1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi hoangvan09, 09/05/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    TT lên tiếng đây, mời mọi người ném đá tiếp:
    Xung quanh hai báo cáo của ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Cà Mau:
    Nguyễn Ngọc Tư bị ?okiểm điểm nghiêm khắc? vì điều gì?
    TT - Ngày 12-4-2006, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Cà Mau tiếp tục ký một báo cáo (số 41-BC/TG) về ?oĐại biểu HĐND Nguyễn Ngọc Tư và truyện ngắn Cánh đồng bất tận?. Văn bản cho rằng vừa qua báo Tuổi Trẻ và một số văn nghệ sĩ ngộ nhận về việc ?okiểm điểm nghiêm khắc, rút kinh nghiệm? đối với Nguyễn Ngọc Tư.
    Để rộng đường dư luận, Tuổi Trẻ trích đăng báo cáo số 41 của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Cà Mau (có so sánh báo cáo số 35 ngày 27-3-2006).
    41: kiểm điểm vì trả lời phỏng vấn trên báo thiếu trách nhiệm!
    Mở đầu báo cáo số 41, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Cà Mau cho rằng: ?oVừa qua báo Tuổi Trẻ và một số văn nghệ sĩ ngộ nhận về việc ?okiểm điểm nghiêm khắc rút kinh nghiệm? đối với Nguyễn Ngọc Tư - tác giả truyện ngắn Cánh đồng bất tận, cho đó là chụp mũ đối với văn nghệ sĩ?.
    Vậy ?okiểm điểm nghiêm khắc, rút kinh nghiệm? về việc gì? Văn bản viết tiếp: ?o...Nguyễn Ngọc Tư là cán bộ, viên chức của Nhà nước, sinh hoạt tại Hội Văn học nghệ thuật, đồng thời là một đại biểu HĐND tỉnh Cà Mau nhưng trả lời với báo Doanh Nhân Sài Gòn và tạp chí Bông Sen xuân Bính Tuất đã phỏng vấn như sau: Ngoài việc ở Hội Văn nghệ Cà Mau, làm ?onghị sĩ? của tỉnh, người ta giao cho Tư công việc gì vậy? Có lần Tư bảo làm cho biết là làm sao?
    Ngọc Tư trả lời: ?oĐó là công việc tệ nhất của em. Em thấy ngán ngẩm mỗi khi vào kỳ họp... Cơ quan cũng phàn nàn sao em chẳng nói gì ở diễn đàn cho văn nghệ sĩ dễ thở một chút. Nhưng em cảm thấy bất lực, em có cảm giác không chống được guồng máy đã gài chế độ tự động?, ?oEm định ra khỏi HĐND nhưng người ta bảo muốn ra khỏi cũng phải nghị quyết này nọ, mất công lắm, rốt cuộc em là nghị sĩ vật giờ?, ?ohội đồng ư?...
    Ngoài ra, Nguyễn Ngọc Tư có viết trên báo Tuổi Trẻ xuân Bính Tuất có đoạn: ?oTôi vẫn viết theo cảm xúc hồn nhiên của mình chứ chẳng ý thức nghĩa vụ, trách nhiệm gì đâu...? và Nguyễn Ngọc Tư còn viết bài khác nói về nông dân khẳng định: ?oTôi nhận ra 80% dân số VN, con số này giống như cua óp, nghĩa là có vẻ hùng hồn, to tát vậy chứ trong ruột teo héo, rỗng không?.
    Qua trả lời như trên, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Cà Mau thấy với tư cách là cán bộ, viên chức nhà nước, đại biểu HĐND mà trả lời như thế là thiếu trách nhiệm, coi thường cơ quan quyền lực ở địa phương, làm mất uy tín HĐND, làm giảm sút niềm tin của cử tri đối với đại biểu HĐND và xem thường nông dân VN.
    Từ đó Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy có báo cáo đề nghị Đảng, Đoàn - nơi Nguyễn Ngọc Tư sinh hoạt - giáo dục, kiểm điểm nghiêm khắc về phát ngôn thiếu trách nhiệm?. (*)
    Về truyện ngắn Cánh đồng bất tận, báo cáo nói rằng ?ocó hai luồng ý kiến khác nhau khá phức tạp, nhưng đa số là phản ứng nội dung không tốt, tập trung nhiều đối tượng, lứa tuổi phản ứng khá gay gắt, thậm chí đòi thu hồi cho là không mang tính giáo dục...?.
    Báo cáo kết luận: ?oNhư vậy, truyện ngắn Cánh đồng bất tận thiếu tính giáo dục cho xã hội, giáo dục con người và thiếu tính định hướng chân - thiện - mỹ để con người vươn tới. Cho nên Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đề nghị Hội Văn học nghệ thuật thường xuyên có định hướng chính trị cho hội viên (trong đó có Nguyễn Ngọc Tư) được học tập lý luận chính trị và chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao ý thức trách nhiệm của người cầm bút cách mạng?. (*)
    35: kiểm điểm vì Cánh đồng bất tận thiếu tính giáo dục!
    Truyện ngắn Cánh đồng bất tận của tác giả Nguyễn Ngọc Tư, do Nhà xuất bản Trẻ phát hành tháng 11-2005.
    Sau khi xuất bản, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã tiếp nhận hai luồng ý kiến: đồng tình và không đồng tình; số không đồng tình phản ứng gay gắt, cho rằng tác phẩm Cánh đồng bất tận không có tính tư tưởng giáo dục, bôi đen xã hội nông thôn ngày nay. Vì thế diễn ra tranh luận, dư luận khá phức tạp thời gian qua.
