1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi hoangvan09, 09/05/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Thu Cúc giữa đời
    Tạp văn
    Nguyễn Ngọc Tư

    Tôi gọi chị là Thu Cúc, một nhân vật trong phim ?oThu Cúc đi kiện? nổi tiếng của đạo diễn Trương Nghệ Mưu. Chị quạt nón cười hỏi Thu Cúc là ai, trong phim hả, trời ơi, phim thì chị đâu có rảnh mà coi nó tròn méo ra làm sao.
    Chị ghé quán nước anh tôi, mỗi đầu tuần, với cái giỏ nặng trĩu trong tay. Trong giỏ có chừng nửa ký chanh giấy, vài trái dừa khô, dăm ba nải chuối già cui. Chanh thì để lại cho chúng tôi, còn chuối, còn dừa, chị phải đảo một vòng qua chợ. Mắc rẻ gì cũng bán, cho kịp giờ làm việc buổi sáng, bởi chị còn phải ghé vài cơ quan công quyền để thắc thỏm đưa thêm mấy lá đơn, hỏi thăm lượt đơn thưa trước đã có ai đọc, có ai giải quyết chưa?
    Chị không biết cô Thu Cúc nào đó bên Tàu, na cái bụng bầu ọc ạch đi đòi công lý cho chồng, bởi phim ảnh trở nên xa xỉ khi chị cùng chồng con phải quần quật kiếm sống bằng đủ mọi nghề, hái rau, kiếm củi, đào đất mướn? Cuộc sống trở nên nhọc nhằn hơn từ dạo hàng xóm trái khoáy dẫn nước mặn vào nuôi tôm đúng lúc lúa trên năm công đất nhà chị đã no đòng đòng. Ruộng nhà chị nhiễm mặn, lúa quéo ngọn, chết queo. Tiếc của, tức mình, chị đi? kiện, sau khi đã giáp mặt ông láng giềng, sau khi biết không còn tình nghĩa gì để níu kéo khi người ta trơ tráo bảo, ?oTui dẫn nước vô ruộng tui, mắc mớ gì ruộng chị. Thích, thì kiện?.
    Chị nhờ con viết đơn trên giấy học trò, tự mình đem ra tỉnh. Chồng chị đã nhận chở đất lên liếp cho mấy nhà trong xóm, đấy là việc của anh, kiếm tiền. Chị đi, bằng tất cả sự ngây thơ và nồng nhiệt, chỉ biết là quyết đòi lại số lúa đáng lẽ bây giờ đã nằm trong bồ nhà chị. Lúa, với chị là tất cả, là học phí cho con, là cái giường mới thay cho bộ vạc đã ọp ẹp, là tấm áo cho chồng, là mớ tôn để lợp lại chái hiên.
    Chị vốn không biết con đường đi đến công lý rất dài, mệt mỏi. Nó không phụ thuộc hoàn toàn vào phần phải, ý chí, hay quyết tâm của chị. Nhiều khi con đường bị ngắc ngứ bởi ông A, chị B nào đó bận đi? du lịch dài ngày. Nhiều khi phải trở lại từ đầu bởi cô văn thư ngớ ngẩn ?oChị về làm lại cái đơn khác, không biết đơn trước tôi để ở đâu rồi??. Nhiều khi muốn khóc bởi câu nói vô tình của anh cán bộ, ?oVì vài chục giạ lúa cũng đi thưa, mắc công chị, mà cũng mắc công tụi tui, phải xử lý chuyện không đáng gì??
    Nhưng với chị thì đáng, chị quẹt nước mắt, nói chắc như đinh đóng cột, ?ochừng nào chưa giải quyết cho thỏa, tui theo tới cùng?. Để có sở phí đi lại, chị hái chanh, bẻ trầu, chắt mót những thứ bán được trong vườn đem ra chợ. Trao mớ chanh cho chúng tôi để lấy chút tiền, chị xin ly nước lạnh. Lúc đói lòng thì ăn xôi, không gấp cũng không cần đi xe ôm, lội bộ tà tà cũng tới?. Thấy chúng tôi ái ngại, chị cười, ?olúc đầu còn nghĩ đòi mấy chục giạ lúa cho bỏ tức, bây giờ không nghĩ tới lúa nữa, mà chỉ mong mấy ông nhà nước làm sáng tỏ, rạch ròi phải trái, đúng sai?. Tôi buồn, chị thậm chí không biết (hay không dám) dùng từ ?ocông lý?, mặc dù những điều chị nói đích thị là công lý. Vì thấy nó cao xa? Vì thấy nó là thứ khó với tới?
    Tôi buồn, bởi những Thu Cúc giữa đời, nhiều quá. Đến cơ quan tiếp dân, đến toà án, đến uỷ ban? hay gặp các chị, các thím đứng ngồi. Anh bạn làm thẩm phán cho tòa dân sự tỉnh phân tích vui, sở dĩ tỉ lệ phụ nữ đi kiện nhiều hơn nam giới là vì họ giỏi chịu đựng, kiên trì, mềm dẻo và dễ khóc, dễ làm lung lạc người khác. Lại thấy buồn, vậy thì cái vũ khí sau cùng xem như không có tác dụng, bởi công chức nhà nước là những người không dễ mủi lòng.
