1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi hoangvan09, 09/05/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. anjingruyu

    anjingruyu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2005
    Bài viết:
    207
    Đã được thích:
    0
    Lâu quá không vào, nhiều truyện mới quá. HV cần mẫn như một con ong, nice work!
  2. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    "Cánh đồng bất tận" đoạt giải thưởng Hội Nhà văn
    TPCN - Hội nghị BCH Hội Nhà văn Việt Nam lần thứ 6 khóa VII họp ngày 13/10/2006 tại Hà Nội đã quyết định trao tặng giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2006 cho truyện vừa ?oCánh đồng bất tận? của Nguyễn Ngọc Tư vầ tập thơ ?oThương lượng với thời gian? của Hữu Thỉnh

    Sau khi nghe nhà văn Nguyễn Trí Huân, Chủ tịch Hội đồng Chung khảo báo cáo kết quả bình chọn của Hội đồng Sơ khảo và Chung khảo, BCH Hội Nhà văn đã thảo luận sôi nổi và nhất trí trao tặng các tác giả sau:
    1. Giải thưởng: Tập thơ Thương lượng với thời gian của Hữu Thỉnh; truyện vừa Cánh đồng bất tận của Nguyễn Thị Ngọc Tư (hiện tượng văn học trong năm)
    2. Tặng thưởng: Thượng Đức, tiểu thuyết của Nguyễn Bảo; Gia đình bé mọn, tiểu thuyết của Dạ Ngân; Paris ngày 1 tháng 8, tiểu thuyết của Thuận; Lô lô, tập thơ của Ly Hoàng Ly.
    Hữu Việt
  3. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Láng giềng một thuở?
    Tạp văn
    Nguyễn Ngọc Tư
    Sớm mai cầm chổi ra quét sân, thấy cửa nhà hàng xóm mở toang, đằng trước sạch bong, chị lấy làm lạ. Bên ấy thường chỉ hé cửa lúc sắp trưa, và cái cửa chỉ mở đủ cho một người lách qua là dấu hiệu duy nhất cho biết cả nhà họ đã thức dậy. Đấy là hình ảnh duy nhất, còn âm thanh duy nhất là tiếng nhạc lúc chói lói, lúc rền rền. Ít nghe người nói cười. Họ sống im lìm, mờ nhạt và khép kín.
    Nên có gì đó thật khác thường, bỗng dưng bên căn nhà chung vách giòn tan, rầm rập tiếng trẻ con chạy giỡn. Cầm chổi ngó nghiêng, gặp một người phụ nữ lạ hoắc, chị ta nhoẻn cười, xởi lởi, ?odì Sáu em đi Mỹ chơi rồi, vợ chồng em ở trong quê ra giữ nhà dùm. Chế thứ mấy ? Em kêu cho tiện??. Vậy là quen nhau, chị bồi hồi khi nghe người phụ nữ gọi ?ochế Ba à, chế Ba ơi??, bồi hồi vì mình có thể nhanh chóng thân thiện với người mới gặp. Như thể nghi kỵ, dè dặt chưa từng là thói quen. Chị hớn hở vào bảo với chồng, nhà kế bên tạm đổi chủ, mắc cười lắm, dân nhà quê.
    Nhà quê chính hiệu. Điều đó mà chị thấy yêu họ, thấy thú vị, vui vui. Dù đôi lúc cũng bực mình. Chị ghét cảnh những buổi chiều gặp chị vợ cùng hai đứa trẻ ra đằng trước ngóng trông, hỏi chờ gì, chị ta ngỏn ngoẻn cười, ?oem đợi ảnh về ăn cơm?. Chị cau mày, bỏ vô nhà, lòng nghĩ, đói thì cứ ăn, chờ đợi chi phiền phức, cầu kỳ. Rồi cho thằng con ăn xong, nó cặm mặt vô ti vi, một mình ngồi trước bữa cơm, nghe bên vách chén đũa khua trong tiếng nói cười rôm rả, cả tiếng cạo cơm cháy cũng vui, chị thẩn thờ nhớ chồng giờ nầy chắc đang lu bù với khách.
    Có láng giềng mới, chị phát hiện ra bức vách ngăn giữa hai nhà quá mỏng. Nên họ nói cười, cãi cọ? cứ sôi lên như đang ở nhà chị. Họ mở cải lương suốt ngày, toàn những vở hương xa trước và hồi đầu giải phóng, ca từ trong vắt, mùi mẫn. Chị nghe cả tiếng anh chồng vỗ đùi khi Minh Cảnh xuống mùi, còn chị vợ thì ấm ức đòi vặn cổ một nhân vật nào đó ngăn trở mối tình lâm ly của Minh Vương - Lệ Thủy. Cao hứng, chồng còn ca vống lên, làn hơi ấm và mộc mạc như đất. Những trưa, vợ cũng hay dỗ con ngủ bằng những khúc vọng cổ không đầu cuối, nhớ tới đâu hát tới đó, giọng hơi khàn, thỉnh thoảng đứt quãng, nhưng rất ngọt ngào.
    Có láng giềng mới, chị phát hiện ra mình hay bị? ngạc nhiên. Toàn vì những chuyện đâu đâu. Hàng xóm làm chị thẩn thờ, cười trừ khi hỏi nhà ở cuối đường ai vừa chết ?! Vợ hàng xóm trố mắt, ?oChung xóm mà không biết, ngộ vậy??. Sáng sau, khi vẹt cửa chào nhau ngoài sân, chị đã có đầy đủ thông tin về người quá cố. Vợ hàng xóm còn thắc thỏm, ?olát nữa, cơm nước cho mấy đứa nhỏ xong, em đi giùm đám. Tội nghiệp, nhà họ ít con cháu nên bếp núc không ai lo??.
    Chị ngẩn ngơ. Và ngẩn ngơ là cách duy nhất chị có thể làm khi hàng xóm bưng cho tô bí hầm dừa ?oăn lấy thảo?, khi mùi tóp mỡ kho quẹt dậy động sang, khi chị qua nhà họ chơi, ngó mớ rau luộc chấm tương kho trên mâm cơm ban chiều. Khi nhìn con châu châu thắt bằng lá dừa đã khô quắt mà đám trẻ nhà họ cho thằng con chị, khi thấy chúng chơi trò trốn tìm cùng nhau, chị vui muốn khóc, ngó con mình xa được cái ti vi, nhễ nhãi mồ hôi, hăm hở, ?oNăm, mười, mười lăm, hai mươi??. Lẫn trong giọng trẻ con là tiếng chim cu gáy gù gù, chị vợ bảo, ?oẢnh đem con cu cườm này ra cho đỡ nhớ nhà??.
    Gặp nhau trên vuông sân những buổi mai, mỗi ngày hỏi vài câu, chị biết vợ chồng nọ cũng nghèo. Nhà lá, nền đất, ruộng ít, vườn hẹp. Ở chợ nhưng nhìn mưa rơi hay thắc thỏm, ?okiểu này chắc chìm đìa??. Anh chồng thường phải đi đi về về để trông nom nhà cửa. Và khi bọn trẻ đem cho trái dừa khô đã gọt láng o, mớ mồng tơi non mởn, hay mấy củ khoai mì, khoai lang, củ chuối đã luộc sẵn, chị biết bên ấy có người vừa từ quê ra. Biết nhau chỉ đôi ba tháng mà như đã một thuở là láng giềng gần.
    Hàng xóm cũ vẫn chưa về. Căn nhà ấy vẫn mở rộng lòng, nhưng mỗi lần nhìn sang, chị thấy thót ruột vì nghĩ tới cái ngày người chủ cũ quay lại.
    Khi ấy, nắng đã vắt qua nửa mùa. Chị cầm chổi ra sân quét lá, nhìn nhà bên cửa đóng then gài im ỉm, nghe thương nhớ ngùi ngùi?
  4. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Còn gì khi vẫy chào nhau?!
    Tạp văn
    Nguyễn Ngọc Tư

