1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Truyện ngắn - nhiều tác giả -

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi lyenson, 15/07/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0
    Thành thật xin lỗi !
    Hnvatoi
    Tôi có thói quen đọc báo mà ông bố vợ tôi thường bảo là kì quặc. Với bất kì loại báo chí nào,tôi cũng bắt đầu đọc từ trang cuối. Bố vợ tôi thường than thở với hàng xóm rằng...tôi là "kẻ sống ngược" hậu vận không thể khá được. Phiền một nỗi mắt ông kém quá,cho nên ông vẵn phải nghe tôi đọc. Tôi lại có một thú vui là chỉ tìm đọc những mục "Đính chính" hoặc "Sửa lại". Có lẽ,tính tôi vốn cẩn thận. Tôi muốn kiểm tra lại độ chuẩn xác của lượng thông tin mà bộ não đã thu nhận. Thú thật,khi đọc một tờ báo mà không có cái khoản "Đính chính" là tôi thấy mất hứng. Một hôm,vừa lật ngược một tờ báo. Tôi đã thấy mừng rơn bởi cái mục ưa thích đã nằm lù lù trước mắt. Tôi đọc ngấu nghiến : " Đính chính...do có sự nhầm lẫn...trong bài VỤ ÁN CON LỢN,trang 3số ra ngày...tháng...năm...dòng thứ 24 từ trên xuống..." Để kéo dài giây phút hứng thú,tôi mồi một điếu thuốc lá. Vừa lúc ấy,bố vợ tôi nói : - Có tin gì mới anh đọc to lên tôi nghe với Tôi rít một hơi thuốc rồi đọc tiếp luôn : " Anh Đỗ văn M. Trưởng ban vệ sinh phường X. Nuôi lợn gần cửa sổ nhà anh Trần PH. Mùa hè,mùi xú uế xông lên làm anh PH không chịu nổi. Nửa đêm,anh PH vác dao sang đâm chết anh M. Sau đó còn chặt một đùi mang về nhà nấu giả cầy ngồi uống rượu cho bõ tức..." Bố vợ tôi bỗng căm phẫn thét lên : - ********* đẻ,man rợ đến thế là cùng. Thật không thể tưởng tượng nổi...Anh đọc tiếp đi xem pháp luật xử lí ra sao. Tôi lại rít một hơi thuốc rồi thản nhiên đọc tiếp : "...Nay xin đọc lại là...Anh Đỗ văn M.Trưởng ban dân phòng phường X. Nuôi lợn gần cửa sổ nhà anh Trần Ph. Mùa hè,mùi xú uế xông lên nồng nặc làm anh PH. không chịu nổi. Nửa đêm,anh PH vác dao sang đâm chết con lợn của anh M.sau đó còn chặt một đùi lợn mang về nhà ngồi uống rượu cho bõ tức...Thành thật xin lỗi bạn đọc"...Nghe đến đây,bố vợ tôi lẩm bẩm : - Hóa ra họ đưa tin sai à ? Chết thật,ẩu quá chừng. Tôi nói : - Thì họ đã phải "Thành thật xin lỗi" rồi bố ơi. Tuy tôi không phải người làm báo,nhưng tôi kiên quyết bênh vực họ. Ý chừng,bố vợ tôi có vẻ chịu sự "Thành thật xin lỗi"...ông ngồi im lặng. Tôi lại lật sấp một tờ báo khác. Lần này,không phải đợi bố vợ giục,tôi đọc quang quác : "...Hướng đi lên của một xí nghiệp...gần đây...ÁO QUAN xuất khẩu của xí nghiệp đẫ được nhiều bạn hàng gần xa mến mộ..." Bố vợ tôi lại nói chen vào : - Xuất khẩu cả ÁO QUAN à ?...Lạ quá nhỉ ? Bố cứ tưởng ở nước ngoài người ta hỏa táng ?... Mặc cho ông ngắt lời,tôi thản nhiên đọc tiếp : "...Nay xin đọc lại là...Gần đây...ÁO QUẦN xuất khẩu của xí nghiệp đã được nhiều bạn hàng gần xa mến mộ...Thành thật xin lỗi bạn đọc" Tôi vừa đọc dứt lời,bố vợ tôi bỗng gầm lên : - Lại "Thành thật xin lỗi"...cứ cái kiểu "Thành thật" này mãi thì có ngày bạn đọc cũng phải "Thành thật" giơ hai tay lên hàng các bố... Nói xong,ông đội xụp chiếc mũ rách lên đầu. Tôi biết đấy là dấu hiệu ông nổi cáu. Còn tôi vẫn say mê lật sấp tất cả các loại báo để xác định lại sự trung thực của tin tức. Đến nỗi bố vợ tôi đã đứng trước mặt tôi với bộ mặt nửa dao găm nửa súng lục lúc nào mà tôi không hề hay biết. Tôi linh cảm thấy điềm chẳng lành. Tôi bối rối định nói với ông một lời êm dịu...Nhưng không kịp rồi...Vung tay lên như một tia chớp,ông vẩy vào mặt tôi một cái tát {xin nói thêm: Bố vợ tôi nguyên trước đây là một võ sư} Tôi ngạc nhiên đến kinh hoàng,tay ôm má,mồm ấp úng : - Tại sao ông lại hành hung thô bạo một công dân ? - Tôi "Thành thật xin lỗi"... Vừa dứt lời,ông lại vung tay vẩy một cái tát nữa vào mặt tôi. Và trong lúc tôi còn đang hoa mày chóng mặt thì ông lại nhẹ nhàng nói : - Một lần nữa,tôi "thành thật xin lỗi"... Không để tôi kịp phản ứng. Ông lại đội sụp chiếc mũ rách lên đầu rồi bỏ đi. ...Tôi đau đớn ôm mặt,rơm rớm nước mắt. Trời ơi,tôi đã bị bố vợ đánh...ôi...thật xấu hổ...Tôi cố nhớ lại những điều vừa xảy ra...Và,đột nhiên...tôi phá ra cười...cười như một kẻ chiến thắng.Phải rồi,có gì mà phải xấu hổ chứ ?...Khi mà bố vợ đã phải hơn một lần "thành thật xin lỗi"...Phải công nhận rằng cái câu "Thành thật xin lỗi" quả là nhiệm mầu. Nó như một câu thần chú. Nó làm cho tâm hồn tôi trở lại thanh thản. Tôi cảm thấy như chưa có chuyện gì xảy ra. Và tôi lại tiếp tục ngồi ung dung lật sấp các tờ báo... Hà Nội 1989
  2. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0
    Tiếng đờn trong những đêm trăng Nguyễn Văn Trang
    A, gã đây rồi! Gã xuất hiện từ bờ bên kia và lò dò tiến về bờ bên này. Gã lại vòi rượu đây. Này, mi một ly, ta một ly, cạn! Dưới mẩu trăng cuối tháng còm nhom, lão ngồi chén tạc chén thù. Lão rót rượu ra hai cái ly, rót đầy tràn cả ra ngoài. Rồi lão mời bạn, cụng ly, rồi cạn. Uống hết ly của mình, lão cạn luôn phần của bạn. Khi chai rượu đã gần cạn, vừa lúc trăng trên mặt sông đã đến gần bên lão, lão mang đờn ra. Và kéo. Tiếng đờn cò ai oán trong đêm, len lỏi qua từng giọt sương oằn mình trên ngọn cỏ. Những giọt âm thanh thấm vào đêm như hòa mình vào một thế giới tưởng chừng quen thuộc lắm. Tiếng đờn bên sông chỉ heo hút thổi vào gió không đủ làm ai tỉnh giấc, kể cả những người khó ngủ nhất. Vă trăng cũng yếu ớt như tiếng đờn không đủ chia ánh sáng cho mấy nóc nhà xa xa... Người làng gọi lão là lão Gàn. Mà lão gàn thật. Lão sống một mình trong túp lều bên sông cuối làng, không họ hàng, không vợ con. Suốt ngày lừa mấy con vịt còm, đêm đến một mình ngồi uống rượu kéo đờn cò. Ngoài chăn vịt lão còn có một cái nghề mà chỉ mới nghe nhắc đến, nhiều người đã nổi da gà: nghề bốc mả. Lão chuyên đi bốc mả, hốt cốt cho người trong làng, chỉ người làng này thôi. Những cái mả mấy chục năm trời lưu lạc, nay con cháu muốn đem về nằm cạnh nhau; những cái mả không ai thừa nhận cần chuyển đi nơi khác, những cái mả dưới đáy ao... tất cả đều nhờ vào tay lão. Mỗi khi cần bốc mả người làng lại tìm đến lão. Lão có cách làm việc thật lạ lùng, chẳng cần bao bọc che chắn gì sấc, chỉ cần hai xị, đúng hai xị thôi là lão tiến hành công việc ngay tức khắc. Lão làm việc rất tỉ mỉ, lượm từng mẩu xương lau chùi, thổi rửa, thật sạch mới xếp lên tấm vải, rồi tự tay gói cẩn thận đặt vào chiếc hòm con. Lão không lấy tiền công ai bao giờ, chỉ nhận rượu cúng, còn bánh trái chia cho tụi con nít hết. Mỗi lần như thế, lũ trẻ mừng lắm, dù người lớn vẫn hay đe: nếu ăn đồ cúng mả thì sẽ bị ma bắt. Sau mỗi lần bốc mả lão lại dầm mình trong rượu và lại kéo lên những âm thanh não nùng giữa đêm trăng cuối tháng vàng bệch như màu da người bị bệnh gan gần chết... * *  Vào một đêm cuối tháng, trăng nhợt nhạt như lòng đỏ trứng gà ung, trước ngõ nhà hội đồng Hào vang lên tiếng khóc khe khẽ của trẻ con. Hội đồng sai mụ Nhót ra xem. Thấy mụ đàn bà cà thọt ẵm một đứa bé vào, lão quát cho một hồi, nhưng sau nghĩ lại cứ để mụ ấy nuôi đứa bé, biết đâu sau này lại được việc. Thế là thằng bé lớn lên trong sự chăm bẵm của mụ Nhót. Cũng như mọi đứa trẻ bị bỏ rơi khác, nó dễ nuôi đến lạ lùng, cho gì ăn nấy, chẳng bệnh hoạn gì, té không khóc, chân giẫm phải mảnh chai gai sắt, lấy bùn trét vào là khỏi. Năm đứa trẻ lên mười, người đàn bà tội nghiệp ấy ra đi sau một lần bị rắn độc cắn. Kể từ đó, nó chính thức trở thành một đứa ở trong nhà hội đồng. Và đúng như lão hội đồng dự đoán mười năm trước, nó rất được việc. Nó chăm như con kiến, hiền như cục đất, bảo thì làm, hỏi mới nói. Hai mươi năm sau, đứa trẻ bị bỏ rơi trước nhà hội đồng Hào bây giờ đã là một chàng trai cường tráng, gánh vác hết mọi công việc nặng nhọc trong nhà. Hội đồng Hào có ba cô con gái, hai cô chị đã yên bề gia thất, riêng cô út thì tính lẳng lơ, đến hăm lăm mà vẫn chưa chồng. Một đêm trăng treo xếch ngược qua cửa sổ phòng khách, lão hội đồng cho gọi thằng ở lên. Từng lời đường mật lần đầu tiên trong đời chảy vào tai con người côi cút ấy. Tao gả cô út cho mầy, coi như mầy đã trả ơn cho tao, tao còn cho mầy mảnh đất sau đồi, mai mốt sẽ cho tụi thợ xây nhà ở đó. Anh tá điền đứng đực người ra. Bây giờ anh mới hiểu tại sao mấy hôm nay cô út thường ra cây khế phía sau vườn hái quả nhai ngấu nghiến, còn ông hội đồng thì lúc nào cũng vò đầu bứt tai tức tối. Anh chợt hiểu ra hoàn cảnh của mình lúc này. Anh không có quyền lựa chọn. Rồi căn nhà sau đồi cũng được dựng lên. Và một bé gái ra đời. Anh rất thương con, chăm chút từng li từng tí. Đêm nào đi soi, anh cũng bắt vài con ếch nấu cháo cho nó. Thỉnh thoảng trong cuộc nhậu có kẻ khịa khích, anh chỉ cười trừ ''''Trâu ai nghé mình''''. Những người hàng xóm luôn ái ngại cho anh. Họ thương anh vì cô út từ ngày lấy chồng vẫn không thay đổi tính nết. Mỗi lần nghe hàng xóm kể chuyện, anh chỉ cười buồn rồi bỏ đi. Năm con bé tròn năm tuổi, cái nghề anh không hề mong đợi nhưng tất phải đến cũng đã đến. Đêm ấy là một đêm cuối tháng, trăng vàng chạch lả bả trên sông, đi mỏi cẳng mà chẳng kiếm được con cua con cá nào, anh quay về giữa chừng. Vừa đẩy cửa vào nhà đập ngay vào mắt anh là một cảnh tượng tồi tệ. Anh với cái rựa dựng ở góc nhà. Một tiếng tru ai oán vang lên giữa đêm khuya... Mọi người sẽ tưởng anh chết già trong tù, nhưng không, anh đã trở về sau hai mươi năm chăm chỉ lao động cải tạo, nhờ có thành tích vạch trần một âm mưu vượt ngục, anh được đặc xá. Trở về với cây đờn cò và ngón đờn do một người bạn tù xấu số truyền lại trước khi ra đi, anh không còn chốn dung thân. Hàng xóm kể, đứa con gái mà anh yêu thương, cất công chăm bẵm đã bán đất, bán nhà theo một tay anh chị ra nước ngoài mấy năm rồi. Rồi vào một đêm cuối tháng, có một người lặng lẽ bơi qua sông dựng một túp lều nhỏ cuối xóm. Và cũng từ đó, người ta bắt đầu nghe những tiếng đờn thê thiết trong những đêm trăng. Những người già trong làng thỉnh thoảng kể cho lũ cháu nghe về cái ngày mà lão từ bờ bên kia bơi sang bờ bên này. Ngày đó đã xa lắm rồi, ít người nhớ đến. Họ cũng không quan tâm lắm đến một con người mà nếu không có người ấy vẫn không ảnh hưởng đến cuộc sống của ai. Lão nuôi bầy vịt còm, câu cá, bắt cua sống qua ngày, đi bốc mả kiếm rượu uống đêm đêm, không nhờ vả ai, không nợ nần ai. Dần dần người ta cũng quen với những tiếng đờn cò ảo não trong những đêm trăng cuối tháng... *** Có người từ ''''bên kia'''' về thăm nhà. Người nhà xôn xao chuyện con gái lão gởi cho lão mấy ''''vé". Hôm người ấy đem tiền đến cho lão, lão cười nói luôn. Chưa bao giờ dân làng thấy lão nói nhiều như vậy. Lão mua bánh kẹo cho tụi trẻ con và mua rất nhiều rượu. Đêm hôm ấy lão lại ngồi uống rượu một mình với trăng. Đến nửa đêm lão lại lấy cây đờn ra và kéo. Những giọt đờn run bần bật giữa hơi sương giá lạnh... Hôm sau và sau nhiều hôm nữa, bên sông không còn bóng dáng túp lều đâu nữa. Có người quả quyết lão đã ôm tiền đi xứ khác mà hưởng vinh hoa phú quý. Có người thì khẳng định lão lấy tiền đốt lều của mình rồi nhảy xuống sông mà chết, sau trôi ra biển nên không thấy xác... có người nói như đinh đóng cột rằng mình vẫn nghe tiếng đờn thảm thiết trong những đêm trăng tàn...
     