    Trước tình hình đó, ngày 24-3-2006, lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy có buổi làm việc với lãnh đạo Hội Văn học nghệ thuật. Sau khi phân tích, xem xét những vấn đề mà dư luận phản ảnh, đồng chí trưởng Ban Tuyên giáo có ý kiến như sau:
    1. Mặt tích cực (báo cáo nêu ba điểm về nhà văn Nguyễn Ngọc Tư): có năng lực, tư duy sáng tạo; có nhiều tác phẩm được phát hành rộng rãi, được độc giả mến mộ; cách suy nghĩ, cách viết gần gũi với cuộc sống, mộc mạc, chất phác chân tình).
    2. Mặt hạn chế cần lưu ý:
    - Trong truyện ngắn Cánh đồng bất tận miêu tả cái xấu của xã hội nông thôn, câu từ hơi nặng nề, để ám chỉ con người bần cùng túng quẫn, không lối thoát, một cuộc sống quá cùng cực, bí lối, chỉ biết ?olàm gái, đổi thân xác lấy cuộc sống?. (Có thể đọc ở trang 158, 160, 161, 168, 169, 190, 203).
    - Cánh đồng bất tận thiếu tính tư tưởng, giáo dục xã hội, giáo dục con người, thiếu tính văn hóa nghệ thuật góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp mà xuyên tạc chê bai nhiều, gây bất lợi.
    - Phê phán xã hội, nói cái xấu, mặt trái, hư cấu vượt quá hiện thực, cái không tốt nhiều hơn, không định hướng cho con người đi đến tương lai cuộc sống, hướng tới cái đẹp.
    3. Đề nghị:
    - Hội Văn học nghệ thuật kiểm điểm phê phán tác giả một cách nghiêm khắc rút kinh nghiệm khi viết, cần phải có thực tiễn cuộc sống, cái đẹp, cái tốt mà xã hội đang xây dựng và phát triển (*). Tất nhiên, cần phê phán cái chưa tốt, nhưng phải đúng hiện thực và có định hướng cho con người đến cái chân - thiện - mỹ.
    - Hội Văn học nghệ thuật nên thường xuyên có định hướng cho người viết sáng tác những tác phẩm hay, có phê phán nhưng phải thận trọng tránh gây nên một phản ứng xã hội gay gắt đối với tác phẩm.
    - Thường xuyên tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tất cả hội viên ở các lĩnh vực (có Nguyễn Ngọc Tư) được tham gia học tập lý luận chính trị, trau dồi đạo đức phẩm chất, nâng cao ý thức trách nhiệm của người cầm bút, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn.
    Riêng nội dung trả lời phỏng vấn với một số báo thiếu trách nhiệm đề nghị đảng, đoàn nơi Nguyễn Ngọc Tư sinh hoạt giáo dục và kiểm điểm. (*)
  2. critical_section

    critical_section Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2006
    Bài viết:
    831
    Đã được thích:
    0
    Em không thích chửi người khác, càng không thích bất kính với những người nhiều tuổi hơn mình. Nhưng quả thật càng đọc các lão này em càng thấy tức quá là tức.
    Trả lời báo tuổi trẻ "Bính Tuất" cách đây 5 tháng sao lúc đó không đi kiểm điểm mà giờ mới moi ra kiểm điểm? Rõ ràng các bố ấy bị chửi quá nên phải bới móc thêm ra chuyện để định tội cho tác giả.
    "Văn học không mang tính giáo dục". Ngu không tả được, thời đại này là thời đại nào rồi mà cứ đòi văn học phải mang tính giáo dục. Bao giờ trình độ dân trí ngang với tiểu học trường làng thì lúc đó văn học mới cần tính giáo dục.
    Đúng là bất lực thật, lãnh đạo gì mà ngu như lợn ấy.
  3. truongyenthanh

    truongyenthanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/08/2003
    Bài viết:
    268
    Đã được thích:
    0
    Bọn hèn hạ! Không thể trị người khác ở lĩnh vực văn chương vì lòi cái dốt nát ấu trĩ trong việc thẩm định văn bèn giở chiêu này ra. Đây là thói cường hào mới! Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương có nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm không biết nghĩ như thế nào về việc làm này? Hay đứng đàng sau bật đèn xanh cho một bọn cường hào văn hoá mới? Giở Pháp lệnh công chức, chụp mũ trách nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân, bới móc những chuyện xa xưa để quyết tâm hạ bệ một cô gái mới hơn 30 tuổi. bỉ ổi và tàn nhẫn. Nguyễn Ngọc Tư, không sống được ở đó nữa được đâu! Người ta không cho sống như một con người công chức thì ta về làm dân thôi, làm "đại biểu" cho ai nữa, đâu phải cho dân đâu?
  4. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Nói về môt cái thói đọc văn ở xứ ta
    Huỳnh Ngọc Trảng
    (Tia Sáng)
    Nhân việc Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Cà Mau đề nghị Hội Văn học ?" Nghệ thuật tỉnh nghiêm khắc kiểm điểm Nguyễn Ngọc Tư, tác giả truyện Cánh đồng bất tận, rồi ông Dương Việt Thắng, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Cà Mau trả lời phỏng vấn báo Tuổi Trẻ về vụ việc này, và các ngày tiếp theo sau đó, một loạt ý kiến phản hồi của bạn đọc đã được báo Tuổi Trẻ trích đăng, cần phải ngẫm lại cái thói đọc văn của người xứ ta.
    1. ?oĐàn ông chớ kể Phan Trần
    Đàn bà chớ kể Thúy Vân Thúy Kiều?
    Cuối thế kỷ 17 (1663), Trịnh Tạc đã ban ?o47 điều giáo hóa? khuyến cáo dân chúng không nên phổ biến loại truyện thơ hoa tình rằng: ?oChớ cho in bán hại nay thói thuần?. Rồi đến đời nhà Nguyễn cũng khuyến cáo cấm đọc Phan Trần và Truyện Kiều.
