1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi hoangvan09, 09/05/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lethuhoang20

    lethuhoang20 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2006
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
  2. lethuhoang20

    lethuhoang20 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2006
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Xin lỗi không có gì!
    Đã gửi bài trên rồi mà còn bấm nhầm
  3. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    To : lethuhoang20

    Bạn ơi mấy ông VK ăn hamberger chán rồi lại thích về quê ăn cơm rau muống với cà dầm tương đấy thôi.
    Văn học cũng đa dạng đủ loại. Tất nhiên so sánh VH Việt nam với văn học thế giới thì khập khiễng lắm, nhưng cũng nên nhìn nhận VH Việt khi mình là người Việt bạn ạ. Trong VH Việt những năm qua, hay cụ thể hơn trong năm 2005 vừa qua, có ai khá hơn NNT để ta đọc được đâu cơ chứ? Tôi thì rất thích cái tính chân thực, nhân hậu, giản dị đến quê mùa trong văn của Tư. Đọc văn của Tư xong thấy mình vị tha, nhân hậu hơn, thấy lòng mình dịu lại thanh thản hơn, tôi nghĩ đó là thành công của Tư.
    Dĩ nhiên tôi nhận thấy văn của Tư hơi nhàm, hầu như không thay đổi, có vài chuyện khá là tản mạn, thiếu chủ đề rõ ràng... Ngay cả Tư cũng công nhận vậy. Gần đây Tư cũng đổi mới mình bằng truyện vừa "Cánh đồng bất tận" rất dữ dội đó thôi. Tuy nhiên nhìn chung thì văn của Tư vẫn đọc được. Đáng kể nhất là Cánh đồng, và 1 loạt truyện ngắn nhân văn, đầy ắp tình người, đọc xong thấy rưng rưng cảm động.
    Vài dòng ý kiến với bạn. Chúc vui với văn chương thế giới, và cả với Văn học VN nữa bạn ạ.
  4. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Thư từ quê
    Tạp văn
    Nguyễn Ngọc Tư

    Anh K.
    Tôi vừa từ quê lên, Nam bộ đang vào đợt nắng nóng, da tôi đã đen lại cành đen hơn, coi kiếng nhìn vô chỉ thấy lấp lóa hàm răng. Quê mình giờ khác lắm, K. à.
    Cái khác rõ ràng nhất là chuyển dịch cơ cấu sản xuất. Anh coi báo xem đài cũng biết. Người nông dân bao đời gắn bó với cây lúa bây giờ đang nôn nả cho nước mặn vào đồng để nuôi tôm. Lứa tôm đầu chết hàng loạt đã dội gáo nước lạnh vào bà con mình nhưng làm sao mà dập tắt được lửa lớn. Ai chứ, bà con mình nghèo đã bao đời rồi, chờ đợi cũng biết bao lâu rồi. Nên có nơi nầy làng xóm xuống đầm vớt tôm chết, nơi khác đang đào đắp cải tạo ao nuôi. Đi đâu, làm gì cũng nghe chuyện con tôm, hừng hực khí thế tổng tiến công vào cái nghèo dai dẳng.
    Nhưng còn cái đổi khác nữa mà chỉ những anh em làm nghề suốt đời tong tả chuyện người ta như anh em chúng mình mới thấy. Thấy rồi dưng không ngồi nuối tiếc.
    Tôi tiếc những liếp dừa, hàng cau bị đốn, tàu bẹ còn nằm ngổn ngang. Tiếc rặng tre mạnh tông sau nhà, tiếc cây còng già, bụi trâm bầu ngoài họng ao hồi nhỏ tụi mình hay ra đó cất nhà chòi chơi cúng cuội. Tiếc một hàng bạch đàn hôm rồi về giăng võng nghỉ, bày đặt mở máy ghi âm coi có ghi được
    giọng nói nào từ cõi trên không. Tất cả, tất cả đều nằm chỏng gốc. Ông cậu đất ít, người lại đông nên tranh thủ tận dụng cả mấy cái ao, hố bom trong vườn để thả bậy thêm ít tôm. Trời ở quê vẫn xanh rời rợi nhưng đất quê đã kém xanh rồi.
    Tôi ngồi lai rai với ông cậu ngoài bờ chuối sát đầm tôm, cũng may là còn một bờ chuối thưa rỉnh thưa rảng để tránh nắng chiều. Cậu tôi mình còn ướt vừa ngoi ngóp xúc bùn dưới vuông lên. Chưa hết xị rượu hai câu cháu bắt đầu cãi lý với nhau. Mỗi nguời có tỉ tỉ cái lý. Cậu cho rằng phải hy sinh hết cho con tôm, sống mấy chục năm rồi chỉ hy vọng vô nó để đổi đời. Cậu nói rành mạch, để cây đó, lá rụng xuống đầm tinh dầu nó tiệt ra không tốt, nhứt là bạch đàn, tràm bông vàng... Tôi cãi (dốt cũng bày đặt cãi): ?oCây dừa lá đâu mà đủ rụng xuống??. Cậu nói, cây dừa rễ nó độc, lại ăn sâu làm gì mà không ngấm vô đất. Tôi cố vớt vát: ?oVậy rễ cây tre có độc hôn?? . Cậu đổ quạo: ?oThằng, sao mầy hỏi dần lân hoài vậy? Cây tre thì có lá tre, tao nói rồi, rụng xuống Đầm hỏng tốt, hơn nữa, phải phát quang để cho gió nhiều, tạo sóng, có oxy cho sú nó thở chớ mậy, mầy sao, hỏi dai như đỉa... ?.
