1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi hoangvan09, 09/05/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. anjingruyu

    anjingruyu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2005
    Bài viết:
    207
    Đã được thích:
    0
    Eo ôi, không thể tiêu hoá được, phát nôn ra mất. Sao có một kẻ ngu xuẩn như thế mà cũng chường mặt thịt lên báo để thiên hạ nó chửi cho. Kiểu trót kiễng chân rồi kiễng cho trót, leo thang rồi không xuống được thang , cứ phải nhâng nháo qua ngày. Ngẫm mà thương hại . Bọn báo PL cũng ác thật, giáng cho 1 bài này lên thì thôi hết đời họ Vưu, cứ như tự hoạ chân dung thời xét lại giáo điều của TQ.
    Nẫu quá!!!
  2. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Làm 1 quả... phản tuyên truyền cho quí ông họ Vưu tên Bất Lực
    THẠC SĨ VƯU NGHỊ LỰC, PHÓ GIÁM ĐỐC SỞ VĂN HÓA THÔNG TIN TỈNH CÀ MAU:
    ?oĐẶT TRÁI TIM SAI CHỖ KHI THƯƠNG XÓT NGƯỜI CỐ TÌNH PHẠM PHÁP !?
    TIẾN TÙNG thực hiện
    Sáng ngày 9.4.2006, sau khi Báo Tuổi trẻ đăng bài ?oVũng lầy bất tận? dù rất bận nhưng thạc sĩ Vưu Nghị Lực vẫn dành cho chúng tôi cuộc gặp trao đổi thêm về tác phẩm "Cánh đồng bất tận" (CĐBT) của Nguyễn Ngọc Tư. Được biết bài viết đăng trên báo Tuổi Trẻ là nỗi bức xúc của thạc sĩ Lực từ nhiều tháng qua, đã gởi cho nhiều cơ quan báo chí. Không chỉ bức xúc về CĐBT, thạc sĩ Lực còn bức xúc về tác giả, ông nói: ?oNguyễn Ngọc Tư là nhà văn viết về hiện thực bậc thấp. Chính gì cái bậc thấp đó đã giết chết Ngọc Tư. Tư đang có biểu hiện của bệnh ?ongôi sao? nên vô trách nhiệm với độc gỉa, vô trách nhiệm với ngòi bút của mình?? Để rộng đường dư luận, chúng tôi đăng cuộc trao đổi này.
    + Nhân vật trong CĐBT không chịu tốt
    PV: Thưa ông, vừa qua dư luận xôn xao tác phẩm CĐBT của Nguyễn Ngọc Tư nhiều ý kiến khen chê khác nhau. Theo ông, tác động xấu của CĐBT ở chỗ nào?
    Thạc sĩ Vưu Nghị Lực: Trước khi nhận định CĐBT, tôi đã đọc tác phẩm CĐBT rất nhiều lần. Muốn khẳng định tác hại của CĐBT phải có cuộc hội thảo đàng hoàng nhưng theo cảm thụ của tôi ?" với tư cách một người đọc, tác hại của CĐBT ghê lắm. 10 nhân vật trong CĐBT đều không chấp nhận cuộc sống đàng hoàng, không hướng thiện. Những nhân vật vô cùng xấu xa sống ngay thế kỷ XXI thì trở thành tội phạm hình sự rồi. Bởi họ không muốn sống tốt thì cho họ tồn tại ở xã hội để làm gì. Nông dân trong tác phẩm CĐBT của Ngọc Tư đều tệ hại.
    PV: Xin ông nói cụ thể hơn những chi tiết tình huống nào của các nhân vật mà ông cho rằng đã trở thành tội phạm hình sự?
    Thạc sĩ Vưu Nghị Lực: Anh thấy đó, một con đĩ đã bị trừng trị bằng cách phạt dán keo dán sắt vào cửa mình lại đi mồi chài cán bộ thú y, một người cha trả thù đời lại đi lấy vợ người khác, một phụ nữ vì một khúc vải mà bỏ chồng con... Anh nên nhớ nhiệm vụ của văn học là giúp con người hướng tới cái đẹp. Ngay cả văn học đả phá đấu tranh cũng hướng người ta sống thiện. Đằng này, nhân vật, xã hội trong tác phẩm CĐBT bi lắm. Nhân vật không chịu làm người tốt. Ngọc Tư không dám cho nhân vật mình sống tốt nên đó trở thành cái tai hại. Tư đã đặt trái tim sai chỗ khi miêu tả, thương xót những con người cố tình vi phạm pháp luật.
    PV: Nhưng thưa ông, văn học có nhiệm vụ phản ánh hiện thực để phê phán và xây dựng xã hội. Nếu Ngọc Tư phơi bày cái hiện thực đó để phê phán cái xấu và xây dựng quan niệm sống đúng đắn cho con người thì tại sao là tai hại ?
