1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi hoangvan09, 09/05/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. pouring

    pouring Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/06/2004
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    Nghe cái tin nhà văn Nguyễn Ngọc Tư bị đề nghị phê bình nghiêm khắc vì tác phẩm Cánh đồng bất tận mà nước mắt cứ muốn trào ra.
    Theo tôi nghĩ với trình độ như những người đứng đầu trong Ban Tuyên Giáo Tỉnh ủy và cả những người trong Hội Văn Học Nghệ Thuật Cà Mau mà không thấy được cái chân, thiện, mỹ trong tác phẩm Cánh đồng bất tận, mà chỉ thấy toàn những cái xấu của tác phẩm thì thật là xót xa cho nền văn học nước nhà.
    Thử hỏi từ sau năm 75 đến giờ, có bao nhiêu nhà văn trẻ viết được như chị Nguyễn Ngọc Tư? và cũng không biết bao nhiêu tài năng văn chương của chúng ta bị thui chột chỉ vì những nhận xét ác ý của những người cả đời không viết được một câu chuyện ra trò nhưng cứ đi "vạch lá tìm sâu" tác phẩm của người ta.
    Tôi tự xét thấy trình độ của mình còn thấp kém, nhưng cũng khẩn thiết có một yêu cầu là mấy ngài không làm được gì cho nền văn học nước nhà thì thôi chứ đừng góp phần làm cho văn chương Việt Nam chúng ta ngày càng đi xuống nữa.
    Cám ơn.
  2. chan_dat_dau_tran

    chan_dat_dau_tran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2004
    Bài viết:
    264
    Đã được thích:
    0
    Thật khi đọc xong cái bài viết của tay thạc sĩ họ Vưu này, tớ cứ có cảm giác rằng hắn chính là nguyên bản của nhân vật "cha" trong tác phẩm CĐBT, nhất là cái cách hắn đối xử với phụ nữ!
  3. anjingruyu

    anjingruyu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2005
    Bài viết:
    207
    Đã được thích:
    0
    Chiều nay tớ vào TTOL, thấy tin Hội VHNT Cà mau đã khẩn trương tiến hành họp kiểm điểm nhà văn NNT, "cuộc họp diễn ra trong không khí nhẹ nhàng", đại diện Hội VHNT Cà mau tỏ ra rất ủng hộ NNT và NNT cũng đúc kết được 1 số bài học từ cuộc họp ấy.
    Chán, muốn làm nhà văn đúng nghĩa mà vẫn phải chịu những tai nạn bất ngờ kiểu búa rìu của cấp quản lý và ngoan ngoãn chấp nhận những cuộc họp vô bổ như thế.
    Có lẽ vì Tuổi trẻ đã nhanh chóng ra tay và hiệu triệu được độc giả ủng hộ nên NNT không bị đè bẹp, chứ tớ nghĩ mấy lão khú đỉn thối tha kia chả phải vừa, rồi còn nhiều cây bút nữa sẽ bị đì kiểu đấy.
    Ngẫm ra, sự việc rồi cũng rơi vào quên lãng, NNT vẫn tiếp tục viết, và mấy lão quan văn hoá kia vẫn tha hồ tự do ngôn luận , tự cho mình quyền lúc nào hứng lên thì phỉ báng ai dám viết hay và thật.
    Lại đâu vào đó , huề cả làng , tức anh ách. Chả hy vọng gì được mấy lời sorry. Kẻ dốt nát vẫn hoành tráng cầm quyền.
  4. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Quá tay với Cánh đồng bất tận
    TT - Ngày 10-4, nhà văn Nguyễn Thanh - chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật (HVHNT), ông Hoàng Thêm - phó chủ tịch thường trực và ông Lê Đình Trường - phó chủ tịch HVHNT tỉnh Cà Mau, đã có buổi trao đổi cởi mở với Tuổi Trẻ xoay quanh việc tác giả, tác phẩm Cánh đồng bất tận (CĐBT) bị kiểm điểm.
    PV: Thưa anh, vào thời điểm này đã có ý kiến khen chê, có người đặt vấn đề về xuất bản đối với CĐBT. Xin anh cho ý kiến?
    - Nhà văn Nguyễn Thanh (N.T.): Tôi thấy cái này không nên vội vã bởi vì khắp nơi in chứ không phải riêng Tuổi Trẻ in. Tôi có nói anh em mình bình tĩnh trước vấn đề này. Tôi có nói với Ban tuyên giáo Tỉnh ủy, có khuyên bình tĩnh đừng vội vàng quá vì CĐBT là một tác phẩm văn học.