    Mấy trăm năm sau, nay chuyện Cánh đồng bất tận cũng được soi xét cứ y như lịch sử là cái ?ocục bất di bất dịch?! Người thì bảo nó làm mất niềm tin lạc quan vào cuộc sống, kẻ thì bảo hổng có chức năng giáo dục và định hướng: ?oKhông nên cho học sinh coi?; lại có ngài mạnh mẽ hơn, đòi trục xuất nhà văn ra khỏi địa bàn; và rồi có ngài cho rằng đây là thứ văn chương *********, thậm chí là chống Cộng, tục tĩu, dâm ô, chống lại chủ trương của Đảng và Nhà nước...
    Nhắm mắt lại một giây mà nghĩ thì truyện Kiều dù bị chê, bị cấm thì cứ y như rằng nó vẫn được thế nhân đón đọc và rồi được coi là kiệt tác văn chương của dân tộc. Phật dạy rằng: Chúng sinh hiểu kinh Phật tùy theo căn duyên của từng người, thì quả đúng lắm vậy. Nói cách khác, cái nỗi lo của chúng ta chính là ở những cái căn duyên ấy.
    Đối với tôi, đọc Cánh đồng bất tận, tôi thấy rằng mình không nên như lão chăn vịt nọ, cứ chấp vào một mối thù hận tự mình dựng đứng lên để rồi dìm cuộc sống của mình trong mỗi một việc là phục thù... đàn bà. Bài học rút ra là sống phải biết khoan dung và chia sẻ, hay nói theo nhà Phật là hỉ xả. Cũng cần nói thêm là người vợ của lão chăn vịt ấy, khi lầm lỗi đã biết ?otừ chức?, tức từ bỏ cái chức năng làm vợ chung thủy, để ra đi biền biệt vào cõi ngoài. Đó là một con người biết phải trái, có nhân cách ?" đáng thương đáng quý hơn là căm thù. Ấy thế mà lão chăn vịt cố chấp nên đã tự mình đánh đắm vào vô minh.
    2. Cái thói đọc văn xứ ta tệ hại là ở chỗ chăm bẵm vào cây mà chẳng cần thấy rừng; do vậy mà cái thông điệp xã hội hay triết lý của tác phẩm bị cây cỏ khuất lấp. Đọc Truyện Kiều thì thấy đó là truyện của một con điếm, thấy thanh lâu/ hồng lâu, thấy tú bà, thấy ?o7 chữ tám nghề?... mà chẳng cần thấy cái đại ý của tác phẩm và la toáng lên rằng phải cấm, phải khuyến cáo chúng dân không nên đọc. Như kẻ bị bệnh ?otự kỷ ám thị? khi đọc tác phẩm đề cập loại nhân vật này, sự việc kia thì cứ vận lấy vào mình và la toáng lên rằng tác giả nói việc đó, người đó là ám chỉ việc này của ta, của chúng ta. Thế là tác giả ấy đương nhiên là ?ocó vấn đề?.
    Cứ thử xem, ở xứ ta có một tác giả nào đó viết cuốn Tây Du Ký thì ắt không ít người đại diện cho Phật tử phê phán là nói xấu đạo Phật, bôi bác tăng già. Họ sẽ đem các dữ liệu lịch sử của Đại Đường Tây vực ký của Trần Huyền Trang ra làm cơ sở để so sánh, đối chiếu và rằng thì là làm gì có lão tăng Trư Bát Giới, làm gì có chuyện Đường Tam Tạng lọt vào ổ Bạch Cốt Tinh... Lại nữa, nếu xứ ta có tác giả nào viết truyện như tiểu thuyết Tiếng chim hót trong bụi mận gai thì ắt sẽ bị coi là có ý nói xấu đạo, các linh mục... Do không coi văn chương là loại thể khác với lịch sử nên có khi tiểu thuyết/ truyện ngắn nói về Quang Trung là cứ y như rằng ối người đọc nhao nhao lên là viết như thế là sai lịch sử, là bôi bác người anh hùng áo vải kiệt hiệt! Truyện ngắn, tiểu thuyết mà cứ bị đánh đồng với ?odiễn ca lịch sử?, nên khi đọc thì nhất nhất đều lấy dữ liệu lịch sử ra mà đối chiếu để xét đúng sai, trong khi cái cần xét là sự hay dở của cách thể hiện, là cái cảm xúc, cái chủ ý của tác giả thì lại không cần bàn đến. Quả là ?oẩm thực bất tri kỳ vị?.
    3. Hệ quả dây dưa từ cái thói đọc văn vụ vào lịch sử là sau này một số người đọc tiểu thuyết viết về đề tài đương đại thì cũng luôn đem qui chiếu cái hiện thực của tác phẩm với thực tế cụ thể ở xóm ta, làng ta, tỉnh ta, đất nước ta. So sánh xong thì bảo chuyện A, chuyện B trong tác phẩm đó làm gì có; hoặc có thì cũng không đến nỗi như tác giả viết. Nói cách khác, từ cách ?otiếp cận? như vậy, họ cho là tác giả đã đơm đặt chuyện không nói có, chuyện ít xít ra nhiều và qui kết là có động cơ xấu, là bôi bác xã hội! Thói đọc văn rất chướng này, như trên đã nói, di truyền lâu đời và nhiều thời đoạn lịch sử trở thành kiểu thức quan phương.
    Cơ khổ là, hồi nào thì không nói, chứ bây giờ mà phê bình theo cách so sánh những gì viết trong sách với những gì ở ngoài đời thì rõ là khó quá. Bởi lẽ, cứ theo những gì ?obáo chí đã ghi, ti vi đã chiếu? thì có nhiều ?ohiện thực vượt quá hư cấu?. Nói cách khác, cái thói đọc văn theo cách ?otruyền thống? thì: một là, chẳng biết văn chương là gì; và hai là, các nỗ lực đối chiếu hiện thực trong văn và thực tế là ?osứ mệnh bất khả thi?. Bó tay!
