1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi hoangvan09, 09/05/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Những thiên thần mắc đọa
    Tạp văn
    Nguyễn Ngọc Tư

    Chiều nào bà mẹ cũng dẫn con ra công viên bên bờ sông, chỗ chị hay tụ tập đánh cầu lông với bạn bè. Nhẹ nhàng đặt đứa bé lên băng đá, mẹ chạy quanh, lúc che mặt cút hà, lúc lại giả đò trợt té. Đứa trẻ bị giảm thiểu năng trí tuệ, nên ngờ nghệch, có khi cũng nhoẻn cười, nhưng ánh mắt dại mông mênh. Chị hay đứng đằng xa, lén nhìn cảnh đó mà xót thương, bởi cảm giác, đang quấn quýt bên con nhưng bà mẹ ấy như cô đơn chơi vơi dưới nắng chiều. Day qua day lại, chị thấy nhiều người cũng ngẩn ra ngó hai mẹ con họ, và cũng như chị, họ giấu giếm cái nhìn của mình, mắt đậu vào bâng quơ. Dường như ai cũng sợ mình sẽ không kềm chế ánh mắt thương hại, như nhát roi quất vào lòng bà mẹ, vốn đã đau.
    Bất giác, chị nhớ cái quãng thằng con bị chứng biếng ăn, chị đã mệt mỏi như thế nào. Thằng nhỏ ốm nhom, nhẹ hều, cái đầu to quá khổ so với thân mình đẹt ngắt, nhiều bữa bưng chén cơm nguội ngơ đuổi theo nó hàng giờ đồng hồ, chị khóc ròng. Không hoàn toàn vì thương con, đôi lúc, chị nhận ra, chị đang thương cho niềm kiêu hãnh của mình. Chị còn không muốn chở con ra đường chơi, sợ người ta quở, nuôi con gì ốm nhách.
    Xấu hổ vì ý nghĩ đó, chị chậc lưỡi, tự nhủ, người ta ai cũng vậy. Bà mẹ nào cũng mong đứa con mình thật bụ bẫm và xinh đẹp. Không thì cớ gì lúc mang bầu, nhiều bà mẹ treo hình những cô cậu bé béo múp míp trong phòng ngủ (những mong đứa nhỏ mình sinh ra sẽ giống hệt vậy). Không thì cớ gì mẹ phải tần tảo dành dụm mua sữa Pháp, sữa Mỹ với hy vọng nhỏ con mình ú quây y như? quãng cáo trong ti vi. Không thì cớ gì một vài người giữ trẻ bất lương đã cho thuốc tăng trọng vào thức ăn, để đám trẻ vùn vụt tăng cân, vừa được tiếng thơm vừa thoả mãn lòng hãnh tiến của những bà mẹ.
    Chị nhớ hồi nhỏ mình cũng xấu đau xấu đớn (bây giờ thì đã bớt xấu chút đỉnh), hẳn má buồn lắm. Hỏi má, má cười, đẹp không phải là niềm tự hào duy nhất. Má vui vì chị bốn tuổi đã biết đọc sách báo, năm tuổi đòi quét nhà, sáu tuổi biết lon ton xách thùng tưới rau? Má nói, miễn con mình là đẹp. Chị không tin.
    Nhưng nghề báo đã đứa chị đi nhiều nơi, gặp nhiều người. Có lần, chị đến T, vùng đất nghèo, xơ xác những di chứng chất độc màu da cam. Hoàn cảnh có khác nhau, bọn trẻ cũng mang dị tật khác nhau nhưng những bà mẹ trong xóm thì có chung ánh mắt, ưa nhìn xuống, lầm lũi, tủi cực. Cái cười cũng rụi ngọn từ khi đứa con ra đời, héo hắt khóc trên tấm khăn. Có đứa nguyên vẹn đến năm, mười tuổi, mẹ vui được quãng đó, rồi một bữa con nhìn mẹ, cái cười ngờ ngệch hiện ra trên khuôn mặt xanh xao. Tóc bạc chảy tràn trên mái đầu của người mẹ trẻ. Chị muốn ôm ghì người phụ nữ ấy vào lòng, khi bà mẹ vẫn đưa cái nhìn trìu mến bọc lấy thằng bé đang nằm mút ngón chân trên giường, khoe, Út Cưng hiền khô hà, nó đeo tui hỏng rời, hễ đi vắng chút xíu là nó nhớ, thấy thương lắm.
    Cái nhìn vừa sâu nhói, vừa chan chứa thương yêu đó chị vẫn gặp trên khắp ngã đường. Bởi khi đậu xuống chiếc nôi ấm áp của người, một ít thiên thần đã bị mắc đọa. Tình mẫu tử bị thử thách nghiệt ngã và dai dẳng. Nhà hàng xóm cũng có một đứa con tật nguyền, nhiều bữa bên đó mở tiệc, chị thấy họ nhốt thằng bé không hoàn hảo vào phòng, giấu biệt. Tình thương không đủ mạnh để lấn áp sự mặc cảm, lòng kiêu hãnh bị tổn thương.
    Nhưng nhiều người đã vượt lên những ám ảnh tầm thường. Như bà mẹ ở công viên chiều. Đoán được cái nhìn ái ngại của mọi người đối với mình, nên một bữa, người mẹ cầm tay đứa bé, ngoắc lia lịa, rối rít nói thay con ?oCô ơi, chú ơi, bữa nay Ti mặc áo mới nè, nhìn Ti xem có đẹp không??.
    Thái độ chủ động của bà mẹ khiến mọi người trở nên nhẹ nhỏm. Họ vẫy tay gọi đứa bé, họ lại chỗ bán hàng rong, mua vài cây kẹo dúi vào tay nó. Thằng bé ngây ngô nhoẻn cười, ngọng nghịu nói theo mẹ hai chữ cảm ơn. Bà mẹ cũng cười, hạnh phúc khi con được người đời yêu thương như một đứa trẻ bình thường. Mặt trời cũng rạng rỡ cỡ vậy, là cùng?
    Chị nghiêm cẩn như đang đứng trước một kỳ quan.
  2. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Ngọc Tư,
    Của vịt và người, thế giới bất hạnh trong ?oCánh Đồng Bất Tận?

    ? Nguyễn Mạnh Trinh - 5. 03.2006 (Phù sa)

