1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi hoangvan09, 09/05/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Nông Thôn Ngày Nay
    12-4-06
    Làm khó nhà văn
    Mấy ngày nay, báo chí đưa tin Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Cà Mau ra công văn nghiêm khắc kiểm điểm Nguyễn Ngọc Tư về tác phẩm ?oCánh đồng bất tận?. Trong những ?otội? của Ngọc Tư mà người ta rút ra từ tác phẩm này, có mấy cái tội lớn như: Tại sao lại mô tả trong truyện của mình rằng "đĩ dập dìu bờ đê" và "có một người bị phá sản trong dịch cúm vịt mà phải tự tử". Lý do được đưa ra là địa phương cô nhà văn viết trong truyện không hề có nhiều đĩ như thế và cả tỉnh đó cũng chưa hề có ai phải tự tử vì dịch cúm gia cầm!
    Lệnh kiểm điểm là phải kiểm điểm rồi. Nhà văn nước ta xưa nay vốn quá quen, cũng không lấy làm lạ.
    Tôi nghĩ, một ông Bộ trưởng như Bộ trưởng GTVT chẳng hạn, khi người Bộ ông trông coi xây cầu bị sập, làm đường bị lún, bị "rút ruột" hay để cán bộ dưới quyền tham nhũng như kiểu PMU18 thì đương nhiên là phải kiểm điểm và còn phải từ chức nữa kia. Bởi vì ông không có nghiệp vụ làm Bộ trưởng như những người khác, đơn giản vậy thôi.
    Nếu các vị quan chức ngành văn nghệ của địa phương ấy, được cử ra lãnh đạo giới trí thức một tỉnh trong đó có hàng trăm văn nghệ sĩ mà không hiểu rằng văn học khác với báo cáo là phải có hư cấu, thì như vậy có được coi là biết nghiệp vụ không? Bởi vì không ai có hiểu biết chút ít về văn chương lại đi bắt bẻ nhà văn tại sao lại "không viết đúng như cái thực tế ai cũng trông thấy"(và cả cái thực tế trong các báo cáo thành tích). Bởi vì nếu chỉ viết ra những điều ai cũng trông thấy thì cần nhà văn làm gì cho tốn giấy tốn mực? Nhà văn có tài, có tâm huyết với độc giả phải viết cái thực tế chưa mấy người biết kia. Như thế gọi là phát hiện, là sáng tạo, là phục vụ đất nước và không phụ lòng người đọc yêu mến mình.
    Họ đã không hiểu điều sơ đẳng đó mà lại lãnh nhận trách nhiệm trông coi phần hồn cho một tỉnh hàng triệu dân và dưới sự "lãnh đạo dìu dắt" của họ, có không ít văn nghệ sĩ tên tuổi mà nhà văn trẻ Nguyễn Ngọc Tư là một.
    Luật chơi muôn thuở là: Ai không rành việc mình được giao làm và làm không tốt cho đáng đồng tiền bát gạo của dân thì phải nghiêm khắc kiểm điểm. Vậy thì nên kiểm điểm ai cho đúng lẽ công bằng đây? Xin đừng làm khó cho riêng nhà văn! l
    Một thứ quyền ?oquản lý tư? ấu trĩ
    Cả tuần nay, dư luận rộng rãi ở trong và ngoài nước xôn xao chuyện tác phẩm ?oCánh đồng bất tận" bị Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Cà Mau chỉ đạo phải kiểm điểm. Thậm chí, ông Vưu Nghị Lực - Phó Giám đốc Sở VHTT tỉnh Cà Mau - còn viết rằng: "Tôi biết Nguyễn Ngọc Tư hiện đang ở Hội Văn học - nghệ thuật tỉnh Cà Mau, nhưng qua ?oCánh đồng bất tận?, cô đã bắt đầu lưu vong, lưu vong với chính văn nghiệp của mình".
    Nghe "ghê" quá! Như là không khí của thời "cải cách ruộng đất năm 1954". Đến nỗi, một giáo sư kinh tế người Việt ở Mỹ - một người đã coi văn chương của Nguyễn Ngọc Tư như một mái ấm quê nhà - đã gởi e-mail cho người viết bài này, xin trích: "Thật tình, tôi lo cho Nguyễn Ngọc Tư thì chỉ một phần, nhưng lo cho văn học Việt Nam, thậm chí tương lai nước ta là phần lớn hơn. Những người làm việc này đúng là đang "rút ruột" văn chương Việt Nam, không khác gì Nguyễn Việt Tiến và Bùi Tiến Dũng đã rút ruột cầu đường, từ Nam ra Bắc. Dù có cứng rắn cách gì, làm sao cô Tư không khỏi (dù chỉ trong tiềm thức) ngó trước nhìn sau khi viết, từ rày về sau? Cây viết ấy sẽ khác đi cây viết mà ta biết từ trước đến nay".
    Thế đấy! Trong khi ?oCánh đồng bất tận? đã được Tuần báo Văn nghệ (Hội Nhà văn Việt Nam) đăng trang trọng 4 kỳ liền trong tháng 8-2005, và cuối năm được chọn in lại trong phụ trương "Truyện ngắn hay năm 2005" của báo này. Vậy thì có phải đó là một chuyện "bất thường" hay không, khi mà người ta nhân danh bộ máy quản lý Nhà nước, đi "kiểm điểm" tác giả của nó, với một cách làm "đầy quyền lực"?
    Theo tôi, đó là chuyện "bình thường" của xứ sở mình hiện nay. Không như vậy mới là chuyện "bất thường". Bởi vì, trong "quản lý công", người ta để xảy ra những vụ tiêu cực cỡ như PMU 18 của Nguyễn Việt Tiến, Bùi Tiến Dũng... thì cùng một não trạng, người ta dễ tự cho mình cái quyền "quản lý tư" ấu trĩ như vậy.
    Trước khi báo chí thông tin chuyện đó khoảng một tuần, một người bạn từ Cà Mau gởi cho chúng tôi văn bản chỉ đạo kiểm điểm ấy của Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Cà Mau. Tôi chuyển cho một số bạn đồng nghiệp và doanh nhân xem, các bạn đều bảo, không có gì khó hiểu vì nó là con đẻ của cái não trạng đã sinh ra những vụ như PMU 18. Một giám đốc doanh nghiệp còn nói, những chuyện "quản lý xã hội" đại loại như vậy, nó đang diễn ra nhan nhản trong cơ thể đất nước mình. Nó góp sức làm cho nước nhà chậm tiến và nghèo khó.
    Hiểu nó là "chuyện bình thường" thì cách giải quyết cũng "bình thường": Thực chất đó là cái xấu, cái ác; mà hễ nó xấu, nó ác thì trước sau gì nó cũng chạm mặt với Nhà nước pháp quyền và pháp luật (cũng tựa như vụ tiêu cực PMU 18 đang được pháp luật giải quyết vậy).
    Xúc phạm cả người viết và người đọc
    Truyện "Cánh đồng bất tận" của nhà văn trẻ Nguyễn Ngọc Tư ở đất mũi Cà Mau xuất hiện vào cuối năm 2005 đã là một tín hiệu mới cho văn nghiệp của chị và cho văn học của thế hệ trẻ nói chung. Câu chuyện dữ dội và nhân tình đó không chỉ của một vùng đất cụ thể, mà đó là của cuộc đời, của con người. Tư không làm nhiệm vụ phản ánh hiện thực đơn thuần và một chiều, mà với tư cách nhà văn Tư viết về những thân phận và số kiếp con người nói chung để cảm thông, chia sẻ. Cánh đồng bất tận đó là cánh đồng cuộc đời, trên đó mỗi người đều phải đi hết phận người của mình. Thông điệp của tác phẩm ẩn sau câu chữ và nhân vật đã được người đọc tiếp nhận và đồng cảm do nghệ thuật viết, và do tấm lòng của người viết. Vậy mà thật không sao hiểu nổi một lối đọc văn lại "xẻ thịt" văn bản nghệ thuật ra thành những khúc đoạn rồi đem soi chiếu một cách máy móc với thực tế để quy kết thế là không đúng, thế là *********, thế là bôi đen... Tôi rùng mình khi thấy có một văn bản phi văn học từ một cấp có thẩm quyền ban ra để trừng phạt một văn bản văn học như vậy! Nguyễn Ngọc Tư đang độ tuổi trẻ, đang sung sức viết, đang có nhiều triển vọng cống hiến thêm nữa cho văn học nước nhà. Một lối hành xử phải nói là thô bạo như vậy rất dễ làm thui chột và nản chí tài năng, là xúc phạm người viết và người đọc văn chương! Hãy dừng ngay lại khi còn chưa muộn!