    Nên có người đã đến được đường chân trời, có người vẫn rị mọ xa xa. Sức sống không vì thế mà kiệt, người không vì thế mà bỏ cuộc. Có chị dặn tòa, có xử thì cho hay trước chừng nửa tháng, tui rọc lá chuối bán mới có tiền đi. Có thím xin hoãn phiên xử lại, chờ đến mưa, ?olúc đó rau rác nhiều??. Rất nhiều đường để đến điểm hẹn của công lý, nhưng có con đường nào nhọc nhằn bằng đi tát những vũng cá cạn trên đồng không? Anh bạn thẩm phán hỏi tôi, rồi trầm ngâm, ?olên tòa ngày ngày, nhờ những Thu Cúc ?omade in đậm đặc Viet Nam? này, mà tâm hồn tôi bớt chai sạn, để còn cảm giác rưng rức, chua xót, thanh thản, nhẹ nhỏm, vui vui?.
    Tôi không biết nữa, nếu cần tìm những cảm xúc cho mình, tôi thích nhìn những chị, những thím ngồi soi kiếng, chải tóc, hay gội đầu ngoài sàn nước, thích những người phụ nữ ngồi khâu vải vụn làm mền dưới thềm trưa.
    Tôi thích nhìn các chị nằm trên võng, đưa con, hát vọng cổ thật hiền. Nhưng cuộc đời lắm khi buộc các chị phải cặp nách xấp đơn từ ra đường, đi lêu lêu trong nắng, mỏi mê trong uất ức, trong chờ đợi, hy vọng?
    Cũng đành?
  2. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Xóa
    Được hoangvan09 sửa chữa / chuyển vào 21:55 ngày 27/11/2006
  3. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Núi lở
    Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư
    Lúc đó, chúng tôi đang hoàn tất học kỳ thứ hai, trong một cơn say, giữa đêm mưa dài, Vĩnh rủ tôi làm phim tốt nghiệp. Một bộ phim buồn khủng khiếp, Vĩnh nói, chắc chắn ông sẽ được vinh danh. Tôi đắp chiếc áo lên thân mình còm cõi của cậu ta, trả lời cho qua chuyện, ừ, thì làm. Vĩnh lại nói, tôi có sẵn ý tưởng rồi, ông muốn nghe không?
    Dĩ nhiên là tôi không muốn nghe, tôi cũng say, và buồn ngủ. Ngoài trời, mưa như giũ, như trút, như đổ. Tôi không muốn nghe, vì những ý tưởng mang thương hiệu ?oVĩnh? hoặc điên rồ hoặc mờ nhạt, vật vờ như chính cách sống của cậu ta. Nhưng tôi không muốn làm phật lòng một người say, tôi bảo, thì ông nói nghe thử với niềm hy vọng cháy bỏng là chỉ vài ba câu, Vĩnh sẽ ngủ ngoẻo đầu.
    Đó là bộ phim về núi lở, Vĩnh hơi bực khi thấy tôi trốn vào mền, cậu ta giật mặt tôi ra. Ông hình dung đi, đừng nhìn mấy mụt ruồi đang cà nhót trên bản mặt tôi, chỉ nghĩ về ngọn núi. Một ngọn núi già nua, cũ kỹ, đá vôi lở từng mảng mỗi khi đến mùa mưa lũ, để lại những vách núi trắng như xương. Tôi đã chọn cho nó một cái tên, có thể là Ba Bảy Hai Mươi Mốt. Không thể gọi bằng cái tên dân gian đơn giản nào khác, ông phải biết, nếu cái tên ấy trùng với tên một ngọn núi thật ngoài đời, nhiều khả năng chúng ta sẽ bị kiện, ai đó sẽ làm một cái đơn dài nhằng, nhưng nội dung tóm lại như vầy, ?oBa đời nhà tui sống kề bên núi. Làm gì có chuyện chỉ sau một buổi chiều mà núi lở đến cụt ngọn?.
    Tôi cười, ngáp một cách khoa trương, đúng, làm gì có chuyện núi lở đến cụt ngọn. Vĩnh hằn học, ông học đạo diễn mà trí tưởng tượng dỡ òm. Câu chuyện của bộ phim chúng ta phải có núi và núi phải lở.
    Tôi lại ngáp bời bời, cảm giác thèm ngủ trào lên, ứa nước mắt.
    Có ngôi nhà trên đỉnh núi, giọng Vĩnh trở nên dè dặt, có lẽ cậu ta đang vẽ ngôi nhà trong trí tưởng của mình. Bỗng Vĩnh đổi giọng, cuồng nhiệt, da diết, như thể cậu ta đang đứng trước nó, và thấy vài cây bằng lăng che rợp khoảng sân. Trời ơi, màu bông bằng lăng tím, ông không tưởng tượng được đâu, nhuộm cả trời chiều. Trên sân, có vài chiếc bàn nước cho khách chơi núi vảng lai. Con nhồng nhảy lửng tửng trong ***g, kêu chói lói, ?oMá ơi, Ba vô! Má ơi, Ba vô!?.
