1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi hoangvan09, 09/05/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    (Tiếp)
    Ông viết rõ trong bức thư: "Tôi nghe nói các ông thầy dạy vẽ bên Tàu dặn học trò: vẽ cây, hãy có cái cảm giác trèo lên với nó khi bắt đầu vẽ từ gốc". Làm sao trèo lên dần dần với cây trong tranh nếu không sống trọn vẹn với nó và chỉ với nó mà thôi? Làm sao sống trọn vẹn với chỉ một mình nó nếu không vứt bỏ hết tất cả ra khỏi đầu, nếu không làm trống cái đầu?
    Matisse viết thêm trong một thư khác: để vẽ cây thực sự, đừng bao giờ có "một hình ảnh đã tạo ra trước". Ông giải thích: "Tôi không lý luận khi tôi vẽ: các họa sư Trung Quôc bảo rằng khi vẽ cây phải trèo lên với nó. Tôi cũng làm như vậy. Nhưng đừng nói trong khi vẽ: tôi đang trèo lên với nó đây và lý luận trên đó. Khi tôi làm một việc gì, tôi không tìm kiếm, tôi chỉ cho". Matisse nói: chỉ cho. Có khác gì các ông thiền sư đâu: chỉ làm, chỉ ngồi, chỉ thở. Cho, làm, ngồi, thở là có. Còn tất cả là không. Từ đâu thổi tới phơi phới ngọn gió trong tranh Matisse? Từ cái trống đó. Ông thổ lộ:"Hình như nỗi vui toát ra trong tranh của tôi bây giờ nhiều hơn trước; đó thực là điều mà tôi đã thử làm cách đây năm mươi năm. Phải trải qua bấy nhiêu năm tôi mới đạt được trình độ cho phép tôi nói được điều tôi muốn nói".
    Diễn tả một cách khác, cụ thể hơn, nhưng cùng trên một ý phải biết vứt bỏ trong khi sáng tạo nghệ thuật, Picasso viết:"Ai cũng có một dự trữ như nhau về năng lượng. Người trung bình phung phí năng lượng của họ bằng trăm nghìn cách. Tôi, tôi dồn tất cả sức lực của tôi vào một hướng mà thôi: vẽ. Và tôi hy sinh tất cả mọi chuyện khác vì nó: hy sinh anh, hy sinh tất cả mọi người, kể cả tôi". Kể cả tôi! Chỉ còn vẽ thôi. Người vẽ cũng không còn. Cũng trống trơn. Vì không còn người đứng vẽ nữa cho nên Picasso có thể vẽ ba bốn giờ liên tục, không làm một cử chỉ nào thừa. Có người hỏi ông đứng lâu như thế có mệt không, ông lắc đầu: "Không. Khi tôi làm việc, tôi để cái thân của tôi ngoài cửa, như các người hồi giáo cất bỏ giày dép trước khi vào giáo đường. Trong tình trạng đó, cái thân chỉ nguyên vẹn hiện hữu dưới dạng cây cỏ, và chính vì vậy mà giới họa sĩ chúng tôi thường sống rất lâu".
    Giống hệt như thiền, bí quyết của sáng tạo nghệ thuật là trở về lại với cái đầu trống trơn, cái đầu của đứa bé, cái sơ tâm, cái đầu chưa hề bị ảnh hưởng về bất cứ cái gì khác. Viết một câu văn cũng vậy, một câu thôi, không người cầm bút nào nảy ra được một ý hay, một tứ mới, nếu không vứt bỏ đi hết những gì đã học, đã đọc. Vậy thì cô Tư giận gì, giận ai, nếu người nào đó đổ tràn vào đầu cô một trăm cái chữ "phải": phải thế này, phải thế nọ? Người đó nói cái chuyện gì đâu đâu, nào có liên quan gì đến chuyện viết văn?
    Trên kia, tôi nói: khi cơn giận nổi lên, tôi cố cắt đứt nó bằng một cử chỉ, một hình ảnh, một ý nghĩ, một câu thơ, một câu kinh ... Bây giờ, giận chuyện cô Tư, tôi cũng cắt đứt bằng một bài thơ, bài thơ mà tôi vốn thích từ ngày còn đi học, của Jacques Prévert, "Để vẽ chân dung một con chim":
    Trước hết vẽ một cái ***g
    với cánh cửa mở
    sau đó vẽ
    một cái gì xinh
    một cái gì đơn sơ
    một cái gì đẹp
    một cái gì ích lợi
    cho con chim.
    Rồi đặt khung vải cạnh thân cây
    trong vườn
    trong rừng non
    trong rừng già.
    Nấp sau cây
    không nói
    không cử động ...
    Đôi khi chim đến nhanh
    nhưng cũng có khi hàng năm đằng đẵng
    mới quyết định đến.
    Đừng nản.
    Chờ.
    Chờ hàng năm cũng chẳng sao.
    Chim đến nhanh hay chậm
    chẳng liên hệ gì
    với thành công của tác phẩm.
    Khi chim đến
    nếu nó đến
    hãy im lặng thật sâu
    chờ chim vào ***g
    và khi chim vào rồi
    nhè nhẹ đóng cửa ***g bằng bút vẽ.
    Rồi
    xóa hết nan ***g từng cái một
    mà cố tránh đừng động đến lông chim.
    Sau đó vẽ cây
    chọn cành nào đẹp nhất để vẽ
    cho chim.
    Cũng vẽ lá cây xanh và hơi mát của gió
    bụi mặt trời
    tiếng côn trùng tỉ tê trong cỏ nóng bỏng mùa hạ.
    Rồi chờ chim quyết định hót.
    Nếu chim không hót
    thế là điềm chẳng lành
    dấu hiệu bức tranh vẽ xấu.
    Nhưng nếu chim hót thì đó là điềm tốt
    dấu hiệu bạn có thể ký tên.
    Khi đó bạn nhẹ nhàng rất nhẹ nhàng
    nhổ một lông chim
    và viết tên bạn trên tranh nơi góc.

