1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Truyện ngắn sưu tầm

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi myhaohao, 25/01/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. myhaohao

    myhaohao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/11/2003
    Bài viết:
    1.314
    Đã được thích:
    0
    Truyện ngắn sưu tầm

    Thực ra tớ không biết đặt tên topic thế nào cả, tớ đọc báo Phụ nữ và thấy ở đó có những truyện ngắn, có truyện tớ thích có chuyện tớ không nhưng tớ thấy tớ cũng nên up lên để các bạn có thể cùng đọc.

    Nếu nó không thực sự có ích như tớ hi vọng thì ít ra nó cũng giúp các bạn thư giãn
  2. myhaohao

    myhaohao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/11/2003
    Bài viết:
    1.314
    Đã được thích:
    0
    Táo xanh, Táo đỏ
    Truyện ngắn Trung Quốc​
    Đến công ty làm việc, ông chủ dẫn tôi đến gặp người phụ trách và nói: "Sau này cháu cứ gặp Lâm Hiểu Dương, cậu ta là cán bộ cốt cán của chúng tôi đấy". Người con trai đứng trước mặt, cao to, đẹp trai đưa tay ra bắt và nói: "Rất vui được làm quen và mong được em hợp tác". Tôi nhìn anh ta và cười.
    Ba tháng sau, chúng tôi đã yêu nhau. Cùng làm ở Bắc Kinh, cuộc sống cần phải dựa vào nhau, chúng tôi có rất nhiều thời gian bên nhau, hết giờ làm cùng nhau đi nghe nhạc, đi ăn cơm bụi, đi dạo phố... Vị ngọt tình yêu như quấn lấy chúng tôi và nỗi buồn da diết cũng đeo bám không chịu buông tha chúng tôi. Cùng ở tạm trong khu tập thể của Công ty, tuy là tri thức, nhưng muốn có được ngôi nhà ở Bắc Kinh lúc này với khả năng của chúng tôi là điều không thực hiện được. Tôi và Lâm Hiểu Dương sống với nhau như vợ chồng, chỉ trừ quan hệ ********. Tôi cho rằng, không lấy người nào đó thì không nên có quan hệ ******** với họ. Hiểu Dương nhiều lần tha thiết đòi hỏi, nhưng tôi không bao giờ chấp thuận.
    Dịp lễ Giáng Sinh, từ cơ quan, Hiểu Dương nhắn tin cho tôi: Tối nay, anh sẽ tặng em một món quà rất thần bí và chắc em sẽ rất ngạc nhiên. Hôm đó tôi luôn sống trong tâm trạng chờ đợi, đắm chìm trong hạnh phúc, tôi nghĩ chắc là anh sẽ tặng mình chiếc nhẫn cưới, tiếp đó là lời câu hôn, đây là những món quà mà tôi chờ mong nhất.
    Đêm Noel, trên các đường phố, người, xe tấp nập đan nhau. Rất nhiều người đứng cầu nguyện dưới cây thông Noel. Tôi nói với Hiểu Dương, chúng ta cũng cầu nguyện. Khi tôi đang mở to đôi mắt, anh đặt vào tay tôi chiếc chìa khoá. Nhà ư? Lẽ nào anh đã thuê được nhà? Trước đây anh đã từng nói hiện nay đang thịnh hành "thời đại sống chung", sao chúng ta không sống theo trào lưu đó? Lúc đó, tôi không đồng tình và nói với anh, nếu đã yêu nhau, sao không cưới nhau mà lại lựa chọn cách sống chung như thế? Nếu tình yêu vẫn chưa chín, hãy cứ chờ đợi dần dần nó sẽ chín thành quả táo đỏ mùa Thu rồi hãy hái!
    Bây giờ, Lâm Hiểu Dương đang nắm tay tôi và nói: "Tối nay, tiệc Noel xong xuôi, chúng ta sẽ đi khách sạn, anh đã đặt phòng và sẽ cùng nhau qua đêm ở đấy, được không?". Tim tôi đập thình thình, tôi rất hiểu thuê phòng sống với nhau qua đêm sẽ như thế nào và điều gì sẽ xảy ra, song nếu từ chối anh thì không nỡ; sống trong hạnh phúc như vậy, vì sao tôi lại làm anh cụt hứng? Tôi nghĩ, chỉ cần mình biết giữ gìn, giữ khoảng cách ranh giới là được!
    Chúng tôi ở khách sạn 5 sao, nhân viên phục vụ khách sạn mang đến cho chúng tôi rất nhiều hoa quả, đốt nến và mở nhạc du dương chào mừng lễ Noel. Chỉ sau 2 ly rượu mạnh, chúng tôi đều say xỉn. Hiểu Duơng càng say, càng đẹp và càng hấp dẫn, còn mặt tôi đỏ như hoa đào. Sau khi Hiểu Dương bế bổng tôi lên và đưa vào phòng ngủ, làn gió nóng trong chiếc điều hoà trung tâm phả ra, tôi cảm thấy toàn thân như ngứa lên bởi rất nhiều, rất nhiều con trùng đang cắn xé, rất khó chịu. Tôi cởi áo ngoài, rồi lại cởi áo len và cuối cùng chỉ để lại trên người chiếc áo lót phấn hồng. Hiểu Dương lao đến ôm chặt lấy tôi, tai tôi như "ù" như điếc, không còn biết gì nữa. Khi anh sỗ sàng cởi bỏ chiếc áo lót cuối cùng trên người tôi, bỗng chốc tôi tỉnh lại, lý trí còn sót lại như mách bảo tôi rằng, đây là việc không nên làm! Tôi là người theo đuổi sự hoàn mỹ, tôi muốn giữ lại sự trong trắng cho đêm tân hôn, ngay tại nhà mình. Bây giờ, ở khách sạn xa lạ này, không thể được!
    Hiểu Dương đã mất lý trí, tôi và anh bắt đầu trận giằng co, tranh cãi. Khi tôi đã mặc xong quần áo, anh đau khổ hỏi: "Sao em lại làm như vậy, lẽ nào không còn yêu anh sao?".
    Tôi nói: "Chính vì yêu anh, nên em mới giữ".
    Anh lắc đầu, đau khổ nói: "Nếu em yêu anh, sao không cho anh. Em đã khiến anh nghi ngờ tình yêu của chúng ta. Đàn ông đều như vậy cả, chỉ khi nào chiếm đoạt được thân thể người phụ nữ, khi ấy mới được coi là tình yêu thật sự".
    "Lẽ nào anh cho đấy mới là tình yêu?" - Tôi chất vấn; "Nếu chúng ta yêu nhau, sao không cưới đi?".
    Tôi thét lên: "Dù anh có phải đi thuê phòng để chúng ta cùng chung sống, cũng không sao cả. Anh nên biết rằng, táo xanh bao giờ cũng chát!"
    Đêm đó, chúng tôi chia tay nhau trong buồn rầu và đau khổ, bất đồng quan điểm cuối cùng đã buộc chúng tôi phải "mỗi người mỗi ngả". Chỉ vì Hiểu Dương muốn ăn táo trước, bất kể táo đó vẫn còn xanh, còn tôi lại muốn hãy đợi đến mùa Thu, táo chín rồi mới được hái, vì tôi biết rằng, chỉ có táo đỏ mới có được vị ngọt và hương thơm làm say đắm lòng người.
    Tạ Ngọc Ái - Theo "Nhân chi sơ" TQ
  3. songtunu

    songtunu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/01/2004
    Bài viết:
    4.799
    Đã được thích:
    1
    híc, tớ post nhầm chỗ, mod xoá hộ tớ với, tks
    Được songtunu sửa chữa / chuyển vào 22:35 ngày 25/01/2007
  4. myhaohao

    myhaohao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/11/2003
    Bài viết:
    1.314
    Đã được thích:
    0
    Thói quen nghề nghiệp
    Truyện mini Trung Quốc - Trần Chấn Lâm
    Người dịch - Vũ Phong Tạo​
    Trong làng, bà lão Hùng số đỏ thật, như pháo tràng nổ liên thanh, đẻ liên tục ba cậu con trai. Ba đứa con trai đều chịu khó phấn đấu, đều làm ăn nên trò nên trống. Cả Hùng nay là Chủ tịch của xã Bạch Cẩu, nói như thánh chỉ, nhất hô bách ứng, uy phong lẫm liệt. Hai Hùng là cán bộ phụ trách Trung tâm giới thiệu việc làm thị trấn Dã Câu, tất bật giới thiệu việc làm cho nhiều người, hưởng hoa hồng được bộn tiền. Cậu út Ba Hùng hồi học tiểu học lưu ban đến ba bốn lần, chưa tốt nghiệp tiểu học đã phải dấn thân vào xã hội, hiện nay là một người hành nghề tự do - Khóc đám ma chuyên nghiệp, mỗi tiếng đồng hồ năm chục tệ (tương đương 100k) lại có cả điện thoại di động để liên hệ công việc, tự do quá thể đi chứ!
    Nhưng bà cụ Hùng tốt số sống chưa qua mùa đông thứ 70 thì đã vội vàng đi gặp tổ tiên. người làng vô cùng hâm mộ, có ba đứa con trai, đứa có quyền, đứa có tiền, cộng với đứa biết khóc, đám tang của bà cụ Hùng chắc chắn sẽ là nổi đình nổi đám.
    Linh cữu cụ Hùng đã nằm trong quan tài hai ngày mà mọi người vẫn chưa thấy Cả Hùng về. Hai Hùng và Ba Hùng đã có mặt ở nhà, nhưng cũng không nghe thấy tiếng khóc. Mọi người đều thấy buồn rầu.
    Thư đã gửi đến chỗ Cả Hùng ngày rồi, mọi người nói có lẽ anh ta bận công vụ quá. Thế là lại bảo ông cậu đến Uỷ ban xã tìm. Đến nơi, thấy Cả Hùng đang bưng cốc trà, ngồi vắt chân xem báo, thấy ông cậu đến, mới sực nhớ ra, nói: "Cháu cứ nghi hoặc tại sao không có người đến đón cháu chứ, thì ra là mẹ cháu qua đời ư?". Hẳn là anh ta đabg chờ "xe đưa xe đón về nhà" đây!
    Ở nhà, Hai Hùng và Ba Hùng đang bàn với nhau. Hai Hùng nói: "Khi còn sống mẹ yêu em Ba Hùng nhất, em lại khóc khéo nhất, vậy em khóc trước đi".
    Ba Hùng muốn khóc, song lại không tài nào khóc ra tiếng được, càng cuống lên càng khóc không được. Mọi người tìm không ra nguyên nhân vì sao, lúc ấy Hai Hùng mới sực nhớ ra, đưa cho Ba Hùng một tờ bạc một trăm đồng. Vừa nhận tiền, "Ô hô!... Số mẹ khổ quá mẹ ơi...". Nước mắt Ba Hùng trào ra như vòi phun.
    Hai tiếng đồng hồ sau, tiếng khóc của Ba Hùng bỗng dưng ngừng bặt, Hai Hùng lại đưa cho Ba Hùng tám mươi đồng, bảo em khóc tiếp hai tiếng nữa. Ba Hùng hỏi:
    - Tại sao chỉ có tám mươi đồng?
    - Em khóc bốn tiếng tổng cộng là hai trăm đồng chẵn, anh khấu trừ mười fần trăm mà! - Hai Hùng nói khẽ.
    Thời gian tổ chức lễ tang cho bà cụ Hùng do Hai Hùng xác định bắt đầu vào hồi 8 giờ 8 phút ngày mồng 8. Anh Cả Hùng là Chủ tịch xã phát biểu trong lễ truy điệu: "Thưa các vị lãnh đạo, thưa các vị khách quý, thưa các đồng chí! Đầu tiên tôi thay mặt ê kíp chúng tôi xin nhiệt liệt hoan nghênh và chân thành cảm ơn các vị đã tới..."
  5. nhl81

