Truyện ngắn yêu thích Hãy buộc một dải ruy băng vàng lên cây sồi Đêm trước hôm rời Hà Nội sang Mỹ học, cô không sao ngủ được. Bố mẹ giục cô đi ngủ sớm để giữ sức khoẻ cho chuyến bay dài vượt đại dương sang bên kia bán cầu. Cô tắt điện để chiều lòng bố mẹ, tắt cả cái đèn ngủ nhỏ mà hàng đêm cô vẫn giữ sáng; rồi nằm trong bóng tối nghe nhạc từ một cái cassette cũ. Có hai bài hát cô mở đi mở lại trong một đĩa Folk - Country của Mỹ. Một là bài I am leaving on the jet plane của John Denver; một là bài Tie a yellow ribbon round the ole oak tree do Tony Orlando hát. Bài thứ nhất làm cô nghĩ đến phim Amageddon, một phim khá hiện đại, nên cô không thích lắm. Bài thứ hai làm cho cô thấy đau thắt trong lòng. Lời của nó thế này: Em yêu ơi, hãy buộc một dải ruy băng vàng lên cây sồi già duy nhất Cây sồi đã ở đó lâu rồi. Còn em có yêu anh nữa không? Nếu không có dải ruy băng ấy, anh sẽ tiếp tục đi và sẽ cố quên những gì chúng ta đã có vì anh là người có lỗi Em yêu ơi, anh sẽ đi nếu không nhìn thấy dải ruy băng vàng. Bác tài ơi, làm ơn nhìn hộ tôi Vì tôi không có can đảm nhìn cây sồi già duy nhất ấy Tôi là một kẻ tội nhân, và chỉ có tình yêu của cô ấy mới đem đến tha thứ Và cô ấy sẽ tha thứ nếu cô ấy buộc lên cây sồi già một dải ruy băng Cô đã nghe câu chuyện này nhiều lần rồi. Câu chuyện có thật và xảy ra vào năm 1972 ở một miền nào đó của nước Mỹ - nơi mà cô sắp đến. Chuyện kể về một người con trai phải đi tù ba năm vì phạm tội. Anh viết thư cho vợ và nhắn cô ấy nếu còn yêu và tha thứ cho anh thì hãy buộc lên cây sồi già duy nhất trong quảng trường của thị trấn họ sống một dải ruy băng vàng vào ngày anh sẽ mãn hạn tù. Nếu anh đi xe đò qua mà không thấy có dải ruy băng vàng đó, anh sẽ rời thị trấn và bỏ đi biệt tích, không quay lại làm rầy cô nữa. Chuyện cũng kể rằng ngưòi con trai này đã khóc nức nở khi anh nhìn thấy hàng trăm dải ruy băng vàng được buộc quanh cây sồi già trong quảng trường thị trấn vào buổi chiều hôm anh trở về nhà. Năm 1972, đĩa nhạc này của Tony Orlando trở thành đĩa bán chạy nhất. Tháng 12 năm đó, nước Mỹ - trong một nỗ lực cuối cùng của những kẻ sắp bại trận - đã ném bom tàn phá Hà Nội của cô vào chính những ngày Giáng Sinh. Những ngưòi mẹ, người chị Mỹ phản chiến cho chiến tranh Việt Nam bắt đầu đeo một dải ruy băng vàng trên ngực áo với thông điệp: hãy đưa những người lính trở về nhà. Năm 1991, cuộc chiến ở Iraq một lần nữa làm thay đổi ý nghĩa của dải băng vàng. Nhưng lúc nào nó cũng vẫn là niềm tin, tình yêu và tha thứ. Cô nằm nghe bài hát rất nhiều lần, rồi ngủ quên lúc nào không biết. Buổi trưa hôm sau ở sân bay Nội Bài, cô cười rất tươi, ôm hôn bạn bè, các chị em gái rồi vội vàng đi vào phòng cách ly. Hai tiếng sau, ở sân bay mới xây nằm cạnh bờ biển của Hồng Kông, cô ngồi một mình trên ghế dài mặc cho nước mắt chảy xuống. *** Có một người nhất định không đi tiễn cô vào ngày cô đi. Người này về sau cũng không giải thích lý do và cũng không kể anh đã làm gì vào ngày đó. Thực ra, một lời giải thích là không cần thiết. Cả anh và cô đều hiểu. Chính người này đã hẹn gặp cô vào buổi tối trước buổi tối cô nằm không ngủ. Cô và anh đi loăng quăng qua các con phố, chẳng ai nói câu gì. Đến bây giờ cô vẫn còn nhớ cảm giác đó - cảm giác ở rất gần với anh mà chẳng thể nào nói được điều gì. Mà biết nói gì? Cô đoán anh cũng ngổn ngang như cô. Hai người cứ đi. Anh đưa cô qua tất cả những con phố họ vẫn thường qua; cả những con đường dài vắng vẻ trên Hồ Tây - lúc chiều tà vẫn hay gợi nhớ đến Chiều ở Autengeui của Monet, cả những khu phố cổ náo nhiệt - chợ Hàng Da, phố Hàng Điếu, Lý Quốc Sư, Đinh Tiên Hoàng, Hàng Bông và Hàng Đào. Họ ngồi uống nước mía ở ngay đầu phố Hàng Điếu, chỗ ngã năm chợ. Đấy là lần duy nhất trong cả buổi tối, cô nhìn thoáng vào mặt anh. Bình thản và điềm đạm. Khi đưa cô về ngõ, anh cười, cũng không nhìn vào mặt cô, và nói: ?oNhớ giữ gìn sức khoẻ, có gì thì viết thư về nhé?. Cũng chính người này, mùa hè trước đó vẫn hay chơi Passion Blue trên chiếc piano cũ của Nga mỗi khi cô ghé qua nhà. Anh cũng đưa cô đến những lớp học vẽ người xem anh vẽ. Cô đã ngồi hàng giờ trong căn phòng chật chội trên gác hai của một ông hoạ sỹ già, xem anh và các bạn đo và vẽ bằng than chì. Anh là người duy nhất trong lớp được phép vẽ sơn dầu. Hai bàn tay anh gầy có những ngón dài và xương, nắn nót đưa những nét cọ trên tấm toan trắng. Lúc nào cũng bình thản và điềm đạm như thế. Và cũng chính người này đã đi dạo với cô những tối Sapa mù sương khi bạn bè mải chơi bài hay trêu nhau. Anh mua ngô nướng và kem; đi đến khi mỏi chân thì về. Trong ba năm biết nhau, anh và cô chưa bao giờ cần nói về tình cảm của mình. Đến tận ngày cô đi cũng thế. Họ cũng chưa bao giờ cầm tay; chưa bao giờ gần gũi. Thậm chí họ cũng không có cả ý nghĩ đó. Nhưng cảm giác thì thật rõ ràng: rằng người kia luôn ở gần khi ta cần. Cả hai đều biết là có quá nhiều thời gian và việc phải làm ở phía trước. *** Lúc ngồi ở sân bay Hồng Kông để kệ cho nước mắt chảy, em có cảm giác như là trách móc. Trách điều gì thì em cũng không hiểu. Chỉ cảm thấy có một chút trống vắng và cảm thấy rõ ràng có cái gì đó đã ra có thể tốt hơn, chắc chắn hơn. Lần này em đi, nhanh thì 3 năm, mà lâu thì chưa biết đến bao giờ sẽ về. Một cái gì đó níu chắc chắn có lẽ là một cái em cần lúc đó. Thế mà em chỉ cảm thấy đi là đi. Nước mắt chảy một lúc thì em bắt đầu bình tĩnh lại và lôi túi sách ra lục lọi xem bạn bè với bố mẹ còn cố nhét thêm gì lúc sáng nay. Em thấy có một cái gói giấy nho nhỏ, vặn thành hình cái kẹo to, không biết của ai bỏ vào túi. Mở ra thì thấy bên trong là một cái túi nhỏ xíu bằng vải nhung đỏ rực, có dây thắt miệng màu vàng rực giống như túi của các bà già. Bên trong túi có một cái vòng bạc đeo cổ rất đẹp. Cái vòng bạc này - người mà em kể là không đi tiễn em đã đeo nó không biết từ bao giờ rồi. Em không biết ai đã bỏ nó vào túi em sáng nay. *** ?oDear G,? - anh viết, lúc nào cũng bằng tiếng Anh, chắc viết từ văn phòng. Are you doing fine over there? It is almost autumn here, beautiful as always. What a shame I don?Tt have time to enjoy it. The reason is already known: too much work. Are you doing okie, G?" Lúc nào anh cũng vẫn thế: are you doing fine? Cô có doing fine không ư? Có và không. Làm thế nào để giải thích cho anh hiểu khi mà anh không có cùng tham chiếu về nước Mỹ này? Làm thế nào để anh biết về những mệt nhọc của cuộc sống mới xa xôi, những lo toan hàng ngày; những niềm vui không có người nào xung quanh thực tâm hiểu được; những câu đùa mà những người không chung ngôn ngữ với cô chỉ có thể tán thưởng mà không bắt hết ý. Làm thế nào để cho anh hiểu được những giây phút lo thắt ruột khi một mình lo toan mọi thứ; những lúc nghe một giọng ca nữ hát ?oTôi mong về Hà Nội để thương áo len cài vội một chiều đông rét mướt? mà thấy xúc động sâu tận đáy lòng; những lúc đêm muốn gọi điện hay nói chuyện về nhà mà cứ phải nói nhỏ vì các bạn cùng phòng đang ngủ; rồi những khi vui như điên vì những thành tích, những tiến bộ mới, những người bạn mới mà không thể kể cho anh vì không muốn phải dài dòng kể hết về người này người nọ. ?oDear M,? - cô ấn vào nút reply: ?o I am doing perfectly fine here. Yeah, what a shame you don?Tt find time to enjoy beautiful days in Hanoi. The reason is indeed known and confirmed silly. Are you doing okie too, M?? *** Em đeo cái vòng cổ bằng bạc đó từ ngày sang Mỹ. Không biết sẽ đeo đến bao giờ. Em vẫn doing fine in almost every way, except one. Cái này thì có lẽ em sẽ phải doing my way thôi. *** Cuộc chiến mới ở Apghanistan làm cho cả nước Mỹ nơi cô đang sống như lên cơn sốt. Khắp nơi, cô gặp những người Mỹ đeo những dải ruy băng có ba màu trắng, xanh và đỏ như màu cờ Mỹ. Người Mỹ trông chờ gì ở cuộc chiến này - cô không rõ. Một vài người bạn Mỹ của cô cách đây một tháng có đến chào cô để đi tập trận cho Hải quân tại Michigan. Cô cười và nói đùa rằng có lẽ cô cũng nên đeo một dải ruy băng đỏ, xanh, trắng cho ra vẻ. Cô dán một dải ruy băng vàng lên trước máy vi tính trong phòng riêng. Các bạn cùng nhà tò mò hỏi, cô chỉ cười và dài giọng hát vui vui: Em yêu ơi, hãy buộc một dải ruy băng vàng lên cây sồi già duy nhất Cây sồi đã ở đó lâu rồi. Còn em có yêu anh nữa không? Nếu không có dải ruy băng ấy, anh sẽ tiếp tục đi và sẽ cố quên những gì chúng ta đã có vì anh là người có lỗi Em yêu ơi, anh sẽ đi nếu không nhìn thấy dải ruy băng vàng.
