1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

truyện ngắn TỪ THIỆN NGƯỢC (văn học nghệ thuật - CỬA BIỂN )

Chủ đề trong 'Câu lạc bộ Hoa Phượng (HP Club)' bởi The_moon, 02/07/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. The_moon

    The_moon Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/12/2001
    Bài viết:
    144
    Đã được thích:
    0
    truyện ngắn TỪ THIỆN NGƯỢC (văn học nghệ thuật - CỬA BIỂN )

    Tôi vừa đưa xe khỏi cửa, thì một cụ trạc thất tuần dừng ngay trước mặt tôi :

    -Xin lỗi bác, bác làm ơn chỉ dùm nhà cô Mai.

    Tôi đáp ngay, không cần suy nghĩ, vì ngõ 63A này là ngõ cụt, có 7 nhà làm gì không thuộc hết:

    -Thưa cụ, trong ngõ cháu không có ai tên là Mai ạ.

    -cô Mai bị mù có đứa con gần 2 tuổi.

    -Không có ai là Mai, hỏng mắt cũng như lành mắt ạ.

    -Dạ đấy có phải là ngõ 63A ?

    -Vâng đúng số đấy. Nhưng người cụ hỏi thì không đúng đâu. Hay nhầm ngõ ?

    -Không thể nhầm được - cụ vừa lẩm bẩm khẳng định như với chính mình, vừa rút một mảnh giấy trong túi, vừa lẩm nhẩm đọc "Mai ngõ 63A Công Trứ, cuối ngõ".

    -Cuối ngõ là nhà chị Nhật, đi Sài Gòn làm ăn, có dế đến nửa năm rồi.

    Đến trưa, tôi từ cơ quan về, vừa phanh xe trước thềm, đã thấy một cụ cũng độ tuổi cụ ban sáng, có khác là trang phục kiểu cổ : bà ba trắng, mũ phớt rộng vành, chống can, ngậm tẩu, đang hỏi thăm vợ tôi về cô Mai bị mù. Đến giờ, tôi cúng đã thấy hơi lạ: Hai cụ già vẫn còn giữ phong cách cổ, cùng hỏi một người không sinh sống ở cùng một ngõ 63A. Tôi hỏi cụ nhằm vén bức màn lạ này :

    -Thưa cụ, vậy ai đã cung cấp địa chỉ ấy? Sáng nay cũng có một cụ hỏi cháu như cụ bây giờ.

    -Chính cô Mai mà. Một lần tôi được nghe cô ấy hát rong ở chợ Đổ. Tôi chết mê, chết mệt cô ấy...

    Tôi và Hiền, vợ tôi không sao nín được, phì cười, Hiền che miệng, cười rũ. Cụ chợt nhận ra câu nói hớ của mình, cúng cười theo, rồi chữa:

    -Là tôi chết mê chết cái giọng hát ả đa`o, ngày xưa chúng tôi vẫn gọi "hát nhà tơ" của cô ấy, giọng sang, quí phái, lên rất cao và vang xa, hát nhàn như kể chuyện. Hôm ấy có một anh đứng nghe cạnh tôi. Anh ấy bảo đấy là giọng têno rất hiếm. Cô Mai hát rong chỉ có một điệu ả đa`o "Hường Hường, Tuyết Tuyết, nhớ ngày nào chửa biết cái chi chi..." - Cụ ngâm nga - Tôi mê Điệu này từ hồi còn trẻ, tức khoảng 25 tuổi, giờ tôi 75. Nửa thế kỷ rồi, chỉ mê có một điệu ấy. Chèo, cải lương, " bốp", "dốc" nghe không sao lọt nổi lỗ tai. Nghe cô ấy hát xong, tôi xin địa chỉ, để có dịp nào tổ chức vui cho cánh già cùng sở thích, thì tới mời cô.

    Tôi và Hiền nhìn nhau, vẻ càng băn khoăn và ngạc nhiên. Cái tình huống cụ vừa kể, thì ai nghe cúng tin đích thực là có một cô Mai ở ngõ này. Lại cô Mai hát ả đa`o rong, hỏng mắt, có con nhỏ hẳn hoi nữa ! Tôi phụ trách văn nghệ quận, được Sở văn hoá giao sưu tầm dân ca. Bây giờ ở ngay ngõ mình có một tài năng hát ả Đa`o đến mức ấy mà mình lại không biết ? Mập mờ, bí hiểm như chuyện phản gián ! Vào bữa trưa, vợ tôi vẫn không nguôi thắc mắc :

    - Một cụ thì có thể là lầm lẫn. Lại có lí lịch, nghề nghiệp cụ thể đến như vậy. Có trời cúng không phỏng đoán được chuyện gì nữa !