    Bình thường, khách đến quê tôi rất vội, thời gian của họ đã phai và rơi rụng theo cuộc hành trình quá dài. Bình thường, khách chỉ có một mong muốn, và mong muốn duy nhất là được đi Đất Mũi, rẻo đất cuối cùng trên bản đồ Việt. Mấy mươi năm đất nước bị chiến tranh chia cắt, với nhiều người, nơi này là niềm mơ ước, là nơi thiêng liêng, là điều tâm nguyện cả đời. Bình thường, đến đó, khách thích ngồi bên cột mốc tọa độ, hay đứng dưới biểu tượng con tàu có chữ ?oMũi Cà Mau? để? chụp hình. Quãng thời gian còn lại không dài, chỉ đủ khách ăn bữa cơm với cá dứa, cá nâu, nghe mấy cô phục vụ nhà hàng ca vọng cổ, làm vội mấy câu thơ, bẻ vài trái đước, trái mấm, hay nắn cục đất bỏ túi, thì tàu về lại thành phố đã réo còi.
    Bình thường thì tôi, một người bản địa, kiêm hướng dẫn viên bất đắc dĩ nhìn cảnh ấy thấy lại mình, đã từng đi năm sông bảy núi, rồi thì ký ức sạch trơn. Không thể nói biết Hội An, khi chưa đặt chân qua bên kia bờ sông Hoài, không thể nói biết Sài Gòn, Hà Nội khi chỉ quanh quẩn năm ba dãy phố, không thể nói biết Quảng Ninh khi chỉ vòng vèo vài nẻo Hạ Long. Và bình thường, những lần đi cùng khách, tôi hay buồn, vì nghĩ, mai kia tấm hình phai màu, câu thơ không còn nhớ, trái đước héo khô rồi, cục đất thì tan thành bụi vụn, cái gì thuộc về quê tôi còn lại trong lòng khách ? Nhợt nhạt. Mù mịt.
    Chị không thuộc về chuỗi bình thường mà tôi gặp. Chị ngạc nhiên khi tôi gợi ý đi Đất Mũi, chị hỏi ?oỞ đó hay lắm hả ??. Tôi cười cười, ?ochỗ đó ai cũng muốn tới?. ?oVậy nơi nào trên đất này mà em muốn đưa tôi tới ?? Chị hỏi.
    Câu hỏi đó làm tôi sướng ngây ngất. Nhiều nơi lắm, chị ơi, tuyệt nhiên không có núi cao, hồ thẳm, không hoa thơm cỏ lạ. Nhưng có đến đó mới thật là biết đất quê tôi.
    Và cả hai người đã không phụ lòng nhau. Từ lúc cùng giong ruỗi trên chiếc xe máy, chưa bao giờ mắt chị tắt ánh nhìn bỡ ngỡ, môi chị luôn đậu nụ cười, gương mặt chị lúc nào cũng như đang say. Chị luôn chắc lưỡi hít hà, khen quê tôi đẹp. Tôi không mảy may nghi ngờ rằng chị nói chỉ để xã giao.
    Ra đi từ những sớm tinh mơ và trở về lúc chiều phai, cuộc hành trình của chúng tôi nhẩn nha, không vội vã. Chị trầm trồ tại sao con đường nào cũng có con sông hoặc con kinh rượt đuổi, trông theo mình. Chị bắt dừng xe chỉ để ngắm những bông lau nở trắng xóa hai bên đường, chỉ để leo lên cây cầu ván chụp hình mấy đứa con nít cất vó dưới kinh. Chị nằng nặc đòi xuống xuồng be chín, tay dầm lóng ngóng bơi đi trên con rạch rập rờn những lá bông súng nhỏ. Chị thú vị với từng chi tiết của chiếc ghe bán hàng bông, phát hiện ra tất cả vật dụng đều được thu nhỏ, cả con chó cò cũng nhỏ. Chị ngẩn ngơ hỏi tên những bông hoa dại tím ngằn ngặt bên sông, chị ghi chép, có khi vẽ cả hình, cái lu bụng tròn, còn khạp thì thẳng đuột, cây mác vót nhỏ hơn dao yếm, lại có thứ nhỏ hơn mác vót gọi là dao trầu.
    Đi xe chán, tôi đưa chị xuống tàu. Chị hỏi tên tất cả con sông, tôi kể một hồi, chị kêu lên, tên sông cũng hay ghê, những Gành Hào, Bảy Háp, Ông Đốc, Cái Tàu? Trong cơn chuếnh choáng, khách thích nếm vị nước của từng con sông, ưa bồn chồn ngó qua thành tàu, giọng như reo bởi phát hiện một điều ngộ nghĩnh, ?ohình như trên đất này, mọi thứ đều động đậy, nhúc nhích. Sông ở đây cũng náo nhiệt, cũng đông đúc hơn những con sông miền Bắc, miền Trung mà chị đã đi qua?.
    Trong cuộc đi về xuôi ngược khắp xó quê, tôi hay bất chợt ghé lại những ngôi nhà bên đường, viện cớ xin ly nước mưa đỡ khát. Và những cuộc gặp gỡ đã xảy ra (như mong muốn), những nhân vật bình dị không tên đã làm nên điều kỳ diệu, để nhớ đằm sâu trong khách phương xa. Một bà cụ đã vào tuổi chín mươi lại liệu như hát, hễ giật mình là buột miệng, ?oÝ đ? má mầy ra ba hồn bảy vía??. Một em nhỏ quên chào người lạ vì bận hì hụi trên đất dùng chai sành lăn cho láng? nền nhà. Một đứa bé mới mười tuổi đầu mà thơm thảo, đãi chúng tôi món cá lóc nướng rơm, khoái chí khi thấy khách (lớn đầu mà khờ) không biết ăn theo kiểu miệt vườn, vầy nè, dễ ợt, chỉ là bẻ miếng cá nóng hổi cặp với lá chùm ruột non chấm muối ớt. Một cô gái đen giòn mắt ngước nhìn ti vi mà vẫn thoăn thoắt bó chổi rơm như thể tay cũng có mắt, thẹn thò khi hỏi tới chuyện chồng con, ?oem xấu ỉnh, ai mà thương?. Những anh con trai cục mịch, lầm lì, nói chẳng ra câu cụt câu què mà khi cất giọng ca bỗng trở nên đắm mê, ngọt ngào, lãng tử? Mỗi lần nắm níu từ giã, mỗi lần nghe bà con nhắn vói theo ?oĐi mạnh giỏi cháu ơi, cho gởi lời thăm hết thảy bà con ngoài đó? chị xao xuyến níu vai tôi, đất này, mỗi người là một kỳ quan.
    Chị không thấy đằng trước, tôi hớn hở đến nỗi cười không khép miệng được. Trời ơi, sao lại có người đồng cảm với mình đến vậy. Gọi tên những miền đất đã đi qua, tôi cũng hay nhớ người ở đó, trước tiên. Những con người sống động trên cái nền phong cảnh đã mờ nhoè.
    Chị không biết tôi cảm kích, tự hào biết chừng nào khi tiễn chị về, khi vẫy tay chào, khi chuyến xe chở người - khách - không - bình - thường đi khuất?
    Hành trang của chị không có cục đất, bài thơ, hay tấm hình? Chị nói, chị đến với mảnh đất nầy không phải vì muốn ghi thành tích. Đến để hiểu biết, và yêu.
    Quá hay !
  5. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0

