1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi hoangvan09, 09/05/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. babefor2

    babefor2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/08/2003
    Bài viết:
    148
    Đã được thích:
    2
    Trước Cánh đồng bất tận, tôi hầu như ko đọc nhiều truyện của Nguyễn Ngọc Tư, nhưng sau khi đọc CĐBT, tôi thấy thực sự thích cách viết tự nhiên và thấm đãm tình người của chị. có những truyện trong CĐBT tôi đã đọc đi đọc lại nhiều lần và lần nào cũng thấy xúc động, thậm chí còn sụt sùi thương cho những số phận trong truyện. Tôi nghĩ ko hoàn toàn là hư cấu mà NNT đã viết về những số phận có thật, vẫn ở đâu đó trong các làng quê sông nước Nam Bộ. Phóng khoáng, dữ dội và chân tình - đó là nétchính của tập truyện CĐBT - làm người đọc thật sự trầm lại trong cuộc sống ồn ào, vội vã trong các đô thị hiện nay. Tôi sẽ còn đọc lại các truyện của chị để làm cân bằng lại cuộc sống náo nhiệt của tôi.
    ( http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=131578&ChannelID=10)
    Mặc cho những gì mấy vị tuyên truyền nói, tôi hi vọng chị NNT hãy giữ vững tinh thần và cvách viết của mình. Tôi tin rằng rất, rất nhiều ngừoi ủng hộ chị và chờ đợi các tácphẩm mới của chị.
  2. anjingruyu

    anjingruyu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2005
    Bài viết:
    207
    Đã được thích:
    0
    Tui cũng đang đầy bức xúc đây, xem bài phỏng vấn mấy cha tuyên giáo và hội VHNT Cà mau , mới thấy giáo điều và đạo đức giả làm sao. Không làm được gì cho ra hồn nên ngồi bới móc người khác, đem thành công nguời khác ra soi bằng lăng kính vẩn đục của mình , mà còn lên giọng định hướng. Trò bì ổi đáng khinh !
    Nghe mà nhớ lại thời TQ bè lũ 4 tên chụp mũ người tài.
    Thế mới hay lãnh đạo ở lĩnh vực nào cũng bẩn thỉu cả.
  3. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Xem ý kiến của bạn đọc TT ở đây:
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=131664&ChannelID=118
  4. anjingruyu

    anjingruyu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2005
    Bài viết:
    207
    Đã được thích:
    0
    Tuổi trẻ bắt đầu cuộc đấu bút về CĐBT, khai cuộc là nhân vật họ Vưu. Các bác xem rồi bình luận nhé. Tôi cũng đang chuẩn bị tham chiến đây.
    Có một vũng lầy bất tận
    Chẳng lẽ khi đặt tên cho tác phẩm của mình là Cánh đồng bất tận, Nguyễn Ngọc Tư lại không biết rằng đối với người Việt, cánh đồng là một biểu tượng văn hóa nhạy cảm? Chẳng phải dân tộc này, số đông đã lớn lên từ trên những cánh đồng ư?
    Ngay ở đất phương Nam này, đến mãi tận cùng là đất Cà Mau, mọi người chẳng phải được sinh ra và lớn lên từ trên cánh đồng?
    Chẳng phải nhờ cánh đồng mà cô, Nguyễn Ngọc Tư, đã xuất hiện trên văn đàn mấy năm qua bằng một giọng văn đặc sệt chất cánh đồng, nhờ vậy mà cô được yêu thích, được đón nhận và nổi tiếng?
    Vậy hà cớ gì lần này cô phỉ nhổ vào cái cánh đồng ấy tàn tệ đến thế?
    Tôi nhớ trong văn học dân gian - kho tàng trí khôn của ông bà tổ tiên bao đời, chưa thấy chuyện phỉ báng cánh đồng, mà chỉ có làm đẹp thêm thôi. Văn học nghệ thuật cận - hiện đại cũng vậy, bởi lẽ cánh đồng quê bao giờ cũng mỹ cảm lắm, tha thiết lắm, lam lũ mà anh hùng, nghèo khó mà son sắt...