Tônic và chocolat nóng Đôi khi tôi thấy băn khoăn giữa Nam và Tuyên. Cả hai đều gửi thư làm quen với lời giới thiệu của tôi ?othích uống chocolate nóng?. Tuyên khẳng định là tôi có sở thích giống anh, còn Nam nói món chocolate của tôi gợi cho anh nhớ một câu chuyện thú vị mà anh đã đọc ở đâu đó, nếu có dịp sẽ kể cho tôi nghe. Tuyên là giám đốc một công ty tư vấn và đào tạo nhân lực, có lẽ không tài năng và giàu có hơn nhan nhản các giám đốc trẻ thành công của những năm hai ngàn. Nhưng chắc chắn là tham vọng không thua kém. Công việc làm ăn của Tuyên gặp nhiều thuận lợi vì những cơ may từ mối quen biết có sẵn của gia đình. Tôi đoán vậy qua những lá thư. Sự tự tin của một người chưa biết khó khăn hay thất bại là gì của Tuyên không còn làm tôi nể nang nhiều. Nhưng tôi thích đọc thư Tuyên, tình cảm, văn hóa và nhiều triết lý. Còn thư của Nam, một kỹ sư ngành tin học, thì y hệt bản báo cáo công việc, luôn ngắn gọn và cụ thể : hôm nay tôi đi đâu, làm gì, tôi mới mua cuốn sách này, em đã đọc chưa?... * Mẹ vẫn thường nhìn tôi thở dài. Thật ra, tôi mới 24 tuổi, chưa có gì phải nóng vội, nhưng vẻ dửng dưng của tôi làm mẹ thở dài. Một phần, nó làm cho bà nhớ đến ba tôi, cũng dửng dưng như thế, cho đến ngày tìm thấy tình yêu thật sự của ông - những rẫy cà phê bạt ngàn ở Ban Mê và một người đàn bà bị chồng bỏ vì không thể có con - thế là ông đùng đùng khoác ba lô lên vai và đi. Mẹ không có ý kiến gì cả, chỉ khóc đúng hai lần rồi thôi, sau khi đã thỏa thuận sòng phẳng với ba về chuyện tài sản và thủ tục. Mẹ luôn nói rằng bà chưa bao giờ yêu ba, chỉ có điều dù gì thì cũng đã sống với nhau gần ba chục năm trời... Mẹ không níu kéo nhưng vẫn cảm thấy tổn thương và bị suy sụp một thời gian trước khi quen dần với sự tự do, yên ổn. Bây giờ, mỗi ngày mẹ thức dậy đi chợ, mua sắm, rồi về tiệm đọc báo Phụ nữ, trông coi đám học trò, thỉnh thoảng mới tự tay uốn hay cắt tóc cho khách quen. Phần lớn họ là những bà nội trợ trong xóm và đôi ba người đàn ông mệt mỏi vì những phi vụ làm ăn, hoặc đôi khi, vì một bà vợ hay càu nhàu, mỗi tháng vài lần đến tiệm để gội đầu cho thư giãn và tâm sự đôi chút chuyện đời với bà chủ tiệm mặt mũi hiền lành nhưng miệng lưỡi sắc lẻm có mái tóc xù như Julia Robert... Tôi không đau đớn gì về một gia đình tan vỡ, vì nó đã vỡ từ lâu lắm rồi. Giống như tôi đã nhìn mãi một cái đĩa nứt đôi từ hơn chục năm trước, bây giờ,ba mẹ tôi mỗi người lấy đi một nửa và sống tiếp cuộc đời riêng của mình. Chuyện đó đối với tôi có khi còn nhẹ nhõm hơn vì cứ nhìn mãi vết nứt lạnh lùng ấy mà day dứt. Tôi vẫn yêu thương cả hai, và chúng tôi dù sao vẫn là một gia đình. Tôi cũng không vì cuộc chia tay đó mà đâm sợ chuyện chồng con. Mẹ nói, dù thế nào thì người đàn bà vẫn cứ cần một chỗ dựa, hoặc là chồng, hoặc là con, ai may phúc thì được cả hai. Tôi cũng nghĩ vậy, và đôi khi, tôi cũng thèm một tình yêu, thèm một vòng tay ôm rất chặt, một cái hôn làm bỏng rát đôi môi, nhất là những buổi tối ngồi một mình trước bàn làm việc, đợi vài con gió nghịch ngợm luồn qua những mái nhà, những con hẻm để lùa vào cửa sổ... Lúc mới xin việc, tôi cứ nghĩ PR là một nghề hào nhoáng : gặp gỡ những khách hàng lớn, tổ chức những hội nghị quan trọng ở các khách sạn năm sao... Nhưng thực tế đã mở mắt cho tôi chỉ sau một thời gian ngắn : Công việc đầy áp lực và lúc nào cũng phải xoay như chong chóng, chuẩn bị thư mời, thông cáo báo chí, panô quảng cáo, âm thanh, ánh sáng, bảng tên, bánh ngọt, cà phê... Đi qua đi lại lo lắng quá giờ họp báo gần một tiếng đồng hồ mà cánh phóng viên chưa ai thèm tới, loay hoay đến toát mồ hôi khi máy in trở chứng, tới giờ họp báo vẫn chưa có thông cáo báo chí để phát. Rồi thì liên hệ khách hàng, cười nói, bắt tay, thậm chí, gà cả câu hỏi cho những phóng viên trẻ mới vào nghề... Mỗi ngày phải đối phó với những thứ lớn lao hoặc vặt vãnh, dường như chẳng liên quan gì đến nhau... Thỉnh thoảng lại bị hẹn hò, những cuộc gặp nhập nhằng giữa công việc và riêng tư. Và sau đó là gạ gẫm, tán tỉnh, có khi doạ dẫm... Những mâu thuẫn giữa việc giữ gìn lòng tự trọng và trách nhiệm bảo vệ đối tác, chiều ý khách hàng làm tôi mệt mỏi. Bởi cứ phải chuẩn bị tư thế để đối phó nên tôi trót biết về những người đàn ông chung quanh mình rõ trước khi có thể bắt đầu yêu thích bất cứ ai trong số họ... Nghe tôi than thở, mẹ bảo rằng số phận của tôi có thể đang ở đâu đó xa hơn, ngoài môi trường mà tôi đang sống. Tôi liền gửi lý lịch lên CLB làm quen trên mạng, và tin rằng đó là một cách tương đối thận trọng để tìm kiếm số phận của mình. Hai ngày sau khi đăng ký, tôi nhận được đúng ba cái email, Tuyên từ Hà Nội, Nam ở Sài Gòn, và một người khác du học tận bên Nhật, có giọng điệu hơi khoe khoang và ngạo nghễ. Tôi delete thư của người thứ ba và trả lời hai thư còn lại... * Được bốn năm tháng gì đó, khi tôi bắt đầu quên mất họ đã viết những gì trong lá thư đầu tiên gửi cho tôi thì Nam đề nghị : ?oHay là mình gặp nhau đi !?. Chúng tôi hẹn nhau ở Friends. Quán nhỏ và lịch sự, nhạc rất êm, chỉ có một thanh niên trẻ vừa phục vụ, vừa chỉnh nhạc, vừa tính tiền. Từ đó về sau, nhiều lần chúng tôi ngồi ở chiếc bàn ngay sau khung cửa kính màu nâu của Friends, nhìn sang khách sạn nhỏ đối diện, nơi những cặp tình nhân già có, trẻ có dắt nhau đi vào rồi lại trở ra, chóng vánh, chỉ tôi với Nam ngồi đó mãi, nhìn họ đến rồi đi... Tôi không có ấn tượng gì nhiều về ngoại hình của Nam, cao hơn mét bảy, ba mươi hai tuổi và bắt đầu có bụng, da nâu, mắt đen, hiền lành sau cặp kính trắng... Y chang một mẫu người của computer, quen thuộc với những trang web và thứ ngôn ngữ siêu văn bản, mẫu người mà tôi tưởng tượng khi anh cho biết mình là kỹ sư phần mềm. Đôi khi Nam nói chuyện khá hài hước, nhưng luôn điềm tĩnh và chậm rãi. Anh hỏi : - Em uống gì ? - Gì cũng được. - Tonic nghen ? Tôi gật đầu. Đó là thứ nước trong vắt, chứa ký ninh,ngọt ít, đắng nhiều, có ga, vị là lạ. Nam cười nhẹ, bảo : ?oAnh thích thứ này lắm, uống nó thấy... hay hay?. Tôi nói, em đang đợi anh kể câu chuyện về chocolate. Nam lại cười, mắt hấp háy, và kể câu chuyện về hai người yêu nhau, cô gái chỉ uống cà phê đen còn chàng trai thích chocolate nóng. Mỗi khi họ vào quán, bất cứ quán nào, người phục vụ đều luôn đưa nhầm ly của người này cho người kia. Sự nhầm lẫn đó ban đầu làm họ thấy thú vị, nhưng dần dà, lại khiến cô gái có cảm tưởng là người yêu mình hơi yếu đuối, vì mọi người vẫn cho rằng chocolate là thứ uống dành cho phụ nữ. Và họ chia tay nhau... bắt đầu từ món chocolate nóng. Câu chuyện đó cứ vảng vất trong đầu tôi mãi,nhất là khi mẹ đặt lên bàn tôi một ly chocolate vào mỗi sáng. Món chocolate ấy đối với tôi giống như một hồi ức êm đềm của thời thơ ấu. Đó là món khoái khẩu của ba, rồi sở thích ấy thành thói quen của mẹ, và của tôi... Từ khi chia tay ba, mẹ đâm ra ghét cay ghét đắng món chocolate, nhưng thói quen pha cho tôi một ly vào mỗi sáng thì không sao bỏ được... * Bây giờ mỗi tuần tôi gặp Nam một lần, hoặc xem kịch, hoặc đến ngồi nghe nhạc cả buổi