    Phạm Xuân Nguyên
    Giải thưởng không thành giải thưởng
    Nhìn vào danh sách giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 2006 tôi buộc phải nói vậy. Năm nào thì cái giải thưởng vẫn được coi là mang tầm quốc gia của cái hội quốc gia này vẫn chịu nhiều tiêng chê hơn khen. Năm nay nó lại bị chê hơn.
    1.
    Truyện ?oCánh đồng bất tận? (CĐBT) của Nguyễn Ngọc Tư in ba kỳ trên báo Văn Nghệ, sau đó được báo Tuổi Trẻ và nhà xuất bản Trẻ in lại và chính từ lần in lại này CĐBT mới thành ra ?ohiện tượng? trong đời sống văn học của năm. Nó càng là hiện tượng khi báo Tuổi Trẻ phát hiện và đưa ra công luận cái công văn của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tỉnh Cà Mau quy kết tội lỗi cho cô nhà văn trẻ thuộc diện quản lý của mình vì cái truyện đó có ý bôi xấu hiện thực quê hương vùng miền. Giới văn học và dư luận bạn đọc cả nước đã nhất tề lên tiếng ủng hộ và bảo vệ Nguyễn Ngọc Tư và phê phán cái nhìn thiển cận ấu trĩ của một số cán bộ đọc văn sang thành đọc nghị quyết. Hội Nhà văn Việt Nam chỉ góp phần vào vụ việc này chứ không có công lao gì lớn bảo vệ một nhà văn, một hội viên của mình, như vừa rồi tại Hội nghị Đồ Sơn ông chủ tịch Hội đã vơ vào. Công lớn và công đầu tạo nên ?ohiện tượng CĐBT? là của báo Tuổi Trẻ, điều này khỏi phải bàn cãi, tranh công. Nhưng, hiện tượng đó chỉ là của đời sống văn học (cũng như cái truyện ?oDòng sông tật nguyền? được ăn theo nó). Còn bản thân CĐBT là một truyện hay, đậm chất Nam Bộ và đầy tính nhân văn, được viết sâu sắc khiến đọc truyện là bị ám ảnh. Cả tập sách mang tên CĐBT gồm truyện vừa này và một số truyện ngắn khác của Nguyễn Ngọc Tư là một tác phẩm hay, có chất lượng văn học cao. Trao giải cho chỉ CĐBT tách ra khỏi tập truyện đã là khác thường. Càng khác thường hơn nữa khi CĐBT được trao giải với lý do là tạo ra hiện tượng văn học trong năm. Như thế là vứt bỏ giá trị văn học tự thân của tác phẩm (nếu với tiêu chí ?ohiện tượng? là gây ồn ào dư luận thì năm ngoái truyện Bóng đè mới đáng được trao giải hơn). Như thế là phủ nhận văn tài và cống hiến văn chương của Nguyễn Ngọc Tư. Như thế là xúc phạm văn giới và độc giả đã đánh giá đúng và đánh giá cao giá trị của CĐBT ngay từ khi truyện mới xuất hiện, và vì vậy họ mới công phẫn trước cái công văn lỗi thời kia. Giải thưởng không thành giải thưởng là vậy.
    2.
    Đến lần ăn giải này nữa, ông Hửu Thỉnh đã lập một ?ohat-trick giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam?. Lần một, năm 1980, ông được giải cho trường ca Đường tới thành phố, và đó là lần xứng đáng. Lần hai, năm 1995, ông được giải cho tập thơ Thư mùa đông, lần đó thì hơi gượng, vì như nhà văn Tô Hoài đã có nhận xét, tập thơ đó lẫn lộn nhiều thứ như một gánh đồng nát. Lần này, năm 2006, ông lấy giải với tập thơ Thương lượng với thời gian thì quả thực không xứng, theo ý tôi. Ngay khi tập thơ ra đời, đọc nó tôi đã thấy là nó cũ: cũ về ý tứ, cảm xúc; cũ về giọng điệu, lối thơ. Kiểu làm duyên làm dáng trong câu chữ (Sông chảy chậm đợi chiều đang bị ướt), kiểu triết lý chuyện đời (Hãy yêu lấy con người, Dù trăm cay nghìn đắng, Đến với ai gặp nạn, Xong rồi chơi với cây), một lần nghe thì được, nghe sang lần hai lần ba thì thấy chán. Dạng câu Xa vắng quá bồn chồn đi hỏi cát là rất... Hữu Thỉnh. Bài ?oThương lượng với thời gian? lấy làm tên chung cả tập: Buổi sáng lo kiếm sống, Buổi chiều tìm công danh, Buổi tối đem trí khôn ra mài rũa, Tỉnh thức những hàng cây bật khóc đọc lên nghe giả. Tôi nghĩ: Hữu Thỉnh thương lượng với thời gian nhưng thời gian không còn chờ đợi ông. Tôi không nghĩ rằng ông chủ tịch Hội thì không nên nhận giải Hội mình trao (mặc dù thật tình ở nước ta thì tránh được chuyện đó là hay nhất), nếu đúng tác phẩm của ông hay thật, xứng đáng thật. Trong trường hợp giải thưởng cho tập thơ của ông Hữu Thỉnh năm nay tôi thấy không xứng đáng vì tập thơ đó không hay. Và còn vì bên cạnh nó có một tập thơ khác xứng đáng hơn.
    3.
    Đó là tập Lô Lô của Ly Hoàng Ly, một nhà thơ và một họa sĩ trẻ rất nỗ lực cách tân sáng tạo, cùng các bạn đồng nghiệp cùng thế hệ. Thơ Ly Hoàng Ly thể hiện khá rõ nét cách cảm, cách nghĩ, cách biểu đạt của lớp người hôm nay trong một thế giới ?ohành xác và thể nghiệm?, trong một ngôi nhà nghiêng ?ođổ ra đường những đau thương từ đỉnh mái?. Đọc Lô Lô là đọc thì hiện tại, là sống thì hiện tại, với những Installation và Performance, khi người nghệ sĩ lấy chính mình làm phương tiện thể hiện mình. Từ cách trình bày bên ngoài như sắp đặt các con chữ, các hình khối minh họa, đến cách viết hiện đại bên trong, Lô Lô là một tập thơ hay lúc này, ở đây. Đáng tiếc, nó đã bị đẩy xuống hạng ?otặng thưởng? thay vì đáng được giải thưởng. (Mà sao đã giải thưởng lại còn đèo thêm tặng thưởng? Kỳ quặc!). Trong ?otặng thưởng? có cuốn tiểu thuyết Paris 11 tháng 8 của Thuận cũng có thể đưa lên giải thưởng vì nội dung và vì cách viết.
    4.
    Giải thưởng HNVVN 2006 không có cho mảng sách dịch và sách phê bình, kể cả ở hạng ?otặng thưởng?. Điều này có chính xác không? Tôi không biết hội đồng chung khảo của Hội đã đưa những cuốn nào thuộc hai bộ môn đó vào xét giải vì thông báo không cho biết. Nhưng như cuốn Sống để kể lại hồi ký văn học của G. García Marquez qua bản dịch từ nguyên bản tiếng Tây Ban Nha của Lê Xuân Quỳnh là đáng xét giải, không biết nó có tên trong danh sách chung cuộc không.
    5.
    Vậy thôi, mỗi năm một lần xét giải và tặng giải. Căn cứ trên danh sách giải thưởng năm nay của HNVVN, xin nhắc lại, tôi thấy một giải thưởng không thành. Vì đâu? Câu trả lời nằm ở người không muốn trả lời.
    Nguồn: báo Thể thao & Văn hóa, ngày 20.10.2006
  6. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0