    nhl81 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2005
    Bài viết:
    445
    Đã được thích:
    0
    Tớ thấy có truyện này cũ nhưng cũng hay, có thể mọi người đọc rồi nhưng vẫn cứ post.
    ****************************​
    Lấy vợ xấu
    Vũ Trọng Phụng​
    Vì có "việc quan", bữa ấy tôi phải vào tòa xứ Hà Ðông. Tôi bước chân vào công đường lúc 9 giờ sáng, phải ngồi khoanh tay đợi trên một chiếc ghế dài mãi cho đến 11 giờ. Cụ phán buồng giấy ấy, theo những thông lệ thiêng liêng của nước Việt Nam cố hữu, đã tiếp tôi bằng sự nhăn nhó, sự gắt gỏng, để mà, sau cùng, bảo tôi đến chiều thì quay trở lại để cụ tiếp một lần nữa. Tôi đã vâng vâng dạ dạ như một người công dân hiểu rõ cái quyền hạn vô hạn của một quan phán đầu tòa là thế nào.
    Khi ra khỏi vườn hoa của tòa sứ, tôi phải đành đi tìm một hàng cao lâu. Và, tại đó, tôi đã tình cờ được gặp anh Doãn, một người bạn đồng học cũ ở lớp nhất một trường sơ học.
    Anh ta có bộ âu phục rất chải chuốt. Xưa kia, lúc còn cắp sách, anh ta cũng đã có tính làm đỏm như một cô con gái, và mãi cho đến bây giờ, tính ấy cũng không thay đổi, sau một chặng đường mà anh ta đã đi trong mười năm. Cái cổ áo không xộc xệch một tị, đôi mũi giầy không có một hạt bụi, cái ca vát rất hợp thời trang, với cái khuy áo cài vào tử tế, đủ tỏ rằng anh thận trọng y phục lắm. Chính anh Doãn nhận được ra tôi là ai, và đã đến bên bàn tôi, giơ tay ra, kính cẩn như người ta muốn hỏi chuyện một khách lạ chưa quen biết một lần nào.
    - Thưa ông, ông chắc còn nhớ tôi, tôi là Doãn, trường Sinh Từ...
    - à à! Anh Doãn! Vẽ chuyện lắm! Việc gì còn xưng hô kiểu cách...
    Mới có đến đấy, một người đàn bà to lớn đã bước vào, ngơ ngác đứng sau lưng anh. Doãn bèn quay lại, giới thiệu tôi là bạn; giới thiệu người đàn bà là vợ. Sau khi kéo ghế ngồi rồi, vợ anh Doãn gọi ngay một ấm chè Long Tỉnh, thạo đời như một người đàn ông "cơm hàng cháo chợ, vợ cô đầu". Tôi nhìn người đàn bà ấy, thấy đó là một sự trái ngược với người bạn cũ. Thật vậy, đó không phải là một cặp vợ chồng tốt đôi. Tức thì tôi nhớ lại tất cả những đức tính buổi xưa của Doãn.
    Anh ta vốn thông minh, lại rất có óc mỹ thuật. Không kể về y phục của Doãn xưa kia đã được cả trường khen là sang trọng, ngay đến một cái bút chì, một hộp thuốc vẽ của anh, cũng đều là những đồ dùng đắt tiền và lọc lõi vô cùng. Ngoài cái chức là một thiếu niên sành sỏi, Doãn hồi ấy lại còn được chúng tôi gọi là một chàng Don Juan. Thật thế, anh có tài ngôn ngữ, có tài văn chương, nên chim gái rất thạo. Những thiếu nữ si mê anh phần nhiều là những gái đẹp có tiếng, vì cô nào không là hoa khôi thì anh ta không thèm bắt chim! Anh đã thường khoe chúng tôi những giấy viết thư tình của anh với những cái phong bì kiểu cách, đáng bảy xu một chiếc. Trong những lúc ấy, trước sự kính phục ghê gớm của chúng bạn, anh Doãn thường đứng ưỡn ngực, chỗ cái xe đạp Peugeot grand luxe khác của anh mà rằng: "Chúng mày xem! Phi hơn người thì thôi, tao không thèm chơi".
    Bây giờ thấy anh ngồi với một người vợ không có "mỹ thuật" chút nào cả, lại thấy cái tính cầu kỳ của anh vẫn không thay đổi, tôi chợt nhớ ngay đến câu phương ngôn: "Sướng lắm thì khổ nhiều". Ðó là một sự nhãn tiền quả báo.
    Vợ anh, thật vậy, là một người đàn bà có cái nhan sắc của một người đàn ông không đẹp giai. Hai con mắt nhỏ, đôi gò má cao, cặp môi phàm phũ, dáng người thô tục, những ngón tay tròn và dài như những quả chuối ngự. Như vậy mà lại đi ăn mặc tân thời! Răng trắng nữa, trời ạ! Cái áo dài lượt thượt mầu xanh, cái quần nhiễu trắng trai lơ, đôi giầy cao gót có quai kiểu gái nhảy, với mẩu khăn vành dây, ngần ấy thứ lại càng làm lộ cái mỹ miều của sự thô tục, lại càng làm tăng cái choáng lộn của sự kệch cỡm. Ðã thế, trong khi chuyện trò, thỉnh thoảng lại chêm vào một vài câu tiếng tây, ra ý khoe khoang mình vốn là nữ học sinh. Tôi bỗng có cái cảm tưởng man mác rằng người đàn bà này, những lúc nhà vắng, hẳn đã huýt còi như một ông lính tây say rượu, hoặc là đã hát ầm ĩ bài J''ai deux amours, bài Les gars de la marine... vân vân.
    Tôi không ngạc nhiên ở chỗ anh Doãn lấy vợ xấu. ở đời, tôi đã từng thấy cái câu "thánh nhân hay đãi khù khờ" hiện ra nhiều sự thực và càng những thằng "thiên tinh địa quỷ" như Doãn mới lại càng... chết; anh ta muốn chừng như cũng đoán nổi cái ý nghĩ kín đáo ấy trong lòng tôi.
    Trong khi còn nói những chuyện nắng mưa theo khách sáo, chưa kịp gọi món ăn nào cả, vợ anh Doãn đã làm ngay một câu:
    - Thôi, tôi đói lắm, cho tôi xin bát mì, rồi tôi còn đi đằng này! Hai ông xơi rượu thì cứ việc mà kề cà...
    - Vâng, xin mời bác cứ tự nhiên cho tiện công việc.
    Thế rồi người đàn bà ấy ăn uống nhồm nhoàm, và ho, và ợ nữa, như một người đàn ông bình dân xứng đáng. Lúc ăn xong bát mì, người đàn bà cầm hai cái đũa quệt ngang cặp môi như một bà lão nhà quê!
    Sau khi vợ anh ra phố mua bán, Doãn bèn hỏi tôi:
    - Chắc anh rất ngạc nhiên khi thấy một người như tôi mà lại đi lấy một người vợ như thế ấy?
    Tôi vội vàng ngừng đũa, làm ra vẻ ngạc nhiên:
    - Sao? Sao anh lại hỏi tôi thế nhỉ?
    Có lẽ sự vờ vĩnh của tôi không được tự nhiên mấy nên anh Doãn mỉm cười mà rằng:
    - Chà! Cái thằng mới sính đóng kịch làm sao! Thôi, trong chỗ chúng ta, tôi cho phép anh cứ việc nói thẳng những điều anh nghĩ.
    Tôi bèn nói:
    - Vợ chồng là duyên số. ở đời này không phải hễ mình muốn thì là được và không muốn thì là thoát.
    Doãn gật đầu:
    - Thật thế. Và, tôi xin kể vì lẽ gì mà tôi lại lấy nhà tôi.
    Tôi giơ tay ngăn lại:
    - Khoan đã! Thế anh có yêu vợ anh không? Vợ chồng anh có được hưởng hạnh phúc không? Nếu không, xin đừng kể chuyện.
    - Có chứ! Chúng tôi yêu nhau và hưởng hạnh phúc cũng như những cặp vợ chồng chẳng biết hạnh phúc và ái tình là cái gì.
    Từ đây trở đi là lời anh Doãn:
    - "Trên một chuyến tàu từ Lào Cai về Hà Nội, cách đây hai năm... Cũng như số đông thiếu niên, mỗi khi đi xe lửa, tôi dạo một lượt từ toa đầu đến toa cuối cùng với cái hy vọng trông thấy một mỹ nhân để mình bắt chuyện làm quen, ngỡ hầu quên được cái vô vị của mấy trăm cây số phong cảnh với những tiếng bánh xe xình xịch nghiến trên đường sắt nó khiến ta mệt mỏi vô cùng, buồn ngủ vô cùng. Cả chuyến hỏa xa ấy, than ôi, chỉ có một người đàn bà là đẹp nhưng mà lại có chồng cùng đi theo. Còn thì phần nhiều là dân quê cả.
    Tôi chán nản kiếm một chỗ rộng rãi, rồi thấy... nhà tôi trước mặt tôi. Hồi ấy, người đàn bà ấy còn ăn mặc lối cổ: khăn nhung, giầy láng kiểu mõm nhái, có đuôi gà, và có ba trăm hột vàng ở cổ. Cái "nhan sắc" của người ấy thì như anh vừa trông thấy đó, ta chẳng rườm lời mà làm gì. Tôi nghĩ đến đám phụ nữ có nhan sắc, được đời kính trọng... Tôi đã bảo tôi: "Tạo hóa thật là bất công. Những người xấu như thế này, hẳn sẽ không bao giờ được hưởng ái tình. Xưa nay ta yêu người đẹp đã nhiều để mà nhận thấy rằng sự yêu đương của họ cũng nhiều khi vô vị lắm. Âu là ta thử yêu một người xấu xí xem ra làm sao!" Thế là tôi đến ngồi bên cạnh người ấy, lân la hỏi chuyện.
    Sau nửa tiếng đồng hồ, tôi được biết rằng đó là con gái một nhà buôn bán khá giầu ở Lào Cai. Cô ả có việc về Hà Nội chừng độ một tuần lễ, và khi về Hà thành, sẽ đến ở nhà một người trong họ. Như thế, nếu chúng tôi muốn có một cuộc giăng hoa, cô ả rất có đủ thời gian! Và tôi lại nhận thấy ở người đàn bà này một sự thông minh, một sự từng trải, nhiều duyên thầm, mà tôi chưa từng thấy ở những phụ nữ có nhan sắc. Ðó không phải là điều quái lạ. Người con gái đẹp chỉ trông thấy chung quanh mình những kẻ nịnh hót mà thôi. Vì anh nào cũng hiếu sắc nên bọn đàn ông chúng ta thường thấy những đức tính ở bọn gái đẹp mà chính họ không có. Cho nên chúng ta hết sức chiều đãi họ, nâng niu họ, khiến họ chẳng phải chịu khó nhọc mảy may trong mọi cuộc phấn đấu với đời, thành ra người đàn bà đẹp dễ trở nên quá đỗi kiêu ngạo, tưởng mình không có điều gì khuyết điểm nữa; do đó, những cái xấu, những cái khó chịu, mà chúng ta thấy ở những mỹ nhân, những khi ta thấy chán yêu. Trái lại, người đàn bà xấu bao giờ cũng giữ gìn và cư xử thế nào để cho một khi người đàn ông nào đã đem lòng yêu mình thì không thể nào chán được mình nữa. Vợ tôi chính thuộc vào hạng đàn bà xấu ấy. Cho nên, về sau, tôi được hưởng của vợ tôi những sự săn sóc mà tôi đã phải đem cung cho bọn gái đẹp, những khi tôi yêu... Xưa kia tôi đã thấy cái thú vị trong sự nâng niu đàn bà thì, bây giờ, được đàn bà nâng niu, tôi càng thấy nhiều thú vị hơn nữa.
    "Hôm ấy, về đến Hà thành, chúng tôi đã cùng nhau ăn một bữa cơm ở một khách sạn, điều ấy dĩ nhiên! Rồi chúng tôi lại vào một căn phòng trọ nữa, than ôi, điều ấy cũng lại dĩ nhiên! Và, khi thấy người đàn bà ấy đã dâng cái tân tiết cho tôi, tôi cảm động lắm. Tôi đã hôn đi hôn lại vào cái mặt xấu xí ấy mấy lần, với một vài ngấn lệ ở mặt tôi. Và sự xúc cảm mạnh ấy không đủ ngăn chúng tôi yêu nhau hai ngày liền nữa.
    "Lúc đầu, tôi không hứa si tình cũng như không hứa hôn sự. Cô ả đã yêu tôi trong một cơn rạo rực của xác thịt, cũng như tôi, tôi đã yêu cô ta sau một phút điên dại, vô lý của linh hồn. Cho nên, trước khi chia tay nhau, tôi hỏi: "Này em, nếu rồi em... có mang thì làm thế nào?" Tôi đã có thể hỏi một câu sống sượng như thế như hỏi một ả giang hồ, hay một "chị em" dễ dãi, vì sự thực, một người xấu, chẳng khi nào được hưởng cái ái tình thành thực của tôi. Nghe thấy thế, cô ả bỗng tái xám cả mặt. Thì ra cô ả không hề nghĩ đến sự có mang! Nhớ ra thì quá muộn! Cái ấy không lạ gì: thời buổi nào cũng có hàng mấy triệu phụ nữ quên rằng có thể có mang được, sau khi đã phó thác thân thể mình cho một anh đàn ông.
    "Những giọt nước mắt bắt đầu chảy ra. Cô ta bưng mặt khóc, khóc, và khóc... Sau cùng, chỉ biết thổn thức nói: "Nếu thế thì... họ hàng sỉ vả, bố mẹ đuổi khỏi nhà, rồi nhục nhã, rồi khổ, phải, rồi khổ!" Thì ra cô nàng nhũn nhặn đến bực không dám có hy vọng lấy tôi nữa, và cũng không dám thử hỏi một câu để có được một hy vọng bâng quơ nguy hiểm ấy nữa. Cô biết mình xấu xí, không đáng lấy một người như tôi, và không dám cả nghĩ đến sự đòi bồi thường sau cái thiệt hại do tôi gây ra. Dễ thường cô ả coi cái phút ngứa ngáy xác thịt của tôi như là một thứ đặc ân cho mình nữa. Tôi lại hỏi: "Sao lại tin tôi đến như thế? Tôi đã là đứa không ra gì, cô cũng lại hư đốn nữa!". Cô ả thở dài, đáp: "Nếu không yêu anh thì thôi chứ cả một đời em, chắc rồi cũng chẳng ai thèm yêu đến thứ em. Thôi thì thà rằng sẽ phải khổ một đời vì đã quá yêu một phút!". Tôi đã cảm động về sự thành thực ấy một cách rất sâu xa như là chưa bao giờ tôi cảm động đến thế.
    "Cuộc ái ân chốc lát ấy, rồi sau tôi cũng quên đi, và chỉ thỉnh thoảng nó mới lại đến ám ảnh tôi như một chút ký ức nhỏ mọn trong một giây phút mà thôi. Tôi tưởng không bao giờ còn gặp cô gái Lào Cai ấy nữa.
    "Năm tháng sau, một hôm tôi nhận được một phong thư như thế này: "Thưa ông, tôi chờ ông ở hiệu cao lâu Ðông Hưng, vào khoảng 11 giờ ngày 20. Tính mệnh tôi ở trong tay ông, xin ông bỏ chút thời giờ quý hóa đến cùng một kẻ khốn khổ". Tôi ngạc nhiên lắm, vì tôi không nhớ đến cô gái Lào Cai nữa. Nhất là cách xưng hô ông tôi lại làm cho tôi tưởng người viết thư là đàn ông. Tôi rùng mình, nhớ đến những ông bạn cũ nghiện hút muốn làm tiền mình. Rồi tôi đến chỗ hẹn.
    "Ðó là cô gái Lào Cai!
    "Cô nàng lúc ấy đã có một cái bụng to một cách đáng kính trọng lắm. Chúng tôi vào ngồi trong quầy. Cô ả chỉ dám gọi tôi là ông chứ không dám xưng hô anh em, như hồi xưa".
    "Cô ta nước mắt chan hòa, nói ấp úng trong khi tôi ngồi thản nhiên cắn hạt dưa. Cô ta vẫn nhũn như trước, vẫn sợ hãi tôi như trước, vẫn ôm một mối tình vô hy vọng như trước: "Thưa ông, nếu ông là người đại lượng thì ông nên cứu sống lấy tôi, vì đứa con bé trong bụng này chính là con ông... Nếu không tôi phải tự tử, đứa bé phải chết, vì bố mẹ tôi đã biết, họ hàng tôi sắp biết, mà nếu họ hàng biết thì tôi không sống được nữa, vì bố mẹ tôi nghiêm lắm! Xin ông làm phúc cứu lấy một người khốn khổ nhất đời! Làm lẽ thứ mười, tôi cũng xin vâng, miễn là họ hàng nhà tôi được nhận trầu cau của ông! Vả lại tôi cũng không đến nỗi ăn hại ông...".
    "Tôi xua tay, chán nản. Tôi nghĩ: Hạng gái hư hỏng ấy thì mình lấy sao được! Nó ngủ được với mình thì nó sẽ cũng ngủ được với thằng khác! Mình không làm nó chửa hoang thì thiên hạ cũng sẽ làm cho nó chửa hoang! Thế thôi!
    "Nhưng đứa bé trong bụng... con tôi! Cứ như sự kêu khóc ấy, cứ như lòng thành thực ấy, người đàn bà này mà nói đến sự tự tử đó chẳng là lời dọa nạt! Do thế, tôi nghĩ lại... Nếu ai cũng lý luận như tôi thì trong đời chẳng còn ai lấy nhau vì tình, chẳng làm gì có những cuộc tiền dâm hậu thú nữa, bởi có kẻ bạc tình nào cũng đã lý luận y như tôi! Phải chăng người đàn bà nào đã quá tin một anh đàn ông không thể khác được! Trong một phút mà linh trí tôi sáng suốt khác thường, tôi đã thấy mình hèn mạt, ích kỷ, khốn nạn! Tuy nhiên, tôi còn thử thách: "Có chắc rằng đứa bé ấy chính là con tôi không?" Ðến đây, cô ả nức nở, buông xuôi hai tay, hoàn toàn thất vọng: "Giời ơi, nếu ông hỏi thế thì thôi, tôi chỉ còn có một cách là tự tử!". Cái thành thực ấy khiến tôi không còn phải nghi ngờ lôi thôi.
    "Tôi còn hỏi vặn nhiều câu, nhưng lần nào, cô ả dại dột ấy cũng chỉ tỏ ra là người thành thực cực điểm.
    "Ấy thế là... một người cầu kỳ, khó tính như tôi, đã cam đoan rằng nếu không lấy được cô gái đẹp nhất Hà thành thì xin thề là sẽ không lấy vợ, mà tôi, sau cùng đi lấy phải cô gái xấu xí nhất Bắc kỳ!"
    Câu chuyện nói xong thì bữa rượu cũng vừa tàn. Chúng tôi bước ra, tôi để đi đến tòa xứ Hà Ðông, Doãn để đi đến nhà ông cậu vợ mà vợ anh chờ anh tại đó.
    Tôi an ủi:
    - Thôi, đó cũng là duyên số, không cần thiết phải lấy vợ đẹp, chỉ cần có nhân ngãi đẹp. Vả lại, như anh đã nói, đáng lẽ anh phải nâng niu vợ thì mới thấy thú vị, thì bây giờ anh lại được thấy cái thú vị ở chỗ vợ anh nâng niu anh. Thế cũng đủ là hạnh phúc.
    Nhưng anh Doãn bĩu mồm:
    - Bẩm không ạ! Thưa ông, nó chỉ chiều đãi tôi có mấy tháng đầu mà thôi. Bây giờ, có con với nhau rồi, vợ tôi chẳng cần gì nữa. Nó đã bắt đầu nặng lời với tôi, nghe chị em ăn mặc rất lố lăng, và ghen lắm, ồ! Ghen lắm, hễ tôi đi chơi khuya là thế nào cũng đập phá đồ đạc chạy ra đường kêu cứu "ông bà hàng phố", ăn ở rõ ra một vị đức phụ chính thất có nhiều quyền và biết tự trọng!
  6. nhl81