    Thạc sĩ Vưu Nghị Lực: Nên nhớ tác phẩm CĐBT của Nguyễn Ngọc Tư là tác phẩm văn học. Mà văn học là điển hình. Như vậy điển hình của Nguyễn Ngọc Tư là ở chỗ nào? Hiện thực của Tư viết là hiện thực nào? Tôi xin thưa, điển hình mà Ngọc Tư nêu là nông dân, là những con đĩ? Nếu có thì chỉ có trong một bộ phận mà thôi chứ không dâm ô hết đâu. Hiện thực Ngọc Tư nêu lại là hiện thực xã hội ngày nay khi đất nước đang phòng chống đại dịch cúm gia cầm. Xã hội ngày nay là tăm tối cỡ đó sao. Ngọc Tư đã chà đạp người nông dân, phỉ nhổ vùng nông thôn. Phải chi tác phẩm CĐBT là một bài báo với những địa chỉ cụ thể, vùng quê cụ thể? để địa phương xây dựng. Đằng này, tác phẩm CĐBT là tác phẩm văn học nên không có địa chỉ cụ thể. Mỗi địa danh, mỗi con người là điển hình. Với một con đĩ coi chuyện làm đĩ là không công, một người đàn ông bị vợ bỏ lại đi lấy vợ của người khác, cán bộ thú y lại bị con đĩ mồi chài để đừng bắt vịt. Một vùng quê tăm tối như thế thì sao là xã hội ngày nay được.
    + Ngọc Tư là nhà văn viết về hiện thực bậc thấp:
    PV: Trái lại ý kiến của ông, một số tờ báo đã cho rằng Ngọc Tư là tài năng về văn học. Còn riêng ông?
    Thạc sĩ Vưu Nghị Lực: Theo tôi, qua CĐBT Ngọc Tư là một nhà văn viết về hiện thực bậc thấp. Chính cái bậc thấp đó đã giết chết Ngọc Tư. Trước khi đọc CĐBT, tôi có đọc rất nhiều tác phẩm của Ngọc Tư. Tôi thừa nhận Ngọc Tư chỉ có tài thiên bẩm thôi. Chứ không phải vĩ nhân như người ta nói.
    PV: Có nghĩa là một số tác phẩm được giải, được giới văn học đánh gíá cao là nhờ vào thiên bẩm.
    Thạc sĩ Vưu Nghị Lực: Đúng vậy. Ngọc Tư không phải là vĩ nhân lại càng không phải là thiên tài văn học như một số lời khen đâu. Những tài năng lớn về văn học người ta rất nâng niu tác phẩm của mình cũng như nhân vật họ xây dựng. Có những nhà văn, nhà thơ lớn họ đã xé câu thơ, tác phẩm của mình sợ công bố cho bạn đọc ảnh hưởng trực tiếp đến xã hội. Ngọc Tư đã không làm được.
    PV: Thế còn tác phẩm CĐBT ?
    Thạc sĩ Vưu Nghị Lực: Tôi nghĩ Tư không nên công bố. CĐBT không nên đưa đến tay người đọc.
    PV: Vậy là theo ý ông cũng như ý của tiến sĩ Thái Văn Long (Thái Văn Long ?" Giám đốc Sở GD ?" ĐT tỉnh Cà Mau ?" PV) khuyên học sinh Cà Mau không nên đọc tác phẩm vì các em thấy ?oxã hội dập dìu đĩ? ?
    Thạc sĩ Vưu Nghị Lực: Đó là cách nói của anh Long thôi chứ khuyên học sinh không đọc làm sao được. CĐBT đã được xuất bản công khai rồi.
    PV: Ông đã chỉ ra những tác hại của CĐBT. Việc Nhà xuất bản nào đó xuất bản một tác phẩm ?otoàn dâm ô, xã hội đen tối, không hướng thiện? và có tờ báo đã giới thiệu quyển sách này đến bạn đọc. Theo ông nhà xuất bản cũng như tờ báo đó sẽ bị xử lý như thế nào?
    Thạc sĩ Vưu Nghị Lực: Câu hỏi này ngoài tầm của tôi. Nhà xuất bản và tờ báo nọ công bố CĐBT, họ chỉ đơn thuần là kinh doanh. Anh nên nhớ hiện nay, việc xuất bản đã bỏ khâu kiểm duyệt.
    PV: Nếu có ?oquyền? đủ khả năng để thu hồi cuốn sách CĐBT, ông có làm không?
    Thạc sĩ Vưu Nghị Lực: Tôi sẽ làm khi dư luận đồng ý quan điểm của tôi là tác phẩm CĐBT có những tác hại. Nghĩa là phải mở cuộc hội thảo rất khoa học lấy ý kiến về tác phẩm trên.
