1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi hoangvan09, 09/05/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    9. Giao Thừa
    Đã thấy mấy vạt hoa vàng lòe xòe, đã thấy những trái dưa hấu bóng mẫy thẫm xanh chất tầng tầng trên chợ. Thế là Tết thật rồi. Tết cứ làm người ta nao lên nôn nóng ngóng chờ, rồi lại nuối tiếc cho tuổi xuân quạ Chợ Tết chạy dọc theo các vỉa hè quanh ngã năm, bán toàn dưa với hoa. Vô tình chỗ Đậm bán đối diện với khu nhà đẹp nhất, cao nhất và sầm uất nhất thị xã. Sau lưng, cách một lớp chì gai oặt quẹo là một bãi cát trống, cỏ xanh theo gió chạy líu ríu từng triền, từng triền mải miết. Cánh bán dưa ra chợ từ 20 tháng chạp, chở từ sáng tới khuya, hịch hụi. Lúc nghỉ mệt tay chống hông ngó quạ Những ngôi nhà cao. Những bảng hiệu sặc sỡ. Đèn đủ thứ mầu. Sang quá. Người ta đợi tết để trang hoàng cho thật đẹp, mà càng đẹp thì cánh bán dưa trong ruộng ra càng buồn. " Biết chừng nào mình xây được cái nhà cỡ đó hen?" . " Bán dưa, làm ruộng cỡ 40 năm" . " Giỡn hoài, cỡ đó thì xuống lỗ rồi còn gì" . " ừ" ...
    Chỗ Đậm ngồi dưới tán cây còng bị tỉa nhánh chỏng chơ như bàn tay cụt. Bên trái là vạt bông của ông Chín từ miệt Sa Đéc xuống. Và chỉ Đậm là ngồi bán một mình chứ người ta chồng vợ đùm đề, xoong nồi lủ khủ. Ngày đầu cô chất dưa chưa khéo, dưa cứ ỷ mình tròn, lăn long lóc ra đường. Dưa lăn, người hì hục đuổi theo. Xe cộ giáp Tết đông nghẹt, người ta cười, người ta cằn nhằn. Tủi cực trào lên như người ta nhận cái thùng vô lu nước đầy. Đậm lầm lũi khóc nghẹn. Đậm 29 tuổi, hơi đen, trên khuôn mặt lam lũ còn sót lại chút duyên ngầm. Chưa thấy chanh chua như đã từng quen chợ. Lúc chở dưa ra, có anh chàng trẻ tuổi cao lỏng khỏng, nước da đen lùi, lúc cười chỉ thấy hơi hới hàm răng, chạy tới làm giúp. Kéo tấm ni-lông che nắng, chặt mấy cây chuối đem ra bao lại cho dưa khỏi lăn, anh chàng cũng giúp. Đậm nằng nặc bảo thôi đi, anh chàng cãi cố: " Tôi tiếp cho, có sao đâu" . Quần anh chàng lấm nhớt, tóc bù xù đỏ quạch như rễ vú sữa. Già Chín bán bông thắc mắc:
    - Con gái ơi! Bác thấy thằng đó hiền khô hà, ai vậy?
    Đậm bảo:
    - Tên Quí, chạy xe lam, ở xóm thôi, bác à.
    - Chà, giỏi, tốt thiệt. Làm hăng vậy tính kiếm tiền để cưới vợ hả?
    Anh chàng nghe lóm, cười chéo mắt:
    - Có ai đâu mà cưới, bác.
    Ông Chín cười khà khà, vuốt chòm râu cụt ngủn.
    Cái nắng xuân kỳ lạ, không gay gắt đỏ, không nhàn nhạt như nắng chiều hè mà vàng thắm thiết như mầu bông sao nhái. Bấc ***g lộng lẫy qua từng ngọn cỏ sau chợ, mang theo mù mịt cát. Mặt mũi đầu tóc Đậm lúc nào cũng nham nhám như hột me rang cát. Người ta quần là áo lượt kìn kìn chạy qua mà chợ dưa với hoa vẫn chưa sôi động. Năm nay dưa trúng mùa cả núi vầy ăn gì cho hết. Người ta nán đợi tới ngày rước ông bà, lúc đó coi dưa có rẻ hơn bây giờ không. Những người bán ngồi chéo queo, buồn teo. Bông vạn thọ, bông cúc trái nết nở bung từng khóm, lái bông than như bọng: " Năm nay chắc thua rồi" .
    Đậm bắt chước cánh lái dưa xóm Vàm Xáng, đi chợ mua xấp liễn dán dưa cho bắt mắt khách, tiện thể mua cho bé Lý bộ đồ. Mứt gừng, mứt dừa ở nhà má làm rồi để coi mua gì thêm. Má thì thích bánh ngọt. Con út thích cắn hột dưa, Đậm mua mỗi thứ vài trăm gam. Về khui ra thấy bộ đồ bé Lý hơi lớn, nhưng không sao, lớn thì mặc tới năm sau. Già Chín hỏi: " Đồ ai mà bây ôm ấp vậy?" . Đậm bảo của con gái con. Hỏi thêm một chút về ba của đứa nhỏ, Đậm cúi mặt thưa: " Không có" . Nghĩa là không có. Ông Chín không phăng tới nữa. Ông già rồi, lăn lộn trên đời, ông biết chắc có chi lầm lỡ. " Con lầm lỡ tới mức phải bỏ nhà đi luôn đó, bác Chín à. Tới lúc ba con buồn rồi chết, má mới rước con về. Bây giờ, có cực khổ thế nào con cũng ráng chịu, miễn sao năm tháng cuối đời má con vui. Mà, chắc bù bi nhiêu cũng không đủ" . Sau này, Đậm mở lời. Giọng Đậm khao khao. Cô thấy mình giống như cỏ ven đường, người ta đi qua đạp, đi lại đạp vẫn ngoi lên sống, sống cỗi cằn.
    Những mùa lam lũ. Những mùa cực nhọc. Một mình chống chọi. Đàn ông con trai coi được một chút mới lòng vòng ở ngoài đã nghe thiên hạ rần lên: " Thứ gái hư đâm đầu vô làm gì" . Ai mà muốn, chỉ tại còn nhỏ, thấy gió yêu gió, thấy hoa yêu hoa, đam mê bồng bột. Nghĩ mình học chưa tới đâu nhưng là học những bài học bự nhất, đắt nhất. Đếm đi đếm lại chỉ còn Quí, khi biết được còn mỗi Qúi thì Đậm đã sắp 30. Nhà Qúi ở Lung Giữa, Qúi gửi xe sân nhà cộ Làm một vài chuyện nhỏ như chở Đậm đi chợ không lấy tiền, tiếp Đậm cất cái nhà củi... thì cho là có qua có lại đi. Nhưng ánh mắt Qúi ngày càng nồng nàn trói buộc, bắt Đậm phải day dứt giữa nỗi khát khao và tủi hổ. Qúi trai tơ, chưa vợ, lại nhỏ hơn Đậm gần 4 tuổi. Nhưng Qúi tốt quá, rất tốt. Má Qúi già rồi, than với Đậm hoài, có một mối trong Nhà Phấn Ngọn, coi được lắm, vậy mà biểu thằng Qúi cưới vợ mà nó hổng nghe, làm như nó còn chờ ai đâu.
    Thời gian bị người ta chở kĩu kịt đi. Khiếp, mới đó đã 29 Tết. Bánh mứt, dưa hành, quần mới, áo mới như nước tràn lên phố. Đây là một thời điểm rộn rịp nhất, phơi phới nhất trong năm. Tết này không có 30, 29 rồi tới mùng một, như người ta bước hụt, thấy thiếu một ngày. Những khóm vàng hoa của ông Chín nở sớm từ 24, 25 đã ngả mầu vàng sậm. 4 giờ sáng, ông đi qua bên kia đường gánh nước về tưới, than: " Thời tiết năm nay kỳ cục quá" ông vấn điếu thuốc, phà khói bảo: " Con biết không, nghề bán bông tết cũng như bán ***g đèn Trung thu, qua rằm tháng 8 có cho người ta cũng không thèm lấy. Buôn bán kiểu vậy như con gái có thì, qua rồi, khó lắm... " Ông nói tới đây, thấy Đậm ngẩng đầu ngó sao muộn, ông thôi không nói nữa. Đậm nhớ con gái quá. Nghe Qúi đem đồ về lại đem tin ra bảo: " Bộ đồ bé Lý mặc vừa lắm, nó đòi ra với Đậm. Buôn bán như vầy cực quá, chở nó ra đây, tội nghiệp... " . Rồi Qúi bảo mớ bông mồng gà Đậm gieo sao mà khéo quá, bông đỏ bông vàng trổ ngay Tết.
    Đó là lúc chờ sáng, còn rỗi rãi xẻ dưa mời nhau, chứ ngày 29 là một ngày tất bật, nói theo dân đá banh là thắng với thuạ Người mua xúm xa xúm xít. Mới một buổi đã lử lả, Đậm một mình phải coi trước coi sau. Tưởng dưa hấu đắp đập ngăn sông mà đã vợi đi quá nửa. Nhưng chắc phải đợi cho tới giao thừa. Người ta chờ tới đó sẽ rẻ nữa. Chạy xong mấy chuyến xe buổi sáng, chiều Qúi lại giúp. Từ bến xe lam lại đằng chợ chừng 100 m. Qúi kêu: " Có ai mua nhiều, Đậm hứa đi, tôi chở tới nhà cho" . Đậm thấy vui, phần thì bớt lo dưa ế, phần thấy nao nao trong lòng. Cái không khí đẹp thế này, ấm thế này, không vui sao được. Qúi hỏi: " Nhà Đậm có gói bánh tét không?" . Đậm hỏi lại: " Có, mà chỉ" . " Tôi cho, má tôi gói nhiều lắm" . Qúi mặc áo đứt mất tiêu cái nút trên, lồ lộ ra mảng ngực ráp nắng. Trong Đậm nhiều khi dậy lên một cái gì rưng rức khó tả, chỉ mong nép đầu vào đó để quên nhọc nhằn, để quên nỗi cô độc lùi lũi trong đời.
    Lúc ngẩng lên được đã năm mới mất rồi. Nghe được tiếng trống giao thừa vọng về từ trung tâm thị xã. Ở đó có một lễ hội thật tưng bừng. Ông Chín đốt 6 nén nhang, chia cho Đậm nửa, biểu: " Con cúng giao thừa đi. Cầu an khang, sức khỏe, cầu năm tới giàu hơn năm nay" . Mùi nhang thơm trong gió sực lên mũi Đậm một nỗi nhớ nhà. Dù đây về đấy chưa tới một tiếng đi xe. Ở chợ, người muốn về trước giao thừa thì đã bán thốc tháo để về. Những người còn lại cũng cố dọn dẹp làm sao mùng một có mặt ở nhà, pha bình trà cúng tổ tiên. Ông Chín đứng chỉ huy cho con trai ông bưng mươi chậu hoa còn lại lên xe hàng, quyến luyến: " Hồi nãy con tặng bác dưa ăn, giờ bác tặng lại cho con với cậu nhỏ hai chậu cúc đại đóa này. Năm tới, bác có xuống không biết được ngồi gần cháu như vầy không. Cha, đây về Sa Đéc chắc phải nhâm nhi dài dài cho đỡ buồn quá" .
    - Dạ, bác về mạnh giỏi, ăn Tết cho thiệt vui.
    Đậm vén tóc, cười, thấy thương ông quá. Ông Chín leo lên xe còn ngoắc Qúi lại nói thì thào: " Ê cậu nhỏ, tôi nói cậu nghe, ông bà mình có câu: Ra đường thấy cánh hoa rơi. Hai tay nâng lấy, cũ người mới tạ Mạnh dạn lên, cậu thương con gái người ta mà cà lơ phất phơ thấy rầu quá. Cháu Đậm, thấy vậy mà như trái dưa, xanh vỏ đỏ lòng" . Nói rồi xe vọt đi, mấy người nữa lên xe vỗ vào thùng xe thùm thùm như gửi lại lời chào tạm biệt. Khói xe xoắn ra từng ngọn tròn tròn như con cúi. Đậm lui cui quét dọn chỗ của mình, hỏi:
    - Ông Chín nói gì vậy?
    - Đâu có gì - Qúi cười bối rối.
    - Về nghen, chạy xe chất đồ chở về. Biểu Qúi đứng chờ mà không nghe, vì tôi mà ngày nay Qúi bỏ mấy mối xe, uổng quá.
    - Đâu có gì còn 31 trái dưa...
    - Tôi tặng Qúi chục trái ăn dài dài.
    Qúi cười :
    - Nhà tôi đơn chiếc, có mấy người đâu, ăn gì nhiều vậy.
    Những chiếc xe vẫn nối đuôi nhau chạy về phía đại lộ. Lễ hội giao thừa vẫn chưa tan, chưa muốn tan. Người ta vẫn muốn cùng nhau đi hết Tết này. Một vài anh bạn trẻ chạy xe qua, gọi Đậm: " Nhanh lên chế ơi, trễ rồi. Tết đâu có đợi" . Lúc Đậm lên xe thì đã qua lâu giao thừa, Đậm ngồi đằng trước ngang với Quí. Xe ra khỏi thị xã, con đường nhỏ lại, vắng hoẹ Đậm ngoái lại nơi cô từng nếm sương, nếm nắng, nghe gió. Những đóa cúc sau sàn xe rung rinh những sắc mầu rực rỡ. Qúi bảo:
    - Đậm biết cúc đẹp gì không?
    Đậm lắc đầu. Qúi cười:
    - Lòng chung thủy. " Diệp bất ly chi, hoa bất ly đài" .
    - Ai nói với Qúi vậy?
    - Bác Chín. Năm tới, tôi trồng cúc đi bán với Đậm nghen.
    Đậm muốn cười, rất muốn cười mà sao nghẹn lại. Làm sao vượt qua những trở ngại trong lòng người. Hai bên đường rập rờn hoa dại. Những đống lửa rơm còn nghi ngút khói, bọn trẻ cơi lên khoe áo mới rồi mỏi mòn đi ngủ.
    Qúi cho xe chạy thật chậm, nghe gió thổi qua lỗ tai lạnh quánh. Lạnh như khoảng chiếu nửa đêm Qúi chạm tay vào, tượng lên một nỗi nhớ rờn rờn lúc mờ lúc tỏ. Những nỗi nhớ phơ phất mái tóc một người, đôi mắt một người, dáng dấp một người. Đến tỉnh dậy vẫn còn bồng bềnh như khói. Qúi nhìn Đậm, ánh nhìn rất lạ. Anh không biết vì một nỗi gì mà tới bây giờ anh chưa nói lời thương với người tạ Anh không ngại đứa con, anh không ngại chuyện lỡ lầm xưa cũ, tuổi tác cũng không thèm nghĩ đến. Cô luống cuống khi thấy chiếc xe chạy chậm dần:
    - à... Ờ... Tết này nữa, Qúi bao nhiều tuổi rồi ha?
    Qúi im lặng, dừng xe hẳn. Lúc này anh thấy cần nắm lấy bàn tay lạnh tái của Đậm, rất cần. Khi ấy giao thừa đã đi qua lâu, lâu lắm rồi nhưng rõ ràng vẫn chưa hết Tết. Mai là mùng một.
  2. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    ĐỜI NHƯ Ý
    Ai cũng hỏi, "Làm gì có chuyện đời như ý?". Chú Đời cười, hàng ria mép xoăn tít xồm xoàm quớt lên, tự hào, sao mà không?
    Nhìn vẻ mặt này không ai nghĩ chú mù, thấy sao mà tự tin, thanh thản quá chừng. Không ai biết chú khổ còn hơn... cô Lựu. Chú Đời dẫn cả nhà rời Chợ Cũ, Cầu Nhum lang thang lúc con Ý mới bồng nách. Gồng gánh như một gánh hát, chú ca cải lương, bán vé số kiến thiết. Vợ chú nửa điên nửa tỉnh, không biết có phải vui trong bụng lắm không mà suốt ngày cười ngẩn ngơ. Hai đứa con gái đứa mười, đứa tám tuổi phụ cha đem vé số tới mời từng sạp chợ. Đứa nào mặt mày cũng xấu xí, lem luốc, đen đúa, nên nghe cha tụi nó kêu con Như con Ý ai cũng cười.
    Một ngày của gia đình chú Đời bắt đầu từ sáng sớm, chú buộc vô mình sợi dây điện nối giữa cây đờn với cái loa con Như đang cầm, nó ghịt dây thì chú bước tới, chùng dây thì đứng lại. Con Ý nhỏ con chạy lăng xăng đằng trước, đứng coi búp bê người ta chưng tủ kiếng. Vợ chú vừa đi vừa ca hát đằng sau, nhặt hoa phượng để lên đầu. Cũng giống như những người hát rong khác, nhà chú có cả thảy bốn người nhưng trên con đường tấp nập, trông họ nhỏ nhoi, cô độc làm sao.
    Ở thành phố này có chừng đến ba bốn người hát rong, họ dìu dắt từng đôi, ở tận đằng xa, người ta nghe tiếng ca là biết gánh của ai rồi. Có đôi vợ chồng già ca mùi như Thanh Sang, Thanh Nga; có một đôi trẻ hơn, ông chồng đưa hơi như Trọng Hữu. Chú Đời ca dở, giọng hơi giòn, chói, thuộc lòng chỉ mấy bài "Chiếc áo người vợ hiền", "Con gái của mẹ"... nghe mắc chán. Nhưng chú đi đằng đầu phố, gió đàn lại cuối phố nghe tiếng được tiếng mất nhưng người ta biết ông "Đời Như Ý" sắp đi qua. Cái miệng của ông này sao mà lanh dữ vậy, luôn miệng gọi Ý con, con đừng có đi xa, con Như đi chậm một chút, ba theo muốn đứt hơi rồi, coi má con đâu. Mình ơi, mình à, mình lại gần tui nè. Rồi oang oang bảo vé độc đắc chiều nay nằm ngay đây, ngay trân chỗ này nè. Có hai ngàn một vé, ăn gói xôi chưa kịp mắc răng đã hết, mua giúp tờ vé số đặng giúp tui xóa đói giảm nghèo. Mua đi, để tui đi xin bà con cũng mắc... cho hà. Mấy ông chạy xe ôm nói chú rao làm sao mà láu cá quá, không biết mù thiệt hay mù giả mà sao cái miệng leo lẻo vậy. Chú gỡ mắt kiếng đen ra, cười với đôi mắt lạnh lẽo, sâu hút, "Mấy anh nghĩ vậy riết quen, em đui tối thiệt thòi, rên rỉ, than vãn cũng đâu hết thảm. Mà, em đang sung sướng quá chừng đây, kể lể nỗi gì".
    Theo chú nói thì chú sung sướng thật. Vợ chú đẹp, vui vẻ (vì cười hoài), có đi nhậu vợ chú cũng không chù ụ như vợ người ta. Không ngã lòng trước sự hào nhoáng xa hoa, chồng người ta sao mà đẹp trai, sao mà giàu hơn chồng mình. Chỉ cần mỗi bữa sáng, chú mua cho vợ hai ngàn đồng cà phê sữa là vợ mừng rưng rưng nước mắt. Chú sung sướng vì còn có hai chị em con Như con Ý, nhỏ xíu mà giỏi, dễ dạy, đẹp đẽ. Nghĩ vậy nên chú Đời phải vui, vui vì vừa lòng với những gì mình đang có.
    Những trưa nắng gia đình chú tạt vào hiên chợ Bách Hóa, nghỉ chân. Con Như lãnh tiền, chạy đi mua cơm về ăn. Họ ngồi giữa ngọn gió mát ***g lộng. Chú Đời lúc nào cũng ngồi ăn chậm rãi, nghe ngóng chung quanh như canh chừng, như bảo vệ bữa ăn thiêng liêng của nhà mình. Chú nghe tiếng đũa khua tinh tang, cuống quít lên miệng chén là biết đứa nào đói đứa nào không. Rồi cằn nhằn vợ, "Mình ăn chậm thôi, nghẹn bây giờ, đó, nghe ặc ặc rồi đó. Con Như lấy nước mà uống. Coi gỡ xương cho em Ý với, con". Bữa nào ăn cơm xong, chú cũng ngồi chải đầu cho ba mẹ con họ, ai đi ngang khen chơi, cha, bữa nay hai đứa nhỏ đẹp gái dữ, chú sướng quá cười hích hác. "Nó giống mẹ. Giống vợ em mới đẹp, giống em xấu hì. Mà, ngộ quá, con của mình, xấu mấy cũng thấy đẹp thấy thương".
    2. Quẩn quanh mấy chợ, mấy khu phố quen hoài bán không chạy như trước, chú Đời phải ráng đi tới tối mịt mới về. Giọng chú ngày càng khàn, nghe khen khét như nồi cơm quá lửa. Đi qua mấy quán nhậu, có người kêu vô, đưa ly rượu, chú trịnh trọng nâng ngang mày đa tạ, chỉ hít tới hít lui khen "Rượu ngon. Mùi đã thiệt" nhưng không uống, chú bảo lúc này giọng dở quá, hình như nghe không khỏe trong mình.
    Nên có lúc giọng ca của chú lật bật như hai hàm răng đánh vào nhau, chú biểu con Như đi mua Anagin về cho chú uống. Mấy cô tiểu thương trong chợ cằn nhằn, thằng cha mầy lúc này ca gì như là sốt rét, "Chiếc áo người vợ hiền" hay vậy mà ca lụm cụm như "chiếc áo bà già". Một bữa đi ngang qua trạm y tế phường, con Như dụ, nó nói trong trạm có khám bệnh miễn phí, nên nó dẫn chú vào. Lát sau, lúc từ phòng siêu âm bước ra, chú Đời giận quá, mặt xanh, tay chân run rẩy, "Ba đã nói có bịnh hoạn gì, làm tốn hết mười lăm ngàn đồng bạc".