    nhl81 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2005
    Bài viết:
    445
    Đã được thích:
    0
    Truyện bùn cười cực kì luôn...
    Của rơi
    Nguyễn Việt Hà​
    Tiếng gõ cửa sớm làm cắt ngang giấc ngủ nặng nề của Thắng. Nhìn cái đồng hồ Gimiko vừa thay pin. Thắng váng vất nén tiếng thở dài. Chưa đến sáu giờ.
    Cái rèm cửa ba năm chưa giặt lờ nhờ một mầu sắng đục. Suốt chiều muộn ngày hôm qua lớp tại chức do Thắng làm chủ nhiệm liên hoan. Học viên đều đã trên dưới 40 nhưng thật quậy. Số phận đưa đẩy những ông những bà trưởng phó phòng vì lý do nào đó thủa thanh niên không đỗ vào đại học, bây giờ đột ngột hưởng cái thú nhí nhảnh cắp sách. Trong lớp chừng năm sáu cặp yêu nhau. Thắng biết vậy. Đã hơn một lần trên bục giảng, Thắng thấy cảnh mái đầu muối tiêu của nam sinh viên cố tình ngả sang bờ vai sệ của nữ học viên ngồi cạnh. Thắng làm ngơ chẳng bao giờ nhắc. Buổi sáng hoặc buổi chiều giảng suốt năm tiết, người bã ra vì mệt, cũng thấy thích khi nhìn những cái gì vui mắt.
    - Dạ thưa anh là Thắng.
    Khách hỏi chừng năm mươi, tóc vuốt dài ra sau như phần đông các giáo sư hay để. Thắng mời khách vào nhà, khi nói cố tình hướng cái mồm sáng chưa đánh răng vào mặt khách. Với cái kiểu ăn mặc sạch sẽ chắc ông ta biêt ý mà chuồn sớm. Khách vẫn vui vẻ ngồi xuống ghế, đưa mắt nhìn căn phòng trống hoắc duy nhất có một chiếc tivi đen trắng vỏ đỏ.
    - Tôi là Đỗ Minh phó tiến sĩ ngữ văn, đã viết nhiều bài về thi ca Việt hiện đại
    Thắng tỏ vẻ mệt mỏi nhưng vẫn cố đưa đẩy.
    - Thưa phó tiến sĩ, chắc phó tiến sĩ nhầm nhà. Tôi làm kinh tế và thề độc là chưa bao giờ làm thơ.
    Khách cười cầu tài và nói rằng tự giới thiệu như vậy để đảm bảo cho một xuất xứ còn mục đích đến đây hoàn toàn là vì một việc khác.
    Thắng cười khẩy:
    - Chắc là vì gói tiền ông đã đánh rơi phải không ạ.
    Khách thoáng đỏ mặt, trí thức nghe chuyện tiền nong rất hay bẽn lẽn nhưng vẫn gật đầu.
    Vào buổi chiều muộn thứ sáu ngày cuối tháng trước, trong mục thông tin quảng cáo sau bột ngọt Ajinomoto và bia BGI, có dòng thông báo, ?oHôm mùng năm vừa rồi khi đi ngang ngã tư Lý Thường Kiệt - Phan Bội Châu, tôi có nhặt được một gói tiền lớn. Vậy ai đánh rơi xin liên hệ địa chỉ...?.
    Thắng giật bắn mình khi phát thanh viên đọc tên và địa chỉ của Thắng. Nuốt vội ngụm rượu từ cái chai dở, quà biếu ngày 20/11, Thắng dỏng tai cố nghe lại nhưng tiếp đến là tin tìm trẻ lạc. Cái tivi đen trắng 14 inches ăng ten râu chuyển sang mặt Thu Hà với nụ cười ướt át, nàng đang gội đầu. Chắc có thằng bạn nào đùa, Thắng nghĩ đến vài ba đứa bạn thân hay nghịch ngầm. Bạn Thắng đều đã có vợ. Hôn nhân giống như quan chức thường làm người ta đứng đắn. Thắng chưa yêu lần nào và suýt một lần lấy vợ. Cô sinh viên nội trú năm cuối nức nở trước toàn thể hội đồng giáo viên khẳng định cái bụng bầu tháng thứ tư là của Thắng. Hồi ấy mẹ Thắng đang nằm viện, cụ yếu ớt hỏi: ?oTại sao con lại nhận?. Hồi bé, Thắng có theo mẹ đi lễ nhà thờ, lớn lên bỏ hẳn. Câu chuyện tát má trái giơ nốt má phải, chỉ lờ mờ nhớ. Cụ Tê Rê Sa Thảo lầm rầm cầu Đức Mẹ phù hộ cho đứa con duy nhất khỏi oan.
    Hơn bốn tháng sau cô bé nội trú sinh thằng nhóc đẹp tuyệt vời, nét đẹp của người Bắc Âu. Bố đúng của nó gốc gác vùng Xờ căng đi na vơ quay lại Việt Nam quyết định làm lễ cưới thật to. Ngay sau hôm cưới, cô vợ bắt chồng bế đứa con tóc vàng đến nhà Thắng. Anh chàng cao gần mét chín vụng về quỳ xuống xá Thắng một lạy. Thắng ép cả hai vợ chồng uống một chén rượu để lấy khước. Suốt cả thời gian bị kỷ luật nghỉ dạy Thắng thêm thói quen uống rượu cả ngày.
    Phía bên vách hàng xóm chợt bật chuỗi cười dài. Ở bên ấy có hai người yêu nhau. Gã hàng xóm độc thân như Thắng dạy cùng khoa và phong phanh là sắp lấy vợ. Gã có thói quen khi giảng hay xì mũi vào góc lớp và bao giờ cũng dành một tiết để tả về người tình của gã. Đó là một phụ nữ có tài sắc của Thuý Kiều, sự dịu dàng của Desdemona và trinh bạch thuỷ chung như Juliet. Đám sinh viên năm cuối há hốc mồm ngồi nghe, có nhiều đứa liên hệ tới người yêu của mình rồi âm thầm nghĩ đến thuốc chuột. Thắng chưa nhìn thấy mặt cô vợ chưa cưới nhung tiếng cọt kẹt từ chân giường gã hàng xóm không bao giờ chịu tắt trước hai rưỡi sáng.
    Thật hẩm hưu, Thắng có thói quen đọc sách đêm, nhịp tư duy bị trùng với nhịp của gã. Một lần gã hàng xóm nhờ Thắng dạy thay hai tiết, Thắng bảo: ?oông có thể thay giát giường được không?. gã gừ gừ cười. Chẳng nhẽ vì thế mà hắn đùa nhả mình. Thắng tu rượu cả chai. Chương trình ca nhạc trên tivi được bắt đầu với giọng hát Mỹ Linh. Thắng cẩn thận xoay ăng ten, mặt nữ ca sĩ thần tượng của giới trẻ bị kéo dài ra chừng nửa gang. Cái tivi này về mặt bản thể có khuynh hướng nhất nguyên luận. Được tiếng mất hình, được hình hỏng tiếng.
    Kể từ hôm ấy Thắng nhận nhiều sự phiền. Ngay chiều hôm sau, khi Thắng đi dạy về đã thấy hai bà nạ dòng dáng sồn sồn ngồi chờ ở vỉa hè trước cửa. Cái căn hộ tập thể này, Thắng được phân cách đây ba năm. Vì nó quá xuống cấp, ban giám hiệu quyết định trong thời gian tới sẽ cải tạo thành nhà vệ sinh công cộng. Hai bà tự giới thiệu là tiểu thương chợ Đồng Xuân có chân trong ban chấp hành phụ nữ chợ. Quy luật của nền kinh tế thị trường tỏ ra đúng đắn, những người buôn bán nhỏ bao giờ cũng tiên phong. ?oQuả là giời phật có mắt, tiền của chúng em là tiền hàng tiền họ. May gặp bác đây là người phúc hậu?. Thắng ra sức thanh minh ròng rã hơn một tiếng và không dám cáu. Hai bà tiểu thương vừa nói vừa thi nhau khóc, nước mắt lênh láng cái sàn quét xi măng chín mét rưỡi vuông. Cuối cùng Thắng cũng phải theo hai bà lên phủ Tây Hồ, vật mình thề độc trước đền thờ mẫu là sẽ chết đường chết chợ nếu có nhặt được gói tiền ấy. Về đến nhà đã gần mười giờ tối, vừa đói vừa mệt đang chập chuội nhai gói mì Miliket lại có tiếng đập cửa. Một ông sáu mươi lăm tuổi cán bộ về hưu mặc áo đại cán chân đi ủng. Theo một thống kê xã hội học không đáng tin cậy, 85% khán giả trung thành với các chương trình truyền hình là các cụ có tuổi. ?oNgười già hạt lệ như sương?. Ông cán bộ về hưu không khóc được nhiều nhưng liên tục nức nở. Hoá ra, đây là món tiền dành dụm cả cuộc đời. Lần này Thắng không phải thề nhưng cũng phải đem danh dự ra hứa. Suốt tuần kế tiếp thắng liên tục tiếp khách. Xã hội quá nhiều người lơ đãng, họ nườm nượp đánh rơi tiền. Tỷ lệ nổi trội vẫn là các cụ ông. Điều này có thể giúp cho chuyên khoa lão một kết luận nhỏ. Khi có tuổi các cụ ông dễ lẫn hơn các cụ bà. trong nửa tháng ấy, thắng bị ngất hai lần đành phải xuống cụ lang Sự cắt một thang đúp thuốc nam âm thầm tẩm bổ. Sang tuần thứ ba, khách đến tìm Thắng đều đặn và đúng giờ giấc hơn. Thường là từ khoảng năm đến bảy giờ chiều.
    Chắc quy luật đi lại của Thắng mọi người đều bắt đầu thuộc. Tiếp xúc nhiều, Thắng cũng có thêm kinh nghiệm. Không phải ngẫu nhiên mà chủ những nhà hàng bia ôm thường là những **** đứng tuổi. Nhân loại có thần đồng văn học thần đồng âm nhạc nhưng chưa bao giờ có thần đồng đau khổ. Thắng không thanh minh nữa và cùng không thề thốt nữa. Những cái ấy không đem lại hiệu quả. Thắng sử dụng những chiến thuật linh động và mềm dẻo. Khách bước vào nhà, sau vài câu trình bày thường là khóc. Thắng lập tức khóc theo to hơn và dai dẳng hơn. Nước mắt của chủ nhà chan chứa một niềm chia sẻ với nỗi đau của người xưng là mất tiền. Sụt sịt một lúc khách phải ra về vì hầu như Thắng nói tiếng được tiếng mất lổn nhổn trong tiếng nấc. Những vị khách đa cảm không bao giờ quay lại. Nước mắt lã chã của một chàng trai trẻ thường vò xé những con tim nhân hậu. tuy nhiên cũng còn nhiều người sắt đá lạnh lùng. Vẫn lại là các cụ ông. Thắng cắt từ tạp chí ?oKiến thức? có bài phỏng dịch với tiêu đề: ?oTỷ lệ phạm pháp của người già ở Nhật Bản đang gia tăng? photo khổ to treo cạnh một bức tranh chụp một người mẫu cởi trần. Các cụ ông chỉ cần trượt mắt từ bộ ngực nây nẩy tròn của Claudia Shiffer là rơi đúng vào bài báo tai ác. Có cụ đang thao thao bỗng mặt tái dại xin phép chính chủ ra về vì tuổi già hay trở bệnh đột ngột.
