buộc lòng quay lưng với họ, làm ơn ai đó, cất lên dùm những tiếng nói xót xa!!
    (*) Con số này không chính xác, có thể ít hơn vì những chàng trai cô gái quê đang lũ lượt rủ nhau phiêu bạt kiếm sống giữa các thành phố, các chợ người, những cuộc hôn nhân may rủi. Có thể nhiều hơn, vì những người ra vẻ kẻ chợ chảnh choẹ như tôi, rốt cuộc cũng nằm trong tám mươi phần trăm bé mọn ấy.
  3. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Mùa hoa giữa phố
    Tạp văn
    Nguyễn Ngọc Tư
    Mùa báo hiệu bằng một vạt cây kiểng bày ở góc đường. Có lẽ họ chuyển cây suốt đêm hay sao, mà sớm ra đã thấy mai chiếu thuỷ, mai trắng, mai vàng ngậm sương. Những cây mai còn chưa tuốt lá. Bên cạnh đó là những cây kiểng còi, con con. Dăm bụi chùm rụm được tạo dáng chó (năm ngoái là gà, năm nào thì tạo hình ứng với con giáp ấy), nai, phượng, rồng? Lọt thỏm giữa phố chợ đông đúc, nên cả rồng cũng ngơ ngác.
    Tôi qua đường sáng ấy, nửa nôn nao nửa thất thần, mèn ơi, Tết tới nơi rồi. Ngày nào cũng xem lịch, cũng biết ngày Xuân đang đến thật gần, nhưng khi thấy hoa tràn về chợ mới thật sự vào cuộc gấp rãi. Rồi bận bịu coi in báo Xuân. Dọn dẹp cơ quan. Trang hoàng nhà cửa. Sắm sửa Tết. Túi bụi cắm mặt vào những công việc cuối năm. Ngẩng lên, bỗng ngộp thở, ngây ngất con đường đến Hội Văn nghệ ngập tràn cây kiểng, hoa tươi, đến nỗi vào cơ quan chỉ còn lối đi nhỏ xíu.
    Hoa chẳng cần nói gì hết, điềm nhiên rực dưới nắng trời. Con người sững sờ, sướng điên lên với cái đẹp không lời đó. Cái buồn vì sắp ?obị? thêm một tuổi biến đâu mất. Mùa xuân quả là đáng chờ đợi, vì ngọn gió hiu hiu này, vì sự đoàn tụ và sum họp này, vì chỉ dịp này, những con đường ở trung tâm thành phố vốn khô khốc bê tông mới trở thành dòng sông hoa, uốn lượn rực rỡ.
    Năm nào cũng vậy, anh cây kiểng đến trước, khi ấy chợ hoa Tết còn vắng. Chỉ có những người bán lặng lẽ đứng tuốt lá mai, sửa sang lại thế cho mấy cây kiểng còi, đôi ba người khác chồm hổm xúm quanh mấy hộp cơm nhỏ xíu. Tôi bỗng chạnh lòng, vào thời điểm mà người ta dồn hết tâm trí về gia đình, chăm chút cho mái ấm thì họ, những người bán hoa Tết lại vào mùa xa nhà. Vạ vật ở những vỉa hè nắng chang chang, thót tim khi thấy hoa chảy tràn ở các ngã đường, có người thở dài; nhìn hoa trở chứng nở rộ khi mới hai ba tháng Chạp, có người nuốt nước mắt. Dường như Lâm Đại Ngọc trong Hồng Lâu mộng cũng không nát lòng bằng người bán hoa khi nhìn từng cánh hoa rơi, mà giao thừa còn năm bảy ngày mới tới. Lại phải thấp thỏm với cuộc được ?" mất, lỗ ?" lời?
    Họ, phần lớn là nông dân, nom lấm lem và lạc lõng, gương mặt sương nắng dạn dày. Suốt cả ngày ba mươi Tết, họ không thể ngồi, chỉ đứng, ngó mong. Có lẽ, trong ***g ngực họ, nhịp tim bắt đầu hối hả, nhanh dần, nhanh dần? Và thắt lại khi pháo hoa nở rực trên nền trời, những công nhân vệ sinh chợ bắt đầu dồn đuổi thấp thoáng, người bắt đầu thưa khi hoa vẫn còn rực lên một cách tuyệt vọng.
    Chỉ kẻ mua là nhẩn nha, mặc cả cho hết giá. Dường như con người ta có một chút khoái trá khi thấy kẻ yếu bị dồn đến cùng đường. Mấy ai nhìn vào khuôn mặt sạm nắng của người bán, để thấy bất nhẫn, giống như mình bỏ thêm muối vào mồ hôi, làm họ càng thêm xót xa thêm. Tôi cũng có lần giận mình, giận luôn chị bạn đồng nghiệp. Mấy cái Tết liền chị không bỏ tiền mua hoa, chị chờ sau giao thừa, cười toe đi lượm hoa ế người ta bỏ lại. Khó khăn ai cũng có, sao không chia sẽ một ít cho nhau?!
    Sáng mồng Một qua những con đường này, thấy sót lại vài vạt hoa, vẫn vàng vẫn đỏ, vẫn hồng rực rỡ nhưng sao thấy buồn hiu hiu như người con gái vẫn còn đẹp nhưng quá thì. Chắc người bán cũng đau lắm khi dứt áo trở về nhà. Tôi hình dung, trên một chuyến xe nào đó ngược về Đồng Tháp, hay Bến Tre, họ chào đón năm mới với những nỗi lo trĩu lòng.
