1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Truyện Ngắn Nguyễn Nguyên Phước

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi hoangvan09, 08/08/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Nguyên Phước
    Babu-san

    Tất cả chúng tôi đều biết rằng Babu-san là kẻ dối trá. Thậm chí cả cái tên nửa Ấn nửa Nhật của hắn cũng không phải là tên thật. Chúng tôi không ai biết tên thật của hắn, mà cũng chẳng ai bận tâm chuyện Babu-san có một cái tên khác. Dù sao, chúng tôi vẫn thích cái tên Babu-san và những câu chuyện bịa đặt của hắn. Đôi khi, chúng tôi hay tìm cách lý giải về sức hấp dẫn đặc biệt của những câu chuyện ấy. Nếu chỉ đơn thuần là tài kể chuyện thì có lẽ chúng đã không có được sức hấp dẫn đến như vậy. Giả sử Babu-san kể những câu chuyện khác, những câu chuyện có thật, những câu chuyện vẫn diễn ra hàng ngày trong cuộc sống của chúng tôi, thì có lẽ chả ai buồn nghe. Nhưng cái giả thiết đó chẳng bao giờ xảy ra bởi lẽ Babu-san luôn nói dối, hắn chẳng bao giờ kể những câu chuyện có thật, hắn là kẻ nói dối bẩm sinh, hắn sinh ra là để nói dối cũng giống như người lái đò sinh ra là để lái đò.
    Babu-san là người Tamil; hắn sinh ở thành phố Chennai, thủ phủ bang Tamil Nadu. Babu-san cao lớn, da ngăm đen, tóc xoăn và để ria mép. Hắn không có đạo. Chúng tôi biết hắn nói dối. Theo lời đồn đại thì hắn theo đạo Hindu vì có lần ai đó nói với chúng tôi rằng bố mẹ hắn theo đạo Hindu. Thậm chí, theo như lời kể thì hắn còn nói được tiếng Hindi tốt như tiếng mẹ đẻ. Tuy nhiên, Babu-san chẳng bao giờ nói tiếng Hindi vì hắn ghét những người theo đạo Hindu mặc dù tiếng Hindi và những người theo đạo Hindu chẳng có mối liên hệ gì. Mà nói chung, hắn ghét Ấn Độ.
    Có lần, hắn hỏi tôi:
    ?oMày có đạo không??
    ?oKhông.? Tôi đáp. ?oTao không có đạo.?
    ?oVậy còn Thượng đế??
    ?oChúng tao không có Thượng đế.?
    ?oVậy chúng mày sẽ chống chọi thế nào với những tai ương??
    ?oChúng tao chịu đựng.?
    ?oVà không có Thượng đế ở bên??
    ?oKhông. Không có Thượng đế. Còn mày? Mày cũng không có đạo. Vậy mày có Thượng đế không??
    ?oCó.? Hắn nhún vai đáp. ?oThực ra khi tao nói tao không có đạo thì đó chỉ là cách nói thông thường để ám chỉ rằng tao không theo mấy cái đạo thông thường như mấy thằng Ấn Độ khác. Tao có thứ đạo của riêng tao, do tao sáng tạo ra. Tạm thời có thể gọi nó là Babu-sanism. Tao có Thượng đế của riêng tao.?
    Hắn còn cho chúng tôi xem bức tranh vẽ Thượng đế của hắn. Hắn vẽ không được đẹp lắm, nhưng theo như lời hắn thì bức tranh vẫn thể hiện đầy đủ sự toàn năng của Thượng đế. Hắn hy vọng một ngày kia ông ấy sẽ được công nhận trên toàn thế giới. Thỉnh thoảng chúng tôi vẫn thấy hắn cầu nguyện bằng một thứ tiếng quái quỷ gì đó do hắn tự chế ra, thực chất đó chỉ là một chuỗi những âm thanh ê a kéo dài lê thê. Sau mỗi lần cầu nguyện như vậy, hắn nói rằng hắn cảm thấy sảng khoái tràn ngập. Từ bé hắn đã luôn cảm thấy hắn được sinh ra với một sứ mệnh đặc biệt. Hắn cho rằng để thực hiện sứ mệnh đặc biệt đó, hắn cần phải giữ mình trong sạch, do vậy hắn không quan hệ với đàn bà. Năm mười tám tuổi hắn bắt đầu lên đường truyền bá cái gọi là Babu-sanism. Một số chức sắc tôn giáo ở thành phố nơi hắn cư ngụ, theo hắn kể, cảm thấy bị đe dọa, đã vận động mọi người trục xuất hắn ra khỏi Ấn Độ. Babu-san lưu lạc hơn một trăm nước lớn nhỏ. Năm ba mươi tuổi hắn bắt đầu chiêu nạp đệ tử. Tổng số đồ đệ mà hắn thu thập được cho đến thời điểm hắn đến chỗ chúng tôi là bảy mươi hai người. Trong hơn mười năm lưu lạc, hắn và môn đồ đã từng bị cảnh sát Bình Nhưỡng rượt đuổi, phải nhịn đói ở Bắc Kinh hai tuần, bị từ chối nhập cảnh ở LAX vì nghi ngờ dính líu đến một vụ khủng bố.
    Babu-san ăn rất ít, mà lại ăn chay. Khi chúng tôi hỏi hắn về lý do của việc ăn chay, hắn nói rằng đó chỉ là một thói quen từ nhỏ và khi lớn lên hắn không thể ăn được thịt. Dạ dày hắn từ chối những món ăn có thịt, hắn nói vậy. Hắn còn nói thêm rằng, bất cứ việc gì hắn làm đều có tuân thủ một mệnh lệnh nào đó trong cơ thể hắn. Chẳng hạn có lần, theo như hắn kể, hắn ngồi dưới gốc cây và nhịn ăn bốn mươi chín ngày bởi một mệnh lệnh nào đó từ Đấng Tối cao bắt hắn phải thực hiện. Chúng tôi chẳng ai tin những chuyện như vậy nhưng để hắn không mất hứng chúng tôi cố gắng không để lộ chút nghi ngờ nào. Cũng có đôi lần, chúng tôi thấy hắn nhịn ăn trong một vài ngày, nhưng chưa bao giờ quá ba ngày. Babu-san chắc cũng phần nào cảm thấy sự nghi ngờ, dù có phần dè dặt, trong ánh mắt chúng tôi bởi vậy mỗi khi kể xong câu chuyện hắn lại tuyên bố rằng hãy coi như hắn chưa nói gì, rằng tất cả những điều hắn nói ra chỉ là bịa đặt. Tuy không nói ra nhưng tất cả chúng tôi đều hiểu rằng hắn đang cố tình nhập nhằng mọi chuyện và vì thế chúng tôi lại càng chăm chú lắng nghe cốt để mọi thứ được rõ ràng sáng sủa nhưng càng nghe chăm chú bao nhiêu, mọi thứ càng trở nên rối rắm bấy nhiêu.