    Đó là một buổi chiều nhiều mây đen, nắng len lỏi rọi từng chùm trên những bụi cây dại. Mọi thứ được nguỵ tạo bằng cái vẻ ngoài yên ả. Thấp thoáng cạnh những triền đá dựng đứng bên con đường mòn, có thằng bé đang bắt cào cào. Đó là vai chính của chúng ta. Nó có thể lên chín, mười, có thể ít tuổi hơn nữa. Quãng tuổi đó, có quá nhiều điều nó chưa hiểu nên sẽ đau lâu, nhớ lâu những biến cố của cuộc đời. Ông không phải tốn công tìm diễn viên đâu xa, đi bất cứ miền quê nào, ông sẽ thấy tụi nó chạy đầy đường, những đứa nhỏ với làn da đen nhẻm, lem luốc nhưng đôi mắt rất sạch, sáng, to tròn. Mắt nhìn vũng nước đục, nước sẽ trong, nhìn vào đêm đen, đêm sẽ sáng. Đôi mắt rất hay nói. Nó ngước lên trời, nơi những đám mây bắt đầu sà xuống, bịu xịu như một cô gái sắp khóc, ánh mắt nói rằng thằng bé rất bồn chồn.
    Nhiều hình ảnh chậm rãi đọng lại trong khoảnh khắc trước mưa. Một con gà trống tuyệt vọng tìm mồi trên sân, mỏ nó dội vào đá, nghe tê rần. Con chó nằm gần đó, sủa những tiếng rời. Thằng bé hơi ngẩn ra một chút, nó thông hiểu tiếng nói của loài vật ?" bạn bè nó, nên ngờ ngợ chuyện gì đó khủng khiếp lắm, con nhồng mới nhảy nhót hoang mang, dã dượi trong ***g.
    Chiều ấy gió rất nhiều. Xin lỗi, tôi hơi dài dòng, nhưng vì tôi thuộc lòng như cháo những tình tiết, những hình ảnh, nếu kể, tôi phải kể có đầu đuôi. Ông không biết đâu, đêm nào tôi cũng thấy nó. Những nhánh bằng lăng bị quăng quật làm bông bằng lăng bay tả tơi. Tôi biết ông đang cười trong bụng, nghĩ tại sao tôi không viết văn. Nhưng con chữ nào có thể chuyển tải nổi cái cảnh hoa rơi bời bời như những cơn gió tím? Chỗ dây phơi bên hông nhà, mẹ thằng bé cũng bị mớ drap trải giường quất vào mặt, phủ cả người. Mẹ nó có đôi mày được tỉa kỹ cong cong ngót màng tang, các mí mắt được viền xanh, đậm. Chúng làm cho ánh mắt chị ta không bao giờ dịu lại. Mẹ nó kêu:
    - Đẹt, không lo dọn bàn vô, chút nữa mưa ướt hết, bị đòn mười cây nghen. Ăn thì châu đầu lại ăn, tới chừng làm chỉ có con này.
    Ngay lúc đó, ba thằng bé xuất hiện trong khung hình với mớ củi khô trong tay. Người anh ta cụt ngẳn, túc tắc chạy đi chạy lại. Vài đôi người đã rời khỏi những căn buồng trọ, lúi húi dúi mấy tờ giấy bạc vào tay cha thằng bé, anh ta cũng gấp rãi nhét vào túi mình. Mọi động tác của chủ và khách đều diễn ra trong thứ âm thanh câm lặng, như đã thường lặp đi lặp lại. Chỉ lúc tiễn khách ra tận đầu con đường xuống núi, cha thằng bé mới mở miệng càu nhàu, ?oông cố nội trời này mưa hoài, không cho người ta làm ăn gì hết?.
    Tôi nhoài người ngồi dậy, tôi tưởng Vĩnh đang cầm tập kịch bản trong tay, và đọc trong cái ánh sáng đỏ lòm của bóng đèn hột vịt. Nhưng Vĩnh vẫn nằm co, tay dường như đang kẹp giữa hai đùi, mắt mắt mắt mở. Vĩnh bỗng ngập ngừng, hay là ngủ đi, ông. Mai ông còn tới lớp. Tôi cười, không, để tôi coi tới sáng mai thì núi của ông đã kịp lở chưa? Tôi thấy mình ráo hoảnh, không hẳn do câu chuyện có vẻ hoang đường về ngọn núi xa xăm nào đó, mà vì Vĩnh mà tôi từng sống chung căn nhà trọ không phải Vĩnh của đêm nay.
    Nghe nói tay Đảng đang nuôi mấy con chuột để làm phim tốt nghiệp, Vĩnh cười khào. Chúng ta chỉ cần ngồi trong ngôi nhà trên núi ấy chờ đợi một cơn mưa lớn như bữa nay, như trút, như giũ, sầm sập như vầy. Và thằng bé của chúng ta bị cơn mưa rượt chạy vào nhà, như thể, không có cơn mưa đó, thằng bé sẽ mãi tha thẩn ngoài sân. Máy quay của chúng ta hướng theo ánh nhìn hơi tối của thằng bé sẽ thấy dãy hành lang dài chạy dọc theo những cái buồng rất chật và tối dành cho khách. Hầu hết họ đã chạy trốn khỏi cơn mưa để lại những cánh cửa mở toang với chăn chiếu nhàu nhò. Chỉ còn căn buồng khép chặt, ngang qua đó, theo thói quen, thằng bé bịt tai lại, mặc dầu mưa đang rền rĩ trên mái nhà, hành động ấy là không cần thiết. Đôi mắt thằng bé rất bất an, dường như đây không phải nhà của nó. Nhà của nó là khoảng sân kia, là những con đường đầy hoa cỏ dại kia.