ở Friends, lẩn trốn cái nóng và sự ồn ào của Sài Gòn những ngày cuối tuần... Mỗi lần, Nam lại hỏi câu quen thuộc, với ngữ điệu quen thuộc: ?oTonic nghen, em ??. Chỉ có điều, lần sau Nam xin vài lát chanh, ly tonic có thêm mùi thơm nhẹ nhàng, chua chua và vị đắng dịu của vỏ chanh. Lần sau nữa, tôi nói : em thấy người ta cho chút muối. Bỏ vào, nước sẽ sủi lên, thấy không ? Và tonic thêm vị mặn nơi đầu môi... Nam nhấp một ngụm : ?oBây giờ mới thiệt là ngon !?. Từ đó, tôi có những buổi tối về nhà, mệt lả vì cả ngày phải đi qua đi lại, nói nói cười cười, ra lệnh và vâng dạ, thấy rất thèm một ly tonic với muối và chanh... Nhưng lần ngồi ở Friends, nhìn những đôi tình nhân khoác tay nhau đi như lướt qua bên ngoài cửa kính, tôi cứ đợi Nam nói một điều gì đó... Nhưng anh im lặng mãi. Chỉ có một lần, Nam thổ lộ rằng anh có một niềm say mê nhỏ, đó là rùa. Nhưng nhà cửa bây giờ chật chội, không có chỗ cho nó sống. Anh lặp đi lặp lại : - Sao anh thích nuôi một con rùa quá. Tôi bảo : - Em thì không thích những con vật, em chỉ thích trồng cây. Nam yên lặng một chút rồi nói, rất nghiêm túc : - Có sao đâu. Rùa cũng dễ sống lắm, sau này em cứ trồng cây và anh nuôi rùa, mình có thể cho nó bò loanh quanh những cái cây của em. Tôi tự hỏi mình có nên xem đó là một lời tỏ tình hay không. Rồi quyết định là không. Tôi không thích nghe một lời tỏ tình mà lại phải tự hỏi không biết đó có thật là một lời tỏ tình hay không ? Tôi giả vờ làm ngơ và Nam cúi đầu thinh lặng. * Tôi vẫn nhận mail và reply cho Tuyên mỗi tuần. Tuyên hỏi số điện thoại nhưng tôi không cho. Tôi nghĩ giọng nói có thể gây nhiều nhầm lẫn trong việc nhận biết một con người. Tôi vẫn thích sự thận trọng của những lá thư hơn, cho đến khi có thể gặp nhau trực tiếp. ... Một tuần ở Hà Nội, tôi xoay như chong chóng với chương trình ra mắt sản phẩm mới của hãng Z. Lại họp báo, tiệc tùng, quay phim quảng cáo, bắt tay, cười nói... Lần lữa mãi mới gặp được Tuyên. Thật tình, tôi không mấy bất ngờ trước vẻ hào hoa lịch thiệp và cả giọng nói nhỏ nhẹ như vuốt dọc sống lưng của Tuyên... Nhưng có điều gì đó làm tôi không thấy thoải mái ngay từ buổi gặp mặt đầu tiên ở một quán kem nhỏ gần hồ Gươm. Có lẽ, bởi Tuyên ăn mặc và xử sự trịnh trọng quá, giống như những người tôi vẫn phải bắt tay trong phòng họp. Tuyên gọi : - Cho hai chocolate nóng. - Không đâu - Tôi lắc đầu - Em uống tonic, với muối và chanh. Tuyên quay sang nhìn tôi, cau mày : - Em thích uống chocolate cơ mà ? Tôi ngẩng lên, nhìn khuôn mặt điển trai xa lạ của Tuyên, bất giác thở dài, và chợt nhận ra là thậm chí mình có thể thở dài hàng trăm lần nữa, vì có điều gì đó nặng nề lắm cứ chặn ngang ***g ngực. Tôi thấy thèm một ly tonic đăng đắng, mằn mặn, lạnh ngắt, và vị ngọt thì đọng đâu đó, không phải trên môi, không phải trên đầu lưỡi, mơ hồ, hoang đường, như không hiện hữu trong vị giác mà là trong cảm thức. Giữa tia suy nghĩ nào đấy vừa thoáng qua về vị ngọt trong ly tonic, tôi chợt nhận ra tình yêu cũng giống như lời tỏ tình. Nó có thể bắt đầu và kết thúc bằng một thứ nước uống ở quán cà phê. Nó có thể bắt đầu từ nỗi nhớ, không phải chính con người ấy, mà là khoảng không gian, những cảm xúc bao quanh mỗi khi ta ở bên người ấy. Sự bình yên. Tôi nhận ra mình rất nhớ một giọng nói, trầm ấm với câu hỏi quen thuộc dịu dàng : ?oTonic nghen, em ??... Tôi kể cho Tuyên nghe câu chuyện mà Nam đã kể. Tuyên lắc đầu : Chỉ vì câu chuyện ngớ ngẩn đó mà em không uống chocolate nữa à? Tôi nói, không phải, mẹ vẫn bắt em uống chocolate mỗi sáng, chỉ đơn giản là bây giờ sở thích của em thay đổi rồi. Thế thôi. Dạo trước, tôi có lên thăm ba vài ngày. Người đàn bà kia sống cùng ba tôi trong căn nhà gỗ, giữa vườn cà phê rộng mênh mông, suốt ngày chỉ ở nhà đọc sách, nấu nướng và làm thơ, tỏ vẻ quyến luyến yêu thương tôi đúng kiểu một người đàn bà hiếm muộn... Ba có vẻ hài lòng với sự yếu đuối và phục tùng của bà, với những buổi chiều ngồi tán chuyện cà phê lên giá hay xuống giá, tình hình chiến sự thế giới ảnh hưởng đến kinh tế ra sao với mấy ông hàng xóm ở trang trại bên cạnh. Những ngày tôi ở đó, mỗi sáng lại có ba ly chocolate nóng hổi đặt trên bàn, mùi hương ngọt ngào lan ra cả nhà, thấm vào từng thớ gỗ, từng giọt sương đọng trên lá cà phê thơm lừng.Trông họ có vẻ hạnh phúc. Tôi không nhận ra sự khác nhau của ly chocolate mẹ pha ở nhà và ở đây, có lẽ ba cũng vậy. Nhưng khi về, tôi nói với mẹ là ba thường uống chocolate nhưng bà ta không pha ngon như mẹ. Mẹ cười mãn nguyện : ?oDù sao, mẹ cũng đã pha món đó hai mươi mấy năm rồi còn gì...?. Tôi mỉm cười, ôm lấy vai mẹ và nhớ về ngôi nhà gỗ với hai con người chắp nối hạnh phúc, chợt hiểu tại sao ba lại bỏ mẹ để đến nơi ấy. Tình yêu không phải là một thói quen. Mẹ đã pha chocolate cho ba không phải vì tình yêu, mà vì thói quen. Còn người đàn bà ấy... bà nói rằng, bà không biết mình yêu ba tôi nhiều đến đâu, nhưng bà yêu vô cùng cái không gian có ba ở đó. Những buổi sáng cao nguyên trong trẻo hơn, hoa cà phê trắng hơn và thơm hơn. Bà cảm thấy việc thức dậy, nấu nước sôi rồi khuấy tan bột chocolate trong ly vào mỗi sáng là công việc tuyệt vời nhất của một ngày... Còn tôi, tôi đã uống chocolate mãi, từ những ngày mới tự biết cầm ly uống nước, từ những ngày xa xưa khi còn cảm thấy niềm hạnh phúc gia đình như hòa tan trong ly chocolate bốc khói, cho đến những ngày hiện tại khi cảm thấy trong đó nỗi xót xa vì bị bỏ rơi vẫn xát vào trái tim của mẹ. Cho đến khi một người xa lạ mời tôi thứ nước khác, trong vắt và có vị lạ lùng... Tôi nói với Tuyên rằng, tôi vô cùng xin lỗi, vì chỉ đến khi Tuyên mời chocolate tôi mới nhận ra là tôi không thích nó. Và khi nghe Tuyên tỏ tình, chính xác là tỏ tình, ngay trong buổi đầu gặp mặt thì đầu óc tôi chỉ quay quắt nhớ về một người đã tỏ tình bằng những con rùa mà thôi... Tôi nói với Tuyên rằng, tôi vô cùng xin lỗi, vì chỉ đến khi Tuyên mời chocolate tôi mới nhận ra là tôi không thích nó. Và khi nghe Tuyên tỏ tình, chính xác là tỏ tình, ngay trong buổi đầu gặp mặt thì đầu óc tôi chỉ quay quắt nhớ về một người đã tỏ tình bằng những con rùa mà thôi... Đông Vy
Barie Phạm Sóng Hồng Chắn tàu. Barie từ từ hạ xuống. Mọi người hối hả tranh thủ thoát sự chờ đợi. Ngay cả khi barie đã nằm ngang họ vẫn chịu khó đẩy nó lên, chui qua, như bị ma đuổi. ... Đứng trước barie người ta hay nhìn đồng hồ. Một phút ở đây hình như dài hơn sáu mươi giây. Con tàu vất vả như tuổi già ì ạch mãi không di qua hết đoạn chắn đường. Một người đàn ông hối hả đến gần barie. Anh nhìn theo bóng áo vàng phía bên kia đường chắn, hối hả gọi như người gọi đò: Cái bờ vai thon cong, cái cổ cao, cái dáng nhìn thẳng hơi kiêu kỳ kia. - Chẳng phải người đó thì ai. Người áo vàng bên kia barie bình tĩnh lên xe nổ máy sẵn. Người đàn ông vẫn gọi, lúc một khẩn thiết, tuyệt vọng... Nhưng tiếng gọi bị bánh tàu nghiến nát. ... Tàu đi rồi. Tất cả cũng đã đi rồi. Chỉ còn người đàn ông một mình đứng lại phía bên này barie với mớ tóc như bạc thêm. Một phút ở đây là bao nhiêu giây?