    Tất nhiên có cả lưu manh côn đồ. Một lần có gã trai đầu đội mũ cối chân đi dép đúc áo phanh ngực xăm hàng chữ ?ongục tù vẫn đợi? bằng ba thứ tiếng Anh, Pháp, Việt. Xã hội ta mở cửa tất cả các ngành nghề đều đòi hỏi phải có tiêu chuẩn quốc tế. Ngàng du thủ du thực không nằm ngoài thông lệ. Gã rút con dao đầu mũi có cắm một bài báo tường thuật vụ xử án cách đây hai năm. Thắng lẩy bẩy đọc để biết gã là một trùm cướp khét tiếng. Thủa xa xưa cũng là một công dân lương thiện chỉ vì vợ đi ngoại tình với một ông tây mà phẫn chí trôi dần sang nghề đâm thuê chém mướn. Thắng vừa mở các ngăn tủ, lộn các túi áo vừa trình bày là mình bị nhà vợ vu oan. Gã cướp gật gù thông cảm. Bố mẹ vợ thường hại con rể, tuy đấy không phải là truyền thống dân tộc nhưng cũng là một khuynh hướng nổi trội trong xã hội hiện đại.
    Chỉ có ba mươi mốt ngày Thắng sụt 8 kg, trên giảng đường hơn một lần nói tên giám đốc hãng Sony là Nguyễn Du. Vẫn chưa hết cách đây tròn ba hôm, định mệnh của gói tiền chưa nhặt được đã giáng cho Thắng một đòn chí tử. Buổi trưa âm u mây oi mưa, Thắng uống rượu vã mồi với chán nản. Ban giám hiệu vừa mời Thắng lên gặp riêng. Ông hiệu phó phụ trách tổ chức chỉ nhìn không hỏi. Là một người thông minh Thắng biết phải trình bày chuyện gì. Cũng như nhiều người lương thiện, đầu tiên Thắng kêu oan. Ông hiệu phó lạnh lùng đưa ra dẫn chứng. Đã quá nhiều dư luận từ nhân dân lao động quanh trường (ở đây là bà lao công, ông bảo vệ). Từ những đồng nghiệp khả kính của Thắng (là những giáo viên nữ chưa chồng tuổi khoảng băm hai đến băm bẩy), từ những sinh viên thi lại lần ba đến lần tư. Tất cả đều khẳng định một nhân cách mờ ám của Thắng. Cố không khóc, Thắng gập người nghẹn ngào kêu ông hiệu phó là Bao Thanh Thiên đại lão gia, ông hiệu phó vẫn không mảy may xúc động nghiêm khắc quyết định.
    Một là, để chứng minh sự trung thực, Thắng phải đem gói tiền lên nộp. Nhà trường sẽ chịu trách nhiệm chiêu tuyết cho thanh danh cán bộ của mình. Hai là, cút. Không kể những tai tiếng quá khứ, thì nhà trường cũng không thể chịu nổi một giáo viên, dù với bất kỳ lý do gì, ngày ngày tiếp khách sáu mươi lượt. Thắng gục mặt vào lòng bàn tay. Buổi trưa thật oi và Thắng thật tuyệt vọng. Khi cùng quẫn người ta nghĩ đến cái gì. thắng không có đức tin tôn giáo, không có tình yêu. Thủa sinh viên cũng một vài lần mê đắm. Nhưng tài thì hèn, tiền thì thiếu. Trông thấy các nàng cũng giống như đức Khổng phu tử trông thấy quỷ thần, chỉ dám đứng ra xa mà ngưỡng vọng. Chao ôi, nếu lúc này có một bàn tay dịu dàng. Cửa không gõ tự mở.
    Câu chuyện ?ocánh buồm đỏ thắm? bỗng dưng tái bản. Trước mặt Thắng là một nàng tuyệt xinh, tuyệt đẹp. ?oEm là ai, cô gái hay nàng tiên? cái giọng khàn khàn vì hát karaoke quá nhiều làm vỡ mất không khí cổ tích.
    ?oEm là Diễm Trinh Việt Hương, em biết nhiều chuyện về anh?
    ?oVâng?
    ?oEm rất thông cảm với anh và sẽ giúp anh?
    ?oGiúp tôi?
    Thắng lắc đầu, nói như mẹ của Thắng, cứu giúp con người là quyền năng của Chúa.
    ?oAnh là người đàn ông kiên trì đầy bản lĩnh. Anh hãy đem gói tiền ấy cùng với em, chúng mình trốn đi thật xa?.
    ?oGói tiền nào?.
    ?oEm yêu anh, anh hãy tin em. Ngay bây giờ, ngay tại đây em sẽ chứng tỏ tình yêu của mình?.
    Nàng hôn thật dài lên cặp môi lơ ngơ của Thắng. Cả người Thắng run rẩy giống như đại biểu quốc hội phẫn uất khi nghe tin bọn tham nhũng chưa bị xét xử. Nàng dìu Thắng về phía giường, cả hai ngã xuống cái chăn bông Tàu mà nhóm sinh viên tại chức thi lại vừa tặng. Chân giường bật tiếng cót két, tiếng cót két quen thuộc, Thắng bừng tỉnh.
    ?oHóa ra là cô?
    ?oVâng là em?
    ?oCô thật đê tiện. Vậy mà anh bạn tôi đã coi cô là Desdemona tái sinh trong Juliet?
    Nàng sửa lại quần áo, rút điếu ba số nhả một vòng khói đậm lững lờ lên trần nhà.
    ?oCác anh toàn là một bon ích kỷ. Những đồ đạo đức giả không tiền nhưng lại hay thích thuyết pháp. Nếu các anh nghĩ về tôi như vậy, sao các anh không chịu biết Romeo là một công tử đại gia nhiều vàng lắm ngọc và Otenlo chẳng bao giờ chịu làm một thằng giáo viên quèn?.
    Nàng còn định nói dài nhưng chợt vội vàng nhìn đồng hồ. Sắp đến lúc anh bạn hàng xóm tan giờ dạy. Nàng đột ngột đến rồi đột ngột đi, bỏ lại Thắng với nỗi hoang mang khó tả.
    Thắng rửa mặt vội vàng rồi lịch sự mời phó tiến sĩ Đỗ Minh dùng bữa sáng. Bây giờ Thắng chẳng còn thấy sợ hãi khi phải tiếp khách nữa. Phó tiến sĩ nhiệt tình nhận lời, khi nhặt được của rơi người ta thường tiêu hoang. Thắng lấy can rượu Uớc Lễ rót cẩn thận đầy hai chén tống. Lai rai chừng bốn lít trời đã xê xế ngả chiều. Nhiều lúc tiện tay Thắng tu cả can. Có lẽ từ giờ trở đi mình chỉ nên uống rượu. Bố Thắng mất sớm, mẹ Thắng ở vậy nuôi con. Suốt cả tuổi thơ cụ dưỡng dục Thắng theo tinh thần nhẫn nhục của Jesuss Christ. Thắng đã gặp nhiều người thật tốt, còn bây giờ đành buông xuôi bất lực. Mình cũng chỉ là một thứ mà Chúa đánh rơi xuống cuộc đời này. Phó tiến sỹ Đỗ Minh cũng uống nhiều. Tửu lượng của các bậc đại khoa đáng để người đời tâm phục khẩu phục. Tuy vậy, đến mười giờ sáng thì cũng phải móc họng nôn và đến ba giờ kém mười lăm chiều thì nôn thật. Giữa hai lần nôn phó tiến sĩ đã đọc tám mươi bài thơ trong đó có bốn mươi bài ca ngợi lòng trung thực. Gần tàn bữa rượu, phó tiến sĩ khật khưỡng hỏi: ?oVậy gói tiền đâu?. Thắng thở dài. Cụ và ông nội Thắng đỗ cử nhân đời mạt Nguyễn. Thắng cũng bị ảnh hưởng của Nho giáo, mà nhà nho rất hiếm khi đấm khách.
    Chiều đã thật sậm. Phó tiến sĩ đi rồi, văng vẳng còn lại lời đe doạ sẽ tố cáo Thắng trên báo ?ongười giáo viên nhân dân?. Thắng dốc ngược can. Một sự vô lý chếnh choáng khắp người. cứ mãi thế này sao. Đột nhiên Thắng tỉnh táo quyết định. Cái xe đạp Phượng hoàng nhiều phụ tùng Sài Gòn kẽo kẹt đưa Thắng về phía Hồ Gươm. Tháp Rùa lờ nhờ trong vài ba ánh điện tắt muộn đâu đó từ những nhà cao tầng. Mặt hồ sóng sánh đen duyềnh nước sát mép bờ bởi những cơn mưa giữa hè. Nước sẽ rất sâu và mát, còn mình không biết bơi. Thắng dựng xe vào chỗ khuất sau một đài hoa xây cao. Mình phải làm vậy. Chỉ có cái chết mới chứng tỏ sự thanh bạch. Sáng ngày mai sẽ có nhiều người hối hận vì những hành vi của họ. Thắng từ từ cởi quần dài lòng thanh thản. Bỗng một ánh đèn pin loá sáng chiếu thẳng vào bụng dưới của Thắng.
    - Anh này định làm gì?
    Thắng ú ớ. Ánh đèn lia dịch lên mặt.
    - Trông thế này mà dám làm bậy.
    Ánh đèn hắt ngược soi hai anh bảo vệ mặc đồng phục tay đeo băng đỏ đầu đội mũ kê-pi.
    - Anh không thấy nhà vệ sinh bên kia hồ à.
    Thắng nghẹn ngào bật khóc. Một anh bảo vệ cởi xà cột lấy bút lập biên bản. Liếc nhìn vẻ trí thức của Thắng, anh ta tế nhị chữa chữ ?oĐái bậy? thành ?oVứt rác bậy?. Đây là trường hợp thứ mười ba vi phạm văn minh đường phố trong vòng một buổi tối. Thắng lập cập mặc quần, vét ví lấy năm mươi ngàn nộp phạt. Có gì đấy xoáy sâu xa phía trong ngực trái của Thắng. Vô thức, Thắng đạp xe về hướng ngã tư Lý Thường Kiệt ?" Phan Bội Châu. Biết đâu đấy, có một gói tiền đánh rơi thật.
  7. nhl81

