1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Truyện ngắn

Chủ đề trong 'Đất Sài Gòn' bởi 7miles, 06/05/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. cocan

    cocan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2006
    Bài viết:
    2.742
    Đã được thích:
    0

    Thằng quỷ ấy
    Ngô Ngọc Trang
    Nhiều khi tôi nghĩ đáng ra nó đừng có mặt trên đời này thì hay hơn, thế mà một ngày không gặp và cãi nhau với nó thì tôi không chịu nổi.
    Nó cùng hội ?oquyết không yêu? với tôi, ở ngay cạnh nhà tôi, chơi với tôi từ hồi cởi truồng, học cùng từ hồi lớp một, nó trắng như con gái, nghịch không khác quỉ sứ mà học lại dốt như bò.
    Nó vào hội vì một lý do: ?oMày quyết không yêu thì tao cũng quyết không yêu?. ?oTại sao??. ?oĐể tao xem mày quyết không yêu đến bao giờ. Rồi mày sẽ yêu trước tao cho mà xem!?. ?oĐợi đấy?.
    Tôi cao lều nghều, gầy như nhái bén, nó thấp lẹt tẹt. Trước giờ đi cùng lúc nào nó cũng phải ngước lên, tôi hãnh diện lắm trêu nó: ?oNgười bảo em bé con con, em kêu em lớn em còn bé hơn?. Đứng trước lũ bạn gái, tôi xoa đầu nó như chủ xoa đầu cún con: ?oBé thế này thì bao giờ mới lớn được hở em??. Nó tức, đè sấp tôi xuống, giẫm chân lên lưng, bẻ quặt tay tôi ra đằng sau khiến tôi không tài nào cọ quậy được, rồi vừa ghè đầu tôi, vừa hỏi: ?oChừa chưa??.
    Tôi la oai oái như lợn bị cắt tiết: ?oChừa rồi!?. Được thả, tôi trêu tiếp. Hai đứa đánh nhau chí chóe. Có khi đánh nhau đùa, chuyển sang đánh nhau thật, rồi lại làm lành, lại chơi. Tôi bảo: ?oMỗi khi giận mày tao thấy buồn vì không có ai để đánh?. ?oTao cũng vậy?. Thằng quỷ ấy đánh tôi đau thế mà với những đứa con gái khác nó nhẹ nhàng lịch thiệp lắm. ?oĐồ đạo đức giả!?. ?oKhông phải! Đi với Phật mặc áo cà sa mà??. ?oÀ, mày bảo tao là ma à??. ?oMày nói nhé!?. ?oCho mày chết này!?.
    Tôi túm cổ nó đánh. Tôi không nể nó mà nó cũng chẳng biết nể tôi. Tôi gọi nó là thằng quỷ thì nó cũng gọi tôi là con quỷ. Tôi đánh nó một, nó chẳng bao giờ đánh tôi kém một. Tôi chỉ hãnh diện là cao hơn nó cái đầu, không ngờ năm lớp mười nó cao ngang tôi. Ngày xưa tôi khoác vai nó, giờ nó khoác vai tôi. Khi đi ăn với nhau, cái gì tôi cũng ăn thật nhanh cho xong trước rồi cướp phần của nó.
    Nó tức lắm: ?oquỷ ạ! Rồi mày cũng sẽ ăn hết phần chồng con thôi!?. ?oKệ tao!?. Khi ăn, chúng tôi tranh nhau ăn, trả tiền cũng tranh nhau nốt, nó thường gõ trán tôi: ?oquỷ ạ! Mày thích làm con trai thế à? Chốc nữa đèo tao trả nợ!?. Tôi vừa đèo vừa nghêu ngao: ?oBố đánh không đau bằng ngồi sau con gái!?. Nó cười hềnh hệch: ?oBố đánh đau hơn là ngồi sau con gái?. Thằng quỷ đứt mất dây thần kinh xấu hổ rồi!
    Một buổi tối đang ngồi học thì nó vào nhẹ như một thằng trộm, vỗ đến bộp vào vai khiến tôi thót tim rồi cười nhăn nhở: ?oCho mày xem cái này hay lắm!?. Nó giơ lên trước mặt tôi một cái hộp, mở nắp, một bộ khung xương đen xì cùng chiếc đầu lâu nham nhở bật tung lên với tiếng cười ma quái. Tôi sợ tồ cả ra quần. Nó nằm vật ra giường ôm bụng cười ngặt nghẽo. Tôi đi thay quần xong nó vẫn cười.
    Vừa xấu hổ vừa tức, tôi sấn đến đè nó xuống đấm đá liên tục, rồi cầm hộp đồ chơi ném mạnh vào góc nhà vỡ đôi. Nó nhìn theo chững lại hồi lâu: ?oBiết thế tao chẳng trêu mày?. Rồi lẳng lặng bỏ về, mấy hôm sau không sang. Tôi áy náy gom hộp đồ chơi lại mang làm lành: ?oTrả mày này?. ?oTao mua về tặng mày đấy?. ?oSao mấy ngày hôm nay mày không sang chơi với tao??. ?oNhớ tao à??. ?oỪ, chẳng lẽ tao lại lôi em tao ra đánh thì tội cho nó quá?. ?oquỷ ạ!?.
    Cuối năm lớp 11 nó cao hơn tôi hẳn cái đầu, tôi thân với nó nhưng trong mắt tôi, nó sinh ra như là khắc tinh của tôi vậy. Biết mấy đứa con gái viết thư tỏ tình, tôi hỏi đểu: ?oMuốn yêu rồi chứ gì? Cho mày ly khai khỏi hội đấy!?. Nó cười: ?oĐương nhiên là muốn yêu nhưng hội chỉ có hai người, tao ra thì mày cô đơn chết!?. ?oThèm vào! Không mợ chợ vẫn đông?. Lá thư nào nó cũng đưa cho tôi đọc, rồi khen đứa nọ xinh, đứa kia dễ thương như thể trêu tức tôi, tôi gắt lên: ?oXinh thì yêu đi, léo nhéo mãi!?.
    Nó bảo: ?oTao vẫn còn ngây thơ lắm!?. Tôi phì cười. Nó rủ tôi đi ngắt trộm hoa phượng, không ngờ xoạc đũng quần. Cũng may tôi mặc một chiếc áo dài chống nắng, nó lấy buộc ngang bụng che đi và cứ thế đạp xe đưa tôi về nhà. Tôi cười mẻ miệng, lần đầu tiên nó biết xấu hổ trước tôi. Được bao nhiêu hoa phượng nó mang tặng hết cho những đứa con gái khác. Tôi điên lên. Mãi mấy hôm sau nó mới đưa cho tôi một chiếc vương miện méo mó xâu bằng những cánh hoa đã khô: ?oTao tập mãi cũng chỉ được thế này thôi?.
    Nghỉ hè, tôi tập trung ôn thi đại học, nó vẫn lêu lổng, nhắc mãi chẳng được tôi giận, mắng té tát. Nó cáu: ?oTao không học thì kệ tao! Liên quan gì đến mày??. Tôi lộn tiết tát một cái, nó hầm hầm định tát lại nhưng không hiểu sao lại thôi. Cả hè không thấy sang chơi, thấy tôi nó cũng lẳng lặng coi như chẳng quen. Rồi thấy nó hay đi cùng lớp trưởng, lại nghe nói hai đứa yêu nhau, ít khi thấy nó ở nhà, nó tránh tôi như tránh tà khiến tôi rất buồn.
    Tôi viết thư xin lỗi, chẳng thấy hồi âm. Bỗng nhiên một tối nó mang sách vở đến đòi học cùng. Tôi kinh ngạc. Thì ra nó tu, nó học thêm với lớp trưởng suốt hè. Thằng quỷ này hay thật! Nó thông minh, chỉ có điều lười học. ?oNhờ cái tát của mày đấy?.
