1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi hoangvan09, 09/05/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    24. Nhớ sông
    Mỗi lần qua sông Cái Lớn, Giang lại nghĩ chắc tới già, tới chết, mình sẽ chẳng bao giờ rời chiếc ghe nhỏ này đâu. Cũng khúc sông này, năm Giang mười tuổi, má Giang chết. Hôm đó, trời mưa nhỏ nhưng gió nhiều, gió bạt tay chèo liêu xiêu. Nước từ vàm sông cuồn cuộn đổ ra. Chiếc ghe bạt nước tấp vô sà lan chở cát. Ông Chín, ba Giang, chống đằng mũi; má Giang, chống đằng lái. Giang ngồi trong mui ghe, ôm con Thủu vào lòng. Giang thấy rõ ràng lúc cây sào trong tay má đang chỏi vào thành sà lan trượt hướt lên, má ngã xuống, đầu má đập vào cái gờ sắt, đôi chân còn bíu vào ghe. Rồi má cong lại như chiếc võng, hụp vào sông. Giang khóc điếng, bồng con Thuỷ lồm cồm bò về đằng sau lái, Giang còn kịp nhìn thấy mái tóc má trôi loà xoà liêu phiêu trong làn nước rồi mất hút.
    Giang không hiểu tại sao mình nhớ hoài, nhớ ràng ràng cái ngày đó. Cho nên qua vàm lần nào Giang đều kéo con Thủy ra, Giang chỉ: má chết chỗ này nè. Con Thuỷ ừ hữ như không. Giang hỏi: Không nhớ à? Thuỷ lắc đầu.
    Cũng phải, lúc đó con Thuỷ còn mềm xèo, nhỏ xíu như con mèo mướp. Hệt như Giang, nó lớn lên trên ghe. Lúc buôn bán, lúc nấu cơm, ông Chín không bồng được, Giang buộc sợi dây dù vô chân nó, đầu kia Giang buộc vô mui ghe. Con Thuỷ bò chán bò chê rồi nằm ngửa ra, ngó những trái cà, trái khóm, trái bí, bầu ông Chín treo lúc lỉu trên nhánh chà đằng mũi ghe. Có lẽ nó biết thân mình mồ côi mẹ nên nó dễ chịu, dễ tánh.
    Gia đình ông Chín sống hẳn trên ghe. Cảnh của ông cũng buồn lắm. Nhà nghèo, ra riêng, gia đình chỉ cho hai công đất. Năm Giang ba tuổi, Giang lên sởi. Ông Chín bán đất cứu con. Số tiền còn dư lại, ông mua chiếc ghe nhỏ đi bán hàng bông. Cả nhà dắt díu nhau linh đinh sông nước. Có lúc vừa ghé lại bờ, chưa kịp buộc dây ghe vô gốc mắm, do quẩn chân lâu ngày Giang đã chạy lên bờ, chạy cuống chạy cuống như điên trên đất. Má Giang rớt nước mắt: "Con nhỏ thiệt thòi...". Ông Chín an ủi: "Vì miếng ăn mà, mình ơi".
    Sau này khi vợ chết, không hoàn toàn vì miếng ăn mà cả nhà ông Chín trôi dạt hết dòng sông này đến con kinh kia. Ở đáy con sông nào đó còn là nơi gởi gắm xương thịt của người đàn bà xấu số - má Giang. Những buổi tối, buộc ghe vô gốc tra bông nở vàng cặp mé sông, ông Chín dạy chị em Giang học. Có được chút vốn học hành nhỏ nhoi, ông dạy bằng hết. Giang lanh lợi hơn con Thuỷ, học ít mà tính rợ cực kỳ giỏi. Buôn bán lu bù mà nó tỉnh như không. Nó tính toán hết, mua rau trái, đường đậu tạp phẩm cho chuyến đi, chở than, chở củi chuyến về. Nhiều chuyến bốc than còn nóng chất dưới sạp ghe, chị em Giang nằm trên đó mà ngủ, sáng ra lưng phồng rộp. Ông Chín ứa nước mắt, cắn răng biểu: "Lần sau thôi nghen, con Hai".
    Bây giờ hỏi lại Giang nói không có con kinh, con rạch nào mà ghe chưa đi qua, không có đường ngang ngõ tắt nào mà ông Chín không biết. Xuôi dòng, ngược dòng, con nước kém, con nước ròng... Không ai nói với ai, nhưng cả nhà ông đều nghĩ, chắc là sống như vầy hoài, như vầy mãi thôi. Chị em Giang đùa nhau sau này lấy chồng, ra riêng, ba cho mỗi đứa một chiếc ghe. Con Thuỷ nói nó không lấy chồng, nó ở vậy đi bán với ba, nó nói mà giọng hơi buồn. Ông Chín nghe rồi như gió ùa về, lòng tự dưng nghe đau xót. Rồi khi hai đứa con gái ông sinh ra những đứa con, chúng lại phải sống cuộc đời lênh đênh như má chúng, ông nghĩ vậy, đâu có được. Những buổi chiều ghé đi qua thị trấn, qua phố huyện, giờ tan học nhìn đám học trò túa ra cổng trường, đám học trò áo lem mực, tay kẹp nách cái cặp, tay mang bình nước, con Thuỷ lón lén đắm đuối nhìn lên, mắt ông Chín cháy âm âm một nỗi gì đau đáu.
    Giang gặp hoài đôi mắt đó, Giang thương ông quá đi thôi. Giang lấy chồng. Chồng Giang tên Thuấn ở Ðập Sậy. Những lần đậu ghe lại buôn bán, Thuấn đều mời ông Chín lên nhà uống rượu. Nhà Thuấn không giàu nhưng cũng đủ mặc đủ ăn, có đất làm ruộng, gần trường xã. Ông Chín chọn Thuấn trước, ông hỏi Giang có ưng không. Giang ngồi chải tóc, chải tới rát da đầu, vuốt ra từ cây lược mớ tóc rối (như lòng mình rối). Giang gật. Giang lấy chồng hôm mười chín tháng hai, khi dọc những triền sông, trên những đám chùm gọng, những rặng ráng... loài chùm gởi tơ hồng phủ lên một màu vàng óng, rồi chi chít những bông hoa trắng con con như hột tấm mẳn. Mấy chiếc ghe bạn kè lại thành bè, đậu phía ngoài đập. Ðám đàn bà con gái bê những cái cà ràng nhóm củi nấu ăn trên bờ. Hiện - bên ghe bạn - cũng bày đặt đi đốn lá dừa về bẻ vòng nguyệt trên mũi ghe nhà Giang. Ngày vui của Giang mà Hiện lầm lì, có cười cười cũng héo xèo. Nửa đêm nhóm họ, rượu uống sương sương, Hiện ca Tình anh bán chiếu mà nước mắt ròng ròng. Hiện lấy mu bàn tay quệt nước mắt, trợn trạo biểu: "Rượu xứ nầy cay dễ sợ". Rồi dòm trong ghe thấy Giang ngồi xếp quần áo với con Thuỷ, Hiện kêu: "Chắc sau này mình hổng gặp được nữa, cô Hai hen". Giang ngước lên cười buồn . Con Thủy thày lai: "ảnh thương chế đó". Giang vỗ đầu em: "Thương khỉ khô gì mà không chịu nói, hả?". Con Thuỷ cười: "Chế hỏi cái bộ như em là ảnh vậy". Sáng sau, Giang mặc áo dài từ dưới ghe bước lên, ông thợ chụp ảnh chụp được một pô đẹp ơi là đẹp, đẹp nhất là quanh Giang mớ bông tra vàng rụng tơi bời lừng lững như hàng trăm cái chuông.
    Giang ở nhà chồng rồi, con Thủy buồn lắm. Nó thay Giang buôn bán cho ông Chín nghỉ ngơi sau bao ngày lèo lái. Nó lanh lợi, mau mắn không bằng Giang nhưng được nước siêng. Ngày nào nó cũng lật lịch coi, tới con nước ba mươi đi bán vùng xóm rẫy về, ghe ghé Ðập Sậy thăm chị nó. Có bữa dọn cơm nó vô thức dọn thừa đôi đũa, cái chén, ông Chín rày: "Mai mốt bay lớn bay cũng lấy chồng, chị bay đâu ở được với bay hoài". Nói vậy mà sao lòng ông cũng cồn cào nhớ.
    Ghé Ðập Sậy, Giang đòi ông Chín ở lại một đêm, cho Giang xuống ghe ngủ với con Thủy. Giang than nức nở: "Trời ơi, con nhớ ghe quá trời đất đi". Xuống ghe, Giang đưa tay rờ rẫm từng món hàng, từng miếng sạp. Trên nhà, ông Chín ngồi uống rượu với Thuấn. Thuấn uống dữ, anh toàn tợp nguyên ly. Uống xong rồi lè nhè than: "Con nuôi con Giang như nuôi con sáo, hổng biết giờ nào nó xổ ***g nó bay. Con Giang là vợ con, nó ở đây mà lòng dạ nó ở đâu á...". Ông Chín lặng người.
    Thường thì cơm nước, quét dọn xong hễ hở ra giờ nào Giang lấy xuồng chèo đi giờ ấy. Trời đất, nó đi đâu? Thuấn cười chua chát: "Hổng biết, nó chèo khơi khơi vậy đó ba à, con cũng nghi bậy trong bụng, có bữa con rình đi theo, vợ con chèo đã đời rồi nó buông chèo lụi vô đám lá, lấy tay vịn, ngồi ở đó. Rồi chèo về, vậy à". Ông Chín thở dài.
    Ðêm đó Giang nằm dưới ghe. Giang hỏi con Thủy: Vậy chớ ghe mình bán có đắt không, bây giờ ghe mình thường về đậu ở bến nào, ba còn buồn, còn uống rượu ban đêm không... Thủy trả lời muốn mệt. Con Thủy nói:
    - Anh Hiện gởi lời thăm chế, ảnh hỏi em hoài hà, hỏi vậy chớ chế lúc này vui hông? Em nói em hổng biết. Sao mà em thấy ảnh tội nghiệp thiệt. Phải chi... - Con Thủy lúng búng dừng lại rồi thẹn thò nói tiếp - Phải chi có cái gì thường được, mình thường cho ảnh.
    Mắc mớ gì mà phải bồi thường - Giang cười rồi giật mình. Con Thủy năm nay mười tám tuổi, nó lớn thiệt, lớn mau quá. Giang nhớ cái ngày con Thủy có kỳ kinh nguyệt đầu tiên, nó lụi đầu giấu vô mớ cốm gạo treo lủng lẳng khóc mướt. Giang bảo không sao đâu, không sao đâu mà chực rơi nước mắt. Giang nghĩ phải chi còn má. Thủy còn có chị nó, chớ ngày đó của Giang, Giang cũng khóc mà không thể hỏi ai. Ông Chín tinh ý biết, ông lặng lẽ qua bên ghe nhà Hiện, nhờ má Hiện. Ngồi hút thuốc như ống khói tàu, lần đầu tiên ông thấy mình bất lực, vô dụng và bối rối trước đứa con gái đáng thương.
    Nhớ lại nhiều chuyện quá, Giang không ngủ được. Con Thủy bày ra chuyện lắc ghe, lắc như là ghe đang bị sóng vậy, nó biểu "chắc là chế quen ngủ vậy rồi, êm êm hổng chịu". Giang thiếp đi, thấy mình đang ở trong một cơn mơ mà giấc mơ cũng tròng trành.
    Khi ra về, nhìn bóng Giang xơ rơ đứng tiễn bên hàng me, ông Chín dặn lòng, thôi, sau nầy có nhớ thì lâu lắm mình mới ghé thăm. Rồi nó sẽ quen, sẽ quên đi. Nó phải biết cách sống với đất để nghĩ về tương lai những đứa con của nó.
    Nhưng chưa đầy con trăng đã thấy Giang khăn gói về bến Xã Xiêu. Giang lần theo mấy chiếc ghe bạn hỏi thăm rồi quá giang họ về. Ông Chín thấy Giang lòng đau bầm. Ông gằn gằn hỏi: "Con Hai! Bay đi đâu?" Giang cúi mặt: "Con nhớ ghe quá hà, con nước rồi ba không thèm ghé thăm con". Giang nói thêm, nói Thuấn cho Giang đi, chừng nào muốn về thì về, "ảnh dễ ghê vậy đó ba à". Ông Chín đâm sầm ra ngồi đàng lái, vấn thuốc rồi bập bập trên môi mà không buồn đốt. Con Thủy sợ ông giận Giang, nó men ra nói khơi: "Lâu lâu có con gái về thăm, sướng thấy mồ, ba đừng giận ba ha". Ông không trả lời, lúc đó ông đang nghĩ về một người đã khuất, lòng ông chua chát: "Tui biết tính sao bây giờ, bà ơi. Tui tính lầm một lần này rồi". Nghe con Thuỷ cười với Giang rộn rã: "Chế ngủ trên nhà riết rồi cũng quen mà, ngủ ghe vừa chật vừa nực thí mồ - Con Thuỷ nói hoài, nó thích có đất, có vườn như bên chồng Giang - Có đất để làm gì hả? Ðể trồng cây, ừ trồng cây ăn trái, trồng mít và trồng rau". Giang nhắc: "Ờ phải em ham đất lắm, hồi nhỏ ghe đậu bến nào chế cũng coi em bắt mệt, cứ xoay lưng là em chổng mông cạp đất ăn ngon lành. Ăn đất hoài bụng ỏng bụng eo luôn, nhớ chưa? ".
    Ông Chín lần vào trong, vẹt mớ bánh kẹo, giở hũ gạo ra, moi dưới đáy một chiếc hộp sắt sơn đen. Ông gọi chị em Giang lại, ông mở hộp ra, trong hộp một túi vải dây gút miệng. Ông ngồi xếp bằng, trịnh trọng, trang nghiêm như thể ông sắp đánh đổi cái gì thiêng liêng nhất trong cuộc đời. Ông từ tốn lấy từ trong túi ra từng chiếc khâu vàng óng ánh, nói: "Ngày mai ba đưa con Hai về, thằng chồng bay chắc đang trông...". Giang ngước nhìn trân ông rồi cụp mắt, cúi đầu. Dốc ngược cái túi, ông Chín bảo:
    - Dành dụm cả đời ba chỉ có bao nhiêu đây thôi. Ba sẽ bán chiếc ghe nầy, về quê nội mua một miếng đất, rồi ba với con Thuỷ cuốc đất trồng rau, có gì ăn nấy. Ba đi cả đời, ba cũng mệt...
    Con Thuỷ ngỡ ngàng nhìn vào mớ vàng rồi nó lặng lẽ bò ra ngoài mũi ghe. Nó sợ còn ngồi trong đó, chút nữa thôi nó sẽ bật khóc vì thương mình, thương ba. Con Thuỷ biết khi bỏ lại sau lưng hơn nửa đời sông nước, ông Chín hẳn sẽ buồn lắm, đau lòng lắm. Trong này ông Chín biểu Giang: "Ngủ đi. Rồi ngày mai...". Ông chờ Giang quay đi rồi mới đốt nén nhang cắm trên cái trang thờ treo trên vách: "Còn bà, bà đã thành nước, thành đất, thành cỏ thành cây, cha con tui ở đâu, xin bà theo đó. Ðám cháu chắt chít của mình rồi sẽ chẳng phải chịu lênh đênh".
    Giang ngồi ở đầu vòm mui nhìn ra đằng trước. Con Thủy không biết mình đang vui hay đang buồn, nó thẫn thờ buông chân xuống nước, khỏa bì bõm, mắt hướng về chiếc ghe của Hiện đang đậu sát bờ lá. Hiện biết Giang về nên Hiện nằm ca sang sảng.
