1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Truyện Ngắn

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi mit_xanh, 10/11/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. mit_xanh

    mit_xanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/12/2004
    Bài viết:
    1.100
    Đã được thích:
    0
    Truyện Ngắn

    Tình thư nhất bức

    Erskine Caldwell



    Mắt Rê chớp chớp không tin, chằm chằm đưa mắt qua cái nắp kính, nhìn bức thư một lúc lâu. Sau đó, tay run run, anh mở hộp thư, lấy ra chiếc phong bì màu hồng. Khi bắt đầu dọc thư, vẻ buồn bã trên bộ mặt thuôn gầy của anh dần tan biến, anh bắt đầu mỉm cười. Rồi đột nhiên, anh nhét bức thư vào túi, lao ngay ra khỏi phòng bưu điện...

    Theo thói thường ai mà chả thích nhận thư, song chắc chẳng có người nào trong thị trấn Nước Lặng lại thích nhận được thư gửi hơn là Rê Bơphin. Tuy vậy, Rê là người nhận được thư tại hộp thư của anh ở phòng bưu điện ít hơn bất kỳ ai.

    ?oKhỉ gió thật!? ?" Rê thường thốt lên như vậy, vẻ buồn bã hiện trên gương mặt thuôn gầy khi anh nhìn lại lần cuối hộp thư của mình, rồi rời phòng bưu điện. Những lúc như thế, cả cái thân hình cao, xương xẩu của anh rũ xuống, thất vọng: ?oLần này, vẫn không có thư, nhưng trong lòng, mình tin tưởng một ngày nào đó sẽ nhận được một bức thư?.

    Tất nhiên, vì chẳng có họ hàng thân thích để trao đổi thư từ và không quen biết người nào ở ngoài thị trấn Nước Lặng, cho nên bản thân anh cũng chẳng có lý do gì để viết một bức thư. Trường hợp ngoại lệ duy nhất đã xảy ra một lần từ nhiều năm trước. Hồi đó, Rê khoảng 13 tuổi ?" anh đã viết một lá thư gửi cho một cô nàng, nàng kiều diễm biết bao. Anh kết thúc bức thư bằng cách xin cưới nàng, nhưng anh không nhận được thư trả lời.

    Giống như một số lớn các thị trấn nhỏ khác, thị trấn Nước Lặng với số dân khoảng năm trăm rưởi, không nằm cạnh đường sắt hoặc quốc lộ lớn, do đó mỗi ngày chỉ có một chuyến thư tới.

    Chiều chiều, trừ chủ nhật, chiếc xe ôtô từ Oliơn tới, dừng lại trước cửa phòng bưu điện ở quảng trường thị trấn. Anh lái xe mở cửa, quăng ra hai ba túi bưu kiện chứa đủ các loại thư từ, báo chí, gói nhỏ. Xe thường đến lúc bốn giờ, và chỉ ít phút sau, bác trưởng phòng bưu điện Xít Xtoni đã bắt đầu phân loại thư từ, xếp vào các hộp thư có nắp kính.

    Buổi chiều, đúng vào giờ đó, Rê Bơphin bao giờ cũng khóa cửa hiệu của anh lại (anh kiếm sống bằng cách chữa các loại máy thu thanh, đồng hồ báo thức, súng hơi trẻ em), vội vã đi qua quảng trường, tới phòng bưu điện. Cố len thật sát tới hộp thư số 42 của mình, Rê Bơphin đứng ở chỗ đó lo lắng quan sát cái nắp kính nhỏ bé trên hộp thư trong khi Xít Xtoni chậm rãi phân loại, chia thư từ trong ngày.

    Trong lúc chờ đợi, người ta đùa cợt và tán chuyện, nhưng Rê Bơphin hầu như chẳng nói một lời nào trong khi đứng quan sát tuyệt vọng hộp thư số 42, cho đến lúc tận bức thư cuối cùng được chia xong. Rốt cuộc, khi Xít Xtoni đã chia xong tất cả thư từ, Rê bao giờ cũng đưa mắt nhìn hộp thư của mình lần cuối, rồi chậm rãi đi ngang qua quảng trường, bộ mặt gầy cúi xuống thất vọng.

    - Khỉ gió thật! ?" Rê thường lẩm bẩm như vậy ?" Lần này vẫn không có thư.

    Về tới cửa hiệu, anh mở khóa cửa, bước vào nhà. Anh thường ngồi khom người trên ghế làm việc cho tới tận khuya.

    Trong thị trấn có hai chàng thanh niên, tên là Gai Hogiơ và Ranphơ Bankin, thường nghĩ ra các trò đùa cợt người khác. Một buổi chiều, sau khi quan sát Rê Bơphin lòng đầy hy vọng đứng đợi thư, hai anh chàng bàn nhau, quyết định sẽ gửi cho Rê Bơphin một bức thư ký một cái tên bịa đặt nào đó. Các chuyện đùa cợt của hai anh bạn này bao giờ cũng đầy thiện ý, chẳng hề có ý định làm hại đến ai cả.

    Thế là hai anh chàng quyết định bảo mọi người đứng trong phòng bưu điện hãy quan sát Rê lấy bức thư ở trong hộp của anh ta, rồi một người nào đó hỏi thật to xem có phải Rê nhận được thư tình của một thiếu nữ không. Sau đó, một người sẽ giật bức thư ở tay Rê và đọc to cho mọi người cùng nghe.

    Gai và Ranphơ đi vòng góc phố, tới tổng đài điện thoại có cô Grêxi Búc trực ban đêm.

    Grêxi là một phụ nữ đẫy đà, tóc sáng, hơi đứng tuổi, đã làm việc ở Công ty Điện thoại từ khi tốt nghiệp trung học. Suốt những năm đó, cô ta vẫn sống độc thân. Bởi lẽ Grêxi sống cuộc đời đơn độc, làm việc vào ban đêm và ngủ vào ban ngày, cho nên cô biết hiện giờ cô ít có cơ hội gặp được một người đàn ông muốn lấy cô.

    Hai anh bạn Gai Hogiơ và Ranphơ Bankin đến nhử Grêxi viết thư gửi cho Rê, bởi họ muốn thư được viết bằng nét chữ phụ nữ. Thoạt tiên, Grêxi trả lời không muốn dính dáng gì đến mưu mô của hai anh chàng. Cô vừa nói vừa lắc đầu:

    - Thật là độc ác. Tôi không bao giờ làm một việc độc ác như vậy đâu.

    - Chỉ là chuyện đùa thôi mà, chị Grêxi ạ - Ranphơ cố giải thích ?" tất cả chỉ là để cho vui thôi mà. Mọi người đều thích thỉnh thoảng diễn ra một chuyện đùa vui vô hại. Cứ tưởng tượng đến cái cảnh sẽ diễn ra khi anh bạn Rê nhận được ?otình thư nhất bức? viết trên tờ giấy hồng của một nàng thiếu nữ Mơtơn, hoặc Giơxi, hoặc Phơlơrơn nào đó nói rằng nàng thầm yêu trộm nhớ Rê đã lâu lắm rồi mà không thể che giấu tình cảm được thêm một ngày nào nữa. Cái vẻ mặt buồn thiu của Rê sẽ tan biến nhanh chóng đến mức không ai ở thị trấn này còn nhận ra được anh bạn Rê nữa.

    Rồi Ranphơ tiếp tục năn nỉ - Hãy mạnh dạn lên, viết hộ chúng tôi lá thư đi. Chúng tôi không cho anh bạn Rê hoặc bất kỳ ai biết chị viết lá thư đó đâu. Anh ấy chẳng bao giờ biết được mà.

    Đột nhiên, Grêxi quay đầu, giấu mặt đi, nhưng không ngăn nổi dòng nước mắt tuôn trên gò má. Hình như cả một cuộc đời đã trôi qua, kể từ khi chị nhận được một bức thư của Rê Bơphin viết rằng anh say mê chị hơn bất kỳ thiếu nữ nào và mong muốn lấy chị. Lúc đó, Grêxi vừa tốt nghiệp trung học và mới bắt đầu làm việc ở Công ty Điện thoại, bởi vì còn mang tính vô tư của một cô gái mới lớn và không hề nghĩ tới việc lấy ai khi còn trẻ trung như vậy, cho nên chị không trả lời bức thư.

    Từ đó, suốt trong bao năm, hai người thỉnh thoảng có gặp nhau và chẳng có gì hơn ngoài một sự chào hỏi lịch sự. Mỗi lần nhìn thấy Rê, Grêxi đều thấy anh có vẻ buồn hơn, cô đơn hơn. Trong mấy năm gần đây, có nhiều lần Grêxi muốn chạy đến với Rê, quàng tay ôm cổ anh, xin anh tha thứ vì chị đã không trả lời bức thư. Nếu chị đã trả lời, có lẽ họ đã sống chúng với nhau suốt những năm đó, và bây giờ không ai còn cô đơn nữa.

    - Nào chị Grêxi ?" Gai Hogiơ năn nỉ - Chị hãy mạnh dạn lên, viết hộ chúng tôi lá thư. Nếu chị không viết, chúng tôi sẽ phải tìm người khác đấy.

    - Không! - Grêxi nói nhanh, lau nước mắt ở mắt và má - Đừng làm thế! Tôi muốn viết bức thư đó! Tôi không muốn để một người khác viết bức thư đó!

    - Tuyệt lắm, chị Grêxi ?" Ran phơ nói, vỗ vào vai Grêxi - Tôi biết chị thích chuyện vui đùa mà. Nào, chúng ta bàn xem chị nên viết những gì nhé. Tôi nghĩ chị nên kể cho anh bạn Rê là chị say mê anh ấy từ lâu rồi, chị muốn được thân mật hẹn hò với anh ấy. Rồi chị có thể viết rằng nếu, anh bạn Rê không phản đối, chị muốn gặp anh ấy càng sớm càng hay để tâm sự với một việc riêng liên quan đến hai người. Chị làm cho anh bạn Rê nghĩ là chị thật lòng muốn xây dựng gia đình. Rồi chị ký bất kỳ cái tên nào chị thích.

    - Tôi cho rằng tôi biết cần phải viết những gì - Grêxi chấp thuận - Tối nay, tôi sẽ viết và sáng sớm mai sẽ bỏ vào hộp thư.

    Sau khi hai chàng thanh niên rời tổng đài điện thoại, Grêxi khóc một lúc lâu. Canh khuya đêm đó, chị ngồi viết thư gửi Rê Bơphin và sáng hôm sau, khi rời tổng đài điện thoại chị đến phòng bưu điện bỏ thư.

    Gai Hogiơ và Ranphơ Bankin đợi ở phòng bưu điện lúc bốn giờ chiều hôm ấy khi Rê bước vào, đứng trước hộp thư của anh. Lúc đó, một đám người đông hơn thường lệ tụ họp trong phòng bưu điện. Mọi người đều biết chuyện sắp diễn ra. Họ nháy mắt, hích nhẹ nhau đầy vẻ hiểu biết, nhưng hầu như không ai nói một lời nào.

    Xít Xtoni chưa bắt đầu phân loại thư từ do xe từ Niu Oliơn chở đến, thì Rê đã nhìn thấy một bức thư nằm trong hộp thư của mình, mắt anh chớp chớp không tin, anh chằm chằm đưa mắt qua cái nắp kính, nhìn bức thư một lúc lâu. Sau đó, tay run run, anh mở hộp thư, lấy ra chiếc phong bì màu hồng. Khi bắt đầu dọc thư, vẻ buồn bã trên bộ mặt thuôn gầy của anh biến mất, anh bắt đầu mỉm cười. Rồi đột nhiên, anh nhét bức thư vào túi, lao ngay ra khỏi phòng bưu điện, chẳng ai kịp nói gì hoặc kịp ngăn anh lại.

    Thoạt thấy sự việc xảy ra như vậy, Gai và Ranphơ vừa chạy theo Rê vừa gọi anh quay lại phòng bưu điện. Nhưng Rê vẫn vội vã vòng góc phố đi tới tổng đài điện thoại. Thường lệ, phải đến sáu giờ tối Grêxi Búc mới tới làm việc, nhưng hôm nay chị đến từ bốn giờ chiều Gai và Ranphơ chạy vào, thấy Grêxi ngồi trước bảng tổng đài và Rê đứng bên cạnh, trên mặt nở một nụ cười hạnh phúc và sung sướng nhất trần đời mà hai chàng thanh niên chưa hề thấy trên gương mặt Rê bao giờ.