    Chú Đời mau giận mà cũng mau quên. Bữa sau chú còn sắm đồ cho hai chị em con Như. Diện quần áo mới, tắm rửa kỳ cọ sạch sẽ, ai cũng bật ngửa, "vậy ra ông này mù mà tinh, ổng đâu có xạo, mấy đứa cũng ngộ gái quá chớ". Dì Liễu cũng khen.
    Dì Liễu bán xoong chảo ở trong chợ Bách Hóa, không có con nên thích con nít, hay rờ rờ đầu chị em Như, Ý, nói với mấy bà bạn, "tui khoái chị em con nhỏ này, nghèo vậy mà đàng hoàng, không đá cá lăn dưa". Con Như nghe thích lắm, về nói với ba, chú Đời hỏi, dì Liễu thích con hay thích con Ý. Như bảo thích bằng chang nhau. Cho con cục kẹo thì cũng cho con Ý một cục. Chú Đời thở dài, "Ba già rồi, hát ca hết ra hơi rồi, chắc là nuôi mấy má con con không nổi, hay là ba cho bả một đứa, nghen".
    Dì Liễu tính đâu chú nói chơi, con người quý con như mạng mình, nói cho là cho sao. Ai dè chú làm thiệt. Dì Liễu mừng lắm, những bữa chợ vắng có một đứa hủ hỉ, trông đồ cho mình ngủ cũng vui. Dì chọn con Ý vì khuôn mặt nó đẹp, sáng sủa chứ không buồn bã như con Như. Dì còn đi coi thầy, chọn ngày tốt để rước con Ý về.
    Hôm con Ý về với dì Liễu là rằm tháng Hai, chú Đời biểu con Ý mặc đồ mới, kéo nó ngồi vô lòng mình, chú chải tóc cho nó, chú chải lâu vì nó cứ tức tưởi liên hồi. Chú hỏi bữa nay con mặc áo màu gì, nó bảo màu xanh. Chú dặn lòng, mình sẽ nhớ hoài, lúc xa chú, con Ý mặc đồ xanh, mặc dù chú không biết màu xanh ra sao. Chú kêu vợ lại, biểu, "Mình hôn nó một cái đi, mai mốt nó không ở với nhà mình nữa. Mình đẻ ra nó mà tui không nuôi, mình đừng có giận". Vợ chú đâu có giận. Chỉ có con Như giận, nó nức nở, "con thương con Ý nhất nhà mà, ba". Chú không thương à? Thương, nhưng chú chắc dạ lắm, bước đi là đi một nước. Vợ chú rên ti tỉ, ngoái lại nhìn phía chợ hoài. Con Như vẫn khóc. Chú hỏi nó, "Con Ý có nhìn theo không, con". "Có, ba à, tội nghiệp nó quá". Dường như con đường có nhiều ổ gà sao nghe chông chênh quá. Chú Đời cắn môi bước tới.
    Nhưng đến chạng vạng, lúc quay về nhà trọ đã thấy con Ý ngồi lù ở cửa. Từ đó không cách gì bứt nó ra được. Chú năn nỉ nó quay lại với dì Liễu, nó không nghe. Chú lấy gậy đánh, nó cắn răng chịu. Chú đưa vợ với con Như trốn khỏi thị xã nó cũng biết cách lần theo. Bảy tuổi, con Ý cũng đã bảy năm lưu lạc giang hồ chớ giỡn. Cuối cùng, một đêm, chú bắt nó ngồi trước mặt mình, ôm lấy đôi vai xương xẩu của nó, chú nói cho con Ý nghe một câu chuyện đau lòng, chú nói nó không phải là con ruột của chú, chú lượm nó ở ngoài đống rác bệnh viện. Chú nuôi nó tới chừng này là để kiếm người bán lại. Dì Liễu cũng trả cho chú hai triệu chớ đâu có ít. Con Ý nhìn tệp tiền chú rút ra từ túi áo, mặt nó lạnh băng. Sáng sau, chú Đời đưa con Ý trở lại với dì Liễu. Lúc quay đi chú hỏi con Như, "Nó có nhìn theo không, con". Con Như nói không. Chú ừ, nấc khan một tiếng rồi cất tiếng ca, "Nuôi con khôn lớn không mong gì con nuôi lại mẹ...", sao mà nghe nghẹn ngào như đang khóc.
    Con Như sợ rồi sẽ tới phiên mình. Nó cuống quýt sống, cuống quýt yêu thương chú Đời. Nó ăn ít, lấy đồ cũ ra mặc như thể chứng minh rằng nuôi nó cũng không tốn kém gì mấy. Chú Đời hiểu lòng nó, hay hôn lên mái đầu khét nắng của nó, lặng lẽ thở dài. Lấy số tiền dì Liễu cho, chú Đời đưa vợ vào bệnh viện. Bác sĩ nói vợ chú bệnh đã quá lâu, không có hy vọng chữa lành, nhưng cứ ở lại điều trị một thời gian xem sao. Chú Đời ôm vợ vào lòng, ngồi ngay chỗ băng đá đằng trước, chú nắn đôi tay, rờ rẫm mãi lên mặt vợ, biểu: "Mình ở đây nghen, ráng mau hết bệnh về nấu cơm cho tôi ăn, nói chuyện với tôi chơi. Hồi cưới mình tới giờ, chưa khi nào mình nói câu nào tử tế với tôi, tôi cũng buồn lắm". Vợ chú cười.
    3. Cả gia đình lang thang đó giờ chỉ còn hai người. Đêm khuya trở giấc, chú Đời kéo mền đắp cho con Như, vô tình đôi tay chú quệt trúng hai hàng nước mắt. Chú biết nó thức, chú hỏi "Sao vậy, con đau bụng hả?". Nó tức tưởi, "Bây giờ chỉ còn có mình con, ba đừng bắt con đi đâu hết, để con dẫn đường cho ba, mua thuốc cho ba uống, phụ bán vé số, nghen ba". Chú ừ, bỏ con đi đâu bây giờ.
    Chú thường vòng qua chợ Bách Hóa, chú không hát, không dừng lại bán, chỉ kêu con Như tỏ mắt nhìn con Ý coi bữa nay nó mặc áo màu gì, mập ốm ra làm sao, tóc dài bao nhiêu rồi. Đứa con gái lớn buồn bã bảo, "em con mập lắm, trắng hơn hồi nó còn ở nhà mình. Nó cắt tóc tém, coi giống con trai lắm, nó nhìn thấy con mà giả đò như không thấy vậy, ba". Không mặc đồ xanh ba mua à? Không, lâu rồi nó không mặc nữa. Chú nghe vừa mừng vừa đau. Vậy là nó quên chú rồi, nó yên lòng bên người mẹ mới. Vậy là từ nay chú đã xa mãi đứa con này. Lụi hụi hết mùa nắng, giọng chú tắt khèn khẹt trong cổ họng, thậm chí không thể cất lời rao. Chú đờn cho con Như ca, tiếng ca ngọng ngịu và non nớt lắm, vô vọng cổ luôn bị đứt giữa chừng. Tội nghiệp, con nhỏ không có tài, ngáy còn lạc giọng mà ca nỗi gì. Những lúc ngồi bên con, nghe nó ăn giá sống cho họng bớt khan, chú Đời muốn khóc, thấy mình bất lực trước bệnh tật. Chú bảo, "Thôi, bỏ nghề, con".
    Đã thấu gần hết cái khổ của kẻ hát rong, đã mỏi đôi chân ròng rã, chú Đời bán cây đờn, cái loa với bộ bình ắc quy. Chú xin cho con Như đi chạy bàn, rửa chén ở quán hủ tiếu Nam Vang. Mới đầu nó không chịu, nó nói ba ở nhà một mình không được. Hồi đó ba buồn còn đờn lửng tửng chơi, bây giờ đờn cũng không còn. Nhưng rồi đến bữa cơm, nó đổi ý, nó không thể để chú Đời quẹt kho quẹt vầy hoài. Một bữa trưa, nó bưng tô nước thịt có nhúng nắm rau chạy về, chú Đời rầy nó làm vậy chi, ông bà chủ chắc không thích, nó cười, chú thím Sảnh biểu con đem về cho ba đó. Người ta thương con lắm. Chú Đời bảo, cuộc đời này, thiệt nhiều người tốt.
    Một bữa trưa, chú Đời bắt nó ngồi lâu với chú thêm một chút nữa. Chú lấy lược ra chải đầu cho nó, tóc nó đã dài chấm thắt lưng. Chú nói, không biết chừng nó mười tám hai mươi tuổi tóc dài cỡ nào hen. Con Như cười, chừng đó cho ba chải đầu, thắt bím cho con mệt luôn. Chú Đời bảo, từ đây tới đó còn lâu. Rồi chú than, sao mà chú nhớ vợ với con Ý quá chừng. Con Như bần thần, "Hồi đó, nhà mình vui biết bao nhiêu hén, ba".
    Ừ, vui. Trưa vầy, nếu không ở bên hông chợ thì cả nhà chú cũng tụm lại bên một gốc cây nào đó có bóng mát, nghỉ chân, ăn cơm. Hai đứa con nhỏ của chú bữa nào cũng không chịu ngủ lấy sức mà mải mê búng thun. Mở miệng ra rầy, con Ý nịnh, "để con nhổ tóc bạc cho ba". Nó nói đầu ba bạc nhiều lắm, rồi đặt sợi tóc lên bàn tay chú, trời ơi, sợi tóc mỏng tanh, nhẹ te vầy mà nó cũng thấy, con mắt nó sáng ghê. Rồi chú nhớ tới người vợ hay tựa đầu vào vai chú ngủ khì, trong trẻo, vô tư như trẻ con. Tự dưng chú Đời thèm được sống lại những buổi trưa ấy, những buổi trưa đã xa rồi, đã xa mất rồi. Chú biểu, "Mai con chạy ra chợ Bách Hóa, hỏi dì Liễu cho con Ý về, ba gặp một chút, sao... ba nhớ nó quá hà". Nhưng con Ý đâu còn ở chỗ dì Liễu nữa, dì nói nó đi rồi. Con Như tưởng dì giấu, cứ theo năn nỉ hoài, "tội nghiệp ba con mà, dì, cho nó về một chút thôi rồi mai mốt con không lại xin dì nữa". Dì Liễu vốn là người nhân hậu, dì chỉ biết nắm tay nó mà khóc ròng.
    Là thật. Con Ý đã bỏ nhà đi bụi đời là thật. Nó đi vì lâu rồi mà không được nhìn thấy người cha tội nghiệp ấy dắt chị nó lặng lẽ qua chợ. Nghĩa là ba nó đã không còn thương nhớ nữa. Vậy thì ở lại làm gì? Con Như quay về, nó phải dừng lại rất lâu, nó không biết phải nói thế nào cho chú Đời đừng đau xót. Nó ngập ngừng đứng chỗ cái hàng ba đầy rêu ướt, chợt nó nghe tiếng hát, trời ơi, là tiếng hát của má nó. "Ầu ơ. Đường dài ngựa chạy biệt tăm. Ơ... Phải duyên chồng vợ ngàn năm cũng chờ". Con Như mừng rỡ xô cửa bước vào, má nó đưa tay lên miệng ra hiệu im lặng, rồi thì thào:
    - Đừng la lớn. Mệt rồi. Ngủ đi.
    Con Như chạy lại ôm má nó, nó nghĩ chắc chú Đời giả bộ đây, trông con Ý thấy mồ mà không chịu dậy. Nó chọc lét vô mấy cái xương sườn của chú, nhưng chọc mãi, chọc mãi, chú không bao giờ thức nữa.
    Làm gì có chuyện đời như ý?
  3. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    ĐỜI NHƯ Ý
    Ai cũng hỏi, "Làm gì có chuyện đời như ý?". Chú Đời cười, hàng ria mép xoăn tít xồm xoàm quớt lên, tự hào, sao mà không?
    Nhìn vẻ mặt này không ai nghĩ chú mù, thấy sao mà tự tin, thanh thản quá chừng. Không ai biết chú khổ còn hơn... cô Lựu. Chú Đời dẫn cả nhà rời Chợ Cũ, Cầu Nhum lang thang lúc con Ý mới bồng nách. Gồng gánh như một gánh hát, chú ca cải lương, bán vé số kiến thiết. Vợ chú nửa điên nửa tỉnh, không biết có phải vui trong bụng lắm không mà suốt ngày cười ngẩn ngơ. Hai đứa con gái đứa mười, đứa tám tuổi phụ cha đem vé số tới mời từng sạp chợ. Đứa nào mặt mày cũng xấu xí, lem luốc, đen đúa, nên nghe cha tụi nó kêu con Như con Ý ai cũng cười.
    Một ngày của gia đình chú Đời bắt đầu từ sáng sớm, chú buộc vô mình sợi dây điện nối giữa cây đờn với cái loa con Như đang cầm, nó ghịt dây thì chú bước tới, chùng dây thì đứng lại. Con Ý nhỏ con chạy lăng xăng đằng trước, đứng coi búp bê người ta chưng tủ kiếng. Vợ chú vừa đi vừa ca hát đằng sau, nhặt hoa phượng để lên đầu. Cũng giống như những người hát rong khác, nhà chú có cả thảy bốn người nhưng trên con đường tấp nập, trông họ nhỏ nhoi, cô độc làm sao.
    Ở thành phố này có chừng đến ba bốn người hát rong, họ dìu dắt từng đôi, ở tận đằng xa, người ta nghe tiếng ca là biết gánh của ai rồi. Có đôi vợ chồng già ca mùi như Thanh Sang, Thanh Nga; có một đôi trẻ hơn, ông chồng đưa hơi như Trọng Hữu. Chú Đời ca dở, giọng hơi giòn, chói, thuộc lòng chỉ mấy bài "Chiếc áo người vợ hiền", "Con gái của mẹ"... nghe mắc chán. Nhưng chú đi đằng đầu phố, gió đàn lại cuối phố nghe tiếng được tiếng mất nhưng người ta biết ông "Đời Như Ý" sắp đi qua. Cái miệng của ông này sao mà lanh dữ vậy, luôn miệng gọi Ý con, con đừng có đi xa, con Như đi chậm một chút, ba theo muốn đứt hơi rồi, coi má con đâu. Mình ơi, mình à, mình lại gần tui nè. Rồi oang oang bảo vé độc đắc chiều nay nằm ngay đây, ngay trân chỗ này nè. Có hai ngàn một vé, ăn gói xôi chưa kịp mắc răng đã hết, mua giúp tờ vé số đặng giúp tui xóa đói giảm nghèo. Mua đi, để tui đi xin bà con cũng mắc... cho hà. Mấy ông chạy xe ôm nói chú rao làm sao mà láu cá quá, không biết mù thiệt hay mù giả mà sao cái miệng leo lẻo vậy. Chú gỡ mắt kiếng đen ra, cười với đôi mắt lạnh lẽo, sâu hút, "Mấy anh nghĩ vậy riết quen, em đui tối thiệt thòi, rên rỉ, than vãn cũng đâu hết thảm. Mà, em đang sung sướng quá chừng đây, kể lể nỗi gì".
    Theo chú nói thì chú sung sướng thật. Vợ chú đẹp, vui vẻ (vì cười hoài), có đi nhậu vợ chú cũng không chù ụ như vợ người ta. Không ngã lòng trước sự hào nhoáng xa hoa, chồng người ta sao mà đẹp trai, sao mà giàu hơn chồng mình. Chỉ cần mỗi bữa sáng, chú mua cho vợ hai ngàn đồng cà phê sữa là vợ mừng rưng rưng nước mắt. Chú sung sướng vì còn có hai chị em con Như con Ý, nhỏ xíu mà giỏi, dễ dạy, đẹp đẽ. Nghĩ vậy nên chú Đời phải vui, vui vì vừa lòng với những gì mình đang có.
    Những trưa nắng gia đình chú tạt vào hiên chợ Bách Hóa, nghỉ chân. Con Như lãnh tiền, chạy đi mua cơm về ăn. Họ ngồi giữa ngọn gió mát ***g lộng. Chú Đời lúc nào cũng ngồi ăn chậm rãi, nghe ngóng chung quanh như canh chừng, như bảo vệ bữa ăn thiêng liêng của nhà mình. Chú nghe tiếng đũa khua tinh tang, cuống quít lên miệng chén là biết đứa nào đói đứa nào không. Rồi cằn nhằn vợ, "Mình ăn chậm thôi, nghẹn bây giờ, đó, nghe ặc ặc rồi đó. Con Như lấy nước mà uống. Coi gỡ xương cho em Ý với, con". Bữa nào ăn cơm xong, chú cũng ngồi chải đầu cho ba mẹ con họ, ai đi ngang khen chơi, cha, bữa nay hai đứa nhỏ đẹp gái dữ, chú sướng quá cười hích hác. "Nó giống mẹ. Giống vợ em mới đẹp, giống em xấu hì. Mà, ngộ quá, con của mình, xấu mấy cũng thấy đẹp thấy thương".
    2. Quẩn quanh mấy chợ, mấy khu phố quen hoài bán không chạy như trước, chú Đời phải ráng đi tới tối mịt mới về. Giọng chú ngày càng khàn, nghe khen khét như nồi cơm quá lửa. Đi qua mấy quán nhậu, có người kêu vô, đưa ly rượu, chú trịnh trọng nâng ngang mày đa tạ, chỉ hít tới hít lui khen "Rượu ngon. Mùi đã thiệt" nhưng không uống, chú bảo lúc này giọng dở quá, hình như nghe không khỏe trong mình.
    Nên có lúc giọng ca của chú lật bật như hai hàm răng đánh vào nhau, chú biểu con Như đi mua Anagin về cho chú uống. Mấy cô tiểu thương trong chợ cằn nhằn, thằng cha mầy lúc này ca gì như là sốt rét, "Chiếc áo người vợ hiền" hay vậy mà ca lụm cụm như "chiếc áo bà già". Một bữa đi ngang qua trạm y tế phường, con Như dụ, nó nói trong trạm có khám bệnh miễn phí, nên nó dẫn chú vào. Lát sau, lúc từ phòng siêu âm bước ra, chú Đời giận quá, mặt xanh, tay chân run rẩy, "Ba đã nói có bịnh hoạn gì, làm tốn hết mười lăm ngàn đồng bạc".
    Chú Đời mau giận mà cũng mau quên. Bữa sau chú còn sắm đồ cho hai chị em con Như. Diện quần áo mới, tắm rửa kỳ cọ sạch sẽ, ai cũng bật ngửa, "vậy ra ông này mù mà tinh, ổng đâu có xạo, mấy đứa cũng ngộ gái quá chớ". Dì Liễu cũng khen.
    Dì Liễu bán xoong chảo ở trong chợ Bách Hóa, không có con nên thích con nít, hay rờ rờ đầu chị em Như, Ý, nói với mấy bà bạn, "tui khoái chị em con nhỏ này, nghèo vậy mà đàng hoàng, không đá cá lăn dưa". Con Như nghe thích lắm, về nói với ba, chú Đời hỏi, dì Liễu thích con hay thích con Ý. Như bảo thích bằng chang nhau. Cho con cục kẹo thì cũng cho con Ý một cục. Chú Đời thở dài, "Ba già rồi, hát ca hết ra hơi rồi, chắc là nuôi mấy má con con không nổi, hay là ba cho bả một đứa, nghen".
    Dì Liễu tính đâu chú nói chơi, con người quý con như mạng mình, nói cho là cho sao. Ai dè chú làm thiệt. Dì Liễu mừng lắm, những bữa chợ vắng có một đứa hủ hỉ, trông đồ cho mình ngủ cũng vui. Dì chọn con Ý vì khuôn mặt nó đẹp, sáng sủa chứ không buồn bã như con Như. Dì còn đi coi thầy, chọn ngày tốt để rước con Ý về.
    Hôm con Ý về với dì Liễu là rằm tháng Hai, chú Đời biểu con Ý mặc đồ mới, kéo nó ngồi vô lòng mình, chú chải tóc cho nó, chú chải lâu vì nó cứ tức tưởi liên hồi. Chú hỏi bữa nay con mặc áo màu gì, nó bảo màu xanh. Chú dặn lòng, mình sẽ nhớ hoài, lúc xa chú, con Ý mặc đồ xanh, mặc dù chú không biết màu xanh ra sao. Chú kêu vợ lại, biểu, "Mình hôn nó một cái đi, mai mốt nó không ở với nhà mình nữa. Mình đẻ ra nó mà tui không nuôi, mình đừng có giận". Vợ chú đâu có giận. Chỉ có con Như giận, nó nức nở, "con thương con Ý nhất nhà mà, ba". Chú không thương à? Thương, nhưng chú chắc dạ lắm, bước đi là đi một nước. Vợ chú rên ti tỉ, ngoái lại nhìn phía chợ hoài. Con Như vẫn khóc. Chú hỏi nó, "Con Ý có nhìn theo không, con". "Có, ba à, tội nghiệp nó quá". Dường như con đường có nhiều ổ gà sao nghe chông chênh quá. Chú Đời cắn môi bước tới.