  3. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0
    Những hàng cây muộn chồng
    Lãm Yên
    Thương lẳng lặng bắc cái ghế ngồi dưới gốc cây mận đang mùa ra hoa. Những sợi hoa từ những nụ nở xòe như hàng ngàn khúc chỉ mảnh rơi lả tả khắp sân trắng xóa. Rơi cả trên tóc Thương. Nhưng chỉ còn ngày mai nữa thôi, những nụ hoa chưa kịp đơm quả đó sẽ chết vì cây mận bị đốn. Mẹ Thương là người đầu tiên phản đối ra mặt cái quyết định này của ngoại. Chẳng ích gì. Đốn là đốn vì nhà ngoại vẫn còn một người con gái khác nữa ngoài mẹ Thương. Dì Huệ là chị đầu của mẹ nhưng đến nay dì vẫn chưa có chồng. Dì vẫn thường tâm sự với Thương những buổi chiều hai dì cháu ngồi kết tóc cho nhau dưới góc mận lúc trời nhá nhem tối. Thương hay bảo sẽ lấy thông tin của dì đăng lên báo Phụ nữ để kết bạn nhưng dì nhất định không chịu. Từ khi lớn lên cho đến nay, Thương hiếm khi thấy dì đi đâu xa cái xóm nhỏ này. Dì sống với ngoại và làm hết mọi việc trong nhà từ giặt giũ quần áo cho các cậu đến cả chăm một đàn heo bốn con ngoại nuôi từ nhiều năm nay. Chưa bao giờ Thương thấy dì có thời gian thảnh thơi để xem hết một bộ phim mà dì thích. Vì vào giờ chiếu phim thường là dì đang rửa chén bát hoặc xếp soạn quần áo cho các cậu đi làm. Đừng bao giờ nhắc tới việc chồng con với dì những lúc đó. Dì sẽ đỏ mặt mà chạy ngay đến một chỗ khác để tránh né. Thương không hiểu và cả mẹ Thương cũng không hiểu dì. Năm nay dì đã hơn bốn mươi rồi... Ngoại nhất quyết đốn cây mận trước sân. Mặc cho mẹ Thương và các cậu ra sức ngăn cản. Hôm trước nghe mẹ kể ngoại đòi đốn cây mận là vì lâu rồi có bà thầy bói đi vô xóm mình, tới mấy nhà thấy có con gái lớn chưa chồng liền phán là phải đốn hết mấy cái cây nằm trước sân đi thì mới có người tới rước được, Thương nghe vừa cười vừa buồn. Hèn gì con đường đi vào trong xóm cứ nắng dần lên. Mới cách đây ba tháng thôi, mấy đứa bạn của Thương vào nhà chơi còn nói đùa rằng ?oĐường xóm bà như đường nhà quê, cây không là cây?. Giờ thì đứng ở đầu ngõ mà nhìn tới, Thương chỉ thấy một mảnh trời to lắm, lại chỉ nắng và nắng. Chỉ sót lại vài nhà không có con gái lớn chưa chồng và ngoại trừ nhà của Thương ra thì còn vài ba cái cây trơ trọi. Thương không hiểu làm sao người ta có thể mê tín một cách có hệ thống như vậy? Để được gì chứ? Từ dạo chặt cây đốn cành tới nay, Thương chưa hề thấy thêm một thiệp hồng nào được đem lại nhà mình nữa. Còn các cô các chị trong xóm mới ra khỏi nhà mấy bước đã phải bịt khẩu trang kín mít, vì nắng quá mà. Trẻ con hay tụ tập chơi trước sân nay cũng thưa vắng. Xóm trở nên buồn tẻ đến không ngờ, lời của bà thầy bói nằm lửng lơ đâu đó giữa khoảng nắng mênh mông. Nhưng ngoại vẫn nhất quyết không đổi ý. Ngoại nói: ?oChưa thử làm răng mà biết không linh? Nhà họ khác, nhà mình khác chớ. Lỡ mô dì con có chồng được thì răng? Cây mận chớ có phải cái chi quí báu đâu mà tiếc.? Thương không biết phải trả lời làm sao với ngoại. Cây mận đó đúng là chẳng có gì quí giá cả. Nhưng Thương nhớ nó là kỉ niệm của ba mẹ ngày sinh ra Thương. Mẹ nói ba muốn trồng một cái cây để sau này Thương mỗi lần nhìn thấy là nhớ nó cũng bằng tuổi với mình, cũng lớn lên khó nhọc như công ba mẹ nuôi nấng Thương vậy. Mười tám năm không phải là dài với một đời cây, nhưng với Thương cây mận đã trở nên quen thuộc không thể thiếu trước sân nhà. Nó sum suê tán lá che rợp cả khoảng sân rộng kéo từ nhà ngoại sang nhà Thương. Cứ sau mỗi mùa mưa lạnh lẽo, tiết trời ấm áp dần lên là nó lại ra hoa kết trái dày đặc các nhánh cây. Người ta bảo phong thổ nhà ngoại tốt nên cây mận mới lớn và cho quả nhiều như vậy. Cây mận gì biết nói để thanh minh cho mình. Mà nếu biết nói chắc giờ nó chỉ biết đứng khóc. Vì ngày mai thôi nó sẽ trở thành đống củi... Thương vẫn ngồi dưới gốc mận nhìn những sợi chỉ hoa rơi lả tả. Chiều nay dì không ra ngồi chơi với Thương. Dạo này Thương thấy dì cứ trầm tư chẳng nói. Thương cũng muốn hỏi dì nhiều chuyện lắm, nhất là vì sao dì không ngăn cản ngoại đừng chặt cây đi. Dì cứ tất bật với đàn heo hay ăn hay phá. Có lần Thương còn thấy dì đứng giấu khóc sau khi quần quật cả buổi tắm cho đàn heo đó. Giờ có lẽ dì cũng đang băm rau hay là chạy đi chạy lại trong bếp lo bữa cơm chiều cho ngoại và các cậu. Thương chẳng biết dì cố gắng nhiều như vậy để làm gì. Trời đã tối hẳn. Ở khoảng trời đầy nắng ban ngày phía giữa xóm, Thương nhác thấy những vì sao mọc lên chi chít. Xa hơn ở phía đằng Đông, Sao Hôm đứng lẻ loi lấp lánh đầy kiêu kì mà cô độc quá. Chẳng hiểu sao Thương lại nghe thoang thoảng trong gió mùi hoa mận, đúng ra nó là loài hoa vô hương chứ? Sương mỏng từ đâu đọng giọt nơi mặt ghế làm dính lại những sợi chỉ hoa đan thành một tấm lưới hằn lên bàn tay Thương khi chạm qua. Chợt nghe cái lạnh từ đâu ập tới, Thương đứng dậy đi vào trong nhà. Dì Huệ đã qua nhà Thương ngồi xem tivi tự khi nào. Thường thì đêm nào nếu không bận bịu với những việc còn sót lại trong ngày thì dì đều qua nhà Thương xem một tập phim nào đó. Chẳng cần biết nó có nối tiếp ngày hôm qua hay là mở đầu cho một bộ phim mới thì dì vẫn cứ xem. Cũng bình luận rôm rả về nhân vật của phim và dì hay hỏi Thương về tiểu sử của một diễn viên nào đó. Ba mẹ Thương đã đi ngủ sớm vì một ngày làm việc dài mệt mỏi. Căn phòng như chỉ có tiếng người trong tivi đối thoại với nhau thật buồn tẻ. Nhác thấy Thương đi vào, dì toan đứng dậy đi về. Đúng là hôm nay dì khác quá. Nếu là mọi ngày thấy Thương, nhất định dì sẽ kéo Thương ngồi lại gần và bắt đầu hỏi đủ thứ về tập phim dì xem dang dở hôm qua. Thương cũng không cảm thấy sự hồ hởi thường ngày của mình nữa. Có cái gì đó rất lạ cứ phủ trùm trong không khí. Nó khiến mọi người trong đó đều không muốn nói, chỉ thích miên man với dòng suy nghĩ riêng tư của mình. Đôi mắt thì vẫn cứ nhìn lên màn hình mà chắc gì khi ai đó hỏi ?ođến đâu rồi? thì cả Thương và dì có thể trả lời được? Lại quảng cáo. Có lẽ nếu quảng cáo là sự bực dọc của những người ghiền phim thì với Thương và dì, nó giúp ngăn lại dòng suy nghĩ quá xa xôi của hai người. Định tìm cái điều khiển chuyển kênh khác, Thương bỗng nghe dì nói nhỏ nhỏ trong khi mắt vẫn hướng về tivi: - Mai ngoại không chặt cây mận mô Thương. - Răng dì dám chắc rứa? - Thương đã tìm thấy cái điều khiển và thay vì chuyển kênh thì giảm tiếng tivi nhỏ hẳn. - Dì chẳng biết, không chặt là không chặt thôi chớ răng. - Hay là dì... có người mô để ý rồi? - Thương liếc nhìn dì rất lém lỉnh. Và Thương tin thể nào dì cũng sẽ đỏ mặt lên cho mà coi. Rồi dì đánh trống lảng tài lắm. Nhưng dì lại quay sang nhìn Thương và mỉm cười rất khác. - Ừ, dì có rồi đó... được chưa nè? Trời không trăng mà lại rất sáng. Những vì sao bỗng như sà xuống gần hơn và vì vậy nhấp nháy như những chùm đèn trắng bắc rải rác khắp bầu trời. Khi nãy vì vui quá mà Thương đã kéo dì ra ngoài cái ghế vẫn còn để dưới gốc cây mận đang phủ lớp sương mỏng. Dù rất tò mò với ?ongười ta? của dì nhưng Thương nhất định không hỏi. Khi dì đã thổ lộ với Thương về ?ongười đó? thì dì đã rất tin tưởng Thương rồi. Thương cảm thấy có một luồng khí mát mẻ nào đó đang ùa vào trong tóc. Tóc của Thương cũng giống tóc dì lắm, rất mảnh mà lại cứ thích để dài. Thương đưa tay vuốt nhẹ mái tóc thả trần của dì, nghe hương bồ kết phả vào tay thơm mát như vừa được gội mới đây. ?oDì chẳng biết ngoại có phản đối không nữa. Vì ?ongười đó? làm nghề rất bình thường con à?. ?oLao động chân tay hở dì?? ?oỪ, mà cực ghê lắm, dì chắc con cũng đã từng thấy...? ?oLạ quá hỉ, con đã từng thấy hở dì?? ?oThì cứ mỗi lần nhà ngoại bán heo là con lại thấy người đó mà?. ?oTrời, chú Tư lái heo hở dì?? Thương bỗng thấy ngạc nhiên quá. Thương biết chú Tư, nhà chú ở bên xóm nội của Thương, cũng lớn tuổi rồi mà chưa lập gia đình. Cái nghề của chú đúng là cực nhọc hơn ai hết. Mà theo nhiều người lại là ?onghề ác? nữa vì sát sanh ghê quá. Nhưng Thương chỉ thấy chú hiền mà lại ít nói. Có ai ngờ... ?oRăng hay ghê hè, dì với chú Tư gặp nhau có mấy lần đâu mà... tài vậy nè? Ngoại thì ba bốn tháng mới bán heo một lần lận mà dì?? ?oDì cũng có biết mô con, mấy lần thấy chú Tư vô mua heo là dì đi tránh không kịp nữa đó. Tại chú hay xin nước chè uống mà cứ nhìn nhìn làm dì ngại quá. Dì chẳng biết chú ấy có ý chi nữa. Nhưng mà mua heo xong là chú không chịu trả tiền hết một lần, cứ hẹn trả ba bốn lần không hà.? ?oHi hi, thì chắc tại chú Tư muốn gặp dì nhiều hơn một chút đó mà, đúng không nè?? Thương cảm thấy câu chuyện của dì cũng lãng mạn không kém bất kì câu chuyện làm quen nào trên đời này. Con người ta rất giỏi sáng tạo ra những kiểu làm quen nhau, như của chú Tư với dì của Thương, không phải vậy sao? Câu chuyện của dì kể còn dài lắm với những lần dì đi mua gia vị ở xóm ngoài là những lần chú Tư ?ovô tình? đứng đâu đó hỏi thăm dì về... đàn heo của nhà đã lớn chưa? (Nếu là ngoại thì chú đã bị mắng vốn rồi vì heo người ta đang nuôi dặm mà cứ hay hỏi). Giờ thì Thương cũng hiểu thêm vì sao dì hay đi mua gia vị lâu như thế. Và dì có quyền như thế. Dì còn kể rằng chú Tư bảo đã dành dụm được một ít vốn để có gì sau này mở cho dì một quầy tạp hóa nhỏ, và chú cũng không phải đi làm cái ?onghề ác? đó nữa. Vậy là nếu như biết nghe biết nói, cây mận sẽ không còn đứng khóc thút thít nữa mà sẽ mỉm cười vì nó đã nghe trọn câu chuyện của hai dì cháu rồi mà. Rồi đây chắc nó sẽ chứng kiến một đám cưới đơn sơ mà ấm cúng của một người phụ nữ luống tuổi và một ông chú hiền lành đi lái heo. Nó sẽ cố gắng để ngày một sum suê hơn che mát khoảng sân rộng kéo từ nhà ngoại sang nhà Thương. Nó cũng sắp đơm quả vì tiết trời đang ấm áp dần lên sau một mùa mưa dài. Khi nãy, lúc dì sắp đi vào nhà, Thương đã kịp thủ thỉ với dì : ?oBà thầy bói mô ác quá hở dì, làm xóm mình chừ nắng ơi là nắng. Chắc khi mô dì làm đám cưới xong là họ sẽ trồng cây lại thôi dì hỉ??. Đưa tay vuốt lấy thân cây mận to xù xì, dì nói với nó mà như thể nói với chính mình: - Ừ, và những hàng cây sẽ không còn muộn chồng.
     
