1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi hoangvan09, 09/05/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Trước đây, chúng ta chỉ có một cách đọc và cách đọc đó bị chính trị hóa. Cách đọc ấy đẻ ra tác phẩm kiểu ấy và dĩ nhiên là những bạn đọc kiểu ấy. Cái kiểu ấy nó cũng có tác động tốt vào thời ấy.
    Thời bây giờ khác. Chúng ta đã hiểu biết hơn, đã trưởng thành hơn nên cũng có nhiều cách đọc hơn. Những người đọc cũ phần lớn đã qua cái tuổi có thể thay đổi được, nhất là khi họ đã là cán bộ hoặc đã về hưu. Không thể đòi hỏi ở họ sự đồng tình với những tác phẩm viết kiểu khác với những cái họ đã đọc nên phản ứng của họ với CĐBT cũng là điều tự nhiên.
    Một xã hội dân chủ thật sự cần phải tôn trọng sự khác nhau, không nên lấy cách đọc này để đàn áp những tác giả viết theo một cách khác cho những bạn đọc của họ. Và ngược lại, cũng không nên chế giễu trên công luận những bạn đọc cũ, những người không có cơ hội hay đúng hơn là không thể làm mới mình được.
    Chân lý nằm trong sự sống của tác phẩm chứ không phải nằm trong dự suy nghĩ của người này người nọ.
    Nhạc sĩ Dương Thụ
  2. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Còn đây là ý kiến của NNT trên TT:
    Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư: Từ nơi này tôi đã đến với nhiều nơi
    TT - Những ngày diễn ra ?oĐối thoại với Cánh đồng bất tận?, ngay sau bài phỏng vấn ông trưởng Ban tuyên giáo Tỉnh ủy Cà Mau xung quanh bản đề nghị Hội VHNT Cà Mau ?okiểm điểm nghiêm khắc? Nguyễn Ngọc Tư (N.N.T.), chúng tôi thường lo lắng hỏi nhà văn trẻ, Tư có sao không?.
    Lần nào cũng chỉ nhận được một câu trả lời ?otôi không sao?, từ tốn và ngắn gọn. Chỉ đến khi diễn đàn chuẩn bị khép lại, nghe lời đề nghị trả lời phỏng vấn của TT, N.N.T. mới gửi đến một câu: ?oChuyện báo mình làm, tôi cảm động lắm. Nhưng không phải tôi đón nhận nó với tất cả niềm vui. Vì tôi thấy hơi mất mát, có người là bạn mình, là người mình kính trọng, bỗng qua cơn sóng gió này...?.
    N.N.T. chẳng viết hết câu. Cô gái 30 tuổi trở nên già dặn quá khi bảo mình ngấm thế thái nhân tình như thể đã trải qua mười năm.Qua email, chúng tôi bắt đầu một cuộc trò chuyện.
    * Khi nghe tin mình bị đề nghị kiểm điểm, Tư có ngạc nhiên, như rất nhiều người đã ngạc nhiên?
    - Tôi không gọi đó là cuộc ?okiểm điểm sâu sắc? vì hôm ban lãnh đạo hội làm việc với tôi cũng rất nhẹ nhõm, giống như những buổi sáng thường ngày hay ngồi uống trà cùng nhau. Các anh, các chú đã dùng câu chữ, lời lẽ giản dị, nhẹ nhàng nhất có thể để tránh làm tôi đau, để tôi có thể quên mau chuyện này.
    Nhưng trước đó, thật ra tôi đã rất ngạc nhiên, ngỡ ngàng khi đọc được bài phản ứng (bằng cách nào đó đã được photo chuyền tay khắp Cà Mau) của cô Dân, của anh Lực (thạc sĩ Vưu Nghị Lực - TT)... Còn bây giờ, chuyện bị rầy này nọ không làm tôi bối rối nữa. Chỉ tiếc là con đường đến một buổi sáng nhẹ nhàng đã không được nhẹ nhàng...
    Những bài viết, những chỉ trích, dù tôi không phục vì họ đã không nói đúng về mình, tôi vẫn thấy đau. Ngạc nhiên là tôi lại có cảm giác đó khi đã quá quen với chuyện khen chê... Vậy mới thấy mình già mà chưa lớn. Tôi cố tỏ ra tỉnh bơ, cười ha ha ha, chợt nhớ lời ai đó ?ongười ta mắng mình giống như đem quà tới, mình không lấy tất họ phải mang về... xài?. Nhưng rồi đối diện với lòng, tôi biết mình đang tự xuýt xoa, an ủi...
    * Nhưng, không chỉ có người viết phải trả giá, cả người đọc cũng phải trả giá. Một người cha đã tát con gái mình chỉ vì nó khen CĐBT hay. Chắc Tư còn nhớ câu chuyện mà ông trưởng ban tuyên giáo đã nêu. Người ta tát con người ta mà sao mình lại cảm thấy rát...
    - Tôi nghĩ người con gái ấy đã hứng chịu sự giận dữ thay cho mình. Đây cũng là hiện thực cuộc sống mà tôi không tưởng tượng được. Tôi tưởng đâu khi ta khóc, ta cười, ta day dứt, ta phẫn nộ, ta mắng nhiếc, giày vò một tác phẩm (và người viết ra nó) đã là giới hạn cuối cùng. Đâu ngờ...
    * Cho đến lúc này, sau tất cả những khen chê, những phê phán và cả kết án, nhà văn N.N.T. có cảm thấy hối tiếc vì những gì mình đã viết?
    - Không, nói hối tiếc là quay lưng với chính mình, với những bạn đọc đang yêu mến CĐBT. Tôi hạnh phúc vì có rất nhiều người hiểu mình, chia sẻ với mình. Ngay hôm ngồi với ban lãnh đạo hội, tôi cũng bảo bề nào tôi cũng đáng bị rầy, vì công việc cơ quan, vì cách cư xử, cách ăn nói... nhưng về CĐBT thì tôi không thể nói lời xin lỗi. Tôi chỉ buồn, nói sao cho chị hiểu bây giờ, với quê hương, như thể tôi phát hiện mình đang yêu đơn phương...
    * Còn với người vợ, người mẹ N.N.T.?
    - Sướng nhất là về tới nhà. Ở đó không có tí sóng gió nào. Thằng con vẽ chứ O chưa tròn, ba nó thì chỉ thích đọc mấy tạp chí về vi tính. Chẳng ai nói gì về văn chương. Tôi khoái quá chừng, bão rùng rùng ngoài kia mà mái ấm của mình vẫn bình yên.
    * Trong cuộc đối thoại với CĐBT, gửi thư cho TT, nhiều người nói rằng họ rơi vào sự phân vân. Là độc giả họ mong muốn được đọc những tác phẩm mỗi lúc một sâu sắc hơn, mãnh liệt hơn của chị; nhưng mặt khác, nhân danh một người đàn ông - một người đàn bà có xung quanh mình cả một gia đình đông đúc, với mẹ cha, con cái, anh em, họ lại nghĩ về chị ?ovề một thái độ thỏa hiệp phải chăng. Thôi, thì đành...?. N.N.T. có nỗi phân vân đó?
    - Lâu rồi, tôi phát hiện việc tôi viết văn không chỉ đem đến niềm vui, tự hào cho cha mẹ, bạn bè, chồng con tôi mà còn đem đến những lo lắng, bất an. Buồn cười, lần nào tôi gặp nạn gì đó thì tôi cũng phải đi an ủi ngược lại ba má mình. Có thể tôi đã quen với cái gọi là ?otrường văn trận bút?, còn những người thân thì không tránh được cảm giác ngộp, choáng váng.
    Lúc gặp chuyện, họ lại quên tôi là người viết văn, chỉ nhớ tôi là đứa con gái bé bỏng, thiệt thòi... Nhưng tôi thì không thể xử sự như vậy, ngoài gia đình, tôi còn là một người viết văn. Đó là một cuộc sống rất khác thường. Tôi hay nghĩ không viết câu chuyện ấy, số phận ấy thì những nhà văn khác có viết giùm mình không? Tại sao mình chờ đợi, đùn đẩy cho người khác trong khi mình làm được?