  5. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    (Mạn phép bác Barrygibson đem bài này về đây cho bà con TPVH thưởng thức)
    Barrygibson- Chất vấn ngài Vưu thạc sĩ
    Đối với làng văn, tôi chỉ là một người ngoại đạo. Tác phẩm ?oCánh đồng bất tận? của tác giả Nguyễn Ngọc Tư, tôi thú thật muốn đọc nhưng vẫn chưa có thời gian nên tôi không dám lạm bàn về nó. Nhưng những vụ scandal lien quan đến tác phẩm này thì tôi đều theo dõi tường tận. Tôi đã đọc hai bài của ?othạc sĩ? (chữ thạc sĩ tôi bỏ trong ngoặc kép) Vưu Nghị Lực, một bài phê bình đả kích CĐBT, một bài trả lời phỏng vấn. Tôi dẫu chưa có bằng ?othạc sĩ? nhưng qua những gì ?oVưu thạc sĩ? viết, tôi thấy mình còn lâu mới mơ tới được cái chức vị cao quí đó của ngài. Tôi hi vọng cái chức thạc sĩ của ngài là chức ngài bỏ tiền ra mua, vì nếu ngài thực sự đạt được học vị đó bằng năng lực của ngài thì đúng thật là ?oô hô, ai tai!? cho ngành giáo dục của nứơc nhà thật. Tôi xin vô phép trích dẫn và bình luận một số lời vàng ngọc của ngài để thiên hạ hiểu được trí tuệ của một vị thạc sĩ. Lời văn của một kẻ chưa có bằng thạc sĩ còn non kém và thô thiển, mong ngài bỏ quá cho.
    Trích: ?oTôi nhớ trong văn học dân gian - kho tàng trí khôn của ông bà tổ tiên bao đời, chưa thấy chuyện phỉ báng cánh đồng, mà chỉ có làm đẹp thêm thôi. Văn học nghệ thuật cận - hiện đại cũng vậy, bởi lẽ cánh đồng quê bao giờ cũng mỹ cảm lắm, tha thiết lắm, lam lũ mà anh hùng, nghèo khó mà son sắt...? Xin hỏi ngài, thế viết về cánh đồng chỉ được viết bằng những lời lẽ mỹ cảm, tha thiết, và chỉ được làm đẹp cho nó thôi à? Thưa ngài, loại văn học rập khuông thế ra đời từ bao giờ vậy? Ngày xưa ?oTự Lực Văn Đoàn? bị đả kích vì đâu? Các vị ấy cũng cố công ca ngợi cái đẹp cái thơ của xã hội VN đấy thôi?
    Trích: ?oMọi thứ do nhân xưng ?otôi? cố ý xuyên tạc bằng trí tưởng tượng nhồi nhét, bằng thao tác lượm lặt và một mặc cảm về tính giao bệnh hoạn. Cánh đồng của Nguyễn Ngọc Tư tất cả đều dâm ô hết.? Một kẻ phàm phu tục tử khi đứng trước một tác phẩm nghệ thuật khoả than thì vẫn nhìn nó bằng cặp mặt dành để xem phim khiêu dâm.
    Trích: ?oHình ảnh nông dân Chí Phèo - Thị Nở trở nên lưu manh hóa bởi giai đoạn xã hội thối nát. Còn những hình ảnh nông dân của Ngọc Tư trở nên dâm ô hóa, ngay hôm nay bởi cái gì, vì ai mà con người chỉ còn quan hệ tính loài?? Ngài giả đui giả điếc à? Hay là ngài bị thiểu năng? Thiên hạ đang lên cơn sốt vì vụ PMU18 thì ngài ở đây ngây thơ hỏi vì ai, vì cái gì. Hay bởi vì Cà Mau xa TƯ quá nên ngài không biết những vụ thế.
    Trích: ?oCô chửi vào họ một cách không thương tiếc: thất học, hung hãn; nghèo đói, dốt nát tăm tối; những đứa tên Hận, tên Thù nhàu úa, cộc cằn, chửi thề là tươi rói... Cánh đồng VN sau 30 năm giải phóng phận người mà như thế?? Không như thế thì như thế nào? Chúng ta vẫn nằm trong top những nước nghèo nàn lạc hậu nhất thế giới 30 năm sau giải phóng đấy thôi (trong đó có sự đóng góp không nhỏ của những người như ngài)
    Trích: ?oCánh đồng của Ngọc Tư là ở đâu vậy; một cánh đồng bệnh hoạn về nhân cách, tồn tại không kỷ, không cương, không pháp luật. Có một thứ cánh đồng của ngày hôm nay như thế sao?? Thưa ngài, không chỉ có cánh đồng của ngài mà từ nông thôn tới thị thành, đâu đâu cũng có những thứ bệnh hoạn về nhân cách, tồn tại không kỉ không cương, không pháp luật cả. Tôi đồ rằng ngài suốt ngày chẳng ra khỏi cái xó bếp nhà ngài nên ngài không biết đó thôi.
    Trích: ?oNgày xưa chị Dậu bồng con với ổ chó đi bán, đã là hiện thực phê phán tận cùng rồi nên cách mạng phải đánh đổ nó đi, xem ra nhà văn làm được vậy mới là nhân ái.? Ngài định chụp cái mũ ********* lên đầu cô NNT đấy à? Đừng thâm độc thế chứ! Đàn ông ai lại làm thế?
    Trích: ?oCó nhà giáo dạy văn học gửi thư cho các cơ quan lãnh đạo tỉnh Cà Mau cực lực lên án Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư, nói rằng cô quá ********* là rất có lý!? Nhà giáo nào vậy thưa ngài? Chắc ông nhà giáo đáng kính ấy đang ráo riết bảo vệ luận án thạc sĩ để được bằng ngài!