    Rõ ràng chưa ai nói một lời nào, rõ ràng hai người quá xúc động đến mức không nhận thấy Gai và Ranphơ đã có mặt trong phòng, quan sát họ. Lúc này, Rê với tay xuống, cầm tay Grêxi, Grêxi đáp lại tức khắc bằng cách gục đầu vào người Rê, nước mắt lăn trên gò má.

    Gai và Ranphơ ra khỏi phòng. Họ chẳng hề nói một lời cho đến khi ra tới đường phố.

    - Cái chuyện đùa này sao lại biến thành như thế này được nhỉ? ?" Ranphơ hỏi, bối rối lúc anh và Gai trở lại phòng bưu điện ?" Mình cứ nghĩ chúng ta chắc là sẽ được một mẻ cười anh chàng Rê thật thoải mái. Mình không hiểu sự việc đầu cua tai nheo sao cả. Cậu có nghĩ rằng Grêxi Búc đã ký nhầm tên chị ấy không nhỉ?

    - Đúng là Grêxi đã ký tên thật của chị ấy, nhưng mình cho đó không phải chuyện nhầm lẫn. Mình thấy xem chừng cả hai người đều muốn lấy nhau từ lâu lắm rồi, nhưng họ quá rụt rè không dám nói năng gì cả. Mình đánh cuộc là nếu chúng mình không nghĩ ra cái trò đùa viết thư thì hai người chẳng bao giờ ngỏ lời với nhau đâu.

    - Mình chẳng quan tâm ?" Ranphơ nói, tự lắc đầu một mình ?" nhưng lần sau nếu bày ra một chuyện đùa nào, chúng ta phải đảm bảo chắc ăn. Đừng để người ta bắt đầu nói rằng chúng ta không còn bày ra được những chuyện đùa vui vẻ nữa.

    - Dù sao chăng nữa, mình cũng rất vui mừng thấy chuyện này đã thành ra như vậy. Hơn nữa, không có chúng ta, Rê chẳng bao giờ nhận được bức thư mà chắc chắn anh ta đã chờ đợi mất một phần lớn cuộc đời.

    Đắc Lê dịch
  2. mit_xanh

    mit_xanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/12/2004
    Bài viết:
    1.100
    Đã được thích:
    0
    Nhớ...

    Đoàn Việt Hùng


    Chiều nào ông Năm cũng chống gậy ra ngồi nơi quán nước nghèo sát bờ sông. Quán nghèo thiệt: mái lợp lá, giàn rường cột chống đỡ bằng những cây bần, cây so đũa phệu phạo. Trên nền đất gập ghềnh là những chiếc bàn gỗ cũ kỹ, có vẻ như khép nép, ngượng nghịu trước những chiếc đẩu nhựa bao quanh. Trên cao, chỗ đặt những ly tách, chai nước ngọt, trái chanh, hũ đường... được bện bằng những cây sóng lá, gá đỡ lỏng chỏng như chực rụng xuống lúc nào không báo trước.
    Chiều nào ông Năm cũng chống gậy ra ngồi nơi quán nước nghèo sát bờ sông. Quán nghèo thiệt: mái lợp lá, giàn rường cột chống đỡ bằng những cây bần, cây so đũa phệu phạo. Trên nền đất gập ghềnh là những chiếc bàn gỗ cũ kỹ, có vẻ như khép nép, ngượng nghịu trước những chiếc đẩu nhựa bao quanh. Trên cao, chỗ đặt những ly tách, chai nước ngọt, trái chanh, hũ đường... được bện bằng những cây sóng lá, gá đỡ lỏng chỏng như chực rụng xuống lúc nào không báo trước.
    Mùa gió chướng nổi lên lâu rồi, nhưng hiu hiu. Bữa nay thì rộ hung. Cái loại gió giao mùa bắt người ta nao nao hoài nhớ. Nhớ nhà, nhớ quê, nhớ mối tình đầu chẳng hạn. Ai cũng có mối tình đầu và luôn đẹp. Ông cũng vậy, cũng có mối tình đầu, nhưng thỉnh thoảng mới bay qua, chỉ đủ gợn rung rung dây đàn chùng rồi thôi. Ở cái tuổi tám mươi, chuyện tình ái thời trai trẻ như vết sượt trên da, không còn mặn mòi, chẳng bâng khuâng nhung nhớ chi nữa. Duy nhất ông có một nỗi nhớ khôn nguôi: nhớ quê, nhất là khi ngọn gió chướng khi hiu hiu, lúc mãnh liệt như bàn tay vô hình bóp thắt tim ông từng cơn. Mươi ngày trước ông nhận ra ngay thứ gió dờn dợn nỗi cồn cào này trên bàn ăn, bắt ông phải buông đũa. Đứa cháu nội hỏi sao vậy ông? Nước mắt ông dân dấn như con nít. Thằng con trai hiểu cớ sự nói ba già rồi, làm sao ngồi xe đến gần sáu trăm cây số, ba cũng không thể đi máy bay được. Giọng nói chăm sóc của nó sao giống lưỡi dao bén cắt rột những bó cải xanh mướt làm vậy? Nước mắt chảy thành giọt, ông vội vã bỏ lên gác, nhìn tấm ảnh thờ của vợ mỉm cười sau khung kính như thầm nhắc: già thiệt rồi, không đi nổi đâu.
    Trước mặt ông, đọt lá dừa vẫn chúc xuống dòng nước trôi lặng lờ một cách cần mẫn miệt mài, có lúc ve vẩy như cái ve vẩy tay của người thôn nữ quảy đôi thúng gạo trên vai. Ngoài quê không có loại dừa nước, nhưng có những thứ khác ven sông: cây cám, hàng tre hát ru kẽo kẹt với gió nồm nam mát rười rượi, không cần tốn kém những máy quạt, điều hòa... Trưa, ra bờ sông nằm gối đầu lên đụn cát nhỏ đánh một giấc dài theo tiếng sõng khua mái chèo lụp bụp, cái tiếng nghe như tiếng gõ tang trống lúc Điêu Thuyền ngước cao chiếc cổ trắng, ca khúc huê tình, lúng liếng mắt làm Lữ Bố bủn rủn chân tay đánh rơi đại đao xuống đất.
    Cũng may, mấy tháng trước ông Bốn Thơ vào Saint Paul gắp mày lúa ghim vô võng mạc. Ông mừng như đào khoai nhằm hũ vàng, vội vã kêu xe ôm tới thăm. Băng kín bên mắt phải, chiếc miệng móm mém, Bốn Thơ mở to con mắt trái ra cười với ông. Cười đến chảy nước mắt. Vì bất ngờ, vì cảm động. Bốn Thơ bật dậy, hai người ôm nhau khóc. Đôi bạn già gần đất xa trời cứ ôm riết khiến cả phòng ngơ ngác. Đôi bạn cùng ê a Tam Tự Kinh, cùng chận trâu, cùng lén vào ruộng mía xiết những lóng dài ngọt lừ... Bữa nay gặp nhau nơi xứ người bảo sao không chảy nước mắt được?
    Ông Năm chạy ra quầy điện thoại công cộng gọi về nhà, nói ở lại với Bốn Thơ. Thằng con trai trả lời rột rẹt trong máy: ô kê, được ba! Chút xíu con vô. Nó vô thiệt, ôm theo gói to những sữa, những bánh ấn vào tay Bốn Thơ, nói chú cũng như ba con mà. Lần này ông thấy nó ngoái nhìn lại cái cũ kỹ trong tình bạn già nua của ông với tấm lòng khiến ông vui. Lần đầu tiên ông hể hả với thằng con ra mặt.
    Đêm ông ở lại, nằm ghé bên Bốn Thơ ngửi cái mùi chua chua của phèn đất, nồng nồng của rơm rạ thấy tâm thần phấn chấn lạ thường, thấy như tuồng hai người đang nằm trên chõng tre trước chái hiên kể chuyện đi dân công Tây Nguyên. Bao nhiêu năm ông mới được ngửi lại cái mùi đặc trưng ấy của quê nhà nên coi bộ rất hả hê, ở riệt với bạn trong bệnh viện, suốt ngày lẫn đêm nghe Bốn Thơ kể chuyện ngoài đó. Hai ông già thi nhau nói, chen nhau kể chuyện xưa chuyện nay về mảnh đất quê mùa, chơn chất, lắm tai ương, địch họa. Mọi người cứ như cây xương rồng, bàn chải trên dải cát cháy, cứ tồng ngồng lớn lên, bất chấp nắng lửa, mưa dầu... để trổ hoa. Hết lớp này tới lớp khác cứ tiếp tục vịn tay vào cái khốn khó mà lớn lên, mà thành người...
    ?oKhu cồn mả Cây Keo đó, đâu còn nữa, anh. Những lùm bàn chải với mai rừng hóa kiếp thành nhà cao nhà thấp rồi. Khu trại lính sát mép biển cũng vậy, nhà cửa, phố xá kéo dài ra tận ngoài quốc lộ. Đường lớn, đường nhỏ, nhà máy... cứ như trong phim ảnh. Tụi nhỏ bây giờ giỏi hơn lớp già tụi mình. Anh mà về không chừng đi lạc...?. Bốn Thơ miên man kể, ông say sưa nghe như say sưa nghe bà nội ông thuở nhỏ kể chuyện cổ tích thần tiên. Giọng Bốn Thơ phều phào như chiếc xe đạp thồ gạo cũ kỹ, cọc cạch chở ông ngồi phía sau đi dạo hết phố này qua khu khác. Cho tới lúc thiếp đi trong giấc ngủ nhẹ tênh, cho tới khi Bốn Thơ nắm tay ông, nước mắt trào bên khóe, bước lên xe. Ông Năm như từ trời cao mây trắng rớt cái đùng xuống đáy vực. Giấc mơ ông là lớp khói xịt sau xe, là cái vẫy tay của Bốn Thơ không lòi ra khỏi khung cửa kính kín bưng. Ông đứng ngó trân trân bóng chiếc xe hút nhỏ sau khúc quanh, trên đường phố đông nghìn nghịt. Còn lại quanh ông là vũng nắng trắng lóa.