    * Nhưng sau đận này, có không ít ý kiến lo ngại. Rồi lại như con chim sợ cành cong, không khéo khi viết Tư sẽ dòm trước ngó sau dữ lắm...
    - Bây giờ tôi nói không sao thì chính tôi cũng buồn cười. Tôi nói mình sẽ vững vàng nhưng không chắc là chẳng bị ám ảnh dù chỉ là vô thức. Chỉ những tác phẩm mới trả lời rằng tôi còn nhớ vết thương đó không. Tôi vẫn nghĩ sau này mình viết lại càng khó hơn trước, kiểu nào thì cũng sẽ có bạn đọc nghĩ tôi đang dòm trước ngó sau. Khi tôi quên liệu bạn đọc đã quên, và nhìn tôi một cách thanh thản?
    * Vậy Tư có dự định gì mới cho sáng tác của mình không? Và vẫn tiếp tục viết những câu chuyện về nông thôn, hay là chuyển sang đời sống thị thành sôi nổi và nhộn nhịp?
    - Hôm trước gặp một người bạn, biết tôi ở thành phố đã gần 10 năm người bạn chưng hửng, tưởng đâu tôi đang sống trong một cái chòi nào đó giữa đồng mà viết. Tôi bỗng nảy ra ý nghĩ bao giờ mình phải về đồng, biết đâu lúc đấy mình mới có thể viết về đời sống thị thành. Bởi khi còn trẻ tôi đã viết về người già, biết đâu về già sẽ viết hay về con nít.
    * Nhưng lúc này, chưa già và chưa về đồng, thì Tư vẫn tiếp tục viết về người nông dân?
    - Không viết về họ thì viết về ai bây giờ. Và ai viết về họ hở chị?
    * Mấy ngày trước có một email ngắn ngủi nhờ TT nhắn mời nhà văn Nguyễn Ngọc Tư về Sài Gòn sống... Bạn đọc này không tham gia tranh luận về tác phẩm, chỉ không yên tâm về tác giả thôi.
    - Qua báo Tuổi Trẻ, tôi xin cảm ơn người bạn ấy (và vài người bạn nữa, cũng ý này, gọi trực tiếp đến tôi). Nhưng chưa bao giờ tôi nghĩ tới điều này, dù mảy may. Những cái tưởng chừng rất khó khăn, cực kỳ khó khăn tôi đã trải qua rồi, khi nhìn lại thì thấy chẳng khó khăn gì lắm đến nỗi không sống được. Ngộ vậy đó.
    Từ nơi này, tôi đã nhìn được rất xa, đã sống với nhiều nơi, làm bạn với nhiều người, vậy cũng hạnh phúc lắm rồi. Một khi ra đi, tôi buộc phải làm khách ở cái nơi từng là nhà mình, cảm giác đó chắc là buồn lắm. Ở đây, dù tôi có yêu đơn phương (chắc là cũng hơi buồn) nhưng bản thân việc yêu đã là sống, là vui.
    * N.N.T. lại nói đến tình yêu đơn phương. Chắc là buồn nên cô nói vậy. Bởi hơn lúc nào hết, hơn ai hết, những ngày qua tình yêu ấy đã được đáp trả qua hàng trăm lá thư gửi về TT của bạn đọc Cà Mau, và không chỉ Cà Mau. Những lá thư nồng nhiệt, tha thiết y như cách N.N.T. đã tha thiết nồng nhiệt với quê hương mình.Ai cũng có quyền được yêu quê hương mình theo cách của mình, phải không bạn!
    THÚY NGA thực hiện
  3. anjingruyu

    anjingruyu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2005
    Bài viết:
    207
    Đã được thích:
    0
    Quá thích quả chít chat này, cám ơn HV.
    Nhưng cũng cần công bằng : rằng đây là cánh đồng thực sự, còn kẻ nào nhìn nó là vũng lầy là do đầu óc hắn chứa toàn lầy chứ không phải vì có nhiều cách để nhìn nhận: vũng lầy hay cánh đồng đều được.
    Còn ông DThụ cũng còn dĩ hoà vi quý lắm, kêu gọi duy trì khác biệt về đánh giá, mặc dù về bản chất DT cũng khá miệt thị hội Vưu, gọi là cái đồ dek thay đổi được , dek caỉ tạo được. Ngặt nỗi đó lại là những kẻ cầm cương, nên lối suy nghĩ dek thay đổi đượ ấy quá ư nguy hiểm. DT chả bao giờ dám nói hết câu, cũng là giữ an toàn tính mạng . Biết tỏng!
  4. het

    het Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/08/2003
    Bài viết:
    139
    Đã được thích:
    0
    Góp thêm một ý kiến. Đây là thư viết cho độc giả của bạn Trang -tác giả Phải lấy người như anh đang post bên kia.
    Hà Nội, ngày 11 tháng 4 năm 2006
    Chưa bao giờ tôi lại ngại viết đến như vậy. Mùa hè đã ập xuống với cái nóng hầm hập ghê người. Việc ngồi bên một cái máy tính có tiếng kêu lạch xạch rào rào, trong góc của một căn phòng hướng chính Tây, vào lúc nắng xiên khoai qua làn cửa gỗ mỏng? quả là xứng đáng với hai chữ ?ocực hình?. Ấy thế mà tôi đã hoàn thành gần hai cuốn tiểu thuyết của mình trong điều kiện như vậy đấy, xét ra nó cũng chẳng có gì quá kinh khủng tới độ làm nản sự háo hức được viết của tôi. Điều khiến tôi cảm thấy ngại ngần khi đặt tay lên bàn phím là một sự kiện khác, cũng khá nóng bức nhưng không ở gần tôi lắm. Nó diễn ra cách nơi tôi ở khoảng một ngàn năm trăm cây số về phía Nam, Cà Mau. Ở nơi đó, người ta đang ?ophê phán nghiêm khắc? một nhà văn, chị Nguyễn Ngọc Tư.
    Tôi đã theo dõi khá đầy đủ diễn biến của câu chuyện kiểm điểm bất tận này và thấy hơi khó hiểu cho những suy nghĩ của một số người. Những người cho rằng Nguyễn Ngọc Tư ?o*********? (chỉ vì đã dùng văn chương nói khái quát về những cái xấu còn tồn tại ở vùng đất quê hương chị) đã khó hiểu. Những người vì nhận được những nhận xét phiến diện kia mà đề nghị tổ chức kiểm điểm chị, rồi sau đó nói và viết những lời ?ovùi dập?(*) về chị cũng như tác phẩm của chị trên báo lại càng khó hiểu hơn. Không biết trước khi đưa ra quyết định cho cuộc họp kiểm điểm, trước khi trả lời phỏng vấn nói một cách gần như miệt thị về trình độ lớp 11 của Nguyễn Ngọc Tư, trước khi gọi tác phẩm mà chị đã kiệt sức vì viết nó là ?ovũng lầy? (*), những người đó có nghĩ đến những tổn thương mà người-phụ-nữ-viết-văn-chân-chất đáng tuổi con, tuổi cháu họ sẽ cảm nhận hay không?
    Tôi đã đọc riêng file Cánh đồng bất tận cách đây vài tháng, sau khi click vào đường link nào đó bạn bè gửi. Tập truyện cùng tên cũng có mặt trên giá sách của tôi từ hơn hai tháng nay. Tôi đã đọc và xúc động với hầu hết các truyện trong tập. Tôi không nghĩ mình thích Cánh đồng bất tận hơn những truyện khác, chẳng hạn như Cuối mùa nhan sắc. Nhưng khi đọc những tin tức đầy những từ ngữ như "*********", "phóng uế", những dòng ?okết án? rằng Nguyễn Ngọc Tư với Cánh đồng bất tận đã ?obắt đầu lưu vong?? tôi cảm thấy lo lắng thực sự. Một tác phẩm được viết hết sức nghiêm túc như vậy, một người viết có tâm như vậy mà còn bị như vậy, không biết bao giờ đến lượt mình? Và thế là tôi ngại viết! Nhưng cuối cùng thì vẫn ra được một bức thư cho tuần này. Tuần sau, nếu những tác phẩm nhạt nhẽo của tác giả nhí nhố là tôi vẫn bình yên, sẽ có thêm một bức thư, tôi hứa sẽ viết thật nên thơ!