  2. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Kính thưa hai ông tuyên giáo Cà Mau!
    TTO - Tôi là một cây bút trẻ, đang sống ở đồng bằng sông Cửu Long. Tôi cũng có ít nhiều sáng tác tạm tạm gọi là văn học. Với tư cách một người con của miền Tây Nam bộ, tôi rất muốn đối thoại với các ông nhưng sợ các ông lại mời tôi đi học lý luận chính trị nhằm nâng cao quan điểm tư tưởng nên tôi không dám. Nay qua trang báo Tuổi Trẻ xin chuyển đến ông bức tâm thư này.
    Các ông bảo rằng : ?oCó độc giả Việt kiều và cả các nhà nghiên cứu phê bình văn học cho rằng đây là thứ văn chương *********, thậm chí là chống cộng; tục tĩu dâm ô; chống lại chủ trương của Đảng và Nhà nước. Chủ yếu là chị em phụ nữ, tại vì họ giận!?.
    Tôi cũng đồng ý với các ông. Nhưng tôi muốn xin các ông trưng ra cái bằng cớ cho việc đó. Độc giả Việt kiều nào? Tên gì, ở đâu? Nước nào? Làm nghề gì? Ý kiến có đáng được quan tâm không? Có đại diện cho tiếng nói của tất cả kiều bào ở nước ngoài được không? Các nhà nghiên cứu phê bình văn học nào nói CĐBT là chống cộng, tục tĩu, dâm ô, chống chủ trương của Đảng? Xin hai ông vui lòng nói cho rõ tên tuổi.
    Nếu cần, xin TT cho họ lên tiếng để độc giả cả nước tận tường quan điểm phê bình của họ luôn thể! Còn cánh chị em phụ nữ, xin ông cụ thể luôn cho tôi tên tuổi của họ, để cho chúng tôi lấy làm gương. Nhưng tôi không tin lại có người phụ nữ nào ?otiết hạnh khả phong? đoan trang đến mức phản ứng một nhà văn nữ chỉ vì cô ta viết những chuyện đau lòng của giới nữ. Tôi cũng là nữ giới đây! Tôi đọc CĐBT chỉ thấy xót xa cho thân phận người phụ nữ, xót xa cho thân phận con người chứ chẳng gợn chút gì tà dâm. Tôi cũng là phụ nữ, vậy tôi có được ông xem là đại diện phụ nữ như ông đã xem ?onhững người phụ nữ? nào đó được quyền đại diện phụ nữ không? Thưa hai ông?
    Các ông bảo rằng: ?oQuan điểm chúng tôi không phải không cho nói cái xấu, nói không biện chứng. Tốt xấu bao giờ cũng có cả hai, tỉ lệ phải như thế nào đó. Nói xấu trong tác phẩm này có nhiều tình tiết đã nói quá hiện thực? và ?oĐúng là sáng tác văn học nghệ thuật được quyền hư cấu nhưng phải trên cơ sở sự thật. Nói quá thành bác Ba Phi rồi! Nói quá mà nói về cái tốt, nhân cách hóa sẽ có tính xây dựng. Theo tôi, hư cấu như thế tốt?.
    Tôi nghe mà thấy xây xẩm cả mặt mày! Cũng là người sáng tác, tôi thấy lo lắng quá, hai ông ạ! Tôi sợ ngày hai ông được lên...bàn thờ để thành tổ tông của Hội nhà văn Việt Nam. Nhà văn đẻ ra tác phẩm còn hai ông đẻ ra nhà văn. Chứ còn gì nữa, hai ông định đặt một cây thước có độ chia nhỏ mỗi mm rồi hai ông soi vào đó, xem tác phẩm nào lòi ra một mm là các ông cắt! Các ông quy hoạch sự sáng tạo và hư cấu tác phẩm của nhà văn bằng những cái mũ rồi bắt nhà văn gọt đầu của họ cho vừa cái mũ mà các ông chụp vào ư? Thế thì tôi xin được bái bai cái sự nghiệp sáng tác của mình và tôi nghĩ rằng các văn nghệ sĩ khác cũng thế. Các ông phê bình NNT nói quá hiện thực, vậy các ông hãy đề nghị hết các nhà văn Việt Nam viết kiểm điểm nhé! Văn chương mà không hư cấu thì có còn là văn chương nữa không?
    Các ông nói rằng: ?oÝ tôi muốn nói trong một tác phẩm có tốt có xấu cho tròn trịa vậy thôi, không thì thiếu tính giáo dục?. Tôi đồng ý với các ông luôn nhưng xin bổ sung điều này, xin ông hãy kiểm điểm hết các báo Nhân Dân, Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Pháp Luật?hết đi! Tại vì cả tháng nay họ toàn đưa tin xấu, tin tiêu cực cả. Vụ Bùi Tiến Dũng xấu xa quá, làm mất lòng tin của nhân dân quá. Ông nên đề nghị bắt giam hết cái bọn biên tập và phóng viên đó đi! Chúng nó toàn nói thật cả mà ghê gớm thế! Nếu ông sợ thì cấm luôn hết báo chí văn chương Việt Nam hết và dán một cái bảng to đùng trước mỗi cơ quan truyền thông và trước mỗi nhà của các nhà văn rằng: ?o Chỉ được nói cái tốt mà thôi, không thì sẽ bị kiểm điểm?
    Thưa các ông!
    Tôi nói nhiều vậy, không biết các ông có hiểu cho chúng tôi không? Nhưng còn cái này, để tôi nói cho ông nhớ! Văn nghệ sĩ đã được cởi trói lâu rồi, ông ạ! Từ năm 1986 đến nay rồi! Đảng và chính phủ cần những lời nói thật tâm huyết chứ không phải những lời nói dối xu nịnh nữa đâu thưa ông! Cái quan niệm đọc văn chương mà chụp mũ của các ông cũ lắm rồi, cũ như cái quá khứ bao cấp mà người ta nhớ lại còn rùng mình. Nhà văn cần phải được làm chủ tư tưởng và sáng tạo của mình, miễn là họ không đi ngược chủ trương đường lối chính trị của Đảng, chính sách của nhà nước. NNT là một người tài. Mà hiền tài là nguyên khí quốc gia. Đảng ta đang vun đắp chăm lo cho người tài còn các ông tìm cách vùi dập nhân tài, có phải là các ông đang đi ngược lại sự lãnh đạo của Đảng không? Pháp luật cũng quy định rõ ràng về dân chủ: ?o Dân được quyền làm những gì mà pháp luật không cấm?. Tôi hỏi ông, pháp luật có cấm nhà văn sáng tạo không? Các ông tiến hành kiểm điểm Nguyễn Ngọc Tư như vậy có vi phạm dân chủ không?
