1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi hoangvan09, 09/05/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    14. CHIỀU VẮNG
    Nhà cậu Tư Nhớ cũng ở đó, xiêu xiêu giữa vườn thuốc Nam, quanh năm nồng nàn hương hoa cỏ. Nhưng cậu không có nhà, cậu đang dự đám tang trên Lung Dừa. Cậu ?ođuổi quỷ? trong đội đạo tỳ của Chữ thập đỏ xã. Gần mười lăm năm cầm đuốc múa quanh quan tài đến chai tay, lửa phà nám mặt, mấy lần ngậm dầu phun lửa bị sặc trối chết, càng lớn tuổi cậu càng tưng tửng, ai cũng nói, ổng bị sặc dầu quá trời đất như vậy mà không mát dây cũng uổng. Cậu nghèo, nhưng đèo bồng nuôi một thằng nhỏ mồ côi cha mẹ. Bình thường thì thằng Lụm kêu bằng tía, nhưng có lúc, kêu vậy cậu la thấu trời: "Mầy làm như tao già lắm vậy, kêu tao bằng anh đi, bằng thằng cũng được nữa?. Một tháng ăn cơm nhà chừng ba bữa, còn hai mươi bảy bữa cậu dọn vườn, chặt thuốc cho chùa nên được đãi cơm chay. Hết việc, cậu dắt thằng con lang thang làm mướn dài dài theo xóm, ăn cơm ở đó luôn. Đội đạo tỳ có việc thì hai cha con dùng cỗ đám tang, lắm lúc cậu về nhà biểu thằng Lụm: "Đổ nước mắm vô kho quẹt ăn. Tao ngán thịt heo thấu trời rồi?.
    Chỉ nhà dì Út Thu Lý là cậu không bao giờ lui tới. Hồi bà Hai má dì còn sống, ra đường chạm mặt, tránh không được, cậu mới mở miệng, giọng có một chút hằn học, một chút chua xót, một chút mỉa mai: ?oThưa má!?, rồi cậu cun cút đi thẳng. Những chiều ngang qua nhà, thấy bà Hai bắc cái ghế ngồi ngoài hàng ba là cậu cởi quần dài, tụt xuống mé kinh, lội qua khỏi đoạn đó mới ngoi ngóp lên bờ. Đám trẻ trong nhà thấy cảnh đó cười ngắt nghẻo, chỉ dì Út Thu Lý là chua xót ngẩn ngơ, người coi tưng tưng vậy mà giận dai ghê hen. Rồi dì tự hỏi, nếu mình là anh ấy, thì mình có giận không?
    Giận. Bởi gió kia, mưa kia, những mái nhà chiều chiều khói tỏa kia, người phụ nữ đang na cái bụng bầu lặc lìa qua ngõ kia, và những đứa trẻ kia, cả thằng Lụm? hết thảy đều làm cho người đàn ông đó nhớ một mái ấm đã bị tước đoạt của mình. Bởi nếu con cậu còn sống, bây giờ chắc nó cao hơn thằng Lụm. Những khi ngồi nhớ lại, cậu ứa nước mắt, ước gì mình được nhìn thấy nó một lần, một lần thôi, sau này có sặc dầu hay chết hụt dưới mương, có lẫn lộn việc này việc khác, dứt khoát cậu sẽ không quên hình bóng vợ con mình.
    Nhưng cả mơ ước đó cũng bị má vợ cậu, bà Hai cướp đi mất. Khi dì Ba Thu Lê để lòng thương cậu Tư Nhớ, roi đòn mấy cũng không cản được, bà đã nghiến răng trèo trẹo khi nhắc tới cậu, "thằng ăn cướp". Sinh cả thảy cả sáu người con chỉ có hai đứa con gái: dì Út Thu Lý vụng về, đểnh đoảng như trẻ con, vui buồn ra mặt; bà Hai dồn hết tình thương cho con gái Thu Lê vén khéo, nhu mì. Hồi đó, dì Ba mới hai mươi tuổi, trong lòng người mẹ, dì còn non nớt, dại khờ. Ai mà ngờ một bữa dì bỏ bà đi? Nhà cậu Nhớ cách nhà bà một quãng đường xóm, những bữa đi ngang qua nhà, bà Hai nghe giận nhói ngực khi thấy con gái mình khép nép đi cạnh chồng. Cái nhìn van lơn và hối lỗi của cậu Tư Nhớ nhỏ nhoi trước biển lửa giận hờn trong trái tim người mẹ. Không bảo nhau nhưng cả hai người đều hy vọng, dù lâu lâu lắm nhưng sẽ có một ngày bà tha thứ.
    Hồi đó, gia tài của hai người chỉ có căn nhà dựng trong vườn chùa với chiếc xuồng. Dì Ba hay cười, an ủi: "Anh buồn gì, xóm mình đâu chỉ nhà mình nghèo?". Dì làm bánh bò, sáng sớm hai vợ chồng chèo bán dọc theo các xóm ven đầm, buổi chiều họ xin rơm chở về gieo cải, trồng rau trên liếp nhỏ kế bên nhà. Dạo đó, người ta dồn về nơi này để theo những con rạch ngoắt ngoéo ra cửa sông Thầy Xúi vượt biển tìm đất hứa. Nhiều bữa thấy người ta lỡ đường, vơ vất ngoài bờ bụi, khổ sở với bầy muỗi lá, cậu Tư cho quá giang, cho ngủ lại, san sẻ ít chén cơm nguội. Cậu với dì không hỏi họ đi đâu, làm gì, hỏi họ cũng không nói thiệt, chỉ nghĩ trong bụng, xứ sở mình ở đây mà hổng ở, đi làm chi cho cực thân vậy không biết. Cho tới một bữa trên đường chở rơm về, cậu bị công an xã bắt vì tội đưa người vượt biên. Cậu Tư Nhớ có kêu oan nhưng các anh công an cười, hỏi bà già vợ thưa mà còn oan ức gì? Cậu nghẹn lời, ngỡ ngàng và đau xót.
    Lúc đó là tháng năm, đôi vợ chồng trẻ đang nôn nao đếm ngược từng ngày chờ đến sang giêng sẽ đón đứa con ra đời?
    Bốn mươi ba ngày sau cậu Tư được minh oan. Lúc về thì cỏ đã mọc xanh lối vào. Giồng cải bên nhà trổ bông, ngồng cao tới ngực. Lúc về, chuột cắn rơm làm ổ trong cái cà ràng trên bếp. Lúc về, người cũ không còn ở chỗ cũ, nhà lạnh ngắt, buồn xo. Cậu Tư Nhớ uất quá vác cây mác chạy tới nhà bà Hai đòi người. Bà đứng chận ở cửa, mặt thản nhiên, lạnh tanh như đồng, bảo ?oỞ đây không có gì liên quan tới cậu. Con tôi nó ra chợ ở rồi, còn con cậu hả? Ra bãi rác ngoài trạm xá xã mà kiếm". Cậu Tư Nhớ hoài, nhớ đời đời kiếp kiếp cái vẻ mặt chai đá của bà Hai, cậu cười, sao con người đối với nhau có thể cạn ráo đến vậy.
    Cho đến bây giờ dì Thu Lý vẫn còn nhớ giọng cười của cậu hôm ấy, nó lạt nhách, không dư âm, như thể đá cười. Cho đến bây giờ, gặp dì, cậu vẫn hay cười như thế, có lúc cậu còn làm ngơ không thèm nói chuyện. Nhưng dì không giận, vì nghĩ nhà mình nợ anh ấy rất nhiều, cho tới khi má dì nằm xuống, món nợ ấy vẫn còn nguyên.
    Người ở xóm Rạch Ruộng ai cũng biết dì Út Thu Lý thương cậu Tư, họ dạy con nít ngạo chơi "Trồng tre trở gốc lên trời. Con chị qua đời rồi tới con em". Nghĩ cho nghiêm túc, hai người này cũng thật xứng đôi vừa lứa. Ngày nào dì Út cũng đi làm công ở chùa Phấn, hốt thuốc tiếp sư cô, lúc rảnh chạy qua nhà cậu Tư Nhớ quét cái nhà, lau bộ ván, cho chó mèo ăn. Dì coi nhà cậu như nhà mình, nên quen cái lối đi hẹp giữa bộ ván ngựa cũ kỹ và chiếc giường, quen với căn bếp nằm chếch phía trái, đó là một góc tù mù khói, nhưng đó là một chỗ ấm áp nhất. Mấy đứa con nít khen dì giống cô Tấm trong truyện cổ tích.
    Bây giờ gần hai mươi năm rồi, tóc đã trắng những sợi già, chuyện tình đó vẫn chưa đi tới đâu. Chiều nay lại, thay vì lòn tay qua lỗ mở cái móc khóa quen thuộc ra, dì Thu Lý tự nhiên giữ lễ, đứng chờ ngoài cửa. Thằng Lụm về trước, thấy dì, nó cười, hỏi: "Ủa, sao Út không vô?". Dì bảo: "Vô gì, nhà người ta mà". Thằng Lụm nhìn dì lom lom, nó thấy dì bữa nay lạ quá, không biết có phải tại rụng mấy cái răng không. Nhưng lúc đó đã nghe tiếng đá banh dội binh binh đằng xóm, nó rảnh đâu mà thắc mắc, vọt đi mất. Cậu Tư Nhớ qua khỏi lùm nhãn ***g, làm như không thấy dì Thu Lý, vạch cái cửa đi tuốt vô nhà. Cậu ra ngoài giàn ôm củi vô, rồi chổng mông thổi lửa nấu cơm nước, khuôn mặt cậu tỉnh rụi. Nước sôi, cậu đi rửa cái bình mẻ vòi, châm trà. Cậu chống rèm cửa sau lên, lau bộ ván ngựa đầy dấu chân gà, quét cái nhà vương vãi rác rồi ngồi uống trà. Cái vạt áo màu bông cà của dì Thu Lý vẫn phơ phất bên ngoài cửa. Muỗi kêu o e xà quần bên lỗ tai, giờ này muỗi bắt đầu bay khỏi đám lá đi kiếm hơi người. Ngoài sân chắc muỗi cũng nhiều? Cậu Tư hơi trù trừ giây lát rồi đứng lên, ra cửa trước nói trổng không:
    - Sao bữa nay mắc gì mà không vô nhà? Ngoài này muỗi cắn chết.
    Dì thở ra, cứ tưởng là thằng chả không mời. Dì cố nén cười, nghiêm mặt bước vào, đứng lừng khừng khách sáo như khách lạ. Cậu Tư coi bộ hơi bực:
    - Sao không ngồi đi? Coi chừng làm nhăn bộ ván tui nghen.
    Nói rồi, cậu đi gom mớ vỏ dừa khô vô nhen mẻ ung. Cậu ngồi thổi hoài cho đến khi lửa bùng lên, cậu lại vùi cho tắt. Rồi hì hụi chỗ này, hì hụi chỗ kia, không làm gì cũng lăng xăng. Sực nhớ ra, cậu lại đằng chái bếp lấy khúc ổi vừa được phơi dốt nắng, ngồi đẽo ngỏng cối, ngày mai, đằng nhà Tư Biểu có đám giỗ, thể nào cũng xài. Cậu sợ rảnh tay rồi phải mở lời nói với nhau. Mà cậu thì không biết nói gì hết, không muốn nói gì hết.
    Bởi mỗi khi gặp nhau, lòng người này chỉ toàn những oán giận, những nỗi đau, còn người kia tràn đầy niềm yêu thương vô vọng mà họ đã không còn ở tuổi hai mươi, ba mươi để nói ra tâm trạng ấy bằng lời. Nên chiều nay lặng lẽ lạ thường, có thể nghe rõ ràng tiếng muỗi kêu, tiếng xì xì mọng nước của thanh củi ướt cháy trong mẻ, tiếng lưỡi mác vót khứa ngọt vào cây ổi, tiếng trái dừa chuột khoét rụng đùng xuống hào ranh? Dì Thu Lý lên tiếng:
    - Anh Tư à? bữa nay em mới nhổ ba cái răng.
    - ?
    - Tính luôn hôm rảy là bảy cái rồi đó. Thấy vậy mà già rồi?
    Cậu Tư Nhớ vẫn nín thinh, hì hụi gọt đẽo, thấy mình cũng thật nhẫn tâm. Kinh kệ mỗi ngày từ chùa Phấn vọng sang cùng tấm lòng chân thật của dì Út vẫn không làm cậu nguôi đi oán hận. Cậu mà đáp tình dì chẳng phải là đã tha thứ cho nhà đó sao; ngu sao, đâu có dễ vậy.
    Dì Thu Lý ngồi trên tấm ván đã cong vênh, nghe lòng trống không đã sạch sành sanh những niềm hy vọng cuối. Không biết làm sao cho hết bối rối, dì ngó quanh quất cho giống người xa lạ chơi. Dì nhìn chiếc quai nón bằng vải nhung đã phai màu treo ở đầu giường, cái áo bà ba màu bông cà bọc trong bọc ni lông treo trên vách cùng với chiếc cặp đỏ bằng nỉ (hôm chị Thu Lê theo chồng, nó chỉ đủ để ba bộ đồ với cái khăn tắm, dì Út lén má xếp giùm). Dì nói bằng một tiếng nhói:
    - Anh nhớ chị Ba em?