    Chuyện của Sơn, Thịnh mà tôi biết còn buồn hơn. Năm ngoái, hai anh này ?ođóng quân? trước Hội văn nghệ. Hôm chuyển cây kiểng xuống, cả hai ngời ngợi vỗ tay cười, nói ?onăm nay tụi tui làm trùm chợ Cà Mau. Toàn hàng ?ođộc quyền? không thôi. Đây nè, ở đây, cô mà kiếm được cặp cau Nhật nào giống như vầy, chặt đầu tụi tui?. Một người chạy xe ôm đứng nhìn cây cau, buộc miệng, ?oủa, sao giống cây chà là quá ta?. Trời, ai đời cây cau nhập ngoại giá cả triệu bạc mà nói giống loại cây hoang dại mọc dọc theo những triền sông. Tôi ngờ là câu nói ấy chắc là điềm báo. Hoa kiểng dội chợ, hai anh chàng ngồi buồn đi buôn? lỗ hơn mười lăm triệu. Sáng mồng ba, tôi đến cơ quan trực, thấy anh Sơn ngồi ở đó, mặt buồn thảm buồn sầu, bộ râu xuôi xị, tiu nghỉu. Anh bảo hồi đi vợ đã cản nhưng anh không nghe, bây giờ về thế nào gia đình cũng xào xáo, đầu năm đầu tháng mà? Ngồi nói chuyện với tôi, một chút anh lại gọi điện cho Thịnh, hỏi với giọng rầu rĩ, tình hình êm chưa mậy? Báo hại, bộ phận công đoàn của cơ quan hí hửng tưởng đâu thu được ít tiền điện, nước, ai dè? nghèo gặp nghèo hơn.
    Năm nay, những tờ lịch đã rụng dần về Tết, nhắc chuyện cũ, người cũ, nhớ mấy lần cùng nhau trải chiếu nhậu giữa sân, một anh đồng nghiệp bỗng thốt lên, ?osợ lại năm nay hai thằng cha đó không quay lại nữa?.
    Ờ, có thể? Nhưng cây kiểng và hoa không vì thế mà lỗi hẹn, chúng vẫn trãi đầy trên những con đường trung tâm thành phố, chúng vẫn như dòng nước mát, tưới tắm tâm hồn người, làm dịu khi khói bụi thị thành.
    Có điều, người năm cũ không quay lại, tôi và anh bạn đồng nghiệp biết uống rượu cùng ai. Anh Sơn, anh Thịnh ới ơi!
  4. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Ngọc Tư: Cô đơn lên dốc
    NĐVN - Dáng thấp, da bánh mật, nữ nhà văn Nguyễn Ngọc Tư ngày ngày bận bịu với việc văn thư cơ quan, chạy xe đưa rước con và nội trợ trong một mái ấm ở khu phố nghèo phường 1 (TP Cà Mau).
    Từ tác phẩm đầu tay ?oNgọn đèn không tắt? năm 2000, đến nay cô vẫn đều đặn cho bạn đọc những tác phẩm mộc mạc, bình dị mà dữ dội như vùng đất mới cuối trời Tổ quốc.
    Cuộc sống văn chương của Ngọc Tư đang diễn ra như thế nào?
    Đi chậm, dò dẫm để khẳng định phong cách. Từ khi có chồng, sinh con thì phải cố gắng gấp đôi để viết đều, để không tụt dốc. Một số bạn bè nói Ngọc Tư viết không có gì mới.
    Nhưng em nghĩ cũng có tuy không nhiều. Bạn đọc lạ lắm, khi mới viết thì bảo phải định hình phong cách, vất vả định hình lại nói không thấy đổi mới.
    Ngọc Tư sống được bằng nghề không ?
    Nhiều khi? Mỗi tháng em viết vài tạp văn. Em thích viết tạp văn, vừa nhẹ nhàng, vừa tiện đăng báo để kiếm tiền (cười).
    Ngọc Tư là đại biểu HĐND?
    Vâng, để học hành thêm, đi học tiếng Anh phải trả học phí bằng tiền, học trong làm đại biểu HĐND trả học phí bằng thời gian.
    Chồng Ngọc Tư làm nghề thợ bạc, loại nghề ?otĩnh? có chỏi với nghề của Ngọc Tư là ?ođộng?không ?
    Lấy chồng thợ bạc em thấy thoải mái gì đâu ấy! Việc của ảnh chẳng liên quan gì tới văn chương. Còn em viết văn cũng muốn một cõi thật sự hoang vắng của riêng mình và em sống ở đó, cô đơn viết, cô đơn lên dốc.
    Chồng của Ngọc Tư có là bạn đọc chung thuỷ với văn của vợ?
    Em xin hai chữ ?ochung thuỷ? thôi. ở nhà tụi em chỉ nói chuyện nhà cửa, con cái. Thỉnh thoảng em hỏi: ?oAnh ơi trong tủ mình còn bao nhiêu tiền??
    Vì ảnh giữ tiền, lâu phải hỏi dè chừng. Nhờ có ảnh làm chỗ dựa, em không phải bươn chải kiếm sống. Đôi lúc, ảnh còn rước bé An giùm em.
    Dư luận cho rằng với tác phẩm ?oCánh đồng bất tận?, Nguyễn Ngọc Tư đã trưởng thành nhiều?
    Thì cũng phải lớn lên chứ anh. ?oNgọn đèn không tắt? ra đời khi em mới hơn 24 tuổi. Năm nay em đã 29 tuổi rồi. Với em, ?oNgọn đèn không tắt? như một kỷ niệm đẹp, trong trẻo, dễ thương. Bây giờ em viết không được giọng văn như lúc đó.
    Thèm muốn nhất trong nghề văn của Ngọc Tư là gì?
    - Thèm được thoải mái để viết.
    Nguyễn Tiến Hưng
  5. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Tớ thích cách trả lời PV của Tư. Giản dị, chân thực và đi thẳng vào vấn đề. Giá mà có những câu hỏi hay hơn dc từ phía các nhà báo thì còn khá hơn. Nhiều câu hỏi PV đến là dở. Trả lời dc cả những câu hỏi dở thật khó và là cả nghệ thuật.
    Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư: ?oĐằng sau thành công là gánh nặng?
    ?oCánh đồng bất tận? là một lối viết hoàn toàn mới của nhà văn trẻ Nguyễn Ngọc Tư. Người đọc không tìm thấy sự mơ mộng, lãng mạn trên những cánh đồng như người ta tưởng. Cuộc sống người nông dân được ?obóc vỏ? trần trụi như nó vốn có. Khốc liệt, quằn quại và dữ dội.
    Ngay khi vừa ra đời, tác phẩm đã tạo nên cơn sốt dư luận. Sách có số lượng phát hành lên tới 25.000 bản - số ấn bản cao nhất cho sách văn học Việt Nam trong năm 2005. Sau đây là cuộc trò chuyện của chúng tôi với nhà văn Nguyễn Ngọc Tư.

    - Đọc ?oCánh đồng bất tận?, tôi thấy nhân vật bị ?odồn đuổi? ráo riết quá! Vì sao chị không mở cho nhân vật một lối thoát?
    - Không có lối thoát nào cho người luôn khép lòng mình vào trong nghèo đói, dốt nát và hận thù. Lối thoát chính là khi người ta mở lòng ra tha thứ cho cuộc đời vốn nhiều phản trắc.
    - Nỗi đau không còn gì đau hơn, nỗi buồn không còn gì buồn hơn. Tràn ngập trong những câu văn là nỗi cô đơn ?ohoang hoải? của số phận con người. Bắt nguồn từ đâu mà chị đã quyết định viết những trang văn như vậy?
    - Bắt nguồn từ cảm xúc. Tôi sống trong đầy ắp tình thương yêu của gia đình, đồng nghiệp, bè bạn. Vậy thì rơi vào bối cảnh hoang liêu tiêu điều như thế thì mình có điên không? Chắc có, cô đơn rất dễ sợ.
    - Nhân vật trong ?oCánh đồng bất tận? có nguyên mẫu không?
    - Không, tôi tự nghĩ ra. Tìm đỏ con mắt cũng không thấy người nông dân Nam Bộ nào dữ dằn vậy đâu.
    - Có người còn cho rằng ?oCánh đồng bất tận? viết về *** còn hay hơn cả một số tác phẩm của các cây bút nữ thời thượng hiện nay. Lúc bắt tay vào viết ?oCánh đồng bất tận?, chị có ?ocố tình? viết *** một tí cho tác phẩm có thêm ?ogia vị? không?
    - Thế bạn thấy tôi có cố tình không? Chuyện tôi có ?ocố tình? không là suy nghĩ của người đọc, họ cho tôi thế này, thế khác là tùy. Tôi mà nói là ?okhông? thì họ bảo tôi chối bỏ. Nói ?ocó? tôi thấy không đành?
    - ?oCánh đồng bất tận? là một tác phẩm gây xôn xao dư luận. Vừa mới ra đời đã được độc giả nồng nhiệt đón nhận. Đây là cách viết rất mới của chị. Lần đầu tiên chị chọn cho mình một ?olối đi? riêng. Để tách ra khỏi bút pháp quen thuộc của mình, chị có cần thời gian để ?olắng lại? không?
    - Không, tôi có bị khuấy động gì đâu mà cần ?olắng?. Khi tôi viết nó xong, tức là xao động cũng qua rồi. Lâu rày, chỉ tác phẩm làm cho tôi thấy run rẩy, những việc chung quanh nó thì không.
    - Chị có cho rằng đây là một ?ocú hích? để chị quyết định chọn hướng viết cho mình?
    - Không, đây là một vụ ?oxen canh?.
    - Năm 24 tuổi, chị đã đoạt giải nhất cuộc vận động sáng tác văn học tuổi 20. Nhưng năm nay, ở độ tuổi 29, chị đã khiến độc giả ?ogiật mình? hơn nhiều. Cảm xúc của chị khi đón nhận thành công của mình lần này có gì khác so với cảm xúc của chị ngày ấy?
    - Cảm giác đã thay đổi ít nhiều, lần này tôi thấy đằng sau thành công là gánh nặng.
    - Truyện ngắn ?oCánh đồng bất tận? có hơi hướng của tiểu thuyết. Sắp tới, chị có dự định cho ra đời cuốn tiểu thuyết nào không? Hiện nay, có nhiều nhà văn bắt đầu ?ocó hứng thú? với tiểu thuyết đề tài lịch sử. Chị có ý định thử sức với đề tài này không?
    - Không. Ban đầu tôi định viết ?oCánh đồng bất tận? như một tiểu thuyết. Nhưng tôi không đủ sức, nó quá dài mà sự kiên nhẫn của tôi thì ngắn.
    - Xin cảm ơn nhà văn Nguyễn Ngọc Tư!
    Nguyễn Thị Hồng Hà
  6. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Ngọc Tư: Nhón chân hái trái ở cành quá cao!
    TPCN - Sinh năm 1976. Là chủ nhân của rất nhiều giải thưởng từ ngày bước chân đến với văn chương, nhưng Ngọc Tư luôn ?oxấu hổ? khi thổ lộ với mọi người về việc viết lách của mình.
    Con người nhỏ bé, kiệm lời ấy vừa khuấy động văn đàn Việt Nam (VN) năm 2005 bằng một tác phẩm ám ảnh lòng người: Cánh đồng bất tận. Chị trò chuyện với TPCN nhân dịp năm mới.
    Thưa nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, có người nhận xét rằng, năm 2005 là năm của chị! Chị vui chứ?
    Nói không vui gì thì giống như đóng kịch. Có vui, nhưng tôi thấy áp lực bắt đầu vờn quanh mình?
