1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi hoangvan09, 09/05/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    ?oSông nhỏ thà đau phận bể khơi??*
    Tạp văn
    Nguyễn Ngọc Tư

    Có lần, tòa soạn gọi cho tôi bảo có ông nào ở Sài Gòn bình về tôi ngộ lắm. Hỏi tên hóa ra là Lê, người đồng hương lưu lạc. Lê là bạn tôi, trong những lần chuyển trường xuôi ngược, may mắn, tôi học chung Lê một năm lớp mười. Rồi chia tay, rồi lâu lâu có thấy nhau, thảng thốt vì vẫn còn cảm giác bạn bè thân thiết. Rồi bặt đi. Bây giờ thì nói chuyện qua lại trên ? trang báo.

    Thật lòng, đọc bài trao đổi của Lê, tôi nghĩ ngay, văn mình không hay đến nỗi ông bạn tấm tắc, chắc lưỡi. Chẳng qua những gì tôi viết đều khơi dậy nỗi nhớ quê (không loại trừ cái tên tôi thôi là đã nhắc nhớ một phần của quê nhà rồi, chớ giỡn). Những dòng sông, con nước rong tràn bờ bãi, về những ngọn gió lay lắt, những con đường cũ kỹ và những gương mặt người? Mỗi hình ảnh là một lát cắt cứa lòng, mỗi hình ảnh là một tiếng trống dội tưng bừng trong tâm tưởng.

    Tôi tin là quê nhà trong Lê vẫn còn đầy, dù Lê ra đi đến hai lần. Lần đầu, Lê học Đại học, rồi ở lại Sài Gòn làm việc. Được chừng hai năm, Lê hớn hở về. Năm sau, Lê lại đi xa. Ngày Lê đi là một ngày nhẹ nhỏm, chẳng thấy chào từ biệt. Nghĩ lại, Lê đã từ giã tôi rồi, trong những lần bất chợt gặp nhau, dù không nói bằng lời. Lúc nào gặp, Lê cũng đượm vẻ bồn chồn, buồn buồn, căng thẳng, cũng than thở chuyện nọ kia, những chuyện đó luôn xảy ra trong bối cảnh duy nhất: cơ quan mà Lê làm việc. Đại khái chỗ ấy chia làm năm ba tầng, lớp, tầng trên cùng là mấy chú lãnh đạo, tốt tuyệt vời. Nhưng bắt đầu từ tầng thứ hai thì tầm nhìn chen chúc. Người ta gạt tài năng ra rìa, sôi sùng sục, tính toán, vặt mắc, hãm hại nhau (cốt để được ngoi lên). Hai từ ?ocạnh tranh? mang ý nghĩa như ?odìm cho nó chết?, ?ođạp đổ?. Lê đa cảm (thì dân viết lách ai chẳng vậy) mang một tâm hồn đẹp, trong vắt, chung đụng với cảnh đó hằng ngày thấy chật chội, hoang mang.

    Buộc phải bỏ quê, tôi vẫn nghĩ đó là nỗi khổ lớn của đời người. Nên tôi mừng lắm khi thấy Lê viết nhiều, hay xuất hiện trên báo, giọng điệu bình an, thơ thới và chín chắn. Đồng nghiệp tôi ngồi với nhau, khen, Lê viết ngày càng lên tay.

    Trong những người uống trà sớm ấy, vài người đã từng nằng nặc biểu Lê đi (tạm gọi là phe đi), vài người muốn giữ chân Lê lại (gọi là phe ở, trong đó có tôi, được thấy Lê trên đường mỗi sáng chiều, và cảm giác Lê vẫn còn gần xịt bên mình thì thích hơn). Phe đi mừng húm, nói Lê có môi trường sống tốt mới viết tốt như thế. Phe ở nẫu lòng, tại sao tại quê nhà, cái tổ của con chim, cái kén của con tằm?Lê không tìm được cảm giác an lành và vui vẻ đó? Tại sao? Tại sao? Câu trả lời dường như đã có trong lòng, chỉ là không buộc miệng nói ra.

    Buổi trà sáng ấy đắng hơn mọi ngày.

    Rồi liên tiếp những buổi trà đắng. Liên tiếp những cuộc từ biệt, liên tiếp những dòng sông lênh đênh phận bể khơi. Chiều nay, lại thêm một người đi. Đứa bạn làm ở công ty tư vấn thiết kế xây dựng quyết định về Cần Thơ. Cũng nỗi khổ riêng, cứ đi nghiệm thu ở công trình nào đó là có người cười cười vỗ vai, con anh Tư hả, chú với ba con thân lắm nghen, hồi đó nhậu với ảnh hoài. Bạn chần chừ trước những mối quan hệ chằng chịt, có thấy sai phạm, gian dối cũng buộc phải qua quýt cho xong. Đất rộng, người thưa mà chật chội vô phương. Chịu không thấu, lời từ giã buồn bã bật thốt trên môi. Phe ở buồn thiu. Phe đi thoả mãn. Trong những người hể hả ấy, có người thui thủi sống một mình, trong căn nhà trống, đứa con trai duy nhất đang vật lộn làm việc ở Sài Gòn. ?oNhưng được ở cùng nhau mà hệ luỵ tới tương lai cuộc đời con nó, thà tôi sống mình ên?, chị nói. Nghe nhói ran lòng.

    Những ngày rảnh rổi, tôi ngồi nhớ nhung này nọ, bỗng xốn xang thấy mình có quá nhiều bạn bè đi xa. Như Lê, Võ, Nguyễn ở Sài Gòn, như Hoàng, Diệp tuốt ngoài Hà Nội. Có người long đong ở tận trời Tây.

    Đôi lúc, cảm giác như chỉ còn mình tôi ở lại, tựa vào quê nhà để kể chuyện quê nhà. Cho những người xa?
    (*) Ý thơ Nguyễn Tịnh ĐôngS
  2. the_next_door_girl