    Trang
    (*) Tất cả những từ trong ngoặc kép tôi đều trích dẫn lại từ những bài viết trên báo Tuổi trẻ.
    http://sachcuatrang/letters.html
  5. truongyenthanh

    truongyenthanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/08/2003
    Bài viết:
    268
    Đã được thích:
    0
    Cho anh chị em cái điện thoại của thạc sĩ Vưu, để phone tới học hỏi nhé (tìm trên Google đấy, oách chưa: Vưu Nghị Lực Deputy Director. Telephone: 84 (0) 780 826233, 84 (0) 91 398 6335 (mobile).
  6. truongyenthanh

    truongyenthanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/08/2003
    Bài viết:
    268
    Đã được thích:
    0
    24H.COM.VN - Dân Đất Mũi cũng "lắc"
    Đi "đo tim", đó là cách gọi của giới đứng tuổi ở Cà Mau khi rủ nhau đến các vũ trường sau "tăng một" hoặc "tăng hai" của những cuộc ăn nhậu.
    Bởi vì khi đến đó, với tầng suất của âm thanh cực đại, bạn sẽ biết được "sức khỏe" trái tim mình thuộc loại nào. Đối với lớp tuổi choai choai thì có cách gọi trần trụi hơn, đó là ?ođi quậy?.
    Đêm vũ trường
    Nằm án ngữ ở hai đầu cửa ngõ TP. Cà Mau - một đô thị nhỏ bé của miền cực nam đất nước là hai vũ trường với sức chứa đến hàng trăm người, mà ngoài dân ăn chơi tại chỗ cho đến khách thập phương khi đến đây cũng đều biết đến. Từ hướng TP. Hồ Chí Minh đổ về theo QL1A, đến khu vực Cống Đôi thuộc P6 là New World Club. Đi xuyên qua trung tâm thành phố, khỏi đầu cầu Gành Hào vài trăm mét, cũng trên QL1A dẫn đến các huyện miền biển địa đầu cực nam là Nguyên Club, thuộc KP1P8. Gọi là câu lạc bộ (club) nhưng hoạt động của hai nơi này thực chất là những vũ trường trá hình.
    ... Mới 20 giờ đêm nhưng tại cổng ngoài của Nguyên Club đã thấy xe taxi, xe gắn máy đủ hạng và khách chơi đổ đến nườm nượp. Đây là điểm thu hút khách đông nhất dành cho lứa tuổi ?omới lớn? và cũng là nơi ?oquậy tưng? nhất với sức chứa khoảng 300 người. Vừa bước vào cánh cổng đã thấy một hàng rào bảo vệ mặc đồng phục đứng dọc hai bên với công cụ hỗ trợ và điện thoại cầm tay cho đến tận phòng nhảy. Tuy là buổi tối của ngày thứ hai và cũng là thời điểm mới ?onhập cuộc?, nhưng căn phòng lớn đã có đến hơn 200 khách nam nữ hoặc ngồi uống rượu, bia chờ đến lượt mình ra sàn nhảy thay cho lớp ?obiểu diễn? ở ?osân khấu? trung tâm, hoặc đang cao hứng ôm nhau lắc, giật loạn xạ cạnh các bàn rượu trong ánh sáng ma quái của những chùm đèn tia laser chớp lóe, trong tiếng nhạc được vặn hết cỡ như muốn vỡ tim và mùi khói thuốc nồng nặc bao trùm.
    Chúng tôi vừa chọn được một bàn trống ở góc cuối khán phòng, cô phục vụ tiến đến chìa tấm menu (thực đơn) nhưng trong bóng tối nhập nhòe của ánh đèn chớp giật thì chỉ có... mắt thần mới đọc được. ?oHét? vào tai nhau cũng chỉ nghe tiếng được tiếng không, nhưng cô bạn đi cùng từng quen nơi này ?odịch? cho chúng tôi rằng: một lốc bia Heineken 10 chai giá 390.000 ngàn, được khuyến mãi 1 gói con mèo và một gói snack (đồ nhắm khô); một ly rượu ******** giá 35.000 ngàn... Sàn nhảy bây giờ được thay vào một nhóm nhảy mà hầu hết là những cặp nam nữ tuổi từ 16 - 25. Tôi chú ý đến một cô to mập, mặc áo hở rốn lúc đầu gặp ở cạnh cửa phòng vệ sinh đang dựa lưng vào chiếc la-va-bô rửa mặt để thở dốc, giờ đã thấy tham gia vào tốp nhảy với những động tác cực kỳ ?ogợi cảm?. Theo sát cô to mập là một bé gái tóc bánh bèo khoảng 13 - 14 tuổi mà tôi đoan chắc là ở nông thôn với kiểu ăn mặc còn rất nhà quê, chân đi dép mủ song những động tác ?oquậy? thì không hề kém các bậc đàn chị. Hỏi họ có ?ocắn? thuốc không mà lắc dễ sợ vậy, cô bạn đi cùng ở bên cạnh tỏ vẻ rất cảnh giác, sau một lúc ngập ngừng nói: ?oCó nghe mấy nhỏ bạn nói, em thì chưa biết?...
    Nốc rượu bia, nhả khói thuốc lá, lắc, nhảy choi choi và la hét... đó là những cái đang diễn ra hàng đêm ở Nguyên Club - một thứ ?onghệ thuật? xa lạ với truyền thống văn hóa Việt và càng xa lạ hơn đối với cuộc sống một nắng hai sương của người dân ở cuối miền đất Mũi này.
    Điểm khác biệt giữa New World Club và Nguyên Club là New World Club được dành riêng cho những khách chơi đứng tuổi thuộc hạng sang, còn gọi là VIP. Phòng ốc và hệ thống ánh sáng, âm thanh được trang bị cực tốt và hiện đại không thua gì các vũ trường ở Sài Gòn. Ngoài một lực lượng bảo vệ hùng hậu, New World Club còn có một đội ngũ nữ tiếp viên và **** đông đảo, trẻ đẹp để phục vụ nhu cầu cho các VIP: cùng ngồi uống rượu, ra sàn nhảy với khách và nếu có những ?ohợp đồng phía sau? thì chỉ những người trong cuộc mới biết được. Do các đặc điểm trên nên giá phục vụ của New World Club cao hơn Nguyên Club và lượng khách ?ochọn lọc? cũng ít hơn mặc dù được thiết kế để chứa đến hàng trăm người. Tuy nhiên, xét về tầng suất ồn ào lẫn cách ?obiểu diễn? trên sàn nhảy thì New World Club không thua kém gì Nguyên Club. Đêm 17/7, có mặt tại New World Club, chúng tôi được chứng kiến ?otrình độ? biểu diễn giật, lắc của hai cậu bé khoảng 12 - 13 tuổi bên cạnh những người lớn mà giật mình kinh sợ và tự hỏi, các bậc phụ huynh của hai đứa trẻ kia nghĩ sao lại để chúng sớm thâm nhập vào một môi trường có quá nhiều ?orủi ro? đối với lứa tuổi của chúng? Hay chúng đã là những ?odân chơi sành điệu?? Chưa nói đến cung cách, cử chỉ và điệu bộ sinh hoạt ?okhông phải của trẻ con? và rất xô bồ này, chỉ riêng thứ ánh sáng ma quái đến choáng mắt và dư chấn âm thanh cực đại như sắp vỡ tim cũng đủ làm tổn hại ghê gớm đến sức khỏe và sự phát triển sinh lý của những đứa trẻ này rồi.