    Lần này cậu Tư Nhớ đổ quạu, vặc lại:
    - Bộ tui trâu bò sao mà không biết nhớ? Biết còn hỏi!
    Ờ, thì biết. Hơn hai mươi năm rồi cậu Tư với dì Thu Lê đã không gặp lại nhau. Mỗi bận lễ Tết, hay đằng nhà bà Hai tổ chức giỗ ông Hai, cậu đứng xa xa dòm ngó, nghe nhộn nhạo từng khúc ruột. Hổng biết cổ có về không ta? Thằng Lụm hiểu lòng cậu, nó chạy đi coi, nó kể ở ngoài chợ người ta về đầy nhóc, người nào người nấy đẹp đẹp không hà, tía. Nhưng trong đám người đẹp đó không có người cậu thương, dì Ba không về, dì viết thơ gởi bà Hai (lá thơ đó nhòe nước mắt) thưa rằng chắc chẳng bao giờ dì về quê nữa, quay lại đó, rồi làm sao, mặt mũi nào để gặp một người. Dì viết rằng, má ơi má đừng buồn, chừng nào nhắm mắt xuôi tay, con sẽ về để nằm trên đất nhà mình.
    Câu chuyện đó dì Thu Lý kể cho cậu Tư Nhớ nghe vào một ngày mưa gió, cậu đội áo mưa lại chữ thập đỏ xã, xin được giữ một chân đạo tỳ trong đội mai táng. Ai cũng hỏi sao tự nhiên đi làm cái nghề u ám vầy, cậu cười không nói. Chỉ có một người biết, càng biết nhiều càng nghe lòng buồn nhiều.
    Dì Ba Thu Lê bây giờ đã theo chồng sống ở nước ngoài, vò võ không con, dì cay đắng, "trời phạt vậy". Dì hay gởi thư, tiền và hình về nhà. Trong hình lúc nào cũng đeo nhiều đồ trang sức, mập mạp, đầy đặn, cười thật nhiều nhưng đôi mắt lại buồn thiu, luôn luôn ngó thẳng về phía trước mà ánh nhìn không có một chỗ vịn nào. Một người sống không quê hương, sống đầy mặc cảm, dằn vặt, sống mà đau đáu hoài chuyện cũ thì biết níu đâu bây giờ?
    Chiều nay ngồi trong nhà cậu Tư Nhớ, dì Út lại nhớ chị mình. Dì chợt nghe lòng quang quẻ lạ lùng, sao mình không giúp cho anh chị ấy gặp lại nhau một lần, bây giờ không làm, đợi tới chừng nào. Mình làm được mà, thí dụ như mình giả đò chết. Chị Ba Thu Lê nhất định sẽ về, sẽ gặp lại anh Tư Nhớ, dù bây giờ tóc xanh phai màu, gặp chơi vậy thôi chứ không thay đổi được gì hết. Nhưng thương nhớ nhau thì hội ngộ lúc còn đang sống, chứ đợi người âm kẻ dương làm chi? Đời vốn dĩ đâu có buồn dữ vậy.
    Dì Út Thu Lý ngồi ở đó tới chạng vạng, không nói thêm gì nữa, chỉ đau đáu ngắm cậu Tư, lòng tràn đầy thương yêu. Lúc về, dì mới lại gần, dạn dĩ gỡ cây mác vót trong tay cậu ra, nắm ngay lấy bàn tay nóng rực ấy, định cười, nhưng nhớ mấy cái răng cửa vừa nhổ nên thôi. Rồi dì bảo: "Mai mốt chế ba về, anh Tư à. Thiệt, mai mốt này?"
    Khi qua cửa dì Út Thu Lý mới hay, con mắt rửa bằng khói đã nhòe nước.
    Rồi những cơn gió tháng bảy đưa tin vui đến từng mái nhà trong xóm Rạch Chùa. Người ta bần thần, vậy a? Xa xứ biết bao lâu rồi, trôi dạt tận nước ngoài, cuối cùng người con gái đó cũng về thăm lại xóm Rạch. Cậu Tư cuống quýt hỏi thằng Lụm, có đúng cổ không, mậy? Đúng hả, về rồi hả, về một mình hả? Vậy a? Trời ơi! Gió thổi bời bời vào căn chòi của cậu Tư Nhớ, thốc cuộn những tàn tro xát vào những vết cắt trong lòng.
    Dì Thu Lý chỉ còn làm được một chút đó cho Tư Nhớ để trả cho cậu món nợ nhà dì đã vay, để cậu gặp lại người xưa. Nhưng cậu đã phụ lòng, khi dì Ba Thu Lê về, tận mặt nhau, cậu lắc đầu, cười, khẳng khái "Em Lê đâu có già, đâu có mập ú ù u như vầy". Cả ba người quay lưng lại với nhau, bưng mặt khóc, thương cho tuổi thanh xuân đã qua mất rồi.
  2. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    15. Cửa sau
    Ở quê mình nhà nào cũng có cửa sau. Mỗi khi đi xa, nhớ ba nhớ má, nhớ nhà, nhớ luôn cái ngạch cửa trước, nhớ cái chái cửa sau. Rồi chợt hiểu vì mắc mớ gì mà người con gái xưa thầm lén ?ochiều chiều ra đứng cửa sau? để ?otrông về quê mẹ? để ?oruột đau chín chiều?.
    Ở nhà mình cũng có cái cửa sau. Cửa nhìn ra vườn cây xanh mịt, trắng loáng loáng ngoài kia là chòm mả ông bà tổ tiên. Những chiều xa nhà, ngồi dưới đò đi dọc theo các triền sông nhìn cửa sau của những ngôi nhà trầm lắng trong nắng héo. Không hiểu sao mình cảm thấy tội nghiệp mình ghê lắm. Người ta có nhà còn nghề nghiệp mình thì giang hồ mãi tận đâu đâu. Mình nhớ cửa sau nhà mình. Không phải chỉ là nơi để đi ra đi vào, cửa trở thành một khung tranh. Chị mình vẽ cảnh ngồi giặt áo trong cái nền sẫm đỏ của hoàng hôn. Ba mình vẽ vào khung một thân mình chắc nịch, đỏ au vì nắng gió trên đồng, những làn nước trong văng trong vắt từ cái lu nước nhỏ bên cửa bắn tung tóe mỗi lần ba tắm. Bà nội mình ngồi trên cái đôn cưa bằng gỗ mù u, vẽ vào cửa sau một cái nhìn khắc khoải, ngoài vườn chiều kia, dưới trăng chiều kia có mộ ông, có mộ các chú nằm xuống khi tuổi còn rất trẻ. Nên mắt bà đã mờ mà như ướt lem nhem ? Hay tại khói cay bay cao bay sà từ chiếc lò cà ràng, ùng ục nồi cám heo sôi trên bếp ? Trên khung tranh còn má mình chiều nào cũng ngồi dưới chái đâm từ cửa sau, trước mặt má là thúng rau, sịa ngò đang lặt dỡ, bó dỡ? Tay má nhăn, tái xanh vì ngâm nước lâu, trán má nhăn vì lo toan, vất vả, chỉ có cái cười của má thì vui, vui lắm, vui không kể xiết. Nhất là khi má nhìn đứa cháu nhỏ xíu, ngong ngỏng ở truồng nhảy lạch chạch trong cái thau nước đặt trên sàn lãn (giống mình hồi nhỏ quá đi thôi). Cạnh đó, có phải mình không vậy ta, có phải mình đang ngồi chồm hổm trước nồi cơm đầy lọ, trong bức tranh chiều, dường như có tiếng cạo cơm cháy sồn sột và tiếng trẻ nít cười rân.
    Đêm đầy sao, mở cửa sau chợt hương bông cau, bông bưởi ùa vào đầy ứ mũi. Muốn thở chỉ sợ hương tan. Nghe con chim heo kêu nghe sợ mơ hồ, chạy cuống chạy cuồng qua cửa rồi mà hương vẫn còn theo.
    Cửa sau, với mình, ít nhiều mang cảm giác thiêng liêng của sự đầm ấm, sum vầy. Cho nên nhớ hoài, nhớ mãi, nhớ không thôi. Cái số mình, thầy bói nói, là số giang hồ, giang hồ vặt.
    Ra giữa đời, về phố chợ, đất chật, người đông, sau nhà không có cửa nữa. Bởi phía sau không trăng, không hương, không người vẽ lên đó những bức tranh đầm ấm. Mà, ở đây cửa sau mang ý nghĩa khác mất rồi.
    Người ta đưa hai tiếng cửa sau vào ngoặc kép, ?ocửa sau? làm nhà nước thất thoát hằng tỉ tỉ đồng, mồ hôi nhân dân đổ xuống nhiều hơn, nước mắt vì nỗi nhọc nhằn cạn đi (còn đâu nữa mà rơi). ?oCửa sau? làm người ta không trọng nhau, không thương nhau, không tin nhau.
    Cửa sau có muốn đâu, cửa muốn vẽ những bức tranh dung dị, bình thường về những con người bình thường, những cảnh vật bình thường.
    Nhưng bây giờ người ta hay vẽ, một đám người chen nhau đứng đằng sau cánh cửa, quà trên tay chất vượt mặt, gõ cửa bằng chân. Cuộc sống có thế người ta mới vẽ thế. Buồn thiệt ha ?
    Không, cửa sau mình nhớ dứt khoát không phải vậy. Thiệt đó, tin mình đi.
  3. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    15. Cửa sau
    Ở quê mình nhà nào cũng có cửa sau. Mỗi khi đi xa, nhớ ba nhớ má, nhớ nhà, nhớ luôn cái ngạch cửa trước, nhớ cái chái cửa sau. Rồi chợt hiểu vì mắc mớ gì mà người con gái xưa thầm lén ?ochiều chiều ra đứng cửa sau? để ?otrông về quê mẹ? để ?oruột đau chín chiều?.
    Ở nhà mình cũng có cái cửa sau. Cửa nhìn ra vườn cây xanh mịt, trắng loáng loáng ngoài kia là chòm mả ông bà tổ tiên. Những chiều xa nhà, ngồi dưới đò đi dọc theo các triền sông nhìn cửa sau của những ngôi nhà trầm lắng trong nắng héo. Không hiểu sao mình cảm thấy tội nghiệp mình ghê lắm. Người ta có nhà còn nghề nghiệp mình thì giang hồ mãi tận đâu đâu. Mình nhớ cửa sau nhà mình. Không phải chỉ là nơi để đi ra đi vào, cửa trở thành một khung tranh. Chị mình vẽ cảnh ngồi giặt áo trong cái nền sẫm đỏ của hoàng hôn. Ba mình vẽ vào khung một thân mình chắc nịch, đỏ au vì nắng gió trên đồng, những làn nước trong văng trong vắt từ cái lu nước nhỏ bên cửa bắn tung tóe mỗi lần ba tắm. Bà nội mình ngồi trên cái đôn cưa bằng gỗ mù u, vẽ vào cửa sau một cái nhìn khắc khoải, ngoài vườn chiều kia, dưới trăng chiều kia có mộ ông, có mộ các chú nằm xuống khi tuổi còn rất trẻ. Nên mắt bà đã mờ mà như ướt lem nhem ? Hay tại khói cay bay cao bay sà từ chiếc lò cà ràng, ùng ục nồi cám heo sôi trên bếp ? Trên khung tranh còn má mình chiều nào cũng ngồi dưới chái đâm từ cửa sau, trước mặt má là thúng rau, sịa ngò đang lặt dỡ, bó dỡ? Tay má nhăn, tái xanh vì ngâm nước lâu, trán má nhăn vì lo toan, vất vả, chỉ có cái cười của má thì vui, vui lắm, vui không kể xiết. Nhất là khi má nhìn đứa cháu nhỏ xíu, ngong ngỏng ở truồng nhảy lạch chạch trong cái thau nước đặt trên sàn lãn (giống mình hồi nhỏ quá đi thôi). Cạnh đó, có phải mình không vậy ta, có phải mình đang ngồi chồm hổm trước nồi cơm đầy lọ, trong bức tranh chiều, dường như có tiếng cạo cơm cháy sồn sột và tiếng trẻ nít cười rân.
    Đêm đầy sao, mở cửa sau chợt hương bông cau, bông bưởi ùa vào đầy ứ mũi. Muốn thở chỉ sợ hương tan. Nghe con chim heo kêu nghe sợ mơ hồ, chạy cuống chạy cuồng qua cửa rồi mà hương vẫn còn theo.
    Cửa sau, với mình, ít nhiều mang cảm giác thiêng liêng của sự đầm ấm, sum vầy. Cho nên nhớ hoài, nhớ mãi, nhớ không thôi. Cái số mình, thầy bói nói, là số giang hồ, giang hồ vặt.
    Ra giữa đời, về phố chợ, đất chật, người đông, sau nhà không có cửa nữa. Bởi phía sau không trăng, không hương, không người vẽ lên đó những bức tranh đầm ấm. Mà, ở đây cửa sau mang ý nghĩa khác mất rồi.