    nhl81 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2005
    Bài viết:
    445
    Đã được thích:
    0

    Ngoại hình dễ nhìn
    Hoài Hương
    ************************ ​
    Cầm một xấp các thông báo tuyển dụng, Cát Khuê, cô bạn tôi nhăn nhó tội nghiệp, nói như muốn khóc:
    - Xem đi, tất cả các điều kiện, nào vi tính, ngoại ngữ, bằng cử nhân, cái nào cũng vượt chuẩn, nhưng khi vào phỏng vấn thì... ?ongoại hình dễ nhìn?, mình trượt dài dài. Chẳng lẽ xấu là chịu thiệt thòi vậy sao? Điều này không biết khi nào mới tìm được việc làm đỡ tủi hổ với đời, báo hiếu cha mẹ...
    Nói xong, Khuê ngồi thần ra lẩm bẩm: Ngoại hình dễ nhìn... Tại sao?
    Chúng tôi cùng học một lớp ở trường đại học, Khuê được nhiều người ngưỡng mộ vì trong suốt những năm học ở trường toàn đứng nhất khoa, chỉ hiềm một nỗi Khuê không phải là người con gái dễ nhìn, dù tính tình nhu mì hiền hậu tốt bụng. Khuê thông minh, có lẽ do ông trời bù đắp cho việc thiếu nhan sắc. Bạn bè trong lớp quý mến Khuê, nhưng hình như ai cũng ngại, ít khi nào rủ đi chơi cùng. Mấy năm học đại học, không ít lần Khuê buồn khi những cuộc giao lưu, hội khoa, hội trường, chẳng có ai đến bắt chuyện làm quen. Đôi lần tủi thân, Khuê bỏ về phòng ký túc, hoặc tìm cớ tránh những cuộc hội hè gặp gỡ đó. Dần dần, Khuê như một kẻ độc hành trên đường học vấn với các danh hiệu thủ khoa, xuất sắc, tài năng... và gần như không có mối quan hệ thân tình nào ngoài các bạn cùng lớp. Khuê không còn để ý đến chuyện nhan sắc của mình. Khuê cũng chỉ cười thầm khi ở xung quanh cô mọi người bình phẩm này nọ. Duy nhất có tôi, là Khuê cởi mở thân thiện, có lẽ tôi cũng là một người con gái ngoại hình vừa phải, không bắt mắt, luôn chịu khó ở bên Khuê chuyện trò. Khuê hay tìm tôi mỗi khi gặp điều gì đó cần chia sẻ.
    Tốt nghiệp đại học, chúng tôi đứa nào cũng lao đầu vào kiếm việc làm, và như phép mầu thần kỳ hay do chính ngành học của chúng tôi đang là thời thượng, ?ohút hàng?, mà không bao lâu sau gần như đa số chúng tôi đều có nơi có chốn, nơi ?ongon?, nơi ít ?ongon? hay không ?ongon? lắm, nhưng tạm thời ổn định, không phải long đong vất vả. Tôi may mắn có người thân làm quan chức trong một bộ nên cũng dễ dàng vượt qua kỳ thi tuyển để trở thành công chức nhà nước, thế là vui quá rồi.
    Còn Khuê, cô bạn thời sinh viên của tôi, đang đau khổ vì cái gọi là ?ongoại hình dễ nhìn?, chướng ngại vật tưởng nhỏ nhưng thật sự là một bức tường thành chắc chắn khó có thể vượt qua trong cửa ải tìm kiếm việc làm, chưa nói đến chuyện tìm kiếm một cuộc hẹn hò tình yêu.
    Khuê kể tôi nghe trong sự ấm ức tức tưởi về những lần đi xin việc, hy vọng rồi thất vọng. Nhiều lần như thế, Khuê nghi ngờ về chính mình có gì đó không ổn. Khuê tìm đến trung tâm tư vấn tìm việc cho sinh viên ra trường. Chị thư ký ở văn phòng sau khi nghe Khuê trình bày nguyện vọng, xem các văn bằng của Khuê, vỗ vai Khuê nói chân tình: ?oChị biết em là một người có khả năng, có thể rất giỏi, thích hợp cho rất nhiều vị trí ở các công ty lớn, nhưng có một điều chị nói thật - ngoại hình của em là cản trở lớn và duy nhất để em khó tìm việc?. Khuê không tin, không lẽ ?ongoại hình dễ nhìn? quan trọng hơn cả khả năng trình độ. Khuê không nản lòng. Để có thể tiếp tục chờ đợi xin được nơi làm việc hợp với chuyên môn đã học, Khuê tạm thời làm gia sư cho mấy đứa trẻ lớp 8, 9 con nhà khá giả. Dạy được vài tháng, không hiểu sao, cha mẹ mấy đứa trẻ trả Khuê thêm 2 tháng tiền công và lịch sự từ chối không để Khuê dạy nữa. Khuê không biết vì sao nhưng khi chào bà giúp việc nấu ăn, cô nghe bà nói: ?oCô giáo đừng buồn, bà chủ không nói gì nhưng bọn trẻ bảo không thích học cô vì cô giáo xấu quá, học không vào?. Khuê nhói lòng... Đến trẻ con còn nói thế... Khuê cay đắng cả cõi lòng. ?oNgoại hình dễ nhìn? như một ám ảnh và như cơn ác mộng, thậm chí như một ác quỷ kìm hãm giết chết những hy vọng trong Khuê. Khuê không trách hờn cha mẹ sinh ra cô, không được xinh đẹp như người khác. Cô chỉ hận người đời tại sao lại quan trọng cái vẻ ngoài đến thế. Những câu nói từ xưa đến nay không lẽ mất ý nghĩa ?ocái nết đánh chết cái đẹp?, ?otốt gỗ hơn tốt nước sơn?... Buồn rũ người một thời gian, Khuê suy nghĩ... ?oNgoại hình dễ nhìn?... Đã thế... Cô quyết tâm phải làm sao cho được như chính cái tên Cát Khuê mà cha mẹ khi sinh ra đặt cho cô, gửi gắm một kỳ vọng tương lai sáng ngời... Khuê nắm chặt tay tôi, lắc mạnh, mắt long lanh sáng rỡ, nói như lên đồng:
    - Bọn mình phải đầu tư vào ngoại hình, đầu tư như người ta bỏ vốn kinh doanh. Phải đi chỉnh sửa thẩm mỹ, phải chưng diện đúng mốt, phải đẹp như diễn viên người mẫu, phải làm cho đàn ông quỵ lụy quỳ gối trước mình, phải làm các ông chủ tranh nhau có được mình làm nhân viên... Phải cho ít nhất một tên đàn ông đau khổ vì không yêu được mình... Phải... Phải...
    Tôi là người nhát gan, thích sự yên bình, và bởi vì tôi chưa phải gặp hoàn cảnh trớ trêu buồn thảm như Khuê, nhưng tôi chia sẻ những bức xúc của Khuê và đồng tình với cách nghĩ của cô. Chúng tôi bàn ngay việc thực hiện. Tôi, không ai khác sẽ giúp đỡ Khuê cả tinh thần, vật chất cho công cuộc chỉnh sửa thẩm mỹ ngoại hình. Tôi đưa Khuê hết số tiền tiết kiệm trong 2 năm làm việc, đủ để chi dùng cho ?odự án? của Khuê. Tôi không nghĩ đơn thuần giúp Khuê, mà còn muốn qua ?odự án? này thử nghiệm cái gọi là ?ongoại hình dễ nhìn? nó sẽ thay đổi như thế nào số phận cuộc đời của cô bạn mình và tôi không hiểu mình nghĩ thế có đúng không...
    Cuộc chỉnh sửa bắt đầu, tôi còn hồi hộp hơn cả Khuê, bận rộn chạy đi chạy về, tới lui chăm sóc Khuê những ngày phải nằm ở thẩm mỹ viện. Sau ba tháng cực hình của Khuê, vất vả của tôi là một Khuê có gương mặt đẹp hoàn hảo. Khuê ôm chầm lấy tôi khóc nghẹn ngào: ?oCảm ơn... cảm ơn...?, còn tôi ngây ngất ngắm Khuê như ngắm công trình của chính mình tạo ra trong niềm vui khó tả.
    Không lâu sau, Khuê chạy tới tôi, hào hứng kể: ?oCó nơi mình đến phỏng vấn, họ không hỏi về chuyên môn, chỉ nhìn rồi cười hỏi vớ vẩn mấy câu, xong gật đầu OK liền. Nhưng có tới mấy nơi nhận nên tha hồ lựa chọn... Ngoại hình dễ nhìn có khác!?. Mấy tháng sau, Khuê lại gặp tôi hớn hở: ?oMình bỏ chỗ cũ rồi, lương ít quá mà lại làm việc nhiều. Mình vừa được tuyển vào làm PR - giao tiếp công cộng của một liên doanh nước ngoài, lương tính bằng đô la, lên xe xuống ngựa, lắm kẻ săn đón...?. Tôi mừng cho Khuê.
    Được nửa năm, Khuê rủ tôi đi ăn, lần này Khuê trịnh trọng đưa trả tôi số tiền giúp Khuê ngày trước, Khuê khuyên tôi bắt chước cô. Khuê còn nói nếu tôi đồng ý, Khuê đưa tôi đi nước ngoài làm còn đẹp hơn nữa... Tôi lắc đầu: ?oỪ để sau này tính, chưa vội?. Khuê lại khoe: ?oBây giờ mình sang liên doanh khác làm rồi, chỗ cũ ông sếp không biết ga lăng chán chết, lại già xấu, chỗ mới này lương cao hơn, sếp trẻ chịu chơi, mình hay được mời đi ăn cùng?. Sau đó Khuê còn nhiều lần chạy tới tôi, mỗi lần là một thay đổi chỗ làm, chỗ sau ?ongon? hơn chỗ trước, vì thật sự Khuê là người có năng lực không chỉ ?ongoại hình dễ nhìn? nên các ông chủ thích mẫu nhân viên như vậy, Khuê ngày một thăng tiến.
    Nhưng có lần Khuê buồn buồn kể tôi nghe: Làm việc lương cao được sếp quý mến nhưng phiền phức lắm. Ngày trước xấu xí chẳng ma nào thèm nhìn, nay người này người kia theo đuổi, có người lương thiện, có kẻ lợi dụng với ý đồ xấu, cứ phải tránh như tránh dịch bệnh. Đã thế đồng nghiệp nữ lại ghen tuông khi thấy các sếp có cảm tình với Khuê. Họ không nghĩ là Khuê làm được việc có lợi cho công ty, chỉ nghĩ Khuê có ?ongoại hình dễ nhìn? nên quyến rũ mê hoặc các sếp... Mỗi lần đi công tác cùng sếp là Khuê căng thẳng như sắp vào phòng thi chỉ sợ điều tiếng gì xảy ra... Và rồi nếu ai tới với Khuê, cô lại sợ không biết họ yêu tài năng trí tuệ con người mình, hay chỉ vì cái ?ongoại hình dễ nhìn?... Khuê cảm giác như Khuê không thể yêu được, dù nhiều khi cũng muốn có tình yêu chân thật của người nào đó, nhưng ám ảnh về ?ongoại hình dễ nhìn? còn làm Khuê nghi ngờ. Khuê lại lao vào kiếm tiền, với trái tim không biết rung động với ai. Vết thương thời sinh viên làm Khuê không thể quên được, những lần tủi thân một mình ở phòng ký túc trong lúc bạn bè đi vui chơi, chỉ vì Khuê xấu xí.
    Bẵng đi một thời gian, tôi không gặp Khuê, nghĩ mọi việc chắc cũng ổn, vì có gì là Khuê đến tôi rồi. Vào một chiều gần tan giờ làm thì Khuê điện hẹn gặp, nghe giọng Khuê là lạ, tôi gặng hỏi nhưng Khuê bảo cứ gặp nhau rồi biết. Chúng tôi hẹn nhau ở quán cà phê quen thuộc, kín đáo và ấm cúng tha hồ nói chuyện không sợ bị làm phiền. Đã lâu không gặp, tôi và Khuê tíu tít hỏi thăm nhau. Rồi Khuê nhìn tôi lắc đầu: ?oChán chết, vẫn cứ mộc mạc thế này ma nào ngó, nên đi về một mình phải lắm. Cô phải thay đổi tư duy đi. Bắt chước Khuê này, có đủ thứ mình muốn, đàn ông theo cả đàn tha hồ chọn...?. Tôi nhìn Khuê trầm trồ: ?oĐẹp quá, đàn bà còn mê nữa là đàn ông. Mà này đã có mối tình nào chưa, ưng ý ai chưa??. Khuê cười thật hồn nhiên: ?oCó chuyện này buồn cười lắm, không kể mà để bụng thì chết mất, mà chỉ có kể được ở đây thôi?. ?oNào kể đi?. Tôi nhiệt tình giục và hào hứng ngồi nghe.
    Khuê sau mấy lần đổi công ty, không phải vì chỗ làm không tốt mà vì chính ?ongoại hình dễ nhìn? gây phiền phức cho Khuê quá nhiều, cả về phía chủ lẫn nhân viên đồng nghiệp. Khuê tìm tới một công ty có lời thông báo tuyển nhân viên không có dòng chữ ?ongoại hình dễ nhìn?. Khuê nộp hồ sơ và được gọi phỏng vấn rất nhanh không phải đợi lâu. Ngày phỏng vấn, Khuê cố tình ăn mặc giản đơn, song cũng hơi hồi hộp. Bước vào phòng tuyển dụng, một cái bàn dài có 4 người, 2 nam, 2 nữ, 2 nam còn trẻ chừng hơn Khuê vài tuổi, đẹp như diễn viên điện ảnh, 2 nữ thì, Khuê nghĩ ngày xưa thời chưa thẩm mỹ viện chắc mình cũng thế. Người nam ngồi đầu bàn lên tiếng: ?oTôi là giám đốc công ty, trực tiếp phỏng vấn...?. Sau khi hỏi Khuê ba câu về chuyên môn, giám đốc mặt lạnh băng nói gọn: ?oCô được tuyển dụng, sáng mai tới phòng nhân sự nhận việc? và ra dấu Khuê đi ra.
    Những ngày đầu làm việc, Khuê hơi lạ về thái độ của vị giám đốc trẻ, không khi nào nhìn Khuê mỗi khi Khuê vào phòng trình tài liệu, cứ cắm cúi xem, viết gì đó, chỉ ra dấu tay cho Khuê để tài liệu trên bàn và đi ra. Khuê hơi tự ái, mình đẹp thế này, bao nhiêu người ở công ty cả nam lẫn nữ đều khen, nhiều đồng nghiệp nam có ý hẹn hò ăn uống với Khuê, thế mà một câu nói, một cái nhìn của giám đốc không hề có. Khuê tò mò tìm hiểu...
    Càng tìm hiểu, Khuê càng thấy đây chính là mẫu người đàn ông mà Khuê mơ ước. Một người đàn ông giỏi giang thành đạt, độc thân nhưng không thấy bồ bịch chơi bời, người đàn ông đứng đắn. Khuê cũng thấy ở công ty, nam nhân viên nhiều hơn nữ, và các nữ nhân viên thì hình như mỗi Khuê là ngoại lệ, họ đều không có ?ongoại hình dễ nhìn?. Khuê chưa hề yêu ai, dù có khá nhiều người ngỏ lời, trái tim Khuê luôn nghi ngờ và chưa lành vết thương thời sinh viên. Khuê biết vì Khuê đẹp nên đàn ông thích Khuê, chứ không phải vì Khuê giỏi, nên Khuê càng giữ gìn. Khuê muốn một người đàn ông yêu Khuê không phải vì bên ngoài. Vẻ bề ngoài của Khuê là sự giả tạo, là do thẩm mỹ viện mà có. Một người đàn ông yêu Khuê, con người của Khuê. Chính sự lạnh lùng thờ ơ của vị giám đốc trẻ đã làm cho tim Khuê rung lên những cảm xúc khó tả. Khuê thầm yêu anh ta lúc nào không rõ, âm thầm lặng lẽ hướng về anh ta, và cũng âm thầm ấm ức bởi sự lạnh nhạt vô tình của vị giám đốc trẻ. Khuê chỉ có thể chứng tỏ mình bằng cách làm việc, đem hết khả năng của mình để mang lợi nhuận về công ty nhằm cho giám đốc chú ý, nhưng Khuê chỉ luôn nhận được những bao thư trong đó là phiếu lĩnh tiền thưởng có chữ ký vô cảm của giám đốc mỗi khi hoàn thành công việc. Khuê cứ như người mắc bệnh tương tư, yêu đơn phương đến đau đớn nhói buốt trong tim, Khuê tìm cách tiếp cận giám đốc, chưng diện trang điểm thật đẹp cũng không ăn thua... Và một hôm, ma xui quỷ khiến thế nào, Khuê đi như mộng du lên phòng giám đốc dù chẳng có ai gọi hay có việc gì. Đến trước cửa phòng, cánh cửa khép hờ, Khuê định vào gặp giám đốc và nói hết tình cảm của mình rồi sau đó có ra sao thì ra..., chợt Khuê sững người, trong phòng giám đốc có tiếng động lạ, tiếng người rì rầm, tiếng thở..., Khuê đẩy nhẹ cửa và sửng sốt không tin vào mắt mình, trên chiếc ghế nệm tiếp khách, giám đốc và trợ lý nam đang ôm nhau, cuộn vào nhau, áo quần xộc xệch. Họ say sưa đắm đuối không còn biết gì đến xung quanh... Và như có một dòng nước lạnh ngắt dội vào đầu Khuê, Khuê bừng tỉnh. Thảo nào giám đốc không cần tuyển nữ nhân viên ?ongoại hình dễ nhìn?, giám đốc không thích Khuê. Khuê đã chạy như bay về phòng mình và ngồi cười đến chảy nước mắt.
    Nghe xong, tôi cũng ôm lấy Khuê mà phá lên cười.