     
  4. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0
    Mẹ tôi


    Suốt thời thơ ấu và cả khi lớn lên, lúc nào tôi cũng ghét mẹ tôi. Lý do chính có lẽ vì bà chỉ có một con mắt. Bà là đầu đề để bạn bè trong lớp chế giễu, châm chọc tôi. Mẹ tôi làm nghề nấu ãn để nuôi tôi ăn học. Một lần bà đến trường để kiếm tôi làm tôi phát ngượng. Sao bà lại có thể làm như thế với tôi? Tôi bảo bà đi, ném cho bà một cái nhìn đầy căm ghét rồi chạy biến.
     
    Ngày hôm sau, một trong những đứa bạn học trong lớp la lên: ?oÊ, tao thấy rồi, ****** chỉ có một mắt!?. 
     
    Tôi xấu hổ chỉ muốn chôn mình xuống ðất. Tôi chỉ muốn bà biến mất khỏi cuộc đời tôi. Ngày hôm đó đi học về tôi nói thẳng với bà: ?oMẹ chỉ muốn biến con thành trò cười!?. 
     
    Mẹ tôi không nói gì. Còn tôi, tôi chẳng để ý gì đến những lời nói đó, vì lúc ấy lòng tôi tràn đầy giận dữ. Tôi chẳng để ý gì đến cảm xúc của mẹ. Tôi chỉ muốn thoát ra khỏi nhà không còn liên hệ gì với mẹ tôi. Vì thế tôi cố gắng học hành thật chăm chỉ và sau cùng tôi có được một học bổng để đi học ở Singapore.
     
    Sau đó, tôi lập gia đình, mua nhà và có mấy đứa con. Vợ tôi là con nhà gia thế, tôi giấu nàng về bà mẹ của mình, chỉ nói mình mồ côi từ nhỏ. Tôi hài lòng với cuộc sống, với vợ con và những tiện nghi vật chất tôi có được ở Singapore. Tôi mua cho mẹ một căn nhà nhỏ, thỉnh thoảng lén vợ gởi một ít tiền về biếu bà, tự nhủ thế là đầy đủ bổn phận. Tôi buộc mẹ không được liên lạc gì với tôi.
     
    Một ngày kia, mẹ bất chợt đến thăm. Nhiều năm rồi bà không gặp tôi, thậm chí bà cũng chưa bao giờ nhìn thấy các cháu. Khi thấy một bà già trông có vẻ lam lũ đứng trước cửa, mấy đứa con tôi có đứa cười nhạo, có đứa hoảng sợ. Tôi vừa giận vừa lo vợ tôi biết chuyện, bèn hét lên: ?oSao bà dám đến đây làm con tôi sợ thế? Ði khỏi ðây ngay!?.
     
    Mẹ tôi chỉ nhỏ nhẹ trả lời ?oỒ, xin lỗi tôi nhầm địa chỉ!? và lặng lẽ quay đi. Tôi không thèm liên lạc với bà trong suốt một thời gian dài.
     
    Hồi nhỏ, mẹ đã làm con bị chúng bạn trêu chọc nhục nhã, bây giờ mẹ còn định phá hỏng cuộc sống đang có của con hay sao?
     
    Một hôm, nhận được một lá thư mời họp mặt của trường cũ gởi đến tận nhà, tôi nói dối vợ là phải đi công tác. Sau buổi họp mặt, tôi ghé qua căn nhà của mẹ, vì tò mò hơn là muốn thăm mẹ. Mấy người hàng xóm nói rằng mẹ tôi đã mất vài ngày trước đó và do không có thân nhân, sở an sinh xã hội đã lo mai táng chu đáo.
     
    Tôi không nhỏ được lấy một giọt nước mắt. Họ trao lại cho tôi một lá thư mẹ để lại cho tôi:
     
    ?oCon yêu quý,
     
    Lúc nào mẹ cũng nghĩ đến con. Mẹ xin lỗi về việc đã dám qua Singapore bất ngờ và làm cho các cháu phải sợ hãi. Mẹ rất vui khi nghe nói con sắp về trường tham dự buổi họp mặt,  nhưng mẹ sợ mẹ không bước nổi ra khỏi giường để đến đó nhìn con. Mẹ ân hận vì đã làm con xấu hổ với bạn bè trong suốt thời gian con đi học ở đây.
     
    Con biết không, hồi con còn nhỏ xíu, con bị tai nạn và hỏng mất một bên mắt. Mẹ không thể ngồi yên nhìn con lớn lên mà chỉ có một mắt, nên mẹ đã cho con con mắt của mẹ. Mẹ đã bán tất cả những gì mẹ có để bác sĩ có thể thay mắt cho con, nhưng chưa bao giờ mẹ hối hận về việc đó. Mẹ rất hãnh diện vì con đã nên người và mẹ kiêu hãnh vì những gì mẹ đã làm được cho con. Con đã nhìn thấy cả một thế giới mới bằng con mắt của mẹ, thay cho mẹ..
     
    Mẹ yêu con lắm,
     
    Mẹ "
     