    - Mua vé số Tây Ninh, ông. Hôm qua nẫu trúng nhiều lắm ?" thằng bé đen đúa ốm tong teo chìa xấp vé số trước mặt, khiến ông giật nẩy người thiếu chút nữa là rơi tõm xuống sông. Giấc mơ chềnh chồng gãy gập, nát ngứu thành bọt sóng. Ông ngơ ngác ngó thằng bé xa lạ mà như đang nắm một thứ gì đó thiệt gần gũi, quý báu lỡ bỏ quên lâu ngày trong hóc bếp ám bồ hóng, đang thay thế chỗ Bốn Thơ. Ông ngó trân trân vào mặt thằng nhỏ, nuốt nghẹn vừa chỉ tay vào chiếc ghế trước mặt:
    - Me chay, cháu gốc... Cơ khổ, sao cháu lặn lội tận trong này?
    - Dạ, nhà đông anh em, nghèo nghỉ hè cháu tranh thủ vào đây, phụ tiền sách vở cho mấy đứa em.
    - Chớ nhà cháu ở chỗ nào?
    - Xóm Lẫm.
    - Nhiều xóm Lẫm lắm, làm sao ông nhớ hết?
    - Xóm Lẫm, Tây Phú...
    - Ờ há... Tây Phú ?" Nói và ông nhắm mắt mơ màng, bỏ mặc thằng bé lóng ngóng, loay hoay trên ghế với tập vé số dày cộp. Chất giọng đặc sền sệt ruộng đồng và biển sâu khiến ông hồi hộp, run run như lần đầu tiên nắm tay cô Ba Thẩm, không thốt lên được lời nào. Chẳng biết cô còn hay mất. Cũng nhờ thằng nhỏ này mà ông mới nhớ lại cái cầm tay đó, chớ lâu rồi ông đã quên?
    Ông hỏi thăm gia sự, hỏi thăm xóm làng... Ông hỏi nhiều, dồn dập đến nỗi thằng nhỏ hụt hơi trả lời, chỗ nhớ, chỗ không, biết và không biết chồng chéo lên nhau, đan dệt tựa tấm lụa đào thơm tơ thơm tằm. Thằng nhỏ như thiên sứ kết nối sợi dây đàn lỡ đứt của Bốn Thơ, mang đến cho ông nụ hoa dủ dẻ thơm nức trong đáy mắt. Ông hả hê nuốt từng lời từ chiếc miệng tròn phát ra những âm lệch nghiêng.
    Ông Năm chồm người cắt ngang:
    - Hè, chớ cháu biết bến phà cũ chỗ cây da ở Đông Phước không?
    Thằng nhỏ nhìn xấp vé số, miệng méo xệch:
    - Dạ chỗ cầu Chùa.
    - Không phải, ở cầu Chùa ngó chéo lên cỡ bốân - năm trăm thước. Chạy một hơi là tới liền đó mà.
    - Dạ ?" thằng nhỏ trả lời vừa ngó ra con đường bắt đầu đông nghịt xe cộ.
    - Còn nữa, ở Tây Phú chắc nghe tiếng giáo Hai ở đồng Bầu Sấu, ông giáo hồi đánh Tây đó mà, nghe nói ổng viết sách thuốc, trị bịnh, lập gia phả...
    - Dạ, mà cháu đâu biết đồng Bầu Sấu, có nghe nói ông giáo Hai.
    - Đúng. Bầu Sấu là Phú Ân. Ổng đó, nay ra sao cháu?
    Thằng nhỏ gãi đầu, ấp úng không biết trả lời sao:
    - Nghe nói mạnh khỏe. Nó đáp bừa, chớ thật bụng đâu biết ông giáo Hai là ai.
    Ông xịch ghế lại gần, nắm tay thằng nhỏ, vuốt ve bàn tay gầy tong gầy teo của nó, miệng lẩm nhẩm: ?oCơ khổ, ở ngoải chưa hết nghèo thiệt sao??. Thằng nhỏ nghiêng đầu về phía ông nhưng nghe không rõ ràng.
    - Dạ, nhà con nghèo thiệt mà. Nghèo nên mới theo anh em vô tận đây bán vé số. Nhưng khai trường là con về, đi học.
    Ông già chồm tới định nói câu gì đó nhưng cuối cùng thì ông thả rơi vào tư thế cũ. Ngoài đường xe cộ mỗi lúc một đông thêm. Quán có thêm mấy người công nhân tan ca bước vô kêu ly xây chừng, trà đá... Thằng nhỏ lúng túng với tập vé số còn dày trong lòng tay gầy guộc. Nó ngoái nhìn những người mới đến. Mắt ông già chạm ngay vào cái ngoái nhìn đầy lo lắng rê theo chút hy vọng mỏng tang của thằng nhỏ đồng hương. Ông thả vội tay nó ra, lần vào túi áo. Ông lôi những tờ giấy bạc cong queo ấn hết vào tay thằng nhỏ, nói phều phào:
    - Ông còn chừng đó, chẳng biết bao nhiêu, con giữ lấy hay chọn những tấm vé con thích, biết đâu chừng gặp hên. Ông già rồi. Vé với số mà làm gì. Chừng nào sắp về, con ghé lại quán này nhắn ông, có chút quà cho cháu mang về quê ?" miệng nói, bụng nghĩ ngay đến món tiền cất trong chiếc tráp gỗ chưa tiêu đến. Chẳng nhiều nhặn gì, nhưng sẽ phụ thêm tấm áo, cuốn vở, cây bút chì cho tụi em nó. Tội. Biết đâu ông bà, thần hoàng bổn địa phù hộ cho chúng thành tiến sĩ, kỹ sư...
    Ông đẩy tay cầm tiền của thằng bé về phía bụng nó, dặn:
    - Cứ vài ba bữa cháu tạt qua đây, nói chuyện với ông chút xíu cho vui.
    Thằng nhỏ cầm những đồng bạc cong queo, miệng há hốc ngạc nhiên, nói lí nhí ?oCảm ơn? trước khi bước qua các bàn khác rồi hòa vào dòng người ngược xuôi như dòng nước xoay vòng. Ông Năm thẫn thờ đứng lên ngó theo bóng nó hút xa với nỗi vui khấp khởi, hy vọng thế nào nó cũng sẽ quay lại nói chuyện với mình.
    *
    * *
    Cơn mưa cuối mùa thiệt dữ dội. Mưa ào ào xuống mặt đường vẽ thành những vòng tròn nối nhau trôi xuống các hố ga. Nước chảy ào ào. Chẳng mấy chốc, con đường trước mặt như mương nước. Xe cộ chạy ngang qua tát nước lên tận hàng hiên. Gành bật cười, nghĩ thầm: Mưa xứ này thiệt kỳ, ào ào như lũ. Đến mưa cũng hối hả huống chi con người. Tính cách của mưa, của nắng và của người ở đây sao giống nhau quá chừng chừng. Gành giật mình, mưa vầy làm sao qua chỗ ông già bữa hổm? Ngày kia về rồi. Sắp khai giảng. Thiệt tội ông già, chắc là nhớ quê hung, phải ghé thăm ông cụ và cảm ơn món tiền ông cho mình, chẳng nhiều nhỏi chi nhưng hiếm có người tốt bụng như vậy. Nó lại nghĩ, sao ổng cho mình băm sáu ngàn không tiếc mà mình lại tiếc ướt áo? Nghĩ vậy và nó đội mưa chạy băng qua mấy con đường đón xe buýt qua bên kia rạch Ông.
    Mưa dứt thình lình. Đường láng lẩy như vừa rửa bột giặt. Mặt trời buổi xế chiều ló ra thật dịu dàng. Xe dừng gần giao lộ, Gành xuống xe lóc cóc chạy bộ một đoạn ngắn mà trong dạ chưa sắp xếp xuôi lọt những câu định nói với ông già.
    Quán vắng hoe. Bàn ghế trống trơn. Gành mon men lại gần chiếc bàn vuông kê sát vách lá, ăn thông ra mé hông dùng làm chái bếp. Người đàn bà luống tuổi đang lượm thóc trong rổ gạo ngẩng lên, hỏi:
    - Cháu kêu gì?
    - Dạ không. Cháu hỏi thăm ông cụ hay ra ngồi ở góc bàn đằng kia, cô có biết nhà chỗ nào không?
    - Quen?
    - Dạ không.
    - Không rõ chỗ nào, nhưng thấy ổng chống gậy từ hướng ngã tư qua. Cả tuần nay không thấy lại. Già cả, nay đau mai bệnh ai mà biết được.
    Gành chưng hửng, xớ rớ một lúc, nói cảm ơn rồi bước ra khỏi quán. Giữa phố xá đông nghẹt người như vầy biết hỏi ai để tìm ra chỗ ở của ông? Gành bước xiêu xiêu trong màu nắng thiệt lạ sau cơn mưa.
    Gành ngơ ngác hỏi thăm từng căn phố, cố mô tả ông già để gợi nhớ cho từng chủ nhà, nhưng ai cũng lắc đầu. Sao không giống như ngoài mình hẻ, Gành tự hỏi, chốn này hình như mỗi người chỉ biết đến da thịt của riêng mình thôi sao? Mọi hy vọng của nó bắt đầu xẹp lép, trương lên âm điệu buồn mênh mang, như tiếng nhạc đám ma đang chậm rãi ngược chéo với hướng đường nó đang bước tới phía ngã tư. Khung ảnh người người quá cố bị che khuất bởi đứa nhỏ mặc áo tang, trạc tuổi Gành, nên nó không thể nhìn thấy người chết là già hay trẻ. Đoàn xe tang quành sang con đường khác, nó chỉ còn thấy khúc đuôi của những người đưa tiễn, văng vẳng điệu nam ai buồn não nuột.