    Chúng tôi chúi đầu vào chuyện ôn thi mà vẫn có thời gian gây sự. Càng ngày nó càng cao lớn, tôi đánh với nó chẳng thể nào thắng nổi, được cái cũng biết chiều tôi, còn biết chăm sóc tôi khi ốm. Ôn thi, nó nhồi nhét cho tôi bao nhiêu thứ làm tôi béo lên, hai má núng nính toàn thịt. Nó cứ nghiến răng nghiến lợi véo má tôi rồi cười hì hì: ?oTao thích mày béo hơn nữa, bẹo sướng lắm!?. ?oThằng quỷ! Mày rõ độc ác!?.
    Mấy đứa con gái thích nó phát ghen với tôi. Nó càng ngày càng đẹp trai, tôi càng ngày càng mập, đi với nhau chẳng khác nào tranh biếm họa. Tôi béo căng béo tròn, nó lại xoa đầu tôi: ?oBé thế này thì bao giờ mới lớn được hở cưng??. Tôi tức, đuổi đánh nó xung quanh trường. Ngày xưa cái gì nó cũng tranh với tôi, giờ thì cái gì cũng nhường. Nó bảo: ?oTao là con trai lớn, tao không nhường mày thì những đứa con gái khác tránh xa tao mất?.
    Thi tốt nghiệp, làm bài xong nó hớt hải chạy sang thông báo: ?oTao không làm được bài, chắc trượt rồi!?. Tức chết đi được, dễ thế mà cũng không làm được thì thi đại học thế nào! Ai ngờ nó cao điểm hơn tôi. ?oTao đùa thế thôi?. Nó ngoác miệng cười. Thằng quỷ! Thi đại học, tôi thừa ba điểm còn nó suýt trượt, lại còn tinh tướng: ?oTao mong trượt mà nó chẳng cho trượt, thì ra ông trời không nỡ thui chột một tài năng?. Tôi nguýt nó một cái rõ dài, thật ra nó học hành cũng chật vật lắm, chẳng qua mạnh mồm vậy thôi.
    Hai chúng tôi học khác trường, hôm nào nó cũng đòi đưa tôi đi học, tôi nói: ?oTốn tiền xăng xe của bố ******!?. ?oTao đi dạy thêm lấy tiền đổ xăng đấy chứ?. Bước sang năm thứ hai, nó bảo: ?oThôi, tao ra khỏi hội ?oquyết không yêu? của mày, chịu hết nổi rồi!?. Tôi hỏi: ?oMày yêu rồi à??. Nó gật đầu: ?oYêu lâu rồi nhưng tao giấu, mày không biết?. ?oAi??. ?oKhông nói được?. ?oThằng ba hoa! Thế mà lúc nào cũng toang toác cái mồm không thèm yêu. Mày lừa tao!?. ?oTao lớn rồi, đẹp trai thế này mà không yêu thì phí! Mày cũng yêu đi?. ?oTao không thèm!?. Tôi xị mặt, hai má phúng phính như hai trái đào được thể xệ thấp hơn.
    Nó nhìn, nó cười, nó xắn tay áo cứ nhè má tôi mà véo cốt cho tôi kêu la như mọi lần. Tôi đau quá, ứa cả nước mắt, không hiểu sao không kêu được. Nó rối rít dỗ dành. Tôi giận, không thèm đi xe nó, không gặp nó, không cho nó vào phòng chơi, không nghe điện thoại nhưng lại đứng ở cửa sổ len lén nhìn sang. Cả tháng trời vắng nó, tôi bần thần cả người. Thằng quỷ ấy, cứ vài ngày lại có một cô bạn gái rõ xinh đến tìm. Hình như nó quên tôi rồi! Tôi khóc, giá như tôi không cạch mặt nó trước thì nó đã chẳng cạch mặt tôi thế này. Thằng quỷ ấy sao nhanh quên thế? Ừ, nó có người yêu rồi, suốt ngày quấn lấy người yêu thì còn nhớ gì đến một đứa béo ị như tôi nữa. Tôi buồn đến gầy cả người.
    Hôm đó nhìn thấy nó thẫn thờ ở ban công, tôi muốn nhảy sang chơi nhưng rồi lại thôi. Bỗng nó gọi: ?oquỷ ơi!?. Tiếng gọi sao thân thương thế, lâu rồi mới lại được nghe, Nhưng còn kiêu, tôi đi thẳng vào phòng úp mặt xuống gối khóc rưng rức. ?oquỷ ạ! Khóc gì thế??. Tôi ngước mắt lên, nó cười toe toét: ?oTao có cái này cho mày?. Nó đưa cho tôi quyển sổ dày, thì ra trong đó nó viết tất cả những gì chúng tôi trải qua từ khi còn bé tí. Tôi ngẩn ngơ nhìn nó. Nó nói: ?oCả tháng nay tao buồn và nhớ mày lắm!?. Tôi dỗi: ?oBạn bè mày nhiều thế việc gì phải nhớ tao??. ?oNhưng tao chỉ thích chơi với mày thôi?. ?oNgười yêu mày đâu??. ?oTao không biết?. ?oSao lại không biết??.
    ?oChẳng biết người ta có yêu tao không hay chỉ coi tao là bạn. Tao yêu người ấy lâu rồi?. ?oAi??. ?oNói ra xấu hổ lắm!?. ?oKhỉ ạ!?. ?oTao yêu người khác mày có buồn không??. ?oBuồn gì!?. Tôi nói nhưng không kìm được nước mắt, nó bẹo má tôi: ?oRõ ràng là mày buồn! quỷ ạ! Tao yêu mày!?. Nó hôn lên trán tôi, tôi ngẩn ngơ: ?oTao cấm mày nói câu ấy!?. Nó rưng rưng: ?oKhông nói vậy thì nói thế nào? Mày không yêu tao à??. Tôi cười: ?oMày phải nói là: anh yêu em?. Nó cười: ?oquỷ ạ! Anh yêu em!?. Trời, thằng quỷ ấy.
    (Theo Áo Trắng

  2. cocan

    cocan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2006
    Bài viết:
    2.742
    Đã được thích:
    0
    Ngoại hình dễ nhìn
    26-05-2006 22:03:59 GMT +7

    ?oNgoại hình dễ nhìn? như một ám ảnh và như cơn ác mộng, thậm chí như một ác quỷ kìm hãm giết chết những hy vọng trong Khuê. Khuê không trách hờn cha mẹ sinh ra cô, không được xinh đẹp như người khác. Cô chỉ hận người đời tại sao lại quan trọng cái vẻ ngoài đến thế.
    Cầm một xấp các thông báo tuyển dụng, Cát Khuê, cô bạn tôi nhăn nhó tội nghiệp, nói như muốn khóc:
    - Xem đi, tất cả các điều kiện, nào vi tính, ngoại ngữ, bằng cử nhân, cái nào cũng vượt chuẩn, nhưng khi vào phỏng vấn thì... ?ongoại hình dễ nhìn?, mình trượt dài dài. Chẳng lẽ xấu là chịu thiệt thòi vậy sao? Điều này không biết khi nào mới tìm được việc làm đỡ tủi hổ với đời, báo hiếu cha mẹ...
    Nói xong, Khuê ngồi thần ra lẩm bẩm: Ngoại hình dễ nhìn... Tại sao?
    Chúng tôi cùng học một lớp ở trường đại học, Khuê được nhiều người ngưỡng mộ vì trong suốt những năm học ở trường toàn đứng nhất khoa, chỉ hiềm một nỗi Khuê không phải là người con gái dễ nhìn, dù tính tình nhu mì hiền hậu tốt bụng. Khuê thông minh, có lẽ do ông trời bù đắp cho việc thiếu nhan sắc. Bạn bè trong lớp quý mến Khuê, nhưng hình như ai cũng ngại, ít khi nào rủ đi chơi cùng. Mấy năm học đại học, không ít lần Khuê buồn khi những cuộc giao lưu, hội khoa, hội trường, chẳng có ai đến bắt chuyện làm quen. Đôi lần tủi thân, Khuê bỏ về phòng ký túc, hoặc tìm cớ tránh những cuộc hội hè gặp gỡ đó. Dần dần, Khuê như một kẻ độc hành trên đường học vấn với các danh hiệu thủ khoa, xuất sắc, tài năng... và gần như không có mối quan hệ thân tình nào ngoài các bạn cùng lớp. Khuê không còn để ý đến chuyện nhan sắc của mình. Khuê cũng chỉ cười thầm khi ở xung quanh cô mọi người bình phẩm này nọ. Duy nhất có tôi, là Khuê cởi mở thân thiện, có lẽ tôi cũng là một người con gái ngoại hình vừa phải, không bắt mắt, luôn chịu khó ở bên Khuê chuyện trò. Khuê hay tìm tôi mỗi khi gặp điều gì đó cần chia sẻ.