    Nguyễn Ngọc Tư: ?oTôi không nghĩ giải thưởng là chân lý...?
    Sau những ồn ào về ?oCánh đồng bất tận?, sau những tranh cãi về sự giống nhau kỳ lạ giữa một truyện ngắn khác với nó, khi mà mọi lời phê bình đã lắng dịu, trả lại sự bình yên cho nhà văn trẻ thì bất ngờ, ?oCánh đồng bất tận? của Nguyễn Ngọc Tư được Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam. Từ Cà Mau, Ngọc Tư đã gởi đến VTC News những dòng tâm sự của mình:

    ?oTôi vui vì giải thưởng, bất kể dư luận có nói ra nói vào thế nào. Sự thật thì khi nghe nói Hội Nhà văn trao giải cho ?oCánh đồng bất tận?, tôi đã hơi bất ngờ và bồn chồn. Bởi thường lệ, năm nào Giải thưởng Hội Nhà văn dư luận cũng ồn ào, và tôi đã chuẩn bị sẵn tâm lý?
    Bìa sách "Cánh đồng bất tận"

    Về cách gọi ?ohiện tượng văn học? của năm có lạ lẫm, có mơ hồ, gây phản ứng gay gắt nhiều nơi, riêng tôi, điều đó cũng không quan trọng. Hội đồng chọn xét giải đã phải làm việc vất vả, đã phải cân nhắc, tranh cãi, chịu trách nhiệm trước dư luận để trao giải cho một tác phẩm nào đó. Tôi thực lòng trân trọng công sức của họ.

    ?oCánh đồng bất tận? được trao giải khi tôi nghĩ những được mất quanh nó đã tàn, nên tôi coi đây là món quà muộn, người gởi không báo trước nên tôi không chờ đợi, hy vọng. Quà đến, với ít nhiều thành ý thì tôi nhận, băn khoăn mãi làm gì?

    Giải thưởng do con người lập ra, con người xét chọn nên cũng mang lý tính, tình cảm của con người. Tôi không nghĩ giải thưởng là chân lý cho tất cả mọi người. Có người thấy thỏa đáng, có người không. Chuyện đó cũng bình thường?

    Tôi hạnh phúc vì giải thưởng này, dù niềm hạnh phúc đó không trọn vẹn vì nỗi này, nỗi khác? Nhưng tôi vốn không cầu toàn, vốn thấy chẳng có gì thật sự hoàn mỹ??