    Nhưng đến chạng vạng, lúc quay về nhà trọ đã thấy con Ý ngồi lù ở cửa. Từ đó không cách gì bứt nó ra được. Chú năn nỉ nó quay lại với dì Liễu, nó không nghe. Chú lấy gậy đánh, nó cắn răng chịu. Chú đưa vợ với con Như trốn khỏi thị xã nó cũng biết cách lần theo. Bảy tuổi, con Ý cũng đã bảy năm lưu lạc giang hồ chớ giỡn. Cuối cùng, một đêm, chú bắt nó ngồi trước mặt mình, ôm lấy đôi vai xương xẩu của nó, chú nói cho con Ý nghe một câu chuyện đau lòng, chú nói nó không phải là con ruột của chú, chú lượm nó ở ngoài đống rác bệnh viện. Chú nuôi nó tới chừng này là để kiếm người bán lại. Dì Liễu cũng trả cho chú hai triệu chớ đâu có ít. Con Ý nhìn tệp tiền chú rút ra từ túi áo, mặt nó lạnh băng. Sáng sau, chú Đời đưa con Ý trở lại với dì Liễu. Lúc quay đi chú hỏi con Như, "Nó có nhìn theo không, con". Con Như nói không. Chú ừ, nấc khan một tiếng rồi cất tiếng ca, "Nuôi con khôn lớn không mong gì con nuôi lại mẹ...", sao mà nghe nghẹn ngào như đang khóc.
    Con Như sợ rồi sẽ tới phiên mình. Nó cuống quýt sống, cuống quýt yêu thương chú Đời. Nó ăn ít, lấy đồ cũ ra mặc như thể chứng minh rằng nuôi nó cũng không tốn kém gì mấy. Chú Đời hiểu lòng nó, hay hôn lên mái đầu khét nắng của nó, lặng lẽ thở dài. Lấy số tiền dì Liễu cho, chú Đời đưa vợ vào bệnh viện. Bác sĩ nói vợ chú bệnh đã quá lâu, không có hy vọng chữa lành, nhưng cứ ở lại điều trị một thời gian xem sao. Chú Đời ôm vợ vào lòng, ngồi ngay chỗ băng đá đằng trước, chú nắn đôi tay, rờ rẫm mãi lên mặt vợ, biểu: "Mình ở đây nghen, ráng mau hết bệnh về nấu cơm cho tôi ăn, nói chuyện với tôi chơi. Hồi cưới mình tới giờ, chưa khi nào mình nói câu nào tử tế với tôi, tôi cũng buồn lắm". Vợ chú cười.
    3. Cả gia đình lang thang đó giờ chỉ còn hai người. Đêm khuya trở giấc, chú Đời kéo mền đắp cho con Như, vô tình đôi tay chú quệt trúng hai hàng nước mắt. Chú biết nó thức, chú hỏi "Sao vậy, con đau bụng hả?". Nó tức tưởi, "Bây giờ chỉ còn có mình con, ba đừng bắt con đi đâu hết, để con dẫn đường cho ba, mua thuốc cho ba uống, phụ bán vé số, nghen ba". Chú ừ, bỏ con đi đâu bây giờ.
    Chú thường vòng qua chợ Bách Hóa, chú không hát, không dừng lại bán, chỉ kêu con Như tỏ mắt nhìn con Ý coi bữa nay nó mặc áo màu gì, mập ốm ra làm sao, tóc dài bao nhiêu rồi. Đứa con gái lớn buồn bã bảo, "em con mập lắm, trắng hơn hồi nó còn ở nhà mình. Nó cắt tóc tém, coi giống con trai lắm, nó nhìn thấy con mà giả đò như không thấy vậy, ba". Không mặc đồ xanh ba mua à? Không, lâu rồi nó không mặc nữa. Chú nghe vừa mừng vừa đau. Vậy là nó quên chú rồi, nó yên lòng bên người mẹ mới. Vậy là từ nay chú đã xa mãi đứa con này. Lụi hụi hết mùa nắng, giọng chú tắt khèn khẹt trong cổ họng, thậm chí không thể cất lời rao. Chú đờn cho con Như ca, tiếng ca ngọng ngịu và non nớt lắm, vô vọng cổ luôn bị đứt giữa chừng. Tội nghiệp, con nhỏ không có tài, ngáy còn lạc giọng mà ca nỗi gì. Những lúc ngồi bên con, nghe nó ăn giá sống cho họng bớt khan, chú Đời muốn khóc, thấy mình bất lực trước bệnh tật. Chú bảo, "Thôi, bỏ nghề, con".
    Đã thấu gần hết cái khổ của kẻ hát rong, đã mỏi đôi chân ròng rã, chú Đời bán cây đờn, cái loa với bộ bình ắc quy. Chú xin cho con Như đi chạy bàn, rửa chén ở quán hủ tiếu Nam Vang. Mới đầu nó không chịu, nó nói ba ở nhà một mình không được. Hồi đó ba buồn còn đờn lửng tửng chơi, bây giờ đờn cũng không còn. Nhưng rồi đến bữa cơm, nó đổi ý, nó không thể để chú Đời quẹt kho quẹt vầy hoài. Một bữa trưa, nó bưng tô nước thịt có nhúng nắm rau chạy về, chú Đời rầy nó làm vậy chi, ông bà chủ chắc không thích, nó cười, chú thím Sảnh biểu con đem về cho ba đó. Người ta thương con lắm. Chú Đời bảo, cuộc đời này, thiệt nhiều người tốt.
    Một bữa trưa, chú Đời bắt nó ngồi lâu với chú thêm một chút nữa. Chú lấy lược ra chải đầu cho nó, tóc nó đã dài chấm thắt lưng. Chú nói, không biết chừng nó mười tám hai mươi tuổi tóc dài cỡ nào hen. Con Như cười, chừng đó cho ba chải đầu, thắt bím cho con mệt luôn. Chú Đời bảo, từ đây tới đó còn lâu. Rồi chú than, sao mà chú nhớ vợ với con Ý quá chừng. Con Như bần thần, "Hồi đó, nhà mình vui biết bao nhiêu hén, ba".
    Ừ, vui. Trưa vầy, nếu không ở bên hông chợ thì cả nhà chú cũng tụm lại bên một gốc cây nào đó có bóng mát, nghỉ chân, ăn cơm. Hai đứa con nhỏ của chú bữa nào cũng không chịu ngủ lấy sức mà mải mê búng thun. Mở miệng ra rầy, con Ý nịnh, "để con nhổ tóc bạc cho ba". Nó nói đầu ba bạc nhiều lắm, rồi đặt sợi tóc lên bàn tay chú, trời ơi, sợi tóc mỏng tanh, nhẹ te vầy mà nó cũng thấy, con mắt nó sáng ghê. Rồi chú nhớ tới người vợ hay tựa đầu vào vai chú ngủ khì, trong trẻo, vô tư như trẻ con. Tự dưng chú Đời thèm được sống lại những buổi trưa ấy, những buổi trưa đã xa rồi, đã xa mất rồi. Chú biểu, "Mai con chạy ra chợ Bách Hóa, hỏi dì Liễu cho con Ý về, ba gặp một chút, sao... ba nhớ nó quá hà". Nhưng con Ý đâu còn ở chỗ dì Liễu nữa, dì nói nó đi rồi. Con Như tưởng dì giấu, cứ theo năn nỉ hoài, "tội nghiệp ba con mà, dì, cho nó về một chút thôi rồi mai mốt con không lại xin dì nữa". Dì Liễu vốn là người nhân hậu, dì chỉ biết nắm tay nó mà khóc ròng.
    Là thật. Con Ý đã bỏ nhà đi bụi đời là thật. Nó đi vì lâu rồi mà không được nhìn thấy người cha tội nghiệp ấy dắt chị nó lặng lẽ qua chợ. Nghĩa là ba nó đã không còn thương nhớ nữa. Vậy thì ở lại làm gì? Con Như quay về, nó phải dừng lại rất lâu, nó không biết phải nói thế nào cho chú Đời đừng đau xót. Nó ngập ngừng đứng chỗ cái hàng ba đầy rêu ướt, chợt nó nghe tiếng hát, trời ơi, là tiếng hát của má nó. "Ầu ơ. Đường dài ngựa chạy biệt tăm. Ơ... Phải duyên chồng vợ ngàn năm cũng chờ". Con Như mừng rỡ xô cửa bước vào, má nó đưa tay lên miệng ra hiệu im lặng, rồi thì thào:
    - Đừng la lớn. Mệt rồi. Ngủ đi.
    Con Như chạy lại ôm má nó, nó nghĩ chắc chú Đời giả bộ đây, trông con Ý thấy mồ mà không chịu dậy. Nó chọc lét vô mấy cái xương sườn của chú, nhưng chọc mãi, chọc mãi, chú không bao giờ thức nữa.
    Làm gì có chuyện đời như ý?
  4. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0

    CUỐI MÙA NHAN SẮC
    - Ðể dành tiền mua cho cổ chai dầu thơm.
    Ông già trịnh trọng thì thào. Cả quán rộ lên cười:
    - Già mà còn yêu.
    - Mắc yêu thì yêu - ông già cự lại, vẻ mặt sương sương không giận gì ai - Bây thì biết gì, tình xưa đó, mà mình thương người ta mà người ta đâu có thương mình.
    Cạn bình trà, ông già dằn tờ giấy bạc năm trăm dưới đít ly đứng lên xếp ghế lại ngay ngắn, từ tốn rút trong túi ra xấp vé số dày, trước khi đi ông quay đầu lại:
    - Tối nay lại chỗ tao coi cải lương, nghe bây.
    - Tối nay tuồng gì, chú Chín?
    - Lữ Bố hí Ðiêu Thuyền.
    - Í tuồng đó hát rồi. Hát Nửa đời hương phấn đi.
    - Bây nói sao tao chiều vậy, mà tuồng đó tao có nhớ miếng nào đâu.
    - Chú cần gì nhớ, chú toàn đóng vai quân sĩ với người hầu không à. Có hát hò gì đâu.
    Ông già cười khà khà, quay đi, cái lưng cong cong gù gù từ từ mịt mù.
    Người trong hẻm không ai làm nghề viết văn nhưng đã biết mình nhớ cái gì khi đi xa nó, nhiều lắm, nhiều không thể kể, nhưng trong đó, chắc chắn nhớ tiếng hát là đà tỏa ra từ nhà Buổi chiều.
    Những con người tính từng ngày qua để lắt lay thêm một tuổi nữa, vậy mà hát coi cũng ngon lành. Sân khấu là cái hàng ba trông ra sân rộng, luống nào trồng bông sao nhái, bông mười giờ thì trồng, chỗ trống giành cho bà con ngồi. Dàn đờn gồm cây ghi ta thùng, cây nhị cũ mè. Không micrô, nghệ sĩ ca bằng giọng của trời cho, nghiệp đãi. Ðào Phỉ tám mươi chín tuổi, đứng không nổi, diễn vai gì cũng ngồi trên ghế, ngồi trên ghế mà lẫy roi sải ngựa coi lạ hết biết. Có bữa bà lỡ ca rớt nhịp, ngồi than: "Kiểu này chắc tui sống hổng thọ quá". Bà con trong hẻm cười cái rần, "sống tới cỡ đó còn than hổng thọ nỗi gì". Ông già Chín không biết hát hò gì, chạy đi chạy lại, lúc thì nhắc cái ghế cho đào Phỉ, lúc thì trèo lên thay cái đèn đứt bóng tối thui, kêu quân sĩ đâu thì ông dạ, chỉ khi đào Hồng hát, ông mới ngồi nép vào đám bông ***g đèn nào đó lặng người đi, thấy đào Hồng nhớ đào Hồng, thấy đó mà nhớ đó.
    Ông già Chín Vũ biết đào Hồng từ năm bà mới hai mươi mốt tuổi. Bây giờ hỏi gia cảnh ông ngày trước như thế nào, ông chỉ cười, không nói. Nụ cười nhẹ nhàng trôi trôi, chừng như ông không luyến tiếc gì. Nghe nói, hồi đó, nhà ông giàu có khét tiếng xứ Bạc Liêu. Ông là cháu nội đích tôn của hội đồng Nguyên. Từ nhỏ, gia tộc đã dành sẵn cho ông một cuộc sống no đủ, giàu sang mà không phải làm gì, cả nhà chiều chuộng. Ðược cái là ông hào sảng, rộng rãi thương người từ tấm bé. Bữa cúng đình ông mời gánh hát Sài Gòn về hát chơi. Ông thương đào Hồng từ cái giây phút đầu tiên. Người đâu mà đẹp quá chừng, đẹp tới đứng tim người ta. Ðào Hồng chưa uống cạn ly trà ông đã hỏi thẳng, không cưỡng lòng được: "Vậy chứ cô Hồng có muốn lấy chồng chưa?". Ðào Hồng cười: "Tôi đã nguyện với Tổ cả đời theo nghiệp hát". Chín Vũ nghe vậy, thôi không nói nữa, nhưng vẻ mặt suy tính dữ lắm. Hôm sau, khi gánh Kim Tiêu trở lại Sài Gòn, có ông công tử bỏ nhà, bỏ phú quý đi theo. Không biết hát hò, tướng mạo cục mịch, nhỏ con, ông không được lên sân khấu. Kêu quân sĩ thì ông dạ, kêu "bây đâu" ông cũng dạ, tối ngày lụi hụi kéo màn, dựng cảnh. Ăn cơm quán, ngủ sàn diễn. Cực mấy cũng chịu, miễn là ngày ngày được nhìn thấy đào Hồng đi ra đi vô, đào Hồng hát. Ông vẫn thường khì khịt bảo rằng mình bị Tổ nhập, ba ông hoàng tử Càn, Chơn, Chất đó, cũng vì đam mê nghệ thuật sân khấu mà bỏ cung son, trốn tránh triều đình, cuối cùng chết trên cây vông nem đó, thấy chưa. Có người cười, thằng Vũ bị tình nhập chớ Tổ gì nhập vô nó nổi. Nghĩ lại, tỷ dụ có cái gọi là kiếp trước, hẳn kiếp trước ông Chín nợ bà Hồng cái gì đó, lớn lắm, nên kiếp này, ông trả hoài, trả không hết.
    Ông Chín đã cùng đào Hồng đi qua những năm tháng cơ cực, đắng cay. Ðào Hồng có thai, ông bầu dọa đuổi, ông Chín đứng ra năn nỉ, biểu: "Em lỡ dại...". Ông bầu hỏi: "Của mầy à?". Ông Chín cười: "Dạ, của em chớ của ai". "Chắc không?". Ông bảo chắc mà lòng buồn rượi, đâu phải đứa nhỏ trong bụng đào Hồng là của ông. Ông biết ba đứa nhỏ là ai nhưng không tiện nói. Vì đào Hồng bảo: "Có biết, xin anh Chín cũng đừng nói, tội nghiệp, ảnh còn nhiệm vụ, còn công việc quan trọng phải làm". Cô hẳn yêu người ta lắm, nên một mực bảo vệ cho người ta. Sau nầy, con đào Hồng một tay ông giữ, ông bồng. Ông dạy nó kêu ông bằng ba, đào Hồng nhìn ông rơi nước mắt. Ðó là sự biểu lộ tấm thịnh tình đầu tiên mà đào Hồng dành cho ông suốt hai năm đi theo đoàn Kim Tiêu.
    Không khí Sài Gòn bắt đầu khê đặc mùi chiến tranh, buổi sáng, ngồi quán uống càfê mà toàn nghe sặc sụa từ đám quân cảnh mùi thuốc súng. Cũng một buổi sáng, ông Chín bị cảnh sát gô cổ trói đem đi. Cái thời sao mà bất công, tai bay vạ gởi, quân cảnh thấy buồn bắt người chơi cho vui vậy. Tụi nó nghe có người tố cáo đoàn Kim Tiêu có ********* nằm vùng, coi đi coi lại không thấy ai có lý do vô đoàn lạ như ông. Tụi nó hỏi: "Vậy đang sống giàu có đi theo đoàn làm gì?". Ông mắc cười thiếu điều nhỉ nước đái, cái tụi nầy, mình nói mình lưu lạc tại vì mình thương đào Hồng chắc gì tụi nó tin, tụi nó có biết tình người là gì đâu. Mười ngày sau, ông được thả. Chỉ mười ngày thôi nhưng phải đợi đến nửa đời sau ông mới gặp lại đào Hồng.
    Gánh hát rã nhanh, đào Hồng không đợi ông về. Nghe bà con bán đậu phộng, thuốc lá trong rạp kể lại, kép Thường Khanh bị quân cảnh bắt, đào Hồng ôm con bỏ trốn, ở lại, chỉ sợ vướng cô rồi lòng người cô yêu lung lạc. Ông Chín quay quắt đi tìm, mà người thì tản lạc đâu đâu. Nhiều lúc ông Chín tự hỏi, làm sao đào Hồng có thể sống nổi đến từng ấy năm mà không có ông đỡ đần một vai gánh mỏi.
    Sau nầy, về nhà Buổi chiều, có đêm trăng sáng, ngồi bên rổ khoai lang luộc, đào Hồng có kể chuyện mình. Mọi người chung quanh đều sụt sùi, sao mà hoàn cảnh của nó y hệt mình vậy cà, hổng lẽ đời đào hát là phải vậy. Có người không lấy chồng cho thỏa nghiệp, có người như đào Hồng có con rồi, vì mê hát, vì chiến tranh mà gởi con cho người ta, đến nước nó không thèm nhìn mình nữa. Ông Chín Vũ ngồi rầu rầu, hậm hực. "Biết vậy hồi đó tui bóp mũi nó cho rồi". Ðào Hồng bảo: "Anh Chín đừng nói vậy em thương nó không hết chớ có trách nó bao giờ. Có lúc em nghĩ, con nó có nhìn em cũng không chịu, mình nghèo quá làm gì lo cho nó nổi hả anh?" Bà không bao giờ nhắc tới Thường Khanh như chưa từng quen biết con người đó trong cuộc đời. Nhưng những nỗi nhớ niềm thương chắc còn day dứt trong lòng làm cho bà quắt queo, tàn héo. Ông Chín giật mình, cái nhan sắc ngày xưa đã đi đâu mất biệt rồi, rồi tự nhủ lòng, mình nhớ cổ đâu chỉ vì nhan sắc, vậy thì thắc mắc, đau lòng làm chi.
    Ðào Hồng là người duy nhất trong mấy chị em ở nhà Buổi chiều không bao giờ lên sân khấu mà chưa hóa trang, chưa son phấn. Những ngày mới về đây, biểu bà hát, bà lắc đầu. Ai tra gạn, bà không nói, bảy chị em ai cũng nghèo, có người có son phấn cũng không dám hỏi. Ông già Chín đi theo hỏi hoài, bà nói thiệt. Ông đập con heo đất, đi chợ mua cho bà thỏi son với hộp phấn bông mai. Xong còn kêu cô bán hàng gói lại, chít bông cho cẩn thận. Bà cảm động, nhưng vẻ mặt buồn hiu, "Anh tốt với tôi chi mà tốt hoài vậy?", làm cho ông Chín cũng buồn. Ông nghĩ: "Mình sống làm gì tới từng tuổi nầy mà không hiểu được nhau, Hồng ơi là Hồng".
    Trách thì oan, lắm khi ông cũng đâu hiểu được bà. Hồng vẫn thường soi cái gương cũ viền đồng có cán để cầm, mặt gương đã ố lấm tấm. Ông Chín thấy thương lắm, ông lén mua về tráo gương mới vào chỗ bệ cửa sổ rồi lấy cái cũ cất đi. Bà biết ngay là ông, bà giận lắm, mặt lạnh tanh: "Anh tài khôn làm gì, tui đâu có cần gương mới". Ông cố cãi: "Nhưng cái cũ nó mờ lắm...". "Mờ mờ tui mới thích", bà nạt ngang. Không biết tại sao bà lại có ý thích kỳ cục vậy.
    Lần đó, ông già Chín buồn, buổi chiều thôi không còn đón bà ở đầu hẻm để gánh giúp gánh chè về nhà, mà ông vẫn thường nói, dù ngắn, ông cũng muốn đỡ đần cho bà một đoạn đời. Ông biết bà còn chờ một cái gì đó, mơ hồ lắm, tiếc là bà không tâm sự với ông. Nghĩ cho cạn, bây giờ đào Hồng cũng như ngày xưa thôi, người ta có khác gì đâu mà mình giận. Sống khép kín, ít nói, ít cười, ít biểu lộ nỗi lòng lên mặt. Chỉ trên sân khấu, đào Hồng mới thỏa thuê khóc, thỏa thuê cười, mà cười sang sảng như Thái hậu Dương Vân Nga vậy nghen. Cái cười mở lòng mở dạ người ta ra.
    Cái bữa cả nhà Buổi chiều được xe hơi đón đi giỗ Tổ ở nhà hát thành phố, ông Chín giữ nhà. Hôm đó có ông già lại tìm đào Hồng. Ông già tóc trắng như mây, dáng thong thả, chậm rãi, cốt cách sang trọng thấy mà ham. Ông Chín hỏi ông già kia quen sao với đào Hồng, nghe trả lời cũng như không: "Tôi với cổ là người quen cũ. Không biết ngày xưa ông đã từng quen biết đào Hồng? Có à? Ừ, thì tôi hỏi ông nè, cái nhan sắc đó làm sao mà người ta quên được, ha? Vừa rồi tôi đọc báo, thấy người ta viết về nhà Buổi chiều, tôi mừng như vừa sống dậy, thể nào cũng gặp được cố nhân". Ông Chín ngồi tần ngần, day day cái chung trà trên tay, lòng bối rối nên nói chuyện trớ he: Ừ, tụi tui thấy vậy mà được lên báo hoài thôi" Ðến lúc khách từ giã về, ông Chín cũng không có biểu hiện gì là mình đã nhận ra người quen cũ. Thường Khanh đã già đi (ai mà chẳng vậy) nhưng cái phong thái tao nhã ung dung vẫn như ngày xưa. Sương gió cuộc đời không làm gì được ông khi ông đã sống khác cuộc sống của những người nghệ sĩ ở đây, một cuộc sống không chia ly, khổ đau, dằn vặt. Ông Chín chờ hoài, sao không nghe ông Khanh nhắc tới chuyện ngày xưa ông và Hồng từng có một đứa con, người ta dễ quên vậy sao?