    Tốt nghiệp đại học, chúng tôi đứa nào cũng lao đầu vào kiếm việc làm, và như phép mầu thần kỳ hay do chính ngành học của chúng tôi đang là thời thượng, ?ohút hàng?, mà không bao lâu sau gần như đa số chúng tôi đều có nơi có chốn, nơi ?ongon?, nơi ít ?ongon? hay không ?ongon? lắm, nhưng tạm thời ổn định, không phải long đong vất vả. Tôi may mắn có người thân làm quan chức trong một bộ nên cũng dễ dàng vượt qua kỳ thi tuyển để trở thành công chức nhà nước, thế là vui quá rồi.
    Còn Khuê, cô bạn thời sinh viên của tôi, đang đau khổ vì cái gọi là ?ongoại hình dễ nhìn?, chướng ngại vật tưởng nhỏ nhưng thật sự là một bức tường thành chắc chắn khó có thể vượt qua trong cửa ải tìm kiếm việc làm, chưa nói đến chuyện tìm kiếm một cuộc hẹn hò tình yêu.
    Khuê kể tôi nghe trong sự ấm ức tức tưởi về những lần đi xin việc, hy vọng rồi thất vọng. Nhiều lần như thế, Khuê nghi ngờ về chính mình có gì đó không ổn. Khuê tìm đến trung tâm tư vấn tìm việc cho sinh viên ra trường. Chị thư ký ở văn phòng sau khi nghe Khuê trình bày nguyện vọng, xem các văn bằng của Khuê, vỗ vai Khuê nói chân tình: ?oChị biết em là một người có khả năng, có thể rất giỏi, thích hợp cho rất nhiều vị trí ở các công ty lớn, nhưng có một điều chị nói thật - ngoại hình của em là cản trở lớn và duy nhất để em khó tìm việc?. Khuê không tin, không lẽ ?ongoại hình dễ nhìn? quan trọng hơn cả khả năng trình độ. Khuê không nản lòng. Để có thể tiếp tục chờ đợi xin được nơi làm việc hợp với chuyên môn đã học, Khuê tạm thời làm gia sư cho mấy đứa trẻ lớp 8, 9 con nhà khá giả. Dạy được vài tháng, không hiểu sao, cha mẹ mấy đứa trẻ trả Khuê thêm 2 tháng tiền công và lịch sự từ chối không để Khuê dạy nữa. Khuê không biết vì sao nhưng khi chào bà giúp việc nấu ăn, cô nghe bà nói: ?oCô giáo đừng buồn, bà chủ không nói gì nhưng bọn trẻ bảo không thích học cô vì cô giáo xấu quá, học không vào?. Khuê nhói lòng... Đến trẻ con còn nói thế... Khuê cay đắng cả cõi lòng. ?oNgoại hình dễ nhìn? như một ám ảnh và như cơn ác mộng, thậm chí như một ác quỷ kìm hãm giết chết những hy vọng trong Khuê. Khuê không trách hờn cha mẹ sinh ra cô, không được xinh đẹp như người khác. Cô chỉ hận người đời tại sao lại quan trọng cái vẻ ngoài đến thế. Những câu nói từ xưa đến nay không lẽ mất ý nghĩa ?ocái nết đánh chết cái đẹp?, ?otốt gỗ hơn tốt nước sơn?... Buồn rũ người một thời gian, Khuê suy nghĩ... ?oNgoại hình dễ nhìn?... Đã thế... Cô quyết tâm phải làm sao cho được như chính cái tên Cát Khuê mà cha mẹ khi sinh ra đặt cho cô, gửi gắm một kỳ vọng tương lai sáng ngời... Khuê nắm chặt tay tôi, lắc mạnh, mắt long lanh sáng rỡ, nói như lên đồng:
    - Bọn mình phải đầu tư vào ngoại hình, đầu tư như người ta bỏ vốn kinh doanh. Phải đi chỉnh sửa thẩm mỹ, phải chưng diện đúng mốt, phải đẹp như diễn viên người mẫu, phải làm cho đàn ông quỵ lụy quỳ gối trước mình, phải làm các ông chủ tranh nhau có được mình làm nhân viên... Phải cho ít nhất một tên đàn ông đau khổ vì không yêu được mình... Phải... Phải...
    Tôi là người nhát gan, thích sự yên bình, và bởi vì tôi chưa phải gặp hoàn cảnh trớ trêu buồn thảm như Khuê, nhưng tôi chia sẻ những bức xúc của Khuê và đồng tình với cách nghĩ của cô. Chúng tôi bàn ngay việc thực hiện. Tôi, không ai khác sẽ giúp đỡ Khuê cả tinh thần, vật chất cho công cuộc chỉnh sửa thẩm mỹ ngoại hình. Tôi đưa Khuê hết số tiền tiết kiệm trong 2 năm làm việc, đủ để chi dùng cho ?odự án? của Khuê. Tôi không nghĩ đơn thuần giúp Khuê, mà còn muốn qua ?odự án? này thử nghiệm cái gọi là ?ongoại hình dễ nhìn? nó sẽ thay đổi như thế nào số phận cuộc đời của cô bạn mình và tôi không hiểu mình nghĩ thế có đúng không...
    Cuộc chỉnh sửa bắt đầu, tôi còn hồi hộp hơn cả Khuê, bận rộn chạy đi chạy về, tới lui chăm sóc Khuê những ngày phải nằm ở thẩm mỹ viện. Sau ba tháng cực hình của Khuê, vất vả của tôi là một Khuê có gương mặt đẹp hoàn hảo. Khuê ôm chầm lấy tôi khóc nghẹn ngào: ?oCảm ơn... cảm ơn...?, còn tôi ngây ngất ngắm Khuê như ngắm công trình của chính mình tạo ra trong niềm vui khó tả.
    Không lâu sau, Khuê chạy tới tôi, hào hứng kể: ?oCó nơi mình đến phỏng vấn, họ không hỏi về chuyên môn, chỉ nhìn rồi cười hỏi vớ vẩn mấy câu, xong gật đầu OK liền. Nhưng có tới mấy nơi nhận nên tha hồ lựa chọn... Ngoại hình dễ nhìn có khác!?. Mấy tháng sau, Khuê lại gặp tôi hớn hở: ?oMình bỏ chỗ cũ rồi, lương ít quá mà lại làm việc nhiều. Mình vừa được tuyển vào làm PR - giao tiếp công cộng của một liên doanh nước ngoài, lương tính bằng đô la, lên xe xuống ngựa, lắm kẻ săn đón...?. Tôi mừng cho Khuê.
    Được nửa năm, Khuê rủ tôi đi ăn, lần này Khuê trịnh trọng đưa trả tôi số tiền giúp Khuê ngày trước, Khuê khuyên tôi bắt chước cô. Khuê còn nói nếu tôi đồng ý, Khuê đưa tôi đi nước ngoài làm còn đẹp hơn nữa... Tôi lắc đầu: ?oỪ để sau này tính, chưa vội?. Khuê lại khoe: ?oBây giờ mình sang liên doanh khác làm rồi, chỗ cũ ông sếp không biết ga lăng chán chết, lại già xấu, chỗ mới này lương cao hơn, sếp trẻ chịu chơi, mình hay được mời đi ăn cùng?. Sau đó Khuê còn nhiều lần chạy tới tôi, mỗi lần là một thay đổi chỗ làm, chỗ sau ?ongon? hơn chỗ trước, vì thật sự Khuê là người có năng lực không chỉ ?ongoại hình dễ nhìn? nên các ông chủ thích mẫu nhân viên như vậy, Khuê ngày một thăng tiến.