    Thưa các ông, Đại hội Đảng đang đến gần! Một không khí sục sôi khí thế dân chủ đang tràn ngập! Đảng ta đang hướng tới xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Các ông là tuyên giáo, các ông không sợ các ông làm thế sẽ làm cho một bộ phận nhân dân chậm tiến cho rằng các ông đang đi ngược lại chính sách của Đảng và nhà nước, làm chậm quá trình dân chủ và tạo hình ảnh những quan chức của Đảng đàn áp tự do sáng tạo của nhà văn ư? Tôi nghe đồn mấy anh bạn phóng viên của các hãng thông tấn AP, Reuters, CNN, BBC đang rục rịch xuống Cà Mau để tìm hiểu mọi việc. Tôi hy vọng là hình ảnh dân chủ của đất nước đang rực sáng không vì cuộc họp kiểm điểm của các ông mà bị ảnh hưởng! Tôi cũng hy vọng rằng tiến trình vào WTO của nước nhà không bị báo chí quốc tế làm cho ảnh hưởng khi họ đem sự kiện các ông kiểm điểm NNT ra công luận thế giới. Theo tầm kiến thức hạn hẹp của tôi biết thì chắc không có nước nào trên thế giới này bắt nhà văn phải kiểm điểm vì anh ta/ cô ta hư cấu cả!
    Là một công dân trẻ của Đồng Bằng Sông Cửu Long, tôi thấy buồn khi đọc được những gì các ông trả lời trên báo. Là một đoàn viên Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, tôi thấy thất vọng vì những gì các ông đã làm. Đảng viên phải là ngôi sao dẫn đường cho Đoàn viên, các ông chụp mũ, phản dân chủ như vậy, Đoàn viên chúng tôi nên học theo ông không?
    Qua các ông, cho tôi được nhắn gửi đến chị Ngọc Tư! Chị Tư à! Thôi, kệ hén! từ nay sắp tới á, mình viết văn đó, toàn hư cấu chuyện tốt thôi nghe chị! Đất nước có tham nhũng, mình cũng hổng viết chi mắc công. Chị em mình cùng đồng thanh hát bài đồng ca nghe! Để em nhắn với mấy anh chị phóng viên bạn em luôn thể là làm ơn đừng đưa chi mấy cái tin xấu! Chị ráng mạnh giỏi nghe, để mai mốt còn làm kiểm điểm tiếp nữa há!
    MỘT CHÒI VĂN CỦA ĐBSCL
  3. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    TT đúng là 1 báo năng động và chuyên nghiệp, Xứng đáng là tờ báo hàng đấu ở VN, nhất là cách tổ chức phát động các diễn đàn thật tuyệt vời.
    868 ý kiến tham gia đối thoại với Cánh đồng bất tận
    TT - Cuộc đối thoại về Cánh đồng bất tận đã khép lại. Sau năm ngày mở ra diễn đàn, tính đến chiều 12-4 đã có 868 bạn đọc tham gia góp ý kiến, viết bài bày tỏ thái độ của một người đọc sách. Trong đó có 13 phê phán/855 ủng hộ tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư.
    Chia sẻ với nỗi đau, nỗi nhọc nhằn lam lũ của những phận người trong tác phẩm, đại đa số bạn đọc cũng đã đồng cảm với tác giả trong khát vọng nhân văn và nhận ra ?ocái phao của lòng nhân ái? (như chữ dùng của nhà văn Trần Kim Trắc trong bài viết ?oCánh đồng bất tận có nhiều phù sa?)...
    Bên cạnh đó, rất nhiều ý kiến đã nói lên sự kinh ngạc và bất bình, đã phân tích nhiều luận điểm để tranh luận lại một cách nhìn, cách đọc, cách đánh giá tác phẩm văn học của ông trưởng Ban tuyên giáo Tỉnh ủy Cà Mau (Tuổi Trẻ 8-4), đặc biệt là phản bác đối với bài viết của thạc sĩ Vưu Nghị Lực (Tuổi Trẻ 9-4).
    Khép lại một diễn đàn, Tuổi Trẻ chân thành cảm ơn sự đóng góp nhiệt tình của bạn đọc.
    TUỔI TRE1
  4. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Một bài tóm tắt và đánh giá CDBT khá hay (Copy từ TL của nick Centaure) cho những ai chưa đọc hay lười đọc vì CDBT hơi dài:
    Truyện ngắn là một bức tranh hiện thực đến tàn nhẫn về những cánh đồng nước lợ, về những số phận khác nhau, đàn ông, đàn bà, nông dân, những người chăn vịt, những cô gái làm điếm, những đứa trẻ. Tóm lại đấy là một địa ngục trần gian bị bỏ quên, con người sống bằng thú tính, dục vọng và sự trả thù. Nhân tình bị bào mòn theo cuộc sống khốn khổ, theo sự lừa lọc. Chỉ còn những đứa trẻ là còn mơ ước về một cuộc sống khác, chẳng phải là thiên đường, chỉ đơn giản là nhân tính hơn. Những cánh đồng bất tận hay là sự lang thang không có lấy một chỗ nghỉ chân, chứ đừng nói là lối thoát trong cái địa ngục ấy.
    Cả cái truyện ngắn là một sự bế tắc, trừ một điểm sáng le lói ở cuối truyện nhưng cũng không đủ sức làm nhạt đi cái không khí u ám của toàn cảnh.
    Cái hay không phải ở cốt truyện mà là trong ngôn ngữ, một giọng văn đã đạt đến chuẩn Nam Cao, tất nhiên ở một vị trí khác, có lẽ vì thế mà nó cũng mù mịt ảm đạm như Chí Phèo hay Sống mòn.
    Người đọc sẽ say sưa về vốn sống của Nguyễn Ngọc Tư, dù chị còn rất trẻ, say sưa trong thế giới rất riêng do chị xây dựng ra, một đồng bằng sông Cửu Long đầy mê lực, một nông thôn của riêng Nguyễn Ngọc Tư.
    Khác với kiểu văn chương trí thức bàng bạc, hóm hỉnh, khinh khỉnh, trí thức Bắc Hà no xôi chán chè luôn băn khoăn với câu hỏi existentialist, văn Nguyễn Ngọc Tư khoẻ khoắn, đầy sức sống như những hảo hán Nam bộ đầu đội trời chân đạp đất.
  5. anjingruyu

    anjingruyu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2005
    Bài viết:
    207
    Đã được thích:
    0
    Câu này nghe thọc sườn quá , nhưng mà chuẩn xác. Tớ cũng khoái văn miệt vườn, mà NNT là miệt vườn thứ thiệt.
    Được anjingruyu sửa chữa / chuyển vào 09:45 ngày 13/04/2006
  6. BESTPIMP

    BESTPIMP Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2005
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Vào đây được đọc những điều mình cũng nghĩ mà không biết viết ra, thấy nhẹ nhõm người.
    Tất nhiên, nếu để câu "trí thức Bắc Hà no xôi chán chè luôn băn khoăn với câu hỏi existentialist" đứng cô độc thì mới thấy hơi ..."thọc sườn", còn khi đem so sánh với "văn Nguyễn Ngọc Tư khoẻ khoắn, đầy sức sống như những hảo hán Nam bộ đầu đội trời chân đạp đất" trong CĐBT thì lại thấy so sánh như thế là chấp nhận được. Ngôn từ của NNT cũng chau chuốt, sắc sảo, chi tiết, tình huống cũng được khái quát hóa cao, điển hình hóa, nhưng toát lên là tự nhiên, hồn hậu vô cùng. Nghe NNT trả lời phỏng vấn về CĐBT, tôi càng thấy cảm mến người phụ nữ viết văn này ở nét tính cách giản dị, chân thành, khiêm tốn, nữ tính...
    Còn bác gì ở Cà Mau mà trả lời báo Tuổi trẻ ấy, các bác trong forum này ức ối làm gì? ác bác cứ đọc từng câu trả lời của ổng mà coi, chả hiểu ổng muốn gì sất.
    Tôi không dám đánh giá NNT là hiền tài, sợ người ta lại ghen mà đì cổ. Tôi chỉ thấy viết văn như thế thì viết nữa đi, Dì Tư ơi. Xin cảm ơn tấm lòng của dì Tư với cuộc đời.
    Được BESTPIMP sửa chữa / chuyển vào 16:05 ngày 13/04/2006
  7. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Văn Nghệ Trẻ phỏng vấn Nguyễn Hòa (theo tớ là 1 trong những nhà phê bình hàng đầu VN )
    16-4-06
    ?oHọ không biết đọc tác phẩm văn chương cho ra đầu ra đũa!?
