1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi hoangvan09, 09/05/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ShrekFan

    ShrekFan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/01/2005
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    0
    Tớ thì không nghĩ rằng bạn đọc đã chán chiến với bọn vô liêm sỉ. Chỉ có điều trước đây bọn nó đưa một sản phẩm cụ thể là "Cánh đồng bất tận" ra làm lý do để đì em Tư thì độc giả còn có thể bênh vực được chứ bây giờ toàn đưa những thứ trừu tượng mơ hồ như ý thức, thái độ chính trị, chung chung như thế thì đúng là chịu chết! Nói đến văn chương thì còn có thể chiến đấu được chứ đã động chạm đến tư tưởng, chính trị rồi thì hãi bỏ xừ. Bạn nào đấy nói bác Vừu có họ với bọn Tàu chắc là đúng, bọn vô liêm sỉ này còn thâm hơn cả Tàu!
    Đại hội X chứ đại hội XX đi nữa thì bọn vô liêm sỉ kia cũng vẫn thế thôi bạn anjingruyu và bạn hoangvan09 ạ , "phép vua thua lệ làng" mờ! Hy vọng Nguyễn Ngọc Tư không bị biến thành một Dương Thu Hương thứ hai. Thương cho Tư quá, đúng là tự nhiên tai bay vạ gió chẳng biết được đằng nào mà lần.
  2. anjingruyu

    anjingruyu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2005
    Bài viết:
    207
    Đã được thích:
    0
    HV và các cậu nè, sau vụ Ngọc Tư này tớ rút ra mấy điều xương máu với dân cầm bút (hoặc gõ bài)
    1. Chữ nghĩa là vũ khí của mình, nhưng cũng là con dao, nếu kẻ khác muốn dùng nó để đâm lại mình thì cũng sắc nhọn không kém lúc mình tạo ra nó.
    2. Chữ nghĩa là thứ khó cân đong, thiếu chuẩn mực vào hạng nhất. Đi thi hoa hậu còn có cái thước để đo 3 vòng, đi bán lợn còn có cái cân móc hàm, đằng này đi bán văn , gặp phải đồ tể xem văn thì nó dùng cân móc hàm xử lý mình là chuyện khó tránh khỏi.
    3. Chất lượng văn phụ thuộc vào người đọc, số phận văn phụ thuộc vào kẻ duyệt. Trớ trêu nếu 2 đối tượng này chẳng cùng một chiều.
    4. Con người sinh ra, lập thân tối hạ thị văn chương, âu cũng là lẽ thường khi kẻ thống trị luôn coi văn chương là thứ bọt bèo phiến lọan xách mé. "Cần phải chém hết lũ ăn không ngồi rồi nghĩ xấu viết đểu !!!!".
    5. Văn chương là nghiệp chướng , đàn bà dính vào văn chương thì khổ, chả ai lạ gì thói ti tiện của đời, nhưng cũng chả ai xoá án được cho kẻ hẩm hiu. Làm đàn bà, người bênh vực lại càng e ngại, ngộ nhỡ miệng thế nó bảo mình cơ hội lân la.
    6. Viết và nói không như nhau. Viết thì ngẫm nghĩ tẩy xoá được, nói ra là một lời gió bay bốn ngựa khó đuổi, đã bao người gặp hạn vì vạ miệng rồi. Lúc vui vẻ hàn huyên không sao, đến cơn tai ách, bao nhiêu ngây thơ, hồn nhiên, thật thà , riêng tư của mình tự dưng trở thành tuyên ngôn to tát, thành chứng cứ của sự bất cẩn.
    7. Ở đời kín đáo là hơn, ngu si là tốt, vô danh vô tiếng là an toàn. Có mấy ai nổi tiếng mà không bị soi mói ghen ghét đâu.
    Đấy , sáng ngày ra có mấy dòng mạn đàm cùng HV và chư vị.
    Về gõ bài của mình tiếp đây, ngu si muôn năm!!!
  3. trietanhhuy

    trietanhhuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/12/2004
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    0
    Tạp Văn
    Tần ngần giữa chợ

    Chị đi chậm, bước chân hơi ngập ngừng, đắn đo, chị xách giỏ dạo vòng qua chỗ cá, chỗ thịt, chỗ rau rồi vòng về chỗ cá, đứng ngây ra, vẻ mặt hơi dại đi, ngẩn ngơ. Lại đi hai ba vòng chợ nữa, chị dừng chân, thở hắt, kêu lên, ?omèn ơi??. Bạn đoán coi chị đang nghĩ gì? a. không biết mua gì; b. đang lo lắng vì giá lên mau như một cái chớp mắt; c. làm sao để chuẩn bị một bữa ngon cho cả nhà. Tôi chọn d, chị nghĩ tới tất cả các điều trên.
    Có lần thấy chị đứng tần ngần giữa chợ, tôi bỗng nghĩ, phải mình là điêu khắc gia, thể nào cũng chở đá Non Nước về mà tạc tượng chị. Chỉ sợ là tượng đẽo xong mờ nhạt (như những tượng đài anh hùng luôn giống nhau, giống nhau cả ở nét mặt chẳng hồn vía gì), tôi làm sao tạc được vào đá gương mặt chị, như lo lắng, như ngơ ngẩn, như đang nghĩ lung lắm mà cũng có vẻ trống rỗng, vô định, như chẳng biểu lộ gì mà chan chứa thương yêu. Chị còn làm khó tôi ?" một điêu khắc gia (giả bộ) cả ánh mắt ngượng nghịu của chị khi bắt gặp người khác đang nhìn mình. Chị cười xòa, phân trần, không biết mua gì?
    Vì chợ sớm mai có quá nhiều thứ để mua. Những con cá đen nhẫy đang quẫy nước trong tiếng kêu ôi ối của mấy người đàn bà. Đống rau cải mướt sương đêm chất ngồn ngộn dưới nền chợ. Những tảng thịt đỏ tươi, còn ấm nóng trên tay... Hàng hóa ê hề, nhưng ít dần, trừ dần khi chị nghĩ tới từng người ở nhà. Chị có mẹ chồng, không thích thịt, hay cá lóc, bí xanh, khoai ngọt, củ cải, mỗi lần nấu canh mướp, bà mẹ than đau nhức khắp mình. Chồng chị lại không mặn mà cá trê, ghét bông bí, đậu bắp, cải xanh (trời ơi, toàn là những thứ chị khoái mới khổ chứ). Thằng con lớn trèo lên mâm thấy cá rô kho với dĩa dưa giá là nhăn mặt toan tụt xuống. Và cứ thế, chị chẳng còn bao nhiêu cơ hội chọn lựa. Cầm cái bắp cải hay bó cải rổ, lại lo người ta tưới lên ấy những gì. Mua trái lê, trái táo, tần ngần nghĩ không biết mấy thứ này có bị ngâm hóa chất giữ cho tươi lâu? Ngó con gà nằm trên sạp da vàng óng, chị tần ngần nghĩ tới cúm gia cầm.