    Theo NLĐ

  3. mit_xanh

    mit_xanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/12/2004
    Bài viết:
    1.100
    Đã được thích:
    0
    Hoàng hôn rực rỡ

    Vân Hạ


    Từ xa, cô gái đã thấy một người đàn bà ngồi quay mặt ra biển. Nắng chiều rọi thẳng vào lưng áo mầu gạch non làm cho khoảng nắng ấy như đang chín đỏ lên.
    Một thằng bé cởi trần mặc quần cụt chạy chơi lăng xăng bên mép sông gần đó. Những đợt sóng hăm hở tấp lên bờ vô số vỏ hà, phao lưới, vỏ đồ hộp và củi rác. Ðang mùa biển nghỉ nên cả bãi biển vắng ngơ vắng ngắt, chỉ thấy trơ trọi có hai mẹ con người đàn bà. Hai mẹ con, cả dáng ngồi bất động đăm đăm của người mẹ lẫn cái bóng nhỏ chuyển động không ngừng của đứa con, cứ gợi lên một cái gì vừa ấm áp gần gũi vừa đơn côi nỗi niềm. Một hình ảnh của sự chờ đợi. Có vẻ như thằng bé đã quen theo mẹ, quen với việc chơi một mình ở nơi có mẹ.
    Người đàn bà ngồi trên một khúc gỗ do sóng mang từ đâu tới hất dạt lên từ mùa trước. Trước mặt chị ta, chỗ cái bóng đổ xuống, có một giỏ lác đựng ít con cá liệt, cá dìa còn tươi nhớt. Cô gái ngồi xuống đầu kia khúc gỗ. Người đàn bà quay sang nhìn cô rồi lại nhìn ra biển không nói gì. Thằng bé thấy có người lạ đến thì chạy lại ngồi bên mẹ. Nó vừa cầm que vạch ngang dọc lên mặt cát vừa nhìn trộm cô gái.
    - Chị ngồi đây làm gì vậy? - Cô gái lên tiếng hỏi
    - Chờ ba tụi nhỏ - Người đàn bà trả lời
    - Mùa này mà thuyền cũng đi hở chị?
    Người đàn bà lắc đầu, vẫn không nhìn cô, nói:
    - Ðâu có. Ảnh đi lội bộ kiếm vài con cá về ăn vậy mà.
    - Ảnh đi lội bộ mà chị cũng dắt cháu ra đây ngồi đợi sao?
    - Quen rồi.
    Trong khi nói chuyện, cô gái nhận thấy gương mặt người đàn bà trẻ hơn nhiều so với dáng ngồi. "Người làng chài thường già trước tuổi vì đông con", có một người đã nói với cô như vậy.
    Người đàn bà vẫn đăm đăm dõi mắt ra biển, không cần hỏi cô là ai, ra đảo mùa này làm gì, dù thoạt nhìn cũng có thể biết cô là người nơi khác đến. Có lẽ đối với người đàn bà lúc này thì chẳng có gì quan trọng hơn việc dõi trông ra biển. Cô gái cũng cố nhìn theo nhưng chẳng thấy bóng dáng một người nào ngoài mấy chiếc thuyền đang neo đậu dập dềnh. Thằng bé hết nhìn mẹ lại nhìn người lạ. Cô gái vẫy tay cười với nó nhưng nó vẫn bám dính lấy mẹ không rời.
    Chiều xuống chậm nhưng nắng nhạt rất nhanh. Cái nắng mùa này yếu ớt, nếu có hoàng hôn cũng chưa chắc đẹp. Lúc này cả hai người cùng im lặng nhìn ra biển, nhưng mỗi người nhìn vào một sự chờ đợi khác nhau. Cho đến khi người đàn ông bất chợt hiện ra lừng lững trước mặt họ như từ thủy cung chui lên. Ðống lưới vắt trên vuông vai trần vẫn đang rỏ nước ướt át. Trên mắt lưới còn mắc hai con cá nhỏ chưa gỡ đang giãy giãy. Gương mặt người đàn bà vụt tươi hẳn lên. Người đàn ông dịu dàng nói với vợ:
    - Về thôi.
    Người vợ đứng lên. Rồi không cả chào tạm biệt cô gái, họ cứ vậy quay lưng men theo mép nước đi ngược về hướng làng chài. Người đàn ông vác lưới, người đàn bà xách giỏ đi bên cạnh, thằng bé lăng xăng chạy trước. Họ đi xa dần, khuất lẫn vào những chiếc thuyền thúng quét nhựa mầu đen úp rải rác trên bờ cát đằng xa.
    Bây giờ thì trên bãi biển chỉ còn mình cô gái. "Họ hạnh phúc", cô nghĩ và hình dung ra bữa cơm tối của họ ở một căn nhà trong số những căn nhà lụp xụp kia. Hai vợ chồng và bầy con bốn, năm đứa ngồi quây quanh mâm cơm có tô canh cá nấu ngọt và đĩa mắm lớn dầm ớt trái. Chung quanh nhà bề bộn những lưới, mủng, thạp mắm cùng mùi cá khô... Họ chẳng cần biết đến cảm giác thiếu thốn, chẳng cần đi tìm gì...
    Nắng tắt nhanh. Gương mặt chiều đã phảng phất bóng buồn bâng khuâng cuối ngày. Thế là vì mải nghĩ ngợi lan man cô đã để hoàng hôn qua mất. Hay vì nhiều mây quá nên không thấy được mặt trời?
    Cô gái đã từng đến làng chài này vào một mùa hè cách đây đã lâu. Lúc đó đường đi rất vất vả, còn đảo thì hoang sơ vắng lặng hơn bây giờ nhiều. Lần đó cô đã được chứng kiến trọn vẹn từ đầu đến cuối cái giây phút đẹp rực rỡ của hoàng hôn cùng với một người. Chứng kiến một cách rất tình cờ, không đợi trước, không có một sự chuẩn bị nào. Ðó cũng là lần duy nhất cô thấy được hết một cảnh tượng đẹp đến vậy và ngắn ngủi đến vậy. Trước mắt cô chỉ có một mặt trời to lớn, đỏ rực, treo rờ rỡ trước mặt. Cùng lúc hòn đảo Rùa ở phía bắc cũng nhuốm vàng rồi nhanh chóng rực lên như một khối kim loại vừa lấy trong lò lửa của thợ rèn ra đặt giữa biển khơi xanh sẫm. Mọi cảnh vật như cũng sáng bừng lên trong ráng đỏ huy hoàng. "Ôi!" Cô chỉ thầm kêu lên được một tiếng như vậy rồi ngồi lặng đi trong khoảnh khắc kỳ vĩ nhất của một ngày. Nhưng chỉ giây phút thôi, khi mặt trời chìm hẳn xuống, vương lại vài tia sáng hắt lên nền trời phía tây, thì Hòn Rùa cũng trở lại mầu xanh xám như miềng sắt nguội. Cô gái cũng trở về với buổi chiều quanh mình nhưng chưa hết ngẩn ngơ phấn khích.
    "Ðẹp quá phải không?"
    Tiếng nói cất lên ngay sau lưng. Cô gái quay lại, vui mừng nhận ra có một người nữa cũng vừa kịp chiêm ngưỡng và tiễn biệt hoàng hôn với mình.
    "Phải là một ngày nắng ra nắng, hoàng hôn mới đúng là hoàng hôn. Muốn thấy một phút hoàng hôn đẹp phải chịu nực chịu khát cả ngày trời". Người đó đã nói vậy và ngồi xuống bên cô sau khi hoàng hôn tắt hẳn. Hôm đó đúng là một ngày nắng kinh khủng. Nền trời xanh ngăn ngắt không một vẩn mây. Bàn chân cô vẫn còn căng đỏ lên vì sục dưới cát nóng khi phải vượt qua đồi. Trên đảo lúc đó rất hiếm nước ngọt. Cô đã được biết thế nào là giữa biển nước mà khát nước.
    "Ðừng tiếc. Hoàng hôn ngắn ngủi nhưng không mất. Nó tắt để cho trăng lên thay thế và còn để chuẩn bị cho một bình minh rạng rỡ khác ra đời nữa chứ. Dĩ vãng bao giờ cũng buồn và đẹp...".
    Những lời nói văn hoa như có phép phù thủy đã an ủi cô gái, làm cô lạc quan hẳn lên với ý nghĩ hoàng hôn tắt không phải là kết thúc, mà để bắt đầu cho sự chuyển tiếp những cái đẹp không giống nhau. Sau này thì cô nhận ra những lời đó thật ra không có gì mới mẻ. Cũng như mùa đông tàn lụi là để chuẩn bị cho mùa xuân mới ra đời, cô đã biết từ lâu. Vậy mà cô vẫn háo hức nghe như cô học trò nhỏ thích thú nghe giảng về những điều mới lạ. "Nhưng nếu ngày hôm sau là một ngày mưa?". Cô tự hỏi và lại tự trả lời "Mưa thì sao. Ngày mưa cũng vẫn là một ngày. Vẫn bắt đầu từ buổi sớm tươi non rồi đến trưa, chiều, tối. Một ngày mưa vẫn có sự hiện diện của mặt trời cơ mà".