    Nhưng có lần Khuê buồn buồn kể tôi nghe: Làm việc lương cao được sếp quý mến nhưng phiền phức lắm. Ngày trước xấu xí chẳng ma nào thèm nhìn, nay người này người kia theo đuổi, có người lương thiện, có kẻ lợi dụng với ý đồ xấu, cứ phải tránh như tránh dịch bệnh. Đã thế đồng nghiệp nữ lại ghen tuông khi thấy các sếp có cảm tình với Khuê. Họ không nghĩ là Khuê làm được việc có lợi cho công ty, chỉ nghĩ Khuê có ?ongoại hình dễ nhìn? nên quyến rũ mê hoặc các sếp... Mỗi lần đi công tác cùng sếp là Khuê căng thẳng như sắp vào phòng thi chỉ sợ điều tiếng gì xảy ra... Và rồi nếu ai tới với Khuê, cô lại sợ không biết họ yêu tài năng trí tuệ con người mình, hay chỉ vì cái ?ongoại hình dễ nhìn?... Khuê cảm giác như Khuê không thể yêu được, dù nhiều khi cũng muốn có tình yêu chân thật của người nào đó, nhưng ám ảnh về ?ongoại hình dễ nhìn? còn làm Khuê nghi ngờ. Khuê lại lao vào kiếm tiền, với trái tim không biết rung động với ai. Vết thương thời sinh viên làm Khuê không thể quên được, những lần tủi thân một mình ở phòng ký túc trong lúc bạn bè đi vui chơi, chỉ vì Khuê xấu xí.
    Bẵng đi một thời gian, tôi không gặp Khuê, nghĩ mọi việc chắc cũng ổn, vì có gì là Khuê đến tôi rồi. Vào một chiều gần tan giờ làm thì Khuê điện hẹn gặp, nghe giọng Khuê là lạ, tôi gặng hỏi nhưng Khuê bảo cứ gặp nhau rồi biết. Chúng tôi hẹn nhau ở quán cà phê quen thuộc, kín đáo và ấm cúng tha hồ nói chuyện không sợ bị làm phiền. Đã lâu không gặp, tôi và Khuê tíu tít hỏi thăm nhau. Rồi Khuê nhìn tôi lắc đầu: ?oChán chết, vẫn cứ mộc mạc thế này ma nào ngó, nên đi về một mình phải lắm. Cô phải thay đổi tư duy đi. Bắt chước Khuê này, có đủ thứ mình muốn, đàn ông theo cả đàn tha hồ chọn...?. Tôi nhìn Khuê trầm trồ: ?oĐẹp quá, đàn bà còn mê nữa là đàn ông. Mà này đã có mối tình nào chưa, ưng ý ai chưa??. Khuê cười thật hồn nhiên: ?oCó chuyện này buồn cười lắm, không kể mà để bụng thì chết mất, mà chỉ có kể được ở đây thôi?. ?oNào kể đi?. Tôi nhiệt tình giục và hào hứng ngồi nghe.
    Khuê sau mấy lần đổi công ty, không phải vì chỗ làm không tốt mà vì chính ?ongoại hình dễ nhìn? gây phiền phức cho Khuê quá nhiều, cả về phía chủ lẫn nhân viên đồng nghiệp. Khuê tìm tới một công ty có lời thông báo tuyển nhân viên không có dòng chữ ?ongoại hình dễ nhìn?. Khuê nộp hồ sơ và được gọi phỏng vấn rất nhanh không phải đợi lâu. Ngày phỏng vấn, Khuê cố tình ăn mặc giản đơn, song cũng hơi hồi hộp. Bước vào phòng tuyển dụng, một cái bàn dài có 4 người, 2 nam, 2 nữ, 2 nam còn trẻ chừng hơn Khuê vài tuổi, đẹp như diễn viên điện ảnh, 2 nữ thì, Khuê nghĩ ngày xưa thời chưa thẩm mỹ viện chắc mình cũng thế. Người nam ngồi đầu bàn lên tiếng: ?oTôi là giám đốc công ty, trực tiếp phỏng vấn...?. Sau khi hỏi Khuê ba câu về chuyên môn, giám đốc mặt lạnh băng nói gọn: ?oCô được tuyển dụng, sáng mai tới phòng nhân sự nhận việc? và ra dấu Khuê đi ra.
    Những ngày đầu làm việc, Khuê hơi lạ về thái độ của vị giám đốc trẻ, không khi nào nhìn Khuê mỗi khi Khuê vào phòng trình tài liệu, cứ cắm cúi xem, viết gì đó, chỉ ra dấu tay cho Khuê để tài liệu trên bàn và đi ra. Khuê hơi tự ái, mình đẹp thế này, bao nhiêu người ở công ty cả nam lẫn nữ đều khen, nhiều đồng nghiệp nam có ý hẹn hò ăn uống với Khuê, thế mà một câu nói, một cái nhìn của giám đốc không hề có. Khuê tò mò tìm hiểu...
    Càng tìm hiểu, Khuê càng thấy đây chính là mẫu người đàn ông mà Khuê mơ ước. Một người đàn ông giỏi giang thành đạt, độc thân nhưng không thấy bồ bịch chơi bời, người đàn ông đứng đắn. Khuê cũng thấy ở công ty, nam nhân viên nhiều hơn nữ, và các nữ nhân viên thì hình như mỗi Khuê là ngoại lệ, họ đều không có ?ongoại hình dễ nhìn?. Khuê chưa hề yêu ai, dù có khá nhiều người ngỏ lời, trái tim Khuê luôn nghi ngờ và chưa lành vết thương thời sinh viên. Khuê biết vì Khuê đẹp nên đàn ông thích Khuê, chứ không phải vì Khuê giỏi, nên Khuê càng giữ gìn. Khuê muốn một người đàn ông yêu Khuê không phải vì bên ngoài. Vẻ bề ngoài của Khuê là sự giả tạo, là do thẩm mỹ viện mà có. Một người đàn ông yêu Khuê, con người của Khuê. Chính sự lạnh lùng thờ ơ của vị giám đốc trẻ đã làm cho tim Khuê rung lên những cảm xúc khó tả. Khuê thầm yêu anh ta lúc nào không rõ, âm thầm lặng lẽ hướng về anh ta, và cũng âm thầm ấm ức bởi sự lạnh nhạt vô tình của vị giám đốc trẻ. Khuê chỉ có thể chứng tỏ mình bằng cách làm việc, đem hết khả năng của mình để mang lợi nhuận về công ty nhằm cho giám đốc chú ý, nhưng Khuê chỉ luôn nhận được những bao thư trong đó là phiếu lĩnh tiền thưởng có chữ ký vô cảm của giám đốc mỗi khi hoàn thành công việc. Khuê cứ như người mắc bệnh tương tư, yêu đơn phương đến đau đớn nhói buốt trong tim, Khuê tìm cách tiếp cận giám đốc, chưng diện trang điểm thật đẹp cũng không ăn thua... Và một hôm, ma xui quỷ khiến thế nào, Khuê đi như mộng du lên phòng giám đốc dù chẳng có ai gọi hay có việc gì. Đến trước cửa phòng, cánh cửa khép hờ, Khuê định vào gặp giám đốc và nói hết tình cảm của mình rồi sau đó có ra sao thì ra..., chợt Khuê sững người, trong phòng giám đốc có tiếng động lạ, tiếng người rì rầm, tiếng thở..., Khuê đẩy nhẹ cửa và sửng sốt không tin vào mắt mình, trên chiếc ghế nệm tiếp khách, giám đốc và trợ lý nam đang ôm nhau, cuộn vào nhau, áo quần xộc xệch. Họ say sưa đắm đuối không còn biết gì đến xung quanh... Và như có một dòng nước lạnh ngắt dội vào đầu Khuê, Khuê bừng tỉnh. Thảo nào giám đốc không cần tuyển nữ nhân viên ?ongoại hình dễ nhìn?, giám đốc không thích Khuê. Khuê đã chạy như bay về phòng mình và ngồi cười đến chảy nước mắt.
    Nghe xong, tôi cũng ôm lấy Khuê mà phá lên cười.
