1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Truyện ngắn tôi và bạn yêu thích ..cùng đọc ..cùng khóc ..cùng cười ...cùng chia sẻ ...

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi ngoclinhkhue, 24/08/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. ngoclinhkhue

    ngoclinhkhue Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    20/07/2008
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    Truyện ngắn tôi và bạn yêu thích ..cùng đọc ..cùng khóc ..cùng cười ...cùng chia sẻ ...

    Truyện thứ nhất : Trăng trên mặt nước

    Tôi yêu thích câu truyện này , tôi yêu từ cái tên tựa đề của nó , tôi yêu người phụ nữ này , tôi yêu cả đất nước Nhật Bản qua hình ảnh người phụ nữ trong truyện.
    Tôi thích cách tác giả khai thác tâm lý của nhân vật, rất phụ nữ , rất nhân văn
    Một đứa con không phải của người đàn ông nàng yêu nhưng mong muốn thầm lkín của nàng mang hình hài người đàn ông đó .
    Một truyện ngắn mà nó khiến tôi yêu nhiều thứ quá nhỉ


    Trăng trên mặt nước
    Tác giả: Kawabata
    Dịch giả: Nguyễn Quân


    Một ngày kia Kiôkô nảy ra ý nghĩ làm sao cho chồng mình nằm trên lầu có thể nhìn thấy những mảnh vườn trồng rau, nhờ một chiếc gương nhỏ cầm tay. Người chồng nằm liệt giường từ lâu nhờ vậy mà thấy như lại khởi đầu một cuộc sống mới. Đó đâu phải chỉ là một chút sống nhờ cái gương.

    Cái gương này vốn ở cái tủ con đựng đồ trang điểm, món của hồi môn của Kiôkô. Cái tủ nhỏ thôi nhưng là tủ gỗ dâu qúi, và cái khung gương cũng làm bằng thứ gỗ đó. Náng nhớ hồi mới cưới có lần nàng đã dùng cả hai chiếc gương khi chải tóc và đã ngượng chín người vì thấy ống tay áo xô lên qúa cao để lộ trần cả khuỷu tay. Tấm gương này đây.

    Lúc đó chồng nàng vừa ở buồng tắm ra.
    ?oEm vụng qúa! Nào đưa anh giữ hộ một tay?. Anh nói vậy và đỡ lấy một tấm gương nhỏ. Khi anh cầm gương và tìm cách phản chiếu sau gáy Kiôkô lên mặt tủ gương, nàng thấy hình như anh thích thú với công việc đó lắm. Có lẽ anh phát hiện ra điều gì mới lạ chăng! Thực ra Kiôkô không vụng về, nàng chỉ cảm thấy ngượng ngùng vì biết chồng ngắm mình từ phía sau lưng.
    Chuyện cũng mới gần đây thôi, chiếc gương bằng gỗ dâu để trong ngăn kéo chưa kịp lên màu. Thế rồi chiến tranh xảy ra và mọi người tản cư khỏi thành phố. Bệnh tình của chồng nàng chuyển sang giai đoạn nguy kịch. Khi lần đầu tiên Kiôkô nghĩ ra cách cho chồng nhìn thấy vườn rau thì mặt gương đã mờ đục; nếp viền và tay cầm còn lấm bụi và vương phấn. Nhưng có lẽ nó cũng không mờ lắm nên nàng không để ý tới chuyện đó. Chỉ có người bệnh buồn rầu và không khi nào rời khỏi chiếc gương bên gối. Anh đánh bóng cả mặt gương, cả mép gương, lẫn cái tay cầm với một sự sốt ruột của người ốm. Kiôkô nhận thấy mỗi khi mặt gương sáng lên một chút thì chồng nàng lại càng hối hả hà hơi lên mặt gương và lau chùi nó. Thỉnh thoảng nàng cứ nghĩ có lẽ những con vi trùng lao đã len lỏi vào các kẽ nứt nhỏ ở vành gỗ. Mỗi khi chải tóc cho chồng bằng một chút dầu hoa hồng thì anh lại lấy tay vuốt tóc rồi miết lên cái cán gương bằng gỗ dâu. Trong khi gỗ ở chiếc tủ gương đục tối thì vành gỗ quanh chiếc gương nhỏ lại sáng bóng lên.
    Khi Kiôkô đi bước nữa, nàng vẫn dùng chiếc tủ gương đó.
    Còn chiếc gương nhỏ được đặt vào quan tài người chồng cũ của nàng và cũng được hỏa thiêu. Thay vào chiếc gương nhỏ ấy là một chiếc gương khác chạm khắc hoa văn Kamakura. Nàng không kể với người chồng mới về chuyện này.

    Khi người chồng thứ nhất của nàng qua đời, người ta đã buộc hai tay anh lại ở nơi hai ngón cái theo đúng tục lệ, vì vậy nàng không thể đặt chiếc gương nhỏ vào tay anh. Nàng đặt nó lên ngực người qúa cố.
    ?oNgực anh đã làm anh đau đớn thế. Chiếc gương nhỏ này chắc là nặng lắm phải không anh?
    Kiôkô thì thào như vậy và sửa lại ngay ngắn chiếc gương trên ngực chồng. Nàng nghĩ, chiếc gương đó đặc biệc có ý nghĩa trong cuộc đời chồng vợ của hai người nên mới đặt nó lên ngực anh. Nàng cố không để cho ai trong họ hàng nhìn thấy chiếc gương đặt trong quan tài và đặt một bó cúc trắng lên trên. Do vậy không ai biết cả.
    Trong đống than sau khi hỏa thiêu người ta phát hiện ra một vật tròn tròn, gồ ghề nửa đen như than nửa hơi vàng vàng. Đó là mặt gương đã bị nung nóng và gần chảy ra, sần sùi.
    Ngoài chiếc gương cầm tay ở tủ còn có một chiếc gương nhỏ hơn nữa. Đó là một chiếc gương kiểu đồ mỹ dung du lịch, hình bầu dục; soi được cả hai mặt. Kiôkô từng mơ ước được dùng nó trong chuyến du lịch tân hôn. Song hồi đó có chiến tranh nên người ta không thể đi du lịch hưởng tuần trăng mật được. Vì vậy suốt thời gian chồng nàng còn sống, chưa một lần Kiôkô được dùng tới chiếc gương này.
    Rồi nàng lại đi du lịch hưởng tuần trăng mật với người chồng mới. Lớp da bọc hộp đồ du lịch cũ của nàng đã mốc meo. Vì vậy nàng phải mua một hộp mới.
    Ngày đầu tiên của chuyến du lịch người chồng nàng rụt rè chạm vào tay nàng và nói: ?oEm yêu, em còn hệt như một thiếu nữ?. Giọng anh không châm biếm mà toát ra một niềm vui bất ngờ. Có lẽ anh sung sướng thấy nàng còn như một thiếu nữ. Song chỉ vài tiếng đó làm nàng bỗng nhiên buồn thắt ruột. Một nỗi đau khó tả làm nàng bật rơi nước mắc và thu mình lại. Có lẽ người chồng mới lại càng thấy cử chỉ đó thật là thanh nữ.
    Nàng khóc mình hay khóc người chồng cũ. Khó mà biết được. Người ta cũng không bao giờ phân chia được điều đó thật rạch ròi. Song nàng mới biết mình có lẽ đã làm phật lòng người chồng mới và giờ đây phải làm duyên đôi chút.
    ?oEm khác lắm? Hoàn toàn khác phải không?? ?" Nàng nói. Nhưng vừa nói nàng lại thấy mình điệu, nàng xấu hổ và đỏ mặt. Điều đó làm chồng nàng đã hài lòng.
    ?oVì em cũng chưa có con mà!?
    Lại như một mũi dao đâm vào tim Kiôkô. Mỗi khi cảm thấy sức mạnh của một người đàn ông bên cạnh mà không phải là người chồng cũ đã qua đời, nàng lại cảm thấy nhục nhã như bị người ta giễu cợt vậy.
    ?oSong em cũng gần như đã phải lo cho một đứa trẻ?-nàng đột ngột trả lời ?" như để an ủi chồng.
    Người chồng đầu tiên mất sau thời gian ốm dai dẳng, Kiôkô có cảm tưởng anh là đứa con mà nàng đã mang trong người.
    Song nếu anh ấy phải chết thì sự chừng mực nghiêm khắc của nàng đối với anh có nghĩa lý gì?
    ?oAnh mới thấy được Môni qua cửa sổ toa tàu trên tuyến đường Giôêxu? ?" Người chồng thứ hai nói và kéo nàng về phía mình. Môni là thành phố quê nàng. ?oMột thành phố đẹp, giữa một vùng rừng, đúng như cái tên của nó. Em ở đó tới khi nào??
    ?oTới khi em học lên trường nữ sinh trung học. Hồi bị điều vào công binh xưởng ở Xandô?.
    ?oPhải, nó ở gần Xandô! Người ta bảo con gái Xandô miền Exiô đẹp. Vì thế mà em cũng đẹp. Đúng không??
    ?oEm đâu có đẹp? Kiôkô đưa tay lên cổ áo.
    ?oNếu tay em đẹp, chân em đẹp thì người em cũng đẹp?.
    ?oÔi, không!?
    Cánh tay trên ngực làm nàng cảm thấy chướng. Kiôkô kín đáo hạ tay xuống.
    ?oChắc là anh vẫn sẽ cưới em nếu em có một đứa bé con. Chúng mình sẽ cùng nuôi nó. Thích nhất là một đứa con gái? ?" anh thì thào vào tai nàng. Có thể anh nói vậy vì anh cũng có một đứa con trai nhưng Kiôkô lại thấy đó là một lời tỏ tình hơi lạ lùng một chút. Dù có con trai ở nhà nhưng do thương nàng nên anh đã kéo dài chuyến đi này tới mười hôm.
    Anh ta có một hộp đựng các đồ tùy thân du lịch ?" bọc da loại thượng hạng. Không thể so với bộ của Kiôkô. Nó không còn mới nhưng lớn hơn nhiều và chắc chắn. Chẳng biết anh ta có hay dùng nó không, có hay lau chùi không mà lớp da bóng mờ lộng lẫy. Kiôkô nghĩ tới hộp đồ của mình; chưa bao giờ dùng mà đã để mốc meo. Chỉ có chiếc gương nhỏ là nàng đã đưa cho người chồng cũ.
    Cái miếng kính nhỏ nằm trên chiếc gương gỗ dâu kia đã nóng chảy ra và được gắn liền với mặt thủy tinh của chiếc gương bầu dục lớn hơn. Ngoài Kiôkô không ai biết điều đó. Nàng cũng không nói với ai rằng cái cục thủy tinh méo mó ấy vốn là một tấm gương. Làm sao gia đình nàng đoán ra được?
    Song Kiôkô cảm thấy rằng tất cả những thế giới mà tấm gương kia từng phản chiếu cũng đã bị hỏa thiêu, bị tiêu diệt một cách phũ phàng. Nàng cảm thấy mất chúng như mất chính cơ thể người chồng đã cháy thành tro. Mới đầu Kiôkô đã chỉ cho chồng thấy vườn rau trong chiếc gương cầm tay mà anh khi nào cũng giữ bên gối. Đến khi chiếc gương đó trở nên quá nặng đối với người bệnh, Kiôkô phải xoa bóp ngực và vai anh rồi đưa anh chiếc gương nhỏ hơn, nhẹ hơn.
    Lúc còn sống anh không chỉ phản chiếu và nhìn ngắm cái vườn rau. Anh đã thu cả bầu trời vào đó, mây và tuyết, những mỏm núi phía xa và khu rừng gần nhà. Thậm chí cả trăng. Trong gương anh ngắm những cánh hoa đồng và những đàn chim bay qua. Trong cái gương của anh mọi người đang đi qua đường và trẻ em đang đùa nghịch trong vưòn.
    Chính Kiôkô cũng ngạc nhiên về tầm xa và sự trù phú của thế giới mà người ta nhìn thấy trong một tấm gương nhỏ. Một cái gương, phụ tùng của bộ đồ trang điểm cho khuôn mặt, thậm chí không phải một chiếc gương tay có cán chỉ đủ phản chiếu một cái gáy đàn bà, mà cả một thiên nhiên mới, một cuộc sống mới đối với người bệnh. Kiôkô ngồi bên giường anh và trong khi nàng luôn luôn nhìn gương, họ đã nói chuyện về cái thế giới được phản chiếu trong đó. Hình như dần dần Kiôkô không còn phân biệt được thế giới này trực tiếp thấy bằng mắt, với thế giới dội hình vào gương. Hình như có hai thế giới khác nhau. Thế giới hiện ra mới mẻ trong gương người ta hoàn toàn có thể coi đó là thế giới thực.
    ?oTrong gương, trời như bàng bạc?-Kiôkô nói, nàng nhìn ra ngoài cửa sổ và tiếp: ?oMặc dù, trời đầy mây xám?.
    Cái màu nặng như chì đó không có trong gương. Bầu trời thực sự rạng rỡ.
    ?oChắc là vì anh đã đánh mặt gương bóng cả lên?.
    Nằm trên giường nếu quay đầu anh có thể nhìn thấy bầu trời.
    ?oỪ, nó trơ xám như tro. Chắc là mắt người hay mắt súc vật, thí dụ như mắt những con chim sẻ nhìn màu trời cũng khác nhau. Người ta chẳng biết đôi mắt nào nhìn thấy cái thực?.
    ?oCòn cái gì thấy trong gương-đó là mắt của gương sao??
    Kiôkô thích nhất được gọi đó là đôi mắt tình yêu của nàng. Trong gương, màu lục của cây tươi hơn ở ngoài, màu trắng của những nhành huệ càng sáng và lóng lánh hơn.
    ?oĐây là vết ngón tay cái của em phải không? Tay phải...? ?" chồng nàng chỉ lên vành gương. Kiôkô giật mình. Nàng hà hơi vào gương và chùi vết đó đi.
    ?oCứ để im đó đi em! Lần đầu tiên khi em chỉ cho anh xem vườn rau, cũng có vết tay em như thế?
    ?zEm có biết đâu?
    ?zKhông, anh cũng chắc thế, nhưng nhớ cái gương này mà anh đã thuộc kỹ dấu ngón tay cái và ngón tay trỏ của em. Chắc chỉ có ai ốm dài như thế này mới nhớ được dấu ngón tay của vợ?
    Có thế nói kể từ ngày cưới, anh liên tục ốm. Anh cũng chưa đi lính hồi chiến tranh. Gần tới ngày đầu hàng, anh có bị gọi lính, song chỉ sau vài ngày làm việc ở sân bay anh đã suy sụp. Hết chiến tranh, anh trở về nhà. Vì anh không đi được nến Kiôkô và người em trai đã đến đón anh. Lúc chồng còn phục vụ trong quân ngũ, Kiôkô về với cha mẹ hồi đó đã tản cư. Nàng đã chuyển gần hết tài sản, của cải về nơi các cụ. Ngôi nhà họ ở sau ngày cưới đã cháy rụi. Họ thuê một căn phòng trong nhà một người bạn gái của Kiôkô, rồi từ căn phòng đó anh ra nhập ngũ. Ngoài một tháng trong nhà người bạn gái kia, nàng không được chung sống dài hơn với chồng, khi anh chưa ngã bệnh.
    Sau đó anh thuê một ngôi nhà ở Takahara để dưỡng bệnh. Nhà này trước có một gia đình tị nạn ở. Sau chiến tranh họ trở về Tokyo, Kiôkô mua lại của họ cả mảnh đất trồng rau. Trong toàn bộ khu vườn xanh um cỏ dại, chỉ có khoảng dăm sáu mét vuông được cuốc xới.
    Nàng có thể vào làng mua rau đủ cho hai người ăn. Song đó là cái thời mà bỏ hoang một mảnh vườn qúy như vậy thì phí phạm qúa, nên nàng đã chăm bón nó. Dần dần nàng tìm thấy nguồn vui ở những luống rau tự trồng. Nàng không hề thấy nhu cầu tách xa giường người bệnh, nhưng việc khâu vá đan lát làm cho nàng chán ngán. Khi làm việc ngoài vườn nàng cũng nghĩ tới chồng, nhưng tâm tưởng vô tư lự cho phép nàng thêm hy vọng. Nàng bước ra vườn để có thể thanh thản hiến dâng mình cho tình yêu. Nàng thường đọc sách bên giường cho anh nghe. Thỉnh thoảng Kiôkô cứ nghĩ ở ngoài vườn rau nàng lấy lại được mình, lấy lại được cái mà khi chăm sóc anh nàng lo có thể đánh mất.
    Khi nàng dời về Takahara là vào giữa tháng chín, những người khách nghỉ hè đã ra đi, mưa dầm đầu thu mang hơi lạnh ẩm ướt về. Một ngày kia, trước lúc mặt trời lặn một chút, bỗng vang lên một tiếng chim hót thật trong, bầu trời cũng đồng thời sáng rỡ lên và khi nàng rời khỏi mảnh vườn được rọi nắng gay gắt, màu xanh tươi của cây cỏ hướng về phía nàng. Như bị một phép lạ lôi cuốn, nàng nhìn lên những đám mây hồng tím hoa đào vây quanh các sườn núi. Bỗng nàng giật mình nghe tiếng chồng. Nàng tất tả chạy vào, đất còn lấm tay. Nàng lao lên lầu và thở nặng nhọc.
    ?zTôi gọi to vậy mà cô không nghe thấy sao??
    ?zEm xin lỗi, em không nghe thấy?
    ?zBỏ việc ngoài vườn đấy đi. Nếu cứ phải quát to thế này thì chỉ năm ngày nữa là tôi chết. Tôi chẳng còn nhìn thấy cô đang ở đâu, đang làm gì nữa?
    ?zEm chỉ ở trong vườn, nhưng nếu anh muốn, em sẽ thôi không làm vườn nữa?.
    Người chồng đã bình tĩnh lại.
    ?zEm có nghe thấy chim sơn tước hót không?? Đó là tất cả những gì anh muốn nói với nàng. Ngay khi anh nói, con chim lại cất tiếng hót trong cánh rừng rất gần. Kiôkô nhận ra tiếng một con chim sơn tước thật.
    ?zAnh có thích một chiếc chuông nhỏ dùng để gọi em khi cần không? Hay chờ đến khi mua được chuông, em đặt cạnh giường cho anh cái gì để ném nhé??
    ?zAnh có thể ném một chén trà từ trên này xuống chứ? Chuyện đùa!?
    Họ thống nhất với nhau là Kiôkô vẫn tiếp tục làm vườn, nhưng chờ cho mùa đông dài khắc nghiệt đi qua miền Takahara đã, cho mãi tới lúc sang xuân, nàng mới nghĩ ra việc anh có thể dùng chiếc gương để nhìn thấy vườn rau.
    Chỉ nhờ một tấm gương nhỏ mà anh, một người ốm nặng có được niềm vui như thể mới đang hồi sinh với những nhánh là tươi non. Nếu Kiôkô bắt sâu trong vườn mà anh không nhìn thấy được những con vật nhỏ bé đó trong gương thì nàng phải mang lên tầng lầu trên cho chồng xem. Nhưng khi nàng cuốc đất thì anh bảo: ?zTrong gương anh thấy rõ cả những con giun?.
    Vào những lúc ánh nắng ngả xiên đôi khi Kiôkô đang ở trong vườn bỗng thấy bị rọi nắng và quay nhìn lên lầu. Đó là lúc anh thu nàng vào gương. Anh bảo nàng hãy lấy bộ Kimônô có hoa xanh trắng anh vẫn mặc thời sinh viên mà may lấy một chiếc quần lao động. Anh sẽ sung sướng được nhìn nó trong gương, thấy nàng mặc nó khi làm vườn.
    Kiôkô biết rằng chồng quan sát mình trong gương khi trồng rau. Nàng nửa nhớ, nửa quên điều đó. Nàng thấy ấm áp trong lòng khi nghĩ lại rằng mình đã ngượng ngùng thế nào khi ngắm mình trong hai chiếc gương và để lộ một khuỷu tay. Nàng đã thay đổi biết bao kể từ tuần trăng mật ấy...