    Trong nghị quyết của Đảng cũng nói rất rõ: phải khuyến khích tài năng sáng tạo đi đôi với tinh thần trách nhiệm công dân, khuyến khích phong cách thể hiện độc đáo. Nghị quyết của đảng đã nói rất rõ rồi. Theo tôi, trong lúc CĐBT mới ra mà mình vội vã thì sẽ làm mai một tài năng trẻ. Ý của tôi là như vậy.
    Kỳ sau: Chủ tịch Hội Nhà văn VN Hữu Thỉnh và Trưởng ban công tác Hội Nhà văn VN tại đồng bằng sông Cửu Long Lê Chí nói gì về CĐBT?
    * Vâng, riêng với N.N.T. thì sao thưa anh?
    - N.T.: Còn riêng N.N.T. thì tôi nghĩ không có tâm trạng gì lớn lắm đâu. Chúng tôi cũng làm việc rõ ràng, chỉ thông báo lại các thư từ phản hồi, những luồng ý kiến khen chê về nghiệp vụ đối với người viết thôi. Ở đây mình nhắc nhở trách nhiệm với N.N.T. - một đại biểu HĐND. Bởi cô này là đại biểu HĐND, nói tiếng nói của văn nghệ sĩ mà. Còn đối với CĐBT, với tôi, tôi vẫn không phản đối! Và mọi người cũng đã biết ý tưởng của tôi vẫn cho rằng CĐBT là hay.
    Thật ra Ban tuyên giáo Tỉnh ủy Cà Mau cũng đã chịu áp lực lớn, bởi trước nguồn dư luận như vậy đã buộc ban phải định hướng như thế nào. Nhiều lần lắm, nhiều áp lực lắm. Thật ra vấn đề này thì Ban tuyên giáo Tỉnh ủy cũng cởi mở chứ không có gì. Ban cũng thông báo tình hình có những luồng ý kiến như vậy, rồi nhắc nhở N.N.T. trả lời phỏng vấn với báo chí mà ban không đồng ý.
    Về CĐBT thì các đồng chí ấy cũng nói chung chung vậy thôi chứ không gay gắt lắm. Theo tôi, mấy ổng có sơ suất là làm cái báo cáo này gửi cho Hội VHNT, đề nghị kiểm điểm mà tôi mới đọc sáng nay - vì tôi ở nhà trị bệnh, anh Thêm trực thay. Câu chữ thông báo thì khá nặng nề. Có câu ?ocấm xuất bản?, tại sao lại cấm người ta, cấm là bậy! Quyền hạn gì mà cấm người ta. Trong buổi làm việc, chúng tôi đã trao đổi nhận xét như vậy đó.
    - Hoàng Thêm (H.T.): Hôm làm việc với lãnh đạo Ban tuyên giáo thì những nhận xét về CĐBT là theo cá nhân. Theo cá nhân này, theo cá nhân nọ chứ không phải ý kiến chính thống.
    - N.T.: Đưa tới đưa lui, có nhiều ý kiến bất lợi như ý kiến của anh Vưu Nghị Lực hay ý kiến của bà Kim Dân. Các anh phải hết sức lưu ý cân nhắc, nhiều ý kiến quá tay.
    * Vâng! Vậy là anh đã truyền đạt đến N.N.T. nội dung bản thông báo của Ban tuyên giáo Tỉnh ủy và chấn chỉnh định hướng!
    - L.Đ.T.: Không, chúng tôi có cách làm riêng của chúng tôi. Có phân tích đánh giá công tác sáng tác, có những ý kiến khen chê, vì là tác giả mà, phải rút kinh nghiệm. Ngoài ra Ban tuyên giáo Tỉnh ủy còn đề nghị bồi dưỡng đào tạo, vấn đề này hội chúng tôi đã có chủ trương kế hoạch lâu rồi. Với N.N.T., năm nay chúng tôi sẽ tạo điều kiện cho N.N.T. tham gia lớp bồi dưỡng sáng tác văn học.
    - Ông H.T.: Và tiếp tục hoàn tất hồ sơ xem xét kết nạp Đảng cho nhà văn N.N.T..
    TRẦN ĐỨC
  5. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    " Có lẽ vì Tuổi trẻ đã nhanh chóng ra tay và hiệu triệu được độc giả ủng hộ nên NNT không bị đè bẹp, chứ tớ nghĩ mấy lão khú đỉn thối tha kia chả phải vừa, rồi còn nhiều cây bút nữa sẽ bị đì kiểu đấy."