    Khách chờ không được, từ giã về rồi, ông Chín ngồi chèm bẹp ngoài cửa rào, nghĩ, rồi mình sẽ mất cô Hồng một lần nữa, từng tuổi nầy còn để mất nhau mà coi được sao. Ông tự nhủ lòng, thôi, bà Hồng về ông không thèm nói lại đâu.
    Không nói nhưng thèm nói, lương tâm biểu phải nói, ông Chín bảo: "Không biết cô Hồng còn nhớ Thường Khanh, ảnh mới lại đây kiếm cô" . Ðào Hồng vừa xổ mái tóc cỗi cằn xơ xác ra, lặng người, tay cầm rưng rưng cái đầu tóc mượn. Lâu lắm, bà mới lơ láo ngó lên, đôi mắt ráo khô "tôi đi giặt bộ đồ". Ra tới lu nước bà tựa người vào đó, mặt soi xuống nước bật khóc. Ước gì nước đừng trong như vậy để khỏi phải hiện lên một nhan sắc tàn phai. Không nhìn đằng sau mình nhưng bà biết, ông Chín đang chạy theo nhìn mình, bà nói khẽ: "Mai người ta tới đừng nói tôi ở đây nghen, tôi... tôi không muốn gặp". Ông Chín đứng đó, trong lòng vừa mừng (tại cô Hồng không muốn gặp chớ không phải tại tôi ích kỷ à nghen) vừa thắt thẻo thương bà, ông bảo: "Không tránh được hoài đâu, cô à, mà có gì phải tránh né nhau, người ta, sống ở đời cốt là ở tấm lòng".
    Tránh làm sao được khi kịch bản cuộc đời đã bày ra một cảnh gặp nhau. Ông Khanh gặp bà Hồng ở đầu hẻm, lúc trời chạng vạng, khi bà quang gánh trở về. Nhìn thấy ông, bà mỉm cười, giở nón, bà hỏi: "Nghe nói ông tìm tôi?" Ông Khanh đứng chết lặng, ngẩn người ra, lòng ông đau đớn. Ðó không phải là cái nhan sắc mà ông nhớ thương, chờ đợi. Không phải đào Hồng, dứt khoát không phải đào Hồng mà ông đã ôm trong tay ấp trong lòng, đã từng che chở, bao bọc cho ông những ngày xưa cũ.
    Có những vẻ đẹp không phải ai cũng nhìn thấy được. Ông Chín nói với bà Hồng như vậy, ông biểu bà đừng buồn, bà cười bảo: "Tôi có buồn gì đâu", nhưng nước mắt bà nhỏ xuống trong khe. Người ở hẻm Cây còng không thấy ông già sang trọng đi xe hơi tìm vào nhà Buổi chiều nữa.
    Bắt đầu những cơn mưa mùa ràn rạt trên mái nhà, đập ầm ầm vào hai bên vách đóng bằng thiếc cũ. Không thấy bà Hồng gánh chè ra ngõ, không còn nghe tiếng rao ngọt ngào thánh thót mà buồn thiệt là buồn của bà, cũng không thấy ông già Chín Vũ ghé quán chú Tư Bụng uống năm trăm đồng nước trà.
    Ðào Hồng bệnh nặng. Ông Chín thắt lòng khi biết trong người bà nhiều bệnh như vậy. Bà như trái bầu khô chỉ còn nhờ vào chút chờ đợi mỏng manh của tình yêu thời son trẻ làm cái vỏ cứng cáp ở bên ngoài. Rồi cũng từ ngày sự thất vọng xui cái vỏ thấm mưa nắng mục ruỗng đi. Bà nhắc tới cái chết hoài, đào Phỉ nạt, "tao sống tới từng tuổi nầy mà còn không chết, bây mà chết chóc gì"; Rằm tháng ba, như thường lệ là cữ hát của nhà Buổi chiều. Ðào Hồng ốm sát chiếu nhưng vẫn đòi ra hát. Ông Chín vẽ chân mày, tô phấn thoa son cho bà rồi dìu bà ra ghế. Bà ngồi ghế mà hát. Bà hát cho Thái hậu Dương Vân Nga trước ngổn ngang nợ nước tình nhà, hát cho nàng Quỳnh Nga bên cầu dệt lụa, cho nàng Thoại Khanh hiếu thảo róc thịt nuôi mẹ chồng, cho nàng Châu Long tảo tần nuôi Dương Lễ, Lưu Bình ăn học và cho Tô Thị trông chồng hóa đá vọng phu...
    Ðào Hồng hát đến lịm tiếng đi. Bà ngồi trên sân khấu gục đầu. Cái gánh nặng tâm tư này, không mang nổi nữa rồi. Khi ông Chín dìu bà xuống giường, bà đã hôn mê. Người ta hát vở cuối cho bà, cho một người nghệ sĩ chân chính. Ðào Hồng đã gặp lại rất nhiều người thân thuộc cũ, bà nghe con trai bà gọi má, nghe ba má bà nói lên lời tha thứ vì đứa con gái đã bỏ nhà theo nghiệp xướng ca, lời tha thứ bà chờ đợi ngót năm mươi năm ròng rã. Bà sung sướng trở về nhà thơ ấu, đi bắt chuồn chuồn đậu trên hàng bông bụt, cạnh mé mương...
    Bông trang rụng ngoài sân.
    ... Có lần, ghé quán càfê chú Tư Bụng, tôi quen với ông Chín Vũ. Ông Chín người gầy nhom, nhỏ thó, nhưng tốt bụng, xởi lởi. Ông nói với tôi rằng bỏ cả đời đi theo đoàn hát cũng không uổng, bởi vì đời ông thực có ý nghĩa. Lần đầu tiên ông đóng được vai chính, người ta hỏi vai gì, ông bảo vai con của đào Hồng, phút lâm chung của người đàn bà suốt đời ông yêu thương, ông gọi: "Má ơi!" và thấy bà mỉm cười. Chỉ vậy thôi à.. Ừ chỉ vậy thôi. Nhưng tụi trẻ bây thì biết gì chuyện tình cảm của người lớn...
    Chú ý: Ngôi nhà Buổi chiều dành cho nhưng người ở cuối mùa duyên sắc. Ở đó có một ông già nói rằng "...tụi trẻ bây thì biết gì chuyện tình cảm của người lớn..."
  5. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0

    CUỐI MÙA NHAN SẮC
    - Ðể dành tiền mua cho cổ chai dầu thơm.
    Ông già trịnh trọng thì thào. Cả quán rộ lên cười:
    - Già mà còn yêu.
    - Mắc yêu thì yêu - ông già cự lại, vẻ mặt sương sương không giận gì ai - Bây thì biết gì, tình xưa đó, mà mình thương người ta mà người ta đâu có thương mình.
    Cạn bình trà, ông già dằn tờ giấy bạc năm trăm dưới đít ly đứng lên xếp ghế lại ngay ngắn, từ tốn rút trong túi ra xấp vé số dày, trước khi đi ông quay đầu lại:
    - Tối nay lại chỗ tao coi cải lương, nghe bây.
    - Tối nay tuồng gì, chú Chín?
    - Lữ Bố hí Ðiêu Thuyền.
    - Í tuồng đó hát rồi. Hát Nửa đời hương phấn đi.
    - Bây nói sao tao chiều vậy, mà tuồng đó tao có nhớ miếng nào đâu.
    - Chú cần gì nhớ, chú toàn đóng vai quân sĩ với người hầu không à. Có hát hò gì đâu.
    Ông già cười khà khà, quay đi, cái lưng cong cong gù gù từ từ mịt mù.
    Người trong hẻm không ai làm nghề viết văn nhưng đã biết mình nhớ cái gì khi đi xa nó, nhiều lắm, nhiều không thể kể, nhưng trong đó, chắc chắn nhớ tiếng hát là đà tỏa ra từ nhà Buổi chiều.
    Những con người tính từng ngày qua để lắt lay thêm một tuổi nữa, vậy mà hát coi cũng ngon lành. Sân khấu là cái hàng ba trông ra sân rộng, luống nào trồng bông sao nhái, bông mười giờ thì trồng, chỗ trống giành cho bà con ngồi. Dàn đờn gồm cây ghi ta thùng, cây nhị cũ mè. Không micrô, nghệ sĩ ca bằng giọng của trời cho, nghiệp đãi. Ðào Phỉ tám mươi chín tuổi, đứng không nổi, diễn vai gì cũng ngồi trên ghế, ngồi trên ghế mà lẫy roi sải ngựa coi lạ hết biết. Có bữa bà lỡ ca rớt nhịp, ngồi than: "Kiểu này chắc tui sống hổng thọ quá". Bà con trong hẻm cười cái rần, "sống tới cỡ đó còn than hổng thọ nỗi gì". Ông già Chín không biết hát hò gì, chạy đi chạy lại, lúc thì nhắc cái ghế cho đào Phỉ, lúc thì trèo lên thay cái đèn đứt bóng tối thui, kêu quân sĩ đâu thì ông dạ, chỉ khi đào Hồng hát, ông mới ngồi nép vào đám bông ***g đèn nào đó lặng người đi, thấy đào Hồng nhớ đào Hồng, thấy đó mà nhớ đó.
    Ông già Chín Vũ biết đào Hồng từ năm bà mới hai mươi mốt tuổi. Bây giờ hỏi gia cảnh ông ngày trước như thế nào, ông chỉ cười, không nói. Nụ cười nhẹ nhàng trôi trôi, chừng như ông không luyến tiếc gì. Nghe nói, hồi đó, nhà ông giàu có khét tiếng xứ Bạc Liêu. Ông là cháu nội đích tôn của hội đồng Nguyên. Từ nhỏ, gia tộc đã dành sẵn cho ông một cuộc sống no đủ, giàu sang mà không phải làm gì, cả nhà chiều chuộng. Ðược cái là ông hào sảng, rộng rãi thương người từ tấm bé. Bữa cúng đình ông mời gánh hát Sài Gòn về hát chơi. Ông thương đào Hồng từ cái giây phút đầu tiên. Người đâu mà đẹp quá chừng, đẹp tới đứng tim người ta. Ðào Hồng chưa uống cạn ly trà ông đã hỏi thẳng, không cưỡng lòng được: "Vậy chứ cô Hồng có muốn lấy chồng chưa?". Ðào Hồng cười: "Tôi đã nguyện với Tổ cả đời theo nghiệp hát". Chín Vũ nghe vậy, thôi không nói nữa, nhưng vẻ mặt suy tính dữ lắm. Hôm sau, khi gánh Kim Tiêu trở lại Sài Gòn, có ông công tử bỏ nhà, bỏ phú quý đi theo. Không biết hát hò, tướng mạo cục mịch, nhỏ con, ông không được lên sân khấu. Kêu quân sĩ thì ông dạ, kêu "bây đâu" ông cũng dạ, tối ngày lụi hụi kéo màn, dựng cảnh. Ăn cơm quán, ngủ sàn diễn. Cực mấy cũng chịu, miễn là ngày ngày được nhìn thấy đào Hồng đi ra đi vô, đào Hồng hát. Ông vẫn thường khì khịt bảo rằng mình bị Tổ nhập, ba ông hoàng tử Càn, Chơn, Chất đó, cũng vì đam mê nghệ thuật sân khấu mà bỏ cung son, trốn tránh triều đình, cuối cùng chết trên cây vông nem đó, thấy chưa. Có người cười, thằng Vũ bị tình nhập chớ Tổ gì nhập vô nó nổi. Nghĩ lại, tỷ dụ có cái gọi là kiếp trước, hẳn kiếp trước ông Chín nợ bà Hồng cái gì đó, lớn lắm, nên kiếp này, ông trả hoài, trả không hết.
    Ông Chín đã cùng đào Hồng đi qua những năm tháng cơ cực, đắng cay. Ðào Hồng có thai, ông bầu dọa đuổi, ông Chín đứng ra năn nỉ, biểu: "Em lỡ dại...". Ông bầu hỏi: "Của mầy à?". Ông Chín cười: "Dạ, của em chớ của ai". "Chắc không?". Ông bảo chắc mà lòng buồn rượi, đâu phải đứa nhỏ trong bụng đào Hồng là của ông. Ông biết ba đứa nhỏ là ai nhưng không tiện nói. Vì đào Hồng bảo: "Có biết, xin anh Chín cũng đừng nói, tội nghiệp, ảnh còn nhiệm vụ, còn công việc quan trọng phải làm". Cô hẳn yêu người ta lắm, nên một mực bảo vệ cho người ta. Sau nầy, con đào Hồng một tay ông giữ, ông bồng. Ông dạy nó kêu ông bằng ba, đào Hồng nhìn ông rơi nước mắt. Ðó là sự biểu lộ tấm thịnh tình đầu tiên mà đào Hồng dành cho ông suốt hai năm đi theo đoàn Kim Tiêu.
    Không khí Sài Gòn bắt đầu khê đặc mùi chiến tranh, buổi sáng, ngồi quán uống càfê mà toàn nghe sặc sụa từ đám quân cảnh mùi thuốc súng. Cũng một buổi sáng, ông Chín bị cảnh sát gô cổ trói đem đi. Cái thời sao mà bất công, tai bay vạ gởi, quân cảnh thấy buồn bắt người chơi cho vui vậy. Tụi nó nghe có người tố cáo đoàn Kim Tiêu có ********* nằm vùng, coi đi coi lại không thấy ai có lý do vô đoàn lạ như ông. Tụi nó hỏi: "Vậy đang sống giàu có đi theo đoàn làm gì?". Ông mắc cười thiếu điều nhỉ nước đái, cái tụi nầy, mình nói mình lưu lạc tại vì mình thương đào Hồng chắc gì tụi nó tin, tụi nó có biết tình người là gì đâu. Mười ngày sau, ông được thả. Chỉ mười ngày thôi nhưng phải đợi đến nửa đời sau ông mới gặp lại đào Hồng.
    Gánh hát rã nhanh, đào Hồng không đợi ông về. Nghe bà con bán đậu phộng, thuốc lá trong rạp kể lại, kép Thường Khanh bị quân cảnh bắt, đào Hồng ôm con bỏ trốn, ở lại, chỉ sợ vướng cô rồi lòng người cô yêu lung lạc. Ông Chín quay quắt đi tìm, mà người thì tản lạc đâu đâu. Nhiều lúc ông Chín tự hỏi, làm sao đào Hồng có thể sống nổi đến từng ấy năm mà không có ông đỡ đần một vai gánh mỏi.
    Sau nầy, về nhà Buổi chiều, có đêm trăng sáng, ngồi bên rổ khoai lang luộc, đào Hồng có kể chuyện mình. Mọi người chung quanh đều sụt sùi, sao mà hoàn cảnh của nó y hệt mình vậy cà, hổng lẽ đời đào hát là phải vậy. Có người không lấy chồng cho thỏa nghiệp, có người như đào Hồng có con rồi, vì mê hát, vì chiến tranh mà gởi con cho người ta, đến nước nó không thèm nhìn mình nữa. Ông Chín Vũ ngồi rầu rầu, hậm hực. "Biết vậy hồi đó tui bóp mũi nó cho rồi". Ðào Hồng bảo: "Anh Chín đừng nói vậy em thương nó không hết chớ có trách nó bao giờ. Có lúc em nghĩ, con nó có nhìn em cũng không chịu, mình nghèo quá làm gì lo cho nó nổi hả anh?" Bà không bao giờ nhắc tới Thường Khanh như chưa từng quen biết con người đó trong cuộc đời. Nhưng những nỗi nhớ niềm thương chắc còn day dứt trong lòng làm cho bà quắt queo, tàn héo. Ông Chín giật mình, cái nhan sắc ngày xưa đã đi đâu mất biệt rồi, rồi tự nhủ lòng, mình nhớ cổ đâu chỉ vì nhan sắc, vậy thì thắc mắc, đau lòng làm chi.
    Ðào Hồng là người duy nhất trong mấy chị em ở nhà Buổi chiều không bao giờ lên sân khấu mà chưa hóa trang, chưa son phấn. Những ngày mới về đây, biểu bà hát, bà lắc đầu. Ai tra gạn, bà không nói, bảy chị em ai cũng nghèo, có người có son phấn cũng không dám hỏi. Ông già Chín đi theo hỏi hoài, bà nói thiệt. Ông đập con heo đất, đi chợ mua cho bà thỏi son với hộp phấn bông mai. Xong còn kêu cô bán hàng gói lại, chít bông cho cẩn thận. Bà cảm động, nhưng vẻ mặt buồn hiu, "Anh tốt với tôi chi mà tốt hoài vậy?", làm cho ông Chín cũng buồn. Ông nghĩ: "Mình sống làm gì tới từng tuổi nầy mà không hiểu được nhau, Hồng ơi là Hồng".
    Trách thì oan, lắm khi ông cũng đâu hiểu được bà. Hồng vẫn thường soi cái gương cũ viền đồng có cán để cầm, mặt gương đã ố lấm tấm. Ông Chín thấy thương lắm, ông lén mua về tráo gương mới vào chỗ bệ cửa sổ rồi lấy cái cũ cất đi. Bà biết ngay là ông, bà giận lắm, mặt lạnh tanh: "Anh tài khôn làm gì, tui đâu có cần gương mới". Ông cố cãi: "Nhưng cái cũ nó mờ lắm...". "Mờ mờ tui mới thích", bà nạt ngang. Không biết tại sao bà lại có ý thích kỳ cục vậy.
    Lần đó, ông già Chín buồn, buổi chiều thôi không còn đón bà ở đầu hẻm để gánh giúp gánh chè về nhà, mà ông vẫn thường nói, dù ngắn, ông cũng muốn đỡ đần cho bà một đoạn đời. Ông biết bà còn chờ một cái gì đó, mơ hồ lắm, tiếc là bà không tâm sự với ông. Nghĩ cho cạn, bây giờ đào Hồng cũng như ngày xưa thôi, người ta có khác gì đâu mà mình giận. Sống khép kín, ít nói, ít cười, ít biểu lộ nỗi lòng lên mặt. Chỉ trên sân khấu, đào Hồng mới thỏa thuê khóc, thỏa thuê cười, mà cười sang sảng như Thái hậu Dương Vân Nga vậy nghen. Cái cười mở lòng mở dạ người ta ra.
    Cái bữa cả nhà Buổi chiều được xe hơi đón đi giỗ Tổ ở nhà hát thành phố, ông Chín giữ nhà. Hôm đó có ông già lại tìm đào Hồng. Ông già tóc trắng như mây, dáng thong thả, chậm rãi, cốt cách sang trọng thấy mà ham. Ông Chín hỏi ông già kia quen sao với đào Hồng, nghe trả lời cũng như không: "Tôi với cổ là người quen cũ. Không biết ngày xưa ông đã từng quen biết đào Hồng? Có à? Ừ, thì tôi hỏi ông nè, cái nhan sắc đó làm sao mà người ta quên được, ha? Vừa rồi tôi đọc báo, thấy người ta viết về nhà Buổi chiều, tôi mừng như vừa sống dậy, thể nào cũng gặp được cố nhân". Ông Chín ngồi tần ngần, day day cái chung trà trên tay, lòng bối rối nên nói chuyện trớ he: Ừ, tụi tui thấy vậy mà được lên báo hoài thôi" Ðến lúc khách từ giã về, ông Chín cũng không có biểu hiện gì là mình đã nhận ra người quen cũ. Thường Khanh đã già đi (ai mà chẳng vậy) nhưng cái phong thái tao nhã ung dung vẫn như ngày xưa. Sương gió cuộc đời không làm gì được ông khi ông đã sống khác cuộc sống của những người nghệ sĩ ở đây, một cuộc sống không chia ly, khổ đau, dằn vặt. Ông Chín chờ hoài, sao không nghe ông Khanh nhắc tới chuyện ngày xưa ông và Hồng từng có một đứa con, người ta dễ quên vậy sao?
    Khách chờ không được, từ giã về rồi, ông Chín ngồi chèm bẹp ngoài cửa rào, nghĩ, rồi mình sẽ mất cô Hồng một lần nữa, từng tuổi nầy còn để mất nhau mà coi được sao. Ông tự nhủ lòng, thôi, bà Hồng về ông không thèm nói lại đâu.
    Không nói nhưng thèm nói, lương tâm biểu phải nói, ông Chín bảo: "Không biết cô Hồng còn nhớ Thường Khanh, ảnh mới lại đây kiếm cô" . Ðào Hồng vừa xổ mái tóc cỗi cằn xơ xác ra, lặng người, tay cầm rưng rưng cái đầu tóc mượn. Lâu lắm, bà mới lơ láo ngó lên, đôi mắt ráo khô "tôi đi giặt bộ đồ". Ra tới lu nước bà tựa người vào đó, mặt soi xuống nước bật khóc. Ước gì nước đừng trong như vậy để khỏi phải hiện lên một nhan sắc tàn phai. Không nhìn đằng sau mình nhưng bà biết, ông Chín đang chạy theo nhìn mình, bà nói khẽ: "Mai người ta tới đừng nói tôi ở đây nghen, tôi... tôi không muốn gặp". Ông Chín đứng đó, trong lòng vừa mừng (tại cô Hồng không muốn gặp chớ không phải tại tôi ích kỷ à nghen) vừa thắt thẻo thương bà, ông bảo: "Không tránh được hoài đâu, cô à, mà có gì phải tránh né nhau, người ta, sống ở đời cốt là ở tấm lòng".