    Truyện ngắn của Hoài Hương
  3. cocan

    cocan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2006
    Bài viết:
    2.742
    Đã được thích:
    0
    Chuyện vợ chồng
    Nguyễn Thị Thu Hương
    Cô với tay kéo tấm chăn mỏng lên ngang ngực. Cậu con trai hơn một năm tuổi nằm bên cạnh đã ngủ ngoan. Đêm nay chồng cô lại không về.
    Cô lấy chồng năm mười tám tuổi. Hai mươi tuổi thì sinh con. Chồng hơn cô hai tuổi.
    Ở cái làng nhỏ và nghèo xơ xác miền Trung này, thì con gái mười tám đi lấy chồng đã là hơi muộn. Hầu như con gái ơ làng chẳng ai học đến lớp 7. Học cũng chẳng để làm gì cả, đằng nào cũng đi lấy chồng.
    Nhà cô giữa làng, nhà anh cuối làng. Biết mặt nhau đôi lần khi đi xem hội tết.
    Một hôm cô đang nhổ lạc thì thấy anh đến, nói muốn cưới cô làm vợ. Cô hỏi tại sao muốn? Anh trả lời không biết. Nhưng cô gật đầu. Anh bảo mai bố mẹ anh sẽ sang nhà nói chuyện. Rồi thì cưới. Đám cưới đơn giản.
    Đêm tân hôn chú rể say đứ đừ, nôn vãi tứ tung trên giường, dưới đất. Lau sạch rồi lại nôn ra. Cô mệt mỏi nằm thừ người, mắt trâng trối nhìn vào đêm đen kịt. Thậm chí không chạm tay vào người chồng nằm bên. Cũng không dám cựa mình sợ cái giường tre kẽo kẹt. Rồi mệt mỏi thiếp đi lúc nào không biết.
    Đêm hôm sau. Hai người nằm cạnh nhau, mắt mơ thao láo. Chờ bố mẹ chồng ngủ say. Chồng quờ tay lên người cô. Rồi mọi thứ diễn ra trong im lặng, không một tiếng động. Cô chỉ vừa kịp có cảm giác đau đớn thì kết thúc. Cũng trong im lặng. Sau đó là tiếng ngáy đều đều. Rồi mệt mỏi thiếp đi lúc nào không biết.
    Những lần sau cũng thế. Cô chỉ vừa kịp có cảm giác.
    Cưới nhau được hai tháng, vợ chồng cô ra ở riêng. Căn nhà nhỏ xây vội ở rìa làng. Ngôi nhà không có vườn. Xung quanh trơ trụi chẳng có nhà, thậm chí cây cối cũng không. Toàn cát trắng.
    Cuộc sống cứ thế trôi đi. Sáng sớm cô dậy đun nước nấu cơm. Hai vợ chồng đi làm đồng. Đến mùa lạc thì trồng lạc. Chỉ nói với nhau những câu mang nội dung thông tin. Thỉnh thoảng chồng lại đi qua đêm bỏ cô một mình. Không phải vì người đàn bà khác. Mà vì ham vui với bạn bè, rồi say lăn lóc.
    Có những khi cơ thể cô cồn cào thèm được yêu thương mà không dám nói. Chỉ im lặng chờ đợi. Rồi lại im lặng nghe tiếng cơ thể cồn cào bị vùi lấp bơi tiếng ngáy của chồng.
    Khi cô sinh con, anh vẫn thế. Ông bố 22 tuổi vẫn ham chơi, vẫn thỉnh thoảng bỏ mẹ con cô ở nhà. Vẫn chỉ nói chuyện với vợ bằng những câu có nội dung thông báo. Như tối hôm qua, anh bảo cô tranh thủ trồng lạc mà đón mấy trận mưa cuối mùa. Xong rồi đi. Làng bên có đám cưới.
    Sáng hôm sau chồng vẫn chưa về. Con trai ngủ ngon lành. Cô lúi húi xuống bếp đun nước và hâm lại cơm nguội. Củi ướt khói cay xè mắt. Mặt trời đã đỏ rực báo một ngày nắng nóng.
    Con trai khóc đòi mẹ. Cô vội chạy lên nhà bế con và cho nó bú. Khổ thân nó, làm gì còn những dòng sữa trong lành đâu. Mà trời thì nóng, gió Lào khô quá.
    Ở đất này chẳng cây nào sống được trừ cây lạc. Kể cũng lạ. Chẳng cần tưới nước, cũng chả bón phân. Từ lúc trồng chỉ cần vài trận mưa là có thể thu hoạch. Trời nắng chang chang, gió khô rát mà cây lạc vẫn xanh mát mắt.
    Nhưng cây lạc thôi thì không đủ nuôi sống nhu cầu con người. Làng ngày một vắng. Có bận cô hỏi chồng, người ta bỏ làng đi hết rồi, mình có đi không? Chồng hỏi, đi đâu? Cô bảo, Tây Nguyên. Chồng lạnh lùng, không đi. Và cuộc sống lại tiếp tục trôi, chỉ cần chờ vài cơn mưa cuối hạ.
    Nắng gay gắt trên những trảng cát trắng đến lạc mắt. Chồng vẫn chưa về. Cô buộc con trai vào góc giường sợ nó rơi, rồi tất tả đội nón ra đồng lạc. Mang theo cái cuốc cùn và lạc giống. Tranh thủ lúc trời còn chưa quá nóng.
    Đến trưa cô về nhà, chồng vẫn chưa về. Con trai khóc ngặt nghẽo đến khan tiếng đòi mẹ. Nhà toang hoác. Con chó vàng gầy trơ xương quanh quẩn bên thằng bé, thấy cô nó quẫy đuôi quấn quít và kêu rin rít. Cô vội ôm lấy con.
    Nguyễn Thị Thu Hương sinh năm 1983; Nguyên quán: huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương.
    Tốt nghiệp Đại học ngành Kế toán - Tài chính. Hiện đang làm kế toán viên cho một công ty nước ngoài (Hàn Quốc) tại Hải Dương.

    Lại một ngày nữa trôi đi trên mảnh đất miền Trung cát trắng. Đêm rồi mà còn nóng nực. Cô bế con trai ra cửa hóng gió. Chồng về. Hỏi đã trồng hết lạc chưa? Cô bảo. Đã. Sao anh về muộn thế, đám cưới xong từ trưa. Chồng ậm ừ. Say. Cô hỏi. Say từ hồi cưới mà chưa chán à? Chồng tát cô trẹo má. Đừng láo. Cô dấm dứt khóc. Con trai oà khóc. Nó có hiểu gì đâu mà khóc nhỉ.
    Nửa đêm trời mưa. Cô tỉnh giấc. ơn trời có mưa. Đồng lạc sẽ lên nhanh lắm đây. Gió to quá. Cô bật dậy đóng hết cửa sổ. Ngôi nhà rung lên bần bật. Cô lay chồng dậy. Mưa to quá anh ạ. Chồng càu nhàu: "Áp thấp nhiệt đới. Cô không nghe đài báo à? Đóng kín cửa rồi ngủ đi. Mai là tạnh".
    Nhưng rồi không ngủ được. Nhà dột quá. Cô lại ngồi dậy. Mưa dột rơi đúng vào chỗ cô nằm. Mưa gió càng lúc càng lớn. Con trai cũng thức giấc. Cô ôm lấy con, vỗ vỗ vào lưng cho nó ngủ. Chồng cũng ngồi dậy. Trong nhà mưa ướt như ngoài trời.
    Một trận gió mạnh tràn qua ngôi nhà. Cánh cửa sổ bay hết. Thêm một trận gió nữa. Một góc mái nhà bật tung. Mưa cuốn vào xối xả. Chồng cô hớt hải lục tủ lấy mảnh vải mưa. Ra khỏi nhà ngay, không sập mái thì chết. Rồi trùm áo mưa lấy hai mẹ con, lôi ra ngoài sân.
    - Đi đâu bây giờ hả anh? - gió to quá, át hết tiếng nói của cô. Cô lầm lũi bước theo sát chồng trong tấm vải mưa. Ôm chặt lấy con trai. Đường đất trơn tuồn tuột.
    - Đi về nhà Đẻ tôi - chồng hét to vào tai cô. Cô gật gật đầu, ý bảo chồng là nghe được.