    Nên thằng bé lại nôn nả ngó ra ngoài trời, nôn nả nhìn mưa xỉa xói miết trên xác bông bằng lăng, tái nhợt. Dấu mưa xoi chừng như nhói cả đá. Mẹ nó dọn cơm ra, cái cách dọn cơm cũng như mọi ngày, trễ nãi, dằn dỗi, phản kháng trong câm lặng, ?otôi mà cũng phải làm những chuyện tủn mủn như vầy đây. Ba thằng bé không nhìn vào mâm cơm, chỉ ngó vợ, miệng hệch cười, hít hà khen ngon. Một buổi chiều có vẻ bình thường, cơn mưa ấy cũng là một cơn mưa bình thường. Cả chuyện thằng bé định chạy ra sân thì bị kéo lại, từ vạt áo nó một trứng gà lăn long lóc, cái nhìn trừng trừng của mẹ nó dường như đã thường xảy ra, bởi ba người đều giận dữ một cách thản nhiên. Cái ?>dường như?T khá nặng về cảm giác. Vì vậy, nhịp điệu của phim sẽ phải chậm rãi, rất chậm rãi. Lừ đừ. Nhát gừng.
    Chỉ thằng bé là lung linh, sống động, cả người nó cứ chực lao đi trong khi bàn tay bé nhỏ vẫn bị vùi trong tay cha nó. Thằng bé nói như van, bên nhà nội chắc ướt lắm, cho con qua nội, đi ba. Bỗng đá dưới chân nó bỗng chao như người say rượu, rùng rùng. Tiếng đá rơi rầm rập.
    Mọi người như bơi trong không khí rồi té thụp xuống. Họ chụp vịn bất cứ cái gì gần nhất. Núi lở! Đôi khách xô nhau chạy ra khỏi căn buồng, người phụ nữ chỉ kịp gài hai chiếc nút gá hờ hai vạt áo chênh nhau thấp cao. Núi lở! Mẹ thằng bé nhìn thấy vẻ kinh hoàng của khách, bỗng cười, mắt long lanh, ?okhông sao đâu, núi này lở hoài, mà tụi tui vẫn sống phây phây?.
  4. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    (2)
    Nụ cười ấy điếng lại khi đá vẫn gầm. Sự nứt toác ra làm núi đau đớn, giận dữ điên cuồng. Những bộ ngực lúng liếng, bờ môi hoang đàng, nét mày chải chuốt trở nên thừa thãi. Sự hoảng loạn chỉ biết trào ra bằng ánh mắt. Đá vẫn chuyển mình. Một người khách dường như không còn kiềm chế được, lao ra xe, mặc dù hơi mất thăng bằng, cuối cùng ông ta rồ máy chạy tan mất vào trong mưa mù mịt. Người khách nữ dường như sững sờ đến không kịp ới lên, môi dưới của cô bị bấm một dấu răng sâu, vẫn còn sưng, thậm chí không thể mấp máy. Đấy là cuộc chia tay của mọi ngày, người đàn ông một mình chạy xe máy xuống núi, chị ta cũng đi bộ xuống núi một mình, như vô tình. Chỉ khác là bây giờ, đá đang rơi. Mắt thằng bé ứa ra những giọt lo âu. Bàn tay nó bắt đầu chảy ra như nước, không ai hay biết, ba nó vẫn nghĩ đang nắm nó trong tay mình. Bằng cách đó, đêm đêm nó vẫn đi ra khỏi nhà, sang chơi với người ông, mân mê chỗ da mát lạnh nơi cùi chỏ ông cho đến khi ngủ khò. Thằng bé bươn vào mưa, chạy miết về phía triền núi phía Tây, nơi cũng có những cây bằng lăng già đang đảo lắc điên cuồng. Thằng bé gọi, nội ơi, nội ơi nội. Nó thấy ông nội nó đứng trong chái hiên, cây gậy chống vào nền nhà, cả người ông chòng chành, lật bật như con vụ sắp hết trớn quay. Mặt ông tỉnh bơ, thấy thằng bé, ông còn cười. Đoạn này thoại rất gọn, cả hai nhân vật đều hét lên:
    - Nội ơi, núi lở rồi.
    - Ờ, núi lở rồi, núi cũng giận, chứ sao?
    - Chạy đi, nội. Con dẫn nội chạy nghen. Ở đây là chết đó.
    - Ờ, chết cũng được, chớ sao?
    - Nội chết, con chơi với ai?
    Ông già bỗng nghẹn ngào:
    - Con chạy trước. Nội khoá cửa rồi qua liền. Nhanh lên, chạy nhanh, con.
    Thằng bé lại lắn quắn chạy về, nó liên tục ngoái lại, tiếng chó ăng ẳng ở một hốc nào nói cho nó nghe những dự cảm chia lìa. Nếu tôi viết văn, đoạn này, tôi sẽ để thằng bé nghĩ, ?oquái lạ, nếu núi lở, nhà nội sập là chắc mẻm, cần khoá cửa để làm gì?. Bỗng Vĩnh ngưng bặt, như đếm từng giọt chờ đợi của tôi, cười lạt lẻo, sao ông không ngáp nữa đi. Tôi không thể nói rằng mình đang sợ, như ai đó mượn miệng Vĩnh để thốt ra lời, cứ như kẻ đó dắt tôi đi, cứ như chúng tôi đứng trước ngọn núi trong buổi chiều tăm tối đó. Người Vĩnh lạnh, nhưng cậu ta không bao giờ chui vào mền, những đêm ẩm ướt như thế này, cậu ta chỉ chịu đắp hờ cái áo gió mua rẻ ở vỉa hè.
