1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi hoangvan09, 09/05/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Tớ có viết email cho NNT và nhận dc hôi âm của NNTư. NNTư nói mọi việc ở đó nhẹ nhàng hơn, không nghiêm trọng như báo chí và các 4R đánh giá. Tuy nhiên cũng như Anjiguru và tớ đã nói ở trên, chắc là nhờ có Tuổi trẻ và các đồng nghiệp, các độc giả của NNT can thiệp kịp thời nên mọi việc diễn ra không quá tệ. Thôi dù sao cũng mừng cho NNT, không đến nỗi bị tơi tả bầm dập vì mấy ông tuyên huấn đầu đất.
    Chỉ hy vọng NNT không vì vậy mà ngã lòng, và biết đâu, NNT lại trở thành nổi tiếng hơn nhiều sau vụ này và sách CDBT sẽ bán chạy hơn nhiều so với trước.
  2. DinosTrung

    DinosTrung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/03/2006
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0
    Tôi chưa đọc hết những tác phẩm của chị Tư, nhưng thấy lạ kì ở chỗ, nếu mấy cái ông quản lí văn học nghệ thuật của Cà Mau cũng như một vài vị khác cấp cao hơn không bằng lòng với tác phẩm CĐBT thì phải có biện pháp mạnh tay hơn chứ "kiểm điểm, phê phán" mà ngoài cửa hàng sách vẫn bán đầy thì có phải chuyện nực cười không ? Tưởng, nếu như CĐBT có vấn đề thì phải đến ngay ban tư tưởng VHTW sẽ đụng tay đến chứ sao lại chỉ có cấp địa phương ?
    Một điều nữa, nếu như là "quản lý về tư tưởng" thì đâu chỉ có thể là trong các tác phẩm VHVN, những tác phẩm khác của nước ngoài với nhiều nội dung thật "máu" thì nó không ảnh hưởng à ?
    Con gái ông cựu chiến binh bị tát đang là học sinh, liệu đã đọc Búp Bê BK chưa nhỉ ? Và nếu khen hay nữa thì chắc bị đuổi khỏi nhà chăng ? Và nếu có tinh thần "định hướng tư tưởng" tốt cho giới trẻ thì động đến những tác phẩm như thế cần phải báo ngay cho bác Điềm, để ban ngành còn làm thịt chúng, chứ sao cho xuất bản kinh thế hả giời ?! Phải chăng các đồng chí đó nghĩ, cho anh em giới trẻ đọc các tác phẩm đó để biết mấy chế độ của họ, tư tưởng, xã hội của họ là xấu xa ? Và chúng ta chỉ cần nói về việc "những thành tựu của Đảng và chính quyền tốt quá !" thì thiên hạ sẽ cho chúng ta là ngon ?
    Chị Tư bảo ở đó chị không bị "ép" lắm, có lẽ cũng là do dư luận báo chí nên tiếng ác quá, nếu không được như vậy mấy thằng cha kia liệu có buông tha không ?
    Một điều chắc chắn chị Tư sẽ vui vẻ: chị đang nổi tiếng hơn và CĐBT sẽ bán chạy hơn !
    Chỉ cần chị Tư dũng cảm, mọi người sẽ sát cánh cùng chị.
  3. mabun

    mabun Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2005
    Bài viết:
    1.036
    Đã được thích:
    1
    Liệu trong những người đang lên tiếng mạnh miệng kia được bao nhiêu người đã đọc tác phẩm của NNT, mấy người đã từng sống tại miền Tây dù chỉ 1 ngày . Chỉ e vàng thau lẫn lộn mà thôi.
  4. vodanhkhach12002

    vodanhkhach12002 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/08/2005
    Bài viết:
    77
    Đã được thích:
    0
    "....Với Cánh đồng bất tận (CĐBT), tôi không tham gia ?omổ moi? vì nó là một tác phẩm mang một vóc dáng hình hài riêng biệt. Hãy bình tâm lặng ngắm nó, và ngấm dần những mặt phải, mặt trái, cái hay, cái chưa hay ở đó toát ra. Việc ?otrích?, ?ocắt? xưa nay vốn thường gây oan gia cho nhiều người.
    Với tôi CĐBT rất hiện thực, không một chút hoang tưởng. Những sự việc, những con người, đã có? Chưa có? Nhưng vẫn có thể có. Tôi hiểu Nguyễn Ngọc Tư đã trút tâm huyết và gửi gắm vào đấy những hi vọng định hướng rất tích cực. Văn học phê phán cũng có nhiều cách khen chê, hà cớ gì cứ phải khuôn ép theo một kiểu..."
    "...Nam Cao đã từng viết: ?oChao ôi! Nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than, vang dội lên mạnh mẽ trong lòng? ..."
    Chị đã làm được như thế. Chúng ta chờ đợi ở chị những sáng tác mới như Ngọn đèn không tắt, như Cánh đồng bất tận, Chị Tư à!
  5. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Một bài viết hay bên TL của nick Việt Mây, khuân về cho thêm phong phú.
    Tôi xin góp ý kiến với tư cách một bạn đọc yêu mến những cây bút trẻ, đặc biệt những cây viết trung thực, sáng tạo, có các tác phẩm nhân văn và truyền được nhiệt huyết, lay động tâm hồn người đọc. Với tôi, Nguyễn Ngọc Tư (NNT) là một trong số ít nhà văn trẻ có khả năng đó. Tôi viết bài này với mong muốn góp một tiếng nói để những cây bút trẻ đang viết, và sẽ viết bằng vốn sống, chân tình, nhân hậu như NNT vẫn vững bước tự tin để vẫn có những Cánh đồng bất tận, tình người bất tận, để độc giả vẫn tiếp tục được đọc các tác phẩm hay, chân thực, nhân văn. Với NNT tôi không cần phải lo lắng đến vậy. Một tâm hồn tha thiết, yêu thương như văn của chị, tôi hoàn toàn tin chị vững vàng và sẽ tiếp tục con đường đường chị đã chọn, dù giờ đây có lẽ thêm chút chông gai.
