1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Truyện Ngắn Nguyễn Nguyên Phước

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi hoangvan09, 08/08/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Truyện Ngắn Nguyễn Nguyên Phước

    To doc vai truyen ngan cua NNP tren Evan va thay kha hap dan vi giong van chan thuc, vi noi dung moi la. Gui len day 1 topic ve NNP de cac ban cung doc. Loi gioi thieu tren Evan nay lam to chu y de doc NNP.



    eVăn: Dưới đây là một truyện ngắn lạ, hiếm thấy của nền văn chương tiếng Việt đương đại. Truyện đan xen nhiều tình tiết giữa thực tại, hồi ức và liên tưởng - những liên tưởng kỳ dị đến độ phi thực. Không phải là vấn đề của một con người cụ thể ở một miền đất cụ thể nữa, mà ở đây, Nguyễn Nguyên Phước cho ta thấy một điều gì đó khủng khiếp hơn nhiều: sự bào mòn về ý thức hiện hữu của con người hiện đại nói chung.

    Tác giả: Nguyễn Nguyên Phước, sinh năm 1976; hiện làm nghiên cứu sinh ở Nhật Bản.

  2. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0

    Tâm trạng khi điên
    Nguyễn Nguyên Phước
    Ngày hôm qua, tôi vừa tròn hai mươi tám tuổi. Người ta đưa tin về một quan chức ngành thể thao hiếp dâm một bé gái vị thành niên. Tôi nhìn bức ảnh người đàn ông có mái tóc muối tiêu. Một khuôn mặt tẻ nhạt. Cuộc đời ông ta chắc cũng tẻ nhạt như thế. Nhà ông ta ở gần khu nhà tôi. Một căn nhà sang trọng, ông ta ngồi đó lơ đãng gắp thức ăn. Người ta tin rằng ngủ với những cô gái đồng trinh sẽ đem lại may mắn. Ông ta đang ngồi tù. Đứa em họ tôi cũng đang ngồi tù. Lúc tôi học năm thứ hai, thấy đưa tin truy nã nó. Tôi cũng không chắc chắn mãi đến khi bố tôi đọc báo và xác nhận. Đã lâu lắm rồi ông không đến nhà nó chơi. Nó lừa đảo ngân hàng hơn một tỷ. Lúc đó nó hai mươi tuổi, bằng tuổi tôi. Lúc đó tôi đang học năm thứ hai, tôi chưa bao giờ có đến một triệu.
    Tôi cố gắng hình dung khuôn mặt đứa em tôi. Nó sống ở một nơi mà xung quanh toàn bọn đầu trộm đuôi cướp. Mẹ tôi nói rằng, nó đã thành đàn bà năm mười bốn tuổi. Tôi thì đến bây giờ vẫn chưa từng hôn một đứa con gái nào cả. Tôi không thể tưởng tượng được khuôn mặt nó khi nó thành đàn bà. Trong trí tưởng tượng của tôi, chỉ có hình ảnh một con bé thông minh và lém lỉnh. Lúc đó, nó đang học lớp năm và học rất khá. Tôi vẫn không thể nào quên đôi mắt to tròn ngạc nhiên đầy thích thú của nó khi nó mút que kem. Chưa bao giờ tôi nhìn thấy một niềm vui nào lớn lao đến thế. Giờ thì nó đang ngồi quanh bốn bức tường.
    Tôi cũng đang ngồi quanh bốn bức tường. Ở một nơi xa lạ với một thứ ngôn ngữ xa lạ. Nơi đây, tôi lần đầu tiên nhìn thấy những con quạ. Trông chúng thật thảm thương, cứ như thể số phận của chúng là suốt đời phải đậu trên đám dây điện chằng chịt kia vậy. Ở lab, chúng tôi nói chuyện với nhau bằng tiếng Anh vì nó là foreign language to everyone và đó là sự công bằng duy nhất mà sensei của tôi muốn thiết lập. Khi ông nói thì tôi hiểu ông nói gì nhưng khi tôi nói thì rõ ràng là ông không hiểu tôi nói gì nhưng ông vẫn khăng khăng rằng ông hiểu điều tôi muốn nói, và rằng chỉ có tôi là không hiểu điều ông muốn nói với tôi. Cả hai chúng tôi đều cô đơn trong cách diễn đạt của mình.
    Buổi sáng đầu tiên, tôi thức dậy, mở cửa sổ, nhìn thấy tuyết trắng xóa, lần đầu tiên trong đời tôi nhìn thấy tuyết. Nó giống hệt như giấc mơ hồi tôi còn bé. Thức giấc nhìn ra cửa sổ và thấy tuyết rơi. Những bông tuyết hờ hững rơi. Dường như chẳng có gì cả, ngoài một màu trắng. Hàng cây màu trắng. Cột điện màu trắng. Tòa nhà màu trắng. Những con người mặc đồ trắng. Tất cả đều hiện lên với vẻ bí hiểm và ma quái. Hệt như một câu chuyện cổ tích, hay một đám tang.
    Bữa trưa, sensei kể cho chúng tôi nghe về một em bé học sinh cắt cổ bạn nó bằng một cái dao rọc giấy. Ông thản nhiên cầm cái thìa làm động tác đưa ngang qua cổ. Đột nhiên, tôi thấy máu phọt ra ở cổ ông, những giọt máu màu nâu đặc quánh như chè đậu đen mẹ tôi vẫn hay nấu vào mùa hè. Món sashimi bỗng trở nên khó nuốt. Bữa ăn tối, ngày thứ bảy, tôi ngồi cùng hai thằng bạn, một Ấn Độ, một Bangladesh. Món ăn chung duy nhất của chúng tôi là thịt gà. Thằng Ấn Độ tin rằng những con bò là linh thiêng còn thằng Bangladesh thì cho rằng những con lợn là bẩn thỉu. Tôi thèm thịt chó. Chúng nó hỏi tôi có thể ăn được thịt gì. ?oTất cả?, tôi đáp, ?otrừ thịt người?.
    Ngày hôm qua, tôi nhận được tin ông tôi mất. Ông và tôi cùng có chung một niềm vui là nuôi gà chọi và giải toán đố. Ông bị một thứ bệnh mà y học không có tên gọi, nên người ta đành xếp nó vào nhóm bệnh thần kinh. Trong khoảng hai mươi năm, trí nhớ của ông bị gặm nhấm dần. Ban đầu, khái niệm về thời gian bị thu hẹp lại. Cuối cùng, tất cả các sự kiện trong quá khứ đều được chập lại vào một thời điểm mà ông gọi là ?ongày hôm qua?, dù thực tế có thể nó diễn ra cách đây rất nhiều năm. Lần cuối cùng tôi gặp ông, ông kể về một chuyến đi địa chất thời trai trẻ. Đoàn có mười tám người, ông là trưởng đoàn. Họ lạc vào một cái bản hoàn toàn không tiếp xúc với thế giới văn minh. Người trong bản giao tiếp bằng một ngôn ngữ hoàn toàn xa lạ với tiếng Việt. Nó giống tiếng chim hót hay tiếng chó sói hú hơn là tiếng người. Họ cũng biết dùng lửa và chế ra một số vật dụng thô sơ khác. Đoàn địa chất được họ cho ăn một bữa thịnh soạn, có rất nhiều món ăn ông không biết tên. Đặc biệt, họ có một thứ đồ uống kỳ dị đựng trong cái ống tre. Nó không phải là rượu hay bia. Nó có một cái vị rất kỳ quặc mà ngôn ngữ của chúng ta không có khả năng diễn đạt. Ông không nhớ được là mình đã uống bao nhiêu, chỉ biết khi tỉnh dậy thì thấy mình nằm dưới chân núi. Những người bạn đồng hành của ông đều biến mất. Nhiều năm sau vẫn không có tin tức gì về họ cả.
    Ông tôi có chín người con, bốn con trai và năm con gái. Bố tôi là con cả và là người tỉnh táo nhất nhà. Chú hai và chú ba tôi đều mắc bệnh thần kinh từ nhỏ, cả hai đều chết đúng ngày tròn hai mươi tuổi. Chú tư là người thông minh, tài hoa nhưng từ nhỏ đã được nuông chiều nên hư hỏng. Chú lấy vợ sớm nên con gái chú bằng tuổi tôi, chính là đứa bây giờ đang ngồi tù. Vợ chú là một người đàn bà nhan sắc và lẳng lơ. Bố tôi kể rằng, năm đứa em họ tôi lên bảy, chú tư đột nhiên bỏ nhà ra đi, chẳng để lại một tin tức gì. Bốn năm sau, mẹ nó tái giá. Bố dượng của con bé là một gã xích lô, nát rượu và cục súc. Lão hay đánh đập con bé cực kỳ tàn nhẫn mỗi khi nó không mang đủ tiền về cho lão mua rượu. Cũng cần nói thêm là sau khi mẹ nó tái giá, em họ tôi phải bỏ học đi bán vé số. Bố tôi lấy vợ năm ba mươi tuổi. Tôi ra đời ba năm sau đó. Các cô của tôi thì đều lấy chồng xa, chẳng mấy khi tôi gặp họ. Thỉnh thoảng, mẹ tôi bảo ?ocái quần mày đang mặc là may từ mảnh vải của cô năm cho? hay ?ocái mũ này là của cô bảy?. Và như vậy trong hình dung của tôi, cô năm giống hệt như cái quần kẻ sọc hai màu đen và xám mà tôi mặc suốt những năm cấp hai, còn cô bảy là cái mũ màu nâu mà tôi đội cho đến tận ngày vào đại học. Tôi không bao giờ tưởng tượng được khuôn mặt họ. Ngay cả khi sau này dù đã gặp họ một vài lần, những khuôn mặt đó cũng chẳng thể nào in sâu vào trong trí nhớ của tôi. Cô năm vẫn chỉ là chiếc quần sọc, cô bảy vẫn chỉ là chiếc mũ nâu.
    Bố tôi là một công chức nhà nước. Ông là người luôn giữ một niềm tin tuyệt đối vào những giá trị mà mình đã từng tôn thờ. Khi em gái tôi có bầu với thằng bồ nó trước khi cưới mấy tháng, ông đã đuổi nó ra khỏi nhà và kiên quyết không dự đám cưới. Sau này, khi thằng cháu tôi lên hai, nhờ sự tác động của ông thủ trưởng cũ, một người mà bố tôi rất kính trọng, ông mới cho nó bước chân vào nhà. Ở ngay chính giữa phòng khách nhà tôi, ông cho treo một bức ảnh rất to trong đó có hình ông được chụp với một ông thứ trưởng nào đấy mà đến giờ tôi cũng chẳng nhớ tên nhân dịp ông thứ trưởng kia đến thăm cơ quan. Tấm ảnh đen trắng là một cái gì đó rất thiêng liêng và đặc biệt đối với tuổi thơ hai anh em tôi. Ông thứ trưởng, trong bộ đồ kaki giản dị, lúc nào cũng nghiêm khắc nhìn chúng tôi. Ngay cả buổi sáng trước khi lên đường đi du học, tôi vẫn thấy ông nghiêm khắc nhìn tôi. Cái nhìn không mấy thiện cảm.
    Cứ khoảng bẩy giờ sáng, sensei đánh thức cả lab dậy tập thể dục. Ông dẫn chúng tôi đi lại trong khuôn viên của trường và nói những chuyện linh tinh nhảm nhí. Những lúc như thế, thằng Ấn Độ trở nên hoạt bát một cách đáng ngờ vì bình thường nó là đứa trầm tính. Mỗi lần như thế, nó lại kể về mối tình của nó. Nàng hai mươi hai tuổi, nước da bánh mật, đôi mắt to đen, khuôn mặt thánh thiện và nụ cười mê hồn. ?oCuộc sống thật đê tiện?, nó thường lẩm bẩm như thế mỗi khi bắt đầu kể về đoạn kết câu chuyện tình của nó. Nàng bị ép gả cho một gã cùng đẳng cấp trong cái giai tầng rối rắm mà mỗi khi thằng Ấn Độ mô tả, tôi mặc dù đã cố gắng tập trung hết sức vẫn không thể hình dung ra được. Nó thì trôi giạt sang cái xứ sở chết tiệt này. Nắng bắt đầu gắt, chúng tôi đi về lab. Buổi tập thể dục sáng thường kết thúc như vậy.
    Sau đó, chúng tôi quay về lab. Ở lab, mỗi đứa có một cái bàn nhỏ. Trên bàn, chúng tôi bầy la liệt đủ thứ: sách vở, máy tính, dao cạo râu, bàn chải đánh răng và dầu gội đầu. Thậm chí có lần tôi còn bắt gặp trong ngăn kéo bàn của thằng Ấn Độ có mấy cái bao cao su, chả biết nó mua ở đâu, nhưng tôi biết chắc chắn nó không dùng. Nó là thằng ngoan đạo. Công việc của chúng tôi khá đơn giản, chúng tôi thường gọi đùa là trò chơi nặn đất sét. Sensei giao cho tôi năm cái lọ đựng đủ các loại chất lỏng nhầy nhầy. Tôi bắt đầu trộn chúng với nhau, ngày nào cũng vậy. Ngày nào tôi cũng trộn năm dung dịch đó và chờ đợi. Một sự chờ đợi đầy mệt mỏi và sung sướng. Dung dịch có nhiều màu. Tôi cứ thế trộn và hy vọng. Hy vọng vào sự may mắn. Hy vọng rằng đôi khi Đấng Tối Cao cũng không quên những kẻ trộn dung dịch như tôi. Tôi chờ đợi Người ban ơn. Tôi ngồi trộn dung dịch vì biết rằng mình không đơn độc. Tôi ngồi trộn dung dịch để thấy mình còn tồn tại, mình còn có ý nghĩa. Tất cả mọi người ở lab chúng tôi đều làm như vậy và được trả lương. Chúng tôi ngồi trên những cái bàn nhỏ, tất cả đều im lặng, căng thẳng, run rẩy và sợ hãi. Tất cả chúng tôi đều cố lắng nghe một tiếng gọi mà chúng tôi tin rằng nó tồn tại mặc dù chưa từng ai trong tất cả chúng tôi nghe thấy. Trong trí tưởng tượng của tôi, nó có thể giống như là tiếng gió rít từ phía bên kia cánh đồng, hoặc tiếng quạ kêu trên nóc nhà, hay tiếng máy bay lượn lờ giữa đêm khuya như những bóng ma màu trắng. Nhưng rất có thể, trên thực tế chẳng có âm thanh nào cả. Chiều tối, sensei thu hết tất cả mấy lọ. Ngày hôm sau ông lại phát một loạt lọ mới.
    Ngày hôm qua, ông tôi khóc. Không có giọt nước mắt nào cả. Ông đờ đẫn nhìn vào bức tường màu trắng. Những vệt trắng nham nhở vốn là kết quả của một gã thợ nề vụng về không hiểu sao lại khiến tôi liên tưởng đến nét cọ của một tay họa sĩ siêu thực mà tôi quen ở quán cà phê. Tay này theo tôi vốn chẳng có tài cán gì, hắn chỉ là một tên bịa đặt. Những thứ hắn vẽ chả cái nào ra hồn cả. Hắn chỉ cho tôi một bức tranh tuyền màu trắng, chẳng khác gì người ta cầm một tấm vải nhúng xuống hố nước vôi, và bảo đây là bức ?oGấu trắng ở Bắc cực?. Hiển nhiên là hắn chưa bao giờ đến Bắc cực cũng như chưa bao giờ nhìn thấy gấu trắng. Tôi nhìn sang một bức tranh toàn màu đen kịt và hỏi : ?oThế bức này là Chó mực ở bãi tha ma à??. Hắn bảo ?oKhông. Đây là bức **** đêm?. Thế là chúng tôi cãi nhau. Hắn thì khăng khăng là hắn vẽ **** đêm, còn tôi thì khẳng định là tôi chỉ nhìn thấy chó mực. Cuối cùng, cả tôi và hắn đều khóc, khóc vì những điều ngớ ngẩn xảy ra trong cuộc đời chúng tôi, vì những cái chúng tôi chẳng bao giờ hình dung ra được. Từ hôm ấy, tôi không bao giờ gặp lại hắn nữa. Ông tôi cầm chiếc quạt nan cũ kỹ lấy hết sức đập con ruồi trên bức tường. Tất nhiên, chả có con ruồi nào cả. ?oLại trượt rồi?, ông lầm bầm và bắt đầu rấm rứt khóc. Tôi muốn dỗ dành ông nhưng không biết làm thế nào cả. Tôi chẳng nhìn thấy con ruồi nào cả. Tôi chỉ nhìn thấy nhát quạt của ông đập vào tường. Nhưng tôi không biết làm thế nào để nói cho ông hiểu được. Làm sao tôi có thể chứng minh được điều đó? Nhỡ có con ruồi thật thì sao? Tôi thấy buồn rười rượi. Tôi xấu hổ vì sự ngu dốt của mình. Vì tôi không nhìn thấy con ruồi.
    Buổi tối, tôi và bạn gái đi chơi Hồ Tây. Đang đi bộ trên đường Thanh Niên, đột nhiên một gã thanh niên đầu húi cua, mặt đầy sẹo, chặn chúng tôi lại, cười nhăn nhở nói với bạn tôi: ?oEm xinh như một con phò?. Đoạn hắn quay sang tôi cười giễu cợt. Tôi cụp mắt xuống. Tôi không dám nhìn vào mắt hắn. Tôi kinh hãi và hiểu rằng nếu có đánh nhau chắc tôi không phải đối thủ của hắn. Tôi im lặng. Tôi im lặng không phải vì tôi là kẻ khôn ngoan như những nhà hiền triết trong sách giáo khoa mà là vì tôi không biết nói gì. Tôi chưa bao giờ lâm vào tình huống khó xử như thế này. Thực ra, về sau này tôi mới nhận thấy rằng những tình huống kỳ quặc như vậy luôn luôn xảy ra. Nó xảy ra thường xuyên đến mức nhiều lúc tôi có cảm tưởng đó là ý muốn quái gở của Thượng Đế. Cuối cùng thì mọi chuyện cũng qua, hắn bỏ đi, còn tôi xấu hổ. Suốt đoạn đường còn lại, chúng tôi không nói với nhau lời nào. Ngày hôm sau, cô ấy gọi điện nói lời chia tay sau ?omột đêm suy nghĩ rất kỹ?. Cô nói rằng cô không chịu đựng được ý nghĩ rằng người yêu mình là kẻ hèn nhát. Tôi chẳng nói gì. Kẻ hèn nhát không nên nói gì cả. Tôi chia tay mối tình đầu trong nhục nhã. Từ đó trở đi, tôi kinh tởm đàn bà.
    Buổi chiều, gió mạnh và nắng gắt. Tôi hay cảm thấy đau đầu vào những lúc như thế. Đầu nhức như búa bổ, tôi không còn giữ được sự tỉnh táo cần thiết để nhận biết mọi thứ nữa. Thay vì trộn dung dịch màu trắng vào dung dịch màu đen, tôi lại trộn dung dịch màu xanh vào màu đỏ. Và kết quả là chả ra sao cả. Gió vẫn thổi mạnh, tai tôi ù đi vì sợ hãi. Tôi chẳng còn nghe thấy gì nữa ngoài tiếng gió. Càng cố gắng tập trung, tôi càng mất phương hướng. Tôi không còn nghĩ được điều gì nữa. Óc tôi như bị vỡ vụn thành trăm mảnh. Sensei đưa cho tôi cốc nước, tôi chẳng kịp nhìn xem nó màu gì, hình như là màu xanh. Tôi uống nhưng kết quả cũng không khá hơn. Tôi bắt đầu nghe thấy tiếng lầm bầm ở đâu đó. Một giọng nói đứt quãng, và lí nhí đến nỗi tôi lúc đầu tôi không thể phân biệt đó là giọng người lớn hay trẻ con. Cuối cùng tôi cũng nhận ra là có hai người đang nói chuyện. ?oChỗ này lạnh lắm, mẹ ạ? - giọng một thằng bé khoảng năm sáu tuổi nói. ?oNhưng mình đi tìm hai mươi năm nay đâu có chỗ nào tốt hơn?- người mẹ nói. Giọng bà ta trầm đục và có vẻ mệt mỏi. ?oThế bố có ở đây không?? - thằng bé lại hỏi. ?oMẹ không biết. Con đừng hỏi nữa, mẹ mệt lắm rồi. Mình dừng ở đây thôi. Thôi mình đi ngủ đi con.?