    Hàng ngày, sau bữa ăn tối, thường vào khoảng chín giờ, cũng có khi muộn hoặc sớm hơn, năm đứa chúng tôi ngồi quây quần bên tivi nghe Babu-san kể chuyện. Lý do chúng tôi ngồi bên nhau thực ra không phải là để nghe hắn kể chuyện mà là để theo dõi tin tức trên tivi song nếu quả thực chỉ có thế thì vô cùng buồn tẻ ?" sau này, khi Babu-san đã đi rồi, chúng tôi mới nhận ra cái khoảng trống không gì bù đắp được trong đời sống tinh thần khi thiếu hắn. Những bản tin tivi không bao giờ có thể thay thế được những câu chuyện của Babu-san, ít ra là đối với chúng tôi. Nhưng thôi, hãy quay trở lại với những câu chuyện của Babu-san. Như đã nói ở trên, mục đích của chúng tôi là ngồi bên nhau để xem tivi, nhưng chỉ được một lúc thôi là Babu-san bắt đầu nói. Lý do của việc hắn nói thì đơn giản lắm. Chỉ từ một chi tiết vớ va vớ vẩn trên tivi, Babu-san cũng ngay lập tức liên hệ đến một phần đời nào đó trong những câu chuyện triền miên bất tận của hắn. Và thế là hắn kể. Chẳng hạn, có một lần, một chương trình truyền hình khoa học thường thức nói rằng, thực ra thì tôi cũng không nhớ rõ lắm, cấu trúc DNA của lợn rất giống của người. Thế là ngay lập tức Babu-san ngồi thao thao bất tuyệt. Hắn kể rằng, hồi đầu những năm 90, hắn sống ở một làng nhỏ ở phía bắc Pakistan. Dân làng bệnh tật liên miên. Babu-san, nhờ một sự mách bảo của một Thượng đế quyền năng nào đó đã nhìn thấy nguyên nhân của bệnh tật là ở những con lợn. Thịt lợn là món ăn truyền thống của dân làng, hắn khuyên họ từ bỏ món đó. Đáng tiếc là họ đã không những không nghe mà còn nổi giận đuổi Babu-san ra khỏi làng và hai năm sau cả làng bị tuyệt diệt bởi trận dịch. ?oChúng mày biết đấy, hồi đó tao làm gì biết về DNA và những con lợn bẩn thỉu đâu.? Babu-san nói. ?oNhưng Thượng đế đã nói với tao rằng đó chính là nguyên nhân của tội lỗi. Và cuối cùng thì khoa học cũng đã chứng minh. Từ ngày mai, chúng mày cũng không nên ăn thịt lợn nữa.?
  2. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0

    (Tiếp theo)
    Lần khác, trên truyền hình có một gameshow trong đó mỗi người dự thi được cấp một man [1] và phải sống với số tiền đó trong vòng một tháng, người thắng cuộc sẽ là người có số tiền thừa nhiều nhất. Nhìn cảnh sống chật vật, dù chỉ là tạm thời, của những người tham gia, Babu-san liền liên tưởng ngay đến chuyện hắn bị đói ở Trung Quốc. ?oHồi đó?, hắn kể, ?otao truyền đạo ở Bắc Kinh. Tao có mười hai môn đồ, tất cả đều là những thanh niên ưu tú. Bọn tao bị xua đuổi như những con chó. Mọi người nhổ nước bọt vào niềm tin của bọn tao. Chúng mày chắc chưa bao giờ bị đói. Bọn tao đã bị đói trong nhiều ngày. Nó hoàn toàn khác lần tao nhịn ăn bốn mươi chín ngày, bởi tự nguyện nhịn ăn và bị đói là hai chuyện khác nhau.? Lần ấy, Babu-san và mười hai môn đồ của hắn sống sót nhờ sự hào phóng của một cô gái điếm nhưng mười hai môn đồ kia cũng chẳng sống được lâu, họ bị đầu độc sau đó ba tháng. Babu-san may mắn thoát chết nhờ cái dạ dày đặc biệt của hắn, nó từ chối tất cả những gì xa lạ, kể cả độc tố. Babu-san nghi ngờ rằng một trong mười hai đồ đệ đã bán đứng hắn cho công an Bắc Kinh nhưng cuối cùng kẻ đó lại chết bởi sự phản bội của chính mình. Một vụ đầu độc đã được dàn dựng để thủ tiêu những kẻ tà giáo. Chúng tôi thì tin rằng chính Babu-san mới là kẻ phản bội. Chính hắn chứ không phải ai khác đã hạ sát mười hai đồ đệ của mình bằng độc dược bởi bản thân hắn cũng không còn niềm tin vào cái thứ tôn giáo mà hắn đang theo đuổi. Có thể hắn sợ một ngày kia, đám đồ đệ chợt nhận ra rằng họ đã bị lừa dối và sẽ căm hận mà giết hắn.
    Babu-san không có ý định truyền đạo cho chúng tôi, hoặc cũng có thể hắn đang làm việc đó mà chúng tôi không nhận ra. Mặc dù vậy, ảnh hưởng của hắn đến chúng tôi là không thể phủ nhận được. Chúng tôi cũng nói dối giống hắn. Thoạt đầu, chỉ là những lời nói dối nho nhỏ, chẳng phương hại đến ai, thậm chí nếu thay bằng những lời nói thật thì cũng chẳng có gì khác. Chúng tôi cảm thấy một cái gì đó rất tự nhiên đột nhiên trôi tuột khỏi đầu lưỡi; thế rồi một lát sau chúng tôi mới nhận ra mình vừa nói dối. Chúng tôi cảm thấy dễ chịu hơn khi nói dối. Phải thừa nhận rằng chúng tôi là những kẻ có năng khiếu nói dối nhưng cũng phải nói thêm rằng năng khiếu ấy sẽ chẳng bao giờ được phát huy nếu không có Babu-san. Vai trò của hắn, nói tóm lại, là không thể chối cãi được. Dần dần chúng tôi bắt đầu bịa đặt những câu chuyện lớn hơn. Cuối cùng chúng tôi dối trá trong mọi chuyện. Chúng tôi nói dối một cách thản nhiên. Chúng tôi nói dối một cách trắng trợn. Chúng tôi nói dối triền miên. Chúng tôi nói dối mà chẳng thèm ăn năn hối hận. Hễ cứ mở miệng là chúng tôi nói dối. Chúng tôi nói dối mà không nhận ra mình đang nói dối. Dần dần, chúng tôi chối bỏ sự thật. Chúng tôi phớt lờ sự thật. Chẳng ai thèm quan tâm đến một cái gọi là sự thật đang tồn tại đâu đó trên đời. Thậm chí, chỉ cần nghe ai đó nói sự thật là chúng tôi cảm thấy khó chịu. Sự thật để làm gì khi mà tất cả chúng tôi đều hài lòng với sự dối trá? Đôi khi tôi tự hỏi, phải chăng chính cái cuộc sống mà Babu-san mang đến cho chúng tôi thông qua những câu chuyện hư cấu của hắn mới là cuộc sống đích thực, còn cái cuộc sống mà chúng tôi đang sống hàng ngày chỉ là tạm bợ. Phải, biết đâu cuộc ấy mới là cuộc sống đích thực của chúng tôi, là cuộc sống mơ ước của chúng tôi, là lý do để chúng tôi tồn tại.