  2. ngoclinhkhue

    ngoclinhkhue Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    20/07/2008
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    Nếu nói đến chuyện trang điểm với hai tấm gương, thì phải lưu ý một điều là từ sau khi nước Nhật bại trận, không ai còn tô môi son nữa. Vì phải chăm sóc người bệnh, vì sau đó để tang chồng, nên mãi khi đi bước nữa nàng mới lại trang điểm. Tự Kiôkô biết rằng bây giờ nàng càng đẹp nổi bật. Khi người chồg mới khen mình đẹp lắm, nàng biết rằng anh ấy nói thật.
    Giờ đây khi ở buồng tắm ra và ngắm tấm thân để trần của mình trong cái tủ gương nhỏ, nàng không còn ngượng nghịu nữa. Nàng nhìn thấy vẻ đẹp của mình. Nhưng vẻ đẹp trong gương nàng không thấy như những người khác thường thấy. Nàng nhìn nó như cách người chồng cũ đã dạy nàng. Nàng tin tưởng vẻ đẹp trong gương, hoàn toàn tin rằng trong gương là cả một thế giới trọn vẹn. Song giữa thân thể bên ngoài của nàng nhìn bằng mắt trần và hình ảnh của nó trong tủ gương, nàng không thấy sự khác biệt như bầu trời nặng màu chì bên ngoài cửa sổ với bầu trời sáng bạc bên trong chiếc gương cầm tay ngày ấy. Đó không phải chỉ do tầm xa mà có lẽ do khát vọng nóng bỏng của người chồng ốm yếu nằm trên giường đã tác động tới nàng. Đến giờ nàng vẫn chưa biết mình đẹp như thế nào ở trong chiếc gương của chồng, khi làm việc ngoài vườn rau. Vì khi anh còn sống, nàng chưa kịp nhận thấy chính mình.

    Kiôkô nhớ lại tất cả những gì đã phản chiếu vào cái gương mà người chồng qúa cố đã cầm trên tay: hình ảnh chính nàng đang làm việc; màu xanh của những bông thủy tiên; màu trắng của hoa huệ; bầy trẻ làng đang chơi ngoài cánh đồng mặt trời buổi sớm nhô lên sau những mỏm núi xa phủ tuyết. Và nàng bỗng khát khao ghê gớm cái thế giới đã sẻ chia với người chồng cũ.
    Vì người chồng mới mà nàng cố nén tình cảm, không để cho khát vọng cháy bỏng đó bùng ra. Kiôkô chỉ cố giữ lại một hy vọng xa vời ở thế giới thần tiên kia.
    Một sáng tháng năm nàng nghe thấy tiếng chim đồng nội trong đài phát thanh, một chương trình của miền núi gần Takahara, nơi nàng đã sống cho tới khi chồng chết. Kiôkô tiễn chồng mới đi làm rồi lấy chiếc gương nhỏ trong tủ gương ra để phản chiếu bầu trời đang ngày một sáng lên. Rồi nàng ngắm khuôn mặt chính mình. Nàng phát hiện ra một điều kỳ lạ: người ta không thể nhìn ngắm chính gương mặt mình, dù là ở trong gương. Cũng từ hôm đó nàng nảy ra ý nghĩ: không biết là khuôn mặt mà người ta thấy trong gương có phải gương mặt thật của người ta không. Kiôkô theo đuổi một hồi lâu ý nghĩ vì sao các thần lại tạo ra con người không nhìn thấy được gương mặt của chính mình.
    Người ta có thể phát điên khi có thể nhìn gương mặt thật của mình? Và liệu người ta còn dám làm gì nữa? Có lẽ con người trong qúa trình tiến hóa dần dần đã đạt tới hình dạng ngày nay và không nhìn thấy được mặt chính mình nữa. Biết đâu chỉ những nàng tiên nữ và thị nữ trên trời có thể nhìn thấy gương mặt của chính họ - nàng nghĩ vậy.
    Gương mặt của riêng mình, nơi ta giàu có nhất, cái mà người ta qúy nhất, có lẽ là một thứ chỉ có để cho người khác thấy? Phải chăng tình yêu cũng vậy?
    Khi đặt chiếc gương nhỏ vào tủ nàng lại thấy cái gương có chạm hoa văn Kamakura không hợp với gỗ dâu. Chiếc gương cũ đã đi theo người chồng cũ của nàng; vì thế người ta có thể gọi cái tủ gương còn lại là một qủa phụ. Song chiếc gương cầm tay và chiếc gương nhỏ dài nàng đã đưa cho người chồng ốm liệt giường chắc đã rất có ích với anh và cũng đã có hại. Anh đã luôn luôn nhìn ngắm gương mặt chính mình trong đó. Khi nhìn thấy những dấu hiệu bệnh tật trên nét mặt trong gương chắc anh đã thấy như mình đang đứng trước thần cai quản cái chết. Nếu đó là một sự tự sát về tâm hồn bằng một cái gương thì nàng là kẻ đã hỗ trợ cho tội giết người ấy! Hồi ấy đã có lúc nàng nhận thấy mối nguy cơ và nhiều lần định cất gương đi nhưng anh không chịu.
    ?zEm muốn anh không được nhìn nữa sao? Chừng nào còn sống anh muốn được yêu tất cả những gì mình còn nhìn thấy? ?" anh nói. Có lẽ anh đã hy sinh đời mình cho thế giới trong gương còn sống mãi. Sau những cơn mưa rào thỉnh thoảng hai người được nhìn ánh trăng trên các vũng nước nhỏ trong vườn. Vầng trăng ấy ?" người ta có thể gọi là cái bóng của một cái bóng ?" đến nay vẫn ở lại trong tim của hai người.
    Khi người chồng mới bảo: ?zChỉ có những người khỏe mạnh mới có tình yêu lành mạnh?- Kiôkô tất nhiên chỉ bối rối gật đầu, nhưng ở tận đáy lòng nàng không đồng ý thế. Từ khi người chồng cũ mất đi, thỉnh thoảng nàng cứ nghĩ sự chừng mực nghiêm khắc của nàng đối với anh không có ích gì ?" dần dà từ đó bừng lên những kỷ niệm về một tình yêu đau xót, với thời gian nàng có thêm cảm giác rằng tình yêu đó đã làm nàng viên mãn và không ân hận gì nữa. Phải chăng người chồng thứ hai của nàng hơi dửng dưng một cách qúa đơn giản đối với tình yêu của một người phụ nữ?
    ?zNếu là người yếu lòng như vậy, sao anh lại bỏ chị ấy?? Kiôkô hỏi, nhưng anh ta không trả lời. Sau khi đã làm quen với nhau được hơn bốn tháng, nàng đã đồng ý cưới anh ta vì cậu em rể cũ thúc giục qúa nhiều. Hai người chênh nhau mười lăm tuổi.
    Khi có mang nàng lo sợ vô cùng, đến mức gương mặt nàng đã đổi thay hoàn toàn.
    ?zEm lo lắm, em lo lắm!? ?" nàng nói và bám chặt vào thân người chồng, do ốm nghén nên trong đầu nàng cũng cảm thấy rất lạ. Đôi khi nàng chạy chân không ra vườn và lượm những chiếc lá vàng thon nhọn rồi nàng lại quay vào ngay và gói hai gói qùa sáng của cậu con riêng của chồng sắp đi học. Nàng tin rằng mình có thể nhìn xiên qua tấm gương chạm theo kiểu Kamakura và cứ nhìn trân trân vào đó. Nửa đêm nàng hay tỉnh giấc ngồi lên một góc chăn và quan sát gương mặt người chồng đang ngủ. Thấm cái ghê sợ và vô nghĩa của đời con người, có lần nàng bất giác cởi các dây lưng váy ngủ, như định xiết cổ chồng cho chết. Nhưng rồi nàng bật khóc tấm tức. Chồng nàng tỉnh giấc và bình thản buộc lại dây lưng cho nàng. Đó là một đêm giữa hè nhưng Kiôkô rùng mình ớn lạnh.
    ?zKiôkô, em phải nghĩ tới đứa con trong bụng chứ? ?" chồng nàng nói và lay hai vai nàng.
    Ông bác sĩ thúc giục đưa nàng đi viện. Kiôkô không muốn nhưng rồi cũng quy thuận.
    ?zEm sẽ đi viện. Nhưng trước đó, cho em về thăm nhà hai ba ngày?.
    Chồng nàng đưa nàng về thăm gia đình. Ngay ngày hôm sau nàng bỏ trốn đi Takahara, nơi nàng đã chung sống với người chồng cũ, cũng vào đầu tháng chín, khoảng mười ngày trước khi hai người dọn về ở đó. Trên tàu, nàng thấy chóng mặt, nôn nao và tâm thần bất an đến mức lảo đảo lao vào phòng vệ sinh. Xuống tàu ở Takahara, hít không khí trong lành, nàng thấy nhẹ hẳn người như thế con qủy vẫn ám nàng vừa mới chạy trốn. Nàng bình tĩnh lại. Nàng đứng sững và nhìn lên một rặng núi vây bọc xung quanh miền Takahara. Nàng nhận ra một thế giới sống động ở nhữg đường nét hằn rõ trên nền trời xanh đang sẫm dần. Nàng lau đôi mắt đã nóng hỏi và ươn ướt rồi đi bộ về phía ngôi nhà xưa. Từ cánh rừng xưa kia viền những bông mây hồng tím hoa đào, nàng lại nghe tiếng chim sơn tước hót.
    Trong nhà cũ có người lạ ở; trên lầu là những rèm cửa trắng viền đăng ten. Nàng đứng lại phía sau và nhìn lên.
    ?zGiá con nó giống anh nhỉ!? Nàng giật mình khi thấy mình bỗng thốt lên như vậy. Rồi nàng quay trở về nhà với một cảm giác chờ đợi ấm áp, an bình.
  3. ngoclinhkhue

    ngoclinhkhue Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    20/07/2008
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    Truyện ngắn thứ hai : Rachel
    Một truyện ngắn nằm trong tập truyện ngắn Tình Yêu và Cuộc Sống của tôi , một truyện ngắn mà tôi đã khóc rất nhiều khi đọc từ ngày nhỏ .
    Một trong những truyện ngắn của O- Henry , một trong những truyện ngắn mà vì nó tôi ghét cách viết không có lý tưởng của O.Herry đến thế
    Nàng Rachel xinh đẹp , ngoan hiền , nghèo khổ đáng thương
    P/S đọc đừng khóc nhé