    + Phải đưa truyện cho các nhân vật thẩm định
    PV: Nhưng vừa qua, rất nhiều nhà phê bình văn học, độc giả? ủng hộ thậm chí đánh giá cao tác phẩm CĐBT?
    Thạc sĩ Vưu Nghị Lực: Văn học nước ta hiện nay chưa có nhà phê bình tầm cỡ. Anh nhớ, tác phẩm CĐBT vừa qua là ai đọc. Họ là những công chức, giới phê bình. Tôi nhận thấy phải cho những nhân vật được Ngọc Tư viết như: con đĩ, người nông dân bị vợ bỏ... để họ xem. Họ có đồng ý cách viết của nhà văn không, những em học sinh nghĩ gì... Đáng tiếc là họ không được đọc.
    PV: Vậy theo ông, những nhân vật trên ?ođủ tầm? để đánh gíá tác phẩm CĐBT hơn là công chức và giới phê bình?
    Thạc sĩ Vưu Nghị Lực: Họ cũng có dịp để ngẫm lại mình. Xem nhà văn viết về họ như thế là có đúng không. Tôi dám chắc là họ không đồng ý vì tác phẩm CĐBT của Nguyễn Ngọc Tư là phi hiện thực, phỉ báng họ.
    + Phải kiểm điểm cả thiên chức nhà văn và trách nhiệm công chức!
    PV: Theo ông có cần phải kiểm điểm Ngọc Tư theo đúng chỉ đạo của Ban Tuyên giáo? Ông có biết rằng đến thời điểm nay, chưa một cơ quan nào kiểm điểm Ngọc Tư.
    Thạc sĩ Vưu Nghị Lực: Việc kiểm điểm Ngọc Tư theo tôi phải tuân thủ 2 nguyên tắc. Một là giới thiên chức nhà văn ?" việc này để cho bạn đọc đánh giá. Còn việc thứ hai là trách nhiệm một công chức của Nguyễn Ngọc Tư. Về quan điểm, lập trường như thế có đúng không? Phải cần kiểm điểm cho Tư thấy rõ quan niệm lệch lạc của mình.
    PV: Cũng theo báo cáo của Ban tuyên giáo, Ngọc Tư thiếu trách nhiệm trong trả lời phỏng vấn với một số báo và việc này cũng cần nên kiểm điểm, giáo dục. Ông thấy sao?
    Thạc sĩ Vưu Nghị Lực: Đúng như vậy. Ngọc Tư đang mắc bệnh ngôi sao. Trong trả lời phỏng vấn với một tờ báo công bố tác phẩm trên, Ngọc Tư trả lời ?ochỉ đánh ùm như vậy rồi thôi?. Tư nói ?ođứa con tinh thần? (tức tác phẩm CĐBT ?" PV) là đứa con trai Ngọc Tư đang bồng trên tay. Trả lời như vậy là không được. Ngọc Tư đã thiếu trách nhiệm với ngòi bút của mình, thiếu trách nhiệm với độc giả? Do đó đã trở thành tai hại cho Tư.
    PV: Xin cảm ơn ông.
    Tiến Tùng thực hiện
    Chọn từ báo Pháp Luật TP. Hồ Chí Minh số ra ngày 10.4.2006. Cập nhật 12.4.2006
  3. truongyenthanh

    truongyenthanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/08/2003
    Bài viết:
    268
    Đã được thích:
    0
    Chừng đó ý kiến của Nghị Lựccho thấy ông ta trình độ cũng giống Nghị Quế - cái đức không thèm biết "trời cao đất dày" gì!
    Chừng đó ý kiến cho thấy "tầm cỡ" của Nghị Lực!!!
    Giá có bác nào điều tra xem ông Nghị Lực này tốt nghiệp thạc sĩ ngành gì nhỉ? Truy thử trong thư viện cái trường nào đó luận văn thạc sĩ của ông này! Kể cả luận văn tiến sĩ của ông giám đốc Sở Cà nữa! tôi đồ chừng hai ông này làm luận văn theo khuôn mua ở chợ luận văn quá!!! Bà con ở các trường ĐH lục xem trongthư viện thể nào cũng có bản lưu. Hay ai dũng cảm tới gặp mấy ông ấy xin photo để học tập văn phong chiến đấu... liều mạng của các vị đó nhé!