    Kể từ ngày ra mắt bạn đọc trên báo Văn nghệ, được chọn làm tên chung cho một tập truyện ngắn?, Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư đã trở thành một ?ohiện tượng? của văn chương Việt Nam trong thời gian qua. Và sẽ không có gì phải bàn cãi nếu những ngày gần đây, Cánh đồng bất tận không trở thành tiêu điểm chú ý của dư luận qua ý kiến phê phán của Ban Tuyên giáo tỉnh ủy Cà Mau và một số quan chức ở tỉnh này. Để góp phần làm sáng tỏ vấn đề, chúng tôi xin giới thiệu cuộc trò chuyện giữa nhà báo Phong Điệp với nhà lý luận - phê bình văn học Nguyễn Hoà để bạn đọc tham khảo.
    Phong Điệp: Là người luôn bám sát thời sự văn học trong nước, chắc anh cũng quan tâm đến ?osự kiện? nhà văn Nguyễn Ngọc Tư ?obị? Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Cà Mau (gọi tắt là Ban Tuyên giáo) đề nghị kiểm điểm về những nội dung đã viết trong Cánh đồng bất tận. Cảm xúc ban đầu của anh khi biết tin này?
    Nguyễn Hòa: Hai ba tháng trước tôi cũng nghe phong thanh có ai đó ?ophản đối? Cánh đồng bất tận vì cho họ rằng trong truyện ngắn này Nguyễn Ngọc Tư đã ?omô tả xấu? về quê hương (!). Nghe vậy tôi chỉ thấy buồn cười, vì nghĩ đến thế kỷ XXI rồi mà cái lối ?ophê bình dung tục? vẫn có cơ tồn tại (xin nói thêm, không phải là ?oxã hội học dung tục? đâu nhé, bảo là ?oxã hội học dung tục? e rằng các nhà xã hội học sẽ tự ái, vì trong xã hội học không có chuyên ngành nào gọi là ?oxã hội học dung tục? cả!). Đến bây giờ, khi ?omục sở thị? những điều mà ngày nọ mới nghe phong thanh, tôi chỉ biết thốt lên hai từ: ?oKinh ngạc!?.
    Phong Điệp: Trước khi trao đổi về sự việc xảy ra với nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, tôi xin được hỏi anh: Anh đã đọc Cánh đồng bất tận, vậy anh có thể bình luận ngắn gọn về tác phẩm này?
    Nguyễn Hòa: Để không phải bình luận thêm, xin trích đoạn viết về Cánh đồng bất tận trong một bài tiểu luận tôi công bố gần đây: ?oTrong bối cảnh văn chương năm 2005? truyện ngắn Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư trở thành một điểm sáng không cần tới bất kỳ sự lăng-xê nào. Vẫn đó ?ochất văn? Nam Bộ dung dị, vẫn đó sự thấm đẫm tình người... nhưng ở Cánh đồng bất tận, tôi gặp một Nguyễn Ngọc Tư hoàn toàn khác, với một đề tài nếu không chắc tay, nếu không hướng thiện, người ta có thể vẽ nên một ?obức tranh ảm đạm, tối mầu?. Trước Cánh đồng bất tận, trong thâm tâm tôi dự đoán nếu tiếp tục với những gì đã có, Nguyễn Ngọc Tư sẽ nhanh chóng lặp lại mình. Nhưng xem ra dự đoán chỉ là dự đoán. Với Cánh đồng bất tận, Nguyễn Ngọc Tư đã chứng tỏ một nội lực, một cố gắng tìm tòi đổi mới để không lặp lại như một số người viết trẻ đương đại sau một vài thành công? (Mùa xuân và văn chương trẻ - báo Nhân dân số Tết Bính Tuất).
    Phong Điệp: Bây giờ chúng ta sẽ cùng đi vào từng nội dung chính mà Ban Tuyên giáo đề nghị Hội văn học nghệ thuật tỉnh Cà Mau (gọi tắt là Hội VHNT) thực hiện. Để đảm bảm sự chính xác, tôi xin trích nguyên văn. Nội dung thứ nhất: ?oHội văn học nghệ thuật kiểm điểm phê phán tác giả một cách nghiêm khắc, rút kinh nghiệm khi viết, cần phải có thực tiễn cuộc sống, cái đẹp, cái tốt mà xã hội đang xây dựng và phát triển. Tất nhiên, cần phê phán cái chưa tốt, nhưng phải đúng hiện thực và có định hướng cho con người đến cái chân - thiện - mỹ.?
    Nguyễn Hòa: Theo bạn, đoạn văn mang hình thức ?ođề nghị? trên liệu có chuyển tải thêm cả ý nghĩa ?ochỉ thị? không nhỉ? Nhưng dù là ?ođề nghị? hay ?ochỉ thị? thì theo tôi nó chỉ có thể áp dụng với một tác phẩm mà chúng ta thường gọi là ?ocó vấn đề? nào đó chứ hoàn toàn không thể áp dụng với truyện ngắn Cánh đồng bất tận. Người đưa ra văn bản này hình như đang ?olơ lửng trên mây?, không tiếp xúc với cuộc sống nghèo khó của nhiều người dân ở cả ba miền, không đọc báo hàng ngày và chỉ riêng với yêu cầu ?ocần phê phán cái chưa tốt, nhưng đúng hiện thực? thì họ cũng tỏ ra? không biết đọc một tác phẩm văn chương cho ra đầu ra đũa. Một văn bản như vậy chỉ mang ý nghĩa duy nhất là ?olàm hại? văn chương?! Vì thế tôi thiết nghĩ, trước hết chính họ cần tự ?okiểm điểm, phê phán? một cách nghiêm khắc?
    Phong Điệp: Và nội dung thứ hai: ?oHội Văn học nghệ thuật nên thường xuyên có định hướng cho người viết, sáng tác nên những tác phẩm hay, có phê phán nhưng phải thận trọng tránh gây nên một phản ứng xã hội gay gắt đối với tác phẩm??
    Nguyễn Hòa: Hội VHNT giúp đỡ, tạo điều kiện? để tác giả sáng tác ngày càng hay hơn là một chuyện, còn dư luận về tác phẩm lại là một chuyện khác. Qua rồi cái thời muốn ?ohạ bệ? một tác phẩm, người ta chỉ cần trưng ra cái mệnh đề ?ophản ứng xã hội gay gắt? rất phiếm chỉ là có thể tạo dựng được căn cớ để phê phán tác giả. Từ khi Cánh đồng bất tận đăng trên báo Văn nghệ, báo Tuổi trẻ tổ chức thảo luận cho đến khi in thành tập rồi xuất bản?, tôi đã đọc bao nhiêu lời khen, trong đó không thấy bất kỳ một ?ophản ứng xã hội gay gắt? nào. Cũng chẳng thấy các ông Dương Việt Thắng, Thái Văn Long, Vưu Nghị Lực? kia lên tiếng. Chẳng lẽ từng ấy bạn đọc, hàng vạn người đã mua tập Cánh đồng bất tận lại thẩm định văn chương ?odốt? hơn các ông? Nếu thật sự có lòng với văn chương, nếu thật sự công bằng và công tâm, người ta phải biết tự kiểm tra khả năng thẩm định của mình, phải tìm hiểu tại sao người đọc lại hâm mộ Cánh đồng bất tận như vậy, và nếu còn băn khoăn thì nhờ các nhà chuyên môn? Nghĩa là có rất nhiều tiền đề để xây dựng các luận chứng vừa có tính khoa học, vừa đảm bảo tính khách quan, vừa có tình có lý, ? Song họ đã không tiến hành. Họ dựa vào sự thẩm định cảm tính của một số cá nhân để phán định về tác phẩm - tác giả một cách nhảm nhí! Yêu hay ghét một tác phẩm văn chương là chuyện bình thường, việc công bố sự yêu - ghét cũng là quyền của mỗi người. Nhưng dù yêu - ghét thế nào thì vẫn có những tiêu chí chung. Một cơ quan công quyền không thể lấy sự yêu - ghét cảm tính để đánh giá tác giả - tác phẩm nghệ thuật nói chung, tác phẩm văn chương nói riêng. Hẳn là bạn cũng như tôi, mấy năm nay chúng ta tự hào vì ở vùng Đất Mũi có nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, song hình như vài người đồng hương với chị lại không có chung niềm tự hào ấy. Nếu đúng vậy thì thật đáng tiếc!?
