1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Truyện ngắn

Chủ đề trong 'Đất Sài Gòn' bởi 7miles, 06/05/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. zenviet

    zenviet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2006
    Bài viết:
    409
    Đã được thích:
    0
    có kẻ say tít cung mây vẫn gào: tui tỉnh tui tỉnh và viết nhoay nhoáy đấy
  2. wings

    wings Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    3.552
    Đã được thích:
    4
    Nếu em hỏi anh rằng "Anh yêu em hay yêu cuộc sống của mình"
    Anh sẽ trả lời ngay rằng "Anh yêu cuộc sống".
    Có thể là em bước đi nhưng em không bao giờ biết rằng em chính là cuộc sống của đời anh.
    Nếu anh là giọt nước mắt trong em,thì em sẽ khóc để anh lăn xuống chạm vào môi em .
    Nhưng nếu em là giọt nước mắt trong anh thì anh sẽ không bao giờ khóc bởi vì anh không muốn mất em.
    Đó là sự thật.
  3. FJX

    FJX Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    5.880
    Đã được thích:
    0
    Mèn, truyện trên ngắn thí ớn lun.
  4. reco

    reco Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    186
    Đã được thích:
    0
    Vô cùng thanh thản​
    Thế là ông đã nằm xuống. Nằm xuống vĩnh viễn.
    Khi còn sống, cứ mỗi tối, sau chương trình thời sự của đài truyền hình, là ông đứng ra khỏi bàn, chậm rãi đi vào buồng ngủ. Trong đó, có một chiếc cassette kiểu cũ. Cũ những còn tốt chán, được đặt ở cái kệ nhỏ ngay đầu giường, để ông nằm nghe thông tin. Ông rất thích chương trình "Cây cao bóng cả" của đài. Khi nghe những người làm chương trình "Cây cao bóng cả" nói năng thưa gửi các cụ lễ phép, kể những câu chuyện ân tình có trên có dưới, ông cứ nở từng khúc ruột. Cứ như họ đang nói về gia đình ông vậy. Nhiều khi vừa nghe, ông vừa suy nghĩ miên man, hết về thằng cả lại đến thằng hai rồi đến đứa gái út; hết về con trai, con gái lại đến con rể, con dâu... Rồi ông mỉm cười... mãn nguyện.
    Các con ông giờ đã nên người tử tế, ngoan ngoãn cả. Gớm, ai mà biết trước được, cái thằng con đầu của ông, giờ làm đến chức vụ trưởng tổ chức của một bộ quan trọng, theo đúng nghề của ông. Thằng thứ gánh chức hiệu trưởng một trường trung học phổ thông tăm tiếng. Còn đứa gái út, xưa hiền hiền là vậy, nay lại mang trên vai trọng trách của một chánh thanh tra ngành. Đấy là chưa nói đến dâu rể của ông, đều ở cái chân, ít nhất cỡ trưởng phó phòng của một cơ quan. Không có tư cách đạo đức, không giỏi chuyên môn, đố có đảm đương được những trách nhiệm đó. Đất nước rồi đây nhờ cả vào thế hệ chúng nó đấy. Thật là phúc đức quá. Cũng bõ cả đời ông lăn lộn, phấn đấu. Cũng thoả tâm nguyện ông từ thuở mười lăm, khi ông trốn nhà theo kháng chiến. Ngẫm về chúng nó, ông yên lòng lắm.
    Trong lúc ông trở bệnh, bà đã gọi điện cho con cháu về. Chỉ tiếc, ông chẳng kịp gặp mặt đầy đủ các con. Không biết thằng cả với vợ chồng đứa gái út vướng gì mà chưa về để ông gặp mặt lần cuối. Còn vợ nó, ông cũng chỉ kịp đưa mắt nhìn, rồi thở hắt ra. Nhưng, ông không giận chúng. Các con ông đều hiếu đễ. Khi sống, ông ghi nhận điều đó. Chắc chắn, chúng gặp chuyện bất khả kháng. Chứ không thể có chuyện gì quan trọng hơn là chuyện ông đang sắp sửa từ giã vĩnh viễn cõi đời này. Nên, ông tha thứ cho chúng. Nên, ông yên lòng ra đi. Thanh thản!
    Gã nhấp nhổm ngó nghiêng ra cửa quán. Hẹn hò cái kiểu quái gì mà giờ chưa thèm vác mặt đến. Quá nửa giờ đồng hồ rồi. Trời đổ tối cũng đã lâu. Ly cà phê gã gọi vẫn nguyên, và không còn nóng. Đã ngồi vào quán mà chẳng lẽ lại không gọi cái gì, chứ lòng dạ nào để tống vào họng cơ chứ. Nhận được điện thoại ở quê, báo bố ốm nặng, gã đã cho vợ con về từ chiều. Phần gã, còn vướng chút việc làm ăn tối nay. Gọi là việc làm ăn, nhưng mà còn hơn cả làm ăn ấy chứ. Từ ngày mới mon men có tí chức tí quyền, gã càng thấy cổ nhân nói chẳng sai bao giờ. Buôn gì cho bằng buôn... vua. Tức là buôn chức ấy mà.
    Ngồi cái ghế quản lý, ở cấp nào, dù to hay bé, cũng là làm chính trị hết. Đều phải lãnh đạo cấp dưới bằng chủ trương đường lối hết. Cứ chủ trương đường lối mà nện xuống cấp dưới. Chớ có dại mà sáng tạo tối tạo cái gì. Sai đâu, cấp trên chịu. Cấp trên sát mình không chịu, thì cấp trên nữa chịu.
    Nói vậy thôi, chứ chẳng có cấp nào chịu hết. Cùng lắm, tất cả ngồi lại với nhau kiểm điểm, rút kinh nghiệm, sửa sai, là xong. Chứ bao nhiêu vụ xảy hậu quả tày trời, có thằng mẹ nào bị đi tù, bị chém đầu đâu mà lo. Ngồi vào ghế quản lý, vốn đã chẳng mất, còn lãi thì cứ ào ạt tự chảy vào túi mình. Mà càng ngồi vào cái ghế cao, lãi chảy vào túi càng nhiều, càng chẳng phải động chân động tay trực tiếp vào cái khỉ mốc gì cả. Tất tần tật đã có một đội ngũ thư ký.
    Cần xây dựng kế hoạch hoạt động của đơn vị ư? Có cả một đội ngũ chuyên viên cấp dưới bàn thảo, tư vấn, lên văn bản. Cần diễn văn chủ trì hội nghị ư? Có thư ký chấp bút! Cần kết luận một cuộc họp bàn thống nhất chủ trương hoạt động ư? Có thư ký chấp bút! Cần phát động phong trào thi đua nhân một dịp kỷ niệm nào đó ư? Có thư ký chấp bút!... Nghĩa là, gã chỉ cần có mặt tại cuộc họp, rút trong túi ra một tờ giấy nhỏ, và... đọc. Ngay cả đến giờ giấc, cách đi đứng, khi đến nơi này, lúc tới chỗ nọ của gã, cũng được thư ký nhắc nhở, lên thời gian biểu. Đấy là gã mới ngự toòng teng ở cái ghế cấp vụ thôi đấy nhé.
    Tất nhiên, cái vụ này cũng khá nặng ký. Bởi, là vụ tổ chức. Là cái vụ có tiếng nói trọng lượng trong những dịp sắp xếp nhân sự của bộ. Rồi, người chuyển đi, kẻ ở lại bộ, đều phải qua cầu gã hết. Gã thường tâm niệm, chẳng dại gì mà sống như cha mình hồi trước. Liêm khiết ư? Chính trực ư? Thật thà ư? Thời buổi bây giờ không thể thế được. Để lúc hạ cánh về hưu, uống nước lã à? Mà có muốn sống như vậy, thiên hạ cũng chẳng để yên, chúng nó sẽ tìm cách nhuốm bùn mình là cái chắc!
    Vì thế trước nay, ai đến cửa gã xin xỏ chẳng thể bằng nước bọt. Chỗ ngồi thấp thì mang theo gói nhẹ. Chỗ ngồi cao thì cắp đến gói nặng. Mà nặng nhẹ bây giờ ai người ta tính bằng trọng lượng. Có khi, chỉ cái phong bì nhẹ tênh, mà nó nặng tương đương con ôtô nửa tỉ đấy. Thế mà lại hay. Vừa gọn nhẹ, vừa kín đáo. Cũng có khi... phong bì là... cái "vốn tự có". Khi đó thì, hấp dẫn lắm.
    Nhớ lần đầu tiên gã nhận "cái phong bì" đó, cũng run. Nhưng, nàng quyến rũ quá, nên gã không cưỡng lại nổi. Gái một con cũng có khác, thật đằm. Không nhơn nhơn, không trơ trẽn như mấy đứa con gái mới lớn. Nàng mất chồng đã mấy năm, rơi cảnh khó khăn, muốn được chỗ ngồi có chút thu nhập ổn định để nuôi con, thế là mang "phong bì" đến cửa gã. Thoạt đầu, gã nghĩ lợi dụng nàng đôi lần, để giải toả cơn buồn chán bà vợ sồ sề, không để tâm chuyện làm duyên. Nhưng bập vào nàng rồi, gã chẳng dứt ra được. Thế là dăm bữa nửa tháng, gã phải gặp nàng. Nhiều dịp, kiếm cớ đi công tác xa, đón nàng cùng đi. Trời, đàn bà một con không chồng, đã lắm. Lâu dần, gã đâm nghiện cái món "phở" này.
    Sắp tới, trên bộ khuyết cái chân thứ trưởng. Nhiều kẻ đang mon men để tiếm chỗ, trong đó có gã. Không chạy đua nhanh thì... hỏng. Bố đang ốm nặng. Đấy là mẹ gã báo thế. Gã chắc mẩm, cụ bà chúa lo xa, nên nói quá lên. Chứ mới đầu tháng gã về, cụ ông còn chắc chắn lắm. Cho vợ con về trước là gã yên tâm rồi. Gã phải gặp bằng được tay thư ký của thủ trưởng đã. Biết đâu lại chẳng có tin vui, mai mang về quê báo cho ông cụ mừng. Ông cụ thấy con cái tấn tới, sẽ mĩ mãn lắm.