Sân cỏ Tây Ban Nha Nguyễn Minh Châu Tôi xách gói quần áo ướt bước thong thả ra khỏi phòng tắm. Chiếc đồng hồ treo trên bức tường lớn của gian thay quần áo chỉ 6 giờ 35 phút trên hàng chữ số La Mã. Phòng ping-pông chỉ còn duy nhất một cặp dẻo dai nhất đang vụt vào nhau tới tấp ở một cái bàn tận góc. Còn lại những chiếc vợt mút đã nằm im trên tất cả những chiếc mặt bàn mầu xanh thẫm. Tôi rảo bước đi qua cái gian phòng ping-pông rộng thênh thang lát gạch tráng men vàng đã bắt đầu lờ mờ tối nhưng vẫn chưa bật đèn, leo lên tầng hai. Tiếng thành cốc thủy tinh khua lanh canh vào nhau, tiếng cười nói sảng khoái, những khuôn mặt hồng hào vì hơi men đang gật gù chụm vào nhau chung quanh những chiếc bàn gỗ nẹp thiếc hình vuông. Tận một xó góc kín nằm về cuối mút chiếc quầy bán vé, một người đàn bà trạc gần bốn mươi, mái tóc đốm bạc nhưng khuôn mặt vẫn còn trẻ đẹp ngồi xây lưng về một tấm gương lớn bằng cả một cái cánh cửa tủ. Và bao bọc lấy chung quanh người đàn bàn cùng với tấm gương, người ta tưởng như một cái chiến lũy phòng thủ, là từng dãy những chiếc thùng phuy xếp chồng lên nhau mà cái thứ chất lỏng chứa ở trong đó muốn biết hết cái giá trị mầu nhiệm của nó thì phải nhìn vào tận đáy cặp mắt nâu rất dịu dàng và thỉnh thoảng hình như lại ánh lên một vẻ mê say đầy ảo tưởng của người đàn bà ấy. Lúc tôi đi đến thì cái cặp mắt đẹp rất khó tả đó đang cúi xuống một cuốn sách truyện dịch đã nhàu nát để mở trên đùi, và đang vây bọc lấy người đàn bà bán bia kia là một đám năm sáu tay cầu thủ trẻ của đội bóng đá "Cơn lốc" nổi tiếng, mặc những chiếc áo dệt mầu đỏ thẫm có in chữ số và tay nào tay nấy vẫn còn ướt đẫm những mồ hôi. Tôi lách vào giữa đám cầu thủ bóng đá, cầm tấm phiếu vừa mua trao cho người đàn bà, rồi vì đã quen, sau khi khẽ nghiêng đầu trước cặp mắt ấy, tôi cứ tự nhiên đưa tay nhấc một vại bia trong chiếc khay sắt giống như một cái sạp hàng tạp hóa đặt trước mặt bà ta. Hai ngón tay của người đàn bà vẫn không rời chiếc vòi cao-su ấn xuống để cho cái chất nước vàng và sáng ngời chảy từ thùng ra những hàng cốc vại, bà ta nhấc cái nhìn đang đắm đuối của một người đọc một cách mê say ra khỏi những trang sách "Truyện chàng Đôngkisốt ở tỉnh Măngsow" đầy hấp dẫn, và nói với tôi bằng một giọng dè dặt: - Xuống dưới ấy uống xong rồi ông nhớ để luôn cốc ở dưới đó... cho em đỡ đi tìm nhé! - Vâng, vâng... xin bà cứ yên tâm! Tôi đáp một cách mau mắn, như một lời thề thốt rằng không bao giờ dám lãng quên cái việc lớn lao đến nhường ấy, để cho bà ta thực yên tâm, rồi một tay trịnh trọng cầm vại bia ngầu bọt tràn ra cả những ngón tay một cảm giác vừa mát lạnh vừa tê tê, buồn buồn, một tay xách chiếc túi lưới gói bộ quần áo ướt, đi lần xuống theo một chiếc cầu thang xây gạch tới một quãng nền nhà lát phibrô xi-măng thấp trũng đã đọng đầy bóng tối và xếp đầy những bộ xà đơn, xà kép hỏng, cùng các thứ dụng cụ thể thao lủng củng, rồi lại leo lên một chiếc cầu thang khác, ngắn hơn, cũng xây xi-măng nhưng lộ thiên, dẫn ra ngoài khán đài A của sân bóng đá. Các bạn nhớ kỹ giùm hộ tôi cái quãng thời gian vô cùng thú vị của lúc này nhé: nắng chiều hè đã tắt, tắt từ lâu rồi nhưng hoàng hôn thì chưa đến, tuy vậy, cứ nhìn trời đất cũng đoán biết ánh hoàng hôn phục kích ở một xó góc nào đó thật xa đã trườn ra nhuộm tím các ngọn gió đang đi lang thang trên cái khung trời rộng thoáng của sân cỏ lúc này chẳng có một bóng người nào gọi là có. Thế vậy mà chiều nay, mới đây khoảng một tiếng đồng hồ chứ không lâu, chung quanh sân bóng vắng tanh vắng ngắt như chùa Bà Đanh này vừa mới trào lên những làn sóng reo hò và vỗ tay của hàng chục ngàn người xem đầy kích động ngồi kín sân bãi, chứng kiến cuộc thi đấu vô cùng quyết liệt, nẩy lửa giữa đội đàn anh ?oCơn lốc? - đội bóng đá nhà và đội đàn em ?oVỉa than đen?, và trận đấu đã kết thúc với tỷ số hòa Một - Một. Một cái tỷ số chẳng mang tinh thần thể thao chút nào! Cũng như mọi buổi chiều, tôi chọn một chiếc ghế đẹp nhất ở một vị trí trang trọng nhất chính giữa khán đài A để ngồi vắt chân nhấm nháp cốc bia ?otẩy trần? sau một ngày làm việc cật lực bằng trí óc. Giá ban nãy trên đường đi từ cơ quan về, tôi không ghé vào cái câu lạc bộ nổi tiếng là nơi được phục vụ tốt này mà cứ đạp xe tuốt thẳng về nhà thì ắt hẳn vào lúc này mình đã trở thành miếng mồi ngon cho các thứ việc không tên, không tuổi, nhếc nhác và rối bù của một buổi chiều hàng ngày trong gia đình, giữa những tiếng lợn kêu, trẻ khóc, người lớn cáu gắt, quát tháo và giữa những mét vuông nhà ủ hơi nóng hừng hực. Tôi nhìn xuyên qua cái chất lỏng mầu vàng ánh đang ngao du giữa các thành ruột và dạ dày của mình và tưởng như nhìn thấy những mảng nắng rực rỡ, lao xao trong các bãi mía bãi ngô ven các bờ sông thật xa xôi bên ngoài thành phố. Thế rồi, sau khi nhấp đến ngụm bia thứ hai, tôi đổi chỗ ngồi, leo lên một chiếc ghế cao hơn, sang trọng hơn, đẹp hơn, để ngồi vắt vẻo một mình, chẳng có một ma nào cạnh tranh giành chỗ ngồi với mình, khuynh hai cánh tay ra hai bên thành ghế, phóng tầm mắt nhìn bao quát khắp mọi khu vực của sân cỏ, khắp mấy hàng ghế trang trọng nhất của khán đài A chẳng có ai ngoài tôi, và có mấy chú chim sẻ đang kêu lách chách trên cái mái che, và trong lúc cao hứng tôi chợt khoái trá nhận ra mình chính là tổng thống của nước Cộng hòa Áchentina đang cùng hàng chục triệu dân yêu bóng đá đến cuồng nhiệt của mình hồi hộp theo dõi trận thi đấu chung kết Espana 1982, giữa đội nước mình và một đội châu Âu bất ngờ nhất. Tôi có một khuôn ngực và một cái bụng thật đáng buồn, có lẽ chúng đã ngồi nhầm chỗ của nhau. Từ khi còn bé dại cho đến giờ tôi chưa hề biết chơi một trò chơi hay một môn thể thao nào. Tuy sinh ra đã là một con người ít hoạt động và dút dát, thực ra ở trong tôi lại là một tay có tinh thần thượng võ đáng kể và đặc biệt là tinh thần thể thao thì tôi lại có thừa: Trong các hạng người ở trên đời, tôi yêu nhất các cầu thủ bóng đá, với những con người mà cái trò chơi của họ đã thể hiện đến mức tuyệt đối, tính chất quyết liệt không hòa hoãn của đời sống, bao giờ tôi cũng yêu họ bằng tất cả tấm lòng ngưỡng mộ và say đắm, yêu đến từng cái lốt chân của họ đã để lại trên cái đấu trường phủ cỏ cùng những vinh nhục chỉ xảy ra trong khoảnh khắc. Vị tổng thống Áchentina đã cạn vại bia. Mặc kệ cho bao nhiêu công việc trọng đại đang chờ ngài ở tổng dinh, cũng mặc kệ bao nhiêu đại sứ và bộ trưởng ngoại giao nước ngoài đang chờ ngài về để trình quốc thư, cũng không hề lấy làm nóng lòng về những tin tức chiến sự trong cuộc chiến tranh với nước Anh ở quần đảo Manvinát, vị tổng thống Áchentina vẫn ngồi yên trong chiếc ghế sang trọng dưới cái mái che khán đài, tất cả tinh thần và tâm lực của ngài đã dốc hết ra để chăm chú theo dõi cuộc thi đấu chung kết của đội tuyển quốc gia nước mình và toàn dân Áchentina quyết tâm giữ chức vô địch bóng đá thế giới một lần nữa. Trận đấu diễn ra hình như không làm cho ngài tổng thống hài lòng lắm. Cho mãi đến gần giữa hiệp hai, những Kempet, Bectinio, Maradona, Điat đã trổ ra hết những ?otiết mục xiếc kỳ ảo? và cả hàng phòng ngự lẫn hàng tấn công của đối phương đã bị đẩy lùi về trước khung thành của họ, vậy mà trận đấu vẫn cứ đứng lại như một cái kim đồng hồ chết ở cái tỷ số Một-Một.
Sân cỏ Tây Ban Nha (tiếp) Trước hàng ngàn triệu khán giả ở sân bãi và trước các màn ảnh vô tuyến truyền hình, trận trung kết giải Espana 1982 lịch sử đã bước vào phút thứ 73 và tỷ số Một - Một vẫn chưa bên nào phá vỡ nổi. Bên phía đội Liên Xô, các cầu thủ lừng danh của nghề đánh phá khung thành đối phương như Blokhin, Buriac, Trivatde, Kipiani vẫn luôn luôn phải lùi về trước lưới nhà để cùng với hậu vệ Xulacvelize chống trả một cách vất vả và những trận tấn công như bão táp, như ma quái của Kempet và Maradona. Trên chiếc ghế huấn luyện viên, ông bầu Conxtanlin Becxcôp thỉnh thoảng lại phải rút mùi xoa lau vừng trán hói lúc này đã bóng nhẫy. Tuy vậy trên khuônmặt tròn, luôn luôn hồ hởi, cả những lúc suy nghĩ căng thẳng vẫn biểu lộ một vẻ bình tĩnh, không nao núng, ông biết rõ đối phương của mình. Trong từng pha, từng giây một, ông đang đo lường cái trọng lượng ngàn cân của các đợt công phá mà ông phải chịu đựng. Tuy nhiên Conxtanlin Becxcôp đặt hết lòng tin vào đội hình mà mình đã lựa chọn, trong từng mắt xích của sự cản phá, cùng chiến lược mà ông đã dày công cân nhắc, suy nghĩ, để đem dùng vào trong trận đánh khủng khiếp lúc này. Trước một Achentina trong trận đánh lịch sử hôm nay để kết thúc, cũng như trước một Braxin ở trận mở màn, Conxtanlin Becxcop càng tỏ ra một người Nga chính cống. Trong chiếc valy nhỏ mà ông xách lên máy bay khi rời Matxcơva đi Madrit có một cuốn ?oChiến tranh và hòa bình?. Từ một năm trước đây, Conxtanlin Becxcop khi chuẩn bị cho ?ocái Espana 1982? này đã nhiều lần phải hỏi han cái ông già nhà văn Nga có cặp mắt nhìn thấu suốt tám cõi lòng người và khuôn mặt thông minh hơn người nhưng lại náu dưới một vẻ đầy chất phác và đôn hậu, và cái ông già cầm bút Lép Tôn-xtôi ấy đã giảng giải cho Conxtanlin Becxcốp, nhà chiến lược Xô-viết trên sân cỏ thế giới hiểu vì lẽ gì mà Cu-tu-dốp đã chiến thắng được Napoleon. Như một Cutudop vừa bừng tỉnh dậy sau một giấc ngủ, Conxtanlin Becxcop, cựa quậy tấm thân hơi nặng nề trên chiếc ghế. ngồi sát ngay bên tay phải ông là Raman Senghelia, một con chủ bài mà ông đang giấu, đội dự chiến lược mà ông đang giấu, một cơn lốc phản công và cũng là một ?oông vua đánh đầu? mà ông đang giấu. Kể từ khi trọng tài thổi kèn đầu tiên bên hàng ghế đối diện. Menoti, huấn luyện viên Achentina vẫn luôn nhìn sang cái đầu hói của Raman Senghelia như canh chừng. Conxtanlin Becxcop quay cổ tay nhìn đồng hồ. Còn 16 phút nữa. Đối phương, dù là đối phương Achentina cũng đã bắt đầu thoáng chút bối rối sau hàng chục đợt đánh phá khung thành Đasaep một cách vô hiệu quả. Còn 15 phút Conxtanlin Becxcop đề nghị trọng tài cho thay người. Menoti, huấn luyện viên Achetina chiếu chiếc ống nhòm rất nhỏ nhìn sang thấy Conxtalin Becxocop đang quay sang nói nhỏ điều gì đó với Raman Senghe. Nhưng một phút sau, hai phút sau, vẫn thấy ?oCơn lốc phản công? mặc nguyên bộ quần áo ngoài mầu đỏ sẫm với những