    Lâu rồi, chị đã không ăn những món mà chị thích (người trong nhà thì không). Chị bưng tô rau má (hay rau dền) nấu canh nghi ngút khói lên bàn, nhìn bà mẹ hớn hở suýt xoa để vui, để quên mình đã ăn mấy thứ này hồi còn ở quê, suốt mười mấy năm, mắc chán. Thế nhưng món bí đỏ hầm dừa thì lâu lâu chị lại nhớ nức nở, bỏ công nấu một nồi con con, chẳng ai trong nhà hưởng ứng. Đi ngang qua chỗ bán rau cải, chị nhìn mớ bông bí thòm thèm, nhưng nghĩ chỉ một mình ăn thì vui gì.
    Biết bao điều phải nghĩ, đã cực lòng lắm rồi, lại thêm giá vùn vụt lên. Mau như trở bàn tay, món tiền hôm nay chỉ mua được nửa nắm rau hôm trước. Con cá trong giỏ cứ nhỏ dần đi, nỗi áy náy thì ngược lại, lớn ngợp lòng. Người nào rời mâm cơm trước chị cũng bần thần hỏi vói theo, ?obộ đồ ăn không ngon hả ??. Trời ơi, làm nội trợ, ai nói sướng nào?
    Đóng vai thần thừ giữa chợ năm ba lần, tôi đã biết cảm giác bồi hồi của chị khi lướt nhanh qua con cá to nhất, con cua chắc nhất, về đến nhà vẫn ám ảnh, nghĩ mình vừa bỏ lỡ một bữa ăn ngon cho cả nhà. Tôi biết chị yêu thương nặng oằn mà mớ tiền lại nhẹ hẫng trên tay. Trải qua mới hiểu, những lúc ấy mình dụng công suy nghĩ, cảm xúc đầy còn hơn? viết văn. Nhiều lúc quên đây là chỗ kẻ bán người mua, bởi nhìn thấy chùm trái giác, hay mấy cái bắp chuối đặt cạnh rổ rau đắng đất, hay xô ốc lác đầu mùa mưa, hay những trái mãng cầu chín? là kỷ niệm tuổi thơ kéo ra dài ngoằng có dây có nhợ, những ngày lam lũ thức giấc dậy động trong lòng.
    Tôi biết, có nhiều lần, anh thấy chị trở về chỉ mấy trái cà, vài ba con cá, anh gắt ?oĐi cả buổi??, nhưng anh biết không, trong cái giỏ đồ ít ỏi đó, oằn trĩu niềm lo nghĩ, nỗi thương yêu?

  4. trietanhhuy

    trietanhhuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/12/2004
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    0
    Chuyện ngoài... văn chương
    Tạp văn
    Có một dạo bạn bè tôi sốt ruột nhắn hỏi sao lúc này chẳng thấy viết gì (câu này thấy nhẹ nhỏm vậy mà tôi sợ muốn chết, nó luôn mang ý nghi ngờ ?ohình như con Tư tiêu rồi?). Tôi buộc phải ngó lại coi mình đã làm gì mà không viết. Cũng chẳng phức tạp lắm, thí dụ thời gian của tôi chia làm năm phần, thì một phần tôi lên mạng tìm hiểu những sản phẩm kỹ thuật số mới nhất (mua chúng lại là chuyện khác), một phần cho công việc nhà và công việc cơ quan, đọc sách báo chiếm một phần, một phần dành để viết ba lăng nhăng. Chỗ thời gian còn lại, thật ngạc nhiên, tôi sử dụng để đi? đám.
    Tôi là con gái út. Ba tôi cũng thứ út. Mà thôi, kể lể một hồi giống như làm gia phả. Nói vầy cho dễ hình dung, bên nội tôi như cây cổ thụ chi chít nhánh to nhánh nhỏ, nhà tôi thuộc hàng? mút đọt. Bên ngoại, má tôi lại là cành lớn nhất, gần gốc nhất. Má tôi tính mỗi tháng họ hàng nội ngoại có sơ sơ chừng bốn đám (bao gồm nhiều loại hình đám giỗ, đám cưới, thôi nôi đầy tháng, kể cả đám? ma). Đó là chưa kể đối xử với xóm giềng. Nhiều lần nghe má liệt kê danh sách đám tiệc những ngày sắp tới mà toát mồ hôi dù trời đầy gió.
    Ở quê lưu truyền câu chuyện khá vui, có ông nọ cháy nhà không chịu vác ti vi, cassette ra ngoài, chỉ gò lưng na cánh cửa chạy. Bởi trong cánh cửa có ghi ngày đám giỗ của bà con, hàng xóm. Nhà tôi không có cánh cửa quý báu, bởi má tôi nhớ hết, thuộc hết. Đám gì thì đám, chứ cúng quảy ông bà tuyệt không được quên, má thường nói với mấy chị em tôi, giỗ tổ tông còn quên thì sao làm ăn nông nổi.
    Hồi còn con nít, tôi thích đi đám vì được ăn ngon. Lớn lên bỗng không thích, vì buộc phải làm công chuyện, trong khi tôi chẳng khéo khôn gì (rang đậu phộng còn khét?). Lớn thêm chút nữa, vẫn còn xớ rớ khi vào bếp, nhưng tôi bắt đầu? thực dụng, khi thấy ba má mình có tuổi, nghĩ mình đến nhà người ta (có qua) để dịp nào đó họ tới với mình (gọi là có lại). Ngay thời điểm này tôi lại thích? đi đám (mà không so đo chuyện ba má mình già).
    Đó là mối quan hệ ngoài gia đình duy nhất mà tôi còn duy trì, sau khi để vuột khỏi tay đám bạn bè, đồng nghĩa với đánh mất thú vui la cà, bù khú. Đó là khi vùi vào những câu chữ đến bạc người, thèm một ai đó để cười, nói vài câu bông lơn thì má tôi rủ, rằm này đi đám không. Dại gì tôi không gật đầu, đi thì đi, để chạy trốn cái cô độc đang rợn ngợp trong lòng. Những câu chào hỏi, những cái cười giòn rụm trên môi, khói tầng quầng trong bếp, hương thơm của những món ăn, nhang khói ngào ngạt ở gian nhà thờ, bóng người tất tả bận bịu? rót đầy lại cái không gian đã bị văn chương rút rỗng.
    Tôi không thích đám tang (hợp lý, chẳng ai thích), bởi tôi hay cười, cười để khỏi phải nói, nhưng đến chia buồn mà ngoác cái miệng ra cười hoài khó coi. Những cái đám cưới gả ở chợ lại quá dư tưng bừng, thiếu thân mật, lúc đến lơ láo, lúc về lơ láo.