    Chúng tôi có mười hai người, giống như mười hai viên bi đựng trong một cái lọ, chúng tôi thường nói với nhau như vậy. Thỉnh thoảng người ta lắc cái lọ, một viên bi rơi ra ngoài, họ sẽ thay thế một viên khác. Chúng tôi kẻ đến người đi nhưng bao giờ cũng luôn là mười hai người. Nếu kể cả Babu-san thì là mười ba nhưng hắn không được tính, hắn là ngoại lệ, hắn không thuộc về chúng tôi hoặc có thuộc về nhưng chúng tôi không chấp nhận cái hiện thực ấy. Tôi hay tự hỏi, liệu có mối liên hệ nào giữa mười hai đứa chúng tôi với mười hai đồ đệ của Babu-san hay không. Nhân tiện xin nói thêm, trong những câu chuyện của mình Babu-san bao giờ cũng kể rằng hắn có mười hai đồ đệ, không hơn chẳng kém. Mười hai đồ đệ ở Saint Petersburg. Mười hai đồ đệ ở Bắc Kinh. Mười hai đồ đệ ở Paris. Mười hai đồ đệ ở Munich. Mười hai đồ đệ ở Chicago. Mười hai đồ đệ ở Tokyo. Tất cả là bảy mươi hai người. Nếu nói rằng Babu-san xây dựng hình tượng mười hai đồ đệ dựa trên nguyên mẫu là mười hai đứa chúng tôi thì có lẽ hắn đã hoàn toàn thất bại. Chúng tôi đương nhiên không phải đồ đệ của hắn, mà hơn nữa những câu chuyện về hắn và các môn đồ hoàn toàn xa lạ với cuộc sống của chúng tôi. Nhưng biết đâu chính cái nghệ thuật kể chuyện bậc thầy kia khiến chúng tôi không nhận ra mình. Chúng tôi hoàn toàn thơ ơ với cuộc sống của bản thân nhưng lại say mê theo dõi những câu chuyện của Babu-san trong khi những câu chuyện ấy thực ra lại kể về chính cuộc sống của chúng tôi. Phải chăng cuộc sống của chúng tôi thông qua cái miệng duyên dáng và dối trá của Babu-san bỗng trở nên sống động một cách đáng ngờ như thể có một Thượng đế vô hình thổi cho nó một luồng sinh khí để rồi chính chúng tôi cũng không nhận ra? Nghe mà cứ tưởng hắn đang nói về ai đó ở trên chín tầng mây chứ không phải nói về chúng tôi.
    Rồi cũng đến cái ngày viên bi thứ mười ba rớt khỏi lọ. Trước giờ ăn tối ngày thứ sáu, chúng tôi nhận được tin Babu-san ra đi. Có lẽ hắn đã chuẩn bị cho chuyến đi này từ lâu rồi bởi tôi nhớ tuần trước khi uống rượu với chúng tôi ?" đó là lần đầu tiên và cũng là lần duy nhất tôi thấy hắn uống rượu ?" hắn đưa cái ly lên miệng rồi lẩm bẩm: ?oCha ơi! Xin hãy cất chén này ra khỏi miệng con.? Một tháng sau ngày Babu-san ra đi, chúng tôi tìm thấy bản nháp lá thư hắn viết cho mẹ trong đống giấy tờ lộn xộn. Chữ viết trong thư nhỏ li ti, rất khó đọc, nhiều đoạn lủng củng, gạch xóa chi chít. Có lẽ khi viết thư ?" khó có thể đoán được là khi nào vì trong bản nháp không thấy đề ngày tháng ?" những suy nghĩ trong đầu hắn không được mạch lạc cho lắm.
    Mẹ ơi, con bị điên mất rồi! Bây giờ khi đang viết thư cho mẹ, con chỉ còn khoảng một nửa lý trí. Chỉ ít phút nữa thôi, con sẽ hoàn toàn rơi vào trạng thái điên loạn không kiểm soát nổi. Con cảm thấy ?onó? mỗi lúc một lớn hơn. ?oNó? đang chế ngự tinh thần con. Con hoàn toàn vô phương chống đỡ. Con đã cầu cứu Thượng đế của con, con đã cầu xin Người giúp đỡ nhưng có cảm giác rằng ?onó? đã cách ly con hoàn toàn với Người. Con không còn cách nào có thể liên lạc được với Người được nữa. ?oNó? đang hãm hại con. Con hoàn toàn tuyệt vọng. Con biết chỉ có Người mới có thể giúp con chống lại ?onó?. Nhưng làm sao được đây? Bởi lúc này đối với Người, ?onó? chính là con. Làm sao con có thể thoát được? Làm sao con có thể nói với Người rằng ?onó? đang chế ngự con và con không còn là con nữa?
    Con phải ra đi mẹ ạ. Con yêu mẹ. Con yêu thành phố Chennai. Con yêu đất nước Ấn Độ. Con yêu cuộc sống này nhưng nó không còn thuộc về con nữa. Cuộc sống trước kia là của con giờ đã thuộc về người khác. Con không thể làm sao cho mẹ hiểu được. Suốt đời, con chỉ đi tìm sự thật. Con không tìm thấy niềm tin ở Thượng đế mà cha mẹ dạy con. Con đã cố gắng tạo ra một Thượng đế cho riêng mình nhưng chẳng ai thừa nhận điều ấy. Nhiều lần, con cố tự nhủ rằng chỉ cần con cảm thấy sự hiện hữu của Người là đủ. Nhưng có một sức mạnh nào đó đã thôi thúc con thuyết phục kẻ khác thừa nhận sự hiện hữu ấy. Phải chăng đó chính là ý muốn của Người?
    ?oNó? lại vừa xuất hiện mẹ ạ. Nó đang cười nhạo con. Đoạn trên con vừa viết có thể không phải của con mà là của ?onó? mẹ ạ. Làm sao con có thể nói được với mẹ đây? Làm sao mẹ có thể phân biệt được chỗ nào là con viết, chỗ nào là ?onó? viết? Bởi chính con, con cũng không thể phân biệt được điều đó. Bây giờ, con phải hành động theo suy nghĩ của ?onó?, phải suy nghĩ theo lý trí của ?onó?. Con hoàn toàn bị khuất phục. Cũng có đôi khi con phản kháng. Như lúc này đây, con đang phản kháng. Mà không, nói đúng hơn là con vừa phản kháng, vừa khuất phục.
    Thượng đế của con, con biết sự hiện diện của Người nhưng chính bản thân cái sự ?obiết? ấy lại có thể không phải của con. Rất có thể Thượng đế mà con cảm nhận được là một Thượng đế khác, một Thượng đế mà ?onó? muốn con phải thừa nhận như con đã thừa nhận Người. Nhưng làm sao con có thể công nhận được điều đó? Một mặt, con muốn chối bỏ Người bởi con biết rằng cảm nhận của con về Người là một cảm nhận không trung thực, cảm nhận ấy bị ?onó? đánh tráo nhưng mặt khác, con vẫn phải công nhận Người theo cách của ?onó? bởi không còn cách nào khác. Con chấp nhận sự tồn tại của Người nhưng lại luôn nghi ngờ tính trung thực của tồn tại ấy. Làm sao không nghi ngờ cho được, khi mà suy nghĩ của con lại bị điều khiển bởi ý chí của ?onó??
    Con đã quá mệt mỏi rồi. Con muốn được nghỉ ngơi. Nhưng làm sao con có thể nghỉ ngơi được? Làm sao con có thể biết một cách chắc chắn rằng ước vọng nghỉ ngơi của con là của chính con chứ không phải của ?onó?? Làm sao con biết được sự mệt mỏi nơi tâm hồn con không phải là do ?onó? điều khiển?
    Con phải đi rồi mẹ ơi. Con phải chạy trốn. Con phải chạy trốn khỏi sự truy đuổi của ?onó?. Nhưng làm sao con có thể chạy trốn được, mẹ ơi. Con không còn nơi trú ẩn. Làm sao con có thể tách riêng bản thân con ra khỏi ?onó? để khi con nói rằng con yêu mẹ thì đó là tình cảm xuất phát tự bản thân con chứ không phải một thứ tình cảm theo quy ước của ?onó??