    Người ta đưa hai tiếng cửa sau vào ngoặc kép, ?ocửa sau? làm nhà nước thất thoát hằng tỉ tỉ đồng, mồ hôi nhân dân đổ xuống nhiều hơn, nước mắt vì nỗi nhọc nhằn cạn đi (còn đâu nữa mà rơi). ?oCửa sau? làm người ta không trọng nhau, không thương nhau, không tin nhau.
    Cửa sau có muốn đâu, cửa muốn vẽ những bức tranh dung dị, bình thường về những con người bình thường, những cảnh vật bình thường.
    Nhưng bây giờ người ta hay vẽ, một đám người chen nhau đứng đằng sau cánh cửa, quà trên tay chất vượt mặt, gõ cửa bằng chân. Cuộc sống có thế người ta mới vẽ thế. Buồn thiệt ha ?
    Không, cửa sau mình nhớ dứt khoát không phải vậy. Thiệt đó, tin mình đi.
  4. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    16. Đất Mũi Mù Xa
    Nơi ấy, lúc đất chuyển vào xuân, phù sa bắt đầu nôn nả lấn biển, rừng mắm xanh non rào rạt tiến về phía trước giữ đất lại cho người. Nơi ấy, những ngôi nhà đều không cửa, nhà mở toang cho gió Nam vào, chướng tới, bấc qua, nhìn nhà là hiểu người, chân thật đến bày cả gan ruột... Nhưng rồi đến với làn sóng di dân ào ạt, cái không cần thay đổi đã thay, còn cái cần thay đổi thì chưa đổi bao giờ. Đất Mũi ngày xưa sẽ đến một ngày xa mãi...
    Thỉnh thoảng anh gọi điện cho tôi từ thành phố Hồ Chí Minh, hỏi vụ con chó cò nó ra làm sao, trái giác là trái gì mà nấu được canh chua bông súng... ( sao mà những gì tôi viết ra đều khó hiểu như thế không biết). Có nói gì thì cuối cùng, anh cũng gạ, hỏi rằng: ?oCòn Đất Mũi, chỗ đó nó ra làm sao, em hả??.
    Trời, đất nước mình hẹp te vậy mà lời anh hỏi sao nghe thăm thẳm mù xa. Nhưng anh lại hỏi lầm người rồi, tôi là đứa bạc bẽo từ Đất Mũi ra đi không nhớ thương, luyến tiếc, tôi là loại người thấy nhà người ta đẹp hơn nhà mình, thấy vợ người ta đẹp hơn vợ mình, nên tôi bảo rằng, ?oDạ, Đất Mũi cũng thường thôi anh?. ?oThường à??. Phải, thường lắm, thường thiệt là thường, tôi trả lời mà tự xấu hổ trong lòng. Về nói lại với cô em gái, em tôi la lên: ?oÔi trời, sao anh không mời ảnh về thăm quê mình một chuyến cho biết hả anh??, đó là lúc tôi lặng đi, cái bản chất mến khách của người Đất Mũi trong tôi cũng đã phai rồi.
    Thành ra trong câu chuyện này có tới ba người, anh, tôi và cô em gái Đất Mũi rặt ri. Tôi thành nhịp cầu nối hai miền đất.
    Em tôi nhắn với anh rằng, Đất Mũi thiệt tình không có núi cao, không có biển xanh, cát trắng, không cung đình cổ kính lại càng không có phổ cổ đìu hiu. Đất Mũi chỉ có bùn sình, rừng thẳm và biển. Dẫu biển không xanh ngằn ngặt mà đục ngầu phù sa nhưng ở đây nhiều biển lắm. Biển đằng trước, biển bên phải, biển bên trái. Bình minh, mặt trời từ biển quẩy nước ngoi lên rồi khi chiều về, mặt trời chín đỏ già nua lại ngụp về biển sau một ngày tự cháy.
    Bây giờ, Đất Mũi đang mùa gió chướng. Coi ra thì người xóm Mũi sướng nhất đời rồi, ngọn Nam, ngọn chướng về, xóm Mũi là nơi đón, thưởng thức trước tiên. Em tôi muốn mời anh về ngay mùa này, lúc đất chuyển vào xuân. Gió mùa phây phẩy, gió đưa trời lộng lên cao, phù sa bắt đầu nôn nả lấn biển, rồi không lâu lắm đâu, từ bãi bồi, đất sẽ cồn lên, một rừng mắm xanh non rào rạt tiến về phía trước giữ đất lại cho người. Mùa này, ba khía chuẩn bị vào hội; không biết hẹn hò nhau từ hồi nào, ba khía tụm về xúm xít đeo trên gốc mắm, rễ đước. Con nào con nấy thịt chắc nụi, gạch ứ đầy mai ( nói tới đây tự dưng thèm ba khía muối ăn với bần chua cháy lòng).
    Cũng mùa này, bắt đầu con nước rông, cây đước nhón cái rễ như cái nơm cao lên đến nửa thân cây, những cái rễ mới thò xuống từ trong tán lá rừng xanh biếc. Nước tràn bờ bãi, người xóm Mũi bắt đầu cuộc sống rặt trên sàn. Những cây đước lót sít sao nhau để làm lối vào nhà, lối qua bên hàng xóm, lối ra nhà tắm, chuồng gà. Trẻ con chạy rượt, u hơi ở trên sàn, nhảy lò cò bên những bụi hẹ, bụi ớt lơ thơ trồng trong thúng. Cá thòi lòi dạn dĩ theo con nước chạy rột rẹt dưới sàn nhà, có lúc ngóc đầu lên, nhìn thom lom, ý hỏi ai đây ta, ai mà lặn lội tới xứ bùn sình rừng rú này, ai mà ngó tui thiếu điều lòi con mắt ra, lạ lắm sao?
    Lạ lắm, nếu anh đến, thể nào anh cũng bảo cái mũi đất cùng trời cuối đất này sao mà lạ quá đi ?
    Lạ chớ, em tôi cười, lạ từ cái cây, ngọn cỏ, vụ trái giác với con chó cò chỉ là chuyện nhỏ. Em tôi hỏi anh đã từng thấy nụ bông đậu cộ tím biêng biếc như những chiếc giày cao cổ (em bảo chắc như đinh đóng cột rằng hầu hết hoa dại ở xứ tôi đều có màu tím thủy chung), anh đã thấy những bông vẹt cứng cỏi xòe chơm chởm như cái nơm cá, bao giờ kết trái, hoa lại trở thành chiếc ô che đầu, rồi những trái quao mới sinh ra đã cong cong. Em tôi vì nuôi nấng mẹ già, không chịu lấy chồng, ai tới hỏi, em đều cắc cớ đòi lễ vật phải có một mâm muỗi tréo cánh và mâm trái quao thật thẳng ( vụ trái quao này là tôi nói thêm với anh, chứ đời nào em nói). Và còn những trái đước quê tôi, anh đã biết ? Từ khi còn là trái xanh lủng lẳng trên thân cây mẹ, trái đước đã thẳng người trong tư thế một ngày cắm thẳng xuống bãi bùn mà không mảy may nghi ngờ, chọn lựa. (Đôi lúc trên con đường văn chương cô độc, tôi chùn bước, em tôi lại bảo tôi phải chặt lòng chặt dạ, phải giống như những trái đước ấy, lao xuống đất văn chương bằng niềm say mê mãnh liệt nhất).
    Bao giờ ngồi nghĩ thật lâu về quê nhà tôi cũng nhận ra rằng, dường như Đất Mũi thiêng lắm, nhất là khi đất biết có người ngày mai chia xa nên dưới kinh bắt đầu con nước rặt, nước chảy cạn chỉ còn một lạch nhỏ. Quê xứ bắt đầu cồn lên những thứ mà ai cũng biết rằng không thể mang theo. Đây mùi cá khô vừa mới se se nửa nắng hăng hăng nồng nả bay vào gió. Những giàn lưới tanh mặn mùi biển cả vắt mình trên những giàn phơi. Tiếng tàu đêm ra biển rù rì. Mẻ un trên những căn nhà nhỏ bên sông tù mù cuộn khói. Món hàu tái chanh, cá thòi lòi kho dừa, vọp nướng... mà em tôi đãi món nào cũng ngọt tự nhiên một cách kỳ lạ. Mới nhớ có người đã từng thốt lên chừng như cảm động không chịu được, rằng ở đây chỉ có nước biển mặn thôi, tất cả thì ngọt bùi. Người Đất Mũi sao mà hiền từ, mến khách thấu trời thấu đất vậy không biết, dường như sống giữa bao la trời, bao la biển này, người ta phải học cách thương nhau để khỏi cô độc. Làm sao tay xách nách mang những thứ này được đây, khi em gởi theo ít ba khía muối mang về, ba khía thì mang về được rồi, còn cái tình cái nghĩa của người Đất Mũi đằm sâu vậy, làm sao bỏ vô giỏ xách theo được ?
    Tôi vẫn không từ bỏ câu nói của mình rằng Đất Mũi thường thôi, rất thường, nhưng hết thảy mọi thứ ở đây đều làm cho người ta nhớ vì lạ, vì thương. Bầy dã tràng xe những hòn cát liu riu nằm trên bãi Khai Long, những bông rau muống biển mỏng tang mà chống chọi với gió trời, rập rờn tím ngát. Hòn Khoai thì xanh thẳm ngoài kia với ngọn hải đăng chưa bao giờ tắt. Dường như mọi thứ ở đây đều thắm và đậm. Nắng thì lầm lì thôi là lầm lì, gió cởi mở thôi là cởi mở. Rừng đã xanh là xanh lặc lìa, một màu rời rợi. Biển đã đục là ngầu ngầu phù sa. Nước đã mặn là mặn quéo đầu lưỡi. Người Đất Mũi rặt đã thương là thương trọn, đã nhớ thì nhớ sâu, đã sầu thì sầu dai dẳng. Hết thảy đều không thể nửa vời. Cho nên khi anh về, đừng có từ chối mà không cạn từng ly rượu đế cay xè, cũng đừng trả giá nửa ly thôi, làm lòng bà con mình buồn nghen. Mà, anh dứt khoát phải gặp em tôi một lần, cô có tất cả đặc trưng của người Đất Mũi, da ngăm ngăm, rắn rỏi, mắt hay cười, em hay hồn nhiên xắn quần cao đến khỏi đầu gối lội qua kinh những lúc nước ròng, mộc mạc không giả đò mắc cỡ làm duyên...
    Những năm tháng qua đi đã làm em tôi khôn lớn. Em bắt đầu biết buồn, mà toàn buồn chuyện đâu đâu không hà. Mỗi lần lên thành phố thăm tôi, em đều ngồi thừ ra, em nói, chắc mơi mốt rồi chẳng còn Đất Mũi ngày xưa nữa. Đất Mũi của ngày em lên chín, mười, từ vàm Rạch Tàu đến tận cuối xóm Mũi thưa thớt nhà, nhưng những ngôi nhà đều không cửa. Nhà mở toang cho gió Nam vào, chướng tới, bấc qua, tầm nhìn thông thống, nhìn nhà là hiểu người, chân thật đến bày ra cả gan ruột của mình mà rộng rãi, hào sảng. Tháng tám hội ba khía. Tháng chín mùa cua lên bãi. Tháng mười hội cá đường. Rừng dày rậm rạp, rừng chồm sát mé kinh để níu kéo chút hơi ấm con người. Cái hồi mà thiên nhiên ở đây hào phóng tới mức cha ông chúng tôi chắc lòng chắc dạ tuyên bố với quân thù, chừng nào ?oKhai Long hết xác cá đường, thì Mũi Cà Mau đó tao nhường cho bây?.
    Thấy em buồn, tôi chỉ cười, sao mà cô đi lo chuyện thiên hạ không vậy. Em giận tôi, em bảo, ?okhông, đó là chuyện của quê hương, của nhà mình, của thời thơ ấu chúng mình?. Em tôi nghĩ hoài, rồi sau này khi tôi đưa anh về thăm biết làm sao bây giờ, làm sao để đưa anh đến một ngôi nhà bình yên trải lòng ra như thế, với một làn sóng di cư của hàng trăm, hàng ngàn người từ nơi khác tới, người Đất Mũi khép cửa lòng tin. Người bản xứ vẫn gắn bó mình với chiếc ghe cào, ghe câu đánh bắt gần bờ; với những chân đáy hàng khơi thì những người mới đến sống bằng cách phá rừng, càn quét bãi bồi. Nên em bảo cố rủ anh về khi trở qua mùa gió chướng bởi gió Nam là mùa gió buồn nhất, mùa này, tôm cá về bãi, người mới đến thôi phá rừng mà đi đẩy te, xiệp, giăng lưới ba màng, sạt sò huyết, mò vọp, bắt cua. Những cách đánh bắt hết thảy đều mang tính tận diệt. Bãi bồi nhão nhừ dấu chân người, vạt mắm nhỏ xíu xanh líu ríu mới vừa bắt rễ để lấn biển giữ phù sa đã bị càn phá giạt trôi, dẫu lòng đất âm ỉ muốn sinh sôi mà chân thì không sao bước tới. S. Antov viết rằng, mỗi người có những ước mơ khác nhau nên không hiếm khi bi kịch đã xảy ra vì có số ước mơ phải hy sinh để những ước mơ khác trở thành hiện thực. Tôi nghĩ tới Đất Mũi. Ước mơ đất của em tôi, của người yêu thiên nhiên đã đau đớn gục xuống cho bầy trẻ con có tiền đi học, khạp gạo để ở góc nhà được đầy, bữa cơm không chỉ muối trắng, tối ngủ mùng lành, có mền đắp để qua mùa gió bấc năm nay...
