1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Truyện ngắn - nhiều tác giả -

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi lyenson, 15/07/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0
    Một Chuyện khó tin
     
    Truyện ngắn của Nguyễn Đình TúNăm mười bảy tuổi tôi rời quê vào thành phố làm thuê cho một cửa hàng đồ gỗ cao cấp. Công việc của tôi là ngồi chờ sẵn ở cửa hàng, khi khách mua xong thì chở bàn ghế đến lắp đặt tận nhà cho họ. Với công việc này tôi chỉ cần học truyền khẩu ba ngày là xong. Khó nhất đối với tôi là phải biết đi xe máy và phải thuộc đường. Thành phố vốn nhiều đường ngang ngõ tắt, tôi lại là anh chàng nhà quê chưa ngồi lên xe máy bao giờ. Nhưng rồi tôi cũng quen dần mọi thứ. Sau một thời gian ngắn tôi được đánh giá là "thạo việc". Tôi ở trọ trong một con ngõ nhỏ cách cửa hàng không xa. Buổi tối tôi thường rỗi. Rất rỗi. Con ngõ tôi ở toàn dân lao động nghèo. Cùng ở một gian nhà trọ với tôi là anh Hùng. Anh Hùng học trường Xã hội-nhân văn, khoa Hán nôm, ra trường không chịu về quê, ở lại làm việc cho một công ty bảo hiểm của nước ngoài. Anh có xe máy và điện thoại di động, đi suốt ngày, chẳng mấy khi có mặt ở nhà. Với tôi, anh là tấm gương để học tập, vậy mà không hiểu sao anh cứ kêu khổ, câu cửa miệng của anh bao giờ cũng là: Khốn nạn. Trên đời này bất cứ điều gì anh cũng nhìn ra khía cạnh khốn nạn. Anh thường bảo tôi rằng: "Cứ đần đần, quê quê như mày mà hoá lại hay, học lắm biết nhiều chỉ càng thấy lắm sự khốn nạn mà thôi". Cuối ngõ có mấy anh sinh viên học trường Công đoàn. Các anh này cứ bước chân ra khỏi cửa là ăn mặc rất lịch sự nhưng tối đến, khi họ đi chơi về tôi thường nghe thấy họ bàn nhau ở trước cửa nhà tôi cách vay mượn tiền của ai đó để cứu đói trong những ngày gia đình chưa gửi tiền lên. Bên kia ngõ là một dãy nhà trọ được chia thành từng ngăn, trên có lợp mái fifbro-ximăng dành để chứa đủ mọi thành phần, đủ các kiểu người. Hầu hết họ đều là dân tỉnh lẻ như tôi tụ về đây làm thuê kiếm sống. Tiếng là ở với nhau nhưng ban ngày mọi người đều đi làm hết, con ngõ vắng tanh, tối đến ai cũng đi ngủ sớm, con ngõ vắng lặng, đám dân trọ ít quen thân nhau. Ngay tôi với anh Hùng cũng thế. Hai người ở chung một nhà nhưng không ăn chung, không làm chung, không ngủ chung, không dùng chung đồ của nhau, chỉ chung có tiền nhà và tiền điện nước. Sau hai tháng ở trọ tôi quen thân, hay nói đúng hơn là chỉ quen thân được với anh Bền, một người ở dãy nhà phía bên kia. Anh Bền quê Phú Thọ, đã 38 tuổi mà chưa vợ, lên thành phố làm nghề đạp xích lô bảy, tám năm nay rồi. Anh Bền to, cao, dáng lừng lững như con gấu, tính rất hiền. Anh ở một mình một gian nhà trọ. Như thế là khá hoang phí vì đám lao động nghèo thường ở chung nhau để đỡ tốn tiền nhà. Tôi đã có dịp bước vào gian nhà anh ở. ấy là lần anh Bền uống quá chén ở đâu đó về, đẩy mãi không đưa được chiếc xích lô vào nhà. Tôi đã giúp anh và sau đó được chứng kiến cuộc sống của anh nghèo nàn thế nào. Chiếc xích lô chiếm mất nửa gian nhà, nửa gian còn lại là chiếc giường đôi cũ kỹ, một chiếc tủ mét hai hai buồng cũng cũ kỹ, chiếc mắc áo bằng gỗ xập xệ trên tường treo ơ hờ bộ quần áo dày quỵch, ống tay, ống chân còn nguyên vết xắn. Chỉ thế thôi, xung quanh chẳng còn gì đáng giá. Trong khi anh lăn đùng ra giường gáy vang như sấm thì tôi khẽ khép cửa lại, thầm nghĩ giá có mở cửa cả đêm cũng chẳng có thằng trộm nào thèm mò vào căn nhà này. Sau lần ấy anh Bền thân với tôi. Chẳng biết gần chục năm làm ăn ở thành phố anh Bền đã tích cóp đươc những gì, chỉ thấy là anh rất rộng rãi trong chi tiêu. Một tối tôi vừa đi làm về, đang tắm thì anh Bền sang, mang theo cả quần áo lót. Vòi nước ở bên nhà anh cuối đường ống, vào giờ cao điểm nước chảy ri rỉ, không đủ dùng nên anh vẫn thường sang bên tôi tắm nhờ. Anh đứng nhìn tôi dội nước ào ào rồi bỗng đưa tay bóp vào bộ phận nhạy cảm nhất của cơ thể tôi, cười cười, và hỏi: - Cái của nợ này của chú mày đã có nhu cầu chưa? Tôi bị bất ngờ, đỏ nhừ mặt, ngượng chín cả người. Anh lại bảo: - Tối nay anh chiêu đãi chú nhé! Tôi hỏi: - Chiêu đãi gì cơ? Anh Bền bảo: - Chơi gái chứ còn gì nữa. Tối hôm ấy chúng tôi rời nhà khá sớm, riêng tôi ăn mặc có phần bảnh bao hơn mọi ngày. Anh Bền dắt tôi ra vườn hoa, qua chỗ Ngã 5, ngược lên công viên rồi lại vòng xuống đằng bờ hồ. Tôi đi theo anh vừa tò mò, háo hức lại vừa hồi hộp, lo âu. Quả thật tôi chưa hình dung nổi cái chuyện ấy nó như thế nào dù tôi đã là một cậu thanh niên trưởng thành. Bởi anh Bền bỗng chốc thổi bùng lên nhu cầu khám phá cảm xúc bản thân khiến tôi khao khát thoả mãn chứ thực sự tôi rất e ngại, vì thế tôi vừa bẻ tay, vừa nén những tiếng thở gấp để tạo cho mình vẻ tự tin khi đi bên anh. Nhưng đi mãi, đi đến mỏi chân mà vẫn chưa có chỗ cho chúng tôi chứng nghiệm "khả năng" của mình. Sau khi đi hết một vòng bờ hồ, anh Bền quay sang tôi bảo: - Đen cho chú em rồi, hôm nay làm sao ấy, không thấy có đứa nào cả, chắc có động nên chúng nó chuồn hết rồi. Dạo này công an lùa ghê lắm. Chúng tôi lại lủi thủi cuốc bộ ra về. Chỉ một lần ấy cũng đủ để tôi ấn tượng về cái sự chịu chơi, phóng khoáng của anh Bền. Sự phóng khoáng của anh còn thể hiện rõ ở quán rượu dâm dương hoắc. Anh thường đưa tôi ra cái quán ở đầu phố chuyên bán thứ rượu có tên gọi rất "kích động" ấy để giao lưu , gặp gỡ với đủ các hạng người, trong đó có nhóm bạn Mút chỉ đầu gà của anh. Quán rượu khá đông. Anh Bền bảo: "Người thành phố đang chuộng thứ rượu này, hồi quán mới mở đông khách lắm nhưng bây giờ nhiều quán khác cũng mở ra nên khách ở đây vơi dần, chỉ bằng một phần ba trước đây thôi". Rượu dâm dương hoắc được đóng vào từng chai Lavi nhỏ, có màu nâu nhờ nhợ bán lẫn với thức nhắm là các loại thuỷ hải sản khô, các loại quả xanh như cóc, ổi, chuối, dưa chuột, mận, mơ, các loại nộm rau củ, có cả đậu phộng chiên bơ và bim bim nữa. Nhìn chung đây là một quán rượu vỉa hè rất hợp với khách bình dân, không ít văn nghệ sĩ và trí thức nghèo cũng đến quán này. Theo anh Bền ra quán được vài lần tôi cứ thắc mắc mãi hai điều, một là rượu dâm dương hoắc có cái gì đặc biệt và nó khác với các loại rượu thông thường ở điểm nào? Hai là tại sao nhóm bạn của anh Bền, toàn những người cũng nghèo khổ, vất vả, cũng dân tứ xứ về đây làm thuê kiếm sống như anh lại có biệt danh là Mút chỉ đầu gà? Điều thắc mắc thứ nhất anh Bền giải thích qua loa rằng rượu dâm dương hoắc trước hết là thứ rượu bình thường được nấu từ gạo, sau đó chủ quán ngâm rượu với một thứ cỏ có tên là dâm dương hoắc. Việc ngâm như thế nào, thời gian ngâm, liều lượng ngâm ra sao điều ấy thuộc về bí mật của nhà quán. "Nhưng rượu này uống vào có gì tốt?"