vạch trắng, vẫn ngồi nguyên bên cạnh Conxtanlin Becxcop. Và người sắp vào sân, đang đứng trên đường biên dọc để cho trọng tài biên kiểm tra đế giày là một chàng thiếu niên mặt non choẹt, tóc đen, với một hàng ria mép như ria mượn, cũng đen như mun, gợi lên dáng dấp những con người miền nam, gợi lên cái nắng nực của thành phố Tbilixi. ?oKẻ thù sắp xuất hiện? đối với huấn luyện viên Menoti và cả đội tuyển Achetina vẫn là một ẩn số. Tôi quyết định thôi không đóng vai một tổng thống Nam Mỹ nữa. Tôi đã hết hứng làm lớn. Trong không khí vắng lặng và bóng chiều hè tĩnh mịch sậm mầu dần đang chậm chạp phủ xuống cái sân cỏ trước mặt, được ngồi một mình ở đây để nghỉ ngơi và phóng trí tưởng tượng đi đến những vùng xa xăm nhất cũng đã là một cái thú nhất trần đời rồi. Hơi men lâng lâng làm cho con người như nhẹ thoát đi, tôi rời chiếc ghế tổng thống đứng dậy, bước ra sân cỏ. Tôi dún dẩy hai đầu gối như người đang khởi động, nhận ra mình chính là cái ẩn số - Kẻ đối thủ nguy hiểm của đội tuyển Achentina đang sắp sửa bước vào sân. Tôi cảm thấy sau lưng, bàn tay của Conxtanlin Becxcop và cả Raman Senghelia đang vẫy tôi, cái nhìn theo của hai người đang khích lệ tôi đặt hết lòng tin vào tôi sẽ làm đổi tình thế, sẽ phá vỡ cái tỷ số Một - Một đáng ghét - vào giữa lúc đối phương đã nỗ lực vượt bậc nhưng vẫn chẳng làm thay đổi được. Nếu bảo rằng tôi đang lĩnh một sứ mạng lịch sử vô cùng nặng nề, đem về niềm kiêu hãnh và vinh quang cho đất nước thì cũng chẳng có gì là quá đáng cả. Một bầy chim sẻ như một nắm sỏi - từ trên nóc cái mái che vãi thia lia xuống sân cỏ, vào ngay giữa khu trung tuyến. Không, không, không phải là lũ chim xẻ mà đây chính là một đường bóng dài vô cùng thông minh từ khu vực phòng ngự do đội trưởng Xulac Velize vừa chuyền lên cho tôi. Tôi co giò đá một cú đá gió vào lũ chim sẻ đang ẩn mình trong cỏ khiến cho chúng mất hết cả tinh thần bay túa lên. Chỉ trong chớp mắt, tôi đã dắt quả bóng tưởng tượng len lách tài tình như một diễn viên xiếc, qua hàng tiền vệ rồi lại qua cả hàng hậu vệ nổi tiếng của nước Achentina. Cả Maradona và Kempet - những con quỷ trên sân cỏ - bay về cứu nguy cho khung thành cũng không cản phá được đường bóng của tôi đang dắt đi. Chính vào giữa lúc cái ẩn số đã không còn là một cái ẩn số nữa, mà đã trở thành một cơn hỏa hoạn đầy tai vạ cho khung thành đối phương, đã trở thành một nạn hồng thủy từ thời xa xưa trước Thiên chúa giáng sinh phút chốc đổ ập xuống khung thành của đối phương đang bỏ ngỏ, nghĩa là bằng một động tác lừa bóng, tôi đã làm cho cả Pizong, thủ thành Achentina cũng đã ra lỡ trớn, và trong cái giây đồng hồ trọng đại bằng cả một đời người ấy, chỉ còn một mình tôi đứng trước quả bóng, chỉ cách khung gỗ sơn mầu đen trắng có nửa thước. Tôi đang chuẩn bị co chân sút thì... đột nhiên ông tổng thống Achentina vẫn nguyên cả comple, cravat từ trên khán đài A chạy bổ nhào xuống. Ông tổng thống mặt mũi đỏ gay, hai mắt trợn lên, như một vị thống chế vừa thua trận ngoài biên ải đã trở về đứng chắn ngay trước tổng dinh của mình. Cho đến cái nửa giây cuối cùng, không, chỉ một phần mười giây đồng hồ cuối cùng, vị nguyên thủ quốc gia của nước Nam Mỹ chỉ còn mong cứu vãn lấy cái tỷ số Một - Một. Và, ngài phải đích thân đứng ra cứu nguy cho khung thành, như đã từng nhiều lần cứu nguy những tình thế chính trị phức tạp ở trong nước có thể làm lung lay cái ghế tổng thống của ngài. Ánh hoàng hôn dịu dàng của một ngày đầu hè rực rỡ từ mầu xanh lam đã chuyển sang mầu xanh sậm huyền ảo đang từ từ phủ xuống cái sân cỏ nổi tiếng của thủ đô Madrit. Lá cờ của Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô-viết vừa được kéo lên lần đầu tiên trong lịch sử nền bóng đá thế giới, do một cầu thủ trẻ, như một ngôi sao sáng nhất của cả bầu trời mà huấn luyện viên Conxtantin Becxcop vừa hái được, từ lâu vẫn cất giữ thật kín trong túi áo. Một tay cầm chiếc cốc không, một tay xách chiếc túi đựng bộ quần áo ướt, tôi rảo bước đi qua cái phòng ping-pông đến lúc bấy giờ cả cái cặp chơi dẻo dai nhất cũng đã thôi đánh, ra về trước tôi từ bao giờ. Đám cầu thủ của đội "Cơn lốc" anh nào anh nấy mặt mũi đỏ gay, đang ồn ào xuống thang. Tôi ưỡn ngực kiêu hãnh như một ẩn số vừa chiến thắng từ nước Tây Ban Nha trở về thực, khi đi qua trước "mấy cậu" trong đội bóng nhà. Tôi đưa trả chiếc cốc cho người đàn bà bán bia. Không những là một phụ nữ đẹp của câu lạc bộ mà bà ta còn là một người mê đọc sách và nổi tiếng về tài ăn nói tế nhị. Bà ta vừa đóng những cánh cửa gương của hành lang phòng nhà gác giải khát vừa quay lại tủm tỉm cười hỏi tôi: - Này ông nhà văn, chiều nay ông sút thủng lưới đội tuyển thế giới nào vậy? - Đội Achentina, tôi khiêm tốn đáp. - Ông vừa từ nước Tây Ban Nha trở về cho nên tinh thần có khác! Bà ta ngập ngừng khi đóng đến cánh cửa gương cuối cùng, thủng thẳng nói với tôi bằng một giọng hơi chế riễu. Tôi quay lại: - Bà vừa nói sao? Người đàn bà chỉ tủm tỉm cười không đáp. Tôi lững thững đi đến bên khuôn cửa gương nhìn xuống cái sân cỏ của thủ đô Madrit đang có những cơn gió mầu tím lang thang trong ánh hoàng hôn. Trong lúc tôi chỉ cho người đàn bà bán bia nhìn thấy vị tổng thống của nước Achentina đang cúi lom khom trong cái khung gỗ để nhặt bóng, thì người đàn bà chỉ cho tôi thấy hình ảnh của chính tôi: chàng hiệp sĩ nổi tiếng thế giới của nước Tây Ban Nha đã chán ngấy cái nghề đánh nhau với cối xay gió và đang bắt đầu khoác áo cầu thủ bước vào sân cỏ. Nói đùa câu ấy xong, người đàn bà bán bia vẫn tiếp tục tủm tỉm cười rất kín đáo và đầy độ lượng, nhét vào chiếc túi lưới đựng bộ quần áo ướt của chàng hiệp sĩ Đônkisôt cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của Xecvantet, cuốn sách mà tôi đã cho bà ta mượn.
Tha thứ mãi mãi Lisa ngồi trên sàn với chiếc hộp trước mặt. Cái hộp cũ kĩ đựng 1 tờ giấy kẻ ô vuông. Và đây là câu chuyện đằng sau những ô vuông... - Các con phải tha thứ cho anh chị em mình bao nhiêu lần? - Cô giáo trường Chủ Nhật đọc to luôn câu trả lời cho cả lớp nghe: "70 nhân 7 lần!" Lisa kéo tay Brent - em trai cô: - Thế là bao nhiêu lần? Brent viết số 490 lên góc vở Lisa. Brent nhỏ bé, vai hẹp, tay ngắn, đeo cặp kính quá khổ và tóc rồi bù. Nhưng năng khiếu âm nhạc của cậu làm bạn bè ai cũng phục. Câụ học pianô từ năm lên 4, kèn darinet năm lên 7 và giờ đây cậu đang chinh phục cây đèn Oboa. Lisa chỉ giỏi hơn em trai mình mỗi 1 thứ: bóng rổ, 2 chị em thường chơi bóng rổ sau giờ học. Brent thấp bé lại yếu, nhưng nó không nỡ từ chối vì đó là thú vui duy nhất của Lisa giữa những bảng điểm chỉ toàn yếu với kém của cô. Sau giờ học, 2 chị em lại chạy ra sàn bóng rổ. Khi Lisa tấn công, Brent bị khuỷu tay Lisa huých vào cằm. Lisa dễ dàng ghi điểm. Cô hả hê với bàn thắng cho đến khi nhìn thấy Brent ôm cằm. - Em ổn cả chứ? Chị lỡ tay thôi mà! - Không sao, em tha lỗi cho chị - Cậu bé cười - Phải tha thú 490 lần và lần này là 1, vậy chỉ còn 489 lần nữa thôi nhé! Lisa cười. Nếu nhớ đến những gì Lisa đã làm với Brent thì hẳn 490 lần đã hết từ lâu lắm. Hôm sau, 2 chị em chơi bắn tàu trên giấy. Sợ thua, Lisa nhìn trộm giấy của Brent và dễ dàng "chiến thắng". - Chị ăn gian! - Brent nhìn Lisa nghi ngờ. Lisa đỏ mặt: - Chị xin lỗi! - Được rồi, em tha lỗi - Brent cười khẽ - Thế là chỉ còn 488 lần thôi, phải không? Sự độ lượng của Brent làm Lisa cảm động. Tối đó, Lisa kẻ 1 biểu đồ với 490 hình vuông: - Chúng ta dùng cái này để theo dõi những lần chị sai và em tha lỗi. Mỗi lần như vậy, chị sẽ gạch chéo 1 ô - Miệng nói, tay Lisa đánh dấu 2 ô. Rồi cô bé dán tờ biểu đồ lên tường. Lisa có rất nhiều cơ hội đánh dấu vào biểu đồ. Mỗi khi nhận ra mình sai, Lisa xin lỗi rất chân thành. Và cứ thế... Ô thứ 211: Lisa giấu sách Tiếng Anh của Brent và cậu bé bị điểm 0. Ô thứ 394: Lisa làm mất chìa khoá phòng Brent... Ô thứ 417: Lisa dùng thuốc tẩy quá nhiều làm hỏng áo Brent... Ô thứ 489: Lisa mượn xe đạp của Brent và đâm vào gốc cây. Ô 490: Lisa làm vỡ chiếc cốc hình quả dưa mà Brent rất thích. - Thế là hết - Lisa tuyên bố - Chị sẽ không có lỗi gì với em nữa đâu. Brent chỉ cười :"Phải, phải" Nhưng rồi vẫn có lần thứ 491. Lúc đó Brent là sinh viên trường nhạc và cậu được cử đi biểu diễn tại đại nhạc hội New York. Một niềm mơ ước thành hiện thực. Người ta gọi điện đến thông báo lịch biểu diễn nhưng Brent không có nhà, Lisa nghe điện :" Hai giờ chiều ngày mùng 10 nhé!" Lisa nghĩ mình có thể nhớ được nên cô đã không ghi lại. - Brent này, khi nào con biểu diễn? - Mẹ hỏi. - Con không biết, họ chưa gọi điện báo ạ! Brent trả lời. Lisa lặng người, mãi mới lắp bắp: - Ôi!... Hôm nay ngày mấy rồi ạ? - 12, có chuyện gì thế? Lisa, bưng mặt khóc nức lên: - Biểu diễn... 2 giờ... mùng 10... người ta gọi điện... tuần trước... Brent ngồi yên, vẻ mặt nghi ngờ, không dám tin vào nhữnng gì Lisa nói. - Có nghĩa là... buổi biểu diễn đã qua rồi??? - Brent hỏi. Lisa gật đầu. Brent ra khỏi phòng, không nói thêm lời nào. Lisa về phòng, ngậm ngùi khóc. Cô đã huỷ hoại giấc mơ của em cô, làm cả gia đình thất vọng. Rồi cô thu xếp đồ đạc, lén bỏ nhà đi ngay đêm hôm đó, để lại 1 mảnh giấy dặn mọi người yên tâm. Lisa đến Boston và thuê nhà sống ở ngay đó. Cha mẹ nhiều lần viết thư khuyên nhủ nhưng Lisa khong trả lời: "Mình đã làm hại Brent, mình sẽ không bao giờ về nữa". Đó là ý nghĩ trẻ con của cô gái 19 tuổi. Rất lâu sau, có lần gặp lại người láng giềng cũ: bà Nelson. - Tôi rất tiếc về chuyện của Brent... - Bà ta mở lời. Lisa ngạc nhiên: - Sao ạ? Bà Nelson nhanh chóng hiểu rằng Lisa không biết gì. Bà kể cho cô nghe tất cả: xe chạy với tốc độ quá cao, Brent đi cấp cứu, các bác sĩ tận tâm nhưng Brent không qua khỏi. Ngay trưa hôm đó, Lisa quay về nhà. Cô ngồi lặng yên trước chiếc hộp. Cô không thấy tờ biểu đồ ngày xưa kín đặc các gạch chéo mà lại có 1 tờ giấy lớn: "Lisa yêu quý, Em không muốn đếm những lần mình tha thứ, nhưng chị lại cứ muốn làm điều đó. Nếu chị muốn tiếp tục đếm, hãy dùng tấm bản đồ mới em làm cho chị. Yêu thương, Brent" Mặt sau là 1 tờ biểu đồ giống như Lisa đã làm hồi bé, với rất nhiều ô vuông. Nhưng chỉ có 1 ô vuông đầu tiên có đánh dấu và bên cạnh là dòng chú thích bằng bút đỏ: "Lần thứ 491: Tha thứ, mãi mãi!"