    Hệ lụy từ những cuộc chơi
    L., giáo viên trẻ của một trường THCS tại TP. Cà Mau, con của một cán bộ hoạt động văn hóa có tên tuổi ở khu vực miền Tây. Đầu hè này cô được bạn bè rủ đến vũ trường để thử chơi cho biết món ?othời thượng? này, riết rồi đâm ghiền luôn, đêm nào không đi L. cảm thấy chân tay ngứa ngáy, tâm trạng bồn chồn không muốn làm gì cả. Một số đồng nghiệp cho rằng L. đã ?ocắn? thuốc lắc, hay chí ít cũng là thuốc kích thích Ecstasy. L. thường cặp bạn nhảy với một người đàn ông trong thành phố và điểm đến của họ hàng đêm là Nguyên Club. Có một lần L. bị vợ của người đàn ông trên đón đường làm dữ và ra ?otối hậu thư? cảnh báo cô ngay tại cổng của vũ trường. Những tai tiếng về cô giáo L. đã bay đến nhà trường và gia đình, liệu cô có thể vượt qua mối nguy hiểm đang chực chờ phía trước?
    Trên đây chỉ là một trong những ?ocái chết được báo trước? của những người thích chạy theo lối sống buông tuồng, một kiểu chơi ?othời thượng? khác người mà trong thế giới vũ trường luôn là những cạm bẫy đang giăng ra để sẵn sàng nuốt chửng họ. Không những tại các vũ trường này là ?onơi bọn trẻ đua đòi kéo nhau đến ăn chơi, tập tành sa đọa làm cho cha mẹ phải đau khổ mà ít khi ngăn được chúng, bên cạnh đó là những người vợ trẻ đau khổ vì chồng...? như lời một độc giả phản ánh, đây còn là nơi dễ phát sinh và ?onhân bản? các tệ nạn xã hội khiến cho tình hình an ninh trật tự càng thêm phức tạp, nhất là khu vực Nguyên Club.
    Theo xác nhận của Ban bảo vệ dân phố KP1 và Công an P8, TP. Cà Mau, nơi đây thường xuyên xảy ra các vụ gây rối, thậm chí thanh toán nhau bằng mã tấu của các phe nhóm thanh thiếu niên do giành gái hoặc giải quyết tư thù và cũng để chứng tỏ bản lĩnh ?ongười hùng? nhằm muốn ?onổi tiếng?. Mới đây, vào lúc 24 giờ ngày 13/7, trước cổng Nguyên Club diễn ra một trận thư hùng của hai nhóm thanh thiếu niên làm kinh động cả khu vực và hậu quả là 3 kẻ gây rối bị thương, trong đó có 2 bị thương nặng phải vào bệnh viện. Một tên đã rút thanh kiếm Nhật chém đứt 3 ngón tay của Cu lì - một dân quậy nhất tại TP. Cà Mau và là con của một ?ođại gia? trong thành phố này. ?oCác đối tượng gây rối, thanh toán nhau hầu hết đều sử dụng theo ?oluật im lặng? của giới giang hồ, hiếm khi nào trình báo với chính quyền và CA địa phương nên rất khó xử lý? - thiếu tá Phạm Minh Thành - Trưởng CAP8 cho biết. Không những thế, Nguyên Club còn là nơi ồn ào của tiếng động âm thanh luôn tra tấn người dân xung quanh có đêm đến 2-3 giờ sáng. Rất nhiều người đã viết đơn kêu cứu nhưng rất tiếc cho đến nay sự việc trên vẫn chưa được vãn hồi. Theo điều tra của chúng tôi thì điểm kinh doanh này là của một gia đình cán bộ nhà nước có chức vụ cao, nay đã nghỉ hưu...
    Cơ quan chức năng nói gì?
    Ông Vưu Nghị Lực - Phó giám đốc Sở VHTT tỉnh Cà Mau cho biết: Đến nay Nguyên Club và New World Club vẫn chưa được các cơ quan chức năng địa phương cấp phép về hoạt động bar và vũ trường. (Lĩnh vực này do ngành thương mại quản lý - N.V). Tuy nhiên, với hình thức và quy mô hoạt động của hai cơ sở này có thể được xem là một kiểu biến tướng của vũ trường. Điều rắc rối cho cơ quan quản lý là hiện nay vẫn chưa có một tiêu chí nào để định danh, định tánh thế nào là hoạt động vũ trường nên rất khó khăn cho việc xử lý. Còn về kiểm tra, ông Lực cho biết do hai cơ sở này đều bố trí một ?ohàng rào? bảo vệ chắc chắn, nên khi lực lượng vừa mới xuất hiện ở cổng ngoài thì dù bên trong có diễn ra hoạt động theo kiểu gì cũng đều trở lại bình thường ngay, không khi nào lực lượng kiểm tra ?ochộp? được những sai phạm vượt quá mức quy định của họ. Cụ thể là vào đêm 17/7, khi lực lượng CA xuất hiện tại cổng ngoài của New World Club thì lập tức hệ thống đèn trong vũ trường đồng loạt bật sáng và hệ thống âm thanh cũng ngưng hoạt động.
    Trao đổi về việc tại hai vũ trường này có sử dụng thuốc lắc hay không, trung tá Trương Ngọc Danh - Phó trưởng CATP Cà Mau cho biết: ?oĐến nay chúng tôi chưa lần nào bắt quả tang các đối tượng tại đây có sử dụng thuốc lắc?. Theo thiếu tá Phạm Minh Thành - Trưởng CAP8, có thể họ sử dụng thuốc kích thích, nhưng uống ở phía bên ngoài rồi vào vũ trường để ?olắc?. Trung tá Trương Ngọc Danh cho biết, mới đây CATP Cà Mau đã chỉ đạo CA hai phường (8 - 6) và lực lượng phòng chống ma túy phải thường xuyên kiểm tra chặt chẽ hơn nữa nhằm ngăn ngừa việc sử dụng các chất ma túy và bảo đảm ANTT ở khu vực hai vũ trường này. ?oNếu tình hình ANTT ở hai cơ sở này cứ tiếp tục kéo dài theo chiều hướng xấu, chúng tôi bắt buộc sẽ có biện pháp mạnh hơn? - ông Danh khẳng định như thế.
    Các bác làm báo so sánh hộ em xem có đúng là ông Vưu Nghị Lực có lý không?
  7. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Đây là bản đấy đủ trên Talawas (ta cắt bớt hơi bị nhiều, Kanguru ạ)
    Nguyễn Quang Lập, Phạm Xuân Nguyên
    Khi cánh đồng mở ra
    Linh Lê ghi

    Truyện ngắn ?oCánh đồng bất tận? (CĐBT) của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư đã được người đọc khi in báo nồng nhiệt tìm đọc, khi ra sách nồng nhiệt tìm mua. Bỗng đâu có một văn bản chính trị cấp địa phương chỉ thị phải kiểm điểm nghiêm khắc văn bản văn học đã thành của toàn quốc rồi ấy. Vụ việc bỗng trở nên nghiêm trọng, gây bức xúc dư luận. Nhà văn Nguyễn Quang Lập và nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên góp tiếng nói vào chuyện này qua cuộc trò chuyện giữa hai anh.
    Phạm Xuân Nguyên: Lập này, ông có cảm giác ra sao khi biết tin CĐBT bị ?okiểm điểm?? Cảm giác đầu tiên ấy! Còn tôi, buổi sáng ấy, vào mạng đọc Tuổi Trẻ online, phút đầu tiên nhìn cái ?otít? bài ?oCĐBT không *********, nhưng...? tôi đã sững người, không tin vào mắt mình nữa. Sao lại có chuyện quái lạ thế! Đọc vào bài rồi thì tôi hoảng hốt, hoảng hốt thật sự ông ạ. Cứ như là thấy một cái bóng ma từng ám ảnh đe dọa mình lâu nay tưởng đã tan biến rồi bây giờ lại hiện về. Và tôi thấy lo cho Nguyễn Ngọc Tư.