-Tôi hỏi. "Thì cứ tin là cái chuyện kia sẽ mãnh liệt hơn, dẻo dai hơn, cơn hứng tình sẽ kéo dài hơn, dâm dương kia mà", anh Bền có vẻ như chỉ giải thích được đến thế. Còn điều thắc mắc thứ hai anh Bền bảo: "Chúng nó bố láo đấy". - Bố láo thế nào? - Tôi hỏi. - Thì bọn anh hay ngồi uống với nhau, một thằng rỗi hơi nào đó thêu dệt nên câu chuyện Mút chỉ đầu gà, sau đó gán vào cho bọn anh. Thế thôi. - Câu chuyện Mút chỉ đầu gà là sao? - Là chuyện các bợm nhậu uống với nhau lâu quá, hết cả đồ nhắm, chỉ còn mỗi cái đầu gà. Các bợm liền lấy chỉ buộc cái đầu gà treo lên, xoay vòng uống tiếp, đến lượt người nào thì người ấy được mút đánh roạt vào cái đầu gà. Tàn cuộc rượu, các bợm nhìn lên chỉ thấy sợi chỉ treo lửng lơ còn chiếc đầu gà đã tan biến vào những cái mồm háo rượu. Một câu chuyện bố láo và hết sức xỏ xiên. Thằng buôn chuyện đó đã bị bọn anh túm cổ lẳng ra ngoài đường. Nhưng câu chuyện nó để lại cứ in vào óc người nghe, không sao tẩy rửa đi được. Từ đấy mỗi khi nhóm bọn anh xuất hiện lập tức có tiếng xì xào: Nhóm Mút chỉ đầu gà đến đấy, hãy xem chúng uống kìa! Nhóm bạn rượu của anh Bền không đông lắm, họ có khoảng sáu, bảy người, hầu hết đều muộn tuổi và chưa vợ. Họ làm đủ các nghề: Bốc vác, coi chợ, xe ôm, xích lô, gác cổng, phụ xây. Tuần nào họ cũng tụ tập ở quán rượu một, hai tối. Những lần gặp nhau như thế họ thường bắt đầu bằng vẻ mặt lầm lầm, lì lì. Khi đã hết bảy, tám chai Lavi đựng thứ nước nâu nâu nhờ nhợ họ mới quay ra chuyện trò với nhau. Những chuyện họ nói thường tẻ nhạt và vô nghĩa nhưng lại làm họ hào hứng, say sưa. Ví như một lần tôi được nghe họ bàn luận về chuyện con rận. Một người bảo: "Có rận chẳng qua là do ở bẩn". Một người khác lại bảo: "ở sạch cũng có rận". Người khác nữa lại bảo: "Nghĩ có là có, nghĩ không là không". Rồi họ xoay ra tranh luận với nhau. Người thứ nhất bảo: "Ngày nào cũng tắm, dùng xà phòng diệt khuẩn chà xát khắp người, rận sẽ không còn chỗ nào để sống". Người thứ hai bảo: "Rận sẽ trôi xuống đám lông cuối cùng ở hậu môn rồi chui sâu ẩn nấp ở trong đó, thế là hoàn toàn yên tâm trước mọi thứ xà phòng". Người thứ ba bảo: "Cứ nghĩ rằng rận chỉ ở quần áo thì thay quần áo ra là hết rận, còn cứ nghĩ rận bám vào người thì chẳng bao giờ thấy hết ngứa". Tôi luôn cảm thấy mệt mỏi và chán ngán trước những cuộc tranh luận có vẻ như ngớ ngẩn của đám bạn anh Bền. Nhưng anh Bền bảo tôi: "Chú mày không hiểu gì về con rận nghĩa là còn chưa hiểu gì về cuộc đời". Vâng, tôi chưa hiểu gì về cuộc đời nhưng tôi cũng không hề có ý định tìm hiểu cuộc sống của những chú rận thường quen sống ký sinh và bị người đời hạ sát bằng móng tay. Cuối các buổi rượu anh Bền thường tranh trả tiền trước ánh mắt ngại ngùng của đám bạn. Sau đó họ chia tay nhau, bóng họ liêu xiêu, đổ dài trên hè, chẳng mấy chốc họ mất hút vào những ngóc ngách của thành phố. Một lần từ quán rượu trở về, anh Bền dừng lại dưới gốc cây bàng cách con ngõ chúng tôi ở vài chục bước chân vạch quần ra giải quyết cái phần bí bách trong cơ thể. Bỗng có một "thằng người" từ trên cây bàng nhảy phốc xuống cổ anh. Anh Bền giật mình, theo phản xạ vội đưa tay lên túm lấy thằng người lạ. Anh bỗng bủn rủn cả người khi sờ vào một đám lông như lông chó đang phủ trên vai mình. Vừa lúc ấy một sợi xích lòng thòng vắt xuống cổ anh. "Khẹc...Khẹc". Anh Bền túm lấy sợi xích giật mạnh và "thằng người" trên cổ anh bị quật xuống đất. Hoá ra đó là một con khỉ. Chắc nó bị tuột xích chạy ra phố chơi không chịu về? Anh Bền định đá cho con khỉ một cái để đuổi nó về nhà với chủ nhưng nghĩ thế nào anh lại dắt nó về nhà mình. Hôm ấy tôi không đi cùng với anh vì còn bận ở nhà viết thư cho bố. Lúc sáng tôi vừa nhận được thư. Thư bố tôi viết rằng: "Bố đã nhận được tiền của con gửi về rồi. Bố dành một nửa để thuốc ********* mẹ, một nửa để cả nhà ăn từ nay đến vụ mùa. Lợn nhà ăn tốn lắm nhưng tốn cũng phải nuôi để cuối năm còn có cái mà thịt. Bố biết con rất vất vả, vì gia đình mà phải bỏ học đi làm lấy tiền gửi về cho bố mẹ. Con cố gắng giữ gìn sức khoẻ, cuối tuần có người làng lên trên ấy bố sẽ gửi cho con ít ngô nếp mới bẻ, con tranh thủ luộc ăn thêm cho lại sức". Đến khi anh Bền gõ cửa khoe với tôi con khỉ anh vừa bắt về thì tôi cũng đã viết xong lá thư trả lời cho bố. Anh Bền nhìn ngắm con khỉ rất kỹ rồi bảo tôi: " Con này có bộ lông màu xám trắng, trông sạch, ưa nhìn, mặc thêm cho nó cái áo lụa màu đỏ hay màu xanh vào nữa sẽ rất ngộ. Anh quyết định nuôi nó, chú thấy thế nào?". Tôi bảo: "Em nhìn cũng thấy thích, anh cứ nuôi đi, nếu không nuôi được thì bán cũng khối tiền".
  2. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0
    Những ngày sau đó con khỉ ăn chung, ngủ chung với anh Bền. Nó là một con vật ít nhiều đã được thuần dưỡng nên luôn tỏ ra biết làm vừa lòng chủ. Anh Bền quí nó lắm, đi làm cũng mang nó theo, ra quán rượu cũng cho nó đi cùng. Anh ăn gì nó ăn nấy, anh uống rượu nó cũng được nếm rượu. Anh say, nó cũng lử đử lừ đừ. Lạ một điều là "tửu lượng" của nó hình như mỗi ngày một nâng cao. Mỗi lần anh Bền đưa nó ra quán rượu là nó lại lân la đi đến các bàn, hễ khách mời rượu là nó uống. Lúc đầu nó có vẻ như làm phiền cho chủ quán, nhưng chính việc một con khỉ biết uống rượu đã làm cho khách hiếu kỳ tìm đến quán ngày một đông hơn. Ông chủ quán rượu liền gạ anh Bền bán lại con khỉ cho mình. Ông đang muốn kéo khách quay trở lại trước sự cạnh tranh ngày càng khắc nghiệt giữa các quán rượu trong thành phố. Nhưng anh Bền không bán. Anh Bền chỉ đồng ý cho thuê thôi. Chủ quán chấp nhận thuê và con khỉ đã làm cho doanh thu của quán rượu tăng lên trông thấy. Điều này đã mang lại cho anh Bền một món tiền không nhỏ. Anh Bền cho quán rượu thuê con khỉ vào buổi tối, ban ngày anh để nó ở nhà nghỉ ngơi giữ sức. Nhiều quí khách đến quán rượu vào ban ngày không có cơ hội được xem khỉ uống rượu. Họ trách móc chủ quán và tỏ ý sẵn sàng trả tiền thêm nếu được uống rượu cùng hậu duệ của Tôn Ngộ Không. Chủ quán rất muốn đáp ứng yêu cầu của khách nhưng không làm sao thuyết phục được anh Bền cho mượn con khỉ cả ngày lẫn tối. Chủ quán rượu cũng đã lên miền rừng mua về vài con khỉ khác nhưng chúng không uống được rượu, tập thế nào cũng chịu, chỉ vài hôm là lăn đùng ra chết. Tôi thực sự thấy mừng cho anh Bền vì cuộc sống đối với anh có vẻ đã dễ thở hơn. Tôi thấy anh có quần áo mới, lại sắm thêm được một số đồ vật cho căn nhà trọ tồi tàn của mình. Tôi đùa anh: "Cưới vợ đi thôi còn chờ gì nữa?". Anh Bền bảo: "Anh còn nặng nợ lắm, sáu, bảy miệng ăn ở quê trông chờ cả vào anh. Mà đứng trước con gái anh chẳng biết ăn nói ra sao cả. Họ chê anh ù lì, vô duyên". Nhưng rồi anh Bền cũng có người yêu. Đó là một người đàn bà đã cứng tuổi, ngồi bán hàng nước ở cổng vườn hoa. Tôi bảo: "Trông như các Ma Ma ở lầu xanh ấy, không phải con nhà lành đâu anh Bền ạ". Anh Bền thở dài thườn thượt rồi bảo: "Thì cả đời làm nghề ấy, bây giờ già rồi ra ngồi vỉa hè, giá có chết cũng chưa chắc đã có người chôn, anh thấy tội, ngỏ ý, chị đồng ý ngay. Anh gần bốn mươi rồi, đời cũng đến thế này là hết, anh chị về ở với nhau trước hết là vì cái tình người đã, nếu có được với nhau một mặt con thì thật là ông trời ông ấy thương, em bảo anh còn mong điều gì hơn nữa?" Giữa lúc anh Bền đang bàn đến chuyện lấy vợ thì tôi nhận được thư bố gọi về quê. Thư bố tôi viết rằng: "Vì nhà nghèo, bố mẹ hèn kém nên con mười bảy tuổi đã phải lăn lóc ra đời kiếm sống, bố nghĩ ngợi nhiều lắm. Nay bố được xã cho thầu khu đầm Mõm Chó gần bãi tha ma chỗ giáp với làng Thượng, vậy là nhà ta có cái để làm kinh tế rồi, con về cùng bố vỡ hoang khu đầm này, chắc chắn cả nhà ta sẽ hết cực khổ, các em con cũng có cơ mở mày mở mặt. Nhận được thư con thu xếp công việc về ngay, bố và các em chờ." Vậy là tôi chia tay cửa hàng đồ gỗ cao cấp, chia tay anh Bền đang chuẩn bị bắt tay vào xây dựng gia đình riêng, chia tay anh Hùng suốt ngày "đánh bóng mặt đường" để bán hợp đồng bảo hiểm, chia tay thành phố và con ngõ nhỏ, trở về quê làm công việc của nhà nông. Mãi ba năm sau tôi mới có dịp quay lại con ngõ mà tôi đã trọ suốt tuổi mười bảy. Tất nhiên công cuộc làm kinh tế của bố con tôi ở cánh đồng Mõm Chó đã thất bại thảm hại. Tôi lại mang sức trai hai mươi ra thành phố gánh vác trách nhiệm kiếm tiền gửi về cho bố mẹ trả nợ và nuôi các em. Tôi vội đi tìm những người mà tôi quen biết. Mới có ba năm thôi mà chẳng còn ai là người quen cũ cả ngoài anh Hùng vẫn ở một mình từ sau ngày tôi đi. - Chú mày lại lên đây cùng anh chia nửa số tiền nhà trọ à? - Anh Hùng đón tôi bằng một câu hỏi thẳng thừng như thế - Khốn nạn! Bỏ quê mà đi là khốn nạn rồi chú em ạ. - Vâng, anh Bền còn ở đây không anh? - Không. - Anh ấy lấy vợ rồi về quê ở hả anh? - Vợ gì? Chuyện anh Bền chú mày chưa biết gì sao? - Chưa, có chuyện gì vậy anh? - Chuyện dài lắm nhưng mà...khốn nạn lắm. Quả thực tôi không biết anh Bền gặp chuyện vui hay chuyện buồn vì với anh Hùng cái gì cũng "khốn nạn" cả. Học đại