    Tôi bắt đầu nói cái lý của mình. Tôi nói ở quê khác với đô thị ra làm sao đối với những thằng như tụi mình. Là vì, ở quê, người ta có được cái cảm giác trong trẻo, mát lành, yên ả, lúc nào trong tâm hồn cũng có nguồn cội, cây cỏ chở che. Là vì, phần đông người ta từ quê đi ra, cái ký ức tuổi thơ tới già không phai được. Có bao giờ người ta lại muốn xa quê. Như tôi (và cả anh) lúc nào mà không thèm về nhà, ngồi dưới gốc vú sữa, khề khà tí rượu với cá lóc nướng rơm. Quanh mình tỏa ra một mùi khói thanh thỏa. Mà, nói chữ quê hương thì hơi khó hình dung, nhưng xét cho cùng người ta nhớ tới quê là nhớ má (tất nhiên), rồi gì nữa? Một căn nhà lá gió thổi mát rượi. Và một mảnh vườn đầy cây trái, ổi xá lỵ, ô môi, xoài thanh ca, khế ngọt... Trưa xách cây chét ra vườn hái trái dừa, chặt ống trúc nhỏ ngồi hút thứ nước ngọt thanh thao mát lành đó. Mưa xập xoài, măng tre lú lên mụt nào mụt nấy ú ì, chờ cao cỡ ba gang tay, má đi chợ mua giò heo về hầm một nồi canh, nước vàng óng như tráng một lớp mỡ. Lâu rồi, hễ nói tới miệt vườn Tây Nam bộ ai cũng mường tượng ra một đặc trưng kinh rạch và cây trái. Cà Mau là đất mặn, hồi đó chỉ có một nhúm cây trái thôi, bây giờ lại càng hiếm hoi nữa. Vườn trơ đất trắng, nước đầm đià nước. Nắng pha phả vào mặt. Tôi hỏi cậu tôi có phải vì con tôm mà bà con mình đánh mất cái vẻ đẹp làng quê đã có bao đời. Cái ký ức đẹp mà những người xa xứ như tôi đêm ngày thương nhớ.
    Cậu tôi cười, ông uống một hớp rượu, vấn một điếu thuốc, ra vẻ trầm ngâm, ông bảo, thì ông cũng tiếc chớ, ông cũng đã gắn bó ở đây mấy chục năm rồi. Nhưng mẩy coi, huê lợi từ vườn cộng với giá lúa rẻ bèo, tao nuôi hai đứa em mẩy học ngoài thị xã còn muốn ná thở, biết chừng nào mới khá.
    Thấy trên đài người ta nuôi tôm giàu bắt ham, rồi nhà nước cho chủ trương, còn chờ gì nữa mà không tính chuyện đổi đời. Hồi đó, ông ngoại mấy với tao trồng cây ăn trái là cũng để cho sắp nhỏ sau nầy, bây giờ tao đốn thì nghĩ cũng cho tương lai con cháu sau nầy chớ đâu. Mà, cái thằng nầy, thiệt, uống tí rượu mà sanh tật, thân già tao không tiếc sao mấy ngồi tiếc mấy cái cây hoài vậy?
    Tôi không nói nữa, anh K. Có gì mà nói lời của cậu tôi cũng như tâm ý của bà con Cà Mau là vậy. Hy sinh nhiều thứ để hướng tới xây dựng tương lai cho mình, cho con cháu mình. Tôi uống với cậu tôi và chịu thua.
    Nhưng thật lòng, anh biết không, tôi vẫn thấy buồn ghê lắm. Anh em mình thường nói, sợ nhất là cảnh còn mà người mất, nhưng xem ra chịu tâm trạng cảnh mất ngườí còn cũng đau đâu có kém gì.
  5. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0

    Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư
    Thanh Vân
    Tên sách: Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư
    NXB Trẻ - Thời Báo kinh tế Sài Gòn, 12/2005.
    Tuy chỉ là "bình mới rượu cũ" nhưng vì là rượu thật, rượu ngon nên người "uống" phải tấm tắc khen.
    Nói "bình mới rượu cũ" vì quyển tạp văn này chỉ là một tập hợp những bài Nguyễn Ngọc Tư đã đăng trên báo. Chị không ít lần phải xin lỗi độc giả việc vài NXB thỉnh thoảng lại tập hợp những truyện chị đã đăng, đã in thành một tập sách mới. Khi biết mọi người kéo nhau đi mua, chị áy náy, lỡ người xem phật ý... Thế nhưng, nếu là người yêu văn Nguyễn Ngọc Tư, vô tình đọc lại những gì chị viết cũng đâu thừa. Với quyển tạp văn này cũng vậy, đã liếc qua đâu đó trên báo, tạp chí rồi, đọc lại vẫn thấm thía giọng văn sâu thẫm tình quê của một nhà văn có bút lực dồi dào cả về ý tưởng lẫn cảm xúc.
    Chính vì thế, sau đợt xuất bản đầu tiên với số lượng 2.000 cuốn vào cuối năm 2005, đầu tháng 1/2006, sách đã được tái bản với số lượng 5.000 cuốn và hiện nằm trong danh mục sách bán chạy của NXB Trẻ.
    Thủng thẳng, nhỏ nhẹ như người con gái quê đang vừa hái rau muống vừa kể chuyện, những câu chuyện lúc thì da diết lúc lại hóm hỉnh, tưng tửng, vui vui, tạp văn Nguyễn Ngọc Tư có sự kết hợp rõ nét giữa văn và báo. Nếu như ở truyện ngắn, Nguyễn Ngọc Tư chưa chạm nhiều đến "kinh tế, chính trị" thì trong tạp văn, chị bộc lộ cái nhìn của mình về chuyện lúa chết non, tôm chết lãng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn, chuyện giữ đất hay bán đất, chuyện quan lại nhũng nhiễu, hạch sách người dân trong Ngậm ngùi Hưng Mỹ, Đi qua những cơn bão khô, Ngơ ngác mùa dưa, Chờ đợi những mùa tôm, Làm cho biết, Kính thưa anh nhà báo...
