1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Truyện Ngắn

Chủ đề trong '1983 Ỉn Hà Nội' bởi Son_Coi361983, 22/12/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Son_Coi361983

    Son_Coi361983 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2004
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    0
    2
    Ngướimẹ đihọpchợ lại vào ngàyhômsau. Ban đihọclại ngôitrường trunghọc gần chicôngan. Chắn Ban sẽ khôngcòn đếm xáclá me rơi mỗi mùa đợi ngày cha về nữa. Nhuận thầmnghĩ nhưvậy. Thôithì cánhtayphải nầy của Nhuận với tráchnhiệm giađình, nuôi mẹ, nuôi em. Ngày em đã lớnkhôn rồi tráchnhiệm và bổnphận sẽ do em đeomang...
    Nhìn đám họctrò nhỏdại thơngây, Nhuận suynghĩ đến ngườimẹ trong nỗiđaukhổ chịuđựng và chờđợi ngườichồng về. Nhuận chưabaogiờ chờđợi, hay nóiđúnghơn là chàng chẳngbaogiờ chờđợi cha về.
    Tráchnhiệm và cuộcsống thựctại đã bắt chàng bỏhết những loâu xótxa, phải chịuđựng sống trong nỗilosợ chậpchờn hằngngày. Nhuận chỉcòn có mẹ và đứaem. Ðêmđêm nằnngủ nghe tiếngsúngnổ, đợi "nẫu" về gõcửa bắtđi. Nhưng khôngcó ai đến bắt Nhuận đi cả. Vinh có cùng ýnghĩ như Nhuận. Nàng đã locho cuộcsống của Nhuận rấtnhiều. Nhưng Nhuận thì thờơ chỉ biết nói yêu nàng, "anh yêu em." Cuộcsống nhưvậy chẳngcógì thúvị. Nhuận cảmthấy như đang chờđợi tráitim mình rụngxuống. Một kiếplàmngười như con thúvật, chếtchóc khônlường. Tráitim cố nuôidưỡng bao ngàytháng héohon, mõimòn. Sứcchịuđựng của mỗingười chỉcó một mứcđộ nàođó màthôi.
    Nhuận sống như đang sống vào những ngàytháng cuốicùng của đời mình, chờđợi và loâu. Ðợi em My về, hoặc chếtđi. Nhuận sẽ đem cánhthayphải hiếndâng cho quốcgia, cho cuộcchiến sốngcòn, cánhtayphải khôngcòn sợ giết phải em mình nữa.
    Nhuận muốn hoànhập cùngchung nỗithốngkhổ của ngườimẹ. Khổđau đến mực nào rồi cũng vậy, thânthể cần được nuôisống trong cuộcđời. Hiệnthể của conngười côđộc là nỗihiuquạnh côđơn mãimiết. Chúa, Phật, Thượngđế đều vôhình, hiệnhữu trong những vanxin bìnhan. Ngôinhàthờ thịxã đã bỏphế, inhình và vắnglặng. Vinh sẽ chẳngcòn đixemlễ mỗi tuần. Nay Nhuận đưa Vinh đi lễ nhằm cùng chiasẻ sựchịuđựng nỗithốngkhổ của ngườimẹ, buổisáng chờđợi tin người chết, buổichiều chờđợi đứacon về. Nhuận sẽ đưa Vinh đitìm nỗiđaukhổ cuộcđời, để mộtngàynàođó khi Vinh làmmẹ của một đứacon, nàng sẽ nói : "Con yêuquí, giờ mẹ đã hiểuđược nỗikhổđau..."
    Cóvậythôi nhưng Nhuận cảmthấy là chàng cầnphải dìudắt Vinh như dìudắt đámhọctrò nhỏ chânkhông. Mỗi ngườimẹ đều cưumang nỗithốngkhổ của cuộcđời. Tráiđất xoaychuyển và vậnhành trong Tháidươnghệ -- tấtcả những thứđó đều nằmngoài thựctại chiếntranh buồnnản. Ngườimẹ suytư về cuộcđời. Ðứacon nhìn mẹ ngơngác. Họctrò nhìn thầy hỏi : "Chiếntranh làgì?" Làgì? Thầy cũng chẳng biết nữa. Mộtmai. Maimột. Cuộcđời cácem sẽ lớnkhôn như câycỏ ngoàikia. Sânbanh khôngcòn họctrò rãnhrỗi lùabanh vào sângôn nữa. Họctrò có nỗibậntâm riêng, tuy khác với nỗibậntâm của ngườimẹ loâu ngày conmình trởvề khôngcòn taychân lànhlặn, hay sẽ trởthành tấmảnh cũ trên bànthờ mới. Ngườimẹ sẽ phải nói với đứacon mình nhưthếnào? Nhuận muốn tìm câutrảlời cho câuhỏi đó, một câutrảlời vôvị và buồnchán.
    Thôi con xin mẹ, những ngườimẹ, với những xótxa chịuđựng... Con cũng có những chịuđựng quánhiều rồi. Con còncó tráchnhiệm với mẹ với em, với cuộcđời. Con còn nợ cuộcđời khoảng vài triuệu năm sống để trảnợ. Mỗi ngườimẹ, mỗi đứacon, mỗi mónnợ phải thanhtoán choxong. Ngườimẹ chịuđựng và đứacon rađi biềnbiệt. Xác ba. Xác bằnghữu. Chântay mặtmũi hiếndâng cho cuộcđời, lẫn niềmvui, đaukhổ, và thúvị. Nướcmắt hoàlẫn trong mỗi chuỗicười. Với mẹ, với em Ban.
    Em Ban, em lớn rồi, anh mong em đừngbaogiờ nhắcđến ngườicha nữa. Sống với anh, sống với cuộcđời nầy. Cuộcđời nầy là chiếntranh và cuộcsống nầy là niềmthốngkhổ cưumang loâu, sợhãi. Ban nghe anh nói: ngày ba "điBắc" anh chẳng buồn. Mẹ thì chờtrông. Anh sẽ nói nhiều về mẹ, về nỗiđớnđau tâmhồn mà mẹ phải chịuđựng. Anhem ta phải tập chịuđựng như mẹ. Anh đã chịuđựng nhưvậy rồi, tối ngủ chẳng yên, ngày đidạy cũng chẳng yên. Bờđê nướcdâng ngập chân, mô đắp đầyrẫy. Anh ngàyngày đidạy ngangqua đấy. Anh sống và cố lãngtránh, tránh em, tránh chính anh, tránh cuộcđời. Họctrò anh thì cũngnhư anh, tối ngủ không yên. Em yêuquí, họctrò và anh chỉ khác ở một câuhỏi. Một người hỏi và một người trảlời. Anh là người trảlời nhưng anh chưabaogiờ trảlời đượcgìcả. Biết nóigìđây. Lớpdạy bị đạn sụpđỗ. Bờđê đắpmô. Hàngrào kẽmgai quanh quận bênkia đầucầu có manglạiđược bìnhyên không? Mẹ. Ban. Mẹ đã chịuđựng nhữnggì rồi? Cóchăng là nỗithốngkhổ cựcnhọc trót cưumang mang hoài đi trongsuốt cuộcđời nầy. Mất cha, còn mẹ. Cha "điBắc" ngày trởvề thăm mẹ bị bắn chết ở bờsông. Còn em My, còn nhiều người nữa.