  8. myhaohao

    myhaohao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/11/2003
    Bài viết:
    1.314
    Đã được thích:
    0
    NGÂN HÀNG ĐAU ĐỚN
    Tạ Phong Vinh - Trung Quốc
    - Nghe người ta giới thiệu, ở chỗ các chị có một nhà Ngân hàng Đau đớn?
    - Anh có nhìn thấy tấm biển to đùng kia không? - Một cô gái tỏ ra rất kiêu hãnh nói. Điều đó cũng khó trách cô, bởi vì cả thế giới này chỉ có một nhà băng này, không có chi nhánh nào nữa.
    Anh thăm dò hỏi:
    - Nghe nói các chị có thể di chuyển được sự đau đớn?
    - Ngân hàng Đau đớn có 2 loại dịch vụ chủ yếu: Loai thứ nhất: anh có thể tích trữ sự đau đớn lại, như gửi tiền tiết kiệm, sau đó có thể rút ra vào lúc anh cho là thích hợp nhất, gửi lẻ rút gọn, gửi gọn rút lẻ đều được, đương nhiên anh phải trả một khoản lệ phí kha khá, hơn nữa anh phải rút ra hết trong khi còn sống, nếu không ngân hàng sẽ cưỡng chế người thân của anh phải đảm nhiệm thay thế. Loại thứ hai, anh có thể di chuyển sự đau đớn của mình sang cho người khác như chuyển khoản, nhưng phải có điều kiện trước tiên là người ấy cũng vui vẻ tiếp nhận.
    Cô gái giới thiệu thao thao bất tuyệt như đọc thuộc lòng lời thoại sân khấu và hỏi tiếp:
    - Thế anh đến làm gì nào?
    - Tôi cũng muốn làm nghiệp vụ chuyển khoản. Từ nhỏ đến nay tôi luôn sống bên mẹ, sống nhờ mẹ. Trải qua nhiều năm mẹ con lăn lộn kiếm sống mới có cuộc sống hạnh phúc hôm nay. Nhưng gần đây đi kiểm tra sức khỏe, tôi thấy mình bị mắc bệnh hiểm nghèo, vô phương cứu chữa. Mẹ tôi cũng nhiều năm âu sầu, tinh thần luôn bất ổn, mà còn mắc bệnh tim nữa, thường xuyên u uất, tính mệnh luôn bị đe dọa... Tôi nghe nói đến ngân hàng này của các chị, nên muốn nhân lúc bệnh chưa đến giai đoạn cuối, muốn đem đau khổ của mẹ tôi di chuyển sang cơ thể tôi. Làm như vậy, tối có thể làm tròn bổn phận hiếu, để cho mẹ tôi được an hưởng tuổi già đến cuối đời.
    Nói xong anh khẽ thở dài một tiếng.
    Làm xong thủ tục, anh trở về nhà, anh không biết phải nói với mẹ như thế nào. Mẹ anh cũng tỏ vẻ bất an, hình như có điều gì muốn nói với con trai. Cuối cùng, anh mở miệng nói ra trước:
    - Mẹ ơi! Trên đ
  9. nhl81

    nhl81 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2005
    Bài viết:
    445
    Đã được thích:
    0
    Edogawarampo
    Chiếc ghế đa tình