    the_next_door_girl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/09/2003
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
    Chào các bạn,
    Có bạn nào biết mình có thể download sách nói ở website nào không? Có lẽ mình post bài này không đúng ở đây nhưng mình cũng o biết nên post nó ở đâu cả.
    Cảm ơn nhé.
  3. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Không nước mắt
    Tạp văn
    Nguyễn Ngọc Tư
    Chuyện đi đám, với mấy thím ở quê, bao giờ cũng có tổng kết, có dư vị. Tiệc cưới tàn, họ tranh cãi món nào ngon nhất và dư bao nhiêu? mâm. Đám giỗ tàn, họ bình luận con cháu nhà đó về đủ mặt không. Tang lễ tàn, câu chuyện dọc dài trên con đường về là người nhà ấy ai than khóc nhiều nhất cho kẻ vừa nằm xuống. Đám nào nhiều nước mắt, không hiểu sao mấy thím thấy sướng rơn, bàn tán, nhắc nhớ hoài. Bằng ngược lại, sẽ có nhiều thím chắc lưỡi than đám tang buồn (!). Sáng nay, tiễn một người trong xóm về với đất, bước chân ra về, ai đó buông lời than, ?o?chỉ có đứa con gái, đã vậy, con nhỏ còn không khóc?.
    Không, không phải, chị đã khóc trong thầm lặng, khóc mê mãi suốt những ngày qua. Tôi thấy lúc bưng mâm cơm ra mời khách viếng, phía lưng chị rất buồn như ai đó bẻ cong oằn. Tôi thấy chị đứng múc nước mưa bên hè, chiếc gàu trên tay chới với như cái lu không đáy. Tôi thấy chị ngồi lau mớ chén đũa, mắt nhìn mà mắt trống không. Tôi thấy chị lảo đảo khi bước qua chiếc võng xưa cha chị hay nằm. Tôi thấy tấm giấy vàng mã run lẩy bẩy, lém vào tay chị trước khi hóa tro. Tôi thấy tàn nhang rụng trên da thịt nhưng chị không chút phản ứng nào. Tôi thấy chị dựa vào tường để lần đi, đôi khi. Nhưng khoảnh khắc ấy thường rất mau, chị lại tong tả trong bếp, ngoài sân, chị có quá nhiều việc phải làm để tang lễ diễn ra được chu đáo và hoàn hảo.
    Cứ mỗi lần hướng mắt về chị, tôi lại thấy nỗi đau hiện lên đâu đó, trên từng sợi tóc rối bung, từng bước chân ríu vào nhau, từng cái chào tiễn khách ra về. Một nỗi đau không được giải thoát bằng nước mắt, và nó đang quặn từng cơn, vò xé, dãy dụa trong lòng người. Tôi nhớ bộ phim Hàn Quốc đã được xem lâu lắm, có một nhân vật nữ bị chồng ruồng bỏ. Trong khi chị đi tìm việc làm để nuôi con thì đứa bé cảm lạnh chết. Nhân vật không hề khóc, nét mặt ráo hoảnh, chỉ ánh mắt hoảng loạn, đau buốt, tối sầm. Và đêm ấy, người đàn bà xõa tóc, bò quanh tấm nệm mà đứa con từng nằm. Thui thủi. Rã rời.
    Cảnh phim ấn tượng đến mức tôi đã quên tên, quên câu chuyện phim nhưng hình ảnh người mẹ bị nỗi đau giày vò trong đêm đen buốt tôi vẫn còn nhớ mồn một.
    Cái buồn ấy, ngôn ngữ nước mắt không diễn tả được.
    Sau này, mở ti vi coi phim, nhân vật khóc lóc, kêu gào, không hiểu sao tôi chỉ thấy? mắc cười. Ai bắt ép mà thoại trong phim ta cứ lải nhải, ?otôi buồn quá, tôi đau khổ quá? và nước mắt ràn rụa trên khuôn mặt lạnh trơ. Thêm nữa, là nhân vật không chịu khóc một mình, nằng nặc gục đầu vô vai ai đó, mẹ, bạn bè, và? gốc cây. Dường như diễn viên không tự tin là mình có thể cảm động được người xem. Hay không tin rằng khán giả có thể thấu được nỗi buồn mà mình đang cố gắng diễn đạt. Hoặc, người lấy nước mắt để đo tấm lòng nhau vẫn còn ở số đông.
    Như mấy thím mà sáng nay chung với tôi một đoạn đường về. Nhưng không trách được, vì xưa nay họ quen sống thật thà, ruột để ngoài da, vui buồn ra mặt. lối đau lặn vào trong họ không thường gặp. Hay tại lòng người trắc trở khó đoán quá, nên họ chỉ biết vịn nụ cười, hay nước mắt mà thương ghét.
    Nhiều khi nước mắt cho người ta cảm giác đúng. Nhưng đó không phải thứ ngôn ngữ duy nhất để bày tỏ nỗi đau buồn.
    Tôi vẫn thích không nước mắt.