    Con Thuỷ lầm bầm: "Chắc là sau này em không gặp được anh đâu".
    Ðêm nay cũng có gió nhiều, cà bắp trong đám lá dậy hương, cái mùi dân dã không chịu được. Gió làm sóng chao ghe mà sao khó ngủ quá vậy nè.
  2. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    25. Ông ngoại
    Sáng nay, con em họ Dung khoe:
    - Em vừa đi phỏng vấn, má em nói một tháng nữa sẽ bạy
    Chiều, cậu mợ ghé nhà, mếu máo . Ông ngoại cương quyết không đi . Ông bảo: "Ba sống ở đây một mình mà vui, sang bên đó, xứ lạ xa người.....các con lớn rôi,f chọn đường thì cứ đi..."
    Mợ khóc lu loa.
    - Thà ba mắng chửi, chứ nói vậy, tụi em đau lòng.
    Mẹ Dung an ủi:
    - Thôi, có dịp thì ứ đi, ở bên này chị thu xếp cho mấy cháu sang sống với Ba.
    Dung như ở trên trời rơi xuống. Mẹ bảo nó:
    - con là con gái lớn, biết nấy cơm, chăm sóc ngoại.
    Dung gân cổ cãi:
    - Thì con Huệ cũng biết nấu cơm vậy.
    Mẹ nghiêm mặt:
    - Thế hồi mầy lên bốn, mẹ đi vắng gần tròn năm, ai nuôi mầy, ai kéo võng cho mầy suốt đêm, ai dạy cho mày "Bần tất cộng lạc, phú tất cộng ưu" là sao. Mày có thương ông không hả?
    Dung cúi đầu. Ừ, thương thì có thương, mà có phải xa cách gì cho cam, ngày nào Dung cũng sang nhà chở em họ đi học, gặp ngoại thì chào hỏi, đôi khi ông ngoại lì xì ít tiền, dăm tối nó qua cậu hát Karaoke, xem phim, ông ngoại với nó cũng thân thuộc vậy. Nhưng suy đi nghĩ lại, sang sống với ông lai là chuyện khác. Lũ em hùa đến:
    - Lần này chị chết chắc.
    Con em họ dụ khị
    - Thôi thì cho chị dàn Karaoke của em luôn.
    Sang bên ấy được hai hôm, Dung chạy về mẹ, than thở lướt sướt: "Ở với ông ngoại buồn muốn chết, đi học về, mở Karaoke lại sợ ồn, nói chưa được mấy câu thì hết chuyện. Chẳng lẽ con lại nói chuyện tình yêu với ông ngoại à? Bọn bạn không dám lại nhà chơi. Ông khó lắm. Con mở nhạc cũng ngại, con nấu cơm khét ông mắng cả buổi. Suôt ngày ông cứ lo tiat tót cho mấy chậu kiểng, mất con cá vàng. Con hỏi:" Ngoậi chăm sóc hoài không chán sao?", Ngoại nói " Cây cũng có linh hồn. Con không tin, ghé tai vào nghe thử, có cây nào than buồn, có cây nào thèm nghe Michael Jackson đâu".
    Mẹ cười:
    - Con vì ông một chút, ông cũng vì con thôi, thử xem.
    Dung anh ách lái xe về nhà ngoại, cậu đi để lại chiếc Chaly màu xanh, Dung dùng đi học. Hồi sáng này, ông ngoại dắt xe ra đến cửa Dung hỏi:
    - Ngoại đinh đi đâu
    - Ông lên quận một chút.
    Dung ngăn:
    - Thôi , ngoại già rồi, không nên lái xe , có đi, con chở ông đi.
    Ông tỏ vẻ giận, quây quả vào nhà. Ôi, người già sao mà khổ đến vậy.
    Thế nghĩa là có hai thế giới ở trong ngôi nhà. Thế giớ của ông là mấy ông bạn già, là mấy chồng nhựt báo, là cái radio đâu hồi còn đánh nhau, là trầm tư suy ngẫm, là mảnh sân hoa trái. Thế giới của Dung là tiếng nhạc gào thết xập sxnh, là sắc màu xanh đỏ, là quả đất như nằm gọn trong bàn tay. Sáng nó dậy thật sớm để nấu cơm, sau đó đi học, chiêụ lại học, buổi tối nó vù xe đến bạn chơi hoặc về nhà nghe mấy đứa em cãi nhau ỏm tỏi. Hai thế giới vừa giành giựt vừa hoà tan nhau.
    Mặc dầu Dung đang ở trong thế giới của ông, mà không biết mình đang chìm dần vào đấy. Lọt thõm giữa cái sân xanh lá, Dung vẫn buồn. Rảnh rỗi, nó leo lên cây me giầ ở góc sân, nhấm nháp vị me non. Ông ngoại tặng Dung cái chậu sứ trằng nó trồng vầo đấy một cây mai. Lây ngày quên bẵng, nhìn lại thấy cây mai đã lớn từ hồi nào, mượt mà những là Dung cảm thấy vui vui. Hôm bữa Dung nói với ông:
    - Sao ông Chín bên nhà rủ ngoại đi tham gia câu lạc bộ gì đó, ngoại không đi?
    Ông nhìn Dung thật lâu" Ngoại sợ con ở nhà một mình buồn".
    Dung chột dạ, "Có bao giờ đi chơi mà mình nghĩ tới ông không"
    Mưa thì ông ghé vào phòng
    - con khỏi phải nấu cơm, lo mà ôn thi, ngoại ra quán ăn cũng được.
    Dung mừng rỡ, gật đầu, lòng thầm toan tính. "Chuyện này chẳng nói cho mẹ hay kẻo mẹ mắng" Bẳng mấy hôm, bọn chèo kéo "Ôn bài mệt thấy mồ, xả hơi một bữa" Nhảy nhót ca múa một hồi, cuộc chơi nhạt dần, Dung cong cổ húp bún, ngán quá, liền vòi về nhà "Nấu cơm ó bao lâu...tại mình lười thôi".
    Có những sự thay đổi Dung không thể ngờ được. Bây giờ mỗi đêm D trở mình nghe ông ngoại ho khúc khắc. NGhe cây mai nhỏ nứt minh , nảy chôì Dung nghiện hương trầm tối tối ông thắp lên bàn thờ bà ngoại. Lắm khi lũe em Dung sang, chúng nó phá phách quậy tung cả lên , Dung mắng, chúng nó trề môi "Chị hai khó như một bà già", D giật mình. Có lẽ quen với cái tĩng lặng trong sân mà mỗi chiều D giúp ông tưới cây, cái khoảng không xanh lạc lõng trong khói bụi, đâu đó, trên tàng me già, dăm chú chim hót líu lo Dung quen dáng ông ngoại với mái tóc bạc ( may sis and bro doc co hieu ko vay, sao ma kho hieu wa, type nguyen van do, tai thay dấu tùm lum wa....), với đôi mắt hõm, cái cằm vuông, quen mỗi tháng một lần cọc cạch lên phường lương hưu. Có một điều Dung ngày càng nhận ra tiếng ho của ông ngày càng khô và rời rạc như lời kêu cứu. Chủ nhật Dung cắm cúi lau chùi bên dàn karaoke phủ bụi, ông đứng lên nheo mắt:
    - Sao con không hát, con hát rất hay mà.- Dung thoáng ngỡ ngàng, nó hỏi:
    - Ngoại có thích nghe không?
    Rồi mở máy. Hôm ấy Dung rất vui, lần đầu tiên nó hát cho riêng ông nghe và quan trọng nhất là ông đã ngồi lại đấy, gật gù.
    Ngày 18 tháng 12, Dung mở tờ lịch mới, hôm nay là sinh nhật của nó. Hôm qua, mẹ cho Dung một món tiền kha khá, bọn bạn reo lên inh ỏi ?oParty nghe Dung, làm xôm tụ, tụi này kéo lại ?oDung nói với ông, ông gật đầu/
    - Ừ thì sinh nhật mà, con có mua bánh kem chưa? Ông biết làm đấy.
    Dung tròn mắt:
    - Thật ư?
    Ông khẽ cốc đầu nó.
    - Đừng có khinh ngoại.
    Nói rồi hai ông cháu lăn vào khuấy bột, trộn sữa. Tay ông nhẹ nhàng, nắn nót mười tám nụ hồng trên mựat bán Dung thòm thèm mãi. Buổi sinh nhật thật rôm rả, bọn Dung khiêu vũ với nhau ông ngoại cũng nhảy, ông mặc chiếc áo màu xanh thắt nơ hoa rất đẹp. Lúc ông nắm tay nó, nhạc dạo bài Tango ?oXa vắng?.
    Dung ngạc nhiên và buồn cười đến nỗi giẫm lên cả chân ông. Bọn bạn reo ầm lên, chúng khen bánh kem ngon, khen ông nhảy giỏi, Dung hãnh diện lắm, nói bâng quơ.
    - Ông học ở đâu vậy?
    - Ở câu lạc bộ. ?" Ông cười
    Dung nghĩ bụng, mình phải đến đó một phen. Tàn tiệc dung tất tả đi mua thuốc, ở trong phòng ông đang ho cành cạch. Nó thấy thương ông quá. Lúc đem thuốc vào phòng, ông kể:
    - Hồi ngoại ở Trường Sơn, ngoại có cậu lính hát rất hay, bọn ngoại đi săn nai về liên hoan khi về đến, cậu ấy chết trên tay ngoạ bởi cơn sốt rét rừng, lúc ấy cậu ta vừa tròn mười chin.
    Dung hoảng hốt:
    - Thật ư?
    Dung thưo ông đến câu lạc bộ, không như Dung nghĩ, ở đó cũng có tiếng nhạc dìu dặt, tiếng cười nói lao xao Dung thơ thẩn, quẩn quanh ngóng những chuyện không phải của mình
    - Lúc này ông ăn được không?
    - Yếu lắm rồi, ăn cơm mà nhạt như nhai giẻ rách, khéo năm nữa tôi chẳng đến được đâu.
    Có tiếng đàn bà cười khanh khách.
    - Ôi, bà nhuộm tóc đấy à? Bà đi đâu mà lâu lắm chẳng gặp.
    - Tôi đi học Anh ngữ đêm, bọn trẻ tóc còn xanh mà cứ đi chơi luôn , bà ạ.
    - Ừ nghĩ mà tủi, tôi gò lưng may cho con cháu một cái áo, nhưng nó bảo khó coi lắm. Chắc mắt tôi mờ rồi.
    Dung nín lặng. Ra về:
    - Hôm nay ngoại nhất định chở con về nhà.
    Ngoại cười, dưới ánh đèn, mắt ông cũng cười.
    Hết mùa me dốt, ông cháu Dung nhặt là mai đón Tết. Cậu gửi thư và quà về. Ông ôm chầm lấy thư bảo Dung.
    - Con đọc ngoại nghe.
    Dung đọc một lèo, lúc ngước lên đã thấy mắt ông đỏ rưng. Ông đến bàn thờ bà, đốt nén hương, mùi trầm ngào ngạt, Dung hỏi:
    - Ngoại thương cậu như vậy, sao không theo cậu?
    Ông trìu mến:
    - Ngoại muốn mỗi năm cùng con đón giao thừa và nghe con hát.
    Tháng 12/1996
  3. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    25. Ông ngoại
    Sáng nay, con em họ Dung khoe:
    - Em vừa đi phỏng vấn, má em nói một tháng nữa sẽ bạy
    Chiều, cậu mợ ghé nhà, mếu máo . Ông ngoại cương quyết không đi . Ông bảo: "Ba sống ở đây một mình mà vui, sang bên đó, xứ lạ xa người.....các con lớn rôi,f chọn đường thì cứ đi..."
    Mợ khóc lu loa.
    - Thà ba mắng chửi, chứ nói vậy, tụi em đau lòng.
    Mẹ Dung an ủi:
    - Thôi, có dịp thì ứ đi, ở bên này chị thu xếp cho mấy cháu sang sống với Ba.
    Dung như ở trên trời rơi xuống. Mẹ bảo nó:
    - con là con gái lớn, biết nấy cơm, chăm sóc ngoại.
    Dung gân cổ cãi:
    - Thì con Huệ cũng biết nấu cơm vậy.
    Mẹ nghiêm mặt:
    - Thế hồi mầy lên bốn, mẹ đi vắng gần tròn năm, ai nuôi mầy, ai kéo võng cho mầy suốt đêm, ai dạy cho mày "Bần tất cộng lạc, phú tất cộng ưu" là sao. Mày có thương ông không hả?
    Dung cúi đầu. Ừ, thương thì có thương, mà có phải xa cách gì cho cam, ngày nào Dung cũng sang nhà chở em họ đi học, gặp ngoại thì chào hỏi, đôi khi ông ngoại lì xì ít tiền, dăm tối nó qua cậu hát Karaoke, xem phim, ông ngoại với nó cũng thân thuộc vậy. Nhưng suy đi nghĩ lại, sang sống với ông lai là chuyện khác. Lũ em hùa đến:
    - Lần này chị chết chắc.
    Con em họ dụ khị
    - Thôi thì cho chị dàn Karaoke của em luôn.
    Sang bên ấy được hai hôm, Dung chạy về mẹ, than thở lướt sướt: "Ở với ông ngoại buồn muốn chết, đi học về, mở Karaoke lại sợ ồn, nói chưa được mấy câu thì hết chuyện. Chẳng lẽ con lại nói chuyện tình yêu với ông ngoại à? Bọn bạn không dám lại nhà chơi. Ông khó lắm. Con mở nhạc cũng ngại, con nấu cơm khét ông mắng cả buổi. Suôt ngày ông cứ lo tiat tót cho mấy chậu kiểng, mất con cá vàng. Con hỏi:" Ngoậi chăm sóc hoài không chán sao?", Ngoại nói " Cây cũng có linh hồn. Con không tin, ghé tai vào nghe thử, có cây nào than buồn, có cây nào thèm nghe Michael Jackson đâu".
    Mẹ cười:
    - Con vì ông một chút, ông cũng vì con thôi, thử xem.
    Dung anh ách lái xe về nhà ngoại, cậu đi để lại chiếc Chaly màu xanh, Dung dùng đi học. Hồi sáng này, ông ngoại dắt xe ra đến cửa Dung hỏi:
    - Ngoại đinh đi đâu
    - Ông lên quận một chút.
    Dung ngăn:
    - Thôi , ngoại già rồi, không nên lái xe , có đi, con chở ông đi.
    Ông tỏ vẻ giận, quây quả vào nhà. Ôi, người già sao mà khổ đến vậy.
    Thế nghĩa là có hai thế giới ở trong ngôi nhà. Thế giớ của ông là mấy ông bạn già, là mấy chồng nhựt báo, là cái radio đâu hồi còn đánh nhau, là trầm tư suy ngẫm, là mảnh sân hoa trái. Thế giới của Dung là tiếng nhạc gào thết xập sxnh, là sắc màu xanh đỏ, là quả đất như nằm gọn trong bàn tay. Sáng nó dậy thật sớm để nấu cơm, sau đó đi học, chiêụ lại học, buổi tối nó vù xe đến bạn chơi hoặc về nhà nghe mấy đứa em cãi nhau ỏm tỏi. Hai thế giới vừa giành giựt vừa hoà tan nhau.
    Mặc dầu Dung đang ở trong thế giới của ông, mà không biết mình đang chìm dần vào đấy. Lọt thõm giữa cái sân xanh lá, Dung vẫn buồn. Rảnh rỗi, nó leo lên cây me giầ ở góc sân, nhấm nháp vị me non. Ông ngoại tặng Dung cái chậu sứ trằng nó trồng vầo đấy một cây mai. Lây ngày quên bẵng, nhìn lại thấy cây mai đã lớn từ hồi nào, mượt mà những là Dung cảm thấy vui vui. Hôm bữa Dung nói với ông:
    - Sao ông Chín bên nhà rủ ngoại đi tham gia câu lạc bộ gì đó, ngoại không đi?