    Tôi thương những đám giỗ ở quê. Mê nhất nhất là cái hồi người ta chưa đi đám giỗ bằng? tiền, hàng xóm hay mang lại những thứ mà họ có, mục măng tre, rổ cải xanh, con gà mái, mớ tép đất hay mấy con cá trê vàng. Bữa cúng coi giản dị vậy nhưng đã được gia đình chuẩn bị rất lâu, họ để dành mấy giạ nếp hồi đầu mùa gặt, rồi dọn dẹp nhà cửa, chuẩn bị củi to củi nhỏ, lá chuối, lá dừa? Hôm trước giỗ chính mọi người dành cả một ngày gói bánh, sao cho dư nhiều để? cho. Có bữa ra về một quãng xa thì thấy đứa con nít hào hển chạy theo để dúi vào tay tôi nửa đòn bánh tét với mấy trái lê ki ma, thấy mà thương.
    Cái không khí đó bây giờ đã phai nhạt ít nhiều, đơn điệu ít nhiều, nhưng sự gắn bó, mối thân tình ruột ràng vẫn còn nồng ấm. Kẻ nằm xuống vẫn làm được điều có ích, là gắn kết người với người. Ngoài việc thắp nhang tưởng niệm người đã khuất (việc này cũng khó khăn, tôi chỉ biết thầm thì nội ơi hay ngoại ơi hay bác ơi, con là con Tư nè), tôi luôn tận dụng những đám giỗ để nhớ mặt họ hàng bà con, vì chỉ gặp dịp này rồi ai lại về nhà nấy.
    Hồi chưa có chồng, má tôi dặn nhớ mặt để khỏi? yêu nhau. Sau này nhớ mặt để tránh? đánh nhau, mắc công bẽ bàng. Nhưng họ hàng đông quá, lại chẳng người nào không thay đổi, theo thời gian. Có người già đi, có người dậy thì, nhổ giò, năm trước khác, năm sau thấy khác. Mấy nhỏ cháu hồi nào còn mắc cỡ đấm thùm thụp giấu mặt vào lưng nhau ngoài sàn nước, lần sau gặp đã bồng đứa trẻ, cầm tay thằng bé ngoắc ngoắc mình, biểu ?othưa bà cô đi con?, nghe muốn? mếu.
    Trong đám giỗ, nghe râm ran cháu nội cô Tư vừa sinh đứa thứ hai, con anh Ba gần đám cưới. Trời ơi, phải có thời gian tôi sẽ tới trước bữa nhóm họ một ngày, hụ hợ mấy đứa cháu cắt bẹ chuối, thắt lá dừa, lá đủng đỉnh trang trí rạp, để coi tụi nó dùng cách nào làm cái rèm rủ bằng bông dừa xiêm tuyệt đẹp.
    Đang nghĩ lung tung xèng thì có cô nhỏ lại gần nhỏ nhẻ, tháng mười tới là lễ ăn trầu uống rượu con, cô nhớ về. Về chớ, phải về, vì lần trước lỡ dự đám hỏi của Hường, của Xuyến, nên phải đối xử đẹp với đứa cháu này, gia cảnh con nhỏ nghèo, mình càng phải tới.
    Đi đám cũng có triết lý của việc đi đám, vậy đó.
    Ở đời, công bằng là thứ quan trọng khủng khiếp nên đi đám người ta cũng nghĩ tới chuyện làm sao cho công bằng, đừng bên trọng bên khinh. Điều này tôi ảnh hưởng chút đỉnh từ má tôi. Để nuôi dưỡng, duy trì sự tử tế, có tháng má tôi ít khi? ở nhà, má luôn áy náy, thằng anh cưới dâu mình ở suốt, con em gả con mình không tới, nó buồn. Hoặc dịp đó, người đó lăn xả trong bếp nhà mình tới hai ngày, bây giờ mình giùm có một buổi, thấy kỳ. Má tôi xài từ ?ogiùm?, tôi khoái. Nó không chỉ thanh thản ?ođi?, không chỉ bệ vệ ?odự?, chữ ?ogiùm? nhiều trách nhiệm, như gánh đỡ lo âu, nghe có tình có nghĩa, nghe ấm lòng. Tôi học chưa được chữ giùm đó. Và cũng chẳng biết đến bao giờ mới học xong.
    Nên tôi không tiếc gì nếu nửa tháng trời chẳng viết chữ nào vì bận? đi đám. Văn chương làm tôi mất bạn bè (một số đứa có lịch chơi trẹo ngoe với tôi, một số đứa khác chê tôi làm nghề quá xa lạ, đã vậy còn? nổi tiếng), và tôi cảm thấy không đáng phải đánh đổi. Nếu viết với tôi là sống, những khi không viết tôi cũng muốn sống. Đi đám là một ví dụ?

  5. trietanhhuy

    trietanhhuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/12/2004
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    0
    Vết thương
    Tôi nhớ hoài bản sơ yếu lý lịch mà Phúc viết năm em mười hai tuổi. Ở dòng nơi sinh em ghi: dưới gốc bàng. Tôi nhớ vẻ mặt trong vắt của em khi phụng phịu: ?oThiệt vậy mà, anh Hai quên rồi sao??.
    Không, có chết tôi cũng không quên buổi sớm hôm ấy, khi tôi và má nuôi nhìn thấy Phúc ở dưới gốc cây, xung quanh lá khô rơi đầy. Người ta túm em trong bọc vải đẫm sương, người em đã tím, em không khóc nữa nhưng dường như đã khóc rất nhiều, môi em khô rốc, bợt bạt.
    Khuôn mặt nhòe nhoẹt máu, một bên mắt em đã bị chuột gặm nham nhở. Tôi - bảy - tuổi khóc điếng, hình dung mình cũng đã từng nằm dưới gốc cây nào đó, cùng kiến, chuột và bóng đêm. Hôm má nuôi ôm tôi lên cũng giống như bây giờ, gói em trong tay, bà hơi trùng trình, lảo đảo, nom em nhỏ nhoi như trái bí, trái bầu nhưng mang sức nặng của một sinh linh.
    Chúng tôi mang em về Sương, về ngôi nhà nhỏ chênh vênh trên khu vườn chôn chi chít những tiểu sành - những hòn máu bị vứt bỏ mà má nuôi tôi nhặt từ bệnh viện. Tôi lẳng lặng xách dao dọn một khoảng cỏ, chuẩn bị tấm vải và cái quách nhỏ. Nhưng thật lạ lùng, em vẫn sống, tiếc là chỉ còn một mắt. Lần đầu tiên má nuôi tôi tin có kỳ tích trên đời.
    Vẫn những buổi chiều lên, vẫn khu vườn hiu hắt, những giọt máu chưa thành hình không đủ để hóa linh hồn, chỉ vật vờ những ngọn khói mỏng xiêu xiêu. Nhưng từ khi có Phúc, có tiếng cười giòn tan vắt vẻo trên tàng cây, khói cũng bớt khóc than. Để hình dung ra mình đã lớn như thế nào, tôi nhìn Phúc lớn.