    Gã không dám đến nhà hắn ta. Đến đó, lại đụng phải những kẻ cũng đang tấp tểnh như gã thì sao. Mà cũng không dám mời hắn ta đến nhà mình. Cái nhà hắn to lù lù giữa phố, ai đến ai đi, tai vách mạch rừng khó tránh. Đành phải cố nì nèo hắn ta đến cái quán này vậy. Gã đã chuẩn bị phong bì. Không phải một mà là hai. Một nặng hơn, cho thủ trưởng. Một nhẹ hơn, cho hắn. Làm cái thằng thư ký loong toong thôi, nhưng những lúc nước sôi lửa bỏng như thế này, cũng có giá ra phết. Thôi đành. Đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn. Rồi, nếu gã ngồi được lên ghế cao hơn, tự khắc sẽ có những kẻ khác nộp mạng.
    "Anh đợi lâu chưa". Câu hỏi làm gã giật mình, ngẩng phắt lên. Tay thư ký nhe răng cười nhìn gã. Cười cái con khỉ, nóng ruột chết cha đây! Trong đầu bức bối với câu chửi thề, nhưng gã lại toét miệng, nịnh bợ: "Cũng mới mấy phút thôi".
    Vừa lộn ngược chiếc váy ngủ qua đầu, thị vừa với tay lấy con Nokia tắt máy. Thế là chắc ăn. Thế là những cơn hứng tình của thị không còn bị chuông réo cắt ngang, không làm thị xẹp lép. Thị sẽ tha hồ lặn ngụp vào những đợt khoái cảm triền miên, vô tận cùng người tình. Thị nằm sóng soài xuống giường, trong tư thế của kẻ bị hành hình bằng bốn con ngựa kéo thân xác ra bốn phía thời trung cổ. Thị lim dim đôi mắt, tận hưởng luồng khí mát lạnh từ chiếc điều hoà nhiệt độ phả ra. Ngay lúc đó, một gã đàn ông lực lưỡng từ buồng tắm bước ra, đưa mắt hau háu nhìn người đàn bà. Đột ngột, gã đổ ập cả thân mình lên thị.
    ***
    Thị dính với gã gần một năm trở lại đây. Gã là giám đốc một công ty trách nhiệm hữu hạn, chuyên kinh doanh thuốc tây. Công ty của gã gần đây làm ăn khấm khá. Từ một địa điểm trên con phố trung tâm, nay gã phát triển lên ngót chục cửa hiệu, rải rác nhiều nơi. Thời buổi này, dân tình ốm đau nhiều lắm. Mà ốm nhiều là phải. Khói bụi, hoá chất, nguồn nước thải, rác thải... ô nhiễm khắp nơi. Đồ ăn thức uống trên thị trường liên tục bị phát giác kém chất lượng, vi phạm an toàn thực phẩm khiến cho bệnh viện nào cũng chật cứng người đến khám chữa bệnh.
    Các bác sĩ cũng tận dụng thời cơ để tăng thu nhập. Làm việc trong giờ thì hờ hững. Hết giờ hành chính, tham gia thăm khám tại các phòng bệnh tư nhân thì nhiệt tình hết công suất. Họ lại còn có cổ phần ở các công ty dược. Hoặc kiếm thu nhập khác bằng việc móc ngoặc với các hiệu thuốc bên ngoài bệnh viện, rồi kê đơn, giới thiệu người bệnh đến mua. Chung quy, thằng nào cũng tận dụng mọi thời cơ, mọi thủ đoạn để thu lợi cả. Vậy, hà cớ gì mà gã không tranh thủ kiếm chác.
    Buôn kiểu này thật thảnh thơi, lại có môn bài mới hay! Môn bài của gã chính là thị. Giai đoạn nhá nhem này, chẳng đứa mẹ nào hoạt động đúng luật. Đúng luật thì chỉ có há mõm nhăn răng thôi. Phải lách. Lách bằng đủ mọi cách. Thị là chánh thanh tra ngành. Phải chuyển chánh thanh tra thành người nhà mình. Như thế, chỉ có sướng trở lên. Vậy nên, gã tìm cách thả con săn sắt. Và, gã đã bắt được... chánh thanh tra! Đúng là một con cá rô bự.
    Sau vài lần đến thanh tra cơ sở gã, thị đã rụng hẳn vào đôi cánh tay vạm vỡ của gã, trở thành cái ô che chở tuyệt vời cho gã. Không những thế, thị còn giúp gã triệt phá nhiều đứa cùng ngành nghề. Còn gã. Gã được thị. Được cả những biên bản kết luận tuyệt vời bởi cung cách làm ăn đúng đắn, lành mạnh, tuân thủ pháp luật nghiêm chỉnh.
    Gã và thị miên man tung hứng trong những cơn khoái tình. Sau mỗi đợt trào dâng, hai người tay trong tay lịm đi, khoan khoái. Chợt, tiếng chuông điện thoại réo liên hồi làm họ bừng tỉnh. Giọng cô gái ở bộ phận lễ tân nhẹ nhàng hỏi: "Thưa, đã chín giờ sáng. Ông bà có cần gì, xin được phục vụ". Ồ, đã qua một đêm rồi cơ à? Vậy mà anh tưởng mình mới chợp mắt. Tiếc thật, phải về rồi. "Hẹn em hôm khác nhé". - Vừa nói, gã vừa nháy mắt, không quên đặt vào tay thị chiếc phong bì cồm cộm cùng nụ cười đĩ điếm: "Em tiêu đỡ...". Thị giơ tay cầm chiếc phong bì, nguýt lại gã một cái dài, đồng loã.
    Mở cửa bước vào nhà, thị thấy chồng đang ngồi ở salon, dáng bồn chồn. "Sao anh không đi làm?". "Em đi đâu đến tận giờ?". "Em đi thanh tra, đã chẳng nhắn anh là gì". "Nhưng lại còn đi qua đêm. Anh gọi di động cho em mãi. Không được".
    "Chết thật! Có gì không anh? Để em xem nào. Thôi chết, máy em hết pin". "Mẹ báo, bố ốm nặng, về ngay". "Thế à? Sao anh không về trước?". "Về thế nào được. Không gọi được em, anh không dám về trước. Nhỡ em có việc gì...". "Ôi dào. Anh lo bò trắng răng. Cứ viết giấy để lại cho em".
    "Nói thế mà nghe được à? Đi cứ biền biệt, không biết đường nào mà lần...". "Em đi công tác, chứ đi đâu". "Thôi, chuẩn bị nhanh về quê. Kẻo muộn...". "Ôi dào, mẹ cứ hay lo quá lên ấy mà. Để em tắm một cái. Gớm, bụi đường bẩn quá...".
    Thị ngửa mặt lên vòi hoa sen. Dòng nước mát mơn man da thịt làm thị dễ chịu hẳn. Nhắm hờ đôi mắt, thị gai gai nhớ lại những đợt sóng tình dữ dội đêm qua. Bất giác, thị liên tưởng đến những cuộc chung đụng nhàn nhạt, chừng mực, theo kiểu cho nó xong đi của người chồng.
    Cho dù con trai trưởng và vợ chồng đứa gái út có về muộn thì mọi sự lo lắng của tang gia cũng đã đâu vào đấy. Vì, ông bà còn cậu trai thứ công tác gần nhà, hắn đã về kịp để lo đỡ mẹ lúc cha lâm chung. Đúng là, quen lãnh đạo một trường học lớn có khác, hắn chỉ đạo, cắt đặt, phân công mọi người lo việc ma chay cứ phăm phăm.
    Ngay sau khi nhận điện của mẹ, hắn lập tức tìm số điện thoại của những vị phụ huynh học sinh có máu mặt, cốt để nhờ họ giúp một tay. Nói là nhờ cho lịch sự vậy thôi. Chứ xưa nay, hắn chỉ húng hắng ho là lập tức có không ít người đặt thuốc uống vào tận tay hắn. Đừng nói đây là việc cha hắn chết. Nhất là, học sinh sắp thi cuối năm đến nơi rồi.
    Cái việc nâng đỡ, vớt vát cho học sinh lên loại khá, loại giỏi để lưu học bạ, không xem nhẹ được. Kể cả việc tìm dây, tìm rợ, chuẩn bị chu đáo cho lứa các em thi tốt nghiệp tới đây nữa chứ. Nếu không có êkíp khép kín, tin cậy, chuẩn bị giải đề, tìm cách đưa bài giải vào phòng thi, làm sao mà các em tốt nghiệp trót lọt được. Tương lai của các em phụ thuộc vào những lần thi cử này. Quan trọng lắm.
    Tất nhiên, các em vượt thử thách trơn tru, công của hắn to lắm chứ. Đầu tư cho con cái là những khoản không tính lãi, nhưng ai cũng mong muốn cả. Vậy nên, họ luôn tự răn rằng, không thầy đố mày làm nên. Con họ học đạt khá giỏi, thi cử trót lọt, họ sẽ chẳng tiếc hắn cái gì. Lẽ đời, hơn thua nhau là ở chuyện con cái, là tính sĩ diện của các bậc cha mẹ. Hắn hiểu điều này hơn ai hết.
    Cho nên, với các vị phụ huynh học sinh, thì đây là dịp đương nhiên để được phục vụ thầy hiệu trưởng. Nghĩa tử là nghĩa tận mà! Các vị phụ huynh gánh vác hết. Bởi người chết là cha đẻ của thầy hiệu trưởng cơ mà! Còn hiệu trưởng, thầy chỉ có việc ghi tất tần tật theo thứ tự, một hai ba... vào cuốn sổ tay con, phân công các vị phụ huynh ai vào việc nấy. Cũng là một cách để thầy nhớ cái giá đền đáp thấp cao của từng vị phụ huynh học sinh, mong sau này trả nghĩa.
    ***
  5. cocan