    Sau khi chồng bà đi làm, bà Yoshiko được hoàn toàn tự do. Bà vào thư phòng mà hai vợ chồng bà cùng chia nhau sử dụng, tiếp tục viết một truyện dài cho số đặc biệt mùa hè của tạp chí K.
    Bà Yoshiko là một nữ sỹ nổi danh về bút pháp lả lướt. Chồng bà là một nhân viên cao cấp ở Bộ Ngoại giao, nhưng ông có vẻ lu mờ trước tên tuổi đang lên của bà vợ. Hàng ngày, bà nhận được cả chồng thư từ của độc giả bốn phương gửi tới.
    Sáng hôm ấy, khi ngồi lại bàn giấy, công việc đầu tiên của bà là đọc mấy xấp thư mới gửi đến. Bà đọc hết tất cả các thư đó. Bà đọc các thư ngắn trước và ghi chú nội dung. Sau cùng bà đọc các bức thư dài. Một đôi khi bà nhận được cả truyện ngắn mà người viết chịu khó gửi đến để nhờ bà đọc và phê bình. Những truyện ngắn đó thường viết dài dòng, luộm thuộm và gây buồn ngủ. Hôm ấy, bà Yoshiko cũng nhận được một bản thảo. Nhưng đây là một bản thảo hết sức đặc biệt, không có nhan đề trên đầu. Có lẽ là một bức thư thì đúng hơn.
    "Thưa bà..."
    Bà Yoshiko ngừng lại, ngẫm nghĩ. Có thể đây chỉ là một bức thư. Bà liếc nhanh mấy hàng phía dưới, nhưng càng đọc bà càng chăm chú thêm. Tính hấp dẫn của bức thư khiến bà đọc một mạch.
    "Thưa bà,
    Tôi mong rằng bà sẽ bỏ qua cho sự đường đột của kẻ không quen biết như tôi mà lại gửi một bức thư quá dài cho bà. Nội dung bức thư của tôi sẽ làm bà xúc động mạnh và xúc động triền miên. Trong thư, tôi thú nhận tất cả cảm nghĩ sâu kín của tôi và những việc tôi đã làm. Trong mấy tháng qua, tôi đã trốn xa ánh sáng văn minh, sống lén lút như một con yêu tinh. Cả thế giới không một ai biết được các hành động của tôi. Nhưng gần đây có một sự thay đổi lớn lao xảy ra trong tâm hồn, tôi không thể giữ bí mật được. Tôi cần phải thú nhận.
    Đọc đến đây, có lẽ bà phân vân không rõ tôi dẫn bà tới đâu. Tuy nhiên, tôi xin bà nên kiên nhẫn nghe lời thú tội của tôi. Tôi bối rối không biết phải bắt đầu như thế nào. Vì việc tôi làm rất lạ lùng. Tôi thiếu lời lẽ để ghi lại. Theo tôi nghĩ không có lời lẽ nào của con người có thể diễn tả đúng mức các chi tiết những việc tôi đã làm. Dù vậy, tôi xin cố gắng kể lại theo thứ tự thời gian. Trước hết, tôi xin nói rõ tôi là một người xấu xí không thể tưởng tượng được. Điều đó là một sự kiện quan trọng. Vì nếu bà thấy mặt tôi, bà sẽ ngất xỉu. Nhưng bên trong cái mặt xấu xa ghê tởm đó, ác thay, tôi lại có một quả tim biết rung động tha thiết trước vẻ đẹp, một quả tim nóng bỏng đam mê.
    Điểm thứ hai tôi là một người thợ tầm thường. Giá như sinh nhằm gia đình quý tộc, tôi có thể dựa vào thế lực, tiền tài để tìm sự an ủi cho cái mặt xấu xí của tôi. Và nếu như tôi là một nghệ sỹ có biệt tài thì tôi cũng có thể quên được nỗi xót xa mà hình hài khác thường đã đem lại cho tôi với vần thơ, điệu nhạn, tôi sẽ tìm được sự lãng quên... nhưng, tôi chỉ là một người thợ đóng bàn ghế, sở trường của tôi là đóng đủ loại ghế.
    Nhờ đi sâu vào ngành này nên tôi cũng tạo được một cái tên trong làng. Những khách hàng thích loại ghế cầu kỳ đều đặt hàng ở hiệu tôi. Từ một anh thợ mộc tầm thường, tôi trở thành một nhà vẽ kiểu và thực hiện đủ loại ghế. Tôi say mê trong công việc sáng tạo, hết kiểu này, tôi vẽ sang kiểu khác. Và điều thích thú nhất của tôi là ngồi lên trên chiếc ghế vừa hoàn thành. Đó là một sự thoả mãn về nghề nghiệp. Với tư cách là kẻ sáng tạo, tôi có quyền ngồi trước trên các ghế của thân chủ, dù cho họ là bộ trưởng hay tổng thống.


    Khi ngồi lên những chiếc ghế đặc biệt đó, tôi thường nghĩ ngợi, trí tưởng tượng của tôi được tự do phát triển... Tôi hình dung các nhân vật sẽ ngồi một cách thoải mái trên chiếc ghế của tôi. Họ là những kẻ quý phái, sống trong những lâu đài nguy nga lộng lẫy. Tôi cũng hình dung chiếc ghế do tôi sáng tạo được đặt trong một phòng sang trọng, phía sau một bàn giấy to tướng bằng gỗ. Trên bàn có một lọ hoa, hương thơm bay thoang thoảng trong không khí. Và nghĩ ngợi như vậy, tôi thấy như là chính tôi cũng lạc vào thế giới sang trọng đó, như chiếc ghế mà tôi chế ra. Tôi muốn sống trong không khí thượng lưu quyền quý đó.Và một hôm, tôi được đặt đóng một chiếc ghế bành vĩ đại, loại đặc biệt cho một khách sạn ngoại quốc ởYokohama. Loại này chưa hề có ở Nhật. Lẽ ra thì phải đặt ở ngoại quốc. Nhưng khi nghe tên tuổi của tôi, chủ khách sạn đặt tôi đóng chiếc ghế đó.
    Để lấy tiếng với khách hàng ngoại quốc, tôi đem hết tâm hồn một nghệ sỹ đặt vào việc thực hiện chiếc ghế vĩ đại đó. Tôi say mê làm việc, quên cả ăn, ngủ. Khi chiếc ghế hoàn thành tôi vui mừng hơn lúc nào hết. Vì đây có thể nói là một thành công lớn lao nhất của tôi. Như thường lệ, tôi ngồi lên chiếc ghế trước nhất. Thật là đầy đủ tiện nghi! Thật là sang trọng! Thật là thoải mái!Lò xo thật vừa vặn, không cứng cũng không mềm. Nệm bọc da êm dịu làm sao. Tôi cảm tưởng chiếc ghế không những hứng lấy người ngồi mà nó còn mở rộng vòng tay đón nhận và ôm lấy người ngồi.
    Tôi ngả người trên chiếc ghế để toàn thân lún sâu vào nệm, vuốt ve hai cánh tay của chiếc ghế, lòng lâng lâng thích thú. Lúc bấy giờ tôi có một ý nghĩ hết sức kỳ quái. Tôi không muốn tách rời chiếc ghế vừa hoàn thành. Như một người mẹ mang nặng đẻ đau không đủ can đảm để cho người ta cướp đi hòn máu của mình, tôi cũng không chịu được cảnh chia cách giữa tôi và chiếc ghế. Nhưng không thể không giao hàng cho thân chủ, tôi nảy ra một ý nghĩ kỳ quái là chính tôi phải đi theo chiếc ghế. Có lẽ, bà cho tôi là điên, mà tôi điên thật.
    Tôi tháo chiếc ghế ra, xếp đặt bên trong để hai chân có chỗ để phía trước, hai tay có chỗ gác lên hai cánh tay của chiếc ghế. Lưng và đầu có thể tựa vào lưng ghế. Tôi cũng cẩn thận cho lỗ thông hơi để người ngồi bên trong không ngộp và nghe được tiếng động bên ngoài. Tôi còn cẩn thận xếp đặt vài chỗ trống nhỏ để trữ thức ăn và chai nước. Với lương thực tích trữ đó, kẻ nằm trong ghế có thể ở luôn trong đó hai ba ngày.
    ***
  10. nhl81