    Chúng tôi thường gọi bản nháp ấy là lời nói dối cuối cùng của Babu-san. Một di chúc, nếu có thể gọi như vậy, rẻ tiền và bệnh hoạn. Babu-san, kẻ suốt đời nói dối, lại mơ ước tìm kiếm sự thật cơ đấy! Mà sự thật nào kia chứ? Chẳng phải hắn và chúng tôi đều hài lòng với cái sự thật do chính hắn bịa ra hay sao?
    Babu-san ra đi mang theo cái nghệ thuật nói dối bậc thầy. Tự đáy lòng mình, chúng tôi luôn cầu chúc cho hắn cuối cùng sẽ tìm thấy cái sự thật mà hắn hằng theo đuổi. Vị trí của hắn trong đời sống tinh thần của chúng tôi có lẽ sẽ chẳng bao giờ có ai thay thế được. Mà cũng có thể, biết đâu đấy, một ngày kia, khi nó không còn nữa chúng tôi sẽ lại nhận ra một sự thật rằng cái vị trí tưởng chừng không ai có thể thay thế nổi ấy hóa ra chưa bao giờ thực sự tồn tại.
    Babu-san ra đi không để lại địa chỉ. Thỉnh thoảng chúng tôi vẫn nghe phong thanh đâu đó có người tình cờ gặp hắn. Lần cuối cùng tôi nghe tin về hắn là vào mùa hè năm ngoái, hắn bị bắt tại sân bay Narita cùng với bức tranh vẽ một Thượng đế chưa bao giờ được công nhận.
    Nagoya 12/2005
  3. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Nguyên Phước
    Thuyết tiến hóa ngược

    Ngày mai, tôi có một bài thi vấn đáp vào lúc chín giờ sáng. Chắc chắn đây là một bài thi khó khăn, mười giáo sư sẽ hỏi tôi. Những câu hỏi của họ, theo như cảnh báo của thầy tôi, hoàn toàn không thể đoán trước được. Bây giờ là chín giờ tối, còn mười hai tiếng đồng hồ nữa; tôi chẳng biết nên làm gì. Đằng nào mọi sự chuẩn bị cũng chỉ là vô ích, bởi những câu hỏi của các vị giám khảo sẽ đến theo cách bất ngờ nhất, không ai lường trước được.
    Môn học của chúng tôi có lẽ trên thế giới không nơi nào có. Tên của nó rất đặc biệt: hybrid. Tất nhiên là không có textbook; đã rất nhiều lần tôi dùng google hy vọng sẽ tìm được một trường đại học nào đó dạy cái course dở hơi này nhưng hoàn toàn vô vọng. Môn ?ohybrid? do mười ông giáo trong trường dạy. Mỗi ông dạy một buổi. Mười ông mười chuyên ngành, chẳng liên quan gì đến nhau. Buổi đầu tiên, chúng tôi học Khoa học vật liệu. Buổi thứ hai, Khoa học máy tính. Buổi thứ ba, Sinh học phân tử. Buổi thứ tư, Vật lý lý thuyết. Buổi thứ năm, Sự hình thành các nền văn minh. Buổi thứ sáu, Hóa học phân tử. Buổi thứ bảy, Lịch sử những học thuyết kinh tế. Buổi thứ tám, Toán học cao cấp. Buổi thứ chín, Công nghệ nano. Buổi thứ mười, Thuyết tiến hóa ngược.
    Buổi đầu tiên, thầy giáo của tôi dạy. Thầy tôi là một người kỳ quặc. Ông luôn thể hiện mong muốn làm những điều đặc biệt. ?oSẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu chúng ta giống như những người khác. Chúng ta sinh ra là những kẻ duy nhất trên thế giới này và cuộc đời chúng ta phải thể hiện sự duy nhất đó.? Ông thường nói vậy và kết luận. ?oNếu chúng ta không thể hiện được sự duy nhất đó, chúng ta hoàn toàn chẳng có lý do gì để tồn tại?. Môn ?ohybrid? do ông đề xuất. Lý do của đề xuất đó chắc cũng có phần nào liên quan đến cái philosophy kỳ cục trên.
    ?oCác bạn có mặt ở đây hôm nay để học một môn học đặc biệt mà có lẽ ngoài trường ta chẳng có nơi nào trên thế giới có.? Ông mở đầu một cách trịnh trọng. ?oMôn học này là tổng hợp của mười chuyên ngành khác nhau. Các buổi học sẽ độc lập với nhau nhưng chúng đều nằm trong một tổng thể. Thế giới này là một tổng thể trong đó mỗi cá thể nhìn bề ngoài có vẻ như tồn tại độc lập nhưng thực chất chúng có những mối liên hệ vô hình mà thông thường chúng ta hay bỏ qua. Mục đích của môn học này là nhằm cung cấp cho các bạn một cái nhìn toàn diện về các cá thể để từ đó các bạn sẽ tìm ra được mối liên hệ giữa chúng. Những mối liên hệ này hoàn toàn bí mật. Không có đáp án. Bản thân tôi, người đề xuất môn học này, cũng hoàn toàn không biết gì về những mối liên hệ ấy.?
    ?oVậy làm thế nào để đánh giá trình độ của học viên? ?" cậu sinh viên người Nhật nhuộm tóc vàng hoe thắc mắc ?" ?okhi chúng ta không có một đáp án rõ ràng.? Thầy tôi mỉm cười. Ông luôn mỉm cười trước những câu hỏi, đó gần như là một thói quen bắt buộc đối với ông mà dần dần chúng tôi bị ảnh hưởng; chúng tôi luôn cố gắng mỉm cười trước những câu hỏi, mặc dù rõ ràng cái sự mỉm cười của chúng tôi, cũng giống như của thầy tôi, thường chẳng ăn nhập gì với câu hỏi.
    ?oChúng tôi sẽ đánh giá dựa trên sự hài lòng của các giáo sư đối với thái độ tiếp nhận của các bạn.? Ông nói với vẻ bí hiểm không che đậy. ?oSự hài lòng, đương nhiên, chỉ là một trong những tiêu chí, song nó là tiêu chí quan trọng nhất.?
    Rồi ông bắt đầu bài giảng. Cả lớp học có lẽ chỉ có mình tôi hiểu điều ông đang nói, những đứa còn lại học chuyên ngành khác hẳn là không thể hiểu được những kiến thức thuộc một ngành hẹp, hay nói đúng hơn nó chỉ đơn thuần là một đề tài nghiên cứu của ông. Ông còn biết nói gì hơn nữa; nhiều năm nay, ông chỉ nghiên cứu vấn đề này và ngoài nó ra ông chẳng quan tâm đến những cái khác. Cứ thế, ông nói mãi về một đề tài, có lẽ định hy vọng rằng từ đó chúng tôi sẽ khái quát được vấn đề. Khoảng mười lăm phút sau khi bài giảng bắt đầu, trừ tôi ra tất cả sinh viên trong lớp đều ngủ gật. Tựa lưng vào thành ghế tạo thành một tư thế chắc chắn, cằm tỳ vào ngực, bọn chúng say sưa ngủ.
