1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Truyện ngắn Trương Thái Du

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi Ledung18, 02/02/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Ledung18

    Ledung18 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/08/2005
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    Hâm nóng một tí, nhân báo Văn Nghệ (Hội nhà văn) số 43 giới thiệu tác giả.
    Lỗi văn hóa
    Trương Thái Du
    1. Vũ trụ hình như quyện lại, không rõ thu nhỏ hay loang ra, nhưng nhất thể. Đen đen, đùng đục, nhầy đặc và vô biên. Lạnh tanh.
    Trong cái khối gần giống như định nghĩa gốc về ?oĐạo? của triết học cổ điển Á Đông ấy, có lẽ ý thức đang tự phân chia. Ban đầu nó hỗn độn tựa một góc chợ. Sau rốt còn lại vài giọng chủ xướng.
    - Tất nhiên nhà ngươi giàu. Nứt đố đổ vách. Nhìn vượng khí khuôn mặt rất dễ biết.
    - Cái sai lầm của văn minh nông nghiệp ở chỗ đánh đồng nghèo khó với đức độ.
    - Không giấu nổi ta đâu. Quyền hành sinh ra tài lộc.
    - Quyền nghĩa gốc là quả cân, hành đôi khi có thể hiểu là cán cân. Quyền hành nghĩa cổ là làm việc mà biết cân nhắc.
    - Thì đấy. Kẻ cầm cân nảy mực mới có thể thiên vị, tư túi, nhũng lạm?
    Những trao đổi làm mọi thứ loãng dần ra. Không khí dễ thở hơn. Có tí hơi ấm.
    - Rốt lại cũng vì chữ ?olợi? ?" Tiếng thở hắt ra.
    - ?oLợi? đẻ ra ranh ma, gian dối?
    - Ở những xã hội chưa toàn khai, sự cạnh tranh thấp khiến người ta thực thà, tín cẩn.
    - Quá trình ?ovăn hóa? lại ?oquá độ? bằng cách sinh nở những giá trị phản nhân văn?
    - Hiển nhiên rồi. Mọi thứ đều cần đạt ngưỡng. Đến mức nào đó sẽ có chuyển hóa. Để đến chữ tín, phải đi qua giai đoạn bất tín. Học chỉ thấy tín. Hành sẽ lộ ra bất tín. Song, bất hành cũng như thất học.
    - Những kẻ bế tắc thường vồ vập những giá trị ảo, thổi phồng lên, gào thét mọi người cảnh tỉnh. Đơn giản đó chỉ là những kẻ không nắm qui luật vận động.
    - Ngụy biện!
    - Lạc quan chứ.
    - Nhưng ngươi là ai.
    - Ta chính là ngươi!
    Vô thanh. Bắt đầu nóng nực.
    2.
    - Người tốt, trước tiên là tốt với chính mình. Kẻ yêu được người mà không yêu chính mình và những gì thiết thân quanh mình, thực ra là đang chế biến món lừa nêm gia vị hành xác.
    - Nếu tự ta nghĩ mình thanh liêm, mọi người cũng nghĩ như vậy?
    - Cần có bằng chứng. Hay nói cách khác cần tự xây dựng niềm tin cho mọi người.
    - Ta có phải quan tòa đâu.
    - Trong án đình của một xã hội lý tưởng, không có quan tòa. Nếu bị cáo không chứng minh được mình vô tội, không dẫn ra được bằng chứng vô tội, hắn phải tự giác nhận trừng phạt.
    - ??.
    Màn hình máy tính trở nên khá tối. Câu biện bạch nối tiếp không thể nhập vào hộp thoại. Chiếc đồng hồ cát tượng trưng đứng đơ ra. Máy treo. Tái khởi động. Cảnh báo hiển hiện: ?oLỗi hệ thống?.
    Câu này luôn là bùa chú cuối cùng của cái thằng vi tính vẫn vỗ ngực thông tuệ. Lý do thật chung chung, hàm hồ và vô phương chẩn đoán. Trực quan đơn giản đến trống rỗng: Con bệnh vật chất nghiễm nhiên hết bệnh, hết lây nhiễm nếu được địa táng hoặc hỏa táng.
    Nóng bức quá. Đặc quánh và dồn nén như sắp bùng nổ. Cơn đau nhức nhói, giàu khoái cảm và khẩn cấp như vượt cạn.
    3. Ngài quan chức giật mình tỉnh giấc. Ông đã có một giấc mơ khá lạ lùng.
    Thực tình buổi trưa rất yên tĩnh. Tiếng máy lạnh rì rì nho nhỏ. Trang nhà tờ báo điện tử ngài định đọc, vẫn thỉnh thoảng tự động cập nhật. Hàng tít to nhất mời mọc độc giả: ?oĐiều tra dẫm chân tại chỗ vì thiếu bằng chứng?.
    Nếu có một thứ có thể thay thế nguyên nhân ?oLỗi hệ thống? kia, chắc chắn phải là ?oLỗi văn hóa?. Ngài mỉm cười ý nhị với suy nghĩ táo bạo của mình: Nó thực tế hơn, sâu sắc hơn nhưng hoàn toàn bao quát đến nỗi thành ra mù mờ, khó hiểu. Nó quá to tát và dàn trải để không thể hóa cải, ít ra là trong thế hệ của những người như ngài.
    Thảo Điền,
    Tháng 8.2006
    Blog: http://au.360.yahoo.com/truongthaidu
  2. ngtoithuong

    ngtoithuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2007
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    E***: Xoá theo yêu cầu tác giả.
    @ Truyện này cũng do bạn tôi gởi cho xem qua mail, thấy đặc sắc về hình thức thể hiện nên định đem lên đây giới thiệu.
    Mong tác giả TTD thông cảm vì không biết thread này của bạn.
    Được ngtoithuong sửa chữa / chuyển vào 20:03 ngày 20/02/2008
  3. Ledung18

    Ledung18 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/08/2005
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    Tặng bạn ngtoithuong,
    Nơi thời gian dừng lại
    Trương Thái Du
    Bạn đọc nên biết đây là một câu chuyện có thật. Tôi chia truyện thành sáu tiểu đoạn, đánh số từ một trở đi. Khi tráo đổi thứ tự các tiểu đoạn, tôi thấy mạch truyện không bị đứt, mà còn tạo sự ưu tiên - tuồng như nhấn mạnh vào tiểu tiết nào đó. Văn bản, dù dưới dạng điện tử hoặc in trên sách hay báo sẽ giới hạn ý đồ tác giả nên tôi tạm lựa chọn một thứ tự mình thích như người đọc thấy dưới đây. Thật mãn ý nếu truyện này được in riêng lẻ thành sáu thiếp như sáu lá bài. Mỗi lần xáo bài người đọc sẽ có một câu chuyện ngẫu nhiên. Tôi lạm gọi kiểu viết này là thử nghiệm nghệ thuật sắp đặt. Hơn thế nữa, tôi luôn cố gắng để các chi tiết ở trạng thái thô mộc nhất, ít chữ nhất. Tôi mong mọi người sẽ hình dung đấy là những mảnh giấy màu được xé ra có chủ ý nhưng không quá cầu kỳ. Chúng sẽ được đan xen vào nhau, sắp đặt cạnh nhau, tượng hình nên truyện ngắn. Dù sao đi nữa, ở trường hợp này, sự câu thúc của trật tự thời gian là vô nghĩa trong mạch văn. Tôi rất mong ?oNơi thời gian dừng lại? gợi nên một nét âm bản của cuộc sống ồn ào hiện đại.​
    ---------------------------------------------------------------
    2. Phải khẳng định tôi là kẻ vô thần. Tôi không tin dị đoan, ma quỷ, tiên thánh. Do đó chiếc xích đu nằm giữa vuông sân trời rộng và kín gió, tôi đặt tên là cỗ máy vĩnh cửu. Chẳng liên tục nhưng thi thoảng chiếc xích đu lại tự đưa đẩy như có người đang ngồi chơi, mà không vì một lý do cơ học rõ ràng nào.
    Khu tôi ở vốn đã yên tịnh, vườn cây lưu niên hàng ngàn thước vuông xung quanh càng tách biệt căn nhà với thế giới xung quanh. Những đêm trăng thanh vắng tôi thường không ngủ được vì chiếc xích đu cứ kẽo kẹt mãi. Sân trời cỡ một sảnh khách lớn, ba phía đều có cửa phòng hoặc cửa sổ trổ ra, từ những mảng tường đá rửa hồng xám. Hàng lan can sắt nhìn xuống thảm cỏ bên hông. Bể đất to và sâu kéo dài suốt chiều dọc sân, đầu giáp lan can có bụi hoàng anh già cỗi xù xì leo lên những chiếc lam bê tông trang trí bên trên.
    Hoa hoàng anh màu vàng ươm, gần giống hoa loa kèn. Khi lìa cành rơi xuống nó tạo nên những tiếng động tinh tế như bước chân tố nữ. Lá hoàng anh già cũng màu vàng. Đầu mùa khô, các xoáy gió đêm hiếm hoi sẽ khiến lá rụng hàng loạt. Chúng thường mông lung gợi hình tà áo mỏng liêu trai, xoắn xuýt quanh chiếc xích đu.
    Thấy tôi đi sớm về khuya, thui thủi một mình, chòm xóm đồn nhà tôi bị ma ám. Họ thầm thì về những tiếng cười xé vải hun hút đêm sâu, tiếng đàn tranh rin rít từng tràng ai oán, tiếng cú rúc, tiếng chim lợn eng éc báo điềm xấu? Họ bảo không bị dớp ấy thì căn nhà đã đổi chủ xoành xoạch mỗi bận bất động sản nóng sốt, y như các khuôn viên xung quanh. Tôi từng đuổi không biết bao nhiêu là cò đất lâu lâu đến quấy rầy, nghe ngóng, dụ dỗ. Người ta không tin tôi, trơ tráo ngả giá mua số điện thoại của chủ nhân thực sự.
    1. Tòa biệt thự xưa cũ, xây dựng theo phong cách Mỹ cuối thập niên 1960 mà tôi đang ở là tài sản tôi thừa kế từ người chú ruột quá cố. Chú vốn là sĩ quan quân y chế độ cũ. Cha tôi không thèm nhìn mặt chú. Ông ghét em trai một, ghét em dâu mười. Thím tôi bị gọi là đứa tiểu tư sản õng ẹo đồng bóng. Tập kết về, gia đình tôi ở chung với ông bà nội đã gần đất xa trời. Nhà chú cạnh bên.