    Cây bút nữ xứ Cà Mau ơi, cô phải biết những cánh đồng này chứ: Cánh đồng hoang, Máu thắm đồng Nọc Nạn, Đồng Chó ngáp... Những chuyện mà cô kể không còn là chuyện của cánh đồng nữa; tôi nghĩ đó là ?ovũng lầy bất tận? thì đúng hơn.
    Mọi thứ do nhân xưng ?otôi? cố ý xuyên tạc bằng trí tưởng tượng nhồi nhét, bằng thao tác lượm lặt và một mặc cảm về tính giao bệnh hoạn. Cánh đồng của Nguyễn Ngọc Tư tất cả đều dâm ô hết.
    Hình ảnh nông dân Chí Phèo - Thị Nở trở nên lưu manh hóa bởi giai đoạn xã hội thối nát. Còn những hình ảnh nông dân của Ngọc Tư trở nên dâm ô hóa, ngay hôm nay bởi cái gì, vì ai mà con người chỉ còn quan hệ tính loài?
    Cô chửi vào họ một cách không thương tiếc: thất học, hung hãn; nghèo đói, dốt nát tăm tối; những đứa tên Hận, tên Thù nhàu úa, cộc cằn, chửi thề là tươi rói... Cánh đồng VN sau 30 năm giải phóng phận người mà như thế?
    Ở Cánh đồng bất tận không có vấn đề tính giao của người! Tác giả chỉ bêu rếu trên năm sự vụ ăn nằm, năm sự vụ mà thật tình nếu có thì ở cái xứ quê cô người dân chỉ dám rỉ tai nhau, chứ nào dám đăng (văn) đàn ong ỏng đánh ?oùm? vậy.
    Rõ là nhà văn nữ này không có ý viết về ******** mà chỉ cố chiêu dụ người nghe đi đến một kết luận rằng: tất cả chỉ như chó và tệ hơn vịt; cuối cùng là một ?otôi? bị cưỡng hiếp mà không hề kháng cự với cái lý lẽ trái tự nhiên là giẫy giụa chỉ kích thích thêm mấy thằng đàn ông, có ích gì!
    Than ôi, nếu có ai viết về tính giao của nhân loại, sinh hoạt đàn bà - đàn ông đã thoát kiếp thú mấy triệu năm, thì chắc phải suy xét đến lẽ thường hằng của tạo hóa, đã ban cho con người một nền nã văn hóa tính dục. Không thể làm trái qui luật để được xem là một sự táo bạo của nhà văn nữ!
    Cánh đồng của Ngọc Tư là ở đâu vậy; một cánh đồng bệnh hoạn về nhân cách, tồn tại không kỷ, không cương, không pháp luật. Có một thứ cánh đồng của ngày hôm nay như thế sao?
    Càng khó chấp nhận hơn khi đọc mấy lời Ngọc Tư trả lời phỏng vấn trên một tờ báo, rằng viết Cánh đồng bất tận là ?othấy cần đổi mới mình đi?; ?ochỉ là đánh ùm một tiếng thôi mà?. Ngọc Tư nghĩ ?ocon người nên mở lòng ra, sống nhân ái với nhau?; nhưng Ngọc Tư viết thì rất độc ác, cố ý từ chối đạo lý làm người. Đọc văn thì thấy lòng người viết văn.
    Xua đuổi, bôi tro trát trấu lên phận nghèo, chửi mắng bọn ngu dốt dân mình, bắt nhân vật mình ai cũng đê hèn... không có một bóng người trong tác phẩm của mình thì sao gọi là nhân ái?
    Ngày xưa chị Dậu bồng con với ổ chó đi bán, đã là hiện thực phê phán tận cùng rồi nên cách mạng phải đánh đổ nó đi, xem ra nhà văn làm được vậy mới là nhân ái.