    Phong Điệp: Còn đây là nội dung thứ ba: ?oThường xuyên tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tất cả hội viên ở các lĩnh vực (có Nguyễn Ngọc Tư) được tham gia học tập lý luận chính trị, trau dồi đạo đức phẩm chất, nâng cao ý thức trách nhiệm của người cầm bút, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn. Riêng nội dung trả lời phỏng vấn với một số báo thiếu trách nhiệm, đề nghị Đảng, Đoàn nơi Nguyễn Ngọc Tư sinh hoạt giáo dục và kiểm điểm?.
    Nguyễn Hòa: Tiếp xúc và tìm hiểu cũng đã nhiều, tôi biết rằng mỗi người sáng tác nghiêm túc luôn luôn tự ý thức họ cần phải trau dồi cái gì. Vì hiển nhiên, nếu thiếu ?ocái gì? đó họ sẽ gặp khó khăn trong sáng tác. Các tổ chức nghề nghiệp có thể giúp đỡ nhà văn nhưng trước hết, việc trau dồi phải là hành vi tự thân. Tôi đã đọc nhiều bài trả lời phỏng vấn của Nguyễn Ngọc Tư, ấn tượng của tôi về chị là sự từ tốn, khiêm nhường, thậm chí là chất phác?, tuyệt nhiên không thấy ở chị có nhu cầu ?onói to?, thích thể hiện hay khoái tuyên ngôn như một vài cây bút trẻ khác. Tôi nhớ khi được hỏi về thành công của Cánh đồng bất tận, chị bảo: ?oTôi đã nhón chân hái ở một cành quá cao!?. Còn nếu biết vượt ra ngoài khuôn khổ câu hỏi: ?oNhà văn mô tả cái gì?? để đạt tới câu hỏi: ?oNhà văn mô tả như thế nào?? sẽ thấy cái xấu trong Cánh đồng bất tận được quy chiếu từ góc nhìn nhân ái của tác giả nên đã không làm cho bức tranh xã hội - con người trở nên ?otối màu?, đó cũng là điều mà Nguyễn Ngọc Tư đã nói trên báo Công an nhân dân: ?oKhông có lối thoát nào cho người luôn khép lòng mình vào trong nghèo đói, dốt nát và hận thù. Lối thoát chính là khi người ta mở lòng ra tha thứ cho cuộc đời vốn nhiều phản trắc?. Người ta còn đòi hỏi gì hơn ở điều Nguyễn Ngọc Tư tâm niệm, người ta dám có suy nghĩ, dám thực hành điều tâm niệm ấy và liệu điều đó có nằm trong cái gọi là ?othiếu trách nhiệm? trong trả lời phỏng vấn của Nguyễn Ngọc Tư? Với trường hợp này, từ các bài phỏng vấn đã đọc, tôi thấy cụm từ ?othiếu trách nhiệm? lại thuộc về các ông phụ trách tuyên giáo, văn hoá ở Cà Mau nhiều hơn!
  8. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    (tiếp theo)
    Phong Điệp: Ông Dương Việt Thắng - trưởng Ban Tuyên giáo khi phát biểu về tác phẩm Cánh đồng bất tận đã cho rằng: ?oVề chủ đề tư tưởng, tôi đã đọc đi đọc lại nhiều lần. Tôi thấy nói cái xấu nhiều quá! Và cũng cô đọng quá! Những nhân vật ông già, con cháu, gái làm đĩ..., kể cả cán bộ xã đều là nhân vật xấu. Quan điểm chúng tôi không phải không cho nói cái xấu, nói không biện chứng. Tốt xấu bao giờ cũng có cả hai, tỉ lệ phải như thế nào đó. Nói xấu trong tác phẩm này có nhiều tình tiết đã nói quá hiện thực. Không đúng! Ví dụ như miêu tả gái điếm mà Nguyễn Ngọc Tư dùng từ ?odập dìu trên bờ đê? thì làm gì có. Hay như đoạn viết có nội dung: sau đợt dập dịch cúm gia cầm xong thì một phụ nữ đã buồn tiếc của mà uống thuốc tự vận. Thực tế trong cả nước đến nay vẫn chưa có người tự vận như vậy mà chỉ có thể buồn chán thôi. Người nuôi có gia cầm bị tiêu hủy đều được bồi thường tiền. Hoặc như chi tiết: ông già chơi đĩ xong đã trả tiền cho đĩ ngay trước mặt con là không có. Từ những chi tiết như thế, chúng tôi cho rằng tác phẩm này không có tác dụng giáo dục xã hội, giáo dục con người. Tôi không viết văn nhưng tôi biết chức năng của văn học là chức năng giáo dục và định hướng?. Theo anh, ông Thắng nói vậy đã thoả đáng hay chưa?
    Nguyễn Hòa: Lâu lắm rồi tôi mới được tiếp xúc với một ý kiến nhận xét văn chương theo lối ?ogọt chân cho vừa giày?, cụ thể hơn là theo lối ?ophê bình dung tục?. Chúng ta đang sống trong thế kỷ XXI, những ấu trĩ của một thời trong việc đánh giá văn chương đã bị bỏ lại sau lưng, vậy mà vẫn có người muốn ?ophục sinh? chúng bằng cách so sánh hiện thực trong tác phẩm văn chương với hiện thực cuộc sống để khảo chứng xem giống nhau hay khác nhau. Xấu nhiều hay xấu ít trong một tác phẩm văn chương chưa phải là điều quyết định chất lượng tư tưởng - nghệ thuật của nó, điều cần quan tâm trước hết là tìm hiểu ?othông điệp? tác giả muốn gửi gắm trong tác phẩm là gì. Ông Dương Việt Thắng bàn về ?ochủ đề tư tưởng? của tác phẩm nhưng lại bảo: ?oTôi thấy nói cái xấu nhiều quá! Và cũng cô đọng quá!? thì xem ra ông ta cũng chẳng biết thế nào là ?ochủ đề tư tưởng? của tác phẩm. Nên thiển nghĩ, dường như việc đòi hỏi phải tìm hiểu ?othông điệp? của tác phẩm là nằm ngoài khả năng của ông ấy! Tuy nhiên với ông Dương Việt Thắng, khôi hài nhất lại là ý kiến: ?oChúng tôi đề nghị hội tạo điều kiện cho nhà văn nâng cao nhận thức nghiệp vụ chuyên môn. Chứ như hiện nay NNT mới học xong lớp 11 mà thôi!?. Hóa ra theo ông này thì việc nhà văn viết như thế nào là tỷ lệ thuận với trình độ học vấn hay sao? Tôi không phủ nhận vai trò của học vấn, nhưng bằng việc đề cập tới học vấn ?olớp 11? của Nguyễn Ngọc Tư, ông Dương Việt Thắng đã tỏ ra không biết gì về các yếu tố quan trọng khác cũng tham gia quyết định sự thành - bại của tác phẩm nghệ thuật. Liệu ông ta có để công tìm hiểu Nguyên Hồng, Võ Huy Tâm? khi bắt đầu viết văn có trình độ lớp mấy không nhỉ. Chắc là không?