    cocan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2006
    Bài viết:
    2.742
    Đã được thích:
    0

    Bốc thăm có thưởng
    Mai Anh
    Đồng tiền cũng có trái tim - trái tim của những người giữ nó...?
    - Đi học thêm không mày?
    Việt ngó vào mặt con Linh khi con này đang phùng mang trợn má ngồm ngoàm miếng xôi, hậu quả của việc chuông đã reo mà chưa tiêu thụ hết nửa gói. Nó quay ra lúng búng:
    -...Ông...iết...ồi..òn..ỏi (không, biết rồi còn hỏi)
    - Chỉ đi một buổi thôi mà - Việt nài nỉ.
    Nuốt ực miếng xôi, Linh quay ra ngạc nhiên:
    - Ơ, thằng này hay, đi một buổi thì để làm gì, tao có theo được đâu mà đi.
    - Chỉ một buổi thôi cho biết không khí í mà - Việt lèo bèo.
    - Ờ....
    Linh đắn đo. Nó chưa bao giờ đi học thêm vì hoàn cảnh nhà nó, và cũng quá quen với việc ở nhà ?ocày cuốc học thuộc SGK?. Nhưng đôi khi nó cũng thấy hụt hẫng, tự ti khi bọn bạn xung quanh ngày ngày đến lớp ríu rít những dạng bài lạ, những cách giải hay mà bọn nó ?ođắp? được từ các lớp học thêm. Nhưng không hề gì, đó chỉ là những ý nghĩ thoảng qua, Linh vẫn cảm thấy ổn cả và cho đến bây giờ nó cũng đâu thua kém gì ai. ừ, đâu cần đi học thêm làm gì kia chứ, chỉ là lời mời mọc đi học một buổi ?ocho biết không khí? của thằng Việt nghe cũng hấp dẫn. Nó quay sang:
    - Ừ - Linh gật gật - thử một buổi cho vui, tội gì mày nhỉ?
    ***
    - Và bây giờ là tiết mục ?otrúng giải thưởng hấp dẫn đến đờ đẫn? của thầy Quang.
    Thầy xướng lên hai chữ cuối cùng y như đúc một khuôn với anh Long Vũ. Thầy lướt qua những dãy bàn với một vẻ mặt vô cùng ?obí mật? khiến tụi nó sốt ruột đến mức muốn thầy ?obật mí? luôn cho rồi. Phớt lờ nhiệt độ sôi 100độ C vì háo hức của tụi học trò, thầy nhẩn nha cho tay vào cặp và... Đứa nào cũng tưởng một cái gì đó thật hoành tráng hay chí ít cũng là cực ấn tượng sắp xuất hiện. Ngờ đâu, thầy cười khì vào trí tưởng tượng mà bọn nó đang vẽ vời bằng việc lôi ra... một đống giấy vụn. Cả lớp chưng hửng, riêng thầy... hí hửng:
    - Các em có thấy tôi đang cầm trên tay cái gì không?
    - Có ạ - cả lớp nhốn nháo nói leo - là giấy vụn ạ.
    - Ơ kìa - thầy nạt ngang - đây là cơ hội trúng giải rất hấp dẫn đấy.
    - ...Cái...gì...ạ?
    Bọn nó méo xệch mồm. Riêng thầy, vẫn giữ nguyên cái nhìn hớn hở, chắc thầy tưởng tượng mình đang đi chia kẹo cho tụi học trò nhỏ. Chán thay, không đứa nào hiểu được tâm trạng đầy xúc động đó của thầy bởi cái chúng nhận được là... một mẩu giấy bé xíu trong nắm thầy đang cầm trên tay. Cả lũ cuống cuồng mở mảnh giấy của mình ra và thấy vẻn vẹn... một con số. Thầy xoa 2 tay vào nhau, hồ hởi phấn khởi y như sắp... bật nắp chai:
    - Mỗi em sẽ có một con số của riêng mình (nói nhỏ: thầy phát ngẫu nhiên đấy nhé!). Bây giờ thầy sẽ chọn ra một con số may mắn, và bạn nào sở hữu con số đó sẽ được thầy... miễn học phí cho cả năm.
    ?oWa...aaa? ?" trò reo ào lên thú vị. Chúng thích thú với tiết mục 1-0-2 này hơn là dành sự quan tâm đến phần thưởng. Nhưng có một con nhóc mới toe đang ngồi trong góc lớp thì không nghĩ vậy. Đó là Linh. Nó đang cười mỉm một mình với ý nghĩ biết đâu một buổi học vu vơ như hôm nay lại mang tới may mắn cho nó thì sao. Chà, một viễn cảnh vô cùng dễ chịu. Tự ngâm nga một mình, bất chợt nó quay sang thì thào với thằng Việt:
    - Thầy mày hay thế!
    - Hay chứ sao! Mày số bao nhiêu? Việt lầu bầu.
    - 13 - Linh sực nhớ ra con số của mình, rồi thở hắt ra. 13 - con số quá xui.
    Thằng Việt chưa kịp ?oxuỳ, vớ vẩn? thì Linh đã thì thầm:
    - Nhưng ai mà biết được chứ - Quên béng sự thật đây là buổi học thêm đầu tiên và rất có thể là cuối cùng của nó, Linh cười tít mắt - Tao chưa thấy ai vui tính như thầy mày, nhỉ?
    - Thế nào? - Tiếng thầy vang vang - Mọi người đã nhớ kĩ số của mình chưa?
    - Rồi ạ - 100% đồng thanh gào, ê a như lũ học trò lớp vỡ lòng. Cả lớp nhốn nháo, biểu thị một nghìn lẻ một nét mặt. Nhưng nói chung ?oxét một cách toàn diện? thì không đứa nào không... há mồm. Đứa thì há vì cười, đứa há vì hồi hộp, có đứa thì lại há do... chưa ngậm vào kịp (he he). Rút trong tui áo ra một chiếc phong bì, thầy định cất tiếng thì một đứa bật ra:
    - Thầy như đang trao giải Oscar ấy nhỉ!!
    - Đừng đùa - thầy vui vẻ - đây là phong bì chứa con số bí mật nhưng thật may mắn đấy.
    Thầy nói dứt câu, cả lớp như có ai ếm bùa ?oá khẩu?, bọn nó im thít dõi theo ngón tay thầy đang mở phong bì một cách... cực sốt ruột.
    - Và con số may mắn là... - nhìn cả lớp một lượt, thầy mỉm cười - ...chà, số này thú vị đây, số... 13!
    ?oé...é? - con Linh ré lên. Nó trúng rồi, không thể tin được. Thằng Việt trong cơn sung sướng... lây, ấn đầu con Linh một cái hơi quá đà khiến con bạn chúi thẳng mặt xuống bàn. Ngẩng lên với cái mũi có nguy cơ bị vẹo, nó nhìn thầy rạng rỡ. Dư âm của cú va đập lúc nãy đã cho nó biết rằng nó không hề nằm mơ. Cảm giác đó mới ngọt ngào làm sao cho dù từ lúc đó đến cuối buổi học niềm sung sướng vẫn phình to như quả đại bác bắn thẳng nó lên 9 tầng mây và nó ở lì đó không chịu về.
    Cuối buổi học, Việt nhìn bóng Linh vừa khuất ở góc đường sau 5 phút ỉ ôi với hàng đống lí do để con Linh vùng vằng chịu khó đi về một mình. Chờ cả lớp về hết, Việt quay vào lớp, đi tới chỗ bàn giáo viên nơi thầy vẫn đang ngồi... đợi nó:
    - Em cảm ơn thầy vì tiết mục trao thưởng hôm nay. Em không ngờ là thầy lại diễn đạt như thế đâu ạ.
    Thầy vẫn ngồi im nhịp nhịp ngón tay vào nhau và chờ Việt nói tiếp.
    - Còn đây là tiền học phí của Linh - Việt đưa tay vào túi cầm ra số tiền- em xin gửi thầy ạ.
    Vẫn nhìn Việt chăm chú khiến nó khó hiểu, lúc sau, thầy chợt mỉm cười:
    - Chẳng lẽ em nghĩ thầy lại lấy tiền của em đóng cho Linh thật à? Thầy đã giữ đúng lời hứa với em là dựng một màn kịch chỉ có thầy trò ta biết. Nhưng thầy cũng giữ lời hứa với các bạn, thầy sẽ miễn học phí cho Linh. Chịu không cậu nhóc?
    Thầy bật cười và xoa xoa cái đầu đang rối tung của nó, rối cả trong lẫn ngoài.
    - Thế nhé - thầy nháy mắt - từ nay em cứ lo học cho tốt không cần bận tâm về chuyện học phí của Linh nữa nhé.
    (Theo Hoa Học Trò

  6. cocan

    cocan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2006
    Bài viết:
    2.742
    Đã được thích:
    0
    Chạm vào ánh trăng
    09-09-2007 02:27:37 GMT +7