    Công luận cần một câu trả lời nhất quán trong nhận định của các cơ quan chức năng về tác phẩm CDBT
    Xin được đề cập tới 3 phản hồi từ đại diện các cơ quan chức năng từ Cà Mau: Ban Tuyên giáo Tỉnh Uỷ Cà Mau: ông Dương Việt Thắng- Trưởng ban; Sở Văn Hoá Cà Mau : Ông Vưu Nghị Lực, Phó Giám đốc; Hội Văn học Nghệ thuật Cà Mau: ông Nguyễn Văn Thanh- Chủ tịch, Ông Hoàng Thêm - Phó chủ Tịch Thường trực, Ông Lê Đình Trường ?" Phó Chủ tịch đăng tải trên Tuổi trẻ gần đây.
    Theo ông Thắng, Ban Tuyên Giáo dù đã có ?ođề nghị có ý kiến về các mặt tích cực, hạn chế và đề nghị hội VHNT kiểm điểm tác giả? nhưng ông vẫn cho rằng ?ophải chờ ý kiến của các nhà phê bình văn học?. Cá nhân tôi khi đọc bài phỏng vấn ông Thắng cảm nhận thấy rõ rằng Ban Tuyên giáo vẫn còn lừng khừng và bối rối trong việc nhận định tư tưởng của NNT. Và việc dẫn tới đề nghị kiểm điểm phần lớn xuất phát từ một số phản hồi của độc giả đề cập tới tính tiêu cực trong CDBT. Nếu Ban Tuyên giáo tự tin thấy CDBT ?~có vấn đề?T thì chắc chẳng phải chờ đến giờ phút này mới xem xét lại tác phẩm.
    (Ông Vưu Nghị Lực cần một lời giải thích rõ ràng hơn cho bài viết bài viết ngày 14.12.2005 )
    Bài của ông Vưu Nghị Lực, Phó Giám đốc Sở Văn hoá Cà Mau thì xin thưa, cảm nhận của tôi là bài viết của một người rất thiếu văn hoá, chỉ xét riêng trên góc độ bình luận của một người đọc với một tác phẩm văn học. Nếu bài viết của ông, một Thạc sỹ với vị thế là một Phó Giám đốc Sở Văn hoá Cà Mau khi bình luận về CDBT mà ông viết rằng NNT ?ophỉ nhổ vào cánh đồng ấy tàn tệ? ?otất cả đều dâm ô?; ?o cô chửi vào họ một cách không thương tiếc?; ?omột cánh đồng bệnh hoạn về nhân cách?; rằng NNT ?oxua đuổi, bôi tro trát trấu lên phận nghèo, chửi mắng bọn ngu dốt dân mình, bắt nhân vật mình ai cũng đê hèn?; và gọi CDBT là ?ođứa con bệnh hoạn? ... thì tôi thực sự không thể hiểu được mục đích bài viết của ông là gì.
    Ông Vưu Nghị Lực lấy vai trò của một Phó Giám đốc Sở Văn hoá góp ý, mong NNT thay đổi lối viết? không thể, vì nếu thế câu kết nó phải ?~mở?T hơn nhiều thay vì một dự đoán ?~chẳng còn lối thoát?T khẳng định về tương lai của NNT ?oTôi biết Nguyễn Ngọc Tư hiện đang ở Hội Văn học-Nghệ thuật tỉnh Cà Mau, nhưng qua Cánh đồng bất tận cô đã bắt đầu lưu vong, lưu vong với chính văn nghiệp của mình?. Ông viết câu này với tư cách một Phó Giám đốc Sở văn hoá, cơ quan quản lý Hội VHNT Cà Mau, nơi NNT đang công tác, vậy phải chăng ông ám chỉ ?ovăn nghiệp? của NNT tới đây coi như hết? Nếu viết tiếp như CDBT thì NNT không còn nơi dung thân nơi quê hương cô Cà Mau?. Vì trách nhiệm trong lời nói, mong ông làm rõ với độc giả. Vì nếu các nhà văn hiện nay, và những nhà văn tương lai viết như NNT đều có nguy cơ phải ?~lưu vong?T khi viết như CDBT do những người đại diện của Sở Văn hoá, cơ quan ban ngành đại diện có quyền kiểm duyệt các tác phẩm văn học trước khi xuất bản. Với lối ?~chặn họng?T kiểu này, tôi vô cùng lo ngại rằng, độc giả và nền văn học nước nhà sẽ mất đi những tài năng trẻ đang có và sẽ có. Ông Lực viết ?otôi xin thay mặt 80% nông dân lam lũ mà trong đó có cha mẹ ông bà tôi, cha mẹ ông bà của các bạn hãy vị tình mà bỏ hai chữ ?ocánh đồng đi. Nên thay vào đó là ?ovũng lầy bất tận?. Xin thưa, ông có thể dùng vị trí quyền hạn Phó Giám đốc để thay mặt các thành viên trong đó đề đề nghị (mà cái này tôi cũng không dám chắc), chứ ông không thể thay mặt được người dân đâu ông. Ông lấy tư cách gì mà đại diện ở đây?
    Tới Hội VH-NT Cà Mau, ông Nguyễn Thanh trấn an đồng nghiệp ?otôi có nói anh em mình bình tĩnh trước vấn đề này?. Và ông Hoàng Thêm cho biết ?ohôm làm việc với lãnh đạo Ban tuyên giáo thì những nhận xét về CDBT là theo cá nhân chứ không phải là ý kiến chính thống?.
    Xem ra nội bộ các cơ quan chức năng chưa có sự thống nhất trong nhận định về tác phẩm CDBT. Sở Văn Hoá Cà Mau, ắt hẳn đã phải phê duyệt CDBT kỹ càng trước khi phát hành, vậy cớ sao vị Phó Giám đốc Sở VH Cà Mau còn nêu ý kiến bất bình như vậy? Sự việc đã đưa ra trước công luận và bạn đọc cả nước, thiết nghĩ trách nhiệm của các cơ quan chức năng là cần phải đưa ra câu trả lời nhất quán và chính thống để sự việc được rõ ràng với nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, với giới nhà văn, và với độc giả cả nước.