    Nguyễn Quang Lập: Lúc đầu tôi nhận được tin nhắn của Lê Vĩnh Tài ở Buôn Mê Thuột, hỏi anh đã đọc báo Tuổi Trẻ đăng tin tỉnh ủy Cà Mau kiểm điểm Nguyễn Ngọc Tư chưa? Tôi hỏi: Kiểm điểm cái gì? Tài nói kiểm điểm vì CĐBT viết sai sự thật, nói xấu quê hương. Tôi không tin, nói Tài chỉ giỏi bịa. Thế kỉ 21 rồi, làm gì có chuyện dở hơi đó nữa. Đọc báo, hóa ra là có thật. Ngao ngán hết chỗ nói. Hóa ra những quan niệm ấu trĩ đến mức đó vẫn tồn tại vững bền trong một số bạn đọc và một số cán bộ lãnh đạo có quyền sinh sát văn nghệ ở phương nam xa xôi, mảnh đất mà vì những tác phẩm như Đất rừng phương Nam, Bức thư Cà Mau, như CĐBT tôi mơ ước được một lần đặt chân.
    Phạm Xuân Nguyên: Và phản ứng tức khắc của ông khi đó?
    Nguyễn Quang Lập: Tôi nằm dài ruột ngẫm nghĩ sự đời sao lắm chuyện trời ơi đất hỡi thế không biết. Nếu cứ tình trạng đọc văn như đọc báo, không phân biệt nổi một tác phẩm văn học với một bài báo khác nhau chỗ nào, vẫn còn ngự trị trong đầu các nhà câm cân nẩy mực ở các địa phương, thì văn học Việt biết bao giờ thoát khỏi nỗi buồn bất tận. Tôi gọi điện cho Nguyễn Ngọc Tư nhưng gọi mãi không được, chắc cô ấy đang quá nhiều những người gọi điện chia sẻ.
    Phạm Xuân Nguyên: Tôi thì không nằm dài ngẫm ngợi như ông, mà bật nói to lên như đang cãi nhau với cái bóng ma hiện về đó. Sao ngươi độc ác thế, sao lúc nào ngươi cũng nhăm nhăm mấy cái chữ *********, lệch lạc, có vấn đề... như trói vòng kim cô vào đầu người viết văn, sao ngươi không thấy thời thế khác rồi, sao ngươi không biết đọc văn chương khác đọc báo cáo, chỉ thị. Đấy, tôi cứ nói xa xả vậy với cái bóng đen vô hình trước mặt, ông ạ. Nhưng nói một lúc thì cũng thấy buồn bã người ra. Thật là không hiểu nổi tại sao lại có một thái độ, một thông báo xử lý như vậy đối với một tác phẩm, một tác giả?
    Nguyễn Quang Lập: Có gì lạ đâu ông. Qua cái lúc đầu ngạc nhiên lắm, bực lắm, thì nghĩ lại thấy người ta làm vậy cũng có cái lý của người ta. Đó là hệ quả của một thứ lý luận văn học đã ăn sâu vào tiềm thức của họ. Cho đến bây giờ trong các trường đào tạo cán bộ vẫn nói về các tính văn học y xì như những năm sáu mươi thế kỉ trước. Người ta đã hiểu cái đẹp của văn học thành ra những điển hình, những gương tốt. Viết văn là để ca ngợi những điển hình những gương tốt đấy, rộng ra viết văn là để ca ngợi xã hội ta tốt đẹp bất chấp nó đã tốt đẹp hay chưa. Bây giờ vẫn có giáo sư lên giảng đường nói veo véo về xây dựng hình tượng con người mới XHCN. Chao ôi là ngao ngán.
    Phạm Xuân Nguyên: Nhưng kiểm điểm CĐBT về cái gì mới được chứ? Đó là một truyện hay, nó chứng tỏ bút lực của Nguyễn Ngọc Tư trong việc đào sâu vào hiện thực cuộc sống và khơi sâu vào thân phận con người. Tôi đã nói điều này trong bài viết ?oDữ dội và nhân tình? khi truyện được bàn luận sôi nổi trên mặt báo. Viết được một truyện như thế là chứng tỏ Tư có tài năng văn chương và có lòng thương người. Đúng vậy, thương người bằng những nỗi đau của con người, bằng cái cách nhìn thẳng vào những vùng sáng tối chồng chéo trên những khuôn mặt người và trong những cõi lòng người. Thế thì đáng mừng cho Tư, cho văn học nước nhà mới phải chứ. Đằng này họ lại bắt nghiêm khắc kiểm điểm tác giả. Này, tài năng là của hiếm, cần phải trân trọng, nâng niu, chứ không được vùi dập, hắt hủi!
    Nguyễn Quang Lập: Tôi tưởng Cà Mau phải tự hào lắm khi có Nguyễn Ngọc Tư, đặc biệt sau khi có CĐBT. Nếu tôi không nhầm thì từ 1975 đến nay ở Cà Mau không có một nhà văn nào như Nguyễn Ngọc Tư: Vừa xuất hiện đã được dư luận cả nước quan tâm và chỉ bằng một truyện ngắn, bạn đọc cả nước gần như nhất trí đặt Tư lên chiếu trên của văn học: Chiếu của những tài năng văn học Việt Nam (Tôi nhắc lại: tài năng văn học của Việt Nam chứ không riêng gì của Cà Mau đâu nhé! Đừng có tưởng mình oai rồi muốn làm gì thì làm). CĐBT là một truyện ngắn hoàn hảo dù thi pháp không mới nhưng bù lại nó thẫm đẫm hơi thở Nam Bộ và đầy ắp tính nhân văn. Một tác phẩm chứa chất nhiều tầng nghĩa, đến nỗi tôi phải đọc đi đọc lại ba lần mới thấy được gần hết cái hay của nó. Thế mà mấy ông quan lớn quan bé đi họp về, nghe một đôi cú điện thoại kêu ca, đọc vài cái thư phàn nàn đã vội vã ra roi. Chán mớ đời.
    Phạm Xuân Nguyên: Chuyện đó thì quả không lạ gì rồi. Chỉ có điều tưởng là từ thời đổi mới thì nó hết rồi, nó khác rồi, ngờ đâu nó vẫn vậy. Nghĩa là kiểu hành xử với văn chương như vậy đã ăn thành nếp trong đầu, đã thành một kiểu tư duy, của một bộ phận độc giả và lãnh đạo. Ông có thấy vậy không?
    Nguyễn Quang Lập: Đúng vậy. Nhưng tôi sợ đây không phải chỉ lối tư duy văn chương ông ạ, nó là thứ tư duy mà ông Nguyễn Văn Linh đã nói là: Sự im lặng đáng sợ. Đấy là lối tư duy che đậy. Mày nói gì thì nói, không được nói chỗ tao đang trị vì có cái xấu. Tình trạng che đậy đang diễn ra khắp nơi, không chừa một chỗ nào. Đấy là lối tư duy ăn theo, té nước theo mưa, đánh hôi để kiếm lộc. Đọc bài của ông Phó giám đốc văn hoá Cà Mau Vưu Nghị Lực, tôi ngửi thấy có mùi ấy. Tôi đồ rằng ông ta biết văn là cái gì nhưng ông ta cứ nói bừa, miễn là cái đó hợp ý lãnh đạo. Lịch sử văn học Việt nửa thế kỉ qua đã cho quá nhiều dẫn chứng về các nhà văn văn hoá đầy mình nhưng vẫn hồn nhiên ăn theo nói leo với cấp trên mà không hề đỏ mặt. Tôi sợ lối tư duy thờ ơ. Hôm qua tôi đem chuyện tỉnh ủy Cà Mau kiểm điểm Nguyễn Ngọc Tư kể cho dăm bảy nhà văn. Mọi người thế à, thế à, rồi cười hô hố, rồi quên béng trong cuộc rượu tràn cung mây. Vì vậy tôi hoan hô báo Tuổi Trẻ đã quyết làm cho ra nhẽ chuyện này.