    Lúc đó cô không nghĩ là sau này cô đã nhiều lần phải kiếm cớ để trở lại đảo. Nhưng chưa lần nào cô gặp lại trọn vẹn giây phút ấy. Chính cô cũng không ngờ một việc đơn giản ngày nào cũng lặp đi lặp lại như vậy mà cho đến giờ cô vẫn chưa gặp lại được, nhất là bây giờ lại đang mùa mưa. Ðêm nào cũng có mưa. Ban ngày tuy nắng nóng nhưng "nắng không ra nắng" và trời thì rất nhiều mây. Hồi nãy người đàn bà đã không hỏi cô ra đảo làm gì. Nếu chị ta hỏi, cô đã sẵn có câu trả lời. Nhưng dù đó là một công việc có thật thì câu trả lời vẫn là không thật, nên nếu không bắt buộc phải nói thì không nói vẫn tốt hơn.
    Chiều hôm sau cô gái lại ra chỗ cũ. Cô hy vọng sẽ được thấy lại hai mẹ con người đàn bà như chiều hôm trước. Cái hình ảnh vừa gần gũi ấm áp vừa đơn côi nỗi niềm, do cảm giác của cô sinh ra. Nhưng chiều nay hai mẹ con người đàn bà không ra, chắc vì người đàn ông không đi lội bộ quăng lưới, hẳn nhiên là vậy rồi. Cô ngồi xuống khúc cây, lơ đãng nhìn về phía Hòn Rùa. Bỗng Hòn Rùa như ửng sáng lên, chuyển mầu vàng đỏ... ồ, đây rồi...
    - Chào người đẹp.
    Một giọng nói cũng cất lên từ phía sau, vào đúng lúc lẽ ra phải im lặng. Cô gái không quay lại nhưng vẫn biết đó là một người khác giới. Một kẻ phá đám vô tình. Cùng lúc một cảm giác khó chịu nhen lên. Rồi như sực nhớ ra cô vội nhìn Hòn Rùa nhưng đã muộn. Hoàng hôn yếu ớt đã tắt. Hòn Rùa đã trở lại mầu xanh xám như miếng sắt nguội.
    - Chào người đẹp mà người đẹp cũng không thèm trả lời.
    Tiếng nói lại cất lên. Bây giờ thì cô đã biết cảm giác khó chịu phát sinh từ đâu, đó là từ hai tiếng "người đẹp" mầu mè. Anh chàng phá đám đã bước lên đứng phía đầu kia khúc gỗ.
    - Chào anh - Cô đáp - Anh vừa nói tôi à?
    - Còn với ai ở đây nữa. Cô nhớ ra tôi chưa?
    Cô nhìn anh ta, cố kéo trí nhớ trở về.
    - Bữa qua ở dưới bến đó. Tôi đã kéo cô từ dưới tàu lên, chở cô về nhà trọ. Giờ cô nhớ ra chưa? Từ bữa qua tới giờ tôi kiếm cô mà không được, vì không biết tên.
    - Có chuyện gì không? - Cô hỏi và nghĩ nhanh xem mình bỏ quên thứ gì.
    - Không. Nhưng thấy cô... lạ lạ thế nào.
    "Lạ lạ thế nào", đây không phải cách nói của người làng đảo. Ðây là kiểu nói phổ thông, chỉ những thanh niên thích sự tân tiến (người làng đảo cho là thích học đòi) mới nói. Cả hai tiếng "người đẹp" cũng vậy.
    - Cô đang đợi ai vậy?
    - Tôi đợi hoàng hôn. - Cô bất giác nói thật, nhưng lại làm ra vẻ đang đùa.
    - Ðúng. Phải công nhận hoàng hôn ở đây đẹp cực, nhưng phải vào mùa nắng kìa.
    Cô gái bỗng trở nên hào hứng:
    - Anh biết không. Trước đây, lâu rồi, có một người cũng xuất hiện ở đây cùng ngắm hoàng hôn với tôi. Nhưng hoàng hôn hôm đó không phải như chiều nay đâu. Phải nói chưa bao giờ tôi thấy một buổi hoàng hôn nào như vậy. Còn chiều nay...
    - Chiều nay thì sao?
    - Chiều nay anh cũng tình cờ ở đây nhưng anh lại làm hỏng mất hoàng hôn của tôi.
    - Vậy à ... - Anh chàng chợt cao giọng - Thì sao? Thử hỏi người thấy được buổi hoàng hôn đó với người chưa thấy bao giờ có gì khác nhau? Làm sao biết được ai là người đã thấy, ai là người chưa thấy?
    Cô gái nhìn anh chàng, ngạc nhiên:
    - Ðúng vậy - Cô thầm nhắc lại - Anh nói đúng. Nó chỉ có ý nghĩa với người nào đã thấy mà thôi.
    Im lặng. Rồi cô chủ động hỏi sang chuyện khác:
    - Anh có biết một thầy giáo tên là Việt, dạy học ở đảo cách đây 10 năm không?
    - Việt? Biết. Nhưng chuyển đi lâu rồi. Các thầy cô giáo trẻ họ chỉ ở đây vài năm rồi về đất liền. Ðó, cô thấy chưa. Những người có chí lớn đều tung hoành ngang dọc hết. Chẳng ai chịu cột chân trên đảo này vì những buổi hoàng hôn đẹp cả. Cô cũng ra đây chỉ vì nhớ một người gặp cách đây cả chục năm đúng không?
    - Cũng không hẳn vậy. Anh đừng buồn. Tôi nghĩ những người đã ở đây cho dù họ có đi ngang dọc những đâu thì cũng có lúc họ nhớ về đảo như một kỷ niệm đẹp.
    - Chuyện đó thì có.
    Cô gái nhận ra cảm giác khó chịu ban đầu đã biến mất từ lúc nào. Cô hỏi giọng thân mật hơn:
    - Anh có thường đi biển không?
    - Ði chứ. Ở đây đàn ông không đi biển thì còn biết làm gì.
    - Chiều qua tôi thấy có một bà vợ dắt đứa con nhỏ ra đây ngồi chờ ông chồng đi lội bộ về. Có phải cứ chồng đi biển là vợ phải ra ngồi chờ không?
    - Cũng còn tùy. Có người ngồi đánh bài, tán gẫu cũng gọi là chờ. Như tôi đây thì có đi cả tháng cũng chẳng ai chờ.
    - Thế chị nhà anh đâu?
    - Làm gì có.
    - Vậy mà tôi cứ tưởng anh phải có cả một đàn con lau nhau như đàn gà rồi. Anh không muốn có người chờ đợi à?
    - Ai mà không muốn... Chiều mai cô có ra đây nữa không? Mai cô đã về chưa?
    Chiều mai? Ðột nhiên cô gái nhận ra mình luôn ngoái trông về quá khứ. Hôm qua cô ra đây để tìm lại một lần tình cờ của 10 năm trước. Hôm nay cô ra để mong gặp lại hình ảnh hai mẹ con người đàn bà của chiều hôm qua. Biết đâu ngày mai và cả sau này nữa sẽ có lúc cô ngồi để nhớ về cuộc gặp gỡ này? "Dĩ vãng bao giờ cũng buồn và đẹp". Chỉ vì cô cứ nghĩ mãi về cái đã qua. Cô tìm đợi hoàng hôn với một hoàng hôn xưa có sẵn trong lòng. Cho dù mặt trời có lặp lại mỗi ngày y như nhau thì những buổi chiều vẫn không giống nhau. Và hẳn nhiên cô bây giờ cũng không còn hoàn toàn là cô của chiều hôm đó. Chừng nào cô chưa hoàn toàn là cô của buổi chiều xưa thì sẽ không thể nào thấy lại được một hoàng hôn đúng như cô đã từng thấy.
    Và chiều hôm đó cô gái từ bãi biển trở về trong tâm trạng hoàn toàn khác trước. Cô sẽ không đợi nữa.
    Hôm sau, khi công việc lấy số liệu điều tra đã xong, cô gái lững thững ra bãi biển định chia tay ngày cuối cùng ở đảo thì đã thấy cái người hôm qua ngồi ở đó như đợi từ bao giờ. Anh chàng đưa cho cô một mảnh giấy, đó là một bài thơ cắt ra từ một tờ báo cũ. Mới nhìn tên tác giả cô gái đã thấy bồi hồi. Bài thơ nói về một hoàng hôn đã xa trên đảo vắng, có hai người không quen tình cờ cùng bắt gặp giây phút tuyệt vời và ngắn ngủi mà lúc đó họ không nghĩ là sẽ không còn có dịp nào như vậy nữa... Một bài thơ đẹp và buồn, như dĩ vãng.
    - Cảm ơn anh - Cô gái xúc động nói
    - Có gì đâu mà cảm ơn. Tờ báo này lâu rồi, tôi thấy viết về đảo mình nên giữ lại.
    - Một kỷ niệm đẹp của tôi... Nhưng nó đã thành kỷ niệm rồi. Sáng mai tôi ra bến sớm. Chào anh luôn nhé.
    - Vậy là mai cô về. Cô còn trở lại đây nữa không. Khi nào cô lại ra?
    - Tôi cũng không biết.
    - Cô không biết, nhưng tôi biết cô sẽ còn quay lại.
    - Tại sao?
    - Tại vì cô nhớ tôi!
    - Có chuyện đó à?
    - Chứ sao. Cô thích chờ đợi lắm mà.
    - Nhất là chờ đợi người đi biển đúng không?
    - Ðúng đúng.
    Họ cùng cười. Câu chuyện trở nên thoải mái vui vẻ. Những câu nói đùa trong lúc ngẫu hứng thường vui vẻ. Chỉ khi còn lại một mình cô gái mới lại thấy buồn như sắp vào cuộc chia ly. Chia tay với quá khứ cũng là một cuộc chia ly. Sẽ rất khó khăn và cần phải có thời gian. Nhưng rồi cô sẽ vẫn phải trở về với chính mình. Bắt đầu bằng một buổi sớm non tơ trong trẻo.

