1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Truyện ngắn (sáng tác, sưu tầm, etc) tặng 7x

Chủ đề trong '7X - Chi hội Hà Nội' bởi Wandering, 01/05/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Lemon

    Lemon Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/11/2002
    Bài viết:
    225
    Đã được thích:
    0
    Ăn mày dĩ vãng​
    Chương II
    Nếu cách đây hai mươi năm, một ai đó đã có dịp được gặp anh thì thật khó hình dung ra con người anh bây giờ. Cao một mét bảy ba, nặng cũng suýt soát bảy mươi kg (nếu sốt rét, nhịn đói dài ngày hay bị thương thì cũng chỉ xê xích chút ít, vòng ngực vênh cong như rá úp, tóc dày cộm, mắt xếch, miệng rộng, cười tươi, răng to và chắc, bụng nổi đủ sáu múi, chân tay xoắn chằng như chão bện, da màu bánh mật, có lúc đỏ nâu?), Hùng đúng là mẫu người của chiến tranh sông lạch, thứ chiến tranh đòi hỏi sự tinh nhạy, khôn khéo và can tràng đến tột độ. Nói về anh, các cô du kích, các cô ở đội nữ pháo binh trong rừng thường hít hà: Chao ôi! Người thế kia mà chết thì uổng quá! Cô khác đắm chìm hơn: Giá như có một lần sau khi đi ấp sáng đêm về được vùi mặt vào cái tảng ngực kia mà ngủ? Ngủ luôn không trở dậy. Cũng có cô tỏ ra bặm trợn: Cách chức anh ta đi! Không thèm cho anh ta oánh giặc nữa. Cứ để cho ảnh sống ăn uống ngon lành, mỗi đêm đến với chị em mình một lần, đến từng đứa, hết lượt lại quay lại từ đầu?
    Đồng đội tin cậy nơi anh như đoàn thuỷ thủ hết lòng tin cậy vào người thuyền trưởng tài ba giữa muôn trùng sóng cả. Cấp trên cần anh nhưng chẳng mấy thích anh. Đàn ông chỉ cần một loại người thích chứ không cần ai yêu cả, đó là đàn bà. Anh thường nói vui như thế. Chỉ nội một cái dáng nghiêng lệch to tát, cái miệng cười phớt đời là đủ để thiên hạ có cái gì vừa khó chịu vừa kiêng nể anh rồi. Kẻ thù gọi anh là tên sát nhân tài tử, là ngh ệ sĩ cầm súng ảo thuật. Bà con trong ấp chiến lược kêu anh bằng mày, bằng thằng với t ất cả sự âu yếm, tin cậy. Ấy vậy mà Hùng lại thật hiền. Lắm bận hiền đến dại khờ. Nếu như trong trận mạc, người ta không thấy ở anh một động tác thừa thì trong cuộc sống, đồng đội cũng không hề thấy anh nói dư một câu bao giờ. Anh biết nói bằng mắt, biết nghe và cũng biết cười bằng mắt. Một đôi mắt nâu xám, hồn nhiên và hoang dại. Người lành tâm nhìn vào đó thấy tĩnh lặng. Kẻ ác lòng nhìn vào thấy nổi cả da gà. Trời cho anh cái phong độ thủ lĩnh. Nỗi hiểm nguy tạo cho anh cái uy trước bạn bè.
    Cách đây hai mươi năm Hai Hùng là như vậy.
    Trên những nẻo đường chiến tranh đầy rẫy những sự bất ngờ, trong những cánh rừng lẻ khuất không tên gọi, như một sự run rủi của số phận, bỗng một ngày con người được người ta mệnh danh là Người Rừng kia gặp được Sương.
    Ấy là vào một đêm đột ấp chiến lược đầu tiên khi đơn vị anh vừa mới chân ướt chân ráo đến địa bàn mới để kiếm gạo kiếm mắm nuôi nhau. Đoàn đột ấp gồm nhiều thành phần: cán bộ huyện, xã, bộ đội địa phương, bộ đội bán chủ lực, dân quân du kích? Và lẽ đương nhiên tốp lính thiện chiến của Hùng phải giữ vai trò nòng cốt dẫn đầu. Đã gọi là lực lượng hỗn hợp thì phải có cả trai lẫn gái, có cả già lẫn trẻ, nhưng ác hiểm hơn, có cả người xấu lẫn người tốt, cả kẻ gan dạ lẫn đứa khôn ngoan nhát hèn. Tất cả tạo thành một đội quân đi cứu đói của những tháng ngày trước 68 Mậu Thân.
    Hồi chiều, trước lúc chuẩn bị xuất phát ra khỏi cửa rừng, nhác thấy cậu liên lạc của mình bị bỏ cơm, tìm ra mép sông ngồi, mắt nhìn hút xuống dòng nước buồn rười rượi, Hùng đã có chiều chột dạ. Cậu ta có một thứ linh cảm hay trực giác trận chiến gì đó rất kỳ quái. Trận nào mà hắn ta tươi tỉnh thích nói thích cười thì trận đó dứt khoát sẽ xuôi chèo mát mái. Ngược lại, hôm nào hắn tỏ ra lì xì, hỏi không nói, gọi không thưa, động một tí cũng g ắt gỏng là y như rằng hôm đó không gặp trục trặc này thì cũng đụng tình huống khác, có khi cha con ôm đầu máu trở về. Vậy mà chiều nay?
    - Viên! Mày thấy phương án đột ấp có chỗ nào lỏng không?
    - Không!? Tất cả đều chính xác, đều hoàn hảo cả anh Hùng ạ!
    - Nói dối! Hoàn hảo mà mặt mũi lại thế kia à? Nói đi! Nói đi! Nói bậy cũng được. Nếu cần tao sẽ cho ngừng lại. Chiến tranh còn mịt mờ, anh em mình kéo nhau từ ngoài kia vào đây đến nay còn chòn chõn mấy thằng, không dễ gì mà để mất thêm nữa.
    - Em biết? Nhưng em chỉ cảm thấy thôi. Chỉ thấy lờ mờ mà không nói ra được. Kệ, cứ đi đi! Chắc không sao đâu. Có khi trưa nay lội sình đi bắt cá mải quá, bị nhức đầu. Vả lại? đói rã họng cả ra rồi, thiên hạ lại đã tề tựu đầy đủ, ngừng lại bây giờ khó lắm. Nhất là đêm nay có cả chị Ba Sương dẫn một tổ du kích đi theo để kiếm thuốc. Thương binh mấy tuần nay không còn thuốc để tiêm nữa.
    - Ba Sương nào?
    - Ba Sương y tá của đội du kích. Chị ấy mát tay lắm và tỏ ra hết sức tin cậy ở anh em trinh sát chúng mình. Hồi trưa, chị có hỏi thăm về anh?
    - Thăm hỏi cái quỷ gì lúc này! Đây là chuyện sống chết mất còn chứ không phải là trò đ ực cái trăng hoa. Mày vẫn có cái lối uỷ mị rừng già ấy là không trụ được ở vùng rừng lõm ác nghiệt này đâu. Đi!
    - Anh Hùng?
    - Gì nữa?
    - Phía đầu ấp đoạn có mấy vạt cao su bà con mới trồng?
    - Thì mới trồng. Làm sao?
    - Em nghi có phục kích.
    - Đất đai ruộng vườn trong tay chúng, chỗ nào mà chúng chả phục.
    - Nhưng chỗ này? Anh để em đi đầu nhé! Em sẽ cố phát hiện ra. Bọn này ma quái, cũng biết bắt chước ta cởi trần thoa đất thoa cát cho chìm vào cây cỏ.
    - Viên! Sao mắt mày trong veo đi thế kia? Đúng là có cái gì phải không?
    - Không? Không có cái gì cả. Anh còn thuốc không? Cho em điếu.
    - Hả?? Mày xưa nay có hút thuốc hồi nào đâu?
    Hỏi vậy nhưng Hùng vẫn cuốn cho cậu ta một con sâu kèn to bằng ngón tay út. Viên nu ốt một hơi thật dài rồi thở ra, cái nhìn thoảng nhẹ hẳn đi.
    - Anh Hùng! Em nói cái này, anh nghe hay không thì tuỳ nhé! Rồi đây số phận anh và chị Sương sẽ ràng buộc với nhau nhiều lắm đấy. Hai người đều gặp vô số hoạn nạn nhưng v ẫn không xa rời nhau, vẫn bù đắp được cho nhau. Chị ấy sẽ chết trước anh. Chết trong chiến tranh hay chết sau hoà bình, em chưa thật rõ. Mà còn lâu lắm mới hoà bình, chí ít cũng dăm bảy năm nữa?
    - Thôi! - Hùng đột nhiên thấy một cơn gió lạnh buốt thổi dọc xương sống lên đến tận đ ỉnh đầu. Cậu nói cái gì thế? Căn cứ vào đâu mà cậu nói như thế?
    - Em? Em không biết nhưng nhìn vào mắt hai người em thấy như thế. Như hai đốm sáng màu xanh lẻ loi, bay loằng ngoằng đi tìm nhau, một đốm nhỏ hơn, mờ hơn và bay yếu hơn. Cái đốm của chị ấy.
    - Được rồi! Cái đó sau rồi tính. Tóm lại tao muốn biết chiều nay có nên đi không?
    - Nên! Có đổ máu, có người chết nhưng công việc sẽ trót lọt. Anh cứ để em đi đầu, có thể em sẽ giải được đấy. Nhé!
    - Ừ. Nhưng nhớ là đi chậm, thật chậm, quan sát thật kỹ, thấy cái gì khác là dừng lại ngay.
    Câu căn dặn ấy thừa.
    Trên đường trở về, vào lúc ít ngờ nhất khi trên lưng người nào cũng đầy những gạo, thịt hộp, bánh tráng, thuốc lá, thuốc rê, thuốc y tế, cả đường sữa, cà phê, bánh tiêu, bánh ít cô bác gói cho? điều linh cảm bí hiểm của Viên mới ứng nghiệm. Ngay sau tiếng nổ đầu tiên, đội hình đã thật sự rối loạn. Lực lượng hỗn hợp nhanh chóng bị xé nát, dồn cục, tan ra, dát mỏng, kinh hoàng mạnh ai nấy chạy. Hùng đứng sững giữa con đường bò trắng cát, con ngươi muốn nổ ra vì uất ức và bất lực. Đã bao nhiêu lần đụng độ, bao nhiêu lần bị đánh trộm rồi nhưng đã có lần nào tan tác thảm hại như thế này đâu. Nhục quá!? Ch ợt thấy một cái bóng chạy ngược trở lại, ngã ngay dưới chân, anh cúi xuống túm ngực, d ựng thẳng dậy:
    - Thằng khốn! Chạy đi đâu? Mày bỏ bạn bè, đồng đội đi đâu?
    Cái bóng ấy nói hào hển, sặc sụa mùi thuốc thơm Ru-bi:
    - Ấy cậu? Đồng chí! Tôi? Tôi đây mà. Tôi là Ba Tiến, phó bí thư quận uỷ đây mà. Bỏ? B ỏ tay ra đi, kẻo người ta thấy? Kìa!
    Hùng thả tay. Cái bóng mặc quần xà lỏn đổ ụp xuống. Khắp nơi, đằng sau, đằng trước, đ ạn vãi nổ rôm rốp như đá đổ vào mái tôn.
    - Chạy như chó mà còn xưng là bí thư. Nhục!
    - Này đồng chí! - Cái bóng cố gượng đứng dậy, hai cẳng chân để trần va đập lục cục - Ăn nói cho có tổ chức. Ai là chó hả? Láo! Láo quá! Phải giáo dục thế nào chứ không thì?
    - Cút! Cút về phía sau mà giáo dục. Cút!
    Không chờ Hùng phải trợn mắt nói thêm, một tiếng nổ to hơn đã hất cái bóng ấy bay bi ến đi ra phía sau như một trò xiếc. Chẳng thèm nhìn theo, Hùng vội khom người lao nhanh về hướng có tiếng nổ đầu tiên lúc nãy. Trên đường chạy, anh thoáng nhìn thấy lính của mình đang kẻ nằm người ngồi trong tư thế sẵn sàng đánh trả. Phải thế chứ! Lính đặc nhi ệm của miền tăng cường đâu có thể xoàng được. Nhưng bắn trả ai? Có thấy gì đâu mà b ắn trả? Thật là một cuộc chiến tranh cài răng lược ********! Nó thì mặc sức cắn ngoạm mình, nhưng mình thì lại không biết nó ở đâu để quất trả. Anh cười chua chát trong bóng tối và tiện tay vỗ vào vai một chiến sĩ tròn trùng trục cầm cây phóng lựu M.79 núp gần đó:
    - Bảo! Theo tao!
    Hai người bươn được đến nơi thì đã quá muộn!? Viên bị mìn Clâymo hất văng vào bụi chu ối cách đó ba mét, mình mẩy nát tươm và không còn thở nữa. Hùng đau đớn hộc lên một tiếng trong cổ, cúi xuống bế thốc Viên lên vai bước trở lại. Được nửa đường, một cái bóng con gái nhỏ nhắn như một cô bé con hớt hải chạy tới, vai khoác túi cứu thương, vai kia đeo khẩu tiểu liên cực nhanh A.R15, ngực áo rách bươm để hở ra một khoảng da thịt trắng nhấp nhoá. Giọng con gái non nớt, hơi trầm âm tiết cuối kéo dài, nhọn sắc:
    - Có làm sao không anh?
    Thoáng thấy bộ cánh bà ba biểu tượng của dân địa phương, Hùng đã cau mặt:
    - Chết chứ còn làm sao nữa!
    - Có ai bị thương không?
    - Khép cái ngực áo lại!
    - Ôi!? Sao lại thế?
    (còn tiếp)
    Dù bạn có là ai, bạn cũng không thể quên đi được. Chỉ có hương vị chanh tươi mát, chỉ có hương vị chanh tuyệt vời
  2. Lemon