    Tôi nghĩ bộ phim của chúng ta sẽ bị các nhà phê bình ?olàm thịt? ngay, ông à, Vĩnh cười khan. Làm gì có trái núi nào lở như dao chém ngọt phứt hết phần ngọn? Làm gì có chuyện một đôi tình nhân mới vừa ôm ấp nhau lại bỏ nhau chạy trối chết? Cả chi tiết chủ ngôi nhà trên núi đó chỉ có mỗi một chiếc xe máy cũng ?ogài? lộ liễu. Nhưng đời là chúa cắc cớ, câu mâu?
    Trong cái chênh chao lìa nhau của đá, cha thằng bé loạng choạng đưa chiếc xe máy ra sân. Mẹ thằng bé làm nhiệm vụ vặn sít tay đứa con trước khi trao lại cho ba nó (mà không hay nó đã không còn ở đó). Chị ta cầm cái túi dồn vào đó tất cả những thứ đồ đạc trong tầm tay, tầm mắt. Cái túi há hốc miệng, như đang ói ra. Thằng bé trở lại khi cha mẹ nó nháo nhác tìm những món đồ mà lúc tỉnh táo họ không bao giờ cần đến. Nó trở lại để hỏi một chuyện:
    - Ông nội có đi với nhà mình không?
    Mọi âm thanh bỗng lặng phắt, ông học đạo diễn, ông rành thủ pháp này hơn tôi, hãy để những ánh mắt nói với nhau điều lơ láo. Sẽ mất vài giây cho sự lựa chọn. Khách ào chạy ra mưa, níu chặt lấy chiếc xe, chị ta lờ mờ hiểu ra, thêm một người nữa, chị sẽ không có cơ hội chạy trốn. Ngọn núi trùng trình sụt xuống, cha thằng bé xốc nó chạy khỏi căn nhà sắp đổ. Nó giãy ra, gào khóc:
    - Ông nội. Còn ông nội nữa. Con muốn ở với ông nội.
    Cha nó hơi chùng chân, nhìn về triền núi phía Tây, như ước chừng quãng thời gian, quãng đường đến đó và quay lại. Thằng bé quả quyết nhà ông nội nó vẫn còn đấy, mưa và nước mắt làm tầm nhìn mù mịt, nhưng nó vẫn thấy ông đang vẫy tay. Mẹ nó xấp xãi lại, ngó người khách sắp ngất trong mưa, mẹ nó rít trong kẻ răng, ?oBa già rồi. Còn để con nhỏ đó chết ở đây, anh sẽ ngồi tù?.
    Cái nhìn lo lắng của người đàn ông chợt tắt. Lúc đá đang tụt xuống từng mảng bạc đầu, con người có quá nhiều chuyện để làm, họ không thể nói, chỉ có hành động và hành động. Chạy trốn và chạy trốn. Họ chất nhau lên chiếc xe, họ điên cuồng chạy trên con đường mòn ngoằn ngoèo đã xuất hiện những vết nứt khá sâu. Mưa bỏng rợp. Thằng bé kêu nội ơi rát họng, cổ nó đau như tươm máu tươi.
    Mắt thằng bé bất động, quánh đặc những tuyệt vọng. Nó thấy lại cảnh mình cùng ông nội lơn tơn đi bắt cào cào. Ông già nói gì đó, và thằng bé cười ngắc nga ngắc ngéo. Đá dưới chân họ xốp, mềm như mây. Nó thấy ông nội tay áo xoắn cao, lăng xăng, chỉ trỏ ngôi nhà nhỏ, bắt nó ngồi vào cái ghế tựa, bắt nó chống nạnh trước hàng ba, tay ông già dang ra, như nói căn nhà này ông cất lên là dành riêng cho nó.
    Những cảnh thuộc về ký ức của thằng bé được đan xen với cuộc chạy trốn. Nếu không làm vậy, khán giả sẽ tức tối vỗ đùi, ?oĐang khúc hồi hộp chết mẹ mà nhớ lại hoài vậy trời??. Chúng ta phải giữ họ ngồi lại, bằng hình ảnh cây cỏ nhoè hai bên đường. Vách núi loang vun vút. Những cành cây gãy rơi sát rạt. Bánh xe nặng nề trườn qua những vết nứt. Cuộc chạy trốn vẫn bời bời trong tiếng rền của núi. Đá đang trượt trên đá, đá vĩnh biệt đá trong thứ âm thanh thống thiết.
    Thằng bé càng xa đỉnh núi, ký ức của nó về ông nội càng nhì nhùng, loang lổ như khúc phim trầy xước. Thằng bé thấy ông nội nó sụp lạy trước miếu thờ thần núi trong khi những người thợ ngăn ngôi nhà thành những căn buồng tối. Ông nội đang bắt chuột rộn ràng cả dãy hành lang, làm những tiếng chút chít hổn hển bị đứt khúc. Mắt mẹ thằng bé quắc lên.