    Ông nhìn Dung thật lâu" Ngoại sợ con ở nhà một mình buồn".
    Dung chột dạ, "Có bao giờ đi chơi mà mình nghĩ tới ông không"
    Mưa thì ông ghé vào phòng
    - con khỏi phải nấu cơm, lo mà ôn thi, ngoại ra quán ăn cũng được.
    Dung mừng rỡ, gật đầu, lòng thầm toan tính. "Chuyện này chẳng nói cho mẹ hay kẻo mẹ mắng" Bẳng mấy hôm, bọn chèo kéo "Ôn bài mệt thấy mồ, xả hơi một bữa" Nhảy nhót ca múa một hồi, cuộc chơi nhạt dần, Dung cong cổ húp bún, ngán quá, liền vòi về nhà "Nấu cơm ó bao lâu...tại mình lười thôi".
    Có những sự thay đổi Dung không thể ngờ được. Bây giờ mỗi đêm D trở mình nghe ông ngoại ho khúc khắc. NGhe cây mai nhỏ nứt minh , nảy chôì Dung nghiện hương trầm tối tối ông thắp lên bàn thờ bà ngoại. Lắm khi lũe em Dung sang, chúng nó phá phách quậy tung cả lên , Dung mắng, chúng nó trề môi "Chị hai khó như một bà già", D giật mình. Có lẽ quen với cái tĩng lặng trong sân mà mỗi chiều D giúp ông tưới cây, cái khoảng không xanh lạc lõng trong khói bụi, đâu đó, trên tàng me già, dăm chú chim hót líu lo Dung quen dáng ông ngoại với mái tóc bạc ( may sis and bro doc co hieu ko vay, sao ma kho hieu wa, type nguyen van do, tai thay dấu tùm lum wa....), với đôi mắt hõm, cái cằm vuông, quen mỗi tháng một lần cọc cạch lên phường lương hưu. Có một điều Dung ngày càng nhận ra tiếng ho của ông ngày càng khô và rời rạc như lời kêu cứu. Chủ nhật Dung cắm cúi lau chùi bên dàn karaoke phủ bụi, ông đứng lên nheo mắt:
    - Sao con không hát, con hát rất hay mà.- Dung thoáng ngỡ ngàng, nó hỏi:
    - Ngoại có thích nghe không?
    Rồi mở máy. Hôm ấy Dung rất vui, lần đầu tiên nó hát cho riêng ông nghe và quan trọng nhất là ông đã ngồi lại đấy, gật gù.
    Ngày 18 tháng 12, Dung mở tờ lịch mới, hôm nay là sinh nhật của nó. Hôm qua, mẹ cho Dung một món tiền kha khá, bọn bạn reo lên inh ỏi ?oParty nghe Dung, làm xôm tụ, tụi này kéo lại ?oDung nói với ông, ông gật đầu/
    - Ừ thì sinh nhật mà, con có mua bánh kem chưa? Ông biết làm đấy.
    Dung tròn mắt:
    - Thật ư?
    Ông khẽ cốc đầu nó.
    - Đừng có khinh ngoại.
    Nói rồi hai ông cháu lăn vào khuấy bột, trộn sữa. Tay ông nhẹ nhàng, nắn nót mười tám nụ hồng trên mựat bán Dung thòm thèm mãi. Buổi sinh nhật thật rôm rả, bọn Dung khiêu vũ với nhau ông ngoại cũng nhảy, ông mặc chiếc áo màu xanh thắt nơ hoa rất đẹp. Lúc ông nắm tay nó, nhạc dạo bài Tango ?oXa vắng?.
    Dung ngạc nhiên và buồn cười đến nỗi giẫm lên cả chân ông. Bọn bạn reo ầm lên, chúng khen bánh kem ngon, khen ông nhảy giỏi, Dung hãnh diện lắm, nói bâng quơ.
    - Ông học ở đâu vậy?
    - Ở câu lạc bộ. ?" Ông cười
    Dung nghĩ bụng, mình phải đến đó một phen. Tàn tiệc dung tất tả đi mua thuốc, ở trong phòng ông đang ho cành cạch. Nó thấy thương ông quá. Lúc đem thuốc vào phòng, ông kể:
    - Hồi ngoại ở Trường Sơn, ngoại có cậu lính hát rất hay, bọn ngoại đi săn nai về liên hoan khi về đến, cậu ấy chết trên tay ngoạ bởi cơn sốt rét rừng, lúc ấy cậu ta vừa tròn mười chin.
    Dung hoảng hốt:
    - Thật ư?
    Dung thưo ông đến câu lạc bộ, không như Dung nghĩ, ở đó cũng có tiếng nhạc dìu dặt, tiếng cười nói lao xao Dung thơ thẩn, quẩn quanh ngóng những chuyện không phải của mình
    - Lúc này ông ăn được không?
    - Yếu lắm rồi, ăn cơm mà nhạt như nhai giẻ rách, khéo năm nữa tôi chẳng đến được đâu.
    Có tiếng đàn bà cười khanh khách.
    - Ôi, bà nhuộm tóc đấy à? Bà đi đâu mà lâu lắm chẳng gặp.
    - Tôi đi học Anh ngữ đêm, bọn trẻ tóc còn xanh mà cứ đi chơi luôn , bà ạ.
    - Ừ nghĩ mà tủi, tôi gò lưng may cho con cháu một cái áo, nhưng nó bảo khó coi lắm. Chắc mắt tôi mờ rồi.
    Dung nín lặng. Ra về:
    - Hôm nay ngoại nhất định chở con về nhà.
    Ngoại cười, dưới ánh đèn, mắt ông cũng cười.
    Hết mùa me dốt, ông cháu Dung nhặt là mai đón Tết. Cậu gửi thư và quà về. Ông ôm chầm lấy thư bảo Dung.
    - Con đọc ngoại nghe.
    Dung đọc một lèo, lúc ngước lên đã thấy mắt ông đỏ rưng. Ông đến bàn thờ bà, đốt nén hương, mùi trầm ngào ngạt, Dung hỏi:
    - Ngoại thương cậu như vậy, sao không theo cậu?
    Ông trìu mến:
    - Ngoại muốn mỗi năm cùng con đón giao thừa và nghe con hát.
    Tháng 12/1996
  4. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    26. Người Xưa
    Khi Hiên thôi học ở thành phố về, mướn căn nhà, treo cái bảng kẻ bằng bút lông lên giấy các tông "Viết hồi ký thuê" thì Hiên gặp lại người thương của má.
    Bảy năm rồi, Hiên mới gặp ông. Ông ốm, xanh, ông không già đi bao nhiêu nhưng tóc đã rụng nhiều để lại cái trán rộng như sân bay Trà Nóc. Hiên luôn luôn thấy ông gần gụi và thân thuộc, cái cảm giác ông luôn luôn có mặt trong đời của Hiên mặc dầu chẳng thân tình gì nhaụ Cứ nói với một đứa bé mười, mười hai tuổi rằng cái ông đang nói trên ti-vi hồi đó thương má mầy, nó sẽ dõi theo ông ta bằng một sự quan tâm nào đó không lý giải được. Ngay từ khi ông còn tại chức, ông luôn xuất hiện trên mặt báo, trên ti-vi với sự chân thật toát ra từ đôi mắt, một vẻ mặt trăn trở, đấu tranh. Hiên cho rằng đôi mắt thể hiện được con ngườị Ông từ chức chủ tịch trước nhiệm kỳ hồi cuối năm rồi với lý do sức khỏe kém, không đủ năng lực để làm việc. Hiên cố làm như mình chẳng bao giờ quen ông. Bảy năm, đủ để ông già đi và Hiên bỏ bộ dạng đứa học trò quê mùa cũ. Hiên hỏi ông muốn viết hồi ký ở dạng nàọ Hẳn nhiên là có nhiều cách viết khác nhau, để lại cho con cháu thì đào sâu về đạo đức, lối sống, về buổi đầu lập thân cực nhọc ra làm sao để lại cho đời sau cơ ngơi, sự nghiệp nầỵ Nếu xuất bản hàng loạt thì chú trọng những công việc, thành tích trong đời... hoặc chỉ viết riêng cho một mình ông thôi, sống giấu kín, chết mang theọ Ông cười rất đẹp (đôi lúc có những nụ cười như thế làm cho tim Hiên thót lên một tiếng hít hà):
    - Tôi muốn cháu viết cho người tôi yêụ Và viết thật.
    Hiên thưa rằng Hiên sẽ viết thật nếu như ông nói thật. Ông lại cườị Má ơi!
    Hiên thèm được viết thật dữ lắm chớ. Hiên vừa học vừa làm thêm việc viết hồi ký non hai năm. Hiên đã gặp nhiều khách hàng nghe họ kể về cuộc đời của họ. Ai cũng làm tỉ mỉ điều tốt, điều cao thượng hơi giống nhau, bày tỏ lòng nhân ái với thế giới, lòng thương mến với tất cả mọi ngườị Hiên nhận ra một quỹ đạo nhàm chán là không ai kể về những lỗi lầm của mình dù là từ thuở ấu thơ đã ngắt đuôi con chuồn chuồn đỏ nhét vào cọng cỏ hay về chú dế lửa bị mình nhốt trong cái ***g đất đã chết vì chật và buồn. Mà, Hiên cho rằng, hồi ký là phải thật, ai đời người ta lại gian dối với cả chính mình. Đôi khi cầm quyển hồi ký do chính tay mình viết ra, trình bày sạch sẽ, bìa đẹp, lật từ trang đầu tới trang cuối thấy người ta sống sao mà tốt quá, tốt thiệt, tốt đến không ngờ. Bạn bè cười vào cái ý nghĩ ngớ ngẩn của Hiên: "Thì tật con người ta vậy mà... ". Hiên biểu tin Hiên đi, thấy cuộc đời kiểu nầy không ham, không thấy vui đâụ
    Ông không vậy, ông thủ thỉ với Hiên như một người bạn bên một người bạn thân thiết. Hiên cảm thấy cái quý giá nhất của hợp đồng nầy là được ông tin cậỵ Ông nói với Hiên về tuổi thơ, về quê hương, về tất cả những chiến công và những lỗi lầm. Những nơi ông đến rồi đi và ấn tượng những người ông gặp... Buổi tối, trở về căn nhà vuông vức như cái bánh chưng, Hiên mở máy ghi âm để ghi lại giọng nói điềm đạm như thể dè dặt của ông và chợt nhận ra mình viết cái hồi ký không phải cho riêng ông. Hiên viết cho những đồng đội đã hy sinh xương máu để giúp ông lập nhiều chiến công. Hiên viết cho những người cộng sự cùng ông đưa cái địa phương nầy đi lên, được biểu dương thành tích. Và Hiên hạnh phúc viết về một bóng hình mơ hồ nào đó mà ông đã chia tay trong quá khứ nhưng luôn hiển hiện bên ông. Hiên không chắc chắn đó có phải là má Hiên không. Thường thì đàn ông không nhớ sâu sắc và yêu sâu sắc như người đàn bà.
    *
    Ông sống một mình trong một căn nhà rộng, mặt ngó ra một con đường nhỏ chạy vòng vèo quanh một hồ rộng nhân tạọ Vợ Ông qua đời gần tròn bốn năm. Họ không có những đứa con trai, con gáị Ông bảo bà yếu ớt, hay đau hay bệnh lắm. Ông cũng đang bệnh, mỗi sáng, mỗi trưa và tối, Hiên thấy ông uống một vốc thuốc. Hơi thở của ông cũng phảng phất mùi kháng sinh. Hiên hỏi thăm ông bệnh gì, ông cười, bệnh nhỏ thôi, mai mốt hết. Hiên hơi bần thần. Cô vẫn cần mẫn đến nhà ông như mọi ngàỵ Sáng nào ông cũng rang cơm và chừa cho Hiên một chén. Ông rang cơm rất ngon. Hột cơm se lại, giòn tan. Mùi tỏi vàng trong dầu nóng xộc vào mũị
    Hiên thường bưng chén cơm ra ăn ngoài khoảng sân hẹp rụng đầy bông điệp đỏ và ngồi xuống cái băng đá đặt dưới bệ cửa sổ. Mầu của buổi sáng trong ngôi nhà nầy mới trong trẻo làm saọ Hiên bảo:
    - Sống một mình khổ thiệt. Cháu sẽ làm mai cho chú một cộ. Thím cũng mất lâu rồi, phải không, chú?
    Ông lấy tay vỗ vỗ đầu gối Hiên, tay ông to, nhưng mềm và lạnh lẽo:
    - Thôi, cháụ Trễ quá rồị
    Hiên cười, chú vẫn còn trẻ chán. Ông chắc lưỡi, "tự nhiên thèm gặp một người" rồi quay sang hỏi Hiên có muốn nghe chuyện tình của ông không. Hiên còn chờ đợi gì mà không gật đầụ Hiên nhận thấy con người nầy luôn luôn vắt kiệt mình trong đám bùng nhùng thiện - ác, đúng - sai, giả - chân... Cả trong tình yêu cũng vậỵ Hai người ngồi trong cảnh buổi sớm đang vãi nắng lên caọ
    Hiên tưởng như mình đang đi trên con tàu cuộc đời ông và đã qua bao ngoặc trái ngoặc phải, leo bao đồi dốc, băng qua những cây cầu sang sông rồi một ngày, Hiên nhìn thấy má mình như một ga xép hiện rõ dần lên trong đêm tốị Một ga xép với đầy đủ vẻ đẹp của nó: thầm lặng, đìu hiu, nhưng rất trân trọng đón đưa những con tàu xuôi ngược.
    - Đó là thời đạn bom ác liệt, nhưng sáng nào cổ cũng chèo xuồng ra chi khu Rạch Ráng bán trầụ Tôi thương cổ từ ốp trầu cổ bó. Ốp trầu chắc nụi, hai đầu cong cong như mái đình làng. Những lá trầu xanh đằm lên nhau khăng khít không chèn lẫn một lá úa nàọ Tôi thương cổ từ ngón tay cái bấm trầu đã mòn khuyết như trăng mùng tám. Tôi hoạt động trong vai một thầy giáo, "con" út của một bà má tiến bộ. Con trai má đi lính cho Ngô Đình Diệm đã bị tử trận, bà má đó quả quyết là con trai bà bị chính lực lượng cộng hòa dập pháo và bà muốn trả thù. Sáng nào tôi cũng ra bến chợ, xuống xuồng của cổ mua một ốp trầu cho "má". Cổ không đẹp lắm, ừ giống như cháu vậy, ở cổ luôn luôn lộ ra một nét duyên ngầm, càng nhìn càng thấy lạ, thấy thương. Cổ cũng thương tôi thiệt lòng. Ngặt cái cổ là con gái xã trưởng Ba Chi khét tiếng ác. Gia thế cổ là vậỵ Cổ chấp nhận thương tôi mặc dầu cũng đoán được tôi ở phía nào trong cuộc chiến tranh nầỵ Cháu cũng biết thân phận của tôi mà, ông nội tôi, ba tôi, các chú bác đều thoát ly đi làm cách mạng. Gia đình tôi phản đối dữ lắm. Tổ chức cũng không đồng ý. Nhưng lúc đó tôi còn trẻ, trẻ như cháu bây giờ, tôi nghĩ, tình yêu sẽ vượt lên tất cả.