    Trích: ?oKhông thể coi best-seller là một cái chuẩn văn học để làm tới! Nói theo kiểu dân Nam bộ là Ngọc Tư ơi chớ làm lừng. Cánh đồng bất tận đã bộc lộ sai trái quá lớn rồi, cái sai ấy thập phần nguy hại khi đang được tung hô, cổ súy. Thuốc lắc, ma túy đều là thứ hàng best-seller cả đấy thôi! Nhưng đó thuộc loại best-seller mà pháp luật phải ngăn cấm.? Sai trái gì gọi là quá lớn, ai bảo thế, hay chỉ ngài bảo thế? Best-seller là những thứ ai cũng mua, ai cũng dung. Tôi và rất nhiều người khác không mua những thứ best-seller mà ngài vừa kể. Hay đó là những thứ best seller của ngài?
    Trích: ?oNếu các bạn vẫn bảo lưu đứa con bệnh hoạn này, còn định làm thành phim nữa chứ, thì tôi xin thay mặt 80% nông dân lam lũ mà trong đó có cha mẹ ông bà tôi, cha mẹ ông bà của các bạn hãy vị tình mà bỏ hai chữ ?ocánh đồng? đi. Nên thay vào đó là ?oVũng lầy bất tận?, vì với các bạn thì ?ocánh đồng đã tận? rồi.? Ngài nghĩ mình có cái bằng ?othạc sĩ? rồi cho mình cái quyền đại diện 80% nông dân lam lũ à? Ai kí giấy uỷ quyền cho ngài đại diện. Đừng biến những lời xuyên tạc thiếu thiện chí của mình thành lời của toàn đảng toàn dân, ngài không đủ tư cách làm điều đó, thưa ngài.
    Trích: ?oChưa chi cô đã giẫm lầy cánh đồng, chẳng những giẫm mà còn phóng uế lên đó. Tôi biết Nguyễn Ngọc Tư hiện đang ở Hội Văn học - nghệ thuật tỉnh Cà Mau, nhưng qua Cánh đồng bất tận cô đã bắt đầu lưu vong, lưu vong với chính văn nghiệp của mình!? Vậy những Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Nguyên Hồng, Vũ Trọng Phụng đều là những kẻ lưu vong phóng uế bừa bãi trên quê hương của họ sao? Hay họ là những người vạch rõ những nơi bị phóng uế để người khác đừng đạp phải? Biết đâu trong những kẻ phóng uế đó lại có ngài.
    Trích từ phỏng vấn ngài Vưu Nghị Lực:
    ?o10 nhân vật trong CĐBT đều không chấp nhận cuộc sống đàng hoàng, không hướng thiện. Những nhân vật vô cùng xấu xa sống ngay thế kỷ XXI thì trở thành tội phạm hình sự rồi. Bởi họ không muốn sống tốt thì cho họ tồn tại ở xã hội để làm gì. Nông dân trong tác phẩm CĐBT của Ngọc Tư đều tệ hại.?Thế thì giết hết cả đi ngài ạ!Cả cái cô nhà văn tác giả của bọn tội phạm ấy cũng đáng chết! Đề xã hội chỉ tồn tại những bậc thánh nhân như ngài. ?oNgay cả văn học đả phá đấu tranh cũng hướng người ta sống thiện. Đằng này, nhân vật, xã hội trong tác phẩm CĐBT bi lắm. Nhân vật không chịu làm người tốt. Ngọc Tư không dám cho nhân vật mình sống tốt nên đó trở thành cái tai hại. Tư đã đặt trái tim sai chỗ khi miêu tả, thương xót những con người cố tình vi phạm pháp luật.? . Tôi xin mượn câu nói bất hủ của Chí Phèo để hỏi ngài: "Thế ai cho họ làm người lương thiện?"
    ?oMột vùng quê tăm tối như thế thì sao là xã hội ngày nay được.? Ô hay, thế thì xã hội ngày nay tươi sáng lắm nhỉ? Được thế thì phúc đức cho chúng con quá!
    ?oTôi thừa nhận Ngọc Tư chỉ có tài thiên bẩm thôi. Chứ không phải vĩ nhân như người ta nói.? Ai bảo cô NNT là vĩ nhân? Viết đựơc một tập truyện ngắn mà trở thành vĩ nhân thì chắc chỉ có ngài thôi!Bài đả kích của ngài cũng đủ biến ngài thành "vĩ nhân" rồi.
    ?oAnh nên nhớ hiện nay, việc xuất bản đã bỏ khâu kiểm duyệt? Thế cơ à? Thế ngày mai tôi bỏ tiền ra in ?oCô giáo Thảo? bán kiếm lời vậy!
    ?oVăn học nước ta hiện nay chưa có nhà phê bình tầm cỡ. Anh nhớ, tác phẩm CĐBT vừa qua là ai đọc. Họ là những công chức, giới phê bình.? Có đấy ngài ạ, tầm cỡ như ngài là cùng. ?oHọ có đồng ý cách viết của nhà văn không, những em học sinh nghĩ gì... Đáng tiếc là họ không được đọc? Ơ nhưng mà các em học sinh thì sao phải đọc CĐBT nhỉ? Các em được dạy từ những năm đầu tiên khi cắp sách đến trường rằng nứoc VN ta rừng vàng biển bạc, giàu đẹp lắm. Thôi thì cứ để các em ấy tin là thế, đừng làm mất lòng tin vào cường quốc Việt Nam, ngài ạ!
    ?oĐúng như vậy. Ngọc Tư đang mắc bệnh ngôi sao. Trong trả lời phỏng vấn với một tờ báo công bố tác phẩm trên, Ngọc Tư trả lời ?ochỉ đánh ùm như vậy rồi thôi?. Tư nói ?ođứa con tinh thần? (tức tác phẩm CĐBT ?" PV) là đứa con trai Ngọc Tư đang bồng trên tay. Trả lời như vậy là không được. Ngọc Tư đã thiếu trách nhiệm với ngòi bút của mình, thiếu trách nhiệm với độc giả? Do đó đã trở thành tai hại cho Tư.? Cũng may là ngài chưa thành ?osao? như cô NNT mà ngài đã có những lời phát biểu vô trách nhiệm thế này. Nếu ngài thành sao thì còn thế nào nữa?