    Được truongyenthanh sửa chữa / chuyển vào 03:42 ngày 15/04/2006
  4. ShrekFan

    ShrekFan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/01/2005
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    0
    Hờ hờ, bác Vưu này càng ngày càng tỏ vẻ ghen ăn tức ở một cách lộ liễu nhể. Em Tư không có bằng thạc sỹ mà sách vẫn bán được ầm ầm, bác Vừu bằng cấp đầy mình mà chả ai quan tâm cả, tức chết đi được
    Nhớ ngày xưa đi học bạn nào học dốt và phá quá thường bị đuổi học hoặc cho xuống học cùng các bạn lớp dưới. Tiếc là trường đời không như trường học nên xã hội không thể loại bỏ được những trí thức dởm đời như lão Vưu và bọn tuyên huấn ghẻ ở Cà Mau.
  5. nini_riv

    nini_riv Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2004
    Bài viết:
    413
    Đã được thích:
    0
    Đúng là đời lắm chuyện ăn theo, muốn nổi tiếng đâu cần chọn cách này bác Vưu gì gì đấy ơi, đọc lại bài này chưa? ko biết có thấy rung rinh gì không? Cái cách nói miệt thị kiểu "một con đĩ" mà nhắc đi nhắc lại đã thấy tính "nhân bản" trong con người bác quá rồi. Chết chết, thế này mà làm lãnh đạo nghề văn thì khổ các nhà văn của tỉnh nhà quá.
    Văn học là điển hình ... Nếu có chỉ là một bộ phận... (đã điển hình chưa bác??? ). Xã hội đâu thiếu những trường hợp như vậy, đâu phải cứ tả cái hay, cái đẹp mới thấy cái hay, cái đẹp.. Độc giả đâu có giống con ếch ngồi trong đáy giếng nhìn nên bàu trời thấy đám may bay qua lại bảo bầu trời màu trắng đâu, hehehe.
    Cuộc sống của con người trong CĐBT thật là dữ dội (cả về sinh kế lẫn tâm lý) nhưng trên tất thảy là những ước mong dù đôi lúc chỉ còn nhỏ nhoi trong mỗi nhân vật (nhân vật chính, thằng em, người cha và cô gái điếm) là được yêu thương, được có một gia đình nhỏ êm ấm - không lẽ bác Vưu không thấy cái này sao? hay phải trích dẫn và phân tích mới nhận ra. ThS Văn chương xem ra... Chắc thời Chí phèo bác Nam Cao bị nhà chức trách chửi vì bảo toàn bộ xã hội là Chí phèo mất (kiểu giống bác Vưu).
    Tôi nghĩ Ngọc Tư không cần phản ứng gì là đúng, cái tốt chẳng cần đấu tranh người ta cũng nhận ra
  6. dongcothuy

    dongcothuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2006
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    tớ vừa đọc CDBT. đọc lần thứ hai đến đoạn cuối thì ko sao đọc được nữa có lẽ do thần kinh yếu quá ko chịu nổi - có ai giống tớ ko? - theo chủ ý của tớ đoạn kết tác giả nên dừng lại ở câu nói của cô gái điếm hay cùng lắm là chỗ bị cướp mất nửa đàn vịt thì cũng đủ đau lắm rồi. Tớ đã có một thời sống ở Đồng tháp mười nên tớ hiểu được cuộc sống đó. Nơi sông nước mênh mông ấy người dân họ sống đơn giản và hoang dã lắm vì thế mọi chuyện đều có thể xảy ra mà ở nơi khác mọi người ko thể tưởng tượng được. Điều trăn trở của câu chuyện là mọi người nên thông cảm và yêu thương người dân nơi đó hơn thế thôi. Bươi móc, mổ xẻ là nghề của các Ông tuyên giáo, bình văn nếu ko thì họ biết làm gì. Chờ đợi văn minh nơi đấy thì lâu lắm. Nhưng có một điều Tớ muốn chia xẻ với mọi người là ở nơi đấy có nhiều điều tốt đẹp mà nơi Chúng ta sống có nằm mơ cũng ko thấy : Nhà ko cần cửa, sống ko cần lo.... Sông nước cho họ mọi thứ. Nếu ai chưa về Miền Tây thì hãy cố gắng một lần cho biết. Chúc tác giả có mọi điểu tốt lành và có những câu chuyện hiện thực hay như thế. Còn Ông họ Vưu nên có một lời xin lỗi tác giả và mọi người vì một lúc tư duy có vấn đề của Mình
    Được dongcothuy sửa chữa / chuyển vào 16:15 ngày 15/04/2006
  7. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Cần hoan nghênh các đồng chí Cà Mau

    Nguyên Ngọc

    Dư luận chung quanh truyện ngắn Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư đến hôm nay đã khá rõ ràng. Tuy nhiên, nhân chuyện này, có lẽ còn có một vấn đề cần nói thêm. Theo tôi, cần hoan nghênh cách làm việc của Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Cà Mau. Phê phán, lên án, chỉ thị phải kiểm điểm đối với tác giả CĐBT, cái ban này đã có công văn rất đàng hoàng. Tôi có được đọc nguyên văn công văn ấy, đề ngày 27-3-2006, do ông phó ban Trần Văn Hiện ký, có đóng dấu hình chữ nhật của Ban hẳn hoi. Ông phó Ban Dương Việt Thắng, ông phó giám đốc Sở Văn hoá Cà Mau Vưu Nghị Lực, chửi bới CĐBT và tác giả của nó đến nơi đến chốn, thậm chí đòi trục xuất người ta "ra khỏi địa bàn", cũng là nói công khai trên báo Tuổi Trẻ rất nghiêm túc, và đến hôm nay không hề có lời cải chính. Tôi nghĩ đó là một cách làm việc có nguyên tắc, dám chịu trách nhiệm về việc làm của mình, của những người có quyền lực. Thực thi quyền lực thì dám chịu trách nhiệm về hành động quyền lực của mình.