    Rachel
    Tối tối, nàng ra khỏi bóng tối trùm lên ngõ hẻm, bước vào trong ánh sáng rực rỡ của đường phố giồng như một đứa trẻ sợ sệt lúc xa nhà. Tôi biết chưa khi nào nàng đến đầu cái ngõ hẻm này trước lúc tám giờ, thế mà có nhiều tối, tôi chạy tới đó từ trước hàng hai tiếng đồng hồ, đứng đợi bên cạnh cái máy nước to lớn, sơn màu xanh đỏ cho tới khi nàng tới.Trong suốt những tháng chúng tôi gần gũi nhau, nàng chỉ đến chậm có hai ba lần, lúc nàng đến mới chỉ quá tám giờ mươi mười lăm phút.
    Rây-chơn không bao giờ cho tôi biết chỗ ở của nàng và cũng không bao giờ bằng lòng để tôi đưa nàng về nhà. Nơi đầu ngõ hẻm cạnh máy nước là cái cửa để nàng bước ra vào lúc tám giờ và cũng là cái cửa đóng lại khi nàng trở về lúc 10 giờ. Những lúc tôi muốn đưa nàng về nhà, nàng đều khẩn khoản nói với tôi rằng bố nàng không cho phép nàng giao thiệp với bọn con trai, rằng nếu thấy chúng tôi đi với nhau, ông sẽ đánh đạp nàng không thương tiếc, hoặc sẽ đuổi nàng ra khỏi nhà. Vì thế tôi đành giữ lời hứa và chưa lúc nào đi cùng nàng qua lối ra vào ở đầu ngõ cả.
    - Anh Phe-reng ạ, buổi tối em xẽ thường xuyên lại đây gặp anh, - nàng nói với tôi, rồi vội vã thêm - chừng nào anh còn muốn em đến. Nhưng anh phải giữ lời hứa là không bao giờ được tìm chỗ em ở, hoặc đưa em về nhà đấy.
    Tôi hứa đi, hứa lại với nàng.
    - Có lẽ một ngày nào đó, anh có thể đến thăm em được ?" nàng thì thầm và chạm cánh tay tôi ?" nhưng bây giờ thì chưa được. Anh không bao giờ được đi quá cái máy nước đấy. Bao giờ em bảo được hẵng đi nhé!
    Hầu như cứ mỗi lần gặp Rây- chơn, tôi đều nghe nàng giao hẹn như thế, tựa như nàng muốn tôi nhận thấy có một mối nguy hiểm nào đó núp trong bóng đen của ngõ hẻm ấy. Tôi biết là không có một mối nguy hiểm về thể xác nào cả, bởi vì nhà của chúng tôi ở góc phố đó, và tôi quen biết hết thảy hàng xóm láng giềng. Hơn nữa, ban ngày mỗi khi về muộn bữa, tôi thường đi qua cái ngõ hẻm ấy để về nhà bằng lối cửa sau, vì đó là lối đi tắt. nhưng đem đến, ngõ hẻm là của Rây-chơn; và ban đêm, tôi không bao giờ theo đường ấy về nhà, vì sợ nhỡ ra trông thấy nàng hoặc nghe thấy điều gì đó về nàng. Tôi đã hứa với nàng từ buổi đàư gặp gỡ là không bao giờ đi theo nàng để tìm nơi nàng ở, hoặc tìm ra tên thật của nàng. Lời hứa ấy, tôi giữ đến cùng.
    Tôi đoán Rây-chơn và gia đình nàng rất nghèo, vì suốt gần một năm trời nàng chỉ mặc mỗi một bộ quần áo. Đó là bộ quần áo vải màu xanh đã bạc màu, cũ kĩ. Tôi chưa hề thấy nó bị dây bẩn bao giờ. Tôi chắc ngày nào nàng cũng giặt. Bộ quần áo ấy được mạng vá nhiều lần, cẩn thận và khéo léo; mỗi buổi đến gặp nàng, tôi đều cảm thấy lo lắng là bộ quần áo chẳng còn mặc được bao lâu nữa. Tôi muốn dùng mấy đô-la dành dụm ở ngân hàng để mua tặng nàng một bộ nhưng tôi cũng ngại. Tôi biết chắc là nàng không đời nào cho phép tôi biếu nàng số tiền ấy và tôi không biết chúng tôi sẽ làm thế nào khi bộ quần áo rách hẳn. Tôi tin chắc rằng đó là lúc tôi sẽ không còn được gặp nàng nữa. nàng. Nàng phải hết sức giữ gìn bộ quần áo và rất cẩn thận khi giặt hàng ngày mới có thể giữ cho nó còn được nghuyên vẹn như thế.
    Có một lần, Rây-chơn đi tất lụa đen. Từ tối đầu tiên nàng bước vào đường phố rực rỡ ánh đèn với đôi tất sợi trắng, suốt một năm trời nàng chưa chưa hề mang đôi tất nào khác. Thế rồi một buổi tối, nàng đi đôi tất lụa đen.
    Tối hôm sau, tôi mong thấy nàng lại đi đôi tất ấy nhưng khi nàng bước ra khỏi ngõ hẻm tôi lại thấy nàng vẫn mang đôi tất sợi trắng. Tôi không hỏi nàng vì kinh nghiệm dạy tôi không bao giừo nói một điều gì làm tôn thương đến tình cảm của nàng; nhưng tôi không thể hiểu được tại sao nàng chỉ mang đôi tất lụa đen ấy có một lần thôi. Nếu tôi hỏi, biết đâu nàng sẽ cười, chạm cánh tay tôi như nàng thường làm khi chúng tôi ở bên nhau và nói cho tôi nghe. Nhưng tôi ngại không dám hỏi có bao nhiêu cách có thể làm cho nàng khổ tâm và cảm thấy bị tổn thương.
    Mỗi buổi tối, khi nàng bước ra khỏi ngõ hẻm tối đen, thì tôi lại gặp nàng, và chúng tôi cùng đi trên con đường rực rỡ ánh đèn đến hiệu giải khát ở góc phố. Đối diện với hiệu giải khát là rạp chiếu bóng. Mỗi buổi tối, nếu không vào hiệu giải khát thì chúng tôi vào rạp chiếu bóng. Tôi muốn đưa nàng vào cả hai nơi nhưng tôi chưa bao giờ kiếm đủ tiền để vào cả hai trong cùng một buổi tối. Với 20 xu tiền công đưa báo buổi chiều trên một con đường nhà cửa san sát, làm sao có thể đủ để vừa mua kem ở hiệu giải khát vừa mua vé xem xi-nê được. Chúng tôi đành phải chọn một trong hai thứ.
    Lúc đứng ở cái góc đối diện hiệu giải khát và hiệu chiếu bóng, chưa bao giờ chúng tôi quyết định được ngay là nên xem chiếu bóng hay nên ăn kem. Những giây phút vui sướng ở góc phố ấy, đối với tôi, cũng thú vị như mọi việc chúng tôi đã làm. Rây-chơn luôn buộc tôi phải nói với nàng tôi thích vào đâu hơn, trước khi nàng bộc lộ ý mình. Và tất nhiên tôi mong ước làm sao cho nàng vừa lòng nhất.
    - Anh sẽ không nhích một bước về bất cứ phía nào cho đến khi em bảo anh là em thích vào đâu hơn.- Tôi thường nói với nàng thế, - Đối với anh, việc đó không thành vấn đề, bởi vì được ở bên em là tất cả những điều anh hằng mong ước.
    - Anh Phơ-reng ạ, thế thì để em mói là ta nên đi đâu nhé, - nàng vừa nói vừa chạm cánh tay tôi, rồi vờ như đùa bỡn ?" anh vào hiệu giải khát còn em vào rạp chiếu bóng.
    Đó là cách Rây-chơn nói cho tôi biết nàng thích vào đâu hơn. Nhưng khi nàng ngợi ý tôi vào rạp chiếu bóng, còn để nàng vào hiệu giải khát thì tôi biết tôi ấy nàng thích món kem hơn. Thú vui xem xi-nê kéo dài được gần 2 giờ còn ăn kem thì chẳng bao giờ kéo dải được quá nửa giờ, do đó, trừ hai ba buổi, còn tất cả các buổi tối trong tuần chúng tôi đều vào rạp chiếu bóng ở bên kia đường phố.
    Đó là nơi tôi luôn mong được đến, vì trong bóng tối lờ mờ, chúng tôi ngồi sát bên nhau và tôi nắm tay nàng. Và nếu trong rạp không đông người, chúng tôi bao giờ cũng tìn hai chỗ gần hàng ghế cuối ở một trong hai góc, và ở đó tôi hôn nàng, khi chúng tôi chắc chắn không có ai nhìn hai đứa chúng tôi.
    Sau khi tan xi-nê, chúng tôi ra ngoài đường phố sáng và thong thả bước về phía cái máy nước sơn màu xanh đỏ ở giữa dãy nhà đằng kia. Chúng tôi dừng lại một lát ở đầu ngõ hẻm. Trong khi đi chầm chậm về phía ngõ tối đó, nếu trên đường phố không có ai khác, bao giờ tôi cũng choàng tay ôm ngang lưng Rây-chơn. Chúng tôi không nói gì, tôi ôm chặt Rây-chơn hơn, còn nàng siết chặt mấy ngón tay tôi. Cuối cùng, sau khi kéo dài thời gian ra về của nàng đến lúc không thể nấn ná thêm được nữa, chúng tôi bước mấy bước khuất vào trong bóng tối của ngõ hẻm và đứng ôm nhau. Lần đầu tiên trong tối đó, Rây-chơn hôn tôi, và tôi hôn lại nàng; rồi chúng tôi chia tay, vẫn không sai nói gì cả.
    Lúc nàng sắp biến vào bóng đen của ngõ hẻm, tôi chạy theo, nắm lấy tay nàng:
    - Anh yêu em, Rây-chơn ạ, - tôi nói với nàng thế, và khi nàng kéo tay tôi về, tôi nắm chặt hơn ngón tay nàng.
    - Em cũng yêu anh, anh Phơ-ren ạ - nàng nói và quay người chạy vào trong ngõ.
    Sau khi đợi một lát, lắng nghe cho đến lúc không còn tiếng chân nàng bước nữa, tôi mới quay lại và bước chầm chậm ngược đường phố về nhà. Nhà tôi ở cách một dãy nhà: một nửa dãy nhà gối đầu vào góc phố này, một nửa ở bên kia. Về đến buồng mình, tôi đến bên cửa sổ, đứng nhìn vào đêm tối, lắng nghe tiếng chân nàng. Cửa sổ buồng tôi trông ra cái ngõ hẻm nằm sau ngôi nhà, những ngọn đèn ngoài phố toả ánh sáng mờ mờ trên nóc các ngôi nhà, nhưng tôi không bao giờ có thể nhìn thấy phía dưới nằm trong bóng tối ngõ hẻm. Sau khi đứng bên cửa sổ hơn một tiếng đồng hồ, tôi mới thay quần áo đi ngủ. Nhiều lần tôi tưởng như nghe thấy tiếng nàng ở đâu đây trong bóng tối, nhưng sau khi nhảy khỏi giường và đến bên cửa sổ lắng tai, chăm chú một lúc lâu, tôi mới biết đó là một âm thanh khác.
    Gần cuối mùa hè, tôi nhận được 5 đô-la là quà sinh nhật của một người cô gửi cho tôi. Ngay sau khi lúc nhận được tiền, tôi liền phác thảo một kế hoạch cho Rây?"chơn và tôi. Tối hôm đó, tôi muốn làm cho nàng ngạc nhiên với món tiền này, rồi đưa nàng đi tàu điện đến khu trung tâm thành phố, trước tiên , chúng tôi sẽ vào một hiệu ăn, rồi sau đó vào một rạp hát lớn. Chúng tôi chưa bao giờ cùng nhau đến khu trung tâm, đây là lần đầu tiên, một lúc tôi có trong tay món tiền quá 50 xu. Chiều hôm đó, sau khi đưa báo xong, tôi chạy ngay về nhà, và bắt đầu nghĩ đến kế hoạch dự định cho buổi tối.
    Trước khi trời tối, tôi đã từ phòng mình đi xuống thang gác, ra cổng trước, đợi đến giờ đi gặp Rây-chơn. Tôi ngồi trên bậc thềm, quên bẵng cả việc báo cho mẹ tôi biết là tôi sẽ đi chơi ở khu trung tâm. Mẹ tôi không bao giờ cho phép tôi đi xa nhà như thế, nếu như không nói trước là đi đâu, đi với ai và đến bao giờ thì về.
    Tôi ngồi ở bậc thềm được gần một tiếng đồng hồ thì chị tôi ra cửa gọi tôi. Chị Nen-xi bảo tôi:
    - Em có việc phải làm đấy, Phơ-reng. Trước khi đi chơi, mẹ bảo em vào bếp đã. Em đừng quên mà đi mất nhé.
    Tôi đáp là sẽ vào ngay. Nhưng mải tưởng tượng Rây-chơn sẽ ngạc nhiên như thế nào, tôi quên mất có công việc đang chờ tôi ở trong bếp đã gần nửa giờ đồng hồ rồi. Lúc ấy đã đến sát giờ gặp Rây-chơn ở cái máy nước, tôi đứng phắt lên, chạy vào bếp để làm thật gấp cho xong việc.
    Khi tôi vào đến bếp, chị Nen-xi đưa cho tôi một hộp trong nhỏ, bảo tôi mở ra, đem bột rắc vào trong thùng rác. Tôi đã từng nghe mẹ tôi nói về chuyện chuột chui vào thùng rác như thế nào nên tôi cầm cái hộp chạy ra cổng sau, không đứng lại nói về chuyện đó. Vừa rắc bột vào đống thức ăn thừa xong, tôi liền chạy ngay vào nhà, tìm mũ, rồi lao ra phố. Tôi bực chị tôi đã làm tôi trễ giờ gặp Rây-chơn, mặc dù lỗi là ở tôi, vì tôi có thể làm xong việc đó sớm hơn. Thế nhưng tôi tin chắc rằng thế nào Rây-chơn cũng đợi tôi, dù tôi có chậm ít phút. Tôi không thể tin được là nàng đã đến chỗ máy nước mà lại bỏ đi ngay.
    Tôi chạy được gần hai chục bước thì nghe thấy tiếng mẹ tôi gọi. Tôi nói với lại:
    - Con đi xem xi-nê đây, mẹ ạ. Con sẽ về sớm thôi.
    Mẹ tôi đáp:
    -Được thôi, Phơ-reng ạ. Mẹ chỉ sợ con đi vào khu trung tâm hoặc nơi nào xa như thế thôi. Cố mà về sớm nhé.
    Tôi chạy vài bước, rồi dừng lại. Tôi rất lo mẹ tôi bắt ở nhà, nếu tôi nói là đi vào khu trung tâm, nên hết sức phân vân không biết làm thế nào. Tôi chưa bao giờ nói dối mẹ và kúc này tôi không tài nào buộc mình phải làm điều ấy. Tôi nhìn lại, thấy mẹ tôi đang đứng trên bậc thềm nhìn tôi, tôi nói:
    - Mẹ ơi, con đi đến khu trung tâm đây, nhưng con sẽ về sớm.
    Trước khi mẹ tôi kịp gọi tôi lại, tôi đã cố hết sức chạy thật nhanh, vòng qua góc phố, rồi lao đến chỗ cái máy nước ở đầu ngõ hẻm. Gần đến cái máy nước, chẳng thấy Rây-chơn đâu, tôi mới dừng lại thở hổn hển một lúc.
    .[/b]
  4. ngoclinhkhue