    3
    Thịxã cách quậnlị một câycầu gỗ dài. Bờsông thì quanhnăm nước cạn. Màu nước đỏrực. Những cồncát nổlên trắngxoá. Ðường thịxã vắngtanh. Những ngôinhà xiêuvẹo, lụpxụp, đổnát điêutàn như nhàga thờiPhápthuộc cònlại. Saulưng thịxã có con đườngsắt dài. Và thêm một câycầu xelửa bắt ngangsông. Ngôichợ nằm thụt trong thịxã, gầnnhưlà trong xóm. Ngôitrườnghọc làng nằm trên bờđất nhôcao đốidiện với consông, có hàngdừa dà khôcằn khôngngọn. Ngồitrường trunghọc nằm ở phíacuối thịxã bên chicôngan và ngôinhàthờ hoangphế. Ðốidiện với trường nầy là cánhđồng khôcháy, cằncổi. Thịxã có núi vâyquanh. Ðịathế khôngđược vữngchắc. Conđường quốclộmột nốidài băngngang thịxã, lôchỗ càyxới đứtđoạn nốivới conđường quốclộ vào tỉnhlỵ. Ngọnđồitrọc lính dóng nằm trên condốc thoaithoải nhôlên những cồncát trắng từ hường HoàiChâu. Ởđó, đêm xuống "nẫu" thường mòvề trong xóm, gần tiếnra gầnđến thịxã, lấpló sau conđườngrầy dài. Chicôngan nằm ở phía cuối thịxã thường nổsúng hoài về hướng nhàga phếtích.
    Thỉnhthoảng bênkia quận, lính "câu" canông về phía cuối dãynúi gần thịxã. Ðôikhi, tầmđạn đứtngang chạylạc rơixuống trên những ngôinhà trong thịxã làm sụpnát mọithứ. Mỗi nhà ởđây đềucó đào cănhầm tránhđạn nửachìm nửanổi hình chữ "chi". Baocát đắp quanh miệnghầm rêumục.
    Nhà Nhuận nằm đốidiện với ngãba băng nganghông thịxã dẫnđến ngôichùa cổ rêuphong. Ngôitrườnglàng nằmkhuất sau ngôichùa nầy. Ðể đếntrường Nhuận phải băngngang conđường trướcmặt chùa, qua một conlộ nhỏ nằm trên cánhđồng trốngkhông và bờđê đất bẩn đắpngang conlạch ắpnước lầylội đầygiẫy những môđất đắp chắnngang trướcmặt. Thườngthì mìn được đặt dưới những môđất ấy hằngnăm chưa nổ. Ngôitrường nằmtrước rừngdừa dài và đốidiện với consông khôcạn, nước đổisang màu máu. Những cồncát trắng nổilên nhấpnhô đằngxa trôngthấy ngôiquận và những ngườilính bênkia cầu. Câycầu bắtngang nốiliền thịxã với quậnlị...