    Về nhà. Ngủ không được, cô ôm laptop nhập vào voiceroom nghe nhạc, rồi cô đăng nhập vào một chatroom. Ở trong chatroom lúc nào cũng đông người nhưng hỗn loạn xì ngầu, hiếm khi cô vào, thường chỉ để chat vu vơ hoặc nhặng xị rồi biến mất chẳng cần biết ai là ai, như một nơi để vào xả rác. NhuGioNhuMay. Nick của cô lập tức nhận được những tin nhắn, từ đểu giả, dâm tục, non nớt, cà chớn đến vu vơ, bình thường
    Ngày cuối cùng của hội chợ, cô ngồi bệt trên nền sân vương vãi đủ thứ mảnh vụn rác từ gian hàng đang được gỡ dọn lẫn của người đi qua lại vừa làm vừa ăn uống. Những món tóc không còn gọn ghẽ trong cọng thun xanh rủ qua trán thấm mồ hôi. Nhìn những vật dụng dùng để chơi những trò chơi suốt năm ngày qua giờ đang nằm chất đống ở góc gian hàng, cô bật cười. Những dụng cụ nhìn vớ vẩn thế thôi mà mất hết cả một tháng trời để nghĩ ra những hoạt động thu hút người đến gian hàng, lên kế hoạch và chuẩn bị sản xuất, hoạt động.
    Sếp lại, cười một cái nhoẻn hết hàm răng. Sếp thì lúc nào cũng cười tươi được ngay cả khi đang cáu, miễn là ở một nơi có thêm ai đó khác không phải là nhân viên mình có thể nhìn thấy sếp.
    - Mệt hả?
    - Thở phào mới đúng sếp! Ngày mai cho em nghỉ xả hơi một bữa nha sếp?
    Môi sếp hơi trề ra:
    - Mai họp tổng kết đó em. Kỳ này thấy khá hơn nhiều nhưng chắc cũng có nhiều thứ để rút kinh nghiệm.
    Hừ hừ hừ... Trong lòng cô tự nhiên rên lên. Cô quăng kiệt cả sức mình vào những sự kiện thế này, từ ý tưởng đến thực hiện, lúc nào cũng thật chu đáo và mới lạ nhưng sếp thì kiệm lời khen đến mức đáng nản. Cô đứng dậy rất nhanh, phủi phủi hai mông quần kaki, mặt tỉnh rụi:
    - Mai thứ bảy làm nửa ngày, em lấy ngày nghỉ phép, có gì qua tuần em góp thêm vào bản báo cáo.
    Nụ cười khoe răng của sếp tắt ứ. Cô xốc cái ba lô lên vai cười, chun chun mũi:
    - Em về trước, sắp kiệt sức luôn rồi.
    Cô vừa đi vừa lẩm bẩm:
    - Ở lại dòm cái mặt sếp chắc còn tí lửa nào sếp cũng dập cho tắt ngúm hết. Muốn cho nghỉ thì cứ việc, cóc cần nữa!
    Về nhà. Ngủ không được, cô ôm laptop nhập vào voiceroom nghe nhạc, rồi cô đăng nhập vào một chatroom. Ở trong chatroom lúc nào cũng đông người nhưng hỗn loạn xì ngầu, hiếm khi cô vào, thường chỉ để chat vu vơ hoặc nhặng xị rồi biến mất chẳng cần biết ai là ai, như một nơi để vào xả rác. NhuGioNhuMay. Nick của cô lập tức nhận được những tin nhắn, từ đểu giả, dâm tục, non nớt, cà chớn đến vu vơ, bình thường. Cô chọn lọc vài khung chat, nhắn tin lại. Qua đến dòng chat thứ tư thì cô tắt hết các khung trừ lại một nick còn có vẻ đàng hoàng. HoaiNiem. Có một chút gì đồng cảm và cuốn hút.
    12 giờ đêm. Câu chuyện trên bàn phím vẫn thân quen lẫn xa lạ.
    < NhuGioNhuMay > Em thich nhin vao thuc te de co gang cho moi dieu tot hon.
    < HoaiNiem > Anh thi thich nghi ve ky niem de co gang song cho tot.
    < NhuGioNhuMay > Hì, cung deu chung một muc dich.
    < NhuGioNhuMay > ... Nhung huong nhin thi khac nhau.
    < HoaiNiem > U. Em co hay vao day khong? Minh lam sao lien lac duoc?
    < NhuGioNhuMay > Khong can thiet dau anh.
    < HoaiNiem > Chi nhu gio nhu may thoi phai khong? Khong mot lan gap nhau?
    < NhuGioNhuMay > Co le vay.
    < HoaiNiem > Tam biet em, nhu gio nhu may.
    Cô gõ ?oChao anh, chuc mot dem ngon giac? rồi ngưng lại không gửi.
    < NhuGioNhuMay > Anh la nguoi ca tinh! Nguoi ca tinh gap nguoi ca tinh se co nhung dieu gi xay ra nhi?
    < HoaiNiem > Neu biet truoc thi dau phai la nhung nguoi co ca tinh nua.
    < HoaiNiem > Cuoi tuan em thuong lam gi?
    < NhuGioNhuMay > Neu em biet truoc thi em dau phai la nguoi co ca tinh.
    < HoaiNiem >:) Vay chieu toi mai gap nhau duoc khong?
    < HoaiNiem > Anh moi em uong ruou va ngam trang ben mot dong song, xung quanh rat yen tinh.
    < NhuGioNhuMay > Ra ngoai o ha?
    < HoaiNiem > Khong, ngay giua SG. Anh den noi nay moi thang mot lan.
    < NhuGioNhuMay > Giua SG ma co mot noi thu vi the sao?
    < HoaiNiem > La mot noi day ky niem cua anh voi nguoi ay. No la mot khach san. O do se thay song va trang.
    Em muon den khong? Den thi phai uong ruou, anh khong thich uong mot minh trong khi nguoi ben canh khong uong.
    Cô ngồi lặng đi một lúc. Ngồi uống rượu trong một khách sạn với một người đàn ông lạ đầy hoài niệm và ngắm trăng? Đúng là một chuyện thử dây thần kinh cảm giác. Nhưng ít ra cô cảm thấy thú vị một chút.
    < NhuGioNhuMay > Duoc roi, nhung khi em da khong muon uong nua thi khong ep nhe...
    *****
    Chiều tối, cô chạy qua cây cầu nhỏ rồi dừng ở điểm hẹn rất đúng giờ. Đó là một con đường vắng, một bên là dòng kênh nước đen khá rộng, một bên là nhà cửa. Bên kia dòng kênh giống như vùng ngoại ô heo hút, không thấy nhà cao tầng hay những ánh đèn phố. HoaiNiem đến sau đó 2 phút, nhoẻn cười nói cô chạy vào đi rồi phóng thẳng xe vào trong khách sạn, nói chuyện rất quen với người trực tiếp tân, lấy chìa khóa. Khuôn mặt rắn rỏi, phớt đời nhưng nội tâm. Đúng dạng của một người đàn ông cá tính. Cô bước sau anh lên phòng lầu hai. Vào phòng, HoaiNiem thản nhiên thả giỏ đồ mới đi làm về cạnh tivi, bỏ bịch ni lông đựng đồ nhắm lên bàn, kéo hai chiếc ghế quay ra cửa sổ nhìn ra dòng kênh. Cô trấn tĩnh và lấy lại thế chủ động, cũng thản nhiên rửa tay bước lại bàn xem qua những món nhậu rồi bóc nem bỏ ra dĩa anh vừa mượn của khách sạn. Hai người nói chuyện tỉnh rụi như bạn thân quen lâu ngày nhưng vẫn rất khoảng cách.
    - Chút nữa có trăng lên em sẽ thấy đẹp lắm.
    - Thế này mà anh gọi là sông?
    - Ngồi xuống đi, em sẽ thấy sông.
    Cô ngồi xuống ghế. Trước mặt là khoảng kính rộng hết đến hai bên tường, đủ cho cô nhìn vào khoảng không gian phía trước, nhưng phần tường dưới khung kính vừa chắn tầm nhìn xuống nên cô chỉ thấy mé con kênh bên kia mà không thấy mé kênh bên này. Có thể tưởng tượng là dòng sông được trong ánh sáng mờ mờ bao phủ quanh đó.
    Có tiếng gõ cửa. Thằng bé dưới quầy mang lên một cây đàn guitare. Anh ôm cây đàn ngồi xuống ghế bên cạnh, rót rượu ra ly, đẩy về phía cô một ly rượu pha nước ngọt như thỏa thuận trước khi gặp mặt, cô không uống rượu được vì sợ đắng. Ly đầu tiên cho cuộc gặp mặt. Cô uống rất dễ dàng. Chẳng buồn quan sát khuôn mặt hay thái độ của cô, HoaiNiem rải ngón tay trên dây đàn. Cô bất ngờ khi nghe anh chơi những giai điệu flamenco. Cả hai vẫn còn thấy lúng túng. Anh uống liên tục, không nói gì. Thỏa thuận cũng là như vậy. Ai uống được bao nhiêu cứ uống, chẳng cần nói gì. Mỗi người có quyền chạy theo suy nghĩ riêng của mình. Nhưng cô chẳng tập trung nghĩ được điều gì, vẫn cảm giác bất ổn thế nào đó.
    Trăng lên, yếu ớt bên kia sông. Anh ngưng đàn đứng dậy tắt đèn trong phòng sau khi nói ngắn gọn ?oAnh xin lỗi!?. Cô khựng người vài giây khi đột nhiên chìm trong bóng tối. Tiếng lạch cạch của cây đàn va vào thành ghế. Không khí căng lên, một thoáng hỗn loạn trong cô. Tiếng đàn vào hợp âm xuống một nhịp rất mạnh, gỡ bung sự căng thẳng của cô.
    - Anh thường hay ngồi trong bóng tối. Như thế này em sẽ thấy khác hơn, phải không? Cứ là chính mình đi.
    Anh đàn, giọng hát trầm và khỏe khoắn như của người Gypsy. Trong không gian im lặng của căn phòng, của bóng đêm, tiếng đàn mỗi lúc cháy bỏng, hoang dã. Cô nhìn ra phía trước. Trăng sáng in rõ trên bầu trời. Mờ mờ phía dưới là dòng sông. Phía bên kia sông cũng tối, lùm lùm những bóng đen như những bụi cây. Cô thả người vào bóng tối, vào men chuếnh choáng, vào tiếng đàn của những giai điệu tâm hồn cháy hết mình, sống hết mình. Bao nhiêu năm đến Sài Gòn sống và làm việc cô chưa thấy lại ánh trăng này. Cũng quên mất. Mọi bon chen, nghi ngờ, căng thẳng, chán nản, mệt mỏi vụt tan biến. Cô trở về tuổi thơ trong ánh trăng dịu mát. Tưởng chừng như hơi thở của đêm len khẽ lên làn da. Cô thấy mình chạm vào chính mình, vẫn hồn nhiên, nhiệt huyết và đầy niềm tin, vẫn năng động nhưng đầy lãng mạn. Cô chạm vào những buổi tối lạnh trong những bản làng xa xôi ngày trước, bên những đống lửa vùi khoai, đọt mây, trời đầy sương mù và tiếng ếch nhái, có những đôi mắt ngây ngô và rất thật của người trong bản, của những sinh viên tình nguyện. Kỷ niệm và cảm giác mơn man trên má cô. Anh cũng đang chìm vào trong hoài niệm riêng. Tiếng đàn và giọng hát bật ra từ trong tâm hồn, cháy đến rát lòng. Bất chợt cô cười thành tiếng, giơ tay về phía trước. Anh ngưng đàn quay sang nhìn cô.
    - Em đang chạm vào ánh trăng!
    - Em cảm thấy thế nào?
    - Bình yên! Với những hoài niệm của mình.
    - Anh cũng vậy, dù cô ấy chẳng bao giờ quay lại nữa.
    Anh lại đàn, lần này là những bài hát mênh mông day dứt. Cô uống, chìm trong hơi men nồng ấm, hai chân co lên ghế vòng tay ôm bó gối lại. Ánh trăng tràn đầy lên tóc cô, mặt cô, người cô, trên người anh, trên cây đàn guitare. Chẳng có gì để nói, chỉ có hai con người đang hoài niệm và đối diện với chính mình, sống như chính mình. Khi anh buông cây đàn guitare xuống, ngón tay mỏi rã, cô đã nghẹo đầu ngủ say như một đứa trẻ. Ấm áp!
    ***
    Ngày thứ hai vào công ty, cô kiểm tra hộp thư, nhận được email thông báo của sếp dời ngày họp cuối tuần sang chiều thứ hai. Cô cười mỉm. Tưởng đâu nhận được email thông báo chuẩn bị bàn giao việc. Khi lên phòng họp, mọi người ngán ngẩm nhìn nhau than phiền lại sắp bị sếp giũa về sự kiện vừa qua.
    - Sếp lúc nào chẳng thế, có cố gắng cách mấy thì sếp vẫn là mẫu người chỉ thích lôi khuyết điểm ra chỉ trích thôi.
    Cô vào, cười toét nói mặc kệ sếp đi, ta cứ là ta, ta hài lòng về ta và tự rút kinh nghiệm cho ta là được. Thế đi, cho đời bớt buồn tẻ! Chị trưởng phòng nheo nheo mắt:
    - Sau hội chợ ai cũng oải hết, chỉ thấy em là vẫn còn tỉnh rụi à.
    - Cuối tuần rồi đi đâu thư giãn mà lên tinh thần vậy em?
    - Không đi đâu hết, em đi ngắm trăng uống rượu bên một dòng sông, ở một nơi rất thanh vắng ngay giữa Sài Gòn.
    - Với ai?
    - Một người... mới quen...
    Mọi người nói cô đùa dai, không tin được. Làm gì có một nơi như thế ở ngay giữa Sài Gòn. Cô nhún vai cười. Ai đó bảo con bé này cũng hay có những chuyện không bình thường lắm.
    Sếp vào, nói đã xem ý tưởng chương trình cho khách hàng cô gửi lên sáng nay.
    - Tôi vừa gửi cho mọi người rồi, ngày mai mọi người xem xong, làm brainstorm triển khai chương trình.
    Mọi người nhìn cô, như thế nghĩa là tốt rồi. Cô đưa mắt nhìn sếp chờ đợi. Thế nào sếp chẳng lèm bèm lôi ra một điểm nào đấy chưa hài lòng. Và sếp cười thật, nửa như khen nửa như chê:
    - Ý tưởng chương trình toàn trăng là trăng... lạ!

  7. cocan

    cocan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2006
    Bài viết:
    2.742
    Đã được thích:
    0



    Mùa thu không hoa sữa
    Thứ sáu, 14/9/2007, 15:48 GMT+7
    Cuộc sống tất bật kéo con người vào guồng quay mà ai ai cũng trở nên già cỗi cả về thể xác lẫn tâm hồn. Người ta theo đuổi nhà lầu, xe hơi, quyền cao, chức trọng và rồi một ngày chợt giật mình nhìn lại, mùa thu đã không còn hoa sữa.
    Thời sinh viên đầy hoa mộng, nhẹ nhàng vòng tay ôm chặt lấy tấm thân gầy thấy cuộc đời sao bình yên đến thế.
    Từng con đường dường như có tên, dường như thơm hơn khi mùa thu đến với hương hoa sữa nồng nàn, lan tỏa trên tóc, trên đôi bàn tay và cả trong đôi mắt trong veo như nước hồ thu.
    Thời sinh viên thiếu thốn đủ bề nhưng sao thấy mình tràn trề nhựa sống, thấy hân hoan khi tìm đến giảng đường. Hoa sữa đan quyện trên từng trang sách, trên từng bông hoa nhỏ li ti, trên con đường tới trường và trong cả những trái tim yêu. Mùa thu nồng nàn hoa sữa - em có anh và có mùa thu.