    Tớ cũng nghĩ thế. Cám ơn Tuổi trẻ và độc giả đã lên tiếng, chứ không thì NNT chắc sống dở chết dở. Bọn Ban tuyên giáo Tỉnh ủy may mà không vào các 4R nếu không chắc bị ném đá tơi tả đến chết. Hãy xem tụi nó đối phó với báo chí qua bài PV trên đây: Hội Văn học nghệ thuật Cà mau còn " tạo điều kiện cho N.N.T. tham gia lớp bồi dưỡng sáng tác văn học và tiếp tục hoàn tất hồ sơ xem xét kết nạp Đảng cho nhà văn N.N.T.. "
    Được hoangvan09 sửa chữa / chuyển vào 07:17 ngày 11/04/2006
  6. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Đọc bài này của PXN thấy bác ấy cũng dẽ thương, tuy có hơi lên giọng cha chú quá.
    Bài học Nam Cao
    (Thư ngắn gửi Nguyễn Ngọc Tư)
    Tư à,
    Anh muốn chia sẻ và động viên em quanh việc truyện Cánh đồng bất tận của em bị kiểm điểm bằng một truyện ngắn của Nam Cao. Đó là truyện có nhan đề Những truyện không muốn viết nhưng Nam Cao vẫn viết ra năm 1942 mà anh chắc em đã có đọc. Nhân vật nhà văn trong truyện (hiện thân của tác giả) khốn đốn vì viết cái gì cũng bị mang vạ vì có người nhận là cái đó rồi kiếm chuyện gây sự với ông.
    Thế rồi đến khi ông viết truyện một thằng say rượu. ?oThằng say này say lắm. Nó uống rượu vào rồi nó chửi. Chửi lung tung cả. Thằng say nào chẳng vậy? Ấy thế mà có một bọn người rất tỉnh kêu bù lu bù loa lên rằng: tôi mượn rượu để chửi cả làng nhà họ. Và họ dọa tôi đủ thứ. Trời đất ơi!..?.
    Tiếng kêu của Nam Cao hơn 60 năm trước tưởng chỉ còn trên trang sách, ngờ đâu nay lại vận vào em. Thật ra thì hồi xưa (nhưng cũng chưa cách nay lâu lắm đâu) cũng đã có những người khác đã phải bị kêu trời lên như vậy khi mà văn họ viết thẳng thế này lại bị đọc méo ra thế kia. Một độ cây táo hiền lành vì thế mà bị oan gia!
    Chỉ có điều em không ngờ, anh không ngờ và nhiều bạn viết bạn đọc khắp nước không ngờ, là sang thế kỷ 21 năm năm rồi, đổi mới 20 năm rồi, vậy mà bây giờ cánh đồng của em lại bị coi là vũng lầy chỉ vì em không những thấy cánh đồng là đất đai mà em thấy cánh đồng là phận người, chỉ vì em xót xa, đau đớn cho những kiếp người hoang hoải trên cánh đồng vô tận của thời gian và cuộc đời, chỉ vì cánh đồng của em nhạy cảm quằn quại trong nỗi đau xác thịt của con người đang cố tìm cách thoát cái ác, cái tăm tối.
    Em mời gọi, em dẫn đưa người đọc cùng em đi trên cánh đồng cuộc đời bất tận nhưng không vô định vô cảm vì em tin ?ođôi khi nên tha thứ lỗi lầm của người lớn?. Sao người lớn lại bảo là em lưu vong trong văn nghiệp, lại còn đòi trục xuất em khỏi quê hương bản quán nữa? Chẳng lẽ để được yên thân, để chiều lòng một lối đọc thế này ra thế khác của một ai đó mà em phải viết khác đi, không là mình, không là văn nữa hay sao?
    Nhân vật nhà văn trong truyện Nam Cao bức xúc: ?oVậy thì tôi còn biết viết cái gì? Một anh bạn tôi khuyên tôi đừng đả động đến một người nào. Cứ viết truyện buồng cau, cây chuối, cục đất, buổi hoàng hôn hay con lợn. Nhưng biết đâu đấy?
    Tôi vẫn sợ. Tôi sợ có người lại nhận mình là buồng cau, cây chuối, cục đất, buổi hoàng hôn hay con lợn để mà không bằng lòng?. Em có sợ vậy không Tư? Anh muốn em hãy vững tin, tin ở mình và tin ở người đọc, hãy dũng cảm, trong cuộc sống và trong văn chương, hãy cầm chắc cây viết để tiếp tục viết ra những dòng văn đúng chất và đậm chất Nguyễn Ngọc Tư.
    Bởi cánh đồng văn chương là thênh thang rộng mở cho mọi người đi tới. Bởi vũng lầy ai cố tạo ra ngăn chân em bước chỉ là một vũng lầy mà thôi, nó không bất tận, nó là nhỏ nhoi thảm hại.