    ?oCủa vịt và người? hình như có hơi hướng giống ?oOf Mice and Men? của John Steinbeck, có phải?
    Không, trong Cánh Đồng Bất Tận không có nhân vật kiểu hai người như một thông minh nhanh nhẹn, một chậm lụt trì độn như George Milton và Lennia Small của Steinbeck. Thường thường, các tác giả hay dùng nhân cách hóa để mô tả loài vật. Còn ở đây, Nguyễn Ngọc Tư lại ngược lại dùng thú vật hóa để mô tả con người. Có ai nghe được và hiểu được ngôn ngữ của loài vịt không ? Thế mà, trong Cánh Đồng Bất Tận của tác giả Nguyễn Ngọc Tư thì có.
    ?o.. Vừa may, một bữa trưa nắng rập rờn trên nách rạ, chúng tôi cảm nhận được những tiếng nói lao xao. Thằng Điền thảng thốt? Tụi mình ba trợn thiệt sao Hai? Khi nhận ra đó là tiềng nói của ? vịt. Tôi cười hớn hở. Thế giới của vịt mở ra. Không ghen tuông hờn giận chắc tại cái đầu của vịt nhỏ quá nên chỉ đủ cho yêu thương. Tôi thôi thắc mắc vì sao cả bầy trăm con chỉ cần mười, mười lăm con vịt trống.
    Đắm đuối với loại ngôn ngữ mới chúng tôi chấp nhận để cho người ta nhìn mình như những kẻ điên (miễn là tạm quên nỗi buồn của cõi- người). Chị em tôi học cách yêu thương đàn vịt (hy vọng sẽ không bị đau như yêu thương một con người nào đó). Nhưng nhiều khi nghe thằng Điền dỏng tai coi mấy con vịt nói cái gì, tôi giật mình nuốt một họng đắng, tự hỏi đã đến nỗi này sao, đến nỗi chơi với người thấy buồn nên chuyển qua chơi cùng vịt. Đêm nào cũng vậy, cũng rón rén từ tốn hai chị em thắp một ngọn đèn giữa chuồng để lúc bọn tôi ra chúng nhìn biết không phải là người lạ không xao động. Vừa nhỏ nhẻ lấy trứng tôi vừa hát một bài hát bâng quơ đôi chỗ vì hạ giọng thấp mà hụt hơi. Bầy vịt nhạy cảm khủng khiếp, sau này, tôi cố sửa những chỗ hụt hơi ấy chúng nhận ra ngay, và nhìn tôi với vẻ ngờ vực? Ũa phải con người hôm trước không ta? Một con vịt đui khịt mũi, cười? Nó chớ ai, giọng có khác, nhưng rõ ràng là tiếng trái tim nó. Quen lắm. Chập chờn, thút thít, đong đưa như sắp rụng ..? ?oCó nổ hôn đó, cha nội? ?o Sao không, mấy người thử đui đi rồi sẽ biết ?bất giác, tôi nhắm mắt để nghe lại tiếng tim mình ..?
    Có phải là ảo giác kết thành hay bởi vì quá cô đơn nên trời cho cái linh tính ấy ? Quả thực là chuyện lạ đời, lạ lùng nhưng chuyên chở nhiều liên tưởng. Nói là có mang theo thông điệp thì hơi to tát, nhưng quả thật, chuyện nghe được ngôn ngữ của vịt đã tạo cho người đọc nhiều ấn tượng. Hay là, gỗ đá cũng còn có linh giác huống chi là loài vật??
    Một con thuyền. Một đàn vịt. Cái thế giới nhỏ nhoi của bốn người và một người tuy vắng mặt nhưng là chìa khóa của câu chuyện, là nguyên nhân của lòng hờn căm của người cha ấy, là môi trường văn chương của Nguyễn Ngọc Tư trong ?oCánh Đồng Bất Tận ?o. Một truyện ngắn đã được rất nhiều nhà văn trong nước đánh giá là tiêu biểu cho văn học trong nước trong năm 2005 vừa qua. Cùng với ?oBóng Đè?o tập truyện ngắn của Đỗ Hoàng Diệu, tập truyện ?oCánh Đồng Trước Mặt?o này đã gây ra rất nhiều dư luận cả trong giới độc giả và người cầm bút nội địa?
    Nhân vật của Cánh Đồng Bất Tận không nhiều lắm. Một gia đình sống lang thang để chăn nuôi một bầy vịt, nguồn sống còm cõi trong một đất nước khắc nghiệt, thiếu nước ngọt mùa nắng nhưng đầy dông bão lạnh lẽo mùa mưa. Một người cha, hận thù vì bị vợ phụ tình nên đã mang trái tim sắt đá để lừa gạt những người đàn bà đa tình và luôn thiếu thốn đàn ông. Một người mẹ, sống quá thiếu thốn nên vì vài manh vải tốt mà thản nhiên bỏ chồng bỏ con đi tìm một đời sống khác đầy đủ hơn. Một người đàn bà khác, trây trúa, là một thứ đĩ rạc rày miền quê, sống khá hồn nhiên và coi những bất hạnh của mình là đương nhiên và chấp nhận. Một thiếu nữ, người chị lớn trong gia đình tên Nương, lớn lên và sống trong cô độc, thèm khát những sinh hoạt của loài người, mang trong hồn những hỏa diệm sơn chờ bùng nổ, và cuộc đời toàn là những bất hạnh và nghèo khổ nối tiếp nhau. Một thanh niên, tên Điền, bị bịnh chảy nước mát kinh niên, cũng sống trong cảnh cô độc như chị, chịu những dồn nén sinh lý, và rốt cuộc đã bỏ đi mất biệt để theo một người đàn bà quá lứa và sành sỏi chuyện chăn gối.
    Câu chuyện bắt đầu khi chiếc thuyền chăn vịt của gia đình này khi ghé vào một cánh đồng cạn mùa nắng khô đã tình cờ cưu mang một người đàn bà bị đánh đập hành hạ vì bị đánh ghen và không có chỗ nương thân. Hai chị em trong gia đình chăn vịt luôn luôn sống trong thái dộ lạnh lùng và những trận đòn vô cớ của người cha, say sưa mà lại hận thù người vợ cũ nên đổ hết lên đầu hai đứa con. Người đàn bà lưu lạc rất tự nhiên và coi như đã nhập vào một thành phần của gia đình nhỏ này, mặc dù thái độ lạnh lẽo của người cha dù có sự chia sẻ thật thân tình của hai đứa trẻ. Bà tự nhiên nhận minh làm đĩ và trâng tráo lẳng lơ khi khen người cha :
    ?ba mấy cưng đẹp trai dễ sợ?. Mẫu nhân vật đặc biệt này, ngẫm lại chỉ là một mẫu người đáng thương, có một vẻ đẹp rất người dù bề ngoài là lớp vỏ lơi lả điếm đàng. Bà đã làm được một việc tốt bán thân để cứu vớt lại một gia đình đamg lâm vào cảnh khốn quẫn. Khác với người mẹ, là người vợ bỏ đi một cách thật vô tình, bởi vì cái vẻ bề ngoài đẹp đẽ của những tấm vải và vì bồ lúa gia đình đã bị cạn khô trong mùa giáp hạt.
    Thân phận của những người nghèo khó thật là bi thảm. Thiên tai, hạn hán chưa đủ mà còn cả nhân họa. Trời làm khổ chưa đủ mà loài người còn hành hạ nhau. Trong xã hội ấy, những người có quyền hạn như hai ông cán bộ xã ấp cũng chỉ là những loại cường hào ác bá, rúc rỉa dân lành. Họ vô cảm với nỗi đau của người khác và sẵn sàng bóc lột đến tận cùng những gì mà người dân lương thiện còn sót lại. ?oCánh Đồng Bất Tận?o không có bóng dáng của chiến tranh chém giết nhưng cuộc chiến đấu với đói nghèo, với ngu dốt, với khuynh hướng độc ác,.. còn ác liệt hơn bội phần. Những cánh đồng, trải dài ra những đớn đau, những bi kịch mà lẽ ra, sau mấy chục năm hòa bình phải khá hơn. Thế mà, luật rừng vẫn còn, người có quyền tha hồ tác oai tác quái, người có võ lực côn đồ cũng ngang nhiên hà hiếp người lương thiện. Đáng lẽ ra, phải ở lành gặp lành. Còn đằng này, trái ngược lại. Làm lành chưa chắc đã tránh được chuyện dữ, mà, nhiều khi vì quá hiền lành chịu thiệt nên càng bị hà hiếp bóc lột. Xã hội ấy, đời sống ấy, ở thôn quê dưới mô tả của Nguyễn Ngọc Tư có bao nhiêu phần xác thực? Cái tiêu cực dẫy đầy ấy, có phải là hiện tượng mà tác giả muốn diễn tả?
    Không gian của Cánh Đồng Bất Tận thật bao la. Những nơi không có dấu chân người, những cánh đồng khô bong dưới nắng. Hai chị em sống trong cảnh trí như vậy chẳng khác nào những người du mục và thói quen cô độc tự nhiên làm tha hóa con người đi. Và, khó bó cái khôn, chúng tự học những bài học thực tế để sống còn. Đời sống chúng khác biệt với những người chung quanh mặc dù vẫn chung đụng vẫn gần gũi với đời sống : ?thành ra mùa du mục của chúng tôi kéo dài liên tục từ mùa mưa sang nắng, mrồi lại mưa. Nhiều lúc tôi hơi nhớ con ?" người. Họ ở trong cái xóm nhỏ kia, chỉ cách chỗ chúng tôi dựng trại vài công đất. Họ lúc nhúc trên thị trấn kia nơi chúng tôi vẫn thường ghé lại mua gạo cám mắm muối,.. dự trữ cho những chuyến chạy đồng xa. Và họ ở gần ngay đây, họ vừa gặt lúa vừa nói chuyện tục tĩu rồi cười vang bên bầy vịt đang rúc rích tìm thức ăn, nhưng tôi vẫn nhớ.
    Có lẽ, vì cuộc sống của họ càng ngày càng xa lạ với chúng tôi. Họ có nhà để về, chúng tôi thì không,. Họ sống giữa chòm xóm đông đúc, chúng tôi thì không. Họ ngủ với những giấc mơ đẹp chúng tôi thì không. Nằm chèo queo co rúm chen chúc nhau trên sạp ghe chúng tôi đánh mất thói quen chiêm bao..?
    Cánh Đồng Bất Tận viết về nỗi đau ở cực độ và nỗi buồn cũng như thế, những nhân vật đáng thương đã như bơi trong một biển cả mà mầu xanh ngút mắt với nỗi cô đơn khủng khiếp. Họ không có một chút phản ứng nào chống lại và nhiều khi bị lôi đi trong cái bất đắc dĩ thụ động. Cái luật nhân quả cũng đã rõ ràng. Đời cha ăn mặn, đời con khát nước. Người cha, vì lòng hận thù độc ác bị vợ bỏ đã rù quyến vợ người khác rồi vứt bỏ một cách không thương tiếc. Hai đứa con, là nạn nhân, đã phải sống và chịu nhiều thương tích cả tâm hồn lẫn thể xác. Đứa con trai bị mất khả năng sinh lý bình thường, mê say người đàn bà già hơn mình và sành sỏi hơn mình, một loại điếm nông thôn. Đứa con gái, bị cưỡng hiếp trước mặt người cha, và trước mặt là một tương lai thật đen tối . Thế mà, đứa con gái ấy vẫn còn giữ lại một chút hy vọng vào sự tốt lành :
    ?- Không biết con bị có con không, hả cha?
    Nó hơi sợ hãi. Cảm giác một cái gì, nhỏ xíu nhưng lanh lợi như con lăng quăng đang ngụp lặn trong nó. Đứa con gái thoáng nghĩ, rớt nước mắt, trời ơi, có thể mình sẽ sinh con. Nhưng nó chấp nhận việc ấy dù phũ phàng (với nó, chấp nhận cũng là một thói quen).
    Đứa bé đó, nhất định nó sẽ đặt tên là Thương, là Nhớ, hay Dịu, Xuyến, Hường,? Đứa bé sẽ không cha nhưng chắc chắn được đến trường, sẽ tươi tỉnh và vui vẻ sống đến nhết đời, vì được mẹ dạy, là, trẻ con đôi khi nên tha thứ lỗi lầm của người lớn.?
    Hình như, cái mầm tốt đẹp đã nhú lên từ những mảnh đời sống tội nghiệp tuyệt vọng. Dù sao, vẫn còn le lói một chút ánh lửa, tuy nhòa nhạt lắm.
    Viết về ***, có lẽ không phải là chủ tâm của cô nhà văn trẻ này. Cô đã cố gắng đi tìm và đi sâu vào những biến chuyển của con người tùy thuộc vào môi trường sống chung quanh. Chuyện người đàn bà tình nguyện mang hiến xác thịt cho hai ông xã ấp đâu phải vì ham hố xác thịt mà muốn cứu đàn vịt, kế sinh nhai còm cõi của gia đình hai đứa nhỏ mà chị yêu mến. Khi đi, chị mong tiếng gọi lại ngăn cản của người cha, cũng như khi về còn bị nói móc nói mỉa, nên đã thốt ra một lời thật cay đắng khi nói với người con gái : ?Má cưng ác một, nhưng người cha này của cưng ác tới mười!?. Chuyện tình cảm với tâm hồn con người nhiều khi phức tạp rắc rối nhưng với sự diễn tả của Nguyễn Ngọc Tư với phong cách bình dị, với những ngôn từ đặc chất Nam Bộ đã tạo thành một nét đặc thù. Phong cách tinh tế, có khuynh hướng muốn khám phá và đi vào sự sâu thẳm của lòng người, đã làm bớt đi những nét tàn bạo mà chính cuộc sống ấy đã có. Nhiều người cho rằng tác giả đã hơi quá tay táo bạo khi tả lại cảnh người con gái bị hiếp trước sự chứng kiến của người cha tội lỗi. Nhưng cũng có sự tán đồng bởi vì ở nét tàn bạo ấy, những tâm ý chuyên chở theo ngôn ngữ lại đằm thắm hơn dù sự nhục nhằn ấy, sự tàn bạo ấy nhiều khi cũng có thực ở ngoài đời.
    Đọc ?oCánh Đồng Bất tận?, người đọc dễ có nhiều liên tưởng đi xa hơn văn bản. Có thể, có những tình cờ trùng hợp mà cũng có thể là chủ tâm tác giả. Đời sống ở vùng đồng bằng sông Cửu Long từ trước tới nay nổi tiếng là vựa gạo, là trù phú mà sao lại thảm thiết quá đỗi. Con người, trong môi trường ấy, khi trước bình dị thì bây giờ phức tạp. Mô tả, không phải là cái nhìn sơ bên ngoài mà nhìn vào bên trong, vào cái quằn quại đau đớn của kiếp người, hay những khốc liệt vẫn diễn ra hàng ngày nhưng không có triệu chứng nào giảm bớt. Nhà văn, có phải là nói giùm cho những người cô thế, những tiếng nói mà nghẹn ngào ít âm vọng.
    Có một đoạn phỏng vấn của ký giả Nguyễn Thị Hồng Hà, tôi đọc sau khi xem xong những dòng cuối của Cánh Đồng Bất Tận :
    ?o- Đọc cánh Đồng Bất tận, thấy nhân vật bị ?odồn đuổi?o ráo riết quá! Vì sao chị không mở cho nhân vật một lối thoát?
    - Không có lối thoát nào cho người luôn khép lòng mình vào trong nghèo đói, dốt nát và hận thù. Lối thoát chính là khi người ta mở lòng ra tha thứ cho cuộc đời vốn nhiều phản trắc.
    - nỗi đau không còn gì đau hơn, nỗi buồn không còn gì buồn hơn tràn ngập trong những câu văn là nỗi cô đơn ?ohoang hóa? của số phận con người. Bắt nguồn từ đâu mà chị đã quyết định viết những trang văn như vậy?
    - Bắt nguồn từ cảm xúc. Tôi sống trong đầy ắp tình thương yêu của gia đình, đồng nghiệp, bè bạn. Vậy thì rơi vào bối cảnh hoang liêu tiêu điều như thế thì mình có điên không? Chắc có, cô đơn rất dễ sợ??
    Viết về nông thôn miền Nam chẳng phải là đề tài mới. Trước Nguyễn Ngọc Tư đã có rất nhiều tác giả viết về đồng bằng Nam Bộ như Bình Nguyên Lộc, Sơn Nam ,? và có nhiều truyện ngắn vẫn qua được sự đào thải của thời gian, Ở hải ngoại cũng có những nhà văn mà có người gọi là ?onhà văn miệt vườn? như Hồ Trường An, Ngô Nguyên Dũng, Nguyễn Tấn Hưng,? cũng làm cho độc giả nhớ về mảnh đất ấy, xứ sở ấy. Văn chương Việt Nam có rất nhiều nhà văn viết về quê hương, như Tô hoài, Nam Cao,? viết về làng quê miền Bắc, như Võ Hồng, Bùi Hiển, .. về xã thôn miền Trung, như Sơn Nam, Bình nguyên Lộc, .. về quê kiểng Nam Bộ.
    Nhưng, vời Nguyễn Ngọc Tư, cũng sông nước ấy, cũng làng thôn ấy, lại có bộ mặt khác của một thời thế khác. Nó có vẻ tàn bạo của những cuộc tranh sống khốc liệt. Nó lại có những dằn vặt của cuộc sống, có bức bối sinh lý, tâm lý, có nỗi niềm cam chịu của những người không có khả năng phản kháng. Tất cả những điều trên, được diễn tả với một văn phong rặc ròng Nam Bộ. Không làm dáng chữ nghĩa, không bố cục rườm rà, chi tiết hình ảnh như tự nhiên trôi ra chảy theo những suy tưởng. Trong Cánh Đồng Bất Tận, nhân vật kể chuyện qua cái tôi của mình đã dẫn dắt cảm quan của độc giả theo một con đường xuyên suốt, tuy đơn sơ nhưng cũng phức tạp như những giây phút đi vào sâu lắng của tâm hồn. Viết về cái thiện và cái ác, cũng như luật nhân quả, bao giờ Nguyễn Ngọc Tư cũng có cái nhìn bi quan. Nhưng quả thực, tác giả Cánh Đồng Bất Tận đã nêu ra những suy nghĩ mới, về thân phận con người trong thời buổi ?ođói kém?o cả về vật chất lẫn tinh thần của đồng bằng sông Cửu Long trước kia trù phú?
  3. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Thị hiếu thẩm mỹ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư
    Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn của vùng đất Nam bộ, tuổi thơ của chị đã gắn liền với những dòng sông uốn khúc, rừng đước bạt ngàn, đồng lúa mênh mông? Ở đó có những mảnh đời nông dân lam lũ, tần tảo sớm hôm mà vẫn không thoát được cuộc đời nghèo khó.
    Thị hiếu thẩm mỹ là một hình thái biểu hiện năng lực và nhu cầu tinh thần của cá nhân. Theo đó thì bất cứ một cá nhân nào ưa thích những hiện tượng thẩm mỹ nào đó là do cá nhân đó đã tiếp nhận một nền giáo dục, một môi trường giáo dục, có những thói quen, tính cách, kinh nghiệm sống và giao tiếp nhất định tương ứng. Hoặc là cá nhân đó đã chịu ảnh hưởng của hiện tượng thẩm mỹ nào đó đang diễn ra hàng ngày của môi trường xung quanh, của lối sống và những nhân tố thẩm mỹ trong lao động và sinh hoạt. Và nhất là của nghệ thuật, mà thị hiếu thẩm mỹ của một cá nhân được hình thành. Vì vậy, đi tìm thị hiếu thẩm mỹ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư thực chất là đi tìm những hình tượng văn học trong sáng tác của tác giả. Các hình tượng văn học này cứ trở đi trở lại và trở thành một ám ảnh khôn nguôi, buộc người viết phải thể hiện ra tác phẩm của mình.
    Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn của vùng đất Nam bộ, tuổi thơ của chị đã gắn liền với những dòng sông uốn khúc, rừng đước bạt ngàn, đồng lúa mênh mông? Ở đó có những mảnh đời nông dân lam lũ, tần tảo sớm hôm mà vẫn không thoát được cuộc đời nghèo khó.
    Nhưng dù cuộc sống có như thế nào đi nữa, họ vẫn là những người nông dân thật thà, chất phác, yêu say đắm, thương hết mình, thích đờn ca tài tử và rất mê hát cải lương. Do đó, có thể nói thị hiếu thẩm mỹ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư được biểu hiện qua hình tượng người nghệ sĩ, hình tượng người nông dân và hình tượng con sông đưa mình uốn khúc, chở nặng tình người. Ba hình tượng này đã thật sự là vùng thẩm mỹ của Nguyễn Ngọc Tư, nếu viết chệch đi hướng này, rất có thể tác phẩm của chị sẽ kém hay đi.
    Người nghệ sĩ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư thường có số phận hẩm hiu, tình duyên không trọn vẹn, cuộc sống kém ổn định. Chọn hình tượng này để thể hiện, rõ ràng Nguyễn Ngọc Tư muốn chia sẻ, cảm thông với cuộc đời của người nghệ sĩ. Họ là những người đem lời ca tiếng hát của mình để mua vui cho đời, nhưng khi trở về với cuộc sống thực tại thì bị đời hắt hủi. Hầu hết những nghệ sĩ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư thường yêu nghề, say mê với nghề. Họ sẵn sàng hy sinh cuộc đời mình, bỏ lại sau lưng mẹ già, con thơ để sống trọn vẹn với nghề, sống trọn kiếp cầm ca. Cuộc đời của họ đôi khi trải qua bao sóng gió, có khi phải chạy cái ăn đến toát mồ hôi nhưng lòng yêu nghề của họ không hề vơi đi chút nào.
    Ở Cuối mùa nhan sắc, tác giả cho ta thấy lòng yêu nghề đến mãnh liệt của những người đã ?omột thời vang bóng?, nay còn lại chút hơi tàn, họ cũng cố dành trọn cho nghề. Vì vậy, cả nhóm nghệ sĩ cuối mùa đã tập hợp lại cất một cái nhà, đặt tên là ?oBuổi chiều? để kiếm từng đồng tiền mà sống qua ngày, và đặc biệt là để họ được tồn tại, được cất lên lời ca tiếng hát vào mỗi đêm cho thỏa lòng mong nhớ sân khấu. Mặc dù nơi họ hát chỉ là một khoảng sân rộng, khán giả chỉ là những người quẩn quanh ở xóm. Thì mặc, miễn là được diễn, miễn là được hát, như thế là thỏa lòng: ?oSân khấu là cái hàng ba trông ra sân rộng, luống nào trồng bông sao nhái, bông mười giờ thì trồng, chỗ trống dành cho bà con ngồi. Dàn đờn gồm ghita thùng, cây nhị cũ mèm. Không micro, nghệ sĩ ca bằng giọng của trời cho, nghiệp đãi. Đào Phỉ tám mươi chín tuổi, đứng không nổi, diễn vai gì cũng ngồi trên ghế mà lấy cái roi sãy ngựa coi lạ hết biết?.
    Và họ yêu nghề, say mê nghiệp hát đến mức, bản thân mang trọng bệnh những vẫn nhất mực đòi ra hát đến khi ngã gục trên sân khấu mới thôi. ?oĐào Hồng ốm sát chiếu nhưng vẫn đòi ra hát. Ông Chín vẽ chân mày, tô phấn thoa son cho bà rồi dìu bà ra ghế. Bà ngồi ghế mà hát. Bà hát cho thái hậu Dương Vân Nga trước ngổn ngang nợ nước tình nhà, hát cho nàng Quỳnh Nga bên cầu dệt lụa, cho nàng Thoại Khanh hiếu thảo róc thịt nuôi mẹ chồng, cho nàng Châu Long tảo tần nuôi Dương Lễ, Lưu Bình ăn học và cho Tô Thị trông chồng hóa đã vọng phu?
    Đào Hồng hát đến lịm tiếng đi. Bà ngồi trên sân khấu, gục đầu. Cái gánh nặng tâm tư này, không mang nổi nữa rồi. Khi ông Chín dìu bà xuống giường, bà đã hôn mê. Người ta hát vở cuối cho bà, cho một người nghệ sĩ chân chính?.
    Vì muốn trở thành một người nghệ sĩ chân chính, muốn nổi danh bằng chính lao động nghệ thuật của mình, chị Diệu trong Làm má đâu có dễ đã sẵn sàng xa lìa núm ruột sơ sinh của mình để mong đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật. Bởi vai Trưng Trắc là mà chị đã chờ đợi từ lâu, bởi khi được đóng những vai như vậy, chị mới mau nổi tiếng: ?oĐặt con xuống giường, chị thấy cái miệng nhỏ xíu của nó mút mút. Rồi từ đó chị không dám nhìn thêm một lần nào nữa, sợ mãi mãi mình không thể nhấc chân đi. Mà chị thì không thể từ bỏ ước mơ của mình, trở thành cô đào hát nổi tiếng. Làm sao từ chối vai diễn đã chờ đợi, nàng Trưng Trắc oai hùng trong Tiếng trống Mê Linh?.
    Cũng chính vì yêu nghề, dâng trọn đời mình cho gánh hát cải lương nên San trong Bởi yêu thương dù rất thích cải lương, rất muốn trở thành nghệ sĩ nhưng lại không dám đi hát. Không phải vì không biết hát, bởi nghệ sĩ Sáu Tâm đã dạy cô hát rồi. Cô không dám đi hát chỉ vì một lý do đơn giản - đơn giản nhưng vô cùng hệ trọng đối với cô, đối với những người yêu nghệ thuật cải lương chân chính. Đó là vì trước đây, San từng làm tiếp viên ở quán bia. Cô sợ khi hát, lỡ như mình nổi tiếng, người ta nhận ra mình trước đây từng làm tiếp viên ở quán bia thì làm hoen ố đi nền nghệ thuật cải lương nước nhà. ?oHỏi về giấc mơ trở thành đào hát, nó cười đã bỏ lâu rồi. Đi hát lỡ nổi tiếng, ví dụ thôi nghe, người ta biết lúc trước tôi từng làm tiếp viên quán bia thì nhơ danh cả một giới nghệ sĩ, làm người ta mất cảm tình với cải lương, vậy khác nào hại cả nền cải lương nước nhà?.
    Nhìn chung, hình tượng người nghệ sĩ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư thường là những người sống trọn vẹn với nghề, dù phải trả giá bằng cả cuộc đời họ vẫn chấp nhận.Chính vì lẽ đó mà người nghệ sĩ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư thường có số phận buồn. Cuộc đời nghệ sĩ và cuộc đời thực của họ không trùng khít với nhau, đôi khi lại đối lập nhau. Họ sống trọn vẹn với vai diễn của mình, với những hào quang trên sân khấu, nhưng khi cởi áo mão ra rồi, rửa trôi lớp phấn trên mặt đi thì lòng họ lại đầy nỗi ưu tư. Người có con nhưng không được làm mẹ, nước mắt lưng tròng khi núm ruột của mình rứt ra lại gọi mình bằng chị và coi mình như khách; người phải gánh chè đi bán, người phải bán vé số, người nằm liệt giường nhưng không có tiền để mua thuốc uống. Cuộc đời nghệ sĩ của họ đã cống hiến biết bao công sức của mình cho nền nghệ thuật sân khấu nhưng đến cuối đời lại hẩm hiu đến vậy.
    Nói đến điều này, cũng có nghĩa là tác giả đã đứng về phía họ, nghiêng mình xuống với họ, sẻ chia và cảm thông. Đây chính là tính nhân bản, nét nhân văn cao cả và cũng là nội dung tư tưởng của hệ thống truyện về người nghệ sĩ của Nguyễn Ngọc Tư.
    Nếu ở hình tượng người nghệ sĩ, Nguyễn Ngọc Tư đi sâu vào cuộc đời nghệ sĩ của họ thì ở hình tượng người nông dân Nam bộ, tác giả lại nghiêng về tính cách nhiều hơn. Đó là những con người hiền lành, chất phác, thật thà, nhưng tình yêu và tình người thì dạt dào như biển nước Cà Mau. Họ yêu ai là yêu trọn đời, họ tin ai là tin đến quên đường về, và mặc dù cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn, họ sẵn lòng cưu mang những người thất cơ lỡ vận. Tiêu biểu cho tính cách này là truyện ngắn Cái nhìn khắc khoải. Nhân vật cô Út trong truyện đã yêu và đặt niềm tin mãnh liệt vào một anh thợ gặt mà cô không hề biết gốc gác ở đâu. Anh ta làm ít, nhậu nhiều, nợ nần chồng chất, chị phải nai lưng ra trả. Nợ nhiều quá, người ta siết nợ, anh đành phải bỏ chị mà trốn đi. Vậy mà chị không hề thù hận anh, mà chỉ trách một cách rất nhẹ nhàng bằng hai từ ?otệ thiệt?, và giận quá, chị gọi anh ta bằng ?othằng?, ?othằng đó? thì lập tức có tiếng xin lỗi đi kèm. Rồi lủi thủi ra bờ sông ngồi khóc, bơ vơ nơi xứ người, không biết phải đi về đâu. Bản tính người phụ nữ Nam bộ là vậy, hiền lành, vị tha và yêu hết mình: ?oChị ngồi vấn vạt áo: ?oAi cũng nói em ngu, cực cỡ nào em cũng chịu, miễn là mình thương người ta?. Vậy mà cái thằng đó (xin lỗi) tệ thiệt, làm ít, nhậu nhiều. Tới đây, nhậu nhẹt nợ nần, chị ra gánh trả. Nợ nhiều quá, mấy cái quán tạp hóa đòi lấy xuồng, nửa đêm chồng chị trốn đi, bỏ chị lại. Không biết quê chồng, không về được quê mình, chị ra bờ sông ngồi khóc?.
    Thấy chị khóc, ông Hai chèo ghe ngang, quay mũi ghe lại, hỏi thăm cớ sự và cho chị đến ở tạm nhà mình. Biết mình là người ăn nhờ ở đậu, chị cố gắng làm lụng việc nhà, chăm sóc ông chu đáo, nhưng vẫn một lòng mong ngóng tin chồng. Vì sự chăm sóc tận tình của chị, trong ông Hai có chút tình cảm nảy sinh, nhưng khi nghe tin chồng chị ở nơi nào ông liền chỉ cho chị, mặc dù có chút ngậm ngùi: ?oÔng bước xuống đẩy mớ dừa vô mẻ un. Xơ dừa mịn, cháy rực, rồi tắt ngấm.
    - Ảnh tên Sinh phải hôn cô Út? Ờ, Sinh, ảnh? cũng đang gặt bên đó, cô Út à!
    - Anh Hai!
    Chị buông cái khăn xuống kêu bàng hoàng.
    - Tàu từ xã chạy nông trường lúc năm giờ, ngang đây chắc cỡ sáu giờ rưỡi. Cô ráng đón chuyến đó. Để lỡ tới bữa sau, sợ mấy ảnh lại chuyển đồng, kiếm cực lắm. Tính vậy nghen cô Út?.
    Con người Nam bộ sống đẹp như thế, yêu thì yêu hết mình, còn tin thì tin mãnh liệt, lấy tình người ra đối đãi với nhau dù người đó họ chưa hề quen biết, nén chặt lòng mình để người khác được vui, ngậm ngùi nhưng lại vun đắp hạnh phúc cho người khác.
    Chính tình cảm của họ dạt dào như vậy nên họ cũng không vui khi nhìn thấy người khác buồn lòng. Họ chỉ thật sự vui khi niềm vui đó không phiền lòng người khác. Vì lẽ đó mà dì Diệu không đành lòng thấy Lành buồn. Vợ chồng dì sống với nhau nhiều năm nhưng không có con, dì Diệu mới bàn với chồng là nhờ Lành - người giúp việc trong nhà sinh hộ. Bản hợp đồng đã được lập ra nhưng khi sắp đến ngày sinh con thì chị Lành biến mất. Dì quan tâm đến đứa bé thì ít mà quan tâm đến chị Lành mới nhiều, ?oDì không tiếc tiền của, công sức, dì không tiếc tình thương dồn đắp cho chị Lành, dì chỉ cảm thấy xót xa cho mình, ?olàm người ai lại đi giành con với người ta?, dì luôn dằn vặt vậy. (Làm mẹ). Nhưng chị Lành cũng không ở tệ. Sau nhiều đêm suy nghĩ, khi mà dì Diệu tìm kiếm trong tuyệt vọng thì chị Lành xuất hiện. Hai người phụ nữ, hai người mẹ của đứa bé đã ôm chầm nhau khóc, ai cũng cảm thấy mình có trách nhiệm phải thương yêu và chăm sóc cho đứa bé, cũng như quan tâm và chăm sóc cho nhau.
    Mặc dù phần lớn người nông dân Nam bộ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư đều nghèo, đều có một số phận long đong, vất vả nhưng trên hết, họ sống với nhau bằng cái tình, bằng sự thương yêu và đùm bọc lẫn nhau. Đây là một cá tính khá nổi bật của người Nam bộ, mặc dù nghèo kiết xác nhưng lại chơi hết mình và yêu hết cỡ, thậm chí sẵn sàng hy sinh bản thân để giúp nhau trong hoạn nạn:
    Dấn mình vô chốn chông gai
    Kề lưng cõng bạn ra ngoài thoát thân
    Lao xao sóng bủa dưới lùm
    Thò tay vớt bạn chết chìm cũng ưng.
    Nguyễn Ngọc Tư quả là có cái nhìn sâu sắc, tinh tế, có khả năng phát hiện ra những ngõ sâu trong tâm hồn những người nông dân Nam bộ, những niềm vui, nỗi buồn, cốt cách đặc trưng cũng như bản chất cố hữu của họ.
    Một hình tượng khá nổi bật nữa trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư là hình tượng con sông. Hình tượng này đã trở đi trở lại nhiều lần và trở thành một thị hiếu thẩm mỹ nên nó xuất hiện rải rác trong các truyện ngắn của chị.
    Để lý giải điều này, tưởng cũng nên tìm hiểu đôi chút về đặc điểm của vùng đất Nam bộ. Nam bộ có hệ thống sông ngòi chằng chịt, con người ở đây sống nương dựa vào sông, rồi khi lớn lên theo mẹ ra đồng bắt ốc, hái rau cũng gắn liền với sông nước. Có thể nói mọi hoạt động của con người Nam bộ dường như không tách khỏi con sông, dòng nước. Nguyễn Ngọc Tư cũng là người gắn liền với sông nước Nam bộ nên hình ảnh con sông cứ trở đi trở lại trong chị tạo thành nguồn cảm hứng cho sáng tác của mình [?].
    Trong tập truyện ngắn Giao thừa, Nguyễn Ngọc Tư dành hẳn một truyện lấy tên là Nhớ sông, đủ thấy tác giả gắn bó mật thiết với con sông như thế nào. Cốt truyện rất đơn giản, không có những tình tiết gay cấn mà chỉ là những sự kiện, những hồi ức, những kỷ niệm, suy tư rất đỗi nhẹ nhàng nhưng có sức lay động lòng người. Đọc xong truyện, người đọc cũng cảm thấy ngậm ngùi, có sự đồng cảm, sẻ chia cùng tác giả, như chính nỗi nhớ mông lung, lâng lâng khó tả đến lạ lùng. Con sông gắn bó với chị em Giang từ thuở lọt lòng, rồi lớn lên hai chị em lại theo cha sống kiếp thương hồ lênh đênh trên mặt nước. Vì vậy ấn tượng về con sông trong chị em Giang rất là mạnh mẽ. Giang những tưởng cuộc đời mình sẽ gắn liền với sông nước. Nhưng ba Giang hiểu được cuộc sống của kiếp thương hồ nên mong muốn chị em Giang phải sống trên đất để lo tương lai cho mình và con cháu mình. Và Giang đã có chồng, sống trên đất liền, phải xa dòng sông, vì vậy, Giang nhớ sông lắm, một nỗi nhớ mênh mang, gắn với biết bao kỷ niệm thời Giang còn lênh đênh trên sông nước. Giang nhớ sông đến nỗi, cơm nước xong, Giang chèo ghe một vòng cho đỡ nhớ rồi chèo về [?].
    Cũng là một cách nhớ sông nhưng trong Dòng nhớ thì lại gắn với một câu chuyện tình - chuyện tình tay ba, sum họp rồi chia ly, chia ly rồi đợi chờ, tất cả đều xảy ra trên dòng sông, nên con sông ở đây chứa đầy ắp những kỷ niệm mà buộc con người phải nhớ. Trong Dòng nhớ, người kể chuyện là nhân vật xưng tôi, kể lại câu chuyện của gia đình mình. Ba của ?otôi? yêu một người nhưng gia đình không đồng ý. Cả hai dành dắt díu nhau sống kiếp thương hồ. Và khi sinh được một đứa con thì đứa bé té sông chết, ba của ?otôi? bỏ về với gia đình và cưới vợ khác. Nhưng người con gái kia vẫn ngày ngày cắm sào đợi trông. Cho nên ở Dòng nhớ, nhớ về con sông không chỉ vì nó thân thuộc mà còn ẩn chứa biết bao kỷ niệm, kỷ niệm về những nỗi yêu thương và niềm tiếc nuối, gắn liền với cuộc tình thủy chung, gắn bó, mãi mãi hướng về nhau nhưng lại không được gần nhau: ?oLo cũng phải, không phải ba tôi nhớ vườn xưa mà chống gậy về, ông nhớ sông, một ngày ba bốn lượt lủi thủi chống gậy ra bến, cặp mắt như nhớ mong, như hờn giận. Ba tôi vốn là người của sông mà. Ông đang ở đây nhưng tâm hồn ông, trái tim ông, tấm lòng ông chảy tan vào dòng nước tự lâu rồi?.
    Cùng với hình tượng người nông dân, người nghệ sĩ, hình tượng con sông đã góp phần làm nên nét đặc trưng trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư. Cũng nói về vùng đất và con người Nam bộ nhưng Nguyễn Ngọc Tư có cách tiếp cận khác: không có gì lớn lao mà rất đỗi đời thường, như dòng sông chẳng hạn. Nhưng từ cái nhỏ bé, đời thường tưởng chừng như ai cũng biết mà khái quát nó lên, chuyển tải lòng mình vào đó mới chính là giá trị của nghệ thuật. Thành công của Nguyễn Ngọc Tư cũng là ở đó. Giọng văn của chị có duyên, đôi khi dí dỏm nhưng ngọt ngào và sâu sắc. Câu văn giản dị, mộc mạc, chân tình, đọc truyện chị tưởng như đang trò chuyện với chị vậy. Phong cách Nguyễn Ngọc Tư là như thế.
    (Nguồn: Văn Nghệ Quân Đội 6/2006)
  4. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Nửa đời ngơ ngác
    Tạp văn
    Nguyễn Ngọc Tư

