1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Truyện ngắn Tô Hoài

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi julie06, 10/05/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. julie06

    julie06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    Chị em Vối chạy vội vào trong xóm. Nụ cười rinh rích: "Thế mới rỗi hơi, chẳng bận gì đến ai mà cũng nhiễu sự". Vối nói:
    - Nhưng mà thấy đẹp quá đâm ra đỏ mắt, tiếc của giời.
    Hai chị em tới nhà. Mẹ đã cài cửa liếp. Vách trong, tiếng tằm ăn rỗi trên nong nghe rào rào. Vối và Nụ chui vào cái giường nan vầu không mễ lót lá chuối khô trong bếp. Hai đứa đắp chung cái chiếu đơn, co quắp mãi chưa ngủ đợc.
    Vối nói:
    - Cái Châu Long đẹp nhỉ, tao cũng mê.
    Nụ lặng im rồi thì thào:
    - Nó là thằng kép giả gái đấy, thằng kép thế em mới thích.
    - Mày chỉ nói nhảm!
    Chị em lại quằn quại, trằn trọc. Mỗi người một ý nghĩ cũng nên, cái ngủ khó đến quá.
    Chẳng mấy lúc đã mờ sáng. Vối trở dậy đi hái dâu. Vối sắp quang sọt sớm hơn mọi khi, lúc mẹ cha dậy mở then liếp. Nụ để ý. Nụ ngờ phải. Vối không xuống bãi ngay. Vối rón rén vào góc cột tam quan, đến chỗ bọn phường chèo nằm. Cả đêm không chợp mắt, có lúc mơ mơ màng màng ngỡ Nụ là cái Châu Long. Thế mới bơ vơ!
    Nhiều người nhà pưhờng còn vùi đầu trong ổ rơm. Một bác đã có tuổi, quấn cái khăn tai chó, nhận ra bác ấy đêm qua ra vai lính hầu quan Dương Lễ bưng cái mâm gỗ với quả cà giả vờ. Tần ngần, không biết hỏi thế nào, cứ đứng một lúc rồi Vối mới xuống bãi dâu.
    Ðến bên con đìa cạn trơ bùn, thấy có người lúi húi nhấc cái chũm đơm cá. Sáng sớm còn rét cắt ruột mà anh chàng giơ cái lưng trần trùng trục, có lẽ đêm ngủ cởi trần. Hai con mắt sắc đuôi lá răm, cái môi đỏ như đương ăn miếng trầu cay thế kia, trông đích là cái Châu Long đêm qua. Con Nụ tinh quá. Vối ngây người, buông chiếc đòn gánh xuống mà không biết. Rồi ấp úng:
    - Có phải... có phải...
    Chàng nọ nhấc cái chũm bê bết bùn lên, nói tự nhiên:
    - Phải, cái nàng ba Châu Long ấy mà. Ði đâu sớm thế?
    Vối nhác thấy trên mặt người ta còn một mảng phấn hay vôi dính chỗ hàng lông mày rậm. Nhưng miệng nhanh nhảu thì vẫn xinh, vẫn cái duyên đêm qua.
    Vối che nón lên.
    - Em ra bãi hái dâu.
    - ở chỗ này, con chẫu con chạch cũng chẳng được. Ngoài bãi có đìa nước...
    - Có đỉa, nhưng chẳng biết có cá không?
    - Con nhái cũng được bữa đấy.
    Rồi chàng ta xoe quần lên tận bẹn, vẫn cởi trần tơ hơ thế vác cái nơm. Tay đôi bước thong dong, như vẫn xuống bãi thường ngày.
    Cả nửa buổi trong cánh dâu chẳng úp được con quái gì. Mà Vối thì lại quang sọt về không.
    Khuya hôm ấy, Vối ôm Nụ, cời khẽ: - Nó không phải con gái. ừ...
    - Em đã bảo thế rồi mà.
    - Sao mày biết, mày là con ma xó à?
    - Trông hai cái chân to như bàn cuốc, em biết ngay.
    Vối buông Nụ ra. Quả là con bé khôn hơn con ma.
    Ðêm nay phường ra chèo Trương Viên, ngày mai rã đám. Vối nói:
    - Tích Trương Viên buồn lắm, tao chẳng đi xem nữa đâu.
    Nụ đi một mình. Một lúc đã về, lạch cạch cậy liếp. Vối vẫn chưa ngủ. Nhưng hai chị em không nằm ôm nhau như mọi đêm. Nụ lẳng lặng xuống ổ rơm cửa bếp. Một lát, đã nghe tiếng thở rờn rờn. Nó đi cày ải cả buổi, ngủ mệt. Vối cũng xuống bãi hái dâu cả ngày, mỏi bã vai. Nhưng Vối không ngủ. Vối không muốn ngủ. Sớm mai, người ta đi rồi. Ðã hẹn gà gáy tan canh ra cổng làng chờ nhau. Rồi bao giờ mới lại gặp? Tiếng gà xa xa mới tha thướt, còn khuya. Hai mắt Vối cứ chong chong.
    Trong bóng tối, Vối chợt nghe không thấy Nụ cựa quậy trong ổ lá, im cả tiếng chập chờn. Vối lạ. Rồi Vối giật mình. Vối nhỏm dậy. Thấy gian bếp như lạnh hẳn. Vối sờ cái thừng vẫn vắt váy áo. Không thấy chiếc thắt lưng tam giang Vối đã để sẵn ra đấy đợi thắt.
    Vối quờ tay vào ổ rơm. Chẳng thấy Nụ đâu.
    Vối chạy ra ngõ. Qua điếm canh, vẫn thấy mấy người trai làng khác, không biết có bị trói không, chúng nó ngả vào nhau ngủ ngồi rụi đầu vào vách điếm. Ðêm rã đám mà vẫn còn đuổi đánh nhau chuyện ghẹo gái.
    Cái cổng tam quan lợp lá tối lù lù như mọc cây rơm. Vừa lúc trong chân tre các xóm, tiếng gà gáy tan canh sôi lên. Trong ổ rơm đã có người lúi húi dậy, ra nhóm lửa.
    Ðám chèo gồng gánh đi sớm. Cho đến lúc đi hết người cũng chẳng thấy người ta đâu.
    Vối về dựng cửa liếp. Mẹ ngồi trong ổ rơm, hỏi vóng ra:
    - Cái Nụ đấy à?
    Vối bật khóc nức nở:
    - Cái Nụ đi theo thằng phường chèo rồi.
    Tháng giêng năm sau, làng Hạ lại chèo hát như mọi khi. Năm nay có phường xứ Ðông lên xin đám, hôm mở đầu cũng ra tích Lưu Bình, Dương Lễ cho làng nước được bói chèo lấy may. Người ta lại cứ việc cười làng Hạ nghèo rớt, năm sớm kỵ thánh chẳng lo nổi con bò chia hàng giáp, chỉ hát chèo uống nước mưa, biết có ma nào đi xem. Thế mà rồi lại cũng như mọi năm, tối nào cũng đông bộn ngời, và nửa đêm còn rình rập đuổi bọn trai lạ ghẹo gái làng, vừa quát chửi nhau, vừa cười hê hê.
    Năm nay có cái tò mò, cái khác mọi khi là nhiều cô con gái trong làng, từ lúc bọn phường xứ Ðông vừa ăn uống ở chợ xuống, đã ra nhòm ngó phường này có nàng Châu Long thật hay Châu Long giả.
    Câu chuyện cái Nụ đi theo thằng Châu Long năm trước hãy còn râm ran. áp Tết vừa rồi, Nụ cùng chồng ẵm thằng cu con về tạ tội với mẹ. Có chai rượu và một cành cau bỏ trong cái tay nải, chồng đeo trên vai.
    Vối vừa quảy đôi sọt lá dâu về đến ngõ. Anh chàng nhác trông đã nhận ra cô này mới phải cô hái dâu cái sáng sớm hôm mình đi đánh chũm ngoài đìa. Có chết không, lúc gà gáy ấy còn tối đất, chỉ nhớ cái thắt lưng nhiễu tam giang, thế là lôi nhau đi.
    Nụ bế con ra trước mặt Vối, cầm hai bàn tay thằng cún chưa đầy tuổi tôi đỏ hon hỏn. Nụ cười cười:
    - Con lạy bá đi nào!
  2. julie06

    julie06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    Nhà Nghèo ​
    Họ thường cãi nhau vì những cớ rất nhỏ nhen, không có nghĩạ Cái đó cũng đã thành một thói quen. Lúc nào họ ngứa miệng, muốn to tiếng, là to tiếng liền. Hàng xóm bốn bên bị nghe chán cả tai, không buồn nghe nữạ
    Cũng như thế, hôm nay hai vợ chồng anh Duyện cãi nhau làm ầm lên. Đầu tiên, có gì đâu! Khốn nạn, câu chuyện rắc rối chỉ chớm như thế này:
    Anh Duyện thì nằm trong nhà, ghếch hai chân lên cột, ư ử mấy câu Kiều lẩy: Trăm năm trong cõi người tạ Chữ tài chữ mệnh mấy là ghét nhaụ Anh ngâm đương có hứng. Cái cột nhà rung lạch cạch với hai bàn chân. Chị Duyện ngồi đụp áo ngoài sân. Bỗng nhiên, không hiểu việc gì, chị ta muốn tìm cái Gáị Trông ngoài đầu ngõ không có. Chị gọi:
    - Gái ơi!
    Không có tiếng đáp. Chị réo:
    - Ơ ơị.. Gái ... ơi ơi ... Gái ...
    Vẫn im. Chị lại réo:
    - Ơ ơi ... Gái ... Cha đẻ mẹ con chết dẫm, ngã xuống ao xuống chuôm nào rồi !
    Đương ngâm vịnh có người làm rầm rĩ, hỏng mất thú. Anh Duyện nói trõ ra:
    - Làm cái gì mà nhặng lên thế! Có im đi không?
    Chị không im. Chị nói thêm:
    - Người ta gọi nó mà cũng cấm hả?
    Chưa thôi, chị lại đay:
    - Nằm chỏng lên đấy, hát với hỏng, được cái tích sự gì !
    Cái chỗ này mới là cái tức. Vợ anh bảo anh nằm chỏng lên đấy, hát với hỏng. Ra ý mỉa anh không đi làm bữa nay, vô tích sự đấỵ Này, trời ! thực con đàn bà kia ăn nói những điều phụ công phụ của quá đỗị Cả năm anh đi làm quần quật. Họa có ngày ?ođằng ấy? người ta hết việc, mới được nghỉ như hôm naỵ Rỗi rãi thì anh nằm một tý, chứ saọ Nó láo quá. Anh ta bèn mắng:
    - Tao bảo cho con què biết rằng hai cái bàn tay này mà rời việc ra đọ mươi bữa, thì mẹ con nhà chúng mày rã họng ra! Đừng có...
    Anh cũng không biết ?ođừng có? thế nào nữạ Anh im. Chị Duyện đáp rằng:
    - Người ta làm lắm người ta ăn nhiều chứ! Đây què thì đây cũng làm saọ Thử sờ lên gáy mà xem.
    Thế là người ta đã nói cạnh nhaụ Chị Duyện vốn có tật ở chân bên phải từ thuở lọt lòng. Không bước được ngay ngắn chị đi tập tõng, tập tõng như con vịt què. Đã mang tật lại là con nhà nghèo, nên ngót ba mươi tuổi chị mới lấy chồng. Mà chồng cũng chẳng được ra hồn chồng. Anh Duyện nguyên là người ở đâu đến ngụ cư ở đấỵ Ngụ cư đi làm mướn, chứ cũng chẳng danh giá gì, lại thêm lưng có cái bướụ Bướu đi thực ưỡn ngực mà nom vẫn như đeo thè lè chiếc nậm rượu giữa lưng. Khi anh gặp chị, thì đôi bên đã là cảnh xế muộn chợ chiều cả rồi, cũng dư dãi mà lấy nhau tự nhiên. Và họ sinh con đẻ cái với nhau cũng thực là dư dãi và tự nhiên. Hai năm một, ba năm đôi thắm thoát có mấy lứa mà đã ríu rít được những ba đứạ Con Gái, con bé đầu lòng. Rồi thằng Cường, thằng Chân. ấy là bỏ mất hai đứa về sau, nếu không, còn lít nhít những năm đứạ Thêm ba miệng con ăn, cũng đã là khổ lắm rồị Nhiều khi vợ chồng cãi nhau om sòm lên cũng chỉ vì vấn đề mấy đứa trẻ nhãi ăn không ngồi rồi đó. Con Gái nhớn, đã biết nhiều lần cha mẹ cãi nhau, nó hóc thút thít. Thằng Cẳng thì dắt thằng Chân, xúm lại xem. Chúng nó đứng tây ngâỵ Mắt nghếch lên, hai tay chắp ngoạt sau mông, ra điều nghe ngóng.