    4
    Hômnay Nhuận nghỉdạy. Ngườimẹ cũng không họpchợ. Ban đihọc. Nhuận nói với mẹ về những cáixácchết nằm giữa đồng chiều qua. Cólẽ trongđó có xác em My. Gươngmặt từatựa em My, khôngchắc, cólẽ vậy. Vài viênđạn phánát khuônmặt nhưng cũng đủ để nhìnthấy mặtmũi và hìnhngười. Ngực nátbấy. Mất một bàntay, bàntayphải. Mất bàntayphải chonên khôngbiết cóphảilà em My không. Bàntayphải em My có vếtthẹp chơi dao khi nhỏ và chiếcvòng kỷniệm giađình và cuộcđời. Nhuận nói vậy.
    Ngườimẹ không buồn và không khóc nữa. Nướcmắt của bà đã cạn rồi. Bà thắp một nénnhan trên bànthờ ngườichồng "điBắc". Nhuận nói:
    -- Nhưvậy là xongrồi, con đã xếpđặt đâurađó rồi.
    Nhuận thảnnhiên nói vậy, chẳng buồnthèm đểý đến việc xin xác em My về chôn. Ngườimẹ cũng chánnản lắmrồi, chẳngcòn thiếttha gì nữa. Bà muốn yênthân ngày haibuổi họpchợ. Ðứacongái hoang chẳng thương bà, bắtchước cha nó bỏđi mà chẳng nói với bà tiếng nào. Thếthì bâygiờ nhắc đến nó làmgì, tưtưởng gì thì cũng mặckệ nó. Nó đãlà cánbộnằmvùng rồi. Bà thùghét nó đã nghelời cha, bỏhọc trốnđi tập làm giảiphóng. Giờthì con đãđược giảiphóng rồiđó My ơi! Bà thìthầm nói vậy. Bà muốn mainầy trôngthấy xác My nằm chung với những xácchết lạmặt sẽđược chônchung trong một nấmmồ tậpthể. Bà muốnvậy.
    Nỗichánngán đã đếnlúc cùngngoặc rồi. Nỗiđaukhổ đã dìm bà vào trong nỗithốngkhổ chờđợi haomòn. Thôithế thì hết. Sựchịuđựng đãđến cùngđộ. Nướcmắt bà khóc cho ngườichồng đãchết giờ khôcạn rồi. Bà khôngthể khóc cho những xácchết bộinghĩa vôtri kia. Thôithì cứ xem như trời đã anbài mọisự. Xin chấpnhận hết. Ngườimẹ, nỗikhốnkhổ, và cuộcchiến.
    Bâygiờ ngườimẹ đang nghe Nhuận nói về sựlosợ quanhđây. Nhuận muốn rứtbỏ tráchnhiệm quanhđây mộtthờigian. Ðilính. Cánhtayphải của Nhuận hết sợ phải giếttrúng em mình nữarồi. Ði là mộtcách anthân, nhưng nếu cứ còn ởđây thì thếnào? Thếnào nẫu cóngày cũng sẽ về bắtđi dukích hoặc sẽ bịgiết vứt xác ngoài đồng khôngchừng. Ðơngiản chỉcóvậy mà Nhuận đã phải cânnhắc tớilui nhiềulần. Chàng khôngmuốn ai nhắctới tráchnhiệm và bổnphận nữa. Mẹ Nhuận, ngày hai buổi bà vẫn phải đi họpchợ, đủ để nuôi Ban học đếnnơiđếnchốn.
    Nhuận cầncó môt cuộcsống bìnhthản trong chuỗi loâu khi rađi cònhơnlà nằmlì ởnhà để đợi "nẫu" về rồi bắtdẫnđi.
    Ngườimẹ imlặng rấtlâu nghe Nhuận nói. Bà chấpnhận hết. Bà chẳng muốn gì hơnnữa. Những người thânthích quanh bà đã thinhau bỏđi. Sựchịuđựng của bà đến mứcđó là cùngtột.
    Thếlà Nhuận rađi nhé! Bà đợi Nhuận rađi và sẽ tiếptục chờđợi Nhuận trởvề saukhi gởi ngoài chiếntrường một phần thânthể đểrồi quayvề với mẹ. Chẳng là gì cả. Mọisự giảndị nhưvậy chonên bà bằnglòng. Bằnglòng chấpnhận như bấylâunay, giốngnhư trướckia ngườichồng đã nói với bà trướckhi "điBắc".
    Thôithì cầuxin Trời giúp bà vượtqua mọi nỗiđaukhổ để bà cóthể chịuđựngđược dàilâu hơn để Nhuận rađi.
    Cóthể đêmnay mẹ sẽ nằm mớ tên con. Thựctại với việc sắp rađi của Nhuận và cáichết của My, và Ban vẫn tiếptục đihọc và cùng chờđợi như bà.
    Nhuận nhớ Vinh với những chiếchôn gởilại thịxã điêutàn.
    Mainầy ngườimẹ sẽ ra nhìnxác My được chôn chung với những xácngười lạmặt. Cólẽ rồibà cũng sẽ khóc và gọithầm tên My.
  2. Son_Coi361983

    Son_Coi361983 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2004
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    0
    Ông Tướng