    Lúc rày mưa dữ quá, mưa nhâm nhi, rả rích cả tuần, đứa cháu nhỏ lật lịch, kêu lên, ?oUi chao, tháng 7, hèn chi mưa liền tù tì, chắc là ông Ngưu Lang với Chức Nữ đang gặp nhau, dì Út ha??. Nhỏ cháu lập luận ngây ngô, làm nó mắc cười, bởi nếu có Ngưu - Chức thật, thì lúc gặp lại họ cũng chẳng khóc lóc gì đâu. Xa bẵng nhau, mỗi năm gặp một lần, chỉ sợ ngượng ngập đến nỗi chỉ nói vài câu lạt lẻo, nhát gừng. Trong một năm rất dài đó, mỗi người gặp những biến cố khác nhau, làm những công việc khác nhau với những bạn bè khác nhau, có gì chung đâu mà nói. Yêu thương có cao như núi thì cũng bị mài mòn bởi thời gian, bởi những lo toan thường nhật. Nó vu vơ nghĩ thầm, suýt cất thành lời, nhưng nhìn vào đôi mắt trong vắt của đứa cháu, lại thôi. Ngước mặt nhìn mưa, bỗng nó có cảm giác bàng hoàng, ủa, tôi-trong-veo đã chết tự hồi nào ?
    Câu hỏi đó làm nó bần thần cả buổi. Thật khó chịu khi một thứ đã từng thuộc về mình, gắn bó với mình, nhưng rồi nó tan biến lúc nào mình không biết.
    May mà còn lại một vệt ký ức long lanh, không ngắn không dài, vừa đủ để nó nhớ rằng, mình đã từng có một quãng đời thơ ngây, mơ mộng, ngông cuồng. Mỗi khi nhớ lại, nó thường buột miệng kêu lên, thời điên. Có điên mới tin mưa tháng Bảy là nước mắt tương phùng; tin vào những truyện cổ tích có cô gái nghèo lấy chồng hoàng tử, hay nghĩ đơn giản nàng Kiều rốt cuộc hạnh phúc với người yêu. Buồn cười, là quãng ấy, nó tốn biết bao nhiêu nước mắt vì thương cho những thân phận người, những chuyện tình trái ngang, lận đận trong? phim. Tệ hơn, là nó tin có ngày Cổ Thiên Lạc sẽ? yêu mình. Vào năm hai mươi hai tuổi, nó còn làm một việc ngông cuồng khác, khi đặt tên cho quyển sách đầu tay là ?oNgọn đèn không tắt?. Chắc nụi. Đáng ra phải là ?oNgọn đèn chưa tắt? hay ?oNgọn đèn sẽ tắt?, bởi chẳng có gì là miên viễn, là bất biến hết (đèn lại càng không).
    Dân gian có lý khi ghép từ ?odại? đi ngay phía sau chữ ?onhỏ?. Phải mất nhiều năm nó mới rút ra kết luận đó. Những cảm nhận của ngày xưa giờ đổi thay ngoay ngoắt. Như thể nó đã sống cuộc đời khác. Nó cười nhạo câu cuối cùng (hay xuất hiện) trong các truyện cổ tích, ?ohai người cùng nhau sống hạnh phúc đến đầu bạc răng long?. Nó cảm nhận được cái cay đắng tủi buồn khi Kiều về với Kim Trọng, khi nàng đã lưu lạc trầm luân, đã yêu người khác thật lòng, đã tan nát vì chia biệt và đổ vỡ thì làm sao tỉnh bơ sống với chồng của đứa em, người mà mười lăm năm trước có gặp sơ sơ, nói nói cười cười, lấy nước mây ra hứa hẹn, cùng lắm là nắm tay nhau được? một lần. Nó nổi quạu khi nghe kể sau bao năm bị chồng cho người ta? mượn, Châu Long lại cười ngỏn ngoẻn trở về mà trái tim không hề lung lay, thương tổn. Nó nghi ngờ những mối tình xuyên qua kiếp này, kiếp sau, sau nữa, ai mà kiên nhẫn dữ vậy?! Nó nghĩ giá trị của những lời thề hẹn chỉ như chọi cục đá xuống ao bèo. Nó ngờ ngợ khi thấy đôi trai gái đi qua, không biết cuộc tình này được bao lâu, chưa chắc có đám cưới? Nó dửng dưng, nguội ngơ trước những khóc, cười của người đời, bởi cảm xúc vừa nhen nhóm đã tắt rụi bởi ý nghĩ, thấy ngoài mặt cười, khóc vậy, thân thiết vậy nhưng chưa biết lòng dạ làm sao à nghen.
    Tất cả những thứ đó cho nó một cảm giác, mình khôn ra rồi. Có điều, cuộc sống dạy chậm rãi quá, nhẩn nha quá. Tốn mười năm, nó chỉ học được vài bài học thí dụ như ?okhông có gì là mãi mãi?, như ?ođừng mù quáng tin vào cảm xúc? hay ?oyêu phải để dành?. Nó rất nôn nóng được học nhanh nữa, để chứng tỏ bản lĩnh, sự già dặn của mình.
    Bữa nay, nó nhận ra mình buồn quá, khôn mà buồn. Biết nhiều mà buồn. Tỉnh táo mà buồn. Trãi đời mà buồn. Ngoái lại thì thời vui nhất đã bỏ đi lâu rồi, từ lúc hoài nghi lên ngôi.
    Nó bỗng thèm được như đứa cháu, nhìn mưa tháng Bảy nẫu nuột mà lòng vui, vì biết cữ này có đôi lứa gặp nhau, trên trời.
  5. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Nghi án vẫn chưa thể khép lại
    Nhằm mang lại một cái nhìn khách quan, có tính học thuật về ?onghi án? Dòng sông tật nguyền (Phạm Thanh Khương) và Cánh đồng bất tận (Nguyễn Ngọc Tư), chúng tôi đã ghi lại cuộc trao đổi giữa nhà báo Trần Tiễn Cao Đăng và NPB văn học Phạm Xuân Nguyên.
    Trần Tiễn Cao Đăng: Tôi muốn chúng ta nói về trường hợp ?oDòng sông tật nguyền? (DSTN) và ?oCánh đồng bất tận? (CĐBT) một cách khách quan, dựa trên những tiêu chí cụ thể được thừa nhận, chứ không phải như nhiều người đang làm là kết luận một cách cảm tính.
    Phạm Xuân Nguyên: Trước hết chúng ta cần thống nhất khái niệm: theo Từ điển Petit Robert 1 (2005), đạo văn ?olà ăn cắp văn, là lấy những ngôn từ/ý tưởng của người khác rồi trình chúng ra như là của mình? (Vol litéraire Le plagiat consiste à s?Tapproprier les mots ou les idées de quelqu?Tun d?Tautre et de les présenter comme siens). Thế nào bị coi là đạo văn? Đó là sao chép một đoạn sách, một đoạn tạp chí hay một trang Web mà không để trong ngoặc kép và không chỉ nguồn; là đưa vào sách của mình những hình ảnh, những số liệu lấy từ bên ngoài mà không ghi xuất xứ; là tóm tắt ý tưởng gốc của một tác giả bằng lời của mình mà không chỉ rõ gốc gác; là dịch từng phần hay toàn bộ một văn bản mà không nêu xuất xứ.
    Định nghĩa còn nói rõ: ?oý tưởng? ở đây là một ý tưởng độc đáo, đặc sắc, chỉ có thể là của một người, và có lời tuyên bố quyền sở hữu của người này đối với ý tưởng đó. Còn nếu đó là một ý tưởng phổ quát, tỉ như ?oTheo luật trọng lực, vật gì ta buông ra thì sẽ rơi xuống đất?, một ý tưởng mà không ai tuyên bố là sở hữu của mình, hoặc một môtip điển hình, một điển cố, một cổ mẫu, chẳng hạn như Faust, Don Juan, Antigone... thì việc sử dụng nó làm chất liệu sáng tác cho mình không phải là đạo văn.

