1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi hoangvan09, 09/05/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. conmeotamthe

    conmeotamthe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/01/2006
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    Đọc bài phỏng vấn thấy thương Nguyễn Ngọc Tư.
    Tuy không đặc biệt mến mộ văn chương kiểu này nhưng vẫn thấy quí nhân cách của tác giả.
    Cám ơn người đã đăng lại bài.
  2. dongcothuy

    dongcothuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2006
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
  3. dongcothuy

    dongcothuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2006
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
  4. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Đồng ý với Kanguru. Bác DT hơi bị khéo quá thành ra nói ko thật lòng.
    Những người không thay đổi dc mình thì cũng đừng có ghen ăn tức ở như quí ông họ Vưu chứ? Tớ chỉ thấy sự đố kỵ hằn học của quí ngài này thôi, chứ tớ không cho rằng trình đọc hiểu của ngài thạc sĩ lại kém cỏi đến vậy.
  5. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Đọc trả lời PV của NNT mà thấy muốn rơi nước mắt khi Tư cho rằng cô yêu quê hương bằng TY đơn phương. Hy vọng Tư thấy đỡ buồn khi đọc những dòng tâm huyết này của 1 người đồng nghiệp và còn là đồng hương của Tư.
    Nguyễn Trọng Tín
    Nói với hai người đồng hương

    Là tôi muốn nói đôi điều với anh Dương Việt Thắng và anh Vưu Nghị Lực.
    Tôi là người sinh trưởng ở Cà Mau, sống và viết văn tại Cà Mau 25 năm, chỉ đi khỏi nơi này mấy năm gần đây. Điều này anhThắng và Lực đều biết.
    Tôi không có gì ngạc nhiên trước cái tin Ban tuyên giáo Cà Mau đề nghị Hội Văn nghệ tỉnh này ?okiểm điểm nghiêm khắc? nhà văn Nguyễn Ngọc Tư vì đã viết ra tác phẩm Cánh đồng bất tận (CĐBT). Rục rịch từ trước Tết tôi đã nghe tin có ý kiến của những người không kém quan trọng đang muốn đưa CĐBT ra làm hội thảo để ?omổ xẻ? vì Cà Mau và cả Nam Bộ nữa, đâu có nghèo như thế, buồn như thế, nhẫn tâm như thế, ác như thế.v.v?
    Điều mà tôi ngạc nhiên khi đọc báo Tuổi Trẻ là cái cách anh Thắng, với tư cách là Trưởng Ban tuyên giáo lại đi đề nghị Hội Văn nghệ kiểm điểm một hội viên của Hội vì một chuyện nghiệp vụ. Tôi biết anh Thắng trước đây từng nhiều năm phụ trách trường chính trị của tỉnh, là nơi đào tạo bài bản con người cho hệ thống Đảng và Nhà nước điạ phương. Hẳn anh Thắng cũng biết Hội đoàn là tổ chức tự nguyện và bầu cử mà có. Cái cách đề nghị này của một ban chuyên môn của Đảng thấy rõ là xâm phạm thô bạo vào quyền tự chủ, tự quyết của người ta.
    Nhưng điều đáng ngạc nhiên hơn nữa là cả anh Thắng và anh Lực khi cho rằng ?otác phẩm này không có tác dụng giáo dục xã hội, giáo dục con người? (anh Thắng) và ?otác hại của CĐBT ghê lắm? (anh Lực trên Báo Pháp Luật), thì, cả hai nhận xét đều diện vào một điểm vừa thô thiển vừa quái gỡ: một mực cho CĐBT là viết về hiện thực đương thời ở Cà Mau: ?oVùng đất mà tác phẩm thể hiện chủ yếu ở Cà Mau, huyện Đầm Dơi? (anh Thắng). Từ đó hai anh đem những gì được viết trong tác phẩm ?ođọ? với cái ?ocánh đồng thiêng liêng? của anh Lực và cái huyện Đầm Dơi của anh Thắng để rồi phán xét là nó không đúng, nó nói xấu, nói thêm và thế là lên án.
    Tôi biết cả anh Thắng và anh Lực đều không làm văn chương. Cái học vị thạc sĩ của anh Lực là của chuyên ngành nào thì tôi cũng không rõ. Với tư cách độc giả, các anh có quyền đọc theo cách của các anh. Nhưng từ đó nhân danh mình là số đông độc giả, là người hướng đạo dư luận mà phỉ bán tác phẩm, nặng nhẹ tác giả là một xúc phạm không thể chấp nhận. Đó là một cách sống và làm việc không theo pháp luật. Và tôi cũng e rằng với cái cách đọc văn chương ấy, không biết các anh sẽ đem ?ođọ? vào đâu khi đọc Don Quichote, Trăm năm cô đơn, Tội ác và trừng phạt, kể cả Chí Phèo nữa? Càng lạ lùng hơn là khi anh Lực nói rằng: ?oVăn học nước ta chưa có nhà phê bình tầm cở?, rồi anh đưa ra sáng kiến: ?oTôi nhận thấy phải cho những nhân vật được Ngọc Tư viết như con đĩ, người nông dân bị vợ bỏ? để họ xem có đồng ý với cách viết của nhà văn không?. Đó là anh nói về thành phần mà anh muốn tụ tập để tổ chức hội thảo về CĐBT. Thế thì để đánh giá Nam Cao, phải đại hội Chí Phèo chăng?
    Tôi không có ý định tranh cãi gì, viết những dòng này là tôi muốn bạn đọc xa gần biết được không phải người Cà Mau nào cũng đọc CĐBT như anh Thắng và anh Lực.
    Nguyễn Trọng Tin
  6. anjingruyu

