1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Truyện ngắn - nhiều tác giả -

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi lyenson, 15/07/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0
    Truyện ngắn - nhiều tác giả -

    Bút máu Lương Sinh người ở Mãn Châu, con nhà thế phiệt, nổi tiếng thông minh đỉnh ngộ từ khi tóc để trái đào. Lên tám đã giỏi thơ ca, từ phú, ai cũng ngợi khen là bậc thần đồng. Năm lên mười hai, gặp thời loạn ly, cha mẹ đều bị giặc giết. Sinh sầu thảm mấy tháng liền, mất ăn, mất ngủ, lại thêm căn tạng yếu đuối nên lâm bệnh nặng, thần kinh hốt hoảng, luôn luôn giật mình, nằm mơ thấy toàn là máu lửa, sọ xương. May có người cậu đem về săn sóc đêm ngày. Sau nhờ đạo sĩ họ Trình ở núi Hoa Dương dùng biệt dược trị liệu nên được lành bệnh, tâm thái trở lại an tĩnh điều hòa. Khi lên mười lăm, Sinh được người cậu gởi đến Lã Công, một quan thủ hiệu bãi chức từ lâu ở nhà mở trường dạy võ. Sinh học rất chóng, nửa năm đã làu thông cả mười hai môn võ bí truyền của nhà họ Lã. Lã Công quý mến, một hôm lấy thanh bảo kiếm của mấy mươi đời họ Lã lập công trao cho Sinh luyện tập. Giữa buổi Sinh đang múa kiếm, bỗng dừng phắt lại, đưa kiếm lên ngửi rồi cau mày, kêu lên: - Máu người tanh quá! Ðoạn đem thanh kiếm nộp trả, cáo từ mà về. Ðến nhà, lạy cậu thưa lên: - Võ nghệ không phải là con đường cháu nên theo. Máu người chảy trong cơ thể quý vô cùng nhưng dính ra ngoài lại quá hôi tanh. Kẻ cầm lưỡi dao trọn đời sao cho khỏi đổ máu người! Ðiều tàn nhẫn ấy cháu không làm được. Người cậu giận lắm, bảo rằng: - Mày thực cạn nghĩ, phụ cả lòng ta trông đợi lâu nay. Ðành rằng máu người là quý, nhưng để máu ấy chảy trong đầu bọn ác nhân thì càng có hại cho người, lại càng có tội! Lương Sinh cúi thưa: - Ai cũng cho mình là phải, lấy đâu để nói tốt xấu rõ ràng? Làm thiện một cách hăm hở mà không ngờ rằng đấy là điều ác, lại càng có tội vì đã lừa mình, lừa người. Trộm nghĩ binh đao là điều dứt khoát, cháu chưa dứt khoát trong người, tự thấy không dám theo đuổi. Cậu nói: - Hoài nghi như thế, e rồi không khéo mày tự mâu thuẫn với mày. Không phân biệt được giả, chân, thiện, ác, làm sao có thể tự tin mà sống trên đời! Xã hội chưa đâu có thể gọi là chốn thiên đường, bên cạnh nhà trường còn có nhà ngục, bên cạnh ngòi bút còn có lưỡi dao, không thể chỉ lấy một chiều, chỉ yêu một cạnh. Vị tất nhà trường đã không tội lỗi, ngòi bút đã không oan khiên! Ta không có con, từ lâu kỳ vọng nơi mày, nhân thời tao loạn, những mong cho mày múa gươm trận địa hơn là múa bút rừng văn. Bây giờ, thế thôi là hết. Từ nay tùy mày định lấy đời mày, ta không nói nữa. Từ đấy, Lương Sinh sẵn có nếp nhà giàu đủ, chuyên nghề thơ văn, tiêu dao ngâm vịnh tháng ngày. Lời thơ càng gấm, ý thơ càng hoa, tiếng đồn lan xa, lan rộng như sóng trên biển chiều nổi gió. Quan lệnh trấn mới đổi đến địa phương vốn người hâm mộ văn chương, cho vời Sinh đến. Thấy Sinh tướng mạo khôi ngô, lòng cảm mến, tiếp đãi hết sức trọng hậu. Sau đó, quan lệnh mượn những thi tuyển của Sinh trong một tháng trường. Khi quan giao trả, Sinh thấy có những bài thơ hay họa lại những bài đắc ý nhất của mình dưới ký tên Tuyết Hồng, con gái của viên quan. Sinh vui mừng nghĩ rằng gặp được người hợp ý. Sau quan lệnh ngỏ lời kén Sinh làm giai tế. Sinh sung sướng nhận lời. Sau lễ hôn phối, Sinh mới ngỡ ngàng biết rằng Tuyết Hồng không đẹp, cũng không biết làm thơ. Càng ngày Sinh càng chán nản khôn khuây, ảo tưởng vỡ tan, tưởng như tuyệt vọng tình đời. Thiếu thốn hình ảnh giai nhân, cuộc sống tự nhiên cằn cỗi. Nhân tết nguyên đán, Tuyết Hồng về thăm song thân, Sinh bèn thừa dịp, noi gương Tử Trường ngày xưa phiếm du xuân thủy. Sinh chọn đường ven theo suối đẹp, đi mãi đã mười ngày, tiền lương muốn cạn, ý thơ chừng đầy, chợt đến một miền tiêu điều, dân cư thưa thớt, Sinh chán nản định quay về, nhưng ruột đói lưỡi khô, bèn đi tìm một tửu quán nghỉ chân. Qua ba dặm đồng trơ trọi vẫn chưa thấy bóng một người để hỏi thăm nơi. Bỗng nghe phảng phất tiếng trống, tiếng chuông lẫn tiếng reo cười. Dò theo âm thanh vọng lại, lần bước đến nơi, thấy đám hội trước chùa, bèn vào quán nhỏ gần đấy ăn uống. Chủ quán cho biết, đã mấy năm rồi ở đây mới có một ngày hội lớn, vì quan khâm sai triều đình sắp về địa phương nên quan tổng trấn họ Lý bày ra trò vui để cho dân chúng thỏa thuê ít bữa. Chợt có tiếng hò hét và mọi người sợ hãi dạt ra, từ xa là chiếc kiệu hoa của tiểu thư Lý Duyên Hương, con quan Tổng Ðốc. Người đẹp vừa kiêu hãnh vừa sắc sảo khiến Sinh ngây ngất, nhìn đến quên ly rượu trong tay rơi xuống vỡ toang. Người đẹp quay nhìn thấy, nhoẽn miệng cười. Nụ cười lộng lẫy như hé sáng một trời tình. Sinh lảo đảo đứng lên trả tiền rồi theo chiếc kiệu chen vào chùa. Vào trong thấy Lý tiểu thư thành kính đàm đạo với mấy vị Tăng già rồi lên chánh điện lễ Phật. Sinh đến phòng kế lấy bút và giấy hoa tiên theo phỏng mấy câu: Tiên hoa gài mộng, vấn vương đền Phật bâng khuâng Ðông biếc, thoáng cười tiên nữ Mặt nước hồ in, xao động bốn mùa sóng gió Bóng đêm hang thẳm, long lanh một vẻ giai nhân. Rồi bẻ cành hoa kẹp vào. Khi Lý tiểu thư lễ xong, khoan thai xuống thềm, mọi người sợ hãi bật ra hai bên thì Sinh vội vã đi theo. Ðến lúc nàng vừa lên kiệu, Sinh ném cành hoa lên chỗ nàng ngồi. Lính hầu thoáng thấy kêu lên: - Có người ám hại tiểu thư. Lập tức mười lưỡi gươm dài vung lên, lính hầu vây lấy Lương Sinh. Những người xem hội thất sắc lùi lại, dồn dập đẩy vào nhau kêu la náo động. Tiểu thư ngồi trên, vén rèm nhìn xuống không nói một lời. Vẻ mặt hết sức kiêu kỳ. Lương Sinh đã toan mở lời khống chế, nhưng lính xông vào trói chàng. Ðám đông có tiếng thì thào. - Anh ta chỉ ném một cành hoa thôi đấy. - Bấy nhiêu cũng đủ héo cuộc đời rồi. - Qua dinh Tổng trấn không lấy nón xuống đã là bay đầu, nói chi xúc phạm đến tiểu thơ vàng ngọc! Về đến nha môn, lính dẫn Lương Sinh nhốt vào trại giam, rồi tâu trình lên Tổng trấn. Lương Sinh nằm rầu rĩ trong bốn bức vách đá, e phải mang nhục phen này. Ðang mơ màng về thế giới bên kia, chợt nghe tiếng người gọi dậy, lập tức được lính dẫn đến công đường. Tổng trấn ngồi giữa, vóc dạng phương phi, hàm én râu hàm, trên tay còn cầm tang vật là mảnh hoa tiên. Sinh cúi đầu thi lễ, toan tìm lời kêu oan gỡ tội thì quan ra lệnh mở trói. Trước sự kinh ngạc của Sinh, quan bước xuống thềm, dắt Sinh vào trong, kéo ghế bảo ngồi, Sinh từ chối hai ba lần không được. Quan nói: - Ta thường ước ao gặp được một người tài đức, nay biết người là danh sĩ nên thực hết lòng hâm mộ. Lính hầu sơ xuất phạm điều vô lễ vừa rồi, ta sẽ nghiêm trị. Gác đằng thuận nẽo gió đưa, người hãy cùng ta ở đây hưởng mấy ngày xuân vui câu xướng họa, cho thỏa tình ta khao khát lâu nay. Ðoạn truyền đem rượu ngon thịt béo ra thết đãi nồng hậu. Lương Sinh thích thú uống rượu ngâm thơ suốt ngày Tổng trấn có vẻ đặc biệt kính trọng tài năng của Sinh. Ðộ chỉ hôm sau, quan tổ chức cuộc du xuân, đưa Sinh đi xem cảnh trí trong miền. Nơi nào quan cũng cho thấy kỳ công đại lực của quan tạo lập cho dân: Kia là dòng suối quanh co quan đã khai thông để để dân lấy nước cày cấy, nọ là đồng ruộng bao la trước kia toàn là rừng rậm hoang vu quan đã tốn công khai phá cho dân trồng trọt. Ngồi trên kiệu cao, Sinh nhìn theo ngón tay quan trỏ phía xa xa, mơ hồ thấy suối thấy đồng nhiều vẽ khác màu miệng không ngừng tán tụng. Hơi men nồng nàn, lòng Sinh chứa chan nhiệt tình đối với những bậc "Dân chi phụ mẫu" mà xưa nay Sinh thường tỏ ý rẻ khinh.

    Được lyenson sửa chữa / chuyển vào 13:12 ngày 16/07/2006
  2. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0
    Ðến đâu quan cũng xin Sinh lưu bút để cho khắc vào bia đá, cột đồng. Sinh phóng bút thao thao bất tuyệt. Mực thơm bút quý, lời lời châu ngọc, hàng hàng gấm thêu. Trước khi giã từ, Sinh còn lưu lại bài tán tổng kết công đức của quan để khắc vào chốn công đường và bài minh, ký để ghi tạc vào mấy cổ hồng chung tại các tháp đền quy mô trong hạt. Quan ân cần tiễn Sinh ra khỏi nha môn, đưa tặng một cỗ ngựa bạch, mấy nén vàng, nhưng Sinh một mực từ chối từ không nhận để giữ vẹn lòng thanh khiết. Giữa mùa xuân ấy Sinh lâm bệnh nặng, nằm liệt suốt một tháng liền, Tuyết Hồng hết sức săn sóc thuốc thang, nhiều đêm không ngủ. Bệnh cũ như muốn tái phát, thần kinh rạo rực không yên, giấc ngủ chập chờn ác mộng. Mấy lần chống tay ngồi dậy, nhưng lại bủn rủn nằm xuống, hơi thở nóng ran như lửa. Một sớm đang nằm, nghe tiếng chim hoàng anh hót ngoài vườn vụt tắt, thấy một tia nắng lọt qua khe cửa chợt tàn. Sinh hốt hoảng tưởng chừng mùa xuân bỏ mình mà đi, bèn gượng ngồi lên xô mạnh cửa sổ. Mấy nụ hoa thắm cười duyên trước thềm, lá xanh tươi màu nhựa mới. Sinh gọi đem nghiên bút và tập hoa tiên. Vừa cầm bút lên, Sinh bỗng kinh ngạc. Nghiên mực đỏ tươi sắc máu. Thử chấm bút vào, lăn tròn ngọn bút đưa lên, bỗng thấy nhỏ xuống từng giọt, từng giọt thắm hồng như rỉ chảy từ tim. Khiếp đảm, Sinh ngồi sửng sờ, tâm thần thác loạn. Cố viết đôi chữ lên giấy, nét chữ quánh lại, lợn cợn như vệt huyết khô trên cát. Sinh vội buông bút, tưởng chừng bàn tay cũng thấm máu đầy. Ðưa lên ngang mũi, mùi tanh khủng khiếp. Quệt tay vào áo, đau nhói trong người. Sinh nằm vật xuống mê man bất tỉnh. Sau mấy ngày, Sinh tỉnh dậy, lòng lại khao khát cầm bút. Nhưng nhớ hình ảnh vừa qua, tự nhiên đâm ra e ngại . Sinh cố tập trung thần lực, men đến án thư vừa cầm bút lại thấy lãng vãng sắc máu, không sao có đủ can đảm vạch được nét nào. Sinh ném bút, hất giấy, vô cùng khiếp sợ, tưởng như xôn xao chung quanh vô số hồn oan đòi mạng. Từ đó Sinh gầy rạc hẳn, liệu không sống thoát. Người cậu của Sinh từ lâu đã vào trong núi Hoa Dương ở với đạo sĩ họ Trình, một hôm tạt về thăm nhà thấy cháu suy nhược, rất là lo lắng. Sau khi nghe Sinh thuật hết những điều quái dị vừa qua, ông suy nghĩ hồi lâu rồi nói: - Ta từng bảo cháu ngòi bút không phải không có oan khiên. Lưỡi gươm tuy ác mà trách nhiệm rõ ràng, lỗi lầm tác hại cũng trong giới hạn. Mượn sự huyển hoặc của văn chương mà gây điều thiệt hại cho con người, tội ác của kẻ cầm bút xưa nay kể biết là bao, nhưng chẳng qua vì mờ mịt hư ảo nên không thấy rõ hay không muốn rõ mà thôi. Làm cho thiếu nữ băn khoăn sầu muộn, làm cho thanh niên khinh bạc hoài nghi, gợi cho người ta nghĩ vật dục mà quên nhân ái, kêu cho người ta tiếc tài lợi mà xa đạo nghĩa, hoặc cười trên đạo nghĩa của tha nhân, hát trên bi cảnh của đồng loại, đem sự phù phiếm thay cho thực dụng, lấy việc thiển cận quên điều sâu xa, xuyên tạc chân lý, che lấp bần hàn, ca ngợi quyền lực, bỏ quên con người, văn chương há chẳng đã làm những điều vô đạo? Tội ác văn chương xưa nay nếu đem phân tích biết đâu chẳng dồn thành ngàn dãy Thiên Sơn! Thần tạng của cháu kinh động thất thường, nhưng mà bản chất huyền diệu có thể cảm ứng với cõi vô hình, chắc cháu làm điều tổn đức khá nặng nên máu oan mới đuổi theo như vậy. Hãy xem có lỡ hứng bút đi lệch đường chăng? Soát lại cho mau, soát lại cho mau, chớ để chậm thêm ngày nào! Lương Sinh nghe xong bồi hồi tấc dạ, trí tuệ xem như minh mẫn hơn nhiều, cơn bệnh do đó lui được khá xa. Sinh đem mấy tập thi tuyển của mình đọc lại từng câu, dò lại từng chữ, thấy toàn là ý **** tình hoa, phát triển cảm xúc mà xao lãng trí tuệ, tán tụng thiên nhiên mà bỏ mất cảnh đời, trốn tránh thực tại, từ chối tương lai, nhưng nghĩ kỹ vẫn chưa dò được lối máu từ đâu. Bỗng sực nhớ đến những lời phóng bút viết cho quan Tổng trấn, không ghi lại trong thi tuyển, tâm não trở nên bàng hoàng. Ðồng thời bao nhiêu gương mặt hốc hác trong ngày hội chùa lại hiện rõ, mấy cánh đồng trơ trọi, những tiếng thì