    Phong Điệp: Thạc sĩ Vưu Nghị Lực (Hội viên Hội NSSK VN, hội viên Hội VNDG VN, Phó giám đốc Sở VH-TT Cà Mau) cho rằng: ?oMọi thứ do nhân xưng ?otôi? cố ý xuyên tạc bằng trí tưởng tượng nhồi nhét, bằng thao tác lượm lặt và một mặc cảm về tính giao bệnh hoạn. Cánh đồng của Nguyễn Ngọc Tư tất cả đều dâm ô hết? và ?oCánh đồng của Ngọc Tư là ở đâu vậy; một cánh đồng bệnh hoạn về nhân cách, tồn tại không kỷ, không cương, không pháp luật. Có một thứ cánh đồng của ngày hôm nay như thế sao??. Xin anh bình luận?
    Nguyễn Hòa: ?oThô thiển đến vậy hay sao?? đó là câu bình luận đầu tiên của tôi sau khi đọc xong trích đoạn bài Có một vũng lầy bất tận của Thạc sĩ Vưu Nghị Lực đăng trên báo Tuổi trẻ. Tôi không rõ ông Vưu Nghị Lực là ?othạc sĩ? về chuyên ngành khoa học nào, hy vọng không phải là chuyên ngành văn học. Vì nếu đúng như thế, đây sẽ là sự xúc phạm đối với những người đã tham gia đào tạo một ?othạc sĩ văn học?. Là sản phẩm của sự sáng tạo, làm sao một nhân vật văn chương có thể có ?otrí tưởng tượng nhồi nhét?, làm sao một nhân vật văn chương có thể ?othao tác lượm lặt và một mặc cảm tính giao bệnh hoạn?? được. Đồng nhất ?onhân vật? với ?otác giả? đã là điều không thể chấp nhận với một người lãnh đạo, quản lý văn hóa khi anh ta có tham vọng muốn đánh giá tác phẩm văn chương. Nhưng từ sự đồng nhất đi đến chỗ ?oúp lên đầu? Nguyễn Ngọc Tư những kết luận như ông Vưu Nghị Lực đưa ra: ?oCô chửi vào họ một cách không thương tiếc: thất học, hung hãn; nghèo đói, dốt nát tăm tối; những đứa tên Hận, tên Thù nhàu úa, cộc cằn, chửi thề là tươi rói...? thì xin được? miễn bình luận!
    Phong Điệp: Tiến sĩ Thái Văn Long - Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Cà Mau đưa ra quan điểm: không nên cho học sinh coi Cánh đồng bất tận vì đọc xong học sinh sẽ hiểu ?oxã hội dập dìu đĩ?. Quan điểm của một người đứng đầu ngành giáo dục của một tỉnh như vậy, theo anh đúng hay sai?
    Nguyễn Hòa: Quan điểm của ông TS Thái Văn Long làm cho tôi cười và? buồn! Một tác phẩm văn chương xuất bản một cách chính danh, không vi phạm Luật xuất bản thì chẳng ai có thể ngăn cản nó đến với công chúng. Có lẽ ông ?oquan? đầu ngành cấp tỉnh này ngỡ rằng học sinh tỉnh nhà ?onằm trong tay áo? của ông nên mới nghĩ tới chuyện ?okhông nên cho học sinh coi Cánh đồng bất tận vì đọc xong học sinh sẽ hiểu ?oxã hội dập dìu đĩ???. Mà ông Tiến sĩ này cũng có khả năng sáng tác văn chương đấy nhé, bằng cớ là ông đã tự bộc lộ tài năng tưởng tượng, hư cấu bằng cách ?obiến? mấy chữ ?odập dìu trên đê? trong tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư thành ?oxã hội dập dìu đĩ?. Tài đến thế là cùng! Do vậy, tôi xin được ngả mũ trước một vị Tiến sĩ, hy vọng một ngày nào đó tôi sẽ được tiếp xúc với công trình nghiên cứu khoa học do ông tiến hành. Với học vị Tiến sĩ, thế nào mà ông chẳng có công trình!
    Phong Điệp: Sau khi theo dõi sự việc xảy ra liên quan đến nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, tôi cảm thấy việc này thật khó tin trong thời buổi hiện nay. Còn anh?
    Nguyễn Hoà: Cũng vậy thôi. Thậm chí tôi còn thấy xấu hổ vì ý kiến của vô số bạn đọc và nhiều người làm lý luận - phê bình về Cánh đồng bất tận đã trở nên vô nghĩa trước mấy cái ?otai trâu?. Chúng ta phấn đấu cho dân chủ và công bằng, chúng ta tạo điều kiện và khuyến khích nhà văn sáng tác ngày càng hay hơn, song thử hỏi với các ?osự vụ? kiểu như tôi với bạn đề cập ở trên thì đến bao giờ điều chúng ta phấn đấu mới trở thành hiện thực? Nhưng ngẫm thật kỹ chuyện này lại cho phép chúng ta hiểu rằng cuộc ?ochiến đấu? với sức ì, với những thói quen cũ kỹ? còn khá gian nan, và đây cũng là dịp để chúng ta nhận diện, khắc phục.

    Phong Điệp: Tôi cũng thử tìm cách lý giải tại sao sự việc lại xảy ra như vậy, các vị lãnh đạo đầu ngành của một địa phương cùng lúc lên tiếng. Những lời phê phán hết sức gay gắt, thậm chí có thể ?ogiết chết? một tài năng...
    Nguyễn Hòa: Vì Nguyễn Ngọc Tư quá nổi tiếng chăng? Vì lời khen ngợi của bạn đọc làm ai đó mếch lòng? Vì có người chỉ muốn ?otô hồng? quê hương? Vì người ta thật sự suy nghĩ chân thành như vậy?... Rất nhiều câu hỏi có thể đặt ra và tôi cũng như bạn, đều không thể trả lời. Ở các tỉnh vùng xa, nơi sinh hoạt trí thức còn ít nhiều hạn chế?, được là ?onhà văn nổi tiếng? cũng hay mà đôi khi cũng phiền. Chỉ cần ?oquan đầu ngành hàng tỉnh? thiếu cộng cảm, thiếu chia sẻ nghề nghiệp? là ?okhốn đốn? như chơi. Đã đến lúc nhiều người trong chúng ta cần tự trang bị một quan niệm lành mạnh về tính liên thông của xã hội hiện đại để mở rộng tầm nhìn, từ đó loại bỏ thói ?omúa gậy vườn hoang? và biết tự kiểm tra trước khi phán xét về văn học - nghệ thuật. Cách đây vài chục năm, một sự cố như của Nguyễn Ngọc Tư với Cánh đồng bất tận có thể ?ogiết chết một tài năng? - như cách nói của bạn, ngày nay chuyện như vậy không còn có thể xảy ra, vì lẽ xã hội đã đạt tới một trình độ nhận thức và tinh thần dân chủ hoàn toàn mới. Ý thức được điều này, người ta sẽ thận trọng hơn khi hành xử.
    Phong Điệp: Chỉ trong một thời gian ngắn, sự kiện đã thu hút được sự quan tâm của nhiều người. Hàng trăm ý kiến đã gửi tham gia diễn đàn trên các báo. Xin anh bình luận?
    Nguyễn Hòa: Theo tôi, dư luận quan tâm tới ?osự kiện Cánh đồng bất tận? không vì riêng tác phẩm này và nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, sâu sa hơn là quan tâm tới một vấn đề có liên quan mật thiết, đó là ?otính văn hóa - văn minh? trong cách thức ứng xử với tác phẩm - tác giả văn học, nghệ thuật. Lại nữa là vai trò của báo chí, khi có ?osự vụ? xảy ra, báo chí có khả năng đặt mỗi người không chỉ phải ?ođối mặt? với dư luận trong tỉnh mà phải đối mặt với dư luận cả nước. Và như thế cái đúng, cái sai đều được ?ophơi mặt? ra trước xã hội. Bị ?ophơi? ra như thế thì cũng phiền toái, ít nhất cũng cho phép nhận biết anh là ai, năng lực của anh là gì? Đáng ngại đấy chứ!
    Phong Điệp: Song điều mà giờ đây nhiều người quan tâm và hết sức lo lắng: nhà văn Nguyễn Ngọc Tư sẽ thế nào. Chị đang ở giữa ?ovùng bão?...