    Con người chúng ta nhiều khi rất mâu thuẫn: Khi chưa viết thì muốn tác phẩm thành công, được bạn đọc đón nhận, và nếu được là ?ohiện tượng? thì quả là hạnh phúc, và khi ước nguyện thành hiện thực thì bắt đầu thấy một lô các áp lực như chị vừa nói ở trên.
    Ờ, cũng như bạn đọc vậy, lúc người ta mới viết thì bảo phải có phong cách riêng, trầy vi tróc vẩy, cố gắng tận cùng người viết mới định hình được, thì nghe bảo, sao không có gì mới, kỳ vậy ?
    Cho đến thời điểm này ?oCánh đồng bất tận? đang là một best ?" seller. Trước lúc viết, chị có đoán biết về điều đó?
    Tôi nói, ôi thật bất ngờ quá, bạn có thấy buồn cười không, thấy trẻ con không? Thật lòng, khi viết ?oCánh đồng bất tận?, tôi chỉ mơ ước người đọc, bạn bè đồng nghiệp ghi nhận sự cố gắng, sự lao động nhọc nhằn của mình. Văn hóa đọc đã đìu hiu đến mức, tôi chẳng mảy may nghĩ sách của mình vượt quá con số 5.000 bản?
    Có một bạn đồng nghiệp kể với tôi rằng chị viết truyện này vì tự ái nghề nghiệp khi người ta bảo chị chẳng có gì mới cả?
    Không hẳn vì tự ái nghề nghiệp đâu. Tôi còn muốn nhìn mình thật rõ. Có thật mình bất tài? có thật mình không thể với tới những đề tài gai góc hơn? Có thật mình đang buông xuôi, đang tụt dốc? Nếu không phải, thì làm thử coi. Đấy hoàn toàn không phải thách thức bạn bè, tôi thách thức chính mình.
    Tuy vậy, khi ?oCánh đồng bất tận? ra mắt, nhiều nhà phê bình cho rằng từ đây chị phải có trách nhiệm hơn với trang viết của mình?
    Đó là các nhà phê bình ?ocho rằng?, tôi thì nghĩ, mình đã nhón chân hái trái ở một cành quá cao, đến nỗi dường như tôi đã nhảy thót lên nhiều lần mới chạm được nó. Mệt mỏi, chông chênh lắm. Tôi cần thời gian để mình đủ cao. Mặt khác, ?oCánh đồng bất tận? chỉ là một lối nhỏ mà tôi đã rẽ vào vì thấy lạ. Có thể tôi sẽ quay lại con đường ?oêm đềm? lâu nay đã chọn? Sẽ có người thất vọng, có người lại mừng?
    Đâm lao thì phải theo lao, chị đã thử, sao không cố tiến thêm một đoạn nữa, chứ không phải là lùi lại?
    Tôi không nghĩ mình lùi, tôi nghĩ đang quay trở lại con đường quen thuộc của mình. Suốt con đường đó, sẽ có một ngã rẽ hợp với tôi. Còn bây giờ, tôi phải đi, để tìm kiếm.
    Chị có nghĩ rằng, ?oCánh đồng bất tận? là một cái mốc chia văn nghiệp của mình thành 2 chặng trước và sau nó?
    Ồ không. Đấy là bạn nghĩ vậy thôi. Tôi thấy ?oCánh đồng bất tận? đâu có quan trọng đến nỗi phải chọn là mốc. Trong lòng tôi luôn luôn nuối tiếc những tác phẩm trong trẻo, hồn nhiên ngày xưa mà do tuổi tác, sự va chạm với đời? bây giờ tôi không viết được nữa?
    Nhưng có vài ý kiến của những độc giả khó tính cho rằng, đến ?oCánh đồng bất tận? người ta mới thấy chị là ?ohiện tượng? chứ không phải là sự ồn ào của những tập truyện trước. Bởi vì trước đây, truyện của chị vẫn mang hơi hướng của một vài nhà văn Nam bộ nào đó?
    Chính xác là giống nhà văn nào? Nói như vầy có vẻ hơi? tự cao, nhưng tôi thấy lúc trước tôi viết cũng có phong cách riêng lắm đó chớ. ít nhất, khi tham gia một vài cuộc thi, tác phẩm đã bị rọc phách, ban giám khảo vẫn nhận ra đấy là của Nguyễn Ngọc Tư.
    Có thể giọng văn Nam Bộ của tôi giống nhiều người khác, nhưng không hề gì, tôi rất tự hào về dòng văn học Đồng bằng sông Cửu Long, hiền hòa, nhân hậu. Ai chê nó không sâu sắc, không sang trọng, tôi thấy hơi giận?
    Theo cách nói của nhiều người đàn ông khi tán tỉnh phụ nữ, thì, khi giận dỗi trông Ngọc Tư xinh hơn đấy!
    Không, tôi xấu gái, không cười càng xấu hơn. Bạn thấy hình nào tôi cũng buộc miệng cười, không phải cười vì vui mà vì không muốn xấu.
    Văn phong dung dị, ngôn ngữ truyện cứ như được bê vào từ đời thường nhưng chính nỗi đau của những kiếp người, những số phận nhỏ bé ở một vùng quê nghèo và triết lý nhân quả của cuộc đời lại làm nên sức ám ảnh rất lớn cho truyện... Chị đã sống trong tâm trạng như thế nào cùng các nhân vật của mình trong suốt hành trình câu chuyện?
    Trong cõi văn chương, tôi là đứa cực kỳ cô đơn. Nên tôi rất dễ dàng để nhân vật của mình sống trong cô đơn tận cùng, trong hoang hoải, chán chường. Tôi, cũng như những con người trong ?oCánh đồng bất tận?, sống giữa nhiều người, sống giữa cộng đồng, sống giữa biển người nhưng có cảm giác như bị bỏ rơi?