    Thằng bé thấy mình bị mẹ kéo vào phòng ngủ để ăn? chôm chôm. Bà mẹ tỏ ra hồn nhiên ném vỏ qua cửa sổ chỗ ông già ngồi. Rồi nhận ra sự khiếm nhã của mình, mẹ thằng bé nhoài đầu ra cửa, ngọt ngào, ?otụi con mua chôm chôm bằng đồng tiền dơ bẩn, nên không dám mời ba?. Thằng bé thấy ông nó tựa vào gậy bước từng bước liêu xiêu về phía ngôi nhà mới, nơi mặt trời mọc mỗi sớm mai. Ở đó cũng có nhiều bằng lăng, bông cũng tím rối lòng rối dạ. Nó muốn chạy theo nhưng ba nó kéo lại. Anh ta cười hề hề vô nghĩa như bức tượng, mặc người ta muốn xoay thế nào, đắp gò má, nắn cằm thế nào cũng được. Trong ký ức của thằng bé, từ khi xuất hiện những đôi người ?" họ lên xuống núi bằng những ngã khác nhau, lạnh lẽo ngó nhau nếu bất chợt gặp ở chỗ chợ đông, nhưng lại hớn hở chui vào cùng một căn buồng tối - ông già gần như câm lặng, thằng bé gần như độc thoại, ?oba mẹ bắt con ra sân chơi, hễ có người lạ đi đông người, hay mấy chú công an thì phải la lên?, đôi vai ông già rung từng chặp. thằng bé lại nói, ?ocon nghe lời nội bịt lổ tai lại rồi mà cũng nghe người ta la hi hi trong buồng?, đôi vai hóa đá.
    Và đôi vai ấy nhoè dần báo hiệu ký ức đã tan. Trên màn ảnh, chiếc xe chở bốn sinh mạng đi vào vùng ánh sáng cách xa chân núi. Họ đâm xe vào bãi cỏ ven đường, họ hướng mặt về núi, sụp xuống. Núi Ba Bảy Hai Mươi Mốt chỉ còn có thể gọi là Hai Bảy Mười Bốn. Thằng bé chôn chân đứng nhìn trái núi trọc lóc, trụi trơ. Không biết nội nó khoá cửa xong chưa.
    Sau lưng nó, những người lớn rã rời vì mừng rỡ, kiệt sức, kinh hoàng. Không thấy cái túi xách biết ói đâu, trên tay mẹ thằng bé chỉ có ***g chim, dường như trong tiềm thức, lúc sợ hãi đến đông máu lại, chị ta vẫn còn nhớ con nhồng thật sự có ích, nó từng gào lên ?oMá ơi ba vô! Má ơi, ba vô!? mỗi khi có biến cố, cho những đôi người kịp rời nhau, đi khỏi nhà trọ bằng lối sau, nơi có con đường mòn khác dẫn xuống núi.
    Nhưng con nhồng ấy vĩnh viễn không nói nữa. Hình ảnh con nhồng câm lặng sẽ làm nền cho chữ ?oHẾT?. Riêng thằng bé không có kết thúc.
    Vĩnh bỗng hụt hơi, chúng ta tìm đâu ra những diễn viên lột tả được tâm trạng của kẻ đang rú lên mừng thoát nạn mà đã - chết - rồi, hở ông? Lưng Vĩnh lạnh buốt, dường như cậu ta đang run. Chiếc giường cũ ọp ẹp lên cơn sốt. Tôi cuống cuồng trút tấm mền của mình cho Vĩnh, và trong lúc đắp choàng lên tận cổ cậu ta, tôi đau đớn nhận ra, tấm mền không cần thiết. Trời ơi, tôi cần thứ gì đó để lau nước mắt.
    Thằng bé ấy đúng là vẫn chưa có kết thúc.
  5. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Tìm mình giữa chốn chợ đông
    Tạp văn của Nguyễn Ngọc Tư

    Người bạn xa gởi qua email file nhạc ?oCuốc kêu?? kèm theo lời nhắn, ?omột bài hát buồn mênh mông?. Chị nghe đi nghe lại, muốn khóc, vì giọng Cẩm quá buồn, vì nhớ ra, mình cũng có bài hát này, cũng thuộc lòng, ?oNghe tiếng cuốc giữa đêm trăng, em chờ anh dưới con đê làng??. Nhưng lâu rày, tập tểnh làm người sang, chị cố tình không nghe lại.
    Đó là lúc tự dưng chị quên mình. Tự dưng nói bằng giọng của đám đông, thích màu mà đám đông thích, và vì muốn hoà vào đám đông hiện đại, sang trọng, chị đinh ninh rằng mình đang yêu nhạc Trịnh, nhạc Phạm, nhạc Văn, Dương?
    ?oCuốc kêu?? không của Trịnh, Phạm?, ?oCuốc kêu?? chỉ là bản nhạc bình dân, mà đám đông sang trọng hay phẩy tay, cười khào, ?oSến!?. Cô ca sỹ hát loại nhạc này chắc cũng bị đồng nghiệp bác học bĩu môi, nên dè dặt bảo, ?oem hát nhạc mang âm hưởng dân ca?. Người lỡ thích thì e hèm, ?otui khoái nhạc trữ tình?. Nhưng nói tôi chuyên trị nhạc sến chẳng phải thấy mình trở nên thấp bé, kém cỏi lắm sao?