    Nhân dân

  4. mit_xanh

    mit_xanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/12/2004
    Bài viết:
    1.100
    Đã được thích:
    0
    Hương bưởi quê nhà

    Hạ Huyền


    Bên cạnh nhà tôi có một căn nhà bỏ hoang. Ðó là căn nhà của ông Phúc. Ông Phúc đã được con đón ra thành phố sinh sống. Căn nhà hai gian ẩm thấp, xây bằng gạnh tro lò, lợp ngói mũi. Rêu bám tràn qua bậc thềm lên tận bức tường hè.
    Nom căn nhà im ỉm như khu miếu cổ. Không có người ở, cái sân gạch cũng xanh loang lổ rêu và đầy lá rụng. Trước nhà có một cây bưởi xum xuê. Vào tiết xuân cây bưởi nở hoa trắng xóa. Từ phòng học bên này tôi thường ngồi trước bàn sách, buồn bã ngắm những cánh hoa bưởi lặng lẽ rơi xuống. Thứ hương bưởi không có chủ bần thần đến hoang lạnh.
    Một hôm, trong bữa cơm, bố tôi bảo nhà tôi sắp có hàng xóm mới. Sẽ có một gia đình từ ngoài đê chuyển vào. "Ông Phúc nhượng lại khu nhà ấy có năm triệu đồng. Rẻ thật...", bố tôi xuýt xoa. Mẹ tôi chép miệng: "Ở đây đồng trũng nước chua, làm ăn gì cũng khó. Căn nhà ấy còn bán được là tốt".
    Tôi hồi hộp chờ đợi chủ nhân mới của căn nhà. Tháng tám, nắng thu vương vãi trên sân rêu. Những trái bưởi rám nắng, thả hương lãng đãng bay sang tìm tôi như để chia sẻ sự cô đơn. Mãi gần tối tôi mới thấy họ dọn đến - những người hàng xóm mới của nhà tôi. Một người đàn ông gầy gò mặc bộ quân phục cũ, chiếc ba-lô đeo trễ một bên vai. Theo sau ông là cô bé khoảng 17 tuổi gánh một gánh có vẻ không lấy gì làm nặng lắm. Họ đẩy cánh cửa cổng rít ken két bước vào sân. Tôi định đứng dậy sang làm quen với những người hàng xóm mới nhưng tôi cứ thấy ngài ngại. Có lẽ vì sự có mặt của cô bé. Tôi kịp nhận ra cô bé khá xinh. Toàn thân cô bé tỏa ra mầu trắng ngời như những bông hoa bưởi. Ðặt gánh xuống cô reo nho nhỏ chạy ngay đến chỗ gốc bưởi. Nhặt những lá bưởi vàng, cô ấp chúng vào giữa đôi bàn tay xinh xinh như hai cái bím tóc nhỏ của cô.
    - Huyền ơi, vào nhà dọn dẹp, con!
    Nghe tiếng người đàn ông gọi, cô bé giật mình chạy vào. Vậy là tôi đã biết tên cô bé. Tỳ tay xuống bàn tôi vẩn vơ suy nghĩ. Từ nay cây bưởi đã có chủ mới. Hương bưởi sẽ không còn cô đơn nữa. Nhưng không hiểu vì sao tôi lại thấy thoáng buồn.
    Mấy hôm sau tôi biết bác Tấn (tên người hàng xóm mới) là bệnh binh. Hơn ba mươi tuổi bác Tấn mới lấy vợ. Vợ bác cũng là bộ đội chuyển ngành. Họ lấy nhau, mười năm chưa có con. Các bác sĩ chẩn đoán cặp vợ chồng lớn tuổi này cả hai đều bị ảnh hưởng chất độc da cam thời chiến tranh chống Mỹ, cứu nước. Thuốc thang mãi, mấy năm sau người vợ mới có thai. Nhưng khi đứa bé chào đời thì người đàn bà đó không bao giờ được nghe tiếng khóc của con mình. Ca đẻ khó, các bác sĩ chỉ cứu được đứa bé. Ðứa bé ấy chính là Huyền.
    Ở cái vùng quê hẻo lánh này, tất cả thanh niên chúng tôi đứa nào cũng khát khao muốn vượt qua "cánh đồng làng". Mẹ thường động viên tôi: "Cố mà học con ạ, may ra mới thoát khỏi cảnh Bán mặt cho đất, bán lưng cho trời". Tôi được bố mẹ chăm sóc, tạo điều kiện cho ăn học. Nhà người hàng xóm mới không giống nhà tôi. Bệnh cũ tái phát, bác Tấn đau ốm liên miên. Cô bé Huyền phải nghỉ học từ lớp 10 để chăm sóc bố. Họ sống tằn tiện, có phần đạm bạc, không ồn ào, và cũng âm thầm như cái vùng quê heo hút này.
    Mùa thu qua nhanh, cây bưởi đã gần vơi hết quả. Bầu trời luôn xám xịt, thấp lè tè. Những cơn gió lạnh đầu mùa se sẽ vào vườn, rứt xuống đất những chiếc lá bưởi vàng cuối cùng. Buổi chiều chủ nhật tôi sang nhà người hàng xóm mới. Không thấy bé Huyền đâu. Người đàn ông ngồi im lìm trong nhà. Không đáp lại tiếng chào của tôi ông nói khe khẽ như đang nói với chính mình:
    - Nó đi rồi... nó đi thật rồi...!
    Tôi hiểu "nó" ở đây là Huyền. Ánh mắt người đàn ông vẫn đăm đăm nhìn ra ngõ. Ông thở dài lẩm bẩm:
    - Sao nó phải đi cơ chứ. Vào tận miền nam. Miền nam, tận miền nam...
    - Tại sao bác để cô ấy đi?
    - Nó nói nếu không để nó đi, liệu tôi có lo được tương lai cho nó? - Bất thần người đàn ông đứng phắt dậy đấm vào ngực mình bình bịch: - Tại cái bệnh chết tiệt này. Tại tôi hèn quá. Tôi không lo được tương lai cho nó... Tại tôi... Tại tôi...!
    Tôi buồn rầu nói với người đàn ông rằng lớp trẻ bây giờ đứa nào cũng muốn bay bổng, muốn vượt qua cánh đồng làng. Rằng ở xóm này những ai lớn lên không theo con đường học hành thì cũng phiêu tán ngược xuôi khắp nơi. Rằng không thể trói chúng tôi ở mãi cái nơi đồng trũng nước chua, không có nhà máy, không có khu công nghiệp này. Tôi nói một thôi, vẻ hùng hồn lắm. Người đàn ông lặng lẽ ngồi xuống. Khuôn mặt hốc hác của ông nhăn lại. Rồi ông ho. Những tiếng ho như muốn nổ tung cái ***g ngực lép kẹp của ông.
    Thỉnh thoảng tôi gặp người bưu tá đến nhà bác Tấn. Rút từ chiếc cặp vải sờn mép ông đưa cho bác Tấn khi là lá thư, khi là giấy mời nhận tiền. Mẹ tôi nói với bố: "Ông Tấn sướng, con Huyền làm trong miền nam lương cao, tháng nào cũng gửi tiền về". Bố tôi không mặn mà lắm với câu chuyện của mẹ. Người thủng thẳng: "Có lẽ nó sắp gửi cả một cô vợ miền nam về cho ông Tấn đấy". Mẹ tôi nguýt dài. Bố tôi bỗng cáu kỉnh: "Không à, tưởng gửi tiền về là đủ à. Ông ấy sống lủi thủi một mình, thanh niên thời buổi này đứa nào cũng thích đi xa, nhăm nhăm bỏ cả làng, cả quê...". Tôi không biết cô bé Huyền vào trong ấy làm nghề gì. Ngồi trong phòng học tôi nhìn sang căn nhà người hàng xóm. Cây bưởi trơ ra những cành gầy guộc không một cọng lá, run rẩy trong mưa. Cái sân gạch đầy lá rụng và rêu tràn xanh lên bậc hè. Tôi thấy bác Tấn cặm cụi ngồi đan cót. Dạo này bác đan cót nhập cho hợp tác xã. Mẹ tôi bảo: "Ông Tấn hà tiện, một tháng vừa lương bệnh binh vừa tiền con Huyền gửi về dễ đến năm trăm nghìn đồng. Có tiền mà chẳng dám ăn, chẳng dám uống. Thuốc bệnh chỉ toàn uống loại thuốc lá rẻ tiền". Nhiều đêm tôi nghe tiếng ho từ bên nhà người hàng xóm vọng sang. Mùa hoa bưởi chưa đến. Cái hương bưởi ngan ngát chưa về. Thay vào đó là mùi thuốc lá hăng hắc xông qua ô cửa phòng học của tôi.
    Năm sau tôi vào đại học. Ước mơ vượt cánh đồng làng của tôi đã thành hiện thực. Nghỉ hè tôi về thăm nhà. Phòng học giờ bố tôi làm nơi cất lúa khoai. Buổi tối bố tôi từ nhà người hàng xóm chạy về gọi giật:
    - Sang nhà bác Tấn ngay, bác trở bệnh nặng lắm. E không qua được.
    Tôi và mẹ chạy sang. Nhà bác Tấn đông nghịt người. Những người hàng xóm và các bác ở Hội Cựu chiến binh xã. Người ta bảo bác Tấn đang lóe sáng những phút giây cuối cùng, như ngọn đèn cạn dầu vụt sáng lên để rồi tắt. Bác vẫn nhận ra tôi. Bàn tay xương xẩu của bác khẽ vẫy, gọi tôi lại. Giọng bác thều thào, đứt quãng:
    - Cháu điện... miền nam... gọi Huyền... Huyền về, cái rương... rương này... bác gửi... gửi nhà cháu cho... cho nó...
    Bố tôi gật gật đầu, gương mặt xúc động tột độ.
    Gần nửa đêm, bác Tấn trở mình gọi mấy tiếng: "Con ơi. Huyền ơi..." rồi "đi". Không có tiếng gào khóc, những người chung quanh lặng lẽ lau nước mắt. Tiếng gió rú ào ào ngoài vườn. Trời lắc rắc mưa. Bản tin thời tiết báo đêm nay có gió lạnh tràn về.
    Hơn mười ngày sau cô bé Huyền mới từ miền nam ra. Hai cái bím tóc xinh xinh không còn. Thay vào đó là mái tóc ngắn, được ốp sấy kiểu cách. Bố tôi trao chiếc rương lại và bảo tôi sang giúp Huyền dọn dẹp căn nhà lại cho "đỡ hơi lạnh". Cánh cổng lại rít lên ken két. Tôi giúp Huyền cạy nắp chiếc rương được bác Tấn đóng đinh cẩn thận. Hình như đồ đạc trong rương bác đã sắp xếp, chuẩn bị từ lâu. Một chồng báo xếp ngay ngắn. Một bọc tiền gói trong hai lớp ni-lông. Trong bọc tiền là một lá thư có rất nhiều lỗi chính tả. "... số tiền chín triệu đồng gồm tất cả tiền của con gửi về và tiền lương của bố dành dụm cho con sau này... Bố lo cho con lắm...". Huyền vừa đọc thư vừa khóc. Tôi thắp hương lên bàn thờ bác Tấn. Trên bàn thờ không có ảnh của bác, chỉ có chiếc ba-lô bạc mầu. Chiếc ba-lô tôi đã trông thấy bác Tấn đeo trễ một bên vai hôm dọn về nhà này.
    Tốt nghiệp ra trường tôi quyết định xin về quê công tác. Căn nhà người hàng xóm vẫn còn. Huyền không vào miền nam làm nữa. Cô lập một trại trồng nấm tại làng. Mẹ tôi nói: "Con Huyền giỏi, vốn của nó bây giờ có đến vài trăm triệu đồng. Nó giúp hơn hai mươi đứa con gái thất nghiệp ở làng này có công ăn việc làm". Tôi vào căn phòng học cũ, mở toang cửa sổ. Cái sân gạch và khu vườn bên nhà người hàng xóm đã thành một khu trại nuôi nấm. Lảnh lót tiếng cười con gái. Cây bưởi vẫn đứng đó. Cái tán lá của nó nhô lên khỏi mái trại, xanh rì. Mùa hoa bưởi chưa đến nhưng hương thơm cứ ngào ngạt đâu đây...