học ra cũng khốn nạn, ở lại thành phố cũng khốn nạn, bỏ quê mà đi-khốn nạn, đi làm bằng xe máy, giao dịch bằng điện thoại di động-khốn nạn, người yêu đến tận nhà khóc sướt mướt vì lỡ hẹn-khốn nạn, trúng số đề cũng khốn nạn, vậy chuyện khốn nạn của anh Bền được hiểu theo nghĩa nào? Đêm hôm ấy anh Hùng đã kể cho tôi nghe chuyện về anh Bền. Câu chuyện như thế này: Sau một thời gian từ chối không cho ông chủ quán rượu dâm dương hoắc thuê con khỉ đến mua vui vào ban ngày bỗng nhiên anh Bền thay đổi ý. Hình như anh Bền cần tiền, cần nhiều tiền, còn ông chủ quán rượu thì luôn muốn chiều khách. Thế là họ ký tắt với nhau một thoả thuận bằng miệng, đại thể anh Bền sẽ đưa con khỉ đến "làm thêm" ở quán rượu vào các buổi chiều ngày thứ bảy, chủ nhật ngoài các buổi tối như thường lệ. Buổi "làm thêm" đầu tiên anh Bền trực tiếp ôm con khỉ đến quán. Hôm ấy trời mưa sụt sùi, khách đến quán rất đông. Anh Bền chọn một góc quán ngồi độc ẩm. Con khỉ vẫn như mọi hôm, nhảy từ bàn này sang bàn khác, cầm rượu đổ vào miệng rồi tung chén trả lại cho khách. Nó cũng ăn dưa chuột, lạc chiên, bim bim và khi ngà ngà say nó cũng đi chếnh choáng, trệu trạo, trông rất tức cười. Chiều càng về muộn mưa càng to. Nước trút xuống tắc các ngả đường thành phố. Khách vãn dần. Ông chủ ngửa mặt nhìn trời rồi quyết định đóng cửa sớm. Anh Bền kiệu con khỉ ra về. Mưa hắt vào họ làm cả hai đều ướt. Về đến nhà anh Bền thấy người khó chịu, nằm vật ra giường. Con khỉ rúc vào ngực anh tìm hơi ấm, anh Bền quàng tay ôm lấy nó, cả hai cùng ngủ thiếp đi. Trời tối hẳn thì anh Bền tỉnh dậy. Anh có cảm giác ngực mình lành lạnh. Anh vội ngồi bật dậy. Con khỉ như đang ôm hờ vai anh liền rơi tuột xuống đùi. Anh Bền bế con khỉ lên nhưng nó đã chết. Nó chết mà như ngủ, phần lông ở ngực vẫn còn hơi âm ấm. Anh Bền vội hà hơi vào miệng nó, cố truyền cho nó chút sức lực của mình, hy vọng nó sẽ sống lại. Nhưng mọi cố gắng của anh Bền đều vô ích. Con khỉ mỗi lúc một lạnh ngắt, tứ chi bắt đầu cứng lại. Anh Bền ôm mặt, nức nức những tiếng trong cổ họng. Người dân ở trong ngõ chưa bao giờ thấy anh Bền khóc nhưng hôm ấy họ đã được chứng kiến anh Bền khóc thành tiếng. Khó có thể tưởng tượng nổi tiếng khóc của một người đàn ông gần bốn mươi tuổi dãi dầu mưa nắng như anh Bền. Nó ai oán, thảm thiết làm sao! Anh Bền cứ ngồi ôm con khỉ như thế mà khóc. Ngoài trời vẫn mưa. Mưa lây rây, lây rây chứ không ào ạt trút nước như ban chiều. Chẳng mấy chốc cái tin con khỉ chết loan tới tai những người bạn trong nhóm Mút chỉ đầu gà của anh Bền. Họ rủ nhau kéo đến chia buồn. Mỗi người trong số họ mang theo hai chai Lavi rượu, đút căng phồng cả túi quần. Họ kéo anh Bền ngồi xuống rồi xoay tròn cứ thế lần lượt nâng cốc. Vẫn những bộ mặt lầm lầm lì lì khi bắt đầu vào cuộc rượu. Chỉ đến lúc quá nửa số chai Lavi đã được dốc ngược họ mới chuyện trò với nhau. Một người bảo: "Không thể cứu được con khỉ này nữa rồi, hãy chọn cho nó một cách đưa ma sao cho xứng với những gì mà nó đã làm cho chủ". Một người khác tiếp lời: "Hoả táng là sạch nhất". Người khác nữa lại bảo: "Địa táng". Người tiếp theo bảo: "Thiên táng". Các ý kiến cứ nhao nhao lên, chỉ riêng anh Bền vẫn ngồi lặng yên, đôi mắt dại đi, tay trái vòng ôm chặt lấy con khỉ. "Thực táng! Chỉ có thực táng là hợp lý nhất vì máu thịt của con khỉ sẽ hoà vào với máu thịt của chúng ta, như vậy con khỉ sẽ không bao giờ mất đi, nó luôn ở trong mỗi tế bào của chủ nó. Ta sung sướng nó cũng được sung sướng, ta khổ sở nó cũng cùng chịu khổ, chả phải như thế mới đáng gọi là tình chủ tớ tuyệt vời nhất thế gian này hay sao?". Quả là một ý kiến khác thường nhưng nó làm cho đôi mắt của anh Bền sáng bừng lên. Cả nhóm Mút chỉ đầu gà sau một hồi ngớ ra đều nhất loạt vỗ tay hưởng ứng. Thế là trong khi anh Bền châm hương lập bàn thờ thì nhóm bạn anh đun nước làm thịt con khỉ. Đêm ấy họ uống tới sáng. Cứ chốc chốc lại phải cử người đi lấy rượu. Riêng đầu con khỉ được đặt lên một chiếc đĩa, để ở giữa mâm. Những người tham gia lễ thực táng dùng tay xoay đầu con khỉ quay quay trên đĩa. Cái mõm của nó chỉ vào người nào thì đến lượt người ấy uống. Sáng hôm sau anh Bền tỉnh dậy thì không còn thấy một ai nữa. Nhóm bạn rượu của anh đã bỏ ra về tự lúc nào không biết. Giữa nhà chiếc đầu con khỉ vẫn còn nằm đó, mõm xoay về hướng anh Bền. Anh Bền đi đâu mõm con khỉ xoay theo đó. Anh Bền sợ quá vội quì xuống lạy lấy lạy để đầu con khỉ, đến khi ngẩng lên thấy nó cũng đang gập lên gập xuống lạy trả lại anh. Anh Bền hét lên một tiếng rồi ngất đi. Người ta đưa anh Bền vào bệnh viện. Bố anh từ dưới quê lên chăm sóc anh. Anh Bền tỉnh nhưng không nói được, mọi việc đều phải ra hiệu, miệng kêu "Khẹc...Khẹc". Đến khi anh Bền khoẻ lại thì mắc bệnh ngứa. Các y bác sĩ cởi quần áo của anh ra và họ vô cùng kinh ngạc khi phát hiện toàn bộ cơ thể anh mọc một lớp lông dày màu xám trắng. Ông cụ đẻ ra anh xin đưa anh về quê để chăm sóc. Anh Bền về quê được hơn một tháng thì chết. Hôm anh chết ông chủ quán rượu dâm dương hoắc cũng có về đưa ma. - Không, không thể như thế được, sao anh khéo tưởng tượng một cách độc ác thế, anh Bền có thù oán gì với anh đâu? - Tôi bỗng phản ứng lại một cách gay gắt trước câu chuyện được kể từ anh Hùng. - Khốn nạn! Anh đã nói với chú mày ngay từ đầu là chuyện chẳng hay ho gì cơ mà? Anh chỉ kể lại những gì anh biết, nếu chú mày không muốn nghe nữa thì thôi, anh đâu phải thằng thích buôn chuyện. Anh Hùng có vẻ bực bội, bỏ về giường nằm, để tôi ngồi lại bên bàn nước một mình. Cả đêm hôm ấy tôi không sao ngủ được. Sáng hôm sau vừa chuông đồng hồ là tôi chạy ngay sang chỗ mấy anh sinh viên trọ ở cuối ngõ. Tôi muốn hỏi họ về chuyện của anh Bền. Nhưng họ đã không còn ở đó nữa. Họ tốt nghiệp rồi và đã rời khỏi nơi đây. Tôi chạy sang nhà anh Bền. Nhà đã có chủ khác. Người mới đến thuê chỉ cho tôi xem chiếc đầu khỉ treo trên tường, bảo: "Tôi đến đây đã thấy treo ở đó rồi, của ai thì tôi chịu, tôi không biết anh Bền nào cả". Tôi chạy một mạch ra đầu phố, đến quán rượu dâm dương hoắc năm xưa. Bà chủ quán bước ra nhìn tôi như một khách quen, cất giọng xởi lởi: "Cậu đến lấy rượu sớm thế? Có điện đặt trước không? Bao nhiêu lít hả em?" - Không, tôi muốn gặp ông chủ. - Ông chủ nào? - Ông chủ quán rượu dâm dương hoắc. - Vớ vẩn. Lão ấy biến xới lâu rồi. - Biến đi đâu? - Ai mà biết được. Bây giờ ở đây bán rượu sán nùng chú em ạ. Dân thành phố bây giờ chuyển sang dùng loại rượu này rồi. Cậu em dùng dâm dương hoắc làm gì, trẻ thế kia đã phải dùng thứ ấy rồi sao? Mà làm gì có dâm dương hoắc, lừa đảo đấy thôi! Chị mày đây bán rượu từ năm lên mười tuổi, cậu em thích rượu gì chị bán cho rượu đó, làm gì phải mất công đi tìm lão chủ quán cũ, mệt người, vô ích, lại chả tốn tiền rước phải rượu rởm" Tôi bỏ quán rượu, chạy ngược lên chỗ vườn hoa thành phố. Vẫn mấy người ngồi thu lu bên cửa ra vào kia nhưng không có ai là người đàn bà giống Ma Ma cả. "Ai cơ? à, mụ ấy hả, lên trại phục hồi nhân phẩm mà hỏi nhá. Mà sao đã đi tìm cái khoản ấy sớm thế? Giờ này chúng nó còn ngủ cả, chưa ma nào dậy đâu, chú em có chờ được thì chờ ". Thế là chịu. Tôi không còn biết hỏi ai cho rõ thực hư về chuyện của anh Bền nữa. Nếu câu chuyện đúng như anh Hùng kể thì khó tin quá. Nhưng trên đời này thiếu gì những điều khó tin vẫn xảy ra. Và với anh Bền tôi phải tin vào một chuyện không thể tin được như vậy sao? Lần đầu tiên tôi đã thốt lên cái câu cửa miệng của anh Hùng: Khốn nạn! Tối hôm ấy tôi ngồi viết thư cho bố. Tôi ghi rằng: "Bố ơi, cuộc sống thành phố đối với con rất dễ thở. Con sẽ cố gắng làm để gửi tiền về cho bố mẹ và các em. Bố đừng lo con trẻ người non dạ. Con sẽ làm được những điều mà bố không tin nổi cho mà xem. Bố cứ yên tâm bố nhá!" Tất nhiên, tôi sẽ còn chưa thôi tìm hiểu về chuyện của anh Bền, một chuyện khó tin đến thế kia mà!