    Giờ đây khi đã có được ngôi nhà khang trang, đã có thể đi làm trên chiếc xe hơi sang trọng mà em vẫn từng ao ước, em mới chợt nhận ra mùa thu không còn hoa sữa. Em tự nhốt mình trong chiếc ***g với điều hoà êm ru, ngày ngày quay cuồng với guồng máy cơm, áo, gạo, tiền để khi trong một lúc tình cờ đứng chờ anh đón, em nhìn thấy hoa sữa, ngửi thấy hương hoa nồng nàn tự bao giờ. Không lẽ em đã đánh mất mùa thu hoa sữa?
    Đôi khi em cứ ngỡ tình đã quên mình, em ngỡ mình đã đi qua những mùa thu không có nắng và tự biến mình thành một cỗ máy vô tri vô giác. Em không kịp nhìn con nắng vàng rộn rã trên bông cúc đại đoá những ngày thu sang, không kịp chao tay đón nhận gói cốm xanh ruộm trong lòng bàn tay, không kịp hít một hơi thở sâu để cảm nhận hết cơn gió mát lành của cuộc sống đem lại.
    Bàn chân em bị công việc níu kéo. Nó không còn dám phiêu bồng đến cõi mơ mà bất cứ khi nào người ta mỏi mệt cũng nghĩ đến. Em thẫn thờ nhìn tuổi trẻ của mình đi qua cùng những kỷ niệm về mùa thu khó phai nhòa nhưng chỉ là để nhớ, để lưu giữ, để luyến tiếc mà không phải để hoài niệm.
    Em sợ những hình ảnh của quá khứ sẽ ám ảnh em trong suốt cuộc sống hôn nhân hiện tại. Em cố gắng xoá sạch nó để hình ảnh của mùa thu nắng mãi mãi chỉ nằm trong khung cửa sổ quá khứ.
    Có chăng trong cuộc sống, em chỉ dám nhìn lăng kính của một người không có giác quan. Hãy để mọi thứ trôi đi như dòng đời vẫn trôi và rồi mùa thu sẽ không còn hoa sữa đâu anh!
    Theo Kiều Vũ-



  8. cocan

    cocan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2006
    Bài viết:
    2.742
    Đã được thích:
    0

    Qua chặng si mê
    Triệu Quốc Khúc
    Chị theo đuổi nghề văn chương, còn anh là công trình sư phần mềm, cả hai đều là người từ phương xa, phiêu bạt tới thành phố Thâm Quyến, để mưu sinh.
    Hai người cưới nhau đã hai năm, và đang trải qua những tháng ngày, những bình lặng vụn vặt theo đúng trình tự đầy thay đổi của cuộc sống gia đình, họ không còn những xúc động cùng sự tươi tắn của những ngày đầu về sống chung bên nhau nữa...
    Bên chiếc máy vi tính, anh đặt hết tâm sức vào công việc lập trình của mình, anh ít chú ý tới những câu hỏi cũng như sự nũng nịu, đòi hỏi yêu chiều của vợ, anh không còn nhớ được đây là những chuyện vốn đã có từ xưa...
    Dần dần, chị cảm thấy có một nỗi thất vọng ghê gớm đang bao vây chặt lấy mình, thậm chí chị còn có cảm giác rằng, tình yêu của hai người, đang khô héo, tàn lụi đi.
    Với nỗi niềm, lòng buồn, ý lạnh, chị không còn viết ra được những lời văn bay bổng, lãng mạn nữa... Chính trong thời gian này, trên Internet, chị làm quen được với một người đàn ông tên là Cao Nguyên, ở Thâm Quyến, đã từ bỏ nghiệp văn chương, đi kinh doanh, buôn bán.
    Vô số những bạn chuyện (chatter), lướt qua trước mắt chị như những đám phù vân trôi nổi, thì chị lại ngăn lại cho người đàn ông này một mảnh vườn, và chỉ có người đàn ông Cao Nguyên này là người ?osống sót?.
    Họ trò chuyện với nhau về văn chương, về cuộc đời, về mảnh sống riêng tư... Những cuộc trò chuyện của họ càng ngày càng tâm đầu ý hợp với nhau hơn, và đã có phảng phất cái ý: Tiếc rằng gặp nhau quá muộn.
    Sự trữ tình, tài hoa của người đàn ông này, đã làm chị say mê, đắm đuối! Đấy là điều mà người chồng đôn hậu của chị khiếm khuyết thiếu thốn.
    ?oTrong thời gian trái khoáy lại gặp được người trong mộng?... Vào bữa cơm trưa, chị lại nghĩ tới câu nói đó, và không làm sao ngăn cản được giọt lệ của mình.
    Chồng chị hỏi:
    - Người em không được khỏe ư?
    Chị lắc đầu. Chồng chị không hỏi thêm gì nữa, và chỉ đưa giấy lau, và gắp thức ăn cho chị.
    ?oAngel, đêm qua em lại đi vào trong mộng của anh. Đến bao giờ em mới chịu cho anh gặp mặt em đây??.
    Đây là lần thứ sáu, Cao Nguyên đề nghị chị cho gặp mặt.
    ?oEm không phải là Thiên sứ, em bị ?otàn tật?, anh sẽ thất vọng mất?.
    Chị không xấu, nhưng chị chỉ cao có 1 mét 55, chị sợ mất đi cuộc tình duyên mơ mộng, tốt đẹp này, cho nên, chị không đủ dũng khí đi đến nơi anh hẹn gặp, mỗi lần chị đều mượn cớ ?otàn tật? để chối từ.
    ?oAnh không quan tâm đến tuổi tác, thanh xuân của em, anh cũng không hề quan tâm đến chuyện em đẹp xấu thế nào... Điều anh coi trọng là tài hoa của em, là sự dịu dàng, và hiền huệ của em.
    Anh chỉ muốn thực sự được nắm lấy bàn tay em, để nói với em điều tâm nguyện của anh ?okhăng khăng son sắt?, sau đó anh sẽ giữ trọn những ngày thừa, còn lại của cuộc đời anh?.
    Những lời trữ tình, dịu dàng mềm mại như nước thế, những lời thổ lộ can tràng, sầu muộn quấn quýt thế, làm sao chị chẳng động tâm. Thôi thì, dù người đàn ông ấy là hoa tươi, hay cỏ độc, chị cũng quyết định đi đến nơi anh hẹn gặp.
    Tối hôm đó, chị điểm tra chu đáo, kỹ càng, sau đó chị xỏ chân vào đôi giày cao gót...
    Chồng chị chưa từng bao giờ có ý nghi ngờ gì chị, cho nên chị có đi đâu, anh chưa hề làm phiền hay ngăn cản bao giờ, nhưng trong giờ phút này, chị vẫn thấy đắn đo, băn khoăn, nhưng khi nhìn thấy anh đang thản nhiên vùi đầu vào chiếc máy tính, chị bỗng thấy thảnh thơi.
    Chẳng may, khi xuống xe buýt, chị bị vấp, trẹo chân. Chị đã định quay về, nhưng chị lại nghĩ rằng, đêm nay, có thể là đêm, chị đặt chân vào nơi chia dòng của con sông hạnh phúc, nên chị cố nhịn đau, tập tễnh bước vào quán cà phê hò hẹn.
    Khi nhìn thấy khuôn mặt sáng láng, đầy hấp dẫn làm mê mệt lòng người của Cao Nguyên, lòng chị cũng như được nắng trời soi sáng, và chị bỗng muốn đùa bỡn, trêu chọc anh cho vui.
    Cao Nguyên hỏi:
    - Chân em làm sao vậy?
    Chị đáp:
    - Thì em đã chẳng nói với anh, em ?otàn tật? là gì?
    Chỉ trong tích tắc, chị đã nhìn thấy trong mắt anh ta lóe lên tia sáng kinh ngạc và thất vọng.
    Cuộc trò chuyện của họ không hấp dẫn, lâm ly, như những cuộc trò chuyện trong điện thoại, hay trên mạng... Hai con người đã hiểu biết nhau đến từng chân tơ kẽ tóc qua mạng, nay bỗng trở nên xa lạ, không khí như đóng băng lại, vị đắng của những giọt cà phê từ từ ngấm từ miệng chị vào tận trong tim...
    Khi chia tay, Cao Nguyên hỏi:
    - Có cần anh tiễn về không?
    Chị đáp:
    - Cảm ơn! Thôi khỏi!
    Chị vung tay vẫy chiếc xe, chị không nói lời hẹn gặp lại, bởi chị biết rằng, chẳng bao giờ còn ?ogặp lại? nữa.
    Chiếc xe ô tô như một cây kéo, cắt đôi cảnh đêm của thành phố, chị nhìn thấy ánh đèn trong những ngôi nhà hai bên đường, bất chợt chị nhớ tới câu nói, chồng chị vẫn thường nói để an ủi chị:
    - Rồi ra, thế nào cũng có một ngày, mình mua được một căn hộ nơi thành thị.
    Ôi! Có phải chính vì mục đích này, mà đêm đêm chồng chị đã chong đèn, vùi đầu vào ?ocuộc chiến? với những việc riêng, làm thêm, bên cạnh chiếc máy tính của mình.
    Và khi chị còn phải bận bịu đi giao nộp bản thảo, thì anh đạp chiếc xe đạp đi làm, và để cho chị được nhẹ nhàng hơn trong công việc của mình, anh đã mua cho chị một chiếc máy tính xách tay trước...
    Những chi tiết đã quên khuấy đi từ lâu đó, nay bỗng nhiên nổi lên trong đầu chị, khiến chị cảm thấy ấm áp vô cùng.
    Về đến nhà, chồng chị trách:
    - Sao em lại không cẩn thận thế?
    Sau đó anh ngồi phục xuống chân chị, trước ghế chị ngồi, lấy rượu thuốc xoa bóp chỗ chân bị sưng tấy của chị.
    Nước mắt chị trào ra. Anh cười nói:
    - Yên tâm đi! Không thành tàn phế được đâu mà sợ!
    Chị hỏi:
    - Nếu em bị ngã thành tàn phế, anh sẽ thế nào?
    Anh đáp:
    - Thế thì thảm to cho anh rồi, anh sẽ làm chiếc nạng suốt đời của em!
    Chị vừa khóc vừa cười, đó là cách thức bày tỏ tình yêu của anh. Thì ra anh vẫn đáng yêu và thành thực như bao giờ...
    Chồng chị đun đu đủ với rượu, xoa bóp cho chị cả tháng trời... Chị nghĩ: ?oMay mà sai khớp, trẹo chân, nếu không, trên con đường si mê ấy, càng đi càng xa...?.
    (Theo Tiền Phong

  9. cocan

    cocan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2006
    Bài viết:
    2.742
    Đã được thích:
    0
    Ngụ cư
    23-09-2007 00:28:15 GMT +7