    Nhưng khó hi vọng được nhìn thấy mình, vì Phúc khác biệt tôi. Phúc không thèm nhớ mình là đứa bé bị ruồng bỏ đã đành, vết thương - hốc mắt trống phập phồng trên gương mặt, em cũng chẳng để ý. Phúc hay đòi má nuôi tôi kể lại ngày lượm được em, để lấy làm sung sướng, ra vẻ kinh ngạc, ngỏn ngoẻn: ?oVậy mà con sống, ngộ thiệt?. Thời gian đi qua Phúc có vẻ nhẹ nhàng.
    Tôi thì không. Tôi thường buồn bã, chờ đợi, ham muốn điều gì đó không rõ ràng. Vài bóng người lạ mặt lảng vảng trong vườn khói của má nuôi tôi cũng làm tôi hi vọng và tuyệt vọng. Chẳng có ai tìm mình.
    Có lần bắt gặp một người phụ nữ ngồi than khóc bên cạnh một ngọn khói nhỏ, tôi ôm mấy gộc củi ra sân, bửa như điên dại. Ước gì mình cũng hóa khói... Nghe vẳng trong nhà tiếng Phúc nói với má: ?oAnh Hai đang khóc??. Khi chỉ có hai chúng tôi, Phúc tần ngần hỏi nhỏ: ?oCó má thương mình không đủ sao anh Hai??.
    Với Phúc sống là đủ, có người nuôi cưu mang là đủ, có một con mắt nhìn đời cũng đủ. Đi đường, thấy bất cứ đám tang nào, em cũng bỏ dép ghé vào, thắp mấy cây nhang, lạy ba lạy. Thấy tôi ra vẻ ngạc nhiên, em thầm thì: ?oBiết đâu họ là cha má mình...?.
    Em có thể điềm nhiên chơi dưới gốc cây bàng năm cũ, vừa ngó nghiêng vừa nói: ?oĐể em kiếm con chuột hỏi nó coi tha con mắt em đâu??. Rồi thấy tôi ngồi đằng xa, mướt mồ hôi, mặt cắm xuống đất, em rón rén lại, chìa trái bàng khô ra:
    - Anh Hai, coi con mắt em rớt ở đây nè, chà, nó cũ mèm rồi.
    Con mắt còn lại lấp loáng ánh cười.
    Đó là lần đầu tiên tôi nghĩ ước gì mắt Phúc có cả đôi. Nó sẽ làm cho khuôn mặt em xinh đẹp hơn, cho cái cảm giác chông chênh ở em không còn nữa. Và quan trọng, ở Phúc không còn dấu tích bị bỏ rơi. Của em và của tôi.
    Ý nghĩ ấy ngày càng vây lấy tôi như con rắn đói điên cuồng quấn mồi. Tôi thôi học theo má nuôi làm công việc quét dọn trong bệnh viện. Đồng lương ít ỏi, tôi bỏ bệnh viện đi làm thợ hồ. Nhiều bữa gạch cắt tay đổ máu, thấy em chắc lưỡi hít hà, tôi cười:
    - Đứt chút đỉnh nhằm nhò gì. Miễn là có tiền làm mắt giả cho em...
    Phúc cúi đầu, đang thoăn thoắt quấn vải bó tay tôi bỗng chậm rãi, đắn đo. Tôi lại bỏ việc ở công trường, bởi quần quật bốn tháng trời cũng chưa đủ chi phí cho ca phẫu thuật. Người quen giới thiệu một chỗ bưng bê ở nhà hàng thị xã. Bà chủ tốt bụng hay biểu vào phòng, nhờ đấm bóp, cho thêm tiền. Bắt gặp cái ánh nhìn rất ướt của bà, lòng tôi lạnh ngắt lạnh ngơ. Tôi chợt nhận ra, buột miệng nói ?oChết cha??, mình chỉ nóng bừng khi đứng trước Phúc. Em không còn đơn thuần là đứa em gái nhỏ. Điều đó làm tôi càng nôn nóng. Thật hạnh phúc khi nhìn thẳng vào em, ôm ghì em trong tay mà không bị ám ảnh bởi gốc cây, con chuột...
    - Anh làm tháng nữa là đủ tiền...
    Má nuôi tôi rầy: ?oCái thằng, lải nhải hoài chỉ chuyện đó?. Phúc không nói gì, ngồi trước thau giặt đồ to tướng, tay vò miết chiếc áo tôi còn vương vất mùi dầu thơm của người chủ nhà hàng. Dường như em lại lặng đi? Tôi không hiểu cái lặng đi đó, không hiểu sao nhắc tới chuyện mắt, Phúc không giấu được buồn.
    Phúc lẳng lặng bỏ đi, không trở lại. Má nuôi tôi nói chính tôi đã đẩy Phúc đi. Tôi chạy ra ngã ba Sương, vô vọng ngó những con đường chạy hun hút đằng phía chân trời.
    Những ngọn khói không còn vật vờ than thở nữa, chúng nhận ra làm người cũng chẳng sướng gì khi phải chịu đựng những nỗi đau. Chúng an phận khói? Chúng để mặc tôi rấm rứt với cách trả lời bằng câm lặng của Phúc.
    Rằng Phúc cũng đau, nhưng em không tránh né bởi quay về hướng nào thì trên mặt em cũng còn vết, nên em tự giẫm bừa lên đó, để chỗ đau chai sạn. Rằng em tuyệt vọng khi cố gắng kiệt sức mà chỉ thấy khiếm khuyết của mình hằn vết sâu nhói trong mắt tôi?
    Tôi thường đem củi ra bửa đến khuya, đến kiệt sức, vì nhớ Phúc. Thật kỳ lạ, trong cái nhớ quay quắt đó, tôi không mảy may nghĩ về vết thương, trong tôi long lanh nụ cười trong vắt của Phúc, giọng nói giòn tan của Phúc.
    Và mắt của Phúc không bao giờ lầm lũi cúi nhìn, không nề hà chuyện mình có đủ đôi hay không, mắt em luôn lấp lánh sáng, hay háy nguýt, ứ đầy những hờn giận, thương yêu...
  6. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    To Kanguru: "Nhà văn, nhà báo, (nhà giáo?) nhà nghèo" Hay "Nhà văn An Nam khổ như chó". Chắc không nên làm văn chương ở xứ ta như 1 nghề nghiệp rồi. Tốt nhất văn chương chỉ nên là thú vui của mình thôi, Kangguru ạ.
    Nếu đã là ngưòi của công chúng (kể cả nhà văn, nhà thơ) thì khi phát ngôn nên thận trọng, vì mấy câu phát ngôn vui vẻ ấy có thể là con dao hai lưỡi khi người ta cố tình xuyên tạc để chống lại mình.
    To Trietanhhuy: Cám ơn bạn đã cập nhật mấy truyện ngắn/tạp văn mới của NNT. Thế là NNT đã lấy lại dc hứng thú viết văn rồi, cũng may.
  7. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    2 em này đứng bên nhau cứ thấy khập khiễng thế nào ý nhỉ?