    Tôi mệt nhừ, vừa vô phòng, tôi thả người nằm dài trên chiếc giường rộng, nệm dầy, trông thật sang trọng so với chiếc giường tôi ngủ hằng đêm ở nhà. Tôi nẩy người nhún nhún để cảm nhận cái sướng lâng lâng.
    Vĩnh từ ngoài bước vào, vừa thay đồ, vừa nói:
    - Chút nữa, trưa mình đi xem ca vũ nhạc kịch. Một trong 2 vũ kịch đó là TITANIC, diễn thuật lại giây phút cuối cùng trên chiếc tàu nầy, trước khi nó chìm sâu trong lòng biển cả. Vũ kịch kia, con quên tên, là một ca vũ kịch diễn thuật thời cổ xưa La Mã, cho người hiện tại biết các bậc vương giả thời đó hưởng thụ làm sao. Vũ công của đoàn kịch, theo quảng cáo, thật là tuyệt vời. Hai show trình diễn đều cấm trẻ dưới 18 tuổi.
    - Thôi! Ðồ mắc dịch đó đi coi làm gì tốn tiền! Giá vé bao nhiêu?
    - Cũng thường thôi. Sáu chục đồng một vé.
    Bà xã tôi giẫy nẩy:
    - Giá sáu chục đồng mà là thường à? Hai cha con đi với nhau đi. Má ở lại phòng nghỉ. Má mệt lắm rồi. Lại thứ cấm trẻ dưới 18...
    - Con đã mua 3 vé rồi. Má không đi thì Ba và con trả 90 đồng một vé. Ði đi Má. Con bảo đảm với Má đoàn ca vũ nhạc kịch nầy rất hay. Nó trình diễn tới trình diễn lui mỗi ngày, cả bao nhiêu năm rồi, chỉ có 2 show đó thôi, mà lúc nào cũng có khách đầy rạp. Bảo đảm với Má, sạch chứ không bẩn như má tưởng. Ði nghe Má...
    Chúng tôi đi xem ca vũ nhạc kịch.
    Tuyệt vời! Tuyệt vời!
    Ðúng như Vĩnh nói, sạch chứ không bẩn.
    Ðoàn nữ vũ công với những bộ chân thon dài y nhau, với bộ ngực để trần hoàn toàn, hai trái đào tơ non, cứng chắc tuyệt vời. Họ được chọn lựa cùng trang lứa nhau, kể cả chiều cao, giống nhau đôi chân và bộ ngực. Bộ ngực như bộ ngực tượng thần Vệ Nữ.
    Trong một màn, ngoài sân khấu chính, còn thêm chiếc cầu đưa ra từ hai bên vách rạp, lơ lửng trên cao, vừa tầm người xem, tất cả vũ nữ của đoàn dường như được đưa ra hết trên sân khấu, và trên chiếc cầu hành lan. Ðẹp tuyệt. Họ đang uốn lượn, nhún nhảy với thân hình ẻo lả, với đôi tay như mây bay lượn, với đôi chân như lướt nhẹ trên lớp đệm không khí. Họ đang sinh động trên sân khấu, theo từng tiếng nhạc khi trầm buồn, khi réo rắt. Tôi vừa xem vừa đếm số vũ nữ tuyệt vời đó, trên sân khấu và trên chiếc cầu lơ lửng. Tôi đếm tới được con số 60. Còn nữa... còn nữa..., nhưng họ di chuyển, trộn vào nhau, tôi bối rối, không đếm thêm nữa, tôi e rằng mình có thể đếm lại những người đẹp đã được đếm rồi. Tôi ngưng, nhưng tôi còn nghĩ, nếu mình đếm đủ hết, thì con số có lên tới 100 không? Ngần ấy vũ nữ xinh tươi, ngực để trần, lượn lờ trước khán giả, mà màn ca vũ nhạc kịch rất sạch, rất sạch, chẳng chút nào bẩn. Nghệ thuật cao tuyệt cao làm tâm trí con người hoá ra sạch, hơn nữa, thăng hoa.
    Ra khỏi rạp, chúng tôi nghe thấy kiến bò trong bụng, nên kéo nhau đi kiếm món quốc hồn quốc tuý để thưởng thức, tôi thèm một tô phở. Tô phở tái gầu gân sách, thật nóng, nước lèo thật trong, với rau quế, ngò gay, với giá trụng, hành chần...
    Chúng tôi đến một quán phở.
    Bước vào cửa, nhìn lên vách, tôi thấy một khuông hình to. Người trong hình mặc quân phục thời VNCH, dưới hình chua thêm hàng chữ: "Tướng..., Tư Lệnh..." (Tôi quên tên ông ấy rồi! - Tuy nhiên, quý vị độc giả nghĩ rằng tôi làm bộ quên cũng được).
    Một tay ôm vai bà xã, tay kia nắm áo thằng con, tôi quày quả trở ra. Thằng con bảo:
    - Ba nói đi ăn phở mà?
    - Thôi, đi kiếm nhà hàng khác. Hay mua khúc bánh mì kẹp thịt về phòng nhai cũng được...
    - Ông nầy lạ! Mới đó..., giở chứng!!!???
    - Hình ông tướng treo trong quán không làm tô phở ngon hơn. Lời chú thích cho thực khách biết đó là ông tướng nào làm cho tô phở thêm phần tồi tệ. Ði chỗ khác ăn.
  3. Son_Coi361983

    Son_Coi361983 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2004
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    0
    Ông Tướng