    Tránh làm sao được khi kịch bản cuộc đời đã bày ra một cảnh gặp nhau. Ông Khanh gặp bà Hồng ở đầu hẻm, lúc trời chạng vạng, khi bà quang gánh trở về. Nhìn thấy ông, bà mỉm cười, giở nón, bà hỏi: "Nghe nói ông tìm tôi?" Ông Khanh đứng chết lặng, ngẩn người ra, lòng ông đau đớn. Ðó không phải là cái nhan sắc mà ông nhớ thương, chờ đợi. Không phải đào Hồng, dứt khoát không phải đào Hồng mà ông đã ôm trong tay ấp trong lòng, đã từng che chở, bao bọc cho ông những ngày xưa cũ.
    Có những vẻ đẹp không phải ai cũng nhìn thấy được. Ông Chín nói với bà Hồng như vậy, ông biểu bà đừng buồn, bà cười bảo: "Tôi có buồn gì đâu", nhưng nước mắt bà nhỏ xuống trong khe. Người ở hẻm Cây còng không thấy ông già sang trọng đi xe hơi tìm vào nhà Buổi chiều nữa.
    Bắt đầu những cơn mưa mùa ràn rạt trên mái nhà, đập ầm ầm vào hai bên vách đóng bằng thiếc cũ. Không thấy bà Hồng gánh chè ra ngõ, không còn nghe tiếng rao ngọt ngào thánh thót mà buồn thiệt là buồn của bà, cũng không thấy ông già Chín Vũ ghé quán chú Tư Bụng uống năm trăm đồng nước trà.
    Ðào Hồng bệnh nặng. Ông Chín thắt lòng khi biết trong người bà nhiều bệnh như vậy. Bà như trái bầu khô chỉ còn nhờ vào chút chờ đợi mỏng manh của tình yêu thời son trẻ làm cái vỏ cứng cáp ở bên ngoài. Rồi cũng từ ngày sự thất vọng xui cái vỏ thấm mưa nắng mục ruỗng đi. Bà nhắc tới cái chết hoài, đào Phỉ nạt, "tao sống tới từng tuổi nầy mà còn không chết, bây mà chết chóc gì"; Rằm tháng ba, như thường lệ là cữ hát của nhà Buổi chiều. Ðào Hồng ốm sát chiếu nhưng vẫn đòi ra hát. Ông Chín vẽ chân mày, tô phấn thoa son cho bà rồi dìu bà ra ghế. Bà ngồi ghế mà hát. Bà hát cho Thái hậu Dương Vân Nga trước ngổn ngang nợ nước tình nhà, hát cho nàng Quỳnh Nga bên cầu dệt lụa, cho nàng Thoại Khanh hiếu thảo róc thịt nuôi mẹ chồng, cho nàng Châu Long tảo tần nuôi Dương Lễ, Lưu Bình ăn học và cho Tô Thị trông chồng hóa đá vọng phu...
    Ðào Hồng hát đến lịm tiếng đi. Bà ngồi trên sân khấu gục đầu. Cái gánh nặng tâm tư này, không mang nổi nữa rồi. Khi ông Chín dìu bà xuống giường, bà đã hôn mê. Người ta hát vở cuối cho bà, cho một người nghệ sĩ chân chính. Ðào Hồng đã gặp lại rất nhiều người thân thuộc cũ, bà nghe con trai bà gọi má, nghe ba má bà nói lên lời tha thứ vì đứa con gái đã bỏ nhà theo nghiệp xướng ca, lời tha thứ bà chờ đợi ngót năm mươi năm ròng rã. Bà sung sướng trở về nhà thơ ấu, đi bắt chuồn chuồn đậu trên hàng bông bụt, cạnh mé mương...
    Bông trang rụng ngoài sân.
    ... Có lần, ghé quán càfê chú Tư Bụng, tôi quen với ông Chín Vũ. Ông Chín người gầy nhom, nhỏ thó, nhưng tốt bụng, xởi lởi. Ông nói với tôi rằng bỏ cả đời đi theo đoàn hát cũng không uổng, bởi vì đời ông thực có ý nghĩa. Lần đầu tiên ông đóng được vai chính, người ta hỏi vai gì, ông bảo vai con của đào Hồng, phút lâm chung của người đàn bà suốt đời ông yêu thương, ông gọi: "Má ơi!" và thấy bà mỉm cười. Chỉ vậy thôi à.. Ừ chỉ vậy thôi. Nhưng tụi trẻ bây thì biết gì chuyện tình cảm của người lớn...
    Chú ý: Ngôi nhà Buổi chiều dành cho nhưng người ở cuối mùa duyên sắc. Ở đó có một ông già nói rằng "...tụi trẻ bây thì biết gì chuyện tình cảm của người lớn..."
  6. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    12. Biển Người Mênh Mông
    Chỗ sân ấy hồi hè tụi con nít còn cò cò, u hơi, vậy mà mới vài ba trận mưa mùa đã mênh mông nước. Rồi bèo lấm tấm xanh, rau ngổ, rau muống mọc đầy, vươn những cái ngọn non nhuốt, trắng phau phau. Từ ngoài đường vào khu nhà thuê chỉ còn một lối nhỏ lát gạch Tàu rêu trơn tuột. Dặn hoài, nhưng đêm qua, ông già Sáu Đèo lại trợt chân.
    Ông còn ngồi loay quay ngoi ngóp dưới sân bèo thì vừa lúc Phi về, anh hỏi, trời đất, làm gì ngồi đây. Ông Sáu cười, hàm răng rống trơ, móm mém, "Qua chờ chú em về". Phi nắm tay đỡ ông dậy, xốc ông lên vai như xốc một đứa bé lên mười. Ông già dụi cái mặt già nua vào tóc anh, biểu:
    - Chú em, tóc dài rồi, sao không chịu đi cắt đi, thanh niên để vậy coi bầy hầy lắm.
    Phi không nói gì hết, lòng anh lặng đi, nghe nhói ran cả ngực mà không biết niềm nhớ nó đang cựa quậy chỗ nào. Lâu lắm rồi mới có người nhắc anh chuyện tóc tai.
    Hồi ngoại Phi còn sống, thấy tóc anh ra hơi liếm ót bà đã cằn nhằn: "Cái thằng, tóc tai gì mà xấp xãi, hệt du côn". Phi cười, "Con làm nghệ sỹ, tóc phải dài chút đỉnh chớ, ngoại". Ngoại anh nạt, "Người ta nhìn nghệ sỹ là nhìn tài, nhìn tánh chứ nhìn mái tóc sao?". Phi không cãi nữa, cầm mấy ngàn chạy đi, lát sau đem cái đầu tóc mới về.
    Nói cho cùng, anh không nghe lời ngoại thì nghe ai bây giờ.
    Phi sinh ra đã không có ba, năm tuổi rưỡi, má Phi cũng theo chồng ra chợ sống. Phi ở với bà ngoại, chiu chít quanh quẩn bên chân bà như gà mẹ gà con. Thấy Phi suốt ngày tha thủi một mình, ngoại biểu đi hàng xóm chơi, Phi lắc đầu, "Đi đâu ai người ta cũng bảo giống ông Hiểu nào, trưởng đồn Vàm Mấm nào á. Con với ổng nước lã, người dưng mà, ngoại?" Ngoại không nói gì, lặng lẽ ngồi đương thúng, dường như trong mình có chỗ nào đó đau lắm, nhói lắm.
    Phi mười, mười lăm tuổi đã biết rất nhiều chuyện. Thì ra, đã không còn cách nào khác, má mới bỏ Phi lại. Sau giải phóng, ba Phi về, xa nhau biền biệt chín năm trời, về nhà thấy vợ mình có đứa con trai chưa đầy sáu tuổi, ông chết lặng. Cũng như nhiều người ở Rạch Vàm Mấm này, ông ngờ rằng má Phi chắc không phải bị tên đồn trưởng ấy làm nhục, hắn lui tới ve vãn hoài, lâu ngày phải có tình ý gì với nhau, nếu không thì giữ cái thai ấy làm gì, sinh ra thằng Phi làm gì. Ngoại Phi bảo, "Tụi bây còn thương thì mai mốt ra tỉnh nhận công tác, rủ nhau mà đi, để thằng Phi lại cho má".
    Sau này ngoại hỏi Phi, ngày xưa ngoại tính vậy con có buồn không, Phi cười, làm gì mà buồn, ngoại. Nếu chuyện con ở lại làm cho hết thảy mọi người đều đề huề vui vẻ thì con cũng vui chớ.
    Má cũng hay về thăm Phi, thường là về một mình. Tất bật, vội vã, không làm gì cũng vội vã. Lần nào cũng hối hả kéo Phi vào lòng hỏi còn tiền xài không, lúc rày học hành thế nào, có tiếp ngoại vót nan không, sao mà ốm nhom vậy? Rồi từ từ má chỉ hỏi anh chuyện tiền xài thôi.
    Hết cấp hai, Phi lên thị xã mướn nhà trọ học, một năm mấy lần lại nhờ má đi họp phụ huynh. Gặp bữa mưa thì trèo lên mái nhà thông máng xối, khi thì tiếp má khiêng mấy tấm dal lót sân sau, thấy gì làm nấy như ở nhà mình. Ba Phi thì hội họp, công tác liên miên, Phi ít gặp. Ông thay đổi nhiều, tướng tá, diện mạo, tác phong nhưng gặp Phi, cái nhìn vẫn như xưa, lạnh lẽo, chua chát, lại như giễu cợt, đắng cay. Mà, ba thì dứt khoát không nhìn con như vậy. Ông hay chê Phi với má, "Cái thằng, lừ đừ lừ đừ không biết giống ai" (còn có thể giống ai?). Hết lớp mười, Phi vừa học vừa tìm việc làm thêm. Má anh rầy, "Bộ má nuôi không nổi sao?" Phi cười, "Má còn cho mấy đứa em, phải lo cho tụi nó học cao hơn nữa. Tự mình con sống cũng được, má à. Hồi con mới vài ba tháng tuổi, lúc biết lật, có khi quăng cái đít không qua, không phải ngoại đã biểu má đừng đỡ tiếp để sau này làm việc gì con cũng tự làm được đó sao". Rồi Phi thôi học đi theo đoàn hát, má anh giận tím ruột bầm gan, "Ai đời ba mầy làm tới chức phó chủ tịch, không lẽ không lo cho mầy một chỗ làm tử tế, sao lại vác cây đờn đi hò hát lông bông. Làm vậy khác nào làm ổng mất mặt". Chỉ ngoại Phi là không rầy, ngoại anh hỏi, "Bộ làm nghề đó vui lắm hả con? Thoải mái chớ gì? Phải rồi, hồi xưa má con đẻ rớt con trên bờ mẫu, mở mắt ra đã thấy mênh mông trời đất rồi, bây giờ bị bó buộc con đâu có chịu". Phi chỉ cười cười mà không nói. Hồi còn ở đoàn cải lương Bông Tràm thì vui, đóng vai quân sỹ cũng vui, rồi đoàn giải thể, phía bên ca múa nhạc nhận Phi về, mùa nắng thì đi nông thôn, mưa ở lại thị xã, bạn đồng nghiệp rủ Phi đi hát rong ở mấy quán nhậu, nhà hàng, chạy show đám tang, đám cưới... Chỉ thiếu điều ôm cái thùng kẹo kéo ra ngoài đầu chợ vừa hát vừa rao thôi. Mà, ban đầu thấy ê chề, tủi cực lắm. Bây giờ thì không bỏ được, vì được sống tự do tự tại, được hát để vợi nỗi lòng chứ không hẳn vì đôi ba chục ngàn bồi dưỡng mỗi đêm. Nếu không có hợp đồng đi hát xa thì ba giờ chiều Phi vác cây đờn ra quán đến tận hai ba giờ khuya mới về, lúc về đã say. Thì khách người ta mời mỗi bàn mấy ly nào bia, nào rượu trộn lẫn lại làm gì mà không say. Say rồi hát nghêu ngao trên đường về. Nhờ vậy, mà người ở xóm lao động nghèo nầy biết thằng Phi "nghệ sỹ" vẫn còn ở đây, trong căn nhà cửa trước lúc nào cũng khép im ỉm. ở trong cái tổ bê bối của mình, Phi ngủ vùi đến trưa hôm sau. Ngoại biểu anh cưới vợ hoài, nhưng Phi nghĩ mãi, có ai chịu đựng được anh chồng lang thang say xỉn như mình, hồi còn là một hòn máu thoi thót anh đã làm khổ bao nhiêu người rồi, bây giờ lấy vợ không phải lại làm khổ thêm một người nữa sao?
    Rồi ngoại Phi nằm xuống dưới ba tấc đất, đôi bông tai bằng cẩm thạch ngoại để dành cho cháu dâu vẫn còn nằm im trong hộc tủ thờ. Còn một mình, anh đâm ra lôi thôi, ba mươi ba tuổi rồi mà sống lôi thôi, ba mươi ba tuổi rồi mà còn nghèo hoài. Nhiều bữa trời mưa thức dậy thì không thấy đôi dép đâu, cái thau nhựa bể vành dành để giặt đồ đủng đỉnh trôi lại. Bèo theo nước mơn man mấy cái chân giường. Ngó cảnh nhà, Phi tự hỏi, mình sống bê bối từ hồi nào vậy cà. Từ hồi nào thì phong trần, bụi bặm, khắc khổ, ăn bận lôi thôi, quần Jean bạc lổ chổ, lai rách te tua, áo phông dài quá mông, râu ria rậm rạp, móng tay dài, tóc dài. Từ hồi nào muốn soi kiếng phải lấy tay vẹt mớ râu tóc ra như người ta vẹt bụi ô rô.
    Không biết, có ai la rầy, có ai để ý đâu mà biết. Má anh lâu lâu lại, hỏi anh đủ tiền xài không, bà có nhìn anh nhưng không quan tâm lắm chuyện ăn mặc, tóc tai. Ngoài ngoại ra, chỉ có ông già Sáu Đèo nhắc anh chuyện đó.
    Ông già Sáu mới dọn lại thuê một căn chung vách với nhà Phi. Ông cũng nghèo, lúc chuyển đến đồ đạc chỉ gói gọn bốn cái thùng cáctông, dọc đường rớt đâu mất một thùng đựng mùng mền quần áo nên chỉ còn bộ đồ duy nhất dính da. Ai cũng ái ngại, ông Sáu phủi tay cười, "Thôi, của đi thay người, ba thứ đó mà nhằm gì, mất con quỷ này mới tiếc". Ông chỉ tay vô cái ***g trùm vải xanh. Giở ra nhìn thấy một con bìm bịp chỗ nào cũng đen trủi, trừ đôi cánh màu xám. Đám trẻ xúm lại, bảo nhau "Ngộ quá ha. Nó hót làm sao?". "Bậy, bìm bịp đâu có hót, nó kêu, tiếng của nó phát ra từ trong cổ họng nầy nè. Giọng nó ấm lắm, tiếng kêu phát ra từ tấm lòng mà. Mấy con chim há mỏ ra hót lách chách thấy vậy chớ không chân tình đâu, rồi ông già dừng lại, nuốt nước miếng, hạ giọng, con người ta cũng vậy thôi hà". Đám trẻ nấn ná chờ hoài, mãi con bìm bịp mới cất tiếng kêu, tụi nó tiu nghỉu, "Kêu gì buồn thấu trời". Ông già cười hỉ hả, "Buồn hả, buồn chớ sao không. Trời sanh ra cho nó con mắt đỏ như khóc vầy không buồn sao được".
    Lúc đó, Phi vừa ngủ dậy, đứng lặng, lắng nghe tiếng bìm bịp buồn buồn xa vời vợi trong ánh nắng chiều, Phi nhớ triền dừa nước xanh miết ở trước nhà ngoại mình, nhớ đứt ruột. Lúc đó, ông già đang mặc độc cái quần tà lỏn đã xoăn cón ngồi giặt bộ đồ kaki màu *** ngựa, thân hình nhỏ quắt quằn quặt, chép miệng, "Con trời vật nầy lại kêu bậy, giờ nầy con nước đang chuẩn bị ròng sát đáy. Qua rành con nước tháng ba nầy quá mà. Nó bỏ sông lâu quá rồi. Chú em mầy nhớ quê hả ?". Phi gật đầu. Ông già rủ, "Vậy chút nữa qua nhà qua nhâm nhi mấy ly chơi". Phi không ngần ngại, nhận lời. Người ta buồn nhất, cô đơn nhất là khi ngủ dậy. Và khi ngoài trời đang nắng ráo mà không biết phải đi đâu, về đâu.
    Nhà ông Sáu có sẵn rượu, nhưng ông bảo không phải ông ghiền, sẵn rượu để gặp tri âm nhâm nhi chút chơi, "Qua thích chú em qua mới mời". Đi lại vài ly, ông già hỏi:
    - Chú em đang đau ở trong tâm phải hôn? Chỉ có người đau mới uống từng chút như vầy.
    Phi cười, anh vốn ít lời, lại không thích kể lể chuyện mình. Ông già lại không ép, ông nói nỗi buồn như cái ao, càng đào càng sâu, ai ác làm gì. Mà, cái ông già nầy chắc cũng đang đau, cũng uống từng chút một đó chớ. Và uống tới chừng nào đó, ông già còn gõ chén ca "Chớ bìm bịp kêu nước lớn chớ em ơi. Buôn bán không lời... chớ buôn bán không lời... chèo chống mỏi mê...". Giọng ông già nghẹt mũi tựa như khóc. Rồi ngoảnh ra sân vắng, ông già chắc lưỡi, cha, tới sáng mai không biết đồ có khô kịp không đây. Phi về lục lọi cho ông vài ba cái quần tây với áo lẻ, lúc trở qua đã thấy ông già, treo bộ đồ trước mặt, vừa uống vừa quạt, dáng điệu vừa trịnh trọng vừa nhẹ nhàng, nâng niu như đang quạt cho người yêu mình.
    Sáng sau, lúc Phi còn đang ngủ thì ông già Sáu vỗ vách, "Qua đi đây, chú em nhớ dòm chừng con quỷ sứ dùm qua nghen". Phi chợt tỉnh, bàng hoàng, đó là lúc anh đang mơ màng nghe tiếng mưa long tong trên mái nhà, Phi đang thèm ai đó gọi mình thức dậy. Đợi qua cơn xúc động thì ông già đã đi xa rồi.
    Ông Sáu Đèo làm nghề bán vé số, có tối ông gặp Phi ở ngoài quán. Lúc thì cho hay, sao phơi giày mà để mưa ướt mem vậy. Sao đồ ăn không chịu đậy kỹ, để mèo vô ăn hết cá chiên rồi, nó còn tha cái đầu qua nhà qua. Nhưng lần nào ông cũng đứng nghe anh hát, hết bản, vỗ tay xong, ông cũng "boa", không phải cái kiểu kẹp tờ giấy bạc giữa hai ngón tay rồi phe phẩy trước mặt anh, ông từ tốn rút trong túi ra tờ giấy bạc hai ngàn, nhét vào túi Phi rồi cài nắp túi cẩn thận. Trân trọng như trân trọng người nghệ sỹ.
    Trời trở chướng, ông Sáu than đau nhức mình. Phi qua nhà cạo gió cho ông. Lần theo những chiếc xương gồ ra trên thân mình nhỏ thó, ốm teo, Phi buột miệng "Bác Sáu ốm quá". Ông già Sáu cười, "Tính chết mấy lần rồi, nhưng còn mắc nợ đời. Nợ thì phải trả chớ bỏ đi đâu. Thứ nhất là nợ con quỷ sứ nầy nè, tội nghiệp". Ông kể, có lần định đem con bìm bịp cho người ta. Cậu đó cũng tử tế lắm, bữa đó nhậu cườm cườm, qua với nó mới bàn về rượu. Qua nói chuối hột mà ngâm rượu uống say lúc nào không biết, nó cãi, bìm bịp ngâm rượu mới thiệt là ngon. Qua thôi. Sau nầy có ông cán bộ giàu lắm, mua vé số của qua hoài, nghe kể có con bìm bịp, ổng xin, qua đem lại, nhưng cả tuần nó không kêu tiếng nào, thấy qua lại thăm, nó nhìn đứt ruột lắm. Qua xin lại, đem về, những thứ quê mùa như nó, ở nhà lầu thì không cất tiếng được". Ông biểu, "Sống một mình thì buồn lắm, chú em nên nuôi con gì đó, con... vợ thì tốt nhất, nếu chưa tính chuyện đó được thì nuôi chó, mèo, chim chóc. Đừng nuôi sáo, nuôi sáo kết cục rồi cũng chia ly hà, nó hay sổ ***g, chết yểu. Kiếm thứ dân dã mà nuôi, để nhớ quê, nhớ gốc rễ mình, để đi đâu cũng muốn về nhà. Như qua, nhiều lúc phò con bìm bịp nầy như phò bà già vợ vậy mà vui". Đi bán ở đâu, lâu lâu ông cũng tạt về nhà, quăng mấy con cá ươn cho "con quỷ sứ", xong rồi từ giã, "Tía đi nghen". Trời mưa dầm, ông già đội áo đi kiếm cóc, rắn mối cho nó ăn. Vui buồn gì cũng tía tía con con. Có đêm con bìm bịp kêu suốt, những tiếng bịp bịp ngắn ngủn buồn thiu thỉu, ông bảo với Phi, nó nhớ sông đó. Lúc nào qua thấy nhớ sông nó đều kêu như vậy. Ông kể, hồi trẻ, ông toàn sống trên sông, ông có chiếc ghe, hai vợ chồng lang thang xứ nầy xứ nọ. Gặp mùa lúa thì gặt mướn, gặp vịt bầy đổi đồng thì chở thuê gặp rẫy bí, rẫy khóm thì mua về bán lại chợ nổi Cà Mau, nước ngược cắm sào đậu lại thổi cơm, bìm bịp kêu, nước bò lên bãi, ông cho ghe ra bến. Cuộc sống nghèo vậy mà vui lắm. Phi hỏi, "Vậy bác Sáu gái đâu rồi ?" Ông già rên khẽ, "Chú mầy cạo mạnh tay làm qua đau quá". Ông quay lại, gương mặt ràn rụa nước mắt, Phi giật mình, hỏi quýnh quáng, "Con làm bác đau thật à, chỗ nào vậy bác?". ừ, cái chỗ nầy, chú mầy không làm qua hết đau được đâu. Ông già Sáu mếu máo chỉ về phía tim. "Cổ đi rồi. Sống khổ quá nên cổ bỏ qua. Cổ lên bờ, không từ giã gì hết, bữa đó đúng là qua bậy, qua nhậu xỉn quá trời, rồi cũng có cự cãi mấy câu, cảnh nhà không con nên sanh buồn bực trong lòng, qua có hơi nặng lời, cổ khóc. Lúc thức dậy thì cổ đã đi rồi. Qua đã tìm gần bốn mươi năm, dời nhà cả thảy ba mươi ba bận, lội gần rã cặp giò rồi mà chưa thấy. Kiếm để làm gì hả ? Để xin lỗi chớ làm gì bây giờ. Mà, kiếm hoài không gặp, qua sợ mình mắt dở rồi nên nhìn không ra cổ, tới chết không biết có gặp được không". Ông Sáu ngừng lại, lấy tay quệt nước mắt, "Cái con bìm bịp quỷ nầy nó cũng bỏ qua mấy lần nhưng ngủ một đêm trên đọt dừa nó lại quay về. Sao cổ không quay lại?". Phi không biết. Không biết.