  3. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0
    CÂU CHUYỆN THỨ CHÍN
    ( Tối nay có việc không về nhà - tiếp theo )AI ĐẠO DIỄN TRÒ NÀY?(Tự thuật của Lý Tuệ Bình, nữ, 29 tuổi, ca sĩ sàn nhảy ở Tây An)Giờ này năm ngoái, tôi thất nghiệp. Tìm việc suốt ba tháng nhưng không có kết quả, tôi hoàn toàn tuyệt vọng. Chồng tôi cũng lo lắng thay, giúp tôi tìm việc, ủy thác bạn bè, họ hàng, tìm kiếm trên báo, trên mạng, không chừa bất kỳ một mẩu tin tuyển dụng nào. Nhưng ba tháng đã trôi qua, vẫn không chút kết quả. Cuộc sống thật có lúc cũng đẩy người ta vào đường cùng.Chồng tôi khuyên tôi đi học nhưng tôi không hứng thú vì đã có tuổi. Anh lại khuyên tôi kinh doanh nhưng điều kiện kinh tế gia đình cũng rất eo hẹp, lấy đâu ra vốn mà kinh doanh. Vả lại, chưa từng kinh doanh bao giờ, tôi cũng không biết mình có làm nổi không.Tiền lương của chồng tôi có lúc chỉ hơn một ngàn tệ. Con nhỏ còn phải học violon, tiền học phí một tiếng đã mất năm mươi tệ. Chồng tôi định cho con nghỉ học. Tôi cương quyết, không được, con đã học được một nửa, không thể bỏ giữa chừng, dù khổ đến đâu cũng không thể làm khổ con. Tương lai của con quan trọng hơn. Em thà phải bán máu nuôi con ăn học tiếp. Đứa trẻ là vô tội.Rồi tôi cũng tìm được việc làm do gặp được bạn cũ Khang Tiểu Dung thời trung học. Sau khi tốt nghiệp chúng tôi cùng được phân về một nhà máy nhưng khác tổ. Mấy năm trước, việc kinh doanh của nhà máy sút kém, rất khó gặp Khang Tiểu Dung. Cô ấy đã tự động nghỉ việc từ lâu. Do xinh đẹp, cô lấy được một ông chủ doanh nghiệp hơn cô tới hai mươi tuổi. Được chồng mua nhà riêng, xe hơi đắt tiền. Rất nhiều người khen cô giờ đây quá sung sướng, được hưởng một cuộc sống giàu sang.Khi tôi gặp Khang Tiểu Dung, trên người cô toàn đồ hiệu, đi xe đắt tiền, đài các sang trọng.Nhưng Tiểu Dung vẫn không quên tình cảm giữa chúng tôi. Nhìn thấy tôi, cô ấy rất vui sướng, kéo tôi đi ăn cơm, tất nhiên là cô ấy mời. Biết tôi đang thất nghiệp, cô nói: ?oChồng tớ vừa mở một sàn nhảy mang tên Thành phố quên tình, cậu có muốn tới đó hát không? Mỗi tối năm mươi đồng, một tháng kiếm được một ngàn năm trăm tệ, ở Tây An như vậy không thấp đâu?.Tôi lắc đầu, tự nói mình hát dở.Thấy vậy, Tiểu Dung khuyên: ?oCậu phải tự tin vào bản thân chứ. Cậu hát hay, trước đây luôn biểu diễn trong các hoạt động văn nghệ của nhà trường và nhà máy. Người xinh đẹp, giàu nữ tính, nhất định thu hút được rất nhiều khách?.?oThôi, thôi, cậu coi tớ là dạng người nào?? ?" Tôi tức giận nhưng cố kiềm chế.Cô nói: ?oTớ không có ý đó. Tớ chỉ nghĩ cho cậu mà thôi, Cậu ở chỗ chúng tớ chỉ hát thôi, hát xong thì đi. Nếu cậu có chút danh tiếng, có thể được mời đi hát thêm ở các nơi khác. Có ca sĩ một đêm chạy sô mấy nơi, mỗi tháng cũng kiếm được hai đến ba ngàn tệ. Chỉ cần tớ nói với chồng một câu, cậu có thể đi làm ngay?.Lúc đó tôi kiếm cớ từ chối. Trong đó lý do quan trọng nhất là cả hai vợ chồng tôi rất truyền thống, đều thấy đến những nơi như vậy hát hò không thể là người đàng hoàng được.Tôi lại mất thêm một tháng tìm việc những không có kết quả. Tôi buộc phải thay đổi cách suy nghĩ. Không có học lực, không có tài năng. Con phải học tiếp violon, lại còn một đống chi phí hàng tháng như tiền sinh hoạt, tiền điện nước, tiền điện thoại?Chút tiền lương của chồng tôi làm sao chịu nổi. Nếu không tìm được việc, ba chúng tôi sẽ rất khó khăn.Nói thật, khi không có tiền, có lúc người ta không còn chút sĩ diện nào nữa.Hết cách, tôi phải gọi điện cho Tiểu Dung. Cô ấy dẫn tôi tới ngay. Nghe tôi hát xong, giám đốc vỗ tay khen ngợi: ?oCô Lý hát hay quá. Giọng thật ngọt ngào. Người lại giàu nữ tính như vậy, chắc chắn thu hút được rất nhiều khách?.Lúc đó, cứ nghe thấy từ ?okhách?, tôi lại thấy khó chịu. Tôi chỉ đến hát thôi, lẽ nào là con mồi để nhữ khách cho các người?Nhưng tôi không còn sự lực chọn nào khác. Lúc đầu không dám cho chồng biết, đành nói dối là đi làm trong một nhà hàng. Cứ như vậy suốt một thời gian dài.Từ khi có việc làm, cuộc sống gia đình có sự thay đổi về chất. Dần dần, tôi đã thích nghi được với cuộc sống ngày đêm đảo lộn.Hôm đó sau khi hát xong, thấy khát nước, tôi xuống quầy bar uống một ly nước. Một người đàn ông sặc mùi rược bước tới, hỏi: ?oNày em, bao nhiêu một đêm? Đi với anh đi?. Miệng nói tay ôm luôn eo tôi.Lửa giận đùng đùng, tôi hắt luôn ly nước vào mặt hắn. Hắn cũng không vừa, lấy điện thoại đập vào đầu tôi.Lúc đó, một người đàn ông ngồi kế bên xông tới túm cổ hắn mắng xối xả : ?oĐồ mắt mù, đây là bạn gái tao?. Rồi một đám người ùa tới. Gã thô bỉ kia thấy vậy không dám làm tới, vội vã xin lỗi: ?oXin lỗi, tôi không biết cô ấy là bạn gái anh, tưởng là gái?. ?oLà gái thì mày có quyền lấy điện thoại đập lên đầu người ta chắc???Hôm đó, anh ấy đã cứu tôi. Anh ấy là Hứa Uy, là phó tổng giám đốc một công ty.Từ đó về sau, anh ấy luôn tới nghe tôi hát. Sợ gã đó trả thù, đêm nào anh cũng lái xe đưa tôi về. Tôi không dám để chồng đi đón, sợ biết được tôi đi hát ở hộp đêm.Sau vài lần tiếp xúc, tôi dần dần có tình cảm đặc biệt với anh ấy. Anh ấy rất trí thức, khoảng ba mươi tuổi, đã kết hôn hai năm nhưng tình cảm gia đình trục trặc. Tan sở xong, anh không muốn về nhà, thường đi uống rượu một mình.Từ đó, anh đi vào cuộc sống của tôi.Một người đàn ông có sự nghiệp vững vàng, có sức quyến rũ, chỉ cần ngước mắt lên đã đủ khiến tôi chìm nghỉm. Đúng vậy, đàn ông đẹp và đàn bà đẹp cũng như nhau, điều khiến người ta vừa nhìn đã phải xao động. Nhã nhặn, từng trải, có phong cách, anh ấy đúng là mẫu đàn ông lý tưởng. Tôi nhận ra mình đã yêu anh.Nhưng giấu chồng mãi cũng không được. Thấy tôi cứ đi làm đêm suốt, chồng tôi không khỏi nghi ngờ: ?oCó thật em làm việc trong nhà hàng không??. Tôi đáp, đúng thế.Anh vặn vẹo: ?oLẽ nào em chỉ làm ca đêm, không bao giờ có ca ngày??. Tôi đáp, em cố tình xin làm như vậy để ban ngày còn cơm nước cho anh và chăm sóc con.Anh lạnh lùng nói: ?oThôi đi, đừng có lừa tôi?.Tôi sững người, đoán chắc mọi chuyện đã bị lộ.Anh bình tĩnh nói: ?oNói thật, từ lâu tôi đã biết cô đi hát ở hộp đêm Thành phố quên tình?.?oSao anh biết???oTôi đã tới đó với một người bạn, nhìn thấy cô?.Tôi không biết nói ra sao nữa. Chỉ lạ rằng chồng tôi rất bình tĩnh, không hề có ý trách móc. Anh ấy chỉ lặng lẽ hút thuốc và im lặng.Tôi phân bua: ?oEm cũng chỉ vì gia đình này. Em không tài nào tìm được việc làm. Em chỉ bán nghệ, không bán thân?.Anh mệt mỏi cắt ngang: ?oAnh không trách em đâu. Việc gì phải nói ra những câu khó nghe như thế??