    Được hoangvan09 sửa chữa / chuyển vào 14:29 ngày 12/04/2006
  6. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Văn học không phải thuốc bắc
    Bằng hình tượng văn học CĐBT của Nguyễn Ngọc Tư đã viết về một mảng tối còn hoang sơ của đồng bằng. Đánh tiếng chuông cảnh báo. Nếu bảo rằng phải có cả cái tốt, cái xấu cho ?ocân bằng? trong một tác phẩm thì văn học đâu phải thuốc bắc mà cần đủ vị! Cụ Đồ Chiểu đã từng viết ?oVì chưng hay ghét cũng là hay thương? cơ mà!
    Còn bảo rằng Nguyễn Ngọc Tư với CĐBT là dâm ô thì mới sáng sớm, sau khi đọc xong báo Tuổi Trẻ số ra ngày 8-4-2006, nhạc sĩ Tô Hải (giải thưởng nhà nước) đã gọi đến cho tôi nói như quát trong điện thoại: bảo Nguyễn Ngọc Tư là dâm ô thì nữ sĩ Hồ Xuân Hương, văn hào Marquez cũng là dâm ô sao?! Cũng không nên đòi kiểm chứng một truyện ngắn như đọc một bài báo để phán xét có người nào đã tự vẫn sau dịch cúm gia cầm như người ta đã nêu khi đọc CĐBT.
    Tôi đã để cả đời cầm bút, đã in trên 10 đầu sách, chủ yếu viết về đồng bằng Nam bộ... mà chẳng ra sao! Quãng đời còn lại chỉ ước ao viết được một trang hay, đậm đặc ngôn ngữ chất Nam bộ như Nguyễn Ngọc Tư mà thôi. Nhưng đó chỉ là ước ao, chắc gì đã làm nổi!
    LÊ PHÚ KHẢI (nhà báo)
  7. vodanhkhach12002

    vodanhkhach12002 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/08/2005
    Bài viết:
    77
    Đã được thích:
    0
    Đối thoại với Cánh đồng bất tận
    Nhà văn Hữu Thỉnh - chủ tịch Hội Nhà văn VN:
    Người đọc ?obắt được sóng? của trái tim và tài năng...
    TT - Nhà văn Hữu Thỉnh - chủ tịch Hội Nhà văn VN, cũng chính là tổng biên tập báo Văn Nghệ - người đã quyết định đăng tải Cánh đồng bất tận (CĐBT) lần đầu tiên trên tuần báo Văn Nghệ của Hội Nhà văn VN tháng 9-2005.
    Ông nói với Tuổi Trẻ về những cảm nhận của mình khi đọc và quyết định cho in tác phẩm này với tư cách người đọc, tổng biên tập, chủ tịch hội và đặc biệt với tư cách một đồng nghiệp.
    * Ông có thể chia sẻ cảm xúc của mình khi lần đầu tiên đọc và quyết định cho đăng CĐBT?
    - Khi lần đầu tiên nhận được bản thảo này tôi đã rất vui mừng, vui mừng vì vẫn biết Tư còn trẻ, có tài, viết hay (trước đó Tư vừa được kết nạp vào hội và là hội viên trẻ nhất). Nhưng những cái hay của Tư vẫn là những cái hay xinh xẻo, mỏng manh (tôi cũng từng trao đổi thẳng với cô những nhận xét này tại hội thảo văn học đồng bằng sông Cửu Long năm ngoái).
    Và chúng tôi rất mừng vì đọc thấy ở CĐBT sự đột phá của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư. Đột phá về bút pháp, về dung lượng cuộc sống trong tác phẩm. Đúng là một truyện ngắn ?obề thế?. Báo Văn Nghệ chưa từng có tiền lệ đăng một truyện ngắn ba kỳ báo (mỗi kỳ tới 6.000 chữ). Nhưng tôi đã quyết định đăng và kỳ 1 vừa ra, bạn đọc đã tới tấp gọi điện về chúc mừng đợi kỳ 2. Đã lâu lắm tờ báo của Hội Nhà văn mới có được một truyện ngắn dài đến thế mà xem xong người đọc vẫn thấy ?othòm thèm?.
    * Với tư cách một nhà văn, điều gì ở CĐBT thuyết phục ông đến thế?
    - Thứ nhất, đó là không khí của tác phẩm: cuộc sống Nam bộ, hơi thở Nam bộ, nhân vật Nam bộ, ngôn ngữ Nam bộ thấm đẫm nồng nàn trong ?ocánh đồng...?. Đó là điều mà Nguyễn Ngọc Tư rất giỏi trong các truyện trước đây và càng khẳng định bản sắc và bản lĩnh của mình vượt trội trong tác phẩm này. Cô ấy đã tiến thêm một bước về nghề là xây dựng được những nhân vật đa diện, nhiều góc cạnh và xây dựng được bối cảnh của câu chuyện rất Nam bộ: bồ lúa, khoang thuyền, túp lều, cánh đồng...
    Quan trọng hơn, cánh đồng của Tư chuyển tải được nhiều thông điệp nghệ thuật sâu sắc hàm chứa dưới nhiều tầng nghĩa khác nhau: người cha trong câu chuyện này bị một lần phản bội, ông ta say sưa trả thù người vợ cũ bằng cách yêu nhanh, chiếm đoạt nhanh và bội bạc càng nhanh hơn bất kỳ người phụ nữ nào ông gặp trên con đường phiêu bạt của mình mà quên mất hai đứa con, tài sản quí báu nhất, nhân loại bé nhỏ ngay trong khoang thuyền của mình.
    Cho nên ông đã phải trả giá quá đắt. Thông điệp của Tư ở đây là con người sống phải biết khoan dung và tha thứ. Chỉ có lấy ân báo oán thì con người mới có thể nguôi ngoai được lòng thù hận và nỗi đau, nhờ đó, người sẽ người hơn, sẽ lớn lên. Ông bà mình đã dạy thế, và Tư đã chuyển tải thông điệp đó một cách tài tình, đau đớn. Đây là một truyện ngắn giàu tính nhân văn.
    Một thông điệp nữa của Tư là lời cảnh báo về vấn đề gia đình, vấn đề trẻ em trong toàn xã hội: muốn xây dựng một môi trường đạo đức xã hội lành mạnh thì trước hết phải xây dựng môi trường đạo đức ngay trong gia đình mình. Gia đình trong ?ocánh đồng...? là một gia đình tan vỡ vì cả cha lẫn mẹ đã quay lưng lại với con cái. Theo tôi, Tư đã nêu lên một vấn đề bức xúc và cấp bách nhất hiện nay. Thật ra, nếu đọc thật kỹ CĐBT sẽ thấy điều đó cấp bách không kém đại dịch cúm gia cầm đâu.