    Tôi cam đoan với cô Tư, khi nào cô Tư "giận muốn chết", cô Tư hãy nghĩ đến con chim trong bài thơ, cơn giận sẽ đi qua. Cô Tư nhớ nghen: vẽ một cái ***g chim với cánh cửa mở; đặt cái ***g giữa thiên nhiên; con chim là thiên nhiên thì mình cũng phải thiên nhiên như nó; như vậy thì nó đang là mình và mình đang là nó, cả hai là một; chỉ lúc đó và chỉ lúc đó mới vẽ; và vẽ là mở cửa ***g ra, làm biến nó mất, như chính mình cũng mất; giữa thiên nhiên chỉ còn ***g lộng con chim, không biết chim trong tranh hay chim ngoài trời, tranh vẽ hay chính thiên nhiên tràn trề sức sống đang hót với chim, nồng với nắng hạ, xanh với lá non, tỉ tê với cỏ ... Mình nói chuyện sống trong sáng tạo nghệ thuật. Người kia nói chuyện chết. Hai chuyện có ăn nhậu gì với nhau đâu mà giận?

    19-4-2006
    Chú thích:
    1.Về Matisse: "Lettre à André Rouveyre sur le dessin de l''arbre", Ecrits et propos sur l''art, H. Matisse et D. Fourcade, Paris, Hermann, 1991. Xem thêm: Cynthia Fleury, La joie de peindre, http://humanite.fr/journal2005-04-27/2005-04-27-633266
    2.Về Picasso: François Jullien, Nourrir sa vie, Seuil, 2005, trang 164.
  2. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Đỗ Thu Hiên, Đỗ Bích Thúy, Vi Thùy Linh, Nguyễn Ngọc Tư tại Hội An (từ trái sang phải). Ảnh: N.Đ.T
    [​IMG]
  3. Loi_hen