    - Cháu cũng nghĩ vậy, chú à. - Hiên gật đầụ
    - Nhưng cháu còn trẻ, cháu có hiểu không? Chiến tranh vốn đầy bất trắc. Nó để lại cho tôi một niềm đau, lâu quá rồi mà còn đau hoàị
    Hiên cũng vậỵ Hiên biết buồn nỗi buồn chiến tranh từ ngày thơ bé. Tụi bạn chơi trò đánh trận giả, bao giờ cũng đẩy Hiên về phía giặc. Thằng Đen lớn nhất, nó chống nạnh cười khì khịt: "Mày phải ở "bên nó". Má tao nói hồi đó ba mầy đi lính quốc gia". "Bên mình" bắn "bên nó" phằng phằng, Hiên cũng bắn lại phằng phằng nhưng Hiên thì phải chết. Có khi nằm trên ổ kiến lửa để chết, Hiên giật nảy lên, giãy giụa, thằng Đen đứng vỗ tay cười chưa xong đã khóc mướt: "Con nhỏ nầy chết y hệt ba tao"". Hiên cũng khóc. Những đứa trẻ như thằng Đen, như Hiên mới tí tuổi đầu đã bị súng bập dừa bắn vào trái tim thơ ngâỵ Đen thôi hồn nhiên và Hiên thì ngơ ngác chết.
    - Người ta mong hòa bình một, tôi mong tới chín, mười, cháu à. Sau Mậu Thân, cơ sở bị lộ, tôi rút vô cứ. Địch ra sức đàn áp phong trào cách mạng. Tề ngụy gom dân vô ấp chiến lược, trong đó, nhà cổ đi đầụ Người xuôi kẻ ngược, cổ chỉ kịp đầm đìa nước mắt và hẹn nhau hai tiếng "hòa bình". Coi lại, cả đời chúng tôi rượt đuổi nhaụ Cổ bỏ nhà ra ấp chiến lược mới chín tháng thì chúng tôi mở rộng căn cứ về xóm quê ở. Tôi dọn dẹp căn nhà đầy mạng nhện và bồ hóng của cổ để làm nơi làm việc. Hôm một bà má đi chợ về ghé báo con út Xuyến nó lấy một thằng lính ngụy, đêm đó bom bỏ vụn căn nhà. Tới bây giờ, tôi cũng không hiểu làm sao mình còn sống được, nhưng hôm đó, trong cái hầm, nước lỏng bỏng, tôi tìm được trong hốc đất một cái khăn trắng thêu hai con chim đậu trên cành mận trổ đầy hoa, và một dòng thêu dở: "Đường dài ngựa chạy biệt tăm... "
    -... " Người thương có nghĩa trăm năm cũng về". - Hiên buột miệng, rồi giật mình, cô quấy quá thêm - Cháu đã đọc câu ca dao nầy ở đâu rồi, chắc là trong trường học.
    Ông gật đầu, dường như chớm bàng hoàng, ông nhẩm lại "Người thương có nghĩa trăm năm cũng về". Mặt ông hơi tái đị
    - Vậy tôi không phải là người thương có nghĩa rồi, cháu à. Tôi đã có thật nhiều cơ hội nhưng rồi đã bỏ quạ Năm tám hai, tôi chuẩn bị làm Bí thư huyện thì nghe tin chồng cổ vượt biên.
    - Và chú phải lựa chọn, hoặc làm bí thư hoặc phải từ bỏ tất cả, không ai chấp nhận chú lập gia đình với một người đàn bà đã có một đời chồng là lính ngụy?
  5. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    26. Người Xưa
    Khi Hiên thôi học ở thành phố về, mướn căn nhà, treo cái bảng kẻ bằng bút lông lên giấy các tông "Viết hồi ký thuê" thì Hiên gặp lại người thương của má.
    Bảy năm rồi, Hiên mới gặp ông. Ông ốm, xanh, ông không già đi bao nhiêu nhưng tóc đã rụng nhiều để lại cái trán rộng như sân bay Trà Nóc. Hiên luôn luôn thấy ông gần gụi và thân thuộc, cái cảm giác ông luôn luôn có mặt trong đời của Hiên mặc dầu chẳng thân tình gì nhaụ Cứ nói với một đứa bé mười, mười hai tuổi rằng cái ông đang nói trên ti-vi hồi đó thương má mầy, nó sẽ dõi theo ông ta bằng một sự quan tâm nào đó không lý giải được. Ngay từ khi ông còn tại chức, ông luôn xuất hiện trên mặt báo, trên ti-vi với sự chân thật toát ra từ đôi mắt, một vẻ mặt trăn trở, đấu tranh. Hiên cho rằng đôi mắt thể hiện được con ngườị Ông từ chức chủ tịch trước nhiệm kỳ hồi cuối năm rồi với lý do sức khỏe kém, không đủ năng lực để làm việc. Hiên cố làm như mình chẳng bao giờ quen ông. Bảy năm, đủ để ông già đi và Hiên bỏ bộ dạng đứa học trò quê mùa cũ. Hiên hỏi ông muốn viết hồi ký ở dạng nàọ Hẳn nhiên là có nhiều cách viết khác nhau, để lại cho con cháu thì đào sâu về đạo đức, lối sống, về buổi đầu lập thân cực nhọc ra làm sao để lại cho đời sau cơ ngơi, sự nghiệp nầỵ Nếu xuất bản hàng loạt thì chú trọng những công việc, thành tích trong đời... hoặc chỉ viết riêng cho một mình ông thôi, sống giấu kín, chết mang theọ Ông cười rất đẹp (đôi lúc có những nụ cười như thế làm cho tim Hiên thót lên một tiếng hít hà):
    - Tôi muốn cháu viết cho người tôi yêụ Và viết thật.
    Hiên thưa rằng Hiên sẽ viết thật nếu như ông nói thật. Ông lại cườị Má ơi!
    Hiên thèm được viết thật dữ lắm chớ. Hiên vừa học vừa làm thêm việc viết hồi ký non hai năm. Hiên đã gặp nhiều khách hàng nghe họ kể về cuộc đời của họ. Ai cũng làm tỉ mỉ điều tốt, điều cao thượng hơi giống nhau, bày tỏ lòng nhân ái với thế giới, lòng thương mến với tất cả mọi ngườị Hiên nhận ra một quỹ đạo nhàm chán là không ai kể về những lỗi lầm của mình dù là từ thuở ấu thơ đã ngắt đuôi con chuồn chuồn đỏ nhét vào cọng cỏ hay về chú dế lửa bị mình nhốt trong cái ***g đất đã chết vì chật và buồn. Mà, Hiên cho rằng, hồi ký là phải thật, ai đời người ta lại gian dối với cả chính mình. Đôi khi cầm quyển hồi ký do chính tay mình viết ra, trình bày sạch sẽ, bìa đẹp, lật từ trang đầu tới trang cuối thấy người ta sống sao mà tốt quá, tốt thiệt, tốt đến không ngờ. Bạn bè cười vào cái ý nghĩ ngớ ngẩn của Hiên: "Thì tật con người ta vậy mà... ". Hiên biểu tin Hiên đi, thấy cuộc đời kiểu nầy không ham, không thấy vui đâụ
    Ông không vậy, ông thủ thỉ với Hiên như một người bạn bên một người bạn thân thiết. Hiên cảm thấy cái quý giá nhất của hợp đồng nầy là được ông tin cậỵ Ông nói với Hiên về tuổi thơ, về quê hương, về tất cả những chiến công và những lỗi lầm. Những nơi ông đến rồi đi và ấn tượng những người ông gặp... Buổi tối, trở về căn nhà vuông vức như cái bánh chưng, Hiên mở máy ghi âm để ghi lại giọng nói điềm đạm như thể dè dặt của ông và chợt nhận ra mình viết cái hồi ký không phải cho riêng ông. Hiên viết cho những đồng đội đã hy sinh xương máu để giúp ông lập nhiều chiến công. Hiên viết cho những người cộng sự cùng ông đưa cái địa phương nầy đi lên, được biểu dương thành tích. Và Hiên hạnh phúc viết về một bóng hình mơ hồ nào đó mà ông đã chia tay trong quá khứ nhưng luôn hiển hiện bên ông. Hiên không chắc chắn đó có phải là má Hiên không. Thường thì đàn ông không nhớ sâu sắc và yêu sâu sắc như người đàn bà.
    *
    Ông sống một mình trong một căn nhà rộng, mặt ngó ra một con đường nhỏ chạy vòng vèo quanh một hồ rộng nhân tạọ Vợ Ông qua đời gần tròn bốn năm. Họ không có những đứa con trai, con gáị Ông bảo bà yếu ớt, hay đau hay bệnh lắm. Ông cũng đang bệnh, mỗi sáng, mỗi trưa và tối, Hiên thấy ông uống một vốc thuốc. Hơi thở của ông cũng phảng phất mùi kháng sinh. Hiên hỏi thăm ông bệnh gì, ông cười, bệnh nhỏ thôi, mai mốt hết. Hiên hơi bần thần. Cô vẫn cần mẫn đến nhà ông như mọi ngàỵ Sáng nào ông cũng rang cơm và chừa cho Hiên một chén. Ông rang cơm rất ngon. Hột cơm se lại, giòn tan. Mùi tỏi vàng trong dầu nóng xộc vào mũị
    Hiên thường bưng chén cơm ra ăn ngoài khoảng sân hẹp rụng đầy bông điệp đỏ và ngồi xuống cái băng đá đặt dưới bệ cửa sổ. Mầu của buổi sáng trong ngôi nhà nầy mới trong trẻo làm saọ Hiên bảo:
    - Sống một mình khổ thiệt. Cháu sẽ làm mai cho chú một cộ. Thím cũng mất lâu rồi, phải không, chú?
    Ông lấy tay vỗ vỗ đầu gối Hiên, tay ông to, nhưng mềm và lạnh lẽo:
    - Thôi, cháụ Trễ quá rồị
    Hiên cười, chú vẫn còn trẻ chán. Ông chắc lưỡi, "tự nhiên thèm gặp một người" rồi quay sang hỏi Hiên có muốn nghe chuyện tình của ông không. Hiên còn chờ đợi gì mà không gật đầụ Hiên nhận thấy con người nầy luôn luôn vắt kiệt mình trong đám bùng nhùng thiện - ác, đúng - sai, giả - chân... Cả trong tình yêu cũng vậỵ Hai người ngồi trong cảnh buổi sớm đang vãi nắng lên caọ
    Hiên tưởng như mình đang đi trên con tàu cuộc đời ông và đã qua bao ngoặc trái ngoặc phải, leo bao đồi dốc, băng qua những cây cầu sang sông rồi một ngày, Hiên nhìn thấy má mình như một ga xép hiện rõ dần lên trong đêm tốị Một ga xép với đầy đủ vẻ đẹp của nó: thầm lặng, đìu hiu, nhưng rất trân trọng đón đưa những con tàu xuôi ngược.
    - Đó là thời đạn bom ác liệt, nhưng sáng nào cổ cũng chèo xuồng ra chi khu Rạch Ráng bán trầụ Tôi thương cổ từ ốp trầu cổ bó. Ốp trầu chắc nụi, hai đầu cong cong như mái đình làng. Những lá trầu xanh đằm lên nhau khăng khít không chèn lẫn một lá úa nàọ Tôi thương cổ từ ngón tay cái bấm trầu đã mòn khuyết như trăng mùng tám. Tôi hoạt động trong vai một thầy giáo, "con" út của một bà má tiến bộ. Con trai má đi lính cho Ngô Đình Diệm đã bị tử trận, bà má đó quả quyết là con trai bà bị chính lực lượng cộng hòa dập pháo và bà muốn trả thù. Sáng nào tôi cũng ra bến chợ, xuống xuồng của cổ mua một ốp trầu cho "má". Cổ không đẹp lắm, ừ giống như cháu vậy, ở cổ luôn luôn lộ ra một nét duyên ngầm, càng nhìn càng thấy lạ, thấy thương. Cổ cũng thương tôi thiệt lòng. Ngặt cái cổ là con gái xã trưởng Ba Chi khét tiếng ác. Gia thế cổ là vậỵ Cổ chấp nhận thương tôi mặc dầu cũng đoán được tôi ở phía nào trong cuộc chiến tranh nầỵ Cháu cũng biết thân phận của tôi mà, ông nội tôi, ba tôi, các chú bác đều thoát ly đi làm cách mạng. Gia đình tôi phản đối dữ lắm. Tổ chức cũng không đồng ý. Nhưng lúc đó tôi còn trẻ, trẻ như cháu bây giờ, tôi nghĩ, tình yêu sẽ vượt lên tất cả.
    - Cháu cũng nghĩ vậy, chú à. - Hiên gật đầụ
    - Nhưng cháu còn trẻ, cháu có hiểu không? Chiến tranh vốn đầy bất trắc. Nó để lại cho tôi một niềm đau, lâu quá rồi mà còn đau hoàị
    Hiên cũng vậỵ Hiên biết buồn nỗi buồn chiến tranh từ ngày thơ bé. Tụi bạn chơi trò đánh trận giả, bao giờ cũng đẩy Hiên về phía giặc. Thằng Đen lớn nhất, nó chống nạnh cười khì khịt: "Mày phải ở "bên nó". Má tao nói hồi đó ba mầy đi lính quốc gia". "Bên mình" bắn "bên nó" phằng phằng, Hiên cũng bắn lại phằng phằng nhưng Hiên thì phải chết. Có khi nằm trên ổ kiến lửa để chết, Hiên giật nảy lên, giãy giụa, thằng Đen đứng vỗ tay cười chưa xong đã khóc mướt: "Con nhỏ nầy chết y hệt ba tao"". Hiên cũng khóc. Những đứa trẻ như thằng Đen, như Hiên mới tí tuổi đầu đã bị súng bập dừa bắn vào trái tim thơ ngâỵ Đen thôi hồn nhiên và Hiên thì ngơ ngác chết.
    - Người ta mong hòa bình một, tôi mong tới chín, mười, cháu à. Sau Mậu Thân, cơ sở bị lộ, tôi rút vô cứ. Địch ra sức đàn áp phong trào cách mạng. Tề ngụy gom dân vô ấp chiến lược, trong đó, nhà cổ đi đầụ Người xuôi kẻ ngược, cổ chỉ kịp đầm đìa nước mắt và hẹn nhau hai tiếng "hòa bình". Coi lại, cả đời chúng tôi rượt đuổi nhaụ Cổ bỏ nhà ra ấp chiến lược mới chín tháng thì chúng tôi mở rộng căn cứ về xóm quê ở. Tôi dọn dẹp căn nhà đầy mạng nhện và bồ hóng của cổ để làm nơi làm việc. Hôm một bà má đi chợ về ghé báo con út Xuyến nó lấy một thằng lính ngụy, đêm đó bom bỏ vụn căn nhà. Tới bây giờ, tôi cũng không hiểu làm sao mình còn sống được, nhưng hôm đó, trong cái hầm, nước lỏng bỏng, tôi tìm được trong hốc đất một cái khăn trắng thêu hai con chim đậu trên cành mận trổ đầy hoa, và một dòng thêu dở: "Đường dài ngựa chạy biệt tăm... "
    -... " Người thương có nghĩa trăm năm cũng về". - Hiên buột miệng, rồi giật mình, cô quấy quá thêm - Cháu đã đọc câu ca dao nầy ở đâu rồi, chắc là trong trường học.
    Ông gật đầu, dường như chớm bàng hoàng, ông nhẩm lại "Người thương có nghĩa trăm năm cũng về". Mặt ông hơi tái đị
    - Vậy tôi không phải là người thương có nghĩa rồi, cháu à. Tôi đã có thật nhiều cơ hội nhưng rồi đã bỏ quạ Năm tám hai, tôi chuẩn bị làm Bí thư huyện thì nghe tin chồng cổ vượt biên.