    Rồi lẫm đẫm đất đã đổi thay, cái bản sắc vùng đã phai nhạt ít nhiều (em lo là không còn cái chất riêng của miền đất cuối, anh sẽ bảo anh ra Cần Giờ sướng hơn, chớ lặn lội làm chi mấy ngày đường). Lô xô những ngôi nhà tạm bợ mọc lên chen nhau bạt trống huơ cả mấy khoảng rừng. Thiên nhiên bắt đầu nghèo nàn, rách rưới, mà đất vẫn hiền như mẹ, dẫu con lầm lỗi vẫn ôm vào tấm lòng. Em than thở với tôi, đã có câu ?onghèo cho sạch, rách cho thơm? còn sáng tác ra câu ?obần cùng sanh... lâm tặc, ngư tặc? chi vậy không biết. Tôi biểu em đừng tiếc nữa mà em không chịu nghe, mới hay vừa ráo bùn tôi đã không còn là tôi nữa, chỉ có em thôi, bấy lâu nay cái không cần thay đổi thì đã thay, cái cần đổi thì chưa đổi bao giờ. Nhất là cái khoản luôn luôn nuối tiếc những gì mình không trở lại nữa, mà, trời ơi, đời người có bao lâu đâu, không nhìn phía trước sau cứ lo ngoái lại.
    Anh à, em tôi có ý nhắn hỏi anh rằng, có phải em tệ lắm không. Bởi dù gì thì hơi ấm con người đang làm cho đất thức dậy sau gần trăm năm vì sông nước chằng chịt, vì rừng rậm hoang sơ cản đường người ta đi tới. Cuồn cuộn theo dấu chân của những gia đình di cư, là xóm chợ xôn xao, những hàng quán mọc lên. Đất cuối trời bừng tỉnh, sôi động. Những chiếc vỏ lãi cao tốc lướt băng băng trên sóng làm con đường vốn xa ròng rã gần lại. Vậy thì lẽ ra em không nên buồn, không nên tiếc mới phải ? Em đã nhắn vậy rồi anh còn chần chừ ngại ngần chi nữa mà không tới Đất Mũi hả anh ?
    Để được đón anh về, có lẽ em tôi sẽ nhọc nhằn hơn nữa bởi hết lòng cố giữ những gì đáng giữ. Này biển, này rừng, này tôm cá trên bãi bồi, này tính cách hồn nhiên không vụ lợi của người Đất Mũi. Để anh có thể ngồi quây quần với bà con, đêm thức nghe gió mùa tan trong bếp lửa, bên bữa rượu ấm nồng, tôi ngồi đếm tóc anh, chợt giật mình thấy anh bạn mình tuổi đời có còn trẻ gì đâu, hú hồn, chút xíu nữa là không kịp về Đất Mũi xứ tôi rồi. Đất Mũi gần gũi vậy, sao phải mất tới mấy chục năm trời mới đến được vậy ta.
    Nhưng anh biết không, đi với anh dưới ánh nắng vàng dãi, len lỏi trong những mảng rừng loang lổ, nhìn về cái bãi đất bồi hoang vắng, nếu thấy em tôi vui cười chơi chơi vậy, chưa chắc em đang thật đâu, với em tôi, Đất Mũi ngày xưa sẽ đến một ngày xa mãi.
    Nếu em tôi thật sự mệt mỏi buông xuôi rồi, thì tôi biết làm sao đây anh ?
  5. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    16. Đất Mũi Mù Xa
    Nơi ấy, lúc đất chuyển vào xuân, phù sa bắt đầu nôn nả lấn biển, rừng mắm xanh non rào rạt tiến về phía trước giữ đất lại cho người. Nơi ấy, những ngôi nhà đều không cửa, nhà mở toang cho gió Nam vào, chướng tới, bấc qua, nhìn nhà là hiểu người, chân thật đến bày cả gan ruột... Nhưng rồi đến với làn sóng di dân ào ạt, cái không cần thay đổi đã thay, còn cái cần thay đổi thì chưa đổi bao giờ. Đất Mũi ngày xưa sẽ đến một ngày xa mãi...
    Thỉnh thoảng anh gọi điện cho tôi từ thành phố Hồ Chí Minh, hỏi vụ con chó cò nó ra làm sao, trái giác là trái gì mà nấu được canh chua bông súng... ( sao mà những gì tôi viết ra đều khó hiểu như thế không biết). Có nói gì thì cuối cùng, anh cũng gạ, hỏi rằng: ?oCòn Đất Mũi, chỗ đó nó ra làm sao, em hả??.
    Trời, đất nước mình hẹp te vậy mà lời anh hỏi sao nghe thăm thẳm mù xa. Nhưng anh lại hỏi lầm người rồi, tôi là đứa bạc bẽo từ Đất Mũi ra đi không nhớ thương, luyến tiếc, tôi là loại người thấy nhà người ta đẹp hơn nhà mình, thấy vợ người ta đẹp hơn vợ mình, nên tôi bảo rằng, ?oDạ, Đất Mũi cũng thường thôi anh?. ?oThường à??. Phải, thường lắm, thường thiệt là thường, tôi trả lời mà tự xấu hổ trong lòng. Về nói lại với cô em gái, em tôi la lên: ?oÔi trời, sao anh không mời ảnh về thăm quê mình một chuyến cho biết hả anh??, đó là lúc tôi lặng đi, cái bản chất mến khách của người Đất Mũi trong tôi cũng đã phai rồi.
    Thành ra trong câu chuyện này có tới ba người, anh, tôi và cô em gái Đất Mũi rặt ri. Tôi thành nhịp cầu nối hai miền đất.
    Em tôi nhắn với anh rằng, Đất Mũi thiệt tình không có núi cao, không có biển xanh, cát trắng, không cung đình cổ kính lại càng không có phổ cổ đìu hiu. Đất Mũi chỉ có bùn sình, rừng thẳm và biển. Dẫu biển không xanh ngằn ngặt mà đục ngầu phù sa nhưng ở đây nhiều biển lắm. Biển đằng trước, biển bên phải, biển bên trái. Bình minh, mặt trời từ biển quẩy nước ngoi lên rồi khi chiều về, mặt trời chín đỏ già nua lại ngụp về biển sau một ngày tự cháy.
    Bây giờ, Đất Mũi đang mùa gió chướng. Coi ra thì người xóm Mũi sướng nhất đời rồi, ngọn Nam, ngọn chướng về, xóm Mũi là nơi đón, thưởng thức trước tiên. Em tôi muốn mời anh về ngay mùa này, lúc đất chuyển vào xuân. Gió mùa phây phẩy, gió đưa trời lộng lên cao, phù sa bắt đầu nôn nả lấn biển, rồi không lâu lắm đâu, từ bãi bồi, đất sẽ cồn lên, một rừng mắm xanh non rào rạt tiến về phía trước giữ đất lại cho người. Mùa này, ba khía chuẩn bị vào hội; không biết hẹn hò nhau từ hồi nào, ba khía tụm về xúm xít đeo trên gốc mắm, rễ đước. Con nào con nấy thịt chắc nụi, gạch ứ đầy mai ( nói tới đây tự dưng thèm ba khía muối ăn với bần chua cháy lòng).
    Cũng mùa này, bắt đầu con nước rông, cây đước nhón cái rễ như cái nơm cao lên đến nửa thân cây, những cái rễ mới thò xuống từ trong tán lá rừng xanh biếc. Nước tràn bờ bãi, người xóm Mũi bắt đầu cuộc sống rặt trên sàn. Những cây đước lót sít sao nhau để làm lối vào nhà, lối qua bên hàng xóm, lối ra nhà tắm, chuồng gà. Trẻ con chạy rượt, u hơi ở trên sàn, nhảy lò cò bên những bụi hẹ, bụi ớt lơ thơ trồng trong thúng. Cá thòi lòi dạn dĩ theo con nước chạy rột rẹt dưới sàn nhà, có lúc ngóc đầu lên, nhìn thom lom, ý hỏi ai đây ta, ai mà lặn lội tới xứ bùn sình rừng rú này, ai mà ngó tui thiếu điều lòi con mắt ra, lạ lắm sao?
    Lạ lắm, nếu anh đến, thể nào anh cũng bảo cái mũi đất cùng trời cuối đất này sao mà lạ quá đi ?
    Lạ chớ, em tôi cười, lạ từ cái cây, ngọn cỏ, vụ trái giác với con chó cò chỉ là chuyện nhỏ. Em tôi hỏi anh đã từng thấy nụ bông đậu cộ tím biêng biếc như những chiếc giày cao cổ (em bảo chắc như đinh đóng cột rằng hầu hết hoa dại ở xứ tôi đều có màu tím thủy chung), anh đã thấy những bông vẹt cứng cỏi xòe chơm chởm như cái nơm cá, bao giờ kết trái, hoa lại trở thành chiếc ô che đầu, rồi những trái quao mới sinh ra đã cong cong. Em tôi vì nuôi nấng mẹ già, không chịu lấy chồng, ai tới hỏi, em đều cắc cớ đòi lễ vật phải có một mâm muỗi tréo cánh và mâm trái quao thật thẳng ( vụ trái quao này là tôi nói thêm với anh, chứ đời nào em nói). Và còn những trái đước quê tôi, anh đã biết ? Từ khi còn là trái xanh lủng lẳng trên thân cây mẹ, trái đước đã thẳng người trong tư thế một ngày cắm thẳng xuống bãi bùn mà không mảy may nghi ngờ, chọn lựa. (Đôi lúc trên con đường văn chương cô độc, tôi chùn bước, em tôi lại bảo tôi phải chặt lòng chặt dạ, phải giống như những trái đước ấy, lao xuống đất văn chương bằng niềm say mê mãnh liệt nhất).
    Bao giờ ngồi nghĩ thật lâu về quê nhà tôi cũng nhận ra rằng, dường như Đất Mũi thiêng lắm, nhất là khi đất biết có người ngày mai chia xa nên dưới kinh bắt đầu con nước rặt, nước chảy cạn chỉ còn một lạch nhỏ. Quê xứ bắt đầu cồn lên những thứ mà ai cũng biết rằng không thể mang theo. Đây mùi cá khô vừa mới se se nửa nắng hăng hăng nồng nả bay vào gió. Những giàn lưới tanh mặn mùi biển cả vắt mình trên những giàn phơi. Tiếng tàu đêm ra biển rù rì. Mẻ un trên những căn nhà nhỏ bên sông tù mù cuộn khói. Món hàu tái chanh, cá thòi lòi kho dừa, vọp nướng... mà em tôi đãi món nào cũng ngọt tự nhiên một cách kỳ lạ. Mới nhớ có người đã từng thốt lên chừng như cảm động không chịu được, rằng ở đây chỉ có nước biển mặn thôi, tất cả thì ngọt bùi. Người Đất Mũi sao mà hiền từ, mến khách thấu trời thấu đất vậy không biết, dường như sống giữa bao la trời, bao la biển này, người ta phải học cách thương nhau để khỏi cô độc. Làm sao tay xách nách mang những thứ này được đây, khi em gởi theo ít ba khía muối mang về, ba khía thì mang về được rồi, còn cái tình cái nghĩa của người Đất Mũi đằm sâu vậy, làm sao bỏ vô giỏ xách theo được ?
    Tôi vẫn không từ bỏ câu nói của mình rằng Đất Mũi thường thôi, rất thường, nhưng hết thảy mọi thứ ở đây đều làm cho người ta nhớ vì lạ, vì thương. Bầy dã tràng xe những hòn cát liu riu nằm trên bãi Khai Long, những bông rau muống biển mỏng tang mà chống chọi với gió trời, rập rờn tím ngát. Hòn Khoai thì xanh thẳm ngoài kia với ngọn hải đăng chưa bao giờ tắt. Dường như mọi thứ ở đây đều thắm và đậm. Nắng thì lầm lì thôi là lầm lì, gió cởi mở thôi là cởi mở. Rừng đã xanh là xanh lặc lìa, một màu rời rợi. Biển đã đục là ngầu ngầu phù sa. Nước đã mặn là mặn quéo đầu lưỡi. Người Đất Mũi rặt đã thương là thương trọn, đã nhớ thì nhớ sâu, đã sầu thì sầu dai dẳng. Hết thảy đều không thể nửa vời. Cho nên khi anh về, đừng có từ chối mà không cạn từng ly rượu đế cay xè, cũng đừng trả giá nửa ly thôi, làm lòng bà con mình buồn nghen. Mà, anh dứt khoát phải gặp em tôi một lần, cô có tất cả đặc trưng của người Đất Mũi, da ngăm ngăm, rắn rỏi, mắt hay cười, em hay hồn nhiên xắn quần cao đến khỏi đầu gối lội qua kinh những lúc nước ròng, mộc mạc không giả đò mắc cỡ làm duyên...