    Thanh Phúc (ghi)
    VTC News
  7. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Chiêm mộng
    Tản văn
    Nguyễn Ngọc Tư
    1.
    Một dạo chiêm bao toàn thấy vía mình? chạy. Thấy mình lao đi trên những con đường ngoằn ngoèo, chân vướng dấp dúi vào những bờ cỏ dày mịt, chằng chịt. Mặt mình bị những tay chuối khô quất vào, rát buốt. Mặc kệ, mình hồng hộc luồn lách qua những liếp chuối, phóng vút qua những con kinh, ngoi ngóp lội qua dòng sông dập dờn những giề rau muống. Cuộc chạy trốn bời bời trong một thứ âm thanh câm lặng. Trong bụng hãi hùng bởi ý nghĩ, có một? bà khùng đang rượt đằng sau. Nhưng chẳng thấy bóng ai, riêng mình chạy và chạy. Điên dại. Rã rời.
    Tỉnh giấc nghe đôi chân mỏi nhừ. Tỉnh giấc, nhớ ra những tháng ngày qua mình sống chẳng ra sao, không làm việc gì có ý nghĩa. Gió chướng thổi bồn chồn ngoài cửa. Dường như ngọn gió này đã buộc mình chạy hoảng loạn trong mơ.
    2.
    Lại chìm vào mộng mị. Lòng đinh ninh là mình đang đi, nhưng chỉ thấy chấp chới chiếc ba lô nghêu ngao trên những đồng cỏ vàng. Thấy chen vào đám đông, gào thét tên những đôi bò đua chạy ***g lên trên mảnh ruộng còn xem xép nước. Tránh nước bùn đang văng trắng xóa, mình nhún chân một cái nhảy lên? đỉnh núi cao, mịt mù mây trắng, trơ trọi giữa bốn bề biển xanh ngằn ngặt. Hoa nở xập xoè tựa ****. Bỗng nghe lạnh buốt chân, như đang đi qua mấy con đường rêu phủ, như đang bước lên thềm của những toà thành hoang phế. Đâu đó, bồng bềnh trôi những tiếng chuông chùa binh boong.
    Vía tôi hay phiêu lãng trong cái ba lô cũ kỹ, bạc màu. Tỉnh giấc bồi hồi rất lâu. Lục lọi trong mớ ký ức rối bù, dường như bữa trước có người bạn rủ tôi đi dọc miền biên giới chơi. Tôi bảo không đi, mắc công chuyện quá. Tôi nói rất nhanh như một chuyện đương nhiên và không hề có cảm giác tiếc nuối. Tôi không kịp nhận biết là mình khao khát được đi chuyến đó, và vùng vẫy tuyệt vọng vì những mối vướng bận chằng chịt của cuộc đời. Ngay từ khi mới chớm cựa mình, những ước mơ đã bị tôi vùi lấp.
    3.
    Tôi hay bận lòng vì những giấc chiêm bao. Những cảm giác không thể rũ bỏ khi tỉnh giấc. Là nỗi thất vọng, chưng hửng sau mơ thấy vía mình là một ông vua, một mình diệt ác trừ gian, chém đầu mấy tên cà chớn nhiểu nhương giữa đời, chẳng gặp phải thứ ô dù nào ngăn trở. Những giấc mơ đó ngày càng dày, cùng một nội dung, chỉ nhân vật bị kết tội là thay đổi. Là tâm trạng nhẹ nhàng, xốn xang, ngộ nghĩnh khi vía thụi gảy răng một gã mà hằng ngày mình phải cười cười vâng dạ, một cũng thưa anh Hai, hai cũng thưa anh Hai; lúc khác lại thấy vía cột tóc sừng trâu, vừa mút kem vừa nhảy dây trên mảnh ruộng quê nhà; nhiều khi, trong mơ mình ca một bài tình, sến thiếu điều chảy nước, nghêu ngao lạc giọng trên đường, như người đời biến mất rồi, chẳng ai nghe?
    Tôi bận lòng, vì khi chiêm bao lại có cảm giác mình sống thật. Hồn nhiên. Ngay thẳng. Nhưng nghĩ kỹ thì hơi? ngược ngạo. Đời dài thăm thẳm, nhưng vẫn chưa đủ cho tôi sống nên phải mượn chiêm bao để tiếp tục làm việc, vui chơi, hy vọng? Hay vì thường sống dối lòng, diễn suốt nên sống thật trong mơ?
    Nên khép mắt như khép một màn kịch. Nghĩ tới điều đó, thấy buồn?
    May nhờ mộng mị đêm đêm mà những khát khao, những mơ mộng, những yêu thương và sợ hãi mà tôi đã kìm nén, chôn chặt, và vì không có thời gian nên tôi lướt qua nhanh đến mức chính mình cũng không kịp nhận biết bỗng hiện ra, ngời ngợi. Tôi nhận ra mình.