    Được hoangvan09 sửa chữa / chuyển vào 14:36 ngày 09/09/2006
  4. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Ứng xử văn hoá trong văn chương: Sự ầm ĩ không đáng có
    Gần đây, dư luận xôn xao vì sự trùng hợp của một số chi tiết trong hai truyện ngắn ?oCánh đồng bất tận? (CĐBT) của Nguyễn Ngọc Tư và ?oDòng sông tật nguyền? (DSTN) của Phạm Thanh Khương. Hàng loạt ý kiến đăng đàn trên các phương tiện thông tin đại chúng về hai tác phẩm đã làm thành một làn sóng về ứng xử. Nên chăng tạo nên sự ầm ĩ không đáng có ấy?
    Chúng tôi xin ghi lại ý kiến của các nhà quản lý, các nhà văn, nhà phê bình cũng như của chính hai tác giả gửi cho nhau xung quanh vấn đề này.
    Nhà văn Đỗ Kim Cuông (Vụ trưởng Vụ Văn nghệ - Ban Tư tưởng văn hóa TƯ):
    Tôi đã đọc cả CĐBT của Nguyễn Ngọc Tư và DSTN của Phạm Thanh Khương. Đã nghe ý kiến người này người nọ bảo ?ođạo văn?, đọc cả những dòng tâm tình, chất phác đến cháy gan ruột của Nguyễn Ngọc Tư gửi cho H. (một người bạn của Nguyễn Ngọc Tư - PV). CĐBT đã in trên báo Văn nghệ cả năm nay, đã gây nên những tranh luận bổ ích. DSTN mới in trên Văn nghệ quân đội (tháng 4/2006), truyện dự thi. Người đọc có cảm giác môtíp kết cấu hai truyện có nét giống nhau. Cũng là chuyện dòng sông với con đò phiêu bạt, kiếp sống của những người nông dân trông vào đàn vịt, con cá. Chuyện tình của một người đàn ông với những người đàn bà trôi nổi theo dòng sông, kênh rạch, cuộc sống nghiệt ngã, đói khổ víu bám người nông dân?
    Có người nói: ?oVăn học là tiếng chim gọi đàn?. Một tác phẩm hay của người này có thể tạo cảm hứng sáng tác cho người khác. Không thể không nói rằng nếu đã đọc CĐBT của Nguyễn Ngọc Tư, tác giả DSTN, không ảnh hưởng. Còn nếu như Phạm Thanh Khương chưa đọc tác phẩm CĐBT mà viết DSTN thì quả là điều trùng hợp kỳ lạ. Và nếu Phạm Thanh Khương là người có nghề, hẳn anh sẽ không tạo ra kiểu kết cấu, xây dựng nhân vật mà người đọc có cảm giác như đã bắt gặp ở CĐBT. Lỗi một phần ở người biên tập đã không chỉ ra cho Phạm Thanh Khương những khiếm khuyết có thể khắc phục này.
    Dù sao hai tác phẩm CĐBT và DSTN cũng là truyện ngắn khá độc đáo về sông nước mà mỗi tác giả đều có những đóng góp nhất định về đề tài, chủ đề tư tưởng và bút pháp thể hiện. Đọc CĐBT, người đọc chia sẻ với Nguyễn Ngọc Tư số phận nghèo khổ của người nông dân Nam Bộ và cảm nhận được ngọn gió đồng phóng túng trên những cây mắm, cây đước, bụi cỏ sắc ở các kênh rạch phương Nam. Đọc DSTN bạn đọc đồng cảm với cha con ông lão đánh cá và ngửi được cả mùi bùn đất của bờ bãi sông Hồng, tiếng vó bè kẽo kẹt vang trên mặt nước?
    Văn chương muôn đời luôn đòi hỏi sự sáng tạo, khác biệt, sáng tạo vượt lên cả chính mình. Với hy vọng ấy, bạn đọc có quyền mong mỏi ở Nguyễn Ngọc Tư và Phạm Thanh Khương những tác phẩm văn học mới viết về quê hương mình.
    Nhà phê bình Nguyễn Hòa:
    Chuyện đạo văn là chuyện giấy trắng, mực đen rõ ràng đã được đẩy lên thành chuyện dư luận. Khi tất cả chỉ ở khả năng thì các phương tiện thông tin đã đẩy lên thành chuyện lương tâm, tự trọng của tác giả với sự áp đặt gần như là đạo văn là không được. Trong khi đó, theo tôi được biết đích xác, cả hai người viết không hề có ý kiến gì. Tôi cũng chia xẻ với ý kiến của Nguyễn Ngọc Tư trên Vietnamnet rằng: đặt ra vấn đề quyền lợi của người đọc, những người phát ngôn quên rằng đã xúc phạm đến lòng tự trọng của nhà văn khi không có khả năng xảy ra chuyện đạo?
    Hãy thử làm phép so sánh giữa ?oSố đỏ? và ?oĐường công danh?. Cho đến hôm nay, tôi lấy làm lạ rằng đã rất nhiều lần tôi phát hiện ra những vụ đạo văn có bằng chứng hẳn hoi mà báo chí không hề lên tiếng, vậy mà trong chuyện này? Tôi lấy làm buồn.
    Nhà phê bình Bùi Công Thuấn:
    Những ý kiến về sự ?ohao hao? giống nhau giữa CĐBT của Nguyễn Ngọc Tư và DSTN của Phạm Thanh Khương đã làm lộ ra sự hời hợt của nhà phê bình và tạo nên sự hoang mang không đáng có cho bạn đọc.
    Tôi đồng ý với nhà văn Nguyễn Mạnh Tuấn rằng ?ogiống nhau về cốt truyện có thể chấp nhận được?, và nhà văn Sương Nguyệt Minh có lý khi biên tập DSTN. Ông nói: ?oTôi nghĩ, trong văn chương cũng có những sự trùng hợp ngẫu nhiên, các số phận ở những vùng đất, làng quê nhiều khi có sự gặp gỡ?. Người đọc cần đặc biệt chú ý đến những khác biệt rất xa giữa hai tác giả Nguyễn Ngọc Tư và Phạm Thanh Khương trong cách khai thác chất liệu, mục đích miêu tả, tư tưởng chủ đề và hiệu quả thẩm mỹ của hai tác phẩm.
    Điều quan trọng là hai tác giả Nguyễn Ngọc Tư và Phạm Thanh Khương khác nhau hoàn toàn về cách thể hiện, ngôn ngữ, chủ đề, tư tưởng và cả những hiệu quả thẩm mỹ. Điều ấy khẳng định giá trị ngòi bút của mỗi nhà văn. Không nên vì thích cách viết của Nguyễn Ngọc Tư mà nặng lời xúc phạm Phạm Thanh Khương.
    Tôi nghĩ cần phải đọc tác phẩm với thái độ trân trọng và bằng những phương pháp thẩm định có tính khoa học để nhận ra cho được những sáng tạo của nhà văn. Cách đọc cảm tính chỉ là cách đọc để giải trí mà thôi. Nó chứa đựng quá nhiều sự hàm hồ, chủ quan.
    Nhà thơ Dương Thuấn:
    Khá nhiều báo, nhiều cá nhân đã thể hiện việc đuổi theo sự vụ nhưng cái đích cuối cùng lại không để ý đến, rằng việc đuổi theo ấy có nên không. Chuyện đơn giản, không có gì lại đẩy lên thành sự vụ to tát, trong khi thời sự cuộc sống còn bao điều cần phải quan tâm. Người làm thơ mượn tứ trong dân ca, ngẫu nhiên trùng thi hứng từ một hình ảnh, hiện tượng rất nhiều, không thể nói ai đạo ai nếu không đem so sánh, đối chiếu cùng tác phẩm ấy, thậm chí phải dõi theo, nắm bắt cả con đường văn nghiệp của nhà văn để nắm được phong cách, ý đồ chủ đạo của nhà văn cho thấu đáo.
    Sự ứng xử không quan tâm đến văn hóa ứng xử, nói hơi to tát nhưng có thể ?ogiết chết? một vài người và làm bận lòng rất nhiều người. Thử đặt mình là một độc giả không đọc hoặc không hiểu về văn chương, chỉ tin vào những dư luận đã được báo chí đăng tải, hậu quả sẽ thế nào?
    Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư:
    ?oAnh Khương!
    Tôi cũng mong mình mau thoát khỏi chuyện này, nhưng mọi việc đã vượt ra khỏi vòng kiểm soát của chúng ta. Chúng ta đã nêu lên quan điểm là chuyện này là của chúng ta, nhưng nhiều người đã gạt ra, bảo là chuyện của công chúng (như VTV1). Vậy thì tôi và anh gặp nhau để nói chuyện gì? Ai nghe chúng ta? Quan điểm của tôi đã rõ ràng, và tôi duy trì quan điểm đó trên hầu hết các báo, nhất là trên Vietnamnet, anh cũng biết.
    Anh đã nghĩ chưa, chúng ta sẽ nói gì với nhau, thông qua báo chí? Tôi thì thực sự không biết nói gì, bởi tôi chưa từng ám chỉ hay kết luận lỗi này do anh, tôi không phải là người khơi ra vụ này. Vì vậy, tôi không phải là người có quyền kết luận. Giống như ở tòa án, tôi không phải là nguyên đơn mà anh chẳng phải bị đơn, báo không phải là tòa án, vì thế chúng ta chẳng cần đối chất, anh Khương à. Tôi nghĩ, làm như thế, chúng ta càng bất lợi. Như anh đã thấy, họ không thèm nghe chúng ta. Vậy thì câu chuyện của chúng ta chỉ xoay quanh những lời động viên nhau?
    Tôi biết anh bị sốc, mệt mỏi. Tôi cũng vậy, nhưng mọi nỗ lực của chúng ta lúc này đã trở thành vô ích. Nên chúng ta gặp nhau thì cũng chẳng giải quyết được gì hết, bởi giải quyết được, thì đã xong rồi.
    Khi tôi bảo, có chuyện gì thì chúng tôi sẽ nói với nhau, nhưng rõ ràng chúng ta không có chuyện gì hết, anh không nghĩ tôi ?ođạo?, ngược lại, tôi cũng chẳng kết luận xấu về anh. Thông tin mà chúng ta cung cấp cho báo chí gần như đã đầy đủ, rằng tôi không đọc của anh, anh không đọc của tôi, quá trình sáng tác có nhiều bạn bè chứng kiến, chỉ là do ngẫu nhiên thôi?
    Chúng ta còn thông tin gì chưa nói?
    Và cuộc trò chuyện của chúng ta coi chừng là con dao hai lưỡi, nó giống như chúng ta sản xuất đạn để họ dùng đạn ấy bắn lại chúng ta. Tôi đã nếm trải rồi. Tôi biết mình nhỏ tuổi, kinh nghiệm sống không bằng anh, nhưng tôi sống giữa sự khắc nghiệt đã quen rồi??. (Trích thư gửi nhà văn Phạm Thanh Khương qua e-mail ngày 30/6).
    Nhà văn Phạm Thanh Khương:
    ?oChào bạn Nguyễn Ngọc Tư!
    Nhận được thư Tư lòng tôi cũng nhẹ đi một chút. Thực sự tôi buồn cho nhân tình thế thái, buồn cho cái gọi là ?obạn văn nghiệp?. Trong chuyện này, Ngọc Tư cũng chẳng sung sướng gì, còn tôi thì quả là trời giáng! Nhiều khi tôi cứ ước, giá ai đó cứ cầm gậy mà đánh thẳng vào người tôi, có lẽ tôi còn thấy không khổ bằng kiểu hành xác tôi như thế này.
    Có lẽ chưa bao giờ tôi lại nghĩ sẽ liên lạc với Tư trong trường hợp như thế này. Hôm nay, viết cho Tư có lẽ cũng không quá muộn để có thể hiểu rõ nhau hơn, dù chúng ta chưa biết gì về nhau, nhưng những cuộc tranh luận trên báo những ngày qua đều làm cho tôi và Tư mệt mỏi. Cả tôi và Tư đang bị cuốn vào những điều mà chúng ta không muốn.
    Ngọc Tư! Tôi biết Ngọc Tư cũng sẽ buồn khi tôi nói chưa đọc truyện của Ngọc Tư, nhưng tôi không thể dối lòng mình. Nếu tôi đọc rồi thì cái sĩ của kẻ sĩ thôi cũng phải thấy xấu hổ về những điều mình viết ra không bằng người khác chứ nói gì đến chuyện đem ra chiềng làng mà đây lại gửi dự thi. Tôi nghĩ rằng, Ngọc Tư cũng như tôi mà thôi, khi cái gì mà mình chưa bằng lòng thì chẳng bao giờ chúng ta lại đưa ra cho thiên hạ đàm tiếu. Ở đời có người cha mẹ nào muốn sinh con khi nó còn bấy bớt, bởi nó chẳng thể ở với chúng ta được lâu.
    Tôi được biết, Ngọc Tư cũng như tôi, đều khao khát một cuộc sống yên ổn, để sống cho gia đình, cho bạn bè, cho những gì tốt đẹp đang đợi chờ phía trước. Bởi tất cả những gì tôi và Ngọc Tư đã qua, đã có phải đánh đổi bằng biết bao mồ hôi và nước mắt??. (Trích thư gửi nhà văn Nguyễn Ngọc Tư qua e-mail ngày 30/6)
  5. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
  6. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Nhớ nhớ quên quên
    Tạp văn
    Nguyễn Ngọc Tư