    ?oDSTN? ra đời sau (tháng 4/2006, tạp chí Văn nghệ Quân đội số 643-644). ?oCĐBT? ra đời trước (tháng 8/2005, báo Văn nghệ). Đọc xong ?oDSTN?, người đọc bình thường sẽ thấy ngay rằng giống hệt ?oCĐBT?, cả về cốt truyện, nhân vật, các tình tiết chủ chốt. Nếu trừu xuất văn phong ra thì có thể nói truyện sau chồng lên truyện trước sẽ là trùng khí, đồng nhất. Tuyến nhân vật gồm 4 nhân vật chính: Người cha; cô con gái (nhân vật kể chuyện); người vợ phản bội - nguyên nhân gây nên nỗi hận đời ở người cha; người đàn bà mà người cha ngẫu nhiên ?onhặt? được dọc đường. Những sự kiện chính cũng vậy: người đàn bà thứ hai ra đi trước thái độ tàn nhẫn, dửng dưng của người đàn ông đối với số phận của mình; người con gái thấy mẹ chộn rộn và mừng rỡ ra sao khi gặp người đàn ông lạ; người con gái tình cờ thấy mẹ ngoại tình; người con gái bối rối khi có sự thay đổi trong thân thể mình (lần đầu có kinh nguyệt); người con gái bị hãm hiếp như một sự báo ứng, ác giả ác báo, để chuộc lại những lỗi lầm của người cha. Tất cả các tình tiết chủ chốt đó đều đồng nhất giữa hai truyện; mà ở truyện sau chúng lại được sử dụng, xử lý vụng hơn, thiếu logich và thiếu thuyết phục hơn truyện trước. Điều này buộc người ta phải nghĩ đến một điều gì đó như là sự đạo văn..