    Tôi mệt nhừ, vừa vô phòng, tôi thả người nằm dài trên chiếc giường rộng, nệm dầy, trông thật sang trọng so với chiếc giường tôi ngủ hằng đêm ở nhà. Tôi nẩy người nhún nhún để cảm nhận cái sướng lâng lâng.
    Vĩnh từ ngoài bước vào, vừa thay đồ, vừa nói:
    - Chút nữa, trưa mình đi xem ca vũ nhạc kịch. Một trong 2 vũ kịch đó là TITANIC, diễn thuật lại giây phút cuối cùng trên chiếc tàu nầy, trước khi nó chìm sâu trong lòng biển cả. Vũ kịch kia, con quên tên, là một ca vũ kịch diễn thuật thời cổ xưa La Mã, cho người hiện tại biết các bậc vương giả thời đó hưởng thụ làm sao. Vũ công của đoàn kịch, theo quảng cáo, thật là tuyệt vời. Hai show trình diễn đều cấm trẻ dưới 18 tuổi.
    - Thôi! Ðồ mắc dịch đó đi coi làm gì tốn tiền! Giá vé bao nhiêu?
    - Cũng thường thôi. Sáu chục đồng một vé.
    Bà xã tôi giẫy nẩy:
    - Giá sáu chục đồng mà là thường à? Hai cha con đi với nhau đi. Má ở lại phòng nghỉ. Má mệt lắm rồi. Lại thứ cấm trẻ dưới 18...
    - Con đã mua 3 vé rồi. Má không đi thì Ba và con trả 90 đồng một vé. Ði đi Má. Con bảo đảm với Má đoàn ca vũ nhạc kịch nầy rất hay. Nó trình diễn tới trình diễn lui mỗi ngày, cả bao nhiêu năm rồi, chỉ có 2 show đó thôi, mà lúc nào cũng có khách đầy rạp. Bảo đảm với Má, sạch chứ không bẩn như má tưởng. Ði nghe Má...
    Chúng tôi đi xem ca vũ nhạc kịch.
    Tuyệt vời! Tuyệt vời!
    Ðúng như Vĩnh nói, sạch chứ không bẩn.
    Ðoàn nữ vũ công với những bộ chân thon dài y nhau, với bộ ngực để trần hoàn toàn, hai trái đào tơ non, cứng chắc tuyệt vời. Họ được chọn lựa cùng trang lứa nhau, kể cả chiều cao, giống nhau đôi chân và bộ ngực. Bộ ngực như bộ ngực tượng thần Vệ Nữ.
    Trong một màn, ngoài sân khấu chính, còn thêm chiếc cầu đưa ra từ hai bên vách rạp, lơ lửng trên cao, vừa tầm người xem, tất cả vũ nữ của đoàn dường như được đưa ra hết trên sân khấu, và trên chiếc cầu hành lan. Ðẹp tuyệt. Họ đang uốn lượn, nhún nhảy với thân hình ẻo lả, với đôi tay như mây bay lượn, với đôi chân như lướt nhẹ trên lớp đệm không khí. Họ đang sinh động trên sân khấu, theo từng tiếng nhạc khi trầm buồn, khi réo rắt. Tôi vừa xem vừa đếm số vũ nữ tuyệt vời đó, trên sân khấu và trên chiếc cầu lơ lửng. Tôi đếm tới được con số 60. Còn nữa... còn nữa..., nhưng họ di chuyển, trộn vào nhau, tôi bối rối, không đếm thêm nữa, tôi e rằng mình có thể đếm lại những người đẹp đã được đếm rồi. Tôi ngưng, nhưng tôi còn nghĩ, nếu mình đếm đủ hết, thì con số có lên tới 100 không? Ngần ấy vũ nữ xinh tươi, ngực để trần, lượn lờ trước khán giả, mà màn ca vũ nhạc kịch rất sạch, rất sạch, chẳng chút nào bẩn. Nghệ thuật cao tuyệt cao làm tâm trí con người hoá ra sạch, hơn nữa, thăng hoa.
    Ra khỏi rạp, chúng tôi nghe thấy kiến bò trong bụng, nên kéo nhau đi kiếm món quốc hồn quốc tuý để thưởng thức, tôi thèm một tô phở. Tô phở tái gầu gân sách, thật nóng, nước lèo thật trong, với rau quế, ngò gay, với giá trụng, hành chần...
    Chúng tôi đến một quán phở.
    Bước vào cửa, nhìn lên vách, tôi thấy một khuông hình to. Người trong hình mặc quân phục thời VNCH, dưới hình chua thêm hàng chữ: "Tướng..., Tư Lệnh..." (Tôi quên tên ông ấy rồi! - Tuy nhiên, quý vị độc giả nghĩ rằng tôi làm bộ quên cũng được).
    Một tay ôm vai bà xã, tay kia nắm áo thằng con, tôi quày quả trở ra. Thằng con bảo:
    - Ba nói đi ăn phở mà?
    - Thôi, đi kiếm nhà hàng khác. Hay mua khúc bánh mì kẹp thịt về phòng nhai cũng được...
    - Ông nầy lạ! Mới đó..., giở chứng!!!???
    - Hình ông tướng treo trong quán không làm tô phở ngon hơn. Lời chú thích cho thực khách biết đó là ông tướng nào làm cho tô phở thêm phần tồi tệ. Ði chỗ khác ăn.
    Milpitas, đêm đầu hè 2004
    (Viết theo lời kể của một chiến hữu Thiết Giáp)