    Tháng bảy năm 1998, lần đầu tiên nó đi xa. Con nhỏ tuổi hai mươi bỏ lỡ cơ hội được ngắm nhìn cảnh lạ, người lạ vì bận? khóc. Nước mắt ròng rãi, mũi dãi sụt sùi. Nhớ nhà. Suốt quãng thời gian chơi vơi trên tàu, bỗng dưng nó thấy mình bất thường, khi không nhớ, không mường tượng ra khuôn mặt của những người thân, dù thương muốn chết. Ngay cả những đường nét trên khuôn mặt má nó cũng không hình dung được. Hình ảnh rõ ràng nhất trong nỗi nhớ nó là tay má có nhiều vết chai, bàn chân má ngắn, ngón cũng cụt ngủn, dưới gan chân nứt nhiều đường rất sâu. Nó nhớ má dùng tay áo để lau bớt mồ hôi bê bết trên trán. Gương mặt ba nó cũng xa xôi, nhưng nó cồn cào nhớ dáng đi ba hơi gù, sợi tóc cứng đờ, lòa xòa như rễ tre, cả cái lưng áo bạc màu của ba cũng sống động, hình ảnh vừa hiện ra trong tâm tưởng đã nghe chếnh choáng mùi rạ mục trộn lẫn trong bùn đất.

    Và bạn thân mấy đứa, chỉ có thể phác họa trong ký ức được mái tóc X vàng cháy, da thịt khét lẹt (vì đã từng dang nắng cùng nhau); đôi đầu gối đầy sẹo của Y (trong đó, không vết do nó gây nên cho bạn), câu ?onếu có kiếp sau, tao cũng làm bạn mầy? của Z? Nhân diện thì mù mịt. Ấm ức nhất là mối tình đầu, xưa thuộc lòng nét mặt, giờ chỉ còn nhớ được những hàng chữ của anh chàng nọ rón rén, run run trên trang giấy. Ngang qua đám tang nơi xóm cũ, nghe thương xót bùi ngùi cho bà cụ có bàn tay xương xẩu, ngày xưa hay dúi vào tay nó trái khế ngọt, hay củ khoai lùi?
    Chỉ những khuôn mặt là lung linh, mơ hồ sương khói trong hồi ức. Cả trong chiêm bao cũng không mong trông rõ mặt ai đó. Dạo ông ngoại nó vừa mất, có lần nó mơ thấy một đôi vai gầy nhấp nhô xương cõng nó chạy lòng vòng sân trước. Bữa khác nó thấy vía mình đứng dưới bến sông, dõi mắt theo chiếc xuồng con, trên xuồng có chiếc đèn nhỏ, chẳng có bóng người nhưng nó biết ngoại nó ở đó.

    May thì nhớ được một nét nào đó trên mặt người đời. Ai đó với cái mũi lấm tấm mụn cám, ai đó với nụ cười bẽn lẽn, ai đó với khoé miệng cong cong, ai đó có giọng nói chói gắt, ai đó chửi như hát, ai đó thường thở dài?

    Sự cố trục trặc cọng dây? nhớ làm nó hoang mang hơi lâu. Gặp nhau đó, vui vẻ đó, nhưng vừa quay lưng đi nó không diễn tả được khuôn mặt người ấy tròn méo ra làm sao, nó cảm giác như mình đã phụ họ rồi. May sao, nó không mất cảm giác của người với người. Ký ức của nó vẫn đầy, vẫn nồng nàn. Ai đi qua đời cũng để lại một vết nhớ, dù tốt, dù xấu. Không nhớ mặt, thì nó nhớ dáng, nhớ giọng, nhớ tóc, nhớ vai, nhớ mùi, nhớ bàn tay ấm rực đỡ nó lên mỗi khi vấp té? Nhớ nốt ruồi đậu ở cuối mày. Cái chống nạnh hoạnh hoẹ. Con mắt nguýt dài. Nhớ cái cách nó và người đời đông đúc nhìn nhau, nói với nhau, làm gì đó cho nhau.