    Tất cả những người làm báo, làm xuất bản, và cả những người sáng tác lâu nay đều biết có hàng ngàn lần mình từng không được các cơ quan tương tự ở tỉnh, thành phố, và ở cả trung ương đối xử như vậy; đã có hàng ngàn lần bài báo này tác phẩm nọ bị phê phán, lên án, khiển trách gay gắt, thậm chí bị thu hồi, cấm đoán, tiêu huỷ... mà không hề có giấy tờ gì hết. Chỉ có chỉ thị mồm! Thậm chí có khi là chỉ thị mồm của một người đã về hưu từ thuở nảo thuở nào nhưng nay vẫn được mời làm "cố vấn" cho các cơ quan ấy, ý kiến còn có sức nặng hơn cả thái thượng hoàng. Chỉ thị mồm tức không phải chịu trách nhiệm pháp lý gì hết, nhưng đố anh nào dám không chấp hành. Rất đơn giản, có thể bị cho thôi việc, thay thế, cách chức, hoặc nhẹ nhàng hơn, cho về hưu như chơi. Và trong các sinh hoạt gọi là giao ban, đây là "chuyện thường ngày ở huyện". Về mục này, rõ ràng họ thua hẳn các đồng chí ở Ban Tuyên giáo và Sở Văn hoá Cà Mau.

    Nhân vụ CĐBT, tôi đề nghị các cơ quan có quyền lực và có trách nhiệm từ nay thôi hẳn kiểu chỉ thị mồm vô bằng và vô trách nhiệm ấy đi. Các đồng chí ấy có quyền nhận xét, phê phán, lên án..., nhưng nếu không có giấy tờ, ký tên, đóng dấu đàng hoàng thì nhiều nhất là người nghe có thể coi như một lời khuyên, và đối với lời khuyên thì người ta có thể cám ơn, còn làm theo hay không thì không bắt buộc. Bởi vì, về nguyên tắc, người làm báo, làm xuất bản, người sáng tác chịu trách nhiệm về công việc của mình trước pháp luật, mà chỉ thị mồm thì đến lúc ra toà anh có ra toà với tôi không, lấy gì làm bằng để kéo anh cùng ra toà?

    Đi đâu chúng ta cũng có thể găp khẩu hiệu "Sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật ". Chẳng lẽ điều đó chỉ dành cho thường dân, còn các "đồng chí" thì không?
  8. anjingruyu

    anjingruyu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2005
    Bài viết:
    207
    Đã được thích:
    0
    Hehe, cụ Nguyên Ngọc đùa hóm thật , rốt cục thì các cha Cà mau vẫn có tý ưu điểm là dám dùng tên thật chứ không tạo nick để kéo chân nguời khác xuống hố với mình.
    @HV09 : Trên VH-TT thứ 6 vừa rồi có bài của NQLập và PXNguyên chat chit về CĐBT, nhạc sỹ Dương Thụ cũng viết mấy câu chêm vào xôm phết. Tớ đang định gõ vào thì bị thằng ku cùng phòng lấy mất báo, cậu có tờ đấy k up lên đây phát cho đủ mâm. Tks.
  9. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    May mà có Nguyễn Ngọc Tư
    TTCT - Nếu tôi nhớ không lầm Trảng sen trong rừng tràm in trên Văn Nghệ năm 1998 là truyện ngắn đầu tay của Nguyễn Ngọc Tư viết cho người lớn (tác giả trước đó chỉ viết cho thiếu nhi).