    ngoclinhkhue Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    20/07/2008
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    Nàng kia rồi, đang đứng đợi tôi bên cạnh hàng rào. Nàng nói là chỉ vừa mới đến trước đó một giây thôi. Chúng tôi đi về phía góc phố, nơi có hiệu giải khát, tôi lấy tiền từ túi đựng đồng hồ ra, chìa cho nàng xem. Nàng còn vui sướng hơn cả lúc tôi thấy món tiền này lần đầu tiên. Nàng ngắm nghía món tiền một lúc, rồi mân mê nó trong lòng bàn tay. Tôi bảo cho nàng biết những dự định của tôi cho tối hôm ấy.
    Nghe thấy tiếng tàu điện đang đến, chúng tôi chạy lại góc phố, vừa kịp lên tàu. Tàu chạy vào khu trung tâm rất nhanh, tuy vậy nhưng chúng tôi cũng mất gần nửa giờ mới tới nới. Chúng tôi xuống tàu ở gần nơi có nhiều rạp hát.
    Tôi định trước tiên sẽ vào một quán ăn nhỏ, sau đó sẽ đi xem biểu diễn. Ngay lúc đi ngang qua hiệu giải khát, Rây-chơn nắm lấy cánh tay tôi nói:
    - Anh Phơ-reng ạ, em khát ghê lắm anh ạ. Anh đưa em vào hiệu giải khát và lấy cho em một cốc nước được không anh?
    Tôi đáp:
    - Nếu em cần phải uống ngay bây giờ thì anh sẽ đưa em vào hiệu giải khát, nhưng em không thể chờ thêm được một vào phút nữa sao? Cách đây vài nhà có một hiệu ăn, đến đó chúng ta sẽ uống nước trong khi chờ người ta dọn thức ăn. Nếu để mất nhiều thời giờ, chúng ta sẽ không xem được trọn vẹn buổi phim.
    - Em không thể chờ được nữa, anh Phơ-reng ạ, - nàng vừa nói vừa víu - chặt cánh tay tôi. ?" Anh cảm ơn, làm ơn lấy cho em một cốc nước. Nhanh lên anh!
    Chúng tôi vào hiệu thuốc, đứng trước vòi bán xô-đa. Tôi bảo cho một cốc nước. Rây-chơn đứng đợi sát bên cạnh tôi và nắm cánh tay tôi mỗi lúc một chặt hơn.
    Trước mặt chúng tôi, trên bức tường là một tấm gương lớn. Tôi thấy hình chúng tôi in rõ trong gương, nhưng trong hình bóng của chúng tôi, đặc biệt là của Rây-chơn, có một vẻ mà từ trước tôi chưa bao giờ chú ý đến. Đúng là chúng tôi chưa hề có lần nào đứng trước một tấm gương lớn, bây giờ tôi mới nhìn thấy. Sắc đẹp của Rây-chơn phải có một tấm gương lớn mới bộc lộ hết được. Đường cong của đôi má và đôi môi vẫn tuyệt đẹp. Vẻ yêu kiều cân đối của cổ và cánh tay nàng vẫn là vẻ đẹp tôi dã tôn thờ, nhưng bây giờ trong tấm gương trước mặt chúng tôi lần đầu tiên tôi mới thấy vẻ quyến rũ mới lạ, chưa hề lộ ra.
    - Nhanh lên, anh Phơ-reng ơi, - Rây-chơn kêu lên, víu chặt lấy cánh tay tôi một cách tuyệt vọng - nước, anh ơi !
    Tôi gọi người bán hàng lần nữa, nhưng không nhìn anh ta, bởi vì tôi không muốn rời khỏi cái sắc đẹp như thế ở một người thiếu nữ. Tấm gương như một tia chớp xuyên qua căn phòng tối để lộ ra trong một thoáng cái duyên dáng mà trong suốt thời gian gần gũi nàng tôi không phát hiện ra và chưa nhìn thấy. Thật không thể tin được rằng một người đàn bà, rằng Rây-chơn lại có thể có được cái sắc đẹp mới lạ và có lẽ là có một không hai như thế.
    Nàng lại víu chặt cánh tay tôi, làm những ý nghĩ của tôi tan vỡ như người ta vừa đập một tấm gương. người bán hàng rót đầy cốc nước và đưa cho nàng, nhưng cốc nước chưa đến tay, nàng đã với tay ra, giật lấy. người bán hàng cũng như tôi đều rất ngạc nhiên. Từ trước đến nay, Rây-chơn chưa bao giờ xử sự như thế. Mọi điều nàng làm trước đây đều rất hoàn mỹ.
    Nàng nắm chặt như muốn bóp vỡ cốc nước và uống một hơi. Rồi nàng trả vội cái cốc cho người bán hàng, một tay giữ lấy cổ họng và gào lấy nước nữa. Trước khi người bán hàng rót dầy cốc nước, nàng lại gào lên to hơn trước. Khách đi đường dừng lại và chạy vào xem việc gì đang xảy ra. Những người khác trong cửa hiệu cũng chạy xô về phía chúng tôi, chăm chú nhìn Rây-chơn.
    - Em làm sao thế, Rây-chơn? ?" Tôi khẩn khoản kỏi, nắm lấy hai cổ tay nàng và lắc mạnh ?" Em Rây-chơn, em làm sao thế?
    Rây-chơn quay lại nhìn tôi. Mắt nàng đã đảo ngược, đôi môi sưng vù và bầm đen. Nét mặt nàng trông thật khủng khiếp.
    Một người pha chế thuốc chạy lại chỗ chúng tôi. Anh ta thoáng nhìn Rây-chơn rồi chạy về phía sau cửa hiệu. Lúc đó Rây-chơn ngã sấp vào cái vói nước ngọt bằng đá cẩm thạch. Tôi đỡ lấy nàng, giữ cho nàng khỏi ngã xuống đất.
    Người pha chế thuốc quay trở lại, mang theo một thứ nước quánh trắng như sữa. Anh ta đặt cái cốc vào môi nàng và cố đổ thứ nước đó vào trong cổ họng nàng. Anh ta nói:
    - Tôi e rằng đã quá chậm. Nếu chúng tôi biết sớm độ 10 phút thì có thể cứu được cô ấy.
    - Quá chậm? ?" Tôi hỏi. ?" Quá chậm cái gì? Cô ấy làm sao thế?
    - Cô ấy bị ngộ độc. Theo tôi thì hình như đó là thuốc diệt chuột. Chắc vậy, nhưng cũng có thể là loại thuốc độc khác.
    Tôi không thể tin bất kì điều gì anh ta đang nói và cũng không thể tin được điều tôi thấy là sự thực.
    Thuốc giải độc không có tác dụng gì với Rây-chơn. Nàng nằm đờ trong cánh tay tôi, mặt mỗi lúc một méo mó và đen xạm hơn. ?" Nhanh lên, đem vào phía sau! - Người pha chế thuốc nói, lay tôi.
    Chúng tôi cùng nâng nàng lên và nhanh chóng đưa nàng về phía sau cửa hiệu. Người pha chế thuốc với lấy một cái bơm hút và cố ấn vào cổ họng nàng. Ngay lúc anh ta định cho cái bơm chạy, thì một người thầy thuốc chạy đến len vào giữa chúng tôi và nhanh chóng khám cho Rây-chơn. Một lát sau, ông ta đứng lên rồi ra hiệu cho tôi và người pha chế thuốc đứng sang một bên. Ông ta nói:
    - Giờ thì muộn quá rồi. Trước đay nửa giờ, chúng tôi còn có thể cứu được cô ấy, nhưng lúc này tim đã không còn hoạt động và hơi thở đã ngừng lại rồi. Chắc chắn cô ấy đã nuốt phải cả một hộp thuốc độc; tôi nghĩ là thuốc diệt chuột. Thuốc đã ngấm vào máu, vào tim.
    Người pha chế thuốc ấn vòi bơm vào cổ họng nàng và bắt đầu cho bơm hoạt động. Người thầy thuốc vẫn đứng bên chúng tôi chỉ bảo, nhưng luôn lắc đầu. Chúng tôi cố đổ chất kích thích vào cổ họng nàng và cố sức làm cho nàng sống lại bằng phương pháp hô hấp nhân tạo. Suốt thời gian đó, người thấy thuốc đứng sau chúng tôi luôn miệng nói:
    - Thôi, thôi. Vô ích thôi. Giờ thì đã quá muộn rồi. Cô ấy không bao giờ sống lại nữa. Trong người cô ấy có một liều thuốc diệt chuột đủ giết chết được 10 người.
    Một lát sau, xe cứu thương đến mang nàng đi. Tôi không biết người ta mang nàng đi đâu và tôi cũng không cố tìm biết. Tôi ngồi trong căn buồng nhỏ có vách ngăn màu nâu xung quanh đầy những chai lọ dán nhãn hiệu trắng; tôi đưa mắt nhìn người pha chế thuốc, người đã cố sức cứu nàng.
    Cuối cùng khi tôi đứng dậy bỏ đi thì hiệu giải khát không còn ai nữa, trừ một người bán hàng đang nhìn tôi hờ hững. Đường phố cũng không còn ai, ngoài mấy người lái xe tắc-xi đang nhìn theo con đường tôi đi.

    Trong lòng đau khổ, tôi bước về nhà qua những phố vắng. Đường vắng ngắt, mắt mờ lệ, tôi không còn thấy con đường tôi đang đi nữa. Tôi không thấy những chỗ sáng, chỗ tối trên đường, nhưng đau xót thay, tôi có thể thấy rõ mồn một hình ảnh của Rây-chơn trong một tấm gương lớn đang cúi xuống thùng rác đựng thức ăn thừa của nhà tôi, trong khi đó hính sắc tuyệt đẹp của nàng trong gương rực cháy trong tâm hồn và trái tim tôi
    .

  5. ngoclinhkhue

    ngoclinhkhue Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    20/07/2008
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    Truyện ngắn thứ ba : Quà tặng của các nhà thông thái

    Một truyện ngắn sẽ sống mãi mãi với thời gian cũng như tình yêu của đôi lứa sẽ chỉ chết chết khi không còn loài người tồn tại trên thế giới này
    Một siêu phẩm của O.Henry đắp bù cho câu truyện buồn về nàng Rachel
    Tôi yêu O.Henry trong câu chuyện tình này


    Quà tặng của những nhà thông thái ​
    Một đồng tám mươi bảy xu, đúng như vậy. Hàng ngày, nàng cố gắng tiêu thật ít tiền khi đi chợ. Nàng đi loanh quanh tìm mua thứ thịt và rau rẻ nhất cho bữa ăn hàng ngày, ngay cả lúc cảm thấy hết sức mệt mỏi cô vẫn cố tìm kiếm. Tiết kiệm được đồng nào hay đồng đó.
    Della đếm lại số tiền ít ỏi một lần nữa. Không hề có sự nhằm lẫn, chỉ có một đồng tám mươi bảy xu, và ngày mai sẽ là lễ giáng sinh.
    Nàng sẽ không thể làm gì hơn, chỉ còn cách ngồi xuống và khóc mà thôi. ở đó, trong một căn phòng nhỏ, tồi tàn, nàng đang nức nở.
    Della sống trong căn phòng nhỏ nghèo nàn này với chồng của nàng , James Dillingham Young, ở thành phố New York.
    Họ có một phòng ngủ, một phòng tắm và một nhà bếp. James Dillingham Young may mắn hơn vì anh ấy có việc làm. Tuy vậy đó không phải là một công việc kiếm được nhiều tiền. Tiền thuê căn phòng này chiếm gần hết lương của anh ấy. Della đã cố gắng rất nhiều để tìm một công việc nhưng vận may đã không mỉm cười với nàng . Tuy nhiên, nàng rất hạnh phúc khi ôm Jim , James Dillingham Young, trong tay mỗi khi anh trở về. Della đã ngừng khóc. Nàng lau khô mặt rồi đứng nhìn một chú mèo xám trên bức tường đồng màu với nó bên cạnh con đường tối ngoài cửa sổ.
    Ngày mai là Noel và nàng chỉ còn một đồng tám mươi bảy xu để mua cho Jim, Jim của nàng , một món qùa. Nàng muốn mua một món quà thật sự có ý nghĩa, một thứ có thể biểu hiện được tất cả tình yêu nàng dành cho anh.
    Della chợt xoay người chạy đến bên chiếc gương treo trên tuờng. Mắt nàng sáng lên.
    Cho đến bây giờ, gia đình James Dillingham Young chỉ có hai vật quí giá nhất. Một thứ là chiếc đồng hồ vàng của Jim. Chiếc đồng hồ này trước đây thuộc sở hữu của cha anh ta và trước nữa là ông nội anh ta. Thứ còn lại là mái tóc của Della.
    Della thả nhanh mái tóc dài óng mượt xuống lưng. Thật tuyệt đẹp, không khác nào như một chiếc áo khoác đang choàng qua người nàng . Della cuộn tóc lên lại. Nàng đứng lặng đi rồi thút thít một lát.
    Della bước chậm rãi qua các cửa hàng dọc hai bên đường rồi dừng lại trước bảng hiệu "Madame Eloise". Tiếp nàng là một phụ nữ mập mạp, bà ta chẳng có một chút vẻ "Eloise" nào cả. Della cất tiếng hỏi: "Bà mua tóc tôi không?"
    "Tôi chuyên mua tóc mà", bà ta đáp và bảo: "Hãy bỏ nón ra cho tôi xem tóc của cô đi".
    Suối tóc nâu đẹp tuyệt vời buông xuống.
    Hai mươi đồng" bà ta định giá, bàn tay nâng niu mái tóc óng ả.
    "Hãy cắt nhanh đi! và đưa tiền cho tôi" Della nói.
    Hai giờ tiếp theo trôi qua nhanh chóng. Nàng tìm mua quà cho Jim trong các cửa hiệu trong niềm vui khôn tả. Cuối cùng nàng cũng chọn được một thứ. Đó là môt sợi dây đồng hồ bằng vàng. Jim rất quí chiếc đồng hồ của mình nhưng rất tiếc là nó không có dây. Khi Della trông thấy sợi dây này nàng biết rằng nó phải là của anh và nàng phải mua nó.
    Nàng trả hai mươi mốt đồng để mua và vội vã trở về nhà với tám mươi bảy xu còn lại.
    Đến nhà, Della ngắm mái tóc cực ngắn của mình trong gương và nghĩ thầm: "Mình có thể làm gì với nó đây?". Nửa giờ tiếp theo cô nhanh chóng chuẩn bị mọi thứ. Xong Della lại ngắm nghía mình trong gương lần nữa. Tóc của nàng bây giờ toàn những sợi quăn quăn khắp đầu. "Chúa ơi, mình trông như một con bé nữ sinh ấy!". Cô tự nhủ: "Jim sẽ nói gì khi thấy mình như thế này?".
    Bảy giờ tối, bữa ăn được chuẩn bị gần xong. Della hồi hộp chờ đợi, hy vọng rằng mình vẫn còn xinh đẹp trong mắt Jim.
    Thế rồi cửa mở, Jim bước vào. Anh ấy trông rất gầy và cần có một cát áo khoác mới. Jim nhìn chằm chằm vào Della. Nàng không thể hiểu được anh đang nghĩ gì, nàng sợ. Anh ta không giận dữ, cũng chẳng ngạc nhiên. Anh đứng đó, nhìn nàng với ánh mắt kỳ lạ. Della chạy đến bên Jim òa khóc: Đừng nhìn em như thế, anh yêu. Em bán tóc chỉ để mua cho anh một món quà. Tóc sẽ dài ra mà. Em phải bán nó thôi, Jim à. Hãy nói "Giáng sinh vui vẻ", em có một món quà rất hay cho anh này!".
    "Em đã cắt mất tóc rồi à?. Jim hỏi.
    "Đúng thế, em đã cắt và bán rồi, vì vậy mà anh không còn yêu em nữaư? em vẫn là em mà!", Della nói.
    Jim nhìn quanh rồi hỏi lại như một kẻ ngớ ngẩn: "Em nói là em đã bán tóc à?"
    "Đúng, em đã nói vậy, vì em yêu anh! Chúng ta có thể ăn tối được chưa, Jim?"
    Chợt Jim vòng tay ôm lấy Della và rút từ túi áo ra một vật gì đấy đặt lên bàn. Anh nói: "Anh yêu em, Della, dù cho tóc em ngắn hay dài. Hãy mở cái này ra em, sẽ hiểu tại sao khi nãy anh sững sờ đến vậy".
    Della xé bỏ lớp giấy bọc ngoài và kêu lên sung suớng, liền sau đó những giọt nước mắt hạnh phúc rơi xuống. Trong đó là một bộ kẹp tóc, những chiếc kẹp dành cho mái tóc óng ả của Della. Nàng đã mơ ước có đuợc nó khi trông thấy lần đầu tiên qua cửa kính một gian hàng. Những cái kẹp rất đẹp và rất đắt tiền. Bây giờ chúng đã thuộc về cô nhưng tóc nàng thì không còn đủ dài để kẹp nữa!
    Della nâng niu món quà, mắt tràn đầy hạnh phúc. "Tóc em sẽ chóng dài ra thôi Jim", nói xong cô chợt nhớ đến dây đồng hồ vàng định tặng cho Jim và chạy đi lấy.
    Đẹp không anh? Em đã tìm kiếm khắp nơi đấy, giờ thì anh sẽ phải thích thú nhìn ngắm nó hàng trăm lần mỗi ngày thôi. Nhanh lên, đưa nó cho em, Jim, hãy nhìn nó với sợi dây mới này".
    Nhưng Jim không làm theo lời Della. Anh ngồi xuống vòng tay ra sau đầu mỉm cười nói: "Della, hãy cất những món quà này đi. Chúng thật đáng yêu. Em biết không, anh đã bán chiếc đồng hồ để mua kẹp cho em.
    Giờ thì chúng ta có thể bắt đầu bữa tối được rồi em yêu
  6. playchuon

    playchuon Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/01/2008
    Bài viết:
    221
    Đã được thích:
    0