    Có lần, giữa chợ gặp lại đứa bạn xưa. Bạn chận đầu xe, cười hỏi nó có nhận ra bạn không. Nó cười với gã đàn ông bụi bặm, bận cái áo chim cò, quần lụng thụng mười tám túi, râu ria rậm rạp, đôi kiếng đen ngầu ngầu như dân xã hội đen, nó kêu một cái tên nào đó mà chính nó cũng ngờ ngợ. Thằng bạn la lên, trúng phóc, sao tài vậy?

    Nó cười thầm, nghĩ mình đâu có hay gì, chẳng qua không nhớ mặt nên nhớ? cái cười khơ khơ khơ của bạn đỡ vậy. Lại may, cái cười của bạn vẫn như ngày trước. Những lúc đó, bỗng thấy vui vui, nhận ra thời gian không đáng sợ lắm, đôi khi thời gian rất lố bịch. Thời gian biến đổi một anh chàng bộ đội mạnh mẽ, gân guốc ngày trước thành một cán bộ bệ vệ, nặng nề, thời gian làm cho con bạn mủ mỉ duyên dáng xưa thành bà cụ cục mịch già nua, nghiệt ngã hơn, thời gian buộc một số người sống quanh nó vĩnh viễn vùi vào đất, nó cũng không bao giờ, chưa bao giờ quên phứt họ.
    Chỉ hơi phiền, là nó không còn thích đứng ngắm mặt mình trước gương. Bởi điều đó sẽ là phù phiếm nếu ai đó cũng như nó, nhớ người không hẳn là nhớ mặt người.
  7. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Về Cà Mau thăm Nguyễn Ngọc Tư
    Lê phú Khải


    Con người gây sóng gió trên văn đàn năm 2006 đang ngồi trước mặt tôi : Nguyễn Thị Ngọc Tư. Chỗ chúng tôi ngồi là một quán cơm ở Cà Mau, vừa ăn vừa nói chuyện. Ngọc Tư ngoài đời đẹp hơn những bức hình đã đăng báo, in trên bìa sách. Ngộ vậy đó ! Và đẹp hơn nhiều so với những điều cô tự ''''bôi bác'''' mình : '''' Còn tôi, hình dáng buồn cười, thô mộc, quê mùa, không trau chuốt'''' ! (Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư, NXB Trẻ TP.HCM, bìa 4). Cái không trau chuốt thì có thật. Tư không xài một thứ mỹ phẩm nào như các phụ nữ thị thành mà người ta thường thấy. Với dáng thon thả, nhanh nhẹn, gương mặt thông minh, nói chuyện tự nhiên ? Nếu Ngọc Tư ''''trau chuốt" một chút thì ''''gái một con'''' này cũng ? ''''mòn con mắt''''?
    ?Ngọc Tư ra đời một năm sau ngày Miền Nam giải phóng tại xã Tân Duyệt huyện Đầm Dơi - Cà Mau. Cái xã nơi Tư ra đời đã có lần tôi ngồi ghe trên rạch Đầm Chim chia đôi xã,để đến dự một cuộc hội thảo của bà con nuôi tôm ở 9 ấp phía Tây con rạch,đang điêu đứng vì các kênh mương đêu bị bồi lấp khô cạn, ruộng tôm đều thất bát ! Quê Tư là vậy, còn nghèo lắm, kênh rạch thì chằng chịt, con người đi lại đều trên mặt nước, một bước cũng phải ghe xuồng ! Tư cầm bút viết văn từ cái hiện thực quê nghèo ấy và sớm nổi tiếng ngay từ tác phẩm đầu tay với tập truyện ''''Ngọn đèn không tắt'''' vào năm 2000. Nhận liền ba giải thưởng : Giải nhất cuộc vận động sáng tác văn học tuổi 20 lần thứ 2, giải B Hội nhà văn Việt Nam ( vào năm 2001 ),Tặng thưởng dành cho tác giả trẻ của ủy ban Toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam. Sau '''' Ngọn đèn không tắt " các tập truyện Ông ngoại, Biển người mênh mông, Giao thừa, Nước chảy mây trôi, Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư lần lượt ra đời . . . Và mới đây với '''' Cánh đồng bất tận '''' gây sóng gió trên văn đàn . . . ( ban đầu đăng trên báo Văn Nghệ, rồi SCL và Tuổi Trẻ ).
    ?Cả ngàn bức thư,. bài viết đã gửi về một tờ báo lớn ở Tp. HCM để trao đổi, tranh luận, chủ yếu là khen một truyện ngắn của Tư khi truyện ngắn đó bị phê phán (cũng trên tờ báo này) trước đó vài ngày. Rồi từ Hà Nội, một quan chức phải bay vô Tp. HCM, rồi xuống Cà Mau để ''''làm việc'''' với tỉnh, sau đó ra một văn bản dài đến 4 - 5 khổ giấy A4. Tôi đã đọc đến 3 lần cái văn bản đó, thấy nó ''''trung dung'''' ! Còn ở Cà Mau thì giới văn nghệ, quan chức chia làm hai phái, khen và chê khác nhau 180 độ ! Có người xưa kia là ''''thần tượng'''' của một số người ở Cà Mau, nay vì khen hoặc chê truyện ngắn của Ngọc Tư mà không còn là ''''thần tượng'''' nữa ! Với 1 truyện ngắn mà gây tiếng vang như vậy thì các nhà văn có nằm mơ cũng không thấy, có phải không các độc giả của tôi ? !
    Tôi hỏi Ngọc Tư : - Đang viết những tùy bút, tạp văn ngọt ngào đến day dứt cả cõi lòng độc giả, bỗng Ngọc Tư cho ra đời một truyện ngắn (đúng ra là một truyện vừa) dữ dội và gai góc, điều gì dẫn đến bất ngờ đó ?
    - Con nghĩ - Tư còn trẻ lắm, vừa tròn tuổi 30 cô xưng ''''con'''' với tôi một phần có lẽ vì tối qua tôi nhậu lai rai với cha cô, như hai người bạn già lâu ngày mới gặp nhau - người ta hay nghĩ Nam Bộ ít sâu sắc, nên con viết thử một cái gì đó cho sâu xa xem sao . . . nhưng chủ yếu là thử sức mình xem thế nào ?! .

    Ngọc Tư viết ''''Cánh đồng bất tận'''' trong bao lâu ?
    - Thưa bốn tháng (!)
    - Với một truyện ngắn mà viết đến 4 tháng là kỹ càng về thời gian lắm.
    - Ban đầu định viết thành 1 tiểu thuyết, sau ''''cô'''' lại thành 1 truyện ngắn. Lâu là bởi
    cái kết, đã phải chọn nhiều cái kết và chưa thật hài lòng về cái kết đã chọn.
    - Có hình mẫu thực ngoài đời nào không với ''''Cánh đồng bất tận'''' ?
    - Không hề có. Tất cả là tưởng tượng và hư cấu !