    x X x

    Chiếc mền

    Dưới rừng thưa cổ thụ, một bên là vách núi, một bên là vực sâu, con đường nhỏ hẹp ngoằn ngoèo uốn lượn, thỉnh thoảng gấp khúc như một cành cây bị bẻ gãy quập lại. Hai cha con tôi đang luồn lách bò lên núi lạ, thuộc thành phố lạ Los Gatos, một trong những thành phố có tiếng là giàu của California. Tôi nhìn bên phải. Thằng con vừa lái vừa nhìn bên trái. Chúng tôi đang tìm số nhà, trước hết để biết bên nào số chẵn bên nào số lẻ, rồi sau đó, 2 cha con chú mắt qua một bên, mỗi khi tới một căn nhà. Xa, xa lắm mới có một căn nhà. Té ra số nhà chúng tôi tìm hôm nay ở tít mù trên ngọn núi. Thằng con, sau 13 năm được anh bảo lãnh, từ VN mới sang chưa đầy 2 tháng, mới lấy được bằng lái một tuần nay, mà phải lái xe trên freeway 880 từ Milpitas để tới down town thành phố nầy, rồi phải lái leo lên núi thấp, núi cao. Tôi ngồi bên nó mà lo âu từng cơn, hồi hộp từng đoạn...
    Bạn của anh nó thương hoàn cảnh hai-vợ-chồng-ba-đứa-con, mới toanh trên xứ lạ đang trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế, nên chia cho nó mỗi ngày trên dưới 20 bao thư hoặc kiện hàng của FedEx để đi giao tận nhà mỗi thân chủ đặt mua hàng qua phone, qua internet. Mỗi stop (mỗi chỗ ghé lại giao hàng) được trả $2.00. Tuần làm 5 ngày, kiếm được $200.00 + $30.00 tiền xăng. Tính ra, mỗi ngày được $40.00, mỗi tháng được $920.00. Vợ chồng, con cái Truyền mừng vui ra mặt, khi lần đầu lãnh được $230.00, bằng chính sức lực của mình, trên xứ sở mới, thấy mà cảm động. Niềm vui thật lớn, nhưng công việc thật vất vả (Chắc lúc ban đầu phải chịu vậy). Mỗi ngày hai cha con phải vật lộn với trên dưới 20 địa chỉ lạ hoắc phải ghé giao hàng.
    Tôi giúp Truyền chia bản đồ Los Gatos ra làm bốn khu vực, 1. Tây Bắc, 2. Ðông Bắc, 3. Tây Nam, 4. Ðông Nam. Mỗi khu được phóng lớn bằng khổ giấy thường 8.5" x 11", rồi in ra. Chúng tôi nhận "hàng" từ chiếc xe FedEx khi đậu chỗ nầy, khi chỗ khác (Phần nhiều trong khu parking của Bank of America Los Gatos). Xong xuôi, Truyền lái xe tìm chỗ có bóng mát đậu lại. Tôi mở laptop, bấm máy tìm từng địa chỉ để Truyền đánh dấu trên bản đồ đã in sẵn. Công đoạn nầy mất trên nửa tiếng.
    Nhìn bản đồ đã đánh dấu 20 địa chỉ, hai cha con định liệu đi khu nào trước, đi bằng con đường nào thuận lợi nhứt. Truyền bắt đầu lái xe đi tìm, tôi cầm "bản đồ hành quân", đếm số đường cắt ngang để nhắc nhở Truyền quẹo trái hay quẹo phải...
    Từ đỉnh núi, Truyền cho xe đổ dốc, chân phải bỏ ga, sẵn sàng trên thắng, và thường xuyên đạp rà giảm tốc, nhứt là khi đường nhỏ hẹp, quanh co, một bên là vực sâu. Ðến triền dốc, cha con đều ngửi thấy mùi khen khét của bố thắng.
    Tấp vô lề, Truyền rề đến chỗ có bóng mát, đậu nghỉ, để người lấy lại hồn, để máy xe ngụi dần, để bố thắng hết mùi khét. Hai cha con chuyện trò bá vơ cho qua thời gian.
    - Lái được những con đường như vầy rồi, nhớ lại đường đèo Ðà Lạt thật nhẹ hều, có nhằm nhò gì, kể cả đường đèo Hải Vân.