    Những năm tháng qua đi đã làm em tôi khôn lớn. Em bắt đầu biết buồn, mà toàn buồn chuyện đâu đâu không hà. Mỗi lần lên thành phố thăm tôi, em đều ngồi thừ ra, em nói, chắc mơi mốt rồi chẳng còn Đất Mũi ngày xưa nữa. Đất Mũi của ngày em lên chín, mười, từ vàm Rạch Tàu đến tận cuối xóm Mũi thưa thớt nhà, nhưng những ngôi nhà đều không cửa. Nhà mở toang cho gió Nam vào, chướng tới, bấc qua, tầm nhìn thông thống, nhìn nhà là hiểu người, chân thật đến bày ra cả gan ruột của mình mà rộng rãi, hào sảng. Tháng tám hội ba khía. Tháng chín mùa cua lên bãi. Tháng mười hội cá đường. Rừng dày rậm rạp, rừng chồm sát mé kinh để níu kéo chút hơi ấm con người. Cái hồi mà thiên nhiên ở đây hào phóng tới mức cha ông chúng tôi chắc lòng chắc dạ tuyên bố với quân thù, chừng nào ?oKhai Long hết xác cá đường, thì Mũi Cà Mau đó tao nhường cho bây?.
    Thấy em buồn, tôi chỉ cười, sao mà cô đi lo chuyện thiên hạ không vậy. Em giận tôi, em bảo, ?okhông, đó là chuyện của quê hương, của nhà mình, của thời thơ ấu chúng mình?. Em tôi nghĩ hoài, rồi sau này khi tôi đưa anh về thăm biết làm sao bây giờ, làm sao để đưa anh đến một ngôi nhà bình yên trải lòng ra như thế, với một làn sóng di cư của hàng trăm, hàng ngàn người từ nơi khác tới, người Đất Mũi khép cửa lòng tin. Người bản xứ vẫn gắn bó mình với chiếc ghe cào, ghe câu đánh bắt gần bờ; với những chân đáy hàng khơi thì những người mới đến sống bằng cách phá rừng, càn quét bãi bồi. Nên em bảo cố rủ anh về khi trở qua mùa gió chướng bởi gió Nam là mùa gió buồn nhất, mùa này, tôm cá về bãi, người mới đến thôi phá rừng mà đi đẩy te, xiệp, giăng lưới ba màng, sạt sò huyết, mò vọp, bắt cua. Những cách đánh bắt hết thảy đều mang tính tận diệt. Bãi bồi nhão nhừ dấu chân người, vạt mắm nhỏ xíu xanh líu ríu mới vừa bắt rễ để lấn biển giữ phù sa đã bị càn phá giạt trôi, dẫu lòng đất âm ỉ muốn sinh sôi mà chân thì không sao bước tới. S. Antov viết rằng, mỗi người có những ước mơ khác nhau nên không hiếm khi bi kịch đã xảy ra vì có số ước mơ phải hy sinh để những ước mơ khác trở thành hiện thực. Tôi nghĩ tới Đất Mũi. Ước mơ đất của em tôi, của người yêu thiên nhiên đã đau đớn gục xuống cho bầy trẻ con có tiền đi học, khạp gạo để ở góc nhà được đầy, bữa cơm không chỉ muối trắng, tối ngủ mùng lành, có mền đắp để qua mùa gió bấc năm nay...
    Rồi lẫm đẫm đất đã đổi thay, cái bản sắc vùng đã phai nhạt ít nhiều (em lo là không còn cái chất riêng của miền đất cuối, anh sẽ bảo anh ra Cần Giờ sướng hơn, chớ lặn lội làm chi mấy ngày đường). Lô xô những ngôi nhà tạm bợ mọc lên chen nhau bạt trống huơ cả mấy khoảng rừng. Thiên nhiên bắt đầu nghèo nàn, rách rưới, mà đất vẫn hiền như mẹ, dẫu con lầm lỗi vẫn ôm vào tấm lòng. Em than thở với tôi, đã có câu ?onghèo cho sạch, rách cho thơm? còn sáng tác ra câu ?obần cùng sanh... lâm tặc, ngư tặc? chi vậy không biết. Tôi biểu em đừng tiếc nữa mà em không chịu nghe, mới hay vừa ráo bùn tôi đã không còn là tôi nữa, chỉ có em thôi, bấy lâu nay cái không cần thay đổi thì đã thay, cái cần đổi thì chưa đổi bao giờ. Nhất là cái khoản luôn luôn nuối tiếc những gì mình không trở lại nữa, mà, trời ơi, đời người có bao lâu đâu, không nhìn phía trước sau cứ lo ngoái lại.
    Anh à, em tôi có ý nhắn hỏi anh rằng, có phải em tệ lắm không. Bởi dù gì thì hơi ấm con người đang làm cho đất thức dậy sau gần trăm năm vì sông nước chằng chịt, vì rừng rậm hoang sơ cản đường người ta đi tới. Cuồn cuộn theo dấu chân của những gia đình di cư, là xóm chợ xôn xao, những hàng quán mọc lên. Đất cuối trời bừng tỉnh, sôi động. Những chiếc vỏ lãi cao tốc lướt băng băng trên sóng làm con đường vốn xa ròng rã gần lại. Vậy thì lẽ ra em không nên buồn, không nên tiếc mới phải ? Em đã nhắn vậy rồi anh còn chần chừ ngại ngần chi nữa mà không tới Đất Mũi hả anh ?
    Để được đón anh về, có lẽ em tôi sẽ nhọc nhằn hơn nữa bởi hết lòng cố giữ những gì đáng giữ. Này biển, này rừng, này tôm cá trên bãi bồi, này tính cách hồn nhiên không vụ lợi của người Đất Mũi. Để anh có thể ngồi quây quần với bà con, đêm thức nghe gió mùa tan trong bếp lửa, bên bữa rượu ấm nồng, tôi ngồi đếm tóc anh, chợt giật mình thấy anh bạn mình tuổi đời có còn trẻ gì đâu, hú hồn, chút xíu nữa là không kịp về Đất Mũi xứ tôi rồi. Đất Mũi gần gũi vậy, sao phải mất tới mấy chục năm trời mới đến được vậy ta.
    Nhưng anh biết không, đi với anh dưới ánh nắng vàng dãi, len lỏi trong những mảng rừng loang lổ, nhìn về cái bãi đất bồi hoang vắng, nếu thấy em tôi vui cười chơi chơi vậy, chưa chắc em đang thật đâu, với em tôi, Đất Mũi ngày xưa sẽ đến một ngày xa mãi.
    Nếu em tôi thật sự mệt mỏi buông xuôi rồi, thì tôi biết làm sao đây anh ?
  6. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    17. Giàn bầu trước ngõ.
    Tôi không thích khi cưỡi xe vào tận thềm nhà lại phải rạp mình dưới giàn bầu ấy. Chị và mẹ tôi lại ngại tóc rối. Cha tôi khó chịu khi phải dắt quan khách len lỏi bên mấy trái bầu để vào căn nhà sang trọng. Nhưng không ai dám chặt phá giàn bầu bởi nó của bà nội tôi. Bà trông nó từ hồi trong quê ra. Thoạt đầu, chị em chúng tôi thích lắm, chiều chiều lon ton xách thùng ra tưới. Chúgn tôi tưới như tưới hoa. Nội cưòi- ?oBay tưới như thằn lằn đái?. Rồi bà đổ nước soàn soạt, chúng tôi nghe theo, đổ nước soàn soạt. Dây bầu lớn. Trong cái nách mập mạp lú ra mấy trái con xanh xanh. Trái bằng đầu đũa, bằng ngón tay, cườm tay rồi to to mãi. Bữa canh đầu tiên cả nhà háo hức, nuốt tuồn tuộut từng miếng bầu trong veo, ngọt lịm. Ba gật gật khen ngon, dau sang trách mẹ ?osao trước giờ không mua bầu mà nấu ăn bà ta??
    Một lần, hau lần rồi ba lần, chúng tôi ngán tận cổ. mà, chết thật, nội tôi cứ trồng mãi, tròng mãi, giàn bầu ngày càng rộng ra choán hết khoảng sân kiểng của cha xanh rầm rì. Trái già đến vàng khô, không ai ăn, bà mang cho hang xóm. Hàng xóm chúng tôi cũng giàu có, họ chê nhưng cũng nhânh bởi họ nể cha tôi. Nhiều quá, sớm sớm, chiều chiều, nội mang ra ngõ, này cho chị xôi chè một quả :?ăn lấy thảo?, này cho bác xích lo trái bầu ?ovề nấu cho sắp nhỏ?. Rồi bà lại trồng. Chị Lan nhăn nhó:
    - Nội ơi, trồng chi nhiều vậy?
    Bà nội cười, buồn buồn.
    - Nội làm lặt vặt quen rồi. Trồng trọt để đỡ nhớ quê.
    Ôi cái quên của nội. Cái quê heo hút muốn về phải đỉ mấy chặng xe, tàu. Cái quê mà mỗi lần về, vào cuối mùa mưa, đất bùn quến vào móng chân tôi, ém chặt thối đen. Cái quên đèn cầy, đèn cóc, đêm nhóc nhen kêu buồn nẫu ruột, mùa lũ, lơ phơ chỉ thấy mấy nóc nhà. Ba tôi nói ?olàm người đừng suy nghĩ hẹp hòi, đừng tưởng nơi mình sinh ra, nơi có mồ mả ông cha là quê hương, khắp đất nước này chỗ nào cũng là quê cả?. Cha tôi nío đùng và ông rước bà nội lên thành phố. Trước, ông chủ tịch đến nhà chơi, uống bia khà khà rồi nhắc: ?o- Lâu quá khong gặp má, hôm nào chú mầy rước má lên, tội nghiệp bà già?? Cha bưng bát hương ông đi trước, bà nội lúi húi bưng bát hương chú Út theo sau. Ở nhà tôi, công việc nhàn đến mức bà thơ thẩn vào rồi lại thơ thẩn ra. Nhà cao cửa rộng, khéo đi, cả ngày chẳng ai gặp mặt ai. Chị tôi đi học cả ngày, mẹ tôi đến sở. Bà ra cửa trước, tôi vào cửa sau, bà lên lầu, cha đi xuóng, gặp nhau ở lối ngõ cầu thang, nội ngó cha, nhắc ?oLúc này bay bận rộn, đến không không ăn cơm ở nhà, khéo ngã bệnh nghen con?. Cha cười ?omá khỏi lo?. Rồi mỗi người mỗi ngả. BÀ năng xuống bếp, quấn quít ở đấy. Chị bếp khoe:
    - Bác ơi, con làm bánh tổ nè, bác cháu mình cùng ăn nghen.
    Bà tôi gật gù khen ngon. Tôi tò mò nhón lấy một miếng ăn thử, nó ngòn ngọt dai dai. Thứ bánh nhà quên này xem ra có khác với Sandwich, chocolate. Bà làm nhiều thứ bánh lắm, không kể hết được, nào là bánh ngọt, bánh ú....toàn là bánh nhà quê, mà hình như chỉ tôi ăn, ba mẹ, chị Lan đều tránh xa xa hỏi " Bánh đó ăn ra làm sao? " Tôi khoe " Sáng này nội làm bánh khọt ngọt ngon lắm." Chị Lan tròn mắt " bánh gì tên ngộ vậy?
    Ừ, ngộ, ngộ chứ. Nội mua về cái lò đất khói tù mù. Cha tôi chê. Nội mang ra ngoài hè đẻ đỡ ám khói tường nhà. Bà bảo:"Làm bánh khọt thì phải đốt bằng lò đất, nó mới ngon". Bà đốt lửa, mắt già tèm nhem nước mắt mùi khói thơm thơm, cay nồng. Mùa này nhiều trái bầu khô, nội hái vào móc ruột ra, lấy cái vỏ mằn mì gọt. Lâu lâu nội đưa lên nhìn, nheo nheo mắt. Tôi hỏi, nội gọt gì. Nọi cười, đưa cho toi mảnh vỏ bvầy hình trái tim nỏ xíu.
    - Mặt dây chuyền cho tụi nhỏ đeo.
    Tôi khong nén được xuỳ một tiếng.
    - Thời này ai đeo mấy thứ này, nội làm chỉ mất công.
    Trong đôi mắt đùng đục của bà, tôi thấy có một nỗi buồn sâu kín. Con chị bếp dưới quê lên, bà gói dúi vào tay nó mấy mảnh bầu. Con nhỏ hớn hở, vui thiệt là vui. Cũng niềm vui áy, con bé bán vé số lỏn lẻn cười "Bà đẽo đẹp ghê ha". Hôm sau tôi thấy nó xúng xính xỏ cọng chỉ vào, đeo tòn ten trươc cổ lạ lắm. Hình như tôi ngắm vàng ròng, cẩm thạch quen rồi. Tôi xin , bà móm mém cười "Bà để dành cho bay cái đẹp nhất nè".