    Từ hôm đó trở đi ngày nào tôi cũng nghe thấy tiếng hai mẹ con họ vào lúc trước khi đi ngủ. Tôi kể cho thằng Bangladesh nhưng nó không tin. Nó chả tin vào cái gì ngoài lễ ramadan và những con lợn bẩn thỉu. Ngày nào đối với nó cũng thuộc về tháng ramadan. Nó chỉ ăn vào buổi tối sau khi mặt trời lặn. Sensei nhiều lần cố nhét thức ăn vào mồm nó nhưng không được. Hai mẹ con họ nói đủ thứ chuyện trên đời. Thỉnh thoảng họ lại nhắc đến người bố giấu mặt.
  3. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Tâm trạng khi điên (2)
    Nguyễn Nguyên Phước
    Buổi tối, tôi đi dạo trong thành phố. Một thành phố đơn điệu. Không văn hóa, không lịch sử, không gì cả. Chỉ đơn giản là nơi người ta đến ở, rồi một lúc nào đấy đột nhiên họ quyết định gọi nó là thành phố. Chín giờ tối, không một bóng người. Cứ đi khoảng vài trăm mét, tôi lại thấy một công viên mini. Buổi tối chúng giống như những nghĩa địa. Tôi đi mãi và thấy mệt mỏi. Chẳng có gì đặc biệt, những ngôi nhà giống hệt nhau với những cái mái hình chóp và hàng rào bằng một loại cây nào đó mà tôi không biết tên. Tôi cứ thế đi một mình, chẳng có gì cả ngoài sự sợ hãi. Một thành phố chết. Tôi nằm trên cái ghế đá, nước mắt trào ra. Tôi nhớ đến những buổi tối ngày xưa, tôi hay ngước nhìn bầu trời đầy sao và thấy mình hạnh phúc. Giờ đây, cái niềm vui ấy cũng chẳng còn nữa. Những ngôi sao kia giờ chỉ làm tôi cảm thấy sợ hãi. Chúng đang cười nhạo tôi. Nỗi sợ hãi mơ hồ cứ thế lớn dần lên. Tôi quá đơn độc dưới bầu trời này. Tôi cứ nằm yên như thế, y như một kẻ tội đồ chờ đợi hình phạt.
    Sáng sớm hôm sau, mới sáu giờ sáng, thằng Bangladesh đã đánh thức tôi dậy. Tôi lật đật chạy theo nó ra hành lang. Thân hình cao lớn của nó trong cái ánh sáng lờ mờ của buổi sáng mùa đông trông thật khủng khiếp. Thỉnh thoảng, tôi vẫn hình dung ra cảnh nó bóp cổ mình. Với cánh tay lực lưỡng đầy lông lá kia, chắc chắn tôi, cho dù cố gắng giãy giụa đến đâu, cũng không chịu đựng được quá năm phút. Đến cuối hành lang, nó chỉ ra sân trường, rồi thì thầm hỏi: ?oMày có nhìn thấy gì không??. Tôi hơi ngạc nhiên, mới sáng ra mà nó đánh thức mình dậy để nhìn sensei đang nói chuyện với một ông giáo ở lab khác ở dưới sân trường hay sao.
    Tôi thờ ơ đáp: "Sensei đang nói chuyện". "Thế mày không thấy gì khác lạ à?" - nó hơi thất vọng. "Chả có gì. Ông ấy vẫn thế." "Mày nhìn quần áo ông ấy xem?" - nó lại thì thầm". "Ừ. Nó có vẻ không giống mọi ngày." "Đấy. Mày bắt đầu thông minh rồi đấy. Mọi ngày ông ấy lúc nào cũng mặc đồ trắng. Nhưng cả tuần nay tao để ý. Trước giờ tập thể dục của bọn mình, chẳng bao giờ ông ấy mặc đồ trắng. Chỉ khi nào gặp bọn mình ông ấy mới mặc đồ trắng thôi." "Thì sao?" "Chẳng sao cả. Tao chỉ thấy lạ thôi. Mà đó là một phát hiện quan trọng đấy. À mà mày đã biết chuyện gì chưa?" - nó lại chuyển sang giọng thì thầm.
    Chuyện gì nữa đây? - tôi hơi bực mình. Nó đánh thức mình dậy sớm chỉ vì một chuyện hết sức vớ vẩn mà nó cho là unusual. Chúng tôi làm thí nghiệm suốt ngày chỉ mong có cái gì unusual với lại unexpected xảy ra. Nhưng rốt cục nó lại chẳng bao giờ xảy ra. Tất cả mọi thí nghiệm đều diễn ra hết sức bình thường, bình thường đến mức buồn tẻ, bình thường đến mức chúng tôi chẳng cần nhìn cũng biết kết quả nó phải thế, không thể khác được. Nhưng cuộc sống của chúng tôi thì ngược lại. Chẳng có một quy luật nào hết. Tất cả đều diễn ra hết sức lộn xộn, lộn xộn một cách bất bình thường. ?oThằng Ấn Độ sắp lấy vợ?- nó vẫn thì thầm.
    Đột nhiên, tôi thấy rùng mình. Tôi nhớ có lần thằng Ấn Độ bảo với tôi rằng có đến tám mươi phần trăm dân Ấn cưới nhau theo kiểu arranged marriage. Nó cũng nằm trong cái tám mươi phần trăm của cái đất nước gần một tỷ dân ấy. Nó chẳng có sự lựa chọn nào hết. Cô dâu của nó có đẳng cấp cao hơn nó một bậc, một intercaste marriage theo cách gọi của nó. Điều duy nhất mà nó biết về cô dâu tương lai là một tấm ảnh. Tôi đã từng xem tấm ảnh ấy một lần. Cô gái trong ảnh khá dễ thương trong bộ quần áo cổ truyền Ấn Độ. Có lẽ khi chụp tấm hình này, cô không nghĩ rằng một ngày nào đó tấm ảnh sẽ là mối liên hệ duy nhất với vị hôn phu tương lai của cô. Tôi hỏi thằng Ấn Độ:
    - Thế mày được chọn cái gì ?
    - Voi - nó lầu bầu. - Tao được chọn con voi dành cho lễ cưới. Tao sẽ cưỡi lên con voi đấy trong ngày cưới. Dù sao, tao cũng có sự lựa chọn mặc dù nó không quan trọng lắm.
    Ngay từ sáng sớm, bố mẹ thằng Ấn Độ đã đến ngồi chờ ở phòng tiếp tân. Họ đến để đưa nó về Ấn Độ làm đám cưới. Nó không chịu về. Họ phải bay một quãng đường dài để đến đây đưa nó về quê lấy vợ. Dù sao, nó cũng không thể trốn tránh trách nhiệm. Nó có trách nhiệm duy trì nòi giống. Nó có trách nhiệm cưới cô gái mà Thượng Đế dành cho nó. Đấy là truyền thống mà nó không thể phá vỡ. Nó chẳng có sự lựa chọn nào cả vì nếu có chắc chắn nó sẽ không chọn sinh ra làm người Ấn Độ. Bố mẹ nó trông nhỏ bé và nhẫn nhục so với căn phòng tiếp tân quá rộng và quá sang trọng. Họ có nước da ngăm đen rất đặc trưng. Ông chồng để ria mép; cùng với cái trán hói, nó càng làm ông thêm nhỏ bé và nhẫn nhục. Bà vợ đội khăn trùm gần kín mặt nhưng nó vẫn không che được những nếp nhăn mà chỉ cần nhìn thoáng qua người ta đã thấy nó tồn tại mặc dù có thể thị giác không ghi nhận được thông tin về những nếp nhăn đó. Thằng Ấn Độ buồn bã đi theo bố mẹ nó ra khỏi trường. Thỉnh thoảng nó ngoái lại nhìn chúng tôi. Không hiểu sao tôi thấy đôi mắt thằng Ấn Độ buồn ngơ ngác giống hệt đôi mắt con chó cún của tôi ngày trước lúc nó sắp chết. Một tháng sau, chúng tôi nhận được tin nó mất. Một cái chết kỳ lạ.
    Thằng Bangladesh ngày càng ăn ít và tất nhiên là nó chỉ ăn vào buổi tối vì những ngày lễ ramadan chẳng bao giờ kết thúc. Nhưng điều kỳ lạ nó không giảm cân nào. Nó giấu thức ăn thừa dưới gầm giường cho đàn chuột. Khoảng nửa đêm, bọn chuột bắt đầu rúc rích mò vào phòng. Chúng bò lổm ngổm trên sàn nhà, leo lên cả bàn học. Mà không chỉ có thế, chúng vừa chạy vừa kêu rinh rích đầy khoái trá. Tôi căm ghét những con chuột màu xám với đôi mắt thao láo; chúng chẳng bao giờ biết xấu hổ. Thằng Bangladesh, ngược lại, rất quý đàn chuột. Nó thường túm cổ lấy con to nhất, vuốt ve một cách rất trìu mến khiến con chuột lim dim vì khoái cảm rồi đột nhiên nó bóp mạnh một cái. Con chuột bị đau kêu oai oái và cuối cùng không chịu đựng được con chuột quay đầu lại cắn một nhát vào tay khiến thằng Bangladesh phải buông tay ra. Ngày nào thằng Bangladesh và con chuột cũng chơi trò đấy. Điều kỳ lạ là con chuột mặc dù rất đau nhưng vẫn vui vẻ tham gia vào trò chơi cùng thằng Bangladesh, cứ như thể giữa chúng có một sự thỏa thuận ngấm ngầm trong trò chơi bệnh hoạn đó. Đàn chuột ngày càng đông, thức ăn thừa của thằng Bangladesh dần tỏ ra không đủ đáp ứng cho cái thói phàm ăn và sinh sản nhanh khủng khiếp của những con chuột, mặc dù thằng Bangladesh đã cố gắng nhịn ăn đến mức tối đa. Thậm chí, nó còn mang cả lọ mứt mà mẹ nó gửi cho nó ăn cả năm để cho đàn chuột ăn trong một tuần. Rồi nó bắt đầu đi xin cả thức ăn thừa của những đứa phòng bên cạnh nhưng dường như nỗ lực của nó chả thấm vào đâu. Cuối cùng thằng Bangladesh quyết định giảm số lượng đàn chuột. Đầu tiên là con chuột đầu đàn. Tối hôm đó, thằng Bangladesh vẫn chơi trò chơi thường lệ với con chuột rồi đột nhiên nó bóp mạnh vào mình con chuột. Con chuột quay đầu lại cố gắng cắn vào tay thằng Bangladesh nhưng lần này nó không buông tay. Bàn tay hộ pháp của nó càng tóm chặt con chuột hơn. Con chuột kêu la thảm thiết. Nó không ngờ lại có kết cục này. Trò chơi của ngày hôm qua cuối cùng cũng kết thúc. Con chuột biến thành một đống bầy nhầy trong tay thằng Bangladesh. Trong bóng tối, tôi vẫn nhìn thấy rõ trên khuôn mặt thằng Bangladesh hiện ra một nụ cười bí hiểm.
    Từ hôm đó trở đi, ngày nào thằng Bangladesh cũng giết vài con chuột. Đàn chuột ngày càng trở nên khôn ngoan nhưng thằng Bangladesh còn thông minh hơn. Ngày nào nó cũng tóm được vài con chuột. Những con chuột còn lại phần vì nhu cầu thức ăn, phần vì cái ảo tưởng rằng với kinh nghiệm của ngày hôm qua chúng có thể dễ dàng chạy thoát khỏi bàn tay của thằng Bangladesh nên vẫn mò lên phòng vào ban đêm. Số lượng chuột giảm rất nhanh. Đêm hôm qua, nếu như tôi đếm chính xác thì chỉ còn mười hai con chuột. Thằng Bangladesh thì càng ngày càng say mê với trò chơi giết chuột nhưng bây giờ mỗi ngày nó chỉ giết một con vì đàn chuột giờ còn rất ít. Tôi để ý thấy khuôn mặt nó ngời sáng lên mỗi khi nhìn thấy con chuột giãy giụa trong lòng bàn tay, ngời sáng đến mức trong bóng đêm tôi vẫn có thể nhìn thấy cái vẻ long lanh rất khó tả trên đôi mắt thằng Bangladesh.
    Chiều hôm qua, thằng Bangladesh nhận được một tin đặc biệt. Buổi tối, nó không buồn ăn cơm. Dường như có cái gì bất ổn trong tâm trạng của nó. Cuối cùng nó nói với tôi:
    - Tao phải về Dhaka làm giáo sư.
    - Tuyệt vời. - Tôi nói. - Mày có thể làm cái mà mày thích.
    - Tao cũng chẳng biết nữa. - Nó buồn bã lắc đầu. - Từ trước đến giờ, tao chưa bao giờ làm cái gì độc lập cả. Tao sợ sự đơn độc. Nhất là trong nghiên cứu.
    Tôi không nói gì. Tôi cũng thế. Tôi sợ nỗi cô đơn khi phải đi một mình trên con đường mà mình không biết phương hướng. Thằng Bangladesh đột nhiên nói:
    - Mày có muốn đi cùng tao không?
    Tôi không trả lời. Im lặng kéo dài suốt buổi tối. Chúng tôi ngồi theo đuổi những ý nghĩ riêng. Chúng tôi nghĩ về tương lai trong nỗi khiếp sợ. Cuộc sống rồi sẽ ra sao đây?
    Ngày hôm qua, tôi đi đưa đám một người bạn thân thời phổ thông; anh mất ở bệnh viện tâm thần ở Trâu Quỳ. Một bệnh nhân tâm thần cùng phòng đã bóp cổ anh cho đến chết; sau đó, hắn dùng một con dao, loại vẫn dùng để rọc giấy, tự cắt cổ mình. Cho đến nay, anh vẫn là người tôi kính trọng nhất vì nghị lực và ý chí. Năm anh lên sáu, bố anh bỏ nhà theo một người đàn bà khác. Anh và em gái sống cùng mẹ và ông ngoại, một ông già mắc bệnh hoang tưởng, hậu quả của những cơn sốt rét rừng hồi còn ở chiến trường. Mẹ anh phải làm rất nhiều việc như gánh nước thuê, bán hàng rong, vé số... để nuôi cả gia đình. Hàng ngày, anh học một buổi còn một buổi phải đi bán kem để có tiền mua sách vở và đóng học phí. Anh luôn là người đứng đầu trong mọi kỳ thi. Hết năm thứ hai đại học, anh được học bổng sang Nhật học. Cùng năm đó, mẹ anh bị tai nạn giao thông, phải cưa hai chân. Đứa em gái anh, có lẽ vì quá mệt mỏi trước cuộc sống gia đình, đã bỏ nhà đi bụi đời. Mấy năm sau, người ta tìm thấy xác nó trong một ngôi nhà hoang ở ngoại thành. Cái chết của nó cho đến nay vẫn chưa rõ nguyên nhân. Học xong tiến sĩ, bạn tôi về nước và một thời gian sau đó thì mắc bệnh thần kinh. Sau đám tang, mẹ anh đưa cho tôi một cuốn vở nhỏ, loại vở có dòng kẻ ô ly vẫn dùng cho học sinh cấp một; bà nói rằng đây là thứ mà bệnh viện họ tìm thấy ở dưới gầm giường anh. Bà muốn nhờ tôi đọc hộ vì bà không biết chữ. Tôi mở cuốn vở ra, đó là nhật ký anh viết trong những ngày ở Trâu Quỳ. Nhật ký bắt đầu bằng câu: ?oNgày hôm qua,...?.
    Nhật Bản, 8/2004
  4. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Giờ chết
    Nguyễn Nguyên Phước
    Đến bây giờ cô vẫn nhớ rõ từng chi tiết cái chết của mẹ. Ba tháng trước đó, bà Vương, vốn là một người xem bói rất giỏi, nói với cô con gái út rằng mình sẽ chết vào lúc một giờ sáng ngày rằm tháng sáu âm lịch và dặn cô không được nói với ai. Đã ba năm bà chỉ nằm trên giường; mấy đứa con phải thuê một người họ hàng xa chăm sóc. Cô con gái út thường về làng thăm mẹ vào cuối tuần. So với mấy anh chị sống trên Hà Nội, cô là người đi lại thuận tiện nhất; làm thợ may trên thị xã chẳng có mấy khách hàng lại cách làng có mười cây số. Từ ngày mẹ ốm, khách xem bói không còn quấy rầy bà cụ nữa; điều đó khiến cô cảm thấy thoải mái hơn. Ngày trước, cứ mỗi lần về thăm mẹ, cô lại bị ám ảnh bởi một nỗi sợ hãi mơ hồ khi phải đối mặt với những khuôn mặt mệt mỏi và vô vọng đến từ những nơi xa lạ mà chắc chắn đến cái tên bà cụ cũng chưa bao giờ nghe đến.
    Không ai biết chính xác bà Vương có khả năng tiên tri từ bao giờ. Hồi còn bé, cô út rất thích những câu chuyện mà mẹ vẫn hay thì thầm với khách. Cuộc đời của họ, qua lời của mẹ, trở nên rối rắm đến kỳ lạ. Cô không biết mẹ đang nói về quá khứ hay tương lai và đôi khi cứ băn khoăn liệu những điều bà nói có đúng hay không. Xét cho cùng thì số phận của một cá thể chẳng có ý nghĩa gì đối với cộng đồng ngoài sự tồn tại của chính bản thân cá thể đó; hơn nữa, nó lại không thể thay đổi được. Vậy thì tại sao người ta lại phải xem bói? Phải chăng số mệnh của họ ngay từ lúc chào đời đã bao gồm cả việc phải tìm đến một nhà tiên tri - cũng chẳng có gì chắc chắn đó không phải là một tay tiên tri dởm - như một thủ tục bắt buộc để thay đổi cuộc đời mình theo cái cách mà số mệnh định đoạt thông qua miệng của kẻ kia. Hay biết đâu đó chỉ đơn giản là nhu cầu của những kẻ mất phương hướng, phải nhờ đến một bà già không quen biết đưa ra một sự bảo đảm mơ hồ về tương lai, mà sự bảo đảm ấy thực chẳng mang lại cái gì ngoài sự khó chịu.
    Thỉnh thoảng, mẹ cô vẫn than thở chuyện bói toán. Đối với bà, nó cứ y như là một hình phạt khủng khiếp vậy. ?oChắc kiếp trước mẹ là kẻ khốn nạn.? - bà than vãn - ?oĐêm nào trước khi đi ngủ, mẹ cũng cầu trời sáng mai tỉnh dậy, mình sẽ không còn khả năng xem bói nữa. Con cứ thử tưởng tượng mà xem. Ngày nào cũng phải đối mặt với những suy nghĩ xấu xa trong con người họ.? Thực ra, cô út chẳng tin lắm vào sự khốn khổ mà bà mẹ hay ca cẩm. Những nỗi niềm đau khổ dằn vặt đó liệu có thực sự tồn tại hay không, hay chẳng qua chỉ là sự tưởng tượng của bà cụ. Hơn nữa, làm sao có thể chắc chắn trong tâm hồn những con người kia luôn ẩn chứa dã tâm như mẹ cô nói. Biết đâu mẹ cô lại mắc bệnh hoang tưởng. Chẳng hạn, có lần bà nói với một người đàn ông rằng mẹ anh ta sẽ chết vào mùa hè năm sau. Người đàn ông gầy gò, bé nhỏ có khuôn mặt đầy tàn nhang bỗng luống cuống, cứ như thể anh ta đánh rơi một vật gì đó. Khi khách đã ra về, bà thở dài nói: ?oMẹ anh ta nằm liệt giường đã ba năm nay. Anh ta chờ đợi cái chết của bà mẹ từ lâu lắm rồi. Dẫu sao cũng chẳng đáng sợ bằng thằng anh con. Lúc nào nó cũng nghĩ đến chuyện giết vợ.?