    Vô danh
     
  5. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0
    Con Tằm


     
    Ngày xưa, có một người con gái tên là Tơ cha mẹ đều mất sớm, phải đem thân đi ở hầu hạ một bà góa giàu có. Tánh tình của bà chủ nhà ác nghiệt quá đỗi khiến một hôm thị Tơ phải bỏ trốn đi, chạy vào một khu rừng, nghĩ bụng thà chết vào miệng thú dữ còn hơn là ở mãi trong cảnh khốn khổ bị hành hạ hàng ngày. Thị Tơ đi được một quãng khá xa, phần bấy lâu nay ăn uống thiếu thốn đuối sức, phần vất vả băng rừng lội suối, nên ngã ngất nằm trên một tảng đá. Thần núi ở đấy thấu rõ tình cảnh đáng thương của cô gái hiền lành thơ ngây mới theo dõi che chở. Khi thị Tơ bừng mắt tỉnh dậy tưởng chừng mình như vừa qua một giấc chiêm bao. Cảnh vật chung quanh khác hẳn lúc nàng ngất đi. Nàng thấy mình nằm ở trong một cái động, rêu trải mềm dịu như nhung, dưới chân một giòng suối đang chảy qua kẽ đá êm đềm như tiếng nhạc. Trước mắt nàng, vừa tầm tay với, vô số những trái cây ngon chín thắm lủng lẳng ở dây leo buông xuống như rèm che cửa động. Đang đói khát sẵn, nàng đưa tay lên hái ăn ngấu nghiến ngon lành. Sau bữa ăn thanh đạm ấy, trong người nàng cảm thấy khỏe nhẹ khác thường. Thần núi hiện hình một ông lão râu tóc bạc phơ, tay chống gậy trúc bước đến gần nàng. Trông thấy cụ già phúc hậu, thị Tơ vái chào kính cẩn. Ông lão làm ra vẻ ngạc nhiên, hỏi nàng ở đâu đến đây, làm sao lạc lõng một mình giữa rừng núi hoang vắng. Thị Tơ chân thành kể lại đầu đuôi mọi nỗi về kiếp sống đầy đọa của mình. Ông lão lắc đầu tội nghiệp cho nàng rồi khuyên nhủ: - Cháu trốn như vậy là phải. Cháu cứ ở lại đây, có lẽ được yên thân hơn, có lão trông chừng cho. - Thưa cụ, cụ là ân nhân của cháu, xin cụ cho cháu được biết cụ ở đâu. - Cả khu rừng núi này là nhà của lão. Lão sống bằng nghề đốn củi, nên nay đây mai đó luôn. Cháu đừng lo ngại, thỉnh thoảng có lão lại thăm. Nếu có việc gì cần đến lão, cháu cứ tới mỏm đá này gọi "Ông tiều ơi" là có lão đến ngay. Sáng hôm sau, ông lão trở lại cho thị Tơ một bọc quần áo mới để thay bộ đồ cũ rách nát. Từ đó, thị Tơ sống một cuộc đời thanh thản, tự do, không phải lo đến ngày mai, không buồn rầu nghĩ đến ngày qua. Dần dần chim chóc, các thú trong rừng đến làm quen với nàng, ngày ngày mang lại cho những trái cây ngon ngọt, quý lạ để dùng làm thức ăn. Sống như thế, nhan sắc thị Tơ ngày một rạng rỡ như đóa hoa rừng đang độ tốt tươi. Vào thuở bấy giờ, ở Thượng giới có một vị thần đam mê khoái lạc, sau khi biến cõi thiên đình thành một chốn trác táng rồi chán những lạc thú trên trời, thần tìm xuống trần gian. Nhờ phép tắc siêu phàm, vị thần biến hóa ra đủ mọi hình dạng để cám dỗ đàn bà con gái nhan sắc. Từ giới thượng lưu cho đến bình dân, thần hiện ra khắp nơi, khi là vị quan trẻ đẹp, tài hoa lỗi lạc, khi là một thanh niên tuấn tú, phong nhã, đa tình, để lôi cuốn bao nhiêu người đẹp vào trong vòng sắc dục. Không một người đàn bà, con gái nào bị để ý đến mà tránh khỏi sức thu hút của thần để khỏi rơi vào vòng đam mê. Thần đã chán chê khoái lạc trong giới thượng lưu xa hoa, một hôm đi tìm lạc thú ở nơi thôn dã, qua khu rừng vắng, không một bóng người, tình cờ gặp cô gái rừng xanh đang nô đùa với bầy chim cùng muông thú. Sau phút sững sờ trước sắc đẹp của thị Tơ, lòng dục bùng cháy lên, thần mon men rẽ lá tiến lại định vồ lấy người đẹp. Một tiếng chim kêu thất thanh, cả cô gái cùng muông thú vội vàng bỏ chạy trước người lạ, thần ra sức đuổi theo. Thị Tơ quen sống giữa thiên nhiên đã trở nên nhanh nhẹn khác thường, chạy đi như gió, thần bèn giở phép phóng theo. Trong lúc thần sắp chụp được thì con nai lớn đến quỳ xuống cho thị Tơ leo lên lưng mà thoát khỏi tay dâm thần. Nai đưa tới động, thị Tơ sợ hãi không dám bước ra ngoài nữa. Nàng trèo lên mỏm đá, gọi "Ông tiều ơi" ba lần thì thấy ông lão hiện ra. Ông lão căn dặn nàng cẩn thận và trao cho nàng một chiếc vòng ngọc, đeo vào tay có thể muốn tàng hình lúc nào cũng được. Nhờ thế mà nàng tránh khỏi sự săn đón của vị thần muốn chiếm đoạt nàng. Thấy công đeo đuổi của mình không có kết quả, thua trí một sơn nữ, thần nổi giận thề quyết bắt nàng cho kỳ được. Nhờ phép siêu phàm, thần giăng một sợi lưới rộng lớn với những sợ chỉ thật nhỏ và thật chắc bao vây cả khu rừng. Cô gái không dè nên bị mắc vào lưới, may nhờ một con bạch tượng dùng ngà đâm thủng, cứu thoát nàng một lần nữa. Nàng gọi đến ông tiều. Ông lão lão hiện ra khuyên nàng lần sau có bị vướng lưới thì kêu đến tên Phật Bà Quan Âm. Vì sợ mắc bẫy nên đã lâu thị Tơ không dám ra khỏi động. Nhưng rồi lòng ham muốn tự do chạy nhảy lại thúc giục nàng đi. Lần này nàng hướng về phía khác để tránh sự theo dõi của vị thần si tình. Song nhờ phép thần thông, vị thần biết được giờ nàng đi và nơi nàng đến, nên giăng lưới trước bắt được. Nhớ lời ông lão dặn, nàng kêu đến tên Phật Bà Quan Âm, thì nhiệm màu thay, tất cả các sợi chỉ lưới đều rút gọn lại thu tròn bằng một hạt đậu lạc. Trong lúc nàng mở miệng gọi đến lần thứ hai thì trái chỉ theo hơi nàng thở hút vào trong bụng. Thấy phép tắc thần thông bị một cô gái thu mất, lòng tự ái của thiên thần bị kẻ phàm trần trêu ngươi quá đỗi, vị thần nổi trận lôi đình nghĩ cách trả thù. Lập tức thần nhắn gọi ngay Thiên Lôi ở dưới quyền mình trước kia đến. Thần Sét rủ các bạn, thần Gió, thần Mưa, thần Sấm, thần Chớp, cùng đến ra mắt. Vị thần mê gái liền nhờ Thiên Lôi giúp mình đánh cho tan tành quần áo cô gái đang nô đùa với bầy thú giữa rừng kia, song đừng làm hại đến người nàng. Thần Sét vâng lời, rồi chỉ trong nháy mắt, giữa lúc cô gái đang vuốt ve mấy con nai con bên giòng suối, thì mây đen kéo đến kín trời, gió nổi lên dữ dội, sấm dậy ầm ầm, chớp nhoáng chằng chịt, mưa tuôn xối xả. Thị Tơ bỏ chạy về động, bỗng một tiếng sét nổ vang trời, rung chuyển cả núi rừng nhắm bổ xuống người nàng. Thị Tơ không hề hấn gì, song lớp quần áo che đậy người nàng đã tan biến đâu mất. Vị thần đứng trên một mỏm đá cao chứng kiến cảnh tượng ấy, phá lên cười đắc thắng, rồi sôi nổi chạy về phía người đẹp. Nhưng thần lại phải thất vọng một lần nữa, vì chiếc vòng ngọc đeo ở tay đã giúp cho thị Tơ thành ra vô hình. Đêm xuống, thị Tơ khó nhọc lần mò về đến trong động. Nàng thẹn thùng với tất cả chung quanh, tưởng chừng như vật gì cũng có mắt đang tò mò nhìn mình. Trần truồng, nàng không dám gọi đến ông lão hay lũ thú rừng quen biết đến cứu giúp. Nàng lui vào cuối động, rét run lẩy bẩy. Tấm lưới thần đã nuốt vào bụng làm cho nàng khó chịu, nôn ra, thành một đống chỉ mềm dịu, bền chắc. Lạnh quá, nàng lấy quấn vào người làm một thứ mền đắp ấm áp. Thế rồi nàng dần dần tắt thở trong cái ổ chỉ êm dịu ấy. Trước khi linh hồn rời khỏi thể xác, nàng thành khẩn nghĩ đến những kẻ nghèo nàn, khốn khổ, thiếu quần áo che thân, phải chết lạnh lẽo như nàng, tự nguyện sẽ giúp cho họ may mặc, đem những sợi chỉ này dệt thành quần áo. Vì thế mà nàng chết đi hóa thành con tằm. Để thực hiện lời nguyện ước, hồn nàng mang theo đống chỉ tơ đến giăng ở ngọn cây dâu trong vườn Thượng uyển, nơi hoàng hậu cùng vua thường ngự tới mỗi chiều. Khi hoàng hậu ngang qua, hồn nàng mới nhả ra các sợi tơ vàng óng ánh tung bay cho gió mơn man. Hoàng hậu ngạc nhiên hứng lấy, thấy chỉ tơ đẹp, ánh vàng, mềm dịu, bứt thử mới hay là sợi tơ trông mong manh mà dẻo chắc lạ thường. Dâng lên vua xem, hoàng hậu ước mong được mặc một chiếc áo dệt bằng những sợi tơ vàng đẹp ấy. Nỗi mong ước của hoàng hậu được nhà vua sai thực hiện. Tất cả những sợi tơ vàng trong vườn ngự uyển đều được thu góp lại, bao nhiêu thợ dệt tài giỏi trong nước được triệu vào cung, rồi chẳng mấy chốc, một tấm lụa vàng cực kỳ mềm dịu, bền chắc, rạng rỡ dâng lên trước mắt vua. Hoàng hậu vui mừng sai cắt ngay cho mình một chiếc áo dài, để hôm sau ra triều ngự cạnh vua. Cả triều sửng sốt trước vẻ đẹp của chiếc áo hàng mới làm tăng thêm bội phần nhan sắc của người mặc. Vua mới cho triều thần hay là chính hoàng hậu đã khám phá ra thứ chỉ tơ quý lạ đó, và cho phép các quan cùng nhà giàu có trong nước được bắt chước hoàng hậu may mặc thứ hàng mới kia. Từ đó nghề trồng dâu, nuôi tằm bắt đầu nẩy nở, đáp lại nguyện vọng thiết tha của cô gái quê mùa thị Tơ.
  6. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0
    Cái tai Hồ Thị Hòa Khi anh muốn chạm môi vào đôi môi cô, cô nhoài người qua thành ghế để vòng ôm của anh gọn hơn. Anh tìm môi nhưng cô khăng khăng dừng lại ở má anh và một va chạm mềm mại vào thái dương khiến cô ngả người ra quan sát. Đó là cái tai của anh. ***1. Lúc 11 giờ trưa, tác phẩm của Edward Hopper, danh họa Mỹ (1882-1967) Tòa nhà nằm nghiêng phía bên phải cuối con đường Cổ Ngư. Cô qua Hồ Tây nhiều buổi chiều nhưng tuyệt nhiên không để ý đến sự hiện diện của tòa khách sạn lớn ấy. Có lẽ, bởi nó nằm ở đầu dốc, và mỗi lần dấn ga vòng qua ngã tư đi vào đường Xuân Diệu, cô không còn tâm trí đâu để tưởng đến ngôi nhà có lối kiến trúc kì lạ ấy. Hai mặt tường xây theo hình gấp khúc dích dắc khiến tòa nhà nằm trong thế vận động, trăn trở không yên. Sự mất cân bằng ở các mảng màu xanh trắng khiến nó càng có vẻ bất an, sầu muộn và ủ rũ. Cô tưởng tượng đến việc đứng trong từng căn phòng của tòa nhà ấy, tràn ngập ánh sáng và gió, nhưng luôn có cảm giác chông chênh. Anh đón cô ở phía dưới. Hai người vào thang máy. Đã có ở đó ba khách người Hàn Quốc. Họ không một lần đưa mắt nhìn hai người cùng khoang. Thang máy bằng khung kính, ánh nắng hắt nhẹ vào khoang. Anh giơ tay phác một cử chỉ, tỏ ý muốn chia sẻ cảm giác đang rời xa mặt đất. 2. Cô chọn bộ bàn ghế bọc da đỏ nơi góc ngoặt hành lang. Bàn trang trí một lọ hoa sứ nhỏ màu trắng, một đóa hồng đỏ. Một vài bức sơn dầu lặng lẽ treo trên tường: những thiếu nữ sơn cước bị bọc quanh bởi những mảng màu tả thực cho cảm giác lẫn lộn giữa sự hoang dã với khiếu thẩm mỹ trưởng giả nhìn anh mỉm cười. 17 h, vắng khách. Giọng một vài người ngoại quốc phía góc tường bên kia vọng sang. Một phụ nữ châu Âu ló ra với chiếc quần đũi màu trắng, áo không tay xẻ tà dài tận gối. Hai màu trắng đen hòa nhã nhặn vào khung cảnh của khách sạn. Trong khung cảnh đó, bộ trang phục thật đẹp, nhưng không gây cảm giác trau chuốt. Người phụ nữ cầm quạt, phe phẩy, trọng lượng toàn thân dồn xuống một chân. Cô im lặng, ngẫm nghĩ về những gì mình đã làm trước cuộc hẹn: tắm gội, sấy đầu, xức nước hoa, chọn bộ quần áo đẹp nhất. Cô nhìn khuôn mặt đã gắn bó, đối diện với mình trong nhiều tư thế, vị trí, trong nhiều khoảnh khắc và ánh sáng. Khuôn mặt đẹp cương nghị, vẻ suy ngẫm hiện lên trong khóe mắt giờ đã khác. Cằm bắt đầu bệu ra, dày lên chiếm thêm một khoảng không gian trống bên dưới. Đôi mắt đó, trong tổng thể khuôn mặt bây giờ chăm chăm nhìn cô. Cô chuyển cái nhìn ra ngoài khung cửa. Gần sát mặt đất, hai cây cầu có vẻ mềm yếu lạ lùng vắt qua lưng thành phố. Những căn nhà nằm im. Con đường Cổ Ngư thân thuộc thường ngày, giờ biến thành một tấm thảm đen, lúc lắc những đốm sáng đèn đường. Bất giác cô nhoẻn cười, hỏi một câu vô vị: - Anh khỏe không? Một cô hầu bàn mặc chiếc áo dài hoa nâu đỏ, loại vải gấm mới, mỏng nhẹ quyến rũ đặt hai cốc nước xuống bàn. Anh gọi món đồ uống có màu trắng sữa, còn cô không biết gọi gì trong cái Menu đồ uống 10 $ trở lên này. Cuối cùng cô chọn một cốc sinh tố quen thuộc. Bốn năm, nhiều kinh nghiệm không còn chung nữa, cô không biết bao nhiêu thói quen cũ đã mất và bao nhiêu thói quen mới đã xuất hiện nơi anh. Thật lạ lẫm. Ban đầu là ở chiếc áo sơ mi màu xanh xa lạ này mà cô chưa bao giờ nhìn thấy. - Em khỏe không? Anh rút ra hai bao thuốc, một Malbroro và một Esse. Lần đầu tiên cô thấy loại thuốc đó, nó nhỏ bằng nửa điếu thuốc thường. Ngày trước, anh thường hút Mild Seven và thi thoảng là Malboro. Cô nhớ, sau một vài lần tỏ ý không vui, anh cũng để cô hút thuốc. Vì anh thường dùng những loại thuốc nhẹ nên cô vẫn thường hút chung với anh. Cô rút một điếu trong bao Esse đã vơi gần nửa. - Bây giờ anh hút loại thuốc này à? - Không, anh mang cho em. - Lâu lắm rồi em không hút thuốc. Anh châm lửa rồi nhìn ra cửa, im lặng hồi lâu. Thi thoảng họ nhìn nhau, nhìn vào gạt tàn thuốc lá. 3. Thành phố như có sương! Giữa một ngày tháng Mười. Một cô hầu bàn đi tới đổi gạt tàn. Anh nhẹ đưa tay chạm môi cô, nhưng cô hơi nghiêng đầu. Cánh tay anh rơi thõng vào khoảng trống. Cuối gian phòng, tiếng violon tấu lên bản Sóng sông Danup. 4. Nhiều lần anh và cô cùng nằm im trong một căn phòng xa lạ, nghe đi nghe lại những bản nhạc cổ điển. Cô chỉ biết nghe và hầu như anh là người chỉ cho cô những hình ảnh được tạo dựng từ liên tưởng những âm giai. Cô không quên điều đó. Song những kinh nghiệm non nớt về âm nhạc ấy đối với cô giờ đã trở nên lỗi thời. Mấy năm qua, chắc anh ấy không tưởng tượng được khả năng thẩm thấu âm nhạc của cô bây giờ, cô thầm nghĩ. Bởi thoạt nghe bản nhạc tấu lên cuối gian phòng, cô đã biết người chơi có một trình độ non yếu và không tập trung. Cô nhìn lên bức tranh treo trên tường và thấy chính nó, cả hội họa cũng thế, cũng đang rơi vào một sự trượt dốc về thẩm mỹ khiến cô thấy khó chịu. Hiển nhiên đó chỉ là thứ âm nhạc và hội họa giải trí. Nhưng anh lại không nghĩ như vậy, cô biết thế. - Ở đây vào các buổi chiều người ta thường chơi nhạc giao hưởng. Trong giọng nói của anh có vẻ gì như một sự chờ đợi. Cô biết anh đã tìm chọn một nơi kín đáo và sang trọng để cô có cảm giác được nâng niu. Có thể anh muốn không gian này nuôi dưỡng chút cảm giác lãng mạn, gợi nhớ về những khoảnh khắc tốt đẹp giữa hai người. Anh nhìn cô rất âu yếm, và anh nhẹ cười. 5. Như thể có sương mù ngoài ô cửa. 6. - Em có làm phiền anh không? Cô chọn những thế ngồi khác nhau: vắt chéo chân, lưng tựa vào thành ghế, chống cùi chỏ lên bàn, khoanh tay trước ngực, chống tay lên cằm. Cô hi vọng tìm một giải pháp khả dĩ kéo hai người lại với nhau. Dường như rất lâu sau, anh vẫn yên lặng. Chợt như sợ mình phá hỏng thiện ý từ phía anh, cô nói: - Em đã từng muốn có con với anh. Anh nhìn cô rất lâu, và giang tay muốn ôm cô vào lòng. Một người bồi bàn đi qua, cố nhoài vào khoảng giữa hai người để rút chiếc gạt tàn cũ, thay chiếc gạt tàn mới. Song dường như khoảng cách giữa hai chiếc ghế quá chật, anh ta phải nghiêng người. Thế đứng thiếu vững chắc ấy khiến anh ta cứ loay hoay mãi. 7. Đột nhiên cô muốn vào toilette. Anh dẫn cô đi. Toilette ấm sực, có hai ngăn giấy, một giá đựng khăn màu trắng. Khi trở ra, cô thấy mấy người hầu bàn nhìn cô, ánh mắt như ngầm thông báo với cô rằng họ thấu hiểu sự thân thiết giữa hai người. 8. Khi anh muốn chạm môi vào đôi môi cô, cô nhoài người qua thành ghế để vòng ôm của anh gọn hơn. Anh tìm môi nhưng cô khăng khăng dừng lại ở má anh và một va chạm mềm mại vào thái dương khiến cô ngả người ra quan sát. Đó là cái tai của anh. Cô chợt nhận ra nó là vật không liên quan gì đến cuộc hẹn hò tẻ nhạt này. Nó nằm đó, và không liên quan một chút nào tới lịch sử mối tình của hai người. Rõ ràng trong những cuộc cãi vã của họ, những cuộc cãi vã mà khuôn mặt anh đã trở nên nặng nề với cô, đôi mắt đã từng hằn học với cô, khuôn miệng đã sỉ vả cô, tay anh đã tát cô, chân anh đã giữ cô trong những tư thế khiến cô phải nhục nhã. - Em còn yêu anh không? Cô nghĩ rằng cô sẽ nói: "Em yêu cái tai của anh". Quả thật, cái tai vô tội. Cánh tai to, mềm chảy dài xuống, kết thúc rất đúng chỗ trên nửa khuôn mặt xa lạ, giờ đang méo đi trước mắt cô trong tòa nhà bọc kính.
     