    Tôi gói trái tim xíu xíu kia bỏ vào ngăn tủ, chị Lan trông thấy giành "cho chị đi". Tôi lắc đầu. Chị giận bảo" chị cóc cần, ở chợ bàn hàng khối". Nhưng rồi chị quay về nài nỉ tôi . Lần đầu tiền, tôi thấy món quà của nội dễ thường đến thế.
    Giàn bầu vãn trước ngõ. Cha tôi đã thôi khó chịu, hay bực dọc riết rồi chai đi, chẳng biết bực là gì nữa. Nhưng khách đến nhà, ai cũng khen" anh ba co giàn bầu đẹp thiệt". Họ săm soi, từng mảng lá cuống hoà. Khách nước ngoài còn kề má bên trái bầu xanh lún phún lông tơ mà chụp hình kỷ niệm. Mấy anh chị sinh vien đạp xe ngang dừng lại nhìn đau dấu qua rào rồi kháo nhau " Nhớ nhà quá, tụi mày ơi" Chiều chiều, tôi ra giàn bầu xanh rượi, mơ màng nghe con ong vò vẽ trên từng phiến lá, chớp mắt nhìn chim sâu lích rích chuyển cành, chuồn chuồn rồi **** rồi hoa thi nhau nở chấp chới. Bà nội tôi yếu hơn trước, màu mưa bắt đầu lướt sướt đi qua. Ông chủ tịch đến chơi nhà, ôm chầm lấy nội , lắc lắc " lúc này má khoẻ không?" Nội cười xoà mà nghe nghẹn nghẹn " khoẻ, má khỏe" . Cha tôi sai chị bếp màng rượu thịt ra ông chủ tịch khóa tay:
    - Thôi, chú bảo chị ấy nấu canh bầu ăn.
    Cha hẩng mặt. Chị bếp lúi húi gọt bầu, mùi nước canh xông vào mũi thơm lừng. Ông chủ tịch day qua bà nội khoe " lâu quá không ăn canh bầu rồi, má!" nội cười: "má nhớ bay thích nhất là ăn bầu nấu tép bạc". Cha dôi dợm mình " để con đi mua tôm". Ông chủ tịch ấn vai, bảo "thôi , chú cứ ngồì xuống, anh thèm lắm rồi, không chờ chú được đâu". Hôm ấy cả nhà tôi ăn lại bat canh ngày xưa, nghe ngọt lìm lịm lưỡi. Chị bếp ngó nội, khoái chí cười đầy hàm ý. HÌnh như nội tôi vui.
    Giàn bầu thưa hẳn đi. Cái giống lạ thật. Nắng bao lâu vẫn xanh tốt, mới mưa dầm lại héo dây. Tôi đập vỡ trái bầu khô, lấy hạt ra ươm. Mùa mưa dữ dội, nội tôi bệnh , bà bị chứng tai biến não. Nội lơ ngơ, đã cười đã khóc thì không sao dừng được, tay run rẩy cầm ca nước, bát cơm cũng khó. Trời đổ mưa, sấm giật ầm ầm, nội thều thào nhắc:
    - Sắp nhỏ đừng hứng nước mưa đầu mùa, hỏng tốt. Chà, mưa vầy ngậ đồng rồi, ngâm giống gieo mạ đi thôi.
    Bà nội lẩn thơ lẩn thẩn rồi, mà hình như bà chỉ nhớ về quá khứ. Nội hay ra ngoài hiên, chăm chăm nhình giàn bầu đang run rẩy trong gió. Bà ngồi đấy lặng lẽ, thẫn thờ, như chờ một tiếng vạc sành, một tiếng ếch kêu. Tay bà lạn ngắt, tôi chạy vào phòng lấy lọ dầu thoa, vẫn thấy mảnh bầu trái tim màu vàng trong ngăn kéo, cái màu vàng như của rạ, của lúa, như của mái nhà lá nhỏ lơ phơ dưới nắng chiều. Giàn bầu vẫn trước ngõ, có kẻ đi qua kêu lên, "tôi nhớ nhà". Cha tôi bảo: "có thể bứt người ta ra khỏi quê hường nhưng không thể tách quê hương ra khỏi chúng trái tim con người." Và cha tôi lại nói đúng.
  7. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    17. Giàn bầu trước ngõ.
    Tôi không thích khi cưỡi xe vào tận thềm nhà lại phải rạp mình dưới giàn bầu ấy. Chị và mẹ tôi lại ngại tóc rối. Cha tôi khó chịu khi phải dắt quan khách len lỏi bên mấy trái bầu để vào căn nhà sang trọng. Nhưng không ai dám chặt phá giàn bầu bởi nó của bà nội tôi. Bà trông nó từ hồi trong quê ra. Thoạt đầu, chị em chúng tôi thích lắm, chiều chiều lon ton xách thùng ra tưới. Chúgn tôi tưới như tưới hoa. Nội cưòi- ?oBay tưới như thằn lằn đái?. Rồi bà đổ nước soàn soạt, chúng tôi nghe theo, đổ nước soàn soạt. Dây bầu lớn. Trong cái nách mập mạp lú ra mấy trái con xanh xanh. Trái bằng đầu đũa, bằng ngón tay, cườm tay rồi to to mãi. Bữa canh đầu tiên cả nhà háo hức, nuốt tuồn tuộut từng miếng bầu trong veo, ngọt lịm. Ba gật gật khen ngon, dau sang trách mẹ ?osao trước giờ không mua bầu mà nấu ăn bà ta??
    Một lần, hau lần rồi ba lần, chúng tôi ngán tận cổ. mà, chết thật, nội tôi cứ trồng mãi, tròng mãi, giàn bầu ngày càng rộng ra choán hết khoảng sân kiểng của cha xanh rầm rì. Trái già đến vàng khô, không ai ăn, bà mang cho hang xóm. Hàng xóm chúng tôi cũng giàu có, họ chê nhưng cũng nhânh bởi họ nể cha tôi. Nhiều quá, sớm sớm, chiều chiều, nội mang ra ngõ, này cho chị xôi chè một quả :?ăn lấy thảo?, này cho bác xích lo trái bầu ?ovề nấu cho sắp nhỏ?. Rồi bà lại trồng. Chị Lan nhăn nhó:
    - Nội ơi, trồng chi nhiều vậy?
    Bà nội cười, buồn buồn.
    - Nội làm lặt vặt quen rồi. Trồng trọt để đỡ nhớ quê.
    Ôi cái quên của nội. Cái quê heo hút muốn về phải đỉ mấy chặng xe, tàu. Cái quê mà mỗi lần về, vào cuối mùa mưa, đất bùn quến vào móng chân tôi, ém chặt thối đen. Cái quên đèn cầy, đèn cóc, đêm nhóc nhen kêu buồn nẫu ruột, mùa lũ, lơ phơ chỉ thấy mấy nóc nhà. Ba tôi nói ?olàm người đừng suy nghĩ hẹp hòi, đừng tưởng nơi mình sinh ra, nơi có mồ mả ông cha là quê hương, khắp đất nước này chỗ nào cũng là quê cả?. Cha tôi nío đùng và ông rước bà nội lên thành phố. Trước, ông chủ tịch đến nhà chơi, uống bia khà khà rồi nhắc: ?o- Lâu quá khong gặp má, hôm nào chú mầy rước má lên, tội nghiệp bà già?? Cha bưng bát hương ông đi trước, bà nội lúi húi bưng bát hương chú Út theo sau. Ở nhà tôi, công việc nhàn đến mức bà thơ thẩn vào rồi lại thơ thẩn ra. Nhà cao cửa rộng, khéo đi, cả ngày chẳng ai gặp mặt ai. Chị tôi đi học cả ngày, mẹ tôi đến sở. Bà ra cửa trước, tôi vào cửa sau, bà lên lầu, cha đi xuóng, gặp nhau ở lối ngõ cầu thang, nội ngó cha, nhắc ?oLúc này bay bận rộn, đến không không ăn cơm ở nhà, khéo ngã bệnh nghen con?. Cha cười ?omá khỏi lo?. Rồi mỗi người mỗi ngả. BÀ năng xuống bếp, quấn quít ở đấy. Chị bếp khoe:
    - Bác ơi, con làm bánh tổ nè, bác cháu mình cùng ăn nghen.
    Bà tôi gật gù khen ngon. Tôi tò mò nhón lấy một miếng ăn thử, nó ngòn ngọt dai dai. Thứ bánh nhà quên này xem ra có khác với Sandwich, chocolate. Bà làm nhiều thứ bánh lắm, không kể hết được, nào là bánh ngọt, bánh ú....toàn là bánh nhà quê, mà hình như chỉ tôi ăn, ba mẹ, chị Lan đều tránh xa xa hỏi " Bánh đó ăn ra làm sao? " Tôi khoe " Sáng này nội làm bánh khọt ngọt ngon lắm." Chị Lan tròn mắt " bánh gì tên ngộ vậy?
    Ừ, ngộ, ngộ chứ. Nội mua về cái lò đất khói tù mù. Cha tôi chê. Nội mang ra ngoài hè đẻ đỡ ám khói tường nhà. Bà bảo:"Làm bánh khọt thì phải đốt bằng lò đất, nó mới ngon". Bà đốt lửa, mắt già tèm nhem nước mắt mùi khói thơm thơm, cay nồng. Mùa này nhiều trái bầu khô, nội hái vào móc ruột ra, lấy cái vỏ mằn mì gọt. Lâu lâu nội đưa lên nhìn, nheo nheo mắt. Tôi hỏi, nội gọt gì. Nọi cười, đưa cho toi mảnh vỏ bvầy hình trái tim nỏ xíu.
    - Mặt dây chuyền cho tụi nhỏ đeo.
    Tôi khong nén được xuỳ một tiếng.
    - Thời này ai đeo mấy thứ này, nội làm chỉ mất công.
    Trong đôi mắt đùng đục của bà, tôi thấy có một nỗi buồn sâu kín. Con chị bếp dưới quê lên, bà gói dúi vào tay nó mấy mảnh bầu. Con nhỏ hớn hở, vui thiệt là vui. Cũng niềm vui áy, con bé bán vé số lỏn lẻn cười "Bà đẽo đẹp ghê ha". Hôm sau tôi thấy nó xúng xính xỏ cọng chỉ vào, đeo tòn ten trươc cổ lạ lắm. Hình như tôi ngắm vàng ròng, cẩm thạch quen rồi. Tôi xin , bà móm mém cười "Bà để dành cho bay cái đẹp nhất nè".
    Tôi gói trái tim xíu xíu kia bỏ vào ngăn tủ, chị Lan trông thấy giành "cho chị đi". Tôi lắc đầu. Chị giận bảo" chị cóc cần, ở chợ bàn hàng khối". Nhưng rồi chị quay về nài nỉ tôi . Lần đầu tiền, tôi thấy món quà của nội dễ thường đến thế.
    Giàn bầu vãn trước ngõ. Cha tôi đã thôi khó chịu, hay bực dọc riết rồi chai đi, chẳng biết bực là gì nữa. Nhưng khách đến nhà, ai cũng khen" anh ba co giàn bầu đẹp thiệt". Họ săm soi, từng mảng lá cuống hoà. Khách nước ngoài còn kề má bên trái bầu xanh lún phún lông tơ mà chụp hình kỷ niệm. Mấy anh chị sinh vien đạp xe ngang dừng lại nhìn đau dấu qua rào rồi kháo nhau " Nhớ nhà quá, tụi mày ơi" Chiều chiều, tôi ra giàn bầu xanh rượi, mơ màng nghe con ong vò vẽ trên từng phiến lá, chớp mắt nhìn chim sâu lích rích chuyển cành, chuồn chuồn rồi **** rồi hoa thi nhau nở chấp chới. Bà nội tôi yếu hơn trước, màu mưa bắt đầu lướt sướt đi qua. Ông chủ tịch đến chơi nhà, ôm chầm lấy nội , lắc lắc " lúc này má khoẻ không?" Nội cười xoà mà nghe nghẹn nghẹn " khoẻ, má khỏe" . Cha tôi sai chị bếp màng rượu thịt ra ông chủ tịch khóa tay:
    - Thôi, chú bảo chị ấy nấu canh bầu ăn.
    Cha hẩng mặt. Chị bếp lúi húi gọt bầu, mùi nước canh xông vào mũi thơm lừng. Ông chủ tịch day qua bà nội khoe " lâu quá không ăn canh bầu rồi, má!" nội cười: "má nhớ bay thích nhất là ăn bầu nấu tép bạc". Cha dôi dợm mình " để con đi mua tôm". Ông chủ tịch ấn vai, bảo "thôi , chú cứ ngồì xuống, anh thèm lắm rồi, không chờ chú được đâu". Hôm ấy cả nhà tôi ăn lại bat canh ngày xưa, nghe ngọt lìm lịm lưỡi. Chị bếp ngó nội, khoái chí cười đầy hàm ý. HÌnh như nội tôi vui.