thầm hai bên kiệu hoa, vẻ người nhớn nhác sợ hãi, những đòn dây trói, mấy dãy nhà giam, lần lượt như sống lại trước mắt. Những cảnh ấy thật trái ngược với những bài tán bài mình đã viết. Mồ hôi toát ra như tắm, Sinh đứng lên được, quyết định trở lại chốn cũ để tìm hiểu sự thật. Sinh đến chốn cũ vào một buổi chiều nắng vàng thê lương phủ trên cảnh vật tiêu điều xơ xác. Qua khỏi dòng suối cạn, Sinh bước vào một thôn trang vắng vẻ, thưa thớt những mái tranh nghèo, không một bóng người thấp thoáng. Ðến một gò cỏ úa héo chợt thấy một người nông phu ủ rủ trước nấm mộ mới hiu hiu mấy nén hương tàn, Sinh dừng bước, lại gần ngồi một bên, khẽ hỏi: - Bác khóc thương thân quyến nào vậy? Người kia ngước lên không nói, ngắm nhìn lại bụi đường trường bạc thếch trên quần áo của Sinh, dịu đôi mắt xuống: - Người nằm dưới mồ không phải là bà con quen thuộc của tôi. Sinh nghĩ: "Chẳng lẽ người này cũng là một kẻ thi nhân khóc thương cho kiếp hồng nhan bạc mệnh nào chăng?" Chưa kịp dò ý, người kia chợt hỏi, ra vẻ hoài nghi: - Ông từ đâu mà đến đây? - Tôi ở chốn xa, nhân bước đường phiêu lưu ghé tạt qua thôi. Buồn thấy miền này có vẻ tiêu điều hơn các nơi khác. Người nông phu bỗng long lanh đôi mắt như không dằn được tấm lòng dồn nén bật lên những tiếng căn hờn: - Nói cho muôn ngàn khách qua đường cũng chưa hả được dạ này. Ví dù phải chết ngày nay thân này chẳng tiếc, miễn sao bộc bạch cho được sự thật uất hận từ lâu. Ðã bao năm rồi, sống dưới nanh vuốt của tên Tổng trấn họ Lý độc dữ hơn hùm beo, đồng ruộng gầy khô, dân làng đói rách. Ðầu xuân này có khâm sai đi về, cụ thôn trưởng của chúng tôi, mặc dù già yếu cũng quyết vì dân làm bản trần tình, cản đầu ngựa, níu bánh xe mà tỏ bày sự thật. Thế nhưng khâm sai đi khắp mọi nơi, chỗ nào cũng thấy bia đá cột đồng đầy lời hoa mỹ tán dương công đức Tổng trấn của thằng danh sĩ đốn mạt nào đó nên ném bản trần tình, không xét, bảo rằng: "Muôn ngàn lời nói của lũ dân đen vô học đâu bằng mấy vần từ điệu cao xa của kẻ danh nho. Danh sĩ bao giờ cũng biết tự trọng. Tổng trấn đã được hạng ấy tôn xưng, hẳn không phải bất tài". Thế đã thôi đâu, khâm sai đi rồi. Tổng trấn phái sai nha về tróc nã những người đã đầu đơn tố cáo nó. Bao người phải chết vì nỗi cực hình thảm khốc, vợ góa con côi, một trời nước mắt, ruộng đồng từ đây dành để nuôi loài cỏ dại mà thôi! Sinh chết điếng cả người, giây lát mới gượng gạo hỏi. - Chẳng hay bác có biết... danh sĩ ấy tên gì không? Người nông phu trợn trừng cặp mắt, gào lên: - Làm gì mà biết! Mà biết làm gì? Những hạng hiếu lợi hiếu danh, trốn trong từ chương để tiếp sức cho kẻ ác mà cứ tưởng mình thanh cao, hạng ấy thì đâu chẳng có! Dân làng đây ai cũng nguyền rủa hắn mà hắn nào có biết đâu! Nghĩ thương cho cụ trưởng tôi mấy lần đứng ra chịu nhận tội để cứu bao người mà bọn chúng chẳng chịu tha, cứ việc tàn sát thẳng tay, lôi đi lớp người này rồi đến lớp người khác, nên khi bị dẫn qua đây cụ tự móc họng cho trào máu ra mà chết để khỏi bị đày đọa. Trước khi nhắm mắt cụ còn gượng nói: "Ðược chết trên cánh đồng đã đẫm mồ hôi ta, thế là quý rồi. Chôn ta ở đây cho ta gần gũi với các người". Hơi thở gần tàn cụ nói tiếp: "Tội ác là ở lũ vua quan. Tên danh sĩ kia chỉ là cái cớ để chúng vịn vào mà che lấp sự thật. Ðừng oán hờn tên danh sĩ. Ðáng thương cho nó!". Người nông phu dừng lại nghẹn ngào nói tiếp: -Nhưng bao nhiêu người khổ ở đây, bao kẻ chết nơi kia, nghĩ còn đáng thương xót gấp trăm ngàn lần! Ðoạn gục đầu trước mồ khóc thảm thiết.Sinh cũng sụp xuống hòa tiếng khóc theo. Bóng đêm xóa nhòa, gió lạnh như từ cõi âm thổi về rung động bờ lau bụi cỏ. Sinh có cảm giác như theo cơn gió, oan hồn của người đã khuất hiện về chứng kiến cho những giọt lệ chảy ra từ một tấm lòng hối hận chân thành. Vũ Hạnh
  3. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0
    @ MODS nào có vãng lai vào đây, kính nhờ sửa giúp tiêu đề của topic là : "Truyện ngắn - nhiều tác giả -" xin cảm ơn ; và tôi sẻ tìm post vào đây những truyện ngắn mới để chúng ta cùng xem...
    MỘT NGƯỜI SÀI GÒN
    Hoàng Đình Quang
    Hội Nhà văn thành phố tổ chức một trại viết về đề tài "xoá đói giảm nghèo", tôi cũng được mời tham gia. Xem qua danh sách các cá nhân điển hình trong phong trào này, tôi thấy có một bà ở quận Nhất, chủ một quán phở. Bà chủ quán này được Quỹ đầu tư cho một số vốn không nhỏ. Tôi hỏi chị Ba Sương phó ban, rằng sao quỹ "xóa đói giảm nghèo" lại đầu tư cho chủ quán phở? Đã chủ quán thì làm sao mà đói, mà nghèo được? Chị Ba bảo tôi cứ xuống đó sẽ thấy. Tôi đến quán phở "Lan" là buổi chiều, quán nghỉ bán, nhưng cửa vẫn mở. Hỏi bà chủ quán, một ông già độ ngoài sáu mươi nói giọng Bắc, gọi với vào trong: Cô Năm ơi, có người kiếm! Lát sau, bà Năm chủ quán từ nhà trong đi ra, mời tôi ngồi, kêu một cô bé lấy nước uống. Tôi trình bày ý định của mình. Nghe xong, bà cười: -Trời đất thiên địa quỷ thần ơi! Tôi đâu có làm cái gì mà điển hình điển bóng! Tối ngày chỉ biết có buôn bán. Viết tầm bậy tầm bạ lên báo, người ta cười chết! -Sao lại tầm bậy, tầm bạ? Đúng người thật việc thật chứ? Bà Năm đính chính: -Tôi nói tôi tầm bậy tầm bạ, đâu có nói nhà báo! Nhiều người giàu có giỏi giang gấp mấy chục lần tôi kia! Thôi, ông tới chỗ đó mà hỏi... -Tôi viết về "xóa đói giảm nghèo" chứ đâu có viết người giàu. Có đúng là Quỹ cho chị vay năm triệu không? -À... Có! Ừa mà cũng nhờ có năm triệu đó mà tôi mở mang ra được. -Trước đây chị cũng thuộc diện xóa... -Không! Trước đây lâu lắm rồi, thì gia đình tôi đúng là quá đói, nhưng lại chưa có Quỹ "xóa đói - giảm nghèo". Bây giờ thì khá rồi, nhưng tôi vẫn được đầu tư... Qua lời bà Năm tôi mới hiểu lời chị Ba phó ban nói hôm ở trên văn phòng. Thì ra Quỹ "xóa đói - giảm nghèo" đầu tư cho những hộ khá, có nghề, có cơ sở làm ăn, rồi nhận lao động từ những hộ trong diện phải xoá. Hèn nào, người ta nói Quỹ "xóa đói - giảm nghèo" đầu tư cho người giàu! Tôi hỏi tiếp: -Trước giờ chị có làm nghề buôn bán không? -Thưa có! Hồi mới giải phóng tôi bán trái cây trên Sài Gòn, Chợ Cũ. Sau đi kinh tế mới... Vậy ra chị là người Sài Gòn lâu đời, hay nói như ngoài Hà Nội là "Sài Gòn Gốc". Bởi chỉ có người ở Sài Gòn lâu đời thì mới gọi khu chợ Bến Thành - Lê Lợi - Hàm Nghi - Nguyễn Huệ là Sài Gòn, hay Chợ Cũ có khi nhà họ cũng chỉ quanh trong quận Nhất, quận ba thôi. Còn những người đến sau này, hay khách ở các tỉnh khác đến thì gọi là trung tâm thành phố, hay quận Một! -Hồi trước tôi cũng có quen một người bán trái cây ngay góc đường Hàm Nghi - Tôn Thất Đạm, không biết bây giờ ở đâu... Bà Năm nhìn tôi chằm chặp, bất ngờ vỗ hai tay vào nhau rồi chỉ vào mặt tôi: -Đúng rồi! Trời đất thiên địa quỷ thần ơi! Hèn nào mới dòm tôi thấy quen quen! Tóc bạc nhiều, già đi chút ít, nhưng tôi vẫn nhìn ra... Nghe bà Năm làm một tràng Trời đất, thiên địa, quỷ thần, tôi cũng nhận ra chị: -Có phải chị Năm hồi đó không?
    ***
    Khoảng giữa năm 1976, tức là sau giải phóng độ một năm, lúc ấy tôi vừa từ quân đội chuyển ngành ra còn rất lơ mơ về đường xá, phố phường cũng như mọi sự sinh sống của người Sài Gòn. Khu tập thể tôi ở gần Chơ Cũ, nên tôi hay ra cái chợ nhỏ họp buổi chiều góc đường Hàm Nghi - Tôn Thất Đạm mua rau muống. Lần ấy tôi đi công tác về cũng đã khuya khuya, bụng đói mà tiền thì quá ít, không đủ ăn mì, nên đành lướt qua. Đến đầu đường, thấy một người đàn bà đang ngồi xếp lại những quả cam, bên cạnh một vài thứ trái cây lặt vặt, tôi đứng lại nhìn. Chị ta ngước lên nhìn tôi chào đon đả: -Mua cam đi anh đội! Cam ngọt lắm... -Chị bán bao nhiêu một chục? Thấy chị bán hàng có giọng mời chào rất ngọt, và lại có nét duyên của người đàn bà tuổi chưa quá ba mươi, tôi đánh bạo hỏi giá. Chị ta còn giới thiệu một chặp rồi mới nói. Vì quá nhiều lần đổi tiền nên bây giờ tôi không nhớ là bao nhiêu, nhưng số tiền vượt quá số có trong túi, tôi không dám trả giá đành tảng lờ bỏ đi. Thế là chị bán cam giật giọng gọi lại, bắt phải trả giá. Tôi đành nói thật là không đủ tiền. Chị ta không tin và mắng tôi một trận té tát. Tôi lẳng lặng bỏ đi, nhưng còn nghe đủ lời cằn nhằn của chị. Và, thật bất ngờ, và cũng thật thấy thích thú khi tôi nghe chị mắng: -Ông đừng ỷ có công giải phóng thành phố. Bộ ông tưởng chỉ mình ông là người chiến đấu giải phóng miền Nam này sao? Vì câu mắng đó của chị bán trái cây mà tôi cố nhớ cái chỗ ngồi và khuôn mặt người đàn bà Chơ Cũ đó. Hồi mới giải phóng, chuyện "bảy thằng ********* đu cành đu đủ" được giải toả, thì lại có mhiều chuyện tức cười, thật cũng có, mà bịa cũng có, chẳng hạn như chuyện hai anh giải phóng vào ăn hủ tiếu rồi gọi hai chai "tàu vị yểu có đá" v.v..., nhưng tôi chưa hề nghe ai mắng như chị bán cam. Hay có thể mình công thần chăng? Tuần sau, khi vừa lĩnh lương, trong túi có tiền, tôi quyết định ra chỗ chị bán cam. Lần nay, tôi không chào chị và ngồi xuống lựa cam, xong hỏi giá. Thấy tôi mua mà không mà cả, chị nhìn tôi: -Anh mua về ăn hay thăm bệnh mà không trả giá? Tôi đáp lại một cách lạnh nhạt: -Trả để chị mắng cho một trận à? -Ý! Ai dám mắng anh hồi nào? -Thì mới tối hôm trước, tôi không có tiền mua cam của chị, chị chả mắng tôi là "ỷ có công giải phóng miền Nam". Chị còn nhớ không? Thế là chị cười ngặt nghẽo: -Trời đất, thiên địa, quỷ thần ơi! Đàn ông con trai gì mà nhớ dai dữ vậy hổng biết nữa? Lỡ hỏi giá thì cứ trả đại đi, không có tiền ai bắt phải mua mà sợ... Tôi từng nghe anh em bạn bè nói, ở chợ Bến Thành hỏi giá mà không mua là bị chửi liền. Tôi nói lại điều này, chị giải thích: -Ôi, mấy bả ngoài đó họ buôn bán lớn, vốn nhiều, toàn khách vãng lai, nói thách trời thần, không như ở đây đâu! Tôi buông cái rổ đựng mấy quả cam, hỏi: -Vậy bây giờ tôi không mua của chị, chị có chửi tôi không? -Ai dám chửi! Tôi nói "cám ơn" rồi giả bộ đứng dậy, bước đi. Chị bán cam mở tròn mắt nhìn tôi, mãi mới lắp bắp: -Ủa! Không mua thiệt hả?... Tôi quay lại, phì cười: -Giỡn chơi vậy thôi. Bán cho tôi một chục, mười hai hay mười bốn? Chị lựa từng trái và xếp vào cái túi dán bằng giấy xi măng mười bốn quả cam: -Cũng biết chục mười hai, mười bốn hả? ********* vô đây lâu chưa? Bán người ta mười hai, thấy anh tôi bán mười bốn. Huề vốn cũng bán... -Vậy mai tôi lại ra mua nữa! -Không à! Mai bán mười hai. Hỏi thiệt nghen, có tiền không mà đòi mai mua nữa? Tôi đành cười trừ, còn nói thêm: -Tôi cũng nói thiệt, tại thấy hôm trước chị chửi tôi quá xá trời đất, nên hôm nay mới lãnh lương ra mua cam, chứ tôi đâu có ăn hay làm quà cho ai đâu. Bây giờ tôi làm quà cho con chị một nửa, tôi ăn một nửa. Mà không được bán đâu nhé, làm quà là làm quà đấy. Con chị trai hay gái... -Ý! Đâu có được. Anh mua thì phải ăn, tôi đâu có quen biết gì anh mà dám lấy quà của anh! -Tôi cũng đâu có làm quà cho chị, tôi cho con chị kia mà! -Tôi đâu đã có gia đình... -Vậy hả? Thế thì tặng má...! Tôi thì cứ để lại, còn chị thì nhất quyết cố nhét trả. Cuối cùng tôi bỏ đi, để lại bảy quả cam. Phải lâu sau tôi mới ghé qua, thấy tôi chị bán cam ngạc nhiên: -Trời đất thiên địa quỷ thần ơi! Đi đâu mất mặt vậy? Tôi nghe giọng nói, với cách nói trống không của chị, thấy lộ vẻ mừng rỡ. Lần này tôi không mua gì, chỉ đứng nói dăm câu bâng quơ rồi đi. Chị ấn vào tay tôi nhưng tôi không nhận, còn bảo: ăn cam ngán đến mang tai rồi. Chị đưa cho tôi một quả dưa hấu không to lắm, nhưng nặng và đen thẫm. Tôi không biết tên biết thứ của chị, mà chị cũng chẳng biết tên tôi. Thỉnh thoảng tôi có ghé qua Chợ Cũ mua ít rau cỏ, mỗi lần thấy tôi chị đều cho tôi một trái cây gì đó, có khi chỉ là một quả ổi xanh. Thế rồi cơ quan tôi giải thể, tôi chuyển chỗ ở về quận Năm, không hay ra Chợ Cũ nữa, cho đến tận bây giờ.