    - Nhưng anh không loại trừ khả năng có sự trùng hợp ngẫu nhiên?
    - Thường trong những trường hợp thế này, người ta vẫn có thể nghĩ tới sự trùng hợp ngẫu nhiên. Tuy nhiên, ở chuyện đang nói đây xác suất đó là rất nhỏ, vô cùng nhỏ, gần như bằng không. Hai người không quen biết nhau, một ở Hà Nội, một ở Cà Mau, nghĩ ra cùng một câu chuyện giống nhau hầu như hoàn toàn như vậy thì quả thật khó tin. Tôi gần như loại trừ khả năng có sự trùng hợp ngẫu nhiên.

    Cốt truyện thì có thể trùng hợp được, nhưng sự triển khai cốt truyện, sáng tạo tình tiết, sử dụng chi tiết, thì chỉ có thể là của riêng mỗi nhà văn. Chẳng hạn, trong một vở kịch của một nhà văn Việt Nam có tình tiết như sau. Một phụ nữ xinh đẹp vào nhà tù thăm người mình yêu, một nhà cách mạng đang bị giam ở đó. Tên cai ngục nói: ?oNếu bà muốn thăm ông ấy thì trước hết phải hiến thân cho tôi?. Vì tình yêu mãnh liệt với người tù, người phụ nữ ưng thuận. Đúng lúc đó tên cai ngục lại nói: ?oBà quá cao thượng, tôi không thể làm điều đó được. Mời bà vào?. Một chi tiết thật đắt, đúng không? Nhưng một anh bạn nhà văn bảo tôi: ?oTôi cam đoan với ông, chi tiết này có trong truyện ?oMối tình qua những bức thư? của Nga?. Một chi tiết như vậy khó lòng có người nghĩ ra đến lần thứ hai. Trong văn chương, nghĩ ra một chi tiết độc là cực khó.
    - Tại thời điểm này, như hai tác giả Phạm Thanh Khương và Nguyễn Ngọc Tư đã tuyên bố trên báo chí, cả hai đều tỏ ý sẵn sàng đối thoại và không muốn làm căng, ý nói viện đến luật pháp. Vì vậy chúng ta cũng không/chưa có điều kiện có được bản thảo viết tay hoặc đánh máy của hai tác giả để làm chứng cứ tối hậu về thời điểm ra đời của mỗi truyện.
    - Hiện thời chúng ta chưa có điều kiện khảo chứng bản thảo gốc, cũng chưa có cơ sở nào để khẳng định về quan hệ giữa hai tác giả. Tuy nhiên, nếu chỉ căn cứ vào văn bản - ?oCĐBT? có trước, ?oDSTN? có sau (xét theo thời điểm được in lần đầu tiên) - và xét sự trùng hợp giữa hai truyện như đã nói trên, tôi cho rằng có cơ sở để đặt nghi vấn rằng tác giả ?oDSTN? đã vay mượn, đã lấy gần như tất cả, từ ý tưởng, cốt truyện, nhân vật, tình tiết... của ?oCĐBT?, nói cách khác là đạo văn. Như tôi đã nói trong một cuộc phỏng vấn khác, không ai biết rõ sự thật hơn là những người trong cuộc, vấn đề là họ có nói ra hay không thôi.
    - Ta hãy trở lại vấn đề những tiêu chí để xác định thế nào là đạo văn. Trường hợp Nguyễn Du vay mượn toàn bộ cốt truyện, nhân vật, tình tiết... của Thanh Tâm Tài Nhân có thể gọi là đạo văn hay không?
    - Việc Nguyễn Du đã làm là phù hợp với quy phạm của văn học trung đại, của thời đại ông sống. Vào thời đó, các văn nhân coi việc sử dụng sáng tác của người khác làm chất liệu cho sáng tác của mình là lẽ đương nhiên, là chứng tỏ mình có học. Vì các cụ là nhà nho, mà nho gia thì theo Khổng Tử dạy là: ?oThuật nhi bất tác? (nói lại chứ không tạo ra), nghĩa là nói theo người trước, chứ không phải làm ra cái của riêng mình. Cứ xem trường hợp cụ Đồ Chiểu thì rõ, chẳng ai biết có truyện Tây Minh ở đâu hay không, nhưng mở đầu Lục Vân Tiên cụ vẫn cứ viết ?oTrước đèn xem truyện Tây Minh, Gẫm xem muôn sự nhân tình éo le?, bởi không viết thế cụ không an tâm, sợ người đọc cho là mình bịa, viết chuyện đâu đâu, không sở cứ vào ai. Các cụ ta ngày xưa vẫn có thói quen đưa tác phẩm của mình - chẳng hạn một thi tập - cho bạn bè xem. Xem rồi, bạn bè người góp ý sửa chỗ này một tí, kẻ đề nghị sửa chỗ kia một tí, song chẳng ai nghĩ đến chuyện đòi ?otác quyền? cả. Thời đó người ta chưa có khái niệm về sở hữu trí tuệ như ngày nay.
    - Điều anh vừa nói làm tôi nhớ đến W. Shakespeare. Có một nghi án từ lâu nay rằng vở ?oHamlet? lừng danh của ông là vay mượn từ một vở kịch có từ trước đó - nay đã thất truyền - mà các học giả gọi là ?oUr-Hamlet? của nhà viết kịch Thomas Kyd (1558-1594). Mặt khác, ?oHamlet? còn vay mượn ít nhất là ba tình tiết ?ođộc? từ vở ?oBi kịch Tây Ban Nha? cũng của tác giả Kyd (rất may còn giữ được): hồn ma đòi báo thù, thủ pháp kịch-trong-kịch làm cái bẫy để buộc kẻ thù lộ diện, và sự lần lữa của nhân vật chính không chịu tiến hành việc báo thù. Thế nhưng, nếu tôi không lầm, hình như Shakespeare không hề thừa nhận ở đâu đó về việc vay mượn này. Vậy là, vay mượn cái của người khác làm chất liệu cho sáng tác của mình là một hiện tượng phổ quát trên thế giới vào thời xưa, khi người ta chưa có ý thức về sở hữu trí tuệ như chúng ta.
    - Đúng vậy. Ngày nay chúng ta đang ở một thời đại khác, tôn trọng cá nhân và sở hữu cá nhân trong đó có sở hữu trí tuệ. Cũng theo định nghĩa về ?ođạo văn?: không phải là anh không có quyền trích dẫn một đoạn văn, sử dụng lại một tình tiết, hoặc vay mượn ý tưởng của người khác, nhưng người đàng hoàng và tự trọng thì sẽ tự biết mà nói rõ điều đó. Nhà văn Phạm Thị Hoài có lẽ nhờ đã sống ở nước ngoài nên biết điều đó - chị đã ghi rõ ngay đầu tiểu thuyết Thiên sứ (1989) là cuốn sách này có dựa trên một ý tưởng của nhà thơ P. và nhà văn G. G (tức Gunter Grass, Nobel văn học 1999, tác giả tiểu thuyết ?oCái trống thiếc?). Hay trong tập Mê lộ (1989) truyện ?oNgười đàn bà với hai con chó nhỏ?, chị ghi chú: A. P. Tchekhov: ?oNgười đàn bà với con chó nhỏ?; truyện ?oMột cái gì?, ghi chú: E. Hemingway: Chung cuộc của một cái gì?; truyện ?oChín bỏ làm mười?, ghi chú: F. Kafka: ?oMười một người con?.. Như vậy là đàng hoàng, văn minh: tôi thích một ý tưởng của người khác, nhưng tôi muốn khai triển nó theo cách của tôi. Khi người ta làm vậy thì không phải là đạo văn.
    - Ý tưởng về một nhân vật chính-người kể chuyện là một đứa bé từ nhỏ đã ngưng lớn và nhìn thế giới từ điểm nhìn của mình - ý tưởng của ?oCái trống thiếc? - quả thật là một ý tưởng ?ođộc?, và rõ ràng nó sức hấp dẫn rất lớn đối với những người viết khác. Phạm Thị Hoài đã sử dụng lại ý tưởng này nhưng đã hành xử một cách đàng hoàng và văn minh là nói rõ điều đó. Một trường hợp khác mà tôi biết là nhà văn Yann Martel, khi viết ?oCuộc đời của Pi? đã ghi rõ trong ?oGhi chú của tác giả? rằng ông muốn cám ơn nhà văn Moacyr Scliar qua tiểu thuyết tiểu thuyết ?oMax and the Cats? (tạm dịch: Max và những con thú họ mèo) đã mang lại cho ông cái ý tưởng ?ođộc? này - một cậu bé sống sót sau vụ đắm tàu, lênh đênh giữa biền trên một chiếc xuồng cùng một con báo. Đáng tiếc là những trường hợp đạo văn khác - không đàng hoàng và văn minh như vậy - vẫn đang diễn ra không chỉ ở nước ta mà trên cả thế giới. Chẳng hạn, Quách Kính Minh - nhà văn ?o8x? đang nổi đình nổi đám ở Trung Quốc -, vừa qua đã bị xử thua kiện vì hành vi đạo văn của nhà văn Trang Vũ, với ?o12 tình tiết chủ chốt và 57 tình tiết nhỏ hoặc câu văn giống hệt?.