    Truyện ngắn: Nhím vào tôi( st)
    Nếu ai hỏi tôi: "Ngày bé mày sợ nhất là cái gì?", thì tôi sẽ đáp ngay "Tôi sợ bị nhốt trong nhà". Vâng, cái mà người ta gọi là nhà ấy chỉ thật sự có ý nghĩa với tôi vào buổi tối và đêm, còn ban ngày, nó chính là cái nhà tù mà tôi đươc giam lỏng trong đó.
    Ngày trước chưa có nhiều nhà trẻ như bây giờ. Và không phải đứa bé nào ba, bốn tuổi cũng đều được đi mẫu giáo ! Năm tôi bốn tuổi, mẹ gởi tôi cho một bà hàng xóm trông. Nhưng cũng chỉ được một năm, bà ấy trả lại tôi cho mẹ với lý do: "Nó nghịch quá mức". Ai dè bột sắn phơi ở mâm, chẳng hiểu thế nào tôi lại lấy nước đổ vào mà nghịch chơi. Miến bà ấy phơi trên nóc bể, tôi lôi xuống thả vào chậu ngâm...Không hề được ai dạy, vậy mà tôi cứ làm những việc oái ăm một cách thành thạo. Bao nhiêu lần úp mặt vào tường, bao nhiêu câu xin lỗi hình như chẳng có nghĩa lí gì. Và mẹ tôi quyết định để tôi ở nhà trông nhà, nếu không muốn nói là nhốt. Thế là tôi bị giam trong cái nhà từ đó cho tới lúc năm tuổi.
    Chuyện đó cũng có " hiệu ứng" ngược. Có lẽ vì thế mà nhà tôi trở nên ngăn nắp và gọn gàng tới mức tuyệt đối. Hệ thống điên rất an toàn. Mọi thứ bếp núc có dính dáng tới lửa đều được sắp đặt cẩn thận. Phích nước cũng được để lên cao....Tóm lại những gì tôi có thể sờ tới đều được mang đi...sơ tán.
    7 giờ 30 sáng, mẹ dắt xe ra khỏi nhà sau một lô những câu dặn dò.Mẹ vừa đi khỏi, tôi lôi mấy quyển truyện tranh mẹ thường đọc cho nghe, đem ra cứ ê a như đứa biết chữ. Cầm ngược, cầm xuôi, chỉ trỏ chán rồi lại vứt đi, chọn quyển khác. Nhưng buổi sáng dài lắm, mấy cuốn truyện chẳng ăn thua gì.
    Tôi xếp mấy cái ghế nhựa chơi trò leo cầu thang. Leo mãi mỏi cả chân. Rồi nằm lăn ra ngủ lúc nào không biết. Trưa, mẹ về. Đấy là lúc tôi được chạy nhảy thoả thuê suốt dãy hành lang, vào nhà này, nhà kia chơi, leo từ tầng một tới tầng năm của dãy nhà tập thể. Một rưỡi trưa, mẹ đi làm khi tôi đang ngon giấc. Không thể kể hết những gì tôi đã làm suốt thời gian bị nhốt. Quần áo được lôi ra gấp rồi xếp thành đống ở trong nhà.Cái giường hôm nào cũng như bãi chiến trường. Ngày nào mẹ cũng dọn dẹp, rồi mắng doạ.
    Tôi bị nhốt như vậy tới năm lớp bốn. Ngày trước chưa phải đi học thêm, học bán trú như bây giờ. Chiều đi học thì sáng bị cấm cung trong nhà. Công việc chỉ có mỗi tập viết, tập đọc và chơi.Nhưng tôi không biết phải chơi gì, bởi vì tất cả các trò có thể chơi được trong nhà, tôi đều đã chơi rồi.
    Tôi tha thẩn bên cửa sổ, nhìn bọn trẻ con cỡ bằng tuổi của mình đang chơi dưới sân của khu tập thể. Chúng nó thật là sướng, bọn con trai chơi bắn bi hoặc đuổi nhau, vài ba đứa con gái nhảy choi choi với cái dây chun. Tôi thầm ao ước cái khoảng trời tự do ấy.
    Tôi bám riết cái cửa sổ sau khi đã hoàn thành cái nhiệm vụ học.Mấy thằng giơ tay vẩy nhưng tôi lắc đầu.Vài đứa con gái lè lưỡi, le mắt, ngúng nguẩy tỏ ý trêu chọc tôi. Tôi chẳng chấp.Đúng là bọn con gái nhưng tôi ghét nhứt là con Phương đang chỉ trỏ về phía tôi và nói những câu gì đó làm lũ con gái cười ré lên. Đấy là con bé học cùng lớp với tôi, nhà ở dãy đối diện.Vì nó mà bao phen tôi bị ăn đấm.
    Có lẽ tôi là một phần tử đặc biệt nên đã biết trốn học từ năm học lớp hai. Ngày ấy tôi học trường THành CÔng.Một lần, giờ ra chơi, tôi ung dung ôm cặp ra về.Lang thang mãi rồi cũng đến triễn lãm Giảng Vỏ. Tôi quanh quẩn ngoài cổng, làm gì có vé mà vào. Mãi sau tôi nghĩ ra một cách. Tôi đi sát bên cạnh một người đàn ông làm như thể mình là con ông ta. Người soát vé bị mắc lừa. Thế là qua cổng.Nhưng chưa thể chơi ngay được.Tôi kiếm một chổ vắng, mở vở ra ngồi chép bài. Xong đâu đấy, tôi mới yên tâm xách cặp đi chơi. Tha thẩn thế nào mãi 5 rưỡi tôi mới về nhà. Tôi phải nói dối mẹ là lớp phải ở lại sinh hoạt.Mẹ tin ngay. Nhưng khi tôi vừa ăn tối thì con Phương xuất hiện ở cửa.
    ....Mặt tôi bắt đầu tái dần.Trên tay mẹ là giấy mời phụ huynh.Và công đoạn đầu tiên là úp mặt vào tường nữa tiếng.Sau đó là chép phạt. Đến bây giờ mỗi lần nghĩ lại, tôi vẫn còn thấy mỏi nhừ tay. Tôi lầm rầm nguyền rủa con Phương.
    Và một điều không chí riêng tôi mà hầu hết những thằng con trai đều sợ, đó là nước mắt con gái. Chao ôi, không biết ở đâu ra mà nhiều đến thế. Hồi ấy tôi học lớp 3. Chẳng biết " duyên số " thế nào mà tôi lại bị xếp ngồi gần con Phương. Hôm ấy sau giờ ra chơi, tôi vào lớp thì thấy cái mũ nan của mình bị xé rách.
    Nhìn quanh chẳng thấy ai đáng nghi ngờ. Tôi chỉ ngay vào con Phương: " sao mày xé mũ của tao? ". Nó vênh mặt lên: " Tao không xé ".Tôi chụp mũ: " chỉ có mày ngồi đây, mày không xé thì ai xé? ". " tao không biết ". Tôi cố đổ tội cho nó chứ thật tình chẳng biết ai là thủ phạm.TÔi lẳng lặng đi xuống cuối lớp. Nhìn thấy cái kéo trong ngăn bàn thằng Duy, tôi liền nảy ra ý định trả thù. Một bên bím tóc của con Phương bất ngờ bị tôi cắt xoẹt một đoạn. Và nó khóc ầm lên. Chiến tranh bắt đầu xảy ra. Lúc đầu tôi còn lẩm bẩm: " Cho đáng đời ai bảo xé mũ tao ". Cả lớp xúm đông lại. Nhưng khi trống vào tiết thì tôi bắt đầu cảm giác sợ hãi. Nó nước mắt ngắn nước mắt dài. Tôi không thể chối cãi được. Thế là ôm cặp xuống văn phòng làm bảng kiểm điểm. Tôi nắn nót viết xong cái bảng kiểm điểm rồi nằm lăn ra ghế băng. Tôi ngủ.
    Tối hôm ấy, mẹ dắt tôi sang nhà con Phương để xin lỗi nó. Ai đời một thằng con trai lại đi xin lỗi một đứa con gái.Nhưng tôi không thể không đi. Và tôi trả thù nó bằng cách lấy gạch ném chó nhà nó mỗi khi nó dắt chó đi chơi.
    Tôi gọi nó là Phương Nhím vì những chiếc gai của nó thật lợi hại. Vì nó mà suốt từ lớp một tới lớp chín, tôi không nhớ là mẹ đã bao nhiêu lần nhận được cái giấy mà tôi vẫn gọi là "giấy triệu tập phụ huynh cấp tốc ".
    Hình như cái gì người ta càng cố tình tránh xa thì nó lại cứ dính sát vào người. Nó chuyển nhà. Và tôi đã cố tránh những trường cấp 3 mà nó thi vào. Thế mà tới đầu năm học nó lại chễm chệ ngồi trên ghế lớp trưởng của lớp tôi ! Lớp tôi là lớp chọn toán nên có tới 25 đứa con trai, nhưng chỉ có 7 đứa con gái. Một con số quá ít.Không thể để cho lũ con gái cầm đầu. Bọn con trai lúc đầu cũng tỏ ra bất mãn. Và tôi là kẻ cầm đầu trong đám " phản tặc ". Nhưng chỉ được một tháng thì tình hình lắng xuống. Tư tưởng phản kháng của tôi có nguy cơ tan rã. Nguyên nhân là bọ con trai đều ngơ ngẩn trước ánh mắt biết nói cúa nó, có kẻ còn chơi vơi chìm trong cái lúm đồng tiền không biết duyên tới cỡ nào. Thế là chỉ còn mình tôi.Thì đã sao. Lúc nào gây chiến được thì tôi xung phong luôn.
    Với bọn con trai thì nó cái gì cũng nhất: xinh nhất, đẹp nhất, duyên nhất, học giỏi nhất và...con gái nhất.Và nó bắt đầu làm mưa làm gió. Có lẽ nó hơn tôi ở chổ biết dàn xép nội bộ.Nghĩa là ý kiến của nó và 6 đứa con gái kia bao giờ cũng thống nhất.Nó ngang nhiên đứng lên bục giảng thách đố với bọn con trai: " Trong kì thi tới, nếu điểm Toán của nó cao hơn, người đó phải công khai gọi nó bằng chị và làm tài xế cho nó. Còn ngược lại,nó sẽ gọi người đó bằng anh. Có ai dám chơi không?
    Lũ con trai nháo nhác cả lên, ánh mắt đổ dồn về phía mấy thằng học giỏi nhất lớp.Thằng Quang lắc đầu. Nó vừa mới quen được một cô em ở lớp Anh. Thằng Hoàng chẳng quan tâm vì nó thú nhận đã có ban gái. Bọn thằng Hải, Hùng chắc lưỡi: " Tao không muốn dính tới bọn con gái, rách việc lắm ". Tôi biết trong lớp có vài ba đứa thích con Nhím nhưng không dám, tụi nó tự lượng sức mình. Phải gọi một đứa con gái bằng tuổi là chị kể cũng hơi ngượng. Nhưng thật là hèn yếu nếu không nhận thách đấu. Và tôi giơ tay.
    Nếu Nhím cá cược điểm thi môn Văn thì tôi không dám vì biết chắc rằng mình sẽ thua. Nhưng môn Toán, chắc gì. Nó học giỏi nhất lớp nhưng biết đâu lại có những sai sót nhỏ.Và tôi học như điên, quên ăn quên ngủ. Kết quả, Nhím 9,75, tôi 9,5.Lũ con gái vổ tay rầm trời.Và tôi phải đứng trước lớp tuyên bố từ nay sẽ gọi nó là chị.
    Vâng, lúc đầu thì đó quả thực là một sự trừng phạt và bất hạnh lớn đối với tôi.Dù sao thì tôi cũng không thể gọi chị một cách dễ dàng và tự nhiên như gọi " con Nhím ". Phải chăng chân lí bao giờ cũng thuộc về cái Thiện?
    Tôi phải dồn hết " công lực " mỗi lần thốt ra tiếng chị.Còn chị thì tự nhiên như thể hồi trước tới giờ giữa chúng tôi không hề có chuyện gì: " Long cho chị mượn cây bút với ", " ở phố X có hiệu sách hay lắm, chiều đi xem cùng chị đi "....
    một tháng sau kể từ khi gọi Nhím bằng chị, tôi nhận thấy chị khac hoàn toàn so với những suy nghĩ của tôi. Và hình như những gì bọn con trai khác nói đều đúng: chị đẹp. Vâng, một cái đẹp trong sâu thẳm trong hồn mà đến bây giờ tôi mới thực sự cảm nhận được. Chị dịu dàng, đoan trang, trẻ con mà cũng rất cứng cỏi, sâu sắc. Khó có đứa con trai nào có thể bắt nạt được chị. Nhưng những lời nói của chị rất gây ấn tượng chớ không có lẫn ít giấm nào.
    Ban đầu, việc đưa đón chị đi học chỉ là nghĩa vụ vì lời cá cược. Nhưng về sau thì không hoàn toàn như vậy. Tôi biết trong lớp có đứa thầm ghen tị với tôi. Nhưng có hề gì. Giữa tôi và chị hoàn toan trong sáng.
    Tôi chuyển sang lớp luyện thi của chị, không biết vì bị ông thầy dạy mê hoặc hay vì nổi lo phấp phỏng chị phải đi một mình mỗi tối. Dù sao có tôi, chị cũng an toàn hơn.
    Bố mẹ chị trước kia là hàng xóm của gia đình tôi. Bây giờ tôi thân vói chị, điều đó rất tự nhiên và hoàn toàn hợp lí. Bố chị luôn nhắc nhở: " Chúng mày bảo ban nhau mà học, sắp thi đại học rồi đấy ! " Tôi chỉ biết " vâng " ngoan như một đứa con.
    Chị có rất nhiều búp bê. Con nào cũng có một cái tên riêng. Con Tóc Vàng, con Tóc Nâu, Mắt Đen. Mắt Xanh...Có lẽ tôi khoái nhất là ngày sinh nhật họ hàng búp bê của chị. Tôi ăn hết các loại chè ở quán bà TƯ mà vẫn chưa hết sinh nhật búp bê.Đến nỗi cứ khi nào chị rũ đi ăn chè, tôi lại hỏi: " Hôm nay sinh nhật búp bê à? "
    Rồi mùa thi cũng đnế với bao lo toan, trăn trở.Đứa nào cũng cần có những quyết định chín chắn cho việc chọn trường. Tôi và chị, không ai bảo ai, đều chọn ba trường như nhau.Giảng đường đại học, đó là ước mơ chính đáng của lũ học trò chúng tôi. Đứa nào cũng có vẻ gầy và xanh đi một chút. Nhưng chỉ ngày mai thôi, chúng tôi có quyền tự hào vì mình là sinh viên.
    Tôi và chị đều học Xây Dựng. Phần thưởng bố dành cho tôi là một chiếc xe máy. Tôi và chị lại như hình với bóng, đến nổi bon trong lớp cứ xì xào. Tôi đùa: " Chị này, thằng Tiến nó bảo là chị yêu em ! " Chị nhéo ngang lưng tôi: " Mày chỉ vớ vẩn, thích ăn cháo hay sao mà phát ngôn bừa bãi thế hả? " Tôi vừa cười vừa xuýt xoa.
    Tôi thường chờ chị ở ngoài cổng. Một lần chị bước ra khỏi nhà với bộ mặt bí xị, không nói không rằng lẳng lặng trèo lên xe. Tôi gặng hỏi: " Chị sao thế? " Đến câu thứ hai thì chị gắt lên: " Hỏi lắm thế, đi đi " Tôi tức điên cả người, người ta quan tâm thì mới hỏi chứ. Ai mà thèm! Đi được một đoạn tôi dừng lại. Chị giật giật vai áo tôi: " Lại chuyện gì nữa đây? " Tôi không thèm trả lời. Chị dịu dọng: " Long, thôi đi đi, muộn học bây giờ ! "Tôi vẫn giả bộ không nghe thấy gì.Chị nhảy xuống, giằng lấy cái ba lô trên tay tôi: " Không đi thì thôi, không cần ! ". Chị oà khóc, cắm cổ cắm đầu chạy. Tôi đâm hoảng, ngu chưa, ai bảo làm căng quá.Tôi đuổi theo chặn đầu.Chị tránh đường, đi lên vỉa hè. Tôi lao lên vỉa hè, chị lại lẳng lặng đi xuống lòng đường." Em xin lỗi, Phương ! ". Chị vẫn không nghe, cứ lầm lụi đi bộ hết nữa cây số, vừa đi vừa khóc. Tôi tức quá túm lấy tay chị: " Phương, lên xe đi, người ta cười cho kìa. ". Chị giằng tay ra và đứng tựa vào gốc cây mà khóc, giọt ngắn giọt dài. Tôi nhớ tới hình ảnh con bé Phương năm xưa bị tôi cắt tóc. Nhưng lần này thi tôi thật sự khổ sở vì những giọt nước mắt của chị.Những giọt nước mắt làm tôi lúng túng. Chị thì cứ khóc ngon lành. Tôi dỗ dành: " Thôi ! Phương nín đi ". Phải tới mười lăm phút sau chị mới nín được, dai thế không biết.
    Tôi và chị tới trường đúng lúc chuông vào tiết 2. Mắt chị đỏ hoe. Bọn trong lớp hết nhìn tôi rồi lại nhìn chị.Chị im lặng. Tôi im lặng. Không ai nói với ai một lời nào suốt cả buổi. Mãi tới lúc tan học, chị kéo tôi vào căn tin, gọi hai cốc chè. Tôi vẫn ngồi im để xem chị làm gì." Long ! ", chị đập vào tay tôi: " thôi ! ăn chè đi cho mát lòng mát dạ. Đói ơi là đói, từ sáng tới giờ chưa ăn gì, lại còn tốn bao nhiêu năng lượng để..." chị vừa liếc mắt nhìn tôi vừa cho thìa chè vào miệng. Tôi phì cười. Đúng là con gái.
    Hoá ra nguyên nhân cũng chẳng có gì. Con mèo làm vỡ cái lọ hoa.Bố chị cầm chổi đánh nó. Chị bênh con mèo thế là chị cũng bị mắng theo. Có mỗi thế thôi. Và những gì xảy ra sau đó, sao mà chị khóc nhiều thế không biết. Người ta bảo con gái chỉ dành nước mắt cho người mình yêu. Không lẽ chị..không..à, mà cũng có thể.
    Tới năm thứ hai thì có một sự cố nhỏ.Tôi về quê có mấy ngày mà vừa lên, chị đã cuống cuồng gọi điện.Lý do: có một gã lớp trên cứ lẵng nhẵng đi theo chị. Tự nhiên máu nóng trong người tôi sôi lên. Một cái gì đó cứ thôi thúc tôi, gần như là sự ghen tị. Tôi có ích kỉ không nhỉ?
    Sáng hôm sau, tôi đón chị từ sớm. Chị nhìn thấy tôi mừng như bắt được vàng. Chị hỏi đủ thứ chuyện cứ như mấy năm mới gặp nhau không bằng. Chị chỉ cái anh chàng đi sau: " Hâm thế không biết. Ai khiến đi theo người ta chứ? " Tôi trêu: " Trông cũng được đấy chứ. Lỡ người ta thương chị thì sao? " Chị đấm thùm thụp vào lưng tôi.
    Tôi nghĩ nát cả óc mới quyết định tặng chị món quà đặc biệt vào lần sinh nhật thứ 20 của chị.
    Tối, mới hơn 6 giờ, tôi đã đến.Chị chạy ra vẫn vô tư như mọi ngày: "Đến sớm thế, vào kê hộ chị mấy cái ghế với. ". Tôi gãi đầu gãi tai: " Em có việc, đi ra ngoài này với em một lát được không? ". Chị hơi lưỡng lự rồi cũng chấp nhận. Tôi đưa chị đi vòng vòng các phố. Gió mát lạnh. Tóc chị xoà bay vào cả mặt tôi.Tim tôi đập loạn xạ.Tôi dừng lại trước một cái quán quen thuộc. Chị tròn mắt: " Có việc gì ở đây? ". " Thì chị cứ vào cái đã ". Chị làm theo như một cái máy, mắt vẫn không rời tôi." Phương, nhắm mắt lại "( Không hiểu tôi thay đổi cách xưng hô từ bao giờ ). " Xong rồi ". Trước mặt chị là 20 bông hồng đỏ thắm. Chị không khỏi ngạc nhiên: " Cho chị à...à..cho Phương á? " Tôi gật đầu. Tay chị run run, hết nhìn tôi lại nhìn bó hoa.Mặt tôi bắt đầu nóng ran. Chị vội cụp mắt xuống. Má chị chuyển dần sang màu cánh sen. Tôi lấy hết can đảm gọi " Phương ".
    Mắt chị chớp chớp rất chi con gái....
    Và rồi, không hiểu từ lúc nào tay chị nắm trong tay tôi, ấm áp lạ kì. Chị kí với tôi một hiệp ước đáng giá nghìn vàng: Chị gọi tôi bằng anh.Mà các bạn có biết chị kí bằng gì không. Bằng mắt !Hết rồi á!