    Năm 1978 thím dắt con, dứt áo vượt biên cùng ********. Học tập xong, chú tôi bán nhà nơi trung tâm thành phố. Ông lóc cóc đạp xe qua cầu Sài Gòn tìm chốn ẩn mình. Mẹ tôi đoán chú vẫn còn của chìm nhưng giả bộ cuốc đất trồng rau, nuôi gà vịt, sống chay tịnh tự cung tự cấp và cắt hết giao tiếp với xã hội.
    Thời gian rong ruổi. Cha mẹ tôi về với tổ tiên. Anh hai tôi thành đại gia tiền muôn bạc vạn. Tôi khù khờ nhút nhát nên được anh lo cho chân thủ thư, sống như một chiếc bóng. Chị dâu hay nửa đùa nửa thật bảo tôi là âm bản, là thái cực cân bằng với thành đạt, thông minh, khôn khéo, thức thời của anh trai tôi.
    Giỗ đầu cha tôi, anh hai không hiểu làm cách nào đón được chú đến thắp nhang. Từ đó anh cử hẳn một bà vú già trong gia đình qua chăm sóc chú đến cuối đời. Chú mất, di chúc bắt tôi phải giữ nguyên trạng ngôi nhà trong ít nhất hai mươi năm, sau đó muốn làm gì thì tùy. Chị dâu bực bội hỏi đào đâu ra tiền trước bạ. Tôi bảo anh hai đứng tên nhà cũng được. Anh mắng tôi ngu, anh tin tôi chứ không tin vợ. Tôi phải ký giấy tặng riêng anh phần di sản của bố mẹ, tức nửa căn nhà ông bà nội để lại.
    Số là dạo ấy anh chị đang bất hòa. Lâu lâu anh lại dọa chị rằng người xưa đã bảo ?oGiàu đổi bạn ?" Sang đổi vợ?. Chị nổi khùng hoài, nhưng dần dần cũng thỏa hiệp được. Anh hai bay nhẩy, trăng hoa kín hơn. Chị ở nhà giả tảng không nghe, không biết, tự tìm thú vui như lễ chùa, tụ tập bạn bè cùng trang lứa.
    4. Hai người khách tỏ vẻ áy náy rất thật vì làm phiền tôi trong ngày nghỉ cuối tuần. Hóa ra đây là tổ ấm cũ của họ. Bao năm xa xứ họ luôn bị thôi thúc trở về. Cây cối lớn vống lên. Riêng tòa nhà chẳng mấy đổi thay, cứ như một phần tư thế kỷ chỉ là chớp mắt.
    Tôi dắt họ đi thăm mọi ngóc ngách. Chỗ nào họ cũng qua loa, chỉ trừ vuông sân trời có chiếc xích đu. Vừa bước qua cửa, bà vợ đã đổ sụp xuống bên bể đất trồng hoa. Ông chồng lặng lẽ gạt nước mắt, cúi mái đầu hoa râm phai thuốc nhuộm đỡ vợ dậy.
    Cuối tháng Tư năm ấy, một mảnh đạn pháo lạc từ xa lộ đầu cầu Sài Gòn đã cướp đi đứa con gái bé bỏng vừa qua tuổi dậy thì của họ. Cô gục xuống bên chiếc xích đu sơn màu xanh hòa bình. Cha mẹ cô chỉ kịp gói gém thi thể trinh nữ trong mấy lớp ni lông rồi chôn tạm giữa bể đất, trước khi di tản.
    Một lọ hoa, hai chung nước lọc và ba cây nhang cùng không khí đặc quánh xung quanh tạo nên lễ cải táng câm lặng nhưng đầy màu sắc tâm linh thần bí. Chúng tôi không nỡ dùng các dụng cụ đào bới như bay thợ hồ hoặc cuốc và xẻng nhỏ. Ba mươi đầu ngón tay trần cào vơi dần khoảng giữa bể đất để thăm dò. Gần đến đáy xi măng, khối rễ hoàng anh chằng chịt làm bật móng tay ông khách. Máu đỏ thấm ướt đất. Chưa kịp đau đớn, ông đã cuống cuồng hoảng hốt vì không thấy gì.
    Mọi người nín thinh, tiếp tục bới, hất hết đất đen ra ngoài.
    Điều kỳ lạ chỉ lộ diện khi niềm hy vọng sắp tắt. Chiếc tiểu sành màu da lươn. Xương cốt xếp đặt rất ngay ngắn. Hộp sọ thon nhỏ, có lẽ của khuôn mặt trái xoan. Mảnh đạn pháo hình lưỡi rìu chém vào thái dương vẫn còn kẹt lại.
    Nắp cao su dẻo kín nước của chiếc vỏ chai thuốc pênêxilin được cậy ra. Mấy dòng chữ nhòe nhoẹt của chú tôi, mực dầu tái chế, bút Bic chắc đã thay bi mấy lần: Định dùng bể đất làm hồ nuôi cá trê phi thì phát hiện đây là một ngôi mộ. Xin thân nhân người quá cố lượng thứ. Ngày x tháng y năm 1982.
    3. Hai anh em tôi sống tương đối ít va chạm. Tôi luôn nghe lời anh. Trước kia vài ba lần anh cho tôi tiền xài. Tôi không khi nào nhận. Anh chả cần hỏi cũng biết tôi đơn giản lắm. Không rượu chè, cờ bạc, cà phê cà pháo, tôi chỉ thích sách thì tiền khác nào giấy lộn. Sách trong mấy tầng lầu thư viện, hằng tháng chiêu nạp thêm cơ man bản in lưu chiểu mới nhất, tôi đọc đến kiếp sau cũng chưa hết.
    Anh thấy tôi vô duyên trên đường tình nên bổn cũ soạn lại. Anh kiếm đâu ra một cô giúp việc sạch sẽ, trẻ trung gửi vào nhà tôi. Đêm đầu tiên như có ma phá. Chiếc xích đu rên xiết. Cô giúp việc mê ngủ la hét rùm trời. Tôi dậy bật đèn, gõ cửa phòng gia nhân. Cô giúp việc ôm tôi khóc rưng rức. Cô bảo vừa thấy ác mộng cũ.
    Học hết phổ thông, một bà cùng quê dỗ ngon dỗ ngọt cô vào Sài Gòn. Gia đình cô đến có ba nhân khẩu. Hai ông bà già lương hưu rất hậu. Cậu út của họ mắc bệnh đao, luôn mặc độc mỗi chiếc quần đùi trễ rốn, rong chơi đầu trên xóm dưới, gặp ai cũng chửi. Mấy năm nay hắn giở chứng, cứ giục mẹ lấy vợ cho.
    Đêm đầu tiên cô đến nơi ở mới, cậu kia trần truồng nạy cửa phòng đòi hợp cẩn. Cô gào khóc, cấu véo, cắn xé. Mãi sau mới thấy ông chủ trên lầu hét gọi quý tử. Cô bỏ trốn, tìm chị bạn đồng hương làm tại nhà anh tôi. Cô thật thà bảo anh tôi đã nói trắng rằng tôi không tâm thần, chỉ tội tồ quá, con gái thành phố chẳng để mắt tới. Nếu cô dụ được tôi, anh sẽ lo tất, sẽ tặng bố mẹ cô ngoài bắc một căn nhà mái bằng.
    Tôi bảo tôi rất quý cô, mới gặp đã thấy quý. Từ khi dọn đến biệt thự này, trong đầu tôi luôn có cảm giác đã lập gia đình. Ở chung với cô tôi rất ngại. Tôi nhờ ông già bảo vệ nhà Tây thuê cạnh bên kiếm cho cô công việc lau dọn. Lương tàm tạm, đủ để cô tìm một chỗ trọ tồi tàn và hàng tháng giúp cha mẹ chút ít. Chưa đầy năm, cô hớn hở mời tôi dự đám cưới. Chồng cô là lái xe của chủ nhà.
    5. Mấy đứa cháu con anh tôi đều du học tự túc ở Mỹ cả. Năm kia tôi nhờ chúng chuyển ít quà cho ông bà Việt Kiều già. Chúng kể họ sống đạm bạc, lẻ loi và cô độc lắm. Ông bà có tất cả bốn người con. Cô hai dính hòn tên mũi đạn. Ngày di tản cậu ba dạt theo bên ngoại, lỡ chuyến. Cuối năm ấy cậu cũng yểu mệnh, chết vì đói và khát trong những ngày lênh đênh vượt biển. Ông bà trách hai người sinh tại Mỹ mất gốc, đã Mỹ hóa hoàn toàn. Cũng vì cả gia đình sống biệt lập ở một tiểu bang không có cộng đồng Việt Nam đông đảo. Ông bà ao ước dăm năm nữa sẽ về Sài Gòn dưỡng già. Họ hỏi cháu tôi năm mươi ngàn Mỹ kim dành dụm của họ có mua nổi một căn nhà tàm tạm không, càng gần tôi càng tốt. Tự lúc nào họ đã thầm xem, thầm ước tôi là con là rể họ.
    Anh tôi và chị dâu, nghe bảo hay kể công với đống vàng cạnh cầu Sài Gòn. Cháu tôi không vừa ý, chúng cảnh báo người làm ăn buôn bán nên biết điều với âm hồn trinh nữ trẻ. Theo chúng, căn nhà cũ của ông bà để lại mà anh chị đang cho thuê, mặt tiền một quận trung tâm, cũng chẳng làm họ thiệt thòi. Tôi nào hay biết nhưng đám cháu khôn đáo để, chúng ước lượng nhà của tôi bây giờ giá hàng triệu Mỹ kim. Tôi bảo chú già rồi, tiền bạc không biết tiêu, không biết tính, mai này để lại cho các cháu tất. Chúng cười tôi cả nghĩ xa xôi, bố chúng giàu lắm lắm, tôi không tưởng tượng nổi đâu. Xe cộ, nhà cửa anh tôi sắm cho chúng bên Mỹ, dù chỉ ở tạm mấy năm học, cũng làm cho triệu phú Mỹ phải tròn mắt.