    Thông điệp của Ngọc Tư trong Cánh đồng bất tận là gì, hiện thực của hôm nay mà như thế thì cô biểu mọi người phải làm sao đây hả Ngọc Tư? Có nhà giáo dạy văn học gửi thư cho các cơ quan lãnh đạo tỉnh Cà Mau cực lực lên án Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư, nói rằng cô quá ********* là rất có lý!
    Tôi hiểu ********* theo nghĩa: nhà văn dù trong bất cứ trạng huống nào cũng không thể hạ thấp nhân phẩm con người, nhất là không thể đứng ở cheo leo bờ vực nào đó để chống lại con người.
    Không thể coi best-seller là một cái chuẩn văn học để làm tới! Nói theo kiểu dân Nam bộ là Ngọc Tư ơi chớ làm lừng. Cánh đồng bất tận đã bộc lộ sai trái quá lớn rồi, cái sai ấy thập phần nguy hại khi đang được tung hô, cổ súy. Thuốc lắc, ma túy đều là thứ hàng best-seller cả đấy thôi! Nhưng đó thuộc loại best-seller mà pháp luật phải ngăn cấm.
    Ngọc Tư và những người ủng hộ Cánh đồng bất tận hãy lưu ý đất nước mình còn 80% dân số tiếp tục gắn cuộc đời trên những cánh đồng. Đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, thẩm thấu trong đó là văn hóa cánh đồng.
    Nếu các bạn vẫn bảo lưu đứa con bệnh hoạn này, còn định làm thành phim nữa chứ, thì tôi xin thay mặt 80% nông dân lam lũ mà trong đó có cha mẹ ông bà tôi, cha mẹ ông bà của các bạn hãy vị tình mà bỏ hai chữ ?ocánh đồng? đi. Nên thay vào đó là ?oVũng lầy bất tận?, vì với các bạn thì ?ocánh đồng đã tận? rồi.
    Đã từng có cánh đồng nào đó ở xứ Cà Mau cho Nguyễn Ngọc Tư một văn nghiệp; đó là cánh đồng đã làm nên một giọng văn Ngọc Tư không nhầm với Ngọc Năm, Ngọc Sáu của nơi khác. Chưa chi cô đã giẫm lầy cánh đồng, chẳng những giẫm mà còn phóng uế lên đó.
    Tôi biết Nguyễn Ngọc Tư hiện đang ở Hội Văn học - nghệ thuật tỉnh Cà Mau, nhưng qua Cánh đồng bất tận cô đã bắt đầu lưu vong, lưu vong với chính văn nghiệp của mình!
    Cà Mau, ngày 14-12-2005
    Thạc sĩ VƯU NGHỊ LỰC
    (Hội viên Hội nsskvn, hội viên Hội vndg vn, phó giám đốc Sở vh-tt Cà Mau)
  5. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Thằng cha này xứng đáng được trao giải @ĐẦU ĐẤT@ ngu xuẩn, thiển cận, đố kỵ, nhỏ nhen, hằn học.
    Có phê bình gia nào viết về đồng nghiệp văn chương của mình như thế hay không, từ xưa tới giờ? Hay đây chỉ là miệng lưỡi của 1 con người vô học, ngu xuẩn, thiển cận, đố kỵ, nhỏ nhen, hằn học, cho dù có trưng lên đủ thứ học vị kèm theo tên tuổi? Tôi không sao hiểu nổi và cảm thấy bất lực với loại người này. Chỉ mong sao Tư không vì thế mà buông xuôi, mà khuất phục. Chó cứ sủa, và NNT vẫn cứ đi cùng chúng ta, đúng không NNTư?
    cho NNT
  6. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Vài lời của Bác Trần Hữu Dũng, người lập tủ sách NNT ở Mỹ.
    Đôi lời về chuyện Nguyễn Ngọc Tư...
    Bạn quý mến,
    Mấy hôm nay có lẽ nhiều bạn, cũng như tôi, bị ?osốc? dữ dội về việc Ban Tuyên Giáo Cà Mau ?okiểm điểm? Nguyễn Ngọc Tư. Ai đúng, ai sai, ai ngời sáng, ai u mê (thậm chí ai làm ta hãnh diện là đồng bào, ai làm ta nhục nhã khi tự gọi là người có học) thì chắc mỗi bạn đều đã thấy, và tôi mong các bạn mạnh dạn nói lên phản ứng của mình trên những diễn đàn ngôn luận trong và ngoài nước.