    Và đáng yêu nhất là tất cả những thông điệp ấy được Tư viết thật giản dị, tự nhiên mà vẫn nồng nhiệt, day dứt. Phải yêu mảnh đất, thiên nhiên, con người ở vùng đất ấy mãnh liệt đến như thế nào mới có thể viết được như Nguyễn Ngọc Tư.
    * Và bây giờ, với tất cả những ?otai nạn? mà Tư đang gặp phải, ông muốn nói gì, thưa ông?
    - Bằng những gì tôi biết, câu chuyện xung quanh CĐBT chưa đến mức vấn nạn. Nhưng tôi muốn nói về cách ứng xử của xã hội, thứ nhất là với tác phẩm văn học nghệ thuật, thứ hai là với tài năng.
    Đây là một truyện ngắn, không phải bài báo hay bút ký, không có luật nào buộc nó phải đúng sự thật 100%. ở đây tác giả có quyền hư cấu, có quyền sáng tạo nên một không gian nghệ thuật riêng của mình. Trong văn học, quyền sáng tạo, trí tưởng tượng của nhà văn phải được tôn trọng một cách tối đa.
    Và Tư đã làm điều đó rất tuyệt vời. Không thể đem tác phẩm mà đối chiếu với hiện thực được. Chúng ta thậm chí đã làm quen với văn học viễn tưởng, giả tưởng từ lâu rồi cơ mà. Vấn đề là tác phẩm ấy đem đến cho bạn đọc cái gì?
    Cũng không thể từ cảm nhận của ai đó mà nói Tư không tôn trọng phụ nữ hay xúc phạm đời sống Nam bộ. Hãy nhớ xem, tác giả đã xót xa những nhân vật nữ của mình như thế nào, từ người mẹ, những người tình của cha đến bản thân cô con gái. Và có ai đọc xong mà lại có thể không nhận thấy tình yêu của cô với mảnh đất quê hương. Không yêu mà viết như vậy được sao?
    Cũng nên chú ý đến một điều nữa là cái lý của người đọc. Nếu trong kinh tế điều quan trọng nhất là ?okhách hàng luôn luôn đúng?, thì trong nghệ thuật cái lý của người đọc, người nghe , người xem có lẽ cũng phải cần được tôn trọng đúng mức hơn. Hàng chục vạn người đã mua sách, đã đọc (nhất là sau khi CĐBT được đăng tải dài kỳ trên Tuổi Trẻ) và cùng rưng rưng với ?ocánh đồng...?.
    Họ là ai? Là anh kỹ sư, chị bác sĩ, cụ hưu trí, chàng sinh viên, là các nhà văn, nhà báo, viên chức, các nghệ sĩ, nhà hoạt động xã hội, họ đâu có ?okém văn hóa? hơn ai? Và tất cả họ cùng ?obắt được sóng? từ trái tim và tài năng của Nguyễn Ngọc Tư. Chúng ta có quyền tin vào ?ocái lý? của họ chứ. Nói vậy không có nghĩa CĐBT không có tì vết gì. Có thể có đấy. Với những chỗ tay nghề chưa cao, xử lý chưa nhuyễn các chi tiết nghệ thuật thì qua thảo luận, góp ý một cách chân tình ấm áp, tôi chắc Tư sẽ nhận ra và sẽ tiếp tục lớn lên.
    Điều cuối cùng tôi muốn nói là cách chúng ta ứng xử với tài năng. Nguyễn Ngọc Tư là một tài năng. Cô ấy không còn là người của một vùng đất Cà Mau cụ thể nữa. Cô ấy là tài sản quốc gia, là của VN. Mà tài năng thì ở đâu cũng vậy, chỉ có thể phát triển nếu được sự phát hiện, nâng niu, bồi dưỡng, vun đắp của toàn xã hội.
    Cảm ơn vùng đất Cà Mau đã sản sinh ra cô gái bé nhỏ, hiền lành, đôn hậu Nguyễn Ngọc Tư với những trang viết làm lay động trái tim hàng triệu con người. Và bây giờ là lúc xã hội cần tỏ rõ sự tôn trọng tài năng của mình.
    * Xin chân thành cảm ơn ông.
    Thứ Tư, 12/04/2006, 05:54 (GMT+7)
  8. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    From VNexpress:
    Chia sẻ cùng Nguyễn Ngọc Tư và ''Cánh đồng bất tận''
    "Với ''Cánh đồng bất tận'', Nguyễn Ngọc Tư đã có sự bứt phá rất ngoạn mục, tự vượt lên chính mình và tạo nên những bất ngờ thú vị cho giới nhà văn", Chủ tịch Hội Nhà văn VN Hữu Thỉnh nhận xét trong cuộc trao đổi cùng nhà văn Trung Trung Đỉnh và Chu Lai về tác phẩm của nữ nhà văn trẻ đang bị yêu cầu kiểm điểm.
    - Đánh giá của các ông về truyện ngắn "Cánh đồng bất tận" của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư?
    Nguyễn Ngọc Tư trong một quán cà phê trên đường Phan Ngọc Hiển, Cà Mau chiều 9/4. Ảnh: Nguyễn Công Thành (Tuổi trẻ).
    Nguyễn Ngọc Tư trong một quán cà phê trên đường Phan Ngọc Hiển, Cà Mau chiều 9/4. Ảnh: Nguyễn Công Thành (Tuổi Trẻ).
    - Hữu Thỉnh: Truyện ngắn Cánh đồng bất tận in trên báo Văn Nghệ vào tháng 9/2005 và được chọn là 1 trong 10 truyện ngắn hay của báo Văn Nghệ 2005 với số phiếu cao nhất. Điều này cũng phù hợp với những đánh giá của dư luận về tác phẩm này.