    6. Từ ngày qui định bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, tôi đổi chiếc Honda 81 giọt lệ kim vàng lấy một chiếc xe đạp điện Đài Loan. Thế mà hay, quãng đường tôi đến thư viện làm việc thường nhật thành ra có sức sống hơn. Lúc nào thích thì tôi tắt động cơ, nhấn bàn đạp cho săn gân cốt.
    Tôi bỗng thấy yêu đời. Những đêm trăng thanh tôi không còn trốn trong phòng và nổi gai ốc vì nghe tiếng xích đu kẽo kẹt nữa. Tôi ra hẳn đấy, vừa đọc sách vừa thưởng trà bắc ủ hoa nhài tươi hái ngay trong bể đất. Có khi tôi thắp một nén hương trầm dìu dịu. Các vòng khói tròn quấn quít bức ảnh khắc đá dán đè lên tường đá rửa. Cô bé có cái nhìn thật lương thiện. Cô bằng tuổi tôi nhưng vẻ thanh xuân mãi mãi dừng lại ở khoảng khắc oan nghiệt năm nào.
    Thảo Điền,
    khai bút đầu xuân Mậu Tý
    Được ledung18 sửa chữa / chuyển vào 09:16 ngày 21/02/2008
    Được ledung18 sửa chữa / chuyển vào 09:17 ngày 21/02/2008
  4. Ledung18

    Ledung18 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/08/2005
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    Ở bên ngoài tổ quốc
    Lấy clinker từ một cảng nhỏ gần Osaka Nhật Bản, sau hải trình 10 ngày, tàu chúng tôi đến Kota Kinabalu Malaysia trả hàng. Chồn chân đã lâu, thủy thủ đoàn ai nấy đều háo hức lên bờ thăm thú. Tôi làm lơ trước mọi lời rủ rê. Tôi bắt đầu chẳng thích đi bờ chung với các nhóm, từ phục vụ, chấm dầu, buộc dây đến cả sĩ quan trên tàu. Họ luôn nói dối không chớp mắt. Đến Nhật họ bảo họ là người Singapore. Đến Mã Lai, Thái Lan hay Indonesia họ nhận mình tới từ xứ sở hoa anh đào.
    Tôi luôn hãnh diện là một người Việt Nam lạc loài, giữa đám thuyền viên giả Nhật giả Sing làm việc trên con tàu treo cờ Panama, chủ tàu và thuyền trưởng người Nhật. Mấy lần đi bờ cùng tôi họ đã lỗ nặng vì rất nhiều người có thiện cảm hơn với tôi. Chẳng hạn cửa hàng bớt sát giá cho bạn Việt Nam và ra sức xà xẻo Nhật xộp. Thiên hạ hiểu Việt Nam còn ít, do đó các câu chuyện rôm rả và gây chú ý cao. Với các anh Sing, họ à ừ cho qua chuyện, thậm chí nghi ngờ dân Sing sao tiếng Anh quá tệ, lại chẳng biết lấy một phương ngữ phổ biến như Triều Châu, Quảng Đông hay Phúc Kiến. Tôi thuộc thế hệ trẻ mới tốt nghiệp đại học. Ngoài lợi thế tiếng Anh, tôi còn tự học thêm tiếng Nhật tiếng Trung qua vài cẩm nang du lịch, đủ để huyên thuyên chào hỏi, dò đường. Tôi lại đọc được ít Hán tự nhờ ông nội Nho học. Giữa những kẻ đồng hương đồng thuyền sử dụng ngoại ngữ mỏi tay trên đất lạ, tôi nổi lên như một hoa tiêu dẫn lối thông tuệ. Tôi có thể trao đổi mọi vấn đề với rất nhiều người, từ anh công nhân bốc vác Indonesia, đến vị mục sư mắt xanh là tiến sĩ thần học đang truyền giáo cho thổ dân Papua New Guinea.
    ***
    Hết ca, sau khi mở van khí tắm gió cho sạch bụi clinker, đốc công dỡ hàng Sadiq í ới gọi tôi. Hôm nay anh hẹn tôi du ngoạn Kota Kinabalu, thủ phủ bang Sabah, miền đông bắc đảo Borneo. Tôi quen Sadiq từ chuyến hàng trước đó hai tháng.
    Tôi đội nón bảo hiểm nghiêm chỉnh, ngồi sau xe máy Sadiq. Kinabalu đẹp hơn và lớn gấp năm lần Vũng Tàu. Thành phố sạch sẽ, an bình, con người hiền hòa thân thiện. Mật độ xây dựng tổng thể ở đây chỉ khoảng năm mươi phần trăm, còn lại là công viên, vườn cảnh. Cây xanh dịu mát hiện hữu khắp nơi.
    Sadiq kể, Kota Kinabalu nghĩa là thành phố (kota) góa phụ (balu ?" tiếng Malay) Trung Hoa (kina ?" phương ngữ thổ dân Kadazandusun). Truyền thuyết nói rằng một hoàng tử Trung Hoa đã đến ngọn núi mà thành phố này tựa lưng vào, để tìm viên ngọc quý khổng lồ được chúa rồng canh giữ trên đỉnh núi. Hoàng tử cưới một cô gái bản xứ xinh đẹp làm vợ. Được ngọc rồi, hoàng tử một mình trở về quê hương, để lại trái tim thiếu phụ tan nát.
    Thời Anh thuộc Kinabalu có tên Jesselton. Thế chiến thứ hai, Nhật chiếm nơi này và đặt lại tên cũ Api ?" Api (vốn là tên một làng chài, trước khi bị thực dân Anh xâm lược cuối thế kỷ 19). Năm 1945, khi tấn công quân Nhật, máy bay đồng minh gần như đã san bằng Api ?" Api. Năm 1963, Jesselton thoát khỏi đêm dài nô lệ, cùng bang Sabah nằm trong liên bang Malaysia. Năm 1968 thành phố chính thức đổi tên thành Kinabalu.
    Vài tiếng rãnh rỗi, Sadiq chỉ có thể giúp tôi cưỡi ngựa xem hoa, vòng vèo mấy đại lộ chính như Lintas, Punat Tanah, Tuaran? Điểm cuối của hành trình là vùng phố Tàu Luyang, quán hải sản của một người gốc Hoa, bạn thân Sadiq.
    ***
    Bia thống trị Mã Lai là Carlsberg Đan Mạch. Hương vị hải sản bờ đông biển Đông chẳng khác mấy bờ tây như Nha Trang, Mũi Né. Ngày thường quán vắng, ông chủ Yang vui vẻ nhập hội cùng Sadiq và tôi. Yang gốc người Hẹ (Hakkas), đã ba đời sinh sống tại Kinabalu.
    Yang trầm tư, trong khi Sadiq rất thông cảm với tình trạng cô đơn của tôi giữa những người đồng bào lúc nào cũng chối bỏ đất mẹ. Yang hỏi Sadiq tổ quốc của anh là bang Sabah hay liên bang Mã Lai. Sadiq trả lời cả hai. Yang cho rằng anh dân tộc Hoa nhưng tổ quốc của anh là Mã Lai chứ không phải Trung Quốc. Chú Yang đã trở về Phúc Kiến, sau sự kiện xung đột chủng tộc Hoa ?" Mã Lai tại Kuala Lumpur năm 1969 làm hàng trăm người bị giết. Ông sợ vết dầu bạo lực cực đoan loang đến Sabah. Kết quả là ông đã bị Hồng Vệ Binh buộc tội làm gián điệp tư bản và chết đói trong mấy năm cuối cuộc *****************. May mắn, ở Kinabalu các dân tộc Mã Lai, Hoa, Kadazans, Bajaus luôn sống bình yên bên nhau. Đạo Hồi, đạo Hindu, đạo Phật, đạo Công Giáo, đạo tin lành? luôn tôn trọng nhau.
    Xét cho cùng tổ quốc là một khái niệm mang màu sắc chính trị, Yang triết lý. Nhân dân ở đâu cũng là kẻ bị trị. Văn hóa và kinh tế là của nhân dân, chính quyền thì thuộc về tầng lớp ăn trên ngồi trước. Người Hoa ở Mã Lai đóng thuế cho nhà nước Mã Lai. Người Hoa ở Trung Quốc đóng thuế cho nhà nước Trung Quốc.
    Sadiq công nhận tư duy của Yang thiết thực, nó thoát khỏi sáo rỗng, và ở chừng mực nào đó, tố cáo sự lắt léo đáng sợ của diễn ngôn sa lông. Sadiq dẫn chứng đạo luật yêu nước ra đời để chống khủng bố tại Mỹ, đã và đang bị các tổ chức nhân quyền lên án là phi dân chủ, xâm phạm nhiều quyền lợi hiến định của công dân. Đạo luật ấy, Sadiq suy luận thành: ?oNhân dân Mỹ nếu không theo Bush là không yêu nước?.
    Câu chuyện đến đây thì tôi đã ngà ngà say. Tôi ghi nhận các vấn đề cần thêm nhiều trao đổi để sáng tỏ. Tôi bảo nước Malaysia có một anh đốc công và một trú khách chủ quán ăn đứng trên bậc thang dân trí khá cao. Dân tộc tôi, đất nước tôi, tổ quốc tôi ở trong hoàn cảnh địa ?" chính trị hoàn toàn khác với Mã Lai. Nếu chúng tôi không yêu tổ quốc thì vĩnh viễn chỉ có quận Giao Chỉ, chứ làm sao có nước Việt Nam. Tôi hãnh diện vì điều đó. Tôi coi thường các đồng nghiệp dốt nát của tôi đã sĩ diện hão, chối bỏ hai tiếng Việt Nam thân thương.
    ***

    Biển đêm. Gió lặng. Con tàu ì ạch trượt trên tấm màn đen phẳng lì, trơn láng, căng cứng. Tháp cần cẩu đằng mũi hướng về chòm sao bắc đẩu. Thuyền trưởng người Nhật bước vào buồng lái lặng lẽ như một con mèo. Ông không có vẻ đi kiểm tra ca trực. Đợi ông tì trán vào khung kiếng nhìn ra ngoài trời một hồi lâu tôi mới lên tiếng:
    ?oÔng nhớ nhà à??.