    Bữa nay, hai vợ chồng cãi nhau, thì chúng đi chơi vắng. Nhưng đến lúc cơn bão cãi nhau nổi hăng chúng ở đâu lù lù đãn nhau về. Con Gái cõng thằng Chân. Thằng bé ngất ngưởng ngủ, ngoẹo một bên đầu, dãi và nước mũi chẩy lòng thòng. Thằng Cẳng chập chững đi sau lưng chị. Nó giả cách đương làm quan. Cầm cái roi lá nó cứ phết đen đét vào cánh tay chị Gái, và chửi rầm rĩ. Nhưng vào đến trong sân, nghe tiếng bố mẹ nói to, Gái đứng yên mà Cẳng thì tưng hửng, Chỉ có thằng Chân vẫn ngủ khò khè. Lúc ấy, cáu quá anh Duyện vừa nói nặng vợ một câụ
    Anh vừa nói xong, thì người vợ vừa trông thấy lũ con dẫn nhau vào, chị ta liền lu luoa:
    - Ấy đấy, chúng mày về mà nghe bố chúng mày chửi taọ
    Cáu, anh Duyện văng:
    - Ừ, ông chửi cha con què đấỵ
    Lập tức mụ Duyện ôm mặt, khóc tỉ tỉ. Rồi mụ lên điệu kể lể. Nhưng không phải là kể lể với chồng, hay với ba đứa con, mà là kể lể nỉ non với cái bức vách trước mặt. Mụ khóc kể rằng:
    - Ối thiên địa trời đất ơi! ối cha ơi! ối mẹ ơi! tôi ăn ở với người ta chẳng gì cũng năm bẩy mặt con, con sống, con chết có, mà nỡ nào người ta réo ông réo cha tôi lên. Cái thân tôi cực nhục trăm đường.
    Tôi buộc bụng nuôi con... hu ... hu ...
    - Mày đẻ lắm thì mày nuôi nhiều ....
    - Ối ông cả bà lớn ơi! ... A bấy lâu tôi nằm (ở) với ... chó đấy a ...
    Anh Duyện đùng đùng chạy ra, định thụị
    - Chó này!
    Nhưng anh chưa thụi, vợ anh đã lăn kềnh rạ Tay chân múa lên đành đạch. Miệng rền rĩ:
    - Anh đánh chết tôi đi! Anh đánh chết tôi đi !
    Hai đứa con thấy bố làm dữ, sợ quá ôm díu lấy nhau khóc inh ỏị Nằm trên vai chị, bị thức giấc, thằng Chân cũng bật khóc theọ Cả một góc xóm vẳng lên những con chó, nằm rồi chẳng biết chuyện gì, cũng hóng mõm cắn xuống. Anh Duyện tức lắm rồi, cơn nóng kéo đến đầu anh. Những chiếc gân xanh ở xung quanh trán và cổ nổi chiếc đũa lên. Giậm hai chân bạch bạch, anh quát:
    - Ông giết chết cả lũ! Ông giết chết cả lũ, rồi ông đâm cổ ông saụ. Những của nợ kia, ông xửa chúng mày trước, rồi đến con mẹ chúng màỵ
  3. julie06

    julie06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    Những của nợ khiếp vía, bíu nhau, chạy miết. Chị Duyện cũng lật đật trở dậy, ôm váy lạch đạch ra ngõ. Duyện quay vào bếp, tìm được con dao phay hồng hộc chạy ra, thì cái sân đã không còn aị Anh quẳng con dao đánh ?ochoeng? một tiếng xuống đất.
    - Từ giờ đến chiều ông bắt được đứa nào thì ông giết chết tươị ối trời ôi! Chúng mày làm khổ ông! Ông mà đến nỗi thân tàn ma dại thế này, cũng vì chúng màỵ Chứ một mình ông đâu đến nỗị
    Ngoài ngõ có tiếng nheo nhéo đáp vào:
    - Nào tôi ăn tàn phá hại gì của aỉ Nào tôi bòn rút của chìm của nổi gì của aỉ Một lời nói một đọi máu, ăn nói còn có trời đất, có quỷ thần hai vai chứ!
    Thế này thì Duyện uất đến chết đuợc. Nó cứ núp ngoài kia mà dội vào từng tiếng. Anh đuổi, nó lại chạỵ Anh uất quá, uất quá. Uất run mười đầu ngón tay bần bật. Anh phải đập một cái gì cho đã. Trong nhà chẳng có thứ gì khả dĩ đập được. Cái giường, cái án thư, cái cột, toàn những đồ gỗ đau taỵ Có con dao, thì anh đã đập lên đập xuống nhiều bận rồị
    Ngoài cửa, con mụ lắm điều lại la trời, la đất. Trời ở đâu mà lạ Đất thì giẫm dưới chân đó. Kêu lắm mỏi miệng. Nhưng mà như chọc dao vào trong óc anh. Vụt một ý, anh Duyện cũng kêu rất lớn:
    - À, mày đã khỏe to họng, ông đốt nhà cho mà xem.
    - Anh đốt nhà thì hàng xóm bắt vạ anh.
    - Thì ông đi ngồi tù cho chúng mày đi ăn mày cả lượt....
    Mụ vợ đứng ngoài bờ rào, ngó thấy chồng hăm hở, hục hặc đi tì lửa, vội kêu chóe:
    - Ối ông cả bà lớn ôi! Nó đốt nhà... Thằng Duyện nó đốt nhà ... Nó ...
    Chẳng có ông cả bà lớn nào chạy đến. Ai cũng đi làm muộn, cửa ngõ đóng trở rạ Nhưng rồi loanh quanh mãi vẫn chưa thấy anh Duyện đốt được nhà.
    Thì ra, bởi vì nhà không có một chút lửạ Đã hai năm nay, chưa mua được một bao diêm nhỏ. Mỗi bận thổi cơm, cái Gái vẫn phải ra tận đầu xóm xin lửạ Và tối thì đi ngủ cùng mặt trờị Biết vậy, chị Duyện yên trí, lại sắp hờ trời hờ đất. Xong đã nào thôị
    - Mày tưởng ông sợ? Ông đi xin lửa cho mà xem.
    Có lẽ anh toan chạy đi xin lửa thực. Và chị vợ cũng sửa soạn kêu nữạ Nhưng trên không trung, từ ban nẫy, ông trời bao la đương đau bụng, xám xịt lạị Bụng ông sôi ục ục, reo róc róc. Bấy giờ bỗng nổi gió giật, lạnh ngắt, rồi đổ xuống một trận mưa lớn.
    ***​
    Bấy giờ là đầu mùa hè. Trời đất rất ít mưạ Nhũng đã có trận nào thì mưa rõ cho ra chuyện.
    Trận mưa đó thực tọ Trời đen kịt. Nước xối xuống rào rào, trắng xóạ ở những vườn chuối, nước dội lùng bùng như trống đánh. Từng cơn gió chạy dài rít lên đập đùng đùng. Những mảng sân thấp, nước ngập lưng thềm. Được độ một lúc lâu, mưa dần dần ngớt. Những đám mây nước tảng mỏng bay nhanh như biến. Mặt trời ló rạ Trời đát sáng ngờị Mầu lá cây xanh mướt. Nhũng con chim sáo sậu nhanh nhẩu bay linh tinh, hót từng hồi véo von thực dàị Mưa tạnh.
    Bấy giờ khắp làng bầy ra một cảnh lạ mắt. ở các ngõ lố nhố chạy ra từng đám ngườị Đàn ông thì cởi trần trùng trục, đánh chiếc khố đơn. Đàn bà phong thanh cái yếm, đội sùm sụp chiếc nón. Còn trẻ con thì trần truồng như những viên đá cuộị Người ta chạy đổ xô ra các ngách cống, các bờ ruộng và các luống vườn. ở tay mỗi người lcầm một cái giỏ. Họ chen nhau, chạy tới tấp.
    à, trời vừa mưa xong. ở những mặt sân đất, sôi bong bóng. Trong các lỗ giun ngập nước quằn quại tòi lên. Trong các bụi cây rối và ướt, từng đàn nhái và từng đàn chẫu nhảy rạ Nhờ có trời mưa ngập nước, con giun con sâu nhoi lên, chúng ra kiếm ăn. Những con nhái cốm mình lấm tấm xanh. Những con nhái chỉ dòng dọc trắng chạy suốt lưng. Những ông nhái cụ, to và đen nhũ con cóc, nhẩy oai vệ và chậm chạp. Chẫu cũng đủ các hạng to nhỏ. Nhũng chúng lớn hơn nhái, da dê bóng mỡ, thân hình có chạnh, có góc rõ ràng. Đôi mắt lồi cườm lơ láọ Vòng chân xếp lại, nhẩy thoăn thoắt, rất nhẹn. Chúng đớp kiến và giun nhanh quá. Cái mồm há ra đỏ hây, tép một cái lại ngậm. Tép, tép, tép. Chúng đớp nhoay nhoáỵ Chúng kéo ra kiếm ăn.
    Và người ta cũng kéo đi cả đàn cả lũ để bắt nhái và bắt chẫụ.
    ***​
    Không hẹn, mà cha, con, chồng, vợ nhà Duyện cũng ặp nhau trong cái đám đông đi bắt nhái bắt chẫu nàỵ Mưa tạnh, chị Duyện chẳng biết trú ở đâu xon xon chạy về lấy giỏ. Thì chị đã thấy khuyết hai cái rỏ treo trên đầu bếp. Anh Duyện và cái Gái đi ra vườn rồị Thằng Chân và thằng Cẳng đã được con bé nhốt cẩn thận vào bầm phản, bốn bề chắn gỗ kín đáọ hai đứa trẻ loanh quanh cứ bò lấp ló như hai con chó con. Chị và bố chúng đi bắt nháị Anh Duyện đã quên giận vợ, nghĩ đến bữa cơm chiều nhiều hơn. Bữa cơm mà cái thịt nhái nướng thơm phức, chấm với muối ớt, nhai dòn rau ráu, ngon tuyệt.
    Chị Duyện cung cúc vác giỏ chạỵ Người ta đã đổ ra nhiều quá không bắt mau, hết mất. Chị gặp chồng. Cái thằng phải gió đó chịu khó vồ nhái ra ráng. Mặt nó không sưng sỉa lên nữạ ấy vậy mà lúc nãy nó đã hùng hổ định giết con, giết vợ và đốt nhà.
    Chị Duyện gặp cái Gáị Nó giơ giỏ lên khoe với ụ Cái giỏ đã được lưng lửng. ở trong nhái xô nhau oe oé. Con Gái nhe hai hàm răng súu đen xỉn, cười toét. Rồi nó lại lư mư vác giỏ xuống một vệ ao gần đấỵ Trong khi mẹ nó tất tả đi ra miệt đầu đình.
    Gái rón rén bước. Nó vạch xem từng ngọn cỏ. Những cây cỏ nước xanh om, vươn cao ngọn, lòa xòa cứa vào người, khiến nó ngứa ngáy khó chịụ Nhưng mỗi lần túm hoặc vồ được một chú nhái bẻ gẫy hai chân sau bỏ tót vào giỏ, thì nó lại cười tủm một mình. Nó lần theo vệ ao, khuất sau mấy rặng dứa dại lởm chởm. Nhái nhẩy lõm bõm xuống nước. Những chòm dứa xòe những cẳng tay gai góc ra xung quanh.