    Trò chuyện với Nguyễn Ngọc Tư và Đỗ Hoàng Diệu
    TPCN - Sau những xôn xao của "Cánh đồng bất tận" và những ồn ào của "Bóng đè", Nguyễn Ngọc Tư và Đỗ Hoàng Diệu đã có cuộc chuyện trò với Tiền phong trước thềm Hội nghị nhà văn trẻ.
    Là người được mời tham dự HNVVT các chị có nghĩ rằng đó là kết quả của một thời gian dài phấn đấu cho chặng đường văn nghiệp và nó như một sự ghi nhận về những đóng góp của mình?
    Nguyễn Ngọc Tư: Nhận được giấy mời tôi nghĩ ngay, mừng quá, mọi người vẫn còn nhớ tới mình. Mừng, vì mình đủ? trẻ để dự hội nghị viết văn trẻ. Nhưng rõ ràng, không phải tôi viết để được? mời.
    Đỗ Hoàng Diệu: Thực tình tôi hơi ngượng khi bạn hỏi câu này. Vì suốt cả một thời gian dài, tôi ngủ yên, tôi không có dũng khí để khổ sở văn ôn võ luyện như ai đó. Tôi chỉ là kẻ ngoại tình với văn chương sau lưng định mệnh mà thôi.
    Theo BTC Hội nghị lần này sẽ được tổ chức như một chuyến đi thực tế, khác với các lần trước, chủ yếu mang tính chất ?ohội nghị?, tức là ở trong nhà, thì lần này, sẽ có những chuyến đi tham quan phố cổ Hội An, đến khu kinh tế mở Chu Lai. Chị có cảm giác (và mong muốn) điều gì với Hội nghị lần này?
    Nguyễn Ngọc Tư: Khi nhìn thấy chương trình hội nghị, tôi sướng mê. Nó giống như mình vẫn thường mơ ước, không nặng về ?onghị?, mà ?ohội? nhiều hơn.
    Những người tham dự có nhiều thời gian giao lưu với nhau trong một không gian thân thiện. Có thể nhiều người sống ở thành phố lớn cảm thấy điều đó thật buồn cười, nhưng tôi ở nơi hẻo lánh và xa xôi lắm, đôi khi tôi cũng thèm? người.
    Đỗ Hoàng Diệu: Tôi không tham dự những lần Hội nghị trước, thành ra cũng chưa biết nó thế nào. Nhưng chúng ta là những người chưa già, nếu phải ngồi trong phòng Hội nghị 4 ngày thì khủng khiếp thật!
    Tôi nhiệt liệt ủng hộ chương trình ?odã ngoại? mà Ban tổ chức Hội nghị dự định. Nhưng nghe đồn biển Cửa Đại rất đẹp, nếu mà chúng ta được đến đấy tắm biển thì hay biết mấy!
    Lướt qua danh sách, tôi thấy Hội nghị lần này quan tâm nhiều đến lực lượng nhà văn trẻ là Hội viên HNVVN. Theo chị, điều này sẽ giúp Hội nghị có một hướng đi gần hơn với sự chuyên nghiệp?
    Nguyễn Ngọc Tư
    Nguyễn Ngọc Tư: Tôi cũng nghĩ vậy. Các anh chị ở ban công tác nhà văn trẻ có thông báo, đại ý, hội nghị kỳ này sẽ chú trọng về chất?
    Nguyễn Ngọc Tư này, sau vụ Cánh đồng bất tận vừa rồi, chị vẫn chưa hoàn hồn?
    Tôi không ?ohết hồn?. Quả là có một vài bối rối ban đầu (mình cũng có phải là cỏ cây đâu). Nhưng chuyện đó cũng qua.
    Trong cuộc tọa đàm ?oVăn tôi và Phê bình tôi nói gì? sẽ diễn ra vào chiều thứ 6 (12/5) tại Hội An, chị dự định sẽ nói những gì?
    Nguyễn Ngọc Tư: Tôi đang suy nghĩ. Liệu chỉ bốn năm ngày nữa thì tôi có nghĩ ra cái gì hay ho không ?
    Còn Đỗ Hoàng Diệu, chị sẽ phát biểu gì?
    Tôi sẽ ngồi, yên lặng, lắng nghe các bạn nói.
    Năm 2005, Đỗ Hoàng Diệu được biết đến như một biểu tượng của ***, chị nghĩ thế nào khi có ý kiến cho rằng, hiện nay văn học nữ Việt Nam đang đi sâu khai thác đề tài ***?
    Gớm, sao mà ?o tâng bốc? Diệu thế! Tôi vẫn nghe một số nhà văn nhà báo nữ gọi tôi là ?ocon Vệ Tuệ Việt Nam?! Không dám, không dám!
    Văn học nữ Việt Nam đang đi sâu khai thác đề tài ***?
    Tôi không thấy thế, tôi chẳng nghĩ thế vì tôi đâu đọc được thế! Trừ đề tài chiến tranh, tôi chưa thấy văn học chúng ta khai thác sâu điều gì cả. Có lẽ vì tôi nông cạn nên không nhận ra chăng?
    Chị thấy văn mình thuộc type nào, sau ?oBóng đè? chị định làm mới mình ra sao?
    Hãy để mọi điều diễn ra tự nhiên. Những gì thuộc vị sáng tạo khó mà nói trước. Với lại, tôi chỉ là kẻ băng qua khu vườn văn thơ thiêng liêng. Ngày nào đó, nếu tôi lại ngang qua, có thể đã già, đi bằng nhịp chân khác, nhưng chắc chắn vẫn sẽ là bước chân của chính tôi.
    Theo cảm nhận chủ quan của các chị, thì những HNVVT giúp được gì cho bút lực của các chị, và liệu năm năm nữa, khi đã quá tuổi đi dự HNVVT chị sẽ nghĩ tới điều gì?
    Nguyễn Ngọc Tú: Tôi nhớ, mình bỗng ham viết hơn khi trở về từ hội nghị viết văn trẻ năm 1998, ham viết vì quá ngưỡng mộ chị Châu Giang, vì được ở chung phòng với chị ấy.
    Đôi khi một cuộc gặp gỡ, một câu nói khích lệ của bạn bè, một cái nhìn ấm áp cũng làm mình hưng phấn.
    Xin cảm ơn cuộc trò chuyện của hai nhà văn trẻ!
    Trần Hoàng Thiên Kim
  8. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Hội nghị nhà văn trẻ: Khỏi phải com lê, áo dài...
    TPCN - Thời gian Hội nghị nhà văn trẻ lần thứ VII đã được ấn định từ ngày 11 đến 14/5. Chắc chắn ai có ?otrát? đòi cú này, sẽ không ai bỏ lỡ cơ hội về Hội An.
    Nhà văn Trần Kỳ Trung cùng với nhà văn Phan Thị Vàng Anh đi tiền trạm lo chuyện tổ chức, hậu cần trước. Anh Trung bảo tổ chức lần này, riêng cái ?ophông? là có mới mẻ đấy.