    Vì không biết nên ông già phải đi tìm để hỏi cho ra. Rồi một bữa, ông bày ra bữa rượu để từ giã Phi, ông bảo đã ở đây một năm hai tháng mười chín ngày rồi, ngõ nào cũng đi hẻm nào cũng tới mà người thương đâu chưa thấy. Phi hỏi ông sẽ đi đâu mà cảm giác giọng mình đang run rẩy. Ông Sáu cười, "Cha, để coi, chỗ nào chưa đi thì đi, còn sống thì còn tìm. Qua nhờ chú em một chuyện, chú em nuôi dùm qua con quỷ sứ nầy. Qua yếu rồi, sợ có lúc giữa đường lăn ra chết, để con "trời vật" nầy lại không ai lo. Qua tin tưởng chú em nhiều, đừng phụ lòng qua nghen". Phi dạ. Ông dặn đi dặn lại, con bìm bịp nầy ăn tạp lắm, nó khoái ăn cá ươn, cá chết, chú em mầy đừng có sợ nó hư bụng, nó sành ăn ******. Cũng đừng chấp nê mấy thứ hư thúi đó, cho dù ăn gì thì nó cũng kêu hay, như con người ta vậy, nhìn nhau phải nhìn mặt tốt của nhau. Mai mốt nó đẻ trứng, chú em lấy giấu đi, để nó thấy mấy cái trứng mồ côi nó tủi. Hai người ngồi ở sân sau, dưới một đêm trăng sáng, trăng đầy. Có lần ông bảo, sướng nhất là được uống rượu dưới trăng.
    - Chú mầy uống đi, buồn gì, hai đứa mình có duyên gặp đây, có phải là vui biết bao nhiêu không? Nhưng qua có lời dặn lại, chú em đừng bao giờ uống say quá, chỉ những người sầu muộn mới uống say thôi.
    Ông đi rồi, chỉ còn lại Phi và con bìm bịp, thấy nó cứ thắc thỏm mổ cái mỏ vào mấy nan tre, tưởng nó đói, Phi đi bắt rắn mối cho nó ăn. Nhưng nó không ăn, cả đêm kêu thê thiết, những tiếng bíp bíp nhỏ xuống cái xóm Rạch Chùa từng giọt như giọt máu. Phi giở cửa ***g, con bìm bịp đập cánh xao xác, đứng niễng đầu nhìn anh buồn lắm, sao anh ngồi đây mà tía tôi đâu? Phi cười buồn bã, ước gì tao biết được bây giờ tía đang ở đâu. Tía thấy tao buồn nên để mầy ở lại,nhưng rồi lúc ông già bé nhỏ ấy buồn, ai kêu nước lớn cho ông nghe.
    Từ đấy, ông già Sáu Đèo chưa một lần trở lại. Từ đấy, giữa biển người mênh mông, Phi gặp biết bao nhiêu gương mặt, cùng cười đùa với họ, hát cho họ nghe, cùng chạm ly uống đến say... Nhưng không ai nhắc Phi cắt tóc đi, đàn ông đàn ang ai để tóc dài.
    Biển người thì mênh mông vậy..../.
  7. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    12. Biển Người Mênh Mông
    Chỗ sân ấy hồi hè tụi con nít còn cò cò, u hơi, vậy mà mới vài ba trận mưa mùa đã mênh mông nước. Rồi bèo lấm tấm xanh, rau ngổ, rau muống mọc đầy, vươn những cái ngọn non nhuốt, trắng phau phau. Từ ngoài đường vào khu nhà thuê chỉ còn một lối nhỏ lát gạch Tàu rêu trơn tuột. Dặn hoài, nhưng đêm qua, ông già Sáu Đèo lại trợt chân.
    Ông còn ngồi loay quay ngoi ngóp dưới sân bèo thì vừa lúc Phi về, anh hỏi, trời đất, làm gì ngồi đây. Ông Sáu cười, hàm răng rống trơ, móm mém, "Qua chờ chú em về". Phi nắm tay đỡ ông dậy, xốc ông lên vai như xốc một đứa bé lên mười. Ông già dụi cái mặt già nua vào tóc anh, biểu:
    - Chú em, tóc dài rồi, sao không chịu đi cắt đi, thanh niên để vậy coi bầy hầy lắm.
    Phi không nói gì hết, lòng anh lặng đi, nghe nhói ran cả ngực mà không biết niềm nhớ nó đang cựa quậy chỗ nào. Lâu lắm rồi mới có người nhắc anh chuyện tóc tai.
    Hồi ngoại Phi còn sống, thấy tóc anh ra hơi liếm ót bà đã cằn nhằn: "Cái thằng, tóc tai gì mà xấp xãi, hệt du côn". Phi cười, "Con làm nghệ sỹ, tóc phải dài chút đỉnh chớ, ngoại". Ngoại anh nạt, "Người ta nhìn nghệ sỹ là nhìn tài, nhìn tánh chứ nhìn mái tóc sao?". Phi không cãi nữa, cầm mấy ngàn chạy đi, lát sau đem cái đầu tóc mới về.
    Nói cho cùng, anh không nghe lời ngoại thì nghe ai bây giờ.
    Phi sinh ra đã không có ba, năm tuổi rưỡi, má Phi cũng theo chồng ra chợ sống. Phi ở với bà ngoại, chiu chít quanh quẩn bên chân bà như gà mẹ gà con. Thấy Phi suốt ngày tha thủi một mình, ngoại biểu đi hàng xóm chơi, Phi lắc đầu, "Đi đâu ai người ta cũng bảo giống ông Hiểu nào, trưởng đồn Vàm Mấm nào á. Con với ổng nước lã, người dưng mà, ngoại?" Ngoại không nói gì, lặng lẽ ngồi đương thúng, dường như trong mình có chỗ nào đó đau lắm, nhói lắm.
    Phi mười, mười lăm tuổi đã biết rất nhiều chuyện. Thì ra, đã không còn cách nào khác, má mới bỏ Phi lại. Sau giải phóng, ba Phi về, xa nhau biền biệt chín năm trời, về nhà thấy vợ mình có đứa con trai chưa đầy sáu tuổi, ông chết lặng. Cũng như nhiều người ở Rạch Vàm Mấm này, ông ngờ rằng má Phi chắc không phải bị tên đồn trưởng ấy làm nhục, hắn lui tới ve vãn hoài, lâu ngày phải có tình ý gì với nhau, nếu không thì giữ cái thai ấy làm gì, sinh ra thằng Phi làm gì. Ngoại Phi bảo, "Tụi bây còn thương thì mai mốt ra tỉnh nhận công tác, rủ nhau mà đi, để thằng Phi lại cho má".
    Sau này ngoại hỏi Phi, ngày xưa ngoại tính vậy con có buồn không, Phi cười, làm gì mà buồn, ngoại. Nếu chuyện con ở lại làm cho hết thảy mọi người đều đề huề vui vẻ thì con cũng vui chớ.
    Má cũng hay về thăm Phi, thường là về một mình. Tất bật, vội vã, không làm gì cũng vội vã. Lần nào cũng hối hả kéo Phi vào lòng hỏi còn tiền xài không, lúc rày học hành thế nào, có tiếp ngoại vót nan không, sao mà ốm nhom vậy? Rồi từ từ má chỉ hỏi anh chuyện tiền xài thôi.
    Hết cấp hai, Phi lên thị xã mướn nhà trọ học, một năm mấy lần lại nhờ má đi họp phụ huynh. Gặp bữa mưa thì trèo lên mái nhà thông máng xối, khi thì tiếp má khiêng mấy tấm dal lót sân sau, thấy gì làm nấy như ở nhà mình. Ba Phi thì hội họp, công tác liên miên, Phi ít gặp. Ông thay đổi nhiều, tướng tá, diện mạo, tác phong nhưng gặp Phi, cái nhìn vẫn như xưa, lạnh lẽo, chua chát, lại như giễu cợt, đắng cay. Mà, ba thì dứt khoát không nhìn con như vậy. Ông hay chê Phi với má, "Cái thằng, lừ đừ lừ đừ không biết giống ai" (còn có thể giống ai?). Hết lớp mười, Phi vừa học vừa tìm việc làm thêm. Má anh rầy, "Bộ má nuôi không nổi sao?" Phi cười, "Má còn cho mấy đứa em, phải lo cho tụi nó học cao hơn nữa. Tự mình con sống cũng được, má à. Hồi con mới vài ba tháng tuổi, lúc biết lật, có khi quăng cái đít không qua, không phải ngoại đã biểu má đừng đỡ tiếp để sau này làm việc gì con cũng tự làm được đó sao". Rồi Phi thôi học đi theo đoàn hát, má anh giận tím ruột bầm gan, "Ai đời ba mầy làm tới chức phó chủ tịch, không lẽ không lo cho mầy một chỗ làm tử tế, sao lại vác cây đờn đi hò hát lông bông. Làm vậy khác nào làm ổng mất mặt". Chỉ ngoại Phi là không rầy, ngoại anh hỏi, "Bộ làm nghề đó vui lắm hả con? Thoải mái chớ gì? Phải rồi, hồi xưa má con đẻ rớt con trên bờ mẫu, mở mắt ra đã thấy mênh mông trời đất rồi, bây giờ bị bó buộc con đâu có chịu". Phi chỉ cười cười mà không nói. Hồi còn ở đoàn cải lương Bông Tràm thì vui, đóng vai quân sỹ cũng vui, rồi đoàn giải thể, phía bên ca múa nhạc nhận Phi về, mùa nắng thì đi nông thôn, mưa ở lại thị xã, bạn đồng nghiệp rủ Phi đi hát rong ở mấy quán nhậu, nhà hàng, chạy show đám tang, đám cưới... Chỉ thiếu điều ôm cái thùng kẹo kéo ra ngoài đầu chợ vừa hát vừa rao thôi. Mà, ban đầu thấy ê chề, tủi cực lắm. Bây giờ thì không bỏ được, vì được sống tự do tự tại, được hát để vợi nỗi lòng chứ không hẳn vì đôi ba chục ngàn bồi dưỡng mỗi đêm. Nếu không có hợp đồng đi hát xa thì ba giờ chiều Phi vác cây đờn ra quán đến tận hai ba giờ khuya mới về, lúc về đã say. Thì khách người ta mời mỗi bàn mấy ly nào bia, nào rượu trộn lẫn lại làm gì mà không say. Say rồi hát nghêu ngao trên đường về. Nhờ vậy, mà người ở xóm lao động nghèo nầy biết thằng Phi "nghệ sỹ" vẫn còn ở đây, trong căn nhà cửa trước lúc nào cũng khép im ỉm. ở trong cái tổ bê bối của mình, Phi ngủ vùi đến trưa hôm sau. Ngoại biểu anh cưới vợ hoài, nhưng Phi nghĩ mãi, có ai chịu đựng được anh chồng lang thang say xỉn như mình, hồi còn là một hòn máu thoi thót anh đã làm khổ bao nhiêu người rồi, bây giờ lấy vợ không phải lại làm khổ thêm một người nữa sao?
    Rồi ngoại Phi nằm xuống dưới ba tấc đất, đôi bông tai bằng cẩm thạch ngoại để dành cho cháu dâu vẫn còn nằm im trong hộc tủ thờ. Còn một mình, anh đâm ra lôi thôi, ba mươi ba tuổi rồi mà sống lôi thôi, ba mươi ba tuổi rồi mà còn nghèo hoài. Nhiều bữa trời mưa thức dậy thì không thấy đôi dép đâu, cái thau nhựa bể vành dành để giặt đồ đủng đỉnh trôi lại. Bèo theo nước mơn man mấy cái chân giường. Ngó cảnh nhà, Phi tự hỏi, mình sống bê bối từ hồi nào vậy cà. Từ hồi nào thì phong trần, bụi bặm, khắc khổ, ăn bận lôi thôi, quần Jean bạc lổ chổ, lai rách te tua, áo phông dài quá mông, râu ria rậm rạp, móng tay dài, tóc dài. Từ hồi nào muốn soi kiếng phải lấy tay vẹt mớ râu tóc ra như người ta vẹt bụi ô rô.
    Không biết, có ai la rầy, có ai để ý đâu mà biết. Má anh lâu lâu lại, hỏi anh đủ tiền xài không, bà có nhìn anh nhưng không quan tâm lắm chuyện ăn mặc, tóc tai. Ngoài ngoại ra, chỉ có ông già Sáu Đèo nhắc anh chuyện đó.
    Ông già Sáu mới dọn lại thuê một căn chung vách với nhà Phi. Ông cũng nghèo, lúc chuyển đến đồ đạc chỉ gói gọn bốn cái thùng cáctông, dọc đường rớt đâu mất một thùng đựng mùng mền quần áo nên chỉ còn bộ đồ duy nhất dính da. Ai cũng ái ngại, ông Sáu phủi tay cười, "Thôi, của đi thay người, ba thứ đó mà nhằm gì, mất con quỷ này mới tiếc". Ông chỉ tay vô cái ***g trùm vải xanh. Giở ra nhìn thấy một con bìm bịp chỗ nào cũng đen trủi, trừ đôi cánh màu xám. Đám trẻ xúm lại, bảo nhau "Ngộ quá ha. Nó hót làm sao?". "Bậy, bìm bịp đâu có hót, nó kêu, tiếng của nó phát ra từ trong cổ họng nầy nè. Giọng nó ấm lắm, tiếng kêu phát ra từ tấm lòng mà. Mấy con chim há mỏ ra hót lách chách thấy vậy chớ không chân tình đâu, rồi ông già dừng lại, nuốt nước miếng, hạ giọng, con người ta cũng vậy thôi hà". Đám trẻ nấn ná chờ hoài, mãi con bìm bịp mới cất tiếng kêu, tụi nó tiu nghỉu, "Kêu gì buồn thấu trời". Ông già cười hỉ hả, "Buồn hả, buồn chớ sao không. Trời sanh ra cho nó con mắt đỏ như khóc vầy không buồn sao được".
    Lúc đó, Phi vừa ngủ dậy, đứng lặng, lắng nghe tiếng bìm bịp buồn buồn xa vời vợi trong ánh nắng chiều, Phi nhớ triền dừa nước xanh miết ở trước nhà ngoại mình, nhớ đứt ruột. Lúc đó, ông già đang mặc độc cái quần tà lỏn đã xoăn cón ngồi giặt bộ đồ kaki màu *** ngựa, thân hình nhỏ quắt quằn quặt, chép miệng, "Con trời vật nầy lại kêu bậy, giờ nầy con nước đang chuẩn bị ròng sát đáy. Qua rành con nước tháng ba nầy quá mà. Nó bỏ sông lâu quá rồi. Chú em mầy nhớ quê hả ?". Phi gật đầu. Ông già rủ, "Vậy chút nữa qua nhà qua nhâm nhi mấy ly chơi". Phi không ngần ngại, nhận lời. Người ta buồn nhất, cô đơn nhất là khi ngủ dậy. Và khi ngoài trời đang nắng ráo mà không biết phải đi đâu, về đâu.
    Nhà ông Sáu có sẵn rượu, nhưng ông bảo không phải ông ghiền, sẵn rượu để gặp tri âm nhâm nhi chút chơi, "Qua thích chú em qua mới mời". Đi lại vài ly, ông già hỏi:
    - Chú em đang đau ở trong tâm phải hôn? Chỉ có người đau mới uống từng chút như vầy.
    Phi cười, anh vốn ít lời, lại không thích kể lể chuyện mình. Ông già lại không ép, ông nói nỗi buồn như cái ao, càng đào càng sâu, ai ác làm gì. Mà, cái ông già nầy chắc cũng đang đau, cũng uống từng chút một đó chớ. Và uống tới chừng nào đó, ông già còn gõ chén ca "Chớ bìm bịp kêu nước lớn chớ em ơi. Buôn bán không lời... chớ buôn bán không lời... chèo chống mỏi mê...". Giọng ông già nghẹt mũi tựa như khóc. Rồi ngoảnh ra sân vắng, ông già chắc lưỡi, cha, tới sáng mai không biết đồ có khô kịp không đây. Phi về lục lọi cho ông vài ba cái quần tây với áo lẻ, lúc trở qua đã thấy ông già, treo bộ đồ trước mặt, vừa uống vừa quạt, dáng điệu vừa trịnh trọng vừa nhẹ nhàng, nâng niu như đang quạt cho người yêu mình.
    Sáng sau, lúc Phi còn đang ngủ thì ông già Sáu vỗ vách, "Qua đi đây, chú em nhớ dòm chừng con quỷ sứ dùm qua nghen". Phi chợt tỉnh, bàng hoàng, đó là lúc anh đang mơ màng nghe tiếng mưa long tong trên mái nhà, Phi đang thèm ai đó gọi mình thức dậy. Đợi qua cơn xúc động thì ông già đã đi xa rồi.
    Ông Sáu Đèo làm nghề bán vé số, có tối ông gặp Phi ở ngoài quán. Lúc thì cho hay, sao phơi giày mà để mưa ướt mem vậy. Sao đồ ăn không chịu đậy kỹ, để mèo vô ăn hết cá chiên rồi, nó còn tha cái đầu qua nhà qua. Nhưng lần nào ông cũng đứng nghe anh hát, hết bản, vỗ tay xong, ông cũng "boa", không phải cái kiểu kẹp tờ giấy bạc giữa hai ngón tay rồi phe phẩy trước mặt anh, ông từ tốn rút trong túi ra tờ giấy bạc hai ngàn, nhét vào túi Phi rồi cài nắp túi cẩn thận. Trân trọng như trân trọng người nghệ sỹ.