    Giàn bầu thưa hẳn đi. Cái giống lạ thật. Nắng bao lâu vẫn xanh tốt, mới mưa dầm lại héo dây. Tôi đập vỡ trái bầu khô, lấy hạt ra ươm. Mùa mưa dữ dội, nội tôi bệnh , bà bị chứng tai biến não. Nội lơ ngơ, đã cười đã khóc thì không sao dừng được, tay run rẩy cầm ca nước, bát cơm cũng khó. Trời đổ mưa, sấm giật ầm ầm, nội thều thào nhắc:
    - Sắp nhỏ đừng hứng nước mưa đầu mùa, hỏng tốt. Chà, mưa vầy ngậ đồng rồi, ngâm giống gieo mạ đi thôi.
    Bà nội lẩn thơ lẩn thẩn rồi, mà hình như bà chỉ nhớ về quá khứ. Nội hay ra ngoài hiên, chăm chăm nhình giàn bầu đang run rẩy trong gió. Bà ngồi đấy lặng lẽ, thẫn thờ, như chờ một tiếng vạc sành, một tiếng ếch kêu. Tay bà lạn ngắt, tôi chạy vào phòng lấy lọ dầu thoa, vẫn thấy mảnh bầu trái tim màu vàng trong ngăn kéo, cái màu vàng như của rạ, của lúa, như của mái nhà lá nhỏ lơ phơ dưới nắng chiều. Giàn bầu vẫn trước ngõ, có kẻ đi qua kêu lên, "tôi nhớ nhà". Cha tôi bảo: "có thể bứt người ta ra khỏi quê hường nhưng không thể tách quê hương ra khỏi chúng trái tim con người." Và cha tôi lại nói đúng.
  8. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    18. Bà Cô
    Mùa xuân, một mùa xuân nữa, bà cô của tôi lại càng lẩn thẩn hợn còn nhớ, hôm tuyên dương Bà mẹ VN anh hùng, bác Bảy bí thư hỏi thăm:
    - Bây giờ má đang sống với ai ?
    Bà tỉnh bơ:
    - thì hàng xóm chứ ai. Hồi trước tôi cũng nuôi con hàng xóm này mà!
    Quan khách ngơ ngác, mẹ tôi phải giai thích rằng, mẹ tôi mồ côi cha mẹ tf nhỏ, nhờ bà cô chăm sóc dạy dỗ, bà không ai thân thuộc ngoài mẹ tôi, Các bác, các cô hiểu ra nửa thương, nửa tội. Mẹ ngậm ngùi bảo cả nhà " thế mà hay, bà cô chúng ta khong còn thấy tủi nữa". Má đúng thật, dạo này, bà cô lại hay cười, một nụ cười hạnh phúc, tôi chằng hiểu tại sao?
    Mùa xuân trước, bà cô đến nàh tôi như một sự kiện. Lần đầu tiên cả nhà sôbngs chung với một người già. Bọn trẻ chúng tôi thích lắm, thích nụ cười hóm hỉnh, ngây ngây, những nếp nhăn nối đuôi nhau xếp hàng trên khuôn mặt phúc hạu. Chị em chúng tôi đặc biệt quan tâm đến bộ tóc phơ phơ, đôi mày cũng bạc phếch của bà. Thằng Út ngây ngô.
    - Cứ như là nứ hiệp trong phim "Tẩu hoả nhập ma" vậy.
    Chúng tôi bật cười, mẹ tôi dặn
    - Từ nay các con không được mở ti vi to quá. Hãy để bà cô nghĩ ngơi.
    Bọn trẻ chúgn tôi , nhiều khi cũng bị cụt hứng. Nhưng ngày lại ngày qua, đêm đến đêm khác, bệnh lãng tai của bà càng nặng, các "anh hùng đại hiệp" của bọn tôi đánh nhau chí choé mà vẫn không làm phiền bà. Thế là từ đó, mỗi lần chúng tôi nói chuyện với bà phải hét toáng lên như là đang cãi nhau vậy. Hàng xóm lúc đầu giật mình:
    - Chằng biết gia đình vợ chồng nhà nó có chuyện gì?
    Sau hiểu ra phì cười, quen dằn thôi. Những khi chị em tôi đùa với nhau, bà chằng nghe được gì, nhưng khi thấy chúng tôi vui vẻ, bà cũng cười theo, nụ cười san sẻ, nồng ấm.
    Bà trở lên hoạt bát nhứt là khi bà kể về những đứa con của bà- cậu dì của chúng tôi. Bà có ba ngưòi con, cả ba đều hy sinh. Từng khúc ruột một bị cắt lìa, đau biết mấy, thế mà thỉnh thoảng bà vẫn cười.
    - ******, phải còn đứa nào tao cũgn cho đi Cách mạng luôn.- Bà thương yêu nói vậy.
    Mẹ tôi lườm trách yêu:
    - Đúng là khẩu khí của mẹ VN anh hùng.
    Tôi còn quá nhỏ để hiểu được nỗi đau kia to lớn biết chừng nào. Nhưng tôi biết, có cái gì đó lạ lùng trong bà, khi bà kể về những đứa con thân yêu, khuôn mặt của bà bỗng khác đi rạng rỡ. Những ngôi sao trong amứt vén làn mây đục, nhấp nháy. Bốn làn bà ra bến sông đưa tiễn, chỉ một lần đón mẹ tôi quay về. Họ ra đi chưa kịp dựng vợ gả chồng, chưa kịp cho bà một đứa cháu để vui.
    Cô con dâu mới chỉ làm lễ hỏi ngay ngày viếng thăm, chăm sóc. Bà cô thương lắm, bèn đứng ra bàn với nhà giá gả chồng cho cô ấy.
    - Nó khóc dữ lắm, ngày cuối nó nói dừa trên cây khô nhiều, nó bẻ một lần này thôi, sau không còn dịp nữa. Con nhỏ...- Bà nhắc lại nỗi đau.
    Rồi một chuyến sang sông, cô ấy chẳng trở về, chẳng phải theo chồng trong cuộc đưa dâu. Cô ấy ngã gục trong một đêm, dạn pháo nổ ngay dốc dừa dưới bến. Cây dừa cụt đọt năm nào, bây giờ mối mọt bám đầy. Cây mới trồng lớn lên cao vút. Nơi ấy giờ đây, nước cuốn xoáy mòn. Người ở xóm truyền nhau răng, thỉnh thoảng có những cụm mây đậu trên ngọn dừa, giống hệt như cô ấy. Mẹ tôi nói thế nào bà cũng không chịu ra chợ. Một lần mẹ tôi quỳ trước mặt bà, mẹ khóc, bà cũng khóc:
    - Cô không nỡ bỏ các con của cô. Cứ ở đây cho con nhớ chỗ mà về!
    Rồi bà cũng khõc. Những giọt nước mắt trong như pha lê. Nó không chảy thẳng xuống, gặp phải những nếp nhăn hằn sâu, ôi flần thưo những nếp nhăn ấy. Không biết tự bao giờ nhữngg giọt nước mắt kia đã không còn vị mặn ở môi bà. Nhìn khuôn mặt ràn rụa của bà, tôi thương bà quá!
    Bà bịnh nặng, các em tôi không hiểu được mức độ nghiêm trọng của căn bịnh. Bên cạnh bà, mẹ tôi cứ lau nước mắt. Ba thì lầm lì, ít nói, giục chúng tôi che thêm mái là phía sau, bửa thêm mớ củi...tôi nhìn họ, đủ biết rằng điều gì sẽ xảy ra....
    Đêm ấy, những chiếc lá me li ti, se sẽ rơi ngoài bệnh viện. Chúng tôi gặp bà lần cuối. Lạ sao, bà vẫn cười, nụ cười nhẹ tênh tênh.
    9- 1996
  9. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    18. Bà Cô
    Mùa xuân, một mùa xuân nữa, bà cô của tôi lại càng lẩn thẩn hợn còn nhớ, hôm tuyên dương Bà mẹ VN anh hùng, bác Bảy bí thư hỏi thăm:
    - Bây giờ má đang sống với ai ?
    Bà tỉnh bơ:
    - thì hàng xóm chứ ai. Hồi trước tôi cũng nuôi con hàng xóm này mà!
    Quan khách ngơ ngác, mẹ tôi phải giai thích rằng, mẹ tôi mồ côi cha mẹ tf nhỏ, nhờ bà cô chăm sóc dạy dỗ, bà không ai thân thuộc ngoài mẹ tôi, Các bác, các cô hiểu ra nửa thương, nửa tội. Mẹ ngậm ngùi bảo cả nhà " thế mà hay, bà cô chúng ta khong còn thấy tủi nữa". Má đúng thật, dạo này, bà cô lại hay cười, một nụ cười hạnh phúc, tôi chằng hiểu tại sao?
    Mùa xuân trước, bà cô đến nàh tôi như một sự kiện. Lần đầu tiên cả nhà sôbngs chung với một người già. Bọn trẻ chúng tôi thích lắm, thích nụ cười hóm hỉnh, ngây ngây, những nếp nhăn nối đuôi nhau xếp hàng trên khuôn mặt phúc hạu. Chị em chúng tôi đặc biệt quan tâm đến bộ tóc phơ phơ, đôi mày cũng bạc phếch của bà. Thằng Út ngây ngô.
    - Cứ như là nứ hiệp trong phim "Tẩu hoả nhập ma" vậy.
    Chúng tôi bật cười, mẹ tôi dặn
    - Từ nay các con không được mở ti vi to quá. Hãy để bà cô nghĩ ngơi.
    Bọn trẻ chúgn tôi , nhiều khi cũng bị cụt hứng. Nhưng ngày lại ngày qua, đêm đến đêm khác, bệnh lãng tai của bà càng nặng, các "anh hùng đại hiệp" của bọn tôi đánh nhau chí choé mà vẫn không làm phiền bà. Thế là từ đó, mỗi lần chúng tôi nói chuyện với bà phải hét toáng lên như là đang cãi nhau vậy. Hàng xóm lúc đầu giật mình:
    - Chằng biết gia đình vợ chồng nhà nó có chuyện gì?
    Sau hiểu ra phì cười, quen dằn thôi. Những khi chị em tôi đùa với nhau, bà chằng nghe được gì, nhưng khi thấy chúng tôi vui vẻ, bà cũng cười theo, nụ cười san sẻ, nồng ấm.
    Bà trở lên hoạt bát nhứt là khi bà kể về những đứa con của bà- cậu dì của chúng tôi. Bà có ba ngưòi con, cả ba đều hy sinh. Từng khúc ruột một bị cắt lìa, đau biết mấy, thế mà thỉnh thoảng bà vẫn cười.
    - ******, phải còn đứa nào tao cũgn cho đi Cách mạng luôn.- Bà thương yêu nói vậy.
    Mẹ tôi lườm trách yêu:
    - Đúng là khẩu khí của mẹ VN anh hùng.
    Tôi còn quá nhỏ để hiểu được nỗi đau kia to lớn biết chừng nào. Nhưng tôi biết, có cái gì đó lạ lùng trong bà, khi bà kể về những đứa con thân yêu, khuôn mặt của bà bỗng khác đi rạng rỡ. Những ngôi sao trong amứt vén làn mây đục, nhấp nháy. Bốn làn bà ra bến sông đưa tiễn, chỉ một lần đón mẹ tôi quay về. Họ ra đi chưa kịp dựng vợ gả chồng, chưa kịp cho bà một đứa cháu để vui.
    Cô con dâu mới chỉ làm lễ hỏi ngay ngày viếng thăm, chăm sóc. Bà cô thương lắm, bèn đứng ra bàn với nhà giá gả chồng cho cô ấy.
    - Nó khóc dữ lắm, ngày cuối nó nói dừa trên cây khô nhiều, nó bẻ một lần này thôi, sau không còn dịp nữa. Con nhỏ...- Bà nhắc lại nỗi đau.
    Rồi một chuyến sang sông, cô ấy chẳng trở về, chẳng phải theo chồng trong cuộc đưa dâu. Cô ấy ngã gục trong một đêm, dạn pháo nổ ngay dốc dừa dưới bến. Cây dừa cụt đọt năm nào, bây giờ mối mọt bám đầy. Cây mới trồng lớn lên cao vút. Nơi ấy giờ đây, nước cuốn xoáy mòn. Người ở xóm truyền nhau răng, thỉnh thoảng có những cụm mây đậu trên ngọn dừa, giống hệt như cô ấy. Mẹ tôi nói thế nào bà cũng không chịu ra chợ. Một lần mẹ tôi quỳ trước mặt bà, mẹ khóc, bà cũng khóc:
    - Cô không nỡ bỏ các con của cô. Cứ ở đây cho con nhớ chỗ mà về!
    Rồi bà cũng khõc. Những giọt nước mắt trong như pha lê. Nó không chảy thẳng xuống, gặp phải những nếp nhăn hằn sâu, ôi flần thưo những nếp nhăn ấy. Không biết tự bao giờ nhữngg giọt nước mắt kia đã không còn vị mặn ở môi bà. Nhìn khuôn mặt ràn rụa của bà, tôi thương bà quá!