    - Và chú phải lựa chọn, hoặc làm bí thư hoặc phải từ bỏ tất cả, không ai chấp nhận chú lập gia đình với một người đàn bà đã có một đời chồng là lính ngụy?
  6. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    26. NGUOI XUA (TIEP)
    Ông nhìn Hiên kinh ngạc, trong mắt ông ánh lên một niềm đau xót:
    - Cháu biết nhiều như vậy để làm gì, cháu gái?
    Hiên có muốn biết nhiều đâu, đời dạy cô vậy mà. Cô không trả lời câu hỏi, chỉ thốt lên:
    - Trời đất ơi, sao chú lại có thể đem tình yêu ra mà bì với mấy cái đó. Cháu mà yêu ai, cháu sẽ vượt qua mọi trở ngại để tới với người tạ
    - Cháu đã làm thử chưa?
    - Rồị - Hiên quả quyết.
    - Tôi cũng có lần làm như vậỵ Có một lần, tôi về thăm căn cứ. Chiếc tàu hì hụi về tới xóm đã chạng vạng. Tôi lúc đó không nghĩ tới chuyện gì khác ngoài chuyện tôi sắp gặp lại cổ. Khi tàu ghé dưới bật kinh nhà Tám Muốt, tôi thấy cổ bơi xuồng đi đặt đó. Xuồng nhỏ, bóng cổ nhỏ, một mình. Tôi nhìn cổ và nghĩ rằng mình có thể bỏ hết tất cả để về đây để che chở cho cái bóng nhỏ nhoi đó suốt đờị Nhìn tôi, cổ mừng xuống nước mắt. Tối đó, sau khi ăn đã đời bữa cơm bông súng nấu canh chua cá nâu, mắm sống, tôi chống xuồng qua sông. Hôm đó, tôi hơi saỵ Chắc tôi ngộ lắm nên đứa con gái nhỏ của cổ cứ nhìn tôi hoàị Tôi ngã mình trên võng mà khói cứ bay nồng mũị Tôi còn nhớ mình nói rằng không chấp chuyện đã qua, tôi không ngại đứa con gái lên ba tuổi của cộ Tôi nói rằng cơn mưa xưa đã đem nguồn nước cũ về đầm. Cổ nằm trên một cái võng khác, giăng xéo qua hai cây cột, đứa con gái ngủ. Cô chỉ khóc, khóc thật nhiều mà có nói được gì đâụ Vậy mà hai đứa thức, thở vắn thở dài tới sáng. Bữa sau, tôi đi thăm những bà con trong xóm căn cứ cũ. Vườn sau sân trước hố bom chằng chịt hố bom. Bảy năm sau giải phóng mà xóm rất nghèọ Những gia đình cách mạng ngày xưa hết mình nuôi nấng, che giấu chúng tôi, cuộc sống rất khó khăn, mặc dầu bông súng đã nở trắng hố bom, bầy vịt ta lội ngủng ngẳng. Cạnh nhà tường đạn bom cháy xém, bà con dựng lại căn nhà lá. Tôi về than, bà con mình nghèo quá. Cổ nói với tôi rằng dù có chính tay họ làm hay không nhưng cha cổ, chồng cổ đã gây biết bao nhiêu tội ác, làm cho cái quê nhỏ nầy trở nên như vậỵ Mà, có còn ai để giúp cổ trả món nợ nầy cho bà con, cho làng xóm, để cho cổ được ngẩng đầu lên nhìn cuộc đời mà không thấy mình có tội, ngoài tôị Tôi thương cổ lắm, tôi quay lại, tự hâm nóng mình. Thời đó tôi sống tràn đầy hoài bão, tràn đầy yêu thương như cháu bây giờ, cháu gái à. Tôi chưa biết ham mê tước vị, quyền lợị Rồi từ từ tôi mới biết cân nặng nhẹ, biết so đọ Tôi lấy vợ, mà tội nghiệp tôi lắm, lấy vợ mà cũng so đọ Ông già vợ tôi là cán bộ tổ chức của tỉnh. Tới một ngày chợt nhận ra, quyền lực đối với tôi càng giống như cục mỡ rệu trong veo trong nồi thịt kho tàu ngày Tết, nhìn thì thèm, ăn lại quá ngán mà bỏ thì tiếc.
    Ông cười sùng sục. Tiếng cười nghe xao động như quầy dừa rụng xuống vườn ranh giữa buổi trưa vắng. Nhưng Hiên giật mình vì ánh mắt không hề có một niềm vui, nó sâu hun hút. Hiên thấy lòng mình tạnh hẳn. Cái nhìn ông lạnh như cái ao sâu phủ kín lục bình.
    - Chú à, bây giờ cô ấy ở đâu?
    - Cháu có biết xóm Trầủ Một cái xóm đẹp. Căn cứ cũ của chúng tôị Tôi nhớ hoài, trước mặt xóm là một cái đầm nước gió ơi là gió...
    Và một hàng dừa nước bên sông nghiêng mình soi đáỵ Những ngày gió chướng về, nước trong vằng vặc như thấy rành rạnh từng xớ lá. Trên bờ kinh, dây choại mọc đầy, đọt choại xanh non nhuốt líu ra líu ríu níu bước chân ngườị Hàng bông bụp trước sân nhà nở đỏ. Con heo cỏ bụng bự đầy đất sục mũi vào đám rau diệu, rau chaỵ Sau vườn, dây trầu già leo cây cau ốm. Bầy kiến vàng liêu xiêu bò ra bò vào trên nhánh chanh giấy de ra mé aọ Và ở đó có má Hiên, một đời thầm lặng, hiền lành... Sớm sớm, ngồi xắt chuối quết nát trộn với cám cho bầy vịt Xiêm ăn. Xẩm tối, má đốt nhang lên bàn thờ ông bà ngoại, đóng cửa, sập rèm. Má Hiên bị bức phải lấy ba Hiên tháng chín, tháng ba năm sau giải phóng miền nam. Cái khoảnh khắc đó so với cuộc đời nó ngắn ngủi biết bao nhiêu nhưng đã trì níu cuộc đời má Hiên xuống. Mấy mươi năm, cuộc đời má như hũ sành bể nát, không mảnh nào ráp được với mảnh nào, phải làm hai, làm ba còn lấy keo chắp vá. Niềm vui chỉ những ngày cuối tuần, má Hiên trông từng chuyến tàu trưa, coi Hiên có về không? Một người quen cũ có về không? Khi ba Hiên đi học tập cải tạo ba năm, Hiên lớn lên không hề có ba mà không thấy tủị Ba Hiên về, ba năm sau xuống tàu vượt biên. Hiên đã là một con bé lạ lùng. Hiên có thể rạch ròi từng chuyện một. Hiên nghĩ rằng ba ra đi là lỗi của ông vì ông nghĩ rằng đất nầy không cưu mang, không liên quan tới chuyện mối tình xưa gì gì đó của má. Hồi đó, mối tình đó chỉ là một ngọn lửa nhỏ le lói cháy trong mắt má Hiên. Lạ sao, đến bây giờ, ngọn lửa vẫn không tắt và chưa bao giờ tắt. Hiên vẫn không tin được, chỉ những lời hứa hẹn và một đôi lần nắm tay nhau (Hiên tưởng tượng cùng lắm thì hôn lên má nhau thôi, nếu có thể) lại làm cho người ta nhớ lâu, nhớ sâu đến vậỵ Một lần xem ti-vi, nhìn ông thoáng qua, trên màn hình, má Hiên luôn cười rất nhẹ, kín đáo âm thầm. Cái cười nhỏ nhưng tràn đầy tình. Hiên có lần bảo: "Con mà thương ai thể nào con cũng lặn lội lại nói với người ta liền". Má Hiên cười: "Con còn trẻ, má già rồị Mà, má có xứng gì đâu... ". Hiên chợt nhận ra, thế hệ của mình đã khác, thế hệ mình sống nhẹ nhàng hơn thời của má nhiềụ
    - Không biết bây giờ xóm cũ có còn như trước, cũng ba năm rồi tôi không về...
    Ông trầm ngâm. Hiên nói với lòng mình: Không, cái xóm đó không bao giờ thay đổi được. Người ở xóm đó vẫn vậỵ Chắc nó không khác được đâu, lúc nào nó cũng soi mình xuống Đầm. Thấy mình khác một chút đã sửa lạị
    - Lẽ ra bây giờ chú phải về xóm Trầụ Cháu chắc chắn là có người vẫn chờ đợi chú, chờ đợi tới trăm năm.
    Ông bồn chồn ngước lên nhìn Hiên:
    ... Hai hôm sau, khi Hiên quay lại nhà ông, nhà đã khóa cửa ngoàị Hiên quay về chỗ trọ thì nhận được lá thư nhỏ. Thư của ông, Hiên cứ cầm thư mà xuống nước mắt. Ông viết: "Cuộc đời đã tằn tiện chia sớt lại cái cơ hội cuối cùng của chú, cũng bởi vì chú đã hoài phí nhiềụ Chú đã nhận ra cháu rồi, cháu gái à. Chú chuyển lời xin lỗi đến má cháụ Chú bệnh, bệnh nặng. Không còn ham hố, vướng bận gì nữa, chú cũng không thể trở về, bởi vì chú không muốn làm một gánh nặng cho má con cháu lúc cuối đời... Chú thương cháu nhiều, con gái nhỏ... ".
    Chỉ vậy mà họ có thể bứt khỏi nhau ra được sao, trời đất quỷ thần ơi, những người lớn. Đường đời gang tấc mà vì nỗi gì đi vòng cho xa hoài, xa mãị Hiên lặng người, tới bây giờ Hiên cũng không biết ông bệnh gì, nghiêm trọng ra làm saỏ Hiên không biết. Má ơi!
  7. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    26. NGUOI XUA (TIEP)
    Ông nhìn Hiên kinh ngạc, trong mắt ông ánh lên một niềm đau xót:
    - Cháu biết nhiều như vậy để làm gì, cháu gái?
    Hiên có muốn biết nhiều đâu, đời dạy cô vậy mà. Cô không trả lời câu hỏi, chỉ thốt lên:
    - Trời đất ơi, sao chú lại có thể đem tình yêu ra mà bì với mấy cái đó. Cháu mà yêu ai, cháu sẽ vượt qua mọi trở ngại để tới với người tạ
    - Cháu đã làm thử chưa?
    - Rồị - Hiên quả quyết.
    - Tôi cũng có lần làm như vậỵ Có một lần, tôi về thăm căn cứ. Chiếc tàu hì hụi về tới xóm đã chạng vạng. Tôi lúc đó không nghĩ tới chuyện gì khác ngoài chuyện tôi sắp gặp lại cổ. Khi tàu ghé dưới bật kinh nhà Tám Muốt, tôi thấy cổ bơi xuồng đi đặt đó. Xuồng nhỏ, bóng cổ nhỏ, một mình. Tôi nhìn cổ và nghĩ rằng mình có thể bỏ hết tất cả để về đây để che chở cho cái bóng nhỏ nhoi đó suốt đờị Nhìn tôi, cổ mừng xuống nước mắt. Tối đó, sau khi ăn đã đời bữa cơm bông súng nấu canh chua cá nâu, mắm sống, tôi chống xuồng qua sông. Hôm đó, tôi hơi saỵ Chắc tôi ngộ lắm nên đứa con gái nhỏ của cổ cứ nhìn tôi hoàị Tôi ngã mình trên võng mà khói cứ bay nồng mũị Tôi còn nhớ mình nói rằng không chấp chuyện đã qua, tôi không ngại đứa con gái lên ba tuổi của cộ Tôi nói rằng cơn mưa xưa đã đem nguồn nước cũ về đầm. Cổ nằm trên một cái võng khác, giăng xéo qua hai cây cột, đứa con gái ngủ. Cô chỉ khóc, khóc thật nhiều mà có nói được gì đâụ Vậy mà hai đứa thức, thở vắn thở dài tới sáng. Bữa sau, tôi đi thăm những bà con trong xóm căn cứ cũ. Vườn sau sân trước hố bom chằng chịt hố bom. Bảy năm sau giải phóng mà xóm rất nghèọ Những gia đình cách mạng ngày xưa hết mình nuôi nấng, che giấu chúng tôi, cuộc sống rất khó khăn, mặc dầu bông súng đã nở trắng hố bom, bầy vịt ta lội ngủng ngẳng. Cạnh nhà tường đạn bom cháy xém, bà con dựng lại căn nhà lá. Tôi về than, bà con mình nghèo quá. Cổ nói với tôi rằng dù có chính tay họ làm hay không nhưng cha cổ, chồng cổ đã gây biết bao nhiêu tội ác, làm cho cái quê nhỏ nầy trở nên như vậỵ Mà, có còn ai để giúp cổ trả món nợ nầy cho bà con, cho làng xóm, để cho cổ được ngẩng đầu lên nhìn cuộc đời mà không thấy mình có tội, ngoài tôị Tôi thương cổ lắm, tôi quay lại, tự hâm nóng mình. Thời đó tôi sống tràn đầy hoài bão, tràn đầy yêu thương như cháu bây giờ, cháu gái à. Tôi chưa biết ham mê tước vị, quyền lợị Rồi từ từ tôi mới biết cân nặng nhẹ, biết so đọ Tôi lấy vợ, mà tội nghiệp tôi lắm, lấy vợ mà cũng so đọ Ông già vợ tôi là cán bộ tổ chức của tỉnh. Tới một ngày chợt nhận ra, quyền lực đối với tôi càng giống như cục mỡ rệu trong veo trong nồi thịt kho tàu ngày Tết, nhìn thì thèm, ăn lại quá ngán mà bỏ thì tiếc.
    Ông cười sùng sục. Tiếng cười nghe xao động như quầy dừa rụng xuống vườn ranh giữa buổi trưa vắng. Nhưng Hiên giật mình vì ánh mắt không hề có một niềm vui, nó sâu hun hút. Hiên thấy lòng mình tạnh hẳn. Cái nhìn ông lạnh như cái ao sâu phủ kín lục bình.
    - Chú à, bây giờ cô ấy ở đâu?
    - Cháu có biết xóm Trầủ Một cái xóm đẹp. Căn cứ cũ của chúng tôị Tôi nhớ hoài, trước mặt xóm là một cái đầm nước gió ơi là gió...