    Cuộc bắt nhái đã vãn. Ai nấy ra về. Anh Duyện xách giỏ về trước. Thứ đến chị Duyện. Thằng Chân và thằng Cẳng phải tù trong gầm phản đang khóc be bẹ Chị Duyện đưa cái giỏ nhái của mình cho chồng rồi chạy lại giỡ gạch, bế hai đứa con rạ Chị nựng con cho chúng nín. Anh Duyện ngồi ngẩn ngơ nhìn hai giỏ nháị Nét mặt anh đờ đẫn. Có lẽ anh đương tưởng tượng đến bữa nhắm thú vị chiều naỵ Bỗng chị Duyên nói:
    - Này, con Gái chưa về nhỉ? Nhà đi gọi nó xem...
    Giọng chị ả dịu lạị Chính anh Duyện cũng không còn tưởng tượng đượct rằng lúc nẫy mình vừa cãi nhau kịch liệt với vợ. Anh đứng dậy, đi ra ngõ. Vừa đi, anh vừa lẩm bẩm: ?oTiên nhân con tuyệt tự, đi đâu thì chết dấp ở đáy?. Rồi anh gọi:
    - Ớ! Gái!....
    ở trong sân, vợ anh nói với ra:
    - Nó đi về phía ao nhà ông cả Tràng ấỵ Đẻ mẹ con ranh con!
    Anh Duyện lội xuống bờ ao nhà ông cả Tràng, về phí có nhiều cây dứa dại, thì anh trông thấy cái Gáị Nhưng anh thấy cái Gái nằm gục trên cỏ, hai tay ôm khư khư cái giỏ nháị Lũng nó trần xám ngắt. Chân tay nó co queo lạị Vừa lúc ấy, miệng nó ngoáp ngoáp mấy cái; đôi mắt lộn lòng trắng lên mấy lần. Rồi nhắm hẳn. Chân tay nó duỗi rạ Con bé giẫy chết rồị
    Người bố nhìn đứa con giẫy chết rú lên một tiếng quái gở. Tuy cuống lắm, nhưng anh cũng còn nhìn tháy ở ngay bên vệ ao trên lớp bùn phẳng mới nguyên một lối bò dài như cái sào lúa còn hằn lạị
    Duyện cúi lay xác con bé. Anh nghĩ chợt rằng bấy lâu nó vào cửa vợ chồng anh, cực khổ trăm đường. Trong người nó có bao nhiêu xương sườn, giơ hết cả rạ Thương ơi! bây giờ nó bỏ nó đị Hai hàng nước mắt nhỏ ròng ròng. Anh ghé vai, xốc con bé lên. Hai tay nó còn mềm hơi nóng. Nhưng hai chân đã cứng nhẵng. Anh cõng xác con, chạy về.
    Bến Ray, Tháng Chạp 1942.
  4. julie06

    julie06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    O Chuột​
    Trong nhà, trừ người, chó và mèo làm chúa tể. Chó giữ về mặt bộ, mặt thuỷ. Hắn có phận sự chạy nhông khắp chốn để đánh hơi, để hỏi han và để mắng những người lạ đi tơ mơ vào trong ngõ. Có khi cao hứng hắn lội xuống ao, tắm; hoặc nếu có ai cầm hòn gạch ném vào nước và huýt mấy tiếng còi, hắn cũng động cỡn mà nhảy tùm xuống. Một đôi bận, sự đùa cợt của hắn cũng được việc. ấy là khi hắn bơi ở trong ao để dồn vịt về chuồng. Chó hay lèm bèn, ủng oẳng, sinh sự nhỏ nhen. Nhưng tính tình hắn lại phổi bò, dễ dãi và thường chóng quên. Con mèo rất khác. Mèo lờ đờ và nghiêm nghị tựa một thầy giáo nhà dòng, trên mình có khoác bộ áo thâm. Hắn có cái cốt cách quí phái và trưởng giả. Lúc nào hắn cũng ra vẻ nghĩ ngợi như sắp mưa toan một việc gì ghe gớm lắm. Có phải thế chăng, hỡi cái gã lừ đừ và nghiêm nghị kia? Gã lại càng làm ra vẻ khó hiểu tợn. Nhưng ngoài cái vỏ ngoài chưa thể đủ để nói rõ được bề trong. Biết đâu, mèo ta không khó chịu như mình tưởng. Mà vốn hắn lại hiền lành cũng nên?
    Hôm nay, tôi kể chuyện một gã mèo, một gã mèo trẻ tuổi. Y sống lặng lẽ trong một nếp nhà ngói cổ kính, giữa một vườn cây rộng, ở làng Nghĩa Ðô, cùng một sân với bọn chó, bọn gà ri, bọn ngỗng...
    Y là một chàng mèo mướp. Giống đó, nhà quê người ta nuôi nhiều . Cái bộ lông mèo mướp thực là dị kỳ. Nó vừa trắng màu lụa, vừa xám màu tro lại vừa đen xỉn. Khắp mình, ba màu ấy trộn lẫn với nhau, mà trôn rất nhỏ, hoà hợp lại thành một màu đặc biệt như màu cái chăn dạ của các chú lính tập. Chỉ ở dưới bụng mới có một mảng lông trắng mềm mềm. Màu mướp ấy trông bẩn, vì đen ngòm ngòm, nhưng chính ra sạch lắm. Nó sạm như đất, mà không phải là có đất bám. Nó lại mờ mịt như có tro là chỗ ngủ tốt nhất của loài mèo - mà thực ra cái bờm lông xấu xí đó chẳng vấn một chút bụi tro. Ngắm thì không đẹp mắt, nhưng nếu sờ tay vào, nó muốt như sờ tay trên tấm nhung tơ.
    Hai mắt mèo tròn và quắc như hai hòn bi ve để dưới ánh mặt trời. Hắn không có môi, song hắn có cái mũi đo đỏ, đẹp như môi son hồng của các cô con gái đương thì. Ðàn bà không ưa cái mũi đỏ ấy. Người ta bảo mèo mũi đỏ là mèo hay ăn vụng. Hai bên mép hắn có hai hàng ria cứng nhắc như ria làm bằng thép nước. Lũ trẻ con, có lúc nghịch, đè ngửa hắn xuống, lấy kéo cắt trụi cả đôi hàng ria xuôm đuột. Nhưng chỉ qua ít ngày, nó lại trổ ra như thường.
    Gã mèo mướp ăn ở thì giờ như một người đúng mực. Ban ngày hắn ngủ hoài, cái dáng mèo nằm, dáng êm, dáng thanh, dáng lâng, đẹp biết bao! Lúc bấy giờ, cái thân hắn nhẹ muốt, chỉ như một chút gợn gió phẩy bay một nắm bông gạo nõn.
    Mà giá ban ngày hắn có thức cũng không làm gì; hắn chỉ nằm gù gù. Ðể đến đêm, trong cái bóng tối mung lung, hắn mới ra tay hoạt động. Hắn đi rà rà thâu canh như người trương tuần. Gã mèo có cái vẻ đạo mạo như một ông đứng tuổi, đương bắt đầu để râu. Hắn hiền hiền mà lại ang ác. Nghĩa là trông hắn thì không tài nào đoán được trong óc hắn nghĩ ngợi gì. Mà chừng hắn chẳng tư tưởng chi ráo! Hắn chỉ là một người rong chơi lông bông.
    Chẳng có những bác trông mặt thì ra dáng đăm chiêu tư lự mà thực ra trong đầu không chứa đựng một ý nhỏ định nào.
    Gã ngồi đấy, ở trên mặt dại bể. Hai chân trước đứng thẳng, đôI chân sau gấp lại, y như lối ngồi xổm. Ðôi mắt nhìn xa sôi... Thỉnh thoảng, theo thói quen, hắn đưa cẳng chân phải lên gãi mép, cũng như người ta đưa tay lên vuốt râu cho nó oai vậy. Trời đã xế chiều rồi. Một chiều thu êm ả. Vài gợn nắng vàng nhạt đọng trên những tàu cau rách rưới màu xanh om. Bên nhà ngang, tiếng guồng tơ quay đều đều. Trên đường cái, lũ trẻ con đi học về, vừa chạy thi nhau vừa la, nghe vang động xa vời vợi. Ngoài giếng khơi, người ta kéo nước rào rào. Cái gáo mo lạt sạt đụng vào thành giếng đá. Trong bếp lặng tờ. Bây giờ là sau bữa cơm chiều, người ta không dùng đến bếp nữa. Gã mèo mướp ngồi ngắm trời, ngắm đất mãi thì cũng chán. Gã bèn đứng lên, uốn cong cái lưng và nhuôi bốn chân ra để vươn vai, rồi đi về căn nhà hiu quạnh. Hắn bước từ tốn và uyển chuyển như một con hổ nhỏ. Khi qua gốc cau, chẳng biết ý định sao, hắn leo tót ngay lên, quào quào mấy móng sắc vào cái vỏ cây cau điệp trắng, rồi lại tụt xuống, rồi đi lểu đểu, đạo mạo như trước. Hắn thường có những cử chỉ đột nhiên. Hắn làm bất ngờ như trong lòng đang khoan khoái một điều mà hắn thường nghĩ đến. Luôn luôn gã mèo mang một nét tư lự.
    Y ngồi vào thì lì bên bếp tro. y nghiêng mang tai để rũi vào một ông đồ rau, to bằng hòn gạch vồ lớn. Lúc nào y cũng ngứa và cần gãi.
    Bỗng y đứng im. Y nghếch đầu lên. Hai cái tai mỏng vểnh ra để nghe ngóng. Hình như có tiếng lịch kịch ở sau đống củi. Nhưng khi bước lại thì không thấy đọng gì nữa. Gã quay đầu ra, ngước mắt nhìn lên đám mạng nhện có mắc bồ hóng đen xạm, bị gió đưa lúc lắc trên trần bếp.
    Có tiếng động thực. Lần này gã mèo dúm bốn chân lại, bước từng bước rất nhẹ về phía đống củi. Ðống củi đó người ta để phiền quá, vừa chướng bếp, vừa làm cái rừng bùm tum, chỉ tiện ch quân gian núp náu.
    Giống mèo là một giống, đứng ở chỗ nào, không thể chịu có được một tiếng động nhỏ. Ðã có khi gã mèo mướp nằm ngủ suốt đêm ở trên một đống củi. Ðấy là chỗ ra vào của lũ chuột ngày, cái lũ chuột con rất tinh ranh, hễ tha được một hột cơm nhỏ cũng chạy thọt ngay vào đó để nhấm nháp.
    Mèo và chuột là đôi loài có thù không đội trời chung với nhau. Mèo ghét chuột quá, ghét kịch liệt. ý giả mèo ta tin rằng giống mình giỏi nhất thiên hạ; những tên chuột, tất cả lò nhà chuột, chỉ đáng đem thân làm nô lệ cho loài mèo thần thánh. Thế mà cái giống thấp hèn ấy không biết điều mà lại hay tắt mắt, táy máy, bặng nhặng làm nghịch mắt và rác tai bề trên.
    Hai cái tai mèo mướp hơi động đậy. ấy là khi anh hết sức lắng nghe. Tai mèo mỏng tanh, gần soi bóng qua được, dỏng lên như chiếc tai lừa tý hon. Cái vòng tai rộng mở và loe ra. Chả trách gã nghe rõ lắm.
    Gã khum hai chân trước xuống nhìn vào gầm đống củi. Rõ ràng gã trông thấy một chiếc đuôi nhỏ và dài thò lò dưới một mẩu gỗ. Ðúng cái đuôi chuột. Gã nép về một bên, thon người lại. Lúc này trông gã mèo quái ác dị thường, thoát hẳn cái dáng lừ đừ, hiền hậu hàng ngày. Y quời quời cái chân. Sau y biết làm thế hấp tấp quá. Phải chờ cho cái đuôi chuột lùi ra nữa mới được.
    Lại có tiếng rúc rích ở trong. à có hai thằng chuột rửng mõ đang đùa nhau. Chúng nó hẳn đến ngày tận số. Ai đời chuột lại dám đánh đu ở miệng mèo!