Chiếc đàn Piano màu gụ đỏ Khi tôi 20 tuổi, tôi bán hàng thuê cho một hiệu đàn piano ở St. Louis. Một lần, chúng tôi lại nhận được một "đơn đặt hàng" là một bưu thiếp từ vùng Đông Nam Missouri. Trên bưu thiếp đó có viết "Xin hãy mang một chiếc đàn piano màu gụ đỏ tới cho cháu tôi. Tôi sẽ trả góp 10 đôla mỗi tháng bằng tiền bán trứng gà". Qua nét chữ có thể đoán đó được người viết là một bà cụ. Bà ấy viết câu đó lặp đi lặp lại kín mít tấm bưu thiếp, viết cả ra những diềm giấy còn thừa ở mặt trước cho đến khi chỉ còn ra một khung nhỏ ghi địa chỉ. Tất nhiên công ty chúng tôi không thể bán piano trả góp 10 đô mỗi tháng. Nên chúng tôi lờ tờ bưu thiếp đi. Tuy nhiên, đến một ngày, ở vùng Đông Nam Missouri đó có thêm vài người đặt mua đàn piano và chúng tôi phải chở đàn đến đó. Vì tò mò, tôi muốn đến địa chỉ của bà cụ xem sao. Gần như giống hệt những gì tôi tưởng tượng: bà cụ sống trong một túp lều lụp xụp cạnh cánh đồng. Sàn căn lều rất bẩn. Gà thỉ chạy lung tung: không xe, không điện thoại, không nghề nghiệp. Chẳng có gì cả trừ một mái nhà, và đó cũng không phải là một cái mái tốt. Cháu gái của bá cụ khoảng 10 tuổi, đi chân đất và mặc váy vá. Tôi giải thích cho bà cụ rằng chúng tôi rất buồn vì không giúp được bà cụ. Nhưng dường như những gì tôi giải thích chẳng có hiệu quả. Cứ 6 tuần một lần, chúng tôi lại nhận được một cái bưu thiếp y như nhau. Cần có một cái đàn piano màu gụ đỏ, và thề thốt rằng bà sẽ trả 10 đôla/tháng. Khoảng hai năm sau, tôi mở được một công ty giao bán piano của riêng mình, và đôi khi tôi đăng quảng cáo trên báo địa phương Missouri. Tôi bắt đầu nhận được những bưu thiếp như từng nhận ở công ty cũ. Trong hàng tháng trời, tôi cũng lờ những tờ bưu thiếp đó đi, vì tôi biết làm gì cơ chứ? Nhưng rồi, một hôm ở công ty tôi có nhập vể một số đàn piano kiểu mới, trong đó có một chiếc đàn màu gụ đỏ. Dù biết mình có thể gây thua thiệt cho công ty, tôi vẫn quyết định đưa chiếc đàn lên xe ô tô chở tới nhà bà cụ và nói rằng nếu bà trả 10đôla/tháng thì bà sẽ phải trả 52 lần. Tôi đặt piano vào nơi ít có khả năng bị dột nhất. Tôi cũng dặn bà và cháu bé giữ cho bọn gà đừng nhảy lên đàn piano. Rồi tôi lên xe về công ty đinh ninh rằng thế là coi như mình đã cho không một cây đàn. Nhưng cứ 10 đôla được gửi đến cho tôi rất đều đặn mỗi tháng. Cả 52 tháng. Đôi khi không chỉ là tiền giấy mà là những đồng xu được dùng băng dính đính vào bưu thiếp. Nhận đủ tiền tôi không có liên lạc gì với bà cụ nữa trong suốt 20 năm. Cho đến một ngày khi đi công tác ở Memphis, tôi ghé vào một nhà hàng để dùng bữa. Ở đó, tôi được nghe thấy tiếng đàn piano hay nhất mà tôi từng được nghe. Và do một cô gái rất xinh đẹp đang chơi. Tôi lại gần cô ấy và đứng nghe nhạc. Khi chơi xong bản nhạc, chúng tôi nói chuyện với nhau, và thật như một điều kì diệu, đó chính là cô bé mặc váy vá trong căn lều nhỏ 20 năm trước. Cô gái kể từ khi được bà đã đặt mua cho chiếc đàn piano màu gụ đỏ, cô đã giành được nhiều giải thưởng âm nhạc ở trường và địa phương. Bây giờ cô đã có gia đình còn bà cô đã mất. Tôi hỏi cô có biết chiếc đàn piano màu gụ đỏ có ý nghĩa như thế nào không. Cô gái nói hồi đó cô còn quá nhỏ, chỉ biết có một chiếc đàn mà không hiểu gì nhiều. Nhưng tôi thì hiểu. Cuối cùng, tôi bảo cô: - Tôi rất mừng được gặp lại cô, còn bây giờ tôi phải đi về. Và tôi thực sự phải đi về, vì bạn biết đấy, đàn ông không bao giờ muốn bị nhìn thấy mình khóc ở nơi công cộng.
Thiếu lửa Truyện ngắn của Phan Huyền Thư Phía bên kia sông, sau những dãy mờ mờ đèn của cầu Chương Dương là một quầng sáng đặc quánh sương và hoa sữa đang ngửa lên bầu trời thưa sao mà tím sẫm. Môi anh mềm và ẩm lướt trên cổ và gáy. Tôi xao xác muốn quay lại đáp kịp môi anh. Anh yêu mùa thu và phải là thu Hà Nội. Tôi thấy buồn buồn. Anh da diết, Em không thấy thi sĩ yêu mùa thu thế nào ư? Họ yêu đàn bà đấy! Không hiểu sao mùi hoa sữa, không gian sương sương nó cho anh cảm giác về cái trở mình gợi tình của người đàn bà góa. Cái trở mình của một cơ thể đàn bà thiếu sức nặng của một thằng đàn ông. Tôi chùng người. Tôi không góa. Tôi có chồng và một cuộc sống dư dật. Nhưng tôi có cái trở mình như thế. Tôi định nói điều này với anh, song lại thôi. Anh ghì chặt tôi thì thầm:Anh cần em. Tôi lắc đầu: Để làm gì!( Đàn bà thường hay diễn xướng trong lúc hạnh phúc). Để tiêu pha với đời em ạ! Anh thấy mình như thằng ăn trộm lửa để hút thuốc khi cơn thèm đã lên. Anh ăn trộm em từ cuộc sống của em để nướng cho hết cái đời vốn buồn tẻ của mình.Tôi vặn vẹo: Thế không có em thì sao? Biết làm sao nữa. Em cứ hình dung một tay nghiền thuốc lá ngậm điếu thuốc trên môi mà không có lửa?Tôi hài lòng vờ vĩnhạo quá. Anh cười dúm dó vùi đầu vào ngực tôi. Ngoại ô. Đây là nơi chúng tôi vẫn thường tình tự. Một khách sạn mini tồi tàn. Cái gì cũng bẩn. Duy chỉ có một thứ cứu vãn được đó là sự trong sạch của không khí. Mùi tanh tanh của đầm sen lụi đằng sau, ẩm ướt hơi đất quyện với sương mà không một chút bụi ồn ào của phố xá. Nếu không phải ngoại ô, có lẽ tôi đã không cùng anh ?ođỉnh? đến thế. Thỉnh thoảng đêm nằm bên chồng, cái mùi tanh tanh, man mát như một oan hồn đến lay tôi dậy. Và có lần tôi đã dậy. Người tôi râm ran như có kiến. Toàn thân tôi tê đi, ấm dần lên. Tôi có cảm giác đang ở trong thang máy. Lâng lâng. Tôi ngồi dậy. Tôi thấy mình đang ngồi trên thân xác bất động của tôi phía dưới. Bỗng nhiên tôi muốn lao vọt ra cửa. Và tôi đã ở ngoài đường. Đường phố vắng tanh. Sương dày đặc và hoa sữa. Anh vẫn thường nói anh yêu chúng và tôi.Tôi đang lao trên những ngọn cây. Kia rồi dãy đèn mờ sáng cầu Chương Dương. Tôi đang bay qua sông. Một chút nữa thôi, tôi sẽ ở bên đầm sen nơi có ngôi nhà ba tầng, căn phòng có cửa sổ hướng về quầng sáng ngái ngủ của Hà Nội đêm. Tôi lẩn quất quanh ngôi nhà. Nhớ anh quá. Anh ở đâu? Trên giường chúng tôi hay nằm, một cặp tình nhân ngủ say. Người con gái gác chân qua bụng anh con trai. Thái độ chiếm giữ không mệt mỏi. Họ có thực sự là của nhau không? Hàng đêm Hà Nội có bao nhiêu cặp vợ chồng, bao nhiêu cặp tình nhân nằm cạnh