    Phạm Xuân Nguyên: Tôi cho rằng đấy còn là do bao lâu nay ta hô hào văn học viết theo chủ nghĩa hiện thực nhưng thực ra là khuôn nó vào một đường hướng tả thật theo lối tích cực. Bắt nhà văn tả thật chứ không phải tả thực, cho nên dạy người đọc cũng là đọc tả thật chứ không phải đọc tả thực, do đó cứ đem câu chữ văn chương so sánh đối chiếu với ngoài đời rồi hễ thấy cái gì không có trong đời mà có trong văn là bảo không thật, là xuyên tạc thực tế, là bôi đen. Đấy, cái chuyện bôi đen hay tô hồng cũng là hệ quả của lối viết tả thật mà ra. Không ít nhà văn đã khốn đốn bởi mấy cái từ tưởng như đùa bỡn ấy rồi.
    Nguyễn Quang Lập: Mấy ông như ông trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Cà Mau thường vẫn đến các diễn đàn văn nghệ răn dạy người ta về chân thiện mỹ. Ông nói dzậy mà không phải dzậy. Thiện mà không chân thì ông xoa đầu khen giỏi, chân mà xấu một tí bằng móng tay, tỉ như câu ?odập dìu đĩ? thì ông nổi đoá đòi đánh đập người ta tức thì.
    Phạm Xuân Nguyên: Vậy nên tôi mới bực tức đến đau đớn là tưởng cái kiểu hành xử đó với văn chương đã bị triệt tiêu sau hai chục năm đổi mới, ngờ đâu nó lại hoành hành trở lại dưới dạng trần trụi, thô bạo nhất đối với một nhà văn trẻ đang tràn đầy triển vọng ở tận chót mũi đất nước. Làm thế nào để triệt tiêu một lối đọc văn chương thô bạo như vậy được đây? Ông nghĩ thử xem.
    Nguyễn Quang Lập: Khó lắm ông ơi. Triệt tiêu một lối đọc đã nhiễm thành máu hơn nửa thế kỉ nay không thể bằng một chỉ thị, một vài bài báo, vài cuốn sách được. Vả, tất cả những gì chúng ta đã sai lầm trong nhận thức văn học, trong giới biết với nhau nhưng người ngoài đâu có biết? Cái cách mà cái đúng thì nhai đi nhai lại cả vạn lần còn cái sai thì lờ đi, không ai kêu to lên một tiếng là sai rồi cho thiên hạ biết, vẫn được thực thi trong tất cả các ngành nghề, chứ không riêng gì văn chương.
    Phạm Xuân Nguyên: Tôi nhớ ông cũng đã từng là một ?onạn nhân? của lối đọc văn như đọc báo, tệ hơn, như đọc báo cáo. Hồi tiểu thuyết Những mảnh đời đen trắng của ông ra cách đây gần hai chục năm, tại một cuộc thảo luận, đã có một nhà văn hẳn hoi nhận xét là ông viết sai sự thực vì khoảng năm 1966 ở Quảng Bình đã làm gì có AD6 của Mỹ bay ra, vậy mà trong tiểu thuyết ông mô tả là có. Từ kinh nghiệm của mình, ông có sự chia sẻ, đồng cảm nào với Nguyễn Ngọc Tư hôm nay?
    Nguyễn Quang Lập: Cái vị nào đó phê tôi như vậy là nhầm, vì trong Những mảnh đời đen trắng tôi viết máy bay F4H, chứ không phải AD6. Nhưng đúng là tôi cũng đã bị những cuộc tập kích hội đồng kiểu Nguyễn Ngọc Tư đang hứng chịu, nhưng ở cái thời đáng sợ hơn nhiều. Nhiều người ở Quảng Bình nói tôi nói xấu quê hương, phản bội quê hương. Có người đòi không cho tôi được về Quảng Bình, dù trong cuốn sách đó không một chữ nào tôi nhắc đến hai chữ Quảng Bình. Đến khi có phim Đời cát, cũng những người đó ca ngợi tôi là đứa con trung hiếu của Quảng Bình, dù phim Đời cát có chăng chỉ mượn cát Quảng Bình để quay chứ chẳng liên quan gì đến Quảng Bình. Tuy nhiên cái số người đó chỉ là một nhúm trong vô số những người Quảng Bình yêu mến và hiểu biết văn chương. Từ đó, tôi muốn nói với Tư: cứ bình tĩnh, đừng sợ, đừng nản. Cứ việc mình mình làm, ai không hiểu thì tự họ phải học hành lấy mà hiểu, không việc gì phải đôi co. Đôi co thế nào khi không cùng chung khái niệm mà đôi co?
    Phạm Xuân Nguyên: Tôi đồng ý với ông. Ông Marx có dạy một câu thế này: người đi giáo dục cũng cần phải được giáo dục. Lại có câu này của ông Lenin: viết thông minh là giả định người đọc cũng thông minh. Đấy, theo tôi, yêu cầu nâng cao trình độ năng lực quản lý lãnh đạo văn hóa văn nghệ của các cấp chính quyền chỉ cần làm theo hai câu ấy của ông Marx, ông Lenine là đủ, là được rồi. Làm thế không phải văn nghệ sĩ, không phải người thưởng thức được lợi, mà được lợi trước hết chính là các vị quan chức, vì một nền văn hóa văn nghệ khỏe mạnh, tốt đẹp chứng tỏ một đường lối đúng, một đội ngũ cán bộ biết làm việc. Nói không quá, nhờ văn Nguyễn Ngọc Tư, cánh đồng Cà Mau, cánh đồng Nam Bộ, cánh đồng Việt Nam giờ đây đã rộng ra mênh mông, vượt ra ngoài biên giới đất nước. Người nào nhìn cánh đồng đó là vũng lầy, người đó chỉ thấy vũng lầy, không thấy được cánh đồng. Từ đó tôi cũng muốn nói với Tư: yên tâm, và viết tiếp. Và một điều tôi muốn rút ra cho ai đó từ ?ovụ việc CĐBT? này: muốn đọc được văn thì phải hiểu văn, muốn hiểu văn thì phải học văn, muốn học văn thì phải thiện tâm, muốn thiện tâm thì phải tập sống làm một người bình thường, vui buồn những nỗi niềm của một người bình thường. Văn là Đời hiểu theo nghĩa ấy, chứ không phải theo nghĩa tả thật.
    Nguồn: Bản rút gọn đăng trên Thể thao & Văn hóa, số 44 (1802) ra ngày thứ Sáu, 14/4/2006. Bản đăng trên talawas là bản gốc đầy đủ.
  8. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Vĩnh Nguyên
    Một trò lố đương nhiên - Nhân những ồn ào quanh vụ "Cánh đồng bất tận?

    Có những chuyện tưởng không lạ lùng gì nữa nhưng khi xảy ra vẫn khiến tức cười. Tức cười vì rằng té ra lâu nay chúng ta chấp nhận nó như một trò lố bịch đương nhiên! Lần này là chuyện thời sự văn học xảy ra trong tháng qua, đang được dư luận quan tâm
    1.
    Quả thật, chuyện một cơ quan quản lý văn hóa đột ngột ?oxuống chiếu? nhắc nhở một nhà văn về việc viết lách của anh ta không lạ gì trên thế giới và càng quá quen thuộc tại Việt Nam. Vì thế, khi đọc những bài tranh cãi về những gì mà nhà văn Nguyễn Ngọc Tư viết trong tác phẩm là chuyện thật hay không thật, tôi thấy nực cười. Chúng ta đang nhìn văn chương theo một lăng kính của một kẻ đi săn thực tế mà không thưởng thức ở góc độ của kẻ kiếm tìm không gian nghệ thuật của nó.