    ***
     
  4. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0
    Bây giờ thì tôi biết chị thứ Năm, tên Duyên, Phù Trần Duyên, còn chị cũng biết tên tôi qua thẻ nhà báo. Chị Năm kêu cà phê đá và thuốc lá cho tôi, rồi chăm chú nhìn tôi quấy cà phê, giọng rổn rảng: -Dữ ha! Vậy từ hồi đó anh đi đâu mất tăm? Vợ con sao rồi? -Con tôi đang học đại học năm thứ hai, còn chị? Mà chị cũng đâu còn bán trái cây ở Chợ Cũ nữa? Có lần tôi ghé kiếm chị đâu có thấy! Chị cười: -Đi kinh tế mới! Ờ, hồi đó tôi hăng hái lắm nghe! Tôi vận động ba má với anh Ba lên Bù Đốp. Anh Ba tôi có việc làm nhà nước không đi, vậy là tôi đi trước kéo cả ông bà già. Lên đó được mấy năm, cực quá, chịu hết nổi, tôi kêu cả nhà bỏ về. Ba má tôi chưa chịu, tôi giông về trước... May mà còn nhà cửa giao cho anh Ba tôi, chớ không thì... -Vậy là chị "đi trước, về trước"! Rồi về sao không ra bán trái cây nữa? -Không bán, mà bán cho hợp tác xã tiêu thu phường. Tới chừng hợp tác xã tiêu thụ giải tán tôi ra thuê nhà bán quán hủ tiếu! -Vậy nhà này chị thuê? -Trước thuê, bây giờ mua luôn rồi! Ghê thật! Tôi nghĩ bụng. Đúng là đàn bà dễ có mấy ai, tay bằng miệng, miệng bằng tay! Thấy mấy cô, mấy cậu thỉnh thoảng lại chạy ra nói nhỏ như là xin chỉ thị bà chủ, tôi hỏi: -Mấy đứa này là con hay cháu chị? -Đâu có! Chúng là con cái mấy gia đình trong tổ "giảm nghèo" tụi tôi. Thấy chúng bây lớn mà không làm gì, chỉ lông nhông, tôi kêu ba má chúng giao cho tôi quản lý. Ấy cũng nhờ có vốn của quỹ "xóa đói - giảm nghèo" mà tôi cho làm ngay bánh phở trong nhà, khỏi lấy của lái, khỏi sợ có phoóc... phoóc gì ông Sửu? -Phoócmanđêhyt, cô Năm! Ông Sửu là ông lão nói giọng Bắc, tiếp tôi lúc mới vào, nãy giờ vẫn ngồi chăm chú sửa cái đèn măng-xông, nghe chị Năm hỏi, bình thản trả lời. -Ông Sửu sửa xong cái đèn rồi chạy qua bên cửa hàng mua thêm ít dầu hôi. À quên nữa, thằng Tấn đi lấy cối xay trên Thủ Dầu Một về chưa hả ông? -Về rồi cô Năm. Được để tôi đi mua dầu ngay đây! Ông già vừa đi khỏi, chị Năm nói với tôi: -Ông Sửu người ngoài Bắc bán nhà bán đất vô đây ở với con. Được ít lâu cha con chửi lộn nhau, chịu hết nổi, lang thang vờ vật ngoài đường kiếm ăn. Thấy vậy, tôi kêu về trông coi tụi trẻ giúp giùm tôi. Ngày ăn, đêm tôi lo chỗ ngủ lại coi quán, tôi trả cho ba trăm uống cà phê. Vậy mà cô con gái ổng còn đến nói xiên nói xéo tôi là tư sản bóc lột. Tôi sùng máu bố lên chửi cho một trận: có cha không nuôi đuổi ra đường, người ta cho ăn, cho ngủ, cho tiền xài, còn nói nọ nói kia! Đồ mất nết, con hư hỏng! Ông Sửu chạy ra xin tôi không tôi cho mấy mách nữa! Tôi nghiệp ông già, cũng là cán bộ nghỉ hưu. Được cái chăm chỉ, mực thước. Mới lấy xe chạy đi mua dầu hôi, đèn cầy... Tôi thấy vậy, hỏi: -Ở đây hay cúp điện lắm hả? -Đâu có! Đề phòng sự cố Y2K, sợ cúp điện, nên tôi phải bảo tụi nó mua hai cái cối xay bột bằng tay, chuẩn bị dầu đèn, trữ nước... Thấy tôi phá ra cười, chị cũng cười theo: -Thì mình cứ đề phòng vậy, thấy ngoài chợ người ta ì xèo. Mì gói khuân cả thùng, cũng lo. Nhỡ đâu có Y2K thiệt thì cũng còn có cái ăn, cái uống... Tôi nhìn chị mà vẫn chưa thấy hết muốn cười: -Theo chị thì Y2K là gì? -Tôi không biết rõ, nhưng thôi thấy: tỉ như mình đang quen xài tuần lễ có thứ hai, thứ ba... đến thứ bảy, chủ nhật. Nay tự nhiên thay chủ nhật bằng... thứ Tám. Vậy là mình lúng túng không hiểu ngày nào đi làm, ngày nào nghỉ, có khi nghỉ luôn. Đó, cái máy vi tính nó cũng không biết năm 2000 là năm nào? Nó nghĩ ngợi không ra rồi ngưng luôn, hoặc chạy lung tung! Vậy có đúng không, nhà báo? Quả thật, tôi cũng đã phải mấy lần giải thích cho những người xung quanh về sự cố có thể có của máy tính sang năm 2000, nhưng không tìm ra cách nào sát thực và dễ hiểu như cách nói của chị Năm. Tôi bảo là tôi phục chị quá, chị cười, hai mắt tít lại: -Kiểu giải thích nhà quê thôi anh ơi! -Chị mà nhà quê? Sài Gòn gốc... Chị lại cười, nhưng lần này rõ vẻ nghiêm túc: -Đúng là ông cố, ông sơ nhà tôi sống ở trên này từ lâu. Theo ba tôi nói thì chỗ cái nhà lầu mấy chục tầng kia, hồi đó còn là ruộng lúa... Rồi qua trào Pháp, trào Diệm rồi đến Mỹ - Thiệu, bao nhiêu biến đổi, gia đình tôi cũng loanh quanh ở đây. Nhưng lớn lên tôi thấy mình chẳng có vẻ gì là dân thành thị cả. Mấy ông quan chức thì không nói làm gì, chớ tụi tôi dân nào cũng cực, cũng phải lao động. Làm gì có gốc với ngọn mà phân với bì? Cứ làm ra bộ ta đây cho chúng ghét... Thấy câu chuyện có vẻ kém vui, tôi lái sang: -Chị mấy đứa rồi? -Hai! Thằng lớn đi nghĩa vụ về giờ làm công ty bảo vệ Long Hải. Còn con nhỏ đang học năm thứ ba đại học kinh tế... -Vậy là chị có con trước tôi. Thế mà hồi đó dám nói là chưa có gia đình! -Hồi nào? -Chị không nhớ là tôi gửi nửa chục cam về cho con chị? -À... Nhớ! Chị Năm lại ôm mặt cười, chảy cả nước mắt. Đúng là lúc đó tôi chưa có gia đình. Tôi gặp ông xã hồi ở kinh tế mới. Anh là thương binh, chuyển ngành ra ban quản lý kinh tế mới thành phố. Lấy nhau xong sanh thằng lớn, ngán quá, tôi giông về để ảnh một mình. Mấy năm sau xin nghỉ mất sức mới về với mẹ con tôi... Này nói gì nói, cái gì mới cũng ngon: nhà mới, áo mới, vợ mới, chồng mới... Nhưng mà cái kinh tế mới, ngán thiệt... Lại cười. -Giờ ảnh làm gì? -Làm gì! Ủy ban mặt trận phường, tối ngày đi lo giải quyết tranh chấp, hòa giải cho người ta không! Này, nói nghe, anh ngồi chơi chút, ông xã tôi về tôi làm cái gì cho hai người nhậu! Ông xã tôi tuy không khoái nhậu nhưng ham có bạn lắm... Tôi phải từ chối mãi, hẹn bữa sau, chuẩn bị tinh thần, ngồi chơi lâu. Với lại tôi còn muốn gặp chị nữa để viết kia mà. Chào chị, tôi dẫn xe ra, đã ngồi lên yên, chuẩn bị đạp máy, chị Năm còn chạy với ra, nhét bao thuốc 555 còn đầy vào túi áo tôi: -Cầm lấy mà hút! Tôi không nhận, bảo để mà bán, chị không nghe. Chị ư hừ, như muốn nói gì đó, tôi hiểu ra, nhìn vào mắt chị, chờ đợi. Chị nói như để mình chị nghe: -Hồi đó tự nhiên đi đâu mất mặt. Nếu còn được gặp anh, chắc tôi không dại dột kéo cả nhà đi kinh tế mới... Tôi đoán ý chị, không biết có đúng không, nhưng cũng nói đại: -Tôi cũng vậy! Nếu không chuyển đi, chắc giờ này nói tới tiếng "cam", đã phát ngán... -Đồ quỷ! Chị Năm phát vào lưng tôi. Đi đi!... _____________________________
     
  5. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0
    NGƯỜI THỢ SỬA GIÀY GÓC PHỐHoàng Đình Quang
    Mấy ngày Tết, trong nhà tôi khách khứa không nhiều. Cũng là phải thôi, làm kẻ sống xa quê, họ hàng nội ngoại ở cả ngoài Bắc, trong này chỉ có vài anh em, mấy người cùng làng và những bạn bè quen biết, đồng sự... đến thăm nhau trong ngày Tết. Ấy thế nhưng cũng phải vào mùng hai, mùng ba họ mới đến. Ngày mùng một còn phải đến lễ cha mẹ, lệ là vậy, mùng hai đến thăm thủ trưởng, thầy cô giáo của mình, của con cái. Ai cũng thế cả, hoá nên có đến nhau rồi cũng
    chẳng gặp, vài lần thành quen, chừa những ngày ấy ra. Tôi không có cha mẹ hay chú bác anh chị bề trên để phải đi Tết ngày mùng một. Sáng ra huơ vợ con dậy sắp mâm cơm cúng. Bọn họ đêm qua đón giao thừa, gần sáng mới đi nằm, gọi dậy cũng không nỡ. Tết Sài Gòn lại là tháng nóng, cú oi oi âm âm, đèn nhang bòng bưởi... lại càng tạo ra cái nóng cứ rịn mồ hôi. Loay hoay mãi cũng non trưa mới xong mâm cơm, bày lên thắp hương khắp mấy bàn thờ, lầm rầm khấn mời các cụ cao tằng tổ thủy, thúc bá đệ huynh, cô dì tỉ muội? từ ngoài quê, đi mây về gió, đồng lai giáng hạ, thiếu đũa thì xát, thiếu bát thì xẻ... phù hộ cho con cháu đồng đất nước người, hay chân mạnh tay, điều dữ đem đi, điều lành mang đến... Mãi lúc ấy, tôi mới mở cửa, ngoài đường phố, người người ăn diện ngất, xe cộ đua chen, trôi đi. Tôi bần thần đứng ngẩn người ngắm thiên hạ, lòng hay háy buồn. Nghĩ lại một năm cày cuốc lao tâm khổ tứ, giá kể không có cái Tết thì hà tiện được khối ra. Ăn uống chả được bao nhiêu, mà rõ tốn. Lại buồn nữa, mấy ngày Tết thiên hạ vui chơi, quần tụ mà mình cứ lùi lũi một mình, anh trên chẳng có, em dưới thì không, chẳng ai đến chơi với mình vào cái ngày đầu năm này bởi họ còn bận chuyện gia tiên, mình thì cũng chỉ là bạn bầu, người dưng thiên hạ... Tôi toan khép cửa vào nhà, làm hớp rượu rồi gà gật xem vô tuyến. Chính lúc tôi vừa quay vào thì có tiếng người chào sau lưng: -Ê! Năm mới chúc chú Hai mạnh giỏi, làm ăn phát tài! Ô! Ai vậy? Ai xông đất nhà mình nhỉ? Giọng nói tiếng Việt không sõi, rặt tiếng người Hoa Chợ Lớn, giọng thì quen mà người thì lạ? Người khách xông đất đã vào giữa nhà, hai tay chùi chùi vào hai bên ống quần tây, dáng ra vẻ muốn bắt tay nhưng chưa dám đưa ra. Thấy vậy, tôi cũng đáp lại: -Vâng! Cám ơn ông! Năm mới chúc ông may mắn, vạn sự như ý! Mời ngồi! Câu đáp của tôi là dựa vào cái tờ giấy đỏ có viết bốn chữ Hán ?oVạn sự như ý?, mà một cậu bé cứ tự nhiên dán vào cửa nhà tôi rồi chìa tay xin lì xì. Tôi vừa nghĩ vừa rót trà mời ông khách, mà không nghĩ ra ai, đến nỗi tràn cả ra ngoài. Đưa tách trà cho khách và nhìn kỹ ông ta, tôi chợt nhớ ra, đưa tay ra nắm lấy hai bàn tay đen đủi, nhăn nhúm đầy những vết sẹo kim đâm của ông: -À, ông Hai. Trời ơi, vậy mà tôi không nhận ra! Năm mới, chúc ông Hai nhiều khách, nhiều việc, nhiều tiền... -Ây dà... Hổng nhận ra ngộ hả? Làm sao mà nhận ra ông được kia chứ? Quanh năm bốn mùa mưa nắng, ngày nào chúng tôi chả giáp mặt nhau, vậy mà hôm nay, ngày Tết tôi lại không nhận ra ông. Thì ra tôi chỉ quen ông trong dáng bộ của một cái quần đùi lửng cháo lòng và cái áo dệt kim loang nhoang vết dầu cáu cáy. Hôm nay, ông diện quần tây, áo sơ mi cổ hồ bỏ trong thùng, đến nỗi cả cái dáng đi ve vẩy lùi lũi mọi ngày cũng biến đi đâu mất. Ai bảo cái áo không làm nên thầy tu cũng phải, nhưng quần áo làm con người ta sáng ra, sang ra lại cũng đúng. Tôi rót mời ông một ly rượu cam, óng ánh hồng. Ông cầm ly uống nhè nhẹ như sợ hết, còn tôi dốc thẳng vào cổ: -Ông Hai bữa nay diện quá, thiệt tình tôi nhìn không ra. Ông cười hề hề: -Ây da... Bộ đồ này của người em ngộ đó. Hổng có ?odzừa? đâu. Chú Hai đừng có cười, tội nghiệp ngộ lắm mà... -Ai mà cười. Nào, uống với tôi một ly nữa nhé. Rượu này ngoài Hà Nội người ta gửi cho, rượu Việt Nam đấy. Mời ông Hai... Ông uống một ly nữa, gọi hai đứa con tôi ra rồi móc trong túi áo ra hai cái ?ohồng phong bao? nhỏ bằng quân bài tam cúc: -Hai cháu! Năm mới, ngộ lì xì cho hai cháu nhỏ nhanh lớn, phát tài! Hai đứa nhận rồi cứ ngây ra nhìn ông, tôi phải lừ mắt: -Cám ơn ông Hai đi, các con! Ông cúi chào tôi một lần nữa rồi bước ra đường. Nhìn dáng người khòm xuống, chân bước loạng choạng giữa dòng người xe pháo ngược xuôi, lòng tôi nao nao một chút gì thương cảm. Đứa con gái chạy ra khoe: -Ông Hai cho con hai ngàn! -Ừ. Ông ấy cho thì con cất đi. Hai ngàn cũng quý. -Ông Hai nghèo lắm hả bố? -Ừ, nghèo lắm. Lì xì cho các con bốn ngàn là hết một bữa cơm của ông ấy rồi đấy!