    Nên chị buộc phải vênh váo với mọi người, tui thấy hợp với những gì tao nhã, bác học thôi. Bi kịch là đến một ngày, chị lừa được cả mình, thấy cao quý hẳn lên. Công cuộc cải tạo mình trở thành người của đám đông đã có kết quả đáng kể. Chị nhập nhoè vào họ. Chị vui niềm vui của họ, buồn nỗi buồn của họ. Chị thấy hớn hở như hồi viết bài văn tả bà nội y chang bà nội của cả lớp, như trong lễ kết nạp Đoàn, thề lời thề cũng giống hệt người ta (mà nếu cho chị chọn, chị thà nói, nếu tui làm không tốt, cho? xe đụng tui đi). Chẳng có gì khó khăn, cứ hề hà, đám đông nói cái kia đẹp thì ta nói cái kia đẹp, đám đông nói nghe loại nhạc ấy mới sang thì ta xướng theo, ừ, quá tuyệt vời.
    Bỗng đâu bài hát cũ ngân lên, bỗng đâu chị nhìn thấy chút gì đó của riêng mình. Bỗng nghe nhớ da diết con người thật đã bị vùi lấp tầng tầng bởi mặc cảm, tự ti, học đòi, sợ hãi?
    Mình đâu rồi? Chị bắt đầu từ những mảnh vụn. Tìm dưới đáy tủ, thấy mốc meo những bộ quần áo nhiều túi lớn túi nhỏ, bặm trợn, bạc phếch bụi đời. Chị ướm lên người, nghe xộc lên mũi mùi phụ rẫy, nghe mình vẫn còn xao xuyến, đây là những thứ chị thích, còn những đầm váy tha thướt, với tông màu tao nhã chị đã mặc hằng ngày, để cho ai, vì ai?
    Mình đâu rồi? Chị thấy mình đang sì sụp ở vỉa hè húp? bún riêu bên những người lao động nghèo, vui vẻ nghe họ văng tục, họ cười nói, họ than vãn. Mình rề rề theo chiếc xe kem, thò đầu vào thùng lục lọi để lôi ra một cây kem đậu xanh bằng tất cả niềm sung sướng. Chị ngơ ngác, mình đã từng hài lòng chỉ vì một que kem? Bây giờ dù đứng trước ngôi nhà to, món tiền lớn? nhưng cảm giác đó đâu rồi?
    Mình ở đâu? Chị lần tìm mình mê mãi giữa bạn bè xưa, hồi ấy kết bạn sao mà dễ, sao mà đông. Giống hệt gã Lệnh Hồ Xung khoáng đạt trong Tiếu ngạo giang hồ, bạn chị, có người chạy xe ôm, có đứa nuôi bò, có thằng bán? thịt chó. Cứ nhìn nhau, cười tươi là có thêm bạn mới.
    Chị tìm thấy mình ở mọi nơi, xông xáo, nhiệt thành, không câu nệ chỗ ấy, người ấy có hiện đại, sang trọng hay không. Chị hơi luộm thuộm mà trong trẻo, quê mùa mà tươi tỉnh, ngớ ngẩn mà vui, khờ khạo nhưng hay cười. Hay nhảy một lượt hai bậc cầu thang trong cơ quan. Hay huýt sáo, hát vống lên, nhảy cà tưng, lúc hứng chí. Những khi cặm mặt vào cuốn sách, bỗng dưng khóc, cười thành tiếng, làm người trong cơ quan ai cũng ngẩn ngơ, ?ocon nhỏ này, nuôi biết chừng nào mới lớn?.
    Mỗi hình ảnh rời là một cơn đau nhói. Chị muốn sống lại cảm giác nhẹ nhỏm đó ngay bây giờ, ngay hôm nay. Chị thèm cất tiếng nói xuất phát từ đáy lòng, sẽ nghe thứ nhạc mình thích, mặc màu áo mình ưa. Sẽ hơi khác người, sẽ tách biệt khỏi những cô nàng ba mươi tuổi mà trịnh trọng, u mặc như bà già, sẽ lạc lỏng giữa những người sang trọng dập dìu. Sự khác thường phải trả một cái giá nào đó, những lườm nguýt, những cái bĩu môi, những ánh mắt thương hại, những căm ghét của người đời.
    Nhưng chẳng có cái giá nào đắt bằng phải sống như một người khác?
    Được hoangvan09 sửa chữa / chuyển vào 08:19 ngày 11/12/2006
  6. nini_riv

    nini_riv Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2004
    Bài viết:
    413
    Đã được thích:
    0
    Bác Hoangvan dạo này có cái avar. xinh quá. Cám ơn vì chung thuỷ với topic
  7. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Còn Nini Riv thì có ava "ngầu" quá. Hơi giống Yoko mượn kính của John Lennon.
    Chúc Vui.
  8. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Đọc tạp văn này thấy cảm động và thấm thía đặc biệt. Cám ơn NNT.
    Nhật ký
    Tạp văn
    1.
    Gặp cậu lần nào cũng ngó mình, rưng rưng, con Lam của cậu cùng tuổi với bây. Tuổi Tỵ. Tết này là ba mươi tròn. Rồi cậu lặng đi, trợn trạo nuốt ngụm trà như vừa uống nước mắt.
    Đứa em họ có cái tên làm mình phải ghen tị hoài, bởi cảm giác Lam là cái gì đó rất êm đềm, dịu dàng, bảng lảng, mỏng manh, như lụa, như sương như khói, chẳng phải như tên mình, thô dày, nặng nề và có vẻ thách thức. Nghĩ vậy, nên đau nhói đôi lần, khi thấy Lam è ạch kéo xuồng qua đập, khi Lam trầm mình dưới bến sông làm bờ kè chống lở.