  6. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Sự thật về "Cánh đồng bất tận"
    Lê Chí


    Cứ ngỡ chuyện tranh luận về "Cánh đồng bất tận" đã tạm khép lại rồi. Vậy mà nó lại bùng phát một cách đáng lo ngại. Một lần nữa, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Cà Mau phát tiếp văn bản truy kích tác phẩm và cả tác giả của nó, vì theo các ông là báo Tuổi Trẻ và một số văn nghệ sĩ đã "ngộ nhận" về việc "kiểm điểm nghiêm khắc rút kinh nghiệm" đối với Nguyễn Ngọc Tư - tác giả truyện CĐBT. Hình như khi làm việc này họ đã không hề để ý gì đến Đại hội Đảng lần thứ X đang diễn ra để quyết tìm cho được câu trả lời xác đáng trước nguy cơ tồn vong của đất nước. Câu trả lời thật gần gũi và dễ hiểu biết bao mà có lẽ bao lâu nay do chúng ta đã quá rẻ rúng nó và có phần bất chấp nữa, nên đã làm cho chân lý ấy trở thành một thứ đặc quyền ban phát, xa lạ. Ấy là cái quyền thật sơ đẳng, bình thường, nhưng vô cùng thiêng liêng của mọi con người: dân chủ. Có dân chủ thì xã hội mới có tình thương và thật sự bình đẳng. Chỉ có bình đẳng chúng ta mới cầm được chiếc chìa khoá vạn năng để mở rộng cánh cửa vào đời sống vốn rất nhiều chiều và vô cùng phức tạp.

    Theo cách ấy, CĐBT và tác giả của nó đã cố gắng phản ánh một mảng hiện thực còn đen tối (như là một điểm nhấn) ở nông thôn ĐBSCL hiện nay. Nếu bảo rằng mô tả hiện thực như vậy là bịa đặt, không hề có và phản tính giáo dục, vậy thì chúng ta phải hiểu sự thật bằng cách nào? Ai có đi tới nhiều vùng chưa phải là xa xôi gì cho lắm, khi ở đó chẳng thấy đâu bóng dáng của khuyến nông, khuyến học, y tế, không có điện thắp sáng, đường sá lôi thôi... người nông dân nghèo xơ xác, với biết bao tệ nạn vây quanh thì có phải là cá biệt không, biết phải dùng lời lẽ nào để hầu mang được tính "giáo dục"? Còn với hiện thực trong CĐBT không phải là sự cảnh báo cần thiết đó sao? Con đường đi tới sự thật không hề xa, nhưng có lẽ vì cố tình uốn éo, sơn phết nó thành những màu sắc phù thủy nên nhiều chục năm qua đất nước ta phải trả giá quá đắt cho việc xây dựng một xã hội phồn thịnh bình an như mong đợi.

    Tại sao lại dị ứng với sự thật? Vậy thì chúng ta đang vì cái gì, nếu không phải là mục đích duy nhất: dân giàu, nước mạnh? Như thế cũng có nghĩa là "người thầy thuốc vĩ đại" đã đánh lừa "bệnh nhân vĩ đại" một cách đáng sợ và cầm chắc là bệnh nhân sẽ chết dần chết mòn trong các liều thuốc an thần dã tâm đó. Còn việc tác giả (là đại biểu HĐND) giãi bày tâm sự chán nản của mình trong "guồng máy đã gài chế độ tự động", là "nghị sĩ vật vờ", là "hội đồng ừ"... là thiếu trách nhiệm, coi thường cơ quan quyền lực ở địa phương, làm giảm sút lòng tin của cử tri, v.v...và v.v... thì phải mô tả sự tốt đẹp của guồng máy vốn nặng hình thức này như thế nào, khi nó còn khá nhiều thói tật hành dân và chưa đem lại được bao nhiêu quyền lợi cho người dân? Ở đây cần có một thái độ thật nghiêm túc để nhìn nhận "ai coi thường ai và ai làm giảm sút lòng tin của cử tri"? Thiết tưởng câu trả lời đã sẵn có trong mỗi người, bởi chúng ta đã nói quá nhiều điều tốt mà làm thì chưa được bao nhiêu và hơn thế nữa đã để cho nạn tham nhũng thao túng, hoành hành, đe doạ đến cả guồng máy của quốc gia.

    Phải nhìn thẳng vào sự thật và nói lên tiếng nói của chính lương tâm mình để cứu nguy cho đất nước, cứu nguy cho sự tồn vong của hơn 80 triệu đồng bào. Cả dân tộc ta, cả Đảng ta đang quyết liệt tiếp cận với chân lý giản dị ấy. Lẽ nào Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Cà Mau vẫn theo cách nhìn rất riêng của tổ chức Đảng quản lý tư tưởng mà "soi" CĐBT và cả tác giả của nó đến như vậy? Đáng buồn thay, khi CĐBT đang được rộng rãi bạn đọc trong và ngoài nước trân trọng đón nhận, như một luồng gió mới cho văn học nước nhà thì ở chính quê nhà, CĐBT và người con gái mang nặng đẻ đau ra nó lại bị lên án hết sức nặng nề.Với cách đánh giá, xử lý như vậy, không chỉ làm tổn thương, mất mát đối với một Nguyễn Ngọc Tư, mà liệu rồi ai sẽ đứng ra nhận lấy trách nhiệm về những hậu quả lâu dài của nó? Lẽ nào Cà Mau (xin lỗi, chỉ một ít người có quyền lực) lại trở thành "cõi lạ" trong con mắt của nhiều người?