    Trong quyển tạp văn Nhân trường hợp chị thỏ bông của cây bút Thảo Hảo (nhà văn Phan Thị Vàng Anh) cũng có bài viết về cái khổ của người nông dân trước nạn ốc bươu vàng. Thảo Hảo viết sắc, gọn, đanh, đưa ra những thống kê, bảng so sánh chi tiết, dẫn chứng khoa học cụ thể. Vì thế, đọc Thảo Hảo xong người ta thấy tức tối vì cái sự "mù mắt" của những người có trách nhiệm trước thảm họa ốc bươu làm khổ nông dân.
    Nguyễn Ngọc Tư cũng có bài viết về cái khổ của người nông dân trước dịch ốc bươu vàng. Viết không đanh, không sắc nhưng mà sâu, đọng, day dứt: "Tôi đi học xa, chiều thứ bảy về nhà bắt ốc. Cả nhà bắt ốc, cả xóm bắt ốc, cả tỉnh bắt ốc. Lúc sức trẻ tôi rệu rã thì má tôi vẫn chăm chăm từng con ốc theo mỗi bước chân thụt lút dưới sình... phải lượm lại ốc để gieo sạ đợt hai... Má già sọp như trăm ngày góp lại... Mắt tôi nhức, rụng xuống những giọt nước mắt trong và mặn..." (Mơ thấy mùa đang tới).
    Tình người, tình quê và chút tình riêng đan xen hoà quyện vào nhau trong Đất Mũi mù xa, Xa Đầm Thị Tường, Quán nhớ, Tháng Chạp ở rạch Bộ Tời, Lời nhắn, Sân nhà... Tôi tin chắc những độc giả thích đọc văn Nguyễn Ngọc Tư không ít lần sẽ thấy sống mũi cay xè khi đọc truyện của chị. Vì người viết đã biết cách đưa vào những chi tiết lay động lòng người. Với tạp văn, Nguyễn Ngọc Tư cũng có được sức rung cảm từ những chi tiết như thế. Đọc hết 35 tạp văn của chị, gấp sách lại vẫn còn vương vấn hình ảnh những người nông dân tảo tần, lam lũ rưng rưng cầm con tôm chết trên tay, hình ảnh chợ quê, cái lu, khạp muối, vườn cây trái xào xạc, món canh măng tre mẹ nấu vàng óng ánh cả trưa hè.
    Nhà văn Nam Cao nói: "Sống rồi hãy viết!". Những trang văn của Nguyễn Ngọc Tư đều đi thẳng vào lòng người đọc có lẽ vì chị đang tập sống, nghe, nhìn, trải lòng với miền quê của mình. Chính vì vậy, những trang tạp văn không chỉ để giải trí mà còn để người miền khác hiểu biết về đời sống của một vùng đất, và để cho chính những người sống ở vùng đất đó kịp nhận ra được dù không đi đâu đất cũng hóa tâm hồn.
    Có lần trả lời phỏng vấn, Ngọc Tư nói vui: thích viết tạp văn vì nhẹ nhàng và dễ kiếm được ít tiền trang trải cuộc sống hơn viết truyện. Nhưng đọc tạp văn của chị thì không thấy "nhẹ nhàng" chút nào, bởi vì bên trong vỏ bọc của giọng văn đó người ta thấy ẩn sâu nỗi niềm của một người con đất Mũi. Viết vì thương quê, thương cái nghèo, cái khó, cái mộc mạc, chân sơ của nơi mình sinh ra, lớn lên, nơi mình hớp ngụm nước mưa trong lành ở cái lu đầu ngõ, nơi mình hâm nồi cơm nguội buổi chiều, nướng con khô cá lóc, cá sặt, nhấp chén rượu cay mà thương quê đến nao lòng.
    Thương quê nghèo đến độ phải thốt lên: "Làm nông dân mà, cực từ đằng Đông, Tây, đem lại, cực từ Nam, Bắc cực vô, cực từ trên trời rơi xuống" (Mơ thấy mùa đang tới). Thế nhưng, than là than vậy trang viết nào kết lại vẫn lấp lánh niềm tin. Bởi vì vốn cái tạng của dân "Hai Lúa" là lạc quan. Tôm chết đợt này, nuôi đợt tôm khác cẩn thận hơn, lúa chết đợt này gieo đợt lúa mới đúng kỹ thuật hơn, đời mình chưa sướng thì làm hết sức để đời con cháu mình sướng hơn.
    Nằm trong bộ sách ra mắt bạn đọc cả nước nhân dịp 15 thành lập Thời báo Kinh tế Sài Gòn gồm những cuốn tập hợp nhiều bài viết, nhận định, đánh giá mang tính chuyên môn cao của những doanh nhân, nhà nghiên cứu, khoa học nổi tiếng về kinh tế Việt Nam, tưởng như Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư rất lạc loài. Thế nhưng, đọc rồi mới thấy những điều chị viết cần thiết lắm, gắn bó lắm với nỗi niềm đau đáu chung của những nhà khoa học cho sự phát triển của nước nhà (Để nông dân giàu lên - Võ Tòng Xuân, Doanh nhân, doanh nghiệp và cải cách kinh tế - TS Lê Đăng Doanh, Góp vào đổi mới - Nhiều tác giả...).
  6. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Những điều phiền muộn...