    Bởi chính Nam Cao, ông nhà văn mà chắc em cũng rất yêu quí, đã tuyên ngôn cho tất cả văn nhân xứ Việt ta: ?oChao ôi! Nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than, vang dội lên mạnh mẽ trong lòng?. Em đã bước đầu làm được như thế. Anh chờ đợi ở em những sáng tác mới như Ngọn đèn không tắt, như Cánh đồng bất tận, Tư à!
    Hà Nội, 10-4-2006
    PHẠM XUÂN NGUYÊN
  7. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Thư ngỏ gửi bà Nguyễn Ngọc Tư, đồng gửi báo Tuổi Trẻ
    Tôi đã không kèm theo chức danh và địa chỉ khi gửi lá thư này vì bà đã là người nổi tiếng. Nếu gửi bằng bất cứ phương tiện gì thì cũng chỉ cần đề vỏn vẹn: Nguyễn Ngọc Tư - Cà Mau là chắc chắn sẽ tới.
    Xin chúc mừng bà nhân dịp văn và tư tưởng của bà được đem ra ?omổ xẻ?. Qua vụ này không biết bà có phiền lòng không, nhưng tôi thiết nghĩ phải sướng mới phải. Một bà mẹ sinh ra một đứa con mà được dư luận đặc biệt quan tâm thì sướng lắm chứ. Nhân đây tôi nhớ đến một cuộc họp năm xưa của hội viên Hội Những người làm công tác điện ảnh.
    Khi đó có một đạo diễn, ông Trần Văn Thủy, đã có những bộ phim gây xôn xao dư luận, khen chê ầm ĩ. Nhưng ngặt nỗi ông và các con ông rốt cuộc cũng bị ?ođưa lên thớt? vì nó trái với tư tưởng chính thống. Hôm đó Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng tới dự họp. Ông đã phát biểu rất tế nhị, đại ý:
    ?oĐây chỉ là ý kiến cá nhân Phạm Văn Đồng. Tôi không bênh gì anh Trần Văn Thủy, nhưng muốn nói đến thái độ nên có đối với anh Thủy và những đứa con tinh thần của anh. Chúng ta tránh thái độ vùi dập đối với những ?ođứa con? mà người ta đã mang nặng đẻ đau. Nên có thái độ khách quan hơn trong sự việc này...?.
    Với Cánh đồng bất tận (CĐBT), tôi không tham gia ?omổ moi? vì nó là một tác phẩm mang một vóc dáng hình hài riêng biệt. Hãy bình tâm lặng ngắm nó, và ngấm dần những mặt phải, mặt trái, cái hay, cái chưa hay ở đó toát ra. Việc ?otrích?, ?ocắt? xưa nay vốn thường gây oan gia cho nhiều người.
    Với tôi CĐBT rất hiện thực, không một chút hoang tưởng. Những sự việc, những con người, đã có? Chưa có? Nhưng vẫn có thể có. Tôi hiểu Nguyễn Ngọc Tư đã trút tâm huyết và gửi gắm vào đấy những hi vọng định hướng rất tích cực. Văn học phê phán cũng có nhiều cách khen chê, hà cớ gì cứ phải khuôn ép theo một kiểu.
    Tôi chợt nhớ đến cái xìcăngđan mấy ông quan chức ở tỉnh nào đó, tranh thủ dịp đi họp trung ương để chơi gái, bị bắt quả tang... thì có khác gì những nhân vật trong CĐBT? Nếu một cây bút như Ngọc Tư mà khai thác những nhân vật này thì chắc còn ?ohoành tráng? hơn nhiều.
    Với một con người đang nổi tiếng sau khi CĐBT đã ấn hành đến 25.000 bản, thì rất nhiều người đã biết đến một Nguyễn Ngọc Tư (trong đó có tôi). Còn như sau khi các vị phê phán và lên án Nguyễn Ngọc Tư thì chính các vị cũng mới được biết đến và cũng đã ?onổi tiếng? rồi đấy. Nổi tiếng như một Erostrate thời nay vậy!
    Dù sao tôi cũng mừng là vùng đất mũi đã có một Nguyễn Ngọc Tư, một cái rất Tư trong cái chung. Một cái Tư rất Cà Mau. Tôi xin sẵn sàng chia sẻ dư luận với bà và xin ăn theo sự nổi tiếng của bà (nếu được). Còn về việc ?okiểm điểm?, theo kinh nghiệm của tôi thì cứ thành khẩn, rồi sẽ tiến bộ. Hãy coi nó như một chương bổ sung vào sự nghiệp văn chương của mình mà thôi. Rất đơn giản.