    Để còn là mình?
  8. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    "Diễn viên trẻ" Mạc Can: Đóng phim cứ như đùa!
    (VietNamNet) - Đóng phim bị trâu đạp vào chân tóe máu, diễn viên Mạc Can vẫn lấy cái chân đau ra làm trò cười.
    Phim Cải ơi của đạo diễn Phương Điền xây dựng trên truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, trong đó, Mạc Can thủ vai Tư Đèo với mảnh đời phiêu dạt tìm con.
    Tư Đèo lang bạt kỳ hồ, kêu tên con "Cải ơi!" thống thiết, rồi khóc hực lên não nùng. Chưa biết chuyện phim khi chiếu sẽ làm khán giả xúc động cỡ nào, chứ trên hiện trường quay, cứ thấy diễn viên Mạc Can (vai Tư Đèo) khóc hù hụ là cả đoàn phim lại... cười rần.
    "Mấy đứa nhỏ, kéo chú lên coi, sắp chìm rồi!"

    Cả đoàn làm phim đã bị "cài đặt" vào não rằng một Mạc Can diễn hài, nên anh em cứ nhìn mặt "diễn viên trẻ" này là đã thấy buồn cười. Thêm nữa, họ cũng đã quen chuyện trong giờ giải lao giữa các đúp quay hay trời mưa cả đoàn ngồi ngáp vặt, Mạc Can luôn là "trung tâm gây cười" để cả đoàn chống buồn ngủ.
    Chỉ câu chuyện kể về mình trong một cảnh quay lặn xuống nước bị con cá con chui vô lỗ mũi mà Mạc Can có thể hôm nay, ngày mai, kể mãi cho đến khi... có chuyện mới. Tất nhiên là chuyện ... bịa, nhưng cái hay là lần kể sau có "chỉnh sửa" vài chi tiết để nó luôn khác lần trước. Nghệ thuật kể chuyện của Mạc Can giỏi đến mức vẫn có người ngồi nghe đi nghe lại rồi phụ họa vào. Vậy mới tài!
    "Con trâu này nó đạp chân tui đây!"
    Thế nên khi cần nói chuyện nghiêm túc thì chả ai tin ông nữa! Trong một cảnh dắt trâu ra đồng quay ở tỉnh Long An, Mạc Can bị trâu giẫm vào chân đau nổ đom đóm mắt. Đoàn phim cứ tưởng Mạc Can giỡn chơi nên vẫn cho máy chạy. Đến khi thấy chân ông toé máu mới "À thì ra lần này ổng không giỡn!".
    Chân đau phải nghỉ quay. Chẳng hề gì. Mạc Can lại lấy cái chân đau của mình ra làm đề tài tiếu lâm. Mỗi lần có khách đến thăm đoàn phim, ông lại kể hết chuyện cái chân bị trâu đạp đến chuyện bị con cá mương chui lỗ mũi. Theo thói quen thêm thắt của ông, anh em đoàn phim "phát hiện" cái chân đau của Mạc Can trong câu chuyện kể mới nhất đã sưng to lên bằng... cây cột đình hồi nào chẳng hay!
    Soạn: HA 954439 gửi đến 996 để nhận ảnh này
    Có chi đâu mà phỏng vấn!
    Máu hài hước sẵn trong người nên chuyện đóng phim của diễn viên Mạc Can trông như quá dễ dàng. Những cảnh như dầm mình trong bùn sình cả ngày hay chui vào chuồng trâu giữa đêm cho muỗi chích có vẻ nhẹ tênh đối với Mạc Can.
    Riêng chuyện ông mang chùm râu giả ngứa ngáy suốt ngày trên mặt, kể cả lúc ăn lúc ngủ vì "sợ bà hóa trang chửi" cũng đã đáng nể. Khả năng chịu khó chịu khổ của Mạc Can quả rất đáng để diễn viên trẻ học tập.
    Chẳng quan tâm mấy đến chuyện vai diễn của mình là chính hay phụ, Mạc Can cứ theo chỉ đạo của đạo diễn mà đóng. Ban đêm lại lấy cái máy tính xách tay cũ mèm ra viết tiếp mấy cái truyện dở dang. Hết phim này về Sài Gòn, ai mời đóng phim khác thì lại đi. Nhìn cái cách Mạc Can sống trong làng phim, hồn nhiên diễn xuất mà tưởng như đùa.
    Được hoangvan09 sửa chữa / chuyển vào 21:52 ngày 27/11/2006
  9. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Mẹ giàu, mẹ nghèo
    Tạp văn
    Nguyễn Ngọc Tư