    Trời trở chướng, ông Sáu than đau nhức mình. Phi qua nhà cạo gió cho ông. Lần theo những chiếc xương gồ ra trên thân mình nhỏ thó, ốm teo, Phi buột miệng "Bác Sáu ốm quá". Ông già Sáu cười, "Tính chết mấy lần rồi, nhưng còn mắc nợ đời. Nợ thì phải trả chớ bỏ đi đâu. Thứ nhất là nợ con quỷ sứ nầy nè, tội nghiệp". Ông kể, có lần định đem con bìm bịp cho người ta. Cậu đó cũng tử tế lắm, bữa đó nhậu cườm cườm, qua với nó mới bàn về rượu. Qua nói chuối hột mà ngâm rượu uống say lúc nào không biết, nó cãi, bìm bịp ngâm rượu mới thiệt là ngon. Qua thôi. Sau nầy có ông cán bộ giàu lắm, mua vé số của qua hoài, nghe kể có con bìm bịp, ổng xin, qua đem lại, nhưng cả tuần nó không kêu tiếng nào, thấy qua lại thăm, nó nhìn đứt ruột lắm. Qua xin lại, đem về, những thứ quê mùa như nó, ở nhà lầu thì không cất tiếng được". Ông biểu, "Sống một mình thì buồn lắm, chú em nên nuôi con gì đó, con... vợ thì tốt nhất, nếu chưa tính chuyện đó được thì nuôi chó, mèo, chim chóc. Đừng nuôi sáo, nuôi sáo kết cục rồi cũng chia ly hà, nó hay sổ ***g, chết yểu. Kiếm thứ dân dã mà nuôi, để nhớ quê, nhớ gốc rễ mình, để đi đâu cũng muốn về nhà. Như qua, nhiều lúc phò con bìm bịp nầy như phò bà già vợ vậy mà vui". Đi bán ở đâu, lâu lâu ông cũng tạt về nhà, quăng mấy con cá ươn cho "con quỷ sứ", xong rồi từ giã, "Tía đi nghen". Trời mưa dầm, ông già đội áo đi kiếm cóc, rắn mối cho nó ăn. Vui buồn gì cũng tía tía con con. Có đêm con bìm bịp kêu suốt, những tiếng bịp bịp ngắn ngủn buồn thiu thỉu, ông bảo với Phi, nó nhớ sông đó. Lúc nào qua thấy nhớ sông nó đều kêu như vậy. Ông kể, hồi trẻ, ông toàn sống trên sông, ông có chiếc ghe, hai vợ chồng lang thang xứ nầy xứ nọ. Gặp mùa lúa thì gặt mướn, gặp vịt bầy đổi đồng thì chở thuê gặp rẫy bí, rẫy khóm thì mua về bán lại chợ nổi Cà Mau, nước ngược cắm sào đậu lại thổi cơm, bìm bịp kêu, nước bò lên bãi, ông cho ghe ra bến. Cuộc sống nghèo vậy mà vui lắm. Phi hỏi, "Vậy bác Sáu gái đâu rồi ?" Ông già rên khẽ, "Chú mầy cạo mạnh tay làm qua đau quá". Ông quay lại, gương mặt ràn rụa nước mắt, Phi giật mình, hỏi quýnh quáng, "Con làm bác đau thật à, chỗ nào vậy bác?". ừ, cái chỗ nầy, chú mầy không làm qua hết đau được đâu. Ông già Sáu mếu máo chỉ về phía tim. "Cổ đi rồi. Sống khổ quá nên cổ bỏ qua. Cổ lên bờ, không từ giã gì hết, bữa đó đúng là qua bậy, qua nhậu xỉn quá trời, rồi cũng có cự cãi mấy câu, cảnh nhà không con nên sanh buồn bực trong lòng, qua có hơi nặng lời, cổ khóc. Lúc thức dậy thì cổ đã đi rồi. Qua đã tìm gần bốn mươi năm, dời nhà cả thảy ba mươi ba bận, lội gần rã cặp giò rồi mà chưa thấy. Kiếm để làm gì hả ? Để xin lỗi chớ làm gì bây giờ. Mà, kiếm hoài không gặp, qua sợ mình mắt dở rồi nên nhìn không ra cổ, tới chết không biết có gặp được không". Ông Sáu ngừng lại, lấy tay quệt nước mắt, "Cái con bìm bịp quỷ nầy nó cũng bỏ qua mấy lần nhưng ngủ một đêm trên đọt dừa nó lại quay về. Sao cổ không quay lại?". Phi không biết. Không biết.
    Vì không biết nên ông già phải đi tìm để hỏi cho ra. Rồi một bữa, ông bày ra bữa rượu để từ giã Phi, ông bảo đã ở đây một năm hai tháng mười chín ngày rồi, ngõ nào cũng đi hẻm nào cũng tới mà người thương đâu chưa thấy. Phi hỏi ông sẽ đi đâu mà cảm giác giọng mình đang run rẩy. Ông Sáu cười, "Cha, để coi, chỗ nào chưa đi thì đi, còn sống thì còn tìm. Qua nhờ chú em một chuyện, chú em nuôi dùm qua con quỷ sứ nầy. Qua yếu rồi, sợ có lúc giữa đường lăn ra chết, để con "trời vật" nầy lại không ai lo. Qua tin tưởng chú em nhiều, đừng phụ lòng qua nghen". Phi dạ. Ông dặn đi dặn lại, con bìm bịp nầy ăn tạp lắm, nó khoái ăn cá ươn, cá chết, chú em mầy đừng có sợ nó hư bụng, nó sành ăn ******. Cũng đừng chấp nê mấy thứ hư thúi đó, cho dù ăn gì thì nó cũng kêu hay, như con người ta vậy, nhìn nhau phải nhìn mặt tốt của nhau. Mai mốt nó đẻ trứng, chú em lấy giấu đi, để nó thấy mấy cái trứng mồ côi nó tủi. Hai người ngồi ở sân sau, dưới một đêm trăng sáng, trăng đầy. Có lần ông bảo, sướng nhất là được uống rượu dưới trăng.
    - Chú mầy uống đi, buồn gì, hai đứa mình có duyên gặp đây, có phải là vui biết bao nhiêu không? Nhưng qua có lời dặn lại, chú em đừng bao giờ uống say quá, chỉ những người sầu muộn mới uống say thôi.
    Ông đi rồi, chỉ còn lại Phi và con bìm bịp, thấy nó cứ thắc thỏm mổ cái mỏ vào mấy nan tre, tưởng nó đói, Phi đi bắt rắn mối cho nó ăn. Nhưng nó không ăn, cả đêm kêu thê thiết, những tiếng bíp bíp nhỏ xuống cái xóm Rạch Chùa từng giọt như giọt máu. Phi giở cửa ***g, con bìm bịp đập cánh xao xác, đứng niễng đầu nhìn anh buồn lắm, sao anh ngồi đây mà tía tôi đâu? Phi cười buồn bã, ước gì tao biết được bây giờ tía đang ở đâu. Tía thấy tao buồn nên để mầy ở lại,nhưng rồi lúc ông già bé nhỏ ấy buồn, ai kêu nước lớn cho ông nghe.
    Từ đấy, ông già Sáu Đèo chưa một lần trở lại. Từ đấy, giữa biển người mênh mông, Phi gặp biết bao nhiêu gương mặt, cùng cười đùa với họ, hát cho họ nghe, cùng chạm ly uống đến say... Nhưng không ai nhắc Phi cắt tóc đi, đàn ông đàn ang ai để tóc dài.
    Biển người thì mênh mông vậy..../.
  8. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    13. Ba bé Ngoan về
    Bé Ngoan tháng nào cũng nhận được thư của ba nó. Nhất là tháng nầy, nó nhận được hai lá thư liền, thư trước hỏi tình hình học tập, nó viết gửi đi, rằng năm nay nó được học sinh tiên tiến, lẽ ra phải xuất sắc kia, nhưng thi môn văn chỉ được điểm bốn thôi. Môn văn bốn điểm là tại vì học kỳ nầy cô giáo ra đề biểu tả "ba em và công việc hàng ngày", "mà con đâu có biết mặt ba, đâu có biết hàng ngày ba làm gì đâu", trong dòng chữ nguệch ngoạc dường như giận dỗi. Thư đi thư lại ba nó viết: "Chừng nào bé Ngoan đúng 10 tuổi sẽ được gặp ba". Nó nôn nao chờ đợi cái ngày đó quá trời
    Bé luôn luôn chờ đợi cái ngày ba về. Có ba rồi, sẽ có người đánh bé khi bé lì, có người khen bé khi bé được điểm mười. Ba sẽ dạy bé cách làm cho mẹ vui để mẹ không khóc một mình nữa, bé Ngoan luôn luôn nghĩ vậy.
    Bé Ngoan dễ thương y như tên của nó. Năm giờ sáng, Ngoan đi chợ mua giá, mua bánh lọt về cho má bán điểm tâm sáng. Tánh sợ ma, chuyến đi bé toàn chạy chuyến về, trời sáng nắng vẫn chạy lụi đụi vì sợ trễ giờ má dọn hàng. Buổi sáng, bé Ngoan vừa bưng bê tiếp má vừa học bài. Buổi chiều đi học về tới nhà là xách cái thùng cũ mèm tí teo xuống nhà ăn huyện đội xin cặn heo. Ngoan không bao giờ vòi vĩnh má đòi đồ chơi, đòi keo bánh. Bé chỉ đòi được gặp ba thôi. Bạn bé ai cũng có ba hết, thiệt đó.
    Hồi lớn lên tới giờ, bé Ngoan chưa hề gặp ba. Má kể, ba đi làm ăn lâu lắm, khi nào Ngoan lớn ba sẽ về. Nghe nói vậy, bé chạy lại coi kiếng, bé hỏi má, "Con giống ba phải hôn, má?". Ngoan mặt vuông, nhìn vào thấy ngay đôi mày rậm như hai con sâu róm đậu im lìm, đen như mực tàu. Hai con sau chỉ lọ mọ bò khi bé cười. Bé cũng không giống mẹ ở cái cổ, cái cổ bé ngắn còn cổ của mẹ thì trắng và cao. "Mình nhât" đinh giống ba", Ngoan quả quyết.
    Tư khi về nhà, má cất cái quán bên chân cầu, đằng trước huyện đội nên có nhiều chú bộ đội vào uống café. Ngoan thân nhất là chú Quang. Chú Quang còn trẻ nhưng để hàng rau rậm ơi là rậm cộng với nước da đen bóng nên trông hơi già. Ngoan học toán thì hơi đi...tệ, chú Quang kem cho khá lên. Ngoan học văn cũng không giỏi, chú Quang mua sách biểu Ngoan đọc. Bé Ngoan siêng học nhưng lại không sáng dạ lắm. Có bữa chú Quang đi công tác về, không thấy bé Ngoan nhảy ra lúng tứng, hai vẫy dịu quặt, miệng hò reo như mỗi lần chú bước chân qua cửa. Chú lạ quá, hỏi bé Ngoan đi đâu rùi cà, má chỉ trong buồng. Bé Ngoan đang ngồi khóc. Chú Quang cười, "Con trai ai mà khóc?", Be Ngoan nói trong từng tiếng nất ngắn:
    -Thầy con nói năm nay con học yếu hơn năm rồi. Con sợ quá hà. Ba con mà hay được chắc hỏng thương con nữa.
    Chú Quang bật cười:
    -Sao lại không?
    Bé Ngoan cúi mặt giấu đôi mắt ướt nhẹp:
    - Thiệt mà, chú.
    - Bậy - Chú Quang bảo - không có đâu mà. Làm con trai phải mạnh mẽ, thiệt là mạnh mẽ cho má nương tựa chớ, ai mà khóc.
    Vài hôm sau, bé Ngoan nhân được thư ba, ba viết dù Ngoan có học thế nào thì ba cũng thương, nhưng ba lúc nào cũng mong con học giỏi, học giỏi mới thành tài, mới giúp ích cho nhiều người. Bé Ngoan cươi hơn hớn chạy di khoe thư ba với má, với chú Quang. Má nhìn chú Quang. Chú Quang vỗ đâu Ngoan cười. Có thể má cũng cười nhưng má hay cười một mình cũng như hay khóc một mình, má giấu không cho Ngoan biết. Ngoan không thíc vậy, Ngoan thích như chú Quang hơn, phải cười vang như vậy người khác mới biết chớ.
    Chú Quang hay đi công tác lâu ngày, những lúc như vậy bé Ngoan mới thấy mình thương chú lắm. Thương mới nhớ chớ. Lúc chú về, bé Ngoan biểu chú mai mốt đừng có đi nữa. Chú bảo đâu có được, chú có nhiệm vụ mà. Bé Ngoan bày ra nói với chú bao nhiêu là chuyẹn, bé muốn chũng câu chuyện ấy sẽ giúp chú đừng đi đâu xa nữa. Trong muôn vàn câu chuyện đó, có chuyện rằm tháng hai này, khi Ngoan tròn 12 tuổi, ba Ngoan sẽ trở về. Bé kể chuyện đó xong, thấy chú Quang buồn, Ngoan ôm cổ chú, lúc lắc cái đầu chú:
    -Chú đừng có buồn, dù ba con về, con cũng thương chú như vầy luôn, thương hoài thương huỷ.
    Bé Ngoan chờ tới cái ngày đó dữ lắm. Bé lav('' ghế trèo lên lột lịch hoài. Bữa nay mùng mười, mười một, mười hai... ban đêm, bé ra ngoài sân ngó lên trời, đinh ninh rằng, "Ba sẽ về trong cái đêm trăng tròn ủm giống y cái tô". Bây giờ trăng vẫn con méo xẹo. Mẹ nói mẹ sẽ làm sinh nhật cho bé Ngoan, sinh nhật giống y trong phim vậy, có cắt bánh, có thổi đèn, có hái bài ca sinh nhật (nếu không ai thuộc thì có thể bỏ khoản này). Bé chờ tới mức nằm mơ luôn. Chiêm bao cũng thấy bánh, thấy ba, mà khong, chỉ thấy cái lưng ba thôi thì đã giật mình thức dậy, tiếc thiệt.
    Tiếc thêm một chuyện nữa, chú Quang lại đi công tác, chú nói không biết kịp về ngày sinh nhat bé ngoan không. Nhưng dù về trễ, thế nào chú cũng tặng Ngoan một món quà đặc biệt. Bé Ngoan hơi buồn một chút rồi thôi, mai nữa là đã rằm.
    Sinh nhật bé vui thật là vui, má cho Ngoan mặc bộ đồ mới mặt có một lần hôm tết. Má mời đám trẻ cùng xóm về, tụi nó không hát, không múa, chỉ giỡn với ăn. Nhưng cũng vui. Mấy chú bộ đội xuống, tăng cho Ngoan nào là xe hơi, súng lục (tất nhiên là bằng nhựa) bảnh phải biết. Tiệc tan, mấy chú về, bạn bé Ngoan cũng về. Khuya rồi, phải về nhà ngủ chớ. Má nói:
    "Chắc bữa nay chú Quang không về đâu". Ngoan không chịu cho má đóng cửa, "Con chờ ba, má. Ba biên thư nói đúng hôm nay sẽ về. Má đóng cửa, ba vô nhà hỏng được rồi sao?". Lần đầu tiên má bật khóc trước mặt Ngoan, má nghĩ chắc phải nói thật với Ngoan rằng, ba sẽ không bao giờ về được nữa đâu... Ngoan lạ lắm, ba sắp về, má không mừng, không cười thì thôi làm gì phải khóc. Người lớn mà khóc gì.
    Ngoan chờ mãi, chờ hoài. Khuya thật là khuya, trăng đã lên ngay trên đỉnh đầu bé, trăng tròn ơi là tròn, sáng ơi là sáng nhưng ba vẫn chưa về. Lúc Ngoan quay lưng vào Ngoan nghe thấy tiếng chân người gấp rãi chạy trên cầu. Rồi bóng chú Quang hiện ra cửa, giày chú đầy bụi, quần chú quệt vào đám cỏ loằn ngoằn nhửng vệt nước. Chú ôm bé Ngoan vào lòng, nâng bé lên bằng đôi tay rắng rỏi, quay bé mấy vòng thiếu điều chóng mặt luon, chú nói to:"Con có thích gọi chú bằng ba không. Ba về rồi nè". Ngoan dụi mũi vào mái tóc dầy, to ấm của chú, mũi nó ướt mù sương. Sau nầy, nó sẽ không bao giờ nhớ tới ba nữa, ba không giữ lời, nó chỉ thương chú Quang thôi. Ngoan khẽ gọi:
    -Ba, ba Quang.
    -Gì-Chú Quang lật ngửa nó ra-Con vừa nói gì đó, nói lại nghe.
    -Ba ơi! Ba!
    Ngoan vừa nói vừa cười khanh khách. Chú Quang lại các dốc ngửa Ngoan trên vai quay mòng mòng. Trong cái nhìn chỏng ngược, Ngoan thấy má đứng chổ góc nhà, má cười mà nước mắt má rơi. Ngoan thíc má như vậy hơn, như vậy mới giống chú Quang. Ngoan kêu lớn:
    - Má ơi! Ba ơi!
    Vậy là mình có gia đình rồi, Ngoan thầm reo lên trong lòng, hồi học lớp hai, cô giáo dạy, nhà có ba, có má, có mình là thành một gia đình. Ô vui quá!
  9. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    13. Ba bé Ngoan về
    Bé Ngoan tháng nào cũng nhận được thư của ba nó. Nhất là tháng nầy, nó nhận được hai lá thư liền, thư trước hỏi tình hình học tập, nó viết gửi đi, rằng năm nay nó được học sinh tiên tiến, lẽ ra phải xuất sắc kia, nhưng thi môn văn chỉ được điểm bốn thôi. Môn văn bốn điểm là tại vì học kỳ nầy cô giáo ra đề biểu tả "ba em và công việc hàng ngày", "mà con đâu có biết mặt ba, đâu có biết hàng ngày ba làm gì đâu", trong dòng chữ nguệch ngoạc dường như giận dỗi. Thư đi thư lại ba nó viết: "Chừng nào bé Ngoan đúng 10 tuổi sẽ được gặp ba". Nó nôn nao chờ đợi cái ngày đó quá trời
    Bé luôn luôn chờ đợi cái ngày ba về. Có ba rồi, sẽ có người đánh bé khi bé lì, có người khen bé khi bé được điểm mười. Ba sẽ dạy bé cách làm cho mẹ vui để mẹ không khóc một mình nữa, bé Ngoan luôn luôn nghĩ vậy.
    Bé Ngoan dễ thương y như tên của nó. Năm giờ sáng, Ngoan đi chợ mua giá, mua bánh lọt về cho má bán điểm tâm sáng. Tánh sợ ma, chuyến đi bé toàn chạy chuyến về, trời sáng nắng vẫn chạy lụi đụi vì sợ trễ giờ má dọn hàng. Buổi sáng, bé Ngoan vừa bưng bê tiếp má vừa học bài. Buổi chiều đi học về tới nhà là xách cái thùng cũ mèm tí teo xuống nhà ăn huyện đội xin cặn heo. Ngoan không bao giờ vòi vĩnh má đòi đồ chơi, đòi keo bánh. Bé chỉ đòi được gặp ba thôi. Bạn bé ai cũng có ba hết, thiệt đó.
    Hồi lớn lên tới giờ, bé Ngoan chưa hề gặp ba. Má kể, ba đi làm ăn lâu lắm, khi nào Ngoan lớn ba sẽ về. Nghe nói vậy, bé chạy lại coi kiếng, bé hỏi má, "Con giống ba phải hôn, má?". Ngoan mặt vuông, nhìn vào thấy ngay đôi mày rậm như hai con sâu róm đậu im lìm, đen như mực tàu. Hai con sau chỉ lọ mọ bò khi bé cười. Bé cũng không giống mẹ ở cái cổ, cái cổ bé ngắn còn cổ của mẹ thì trắng và cao. "Mình nhât" đinh giống ba", Ngoan quả quyết.
    Tư khi về nhà, má cất cái quán bên chân cầu, đằng trước huyện đội nên có nhiều chú bộ đội vào uống café. Ngoan thân nhất là chú Quang. Chú Quang còn trẻ nhưng để hàng rau rậm ơi là rậm cộng với nước da đen bóng nên trông hơi già. Ngoan học toán thì hơi đi...tệ, chú Quang kem cho khá lên. Ngoan học văn cũng không giỏi, chú Quang mua sách biểu Ngoan đọc. Bé Ngoan siêng học nhưng lại không sáng dạ lắm. Có bữa chú Quang đi công tác về, không thấy bé Ngoan nhảy ra lúng tứng, hai vẫy dịu quặt, miệng hò reo như mỗi lần chú bước chân qua cửa. Chú lạ quá, hỏi bé Ngoan đi đâu rùi cà, má chỉ trong buồng. Bé Ngoan đang ngồi khóc. Chú Quang cười, "Con trai ai mà khóc?", Be Ngoan nói trong từng tiếng nất ngắn:
    -Thầy con nói năm nay con học yếu hơn năm rồi. Con sợ quá hà. Ba con mà hay được chắc hỏng thương con nữa.
    Chú Quang bật cười:
    -Sao lại không?
    Bé Ngoan cúi mặt giấu đôi mắt ướt nhẹp:
    - Thiệt mà, chú.
    - Bậy - Chú Quang bảo - không có đâu mà. Làm con trai phải mạnh mẽ, thiệt là mạnh mẽ cho má nương tựa chớ, ai mà khóc.
    Vài hôm sau, bé Ngoan nhân được thư ba, ba viết dù Ngoan có học thế nào thì ba cũng thương, nhưng ba lúc nào cũng mong con học giỏi, học giỏi mới thành tài, mới giúp ích cho nhiều người. Bé Ngoan cươi hơn hớn chạy di khoe thư ba với má, với chú Quang. Má nhìn chú Quang. Chú Quang vỗ đâu Ngoan cười. Có thể má cũng cười nhưng má hay cười một mình cũng như hay khóc một mình, má giấu không cho Ngoan biết. Ngoan không thíc vậy, Ngoan thích như chú Quang hơn, phải cười vang như vậy người khác mới biết chớ.
    Chú Quang hay đi công tác lâu ngày, những lúc như vậy bé Ngoan mới thấy mình thương chú lắm. Thương mới nhớ chớ. Lúc chú về, bé Ngoan biểu chú mai mốt đừng có đi nữa. Chú bảo đâu có được, chú có nhiệm vụ mà. Bé Ngoan bày ra nói với chú bao nhiêu là chuyẹn, bé muốn chũng câu chuyện ấy sẽ giúp chú đừng đi đâu xa nữa. Trong muôn vàn câu chuyện đó, có chuyện rằm tháng hai này, khi Ngoan tròn 12 tuổi, ba Ngoan sẽ trở về. Bé kể chuyện đó xong, thấy chú Quang buồn, Ngoan ôm cổ chú, lúc lắc cái đầu chú:
    -Chú đừng có buồn, dù ba con về, con cũng thương chú như vầy luôn, thương hoài thương huỷ.
    Bé Ngoan chờ tới cái ngày đó dữ lắm. Bé lav('' ghế trèo lên lột lịch hoài. Bữa nay mùng mười, mười một, mười hai... ban đêm, bé ra ngoài sân ngó lên trời, đinh ninh rằng, "Ba sẽ về trong cái đêm trăng tròn ủm giống y cái tô". Bây giờ trăng vẫn con méo xẹo. Mẹ nói mẹ sẽ làm sinh nhật cho bé Ngoan, sinh nhật giống y trong phim vậy, có cắt bánh, có thổi đèn, có hái bài ca sinh nhật (nếu không ai thuộc thì có thể bỏ khoản này). Bé chờ tới mức nằm mơ luôn. Chiêm bao cũng thấy bánh, thấy ba, mà khong, chỉ thấy cái lưng ba thôi thì đã giật mình thức dậy, tiếc thiệt.