  7. playchuon

    playchuon Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/01/2008
    Bài viết:
    221
    Đã được thích:
    0


    Truyện ngắn: Tình yêu sinh viên du học
    Sáng sớm weekend tuần thứ 14, chuông điện thoại reo. Bạn tôi từ Sydney muốn xuống Wollongong chơi, thăm mọi người và thay đổi không khí một chút trước kỳ thi cuối năm. Trời đã sang hè nhưng vẫn lạnh. Tôi khoác vội cái áo blu-dông và chạy ra ga North-W''ong đón bạn. Sân ga vắng teo. Tàu đến đúng giờ. Bạn tôi là người đầu tiên bước ra khỏi toa: quần jean, áo kẻ caro dài tay màu nâu nhạt, cái balo nửa đen nửa trắng quen thuộc, tóc xõa ngang vai, đôi mắt to và sáng. Chúng tôi nhìn nhau cười.
    - Em muốn làm gì hôm nay.
    - Chỗ anh hôm nay có gì
    - Có núi,có biển và ......... CÓ ANH..
    - EM MUỐN CẢ 3 THỨ
    Wollongong nhin tu tren dinh Keira Thế là chúng tôi kéo nhau lên đỉnh núi Keira, một ngọn núi nhỏ, rất đep, nằm ngay bên hông trường Wollongong. Đường mòn lên núi ngoằn ngoèo làm tôi không thể nhớ nổi, dù đã đi qua mấy lần. Chúng tôi men theo một dòng suối. Hai bên bờ suối cây mọc cao, thân thẳng, cành vươn dài và đan chặt vào nhau, như cánh tay của những người đang yêu. Gió thổi nhẹ, không khí thoáng và yên tĩnh. Bạn tôi cứ xuýt xoa khen cảnh đẹp và hăm hở trèo qua những mỏm đá nằm giữa lòng suối cạn, thỉnh thoảng lại dừng lại say hello với những cô vẹt màu hồng lững thững kiếm ăn trên đám là rụng hay mấy chàng sóc thoăn thoắt trên cành cao.
    Vừa ra khỏi một bụi cây, chắn trước mặt chúng tôi là một vách núi dựng đứng, cao vút, không còn thấy lối mòn đâu cả.
    "Damn it !". Nhìn vách núi tôi buột miệng. "Daamm...mmn...", vách núi vọng lại. Phát hiện ra tiếng vọng, bạn tôi thích thú gọi to "FU...CI...NIiiii.....", và lắng nghe âm thanh dội lại "....cii niiii....".
    "JENN...Yyyyy ..." - Tôi hưởng ứng. "I love you ...!" . "Loooveee...Uuuu...". Vách núi đáo lời và âm thanh nối tiếp nhau vang xa. "love...uu...uu...". Bạn tôi cười.
    "Em thấy không" - Tôi triết lý - "Cuộc sống xung quanh mình là như vậy đấy. Xã hội loài người cũng giống như Tiếng vọng. Nếu mình nói điều tốt đẹp với mọi người thì mọi người sẽ trả lại cho mình những lời nói tốt lành. Nếu mình muốn mọi người tốt với mình thì mình cũng nên đối xử tốt với họ... "
    "Vâng ạ". Bạn tôi nhỏ nhẹ và kéo tôi đi dọc theo vách đá, tìm đường leo lên đỉnh núi.
    Đường mòn lại hiện rõ phía trên bên phải vách núi. Chúng tôi tiếp tục leo, chẳng mấy chốc đã lên đến Keira "Look-Out". Mấy thanh niên Aussie ở đó ngạc nhiên nhì bạn tôi, trầm trồ, "Sporty girl, cool mates !". Tôi hãnh diện.
    North Beach Ăn trưa ở "Top-Keira" restaurant xong, chúng tôi bắt xe bus đi thẳng ra bờ biển North Beach, tiếp tục phần hai của chuyến du hành. Biển Wollongong sóng to, xanh và rất lạnh. Không thấy ai ra tắm, chỉ có vài người đứng trên vách đá câu cá, và mấy anh chàng Aussie đang lướt sóng ở phía xa. Bạn tôi hò hét, chạy dọc trên bãi cát, rồi cùng tôi leo lên một vách đá sát bờ biển ngồi ngắm sóng.
    Ngồi trên vách đá, bạn tôi hát: "FU` ...CI'' ...NI ...la` la'' la...". Sóng rì rầm hòa theo. Tôi bước ra sát bờ đá, lấy hết sức hét to "JENN....Yyyyy, I lov .....". Không có Tiếng vọng. Tiếng gọi của tôi vừa thoát ra khỏi ***g ngực đã bị nhòa đi trong tiếng sóng ào ào vỗ vào bờ đá. Cơn sóng mạnh, bọt dâng cao sát ngang lưng, hắt vào người làm một nửa người tôi ướt như chuột. Tôi đứng im không nói, cảm nhận được vị mặn đắng của nước biển ở trên môi.
    Bạn tôi bước đến gần, vòng tay, ôm tôi từ phía sau lưng và thì thầm: "Anh thấy không, không phải mọi con đường đều dẫn đến thành Rome !". Tôi quay lại, bạn tôi đang nhìn tôi âu yếm. Từ xa, một con sóng khác đang đến gần...
    Chúng tôi nắm tay nhau cùng cuốc bộ về nhà. "Anh đang nghĩ gì vậy ?". Bạn tôi bâng quơ. "Anh đang nghĩ là anh sẽ yêu em, for the rest of my life ! What about you ?!".
    "Em ấy à,... em đang đói bụng quá !" - ..Và cô ấy cười rất đáng yêu, và dịu dàng.

  8. ngoclinhkhue

    ngoclinhkhue Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    20/07/2008
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    Truyện ngắn thứ tư : Đồng đô la bất hạnh
    Truyện ngắn này nằm trong tuyển tập những tác phẩm đoạt giải Nobel của mình
    Mình thích truyện ngắn này vì nó phản ánh được sự mâu thuẫn trong tính cách của một con người, đọc rồi thấy vừa thương vừa giận vừa cười cho cái tính ti tiện vừa cười vừa khóc.
    Câu nói mình thốt lên khi đọc là thật đáng đời ..và sau đó là những giây phút chiêm nghiệm .
    Người chủ sở hữu những đồng tiền có thể khiến đồng tiền trở nên may mắn hay bất hạnh cũng dựa trên việc người ta sử dụng đồng tiền đó như thế nào.
    Cùng đọc , cùng suy ngẫm ..Có thể bạn sẽ thấy nó hao hao giống truyện ngắn "Đồng hào có ma " nhưng ở truyện ngắn này nó phản ánh được sự bất hạnh của một con người và con người đó là ai hãy tự chiêm nghiệm nhé

    Đồng đôla bất hạnh
    Tác giả : Patrick White
    Dịch giả : Đinh Việt Tú



    Tôi gọi điện cho Hâysen Kinchơ xem ông ta có phải định đi vào thành phố không.
    - Có, sẽ đi! ?" Ông ta trả lời tôi với một giọng khô khan, lạnh lùng.
    - Tôi có việc cần phải giải quyết ngoài ấy, ?" tôi trả lời và tỏ ý cho ông ta biết là tôi sẽ rất thích nếu được đi cùng xe với ông ta.
    - Được, ta có thể đi cùng.
    Tôi biết Hâysen Kinchơ sẽ chẳng bao giờ đồng ý đi với bất kì ai ở quanh đây và chịu chấp nhận một điều gì tương tự như thế.
    - Mười phút nữa tôi sẽ có mặt ở chỗ anh.
    Tôi vội vàng mặc quần áo và chạy tới nhà ông ta. Mùa đông năm nay, ở chỗ chúng tôi lạnh khủng khiếp. Từ cửa sổ của nhà tôi có thể nhìn rõ cái vịnh lớn của con sông đóng băng trải dài mười ba dặm, từ phía Nam lên phía Bắc. Mọi người có thể đi xe trượt trên mặt sông đã đóng băng tới những đảo xa. Ô tô đuổi nhau trên con đường trước kia tàu thuỷ vẫn chạy. Tuyết trắng phủ kín hai bờ sông. Chỉ có màu xám của cây cối nổi bật trên nền trắng của một miền tuyết phủ.
    Như tôi đã nói, xung quanh đây có lẽ chẳng ai được Hâysen cho đi nhờ xe bao giờ. Thậm chí trên thế giới này cũng chẳng có ai bao giờ được hưởng một cử chỉ thân thiện của ông ta. Đó là một người keo kiệt và cô độc hiếm có. Loại người như ông ta có lẽ chẳng bao giờ có chỗ đứng trong một xã hội công bằng.
    Nhưng Hâysen Kinchơ không những sống đầy đủ, mà cũng có thể nói, ông ta chết đuối trong sự giàu có của mình. Cũng chính vì thế mà tôi muốn biết rõ hơn về ông ta. Ông ta có một sức hấp dẫn kì lạ, một sức mạnh đặc trưng cho những người dũng cảm đi trên dây qua sông Niagara hay nhào lộn trên không. Những người mà ngắm nhìn họ, chúng ta thấy sợ hãi đến tim ngừng cả đập, chúng ta lo sợ cho cuộc sống của họ và không muốn nhìn thấy họ rơi xuống chết. Đôi khi tôi có cảm tưởng là Hâysen đoán biết được những ý nghĩ của tôi về ông ta. Chẳng rõ bằng cách nào, ông ta trông có vẻ chân thành một cách trơ tráo, có lẽ quan hệ của tôi với ông ta là đã làm ông phấn khởi chăng? Tôi cho rằng tôi là người duy nhất trên thế giới này được ông ta tin như thế.
    Hâysen là người đã có tuổi, thấp và gầy đét.
    Tôi tới đúng lúc ông ta thắng yên cương cho ngựa trong chuồng. Đó là một con ngựa cái nhanh nhẹn và tuyệt đẹp, nhưng nó rất sợ ông chủ và căm thù ông ta nữa. tôi nhận thấy điều ấy qua ánh mắt dè chừng của nó. Không nhìn tôi, Hâysen nói to:
    - Đóng cửa lại. Không thấy lạnh à? Đồ quỷ tha ma bắt!
    Tôi đóng cửa và nhìn thấy trong chuồng cũng khá ấm áp.
    - Tuyết sẽ rơi đấy, ?" tôi nói, ?" tôi tin rằng với thời tiết như thế, anh sẽ không đi vào thành phố nữa chứ?
    Ông ta cười nhếch mép và cắt ngang lời tôi:
    - Chẳng lẽ tuyết làm thay đổi thời tiết sao? Làm sao anh biết là tuyết sắp rơi?
    - Trời tối sầm lại và có vẻ ấm lên chút ít?
    - Tôi không chịu thua tuyết đâu. ?" Ông ta cười mỉa mai. Tôi có cảm giác là ông ta đang theo dõi nét mặt của tôi. ?" Mở hộ tôi cái cửa!
    Ông ta dắt ngựa ra rồi dừng lại trước bếp.
    - Ta vào trong uống chút gì cho ấm người đã.
    Tôi đi theo Hâysen vào bếp. Ở đó vợ và con của ông ta đang quấn quýt bên nhau. Người vợ là một phụ nữ có thân hình thon thả, nước da tai tái và sợ chồng đến chết khiếp. Các điền chủ xung quanh đây vẫn kể với nhau rằng Hâysen lấy bà về để bù vào món nợ mà bố bà ta không trả được.
    ?oLần ấy tôi hiểu rằng đó là thời gian tốt nhất để lấy vợ? Hâysen vẫn thường nói như vậy.
    Đứa con trai nhỏ ngồi trên sàn. Người vợ chuẩn bị nước giải khát bằng sữa, trứng và rượu rum. Khi chúng tôi uống xong, Hâysen quỳ xuống trước mặt đứa con. Trong mắt đứa bé toát lên cái gì đó có vẻ căm thù. Đấy là môt đứa bé tàn tật. Hàng xóm vẫn bàn tán thà rằng nó chết đi có lẽ đỡ khổ hơn. Nhưng Hâysen yêu con một cách đặc biệt. Ông ta âu yếm bế con trên tay. Thằng bé chỉ trợn tròn đôi mắt nhìn, rồi khóc ré lên khi người mẹ tiến đến gần.
    - Cút đi! Cô đừng có quấy rầy chúng tôi?
    Người vợ lùi lại và Hâysen chỉ tay vào đứa con, nói một cách huênh hoang:
    - Một thằng bé tuyệt diệu, phải không?
    Chẳng có ai trả lời ông ta. Hâysen gầm gừ cái gì nghe không rõ trong cổ họng và chơi với con một lúc nữa. Sau đó ông ta đặt con xuống sàn nhà và ra lệnh cho vợ:
    - Cô trông lấy nó!
    Người vợ gật đầu một cách sợ hãi, đôi mắt lộ rõ nỗi đau khổ và khuất phục. Chẳng thèm chia tay vợ, ông ta đi ra khỏi bếp. Tôi theo Hâysen ra ngoài. Chúng tôi ngồi vào xe trượt và lấy chăn trùm lên người. Phía trước chúng tôi là chặng đường khá dài, những sáu dặm trên tuyết. Cơn bão tuyết lại gần. Hâysen lập tức hiểu ngay tôi nghĩ gì khi thấy tôi nhìn ông ta.
    - Bão tuyết tôi cũng không sợ. ?" Ônh ta nói khẽ và nhếch mép cười.
    Tôi biết rõ rằng chả mấy chốc bão tuyết sẽ đuổi kịp chúng tôi. Tiếng rạn nứt lạo xạo của mặt tuyết đã đóng băng đổ dài theo vó ngựa. Xe trượt lướt trên mặt băng phát ra những âm thanh kì quặc. Chúng tôi đi vòng quanh hàng rào rồi hướng về phía phía thung lũng đằng xa. Chúng tôi dừng lại trước cửa ngôi nhà cũ của Râyboóc cho ngựa nghỉ hơi. Ngôi nhà đã lâu không có người ở, cửa khoá chặt. Những cánh cửa sổ được giữ chặt bằng các thanh gỗ đóng đinh chắn ngang.
    - Đó là một gia đình xấu xa, bỉ ổi và ngu ngốc, ?" Hâysen nói gầm gừ, giơ roi ngựa chỉ vào ngôi nhà.
    Con trai cả của gia đình Râyboóc thì tôi biết. Đó là một con người tuyệt diệu. Một lần vào mùa thu, anh ta thu hoạch táo chẳng may bị ngã từ trên cây xuống chết. Vợ anh ta muốn làm ăn tiếp tục nhưng đã không cẩn thận vay tiền của Hâysen. Nhờ thế mà ông ta chiếm được cả trang trại này. Tất nhiên đấy không phải là trường hợp tội lỗi duy nhất của Hâysen chứ?
    Gió đã bắt đầu rít lên. Trên đường xuất hiện thêm nhiều đống tuyết bị đóng băng. Khi đi qua một đống tuyết to, lên đến đỉnh thì chiếc xe bị nghiêng và cả hai chúng tôi ngã xuống. Con ngựa sợ hãi hí lên, nhưng Hâysen vẫn cầm chắc dây cương. Chúng tôi rũ tuyết, kéo xe trượt từ trong đống tuyết ra, thắng ngựa, rồi tiếp tục lên đường. Gió rét nổi lên mạnh hơn nữa. Mặt trời lúc nãy còn chiếu, giờ đã bị mây đen che kín.
    Trước khi đi tiếp, Hâysen tiến lại gần con ngựa. Thông thương khi giận dữ người ta đánh hay mắng con vật. Nhưng Hâysen thì khác hẳn. Ông ta nắm chặt hai tai con ngựa xoáy mạnh làm cho con vật đáng thương oằn cả người và cúi đầu sát tận đất. Đặc biệt ông ta không hề nói một câu nào.
    Con ngựa vùng vằng giận dữ. Lúc này Hâysen mới lấy roi quất vào đầu gối con vật. Sau đó ông ta túm lấy tai ngựa vặn và nói:
    - Bây giờ chắc mày sẽ không đi nhầm đường nữa chứ.
    Nói xong ông ta lên ngồi cạnh tôi. Tôi im lặng. Tôi có thể can thiệp, nhưng có gì đấy nhắc tôi không nên dính vào. Con ngựa đi có vẻ khập khiễng, nhưng Hâysen thúc nó đi không thương tiếc. Càng bị thúc, ngựa càng đi chậm, nên khi chúng tôi tới được văn phòng của Hâysen thì tuyết đã rơi phủ kín mọi nơi.
    Tôi chia tay với Hâysen trên bậc thềm rồi đi vào phố giải quyết việc riêng. Đi một quãng xa tôi thấy Hâysen nói to:
    - Ba giờ quay lại đây nhé!
    Tôi gật đầu, tuy biết rằng ngày hôm nay chúng tôi không thể quay trở về được. Giải quyết xong mọi việc, tôi đi đến chuồng ngựa của nhà trọ xem tình hình con ngựa. Máu chảy ri rỉ từ chỗ sưng phồng ở đầu gối nó. Bên ngoài, bão tuyết nổi lên càng mạnh hơn. Chủ nhà trọ nhổ nước bọt và nói:
    - Chân ngựa sưng to lắm. Ngày hôm nay chắc chắn các anh không về nổi đâu.
    - Tôi biết thế, ?" tôi trả lời.
    - Đồ man rợ, ?" chủ nhà trọ chửi đổng, nhưng tôi biết là ông ta ám chỉ Hâysen.
    Trước ba giờ, tôi đã có mặt ở văn phòng của Hâysen. Đó là một căn phòng sát mái, tối tăm và lạnh lẽo. Ở vào địa vị như thế, Hâysen thừa khả năng có một địa điểm xứng đáng hơn. Khói từ lò sưởi bốc lên mù mịt đến khó thở. Trong phòng chẳng có gì để thông gió. Đồ đạc trong phòng chỉ có một cái bàn, hai cái ghế tựa và một cái két sắt chắc chắn đứng ở góc nhà. Hâysen tin rằng cất tiền ở đây là chắc chắn, còn tôi thì nghĩ chỉ cần tuốcnơvít thông thường cũng mở được.
    Tôi gặp Hâysen ở bậc thềm. Nhận ra tôi, ông ta cau có vẻ khó chịu:
    - Tôi đi gọi điện thoại một tí. Đường nghe đâu không thể đi nổi.
    Hâysen không có điện thoại trong phòng. Mỗi khi cần, ông ta lại xuống nhờ máy của cửa hiệu ở tầng mặt đất. Ông ta giữ thói quen đó và chẳng bao giờ chịu thay đổi.
    - Tôi sẽ đợi trong văn phòng. ?" Tôi trả lời Hâysen.
    - Ừ.
    Vừa bước vào phòng, tôi vội đến che miệng lò sưởi và tìm cách thông gió. Nhưng chiếc cửa sổ duy nhất đã được đóng chặt bằng đinh. Một lúc sau Hâysen quay lại?
    - Quỷ tha ma bắt những đống tuyết ấy đi! ?" Hâysen nói với giọng bực tức. ?" Đường dây không liên lạc được.
    - Đường dây nào?
    - Điện thoại. Tới trại?
    - Anh muốn báo tin rằng?
    - Rằng ngày hôm nay tôi không trở về nhà được. Anh sẽ ngủ lại khách sạn.
    - Còn anh thì không ư?
    - Tôi ngủ ở đây. ?" Ông ta cắt ngang.
    Tôi nhìn lại căn phòng một lần nữa. Giường thì không có, chỉ có hai chiếc ghế tựa. Hâysen đoán được ý nghĩ của tôi.
    - Tôi vẫn thường ngủ ở đây, tất nhiên là trên sàn!
    Quan tâm đến suy nghĩ bên trong của Hâysen, tôi hỏi:
    - Anh định báo cho vợ anh biết là anh không về chứ gì?
    - Ồ, đời nào! Tôi muốn hỏi xem sức khoẻ của thằng bé ra sao?