    Ban đầu, cô bạn dõi theo các cuộc thi viết về thầy, về mẹ, về gia đình, trường học? vì thích đọc những câu chuyện có thật, chân phương, cảm động. Cô thích những câu chữ còn vụng về nhưng tấm lòng người viết dịu dàng. Cô thích cái cách người ta thể hiện tình cảm, lời tri ân, sự tiếc nuối? bằng văn học, mềm mại và tinh tế biết bao. Cô bỗng phát hiện ra, mình cũng có những kỷ niệm như thế, những cảm xúc như thế như thế. Nên về sau, cô tìm đọc vì muốn coi người ta viết làm sao để? rút kinh nghiệm sáng tác bài dự thi.

    Kinh nghiệm cô có được là câu chuyện nào cũng liên quan tới thời nghèo khó. Nhân vật để lại tình cảm, dấu ấn trong lòng người viết cũng? nghèo. Cô bạn hay gặp thầy giáo làng, hơi già, khó tính, nhưng thương học trò hết lòng, thấy những ngôi trường làng, vách lá bàn xiêu, gặp cảnh cả nhà nhường nhau củ khoai lùi, giề cơm cháy, con cá sặc kho. Và những bà mẹ thường gầy gò, tần tảo sớm trưa, mặc áo rách để nhường con tấm áo lành, nhịn ăn để dành cho con bữa sáng.

    Cô bạn có một thắc mắc, ?ovậy những bà mẹ giàu không thương con sao??.

    Có chứ, mẹ nào mà không thương con, hết lòng vì con, hy sinh vì con. Nhưng sự thật là người đọc hiếm khi gặp nhân vật bà mẹ giàu có, no đủ. Cũng như hội văn bút xưa rày hay liếc xéo anh doanh nhân, dòm nghiêng ông quan chức, chỉ người nghèo, nông dân là được nhìn thẳng thắn, âu yếm.

    Hôm đó quán cà phê vắng khách, tôi không trả lời, chỉ cười, biểu, ?ovậy thì bồ viết về bà mẹ giàu đi?.

    Mắt cô bạn sáng rỡ, ờ hén, bài của tui sẽ lạ lắm đây, Ban giám khảo đọc chắc hết hồn. Để rồi vài bữa sau, gặp nhau, cô bạn tiu nghỉu, khó lắm, nhỏ ơi?.

    Chúng tôi (tức tôi và cô bạn) biết bà mẹ giàu cũng thương con, như những bà mẹ nghèo. Nhưng viết rằng ?osáng nào mẹ cũng dẫn tôi đi ăn ở quán bà Ba Bánh Tầm, mẹ gắp xíu mại cho tôi?, hay ?obiết tôi học khuya, mẹ khuấy cho tôi ly sửa hột gà béo ngậy?, hoặc ?omẹ bấm bụng cho tôi đi học ở trường Quốc tế ở sài Gòn, để đêm đêm mẹ xót xa, thương con mình thui thủi?? không làm trái tim người đọc run rẩy. Dù có làm theo mách bảo trên tờ báo nào đó, cách ?ocho con ký ức đẹp?, nhưng bà mẹ giàu cũng chỉ đơn điệu là trò chuyện, lắng nghe, để lại lời nhắn trên giấy, ôm ghì, tham khảo ý kiến của con? Những bà mẹ nghèo thể hiện tình thương nhọc nhằn hơn, người viết dễ sáng tạo, người đọc dễ mũi lòng hơn, thí dụ như bà chui vào bếp để luộc cho con mấy trứng chim vừa lượm được ở bờ sậy, bà lọ mọ móc sình nắn trâu, nắn máy cày, bà cõng con qua những đoạn đường bùn lầy để đến ông bác sỹ già, với cái ống chích lụt nhách.