    Người con trai cả của bà Vương, giám đốc một công ty xây dựng ở Hà Nội, thường bị những cơn đau đầu bất thần hành hạ. Trước đó gần hai chục năm, anh bị tình nghi có liên quan đến cái chết của một cô gái. Theo như những lời đồn đại, xác cô gái được chôn ở đâu đó ngoài bãi ngô; người ta đã đào xới tung lên mất mấy tuần nhưng chẳng thấy gì ngoài mấy khúc xương trâu. Hồi đó, anh độc thân và làm giám sát thi công ở thị trấn N. hơn hai năm, cái thị trấn buồn tẻ chẳng có gì để giải trí ngoài mấy cái quán giải khát kiêm chiếu phim video buổi tối. Người ta thường chỉ chiếu những bộ phim chưởng được làm vụng về với chung một cái chết cho mọi nhân vật, tất cả đều phun máu ra đằng mồm. Anh quen cô trong một buổi chiếu phim. Cô mười chín tuổi, học xong cấp ba, làm phụ việc cho tiệm may của bà cô. Vào những buổi tối mùa hè, dân thị trấn thường thấy họ đi dạo bên bờ sông, khi ấy hãy còn vắng vẻ chứ không nhộn nhịp như bây giờ. Sau khi cô mất tích, công an gọi anh lên thẩm vấn mấy lần nhưng rồi cũng không tìm ra manh mối nào từ mối quan hệ mập mờ của họ. Nhiều người nói rằng anh bắt đầu bị chứng đau đầu hành hạ sau thời gian làm việc ở N., nhưng cũng có giả thiết cho rằng anh bị bệnh từ trước đó và rất có thể trong một lần bị đau đầu như thế, anh đã giết cô. Dẫu sao thì cũng chẳng có chứng cớ nào để kết tội anh và câu chuyện nhanh chóng bị quên lãng.
    Ba năm sau, anh lấy vợ. Đứa con đầu được sinh sau đó bảy tháng. Một số kẻ ác ý đã nói rằng nó không phải con anh nhưng dù sao cũng chẳng có gì để khẳng định điều đó khi mà những đám cưới kiểu như vậy vốn đầy rẫy ở thành phố. Cô út không biết nhiều về cuộc sống của ông anh trai. Cô chưa bao giờ gặp anh ở nhà trong những lần hiếm hoi ra chơi Hà Nội. Bà chị dâu, dưới mắt cô, là một người dễ chịu. Bà ta có cái khéo léo hơi giả tạo kiểu người thành phố. Ông anh trai là người thành đạt nhưng ánh mắt vẫn đượm vẻ u buồn. Ông ít khi thể hiện tình cảm, ngay cả với bà mẹ ốm yếu. ?oĐó là thói đạo đức giả.? - ông lạnh nhạt nói, mỗi khi ai đó nhắc nhở về thói lạnh nhạt, thờ ơ với gia đình và họ hàng - ?oThật ngớ ngẩn khi ở thế kỷ hai mốt rồi mà người ta vẫn còn giữ cái quan niệm ấu trĩ đó. Chỉ có con chó giữ nhà mới có những biểu hiện tình cảm ngớ ngẩn như vậy. Mà liệu nó có làm như thế không khi người ta không cho nó ăn.?
    Bà Vương rất thương con trai. Sống vất vả từ bé, lại phải gánh trên vai cái trọng trách của một người đàn ông trong gia đình sau khi bố mất, con trai bà trở thành một đứa lầm lỳ, thậm chí có phần cục súc. Bố nó mất khi thằng bé mười lăm tuổi. Điều duy nhất bà còn nhớ được về người chồng xấu số là những trận đòn. Một lần, đi làm đồng về, bà kinh hãi nhìn thằng con trai mới mười bốn tuổi bị bố treo ngược trên xà nhà. Đúng vào cái thời điểm đó, bà chợt nhận ra cái chết đang đến rất gần với người đàn ông hung bạo kia, cha của các con bà. Đến tận bây giờ bà vẫn không thể xác định được viễn tượng về cái chết của ông thoáng hiện lên trong đầu bà khi đó là cái tiên cảm bản năng của người thầy bói hay chỉ là một ước vọng trùng hợp. Xác ông được tìm thấy trong cái chòi chăn vịt bỏ hoang cùng với chai rượu đang uống dở. Thân thể trần truồng của ông tím tái vì lạnh, mặc dù lúc ấy đương là mùa hè. Người ta cho rằng ông chết vì cảm lạnh.
    Cô út nhớ đến cái ngày cô dẫn người yêu về ra mắt gia đình; mẹ cô kịch liệt phản đối dù anh người yêu chẳng có điểm gì đáng chê trách. Cuối cùng, cô lấy một anh thợ may có cửa hàng trên thị xã. Đám cưới diễn ra vào một ngày trời mưa rất to, khách đến dự vì thế cũng không đông. Cô út cứ khóc mãi không thôi khi nhà trai đến đón dâu. Anh người yêu cũ sau đó ba năm mắc bệnh ung thư phổi, chết cô đơn và đau đớn trong một căn nhà nhỏ ở Hà Nội. Những lúc buồn bã rỗi rãi không có khách hàng đến cắt may, cô thường nghĩ về anh. Khi mang thai đứa con gái thứ hai, cô út cứ đinh ninh rằng đứa bé cô đang mang trong bụng chính là con anh. Những đêm không ngủ được, nằm bên cạnh chồng, cô cứ nghĩ rằng chính mình đã gây ra cái chết của anh và mỗi lúc như thế, cô lại oán trách mẹ đã ngăn cản mối tình đầu. Dù có một cuộc sống khá sung túc so với những người dân quê bên người chồng hiền lành và nhạt nhẽo, cô không khỏi buồn lòng mỗi khi nhớ về người đã khuất. Mỗi lần so sánh chồng mình với anh người yêu đã chết, cô đều cảm thấy nhẫn tâm nhưng sự so sánh vô tình ấy cứ âm ỉ không dứt như thể một thứ độc dược đang ngấm trong cơ thể cô. Có lần thậm chí cô còn độc ác đến mức có ý nghĩ rằng mình sẽ rất hạnh phúc nếu người chết là người chồng hiện tại chứ không phải anh người yêu cũ.
    Đêm nay, theo như kế hoạch bà Vương sẽ chết vào lúc một giờ sáng. Cô út ngồi bên giường mẹ. Giường của bà Vương đặt bên cạnh cửa sổ, từ đó có thể nhìn ra phía bờ ao. Trên thành cửa sổ có một cái đồng hồ cũ màu xanh dương vốn là quà của ông anh cả mua cho mẹ nhân một chuyến đi Liên Xô. Đồng hồ chỉ có kim giờ và kim phút, không có kim giây. Nó có cả chức năng báo thức nhưng bà Vương chẳng bao giờ dùng; bà thường thức dậy lúc khoảng năm giờ sáng và thông thường chả có việc gì làm nên bà cứ đi đi lại lại trong buồng. Cô út thỉnh thoảng lại liếc nhìn đồng hồ nhưng về sau cảm thấy có cái gì đó bất nhẫn, cô quyết định sẽ không nhìn về phía cửa sổ nữa. Bà Vương vẫn nằm bất động trên giường. Bà không nói được nữa nhưng tim vẫn thoi thóp đập giống như tiếng tích tắc mơ hồ phát ra từ cái đồng hồ Liên Xô. Cô út cầm tay mẹ, cố nhìn về phía cửa chính để không trông thấy cái đồng hồ. Cô biết rằng thời gian đang trôi đi và việc chờ đợi làm cô mệt mỏi khủng khiếp, chẳng khác gì cái ngày cô chờ đợi người ta đến rước dâu. Cảm thấy bàn tay mẹ từ từ lỏng ra khỏi bàn tay mình, theo bản năng cô đưa mắt về phía cửa sổ nhìn đồng hồ. Đồng hồ chỉ đúng một giờ. ?oVậy là mẹ đã nói đúng?- cô thầm nghĩ. Nhớ lời bà dặn cách đây ba tháng, cô không đánh thức ai trong nhà dậy. Vuốt mắt cho mẹ xong, cô cứ ngồi yên như thế cho đến khi trời sáng.
    Lễ an táng được tiến hành vào hai giờ chiều ngày hôm sau. Đồ đạc cá nhân của bà Vương không có nhiều. Ở dưới đáy cái hòm làm bằng gỗ xoan, người ta tìm thấy mấy bộ quần áo còn mới nguyên do các con bà mua cho mẹ nhưng bà chẳng bao giờ mặc, cùng một cái túi vải nhỏ trong đó có một tờ giấy bạc năm mươi đồng màu xanh được gói kỹ trong giấy báo đã ố vàng. Tờ giấy bạc này là tiền mừng tuổi của ông anh cả cho mẹ hồi mới đổi tiền. Trông thấy tờ giấy bạc vẫn còn mới tinh không một nếp gấp nay đã trở nên vô giá trị, người đàn ông bật khóc nức nở. Cô út muốn nói một câu gì đó an ủi ông anh trai nhưng mối ác cảm ngấm ngầm suốt bao năm qua khiến cô im lặng. Hai ngày hôm đó, trời nóng khủng khiếp và có rất nhiều ruồi. Chúng đậu kín trên những chồng bát đĩa phơi ở góc sân, trông xa hệt như những tảng đá màu đen. Lúc hạ huyệt, tiếng khóc ai oán nổi lên. Cô út lơ đãng nhìn chiếc quan tài sơn màu đỏ ánh nhũ được luồn qua hai sợi dây thừng to tướng từ từ hạ xuống. Giống như mọi người cô bốc một nắm đất ném xuống huyệt. Lặng lẽ nhìn về cánh đồng màu xanh phía xa chân trời không một gợn mây, cô thấy mình quá đơn độc.
    Buổi chiều tối, sau đám tang, cô vào buồng mẹ thu dọn mấy thứ lặt vặt. Cái giường bà Vương nằm giờ chỉ còn trơ lại giát giường đã mọt mấy chỗ. Cô út bần thần đứng một lúc lâu trong căn phòng trống trải mà không biết phải làm gì. Bất giác cô đưa mắt về phía cửa sổ nơi có chiếc đồng hồ Liên Xô màu xanh dương. Đồng hồ vẫn chỉ một giờ. Cô cay đắng thầm nghĩ : ?oGiờ thì thậm chí mình chẳng biết mẹ mất lúc mấy giờ?.
    Nagoya, 12/2004
  5. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Vụ án
    Nguyễn Nguyên Phước
    Chuyến tàu Hà Nội - Hải Phòng khởi hành lúc hai giờ chiều. Tôi giở báo An ninh thế giới ra đọc. Bà già ngồi bên cạnh than thở: ?oBây giờ ngày nào cũng toàn tin giết người, cướp của, hiếp dâm?.
    Người đàn ông trung niên ngồi đối diện tôi phản đối: ?oNgày xưa cũng thế thôi. Ba mươi năm trước có một vụ đứa con gái giết cha. Tôi chưa thấy vụ nào dã man như vụ ấy?. Cô gái trẻ ngồi cạnh ông ta không nói gì.
    Tôi tò mò: ?oSao cô ta lại giết cha??.
    ?oVì tiền. Ông ta mang tiền đi mua trâu. Ngủ ở nhà đứa con gái một đêm rồi mất tích. Cô ta cắt cổ cha rồi chôn vào bụi chuối sau nhà".
    ?oVậy làm sao người ta phát hiện ra??
    ?oMấy tháng sau, con trai ông cụ ra nhà chị gái chơi. Thấy ông cậu ruột cắt tiết gà không chết, thằng bé con hồn nhiên nói: ?oCậu dốt quá. Mẹ cháu hôm trước cắt tiết ông một phát chết ngay?. Đứa con gái bị tử hình vì tội giết người cướp của?.
    ?oCòn thằng bé con thì sao??
    ?oNó sống với ông cậu ruột. Ông ta là người thân duy nhất của nó. Ông ta vừa thương yêu lại vừa căm ghét nó?.
    ?oChỉ vì mẹ nó giết ông ngoại??
    ?oĐúng thế. Thằng bé chẳng bao giờ hạnh phúc. Nó mang trên mình hình phạt dành cho bà mẹ?.
    ?oÔng cậu có bao giờ hành hạ thằng bé không??
    ?oKhông. Ông ta thậm chí chẳng bao giờ mắng nó. Nhưng nó vẫn cảm nhận được sự căm ghét qua ánh mắt ông ta. Tất nhiên, ông ta cũng chẳng hạnh phúc. Ông ta lâm vào thế khó xử. Kẻ giết người dù sao cũng là chị gái ông ta. Nếu thằng bé không vô tình nói ra sự thật thì chỉ có một mình mẹ nó chịu sự trừng phạt. Bà ta sẽ mang theo bí mật xuống dưới mồ và những người còn lại sẽ không phải chịu bất hạnh. Ông cụ cũng già rồi. Nếu có sống cũng chỉ thêm được chục năm nữa là cùng?.
    Người đàn ông xuống ga Cẩm Giàng. Chỉ còn bà cụ, tôi và cô gái. Tàu vừa chuyển bánh, bà cụ thì thầm vào tai tôi: ?oÔng ta chính là đứa bé đó?.
    Tôi giật mình: ?oSao cụ biết??.
    ?oTrước kia, ta làm giáo viên, cháu ạ. Cũng có một học sinh như thế?.
    ?oChính là ông ta??
    ?oKhông. Một người khác. Bố anh ta là một tên cướp bị kết án tử hình. Anh ta lớn lên mang theo cái mặc cảm của kẻ phạm tội. Một người già như ta luôn nhìn thấy cái mặc cảm ấy. Ông vừa ngồi ở đây cũng thế. Ta nhìn thấy ở ông ta cái mặc cảm tội lỗi. Những con người như vậy luôn cảm thấy ăn năn dù họ chẳng biết mình phạm lỗi gì?.
    ?oVậy làm sao cụ nhìn thấy, ý cháu là tại sao những người như cháu lại không nhìn thấy cái mặc cảm ấy??
    ?oVì cháu còn quá trẻ. Ta đã chứng kiến hàng ngàn khuôn mặt học sinh như vậy. Tất cả đều có một điểm chung. Nói chung rất khó diễn đạt. Nó thuộc về kinh nghiệm. Chẳng ai có thể truyền đạt được kinh nghiệm?.
    ?oBố mẹ những người đó đều là tội phạm??
    ?oKhông. Không hoàn toàn như thế. Chỉ một số ít thôi. Còn phần lớn ta nghĩ là do bẩm sinh. Có rất nhiều kẻ sinh ra đã mang theo một nỗi buồn lớn. Nó giống hệt như cái mặc cảm kia vậy. Họ chẳng bao giờ hạnh phúc. Ta đã chứng kiến rất nhiều. Nỗi buồn luôn đè nặng trên vai họ. Dù họ có cố gắng xoay sở thế nào đi chăng nữa họ cũng chẳng thể hạnh phúc được. Cuộc đời họ cứ thế loay hoay luẩn quẩn với ý nghĩ làm thế nào thoát khỏi thực tại khốn khó?.
    ?oVậy tại sao cụ không nghĩ rằng ông vừa ngồi đây mang nỗi buồn bẩm sinh??
    ?oTa không biết. Chỉ là linh cảm thôi. Linh cảm trong những trường hợp này luôn đúng cháu ạ.?
    Đến ga Hải Dương bà cụ xuống tàu. Chỉ còn lại tôi và cô gái. Lúc này tôi mới để ý rằng cô hoàn toàn không tham gia vào câu chuyện của chúng tôi.
    Đột nhiên tôi buột miệng hỏi: ?oChị có nghĩ rằng bà cụ nói đúng không??.
    Cô ta tròn xoe mắt nhìn tôi: ?oVậy ra nãy giờ anh vẫn tin vào câu chuyện nhảm nhí của hai người điên ấy à? Tuần nào tôi chả gặp họ trên tàu?.
    Nagoya, 12/2004
  6. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Tuổi của chó
    Nguyễn Nguyên Phước
    Bạn tôi tên là Tiến. Đó không phải lỗi của anh. Trong nhà anh, tất cả đàn ông đều tên là Tiến. Đàn bà tất nhiên chẳng ai tên là Tiến. Đàn bà trong nhà Tiến không có tên. Vì họ là đàn bà. Người ta không gọi đàn bà bằng tên. Người ta gọi đàn bà là đàn bà.
    Tiến là sinh viên của một trường đại học nào đó mà tôi không biết tên. Thực ra tất cả các trường đại học đều giống nhau. Bởi vậy trường đại học không có tên. Người ta gọi trường đại học là trường đại học. Tiến say mê văn hóa cổ đại. Đấy là tôi nghe nói thế, chứ tôi chưa bao giờ thấy Tiến nhắc đến văn hóa cổ đại. Đôi khi rất bất tiện nếu phải gọi điện đến nhà anh, sẽ chẳng biết gặp ai vì tất cả đàn ông đều tên là Tiến.