    Thế đó ! Tôi đã đi một ngày đường xe đò, ở lại Cà Mau cả tuần lễ, hẹn gặp Ngọc Tư và chỉ nói bấy nhiêu cầu chuyện thôi. Nếu có ai nhận ''''Cánh đồng bất tận'''' là ở quê mình,địa phương mình thì thật là vô lý ! Càng vô lý hơn nếu ai đó quả quyết rằng ở Lạng Sơn hay Cao Bằng lại không có những ''''Cánh đống bất tận'''' ?! Người ta đã nhầm lẫn khi đem kiểm chứng một truyện ngắn như kiểm chứng một bài báo !? Quyền lực của nhà văn là ở chỗ đó.

    Thứ quyền lực vô hình . . . Viết đến đây tôi bỗng nhớ đến một cuộc hội thảo trước kia về cuốn tiểu thuyết ''''Đứng trước biển'''' của Nguyễn Mạnh Tuấn mà tôi đã dự. Trong cuộc hội thảo đó, có một bà đứng lên buộc tội là, nhân vật kế toán trong chuyện chính là ở cơ quan bà, bà đã bị nhà văn bôi nhọ. Nguyễn Mạnh Tuấn hỏi : Thưa chị, chồng chị kế toán ấy cấp gì ? Bà ta thưa : Đại tá ! Tuấn liền nói : Thế thì không phải rồi, nhân vật kế toán của tôi chồng là thiếu tướng cơ, bà đọc lại đi ! (Cả cuộc hội thảo đã cười ồ !). Lại có chị đứng lên thắc mắc : Sao nhà lại cay độc với nhân vật giám đốc thế, bao nhiêu cay đắng, khổ ải đêu dồn cho nhân vật này chịu ? Nguyễn Mạnh Tuấn,đã thưa : - Chị cho tôi 15 phút thôi để tôi viết thêm một trang cuối, cho ông giám đốc này được cấp nhà, được lãnh huân chương và trúng luôn vé số độc đắc . . . thế là ông ta hết khổ ngay mà (!) Cả cuộc hội thảo lại cười ầm !

    Quyền lực của nhà văn ghê gớm thế đó ! Muốn cho ai lên trung tướng, thượng tướng là người đó được lên ngay ! Muốn cho ai sung sướng cũng được ngay. Chỉ có nhà văn trung thực là khổ suốt đời mà thôi !
    Trước khi chia tay Ngọc Tư tại quán cơm, tôi hỏi :
    - Cuộc sống của Ngọc Tư hiện ra sao ? Ngoài lương ở Hội (*) nhuận bút có khá không ?

    Tư lại cười : Ngoài lương Hội, còn ''''giữ'' trang tạp văn cho Phụ nữ CN TP.HCM cùng với nhà thơ Đỗ Trùng Quân, tháng viết 2 kỳ, mỗi kỳ nhận bút cũng khá (!) Còn công tác với
    Thời báo Kinh tế SG nữa . . . Vậy cũng tàm tạm !
    - Nhưng hết năm nay sẽ không viết cho Phụ nữ nữa ! ''
    - Ủa ! Sao kỳ vậy ? .
    - Sợ bạn đọc chán, sợ lặp lại mình ! ! !
    Về Tp.HCM, tôi tìm đọc các số Phụ nữ CN, thấy những trang tạp văn của Nguyễn Ngọc Tư vẫn sắc sảo, sâu lắng có sức lay động khác thường . . . Vậy mà Ngọc Tư vẫn luôn sợ mình sẽ làm nhàm chán cho người đọc (!) Trung thực với chính mình ; Đó là phẩm chất hàng đầu của Ngọc Tư - một nhà văn

    Chú thích : (*) Hội văn học nghệ thuật tỉnh Cà Mau
  8. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    X ?" năm một ngàn chín trăm năm xưa
    Truyện ngắn
    Nguyễn Ngọc Tư

    Rúc vào nách một con sông gầy gò chảy cắt qua đồng, X như một đứa trẻ tuyệt vọng níu tìm vú mẹ. Dọc triền sông, cỏ kết dày, từ trên bờ thò xuống nước như đất đang gục đầu gội tóc, những cây bần gie xa khỏi mé sông, những cây sộp rũ rượi xoã chùm rễ nâu, những thân cau lẻ loi đâm thẳng lên trời, vài tiếng gà nhói lên xa xa? tất cả những thứ đó làm cho vẻ mặt của X buồn thiu. Những chiều phai, nhìn ra sông thấy lục bình trôi, lơ phơ mấy cái bông lục bình quá thì, cũng phai như chiều. Ngó ra sau nhà thấy một vạt đồng trũng sâu, ngoi lên mặt nước những bông lúa thưa thớt, xanh xao. Vườn cũ có vài cây vú sữa, mù u rụng trái đầy mặt đất, mấy bụi tre bụi trúc vút lên trời một chòm xanh ngắt ?

    Trước khi tôi ra đời, X đã buồn thâm căn cố đế. Đến nỗi những người ở X không còn cảm giác để nhận biết buồn nữa. Chỉ khách phương xa mới ngây ngất trước bộ mặt sầu muộn của X. Họ lặng đi. Bàng hoàng. Ngây dại. Và cơn choáng váng đó đã bật lên một ý nghĩ lạ lùng. X sẽ làm du lịch.

    Tía tôi trở tính lầm lì ngay từ khi X đón lượt khách đầu tiên. Họ săm soi cái nồi méo mó cháy đen và chụp hình chúng tôi ăn cơm chiều bên ơ kho quẹt mặn chát. Tía tôi nói, giọng nẫu nê, tao muốn chết quá, Đậu ơi. Không giải thích được, tại sao khách lại hớn hở và háo hức khi nhìn thấy những căn nhà cột cặm gió thổi lá mục rơi lả tả, chiếc ti vi đen trắng xài bình acquy làm thót tim bọn trẻ con khi vở cải lương vẫn còn dài mà khung hình đã thu nhỏ lại vì thiếu điện. Những cái cối xay bột bằng đá xám. Những cái vách buồng được đan bằng sậy giập? Tôi cũng khó chịu khi người ta hãi hùng níu vai nhau coi tôi lột da chuột dưới bến sông. Tôi thấy hình ảnh mình ?" một thằng con trai man rợ trong mắt họ. Tôi ngọ ngoạy. Tôi thắc thỏm. Nhưng suốt một mùa nắng đó, hai tía con tôi chỉ sống nhờ vào tiền bán chuột đồng, nên tôi không làm sao cải thiện được hình ảnh của mình. Tôi nhớ những đứa con trai con gái trong xóm đã ra đi vì nghèo, vì không có việc để làm.

    Khi trời trở gió Nam, kéo theo những cơn mưa dai dẳng, tưởng khách chán cái xóm nghèo này, không dè khách tới X ngày càng đông. X lôi cuốn người ta bằng sức quyến rũ của cái nghèo, giản dị đến mức nguyên thuỷ. Nhiều người khách mô tả, họ như rơi tỏm vào một vũng buồn, trong vũng chứa một thứ bùn mát rượi và thơm ngọt mùi đồng bãi.
    Những bữa mưa nhiều, khách mừng húm, khoái chí sì sụp lội ra đường. Nhiều người trong số họ đã rất thất vọng khi ba lần trước đến X mà chỉ gặp những đợt nắng đỏ. Xách dép lội trật vuột trên con đường ọp ẹp bùn sình, người này nhờ người kia chụp cho kiểu hình ngoi ngóp. Gương mặt người nào người nấy hớn hở hết biết.