    Và cô bạn tôi cũng tham gia cũng thi ?otự kể chuyện mình? bằng bà mẹ nhà? kế bên. Rất dễ dàng, như đám học trò bây giờ buộc phải tả về mẹ y trong? văn mẫu. Cô chỉ bồn chồn một lẽ, lỡ bài được đăng, cô cũng không dám khoe với mẹ mình. Bà sẽ buồn cho coi. Ở vậy sống vì con cả đời, quan tâm con từng chút một, vậy mà con gái lại đi vay mượn mẹ của người để nói tiếng thương yêu, chỉ vì mẹ ruột có? tiệm vàng. Cô chữa thẹn với tôi, cũng là trấn an mình, người ta cũng không hoàn toàn viết từ chuyện thật. Biết đâu, họ cũng vay mượn kỷ niệm nghèo khó của người đời.

    Bà mẹ giàu có quyền buồn. Nhưng tôi bảo với cô bạn không sao đâu, tấm lòng hiếu kính của con đối với mẹ, không nhất thiết bày lên trang viết, không nhất thiết phải nói bằng lời. Là mẹ, ắt hiểu.
  10. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Còn người?
    Tạp văn
    Nguyễn Ngọc Tư

    Thương tặng người có số điện thoại 09xxx28023

    Liên tục cả tuần Cà Mau mưa dầm dề. Đêm ấy mưa như trút nước, trời vần vũ. Không biết vì trời hay tin bão gần liên tục xuất hiện trên truyền hình, mà nhói như bị mưa xoi vào lòng. Một mình đón xem bản tin cuối ngày, ông nhắn tin cho tôi ?oNeu chu co he gi? thi tin nhan nay thay cho loi chao chau nhe !?.

    Tôi lặng người, bất giác hãi hùng nghe như bão ở quanh đây. Nghe như một người thân thuộc vừa từ biệt mình.

    Mà nào tôi đã biết tên ông. Trao đổi tin nhắn trên điện thoại, có bữa, ông xưng ?ochu Thanh?, tôi không rõ là Thanh, Thành, hay Thạnh ? Nhà ông ở Quảng Nam, hay Đà Nẵng, nơi chút nữa đây tâm của cơn bão dữ sẽ đi qua ? Tôi không nhớ, dù đã hỏi đôi lần. Chỉ biết ông hay nhắn những lời động viên nồng ấm, trìu mến vào lúc tôi gặp khó khăn. Chỉ nhớ ông là người làm thơ, vì những tin nhắn bằng thơ của ông thường rất dịu dàng.

    Nhưng lần này, tin nhắn không phải thơ, lại không thăm hỏi ân cần, mà nghẹn ngào như một cái vẫy tay, như ai đó quay người, đi khuất. Tôi nhắn lại, và tuyệt vọng vì nghĩ, ông không thấy được nụ cười khích lệ (rắn câng) của mình, ?oĐừng nói vậy chú ơi. Sẽ ổn thôi mà. Miền Trung cố lên!?

    Vùng đất đó, tôi đến chỉ một lần, nhưng thương lâu vì thấy trên cát trắng nóng rẫy mà cỏ vẫn mọc, nhọc nhằn. Thương vì ba tôi vẫn thường hay ước được về xứ Quảng tìm cội nguồn, gốc gác, tổ tiên, tìm lại cái nơi mà ngày xưa ông cố, ông sơ rớt nước mắt ngoái nhìn lần cuối, trước khi dắt díu bỏ xứ vào lập nghiệp ở cuối trời Nam. Thương vì người ở đó hiếu khách, thật thà, sâu sắc, những anh K, chị M, anh X, anh T? Vì một người phục vụ quầy bar ít nói, nhưng để nhớ đằm sâu khi thuần hậu bảo ?ocon nhỏ (ma) dễ thương lắm, em ơi?. Và vì ông, người gởi cho tôi những dòng tin ?oCố lên, cháu nhé? Sóng gió rồi sẽ qua??.

    Tôi không biết ông có gầy gò, dầu dãi như những người miền Trung lưu lạc đến xứ tôi, dầu dãi, gầy gò? Tôi không biết giọng nói của ông có ấm áp như lòng ông, như những dòng tin của ông? Bản tin cuối ngày qua lâu rồi, tôi ngồi nghĩ về một người xa mà gần, chưa gặp mặt mà như thân thuộc, và xót xa nghĩ, hẳn ông yêu quý tôi lắm nên gửi những dòng tin ấy, trước bão. Nhưng tôi đã làm gì để được đối xử tử tế như vậy, để được nhận những lời này ?oChu da nho mot nguoi ban: Neu chu di chong bao ko ve thi gui tang chau tap tho chua gui in! Chau doc chac se vui.?

    Không có thêm tin nhắn nào khi bão đến. Rồi bão đi. Mở ti vi xem bản tin sáng, ran ngực khi thấy khúc ruột miền Trung điêu tàn, xơ xác. Nhà ông ở đâu trong số những ngôi nhà đổ nát? Ông ở đâu trong những người nét mặt còn in đậm vẻ kinh hoàng, ngơ ngác, phờ phạc, đau khổ kia?

    Đến trưa thì lại được tin ông, âm báo của điện thoại như reo lên, ?oTot roi chau oi. Chu da tro ve nha binh yen?? Tôi nhẹ nhỏm cười một mình, ôi miền Trung?

    Ở nơi bão vừa đi qua ấy, có người đang khóc cho nguời, cho mình, có những con đường đã tả tơi những hàng cây, những khu phố, những di tích tan hoang, những con tàu chìm trong nước? nhưng tôi vẫn thấy sức sống lung linh bởi còn người, nhiều người, những anh T, anh H, chị V?

    Và còn ông. Tôi còn có thể đọc một bài thơ nào đó mà lòng không đau ?

Chia sẻ trang này