    Tuy nhiên rồi chuyện cũng bị quên đi. Sau đó ít hôm, giwũa đêm khuya, trời bỗng nổi gió bấc ào ào, tôi thức giấc và không ngủ lại được. Tôi bỗng nghe thấy tiếng trẻ khóc ở phía nhà chị Nhật hoặc nhà anh Tân gì đó. Nhà anh vẫn chỉ có hai mẹ con. À, hay người nhà ở quê mới ra chơi ? Hôm sau gặp, tôi hỏi, anh ấy bảo không phải. Chuyện trẻ con khóc đêm xuất hiện cũng được cho qua ngay. Vì có mình tôi nghe được, cũng có thể lúc ấy trong tôi bỗng nảy sinh một ảo thanh, do thỉnh thoảng bị buôt đỉnh đâ`u, khi thời tiết thay đổi đột ngột. Nhưng rồi sang đợt gió mùa thứ hai, sau đợt đầu đến gần chục hôm, tôi lại mất ngủ. Và thật lạ : lại có tiếng trẻ khóc. Tôi thấy phải xác định xem mình có bị ảo thanh ám ảnh hay không, bắng cách lên ban công quan sát. Ở cổng nhà chị Nhật, hình như có người nằm. Trời tối và cía ban công nhà chị Nhật đua ra hết bề ngang của ngõ, nên không còn một chút ánh sáng của bầu trời đêm lotk xuống đất. Tôi lại quan sát từ khoảng cách đầu ngõ, nên không tin chắc vào thị giác của mình lắm. Tôi xuống đánh thức Hiền. Sau đó, chúng tôi mở cửa, nhẹ chân đi ra phía ấy. Có người thật. Một phụ nữ nằm cạnh một đứa bé trên cái chiếu một, đắp chăn mỏng. Thấy rõ rồi, chúng tôi quay gót ngay. Vừa bước vào nhà, Hiền đã quả quyết:

    -Hẳn đấy là cô Mai, hai cụ tìm dạo trước.

    -Ừ, anh cũng nghĩ thế. Như vậy, cô ấy ở đây lâu rồi, mà cả xóm không một ai biết.

    -Chắc khuya mới đến, sáng sớm đã đi.

    Và rồi vợ tôi cũng không ngủ lại được. Chắc Hiền cũng như tôi có cùng tâm trạng : một niềm thương cảm đang trào lên trong lòng chúng tôi. Tôi miên man đoán này đoán nọ về những nguyên nhân dẫn tới cuộc sống hẩm hiu ấy. Khoảng 4 giờ sáng, gió đã yên. Tôi nghe ngoài lối ngõ vang lên tiếng bước chân nhẹ và tiếng gõ "cạch cạch, cạch cạch.." đều đều. Tôi bấm Hiền dậy, ra hé cửa : cô Mai địu con, nách ôm cái chiếu, một tay xách túi nilông, chắc trong đựng chăn và quần áo, tay kia điều khiển cái gậy dò đường đi. Bóng cô mờ ảo di động trong bóng dêm se lạnh. Hiền buông tiếng thở dài, rồi không hiểu sao, mở hẳn cửa, bước xuống đường, nhìn theo bóng MAi lùi lũi, nhỏ dần, nhỏ dần về phía chợ Hàng. Cả ngày hôm ấy, vợ tôi sinh lầm lì, vẻ mặt ủ ê héo hắt. Tôi biết do nguyên nhân gì. Đa cảm la` đặc tính nổi bật của vợ tôi, người bao giờ cũng né tránh đối đầu, không dám nhìn vào con gà bị cắt tiết, cả việc tôi vụt con chó Lili cũng bị cô ấy kì kèo. Tình cảnh éo le, bi đát ở cuối ngõ từ dêm đến giờ vẫn còn gây sốc cho Hiền. Còn tôi cũng có chung lòng trắc ẩn như vợ tôi. Cảnh tượng đáng thương kia bắt ngờ xuất hiện đang gây niềm xúc động trogn chúng tôi. Nó là một thực tế tương phản với cuộc sống gia đình tôi, vốn được xem là may mắn hơn, có cuộc sống sung túc và làm ăn suôn sẻ. Tring việc tiến thân, sự tương phản có thể tạo ra niềm hãnh diện cho một số người. Còn ở đây sự tương pahnr chỉgây thêm niềm trạnh mòng, thương xót sâu đậm mà thôi. Vợ tôi kể: mỗi khi hình ảnh người thiếu phụ mù dịu con trên lưng, hoặc cái âm thanh khô khốc "cạch cạch " hiện về, là cô lại thấy đầu mình bị nhột một nhát, giống như một ngọn gió mạnh đột ngột đập xuống, khiếm mặt hồ bình lặng thành dúm dó, bầu trời xanh đang in dưới đáy cũng bị vò nhàu.