    ******
    Khi vợ chồng tôi dọn nhà về cái chung cư lụp sụp này, ông Hai thợ giày đã ngồi ở vỉa hè này trước tôi cả chục năm rồi. Nhà tôi hướng tây, buổi chiều nắng lửa xiên thẳng vào nhà, những quầng bụi đường vần vũ dưới luồng nắng rát. Ở bên phải cửa ra vào, ông thợ giày thu lu lại trong đống đồ nghề tàn tạ: dao, kéo, kim chỉ và một mớ những mảnh da, đế cao su và một đống giày, dép da cũ. Có điều cả hai chúng tôi đều không biết tên nhau, ông thợ giày theo thói quen của người Việt mà gọi tôi là chú Hai. Còn chúng tôi lúng túng chưa biết gọi ông là gì thì nhà bên cạnh gọi ông là chú Giày. Các con tôi cũng bắt chước gọi theo, vợ tôi bảo: -Các con không được gọi như thế, nghe nó bất nhẫn làm sao ấy. Thôi, nhà mình cứ gọi ông ấy là ông Hai... Người Việt ở miền Nam vốn có tập quán hễ người nào mới quen biết mà chưa biết tên, biết thứ thì cứ gọi là Hai, anh Hai, chú Hai, ông Hai... coi như người hơn mình về ngôi thứ. Chúng tôi cũng gọi ông thợ sửa giày là ông Hai cũng theo cái ý ấy. Ngày nào cũng vậy, ông dọn ra từ bảy giờ sáng và kết thúc một ngày làm việc của ông vào khoảng sáu giờ chiều, khi đèn đường đã đỏ. Lúc ấy, ông mới thu dọn đồ nghề, mua một đĩa cơm bình dân, cẩn thận gói lại trong một cái bịch ny lông: -Chú Hai mang cơm về ăn bữa khuya à? Có lần vợ tôi hỏi. -Không ớ! Đem về cho thằng cháu, con của người em... -Tối chú nghỉ ở đâu? -Nhà người em bên đường Nguyễn Chí Thanh. Gần lắm. Rồi ông lại cười hề hề. Mua ở đây cho nó rẻ, bên đó mắc lắm, chịu hổng có lỗiđâu! Mỗi lần tôi đi làm về, trông thấy tôi từ xa, ông Hai thợ giày lại loay hoay lom khom thu vén mấy thứ lặt vặt của ông để lối cho tôi vào nhà. Ông làm vậy là do thói quen và cũng là một cách lấy lòng tôi thôi, chứ thật ra, chỗ ngồi của ông luôn luôn gọn gàng, không ảnh hưởng gì đến việc ra vào của gia đình tôi. Chỉ có một hôm, có một người khách phụ nữ chờ ông khâu lại mũi dép da ngồi trên lối ra vào nhà tôi. Thấy tôi về, ông lúng túng lật một tờ báo chữ Hoa, vuốt phẳng phiu đặt sang bên cạnh mời người khách ngồi. Bà khách loay hoay không đứng dậy được vì không có dép, chân lại vắt chữ ngũ, chưa gỡ được ra. Nhìn nét mặt đau khổ của người thợ sửa giày, tôi bảo: -Chị làm ơn đứng dậy một chút, tôi dắt xe vào nhà, chị lại ngồi nghỉ, không sao đâu. -Cám ơn chú Hai! Cám ơn chú Hai!... Ông lập bập đến mấy lần lời cám ơn tôi.
    ******
  6. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0
    Dù không muốn, tôi vẫn cứ phải quan sát cuộc sống hàng ngày của ông trong một mảnh vỉa hè mà người đời (trong đó dĩ nhiên là có tôi) dành cho ông. Quanh năm ngày tháng ông chỉ diện một bộ quần cộc, áo may ô tay lửng. Có hôm trời Sài Gòn trở lạnh, ra đường có người mặc áo len, nhưng ông vẫn nhất bộ như thế. Cho nên, khi ông diện bộ cánh, bỏ áo vào trong quần đến xông đất nhà tôi, mãi tôi mới nhận ra. Hỏi tên ông là gì, ông nói tôi không nghe được, tôi bảo ông viết ra. Ông lấy một mẩu chì sáp thường đo vẽ cỡ chân cho khách viết một chữ nho lên mảnh da: chữ Nghiêm, một chữ hơi rậm nét, khó đọc. Tên ông là Nghiêm! Ông Nghiêm hút thuốc lá nhiều lắm, hút liên tục điếu nọ chưa tàn ông đã nối điếu khác, mà toàn một thứ thuốc cuộn rẻ tiền mà ngưòi ta gọi là ?othuốc củi? bởi nó được bó thành từng bó năm chục điếu, như bó củi. Mỗi bữa ông mua một đĩa cơm về để bên cạnh, vừa ăn, vừa làm, có lẽ chỉ lúc ấy ông mới rời khỏi điếu thuốc. Mấy năm sau này, tôi thấy ông để bên cạnh một cái ly mà người ta dùng để uống cà phê, bên trong đựng một thứ nước trong vắt, nhờ có mùi cồn mật mía bay ra mà tôi biết được đó là rượu. Cũng một thứ rẻ tiền. Có hai thứ mà ông say mê: đó là vé số và tờ nhật báo Sài Gòn giải phóng tiếng Hoa. Ngày nào ông cũng đặt mua một tờ, đọc chi tiết, tất cả các mục. Tôi còn nhớ một lần bài báo của tôi viết về một ông già chín mươi tám tuổi được báo Hoa văn dịch, thấy ông đang đọc, tôi bảo tôi viết. Thế là ông mừng lắm, bàn luận với tôi sôi nổi về tuổi già: -Sống lâu là tốt, tốt lắm a chú Hai! Rồi ông ngậm ngùi. Nhưng mà, như tôi, sống lâu không tốt đâu. -Sao vậy? -Ngộ đâu có vợ, có con! Ngộ ở đậu nhà người em mà. Nó còn có vợ, có con nó, mình đau cũng ráng mà đi ra khỏi nhà, đâu có dám than, hả chú Hai! -Sao hồi đó ông Hai không cưới vợ? -Đi lính! Năm Mậu Thân ngộ bị đưa ra tận vùng Một, Khe Sanh, Quảng Trị. Sợ quá! Sợ quá! Trốn lính mà không thoát, bị đưa đi làm làm lao công đào binh hết mấy năm. Giải phóng rồi thì hổng có ai thương, ngộ không có nhiều tiền, chú Hai à! Có một hôm, tôi vừa đi làm về, chưa kịp dắt xe vào nhà, ông đã đứng dậy chìa vào tận mặt tôi tờ báo: -Chú Hai có nghe tin này chưa? Tôi liếc qua, không biết là gì, mệt mỏi lắc đầu nhại giọng ông: -Piết dồi, khổ lắm! -Piết dồi hả? Chung Guốc dzới Diệc Nam hữu nghị hả? -Hữu nghị chứ sao không! Tôi cất xe, vừa rửa mặt vừa nghĩ. Không hiểu có tin gì mà ông thợ sửa giày lại quan tâm thế nhỉ? Tôi đánh quần đùi ra cửa hỏi lại: -Đâu? Báo đăng tin gì mà ông vui thế? -Ông Ly Phằng sang thăm Việt Nam, chú chưa có nghe à? Tôi ngạc nhiên: -Ly Phằng là ông nào? -Ly Phằng thủ téng Chung Guốc ý... -À! Trời ơi, Thủ tướng Lý Bằng. Ông bảo Ly Phằng thì tôi nghe làm sao được. Đúng rồi, Đoàn đại biểu cấp cao nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa do Thủ tướng Lý Bằng dẫn dầu sang thăm Việt Nam. Quan hệ hai nước hữu nghị, tốt đẹp nhân dân ai chả mừng. -Dzậy hả? Ông Nghiêm cười hề hề, lục trong túi áo ra một điếu thuốc Đà Lạt quăn queo ra đưa mời tôi. Tôi cầm điếu thuốc và biết rằng đây là điếu thuốc quý của ông, vì nó đắt tiền hơn thuốc củi của ông nhiều. Với tôi, lâu lắm rồi tôi không hút thứ này, nhưng vẫn châm lửa, hít vào, thở ra. Nhìn từ phía sau, ông thợ giày cúi xuống mớ đồ lề của mình, tôi có cảm giác đó là một cậu bé đang chơi đồ hàng.
    ******
    Từ mấy năm nay, người ta có kiếm tiền dễ hơn, người ta cũng ăn diện hơn, đi giày nhiều, giày da, cho nên công việc sửa chữa, may lại đường chỉ, đánh chà lại một vài chỗ xước, làm cho ông Nghiêm khá bận rộn. Lúc nào cũng thấy ông cúi rạp xuống chiếc giày kẹp giữa hai bắp đùi khẳng khiu mà mài, mà miết, mà khâu, mà móc... Một buổi chiều đi làm về sớm, tôi ra cửa kê dép nói chuyện với ông. Ông thợ giày đang dán mắt vào tờ giấy nhỏ có ghi kết quả xổ số mà một thắng bé vừa chạy qua dúi vào tay ông để lấy hai trăm. Thấy tôi, ông ngẩng lên: -Sém trúng! Sém trúng! -Đã có khi nào ông trúng số độc đắc chưa? -Không có trúng! Mua hết mấy trăm nghìn rồi mà không có trúng! -Nếu trúng số độc đắc thì ông xài việc gì? Ông cười hề hề ngửa mặt dòm tôi, rồi lại dòm lên trời, cặp mắt cận thị lồi ra hấp háy: -Không có trúng đâu, chú Hai à! -Biết đâu, có ngày ông trúng số độc đắc! -Ờ. Tới hồi đó, tôi về Trung Quốc. Nè, chú Hai coi đi. Ông đưa tờ báo chữ Hoa cho tôi rồi lấy ngón tay cáu bẩn dò trên một ô quảng cáo. Có tám triệu là đi Trung Quốc được rồi. Chú Hai có đi sang Trung Quốc lần nào chưa? Tôi lắc đầu, hỏi lại: -Trung Quốc rộng mênh mông thế, tám triệu làm sao ông về đến nhà? -Ây! Nhà ngộ ở Quảng Đông, gần thôi mà. Pa của ngộ sang Việt Nam từ lúc còn chẻ, mấy lần tính về quê, nhưng hổng có nhiều tiền, lại chiến tranh. Bây giờ ngộ già rồi, hoà bình rồi, muốn về thăm quê mà cũng không có nhiều tiền... Câu chuyện ông Nghiêm, người thợ sửa giày góc phố tôi, mong trúng vé số độc đắc có tiền về thăm quê cha đất tổ làm tôi cảm động và suy nghĩ. Nhưng rồi bao nhiêu thứ chuyện trên đời con người ta làm sao mà nhớ mãi được. Mấy năm nay, chính sách của nhà nước ta có thay đổi, nhà nhà, người người mở cửa buôn bán, vợ chồng tôi cũng ki cóp ít vốn mở một cái điểm bán cơm bình dân. Khi tôi mở ra, tất nhiên là ông thợ sửa giày không còn chỗ ngồi. Nhìn ông bê từng món sang bên cạnh, tôi cũng thấy ái ngại. Gần hai chục năm gắn bó với cái chỗ này giờ cun cút dịch chuyển, nhưng biết làm sao. Tưởng ông sang bên ấy được yên, nào ngờ nhà họ cũng cho thuê điểm cho mướn băng vidéo. Thế là ông lại phải đi chỗ khác, cứ thế. Sau cùng ông ngồi dưới chân cột điện, căng tấm ni lông lên làm chỗ hành nghề. Tuy xa nhau, không còn dịp trò chuyện như trước nhưng gặp tôi ông vẫn chào. Và, Tết nào ông cũng diện một bộ quần áo dài tươm tất, đến chúc tết tôi. Lâu lâu, tôi cũng không để ý, mãi đến một chuyến công tác về, giày của tôi bị sứt chỉ, tôi bảo thằng con: -Con đem cái này ra chỗ ông Hai, nhờ ông ấy khâu hộ. Nhớ hỏi bao nhiêu tiền về bố đưa. Con tôi nhìn tôi: -Thế bố không biết à? -Biết cái gì? -Ông Hai chết rồi! Tôi im lặng, không muốn để lộ vẻ ngạc nhiên hay thương xót, mà hỏi lại con bằng một giọng uể oải: -Ông ấy chết bao giờ? -Một tháng rồi. -Sao con biết? -Con nghe bà bán nhang nói. Tôi quẳng chiếc giày vào góc nhà: -Thôi được rồi, để bố mang lên Sài Gòn... Tôi ra cửa đứng nheo mắt nhìn về phía cây cột đèn. Không còn cái mảnh ni lông phần phật trong gió, trong tiếng xe ầm ào. Đúng là người thợ sửa giày góc phố không còn ở đấy nữa. Một khoảng trống gọn ghẽ nhường lối cho người đi đường. Nhưng hoá ra với tôi, đó là một khoảng trống thật sự từ trong tận đáy lòng. Người thợ sửa giày nghèo khó, cô đơn, người không có chút liên quan nào đến đời sống hay sự nghiệp của tôi, nhưng khi ông ấy không còn nữa, lòng tôi tự nhiên cũng có một khoảng trống. Ông Nghiêm sẽ chẳng còn có dịp trúng số độc đắc để thực hiện ý định về Trung Quốc, quê hương ông một lần. Còn tôi, Tết này tôi có nhiều người đến xông đất, em trai, em gái, em dâu, em rể, bạn bè, đồng sự... Nhưng trong bữa cơm mừng năm mới tôi vẫn rót ra một ly rượu nhỏ để bên cạnh. Cậu em rể thấy vậy hỏi: -Anh rót cho ai thế? -À, tôi cười xoà, cứ rót dư rượu thế này, chắc là có khách! _____________________________
     
  7. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0
    HÀNH HƯƠNG
    Hoàng Đình Quang