    Tạp văn
    Nguyễn Ngọc Tư

    Sáng nay gặp anh bạn đang ngồi hút thuốc trong phòng, vẻ mặt buồn như... thua độ đá banh. Hỏi sao ỉu xìu vậy? Bạn bảo, hàng điệp đỏ trước nhà, ven theo bờ hồ, ?othằng kỹ sư nông nghiệp nọ kết liễu rồi?. Hàng cây cao đang vào độ trổ bông, cháy lòng cháy dạ mấy nhỏ học trò đang vào mùa thi cử. Vậy mà chỉ để cho cái sân sáng láng, người ta đã phá bỏ nó đi. Nghe nói lúc đầu mấy ông già hưu trí la quá trời, người nọ không dám chặt, anh ta lén rải thuốc, kỹ sư nông nghiệp mà, thiếu gì cách. Mấy bữa nay hàng cây bắt đầu quéo ngọn, xuống lá tả tơi...
    Cái cảm giác bất lực làm anh bạn trở nên trầm uất. Cuộc sống đầy rẫy những điều phiền muộn. Một hàng điệp vừa qua đời. Một đứa bé ngủ li bì (vì tác dụng của thuốc) trong tay người ăn xin (mà ai cũng biết tỏng ông ta không phải là cha nó). Một ngôi nhà lai căng đỏ chót ở góc đường. Một cụ già nằm soài ngoài đường, kẻ gây ra tại nạn đã chạy mất. Vân vân và vân vân. Tôi cũng gặp biết bao chuyện cứ âm ỉ ám vào nụ cười của mình. Kinh nghiệm, càng đa cảm với sự mạnh yếu, thấp cao thì rước đau vào lòng. Như anh bạn tôi, cứ mỗi lần cơ quan tổ chức hội họp, tổng kết hay dịp kỷ niệm ngành, chờ mãi lãnh đạo không tới dự, anh thấy mình tủi thân quá, nghĩ cũng là ?ocon? sao cấp trên bên trọng bên khinh, chắc mình là ?ocon ghẻ? nên phải chịu cảnh thiếu ăn, thiếu tình thương phụ mẫu. Bữa rồi sơ kết sáu tháng ở sở V, bữa kia ở sở X thì đủ mặt bí thư, chủ tịch, phó chủ tịch...
    Nghĩ tới nghĩ lui, đa sầu đa cảm riết rồi anh đổi tính, nhún nhường, mặt lúc đăm chiêu, buồn buồn, tủi tủi, giọng uẫn ức, càm ràm như ông già tám mươi. ?oSao mà mở con mắt ra là thấy cảnh mạnh hiếp yếu, giàu hiếp nghèo. Thấy nhà cao quăng rác xuống nóc nhà thấp, xe bốn bánh xịt khói bụi vô mặt người đi xe hai bánh. Lãnh đạo nằm... bệnh viện cũng ngon lành hơn dân (chớ nói chi tới chuyện cưới gả, tân gia, thôi nôi, đầy tháng...). Văn thư ủy ban xã râu mới lún phún chưa đủ cứng đã ra oai, hách dịch với cụ già...?. Kể tới đây, anh bạn thở dài, ra vẻ rầu trong bụng quá chừng. Niềm vui, nỗi đam mê lớn nhất của anh là bóng đá, nhưng vì quá sầu muộn nên cái cách xem bóng đá của anh cũng ngộ, thay vì yêu đội bóng giỏi có lối đá đẹp, đấu pháp hay... anh lại chằm chặp bênh đội chiếu dưới, đội yếu thế, đội không tên tuổi... Thí dụ như kỳ Euro vừa rồi, thức trắng, cắm đầu cắm cổ để ủng hộ Bungari, Nga, Latvia... sáng ra vào cơ quan, anh thất thểu. Hỏi sao chuốc sầu não vô mình làm chi? Anh phân trần, thấy đội yếu là anh thương, thương vì hoàn cảnh của họ sao mà giống mình.
    Coi lại gần hết cuộc đời, anh ghét nhất là sự không công bằng. Vì vậy mà sáng nay anh không quên buồn bã tiếc thương cho một hàng điệp đỏ, thương cái phận yếu ớt bọt bèo của cây cỏ trước sự tàn ác của con người.
    Nhưng nửa đời sắp qua đi, thường thì người ta chỉ biết tiếc nuối, cám cảnh mà quên (hay không dám) làm một điều: đấu tranh với cái xấu.
    Có một đêm, tôi đi qua góc đường nơi người đàn ông ăn xin và đứa bé hay ngồi. Họ đã biến mất. Tôi hối hận điên cuồng vì tiếc, đáng lẽ mình đã phải làm gì đó, và biết đâu sẽ cứu đứa bé ấy ra khỏi cuộc đời đày ải thống khổ. Ước gì tôi đã từng bước chân lại gần chỗ họ, thay vì chỉ cho xe chạy ngang qua, rồi ngậm ngùi. Và anh bạn tôi biết đâu sẽ cứu được hàng cây...
    Tôi thường tự hào là mình còn biết rung động, chia sẻ, cảm thông với những trắc trở của cuộc đời (cũng khá hơn so với nhiều người vô cảm khác). Nhưng một hôm thì niềm tự hào ấy cũng không còn nữa...
  7. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Giỡn chơi
    Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư

    Hồi tháng Tám, Văn có tham gia một đoàn thực tế sáng tác về đầm Đìa. Chuyến đi rất hào hứng, vì chỉ nghe cái tên đất thôi đã ấn tượng, nghe buồn, ướt làm sao đâu. Đêm đó, cả đoàn rủ nhau ra đầm, ngủ nhờ trên mấy cái chòi giữ lú cho có? cảm xúc.