    Nhiều nhà văn nói rằng khi viết xong một tác phẩm họ thường có cảm giác rỗng, chị thì thế nào?
    Cũng vậy. Vì thế tôi viết rất chậm. Tôi cần nghỉ ngơi, cần nạp lại năng lượng sau khi trút cạn vào một tác phẩm nào đó?
    Viết truyện ngắn, cái gì là khó nhất đối với chị?
    Tôi sợ viết phần vào đầu, bởi vì lối viết truyện của tôi phần vào đầu rất quan trọng, diễn biến toàn bộ câu chuyện hoàn toàn ảnh hưởng và bị chi phối ở cái phần mào đầu ấy. Đặc biệt tôi thích viết kết và muốn sáng tạo, thêm hay dừng ở đâu cũng được.
    Chị từng kể rằng, chị ở một miền đất không nhiều sách báo, ít thông tin về văn nghệ, còn các cuốn sách nổi tiếng trong và ngoài nước thì hầu như không được đọc. Liệu khi cái vốn liếng miền Tây Nam bộ vơi cạn chị có chuyển hướng đề tài của mình?
    Tôi chưa nghĩ tới vì cảm thấy vốn liếng Nam Bộ vẫn chưa cạn, mình vẫn khai thác chưa tới đâu, chưa được bao nhiêu. Đất và người ở đây luôn làm tôi thấy mới mẻ hoài?
    Chị đã gặt hái được khá nhiều thành công so với tuổi nghề, chị có tiếc là đã không viết văn sớm hơn?
    Trước khi viết truyện ngắn đầu tiên, mình đơn thuần là một cô gái nông dân, bỏ dở học hành, ở nhà nấu cơm nuôi ông ngoại, chăm sóc vườn rau, chiều chiều cắt rau cho má đi bán chợ đêm.
    Đến bây giờ tôi vẫn làm việc ấy mặc dù không thường xuyên.Tôi vẫn không nghĩ mình đã là nhà này, nhà nọ, cũng như biết đâu sẽ đến một lúc nào đó tôi sẽ không viết văn được nữa thì sao.
    Đôi lúc tôi ví văn của mình như một quả sầu riêng (tôi rất muốn làm một quả sầu riêng) người thích thì nói thơm còn người không thích thì chê thối. Nhưng trời đã cho vậy thì biết làm sao.
    Có nghĩa là có sự may rủi của số phận ?
    Tôi tin vào số phận vì tôi là một người may mắn. Viết truyện ngắn đầu tiên đã được in ở tạp chí Văn nghệ Cà Mau. Điều đó làm tôi cảm thấy tự tin hơn.
    Sau này khi tham gia cuộc thi ?oVăn học tuổi 20? của NXB Trẻ và được giải nhất, đó là một niềm vui lớn bất ngờ mà lúc tham dự tôi không bao giờ nghĩ tới. Tôi là một cây bút có thế nào viết thế ấy, nghĩ sao viết vậy. Có lẽ vì sự hồn nhiên đó mà Ban giám khảo cũng như người đọc dành cho sự ưu ái chăng!
    Là người lặng lẽ, ít giao du, ?oCánh đồng?? liệu có đảo lộn mọi thứ của chị: gia đình, chồng, con, các quan niệm sống??
    Không, tôi sống bình thường, tôi quen với những cái gọi là ?osự kiện? rồi. Mà, hồi văn học tuổi 20, cũng là ?osự kiện?, lúc ấy còn trẻ, còn non nớt nhưng tôi đã giữ được bình tĩnh thì những việc sau này nhằm nhò gì?
    Trong những thành công của chị, anh ấy đóng vai trò như thế nào?
    Ảnh phải lo kiếm tiền nuôi sống gia đình. Ảnh đọc tác phẩm của tôi như một độc giả nhưng không bao giờ ảnh can thiệp vào công việc viết lách của tôi cả.
    Chị đang có bên mình mọi thứ: gia đình yên ấm, tác phẩm in đều đặn, giải thưởng, chị có nghĩ suôn sẻ quá cũng? tẻ nhạt không?
    Nhà văn thì cũng phải sống bình thường chứ, mình thấy con người văn chương và con người đời thường của mình chẳng có sự khác biệt là mấy, mình viết văn lúc mình rỗi, về nhà vẫn phải lo cho gia đình.
    Nếu phải hy sinh gia đình vì văn chương thì mình thấy không đáng. Đó là thiên chức của người phụ nữ cơ mà.
    Chị nghĩ thế nào, nếu có thể đến trước giao thừa vẫn có người đi tìm ?oCánh đồng bất tận? để đọc ?
    Tôi xin can. Trời ơi, Tết nhất tìm cái gì vui vẻ, nhẹ nhàng, thi vị mà đọc. Để sang năm mới thấy tâm hồn phơi phới, hớn hở. ?oCánh đồng bất tận? u ám lắm. Người quá buồn, không nên đọc. Người quá vui, không nên đọc.
    Vậy là chị đang áp đặt cho độc giả đó. Năm Bính Tuất chị có định sẽ tung ra một ?ocú huých? nào nữa không khi mà nhiều hy vọng đều hướng về chị?
    Với văn chương, tôi không hoạch định gì, mà nói năm tới tôi viết cái này hay lắm nè, chẳng phải buồn cười, lố bịch lắm sao. Tôi là đứa viết văn không chuyên, tựa vào cảm xúc mà viết? bạn nói ?omọi hy vọng hướng vào tôi? thì thấy hơi? sợ! Tôi thì hy vọng ở các bạn viết trẻ khác. Viết cho người khác đọc riết cũng chán, tôi mong ai đó viết cho tôi? đọc.
