truyện ngắn ! hi` thwục tình chả có truện ngắn gì ở đây cả ,mà là tớ đang muốn các bạn nhìn vào mấy truyện ngắn các bạn mới lập ỏ trên box . Đầu tiên fải cảm ơn mấy bạn đã bớt chút thời gian để tạo nên những bài viết có chất luợng.ko gây nên sự nhạt nhẽo.các tác fẩm đậm chất nhân văn.nhưng mà cũng có nhiều "hạt sạn" 1: fần lớn các nhân vật trong truyện đã truởng thành,tức là so với tuổi bọn mình thì già quá. 2: truyện quá buồn ,đều có gì đó bức bối ,như ko tìm đc lối thoát.nếu người đọc vui ko sao ,chứ mà bùn thì ôi thôi ,thảm hai lắm khi xem mấy cái này. 3;thực tế và quá khứ luôn đan xen nhau trong tâm trạng nhân vật ,cái này thì hay đấy nhưng nếu chỉ đọc một truện thì hay ,nhưng mà mấy truyện đều có ,đến fất nhàm . vì thế các bác có công tao topic cũng nên sàng lọc tác fẩm của mình ,để chúng ta còn đuợc tiếp cạn với nhiều câu truyện hay nữa
Vấn đề này đang thời sự, làm một phát: Một Matxcơva mộng mơ và thanh bình Chiều tối hôm đó, cũng lâu lâu rồi, tôi đang nằm đọc sách nghe nhạc thì nghe tiếng Q gọi. Rồi hắn đẩy cửa bước vào. Tôi quay đầu nhìn, bất giác bật tung chăn đứng dậy, buột miệng chửi tục om sòm. Cảm giác thật khó tả, như một món hổ lốn pha lẫn sự căm hận, nỗi kinh sợ, xót xa, nhục nhã? Q quấn băng kín đầu kín mặt, loang chỗ trắng chỗ vàng vì máu. Dưới lớp băng dày tôi vẫn nhận thấy những vết thương khiến khuôn mặt hắn méo mó. ?oEm bị trọc đánh, muốn hỏi anh địa cái bệnh xá lần trước anh đến, chỗ đó có vẻ tử tế?. Tôi đưa Q địa chỉ cái nơi mà cách đó một tháng tôi đã phải tới, cũng vì một lý do tương tự. Sự thể rất dài dòng. Chiều hôm trước Q đi học về, một mình, xuống metro. Hắn chẳng phải lính mới, đã dầy dạn kinh nghiệm trong việc sắm vai hành động Hồng Kông, tức là vừa đi vừa soi đường nhận dạng những phần tử nguy hiểm. Tuy nhiên, hắn dính đòn khi đang bước vào trong toa metro, lúc đó xung quanh rất đông người, chen chúc nhau. Hắn lĩnh hai chai bia vào đầu, đòn bất ngờ từ phía sau, ngã gục vào trong toa xe. Đòn nặng, chai vỡ, mảnh chai cào toạc nhiều chỗ trên mặt, máu ra từ vết thương trên đỉnh đầu thấm đẫm cái mũ len dày. Q nằm gục trong toa xe đông người, không một cánh tay đưa ra cứu giúp, hình như vì máu ra nhiều quá khiến tất cả đều kinh sợ, hoặc vì nhiều lý do khác nữa. ?oLúc đó em không nghĩ mình qua được?. Lát sau máu đỡ chảy, Q lết được dậy và ngồi vào ghế, nhận thấy đến bến metro tiếp theo thì hành khách đều lảng đi hết cả, trong toa chỉ còn lại vài người. Q cứ ngồi lả đi trên ghế, qua không biết là mấy bến. Về sau, có một ông già, một người Nga của thời cộng sản, đưa Q ra khỏi toa xe, lên mặt đất, gọi cấp cứu, rồi biến mất. Đến bệnh viện, trước khi được băng bó tử tế, Q còn phải tiếp đón cảnh sát, gọi điện cho bạn mang tiền viện phí đến? Sau vận hạn này, trong người Q phát ra đủ mọi thứ bệnh tật. Nạn skinhead, hooligan, say rượu, đầu gấu mất dạy (danh từ gọi chung là ?otrọc?) đánh người nước ngoài, là một bóng ma luôn thường trực phủ lên cuộc sống của người Việt ở đây, từ người lao động cho tới giới sinh viên. Nhiều khi nó là tin đồn, hoặc sự phóng đại quá trớn, nhưng đó là sự phóng đại xuất phát từ những trường hợp như Q. Chuyện bị đánh không diễn ra thường xuyên, thực tế là hiếm. Nhưng KTX nơi tôi ở, không hiểu sao, mật độ tương đối dày đặc. T, sinh viên dự bị, từng có một năm chiến