    Nhưng tôi viết những dòng này chỉ vì có thư của một bạn (hiện ở ngoại quốc) làm tôi buồn vô kể. Bạn ấy, từ trước đến giờ vẫn tha thiết với quê hương, tâm sự rằng vụ này làm bạn ấy ?ochán? nước mình quá. Không đâu bạn ơi, xin can, xin can! Nước mình không chỉ có những người đang làm bạn ?ochán? ấy (và tôi không khỏi liên tưởng đến vụ PMU 18 nữa kià!), nhưng còn có chính Nguyễn Ngọc Tư của chúng ta, và triệu triệu đồng bào chân chất làm ăn, hàng vạn trí thức có lương tri và sáng suốt, biết rõ đâu là cái chân, cái thiện, cái mỹ. Hãy nghĩ đến quê hương ta là như vậy và cố gắng cùng nhau mà giữ trọn niềm tin...
    THD
  7. ShrekFan

    ShrekFan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/01/2005
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    0
    Các bạn vào đây xem bạn Hoachuoi trên F-Network có một bài khá hay chửi cái thằng ngu kia:
    http://f-network.net/Forum/index.php?act=ST&f=354&t=4804&st=15#entry116761
    May mà tuoitre.com không phải là forum chứ không thì cái lũ tuyên huấn ghẻ kia đã bị ném đá chết rồi!
  8. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Song Chi
    Thật đáng sợ - Vài suy nghĩ nhân chuyện nhà văn Nguyễn Ngọc Tư bị Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Cà Mau kiểm điểm vì truyện ngắn ?oCách đồng bất tận?

    Ðọc bài phỏng vấn ông Dương Việt Thắng - trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Cà Mau đăng trên báo Tuổi Trẻ số ra ngày 8.4.2006 và bài viết của thạc sĩ Vưu Nghị Lực - phó giám đốc Sở Vă hoá Thông tin Cà Mau đăng trên báo Tuổi Trẻ số ra ngày 9.4.2006, cảm giác đầu tiên của tôi là sự rùng mình kinh sợ và ngao ngán. Kinh sợ và ngao ngán vì đến thời điểm này rồi mà người ta vẫn còn có những cách đọc như thế, cách phê phán như thế, cách ứng xử như thế với một nhà văn. Tôi không muốn trích dẫn ra đây những câu phê phán tác giả và truyện ngắn ?oCánh đồng bất tận? của hai nhân vật trong hai bài báo trên, cũng như cách hành xử của cơ quan chức năng tỉnh Cà Mau khi đề nghị Hội VHNT tỉnh phải ?okiểm điểm tác giả một cách nghiêm khắc?, phải ?otạo điều kiện cho nhà văn nâng cao nhận thức nghiệp vụ chuyên môn chứ như hiện nay Nguyễn Ngọc Tư chỉ mới học xong lớp 11? nên viết sai lệch, viết tầm bậy, hoặc như lời ông Dương Việt Thắng, ?ocó ý kiến còn đòi bài trừ, trục xuất nhà văn ra khỏi địa bàn?... Nếu đây là thời điểm của mấy mươi năm trước thì còn có thể hiểu được, nhưng đây là năm 2006 rồi, vậy mà người ta vẫn suy nghĩ và ứng xử với nhà văn như vậy đấy. Ðã là thế kỷ thứ 21, đã hơn 30 năm kể từ khi thống nhất đất nước và hai mươi năm từ khi Ðảng và Nhà nước Việt Nam tuyên bố đi theo con đường ?ođổi mới?, nhưng thực tế đã cho thấy sự ?ođổi mới, cởi trói? đó chỉ mới được áp dụng một cách rất nhỏ giọt trong lĩnh vực kinh tế, còn về mặt chính trị, tư tưởng thì chẳng thay đổi gì. Có thể được phép làm ầm ỹ, tung hô hết mức những cuốn hồi ký kiểu như Nhật ký tuổi 20, Nhật ký Ðặng Thuỳ Trâm? nhưng mọi cách viết khác, ?ochệch hướng? khỏi nhiệm vụ ?ogiáo dục và định hướng, nói về cái tốt trong