    Cười. Rồi buồn. Buồn vì có nhà báo còn lấy thâm niên làm báo của mình ra để đi cãi với ông Sở (Văn hóa), ông Ban (Tuyên giáo) kia cho bằng được là ?orõ ràng tui thấy (và cam đoan) cái dụ mà cô kia viết trong sách là có thiệt!? Trong lúc ấy, có một vị quan chức nọ (không đáng nêu tên) có bằng thạc sĩ hẳn hoi thì lại phân tích một bài thiệt rõ dài chứng minh rằng cái chuyện ?oxã hội dập dìu đĩ? mà chị nhà văn kia viết là... không có thiệt. Xã hội ở tỉnh ta đẹp hơn thế nhiều!
    Đi coi một tác phẩm văn học thiệt hay không thiệt, hình tượng, không gian nghệ thuật lại đi đào xới để gán vào thực tế rồi miệt thị nhau, điều đó thiển nghĩ không nên có trong một diễn đàn văn học trên báo chí. Dù tờ báo kia cũng muốn rộng đường dư luận và bảo vệ quyền sáng tạo cho nhà văn mà họ nâng niu.
    Tới đây, cũng xin nhắc nhớ rằng, một năm, chúng ta có vài cuốn sách bị (và được) thu hồi, không phải tác giả nào cũng có một cơ quan thông tấn đứng ra ?ophanh phui? trước dư luận một cách rạch ròi như thế!
    2.
    Những vụ lùm xùm đại loại thế này sẽ chẳng đi đến đâu, không giải quyết được vấn đề gì cả nếu giáo dục dân trí văn học không cao hơn và tư duy về quản lý văn nghệ không được nâng tầm.
    Nghĩ lại những luận chứng luận cứ của ông Ban (Tuyên giáo) tỉnh nọ, sực thấy có thể đó là não trạng chung của quản lý văn nghệ của chúng ta. Thời mở cửa, sau 20 năm đổi mới đất nước, chúng ta vẫn còn những đầu óc như thế nằm trong các ban bệ, nắm quyền sinh quyền sát những cuộc thi, cầm kéo biên tập những tờ báo văn học thì thực tại hiển nhiên ấy có gì mà phải la lô ầm ĩ.
    3.
    Không lạ gì khi dư luận cứ đổ xô đi săn những cuốn sách ?onghe đồn? là có vấn đề. Vấn đề ở đây hóa ra chẳng có vấn đề gì cả. Người cấm và người bị cấm đều không thể giải thích một cách công khai rằng có vấn đề gì. Hoặc có cũng thường chỉ mơ màng không đủ thuyết phục. Mà có khi chỉ gặp một vài trục trặc trong các khâu xuất bản, phát hành, có khi bị thu hồi sau khi xuất bản bởi vì những lý do phi văn chương.
    Đúng và sai miễn bàn. Văn học chỉ có thể nói là hay và dở. Cái dở tràn lan trên thị trường sách với những thứ làng nhàng cơm bữa, mì ăn liền. Khốn thay, chúng ta lại tập cho độc gải một thói quen chỉ đi tìm đọc những thứ... ?ocó vấn đề?. Vậy hóa ra, có một cách để làm tăng số lượng phát hành sách, đó là chiêu tiếp thị theo phương pháp gán cho cuốn sách một cái nhãn ?osách cấm?, ?ocó vấn đề?... lập tức, được bán chạy như tôm tươi.
    Thế nên, cái chuyện cấm còn có thể chia ra hai trường hợp chính: bị cấm (là những cuốn sách hay thực sự nhưng bị coi ?ocó vấn đề?, trái pháp luật của nước CHXHCN Việt Nam) và được cấm (là những cuốn sách dỏm nhưng cũng được đóng chuẩn ?ocó vấn đề?). Cơ chế quản lý nọ nảy sinh tập quán kia khiến tự chúng ta đánh lận con đen với nhau. Điều đó góp phần giải thích vì sao chúng ta có nhiều sự kiện ồn ào như vỡ chợ nhưng lại ít có những tác phẩm hay, tồn tại lâu dài?
    Báo chí giúp dư luận điểm, giới thiệu và làm công việc tư vấn những cuốn sách hay đến độc giả cũng thiếu những cây bút phê bình uy tín, đủ bảo chứng cho sự chọn lựa. Thật bất ngờ khi đọc lá thư một nhà phê bình (có cỡ) viết cho một nhà văn nhân sự kiện chị ta có tác phẩm đang bị ?osoi? lại viết với một giọng đầy cảm tính và sến hóa như thể diễn tuồng. Cái uy của một nhà phê bình đủ dũng cảm, tài năng, học thuật và trách nhiệm từ lâu thiếu vắng trong môi trường văn học của chúng ta. Trước những sự kiện, họ - những nàh phê bình - thường kiếm đường chuồn và lấp ló với vài bài báo vặt, không có một phân tích nào khả dĩ định hướng và giải quyết mối băn khoăn hay sự rối bòng bong của dư luận, độc giả...
    4.
    Trở lại với vụ ồn ào nọ. Thời buổi thông tin. Người ta rồi cũng sẽ quên sau vài ngày hoặc vài tuần. Đâu cũng lại vào đấy. Những cuốn sách vẫn tiếp tục được ra đời. Cũng sẽ lại bị soi với con mắt lòng đen, lòng trắng theo kiểu xã hội học dung tục như cũ. Ông Ban, ông Sở và nhiều ông Kẹ khác vẫn rình rập ở khắp nơi! Thôi, quan tâm chi, đó là việc của họ. Có khi ăn lương công chức cũng chỉ để làm cái công việc cầm đèn pin ấy!
    Rồi vấn đề còn lại là anh nhà văn đứng trước một thách thức: có dám viết những gì diễn ra trong đầu mình hay không hay trong một ca phẫu thuật nào đấy, cái kéo, cái đèn pin của kẻ man rợ kia đã để lại trong não bộ của anh, khiến anh sợ hãi trước những cơn đau sáng tạo?
    Sài Gòn, tháng 04/2006
  9. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Hình của quí ngài họ Vưu tên Bất Lực đây ạ, trông mặt mà bắt được hình dong, các cụ nói cấm có sai. Bạn TYT nhớ tìm cách phỏng véo và xin chữ ký nhé. Bi giờ thì ngài Bất Lực nổi tiếng còn hơn cả NN Tư rồi.
    [​IMG]
  10. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Đối thoại với nhà văn Nguyễn Ngọc Tư:
    "Tôi thích sự thô ráp, xù xì..." (*)
    Văn Vũ thực hiện
    Nguyễn Ngọc Tư, tác giả truyện ngắn "Cánh đồng bất tận" đang trở thành tâm điểm dư luận trước nhiều luồng ý kiến phê bình, đồng cảm khác nhau từ các nhà quản lý địa phương và độc giả. Tác giả đã nói gì về "đứa con" của mình và quan điểm cầm bút?
    Tôi xúc cảm hay sợ hãi?" (*)
    PV: Ngọc Tư, bạn từng nói rằng mình là người yêu quê hương đơn phương. Phải chăng Tư yêu mà không biết cách? tỏ tình.
    NNT: Không, tôi đã tỏ tình. Nhưng, hoặc người ta không biết hoặc người ta không muốn biết, hoặc cách tỏ tình của tôi? kỳ cục quá; người ta không cảm thấy như vậy là yêu. Có lẽ người ta nghĩ rằng phải khen thốt ra lời, phải nựng nịu, tâng tiu thì mới là yêu.
    PV: Có ý kiến cho rằng ?oCánh đồng bất tận? chỉ toàn nói chuyện xấu và suy diễn rằng viết vậy là ?ochà đạp người nông dân, phỉ nhổ vùng nông thôn? Tư thấy có ?oức? lắm không? Từ sau ?oCánh đồng bất tận?, Tư đã có tác phẩm nào mới?