    Bà bịnh nặng, các em tôi không hiểu được mức độ nghiêm trọng của căn bịnh. Bên cạnh bà, mẹ tôi cứ lau nước mắt. Ba thì lầm lì, ít nói, giục chúng tôi che thêm mái là phía sau, bửa thêm mớ củi...tôi nhìn họ, đủ biết rằng điều gì sẽ xảy ra....
    Đêm ấy, những chiếc lá me li ti, se sẽ rơi ngoài bệnh viện. Chúng tôi gặp bà lần cuối. Lạ sao, bà vẫn cười, nụ cười nhẹ tênh tênh.
    9- 1996
  10. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    19. Gió Mùa Thao Thức !
    Những ngọn gió tháng mười ráo khan đã thổi về xóm Rạch Mồ Côi. Không ngủ được, má dậy sớm nấu ấm trà mang ra chòi vuông cho ba. Má biết cữ này ba cũng đang thao thức. Thức, vì đêm nay kỷ niệm chợt theo gió về kinh hãi.
    Nghe gió tưởng bên ngoài cửa chòi lũ cá rô đang đớp móng dưới trăng giật mình quẫy chủm. Nghe như tiếng những cây dao yếm mần cá chặt đều trên mặt thớt mù u. Nghe phảng phất mùi tanh tanh của khạp cá muối chưa chao nước mắm?
    Tháng này năm ngoái, Rạch Mồ Côi vào mùa đìa, mùa thu hoạch cá đồng lớn nhất trong năm. Ừ, năm ngoái cũng gió này, nước trên đồng cạn dần, cá nhà ta giã từ hết mùa mưa rày đây mai đó, giã từ những bữa ăn ngon trên chân ruộng, chân rừng, buồn tình rút xuống mương đìa ca ?ola la la, ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục cũng ao nhà??.
    Thấy cá ục sôi dưới đìa, mắc nôn nao trong ruột. Hai ông bà không ngủ được, nghe cá lóc táp phập trên mặt nước, tiếng gọn hơ như dừa rụng; ba nói: con này cả ký lô nghen bà. Má cãi: hỏng tới đâu đó ông ơi, chừng nửa ký là cùng, cá lóc táp nghe hờm vậy chứ.
    Ba cười, già đầu rồi hổng lẽ tui cãi qua cãi lại với bà như con nít. Rồi má châm một bình trà đậm, bưng lại chỗ cửa sau rủ ba ra ngồi. Vừa tráng nước nóng mấy cái ly má vừa hỏi năm nay ông tính cữ nào thì xuống lưới? Thấy đằng xóm làm đìa, má nôn nên hỏi vậy chớ má biết năm nào cũng chờ cận tết, chờ đám con cháu về đủ. Chúng nó bôn ba thành thị, chen chúc nhọc nhằn ở đó cả năm rồi, chừng về phải đãi cho tụi nó mấy bữa cá đã đời.
    Ba má làm nông dân cả đời, nghèo lắm, chỉ có chút này làm niềm vui lớn cho con. Ở thành phố đám con cũng đủ đầy, nhưng chẳng bao giờ được sống đầm ấm như vầy, được đứng ngồi quây quần, rối rít với nhau ngoài bờ chuối, bờ dừa mát rượi, khói tỏa quanh nồng nàn, khung cảnh vẫn như ngày chúng lên tám lên mười.
    Coi cái cách ăn của con, ba má mừng chúng vẫn chưa thay đổi, tánh ý hồi nhỏ sao giờ vậy. Thằng Hai với con Năm mê cá lóc, khoái thấu trời món cá nướng rơm chấm muối ớt kèm rau húng lủi, bắp chuối non. Hai đứa nói với nhau: trời ơi mùi khói này nó thơm, ngọt làm sao đâu á, nghe như đang ở giữa đồng lúa quê mình, như hồi còn đi dận cù bắt chuột hén anh.
    Thằng Ba ngồi ở một góc khác lặng lẽ, chắt lưỡi hít hà với mấy con cá trê vàng nướng, nó ngồi trở cá, mắt lom lom vô con cá bóng nhẫy, mỡ nhỏ xèo xèo trên bếp lửa, tô nước mắm gừng để tum hum trong lòng.
    Con Tư chê cá rô, cá trê, ghét cá lóc (hồi năm tuổi, nó nhào vô cái lu đang rộng cá nên bị cá lóc phóng trúng, con mắt sưng như trái ổi, xanh dờn), nó lăng xăng làm cá sặc nấu cơm mẻ, nó nói cái tạng nó nghèo khó, nhăn nhó nên chỉ hợp với cá sặc thôi. Anh chị nó cười ha ha ha, ui cha, ba má ơi, nó nói vậy chớ ở thành phố bây giờ ăn cá sặc là sành điệu lắm, nhiều bữa muốn ăn cá sặc kho sả ớt mà kiếm không ra, thèm muốn rớt nước mắt luôn vậy đó.
    Má ngồi nhìn con cháu đang cười đùa ăn uống, nhớ thằng Út vừa vào bộ đội, cữ này ở đơn vị nó có biết gió về không, có thèm không một nồi canh chua cá rô đồng bông so đũa?
    Má khum tay che cho khỏi chói, ngước lên nhìn bông so đũa nở trắng xóa trên đầu. Những thứ bông rau đồng cũng như có hẹn với mùa đìa. Đám con má chỉ cần vói một chút là hái được những đọt chùm ruột trên đầu, những đọt sung hơi chát nhưng cặp với cá lóc nướng rơm thì ngon không biết tả vào đâu. Rồi mớ rau đắng đất ngoài bãi lá vào thời non lẩy bẩy, gừng thì đang già, đang vào độ nồng nàn, trái dác treo từng chùm xanh xanh trên lùm lức. Đất quê nhà cũng thương những đứa con xa như tình thương của ba má vậy.
    Nhưng năm nay bông so đũa đã nở trắng bờ rạch, bờ mương, mùa cá cũ thôi không còn nữa. Ba nhìn ra cánh đồng sâu hút, tối mênh mông, gió mênh mông nghe lạnh lòng quá mới nhắc: năm ngoái cữ này mình nhậu mệt nghỉ bà hén. Má cười, ờ ờ.
    Má nhớ bữa làm đìa nhà Tư Nổ, má với mấy ?oní?, mấy chị sui xỉn quá trời đất. Nghĩ, đàn bà con gái xứ này thiệt hết biết, uống rượu còn hơn đàn ông, nhậu xình xang còn bày đặt nhảy nhót cà dựng (chớ có biết rumba, chachacha? gì đâu). Nhắc lại còn nghe mắc cỡ quá chừng. Hôm đó mặt mày má đỏ gay, đầu tóc đầy vảy cá, già thở không ra hơi mà ca vọng cổ ngời ngợi. Ra về ba còn chọc, tui thấy bữa nay bà đẹp hơn mọi bữa à đa. Má cười, ông già quỉ?
    Nhắc lại, ba nói mùa đìa năm ngoái là mùa vui nhất mà cũng buồn nhất vì đó là mùa đìa cuối cùng. Bà con bàn ran chuyện năm tới Rạch Mồ Côi chuyển qua nuôi tôm, nghe nói người ta bên Năm Căn, Ngọc Hiển nuôi tôm ai cũng cất nhà tường. Xóm Rạch mình còn nghèo quá, chỉ hai vụ lúa với một mùa đìa, ai có vườn rộng trồng cải trồng bầu được thêm chút tiền huê lợi nhưng đâu vô đó hết, sống đắp đổi không dư, bây giờ Nhà nước cho nuôi tôm thì mừng chứ.
    Hôm đó chỉ có ba má là bần thần, hồi nào giờ cây lúa cũng chung thủy với mình, bây giờ quay mặt với nó, không lẽ tệ vậy. Má nói vậy rồi năm tới mình có tụ lại vui như vầy không. Được chớ, Tư Nổ cười khà khà khà, nghe nói nuôi tôm một năm bằng chục năm làm ruộng đó, năm tới tui xây nhà lầu, bà con kéo nhau lên sân thượng nhậu tép luộc mát trời. Mà hỏng chừng tui còn sắm tivi màu, đầu máy video, sắm điện thoại di động - Tư Nổ ngẩn ra, nước miếng chảy xuống chỗ môi chẻ thâm sì - tướng tui mà cầm điện thoại di động coi sang lắm nghen.
    Ba nhớ lời của Tư Nổ hoài, vì anh đã vẽ bức tranh tôm mù mịt thành những điều rất thật, thật như đang rờ đụng vậy. Vậy mà? đêm hôm qua ba rượt Tư Nổ qua mấy cái bờ mới túm được anh, cả hai loi ngoi ướt, ngồi trên bờ. Tay vẫn còn nắm cái áo rách te tua của anh Tư, ba nhắc câu nói xưa của anh, không sai một chữ. Anh bật khóc, khóc vì cùng đường đi đổ lúa trộm tôm vuông ba bị ba rình bắt, hay khóc vì thương tiếc mùa xưa.
    Rồi vợ Tư Nổ chạy lại, chỉ biết lí nhí xin tha cho chồng, chị nói hồi này tôm tép không có, tụi con khổ quá, bần cùng quá chú thím ơi... Má ngậm ngùi, người phụ nữ này năm trước một tay câu eo ếch má còn tay kia cầm cây chổi nhảy cà tưng, sao giờ tới nông nỗi vầy...
    Bốn người ngồi với nhau lặng lẽ, hồi lâu, day qua chị Tư Nổ má nói thôi coi như là lá lành đùm lá rách, rách ít đùm rách nhiều, rách nhiều đùm rách nát, bây biết mà tao cũng nghèo. Rồi má trút mớ cá phi rộng trong xô ra giỏ, giúi vào tay chị biểu chị đưa chồng về, kiếm đồ khô mà thay để vầy cảm lạnh chết.
    Lúc vô nhà thấy cửa mở toang hoang, cái lư hương không cánh mà bay mất. Ba má tỉnh rụi, không phải hô hoán lên làm chi, hôm rồi mất ông Tà ngoài miễu, hôm trước nữa thì mất cái lon cặm nhang trên bàn thông thiên. Ba cười buồn, mai là tụi nó trả lại, tụi nó mượn để cầu số chớ đâu. Tôm chết hoài cũng buồn, nên rủ nhau đánh số đề chơi, may ra?
    Nhưng may thì ra rủi lại vào, xóm Rạch Mồ Côi vừa tiễn đưa một gia đình ly xứ. Chú thím Chín bên kia rạch thua sạch nhà cửa đất vườn, xuống ghe bắt đầu một cuộc nổi trôi; hôm ra bến chú mếu máo nắm tay ba: biết chừng nào vợ chồng tui mới gặp lại anh chị sui để tụi mình nhậu với nhau tối trời đất.
    Phải hôm đó có mưa là cảnh mủi lòng y hệt trong phim. Bây giờ ba vẫn thường đứng nhìn phía nền nhà của bạn, cái nền phèn váng trắng, xốp như nước đá bào, bên phải vẫn còn nguyên chỗ cầu ao, nước mặn ngấm vào, nước trong thấy đáy, chẳng có bông súng nào mọc ở đó, chỉ thấy rong nhớt xanh dờn trôi lình phình.
    Xóm Rạch bây giờ buồn, chẳng có cái gì để vui chung với nhau như hết mùa lúa, như xong hội đìa, như năm cũ. Người trúng tôm thì lẳng lặng không dám khoe (vì sợ trộm), người không có trao tráo khấn vái trời. Hễ mười vuông thì thất bát hết bảy vuông, vì không ai hiểu rành con tôm hết, không ai biết con tôm nó đỏng đảnh cỡ nào, vậy mới khổ. Nước mặn thấm vào vườn tược trụi lơ, xơ xác hệt như vừa qua bão, cây trái teo héo, chặt năm trái dừa mới được một ca nước, cọng cải lá rau, trái ớt, trái bầu... cũng phải mua.
    Nửa đêm nằm nghe người nào đó ca văng vẳng ở mấy chòi trên, giọng sao buồn rượi vậy. Quê xứ như cô con gái trót lỡ ?okhôn ba năm, dại một giờ?, bắt đầu nhớ tiếc vì mình đã đứng núi này trông núi nọ. Ba nhìn má qua ánh đèn chong leo lét, chợt giật mình: đôi gò má của người vợ hiền năm ngoái còn hồng vì rượu, nay đã seo sắt quắt queo vì trơ trọi dưới nắng và gió trời. Hồi lâu ba nói: tiền bán tôm mót hổm rày được bao nhiêu bà, sớm mai này bà ra chợ huyện lựa mua một ít cá rô mề, mốt là thằng Út về phép, nấu cho con nó nồi canh chua cá rô bông so đũa, tội nó?
    Má gật đầu, khẽ hớp một ngụm trà, thương đắng đót đám con xa nhà; tết này, ừ tết này con của má về, mà má ba chẳng có gì cho tụi nó.
    Sớm nay, trà vẫn pha nửa vốc tay như mọi bữa mà sao nghe đắng quá vậy nè?

Chia sẻ trang này