    Tuy vậy, tôi lại thấy ở Mai có một nét rất đáng trân trọng. Hẳn là cô không muốn cư dân trong ngõ phải bận tâm đến sự có mặt của mẹ con mình, nên cố ý đi sớm về muộn. Hơn thế, cô không sống bằng việc xin xỏ, mà bằng chính năng khiếu lợi thế sẵn có, bằng chính sức lực của mình. Cô còn trẻ, 25 là cùng, lại tật nguyền mức ấy, mà luôn lấy tự trọng làm phong cách sống, hỏi không được người đời trân trọng sao? Có một điều mà tôi và Hiền muốn nóng lòng được giải đáp ngay : Cô bị xô đẩy tới bất hạnh như thế nào.

    Đêm ấy, chúng tôi cố ý ngủ muộn, đợi Mai về. Vợ tôi đem cho Mai cái mền bông dự trữ, một cái dát giường và một ít thức ăn cho cháu bé. HIền hỏi về cái nguồn cơn của Mai. Cô nói:

    -Các bác trong xóm cho mẹ con em trú nhờ thế này là em phấn khởi rồi, còn chuyện riêng thì buồn lắm. Kể có làm cho tốt lại như xưa đâu, nên em muốn quên đi.

    Nghe vây, Hiền càng thấy thôi thúc muốn biết ngay, Hiền muốn làm việc gì đó bênh vực Mai, nếu cô bị oan ức. Nên hôm nào Hiền cũng chờ Mai về để gặng hỏi. Cuối cùng, như cảm thấy nếu không trút bầu tâm sự với Hiền thì sẽ có lỗi, cô đã kể.

    Mẹ Mai là một ca sĩ thượng hạng ở quán Bà Mau thời Pháp, tên là Đào. Quán Bà Mau kinh doanh cả hát ả đào lẫn hoa khôi. Nhưng mẹ cô chỉ kiếm sống bằng hát. Một khách nghệ sĩ, nhà thơ Tử Thiên Giang, từ mê giọng đến si mê người ca sĩ Đào là một khoảng cách không dài, và ông đã cầu hôn người nữ ca sĩ ấy. Mai là kết tinh của mối tình đầy ắp chất nghệ thuật đó. Sau 1955, hát ả đa`o ở quán bà Mau bị xoá vì trào lưu mới. Bố cô có lần thổ lộ :

    -Quán bà Mau không còn, biết đến bao giờ được nghe điệu hát ?

    -Cần gì quán bà Mau, em hát cho anh nghe không hơn a` ?

    Thế là hàng tuần , cứ sáng chủ nhật, mẹ lại hát, và thính giả chỉ có một người . Mang trong mình dòng máu nghệ thuật, lại được nghệ thuật nuôi dưỡng đều đặn, cô cũng dần sinh mê bộ môn nghệ thuật đó. Những lần mẹ mệt, hoặc bận phải đi đâu, cô hát thay. Giọng cô có phần vượt trội mẹ về chất, còn kĩ thuật thì khoảng cách thấy không còn xa nữa. Đó là nhận xét của bố cô. Thời gian sau, ông đem về một cái trống chầu (trống nhỏ để người nghe đệm vào những câu hát mình thấy tâm đắc) và bảo con :