    Hà Nội, 9-4-2006
    NAM HÀ (nhà báo 75 tuổi)
  8. yeunuocthuongdan

    yeunuocthuongdan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/11/2005
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    0
    Chả hiểu cái bọn tuyên giáo ấy làm cái ******** gì mà ngu thế. Từ lâu tôi đã cảm thấy thích tính hiện thực trong các tác phẩm của NNT. Đặc biệt là lời tâm sự của NNT trên một số báo tết, tôi mới hiểu một phần nào suy nghĩ của chị. Cái vụ này chắc là Anh Điềm ở BTTVH chỉ đạo thôi. NNTư ơi, bạn hãy cầm bút mà viết tiếp đi nhé, những người trẻ chúng tôi luôn ủng hộ bạn.
    Tôi là một người ôn hoà những vẫn phải thốt lên: Cái bọn ********
    Đề nghị mod xoá nick yeunuocthuongdan này vĩnh viễn đi.
  9. cactus_vn

    cactus_vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/06/2004
    Bài viết:
    285
    Đã được thích:
    0
    Theo dõi suốt và cứ nghĩ, càng nghĩ càng buồn cho thực trạng trình độ của 1 số cán bộ quản lý đầu ngành của VN mình. Rõ là cái kiểu "ăn theo" để được nổi tiếng, để được thơm lây đây mà. Nhưng, họ quên rằng, có người nổi tiếng thì "lưu danh thiên cổ", chứ kiểu họ thì chỉ là "lưu xú vạn niên" mà thôi.
  10. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Thêm 1 bài viết hay về chuyện này:
    Cánh đồng bất tận?T và việc kiểm điểm Nguyễn Ngọc Tư
    Tào Văn An
    1. Về tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư
    Trước khi Cánh đồng bất tận ra đời, tôi đã đọc khá nhiều truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư. Tôi thích giọng văn nhẹ nhàng, sệt chất Nam bộ của chị. Những truyện ngắn của chị (đã được in trong các tập Ngọn đèn không tắt, Giao thừa, Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, những truyện đầu trong tập Cánh đồng bất tận) bao giờ cũng có chừng mực khi diễn tả về hạnh phúc và cả nỗi buồn đau, bất hạnh của con người. Chị nhìn cuộc sống và những người xung quanh mình bằng một tấm lòng khoan dung, độ lượng? Dường như chị cho rằng chẳng có ai là hạnh phúc trọn vẹn và cũng chẳng có ai là đau khổ đến tận cùng và trong khá nhiều tác phẩm, dường như chị cũng không đụng chạm nhiều đến sự tuyệt đối của cái tốt và cái xấu? Hãy vui với những hạnh phúc nho nhỏ mà mình may mắn có được và cũng đừng tuyệt vọng?
    Đến khi đọc Cánh đồng bất tận, tôi thực sự bất ngờ. Bất ngờ vì sự thay đổi trong giọng văn, trong cách nhìn, trong sự suy ngẫm về cuộc đời. Vẫn những lời văn đặc sệt chất Nam Bộ, nhưng cái nhìn về cuộc sống không còn bình yên, phẳng lặng như trước mà dữ dội, chua xót, cay đắng? Chi không còn dễ tính như trước nữa. Chị không chấp nhận cái tính ?obiện chứng? là phải nói cả ?otốt xấu với một tỷ lệ như thế nào đó? mà tỏ rõ thái độ quyết liệt của mình trước hiện thực cuộc đời. Chỉ riêng việc dũng cảm nói lên suy nghĩ, (có thể chưa hoàn toàn là chân lý) nỗi cay đắng, xót xa của chị (nếu là người có kinh nghiệm sống hơn chắc sẽ dè dặt khi nói về những nỗi bất hạnh trong xã hội ta) khi viết Cánh đồng bất tận cũng làm cho những người ít quan tâm đến văn học quý mến chị. Tôi nghĩ, có lẽ sau khi viết xong Cánh đồng bất tận, chị sẽ mệt nhoài? Và có lẽ bây giờ, tôi ngại rằng sau khi có quyết định đề nghị kiểm điểm chị của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Tỉnh Cà Mau, chị sẽ càng mệt mỏi nhiều hơn nữa? Nhưng tôi hy vọng, nếu còn tiếp tục viết, Nguyễn Ngọc Tư sẽ không viết theo kiểu ?otỷ lệ như thế nào đó? như có người đề nghị.
    Đọc một tác phẩm văn học, thích hay không thích tùy thuộc vào nhiều yếu tố: tạng người, trình độ văn hóa, chính trị, vốn sống, năng lực cảm thụ thẩm mĩ? và mỗi người đều có quyền nêu lên những cảm nghĩ, đồng tình hoặc phản đối của mình? Những góp ý chân tình, chỉ ra đúng đắn những thành công và cả những hạn chế đối với một nhà văn trẻ là điều cần thiết và đáng quý biết bao nhiêu!