    - Bọn Mỹ vui thú gì mà tìm nơi thâm sơn cùng cốc như vầy để ở? Bên VN mình chỉ những người bần cùng, lạc đạo mới leo trèo lên non thấp, núi cao, cất một cái chòi hiu quạnh, chui ra chui vào. Bên nầy thì ngược hẳn lại, trèo lên núi ở mới là tầng lớp thượng lưu, trèo lên càng cao càng giàu sụ, càng ra vẻ thượng lưu hơn.
    - Căn nhà mình, trước khi rời VN, tụi con bán được 2 tỷ 300 triệu (tính ra được140 nghìn đô-la). Tại Long Xuyên mà bán được giá đó thì nhà mình cũng thuộc loại gần gần với bọn "thượng lưu" địa phương. Vậy mà so sánh với những căn nhà ở đây, nhà mình như là một chòi tranh. Những căn nhà trên núi mình đi qua, gọi là villa, là biệt thự, theo con, là chưa nói đủ cái khác biệt của nó. Phải gọi là dinh thự, là lâu đài mới đúng. Không biết ở đây gọi những căn nhà như vậy là gì?.. Thảm thương cho dân mình, biết bao nhiêu người sống chui rúc trong các con hẻm, ở trong những căn nhà "ổ chuột". Ba có về VN, Ba không thấy các căn nhà ổ chuột, vì những căn ổ chuột nằm sâu phía sau những căn nhà "thượng lưu" chiếm lĩnh mặt tiền... Về thôn quê còn thảm hơn nữa...
    - Trong tương lai gần, tương lai xa, con có thấy đường lối nào đảng Cộng Sản VN sẽ đưa dân mình khá hơn không?
    - Nhắm mắt định thần thật kỹ, con không thấy con đường nào cả. Không tin cậy, không chờ trông vào Cộng Sản được. Họ cứ đấp vá chỗ nầy chỗ kia cho ra cái vẻ như hôm nay mà thôi. À! Con ngưỡng mộ lời phát biểu của một đảng viên cộng sản, nói trong một phiên họp quan trọng cấp tỉnh, "Các đồng chí thường nghe thấy thống kê cho biết nền kinh tế mình tăng trưởng 5%, 7%, thậm chí 10%, 12%. Nhưng dân số mình tăng trưởng cũng dữ dội. Ðem cái tăng trưởng kinh tế đối chiếu vối cái tăng trưởng dân số, thì mình tăng trưởng không có bao nhiêu đâu, có khâu tăng trưởng 0%, thậm chí còn âm phần trăm nữa. Chúng ta có số người đông quá, mà chỉ có một chiếc mền! Chiếc mền chỉ đủ ấm cho một ít người, kéo chiếc mền đi chỗ khác cũng chỉ trùm ấm được một ít người chỗ khác mà thôi! Chỗ kia lại bị lạnh!"
    - Do vậy, nên những người có quyền lực trong tay, họ kéo phăng chiếc mền về đấp ấm riêng mình và gia đình mình thôi, mặc kệ 80%, 90% dân chúng sống làm sao thì sống!?
    - Ðúng vậy! Một thời, tất cả đám xe đò từ 4 chỗ ngồi đến 50 chỗ ngồi tỉnh mình và các tỉnh lân cận khác đều chết ngủm hết, khi công ty xe khách 15 chỗ ngồi ra đời, cứ 30 phút là có một chuyến khởi hành, dù có khách hay không. Công ty trang bị toàn bằng xe mới toanh nầy không phải của quốc doanh, mà của tư nhân (như nhiều người đòi cho tư nhân tham gia vào nền kinh tế đổi mới). Ba biết ai là xếp sòng công ty nầy không? - Con gái của ông Võ Văn Kiệt đó.
    Chiếc-mền-xe-khách-miền-Tây được kéo hẳn về một người! Mặc kệ bao nhiêu người khác chết lạnh giữa mùa đông giá buốt! Ðó là nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa?