    Công việc của tôi ở thành phố Hồ Chí Minh chưa lần nào lại vất vả như chuyến công tác cuối năm này. Vụ việc phức tạp đến nỗi trưa ngày hăm bảy Tết mới họp để các bên ký vào biên bản. Sự việc cũng không đơn giản, mặc dù trước đó, chúng tôi đã phải vất vả hơn một tháng trời thu thập số liệu, chứng cứ để kết luận. Có người ghé vào tai tôi: ?oCác ông nhè nhẹ tay một chút, vé máy bay ra Hà Nội đã chuẩn bị sẵn rồi! Anh em trong này cố gắng để ông về ăn Tết với gia đình, một cái tết xứng đáng với công lao của ông!?. Tôi hiểu câu nói ?ochân tình? này, nhưng không thể được. Họ cố tình rây rưa, trì hoãn để chúng tôi nản lòng, chấp nhận một kết luận như ý họ. Chiều hăm tám, năm nay tháng Chạp thiếu, thành ra hăm chín rồi, biên bản đã được ký nghiêm túc. Tôi thấy lòng nhẹ nhõm, về phòng khách, nhìn giường chiếu xếp gọn ngay ngắn, không có chăn màn, phích nước như mọi ngày, máy điện thoại cũng đã gỡ. Họ đuổi mình đi đây, cũng phải thôi, công việc xong rồi, lại năm hết tết đến, ai còn hầu mình nữa. Tôi hỏi chị phục vụ, nhưng chị tránh mặt, mãi sau mới nói nhỏ: ?oChú có ra Hà Nội thì đi lè lẹ lên!?. ?oSao vậy, chị Ba??. ?oTôi không biết, nhưng ngày mai là ba mươi rồi!?. Tình cảnh của tôi lúc này mới đáng ngại làm sao, không còn vé máy bay, vé tàu cũng không kịp ra trước tết. Lòng tôi như lửa đốt, không biết vợ tôi và hai cháu Tết này, vắng tôi rồi ra sao? Chạy đến mấy chỗ quen biết, họ cũng nghỉ rồi, có gặp được, họ cũng lắc đầu, chỉ được cái tốt mời nhậu. Nhưng lòng dạ tôi còn gì mà uống, mà ăn... Đang thất thểu trên vỉa hè, chợt có chiếc ô tô du lịch biển số tư nhân đậu xịch trước mặt tôi. Từ trong xe, một người đàn bà đẫy đà, nhô đầu qua cửa kính đon đả: - Cậu Vận! Chết thôi, sao giờ này mà còn láng cháng ở đây? Hóa ra chị Ngọc, chị họ con ông bác ruột tôi. - Công việc sáng nay mới xong, em đi chạy vé máy bay nhưng không còn. Tôi nói gần như mếu. - Vào đây, đứng ở ngoài ấy cho chết nắng. Chị nhích vào nhường chỗ cho tôi, rồi giục tài xế. Chạy đi chú Triều, về qua công ty cái nhá. Tôi tưởng cậu ra lâu rồi kia chứ? Làm cái gì? Làm lấy sống hay là làm lấy chết mà các cậu cố kiết thế? Liệu có bỏ tù được hết cái đám ấy không? Thế thủ trưởng của cậu đâu mà đem con bỏ chợ thế này? Trước những câu hỏi dồn dập của người chị họ vốn tính tình đã táo tợn, bỗ bã, ruột gan tôi lạnh toát: - Họ hứa mua giúp vé máy bay cho em, nhưng giờ chót... Chị Ngọc cười rung cả xe: - Giờ chót cậu cho họ vào xiếc chứ gì? Hèn nào, nó cho cậu đi máy ủi là phải. Tôi nói thế có đúng không? Tôi nghiệp cậu em tôi, cán bộ nhà nước đã bạc cả đầu rồi mà còn ngây thơ. Thôi, không tài nào kiếm nổi vé cho cậu được đâu, trừ phi cậu là Tổng Bí thư hay Thủ tướng đi công cán thì họa may. Ở trong này ăn Tết với chị một năm cho vui. Cũng là ?ođắm đò giặt mẹt?, chứ bình thường ngày dưng cậu còn ngại đến chỗ chị nữa là ngày tết... - Em lo quá, không biết tết nhất này, không có mình ở nhà, mẹ con các cháu xoay xở ra sao... - Cái gì? - Lại còn họp họ nữa. Em nghe ông cụ Hoàn Cả nói năm nay muốn bổ sung cuốn gia phả. Chị Ngọc móc bao thuốc 555 ra rút một điếu rồi chìa cho tôi. Nghe tôi nói thế, chị nhèn điếu thuốc ra khỏi miệng, nhổ phì phì rồi nhìn tôi với cái nhìn giễu cợt: - Sao cậu khéo lo thế? Gần chục năm cậu vào bộ đội, rồi đi B, đi C, mút chỉ cà tha, dễ thường ở nhà người ta chết cả đấy? Nói cậu đừng giận, tôi là tôi nói thẳng, nói thật. Cán bộ nhà nước các cậu quen thói dạy đời, coi mình là quan trọng lắm. Đụng một tí thì bận quá, thì khó quá. Đến cả vợ con, cha mẹ, họ mạc cũng phải nể vì, nhìn các cậu cứ như ông thánh ấy... Tôi nhìn chị, dở cười, dở mếu: - Chị cứ nói quá. Công việc nó vậy chứ nào ai muốn... - Nói chơi vậy thôi, tết này ở trong này cho nó biết mùi Tết Sài Gòn. Ngoài tết ít người đi lại rồi tôi bảo chúng nó lấy vé cho mà ra. Đâu? Quần áo, tư trang để đâu rồi? Nhà khách hả? Giờ này không biết có còn ma nào không. Cậu Triều này, đưa chị em tôi về công ty rồi cậu chạy lên nhà khách Thủy sản lấy hành lý của cậu Vận đem về giúp giùm chị nghe... Cậu lái xe còn trẻ, để hàng ria mép thưa thớt, khẽ gật đầu dạ. Tôi phân trần: -Thế cũng được, nhưng chị cho em về qua nhà khách để em chào mấy người phục vụ. Hơn tháng trời, họ chăm lo hầu hạ mình, lẽ nào lúc chia tay không nói với nhau được một câu chân tình... Chị Ngọc nhìn tôi cười ruồi ý nhị, tôi tảng lờ coi như không biết, không hiểu. Thế là, sau gần hai chục năm thống nhất đất nước, lần đầu tiên tôi ăn Tết ở nhà chị tôi và cũng là cái Tết đầu tiên ở Sài Gòn.
    ******
    Sáng mồng một, trời âm âm nóng. Tôi dậy sớm. Thật ra suốt đêm, từ sau giao thừa cho tới sáng, tôi không tài nào ngủ được. Tôi vào toa-lét rửa mặt mũi rồi vào thắp chín nén hương trên ba cái bát hương, khấn bác cả và ông bà nội. Chị Ngọc là con gái bác Cả, anh ruột bố tôi. Năm 1954 bác đem cả nhà vào Nam, lúc ấy chị Ngọc mới độ chín, mười tuổi còn anh Ngân mười bốn. Năm 1975, vợ chồng anh Ngân cùng với bác gái di tản sang Mỹ, ở nhà còn bác trai và vợ chồng chị Ngọc . Mấy năm sau bác Cả sống với bà vợ hai, rồi qua đời để lại bà vợ xấp xỉ tuổi chị Ngọc một mình, không con cái. Bây giờ thì bà dì ghẻ ở với chị Ngọc, làm bà, làm mẹ, làm bạn và làm người giúp việc trong nhà. Chị Ngọc thường đùa, chả biết giữa em với dì ai đi trước ai? Thôi thì dì sống với nhà em và các cháu, ăn uống chẳng bao nhiêu, sống chúng nó nuôi, chết chúng nó...thiêu! Bà chỉ cười, nom tủi tủi. Thấy tôi về ăn tết với gia đình chị Ngọc, bà rụt rè, lo giường chiếu, chăn màn, nước tắm cho tôi với một vẻ cúc cung quá đáng, làm tôi cũng ngại. Tôi thì vẫn gọi bà là bác Cả cho thân tình. Chị Ngọc lấy chồng là sĩ quan quân đội Sài Gòn, lúc giải phóng thành phố, anh chồng về nhà ôm theo đứa con gái lớn đi di tản sang Mỹ. Mấy năm sau anh viết thư về muốn xin cho chị đi theo diện đoàn tụ gia đình, chị viết thư trả lời ngay. Trong thư chị bảo anh là ông có muốn đoàn tụ thì về đây, chứ tôi không đi đâu cả. Còn nếu ông sợ mẹ con tôi khổ thì có tiền gửi về, ông muốn lấy vợ thì cứ lấy, chẳng phải ngại. Sao? Lại sợ chính quyền Mỹ không cho lấy vợ à? Rõ ngớ ngẩn, hai nước đang ghét nhau dến đào đất đổ đi lại tôn trọng con dấu của nhau đến thế kia à? Mà chính quyền Việt Nam đời nào lại xử cho tôi ly dị ông khi tôi không muốn? Khoảng mười giờ trưa, chị Ngọc dẫn đầu phái đoàn đi chúc tết những người trong họ. Chị bảo: ?oCậu Vận đi xe ô tô với tôi và dì Nhẫn, còn tất cả đi bằng xe máy!?. Trong lần ấy tôi mới thấy các ông, các bà họ nhà tôi trong này ai cũng nể trọng chị Ngọc. Cũng đúng thôi, chị tuy là gái nhưng con ông trưởng tộc, anh con trai lại đang lưu lạc xứ người. Hơn nữa, tính tình chị giảo hoạt, quyền biến. Nhớ lần con gái chị lấy chồng bên Mỹ, quay hẳn mấy cuộn băng vedéo gửi về cho mẹ. Chị ngồi xem được một chốc rồi phảy tay đứng dậy: - Tưởng thế nào! Hoá ra bên Tây bên Mỹ cũng chẳng hơn gì bên ta. Chúng mày xem đấy, có các vàng tao cũng chả đi. Ở bên này mà biết cách làm ra tiền lại chả sướng bằng tiên. Đoàn người đi đến đâu trở ra lại nối thêm vào, rùng rùng toàn xe gắn máy. Hóa ra họ hàng hang hốc nhà tôi cũng to thật. Mãi đến chiều tối mới về đến nhà chị Ngọc, tôi mệt muốn bã cả người. Tết nhất gì mà trời đất nóng như rang như luộc, lại rượu mạnh, thuốc thơm, đi đến nhà ai cũng kiểu cách, chỉ mong cho về đến nhà mà tháo cái caravatte ra khỏi cổ... Tôi tắm rửa xong ngồi bó gối xem tivi. May cũng nhờ có đài trung ương nên nhìn cảnh tết nhất ngoài bắc cũng đỡ buồn nhưng lại càng nhớ nhà. Chị Ngọc thấy tôi ngồi ỉu xìu thì bảo: - Nhớ nhà, nhớ vợ con hả? Thôi, ngồi xuống đây làm mấy ván cho vui. Cả nhà bày ra đánh chắn, hai mẹ con chị Ngọc, bác cả Nhẫn, hãy còn thiếu một chân, nên chị Ngọc vời mãi. Tôi không thích nhưng đánh chắn bằng quân bài tổ tôm thì tôi cũng biết. Phải cái không thuộc quân nên cứ phải nhìn chữ, thành ra xòe bài rộng quá, lộ hết. Kết thúc, mọi người đứng dậy vặn lưng rôm rốp, chị Ngọc thua mất hơn trăm ngàn, chắc là con chị nó ăn. Tôi thì đánh kém, nên được mọi người chiếu cố, chị Ngọc đặt tiền cho, nên không được, không thua. Bà cả Nhẫn cũng khoe: ?oNăm mới thế mà may, tôi cũng ăn được hai chục, cậu ạ!?.
  8. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0
    Tôi nhờ chị Ngọc mua vé máy bay hộ để mùng ba hoặc mùng bốn quay ra Hà Nội, nhưng chị giữ tôi lại: - Mùng bốn đi Chùa với chị, vui lắm. Chắc cậu thì chẳng tin vào chùa chiền đâu, nhưng cứ đi cho biết, cho vui. Chùa này linh lắm lắm, cầu được ước thấy nhá! Năm nào chị và mấy người bạn thân cũng phải đi bằng được. Mà ngôi chùa xây cũng đẹp, cậu cũng nên đi cho biết... Biết chị có ý tốt, nhưng tôi nản quá, đến mức thôi đành chịu, chẳng nói, chẳng cãi, chẳng tranh luận. Thế mới biết anh em tôi, họ hàng tôi đông đảo là thế nhưng chẳng ai bằng chị Ngọc. Chúng tôi, phần đông làm việc nhà nước, lương lĩnh ba cọc ba đồng, ai trông cũng đạo mạo, cũng bảnh bao như nhiều văn hoá lắm, nhưng cứ hèn hèn thế nào. Nói năng lúc nào cũng cố giữ ý, giữ tứ, cũng sợ mất lòng người nghe, nhưng hóa ra trêu ngươi thiên hạ. Mấy năm nay, sự đời cũng có cái đổi thay, thành ra cái nghèo lòi đuôi ra, cố giữ sĩ diện mà không xong. Đã hèn lại nghèo, cuối cùng rồi ai bảo sao cũng nghe, rõ tội. Tôi bảo chị Ngọc rằng tuy tôi không tin vào cái sự ?ocầu được, ước thấy? nơi cửa Phật nhưng tôi không báng bổ chùa chiền, có lẽ cũng tại sợ. Tôi tôn trọng Trời Phật là vì họ răn dạy người đời, trong đó có mình rằng chớ ăn gian nói dối, đừng vu oan giá họa, không được lừa thầy phản bạn, cái nhân sinh ra cái quả, chẳng phải luân hồi mấy kiếp mà đời người cũng ngắn ngủi như con cá, lá rau, mới sáng đó đã chiều đây... Chị cười hinh hích: - Chị là chị đến vay vốn nhà chùa làm ăn, sang năm lại trả, ?ocủa chùa vay một trả mười?, còn cái lời mình hưởng, chị chẳng hơi đâu mà nghĩ sâu như cậu. Cứ nghĩ vẩn vơ, dông dài như thế thì còn lúc nào mà làm ăn, mà tranh đấu... Chiếc xe cá mập mười bốn chỗ ngồi, máy lạnh êm ru ghé sát vào thềm nhà. Trên xe đã có mấy bà lố nhố, ai cũng quần nhung áo gấm, ăn nói tự nhiên. Tôi lên xe, ngồi cạnh người đàn ông duy nhất trong đám bạn chị Ngọc. Kể không có tôi, thì ông ta là con gà trống trong đám các mợ gà mái dầu. Tôi chợt bật cười về cái ý nghĩ hơi lưu manh của mình. Chị Ngọc giới thiệu: ?oBác sĩ Duy Cương, bác sĩ riêng của bọn chị, một phật tử trung thành!?. Ông ta mặc bộ vét màu trắng, tàu tàu, chiếc cà-vạt hơi mảnh, xiết lấy cái cổ lộ hầu to tướng. Bàn tay ông lạnh, ẩm và lỏng, kèm thêm cái nhớm đít và ?oCám ơn?, nghe không rõ giọng Nam hay giọng Bắc. Còn tôi thì chị Ngọc lớn giọng: - Giới thiệu với quý vị, cậu Vận, em con ông chú tôi, ở Hà Nội vào công tác. Vì nhỡ tàu nên cậu ấy mới ở ăn tết với chúng tôi. Nghề nghiệp là cán bộ thanh tra Nhà nước... Tôi hơi sượng cúi mặt, ông bác sĩ lại bắt tay tôi vẫn bằng bàn tay lạnh và lỏng ?oCám ơn?. Một bà gầy nhô lưỡng quyền gần che lấp mắt, giọng khàn khàn: ?oÚi dùi ui! Thanh tra chắc là ngon lắm nhỉ??. Chị tôi cười hà hà, rồi dài giọng: - Vâng, ngon lắm nên mới bị người ta cho tàu bay giấy mà về nhà ăn tết với mẹ đĩ. Tôi thì tôi biết tỏng tòng tong rồi. Này nhá: Thanh cha, thanh mẹ, thanh gì? Cứ có phong bì là nó thanh kiu! Cả xe cười ồ! Tôi cũng cười, đúng là câu ca đáng buồn cười thật. Ông bác sĩ lại quay phắt vào tôi bắt tay, có chặt hơn tý chút: ?oCám ơn!?.