    Hội An là di sản văn hóa, về đó chắc chắn sẽ có cảm xúc chứ chưa dám nói tạo bề sâu văn hóa-điều quá cần cho trang viết.
    Lần đầu tiên làm tại miền Trung, cơ hội để phá vỡ tính cục bộ lâu nay vốn chỉ loanh quanh Hà Nội, Sài Gòn, dân hai đầu Nam-Bắc dồn về đây. Tụ tập người trẻ, nên cách làm phải mới và trẻ.
    Tọa đàm khai mạc chỉ diễn ra một ngày, còn lại tập trung trao đổi tác phẩm, phương pháp sáng tác, các xu hướng khác nhau trong văn học. Quần lại chuyện trẻ-già.
    Qui định tuổi: Hội viên không quá 40; chưa hội viên không quá 35. Đó là nói vậy. Chiếm hai phần ba là thế hệ 7 X. Ông Mạc Can trẻ hay già? Phen này ổng đi đấy, ông Lê Văn Thảo dắt theo!
    Tiếp, chương trình làm việc. Hội trường phen này? cô đơn rồi. Rất nhiều hoạt động bên ngoài hấp dẫn: tọa đàm ?o2 phút cho một ý tưởng văn chương trẻ?, tham quan Khu KTM Chu Lai; đêm rằm phố cổ, đi thuyền trên sông Thu Bồn, tọa đàm ?oThơ tôi nói gì?, viếng Nghĩa trang liệt sĩ Hội An, tham quan Mỹ Sơn?
    Tức là, đi, chơi và nghĩ là chính. Hợp gu dân viết trẻ, mỗi người một cách, có đâu com lê, áo dài chỉ ngồi hội trường mình nói mình nghe và nhắn tin rủ đi? nhậu.
    Lần này chuyện ăn ở cho các ông trẻ, bà trẻ được anh Trung khẳng định là chu đáo. Không có chuyện ăn bụi, ngủ vật vờ. Khách sạn Hoài Thành đường Lý Thường Kiệt hẳn hoi.
    HNV và tỉnh Quảng Nam lo đủ. ?oăn ở chắc chắn tốt hơn đại hội Nhà văn toàn quốc?. Cũng anh Trung: Có như vậy sẽ bớt lo, bởi lần này tổ chức khác hẳn mọi khi, dự báo lắm điều hấp dẫn, có đứa bảo không mời tôi cũng đến, chúng tôi tự lo ăn ở, khỏi phiền các ông!
    5 năm mới có một ngày, sao không tổ chức họp mặt 1-2 năm /lần cho anh em gặp, hãy đơn giản hóa mọi khâu, miễn là có diễn đàn để thêm một lần ?othoát thai?. Chờ đến 5 năm, e... già quá nửa rồi!
    Chưa biết có hấp dẫn đến đâu, kỳ vọng điều gì, chứ nhìn qua danh sách là thấy có đủ màu sắc quan niệm trường phái: Nguyễn Ngọc Tư, Vũ Đình Giang, Vi Thùy Linh, Nguyễn Thanh Sơn, Đỗ Hoàng Diệu, Nguyễn Vĩnh Tiến, Phan Huyền Thư, Đỗ Bích Thúy, Văn Cầm Hải... Hy vọng.
    Có lẽ phải nói vậy, nếu không có gì đáng nói thì nó cũng tạo ra kỷ niệm: Lần đầu có mới mẻ, thoải mái (hy vọng thêm là thoải mái trình bày, nói năng cho hết bao u uẩn ?ocủa tôi?, ?ocủa thiên tài?).
    Văn học trẻ bây giờ không còn chạy trên cái trục đã mòn đường chết cỏ mà mỗi người là một phương, không ai đại diện hộ ai cả. Nhưng mong muốn của nhà tổ chức bao giờ cũng xác lập một hệ qui chiếu chung ở họ để văn học tiến lên.
    Anh Trung ?obật mí?: Ngồi Đoàn chủ tịch có Nguyễn Ngọc Tư! Nếu quả vậy thì đúng là trẻ, chuyện lùm xùm ?oám sát cánh đồng? ở Cà Mau là chuyện nhỏ!
    Trung Việt
  9. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Trong cái rủi có cái may, CDBT của em Tư bi giờ bán chạy thế này đấy các bác ạ:
    ?~Cánh đồng bất tận?T bị in lậu
    Lam Điền
    Tập truyện ?oCánh đồng bất tận? của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư đang bị in lậu và bày bán tại nhiều nhà sách giảm giá ở TP HCM và Hà Nội.
    Có hai mẫu sách lậu đang lưu hành. Một bản sách lậu được ?oluộc? nguyên mẫu, chỉ khác ở chỗ màu bìa sách lậu xanh đậm hơn màu bìa sách gốc. Còn một bản sách được làm lậu theo kiểu nhập liệu lại toàn văn, có nhiều lỗi morasse và đặc biệt là nội dung trang bìa lót sau bị thay đổi khác với sách gốc (sách lậu - biên tập: Thảo Ngọc, vẽ bìa: Hà Thế Hiển, sửa bản in: Trúc Quân; sách gốc - biên tập: Trần Ngọc Sinh, bìa: Bùi Nam, sửa bản in: An San, kỹ thuật vi tính: Thu Hà).
    Theo thông tin từ Công ty Phát hành sách TP HCM (Fahasa), từ khi vụ truyện ngắn Cánh đồng bất tận xôn xao trên các báo hồi đầu tháng tư, tập sách này trở nên hút hàng. ?oMỗi tuần chúng tôi đặt in tái bản 10.000 bản, tính đến nay đã in thêm 30.000 bản và đã giao hết cho các đại lý?, ông Minh Thuận - tổng giám đốc Fahasa - cho biết.
    Về việc Cánh đồng bất tận bị in lậu, ông Thuận đã báo ngay cho phía NXB Trẻ để có biện pháp xử lý, ?onhưng có vẻ các cơ quan chức năng đã phản ứng quá chậm chạp trong việc này, ảnh hưởng tới việc phát hành tập sách gốc?. Đến nay, Fahasa là đơn vị độc quyền phát hành tập sách Cánh đồng bất tận trên toàn quốc.
    (Nguồn: Tuổi Trẻ)
  10. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Vẽ cây, vẽ chim- Cao Huy Thuần
    Tôi nghe tin nhà văn Nguyễn Ngọc Tư bị kiểm điểm cứ tưởng như chuyện đùa. Nhà văn này, và tác phẩm của cô, đôn hậu, trong sáng như một khung trời xanh. Ai tưởng tượng được sấm sét có thể nổ trên bầu trời thanh bình đó? Cô bị đánh mà ai cũng thấy đau. Cây viết trên bàn như cũng rùng mình. Kim đồng hồ quặn một phút mặc niệm. Cho văn chương.