    Bạn tôi tên là Tiến. Những người đàn ông tên là Tiến đều có khuôn mặt ưu tư. Họ lo lắng điều gì, tôi chẳng biết. Tôi hay nghĩ, nếu Tiến không tên là Tiến, hẳn anh sẽ không thể sống được trong cái gia đình mà tất cả đàn ông đều tên là Tiến. Tất nhiên đó chẳng phải lỗi của anh. Ở lớp học chúng tôi có ba người tên là Tiến nhưng điều đó chẳng gây ra một rắc rối nào. Cũng có khi thầy giáo gọi Tiến lên bảng, cả ba đều giật mình. Năm học lớp tám, vì một cuộc cãi vã với gia đình, Tiến bỏ nhà ra đi. Cậu sống cùng một đứa bạn cũng tên là Tiến, bỏ học từ năm lớp sáu. Cả hai sống trong một căn nhà ổ chuột ngoài đê sông Hồng và kiếm sống bằng nghề gánh than thuê cho đến khi gia đình Tiến tìm thấy cậu. Vì có một sự nhầm lẫn đặc biệt nào đó, hay cũng có thể một phép mầu đã xảy ra, đứa trẻ mà bố mẹ Tiến đưa về không phải con trai của họ, mà là thằng bé gánh than sống ở ngoài đê sông Hồng. Sự nhầm lẫn này lẽ dĩ nhiên chẳng ai phát hiện ra vì cả hai đều tên là Tiến và sau gần hai tháng sống chung, chúng giống nhau như hai giọt nước.