    Tuy cáu nhưng mèo cũng đủ kiên nhẫn để chờ cơ hội tốt đến. Trong kia, hai con chuột vô tình, vẫn đùa cợt vui vẻ. Nhiều lúc, có nhách lại chạy ra tận ngoài. Thò cái mõm nhọn ngửi xung quanh. Lộn tiết, gã mèo đã toan chộp, nhưng chuột lại ngay vào mất. Con mèo lại yên lặng, chịu khó ngồi rình.
  5. julie06

    julie06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    Bóng tối chùm xuống mau nhẹ. Vừa với nhọ mặt người, bây giờ đã đêm hẳn. Ðêm nay là đêm rằm. Mặt trăng đã nhô tròn ở đầu đường. Một mảnh sáng nhờn nhợt in trước sân bếp. Trên nhà, người đã quẹt diêm để châm sáng đền cho trẻ học. Tiếng những đứa trẻ ra ao rửa chân, vừa đi vừa khua guốc lóc cóc.
    Hai chú chuột ở trong gần đống củi hẳn thấy trời tối rồi thì muốn ra ngoài chơi lắm. Cái thằng mèo mướp ốm bệnh hen cò cửi qunh năm mà không chết ấy, bữa nay chắc đi chơi đâu vắng; nếu nó có nhà tất đã thấy nó rên gừ gừ ở trên đầu ông đầu rau. Chúng mình ra ngoài kia đùa một tí hoặc kiếm chác một cái gì ăn thì hay quá.
    Hai cái đầu ló ra. Rồi hai gã chuột bước hẳn ra đống củi đi lần về phía bếp. Chúng vui vẻ cãi nhau choe choé.
    Hai cái bóng bé nhỏ quá, chụm lại với nhau chưa bằng một ngón chân người lớn ta. Ðấy là hai con chuộc nhắt. Chuột nhắt bé hơn chuột chù. Nhưng nó nhanh và hoạt bát hơn nhiều . Anh chuột chù có cái mõm dài nghêu - cứ vác cái mõm đã đủ mệt - đi đến đâu cũng rụt rụt, rè rè. Hễ hơi có cái gì đáng sợ là vội hốt hoảng chạy cuống lên, vãi cả đái và kêu rối rít. Ðã thế còn chậm và không biết leo tường, leo cột, chỉ luẩn quẩn sát mặt đất. Thật là một thứ chuột cùng dân, thấp kém nhất trong xã hội chuột. Vậy mà thiên hạ lại ưa thứ chuột đó. Không phải là ưa cái thân hôi hám của nó - chẳng đã có câu mỉa "Hôi như chuột chù" - nhưng người ta chỉ ưa có tiếng kêu "chuúc...chuuuúc...". Các cụ ta nói: " ấy chuột chù bảo: túc, túc, ắt nhà ấy hẳn sắp có việc đại phát tài".
    Và đây chỉ là hai con chuột nhắt. Thân chúng nhỏ nhắn, mõm chúng xinh xinh vừa phải. Về sự nhanh nhẹn, phải biết rằng nhờ ở cái thân hình bé bỏng, chúng leo vun vút, chúng chạy nhoăn nhoắt như có phép biến hoá.
    Thoạt thấy bón đôi chuột lúi húi ra khỏi đống củi, gã mèo mướp mừng khấp khởi. Nhưng rồi chàng chán đớ ra ngay. Nó tưởng chuột chiếc to tát thế nào, chứ nếu biết chỉ là hai chuột nhắt tép ranh ấy thì nó đã bước từ nãy, không phải tốn công, tốn sức mà rình nấp vô ích. Mèo ta cũng khá đại lượng. Song thực cũng tại cái tính lười nhác cố hữu chả muốn cất đại công trình mà được chỉ có một tí ti kết quả đó thôi.
    Nhưng đã thế này thì cứ bắt chơi. Hầy! Ðùa một mảy vậy. Nghĩ vậy, mèo ta co lưng lại để lấy thế rồi vươn hai chân ra chộp cả hai bóng đen ngọ nguậy ở trước mặt. Có tiếng kêu "chí...i...". Một con thoát được, còn một bị nắm lại. Mèo gầm gừ để thị uy và doạ dẫm. Chú chuột khốn nạn bị túm lại, nằm ngất trong hai bàn tay sắt đầy vuốt cong và sắc của ông mèo, y như cái cảnh rúm ró của chị cua nhà quê mà bị cụ ếch đại vương lấy một bàn tay mà vỗ vào vai.
    Chú chuột nhắt bị mèo tha ra đến cửa bếp và được thả xuống đấy. Mèo không hề chú ý đến sự nhắm chú chuột nọ. Dễ thường chàng ta ví mình như một người anh hùng cái thế, có thèm sát hại lũ trẻ oắt bao giờ đâu! Sinh phúc cho chúng sống, còn hơn là túm lấy chúng mà nhai. Chưa bõ dính răng. Nhưng vốn mèo vẫn ác tính. Gã không ăn mà gã cũng không thả chuột ra. Cái mùi hôi ở lông chuột khiến cho gã mèo nhớ rằng thịt chuột ngon và loài chuột là loài đáng ghét lắm.
    Mèo nhả chú chuột xuống đất, rồi ngồi ngây ra mà nhìn. Con vật khổ sở nằm co ro. Mèo ta đắc chí, lấy một chân vờn vờn vào mặt chuột. Bất tỉnh nhân sự từ nẫy giờ mới lại hoàn hồn, chuột khe khẽ thoi thóp thở. Mèo yên lặng, dáng ngẫm nghĩ. Gã không để ý đến chú chuột đương giương đôi mắt lồi như hai hột chàng ràng ra nhin gã. Chỉ ti hí mắt lương mà ranh thượng hạng.
    Bỗng, thoáng một cái, chú chuột chạy vụt vào phía trong. Nhưng chàng mèo vẫn nhanh hơn. Chàng vươn tay ra. Lại chộp liền ngay lấy gáy chú nhỏ. Ôi chao! Chàng ta mới chộp cho chú nhỏ một cái nhá! Chú nhỏ kêu "chíi...chíi..." rầm cả lên.
    Có lẽ nhân cuộc chạy trốn ấy, gã mèo bầy ra một trò chơi tiêu khiển qua thì giờ. Gã đem chuột ra chỗ ánh trăng, giả vờ để yên chú ra đấy. Rồi mèo yên lặng. Chú chuột sợ hãi không nhúc nhích.
    Nhưng chính ra chuột vẫn rình mèo và mèo cũng lại rình chuột. Ðể hễ khác ý là chuột lại chuồn biến. Còn mèo, mèo cũng chỉ chờ chuột chạy là vồ ngay lấy. Gã mèo giương oai thả lỏng và chắc chắn chẳng khi nào chú chuột chạy thoát nổi đôi bàn chân nanh móng của gã.
    Mà cũng thế thật. Chú chuột tưởng bác mèo hấc lờ, cứ xểnh một chút lại chạy. Có đến mươi lần. Nhưng cũng không lần nào khỏi bị tóm lại. Mỗi bận chuột động chân, mèo ta chỉ nhoi lên một tí, đã túm được dễ dàng. Mãi rồi con chuột hoá mệt lử. Nó chạy chậm dần và cuộc chơi cũng dần mất thú vị.
    Khi đó, trong đống củi, bõng lại có tiếng rúc rích. Lại có tiếng lao xao của lũ chuột nào khác. Chả biết là chúng đùa nhau hay chúng định chơi cái lối chó cậy gần nhà, đứng trong ấy mà chửi đổng ra. Toan nhảy vào vồ cho chúng chết một mẻ, nhưng mèo vướng có con chuột tù binh ở dưới chân. Ðã thế, phải mắng cho chúng một trận mới được. Mèo liền gầm gừ, gầm gừ làm như sắp lăn ngay vào chiến tranh với những quan thù cỏ rác kia. Lũ chuột nhép câm ngay. Song chúng cũng không câm hẳn. Hễ mèo mà ngắt tiếng là chúng nó lại "chiií ...." rầm rầm. Làm điệu như xỉ vả bác mèo.
    Bực mình, mèo ta nhảy một bước. Chú chuột nhắt đang nằm yên như chết vụt vùng chạy. Mèo hoảng hốt thò dài chân ra, nắm lấy nó. Nhưng chỉ nắm hụt được bóng cái lưng của chú chuột in thoáng trên nền đất dài đầy ánh trăng. Hai mắt mèo long lanh, sáng quắc! Cũng không thể đủ sáng để chọc thủng bóng tối dầy ra, mà tìm thấy chú chuột nhắt tí hon.
    Gã mèo sục vào đống củi. Giá gã đâm đến vỡ đầu ra cũng chẳng tóm được một nỡm chuột. Mà những tiếng chíi...chíi quái ác, rất khó chịu vẫn văng vẳng đâu hai bên lỗ tai.
    Chàng mèo mướp - mà chàng nào cũng thế - không cố ý ăn thịt chuột nhắt bao giờ. Mèo chỉ bắt những con chuột tiểu yêu đó để đùa nghịch và để hả cơn cáu kỉnh; vì loài chuột nhép cứ bặng nhặng, rúc rích trong xó bếp, là chỗ nghỉ ngơi của mèo. Chính những con chuột lớn lại đứng đắn, không ầm ĩ đến thế. Chỉ vì bực mình mà mèo bắt chuột nhắt. Nhưng chú chuột nhỏ khôn ngoan vẫn hay chạy trốn được. Ðời đời, cái giống chuột nhắt tai quái cứ làm rức tai loài mèo.
    Suốt đêm hôm đó, gã mèo mướp kia chỉ đi quanh đi quẩn để tìm, để lùng bắt chuột nhắt. Và có những đêm sau, hắn cũng đi tìm chuột, nhưng - vẫn khờ dại như thường - hắn chỉ tìm để đùa chơi một chút. Rồi nó có rông mất, hắn lại khó chịu, bực dọc, hậm hực mà đi lùng bắt những con khác. Cái loài chuột nhãi cứ làm ta rối đầu và ngứa mắt quá.
    Cơ chừng gã mèo mướp phải dành tất cả cái hoa niên của mình để mà chỉ luẩn quẩn đi o chuột.
  6. julie06

    julie06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    Tắm Đêm​
    Văn bắt đầu kể câu chuyện như sau: Nghỉ hè năm ấy, Hiếu rủ tôi và Căn, Bích, Hiền về quê anh ta nghỉ mát. Nhân thể vừa thi trượt xong, chán không buồn ở Hà Nội nữa, tôi nhận lời ngay. Quê Hiếu ở ngay bên bờ sông Đuống, cách núi thiên thai độ hơn một cây số.
    Đang ở Hà Nội đông đúc được thả về quê mát mẻ, tôi thấy người khỏe hẳn lên, quên khuấy ngay cả cái buồn hỏng thi. Lại thêm được một lũ bạn đùa như quỷ sứ làm cho tôi giá có khóc cũng phải cười.
    Làng ven sông có mộ phong cảnh khá nên thơ. Chiều chiều rợp nắng chúng tôi thường ngồi thuyền đi dạo mát trên sông Đuống. Dòng sông đào lờ đờ chảy giữa hai bên bờ chen nhau những hàng dâu mát rượi những rặng tre lã ngọn quyện trên mặt nước. Đàng xa nổi lên nền lá xanh một dịp cầu tre mảnh khảnh. Cảnh trí như hệt một bức tranh thủy mạc.
    Nhà Hiếu ở gần một bến nước. Người vùng ấy gọi là bến Đá vì ở đấy có mấy phiến đá rất lớn. Bể Đá là một chỗ rửa ráy giặt giũ của cả xóm. Bởi thế chúng tôi thường được ngắm những cô gái làng ra bến quẫy nước. Gái sông Đuống xinh chẳng kém gì gái Lim lại thêm được cái tính chua ngoa thì không đâu bằng! Tụi Căn - Bích - hai kiện tướng trong làng môi mép cũng phải chịu thua. Họ ví von rất khéo đến nỗi không mở mồm nói vào đâu được nữa. Thế nào cũng bị chặn cứng lưỡi. Một là các cô giỏi biện bác, hai là giọng của các cô rất hay. Chúng tôi đành đứng ngẩn ra cả lũ nghe các cô ví. Họ xỏ xiên cay độc mà chúng tôi cũng đành khóa miệng. Nhưng sự thất bại của chúng tôi phần lớn tại Hiếu vì Hiếu là người hiền lành sợ các cô. Anh thường ngăn cản chúng tôi trong các cuộc đấu khẩu. Mà chúng tôi cũng nể Hiếu nên lắm phen cũng phải nín thít. Ở xóm có độ bốn năm cô chúng tôi phải kiêng mặt.