    Trời ***g lộng. Người ta thắp bao nhiêu là đèn, họ treo đầu lú, ở cửa chòi. Đầm nước rực lên như một thành phố nhỏ, lấp loáng, mộng mị? Cùng với hai nhà thơ cấp huyện khác, Văn sẽ qua đêm trong một căn chòi nằm gần bờ lá. Phi - anh chàng chủ chòi, người đang giữ mấy chục cái lú ?" đen như củ khoai lùi, tánh tình mủ mỉ. Ai hỏi gì nói nấy, mà hay cười, cho nên nhiều lúc cười nhiều hơn nói. Sự hiện diện của bọn Văn làm anh ta hơi bối rối, nên hì hụi dọn dẹp lau chùi. Chắc là cuộc sống ở đây quá bình lặng, ủ ê, nên chỉ cần một vài người sôi nổi, hiện đại như Văn, anh ta cảm thấy ngộp thở.
    Ngắm trời nước chán, bọn Văn quay qua chọc ghẹo Phi. Bình thường Văn là đứa hay đùa, cô nói chuyện nhớ thương dễ như người ta lặt rau. Nhiều khi chính Văn cũng thắc mắc, không yêu mà cái miệng nói yêu leo lẻo, gặp chuyện thì câm lặng, bằng chứng là Văn đang khổ sở yêu thầm yêu lén anh chàng phó phòng mới chuyển về.
    Ngay lúc ấy, Văn đã nghĩ, giá mà có thể bày tỏ lòng mình với người ấy dễ ợt như đang trêu chọc anh chàng tên Phi này. Ban đầu thì Văn chẳng nói gì, chỉ nhìn anh ta chăm chăm, ra bộ đắm đuối tha thiết. Rồi giả vờ bâng quơ:
    - Mai về, chắc nhớ Đầm dữ lắm. Mà không, nhớ anh Phi nhiều hơn.
    Văn nói cô thích Phi từ cái nhìn đầu tiên, người gì mà dễ thương quá trời đất. Văn nói ước gì có thể ở bên Phi trong căn chòi lộng gió hết đêm này, hết đêm mai, và ngàn vạn đêm tới nữa. Phi đờ người ra, mới đầu mặt tái xanh rồi lại chuyển sang đỏ tía. Miệng Văn đã thừa ngọt ngào, lại thêm hai nhà thơ cấp huyện tung hứng, nói ra nói vào, như thể Văn đã yêu Phi thật.
    Anh chàng Phi càng khốn khổ, Văn càng mắc cười, càng táo tợn. Nhưng cuộc tình hoang đường ấy chẳng đi về đâu khi Văn lấy tay rờ cái lò cà ràng, thở dài (cho có vẻ chua xót vậy mà):
    - Nhưng hai đứa mình ở cách xa nhau quá. Em không thể bỏ công việc đang làm. Phải anh Phi cũng ở thành phố thì vui biết chừng nào?
    Phi hơi ngẩn ngơ ra, rồi cúi đầu, lặng lẽ? Văn bắt gặp ở anh chàng cái cảm giác bồn chồn, hụt hẫng, xót xa ra mặt. Không khí lắng lại, Văn thòng chân xuống sàn nhà, đong đưa, ngó ra đêm sâu mênh mông, tấm tắc:
    - Cảnh ở đây đẹp dễ sợ thiệt.
    Phi cười, bằng mũi:
    - Đẹp gì đâu, chán lắm, buồn. Mà nghèo.
    Văn táo tợn nắm bàn tay thô ráp đen đúa của Phi. Anh chàng hơi dần dừ, nhưng vẫn để yên trong tay Văn, nóng bỏng.
    Một hồi có đứa con gái bơi xuồng lại. Chưa thấy người, đã nghe giọng cô nhỏ giòn tan lẫn trong tiếng dầm quẫy nước:
    - Có ai ăn khoai luộc hôn ta?
    Thấy có người lạ, cô nhỏ hơi khựng lại, buột miệng ?oỦa??, mắt chăm chăm vô hai bàn tay vẫn còn nắm lấy nhau. Anh chàng Phi vội rụt phắt lại, giọng nửa sượng sùng, nửa càu nhàu:
    - Khuya lơ khuya lắc bơi xuồng đi đâu vậy?
    Đứa con gái có vẻ quạu quọ:
    - Sợ anh đói bụng, nên đem mấy củ khoai qua. Có ba củ nè, phải biết có khách tui lấy nhiều một chút?
    Chắc còn ức cái câu Phi nói hồi nãy, con nhỏ độp lại:
    - Chứ khuya lơ khuya lắc anh thức làm chi?
    Rồi con nhỏ quày quả bơi đi, sau khi dằn dỗi để lại mấy củ khoai còn ấm sực. Văn ngó Phi, ngại ngần:
    - Người ta giận rồi kìa, tại em hả?
    Phi nói ngay:
    - Không, không phải? Nhỏ em ở xóm, nó kỳ cục lắm?
    Nghe cái giọng như phân bua, thanh minh của Phi, Văn buồn cười quá, cô ta là ai thì mắc mớ gì đến tôi.
    Rồi chuyện ở Đầm Đìa đã qua mau như một giấc mơ. Lâu lâu, gặp lại hai nhà thơ huyện, cũng có nhắc chuyến đi đó, có nhắc Phi, nhắc hôm ấy, khi về, Phi đã đau đáu trông theo cho đến khi chiếc võ lãi mất hút trong làn sương mỏng. Nhưng Văn chỉ ờ ờ, thật ra, gương mặt anh chàng ra làm sao Văn còn không nhớ.