    Nhân dân

  5. mit_xanh

    mit_xanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/12/2004
    Bài viết:
    1.100
    Đã được thích:
    0
    Chiều tím sông Giang

    Trần Quỳnh Nga


    Mới đó mà đã 20 năm qua rồi. Nhanh thật, nhanh như cơn gió nồm nam ngoài kia đang rào rạt thổi trên những bè lá dừa to trước ngõ. Thời gian đã biến cái không thể thành có thể.
    Lối rẽ vào nhà chị Nhạn phải băng qua một con hẻm nhỏ mọc đầy dứa dại và những cây giới quả vàng giống như những hạt ngô đỏ, thêm một khúc quanh dâm bụt là đến. Chị đang ngồi xổm trước sân chẻ củi. Củi đanh và khô rin rít. Thấy tôi, chị cười, hai bên tóc mai của xoăn tít hoe vàng và cái cổ gầy nhẳng mai mái của chị làm tôi muốn khóc. Nước mắt chảy vòng quanh. Chị tôi trước đây không thế, nhưng đã gần 20 năm qua rồi, thời gian có thể biến cái không thể thành có thể. Chị ôm tôi, nước mắt rịn ra làm ướt cầu vai áo tôi.
    - Cậu à! Chị không đi ở với cậu đâu, ngoài ấy xa làng xa xóm chị không chịu được.
    - Vâng, tôi sụt sịt khóc. Ðưa tay áo quệt ngang mắt rồi cười. Có ai bắt chị đi đâu, chẳng lẽ em về là chỉ có mỗi việc ấy.
    Nói vậy, chị Nhạn tôi hoạt hẳn lên, chị lăng xăng tìm ghế cho tôi ngồi, rót nước chè cho tôi uống rồi ngồi lại bên bậc tam cấp nói chuyện cùng tôi. Tôi xích ghế ngồi lại gần chị để chị bắt trứng tóc. Tay chị đưa nhẹ trên đầu tôi:
    - Sao tóc cậu bạc sớm thế?
    - Nòi nhà em đấy chị, em mới 30 tuổi thôi mà.
    Chị Nhạn không nói gì chỉ thở dài. Mới đó mà đã 20 năm qua rồi. Nhanh thật, nhanh như cơn gió nồm nam ngoài kia đang rào rạt thổi trên những bè lá dừa to trước ngõ. Ngày ấy đến giờ cây dừa có thay đổi gì đâu. Vẫn thế, mỗi năm một lần quả bói, trái nhỏ nhưng thơm và ngọt nhất trong vườn. Còn nhớ ngày trước, chị thường hái dừa cho tôi ăn khi mẹ tôi mang tôi sang gửi chị khi đi vắng. Rồi chị tắm cho tôi bên dòng nước sông Giang khi nước về đầy ăm ắp. Sông Giang là làng tôi gọi thế, nguyên nó là cái mương thoát nước thủy lợi về đồng, sông hẹp bằng một bước nhảy của chị nhưng với lũ trẻ chúng tôi đó lại là một dòng sông kỷ niệm mà đến sau này, dẫu có tắm ở biển tôi vẫn thấy nhớ thương đến lạ. Chị Nhạn tắm cho tôi bằng nùi rơm, chị vừa chà lưng cho tôi vừa cười, chị cười trước làn da đen như củ súng của tôi bằng nụ cười rất đẹp. Cười yêu, hệt như mẹ yêu con vậy.
    Hồi ấy cả làng tôi biết chị thương anh Hưởng. Nhà anh nghèo lắm, nghèo rớt mồng tơi, nghèo đến nỗi không có lấy bữa cơm nào nguyên vẹn huống hồ nói đến đủ no. Mẹ anh ốm đủ một năm 365 ngày ho quằn quại. Mỗi lần sang thăm bà, chị Nhạn cũng đều lén lau nước mắt. Chị muốn về làm dâu nhà anh, muốn làm lụng sắm cho được bộ bát tươm tất và thuốc ********* mẹ anh. Nhưng anh Hưởng không nói, chị cũng đành im lặng. Ðêm đêm hai người đi gánh nước ở giếng làng, gặp nhau đấy mà cũng chỉ ề à xã giao rồi ai đi đường nấy. Gánh nước trĩu nặng lại càng nặng thêm. Anh Hưởng về đêm không ngủ được chỉ biết đứng ở đầu hồi đi ra đi vào rồi thẽ thọt gọi tôi sang ngủ cùng. Tôi không thích, ngủ với anh chán lắm, dẫu anh có thức cả đêm quạt muỗi cho tôi, tôi vẫn không ngủ được bởi tiếng thở dài của anh và tiếng ho của bà cụ trong đêm nghe lục khục buồn buồn.
    Làng tôi nào có ai, thanh niên đi bộ đội cả. Chị Nhạn cũng mấy lần xắm nắm ra đi nhưng chưa được chấp nhận. Cha mẹ chị chết bom rồi, nhà chỉ còn mỗi chị, mẹ tôi không muốn để chị đi. Mẹ muốn chị ở làng tham gia du kích và cùng bà con tăng gia sản xuất. Anh Hưởng cũng thế, mẹ già như chuối chín cây không biết chừng nào khuất đất. Mẹ đẻ đã đành, bà cụ lại là mẹ nuôi ơn sâu như biển anh bỏ đi không đành nên nán lại ít lâu dẫu trong bụng nóng như lửa đốt, chỉ muốn đi bộ đội cho bằng anh bằng bạn.
    Rồi cũng đến lúc anh Hưởng đi. Chị Nhạn đưa anh hết cả một quãng đồng mà không nói được một lời nào, chỉ dứ dứ vào tay anh chiếc khăn tay thêu hai chữ "HN" in hoa nở xòe như con **** mầu đỏ đang bay rực rỡ. Cả đời anh Hưởng chưa bao giờ được thấy chiếc khăn nào đẹp đến thế. Nhưng cái mầu đỏ thì quen thuộc lắm, nó thắm như mầu hoa gạo đầu làng vào những độ tháng ba vậy. Anh nhìn theo dáng chị tấp tểnh chạy trên bờ đê mấp mô mà miệng ứ lại không nói được.
    Chị Nhạn ở nhà vào du kích. Ngày ngày chị đi làm đồng, đến đêm tham gia lớp bình dân học vụ. Chị học cùng chương trình với tôi. Chị chăm học lắm, cứ hễ đâu có chữ là dẫu đang làm gì chị cũng dừng lại để dịch và đọc cho bằng được. Hôm chị đem tấm khăn tay đến nhờ tôi viết hộ hai chữ "HN" in hoa mà chị ngập ngừng mãi. Tôi nào biết gì đâu, chỉ cười khi chị tâm sự rằng chị chỉ yêu anh Hưởng, điều đó đồng nghĩa với việc anh Hưởng sẽ làm trâu cho tôi cưỡi và làm diều cho tôi chạy vào những hôm trời đầy gió.
    Làng tôi vào tháng sáu, nắng cháy đỏ đồng, đất khô nứt nẻ và bụi cát. Mẹ tôi làm trên tỉnh tạt về thăm tôi rồi tất bật đi ngay. Tôi chỉ kịp ngậm vú mẹ một tí tẹo cho đỡ nhớ. Mẹ vạch áo, cởi miếng băng tang ba trên ngực để tôi đỡ sợ, rồi ôm lấy tôi. Vú mẹ deo lại như miếng cau khô dai nhách. Tôi đã bảy tuổi mà vẫn còn thèm sữa, mặc cho chị Nhạn trêu cười tôi vẫn không thể bỏ được dẫu mẹ cứ ba bốn hôm mới về. Có hôm đi học cùng chị Nhạn, tôi thèm sữa quá, nhớ mẹ tưng tưng khóc. Công việc khiến mẹ không thể ngồi thêm, mẹ trao cho chị Nhạn một số giấy tờ, một ít đường và tiền rồi đạp xe đi ngay mặc cho tôi chạy theo, gào khóc.
    Chị Nhạn đang ngồi trên cầu ao vớt bèo cám cho lợn. Chỗ ao bèo trước đây là nhà chị, bom nổ đúng giữa nhà khi cả nhà đang ăn cơm. Bố mẹ chị chưa kịp bưng bát. Cơm văng lên mái nhà bếp và những mảnh áo bay lả tả. Chị đứng ở chuồng bò chết đứng trân trối cho đến khi mẹ tôi kéo đi chị mới bàng hoàng khóc thét lên rồi ngất đi. Chị về sống với tôi, rồi quen. Chiến tranh làm cho con người không còn nhận ra mình nữa. Chị tỉnh như không, dẫu thỉnh thoảng tôi vẫn lén bắt gặp chị ngồi vầy giữa cầu ao mà khóc. Chị nhìn thấy một đàn cá tràu đỏ đòng bơi giữa khóm cỏ nước mà thương, hất hất cho chúng đôi tí cám thừa trong rổ rồi bó gối nhìn chúng ăn cho đến khi thấy động đàn cá biến mất trong đám bèo vừa kín.
    Từ hôm anh Hưởng đi. Chị Nhạn xin với mẹ anh chặt đi hàng rào dâm bụt chia giữa hai vườn cho thoáng. Bà cụ đã đi lại được, cọm cọm ôm rơm vàng trải lên giàn mướp đang độ nở hoa. Tôi theo sau bà như một con mèo nhỏ. Bà là một cây đại thụ đã trải qua không biết bao nhiêu là giông bão với hàng núi những kinh nghiệm thời chiến mà đến cả chị Nhạn nhiều khi cũng phải bật cười. Bà che cho những nụ hoa mướp vàng để tránh máy bay địch. Theo bà, chỗ nào có hoa trái ắt hẳn chỗ ấy có người ở. Thật ra, tôi không tán thành cách đó lắm. Ngoài đồng lúa vẫn xanh rì thì làm sao mà bọn Mỹ lại không biết được nhưng đi theo bà tôi có thể tìm thấy cả những cụ chuồn chuồn ngủ quên trên những cọng rơm khô hay những anh rắn mối béo mẫm ngơ ngác trên giàn đầy rơm mà cứ ngỡ tơ hồng ai vừa hong trong nắng.
    Năm tôi mười hai tuổi, chị Nhạn nhận được tin anh Hưởng hy sinh. Chị không khóc. Ðêm đêm chị tất tả gánh nước đổ vào đầy hai bể cạn trước sân nhà. Chị đi như chạy, hai ống quần ướt quẩn vào nhau làm chị suýt ngã. Tôi tất tả chạy sau liền bị chị mắng. Chưa bao giờ chị đuổi tôi đi. Ngồi học bài mà không vào một chữ. Ngọn đèn nhỏ ám khói đen quạch. Mẹ tôi hồi chiều có ý định về đón tôi đi với mẹ để tiện đi học. Chị Nhạn ngồi bệt xuống sân nhìn trân trân vào cây dừa như hồi bố mẹ chị mất. Mẹ tôi không nói gì ôm cứng lấy chị. Chị không ôm. Chị ngồi thế cho hết đêm. Tôi cũng ngồi. Tôi đã mười hai tuổi và đã thôi không còn bú sữa dẫu có đôi lúc vẫn thấy thèm thèm, nước miếng ứ lên cổ rồi vội vàng nuốt ực xuống. Tôi biết có một điều hệ trọng sắp sửa xẩy ra. Gần sáng, chị với tay ôm tôi vào lòng, nước mắt chị ướt cả mặt tôi kèm nhèm:
    - Cún này, em đi theo mẹ nhé.
    - Không, tôi hét lên - tôi không còn nhỏ để có thể khóc theo mẹ đòi bú sữa như ngày xưa nữa. Chị Nhạn gần với tôi hơn mẹ. Tôi ôm cứng lấy chị thì thầm - em sẽ không đi đâu, chị đừng buồn.
    Mẹ tôi đã đi từ sáng sớm. Mẹ đi không chào tôi. Mẹ tắt qua con mương trước nhà rồi ghé bà cụ mẹ anh Hưởng gửi cho chị Nhạn ít tiền. Mẹ biết đưa tôi đi lúc này là không thể. Mẹ không thể đối xử với chị như thế. Tôi vừa là em nhưng cũng là con của chị. Tôi khóc một mình mà không hề hay biết rằng đó là lần cuối cùng tôi gặp mẹ. Trên đường đi công tác, mẹ tôi hy sinh. Sau này khi tôi lớn lên rồi đi học, khi mẹ được truy điệu liệt sĩ, tôi mới biết lý do mẹ không về thăm tôi những năm sau này. Tôi òa khóc như mưa. Trái tim tôi đau nhói và hằng đêm tôi nằm mơ thấy đôi bầu vú mẹ tôi nhăn nheo. Bà vuốt tóc tôi và cười. Tôi lại thấy cồn cào nhớ một cái gì không rõ, nó giống như nụ cười chị Nhạn khi tắm cho tôi dưới sông Giang ngày nào.
    Năm tôi 17 tuổi. Chị Nhạn mơ hồ cảm thấy mất tôi khi tôi có bạn gái. Cô bé ở bên nhà thường được tôi cõng hồi nhỏ. Chị Nhạn mừng mà buồn. Nước mắt buốt tận ngực đau đau. Chị nhìn tôi. Bờ vai tuổi 17 và những buổi hẹn hò đêm đêm làm chị mất ngủ. Chị thẫn thờ. Tôi đã không còn bé con để rúc vào lòng chị, để chị kẹp chân những khi trời rét. Chị nhìn lên mái tóc ướt sương của tôi lòng rối như canh hẹ.
    - Cậu ướt hết rồi, để chị lấy khăn lau không bị cảm đấy.
    Tôi ngồi im trên ghế, cảm nhận từng ngón tay chị đan vào trong tóc tôi. Bàn tay hằng ngày nấu cơm giặt giũ và chăm tôi như chính con mình nứt ruột đẻ ra làm tôi bồn chồn.
    Tôi kéo tay áo chị lại trước mặt nói nhỏ:
    - Chị lấy chồng đi.
    - Cậu không còn cần chị nữa?
    Câu nói của chị làm tôi bàng hoàng. Tôi cố thanh minh rằng đó chỉ là vì tôi thương chị. Chị không nói không rằng bỏ lên giường nằm. Căn nhà rộng rênh. Bóng tối thu lại đáng sợ.
    Tôi không nói lại chuyện ấy thêm một lần nào nữa. Chị Nhạn cũng thôi không giận tôi. Tôi đi học xa nhà thỉnh thoảng mới tạt về thăm chị. Chị trông chậm đi, bàn tay khô gầy nhẳng vẫn chặt dừa cho tôi, khâu áo cho tôi và kể chuyện cho tôi nghe những ngày tôi đi vắng. Cho đến một ngày, tôi bắt gặp chị tiếp một người đàn ông lạ. Ðáng ra tôi phải mừng, nhưng đột nhiên tôi khóc. Nước mắt hậm hực lăn. Tôi trốn chị ra ngủ trong đống rơm mặc cho chị đi tìm đến phát khóc. Người đàn ông không nói gì, lẳng lặng đi ra đi vào trông tội nghiệp. Chị xoay xoay bàn tay gầy nhẳng của mình, chân ríu lại hết đứng lên ngồi xuống rồi òa khóc. Tôi cũng khóc theo, người đàn ông cũng khóc. Giọng ông khùng khục, chị đỡ ông loạng choạng. Tôi không cầm lòng chạy vào, cả ba ôm chầm nhau trước cửa.
    Chị Nhạn sống với người đàn ông đó đúng ba năm. Ba năm, quá ngắn nhưng cũng quá dài cho cuộc đời chị. Trong thời gian ấy, chị hai lần đẻ nhưng đều không thành. Người đàn ông đó bị chất độc da cam. Những đứa trẻ không thành người đó chỉ sống với chị được ít ngày rồi mất. Chị gắng sống đến kiệt quệ khi người đàn ông ấy cũng bỏ chị mà đi trong một đợt sốt cao. Tôi về chịu tang ông như chịu tang cha, tôi mặc áo xô gai đi giật lùi thỉnh thoảng nghe tiếng chị nấc khan mà lòng như muối xát. Chị Nhạn khóc kêu trời ơi, chị kêu con chị, chị kêu mẹ tôi, kêu anh Hưởng, rồi chị kêu tên tôi. Chị không còn nhận ra mình nữa. Chị lần lại phía mộ ném cho chồng một nắm đất rồi đi ra tựa lưng vào tôi.
    Tàn chiều mầu tím tím. Lúc trời nhá nhem, nhìn những con dơi nhập nhằng bay, chị mới giật mình, ngạc nhiên nhìn tôi ngủ gục ngon lành bên mộ ông. Chị lay tôi dậy, lau mặt cho tôi rồi cùng nhau về. Chị đứng nép bên tôi. Bóng tối làm chị sợ hãi. Ði qua chỗ sông Giang chị không thể nào bước nổi, bàn chân dẫm vào thành xi măng run run. Tôi cõng chị nhảy qua con nước. Chị nói chị nhớ ngày xưa, nước mùa này cạn khô, không còn bóng trẻ con cười đùa vui như ngày trước nữa...
    *
    * *
    - Cậu nghĩ gì vậy? - chị vừa đưa sợi tóc sâu cho tôi.
    - Em nhớ dòng sông.
    - Xã xây kênh mương nội đồng hết rồi đâu còn cỏ dạt hai bên như ngày xưa mỗi lần nước về nữa.
    - Cũng phải thế thôi chị ạ.
    - Ừ - chị cười, bóng tối dâng trong mắt chị - Cậu ngủ lại đây nhé.
    - Vâng.
    Ðêm. Ánh trăng đổ đầy hoa cau thoang thoảng.
    Nhân dân