    Buổi học thứ hai thì đến lượt tôi ngủ. Lúc đầu tôi nhìn chằm chằm vào ông giáo sư, cố gắng nghĩ xem ông ta đang nói gì nhưng chỉ được một lát rồi tôi bỏ cuộc. Bài giảng của ông chậm rãi, đều đều như bản tin CNN; tôi lim dim mắt và ngủ lúc nào không biết. Trong giấc mơ, tôi thấy mình dự đám cưới cô bạn gái học hồi cấp hai. Cô mặc váy trắng, trùm khăn voan trắng, đi giày trắng và khuôn mặt đánh phấn trắng bệch giống như một con bù nhìn. Đi bên cạnh cô, chú rể mặc toàn đồ đen, màu đen nhiều đến mức nó lấn át toàn bộ màu sắc khác trên người anh ta khiến tôi không thể nhìn rõ mặt. Cô dâu mỉm cười nhìn tôi.
    Khi chuông đồng hồ kết thúc giờ học vang lên, tôi tỉnh giấc và chỉ còn nhớ được giấc mơ đến chi tiết cô dâu mỉm cười. Và đến lúc đó tôi mới chợt nhận ra rằng trên thực tế bạn tôi đã chết vì tai nạn giao thông năm mười lăm tuổi. Khuôn mặt bạn bị biến dạng đến mức người ta phải phủ lên nó một mảnh vải trắng; nhìn qua nắp kính quan tài, tôi thậm chí không thể hình dung ra khuôn mặt trước kia. Nó vĩnh viễn mất đi trong ký ức của tôi kể từ đó. Buổi học thứ ba, tôi tiếp tục giấc mơ về cô bạn học, chỉ có điều lúc này trong giấc mơ tôi đủ tỉnh táo để biết rằng đây là một giấc mơ và rằng thực tế bạn tôi đã chết từ mười lăm năm trước; tôi bắt buộc phải mơ, giống như trong một đường hầm không lối thoát người ta bắt buộc phải đi dẫu biết rằng đó là một việc không có kết quả. Trong giấc mơ lần này, bạn tôi sinh con, một bé trai kháu khỉnh. Thằng bé khóc ré lên khi tôi bế nó. Tôi đành phải đặt nó xuống và hốt hoảng nhận ra trên lưng nó có một vết chàm in hình bàn tay của tôi. Được một lúc, tôi trấn tĩnh lại và tự nhủ: ?oKhông việc gì phải sợ cả.? Đây chẳng qua chỉ là một giấc mơ, cô bạn tôi đã chết từ năm mười lăm tuổi, do đó cô ta không thể lấy chồng và đương nhiên cũng chẳng thể có con. Từ những suy luận có tính logic như vậy, tôi kết luận rằng vết chàm trên lưng thằng bé là không có thật bởi bản thân thằng bé chẳng hề tồn tại.
    Những buổi học tiếp theo, giấc mơ cứ ngắn lại hay nói đúng hơn là ký ức của tôi về giấc mơ bị ngắn lại và kể từ buổi học thứ sáu trở đi, khi tỉnh dậy tôi không thể biết được giấc ngủ vừa qua tôi có mơ hay không. Và cũng kể từ buổi thứ sáu trở đi, tôi không còn phân biệt được sự khác nhau giữa những buổi học. Buổi học thứ sáu, thứ bảy, thứ tám và thứ chín giống hệt nhau, tôi ngồi xuống ghế, lim dim mắt và ngủ. Những giấc ngủ giống hệt nhau, bởi chúng không có những giấc mơ đi kèm. Buổi học thứ mười thì tôi hoàn toàn tỉnh táo, có thể là do cái ý nghĩ đây là buổi học cuối cùng và nó hẳn phải quan trọng hơn những buổi học khác, mà cũng có thể là do cách giảng bài của ông giáo dậy môn này. Đó là một ông già bé nhỏ, trán hói, mắt híp, lông mày rậm và dài; ông có nụ cười khô khốc. Ông nói rằng ông hoàn toàn không biết gì về môn này, người ta đã ép ông phải dậy nó, họ thậm chí chẳng quan tâm đến chuyên ngành của ông. Rồi ông kể về thời kỳ gian khổ ông dạy học trên Tokyo. Ông kể ông đã mệt mỏi như thế nào trong lúc ngồi đợi người ta cất nhắc ông lên full professor. Ông kể đời sống ở Tokyo trong những năm ấy khó khăn ra sao. Ông kể về căn phòng hẹp nơi vợ chồng ông và hai đứa con ở, mỗi khi có khách, mọi người, cả chủ nhà lẫn khách, đều cảm thấy lúng túng. Ông kể về những buổi chiều ngồi trên tầu điện ngầm, ông cố nhớ tên một người bạn cùng lớp đại học nhưng không sao nhớ nổi. Cứ như thế, ông kể lan man những câu chuyện dây cà dây muống, những câu chuyện chẳng có đầu mà cũng chẳng có đuôi; chúng nối tiếp nhau bằng những liên hệ rối rắm. Buổi học kết thúc và chúng tôi quên không hỏi ông thuyết tiến hóa ngược là gì. Mà có khi, ông cũng chẳng biết.
    Lúc này là mười một giờ, đã hai tiếng trôi qua. Tôi xem tivi nhưng không sao tập trung để có thể nghe trọn một bản tin. Có lẽ do tôi quá lo lắng về bài thi ngày mai? Tương lai của tôi phụ thuộc rất nhiều vào kết quả bài thi này, thầy giáo tôi nói vậy nhưng ông không cho biết cụ thể. Ông chỉ mập mờ nói rằng người ta sẽ không đánh giá khả năng của tôi dựa trên một bài thi nhưng bài thi này lại quan trọng đối với tôi. Cảm giác lo lắng mỗi lúc một rõ rệt khiến tôi cảm thấy khó chịu đến mức tôi đành phải tắt tivi, lên giường nằm.
    Nằm mãi không ngủ được, tôi nghĩ về môn Thuyết tiến hóa ngược. Không hiểu ai nghĩ ra cái tên đó. Không lẽ lại là thầy tôi? Liệu khi đặt cái tên như vậy, ông có nghĩ đến một bằng chứng xác thực nào cho cái lý thuyết tưởng tượng ấy không hay chỉ đơn thuần bằng trực giác ông tin rằng có sự tồn tại những quá trình vận động ngược khiến cho mọi vật trở lại cái thuộc về bản thân nó trước kia. Ngày trước, ông ngoại tôi cũng có kể một câu chuyện, chẳng biết có thật hay không, nhưng nếu xem xét một cách kỹ lưỡng thì nó có thể là một chứng tích của quá trình tiến hóa ngược.