    Nguyễn Hòa: Hẳn là Nguyễn Ngọc Tư sẽ bị ?osốc? khi sự việc xảy ra. Còn ?osốc? như thế nào thì tùy thuộc vào bản lĩnh. Quý mến văn tài của Nguyễn Ngọc Tư, nhiều người lo lắng là phải thôi. Nhưng tôi nghĩ như thế là lo xa quá, chắc chắn sẽ không có chuyện gì xảy ra cho chị ấy đâu. Thời buổi khác trước rồi. Ấy vậy mà tôi vẫn nghĩ đến mấy câu thành ngữ ?oquan xa, bản nha gần?, ?ochờ được vạ thì má cũng sưng?!

    Phong Điệp: Sự việc xảy ra với nhà văn Nguyễn Ngọc Tư khiến có người lo ngại những người cầm bút (nhất là những người trẻ) sẽ có phản xạ ?okhép mình? lại. Bởi chẳng ai muốn một chuyện tương tự xảy ra với mình...
    Nguyễn Hòa: Tôi lại nghĩ khác, vì tôi coi đây là bài học cần tham khảo cho nhiều người, trong đó có người viết trẻ. Công việc của nhà văn là sáng tác, bằng tài năng cùng ?ocái tâm? trong sáng, nhà văn cần cố gắng sáng tác ngày càng hay hơn. Còn khi tác phẩm được công bố, dù ?ovuông?, ?otròn? hay ?oméo? thì nó cũng đã thuộc về xã hội, chịu sự đánh giá của xã hội, nhà văn cần thích ứng với sự đánh giá ấy. Nếu có ý kiến ?osuy diễn, quy chụp độc đoán? xuất hiện thì nhà văn cứ yên tâm vì bên cạnh còn có bạn đọc, còn có dư luận. Sự cởi mở của xã hội hôm nay đã tạo ra cơ sở thuận lợi để nhà văn công bố tác phẩm, vấn đề còn lại là nhà văn viết như thế nào. Nhân đây tôi xin gửi lời chia sẻ với Nguyễn Ngọc Tư về ?osự cố phi văn chương? này và mong chị sẽ vững tâm để theo đuổi con đường văn chương của mình.
    Phong Điệp: Vâng, xin cảm ơn anh. Cũng nhân đây, Văn nghệ Trẻ xin được gửi tới nhà văn Nguyễn Ngọc Tư sự chia sẻ của Tòa soạn, chúc chị bình an và sẽ có nhiều tác phẩm mới!
  9. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Ối giời, đây là ảnh và cuộc trả lời PV ngu xuẩn nhất mà tôi từng đọc của quí ông họ Vưu tên Bất Lực:
    http://www.vuhong.com/TANMAN/canhdongbattan/vuunghiluc.htm
  10. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Nhà phê bình Nguyễn Thị Minh Thái:
    Thư gửi Nguyễn Ngọc Tư
    Bạn Nguyễn Ngọc Tư ơi! Tôi đứng về phe nước mắt...
    Tôi đó đọc những bài viết trên hai tờ báo Tuổi Trẻ thứ bảy, chủ nhật (ấn phẩm mới của Tuổi Trẻ) và Tuổi Trẻ cuối tuần viết về tác phẩm Cánh đồng bất tận của bạn, và không thể không viết cho bạn một lá thư, để bày tỏ một thái độ, một cách đọc và tất cả sự thông cảm, chia sẻ với một đồng nghiệp, đang gặp phải một sự cố, hay là gọi đúng tên: một tai nạn nghề nghiệp trong sự viết của mình.
    Thứ nhất, tôi đứng về phe nước mắt (theo cỏch nói của thi sĩ Dương Tường), đứng về phía bạn, một nữ nhà văn dám đổi mới cách viết của chính mình, dám đặt ra những thách thức về cái viết cho chính mình, khi hiểu rằng không "lạ hóa cách viết? đó trở thành quen, thì chính văn chương của mình sẽ chẳng thể ?ocứa vào lòng ai? (cách núi của Chế Lan Viờn thường ưa lúc sinh thời) được nữa!
    Đọc Cánh đồng bất tận, mà theo một cách đọc thô thiển khác, đã bị ?ohình sự hoá? là vũng lầy bất tận, xin Tư đừng buồn. Bạn hãy mỉm cuời nhẹ nhõm và nghĩ xa hơn rằng : đoá hoa sen có thể nở ngát hương trên bùn.
    Trước hết, tôi thật xúc động về cách mà bạn kể một câu chuyện. Hoàn toàn mới! Và sở dĩ bạn làm tôi xúc động và thậm chí bị choáng, vì cái giọng kể của bạn, thật là Nam bộ, có vẻ như tưng tửng, hài hước nữa, nhưng, đằng sau nó, ém sâu dưới đáy một nỗi buồn, càng lúc càng buồn, càng lúc càng thăm thẳm và đánh thức trong tôi (không chỉ trong tôi), sự suy tư cùng lúc với xúc cảm mạnh về thân phận con nguời, về một gia đình nông dân, với một người cha và hai đứa con dại, chị gái, em trai tuổi còn niên thiếu, ở một miền đất xa ngái, những cánh đồng lúa trải dài đến bất tận, đã chẳng may rơi vào hoàn cảnh trớ trêu ?ogà trống nuôi con?. Người cha, vỡ hận người mẹ nhẹ dạ, bỏ nhà theo giai, mà tự làm điều ác với chính bản thân mình, với những người đàn bà khác, ngoài người vợ, đi qua cuộc đời mình, thậm chí, với cả hai đứa con mình, để đến nỗi ?oác giả ác báo?. Câu chuyện khép lại với ý nghĩ của đứa con gái dành cho cha của mình: là trẻ con, đôi khi nên tha thứ lỗi lầm của người lớn.
    Cỏch viết mới của Cánh đồng bất tận là ở sự trông thấy trong muôn vàn những chuyện đời xung quanh mình, những điều ?ođau đớn lòng? và viết ra được bằng văn phong riêng, thấm đẫm chất Nam bộ, lại với ý thức đổi mới thật quyết liệt của chủ thể viết Nguyễn Ngọc Tư, khiến người đọc, do được lan truyền cảm giác đau đớn từ tác phẩm đem lại, do ấn tượng về sự mới mẻ về chữ nghĩa của tác giả, mà buộc phải có cách đọc mới đối với cái viết mới.
    Đây là một cách đọc mới được gợi ý từ chính tác phẩm, do quá ấn tượng về lối viết ghìm nén cảm xúc trong đầy cảm xúc ấy của Tư, mà phải đau đáu suy ngẫm về việc trả thù của một người đàn ông yêu vợ, có lẽ yêu một cách tối tăm mù quáng, như một vật sở hữu , mà không thể chịu đựng nổi cảm giác bị mất vào tay người khác, nên đã cư xử với tất cả những người đàn bà theo chỉ một cách ?obóc bánh trả tiền??
    Nhưng thôi, tôi sẽ không làm mất thời gian của bạn nữa bằng cách kể lể dông dài về tác phẩm của chính bạn. Điều tôi muốn nói với bạn ở đây chính là cái cách mà người ta đã ứng xử với tác phẩm của bạn bởi một lối đọc tác phẩm lầm lạc và - xin lỗi - đầy tối tăm và man rợ. Tôi muốn nói rằng những người này cần phải học một cách ứng xử văn hóa với văn chương, nếu quả là họ muốn thưởng thức văn chương.