    Khi tập truyện Ngọn đèn không tắt vào giải nhất Cuộc thi Văn học tuổi 20 năm 2000, ban văn (của báo Văn Nghệ) chúng tôi mới thú vị nhận ra chính Văn Nghệ đã in cho tác giả ngôi sao này một truyện đậm chất Nam bộ dù truyện khá mảnh. Không sao tìm thấy ở Hà Nội Ngọn đèn không tắt vì hệ thống phát hành muôn năm thừa ở miền này mà thiếu ở miền kia. Nhiều tiếng khen, nhiều bài báo trong Nam ngoài Bắc phát hiện về Nguyễn Ngọc Tư, một hiệu ứng đọc ít thấy từ lâu.
    Tôi ?omò? ra Nguyễn Ngọc Tư qua phôn, vừa cố lắng nghe thanh âm để đoán sắc, khi xin ảnh để đi kèm với bài viết cho Văn Nghệ Trẻ thì Nguyễn Ngọc Tư dứt khoát: ?oEm xấu đui hà, em đâu có dám chụp ảnh mà đưa lên báo?. Tôi tiếp tục hình dung, đây đích thị là một cô gái không coi nhan sắc là trọng, hiền lành, hom hóm và cũng đầy bản lĩnh.
    Tôi đã viết bài ?oNguyễn Ngọc Tư như thế nào? bằng tâm trạng thú vị khi nhớ đến lời khen mà người ta từng dành cho Solokhov: ?oTrên bầu trời văn học nước Nga, một con đại bàng non vừa cất lên đôi cánh mênh mông từ sông Đông?. Có thể quá lời khi ngầm so ví như vậy nhưng tôi nhớ mãi cảm giác vui thích của mình khi đọc hết Ngọn đèn không tắt.
    Chính cái truyện lấy tên tập lại không thấy thích bằng những truyện về những cảnh ngộ, những thân phận, những mảnh người thường nhật, nó cho thấy tác giả có thể dài hơi về kiểu nhân vật này, tất cả được diễn tả bằng thứ ngôn ngữ Nam bộ lấp lánh và một giọng văn dung dị, đặc biệt ấm áp. Cảm giác của người trong nghề, lại là dân biên tập, tôi nghĩ hình như mình đang tiếp cận một ngôi sao chưa biết nó sẽ tỏa sáng đến đâu.
    Lại còn những tạp bút trên tờ Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn, già dặn, thâm thúy, nhiều bài rất hàn lâm mà vẫn nhuần nhụy Nam bộ. Tạp bút là thể loại mà nhà văn không thể giấu giếm kiến văn, chủ kiến và cái tầm ưu thời mẫn thế của mình. Nguyễn Ngọc Tư tiếp tục làm cho làng viết và độc giả ngạc nhiên.
    Tôi hay tìm đọc Nguyễn Ngọc Tư, trong hiệu sách, trên báo, trong những mùa tết và cứ phải thốt lên: Chà chà, ở đâu ra cô bé đáng tuổi con mình mà ghê gớm quá vậy, đầm Bà Tường sinh ra hay trời đất sinh ra cô ta vậy? Đọc mãi, thấy lo lo, hình như tác giả viết bắt đầu trơn tay, ít thể nghiệm. Có cảm giác Nguyễn Ngọc Tư đang quá thảnh thơi trên con đường mà dư luận nhiều ưu ái đã phát quang cho, sự kỳ vọng bắt đầu trở thành sự sốt ruột, kiên nhẫn.
    Cánh đồng bất tận đến tay chúng tôi vào khoảng tháng 8-2005. Khác những lần tác giả gửi chung chung cho báo Văn Nghệ, hay gửi qua email, lần này tác giả đề gửi cho tôi với sự dè dặt mà tôi cảm thấy như là đang nín thở. Một truyện vừa, tôi biết ngay Nguyễn Ngọc Tư đang thử sức mình. Vì lúc đó anh Trung Trung Đỉnh, phó tổng mới về, đang trực ban văn giúp vì tôi trực đã quá lâu, tôi chỉ đọc qua và bàn giao ngay cho anh: ?oAi chớ Ngọc Tư thì một cái dấu phẩy cũng không cần động tay vào?.
    Anh Trung Trung Đỉnh sốt sắng đọc ngay, khen nức nở, chúng tôi ước sẽ in được trọn, không vì khuôn khổ, không câu nệ bị kêu là ưu ái, cá biệt (có thể bị nghĩ Ngọc Tư là dân miền Tây Nam bộ cùng tôi). Sếp Hữu Thỉnh duyệt ngay, in ba kỳ, chưa bao giờ chúng tôi có sự đồng thuận nhanh gọn và sâu sắc như vậy, mươi năm trở lại đây cũng chưa bao giờ báo Văn Nghệ in mạnh dạn một truyện ba kỳ báo.