    Từ khi đọc "Cánh đồng bất tận" tôi đã muốn viết một thư cho tác giả mà chưa có dịp. Bỗng nhiên đây là dịp tốt. Không phải tôi định viết về cả tác phẩm: chỉ về một trang trong đó thôi. Không ngờ trang đó bây giờ ăn khớp với thời sự văn chương, cho phép tôi vừa gởi lòng đến tác giả, vừa mặc niệm với kim đồng hồ. Đó là mấy câu mở đầu cho truyện "Cánh đồng bất tận":
    "Tôi hiểu biết về Phật giáo không nhiều, vớ được quyển sách nào thì đọc cái ấy. Cũng có điều hiểu được, học được, làm được, nhưng nhiều điều buộc phải "bó tay". Ví dụ như mấy lời này: "Khi nào bạn bực tức, giận dữ, hãy bất động! Ngay tại đó! Đừng cử động! Đừng làm gì cả! Đừng nói gì ?" dù chỉ một lời. Hãy yên lặng và bất động hoàn toàn. Tuyệt đối không biết gì đến kẻ hoặc sự việc làm cho mình giận dữ (Hạn chế sân hận, trải rộng tình thương - Tỳ kheo Visuddacaraz). Trời ơi, mình giận muốn chết, muốn gào thét, muốn cào cấu, muốn đập phá mà không cho mình nhúc nhích, sao có thể hả hê? Đạt được đạo mới khó làm sao ..."
    Đọc lại những hàng trên trong hoàn cảnh mới, tôi có cảm tưởng bây giờ tác giả đã ... đạt đạo. Chắc chắn cô đã không đập phá, cào cấu. Chắc chắn cô đã cần một sự yên lặng "tuyệt đối" để suy nghĩ, để hành động sao cho đúng. Nhà sư kia cũng chỉ nói bấy nhiêu thôi, nhưng lời nói hùng hồn quá và đã đến không đúng lúc. Giận là chuyện thường ngày. Nhiều khi là cần thiết, là hay, nếu đó là giận bất công, giận áp bức, giận cái xấu. Vấn đề là mình phản ứng thế nào, có muốn làm Trương Phi hay không, có muốn đốt nhà hay không khi giận con chuột. Cô Tư đã đem chuyện giận ra để mở đầu, tôi cũng bắt chước cô đi vào chuyện giận trước. Không chừng giữa cái giận và cái hứng sáng tạo của nhà văn có một khoảng trống yên lặng nào đó giống nhau chăng.
    Kinh nghiệm của tôi về cái giận là tôi rất khổ mỗi khi giận. Tôi rất khổ và khổ rất lâu mỗi khi cãi cọ với ai. Biết như thế nhưng vẫn giận, vẫn cãi. Vậy thì làm sao vẫn cãi, vẫn giận, mà đừng khổ? Chiến lược thì rất rõ: đừng để cái giận nó kéo mình đi. Nhưng chiến thuật là thế nào? Kinh nghiệm riêng của tôi là thế này: làm bất cứ một hành động gì, cử chỉ gì, ý nghĩ gì không có chút liên quan nào với cơn giận đang bốc. Rót một ly nước. Uống một ngụm. Nhìn chậu hoa đang héo và nghĩ: hôm qua quên tưới nước cho nó. Sắp lại một quyển sách vào kệ. Nhìn hai con ngựa đang đùa với nhau trong bức tranh trên tường. Nghe theo tiếng xe đang chạy ngoài đường. Tiếng nói chuyện của trẻ con đi học về. Trong khi cơn giận đang kéo mình đi, nghĩ đến bất cứ một cái gì khác là để cắt đứt nó. Một hình ảnh đẹp. Một người thân. Một câu thơ. Một câu kinh. Nghĩ đến thôi, không cần đọc, nghĩ chớp một cái, rồi nếu bám theo được một chữ thì cố bám. Câu kinh nằm lòng của tôi là:

    Chận được cơn giận
    Khi đang bùng lên
    Như thể hãm được
    Xe chạy có đà
    Thì người như vậy
    Như Lai gọi là
    Người lái xe giỏi
    Còn những người khác
    Chỉ cầm cương hờ.

    Nghĩ như vậy để làm gì? Để tạo khoảng trống giữa cơn giận và thân miệng. Để tay chân đừng làm bậy, miệng đừng nói bậy. Làm một cái gì, nói một câu gì trong khi giận là thêm cũi cho lửa. Tất nhiên, không phải lúc nào tôi cũng thành công; nhưng càng ngày tôi càng bớt thất bại.
    Nếu tôi giận quá, không nghĩ gì khác được, thì chiến thuật thứ hai được đem ra: nhìn cơn giận. Nhìn nó đến, nhìn nó đang hành hạ mình, nhìn nó bốc lửa, nhìn nó thiêu đốt, cứ để nó thiêu đốt, nhìn nó hạ lửa, nhìn than hồng ... Cơn giận đang muốn cuốn tôi theo nó; tôi hãm nó lại không được thì tôi nhìn nó đi. Vấn đề không phải là cố làm mất nó: sức mấy mà nó mất. Vấn đề là phải ý thức về nó, đừng để mất ý thức. Cơn giận không muốn gì hơn là mình đổ nó lên đầu người khác. Mình nhìn theo nó thì mình tránh được chuyện đó, tránh làm nô lệ. Nhìn theo nó cũng là để tạo khoảng trống trước bước chân nó đi.
    Hai chiến thuật đó được hỗ trợ thêm bằng một suy nghĩ căn bản: phải biết phân biệt con người và hành động, có hành động ác nhưng không có con người ác. Nếu giận, hãy giận cái hành động, đừng giận con người. Người gây cái ác cũng chỉ là nạn nhân của hàng trăm yếu tố bên ngoài; họ đáng thương hơn là đáng giận và nên thương họ. Hơn ai hết, chắc bây giờ cô Tư đang thấm điều này. Chung quanh tôi ở đây, chung quanh cô Tư ở bên nhà, dường như ai cũng biết gởi cái giận của mình vào đâu cho đúng chỗ. Dường như ai cũng biết giận và biết thương, biết giận cái gì, biết thương ai. Giận cái hành động chứ không giận người thì không đổ giận lên đầu người khác bằng thân, bằng miệng. Tức là tạo khoảng trống đó thôi !
    Tôi học được câu chuyện này trong sách. Hãy tưởng tượng ta đang chèo thuyền dạo chơi êm ả trên sông một buổi chiều sương mù. Thuyền đang nhẹ trôi như vậy thì, ô hay, bỗng hiện ra từ trong mù sương một chiếc thuyền của ai cứ nhắm thẳng vào thuyền ta mà xông tới. Choảng! Nó đâm vào ta rồi. Giận quá, ta muốn la lối, chửi mắng một trận nên thân, nhưng nhìn lại thì thuyền kia trống trơn, chẳng có ai trong đó. Làm gì bây giờ? Chửi đổng trời đất một tiếng rồi cũng im thôi. Nhưng ví thử bây giờ thuyền kia không trống mà có người chèo, chuyện gì sẽ xảy ra? Trời đất sụp đổ, xô xát, không chừng đổ máu. Cái gì làm hai tình trạng khác nhau? Chỉ thế thôi: một bên có người khác để ta trút cơn giận, một bên chẳng có ai nên cơn giận tự tiêu. Vậy thì phải chăng hãy suy nghĩ về cái trống thì mình làm chủ được cơn giận?