    Một bữa, dừng xe chỗ đèn đỏ, bỗng có đứa con gái đi bộ nhìn Văn lom lom. Văn cảm giác gặp nó ở đâu rồi, cuối cùng nghe nhắc vụ ba củ khoai, Văn à ra. Lại gặp ánh mắt giận dỗi của con nhỏ, như đêm hôm đó :
    - Anh Phi ảnh bỏ Đầm Đìa rồi, ảnh đang ở đây, làm phụ hồ, tội nghiệp lắm.
    Văn thờ ơ nói vậy hả, ờ ờ? Con nhỏ lại nói mặc cho đèn xanh đã bật mấy lần
    - Ảnh đi là vì chị A3
    Văn hơi ngơ ngác, ngỡ ngàng. Sau đấy là thảng thốt dù đứa con gái nọ đã mất hút giữa dòng người. Đi sau khi để lại một câu:
    - Chị đẹp nhưng không thương anh Phi bằng em đâu. Chị thấy em cũng ở đây, thì biết?
    Ai thương ai thì mắc mớ gì mình, Văn tự nhủ. Văn chạy xe trong cảm giác bồng bềnh. Cái ý nghĩ vì trò đùa của mình mà thay đổi cuộc sống (và cả số phận) của hai con người ấy làm Văn thấy chao chát, thắt lòng?
  8. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Kỳ tích
    Tạp văn
    Nguyễn Ngọc Tư

    Cứ như chị bị một cú sốc vậy. Suốt buổi chị chỉ tấm tắc, ?oChú công an đó vui vẻ hết sức, đã nói chuyện hiền từ tử tế, mà còn cười??. Ấn tượng về nụ cười sâu sắc đến nỗi chị quên than thở về mớ đĩa CD - chút vốn liếng buôn bán đã bị lập biên bản tịch thu mất rồi.
    Chị có một chỗ hẹp te bên hông nhà ***g chợ, trên cái bao trải lên đất, có mấy chục cái đĩa nhạc đủ loại được bày lộn xộn. Tất nhiên, toàn là đĩa in sang lậu. Nên nhiều khi phải ôm hàng bỏ chạy khi nhác thấy mấy anh công an, liên ngành? Chuyện chạy không kịp cũng thường, chuyện bị tịch thu hàng cũng thường, nhưng được các anh đối xử như chiều qua (tức là có cười), thì hơi lạ.
    Bởi các anh rất ít cười. Những người làm nghề kinh doanh ?onhạy cảm? như nhà hàng, nhà trọ, dịch vụ karaoke... hay nói đùa, ?obệnh viện phải mở khoa ?ohiếm muộn nụ cười ?o cho mấy ổng?. Chị cũng thắc mắc hoài, ?oChị biết mình bậy mười mươi, nhưng sao mấy em đó không làm việc nhẹ nhàng một chút cho mình mát ruột. Mắc gì phải hùm hổ, sừng sộ, nạt nộ??. Chị hỏi tôi. Mà tôi thì không biết hỏi ai. Có phải thiếu tự tin, cho rằng pháp luật chưa đủ độ nghiêm minh nên khi làm việc các anh phải ?ominh hoạ? thêm bằng nét mặt cho đối tượng sợ? Hoặc ý thức mình ở vị thế ấy phải dùng phong cách ấy ? Hoặc quy định của ngành buộc các anh không được cười (với dân)?
    Nhưng sự hiếm muộn nụ cười nào chỉ ở các anh thực thi pháp luật, giới công chức ngày càng nhiều người ra mặt khó? chằm dằm (tất nhiên, chỉ với dân thôi). Cái cảm giác như đang bị thẩm vấn, như không còn tư cách công dân cứ ám ảnh nhọc nhằn khi ta đứng trước anh bảo vệ cổng cơ quan, khi đi đăng ký kinh doanh, khi chứng cái đơn xin việc, khi làm hộ khẩu, gắn điện kế, ở trạm kiểm soát giao thông (có khi chỉ để trình giấy đã mua? bảo hiểm)? Thật khó để nén sự hèn mọn, tủi thân ứ lên xót xa trong lòng khi tiếp xúc với những câu cộc lốc, những đôi mắt không hề ngước lên? Rõ ràng, không phải tính người trời sinh lầm lì, vì những gương mặt đang càu cạu, cấm cẳn ấy lại day vào nhau đối đãi hết sức cởi mở, tươi tỉnh và hào sảng). Tưởng cái câu bà con hay chép miệng, ?omình là phận dân đen?? chỉ ơ hờ nói ra thôi, ai ngờ...
    ?Chị vẫn ngồi lọt thỏm giữa mấy bà bạn hàng ở góc chợ, kể quanh kể quẩn cũng quay về một cái cười.
    Ở cái đất nước mà đi đâu cũng gặp nụ cười, cười đến độ bị chê là ?onhiều lúc vô duyên?, vậy mà nhiều lúc cười được xem như kỳ tích, lạ quá đi (mà cũng buồn quá đi).
    Nói cho cùng, thì chị nói đúng, ?oCười với dân một cái mấy chú đó có mất mát gì đâu?. Cười nghen mấy anh, cười với chị như mấy anh cười với nhau.
  9. mabun

    mabun Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2005
    Bài viết:
    1.036
    Đã được thích:
    1
    Cánh đồng bất tận không ********* nhưng...

    TT - Tác phẩm Cánh đồng bất tận (NXB Trẻ) của Nguyễn Ngọc Tư ở Cà Mau đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của bạn đọc. Nhưng mới đây, cơ quan chức năng tỉnh Cà Mau đã yêu cầu kiểm điểm nhà văn Nguyễn Ngọc Tư về những nội dung trong tác phẩm này.
    Sáng 7-4, ông Dương Việt Thắng (ảnh) và ông Trần Văn Hiện - trưởng và phó Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Cà Mau - đã có buổi trao đổi với Tuổi Trẻ.