    Loi_hen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2006
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    0
    Hay phết, có vài truyện NNT viết cũng hay, Cánh đồng bất tận đọc không tệ tý nào. Nhưng mà Nhà văn tham gia HDND không biết có hợp không, dù sao đã làm thì không nên phát biểu quá thoải mái(hay tùy tiện đây)
    "ngu si muôn năm", hay, có người nói thế này: khôn chết_dại chết_giả say thì sống.
  4. anjingruyu

    anjingruyu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2005
    Bài viết:
    207
    Đã được thích:
    0
    Gớm, HV kiếm được quả ảnh làm tớ ngẩn cả người, té ra các em nhà văn nữ VN tướng mạo thường tình quá, em PHThư và em ĐHD không khéo giòn nhất đám. Ngày xưa có bà Huệ , bà Hảo cũng mòn con mắt. Giờ nom em NNT và em Hiên cứ như vđv bóng đá nữ , em Thuý trông nhang nhác mấy em ban tài chính chỗ mình, VTL thì vẫn rắm rối vòng xiềng xống áo như xưa. Hehhe.
    Bắn tỉa các em lại nhớ trại cá sấu của lão HAT, bố khỉ!
    May mà giời còn trao cho ngọn bút để bù trừ....
    @lỗi hẹn: Ngu cũng phải luyện mới được đấy bác ạ, nó thuộc một dòng võ công bí truyền rồi. Tui đây ké mãi mà đã học được đâu, cứ khôn đây đẩy, hớ hớ....
  5. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Ông anh Kanguru tinh tướng quá. Các em nhà văn được của nó đấy chứ đâu phải từ Trại cá sấu của HAT?
  6. Raining

    Raining Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/03/2002
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0
    Đấy là mới có mấy cô, mấy chục cô khác anh đã ngắm hết đâu?Vậy theo anh họ phải như thế nào mới vừa mắt anh?
  7. anjingruyu

    anjingruyu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2005
    Bài viết:
    207
    Đã được thích:
    0
    Căng quá nhẩy, vừa buột miệng mấy câu đã bị tuýt còi rồi. Thì người ta không với tới được cũng phải được chê bai đôi câu để rút lui có tổ chức chứ.
    Đấy, lại một minh chứng hùng hồn về việc phát ngôn nên uốn lưỡi 7 lần, ngu quá cơ. Thế mà cứ tưởng mình khôn đây đẩy.
    Hoàn toàn thông cảm với em Tư về vụ bị úp sọt tội dám chê HDND.
    Hic, oan gia.
  8. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Cánh đồng bất tận ở nhà
    Huỳnh Kim

    Tuần rồi, ngồi lai rai bên bờ sông Hậu với nhà thơ Lê Chí và nhà báo Võ Đắc Danh - ?odân Cà Mau thứ thiệt? - mới biết thêm thông tin về bài báo ?oVũng lầy bất tận? của ông Vưu Nghị Lực đăng báo Tuổi Trẻ hôm 9-4-2006.

    Té ra, theo lời anh Võ Đắc Danh, ông Vưu Nghị Lực viết bài đó từ tháng 12-2005 và nhờ anh Danh gởi báo Pháp Luật TPHCM nhưng báo này không đăng. Tới ngày 8-4, khi Tuổi Trẻ đăng bài ?oCánh đồng bất tận không *********, nhưng??, phỏng vấn hai ông Dương Việt Thắng và Trần Văn Hiện, trưởng và phó ban Tuyên giáo tỉnh Cà Mau, thì bản thảo bài của ông Vưu Nghị Lực mới đến tay biên tập viên báo Tuổi Trẻ. Thế là cả hai bài báo ấy đã tạo nên một scandal sôi nổi mở màn cho 5 ngày liền tờ Tuổi Trẻ chạy diễn đàn ?oĐối thoại với Cánh đồng bất tận?, thu hút hằng trăm ý kiến bạn đọc.

    Anh Võ Đắc Danh cũng từ Cà Mau ra đi sau anh Lê Chí vài năm, làm cho báo Người Lao Động, rồi Pháp luật TPHCM và nay là báo Sài Gòn Tiếp Thị. Bút ký Đồng cỏ chát của anh mấy năm trước, là một bài báo, cũng ?odữ dội? không thua truyện Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư. Bữa hôm đó, nhìn cảnh tàu ghe tấp nập ra vào bến Ninh Kiều của Cần Thơ, thấy ánh mắt hai anh buồn buồn, như là nhớ quê Cà Mau lắm.