    Milpitas, đêm vào hạ 2004

    x X x

    Ðể Sinh Tồn

    Ông già Ngô Phát Ðạt định cư tại Mỹ từ hơn 10 năm nay.
    Thằng con mới sang có một tháng rưỡi. Hơi hám Việt Nam còn nguyên vẹn trên nó.
    Hai cha con đang ngồi ăn sáng.
    Ông Ðạt xé một miếng bánh mì, nói:
    - Có hơn hai năm nay, tại San Jose nầy, bắt đầu từ Bác Ba Thận Lee Sanwiches, bánh mì được làm theo kiểu baguette của Pháp, ăn giòn ngon gần bằng bánh mì baguette Long Xuyên mình thuở xưa. Con ăn đi. Cái gì chứ trứng gà ốp-la với chả lụa, chả quế ăn với bánh mì là Ba bao. Bên nầy ăn như vậy là rẻ nhứt, hà tiện nhứt...
    - Bên nhà thì khác hẳn. Ba nhớ không, trước 75, con lên Sài Gòn, Ba cho đi điểm tâm bánh mì ăn với chả lụa, jambon chiên chung với 2 trứng gà ốp la ở đường Nguyễn Thiện Thuật? Bây giờ nhớ lại, con còn thấy cái ngon lành trộn lẫn với không khí sang trọng qua thực khách lịch sự... Tới bây giờ, cũng vậy, vào quán ăn, kêu trứng gà chiên bơ là người sang cả lắm lắm... Tội nghiệp con Phượng, hồi nhỏ xíu, được mẹ mua cho một trứng gà về chiên ăn sáng. Trứng gà VN nhỏ xíu, nó giẻ nhỏ từng miếng trứng để ăn hết ổ bánh mì con cốc. Nó còn chừa một góc nhỏ trứng, có đủ tròng trắng, tròng đỏ, đem lại mẹ, bi bô nói "mẹ ăn miếng trứng nầy coi, ngon lắm"
    - Má cứ nói với Ba "Trông tụi nhỏ mau mau qua để bọn chúng mặc sức mà ăn trứng" Tụi con thuộc hạng trung lưu, lại còn có người ngoài thỉnh thoảng tiếp hơi, mà còn vậy. Biết bao nhiêu con trẻ VN cả năm không ăn được một trứng gà. Tôm, cua, đồ biển là một ước mơ "vĩ đại"
    - Bên nầy, con để ý thấy, mỗi lần anh Vĩnh chịu ăn trứng ốp-la, ảnh chiên cả 3 - 4 trứng, còn xắt thêm chả quế vào chão trứng. Cái phần điểm tâm chỉ dành cho 1 người đó, mà có được trong bữa ăn trưa chánh thức của cả gia đình nhà con, là bữa ăn sang trọng , lâu lắm mới dám ăn một lần như vậy.
    Hai cha con cà kê dê ngỗng hết chuyện nầy đến chuyện kia cho đến lúc xong bữa ăn sáng, rồi lại nhấm nháp ly cà phê đắng, tán hươu tán vượn tiếp:
    - Cả 2 năm nay, nhờ tụi con liên tục gởi cà phê Trung Nguyên sang, nên Ba uống toàn cà phê VN. Thét rồi cà phê Mỹ Ba uống không vô... Nói kiểu như vậy, không khéo, dám có người chụp cho Ba cái mũ thân cộng!
    - Vậy mà nước ngoài, Ngân Hàng Thế Giới, khuyến cáo VN nên bớt trồng cà phê, không có lợi, vì không cạnh tranh nổi với cà phê trên thế giới. Nhưng VN không nghe.
    - VN đâu có nghe ai, ngoài Trung Cộng. Trung cộng làm sao thì không lâu sau đó VN làm y chang như vậy. Người ta khuyến cáo diệt trừ tham nhũng thì mới khá được, mới văn minh được...
    - Chuyện nực cười, một bữa, con ngồi ăn gần một nhóm "đại gia", bọn đang phất lên ở tỉnh mình, họ nói nhỏ giọng với nhau rằng "Chống tham nhũng, tớ không đồng tình chút nào! Tại sao lại chống?..." Một tên khác phụ hoạ "Tớ cũng vậy! Không có bọn tham nhũng thì bây giờ bọn mình có ra cái thớ gì. Làm sao bọn mình được phè cánh nhạn như hôm nay! Tham nhũng muôn năm!" Một tên khác tiếp hơi "Ở VN mình bây giờ có tiền là trên hết, là văn minh, là... là..., đủ thứ là, dù đồng tiền đó có bất chính đi nữa. Bọn mình tung tiền ra là mua được hết, sai bảo được tất cả..."
    - Nghĩa là "quần chúng nhân dân" đồng tình với "chính sách tham nhũng" của Ðảng và Nhà Nước à?
    - Không phải vậy Ba à! Quần chúng nhân dân đâu chỉ có một nhúm người đó thôi. Quần chúng nhân dân là khối người đông đảo 90% dân số sống cơ cực kìa, nhứt là nông dân và công nhân... Họ chống tham nhũng... Ba nói "chính sách tham nhũng"... nghe cũng hơi quá...
    - Trên chính sách, trên giấy tờ, họ kêu gọi "chống tham nhũng", nhưng việc làm của họ là nhắc nhở nhau "chóng tham nhũng", kêu gọi nhau tham nhũng nhanh nhanh lên. Nếu thật tình chống tham nhũng, thì tại sao có "quần chúng nhân dân" xin lập hội giúp chính quyền và nhà nước chống tham nhũng, thì những người đó lại bị bao vây, lần lượt bị bắt vào tù?
    - Con kể Ba nghe một chuyện điển hình nhỏ. Một anh công an giao thông mới ra lò, sạch bon. Anh được "bố trí" tại một trạm kiểm soát giao thông. Anh làm nghẽn mạch máu đường dây buôn lậu. Chưa đầy một tháng sau, anh bị "bố trí" lại tại một xó xỉnh nào đó để an dưỡng (Có khi còn bị sa thải ra khỏi ngành). Lý do là bọn "thượng lưu" mới phất mời "sếp" của anh công an trong sạch đó đi nhậu. Trong tiệc nhậu, họ mạnh tay "mua" ông sếp, và ra lệnh ông sếp "bứng thằng công an" trong sạch đi chỗ khác chơi. Nói "ra lệnh" cũng là nói quá, nói hỗn, nhưng bảo làm sao thì phải làm làm vậy, có nghĩa là ra lệnh chứ còn gì. Anh công an hành sử theo bài học của trường lớp, theo huấn lệnh của sếp, ngồi ở một xó xỉnh tăm tối, ngẫm nghĩ vài ngày, bỗng hiểu ra "Muốn sinh tồn, mình phải hành sử ngược với huấn lệnh, mà thuận với tâm ý thượng cấp". Ba đừng kêu ca chuyện mấy ông hải quan vòi vĩnh Ba dăm ba đồng tại phi cảng Tân Sơn Nhứt. Tất cả là để sinh tồn. Cả một chính quyền, từ hạ tầng đến thượng tầng, đều hành sử y như anh công an, y như anh hải quan... để sinh tồn...
    Ông Ðạt gầm mặt, bóp trán nghĩ suy "Ðể sinh tồn, 90% dân Việt trong nước phải làm sao đây?"

Chia sẻ trang này