    nhl81 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2005
    Bài viết:
    445
    Đã được thích:
    0
    (tiếp)
    Sau khi hoàn thành kế hoạch, tôi chui vào trong chiếc ghế và có cảm tưởng là chính tôi đã chôn sống tôi trong nấm mồ đặc biệt này. Bên trong tối đen như một nấm mồ, và đối với những kẻ bên ngoài, tôi là một người đã biến vào cõi hư vô. Không bao lâu, khách hàng đã đến lãnh chiếc. Anh thợ phụ của tôi không hề hay biết gì về ý định kỳ quái của tôi. Hắn thay mặt tôi giao hàng cho thân chủ. Khi khiêng chiếc ghế lên xe, bốn người phu đã kêu lên:
    - Trời đất quỷ thần ơi! Chiếc ghế nặng cỡ một tấn.
    Khi nghe họ la như vậy, tôi tái người, sợ người ta biết là có người trốn trong ghế. Nhưng chiếc ghế tự nó rất nặng. Cho nên không ai thắc mắc. Chiếc ghế đã được đưa tới khách sạn. Người ta để nó ở một phòng khách, ngay tầng dưới. Như bà có thể đoán, tôi chờ đêm đến, khi tứ bề im vắng, tôi lẻn ra khỏi nấm mộ. Có ai nghĩ có người xuất hiện trong một chiếc ghế! Cho nên tôi tha hồ đi lại, lục soát tất cả các phòng trong khách sạn. Hễ bị động, tôi chạy nhanh về nấm mồ của tôi. Vậy là an toàn.
    Có lẽ bà đã nghe nói nhiều về loại ốc mượn hồn ở trên bãi bồi. Loại ốc này thích bò đi kiếm ăn mà mỗi khi nghe có tiếng chân người là chạy nhanh vào chiếc vỏ ốc. Tôi cũng là thứ ốc mượn hồn. Thay vì vỏ ốc, tôi có chiếc ghế. ý nghĩ tôi rất độc đáo nên không ai ngờ những hành động kỳ quái của tôi. Nhờ vậy mà cuộc phiêu lưu của tôi hoàn toàn thành công.
    Đến ngày thứ ba, tôi gây xáo trộn trong khách sạn. Nhưng tình trạng đó tạo cho tôi nhiều thích thú. Không gì vui sướng bằng khi chui vào căn cứ an toàn vừa đúng lúc để nghe thiên hạ đuổi bắt xôn xao chung quanh. Tôi nghe người ta la trước mũi tôi " Nó chạy hướng này" và kẻ khác lại " Không, nó chạy hướng kia" .
    Nhưng ngoài cái thú cút bắt đó tôi phải chịu một vài cực hình trong cái trò chơi ly kỳ và nguy hiểm này. Cực hình lớn nhất là lúc những người Âu Châu to lớn, nặng nề ngồi lên chiếc ghế, sức nặng của các ông này ép sát cái lò xo và trong trường hợp đó, họ ngồi trên mình tôi, chỉ cách có một lớp da. Lưng ông ta nằm tròn trên ngực tôi và hai cánh tay ông ta đã đặt lên hai cánh tay tôi, khói thuốc xì gà của ông ta bay lọt vào căn cứ an toàn và xông vào lỗ mũi tôi. Tôi muốn hắt hơi nhưng ráng nhịn. Tôi sợ đến toát mồ hôi lạnh. Nếu không nhịn được tôi sẽ hắt xì lên, kể như cơ mưu bại lộ. Nhưng may làm sao, tôi vượt qua được cơn khó chịu.
    Kể từ ngày đó, số người chiếu cố đến chiếc ghế vĩ đại đặt giữa phòng có hơi nhiều. Họ thay phiên nhau đến ngồi lên đùi tôi. Dù vậy, không ai biết họ đã ngồi lên một người đang sống như họ. Nhưng bà sẽ ngạc nhiên mà hỏi tại sao tôi chịu khó chui rúc trong cái " huyệt mả" tối tăm, nghẹt thở như thế. Có gì thích thú đâu! Thật ra thì thích thú lắm, thưa bà. Tôi có cảm tưởng như một con vật sống trong một thế giới mới lạ, một thế giới mà dần dần tôi trở nên quen thuộc. Tôi có thể đoán được những người ngồi trên mình tôi bằng cảm giác mà không cần trông thấy. Những kẻ mập nằm sát vào người tôi. Còn những kẻ ốm thì nằm hêu hêu ở trên. Tôi có ý nghĩ là tôi đang ôm một bộ xương khô.
    Tôi có thể phân biệt được người này với người khác một cách tài tình. Những đường nét trong họ khác xa nhau, cũng như chỉ tay hay gương mặt. Thường đàn bà chia làm hai loại: Loại xoàng và loại đẹp. Trong thế giới tối đen của tôi, vấn đề đẹp về gương mặt là vấn đề thứ yếu. Đối với một kẻ ở trong trường hợp đặc biệt như tôi, cái đẹp nằm trong...vóc dáng, tiếng nói và mùi thơm. Cô gái đầu tiên ngồi lên mình tôi là một thiếu nữ Âu.
    Tôi nhận ra điều này nhờ nghe tiếng nói của nàng. Lúc đó, thiếu nữ đang có điều vui trong lòng nên nàng ca hát. Giọng thánh thót của cô lan toả khắp gian phòng. Rồi tôi nghe nàng cười vang lên, tiếng cười thật là trong, đáng yêu làm sao. Tôi nghe nàng vỗ tay một cái thích thú rồi ngồi lên mình tôi. Trong vòng ba mươi phút, nàng tiếp tục ca hát, cả người lẫn chân đều nhún nhảy theo nhịp hát. Đây là một sự kiện mới đối với tôi vì từ trước đến giờ tôi luôn luôn xa lánh phái đẹp, lý do rất đơn giản là tôi rất xấu. ấy thế mà bây giờ đây, một cô gái đẹp ngồi trọn vẹn lên mình tôi. Giữa tôi và nàng chỉ cách một làn da mỏng. Không hề hay biết có kẻ đang nghĩ ngợi về mình, thiếu nữa ca hát một cách vô tư. Trước diễn biến mới đầy mê ly hấp dẫn đó, tôi quên mất ý nghĩ đầu tiên của tôi là lẻn vào khách sạn để ăn trộm.
    Từ một kẻ cắp, tôi biến thành một kẻ si tình. Tôi hy vọng cuộc phiêu lưu của tôi sẽ kéo dài trong sự mê ly hấp dẫn như thế mãi mãi. Và từ đó, chiếc ghế mà tôi ví là một nấm mồ trở thành một tổ ấm. Tôi đã tìm được tình yêu. Tuy là tình yêu đơn phương nhưng dù sao tôi cũng thấy đời tươi vui hơn trước.
    Thoạt tiên tôi dự định lẻn vào phòng vơ vét những vật quý giá rồi trốn đi. Nhưng bây giờ thì tôi lại muốn ở lì lại đây. Trong những chuyến dạ hành, tôi luôn luôn thận trọng bước thật nhẹ cố không gây ra tiếng động cỏn con nào. Nhờ sự thận trọng đó, tôi ở yên trong chiếc ghế cả mấy tháng mà không hề bị động ổ. Những người ở khách sạn đa số là du khách. Họ đến ở một thời gian rồi đi. Chỉ có một số ít là ở dài hạn, lấy khách sạn làm nhà. Cho nên tôi không bao giờ có thể si mê một giai nhân một cách lâu dài. Cô gái đẹp người Âu mà tôi đã " chấm" cũng đã đi từ lâu.
    Có khá nhiều giai nhân đến với tôi, và tôi được biết thêm chút ít về phái đẹp. Dạo nọ có một vũ nữ đến Nhật, ngụ tại khách sạn của tôi. Mặc dù chỉ ngồi lên ghế tôi một lần nhưng nàng đã để lại cho tôi một cảm giác êm đềm mà từ trước đến nay tôi chưa từng biết. Khi nàng ngồi lên người tôi, tôi thấy ngây ngất lạ lùng. Dường như vũ nữ này có một ma lực đặc biệt đối với nam giới.
    Nhưng cuộc phiêu lưu của tôi bước qua một giai đoạn mới một cách bất ngờ. Vì một lý do nào đó, ông chủ bắt buộc phải về xứ, bán cơ sở lại cho người Nhật. Chủ mới có chính sách mới, đó là tăng thu giảm chi. Những trang trí mà ông cho là xa xỉ phẩm đều bị loại, cố nhiên cái ghế của tôi cũng liệt vào danh sách những món đem ra bán đấu giá. Khi nghe được tin này tôi hết sức thất vọng. Phản ứng đầu tiên của tôi là muốn trở về nếp sống bình thường như mọi người. Tôi đã đánh cắp được một số tiền khá lớn, và nếu sống như người thường, tôi có thể thong dong nhàn hạ. Tuy nhiên khi nhớ đến những cái thú kỳ lạ trong thời gian tự chôn sống trong chiếc ghế, tôi thấy không đủ can đảm từ bỏ cuộc phiêu lưu.
    Một ý nghĩ mới khiến tôi tiếp tục nếp sống kỳ quái. Trong thời gian ở khách sạn, tôi chỉ được gần gũi với những người đàn bà ngoại quốc. Tôi muốn có cơ hội được so sánh đàn bà Nhật với họ. Thấm thoát đã đến ngày đấu giá. Người mua chiếc ghế là một công chức cao cấp ở Đông Kinh. Nhà ông ta là cả một biệt thự nguy nga. Cuộc di chuyển dằn vặt tôi ghê gớm. Cơ thể tôi có nhiều dấu bầm nhưng tôi cắn răng chịu đựng. Tôi chịu đau với hy vọng sẽ được sống trong gia đình sang trọng của người Nhật.
    Khi đã về biệt thự, người ta đặt tôi trong thư phòng có lối kiến trúc tây phương. Điều khiến tôi sung sướng nhất là chủ nhân chiếc ghế là một thiếu phụ trẻ đẹp.
    Nàng rất thích ngồi trên mình tôi. Có thể nói là nàng ngồi cả ngày, trừ những lúc ăn và ngủ. Cho nên cả ngày tôi được ôm ấp tấm thân kiều diễm của nàng. Về sau tôi mới hiểu tại sao nàng chịu khó ngồi trên mình tôi. Thực ra thiếu phụ trẻ đẹp đó là một nữ sỹ và bà thích ngồi trên mình tôi để suy tư, đọc và viết. Bà không thể hình dung được mối tình của tôi đối với thiếu phụ đó đâu. Nàng là người đàn bà Nhật đầu tiên mà tôi được may mắn gần gũi. Hơn nữa, nàng có một thân hình tuyệt đẹp. Nàng đúng là người đàn bà lý tưởng mà tôi tôn thờ. Nàng đúng là thần tượng của tôi.
    Tình yêu đã đến với tôi và đến vời một mức độ thật cao. Tôi không thể xa nàng một phút. Những lúc vắng mặt nàng tôi thấy nhớ nhung lạ thường. Lòng tôi trống trải không chịu được. Tôi chờ đợi từng phút từng giây để được gần nàng. Mối tình đó có thể so sánh với mối tình của chàng Rômeo và nàngJuliet. Dần dần, tôi muốn biểu lộ mối tình của tôi đối với nàng. Nhưng biểu lộ bằng cách nào đây? Nếu tôi chường mặt ra thì có lẽ nàng sẽ ngất xỉu vì ngỡ là ác quỷ hiện hình. Hoặc là nàng sẽ kêu ầm lên và chồng nàng cùng bọn gia nhân sẽ xông vào vây bắt. Không, tôi sẽ không bao giờ chường mặt ra.
    Tôi phải tìm cách khác. Và cách đó là cố gắng đem lại đầy đủ tiện nghi cho nàng khi nàng ngồi lên chiếc ghế. Tôi muốn làm thế nào đó để nàng thấy chiếc ghế là một người bạn chí thân, một người bạn không thể thiếu được, và như vậy là tôi thoả mãn lắm rồi. Tôi luôn luôn cố gắng để làm cho nàng thoải mái mỗi khi nàng ngồi lên mình tôi. Khi nàng ngồi lâu và bắt đầu thấy mỏi thì tôi từ từ nhích đùi đi để nàng được dễ chịu hơn, ấm cúng hơn. Khi nàng chợp mắt thì tôi nhẹ nhàng lắc lư để ru nàng đi sâu vào cõi mộng. Tôi có cảm tưởng là nàng cũng yêu chiếc ghế vì mỗi lần ngồi lên, nàng có cử chỉ sung sướng như một đứa bé được mẹ ôm trong lòng, hay một cô gái âm yếm vớitình nhân. Mối tình câm nín của tôi mỗi ngày một gia tăng và tôi dám chết một cách thoả mãn nếu chỉ được giai nhân nhoẻn cười với tôi một lần thôi.
    Thưa bà, đọc đến đây có lẽ bà đã đoán được giai nhân đó là ai rồi! Nói gần nói xa, không qua nói thật, người đó chính là bà.!
    Ngay từ lúc ông chủ mua chiếc ghế, vừa đưa vào thư phòng thì tôi đã bắt đầu biết được những sự đau khổ xem lẫn với sung sướng của kẻ dám đắm hồn trong biển tình.Những lúc được gần bên bà là những lúc sung sướng nhất đời tôi. Nhưng càng sung sướng bao nhiêu, tôi càng xót xa, đau khổ bấy nhiêu, bởi vì tôi là một kẻ xấu xa ghê tởm.
    Tôi chỉ xin lỗi bà một điều. Có thể nào bà cho phép tôi được gặp bà một lần chăng? Tôi sẽ không xin hỏi gì thêm. Có lẽ tôi là một kẻ hoàn toàn không sứng đáng cho bà gặp, nhưng tôi hy vọng bà sẽ rộng lượng ban cho tôi một ân huệ vì lòng nhân đạo. Đêm qua, tôi đã lẻn ra khỏi biệt thự của bà để đem hết tâm tư viết lên những lời thú tội này. Bà biết chăng, trong khi bà đọc bức thư này, tôi đang lang thang bên vườn hoa bên ngoài, lòng thấp thỏm lo âu. Nếu bà chấp nhận lời van nài của tôi, xin bà treo chiếc khăn tay của bà lên trên lọ hoa bên ngoài cửa sổ phòng bà. Khi đó tôi sẽ bước vào biệt thự với tư cách là một người khách nghèo hèn..." .
    Bức thư kết thúc ở đó. Trước khi đọc hết bức thư, linh tính báo cho bà Yoshiko biết trước bà là nhân vật chính trong chuyện quái đản này. Mặt bà tái xanh không còn giọt máu. Như một lò xo, bà đứng lên, chạy ra khỏi phòng. Bà tránh xa chiếc ghế mà trong mấy tháng qua, bà đã ngồi lên đó hàng giờ, ngồi một cách thoải mái. Có lúc bà muốn ngừng lại giữa chừng, xé nát bức thư, nhưng bà lại đổi ý, cố gắng đọc hết câu chuyện. Khi đã đọc xong, bà thấy linh tính đã báo rất đúng chiếc ghế " ưng ý nhất" của bà có chứa một người thật chăng? Nếu đúng như vậy thì thật là một chuyện quái đản rùng rợn.
    Và càng nghĩ bà càng nổi da gà, lạnh buốt xương sống, dường như có ai đó đổ nước lạnh vào lưng. Bà nhìn sững lên trời như người lên đồng. Một lúc sau bà mới bình tĩnh để suy nghĩ. Có nên xem xét chiếc ghế để tìm hiểu thực hư chăng?
    Bà tự thấy không đủ can đảm bước gần chiếc ghế ma quái đó.
    - Thưa bà, có thư...
    Bà Yoshiko giật nảy mình trước tiếng nói bất ngờ đó. Quay lại, bà nhận ta có người đang đứng trước cửa, tay cầm một phong thư.
    Bà cầm lấy phong thư và kêu lên một tiếng hãi hùng. Lại một bức thư của con người ghê ghớm ấy! Tên của bà hiện rõ trên phong bì, cùng với nét chữ như cua bò quen thuộc.
    Bà do dự một lúc thật lâu, phân vân không biết nên bóc thư ra không. Sau cùng, cố thu hết can đảm, bà xé phong bì, bóc thư rađọc. Bức thư thứ hai rất ngắn:
    "Xin bà bỏ qua cho sự đường đột của tôi khi gửi thêm cho bà một bức thư thứ hai. Tôi xin nói ngay cho bà an tâm. Tôi là một trong những người ái mộ văn tài của bà. Bản thảo mà tôi gửi đến bà dưới hình thức một bức thư, đó chỉ là một chuyện hoàn toàn tưởng tượng. Tôi sáng tác câu chuyện quái đản này khi biết ông nhà mua chiếc ghế đó...
    Đây là tác phẩm đầu tay của tôi, nếu được bà phê bình thì thật là vạn hạnh cho tôi. Bà nhận xét nó thế nào? Nếu bà thấy nó lý thú phần nào thì đó là một phần thưởng lớn lao cho cố gắng viết văn của tôi. Trong thư đầu, tôi không nêu tên truyện ngắn của tôi vì tôi muốn bà nghĩ đó là một bức thư. Bây giờ tôi xin phép được đặt cho nó một nhan đề là "Chiếc ghế đa tình", không biết bà có đồng ý hay không?"

Chia sẻ trang này