xã hội? mà người ta định ra cho VHNT, cho những người sáng tác... là không thể được. Người ta kêu lên rằng cái truyện ngắn ?oCánh đồng bất tận? này không có tác dụng giáo dục xã hội, giáo dục con người, *********, xuyên tạc thực tế xã hội, hay?ocó mặc cảm tính giao bệnh hoạn? (chữ dùng của ông Vưu Nghị Lực), người ta lo sợ rằng giới trẻ mới lớn lên đọc cái truyện ngắn này sẽ hoài nghi vào xã hội... Vậy tất cả những chuyện tiêu cực, tham nhũng, bất công, những vụ bê bối động trời như vụ PMU vừa qua, những con người như Lương Quốc Dũng trong vụ bê bối dính tới gái vị thành niên trước kia hoặc Bùi Tiến Dũng trong vụ PMU... được phơi bày nhan nhản hằng ngày có làm cho giới trẻ hoài nghi về xã hội hơn gấp nhiều lần là do đọc một cái truyện như ?oCánh đồng bất tận? không?
    Muốn có một nền VHNT phát triển phong phú thì phải có một môi trường sáng tác lành mạnh, tự do. Với một môi trường sáng tác vẫn còn quá nhiều điều bị kiểm duyệt, không được cho phép hoặc tệ hơn là sẵn sàng chụp mũ, quy kết, kiểm điểm, lên án... tác giả và thu hồi, cấm in ấn, cấm phổ biến, cấm thể hiện... đối với tác phẩm như vẫn đang xảy ra ở Việt Nam, liệu có thể có một nền VHNT phát triển phong phú và lành mạnh được không? Câu trả lời đã quá rõ. Ðòi hỏi người sáng tác phải có những tác phẩm ?ogan ruột?, nói lên nhiều chiều kích khác nhau của hiện thực cuộc sống, nhưng đừng quên rằng cũng phải có một đối tượng người đọc người nghe tương xứng. Nếu vẫn còn có những cách đọc chỉ muốn VHNT có một chiều, một dòng sáng tác, một kiểu ?omặc đồng phục tư tưởng? như VHNT ở miền Bắc trước năm 1975 và sẵn sàng chụp mũ, quy kết mọi cái gì khác thì đừng mong sẽ có được những tác giả dám sống và viết những điều mình nghĩ. Mọi biểu hiện khen hoặc chê quá mức tác phẩm, ?ochê cho nó chết? mà ?okhen cũng là khen cho nó chết?, như đã từng xảy ra với một số tác phẩm của các nhà văn, nhà thơ trẻ Ðỗ Hoàng Diệu, Nguyễn Thế Hoàng Linh, Nguyễn Vĩnh Nguyên, Nguyễn Thuý Hằng... đều là những biểu hiện bất bình thường phản ánh một môi trường sinh hoạt văn học nghệ thuật bất bình thường, chỉ có trong một quốc gia không có nền tự do dân chủ thật sự trong sáng tác. Và bây giờ là trường hợp Nguyễn Ngọc Tư với ?oCánh đồng bất tận?.
    Một nhà văn nữ như Nguyễn Ngọc Tư, sinh ra và lớn lên ở một vùng đất xa xôi tận cùng đất nước, sáng tác trong điều kiện ?omột tay viết một tay bế con hoặc nấu cơm, ngồi viết trong tiếng máy chạy đều đều của những con tàu chạy ngang qua nhà?, rất có ý thức rằng văn học là một cái gì đó tuy lớn lao thật nhưng không phải lớn đến nỗi chị phải hy sinh những cái cụ thể mà mình đang có: gia đình, chồng con, cuộc sống êm đềm ổn định bình thường hằng ngày..., như trong những lời chị đã từng phát biểu trong các bài phỏng vấn báo chí, thì liệu một sự cố như thế này có làm cho chị chùn tay lại mà không dám viết bất cứ cái gì nữa không? Viết để làm gì khi mà phải bị kiểm điểm, bị phê phán dữ dội trong một số bài viết như của thạc sĩ Vưu Nghị Lực, thậm chí còn bị đe doạ ?obài trừ, trục xuất nhà văn ra khỏi địa bàn??