    Nguyễn Ngọc Tư khiến cho người đọc phải xót xa vì sự tan vỡ của một gia đình bé nhỏ trên cánh đồng bất tận là cuộc đời rộng mênh mông. Cánh đồng ở đây là cuộc đời, là cõi nhân gian bất tận những vui buồn, hạnh phúc và hy vọng của kiếp người. Sự tan vỡ của gia đình bé nhỏ trong tác phẩm này là tất yếu sau sai lầm của người mẹ và sự mê đắm vào việc trả thù của người cha. Hai nhân vật đứa trẻ trong tác phẩm như là những nạn nhân, lớn lên tự nhiên như đàn vịt, thiếu thốn sự quan tâm và những cử chỉ trìu mến của người thân. Điều đó đã lay động trái tim hàng nghìn độc giả.
    Trong cuộc sống, ai cũng có thể gặp sai lầm. Nguyễn Ngọc Tư đã đặt ra vấn đề về cách cứu vớt, về hậu quả của việc lấy cái ác để trả ác. Tác phẩm đưa ra thông điệp, trước lỗi lầm, người ta chỉ có thể cứu vớt được bằng sự khoan dung, tha thứ, lấy ân trả oán?
    Từ câu chuyện về gia đình và cách ứng xử của con người, Nguyễn Ngọc Tư miêu tả sự đau đớn, vật vã của kiếp người bằng tất cả tình yêu thương con người. Dòng chảy của chủ nghĩa nhân văn này đã có sức cuốn hút sâu sắc đến bạn đọc mọi tầng lớp. Tác phẩm phải có được những giá trị nhất định thì mới được bạn đọc yêu mến đến như thế chứ.
    - Trung Trung Đỉnh: Chị Dạ Ngân đưa truyện của Tư cho tôi, không có phiếu biên tập, không bình luận, chỉ bảo truyện của Nguyễn Ngọc Tư gởi ra. Tôi để cả tuần mới đọc (vì quan liêu mà). Rất lâu tôi mới đọc được một truyện hay và gây cho mình nhiều suy nghĩ đến thế. Trước Cánh đồng bất tận tôi đã biết Nguyễn Ngọc Tư, nhưng phải nói thật, đến khi đọc xong Cánh đồng bất tận, tôi mới ngả mũ! Tôi đã e-mail, nhắn tin và cả điện thoại cho nhiều bạn bè báo tin có cái truyện hay in ba kỳ trên Văn Nghệ, nên đọc. Nhiều người nghi ngờ không tin Văn Nghệ lại có truyện hay mà đăng được. Tôi bảo cứ đọc đi. Một số bạn tôi khen. Một số bạn tôi im lặng. Một số bạn tôi chê. Nhưng không thấy ai phản đối. Tôi nhớ tôi có e-mail (hoặc điện thoại) cho Tư rằng tôi không sửa hay nói văn hoa là không biên tập một chữ, mặc dù cái kết theo tôi là hơi nhẹ. (Chả hiểu lúc ấy đọc xong truyện của Nguyễn Ngọc Tư bị kích thích hay sao mà cái máu giang hồ nổi lên, khiến tôi lại cho là nhẹ!). Bây giờ đọc lại vẫn thấy hay. Nguyễn Ngọc Tư là một người tài vì cô ta rất bình dị. (Tôi chưa một lần gặp - thật đáng tiếc thay).
    - Chu Lai: Tôi là người đã bỏ phiếu bầu Nguyễn Ngọc Tư vào Hội Nhà văn, bỏ phiếu ủng hộ cô trong nhiều giải thưởng. Nguyễn Ngọc Tư là một cây viết đặc biệt của miền Tây Nam Bộ, một tài năng văn học hiếm có hiện nay của Việt Nam. Sáng tác của cô đề cập đến những vấn đề chính thống với cái nhìn sâu sắc và đậm chất nhân văn chứ không câu khách, rẻ tiền.
    Cánh đồng bất tận viết về những con người Nam Bộ với tính cách đặc thù: chân thực, hồn nhiên, chất phác và bản năng. Cốt truyện mang tính chất cổ điển, không có gì mới nhưng tác giả viết bằng thứ ngôn ngữ và hơi văn lạ, tạo được sức rung chuyển thẩm mỹ. Cái hồn khí của truyện chứng tỏ nhà văn là người rất yêu vùng đất và con người miền Tây chứ không hề có gì là xúc phạm, bóp méo sự thật. Người miền Trung, miền Bắc đọc tác phẩm này sẽ cảm thấy yêu mến mảnh đất Cà Mau hơn.
    - Ông nghĩ sao trước việc nhà văn Nguyễn Ngọc Tư bị kiểm điểm về nội dung ?oCánh đồng bất tận??
    - Hữu Thỉnh: Đây là một tác phẩm văn chương, chứ không phải là bút ký hay phóng sự. Tác giả hoàn toàn có quyền hư cấu, sáng tạo nhằm chuyển tải tốt nhất thông điệp nghệ thuật đến người đọc. Đảng và Nhà nước hoàn toàn tôn trọng quyền tự do sáng tạo của người nghệ sĩ. Đây chỉ là vấn đề ứng xử với một tác phẩm văn chương. Tất nhiên, tác phẩm còn có những chỗ bất cập, non nớt bởi nó là một truyện ngắn vạm vỡ của một tác giả còn rất trẻ, vì vậy cũng rất cần sự chỉ bảo, góp ý chân tình, đầm ấm. Nguyễn Ngọc Tư là người tha thiết yêu quê hương, không lý gì cô lại có ý xúc phạm đến quê hương và những người dân xung quanh mình.
    Thực ra, vì yêu mến Nguyễn Ngọc Tư mà dư luận đã quá ồn ã trước sự việc này. Ban tuyên giáo tỉnh ủy Cà Mau chỉ mới yêu cầu chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh gặp gỡ, kiểm điểm chứ chưa có quyết định nào gay gắt cả. Tôi đã gọi điện cho Nguyễn Ngọc Tư, cô vẫn vui vẻ và cho biết, mọi chuyện diễn ra nhẹ nhàng chứ không có gì nặng nề như bạn đọc lo lắng.