nhau. Địa cầu này có biết bao cái gác chân đáng yêu như thế. Nhưng thực sự họ có yêu nhau không? Họ có là của nhau không? Và tôi nữa. Có bao nhiêu linh hồn mệt mỏi của sự giả dối đang bay bổng đi tìm nhân tình? Anh ở đâu? Trong căn phòng trên tầng 5 của một khu tập thể nọ, đèn vẫn sáng. Đây rồi, người tôi yêu. Anh đang cặm cụi bên bản thiết kế. Tính toán, kẻ vẽ. Rồi anh đứng dậy vươn vai và luồn hai tay vào trong tóc ôm lấy đầu. Tôi định lao vào hôn anh. Có tiếng trở mình của người vợ. Anh vội vã chạy lại giường. Trước mắt tôi, một phụ nữ trắng bệch, gầy nhom, không sinh lực. Mắt chị nhắm nghiền nhưng không dấu nổi hai hàng nước mắt lăn xuống tóc mai. Anh cuống quýt hôn lên mi mắt vợ, lau nước mắt và vuốt tóc chị.Người phụ nữ này đang chấp chới trong sự sống, chị mang bệnh hiểm nghèo đã lâu. Anh lần tìm tay của vợ, nắm rất lâu rồi gục đầu ngủ gật bên giường vợ. Tôi khóc hay sao thế này. Tại sao tôi không biết điều này sớm hơn nhỉ. Thế là vô tình tôi nắm giữ sự sống của chị. Người đàn bà trở mình vì thiếu sức nặng đàn ông của anh? Tôi chợt hiểu tất cả. Đã có lúc tôi gây sự với chồng, kiếm cớ ly dị để đến với anh. Ôi sao mà ngốc nghếch. Mọi người đang ngoại tình như tôi chắc không hiểu nổi nó, cái thể loại tình yêu vừa tham lam ích kỷ, vừa không đi được đến đâu. Thiếu chút nữa, tôi đã phá tan những êm đềm tạm bợ của anh. Sự sống sẽ rời bỏ chị nếu có lần nào linh hồn chị chu du như tôi bây giờ, thấy chồng mình đang đắm chìm dưới cái gác chân của tôi, kẻ ngoại tình tội lỗi? Khi mới lớn, tôi nghe bà nội bảo sở dĩ đàn bà không chiếm được vị trí cao trong xã hội một phần cũng bởi sự đam mê của họ lớn quá. Đàn ông cho dù có trăng gió ở đâu thì rốt cuộc cũng lại quay trở về với vợ con. Hiếm người đàn ông nào đang tâm bỏ mặc người vợ chung tình vô tội. Nhưng người đàn bà đã đam mê ai khác ngoài chồng thì họ có gan giết chồng hay giao vận mệnh của cả một dân tộc vào tay người tình. Sự mù quáng trong tình yêu của giống cái khiến cho giống đực để lại vết hằn của sự tham lam và ích kỷ lên cái nền nhẹ dạ và cam chịu của họ. Lúc ấy làm sao tôi mường tượng được gì. Tôi thấy những người đàn bà ngoại tình sao mà ác ác. Nhưng bây giờ, khi đã là một kẻ ngoại tình tôi mới thấy con đường đi đến hạnh phúc là dối trá, tham lam và ngông cuồng cực độ. Rốt cuộc cũng chỉ là ảo tưởng mà thôi. Nhìn lòng thành kính của anh với người vợ yếu ớt mà cao quý, tôi hiểu rằng chị có lìa khỏi cõi trần thì phần của chị vẫn còn đấy, tôi không len chân vào được. Đàn ông có thể nói bất kỳ điều gì mà mình thích nghe để họ đạt được cái họ muốn. Hơn nữa, chồng tôi có lỗi gì? Tôi vừa lang thang vừa suy nghĩ vẩn vơ. Cuối cùng thì tôi cũng dừng lại bên giường mình. Đèn ngủ đã bật sáng. Chồng tôi đang toát mồ hôi lay gọi tôi. Trông anh lo lắng hoang mang mà tôi thấy ân hận. Chồng tôi với tay lấy danh bạ điện thoại gọi cấp cứu. Tôi lẳng lặng chui vào thân xác bất động của mình. Âm thầm cử động từng đầu ngón tay, ngón chân rồi mi mắt. Tôi vờ vĩnh xoay người, lần này là cái xoay mình thèm muốn của kẻ sám hối. Mặt chồng tôi dãn ra. Anh ôm chặt lấy tôi thì thầm: Tại sao mình lại có thể lo vớ lo vẩn đến thế. Tôi liếc đồng hồ: 4giờ 15. Mắt tôi mở lớn nhìn lên trần nhà. Mạng nhện giăng đầy. ?oMình thật khốn nạn?tôi nghĩ. Rồi tôi cũng chẳng nghĩ nổi điều gì, môi chồng tôi gắn chặt môi tôi. Lần đầu tiên kể từ khi lấy nhau, tôi khóc trong khi gần gũi với chồng. Chồng tôi mang bộ mặt chú rể đần độn vì sung sướng. Đến bây giờ tôi vẫn nhớ rõ. Hôm đó là Chủ nhật. Trời mưa phùn và gió mùa đông Bắc. Đợt rét đầu tiên của mùa đông đã về. Chồng tôi thở dài: Tiếc thật. Rét mất rồi. Anh định hôm nào đưa em ra ngoại ô hưởng không khí trong lành. Anh bận quá. Vèo cái mà đã hết mùa thu. Chồng tôi bật nhạc(Sô-nát ánh trăng, bản nhạc mà chồng tôi ưa dùng nhất). Hoa tươi trong bình. Chồng tôi lúi húi làm bữa sáng, pha cà phê. Tôi uốn éo trong chăn làm nũng chưa buồn dậy. Có tiếng chuông reo. Vợ chồng tôi nhìn nhau. Mưa gió thế này không biết ai tận tâm?Chồng tôi xuống nhà mở cửa. Ít phút sau anh trở lên: Em có khách. Tôi hăm hở chạy xuống. Chúa ơi! Anh rét mướt, ốm nhom, râu ria tua tủa. Mắt tôi mở lớn. Người tôi hơi run. Em có khỏe không? Tôi gật đầu: Sao anh biết được nhà em? Anh không ngẩng lên nói khẽ: Thực ra anh vẫn thường đến đây. Thỉnh thoảng đêm em vẫn nghe sô- nát ánh trăng phải không? Tôi nhói tim. Bản nhạc đưa vợ chồng tôi đến miền cự lạc hàng đêm. Tôi lúng túng: chị ấy sao rồi? Anh ngơ ngác: Ai hả em? Vợ anh-chị ấy bị bệnh phải không? Anh rầu rầu: Cô ấy mất khá lâu rồi. Tôi kinh hoàng. Hóa ra những điều tôi thấy chỉ là giấc mơ. Tôi cứ đinh ninh đấy là hiện thực. Anh nhớ em, Trang ạ. Tôi lúng túng. Sao em lại lặng im? Tôi muốn gào thật to nhưng thực ra tôi dã uống một ngụm lớn nước lọc. Chồng tôi thay quần áo xuống gác. Chuyển sang giới thiệu, làm quen và các câu chuyện tuôn chảy. Tôi không biết họ nói những chuyện gì. Cái đi văng mà tôi ngồi như đang trôi dần đi đâu đó. Chồng tôi quàng tay qua lưng âu yếm: Trang này, em lên chuẩn bị. Mình mời anh Tiến ở lại dùng cơm. Mưa còn lâu. Không biết anh có đồng ý ở lại không. Tôi lên gác chui đầu vào chăn cắn chặt môi cho nước mắt tuôn trào. Anh đã không ở lại. Tôi buộc phải diễn xướng cho ngày nặng nề ấy trôi đi. Đêm đó. Tôi lại mơ đến căn phòng tầng 3 ở ngoại ô thành phố. Tôi mơ thấy anh ngồi đợi tôi bên cửa sổ. Nhưng tôi quyết định sẽ không gặp anh. Chiều hôm sau. Lúc mâm cơm đã được dọn ngon lành trên bàn. Vợ chồng tôi cùng trông thấy anh. Tôi khóc nấc. Trên màn hình tivi. Mắt anh nhắm nghiền? ?oNạn nhân bị tai nạn giao thông sau khi đã uống rượu quá say. Tai nạn diễn ra vào lúc 9giờ 30 tối chủ nhật ngày?tại khu vực Gia Lâm, cách cầu Chương Dương?. Trong người nạn nhân không giấy tờ tùy thân. Không gì cả. Sau này, tôi được chồng tôi cho biết thêm. Trong túi áo vest của anh lúc ấy còn một điếu dunhill xanh chồng tôi mời lúc sáng anh chưa kịp hút. Chỉ mình tôi biết anh là người đàn ông suốt đời thiếu lửa. Tôi vẫn không bỏ được thói quen trở mình hằng đêm, trong giấc ngủ.