    Lemon Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/11/2002
    Bài viết:
    225
    Đã được thích:
    0
    Ăn mày dĩ vãng
    Cái bóng con gái đứng sững như bị trúng đạn, hai tay vội vã đưa lên che ngực?
    Buổi đột ấp tạm coi như thắng lợi, chỉ phải đổi mất một mạng người. Thôi, thế cũng coi như là lãi.
    Ít nhất cũng chống đói được vài tuần bám trụ.
    Sáng hôm sau, bí thư huyện uỷ chèo ghe xuống tận nơi gặp Hùng.
    - Nè! Ông nóng quá! Đồng chí Ba Tiến là cán bộ hai thời kỳ, giàu kinh nghiệm, át chủ bài về khả năng chống phá địch bên trong của toàn vùng. Tất nhiên? Tất nhiên, hả? Mất người ai chả xót, người của Đảng cả, nhưng người lính cách mạng ăn nhau ở sự điềm tĩnh, ở ý thức Đảng, ý thức tổ chức kỷ luật không lay chuyển trong mọi hoàn cảnh? Hả? Nói vậy để ta rút kinh nghiệm lần sau. Với Ba Tiến, đồng chí có thể gửi lời, có thể gặp trực ti ếp nói một câu? câu xin lỗi, thế là xong.
    - Lần sau nếu bộ đội của tôi ngã xuống, ông ta hay bất cứ ai khác như ông ta bỏ chạy n ữa thì tôi sẽ bắn bỏ, kể cả lính của tôi.
    Nấm mồ của Viên được đắp vội bên sông. Cảnh chiều. Mặt nước màu chì. Rừng cây hiu h ắt. Đám cỏ lậu bên kia sông hắt lên bầu trời xám đục một tiếng kêu bìm bịp đơn côi, não nề. Hùng ngồi phệt xuống cỏ, bàn tay đầy bùn quấn một điếu thuốc rê nhem nhuốc gắn vào miệng Bảo:
    - Chùi mắt đi! Thêm thằng Viên nữa là chẵn mười. Xuống mười sáu, nay còn sáu, mất mát hơi nhiều nhưng vẫn còn hơn là hết sạch. Từ nay, mày thay nó giữ cây hoả lực B41. Thôi, về trước đi! Tao muốn ngồi lại với nó một lát. Chả gì hai thằng cũng cùng quê, lại cùng dắt nhau vào đây. Về đi, nhớ nói thằng Tuấn bảo quản súng ống cho cẩn thận. Tính nó vốn ẩu.
    Bảo đi rồi, còn lại một mình, Hùng hạ lưng xuống cỏ, mắt trống rỗng nhìn lên vòm trời cũng một màu trống rỗng. Mười chín bồng gạo đổi lấy một mạng người mười chín tuổi! Đau quá! Vô nghĩa quá! Nhưng dẫu sao cũng còn đổi lại được. Trong những cánh rừng và trên những dòng sông này, còn biết bao những cái chết ngớ ngẩn, hoàn toàn vô nghĩa khác mà phải đành chịu. Chiến tranh? Nó là cái gì nếu không phải là ngày nào cũng nhìn thấy người chết, ngày nào cũng chôn người chết mà vẫn chưa đến lượt mình. Mười chín tuổi. Trai tơ? Nếu biết chắc sẽ xảy ra như thế thì không khi nào mình chấp nhận chuyến đột ấp ghê tởm này. Chao! Chả lẽ trong trận mạc, con người ta có thể đoán trước được điều gì sẽ xảy ra ư? Như nó, Viên ơi?
    Mải thả mình vào dòng suy tưởng hiếm hoi lâu lâu mới có được, anh không biết rằng từ bìa rừng, cô gái mảnh khảnh, nhỏ nhắn như một đứa bé con đêm hôm qua đang rụt rè đi tới, trên tay cầm một bó hoa dại. Đứng lặng giây lát nhìn Hùng, cô bối rối lên tiếng:
    - Anh? Cho em cắm lên mộ anh ấy? nắm hoa.
    Hùng giật mình nhìn lên? nằm thêm chút nữa rồi miễn cưỡng ngồi dậy, trong lòng thật sự bực mình khi có người lạ đến phá đám, nhất là người đó đã phát hiện ra cặp mắt đỏ hoe n ỗi sầu đau của mình.
    - Cô đấy à? Xin mời! Hoa gì thế? Sao lại phải hoa?? Thôi được, cô cứ tự nhiên nhưng c ấm không được khóc. Ở đây quá dư thừa nước mắt rồi.
    Cô gái không nói gì, lặng lẽ cắm xong mấy nhánh hoa rồi mới từ từ quay lại, nét mặt non nớt chuyển đổi bất ngờ:
    - Ngay cả lúc này, bên nấm mồ đồng đội của anh, anh cũng không biết cách nói chuyện với phụ nữ ư? Sao thế? Có ai ăn thịt mất anh đâu.
    Hùng khẽ bật cười và im lặng. Trần, vận quần cụt, súng đạn đầy người, râu ria lâu ngày không cạo, mọc xanh rì khắp mặt, quai hàm bạnh ra, cơ bắp được ráng chiều trát vào bóng sáng lên như tượng đồng, trông anh phảng phất cái bộ dạng của một gã cướp biển hay cướp rừng đang lẩn tránh pháp luật nào đó. Vẫn im lặng, Hùng mở to đôi mắt màu nước ròng vô cảm rọi thẳng vào cô.
    Giống con mễn nhỏ ăn đèn, toàn thân cứng đơ co rúm lại, cô gái hốt hoảng:
    - Ơ kìa!? Anh làm sao thế? Anh nhìn gì thế?
    Bức tượng thoắt chuyển động. Và cười. Cái cười vô thanh, toàn râu.
    - Nhìn xem ở cô có cái gì mà bọn đàn ông nơi đây đua nhau phát rồ phát dại lên như thế?
    Mắt cô gái đựng ráng chiều, chớp sáng:
    - Anh Hùng cười nữa đi!? Anh cười dòm ngồ ngộ như đứa trẻ nít lên ba ý.
    - Còn khi không cười? Dám thành ông già chắc?
    - Không!? Thành ông thần sông. Sợ lắm!
    Hùng bật cười vang. Cười rất lâu? Toàn thân anh rung động, các cơ bắp trên cổ thắt lại. Tiếng cười nghẹn dần, chìm xuống, ngắt quãng như không còn là cười nữa. Nhìn lên, cô gái sững sờ thấy trong tròng mắt anh đang có những giọt nước đùng đục chảy ra.
    - Anh Hai? Thôi, đủ rồi, đừng cười nữa! Cho em xin. Em xin lỗi?
    - Trước khi chết, Viên nó có nhắc đến Sương. Nó nói?
    - Nói gì anh?
    - Nó tiên đoán? à, không, không có gì. Đánh đấm liên miên, đầu óc căng thẳng quá, người ta hay sinh tật ký thác niềm tin, phận số vào thần linh để phần nào vơi nhẹ đầu óc. Vậy thôi. Hỏi nhé: Tại sao em biết tôi?
    - Trời đất! - Sương cười khẽ, hàm răng rất đẹp - Hùng đặc nhiệm, Hùng người rừng, Hùng ác ôn *********? Cả phân khu miền Đông này ai mà không biết hả anh Hai. Nhưng hoá ra nói trật.
    - Trật sao?
    - Hùng con nít, Hùng yếu mềm thì mới đúng.
    Anh không nói nữa, quay mặt nhìn ra sông.
    (to be continued)
    Dù bạn có là ai, bạn cũng không thể quên đi được. Chỉ có hương vị chanh tươi mát, chỉ có hương vị chanh tuyệt vời
  3. lebinhminh