    Và một hàng dừa nước bên sông nghiêng mình soi đáỵ Những ngày gió chướng về, nước trong vằng vặc như thấy rành rạnh từng xớ lá. Trên bờ kinh, dây choại mọc đầy, đọt choại xanh non nhuốt líu ra líu ríu níu bước chân ngườị Hàng bông bụp trước sân nhà nở đỏ. Con heo cỏ bụng bự đầy đất sục mũi vào đám rau diệu, rau chaỵ Sau vườn, dây trầu già leo cây cau ốm. Bầy kiến vàng liêu xiêu bò ra bò vào trên nhánh chanh giấy de ra mé aọ Và ở đó có má Hiên, một đời thầm lặng, hiền lành... Sớm sớm, ngồi xắt chuối quết nát trộn với cám cho bầy vịt Xiêm ăn. Xẩm tối, má đốt nhang lên bàn thờ ông bà ngoại, đóng cửa, sập rèm. Má Hiên bị bức phải lấy ba Hiên tháng chín, tháng ba năm sau giải phóng miền nam. Cái khoảnh khắc đó so với cuộc đời nó ngắn ngủi biết bao nhiêu nhưng đã trì níu cuộc đời má Hiên xuống. Mấy mươi năm, cuộc đời má như hũ sành bể nát, không mảnh nào ráp được với mảnh nào, phải làm hai, làm ba còn lấy keo chắp vá. Niềm vui chỉ những ngày cuối tuần, má Hiên trông từng chuyến tàu trưa, coi Hiên có về không? Một người quen cũ có về không? Khi ba Hiên đi học tập cải tạo ba năm, Hiên lớn lên không hề có ba mà không thấy tủị Ba Hiên về, ba năm sau xuống tàu vượt biên. Hiên đã là một con bé lạ lùng. Hiên có thể rạch ròi từng chuyện một. Hiên nghĩ rằng ba ra đi là lỗi của ông vì ông nghĩ rằng đất nầy không cưu mang, không liên quan tới chuyện mối tình xưa gì gì đó của má. Hồi đó, mối tình đó chỉ là một ngọn lửa nhỏ le lói cháy trong mắt má Hiên. Lạ sao, đến bây giờ, ngọn lửa vẫn không tắt và chưa bao giờ tắt. Hiên vẫn không tin được, chỉ những lời hứa hẹn và một đôi lần nắm tay nhau (Hiên tưởng tượng cùng lắm thì hôn lên má nhau thôi, nếu có thể) lại làm cho người ta nhớ lâu, nhớ sâu đến vậỵ Một lần xem ti-vi, nhìn ông thoáng qua, trên màn hình, má Hiên luôn cười rất nhẹ, kín đáo âm thầm. Cái cười nhỏ nhưng tràn đầy tình. Hiên có lần bảo: "Con mà thương ai thể nào con cũng lặn lội lại nói với người ta liền". Má Hiên cười: "Con còn trẻ, má già rồị Mà, má có xứng gì đâu... ". Hiên chợt nhận ra, thế hệ của mình đã khác, thế hệ mình sống nhẹ nhàng hơn thời của má nhiềụ
    - Không biết bây giờ xóm cũ có còn như trước, cũng ba năm rồi tôi không về...
    Ông trầm ngâm. Hiên nói với lòng mình: Không, cái xóm đó không bao giờ thay đổi được. Người ở xóm đó vẫn vậỵ Chắc nó không khác được đâu, lúc nào nó cũng soi mình xuống Đầm. Thấy mình khác một chút đã sửa lạị
    - Lẽ ra bây giờ chú phải về xóm Trầụ Cháu chắc chắn là có người vẫn chờ đợi chú, chờ đợi tới trăm năm.
    Ông bồn chồn ngước lên nhìn Hiên:
    ... Hai hôm sau, khi Hiên quay lại nhà ông, nhà đã khóa cửa ngoàị Hiên quay về chỗ trọ thì nhận được lá thư nhỏ. Thư của ông, Hiên cứ cầm thư mà xuống nước mắt. Ông viết: "Cuộc đời đã tằn tiện chia sớt lại cái cơ hội cuối cùng của chú, cũng bởi vì chú đã hoài phí nhiềụ Chú đã nhận ra cháu rồi, cháu gái à. Chú chuyển lời xin lỗi đến má cháụ Chú bệnh, bệnh nặng. Không còn ham hố, vướng bận gì nữa, chú cũng không thể trở về, bởi vì chú không muốn làm một gánh nặng cho má con cháu lúc cuối đời... Chú thương cháu nhiều, con gái nhỏ... ".
    Chỉ vậy mà họ có thể bứt khỏi nhau ra được sao, trời đất quỷ thần ơi, những người lớn. Đường đời gang tấc mà vì nỗi gì đi vòng cho xa hoài, xa mãị Hiên lặng người, tới bây giờ Hiên cũng không biết ông bệnh gì, nghiêm trọng ra làm saỏ Hiên không biết. Má ơi!
  8. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    27. Qua cầu nhớ người
    Chiếc sà lan chở người, vật liệu, máy móc đi xây dựng chiếc cầu bắc qua sông Dài chiều nay đến Đội Đỏ rồi. Những đứa nhỏ vừa chạy vừa la dài xóm, "Làm cầu! Làm cầu! Má ơi má!". Những cơn gió tháng Sáu đã làm cho tiếng reo đó bay xa, ai nấy đều nhổm đít ngồi dậy, bưng chén cơm lưng mà lòng vui tớ mở, trời đất ơi, thiệt hả, thiệt là Hai Nhớ dẫn thợ về xây cầu? Có người chạy lại nhà một bà má ăn trầu môi đỏ như son, đứng ở cửa vỗ đùi cái đét, "tôi biết lắm mà, hồi nào giờ thằng con chị nói là làm, nhắn với nó, cả Đội Đỏ này mang ơn nó". Má cười miệng ờ ờ, "vậy hả, vậy hả" rồi nhìn đám công nhân xây dựng đang đứng lúp xúp dưới bến sông nhà mình, xớ rớ đứng ngồi, không biết mình đang vui hay buồn, cái rõ ràng nhất mà má cảm nhận được, nhà ta, con ta đã làm một chuyện động trời, bắc cầu qua sông Dài.
    Đoạn sông Dài chảy qua Đội Đỏ không rộng lắm, nghe nói hồi chống Mỹ bộ đội bắc được cây cầu dừa tám nhịp để hành quân qua đánh chi khu Đồng Rạ. Được chừng mười ngày thì bị máy bay đánh sập, từ đó tới giờ, giữa đôi bờ đi lại chỉ nhờ chiếc đò ngang, chèo xuôi ngược cà tịch cà tang, bữa vui thì chèo khuya, bữa buồn chú Xái nghỉ sớm (độc quyền mà). Người Đội Đỏ nóng ruột quá. Lại Ủy ban xã thì nghe báo là chưa có kinh phí, cây cầu quy mô vầy, phải chờ tiền ở trên rót xuống, chớ xã nghèo quá. Dân bàn hay là để dân đóng góp lãnh đạo xã cười hỏi, "nhiều lắm, góp nổi không?" rồi quảy cây vợt đi đánh tennis (chớ để sân không, đóng rêu hết còn gì).
    Nhưng mơ ước về một cây cầu vẫn âm ỉ trong lòng của nhiều người Đội Đỏ, những người chiều chiều ra bờ sông để nhớ nhau.
    Anh Hai với anh Năm, con của bà má ăn trầu cũng hay ra ngồi uống rượu ngoài bến. Má rầy anh Hai bày đầu cho anh Năm làm chi, mới hai mươi mốt tuổi đầu đã tập tành rượu chè, anh Hai cười, "Ngồi ngoài này gió quá, uống chút ít cho ấm bụng, má coi, con với thằng Hiệp có bao giờ say đâu". Má cắc cớ hỏi chơi (vì trong bụng đã có câu trả lời), "Ngoài này gió sao không vô nhà?". Anh Hai, anh Tư chỉ lặng lẽ cười cười, không nói, ngó qua bên kia bờ sông Dài.
    Bên đó là chợ Đội Đỏ. Những đêm không trăng ánh đèn loang sáng cả trời bên này, đèn trong sân tennis trước Ủy ban xã, đèn treo trên cây cột điện cao dựa bến đò đèn từ dãy hàng quán ven theo con lộ cặp mé sông... Quán nước của chị Nhiễm cũng nằm trong cái vùng sáng bồn chồn đó.
    Chị Nhiễm bồng thằng Dương về bên ấy cũng lâu rồi, chắc không còn mong gì nối lại mối duyên đã đứt. Hồi trước, anh Hai thường qua nhà chị, nhưng càng ngày, càng thấy lợt lạt thêm chút ít. Hồi trước, chị Nhiễm giận dỗi, nín thinh, anh Hai mừng vì nghĩ, người ta còn giận là còn thương mình, bây giờ chị gặp anh thơn thớt nói cười, anh trả tiền ly trà đá đường thừa nhiều hay ít, chị cũng đưa lại. Chị hỏi chừng nào lấy vợ khác nhớ mời chị, chị đi bưng mâm cho, thản nhiên, tạnh ráo như chưa từng chiếu gối mặn nồng. Những đêm anh ngồi ở quán hơi khuya, chị nhắc, "Chú Xái cho đò sân nghỉ rồi, anh về đi". Anh nhấc thằng Dương ngồi lên đùi mình (giống như sợ bị giật lại), bảo "Con nó còn thức mà". Chị Nhiễm im lặng, vẻ mặt không bằng lòng, lại bồng thằng Dương vô buồng, dỗ nó ngủ. Thằng bé bị cấu ngang hông, tay chân quơ lia lịa như đang học bơi, miệng nó kêu ba ba. Anh Hai ngó theo, buồn thiu. Sau này chị mở lời, "Chuyện hai đứa mình coi như xong rồi, anh cứ nắm nuối hoài, ai mà dám bước tới với tôi ". Anh Hai nghe như có một cơn gió nào thổi tơi bời vào lòng.
    Từ bữa đó, anh Hai ít qua sông, anh Hai nhờ anh Năm thường xuyên qua bên đó, để chơi với bé Tho, để coi có chuyện gì nặng nhọc, khó khăn giúp cho chị Nhiễm. Vậy là chạng vạng, anh Năm chải cái đầu mướt trợt, ăn mặc tinh tươm, chống xuống tà tà qua sông. Rồi anh Năm để lòng yêu chị Nhiên, em gái chị Nhiễm hồi nào không biết. Má hay được, rầy quá trời, cả chiếc xuồng be mười kèm anh Năm lấy làm phương tiện để tối tối bơi qua quán chị Nhiễm má cũng cấm tiệt. Anh Năm đành lội sông. Nên anh biết sông Dài chỉ rộng bằng bốn mươi sáu cái sải tay, tại không có cây cầu nên người ta thấy nó xa đó thôi. Má biết không cản được anh nên hay thở dài với những bà má khác, than phải thằng Hiệp tôi không thích con gái Đội Đỏ thì tui qua Đội Vàng, Đội Tím kiếm vợ cho, mê làm chi chị em nhà đó?
    Chị Nhiên lớn hơn anh Năm bốn tuổi, mới học may ở chợ Vàm về, chưa chồng, đôi mắt, khóe miệng, làn da... toát ra một vẻ ngọt ngào, hồn nhiên, xinh xẻo, cả cái mũi chun lại lúc cười. Tâm tính của chị Nhiên cũng lạ lùng, tưởng như nắm được trong lòng tay, lại xa xôi lắm, nên lúc thì thấy như có tình, lúc lại không. Có lần chị Nhiễm dò hỏi ý em, nhưng chị Nhiên không nói. Rồi ngó anh Năm lội sông về, chị Nhiên cười khúc khích, bảo "Người đâu mà hấp tấp, chế coi, Hiệp không thèm dò chân trước coi nước có lạnh không mà nhảy ào xuống luôn". Những bữa anh Năm bắc ghế thay bóng đèn hay lui cui dọn quán, chị Nhiên thường lấy tay áp vào má anh, bảo, "Trời ơi, Hiệp mà làm chồng thì dễ thương phải biết". Nói xong chị cười giòn. Anh Năm đứng sững, thẹn thò với vành tai ửng đỏ. Đêm đó lội sông về, không nghe lạnh gì hết, vì trong lòng cồn lên một niềm thương nhớ nồng nàn, dường như mỏng lắm, nhẹ lắm mà say hoài, say hoài. Đến sân nhà thấy má còn thức, anh Năm không dám vô, đứng đập muỗi lép bép ngoài hè, mới biết thổi quanh mình là những cơn gió hiu hút. Má hay hết, má đằng hắng biểu anh Năm vô lấy khăn lau đầu tóc, xót ruột hỏi "Lạnh teo dái chưa con?" rồi má chuyển giọng buồn hết biết, "Sao mà anh em bây lại giống hệt nhau, thương là thương lấy được lúc bỏ thì bỏ không đành. Gió máy như vầy mà ra sông ngồi làm chi không biết?".
    Câu sau thì má dành cho anh Hai đang lững thững ngoài bến. Anh thường nói với má anh quên chị Nhiễm rồi, nhưng anh ra sông vì nhớ thằng Dương. Nhớ quá chừng, ước gì có thể chạy vù qua thăm. Hôm qua anh Hai đón con ở trường, mua kem, hai cha con ngồi mút nhau nhảo. Thằng bé sún răng nói chừng nào má có chồng con về ở với ba, mà ba có vợ thêm không? Anh cười, vỗ đầu nó, nói với cái giọng dứt khoát "Không! Dễ gì!". Chắc nghen ba. Ừ chắc. Thề đi. Thề thì thề, ba mà phản lời thề cho bà bắn ba đi. Thấy vẻ mặt tin tưởng tràn đầy của con, anh Hai nhớ, hồi xưa, mình cũng hay thề cái câu kỳ cục, mơ hồ như vầy với Nhiễm. Nên ngồi gần thằng bé Dương mà nghe nhớ nó, nhớ thêm muôn vàn chuyện nữa, nhớ tái tê trong lòng. Thấy thằng con đi dép ngược, anh Hai chợt thèm được làm con nít, để khỏi buồn nhớ chuyện qua rồi. Hai cha con ngồi dựa mé rào trường học nói chuyện trên trời dưới đất, rồi chia tay. Như thể mai mốt không còn gặp nhau, như thể một người sắp đi đâu xa lắm chớ không phải chỉ cách một con sông. Thấy anh Hai bước xuống chiếc đò đầy của chú Xái, Dương đứng trên bờ bệu bạo khóc, coi cái tướng bé bỏng, trơ trọi làm sao đâu. Có bữa nó còn gào lên, "Ba ơi, quay lại ôm con lần nữa đi, ba", làm ai nghe cũng rơi nước mắt. Có lần anh đi được nửa sông, Dương sực nhớ chưa méc ba là chú Quỳ công an xã hay nắm tay má hoài, nó chạy theo, ngã nhào xuống nước, may người ta vớt kịp. Hơn lúc nào hết, anh Hai nghĩ tới cây cầu.
    Mười tám tuổi, anh Hai đã nổi tiếng dám nghĩ dám làm. Quen chị Nhiễm, biết chị thích tân cổ, anh đi đào đất mướn, sắm cái loa sắt mắc lên ngọn tràm bông vàng (bây giờ nó vẫn còn ở đó), chiều chiều mở catset cho Minh Vương, Lệ Thủy ca bài "Duyên kiếp" ***g lộng trời Đội Đỏ. Cưới nhau rồi, anh đổi hai chục giạ lúa lấy cây đờn để gảy tửng từng tưng cho chị nghe chơi. Rồi anh đổi năm công ruộng để lấy chiếc máy suốt, đổi những ngày êm đềm (mà nghèo) bên người vợ trẻ để lang thang giữa đồng khơi, những mong cuộc sống sẽ khá lên (tưởng lúc có tiền, sắm cho chị nhiều thật nhiều quần áo đẹp, chị sẽ vui), cuối cùng, anh đổi cả hạnh phúc của mình sau những ngày thưa vắng. Lần này làm cầu anh Hai biết mình sẽ phải hy sinh, sẽ phải đánh đổi nhiều thứ lắm. Anh về nhà thưa với má đừng buồn, anh sẽ đứng ra bắc cây cầu qua Đội Đỏ, má kinh ngạc, bàng hoàng quá nhưng gượng cười.