    NNT: Tôi có viết ?oHoang đường? và ?oNúi ở lại?. Rất buồn buồn, rất đèm đẹp và an lành. Tôi tự hỏi đấy có phải là cảm xúc thật của mình không hay mình đang sợ hãi. Vậy thì ranh giới của cảm xúc và sợ hãi là gì? Nhưng anh biết không từ nay tôi càng vất vả hơn, khi viết. Thế nào cũng có bạn đọc nghĩ, tôi đã "ngó trước ngó sau". Vết này tôi quên thì liệu những người khác có quên không?
    PV: Chắc là khó quên. Tư đọc Giả Bình Ao chưa? Thích tác phẩm của tác giả này chứ?
    NNT: Trong các tác phẩm văn học Trung Quốc, tôi rất thích đọc những tác phẩm của nhà văn Giả Bình Ao. Không phải vì đấy là những tuyệt tác hay tôi sính ngoại, mà bởi vì ông cũng viết về người nông dân, rất thô ráp, xù xì. Tôi thấy đồng cảm, vậy thôi.
    PV: Theo tôi, căn cứ vào những gì Giả Bình Ao viết ra nếu ở bên Trung Quốc mà ?okhó tính? thì Giả Bình Ao chắc sẽ bị ?orầy la? hàng tháng và ?onông dân Trung Quốc sẽ oán hận tác giả này lắm?. Tư có nghĩ vậy không?
    NNT: (bật cười). Còn tùy thuộc "người hăm dọa".
    PV: Xin lan man một chút nhé, mấy lần coi truyền hình trực tiếp các phiên họp của Quốc hội, thấy nhiều đại biểu đứng lên chất vấn các thành viên Chính phủ mà lại chất vấn toàn những vụ tiêu cực mà cử tri gởi gắm, vậy theo Tư, các vị dân biểu này có bị kết tội là tại sao lại đem nhiều chuyện xấu, chuyện tiêu cực ra nói không?
    NNT: Chắc là không, hỏi chuyện ?oxấu? để tìm ra hướng tốt thôi mà.
    PV: Với ?oCánh đồng bất tận?, giả sử như cho lùi thời gian lại vào độ đầu năm 2005, giả sử đã biết ?oCánh đồng bất tận? bị hăm là ?okhông cho lưu hành nếu có quyền?, là ?oVũng lầy bất tận?, ?ocánh đồng đã tận? như bây giờ thì ?oCánh đồng bất tận? vẫn ra đời chứ?
    NNT: Còn tuỳ lúc ấy cảm xúc có đủ mạnh lấn át được nỗi sợ không. Câu chuyện đó, nhân vật đó có đủ xương thịt, đủ ám ảnh làm mình quên đi khuôn mặt của ?ongười hăm dọa? không. Và cái ?ongười hăm dọa? có là người mình phục, mình nể không.
    PV: Sao Tư không định mốc thời gian cho ?oCánh đồng bất tận? ở vào một thời điểm khác với thời gian xảy ra dịch cúm gia cầm - dễ gây hiểu nhầm vì thời điểm nhạy cảm quá. Ví dụ ?oCánh đồng bất tận? chọn thời điểm mà đồng lúa miền Tây bị nạn rầy nâu khoảng năm 1978, 1979, người dân đói lên đói xuống chẳng hạn thì chắc chắn là đâu có bị ?orầy rà? gì? Nếu tái bản, Ngọc Tư có cho sửa lại như ý tôi gợi?
    NNT: Không thể, cái năm mà anh nói tôi mới? hai tuổi, tôi có biết gì đâu. Và vì nhân vật tôi làm nghề chăn vịt nên phải gặp? cúm gia cầm chứ. Hai đứa bé trong truyện thiếu tình thương đến độ phải làm bạn với vịt cho đỡ khổ, vì vậy vịt cũng là một nhân vật. Mất cả con vịt thì hai đứa trẻ ấy đã nghèo rớt đến "đã không có ông nội, còn không có con vịt để thương". Và nói chung là tả vịt dễ hơn tả... rầy nâu.
    PV: Nhân vật Nương trong ?oCánh đồng bất tận? không phải là Nguyễn Ngọc Tư và Nguyễn Ngọc Tư không phải là Nương. Nếu Nguyễn Ngọc Tư là Nương thật (không được học hành, không đọc báo, không biết gì đến luật pháp, ít được tiếp xúc với cộng đồng?) thì Nguyễn Ngọc Tư ?" Nương có nghĩ là trên đời này có nhiều người có số phận giống như mình không?
    NNT: Nếu Nương có thật, khi đi giữa đời, nó sẽ nghĩ, mình vẫn còn hạnh phúc chán, có nhiều số phận còn trắc trở hơn. Con Nương là đứa luôn nuôi hy vọng?
    PV: Theo Tư thì Nương sẽ nuôi hy vọng về điều gì? Hy vọng tốt đẹp về vật chất trước hay tinh thần trước?
    NNT: Tinh thần. Đó là tôi vừa nghĩ ra (trước đây thì tiền bạc mới quan trọng, tôi hay bảo mình là đứa ham tiền mà). Rồi một hôm tôi thấy tinh thần quan trọng hơn. Nó khiến tôi muốn cười, muốn khóc, và muốn sống.
    Tôi buộc phải ngó trước nhìn sau (*)
    PV: Hồi đến thăm tòa soạn Tạp chí Văn nghệ Quân đội năm 2001, các anh trong Ban biên tập nói rằng, Tư viết thì hay mà đứng trước đám đông ?ohơi bị run? nên phát biểu lập cà lập cập thế nào ấy. Tôi cũng thấy vậy. Phát biểu trước đám đông mà bị run thì thành ?osao? thế nào được. Có người nói rằng Tư ?ođang mắc bệnh ngôi sao??
    NNT: Tôi cũng thấy mình đang? bệnh. Tôi đang sống rất không bình thường. Tôi buộc phải ngó trước nhìn sau, cẩn trọng từng lời ăn tiếng nói, từng hành động. Ngày trước vẫn câu ấy, cử chỉ ấy, tôi không bị người ta nguýt dài ?oNgười ta nổi tiếng rồi??. Tôi trả lời phỏng vấn, có người bảo "dị hợm, nói nhiều". Tôi không trả lời, lại nghe bảo "chảnh", mắc bệnh "ngôi sao". Rốt cuộc, tôi phải sống vì tôi, làm những điều tôi thích, và chấp nhận sẽ có người lườm nguýt?
    PV: ?oPhải ngó trước nhìn sau? khi viết chắc chắn tác phẩm sẽ bị "sượng" ngay. Tôi nghĩ Ngọc Tư cứ viết những gì mình nghĩ, mình thể hiện như từ trước đến nay...
    NNT: Tôi cũng phải... hàng trăm lần bị rầy chứ đâu phải lần này. Cũng có khi tôi bị rầy oan nhưng tôi cũng quên. Nhưng, thú thật là trong vài ngày qua tôi cũng có hơi bị bối rối (mình là người chớ có phải cỏ cây đâu). May mà còn có nhiều độc giả tin yêu, quý mến mình.
    PV: ?oCánh đồng bất tận? bây giờ đã ?ođóng đinh? vào lòng độc giả rồi. Tư muốn nói gì với những độc giả đã, đang và sẽ ủng hộ mình.
    NNT: Có một ngày (không đẹp trời lắm), tôi hơi tá hỏa, là kiếm một người hiểu mình còn khó hơn kiếm người thương mình. Ngay lúc ấy, bạn bè, đồng nghiệp, bạn đọc đã lên tiếng. Tôi sợ nói lời cảm ơn mọi người lại chê là khách sáo. Rồi nghĩ, nếu bạn bè đã hiểu mình đến vậy thì lời cảm ơn này không cần phải nói ra.
    PV: Cám ơn Ngọc Tư. Chúc Tư luôn viết đều tay, hay hơn nữa, xứng đáng với những gì mà bạn đọc tin tưởng bấy lâu nay.
    Văn Vũ thực hiện
    Chọn từ báo Pháp Luật TP. Hồ Chí Minh số ra ngày 16.4.2006.

Chia sẻ trang này