    Bạn tôi tên là Tiến. Năm lớp tám, tôi và cậu đi bộ trên cầu Thăng Long. Đến giữa cầu, Tiến trèo lên thành cầu, nhằm thẳng sông Hồng nhảy xuống. Xác Tiến được vớt lên, không ai nhận ra, nhưng những người thân, bằng linh cảm, đều khẳng định đó là xác Tiến. Tôi cũng nghĩ đấy là xác Tiến. Đám ma Tiến, hoa toàn màu trắng. Đến khi làm giỗ bốn chín ngày thì Tiến trở về. Chẳng ai nhớ đến cậu. Người ta chỉ nhớ một đám tang rất to và đang bận làm cỗ bốn chín ngày. Tiến không chết, vì một lý do nào đó tôi không rõ. Năm Tiến mười chín tuổi, cậu được học bổng du học tại Pháp. Tiến có một người bạn gái học kinh tế ở Mỹ. Họ quen nhau qua một forum, biết mặt nhau qua những file ảnh jpeg, và nói chuyện với nhau qua Yahoo Messenger. Thỉnh thoảng họ giận dỗi nhau vì những chuyện không đâu. Tiến mong đến ngày ra trường và đi làm ở Thụy Sĩ. Cậu hy vọng sẽ có một triệu Mỹ kim trước tuổi ba nhăm và nghỉ hưu non ở một trang trại ngoại thành Hà Nội. Bạn gái Tiến mơ ngày mở một quán café ở một phố nào đó gần khu trung tâm; hàng ngày, cô sẽ quản lý quán café và nếu có thời gian rảnh rỗi cô sẽ ngồi đọc những tác phẩm văn học và triết học cổ điển phương Tây.

    Bạn tôi tên là Tiến. Anh bốn mươi hai tuổi và hiện làm giám đốc chi nhánh tại Hà Nội của một công ty đa quốc gia có trụ sở chính đặt tại Sài Gòn. Anh có một vợ và hai con, đứa con trai mười tuổi đang học tiểu học và một đứa con gái bốn tuổi đang học mẫu giáo lớn. Anh có một cô bồ là sinh viên năm cuối trường Đại học Ngoại thương, quê Nam Định, làm part-time tại công ty tôi. Đó là một cô gái tóc xoăn, trán dô, mũi hếch và nhiều cá tính. Họ ******** với nhau vào những buổi trưa tại một khách sạn cách chỗ làm của anh ba con phố. Đôi khi vào những ngày nghỉ cuối tuần, anh tìm được một lý do đặc biệt nào đó để đi với cô về một vùng quê ngoại thành Hà Nội nhưng những ngày cuối tuần kiểu như vậy rất hiếm vì thông thường Tiến phải dẫn vợ và hai đứa con đi ăn tối, uống cà phê, và xem phim vào mỗi tối thứ bảy. Anh hầu như chẳng nhớ nổi tên phim và thường đổ tại tính đãng trí. Vợ Tiến làm phó giám đốc văn phòng đại diện của một hãng dược phẩm của Pháp. Chị mặc bộ vest màu xám, đi giày cao gót màu đen khiến tôi nghĩ đến ngoại trưởng Mỹ, Tiến sĩ Condoleezza Rice, và tự hỏi chị sẽ thế nào nếu khỏa thân trên giường ngủ.