  4. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0
    Cả hai đều thấy ngượng ngùng.Tôi biết anh ấy thường tự trách mình không kiếm được nhiều tiền, đành phải để vợ đi hát, thường chìm đắm trong đau khổ. Kết cục như vậy, anh ấy cũng có trách nhiệm, vì vậy không muốn nói nhiều.Từ đó, tôi phát hiện thấy giữa chúng tôi có một khoảng cách vô hình.Lúc đó, tôi sống một cuộc sống ngày và đêm đảo lộn với nhau. Nửa đêm về tới nhà là lăn ra ngủ, tới tận trưa hôm sau. Ăn tối xong lại vội vã đi hát. Thời gian ở bên chồng ngày càng ít. Việc nhà và chăm sóc con dồn hết lên người anh ấy.Nhưng anh ấy không hề oán trách. Cống hiến lớn nhất của tôi là mỗi tháng chỉ trả được hết mọi khoản chi tiêu cho gia đình/Cuộc sống như vậy khiến tôi thấy vô vị.Lúc đó tôi cảm thấy giữa hai vợ chồng đã hết tình chỉ còn nghĩa. Rồi dần dần, tôi không ngừng nghi ngờ cuộc hôn nhân của chúng tôi là một sai lầm.Cũng lúc này, tôi và Hứa Uy ngày càng gần gũi. Hầu như ngày nào anh cũng tới nghe tôi hát, đêm nào cũng lái xe tiễn tôi về. Chỉ cần một ngày không thấy anh, tôi đã thấy hụt hẫng.Tôi khát vọng ngày nào cũng được ở bên anh. Mỗi lần lên sân khấu biểu diễn, anh luôn nhìn tôi bằng ánh mắt say đắm. Tôi có cảm giác thỏa mãn chưa từng có.Những ngày tháng lãng mạn ngày càng tăng dần. Sau hơn sáu năm kết hôn, một lần nữa tôi lại rơi vào lửa tình. Thời gian đó, tôi hầu như đã quên sạch cả chồng con.Nhưng, cứ mỗi khi nghĩ đến anh ấy đã có gia đình, tôi lại đau khổ khôn nguôi, mặc dù tôi cũng đã có chồng. Nhưng tôi không thể nào vứt bỏ được tình cảm đối với anh. Tôi yêu anh tới mức đánh mất cả chính mình, không thể nào dứt ra nổi.Tôi không ngờ cũng tới một ngày xảy ra chuyện ngoại tình.Phải chăng mình không có đạo đức? Tôi thường tự hỏi như vậy. ?oTình yêu thực sự là vô tội. Yêu mà thấy có tội không phải là yêu thật?. Tôi thường an ủi mình như vậy. Nhưng anh ấy có yêu tôi thật không? Hầu như không thể tìm ra lý do và chứng cứ anh ấy yêu tôi. Anh ấy đối với tôi rất tốt. Khi ở bên nhau, chúng tôi trò chuyện không ngừng. Mỗi lần chia tay đều thấy lưu luyến không nở dứt.Khi tâm sự với Khang Tiểu Dung, cô ấy phát hiện ra tôi rất thích nói đến chuyện ly dị: ?oCó phải cậu mê ông chủ nào rồi? Sao cứ thích nói đến chuyện ly dị thế? Tớ khuyên cậu không nên thật lòng. Họ không tốt đẹp gì đâu, chỉ chơi bời thôi. Đừng làm gì ngốc nghếch. Phụ nữ nào cũng cần có gia đình. Gia đình mới là thứ thật nhất?.Nghe những lời đó, tôi rất bất ngờ. Lẽ nào tình cảm giữa tôi và Hứa Uy không đáng giá một xu?Một lần, Hứa Uy đi công tác mấy tỉnh phía Nam. Anh đi nửa tháng nhưng tôi thấy quá dài, ngày nào cũng sống trong đau khổ.Cuối cùng anh cũng về. Vừa xuống sân bay đã gọi ngay cho tôi, nói là đã đặt sẵn phòng trong một khách sạn, kêu tôi tới đó trước.Tôi vừa sốt ruột, hưng phấn, lại vừa mâu thuẫn, đấu tranh nhưng cũng đến đó đợi anh. Anh vừa bước vào phòng đã vội vã bế thốc tôi lên giường, cởi quần áo. Lúc đó tôi cảm thấy rất thương tâm, lẽ nào tôi thực sự trở thành gái bao?Tôi nói hôm nay không khỏe rồi đẩy anh ấy ra. Nhưng thấy rõ vẻ thất vọng trên gương mặt tuất tú của anh ấy, tôi lại thấy mềm lòng.Tôi hỏi: ?oChúng mình vụng trộm như vậy chẳng lẽ chỉ vì chuyện này. Lẽ nào anh không định ly dị??Anh vặn lại: ?oChẳng phải em cũng không định ly dị sao??Tôi không biết trả lời sao.Đúng lúc đang do dự, tôi đã có quan hệ ******** lần đầu tiên với một người đàn ông không phải là chồng mình. Lúc đó tôi đã hai mươi tám tuổi. Tôi muốn ly hôn vì không muốn có lỗi với chồng mình.Sau một thời gian dằn vặt, tôi quyết định nói thật với chồng. Lúc đó tôi đã nghĩ kĩ: chồng tôi rất bất tài, không nuôi nổi vợ, khiến vợ phải đi hát mua vui để kiếm tiền nuôi gia đình. Nếu sống tiếp với anh ấy, tôi phải chịu rất nhiều thiệt thòi.Giờ đây ngẫm lại tôi không khỏi ân hận. Năm kết hôn, tôi còn rất trẻ, ngây thơ, nghĩ rằng anh ấy đã tốt nghiệp đại học, có sẵn một căn hộ một phòng khách, hai phòng ngủ. Tôi là một cô gái nông thôn, trình độ mới tốt nghiệp cấp ba, điều kiện duy nhất có thể sánh được với anh ấy là xinh đẹp. Đó cũng là điểm vinh dự nhất của phụ nữ. Chúng tôi quen nhau qua mai mối. Tìm hiểu một năm rồi cưới luôn. Lúc các bạn cùng học của tôi còn đang chen chúc trong những căn hộ tập thể ướt át thì tôi đã có một căn nhà riêng rộng rãi, đầy ánh sáng. Lúc đó rất nhiều người ghen tị với tôi, nói rằng tôi có một người chồng thật mẫu mực. Tốt nghiệp đại học, công tác tốt, người thật thà, biết chăm sóc.Nhưng từ sau khi quen Hứa Uy, đột nhiên tôi thấy chồng mình chẳng còn chút ý nghĩa gì, không thể nào so sánh với Hứa Uy được. Hứa Uy không chỉ tài giỏi, giàu có, mà còn đẹp trai. Quan trọng hơn cả là biết cách chiều chuộng phụ nữ, biết đem lại những giây phút lãng mạn cho cuộc sống. Tóm lại, anh rất từng trải, khỏe mạnh, có phong cách, phù hợp là mẫu đàn ông lý tưởng đối với mọi phụ nữ. Tôi thường than vãn trong đau khổ: Vì sao ông trời không kết hợp tôi với anh? Ông trời đã gây ra một lỗi lầm quá lớn.Tuy lúc đó giữa chúng tôi có tình cảm rất lãng mạn nhưng tất cả đều được xây dựng trên cơ sở vật chất. Mà nếu không có cơ sở vật chất, mọi thứ đều trở nên rỗng không.Nhưng mỗi tháng, khi chồng tôi cầm số lương chết đói về, tôi lại hiểu nếu cứ sống tiếp với anh, suốt đời đừng mong có hạnh phúc.Vì thế tôi nghĩ tới ly hôn.Lúc đó tôi nghĩ, chỉ cần được ở cùng Hứa Uy, dù làm người tình, tôi cũng vui lòng. Mọi người đều nói: Đàn bà khi yêu đều rất ngu dốt. Tôi nghĩ đúng như vậy. Dù có lùi một bước, chẳng hạn như tôi và Hứa Uy không thể đến được với nhau, nhưng tôi vẫn có thể tìm được một người đàn ông tốt hơn. Lúc đó tôi đã hai mươi tám tuổi, muốn tranh thủ nốt tuổi xuân còn lại, sợ để thêm vài năm nữa, mọi thứ sẽ không còn kịp.Vì thế sau khi nghĩ kĩ, nhân lúc con trai không ở nhà, tôi nói chuyện với chồng. Nghe xong, anh ấy kinh ngạc lặng đi, không hiểu đã xảy ra chuyện gì, đang êm ấm sao tự dưng đòi ly dị?Tôi đáp: ?oLẽ nào một năm qua, anh không thấy giữa chúng ta đã không còn tiếng nói chung? Tình cảm vợ chồng ngày càng nhạt, không còn tình yêu nữa. Em biết anh rất yêu em, nhưng em không còn cảm giác nữa. Việc gì phải trói buộc nhau trong cái vỏ hôn nhân đã chết? Con người luôn thay đổi. Rất nhiều người cũng đã nói chúng ta không hợp nhau.Anh không phải là người đàn ông lý tưởng trong trái tim em. Giờ đây nhân khi còn trẻ, chúng ta nên giải thoát cho nhau, chia tay trong êm ả. Anh còn có thể tìm được một phụ nữ yêu anh hơn. Em cũng có thể tìm được một người đàn ông phù hợp với em hơn. Nếu cứ chung sống tiếp, cả hai đều không có lợi, tuổi tác cũng cao hơn, không còn cơ hội lựa chọn nữa?.Chồng tôi dần bình tĩnh lại, nói: ?oEm nghĩ kĩ chưa? Lẽ nào em không còn cần đến con??Tôi kiên định đáp: ?oTất nhiên là em cần con. Nếu không chẳng việc gì phải nói với anh. Nhà cửa và đồ đạc để lại hết cho anh?.Chồng tôi đau khổ nói: ?oAnh cần nhà cửa, đồ đạc làm gì? Chẳng phải nó cũng là con anh sao??.Không chần chừ gì nữa, tôi nói: ?oNếu con theo anh, anh có đủ tiền nuôi nó ăn học không? Chỉ riêng cho nó học nhạc thành tài cũng phải tốn tới mười vạn tệ. Anh kiếm ở đâu ra??.