    -Chỉ có thiếu một tay đàn. Bố sẽ để ý kiếm cho ra. Hát điệu này phải có đệm trống. Rồi bố thể hiện cho con biết. Nhưng ông chưa kịp thực hiện được cái ước mơ nhỏ nhoi ấy, đã từ trần. Quá thương nhớ người chồng đồng điều, abf cũng ra đi vào năm sau. Mai, với tuổi 23, trong cảnh bơ vơ, đã phải vội lấy chồng. Rồi anh chồng sa vào nghiện ngập, ngày nào nó cũng đòi tiền mua "tép" hít. Đến khi cô không còn để đưa, bị hắn lao cả cái ghế đẩu vào đầu, cô gục xuống. Bà con trong xóm đưa cô đi cấp cứu. Cô được cứu mạng, nhưng phải chịu một tai biến không hơn mất mạng là mấy : mù cả hai mắt. Tuần sau, xuất viện về nhận con, cũng do bà con ở chung nuôi giùm, thấy nhà bị niêm phong. Bà con bảo thằng chồng gán nhà cho chủ xới rồi. Từ bữa ấy, với hai bàn tay trắng va` đứa con mười tháng, cô bắt đầu cuộc sống hát rong. Vật vờ qua dêm, nay ở gầm cầu, mai nơi cổng chợ, cho đến khi gặp được một chị nhân hậu mách cho cái ngõ 63A này, dẫn cô đến tận nơi. Nhờ giác quan đặc biệt của người mù. Mai cảm nhận đây là nơi có thể che chở được mẹ con mình.

    -Và mới dêm qua thôi, một chuyện xảy ra ở ngay thềm nhà tôi mà cho đến giwò, tôi vẫn chưa tin là nó đã xảy ra. Khoảng ba giờ sáng, có tiếng chuông từ cửa gọi dồn dập. Nhịp chuông và thời điểm gọi mách bảo tôi có sự nghiêm trọng. Vợ chồng tôi đều bật dậy. Hiền bật dèn, tôi mở cửa : Mai và một anh nằm trên thềm ngay chỗ Mai đứng :

    -Chyuện gì thế, cô MAi - Tôi sửng sốt hỏi.

    Mai vẫy tôi lại gần, ghé sát, thì thào :

    -Mau, lên gác ba đi, trộm đang ở trên ấy.

    Tôi chợt hiểu, liền hô hoán. Các nhà đã đổ ra mặt ngõ, nam giới ai cũng htủ gậy gộc, sẵn sàng truy bắt kẻ gian. Tôi nhờ hai người vào nhà, khép cửa trông nhà hộ, rồi cùng Hiền chạy như bay lên hiện trường : Tivi, dàn âm thanh, quạt điện...đã bị xếp ra ban công, tủ bị bẩy tung hai cánh. Tôi vồ ngay cái ví đầm của Hiền, mở ra. Thật phúc : 10.000 đô la mỹ vẫn còn nguyên. Hiền rủn người, xệp xuống, lưng khom xuống, 2 bàn tay úp lên sàn như tư thế đang lễ. Đây là tiên fcủa công ty ngoại Quốc PHATO tạm ứng mua vật liệu xây dựng, nếu bị chúng cuỗm mất thì gia đình tôi chắc chết hẳn. Tôi từ ban công hô lên cho cả xóm chia xẻ nỗi mừng :

    -Chúng chưa kịp khuân được thứ gì, bà con ạ !

    Chúng tôi dọn đồ vào phòng, khoá cửa, rồi xuống lầu. HIền không quên ôm theo cái ví đầm.

    Người khách mới không thể ngồi ghế, đành ngồi trên sàn. Chúng tôi lấy hết các thứ trong tủ lạnh ra thết khác. Vợ tôi không nén được thắc mắc, hỏi trước :

    -Mai này, thế đầu đuôi như thế nào mà phát hiện ra bọn chúng đột nhập vào ?

    --Đầu tiên,anh Vọng đây nhìn thấy hai thằng từ mái nhà bên bò sang nhà chị.

    -Làm thế nào mà em chọc đúng phím chuông ?

    -Cũng anh Vọng điều khiển em : Rẽ sang phải một tí, nhích lên từ từ ...cứ như thế , em làm theo. Đến lúc anh hô "chọc". Nghe chuông kêu, em chất chặt đầu gậy vào và chuông cứ rền dài. Sợ anh chị ngủ say quá mà.

    Tôi không thể không chen vào :

    -Cứ như hai cầu thủ siêu hạng phối hợp bài bản và ghi được bàn. Thế còn anh đây...Tôi hỏi Mai.

    Vọng đáp :

    -Dạ, tôi được co Mai rủ về trú nhờ các bác, được hơn một tuần rồi.