    lebinhminh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/07/2002
    Bài viết:
    467
    Đã được thích:
    0
    Tặng Quyen_my và tôi:
    Có bao nhiêu cây si(Quên mất tác giả)​
    Đó là chuyến xe cuối cùng trong ngày đổ khách xuống bến xe của một thì trấn ven biển miền Trung cô quạnh và nghèo nàn. Khách cũng buồn thiu và mệt mỏi, bợt bạt trong ánh sáng nhá nhem buổi chiều tà.
    Cô gái nhỏ chui ra sau cùng với chiếc xắc tay bằng vải bố, do dự nhìn phưỡng hướng rồi nhẹ nhàng nhưng cương quyết từ chối tất cả những tay lái xe thồ. Kéo lại vạt áo sơ mi nhầu nhó sau sau chặng hành trình ngót sáu tiếng đồng hồ, khẽ khàng hỏi thăm đường đến trạm điện thoại gần gần nhất. Ngôn ngữ địa phương với cái âm sắc riêng biệt khiến cô vô cùng bối rối, tự hỏi mình cần phải bao lâu mới vượt qua cảm giác xa lạ ấy. Trạm điện thoai cách không quá một trăm mét, bước chân vào được tới nơi cô thấy thật an toàn, tưởng chừng chỉ đưa tay lên là chạm nhẹ là cánh cửa ngôi nhà hạnh phúc sẽ mở toang chào đón.
    Reng?
    -A lô, đây là tổng đài?
    -Vâng chị làm ơn cho tôi gặp anh Quân.
    -Anh Quân hiện giờ không có mặt ở đây.
    -Xin lỗi bao giờ ấy về để tôi có thể gọi lai? Hình như hôm nay Quân trực?
    -Rất tiếc, mọi người đang dự chiêu đãi không biết bao giờ mới về. Chị có thể để tin nhắn lại.
    -Vâng, cám ơn chị nhiều. Chị cứ nói tôi là Tâm. Tôi sẽ gọi lại sau 30 phút.
    Ba mươi phút thật ra trôi qua rất nhanh. Cô gái nhỏ ngồi bệt xuống bục thềm xi măng, chăm chăm nhìn kim đồng hồ di chuyển. Cô không thể nghĩ gì khác hơn được.
    Reng..
    -A lô?
    -Anh
    -Em đang làm trò gì nữa đây? Anh đã nói tuàn này anh bận bù đầu không về được. Tuần sau cũng vậy. Vừa về cơ quan, nghe nhắn là anh gọi điện ngay vào nhà cho em. Hoá ra lại cũng là một chuyện đùa.
    -Anh đang nói cái gì vậy?
    -Anh sắp vào một cuọc họp quan trọng. Em đừng nói với anh những điều làm cho anh phải phân tán đầu óc. Như thường lệ, tối nay khoảng 10 giờ anh sẽ gọi điện về cho em. vậy nghe.
    -Nhưng? nhưng mà?
    Reng?
    -A lô
    Là em đây. Em chưa nói gì hết sao anh bỏ máy? Anh có biết hiện giờ em đang ở đâu không?
    -Biết, em đang ngồi dưới sân khấu 25 xem chương trình hoà nhạc với một ai đó. Vé được đặt trước từ hai tuàn lễ kia mà!
    -?
    - Nếu anh không về thì em sẽ đi với? đúng không? Ban nãy anh cũng nghe người nhà nói là em đã báo lại sẽ không về chiều nay vì bận?
    - Em sẽ giải thích với anh sau. Còn bây giờ thì em không thể đứng một mình ở đây thêm giây phút nào nữa hết. Anh có ra đón em không thì nói.
    - Anh đã trễ cuộc họp mất ba mươi phút rồi. Em có muốn anh bị đuổi việc không?
    - Em đang gọi điện thoại cho anh từ trạm điện thoại công cộng cách bến xe 100 mét. Anh có hiểu em đang nói gì không?
    - Hiểu. Tức là tiểu thư xinh đẹp đang đi theo tiếng gọi tình yêu, dám bỏ nhà vượt đường trường để đến chốn khỉ ho cò gáy chưa bao giờ đặt chân chứ gì? Nè em, chưa có kiểu đùa giỡn nào của em mà anh chưa từng là nạn nhân nhưng dù sao anh cũng rất yêu em. Thôi nhé, ?ogọi đường dài tốn tiền?, em vẫn thường la anh như vậy mà. Anh hôn em.
    Không thể như thế được. Cô gái nhỏ muốn bật khóc nhưng có nhiều người trong cái quán kế cận đã bắt đầu chú ý đến cô. Cô đã kuẩn quẩn quanh cái trạm điện thoại này hàng giờ đồng hồ với vẻ mệt mỏi hoang mang vô định. Có một chiếc xích lô chợt tới, cô hấp tấp leo lên không cần suy nghĩ thêm.
    Chưa bao giờ cô nghĩ sẽ có lúc mình rơi vào tình trạng oái oăm này. Từ trước tới nay, cô chưa hề là kẻ đuổi bắt chinh phục tình yêu mà chỉ luôn ở trong tư thế tự vệ đối phó với nó. Cô không thể nhớ được Quân là người thứ bao nhiêu yêu cô nhưng với cô, Quân là người đầu tiên khiến cho cô hiểu được thấu đáo tình yêu là gi và Quân cũng nói với cô như vậy. Đôi lúc cô có cảm giác mình và Quân giống nhau đến nỗi người nọ nhìn vào người kia cứ như soi tấm gương phản chiếu, ngặt một nỗi khuyết điểm lại sau lưng và chả ai xoay nhìn đằng sau của mình được bao giờ.
    Họ yêu nhau đã gần một năm nay, ngay từ lúc chạm phải cái nhìn đâù tiên và ở một nơi mà ban đầu không ai biết là ai. Quân từng trải, nhìn đời và nhìn người qua lăng kính đa mầu và đa cạnh nhưng anh không thể nào nắm bắt tâm hồn, tính cách ẩn sâu trong đôi mắt của cô gái nhỏ vẻ như mong manh yếu đuối này.
    Dường như bao phủ cô là lớp sương mù huyền thoại. Cả con người cô, từ ánh mắt cho tới cơ thể đều toát ra một nỗi buồn sâu kín nhưng Quân lại cảm nhận được vô cùng thân thuộc và chính điều đó đã lay động trái tim từ lâu không còn cảm xúc của anh.
    Nhưng giữa họ lại là một cuộc tình đầy bất trắc và vô lý đến độ nghiệt ngã, nó không còn quá khứ, không có tương lai. Và trong hai người, giá gì mà có một quên đi điều đó.
    Tất nhiên Tâm luôn giành phần thông minh hơn về mình cho dù trong mắt Quân bao giờ cô cũng là một cô bé con. Cô luôn vẽ sẵn cho hai người một tương lai không mấy sáng sủa, luôn muốn chứng tỏ rằng mình không bao giờ cô đơn dù họ thường xuyên cách xa nhau hơn hai trăm cây số, luôn nhắc cho Quân nhớ rằng anh có thể chấm dứt với cô bất cứ lúc nào và quan trọng hơn, cô cho rằng mình chỉ yêu anh chứ không rất rất yêu như anh đối với cô.
    Đôi lúc Quân hạnh phúc với cái mình có mà lại không phải lệ thuộc vào bất cứ điều kiện nào nhưng cũng có đôi khi anh đau khổ vì sự tự do ấy.
    Không trách được Quân khi anh không thể hình dung ra Tâm đang hành động như một kẻ si tình ở thời khắc này. Tâm đã biện hộ cho Quân như thế khi im lặng chìa cho người đạp xích lô mảnh giấy có ghi địa chỉ cơ quan làm việc của anh, cũng là nơi anh lưu trú. Hơn ba cây số nữa và bây giờ là 9giờ 15 phút. Quân hẹn 10 giờ gọi điện về nhà cho cô và anh ít khi sai lời. Cũng như Quân, Tâm không thể nói cho gia đình cô biết cô đi đâu, hơn nữa sự quyết định của cô chỉ đến trong tích tắc. Mọi người trong gia đình sẽ cho rằng cô đi chơi khuya và đã về khi họ đang ngủ, vả lại cô cũng không phải là một trinh nữ để mà lo lắng.
    Cô đứng bên vệ đường một mình nhìn qua cơ ngơi rộng lớn của cái cơ quan đang còn sáng đèn mà anh luôn tự hào về nó. Con đường tráng nhựa sạch đẹp dường như mới làm, hai bên lề thẳng như thớm những hàng cây buông từng chùm bông tím và ánh dèn cao áp nhàn nhạt, buồn buồn. Người xe qua lại thưa thớt không ai để ý đến cô.
    10 giờ kém năm phút cô bắt đầu thong thả đến bên cái trạm điện thoại ở ngã tư, đưa thẻ vào quay số. Tít. Tít.Tít. Máy của anh đang bận, cô cũng đoán thế. Reng?
    -A lô.
    -Em đây.
    -? Anh sắp mất hết kiên trì vì em. Lần cuối cùng anh muốn nói cho em biết là dù anh rất yêu em nhưng anh không thể nào chấp nhận được với ai em cũng có cách biểu lộ nữa vời đó. Dù em tự cho rằng mình là người thông minh, mạnh mẽ nhưng em đã sai lầm khi đem tình cảm của mình ra đùa giỡn,
    -Có nghĩa là?
    -Nghĩa là anh vừa điện thoại tới nhà những bạn gái mà em có thể đi chung.
    -Nhưng em đang ở đây?
    -Lại còn như vậy nữa. Em có yêu anh không? Em nói đi, em có yêu anh không?
    -?
    -Thôi được. Anh biết là em sẽ không bao giờ nói điều đó nhưng anh sẽ chờ. Khuya rồi, Em đi ngủ đi. Anh còn phải làm báo cáo tổng kết cho kịp sáng mai. Ngủ ngon em yêu.
    Tit.Tit.Tít.
    Tâm biết làm gì bây giờ giữa một thị trấn xa lạ vào lúc nửa đêm, nơi ngoài Quân không còn ai biết cô?
    *****
    Câu chuyện xảy ra cũng đã lâu rồi và tất nhiên là từ đêm đó họ không còn là của nhau nữa. Trưa hôm sau Quân nhận được cú điện thoại của Tâm từ thành phố mà cô đang ở, cũng bằng cái giọng bâng quơ, hững hờ và nhát gừng như mọi khi ?oAnh à, em đã một mình lang thang trong đêm thị trấn cho đến khi có chuyến xe sớm nhất trở về thành phố. Trụ sở cơ quan anh nằm trên con đường rất đẹp và và hiền lành với những dãy bằng lăng đang trổ bông tím ngắt. Ở ngã tư, chỗ có trạm điện thoại công cộng có hai cây si đối diện nhau trông rất ngộ, không hiểu sao em cứ nhìn những chùm rễ buông chùng của chúng mà lại thấy buồn cười??
    Quân buông điện thoại và lao ra cửa sổ, nhìn về hướng ngã tư. Đúng là chưa bao giờ anh để ý có bao nhiêu cây si nơi đó.