    Nhân nói về các bạn viết, xin hỏi, văn học trẻ hiện nay, chị thích đọc của tác giả nào?
    Mạc Can, mà ông ấy có được tính là viết văn trẻ không ?
    Xin cảm ơn và chúc chị một năm mới hạnh phúc, may mắn!
    Trần Hoàng Thiên Kim
  7. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    NN TƯ
    [​IMG]
    Được hoangvan09 sửa chữa / chuyển vào 17:54 ngày 01/02/2006
  8. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Bà già vui vẻ
    Tạp văn
    Nguyễn Ngọc Tư

    Bạn thích đi mua sắm, thấy xao xuyến khi bước vào siêu thị, hăng hái chọn mua đồ cho chồng con (tất nhiên diện cho mình là ý nghĩ hàng đầu), là chuyên gia "thăm dò" hàng mới và trên đường về bạn luôn ghé đâu đó ăn uống, đặc biệt là ở lề đường? Người cùng cơ quan nói tánh bạn đôi lúc hơi nhăn nhó khó khăn?... Song, ba mươi năm sau, bạn sẽ biến thành một bà già vui vẻ, vui vẻ như tuổi mười lăm, mười bảy. Bài trắc nghiệm đã nói vậy, rõ ràng.
    Bạn không tin. Con nhỏ cũng đâu có tin, nhưng lạ lắm, nó bần thần, nó ngây ngất suốt những ngày sau nữa với cái kết quả trong bài trắc nghiệm kỳ lạ đó. Ở tuổi sáu mươi, nó - một bà lão quậy tưng, suốt ngày cười ha ha với đám con cháu, thích ngao du, dù già sự năng nổ và ham thích mới lạ vẫn không thay đổi, thậm chí còn tăng (vì vào độ ấy, người ta nghỉ hưu rồi, rảnh muốn chết), những hình ảnh đó làm con nhỏ phấn khích. Tự nhủ đừng có tin mấy trò nhảm nhí này, nó còn tệ hơn vụ bà thầy bói nói sắp tới nó sẽ gặp ý trung nhân, là mối tình đầu, là duyên kiếp trước (trong khi ta đã gặp vài ba mối tình đầu, thêm một mối tình đầu nữa, đã sinh cho anh ta một thằng nhóc rồi). Rồi con nhỏ lại tìm cớ cãi lại, đâu có, tui thấy chi tiết hồi trẻ khó, về già sẽ dễ dãi (và ngược lại, theo kinh nghiệm từ ba và sếp, hai ông già đang khó tánh chịu hổng nổi) tin được quá đi chớ.
    Con nhỏ, giống như một người đi trên con đường dài thăm thẳm, đã mệt ngất ngư, đã chớm chán chường, đã toan rẽ ngang, bỗng dưng phát hiện ra đằng phía mịt mù đó (có thể) có nắng và hoa. Và cỏ xanh rờn... Không chắc, nhưng dường như có một cái gì đó tươi đẹp, đang chờ mình. Vậy thì ngu sao hỏng tin cho đời bớt nhọc nhằn đi.
    Ngày đó, chắc là da con nhỏ đã nhăn nheo, nhất là hai bên khoé miệng, đuôi mắt (do cười quá nhiều !?), nhưng nó luôn giữ cho mình chỉn chu, tươm tất. Và ngọt ngào. Đám cháu luôn bảo, ngoại (hay nội) tánh tình như hồi còn con gái. Với chúng nó, con-nhỏ-tuổi-năm-mươi giống như người bạn thiết. Bà bạn già cởi mở, không cử nhử cằn nhằn khi tụi nó đi sớm về khuya (vì bà cũng từng đi sớm về khuya), tụi nhỏ dán poster đầy nhà, bà khen Bea Yoong Joon đẹp trai dễ sợ, rồi tế nhị bảo, phải Britney chịu khó mặc cái áo đủ vải thì dễ thương hơn nhiều. Bà gật gù lắc lư xem MTV cùng bọn trẻ để sau đó rủ chúng nghe... cải lương với mình. Nói về máy vi tính, về Internet, về các sản phẩm kỹ thuật số, các trào lưu mới, bà già rành sáu câu. Cả nhà toàn mặc quần áo do bà sắm sửa, vừa thời trang, vừa rẻ tiền. Xem phim, những chỗ hài hước bà cười nghiêng ngả, chỗ tình tiết cảm động, bà già khóc như mưa (Có thể sao? Vì ngay bây giờ con-nhỏ-tuổi-ba-mươi không dễ khóc cười khi mà cảm xúc đã sắp chai sạn vì nếm trải, hoài nghi).
    Ngày đó, con nhỏ sẽ nối lại tình bạn bè xưa (vốn đã dứt lìa từ khi bận bịu văn chương, rối bù với công việc gia đình). Vái trời tụi bạn cũng được trở thành những ông bà già vui vẻ. Con nhỏ sẽ rủ bạn cùng đi du lịch, thăm thú đầu núi cuối sông, mỗi cặp chở nhau bằng Honda xuyên Việt (dường như cái máu khoái mạo hiểm hồi trẻ vẫn dào dạt trong nó), tưởng tới cảnh một sớm mai nào, dựng xe trên một đỉnh đèo lộng gió nhìn xuống biển xanh ngằn ngặt, mà thèm. Ngót nửa đời, con nhỏ lủi thủi một mình với thế giới văn chương, ở tuổi năm mươi, nó muốn chia sẻ cuộc sống (vui vẻ) với bạn bè. Chiều chiều, con nhỏ và bạn hẹn nhau ăn bún nước lèo, bánh xèo hay sáng sớm cùng tập dưỡng sinh và đá cầu ở công viên. Nó sẽ mời bạn về nhà mình (bù lại nửa quảng đời trước nó không cho ai tới). Chuyện nhà nhỏ nhà to, chuyện sang hèn với nó không còn quan trọng nữa, bạn tới, đãi khoai lang luộc chấm mỡ hành, sau đó hát karaoke, cũng vui thấu trời xanh.