    Và rồi, chẳng nghe ai bàn tiếp chuyện vì sao ban Tuyên giáo tỉnh Cà Mau lại ra văn bản hôm 27-3, đòi hội văn nghệ tỉnh này ?okiểm điểm nghiêm khắc? tác giả truyện Cánh đồng bất tận. Cũng không còn thấy nhắc gì tới bài báo lên án gay gắt tác giả này của ông Vưu Nghị Lực, phó giám đốc Sở Văn hóa thông tin tỉnh Cà Mau. (Bài báo mà, có lẽ người ta nhớ nhất câu cuối: ?oTôi biết Nguyễn Ngọc Tư hiện đang ở Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Cà Mau, nhưng qua Cánh đồng bất tận, cô đã bắt đầu lưu vong, lưu vong với chính văn nghiệp của mình!?). Có lẽ hai anh đã ?oquá buồn? rồi chăng?


    2.
    Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư viết xong Cánh đồng bất tận vào tháng 7-2005, khi cô 29 tuổi (5 năm sau khi cô trúng giải nhất cuộc thi ?oSáng tác văn học tuổi 20? với tập truyện Ngọn đèn không tắt). Truyện này dài khoảng 17.000 chữ, đăng ba kỳ liền trên báo tuần báo Văn nghệ (Hội Nhà văn Việt Nam) hồi tháng 8 và 9-2005. Tới cuối năm đó, báo Tuổi Trẻ trích đăng lại và tạo nên dư luận xã hội mạnh đến nỗi báo phải mở hẳn một diễn đàn kéo dài một tuần, mà đại đa số độc giả đã lên tiếng ủng hộ Cánh đồng bất tận. Sau đó nhà xuất bản Trẻ ấn hành Cánh đồng bất tận và nay con số phát hành tập truyện đã lên 25.000 bản và nghe nói sắp in tiếp 10.000 bản nữa sau diễn đàn mới nhất này.

    Diễn đàn ?oĐối thoại với Cánh đồng bất tận? kỳ này khép lại vào ngày 13-4. Báo Tuổi Trẻ hôm đó cho biết, có 868 ý kiến tham gia, trong đó có 13 ý phê phán/855 ủng hộ tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư. Bản tin này nhấn mạnh: ?oChia sẻ với nỗi đau, nỗi nhọc nhằn lam lũ của những phận người trong tác phẩm, đại đa số bạn đọc cũng đã đồng cảm với tác giả trong khát vọng nhân văn và nhận ra ?ocái phao của lòng nhân ái? (như chữ dùng của nhà văn Trần Kim Trắc trong bài viết ?oCánh đồng bất tận có nhiều phù sa?)? Bên cạnh đó, rất nhiều ý kiến đã nói lên sự kinh ngạc và bất bình, đã phân tích nhiều luận điểm để tranh luận lại một cách nhìn, cách đọc, cách đánh giá tác phẩm văn học của ông trưởng Ban Tuyên giáo tỉnh ủy Cà Mau, đặc biệt là phản bác đối với bài viết của thạc sĩ Vưu Nghị Lực?.

    Ngoài Tuổi Trẻ, nhiều tờ báo giấy và báo điện tử ở trong và ngoài nước cũng lên tiếng nhân chuyện này; đọc xong thấy tỉ lệ phê phán/ủng hộ Cánh đồng bất tận cũng ?oxem xem? như ở báo Tuổi Trẻ. Còn riêng ý kiến của giới ?oquan chức văn nghệ? thì sao? Xin trích ý kiến của ba vị:

    Nhà văn Hữu Thỉnh ?" chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam: ?oCánh đồng bất tận chuyển tải được nhiều thông điệp nghệ thuật sâu sắc hàm chứa nhiều tầng nghĩa khác nhau? Thông điệp của Tư ở đây là con người sống phải biết khoan dung và tha thứ. Chỉ có lấy ân báo oán thì con người mới có thể nguôi ngoai được lòng thù hận và nỗi đau, nhờ đó, người sẽ người hơn, sẽ lớn lên. Ông bà mình đã dạy thế, và Tư đã chuyển tải thông điệp đó một cách tài tình, đau đớn. Đây là một truyện ngắn giàu tính nhân văn?. (theo báo Tuổi Trẻ 12-4).