  5. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0
    Nghe xong, chồng tôi im lặng. Tôi biết anh bị tổn thương. Tôi rất rõ chỉ cần nhắc đến tiền là anh thua ngay. Đó là yếu điểm của anh. Quan hệ chúng tôi lạnh nhạt dần cũng chính vì tôi thường xuyên đâm vào nhược điểm này. Chồng tôi im lặng rất lâu. Tôi biết anh ấy rất đau khổ. Một người đàn ông hơn ba mươi tuổi đột nhiên phải đối mặt với tình trạng bi thảm bị vợ bỏ. Anh như bị đâm một vết thương lớn, nhưng thà đau một lần còn hơn là đau âm ĩ mãi mãi. Tôi cương quyết vô cùng, nhất định không chịu thỏa hiệp. Anh đành nuốt nước mắt đồng ý, nhưng yêu cầu không được cho con biết. Và trước khi con thi lên trung học, anh vẫn ở đây, có chết cũng không đi.Nhìn bộ dạng bi thương của chồng, tôi suýt nữa ân hận.Vài ngày sau, đột nhiên chồng tôi hỏi: ?oNgười mà cô định theo đuổi có phải là Hứa Uy??Tôi kinh ngạc: ?oSao anh biết??Anh đáp: ?oTôi đọc tin nhắn của cô trong điện thoại, biết rõ bí mật của các người?.Hôm đó tôi lại cãi nhau với chồng, đòi ly dị. Anh ấy bình tĩnh nói: ?oCô vội vàng cái gì? Cô phải đi hỏi Hứa Uy trước xem anh ta có bằng lòng lấy cô không? Nếu không, chúng ta bỏ qua mọi chuyện. Cô thấy thế nào??Góp ý của anh ấy khiến tôi bất ngờ. Tôi hơi ngần ngừ và thấy thương tâm. Một người phụ nữ có thực sự theo đuổi được tình yêu, có nắm vững được vận mệnh của mình không?Vì thế tôi quyết định lập tức đi hỏi ý Hứa Uy, tôi không muốn tiếp tục kéo dài tình trạng này nữa. Tôi tới căn hộ mà Hứa Uy đã thuê riêng cho chúng tôi, tắm táp xong xuôi, trải lại giường chiếu, ở đó chời đợi.Nhưng đợi đến mười một giờ khuya vẫn chưa thấy bóng dáng Hứa Uy đâu. Đột nhiên nghe tiếng gõ cửa. Tôi không còn tin vào mắt mình nữa khi thấy người xuất hiện lại chính là chồng tôi. Anh điềm tĩnh nói: ?oVề nhà thôi?Tôi điên tiết: ?oAnh tới đây làm gì? Chẳng phải chúng ta đã nói hết rồi sao??Anh cương quyết: ?oEm về nhà trước, chúng ta sẽ nói chuyện?.Tôi bướng bỉnh: ?oViệc gì tôi phải theo anh về? Chúng ta đã đồng ý ly hôn mà??Đột nhiên anh hét to: ?oSao cô vẫn không chịu hiểu thế? Làm sao tôi tìm được ra chỗ này? Làm sao tôi lấy được chìa khóa??Lúc đó tôi mới tỉnh ngộ: ?oHứa Uy đâu? Sao không thấy anh ấy tới??Chồng tôi kể, Hứa Uy lái xe đưa anh ấy đến đây. Con anh ấy đang nằm viện, vợ bắt về ngay. Tôi đột nhiên thấy trước mắt mình toàn một màu đen.Khi tỉnh giấc, tôi đã thấy mình ở nhà. Trên tường là bức hình chụp chung cả gia đình. Thằng con đáng yêu đứng bên giường nhìn tôi. Tôi vui buồn lẫn lộn.Một tháng sau, khi tôi vừa hát xong, một nhân viên đưa cho tôi một bức thư của Hứa Uy. Đọc xong tôi không biết mình trôi dạt ở đâu.Nội dung lá thư như sau:Chồng em từ lâu đã phát hiện ra quan hệ của chúng ta. Nhưng cách xử lý của anh ấy thật kỳ lạ. Rất bình tĩnh, rất lý trí, khiến anh thực sự khó tin.Anh ấy lấy được số điện thoại của anh từ máy di động của em, và hẹn anh ra nói chuyện.Anh ấy nói cảm thấy rất tự ti vì mình không kiếm nổi tiền, vợ bị thất nghiệp nhưng cũng không thể kiếm được việc làm cho vợ. Để bất đắc dĩ vợ phải đi hát ở sàn nhảy. Khi còn yêu nhau, rất nhiều người nói, anh lấy một cô vợ xinh đẹp như vậy rất khó giữ. Bây giờ ngẫm lại thật đúng. Nếu tình yêu giữa hai người đã vỡ, anh cũng chẳng cần giữ cái vỏ hôn nhân chết tiệt này làm gì. Giờ đây em đã yêu người khác, đã tìm được một người đàn ông xuất sắc hơn anh ấy, thì thôi tùy em. Nếu em đòi ly hôn, anh ấy sẽ đồng ý, nhưng điều kiện đầu tiên phải để anh ấy nuôi con. Chỉ cần em sống hạnh phúc, anh ấy đã thỏa mãn rồi. Nghe xong, anh thấy anh ấy thật tốt, rất thực thà. Điều quan trọng nhất là anh ấy thấy mình vô dụng, khiến vợ phải chịu nhiều thiệt thòi, điều kiện sống không được thay đổi, con cái sau này cũng khổ. Anh ấy nghĩ đến trách nhiệm của một người đàn ông. Lời của anh ấy khiến anh rung động sâu sắc. Anh cũng là một người đàn ông, một người bố, nhưng anh chưa từng nghĩ được như vậy. Chúng ta không thể chỉ vì vui sướng cá nhân mà quên mất con cái. Niềm vui sướng được xây dựng trên nỗi đau của con cái liệu còn khiến em vui sướng không?Tình cảm giữa anh với vợ không hòa hợp, vì thế anh mới thường bỏ đi chơi đêm và quen với em. Một phó tổng giám đốc khác ở công ty anh kêu anh gặp em, nói là một phụ nữ như vậy mới quyến rũ. Sau khi gặp em, anh đã nghĩ ngay tới việc chiếm đoạt. Đàn ông thường tán tụng nhau những chuyện như vậy. Anh và anh bạn phó tổng kia đã đánh bạc với nhau, lấy thời gian nửa năm, tiền thắng bạc là một vạn tệ. Tha lỗi cho anh đã đùa giỡn tình cảm của em. Em có chửi bới anh thế nào cũng được.Anh có một người bạn mở công ty riêng. Nếu em đồng ý, anh sẽ giới thiệu em vào làm nhân viên văn phòng, thay lời tạ tội. Anh ấy sẽ chủ động liên lạc với em?Đọc xong, tôi khóc như mưa, hận thù trào dâng. Tôi không ngờ tình yêu mà mình hằng coi trọng lại chỉ là một trò cá cược rẻ tiền. Tôi chỉ đáng giá một vạn tệ. Cuối cùng tôi đã hiểu rõ cái giá đau thương mà tôi hằng theo đuôi chỉ là một thứ giả tạo. Cuộc sống vốn cần tình yêu. Nhưng tình yêu nhất định phải được xây dựng trên cơ sở chắc chắn. Gia đình mình dù nghèo khó nhưng là thật. Chồng mình tuy nghèo khó nhưng có thể khiến mình an lòng. Tôi quyết định phải yêu ngôi nhà của mình, phải yêu chồng mình. Sự việc đó đã trôi qua một năm rồi. Tình cảm giữa hai vợ chồng tôi vẫn tốt đẹp. Còn Hứa Uy, tôi không thể không hận anh ta. Nhưng mọi thứ đều đã qua, tôi cũng không thèm tính toán nữa. Vả lại trong chuyện này, không thể nói tôi không có trách nhiệm.