    Tía nhìn thấy cảnh đó, ngao ngán lắc đầu. Lại từ giã, nói tao chết à, Đậu. Tôi cười, sức mấy mà tía chết. Từ từ rồi quen thôi, tía.

    Quen, như hầu hết bà con ở X bắt đầu quen với những người khách lạ. Họ thôi núp trốn mà để mặc khách chụp hình mình đang nấu cơm trong gian bếp thấp chật chội, mù mịt khói, hay đang hứng nước dột xuống từ mái nhà, hay đi thả câu, soi nhái trong bóng chiều nhập nhoạng. Khách có quá nhiều thứ để giới thiệu X với bạn bè, một chiếc mùng chi chít những miếng vá nhiều màu, mấy cái đèn cóc lụn tim, chiếc giường ngủ ghép bằng thân tre chẻ hai, mắt tre dù đã chuốt kỹ vẫn gù lên, lông chông.

    Nhưng ngộ, người đông đúc, lượn lờ khắp X nhưng xóm vẫn buồn. Vài nhà định mở quán phở nhưng rốt cuộc, để giữ nét hoang sơ cho X, họ chỉ được bán bánh dừa, bánh khọt. Điều đó làm tía tôi buồn bực thêm, bữa nọ, ngồi vót tre đan thúng trên tấm đệm rách te tua ngoài hàng ba, vài người khách xăng xái sà vào, kinh ngạc hết hồn khi biết cái thúng kia chỉ bán được chứng mười ngàn, mà trật vuột lắm, lúc bán được, lúc không. Có một chị bỗng ngó tôi, cất giọng thảng thốt, không hiểu sao người ở X ai cũng thấy buồn buồn hết. Làm du lịch, phải vui chớ. Tía tôi cắm phập cây mác vót xuống đất, cười khan, ?oVui. Nhưng mà nhục??. Khách cun cút bỏ đi.

    Vì thái độ đó mà tía tôi bị ông trưởng xóm phê bình dữ dội. Chòm tóc thưa của ông chỉ phơ phất ngang vai tôi, tay chém vào không khí liên tục, trưởng xóm nói, ?oXóm mình không tài nguyên đất cát gì hết, chỉ sống nhờ du lịch, không kéo khách tới thì thôi, sao anh Hai lại đuổi khách đi?. Tía tôi ngồi im re, không thưa thốt, phân bua gì, nhưng ánh mắt lầm lì, khinh khỉnh.

    Khi nắng trở lại ủ X trong màu vàng úa hoang hoải, sự thù ghét khách trong lòng tía tôi càng chất chứa. Tại tía tôi ngang tàng. Mà, cũng do khách không thèm giấu che những ý nghĩ của mình. Những người có quá khứ nghèo thì phơ phởn thấy mình đã thoát được cái nơi (tương tự) như X. Những người chưa từng nếm trải cuộc sống quê mùa thì trầm trồ, thắc mắc nhiều chuyện không đâu, thí dụ như vì sao vài đứa nhỏ ở X chỉ ăn cơm suông, chừng hết cơm mới đụng đến mớ đồ ăn ít ỏi. Người thấy cuộc sống chật chội nặng nề đến đây, bỗng thấy mình ở một tầng lớp cao, thấy ham sống, thấy tràn trề sức lực trong cuộc chen chúc mưu sinh. Phụ nữ luôn có nụ cười rất kỳ lạ, như thể không ngậm miệng được, nụ cười biết nói, ?ovậy là mình quá giàu so với đám người ở đây?. Đám đàn ông ánh mắt cũng mãn nguyện không kém, ?odám chắc là trong ba tháng nữa bà vợ mình không than vãn chuyện lương thấp lương cao?.

    Chỉ mấy đứa trẻ là dễ thương. Tôi thích nhìn vẻ thất vọng não nề của chúng khi tới X. Tôi bỏ rất nhiều thời gian la cà ngoài bến, ngó mấy đứa nhỏ giãy nảy, kêu khóc bên đôi giày leo núi và bộ đồ tắm biển thừa thãi. Tôi cười ngất. Nhất là khi ra về, nhiều đứa ấm ức, cằn nhằn :

    - Hỏng vui gì hết? Nhìn người ta nghèo hỏng vui gì hết.

    Nghe câu đó, tôi vừa thích, vừa thương. Ông trời mà cho tôi thằng con như vậy, dám tôi đội lên đầu lắm.

    Tôi nói điều đó với Huệ, đứa con gái bên xóm, làm nghề thắt cào cào bằng lá dừa bán cho khách du lịch. Nó cười buồn, biểu tôi, muốn có con thì rủ con Mận hay con Đèo. Mai mốt nhà nó đã dời ra chợ huyện. Bởi má nó muốn trước lúc chết trong nhà có cái ti vi màu.

    Ở X, người ta không cho xem ti vi màu.

    Còn tôi thì phải ở lại, vì X còn tía tôi. Và sau vườn, cỏ trên mộ má tôi xanh?
  9. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Của mình, của người
    Tạp văn
    Nguyễn Ngọc Tư

    1
    Những lần làm việc đến nửa khuya, lúc đặt lưng xuống giường mới hay đã quá giấc, đành bấm bụng đếm đêm bao nhiêu dài. Nằm chờ cơn buồn ngủ tới, tiếng nhạc từ đâu vẳng lại, xao xác. Có lúc nghe gần, thủ thỉ như chỉ cách một tấm vách, có lúc lại xa xăm như tận cuối đường. Tôi nín thở. Có cảm giác nhạc hay đến mức còn chút xíu nữa là? chết (nếu chết là giới hạn cuối cùng). Ngạc nhiên quá chừng, những bản nhạc bolero bình dân, cũ sì bỗng dưng buộc người ta phải phung phí cảm xúc. Bữa sau, tôi lọ mọ ra tiệm bán băng đĩa khi họ mới vừa mở cửa. Chủ tiệm là người quen, trố con mắt khi tôi hỏi có ?oXóm đêm? không ? ?oĐồi thông hai mộ? ? À, cả ?oKiếp nghèo?, ?oChuyến xe lam chiều?? Hớn hở na mớ đĩa về, mở máy và nghe? lãng xẹt. Ngờ ngợ, đến khuya mở lại, quả thật không hay như đã từng nghe lóm đêm đêm. Cảm giác dường như thiếu một chút hiu hắt, một chút rầu rĩ, một chút mộng mị, một chút xa vắng? Vừa tắt nhạc nhà mình đi, thì má ơi, đằng xóm vẳng lại ?omưa rừng ơi mưa rừng, hạt mưa nhớ ai mưa triền miên??