    Gia đình bé nhỏ cứ thế đi trong đêm mưa gió tối tăm. Chồng hai tay giữ chặt áo mưa. Gió quật vào liêu xiêu. Thỉnh thoảng chồng đi chậm lại, hoặc giữ tay cô những đoạn đường trơn.
    Đến ngôi nhà đầu làng, chồng dừng lại ở mái hiên bêtông. Hỏi có lạnh không? Cô lắc lắc đầu. Con vẫn ngủ à? Cô gật đầu. Thế đi tiếp nhé? Sắp về đến nhà Đẻ rồi. Cô lại gật gật đầu.
    Chồng lại túm mảnh vải mưa che lấy mẹ con cô. Cô khẽ khẽ bảo chồng, từ sau anh đừng bỏ mẹ con em đi nữa nhé. Tiếng nói của cô còn nhỏ hơn là tiếng mưa tiếng gió. Nhưng chồng cô gật gật đầu. Chồng nghe được tiếng cô.
    Lần đầu tiên cô thấy lòng ấm áp khi ở bên chồng. Ngày mai, đồng lạc sẽ lại rất xanh...
    (Theo Lao Động
  4. cocan

    cocan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2006
    Bài viết:
    2.742
    Đã được thích:
    0
    Khói chiều cay mắt
    20-10-2007 22:55:47 GMT +7

    Đội của y có bảy người. Toàn tay vâm váp. Bắp cuồn cuộn, chắc đe như những thớt lim, thớt nghiến. Họ thường ở những nơi ít có bước chân người lui tới, dùng những loại cưa to bản, lưỡi bén sắc để biến những cây lim, sến, táu, trò cổ thụ thành những xúc gỗ rồi chuyển ra thị trấn ở cửa rừng cho một đội khác đóng đồ hoặc mang chúng về xuôi. Để có thể khai thác lâu dài một khu vực nào đó, khi xẻ, họ mở mạch lóc dần thân cây thành từng tấm cho đến khi nó chỉ đủ đứng vững, chưa bị đổ ngay thì chuyển sang cây khác
    Chị hơn y năm tuổi. Những khi rỗi, chị thường hay qua nhà y. Đôi bàn tay tài hoa của y làm ra những món đồ gỗ tinh xảo. Chị mê mẩn nhìn không chớp mắt. Chị cẩn trọng chạm vào những hình long, ly, quy, phượng. Chị hỏi: Thiện ơi, những thứ này, chính đôi bàn tay kia làm ra đấy chứ? Y ngẩng lên. Rúng động. Tiếng đục ngập ngừng run rẩy. Trái tim gõ vào thành ngực gấp gáp như tiếng tràng phá gỗ. Mắt chị long lanh, ngượng nghịu: Thiện có mười cái hoa tay phải không? Cho tôi xem một chút! Đôi bàn tay xù xì gân guốc run rẩy. Mười đầu ngón tay bỗng biến thành mười điện cực đốt nóng mọi tế bào trong cơ thể y. Mùi hương con gái đê mê. Y ôm chặt chị. Chị run: Thiện! Ai nhìn thấy thì sao? Trái tim nhào trộn cùng hơi thở. Có tiếng chân người. Chị hốt hoảng đẩy y ra, mặt như gấc. Hai tay cài vội hàng cúc áo bị bật tung. Anh Đức, chủ một nhà hàng, đến xem đồ. Đôi mắt thoáng dại trên ngực chị. Anh nhếch miệng cười: Đôi bàn tay của chú, hương sắc của cô, không dâng cho đời phí lắm! Hái ra tiền đấy...
    Ngày nào y cũng ngong ngóng chị. Gương mặt như sáp. Đôi bàn tay mềm mại. Khuôn ngực căng tròn lấp đầy tâm trí. Những đồ bị hỏng đầy dần cùng nỗi khát khao. Kể từ ngày mẹ chị bị bệnh phải nằm liệt giường. Y ít khi gặp chị. Chị đi làm ở làng bên. Nhiều đêm, y đứng bên rào duối ngóng qua. Lỗ chỗ ánh trăng rơi bợt bạt. Nền giếng lạnh lẽo. Hoang vắng. Y thức cho đến khi gặp tiếng lạch cạch mở cửa của chị. Thường khi ấy cũng đã rất khuya.
    Ào! Tiếng xối nước nặng như thác. Xoảng! Tiếng xô va vào thành giếng tức tưởi, đớn đau. Da thịt chị vẫn ngân ngẩn trắng như xưa. Y căng muốn toạc hai mí mắt để nhìn. Bầm những vệt thẫm trên thân thể. Chị bào. Chị miết. Bào miết như muốn lóc hẳn lớp da ấy vứt đi. Như con ve đang muốn lột xác. Cổ họng khô khốc. Mọi thứ nhòa lặng. Tê lạnh. Người y băng cứng như cây nước đá. Trái tim đau nhói trong ***g ngực.
    Anh Đức lại đến. Anh cười: Nghèo thì khó. Cứ nghèo lõ tĩ cái gì cũng khó hết. Giàu thì có. Cứ thật giàu vào. Muốn có cái gì là có cái ấy. Chú em có bàn tay tài hoa thế, đi với anh mấy chốc mà giàu! Thời buổi này cứ có thật nhiều tiền, muốn gì được nấy...
    * * *
    Rừng thăm thẳm. Ánh sáng lúc nào cũng nhờ nhợ. Thi thoảng, một giọt nước từ trên tầng cây hun hút rơi xuống người khiến y rùng mình. Hình như, trời có mưa thì phải. Đôi lần, vài đám dây leo nhằng nhịt bám vào những thân cổ thụ vài người ôm không xuể khiến y xoài ngã. Lá ẩm mục ngái ngái. Bước chân xôm xốp trên thảm lá dày. Âm u.
    Khi hai chân y đã mỏi nhừ, vết phồng ở mắt cá vỡ ra rát buốt bên trong đôi giày thì đến nơi. Y quăng mình nằm thẳng cẳng nhìn tán lá ken dày nhức mắt phía trên. Có cảm tưởng, cái lán hút sâu tít tận đáy rừng già.
    Đội của y có bảy người. Toàn tay vâm váp. Bắp cuồn cuộn, chắc đe như những thớt lim, thớt nghiến. Họ thường ở những nơi ít có bước chân người lui tới, dùng những loại cưa to bản, lưỡi bén sắc để biến những cây lim, sến, táu, trò cổ thụ thành những xúc gỗ rồi chuyển ra thị trấn ở cửa rừng cho một đội khác đóng đồ hoặc mang chúng về xuôi. Để có thể khai thác lâu dài một khu vực nào đó, khi xẻ, họ mở mạch lóc dần thân cây thành từng tấm cho đến khi nó chỉ đủ đứng vững, chưa bị đổ ngay thì chuyển sang cây khác. Những cây bị tùng xẻo đó, sẽ khô dần đi, héo úa dần. Chúng sẽ chết trong sự đớn đau thân xác. Đến mùa bão, chúng sẽ đổ xuống. Khi ấy, toán thợ xẻ đã chuyển đi...
    Một thời gian sau, anh Đức mang đến cho toán thợ xẻ một người đàn bà. Điếng người. Chị! Phải. Người đàn bà là chị. Anh cười bả lả: Cò cưa kéo xẻ, ai mà cắt khỏe đêm về ôm em. Anh Đức quay sang chị: Em ở đây lo cơm nước cho mấy anh. Gái có công, chồng chẳng phụ. Nếu tốt, anh sẽ thưởng cho em xứng đáng. Đôi mắt chị lóe lên giận dữ rồi cụp xuống nhẫn nhục. Y bỗng thấy nhói trong ***g ngực khi bắt gặp hai dòng nước mắt tủi nhục âm thầm bò xuống từ hai bên khóe mắt chị...
    Sáng đầu tiên, chị rũ xuống như những cây gỗ bị xẻ ngoài rừng. Ký ức mê dại đầu đời dành cho chị còn chút tàn sót hằn trong lòng y chợt tắt ngúm như đốm lửa nhỏ hoi hóp ủ trong tro gặp cơn mưa dông dữ dội. Y bỗng thấy lòng nguội lạnh...