    * Dư luận cho rằng nhà văn Nguyễn Ngọc Tư (NNT) - tác giả truyện ngắn Cánh đồng bất tận (CĐBT) - vừa bị Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Cà Mau đề nghị Hội Văn học nghệ thuật tỉnh kiểm điểm ?ophê phán tác giả một cách nghiêm khắc?. Điều này có không, thưa ông?
    - Ông Dương Việt Thắng: Đúng là chúng tôi có buổi làm việc với lãnh đạo Hội VHNT, sau khi xem xét những vấn đề dư luận phản ánh, chúng tôi đã đề nghị có ý kiến về các mặt tích cực, hạn chế và đề nghị Hội VHNT kiểm điểm tác giả.
    * Nhưng từ tháng 9-2005 đã có nhiều báo, tạp chí trung ương địa phương đăng tải, bình phẩm truyện CĐBT. Vậy tại sao mãi đến 27-3-2006 Ban Tuyên giáo tỉnh mới có thông báo kiểm điểm NNT, thưa ông?
    - Thì ngay lúc đầu tôi có đọc cũng chưa thấy ai nói gì. Sau đó có nhiều ý kiến khen chê trái ngược nhau gọi, gửi về Ban Tuyên giáo tỉnh ủy. Ngay lúc đó chúng tôi định làm việc nhưng các đồng chí trong Hội VHNT bận việc, đồng chí chủ tịch hội bị bệnh phải phẫu thuật, phải chờ. Nhà văn NNT nằm trong biên chế của hội nên phải gặp thủ trưởng của nhà văn mới làm việc được.
    Ngày 24-3- 2006 chúng tôi đã làm việc với lãnh đạo Hội VHNT gồm các đồng chí Mười Thanh (chủ tịch hội) và hai phó chủ tịch hội Lê Đình Trường, Hoàng Thêm. Đã nhận xét những ý kiến khen chê.
    * Ý kiến đó thế nào, nhiều không, thưa ông?
    - Sau khi CĐBT ra mắt độc giả, có rất nhiều ý kiến. Khen thì nhiều - ông Thắng cười xòa nói - nhất là khi báo Tuổi Trẻ và cả Đài truyền hình VTV giới thiệu, đăng tải. Nhưng cũng không ít ý kiến chê rất dữ.
    Có độc giả Việt kiều và cả các nhà nghiên cứu phê bình văn học cho rằng đây là thứ văn chương *********, thậm chí là chống cộng; tục tĩu dâm ô; chống lại chủ trương của Đảng và Nhà nước. Chủ yếu là chị em phụ nữ, tại vì họ giận!
    * Cụ thể giận ra sao, thưa ông?
    - Vùng đất tác phẩm thể hiện chủ yếu ở Cà Mau, huyện Đầm Dơi là nơi có nhiều địa danh lịch sử như Bàu Sen, đầm Bìm Bịp... Đó là ý kiến của nhiều người, trong đó có số cán bộ đã gửi về cho ngành văn hóa và cá nhân lãnh đạo tỉnh ủy, có cả dịch giả nghiên cứu văn hóa Nguyễn Kim Dân ở P.3, Q.Bình Thạnh, TP.HCM. Thể hiện ý kiến bằng các văn bản thư từ, có ý kiến còn đề nghị tổ chức hội thảo nữa.
    * Ông đánh giá ra sao về nội dung ý kiến của độc giả?
    - Qua buổi làm việc (với Hội VHNT tỉnh) đã có ý kiến thống nhất: nói truyện ngắn CĐBT là ********* và chống cộng là không phải. Chúng tôi không cho là như vậy, không thể qua một truyện ngắn, một tác giả mà đánh giá như vậy được.
    Còn nói là dâm ô tục tĩu cũng không phải đâu bởi trong truyện chỉ có vài ý nhỏ thôi, không thể đánh giá được.
    * Thế còn ý kiến cho rằng NNT ám chỉ về địa danh ?obôi nhọ? địa phương?
    - Về vấn đề địa danh, tôi nghĩ không chỉ có Cà Mau mà NNT đã nói chung cho cả vùng Tây Nam bộ.
    * Cụ thể hơn, ông thấy thế nào?
    - Về chủ đề tư tưởng, tôi đã đọc đi đọc lại nhiều lần. Tôi thấy nói cái xấu nhiều quá! Và cũng cô đọng quá! Những nhân vật ông già, con cháu, gái làm đĩ..., kể cả cán bộ xã đều là nhân vật xấu. Quan điểm chúng tôi không phải không cho nói cái xấu, nói không biện chứng.
    Tốt xấu bao giờ cũng có cả hai, tỉ lệ phải như thế nào đó. Nói xấu trong tác phẩm này có nhiều tình tiết đã nói quá hiện thực. Không đúng!
    * Ông có thể nêu ra vài điển hình?
    - Ví dụ như miêu tả gái điếm mà NNT dùng từ ?odập dìu trên bờ đê? thì làm gì có. Hay như đoạn viết có nội dung: sau đợt dập dịch cúm gia cầm xong thì một phụ nữ đã buồn tiếc của mà uống thuốc tự vận.
    Thực tế trong cả nước đến nay vẫn chưa có người tự vận như vậy mà chỉ có thể buồn chán thôi. Người nuôi có gia cầm bị tiêu hủy đều được bồi thường tiền. Hoặc như chi tiết: ông già chơi đĩ xong đã trả tiền cho đĩ ngay trước mặt con là không có.
    Từ những chi tiết như thế, chúng tôi cho rằng tác phẩm này không có tác dụng giáo dục xã hội, giáo dục con người. Tôi không viết văn nhưng tôi biết chức năng của văn học là chức năng giáo dục và định hướng.