    Độ ấy vào khoảng trung tuần tháng 5 một đêm trăng sáng. Trừ Hiếu hay đi ngủ sớm còn chúng tôi bắc ghế ra sân ngồi chơi. Bỗng lắng nghe tiếng cười đùa từ bờ sông vẳng lại. Căn lò mò ra cửa nghe ngóng. Một lát Căn hớt hải chạy về rủ chúng tôi đi chơi. Tôi hỏi đi đâu? Anh để ngón tay lên ngang miệng làm dấu bí mật và dẫn chúng tôi ra khỏi ngõ đi về phía bờ sông chỗ có tiếng cười ban nãy đưa lại.
    Anh bắt ai nấy đều phải im lặng và theo mệnh lệnh của anh vì anh tuyên bố sẽ có cuộc vui rất lý thú. Chúng tôi ngậm miệng kẻ trước người sau đi nương vào bóng những cây trúc mọc sát vệ đường về phía bờ sông. Không biết là trò quỷ quái gì nhưng cũng cứ đi. Chừng hơn trăm thước đã trông thấy Bến Đá. Một dịp cười giòn tan từ dưới nước hắt lên. Chúng tôi tiến mấy bước nữa rồi đứng lại. Trời ơi có anh nào nào đoán được chúng tôi trông thấy những gì không? Bích Hiền và tôi đứng ngây người. Căn có vẻ ranh mảnh leo tót lên một cây khế tơ dòm xuống. Trên mặt sông bốn cô gái đang tắm các cô đang đùa với sóng. Cho đến hôm nay trông mặt Hồ Tây này tôi còn nhớ cảnh ấy như tối hôm qua.
    Những thành vai trắng nõn tóc buông lòa xòa trên mặt nước gợn những vòng vàng vì ánh trăng phau trong những truyện thần kỳ hay ít nhất cảnh này cũng chỉ ở trong mộng. Nhưng nghe tiếng nói thì tôi lại nhớ là gái làng và đây là sự thực như tôi và các anh. Các cô đùa nghịch tự nhiên vì không biết có ai nhìn trộm. Cô nọ té cô kia đuổi nhau í ới cả một góc sông. Đến khi các cô rục rịch sắp lên chúng tôi lùi về hết. Chỉ còn Căn nấp trên cây khế. Các cô kéo về qua cửa nhà Hiếu. Chúng tôi nhận mặt được cả bốn đều là "của" ngoa ngoắt nhất xóm.
    Căn thao thức không ngủ. Thỉnh thoảng đang nằm chúng tôi lại bị hắn dựng dậy vừa lay vừa nói rít lên:
    Chúng nó đẹp như tiên sa.
    Rồi hắn vùng chạy ra sân. Trăng sáng trong im lặng. Căn chắp tay sau lưng ngửa mặt nhìn trăng nhìn trời rồi lại quay vào. Suốt đêm cứ lùng cùng như thế! Có lẽ anh chàng bị "cảm" nặng quá! Ngay hôm sau Căn chơi gì cũng chán chỉ mong chóng đến tối. Câu chuyện đêm qua Căn yêu cầu chúng tôi đừng nói gì cho Hiếu biết vì nếu Hiếu biết thì thế nào hắn cũng gàn.
    Đến đêm khi nghe tiếng cười í ới phía sông nhưng chúng tôi không anh nào muốn đi... xem cả. Vì chúng tôi sợ người trong xóm biết thì ê mặt. Rồi chúng tôi không đi. Chỉ có Căn không bỏ. Năm sáu đêm liền đêm nào hắn cũng mò mẫm.
    Một đêm chúng tôi còn thức chỉ có Hiếu đã ngủ Căn vừa đi... xem một lúc thì có tiếng huỳnh huỵch từ phía sông chạy lại và văn g vẳng tiếng cười rít lên.
    Chúng tôi còn đang ngơ ngác chợt cánh cửa mở tung. Căn ướt lướt thướt chạy vào. Anh vừa thở vừa bảo Hiếu ra đóng cửa. Chúng tôi nhìn Căn không nhịn được cười đầu tóc quần áo chỗ nào cũng ướt như chuột lột.
    Hiếu và Bích xúm lại hỏi. Căn không trả lời và đứng im chỉ tay ra ngõ. Một lát sau có tiếng cười dữ dội và ồ ạt như muốn ném vào trong này. Căn tái mặt vào thay quần áo. Một câu hát bóng nói lên giữa tiếng cười.
    Lạ chi mà phải đi dòm
    Để người quân tử lăn tòm xuống sông
    Căn tức ngây người. Anh rù rì kể chuyện. Ô thì ra cái anh chàng ma quái ấy trèo lên cây khế cho rõ mới trèo lên tận ngọn để thỏa lòng nhìn hoa. Chẳng ngờ cành khế dòn. Đang leo... leo... bỗng cành khế gãy ném thẳng anh chàng xuống nước. Người quân tử lăn tòm xuống sông vội lội vào bờ quàng chân lên cổ chạy một mạch về.
    Căn cay đến tím ruột. Mấy đêm sau tuy các cô vẫn đi tắm như thường mà Căn không dám đi... xem nữa. Chúng tôi nói pha anh chỉ mỉm cười. Từ buổi ấy anh di ngủ rất sớm. Có lẽ để tránh những tiếng cười câu ví như ném muối vào mặt mỗi khi các cô đi tắm về.
    Và chừng như anh suy nghĩ lung lắm thì phải!
  7. julie06

    julie06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    Bẵng đi một dạo trời tối không có trăng các cô không đi tắm đêm. Căn đã nguôi ngoai lại vui vẻ như thường. Và ngược lại tâm tính lúc trước Căn có phần nô giỡn hơn xưa. Quá nữa anh lại mong đến tuần trăng để lại đi... xem. Chúng tôi thường hỏi Pha:
    - Thế mà vẫn chưa chừa?
    Anh chỉ mỉm cười vơ vẩn nói một câu mà anh thường nói:
    - Cóc cần!
    Đến tuần trăng các cô đêm khuya sau những buổi giã gạo hay dệt vải lại ra bến Đá tắm. Một buổi tối Căn bỗng nhiên nói luôn mồm:
    - Sướng quá! Thì... nghĩ ra rồi!
    Câu nói không đầu không đuôi khiến cho Hiếu cũng phải lấy làm lạ hỏi chúng tôi. Tôi không biết hơn Hiếu cả Bích Hiền cũng vậy. Đêm ấy Căn không đi ngủ sớm với Hiếu giống như mọi tối. Chúng tôi hỏi:
    - Thức để đi chắc?
    Căn cười mỉa mai:
    -Mấy chẳng đi đã bảo tôi cóc cần mà!
    Bích hí háy:
    - À ra thế kia đấy.
    Hiền lấy giọng hát nhại:
    - Lạ chi mà phải đi dòm
    - Để người quân tử lăn tòm xuống sông.
    Căn phá lên cười:
    - Để rồi anh xem đứa nào lăn tòm xuống sông.
    Tôi nói kháy:
    - Thách đấy!
    Không phải thách tối nay có đứa biết tay tôi!
    Đợi xem tối nay đứa nào biết tay anh Căn!
    Đêm ấy trăng sáng quá. Vì sáng quá chỗ nào cũng trắng ánh trăng nên phong cảnh nhuốm một vẻ rờn rợn.
    Bây giờ vào khoảng nửa đêm. Vừa nghe tiếng ầm ì ngoài sông. Căn đã lùi lũi đi. Chúng tôi nhìn nhau cười. Nhưng rồi Căn về ngay khoác đi một cái áo dài trắng. Chúng tôi càng lạ nữa. Không hiểu ra anh làm trò gì.
    Thế chỉ mười lăm phút sau Căn lại lù lù về lần này về với một bọc to tướng. Chúng tôi ra xem. Ô hay! Một đống những áo những quần những thắt lưng. Chúng tôi đã trông thấy cái thâm ý của anh rồi.
    Thì ra anh chơi khăm. Lúc các cô mải đùa nhau tíu tít dưới nước không ngờ ở trên bờ có kẻ ma mãnh đã nhẹ tay dỡ mất tất cả đống áo. Thật là không ai ngờ Căn lại cẩn thận khoác áo trắng lẫn ánh trăng. Mà ngờ thế nào được!
    Đây cũng giống như chuyện chú tiểu ăn cắp cánh tiên nhưng đàng này chú tiều phu không được nhã sự và "sự thực" mất một tí. Căn lật đật dắt chúng tôi lại ra trèo lên một cây nhãn to ngay trước cổng để xem "thế sự xoay vần ra sao".
    Đường đi từ trong xóm ra đến Bến Đá là một con đường cụt đến bến là hết không rẽ đâu cả. Từ nhà Hiếu ra bến hai bên đường có mấy nếp nhà nhỏ và vườn rau. Thế mới rầy rà nấp trong cây nhãn bùm tum không ai ngó thấy chúng tôi có thể nhìn ra xa đến bến được. Tuy anh nào cũng phàn nàn về lối chơi ác nhưng ai lại cũng ngầm bằng lòng vì sự trả thù đích đáng ấy.
    Trăng sáng vằng vặc như ban ngày. Các cô vẫn đùa ì ùm dưới nước. Lúc sau 1 cô lên trước bỗng kêu thất thanh rồi nhảy tủm ngay xuống. Rồi bốn cái thân hình trắng nhễ trắng nhại lướt thướt chạy lên.
    Như những nàng tiên trần truồng tìm cánh các cô lẵng lặng đi hết gốc cây này qua bụi cỏ khác. Sau chừng hiểu chắc có đứa nào nghịch ác các cô đứng lặng nhìn nhau.
    Bấy giờ trời trong xanh không gợn mây. Ánh trăng tha hồ tò mò. Các cô khép nép nhưng khép nép cũng vô hiệu. Các anh cứ tưởng tượng giản dị như thế này. Trên một phiếm đá lớn kề ngang trước mặt nước trong trăng sáng nước dưới ánh trăng cũng sáng bốn thiếu nữ trắng như ngà loay hoay cô nọ dựa cô kia. Các cô muốn tránh ánh trăng sáng quá nhưng ánh trăng hóm hỉnh chỗ nào cũng có!
    Chợt một cô chỉ tay về phía cổng chỗ cây nhãn của chúng tôi bốn cái mặt đều ngó về phía ấy. Bỗng mấy tiếng rú nổi lên các cô ôm mặt nhảy đại cả xuống sông.
    Tôi tưởng các cô trông thấy chúng tôi. Nhưng Căn đã ôm bụng mắm môi nhịn cười và chỉ tay xuống bờ giậu phía sau lưng: thì ra cái áo trắng dài đã được cắm vào một cọc giậu dưới bóng cây ban đêm xa trông hệt như hình người đứng. Các cô cứ bì bõm dưới nước không dám ló mặt lên nữa. Chúng tôi nghĩ thương hại bảo Căn cất cái áo bù nhìn đi. Căn cười:
    - Mấy khi đi dược dịp thế này. Mà giá bây giờ có cất cái áo đi dù thính các cô cũng chẳng dám lên để dẫn xác đi qua đây về nhà.
    ° ° °
    Văn ngừng kể. Cả bọn cười rũ rượi
    Thịnh hấp tấp:
    - Thế sao nữa hở anh?
    Văn:
    - Chúng tôi cũng không biết ra sao nữa. Vì bấy giờ đã khuya quá khuya hơn thế này nhiều. Đến gần hai giờ sáng chúng tôi buồn ngủ đến díp cả mắt lại mà trông xuống sông vẫn thấy những cái bóng người lập lờ và lặng im.
    - Tội nghiệp dễ thường các cô phải ở đến sáng?
    Hải trợn mắt:
    - Ồ đến sáng? Đến sáng thì chết. Sao nữa?