    * * *
    Chị và y chẳng bao giờ nói với nhau câu nào. Cô độc. Lầm lũi. Hai người - hai cái bóng nhỏ nhoi giữa mịt mùng rừng thẳm. Ngày nào cũng như ngày nào. Lặp đi, lặp lại. Y không biết chị chờ đợi gì sau mỗi buổi sớm mai. Còn y, ở một góc khuất nào đó, y vẫn mơ hồ cảm thấy sẽ có một cái gì đó. Không cắt nghĩa được. Y chờ đợi. Đôi khi, trong mắt chị cũng có một sự mơ hồ như thế.
    Thiện về giúp tôi đào lại cái bếp. Nó mới bị sập. Câu đầu tiên chị nói với y sau nhiều tháng hai người gặp lại. Lầm lũi đi. Câm lặng. Không một ánh nhìn. Chị liêu xiêu, trồi thụt trên đường rừng. Đám tro tưởng đã lạnh hết trong lòng y hình như vẫn còn âm ấm chút lửa tàn. Nó đang cố nhen lên. Cố lan ra xung quanh. Lép bép. Lép bép. Củi trong bếp vẫn rừng rực cháy. Hơi nóng tỏa rát da. Nồi nước réo u u. Câu thứ hai của chị: Tôi có thứ này muốn cho riêng mình Thiện. Đưa rổ trứng chim đã luộc cho y, chị dụi đỡ lửa trong lò. Y nhìn thấy ngọn lửa cháy bùng trong mắt chị. Gương mặt hồng lên bong bỏng, chị bước về phía lều. Thiện ơi! Y đứng chết lặng. Quả trứng chim ăn dở nghẹn đứng ngay cổ họng. Thiện ơi! Lên tôi bảo! Thiện ơi! Tôi bảo! Những tiếng ấy liên tục ngân vọng từ cõi mơ hồ xa xăm dội đi, dội lại. Y hấp tấp đi lên lều. Kinh ngạc. Không phải người đàn bà vẫn hằng ngày nhẫn nhục cơm nước, giặt giũ. Đêm xuống thực hiện chức phận đàn bà. Chị! Là chị. Trên giường, đôi má chị vẫn đỏ hồng vì lửa. Thoảng chút nước hoa man mát. Chiếc áo hai dây xanh dịu... Vào đi! Tiếng chị khát khao, khẩn thiết. Ánh tình bùng cháy trong mắt. Vòng tay mê dại. Ôi! Chị đẹp đẽ, nguyên khôi của những ngày xưa...
    * * *
    Y nâng ly rượu lên. Rong róc. Nó xối ào ào vào yết hầu. Trên mặt đất, con lợn rừng thui chỉ còn vãi tóe những khúc xương trắng lóc. Mấy năm rồi, kể từ khi anh Đức chuyển y ra bộ phận đóng đồ ngoài bìa rừng, y mới trở lại đáy rừng già của những ngày xưa. Ngày ấy, dù tháng nào cũng một lần, chị và y mê đắm trong hoan lạc nhưng tâm hồn chị vẫn luôn đóng kín. Y không thể nào mở cửa bước vào. Y không thể hiểu. Không thể lý giải. Bao giờ cũng vậy, sau những nồng nàn ái ân, yêu thương, chị lại đã trở về con người cũ của mình. Không nói, không rằng. Lầm lũi. Hình như, chị biến thành cái bóng để tích trữ sức sống. Biến thành cái vỏ con trai xù xì ngậm cát để trong ruột mình là viên ngọc trong ngần... Trọn vẹn trong ngày ấy chị dâng nó cho y.
    Ngày ấy, ngoài niềm khát khao chị ra, y còn một niềm khát khao khác lớn hơn, mãnh liệt hơn cháy trong tâm trí y từng giờ. Y muốn kiếm tiền. Y khát khao kiếm tiền. Y thấm thía, giá trị của nó lớn nhường nào...
    Đêm hoang. Thăm thẳm. Tiếng con thú lạc bầy tru âm rợn. Lửa bắt đầu lụi. Ánh lửa chập chờn ma ảo đập nham nhở vào những bộ mặt phừng phừng. Từ khi vào đến giờ, y đã để ý nhưng chẳng nhìn thấy chị đâu. Men rượu làm cho y quên. Men rượu đốt nóng bản năng trong người. Chuếnh choáng. Tê dại. Tất cả trở nên nhòe nhoẹt. Một người đàn bà tóc tai rũ rượi bị đẩy vào. Những tiếng hét, tiếng hú. Giữa vòng, người đàn bà co rúm vì sợ hãi. Nước miếng tứa từ những cổ họng sưng nhức rượu. Ngọn lửa lóe lên lần chót trước khi lụi khiến y tê điếng. Chị! Người đàn bà kia là chị. Cơn hực nóng rãy trong người y như thỏi sắt bị nung đỏ, xèo xèo ngúm trong thùng nước lạnh. Vô thức. Y lùi dần, lùi dần khỏi bầy người cho đến khi ngồi phịch xuống những thớt gỗ vuông.
    Khịt. Khịt. Tiếng thở tắc nghẽn của con vật gì ở sát bên làm cho y chợt tỉnh. Lý trí bắt đầu làm việc. Y ngó đăm đăm. Hình như, ngoài tiếng thở còn có tiếng o ẹ cũng bị tắc trong cổ họng. Cầm chắc một cành củi khô. Y thận trọng mò mẫm tiến vào. Lân tinh từ đám lá mục loe lóe. Tiếng côn trùng è ẹ buồn như kèn đám ma. Y giật bắn người, nhảy lui một bước. Có cái gì mềm nhũn, nong nóng ngay dưới bàn chân. Xoẹt. Chiếc bật lửa trên tay hắt một quầng sáng nhập nhềnh. Y bỗng sững người. Chết trân. Một hài nhi xám ngắt ngọ nguậy trong đám tã lót lùng nhùng. Mũi phì phì. Hơi đứt ngắt. Một vệt băng dính chạy bít ngang qua miệng khiến nó không sao khóc được. Y rùng mình. Cảnh con mèo đực cắn ngang cổ vật lũ mèo con trong ổ mà thuở bé y được chứng kiến chợt hiện trong đầu. Thú vật! Y nhào tới bế thốc nó rồi gỡ vội miếng băng. Oa. Oa. Oa. Tiếng nó vỡ òa cứa vào đêm âm âm như oán, như hờn, như vọng từ cõi khác. Huỵch. Anh Đức ngã sấp mặt sau cú lao người điên dại của y. Sững sờ. Đám đông cuồng loạn bỗng lặng đi như tượng. Chị chuệnh choạng ngã nhào vào y rồi sụm xuống khi đứa trẻ đã ở trong vòng tay mình. Những ngón tay co lại, mắt y vằn lên nóng rãy sẵn sàng cho cuộc quyết đấu một mất một còn. Anh Đức lừ lừ tiến lại. Cú thoi trời giáng của anh khiến y quay như một con cù trên đất. Y đưa tay lau máu ở mặt, loạng choạng đứng dậy. Giọng anh Đức gằn gằn: Xứng mặt đàn ông đấy. Phải thằng khác hôm nay nhừ xương với tao ở đây rồi. Tao trọng đôi bàn tay tài hoa và tính cách nghĩa khí của mày. Nếu mày muốn làm giàu thì quay lại gặp tao. Cánh cửa nhà tao với mày lúc nào cũng rộng mở...
    Y quay người, nắm tay chị chậm rãi bước từng bước một. Đêm rừng thăm thẳm mịt mùng...
    * * *
    Phận làm thuê cay đắng, nhọc nhằn, y đã ngấy lên đến cổ.