    - Như tôi đã nói, trong trường hợp ?oDSTN? giống ?oCĐBT?, chính người trong cuộc là những người hơn ai hết biết rõ sự thật. Tôi là người đầu tiên nêu vấn đề này ra trên báo (Tuổi Trẻ, 24/6/2006), sau đó có nhiều bài viết trao đổi, thảo luận, có những bài chê trách tôi quy kết, tôi đọc thấy các tác giả đó không hiểu vấn đề. Lập luận của họ là xem cách viết, truyện PTK giống truyện NNT về gần như toàn bộ cốt truyện, nhân vật, sự kiện, tình tiết, nhưng viết khác đi thì vẫn là khác. Như vậy họ mặc nhiên đã thừa nhận là có giống. (Tôi phải mở ngoặc nói thêm ở đây là vô tình theo lập luận này họ còn nói thản nhiên mà không chứng minh là những Tố Hữu, Nam Cao, Nguyễn Minh Châu cũng lấy của người khác nhưng viết khác nên... không sao). Vấn đề tôi đặt ra là: giống đến thế thì là ngẫu nhiên hay không ngẫu nhiên. Như tôi đã nói ở trên, tôi không tin ở đây có sự ngẫu nhiên. Và như vậy nghi án vẫn còn đó, chưa thể khép lại.
    Trần Tiễn Cao Đăng (thực hiện)
  6. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Lục bình
    Tạp văn
    Nguyễn Ngọc Tư
    Quán đẹp, tên quán đẹp, ngó ra dòng sông đẹp. Đằng trước người ta quây rào tre giữ lại một đám lục bình đang trổ bông, cũng đẹp. Tôi đứng nhìn mãi những bông hoa tím co ro trong gió, trong chiều nắng tắt, quặn lòng, như gặp lại người bạn cũ.
    Từ dạo con tôm lên ngôi, dài theo những dòng sông quê xứ đã xa vắng lục bình, mỗi khi có dịp đi đâu đó, gặp loại cỏ thuỷ sinh ấy, tôi mừng húm. Có điều, lần này, gặp bạn trong hoàn cảnh trái thường bởi lục bình trong nỗi nhớ, trong giấc mơ tôi lúc nào cũng trôi mênh mang trên một dòng sông nào, xa vắng. Lục bình mà bị cầm tù thì còn gì là lục bình nữa.
    Con người ta có tật kỳ cục, chuộng cái đẹp nhưng không biết cách nuôi dưỡng cái đẹp. Hay tại tham lam nên cái gì cũng vơ vào mình. Lục bình, phần nào đó như ngựa ở thảo nguyên, chim trên trời, gió ngoài đồng, hợp với sự hoang dã và tự do. Chỉ long đong cùng sông nước, lục bình mới thể hiện hết bản chất, vẻ đẹp và sức sống của nó. Nên lục bình ở quán bờ sông ấy có lạ, có biếc đến đâu thì cũng không bằng lục bình của những buổi chiều nắng phai, gió cũng phai như nắng. Kẻ ngồi bên sông chờ đò muốn ứa nước mắt. Một ao lục bình không buồn như vậy, một đám lục bình vướng vào đám chà trên sông cũng chưa gọi là buồn, một về lục bình chậm rãi trôi gợi buồn ít thôi, nhưng bụi lục bình duy nhất, với một nhánh bông duy nhất, liu riu thiu thỉu trên mặt sông đầy, thì buồn chết giấc.
    Đó là lần đầu tiên tôi phát hiện ra vẻ đẹp của nỗi cô đơn, sưu tập thêm một biểu tượng của cái buồn xứ sở, cùng với khói đốt đồng phơ phất dưới hoàng hôn, cùng với tiếng bìm bịp thăm thẳm theo con nước, bầy đom đóm leo lét trên rặng bần. Một vẻ buồn rất lạ, đằm sâu, nhưng không giam hãm con người, không tù đọng, không cùng quẫn. Cái buồn trãi dài, thông thống, mênh mông, cởi mở?
    Có lần đi Kiên Giang, qua phà Tắc Cậu, tôi lại thấy ở lục bình một hình ảnh khác, rất ?ođời?. Nơi này gần cửa biển, lục bình từ các sông trôi đến dìu dập. Nhưng lạ, bầy đàn đông đúc, mà có vẻ tan tác cô đơn. Hăm hở trước biển khơi mà như dùng dằng nuối tiếc dòng nước cũ. Lựa chọn nhưng vẫn hoài nghi, hoang mang. Hay lục bình chỉ là lục bình thôi, chỉ tôi gởi tâm trạng của mình vào rồi thấy mình là lục bình trôi trôi ngơ ngác.
    Tình cờ tìm tư liệu cũ, nghe bảo lục bình được nhập từ Braxin từ những năm 1905, tôi vẫn không nguôi được ý nghĩ trời sinh lục bình từ khi vùng đất này có sông. Lục bình làm sông trở nên dịu dàng, sâu sắc. Dù vậy, nhiều người, trong đó có anh bạn tôi, chê lục bình dở òm, tiêu cực, cam chịu sống đời lênh đênh vô định, không phương hướng. Anh bạn có tật mắc cười, là hay gán lý tưởng, tính chiến đấu cho bất cứ gì, bất cứ ai, lục bình cũng không ngoại lệ. Buồn miệng, tôi cãi chơi, lục bình đang sống theo lẽ tự nhiên, tụi mình dấn thân vào đời, bươn tới những đích nào đó cũng theo lẽ tự nhiên, của con người. Nói đến đó bỗng cồn cào nỗi hoài nghi, người ta sống với tham vọng chồng chất ngút ngất là thuận theo lẽ trời ư?
    Và chiều nay, trong cái quán lạ bên dòng sông xa lạ, tôi hơi đắng đót bởi ý nghĩ, con người ta còn tự cầm tù mình bằng những ảo vọng ngông cuồng được thì sá gì đám lục bình hèn mọn này, sá chi con chim trong ***g kia? Thôi, trở vô bàn ăn sướng hơn. Mình cũng bị nhốt như đám lục bình đó, mắc gì tiếc thương cho chúng.
  7. trietanhhuy

    trietanhhuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/12/2004
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    0
    Nghỉ thề với đá
    Tạp văn
    Nguyễn Ngọc Tư


    Hồi mà câu thề hẹn còn là mốt của những đôi trai gái yêu nhau, đá thường được nhắc đến. Thí dụ như ?oChừng nào đá nát như cháo em mới thôi nhớ anh?. Hay ?oLúc núi kia sập xuống cái rầm anh mới bớt thương em?. Đối tượng nguýt dài, hơi trề môi, như nói ?osức mấy mà tui tin? nhưng trong lòng xúc động rịn từng giọt, như máu. Nhỏ biết cảm giác đó, rất ngọt ngào.

    Hồi đó con gái hai mươi tuổi khôn chỉ bằng? em bé lên mười của thời nay. Mộng mị, ngây thơ, thấy lời thề ước đáng tin và cao quý hết biết, bởi nghĩ rằng chẳng có gì cứng cáp, bền vững như đá kia, núi kia.

    Sau này, té ngửa ra, chẳng có gì là vĩnh cửu, đá không, núi cũng không. Những bài giảng từ trường học vẫn mới, nhưng vì mơ màng quá nên nhỏ quên rằng đá cũng có tuổi, cũng sống và chết. Đá cũng đau như người, có lúc không chết vì bệnh tật, vì tuổi già? Những lần rong ruỗi khắp đồng bằng Tây Nam Bộ, nhận ra điều đó, nhỏ thấy hết hồn.
    Rồi thấy nhói một cách kỳ cục khi nhìn núi mà cảm giác lay lắt, mong manh. Như đứng trước một nhánh liễu muốt, một bông hoa bắt đầu phai, một chiếc lá úa trên cây. Mùa trước ngang qua, núi còn cây cỏ xanh rì, mùa sau thấy núi toạc ra từng mảng lớn, đá trắng trơ xương. Mùa này, thấy núi còn cao vọi, mùa sau núi thấp tè. Mùa này, có núi còn đứng trọc lóc giữa đồng, cao hơn mấy cây thốt nốt một chút, mùa sau không còn thấy núi đâu. Chỉ những nhà máy ximăng thả lên trời những đụn khói đục ngầu.

    Nhân nói về khói, sẽ có một ngụ ngôn như sau : Khói mẹ kể chuyện cổ tích cho khói con nghe, ngày xửa ngày xưa, chúng ta là một phần của núi. Khói con hỏi vậy núi là cái gì ? Khói mẹ ngó xuống, bối rối vì không có ngọn núi nào để giải thích với con. Cuối cùng, nó biểu khói con bay ra miền Bắc, ở đó chắc còn núi. Chứ đồng bằng thì láng te rồi. Nhưng khói con làm gì có cơ hội được đi xa, để biết núi là gì.

    Câu chuyện hơi cay đắng, bởi người sáng tác ra nó là một người yêu núi khủng khiếp. Yêu mà chẳng biết tại sao. Vì quê nhà toàn nước rạch nước sông, nên thèm núi? Vì cái dáng vẻ cô độc, huyền bí, kiêu hãnh của núi hơi giống mình? Vì đức tin vào lời thề năm cũ? Hoặc yêu tất cả, tất cả những điều đó. Nhỏ thuộc loại người nhìn núi thấy đẹp. Cái đẹp của những tảng đá xanh rêu, của những bông bằng lăng tím biêng biếc giắt trên khe đá, của những con cuốn chiếu núi lớn bằng ngón tay út mà rất hiền. Cái đẹp của cánh đồng chiều lặng phắc, núi thẫm miết vào chân trời, gần đó là những cây thốt nốt xơ rơ, những con bò ốm nhách lười nhác liếm láp cỏ khô, mà sao như núi chỉ có một mình.
    Nhưng cũng có người, nhìn núi nghĩ ngay đến việc nung vôi, việc giả nhỏ đá ra để? lót sân. Những người đó cũng đông, cũng chật. Nên núi tàn lụi dần trên vùng đất đồng bằng vốn chẳng giàu có núi, chẳng thừa thải núi.

    Nên chẳng có gì là khó hiểu, khi chuyện thề thốt bây giờ ít đôi lứa nào dùng, bởi người ta đã bớt dại khờ, chai sạn sự tin, và bởi không biết vịn vào gì để thề. Ở đô thị, sông đã hoá phố, hoá nhà. Ở nơi heo hút khác, đất lại tan thành sông. Bàn tay con người đụng đến đâu, thiên nhiên ngoa ngoắt biến đổi đến đó. Chẳng biết đâu mà lần. Nên sau này, mốt thề ước có quay lại, con người chỉ có nước lấy? con người ra thề. Thí dụ, thay cho rắn hổ đất (bị đem vô quán nhậu nấu cháo đậu xanh hết rồi) đôi lứa sẽ nói, ai không thiệt lòng cho miệng lưỡi người ta? hại chết luôn. Thí dụ, thay cho núi, đôi lứa nói như vầy, ?oChừng nào tham vọng của người ta hạ ngọn, tụi mình mới hết yêu nhau?. Chắc ăn. Sẽ không đôi lứa nào phải lặng đi khi nhìn một ngọn núi qua đời, lời thề xưa nhói buốt?

    Đó là kinh nghiệm sống trong những ngày thiên nhiên biến mất. Trước khi con người biến mất?
  8. kien0989