    LÊ CHÍ
    Uỷ viên Hội đồng Thơ,
    Trưởng ban công tác Hội Nhà văn VN tại ĐBSCL
  7. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Những vụ án trong làng văn (netnam)
    Khi Cánh Đồng Bất Tận vẫn chưa lắng xuống, những cây bút già trong làng văn lại mơ hồ nhớ lại cái thời xưa của mình. Dấn thân vào nghiệp viết, nhà văn phải gánh chịu bao nỗi long đong.
    Thời ấy là của những năm 60, 70 của thế kỷ XX và còn xa hơn thế. Hỏi nhà văn Vũ Bão về câu chuyện Cánh Đồng Bất Tận của Nguyễn Ngọc Tư, ông chỉ thủng thẳng: "Một cây bút tưởng chừng hiền lành nhẫn nhịn của một miền quê Nam Bộ bỗng lại hoá thành một Mết chính hiệu, viết về những chuyện người ta khó hình dung, kể ra cũng đáng ngại lắm chứ".
    Với ánh mắt xa xôi, ông lại nhớ về cuộc đời cầm bút phong trần của mình. Tên Vũ Bão cũng gắn liền với cuốn tiểu thuyết mang tên Sắp Cưới và ông in dấu bao kỷ niệm cuộc đời trong đó.
    Cuốn tiểu thuyết ra đời từ năm 1957, làng văn đón nhận nó nồng nhiệt lắm. Nhưng chỉ một năm sau thôi, Sắp Cưới bị đánh tơi bời và cuộc đời ông cũng lênh đênh từ đó.
    Nhắc lại chuyện cũ ông vẫn cười nhưng trong nét cười không giấu nổi những nỗi buồn: "Có lẽ cũng chỉ tại tôi thôi. Trước khi đặt bút viết cuốn tiểu thuyết đầu tay ấy, tôi đặt ra hai con đường để lựa chọn.
    Một là mình sẽ trở thành nhà văn hay chấp nhận cuộc sống của kẻ viết thuê. Cũng vì chọn lựa cuộc sống đầy sóng gió của một nhà văn nên không bao giờ tôi phải hối tiếc.
    Những lầm lỡ của một thời sẽ qua đi, những giá trị đích thực của trang viết sẽ còn lại với thời gian. Sau cái trận đánh tả tơi ấy, ông cũng mất nhiều năm lang thang ở các tỉnh lẻ vì Hà Nội kiềng ông rồi.
    Cho đến mãi năm 1988, sau ba mươi năm đứa con tinh thần của ông mới được Nhà xuất bản Phụ nữ cứu rỗi.
    Ông nhớ, sự san sẻ tình yêu thương của những bạn trong làng văn. Hội Văn nghệ Thái Bình in lại cuốn tiểu thuyết của ông phải đi mua giấy chịu, đi vay trả tiền công in để Sắp Cưới ra đời với số lượng 15.000 bản.
    Cũng chính những bạn viết sau này kéo ông về với Hội Nhà văn Hà Nội. Mọi sóng gió rồi sẽ qua, bây giờ khi đã kinh qua mọi cơn bão táp, câu bút thích gây sự ấy lại nhìn mọi chuyện thật giản đơn.
    Ông hào hứng khoe, lại mới có một tiểu thuyết về một thành phố Êtôpi do ông tự tưởng tượng ra. Nhưng ông xác định viết để cho mình, còn nó có đến được với công chúng không lại là chuyện khác.
    Viết với quan điểm "không chịu bẻ cong ngòi bút của mình", ông tin, dù thế nào, những chuyện ầm ỹ như Cánh Đồng Bất Tận của Nguyễn Ngọc Tư rồi sẽ qua.
    Nhiều không kể hết
    Trong làng văn, không chỉ riêng Vũ Bão. "Tìm một nhà văn sóng yên bể lặng từ khi cầm bút cho đến khi xuôi tay mới khó chứ còn tìm những người hơn một lần phải khổ vì văn thì nhiều không kể hết", nhà văn Lê Bầu nói.
    Nhớ chuyện xa xưa hơn, cái thời của văn học hiện thực phê phán, nhà văn Nam Cao cũng bao lần phải điêu đứng. Nhân vật nhà văn trong tác phẩm Những Chuyện Không Muốn Viết từng khốn đốn vì viết cái gì cũng bị vạ vì những người trong làng phát hiện ra nhân vật trong truyện giống họ rồi kiếm chuyện gây gổ với ông.
    Bần cùng bất đắc dĩ, hơn một lần ông đành mang cái nhân vật tôi, cái bản mặt của chính mình ra để viết, để tự viết chuyện về mình.
    Nam Cao mới chỉ phải chịu cái vạ vì dân làng nhầm lẫn ông viết để bêu xấu họ. Còn rất nhiều nhà văn khác như Nguyên Hồng, Vũ Tú Nam, v.v... sau này cũng bị kết tội về những gì họ viết ra.
    Những tên tuổi nổi tiếng trên văn đàn cũng từng qua nhiều lần lửa thử vàng.
    Nhà thơ Hữu Loan sau khi viết Màu Tím Hoa Sim từng bị coi là uỷ mị. Bài thơ Vườn Xưa của Tế Hanh cũng từng làm nhà thơ khốn khổ vì những bản kiểm điểm. Nhưng sau này, chính những tác phẩm sóng gió ấy lại tạo nên tên tuổi cho thi sỹ.
    Cho đến nay, Vườn Xưa vẫn được xem là tác phẩm hay nhất trong sự nghiệp của ông cũng như bài thơ bất tử Màu Tím Hoa Sim của Hữu Loan.
    Cũng như Tây Tiến của Quang Dũng với niềm mong mỏi của chàng trai Hà thành "Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm" từng bị quy là mộng rớt tiểu tư sản.
    Có những người chấp nhận để được sống với thế giới của trang viết mà phải đánh đổi cả cuộc đời mình. Họ vẫn tin những điều chân thực sẽ tự tìm về cuộc sống.