Phạm Thị Hoài Marie Sến Chương 1 Hàng xóm. Những đại từ nhân xưng Tôi xin bắt đầu câu chuyện có nhiều nhân vật chính, các nhân vật chính lại quan hệ với nhau rất gần gũi (bốn trường hợp là quan hệ máu mủ), cùng sống trong một không gian rất hẹp (người này có thể nghe ra tiếng người kia nhai cơm rau hay cơm thịt hàng ngày), làm việc hầu như cùng một chỗ, và cùng yêu một người đàn bà, bằng cách giới thiệu sơ qua từng người để tránh rắc rối cho bạn đọc ngay từ đầu. Tôi lại phải nói luôn rằng, theo thiển ý của tôi, khi ta làm quen với ai thì đương nhiên mặt mũi, áo quần, nghề nghiệp, xe cộ và chỗ ở của người đó cho biết nhiều thông tin quan trọng, trên toàn thế giới đều như thế, nhưng là người Việt thì xưng hô như thế nào có lẽ còn tiết lộ nhiều hơn. Cho nên tôi lấy các đại từ nhân xưng làm đầu để giới thiệu nhân vật của tôi với bạn đọc. Người đàn bà tên là Sến. Sến xưng em với chúng tôi sáu thằng đàn ông. Chắc chắn Sến cũng xưng em với sau trăm ngàn thàng đàn ông ở Hà Nội. Sáu thằng đàn ông là Đoài, Đủ, Hồng, Thân, Tân và Nguyên. Đoài, hàng xóm sát vách tôi, gọi Sến là nàng. Là loại người mỗi ngày ba lần đánh răng, khi anh chàng khà từng tràng từng tràng nàng nàng nàng là Sến bay ra từ khoảng trống rộng rãi của âm ?oa? kéo dài hoan hỉ, đượm mùi hoá chất nội địa, hiệu PS, giữa mười sáu chiếc răng trên và mười sáu chiếc răng dưới. Trắng tuyệt đối trên một nền nâu sạm đồng quê là cái mặt anh cán bộ thoát li, cái mặt tươm tất biết điều, bao nhiêu sức khoẻ và tiền tiết kiệm đều lộ ra hết. Một cái mặt rất trung bình rất phổ biến, không có bí mật, không đau đớn, không thể dùng để doạ trẻ, nhưng dùng tốt để vay tín dụng. Tôi có thể nghe Sến khúc khích. Trong cái không gian sặc mùi cán bộ cấp trưởng phòng hành chính của anh chàng, điệu cười của nàng mới sang trọng và phóng khoáng làm sao! Sang trọng và phóng khoáng là hai tính ưu việt chưa từng đổ bộ vào đời Đoài trước Sến. Nàng cười chữ đồng quê của tôi. Nàng bảo, khiếp, nhạc đồng quê, tranh đồng quê, tiểu thuyết đồng quê, bây giờ đến cả anh hàng xóm cũng đồng quê, khiếp mấy ông trí thức sính trường phái. Anh ấy đơn giản là nhà quê, nghe chưa, không ai đời đi gọi anh đồng quê ơi, rởm lắm. Nàng nói phải. Thế là rất rởm. Không đúng với một nước nông nghiệp lạc hậu. Nàng đi guốc trong cái bụng nhiều chữ của tôi, đôi guốc bảy li nhọn hoắt với đế nhựa đóng đinh với sơn mài mận chín và quai nhung vắt chênh chếch. Cũng đôi guốc ấy, lắm khi nàng gõ lên đầu anh hàng xóm đồng-nhà-quê của tôi cho anh chàng nhe hết ba mươi hai chiếc răng si tình. Còn tôi đâu ngờ đời tôi có lúc tận tuỵ đo chân một người đàn bà thậm chí không phải vợ mình để đi khắp phố Cầu Gỗ tìm mua đôi guốc đẹp nhất. Số chín. Là kích thước cần thiết cho tung hoành. Những nàng mi ni đi số năm số sáu, chân xinh như cá vàng, thuộc về quá khứ mất rồi. Bàn chân bó chặt cho được dị hình, cỡ mười bốn nhân sáu, từng là một nhục dục kích thích tố và một chứng chỉ của phong lưu. Từ buổi biết nàng tôi mới vội vàng bê mình đặt đúng vào cuối thế kỉ hai mươi. Là thời đàn bà cởi bung: miệng tan hoang, tóc sổ ***g, ngực đi chơi lung tung, trái tim nhảy nhót, mông bành trướng và đôi bàn chân rộng dài. Hồng, hàng xóm xế bên trái tôi không có thời giờ tận hưởng từng nét đê mê trầm đục, từng nét hoan hỉ dịu dàng, chậm, dài, cổ lỗ của đại từ nàng. Y là người của thế kỉ hăm mốt lúc nào cũng bận. Y gọi Sến là ả giữa hai hơi thuốc. Ả, phả ra, ả, phả ra, ngắn thôi, nhanh thôi, tốc độ cao, y không chấp nhận những đại từ dài loằng ngoằng, cứ theo y thì có thể lược đi hồn Việt trong chín mươi chín phần trăm đại từ nhân xưng Việt, cho dân Việt được rảnh tâm mà thần tốc tới văn minh. Y lấy chuẩn là tiếng Anh. Nhưng mẹ kiếp, xin lỗi bạn đọc, she đếch phải là ả. Vậy là ả vọt ra giữa những vòng khói thơm, thơm quá đáng theo khứu giác của tôi, thơm không lương thiện chút nào, thơm bằng tất cả thu nhập gia đình tôi gộp lại. Cho nên tôi hình dung ả, con điếm ấy, uốn éo rẻ tiền quá chừng trong điệu lắc các vòng khói. Tiết mục mới của gánh xiếc Erotica. Khói vờn như lụa xanh ngang hông ả, ả đánh sang trái, ả đánh sang phải, ả bật lên bật xuống tanh tách như công tắc điện, cộng thêm hai tay học đòi vũ nữ Chàm ngoe nguẩy. Rồi khói tuột đi, cái hình tam giác tươi thắm của ả hiện nguyên hình tam giác quỷ, nhảy múa man di trong căn hộ văn minh tiên tiến của thằng trẻ trai. Y lại phả ra. Bây giờ khói trườn như rắn theo dốc cao khe sâu điên rồ nơi ngực ả, ả nâng vai trái, ả nâng vai phải, ả rũ ra trước ra sau như con rối Thăng Long. Rồi khói lại tuột đi, hai trái tròn hớn hở của ả dập dềnh khôn nguôi, cộng thêm đôi núm chực làm sứ giả của Hồ Xuân Hương ngoáy thơ vào vũ trụ. Tôi thấy ả khúc khích mơn trớn. Làm như y có thể ngưng hút, làm như ả có thể từ đám vần vũ khói mây nhẹ đậu xuống chiếc sofa phơn phớt hoa leo, đậu chính xác giữa y và vợ, một thiếu phụ miệng ngậm tăm, sống lưng và cần cổ thẳng tắp bất động: kẻ thôi miên chẳng phải ai xa lạ, là chiếc vô tuyến. Sony, 36 inch. Thứ đó ở nhà ả không có, lũ chúng tôi còn lại không có. Nhưng y không ngưng hút, không bao giờ. Thứ đó ở y bất li thân như hương phấn đàn bà. Y chìa những điếu thuốc ra bắt tay người ta, một lúc có thể cả hai mươi ngón đắt tiền trắng nuột thơm phức. Ai mà cưỡng nổi. Tôi cũng hút. Cả nước ta đàn ông hút thuốc tràn cung mây, nicotine là niềm an ủi còn lại cho thằng trai phong kiến xứ mình: chúng ta vẫn ở trên đàn bà một tầng khói. Nhưng tôi và rất nhiều người khác không bắt tay thơm phức trắng nuột như y. Tôi lại thấy ả thoắt gỡ điếu thuốc từ tay y, rồi kênh ngón út và ngón áp út, chúm môi, thở phù phù như các nữ diễn viên miền Bắc vào Sài Gòn đóng vai ăn chơi. Rõ là sành điệu. Rõ là vùng lên nam nữ bình quyền cho đúng với xã hội tiến bộ. Vẫn môi chúm ấy, ả bĩu sang tôi: nghe chưa, không ai đời đi ghen ăn tức ở, rởm lắm. Ả nói phải. Ả không thôi khua đôi guốc cuối thế kỉ trong bụng tôi. Thân, hàng xóm xế bên phải tôi, gọi Sến là cô ấy. Trọng tâm dồn về phía sau, nên với ông, Sến chủ yếu là ấy. Nghe khách quan lắm, không ai bắt bẻ được. Nghe mơ hồ lắm, không ai xác định được. Bao nhiêu uyên bác và nghệ thuật sống ông gói vào một đại từ chỉ người đàn bà lẽ ra không nên xuất hiện trong phần đời còn lại của ông. Ông già này thuộc trường phái sống gián tiếp. Ông định nghĩa cuộc sống, rồi sống những định nghĩa của ông về cuộc sống. Thường là những định nghĩa phức tạp xen nhiều tiếng Tây, riêng các mệnh đề được nối vào nhau như thế nào đã gây đủ ấn tượng lạ hoá. Đây là kiểu người ra vào bách khoa thư nhiều hơn cửa nhà mình, chết nhiều cái chết hơn mức chuẩn ở một người bình thường. Có lẽ ông cũng thám hiểm mặt trăng thường xuyên hơn Mĩ và Liên Xô gộp lại và thuộc hơn bản thân các vị Bồ Tát sự tích đức Thích Ca. Trường phái sống gián tiếp có những ưu thế hiển nhiên, cho nên tôi quyết rằng sự uyên bác của ông trong vấn đề đàn bà phải hơn đứt lũ trai lơ. Nhưng ông hàng xóm kì tài của tôi không có cách nào xác định người đàn bà tầm thường, cụ thể, sờ mó được, đo đếm được, lột truồng ra được, là Sến. Ông không thể khà ra ấy như Đoài, không thể phả ra ấy như Hồng. Ông rên ra ấy. Ấy vừa thoát ra khoải khuôn miệng ông đã vội lẩn vội hoà hút vào một đường hầm ẩm, thấp, dài ngoẵng, đùng đục sáng. Là căn hộ được bao cấp của ông. Tôi nói không ngoa. Mỗi tầng cầu thang có bốn căn hộ, được bao cấp được chiếm đoạt xâu xé như nhau, quây thành hình hai cái thước thợ như thế này: Nguyên Đoài Thân Hồng cầu thang Tôi ở trong một cái hộp diêm méo mó, đồ đạc để thẳng mà nghiêng. Đoài cũng trong một cái hộp diêm, nghiêng theo chiều ngược lại. Thân trong một đường hầm. Hồng cũng trong một đường hầm, nhưng y đã phá tung và vươn mạnh ra ánh sáng. Chúng tôi bán anh em xa mua lấy sự gần gũi của nhau và rắp tâm ngủ với cùng một người đàn bà. Tình xóm giềng quả có hơn tình ruột thịt. Nhưng hãy quay lại với ấy trong cái ống dài ngoẵng phía bên phải tôi. Người ta sẵn nghĩ, ở thành phố này người ta sẵn nghĩ, nhà tập thể là một cái gì chồng đống, người xe chó lợn guốc dép và các thiếu nữ của tờ lịch giẫm đạp lên nhau mà sinh tồn. Ứng vào hàng xóm xế bên phải tôi thì bức tranh ồn ào đó có phần hơi quá sinh động. Nơi ông ở chỉ có những hạt sáng đùng đục đè lên nhau bất động và âm thầm, thỉnh thoảng một chiếc nón, hai ba cái túi vải khâu tay treo thật ngăn nắp làm nên những đường gồ hiện thực. Đó là tất cả. Tôi mạo muội nhắc bạn đọc tạm cất đi hình ảnh cố hữu, hễ trí thức lớn như ông Thân là ngồi bên giá sách khổng lồ. Ở đây không như vậy. Có trí thức lớn nhiều sách. Có trí thức lớn ít sách. Ở nước ta loại thứ hai phổ biến hơn vì những lí do tôi nhường cho bạn đọc tự tìm hiểu, chỉ xin mở ngoặc là một vài học giả người Việt ở nước ngoài có phần nghi ngờ sự đọc của ông Thân, ở ông phần chú giải và sách dẫn xem ra nghèo nàn chểnh mảng lắm. Nhưng quả thật, tác giả nào, nói ở sách nào, trang bao nhiêu, dòng thứ bao nhiêu, xuất bản năm nào và ở đâu, đối với một học giả suốt đời ngồi ở Hà Nội không mấy quan trọng. Bạn đọc sẽ còn có dịp nghiệm ra những khiếm khuyết khác của một thiên tài, trong mọi khiếm khuyết thì cứ theo thiển ý tôi việc bỏ sót vài ngàn quyển sách được in trên toàn thế giới không đáng gọi là trầm trọng. Trong ánh sáng bại liệt tâm thần nơi đây, tôi thấy Sến khẽ khàng như hộ lí, ngón trỏ đặt lên môi, mắt trừng nghiêm khắc suỵt tôi: nghe chưa, không ai đời đi thương hại, rởm lắm. Ấy lại nói phải. Tân, con trai ông Thân, gọi Sến là elle. Đủ, con trai Đoài gọi Sến là bây bi, là con nhỏ. Tôi xin dành một chương sắp tới cho hai cậu ấm này. Tôi gọi Sến là Marie, Marie Sến. (Ở cuối sách có lời giải thích phần nào cho cái tên này.) Sáu chúng tôi đều gọi Sến là em. Sến cũng xưng em. Đàn ông xưng anh đàn bà xưng em là tính cách Việt. Sáu mảnh đàn bà nơi em đem về khu tập thể này khâu thành một khối tình chung. Một khối tình chung xẻ ra chia cho mỗi nhà, tôi một, thằng Hồng một, cha con Đoài hai, cha con ông Thân hai, là sáu miếng. Chia làm sao cho đều? Ngay từ đầu Sến đặt chúng tôi sáu thằng đàn ông đồng thời vào một cuộc chạy đua giành phần nhiều hơn kẻ khác và một cuộc phấn đấu cho công bằng, thế là chúng tôi được làm sáu thằng si tình tiến bộ nhất trong lịch sử. Nhưng trước khi kể về tiến bộ và tai hoạ của tiến bộ, tôi phải thuật lại việc Sến bỗng nhiên xuất hiện như thế nào.