    Mặc dù mặt trái của kinh tế thị trường có cái xấu, cái xuống cấp nhưng đa số vẫn tốt. Nói vậy để con người còn niềm tin, lạc quan hơn với cuộc sống.
    * Ông đánh giá mức độ phản ứng giữa CĐBT lần này so với Cù lao Tràm của những năm đầu đổi mới thế nào, thưa ông?
    - Cù lao Tràm cũng có nói tốt dù thời kỳ mới đổi mới nói về mặt trái hơi nhiều! Sau này lại có Cái đêm hôm ấy đêm gì của một tác giả ở Thanh Hóa cũng bị phản ứng! Ý tôi muốn nói trong một tác phẩm có tốt có xấu cho tròn trịa vậy thôi, không thì thiếu tính giáo dục.
    Người đọc sẽ thấy bi quan. Tiến sĩ Thái Văn Long - giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Cà Mau - có nói không nên cho học sinh coi CĐBT vì đọc xong học sinh sẽ hiểu ?oxã hội dập dìu đĩ?. Có cựu chiến binh tên Nguyễn Hiền Thân ở Bà Rịa - Vũng Tàu sau khi đọc xong CĐBT đã tát cô con gái của mình chỉ vì con của ông khen CĐBT hay!
    * Ông nhận định sao về hai luồng ý kiến khen chê?
    - Phải chờ ý kiến của các nhà phê bình văn học. Vụ trưởng Vụ VH Đỗ Kim Cuông có gặp tôi nói riêng: nhận thức tư tưởng của NNT còn non kém chứ không có chống cộng gì đâu! Chúng tôi đề nghị hội tạo điều kiện cho nhà văn nâng cao nhận thức nghiệp vụ chuyên môn. Chứ như hiện nay NNT mới học xong lớp 11 mà thôi!
    * Thực tế NNT đã bị kiểm điểm chưa và kiểm điểm đến mức nào, thưa ông?
    - Mục đích chính của lần mổ xẻ này là để nhà văn có dịp nhìn lại và sáng tác tốt hơn. Cũng nhẹ nhàng thôi, không có gì cay cú hay gay gắt cho dù có ý kiến còn đòi bài trừ, trục xuất nhà văn ra khỏi địa bàn.
    * Trở lại với CĐBT, thưa ông Thắng, ông có nghĩ CĐBT nói cái xấu là có hại không? Văn học nghệ thuật được quyền hư cấu không, thưa ông?
    - Nói cái xấu để thức tỉnh là điều tốt. Nhưng nói gì thì nói cũng phải có tính định hướng. Anh hình dung xem, trẻ mới lớn lên mà đọc CĐBT sẽ thấy cái này sao mà quá trời vậy! Trẻ sẽ hoài nghi quá đi chứ.
    Đúng là sáng tác văn học nghệ thuật được quyền hư cấu nhưng phải trên cơ sở sự thật. Nói quá thành bác Ba Phi rồi! Nói quá mà nói về cái tốt, nhân cách hóa sẽ có tính xây dựng. Theo tôi, hư cấu như thế tốt.
    * Vậy ông có thể cho biết có bao nhiêu phần trăm sự thật trong CĐBT? Ông đánh giá sao về nhà văn này!
    - Tôi đánh giá cao phong cách ngôn ngữ thể hiện - đặc điểm đặc sản miền Nam - của NNT. Tôi không thể cân đo giá trị một tác phẩm văn học như làm kinh tế được.
    * Xin cảm ơn ông!
    TRẦN ĐỨC thực hiện
    Đề nghị:
    - Hội Văn học nghệ thuật kiểm điểm phê phán tác giả một cách nghiêm khắc, rút kinh nghiệm khi viết, cần phải có thực tiễn cuộc sống, cái đẹp, cái tốt mà xã hội đang xây dựng và phát triển. Tất nhiên, cần phê phán cái chưa tốt, nhưng phải đúng hiện thực và có định hướng cho con người đến cái chân - thiện - mỹ.
    - Hội Văn học nghệ thuật nên thường xuyên có định hướng cho người viết, sáng tác nên những tác phẩm hay, có phê phán nhưng phải thận trọng tránh gây nên một phản ứng xã hội gay gắt đối với tác phẩm.
    - Thường xuyên tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tất cả hội viên ở các lĩnh vực (có Nguyễn Ngọc Tư) được tham gia học tập lý luận chính trị, trau dồi đạo đức phẩm chất, nâng cao ý thức trách nhiệm của người cầm bút, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn.
    Riêng nội dung trả lời phỏng vấn với một số báo thiếu trách nhiệm, đề nghị Đảng, Đoàn nơi Nguyễn Ngọc Tư sinh hoạt giáo dục và kiểm điểm.

    (Trích báo cáo ngày 27-3-2006 của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Cà Mau)
  10. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn Mabun đã gửi bài báo vô cùng dở hơi lên cho độc giả nhìn nhận đánh giá.
    Bản thân tôi thấy Cánh đồng bất tận của NNT là tác phẩm văn học duy nhất xứng đáng đoạt giải văn chương năm 2005 của Hội nhà văn VN. Hội Văn học Cà mau và mấy ông tuyên huấn của tỉnh phải tự thấy xấu hổ về trình độ (hay sự liêm sỉ) của mình chứ?
    Đọc những ý kiến như thế này người ta cảm thấy bất lực, không thể nói chuyện văn chương với người kẻ đầu đất như mấy ông cán bộ tuyên huấn này được.
    Các nhà văn hãy lên tiếng đi chứ, nếu không thì văn học VN sẽ đi về đâu?
    botay.com.
    Được hoangvan09 sửa chữa / chuyển vào 18:08 ngày 08/04/2006

Chia sẻ trang này