    ******
    Xe chạy nửa ngày đường mới tới nơi. Ngôi chùa to và đẹp thật. Tôi mua thẻ nhang vào chính điện định cắm nhưng người bảo vệ thu lại, phát cho tôi đúng một cây, bảo đừng đốt nhiều. ?oKhói bỏ mẹ, ai mà chịu nổi. Đừng tưởng cứ đốt nhiều nhang là Phật thương đâu nha. Này kìa, bà kia, dúi cháy áo người ta...!?. Trai thanh gái lịch, ăn mặc rất mốt, phơi cả một khúc bụng, lúi húi móc gà luộc, bia lon, thuốc 555... ra cúng Phật. Tôi đứng ngắm vị Bồ tát quan âm đẹp thánh thiện, trong đầu cũng nghĩ những điều uớc muốn thầm kín. Xong tôi ra xe hút thuốc với bác tài, chờ các bà còn đi lễ, cầu tài, mượn vốn. Cậu lái xe này cũng trẻ người nhưng tính tình có vẻ nhu mì. Xe này là của gia đình sắm chạy thuê cho khách du lịch. Cậu ta bảo thỉnh thoảng vẫn chạy cho cô Ngọc, cô chịu chơi lắm. Sao chú không vào trong này mà làm ăn? Cô Ngọc nhiều vốn lại quen biết rộng, cháu đi cháu biết, có cả dân tư bản, Đài Loan, Nhật Bản không! Đang nói chuyện, chợt có một cậu bộ đội, trẻ lắm, trẻ như trẻ con, dáng bơ phờ bụi bặm đến gần tôi lễ phép: - Dạ, có phải xe chú về thành phố? Tôi gật đầu. Cậu ta lí nhí: - Lát nữa chú cho cháu về thành phố được không? Cháu có giấy đây... Cậu lục lọi trong cái ba lô lộn ngược ra một mớ giấy tờ, rồi chìa cho tôi xem giấy. Hoá ra anh chàng này là lính biên giới được đơn vị cho đi phép về thăm quê ở Lục Ngạn, Hà Bắc. - Chị dâu cháu ghi thư vào nói mẹ cháu ốm nặng, chị mong cháu về. Cháu được thủ trưởng cho phép, rồi cuốc bộ suốt đêm qua. Ra tới đây, không còn xe đò. Phải chờ tới khuya nay mới có chuyến. Cháu xin chú... Tôi trả lại anh lính tờ giấy, bảo cậu ta: - Xe này không phải của tôi, tôi cũng là khách thôi. Em thử hỏi anh lái xe kia... Cậu ta ngần ngừ rồi đi về phía tài xế. Được mấy bước, nghĩ sao tôi gọi giật lại: ?oĐể tôi hỏi cho!?. Anh tài xế không dám từ chối mà ngần ngại: - Xe thì còn chỗ đấy nhưng mà cháu sợ cô Ngọc. - Nếu chú đồng ý thì để tôi nói chị Ngọc cho. - Vâng tùy chú. Cậu ta cám ơn tôi rối rít rồi nhét cái ba lô lộn ngược xuống gầm chế, chìa bao thuốc Jet ra mời tôi. Tôi châm lửa và hỏi: - Em đi bộ đội lâu chưa? - Dạ, được hơn một năm rồi, đây là lần đầu cháu được đi phép. Vội quá chẳng mua được cái gì. Với lại chú bảo, lính tráng như chúng cháu cũng chả có tiền mà mua. Cháu cần về nhanh cho mẹ cháu mừng. Chỉ sợ mẹ cháu chết mà cháu không được gặp... Các bà lễ chùa đã ra, họ gọi tôi đi ăn trưa trong cái quán tuy không đồ sộ nhưng cũng vào loại khá sang. Tôi khều cậu bộ đội:?Đi ăn cơm với chúng tôi?, nhưng cậu ta lắc đầu cười ngon lành: - Cháu ăn từ sáng còn no lắm. Chú cứ đi ăn đi, được chú cho đi nhờ là may cho cháu lắm rồi. Cơm nước xong, mọi người lên xe, tôi bảo cậu bộ đội ngồi vào phía trong, còn tôi ngồi giữa giáp với ông bác sĩ. Chị Ngọc ngồi trên hàng ghế trước ngang với tài xế, quay xuống, hô to: - Còn thiếu ai nữa không? Cậu Vận đâu? Lên rồi hả? Nào thôi, xe chạy đi. Chợt chị dựng ngược lông mày. Ê, ông tướng nào kia? Ai cho lên xe? Chị Ngọc nhìn chằm chằm vào cậu ta rồi quay sang tài xế. Anh ta thản nhiên nhìn ra phía trước, làm như không nghe. Đến lúc chị Ngọc ?ohử? một tiếng rõ to thì anh ta quay lại: - Cháu... cháu không biết. - Thôi xuống đi, ông. Chị Ngọc gằn giọng. - Cháu... cháu là bộ đội đang làm nhiệm vụ ở biên giới. Cháu xin các ông, các bà cho cháu quá giang về thành phố để kịp mua vé tàu ra Bắc. Mẹ cháu ốm nặng... - Không có bộ đội bộ đùng gì hết, đây là xe nhà, chứ không phải xe đò. Xuống! Nghe tiếng chị Ngọc, tôi biết là chị giận lắm. Chắc cậu bộ đội cũng nghĩ thế, nên cậu ta nhớm dậy, cúi xuống gầm ghế, moi cái ba lô lộn ngược. Tôi thấy nghèn nghẹn trong ngực, kéo áo cậu ta ngồi xuống, nhớm lên phía trước, nói với chị Ngọc: - Cậu này quê ngoài Bắc, là bộ đôi đóng quân ở biên giới, có mẹ ốm nặng. Bây giờ hết xe đò, phải chờ đến ba giờ khuya. Em xin chị cho nó đi nhờ về thành phố... Chị Ngọc tròn mắt, nhìn tôi như nhìn người lạ từ cõi nào lạc tới. Chị ngoảnh lên, lầm bầm: ?oKhông khéo lại là thằng trấn lột. Rõ rách chuyện. Thôi, chạy đi bác tài?. Tôi chợt cảm thấy nhoi nhói ở đâu đó trong lòng. Nhìn anh bạn trẻ, tôi chợt nghĩ về mình. Tôi cũng đã từng có những lần lỡ đường, phải nài nỉ người ta, mà không khỏi bị xúc phạm. Có điều, thế hệ chúng tôi còn mang trên lưng cái ba lô con cóc lòng thòng dây dợ, túi nhỏ túi to, chứ không biết lộn ngược như những cậu lính trẻ hôm nay. Chiếc xe chuyển động cũng chừng như khó nhọc hơn. Bà lưỡng quyền nhô cất giọng xoe xoé: - Dạo năm rồi tôi đi Đà Lạt mà gặp một bọn trấn lột kinh hồn lắm nha cô. Chúng nó có hai thằng cũng mặc quần áo y chang mấy cha bộ đội xin quá giang. Nào ngờ lên xe chúng xin tiền, ai không cho chúng ?ouýnh?. Một cậu thanh niên bị tụi nó ?odzục? xuống đường vì không chịu ?oói? cái đồng hồ tich-tắc. Kỳ đó, may tôi không đeo cái vòng cẩm hai cây, nếu không chúng dám chặt tay tôi mà lấy quá... Lời của bà ta ráo hoảnh, giọng chì chiết làm cho mấy bà bạn lắc đầu thè lưỡi. Ông bác sĩ ?ocám ơn? thở dài sườn sượt. Tôi liếc thấy cậu bộ đội đi nhờ đã ngoẹo đầu vào cửa kính mà ngủ. Xe chạy được chừng một giờ thì thủng bánh, anh tài lặc lè xách cái thùng sắt xuống. Cậu bộ đội đi nhờ tỉnh ngủ, xin tôi nhẹ nhàng xuống phụ với tài xế, lát sau tôi đã thấy tiếng cười khúc khích của anh tài. Thay xong bánh xe, cậu ta lên xe, lấm tấm mồ hôi, một vệt mỡ pha gỉ sắt quẹt ngang trán. Xe chạy lại, không khí đã bớt im lặng hơn. Người ta đã vui vẻ kể cho nhau nghe những chuyện vừa thấy trong chùa. Tôi cũng bắt chước cậu bộ đội, ngả lưng ra sau ghế nhắm mắt lại, dập dềnh theo nhịp xóc của xe. Thế rồi tôi cũng thiu thiu... Bỗng tôi giật mình, đầu dập mạnh về phía trước, do xe phanh gấp. Tiếng đập cửa thình thình, và không đợi có người ngồi bên trong mở, cánh cửa kéo xoạt, mở toang. Bước lên xe là một tay bặm trợn, có vẻ mặt nhằng nhịt sẹo, trên tay lăm lăm quả lựu đạn US màu xanh bóng loáng. Thôi rồi, kẻ trấn lột thực thụ, không phải câu chuyện của bà lưỡng quyền nhô vừa mới kể. Cũng không phải mơ ngủ, y hằm hằm mặt: - Ai có tiền, vòng vàng bỏ ra cho. Y cười hềnh hệch, ngửa cái mũ bẩn thỉu ra trước mặt. Đây không muốn giết ai, mà chỉ cần sự biết điều. Tôi thấy chị Ngọc ?obiết điều? trước tiên, móc túi bỏ vào một xấp tiền: - Ngần này đủ rồi đấy, xin ông xuống cho... Tên trấn lột cười khẩy chìa cái mũ sang bà lưỡng quyền nhô, bà ta đờ người, ú ớ. Tên cướp ngày dí quả lựu đạn vào trán, làm bà ta tháo vội chiếc nhẫn vàng khá to ra. Xong xuôi, y đến hàng ghế tôi, ông bác sĩ ngoẹo vào tôi như một cái xác lạnh toát. Tôi còn đang lúng túng chưa biết cách nào, chỉ lo ông bác sĩ chết. Tên cướp tuồng như có ái ngại tí chút, nó chỉ đứng yên, vẻ sốt ruột nhưng không dí lựu đạn vào tôi. Cậu bộ đội quài qua người tôi, đưa hai tay lắc đầu ông bác sĩ. Bất ngờ, cậu ta vọt đứng dậy, đầu đụng trần xe một tiếng kịch khô khan. Bàn tay cậu tóm gọn cổ tay tên cướp, vặn mạnh làm nó kêu lên một tiếng đau đớn: - Dang ra, tao cho chết hết bây giờ! Trong một khỏang chật hẹp như thế, mà cậu ta vẫn đánh mạnh vào gáy tên cướp làm nó ngã vật ra sàn xe, quả lựu đạn lăn ra. Có tiếng thét: - Đừng đánh nó! Coi chừng lựu đạn nổ chết hết giờ... Tôi cũng hoảng, trái lựu đạn này của Mỹ, nó mà nổ thì sát thương không biết chừng nào. Bằng này con người ngồi trong chiếc xe chật hẹp, chắc là chết hết. Nhưng cậu bộ đội đi nhờ đã nắm gọn quả lựu đạn trên tay, cười: - Xin các bà đừng lo. Lựu đạn giả thôi mà. Đoạn cậu xốc cổ tên cướp lên, xoay mặt hắn lại. Thiếu tiền nhậu phải không? Mấy lần rồi? Tên cướp lí nhí trong cổ, rồi ngoan ngoãn nhặt trả lại những thứ vừa cướp. Bấy giờ các bà mới hoàn hồn, thi nhau lên tiếng, ai cũng đanh thép: - Đánh cho nó một trận nhừ tử để nó không còn chân tay mà đi cướp! - Lôi cổ nó đến nộp cho đồn công an! Tên cướp sụp xuống trước mặt cậu bộ đội: - Đại ca, xin đại ca tha cho. Lần sau em không dám tái phạm. Cậu bộ đội hướng về phía chị Ngọc: -Thưa các bà, các bác, cháu đề nghị tha cho tên này. Sức lực nó yếu lắm, dân xì ke, liều mạng vậy thôi, chứ nó nhát lắm. Đánh nó hay giao nó cho công an cũng được, nhưng khổ cho nó, mà rồi chắc gì nó tốt hơn hay lại... Còn mày, không bao giờ làm như thế nữa, hiểu chưa? Lừa người ta không dễ đâu, tao nhìn tao biết là đồ dỏm mà. Xuống xe ngay, còn quả lựu đạn dỏm này để tao quẳng nó đi... Tên cướp lủi mất, anh tài xế vừa cho xe chạy vội vừa thanh minh: - Thấy nó chặn đầu xe, cháu cũng bất ngờ, bụng nghi nghi, không dừng lại sợ nó làm ẩu thành tai nạn? Ai ngờ, nó dám liều vậy. - Lần sau chú không được dừng xe, có hư hỏng đâu tôi đền. Chứ như vừa rồi, sinh mạng bao nhiêu con người... Chị Ngọc nghiêm giọng. Ông bác sĩ lúc này cũng đã tỉnh lại, lần tay tôi, thều thào ?oCám ơn!?. Nhưng câu chuyện có vẻ nhạt nhẽo. Tôi nhìn sang, người khách đi nhờ đã lại ngoẹo đầu vào cửa kính mà ngủ.