    Những gì mà con nhỏ hình dung ra, ngót một nửa là những chuyện mà suốt thời thanh xuân nó không làm được, không muốn hoặc không thể làm. Ví dụ như nó sẽ đến trường, học cái gì đó vừa hay vừa vui. Hoặc tìm ai đó... Bao lần đi qua một vùng đất, bao lần nghe một cái tên hay ngửi lại mùi quen thuộc, là bao lần nó day diết nhớ một người (với nụ cười từng làm con tim chết điếng). Rồi xe chạy huốt, rồi bận làm gì đó hoặc nghĩ tới truyện ngắn sắp tới, rồi nguôi, hồi trẻ là vậy. Nhưng con-nhỏ-tuổi-năm-mươi thì không chịu, khi nào nhớ, nó sẽ lặn lội đi tìm. Dù chỉ để nhìn nhau và móm mém cười. Dù bẽ bàng nhận ra dáng xưa, mùi xưa, tóc xưa, tình xưa phai màu... Về với cái tổ rối nùi của mình, ngồi uống trà với ông lão nhà mình trong buổi sớm mai, khi tụi trẻ đã lũ lượt ra đường, nhà vắng đến nỗi nghe con ong bầu vo ve phía hàng rào (ủa tới lúc đó nhà mình có ọp ẹp như bây giờ không mà thấy cái hàng rào tươm tất quá vậy cà, con nhỏ chợt nghĩ). Trong khói sóng sánh, con nhỏ bỗng thương cái người đang ngồi trước mặt mình, trước giờ thỉnh thoảng nghĩ ông này già hơn ông kia, đâu phải nè... Thật không công bằng khi so sánh ổng - người cùng với mình già đi từng ngày với kẻ trẻ hoài trong ký ức tuổi hai mươi.
    Những hình ảnh tung tẩy, nhiều màu sắc đã kéo cái ngày con nhỏ năm mươi tuổi thật gần. Gần như thể ngày mai không phải làm việc cật lực, dậy sớm đi chợ làm cá nấu cơm, thức khuya để vật lộn từng con chữ; không cần nghĩ tới việc tìm một chỗ ngủ cho thằng con, rồi chạy trường cho nó; không cần lo vách nhà đã mục, sàn sau đã bị sóng đánh dạt mấy cây cột cặm, biết có chịu nổi mùa nước rong năm nay? Và bệnh tật, và bất trắc...
    Không phải, nỗi lo còn nguyên, cực nhọc còn nguyên, nhưng chúng không còn nặng nề, ngột ngạt trong lòng con nhỏ, dưới cái vầng sáng xanh dịu dàng hiện ra phía chân trời...
    Có khi bài trắc nghiệm đó chỉ giỡn chơi thôi, có khi tuổi năm mươi của con nhỏ cũng y chang như bây giờ, tất bật và tất bật (chẳng còn tóc để mà rụng, nên bới cái đầu tóc mượn chơi). Có thể tới được cái viền chân trời ấy, không có khỉ khô gì, không cỏ hoa, chim chóc và ong ****... Nhưng đứng ở đó, ngoái lại con đường thật dài mà ta vừa đi qua, không thấy kỳ diệu sao? không ngạc nhiên lắm sao? không bật cười sao?
  9. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Ngọc Tư: Sợ nhất là sự vô cảm
    Cánh đồng bất tận là một trong những quyển sách có số phát hành cao nhất trong năm vừa qua. Đó cũng là một bằng chứng thuyết phục Nguyễn Ngọc Tư vượt qua được rào cản của thành công ban đầu để làm một cuộc thay đổi sâu sắc. Sau đây là những tâm sự của chị.
    Nguyên cớ để bạn làm nên sự thay đổi ấy?
    Một bữa nọ, tôi chợt nghĩ, sau những gì đã viết đã in, nếu bắt qua các đề tài khó, liệu mình có viết được không vậy. Sau một số thành công, được thừa nhận ban đầu, viết cái khó hơn là một thử thách cũng hấp dẫn. Câu hỏi "mình có thành công tiếp không" lúc đầu cũng gây suy nghĩ.
    Nhưng rồi niềm vui được viết, thôi thúc làm việc bên trong đã lấn át những băn khoăn về việc vượt qua chính bản thân. Viết là viết thôi, gạt qua một bên hết thảy các lo lắng "được" hay "bại". Viết xong, là trút được hết nỗi lòng ra giấy, không nghĩ ngợi gì nữa.
    Chị có nghĩ tình yêu thương trong tác phẩm nhiều hơn thực tế cuộc đời không. Như tình cảm của hai nhân vật cô chị và cậu em dành cho người phụ nữ trong Cánh đồng bất tận hơi khó tìm ngoài đời thực.
    Ồ, tôi nghĩ nhân vật của tôi tâm trạng rất thật đó chớ. Với những ai khao khát được thương yêu, họ sẽ bộc lộ tình thương yêu mạnh hơn người bình thường đã dư thừa đến nỗi không thèm tình cảm. Tôi thường nhìn thấy quanh mình những đứa trẻ khao khát tình thương, những người phụ nữ khao khát cuộc sống yên bình, được che chở.
    Nếu chú ý một chút, người ta sẽ nhận ra ai cũng có nhu cầu được ấm áp, thương yêu, ngay cả những người mạnh mẽ tàn nhẫn nhất cũng mong muốn có một ngày được hoàn lương, một mái nhà yên ấm. Các nhân vật trong Cánh đồng bất tận của tôi đều là những tâm hồn cô độc, bị ruồng bỏ...