    -Tôi và Hiền nhìn nhau. Là lúc chúng tôi nhớ tới một đe^m, khoảng 12 giờ nghe có tiếng sột soạt ngoài lối ngõ, nghe như ai kéo lê vật gì, song âm thanh cách quãng đều đều. Vợ tôi hỏi :

    -Tiếng gì nghe lạ tai nhỉ ?

    - Chịu không đoán được !

    Lúc này tôi mới hiểu đó là lúc anh Vọng lê mình vào ngõ.

    - Anh Vọng ơi, tôi bộc bạch - tuy chúng mình gặp nhau lần đầu, nhưng tôi có cảm giác chúng mình không hề xa lạ. Hành động vừa rồi của anh và cô Mai đã để lại trong chúng tôi một ấn tượng hết sức sâu sắc. Với cô Mai thì đôi lúc , chúng tôi còn có cơ hội quan tâm đôi chút. Còn anh thì chúng tôi đâu đã được gặp lần nào. Vậy mà hành động của anh đối với chúng tôi như bạn thân rồi. Tôi và chắc cả nhà tôi đây nữa, rất cảm kích, nhất là anh làm việc đó trong điều kiện tật nguyền như thế này. Chúng tôi biết ơn hai người, không có lời nào nói đủ được. Hiền chen vào:

    -- Chúng tôi không có ý chỉ nói lwòi cảm ơn suông. Tôi có ý thế này : Hai người cứ ở xóm này với chúng tôi. Trước mắt cứ trú tạm ở cổng nhà cô Nhật. Sau đấy, chúng tôi sẽ thu xếp sao cho ổn hơn.

    - Thế gia đình thế nào, có ai thân thích gì không : - Tôi dè dặt hỏi Vọng .

    - Chuyện hơi dở hay dở hơi đều vậy cả, nói làm gì cho sầu thêm.

    Nghe cách khôi hài kiểu chơi chữ của Vọng, tôi thấy yêu mến và kính trọng cái chất lạc quan trong anh. Người như thế còn đến tếu được thì sao không đáng kính trọng ? Con người này rõ ràng không phải là ngupwì ăn xin thường thấy . Mai đỡ lời Vọng :

    - Anh ấy bị sốt cao, rồi bị liệt mất hai chân. Vợ hắt hủi chì chiết tối ngày, không chịu được, bỏ đi ăn xin. Anh muốn tố cáo, kết án cô vợ bạc tình bằng việc wan xin. Lúc nghe anh ấy nói thế cả người em sởn hết gai ốc.

    Tôi nhìn lại Vọng kĩ hơn. Hình như tôi đã thấy anh, hoặc nột người khác tật nguyền như anh. Đúng rồi, sáng hôm ấy ở cổng chợ Sắt. Tôi hỏi :

    -Có phải anh Vọng có con nhỏ, lần trước tôi gặp một người hỏng chân như anh, nhưng có khác là anh ấy kéo theo một thằng bé.

    - Anh ấy đấy. Đấy là thằng con em. Hồi ấy em bị viêm họng, giọng khản đặc, không hát được. Mẹ con không còn gì ăn. Anh ấy nghĩ ra sáng kiến cho cháu lê theo, được thêm đồng nào hay đồng ấy. Hoá ra hộp của cháu lại được nhiều hơn hộp của chú Vọng.

    Đồng hồ trên tường buông gọn bốn tiếng. Vọng ngẩng nhìn tôi :

    - Đến lúc tôi phải đi rồi, chào anh chị. Làm ơn mở cửa giùm tôi.

    Dứt lời, anh nhích thân dần dần ra khỏi cửa. Tiếng lết sột soạt đều đều vang lên, hoà với tiếng thở nặng nhọc, nhỏ dần, nhỏ dần trong đe^m lạnh. Còn MAi, cô khom xuống, chuyển đứa bé con trong lòng lên lưng. HIền nhanh chân bước tới giúp Mai. Hai người buộc địu cho cháu xong, cô vớ lấy gậy, gõ gõ xuống đất, rồi dò dẫm bước đi...Bóng cô lọt thỏm vào bóng đe^m, để lại tiếng "cạch cạch " khô khốc, gõ xuống đường, cũng đang gõ vào nơi sâu nhất của trái tim chúng tôi. Cô lại bắt đầu một ngày sinh nhai mới trôi nổi, đầy rủi ro, bất trắc và vô vọng. Khách qua đường dừng chân để thưởng thức giọng ca, nhịp phách, thả dăm ba trăm xuống cái nón rách của cô, rồi thản nhiên đi khỏi. Ai đó có tình hơn một chút ít, thì cũng đến buông một tiếng chép miệng "khổ ! Mẹ thì mù, con thì thơ " . Nào ai biết người thiếu phụ ấy đã bộc lộ một đức tính mà trên đời này ít ai có được.