    -------------------
    Tình đẹp dù xa mấy vẫn trông
    Ví như Ngọc Nữ với Tiên Đồng
    Người đi thương nhớ nhiều nên nhớ
    Kẻ ở chờ mong mãi mới mong

    Được lebinhminh sửa chữa / chuyển vào 11:59 ngày 15/05/2003
  4. nangxuan

    nangxuan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/12/2002
    Bài viết:
    96
    Đã được thích:
    0
    Đong trai
    Quê tôi ở một vùng chiêm trũng , quanh năm nước ngập trắng đồng .Kể cả vào mùa hạn , khi mà các nơi người ta gò lưng tát nước cứu lúa . Trai , gái làng tôi vẫn hì hụp mò những sinh vật sống dưới nước về cải thiện bữa ăn . Chả biết từ đời nảo đời nào các cụ đã để lại câu ca
    Trai tài đánh rậm c.. chấm đất
    Gái đảm đong trai đỉa bám l....
    Lũ con trai làng tôi đánh rậm có tiếng là chăm chỉ và khéo léo , còn đàn bà con gái đong trai mới tuyệt vời làm sao . Đong trai có nghĩa là đi mò trai . Ở làng có cô Mây đong trai là giỏi nhất , dáng người nhỏ nhắn không được trời ưu ái về nhan sắc cho lắm . Nhưng được cái cô chăm chỉ , cần mẫn trong mọi chuyện .Nhất là chuyện đong trai , mỗi lần cô hụp dưới ao hay con mương , nhánh sông kiểu gì ngoi lên cô cũng vét ít nhất mỗi lần ba , bốn con trai . Lũ trai vốn ngờ ngệch và chậm chạp ,chúng di chuyển chậm và tham ăn .Khi có động chúng chỉ biết rúc đầu xuống bùn để chạy trốn . Là một người nhiều năm trong nghề , cô Mây hiểu rõ bọn trai trong vùng . Cô chỉ cần nhìn tăm trai nổi bong bóng là lấy chân khươ dưới nước vài cái ắt chạm phải vài con .
    Còn nói về các chàng đánh rậm , ở đâu thì cũng có thằng đánh rậm và ở nông thôn thì chả thằng nào là không biết đánh rậm cả .Những người đánh rậm thường hay giống nhau ở điệu bộ lén lút ,lẩn khuất sau những bụi dứa dại lúp xúp hay hàng cúc tần mọc quanh bờ . Kẻ đánh rậm trong làng giỏi nhất là một gã thanh niên tên là Nịnh . Kể ra thì Nịnh cũng chưa hẳn là giỏi nhất . Vì có những người đáng tuổi bố nó đã qua cái thời đánh rậm , họ đang vui thú với vườn cây ,đàn gà ,dạy con sáo biết nói ,chơi cờ tướng hoặc bàn chuyện nhân tình thế thái . Nghiễm nhiên thằng Nịnh tha hồ đi đánh rậm mà khỏi lo người ta tranh mất chỗ béo bở.
    Nói về tuổi tác thì hình như cô Mây đong trai hơn thằng Nịnh tuổi . Những vì công việc kiếm miếng ăn hay cùng một nơi là nước . Lên chúng gọi nhau bằng bạn . Hàng ngày chúng vẫn thường hẹn nhau chỗ gò đất cao mà bác Nhân trồng rau láng để tâm sự trước lúc xuống nước kiếm ăn . Cô Mây chưa chồng , nghe nói dạo trước cũng có mấy người ngấp ngé . Nhưng rặt phường phong lưu , công tử muốn đánh trống bỏ dùi ,bỡn nguyệt ,cợt hoa . Bởi vậy người đàn bà trong vóc người nhỏ bé của cô Mây đang hừng hực sức sống lắm.
    Mỏi tay quá , chuyện này còn dài , xin các bác vui lòng đợi hồi sau sẽ rõ
    Được nangxuan sửa chữa / chuyển vào 23:51 ngày 15/05/2003
  5. Pheu

    Pheu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/03/2003
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0
    Hai đ/c Lemon và Nangxuan toàn đưa những chuyện cũ rích, không in thì cũng đã đăng báo.
    Hình như nangxaun bịa hai câu ca dao, tôi nhớ thế này :
    Trai tài đánh dậm đùi đen kít
    Gái đảm mò cua đít bóng lừ
    Được Pheu sửa chữa / chuyển vào 00:06 ngày 16/05/2003
  6. Wandering