  9. ngoclinhkhue

    ngoclinhkhue Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    20/07/2008
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    Có tiếng chân bước thận trọng lên cầu thang. Hâysen theo dõi và căng mắt nhìn ra cửa. Người đi lên dừng lại trong hành lang tối, chắc là đang tìm nắm đấm cửa.
    Cánh cửa bỗng mở, và Đin Mácsay bước vào. Nhà của ông ta nằm bên cạnh trại của Hâysen. Đin sống với vợ và năm đứa con trong một ngôi nhà nhỏ được ngăn cách với chuồng ngựa bằng một hàng rào gỗ. Gia đình ông ta nghèo và sống vô cùng vất vả, mặc dầu phải làm việc từ sáng đến tối. Đin gầy như cò hương, cổ dài ngoằng, hai gò má nhô cao, bộ ria phủ kín cả môi trên. Ông ta có đôi mắt chân thành, thật thà nhưng mệt mỏi.
    Đin dừng lại trước cửa, hai mắt nhấp nháy, từ từ cởi chiếc khăn quàng cổ đã rách ra. Hai tay đi găng vẫn để nguyên.
    - Vào nhanh lên! Anh nghĩ tôi có lò sưởi ở đây để sưởi ấm cho cả thành phố chăng?
    Đin đập đập gót chân vào nhau và đóng cửa lại.
    - Xin chào ông Kinchơ, ?" ông ta cười gượng gạo và sợ hãi nhìn chủ trại.
    - Anh muốn gì? ?" Hâysen hỏi, không thèm chào lại. ?" Anh muốn trả tiền lãi hả?
    - Vâng, thưa ông Kinchơ. Nhưng bây giờ tôi không thể trả hết được.
    - Lại vẫn bài hát quen thuộc! Thế thì bao nhiêu? ?" Hâysen hỏi một cách giận dữ.
    - Mười một đôla và năm mươi xu?
    - Anh nợ hai mươi cơ mà!
    - Tôi sẽ trả nốt khi nào gà nhà đẻ trứng.
    Hâysen phá lên cười mỉa mai:
    - À, thế là quá kéo dài. Nếu như trang trại của anh đáng giá vài đồng tiền rách thì tôi đã tống cổ anh ra khỏi đó từ lâu rồi, thằng đểu cáng ạ.
    - Xin ông rủ lòng thương, ông Kinchơ. Tôi sẽ trả đến đồng xu cuối cùng.
    Hâysen đặt tay xuống mặt bàn:
    - Đồ nói dối! Nào hãy đặt lên bàn xem có bao nhiêu. Cuối tháng này là anh phải trả hết nợ!
    Mácsay tiếng lên gần bàn. Tôi ngồi cạnh lò sưởi. Đôi mắt cận thị của Mácsay nhìn Hâysen rồi nhìn tôi. Dễ thấy là ông ta toàn thân lạnh cóng. Ông ta tháo găng tay, và lúc đó tôi nhìn thấy rõ đôi bàn tay sần sùi tím ngắt.
    Đặt găng lên bàn, Mácsay rút từ túi chiếc áo khoác rách ra cái túi nhỏ đựng thuốc lá. Lắc lắc trong túi, Mácsay móc tiền ra. Ông ta vừa đặt hai đồng năm mươi xu lên bàn là Hâysen lập tức vồ ngay lấy.
    Từ trong túi rơi ra một cái gì đấy. Chắc chắn là tờ giấy bạc. Tôi muốn nhắc cho Mácsay biết thì Hâysen đã dùng lòng bàn tay che lại rồi từ từ kéo về phía mình. Khi Hâysen nhấc tay lên thì tờ giấy bạc cũng không còn ở đấy nữa.
    Mácsay móc những tờ giấy bạc cũ nát còn lại đưa cho Hâysen. Hâysen tính rất nhanh:
    - Mười một đôla và năm mươi xu, đúng rồi. Đợi tí, tôi sẽ viết giấy chứng nhận cho anh. Đừng quên là anh phải trả hết nợ cuối tháng đấy nhé?
    Mácsay thẫn thờ nhìn Hâysen viết giấy chứng nhận. Cất túi thuốc lá vào túi áo khoác, Mácsay đứng chờ. Hâysen xé đôi tờ giấy đưa cho con nợ một nửa.
    - Cảm ơn ông! ?" Mácsay khẽ nói.
    Hâysen gật đầu:
    - Đừng có quên đấy nhé!
    - Tôi sẽ cố gắng, thưa ông Kinchơ.
    Mácsay quay người đi ra.
    - Anh ta đánh rơi cái gì trong túi ra vậy? ?" tôi hỏi.
    - Một đôla. Thằng ngốc, nó mất một đôla?
    - Anh có trả lại cho anh ta không?
    Hâysen cười ngất:
    - Sao? Của cải của mình mà không biết giữ gìn, tôi phải trả lại cho nó ấy à? Nó sống khổ như vậy là vì thế?
    - Nhưng đồng đôla ấy là của anh ta!
    - Hắn nợ tôi nhiều hơn thế nhiều.
    - Thế cũng được, nhưng anh sẽ ghi thêm một đôla vào số tiền trả rồi.
    - Thế anh cho tôi là thằng ngu à?
    - Anh ta có thể buộc anh vào tội ăn trộm, ?" tôi nói mặc dù biết sẽ chẳng làm cho Hâysen nao núng. Tôi thấy rõ tôi đã đem lại niềm vui cho Hâysen khi tôi tỏ ý kinh tởm về ông ta.
    - Nếu như hắn không là thằng ngốc thì hắn đã không trả tám mươi đôla tiền lãi hàng năm vì nợ bốn trăm đôla. ?" Hâysen trả lời với giọng kẻ chiến thắng.
    Tôi tò mò không hiểu anh ta có quay lại không khi biết mất tiền.
    - Ngoài ra, hắn còn nói dối tôi nữa. Hắn nói có mười một đôla và năm mươi xu thôi mà. ?" Hâysen tiếp tục.
    Sau đó Hâysen cúi xuống viết cái gì đó trên bàn. Tôi vẫn ngồi chăm chú theo dõi. Bỗng tôi nghe tiếng chân trên cầu thang.
    Mácsay bước vội vào phòng với nét mặt hốt hoảng. Ông ta chăm chú nhìn lên sàn, nhìn tôi, nhìn lên bàn rồi nhìn Hâysen.
    - Tôi đánh mất một đôla, ?" ông ta nói. ?" Chắc chắn là tôi đánh rơi nó trong phòng này.
    Hâysen cau mặt:
    - Rõ ràng anh chỉ có mười một đôla và năm mươi xu.
    - Đó không phải là đồng đôla của tôi?
    - Anh nghĩ là tôi tin anh à? Ai có thể đưa cho anh một đôla? Có nghĩa là lúc nãy anh lừa dối tôi?
    - Không phải tiền của tôi, ?" Mácsay nhắc lại. ?" Tôi phải mua thuốc hộ người khác.
    - Thế anh nghi cho tôi ăn cắp của anh phải không?
    Mácsay buông thõng tay một cách bất lực.
    - Không, không, làm sao tôi dám nghi như thế được. ?" Mácsay nhìn quanh phòng một lần nữa rồi lắp bắp. ?" Có thể là tôi đánh rơi ở chỗ khác?
    Mácsay quay người và cúi đầu ủ rũ đi ra. Hâysen nhìn tôi, nở nụ cười đắc thắng.
    - Anh đã thấy chưa? ?" ông ta nói.
    Tôi rời khỏi văn phòng đi về khách sạn. Dọc đường tôi ghé qua hiệu thuốc mua một ít thuốc ngủ. Mácsay đang đứng cạnh quầy nói chuyện với người bán thuốc.
    Bỗng tôi nghe thấy tiếng người bán hàng trả lời:
    - Tôi không thể giúp anh được đâu, Mácsay ạ. Bao nhiêu lần anh không trả tiền tôi rồi?
    - Biết làm thế nào bây giờ khi anh không tin tôi, ?" Mácsay buồn rầu nói rồi bỏ đi.
    Nằm mãi trong khách sạn, tôi không tài nào ngủ được. Tôi luôn nghĩ đến Hâysen.
    Sang ngày thứ ba, bão tuyết đã tan. Tôi gặp Hâysen ở bưu điện.
    - Chúng ta đi chứ? ?" Ông ta nói.
    - Có đi nổi không?
    - Chắc chắn là có. ?" Ông ta trả lời và cười vui vẻ.
    - Tại sao anh lại vội vã như vậy?
    - Chẳng sao cả, tôi nhớ thằng bé quá.
    Khi chúng tôi lên đường thì con ngựa vẫn còn khập khiễng. Nhưng đi được chừng hai ba dậm, nó bắt đầu phi nước đại. Như mọi lần, sau cơn bão tuyết, mặt trời chiếu sáng. Ánh nắng chiếu xuống nền tuyết trắng xoá phản chiếu lại chói chang. Cành cây, hàng rào, đường dây điện? tất cả đều phủ một lớp tuyết mỏng. Rừng thông dưới thung lũng xanh thẳm?
    Dọc đường, Hâysen kể nhiều về đứa con. Còn tôi chỉ im lặng.
    Khi dừng lại trước nhà, Hâysen vui vẻ mời tôi:
    - Nào, chúng ta hãy vào nhà làm miếng gì cho ấm người đã. Để xem chàng công tử của tôi đang làm gì.
    Tôi theo Hâysen vào nhà.
    Mùa đông, bếp của Hâysen cũng là nhà ăn và phòng ngủ, vì ông ta rất tiết kiệm củi đốt trong lò sưởi. Bước vào nhà, tôi thấy vợ Hâysen từ giường nhỏm dậy. Tôi không thể nhận ra cô ấy nữa. Trông cô ta thiểu não, rõ rượi, đau khổ.
    - Chúng ta đã ở nhà. Con đâu? ?" Hâysen nói giọng oang oang.
    Vợ nhìn chồng và bỗng môi rung rung. Chị mở miệng nhấp nháy và không ra lời rồi lại mím môi lại. Cố gắng lắm, mãi sau chị mới nói được:
    - Con? chết rồi?
    Trong bếp, sự sống như ngưng lại. Tôi nhìn lên thân hình thấp lùn của Hâysen, lúc này tôi có cảm giác là ông ta còn lùn thêm nữa. Mặt ông ta xám ngắt như người chết. Chỉ có các thớ thịt trên má khẽ động đậy.
    - Con đâu? ?" Hâysen hỏi với giọng người cúm.
    Người vợ nhìn lên giường. Hâysen nhìn theo vợ. Bước mấy bước loạng choạng, tới gần giường, chúng tôi nhìn thấy thân hình co quắp của đứa bé. Chắc chị ta nằm ôm sưởi ấm cho thằng bé cho tới tận lúc chúng tôi về. Chiếc giường ngổn ngang chăn gối nhàu nát, chứng tỏ chị ta đã trải qua một tấn thảm kịch lớn.
    Hâysen ngắm nhìn con nhưng không động vào người nó. Ông ta giận dữ nhìn vợ.
    - Em đã làm tất cả những gì em có thể?
    - Cô đã làm những gì? ?" Ông ta hỏi.
    - Con bị ho, ?" người vợ trả lời. ?" Em biết là con bị sưng phổi. Anh còn nhớ? em đã bảo anh mua thuốc cho con, nhưng anh nói là không cần, rồi con sẽ khỏi?
    Người vợ tiến tới cửa sổ.
    - Em đã nhờ vợ Mácsay giúp đỡ. Cách đây không lâu con chị ấy cũng bị sưng phổi. Chồng chị ấy có việc phải đi vào thành phố. Chị ấy hứa là sẽ mua hộ thuốc. Em không dám nói là cho con chúng ta, vì như thế chắc họ sẽ mua hộ. Em có đưa cho chị ấy một đôla. Ngày hôm qua Mácsay trở về. Lúc đó tình hình của con đã rất nguy kịch. Em tới ngay nhà họ hỏi thuốc, Mácsay chỉ nhìn em rồi nói là không có.
    Người vợ im lặng một chút rồi nói tiếp:
    - Khi Mácsay trở về cũng còn chưa muộn lắm nhưng sau đó thì không còn kịp nữa rồi?
    Trông Hâysen như hoá đá. Ông ta đờ đẫn nhìn căn phòng, sau đó dần dần hồi tỉnh lại. Chắc là ông ta cảm thấy mối liên quan gì đó.
    - Tại sao hắn không mang thuốc về? ?" Hâysen hỏi thầm.
    - Bác sĩ không muốn bán chịu cho anh ta.
    Nét mặt của Hâysen trở nên nhúm nhó, hai tay giơ lên, Hâysen hét to:
    - Còn tiền? Chuyện gì đã xảy ra với đồng đôla?
    - Mácsay nói rằng anh ta? đánh mất? trong phòng của anh?
    Lão keo kiệt loạng choạng ngã dựa vào bức tường. Da ông ta trông như da ngỗng, và trên mặt ông ta in rõ những nét nhăn nhó kinh khủng. Ông ta mở to mồm và rú lên khủng khiếp.
  10. ngoclinhkhue