    Từ sáng đến giờ, tôi không làm được việc nào ra hồn . Hình ảnh Vọng di chuyển, trông như một con thằn lằn màu xanh rêu trườn rất nặng nhọc bên đường, và tiếng " cạch cạch " của cái gậy dò đường cứ ám ảnh tôi suốt đi. Ôi, cái gậy của người mu` đã dò ra con đường giúp tôi giành lại toàn bộ của cải, thực chất là giành lại cuộc sống cho cả gia đình tôi. Nói cho đúng, Vọng và Mai đã cứu gia đình tôi. có thể xem đó là một việc từ thiện. Xưa nay, người ta chỉ hiểu từ " từ thiện" với nghĩa : người may mắn, giàu có cứu giúp người bất hạnh, chưa ai nói đến hàm nghĩa người bất hạnh cứu giúp người may mắn bao giờ, vì rất có thể chưa có những hành động như thế. Bây giờ thì đã có, ít nhất ở cái ngõ 63A này. Trưa nay, ngồi uống bia cùng một đồng nghiệp, tooi đem kể chuyện chưa từng có này cho anh nghe. Nhìn vẻ mặt, tôi thấy anh tỏ ra xúc động thực sự. Tôi đọc thấy trong đáy mắt anh có điều suy tư nghiêm túc. Anh chậm rãi:

    - Người ta nói "rủ lòng từ thiện ", tức thương người từ trên xuống, có lẽ gọi là từ - thiện - xuống. Còn trường hợp của Mai, Vọng sẽ gọi là từ - thiện - lên. Ông thấy thế nào ?

    Tôi còn phân vân, thì anh cảm thấy cách lập từ ấy không được ổn :

    - Không được thoát lắm, phải không ? Sẽ bị hiều lầm là tình thương " đi xuống ", " đi lên " .

    Đây không có sự tăng với giảm. Sửa là : từ - thiện - xuôi, từ - thiện - ngược chăng :

    Tôi vỗ tay đánh bốp :

    - Từ _ thiện _ ngược. Không chê vào đâu được ! Nào , trăm phần trăm !

    Chao ôi, nếu cái ví đầm ấy không còn thì không hiểu cuộc sống gia đình tôi ( còn hai con đang học ở Hà Nội nữa ) sẽ thành bi đát đến mức nào ! Nó tương đương với ngôi nhà với ngôi nhà tôi đang sống. Mất nó la` đồng nghĩa với mất nhà, ra đường đứng là cái chắc. Những người đã lấy lại ngooi nhà ấy cho chúng tôi , giờ đang sống ở tận đáy xã hội. Hiên trạng ấy đang thách thức lớn lương tri và tình cảm của chúng tôi.

    Hiền vừa nảy ra ý định mua mảnh đất vẫn bỏ không chừng 10m2 của chị Nhật, dựng tặng cho ân nhân của chúng tôi một căn nhà nhỏ , lấy chỗ cho mẹ con mưa nắng. Hiền tỏ ra rất đúng với sáng kiến ấy. Tư duy bằng trực giác của phụ nữ khó có thể sai. Riêng tôi thấy việc này là một cử chỉ đền ơn. Mà nếu đơn thuần là cử chỉ từ thiện, thì cũng chỉ là từ - thiện - xuôi, còn đứng ở rất xa so với từ - thiện - ngược.


    truyện ngắn của : Hoài Linh.

    Tôi thấy câu truyện rất hay, nên sưu tầm lên cho các bạn cùng đọc.


    The_Moon
  2. MaxFire

    MaxFire Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/01/2002
    Bài viết:
    2.057
    Đã được thích:
    0
    hi`, thông cảm cho Max là Max ko thích đọc truyện kho online vì nhiều lí do khó nói muh , nhưng mún vào để hỏi thăm cô bạn đi đâu mà mất tăm mất tích thế ko bít, tưởng đã xanh cỏ rùi

Chia sẻ trang này