    ******
    Xe chạy vào thành phố, đèn đường và hàng quán khách sạn sáng choang. Cậu bô đội đi nhờ hỏi tôi: - Đây là đâu hả chú? Đến ga chưa ạ? - Tôi cũng lạ lắm, không biết gì về thành phố này cả. Để hỏi anh lái xe xem. Từ trên, chị Ngọc ngoảnh xuống, thông báo: - Đến thành phố rồi đấy. Ông bộ đội quá giang đâu, xuống đi... Cậu ta nhanh nhẹn bước ra, giọng lễ phép: - Cháu xin cám ơn các bà, các ông, cám ơn bác tài cho cháu quá giang. Chúc các vị bình an... Có tiếng bà lưỡng quyền: ?oThôi, đi đi, còn dài dòng vòng vo?. Cậu ta làm như không nghe thấy, nắm tay tôi thật chặt. Trong bóng tối, tôi nhìn vào cặp mắt sáng rực rỡ của cậu ta, thầm mong cho cậu may mắn. Ông bác sĩ cũng bắt tay cậu kèm theo câu ?ocám ơn?. Xe chạy, tôi nhìn ra cửa kính, thấy cậu ta đang ngơ ngác trước bạt ngàn người xe và ánh đèn sặc sỡ. Bên cạnh cậu, chỉ có một cây cột điện im lặng, nhưng ghi đậm vào trí nhớ của tôi. Về nhà, tôi chưa thay quần áo, bảo thằng Hùng con trai lớn chị Ngọc: - Cháu có bận gì không? Lấy xe chở cậu đi đằng này tí... Tôi cảm thấy xe chạy chậm quá, mặc dù thằng Hùng chạy xe lạng lách khá điệu. Đến đoạn đường khi nãy, không thấy ai trên cái mô đất vỉa hè công cộng. Tôi bảo Hùng chạy đi chạy lại mấy lần, nhưng chỉ có cây cột điện thì vẫn còn đó, nó in trong trí nhớ của tôi. Hùng sốt ruột: - Cậu tìm ai? Có hẹn à? - Không. Không có ai đâu. Về thôi... _____________________________
     
  9. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0
    LAN HUỆ SẦU AI
    Hoàng Đình Quang
    Lời một câu hát: Lan Huệ sầu ai, Lan Huệ héo. Thị trấn Vĩnh Thạnh, huyện lỵ của huyện Vĩnh Thạnh nằm chếch về hướng đông bắc so với vùng hoa Quy Tân, một làng hoa nổi tiếng của miền Nam. Tôi có nhiệm vụ phải về vùng hoa này. Nhiệm vụ nhưng không chính thức, là do tôi tự ra nhiệm vụ cho mình, thế nên chẳng có cơ quan, đơn vị nào đón tiếp. Nắng ngả sang chiều rồi, mà tôi lại muốn đến Vĩnh Thạnh trước khi trời tối, xe đò thì muộn mất, nên tìm một tay xe ôm cho nhanh. Anh xe lúc đầu có vẻ kín tiếng, nhưng được khoảng dăm cây số, anh ta bắt đầu chất vấn tôi, cứ như thể tôi đi làm một việc vụng trộm, gian manh hay ít ra cũng là tay buôn lậu: -Tại sao tôi nói ba chục ngàn, ông thầy không trả giá? Tôi hơi khó chịu, nhưng cũng muốn chọc anh vài câu chuyện phiếm cho đỡ dài đường, nên hỏi lại: -Nếu tôi trả giá anh có bớt không? - Cái đó chưa biết à! -Tôi không trả giá là để anh hiểu thế nào cũng được... Anh ngớt ga, quay lại hỏi một cách ngạc nhiên, văng cả nước miếng vào mặt tôi: - Hiểu thế nào cũng được là sao? - Hoặc anh cho là tôi ngốc để anh thương, hoặc là tôi "sộp" để anh ngán! Anh ta cười vang, vừa cho xe luồn lách qua những ổ gà, ổ chuột, vừa quay lại nói vào mũi tôi, đến nỗi tôi phải bấm vào sườn anh mà bảo: "Cẩn thận, tôi không muốn vào nhà thương đâu!" -Yên tâm đi! Tôi chạy xe có hạng trên lộ này mà... Rồi, sắp tới Vĩnh Thạnh rồi đây, ông thầy tới khúc nào? Thực tình tôi cũng không biết là tới khúc nào bây giờ? Đành bảo: -Anh chạy vô trung tâm thị trấn, kiếm một quán cà phê, anh em ta ngồi chơi, anh có bận việc gì không? -Xe ôm thì lúc nào bận, lúc nào rảnh! Được rồi... Chiếc xe Honda 67, tuy cũ kĩ nhưng chạy cũng khá hăng, đang nóng máy, lúc dừng lại tỏa mùi cháy khét. Vào quán tôi hỏi anh uống gì, anh ta quay đầu vào trong kêu một tiếng rõ to: - Cho ly trà đá, Bảy ơi! Lát sau, một bà chị sồn sồn cỡ ngoài bốn chục từ trong bếp chui ra, nhìn thấy anh tài xe ôm, Bảy cười phe phé: -Trời đất! Thằng Thức "kỹ sư"! Mới về hả? Anh ta tên Thức "kĩ sư"! - Nóng thấy mẹ, chị cho ly trà đá lẹ lên! Có khách về thị trấn thì về luôn, hỏi chi hỏi hoài vậy! Thức phanh ngực áo quạt bằng cái nón rằn ri phành phạch. Chị Bảy nhìn tôi: -Bạn của thằng Thức hả? Uống gì, hay cũng trà đá? Tôi lưỡng lự rồi bảo chị chủ quán: - Có bia Sài Gòn không, chị cho hai chai! Có cái gì lai rai, tốt nhất là đậu phộng... Chị Bảy quay vào quầy, tôi hỏi: -Anh tên Thức à? Sao lại gọi là Thức "kỹ sư"? Thức không trả lời ngay, anh xoay xoay cái mũ trên tay, nhìn tôi nheo nheo: -Ông thầy làm nghề gì? Đi đâu đây? Tự dưng như có người mách bảo, tôi nghĩ ra một cái gì đó, như một trò chơi. Tôi nói là tôi đi tìm một người quen từ hơn hai mươi năm qua. Lúc ở nhà đi thì hăng lắm, nhưng bây giờ tới nơi rồi lại thấy ngại... -******** à? -Bạn gái! Thức nhìn tôi vẻ nghi ngờ, tủm tỉm cười: -Nếu đúng vậy thì cũng hay ta! Chuyện có vẻ mùi mẫn hả? Bảy núng niếng đem bia ra, tôi rót bia rồi đẩy ly bia đến trước mặt Thức: -Mời anh! Tôi trả lời câu hỏi của anh rồi! Còn anh? Thức uống một hớp, đặt xuống lấy ống tay áo chùi bọt bia trên mép: -Tôi uống dở lắm! Nói đàn ông Nam bộ mà uống dở chắc ông không tin, nhưng uống một ly vô nó đỏ tới ót! Kỳ lắm! Thức uống thêm một ngụm bia nữa rồi nhìn tôi. Bây giờ ông thầy tính sao? Trời cũng sắp tối rồi, nhà bạn ông thầy ở khúc nào tôi chở đến, rồi còn quay trở ra kiếm khách... Tôi ngần ngừ, hỏi: -Anh rành thị trấn này không, Thức? -Tôi sanh ở trong ruộng, lớn lên học hành tại đây mà sao không rành! Cái thị trấn nhỏ xiu vầy, không chừng tôi cũng quen bạn gái của ông thầy... Cái gì? Hơn hai mươi năm trước giờ chắc cũng da nhăn, tóc trắng, ngồi sui rồi rồi còn gì nữa ông? Mà bạn gái của ông thầy tên gì? -Tên Lan! Tôi buột mồm, nói ra một cái tên. -Hay! Thức vỗ cái rầm xuống bàn. Chuyện này hay à nha! Rồi anh ta bỗng dưng ngâm ti tỉ: "Lan Huệ sầu ai Lan Huệ héo...!" Tiếng ngâm nỉ non trong chiều muộn, trong quán cóc, nghe cứ u u, âm âm... Đúng Thức là kỹ sư thiệt rồi, là người có học thiệt rồi! Tôi nhìn anh thấy ngộ, khẽ cười, nhưng Thức vẫn không để ý. Có lẽ anh ta uống kém thiệt, có một ly đã ra thơ ca rồi! Cũng là một tay lãng tử. -Anh có biết nhà ai cho thuê ngủ trọ đêm nay không? -Sao? Thức như giật mình. Tính ngủ trọ à? Sao không vô thẳng nhà người ta? -Hơn hai chục năm rồi, biết người ta còn nhớ mình không mà tới? Đường đột quá, e... -Ờ há ... Để coi. Ông ngồi chờ tôi chừng năm phút. Mà định nhà trọ cỡ nào? Ở bao nhiêu lâu? -Thường thôi, nhưng đừng vô nhà trọ, tốt nhất là nhà nào là người dân cũ ở đây! Thức ào lên xe chạy đi. Chừng mười lăm phút sau, anh ta quay lại, kéo ghế ngồi, lật mũ quạt phành phạch: -Rồi! Ông thầy muốn ở bao lâu cũng được! Nhà này vào loại sang trong thị trấn, chắc ông thầy không chê, giá cả thì tùy, đừng để người ta thiệt... -Nhưng tôi không thích nhà trọ hay khách sạn! -Không phải nhà trọ, cũng không phải khách sạn! Nhà dân, đúng hơn là nhà quan, nhưng bây giờ là dân rồi! Tôi bảo lãnh ông thầy là bạn tôi, có hoàn cảnh thấy cũng ngộ, đáng khen! Nhưng trước khi vô, tôi phải kể cho ông thầy nghe chuyện này đã, coi như tôi với ông thân nhau lắm rồi nghe!
    ******
    -Nghe bà Bảy kêu tôi là Thức kỹ sư, ông ngạc nhiên lắm phải không? Tôi là kỹ sư thứ thiệt đó! Tốt nghiệp Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh, khoa cơ khí! Đó, anh hất hàm ra cửa quán, ông thầy ngó cái xe honda của tôi kia, có thấy cái két nước do tôi chế tạo không? Chạy bốc dữ lắm nghen... Ra trường mười hai năm nay rồi. Lúc đầu tôi đi làm ở một xưởng cơ khí đóng xà-lan trên Bình Thạnh, lương cũng khá, nhưng... ông già kêu về quê lấy vợ, tôi bỏ nghề. Lấy vợ rồi đưa nhau lên thị xã, tôi mở tiệm sửa xe gắn máy. Mấy năm không thấy khá, tôi bỏ tiệm cho thằng em vợ, chạy xe ôm. Tôi mới chạy xe năm rồi, thấy khỏe hơn... Chắc thế nào ông thầy cũng hỏi: sao lấy vợ mà phải bỏ nghề, bỏ chỗ làm? Từ một anh kỹ sư được đào tạo chánh quy hẳn hoi lấy vợ vào trở thành anh xe ôm? Chắc vợ tôi phải ghê gớm dữ dằn lắm? Không! Vợ tôi là một cô gái bình thường, rất dễ thương, biết buôn bán chút đỉnh. Lấy được tôi bả mừng hết lớn, cưng chiều tôi dữ lắm nghen! Nếu không vậy, sao bả cho tôi ra chạy xe ôm! Tôi là kỹ sư bả cũng thương mà làm anh xe ôm bả cũng yêu! Hỏi khắp xứ nầy có ai được như vợ tôi không? Kiếm được đồng nào tôi xài thả câu, không hề đưa cho bả đồng cắc! Nói láo làm con ông! Một tay bả nuôi con ăn học, tôi chả héo lánh gì! Nghĩ mình sướng thiệt! Ấy, nó cũng có cái duyên cớ, cái lý do của nó. Rồi tôi kể cho ông thầy nghe ngay bây giờ đây... Tôi nói con nhỏ chủ nhà xếp phòng cho ông rồi, chờ chút xíu! Nhớ đưa giấy tờ tùy thân kẻo chánh quyền làm khó dễ, nhà nầy giờ là đối tượng làm khó nha! Lại thế nữa! Nhưng mà có khi thế lại hay, biết đâu chẳng ẩn chứa một câu chuyện đời nào, cũng như anh chàng Thức kỹ sư - xe ôm này, khối chuyện! Thức nhón một hột đậu phộng, thả vào cái miệng rất lém, vừa nhai vừa hỏi: -Hồi nhỏ đi học, ông thầy có thương ai không? Thương con nhỏ nào cùng lớp ấy? Có hả! Nhìn tướng biết mà. Hồi học cấp 3, tôi có để ý một nhỏ cùng lớp, cùng tuổi, tên Huệ. Nhà tôi ở trong ruộng, học lên cấp ba tôi phải ra thị trấn, trường cấp ba hồi nãy vừa đi ngang đó. Nhà Huệ ở Vĩnh Nguơn, cách xã tôi một con kênh, Huệ có xe máy (tức là xe đạp đó, còn xe gắn máy thì gọi là Honđa, ông có nghe dân tụi này kêu vậy không?), còn tôi đi bộ. Thấy tội nghiệp, Huệ cho tôi quá giang xe, đến bờ kênh có cây cầu khỉ thì Huệ về, còn tôi leo qua, đi bộ chừng hai cây số về nhà! Sáng sớm mai, ai ra trước lại chờ nhau ở đó. Riết hai năm chúng tôi thân nhau, tụi bạn đứa nào cũng bảo thằng Thức bồ với con Huệ rồi! Hình như Huệ cũng thích tôi, vậy mà tôi thì chỉ hơi thinh thích thôi, không mê, mà lại còn sợ nữa! Cũng không biết là sợ cái gì, chỉ thấy nếu mình thương Huệ thì kỳ quá! Học hết lớp 11, Huệ lấy chồng! Tin đó làm tôi bải hoải tâm thần! Hình như tôi thương Huệ thiệt, chỉ đến khi Huệ đi lấy chồng tôi mới thấy mất con cá! Con cá biệt tăm, còn tôi đâm ra làm thơ, làm nhiều lắm, chẳng cần vần điệu, quy tắc nào hết! Một cậu trai 17 tuổi thất tình làm thơ thì ít mà lấy thơ của người khác, chế thành của mình cũng có. Tỷ dụ như: "**** vàng đậu đọt mù u; Lấy chồng chi sớm, lời ru sẽ buồn; Tôi về nhà lấy vợ luôn; Vợ tôi không đẹp, nhưng buồn lấy chơi!" Vậy đó! Tức cười há? Năm sau tôi tính nghỉ học nhưng ông bà già không cho, hứa mùa tới bán lúa mua xe đạp cho tôi, đành nghe theo vậy. Ngày đầu tiên tới trường mà không còn Huệ, tôi lê đôi chân dài thoòng của mình qua cầu khỉ. Đang rầu thúi ruột gan, tôi nghe tiếng con gái sau lưng: "Ếp ếp!" Ông cũng biết hả? Đó là tiếng ra hiệu cho xe đạp tránh đường, cái kiểu "chuông" của dân xứ tôi là vậy đó! Tôi nép qua một bên, quay đầu lại thì, trời ơi... Huệ! Huệ lấy chồng mà còn đi học? Lại trẻ ra, đẹp hơn nhiều lần! Sao bảo lấy chồng cực lắm mà? Huệ nhìn tôi cười, rồi đạp vù qua mặt tôi như chưa từng quen biết! Tôi xây xẩm mặt mày, tay chân loạng quạng. Được một chút tôi bình tĩnh lại nghĩ: "Thôi, buồn mà làm chi Thức ơi, thiếu gì người đẹp hơn Huệ! Cái thứ người bạc tình vậy thì thương nhớ làm chi cho uổng hơi! Cứ thế tôi đi như chạy đến trường. Được một khúc khá xa, tôi thấy Huệ dừng xe bên đường, dáng bộ lúng túng, nhìn tôi như cầu khẩn. Tôi vờ như không thấy, cứ ngó thẳng và đi thẳng. Được mấy bước, Huệ gọi tôi: -Anh Thức! Nghe giọng như muốn khóc của Huệ, tôi thấy hả hê trong bụng lắm, không thèm dừng lại. Nhưng nghe kêu "Anh Thức!" lần nữa, tôi không cầm lòng được, quay cổ lại, lạnh lùng: -Chi vậy? Huệ lấy ống tay áo lau nước mắt: -Cái xe máy của em... bị sút sên! Ra vậy! Tôi quay lại, không ngó Huệ, ra tay "anh hùng tiếng đã gọi rằng", lắp lại cái xích xe đạp. Huệ đứng giữ cho cái xe khỏi ngả, ngó tôi làm, tôi thấy nóng nóng trên đầu. Bỗng Huệ hỏi: -Anh có phải là anh Thức, con bác Tám bên Vĩnh Hoà không? Trời đất ơi! Tôi ngó lên thấy đoii mắt của Huệ đã lung liêng cuời cuời. Tôi hỏi lại: -Sao Huệ hỏi tui kỳ vậy? Lần này thì Huệ cười rất giòn: -Em đâu có phải Huệ! Chị Huệ lấy chồng qua bên nhà chồng ở Kinh Xáng rồi! -Vậy chớ... Tôi lấy tay quệt mồ hôi trên trán, nhìn cô gái ấp úng. -Em là Huệ Em, em của chị Huệ! Bộ anh tưởng em là Huệ hả! Tôi lặng người sung sướng, trao xe cho Huệ Em, cười gượng gạo: -Sao hai chị em giống nhau quá vậy? Huệ Em giục: -Trễ giờ học mất rồi! Anh chở em tới trường nghen! Tôi ngoan ngoãn nghe theo Huệ Em. Ngồi sau lưng tôi, Huệ Em giải thích: -Em tên Huệ Em, còn chị Huệ là Huệ Chị! Kỳ vậy đó! - Ừ, kỳ thiệt! Từ đó, tôi không còn Huệ Chị, nhưng tôi đã có Huệ Em. Huệ Em mới lên cấp 3, học lớp 10! Mỗi ngày tới trường tôi cùng Huệ Em chở nhau trên chiếc xe đạp màu xanh của em. Một hôm Huệ Em hỏi tôi: -Hồi đó anh thương chị Huệ thiệt hả? Tôi im lặng một hồi rồi quay qua nhìn thẳng vào mắt Huệ Em: -Ai nói với em vậy? -Hổng có ai nói hết! Em cảm thấy... Lần này, tôi đã có chút kinh nghiệm, quyết không để mất con chim vàng của mình nữa: -Thế bây giờ em có cảm thấy gì không? Huệ Em không nói, em ôm cặp trước ngực một mình đi trước, tôi dẫn xe theo sau. Lát sau Huệ Em hất mái tóc ngược ra sau vai, ngẩng lên nhìn tôi: -Em giống chị Huệ không? Trời ơi! Đôi mắt đen ươn ướt của Huệ Em, đôi mắt mà sau này tôi mới biết nó báo hiệu cho một cuộc đời nhiều đa đoan, sóng gió... Nhưng lúc ấy đôi mắt ấy nhìn tôi với bao thách thức. Huệ Em đang ở vào tuổi trăng tròn, thân hình còn những khiếm khuyết của người con gái đang lớn. Vẻ đẹp của Huệ Em như bông hoa hàm tiếu, chưa ai nỡ đụng tới, chưa gây cho người ta khát vọng chiếm đoạt... -Còn hỏi! Bữa gặp em lần đầu, anh nhầm em với Huệ, nhớ không? Hồi đó anh không có thương Huệ, chỉ thấy có cái gì đó kỳ kỳ. Chỉ khi Huệ lấy chồng anh mới thấy buồn! Một khoảng trống mênh mông, mất mát! Giờ có em... Tôi buông lửng câu nói, Huệ Em nhìn tôi rồi bất ngờ hỏi lại: -Trám vô cái khoảng trống đó?