    Tôi mong muốn trước khi tổ chức kiểm điểm Nguyễn Ngọc Tư về "Cánh đồng bất tận" và ?onhững trả lời phỏng vấn thiếu trách nhiệm với một số báo? của chị, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Tỉnh Cà Mau cần tổ chức một cuộc hội thảo hoặc tọa đàm về tác phẩm này để tránh đi cái nhìn chủ quan, phiến diện của mình.
    2. Về bài trả lời phỏng vấn của ông Dương Việt Thắng và ông Trần Văn Hiện, trưởng và phó Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Cà Mau trên báo Tuổi Trẻ
    2.1. Về chủ đề tư tưởng: ?oVề chủ đề tư tưởng, tôi đã đọc đi đọc lại nhiều lần. Tôi thấy nói cái xấu nhiều quá! Và cũng cô đọng quá! (Ý này là khen hay chê?). Những nhân vật ông già, con cháu, gái làm đĩ? kể cả cán bộ xã đều là nhân vật xấu. Quan điểm chúng tôi không phải không cho nói cái xấu, nói không biện chứng. Tốt xấu bao giờ cũng có cả hai, tỷ lệ phải như thế nào đó? (Tuổi Trẻ, thứ 7 ngày 8/4/06).
    Tôi thực sự không hiểu tại sao ông Dương Việt Thắng lại nói về chủ đề tư tưởng tác phẩm mà chỉ nói ?otôi thấy nói cái xấu nhiều quá?. Sao lại có thể đánh đồng việc nói cái xấu nhiều hoặc cái tốt nhiều với chủ đề tư tưởng của tác phẩm? Mở đầu truyện Kiều, Nguyễn Du viết ?oNhững điều trông thấy mà đau đớn lòng?. Một phần quan trọng của chủ đề tư tưởng của Truyện Kiều là ?ođau đớn lòng? chứ không phải chỉ ?onhững điều trông thấy?. Bao nhiêu hình ảnh và tâm trạng xót xa về lòng thù hận, bao nhiêu tâm trạng về nỗi cay cực, cảm thông cho thân phận bất hạnh của con người mà nhà văn đã thể hiện trong tác phẩm này được ông Thắng nhìn nhận như thế nào để nói về chủ đề tư tưởng? Biết bao nhiêu tác phẩm lớn ở Việt Nam và trên thế giới xưa nay đã đánh động lương tri của con người khi viết về cái xấu nhiều quá! Và biết bao nhiêu tác phẩm viết về cái tốt nhiều quá mà người ta vứt ngay vào sọt rác sau khi đọc?
    2.2. Về vấn đề văn học và hiện thực cuộc đời. Ông Thắng đề cập khá nhiều về vấn đề có tính chất lý luận này.?oTốt xấu bao giờ cũng có cả hai, tỷ lệ phải như thế nào đó. Nói xấu trong tác phẩm này có nhiều tình tiết đã nói quá hiện thực. Không đúng?. Ở một câu trả lời khác, ông nói: ?onói quá thành bác Ba Phi rồi. Nói quá mà nói về cái tốt, nhân cách hóa sẽ có tính xây dựng. Theo tôi như thế tốt?. ?oÝ tôi muốn nói trong một tác phẩm có tốt có xấu cho tròn trịa vậy thôi, không thì thiếu tính giáo dục?. Trong những ý kiến vừa được trích dẫn (hy vọng không làm sai lệch ý của ông Thắng) có một số vấn đề cần trao đổi:
    - ?oTỷ lệ như thế nào đó? là bao nhiêu cho vừa phải, cho ?otròn trịa??
    - Tại sao ?oNói xấu trong tác phẩm này có nhiều tình tiết đã nói quá hiện thực. Không đúng? mà ?oNói quá mà nói về cái tốt, nhân cách hóa sẽ có tính xây dựng. Theo tôi như thế tốt??
    Những ý kiến vừa nêu trên của ông Thắng thực ra không hoàn toàn xa lạ với những người làm công tác văn học nghệ thuật trong những năm trước thời kỳ đổi mới, đặc biệt là trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ. Do yêu cầu về chính trị và hoàn cảnh chiến tranh ác liệt, các nhà văn đã tự giác - ở những mức độ khác nhau - hạn chế tối đa việc phản ánh phần bi thương mất mát, những cái xấu, thiếu sót trong đời sống xã hội.