    Lam lấy chồng sớm, ngày cưới mình, Lam đã hai con. Hiếm hoi, dịp cúng giỗ gặp nhau, giật mình khi Lam gọi mình bằng chế, đúng theo vai vế. Chưa đến nhà Lam nhưng cảm giác đã đến rồi, cũng lần dọc theo con sông miên man, rẽ vào mấy dòng kinh quanh co, sẽ đến một xóm nhỏ buồn buồn, với những hàng cau, bụi tre buồn buồn. Nhà cột cặm, hơi thấp, cũng buồn buồn. Cho đến một ngày buồn buồn, Lam tìm đến cái chết.
    Mọi người vật ra, ngơ ngác, món nợ chưa đầy hai mươi triệu + bà mẹ chồng hơi khó tính + những mùa tôm cứ thất bát nối đuôi nhau + buồn = cái chết. Đơn giản như một bài toán trẻ con. Lam nằm lạnh ngắt, dửng dưng, hai đứa bé đứng ngơ ngác nhìn những người lớn đang thương khóc, mà chẳng hiểu làm sao họ khóc. Cảm giác của mình về một cái tên dường như đã sai ngay từ đầu, Lam dường như là lam lũ, cơ cực, cong oằn, cả cái chết cũng là cơn bão quăng quật tả tơi những người ở lại.
    2.
    Diễm cũng hưởng dương hai mươi chín tuổi. Đứa bạn sung sướng từ lúc lọt lòng, nghe nói chưa bao giờ đi chân không trên đất. Học trường điểm từ hồi mẫu giáo, cấp một hai ba cũng vậy, vào đại học cũng thuộc loại danh tiếng, xênh xang. Chưa ra trường, gia đình đã thành lập một công ty kinh doanh máy văn phòng lớn, với đầy đủ nhân sự, chờ Diễm về. Công việc không chê được, người yêu cũng tuyệt, đúng chuẩn đẹp trai để thương nhớ, giàu có để lấy làm chồng.
    Nên hôm Diễm than buồn mình đã bật cười, trời ơi, Diễm mà buồn thì mình biết làm sao. Diễm cười, héo hắt như người ta đơm sẵn nụ cười ở đâu đó, và Diễm lấy gắn vào môi. Một cơn buốt lạnh chạy dọc sống lưng, mình đã từng cười như thế, đúng là Diễm buồn, buồn như một căn bệnh. Không phải là buồn như mình vẫn thường rêu rao, ?oTrời ơi, sao không ai rủ tui nhậu, tui buồn muốn chết rồi nè?. Bệnh buồn là hổn hợp của những đổ vỡ, ngơ ngác, thảng thốt, vu vơ, ngớ ngẩn, lạc lỏng, mất mát, vô nghĩa, không phương hướng. Những cái buồn không nắm bắt được. Mù mịt. Vây bủa. Không biết lối nào để thoát khỏi nó.
    Từ những buồn rời, không tan được vì thiếu lửa, buồn kết thành băng. Diễm chọn cái chết. Đơn giản hơn cả bài toán đơn giản nhất. Cái chết chỉ là buồn + buồn + buồn + n buồn + vô tận buồn. Hôm tới tiễn nhau, mẹ Diễm không nói, chỉ nhìn mình, ánh mắt nhói lên, ?otại sao lại là con mình, sao không là con bé xấu xí hom hem và phá phách, phiền phức này?? Mình muốn giận bà, mà giận không xong, chỉ thương ngập lòng.
    3.
    Những cơn buồn đã vùi Lam, Diễm vào đất cũng đã từng làm mình hoang hoải, điêu đứng, liêu xiêu. Như đã dìm một lớp người trẻ khác vào biển buồn, một thứ cạm bẫy mới, rất đáng sợ. Ở đó, những lời động viên, an ủi, công việc, tiền bạc? đều không có tác dụng, chúng chìm lỉm. Ai đó buông xuôi, ai đó vịn được bờ. Bến bờ là một cái gì đó tình cờ, đôi khi kết thành từ những vớ vẩn, bờ của mình là một thí dụ. Một loài cây trổ bông xanh. Một cao nguyên biền biệt đá, người sống trên đá, chết trên đá, cây cỏ mọc trên đá. Một vùng cát trắng khô cằn, những đàn bò gầy quắt mỏi mê tìm cỏ dưới cái nắng rát bỏng? Mình đã được đến những nơi ấy đâu ? Mình đã trải nghiệm cảm giác ? làm sui, nỗi đau nhói khi tiễn con về nhà chồng đâu ? Những nỗi đau của người đời, mình chưa kịp viết. Và còn quá nhiều người mình chưa được gặp, còn nhiều cuốn sách hay (mà dạo này lại có quá nhiều sách hay), nhiều bộ phim chưa xem?
    Đến một ngày, đứng bên một dòng sông lạ, gấp lại một cuốn sách, thấy rưng rưng biết ơn chúng, có chúng nên qua bão buồn mình còn sống sót.
    Và còn nhìn thấy màu xanh đã thẫm lại của tuổi ba mươi. Dù con đường đi đã vắng vài bóng người quen, họ mỏi mê, họ không đi tiếp nữa. Mình vẫn một mình bước tới.

Chia sẻ trang này