    (xin chú thích thêm cho rỏ : loạt truyện" tại sao tối nay không về nhà " được lấy từ nguồn http://thuvien-ebook.net/ )
     Được lyenson sửa chữa / chuyển vào 16:14 ngày 02/08/2006
    Được lyenson sửa chữa / chuyển vào 16:18 ngày 02/08/2006
  6. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0
    CÂU CHUYỆN THỨ MƯỜI
    ( Tối nay có việc không về nhà )CUỘC SỐNG KHÔNG CÓ CHUYỆN LÃNG MẠN(Tự thuật của Đan Hồng, nữ, 29 tuổi, thứ ký một công ty ở Đại Liên)Sau khi tốt nghiệp đại học, tôi vào công ty, làm việc hơn hai năm rồi lấy chồng. Tôi quen chồng tôi lúc tới Bắc Kinh học nghiệp vụ nâng cao. Chúng tôi cùng học một lớp, lại cùng từ nơi khác tới nên sau khi học xong, rất dễ gần gũi. Lấy nhau chưa được một năm, anh ấy được công ty gửi tới Bắc Kinh. Mỗi tháng về một hai lần. Chồng tôi là người rất coi trọng sự nghiệp nên chúng tôi quyết định tạm thời chưa sinh con.Tôi đi làm ban ngày, tan ca xong về nhà, rảnh rỗi thì đọc sách báo. Cuộc sống đơn giản, thanh khiết. Bạn bè tôi đều biết chồng tôi đi vắng nên cuối tuần thường rủ tôi đi chơi. Một dịp cuối tuần, tôi đã quen được anh.Anh là giám đốc một công ty máy tính, rất rành máy móc và Internet. Khi muốn sử dụng Internet, tôi hỏi anh rất nhiều nhưng vẫn chưa hiểu. Anh nói nếu có thời gian tới công ty, anh ấy sẽ dạy cho. Rồi tôi tới, chúng tôi bắt đầu qua lại.Anh rất thích trò chuyện, người rất đàng hoàng. Mỗi lần gặp gỡ đều kéo thêm một người bạn cùng đi. Chúng tôi cùng đi ăn cơm, trò chuyện. Thoạt đầu toàn nói về chuyện Internet. Khi thân hơn, anh kể về những trải nghiệm của mình, cách nhìn nhận của anh ấy đối với cuộc đời, sự nghiệp, tình yêu, hôn nhân. Nghe anh nói chuyện rất thú vị, có nhiều luận điểm kỳ lạ, khác người thường. Lúc đầu nghe không thuận tai, nhưng sau khi ngẫm lại thấy rất đúng. Đều là những câu thật lòng, là tư tưởng và cảm nhận của anh, chứ không phải học của người khác. Vì thế tôi rất thích và quen dần với cách nói thẳng, nghĩ thật của anh ấy. Khi nói chuyện với người khác, tôi cảm thấy rất vô vị. Hơn nửa năm thân thiết, chúng tôi gặp nhau ít nhất hai, ba lần một tuần. Nghe anh ấy nói chuyện, tâm hồn tôi mới trưởng thành. Những gì được học ở trường trước đây, giờ đều thấy khô khốc.Lúc đó, tôi chưa hề nghĩ tới việc giữa chúng tôi sẽ xảy ra chuyện gì.Chuyện tình cảm không thể đặt kết hoạch được. Đúng vậy, tôi không biết các bạn nhìn nhận về tôi như thế nào. Nhưng tôi không phải là một phụ nữ tồi. Gia đình tôi và sự giáo dục mà tôi được hưởng khiến tôi rất truyền thống, phản đối việc ngoại tình. Ngay từ lúc mới bắt đầu, tôi đã biết anh đã có vợ. Có lúc anh cũng kể về cuộc hôn nhân của anh. Nó cũng như phần lớn các cuộc hôn nhân khác, không xấu cũng không tốt. anh ấy cũng biết tình trạng hôn nhân của tôi. Lúc đó xung quanh chúng tôi có không ít bạn bè đã ly dị. Trong đó có một số là bạn gái, sau khi ly hôn sống một mình, cuộc sống rất tồi tệ. Nhớ có một lần anh ấy tiễn tôi về nhà, còn dặn dò tôi: Đan Hồng, chồng em rất tốt, em phải sống tốt, đừng có bắt chước họ. Phụ nữ thích lãng mạn nhưng lãng mạn chỉ có trong các tiểu thuyết mà thôi.Anh ấy giống như một người anh, có lúc lại giống một người thầy nên tôi không có chút tránh né. Bây giờ nghĩ lại, thật ra như vậy mới nguy hiểm. Anh ấy đối với tôi, tuy không có hấp dẫn về thể xác, nhưng sự hấp dẫn và chiếm hữu về tinh thần lại càng đáng sợ hơn.Quen nhau gần một năm, chúng tôi chưa từng hò hẹn riêng. Lần nào anh ấy cũng đưa bạn cùng tới. Đưa tới nhiều nhất là cô Khương Hiểu trợ lý của anh ấy, cũng hai mươi chín tuổi như tôi. Bộ ba chúng tôi ở bên nhau rất vui vẻ, không hề có áp lực. khương Hiểu rất tôn trọng, lễ phép với tôi. Một buổi cuối tuần, anh ấy gọi điện tới, nói có một nơi vui chơi rất hay, hỏi tôi có muốn đi không. Tôi hỏi là nơi nào. Anh ấy nói tôi không cần biết, bảo đảm tôi thích. Lại còn đùa, lần này anh mời riêng em đấy, có dám đi không? Tôi đáp: Có gì mà không dám. Anh nói: Được, em cứ đợi đấy, bảy giờ sáng Chủ nhật anh lái xe tới đón.Sáng Chủ nhật, tôi dậy rất sớm, trang điểm kỹ, sáu giờ năm lăm phút tôi nhận được tin nhắn của anh ấy : Mời em năm phút sau xuống lầu.Anh ấy rất đúng giờ. Tôi vừa xuống lầu đã thấy xe anh ấy đi tới. Tôi nhớ lại câu anh ấy nói, không biết đùa hay thật. Tôi thấy hơi hưng phấn và căng thẳng. Quen nhau đã lâu nhưng đây là lần đầu tiên tôi có cảm giác này. Anh đỗ xe bên cạnh tôi, tôi mở cửa xe, đã thấy Khương Hiểu ngồi ở ghế trước, đang quay lại cười.Thấy cô ấy, tự dưng tôi mất vui. Trước đây chúng tôi thường ngồi ở ghế sau. Nhưng hôm đó cô ấy cứ ngồi ở phía trước cạnh anh ấy. Suốt chặn đường, tôi thấy khó chịu, cứ trả lời nhát gừng. Dường như cũng thấy tôi không vui, anh hỏi tại sao nhưng tôi cứ chối.Anh dẫn chúng tôi tới doanh trại quân đội bắn bia. Trước đây chúng tôi cũng cùng đi bắn bia ở các khu giải trí. Một lần, tôi hỏi người phụ vụ có phải là súng thật của quân đội hay không. Không ngờ anh đã nhớ, liên lạc ngay với một người bạn công tác tại quân đội. Hôm đó để tôi vui, anh luôn kêu Khương Hiểu cầm đồ hộ tôi. Nhưng sau đó Khương Hiểu đều không thèm để ý tới anh nữa. Hai đứa chúng tôi cố tình trò chuyện, uống rượu với người của doanh trại. Ăn được giữa chừng, mọi người bắt đầu hát. Tôi hát một bài mà tôi thích nhất. Lúc hát, lòng tôi rất đau đớn, tủi thân, hát chưa xong tôi nhịn không nổi, oà lên khóc.Tôi chạy vào toa lét, lấy nước rửa mặt. anh chạy tới, mặt trông rất tội nghiệp, hỏi: ?oEm sao thế? Không biết anh đã làm sai điều gì? Em nói muốn bắn súng. Khó khăn lắm anh mới liên hệ được nơi này đưa em tới. anh sợ nếu đi riêng với em đến đây sẽ ảnh hưởng tới em, mới đưa Khương Hiểu đi cùng. Người ta bận lẽ ra không tới nhưng anh cứ ép phải tới. anh không biết rốt cuộc em tức giận vì cái gì? Em có thể nói cho anh biết được không??.Tôi bực bội đáp: ?oLần sau anh đừng tìm tôi nữa. Tôi muốn đi Bắc Kinh?.Anh rất ngạc nhiên, kéo tay tôi, lôi ra trước mặt anh. Lần đầu tiên chúng tôi mặt đối mặt, cách nhau rất gần. anh nhìn tôi, nói: ?oĐan Hồng, có thật không? Em không lừa anh chứ??.Tôi nhìn anh, không đáp. Anh cũng nhìn tôi. Chỉ trong vài giây, tôi chưa kịp nghĩ ngợi được điều gì đã bị anh lôi tuột vào lòng, hôn lên trán. Chúng tôi đều không kiềm chế nổi. Lúc đó tim tôi như sắp rớt ra ngoài. Chưa bao giờ chúng tôi có cảm giác như vậy. Anh nâng cằm tôi, hỏi: ?oĐan Hồng, em có dám đi theo anh không? Lấy anh đi. Nhất định anh sẽ cưới em?.Lúc đó, tôi vẫn chưa nói được câu nào. Rồi bạn anh chạy tới tìm. Chúng tôi quay về, nhìn nhau, không thể nói gì nên ra sức uống rượu. uống đến nỗi say mềm.Hôm đó lẽ ra chúng tôi phải quay về trong ngày. Nhưng ăn uống xong, trời đã tối, lại say nữa nên tối đó chúng tôi ở lại nhà khách của doanh trại. tôi và Khương Hiểu một phòng. Cô ấy cũng uống nhiều, nửa đêm bò dậy nôn. Hôm đó tôi mới biết, thật ra Khương Hiểu cũng rất yêu anh ấy.Sáng hôm sau, anh ấy dậy rất sớm, kêu người tới gọi chúng tôi dậy. ăn sáng xong, chúng tôi quay về thành phố. Trên đường, anh ấy không nói câu nào, phóng xe như điên. Tôi ngồi đằng sau mệt quá ngủ thiếp đi. Lúc tỉnh giấc, phát hiện thấy xe đã đỗ trước cửa công ty anh ấy. Anh đang lay Khương Hiểu dậy: ?oCô đi làm đi, tôi không lên đâu. Có chuyện gì, cô cứ tự xử lý nhé. Không có gì quan trọng thì đừng gọi điện?.Khương Hiểu đi rồi, anh quay đầu xe lại, nói với tôi: ?oEm lên trước ngồi đi?. Tôi không thèm nhìn anh, vẫn nhìn ra ngoài cửa xe, nói: ?oAnh đưa em về công ty đi làm?. Anh nhìn, hỏi: ?oSao thế? Em sợ à??. Tôi nói: ?oChúng ta không thể lãng mạn quá. Chẳng phải anh từng bảo em cuộc sống cần hiện thực hơn cơ mà??.Anh im lặng, lái xe về hướng công ty của tôi. Trên đường, tôi bị giằng xé dữ dội, vừa khát vọng vừa sợ hãi, muốn chạy trốn. Gần đến công ty tôi, anh giảm tốc độ. Lòng tôi trĩu nặng. Tôi biết, hết rồi, mọi thứ giữa chúng tôi chấm dứt rồi. Nhưng đúng lúc sắp tới chân toà nhà, anh đột ngột đạp phanh lại. Tôi còn chưa hiểu rõ, chuyện gì thì xe đã phóng như bay. Chuyện sau đó thế nào, không cần kể chắc mọi người đều biết. Chúng tôi tới một khách sạn, ở đó đến suốt sáng hôm sau.