  7. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0
    Trái Tim Con Rắn:::Nguyễn Đông Thức::: Ịch ình, ịch ình, ịch ình... Thuật nín thở, lắng nghe. Nín thở, nhưng ông vẫn nghe thấy nó đang đập ở đâu đó trong người mình ồn ào, hối hả. Ịch ình, ịch ình, ịch ình... Càng nín thở, tiếng đập nghe càng rền rĩ. Bên cạnh Thuật, Trinh đã ngủ say, vẫn kiểu ngủ nằm sấp "thấy ghét", nhưng hôm nay Thuật đành bất lực nằm nhìn. Ịch ình, ịch ình, ịch ình... Vẫn nín thở, Thuật đè chặt bàn tay lên ngực trái. ***g ngực ông lặng thinh. Vậy thì cái gì đang đập, nếu không phải là nó, trái tim con rắn mà ông đã nuốt sống hồi chiều? Lưỡi dao phập xuống, cái đầu con rắn bị đóng đinh xuống mặt thớt nằm lại với hai con mắt trợn trừng. Thân hình vặn vẹo những co giật cuối cùng trong đôi tay của lão nhà bếp, phun những tia máu đỏ tươi xuống chiếc phễu cắm vào cổ chai rượu thuốc. Mũi dao nhọn rạch một đường nhỏ điệu nghệ, và ngón tay thành thạo thọc vào moi ra một quả tim nhỏ bằng ngón tay, còn thoi thóp thở. Nó dường như vẫn còn co bóp, khi đã yên vị trong chiếc ly nhỏ. Người ta đổ rượu thuốc đã trộn đều với máu vào ngập miệng ly. Ðó sẽ là ly rượu bắt đầu cho buổi tiệc, và theo thông lệ, luôn được dành cho nhân vật quan trọng nhất. Hôm nay, đó là Thuật. Với Thuật, trái tim rắn ấy phải kể ở đơn vị hàng chục. Ngay từ trái tim đầu tiên được thưởng thức, thường thì mọi người đều cảm thấy cái gì đó nhờn nhợn, nuốt vội cho trôi, thậm chí còn có người từ chối cái quyền "tiên chỉ" (ưu tiên), Thuật đã chứng tỏ sự lì lợm khác người của mình: Ông thò hai ngón tay vào ly rượu, nhón lấy trái tim rắn và cho vào miệng nhai chóp chép ngon lành, rồi mới chiêu cạn ly rượu để đưa tiễn nó vào dạ dày mình. Ðặt ly xuống, Thuật há miệng cười, khoe hàm răng còn lem nhem máu. Hành động đó được tái lập từ trái tim thứ hai trở đi, và đã làm sáng thêm cái danh "chịu chơi" của Thuật. Nhưng chiều nay... Thuật đã có cảm giác là lạ lúc kẹp lấy nó ở đáy ly. Dường như nó quẫy nhẹ như muốn tuột khỏi tay ông. Cảm giác chưa từng có ấy thoáng qua rất mau, và Thuật cho rằng có lẽ vì hai độ nhậu dữ dằn ở hai điểm khác kéo dài từ mười giờ sáng cho đến giờ, đã làm ông run tay. Nhưng vừa cho nó vào miệng, thì rõ ràng nó lăn lên lưỡi của ông và tuột vào yếu hầu, rồi dường như dừng lại ở thực quản. Ngay lúc đó, ông đã nghẹn thở mất mấy giây. Ly rượu tống tiễn nó vẫn không làm ông thấy cổ họng mình thông suốt, như có gì cứ nghèn nghẹn trong đó. - Ủa sao anh Hai không nhai nó? Một tên đàn em vọt miệng hỏi. Thuật trấn tĩnh rất nhanh, giả lả: Thôi mày, cho lẹ đặng nhậu cho rồi. Dô đi! Bữa tiệc hào hứng với đám chiến hữu thân thiết và các em nhân viên mặc quần sọc, áo thun lỗ tận tình phục vụ, đã làm Thuật quên ngay cảm giác khác thường ấy. Cái quán này vốn có biệt tài đó. Vào đến đây, chuyện quốc gia trọng đại gì nữa, người ta cũng quên hết, nói chi đến cái chuyện cỏn con không nhai được tim rắn! Em nào cũng thơm như múi mít, ngồi sát rạt trong vòng tay, nâng từng ly bia, đút từng miếng mồi cho mình, còn hai tay mình thì cứ tự do như chưa bao giờ được tự do như vậy. Rồi kết thúc bữa tiệc, anh thích thì em chiều, phòng riêng tại chỗ, có máy lạnh, giường đệm... Hố hố, có ********* nào mà chẳng mê tít mắt! Thuật thường kết thúc hành trình một ngày nhậu của mình tại cái quán hẻo lánh này, chính là vì vậy. Ðể cho đầu óc nó thoải mái, đặng hôm sau mới làm việc tốt được. Chiêu đãi người ta nhân vừa "trúng" lớn, Thuật cũng dẫn lên đây. Mà được trả ơn, Thuật cũng gợi ý đến điểm "vui vẻ" này. Ai theo Thuật đến lần đầu, sau đó thảy đều giơ một ngón tay cái: Ông anh đúng là số một! Ngay chính vợ Thuật, Thuật cũng đã đưa lên đây. Từ lâu bà đã sợ Thuật như sợ cọp, vậy mà gần đây, chịu hết nổi, dám sinh chuyện cự nự: Ông đi đâu mà đi hoài, đêm nào cũng một hai giờ sáng mới về? Vừa vừa thôi, ít ra ông cũng phải tôn trọng tôi phần nào chớ! Rồi uy tín làm việc của ông nữa. Cái ghế ông ngồi không phải là muôn đời đâu. Lúc đó là năm sáu giờ chiều, Thuật ghé về nhà tắm rửa và thay quần áo lịch sự, ngồi chờ một thằng bạn đến kéo đi "tham quan" nhà hàng nổi một lần cho biết. Cú điện thoại hẹn lại giờ chót của thằng bạn, cộng với lời cằn nhằn của vợ con, bất ngờ làm Thuật nổi điên. Ông kéo tay vợ ra xe: Bà muốn biết tôi thường đi đâu phải không? Ðược rồi xin mời bà đi theo tôi! Ban đầu, các em thấy Thuật đi với vợ, chỉ dám thập thò sau quầy ngó ra. Thuật ngang nhiên gọi một lúc sáu em ra ngồi cùng bàn, ôm hôn mỗi em một cái ngay trước mặt vợ. Bà chủ quán đi ra, chào Thuật bằng kiểu chào thường lệ; đứng sau lưng, đặt hai bàn tay lên vai Thuật, cúi xuống cọ má với Thuật. Vợ Thuật xanh mét cả mặt mày, muốn ngất xỉu. Thuật rút tiền bo cho mấy em, rồi đuổi hết cả đám đi, xong mới nói với vợ: Bà thấy chưa, ở đây chúng nó đẹp như vầy, trẻ như vầy còn bà già còm, lép kẹp như vậy, có biết mắc cỡ hay không mà đi ghen với tụi nó? Biết điều thì cứ ngậm miệng, mỗi tháng tôi phát tiền cho dư xài. Tôi còn ở với bà là phúc đức lắm rồi. Lộn xộn tôi dẹp luôn, cho treo mỏ cả lũ. Còn cái ghế tôi ngồi hả? Chắc hay không thì tôi tự biết, nhưng bà ráng mà cúng bái hàng ngày cho nó. Nghe chưa? Thuật điềm nhiên ngồi ăn cho hết bữa, trong lúc bà vợ chạy ra ngoài vườn nôn thốc nôn tháo những miếng ăn vừa nuốt. Lần "giáo dục" kiểu đó đã có hiệu quả thấy rõ. Một tuần sau, vợ Thuật đến cơ quan tìm ông giữa trưa. Cửa phòng giám đốc chỉ đóng chứ không có khóa, vì đố thằng nào dám ngang nhiên bước vào! Thuật và một cô nhân viên đang ôm nhau trên chiếc đi văng dành cho giám đốc nghỉ trưa. Thấy vợ Thuật, cô gái sợ hãi toan vùng dậy. Thuật ghì cô ta lại, nói cứ bình tĩnh, không việc gì phải sợ. Rồi ông quay qua đuổi vợ về, mắng vợ là bất lịch sự, vào phòng không biết gõ cửa. Vợ Thuật chỉ nói được một câu: "Rồi trời sẽ tru đất sẽ diệt ông!", rồi run lập cập đi ra. Thuật cười hô hố. Bữa tiệc vẫn tiến hành náo nhiệt, mới đó mà đã qua thùng bia thứ ba. Hai tay Thuật giang ra ôm hai cô. Miệng Thuật thỉnh thoảng há ra để ực bia, để táp mồi, để cười khùng khục, để quay qua quay lại hôn hít trên mấy cái má hồng mịn màng thơm phức. Cứ mỗi lần đến đây. Thuật lại có cảm giác mình đang làm vua. Có đêm, Thuật kéo luôn năm em vào một phòng, quần nhau cho tới sáng. "Nhất dạ đế vương" cũng sướng đến đó là cùng! Hôm nay là ngày Thuật trúng lớn, vừa đẩy được mấy tấn nguyên liệu còn tốt mà Thuật chạy được quy thành phế liệu, nhậu hết cái nhà hàng này còn được, nói gì đến cái bàn tiệc chục thằng này. Dzô đi, dzô nữa đi! Còn bao nhiêu bia, nhà hàng cứ đem hết ra, cho tụi này tắm bia một bữa nhớ đời! Thằng Thuật này đã từng chi ba triệu cho một bữa tiệc ở đây, bằng lương một tháng của cả văn phòng xí nghiệp cơ mà! Tên kế toán trưởng hơi chợn, nhắc Thuật nên giữ lại một tấn cho bọn công nhân có việc làm, chứ hổm rày chúng nghỉ việc ăn 70 phần trăm lương, kêu trời như bọng rồi! Thuật trợn mắt, nói đồ ngu, ai có phần nấy. Người nào đã chịu nhiều gian khổ, sống chết, thì bây giờ phải được hưởng. Còn số thằng nào mạt thì ráng mà chịu. Ðời này, ai ăn được thì cứ ăn. Ðã chấp nhận cuộc chơi mà còn bày đặt chuyện lương tâm! Nỗi lo gợn lên, vào đúng lúc Thuật kê miệng húp chén cháo rắn được em Trinh bưng lên mời. Giữa ngực ông bất chợt nhói một cái đau đến nín thở. Kẹt cả hai tay, Thuật lắc đầu dùng cằm đẩy chén cháo ra. Cái gì mà đau như vậy? Thuật đổ mồ hôi khi cảm nhận dường như nó đang cựa quậy. Nãy giờ, bao nhiêu là bia là mồi tống xuống, vậy mà nó vẫn kẹt lại ở khoảng giữa ngực sao? Thuật bỗng thấy nhợn nhạo trong họng. Ông cố trấn tĩnh, từ từ đứng dậy, gạt hai em, bước ra vườn. Ðến sau một gốc cây khuất, ông đưa mấy ngón tay vào miệng, móc họng cho ói ra hết những gì vừa ăn uống. Ðó là một động tác quen thuộc mỗi khi Thuật muốn hồi phục để có thể ngồi tiếp tục chiến đấu trong những độ nhậu kéo dài. Nhưng lần này không phải do ông thấy mệt, mà là để tống cái của nợ đáng sợ kia. Hoàn toàn yên tâm, Thuật bước vào bàn nhậu đầy khí thế trở lại. Mọi việc tiếp tục diễn biến bình thường. Thuật nói nhỏ vào tai Trinh, tối nay, anh chọn em làm hoàng hậu đó nghe. Trinh giả bộ trợn mắt, rụt vai, lè lưỡi. Cái lưỡi hồng dẻo quẹo đầy hứa hẹn, vậy mà làm Thuật liên tưởng đến cái lưỡi thở phì phì giận dữ của con rắn khi nãy, lúc nó đang bị lão đầu bếp lôi vào trò đùa trước khi chết. Cái nhói đau thứ hai xảy ra khi Thuật đã nằm trên giường, nhìn Trinh đang uốn éo cởi quần áo dưới ánh đèn hồng. Ông thánh cũng phải chào thua trước thân hình tuyệt mỹ của cô gái được phong làm hoa hậu ở quán này, vậy mà Thuật vẫn nằm yên, tay đè lên ngực. Máy lạnh chạy rì rì mà mồ hôi Thuật vẫn vã ra, ướt cả mặt đệm. Ịch ình, ịch ình, ịch ình... Ðó là lần đầu tiên trong đời, Thuật nghe thấy những âm thanh quái đản ấy. Nó dội lên trên đỉnh đầu, rồi cứ thế bục ra. Ịch ình, ịch ình, ịch ình... Rồi Thuật nhìn xuống bụng, chợt ré lên một tiếng, lồm cồm ngồi dậy. Ông vừa trông thấy đầu con rắn quặc qua quặc lại giữa hai đùi mình. Thuật đưa tay bật đèn nê-ông, lúc đó con rắn biến mất. Ông nhìn quanh quất. Còn Trinh thì co rúm người, nhìn ông bằng con mắt sợ hãi. Gì vậy anh? Ịch ình, ịch ình, ịch ình... Thuật thở dài, tắt đèn, ôm lấy Trinh: Không có gì. Khoảng vài phút sau, Thuật thở dài, xô Trinh ra, nằm vật xuống. Thôi, hôm nay cho em nghỉ. Ngủ đi. Trinh nằm xuống bên Thuật, và chỉ vài phút sau, cô đã ngủ ngon lành. Trong khi đó, tiếng đập ồn ào trong ngực Thuật vẫn cứ vang lên đều đặn. Ịch ình, ịch ình, ịch ình... Ở chỗ giữa ngực ông, có cái gì đó cứ nhô lên thụt xuống. Thuật úp hai bàn tay đè mạnh lên chỗ đó. Nó vẫn cứ phập phồng dưới tay ông. Ịch ình, ịch ình, ịch ình... Thở hổn hển, Thuật ngồi bật dậy, kinh hoàng khi nhìn rất rõ giữa ngực mình nổi hẳn lên một khối u nhỏ. Thật nhanh, Thuật chộp lấy nó, nghiến răng bóp mạnh. Ông cảm thấy như nó đang vỡ ra bên trong ***g ngực mình. Một cảm giác đau chết người ập đến. Thuật lăn ra giường cố gắng lết đến bên Trinh, ông cố gắng vươn tay ra định chạm vào người Trinh để gọi cô dậy nhưng đã kiệt sức... Sáng hôm sau, Trinh thức dậy thấy Thuật đã chết cứng đơ từ hồi nào. Khi đem xác của Thuật đến bác sĩ pháp y thử nghiệm thì các bác sĩ đều kết luận rằng Thuật chết vì nhồi máu cơ tim. Ngực ông bị tím bầm, nổi hằn những vệt móng tay của chính ông cào cấu. Nhưng khi giải phẫu tử thi, mọi người chứng kiến đều rởn tóc gáy khi thấy ở giữa ***g ngực trái tim của Thuật là một trái tim nhỏ xíu, chỉ bằng đầu ngón tay, đã bị bóp bể ra làm hai. Nguyễn Ðông Thức Tháng 5, 1990.
    P/S :
    Vào khoảng gần cuối thập niên 1980, các quán ?obia ôm? bỗng dưng mọc lên ở TP.HCM và phát triển ào ạt do tính chất vừa hấp dẫn khách hàng vừa siêu lợi nhuận của nó. Ngừơi dân thường khó lòng vào các quán này bởi giá cả quá cao cộng với tiền ?obo? nặng tay cho các con gà móng đỏ. Gần như đây chỉ là nơi giải quyết nhu cầu tửu sắc của những người thừa tiền, đáp ứng chuyện ?ochung chi? ápphe móc ngoặc, ăn mừng ?otrúng quả?, bồi dưỡng ?ocác anh?? Bia ôm đã góp phần làm tha hóa nhiều cán bộ nhà nước, làm tan vỡ nhiều mái ấm gia đình. Truyện này đã được viết sau vụ Đường Sơn quán khá rùm beng lúc đó.Tôi xin tặng Trái tim con rắn cho Hoàng Linh, cựu phóng viên từng sáng chói của báo Tuổi Trẻ (đã giúp tôi tự liệu để viết truyện này), giờ đang ngồi tù vì sau một thời gian gan lì dấn thân vào chốn xã hội đen để viết những bài phóng sự ngồn ngộn thực tế, cuối cùng chính thằng em đã bị sa chân vào vũng lầy! Nhớ ngày nào Linh từng ước mơ sẽ là một nhà văn và tôi đã khuyến khích em vì tin vào vốn sống và bút lực ấy. Thú thật là Linh đã đưa tôi đi nhậu với Năm Cam đôi lần để giúp tôi tiếp cận tìm hiểu về cuộc đời của ông trùm hầu làm tư liệu viết lách sau này ( Năm Cam đã kể tôi nghe về gần trọn cuộc đời ông, từ lúc mới 15 tuổi đã dám cầm dao đâm chết người?) Lúc đó tôi đã khuyên Linh phải rất rất cẩn thận vì em đang chơi với một con dao hai lưỡi. Thật đáng tiếc là Linh đã không đủ bản lĩnh.Tôi muốn nhắc lại với Linh rằng, chuyện vấp ngã trong đời không phải là cái đinh gì ( cùng vấp ngã với Linh còn có bao cán bộ lừng lẫy kia mà!). Quan trọng là sau khi vấp ngã người ta đứng dậy và đi tiếp như thế nào. Tôi mong Linh ?" sau một thời gian tĩnh tại nhìn lại mình - sẽ vể đời và thực hiện tiếp ước mơ ngày nào. Nếu có đủ nghị lực, tôi tin em sẽ thành công.( Nhân đây cũng xin tặng luật sư Nhan Thành Quế, đàn anh của tôi ở trung học Võ Trường Toản Saigon, không hiểu sao cứ nói đến tôi là anh lại nhắc Trái tim con rắn).
    __________________
     