    ?oỪ? ?" Tiếng trả lời ngường ngượng, nửa muốn giấu kín, nửa muốn chia sẻ tâm trạng.
    ?oGiờ phút này tổ quốc của ông là gia đình, con cái, người thân?.
    ?oCuối tháng lãnh lương và tiền làm ngoài giờ, tổ quốc của tất cả chúng ta sẽ là Mỹ kim?.
    Khơi gợi đôi câu, thế là thuyền trưởng vui lên. Giọng ông hoạt bát, nội dung dí dỏm. Các bạn biết không, đàn ông đi biển chúng tôi nói chuyện rất hay. Những người như thuyền trưởng, ba phần tư cuộc đời đã lênh đênh giữa sóng nước. Họ thu nhặt được cả một kho tàng văn chương truyền miệng để giải trí, xả stress.
    Thấy không khí cởi mở, tôi xin ông nhận xét về thuyền bộ Việt Nam đánh thuê lần này. Ông khen nhiều hơn chê. Đại khái là cần cù, siêng năng, mau nắm bắt công việc nhưng kỷ luật còn kém và thiếu đoàn kết. Tôi kể ông nghe cái vụ giả Nhật, giả Sing. Ông cười vang. Ông bảo họ thiếu tự tin, mà càng thiếu tự tin thì càng thoái nhược. Tự tin như tôi ông cũng chẳng thích. Ông bảo con người tương lai là vô tổ quốc, rồi thế giới sẽ không còn biên giới địa lý, những khối văn hóa phải tương tác hòa bình nhiều chiều.
    ?oCậu tưởng tất cả người Nhật đều tôn vinh các chiến sĩ cảm tử đâm máy bay vào tàu chiến Mỹ trong thế chiến thứ hai là anh hùng dân tộc ư? Lầm chết. Họ không yêu tổ quốc như cái cách của phần lớn người Nhật là yêu lao động. Họ yêu chế độ quân phiệt. Họ trung thành với biểu tượng hình thức trong lịch sử Nhật Bản là hoàng gia. Họ bị các nhà chính trị nhào nặn, nhồi sọ, áp đặt những khái niệm lệch pha thảm hại thành chân lý. Làm gì có khái niệm tổ quốc chính xác và bất biến trong một cộng đồng?.
    ?oNước Nhật may mắn vì suốt lịch sử của mình rất ít bị xâm lược. Xáo trộn xã hội là quá trình các tập đoàn thống trị đổi chỗ cho nhau. Hiếm tài nguyên nên lao động đã tạo nên bộ mặt phồn vinh. Thuyền trưởng có từng nghe câu thành ngữ ?~đất lành chim đậu?T không??.
    ?oChính đất lành sẽ thoái hóa con người, khiến họ trở nên nhu nhược, yếu hèn và phụ thuộc hẳn vào thiên nhiên. Những mảnh đất cằn cỗi, nơi dân chúng phải vượt qua nhiều trở ngại để sinh tồn, mới nhanh chóng tiến đến mô hình xã hội dân chủ vì dân, công bằng, văn minh, giàu mạnh. Ví dụ cụ thể: Nhật và các nước Bắc Âu. Hãy xem hàng năm chúng tôi đối mặt bao nhiêu thử thách, từ bão tố, động đất, đến cái lạnh khắc nghiệt của mùa đông. Kết quả là chúng tôi ngày càng mạnh mẽ hơn. Đó là điều một mảnh đất lành không thể đem lại cho con người?.
    ***
    Bốn giờ kém mười lăm. Thủy thủ cùng trực với tôi đã xuống gõ cửa phòng thuyền phó nhất và một cậu thủy thủ khác để chuẩn bị giao ca. Tàu đang lướt qua eo Luzon nối liền biển Đông nhơ nhỡ và Thái Bình Dương bao la bất tận. Chúng tôi chở gỗ quý khai thác từ những cánh rừng nguyên sinh tại thế giới thứ ba đến cảng Himeji, cách Kobe không xa.
    Mấy ngày vừa rồi bản tin hàng hải dự đoán sắp có bão từ. Những vết đen của vầng thái dương sẽ dịch chuyển, co lại hay phình ra. Nó ảnh hưởng rất nhiều đến từ trường trái đất. La bàn con quay vẫn ổn định nhưng la bàn thường để tham chiếu thì không tin được nữa. Trách nhiệm của tôi là phải bàn giao vị trí chính xác của con tàu trên biển cho ca sau. Sai một ly, đi một dặm. Không cẩn thận tàu chệch hướng, cái tổ quốc có thời hạn tôi đang làm lính đánh thuê này sẽ đối diện nguy cơ đâm phải đá ngầm, buông neo dưới thủy cung.
    Tôi chưa buồn ngủ. Có lẽ tôi sẽ ra cánh gà bên phải buồng lái ngồi chơi, chờ ngắm mặt trời lên. Bình minh trên biển dịu dàng lắm. Không cần kính bảo vệ mắt, tôi vẫn quan sát được những vết đen hoạt động theo chu kỳ hàng trăm năm. Chẳng rõ điểm mù thị trường có ảnh hưởng đến hình ảnh trung thực của sự kiện thiên nhiên kỳ thú này không.
    Tôi từng quả quyết nhóm người giả Nhật, giả Sing xung quanh mình có những vết đen, những điểm mù trong nhận thức. Không hiểu sao lúc này tôi lại phân vân. Có không những điểm mù, những vết đen, những khuôn sáo, những ngộ nhận và cạm bẫy của diễn ngôn tồn tại trong tôi?
    Thảo Điền
    Đầu xuân Mậu Tý 2008.
  5. Kimwoochung

    Kimwoochung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2006
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    0
    Truyện Trương Thái Du thật hay, tôi đặc biệt thích các cuộc đối thoại trong Truyện. Cám ơn rất nhiều, mong TTD sẽ có nhiều tác phẩm nữa để mọi người thưởng thức. Xin vote ban 5*
  6. hello_Vietnam

    hello_Vietnam Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/09/2006
    Bài viết:
    488
    Đã được thích:
    0
    Ông Du PR nhiệt tình nhể!
  7. Ledung18

    Ledung18 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/08/2005
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    Hòm thư ảo mị
    Trương Thái Du
    Chầu nhậu là để ?orửa? bài báo mới nhất của tôi phân tích biến động và tiềm năng thị trường chứng khoán. Tôi đã khẳng định những người không biết gì về đầu tư tài chính mới xem thị trường chứng khoán là chiếu sấp ngửa. Đáng tiếc, bàn dân hiện nay đang đến sàn như những con bạc. Họ chẳng rõ và cũng không quan tâm đến khái niệm lợi tức ở thì tương lai! Giá cổ phiếu Việt Nam không hàm chứa khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Tâm lý chủ đạo là bầy đàn và đám đông.
    Hơn mười hai giờ đêm, cậu học trò đang được tôi hướng dẫn làm luận án thạc sĩ giành trả tiền. Nó cười trừ bảo rằng phải cỡ mươi bài báo như thế mới đủ nhuận bút trang trải bia rượu. Thằng này thẳng ruột ngựa nhưng thiếu tế nhị. Tôi đang giả vờ say nên bỏ qua. Giả vờ say là ?obài tủ? của tôi. Tửu lượng rất cao nhưng tôi luôn biết dừng đúng lúc. Khi nào muốn rời khỏi bàn nhậu, tôi hơi gục đầu, vận công làm khuôn mặt tím tái. Tôi sẽ đẩy nước bọt chặn giữa họng trong khi co bóp mạnh cơ bụng. Màn cho chó ăn chè có kiểm soát và đầy ấn tượng sẽ khiến một trong những em út tiếc nuối đứng dậy hộ tống tôi ra xe.
    ***
    Đến đầu ngõ, tôi nhót khỏi ghế, đóng sầm cửa và phẩy tay chào tài xế. Thật cực hình khi bị nhốt trong những chiếc hộp chung chạ gắn động cơ, nồng nặc mùi nước hoa khô.
    Đêm yên tĩnh lạ lùng. Tôi ngồi hít những hơi thở mát lành trên chiếc ghế đá đặt ngoài vỉa hè trước nhà. Nửa tháng nay vợ ra nước ngoài thăm con du học, tôi bỗng được sống thoải mái tự do như thời thanh niên bay nhảy.
    Óc tôi lâng lâng. Không lẽ rượu đã ngấm sâu vào máu? Trước mắt tôi mọi vật bỗng mờ mờ ảo ảo. Tôi dán cái nhìn chếnh choáng vào một khối hộp hình chữ nhật treo ở hàng rào sắt giả gỗ. Quái lạ! Nhà tôi không gắn thùng thư. Vậy thì tôi đang ngồi ở đâu?
    Tôi lục túi. Cổng mở. Cửa mở. Tôi đang cầm chùm chìa khóa vạn năng? Chính xác là từ ngày lập gia đình tôi ít khi phải tự làm thao tác này. Ba tiếng chuông điện, còi xe máy hoặc xe hơi cực ngắn vang lên, sẽ có ai đó khẩn trương bước ra. Có thể là vợ tôi. Có thể là cô/bà osin nào đó. Cũng có thể là đứa con một được hết sức nuông chiều, luôn kể công vẽ trạng khi mở cửa cho bố. Dạo gần đây vợ tôi phải dùng một cô giúp việc còn trẻ vì tìm mãi không chọn được bà già nào thích hợp. Trước ngày xuất ngoại nàng tế nhị ?ođẩy? osin về quê nghỉ phép có lương, mong tránh trước những ?olùm xùm? nhạy cảm.
    Tôi vào bếp rửa qua khuôn mặt nhầy mồ hôi vương mùi cồn. Tôi muốn tỉnh táo một chút trước khi kiểm tra hòm thư lạ. Không chiếc chìa khóa nào trong tay tôi mở được nó. Nhìn qua ô kính nhỏ phía dưới thì chẳng có giấy má gì. Tôi tặc lưỡi tạm xếp thắc mắc lại. Tôi không rảnh đêm nay. Kế hoạch cần thực thi gấp của tôi là một số bài báo để tính điểm công trình khoa học bổ trợ. Tất nhiên tôi luôn viết bằng tiếng Việt. Tiếng Anh của tôi không tệ lắm, nhưng qui định đánh giá một nghiên cứu trên tạp chí Nature hay Science cũng chỉ bằng mấy tập san đầu ngành hoặc vài tờ báo lớn trong nước. Khát khao cháy bỏng của tôi là đổi chiếc bảng đồng nho nhỏ, khiêm tốn nơi cánh cổng vào thành ?oPSG ?" TS X? thay vì ?oTS X?. Tôi không dùng hòm thư là vậy. Thư từ, báo chí người ta gửi tôi đều có dòng ?oTS X?. Trong khu dân cư của tôi số nhà là thứ yếu. Chỉ cần thông tin ?oTS X? hay ?oGS TS Y? là người của bưu điện biết phải đến đâu, ngôi nhà có cây cau ta thẳng đuột hay cái vỉa hè làm dáng bằng hai chậu bông sứ to đùng.