    Wandering Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/01/2003
    Bài viết:
    174
    Đã được thích:
    0
    Bác Phễu là bác nào ấy nhỉ? có vẻ là thành viên cốt cán 7x dùng nick mới à?
    Giờ mới có thời gian vào quậy tiếp đây. Bác pheu post truyện lên đi, chả giấu gì bác, truyện của tôi toàn đi sưu tầm cả, toàn chuyện cũ, có cái nào mới đâu, nhưng mà cũ người mới ta phải ko bác.
    Bác lemon mà đưa được cả quyển tiểu thuyết kia lên mạng thì phục bác quá. Ngày xưa đọc có nhiều cái ko hiểu, giờ hiểu hơn, ví dụ cái câu "khép cái áo vào" đọc vậy là biết thêm được một điều da người ta trắng rồi, ngày xưa toàn nghĩ khác nên ko nhận ra điều này .
    Hai câu ca dao của bạn nắng xuân (hay nàng xuân, tôi thích nàng xuân hơn) đọc ngộ thật nhưng đúng là có cảm giác bịa thật ha ha, cái câu của bạn phễu thì đúng với thực tế hơn. Nhưng truyện của bạn mở đầu có vẻ hay đấy, post nốt đi nhé.
    Hôm nay tặng các bác một truyện về nhân tình thế thái, về các mối ràng buộc con người ta ở trên đời. Con người sao mà hay phải tự cầm tù mình thế ko biết, ai cũng như ở trong một cái ***g nào đó. Tóm lại là chán.
    Sông phù sa​
    Đào Phong Lan
    Tôi nhận lời yêu Giang vào một buổi chiều mưa lũ lớn.Nước sông Hồng dâng cao.... Màu của phù sa. Hai đứa ngồi trong quán cà phê đến tận sẩm tối Giang mới đưa tôi về. Đêm đó, tôi ngồi rất lâu bên bàn, viết đi viết lại tên anh. Giang, có nghĩa là sông. Chợt nhớ bà thày bói gần nhà có lần bảo, số tôi là số chết đuối.
    Xưa Giang nổi tiếng ở trường đại học vì thơ và tranh. Giờ anh đang làm việc ở một nhà vZn hoá quận. Công việc nhì nhằng và lương cũng vậy. Nhưng anh rất tự hào về khả nZng viết và vẽ của mình. Tôi thì thấy dửng dưng, tôi không phải là một người đam mê nghệ thuật.
    Nhà Giang cạnh nhà tôi. Điều đó có lợi khi hai đứa muốn hẹn hò đi chơi đâu đó. Giang hơn tôi mười hai tuổi. Mẹ tôi rất quý Giang, bà khen anh là người có tâm hồn. Cha tôi cười: Đàn bà thường nông nổi.
    Một chiều, Giang đưa tôi dạo quanh phố, ngang qua một cửa hàng cho thuê đồ cưới. Giang bảo: Em có thấy chiếc áo màu trắng tuyệt vời kia không? Anh muốn em mặc nó trong ngày cưới của hai đứa mình!
    Hồi đó tôi chưa nghĩ đến chuyện hôn nhân, tôi chỉ vừa hai mốt tuổi, tôi chỉ biết yêu và yêu, thích thì đi chơi, xong lại về nhà, nằm khểnh trên giường, đọc một vài loại tạp chí mẹ mang từ cơ quan về, rồi ngủ tít. Tôi chưa có ý niệm trở thành một người vợ, một người đàn bà có những thiên chức và thiên tư cao quý là cả đời hầu hạ chồng, sinh con rồi hầu hạ con. Nhưng rồi cũng thấy trong lòng có đôi chút vui khi tưởng tượng lúc mình mặc chiếc áo trắng bồng bềnh kia, hẳn tôi sẽ vô cùng xinh đẹp.
    "Mày thì đẹp gì"?!!! - Mẹ tôi vẫn chửi tôi như thế - "Tao không hiểu sao thằng Giang lại có thể đi yêu một đứa con gái như mày?". Tôi và mẹ luôn đối lập nhau. Mẹ là một người phụ nữ tốt, nhưng không tốt đến mức có thể chấp nhận những tật xấu của người khác, dù có là tật xấu của đứa con gái út. "Con không xấu!". Cha tôi khẳng định, rồi nghiêm khắc nhìn mẹ: "Bà có thôi ngay đi không? Bà còn lắm điều đến bao giờ nữa?"
    Tôi ôm đống gối, ngủ vùi giữa trận cãi vã mỗi lúc một to.
    Giang vẫn đưa tôi xuống đường dạo phố. Con búp bê to tướng vẫn mặc chiếc áo cưới tương lai của tôi đứng kiêu hãnh ở trong tủ kính. Ngày hai lượt đi về, tôi ngắm nó. Tóc nó không đen bằng tóc tôi, môi nó không hồng bằng môi tôi và nó không thở, không có sinh khí như tôi, nhưng nó là chân dung của tôi trong ngày cưới.
    Giang vẫn đi làm đều đặn. Anh đang dàn dựng một vở kịch về sinh đẻ có kế hoạch. Tôi tót sang nhà anh, định dành cho anh một sự ngạc nhiên lớn khi anh trở về.
    ý định tập làm người vợ với cuộc dọn dẹp nhà cửa không thành. Tủ sách của anh đầy ắp thư từ. Đó là một người đàn bà tôi không quen biết. Bà ta đã có chồng và hai đứa con. Một người đàn bà đầy đủ thiên tư và thiên chức. Tôi xổ tung những lá thư, chúng được xếp thứ tự theo ngày tháng. Có một lá mới nhất đến trong ngày hôm qua.
    Có gì như cơn lũ ập vào mặt tôi. Sự đam mê của người đàn bà ấy bộc lộ rõ trong bức thư. Lời lẽ trong thư vẽ ra trước mắt tôi một thiếu phụ gậy guộc, xanh xao và tuyệt vọng, nuối tiếc và dằn vặt về một mối tình đã mất.
    Đã hơn một lần tôi ước giá mình đừng động đến những bức thư kia.
    Tôi hiểu vì sao Giang lại đi Zn mày tình yêu của người đàn bà kia và thảm hại thế. Giang đã tìm thấy nơi tôi một chiếc thùng chứa rác rưởi quá khứ. "Đó là câu chuyện tình đẹp và xót xa" - lời của Giang. "Đó là một câu chuyện tình ích kỷ vớ vẩn và ngu ngốc" - lời của tôi. Giang và Sa - tên người đàn bà ấy, đã yêu nhau thời đại học, nZm cuối, thi tốt nghiệp xong, Giang được tin báo của gia đình bảo phải về gấp. Anh cuống cuồng viết lại vài chữ cho Sa, rồi nhảy lên xe về nhà.
    Quê Giang cách Hà Nội hơn trZm cây số về phía Nam. Anh trở về nhà sau hơn một buổi phải ngồi bó gối trên xe, người mỏi nhừ vì những đoạn đường xấu. Chưa kịp bỏ túi xách xuống, mẹ anh đã mếu máo: Mày đi tìm con Thuỷ về ngay, nó bỏ theo thằng Trung vô Ban Mê Thuột rồi!
    Chiều đó, anh lên xe vào Ban Mê Thuột. Sau nửa tháng trời lặn lội dò hỏi khắp nơi, anh xông vào cZn chòi lá nằm ở góc rẫy trồng lèo tèo vài cây đậu, cây bắp. Anh rút con dao gZm sáng loáng đặt đánh cộp trên bàn trước hai khuôn mặt tái ngắt, đang run lẩy bẩy:
    Tụi bay muốn về hay muốn tao đâm cho mỗi đứa một nhát?
    Thằng con trai mồ hôi nhỏ giọt, đứa con gái níu tay anh oà lên khóc:
    - Nhưng... tụi em thương nhau, em không muốn xa ảnh.
    - Có gì về nhà rồi tính. Về với mẹ! Cái loại con gái hư thân mất nết, đồ bất hiếu! Nhà có hai mẹ con mà bay còn dắt díu nhau đi trốn được. Thằng kia! Sửa soạn đồ đạc, theo tao!
    Đưa cặp tình nhân dại dột trở về anh nhận được thư Sa. Sa bảo cô không còn yêu anh nữa. Giang nổi cơn tự ái, anh không thèm quay ra Hà Nội mà ở lại quê xin việc làm. Chưa có cơ quan nào nhận, Sa lại gửi một lá thư nữa, cô bảo cô chỉ nói đùa, cô vẫn yêu anh. Giang nổi cáu đốt lá thư: Cô ta cứ như làm trò hề trong tình yêu. Giang đến nhà Sa sau hơn một tuần từ khi ra Huế. Cửa nhà cô mở toang, tấm ri đô che kín chiếc giường nhưng dưới chân giường là một đôi giày đàn ông nằm tình tự với một đôi dép đàn bà. Giang ngồi bên chiếc bàn cạnh cửa sổ, ngắm bình hoa huệ mãn khai, hút hết gói thuốc rồi đi về. Ra ngoài sân anh mới thấy cái cổng chào bằng lá dừa và hai chữ Vu Quy. Anh nghĩ Sa là một người đàn bà biết cách đùa giỡn.
    Hơn ba tháng sau anh lại nhận được thư Sa, Sa van lạy anh hãy đến cứu cô, đưa cô ra khỏi cuộc sống địa ngục mà cô đang mắc phải. Lòng hào hiệp của một gã đàn ông nổi dậy, Giang thu xếp tiền bạc, đón Sa ở đầu ngõ nhỏ xưa vẫn thường hẹn nhau.
    Nhưng lòng hào hiệp của Giang không thắng nổi sự ích kỷ trong anh khi Sa bảo cô đã có thai gần hai tháng. Giang bắt Sa phải đi phá, cô không nghe. Giang tát vào mặt cô và dắt cô đưa trả về nhà.
    Người đàn bà ấy tiếp tục sống với chồng nhưng không để anh yên. Mười nZm qua, cứ mười ngày, Sa lại gởi cho anh một lá thư.
    Sa nói với Giang:
    "Anh cứ yêu, cứ lấy một người con gái nào anh thích. Khi nào anh buồn chán, đau khổ hay thất vọng thì hãy trở về với em!". Tôi ***g lên vì ghen tuông. Người đàn bà đã thao túng Giang, bắt anh luôn phải nghĩ đến. Quanh cZn phòng Giang đầy ắp sự hiện diện của người đàn bà đáng ghét: thư từ, nhật ký của Giang, ảnh Sa. Anh viết muôn đời anh thương Sa, muôn đời anh hối hận vì tính độc đoán, hay tự ái của mình. Thỉnh thoảng anh lại đến nhà Sa theo lời nhắn khi chồng cô đi vắng, dù đường có xa, dù trời có nắng, dù dốc có dài, như thể chỉ có điều đó mới cứu rỗi được nỗi dằn vặt trong anh.
    Đã hơn một lần tôi ước mình đừng hỏi Giang về cuộc tình vớ vẩn và ngốc nghếch ấy. Đã hơn một lần tôi ước Giang hãy biết nói dối, biết trí trá đi một chút. Nhưng anh lại là một kẻ quá đỗi thật thà.
    "Anh thương Sa như thương một kiếp người!". Tôi gào lên: "Thôi, xin đủ. Anh đừng nhắc đến bà ta, đừng xả rác vào đời sống của tôi nữa!". Giang trầm ngâm: "Sa khôn ngoan quá! Sa tưởng, hắn chỉ là một tay bảo vệ kiêm lái xe mà thôi!". Tôi điên tiết: "Đó là một con rắn độc! Bà ta đã có chồng, hai đứa con, có nhà cửa êm ấm, nhưng bà ta muốn dày vò, dằn vặt anh cả cuộc đời, muốn anh không bao giờ có gia đình, không bao giờ có hạnh phúc, không bao giờ được chZm sóc bởi bàn tay của một người phụ nữ. Đó là cách trả thù độc địa của đàn bà!". Giang buồn bã: "Đừng nói thế em! Sa mới là người đau khổ và không bao giờ có hạnh phúc. Có lần anh hỏi: Em có thương chồng em không? Sa hỏi lại anh: Ai là chồng của em? Giờ em không biết hai người đàn ông trong cuộc đời em ai mới là chồng". Giang bảo: "Bi kịch!". Tôi cáu: "Bi kịch cái cục ***!". Giang kinh hãi nhìn tôi, bảo: "Thượng đế đã làm một trò lường gạt vĩ đại, nhìn khuôn mặt em ai cũng tưởng thánh thiện". Tôi cười nhạt: "Cái bà kia mới làm một trò lường gạt vĩ đại. Anh mới là kẻ ngây thơ, cả tin". Tôi bỏ về giữa lúc trời mưa lớn.
    Tôi cũng chỉ là một đứa con gái bình thường. Tôi cũng biết yêu và biết ghen tuông. Tôi đau khổ khi nhận ra Giang là một kẻ hèn nhát. Anh không dám chấp nhận đứa con của người anh yêu, anh sợ mất tôi nhưng cũng sợ người đàn bà kia buồn, anh muốn mãi có một người và muốn sống với một người khác. Cha tôi vẫn bảo: Tư cách của người đàn ông là không bao giờ hèn nhát! Người đàn ông tôi yêu đã khiếm khuyết tư cách quan trọng nhất của mình.
    Tôi tên là Thanh Điệp, tôi chỉ là chiếc lá xanh trên cành cây mọc ven bờ sông. Chiếc lá có thể theo dòng nước trôi đi nhưng tôi không phải là một chiếc lá vàng.
    Đã rất lâu tôi mới lại xuống phố một mình. Ngang qua tiệm cho thuê đồ cưới, tôi thấy con búp bê to tướng vẫn mặc chiếc áo cô dâu không bao giờ còn là của tôi, đứng cứng quèo và cười vô vị trong tủ kính. Chiếc áo không còn trắng muốt mà đã ngả sang màu ngà. Có lẽ do bụi, có lẽ vì ẩm mốc, có lẽ vì nhiều thứ nữa. Tôi ra bờ sông. Nước sông Hồng vẫn dâng cao, đỏ sậm... Màu của phù sa. Chợt nhớ bà thầy bói gần nhà có lần bảo, số tôi là số chết đuối. Nhưng số tôi không chết ở sông, có lẽ tôi sẽ chết ở nơi biển lớn.