    Nhà thơ Lê Chí, trưởng ban công tác Hội nhà văn Việt Nam tại ĐBSCL: ?oDân chủ, nói nôm na là tính công khai, minh bạch. Điều đó, với Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư, ít nhất đã được chứng minh khá sôi động trong dư luận bạn đọc trên dưới năm nay. Mỗi người cảm nhận sự hay, dở ở truyện có thể khác nhau, nhưng có một điều rất đáng được nhìn nhận, đó là thái độ tin cậy của đông đảo bạn đọc cả nước đối với Cánh đồng bất tận và tài năng của một tác giả nữ rất trẻ ở vùng đất cuối cùng của đất nước?. (theo Tuổi Trẻ 12-4).

    Nhà văn Nguyễn Thanh ?" chủ tịch Hội Văn nghệ Cà Mau: ?oTheo tôi, mấy ông có sơ suất là làm cái báo cáo này gởi cho Hội Văn học nghệ thuật, đề nghị kiểm điểm. Câu chữ thông báo thì khá nặng nề. Có câu ?ocấm xuất bản?, tại sao lại cấm người ta. Cấm là bậy!... Đưa tới đưa lui, có nhiều ý kiến bất lợi như ý kiến của anh Vưu Nghị Lực hay ý kiến của bà Kim Dân. Các anh phải hết sức lưu ý, nhiều ý la quá tay?. (báo Tuổi Trẻ 11-4).

    3.

    Còn có thể trích thêm nhiều ý kiến khác nữa, gồm cả những ý kiến phê phán Cánh đồng bất tận. Nhưng theo chỗ tôi biết, hết thảy những ý kiến này đang có trên các trang web như Tuổi Trẻ Online, VnExpress? và đặc biệt là trang web www.viet-studies.org của giáo sư kinh tế Trần Hữu Dũng ở đại học Wright State, bang Ohio, Mỹ - nơi đang lưu giữ rất nhiều thông tin về tác giả Nguyễn Ngọc Tư. Do vậy, để khép lại bài này, tôi xin được chép lại hai chuyện:

    Thứ nhất, từ Cần Thơ, tôi mới nhận được tin từ Cà Mau, rằng ban Tuyên giáo tỉnh Cà Mau vừa có một công văn thứ hai, khẳng định những gì mình đã làm là? không sai.

    Thứ hai, mời các bạn đọc lại đoạn phỏng vấn sau đây trên báo Tuổi Trẻ ngày 16-4-2006, do nhà báo Thúy Nga thực hiện với nhà văn Nguyễn Ngọc Tư:

    * Trong cuộc đối thoại với Cánh đồng bất tận, gửi cho Tuổi Trẻ, nhiều người nói rằng họ rơi vào sự phân vân. Là độc giả họ mong muốn được đọc những tác phẩm mỗi lúc một sâu sắc hơn, mãnh liệt hơn của chị; nhưng mặt khác, nhân danh một người đàn ông ?" một người đàn bà có xung quanh mình cả một gia đình đông đúc, với mẹ cha, con cái, anh em, họ lại nghĩ về chị ?ovề một thái độ thỏa hiệp phải chăng. Thôi, thì đành??. Nguyễn Ngọc Tư có nỗi phân vân đó?

    - Lâu rồi, tôi phát hiện việc tôi viết văn không chỉ đem đến niềm vui, tự hào cho cha mẹ, bạn bè, chồng con tôi mà còn đem đến những lo lắng, bất an. Buồn cười, lần nào tôi gặp nạn gì đó thì tôi cũng phải an ủi ngược lại ba má mình. Có thể tôi đã quen với ?otrường văn trận bút?, còn những người thân thì không tránh được cảm giác ngộp, choáng váng. Lúc gặp chuyện, họ lại quên tôi là người viết văn, chỉ nhớ tôi là đứa con gái bé bỏng, thiêt thòi? Nhưng tôi thì không thể xử sự như vậy, ngoài gia đình, tôi còn là một người viết văn. Đó là cuộc sống rất khác thường. Tôi hay nghĩ, không viết câu chuyện ấy, số phận ấy thì những nhà văn khác có viết giùm mình không? Tại sao mình chờ đợi, đùn đẩy cho người khác trong khi mình làm được?
    Cần Thơ, 19-4-2006
  9. storylover