    anjingruyu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2005
    Bài viết:
    207
    Đã được thích:
    0
    Này, tớ cảm thấy vụ này bắt đầu gió xoay chiều rồi đấy. NNT thoát hiểm nhờ có rất nhiều nguời ủng hộ và lên tiếng bảo vệ, 2 lão hấp Thắng và Lực bây giờ bắt đầu đến hồi dại mặt , dân tình sau một cơn thương xót động viên em Tư , còn dư tý mực quay sang đấu tố nốt 2 kẻ "bất lương". Vụ này mà tiếp tục không khéo thành một làn sóng xét lại cách cảm nhận và truyền thụ văn hoá mất thôi. Ôi ôi , to chuyện quá nhẩy.
    Tớ cũng chả ưa gì mấy lão ấy nhưng xét ra mấy bài viết của các bác chuyên dằn mặt 2 gã kia xem chừng giống ném đá xuống ao bùn , bùn bắn đầy mặt chứ chả hy vọng gì cảnh tỉnh được đâu. Kẻ tỉnh thì đã tỉnh rồi, đứa u mê thì cũng vì sĩ diện phải tiếp tục giả vờ u mê cho đáng mặt u mê.
    Tóm lại là tớ thấy chán rồi, có hạ bệ được mấy lão ấy đâu mà cố gắng phân tích điều hơn lẽ thiệt cho phí rượu.
    Cậu thấy tớ nói thế có đúng không?
  7. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Kanguru làm gì mà chóng chán thế? Gió xoay chiều dc thì tốt chứ sao? Không cảnh tỉnh dc mấy thằng cha đầu đất thì cũng cảnh tỉnh dc những kẻ đầu... gần đất. Còn hạ bệ mấy thằng cha ấy thì là chuyện không tưởng rồi. Chẳng ai bị cách chức vì mấy bài báo ngu xuẩn nhưng mà nghe có vẻ trung thành với đường lối của ...Ít ra những ông quan VH khác cũng dc cảnh tỉnh để không còn làm những chuyện tương tự với các nhà văn nhà thơ khác. Tớ vẫn ủng hộ những bài viết tâm huyết như trên.
  8. Beenladen

    Beenladen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/07/2003
    Bài viết:
    72
    Đã được thích:
    0
    Mọi chuyện chưa xong đâu mọi người ơi. Vốn không định post bài, nhưng hôm nay đọc thấy tin này lại chịu không nổi. Đầu đất vẫn mãi là đầu đất, rõ chán
    Thứ Năm, 20/04/2006, 09:26
    Cà Mau: Tiếp tục đề nghị kiểm điểm Nguyễn Ngọc Tư
    TP - Mới đây, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tiếp tục ký báo cáo số 41 đề nghị Đảng- Đoàn nơi nhà văn Nguyễn Ngọc Tư sinh hoạt giáo dục, kiểm điểm nghiêm khắc do phát ngôn thiếu trách nhiệm.

    Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư
    Thời gian vừa qua, dư luận nóng lên bởi báo cáo số 35 ngày 27/3 do ông Trần Văn Hiện, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Cà Mau đề nghị Hội VHNT kiểm điểm phê phán nghiêm khắc nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, tác giả truyện ngắn ?oCánh đồng bất tận? (CĐBT).
    Mới đây, ông Nguyễn Hữu Thành, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tiếp tục ký báo cáo số 41 ngày 12/4/2006 về ?oĐại biểu HĐND và truyện ngắn CĐBT?.
    Báo cáo 41 cho rằng Nguyễn Ngọc Tư là cán bộ, viên chức nhà nước, sinh hoạt tại Hội VHNT, đồng thời là đại biểu HĐND tỉnh Cà Mau nhưng trả lời với báo Doanh nhân Sài Gòn và tạp chí Bông Sen xuân Bính Tuất: ?oNgoài việc ở Hội VHNT Cà Mau, làm nghị sĩ của tỉnh?
    Đó là công việc tệ nhất của em. Em thấy ngán ngẩm mỗi khi vào kỳ họp?, rốt cuộc em là ?onghị sĩ vật vờ?, ?ohội đồng ừ?? Ngoài ra, Nguyễn Ngọc Tư còn viết bài trên báo Tuổi trẻ Xuân Bính Tuất có đoạn: ?oTôi vẫn viết theo cảm xúc hồn nhiên của mình chứ chẳng ý thức nghĩa vụ, trách nhiệm gì đâu??.
    Qua việc trả lời trên, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Cà Mau thấy Nguyễn Ngọc Tư ?ovới tư cách là cán bộ, viên chức nhà nước, đại biểu HĐND mà trả lời như thế là thiếu trách nhiệm, coi thường cơ quan quyền lực ở địa phương, làm mất uy tín HĐND, làm giảm sút niềm tin của cử tri đối với đại biểu HĐND và xem thường nông dân Việt Nam?.
    Từ đó, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy có báo cáo đề nghị Đảng- Đoàn nơi Nguyễn Ngọc Tư sinh hoạt giáo dục, kiểm điểm nghiêm khắc về việc phát ngôn thiếu trách nhiệm.
    Theo báo cáo 41, khi NXB Trẻ phát hành tác phẩm CĐBT, có nhiều ý kiến gửi về Tỉnh ủy, UBND và Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Cà Mau không đồng tình việc truyện ngắn CĐBT được phổ biến trong xã hội, vì thiếu tính giáo dục tư tưởng.
    Hai luồng ý kiến khác nhau khá phức tạp, nhưng đa số là phản ứng nội dung không tốt, tập trung nhiều đối tượng, lứa tuổi phản ứng rất gay gắt, thậm chí đòi thu hồi cuốn sách vì không mang tính giáo dục?
    Những ý kiến phản ảnh đó tập trung vào các nội dung sau: Nói xấu chế độ về việc tổ chức quản lý xã hội ở nông thôn quá tồi tệ, tác giả phỉ báng quê hương, những nhân vật trong truyện ngắn CĐBT đưa những hiện tượng cá biệt hoặc chỉ mang tính hư cấu tưởng tượng làm hiện tượng điển hình cho một giai cấp, một cộng đồng, một địa phương là điều không thể chấp nhận được.
    Có nghĩa là không mang tính phổ biến, lại thiếu tính nhân bản. Như vậy, truyện ngắn CĐBT thiếu tính giáo dục xã hội, giáo dục con người và thiếu định hướng chân- thiện- mỹ để con người vươn tới.
    Cho nên Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đề nghị Hội VHNT thường xuyên có định hướng chính trị cho hội viên (trong đó có Nguyễn Ngọc Tư) được học tập lý luận chính trị và chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao ý thức trách nhiệm của người cầm bút cách mạng.
    Đồng thời báo cáo 41 đề nghị Ban Tư tưởng- Văn hóa Trung ương chỉ đạo các báo tiếp tục đề cập vấn đề này thì phải đăng cả hai luồng ý kiến khác nhau (khen, chê) hoặc không đăng các bài đề cập đến truyện ngắn CĐBT.
    Link: http://www.tienphongonline.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=44515&ChannelID=7
    Vẫn không hiểu "đa số" phản đối truyện của chị Tư ở đâu ra thế nhỉ? Chẳng lẽ ý kiến của mọi người trên báo đều là của thiểu số ư?
  9. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Tớ cũng chán nản lắm khi đọc bài báo TP này. Đầu đất vẫn hoàn đầu đất, mọi người thấy không. Gió đâu đã xoay chiều được như Kanguru nghĩ? Vì vậy NNT và những nhà văn khác trên đất Việt mình vẫn cần đến sự ủng hộ của mọi người.
    Nguyễn Ngọc Tư càng khẳng định mạnh mẽ hơn những gì mình đang viết và sẽ viết
    Đối thoại với "Cánh đồng bất tận" của Nguyễn Ngọc Tư cũng chính là cách làm quen với dân chủ, đối thoại với dân chủ. Trong nhiều thập niên qua, hiếm tác phẩm chỉ trong một thời gian rất ngắn lại được dư luận đồng nghiệp và xã hội quan tâm đến như thế. Khen hết lời mà chê cũng không kém phần gay gắt. Chứng tỏ những vấn đề của tác phẩm đã chạm sát đến tâm tư tình cảm bức xúc của rất nhiều người; mặt khác nó cũng báo động cấp thiết, tác phẩm văn học cần phải có một sự lột xác mới.Đáng mừng là qua cuộc đối thoại, hầu hết các ý kiến bày tỏ nhìn nhận CĐBT như là một ánh chớp gợi sáng, thôi thúc nhịp độ cuộc sống cần phải khẩn trương, dồn dập hơn. Càng tin yêu hơn, đó lại là tác phẩm của một trong 10 gương mặt thanh niên tiêu biểu năm 2003 do Trung ương Đoàn TNCSHCM biểu dương (khi ấy Nguyễn Ngọc Tư chưa " đi tới" CĐBT).
    Có lẽ không mấy khi chúng ta được sống trong không khí đối thoại thoải mái, vô tư giữa những người quản lý, lãnh đạo để tìm ra vẻ đẹp chân lý, nên không lạ gì khi có những quyết đoán vội vàng lên án, thiếu cân nhắc, đánh đồng nghệ thuật với những thực tế vụn vặt quanh mình. Qua cuộc tranh luận lần này, điều bổ ích lớn nhất không chỉ là chỗ gặp nhau ở CĐBT mà còn cho chúng ta một bài học khá lớn về cách nhìn, cách đánh giá đối với các tác phẩm nghệ thuật, nhất là những tác phẩm chạm sâu đến đời sống xã hội.
    Còn với nhà văn trẻ Nguyễn Ngọc Tư, người con gái ở tận cùng đất nước, tôi nghĩ cũng chính là lần (ngẫu nhiên) chị băng mình ra biển. Có lẽ Nguyễn Ngọc Tư cũng chưa lường hết sóng gió lên đến cấp 3, cấp 4 tràn qua CĐBT của chị đến như vậy. Nhưng theo qui luật sinh tồn và bản lĩnh sâu sắc thường gặp trong nhiều tác phẩm khác của chị và được sự tiếp sức, cổ vũ hết lòng của đông đảo bạn đọc khắp nước, chị đã chịu đựng và bình tỉnh vượt qua, chị càng tin ở sức mình, càng khẳng định mạnh mẽ những gì mình đang viết và sẽ viết. Thật lòng, điều lo lắng của không ít bạn đọc đối với Nguyễn Ngọc Tư bây giờ là không biết qua cuộc tâm chấn này vẻ hồn nhiên tươi rói trong các tác phẩm sắp tới của chị có bị hao mòn, mất mát không? Riêng tôi, cứ mong ở một Nguyễn Ngọc Tư vẫn rất giản dị, với mớ tóc rôi rối chừng như ít được chăm sóc và nụ cười còn nhiều dấu vết trẻ con như ngày nào, nhưng với tác phẩm thì... bạn đọc sẽ chờ đón.
    LÊ CHÍ
    Ủy viên Hội đồng Thơ, Trưởng ban công tác
    Hội Nhà văn Việt Nam tại DBSCL
  10. anjingruyu