  4. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Ông tôi kể rằng khoảng bảy mươi năm về trước, làng chúng tôi đang ở hiện nay nằm cạnh một khu rừng. Để đi chợ người ta phải băng qua khu rừng, nơi cây cối khá rậm rạp, có khá nhiều rắn rết và thú dữ; thậm chí người ta còn đồn rằng có một bọn thảo khấu ẩn nấp trong khu rừng nhưng hành tung của bọn chúng khá bí mật. Hồi đó, ở làng có một thiếu phụ đi qua khu rừng vào lúc nhập nhoạng tối và bị một bầy khỉ cưỡng hiếp ?" theo lời kể của thiếu phụ thì những kẻ cưỡng hiếp bà có vẻ là bầy khỉ hơn là bọn cướp; tuy nhiên do trời nhập nhoạng tối nên khó có thể khẳng định một cách chắc chắn. Sau đó, người thiếu phụ mang bầu và vấn đề trở nên phức tạp trong việc xác định ai là cha của đứa trẻ trong bụng bà vì tối hôm trước bà đã ngủ với chồng. Thiếu phụ sinh đôi, một đứa chết ngay từ lúc lọt lòng, người nó toàn lông lá có phần giống khỉ, chi tiết này khiến cho lời kể bà ta bị khỉ hiếp có phần thuyết phục hơn; một đứa thì khỏe mạnh. Đứa trẻ ấy phát triển bình thường nhưng khuôn mặt của nó luôn ẩn chứa nét u buồn như thể đang tìm kiếm một cái gì đó đã mất. Nó không có bạn bè và luôn tìm cách xa lánh mọi người. Năm hai mươi tuổi, nó chết. Đầu tiên, nó sốt cao, mặt đỏ bừng, da mọc vẩy, rồi tróc ra, sau đó mọc đầy lông; chân ngắn lại, tay dài ra. Đến lúc tắt thở thì nó hoàn toàn giống một con khỉ. Người ta phải phủ vải trắng khắp người nó để che lông, chỉ chừa lại hai cái lỗ để có thể nhìn thấy hai mắt nó đã nhắm nghiền và từ đó họ có thể phân biệt được đâu là đầu, đâu là chân để đặt vào quan tài cho đúng. Câu chuyện này, chẳng biết có thật hay không, được ông tôi kể lại một cách say mê như thể ông là người chứng kiến toàn bộ sự kiện kể từ lúc người đàn bà bị đàn khỉ hiếp cho đến khi gã thanh niên hai mươi tuổi qua đời.
    Tôi nằm trên giường trong bóng tối, thấy thoải mái hơn dù rằng cảm giác lo lắng vẫn còn nguyên vẹn. Căn phòng này mang cho tôi cảm giác an toàn, luôn luôn là như vậy. Ở trường, tôi thường ở trong một tư thế sợ hãi rằng thầy tôi có thể đột nhiên đòi gặp tôi rồi đưa ra một yêu cầu vượt quá khả năng của tôi hoặc chỉ trích tôi đã không tuân thủ những nguyên tắc của ông, những nguyên tắc mà trong nhiều tình huống chúng hoàn toàn không thể tuân thủ được. Hơn nữa, ở đây tôi luôn cảm giác tự do cá nhân của tôi bị vi phạm nghiêm trọng, dường như ai đó đang rình mò tôi. Mọi hành vi, cử chỉ của tôi ở trường, nếu không để ý cẩn thận, sẽ gây bất lợi cho công việc, cho tương lai của tôi. Trong khi đó, ở căn phòng của ký túc xá, không ai làm phiền tôi. Tôi thường hay tắt đèn, nằm yên trên giường trong căn phòng tối om và cố gắng không suy nghĩ gì cả. Thực ra chẳng bao giờ tôi đạt được trạng thái không-suy-nghĩ-gì-cả nhưng dù sao nằm yên trên giường, cố gắng tự an ủi rằng ngày mai muốn ra sao thì ra cũng khiến tôi dễ chịu hơn. Từ hồi sang đây, thời khắc hạnh phúc nhất luôn là thời điểm trước khi lên giường đi ngủ. Trước khi đi ngủ, tôi thường cố gắng không nghĩ về tương lai, những ý nghĩ như vậy thường làm cho người ta hoặc phấn khích hoặc mệt mỏi dẫn đến chứng mất ngủ. Nhưng không thể không nghĩ ngợi gì; bởi thế, tôi thường nghĩ về quá khứ; bởi nó không thể thay đổi được nên nó mang lại cảm giác an toàn. Tôi bật điều hòa, tắt đèn, đóng kín phòng, kéo rèm thật kỹ để không môt tia sáng dù là nhỏ nhất có thể lọt vào, rồi đông cũng như hè, trùm kín chăn qua đầu cho đến khi cảm thấy bóng tối hoàn toàn tràn ngập không gian xung quanh, tôi mới từ từ mở chăn ra. Cảm giác dễ chịu bao trùm trong tôi sẽ kéo dài cho đến khi tôi chìm vào giấc ngủ. Trong giấc ngủ, tôi hay gặp ác mộng. Những cơn ác mộng không kéo dài hoặc cũng có thể chúng kéo dài nhưng tôi không nhớ nổi. Chẳng hạn, có lần tôi mơ rơi xuống một cái giếng và gặp một chuyện khủng khiếp nhưng cụ thể chuyện khủng khiếp ấy là chuyện gì thì tôi không nhớ, chỉ biết rằng nó rất kinh hoàng, kinh hoàng đến mức dù không nhớ được những chi tiết, tôi vẫn nhớ được rằng trong giấc mơ mồ hồi ướt đầm trên mặt. Hay một lần khác tôi mơ thấy mình trở về những năm học cấp ba, bạn bè vẫn thế nhưng thầy giáo tôi lại là ông thầy hiện nay ở Nhật; tôi không nhớ rõ trong giấc mơ, tôi đã phạm một sai lầm gì đó và ông đã đuổi tôi ra khỏi trường. Cứ như vậy, những cơn ác mộng xuất hiện thường xuyên, không thể kiểm soát, không thể đoán trước; chúng khiến toàn thân tôi cứng nhắc như bị cùm.
    Tôi không biết mình ngủ lúc mấy giờ, có lẽ lúc hai giờ sáng. Khi tôi tỉnh dậy, trời đã sáng. Tôi nhìn đồng hồ, mười giờ kém hai mươi. Bài thi đã bắt đầu cách đây bốn mươi phút. Đã quá muộn. Tối hôm qua, tôi quên đặt chuông đồng hồ. ?oĐằng nào cũng không thể thay đổi được nữa rồi. Chẳng việc gì phải vội vã.? ?" tôi thầm nghĩ và bật máy tính check mail như mọi ngày. Trong lúc chờ đợi máy tính khởi động, tôi ngồi suy tính cách đối phó với thầy tôi. Tôi không thể nói rằng tôi không dự thi là do ngủ dậy muộn. Cách tốt nhất bây giờ là giả vờ ốm. Tôi sẽ giả vờ mắc một chứng bệnh gì đó. Người ta không thấy tôi lên lab làm việc. Một ngày, hai ngày, rồi ba ngày. Họ sẽ mò vào phòng tôi và thấy tôi nằm liệt giường. Họ sẽ đưa tôi đi bệnh viện. Họ sẽ bày tỏ sự thương cảm đối với tôi. Sẽ chẳng còn ai quan tâm đến việc tôi vắng mặt trong buổi thi. Một kế hoạch hoàn hảo. Bị ốm là một cái cớ tốt. Không ai có thể khiển trách tôi chỉ vì tôi bị ốm.
    Cảm thấy phấn chấn, tôi mở hộp thư ra và kinh ngạc vì nhận được một cái mail đề ngày nhận là ngày mai. Nhìn lại trên máy tính, tôi càng ngạc nhiên hơn vì ngày thi thực tế đã diễn ra hai ngày trước đây. Thời gian theo ghi nhận của tôi hóa ra đã bị chậm mất hai ngày. Vấn đề là nó bắt đầu bị chậm từ bao giờ? Từ khi nào trong ý thức của tôi, ngày mai hóa ra lại là ngày hôm qua? Chắc hẳn nó mới xảy ra gần đây vì cách đây sáu tháng, tôi mới dự một hội nghị; trong hội nghị đó, tôi đã trình bày kết quả nghiên cứu của mình vào đúng thời điểm được ấn định sẵn. Như vậy, tại thời điểm diễn ra hội nghị, cách đây sáu tháng, thời gian trong ý thức của tôi trùng với thời gian thực. Sau hội nghị, tôi về nhà và bắt đầu làm việc như bình thường và trong khoảng thời gian đó, có một lúc nào đó ý thức của tôi đã quên mất hai ngày trôi qua.