    storylover Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2006
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    0
    Bạn nào chỉ cho tớ xem truyện CDBT hay ở chỗ nào. Tớ thì thấy về mặt nghệ thuật thì miêu tả tâm lý gượng gạo, không thật, về mặt nội dung thì thật chán hết chỗ nói, giống như tác giả bảo ta thế này, khổ thê, buồn thế, thương nhỉ, sao nguời ta ác thế, thế thôi nhé, chết hả, ừ thì chết vây, sao lại có người ác thế. Chà chà, người ta hiếp đáp mình mà trơ mắt ếch ra đấy nhìn rồi rỉ rả xót thương.
    Đứa nào bụp mình thì mình bụp lại, tự mà cứu lấy mình, diệt trừ kẻ ác, thế mới là một thái độ sống tích cực, thế mới là nhân văn, thế mới là thương người chứ. Còn thái độ tự ti, yếm thế, yếu đuối, xót thương vớ vẩn, gật gà gật gù như của tác giả truyện này thì chỉ tổ là một mảnh đất màu mỡ cho cái ác, cái xấu tiếp tục hoành hành. Thật đúng là điên mới đi tung hô một thái độ sống, một cách nhìn thiếu tính đấu tranh, một tình thương phản tác dụng như vậy. Tớ mà cấm được truyện này tớ cũng cấm thẳng tay.
    Được storylover sửa chữa / chuyển vào 09:53 ngày 20/05/2006
    Được storylover sửa chữa / chuyển vào 09:54 ngày 20/05/2006
  10. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Tuyệt đối yên tĩnh
    Tạp văn
    Nguyễn Ngọc Tư
    Có cái gì đó thật bất thường, trong những ngày này. Mọi thứ bỗng ngưng đọng, bỗng chậm rãi như một thước phim quay chậm. Tôi mở cửa sổ, gió lùa vào thiu thỉu. Trang giấy trắng lơ phơ trên bàn cũng là một dấu hiệu không bình thường.
    Ơ, chẳng phải mình đã từng ao ước có một chỗ yên tĩnh như thế này, ao ước đến cháy lòng sao. Chẳng phải mình đã quá phiền não với không khí ồn ả đến khê đặc của nhà mình sao, đã rêu rao ?oTui mà kiếm được một chỗ vắng vẻ, tui viết cho thấy đẹp?.
    Bây giờ thì thoả nguyện rồi, bây giờ thì chẳng ai quấy rối. Cũng phải tính toán vất vả lắm mới dứt bao nhiêu là mối lo, bao nhiêu là công việc chỉ để ra đây viết? tiểu thuyết. Vậy mà trang giấy vẫn kiên nhẫn trắng, tôi sốt ruột quá, ngơ ngẩn không hiểu vì sao không viết được dòng nào, chữ nào. Cái chỗ này đúng là chỗ viết văn đây, không khí quá phù hợp để những dòng văn chương chảy ra lai láng. Ngày đầu tôi sướng mê mụ đi, rối rít cảm ơn đứa bạn đã nhường cho một chỗ tuyệt vời. Đó là căn chòi nằm trên cánh đồng vắng ngắt, không một bóng người. Lâu lắm mới có tiếng gà gáy, nghe xa xắc, eo óc. Lâu lắm mới nghe tiếng trẻ nít gọi nhau ới lên một tiếng, rồi nín bặt. Lặng phắt. Chờ mãi chỉ nghe được tiếng con chim nào bay ngang hót vang. Nhưng đám chim cũng đi mất. Giữa cơn nín thở của đất trời, tưởng như nghe được tiếng thân cây nứt ra để nhú cành mới và con châu chấu nào đó nhảy chồm chồm trên bờ cỏ xanh rờn. Như có thể nghe kiến bò theo vách lá, và thằn lằn chạy cũng bắt? giật mình. Trong cái yên tĩnh tuyệt đối, tưởng mình có thể nhìn thấu lòng, thoải mái viết ra những cảm xúc đã được dồn nén. Vậy mà chẳng viết được, thiệt tức. Hôm thứ hai, lãng đãng trong căn chòi là cảm giác chờ đợi, nhớ tiếc, bồn chồn. Sang ngày thứ ba, nghe heo kêu éc lên mị trong vườn, tôi thấy mình? mừng húm, bỗng dưng.