    Lang thang tìm dĩ vãng
    Giật mình nhớ cố nhân
  7. Lemon

    Lemon Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/11/2002
    Bài viết:
    225
    Đã được thích:
    0
    ke ke, tớ sẽ cố gắng post hết cái chuyện này lên. Đ/c Pheu lắm trò quá đi mất, đ/c không chịu nhìn tittle của cái Topic này là gi à, mà kêu ca linh tinh lắm thế.
    =================================================
    Ăn mày dĩ vãng
    Chương III

    Thế đấy, sự xuất hiện đột ngột của cô gái mảnh dẻ không xấu không đẹp trong buổi chi ều ảm đạm này chả lẽ lại là cái dấu hiệu khởi đầu của sự ràng níu số phận nghiệt ngã theo lời báo ứng của Viên? Vừa tò mò, vừa muốn thể nghiệm lại vừa không muốn như th ế, không thích như thế, anh hạ giọng:
    - Muộn rồi! Sương về đi!
    - Mặt và người anh Hai đầy đất cát, anh cầm cái khăn của em nhảy xuống sông tắm một cái rồi hãy về. Em chờ.
    Rắc rối! Hùng nghĩ thầm và cũng đành phải cầm lấy chiếc khăn rằn cô gái tháo ra từ cái cổ trắng xanh đưa cho. Một mùi vị con gái ngây ngây, thơm nồng từ chiếc khăn phả lên khiến anh thoắt trở nên lóng ngóng, không rõ mình phải xuống sông hay nên đứng lại n ữa. Trước mắt anh, ánh mắt cô gái đang hun hút toả ra những làn ánh sáng dịu dàng và hết sức thơ trẻ. Hùng lảng mắt đi, không dám nhìn lâu vào đó. Phải chăng toàn bộ sức quyến rũ, như cánh đàn ông thường kháo của cô nằm ở ánh nhìn tĩnh lặng này, sự tĩnh l ặng mênh mông rất cần thiết cho những tâm hồn dị tật, sưng tấy vì đâm chém có một phút nghỉ ngơi, buông thả khi soi vào.
    - Đừng buồn nữa anh Hai!? Em biết anh Hai đang buồn lắm, khổ lắm! Đơn vị du kích của chúng em tính đến nay cũng bị xoá đi xoá lại tới mười lần, mỗi lần xoá là mỗi lần em chơi vơi không muốn sống nữa, nhưng rồi vẫn phải sống. Và anh cũng đừng thêm buồn vì nh ững cán bộ địa phương tụi em như chú Ba Tiến. Chú ấy cũng cực lắm! Vợ và con đều bị giết cả ở trong ấp, trên người chú ấy lại chi chít những vết thương của sáu lần đột ấp bị phục nên chú?
    Hùng bật ra một tiếng cười cay độc:
    - Tôi hiểu! Chính vì thế mà bà chính uỷ xã đội bữa nay ra đây làm công tác tư tưởng với tôi? Cảm ơn.
    - Không? - Giọng cô như sắp mếu - Em ra đây là vì anh Viên. Tụi em ở trong này, nếu có chết cũng đỡ tủi. Dầu sao cũng gần nhà gần cửa, dầu sao người thân cũng biết mà hương khói. Còn mấy anh?
    Anh Hùng? Rồi đây số phận hai người sẽ ràng buộc với nhau? Hai người sẽ gặp vô số ho ạn nạn to nhỏ nhưng vẫn không xa rời nhau?
    Trong người anh chợt có một sự chuyển động khác lạ, mơ hồ, chợt có một sự rạn vỡ lâng lâng, khắc khoải từ tận tâm can. Anh muốn nói với cô một câu gì đó thật mềm, thật dịu nhưng không nói được, như có một thế lực siêu hình nào đó ngăn cản không cho anh mở miệng. Và anh bỗng nhận ra rằng chiều nay bên nấm mồ viễn xứ của đồng đội, nếu không có cô, không có cái nhìn tĩnh lặng hun hút kia, anh sẽ chỉm nghỉm vào sự cô đơn khốc liệt không biết đến bao giờ.
    - Cha chả! Mùi quá ta! Y trong tích tuồng cải lương Chuyện tình trên biên ải. Thằng Bắc kỳ to con này chơi tay trên thiên hạ rồi.
    Một tiếng nói rổn rảng vang lên từ cửa rừng đã tắt nắng, thoạt nghe như tiếng chó rừng động cỡn. Hùng quay lại. Tiểu đoàn trưởng Tám Tính có tên kép là Tính cọp đang lắc lư đi tới, đen cháy, miệng rộng quá tai, hàm răng trắng ởn nhe ra cười hết cỡ, tạc đạn US va nhau rung reng như một bày chim sẽ đậu kín vòng bụng. Bên cạnh anh ta là Ba Thành, thấp lùn, ậm ạch, cặp kính cận bắt nắng cháy lên, vốn nổi tiếng là một bác sĩ ở b ẩn nhưng lại hết sức mát tay.
    Cô gái khẽ nói:
    - Em về trước đây. Bữa nào có dịp ghé cứ qua tụi em chơi. Mấy anh bến đó có ghé cả, chỉ trừ anh. Chỉ cách nhau có một con suối cạn mà? Nhen!
    Cô quay vội đi, quên cả lấy lại chiếc khăn rằn, chút nữa thì va mặt phải bả vai nhẫy nh ụa mồ hôi của anh tiểu đoàn trưởng vừa bước tới. Anh ta không những không tránh đi mà lại còn ngoái cổ đứng nhìn theo bằng con mắt dài dại của một bệnh thần kinh, hay gần như thế. Ánh mắt tuột xuống eo lưng cô gái, tuột xuống chút nữa? Và dừng ở đó, đốt cháy? Một tiếng thở dài nặng nhọc nghe tựa tiếng rên đau của con thú đang cồn cào khát vừa ngửi hít thấy mùi vị con mồi thì đã không còn thấy tăm dạng con mồi đâu nữa!
    - Này! - Hùng đi đến trước mặt Tám Tính, miệng cười nhưng con mắt hơi lành lạnh - Cái câu Bắc kỳ vừa rồi mới nghe thấy được nhưng nghe lâu vô duyên lắm, nếu không muốn nói là bố bậy. Tuy thế vẫn có thể bỏ qua. Nhưng cái cách cậu nhìn đàn bà con gái như muốn rách quần lót người ta ra thế kia là không ổn đâu.
    - Ù mẹ! Con nhỏ dòm ốm nhom mà đít? trứng không à. Mọi việc ngon lành cả hả? Sáng đêm chớ? - Tám Tính vẫn nói câng câng.
    - Cái gì sáng đêm? - Mắt Hùng đã hơi bạc đi.
    - Còn giả đò hoài cha nội! Số mầy hên quá xá đó. Khắp phân khu Đông này, hàng trăm th ằng, có nhiều thằng con ngon hơn mày nhưng chỉ đành đứng từ xa dòm vào con nhỏ mà nhểu nước miếng thôi.
    Ba Thành bước tới, đứng chỉ đến cằm Tám Tính nhưng giọng nói lại hết sức kẻ cả:
    - Thôi đi thằng Tám! Mày đến đây thăm mộ bạn bè hay đến để thò cái đuôi ghen tị ra đó hả? Coi nào! - Anh ta nheo nheo mắt - Vóc dáng hai thằng tương đương nhau, bặm trợn và đểu đểu nhưng thằng Hùng nhỉnh hơn một chút về cách nói chuyện rì rầm với đàn bà. Con đàn bà nào mà không thích rì rầm. Cho nên mày thua rồi, bao giờ cũng thua thôi, Tám ạ! Nghỉ cho khoẻ.
    Tám Tính giả bộ phớt lờ, không nghe thấy, vẫn chả chớt:
    - Còn khít khao không hay đã rỗng lổng? Cả một đống những thứ của khỉ đàn ông trong đó hay như thiên hạ nói, con nhỏ khó tính, ba năm ở rừng vẫn còn trinh nguyên? Sao? Nói thiệt bạn bè nghe chơi.
    - Tao chưa hiểu - Con mắt Hùng bạc thêm chút nữa.
    - Ù mẹ! Cái thằng, sao cù lần quá trời! Tóm lại tao thấy nó đứng mùi mẫn với mày ở đây, trong khi tao biết xưa nay nó chưa hề đứng riêng với thằng nào bao giờ, nên tao muốn h ỏi mày xài chưa? Xài rồi thì? chúc mừng chiến tích thôi. Thứ chiến tích có thật, còn đáng giá gấp hàng ngàn những chiến tích đâm chém khác mà cả tao lẫn mày đều có dư.
    - Thôi đi Tám Tính - Giọng nói Hùng đanh lại - Thực ra, tao không cần biết hà cớ gì mà thiên hạ gọi mày là Tính cọp, nói mày một khi nổi máu lên là chỉ biết vồ chứ không biết tán. Cái đó là của mày, tao không can thiệp. Nhưng ở đây, lúc này, mày chỉ biết nói mà không biết nghĩ là không được. Xuống sông uống một bụng nước cho tỉnh lại đã. Nếu không tỉnh, tao sẽ có cách khác thiết thực hơn. Xuống!
    Bùm!? cả thân hình nặng nề của Tám Tính bị hất nhào xuống nước, chìm nghỉm như một tảng đa màu gan gà. Hùng bất giác đặt tay vào báng cây súng cụt đề trần giắt ở cạnh sườn. Với một thằng đánh giặc trời gầm, dọc ngang chẳng biết nể sợ ai, nếu không có cái tật vồ gái bất tử thì không đùa được. Hắn có thể nổi khùng lên bắn bỏ mình như chơi.
    (còn tiếp)
    Dù bạn có là ai, bạn cũng không thể quên đi được. Chỉ có hương vị chanh tươi mát, chỉ có hương vị chanh tuyệt vời
  8. Wandering