    kien0989 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    4.157
    Đã được thích:
    1.672
    hì hì, đọc cái blog của Thu Nguyệt thấy hơi buồn cười. Chiến sỹ là khái niệm thế nào mà lại đòi người ta chăm bẵm, nâng niu thế không biết! Liệu những người đòi hỏi sự chăm bẵm, nâng niu (như các cậu ấm, cô chiêu) có ai dám gọi là "chiến sỹ"!!!
    Lại nhớ Azit Nêxin, vì cụ mô tả một nhà văn không vĩ đại nổi chỉ bởi "ruồi nhiều quá"
  9. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Chất thơ trong ?~Cánh đồng bất tận?T
    Đào Duy Hiệp
    ?oCánh đồng bất tận? là một bài thơ bằng văn xuôi. Chất thơ đó nằm trong sự lặp lại ở các cấp độ từ ngữ, hình ảnh thấm tình người được diễn đạt bằng một giọng văn dung dị, hiền lành. Bài viết sẽ bắt đầu bằng ?onỗi nhớ? và ?ocánh đồng? từ chính văn bản truyện ngắn này.
    1. Nỗi nhớ ngập tràn qua mỗi trang truyện:
    Bắt đầu từ nỗi nhớ nhớ mẹ ?oniềm nhớ lúc đi xa,...?; ?osuốt nhiều năm sau đó không dám nhớ má, bởi ngay vừa khi nghĩ đến má, ngay lập tức hình ảnh ấy hiện ra?; bị cha đánh đòn: ?ovà tôi tự nhớ lại coi hồi sáng này, hồi trưa này mình đã làm gì giống má?; đến ?onhiều lúc tôi hơi nhớ con - người?; ?oHai nhớ trường học quá à, cưng?; ?oĐôi khi tôi nhớ người đàn bà ở Bàu Sen, nhớ bóng người xấp xãi, ngơ ngác chạy theo chiếc ghe sáng ấy?; ?oTôi nhớ nó (và nhớ chị) không thôi? và ?oTôi nhớ Điền, bao gồm nhớ một đồng - loại (và tôi là đồng - loại còn lại), nhớ một cách trò chuyện (đọc thấu lòng nhau), nhớ một người nghe được tiếng tim mình (điều này thì con vịt mù làm được, nhưng nó đã chết rồi), và nhớ một người che chở (công việc này, đáng lẽ là của cha, má tôi)?; ?onhớ đau nhớ đớn bàn chân xưa ngẽn trong bùn quánh?. Còn với những người đàn ông: ?o... kí ức trống trơn, họ phơi phới ra đi, còn mình thì nhớ hoài, đau hoài...?; ?oDường như chúng tôi nhớ, nhớ cồn cào. Nỗi nhớ bao gồm được chạy chơi trên cái vuông sân mọc đầy vú sữa đất...?.
    - Biết bao nỗi nhớ: Nhớ Má, nhớ lớp, nhớ em, nhớ chị, nhớ con - người, nhớ bóng người, nhớ một đồng - loại, nhớ một người che chở, nhớ đau nhớ đớn bàn chân xưa... như những lớp sóng cồn cào, trùng điệp, lặp lại, vang xa, khắc khoải và day dứt...
    - Bởi thế, sự côi cút, đơn lẻ của người kể chuyện, của đứa em, của những đứa trẻ càng sâu xa hơn, buồn bã hơn trong ta.
    - Nỗi nhớ đó thấm vào ta, lan tỏa quanh ta: từ nỗi nhớ cụ thể, gần gũi đến những nỗi nhớ thương lớn lao, vời xa về con - người, về đồng - loại.
    Nỗi nhớ đó gắn với cánh đồng.
    2. Cánh đồng, dòng sông: ẩn dụ của tình thương, niềm đau, nỗi nhớ và thời gian
    Những câu văn xuôi mang âm hưởng và cấu trúc thơ: ?oCon kinh nhỏ nằm vắt qua một cánh đồng rộng?; ?oCánh đồng không có tên. (...) những kỷ niệm mà chúng tôi có trên mỗi cánh đồng?; ?oCó phải vì cha mà chị ở lại với chúng tôi, trên một cánh đồng vắng ngắt?; ?oNhững cánh đồng chúng tôi qua, lúa chết khô khi mới trổ bông?; ?oĐàn vịt đưa chúng tôi đi hết cánh đồng này đến cánh đồng khác?; ?ovẫn gió đìu hiu, vẫn nắng võ vàng trên những cánh đồng hoang lạnh?; ?oVà chiếc ghe, cánh đồng, dòng sông thênh thang mãi??; ?oNhà chúng tôi là cái này, là cánh đồng nào đó, con sông nào đó... ?; ?oCó ai chờ chúng tôi, trên những cánh đồng khơi??; ?oSống đời mục đồng, chúng tôi buộc mình đừng yêu thương, quyến luyến bất cứ ai, để khỏi ngậm ngùi, để lòng dửng dưng khi cuốn lều, nhổ sào đi sang cánh đồng khác, dòng kinh khác?; ?oLúc và cơm, tôi hay bị ảo giác, tưởng mình đang ngồi trên cánh đồng của chín năm trước. Một cánh đồng miên viễn với gió lắt lay những khói nắng héo xèo, một nhúm mây rất mỏng và rời rạc bay tha thểu trên cao?; ?oGió chướng trở ngọn, trên những cánh đồng ủ ê tin buồn?; ?odồn tất cả vịt trên cánh đồng lại và đào hố chôn?; ?ongay cả trên những cánh đồng hoang liêu nhất thì chúng tôi vẫn bị ràng buộc bằng hàng vạn luật lệ?; ?oTôi đã chờ nó đến khi mùa mưa đổ xuống cánh đồng Chia Cắt (tôi tạm gọi vậy) một trời sao?; ?oBây giờ, gió chướng non xập xoè trên khắp cánh đồng Bất Tận (tên này tôi tự dưng nghĩ ra)?; ?oNhững cánh đồng trở thành đô thị; những cánh đồng ngoa ngoắt thay đổi vị của nước, từ ngọt sang mặn chát; những cánh đồng vắng bóng người, và lúa rày mọc hoang nhớ đau nhớ đớn bàn chân xưa ngẽn trong bùn quánh giờ đang vất vơ kiếm sống ở thị thành. Những cánh đồng đó, đã hất hủi cây lúa (và gián tiếp từ chối đàn vịt). Đất dưới chân chúng tôi bị thu hẹp dần?; ?otrên cánh đồng này, cũng đang lảng vảng những thằng Hận, chúng lớn hơn, cũng thất học, hung hãn?.
    - Những hình dung từ về nỗi cô đơn, buồn bã tăng trưởng cường độ theo thời gian, cho đến ... bất tận: cánh đồng rộng, cánh đồng vắng ngắt, cánh đồng lúa chết khô, cánh đồng vắng người, cánh đồng hoang lạnh, cánh đồng, dòng sông thênh thang mãi, cánh đồng khơi, cánh đồng miên viễn với gió lắt lay những khói nắng héo xèo, cánh đồng ủ ê tin buồn, cánh đồng hoang liêu, cánh đồng Chia Cắt, cánh đồng Bất Tận,...
    - Những không gian cánh đồng cứ chồng chất lên nhau, vô danh mà gần gũi. Tần suất lặp lại của ?onỗi nhớ?, của ?ocánh đồng? gắn với ?odòng sông?, ?ocon kinh? - tâm linh và ngoại giới - đều cùng chung một hướng thao tác: cường độ về sự chia cắt tăng dần.
    - Qua những hình ảnh thấp thoáng về ?ođô thị?, ?ovất vơ... nơi thị thành? dường như không gian tâm linh của ?onỗi nhớ? đang tranh chấp gay gắt với không gian của những ?ocánh đồng? đang ?obị thu hẹp dần?. Nó xót xa và không kém gay gắt như ?oLỡ bước sang ngang? ngày xưa của Nguyễn Bính, khi đã chót: ?oTa đi dan díu với kinh thành?...
    - Với những thao tác lặp lại, trùng điệp, vang động chất thơ, ?ocánh đồng? ở đây là ẩn dụ cho niềm thương, nỗi nhớ, cho tình yêu quặn thắt nơi người kể chuyện, nơi chính tác giả về dòng sông, cánh đồng, về con người, về Mẹ.
    3. Kết luận
    Truyện ngắn Cánh đồng bất tận lay động người đọc bởi chất thơ từ sự lặp lại về nỗi nhớ, về cánh đồng.
    Trong cánh đồng đã có những dòng sông. Những dòng sông cuộc đời, dòng sông thời gian thấm thía tình người, niềm đau và nỗi buồn. Những dòng sông-thơ ấy cứ thênh thang chảy mãi từ ngôn ngữ rất riêng, rất trong trẻo, độc đáo và đa âm sắc của Nguyễn Ngọc Tư.
    Cũng như thơ (như nhạc, như tranh), ta chỉ có thể thưởng thức chất thơ văn xuôi của Cánh đồng bất tận từ nguyên bản, mà không sao có thể ?okể lại? được.
    Hà Nội, tháng 7/2006
  10. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    from Thu Nguyệt Blog:
    Đừng để nhà văn bất an khi cầm bút

    - Ở đời, khi mắng thì bao giờ người ta cũng lớn tiếng và khi xin lỗi thì bao giờ cũng thấp giọng (thậm chí, không mắng nữa nghĩa là đã xin lỗi rồi đó!) Đối với nhà văn và tác phẩm văn học thì sau khi xúc phạm nặng nề, sau khi kết oan đủ kiểu, người ta nhận ra rằng họ đã sai thì họ thường không hề nói lên một lời xin lỗi, và cũng thường không hề bị kết án tuyên tội như những trường hợp vi phạm pháp luật khác. Im lặng là huề!
    - Ở đời, người ta có thể chạy tội bằng cái câu: ?oTui làm điều này có phải vì quyền lợi của tui đâu? Vì dân, vì nước, vì.. (đủ thứ) đó chứ!? để mà làm những điều thực sự ra chẳng vì ai cả, mà vì... vì cái gì thì thú thật là cho đến giờ phút này tôi vẫn còn chưa dám mạnh miệng nói ra! Nhưng cứ được ?ođỡ đầu? bằng cái cớ ?ovì lợi ích chung? đó mà người ta đã làm biết bao chuyện hại biết bao người, và vẫn vô tư hồn nhiên vô tội!
    - Ở đời, thường thì người ta chỉ thấy những tác hại của cái ác trực tiếp, còn cái ác gián tiếp thì ít ai thấy dù tác hại của nó đôi khi còn gấp tỉ lần. Cũng như khi ta chạy xe đụng một ai đó bị đau cái chân, ta phải bồi thường ngay, nhưng khi hằng ngày ta bóp còi inh ỏi làm đau cái đầu (và hậu quả tiềm ẩn không thể lường hết được) cho bao người thì chẳng ai bắt đền ta cả!
    Khi nhà văn Nguyễn Ngọc Tư bị kiểm điểm và có rất nhiều dư luận ủng hộ NNT, tôi cảm thấy mừng nhưng vẫn e mừng chẳng bao nhiêu, bởi vì 3 cái lẽ ?oở đời? như trên.
    Đối với tác phẩm văn học mỗi người có thể cảm nhận một cách khác nhau. Tôi có thể không ăn được sầu riêng(*) nhưng tôi không thể bảo rằng sầu riêng là thứ trái cây hôi thối, nhân dân không thể ăn được. Cái chuẩn của văn học ?" dù không ai có thể đưa ra cái chuẩn ấy nhưng nó vẫn có. Tôi có thể không thấy Truyện Kiều hay như mọi người ca tụng, nhưng tôi không thể không công nhận rằng Truyện Kiều là một tác phẩm lớn; không thể bảo rằng đó là một tác phẩm nói về gái điếm, ở bên Tàu thời đó thì mới có những quan chức như Hồ Tôn Hiến, những người như Mã Giám Sinh, chớ ở ta thời nay làm gì có, cớ sao mọi người cứ đem Truyện Kiều ra dạy cho trẻ con học! (Chức năng ?ogiáo dục? ?ođịnh hướng? của Truyện Kiều nằm ở đâu khi viết về một cô gái làm điếm và kết thúc cuộc đời rất là tiêu cực: nhảy sông tự tử rồi cuối cùng là đi tu, chẳng chịu lấy chồng sinh con đẻ cái góp sức xây dựng xã hội gì cả!)
    Chúng ta cứ ước vọng về một nền văn học MỚI, mà lại để cho những người ?ochăm sóc văn học? CŨ (tôi dùng từ này chưa chính xác lắm) như thế này thì biết chừng nào con cái chúng ta mới có cái gì hay để mà xách đem khoe với hàng xóm? E rằng con số 197 năm nữa nước ta mới đuổi kịp hàng xóm (Singapore) sẽ bị văn học góp phần làm cho tăng cao hơn nữa.
    Nhà văn chúng tôi tâm hồn rất nhạy cảm, một người bị đánh cả làng giật mình. Mà cái giật mình của những người sống nặng về tâm hồn thì hậu quả không thể lường hết được! Kính mong Đảng và Nhà nước khi đã xem chúng tôi là những ?ochiến sĩ trên mặt trận văn hóa? thì hãy quan tâm đến chiến sĩ nếu có ai đó (nhân danh?.) áp đặt, bắt nạt chiến sĩ; có như thế thì ?ochiến sĩ? mới yên tâm mà làm chiến sĩ. Kính mong những vị có trách nhiệm ?ochăm sóc về văn học? hãy làm đúng, làm tròn trách nhiệm của mình, giữ uy tín cho Đảng và Nhà nước; giúp chúng tôi, đừng để cảm giác bất an luôn đè nặng chúng tôi khi cầm bút.
    ------------------------------
    (*) Nguyễn Ngọc Tư có lần đã ví mình như trái sầu riêng.

Chia sẻ trang này