    Bạn tôi tên là Tiến. Anh tin rằng có kiếp sau nên cứ vui vẻ mà sống. Anh theo đạo Phật, ăn chay vào ngày rằm và mồng một. Cũng có khi những ngày rằm và mồng một trùng với một đám cưới hay đám giỗ nào đó mà anh không thể từ chối. Anh đành phải ăn mặn và lùi ngày ăn chay chậm một ngày. Tiến tin rằng con người ta sinh ra trên đời là để mắc sai lầm. Bởi vậy thay vì lẩn tránh những lỗi lầm, anh luôn cố tình tìm đến nó. Anh phạm hết sai lầm này đến sai lầm khác, thỉnh thoảng lại tự an ủi rằng nếu tránh được sai lầm này tất sẽ phạm sai lầm khác lớn hơn.

    Vợ Tiến bắt đầu mệt mỏi. Chồng cô không phải là người như cô mong đợi. Cô bắt đầu chán những lời âu yếm trên giường trong những cuộc ******** chớp nhoáng như một nghi thức xã giao. Cô chán những buổi tối thứ bảy đi xem phim cùng chồng và hai đứa con hay những ngày nghỉ cuối tuần ở Đồng Mô vào mùa hè. Cô chán những ngày chủ nhật và mong chóng đến thứ hai nhưng đến trưa thứ hai cô lại bắt đầu ngóng đợi ngày thứ bảy. Sếp cô là một người đàn ông khô khan. Anh tốt nghiệp Đại học ở Việt Nam, Cao học tại Pháp, lấy vợ năm ba mươi hai tuổi và có một đứa con trai đang học trường Quốc tế Pháp ngữ. Thỉnh thoảng họ đi ăn trưa với nhau, anh than phiền về người vợ quá quắt của mình nhiều đến mức cô gần như thuộc lòng. Một thời gian sau, anh bỏ vợ và họ không còn ăn trưa với nhau nữa mặc dù cô đã rủ mấy lần nhưng anh đều kiếm cớ từ chối.

    Bạn tôi tên là Tiến. Tiến đã gần bảy mươi tuổi. Ông hay nhớ đến thời kỳ cải cách ruộng đất, người bố chết trong tù và món cơm độn khoai của một bà góa làng bên. Sau cải cách, ông lên Hà Nội làm cu-li khuân vác ở bến Phà Đen rồi làm công nhân nhà máy dệt. Ngày mồng 9 tháng 12 năm 1989, người ta cho ông về hưu non với một tờ giấy ghi những điều mà ông không thể hiểu nổi. Ông sống cùng một con chó già trong căn nhà mười mét vuông cộng với bốn mét vuông cơi nới thêm; nhà có một cái giường, một cái bàn nhỏ và ba cái ghế đẩu. Nhà tắm kiêm toa-let được làm thêm cách đây hai năm vì nhà xí công cộng của khu tập thể bị phá. Con chó già vốn là của một người bạn quá cố; Tiến không biết nó bao nhiêu tuổi. Chỉ biết rằng nó rất già, lông rụng gần hết. Con chó già mỗi ngày ăn chỉ ăn được một bát cơm. Tiến ăn nhiều hơn nó hai bát. Mùa hè Tiến ăn ít hơn. Mùa hè từ con chó già bốc lên một mùi hôi thối tởm lợm. Con chó già chết vào một ngày mùa đông. Xác nó lạnh ngắt và không còn bốc lên bất cứ mùi hôi thối nào.

    Bạn tôi tên là Tiến. Tôi không biết anh bao nhiêu tuổi. Anh làm thầy cúng ở một làng ngoại thành. Đôi khi theo yêu cầu của khách, anh lên đồng. Dân làng đồn rằng mỗi khi anh lên đồng, không những giọng nói, như thường thấy ở những đồng cô, thay đổi mà cả tính cách anh cũng thay đổi theo. Theo quán tính, Tiến sống cuộc đời của khách cho đến tận mấy ngày hôm sau. Nhiều khi anh lẫn lộn. Chẳng hạn, ngày hôm nay, anh lên đồng vào vai một cô gái trẻ, nếu còn sống đến ngày hôm nay thì có lẽ đã là một bà lão, bị chết đuối ở sông Hồng; rồi ngày hôm sau, anh nhập đồng thành một người đàn ông trung niên bị chết trong một tai nạn ô tô; ngày hôm sau nữa, anh lại là một chàng thanh niên du học tự tử vì chứng trầm uất. Sẽ chẳng có gì đáng nói nếu như người đàn ông trung niên, giám đốc của một công ty Trách nhiệm hữu hạn, không đột nhiên có những suy nghĩ của đứa trẻ con, chàng thanh niên chưa vợ suốt ngày than thở mệt mỏi như một người đàn ông có gia đình và cô gái nhỏ thì ưu tư như một bà già sắp chết.

    Bạn tôi tên là Tiến. Ngày mồng 1 tháng 4 năm 1997, vợ anh, chẳng có một lý do nào cả, cùng hai đứa con bỏ anh ra đi với một người đàn ông nào đó mà anh không biết tên. Từ đó trở đi anh sống một mình với con chó nhỏ. Vào buổi tối, Tiến hay mua cơm bụi ở quán bà Năm béo đầu ngõ, gói vào túi nylon rồi mang về nhà chia cho con chó cùng ăn. Một năm sau, Tiến bỏ việc, kiếm sống bằng nghề bán sách cũ. Phần lớn thời gian anh ngồi đọc những cuốn sách cổ của Tàu; dần dần anh trở thành một người xem tướng nổi tiếng. Anh vẫn sống ở ngôi nhà cũ cùng với con chó nhỏ. Anh không còn ra quán bà Năm béo mua cơm bụi, hàng ngày có người đưa cơm hộp đến tận nhà anh. Một buổi sáng mùa hè, người ta tìm thấy con chó nằm ủ rũ bên xác Tiến tím ngắt vì lạnh.

    Bạn tôi tên là Tiến. Anh là một diễn viên kịch nói nổi tiếng. Có lần anh vào vai một thầy bói đạt đến nỗi từ đó trở đi anh không thể làm diễn viên trở lại được nữa. Anh đành về quê làm thầy bói. Cũng có khi anh nói đúng, cũng có khi anh nói sai nhưng người ta luôn tin anh vì họ tìm thấy ở anh một thứ niềm tin nhiệm màu mà họ không tìm thấy ở bất kỳ một người nào khác; niềm tin ấy mãnh liệt đến mức nó khiến anh và tất cả mọi người tin rằng nghề xem bói là nghề duy nhất mà anh có thể làm và làm tốt hơn tất bất kỳ thầy bói nào trên đời, rằng nếu anh có nói sai thì đó là ý muốn của Thượng Đế chứ không phải là lỗi của anh.

    Bạn tôi tên là Tiến. Đó là điều duy nhất tôi biết chắc chắn về anh. Anh qua đời ba ngày sau cái chết của con chó già của người hàng xóm mà không ai biết tuổi.