    Tiếc thêm một chuyện nữa, chú Quang lại đi công tác, chú nói không biết kịp về ngày sinh nhat bé ngoan không. Nhưng dù về trễ, thế nào chú cũng tặng Ngoan một món quà đặc biệt. Bé Ngoan hơi buồn một chút rồi thôi, mai nữa là đã rằm.
    Sinh nhật bé vui thật là vui, má cho Ngoan mặc bộ đồ mới mặt có một lần hôm tết. Má mời đám trẻ cùng xóm về, tụi nó không hát, không múa, chỉ giỡn với ăn. Nhưng cũng vui. Mấy chú bộ đội xuống, tăng cho Ngoan nào là xe hơi, súng lục (tất nhiên là bằng nhựa) bảnh phải biết. Tiệc tan, mấy chú về, bạn bé Ngoan cũng về. Khuya rồi, phải về nhà ngủ chớ. Má nói:
    "Chắc bữa nay chú Quang không về đâu". Ngoan không chịu cho má đóng cửa, "Con chờ ba, má. Ba biên thư nói đúng hôm nay sẽ về. Má đóng cửa, ba vô nhà hỏng được rồi sao?". Lần đầu tiên má bật khóc trước mặt Ngoan, má nghĩ chắc phải nói thật với Ngoan rằng, ba sẽ không bao giờ về được nữa đâu... Ngoan lạ lắm, ba sắp về, má không mừng, không cười thì thôi làm gì phải khóc. Người lớn mà khóc gì.
    Ngoan chờ mãi, chờ hoài. Khuya thật là khuya, trăng đã lên ngay trên đỉnh đầu bé, trăng tròn ơi là tròn, sáng ơi là sáng nhưng ba vẫn chưa về. Lúc Ngoan quay lưng vào Ngoan nghe thấy tiếng chân người gấp rãi chạy trên cầu. Rồi bóng chú Quang hiện ra cửa, giày chú đầy bụi, quần chú quệt vào đám cỏ loằn ngoằn nhửng vệt nước. Chú ôm bé Ngoan vào lòng, nâng bé lên bằng đôi tay rắng rỏi, quay bé mấy vòng thiếu điều chóng mặt luon, chú nói to:"Con có thích gọi chú bằng ba không. Ba về rồi nè". Ngoan dụi mũi vào mái tóc dầy, to ấm của chú, mũi nó ướt mù sương. Sau nầy, nó sẽ không bao giờ nhớ tới ba nữa, ba không giữ lời, nó chỉ thương chú Quang thôi. Ngoan khẽ gọi:
    -Ba, ba Quang.
    -Gì-Chú Quang lật ngửa nó ra-Con vừa nói gì đó, nói lại nghe.
    -Ba ơi! Ba!
    Ngoan vừa nói vừa cười khanh khách. Chú Quang lại các dốc ngửa Ngoan trên vai quay mòng mòng. Trong cái nhìn chỏng ngược, Ngoan thấy má đứng chổ góc nhà, má cười mà nước mắt má rơi. Ngoan thíc má như vậy hơn, như vậy mới giống chú Quang. Ngoan kêu lớn:
    - Má ơi! Ba ơi!
    Vậy là mình có gia đình rồi, Ngoan thầm reo lên trong lòng, hồi học lớp hai, cô giáo dạy, nhà có ba, có má, có mình là thành một gia đình. Ô vui quá!
  10. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    14. CHIỀU VẮNG
    Nhà cậu Tư Nhớ cũng ở đó, xiêu xiêu giữa vườn thuốc Nam, quanh năm nồng nàn hương hoa cỏ. Nhưng cậu không có nhà, cậu đang dự đám tang trên Lung Dừa. Cậu ?ođuổi quỷ? trong đội đạo tỳ của Chữ thập đỏ xã. Gần mười lăm năm cầm đuốc múa quanh quan tài đến chai tay, lửa phà nám mặt, mấy lần ngậm dầu phun lửa bị sặc trối chết, càng lớn tuổi cậu càng tưng tửng, ai cũng nói, ổng bị sặc dầu quá trời đất như vậy mà không mát dây cũng uổng. Cậu nghèo, nhưng đèo bồng nuôi một thằng nhỏ mồ côi cha mẹ. Bình thường thì thằng Lụm kêu bằng tía, nhưng có lúc, kêu vậy cậu la thấu trời: "Mầy làm như tao già lắm vậy, kêu tao bằng anh đi, bằng thằng cũng được nữa?. Một tháng ăn cơm nhà chừng ba bữa, còn hai mươi bảy bữa cậu dọn vườn, chặt thuốc cho chùa nên được đãi cơm chay. Hết việc, cậu dắt thằng con lang thang làm mướn dài dài theo xóm, ăn cơm ở đó luôn. Đội đạo tỳ có việc thì hai cha con dùng cỗ đám tang, lắm lúc cậu về nhà biểu thằng Lụm: "Đổ nước mắm vô kho quẹt ăn. Tao ngán thịt heo thấu trời rồi?.
    Chỉ nhà dì Út Thu Lý là cậu không bao giờ lui tới. Hồi bà Hai má dì còn sống, ra đường chạm mặt, tránh không được, cậu mới mở miệng, giọng có một chút hằn học, một chút chua xót, một chút mỉa mai: ?oThưa má!?, rồi cậu cun cút đi thẳng. Những chiều ngang qua nhà, thấy bà Hai bắc cái ghế ngồi ngoài hàng ba là cậu cởi quần dài, tụt xuống mé kinh, lội qua khỏi đoạn đó mới ngoi ngóp lên bờ. Đám trẻ trong nhà thấy cảnh đó cười ngắt nghẻo, chỉ dì Út Thu Lý là chua xót ngẩn ngơ, người coi tưng tưng vậy mà giận dai ghê hen. Rồi dì tự hỏi, nếu mình là anh ấy, thì mình có giận không?
    Giận. Bởi gió kia, mưa kia, những mái nhà chiều chiều khói tỏa kia, người phụ nữ đang na cái bụng bầu lặc lìa qua ngõ kia, và những đứa trẻ kia, cả thằng Lụm? hết thảy đều làm cho người đàn ông đó nhớ một mái ấm đã bị tước đoạt của mình. Bởi nếu con cậu còn sống, bây giờ chắc nó cao hơn thằng Lụm. Những khi ngồi nhớ lại, cậu ứa nước mắt, ước gì mình được nhìn thấy nó một lần, một lần thôi, sau này có sặc dầu hay chết hụt dưới mương, có lẫn lộn việc này việc khác, dứt khoát cậu sẽ không quên hình bóng vợ con mình.
    Nhưng cả mơ ước đó cũng bị má vợ cậu, bà Hai cướp đi mất. Khi dì Ba Thu Lê để lòng thương cậu Tư Nhớ, roi đòn mấy cũng không cản được, bà đã nghiến răng trèo trẹo khi nhắc tới cậu, "thằng ăn cướp". Sinh cả thảy cả sáu người con chỉ có hai đứa con gái: dì Út Thu Lý vụng về, đểnh đoảng như trẻ con, vui buồn ra mặt; bà Hai dồn hết tình thương cho con gái Thu Lê vén khéo, nhu mì. Hồi đó, dì Ba mới hai mươi tuổi, trong lòng người mẹ, dì còn non nớt, dại khờ. Ai mà ngờ một bữa dì bỏ bà đi? Nhà cậu Nhớ cách nhà bà một quãng đường xóm, những bữa đi ngang qua nhà, bà Hai nghe giận nhói ngực khi thấy con gái mình khép nép đi cạnh chồng. Cái nhìn van lơn và hối lỗi của cậu Tư Nhớ nhỏ nhoi trước biển lửa giận hờn trong trái tim người mẹ. Không bảo nhau nhưng cả hai người đều hy vọng, dù lâu lâu lắm nhưng sẽ có một ngày bà tha thứ.
    Hồi đó, gia tài của hai người chỉ có căn nhà dựng trong vườn chùa với chiếc xuồng. Dì Ba hay cười, an ủi: "Anh buồn gì, xóm mình đâu chỉ nhà mình nghèo?". Dì làm bánh bò, sáng sớm hai vợ chồng chèo bán dọc theo các xóm ven đầm, buổi chiều họ xin rơm chở về gieo cải, trồng rau trên liếp nhỏ kế bên nhà. Dạo đó, người ta dồn về nơi này để theo những con rạch ngoắt ngoéo ra cửa sông Thầy Xúi vượt biển tìm đất hứa. Nhiều bữa thấy người ta lỡ đường, vơ vất ngoài bờ bụi, khổ sở với bầy muỗi lá, cậu Tư cho quá giang, cho ngủ lại, san sẻ ít chén cơm nguội. Cậu với dì không hỏi họ đi đâu, làm gì, hỏi họ cũng không nói thiệt, chỉ nghĩ trong bụng, xứ sở mình ở đây mà hổng ở, đi làm chi cho cực thân vậy không biết. Cho tới một bữa trên đường chở rơm về, cậu bị công an xã bắt vì tội đưa người vượt biên. Cậu Tư Nhớ có kêu oan nhưng các anh công an cười, hỏi bà già vợ thưa mà còn oan ức gì? Cậu nghẹn lời, ngỡ ngàng và đau xót.
    Lúc đó là tháng năm, đôi vợ chồng trẻ đang nôn nao đếm ngược từng ngày chờ đến sang giêng sẽ đón đứa con ra đời?
    Bốn mươi ba ngày sau cậu Tư được minh oan. Lúc về thì cỏ đã mọc xanh lối vào. Giồng cải bên nhà trổ bông, ngồng cao tới ngực. Lúc về, chuột cắn rơm làm ổ trong cái cà ràng trên bếp. Lúc về, người cũ không còn ở chỗ cũ, nhà lạnh ngắt, buồn xo. Cậu Tư Nhớ uất quá vác cây mác chạy tới nhà bà Hai đòi người. Bà đứng chận ở cửa, mặt thản nhiên, lạnh tanh như đồng, bảo ?oỞ đây không có gì liên quan tới cậu. Con tôi nó ra chợ ở rồi, còn con cậu hả? Ra bãi rác ngoài trạm xá xã mà kiếm". Cậu Tư Nhớ hoài, nhớ đời đời kiếp kiếp cái vẻ mặt chai đá của bà Hai, cậu cười, sao con người đối với nhau có thể cạn ráo đến vậy.
    Cho đến bây giờ dì Thu Lý vẫn còn nhớ giọng cười của cậu hôm ấy, nó lạt nhách, không dư âm, như thể đá cười. Cho đến bây giờ, gặp dì, cậu vẫn hay cười như thế, có lúc cậu còn làm ngơ không thèm nói chuyện. Nhưng dì không giận, vì nghĩ nhà mình nợ anh ấy rất nhiều, cho tới khi má dì nằm xuống, món nợ ấy vẫn còn nguyên.
    Người ở xóm Rạch Ruộng ai cũng biết dì Út Thu Lý thương cậu Tư, họ dạy con nít ngạo chơi "Trồng tre trở gốc lên trời. Con chị qua đời rồi tới con em". Nghĩ cho nghiêm túc, hai người này cũng thật xứng đôi vừa lứa. Ngày nào dì Út cũng đi làm công ở chùa Phấn, hốt thuốc tiếp sư cô, lúc rảnh chạy qua nhà cậu Tư Nhớ quét cái nhà, lau bộ ván, cho chó mèo ăn. Dì coi nhà cậu như nhà mình, nên quen cái lối đi hẹp giữa bộ ván ngựa cũ kỹ và chiếc giường, quen với căn bếp nằm chếch phía trái, đó là một góc tù mù khói, nhưng đó là một chỗ ấm áp nhất. Mấy đứa con nít khen dì giống cô Tấm trong truyện cổ tích.
    Bây giờ gần hai mươi năm rồi, tóc đã trắng những sợi già, chuyện tình đó vẫn chưa đi tới đâu. Chiều nay lại, thay vì lòn tay qua lỗ mở cái móc khóa quen thuộc ra, dì Thu Lý tự nhiên giữ lễ, đứng chờ ngoài cửa. Thằng Lụm về trước, thấy dì, nó cười, hỏi: "Ủa, sao Út không vô?". Dì bảo: "Vô gì, nhà người ta mà". Thằng Lụm nhìn dì lom lom, nó thấy dì bữa nay lạ quá, không biết có phải tại rụng mấy cái răng không. Nhưng lúc đó đã nghe tiếng đá banh dội binh binh đằng xóm, nó rảnh đâu mà thắc mắc, vọt đi mất. Cậu Tư Nhớ qua khỏi lùm nhãn ***g, làm như không thấy dì Thu Lý, vạch cái cửa đi tuốt vô nhà. Cậu ra ngoài giàn ôm củi vô, rồi chổng mông thổi lửa nấu cơm nước, khuôn mặt cậu tỉnh rụi. Nước sôi, cậu đi rửa cái bình mẻ vòi, châm trà. Cậu chống rèm cửa sau lên, lau bộ ván ngựa đầy dấu chân gà, quét cái nhà vương vãi rác rồi ngồi uống trà. Cái vạt áo màu bông cà của dì Thu Lý vẫn phơ phất bên ngoài cửa. Muỗi kêu o e xà quần bên lỗ tai, giờ này muỗi bắt đầu bay khỏi đám lá đi kiếm hơi người. Ngoài sân chắc muỗi cũng nhiều? Cậu Tư hơi trù trừ giây lát rồi đứng lên, ra cửa trước nói trổng không:
    - Sao bữa nay mắc gì mà không vô nhà? Ngoài này muỗi cắn chết.
    Dì thở ra, cứ tưởng là thằng chả không mời. Dì cố nén cười, nghiêm mặt bước vào, đứng lừng khừng khách sáo như khách lạ. Cậu Tư coi bộ hơi bực:
    - Sao không ngồi đi? Coi chừng làm nhăn bộ ván tui nghen.
    Nói rồi, cậu đi gom mớ vỏ dừa khô vô nhen mẻ ung. Cậu ngồi thổi hoài cho đến khi lửa bùng lên, cậu lại vùi cho tắt. Rồi hì hụi chỗ này, hì hụi chỗ kia, không làm gì cũng lăng xăng. Sực nhớ ra, cậu lại đằng chái bếp lấy khúc ổi vừa được phơi dốt nắng, ngồi đẽo ngỏng cối, ngày mai, đằng nhà Tư Biểu có đám giỗ, thể nào cũng xài. Cậu sợ rảnh tay rồi phải mở lời nói với nhau. Mà cậu thì không biết nói gì hết, không muốn nói gì hết.
    Bởi mỗi khi gặp nhau, lòng người này chỉ toàn những oán giận, những nỗi đau, còn người kia tràn đầy niềm yêu thương vô vọng mà họ đã không còn ở tuổi hai mươi, ba mươi để nói ra tâm trạng ấy bằng lời. Nên chiều nay lặng lẽ lạ thường, có thể nghe rõ ràng tiếng muỗi kêu, tiếng xì xì mọng nước của thanh củi ướt cháy trong mẻ, tiếng lưỡi mác vót khứa ngọt vào cây ổi, tiếng trái dừa chuột khoét rụng đùng xuống hào ranh? Dì Thu Lý lên tiếng:
    - Anh Tư à? bữa nay em mới nhổ ba cái răng.
    - ?
    - Tính luôn hôm rảy là bảy cái rồi đó. Thấy vậy mà già rồi?
    Cậu Tư Nhớ vẫn nín thinh, hì hụi gọt đẽo, thấy mình cũng thật nhẫn tâm. Kinh kệ mỗi ngày từ chùa Phấn vọng sang cùng tấm lòng chân thật của dì Út vẫn không làm cậu nguôi đi oán hận. Cậu mà đáp tình dì chẳng phải là đã tha thứ cho nhà đó sao; ngu sao, đâu có dễ vậy.
    Dì Thu Lý ngồi trên tấm ván đã cong vênh, nghe lòng trống không đã sạch sành sanh những niềm hy vọng cuối. Không biết làm sao cho hết bối rối, dì ngó quanh quất cho giống người xa lạ chơi. Dì nhìn chiếc quai nón bằng vải nhung đã phai màu treo ở đầu giường, cái áo bà ba màu bông cà bọc trong bọc ni lông treo trên vách cùng với chiếc cặp đỏ bằng nỉ (hôm chị Thu Lê theo chồng, nó chỉ đủ để ba bộ đồ với cái khăn tắm, dì Út lén má xếp giùm). Dì nói bằng một tiếng nhói:
    - Anh nhớ chị Ba em?
    Lần này cậu Tư Nhớ đổ quạu, vặc lại:
    - Bộ tui trâu bò sao mà không biết nhớ? Biết còn hỏi!
    Ờ, thì biết. Hơn hai mươi năm rồi cậu Tư với dì Thu Lê đã không gặp lại nhau. Mỗi bận lễ Tết, hay đằng nhà bà Hai tổ chức giỗ ông Hai, cậu đứng xa xa dòm ngó, nghe nhộn nhạo từng khúc ruột. Hổng biết cổ có về không ta? Thằng Lụm hiểu lòng cậu, nó chạy đi coi, nó kể ở ngoài chợ người ta về đầy nhóc, người nào người nấy đẹp đẹp không hà, tía. Nhưng trong đám người đẹp đó không có người cậu thương, dì Ba không về, dì viết thơ gởi bà Hai (lá thơ đó nhòe nước mắt) thưa rằng chắc chẳng bao giờ dì về quê nữa, quay lại đó, rồi làm sao, mặt mũi nào để gặp một người. Dì viết rằng, má ơi má đừng buồn, chừng nào nhắm mắt xuôi tay, con sẽ về để nằm trên đất nhà mình.
    Câu chuyện đó dì Thu Lý kể cho cậu Tư Nhớ nghe vào một ngày mưa gió, cậu đội áo mưa lại chữ thập đỏ xã, xin được giữ một chân đạo tỳ trong đội mai táng. Ai cũng hỏi sao tự nhiên đi làm cái nghề u ám vầy, cậu cười không nói. Chỉ có một người biết, càng biết nhiều càng nghe lòng buồn nhiều.
    Dì Ba Thu Lê bây giờ đã theo chồng sống ở nước ngoài, vò võ không con, dì cay đắng, "trời phạt vậy". Dì hay gởi thư, tiền và hình về nhà. Trong hình lúc nào cũng đeo nhiều đồ trang sức, mập mạp, đầy đặn, cười thật nhiều nhưng đôi mắt lại buồn thiu, luôn luôn ngó thẳng về phía trước mà ánh nhìn không có một chỗ vịn nào. Một người sống không quê hương, sống đầy mặc cảm, dằn vặt, sống mà đau đáu hoài chuyện cũ thì biết níu đâu bây giờ?
    Chiều nay ngồi trong nhà cậu Tư Nhớ, dì Út lại nhớ chị mình. Dì chợt nghe lòng quang quẻ lạ lùng, sao mình không giúp cho anh chị ấy gặp lại nhau một lần, bây giờ không làm, đợi tới chừng nào. Mình làm được mà, thí dụ như mình giả đò chết. Chị Ba Thu Lê nhất định sẽ về, sẽ gặp lại anh Tư Nhớ, dù bây giờ tóc xanh phai màu, gặp chơi vậy thôi chứ không thay đổi được gì hết. Nhưng thương nhớ nhau thì hội ngộ lúc còn đang sống, chứ đợi người âm kẻ dương làm chi? Đời vốn dĩ đâu có buồn dữ vậy.
    Dì Út Thu Lý ngồi ở đó tới chạng vạng, không nói thêm gì nữa, chỉ đau đáu ngắm cậu Tư, lòng tràn đầy thương yêu. Lúc về, dì mới lại gần, dạn dĩ gỡ cây mác vót trong tay cậu ra, nắm ngay lấy bàn tay nóng rực ấy, định cười, nhưng nhớ mấy cái răng cửa vừa nhổ nên thôi. Rồi dì bảo: "Mai mốt chế ba về, anh Tư à. Thiệt, mai mốt này?"
    Khi qua cửa dì Út Thu Lý mới hay, con mắt rửa bằng khói đã nhòe nước.
    Rồi những cơn gió tháng bảy đưa tin vui đến từng mái nhà trong xóm Rạch Chùa. Người ta bần thần, vậy a? Xa xứ biết bao lâu rồi, trôi dạt tận nước ngoài, cuối cùng người con gái đó cũng về thăm lại xóm Rạch. Cậu Tư cuống quýt hỏi thằng Lụm, có đúng cổ không, mậy? Đúng hả, về rồi hả, về một mình hả? Vậy a? Trời ơi! Gió thổi bời bời vào căn chòi của cậu Tư Nhớ, thốc cuộn những tàn tro xát vào những vết cắt trong lòng.
    Dì Thu Lý chỉ còn làm được một chút đó cho Tư Nhớ để trả cho cậu món nợ nhà dì đã vay, để cậu gặp lại người xưa. Nhưng cậu đã phụ lòng, khi dì Ba Thu Lê về, tận mặt nhau, cậu lắc đầu, cười, khẳng khái "Em Lê đâu có già, đâu có mập ú ù u như vầy". Cả ba người quay lưng lại với nhau, bưng mặt khóc, thương cho tuổi thanh xuân đã qua mất rồi.

Chia sẻ trang này