    ******
  10. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0
    Đúng là tôi đã "trám" Huệ Em vào cái khoảng trống trong trái tim tôi. Khoảng trống mà một lần trong đời thằng con trai nào cũng dễ có, hay đúng hơn, tưởng đó là khoảng trống. Cuối năm thi tốt nghiệp lớp 12 xong tôi đến chơi nhà Huệ Em, lấy cớ tặng em mấy cuốn sách và trao đổi chút kinh nghiệm của người đi trước, cũng đường hoàng, đạo mạo lắm nghe, đồng thời cũng là để từ biệt em trước khi lên Sài Gòn thi đại học. Trên đường đi tôi định bụng sẽ làm cho thiệt bảnh, để cho mọi người thấy rằng tôi và Huệ Em đã thương nhau rồi. Nào ngờ, khi tới nhà, tay chân miệng lưỡi tôi để đâu hết, cứ xớ rớ như người đi muợn bạc. Huệ Em nắm tay tôi dẫn thẳng vô nhà, giới thiệu với má: -Anh Thức bên Vĩnh Hoà, hồi đó học chung lớp với Huệ Chị đó má! Rồi tự nhiên Huệ Em che miệng cười rúc rích. Bà má đang ngồi trên võng thấy con gái cười, bà mắng: -Con nhỏ này "vô duyên" thiệt! Có bạn tới nhà chơi thì rót nước mời khách, chớ có chi bây cười? -Hồi đó Huệ Chị lấy chồng ảnh buồn tính bỏ học đó má ơi! Ngày mai ảnh lên Sài Gòn thi đại học, bữa nay ảnh qua tính... Tôi lặng người, không biết nói sao, cứ cười như thằng trệt. Má Huệ Em cũng cười, nhìn tôi: -Nó lấy chồng thây kệ nó, bây còn tính gì? -Ảnh tính "trám" Huệ Em vô chỗ Huệ Chị đó má! Nói rồi Huệ Em cười ré lên, bỏ chạy xuống bếp, để tôi một mình chịu trận với bà già. Tôi sung sướng đến ngây ngô như người trúng số độc đắc, cứ mân mê trong tay cái nón kết. Bà má thấy tội nghiệp, sai tôi leo lên cây dừa bẻ mấy trái xuống cho bả... uống nước! Thức ngừng kể, cầm ly uống một hơi. Tôi dè dặt hỏi: -Vậy bà xã anh bây giờ là Huệ Em? Thức không trả lời vì đang dở hớp bia, anh khua tay ra hiệu. Lát sau, anh rầu rầu: -Được vậy thì còn nói chi! Làm gì có chuyện kể cho ông nghe lúc này... Tôi thi đậu Đại học bách khoa, học năm thứ tư thì gia đình bên tôi qua nhà Huệ Em để người lớn nói chuyện. Lúc này Huệ Em đang học trung cấp thống kê bên Cần Thơ. Chúng tôi thống nhất để khi nào Huệ Em ra trường về công tác ở huyện thì chúng tôi làm đám cưới. Còn tôi do học khá nên được Xí nghiệp cơ khí Thanh Đa nhận vô làm việc liền. Huệ Em về huyện công tác được một thời gian mà tôi thì bận quá chưa về tính chuyện cưới hỏi được, nên chỉ thỉnh thoảng mới gửi thư về cho Huệ Em. Huệ Em cũng gửi thư cho tôi thường xuyên, lời lẽ tình ý trong thư nồng thắm lắm. Bỗng dưng, ba tôi nhắn về gấp để lo chuyện cưới vợ. Tôi phải xin phép khó khăn lắm giám đốc mới cho nghỉ. Về đến thị trấn trời vừa sập tối, tôi chạy như bay về nhà. Nhưng như người ta thường nói: khi người ta yêu trái tim đã bị mù! Tới cây cầu khỉ, thay vì về nhà, tôi lại thẳng đến nhà Huệ Em. Hăm hở, tự tin như một chàng rể quý, tôi phóng thẳng vào giữa sân. Con chó vàng thấy tôi thì hực lên một tiếng rồi vẫy đuôi mừng ríu rít. Trong nhà cây đèn khí đá sáng chói mắt, ba của Huệ Em và một người đàn ông đang ngồi bên bàn nước. Tôi lén ra sau bếp tìm người yêu. Huệ Em đang ngồi một mình, im lặng bên nồi cám heo. Thấy tôi, Huệ Em giật mình, lộ vẻ hốt hoảng rồi quay mặt đi, bối rối. Tôi ngồi xuống bên cạnh, tính hôn đại một cái lên tóc Huệ Em, nhưng em né tránh. Tôi hỏi sao vậy, Huệ Em ngồi im lặng một lúc rồi thổn thức khóc. Đúng lúc ấy thì má của Huệ Em đi vô, bà nhìn tôi bằng cái nhìn rất kì lạ, rồi hỏi: -Thằng Thức về hồi nào? -Dạ, con mới về tới. -Bây đã về nhà chưa? Chưa hả? Tôi lo lắng hỏi lại: -Ủa! Sao má biết? Nhận được thơ của ba con, con phải xin mãi ông giám đốc ổng mới cho nghỉ phép một tuần. Về tới chợ trời vừa tối, con về đây trước rồi chút về trong trỏng... Bà má không trả lời tôi, loay hoay với cái gì đó trên tay rồi đi lên nhà trên. Thấy mọi người im lặng, tôi đoán chừng có chuyện gì xảy ra, nhưng không dám hỏi. Lát sau có tiếng ba của Huệ Em: -Con Tư đâu rồi? Anh Năm về kìa! Huệ Em uể oải đứng dậy, tôi cũng đứng lên theo. Ông già xuống bếp nhìn thấy tôi, ổng không ngạc nhiên mà tỉnh khô: -Thằng Thức lên đây tao có câu chuyện muốn nói! Huệ Em tiễn Anh Năm nào đó, rồi ra sau bờ mương, tôi lên nhà, rón rén ngồi xuống chiếc ghế đối diện với ba của Huệ Em. Ông già bối rối vân vê vấn điếu thuốc rê mấy lần toàn bị rách giấy. Tôi lấy bao thuốc chìa ra mời: -Ba hút thuốc này nè... Ông già dục nhúm thuốc xuống sàn nhà, cầm điếu thuốc của tôi, châm lửa phả khói mù mịt một cách nặng nhọc. Lâu sau, ông nhìn tôi: -Bây biết ai vừa đi ra đó không? Người đó là Năm Bình, vừa trúng hội đồng huyện và sắp trở thành rể của ông, chồng của Huệ Em! Tôi không nghe ông già giải thích và hình như ổng cũng không giải thích gì cả. Tôi lặng lẽ xách cái giỏ nghèo nàn của mình ra khỏi nhà Huệ Em mà không chào ai. Qua cổng, tôi thấy bóng Huệ Em trong lùm cây thiết mộc lan, hình như có tiếng gọi "Anh Thức!", nhưng tôi im lặng. Chỉ có con chó vàng là ríu rít quấn lấy chân tôi, đưa tiễn. Tôi không về nhà, lội bộ ra thị trấn, đón một chiếc xe lên thẳng Sài Gòn.
    ******
    Thức kỹ sư đưa tôi đến trước một ngôi biệt thự màu mè, có vẻ lạc lõng với khung cảnh đìu hiu của thị trấn. Một thiếu phụ chạy ra mở cổng mà không nói gì. Thức chống xe giữa sân, nắm áo kéo tôi đi theo người thiếu phụ, chính là chủ ngôi nhà. Chủ nhà kéo mở cánh cửa một căn phòng, có cửa sổ nhìn ra con lạch nhỏ xanh ngắt lục bình. Thức đẩy tôi vào: -Ông thầy có thể ở mấy ngày cũng được, chừng nào xong việc thì trả tiền cho chủ nhà. Đoạn anh ta quay sang người thiếu phụ. Bây nói lấy ông thầy nhiêu? Thiếu phụ ngước đôi mắt ánh màu xanh pha chút hoàng hôn đang đỏ cháy ngoài sông nhìn tôi như thể ước lượng: -Dạ, chú là bạn của anh Thức, cho nhiêu cho... -Bậy nào! Ông thầy là bạn tao thiệt, nhưng ở thì phải trả tiền. Thôi, như đã nói với bây, lấy người ta một trăm, lấy ổng năm chục một ngày đêm! Ông thầy thấy được không? Tôi như người ngoài cuộc bị hỏi bất thần, lúng túng: -Tùy chị chủ nhà! -Xong! Thức khoát tay. Còn ăn uống ông thầy ra ngoài quán Bảy hồi nãy đó! Thức quay đi mà không chào ai, tôi chạy với theo: -Như thế có thiệt quá không, anh Thức? Anh chàng xe ôm nhìn tôi tỏ vẻ khó chịu: -Thiệt thòi gì! -Bà con à? Vẫn cái nhìn khó chịu, nhưng đã dịu hơn, Thức nắm tay tôi kéo đi một quãng, giọng anh nhỏ xuống: -Ông thầy nghe nầy, Huệ Em mà tôi đã kể cho ông thầy nghe, vợ Năm Bình chủ tịch huyện đó! Năm Bình vừa mới nổ súng lục vào đầu tự sát, báo chí làm um sùm lên ông thầy có nghe không? Y tự vẫn, để lại ngôi biệt thự nầy với ba đứa con. Tôi thấy ngôi nhà lớn quá bỏ uổng, bảo nó cho người lỡ đường nghỉ, kiếm thêm... -Trong nhà có ai nữa không? -Có! Bà già Huệ Em đang ở trỏng, nhưng tôi không muốn gặp! Ông thầy cứ nghỉ cho thoái mái, chừng nào tìm thấy cô Lan thì hãy đi... Nhớ tìm cho được người ta nghe, ông thầy! Tôi trở lại căn phòng bắt đầu chập choạng ánh chiều. Vẻ đìu hiu của thị trấn đã tràn vào tận đây. Cứ để nguyên cả áo quần, giày vớ, tôi nằm vật ra giường... Thức ơi, anh nhầm rồi, Lan của tôi là một người xinh đẹp nhất trong những người xinh đẹp, chung thủy nhất trong những tấm lòng vàng. Hai mươi năm trước, Lan đã đi qua cuộc đời tôi như một ánh chớp, một dòng xoáy, nàng cũng ra đi như Huệ em hay Huệ chị của anh và mang theo niềm hy vọng của tôi! Thế nhưng, may sao Lan của tôi không có thật! Không bao giờ có thật. Nàng chỉ là tưởng tượng của tôi từ trong sâu thẳm trái tim một thời thơ dại! Nàng mãi mãi là nỗi nhớ thương da diết trong tôi! Và nếu như nàng có thật trong cuộc đời này, nàng sẽ hạnh phúc, trong khoảnh khắc và lâu dài mãi mãi trong trái tim tôi, trong vòng tay tôi! Ngày mai, trong cái thị trấn nhỏ bé, vừa thân thuộc thương yêu, vừa xa cách lạ lùng, tôi sẽ đi tìm nàng! Tôi thiếp đi trong giấc ngủ mệt mỏi, mơ mòng. Khi tôi tỉnh dậy đêm đã khuya, khuya lắm rồi! _____________________________
     

Chia sẻ trang này