    Cái cười ấy góp phần làm nên sự kiện nổi tiếng đất Đội Đỏ một người dân bỏ tiền ra để xây cầu. Một người học hành không tới đâu, cũng không có tài năng nào đặc biệt. Lãnh đạo xã bị bất ngờ, phải triệu tập gấp một cuộc bàn coi có nên cho phép Hai Nhớ làm cầu không, cây cầu có phá vỡ cảnh quan của Đội Đỏ, có ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của xã không, cha, cũng nhiều chuyện rối tinh rối mù. Chủ tịch xã than, "Thằng Hai Nhớ này lu bu thiệt, làm chuyện bự vậy mà không bàn bạc xin phép gì hết". Đám thợ được rước về từ miệt Châu Phú tới đây cũng té ngửa ra, tính đâu cái người tên Nhớ này giàu lắm, ai dè anh ta cũng nghèo, nhà vách lá, nền đất, xài nước ao, làm cây cầu này anh phải cầm cố hết đất, vườn, chỉ còn trọi lỏi chỗ ở, vuông sân. Ngỡ cái tánh bộc trực, nồng hậu, chân chất anh sẽ hạnh phúc lắm, đâu biết duyên nợ cũng trắc trở, dở dang. Bàn bạc mãi, anh em thợ nói sẽ không tính công, anh Hai cãi, "Vậy đâu được, anh em còn phải lo cho vợ con, cho ông bà già ở nhà ".
    Khảo sát thiết kế xong, thợ cầu Châu Phú bắt tay vào làm. Anh Hai, anh Năm cùng một số thanh niên trong xóm cũng ra phụ giúp một số công đoạn đơn giản. Nhiều bữa phải dầm mình dưới nước nhưng vui, trời ơi, tự tay mình bắc cầu để đi đến người mình thương nhớ không vui sao được. Nửa tháng sau, cầu đã hình thành dàn khung, ai đi qua cũng muốn đứng lại nhìn cho đã con mắt, muốn rờ rờ một chút, nghe lạ lẫm, bàng hoàng như chạm được một giấc mơ. Anh Hai còn dẫn thằng Dương bò ra giữa cầu, thằng con vạch quần đái xuống sông. Ai cũng cười nhưng không hiểu sao anh Hai lại ôm con mình, đôi mắt buồn như sắp khóc.
    Bây giờ tối nào anh Hai cũng cùng dẫn tốp thợ qua sông uống cà-phê, nghe nhạc xập xình ở quán chị Nhiễm. Hỏi mấy băng cải lương đâu, chị Nhiễm cười hực hở, "Để đâu mất tiêu rồi, lâu quá...". Anh Hai nghe thấy buồn, về leo lên ngọn tràm đem chiếc loa đã gỉ sét xuống, lật ngửa lên đổ đất vô, trồng mấy bụi hành (tưởng làm vậy sẽ hết buồn). Hôm sau định không ghé chị Nhiễm uống cà-phê, nhưng thằng Dương chạy ra rủ ba đẽo súng cây, nắn máy cày cho nó. Nó hay ngồi nhìn anh, nhìn mê say, nhìn tới chảy nước miếng, anh hỏi con nhìn gì, nó cười, "Sao kỳ quá hà, ba ở đây sao con mắc nhớ ba hoài. Mai mốt cầu xong rồi, bữa nào con cũng chạy qua chơi với ba nghen ba". Anh không trả lời, chỉ vò đầu nó, đôi mắt buồn rười rượi.
    Đầu tháng Bảy, cầu đã làm xong, người ta khen tấm tắc "đẹp y như cầu Mỹ Thuận". Bữa liên hoan tiễn những người thợ Châu Phú, ông Ba trưởng ấp còn đào cả chum rượu đã âm thổ mười năm lên, làm thịt luôn con heo cỏ. Đến lúc về, thợ làm cầu không nhớ đã thu dọn hết thiết bị máy móc thưa, có sót gì không, ai cũng say quá trời đất.
    Sà lan rời bến lúc mặt trời lên, lúc mọi người trong xóm đang rủ nhau đóng góp chút ít tiền để phụ với thằng Hai Nhớ, lúc lãnh đạo xã đang bàn coi đặt tên cầu là Quyết Tiến hay là Thiên Trường, chớ để bà con kêu bằng cây cầu Hai Nhớ nghe kỳ quá, lúc chị Nhiễm tranh thủ thêu gối cưới khi quán vừa bớt khách, lúc thằng Dương đang mếu máo khóc, kêu, ba ơi ba, nhìn cây thước nhịp nhịp trên tay cô giáo, cô biểu phát âm cho đúng, chứ lớp Một rồi mà đớt đát "cục đắt, cây căn, đầu lăn, ông phặt" thì không được.
    Nhưng anh Hai đã đi rồi, gia nhập theo đám thợ rày đây mai đó. Anh Hai thưa với má, anh đi kiếm tiền về chuộc lại ruộng vườn, để lúc má xuôi tay nhắm mắt được nằm trên đất của mình, để em anh có tiền sang hỏi cưới Nhiên làm vợ và phụ với Nhiễm nuôi thằng Dương lớn... Anh Hai dặn má giữ gìn sức khoẻ. Má cố cười tươi nhưng miệng không hiểu sao lại méo xệch, nước mắt chảy giàn giụa:
    - Đừng lo cho má, có theo ông theo bà, má cũng đợi bây về.
    Rồi anh đi. Đi xa mà cũng như đang ở lại (bởi cũng có người đang ở trước mặt đó mà cứ tưởng đã đi xa). Ai qua cầu cũng nhớ anh, không muốn nhớ cũng mắc nhớ, như chị Nhiễm. Nhiều người ngộ ra (nhất là mấy ông lâu rày đeo đuổi chị Nhiễm) "Thằng cha Hai Nhớ này khôn ****** chớ đâu có dại". Rồi chị Nhiễm lấy chồng, chị Nhiên cũng lấy chồng, mà không lấy anh Năm. Anh Năm chạy qua hỏi sao kỳ vậy, chị Nhiên cười ấn anh ngồi xuống ghế, xoa đầu anh, "Hiệp cũng giống hệt anh Hai, làm gì cũng không tính thiệt hơn, ở với Hiệp, chị không cảm thấy chắc chắn, lâu bền".
    Anh Năm về, thất vọng, nghẹn ngào hỏi má, chân tình mà không chắc chắn, không lâu bền sao má, không đáng để được đền đáp sao má.
    Má vuốt tóc con trai, không nói gì hết, má suy nghĩ. Có nên nói hay không lời xưa rày má thường dạy thằng con trai lớn, rằng sống trên đời, thấy phải thì làm, mà làm cũng đừng nghĩ sẽ được đáp đền xứng đáng, vì có những thứ quý giá lắm, chẳng gì bù đắp được đâu.
  9. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    27. Qua cầu nhớ người
    Chiếc sà lan chở người, vật liệu, máy móc đi xây dựng chiếc cầu bắc qua sông Dài chiều nay đến Đội Đỏ rồi. Những đứa nhỏ vừa chạy vừa la dài xóm, "Làm cầu! Làm cầu! Má ơi má!". Những cơn gió tháng Sáu đã làm cho tiếng reo đó bay xa, ai nấy đều nhổm đít ngồi dậy, bưng chén cơm lưng mà lòng vui tớ mở, trời đất ơi, thiệt hả, thiệt là Hai Nhớ dẫn thợ về xây cầu? Có người chạy lại nhà một bà má ăn trầu môi đỏ như son, đứng ở cửa vỗ đùi cái đét, "tôi biết lắm mà, hồi nào giờ thằng con chị nói là làm, nhắn với nó, cả Đội Đỏ này mang ơn nó". Má cười miệng ờ ờ, "vậy hả, vậy hả" rồi nhìn đám công nhân xây dựng đang đứng lúp xúp dưới bến sông nhà mình, xớ rớ đứng ngồi, không biết mình đang vui hay buồn, cái rõ ràng nhất mà má cảm nhận được, nhà ta, con ta đã làm một chuyện động trời, bắc cầu qua sông Dài.
    Đoạn sông Dài chảy qua Đội Đỏ không rộng lắm, nghe nói hồi chống Mỹ bộ đội bắc được cây cầu dừa tám nhịp để hành quân qua đánh chi khu Đồng Rạ. Được chừng mười ngày thì bị máy bay đánh sập, từ đó tới giờ, giữa đôi bờ đi lại chỉ nhờ chiếc đò ngang, chèo xuôi ngược cà tịch cà tang, bữa vui thì chèo khuya, bữa buồn chú Xái nghỉ sớm (độc quyền mà). Người Đội Đỏ nóng ruột quá. Lại Ủy ban xã thì nghe báo là chưa có kinh phí, cây cầu quy mô vầy, phải chờ tiền ở trên rót xuống, chớ xã nghèo quá. Dân bàn hay là để dân đóng góp lãnh đạo xã cười hỏi, "nhiều lắm, góp nổi không?" rồi quảy cây vợt đi đánh tennis (chớ để sân không, đóng rêu hết còn gì).
    Nhưng mơ ước về một cây cầu vẫn âm ỉ trong lòng của nhiều người Đội Đỏ, những người chiều chiều ra bờ sông để nhớ nhau.
    Anh Hai với anh Năm, con của bà má ăn trầu cũng hay ra ngồi uống rượu ngoài bến. Má rầy anh Hai bày đầu cho anh Năm làm chi, mới hai mươi mốt tuổi đầu đã tập tành rượu chè, anh Hai cười, "Ngồi ngoài này gió quá, uống chút ít cho ấm bụng, má coi, con với thằng Hiệp có bao giờ say đâu". Má cắc cớ hỏi chơi (vì trong bụng đã có câu trả lời), "Ngoài này gió sao không vô nhà?". Anh Hai, anh Tư chỉ lặng lẽ cười cười, không nói, ngó qua bên kia bờ sông Dài.
    Bên đó là chợ Đội Đỏ. Những đêm không trăng ánh đèn loang sáng cả trời bên này, đèn trong sân tennis trước Ủy ban xã, đèn treo trên cây cột điện cao dựa bến đò đèn từ dãy hàng quán ven theo con lộ cặp mé sông... Quán nước của chị Nhiễm cũng nằm trong cái vùng sáng bồn chồn đó.
    Chị Nhiễm bồng thằng Dương về bên ấy cũng lâu rồi, chắc không còn mong gì nối lại mối duyên đã đứt. Hồi trước, anh Hai thường qua nhà chị, nhưng càng ngày, càng thấy lợt lạt thêm chút ít. Hồi trước, chị Nhiễm giận dỗi, nín thinh, anh Hai mừng vì nghĩ, người ta còn giận là còn thương mình, bây giờ chị gặp anh thơn thớt nói cười, anh trả tiền ly trà đá đường thừa nhiều hay ít, chị cũng đưa lại. Chị hỏi chừng nào lấy vợ khác nhớ mời chị, chị đi bưng mâm cho, thản nhiên, tạnh ráo như chưa từng chiếu gối mặn nồng. Những đêm anh ngồi ở quán hơi khuya, chị nhắc, "Chú Xái cho đò sân nghỉ rồi, anh về đi". Anh nhấc thằng Dương ngồi lên đùi mình (giống như sợ bị giật lại), bảo "Con nó còn thức mà". Chị Nhiễm im lặng, vẻ mặt không bằng lòng, lại bồng thằng Dương vô buồng, dỗ nó ngủ. Thằng bé bị cấu ngang hông, tay chân quơ lia lịa như đang học bơi, miệng nó kêu ba ba. Anh Hai ngó theo, buồn thiu. Sau này chị mở lời, "Chuyện hai đứa mình coi như xong rồi, anh cứ nắm nuối hoài, ai mà dám bước tới với tôi ". Anh Hai nghe như có một cơn gió nào thổi tơi bời vào lòng.
    Từ bữa đó, anh Hai ít qua sông, anh Hai nhờ anh Năm thường xuyên qua bên đó, để chơi với bé Tho, để coi có chuyện gì nặng nhọc, khó khăn giúp cho chị Nhiễm. Vậy là chạng vạng, anh Năm chải cái đầu mướt trợt, ăn mặc tinh tươm, chống xuống tà tà qua sông. Rồi anh Năm để lòng yêu chị Nhiên, em gái chị Nhiễm hồi nào không biết. Má hay được, rầy quá trời, cả chiếc xuồng be mười kèm anh Năm lấy làm phương tiện để tối tối bơi qua quán chị Nhiễm má cũng cấm tiệt. Anh Năm đành lội sông. Nên anh biết sông Dài chỉ rộng bằng bốn mươi sáu cái sải tay, tại không có cây cầu nên người ta thấy nó xa đó thôi. Má biết không cản được anh nên hay thở dài với những bà má khác, than phải thằng Hiệp tôi không thích con gái Đội Đỏ thì tui qua Đội Vàng, Đội Tím kiếm vợ cho, mê làm chi chị em nhà đó?
    Chị Nhiên lớn hơn anh Năm bốn tuổi, mới học may ở chợ Vàm về, chưa chồng, đôi mắt, khóe miệng, làn da... toát ra một vẻ ngọt ngào, hồn nhiên, xinh xẻo, cả cái mũi chun lại lúc cười. Tâm tính của chị Nhiên cũng lạ lùng, tưởng như nắm được trong lòng tay, lại xa xôi lắm, nên lúc thì thấy như có tình, lúc lại không. Có lần chị Nhiễm dò hỏi ý em, nhưng chị Nhiên không nói. Rồi ngó anh Năm lội sông về, chị Nhiên cười khúc khích, bảo "Người đâu mà hấp tấp, chế coi, Hiệp không thèm dò chân trước coi nước có lạnh không mà nhảy ào xuống luôn". Những bữa anh Năm bắc ghế thay bóng đèn hay lui cui dọn quán, chị Nhiên thường lấy tay áp vào má anh, bảo, "Trời ơi, Hiệp mà làm chồng thì dễ thương phải biết". Nói xong chị cười giòn. Anh Năm đứng sững, thẹn thò với vành tai ửng đỏ. Đêm đó lội sông về, không nghe lạnh gì hết, vì trong lòng cồn lên một niềm thương nhớ nồng nàn, dường như mỏng lắm, nhẹ lắm mà say hoài, say hoài. Đến sân nhà thấy má còn thức, anh Năm không dám vô, đứng đập muỗi lép bép ngoài hè, mới biết thổi quanh mình là những cơn gió hiu hút. Má hay hết, má đằng hắng biểu anh Năm vô lấy khăn lau đầu tóc, xót ruột hỏi "Lạnh teo dái chưa con?" rồi má chuyển giọng buồn hết biết, "Sao mà anh em bây lại giống hệt nhau, thương là thương lấy được lúc bỏ thì bỏ không đành. Gió máy như vầy mà ra sông ngồi làm chi không biết?".
    Câu sau thì má dành cho anh Hai đang lững thững ngoài bến. Anh thường nói với má anh quên chị Nhiễm rồi, nhưng anh ra sông vì nhớ thằng Dương. Nhớ quá chừng, ước gì có thể chạy vù qua thăm. Hôm qua anh Hai đón con ở trường, mua kem, hai cha con ngồi mút nhau nhảo. Thằng bé sún răng nói chừng nào má có chồng con về ở với ba, mà ba có vợ thêm không? Anh cười, vỗ đầu nó, nói với cái giọng dứt khoát "Không! Dễ gì!". Chắc nghen ba. Ừ chắc. Thề đi. Thề thì thề, ba mà phản lời thề cho bà bắn ba đi. Thấy vẻ mặt tin tưởng tràn đầy của con, anh Hai nhớ, hồi xưa, mình cũng hay thề cái câu kỳ cục, mơ hồ như vầy với Nhiễm. Nên ngồi gần thằng bé Dương mà nghe nhớ nó, nhớ thêm muôn vàn chuyện nữa, nhớ tái tê trong lòng. Thấy thằng con đi dép ngược, anh Hai chợt thèm được làm con nít, để khỏi buồn nhớ chuyện qua rồi. Hai cha con ngồi dựa mé rào trường học nói chuyện trên trời dưới đất, rồi chia tay. Như thể mai mốt không còn gặp nhau, như thể một người sắp đi đâu xa lắm chớ không phải chỉ cách một con sông. Thấy anh Hai bước xuống chiếc đò đầy của chú Xái, Dương đứng trên bờ bệu bạo khóc, coi cái tướng bé bỏng, trơ trọi làm sao đâu. Có bữa nó còn gào lên, "Ba ơi, quay lại ôm con lần nữa đi, ba", làm ai nghe cũng rơi nước mắt. Có lần anh đi được nửa sông, Dương sực nhớ chưa méc ba là chú Quỳ công an xã hay nắm tay má hoài, nó chạy theo, ngã nhào xuống nước, may người ta vớt kịp. Hơn lúc nào hết, anh Hai nghĩ tới cây cầu.