    Truyện in chưa xong đã có hồi âm, khen râm ran, rồi khen rộ khi lên xong ba kỳ. Thật là ngoạn mục, cảm giác sung sướng của những bà đỡ mát tay. Trong đời những người làm biên tập, ít khi có được những giây phút thăng hoa như vậy. Như chính mình được ghi nhận, tôn vinh. Tôi đọc kỹ lại Cánh đồng bất tận, lòng tràn đầy niềm vui khâm phục, lạ vậy đó, khi tác phẩm đã in ra, nó giống như bức tranh đã lên khuôn, nó đàng hoàng sức vóc hơn.
    Như thông lệ, cái gì đã lên báo Văn Nghệ thì việc tiếp theo là việc của các nhà nghiên cứu phê bình và độc giả. Dù Ngọc Tư ít liên lạc ra nhưng tôi biết cô nàng đã tự tin hơn, cô bảo rằng cô viết nó trong sáu tháng, cô kiệt sức, cô đã làm mới mình và có sợ người đọc không chia sẻ.
    Phần chúng tôi, chúng tôi chuẩn bị đưa Cánh đồng bất tận vào topten truyện ngắn hay của năm nhưng để tránh phạm qui nếu độc giả bắt bẻ, chúng tôi đã ?oăn gian? bằng cách chỉ đề là truyện, không ngắn không vừa gì cả. Khi Cánh đồng bất tận được báo Tuổi Trẻ in như là phát hiện lại thì hiệu ứng xã hội đã vượt ngoài sự mong muốn của tòa báo.
    2005 là năm của Nguyễn Ngọc Tư và là năm lên ngôi của văn hóa đọc. Tôi nói với bạn bè, những người đã yêu hoặc chưa yêu vùng đất Nam bộ: ?oCó Nguyễn Ngọc Tư, nền văn chương Nam bộ nói riêng cao lên được mấy thước!?.
    Có thể tôi lại khen quá nhưng khen như vậy mới xứng với những gì mà Ngọc Tư đã cống hiến trong sự nâng niu của những tờ báo uy tín, trước khi Cánh đồng bất tận đến được với độc giả. Tôi đem quyển sách Ngọc Tư tặng - cùng với Bóng đè - cho dịch giả Rose Mary đọc, cô bạn Mỹ này nhận xét: ?oBóng đè hơi gây sự, Cánh đồng bất tận nhiều thuyết phục hơn, tôi thích Cánh đồng bất tận hơn?.
    Cảm giác khâm phục và an lòng về Nguyễn Ngọc Tư trong tôi càng mạnh mẽ khi cô nàng náo hoạt trọn một mùa tết bằng những câu trả lời phỏng vấn sắc sảo, chân tình (mà nhiều người đố kỵ cô cho là ?okhông khiêm tốn?). Tôi chưa từng biết một tài năng nào làm ra vẻ khiêm tốn, còn nói Nguyễn Ngọc Tư không khiêm tốn thì tôi e rằng chính những người không ưa cô mới là không khiêm tốn.
    DẠ NGÂN
  10. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    To Kanguru: Đây là bài mà cậu thích:
    Khi cánh đồng mở ra
    Truyện Cánh đồng bất tận (CĐBT) của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư đã được nồng nhiệt tìm đọc. Bỗng đâu có một văn bản cấp địa phương chỉ thị phải kiểm điểm nghiêm khắc văn bản văn học đã thành của toàn quốc.
    Vụ việc gây bức xúc dư luận. Nhà văn Nguyễn Quang Lập (NQL) và nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên (PXN) góp tiếng nói vào chuyện này qua cuộc trò chuyện giữa hai anh.
    PXN: Lập này, ông có cảm giác ra sao khi biết tin CĐBT bị ?okiểm điểm??
    NQL: Qua cái lúc đầu ngạc nhiên lắm, bực lắm, thì nghĩ lại thấy người ta làm vậy cũng có cái lý của người ta. Đó là hệ quả của của một thứ lý luận văn học đã ăn sâu vào tiềm thức của họ. Cho đến bây giờ, trong các trường đào tạo cán bộ vẫn nói về các tính văn học y xì như những năm sáu mươi thế kỷ trước.
    Người ta đã hiểu cái đẹp của văn học thành ra những điển hình, những gương tốt. Viết văn là để ca ngợi những điển hình, những gương tốt đấy, rộng ra là viết văn để ca ngợi bất chấp nó đã tốt đẹp hay chưa. Bây giờ vẫn có giáo sư lên giảng đường nói như hát hay về xây dựng hình tượng con người mới XHCN. Chao ôi là ngao ngán.
    PXN: CĐBT là một truyện hay, nó chứng tỏ bút lực của Nguyễn Ngọc Tư trong việc đào sâu vào thể hiện cuộc sống và khơi sâu vào thân phận con người. Viết được một truyện như thế chứng tỏ Tư có tài năng văn chương và có lòng thương người. Đúng vậy, thương người bằng những nỗi đau của con người, bằng cái cách nhìn thẳng vào những vùng sáng tối chồng chéo trên những khuôn mặt người và trong những cõi lòng người.