  6. mit_xanh

    mit_xanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/12/2004
    Bài viết:
    1.100
    Đã được thích:
    0
    Bên kia giấc mơ màu hạt dẻ

    Nguyễn Quỳnh Trang


    1. Mệt. Giá có thể buông lơi tay lái. Nằm gục giữa đường. Đừng dậy nữa. Đừng dậy.
    Phố hờ hững phố, người hờ hững người. Nắng buông thả trượt trên đọt lá gầy. Dừng lại năm phút nghe tiếng nắng thở héo hắt, lạo xạo. Hâm đấy. Điên đấy. Lại đi. Điểm đến là gì mà loài người cứ cặm cụi đi...
    Li bảo, tôi đưa cô đi chụp hình nhé. Hôm nay mùa hạ nắng đẹp. Em nhìn Li. Nắng đẹp thì sao? Mùa hạ thì sao? Năm nào chẳng bằng đó mùa. Mùa hạ nào chẳng có nhiều đến thế nắng. Mùa và nắng lướt qua chỉ kịp làm người nhoi nhói đau. Li lắc đầu kéo em xềnh xệch lên xe.
    Ngửa cổ nhìn trời, nắng rát mặt. Em không đeo khẩu trang giữa phố ngột ngạt nóng, ngột ngạt bụi. Nắng hun hai cánh tay bầm đỏ. Em mặc chiếc áo hai dây. Thách thức cùng mặt trời. Li cũng áo thun, quần ngố, đầu trần phơi mình trong ánh gắt. Hắn nói. Cô điên rồi. Tôi điên rồi. Rõ là hai đứa điên. Lang thang đúng 12 giờ trưa. 390C. Nhìn quanh chẳng một bóng râm. Gió Phơn - tây nam luẩn quẩn thổi. Không gian đặc sệt mùi nóng. Mồ hôi rịn ra từ các lỗ chân lông nhớp nháp. Chốn này, cỏ hoang, hoa tím dại, cát, cát và cát... Em cởi áo nằm úp mặt vào cỏ. Li bấm máy lạch xạch, thì thầm. Đẹp. Đẹp thật.
    Có tiếng còi tàu vọng về từ xa vắng. Vồng cát trườn lên gió theo một bản nhạc buồn. Li ngồi xoãi chân đặt em ngồi vào lòng. Lá cỏ chạm vào da thịt ram ráp. Từng nhịp từng nhịp hun hút sâu vô tận. Em ngậm một thân cỏ nheo mắt nhìn bốn phương tám hướng. Nước sông luồn qua bãi lau róc rách róc rách. Li ôm lấy tóc em ghì cứng trong hai lòng bàn tay ngón thon lào thào, lâu lắm mình mới gặp nhau... em quay mặt nhìn Li mơ hồ, trên thái dương Li, nước ứa từ lớp da chảy ròng ròng. Em và Li chưa bao giờ từng yêu. Li ngập ngừng, cô không yêu... thật sao? Em cười, tiếng cười băng lạnh, rơi lạo xạo giữa thinh không thành chuỗi sỏi chứa lắm nỗi muộn phiền.
    Nắng vẫn ngằn ngặt nóng. Phía bên kia giấc mơ là khoảng không.
    Li hỏi, chụp thế nào đây, áo này lên hình không đẹp? Em đứng giữa gió trời thay áo. Cát buông vài hạt lên má, phủ lấp lánh trên thân mình. Chẳng có gì mà Li tự dưng quay đi ý nhị. Tự bên trong em trào lên cảm giác lạ. Sau mỗi tin nhắn chán đời thèm chết của em (trước hết gửi cho anh, sau là rất nhiều người không buồn ngó tên), Li luôn luôn (và có mãi mãi?...) là người trả lời đầu tiên. Rất nhanh.
    Hỏi em ở đâu. Li đến bên. Vẻ mặt lo lắng. Li đưa em đi chơi. Em ngồi sau. Mặc Li muốn đưa đến đâu thì đến. Trong đầu không chút khái niệm nào. Nhìn cảnh vật xung quanh ơ hờ. Sợ phải nói chuyện. Muốn rút mình vào im lặng. Sợ con người nhưng lại luôn thèm khát có hơi người ở bên. Một khối mặc cảm. Một khối mâu thuẫn. Không lí giải nổi. Mà việc gì phải lí giải.
    Li bảo bình tĩnh nhé, bình tĩnh, sẽ có lối thoát. Có đấy. Quan trọng là cô có muốn tìm không. Mặt Li phúng phính, môi Li cong cong vẻ hờn dỗi non trẻ, mắt Li màu nâu đen đa tình. Li không gợi lên một chút gì về anh, nhưng Li làm em nhớ anh. Một ngày không xa anh đã đưa em đến đây, cũng vào buổi trưa, trưa mùa đông hửng nắng. Em kéo chiếc khoá áo, cởi bỏ từng chút nặng nề mùa đông.
    Lần đầu tiên anh nhìn em từ tận sâu vồng cong ngan ngát mùi cỏ nâu. Anh bế em lên quay vòng trên cát. Dấu chân in yêu thương. Hai yêu thương bốn yêu thương hàng chục hàng trăm hàng ngàn yêu thương. Không đếm nổi, làm sao đếm nỗi cảm xúc mạnh mẽ của mình. Khi ấy, em còn biết cười. Anh có thể, người đàn ông cuối cùng.
    Li gào lên, là thằng nào chứ, là thằng nào... Tiếng kêu vừa thốt ra đã bị cát chặn lại. Li ôm ngực ho sặc sụa. Mặt đỏ bừng, thân nóng rẫy. Cát bốc lên chặn hết tầm nhìn. Cát đi hoang, cỏ đi hoang, một thân thể đàn ông đi hoang, một thân thể đàn bà đi hoang. Và hai trái tim hấp hối chết trên đỉnh trời.
    2. Em ngồi trong phòng kín, máy lạnh ri ri chạy, lấy tay che miệng ngáp. Phạm đi xuống, buồn ngủ thì cứ gục xuống bàn tự nhiên, cấm rủ người khác ngủ cùng. Cả phòng phá lên cười. Lúc sau, em nhận được tin nhắn. Ngủ với anh nhé. Phạm đứng trên bục thuyết trình nháy mắt. Em delete. Ngả đầu xuống. Lần này thì ngủ thật. Ngủ rất sâu...
    ...Này mắt ướt của sóng, này nụ hôn của sóng. Sao ào ạt mãi nhiều chiều nông nổi? Dòng phả một hơi nóng ngang qua mặt. Em nằm trên người Phạm, hơi thở bấn loạn, không cảm giác. Phạm lật em xuống phía dưới. Em thoát ra khỏi Phạm. Đẩy Phạm về một phía. Lòng chan chứa kiêu hãnh điên khùng. Chỉ có em. Duy nhất em. Kẻ chiếm hữu. Kẻ thống lĩnh.
    Phạm lấy bia tu ừng ực. Chất men chảy qua khoé miệng, chảy qua kẽ tay, nhễu giọt dài trên cát. Cát bốc hơi ngun ngút. Nắng dội sầm sập trên đầu. Mặt Phạm nhăn nhúm chuyển màu. Màu vàng bia thành sền sệt máu đỏ. Vẫn từng vết từng vết trên cát. Có phải trinh tiết em tự trọng em cô độc em đang ứa máu... Phạm tròng quần áo lên người đi về hướng Tây. Mờ mịt ảnh hình. Phạm tan vào cát. Lào xào tiếng cười... Tiếng mặt gỗ bóng bật vào thanh sắt... Tiếng chuông điện thoại...
    ...Em ngớ ngẩn tỉnh dậy. Phạm đang lúi húi cất tài liệu vào chiếc cặp đen dày cộp. Một nữ sinh chống tay lên bục, ngực thì xẹp lép mà cố ưỡn cong về phía trước. Phạm vuốt ve cô ta bằng mắt, thi thoảng liếc sang phía em ngồi. Em xô ghế đứng dậy. Vuốt lại tóc. Gửi Phạm một cái nhếch miệng. Chỉ có thế. Dù gì Phạm đã tặng em chút cảm xúc. ƯÂ thì trong mơ... Mà mơ gì mà mơ, bụng dưới em đang quặn lại, âm ấm nóng.
    Nếu Phạm nhanh chân đi về phía em như mọi khi, rất có thể lần này em sẽ theo Phạm đi một bản khiêu vũ giữa trời nắng tắt. Phạm vừa ôm chặt em chuyển động theo những vòng xoay huyền bí, vừa nhìn đồng hồ lo về nhà với vợ đúng giờ. Không sao, em nhắm mắt. Tưởng tượng. Phạm là anh đấy. Là anh.
    Em tự nhóm lên nỗi hoài cảm xót xa, tự thổi cho mình bay lên bồng bềnh. Em mượn tạm thể xác Phạm. Khiêu vũ nhé, nhịp tim, nhịp bước. Em luôn tiến chân, còn Phạm phải lùi. Em dìu dặt đưa Phạm vào điệu nhạc nồng nàn, phấn khích. Em đưa Phạm vào u uẩn giấc mơ của chính em... Mà sao Phạm đứng yên. Năm ngón tay luồn vào quai cặp day dứt. Phạm luôn là người đàn ông chủ động. Phạm không chấp nhận. Phạm vẫn đứng yên.
    Cô nữ sinh chồm cả người lên thì thào vào tai Phạm. Cô ta rũ người cười. Phạm không cười. Phạm nhìn em. Em khuất sau hành lang rồi.
    Hôm nay, buổi hội thảo cuối cùng. Em vẫn vẹn nguyên đi tìm hơi thở của anh.
    3. - Con điên ấy. Có gì mà nói... Phạm châm thuốc hút. Khói bảng lảng bay trên khuôn mặt Li. Cô ấy gầy đi nhiều. Li thở dài. Cứ úp mặt lên cỏ khóc run cả vai. Phạm co chân đặt lên chiếc ghế bên cạnh, bập bập điếu thuốc quanh vành môi nhơm nhớp mùi bia. Ngón tay cái bấm tin nhắn nhoay nhoáy. Một tin, save, send cho chừng hai chục số điện thoại khác nhau, hơn hai phần ba dành cho lũ sinh viên ngớ ngẩn. Con nhỏ đặc biệt, khuôn mặt u uẩn gợi tình, mắt miệng cười thơ trẻ, áo sao mỏng quá, lúc nào cũng hở khoảng lõm trăng trắng. ánh nhìn mạnh mẽ quất ngang mọi nỗi thèm muốn ứ đầy. Chưa từng trả lời tin nhắn. giá chỉ một lần...
    Li giơ hai bàn tay lên, nhìn sâu vào trong đó tuồng như muốn chọc thủng da, chọc thủng tế bào, chọc thủng mạch máu. Bàn tay từng nắm lọn tóc dài của cô buông theo gió bay. Còn chút hương thừa nào đọng lại... Máy Li rung nhịp nhịp. Li cầm máy, thở dài âu sầu. Thêm một cái hẹn với bạn gái. Tính đủ một tháng rồi, đến ngày cho nàng rời khỏi thôi.
    Chấm dứt. Rồi tránh đi để đừng nhìn thấy mặt nhau. Li tính thầm, chừng ba mối tình một lúc. Chẳng để làm gì. Nhạt hoét. Lo lắng quẩn quanh. Còn cô ấy, đến rồi đi, đi là biền biệt. Tình nhỏ thoảng qua. Được nhiều ở cô ta mà nào tốn kém gì. Không lời nói, không nụ cười, mặt lúc nào cũng lành lạnh nhưng Li thấy thoả mãn. Luôn đạt đến đỉnh cao trào. Chỉ cô ta mới làm được.
    Li khoác túi đứng dậy, chào Phạm, bước chống chếnh. Phạm giơ cao di động, chao nghiêng tìm chút ánh sáng hắt vào, đọc mấy tin nhắn vừa gửi đến. Mấy giờ nhỉ... 20 phút cho một cuộc hẹn bí mật... kịp không...
    4. Em nằm nghiêng dưới một bầu trời đầy sao lạ. Đọng trong khoảng không là những vũng tối mờ ảo. Giăng mắc cánh đom đóm lập loè ven vùng hoa trắng dại. Loài hoa không rõ tên gì huyễn hoặc một làn hương lan toả đều khắp màn đêm. Ngày qua ngày, em tìm kiếm điều gì trong muôn mặt người xa lạ? Làm gì có hơi ấm nào từ muôn trái tim hoang đàng, bất lực và rất mực phù phiếm quanh em...
    Em xoay người trở dậy. Tháo chạy. Gió rin rít đuổi theo. Đá sắc cạnh cào nát bàn chân. Bàn chân tươm máu. Kệ. Cứ chạy. Không thể dừng được nữa. Bản năng quẫy đạp. Lí trí ngủ quên.
    Một khoảng trống đen ngòm chụp thẳng lên người em. Em sảy chân rơi vào miệng vực. Những miệng vực nằm len lỏi đâu đó quanh vùng đá sỏi cằn khô này. Những miệng vực dành riêng cho kẻ tuyệt vọng. Cơ thể em mất thăng bằng, không còn cảm giác về trọng lượng.
    Rơi... Rơi... Rơi...
    ...Vẫn tiếng gió rít sượt qua mang tai, âm u đỉnh đầu. Mùi cô đơn ma quái ẩn nấp. Loang loáng những vết sáng ký ức chạy dài. Này là khuôn mặt đẫm nước của mẹ, này khuôn mặt nhăn nhúm sầu muộn nơi cha. Này những trò chơi nghịch dại thủa nhỏ. Mấy đêm trốn nhà nằm co ro ngoài hiên đời mưa bão. Tháng năm cắp sách đến trường chỉ để kịp nhét vào đầu nhiều luận điệu lừa mị của người lớn. Đoá hoa cho nụ hôn thơ dại. Ngày đầu tiên bước chân vào vương quốc đàn bà, nhờ anh... ở nơi tận cùng thế giới cho em gặp lại nhiều điều em bỏ quên.
    Em rơi
    rơi...
    rơi...
    ... Bất chợt. Thấy mình ngừng lại ngay giữa thinh không. Một tấm lưới mỏng như thể của một con nhện cái khổng lồ nào giăng ra chờ mồi thơm sập bẫy. Em nằm yên tưởng ngất lịm. Thấy anh đứng phía trên miệng vực, hai tay cầm chặt đầu lưới. Bên này là Li. Bên kia là Phạm.
    Em toài người bò về phía anh. Chới với. Chới với. Phạm cùng Li ra sức kéo. Anh đứng yên, thản nhiên nhìn. Em trườn từng chút một về phía anh. Tấm lưới chảy nhão tựa hồ rất mỏng manh. Em đến rất gần anh rồi, chỉ cách một sải tay. Anh chìa tay cho em nắm đi. Rất nhanh thôi, em sắp được cứu thoát rồi.
    Phía bên kia, Phạm và Li nhoài hẳn người ra. Bàn chân em nằm gọn trong tay họ. Em bám chặt vào tấm lưới, mắt nhìn anh đăm đắm, chờ anh. Anh vẫn im lìm. Là pho tượng chết. Da tay em tróc từng mảng lớn. Thịt đỏ thắm phơi ra dưới ánh đèn đom đóm. Máu không chảy vì thân xác em đã khô kiệt nước.
    Cứ thế để em cảm nhận sự rách toạc của cơ thể. Mười ngón tay vẫn bám chặt vào lưới. Hai cổ chân vẫn nằm yên trong tay Phạm, tay Li. Đầu và thân mình em rơi thẳng xuống phía dưới. Đáy hố hun hút sâu. Mọi giác quan tê liệt. Em chết.
    Trước khi tim ngừng đập, em kịp nhận ra. Trên vực là anh mà không còn anh. Chỉ là một thi thể nơi từng giấu một linh hồn phiêu bồng lãng mạn. Linh hồn đó dao du về chốn nào rồi, em không biết. Bên kia thế giới liệu anh có đứng chờ em?
    5. Ba người đàn ông ngồi trong quán bia tại trung tâm thành phố. Họ bàn bạc, tán róc, chửi đổng... Li là người gợi lại chuyện cũ đầu tiên. Phạm bảo. Uổng thật. Nó đẹp thế. Hình như bị câm. Tên gì nhỉ, quên biến mất rồi... Li nói. Dẹp mẹ hết đống đàn bà con gái đi. Rách việc. Mệt người.
    Nhân vật Anh thở phào. Một tháng chứ mấy. Bám lấy mình tựa hồ cứu tinh đời nó. Đồ cả tin. Tình yêu? Ngôn từ bóng bảy, sáo rỗng. Sao mà dai như đỉa. Nào tin nhắn, gọi điện, tìm gặp ời ời cả lên. Mà để làm gì... Chết phiền. May quá, lần này thì nó đi thật. Đi thật rồi...
    6. Cô gái ngồi trên ghế đá ở vườn hoa. Nhắn tin cho người quen. Nhắm mắt thư dãn. Một luồng ánh nhìn đan chéo vào sau gáy. Nhột nhạt. Khó chịu. Day mặt qua. Thấy con nhỏ đứng tần ngần. Tóc dài, da trắng, môi bợt, cặp mắt dài dại, nước bọt nhễu qua miệng, chảy dài trên cằm. Con nhỏ mặc chiếc quần bệnh nhân cũ xỉn. áo vo viên cặp vào nách. Cởi trần. Chẳng mặc áo lót bên trong. Cứ tênh hênh nhìn cô.
    Cô gái đứng dậy, đi ra chỗ khác, tránh con nhỏ. Con nhỏ đi theo. Cô đứng đâu. Nó bám riết đến đấy. Cô tự dưng sợ. Thấy gai gai khắp mình mẩy. Con nhỏ nhào qua, chộp lấy di động đang cầm hờ trên tay nhà báo. Nhà báo hét lên. Hai bóng áo trắng lướt tới, túm lấy tóc con nhỏ, quặt tay con nhỏ ra sau, khống chế. Họ luôn miệng xin lỗi xin lỗi.
    Nhà báo run run. Không sao... không sao... Con nhỏ hét. Lâu lắm nó mới nghe thấy giọng chính mình. Điện thoại... liên lạc... loài người... Giấc mơ... màu hạt dẻ... Phía bên kia.. có gì... rỗng không... rỗng không... Tiếng kêu của nó bị bàn tay hộ pháp của chị y tá chặn lại. Nó bị lôi đi, bị đẩy vào sau cánh cổng gỗ dày. Tiếng khoá lách cách. Cô nhà báo cất di động cẩn thận vào trong túi. Dắt xe về. Tự dưng thấy tồi tội con nhỏ thất tình. Một ngày trong bệnh viện tâm thần lấy tin thật quá tải cho dây thần kinh vốn đã căng phồng chực đứt của cô. Cô dâng lên cảm giác mệt.
    Mệt. Giá có thể buông lơi tay lái. Nằm gục giữa đường. Đừng dậy nữa. Đừng dậy...



Chia sẻ trang này