    Mười tám tuổi, anh Hai đã nổi tiếng dám nghĩ dám làm. Quen chị Nhiễm, biết chị thích tân cổ, anh đi đào đất mướn, sắm cái loa sắt mắc lên ngọn tràm bông vàng (bây giờ nó vẫn còn ở đó), chiều chiều mở catset cho Minh Vương, Lệ Thủy ca bài "Duyên kiếp" ***g lộng trời Đội Đỏ. Cưới nhau rồi, anh đổi hai chục giạ lúa lấy cây đờn để gảy tửng từng tưng cho chị nghe chơi. Rồi anh đổi năm công ruộng để lấy chiếc máy suốt, đổi những ngày êm đềm (mà nghèo) bên người vợ trẻ để lang thang giữa đồng khơi, những mong cuộc sống sẽ khá lên (tưởng lúc có tiền, sắm cho chị nhiều thật nhiều quần áo đẹp, chị sẽ vui), cuối cùng, anh đổi cả hạnh phúc của mình sau những ngày thưa vắng. Lần này làm cầu anh Hai biết mình sẽ phải hy sinh, sẽ phải đánh đổi nhiều thứ lắm. Anh về nhà thưa với má đừng buồn, anh sẽ đứng ra bắc cây cầu qua Đội Đỏ, má kinh ngạc, bàng hoàng quá nhưng gượng cười.
    Cái cười ấy góp phần làm nên sự kiện nổi tiếng đất Đội Đỏ một người dân bỏ tiền ra để xây cầu. Một người học hành không tới đâu, cũng không có tài năng nào đặc biệt. Lãnh đạo xã bị bất ngờ, phải triệu tập gấp một cuộc bàn coi có nên cho phép Hai Nhớ làm cầu không, cây cầu có phá vỡ cảnh quan của Đội Đỏ, có ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của xã không, cha, cũng nhiều chuyện rối tinh rối mù. Chủ tịch xã than, "Thằng Hai Nhớ này lu bu thiệt, làm chuyện bự vậy mà không bàn bạc xin phép gì hết". Đám thợ được rước về từ miệt Châu Phú tới đây cũng té ngửa ra, tính đâu cái người tên Nhớ này giàu lắm, ai dè anh ta cũng nghèo, nhà vách lá, nền đất, xài nước ao, làm cây cầu này anh phải cầm cố hết đất, vườn, chỉ còn trọi lỏi chỗ ở, vuông sân. Ngỡ cái tánh bộc trực, nồng hậu, chân chất anh sẽ hạnh phúc lắm, đâu biết duyên nợ cũng trắc trở, dở dang. Bàn bạc mãi, anh em thợ nói sẽ không tính công, anh Hai cãi, "Vậy đâu được, anh em còn phải lo cho vợ con, cho ông bà già ở nhà ".
    Khảo sát thiết kế xong, thợ cầu Châu Phú bắt tay vào làm. Anh Hai, anh Năm cùng một số thanh niên trong xóm cũng ra phụ giúp một số công đoạn đơn giản. Nhiều bữa phải dầm mình dưới nước nhưng vui, trời ơi, tự tay mình bắc cầu để đi đến người mình thương nhớ không vui sao được. Nửa tháng sau, cầu đã hình thành dàn khung, ai đi qua cũng muốn đứng lại nhìn cho đã con mắt, muốn rờ rờ một chút, nghe lạ lẫm, bàng hoàng như chạm được một giấc mơ. Anh Hai còn dẫn thằng Dương bò ra giữa cầu, thằng con vạch quần đái xuống sông. Ai cũng cười nhưng không hiểu sao anh Hai lại ôm con mình, đôi mắt buồn như sắp khóc.
    Bây giờ tối nào anh Hai cũng cùng dẫn tốp thợ qua sông uống cà-phê, nghe nhạc xập xình ở quán chị Nhiễm. Hỏi mấy băng cải lương đâu, chị Nhiễm cười hực hở, "Để đâu mất tiêu rồi, lâu quá...". Anh Hai nghe thấy buồn, về leo lên ngọn tràm đem chiếc loa đã gỉ sét xuống, lật ngửa lên đổ đất vô, trồng mấy bụi hành (tưởng làm vậy sẽ hết buồn). Hôm sau định không ghé chị Nhiễm uống cà-phê, nhưng thằng Dương chạy ra rủ ba đẽo súng cây, nắn máy cày cho nó. Nó hay ngồi nhìn anh, nhìn mê say, nhìn tới chảy nước miếng, anh hỏi con nhìn gì, nó cười, "Sao kỳ quá hà, ba ở đây sao con mắc nhớ ba hoài. Mai mốt cầu xong rồi, bữa nào con cũng chạy qua chơi với ba nghen ba". Anh không trả lời, chỉ vò đầu nó, đôi mắt buồn rười rượi.
    Đầu tháng Bảy, cầu đã làm xong, người ta khen tấm tắc "đẹp y như cầu Mỹ Thuận". Bữa liên hoan tiễn những người thợ Châu Phú, ông Ba trưởng ấp còn đào cả chum rượu đã âm thổ mười năm lên, làm thịt luôn con heo cỏ. Đến lúc về, thợ làm cầu không nhớ đã thu dọn hết thiết bị máy móc thưa, có sót gì không, ai cũng say quá trời đất.
    Sà lan rời bến lúc mặt trời lên, lúc mọi người trong xóm đang rủ nhau đóng góp chút ít tiền để phụ với thằng Hai Nhớ, lúc lãnh đạo xã đang bàn coi đặt tên cầu là Quyết Tiến hay là Thiên Trường, chớ để bà con kêu bằng cây cầu Hai Nhớ nghe kỳ quá, lúc chị Nhiễm tranh thủ thêu gối cưới khi quán vừa bớt khách, lúc thằng Dương đang mếu máo khóc, kêu, ba ơi ba, nhìn cây thước nhịp nhịp trên tay cô giáo, cô biểu phát âm cho đúng, chứ lớp Một rồi mà đớt đát "cục đắt, cây căn, đầu lăn, ông phặt" thì không được.
    Nhưng anh Hai đã đi rồi, gia nhập theo đám thợ rày đây mai đó. Anh Hai thưa với má, anh đi kiếm tiền về chuộc lại ruộng vườn, để lúc má xuôi tay nhắm mắt được nằm trên đất của mình, để em anh có tiền sang hỏi cưới Nhiên làm vợ và phụ với Nhiễm nuôi thằng Dương lớn... Anh Hai dặn má giữ gìn sức khoẻ. Má cố cười tươi nhưng miệng không hiểu sao lại méo xệch, nước mắt chảy giàn giụa:
    - Đừng lo cho má, có theo ông theo bà, má cũng đợi bây về.
    Rồi anh đi. Đi xa mà cũng như đang ở lại (bởi cũng có người đang ở trước mặt đó mà cứ tưởng đã đi xa). Ai qua cầu cũng nhớ anh, không muốn nhớ cũng mắc nhớ, như chị Nhiễm. Nhiều người ngộ ra (nhất là mấy ông lâu rày đeo đuổi chị Nhiễm) "Thằng cha Hai Nhớ này khôn ****** chớ đâu có dại". Rồi chị Nhiễm lấy chồng, chị Nhiên cũng lấy chồng, mà không lấy anh Năm. Anh Năm chạy qua hỏi sao kỳ vậy, chị Nhiên cười ấn anh ngồi xuống ghế, xoa đầu anh, "Hiệp cũng giống hệt anh Hai, làm gì cũng không tính thiệt hơn, ở với Hiệp, chị không cảm thấy chắc chắn, lâu bền".
    Anh Năm về, thất vọng, nghẹn ngào hỏi má, chân tình mà không chắc chắn, không lâu bền sao má, không đáng để được đền đáp sao má.
    Má vuốt tóc con trai, không nói gì hết, má suy nghĩ. Có nên nói hay không lời xưa rày má thường dạy thằng con trai lớn, rằng sống trên đời, thấy phải thì làm, mà làm cũng đừng nghĩ sẽ được đáp đền xứng đáng, vì có những thứ quý giá lắm, chẳng gì bù đắp được đâu.
  10. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    28. Tắm sông
    Vậy là má không cho tôi tắm sông nữa. Má nói, má coi truyền hình, người ta biểu, nước sông bây giờ ô nhiễm lắm, trẻ nít tắm hư mắt. Tôi hỏi ô nhiễm là gì, má tôi nói dơ. "Một chút thôi mà - tôi cố nài nỉ - có chút xíu thôi". Má tôi dứt khoát, không là không.
    Tôi chê lý do của má đưa ra lãng xẹt, chỉ vậy mà bắt hỏng cho tắm sông nữa. Buồn muốn chết. Những chiều ra đông chạy rong chạy ruổi thả diều về, nực thôi là nực, mồ hôi mồ kê nhễ nhại, xách cái gàu ra ngoài cầu ao xối sàn sạt mà không thấy mát tí nào, thèm nhảy ùm cái xuống sông, sải tay sải chân vẫy vùng cho sướng người.
    Tôi biết lội hồi sáu tuổi. Hôm đầu tiên xuống nước, tôi ở truồng ngủng ngẳng cái cu bằng trái ớt. Ba ôm tôi xuống bến, ông đặt bàn tay to bè lên cái bụng tròn ủm của tôi sướng wá, tay chân luýnh quýnh đạp lia lịa làm nước văng sáng tran mặt ba tôi (nước mát thì thôi dị chớ). Má tôi ngồi trên bờ hái đọt choại vừa nhó xuống, kêu:
    - Anh khéo, ngộp con nó...
    Ba cười to:
    - Em đừng lo. Mai mốt thằng nầy lặn ngụp phải biết.
    Chỉ năm hôm sau, khi ba tôi lặng lẽ bỏ bàn tay ra, tôi đã lủm bủm lội được một tí đường. cái đầu tôi ngoi lên còn cái mông chìm lỉm, ba cười, chê: "Cái thằng bơi y hệt con chó phèn". Nhưng đám bạn cùng lứa của tôi đang ngồi so bì, "Sao tao ôm dừa khô tập hoài mà hông biết lội". Tôi tài khôn, "Mầy bắt chuồn chuồn cho nó cắn rún á, biết lội liền hà". Nó tưởng thiệt, đi bắt chuồn chuồn về cho cắn muốn tiêu cái rún luôn. Vậy mà tôi cố đổ thừa, "Tại mầy hỏng bắt chuồn chuồn đỏ, chuồn chuồn đỏ cắn rún mới biết lội được". Sau nầy nhớ lại, tôi nghĩ nhất định mình bơi giỏi là nhờ bàn tay ấm nóng của ba đã truyền cho tôi lòng dũng cảm và sức mánh. Ba nói, con nít ở vùng sông nước mà không biết bơi thì tội nghiệp, xuống bến trợt chân, qua cầu gãy ván... Bất trắc không biết chừng.
    Ai chớ tôi thì ba tôi khỏi lo. Đi học về, vừa cất cái cặp đã nhảy um xuống sông. Tụi bạn phục lăn cái tài lặn dài hơi. Còn về khoản lội đua, mỗi con Én là dám so kè với tôi, trời đất ơi, con gái gì mà lội thoi thót như con ếch, lẹ ghê. Mà cũng tại nó cao, chân dài, tay dài, nó sải một nhịp, tôi đã lọt lại phía sạu Vừa rồi, tôi với nó bơi thi, hỏng hiểu sao tôi lúm súm thế nào mà để nó qua bờ bên kia trước, nó bắt tôi kêu nó bằng chị hai, thấy tức chết.
    Thằng tèo bênh vực tôi, nó an ủi, "Mai mốt trả thù, hén mậy?" Tội nghiệp, nó thần tượng tôi từ cái năm sáu tuổi tới giờ. Tôi hứa, mai môt'' trả thù. Nhưng từ má tôi cấm ngặt, coi như không còn cơ hội nữa. Sông với tôi có biết bao nhiêu là chuyện với nhau, bây giờ biểu không tắm nũa, buồn ơi là buồn vậy.
    Ngày xưa đúng là sông không như bây giờ. Nước sông không như bây giờ. Nước sông mát. Nước không trong như trong sách người ta hay tả mà cợn phù sa. Xứ tôi là xứ phù sa mà. Sông có mùi thơm hơi ngòn ngọt của bẹ dừa nước mọc chồm chồm ra ngoài bãi. Nước lớn, cá kìm kìm lội thành đàn nhộn nhịp. Nước ròng sát bãi, tụi tôi chạy rượt với đám ca thồi lồi. Hồi đó, đất sình dưới đáy sông chúng tôi chọi nhau cũng thơm, nên mặt mũi tèm lem bùn mà không thèm để ý, có đứa bị chọi nguyên một cục sình vô miệng, trợn trừng không noi ''được tiếng nào.
    Từ từ, sông ngầu đục hẳn đi. Cứ nước lớn, mặt sông đầy rác. Mới đầu, tụi tôi thích lắm, tụi tôi vớt được bao nhiêu là chai lọ, tha hồ nuôi cá lia thia. Con Én coi tay chân quều quào vậy chớ siêng, nó vớt được bao nhiêu là đồ chơi cúng cuội. Rồi tụi tôi cũng chán trò chai lọ, mặc kệ chúng, dưới sông trôi đày kia kìa. Tôi hỏi ba tôi rác đâu mà nhiều vậy, ba nói là do người ở chợ hay đổ rác xuống sông. Tôi gật gù, ờ phải, ở chợ người ta đông lắm.
    Trong đám bạn, tôi biết chợ nhiều nhất. Nhà tôi có cái quán cóc nhỏ bán bánh kẹo, đồ chơi con nít. Mỗi lần đi chợ đổ hàng, má đều chở tôi theo. Ra ngoài đó, má lên chợ, tôi dom chừng chiếc xuồng. Sau nầy tôi thêm một nhiệm vụ nữa là gỡ rác quấn chân vịt máy. Rác nhiều quá, cứ đi được một chút nghe cái máy chạy rị mọ, biết thế nào chân vịt cũng bị quấn rác rồi. Một ngày nọ, tự nhiên tôi nghĩ, mình gỡ ra rồi quăng xuống, thế nào nó cũng vướn vo mấy chiếc xuồng khác, tội nghiệp người ta ghê lắm. Tôi lẳng lặng giở cía sạp xuồng lên, bỏ mớ rác vào đó. Má tôi rầy, "rác rưởi mà để vô xuồng chi con, dơ hết". Tôi nghi! sao thưa vậy. Má tôi cười, không nói gì nhưng vẻ mặt rất hài lòng. Hôm đó, về tới nhà, được hai thúng rác đầy vun. Tôi bưng lên nhà, ba như không giận nó đã quăng con mèo chết xuống. Tụi tôi tự nhủ, bữa nay tắm lần này nữa thôi, tui tôi chờ cho tới chừng nào sông sạch, trong trở lại. Tôi lén nhìn con Én, lặng sải tay bơi một mạch qua bờ bên kia, "Mai mốt thể nào cũng trả thù chớ con trai mà để thua con gái, kỳ lắm".

Chia sẻ trang này