    - Trung Trung Đỉnh: Bình thường! Vì họ là cơ quan lãnh đạo tư tưởng cho cả một địa phương, họ có quyền kiểm điểm ai (trong địa phương đó) thì kiểm điểm. Kiểm điểm cho ra đúng sai để rút kinh nghiệm thôi mà! Tôi nghĩ ở đâu cũng có người hay kẻ dở, kẻ khen người chê. Nhỡ trong Ban tuyên giáo có người khen cô Tư thì sao? Nhỡ ông trưởng ban tuyên giáo chê mà ông Bí thư tỉnh uỷ lại khen thì sao? Tôi thấy bây giờ mà đem kiểm điểm ông Nam Cao viết Chí Phèo tả người Việt mình xấu xí thế thì cũng ra khối vấn đề đấy!
    - Chu Lai: Tôi cho rằng, thưởng thức một tác phẩm văn học có nghĩa là phải hòa tâm hồn mình vào đó chứ không nên quá tỉnh táo soi xét từng câu chữ. Tác phẩm văn học không phải là một dự án, một nghị quyết. Chính vì thế, nếu đọc Cánh đồng bất tận, hãy nhìn vào cách cảm, cách nghĩ và ý nghĩa khái quát của tác phẩm.
    - Ông chia sẻ điều gì với nhà văn Nguyễn Ngọc Tư sau sự việc này?
    - Trung Trung Đỉnh: Tôi có quyền khen. Bạn có quyền chê. Văn chương muôn thuở đứng giữa hai luồng dư luận khen chê. Thế mới khoái chứ? Nhưng nếu đem nhau ra kiểm điểm rồi quy chụp nhau thế này thế nọ thì không còn là khen chê. Tôi tin Nguyễn Ngọc Tư còn viết được nhiều truyện hay hơn thế nữa, vì đọc truyện của cô ấy tôi thấy cô ấy là người rất có tính cách, rất có bản lĩnh, không dễ nghe lời ai mắng mỏ hay kiểm điểm đâu.
    - Chu Lai: Tôi mong Tư hãy bình tĩnh. Một tác phẩm ra đời nếu chỉ bị người ta chê, đương nhiên là thất bại; nếu rơi vào im lặng cũng là thất bại. Chuyện khen chê của dư luận đối với đứa con tinh thần của mình là điều bình thường. Thời gian và người đọc sẽ thẩm định tất cả. Mà tôi tin Cánh đồng bất tận sẽ còn sống rất lâu vì nó chạm đến những vấn đề rất sâu xa của con người.
    - Hữu Thỉnh: Một tác phẩm ra đời có người khen, người chê là chuyện bình thường, vấn đề là chúng ta phải biết gạn đục khơi trong, chọn ra những ý kiến có giá trị.
    Hội Nhà văn chúng tôi cũng đã có kế hoạch giúp đỡ Tư. Sắp tới chúng tôi sẽ mời cô tham gia hội nghị Những người viết văn trẻ xuất sắc tại Hội An. Chúng tôi cũng đặt vấn đề với tỉnh cho Tư đi học lớp bồi dưỡng tại Hà Nội.
    Hà Linh
  9. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Đứng ở đâu để nhìn những cây bút trẻ
    TTO - ?o Thấm đẫm tình người?. Đó là một trong nhiều nhận xét của tôi và bạn bè của tôi khi đọc ?o Cánh đồng bất tận? của Nguyễn Ngọc Tư - nhà văn trẻ miệt đồng Nam Bộ.
    Trong những câu chuyện kể dài về những mảnh đời sống lăn lộn ở vùng châu thổ Cửu Long của người nông dân, Nguyễn Ngọc Tư đã lột tả hết chất nhân văn trong từng số phận.
    Vì thế, bất ngờ thay khi có những người nhân danh cho 80% nông dân Việt Nam để gắn cho tác phẩm ?o Cánh đồng bất tận? là ?oVũng lầy bất tận? và lên tiếng ủng hộ ý kiến cho rằng Nguyễn Ngọc Tư là *********!
    Là người cầm bút, tôi hiểu rằng Nguyễn Ngọc Tư đã đi rất nhiều, thấy rất nhiều và thao thức rất nhiều với những mảnh đời bất hạnh, kém may mắn. Trong từng con chữ của Nguyễn Ngọc Tư, hiện thực ứa máu đã hiện ra với những mảng màu tối sáng. Nếu coi là những điểm tối thì đó là sự lầm than, cơ cực của những người nông dân trong truyện được phản ảnh khá rõ nét. Còn soi rọi vào trong mỗi nhân vật thì hoàn toàn thấy lung linh những điểm sáng của nỗi đau đời, của sự cưu mang và lòng nhân ái khi nghĩ về nhau.
    Chỉ có những ai đó đứng ở ?otầm cao? của địa vị, ở sự ?osung mãn? về quyền lực và luôn có quyền phán xét số phận của một con người, số phận của một tác phẩm mới có cái nhìn như thế!
    Nông dân và cánh đồng. Đây là một đề tài bất tận. Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Ngọc Tư luôn từ chối nơi phồn hoa đô hội để sống cùng với những người nông dân. Mảnh đất của chị chính là ở vệt đỏ của phù sa châu thổ, là những cánh đồng và hàng bao nhiêu con người phải vật lộn với từng thước đất để mưu sinh?
    Tôi cũng tự hỏi, đã bao lâu rồi, những người cầm bút trẻ của đồng bằng Nam Bộ mới có một tác phẩm hay như thế về đời sống của nông dân. Lẽ ra đây là điều đáng trân trọng. Phải chăng phải là một tác phẩm ?otô hồng?, dễ dãi mới được sẳn sàng được các quan chức đón nhận? Ở khía cạnh này, tôi nghĩ là Nguyễn Ngọc Tư đã gây ?o sốc? nặng cho những vị có quyền lực ở xứ dất mũi Cà Mau. Nên chi, họ đã ra tay ?o dẹp loạn?!
    Trước đây, đồng bằng Bắc bộ hiện lên trong ?o Mảnh đất lắm người nhiều ma? của Nguyễn Khắc Trường, ?o Thời Xa Vắng? của Lê Lựu, Những truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp và thiên bút ký nổi tiếng ?o Cái đêm hôm ấy, đêm gì?? của nhà giáo quá cố Phùng Gia Lộc đã cho ta những cái nhìn về kiếp sống bi thương của người nông dân. Chính vì những lời cảnh tỉnh sắc sảo và thấm đẫm nỗi đau đó mà các nhà văn đã có những tác động không nhỏ trong quá trình đổi mới của nước ta.