    2

    Cũng nhi nữ thường tình, tôi rất sợ gặp người xinh đẹp, trắng trẻo, chụp hình chung với họ còn khủng khiếp hơn. Cảm giác mình như cục than tèm lem đứng bên đống tuyết. Còn lại một mình, tôi cứ đứng trước gương, nghĩ về làn da trắng như nước cơm vo, mà đau nhói bên sườn. Một bữa (lịch sử) trong đời, tôi vào vai? cô dâu, người của tiệm trang điểm tô vẽ xong, tôi muốn khóc. Thì ra tạo hóa cũng khéo lắm, nên phối cái mũi này, cái miệng này, mắt này rất hợp với màu da ngăm ngăm này. Nên nhìn mình trắng trẻo trong gương như đang đeo mặt nạ, vô hồn?
    3

    Chơi nhà bạn, thấy họ nuôi con chó Nhật, lông dài, óng mượt, thả từng lọn, mong manh, đỏng đảnh như một tiểu thư. Ra khỏi nhà bạn, nhưng lòng còn lẩn quẩn ở đó. Ám ảnh bởi bộ lông, tôi quyết lùng mua bằng được con chó xinh đẹp giống như của bạn, khốn khổ, phải đánh đổi cả tháng lương. Hể hả mang cô nàng về, bỗng hoang mang, con vật chỏn lỏn, rời rạc, không ăn nhập gì với ngôi nhà bụi bặm, lộn xộn, bề bộn của mình. Ngồi thừ ra ngó chó kiểng một hồi, thót ruột nghĩ tới việc phải mua thịt bò cho nó ăn, thấy con vật vô duyên tệ.

    4

    Và hoa ở nhà người, bèo ở ao vườn người, trang phục của người, sự dịu dàng của người? khi thuộc về mình, lại thấy? sống sượng, buồn cười. Lại thêm một lần vỡ lẽ, ?oÀ, ra thế??. Lại thấm thía bài học có nhiều thứ chỉ nên để ngắm xa xa. Lại thêm một thí dụ về ảo tưởng. Lại hao mòn một ít tình cảm và? tiền (tất nhiên).
    Tưởng vậy là quá đắt, nên tiếc hoài, cho đến khi nhận ra, mình đã bớt đi những ham muốn xa vời. Trong lòng luôn có ý nghĩ, chức vụ ấy, ngôi nhà sang trọng ấy, những đứa trẻ xinh đẹp thông minh ấy? chưa chắc thích hợp với mình. Dù của người luôn luôn đẹp?
    Bài học của mình, của người mua vài lần, xài tới muôn năm. Rẻ quá?
  10. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Còn người?
    Tạp văn
    Nguyễn Ngọc Tư

    Thương tặng người có số điện thoại 09xxx28023

    Liên tục cả tuần Cà Mau mưa dầm dề. Đêm ấy mưa như trút nước, trời vần vũ. Không biết vì trời hay tin bão gần liên tục xuất hiện trên truyền hình, mà nhói như bị mưa xoi vào lòng. Một mình đón xem bản tin cuối ngày, ông nhắn tin cho tôi ?oNeu chu co he gi? thi tin nhan nay thay cho loi chao chau nhe !?.

    Tôi lặng người, bất giác hãi hùng nghe như bão ở quanh đây. Nghe như một người thân thuộc vừa từ biệt mình.

    Mà nào tôi đã biết tên ông. Trao đổi tin nhắn trên điện thoại, có bữa, ông xưng ?ochu Thanh?, tôi không rõ là Thanh, Thành, hay Thạnh ? Nhà ông ở Quảng Nam, hay Đà Nẵng, nơi chút nữa đây tâm của cơn bão dữ sẽ đi qua ? Tôi không nhớ, dù đã hỏi đôi lần. Chỉ biết ông hay nhắn những lời động viên nồng ấm, trìu mến vào lúc tôi gặp khó khăn. Chỉ nhớ ông là người làm thơ, vì những tin nhắn bằng thơ của ông thường rất dịu dàng.

    Nhưng lần này, tin nhắn không phải thơ, lại không thăm hỏi ân cần, mà nghẹn ngào như một cái vẫy tay, như ai đó quay người, đi khuất. Tôi nhắn lại, và tuyệt vọng vì nghĩ, ông không thấy được nụ cười khích lệ (rắn câng) của mình, ?oĐừng nói vậy chú ơi. Sẽ ổn thôi mà. Miền Trung cố lên!?

    Vùng đất đó, tôi đến chỉ một lần, nhưng thương lâu vì thấy trên cát trắng nóng rẫy mà cỏ vẫn mọc, nhọc nhằn. Thương vì ba tôi vẫn thường hay ước được về xứ Quảng tìm cội nguồn, gốc gác, tổ tiên, tìm lại cái nơi mà ngày xưa ông cố, ông sơ rớt nước mắt ngoái nhìn lần cuối, trước khi dắt díu bỏ xứ vào lập nghiệp ở cuối trời Nam. Thương vì người ở đó hiếu khách, thật thà, sâu sắc, những anh K, chị M, anh X, anh T? Vì một người phục vụ quầy bar ít nói, nhưng để nhớ đằm sâu khi thuần hậu bảo ?ocon nhỏ (ma) dễ thương lắm, em ơi?. Và vì ông, người gởi cho tôi những dòng tin ?oCố lên, cháu nhé? Sóng gió rồi sẽ qua??.

    Tôi không biết ông có gầy gò, dầu dãi như những người miền Trung lưu lạc đến xứ tôi, dầu dãi, gầy gò? Tôi không biết giọng nói của ông có ấm áp như lòng ông, như những dòng tin của ông? Bản tin cuối ngày qua lâu rồi, tôi ngồi nghĩ về một người xa mà gần, chưa gặp mặt mà như thân thuộc, và xót xa nghĩ, hẳn ông yêu quý tôi lắm nên gửi những dòng tin ấy, trước bão. Nhưng tôi đã làm gì để được đối xử tử tế như vậy, để được nhận những lời này ?oChu da nho mot nguoi ban: Neu chu di chong bao ko ve thi gui tang chau tap tho chua gui in! Chau doc chac se vui.?

    Không có thêm tin nhắn nào khi bão đến. Rồi bão đi. Mở ti vi xem bản tin sáng, ran ngực khi thấy khúc ruột miền Trung điêu tàn, xơ xác. Nhà ông ở đâu trong số những ngôi nhà đổ nát? Ông ở đâu trong những người nét mặt còn in đậm vẻ kinh hoàng, ngơ ngác, phờ phạc, đau khổ kia?

    Đến trưa thì lại được tin ông, âm báo của điện thoại như reo lên, ?oTot roi chau oi. Chu da tro ve nha binh yen?? Tôi nhẹ nhỏm cười một mình, ôi miền Trung?

    Ở nơi bão vừa đi qua ấy, có người đang khóc cho nguời, cho mình, có những con đường đã tả tơi những hàng cây, những khu phố, những di tích tan hoang, những con tàu chìm trong nước? nhưng tôi vẫn thấy sức sống lung linh bởi còn người, nhiều người, những anh T, anh H, chị V?

    Và còn ông. Tôi còn có thể đọc một bài thơ nào đó mà lòng không đau ?

Chia sẻ trang này