    Như nhiều bạn đọc khác, tôi vô cùng kinh ngạc khi đọc bài trả lời phỏng vấn của ông Trưởng Ban tuyên giáo tỉnh uỷ Cà Mau, sau đó là bài viết của ông thạc sĩ, Phó giám đốc Sở văn hoá thông tin tỉnh Cà Mau. Tôi kinh ngạc vì nhiều lẽ. Bởi trong những trường hợp như thế này, thường thì có một cú điện thoại của một ?oanh? nào đó, chỉ thị miệng thôi, không bằng văn bản, là cấp quản lý phải ?okiểm điểm nghiêm khắc? nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, vì tội ?onói cái xấu nhiều quá?. Chỉ cái tội ấy thôi là đã đủ để khiến cho một nhà văn phải thân bại danh liệt rồi, chưa nói đến những hệ lụy nặng nề khác. Vậy mà nay họ công khai rằng quả thật đó cú một văn bản đề nghị kiểm điểm Nguyễn Ngọc Tư, kể cũng là một điểm kinh ngạc đáng mừng, một biểu hiện của dân chủ, công khai trong đời sống xã hội ta.
    Điều kinh ngạc thứ hai của tôi, chắc cũng như nhiều người, là tính nhất quán trong quan điểm của mấy vị quan chức tuyên giáo và văn hoá thông tin của tỉnh Cà Mau. Có lẽ những người này đã qua các lớp học sơ đẳng về lý luận văn học và họ đã áp dụng hoàn toàn máy móc vào thực tế. Đó là về tính ?ođịnh hướng?, về tính ?ogiáo dục? của văn học. Chính vì thế nên họ yêu cầu Tư khi viết văn thì ?otốt xấu bao giờ cũng có cả hai, tỉ lệ phải như thế nào đó?. Đó là cách đọc của những người ?ogác cổng?, chuyện đo đếm tốt xấu một cách thô thiển và soi mói. Nó là một trong những nguyên nhân lý giải làm sao văn học ta không có những tác phẩm lớn, và ít có sự thay đổi lối viết quyết liệt , như phải làm một cuộc cỏch mạng về chữ nghĩa văn chương, nên cứ phải chấp nhận một cách đọc cũ, chỉ vì bạn đọc ?ođã quá quen với một lối viết ở nhiều tác phẩm?. Đó là nhận xét trong bài viết của Đặng Anh Đào, đầy vui sướng hân hoan, khi ông Tướng về hưu của Nguyễn Huy Thiệp xuất hiện, làm chấn động văn học những năm 90 của thế kỉ trước. Đặng Anh Đào cho rằng chỉ thể thay đổi thói quen đáng nản lũng ấy của người đọc bằng một lối viết mới, mà Tướng về hưu đã làm được việc đó, với một lối viết thản nhiên trung hòa (đà lâu không còn là mới với các nhà văn phương Tây nữa, nhưng đang là mới ở Việt Nam, qua trường hợp Nguyễn Huy Thiệp.Và bà khẳng định, cái mới của truyện ngắn này là ở chỗ, cách kể chuyện cổ điển, câu văn giản dị, dễ hiểu và nhà văn không cao giọng dạy dỗ người đọc. Và điều cốt lõi mới nhất của nhà văn trong truyện ngắn này là ?o khơi dậy cảm giác về sự bất ổn đó là đòi hỏi nó phải được giải quyết (ngoài cuộc đời). Đó là câu chuyện về sự thưởng thức văn học đã cách đây hàng hai chục năm.
    Vì vậy, tôi xiết bao ngạc nhiên trước cách đọc quá cũ của các vị nói trên với cách viết thật mới của Nguyễn Ngọc Tư.
    Nó cũng làm tôi nhớ đến nhân vật trong một tác phẩm của Ma Văn Kháng, một bà trưởng phòng khi thấy nhân viên vô tình đặt cái giẻ lau lên bàn thì lập tức nghĩ ngay rằng ?onó coi mình như cái giẻ?! Cách đọc cũ kĩ thụ lậu này buộc người ta phải đọc tác phẩm văn học như một phóng sự báo chí, hay tệ hơn, một báo cáo công tác gửi cho Ban tuyên giáo tỉnh uỷ. Cách đọc này còn là một cách đối chứng thô thiển giữa hiện thực đời sống và hiện thực đó được chưng cất và thăng hoa trong tác phẩm. Tóm lại đó là một cách ứng xử rất thiếu văn hóa với văn chương, nếu chưa muốn nói là thiếu hiểu biết về pháp luật. Ai cho phép những vị nói trên thiết lập một tòa án đối với nhà văn, xúc phạm nhà văn?
    Tất nhiên, tôi hiểu ai cũng có quyền đọc tác phẩm văn học theo cách của mình, bởi nếu tôi thích và yêu mến Cánh đồng bất tận thì họ cũng có quyền không thích tác phẩm của Tư, thậm chí tát con của họ nếu nó dám khen hay. Tuy nhiên, nếu họ không thích Cánh đồng bất tận với tư cách là một độc giả là một chuyện, còn khi họ là những người có quyền kiểm điểm Tư thì lại là chuyện khác! Như thế, họ đó đọc văn học theo cách lấy thịt đè người. Tôi chỉ hy vọng - le lói thôi -rằng trong vụ việc này, họ vẫn sẽ nhất quán với quan điểm về ?otính tỷ lệ? của họ. Bởi vì khi ông Trưởng ban tuyên giáo đưa ra những lý lẽ để tiến hành ?okiểm điểm nghiêm khắc? Tư, ông có dẫn ra cơ sở là một vài ?ođộc giả Việt kiều, nhà phê bình văn học(?), rồi chị em phụ nữ? đã lên án Cánh đồng bất tận (tại vì họ giận!), thì chắc chắn ông cũng biết rằng số người yêu mến và ủng hộ Cánh đồng bất tận phải lớn hơn cái con số nhỏ nhoi đó hàng ngàn, hàng vạn lần. Vậy nếu chỉ dựa trên một tỷ lệ ít ỏi các ý kiến phản đối để kiểm điểm thì cũng phải dựa trên cái tỷ lệ đông đảo ủng hộ để khen thưởng cho Tư mới phải chứ.
    Nhưng ngoài những điều kinh ngạc kể trên, ngoài sự cảm thông chia sẻ với một đồng nghiệp gặp nạn, tôi có một mối lo ngại vô chừng, Tư à. Bởi vì tôi biết bạn đang sống ở một địa phương, nơi chót cùng của Tổ quốc, xa trung ương, xa các trung tâm văn hoá của cả nước. Mặc dù ngọn gió đổi mới đã thổi trên đất nước ta hai mươi năm nay rồi, những biểu hiện phi dân chủ có thể sẽ không dám lộng quyền như trước nữa, nhưng tôi biết rằng với một người sống và sinh hoạt, làm việc ở địa phương như bạn thì sức ép khủng khiếp lắm. Cái sức ép này nhiều khi nó không hiển hiện ra qua những văn bản công khai kiểm điểm, mà nó vô hình, lẩn khuất ở đâu đó. Đấy mới là điều đáng sợ. Tôi, cũng như nhiều người yêu mến Tư, có thể thông cảm, chia sẻ với bạn qua những bài viết, nhưng chúng tôi không thể gánh được hộ bạn cái áp lực ấy, Tư à! Tôi sợ bạn sẽ ngã lòng. Mà như thế thì thiệt thòi biết bao cho chúng tôi, những đồng nghiệp, cũng là người đọc của bạn, thiệt thòi biết bao cho vùng đất Cà Mau, nơi bạn sinh ra và lớn lên, và trên hết, thiệt thòi biết bao cho đất nước ta, cho người đọc đông đảo, vì một nhà văn có tài như bạn đã phải khuôn sự sáng tạo của mình vào trong những ?otỷ lệ? tốt xấu của mấy ông làm công tác quản lý văn hoá thông tin mà trình độ đọc hiểu tác phẩm lại thô sơ một cách đáng kinh ngạc. Tự trong đáy lòng, tôi cầu mong điều đó đừng xảy ra, và bạn vẫn sẽ là một Nguyễn Ngọc Tư, tài năng, quyết liệt, yêu quê hương đất nước mình đến cùng kiệt của từng con chữ.
    Không biết nói gì hơn, tôi mong bạn hãy đứng vững, Tư nhé!

Chia sẻ trang này