    Nói lên nỗi đau của nông dân để cảnh tỉnh và để những người lãnh đạo có sự thay đổi tốt đẹp hơn cho đời sống của nông dân, phải chăng dó là sự *********, là sự xa rời thực tế? Bổn phận và trách nhiệm của những người lãnh đạo là phải thấy được nỗi khổ của nông dân, xót xa và thao thức với đời sống còn gian nan, cơ cực, lạc hậu của nông dân.Chứ không phải là tìm cách bưng bít, chụp mũ những người cầm bút dũng cảm. Nhất là đối với những cây bút trẻ thì lại càng được trân trọng, quý mến.
    Tôi đã từng có một người bạn là nhà thơ N.T.Đ (nay đã mất) bị kiểm điểm vì cho in một tập thơ có tựa đề là ?o Khúc hát tình tang?. Anh đã từng viết rằng :
    ?oDẫu tôi yêu hoa hồng, hôn nhành viôlet
    Đọc thơ Puskin và cầm tay người đẹp
    Tôi vẫn là mugic của làng tôi
    Nơi hạt lúa mùa chiêm mở cánh mặt trời? (Mugic).
    Trong tập thơ này, anh có một bài thơ có tựa đề ?o Khi chúng tôi trẻ? viết về những nhọc nhằn trong nhận thức thực tại của giới trẻ khi cầm bút. Anh đã viết rất hay rằng :
    ?o Tôi lớn lên thiếu vắng những câu Kiều
    Những cánh cò cũng hoá thành chuyện cổ
    Những cô Tấm bỏ làng ùa lên phố
    Cởi áo trúc bâu để đổi mốt rin-bò
    Những Lục Vân Tiên bị bọn võ mồm vỗ mặt
    Cứ câm câm điếc điếc ngơ ngơ? .
    Và 4 câu kết :
    ?o Chẳng cần hơi thở của lừa và máng cỏ
    Tôi sinh ra chỉ để làm người
    Cảm ơn ngàn lần một bản tin nhắn tìm mồ liệt sĩ
    Gợi nhớ về nguồn cội của tôi?.
    Thế mà, với những vần thơ đau đáu như thế, Đ. cũng bị yêu cầu kiểm điểm. Đ. không hiểu mình bị kiểm điểm vì lẽ gì cho đến lúc mất. Tôi cũng đọc rất kỹ nhiều lần tập thơ nhưng cũng không tìm ra lý do để biết Đ. kiểm điểm vì lẽ gì.
    Kể câu chuyện này, tôi muốn nói rằng với Nguyễn Ngọc Tư cũng thế. Họ, những người trẻ cầm bút luôn luôn trăn trở với thực tại. Họ ghi nhận thực tại và muốn gióng lên một tiếng cảnh tỉnh cho lương tri của xã hội. Hà cớ gì lại bị kiểm điểm?
    TRẦN THANH BÌNH
  10. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Phải chăng ?~Cánh đồng bất tận?T là tác phẩm ?~lọt lưới?T?
    (CAO) Sự kiện PMU18 đang được dư luận đặc biệt quan tâm thì ?~đột ngột?T Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư như một gáo nước lạnh khi Báo Tuổi Trẻ đăng đàn bài ?oCánh đồng bất tận không ********* nhưng...? khiến độc giả bàng hoàng, lo lắng và?
    Từ vụ án PMU18 bắt Thứ trưởng Nguyễn Việt Tiến (Ảnh VnExpress)
    Thật ra ''Cánh đồng bất tận'' trở thành cuốn sách văn học best seller không phải vì do lăng xê của báo chí mà vì lâu nay độc giả chưa tìm ra cuốn sách đúng nghĩa văn học có tác động đến chiều sâu tâm hồn để mà đọc mà nghiền ngẫm và thích thú và hơn nữa văn đàn Việt Nam có tiếng nói của công cuộc đổi mới 20 năm. Sự ?~quảng bá?T của báo chí là một phần tác động không nhỏ đến thị hiếu của người đọc nhưng người đọc mới là ?~ông chủ?T quyết định giá trị tác phẩm. Do vậy, khi Báo Văn Nghệ đăng dài kỳ truyện vừa ?~Cánh đồng bất tận?T thì ngay lập tức một số website như Evan, Tuổi Trẻ đăng lại và NXB Trẻ in thành sách. Ngay khi ấy dư luận đã có 90% (thống kê từ Báo Tuổi Trẻ) khen ngợi sự đột phá, đổi mới về phong cách của Nguyễn Ngọc Tư (CAO đã có bài viết ?oNgày đầu năm đọc ?~Cánh đồng bất tận?T với sức hút kỳ lạ? ngày 7-2-2006). Vậy thì một ?oBáo cáo ngày 27-3-2006 của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Cà Mau? đề nghị ?oHội Văn học nghệ thuật kiểm điểm phê phán tác giả một cách nghiêm khắc, rút kinh nghiệm khi viết, cần phải có thực tiễn cuộc sống, cái đẹp, cái tốt mà xã hội đang xây dựng và phát triển. Tất nhiên, cần phê phán cái chưa tốt, nhưng phải đúng hiện thực và có định hướng cho con người đến cái chân - thiện - mỹ? khi Báo Tuổi Trẻ số ra ngày thứ bảy 8-4 lập tức dư luận bất bình với ý kiến của cơ quan Tuyên giáo tỉnh Cà Mau ?" nơi tác giả Nguyễn Ngọc Tư đang sinh sống và làm việc.
    Hơn 400 thư từ, điện thoại, e-mail gởi về Báo Tuổi Trẻ (và tin rắng con nhiều hơn thế nữa-NV) bày tỏ sự đồng cảm, chia sẻ, động viên với tác giả cho thấy người đọc đã cảm thụ tác phẩm một cách nghiêm túc, sâu sắc mà trước đó đã có nhiều nhà phê bình viết bài. Vậy hà cớ chi ông Tuyên giáo lại đề nghị Hội VHNT Cà Mau ?~kiểm điểnm?T Nguyễn Ngọc Tư. Trong đó, ông Dương Việt Thắng, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Cà Mau cho rằng, dựa vào những ý kiến ?oCó độc giả Việt kiều và cả các nhà nghiên cứu phê bình văn học cho rằng đây là thứ văn chương *********, thậm chí là chống cộng; tục tĩu dâm ô; chống lại chủ trương của Đảng và Nhà nước. Chủ yếu là chị em phụ nữ, tại vì họ giận!?, rõ ràng hơi bị sốc cho dư luận.