    Lại phải trích dẫn, chú nguồn. Tôi sục vào internet, vào cái trang google nổi tiếng. Một cô học trò cưng đã ?obật mí? giúp tôi cách tra cứu này mấy năm nay. Tuy nhiên tôi luôn hạn chế sử dụng các đường link dưới bài viết. Đa phần link đều nói về cuốn sách nào đó, trang bao nhiêu. Tôi dại gì ?osinh viên hóa? bài viết của tôi. Nếu không kiểm chứng được giữa sách in và internet, từ tủ sách của tôi hoặc thư viện trường, tôi mới dùng link.
    Là tiến sĩ kinh tế, tôi nghiên cứu thị trường vốn. Bài báo về chứng khoán vừa qua sẽ được tiếp nối bởi các chi tiết về các sàn giao dịch vàng mới nổi khắp cả nước.
    Nói nhỏ vói bạn đọc, vợ tôi và cậu quí tử đang ?ođánh? vàng ảo lẫn vàng vật chất xuyên lục địa. Nước Mỹ là đầu tàu kinh tế thế giới, dự trữ vàng của nó hơn tám ngàn tấn, so với sáu trăm tấn của Trung Quốc. Thị trường Mỹ quyết định giá vàng thế giới trong khi người Việt Nam đang? ngủ. Có một chân rết an toàn thức tại Mỹ là đứa con cưng đang du học, vợ tôi giữ lợi thế nhất định. Nàng không những buôn vàng cho mình mà còn làm đại lý chưa chính thức, thu tiền ?oxâu? bè bạn khi họ muốn giao dịch trực tuyến, bỏ qua những công ty lừa đảo đầy dẫy rủi ro trên mạng, hay các sàn giao dịch vàng vừa đá bóng vừa thổi còi. Đám này cũng có chiêu ?orút dây điện? hệ thống máy tính mỗi khi lâm vào thế kẹt, y như anh chứng khoán.
    Tôi cứ phân vân, có nên đi vào đúng tim đen của thị trường vàng Việt Nam, với kinh nghiệm gia đình tôi can dự, hay chỉ tung ra kiến thức mô phạm bàn giấy, để thiên hạ trầm trồ. Những biểu đồ rối rắm, các khái niệm chưa được dẫn dịch phổ thông sẽ là cái bục tôi đứng lên và nhìn xuống. Cũng có lời mời viết bài quảng bá đây đó cho sàn vàng. Tôi không phải hạng ăn tạp. Tôi đề cao giá trị chỗ đứng và tên tuổi của mình.
    ***
    Tôi ngủ quên tại bàn làm việc khoảng hai giờ sáng. Trong cửa sổ chat của vợ con có hàng chục tín hiệu buzz và những cái mặt ngoác cười. Thì ra hai kẻ ấy vừa thắng lớn. Kiểu này thằng bé lại xổ toẹt bài vở thì căng. Thôi kệ. Biết đâu sẽ hay. Nó sẽ là Bill Gate An Nam Mít.
    Nắng vàng. Tiếng chổi lao công xao xác trong từng tràng chó sủa bụi. Hôm nay tôi chỉ có hẹn gần trưa, xe của một dự án tư vấn sẽ đến đón. Chợt nhớ cái hòm thư ngoài hàng rào, tôi ra ban công nhòm xuống. Ô hay? hôm qua tôi say thật rồi. Một cơn say hiếm hoi. May mà tôi chưa nhắn tin hỏi vợ xem ai gắn hòm thư, để nàng có cớ mắng yêu tôi là tiến sĩ ?ongộ?, như đã từng làm khi tôi góp ý vào việc buôn vàng của mẹ con nàng. Nàng có lý. Nàng không đánh bạc, thi thoảng nàng chỉ tát nước theo mưa, mua mua bán bán một ít vàng vật chất theo cảm tính. Thu nhập chủ yếu của nàng nằm ở công đoạn môi giới.
    Chiều tôi có giờ trên giảng đường. Tôi bỏ bữa sáng cả tuần nay, phần vì lười, phần vì lưng quần đã chật hơn. Là thầy giáo, tôi có bí quyết ?ogiữ eo? và luôn ra mặt coi thường những cái bụng bia của các ?oquan?. Theo ?olịch? từ đây đến cuối tuần tôi sẽ không ngồi xuống bàn nhậu nào nữa. Thế hệ của tôi học càng cao, chức càng lớn thì tỉ lệ lạm dụng nước uống có cồn càng tăng. Mới trung niên mà hậu quả đã âm ỉ, không ít kẻ bắt đầu đái tháo đường, suy giảm chức năng gan.
    ***
    Đầu tuần. Một cuộc tiếp khách không quá trễ, có bia rượu gây hứng chứ không phải nhậu nhẹt. Tôi say sắc. Cô học trò thân thiết thủa nào tình cờ gặp lại líu lo suốt. Sau rốt nàng nài tôi đi uống cà phê bằng được. Quán lung linh ánh nến. Chiếc dương cầm cũ mèm, tiếng đã vỡ, đệm cho mấy tay đàn dây điệu nghệ. Tôi ngáp bù hai lần trong nhà vệ sinh. Tôi thầm ước phải chi đây là một chiếu đờn ca tài tử ngoài trời thông thoáng, dưới ánh trăng. Nó thật cụ thể, giản dị và dễ hiểu, như bao nhiêu người Việt Nam dù đã nếm đủ cao lương mĩ vị, vẫn luôn động lòng trước ?oCanh rau muống, cà dầm tương?.
    Trên chiếc xe tay gas yên liền, hương tóc thanh xuân làm tôi xao xuyến. Đụng chạm da thịt, dù qua mấy lần vải, vẫn dậy lên hân hoan bối rối. Mắt nàng khi tạm biệt ánh lên sự tha thiết và lời hẹn tái ngộ.
    ?oTình là cái chi chi?? Tôi đang triết lý trên ghế đá thì tri giác quay ngoắt về thực tế kì dị. Cái hộp thư say rượu hôm nào lại hiện ra, trêu ngươi bên hàng rào.
    Tôi sờ vào nó. Cảm giác thô ráp rất thật. Ổ khóa chìm bằng đồng đã mất. Tối um con mắt chột bí hiểm.
    Một mảnh giấy bạc màu thời gian gói chiếc chìa khóa rỉ xanh hạ mình nằm cuối góc hòm thư. Trong ánh sáng chan hòa của phòng làm việc, tôi bàng hoàng nhận ra mảnh giấy ấy từng báo tin tôi đậu đại học cách đây hơn hai mươi năm. Địa chỉ rành rành: thôn? ấp? xã? tỉnh?
    Một giấc mơ thôi mà. Tôi quay lại với bài báo đang thiếu phần kết.
    Sự bất lực thật rách việc. Tôi thấy kinh tế học vừa mang yếu tố xã hội, vừa cần các chuẩn mực khoa học. Phải chi tôi đi theo con đường thuần nhân văn. Nhà văn chẳng hạn. Thật là nhẹ nhõm và dễ dàng. Xã hội chuộng *** ư? Sẽ có những tiểu thuyết, tập truyện ngắn mô tả cảnh ******** y như phim con heo ngay trước bàn thờ tiên tổ. Thích phi chuẩn hả? Trào lưu phóng sự - tự sự đồng tính luyến ái lên ngôi ngay. Muốn lấy nước mắt của bà con chăng? Bút ký là thể loại ưa dùng. Bi lụy vào. Hư cấu lắt léo. Phải nhìn xã hội tăm tối hơn truyền thống ?oTắt đèn?. Ác nghiệt ngầm thì thêm ít đạo đức giả trong một vài ngữ cảnh tuyên ngôn, vẽ vời lối thoát phi thực tế, sáo mòn và cũ rích.
    Thi nhân cũng được, dễ nổi tiếng nhất. À không, không hợp với tôi. Tôi vốn ít nói mà thi sĩ của công chúng cần tràng giang đại hải. Họ cần khả năng tự thoại, tự đề cao mình. Họ có mánh khóe chiếm diễn đàn để thao thao bất tuyệt, để dối trá không chớp mắt, để bịa chuyện gà vịt thành giai thoại, huyền thoại.
    Có lần tôi lạc vào một bàn nhậu của văn nghệ sĩ. Tất cả họ dường như thiên bẩm là những mầm non lãnh tụ. Trái gió trở trời họ mới dọn đến phường bán chữ. Tay nhà văn nọ bảo viết xong một truyện ngắn, cảm giác mê li khó tả, sướng hơn ân ái rất nhiều. Gã nhà thơ trợn mắt nói hằng ngày hắn ?oân ái? cả tập lục bát mấy chục bài. Ông tiểu thuyết gia gật gù, không tin mình lãnh cảm, không tin nhà thơ yếu sinh lý!
    ***
    Chiều, vị trưởng ban biên tập một tờ báo tên tuổi gọi tôi, khen nức nở bài mới. Họ đã nhờ chuyên gia lão làng thẩm định. Tôi thầm cười khẩy. Mấy ông ấy chỉ được cái tên. Họ thuộc về hệ giá trị cũ, cần thay đổi. Họ nghèo rớt mùng tơi thì lấy đâu ra kinh nghiệm thực tế với vàng, với bạc, với đô la.