    Đề tài cái ác những góc tăm tối trong tâm hồn người có hấp dẫn Tư thử sức không?
    Cái ác, sự tàn nhẫn, thói vô tâm luôn làm tôi ghê sợ, hấp dẫn cái nỗi gì chớ? Chỉ mỗi việc bày ra trong viết những góc tăm tối ấy thôi, tôi đã quá mệt mỏi và bải hoải rã rời.
    Viết xong Cánh đồng bất tận, tôi thấy buồn, nặng nề và đau đớn ghê gớm, hệt như trút ra hết những gì mình mang bên trong. Chắc phải nghỉ ngơi lâu lắm, tôi mới quên được hết ấn tượng về những điều tàn nhẫn mà mình đã phải mô tả. Tôi đã động tới cái ác vì có nó, thì cái thiện, sự thương yêu, sự yếu ớt mong manh của những tình cảm tốt đẹp mới nổi lên được, để cho người ta nhìn thấy rõ hơn. Chỉ vậy thôi.
    Đề tài ******** đang được văn học trẻ đề cập một cách trực diện. Độc giả trẻ cũng muốn đọc, đối thoại và hiểu nó dưới góc nhìn nhân văn. Tư đã làm được điều này trong tác phẩm. Suy nghĩ của Tư về vấn đề này ra sao?
    Người ta cứ xôn xao bàn tán về khía cạnh ********. Nhưng tình thiệt là tôi không chú ý tới nó lắm đâu. Nó không phải là sở trường của tôi khi viết. Cũng không là sự quan tâm của tôi khi đọc.
    Tôi đã nếm trải sự vất vả, nỗi ray rứt khi buộc phải viết ra những chi tiết đó. Nghĩ sao nói sao cũng được. Nhưng đã là nhà văn, trình bày nó thành chữ nghĩa, phải viết sao cho đừng sống sượng, đừng nhơ nhớp, làm sao ***g ghép chúng vào tình huống và tính cách nhân vật một cách hợp lý, không thiếu không dư. Tóm lại, viết về chuyện này thiệt là... khó!
    Theo suy nghĩ riêng Tư, lòng nhân hậu, sự thương yêu có giá trị ra sao trong cuộc sống hôm nay? Biểu hiện thương yêu của tuổi trẻ giờ đây có điều gì khác lạ không?
    Tôi rất sợ lòng mình vô cảm. Tôi cũng sợ y như vậy khi thấy những người chung quanh không còn biết thương yêu nữa.
    Nhiều người nhận xét người trẻ giờ đây thực dụng, ít nhân hậu hơn thế hệ đi trước. Tôi không tin là vậy. Chẳng qua cuộc sống giờ đây bận rộn quá, cấp tập quá, nên tình cảm yêu thương ít được thổ lộ hơn. Chớ thật ra nó vẫn giữ nguyên trữ lượng như thế. Thậm chí những biểu hiện của lòng quan tâm, trắc ẩn của người trẻ còn tìm được những cách bày tỏ mới, sâu sắc và đầy bất ngờ, trong cuộc sống hôm nay.
    Tôi nghĩ đừng bao giờ mất hy vọng vào tâm hồn người trẻ. Bởi vì sau tất cả những bốc đồng, những biểu hiện vô tâm nếu có, thì rồi ai cũng cần được yêu thương. Mà muốn được vậy, phải biết chia sẻ lòng nhân từ, sự quan tâm từ chính trái tim mình trước nhất.
  10. lethuhoang20

    lethuhoang20 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2006
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Văn chương Nguyễn Ngọc Tư chỉ nên đọc vài chuyện. Vì cả ngôn ngữ lẫn nhân vật hầu như không thay đổi. Tất cả chỉ để nói lên một ý tưởng rất ư nhàm: "nghèo quá, khổ quá, nhưng sao mà thương!!!"
    Văn chương mà không thấy bất ngờ thì đọc làm gì? văn chương mà không thấy mình biết thêm được điều gì thì đọc làm gì?
    Xã hội và con người VN đương đại phức tạp hơn văn chương Nguyễn Ngọc Tư nhiều lần. Đọc NNT là để trốn tránh cái dữ dội và bạo tàn của hiện thực VN.
    NNT chỉ dừng lại ở đấy vì trình độ và vốn sống của Tư co vậy. Một lần nghe Tư trả lời: ở quê không có sách, (không hiểu Tư có biết sử dụng internet không?). Lần khác, cao hứng, Tư tuyên bố: tôi chỉ mong nguwòi khác viết cho mình đọc, (không hiểu Tư có biết Kundera, Markez, Kandaré, Faulkner, Tolstoi... là ai không? ). Viết và đọc là 2 công việc thúc đẩy lẫn nhau. Tất nhiên, không phải cứ đọc nhiều là viết tốt, nhưng nếu là nhà văn mà không đọc thì kiến thức hạn chế, không biết thiên hạ đã và đang viết cái gì, không thấy cái đẹp mà khao khát.
    Văn chương VN ngày càng bình dân. Độc giả VN cũng ngày càng xuềnh xoàng. Làm sao mà già trẻ, nam nữ, trí thức nông dân, trong nước Việt kiều... đều có một thẩm mỹ như vậy? Có phải vì chúng ta chỉ ưa cái dễ hiểu, cái vừa tầm.
    Đi xem ĐẺ MƯỚN mà đỏ mặt xấu hổ cho đạo diễn, diễn viên, cho cả nền điện ảnh VN. Thế mà người ta bảo đó là phim chạy nhất bây giờ!!!
    Nhân loại đã bước vào thế kỉ 21.
    Mà VN thì vẫn còn loay hoay ở đồng bằng sông Cửu Long!!! và rất vui vì một truyện ngắn mà đủ thành "sự kiện văn học".

Chia sẻ trang này