    Nagoya 05/2005
  7. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Phút lâm chung
    Nguyễn Nguyên Phước
    Cách đây bốn năm, hồi tháng tư, bố tôi phải nằm viện. Bác sĩ nói rằng ông bị xơ gan teo giai đoạn cuối. Suốt ba ngày, bố tôi giãy dụa trong cơn mê sảng. Thỉnh thoảng ông lại kêu lên ?oĐau quá! Đau quá!?. Bác sĩ giải thích rằng lúc này vì gan quá yếu không đủ khả năng lọc máu đưa lên não nên những gì mà hệ thần kinh trung ương cảm nhận được không phản ánh đúng cảm giác mà thông thường nó vẫn cảm nhận. Cụ thể trong trường hợp của bố tôi, nỗi đau thực chất lại không phải là nỗi đau, những gì ông nói ra miệng khi đó có thể hiểu là một sự phản ánh nỗi nhớ về một nỗi đau nào đó hoặc cũng có thể chỉ đơn thuần là một thói quen, tuy khả năng này, theo suy đoán của tôi, là rất ít vì bố tôi chẳng bao giờ nhắc đến nỗi đau, dù là một nỗi đau cụ thể. Theo như lời bác sĩ, nội tạng bố tôi không có sự tổn thương nghiêm trọng nào thì nỗi đau kia hẳn là vô lý, chỉ có thể là do tưởng tượng. Đến ngày thứ tư, bố tôi không còn giãy dụa nữa; ông nằm im thiêm thiếp, thỉnh thoảng lại rên khe khẽ rồi thở dài. Bác sĩ nói rằng, cơ thể ông lúc này đã quá mệt mỏi với nỗi đau tưởng tượng kia và nó cần được nghỉ ngơi. Ông cũng nói thêm rằng bố tôi không sống được lâu nữa.
    Buổi tối hôm ấy, tôi ngồi bên giường bệnh viện. Đã ba ngày qua, hai anh em tôi hầu như không chợp mắt, cả hai luôn ở trạng thái căng thẳng, lúc nào cũng phải giữ chặt tay và chân bố tôi để ông không giãy dụa quá mạnh làm hỏng ven truyền nước. Tuy nhiên, lúc này tôi lại không cảm thấy mệt mỏi. Đầu óc trống rỗng, tôi hoàn toàn không thể suy nghĩ chuyện gì khác ngoài cái chết mà theo dự đoán của bác sĩ sắp đến với bố tôi. Hôm đó rằm, trăng rất sáng. Hơn nữa, cửa sổ bệnh viện khá lớn không có song sắt. Tôi nhìn bố tôi nằm im trên giường. Thỉnh thoảng, ông lại thở dài, rồi than ?oÔi chao ôi!?. Tiếng thở dài đặc biệt đó chắc suốt đời tôi chẳng bao giờ quên, nhất là cái âm ?oôi? thứ hai được kéo dài một cách hết sức đặc biệt. Hơn nữa, đặt trong hoàn cảnh của bố tôi, khi mà, theo phỏng đoán của bác sĩ, ông hoàn toàn không có khả năng nhận biết bằng giác quan thì cái tiếng than ?ochao ôi? kia hẳn phải có gì bí ẩn. Được một lúc, bố tôi thiếp đi. Rồi đột nhiên, ông kêu lên ?oMợ ơi! Trời mưa. Con đau quá, mợ ơi!? Tôi nghĩ rằng ông đang gọi bà nội. Bà nội mất năm bố tôi lên tám tuổi. Tôi nhìn khuôn mặt bố tôi. Một khuôn mặt đẹp, hơi nhăn nheo, gò má tóp lại, hai hố mắt trũng sâu, râu ria mấy ngày không cạo mọc tủa tủa. Rồi bố tôi khóc. Nước mắt lặng lẽ chảy trên mặt ông. Có lẽ ông đang nhớ mẹ.
    Hồi cải cách ruộng đất, bà nội tôi đã mất. Ông nội tôi bị bắt giam rồi chết trong tù. Bố tôi phải lên rừng kiếm củi, còn cô tôi phải đi mót khoai. Rồi bố tôi ra Hà Nội, làm công nhân khuân vác bến Phà Đen, rồi làm công nhân nhà máy cơ khí Hà Nội. Ông về hưu năm tôi học lớp tám. Để nuôi hai anh em tôi ăn học, ông xin làm bảo vệ ở một trường tiểu học. Và ông làm ở đó cho đến ngày em gái tôi vào đại học. Tôi nhìn ông nằm thiêm thiếp trên giường bệnh trong ánh trăng sáng nhờ nhờ và nhớ về ý chí phi thường của ông trong thời kỳ gian khó đó, một ý chí mà đến bây giờ tôi vẫn không sao hiểu được. Giờ hẳn ý chí đó không còn, bởi căn cứ theo lời bác sĩ thì rõ ràng cơ thể của bố tôi giờ không còn thuộc sự điều khiển của ý chí. Tôi nắm tay ông và lặng lẽ khóc. Đột nhiên, một giọng nói trầm ấm vang lên từ phía sau:
    - Bố cháu sẽ không sao đâu.
    Tôi quay lại nhìn. Đó là giọng nói của người đàn ông giường bên cạnh. Trong ánh trăng rằm, ông ta cũng nằm im thiêm thiếp như bố tôi. Miệng ông ta hơi mỉm cười, làn môi mấp máy một cách khó hiểu. Ông ta khe khẽ nhắc lại:
    - Bố cháu sẽ không sao đâu.
    Những lời an ủi kiểu như vậy, tôi nghe cũng nhiều. Nó chẳng có tác dụng mấy trong hoàn cảnh hiện tại của tôi. Dù sao, tôi cũng nói lời cảm ơn ông ta. Người đàn ông lặng lẽ nhìn tôi, rồi hỏi:
    - Cháu đã yêu bao giờ chưa?
    Tôi hơi ngạc nhiên. Lẽ ra ông ta nên hỏi thăm bệnh tình của bố tôi hoặc nói cái gì đại loại như thế. Tôi cảm thấy hơi lúng túng. Một câu hỏi khó. Bố tôi cũng chưa bao giờ hỏi tôi câu hỏi đó. Khó mà nói rằng tôi chưa yêu. Tôi đã từng có cảm tình đặc biệt với một vài cô gái, một thứ tình cảm không rõ ràng lắm. Dường như nó pha trộn nhiều loại tình cảm khác nhau. Dù sao, tôi cũng không đủ can đảm nói với họ là tôi yêu. Hơn nữa, tình yêu, nếu xét theo ý nghĩa của câu hỏi của người đàn ông kia thì hẳn phải là một thứ tình cảm hoặc hai chiều, tức là người con gái kia cũng yêu tôi, hoặc một chiều, nghĩa là chỉ có tôi yêu cô ta, nhưng cả hai đều hiểu rõ nó tồn tại và như thế thì cũng không thể nói là tôi đã từng yêu. Cuối cùng, tôi đành trả lời:
    - Cháu chưa yêu bao giờ.
    Người đàn ông hơi mỉm cười. Một cái mỉm cười rất khẽ, khẽ đến mức hầu như tôi chỉ cảm thấy đó là một cái mỉm cười chứ không nhìn thấy thực sự.
    - Bác thì đã yêu hai lần. Lần thứ nhất, có lẽ là một tình yêu đơn phương. Năm ấy bác hai mươi tuổi, còn cô ấy mười tám tuổi. Cô ấy ưa nhìn, không quá xinh, nhưng ưa nhìn và rất thông minh. Anh trai cô ấy là bạn học của bác. Thực ra là có ba người bạn rất thân: bác, anh trai cô ấy, và một người khác nữa. Người kia cũng yêu cô ấy. Cậu ấy là một chàng trai rất khá. Người dong dỏng cao, rất đẹp trai và giỏi giang. Cuối cùng cô ấy chọn chàng trai kia. Cũng hợp lý thôi. Cậu ấy xét về mọi mặt đều hơn bác. Chẳng hiểu sao, khi hai người kia yêu nhau, tình bạn của ba người bọn bác cứ nhạt dần. Nếu ghen tuông thì lẽ ra chỉ có bác và người yêu cô ấy thôi, hà cớ gì tình bạn với anh trai cô ấy lại không còn như xưa nữa. Cái này quả thật khó hiểu. Rồi cô ấy và anh bạn của bác chia tay. Lý do thì bác không rõ lắm. Quả thật, tình cảm nó rất mù mờ. Đến giờ bác vẫn không hiểu được tại sao lại thế. Lần thứ hai, còn tệ hơn thế, mặc dù lần này không phải là tình yêu đơn phương.
    Tôi bắt đầu cảm thấy khó chịu. Người đàn ông này hẳn thần kinh không bình thường. Cũng có thể do ông ta bị bệnh nên mới thế chăng. Bố tôi đang nằm kia, mạng sống chỉ còn tính bằng giờ, vậy mà ông ta cứ liên tục lảm nhảm về những mối tình chết tiệt nào đó. Dù sao, là một người lịch sự, tôi cũng không thể hiện sự khó chịu của mình quá đáng. Người đàn ông dường như không quan tâm đến suy nghĩ của tôi. Ông ta tiếp tục lảm nhảm:
    - Tình yêu thứ hai, cô ấy đồng ý lấy bác. Cô ấy không xinh nhưng có duyên. Năm ấy bác ba mươi tuổi, còn cô ấy mười chín tuổi. Kể ra chênh nhau cũng hơi nhiều, nhất là khi người ta mười chín tuổi thì một quyết định hôn nhân có lẽ không được chín chắn cho lắm. Năm đầu tiên, cả bác và cô ấy rất hạnh phúc. Năm thứ hai bắt đầu lục đục. Chuyện cơm áo gạo tiền thôi. Lúc ấy, cô ấy mới sinh con, bác làm ở nhà máy, lương ba cọc ba đồng mà bác lại không có tài xoay sở nên khổ lắm. Mà con gái bác đau ốm luôn. Rồi năm thứ ba, thứ tư trôi qua, mọi cái cũng xuôi xuôi. Con gái bác bắt đầu khỏe mạnh, cứng cáp. Rồi đùng một cái, cô ấy bỏ nhà đi, để lại một lá thư dài. Theo như lá thư thì cô ấy bỏ đi theo cái mà cô ấy gọi là ?otiếng gọi của tình yêu? hay ?otiếng gọi của trái tim?, đại loại là như vậy. Bác không nhớ chính xác. Bác nuôi con một mình khá vất vả. Mấy năm sau, có trát của tòa gọi bác ra làm nhân chứng. Cô ấy phạm tội giết người. Đại khái là sau khi bỏ bác, cô ấy cùng người tình đến một thành phố khác. Không hộ khẩu, không giấy giới thiệu, cô ấy phải đi làm đồng nát, người tình thì đạp xích lô. Hai năm đầu, cuộc sống cũng không đến nỗi nào. Đến năm thứ ba thì anh chàng kia bị tai nạn, liệt toàn thân. Cô ấy ngày phải đi làm đồng nát, trưa và tối về phục vụ anh ta rất khổ sở. Rồi một hôm, quá mệt mỏi, cô ấy nghĩ quẩn, bèn dùng dây thừng xiết cổ người tình. Sau đó, cô ấy treo cổ tự tử nhưng hàng xóm cứu được.
    Trước tòa, bác vẫn là chồng cô ấy vì chưa ly dị. Hôm ở tòa, cô ấy khóc ghê lắm. Mọi người đều khinh bỉ cô ấy. Không phải bởi cô ấy xiết cổ người tình mà vì đã bỏ bác và con gái mới ba tuổi. Đến bây giờ bác vẫn nhớ ánh mắt của cô ấy. Nhất là đoạn cô ấy kể về lúc thắt cổ người tình. Cô ấy nói rằng không sao quên được cái nhìn của anh ta lúc đó. Bác không biết. Chắc nó phải là một cái nhìn ghê gớm lắm. Cô ấy bị kết án chung thân. Người ta cho bác gặp và nói chuyện với cô ấy nửa tiếng đồng hồ. Cũng chẳng có gì để nói. Cô ấy chỉ xin bác đừng bao giờ kể cho con gái nghe về mẹ nó, cứ nói là đã chết rồi. Nghĩ cũng tội. Thực ra lỗi là tại bác. Bác lẽ ra không nên cưới cô ấy khi cô ấy quá trẻ. Mười chín tuổi không phải là tuổi chín chắn để quyết định một việc lớn như vậy. Lẽ ra cô ấy có thể hạnh phúc nếu không lấy bác. Rồi bác tục huyền với một góa phụ, lần này thì không có tình yêu. Chỉ là đến với nhau thôi. Con gái bác cần có mẹ; nếu không, nó sẽ có cái nhìn lệch lạc về cuộc sống, nhất là cuộc sống tình cảm. Bác học được điều này từ chính người vợ đầu tiên của bác. Cô ấy mồ côi mẹ từ nhỏ. Bố cô ấy ở vậy nuôi con. Có lẽ vì thế cô ấy chẳng bao giờ tìm thấy cái hạnh phúc mà những người bình thường khác vẫn cảm thấy.
    Người đàn ông im lặng. Tôi cũng im lặng. Tôi nghĩ đến bố tôi, nghĩ về những điều ông đã dạy tôi. Tôi nghĩ về cuộc đời khốn khổ của ông và tự hỏi liệu có khi nào, trong suốt cuộc đời, ông cảm thấy hạnh phúc không. Dưới ánh trăng rằm, khuôn mặt gày gò khắc khổ của bố tôi nổi bật trên nền trắng của tấm ga trải giường; trông ông giống như một kẻ tử đạo.
    Khoảng ba giờ sáng, em gái tôi vào trông bố, còn tôi đi về nhà. Hà Nội ba giờ sáng yên tĩnh lạ thường, dường như chỉ có một mình tôi phóng xe máy trên những con đường ngập tràn gió. Tai tôi lúc đó văng vẳng tiếng nói của người đàn ông kia, một giọng nói đều đều, nhè nhẹ. Khoảng tám giờ sáng, tôi quay lại bệnh viện và một điều kỳ diệu đã xảy ra. Bố tôi đã tỉnh trở lại. Khuôn mặt ông vẫn xanh xao vì mất máu nhiều nhưng ông hoàn toàn tỉnh táo. Ông không nhớ được những gì đã xảy ra trong bốn ngày qua, kể từ lúc vào bệnh viện. Sau này, ông kể lại rằng, trong giây phút mê man ấy, ông nghe có tiếng ai gọi mình, một giọng nói mơ hồ nhưng có cảm giác rất quen thuộc mặc dù không thể nhớ được là giọng nói của ai. Tôi nhìn sang giường của người đàn ông nằm bên cạnh. Người ta đã dọn sạch toàn bộ ga trải giường cùng chăn màn, chỉ còn trơ lại tấm nệm giường. Tôi hỏi em gái tôi:
    - Bác hôm qua nằm ở đây chuyển viện à?
    Nó rầu rĩ đáp:
    - Không, bác ấy mất rồi. Mất đêm hôm qua. Em vào thay anh được một lúc thì con gái bác ấy phát hiện ra bác ấy đã mất. Bác ấy bị ung thư gan.
    Đến bây giờ, bố tôi vẫn sống khỏe mạnh không như lời tiên đoán của bác sĩ. Có lẽ ông mắc một chứng bệnh khác mà người ta chưa tìm ra nguyên nhân hoặc cũng có thể cơ thể ông nhạy cảm đến mức chỉ cần chớm bệnh là nó có thể rơi vào trạng thái mê man như thể triệu chứng của bệnh nhân giai đoạn cuối. Cuộc sống có vô số những điều bí mật mà người ta không bao giờ giải mã được. Chẳng hạn như, người đàn ông nói chuyện với tôi đêm hôm ấy, cứ cho rằng thời điểm ấy ông ta còn sống, còn tỉnh táo, nghĩa là không phải một hồn ma đang nói chuyện với tôi, thì cũng khó có thể hiểu được tại sao trong phút lâm chung mà hẳn lúc đó cơ thể phải rất đau đớn, ông ta lại nghĩ về những mối tình đã chết.
    Nagoya, 6/2005
  8. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Hai anh em
    Nguyễn Nguyên Phước
    Looke heere upon this Picture, and on this,
    The counterfet presentment of two Brothers 1
    (W. Shakespeare)
    Dương kém Hoàng hai tuổi. Nhìn bề ngoài, họ khá giống nhau. Hoàng là một chàng trai tính tình cởi mở, dễ mến; hơn thế, chàng thể hiện sự cởi mở ấy tự nhiên đến mức người ta không cảm thấy một sự cố gắng nào cả, cứ như thể đó là một năng khiếu bẩm sinh. Đám con gái luôn bị mê hoặc bởi nụ cười quyến rũ ẩn dưới cái nhìn hơi giễu cợt của chàng. Những người đố kỵ thường không thấy ở Hoàng một sự say mê đặc biệt nào cả và đi đến kết luận chàng là kẻ hời hợt. Hoàng đương nhiên chẳng lấy đó làm bận tâm; nói chung, chàng chẳng bao giờ bận tâm đến điều gì cả. Hoàng luôn suy nghĩ đơn giản và cho rằng đó là khởi nguồn của hạnh phúc. Dương không nổi bật như ông anh trai. Chàng ít nói, khuôn mặt hơi cau có khiến nhiều người ngại tiếp xúc. Từ bé, Dương đã quen sống lủi thủi một mình.
    Tốt nghiệp đại học, Hoàng vào thế chỗ ông bố vừa về hưu trên Bộ. Bốn năm sau, Hoàng lấy vợ. Ngọc có vẻ đẹp cổ kính như trong những bức ảnh đen trắng chụp cách đây nửa thế kỷ. Hoàng lấy vợ được một năm thì Dương chuyển hẳn vào Sài Gòn làm việc. Bàn làm việc của Dương có một giò hoa giả được làm rất khéo đến mức nếu không chạm tay vào thì không thể nhận ra đó là hoa giả. Vào buổi chiều, giò hoa giả sáng rực lên dưới ánh nắng hắt qua cửa kính văn pho?ng. Những lúc như thế Dương lại nhớ đến chị dâu. Chàng vẫn nhớ lần gặp đầu tiên, Hoàng giới thiệu Ngọc với gia đình. Nàng bước vào phòng, khuôn mặt ửng hồng vì giá lạnh ngoài đường. Mẹ chàng pha trà mời khách. Nàng đỡ lấy tách trà, áp chặt hai bàn tay hơi run run vào thành chén một lúc lâu. Những ngón tay trắng muốt, xanh xao, gầy gầy như dần lấy lại sinh khí. Căn phòng trở nên ấm áp hơn. Dương rất ít nói chuyện với Ngọc ngay cả khi nàng đã là chị dâu chàng. Trong những lần nói chuyện hiếm hoi đó, luôn có mặt ít nhất một người khác. Có lẽ điê?u đó khiến chàng tự tin hơn. Dương không thể hình dung chàng sẽ xoay sở thế nào nếu phải nói chuyện với Ngọc nếu trong phòng chỉ có hai người. Khi đó hẳn chàng chỉ còn biết im lặng. Chàng hay nghĩ rằng quyết định chuyển vào miền Nam là để trốn tránh việc phải tiếp xúc với chị dâu. Nhưng cũng có lúc chàng lại có cảm giác rằng việc đó ít nhiều liên quan đến ông anh trai mà chàng vốn coi thường.
    Thỉnh thoảng, Dương vẫn gọi điện về nhà. Thường thì mẹ chàng là người nhấc máy. Giọng bà hơi lạ, khác với giọng nói có phần cay nghiệt mà Dương thường nghe hồi ở nhà. Cha chàng ít quan tâm đến gia đình. Thỉnh thoảng, ông tỏ ra tự hào về Hoàng, người mà theo lời ông chính là bản sao của ông thời trai trẻ nhưng chẳng bao giờ nhắc đến Dương. Sài Gòn ồn ào và náo nhiệt, khác hẳn Hà Nội. Vào những ngày tháng chạp, Dương hay nhớ đến cái rét Hà Nội và căn nhà thời thơ ấu. Mỗi lần gió mùa đông bắc về, chàng thường phải lấy giấy bịt chặt những chỗ hở để tránh gió lùa. Cha mẹ và Hoàng hay càu nhàu về việc đó; họ nói rằng làm như vậy ngôi nhà sẽ xấu đi. Những buổi sáng mùa đông Hà Nội, Dương thường phải dậy sớm từ lúc trời tờ mờ sáng. Lúc đó mọi cái đều thuộc về một thế giới hoàn toàn khác, một thế giới câm lặng. Dương nhìn sang bên kia đường nơi ánh đèn cao áp sáng mờ mờ, cảm thấy lòng mình trĩu nặng vì chỉ lát nữa thôi, thế giới câm lặng kia sẽ hoàn toàn biến mất.
    Hồi mới vào Sài Gòn, mỗi khi tỉnh dậy Dương cứ ngỡ mình đang ngủ ở nhà. Đôi khi, chỉ cần nhắm mắt lại là chàng có thể hình dung ra căn nhà của mình: giàn hoa giấy trước cửa, con mèo nhỏ lười nhác nằm bên bệ cửa sổ. Chàng nhớ đến cái ngõ hẹp ở Hà Nội chỉ đủ cho một chiếc xe máy lách qua. Những ngôi nhà chen chúc nhau hẹp đến mức mỗi khi ngước nhìn, bầu trời chỉ còn là một vệt sáng mờ. Ngõ hẹp nối với nhau tạo thành một ma trận khổng lồ với những con đường sâu hun hút thường dẫn đến một bãi đất trống hay cái hồ lớn khiến người ta cảm giác nơi đây là tận cùng của thế giới. Chàng nhớ đến hàng phở trên vỉa hè nơi có những con người lụp xụp ngồi ăn vào mỗi buổi sáng mùa đông. Nghĩ đến Hà Nội, Dương thấy tim mình nhói đau, chàng không hiểu tại sao mình lại rời bỏ nó. Sau ba năm sống ở Sài Gòn, Dương lấy vợ. Vợ chàng là một người hoàn toàn không có gì đặc biệt. Nàng nhu mì ít nói, đến cả nụ cười cũng có phần gượng gạo. Hai người sống trong một căn hộ chung cư nhỏ. Nó tương đối biệt lập với thế giới bên ngoài. Từ cửa sổ nhìn xuống bên kia đường, Dương hay có cảm giác như mình đang biến thành một con mắt của người khổng lồ. Thành phố những lúc như thế bỗng thu nhỏ lại vừa vặn trong tầm mắt đến nỗi chàng tưởng mình đang ở Hà Nội.
    Dương không phải là người thành đạt. Mỗi khi thành công đến trong tầm tay thì không hiểu vì một lý do nào đấy, mọi cái đột nhiên biến mất và chàng phải bắt đầu lại từ đầu. Đồng nghiệp nói chung không ưa chàng; dưới mắt họ, Dương là một gã lập dị điên khùng. Người thì thương hại, kẻ thì nói xấu sau lưng nhưng cuối cùng họ đều cảm thấy mệt mỏi. Con người cứng đầu kia hoàn toàn không để tâm gì đến họ. Hắn ta cứ thế lầm lũi bước trên con đường của mình. Khi thất bại, Dương hay nghĩ đến Ngọc. Chàng tin rằng nàng không hạnh phúc. Hoàng nổi tiếng lăng nhăng từ thời sinh viên và chắc chắn anh ta chẳng bao giờ thay đổi.
    Mẹ chàng có duy nhất một lần viết thư hồi chàng mới vào Sài Gòn được mấy tháng. Thư viết bằng mực tím, chữ to như chữ học sinh tiểu học, nét hơi run run. ?oMẹ biết - bà viết - bố mẹ đã không công bằng với con. Mẹ cũng chẳng hiểu tại sao mọi chuyện lại như thế.? Dương không viết thư trả lời, mấy hôm sau gọi điện thoại chàng cũng chẳng đề cập đến chuyện đó. Nhưfng câu chuyện cha?ng nói với mẹ thươ?ng te? nhạt va? nhát gư?ng. Môfi lâ?n dập máy, cha?ng gâ?n như ngay lập tức nhận ra mi?nh đaf quên không nói điê?u quan trọng nhất, mục đích chính cu?a cuộc điện thoại. Một thời gian sau, Dương hầu như không thể hình dung nổi khuôn mặt của cha mẹ chàng nếu không xem ảnh.
    Thỉnh thoảng, Dương tưởng tượng ra cảnh mình sinh ra trong một gia đình khác. Cha chàng không còn là cha chàng, mẹ chàng cũng là người khác, còn chàng là con một. Gia đình này nghèo hơn gia đình chàng, chẳng hiểu sao chàng luôn tưởng tượng như thế. Liệu khi đó chàng có hạnh phúc không? Dương không bao giờ trả lời được. Mỗi lần hình dung ra cảnh mình sống trong gia đình tưởng tượng đó, Dương lại suy nghĩ miên man và dường như có một sức mạnh vô hình lôi chàng đến với câu hỏi kia; nó giống như một con đường định sẵn dẫn đến ngõ cụt, toàn bộ câu chuyện bỗng sụp đổ trong nháy mắt.
    Chiều ngày thứ ba, Dương nhận được tin anh trai mất. Một người bà con gọi điện cho vợ chàng. Hoàng bị tai nạn giao thông. Dương hầu như chẳng có cảm giác gì. Lúc đó, trời đã sẩm tổi. Ánh đèn tuýp hắt xuống bình hoa hướng dương đặt góc phòng in trên tường như những con rắn đang ngóc đầu dậy. Vợ Dương đứng cạnh Ngọc, trông nàng rất không thoải mái. Đây là lần thứ hai nàng đến nhà chồng. Chẳng biết sự xa cách bấy lâu hay không khí u buồn của đám tang khiến nàng khó chịu. Mẹ Dương hầu như không dậy được. Bà nằm bẹp trên giường, thỉnh thoảng lại rên khe khẽ, khó nhọc. Khi Dương ra đến Hà Nội thì thi hài của Hoàng đã được khâm liệm. Mọi người nói rằng khuôn mặt Hoàng biến dạng đến mức không thể nhận ra nhưng Dương không thể hình dung được. Chàng chỉ còn được thấy tấm ảnh Hoàng cười rất tươi bên cạnh bát cơm đầy với quả trứng đã ngả sang màu trắng xanh trên chiếc quan tài sơn đỏ. Ngọc hầu như không khóc. Khuôn mặt nàng trắng bệch, toàn thân bất động như một bức tượng bằng đá cẩm thạch. Mắt nàng như đang nhìn về một nơi xa xăm nào đó. Nàng cúi đầu đáp lễ khách viếng tang như một cái máy. Thỉnh thoảng, Dương liếc về phía Ngọc, cảm thấy sợ hãi đến nỗi chàng không đủ can đảm nhìn lâu. Tang lễ xong, Ngọc đưa cho Dương một tờ giấy được gập sẵn làm tư rồi lặng lẽ đi xuống nhà dưới. Dương nhét vội tờ giấy vào ca-táp rồi đi về phòng ngủ, đám tang khiến chàng kiệt sức.
    Ngồi cạnh vợ trên máy bay, Dương im lặng suốt. Cô tiếp viên hàng không hỏi câu gì đó không rõ, chàng chỉ nghe loáng thoáng thấy vợ chàng bảo cơm gà cho cả hai. Ngoài ô cửa sổ máy bay, bầu trời chỉ còn một màu xám xịt. Một lúc sau, Dương giở bức thư Hoàng viết cho chàng cách đây một tháng, đọc lại lần nữa. Bức thư viết dở, chỉ có duy nhất một câu: ?oChúng ta sẽ chẳng bao giờ hạnh phúc?.
    Nagoya 4/2005
  9. kiyosaki