    Trong đời sống hòa bình, đặc biệt là sau Đại hội VI, vấn đề phản ánh hiện thực đã được mở rộng và điều chỉnh với sự xuất hiện của những cây bút đã có nhiều thành tựu từ trong chiến tranh như Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Lê Lựu, Ma Văn Kháng đến những cây bút trẻ khác như Nguyễn Mạnh Tuấn, Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh, Nguyễn Khắc Trường, Phan Thị Vàng Anh? Những điều ông Thắng nói về việc phản ánh cái tốt cái xấu (đúng hơn là ông nói: nói quá về cái tốt, cái xấu) có thể được ít nhiều người đồng tình cách đây hơn 20 năm thì bây giờ đã trở nên khó thể thông cảm được (trước kia cũng hiếm có nhà lý luận nào đòi hỏi tỷ lệ phần trăm tốt xấu trong một tác phẩm).
    2.3. Về chức năng của văn học.
    Trong bài trả lời phỏng vấn, ông Thắng và ?oBáo cáo của Ban Tuyên huấn Tỉnh Ủy Cà Mau? chú ý đến chức năng giáo dục và định hướng của tác phẩm văn học, đòi hỏi tác phẩm phải ?ocó định hướng cho con người đến cái chân thiện mỹ?. Và ?oAnh hình dung xem, trẻ mới lớn lên mà đọc Cánh đồng bất tận, sẽ thấy cái này sao mà quá trời vậy! Trẻ sẽ hoài nghi quá đi chứ.?? Quả là chúng ta không ai không mong muốn văn học nghệ thuật giáo dục và định hướng cho con người đến chân thiện mỹ. Ông bà ta coi ?ovăn là đạo?, ?ovăn tải đạo? nhưng ở mỗi thời kỳ, chúng ta hiểu sự ?otải đạo? đó khác nhau. Ông bà ta chẳng đã từng khuyên:
    "Làm trai chớ đọc Phan Trần
    Làm gái chớ kể Thúy Vân Thúy Kiều"
    Văn học gắn với đạo đức nhưng thể hiện đạo đức theo cách riêng của mình. Nếu không chúng ta chỉ cần học đạo đức là đủ và văn học không còn lý do tồn tại nữa. (Ở đây tôi chưa bàn tới tác phẩm Cánh đồng bất tận có tác dụng giáo dục, nhận thức và định hướng như thế nào).
    Trong bài trả lời phỏng vấn, ông Thắng nhắc đến ý kiến của TS Thái văn Long, Giám đốc Sở GD và ĐT và hành động của một cựu chiến binh như sau:
    ?oTS Thái văn Long, Giám đốc Sở GD và ĐT tỉnh Cà Mau có nói không nên cho học sinh coi Cánh đồng bất tận vì đọc xong học sinh ?osẽ hiểu xã hội dập dìu đĩ?. Có cựu chiến binh? ở Bà Rịa Vũng Tàu sau khi đọc xong Cánh đồng bất tận đã tát cô con gái của mình chỉ vì con của ông khen Cánh đồng bất tận hay?. Khi đưa ra những dẫn chứng về ý kiến và phản ứng của các người này như thế, hẳn ông cũng đồng ý với ý kiến của ông GĐ Sở và hành động của người cựu chiến binh trong việc dạy con?
    Một tác phẩm văn học ra đời không phải cho tất cả mọi lứa tuổi cùng đọc được vì vậy ý kiến của ông Long không phải là không có lý. Hẳn tác phẩm Trăm năm cô đơn của Marquez, nhà văn được giải Nobel Văn học cũng không phải dành cho mọi lứa tuổi? Và có biết bao nhiêu chuyện trong đời chúng ta chỉ có thể trao đổi với nhau mà chưa thể nói hết với các cháu vị thành niên? Có biết bao nhiêu tác phẩm mà chúng ta biết là hay mà chúng ta chưa thể để cho con trẻ đọc? Và còn vai trò của người thầy giáo dạy văn, vai trò hướng dẫn cho con cái đọc sách của các bậc phụ huynh?
    Tôi không biết con gái của ông cựu chiến binh bao nhiêu tuổi và đang học lớp mấy, và tôi cũng không thể nào hình dung nổi cô bé sẽ cảm thấy thế nào sau khi bị cha tát - nếu điều đó là sự thực - như ông Thắng nói? Cách dạy con như thế liệu có hướng chúng đến với lẽ phải trong đời? Khi ông Thắng trích ý kiến của ông Thân, xin hỏi thật - ông có đồng tình với cách dạy con như thế?
    2.4. Vấn đề đánh giá một tác phẩm và tác giả cụ thể
    Khi được hỏi: ?oÔng có thể cho biết có bao nhiêu phần trăm sự thực trong Cánh đồng bất tận? Ông đánh giá sao về nhà văn này?? thì ông Thắng đã không trả lời có bao nhiêu phần trăm sự thực trong tác phẩm này mà chỉ cho biết : ?oTôi đánh giá cao phong cách ngôn ngữ thể hiện - của Nguyễn Ngọc Tư. Tôi không thể cân đo giá trị của một tác phẩm văn học như làm kinh tế được?.