    - Rồi chúng tôi về đi ngủ cũng lấy cả cái áo dài trắng về. Đời nào các cô dám ở tô hố đến sáng. Nó lại ác một cái trừ con đường độc đạo đi qua nhà Hiếu - mà cố nhiên các cô sợ người rình không dám đi qua. - muốn vào trong xóm không có lối nào khác. Có lẽ rồi các cô lội qua dọc sông xé rào vườn rau nào đó chui lên rồi lần vào đầu xóm trên vì thấy chó trong xóm cứ cắn đổ xô về một phía. Hôm sau mụ chủ vườn nheo nhéo chửi mãi đứa kẻ trộm chui qua vườn giẫm nát mấy luống rau.
    Trúc đoán:
    - Có lẽ các cô bò?
    Văn reo lên:
    - Chính thị. Vì sợ sáng trăng mà đi cao lênh khênh quá!
    Chúng tôi ra xem: mấy luống cà luống cải đổ có cả vết chân lẫn vết tay. Từ đấy các cô kệch không dám đi tắm đêm mà cũng chừa ví von với chúng tôi nữa. Có lẽ các cô đoán ngờ ngợ. Hễ gặp đâu mặt các cô đỏ như cà chua chín rồi lẩn mất.
    1942
  8. julie06

    julie06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    Vợ chồng A Phủ ​
    Ai ở xa về, có việc vào nhà thống lý (1) Pá Tra thường trông thấy có một cô gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tầu ngựa.
    Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi. Người ta nói: nhà Pá Tra làm thống lý, ăn của dân nhiều, đồn Tây lại cho muối về bán, giầu lắm, nhà có nhiều nương, nhiều bạc, nhiều thuốc phiện nhất làng. Thế thì con gái nó còn bao giờ phải xem cái khổ mà biết khổ, mà buồn.
    Nhưng rồi hỏi ra mới rõ cô ấy không phải con gái thống lý: cô ấy là vợ A Sử, con trai thống lý.
    Mỵ về làm dâu nhà Pá Tra đã mấy năm. Từ năm nào, không nhớ, cũng không ai nhớ. Những người nghèo ở Hồng Ngài thì vẫn còn kể lại câu chuyện Mỵ về làm người nhà quan thống lý.
    Ngày xưa bố Mỵ lấy mẹ Mỵ không đủ tiền cưới, phải đến vay nhà thống lý, bố của thống lý Pá Tra bây giờ. Mỗi năm đem nộp lãi cho chủ nợ một nương ngô. Đến tận khi hai vợ chồng về già mà cũng chưa xong nợ. Người vợ chết, cũng chưa trả hết nợ.
    Cho tới năm ấy Mỵ đã lớn, Mỵ là con gái đầu lòng. Thống lý đến bảo bố Mỵ:
    - Cho tao đứa con gái này về làm dâu thì tao xóa hết nợ cho.
    Ông lão nghĩ năm nào cũng phải trả một nương ngô cho người ta, tiếc ngô, nhưng cũng lại thương con quá. Ông chưa biết nói thế nào thì Mỵ bảo bố rằng:
    - Con đã biết cuốc nương làm ngô, con làm nương ngô trả nợ thay cho bố. Bố đừng bán con cho nhà giàu.
    Tết năm ấy, tết vui chơi, trai gái đánh pao, đánh quay rồi đêm đêm rủ nhau đi chơi. Những nhà có con gái, bố mẹ không thể ngủ được vì tiếng chó sủa. Suốt đêm, con trai đến nhà người mình yêu, đứng thổi sáo xung quanh vách.
    Trai đứng nhẵn cả chân vách đầu buồng Mỵ.
    Một đêm khuya Mỵ nghe tiếng gõ vách. Tiếng gõ vách hẹn của người yêu. Mỵ hồi hộp lặng lẽ quờ tay lên, gặp hai ngón tay lách vào khe gỗ. Một ngón đeo nhẫn. Người yêu Mỵ đeo nhẫn ngón tay ấy. Mỵ nhấc tấm ván gỗ. Một bàn tay dắt Mỵ bước ra.
    Mỵ vừa bước ra, lập tức có mấy người choàng đến, nhét áo vào miệng Mỵ rồi bịt mắt cõng Mỵ đi.
    Sáng hôm sau, Mỵ mới biết mình đang ngồi trong nhà thống lý. Họ nhốt Mỵ vào buồng.
    Ngoài vách kia, tiếng nhạc sinh tiền cúng ma rập rờn nhảy múa.
    A Sử đến nhà bố Mỵ.
    A Sử nói:
    - Tôi đã đem con gái bố về cúng trình ma nhà tôi. Bây giờ tôi đến cho bố biết. Tiền bạc để cưới, bố tôi bảo đã đưa cả cho bố rồi (2).
    Rồi A Sử về. Ông lão nhớ câu nói của thống lý dạo trước: cho con gái về nhà thống lý thì trừ được nợ. Thế là cha mẹ ăn bạc nhà giàu kiếp trước, bây giờ người ta bắt con trừ nợ. Không làm thế nào khác được rồi.
    Có đến mấy tháng, đêm nào Mỵ cũng khóc.
    Một hôm, Mỵ trốn về nhà, hai tròng mắt còn đỏ hoe. Trông thấy bố, Mỵ quỳ, úp mặt xuống đất, nức nở. Bố Mỵ cũng khóc, đoán biết lòng con gái:
    - Mầy về chào lạy tao để mày đi chết đấy à? Mày chết nhưng nợ tao vẫn còn, quan lại bắt trả nợ. Mày chết rồi không lấy ai làm nương ngô, trả được nợ, tao thì ốm yếu quá rồi. Không được con ơi!
    Mỵ chỉ bưng mặt khóc. Mỵ ném nắm lá ngón (một thứ thuốc độc) xuống đất. Nắm lá ngón Mỵ đã đi tìm hái trong rừng. Mỵ vẫn giấu trong áo. Thế là Mỵ không đành lòng chết. Mỵ chết thì bố Mỵ còn khổ hơn bao nhiêu lần bây giờ.
    Mỵ lại trở lại nhà thống lý.
    Lần lần, mấy năm qua, mấy năm sau, bố Mỵ chết. Nhưng Mỵ cũng không còn nghĩ đến Mỵ có thể ăn lá ngón tự tử. ở lâu trong cái khổ, Mỵ cũng quen khổ rồi. Bây giờ Mỵ tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa. Con ngựa chỉ biết ăn cỏ, biết đi làm mà thôi.
    Mỵ cúi mặt, không nghĩ ngợi nữa, lúc nào cũng nhớ lại những việc giống nhau, mỗi năm một mùa, mỗi tháng lại làm đi làm lại: Tết xong lên núi hái thuốc phiện; giữa năm thì giặt đay; đến mùa đi nương bẻ bắp. Và dù đi hái củi, bung ngô, lúc nào cũng gài một bó đay trong cánh tay để tước sợi. Bao giờ cũng thế, suốt năm, suốt đời thế. Con ngựa, con trâu làm có lúc, đêm còn được đứng gãi chân, nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này vùi vào việc cả đêm cả ngày.
    Mỗi ngày Mỵ càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. ở buồng Mỵ nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông ấy mà trông ra. Đến bao giờ chết thì thôi.
    Trên đầu núi, các nương ngô, nương lúa gặt xong, ngô lúa đã xếp yên các nhà kho.
    Trẻ em đi hái bí đỏ, tinh nghịch, đốt những lều quanh nương để sưởi lửa. ở Hồng Ngài, người ta thành lệ, cứ ăn tết thì gặt hái vừa đoạn, không kể ngày tháng. ¡n tết thế cho kịp mưa xuân xuống, đi vỡ nương mới.
    Hồng Ngài năm ấy ăn Tết giữa lúc gió thổi vào cỏ gianh vàng ửng, rét càng dữ.
    Nhưng trong các làng Mông Đỏ, những chiếc váy hoa đã được phơi ra mỏm đá, xòe như con **** sặc sỡ. Hoa thuốc phiện nở trắng lại nở mầu đỏ hau, đỏ thậm, rồi nở mầu tím man mát. Đám trẻ đợi Tết, chơi quay, cười ầm trên sân chơi trước nhà.
    Ngoài đầu núi, đã có tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi. Mỵ nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bồi hồi.
    ''Mày có con trai con gái
    Mày đi làm nương
    Ta không có con trai con gái
    Ta đi tìm người yêu''.

    Tiếng chó sủa xa xa. Những đêm tình mùa xuân đã tới.
    ở mỗi đầu làng đều có một mỏm đất phẳng làm sân chơi chung ngày tết. Trai gái, trẻ con ra sân ấy tụ tập đánh pao, đánh quay, thổi sáo, thổi kèn và nhảy.
    Cả nhà thống lý ăn xong bữa cơm tết cúng ma. Xung quanh chiêng đánh ầm ỹ, người ốp đồng vẫn nhảy lên xuống, run bần bật. Vừa hết bữa cơm tiếp ngay cuộc rượu bên bếp lửa.
    Ngày tết, Mỵ cũng uống rượu. Mỵ lén lấy hũ rượu, uống ực từng bát. Rồi say, Mỵ lịm mặt ngồi đấy nhìn người nhảy đồng, người hát. Nhưng lòng Mỵ đang sống về ngày trước, tai văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng. Ngày trước Mỵ thổi sáo giỏi. Mùa xuân đến, Mỵ uống rượu bên bếp và thổi sáo. Mỵ uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, cứ ngày đêm thổi sáo đi theo Mỵ hết núi này sang núi khác.
    Rượu tan lúc nào. Người về, người đi chơi đã vãn cả, Mỵ không biết. Mỵ vẫn ngồi trơ một mình giữa nhà. Mãi sau Mỵ mới đứng dậy. Nhưng Mỵ không bước ra đường. Mỵ từ từ vào buồng.
    Chẳng năm nào A Sử cho Mỵ đi chơi Tết.
    Bấy giờ Mỵ ngồi xuống giường, trông ra cửa sổ lỗ vuông mờ mờ trăng trắng. Từ nãy Mỵ thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui như những đêm Tết ngày trước. Mỵ trẻ. Mỵ vẫn còn trẻ. Mỵ muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi Tết. Huống chi A Sử với Mỵ, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau. Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mỵ sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại, chỉ thấy nước mắt ứa ra.
    Mà tiếng sáo gọi bạn vẫn lửng lơ bay ngoài đường.
    ''Anh ném pao
    Em không bắt
    Em không yêu
    Quả pao rơi rồi...''.

    A Sử vừa ở đâu về, lại sửa soạn đi chơi. A Sử thay áo mới, khoác thêm hai vòng bạc vào cổ rồi bịt cái khăn trắng lên đầu. Có khi nó đi mấy ngày mấy đêm. Nó còn đương rình bắt nhiều người con gái nữa về làm vợ. Cũng chẳng bao giờ Mỵ nói.
    Bây giờ Mỵ cũng không nói. Mỵ đến góc nhà, lấy ống mỡ, sắn một miếng, bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng.
    Trong đầu Mỵ đang rập rờn tiếng sáo. Mỵ muốn đi chơi. Mỵ cũng sắp đi chơi. Mỵ quấn lại tóc. Mỵ với tay lấy cái váy hoa vắt phía trong vách. A Sử sắp bước ra, bỗng quay lại, lấy làm lạ. A Sử nhìn quanh thấy Mỵ rút thêm cái áo.
    A Sử hỏi:
    - Mày muốn đi chơi à?
    Mỵ không nói. A Sử cũng không hỏi thêm. A Sử bước lại, nắm Mỵ, lấy thắt lưng trói hai tay Mỵ. Nó xách cả một thúng sợi đay ra trói đứng Mỵ vào cột nhà. Tóc Mỵ xõa xuống. A Sử quấn luôn tóc lên cột, Mỵ không cúi, không nghiêng được đầu nữa. Trói xong, A Sử thắt cái thắt lưng xanh ra ngoài áo rồi phẩy tay tắt đèn, đi ra khép cửa buồng lại.