đấu ngoài chợ Vòm, cũng dính một lần. Buổi chiều sẽ bay về VN chơi, buổi sáng vui vẻ đi ra đường tìm hàng café internet viết mail cho bạn bè, buổi trưa bị đánh. T bị một đám ranh con lau nhau mười ba mười bốn cầm tuýp nước rượt đánh, đỡ không lại bị ăn đòn rất nặng. ?oMình ở đây, ra đường, mất hết cả tự do, mất hết cả nhân phẩm, nhục còn hơn con chó. Chúng nó ra cái gì mà chúng khinh bỉ mình thế. Ức nhất là bị ăn đòn chỉ vì tóc đen da vàng?. ?oNhục như chó? chỉ là một thành ngữ thông thưòng. Bởi vì dân Nga yêu súc vật, chó hoang đi lại lăng xăng không có nguy hiểm gì. Còn chúng ta, cần phải nhìn trước ngó sau, tai bay vạ gió không biết lúc nào đến. Cảm giác sợ hãi là một cảm giác tồi tệ. Ai tự cho mình bản lĩnh thì không cần phải sợ hãi, nhưng vẫn phải đủ thông minh để đề phòng. Chẳng hạn nhập nhoạng tối thấy hai ba Ivan trẻ tuổi đang đứng bên vệ đường nốc vodka, thì ta cần phải nhìn qua bọn họ một cái. Đương nhiên 99,99% là không có chuyện gì. Nhưng rủi ro thì có thể ta nhận được một cái vỏ chai vodka nhằm đầu bay vèo tới. Tôi hay lang thang, và nhiều khi về rất muộn. Thành phố nào cũng đẹp hơn khi đêm xuống. Nhưng chỉ khi ngồi trong tăcxi thì tôi mới có thể thưởng thức nó một cách trọn vẹn. Dùng bất cứ phương tiện công cộng nào cũng bị bóng ma kia ám ảnh đôi chút. Đó là một cảm giác mất an toàn, cứ đi lăng xăng rồi thỉnh thoảng lại phải nhớ ra để nhắc mình cẩn trọng. Cái đó rất mệt. Nếu để ý thì có thể nhận thấy, suốt cả chục bến metro, chỉ có mình mình là da vàng tóc đen. Giờ này còn ai muốn mò ra đường, còn ai muốn xuống metro hay đi tàu điện? Thú thực tôi không thích cái bóng ma ấy, và cố gắng càng ít nghĩ đến nó càng tốt, tôi vẫn một mình đi khắp nơi bất kể sáng tối. Tuy nhiên có hôm tự dưng thấy bất an kinh khủng, ma quái như một linh cảm, tôi căng thẳng trong suốt cả chặng về. Giải pháp an toàn nhất là cứ bám theo đi cạnh một anh lính cao hai mét to như gấu. Về đến nhà, đóng cửa lại sau lưng mới cảm thấy nhẹ nhõm cả người. Tôi hỏi một cậu sinh viên. ?oVề thăm nhà, cảm giác đầu tiên khi bước chân xuống sân bay là gì?? Cậu ta trả lời: ?oCảm giác bình an?. Giờ này thì C đã được hưởng cảm giác bình an. Hắn bỏ dở tất cả, dù mới sang được có nửa năm. Hôm qua C vừa mời anh em một trận bia rượu để chia tay. ?oQuá đủ rồi!?. Sau lưng C, mọi người đem ra hắn làm trò cười, vì việc hắn sợ quá đến nỗi về ngay lập tức. Của đáng tội, C rất nhát. Nhập nhoạng tối C về đến gần KTX thì bị mấy thằng choai choai chặn lại, doạ nạt linh tinh rồi phang cho một gậy vào vai. Nhẹ thôi, xoa dầu hai hôm là khỏi hẳn. Nhưng C không chịu được. Cùng hôm đó trong KTX có vài người nữa bị đánh, ai cũng nhẹ nhàng một hai gậy hoặc một hai nắm đấm. Chẳng ai coi chuyện đó là nghiêm trọng. Tuy nhiên, tôi để ý thấy sau cánh cửa chính vào KTX của tôi, đã được xếp sẵn vài ba cây gậy nặng tay. Chúng được dựng ở đấy, để sẵn sàng giúp đỡ anh em tham chiến ngay tức khắc, nếu mấy thằng choai choai kia còn quay lại. Có một giao ước được tất cả đồng lòng nhất trí: có ai bị trọc đánh là tất cả xuất quân. Mặc dù, sinh viên thì không phải ai cũng lì, cũng máu, cũng nhanh nhẹn cũng thiện chiến. Tôi nhớ lại lời giáo huấn đầu tiên nhận được, khi bắt đầu sống trên đất Moscow. ?oThứ tự xã hội ở đây là: đàn bà, đàn ông, con chó, rồi mới đến người nước ngoài?.