    ngoclinhkhue Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    20/07/2008
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    Cùng đến với những truyện ngắn Trung Quốc mình yêu thích​

    Truyện ngắn thứ năm : Mẹ Điên
    Một truyện ngắn đã lấy bao nước mắt độc giả
    Một truyện ngắn giầu tình cảm và đậm chất nhân văn , đọc truyện ngắn này xong bạn có còn sợ những người điên , tôi thấy thương họ tình thương của tôi đã giúp tôi đủ mạnh mẽ hơn thoát khỏi cảm giác sợ hãi đó khi đối diện với họ , những con người đáng thương .


    Mẹ điên
    Tác Giả Vương Hằng Tích

    Hai mươi ba năm trước, có một người con gái trẻ lang thang qua làng tôi, đầu bù tóc rối, gặp ai cũng cười cười, cũng chả ngại ngần ngồi tè trước mặt mọi người. Vì vậy, đàn bà trong làng đi qua cô gái thường nhổ nước bọt, có bà còn chạy lên trước dậm chân, đuổi "Cút cho xa!". Thế nhưng cô gái không bỏ đi, vẫn cứ cười ngây dại quanh quẩn trong làng.
    Hồi đó, cha tôi đã 35 tuổi. Cha làm việc ở bãi khai thác đá bị máy chém cụt tay trái, nhà lại quá nghèo, mãi không cưới được vợ. Bà nội thấy con điên có sắc vóc, thì động lòng, quyết định mang cô ta về nhà cho cha tôi, làm vợ, chờ bao giờ cô ta đẻ cho nhà tôi "đứa nối dõi" sẽ đuổi đi liền. Cha tôi dù trong lòng bất nhẫn, nhưng nhìn cảnh nhà, cắn răng đành chấp nhận. Thế là kết quả, cha tôi không phải mất đồng xu nào, nghiễm nhiên thành chú rể.
    Khi mẹ sinh tôi, bà nội ẵm cháu, hóp cái miệng chẳng còn mấy cái răng vui sướng nói: "Cái con mẹ điên này, mà lại sinh cho bà cái đứa chống gậy rồi!". Có điều sinh tôi ra, bà nội ẵm mất tôi, không bao giờ cho mẹ đến gần con.
    Mẹ chỉ muốn ôm tôi, bao nhiêu lần đứng trước mặt bà nội dùng hết sức gào lên: "Đưa, đưa tôi..." bà nội mặc kệ. Tôi còn trứng nước như thế, như khối thịt non, biết đâu mẹ lỡ tay vứt tôi đi đâu thì sao? Dù sao, mẹ cũng chỉ là con điên. Cứ mỗi khi mẹ khẩn cầu được bế tôi, bà nội lại trợn mắt lên chửi: "Mày đừng có hòng bế con, tao còn lâu mới đưa cho mày. Tao mà phát hiện mày bế nó, tao đánh mày chết. Có đánh chưa chết thì tao cũng sẽ đuổi mày cút!". Bà nội nói với vẻ kiên quyết và chắc chắn. Mẹ hiểu ra, mặt mẹ sợ hãi khủng khiếp, mỗi lần chỉ dám đứng ở xa xa ngó tôi. Cho dù vú mẹ sữa căng đầy cứng, nhưng tôi không được một ngụm sữa mẹ nào, bà nội đút từng thìa từng thìa nuôi cho tôi lớn. Bà nói, trong sữa mẹ có "bệnh thần kinh", nếu lây sang tôi thì phiền lắm.
    Hồi đó nhà tôi vẫn đang giãy giụa giữa vũng bùn lầy của nghèo đói. Đặc biệt là sau khi có thêm mẹ và tôi, nhà vẫn thường phải treo niêu. Bà nội quyết định đuổi mẹ, vì mẹ không những chỉ ngồi nhà ăn hại cơm nhà, còn thỉnh thoảng làm thành tiếng thị phi.
    Một ngày, bà nội nấu một nồi cơm to, tự tay xúc đầy một bát cơm đưa cho mẹ, bảo: "Con dâu, nhà ta bây giờ nghèo lắm rồi, mẹ có lỗi với cô. Cô ăn hết bát cơm này đi, rồi đi tìm nhà nào giàu có hơn một tí mà ở, sau này cấm không được quay lại đây nữa, nghe chửa?". Mẹ tôi vừa và một miếng cơm to vào mồm, nghe bà nội tôi hạ "lệnh tiễn khách" liền tỏ ra kinh ngạc, ngụm cơm đờ ra lã tã trong miệng. Mẹ nhìn tôi đang nằm trong lòng bà, lắp bắp kêu ai oán: "Đừng... đừng...". Bà nội sắt mặt lại, lấy tác phong uy nghiêm của bậc gia trưởng nghiêm giọng hét: "Con dâu điên mày ngang bướng cái gì, bướng thì chả có quả tốt lành gì đâu. Mày vốn lang thang khắp nơi, tao bao dung mày hai năm rồi, mày còn đòi cái gì nữa? Ăn hết bát đấy rồi đi đi, nghe thấy chưa hả?". Nói đoạn bà nội lôi sau cửa ra cái xẻng, đập thật mạnh xuống nền đất như Dư Thái Quân nắm gậy đầu rồng, "phầm!" một tiếng. Mẹ sợ chết giấc, khiếp nhược lén nhìn bà nội, lại chậm rãi cúi đầu nhìn xuống bát cơm trước mặt, có nước mắt rưới trên những hạt cơm trắng nhệch. Dưới cái nhìn giám sát, mẹ chợt có một cử động kỳ quặc, mẹ chia cơm trong bát một phần lớn sang cái bát không khác, rồi nhìn bà một cách đáng thương hại.
    Bà nội ngồi thẫn thờ, hoá ra, mẹ muốn nói với bà rằng, mỗi bữa mẹ sẽ chỉ ăn nửa bát, chỉ mong bà đừng đuổi mẹ đi. Bà nội trong lòng như bị ai vò cho mấy nắm, bà nội cũng là đàn bà, sự cứng rắn của bà cũng chỉ là vỏ ngoài. Bà nội quay đầu đi, nuốt những nước mắt nóng đi, rồi quay lại sắt mặt nói: "Ăn mau ăn mau, ăn xong còn đi. Ở nhà này cô cũng chết đói thôi!". Mẹ tôi dường như tuyệt vọng, đến ngay cả nửa bát cơm con cũng không ăn, thập thễnh bước ra khỏi cửa, nhưng mẹ đứng ở bậc cửa rất lâu không bước ra. Bà nội dằn lòng đuổi: "Cô đi, cô đi, đừng có quay đầu lại. Dưới gầm trời này còn nhiều nhà người ta giàu!". Mẹ tôi quay lại, đưa một tay ra phía lòng bà, thì ra, mẹ muốn được ôm tôi một tí.
    Bà nội lưỡng lự một lúc, rồi đưa tôi trong bọc tã lót cho mẹ. Lần đầu tiên mẹ được ẵm tôi vào lòng, môi nhắp nhắp cười, cười hạnh phúc rạng rỡ. Còn bà nội như gặp quân thù, hai tay đỡ sẵn dưới thân tôi, chỉ sợ mẹ lên cơn điên, quăng tôi đi như quăng rác. Mẹ ôm tôi chưa được ba phút, bà nội không đợi được giằng tôi trở lại, rồi vào nhà cài chặt then cửa lại.
    Khi tôi bắt đầu lờ mờ hiểu biết một chút, tôi mới phát hiện, ngoài tôi ra, bọn trẻ chơi cùng tôi đều có mẹ. Tôi tìm cha đòi, tìm bà đòi, họ đều nói, mẹ tôi chết rồi. Nhưng bọn bạn cùng làng đều bảo tôi: "****** là một con điên, bị bà mày đuổi đi rồi." Tôi tìm bà nội vòi vĩnh, đòi bà phải trả mẹ lại, còn chửi bà là đồ "bà lang sói", thậm chí hất tung mọi cơm rau bà bưng cho tôi. Ngày đó, tôi làm gì biết "điên" nghĩa là cái gì đâu, tôi chỉ cảm thấy nhớ mẹ tôi vô cùng, mẹ trông như thế nào nhỉ? mẹ còn sống không?
    Không ngờ, năm tôi sáu tuổi, mẹ tôi trở về sau 5 năm lang thang.
    Hôm đó, mấy đứa nhóc bạn tôi chạy như bay tới báo: "Thụ, mau đi xem, ****** về rồi kìa, mẹ bị điên của mày về rồi!" Tôi mừng quá đít nhổng nhổng, co giò chạy vội ra ngoài, bà nội và cha cũng chạy theo tôi. Đây là lần đầu tiên tôi nhìn thấy mẹ, kể từ khi biết nhớ. Người đàn bà đó vẫn áo quần rách nát, tóc tai còn những vụn cỏ khô vàng khè, có trời mới biết là do ngủ đêm trong đống cỏ nào. Mẹ không dám bước vào cửa, nhưng mặt hướng về phía nhà tôi, ngồi trên một hòn đá cạnh ruộng lúa trước làng, trong tay còn cầm một quả bóng bay bẩn thỉu. Khi tôi và lũ trẻ đứng trước mặt mẹ, mẹ cuống cuồng nhìn trong đám tôi tìm con trai mẹ. Cuối cùng mẹ dán chặt mắt vào tôi, nhìn tôi chòng chọc, nhếch mép bảo: "Thụ... bóng... bóng...". Mẹ đứng lên, liên tục giơ lên quả bóng bay trong tay, dúi vào tôi với vẻ lấy lòng. Tôi thì liên tục lùi lại. Tôi thất vọng ghê gớm, không ngờ người mẹ ngày đêm tôi nhớ thương lại là cái hình người này. Một thằng cu đứng cạnh tôi kêu to: "Thụ, bây giờ mày biết con điên là thế nào chưa? Là ****** như thế này đấy!"
    Tôi tức tối đáp lại nó: "Nó là ****** ấy! ****** mới là con điên ấy, ****** mới là thế này!" Tôi quay đầu chạy trốn. Người mẹ bị điên này tôi không thèm. Bà nội và bố thì lại đưa mẹ về nhà. Năm đó, bà nội đuổi mẹ đi rồi, lương tâm bà bị chất vấn dày vò, bà càng ngày càng già, trái tim bà cũng không còn sắt thép được nữa, nên bà chủ động đưa mẹ về, còn tôi lại bực bội, bởi mẹ đã làm tôi mất thể diện.
    Tôi không bao giờ tươi tỉnh với mẹ, chưa bao giờ chủ động nói với mẹ, càng không bao giờ gọi "Mẹ!", khi phải trao đổi với mẹ, tôi gào là chủ yếu, mẹ không bao giờ dám hé miệng.
    Nhà không thể nuôi không mẹ mãi, bà nội quyết định huấn luyện cho mẹ làm việc vặt. Khi đi làm đồng, bà nội dắt mẹ đi "quan sát học hỏi", bà bảo mẹ không nghe lời sẽ bị đánh đòn.
    Sau một thời gian, bà nội nghĩ mẹ đã được dạy dỗ tương đối rồi, liền để mẹ tự đi cắt cỏ lợn. Ai ngờ mẹ chỉ cắt nửa tiếng đã xong cả hai bồ "cỏ lợn". Bà nội vừa nhìn đã tá hỏa sợ hãi, cỏ mẹ cắt là lúa giống vừa làm đòng trỗ bông trong ruộng nhà người ta. Bà nội vừa sợ vừa giận phát cuồng chửi rủa: "Con mẹ điên lúa và cỏ mà không phân biệt được..." Bà nội còn đang chưa biết nên xoay xở ra sao, thì nhà có ruộng bị cắt lúa tìm tới, mắng bà cố ý dạy con dâu làm càn. Bà nội tôi lửa giận bốc phừng phừng, trước mặt người ta lấy gậy đánh vào eo lưng con dâu, chửi: "Đánh chết con điên này, mày cút ngay đi cho bà..."
    Mẹ tuy điên, nhưng vẫn biết đau, mẹ nhảy nhỏm lên chạy trốn đầu gậy, miệng phát ra những tiếng lắp bắp sợ hãi: "Đừng... đừng...". Sau rồi, nhà người ta cũng cảm thấy chướng mắt, chủ động bảo: "Thôi, chúng tôi cũng chẳng bắt đền nữa. Sau này giữ cô ta chặt một tí là được...". Sau khi cơn sóng gió qua, mẹ oại người dưới đất thút thít khóc. Tôi khinh bỉ bảo: "Cỏ với lúa mà cũng chả phân biệt được, mày đúng là lợn!" Lời vừa dứt, gáy tôi bị một cái tát lật, là bà. Bà trừng mắt bảo tôi: "Thằng ngu kia, mày nói cái gì đấy? Mày còn thế này nữa? Đấy là ****** đấy!" Tôi vùng vằng bĩu môi: "Cháu không có loại mẹ điên khùng thế này!"
    "A, mày càng ngày càng láo. Xem bà có đánh mày không!" Bà nội lại giơ tay lên, lúc này chỉ thấy mẹ như cái lò xo bật từ dưới đất lên, che giữa bà nội và tôi, mẹ chỉ tay vào đầu mẹ, kêu thảng thốt: "Đánh tôi, đánh tôi!"
    Tôi hiểu rồi, mẹ bảo bà nội đánh mẹ, đừng đánh tôi. Cánh tay bà trên không trung thõng xuống, miệng lẩm bẩm: "Con mẹ điên này, trong lòng nó cũng biết thương con đây!". Tôi vào lớp một, cha được một hộ chuyên nuôi cá làng bên mời đi canh hồ cá, mỗi tháng lương 50 tệ. Mẹ vẫn đi làm ruộng dưới sự chỉ bảo của bà, chủ yếu là đi cắt cỏ lợn, mẹ cũng không còn gây ra vụ rầy rà nào lớn nữa.

Chia sẻ trang này