    Tối, vợ tôi điện thoại nhắc nhở đừng quên rạng sáng mai ra sân bay đón nàng. Nàng kể lể liên tu bất tận đủ chuyện trên trời dưới bể. Tôi khuyên nàng cẩn thận, các đợt sóng vàng thời buổi kinh tế bất ổn tiềm tàng quá nhiều rủi ro. Nàng bảo tôi ở trên mây. Sóng càng to, biến động càng nhiều khách hàng càng cay cú, càng mong ăn dầy nên dễ chết đứng. Nàng chỉ ngán những lúc quang mây tạnh gió, giá cả vật vờ như chết trôi. Tôi à ừ cho xong. Cúp máy rồi tôi mới nhớ vợ chồng chưa kịp trao đổi về con cái và việc học của nó.
    Tối muộn, bà dì vợ eo éo thổi vào tai tôi lời trách ăn ở lộn xộn. Vợ tôi đã nhờ dì ấy đều đặn dẫn osin riêng qua dọn dẹp, lau nhà, tưới cây? Họ có một chùm chìa khóa riêng. Họ tuân thủ đúng lời dặn chớ chạm vào một hạt bụi trên bàn làm việc của tôi. Dì phân trần chỉ có cái kho trên sân thượng là dì chưa rớ đến vì chẳng có chìa khóa. Tôi tự hỏi kho nào nhỉ?
    Những bậc cầu thang lát đá lạnh lẽo dẫn tôi khám phá ngôi nhà của chính mình. Quả thật, gian thờ thoáng đãng tựa lưng vào một căn phòng lạ. Ổ khóa đồng rất to. Hai khoen sắt thủ công kệch cỡm. Các bản cửa không sơn. Rãnh vân gỗ nứt thành khe hoặc nẻ đều.
    Tất cả chìa khóa ngôi nhà mà vợ tôi bàn giao trước khi đi Mỹ đều không mở được căn phòng ấy, trừ cái anh rỉ xanh trong hòm thư ma quái. Bản lề kèn kẹt. Mùi mốc lưu cữu xộc ra. Bóng đèn dầu ám muội than, tù mù hắt chùm tia sáng hình như được thắp lên từ kiếp trước. Tôi đang đứng giữa một bảo tàng thu nhỏ vừa quen vừa lạ.
    Bốn phía tường treo đầy nông cụ trong trật tự đẹp mắt và hợp lý. Hai ba cái thưng đong lúa đủ cỡ quây quần. Một chùm phảng phát cỏ chụm lại như cánh hoa. Xâu nọc cấy lúa nâu bóng tì vết cầm nắm. Cọc thẻ chấm công, dần công tưởng đã kết hẳn vào nhau. Sợi tời trâu bò to tròn phơi lủng lẳng hàng chục lưỡi hái hình liềm trăng đầu tháng. Vài chiếc leng, chiếc lĩa, chiếc giá khỏng khoeo như đang bị treo cổ, hành hình.
    Giữa phòng, sau khi chừa đủ lối đi quanh là một bộ cộ trâu gỗ bằng lăng chịu nước, hai vòng trượt cong cúp đeo theo đôi càng cứng cáp, tựa xuống nền gạch tàu mòn lõm. Cuối phòng, áp sát tường có cỗ ván căm xe bốn mảnh dày cui, lên nước đen bóng. Tất nhiên còn một chiếc bàn bốn chân đóng bằng cây tạp ở góc phải, nơi những cái đèn dầu kề vai góp lửa.
    Hộp đồng hồ cổ vô hình nào đó, ở một chỗ nào không rõ trong phòng vẫn lạch cạch gõ nhịp. Bing boong? bing boong? bing boong? bing boong? Thanh âm cộng hưởng đầy bồi nhiễu nhưng vẫn lạnh toát.
    Tôi giật mình. Bốn giờ sáng rồi. Tôi không chạy trốn viện bảo tàng gia đình. Tôi phải thay quần áo thật nhanh, gọi taxi thật gấp đi đón phu nhân của mình.
    ***
    Đầu óc lẫn lộn. Tôi chẳng thèm để ý đến mùi mồ hôi gây gây pha nước hoa khô đậm đặc, luôn làm tôi ngạt thở trên những chiếc taxi của thành phố này. Qua khung kính mờ sương, chiếc hòm thư còn nguyên đó, vẫn nhìn tôi bằng con mắt chột sâu hút, đen ngòm, không đáy. Tài xế mang dáng dấp nông dân nhập cư. Anh chưa kịp tắt cuộn băng vọng cổ rên rỉ ngợi ca, đánh đồng nghèo khổ với đức hạnh của đôi trai gái quê mùa nào đó. Cũng có thể anh đã giảm âm lượng tối đa, tế nhị mời gọi người khách đầu ngày chia sẻ nỗi lòng khuya khoắt.
    Trong ánh sáng ban mai, bên cạnh người vợ rực rỡ vừa về từ xứ cờ hoa, mọi trật tự quanh tôi bỗng tái lập như cũ. Hàng rào sắt giả gỗ không còn đeo ôm hòm thư bí ẩn. Chiếc chìa khóa rỉ xanh có lẽ đã lặn sâu vào túi quần. Miếng đồng khắc dòng chữ ?oTS X? ngạo nghễ và láu cá hắt tia nắng sắc lẹm ra con đường nội bộ rộng rãi, đầy cây xanh bóng mát.
    Vừa vần hai valy hành lý to đùng của vợ vào nhà, tôi vừa nghĩ không nên kể với cô ấy câu chuyện khó tin vừa qua. Nàng là dân phố thị ba đời. Con tôi không bị đẻ rơi bên bờ ruộng, chẳng mấy khi về quê nội. Họ san xớt được, hay lại làm tôi chết chìm trong nỗi tự ti, trong niềm tin về con người tôi muốn xã hội này sẽ thấy nơi tôi.
    Thảo Điền
    9.2008
  8. Ledung18

    Ledung18 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/08/2005
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    Man đảo
    Truyện ngắn Trương Thái Du
    ?oĐèn dầu đơi? Đèn dầu đơi. Mua dầu khuyến mãi đèn. Ô! Xin lỗi. Mua đèn khuyến mãi dầu!?. Quý rao hàng rất nhiệt tình. Hắn xí xô bằng tiếng Anh như thế này ?oOils lamp? Oils lamp. Buy oils get fee lamp. Oh! Sorry. Buy lamp get fee oils??.
    Thổ dân Papua New Guinea vây quanh Quý càng lúc càng đông. Hắn quay mòng mòng bên cửa hàng tạp phẩm dã chiến: một tấm bạt rách bày đủ các thứ từ kim, chỉ, dao cạo râu, búp bê, áo thun, quần short đến đèn dầu. Sự nhạy bén của Quý thật đáng nể. Biết chắc chuyến này tàu được thuê chở gỗ ở các đảo nam Thái Bình Dương về Nhật, Quý đã đánh rất nhiều hàng từ mấy sạp chợ Xóm Chiếu gần cảng Sài Gòn để phục vụ ?othượng đế ở trần?.
    ?oCu con, mày đi đâu đấy?? ?" Quý gọi giật tôi lại ?" ?oGiúp tao bán với, không thì mất hết?.
    ?oChẳng sao đâu. Tôi cá với anh người ở đây lành lắm. Tôi vào sâu trong bản thăm thú, đổi mì gói lấy con gà tơ và ít rau tươi?.
    ?oThổ tả!? ?" Quý rủa ?" ?oMày đã mua mấy xô quặng vàng, không nhớ à??.
    Chuyện đó xảy ra ở cảng Rabaul. Người bản xứ đi thuyền độc mộc có càng chống lắc ra dụ cả tàu mua ?oquặng vàng?. Họ nhón một ít hạt tơi như cát thả xuống biển. Qua làn nước trong văn vắt, màu vàng lung linh mời gọi ánh mặt trời và tất cả chúng tôi. Không ai bảo ai, thủy thủ Việt Nam dấm dúi thu gom mỗi người mấy xô quặng. Họ bán rẻ như vé số, dại gì không mua một giấc mơ. Nhưng chiêm bao kết thúc quá sớm, khi ông đầu bếp già biết được và cảnh tỉnh. Thời trẻ ông từng học nghề thợ bạc. Ông bảo vàng là kim loại trơ nên nó thường kết thành vẩy vụn gần nguyên chất trong thiên nhiên chứ không thể hòa lẫn với sa thạch.
    ?oĐảo này chưa có điện, họ chưa biết gian xảo đâu. Anh hãy gọi đèn dầu là ánh sáng văn hóa huyền ảo phương Đông cho nó oai. Thế mới kích thích người mua? ?" Tôi an ủi Quý trước khi hướng về những mái nhà sàn cheo leo nép mình vào vách núi.
    ***
    Khe hở giữa hai ngọn núi nhỏ chồm ra biển là bãi cát đẹp, nơi Quý đang đứng bán hàng. Bờ suối thoai thoải chính giữa dẫn tôi vào ngôi làng của thổ dân nam đảo. Người ở đây da đen bóng, vóc dáng trung bình khá, nam nữ đều tóc xoăn dính chặt đầu. Họ ngụ dưới những mái lá giống như ở Tây Nguyên Việt Nam nhưng đơn giản hơn. Gần như cả làng đã chạy ra mép biển xem hoặc mua hàng.
    Trước đây cộng đồng này sống sâu trong rừng, giữa một thung lũng hẹp, dân số chỉ khoảng hai trăm, chia thành vài chục bếp lửa. Ngôn ngữ của họ là một trong tám trăm năm mươi ngôn ngữ bản địa Papua New Guinea. Những người cao niên bảo khoảng năm đời trước, tổ tiên họ thoát ra khỏi cuộc chiến tàn bạo tại một hòn đảo nào đó rất xa. Hành trình vượt biển vô vọng dài dằng dặc, phó mặc cho may rủi trên một dòng hải lưu hiền hòa, đưa đoàn lưu dân đến cửa lạch này.
    Lãnh tụ đầy quyền lực của họ là lão thầy cúng gia truyền, suốt đời vun vén lời nguyền mang tên đại dương: biển cả - cánh cửa trá hình của địa ngục, đầy tội ác và bất trắc,
    Khi các công ty khai thác lâm sản đa quốc gia tới đây, thầy cúng truyền đời thứ tư đã quyết liệt phản đối, đồng thời cấm tiệt dân bản đi làm thuê. Không có nhân công giá rẻ tại chỗ, tốc độ tàn sát rừng rất chậm, nhiều tháng mới có một tàu biển vừa vừa đến ăn hàng.