    Wandering Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/01/2003
    Bài viết:
    174
    Đã được thích:
    0
    Đọc chuyện này nhé:
    Nhu nhược​
    A.P.Sêkhốp (Nga)
    Một hôm tôi gọi cô Iulia Vasilievna - gia sư của bọn trẻ đến phòng làm việc. Đã đến hạn thanh toán tiền công cho cô ấy.
    Cô ngồi xuống đi, cô Iulia Vasilievna - tôi nói - tôi sẽ thanh toán tiền công cho cô. Tôi chắc cô cũng cần tiền, nhưng là một người tự trọng nên chắc cô không tiện hỏi, đúng không? Chúng ta đã thoả thuận với nhau là 30 rúp một tháng nhỉ.
    40 rúp chứ ạ...
    Không, chỉ 30 rúp thôi. Tôi có ghi vào sổ rồi mà. Bao giờ tôi cũng chỉ trả cho gia sư 30 rúp một tháng thôi. Xem nào, cô đã làm cho chúng tôi hai tháng rồi nhỉ.
    Hai tháng 5 ngày ạ....
    Không chính xác hai tháng. Tôi có ghi đây mà. Vậy là phải trả cho cô 60 rúp... trừ đi 9 ngày chủ nhật... Các chủ nhật cô chỉ đưa thằng Koha đi dạo thôi mà, có học hành gì đâu... cộng 3 ngày lễ...
    Cô Iulia Vasilevna mặt đỏ bừng, tay mân mê gấu áo, nhưng vẫn không nói gì.
    9 chủ nhật, 3 ngày lễ vị chi là 12 rúp. Thằng Kolia bị ốm mất 4 hôm, không học, cô chỉ trông mỗi con Va ria... 3 ngày cô bị đau răng vợ tôi cho cô nghỉ buổi chiều... 12 với 7 là 19. Sáu mươi rúp trừ đi 19 rúp, vậy chỉ còn 41 rúp, đúng không cô?
    Mắt trái của cô Iuìia đỏ ngầu và ngân ngấn nước mắt, cằm cô run lên bần bật. Nhưng chỉ thấy cô ho và xì mũi, tuyệt nhiên không nói lời nào!
    Đêm giao thừa cô đánh vỡ cái tách uống trà với các đĩa cùng bộ. Tôi sẽ trừ tiền lương của cô đi 2 rúp nữa... Thực ra cái tách ấy đắt hơn kia, vì đó là đồ gia bảo mà, nhưng thôi! Cũng không nên so đo quá với cô. Một lần do cô không cẩn thận đã để thằng Kolia trèo lên cây làm rách mất chiếc áo khoác... Trừ thêm 10 rúp nữa... Rồi cũng vì cô lơ là nên con hầu đã ăn cắp mất đôi giày của con Varia. Cô phải trông nom chúng cẩn thận chứ. Tôi trả lương để cô dạy dỗ và trông chúng nó cơ mà...Vậy trừ tiếp 5 rúp... Hôm mồng 10 tháng giêng cô mượn của tôi 10 rúp...
    Tôi có mượn đâu ạ... Giọng cô Iulia nghèn nghẹn.
    Tôi đã ghi cả đây mà lị.
    Vâng, thế cũng được ạ.
    Vậy là 41 trừ đi 27 còn lại 14.
    Lúc này thì hai mắt cô giáo trẻ đã đầy nước... Trên chiếc mũi thanh, cao của cô đã lấm tấm mồ hôi. Thật tội nghiệp!
    Tôi chỉ vay vợ ông có 3 rúp - giọng cô run run - Đúng có một lần 3 rúp mà thôi.
    Thế à? Vậy mà tôi không hề biết gì cả. Thảo nào trong sổ tôi không thấy ghi. 14 rúp trừ 8 còn 11. Đây, tiền lương của cô đây, cô giáo thân mến ạ! 3 này, 3 này, 8 này, 1 rúp, 1rúp. Xin cô nhận cho?
    Và tôi đưa cho cô 11 rúp. Cô nhận lấy chúng bằng những ngón tay run rẩy rồi nhét vào túi.
    Cám ơn ông - cô nói thì thầm.
    Tôi đứng dậy và tiến lại phía cô. Một sự tức giận xâm chiếm lấy tôi. Tôi cáu phát điên lên.
    Cô cám ơn cái gì? - Tôi sẵng giọng.
    Vì ông đã trả lương cho tôi...
    Nhưng cô không thấy là tôi ăn chặn của cô, bóc lột cô hay sao? Cô còn cám ơn cái nỗi gì?
    Ở những nơi khác người ta còn chẳng trả cho tôi đồng nào kia.
    Không trả ư? Cũng dễ hiểu thôi! Thì tôi cũng vừa đùa cô đấy thôi. Tôi muốn dạy cho cô một bài học. Nhưng xin cô cứ yên tâm, tôi sẽ trả đủ 80 rúp cho cô. Chúng ở trong chiếc phong bì kia kìa, tôi đã chuẩn bị sẵn rồi. Nhưng tôi không hiểu tại sao cô lại có thể nhẫn nhức đến thế? Sao cô không cãi lại tôi? Sao cô cứ ngồi im như thóc thế. Chẳng lẽ có thể nhu nhược đến thế sao?
    Cô giáo mỉm cười rầu rĩ và tôi đã đọc được trên mặt cô hai chữ "có thể". Tôi đã xin lỗi cô gia sư vì bài học tàn nhẫn vừa rồi và đưa cho cô cả 80 rúp mà cô đáng được nhận trong sự ngạc nhiên đến tột độ của cô. Cô ngượng nghịu cảm ơn và lui ra. Tôi nhìn theo cô hồi lâu và chợt nghĩ: "Trên đời này làm kẻ mạnh mới dễ làm sao!"

    Lang thang tìm dĩ vãng
    Giật mình nhớ cố nhân
  9. dearfriend

    dearfriend Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    388
    Đã được thích:
    0
    Cuộc sống là như thế, chúng ta có thể phản kháng, vì chúng ta đủ mạnh. Nhưng cũng có người không có đủ sức mạnh hoặc còn thiếu thốn nhiều thứ trong cuộc sống, nếu đòi hỏi họ phải suy nghĩ về danh dự, có phải là quá lắm không?
    Và biết đâu đến một ngày ta cũng thế...
    Love me two times
    One for tomorrow
    One just for today.
  10. viahe