    Hai năm trước, Hưng gặp cô trong bữa tiệc buffet chiêu đãi khách hàng của công ty. Nhan sắc bình thường, cô chìm nghỉm trong số những người mẫu xinh xắn được mời đến điểm tô cho bữa tiệc. Từ một hướng nào đấy, Hưng thoát ra khỏi họ, tiến đến bắt chuyện làm quen, khi cô đang nép mình ở góc cửa kính của tòa cao ốc cùng đĩa thức ăn. Sau đó, vài lần gặp gỡ vì công việc, mối quan hệ thân hơn, Hưng đòi kết bạn, rồi tự nguyện phong cho mình chức anh kết nghĩa để ?obảo vệ cô em gái bé nhỏ giữa thành phố hỗn tạp này!?.
    Dắt xe vào, khóa cửa, lặng lẽ leo từng bậc thang lên gác. Căn phòng lạnh ngắt. Cô vứt túi xách, nằm dài, mắt nhìn lên trên nhà, mỉm cười dõi theo cuộc rượt đuổi, đùa nhau của đôi thằn lằn. Hình như, con mái đang mang thai thì phải, trông bụng nó to quá. Chúng có vẻ thật hạnh phúc. Khi có đôi, loài vật cũng hạnh phúc chẳng kém gì người.
    ?oTrên dòng sông, sánh đôi nhau, thiên nga đùa trên sóng..?. Hưng gọi đấy. Hưng luôn muốn cô dành bài Đôi bờ này làm nhạc chuông điện thoại cho riêng anh, nửa đùa nửa thật, Hưng bảo: ?oEm là đôi bờ để anh tìm về sau những lo toan đời thường đấy cô bé à?. Tính vốn cả nể, cô đồng ý dù thâm tâm chẳng lấy làm thích thú những lời sáo rỗng ấy.
    - Cà phê cùng anh đi. Quán Năm Sao, sửa soạn rồi anh đến đón.
    - Vâng.
    Cô nhẹ nhàng đáp, không nồng nhiệt, chẳng thờ ơ. Trong thời khắc này, cô chẳng hiểu mình muốn gì nữa. Tất cả những ham muốn, những cố gắng, sức lực, chúng đã trôi tuột theo cái tin nhắn ấy rồi. Cái tin nhắn đến vào lúc giữa trưa, khi cô đang cặm cụi thảo hợp đồng cho sếp. Cái tin nhắn gửi đến từ người được lưu dưới tên ?oMy darling? trong phonebook. Tin nhắn gọn lỏn trong bảy từ: ?oXin lỗi em. Mình chia tay nhé.?. Gọn lỏn nhưng lại bén nhọn vô cùng, đủ để cắt đứt sợi dây tình cảm mà cô đã nâng niu, nuôi dưỡng trong nhiều năm liền. Trong lúc này, cô chợt nghiệm ra, tình yêu là thứ khó xác định được độ bền vững nhất, nhiều lúc những tưởng đã rất bền chặt nhưng rồi lại mong manh, dễ đứt đến không ngờ.
    Dưới mắt nhiều kẻ như cô, Hưng là người thành công. Từ quê vào thành phố lập nghiệp, chưa tròn 30, Hưng đã có trong tay rất nhiều. Chức giám đốc tài chính ở một công ty có tiếng trong thành phố, một căn nhà bốn tấm lộng lẫy, một người vợ giàu có, xinh đẹp và cậu con trai hai tuổi xinh xắn. Chưa đủ. Hưng vẫn lao vào đời kiếm tìm: tiền, tình. Tiền từ những vụ móc ngoặc. Tình từ những cô gái chân dài, lượn lờ quanh Hưng. Lịch lãm, trí thức, Hưng chinh phục và được mời gọi chinh phục từ họ khá dễ dàng. Mặc sức bông đùa, chạy nhảy với những phi vụ tiền - tình của mình. Khi mệt mỏi, Hưng lại nhảy bổ về phía cô, lại trút vào đời cô những lời thở than, những điều mà lẽ ra Hưng nên chia sẻ cùng vợ. Cô băn khoăn vì điều này. Chả là gì của nhau, cứ dựa trên danh nghĩa anh em kết nghĩa mà lập lờ gắn kết.
    Hai năm trước, Hưng gặp cô trong bữa tiệc buffet chiêu đãi khách hàng của công ty. Nhan sắc bình thường, cô chìm nghỉm trong số những người mẫu xinh xắn được mời đến điểm tô cho bữa tiệc. Từ một hướng nào đấy, Hưng thoát ra khỏi họ, tiến đến bắt chuyện làm quen, khi cô đang nép mình ở góc cửa kính của tòa cao ốc cùng đĩa thức ăn. Sau đó, vài lần gặp gỡ vì công việc, mối quan hệ thân hơn, Hưng đòi kết bạn, rồi tự nguyện phong cho mình chức anh kết nghĩa để ?obảo vệ cô em gái bé nhỏ giữa thành phố hỗn tạp này!?.
    Suốt thời gian quen nhau, Hưng chưa bao giờ buông lời tán tỉnh, cợt nhả với cô. Nhưng vẫn tìm đến với cô một cách hết sức thân thuộc, tự nhiên. Một lần vì tò mò, cô hỏi Hưng, tại sao? ?oVì chúng ta là đều là dân ngụ cư. Hơn hết, vì em cũng cô đơn như anh. Anh đọc điều đó trong mắt em. Mà những người ngụ cư cô đơn cần phải tìm đến nhau, nhóc à?. Hưng vừa cười vừa kết thúc câu trả lời bằng cái vuốt mũi cô.
    Cô đơn. Ừ! Có lẽ thế. Đi cùng Hưng, cô thường kiệm lời. Chỉ ngồi hàng giờ nghe Hưng kể về những cuộc chinh phục, những phi vụ làm ăn, những hằn học của Hưng với mấy tay hợp tác không vừa ý, mà chẳng mấy khi tỏ thái độ đồng tình hay phản đối. Đôi khi cô nghĩ, Hưng đang cần cô như một chiếc máy thu không phát để giải tỏa những cơn stress của bản thân. Nhưng còn cô, sao lại bám víu vào Hưng khi vẫn đang yêu Dũng. Phải chăng níu vào Hưng để cô thấy mình gần hơn với xã hội thượng lưu, với những trò ăn chơi được cho là thời thượng? Để tận hưởng cảm giác được cao ngạo nhìn phất qua ánh mắt ghen tị của những cô gái khác, khi bên Hưng vào những quán cà phê sang trọng và mặc nhiên đón nhận sự chăm sóc ân cần. Hay níu vào Hưng để được cuốn mình vào lối sống ồn ào của anh, để được thoát ra khỏi cuộc sống trầm mặc, lặng lẽ hay suy tư do thói quen. Sau những giờ làm việc cuống cuồng, cô không còn phải chôn mình trong căn phòng trọ bé tí cùng chiếc máy tính và mấy cuốn sách. Rồi ngồi trầm mặc trên bậu cửa sổ đuổi theo những dòng suy nghĩ về Dũng, về cuộc tình không có lối thoát của cô. Buồn bã chờ đợi những cuộc hẹn hiếm hoi Dũng dành cho khi thoát ra khỏi vòng kiểm soát của mẹ. Từ lâu rồi những vui sướng, hứng khởi của việc được học, được sống ở thành phố lớn nhất nước tan biến mất. Thay vào đó, ngự trị trong cô một cảm giác cô đơn đến cháy lòng của kẻ mang thân phận ngụ cư. Đi lướt qua những ngôi nhà cùng xóm có ánh đèn vàng ấm áp hắt ra, tiếng bát đũa chạm vào nhau, tiếng cười đùa trong bữa cơm tối vọng lại, cô thầm ghen tị. Cảm giác cô đơn ấy cứ ngày một lớn dần lên theo năm tháng, nếu không có tình yêu với Dũng hẳn cô đã gục ngã tự bao giờ.
    Cô yêu Dũng bao lâu rồi nhỉ?
    Ba năm, kể từ ngày ra trường, không còn là cô sinh viên ngoan luôn nghểnh cổ lên, chăm chú nuốt lấy từng lời giảng của anh. Hay 4 năm, tính từ ngày anh bước vào lớp trong dáng vẻ đạo mạo, hiền lành đến tội nghiệp. Không cao ráo, bảnh bao như bao chàng trai khác. Nhưng ngày hôm ấy, dưới ánh nắng chiều hắt qua khung cửa sổ, chiếu lên bục giảng, cô thấy Dũng đẹp lạ. Anh say sưa giảng, cô say sưa ghi lại khoảnh khắc ấy vào tâm để rồi nuôi dưỡng nó như một điều gì đó quý giá nhất. Mỗi khi vắng anh, trong căn phòng lạnh ngắt, cô lại lôi nó dậy tận hưởng, an ủi, xoa dịu đi nỗi nhớ anh. Yêu Dũng, cô đi qua những lời tỏ tình của bọn trai cùng lứa, xem nhẹ lời cảnh báo của cô bạn thân về sự chênh lệch từ địa vị gia đình đến tính cách. Dưới mắt bạn cô, Dũng chỉ là ông tiến sĩ yếu đuối, đã quá ba mươi nhưng vẫn không dám bước qua cái bóng lớn của người mẹ - một giáo sư có tiếng. Phớt lờ. Cô chìm mình trong hạnh phúc được anh yêu bằng tình yêu vụng về của một gã trai quá lứa. Cô tin vào sức mạnh tình yêu. Tin vào điều kỳ diệu mà nó sẽ tạo nên.
    Nghe tiếng xe Hưng đến, cô lọ mọ dậy, leo xuống gác mở cửa. Vừa nhìn thấy cô, Hưng kêu lên: ?oVẫn chưa thay đồ à. Trông em chán quá. Cứ như người mới ra viện không bằng?.
    Quán Năm Sao nằm ngay mặt tiền một con đường đẹp. Cũng cầu kỳ, rực rỡ đèn màu như những quán cà phê mở ra hàng loạt trong thời gian gần đây. Thời này, đi cà phê đang là thứ mốt thịnh hành. Nó như một loại thời trang được người ta thay đổi thường xuyên để lòe mắt thiên hạ. Càng bóng bảy, càng hào nhoáng, càng được ưa chuộng. Khách đến với những loại quán này không đơn thuần chỉ thư giãn bên bạn bè, thưởng thức một tách cà phê ngon, một bản nhạc hay mà để được làm người sành điệu. Ngày ngày, họ thường hỏi thăm nhau theo kiểu ?oMày đã đi quán cà phê X, quán cà phê Y, Z chưa??. Không cần đến một cuộc thống kê chính thức nào, cũng dễ dàng nhận ra hơn 80% khách đi cà phê dạng này đều là những người thuộc thế hệ 7X, 8X. Một thế hệ sống và làm việc theo cái tôi của bản thân. Họ ăn mặc, vui chơi, cười nói thoải mái, không cần bận tâm đến cái nhìn xét nét của người khác với mình. Có lần cô thầm nghĩ giá như Dũng cũng giống họ. Sống một lần cho riêng bản thân thì tốt biết bao.
    Một tháng trước, Dũng đặt bàn ở một nhà hàng để cô gặp mặt mẹ anh. Ngồi đối diện người phụ nữ đẹp, lịch sự, luôn toát lên phong thái của một người sinh ra để lãnh đạo người khác, cô thầm hiểu vì sao anh thường có dáng đi lặng lẽ chịu đựng, bất chợt rụt người lại nếu thoảng nghe ai đó nhắc đến tên mẹ. Bà đến để xác nhận lại cái tin cô nghe phong phanh từ rất lâu. Bà đã có con dâu. Cô ấy đang du học lấy bằng thạc sĩ ở Anh. Tháng sau, cô ấy hoàn tất khóa học và về nước, bà sẽ cho hai người làm lễ ăn hỏi. Bà đánh giá cao, coi trọng một cô gái quê tự lập như cô và càng coi trọng hơn nếu cô biết tìm ra điểm dừng cho bản thân và con trai bà. Đến giờ, cô vẫn còn nhớ như in chất giọng kéo dài, nhấn mạnh chữ quê bà. Cũng tối hôm ấy, Dũng đến thật muộn. Cô ngồi trên bậu cửa sổ, không buồn đưa tay vẫy như mọi khi. Anh đến, nắm tay cô thật lâu, rồi bảo: ?oAnh sẽ thuyết phục mẹ. Anh yêu em. Hãy tin và chờ anh?. Cái nắm tay ấy, câu nói ấy đã cho cô biết bao hy vọng để sống những ngày thiếu anh, chờ đợi tin vui từ anh. Vậy mà một tháng trôi qua, giờ đây hồi âm của Dũng dành cho cô chỉ là lời chia tay ngắn gọn đến phũ phàng. Có lẽ Dũng đã quá quen với một cuộc sống được sắp đặt sẵn, anh chỉ có nhiệm vụ thực hiện tốt theo những gì đã được hoạch định. Tình yêu của cô với Dũng chỉ là sự phát sinh không nên có trong một chu trình đã được lập sẵn từ trước. Vì thế, nó chẳng đủ mạnh để thay đổi được gì.
    Chọn một góc yên tĩnh, Hưng yên lặng đốt thuốc. Lần đầu tiên cô thấy Hưng buồn đến vậy, cái trạng thái suy tư, nét cô đơn hiện rõ ra mặt. Trạng thái mà thường ngày được che giấu bằng vẻ ngạo mạn, sôi nổi. Lần đầu tiên sau hai năm quen biết, Hưng để sự yên lặng giữa họ kéo dài đến thế. Đột nhiên, phá vỡ sự yên lặng, Hưng nói thật chậm rãi, thật khó khăn: ?oVợ anh, cô ấy mang thằng bé về nhà ngoại đã ba hôm. Tháng sau, cô ấy sẽ xuất cảnh cùng gia đình. Anh yêu vợ anh, nhưng anh không thể chịu được cái nhìn ác cảm của gia đình vợ chỉ vì anh là dân tỉnh lẻ, bố mẹ anh là nông dân. Suốt thời gian qua, anh sống như vậy chỉ để chứng tỏ cho họ thấy anh có thể làm được gì, chẳng hề thua kém ai. Nhưng giờ, cô ấy đi, anh mất tất cả?. Hưng khóc. Cô lặng lẽ, nuốt nước mắt vào trong. Những giọt nước mắt dành cho cô, cho Dũng và cả cho anh nữa, Hưng à.
    Ra về, Hưng cho xe chạy chầm chậm, lòng vòng qua các con phố. Yên lặng. Ngay lúc này, cô ước mình có thể say. Say như các cô gái trong các bộ phim Hàn đang chiếu đầy trên truyền hình. Mỗi khi gặp chuyện gì không vui, nhất là bị phụ tình như cô lúc này, họ tìm đến rượu, dùng rượu để giải khuây, cầm cả chai tu ừng ực, tưởng chừng như cái thứ nước khó uống kia sẽ cuốn đi bao uất ức trong lòng. Nhưng có thật, sau một cơn say, tỉnh dậy con người ta có thể quên hết được những điều mà mình không vui để sống mạnh mẽ hơn, can trường hơn. Hay chúng vẫn tồn tại, bám riết lấy tâm can, giày vò ta cho đến ngày có một phương thuốc khác hữu hiệu hơn.
    Qua ngã tư, Hưng rẽ vào một con phố yên tĩnh, đâu đấy vang lên giai điệu của một bài hát tiếng Anh, có lời ?oNếu người hùng của em không bao giờ xuất hiện, nếu em cần ai đó để chia sẻ nỗi buồn... và nếu em muốn khóc, hãy khóc trên vai tôi?. Một giọt nước mắt rơi trên áo Hưng.
    Đêm tháng bảy, Sài Gòn vẫn đẹp, vẫn lung linh dưới ánh sáng của hàng ngàn ngọn đèn màu. Những người đàn bà gánh hàng rong bán cho lũ trẻ nhỏ, nối chân nhau bước về gác trọ. Những kẻ ngụ cư cô đơn phải tìm đến nhau để rồi ngày mai mặt trời lại mọc, ngày mai cô, Hưng và cả họ nữa vẫn sống làm người ngụ cư.
    Ngô Y Vân sinh năm 1980, tốt nghiệp ngành báo chí Trường ĐH KH XH-NV TPHCM. Hiện đang làm PR manager cho một công ty quảng cáo.
    Các thành phố lớn đều có dân ngụ cư đến sinh sống và làm việc. Có người hòa nhập dễ dàng với dân bản xứ, có người cứ khắc khoải nỗi nhớ quê hương. Tình yêu của người ngụ cư có bị phân biệt? Câu hỏi có vẻ lỗi thời trong một thế giới phẳng. Nhưng mỗi người mỗi hoàn cảnh và cô gái trong truyện đã phải khó khăn đi tìm câu trả lời cho câu hỏi trên.
    Ngụ cư là truyện ngắn đầu tiên đăng báo của Ngô Y Vân. Truyện chưa đưa ra được một vấn đề lớn lao, nhưng nó dễ dàng tìm được sự đồng cảm của những người ngụ cư.
    Đoàn Thạch Biền