  8. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Ngọc Tư: ''Tôi viết như cảm xúc của mình''
    (EVăn)
    Sự việc nhà văn Nguyễn Ngọc Tư bị ?ophê phán, kiểm điểm? vừa qua đã gây xôn xao dư luận. Hàng trăm ý kiến bạn đọc gửi về tòa soạn chia sẻ những suy nghĩ về việc này. Từ Cà Mau, Nguyễn Ngọc Tư tâm sự với VnExpress về công việc viết lách và cuộc sống của chị.
    - Lúc bắt tay viết những dòng đầu tiên truyện dài ?oCánh đồng bất tận?, chị dự đoán thế nào về những phản ứng, lời khen chê có thể gặp phải sau này?
    - May là tôi không nghĩ tới. Nếu lường đo mọi chuyện, tôi nghĩ "cánh đồng" đó sẽ không giống "cánh đồng?" mà bạn đọc bây giờ. Thật ra, bao giờ bắt tay vào viết, tôi cũng nghĩ thoáng qua tác phẩm mới này ai sẽ khen, và biết cả một vài khuôn mặt của những người chê. Lần nào cũng nghĩ nhưng lần nào cũng viết như cảm xúc của mình, bởi trước khi tôi viết cho ai đó thì tôi viết cho mình.
    - Nếu được một phép lạ quay trở lại thời điểm bắt đầu viết ?oCánh đồng bất tận? mà vẫn nhớ tất cả những lời khen chê, chị sẽ triển khai mạch truyện, giọng truyện như thế nào?
    - Tôi không xấu hổ vì những gì mình đã viết nên chẳng nghĩ mình sẽ ngoặt sang hướng khác. Có điều, lúc ấy, tôi có còn cảm xúc liền mạch để trải ra trang giấy không, tôi có còn hứng thú không, tôi có bớt yêu thương những nhân vật của mình không?
    - Nhiều chi tiết trong ?oCánh đồng bất tận? bị xem là quá ác, như: đổ keo dán sắt vào cửa mình người phụ nữ, gái điếm dập dìu, vẻ lạnh lùng tàn nhẫn của người đàn ông ghét đàn bà, một thằng con trai mới lớn bị hấp dẫn bởi một cô gái điếm? Khi đặt bút viết những dòng ấy, chị đắn đo, trăn trở ra sao để chọn cách thể hiện?
    - Có lần, tôi nghĩ, sao để hai đứa bé ngồi trong kẹt bồ lúa bắt gặp mẹ nó và ông bán vải làm gì. Nhưng rồi tôi nghĩ, liệu chúng chỉ nhìn mẹ chúng nắm tay ông kia đi dung dăng dung dẻ trên đường quang đãng thì có còn là nỗi ám ảnh, là bi kịch trong tâm hồn chúng không?
    - Nhìn lại toàn bộ quá trình sáng tác của mình, chị thích tác phẩm nào nhất?
    - Tôi không dùng quan niệm "thích", bởi vì chưa bao giờ thấy thích. Viết xong một tác phẩm, tôi chỉ cảm giác vui hoặc không vui. Cải ơi, Nhà cổ, Lấy chồng, hay những truyện ngắn trong tập Ngọn đèn không tắt làm tôi vui. Đó là những truyện tôi đọc thấy buồn cười như không phải của? mình.
    - Hiện giờ chị đang viết gì?
    - Tôi đang viết tạp văn ba lăng nhăng. Tôi cần những mẩu viết ngắn ấy hâm lửa lại cho mình.
    - Sau cơn sóng gió này, chị nghĩ gì về văn chương và con đường viết lách?
    - Đó là con đường nhọc nhằn khủng khiếp, qua khoảng có hoa hồng là đoạn đầy dây kẽm gai. Nhưng tôi vẫn bước về phía trước, tôi tin phía ấy lại có hoa hồng.
    - Cuộc sống hiện tại của chị như thế nào?
    - Tôi bình thường. Tôi không nổi tiếng, ít ra thì tôi nghĩ vậy. Nổi tiếng mà không sống thật với mình, không dám nói ra điều mình nghĩ, không bảo vệ được cuộc sống riêng tư, thì tôi chọn làm người bình thường. Tôi muốn làm người bình thường.
    - Tác phẩm gần đây nhất mà chị đọc là gì?
    - Vương quốc ảo của nhà văn trẻ Trung Quốc Quách Kính Minh. Một người bạn gửi tặng tôi. Đọc thấy thích cái không khí buồn bã trong đó.
    - Chị nói gì với những độc giả trong và ngoài nước, những người luôn tìm đọc những gì chị viết và ủng hộ chị?
    - Tôi sợ nói lời cảm ơn mọi người lại chê là khách sáo. Rồi nghĩ, nếu bạn bè đã hiểu mình, yêu thương mình đến vậy thì lời cảm ơn này không cần phải nói ra.
    Anh Vân
  9. anjingruyu

    anjingruyu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2005
    Bài viết:
    207
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay mới vào xem tiếp, càng thương NNT. Vụ này chán quá rồi, chả lãnh đạo nào quan tâm, đang còn mải ĐH10 . Bút chiến mãi thế này có đến hồi ngã ngũ? Đa phần nguời lên tiếng trước đây đều chán chả buồn đấu với bọn vô liêm sỉ kia rồi. Số lượng bài ít hơn hẳn đợt trước, các báo cũng chẳng hoan hỉ vụ này nữa , chìm xuồng ! Khổ thân em Tư, nói thì cứng thế , nhưng chắc buồn và thất vọng lắm. Chim đậu cành cong , ai chả chột.
  10. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Báo chí dạo này hơi bị thờ ơ với em Tư, kể cả TT. Còn đang bận DH10 hay là có 1 chỉ đạo nào đó chăng? Kanguru nghĩ sao?
    Chỉ tội nghiệp em Tư. Cuộc đời đôi khi thật bất công. Chỉ mong sao Tư vượt qua được vụ này.

Chia sẻ trang này