    Và cuối cùng, điều mà tôi muốn nói đến ở đây là thái độ rất trịch thượng của ai đó khi nhắc đến việc nhà văn Nguyễn Ngọc Tư có nhận thức tư tưởng và nghiệp vụ chuyên môn non kém vì chỉ ?omới học xong lớp 11 mà thôi?. Có ai quy định rằng để trở thành một nhà văn, nhà thơ cần phải tốt nghiệp thạc sĩ, tiến sĩ không? Tất nhiên, để có thể đi lâu dài và đi xa trên con đường sáng tác, việc có một nền tảng văn hoá dày dặn, có một kiến thức sâu rộng là một điều kiện không thể thiếu. Nhưng điều đó không có nghĩa là chỉ có một con đường thu nạp kiến thức duy nhất qua trường lớp, học hành, tốt nghiệp bài bản. Cũng có nghĩa là đừng nên đánh giá trình độ con người - cụ thể ở đây là người sáng tác, qua bằng cấp!
    Câu chuyện này chỉ lại thêm một lần nữa chứng minh rằng sống làm một người dân bình thường ở xứ mình đã khó, làm một người sáng tác ở xứ mình càng khốn khổ hơn nhiều!
  9. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Ngạc nhiên và chia sẻ của một người trong cuộc
    Tôi thật sự ngạc nhiên trước việc Ban tuyên giáo Tỉnh ủy Cà Mau vừa chỉ đạo Hội Văn nghệ ?okiểm điểm phê phán một cách nghiêm khắc? nhà văn Nguyễn Ngọc Tư (NNT). Ngạc nhiên vì đất nước đã đổi mới 20 năm, bao nhiêu tác phẩm và tác giả bị kiểm điểm trước đây đã được minh oan, được ?otái xuất giang hồ?, vậy mà...
    Kể ra, trong lĩnh vực văn học nghệ thuật hiện nay có nhiều vấn đề đáng bàn thảo hơn, nhưng vì sinh mệnh chính trị của bạn đồng nghiệp, lại đã từng làm công tác quản lý văn nghệ ở một địa phương từng có những vụ việc tương tự, nên xin tự xem như người trong cuộc và có mấy ý kiến vắn tắt như sau:
    1- Ai cũng có quyền chê hay khen một tác phẩm và mọi ý kiến đều được tôn trọng. Tuy vậy, loại ý kiến như ?ođòi trục xuất nhà văn ra khỏi địa bàn? là sự vi hiến, chính quyền địa phương và hội nghề nghiệp cần lên tiếng phê phán một cách dứt khoát; cũng như vị cựu chiến binh ở Bà Rịa - Vũng Tàu có quyền xé CĐBT để làm giấy vệ sinh, nhưng việc ông đánh con vì con ông khen CĐBT thì nếu con ông không kiện ông ra tòa về tội xâm phạm thân thể công dân, Hội Cựu chiến binh và tổ dân phố ít ra cũng nên góp ý phê bình.
    2- Về chủ trương ?okiểm điểm? NNT của Ban tuyên giáo Tỉnh ủy Cà Mau theo các khuyết điểm mà ông Thắng đã nêu ra, nếu chưa thực hiện, tôi đề nghị Ban Tư tưởng - văn hóa trung ương có chỉ thị cho dừng lại vì đây là việc làm giảm uy tín của Đảng, nhất là khi Đảng ta đang quan tâm nâng cao tầm trí tuệ của mình. Cái cách buộc tác phẩm viết cái ?otốt - xấu?phải theo ?otỉ lệ? hoặc đối chiếu, so sánh máy móc giữa ?othực tế? và ?otrang sách? rồi chê là sách viết ?okhông đúng? là chuyện đã quá cũ, là quan niệm ấu trĩ về văn nghệ.