    Vậy thì tác phẩm ?~có vấn đề?T nên tác giả mới bị ?~kiểm điểm?T dù đã khẳng định ?~không *********?T. Nếu quy ra trách nhiệm thì BBT Báo Văn Nghệ, BBT trang điện tử Evan (báo Điện tử VnExpress.net), Vannghesongcuulong.org; BBT Báo Tuổi Trẻ cho đến NXB Trẻ và cả Đài truyền hình VTV in thành báo, thành sách, giới thiệu? đã để ?~lọt lưới?T chăng (?!). Thậm chí Giám đốc Hãng phim Việt Nguyễn Phan Quang Bình và đoàn đại diện hãng phim vừa lặn lội về tận Cà Mau gặp gỡ nhà văn để mua bản quyền với giá 15 triệu đồng. Đến cả Đạo diễn sân khấu Minh Nguyệt vì mê văn Nguyễn Ngọc Tư mà chị đã chuyển thể ?~Cánh đồng bất tận?T thành kịch bản sân khấu chuẩn bị ra mắt.
    Khen chê trên mặt báo một tác phẩm mà tác giả đã hư cấu thành tác phẩm là việc công khai hóa trong lĩnh vực văn học nghệ thuật, đó là công việc lý luận phê bình thật sự dân chủ. Không thể vì một chuyện nọ kia mà vấy lên một vũng bùn để rổi gạn đục khơi trong.
    Sau
    ... đến vụ án văn học ''Cánh đống bất tận''
    20 năm đổi mới, một số tác phẩm như ?~Cù Lao Tràm?T của Nguyễn Mạnh Tuấn, ?~Nỗi buồn chiến tranh?T của Bảo Ninh? cho đến ?~Cánh đồng bất tận?T của Nguyễn Ngọc Tư, văn học đã phản ánh hiện thực, gắn liền với thực tế xã hội hơn. Người đọc tin vào các sáng tác mạnh mẽ, đi sâu khai thác vào các chủ đề cuộc sống khách quan, hiện thực dẫu phản ảnh hiện thực trong kinh tế cái thời quan liêu bao cấp đã qua, cuộc sống hậu chiến tranh hay đề cập đến tính dục? với cái quyền ?~hư cấu?T - một thủ pháp nghệ thuật mà bất cứ nhà văn nào nói riêng, người sáng tạo ra tác phẩm như nhạc sĩ, nhà thơ? đều sử dụng. Mà bắt tác phẩm văn học viết đúng thực tế thì con gì là văn chương nghệ thuật, con gì là phong cách sáng tác của mỗi nhà văn. Ô hay, chuyện tưởng nhỏ mà không nhỏ. Tác phẩm khi viết và ra mắt đến được tận tay bạn đọc là niềm vui lớn của người viết. Còn chờ đợi để lắng nghe các ý kiến phản hồi khen-chê để ?~rút kinh nghiệm?T có khi bị ?~treo bút?T vì ?~tư tưởng?T thể hiện trong tác phẩm, cái đó chắc trước khi đặt bút viết nhà văn đã ?~ý thức công dân?T với tinh thần trách nhiệm trước ?~con đẻ?T của mình.
    Việc ông Dương Việt Thắng đã trả lời trên Báo Tuổi Trẻ lấy trình độ ?omới học xong lớp 11 mà thôi? để đánh giá tác phẩm là không đúng và không nên. Nói vậy e xúc phạm đến nhà văn. Bởi trước đó Nguyễn Ngọc Tư đã có 5 tác phẩm văn học, là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Thiết nghĩ trong văn học không có trẻ-già mà chỉ có người sáng tác trước (đi trước) và người sáng tác sau (đi sau). Và văn học cũng không phân biệt trình độ văn hóa của nhà văn. Trên thế giới và cả Việt Nam đã có một loại văn học dân gian truyền miệng/khẩu mà ông bà ta thâm chí không biết chữ vẫn cứ đọc , truyền cho nhau nghe dẫu biết rằng có tam sao thất bổn nhưng sau được sao chép in lại thành sách truyền cho hậu thế và trở thành kho tàng văn hóa vô giá? Vậy thì đừng bảo muốn viết văn phải học xong 12, đại học hoặc tiến sĩ, viện sĩ. Chưa chắc các vị ấy đã viết được một bài báo, huống hồ chi thực hiện thiên chức cao quý là ?~nhà văn?T, mà viết được là do thiên phú, năng khiếu và sự đam mê và dĩ nhiên phải biết chữ, viết đúng tiếng mẹ đẻ.
    Qua việc ?~kiểm điểm nghiêm khắc?T đối với nhà văn Nguyễn Ngọc Tư (may thay chưa thu hồi sách) các cây bút trẻ khác cần thận trọng hơn kẻo bị ?~nhắc đòn?T.
    Nhà văn Nguyễn Quang Sáng thừa nhận: ?oRiêng tôi, tôi luôn thích tác phẩm này? và ông cho rằng, một tác phẩm khi đến với độc giả mà gây được ý kiến, dư luận đánh giá, nhận xét nhiều chiều, thậm chí trái ngược nhau là điều bình thường. Tác phẩm khi ra đời mà nhận toàn ý kiến khen ngợi cũng là một hiểm họa cho nhà văn. Điều đáng sợ nhất chính là một tác phẩm chìm nghỉm, viết ra không ai thèm ngó ngàng tới. "Trong tình huống này, tôi nghĩ một nhà văn trẻ như Nguyễn Ngọc Tư cần bình tĩnh lắng nghe các ý kiến khác nhau, để phân tích, suy nghĩ tìm đường đi cho mình. Thời gian và độc giả sẽ chứng minh giá trị của tác phẩm nằm ở đâu" (Theo VnExpress.net).
    Riêng Tư hãy bình tâm và vui vẻ ?~đón nhận?T tấm lòng bạn đọc đã đồng cảm với mình mà tự tin viết sung sức hơn.
    NGUYỄN TÝ

Chia sẻ trang này