    viahe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/04/2003
    Bài viết:
    53
    Đã được thích:
    0
    Cây phong non âm thầm​
    Truyện ngắn của THU TRÂN
    Từ ám ảnh về những kỷ niệm cũ, người đàn bà tìm đến ngôi nhà nhỏ có "cây phong non" trong xóm nghèo. Và ở đó, thay vì hoài niệm về một tình yêu đã mất, chị đã có những tháng ngày để yêu thương và chia sẻ.
    Chị có thói quen nhìn qua cửa sổ để thư giãn. Phòng làm việc của chị ở tận lầu tám. Mọi thứ dưới kia, trong tầm mắt của chị. Đường phố, cây cối, dòng sông... hết thảy đều hóa thành những bức tranh dễ chịu. Trong mỗi bận thư giãn ấy, tầm mắt chị vẫn dừng lại lâu nhất ở bức tranh ?oTĩnh vật những mái nhà?. Tĩnh vật những mái nhà của chị chứa đựng đầy đủ một cuộc sống xô bồ xô bộn ở một thành phố là thị trường lao động của cả nước. Những mái nhà cao thấp không đều nhau bằng đủ thứ vật liệu xây dựng trên đời. Phía đông án ngữ ánh mặt trời vào mỗi buổi mai lên là mái nhà vuông bằng ?otôn? giả mầu tím than. Lô xô phía dưới là những mái nhà thấp bằng ?otôn? thật đã sét gỉ mầu thời gian. Gần hơn một chút về phía phòng làm việc của chị là những mái nhà bằng ngói. Nhưng dường như bức tranh tĩnh vật của chị còn thiếu một cái gì đó.
    Chị đưa mắt nhìn ra khắp lượt. Ôi, còn một mái tranh mầu xám xịt nữa mà sao chị không nhận ra. Mái tranh nhỏ bé tin cậy tựa mình vào cây phong non xanh biếc giữa nền trời thành phố, một thành phố thừa khói nhà máy nhưng thiếu bóng cây xanh. Một lần, chị nói với người bạn làm chung phòng về cây phong non xanh biếc ấy. Người bạn vươn dài cổ ra phía cửa sổ bảo: ?oCây đó là cây nào??. Chị bảo: ?oĐấy, bóng xanh duy nhất đấy!?. Người bạn nhún vai: ?oPhong cái gì mà phong, đó là cây dương đó bà ơi. Cây phong chỉ có ở nước Nga thôi?. Lúc này, chị mới ngớ ra với chính mình, ừ, bao lâu rồi nhỉ, chị cứ gọi đó là cây phong và tự chống chế: ?oThì gọi là cây phong cũng được, có sao đâu, nó cũng là một họ thuộc nhà phong ấy mà !?. Từ trong tiềm thức, chị không giấu được lòng mình. Chị yêu quý và thích biết bao quyển sách "Cây phong non trùm khăn đỏ" của Quang tặng nhân kỷ niệm sinh nhật lần thứ hai mươi của chị. Ngày ấy, từ Quang, cái gì của nước Nga chị cũng yêu. Yêu nồng nàn và tha thiết. Yêu từ ấm trà Xamova đến món cá hun khói Alaska. Yêu từ điệu múa Kachiusa đến những bản tình ca trầm trầm dành cho những người Nga thích giữ gìn, nâng niu quá khứ. Bây giờ, Quang đã ở bên nước Nga xa tít mù. Không cần cái học vị tiến sĩ sau bao năm miệt mài sắm sửa, Quang đi làm lái buôn. Làm lái buôn có nhiều tiền hơn. Quang vẫn đi về Việt Nam như đi chợ để mang hàng sang Nga bán. Cô vợ người Nga của Quang tên Natasa, đẹp như người mẫu quốc tế. Quang vẫn còn nắm níu chị bằng những cú điện mỗi khi anh về nước. Đôi khi chị vẫn muốn cắt đứt cho vết thương lòng thôi đớn đau nhưng biết làm sao được lý lẽ của trái tim... Thời đại mở cửa, chuyện hai người yêu nhau hàng chục năm trời mà không thể ở chung với nhau trong một mái nhà vì người đòi ở nước này, người thích ở nước kia thật là vô lý và buồn cười...
    *
    * *​
    Chị nhìn thật chăm chú vào cây phong non của mình. Có phải nó đang rung lên đấy không. Từng đợt, từng đợt, những chiếc lá kim dài tung tẩy. Hôm qua, đúng vào giờ này, chị đã thấy nó rung lên như vậy. Và dường như hôm kia, hôm kia nữa... cũng thế... Chị nâng gọng kính cận lên, nhìn lại bức tranh tĩnh vật của mình. Nếu có một ngày, cây phong non bị đốn đi, bức tranh của chị sẽ hỏng mất. Và thật rồi, cây phong non của chị lại rung lên, từng đợt, từng đợt... Chị quay vào hỏi người bạn cùng phòng: ?oCó biết đường đi xuống mái nhà tranh có cây phong non không??. Người bạn ngẩng lên cười cười: ?oXuống hết thang máy thì tới!?. Chị nghiêm mặt: ?oKhông đùa đâu!?. Người bạn không cười nữa, gõ gõ móng tay lên mặt bàn: ?oĐường chim bay coi gần vậy nhưng là đi xa à nghen. Mình nghe nói đó là xóm Đường Băng. Đường băng của sân bay ngày xưa ấy mà...?.
    *
    * *​
    Chị tìm được ngôi nhà có cây phong non ấy cũng không mấy khó khăn. Ngôi nhà trống tuềnh toàng nhưng sạch sẽ. Con bé trạc tuổi mười bốn, mười lăm có đôi mắt long lanh, ươn ướt bước đi rón rén như một chú mèo con sẽ sàng bảo chị: ?oCô ngồi đây chơi một chút nghen, con đi gọi ba?. Chị vội vàng ngăn lại: ?oKhông cần đâu, cô chỉ muốn hỏi thăm con một chút thôi mà?. Nó vòng tay lễ phép: ?oThưa, cô muốn hỏi gì con??T?T. Chị thoáng bối rối. Chẳng biết nói thế nào. Chẳng lẽ bảo với nó rằng, ai đã làm cây phong non phía trước nhà con rung lên vậy. Phải có một lý do nào đó thuyết phục hơn, thực tế hơn. Không đời nào con bé chấp nhận cái lý do khiến chị tìm đến nhà nó một cách buồn cười thế. Làm sao con bé có thể hiểu được những ám ảnh trong một tình yêu đã xa vời của chị. Trước ánh mắt tròn xoe chờ đợi của con bé, chị không thể nói khác đi: ?oCô tìm nhà để mua, ở trong xóm này, có ai bán nhà, con chỉ giùm cô?. Mắt con bé lại tròn xoe hơn: ?oMua nhà ở xóm này hả cô? Cô đừng có ý nghĩ như vậy, gần một năm nay, nhiều nhà ở xóm Đường Băng này đã ra đi, họ sợ bị ?oka? đó cô à!?. Đến lượt chị ngạc nhiên: ?oKa là cái gì??. Con bé thao thao bất tuyệt. Ka là bị bệnh ung thư đó cô. Từ ngày con biết cái vụ ?oka ka? này, xóm con đã chết hai người. Người ta nói xóm con nằm trên đường băng của một sân bay cũ trong chiến tranh nên ở dưới đất còn nhiều chất độc mầu da cam lắm. Chất độc mầu da cam theo nước uống vô trong người mình, làm cho mình bị bệnh đủ thứ, đáng sợ nhất là bệnh ung thư. Ba con cũng đang bị ung thư đó cô. Nè, cô ra đây, con chỉ cho cô xem. Con bé vô tư kéo tay chị ra sân, nó chỉ vào những vết chặt sâu hoắm trên thân cây phong non của chị: ?oMỗi lần bị bệnh hành, ba con đau lắm. Để quên đi những cơn đau, ba lấy dao ra chặt vào thân cây. Vết chặt nào càng sâu, là lúc đó ba càng đau dữ dội?. Chị nghe lòng mình nhói lên: ?oSao con biết khi ba đau nhiều thì vết chặt càng sâu??. Con bé lại tròn mắt: ?oCon đoán là như vậy thôi. Cô biết không, con đọc báo, thấy người ta đã chế tạo được máy làm đau như bệnh ung thư vậy. Khi đeo máy này, người không bệnh sẽ cảm thông được với người bệnh để mà an ủi, sẻ chia... Con không có máy để đeo như vậy cho nên phải nhìn vào những vết ba chặt ở thân cây để mà đoán...?. Con bé hồn nhiên, nhanh nhảu khiến chị càng thấy gần gũi và yêu nó hơn. Nó tên là Thạch Thảo.
    Từ ngày biết ba mắc bệnh ?oka?, mẹ dắt thằng em trai sáu tuổi bỏ nhà ra đi biền biệt. Chị hỏi: ?oBa bệnh mà đi đâu vậy??. Thảo bảo, ba chẳng đi đâu cả, chỉ ra ngoài cái chòi cất trên ao rau muống sau nhà để vẽ lung tung cho vơi đi nỗi buồn bệnh tật. Ba Thảo là thợ vẽ tài hoa. Từ ngày biết ba mắc bệnh ?oka?, không ai tìm đến đặt hàng nữa. Đó cũng là một trong những lý do khiến mẹ Thảo bỏ nhà ra đi. Thảo chép miệng nhìn xa xăm: ?oMẹ nói là đi kiếm sống, gửi tiền về nuôi hai cha con nhưng con biết là mẹ sẽ không bao giờ trở về. Đêm ấy, ba với mẹ giành nhau thằng cu Nheo nhưng khi nghe mẹ nói, ông bệnh lấy cái gì nuôi nó thì ba xuôi tay... Con ở lại với ba, học hành nhờ tập vở từ thiện, mỗi tháng mẹ gửi về được hai trăm ngàn đồng cộng với tiền trợ cấp nạn nhân chất độc mầu da cam của ba mà đắp đổi qua ngày. Người ta nói, chưa có điều kiện xét nghiệm mấy người bị nhiễm chất độc mầu da cam như ba con, nghe nói muốn xét nghiệm phải gởi mẫu máu người bệnh qua tận bên Mỹ đó cô ơi, mà một lần xét nghiệm phải tốn đến cả chục ngàn ?ođô? lận?. Những lời kể chân tình của con bé khiến chị cảm thấy yêu quý mái nhà tranh mầu xám xịt và cây phong non của mình hơn. Chị nghĩ cần phải làm một điều gì đó cho hai cha con. Con bé đưa chị ra cái chòi trên ao rau muống. Một người đàn ông vàng vọt, xanh xao ngồi tựa lưng vào cột chòi như đang thiền, thấy chị bước qua những nhịp cầu ván rung rinh, ông nhắm mắt lại... Thảo nói với cha: ?oBa ơi, con mới quen được cô này hay lắm, cô muốn ra chào ba, ba mở mắt ra đi ba!?. Người đàn ông vẫn nhắm mắt. Như đã quen với cách sống của một người bệnh khó tính, xem như không có chuyện gì xảy ra, Thảo quay qua chỉ hàng loạt những bức tranh xếp đứng xếp ngồi trong góc lều: ?oĐây là những bức tranh ba con chép lại của các danh họa thế giới đó cô. Có lần hết tiền xài, ba kêu đem bán nhưng chẳng ai mua...?. Không muốn ép người đàn ông vào thế khó xử, chị xin phép ra về. Con bé lưu luyến tiễn chị ra tận cổng nhà, còn vẫy tay theo bảo: ?oNhớ ghé lại nhà con nữa nghen cô, nhà có cây dương xanh xanh nè!?.
    (to be cont.)

Chia sẻ trang này