    Những nhà truyền giáo mắt xanh xuất hiện, mọi sự bắt đầu thay đổi. Quyền lực của thầy cúng bị chúa trời lấn át. Xung đột âm ỉ cháy trong làng. Thòng lọng đã thắt lại khi thầy cúng đánh thuốc độc nguồn nước sinh hoạt, giết hơn nửa đội công nhân đốn gỗ được gửi tới từ thành phố Rabaul, thủ phủ quần đảo. Các nhà lập pháp, hành pháp và tư pháp chung tay bắt bỏ tù gần như toàn bộ đàn ông trong gia tộc thầy cúng. Người ta dỡ làng cũ, dọn đến gần biển để tiện bề đi lại, phục vụ công trường thu gom và phân loại gỗ. Các chuyến tàu ùn ùn buông neo.
    ***
    Tôi bước vào một kiến trúc tre nứa lớn có lẽ mang chức năng như nhà rông ở Việt Nam.
    ?oXin chào? ?" Tôi giật mình. Trong góc tối nhất của gian phòng ánh lên màu da trắng xanh trung niên, giọng mũi khọt khẹt y như lão hoa tiêu tôi từng gặp tại cảng Brisbane nước Úc.
    ?oChào anh? ?" Tôi nhìn về tấm bảng đen trên vách. Một bài học tiếng Anh vỡ lòng chưa xóa.
    ?oBọn mày lại đến đây bán rượu hả??
    ?oHôm kia canô hải quan tịch thu hết rồi. Riêng tôi thì chẳng liên can. Không phải đạo đức gì, tôi là thủy thủ học việc, chưa rành buôn lậu?. Có lẽ ông ta biết chuyện nhiều thuyền viên trên tàu lén bán rượu Maxime Bình Đông cho công nhân khai thác gỗ.
    ?oUống nước trà nhé. Trà Papua nấu từ lá rừng? ?" Williams mời tôi. Thì ra anh ta là giáo viên Anh ngữ của một tổ chức phi chính phủ, đến làng tám tháng nay.
    Williams kể anh đang sống giữa một cộng đồng sắc tộc bán khai. Tôi hỏi Williams người ở đây có hiểu khái niệm bán khai là gì không. Hắn trả lời tất nhiên không. Tôi bảo ngôn ngữ của thế giới văn minh tởm lợm và nguy hiểm lắm. Tôi không tin mình đến từ thế giới ?obên trên?. Định vị ?ophía ngoài/vượt khỏi? (beyond), ?oở dưới? (below) nền văn minh đang thống trị nhân loại (the reigning civilization) theo cách Williams dùng, hàm chứa một âm mưu, biến kẻ nghe thành con nợ .
    Williams cười khùng khục. Y bảo nước Úc có hẳn những hội đoàn suốt đời đấu tranh cho tôn chỉ của tôi, thậm chí nó còn mang giá trị triết học và tôn giáo. Y hỏi tôi đọc các tư tưởng ấy trên internet hả? Tôi nói tôi chẳng ở đây nhưng tôi cũng biết, trai gái lớn lên hoang dại. Đến độ tuổi nào đó họ sẽ nhìn vào mắt nhau để quyết định có chung ngủ trên thảm lá rừng không. Thế là thành gia đình, tình yêu. Họ tiến bộ hơn chúng ta. Họ không dùng ngôn ngữ bóng bẩy để lừa phỉnh chăn gối. Họ không đánh giá quần áo, giày dép, địa vị và túi tiền trước hôn nhân.
    Williams nói hai bề chiếc lá chẳng bao giờ cùng màu. Hắn nghĩ tiêu chí xem xét một cộng đồng văn minh là nhân phẩm, ý thức của mỗi con người về nhân phẩm, sự lớn mạnh của khuynh hướng bảo vệ nhân phẩm trong tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Nếu tôi chỉ nhìn bên dưới chiếc lá thì tôi chẳng bao giờ thấy giá trị của mặt trời được chất diệp lục chắt chiu, tinh kết? Pháp luật không thể diệt trừ được cái ác, cũng như nhà tù thường làm con người xấu xa hơn ?" Williams quả quyết như đinh đóng cột ?" Xã hội văn minh giúp đỡ sự lương thiện có lợi thế thượng phong. Cái ác không còn thì bói đâu ra quảng tâm.
    Tôi không bắt bẻ được lý lẽ của Williams nhưng tôi nói tư duy của hắn xa lạ với nền tảng nhị nguyên phương Tây, nơi đúng/sai, được/mất luôn luôn rạch ròi. Williams bảo tất nhiên bề nổi của văn minh phương Tây là chợ vòm toàn cầu, rặt những con buôn người có máu mặt, hậu duệ của lũ cướp biển/bức sát/xâm lăng/diệt chủng mấy thế kỷ trước.
    ?oAnh biết chứ chưa hiểu, anh bạn à? - Williams thật thà thổ lộ - ?oChỉ khi nào anh vượt qua cái biết, xóa bỏ tín điều của thông tin, anh mới bắt đầu hiểu. Chẳng hạn những đứa trẻ phải học rất nhiều để tranh vẽ của chúng mất đi sự non nớt, trong khi các họa sĩ tài danh thì luôn cố gắng giũ bỏ mọi kiến thức để trở về đường nét vụng dại, ngây thơ?.
    ?oAnh từng đọc Lão Tử của Á Đông?? ?" Tôi hỏi khó Williams ?" ?oCảm ơn anh giúp tôi hiểu ông hơn. Văn minh tất yếu phải phát triển theo chu trình, con người sẽ không phí hoài quá khứ, dù đó là cái ngày hôm qua ăn lông ở lỗ?.
    ?oCảm giác mất mát tự thân khi sinh hoạt giữa dân chúng hiền hòa nơi đây là có thật. Hãy vào làng chơi đi, anh sẽ trải qua những phút giây sống ra sống khá kì ảo và đáng giá?. Williams chào tạm biệt tôi.
    ***
    Mấy gói mì tôm mang theo, tôi đổi được một con gà giò. Dân chúng thích khẩu vị mì lắm. Họ gọi mì là râmi theo âm Nhật vì mì được người Nhật đem đến đây đầu tiên.
    Tôi ngược chiều với hàng đoàn dân làng trở về nhà từ bãi biển. Họ vừa đi vừa cười nói vui vẻ và không ngớt chào hỏi. Tay ai cũng nâng niu ít nhất một món hàng Việt Nam. Đến mép nước tôi chẳng thấy Quý đâu. Chiếc canô hắn thuê cũng mất dạng. Chết tiệt ?" tôi rủa thầm. Tôi đi ké Quý trong khi hắn nghĩ canô hắn bỏ tiền thuê, tôi trèo lên thì phải bán hàng cùng hắn. Lỗi là ở tôi. Trong thế giới đèn điện, mọi thứ phải tự hiểu là nên trao đổi sòng phẳng.
    Con gà bị trói ngơ ngác và bắt đầu quáng vì ánh ngày sắp tắt. Tôi ngồi xuống cạnh biển. Cố gột hết suy nghĩ vẩn vơ, tôi tận hưởng những làn gió thanh sạch đang luồn dần vào bóng đêm.
    ?oMày lên nhà tao ăn tối đi. Chút tao kiếm thuyền đưa mày về? ?" Chủ nhân ngôi nhà sàn gần biển nhất đang đứng sau lưng tôi. Theo hướng ngón tay trỏ của ông, ánh đèn dầu leo lét.
    Vợ và hai con của Kapoo quây quần giữa nhà. Họ đang dùng một chảo tinh bột nhiều xơ được trần quết nhuyễn mịn. Họ bảo đấy là thứ củ địa phương, mọc hoang bìa rừng. Tôi khách khí thò ra con gà và hỏi Kapoo có rượu chứ. May quá, chiếc chai dẹp Kapoo lục được trong vách lá góc nhà là thứ Rhum Tanduay Philippine nổi tiếng, chứ không phải Maxime Bình Đông chế từ cồn công nghiệp pha loãng, tẩy bột màu và lắng cặn bằng thuốc trừ sâu tại quận Tư, Sài Gòn.
    Kapoo kể, ngày ông còn bé, cả làng bất ngờ bị cấm thịt gà, không rõ lý do. Họ chỉ cắt tiết chúng khi hiến tế rồi ném xác xuống vực, ra biển. Ăn ?ogà thần? là tội lỗi tày trời và sẽ bị trừng phạt. Mùa hạn hán kinh hoàng nọ, do thực phẩm thiếu thốn, dần dần dân làng bắt đầu lén lút sử dụng lại nguồn chất đạm này. Lão thầy cúng độc địa nửa kín nửa hở, không khuyến khích nhưng cũng không truy xét gắt gao. Hắn biến toàn bộ con dân của mình, kể cả gia tộc hắn, thành những kẻ phạm tội. Vô hình chung luật ?ocấm ăn gà? trở thành công cụ cai trị hữu hiệu. Thầy cúng mua chuộc tai mắt chỉ điểm khắp nơi. Mỗi khi cần hậu thuẫn, thỏa hiệp hay ?ochuyên chính?, ông ta lấy ngay con bài tẩy ?ogiết gà? ra trấn áp. Cha Kapoo hàm oan vì một nhúm lông gà chôn sơ sài bên bờ suối, gần mái ấm của mình. Tất nhiên đa số gà của làng là gia cầm thả hoang, nó mang danh nghĩa những đứa con của mẹ rừng. Quá nhục nhã khi bị qui là kẻ cắp, cha Kapoo đã bảo toàn nhân phẩm của mình bằng cái chết tự nguyện đầy đau đớn. Trước khi tắt thở ông cố gắng trăn trối với con cái rằng ông vô tội. Cả cộng đồng đều phạm luật thì phải xem lại luật pháp. Thứ ?ohương ước? vô cảm kia là cạm bẫy chứ không phải đội cấm vệ quân nghiêm khắc của thần công lý.