    Tôi hay nhìn về phía mặt trời, coi chỗ đứng của nó, và nhìn màu nắng, trong lòng day đi day lại cái câu, ?ogiờ này ở nhà mình??. Nằm giữa hừng đông, xốn xang nhớ, giờ này ở nhà mình, hai vợ chồng ông già mù bán vé số đã rao văng vẳng trên đường, thằng con lồm cồm ngồi dậy, rối rít, ?othức dậy, mẹ ơi, bữa nay đi học hay đi ngoại ??. Rồi hàng xóm cũng thức, cửa sắt rít lên chói lói, có đứa con nít khóc nhoi. Chợ phường nằm bên kia đường, mấy chị bán cá tranh nhau níu kéo mời khách, bao nhiêu người là bấy nhiêu giọng, có ngọt có chua, có người nói nghe chói lói, ngồi ở nhà mà biết sáng nay chợ có cá gì. Cô bán cà phê bên nhà đập nước đá nghe giòn tan trong mớ âm thanh hỗn độn của xe cộ, tiếng động cơ xà quần với tiếng còi, bỗng tay chơi nào rú ga chiếc Su - sport, nghe tẹt tẹt như người ta xé vải. Chùng trong giây lát, mấy xe hàng rong lại lũ lượt đi qua mở nhạc bùng xoè.
    Mặt trời đổi sắc, dòng âm thanh cũng biến chuyển. Giữa trưa thánh thót tiếng rao chè, nghe thích hơn ông bánh mì Sài Gòn chẳng bằng trắc gì cứ đều đều bắt buồn ngủ, lâu lâu nghe ông xe ôm kêu giựt giọng ?oÊ đi hôn??, nhắm mắt, trùm tám lớp mền cũng thấy thằng cha đen nhẻm, với vẻ mặt chờ đợi và hy vọng, ngón tay trỏ hướng lên trời. Chợ bên ấy tan rồi, nghe lạc xạc tiếng chổi quét dọn, những thau chậu va vào nhau. Chiều xuống mau, thằng bé tật nguyền cầm xấp vé số ế trên tay khóc thút tha thút thít cuống quýt chạy qua. Tốp công chức đi làm về xuề xòa trong quán nhậu, đập khăn lốp bốp, giòn hơn cả tiếng vỏ chai bia rơi dưới đáy thùng. Và ngày tan mất, nhưng âm thanh cuộc sống chưa một phút ngừng. Cho dù chương trình trong ti vi đã hết, người hàng xóm đã tua mấy bận cuốn băng cassette Trường Vũ hát thiu thỉu, rền rền. Cho dù quán nhậu bên đường đã đóng cửa, xe cộ đã thưa. Ngủ một giấc, thức dậy đã nghe tiếng chổi quét đường xao xác, trẻ con lại khóc ré lên, đám cưới gần chơi vơi giọng đờn ca lẫn trong tiếng heo kêu hoeng hoéc. Cuộc sống dường như chưa bao giờ lặng tắt.
    Lấy chồng bảy năm, bảy năm bỏ quê ra thành, bảy năm trôi trong dòng âm thanh hỗn độn, bảy năm thấy ngộp thở, bảy năm ao ước sự yên lặng, bảy năm nghĩ ở môi trường nào đó mình có thể viết hay hơn... Vậy mà giữa lúc thinh lặng trong căn chòi giữa đồng lại thấy trống vắng, nhạt nhẽo, thấy chới với như con cá bị bắt khỏi nước, thấy việc chui ra đây hơi bị? cầu kỳ. Con người ta đúng là hay đứng núi này trông núi nọ, nghĩ lại không biết chừng nào mình mới yêu quý, thoả mãn những cái mình có đây.
    May nhờ có những ngày này, thênh thang giữa đồng khơi, mình với mình cun cút vắng tanh mới nhận ra việc chồng hiền, nhà xấu, nhà nghèo, hoàn cảnh chung quanh tác động chẳng ăn nhập gì với chuyện viết? dở. Dở là dở, chẳng tại ai hết?

Chia sẻ trang này