  10. cocan

    cocan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2006
    Bài viết:
    2.742
    Đã được thích:
    0

    Khi cơn mưa trút xuống
    Đinh Ngọc Hùng
    Chị luôn là người rời cơ quan sau cùng. Với chị từ lâu dường như đó là thói quen. Chị cố ý tạo ra sự dềnh dàng đó. Sự dềnh dàng trì hoãn hiện tại.
    Giờ này Vũ đang vùi đầu bên bàn máy. Những đồ họa thiết kế đã ngốn hết thời gian của Vũ. Chẳng biết chị khó chịu với việc Vũ trói mình bên máy tính tự khi nào. Giai đoạn lãng mạn của cuộc sống gia đình thật ngắn ngủi. Nó ra đi chị cũng chẳng hề hay biết.
    Mỗi khi chị đề nghị Vũ đưa đi đâu đó đều nhận được câu trả lời đại loại: Anh không có thời gian. Công việc bận bịu quá. Đôi khi Vũ đi với vẻ miễn cưỡng. Chị hoang mang.
    Chẳng lẽ đích cuộc sống gia đình là như vậy. Nó khác xa lúc hai người yêu nhau. Ngày đó mỗi khi chị đề nghị đi đâu, Vũ đều vui sướng thực hiện. Có hôm Vũ còn chủ động gợi ý tìm về vùng ngoại thành thay đổi không khí.
    Dư vị những khoảnh khắc đó chưa bao giờ mất trong chị. Mỗi đêm nó trở về mơn man giấc mơ. Với người phụ nữ cuộc đời chỉ thế thôi là đủ. Chị hạnh phúc nép vào ngực Vũ khi anh ngỏ lời cầu hôn.
    Dãy phòng cơ quan còn một nơi sáng đèn. Chị hơi ngạc nhiên. Giờ này cũng còn có người giống chị chưa về. Đó là phòng của Phó giám đốc. Anh mới về nhận công tác tại cơ quan chị.
    Chị mới chỉ nói chuyện với anh một lần trong cuộc họp ra mắt và vài ba lần chào hỏi lúc chạm mặt ở cầu thang. Giờ bảo chị hình dung gương mặt anh, chị cũng chỉ tưởng tượng được lờ mờ.
    Chị không có thói quen bắt thân người mới gặp. Nhưng cảm nhận người phụ nữ mách bảo anh là người hấp dẫn. Sự xuất hiện của anh trở thành chủ đề những câu chuyện của phái đẹp trong cơ quan. Chị chỉ ngồi nghe và chưa một lần tham dự.
    Những buổi tiếp khi rời cơ quan, ánh sáng từ căn phòng anh lại đập vào mắt chị. Chẳng hiểu sao dần dà ánh sáng đó gợi tò mò trong chị. Chị không sao thoát khỏi suy nghĩ những người muốn nấn ná lại cơ quan đều có chung một nguyên nhân từ phía gia đình. Có thể cuộc đời anh cũng có những bận tâm tương tự.
    Giờ mỗi lần về qua cửa phòng anh chị đều dừng lại một lát. Đôi lúc chị giật mình bừng tỉnh thấy mình đứng ở đó khá lâu. Trên đường về, thế nào đầu óc chị cũng suy nghĩ vẩn vơ đủ thứ chuyện. Rồi cuối cùng lại không sao thoát khỏi nghĩ về cuộc sống hiện tại, về Vũ.
    Việc phải đối mặt với hình ảnh Vũ ngồi trầm ngâm bên chiếc máy tính luôn làm chị ngột ngạt. Biết đâu giờ này trong căn phòng chị đang đứng trước cửa đây, anh cũng đang cặm cụi với màn hình vi tính.
    Điều đó sẽ làm chị thất vọng. Con người với phần lớn thời gian dành cho công việc là quá đủ rồi. Họ cần phải có thời gian nghỉ ngơi. Họ cần phải sống chứ?
    Chị giật mình quay lại. Anh đứng sau chị tự bao giờ. Anh mời chị vào phòng. Anh pha trà mời chị uống, còn mình lặng lẽ hút thuốc. Chị liếc nhìn anh vài bận. Anh nói chuyện với chị một cách bình thản, song gần gũi.
    Bất giác chị thấy ngại về việc mình có mặt trong phòng anh vào giờ này. Chẳng lẽ đứng dậy cáo từ. Chị có linh cảm anh biết chuyện chị dừng lại trước cửa phòng anh mỗi tối.
    Hình như anh còn đọc thấu suy nghĩ của chị. Điều đó làm chị rối trí. Anh vẫn lặng lẽ hút thuốc. Trên bàn anh có một lọ hoa gốm men ngọc Bát Tràng, trong có năm bông sen trắng.
    Người yêu hoa sen là người coi trọng sự thanh cao, chị nghĩ. ?Lọ hoa đẹp quá?. Chị thốt ra điều đó như từ vô thức. Hình như chị mượn câu nói này để che đậy sự bối rối của mình. Chị xin phép ra về.
    Anh không tiễn, chỉ đưa chị ra đến cửa. Ra khỏi phòng anh, chị hít như người ngộp thở. Một sự êm ái mơn man. Chị thấy mình hôm nay bạo dạn chẳng giống với chị mọi hôm.
    Vũ sẽ không bao giờ thôi ngồi bên máy vi tính. Đôi lúc chị cố mường tượng để tìm cái gì đó mới trong thế ngồi tọa thiền của Vũ nhưng bất lực. Đập thẳng vào suy nghĩ của chị chỉ là một Vũ câm lặng, khô khan.
    Kể cả hôm nay, khi chị về nhà với bao xúc cảm Vũ cũng chẳng nhận ra. Chị định cáu, gào lên một câu gì đó với Vũ cho hả nhưng ngẫm chẳng ích gì lại thôi. Cũng may chị còn cảm nhận được sự rung rinh của cuộc sống. Còn Vũ thì...
    Ăn tối xong Vũ lại giam mình trong phòng máy. Chị bỏ lên giường nằm ôm gối xem tivi. Những hình ảnh lơ đễnh nhảy nhót trong tâm trí chị.
    Sớm sau, chị đến cơ quan và giật mình thấy trên bàn làm việc của mình lọ hoa chiều qua trong phòng anh. Những bông sen trắng hôm trước đã được thay mới bằng những bông tươi tắn hơn.
    Cả buổi chị không sao làm việc được. Ánh mắt chị dán vào những bông hoa, còn suy nghĩ thì vẩn vơ đâu đâu. Anh mời chị đi ăn trưa. Trong bữa trưa chị rụt rè cảm ơn anh về lọ hoa.
    Anh nói ít, nhưng lôi cuốn: ?oMiễn Trà thích là được?. Chị lại tìm thấy ở anh vẻ ấm áp gần gũi. Chị ăn nhiều và cười nữa. Chị không còn nhớ tự bao giờ chị không cười nhiều như vậy.
    ?oChị nhà anh thế nào??, chị hỏi, ?oBên anh chị ấy sẽ hạnh phúc lắm?. Anh nhìn chị ánh nhìn kín đáo. Gương mặt anh không để lộ một chút xúc cảm nào. Anh thuộc tuýp người có duyên ngầm.
    Nếu có thể nhập làm một với chiếc máy vi tính chắc Vũ sẽ làm. Chị cũng không hiểu tại sao trên đời này lại có người say mê công việc thế. Khi Vũ làm việc, ngay cả chị đến gần Vũ cũng không nhận ra.
    ?oTối nay vợ chồng mình ra ngoài ăn nhé!?. Vũ không rời mắt khỏi màn hình: ?oThôi. Bày đặt ra ngoài ăn uống làm gì cho mất thời gian. Công việc đang dồn ứ, anh không đi được đâu?. Chị ỉu xìu.
    Câu trả lời mà chị mong là khác kia. Chị gào lên: ?oỪ! Vậy thì anh cứ ôm lấy cái máy tính của anh đấy?. Rồi chị nhào vào phòng ngủ, đổ lên giường. Nước mắt ấm ức trào ướt gối. Vũ bỏ máy, luống cuống lại bên xin lỗi chị.
    Lâu lắm chị mới tìm lại được cảm giác yêu thương khi được Vũ ôm vào lòng. ?oChúng mình có con đi?, chị nói. Vũ nằm im lặng. Tiếng ngáy đều đều trong đêm. Vũ đã ngủ từ lúc nào.
    Ừ! Bao lâu rồi Vũ vốn là thế. Rời bàn phím là mệt mỏi chìm vào giấc ngủ. Đôi lúc chị thấy với Vũ, cuộc sống ân ái vợ chồng chỉ là nghĩa vụ. Chị lơ đễnh nhìn lên trần nhà, nơi có đôi thạch sùng đang quấn quýt bên chiếc đèn ngủ bắt mồi. Chị đã từng mơ mình được là đôi thạch sùng kia.
    Những bông hoa trên bàn chị được thay đều đặn vài ngày một. Chị xúc động vì điều đó. Giá những bông hoa kia là của Vũ. Dạo này ngắm hoa chị hay vu vơ nghĩ đến anh.
    Trái tim chị bồi hồi mỗi khi giáp mặt anh. Để trấn an chị tự mắng mình: Thật vớ vẩn. Giữa anh và chị làm gì có gì. Cả hai đều đã có gia đình.
    Dạo này anh hay mời chị đi uống nước. Tự lúc nào chị thấy anh có vị trí quan trọng trong chị. Mỗi khi anh đi công tác hay có việc phải vắng mặt tại cơ quan chị thấy thiếu hụt.
    ?oCuộc sống của em có hạnh phúc không??. Câu hỏi của anh làm chị giật mình. Những giọt cacao bị ngoắng bắn ra bàn mà chị không biết. Ở anh chị tìm thấy những điều Vũ thiếu. Đôi lúc chị thầm nghĩ, có lẽ đời mình sẽ trọn vẹn hơn nếu gặp anh. Rồi chị lại tự nhủ, mình còn yêu Vũ nhiều lắm.