    kiyosaki Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/05/2005
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Đọc truyện ngắn của Nguyễn Nguyên Phước tuy cảm thấy rất hay nhưng mỗi câu chuyện đều gợi cho người đọc một nỗi buồn man mác về cuộc đời. Nhất là khi chìm đắm vào những tình tiết, những suy nghĩ của các nhân vật. Xin cảm on bạn HoangVan09 đã post những câu chuyện này, những câu chuyện khiến người khác phải cảm thấy đau lòng.
  10. nhathuyen

    nhathuyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/09/2005
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    Tôi rất thích truyện ngắn NNP .Thật hiếm một người viết mà "phong độ "qua các truyện ngắn lại bền như thế .Có thể thấy ở đó sự sâu sắc bất ngờ trong ý tưởng ,sự hiện đại trong lối viết ,nhất là trong kết cấu ,mà vẫn đạt đến độ giản dị trong sáng của ngôn ngữ .Tôi thích việc xử lí các môtif đồng dạng trong truyện của anh .Nói chung tôi không bỏ đọc bất cứ tp nào của NNP trên evan .Những TP mang lại một độ ám ảnh sâu về lối cảm nghĩ hiện đại,sự thiếu liên hệ giữa con người ...Nhiều khi ngôn từ truyện ngắn vang lên những âm thanh khô và trống trải ..

Chia sẻ trang này