    Trong bóng tối, Mỵ đứng im, như không biết mình đang bị trói. Hơi rượu còn nồng nàn. Mỵ vẫn nghe thấy tiếng sáo đưa Mỵ đi theo những cuộc chơi. ''Em không yêu, quả pao rơi rồi. Em yêu người nào, em bắt pao nào...''. Mỵ vùng bước đi. Nhưng chân đau không cựa được. Mỵ không nghe tiếng sáo nữa. Chỉ còn nghe tiếng chân ngựa đạp vào vách. Ngựa vẫn đứng yên, gãi chân, nhai cỏ. Mỵ thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa.
    Chó sủa xa xa. Chừng đã khuya. Lúc này, lúc trai đang đến gõ vách làm hiệu, rủ người yêu dỡ vách ra rừng chơi. Mỵ nín khóc, Mỵ lại bồi hồi.
    Cả đêm Mỵ phải trói đứng như thế. Lúc thì khắp người bị dây trói thít lại, đau nhức. Lúc lại tràn trề tha thiết nhớ. Hơi rượu tỏa. Tiếng sáo. Tiếng chó sủa xa xa. Mỵ lúc mê, lúc tỉnh. Cho tới khi trời tang tảng rồi không biết sáng từ bao giờ.
    Mỵ bàng hoàng tỉnh. Buổi sáng âm âm trong cái nhà gỗ rộng. Vách bên cũng im ắng. Không nghe tiếng lửa réo trong lò nấu lợn. Không một tiếng động. Không biết bên buồng quanh đấy, các chị vợ anh, vợ chú của A Sử có còn ở nhà, không biết tất cả những người đàn bà khốn khổ sa vào nhà quan đã được đi chơi hay cũng đang phải trói như Mỵ. Mỵ không thể biết.
    Đời người đàn bà lấy chồng nhà giàu ở Hồng Ngài, một đời người chỉ biết đi theo đuôi con ngựa của chồng. Mỵ chợt nhớ lại câu chuyện người ta vẫn kể: đời trước, ở nhà thống lý Pá Tra có người trói vợ trong nhà ba ngày rồi đi chơi, khi về nhìn đến, vợ chết rồi. Mỵ sợ quá, Mỵ cựa quậy. Xem mình còn sống hay chết. Cổ tay, đầu, bắp chân bị dây trói xiết lại, đau đứt từng mảnh thịt.
    Có tiếng xôn xao phía ngoài. Rồi một đám đông vào nhà. Thống lý Pá Tra xuống ngựa vứt cương cho ''thị sống'' (một chức việc đi hầu thống lý như người làm mõ thời trước) dắt ngựa vào tàu. Nghe như bọn họ khiêng theo con lợn, hoặc một người phải trói, vừa vứt huỵch xuống đất, cứ thở phò phò.
    A Sử chệnh choạng vào buồng. áo rách toạc một mảnh vai. Cái khăn xéo trắng loang lổ máu, xụp xuống quanh trán. A Sử nằm lăn ra giường. Thống lý Pá Tra bước vào. Theo sau thống lý, một lũ ''thống quán'' (một chức việc như phó lý) ''xéo phải'' (như trưởng thôn) và bọn thị sống vẫn thường ra vào hầu hạ, ăn thịt uống rượu, hút thuốc phiện nhà thống lý.
    Có người bấy giờ mới nhìn thấy Mỵ phải trói đứng trong cột. Nhưng cũng không ai để ý. Họ xúm lại quanh giường A Sử.
    Pá Tra, tay vẫn cầm cái roi ngựa, lại từ từ đi ra. Mỵ nhắm mắt lại, không dám nhìn. Mỵ chỉ nghe hình như có tiếng ông thống lý gọi người ra ngoài.
    Mỵ hé nhìn ra, thấy chị dâu bước tới. Người chị dâu ấy chưa già, nhưng cái lưng quanh năm phải đeo thồ nặng quá, đã còng rạp xuống. Người chị dâu đến cởi trói cho Mỵ. Sợi dây gai bắp chân vừa lỏng ra, Mỵ ngã sụp xuống.
    Chị dâu khẽ nói vào tai Mỵ:
    - Mỵ! đi hái thuốc cho chồng mày.
    Mỵ quên cả đau đứng lên. Nhưng không nhích chân lên được. Mỵ phải ôm vai chị dâu. Hai người khổ sở dìu nhau bước ra. Vào rừng tìm lá thuốc, Mỵ nghe nói lại, mới biết chuyện A Sử đi chơi bị đánh vỡ đầu.
    Nửa đêm qua, A Sử vào làng tìm đến đám tiếng sáo, tiếng khèn. Nhiều chàng trai làng ấy và các làng khác, chơi quay, thổi sáo suốt ngày, chập tối vừa tan xong chầu rượu trong nhà, bây giờ vẫn còn chưa chịu tan về.
    Lúc A Sử và chúng bạn kéo đến, không còn ai chơi trong nhà. Nhưng người ra người vào còn dập dìu quanh ngõ.
    A Sử đứng ngoài, tức lắm. Nó bàn với lũ khác, dọa đánh bọn trai lạ bám quanh nhà, khiến bọn A Sử bị vướng không thể vào được.
  9. julie06

    julie06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    Bọn A Sử ném vào vách. Ông bố trong nhà ra chửi. Vẫn ném. Ông lão vào trong cửa, bắn ra hai phát súng. Thế là tan những đám hẹn.
    Nhưng cũng chưa người trai nào vội về. Họ tản vào các nhà quen trong xóm. Đợi sáng mai lại lên sân đánh pao với con gái trong xóm.
    Bọn A Sử cũng không chịu để cánh kia yên. Sáng sớm, khi họ vừa ra đầu ngõ, bọn A Sử đã kéo đến gây sự. A Sử đi trước, nạm vòng bạc rủ xuống tua chỉ xanh đỏ, chỉ riêng con cái nhà quan trong làng mới được đeo. A Sử hùng hổ bước ra. Bọn kia đứng dồn cả lại, xôn xao.
    - Lũ phá đám ta hôm qua đây rồi.
    - A Phủ đâu? A Phủ đánh chết nó đi!
    Một người to lớn chạy vụt ra, vung tay ném con quay thẳng vào mặt A Sử. Con quay gỗ ngát lăng vào giữa mặt. Nó vừa kịp bưng tay lên, A Phủ đã xộc tới, nắm vòng cổ, kéo dập đầu xuống, xé vai áo, đánh tới tấp. Người làng nghe tiếng hò hét đổ ra. Bọn trai làng lạ tản hết lên rừng. Mấy người đuổi đón đầu A Phủ.
    A Phủ bị bắt sống, trói gô chân tay lại. Vừa lúc thống lý Pá Tra tới. Chúng nó xọc ngang cái gậy, khiêng A Phủ mang về ném xuống giữa nhà thống lý.
    Mỵ đi hái được lá thuốc về, thấy trong nhà càng đông hơn lúc nãy. Ngoài sân, dưới gốc đào lại buộc thêm mấy con ngựa lạ.
    Mỵ đi cửa sau vào, lé mắt nhìn thấy một người to lớn quỳ trong góc nhà. Mỵ đoán đấy là A Phủ.
    Bọn chức việc cả vùng Hồng Ngài đến nhà thống lý dự đám kiện.
    Các lý dịch, quan làng thống quán, xéo phải, đội mũ quấn khăn, xách gậy, cưỡi ngựa kéo đến xử kiện và ăn cỗ.
    Trong nhà thống lý đã bày ra năm bàn đèn. Khói thuốc phiện tuôn ra các lỗ cửa sổ tun hút xanh như khói bếp. Cả những người chức việc bên làng A Phủ cũng tới. Chỉ bọn trai làng ấy phải ngồi khoanh tay cạnh A Phủ, vì họ bị gọi sang hầu kiện. Bọn chức việc nằm dài cả bên khay đèn.
    Suốt từ trưa cho tới hết đêm, mấy chục người hút. Trên nhất là thống lý Pá Tra. Thống lý hút xong một đợt năm điếu, đến người khác, lại người khác, cứ thế lần lượt xuống tới bọn đi gọi người về dự kiện.
    Chỉ có đàn bà ngồi trong buồng và đi bên ngoài dòm ngó đám xử kiện và A Phủ quỳ chịu tội ở xó nhà, không được dự tiệc hút ấy.
    Một loạt người vừa hút xong, Pá Tra ngồi dậy, vuốt ngược cái đầu trọc dài, kéo đuôi tóc ra đằng trước, cất giọng lè nhè gọi:
    - Thằng A Phủ ra đây.
    A Phủ ra quỳ giữa nhà. Lập tức, bọn trai làng xô đến, trước nhất, chắp tay lạy lia lịa lên thống lý rồi quay lại đánh A Phủ.
    A Phủ quỳ chịu đòn, chỉ im như cái tượng đá...
    Cứ mỗi đợt bọn chức việc hút thuốc phiện xong, A Phủ lại phải ra quỳ giữa nhà, lại bị người xô đến đánh. Mặt A Phủ sưng lên, môi và đuôi mắt giập chảy máu. Người đánh, người quỳ lạy, kể lể, chửi bới. Xong một lượt đánh, kể, chửi, lại hút. Khói thuốc phiện ngào ngạt tuôn qua các lỗ cửa sổ. Rồi Pá Tra lại ngóc cổ lên, vuốt tóc, gọi A Phủ... Cứ như thế, suốt chiều, suốt đêm, càng hút, càng tỉnh, càng đánh, càng chửi, càng hút.
    Trong buồng bên cạnh, Mỵ cũng thức suốt đêm, im lặng ngồi xoa thuốc dấu cho A Sử. Lúc nào Mỵ mỏi quá, cựa mình, những chỗ lằn trói trong người lại đau ê ẩm. Mỵ lại gục đầu nằm thiếp. A Sử đạp chân vào mặt Mỵ. Mỵ choàng thức, lại nhặt nắm lá thuốc xoa đều đều trên lưng chồng.
    Ngoài nhà vẫn rên lên từng cơn kéo thuốc phiện, như những con mọt nghiến gỗ kéo dài, giữa tiếng người khóc, tiếng người kể lào xào, và tiếng đấm đánh huỳnh huỵch.
    Sáng hôm sau, đám kiện đã xong. Mấy người, chẳng biết từ bao giờ, ngủ ngáy ngay bên khay đèn. Bọn xéo phải đang bắc cái chảo đồng và xách ấm nước ra nấu thêm lạng thuốc để hút ban ngày cho các quan làng thật tình, các quan làng còn một tiệc ăn cỗ nữa.
    Thống lý mở tráp, lấy ra một trăm đồng bạc hoa xòe bày lên mặt tráp, rồi nói:
    - Thằng A Phủ kia, mày đánh người thì làng xử mày phải nộp vạ cho người phải mày đánh là hai mươi đồng, nộp cho thống quán năm đồng, mỗi xéo phải hai đồng, mỗi người đi gọi các quan làng về hầu kiện năm hào. Mày phải mất tiền mời các quan hút thuốc từ hôm qua tới nay. Lại mất con lợn hai mươi cân, chốc nữa mổ để các quan làng ăn vạ mày. A Phủ, mày đánh con quan làng, đáng lẽ làng xử mày tội chết, nhưng làng tha cho mày được sống mà nộp vạ. Cả tiền phạt, tiền thuốc, tiền lợn, mày phải chịu một trăm bạc trắng. Mày không có trăm bạc thì tao cho mày vay để mày ở nợ. Bao giờ có tiền trả thì tao cho mày về, chưa có tiền trả thì tao bắt mày làm con trâu cho nhà tao. Đời mày, đời con, đời cháu mày tao cũng bắt thế, bao giờ hết nợ tao mới thôi. A Phủ! Lại đây nhận tiền quan cho vay.
    A Phủ lê hai cái đầu gối sưng bạnh lên như mặt hổ phù. A Phủ cúi sờ lên đồng bạc trên tráp, trong khi Pá Tra đốt hương, lầm rầm khấn gọi ma về nhận mặt người vay nợ. Pá Tra khấn xong, A Phủ cũng nhặt xong bạc, nhưng chỉ nhặt làm phép lên như thế rồi lại để ngay xuống mặt tráp. Rồi Pá Tra lại trút cả bạc vào trong tráp.
    Con lợn vừa bắt về cho A Phủ thết làng ăn vạ đã kêu eng éc ngoài sân. Đếm tiền rồi, A Phủ không phải quỳ, phải đánh nữa.