    ?oCơ quan em sắp đi nghỉ một tuần. Anh sắp xếp đi với em nhé?. Nghe chị nói Vũ nhíu mày. ?oĐã lâu vợ chồng mình chưa có dịp đi cùng nhau?. Vũ vẫn không đáp. Bàn tay loang loáng lướt trên bàn phím. Cơn ức trào lên ngực.
    Ngày trước chị đã mê biết bao bàn tay như múa trên các phím chữ kia. Giờ chị thấy chúng thật đáng ghét. Chị bỏ vào phòng ngủ âm thầm ngồi khóc một mình. ?oĐược. Vợ chồng mình sẽ có một tuần trọn vẹn bên nhau?.
    Nghe Vũ nói, chị sướng rơn, ôm ghì chồng. Làn môi Vũ lướt trên người chị êm ái như ru. Đã từ lâu chị chưa có một đêm thoải mái như vậy.
    Mọi người trong cơ quan lục tục chuẩn bị cho chuyến đi. Chị cũng ra phố sắm cho mình áo tắm, mũ rộng vành, kem thoa chống nắng... Không phải dễ dàng gì Vũ chịu cởi mình ra khỏi máy tính một tuần.
    Chị nhắm mắt mường tượng đến những ngày tuyệt vời. Đôi lúc nghĩ đến việc sẽ phải giới thiệu anh với Vũ chị thấy khó xử. Lại cả việc chị phải giáp mặt vợ anh. Nghĩ thế chị thấy mình rõ vớ vẩn.
    Việc Vũ thông báo sẽ không thể cùng chị đi nghỉ mát do công việc đột xuất làm chị vô cùng thất vọng. Lỗi này không phải tại chị. Chị đã cố gắng thu xếp để hai vợ chồng có thời gian rảnh rỗi nghỉ ngơi bên nhau.
    Mọi người trong cơ quan sẽ nghĩ gì khi chị chỉ đi có một mình? Chắc chắn khi nhìn những gia đình khác quây quần bên nhau, nhìn vợ chồng anh quấn quýt, chị không khỏi chạnh lòng. Chị đón nhận chuyến đi với thái độ không hồ hởi.
    Lên xe, chị tìm xuống hàng ghế cuối cùng. Chị không muốn nhiều người nhận ra mình. Xe chuyển bánh. Một linh cảm khác lạ buộc chị hé mắt nhìn. Anh đang ngồi bên chị. Trong chuyến đi này anh cũng chỉ có một mình. Đột nhiên chị thấy lòng ấm lại.
    Sự trở về của chị sau một tuần cũng chẳng mảy may làm Vũ có cảm giác khác sự trở về của chị mỗi ngày từ cơ quan. Vẫn những ngón tay như múa trên bàn phím,Vũ hỏi chị mấy câu chiếu lệ: ?oEm đã về đấy à? Chuyến đi có vui không? Sao không điện sớm để anh ra đón??. Chị ức nghẹn.
    Chẳng lẽ Vũ không biết hôm nay chị về sao mà còn phải chờ chị điện rồi mới ra đón. Chị không nói gì thêm, lẳng lặng lôi đồ ném vào phòng. Chuyến đi tạo cho chị cảm giác khoan khoái, nhưng khi về nhà chị lại thấy ngột ngạt.
    Vũ vẫn vùi mình bên bàn máy. Đôi lúc chị không dám nhìn thẳng vào Vũ vì cảm giác có lỗi. Không! Cả chị và anh đều đã hứa sẽ không để chuyện ấy xảy ra một lần nữa. Chị nhắm mắt rùng mình mường tượng những gì đã xảy ra. Nó đến bất ngờ khiến bản thân chị cũng không tưởng tượng nổi.
    Sự đơn độc của chị và anh đã vô tình đẩy hai người lại với nhau. Cái đêm cuối cùng của chuyến thăm quan, khi anh gõ cửa phòng chị, chị đã không cầm lòng được.
    Trong phòng làm việc anh ôm ngang người chị. ?oChúng ta không thể. Em không thể. Còn gia đình?. Chị đẩy anh ra và nhào ra ngoài. Chị phóng xe trên phố như kẻ mộng du. Chị muốn về nhà.
    Chị muốn sà vào lòng Vũ để Vũ kéo chị thoát khỏi cảm giác kinh khủng này. Nhưng Vũ vẫn bình thản ngồi bên bàn phím khi chị xuất hiện trên bậc cửa. Chị hụt hẫng. Rồi chị lặng lẽ đi chuẩn bị cơm chiều.
    Suốt bữa Vũ ăn ào ạt như một nghĩa vụ. Vũ cố tình hay không hề nhận thấy nét hoảng loạn bất ổn trong mắt chị. ?oEm muốn đi đâu đó vài ngày. Anh đưa em đi được không??. ?oCó chuyện gì sao??, Vũ hỏi. Chị lắc đầu.
    Và khi Vũ lại chúi đầu vào với những hình vẽ, đồ án thiết kế, chị bậm chặt môi ôm mặt khóc. Chị thấy sự mong muốn trở về của mình là vô ích. Thực sự Vũ đã không còn quan tâm đến chị. Nếu còn yêu chị Vũ sẽ không xử sự thế chứ.
    Những bông sen trắng vẫn đều đặn được thay mới. Những bông hoa làm lòng chị muốn nổi loạn dịu đi. Nhưng có lúc chị thấy sợ chúng. Buổi tối chị về nhà muộn hơn. Vũ hỏi, chị lấy lý do cơ quan dạo này nhiều việc phải làm thêm giờ. Vũ cũng chỉ hỏi đến thế và chẳng xét nét gì hơn.
    ?oChúng mình không nên gặp nhau nữa?, chị nói. Anh ngồi câm lặng. Thà anh cứ nói ra chị còn đỡ khó xử hơn khi anh yên lặng thế này. Chị đã quyết định dứt khoát với chính mình.
    Vậy mà khi anh mời chị về nhà anh chị vẫn không đủ can đảm từ chối. Vợ anh đi công tác nước ngoài. Vài lần đến căn nhà anh chị thấy thân quen và coi như nhà mình.
    Đôi lúc chị tự cho mình quyền xê dịch vị trí một số đồ đạc trong nhà. Nhưng một lần chị hoảng sợ khi thấy anh nổi giận, quát mắng chị, bắt chị trả lại vị trí chiếc bàn trang điểm khi chị đổi chỗ nó. Chị tuyệt vọng lao ra khỏi nhà anh. Hóa ra vị trí của chị trong anh thấp hơn chiếc bàn trang điểm.
    Hôm nay, Vũ không còn vùi đầu vào bàn phím. Thấy chị về Vũ nói: ?oTrông em không được khỏe. Để ngày mai anh đưa em đi khám?. Đột nhiên chị muốn gây sự. Chị muốn trút giận lên ai đó, muốn đập phá cái gì đó. Chị hét to: ?Tôi chẳng làm sao cả. Người cần phải đến bệnh viện chính là anh đấy?.
    Mấy ngày nay anh vắng mặt ở cơ quan. Di động chị gọi anh luôn tắt máy. Giận Vũ, chị đã bỏ về nhà mẹ đẻ. Đôi lúc chị cảm thấy cuộc đời thật vô nghĩa, tẻ nhạt. Mọi người suốt ngày chỉ mong hết giờ làm để vội vã trở về với bộn bề cuộc sống thường nhật.
    Chị tự hỏi, tại sao con người cứ tự làm khổ mình vì những ràng buộc. Chị rẽ vào quán cà phê nơi anh đưa chị đến lần đầu, ngồi nhìn hướng ra lòng đường tấp nập người qua lại. Bỗng nhiên chị thấy cô đơn.
    Chị lấy di động bấm số của anh. Hàng ngày giọng anh ấm áp gần gũi, giờ sao nghe xa lạ. Chị cúp máy. Hừ. Thì ra giờ này anh đang vui vầy bên vợ. Thật uổng công chị đã nghĩ đến anh, mong có anh trong lúc chị thấy cô đơn nhất.
    Chị không gọi cà phê mà gọi một ly Brandy. Chị nốc từng ngụm lớn. Chị gọi một ly nữa. Rồi một ly nữa. Chị uống đến lúc người phục vụ đến giải thích rằng có thể chị đã say và nên về nhà.
    Chị đi trên đường vô định. Một cơn mưa trút xuống khiến người chị lạnh toát. Chị dạt xe vào vỉa hè, nép mình dưới một mái hiên. Những gì cuộc đời chị đã trải qua đang nhảy nhót, vỡ bục như những chiếc bong bóng nước dưới mưa kia. Bỗng nhiên chị nghĩ nhiều đến Vũ.
    Giờ này có lẽ Vũ đang vùi đầu bên bàn máy vi tính. Một ánh đèn xe quét qua mặt chị chói lóa. Lát sau chiếc xe máy đó vòng lại đỗ trước mặt chị. Chị ngước cặp mắt đỏ ngầu vì rượu nhìn lơ đễnh. Trong màn mưa, người đó ướt sũng tiến lại ôm chầm lấy chị. Là Vũ.
    ''Vũ đi tìm chị sao? Chị không tin rằng Vũ còn nhớ đến chị. Chị bật khóc, nép vào vai Vũ. Trong mưa, tiếng chị thốt ra đứt quãng: ?oEm là người vợ không tốt. Em có lỗi với anh?.
    Vũ vuốt mái tóc bết nước của chị thì thầm khe khẽ: ?oVới anh em quan trọng hơn tất thảy, ngốc ạ?. Rồi anh gỡ áo mưa khoác vào cho chị: ?Nào, ta về thôi?.
    Sáng nay đến cơ quan, chị lại thấy những bông hoa sen trắng trong lọ hoa trên bàn làm việc vừa mới được thay. Hoa đẹp nhưng vô hồn. Chưa bao giờ chị ngắm những bông hoa với vẻ thờ ơ như vậy.
    (Theo Tiền Phong)

Chia sẻ trang này