    Cho nên các người học thiền phải học ngồi. Học thở. Thở vào thì biết thở vào, thở ra thì biết thở ra. Thở như vậy để làm gì? Để chú tâm? Không hẳn. Để rốt cuộc chỉ còn hơi thở mà không còn người thở. Chỉ còn thở vào, chỉ còn thở ra, như gió thổi qua cửa trống. Cái gì bên ngoài cũng vào ra như vậy. Con chim hót trên mái nhà? Thì tiếng chim đi vào, tiếng chim đi ra. Không có người để thích thú: chà, con chim mùa xuân đã về. Cũng không có người để bực dọc: chà, con chim làm ồn quá không để cho người ta thở. Cái gì trống thì không vướng mắc. Cơn giận cũng thế. Cơn giận đi vào, cơn giận đi ra, như tiếng chim. Học thiền là học mở cửa. Mở cửa cho tất cả đi vào, kể cả cơn giận. Mở cửa cho tất cả đi ra, kể cả chính mình. Quên mình đi là cứu cánh của học thiền. Bởi vì quên mình thì mới có tất cả. Cái vỏ lúa không quên mình, không làm trống mình đi, thì cây lúa không mọc được. Khúc củi không quên mình đi thì lửa không rực bốc. Có nhiều khi khúc củi không chịu quên mình: khi đó thì không có lửa, chỉ khói cay mắt. Lửa bốc lên không phải từ gỗ, mà từ cái trống của gỗ. Cô Tư đâu có cần theo đạo Phật, nhưng cô Tư biết trống hơn bao nhiêu người học thiền. Có người phỏng vấn cô về chuyện nhà văn thế này thế kia, cô trả lời: "tôi vẫn không nghĩ mình là nhà này nhà nọ". Cô trống như vậy thì khó đánh cô lắm. Đánh vào khoảng trống thì tự mình mất đà, đã không trúng ai mà còn ngã chúi. Hơn thế nữa, cô biết cô trống thì cô nhìn ai mà chẳng thấy người đó cũng trống? Cô sẽ nghĩ: đâu có ai đánh mình! Ấy là một mớ thành kiến, một mớ mê muội đang biểu diễn mấy đường quyền đó thôi, có con cá nào đâu mà chém cái thớt!
    Thế là từ chuyện giận của cô Tư tôi đã đi qua chuyện trống của thiền mất rồi. Nhưng thiền và sáng tạo nghệ thuật thì có gì khác nhau đâu! Cả hai bên đều nhắm vào cái chỗ trống ấy! Đây, tôi kể chuyện nghệ thuật. Đời xưa, có người thợ mộc vâng lệnh vua đẽo một cái giá chuông. Ông đẽo tài tình thế nào mà khi chuông đánh lên, tiếng ngân nga như đi vào tận tâm can của cả thiên hạ. Hỏi ông bí quyết, ông bảo: có gì đâu, tôi ăn chay nằm đất cho lòng thanh tịnh, rồi tôi quên mất lợi lộc vua ban, quên mất thưởng phạt, quên cả triều đình chức tước, quên luôn thân thể tứ chi của tôi, cứ thế tôi đi vào rừng, tôi ngắm thân cây, ngắm thiên nhiên hiển lộ trong thân cây, lựa cây nào tràn đầy thiên nhiên nhất, rồi sau đó, sau đó, chỉ sau đó thôi, tôi mới mường tượng ra cái giá chuông sẽ đẽo. Ông thợ mộc vứt hết; ông vứt hết thì ông mới có tất cả, có tất cả thiên nhiên trong ông. Thiên nhiên đó bắt gặp thiên nhiên cuồn cuộn trong thân cây, làm sao chuông không ngân nga tiếng thần? Ông vứt hết, vứt luôn ra khỏi đầu cái định kiến, cái chấp trước về giá chuông; với cái đầu trống trơn như vậy, giá chuông ông đẽo làm sao không khác giá chuông của cả thiên hạ từ xưa đến nay? Chuyện ấy, tôi kể lại từ ông Trang Tử.
    Cùng nói chuyện nghệ thuật cả thì đời nay cũng vậy, bên Tây cũng vậy thôi. Ai cũng biết những tranh vẽ cây nổi tiếng của Matisse. Nhà danh họa ấy đã vẽ cây như thế nào? Ông thú thực: bao nhiêu lần ông đã vẽ cây nhưng chẳng lần nào thành công. Lúc đầu, ông bê cả cái cây vào tranh, nghĩa là cái cây thế nào thì ông vẽ thế ấy. Kết quả làm ông nản, vì ông thấy tranh không có hồn, chẳng nói được gì về mối cảm xúc của ông về cây. Tiếp theo, ông cố đưa vào tranh chỉ tình cảm, xúc động của ông mà thôi, nhưng ông lại bị choáng ngợp trước vẽ đẹp của thân cây, trước sức vóc lực lưỡng của thân ấy và bí ẩn chứa đựng trong đó, đến nỗi ông chỉ vẽ thêm được một hai cành thôi rồi ngưng nửa chừng. Vậy mà, lạ thật, khi ông nhìn cây trong lúc không có ý định vẽ thì lại thấy toàn thể cây từ thấp lên cao. Cứ thế, dù cảm nhận được cây từ gốc đến ngọn, hễ cầm cọ vẽ là ông bị thân cây chiếm trọn đầu óc. Vẽ thân cây xong, đến khi thêm cành lá, lá cành tuồng như chỉ để cắt nghĩa đây là cái cây, chẳng đem lại chút rung động nào. Mãi hoài như vậy, rất lâu, hễ động đến cành lá là y như ông bị dội lui, rất khổ sở. Cho đến một hôm, không có ý định gì trước, ông vớ tập giấy viết thư và thử vẽ cành lá bằng cách đơn giản nhất: mỗi lúc cây từ từ hiện ra dưới ngòi bút, ông lại thấy lá cành mọc ra.
    Đó là đoạn thư ông viết cho người bạn tâm giao. Ông vẽ cảnh không được vì vướng tình, tình quá đầy. Ông vẽ tình cũng không được vì vướng cảnh, cảnh rào rạc thần hồn. Đầy ắp tình, đầy ắp cảnh, đầu ông lại còn đầy ắp cái ý định vẽ. Chưa vẽ mà đầu đã bị đóng khung trong ý định, làm sao bức tranh vọt ra? Phải mở cửa cho nó! Phải làm trống cái đầu! Cho nên Matisse chỉ vẽ được cây khi không có ý định gì trước.

Chia sẻ trang này