  8. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0
    LY HÔNTrái với sự lo xa của vài người bạn, bữa tiệc nhỏ chia tay của hai vợ chồng Thạch - Ngọc lại diễn rất thân mật, vui vẻ. Đã khá lâu rồi, hôm nay Ngọc mới trổ tài nội trợ cho một bữa tiệc khoảng mười người, tất cả đều là bạn thân nhất của Thạch và Ngọc. Năm năm trước, họ đều có mặt đầy đủ trong đám cưới hai người. Dĩ nhiên họ cũng, người thì qua một tấm thiệp nhỏ đính kèm món quà, người thì qua lời phát biểu trên micrô, đều thành thât chúc mừng Thạch - Ngọc sẽ sống bên nhau trăm năm hạnh phúc, mặc dù nếu lời chúc đó mà thành hiện thực, thì Thạch sẽ thọ đến 128 tuổi, còn Ngọc 125. Năm năm sau, họ lại cũng có mặt trong bữa tiệc này, và lại cũng rất thành thật chúc mừng Thạch và Ngọc đã chia tay rất đúng lúc, hợp pháp, êm đềm.Có lẽ tận đấy lòng, họ không vui, nhưng người nào cũng cố tỏ ra tự nhiên, nhiệt tình. Vả lại, tất cả đều đã làm hết cách để mong hàn gắn hai người rồi. Chính bữa tiệc hôm nay, sở dĩ có, cũng do sự đồng lòng đề nghị và nhiệt tình tham gia tổ chức của họ, có thể coi như một cố gắng cuối cùng của đám bạn đáng quý này.Võ phát biểu sau khi nuốt một miếng lớn bò beefsteak:- Thú thật tôi chưa hề thấy vợ chồng nào chia tay nhau mà lại làm tiệc đãi bạn bè đàng hoàng như Thạch - Ngọc. Đây là một bài học rất hay mà có thể tôi sẽ bắt chước.Minh, vợ Võ, lườm chồng:- Anh muốn lắm phải không? Muốn thì ngày mai tôi đãi trước cũng được, thủ tục còn lại làm sau!Võ xanh mặt, chắp tay làm bộ vái vợ:- Trời ơi, tôi giỡn chút không được sao bà? Không có bà thì làm sao tôi sống được!Cả bàn tiệc cười ồ. Trọng hỏi, khi tiếng cừơi đã dứt:- Các bạn có đồng ý với tôi sắp tới, một trong những điều mà Thạch tiếc đầu tiên sẽ là? những bữa ăn ngon như thế này không?Việt, ngừơi đàu tiên có sáng kiến tổ chức buổi họp mặt hôm nay, mới uống nửa ly mà mặt đã đỏ gay, cãi:- Tôi nghĩ là ông Thạch sẽ tiếc nhiều thứ lắm, chứ không phải chỉ chuyện ăn uống tầm thường đâu. Thí dụ như?cái này không phải rượu nói đâu nghen. Xin lỗi chị Ngọc chứ, năm năm nay tôi thấy chị chẳng già đi chút nào cả. Vẫn trẻ trung, tươi tắn và?hôm nay thì càng đẹp tuyệt!Thạch lườm Việt. Thằng này đã thành tật, cứ rượu vô là phát ngôn thoải mái, chẳng nể ai cả. Nhưng lần này, Thạch liếc qua Ngọc. Coi bộ nó nói đúng. Hôm nay Ngọc đẹp thật. Lần đầu tiên sau cả một thời gian dài ít ngắm nhìn vợ, Thạch thấy rất rõ điều đó.Ngọc hơi đỏ mặt:- Các anh khen tôi làm gì? Đâu phải cứ nấu ăn ngon và đẹp là giữ được chồng đâu!Mai, bạn gái của Ngọc, còn độc than và có nhiều hiện tượng đang rất muốn có chồng, tò mò hỏi:- Vậy cái gì mới giữ được chồng chị?Trọng bật cười ha hả:- Hỏi cho nó đàng hoàng! ?oGiữ được chồng chị? nghĩa là sao? Coi chừng tôi hiểu lầm là cô Mai muốn tiếp tục nhận giữ ông Thạch thay cho Ngọc đấy!Bữa tiệc vui vẻ quá. Thạch thấy thoải mái lắm. Anh lại liếc sang Ngọc, thấy người mà về mặt nguyên tắc nay chẳng còn gì dính dáng đến mình nữa này cũng đang có vẻ tươi tỉnh lắm, chẳng có chút buồn nản hay cau có, khó ưa như trước đây.Hữu lại đặt vấn đề: - Hồi đám cưới Thạch - Ngọc, lúc tặng quà, tôi có nói là bao giờ hai người không ở với nhau nữa thì phải trả lại cho tôi, vì công tôi đi tìm quà cực quá! Anh Thạch cam kết sẽ không bao giờ có chuyện đó, vậy mà bây giờ lại để cho nó xảy ra! Tôi đề nghị hai người phải đền lại món quà cho tôi.Thạch cười ngượng ngập:- Được rồi, được rồi! Bao giờ ông có vợ tôi sẽ tặng lại cho ông một món quà y chang như vậy.Hữu kêu lên:- Sao lại một món? Hai chứ! Quên rồi à!Thạch lúng túng nhìn Ngọc cầu cứu. Ngọc làm lơ, quay sang Mai trao đổi chuyện riêng. Hữu vẫn không tha:- Thấy chưa? Ông có nhớ gì đâu? Tôi có đọc ở đâu đó câu này: ?oNgừơi nào có trí nhớ không tốt thì sẽ hiếm khi giữ được hạnh phúc gia đình?. Đúng thật! Mai hỏi lại:- Sao vậy?- Bởi vì ngừơi đó sẽ không nhớ được bao nhiêu kỷ niệm đẹp đẽ của hai ngừơi, và vì vậy, sẽ không thể dễ thông cảm và tha thứ cho nhau được khi những gì không vừa ý sẽ lần lượt xếp hàng hiện ra trong cuộc sống chung.Thạch và Ngọc cùng cúi mặt. Thấy vậy, Quang, phóng viên ảnh của một tờ báo, cũng bắt chước Hữu, tuyên bố:- Sẵn ông Hữu đòi lại quà, tôi cũng có ý xin trình bày ra đây. Tôi là người đã chụp ảnh đám cưới Thạch - Ngọc, cảnh mà tôi chụp đạt nhất tới giờ trong lịch sử chụp đám cưới của tôi, là cảnh hai ông bà đeo nhẫn cho nhau. Năm ấy tôi lấy tấm ảnh gửi dự thi ảnh nghệ thuật, với cái tên ?oCuối cùng của một tình yêu?. Ảnh bị loại ngay vòng đầu vì cái tựa không phù hợp, so với vẻ mặt hí hửng của hai người. Bây giờ nghỉ chơi nhau rồi thì trả lại nhẫn cho nhau đi, để tôi chụp lại, chắc hợp hơn. Tôi vẫn còn mê cái tựa đề đó lắm.Thạch và Ngọc nhìn nhau. Thật ra hai cái nhẫn đều do Ngọc đi mua, có đo tay mỗi người cẩn thận. Bây giờ?Chẳng lẽ lại cởi ra trả nhau trước mặt mọi người? Ngọc lén đưa tay xuống dưới bàn, thử rút nhẫn ra, nhưng không sao làm được chuyện đó. Năm năm với nhiều công việc nội trợ cực nhọc đã làm tay Ngọc to ra rồi. Thạch cũng vậy. Từ ngày lấy vợ, anh mập hơn. Những bữa cơm đúng giờ, ngon miệng. Anh sống điều độ hơn, ít đi nhậu bạt mạng như trước, sáng có điểm tâm đàng hoàng, không sang nhưng có thể đi làm với cái bụng no. Chiếc nhẫn bây giờ có muốn rút ra chắc cũng tốn ít nhiều xà phòng.Quang tinh mắt tiếp:- Tháo nhẫn không ra rồi phải không? Dễ gì, thấy chưa? Đâu phải không có lý do khi người ta đã chọn cái nhẫn làm vật ràng buộc đời nhau. Thường thì mang vào bao giờ cũng dễ mà tháo ra thì rất khó.Thấy Thạch và Ngọc có vẻ buồn buồn, Võ nâng ly:- Thôi, chuyện gì đến, đã đến. Dù sao chúng ta cũng hãy nâng ly mừng Thạch, Ngọc. Trong khu tập thể này, phòng tôi sát phòng Thạch, Ngọc. Tôi xin xác nhận với các bạn là cả hai đã không sống được với nhau hạnh phúc như chúng mình và chính họ từng mong muốn.. Thật vậy, trong chuyện này chúng ta không thể trách ai cả. Có nhiều điều mâu thuẫn, thậm chí nhiều cá tính trái biệt nhau, chỉ bộc lộ trong quá trình chung sống, không thể lường trước được. Như bà vợ tôi chẳng hạn. Tới giờ thì nội cái chuyện bả thích ăn thịt hay ưa gặm xương, tôi cũng chưa biết được.Minh trợn mắt nhìn chồng:- Anh này! Nói năng gì kỳ vậy?Mai lại hỏi:- Sao lạ vậy anh Võ?Võ tỉnh queo:- Thì hồi chưa cưới, đi đâu ăn tiệc với nhau, tôi gắp thịt cho bả, bả đều?dứt đẹp. Đến khi ở với nhau rồi, nhất là từ lúc có con, vào bữa cơm, bả cứ lén gắp xương ăn. Nhưng rồi đi ăn tiệc ở đâu khác, thí dụ như hôm nay chẳng hạn, bả lại ?ochơi? toàn là thịt! Kìa trong chén còn nhiều ghê chưa? Vậy bả thích ăn cái gì? Tôi cũng chưa biết. Và ông Thạch thử trả lời coi bà Ngọc thế nào? Có cũng khó hiểu như vậy không?Mọi ngừơi cùng cười, nhưng Thạch hiểu Võ, cũng như các bạn nãy giờ, đều bằng cách này cách nọ muốn anh suy nghĩ lại. Anh nhớ đúng là Ngọc luôn nhường nhịn anh trong những bữa ăn, trong cuộc sống chung, cho đến một lúc anh coi chuyện đó là bình thường, chẳng để ý đên nữa.Việt rót đầy một ly bia, bưng hai tay đưa cho Thạch:- Thôi, dẹp ba chuyện đó đi, giờ này mà còn dễ hiểu, khó hiểu gì nữa! Hai ông bà cùng uống với nhau một ly cuối đi. Mỗi người năm mươi phần trăm!Thạch và Ngọc đứng lên, không dám nhìn vào mắt nhau. Thạch nói:- Em uống trước đi. Chạm môi thôi cũng được.Ngọc cầm ly, tay run làm sóng sánh một ít ra ngoài. Cô nhớ lại trước kia, trong lần đầu uống với nhau như vậy, Thạch lựa ngay chỗ cô chạm môi, uống cạn ly một cách ngon lành và khen chưa bao giờ được uống rượu ngọt và thơm như vậy.Họ nhìn nhau. Ngọc thấy có vài sợi tóc mai của Thạch đã bạc. Cuộc sống của ngừơi đàn ông là để cho xã hội, cho công việc? Còn Thạch, anh cũng thấy ở đuôi mắt Ngọc đã rạn những nếp nhăn nhỏ hình chân chim. Trong đó, có nếp nhăn nào đã hình thành từ những đêm Ngọc mòn mỏi thức đợi anh đi chơi với bạn bè về quá khuya? Cả hai cùng thấy xót xa, cùng không còn nhớ gì nữa về những muộn phiền, cay đắng mà hai người đã dành cho mình.Mấy tháng rồi hai người mới đứng gần nhau như vậy. Trong khi chờ đợi hoàn tất thủ tục ly hôn, họ đã sống ?oly thân tại chỗ?. Căn phòng bị ngăn đôi ở giữa bằng một tấm màn dày. Họ không còn ăn cơm tối và điểm tâm với nhau nữa. Cơ quan Ngọc có tổ chức nấu ăn trưa. Chiều về, cô ghé phòng Mai cùng ăn tối. Sáng cô đi sớm, chẳng biết có ăn gì không. Cái bếp dầu hôi và bếp điện của hai ngừơi nguội ngắt, lạnh tanh, chỉ còn dùng vào việc nấu nước uống, có khi hai ngày chưa hết một ấm. Tình trạng đó cũng làm bạn bè ngại, không dám đến.Thạch uống cạn ly, thấy ngừơi lâng lâng một cảm giác vừa sảng khoái, vừa buồn nản. Những người bạn cũng cùng cạn ly. Quang bấm mấy ?opô? hình. Miệng ai nấy cùng cười toe toét, chẳng khác gì đây chính là ngày cưới của Thạch và Ngọc. Thạch có cảm tủơng như vậy. Dường như năm năm trời chỉ là một cái chớp mắt. Dường như Ngọc đứng kia, đang chia tay với bạn bè, để rồi sẽ quay vào với anh, sẽ hổ thẹn úp mặt vào vai anh khi anh hấp tấp bế bổng cô lên đi vào phòng trong?Ngọc đi ra, tiễn khách xuống tận chân cầu thang. Cảm thấy hơi chếnh choáng, Thạch ngồi lại, với chiếc bàn ăn bừa bãi chén đĩa và nhũng chiếc gạt tàn đầy ắp những mẫu thuốc hút dở tắt ngúm. Vừa mới đầy người, đầy tiếng cười nói ồn ào, căn phòng bỗng yên tĩnh trống vắng một cách lạnh lùng. Thạch đốt một điếu thuốc, thấy tay mình run run. Anh đưa mắt nhìn một lượt suốt căn phòng. Tối nay, Ngọc đã tháo tấm màn ngăn đôi nên nó bỗng rộng hơn rất nhiều, và mấy tháng rồi, Thạch mới thấy tấm ảnh mà Quang gọi là ?oCuối cùng của một tình yêu? vẫn còn treo y chỗ cũ, phần bên Ngọc ở. Đúng là cả hai gương mặt trong ảnh biểu lộ một hạnh phúc tràn trề. Ai, trong hai ngừơi, có lỗi về cái kết thúc của ngày hôm nay?Ngọc vào, hai ngừơi ngồi lại ở bộ salông nhỏ, uống trà. Đúng thứ trà Thái Nguyên pha đậm theo ?ogu? của Thạch, nhưng hương trà vẫn không thơm bằng hương ngừơi Ngọc thoảng sang. Thạch buột miệng:- Dầu thơm gì có mũi dễ chịu quá!- Soir de Paris. Em mới mua.Thạch nhướng mắt nhìn Ngọc như một lời dò hỏi.Trong cuộc sống chung trước đây, lúc đầu lãnh tiền được bao nhiêu, Thạch đều đưa hết cho Ngọc. Rồi thỉnh thoảng anh lại lấy lại chút ít để uống cà phê, hút thuốc, đi chơi với bạn. Riết rồi anh tự động giữ lại một khoản, chỉ đưa phần gọi là thu nhập chính cho Ngọc, cũng là phần ít nhất. Ngọc chẳng nói gì mà Thạch thì thấy ăn uống trong gia đình vẫn vậy, nên cũng yên tâm. Anh vô tình đâu hiểu Ngọc dường như không còn tiêu xài, may sắm gì cho riêng mình nữa từ ngày về sống với anh. Cũng có lúc anh thấy Ngọc hơi luộm thuộm, không còn ?omát mắt? như trước, nhưng anh chỉ cho là tại Ngọc quá lu bu công việc. Vậy thôi!Mấy tháng qua, Thạch mới ngạc nhiên khi thấy toàn bộ thu nhập của anh chỉ dùng vào việc ăn uống thôi cũng muốn không đủ. Thu nhập của Ngọc chắc chắn không cao hơn anh. Trước kia, cô đã làm thế nào để vẫn lo cho anh được chu đáo đến từng ly cà phê sáng như vậy?Ngọc hiểu cái nhìn của Thạch, trả lời:- Em đuợc thửơng sáng kiến và được tăng lương nữa.Thạch lại chợt phát hiện, trứơc giờ mình quá ít để ý đến công việc của Ngọc, đến nỗi anh hơi bất ngờ khi nghe tin Ngọc được thửơng sáng kiến. Hoá ra có những cố gắng vươn lên bên trong con ngừơi thân thiết nhất với mình, mà sự vô tâm làm cho mình không nhận ra. Kỳ lạ. Đó là sáng kiến gì vậy? Chưa nói là vợ chồng, hai ngừơi ở chung nhà mà còn không biết những chuyện như vậy của nhau thì đáng trách thật!Thạch băn khoăn:- Mai mốt em tính sao?- Đây là nhà ở tập thể của cơ quan anh. Em định ở nhờ anh vài bữa rồi sẽ dọn đến cùng ở tạm với Mai.Thạch đã biết căn phòng nhỏ như cái lỗ mũi của Mai. Anh vội nói:- Về việc đó thì em khỏi lo, cứ ở lại đây đi. Anh sắp đi học hơn một năm, không ai lấy phòng lại đâu. Ngọc nói nho nhỏ:- Thôi, ở đây buồn lắm?Cả hai cùng im lặng một lúc, và ngạc nhiên khi nhận thấy sự lúng túng và nguợng nghịu của chính mình, như thể họ là hai ngừơi chưa hiểu gì về nhau và mới làm quen với nhau trong buổi tối nay.Thạch lại hỏi một câu?ngoài lề:- Cái áo này em cũng mới may bằng tiền thưởng à?- Đâu có, áo này em may hai năm rồi. Kỳ đó em may tính mặc trong ngày sinh nhật, để đi chơi với anh, nhưng hôm đó giờ chót anh lại bị đi công tác xa đột xuất, rồi lu bu hoài không có dịp mặc.Thạch nhớ lại, lần đó anh lo cho công việc quá, đã quên không mua quà sinh nhật cho Ngọc. Anh biết mình sai, nhưng sau đó, thấy Ngọc không nói gì thì cũng?cho qua, chặc lưỡi nghĩ: ?oVợ chồng còn cả đời ở với nhau!?Anh làm sao hiểu được, dù Ngọc không nói gì, những trong lòng người vợ trẻ ấy đã buồn tủi thế nào, và những vết rạn nứt báo hiệu sự đổ vỡ bắt đầu hiện ra từ dạo ấy. Khi nghĩ ?ocòn cả đời với nhau?, anh cũng không hiểu ?ocả đời? ấy chính là sự góp nhặt, chắt chiu, vun vén của từng ngày từng giờ. Và sự thờ ơ sẽ giết chết tình yêu cũng dễ dàng không thua gì sự dối trá.Thạch nghe như Ngọc vừa thở dài. Hay đó là tiếng thở dài của anh?( 18 -10 ?" 1985 )
    Bạn sẽ không tin trên đời này có đôi vợ chồng nào khi ly hôn lại làm tiệc đãi bạn bè.Sự thật thì tôi đã từng đi nhậu ít nhất là năm lần tiêc chia tay của một đôi bạn ?" cùng trong giới nghệ sĩ. Họ yêu nhau nhưng vì nhiều lý do đã không thể đến hẳn với nhau được. Mấy lần làm thiệp cưới lại bỏ, rồi lại mấy lần chia tay chia chân?Không hiểu sao tôi cứ được mời làm nhân chứng, mà duy nhất chỉ một mình tôi thôi, chia tay hay tái hồi đều có mặt để cùng nhậu. ( có lẽ do tôi luôn hết sức dễ chịu, chỉ biết ngậm miệng mà nhậu, không bao giờ có ý kiến ý cò, vì nghĩ chuyện tình củm là chuyện riêng tư của mỗi người, đâu thể đứng ngoài mà khuyên bảo hoặc phê phán ai được?).Cuối cùng thì đôi bạn ấy vẫn xa nhau, cũng như đôi vợ chồng trong câu chuyện này, tôi tin dù có tiếc nuối cách mấy thì rồi cũng sẽ vậy thôi. Nước đổ rồi khó hốt lại được, mọi sự níu kéo nghĩ cho cùng chẳng ích lợi gì.Truyện này được chọn tặng một người bạn thân ?" nhà văn Đoàn Thạch Biển ?" vì anh luôn nhắc đến nó, xem như một thành phẩm hạng top của tôi! Và dĩ nhiên trước anh, là để tặng đôi bạn nghệ sĩ đến giờ vẫn còn thân thiết với tôi. Xin được phép giấu tên cả hai vì nay ai cũng đã có gia đình riêng êm ấm cả rồi!
     