    Trên thế giới và cả ở VN đã có biết bao tác phẩm viết về những điều không (hoặc chưa) có thật. (Để khỏi tốn giấy mực, xin miễn dẫn chứng). Và ngay cả khi đối chiếu thực tế, ai dám nói chắc là mình biết hết sự thật? Mỗi người (cả nhóm người, cả một tổ chức) chỉ có thể biết được một phạm vi nhất định mà thôi.
    Chức trách của nhà văn chính là phải tưởng tượng, hư cấu mọi điều có thể xảy ra, cả những miền khuất lấp trong cõi vô thức và tâm linh huyền nhiệm. Cũng cần nói thêm: nhà văn thường hướng sự chú ý đến những nỗi đau của con người. Xin ngẫm xem: hầu hết các kiệt tác của nhân loại đều là những tác phẩm viết về những bi kịch của kiếp nhân sinh.
    Không dám nói lý luận dông dài thêm, chỉ xin nêu một nhận xét về tác động của cái xấu trong CĐBT: NNT không hề cổ động cho những cái xấu đó mà chính nhờ phơi bày những cái đó mà chúng ta càng thấy sự cấp bách phải xóa bớt sự bất công, thiệt thòi về nhiều mặt của những người dân ở nông thôn hẻo lánh, ở vùng sâu vùng xa - một vấn đề lớn mà một Đảng từng trải như ĐCS Trung Quốc, sau mấy chục năm cải cách, vừa mới nhận ra và đang tập trung giải quyết.
    Đó là cái tích cực trong tác phẩm CĐBT; đó cũng là nội dung bản tham luận ?oTác dụng tích cực của cái ?otiêu cực? trong tác phẩm văn nghệ? của tôi tại Đại hội Hội Nhà văn VN lần thứ ba từ 1983 - tức là hơn 20 năm trước! Thật không ngờ vấn đề còn là chuyện thời sự hôm nay. Vì thế, việc tổ chức hội thảo về tác phẩm CĐBT lại là việc nên làm, ít nhất là ở Cà Mau, để mọi người có dịp hiểu thêm đặc thù của tác phẩm văn nghệ; có thể NNT cũng rút được thêm kinh nghiệm bổ ích nhưng mong bạn đừng buông bút, càng không vì sức ép này nọ mà ?obẻ cong? ngòi bút.
    Nhà văn NGUYỄN KHẮC PHÊ
    (nguyên tổng biên tập tạp chí Sông Hương,
    phó chủ tịch Hội Văn nghệ Thừa Thiên - Huế,
    hiện là thư ký Chi hội Nhà văn VN tại Thừa Thiên - Huế)
  10. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    ''Cánh đồng bất tận'' bị kiểm điểm phê phán
    Thanh Vân
    (Evăn)
    Ban tuyên giáo tỉnh ủy Cà Mau đã có văn bản chính thức đề nghị Hội Văn học nghệ thuật tỉnh phê phán nghiêm khắc nhà văn Nguyễn Ngọc Tư - tác giả truyện dài "Cánh đồng bất tận?. Dưới đây là ý kiến của một số nhà văn và độc giả xung quanh sự việc này.
    Bà Đỗ Tuyết Mai - ủy viên Hội văn học nghệ thuật tỉnh Cà Mau, ủy viên ban biên tập tạp chí Bán đảo Cà Mau nơi nhà văn Nguyễn Ngọc Tư đang công tác - nêu ý kiến về vấn đề này: "Cơ quan rất ủng hộ tác phẩm Cánh đồng bất tận của Ngọc Tư. Việc tiến hành kiểm điểm theo đề nghị của Ban tuyên giáo tỉnh ủy diễn ra nhẹ nhàng. Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư cũng đã tiếp thu ý kiến phê bình. Riêng cá nhân tôi, tôi thấy tác phẩm Cánh đồng bất tận xúc động và mang tính nhân văn cao".