    ?oTốt nhất, nên bắt đầu từ ngày hôm qua? ?" tôi tự nhủ ?" ?onếu không mình sẽ bị rối trí.? Đầu tiên, hãy giả thiết rằng giấc ngủ của tôi không thể kéo dài đến hai ngày. Điều này hoàn toàn hợp lý. Làm gì có ai ngủ đến bốn mươi tám tiếng đồng hồ, nhất là trong suốt bốn mươi tám tiếng đó lại không cảm thấy đói. Bây giờ tôi chỉ thấy hơi đói, mà cái đấy là hiển nhiên vì sáng nào tỉnh dậy tôi cũng cảm thấy hơi đói. Nếu tôi nhịn bốn mươi tám tiếng đồng hồ thì có lẽ lúc này tôi đã lả người vì đói mất rồi. Vậy hãy bắt đầu từ sự kiện gần đây nhất. Đầu tiên là giấc ngủ. Trước khi đi ngủ, tôi nghĩ về thuyết tiến hóa ngược và câu chuyện ông ngoại tôi kể ngày trước. Rồi trước đó, tôi không ngủ được; tôi nằm trên giường. Trước khi nằm trên giường, tôi xem tivi. Rồi gì nữa nhỉ? Trước khi xem tivi, tôi đã làm gì? Có thể, tôi đã ăn cơm. Chắc vậy. Vì ngày nào tôi cũng xem tivi sau khi ăn tối. Có lẽ tối qua cũng không phải là ngoại lệ. Trước khi ăn cơm, hẳn tôi phải nấu ăn. Ngày hôm qua, hình như tôi xào mực vì tôi nhớ là sau khi nấu ăn xong tôi phải rửa tay bằng xà phòng cho hết mùi tanh. Mùi tanh cũng có thể từ món cá, nhưng nếu như tôi ăn cá, thì bây giờ trong thùng rác hẳn phải có xương; tôi đã kiểm tra thùng rác và chẳng thấy gì. Vậy là tôi không ăn cá, mà ăn mực. Trước khi ăn tối, tôi xào mực. Trước khi nấu ăn, tôi đã làm gì nhỉ? Có lẽ, trước khi về nhà nấu ăn, tôi đã làm việc trên lab. Thường tôi kết thúc công việc lúc bảy rưỡi tối, sau đó tôi về nhà. Tôi sẽ mở tủ lạnh lấy một phần đồ ăn trong ngăn đá cho vào lò vi sóng; ngăn đá là nơi chứa thức ăn dự trữ cho cả tuần mà tôi thường mua vào ngày chủ nhật. Phải, ngày nào tôi cũng làm như thế, không có ngoại lệ. Ngày hôm qua chắc cũng vậy. Vậy là hôm qua, tôi làm việc trên lab cả ngày. Rồi kết thúc lúc bảy rưỡi. Rồi về nhà nấu ăn. Rồi ăn cơm. Rồi xem tivi. Rồi lên giường. Rồi nghĩ về thuyết tiến hóa ngược. Rồi đi ngủ. Vậy tôi đã làm gì ở lab? Tôi làm việc, tất nhiên. Ngày nào cũng như ngày nào, tôi làm việc. Thường tôi bắt đầu lúc tám giờ sáng. Hôm qua, chắc cũng thế. Không thể muộn hơn. Vậy thì trước tám giờ ngày hôm qua, tôi đã làm gì? Chắc tôi check mail. Khi ngủ dậy, đầu tiên tôi sẽ đánh răng, rửa mặt, đi vệ sinh, rồi check mail. Phải, tôi check mail. Như vậy, nếu hôm qua, có ai gửi mail cho tôi và tôi xem ngày thì tôi sẽ biết là mình bị chậm mất hai ngày. Nhưng vấn đề là gần một tháng nay chẳng ai gửi mail cho tôi, mà hơn nữa, nếu họ có gửi thì tôi cũng chẳng để ý đến ngày ghi trên cột Received của chương trình Outlook. Như vậy là những sự kiện ngày hôm qua chẳng mang lại một thông tin khả dĩ nào để từ đó tôi có thể dò được thời điểm mà ý thức về thời gian của tôi không còn chính xác nữa. Mà ngày hôm kia cũng vậy vì ngày hôm kia, xét cho cùng, cũng chẳng khác gì ngày hôm qua. Nhưng ngày hôm kia lại là ngày thi. Vậy thì trong ngày thi đó, tôi đã làm gì? Mọi ngày tôi vẫn làm việc. Nếu hôm nào có buổi thi, tôi sẽ vắng mặt trong thời gian thi. Vấn đề là ở chỗ ngày hôm kia, tôi có đi thi hay không? Thực sự, tôi không nhớ vì nếu nhớ thì tôi đã không nhầm ngày thi là ngày hôm nay. Như vậy, có thể kết luận là tôi đã không đi thi. Nhưng kết luận như vậy kể ra cũng hơi vội vã và có phần vô lý, bởi nếu ngày hôm kia, tôi không đi thi thì thầy tôi sẽ phát hiện ra và ông sẽ khiển trách tôi. Nhưng biết đâu ông lại cố tình im lặng trước lỗi lầm của tôi, ghi nhớ nó để rồi đến một ngày nào đó không xa, mặc dù tôi chẳng biết cái ngày đó là ngày nào và liệu nó có tới hay không nhưng nói chung thầy tôi chẳng bao giờ quên những lỗi lầm của tôi, ông sẽ gợi lại chuyện cũ như một lời đe dọa. Bây giờ có lẽ chỉ có thầy tôi mới thực sự biết tôi có thi hay không. Không lẽ lại hỏi ông? Nếu hỏi vậy, ông sẽ có ấn tượng rất không tốt về tôi. Làm sao có thể có ấn tượng tốt với một sinh viên thậm chí không nhớ nổi mình có đi thi hay không. Không, tôi không thể hỏi ông. Vậy làm thế nào để biết được thực sự tôi đã dự thi hay không? Có lẽ nên chờ kết quả thi. Nếu tôi không dự thi, tôi sẽ không có điểm. Mà không, điều này cũng không khả thi. Kể từ đầu học kỳ, theo quyết định của ông hiệu trưởng mới, mọi kết quả thi của sinh viên, bất kể trượt hay đỗ, đều được giữ bí mật.
    Nagoya 09/2005
  5. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Chúng ta là những chàng trai rẻ tiền

    ?oCho một cốc nữa đi!? ?" ông già ngồi trong góc nói giọng lè nhè. Quán rất hẹp, chỉ có đủ chỗ cho sáu người ngồi trên một hàng dài những chiếc ghế cao vẫn thường thấy trong quán bar. Lâm ngồi vào chiếc ghế thứ ba tính từ ngoài vào, nó là cái duy nhất còn trống. Trước mặt anh là một bình rượu thuốc, ngâm đủ các loại củ. Lâm đưa mắt nhìn xung quanh tường, trên đó dán rất nhiều tên món ăn. Tấm rèm vải màu đen che một phần phía trên cửa chính tạo cho anh cái cảm giác dễ chịu như thể vừa bước vào một tửu quán kiểu Trung Hoa đích thực.
    Ông chủ quán đưa cho Lâm tờ thực đơn, một cái khăn mặt khử trùng còn nóng hổi, một cốc nước chè và một đĩa đậu quả luộc. Tất cả quán rượu ở đây đều có cùng một kiểu phục vụ với cùng một kiểu khai vị. Lâm gọi một chai bia.