  7. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0
    Đó là ngày hạnh phúc nhất trong cuộc đời tôi. Tôi chưa bao giờ biết hai người ở bên nhau lại vui như thế, sướng như thế. Khi anh tỉnh giấc, thấy tôi đang ngắm nhìn, liền hỏi tôi nghĩ gì. Tôi kể lại cuốn tiểu thuyết ?oAnh nghĩ mình là ai? của nhà văn Trì Lợi cho anh nghe. Nữ nhân vật chính yêu nam nhân vật chính, muốn sống cùng anh. Họ cùng nhau đi chợ, sống một ngày hạnh phúc. Sáng hôm sau, khi chàng trai thức dậy, cô gái đã mặc xong quần áo, ngồi bên giường, nói: Em rất yêu anh. Em cũng biết anh cũng yêu em. Bây giờ em phải đi. Chúng ta đã sống chung một ngày, như vậy đủ rồi. Sau này, chúng ta cũng không nên đi quá giới hạn?.Anh nghe xong, nói: ?ongốc ạ. Em biết anh nghĩ gì không? Anh đang nghĩ sau này sẽ mua đứt cái khách sạn này tặng em?.Thực ra chúng tôi rất giống nhau. Đều lãng mạn, mơ mộng, nhưng cũng rất truyền thống, theo đuổi cái đẹp hoàn hảo. Chúng tôi đều không muốn và cũng không thể ******** nhân của người khác. Tôi cũng không thể cho phép mình ngủ bên cạnh người đàn ông mà mình không yêu. Vì thế ngay từ đầu, chúng tôi đã quyết định: Ly hôn.Nhưng chúng tôi đã coi việc ly hôn quá đơn giản. Tôi phải mất nửa năm mới ly hôn xong. Còn anh ấy lại lâu hơn nữa, gấp đôi thời gian của tôi. Những chuyện trải qua trong thời gian của tôi. Những chuyện trải qua trong thời gian đó, bây giờ nghĩ lại cũng đủ khiến tôi khiếp hãi hôn nhân. Một tờ giấy hôn nhân, vì sao lúc cần thu về lại khó khăn như thế? Tôi không muốn kể chi tiết, tóm lại cuối cùng chúng tôi đều rất mệt mỏi và được tự do, nhưng phải trả một cái giá quá đắt. Hai đứa chúng tôi vốn từ giai cấp trung lưu, sau khi ly hôn trở thành kẻ vô sản trắng tay.Thực ra những tổn thất về vật chất là thứ yếu. nhưng những vết thương về tinh thần vĩnh viễn không thể nào bù đắp nổi. Cách nhìn nhận của tôi về cuộc đời, về tình yêu, hôn nhân đều thay đổi vì lần ly hôn đó. Những hiểu biết về chồng tôi chính xác hơn là chồng cũ của tôi cũng bắt đầu khi ly hôn. Giờ đây mọi thứ đã qua. Tôi không còn hận anh ấy nữa. Công bằng mà nói, tôi thấy mình có trách nhiệm trong chuyện này. Dù sao đi nữa, người ngoài cũng nhìn thấy là do tôi có lỗi trước.Tôi thấy tình yêu ngoài hôn nhân chỉ là một hiện tượng. Vì hôn nhân của bạn có vấn đề nên tình cảm của bạn, nhu cầu của bạn không thể thoả mãn được. Nói một cách khác, hôn nhân của bạn đã chết hoặc đang giãy chết. chỉ vì không có lựa chọn tốt hơn nên không đi đối mặt với nó mà thôi. Giờ đây có rất nhiều người đều như vậy, biết rõ cuộc hôn nhân của mình có vấn đề nhưng cũng không điều trị, không thay đổi, cứ kéo dài mãi như vậy. Vì sống bên nhau đã trở thành một thói quen rồi, mãi cho đến khi tìm được người mình yêu thương mới nghĩ đến việc phải chấm dứt nó. Lúc đó ly dị đã trở thành một chuyện vô cùng khó khăn. Kết quả không chỉ làm tổn thương người khác mà còn tự làm tổn thương mình. Do vậy đó cũng là lý do tại sao rất nhiều tình yêu ngoài hôn nhân đều không có kết quả tốt đẹp. Tôi cho rằng trong chuyện này, chúng tôi đã phạm phải sai lầm như vậy.Sau khi chia tay, tôi dọn về nhà bố mẹ. Anh giao hết nhà cửa, tài sản cho vợ cũ. Còn một mình dọn về căn nhà cũ trước đây. Căn nhà đó điều kiện rất tồi, không có lò sưởi, không có hệ thống ga. Tôi muốn anh thuê một căn hộ nhưng anh không đồng ý. Anh cương quyết: Anh đã nói là muốn cưới em, nhưng không thể cưới em như thế này. Cho anh thời gian một năm, kiếm được đủ tiền mua nhà, anh sẽ lấy em.Khi chưa ly hôn, rất muốn ly hôn, lại muốn tái hôn. Thời gian này, tất cả đề tài, mục tiêu của chúng tôi đều là ly hôn, kết hôn. Nhưng bây giờ thật sự ly hôn rồi, chúng tôi lại sợ hôn nhân, không còn muốn kết hôn nữa. Cũng không biết tại sao, có lẽ do mệt mỏi quá, phải trải qua nhiều thứ quá, đã quá hiểu hôn nhân là thế nào.Nhưng tôi không nói ra. Tôi nghĩ, cứ cho vì lời hẹn ban đầu, chúng tôi cũng cần phải lấy nhau. Nhưng hôn nhân là một thứ rất hiện thực. Bạn cần phải có nhà cửa, có gia đình. Vì thế anh ấy lao vào kiếm tiền. Thời gian chúng tôi gặp nhau ngày càng ít. Có lúc đã hẹn rồi nhưng anh ấy lại bận việc. Lần lâu nhất là hai tuần liền, chúng tôi không hề gặp nhau. Cùng sống chung trong một thành phố nhưng ở hai đầu khác nhau. Ngồi xe buýt cả đi lẫn về cũng mất hai tiếng đồng hồn. anh đã không còn xe hơi nữa. Để tích góp tiền, anh cũng không đi tắc xi nữa. Cứ nghĩ đến cảnh anh phải chen chúc trên xe buýt đi gặp tôi, tôi lại thấy rất đau lòng. Nên tôi không chịu để anh ấy đến gặp tôi. Chúng tôi gọi điện cho nhau mỗi ngày. Anh vẫn tốt với tôi như trước. Tôi thích ngủ dậy trễ. Anh dù bận rộn như vậy nhưng sáng nào vẫn đúng sáu giờ ba mươi gọi điện tới đánh thức tôi dậy.Một lần, đi làm về, dừng lại mua tờ báo bên đường. Trong đó có một bài báo có tên ?oLần gặp gỡ lãng mạn nhất?. Nhân vật nam chính kể lại những kỷ niệm gặp người yêu. Một lần đi học về, thấy người yêu đang đợi ở ký túc. Anh vui sướng đến nỗi bế bổng cô lên và hôn cô trước mặt tất cả các bạn. Mọi người chứng kiến đều rất cảm động. Cả hai nhân vật chính cũng bị cảm động. Cảm giác đó khiến anh nhớ mãi suốt đời. Đọc xong bài báo đó, tôi hơi xúc động, muốn tìm lại chút cảm giác xưa. Tôi muốn sáng mai dậy sớm, mua cho anh ấy chút điểm tâm mà anh ưa thích, ngồi một tiếng đồng hồ trên xe buýt tới thăm anh. Đem lại cho anh bất ngờ và vui sướng.Thật không may, tối đó, trời mưa rất to. Tôi lo lắng cho chuyến đi lãng mạn của mình không thể thực hiện được. Nhưng đến sáng hôm sau trời tạnh. Trời vừa sáng, tôi đã ra khỏi nhà. Tuy đã hết mưa nhưng đường đầy bù. Tôi đi lép nhép tới trạm xe buýt, ngồi chuyến xe đầu tiên, rồi lại phải đổi thêm một chuyến xe khác. Lắc lư lắc lư mãi mới đến nơi. Tôi tưởng tượng tới cảnh gặp mặt, dường như sẽ tìm được cảm giác như trước kia.Nhưng khi tới đoạn rẽ, tôi nhìn thấy anh đi với một phụ nữ, là vợ cũ của anh. Chính mắt tôi đã nhìn thấy họ, một trước, một sau cứ thế khuất dần. Tôi cứ ép mình phải nghĩ rằng chắc cô ta tới thương lượng chuyện con cái. Vì trời mưa to nên không về được, cô ta ngủ trên giường, anh ngủ ở sa lông. Tôi vẫy tắc xi, về tới nhà đúng sáu giờ ba mươi. Anh lại gọi điện tới rất đúng giờ. Tôi hỏi anh tối qua mưa thế, nhà có dột không? Anh đáp, không. Tôi lại hỏi: Anh ở một mình chứ? Anh đáp: Đương nhiên là một mình, không tin, em cứ tới kiểm tra.Chúng tôi ở bên nhau đã gần hai năm. Tôi tin từ trước tới giờ anh luôn nói thật. Tôi không hiểu vì sao anh lại giấu giếm tôi. Tôi lại ra khỏi nhà, kêu tắc xi, tới nhà anh ấy. Tôi cũng có một bộ chìa khoá, nhưng đây là lần đầu tiên tôi dùng nó. Mỗi lần tới đây đều có anh ấy đợi sẵn. Tôi ngồi một mình trong căn nhà suốt một buổi sáng, nghĩ lại mọi chuyện từ những ngày đầu mới quen nhau. Nghĩ lại hết một lượt rồi tôi để lại chìa khoá, bỏ đi.Thực ra chuyện này chỉ là một đốm lửa châm vào dây cháy đã sẵn có. Từ khi ly hôn, tôi đã biết chúng tôi sẽ không thể lấy nhau. Tôi cho rằng mỗi người đều phải có trách nhiệm với chính mình và với người khác. Không được kết hôn hoặc ly hôn một cách dễ dãi. Những kinh nghiệm ly hôn vừa qua như những vết thương xé lòng, cứ đau đớn dai dẳng mãi như vậy. Đó cũng là nguyên nhân khiến tôi quyết định chia tay với anh ấy. Tôi không muốn cuộc hôn nhân tiếp theo của mình lại lưu giữ hình ảnh của cuộc hôn nhân cũ.
    ( theo thuvien-ebook.com/forum/)
     

Chia sẻ trang này