    NQL: Nếu tôi không nhầm thì từ 1975 đến nay ở Cà Mau không có nhà văn nào như Nguyễn NGọc Tư: Vừa xuất hiện đã được dư luận cả nước quan tâm và chỉ bằng một truyện ngắn, bạn đọc cả nước gần như nhất trí đặt Tư lên chiếu trên của văn học: Chiếu những tài năng văn học Việt Nam (Tôi nhắc lại: tài năng văn học của Việt Nam chứ không riêng gì của Cà Mau đâu nhé!).
    CĐBT là một truyện ngắn hoàn hảo dù thi pháp không mới nhưng bù lại, nó thấm đẫm hơi thở của Nam Bộ và đầy ắp tính nhân văn. Một tác phẩm chứa chất nhiều tầng nghĩa, đến nỗi tôi phải đọc đi đọc lại ba lần mới thấy gần hết cái hay của nó. Thế mà mấy ông, nghe một đôi cú điện thoại kêu ca, đọc vài cái thư phàn nàn đã vội ra roi.
    Và tôi sợ đây không chỉ là lối tư duy văn chương ông ạ, nó là thứ tư duy mà ông Nguyễn Văn Linh đã nói là: Sự im lặng đáng sợ. Đấy là lối tư duy che đậy. Mày nói gì thì nói, không được nói chỗ tao đang có cái xấu. Tình trạng che đậy đang diễn ra khắp nơi, không chừa một chỗ nào. Đấy là lối tư duy ăn theo, té nước theo mưa, đánh hôi để kiếm lộc. Đọc bài của ông Phó giám đốc văn hóa Cà Mau Vưu Nghị Lực, tôi thấy có ?omùi? ấy.
    Tôi đồ rằng ông ấy biết văn là cái gì nhưng ông ta cứ nói bừa, miễn cái đó là hợp ý lãnh đạo. Lịch sử văn học Việt nửa thế kỷ qua đã cho quá nhiều dẫn chứng về các nhà văn hóa đầy mình nhưng vẫn hồn nhiên ăn theo nói lao với cấp trên mà không hề đỏ mặt. Hôm qua tôi đem chuyện tỉnh ủy Cà Mau kiểm điểm Nguyễn Ngọc Tư kể cho dăm bảy nhà văn. Mọi người thế à, thế à, cười hô hố rồi quên béng trong cuộc rượu tràn cung mây. Vì vậy tôi hoan hô các nhà báo đã quyết làm cho ra nhẽ chuyện này.
    PXN: Tôi cho rằng đấy còn là do bao lâu nay ta hô hào văn học viết theo chủ nghĩa hiện thực nhưng thực ra là khuôn nó vào trong một đường hướng tả thật theo lối tích cực. Bắt nhà văn tả thật chứ không phải tả thực, do đó, cứ đem câu chữ văn chương so sánh đối chiếu với ngoài đời rồi hễ thấy cái gì không có trong đời mà có trong văn là bảo xuyên tạc thực tế, là bôi đen.
    NQL: Triệt tiêu một lối đọc đã nhiễm thành máu hơn nửa thế kỷ nay không thể bằng một chỉ thị, một vài bài báo, vài cuốn sách được. Vả lại, tất cả những gì chúng ta đã sai lầm trong nhận thức văn học, trong giới biết với nhau chứ người ngoài đâu có biết? Cái cách mà cái sai nhai đi nhai lại cả vạn, không ai kêu to lên một tiếng là sai rồi cho thiên hạ biết, vẫn được thực thi trong tất cả các ngành nghề chứ không riêng gì văn chương.
    PXN: Tôi đồng ý với ông. Ông Marx có dạy một câu thế này: Người đi giáo dục cũng cần phải được giáo dục. Làm thế không phải văn nghệ sĩ, không phải người thưởng thức được lợi, mà được lợi trước hết chính là các vị quan chức, vì một nền văn hóa văn nghệ khỏe mạnh, tốt đẹp, chứng tỏ một đường lối đúng, một đội ngũ cán bộ biết làm việc.
    Nói không quá, nhờ văn Nguyễn Ngọc Tư, cánh đồng Cà Mau, cánh đồng Nam Bộ, cánh đồng Việt Nam giờ đây đã rộng ra mênh mông, vượt ra ngoài biên giới đất nước. Người nào nhìn vào cánh đồng đó là vũng lầy, người đó chỉ thấy vũng lầy, không thấy được cánh đồng.
    Theo Thể thao & Văn hốa

Chia sẻ trang này