    anjingruyu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2005
    Bài viết:
    207
    Đã được thích:
    0
    Bực thật , đùa dai hay là cây muốn lặng gió chẳng đừng đây. Bị báo chí và công luận đánh tơi bời xong mấy lão VH đểu quyết định trả đũa hèn hạ , lại lôi NNT ra tiếp làm cái cớ gỡ gạc à.
    Ban tư tưởng chả có ý kiến gì về vụ này thì em Tư đến tha hương mất thôi. Khổ thân , đang yên lành thì tai bay vạ gió. Câu nói bình thưòng chả ai soi , giờ thì nó bới bèo ra bọ, vạ miệng đây mà.
    Mà cũng tại chúng ta hơi chủ quan, nhiều nguời ủng hộ em ấy nên chửi bọn kia đau quá, chúng nó lòi cái đuôi ngu dốt ấu trĩ của chúng nó ra, cả họ cả tên bị thiên hạ réo gọi chì chiết. Tiểu nhân hèn sẵn đòn hèn, giờ thì nó lôi cả chuyện phi văn học, chuyện ý thức công dân ra để đì rồi, thì ai mà viết bài bảo vệ cho đặng.
    MK, lũ thối tha bấn quá làm liều. Bây giờ chỉ mong giới chức nào đó dũng cảm đứng ra phân xử thôi. Chứ viết bài ủng hộ chả ăn thua gì nữa , chỉ đổ thêm dầu vào lửa, đến nước lành làm gáo vỡ làm môi thế này thì em Tư oan quá. Phận gái mỏng manh bị hà hiếp thế này có khổ không cơ chứ. Khác gì thời mồ ma.
    @HV : Tớ đã bảo cậu rồi,gió xoay chiều là dân mình bắt đàu xoay sang công kích giới chức Cà mau một cách phí rượu. Hôm nọ cậu pót có mấy bài chửi nghe thì sướng nhưng đó là tai mình, vào tai bọn kia thì nó nhục lắm , nó phải kiếm cớ rửa nhục ngay , nhất là bét. Đấy, thế là nó hộc lên rồi đấy. Cậu thấy chưa. Tớ nẫu hết cả một buổi chiều đây này.

Chia sẻ trang này