    Bữa rượu gần tàn. Williams bước vào tự nhiên như người thân của Kapoo. Anh ta pha trò: ?oLại sự tích kim kê hả bác Kapoo??. Williams hỏi Kapoo từ ?oluật pháp? bằng tiếng Anh dịch sang tiếng mẹ đẻ Kapoo là gì. Kapoo bảo một nửa ?othầy cúng? một nửa ?ogà rừng?. Tôi bỗng rùng mình. Tội ác sẽ xây dựng hang ổ kiên cố tại những xứ sở mà hình luật là lưỡi kiếm sinh sát vô lương của kẻ cầm quyền. Nói man rợ chưa đúng lắm, nó ?ohạ cấp? hơn man rợ mấy bậc.
    ***

  9. Ledung18

    Ledung18 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/08/2005
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    Man đảo (tt)
    Williams đứng trên bờ vừa mở dây thuyền vừa vẫy tay chào. Anh bảo Kapoo nhất thiết phải tường thuật chuyện ăn thịt người cho tôi nghe rồi cười vang bến nước. Tiếng chèo tay nhè nhẹ nhưng dứt khoát. Ánh đèn dầu thôn xóm khuất nhanh khi thuyền rẽ trái. Trời tối đen như mực. Bóng núi đổ xuống hãi hùng, bên cạnh lời kể đều đều và chậm rãi của Kapoo.
    ?oChưa xưa lắm, cách làng tôi bảy cái thác hoặc mười bốn ngày chèo thuyền thì đụng một bộ lạc hung dữ, còn nguyên tục ăn thịt người. Khi phạm vào bậc thang tội trạng cao nhất, bất kể giới tính, trẻ già, kẻ thủ ác sẽ bị mổ. Ngày thi hành án luôn là lễ hội ai ai cũng náo nức mong đợi. Dân tình hả hê lấy máu tội nhân vẽ mặt nhảy múa. Món thịt người ?onướng mọi? nghe bảo thơm vỡ mũi và ngon tuyệt trần, đặc biệt là sợi tủy xương cẳng chân béo ngậy chỉ dành cho thủ lĩnh.
    Lạ là các nạn nhân không ra vẻ khủng hoảng. Họ có niềm tin mãnh liệt về kiếp sau huy hoàng nếu được ?oan táng? trong bụng đồng loại. Cho nên suốt tuần trăng ?oân huệ? họ rất tích cực tẩm bổ để da thịt mỡ màng và luôn hát hò, thậm chí bứt dây trói, dậm dật những vũ điệu ma quỉ.
    Khi ?ovăn minh phá rừng nguyên sinh? tràn tới, con trai cả tù trưởng xin làm nghĩa tử một đốc công da trắng và muốn du ngoạn thế giới bên ngoài. Vị đốc công đem anh về Bamaga thành phố quê hương ông, bang Queensland. ?oThái tử? mười tuổi được học hành. Chưa kịp đến ngưỡng vị thành niên hắn đã đổ đốn hippy, rượu chè, hút sách. Cha nuôi đành phải trả hắn về nơi chôn nhau cắt rốn.
    Xa rừng lâu ngày, ?othái tử? trở nên vô dụng và thô vụng giữa đời thường của bộ lạc. Hơn nữa, hắn còn nguyền rủa quyền lực của cha đẻ mình. Hắn phỉ báng tiên tổ và tất cả lề thói hủ lậu. Cuối cùng trong một cơn rượu chè điên loạn hắn đã phạm tội hiếp dâm kiêm loạn luân. Tù trưởng truất thừa kế của hắn và tuyên bố sẽ mở đại tiệc thịt người.
    Kẻ tội đồ gào thét và tuyệt thực suốt tuần trăng ân huệ. Bộ da bọc xương của hắn thỉnh thoảng lại thều thào những câu cú như thơ không vần, lổm ngổm các khái niệm phương Tây, nào là tự do, nhân tính, phẩm giá, thân phận, số kiếp, định mệnh? Tất nhiên nhân dân không hiểu mà lại tỏ vẻ ngạc nhiên, vì hắn đánh mất truyền thống lạc quan trường tồn của tiền nhân khi đối mặt với tử thần.
    Bữa thịt người thất bại thảm hại. Máu tử tội xám đặc như chì lỏng. Các bó cơ mỏng, dính chặt vào xương bốc mùi thum thủm. Bộ óc sàn sạn những cát. Mấy dây tủy vón cục và đen như đá cuội? Tù trưởng khởi phát bệnh thần kinh. Ông tuyên bố thượng đế đã chết, thiên đàng đã cấm cửa những kẻ hiến tế và vĩnh viễn hủy bỏ nghi thức man mọi?.
    Kapoo dừng lời vừa lúc vách núi lặn xuống biển. Tôi đã nhìn thấy ánh điện sáng rực trên con tàu của mình.
    Quý đang chong đèn vớt mực ở chiếu tiếp đất của cầu thang mạn. Hắn hồn nhiên chào Kapoo và tôi. Tôi mượn Quý mấy con mực đang chóc chách búng trong xô để nấu bát mì đãi Kapoo. Thứ hải sản tươi rói này nếu có thêm vài lá cải xanh mướt làm dáng thì ngon không thể tưởng tượng. Tôi lụi cụi trong bếp nên không để ý Quý đã lén ngoắc Kapoo về phòng hắn ?otiếp thị? rượu. May mà trong túi Kapoo chỉ còn hơn mười Kina (khoảng chục Mỹ kim) nên anh lấy mỗi một chai Maxime Bình Đông.
    ?oÔng dám bán cho bạn tôi rượu giả à?? ?" Tôi vặc Quý ?" ?oThật là đê tiện?.
    Quý sấn tới, túm cổ áo tôi gầm gừ: ?oThằng oắt con, mày động vào miếng ăn của tao là tao ném mày xuống biển đấy?.
    Kapoo luống cuống xổ một tràng bản ngữ líu lo rồi nhảy vào chắn giữa Quý và tôi. Phải giải thích mãi về ?ocông nghệ? sản xuất rượu Kapoo mới sáng ra, dù anh không có chút ý niệm nào về thuốc trừ sâu. Tôi đành vứt chai rượu đi và đền Kapoo nửa thùng mì.
    ***
    Tiễn Kapoo xong tôi lê bước về căn phòng sáu thước vuông của mình và nằm vật ra, chẳng thèm bật đèn. Tôi quên rất nhanh mọi thứ ruồi bu, trừ sự ám ảnh lạnh toát của câu chuyện ăn thịt người và quyết tâm bảo vệ nhân phẩm của cha Kapoo. Ngoài cửa sổ kín nước hình tròn, không gian đen đặc, quánh lên mớ lộn xộn vô minh. Tôi bỗng ước ao có một chiếc canô máy, để rẽ sóng trốn chạy con tàu rỉ sét đang dung chứa mình, dù trước mặt là màn đêm bất tận. Tôi sẽ mở hết gas, mơn trớn gió, băng lướt vào phía trong tâm hồn phẳng phiu xanh rượi bình minh hải hồ, cảm nhận tối đa gia tốc như biểu hiện rõ ràng nhất của tự do, của bay bổng và thoát ly.
    Những tiếng động nhỏ nhẹ quen thuộc xuyên qua vách ván ép. Chắc chắn buồng ngủ cạnh bên đang nén chặt đám thủy thủ khát nước, ngồi đồng sát phạt nhau. ?oTái phân bổ lợi nhuận buôn lậu rượu âm phủ? ?" họ vẫn hài hước đểu giả như thế.
    Cái chết là cuộc trốn chạy cuối cùng chăng? Tôi không biết. Thiên đường được khai sáng cho người sống, bởi đang sống lúc nào cũng đồng nghĩa với đang chết. Sống, nói cho vẹn toàn, là gì nếu không phải hành trình đến sự chết.
    Có lẽ nhận thức bật ra hôm ấy, đã kết liễu tình yêu viễn dương trong tôi. Vài năm sau tôi bỏ biển và những hành trình trót mang tên chết chóc nhưng đôi khi đầy lãng mạn và thử thách, để kiếm tìm một cuộc mưu sinh khác. Tôi hoài mong nơi ấy không có nỗi bi quan đánh đồng sự sống và cái chết. Nơi ấy tồn tại niềm khát khao sáng tạo của chúa trời, mãi mãi vinh danh lẽ hiếu sinh, dẫu rằng luôn bị giới hạn bằng những đơn vị đời người.
    Thảo Điền 11.2008
  10. Ledung18

    Ledung18 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/08/2005
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    Mục lục truyện ngắn, xin để tại đây, hy vọng có BTV NXB nào đó ghé mắt qua.
    1. Con rồng chữ trang 3
    (Báo Văn Nghệ 27.10.2007)
    2. Triệu Vũ Đế trang 11
    3. Nguyễn Ức Trai trang 21
    4. Chúng tôi là chó trang 27
    5. Man đảo trang 34
    6. Lỗi văn hóa trang 46
    7. Dương Cầm trang 49
    (Báo Tuổi trẻ 2.4.2006)/ Truyện ngắn 1200 NXB Trẻ
    Tập truyện ngắn hay 10 tác giả - NXB Văn học.
    8. Cuộc cờ trang 54
    (Báo Tuổi trẻ 26.3.2006)
    9. Khúc hời ru trang 61
    (Báo Văn Nghệ 27.10.2007)
    10. Bức tranh hoa đào trang 69
    11. Giữa mùa mưa trang 74
    12. Đêm thị dân trang 85
    (Báo Văn Nghệ TP HCM 2008)
    13. Dạ khúc ven rừng trang 92
    (Báo Văn Nghệ TP HCM 2008)
    14. Hồn phố trang 100
    (Báo Văn Nghệ TP HCM 29.3.2007)
    15. Á đại gia trang 108
    16. Vàng ảnh vàng anh trang 117
    17. Phan và Nguyễn trang 123
    (Báo Văn Nghệ - số tết tây 2008)
    18. Nơi thời gian dừng lại trang 130
    (Báo Văn Nghệ 2008)
    Tập truyện ngắn hay 10 tác giả - NXB Văn học)
    19. Ở bên ngoài tổ quốc trang 137
    (Báo Văn Nghệ 2008)
    20. Cành hoa đào lửa trang 145
    (Báo Văn Nghệ TPHCM ?" Số Tết Mậy Tý 2008)
    21. Cặp truyện ngắn sinh đôi trang 151
    22. Hòm thư ảo mị trang 165
    (Báo Văn Nghệ 1.11.2008)
    23. Đông chí trang 175
    24. Hà Nội và em trang 185

Chia sẻ trang này