    Nhà văn Nguyễn Quang Sáng cho rằng, một tác phẩm khi đến với độc giả mà gây được ý kiến, dư luận đánh giá, nhận xét nhiều chiều, thậm chí trái ngược nhau là điều bình thường. Tác phẩm khi ra đời mà nhận toàn ý kiến khen ngợi cũng là một hiểm họa cho nhà văn. Điều đáng sợ nhất chính là một tác phẩm chìm nghỉm, viết ra không ai thèm ngó ngàng tới. "Trong tình huống này, tôi nghĩ một nhà văn trẻ như Nguyễn Ngọc Tư cần bình tĩnh lắng nghe các ý kiến khác nhau, để phân tích, suy nghĩ tìm đường đi cho mình. Thời gian và độc giả sẽ chứng minh giá trị của tác phẩm nằm ở đâu. Riêng tôi, tôi luôn thích tác phẩm này", ông nói.
    Nhà văn Dạ Ngân phát biểu: "Theo tôi, đáng lẽ chúng ta phải mừng vì ở tận cùng đất nước, ở miền đất xa xôi ấy có một cây bút nữ như Nguyễn Ngọc Tư. Tôi luôn cho rằng văn học Nam Bộ mà có Nguyễn Ngọc Tư là cao thêm mấy tấc nữa rồi".
    Dạ Ngân kể, truyện Cánh đồng bất tận do Nguyễn Ngọc Tư viết ra và gửi đầu tiên cho tuần báo Văn Nghệ. Khi đó chị, nhà văn Trung Trung Đỉnh và nhà văn Hữu Thỉnh đọc thấy rất thú vị, đọc xong rồi đăng dài kỳ trên Văn Nghệ luôn mà không cần phải sửa một câu, một chữ nào cả.
    "Những gì Tư viết theo tôi là rất hay, rất thực. Tôi ở Hậu Giang, cũng gần Cà Mau chứ đâu xa, có lần về đám cưới ở dưới ấy nghe mấy bà chị kể chuyện mà cười ra nước mắt: Bây giờ con trai, con gái vùng đồng bằng quá hiếm. Đến nỗi đám cưới không đủ người trẻ bưng mâm quả. Trai thì lên thành phố làm mướn, gái lấy chồng Đài Loan. Tất nhiên, không phải tất cả trai gái đồng bằng đều như vậy hết, nhưng có một bộ phận như vậy và đây là thực tế, là một sự báo động kinh khủng. Ở Hà Nội, đi uống bia ôm, gái miền tây, gái Cần Thơ là mốt. Chưa có nhiều nhà văn để nói lên đầy đủ những hiện thực đó".
    "Tôi tin Ngọc Tư có bản lĩnh. Không thể so sánh một tác phẩm văn học với hiện thực cuộc sống một cách máy móc. Tôi tin rằng anh em trong nghề và bạn đọc sẽ rất ủng hộ Nguyễn Ngọc Tư. "Lớn thuyền lớn sóng". Nhà văn lớn nào cũng phải chịu xây xước để khẳng định mình", Dạ Ngân nói.
    Anh Vũ Bình Lương, phó phòng bảo vệ chính trị Công an tỉnh Cà Mau, nêu nhận xét ở góc độ người đọc: "Tôi không thích Cánh đồng bất tận. Câu chuyện về mối quan hệ gia đình, cha con trong truyện phản ánh không đúng cuộc sống, tâm tư người dân Cà Mau. Cả những tội ác trong truyện cũng rất hoang đường".
    Điện thoại cho nhà văn Nguyễn Ngọc Tư tại Cà Mau, giọng chị vẫn vui vẻ và mộc mạc như mọi khi. Tư cho biết, chị viết Cánh đồng bất tận từ những mảng miếng thực tế trong cuộc sống mà chị góp nhặt được cộng với hư cấu riêng của mình.

Chia sẻ trang này