  9. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0
    TỐI NAY CÓ VIỆC KHÔNG VỀ NHÀTrương Kiện Bằng - Hồ Túc ThanhNguyễn Lệ Chi tổng hợp ?" Biên dịchCHO TÔI MỘT LÝ DO VỀ NHÀCó người nói: Nếu cho thang điểm 100, hôn nhân của tôi có thể chấm 80 điểm, 20 điểm còn lại, tôi cần được bù đắp ở bên ngoài.Có người nói: Với gia đình tôi chỉ có trách nhiệm, không có tình yêu. Vì con cái và lương tâm, tôi không ly hôn, nhưng tôi không thể lừa dối tình cảm của mình. Có người nói: Đây chỉ là một khúc nhạc lãng mạn chen ngang. Tôi không đi quá đà, vậy tội gì bắt mình kham khổ thế?Có người nói: Tôi biết thừa anh ấy nhất định có những chuyện đó ở bên ngoài, nhưng có thể làm được gì nào? Đó là cái giá tất yếu khi tìm phải một người đàn ông xuất sắc. Nếu không, bạn cứ việc đi tìm một thằng cha ngu đần đi. Có người nói: Hôn nhân của chúng tôi hiện nay chẳng còn nữa. Tuy tình cảm vợ chồng không đến nỗi nào, nhưng cũng đã ly thân. Muốn tôi trở thành goá phụ sống chăng? Hơn nữa anh ta cũng tự có cách giải quyết riêng.Có người nói: tôi phấn đấu bao năm qua, những gì phải cống hiến cho gia đình, tôi đều làm đủ. Bây giờ cũng phải cho mình hưởng thụ chứ? Chẳng phải mọi người xung quanh đều như vậy sao?Có người nói: Chỉ vớ vẩn thôi mà, chẳng qua đều là nam nữ bình thường, khoẻ mạnh, thỉnh thoảng có trật ra khỏi đường ray một chút cũng có gì ghê gớm đâu.Có người nói: Cuộc sống bình lặng tuy tốt thật đấy nhưng tẻ nhạt quá, cần phải thêm chút kích thích nữa. Trung thành và đạo đức tất nhiên đều quan trọng, nhưng cũng không thể hoàn toàn để nén tình cảm của người ta.Có người nói: Tôi biết anh ta mê tôi bởi sắc đẹp thanh xuân, tôi mê anh ấy bởi năng lực kinh tế và địa vị. Anh ta có tiền càng chứng minh được năng lực, càng tăng thêm sức quyến rũ. Tôi biết chúng tôi không thể bền lâu mãi mãi. Tôi cũng không cần thề thốt và danh phận. Giờ đây tôi có nhà, có xe hơi là tốt rồi.?Mỗi người khi làm việc gì đều có những lý do riêng. Rốt cuộc ai đúng, ai sai đây? Bản thân cuộc sống có đáp án chuẩn không??oTối nay có việc không về nhà? - nhiều người thường gọi điện thoại thông báo với người nhà như vậy.Bận, giao tiếp, đều là những lý do chính đáng thường gặp nhất. Nhưng vẫn còn một số lý do không thể nói ra:?oTớ không muốn về nhà."?oNhưng tớ cũng không muốn ly hôn. Vợ thì không đến nỗi, nhưng con cái thì sao?"?oHơn nữa, bố mẹ cũng phải lo lắng hộ, bạn bè đồng nghiệp sẽ đánh giá ra sao? Tuy nói việc ly dị ngày nay không còn là chuyện gì to tát nữa, nhưng cũng không đơn giản!"?oNhưng về nhà thì?, thật ra giờ đây tớ với vợ thật sự không còn tình cảm. Ngay cả cuộc sống ******** cũng rất hiếm hoi. Tớ thực sự đang thích X X. Bọn tớ nói chuyện rất hợp nhau, cảm giác về mọi mặt cũng rất tốt. Nhưng khi cả hai người đều đã ly dị, rồi lại lấy nhau, liệu có được cảm giác đó không? Chưa chắc."?oLàm thế nào bây giờ? Cứ sống như vậy chăng? Sống vì mình hay sống vì người khác? Trách nhiệm đối với người khác quan trọng hay hạnh phúc của mình quan trọng?..?Vậy ai thường không về nhà vào buổi tối? Xin thưa đó là những con người đang no đủ, ngụp lặn trên sân khấu xã hội. Phần lớn trong số họ đều có sự nghiệp vững vàng, có gia đình riêng, có văn hoá, có địa vị xã hội, có tư duy rất thực tế. Họ không giống như thế hệ trẻ: Không thèm để tâm tới hậu quả của trò chơi, cũng không buông thả và công khai. Đối với họ, đạo đức truyền thống có sức mạnh trói buộc rất chặt. Nhưng không thể phủ nhận rằng, họ cũng bị thu hút mạnh bởi những cuộc ngoại tình. Những người đàn ông tài hoa, thành công xuất sắc, những người đàn bà xinh đẹp? Họ cũng bị vấp phải những quyến rũ tình cảm đủ các dạng và những trận chiến không mấy khi chiến thắng. Họ rất coi trọng địa vị, thân phận và gia đình mình, nhưng vẫn có ý thức ngầm muốn bù đắp, muốn tự mình hưởng lạc cuộc đời. Trong sự giao thoa giằng xé của vô số yếu tố như bên trong và bên ngoài gia đình, khát vọng tình cảm, trách nhiệm đạo đức, sự nghiệp?, có người trong số họ được sung sướng, có người mê muội, có kẻ lì lợm, có người đâm bạo gan, có người buồn phiền?Dòng người như nước đổ, đi tới đâu cũng là bóng hình bận rộn của họ. Đèn đỏ rượu xanh không vùi được niềm vui và nước mắt của họ. Chiếc đèn cô độc trong đêm, họ đang kiếm tìm một chốn nương thân.Giày có vừa chân hay không phải chăng chỉ có riêng mình biết? Trai gái ở bên nhau có hạnh phúc hay không cũng chỉ có mình họ biết.Có thể tôi không thích cách sống của bạn, nhưng tôi không thể vứt bỏ cái quyền đeo đuổi hạnh phúc của bạn.Mỗi người đều có những cách lý giải riêng về hạnh phúc. Nhưng trong đó liệu có tất yếu phải toàn vẹn về trách nhiệm, ra sức giữ đạo đức và sự bình an trong lương tâm không?Dù sao đi chăng nữa, ngọn đèn trong gia đình vẫn phải là một ngọn đèn đứng gác ấm áp nhất trong đêm tối dài đằng đẵng.Tối nay có về nhà không? Xin mời !
    Sau đây là những bài viết của những người trong cuộc ?
     