    Đánh giá cao phong cách ngôn ngữ thể hiện (!) nhưng lại không thể chỉ ra, không thấy được giá trị của tác phẩm thì làm sao lại chỉ đạo ?oHội văn học nghệ thuật kiểm điểm, phê phán (chứ không phải phê bình) tác giả một cách nghiêm khắc? được? Cách làm như thế liệu có thể làm cho nhà văn tiến bộ lên chăng?
    2.5. Vấn đề học vấn và bằng cấp
    Tôi nghĩ có lẽ đây là vấn đề khá nhạy cảm đối với nhiều người. Báo chí đã tốn khá nhiều giấy bút để nói đến những người có trình độ rất cao, có nhiều sáng tạo trên các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống nhưng lại không có điều kiện (hoặc không muốn) để có tấm bằng làm hành trang vào đời và cũng có không ít kẻ mua bằng cấp? Học ở nhà trường là cần thiết nhưng không phải ai cũng có đủ điều kiện để cắp sách đến trường (điều này hẳn ông Thắng phải hiểu hơn ai hết). Hẳn chị Nguyễn Ngọc Tư đã từng đau buồn trong thời học sinh khi phải nghỉ học để bước vào cuộc đời nhọc nhằn kiếm sống? Ông Thắng không trực tiếp nêu ý kiến của mình nhưng mượn lời của ông Vụ trưởng văn hóa Đỗ Kim Cuông mà rằng: ?onhận thức tư tưởng của Nguyễn Ngọc Tư còn non kém chứ không có chống cộng gì đâu! (may cho Nguyễn Ngọc Tư!). Chúng tôi đề nghị hội tạo điều kiện cho nhà văn nâng cao nghiệp vụ nhận thức chuyên môn. Chứ như hiện nay Nguyễn Ngọc Tư mới học xong lớp 11 mà thôi. (Ý sau cũng là ý của ông Cuông hay của riêng ông Thắng tôi không rõ). Có bao nhiêu người là thạc sĩ, tiến sĩ ngành ngữ văn (chứ không phải những ngành khác) có được những trang viết thấm đẫm chất văn chương và tình người như Nguyễn Ngọc Tư?
    3. Kết luận
    Tôi có tham dự một buổi thảo luận cùng với lớp Ngữ văn - trong đó học viên hầu hết là các thầy cô giáo dạy văn ở Đồng bằng sông Cửu Long - về một số vấn đề liên quan đến tác phẩm Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư. Không ít thầy cô giáo đã ghìm nước mắt của mình lại khi phát biểu về lòng thù hận, về tình yêu, về sự dốt nát, về sự phản trắc, về nỗi cô đơn, về thân phận con người? trong tác phẩm này. Nhưng vượt lên trên tất cả, điều mà các thầy cô nhận ra ở Cánh đồng bất tận là tấm lòng bao dung đối với sự lỡ lầm, là sự căm ghét cái ác, cái xấu và sự khao khát cho con trẻ có được (và mọi người) một cuộc sống ?otươi tỉnh? và ?ovui vẻ? mà Nguyễn Ngọc Tư đã thể hiện trên trang giấy.
    Tôi cũng muốn nhắc lại lời tâm sự của Nguyễn Ngọc Tư khi viết Cánh đồng bất tận để nói thêm về sự thực và tưởng tượng trong tác phẩm này: ?oTôi cũng bàng hoàng, khi viết. Tôi thường tự hào về trí tưởng tượng của mình nhưng thấy chóng mặt, ngộp thở với chi tiết có thật mà tôi nghe được, giữa đời. Tôi thú nhận là đã sao chép cuộc sống, bởi tưởng tượng chỉ là trò bỏ đi. Nhưng xin các bạn đừng ngạc nhiên, tôi chưa từng tưởng tượng chuyện con người lại tra tấn bằng cách bắt lươn sống chui vào cửa mình người phụ nữ, đá thốc vào bụng người đang mang thai... nhưng những ai đi qua chiến tranh không hề thấy lạ. Tôi cảm giác khi cái ác lên ngôi trong phần con, phần người chết ngắc...? (TT 21/11/2005).
    Tôi không coi "Cánh đồng bất tận" là tác phẩm hay nhất trong văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới nhưng đây là một trong số không nhiều những tác phẩm đã làm tôi và nhiều người rơi nước mắt.
    Tao van An, tvan@ctu.edu.vn

Chia sẻ trang này