    A Phủ đứng lên cầm con dao, chân đau bước tập tễnh, cùng với trai làng ra chọc tiết làm thịt lợn hầu làng.
    Trong nhà, thuốc phiện vẫn hút rào rào.
    Thế là từ đấy A Phủ phải ở trừ nợ cho nhà quan thống lý. Đốt rừng, cày nương, cuốc nương, săn bò tót, bẫy hổ, chăn bò chăn ngựa, quanh năm một thân một mình rong ruổi ngoài gò rừng. A Phủ đương tuổi sức lực. Đi làm hay đi săn cái gì cũng phăng phăng. Không còn có lúc nào trở về làng bên. Nhưng A Phủ cũng chẳng muốn trở về làm gì bên ấy.
    A Phủ cũng không phải người bên ấy. Bố mẹ đẻ A Phủ ở Hắng Bìa. Năm xưa, làng Hắng Bìa phải một trận bệnh đậu mùa, nhiều trẻ con, cả người lớn chết, có nơi chết cả nhà. Còn sót lại một mình A Phủ. Có người làng đói bắt A Phủ đem xuống bán đổi lấy thóc của người Thái dưới cánh đồng. A Phủ mới mười một tuổi, nhưng A Phủ gan bướng, không chịu ở cánh đồng thấp.
    A Phủ trốn lên núi, lưu lạc đến Hồng Ngài. Đi làm cho nhà người, lần nữa mùa này sang mùa khác. Chẳng bao lâu A Phủ đã lớn, biết đúc lưỡi cày, biết đục cuốc, lại cày giỏi và đi săn bò tót rất bạo.
    A Phủ khỏe, chạy nhanh như ngựa. Con gái trong làng nhiều cô mê. Nhiều người nói: ''Đứa nào được A Phủ cũng bằng được con trâu tốt trong nhà. Chẳng mấy lúc mà giàu''. Người ta ao ước đùa thế thôi chứ phép rượu cũng chẳng to hơn phép làng, còn tục lệ cưới xin, mà A Phủ không có bố mẹ, không có ruộng, không có bạc, A Phủ không thể lấy nổi vợ.
    Tuy nhiên, đang tuổi chơi, trong ngày Tết đến, A Phủ chẳng có quần áo mới như nhiều trai khác, A Phủ chỉ có độc một chiếc vòng bằng sợi dây đồng vía lằn trên cổ. A Phủ cứ cùng trai làng đem sáo, khèn, đem con quay và quả pao, quả yến đi tìm người yêu ở các làng trong vùng.
    Vì thế mà sinh sự đánh nhau ở Hồng Ngài.
    Một năm kia, phải khi đang đốt rừng. Hổ gấu từng đàn ra phá nương, bắt mất nhiều bò ngựa. Nhà thống lý lúc nào cũng đầy ngựa trong tàu trước cửa, đầy lưng bò đứng chen chân trong cột cửa, và dê, chó, lợn nằm quanh nhà. Ngày nào cũng lũ lượt hàng mấy chục con đi nương ăn. Bây giờ gặp khi rừng đói, mỗi lần bò ngựa đi nương, A Phủ phải ở lại trông.
    A Phủ ở lều hàng tháng ngoài nương. Đêm đến, dồn bò ngựa về nằm chầu nhau ngủ quanh lều.
    Mấy ngày A Phủ mê mải đi bẫy dím, không đếm được ngựa. Hôm ấy vào rừng thấy vết chân hổ. A Phủ vội phóng ngựa chạy vờn quanh đàn, dồn chúng quần lại để đếm. A Phủ đếm lại mấy lần. Thiếu một con bò. A Phủ nhào vào rừng, lần theo lốt chân hổ, tìm được con bò đã bị hổ ăn thịt, chỉ còn lại một nửa mình nằm ngay dưới cây thông cụt.
    A Phủ nhặt mấy miếng thịt rơi quanh đấy rồi vác nốt nửa con bò về. Nghĩ bụng: ''Con hổ này to lắm. Hãy còn ngửi thấy mùi hôi quanh đây. Ta về lấy súng đi tìm, thế nào cũng bắn được''.
    Về đến nhà, A Phủ lẳng vai ném nửa con bò xuống gốc đào trước cửa. Pá Tra bước ra hỏi:
    - Mất mấy con bò?
    A Phủ trả lời tự nhiên:
    - Tôi về lấy súng. Thế nào cũng bắn được. Con hổ này to lắm.
    Pá Tra hất tay, nói:
    - Quân ăn cướp mất bò tao. A Sử đâu! Đem súng đi lấy con hổ về.
    Rồi Pá Tra quay lại, bảo A Phủ:
    - Mày ra ngoài kia, lấy vào đây một cái cọc, một cuộn dây mây. Tao trói mày đứng chỗ kia. Bao giờ chúng nó bắn được con hổ về thì mày khỏi phải chết. Nếu không được con hổ thì tao cho mày đứng chết ở đấy.
    A Phủ cãi:
    - Tôi được con hổ ấy còn nhiều tiền hơn con bò.
    Pá Tra cười:
    - Lấy cọc dây mây vào đây!
    Không nói nữa, như con trâu đã đóng lên tròng. A Phủ lẳng lặng ra vác chiếc cọc gỗ rồi lấy cuộn dây mây trên gác bếp xuống. Tự tay A Phủ đóng cọc xuống bên cột, Pá Tra đẩy A Phủ vào chân cột, hai tay bắt ôm quặt lên. Rồi dây mây cuốn từ chân lên vai, chỉ còn cổ và đầu lúc lắc được.
    Đàn bà trong nhà, mỗi khi đi qua đều cúi mặt. Không một ai dám hỏi. Cũng không một ai dám nhìn ngang mắt.
    Đến đêm, A Phủ cúi xuống, nhay đứt hai vòng mây, nhích dãn dây trói một bên tay. Nhưng trời cũng vừa sáng. Pá Tra quảng thêm một vòng tròng lọng vào cổ. Thế là A Phủ không cúi, không còn lắc được nữa.
    A Sử và lính dõng của thống lý đi đuổi, mấy ngày không lùng bắt được con hổ. Thì cũng mấy ngày A Phủ phải trói đứng góc nhà. Đằng kia, bếp lò bung ngô cao ngang đầu người vẫn hừng hực đỏ rực. Mỗi hôm hai buổi, người ra người vào ăn uống tấp nập. A Phủ đứng nhắm mắt, cho tới khuya.
    Những đêm mùa đông trên núi cao dài và buồn. Nếu không có bếp lửa sưởi kia thì Mỵ cũng đến chết héo. Mỗi đêm, Mỵ dậy ra thổi lửa hơ tay, hơ lưng, không biết bao nhiêu lần.
    Thường khi đến gà gáy, Mỵ dậy ra bếp sưởi một lúc thật lâu, các chị em trong nhà mới bắt đầu ra dóm lò bung ngô, nấu cháo lợn.
    Mỗi đêm, nghe tiếng phù phù thổi bếp, A Phủ lại mở mắt. Ngọn lửa bùng lên, cùng lúc ấy Mỵ cũng nhìn sang, thấy mắt A Phủ trừng trừng. Mới biết nó còn sống. Mấy đêm nay như thế.
    Nhưng Mỵ vẫn thản nhiên thổi lửa, hơ tay. Nếu A Phủ là cái xác chết đứng chết đấy, cũng thế thôi. Mỵ vẫn trở dậy, vẫn sưởi. Mỵ chỉ biết, chỉ còn ở với ngọn lửa. Có đêm A Sử chợt về thấy Mỵ ngồi đấy, A Sử ngứa tay đánh Mỵ ngã xuống cửa bếp. Nhưng đêm sau Mỵ vẫn ra sưởi như đêm trước.
    Lúc ấy đã khuya. Trong nhà ngủ yên. Mỵ trở dậy thổi lửa, ngọn lửa bập bùng sáng lên. Mỵ trông sang thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở. Dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen. Thấy tình cảnh thế, Mỵ chợt nhớ đêm năm trước, A Sử trói Mỵ, Mỵ cũng phải trói đứng thế kia. Nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được. Trời ơi nó bắt trói đứng người ta đến chết. Nó bắt mình chết cũng thôi. Nó đã bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt về trình ma rồi, chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi... Người kia việc gì mà phải chết. A Phủ... Mỵ phảng phất nghĩ như vậy.
    Đám than đã vạc hẳn lửa. Mỵ không thổi cũng không đứng lên. Mỵ nhớ lại đời mình. Mỵ tưởng tượng như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng trốn được rồi, lúc đó bố con thống lý sẽ đổ là Mỵ đã cởi trói cho nó, Mỵ liền phải trói thay vào đấy. Mỵ chết trên cái cọc ấy. Nghĩ thế, nhưng làm sao Mỵ cũng không thấy sợ...
    Trong nhà tối bưng, Mỵ rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt. Nhưng Mỵ tưởng như A Phủ biết có người bước lại... Mỵ rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ thở phè từng hơi, như rắn thở, không biết mê hay tỉnh.
    Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mỵ cũng hốt hoảng. Mỵ chỉ thì thào được một tiếng ''Đi đi...'' rồi Mỵ nghẹn lại. A Phủ khuỵu xuống không bước nổi.
    Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy.
    Mỵ đứng lặng trong bóng tối.
    Trời tối lắm. Mỵ vẫn băng đi. Mỵ đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy xuống tới lưng dốc.
    Mỵ thở trong hơi gió thốc lạnh buốt:
    - A Phủ cho...
    A Phủ chưa kịp nói, Mỵ lại vừa thở vừa nói:
    - ở đây chết mất.
    A Phủ chợt hiểu.
    Hai người đỡ nhau lao xuống dốc núi.
    Hai người đi ròng rã hơn một tháng. Họ chuyền trên những triền núi cao ngất, lốm đốm nhà, thấp thoáng ruộng, đất đỏ, suối trắng tinh, trông thấy trước mặt mà đi mấy ngày chưa tới. Từ Hồng Ngài xuống qua vùng ruộng ở Mường Quài của người Thái, từ Nậm Cất sang Chống Chia, từ Chống Chia qua dốc Lùng Chùng Phủng lại trở về bờ sông Đà phía giữa châu Phù Yên sang châu Mai Sơn, chỗ đầu mối giao thông của ngoài vùng tự do vào khu du kích của các dân tộc Thái, Dao, Mèo bên kia sông. Rồi họ về trong những làng Mông Đỏ hẻo lánh vùng Phìa Sa. Xa lắm rồi, thống lý không đuổi được nữa... họ nghĩ thế.
    Ròng rã, ăn rau rừng, củ nâu, mộc nhĩ, vừa hết mùa mưa, tới Phìn Sa.
    Hai người tới Phìn Sa, ở đấy không ai biết đấy là A Phủ, người ở nợ nhà thống lý. Người ta ngỡ đây là hai vợ chồng trong một nhà đông anh em ở bên kia dốc Lùng Chùng Phủng, nương vỡ được ít mà miệng ăn thì nhiều, anh em, vợ chồng phải chia ra, đem nhau đi tìm ăn nơi khác...
    Hai người nhận là vợ chồng. Mà thật thì A Phủ và Mỵ đã thành vợ chồng.
    -------------------------
    (1) Tổ chức cai trị của thực dân Pháp trước đặt chức thống lý cho bọn chức việc người Mông, cũng như chánh tổng, lý trưởng ở xuôi, phìa ở làng Thái.
    (2) Người Mông có tục cướp vợ trai gái yêu nhau, bằng lòng nhau (có khi chỉ anh con trai muốn người con gái. Nhưng trường hợp này hiếm). Người con trai giữa đêm cùng một số bạn trai khác, đến nhà người yêu, bí mật ''cướp'' đi. Hôm sau, người trai trở lại báo tin cho bố người gái ấy là tôi đã cướp được con gái ông làm vợ. Thế là phong tục bắt bố phải nhận lời. Cưới lối ''cướp'' như thế, người trai mất rất ít tiền. Thường mùa xuân ăn Tết, con trai hay đi ''cướp'' vợ. Đó là phong tục vui, thanh niên rất thích. Bây giờ vẫn thường xảy ra.

Chia sẻ trang này