  10. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0
    TẤT CẢ CHỈ TỪ CÁI NICKNAME(Tự thuật của Hứa Yến, 28 tuổi, biên tập viên một NXB ở Bắc Kinh)Tôi làm biên tập trong một nhà xuất bản. Công việc nhàn nhã, chỉ ở nhà đọc bản thảo, mỗi năm hoàn thành dăm đề mục, thu nhập bậc trung. Chồng tôi là phóng viên, bận tối mắt, suốt ngày đi phỏng vấn, thời gian ở ngoài nhiều hơn ở nhà. Cuộc sống vợ chồng xa cách như vậy đã bắt đầu từ năm thứ hai sau khi kết hôn. Do đó, chúng tôi chưa muốn có con, mặc dù rất thích. Nếu có con, chắc tôi không đến nỗi vô tích sự. Làm thế nào để giết thời gian? Lượn phố, đánh mạt chược, lên mạng, rồi dần dần mê chúng lúc nào không hay.Một cô bạn cùng đại học với tôi, hiện đang làm thư ký cho một doanh nghiệp nước ngoài, cũng rất mê mạt chược. Chồng nó là một cao thủ máy tính. Hai vợ chồng tan sở làm về, ai việc người nấy. Chồng lên mạng chơi game, vợ hẹn bạn đi đánh mạt chược. Hai vợ chồng đều rất tốt. Tôi thường đến nhà nó chơi nên cũng mê đánh mạt chược, thắng thua không quan trọng, vui là chính. Cũng tại đây, tôi quen với Quân Tử. Thắng bạc, Quân Tử mời mọi người đi ăn, chuyện trò vui vẻ. Cô bạn tôi tọc mạch: Quân Tử này, gần đây có thu hoạch được gì trên mạng không?Anh ấy đáp: Làm gì có, chỉ giết thời gian thôi. Nhưng gần đây có nói chuyện với một nickname, vui ra phết. Cô ta tên là gì nhỉ, đúng rồi, gọi là?, thôi để cho mọi người cùng đoán, rất thú vị. Mọi người ồn ã: Không đoán được đâu, tên trên mạng đủ trăm thứ bà dằn, cái gì mà chả có.Quân Tử nói: Có liên quan tới mạt chược, là câu mà bọn mình thường nói. Tên cô ấy là ?oChiếc móng tay mềm yếu?Mọi người đều cười, nói: Cô gái đó nhất định là một cao thủ mạt chược. Anh hẹn cô ấy tới chơi cùng chúng ta đi. Ngay cả ?ongón tay vàng, cổ tay bạc, móng tay mềm? mà cô ấy cũng biết sạch, thật không đơn giản. Cứ trò chuyện tiếp đi, hôm nào trói gọn rồi nhớ cho chúng tôi biết mặt?Lúc đó tôi chột dạ, đầu như nổ ?obụp? một tiếng : trời, đó là nickname của mình mà. Một lần đánh mạt chược, số đỏ, tôi thắng được rất nhiều tiền. Họ nói một câu nghe sướng, tay em thơm quá. Câu nói thật ngộ, tối về tôi không ngủ được, lúc lên mạng tiện tay thay luôn nickname nhảy bừa vào một phòng chat. Vừa vào liền có một lão túm lấy trò chuyện, khen lấy khen để tên em hay quá. Thực ra tên lão này cũng rất buồn cười, gọi là ?oLý mồm to không ăn đầu người?. Lão hỏi tôi có phải rất thích chơi mạt chược không, tôi lại hỏi lão mê Kim Dung hay Cổ Long. Tụi tôi cứ trò chuyện như vậy, huyên thuyên đủ thứ, từ phim Anh hùng Xạ điêu của Đài trung ương tới Quách Tỉnh, Hoàng Dung, Ác nhân cốc, Giang Tiểu Ngư? của bản phim làm năm 1983?Sau đó lên mạng, chỉ cần nhìn thấy đối phương là nhào tới liền. Nội dung tán chuyện chẳng ra sao, ngày càng dính dáng tới chuyện kia. Lão ta còn hẹn tôi gặp mặt. Tôi bề ngoài cự tuyệt nhưng trong lòng cũng thinh thích?Tôi giả vờ thờ ơ: Cái tên nghe hay đấy, thế nickname trên mạng của anh là gì?Quân Tử nhìn tôi. Mặt tôi đỏ bừng. Anh đáp: ?oLý mồm to không ăn đầu người?.Trời! Hay quá! Tôi kêu to rất khoa trương. Mọi người cũng tán tụng theo.Bữa cơm hôm đó ra sao, tôi ăn không thấy mùi vị gì nữa. Tim đập loạn xạ, luôn nghĩ: sao lại trùng hợp như thế? Cái lão ?oLý mồm to không ăn đầu người? kia giờ đang ngồi sờ sờ trước mặt tôi ăn cơm. Sao lại là anh ấy cơ chứ.Nhớ có một lần trên mạng, anh ấy hỏi tôi hình dáng ra sao, rồi ngọt ngào tự đáp nhất định tôi là một tiểu yêu tinh ai nhìn cũng yêu. Tôi liền hỏi, thế anh thì sao? Cái lão ?oác nhân cốc? cũng không kém cạnh gì với yêu tinh chứ? Anh đáp: Chẳng phải yêu quái với yêu tinh rất đẹp đôi sao? Tôi mắng, xua anh ấy đi tìm một ?omụ yêu tinh chẳng ra đàn ông cũng chẳng phải đàn bà? . Anh nói luôn mười mấy câu: ?oAnh yêu em, nhai sống nuốt gọn em?...Đầu óc tôi loạn xạ, không nói được gì, cố tọng từng miếng cơm vào mồm, lòng chua xót. Chợt ngẩng đầu lên, thấy Quân Tử cũng đang nhìn. Tôi thấy mình như một cô gái mới yêu lần đầu, má đỏ dừ như miếng vải đỏ?Tôi là người ít nhiều tin vào số phận, cứ cảm thấy rằng trong chốn mịt mùng có một bàn tay vô hình sắp đặt hết thảy. Rất nhiều lúc, tụi tôi đều có cảm giác ma đưa lối quỷ dẫn đuờng. Đó chính là số phận đã định sẵn.Bữa cơm hôm đó ăn xong, Quân Tử hỏi tôi sống ở đâu, rồi nói: Anh sống ở cổng Tây trường Bắc Đại. Nhà chúng ta cách nhau gần thế, lại tiện đường, để anh đưa em về. Anh ấy lái một chiếc xe hơi màu trắng. Trên đường, tôi cúi đầu, không nói câu nào. Quân Tử trêu: Thua rồi nên không vui chăng? Nghe mọi người nói em đâu phải dạng người đó?Tim tôi đập thình thịch. Anh ấy bật nhạc, mấy ca khúc cũ của Lạc Đại Hựu. Mấy ngày trước, Lạc Đại Hựu tổ chức live show ở Cung thủ đô, tôi đi xem một mình vì chồng không về kịp. Quân Tử nói anh ấy cũng đi xem, ngồi ở dãy ghế phía Bắc, còn tôi ngồi ở dãy ghế phía Nam. Có lần trên mạng, ?oLý mồm to không ăn đầu người? và ?oCái móng tay mềm yếu? từng trò chuyện về Lạc Đại Hựu.Thoáng một cái đã về tới nhà, tôi không mời anh ấy lên, chỉ lạnh nhạt nói một câu tạm biệt. Anh ấy nói chờ tôi vào trong nhà, bật đèn sáng rồi mới đi, sợ đêm hôm không an toàn. Lòng tôi thắt lại, nước mắt chỉ chực rơi xuống, anh ấy thật biết chăm sóc người khác. Đúng là khu nhà cũ ở đây buổi tối thường có đám người thô lỗ, đèn hành lang của hai tầng lại hỏng hết. Tôi lên lầu, bật đèn, mở cửa sổ nhìn xuống dưới, quả nhiên chiếc xe vẫn còn đậu ở đó. Tôi vẫy vẫy tay, hai phút sau, chiếc xe mới từ từ lăn bánh ra cổng.Tôi vào phòng tắm, vặn nước. Chồng tôi đã nửa tháng nay không về, khiến tôi sống như một goá phụ. Nhớ có lần đọc một bài phê bình văn học, nói rằng cần phải chú trọng miêu tả chi tiết, dùng chi tiết thực tế nói chuyện còn có sức mạnh gấp ngàn lần cái lối kể cũ kĩ mà rỗng tuyếch. Lúc đó trong bài văn có đưa ra một ví dụ: Một phụ nữ Mỹ ca thán cuộc sống độc thân vô vị, và kể với bạn bè rằng, cái kệ la va bô trong nhà cô ta chưa bao giờ được lật lên. Tác giả bài viết than thở: Sinh động quá! Không cần trực tiếp kể rằng mình không hẹn hò ai, không có cuộc sống ********. Nhưng chỉ cần một chi tiết như vậy, bài viết đã sinh động hẳn trên trang giấy. Tôi cũng thấy mình giống một cô vợ không ai thèm ngó ngàng tới. Cái kệ của la va bô trong nhà một năm liệu được lật lên mấy ngày?Trong bồn nước nóng mù mịt, tôi vuốt ve cơ thể, nghĩ ngợi không biết chồng mình đang làm gì, có nhớ tới mình không, liệu có làm gì với ai không?Chồng tôi là một người đàn ông rất xuất sắc, giàu năng lực, có địa vị xã hội, giao thiệp nhiều, quen biết rộng, con đường sự nghiệp thênh thang, tiền kiếm được không ít. Anh ấy lại còn kiếm được rất nhiều tiền từ thị trường cổ phiếu nữa. Anh ấy nói chờ hai năm nữa, đợi khi lên chức tổng biên tập, chúng tôi sẽ lập tức mua nhà, mua xe, sinh con, bắt đầu một cuộc sống hạnh phúc.Lại phải đợi thêm hai năm nữa.Tôi cười đau khổ, nhìn bóng mình qua gương, giống như một bông hồng đang nở lại bị vứt vào một sơn cốc thăm thẳm không một ai chiêm ngưỡng, ngay cả đám ong cũng không bay tới. Tôi biết chồng mình cũng không chung thuỷ lắm, mặc dù yêu tôi. Một người đàn ông tài hoa như anh ấy, lại nhiều năm sống lăn lộn bên ngoài, không có chuyện tình ái mới gọi là lạ. Là một người vợ, tôi có sự nhạy cảm của phụ nữ, nhưng không bao giờ căn vặn. Mà làm vậy có ích gì? Anh ấy vẫn yêu tôi. Tôi cũng vẫn yêu anh ấy. Chúng tôi sẽ không ly hôn. Anh ấy là một người đàn ông xuất sắc, có tiền, có sức quyến rũ, lại không có thói xấu gì. Nhưng tôi tin rằng dù anh ấy có bậy bạ gì bên ngoài nhưng cuối cùng vẫn quay về nhà.Khi lấy nhau, tôi không còn trinh trắng, anh ấy cũng chẳng phải lần đầu. Chúng tôi coi trọng cảm giác ở bên nhau và cuộc sống hiện tại. Vặn vẹo mãi những thứ trong quá khứ phỏng có ích gì? Trái lại, có khi còn ép buộc đối phương càng đi xa hơn. Xã hội tới được thời đại này, có một số việc nếu quá nghiêm túc và tính toán thì chỉ tự chuốc lấy rắc rối mà thôi.Còn tôi thì sao? Tôi cứ giữ mình như vậy?Trước đây trên mạng có rất nhiều người hẹn hò, nhưng tôi không bao giờ nhận lời. Tôi không tin vào mạng. Đó là một thế giới hư cấu, mọi người ở trên đó có thể trút ra mọi thứ, hà cớ gì cứ phải trộn nó với cuộc sống thật? Chẳng may gặp phải một kẻ lừa đảo cướp tiền gạt tình thì xảy ra chuyện gì đây, liệu còn sống nổi không? Mọi người đều có gia đình có sự nghiệp cả, tôi lại không phải là cô gái ngây thơ bé bỏng gì để bắt đầu lại từ đầu. Phụ nữ đã gần ba mươi, lại muốn ly hôn, tôi còn tìm được ai nữa? Trong công việc biên tập, tôi thường tiếp xúc với các bài viết kiểu này, nên hiểu rất rõ. Vì thế đó cũng là nguyên nhân khiến tôi vẫn không muốn gặp cái lão ?oLý mồm to không ăn đầu người? kia mặc dù trò chuyện với nhau rất vui vẻ . Tôi không thể mạo hiểm vào những thứ không cần thiết.Nhưng bây giờ, sao lại trùng hợp đến như vậy. Đúng là cái lão ?oLý mồm to không ăn đầu người? lái xe đưa tôi về tận nhà. Đúng là một gã đàn ông quyến rũ, phong độ, bằng xương bằng thịt.
    Được lyenson sửa chữa / chuyển vào 16:39 ngày 21/07/2006

Chia sẻ trang này