    Ông già trong cùng bắt đầu lè nhè. ?oThế đấy.? ông ta nói, ?oTôi bắt đầu đi làm năm hai mươi hai tuổi, sau khi tốt nghiệp đại học Osaka. Hồi ấy tôi muốn đi nghỉ mát ở đảo Bahamas. Tôi đã để dành tiền. Tôi lấy vợ, có con, rồi về hưu. Bây giờ tôi vẫn chưa đến Bahamas. Bây giờ tôi chẳng muốn đi đâu cả.?
    ?oÔng ấy say rồi!? ông chủ quán nói và đưa chai bia cho Lâm. ?oTuần nào cũng thế. Uống được ba chai bia là say.?
    ?oChúng ta là những chàng trai rẻ tiền.? Ông già trong góc tiếp tục lè nhè. Giọng ông ta có cái gì đó hơi hờn dỗi. ?oChúng ta là những chàng trai rẻ tiền.? Ông ta lại tiếp tục kêu lên. ?oChúng ta?, ông ta nói rồi dừng lại một lát, cười ha ha, rồi tiếp tục, ?onhững chàng trai rẻ tiền.?
    Ngồi phía bên phải Lâm là một người đàn ông trung niên, có lẽ là dân lao động chân tay. Ông ta quay ra bắt chuyện với anh.
    ?oAnh là người Trung Quốc à??
    ?oKhông, người Việt Nam.?
    ?oThành phố nào vậy??
    ?oHà Nội.?
    ?oHà Nội à? Nơi ấy rất tuyệt.?
    ?oÔng đến rồi à??
    ?oChưa. Tôi chưa đến.?
    Ông ta cười xòa. Lâm cũng cười theo. Anh thấy thật thoải mái.
    ?oAnh thấy con gái Nhật xinh không??
    ?oXinh lắm.?
    ?oBạn gái anh là người Việt Nam hay người Nhật??
    ?oNgười Việt Nam.?
    ?oThế à??
    ?oVâng.?
    ?oThế ở Việt Nam người ta có ngủ với nhau trước khi cưới không??
    ?oCó.?
    ?oThế à??
    Ông ta dừng lại một lúc rồi bắt đầu kể lể.
    ?oTôi sinh ra ở Shizuoka. Ngay sát biển. Đứng từ làng tôi có thể nhìn thấy núi Phú Sĩ. Đã lâu rồi tôi chưa về quê. Sau khi bố mẹ tôi mất, tôi bán nhà và không bao giờ về lại Shizuoka nữa. Thỉnh thoảng trong giấc ngủ tôi vẫn mơ thấy biển. Biển ở chỗ tôi khác ở đây. Cả gió cũng khác. Gió ở chỗ tôi mặn hơn một chút. Chỉ cần hít một hơi là cảm thấy liền.?
    Ông ta gọi tiếp một chai bia và không nói chuyện nữa. Có thể ông ta muốn được yên tĩnh, hoặc cũng có thể ông ta đang nghĩ ngợi chuyện gì đó.
    Phía bên trái Lâm là một gã còn trẻ, chắc chỉ hơn anh một vài tuổi là cùng. Gã uống bia tì tì và dường như không để ý đến xung quanh. Mặt gã đỏ như cua luộc. Người đàn ông ngồi ngoài cùng hầu như không nói gì. Ông ta uống rất chậm, thỉnh thoảng lại đưa mắt nhìn xung quanh, nét mặt buồn bã.
    Ông già ngồi góc trong cùng đã xỉn lắm rồi. Ông ta bắt đầu hát. Thật ngạc nhiên là ông ta hát khá hay. Một bài enka nào đấy. Ông ta hát không rõ tiếng nên Lâm chỉ có thể nghe loáng thoáng. Hình như bài hát nói về một cô gái đi trên đường phố có tuyết rơi và nhớ về người yêu đã mất. Khi ông già hát xong, mọi người trong quán đồng loạt vỗ tay, trừ gã trai ngồi bên trái Lâm. Ông già trở nên hào hứng. Ông ta gọi hai chai bia, bảo chủ quán rót cho mỗi người một ly rồi bắt đầu nói lảm nhảm.
    ?oNày, ông bạn già. Cảm ơn vì ly bia nhé.? ông già nhỏ bé ngồi bên cạnh ông ta nói.
    ?oKhi say ông ấy chỉ nói thôi. Không nghe thấy gì hết.?, ông chủ quán nói, ?oCó hét vào tai ông ấy cũng vô ích thôi.?
    ?oChúng ta là những chàng trai rẻ tiền.? ông già ngồi trong góc nói giọng đầy hân hoan như thể ông ta vừa tìm lại được cụm từ đã đánh mất sau một thời gian dài. ?oChúng ta rất rẻ tiền.? Ông ta kéo dài từ ?orất? một cách sung sướng. ?oHết sức rẻ tiền. Rẻ tiền. Hết sức rẻ tiền.?
    Ông chủ quán nướng một con mực tươi. Mùi mực nướng hơi khen khét thơm lừng khắp phòng. Ông ta đặt con mực trên đĩa, rắc một ít gừng thái nhỏ lên trên, rồi cắt ra làm sáu khúc. Mỗi khúc cho vào một cái đĩa nhỏ rót sẵn soyu. Ông mời mỗi người một khúc.
    ?oCái này miễn phí.? ông ta cười hiền lành.
    Lâm quết một ít wasabi lên rồi bỏ cả khúc mực nướng vào miệng. Một cảm giác cay xộc lên mũi khiến anh trào nước mắt. Phía trong góc, ông già vẫn tiếp tục lảm nhảm nhưng lúc này giọng ông ta, có lẽ do mệt, đã nhỏ hơn nhiều; nó gần như là những tiếng thì thầm vậy.
    Uống xong hai chai bia, Lâm thanh toán tiền rồi bước ra khỏi quán. Trời về đêm lạnh và yên tĩnh. Thật khó mà tưởng tượng được đây là một khu phố náo nhiệt lúc ban ngày. Lâm rảo bước bên lề đường vì không có vỉa hè. Anh cảm thấy có cái gì đó đang mất đi. Ở giữa khu phố lạnh giá này. Ở trên đất nước xa lạ này. Ở trong quán rượu với những người đàn ông đang say. Ở trên con đường với những cột điện thẳng tắp.
    Lâm dừng lại bên máy bán thuốc lá tự động, đút tờ một ngàn yên vào. Đột nhiên, có một giọng nói từ phía sau: ?oNày, chàng trai!?
    Lâm giật mình quay lại. Là người đàn ông ngồi cạnh anh lúc nãy trong quán rượu. Ông ta nhe răng cười, vỗ vai anh: ?oGambate ne!!! Rồi ông ta lảo đảo bước đi trong bóng tối.
    Nagoya 01/2006
  6. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0

    Nguyễn Nguyên Phước
    7 truyện ngắn mới nhất
    Sau khi cho ra mắt tập truyện Thượng đế và đất sét (Nhà sách Kiến Thức và Nxb Phụ Nữ, Hà Nội, 1.2007), Nguyễn Nguyên Phước vẫn đều đặn sáng tác. Dưới đây là 7 truyện ngắn trong số những tác phẩm mới nhất của anh. talawas chủ nhật

    http://anonymouse.org/cgi-bin/anon-www.cgi/http://www.talachu.org/truyen.php?bai=132
    Sorry , dài quá nên tớ chỉ đưa link.

Chia sẻ trang này