    Y cùng chị về quê quyết định thuê thêm một số thợ trong vùng cùng mình mở lại xưởng mộc trên nền đất ngày xưa. Chỉ một thời gian, xưởng của y đã tấp nập người đến đặt hàng. Y giam mình trong đó. Tâm trí y đăm đắm những vết mực, đường cong, đường lượn trên gỗ. Trong tay y, không lúc nào lưỡi cưa, lưỡi bào, lưỡi đục không nóng rãy. Chỉ một thời gian ngắn, xưởng của y đã tấp nập người đến đặt hàng. Y trở thành ông chủ đồ gỗ nội thất có tiếng trong vùng. Bây giờ, y không còn phải lo cơm áo gạo tiền, không còn phải chịu nỗi nhục của kẻ làm thuê. Ban ngày, công việc ở xưởng khiến y tạm quên đi. Nhưng mỗi buổi chiều trở về nhà, nhìn làn khói bay lên từ mái bếp nhà mình thì những ám ảnh xưa kia lại trở về buốt xót như một thứ a xít cực đặc bào xát tâm can khiến y quằn quại, vật vã. Y bắt đầu đay nghiến chị trong mỗi bữa ăn. Y ngấu nghiến, cấu xé chị từng đêm trong căn phòng vắng. Chị im lặng. Chị nhẫn nhục. Nhưng chính sự nhẫn nhục, cam chịu đó lại trở thành thứ mồi cực tốt thổi bùng ngọn lửa vốn đã nóng rãy trong lòng y.
    Cho đến một chiều, khi y trở về thì chị không còn ở nhà nữa. Căn bếp nhà y lạnh tanh không một sợi khói. Chị đã lặng lẽ bế con rời bỏ y mà không biết đi về phương nào. Y hốt hoảng bổ nhào lội tắt cánh đồng đi tìm chị. Những gốc rạ cứa vào chân rát buốt. Y đi qua một đống rạ đang đốt dở trên bờ ruộng giữa đồng. Khói chiều cuộn thộc vào mắt y cay sè.
    Nguyễn Mạnh Hùng sinh năm 1973, tại Hà Nam. Hiện là sinh viên khóa 8 Trường Viết văn Nguyễn Du, Hà Nội.
    Tình yêu trong truyện Khói chiều cay mắt khá trắc trở. Thiện vượt qua được sự khác biệt về tuổi tác và hoàn cảnh để yêu chị. Đến khi được sống chung với người mình yêu, Thiện lại không vượt qua được chính mình.
    Quá khứ của chị luôn ám ảnh Thiện, để khi chị ra đi Thiện lại tiếc nuối. Đối diện với quá khứ của một người, không phải ai cũng bao dung và tình yêu đó sẽ mong manh như khói chiều cay mắt.
    Đoàn Thạch Biền

    Truyện ngắn của Nguyễn Mạnh Hùng
  5. cocan

    cocan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2006
    Bài viết:
    2.742
    Đã được thích:
    0
    Cao số
    28-10-2007 05:12:45 GMT +7

    Em siêng lắm, cứ xin đăng ký tăng ca riết, đi làm liên tục luôn. Tăng ca nhiều thì tiền nhiều. Thế là chúng nó lại càng ghét. Chúng nó là dân cùng làng cùng xóm xin đi cùng một lượt với nhau, chỉ có mình em là lọt tọt ở ngoài. Cả đám kết thành bè xúm vào ăn hiếp em. Em cũng tính nát trong đầu chỉ có một mình thôi ráng nhịn đi cho êm chuyện, làm lơ coi như không biết, việc mình mình làm
    Mẹ em cứ hay mắng em con gái mà đanh đá hung dữ quá thì chẳng ma nào dám lấy. Thầy bói nói em tuổi Thân, lại đứng chữ Mậu, cao số lắm. Thây kệ chị ơi, cao số thì cao số, không ai lấy thì thôi chịu, chứ hiền lành quá làm sao sống nổi ở cái đời này, hả chị? Chị ấy, đi làm thì thôi, về đến nhà là ru rú trong nhà chẳng nói năng giao thiệp với ai, có biết cóc gì chuyện đời cay đắng đâu phải không? Ngồi đây với em một lát đi. Em mới lượm được trái mít bự lắm nè. Ngồi đó, để tui lột mít cho bà ăn, kể chuyện đời cho bà nghe chơi.
    Nè, thử đi, thơm ghê chưa, ngọt lừ luôn. Thơm như múi mít mà. Chị biết không, em làm công nhân xí nghiệp may, còng lưng cả ngày lương tháng có năm bảy trăm, tăng ca cắm đầu cắm cổ rạc cả người cũng chỉ được hơn triệu là cùng. Mẹ em thì loay hoay với nồi cháo lòng, buôn bán kiểu gì không biết mà lời đâu không thấy, cứ lỗ vốn hoài, quanh năm suốt tháng chỉ thấy sốt vó đi vay đầu này đập đầu kia, tối ngày xoay xở lo đến hạn đóng hụi chết cho người ta. Bởi vậy, có đứa bạn rủ đi hợp tác lao động, em chịu liền.
    Chị không biết đâu, lao động bên đó cực lắm! Sáng sớm, trời lạnh muốn đông máu, em có phải là tiểu thư công chúa gì cho cam, vậy mà nghĩ tới chuyện phải đi làm cũng phát ớn, chỉ muốn chết cho xong. Vào tới chỗ của mình rồi là dính luôn trên ghế một hơi tới trưa. Dây chuyền mà, công việc cứ tới tới liên tục, chả cần trói buộc cũng không dám bỏ đi đâu, bỏ đi là ùn tắc tức thì. Tới lúc đứng dậy được là đến giờ cơm. Giờ cơm chỉ dọn độc một món kim chi. Kim chi đủ kiểu. Ngày nào cũng chỉ một thố cơm, một thố kim chi. Nhìn mâm cơm mà chảy nước mắt.
    Cực khổ vậy đó nhưng em có dám hó hé chút gì cho bên nhà biết đâu. Viết thư về toàn kể chuyện được nhà máy cho ăn cái này cái nọ, ngày nghỉ được chở đi chơi chỗ này chỗ kia... để bà già khỏi lo nghĩ rồi đổ bệnh, rắc rối nữa. Nhớ nhà muốn chết, em cứ leo lên cửa sổ, ngồi ngó ra ngoài. Ký túc xá ở tuốt trên núi, nhìn đâu cũng chỉ thấy mịt mù núi với trời. Ngày nghỉ, người ta rủ nhau đi chơi, cả dãy phòng đóng cửa im ỉm, hành lang vắng tanh vắng ngắt, chỉ còn em lủi thủi đi ra đi vô một mình. Đi chơi tốn tiền lắm, chị ơi! Người ta con nhà giàu, qua đây đâu phải chỉ để kiếm tiền. Em thì không, phải để dành gửi về cho mẹ trả nợ. Xài một đồng phí một đồng, uổng lắm.
    Hồi mới sang, nhớ nhà quá em gọi điện về nhà, tốn tiền quá trời. Về sau, đám công nhân qua trước có kinh nghiệm, chỉ em cách ăn cắp thẻ, đỡ lắm. Có lần em gọi điện cho nhỏ cháu, nó ca nguyên một bài cải lương cho nghe, vui ghê. Sau này bưu điện phát hiện, vô nhà máy quần dữ quá, hết dám gọi luôn. Nó mà phát hiện, nó đuổi luôn, chết chắc!
    Ăn đi chị, ăn thêm nữa đi, mít ngon mà, còn nhiều lắm nè, nhóc thố luôn. Chị biết không, em chỉ nghĩ tới mẹ thôi. Nếu không, chắc chịu cực không nổi trốn về từ lâu rồi. Buồn lắm chị ơi, đi làm đã cực lại thêm cái nạn hiếp đáp. Không phải dân Hàn hiếp đáp mình mà đồng hương ăn hiếp nhau mới tức chứ. Đám công nhân đi cùng đợt ghét em vì em biết rành tiếng Hàn. Trước khi đi, cả bọn đứa nào cũng được tập trung mấy tháng để học tiếng. Tụi kia học hành cái giống gì mà ngu quá, có nói năng được gì đâu. Em thì lo xa lỡ mình không biết tiếng, lúc làm việc không nghe ra người ta sai phái mình cái gì, làm trật lất hết thì chết cha, cho nên em ráng học, ráng nhớ. Bởi vậy, qua tới nơi, thấy mình em nghe được, biết trả lời, tụi Hàn cho em làm trưởng nhóm, làm sếp cả bọn.
    Em siêng lắm, cứ xin đăng ký tăng ca riết, đi làm liên tục luôn. Tăng ca nhiều thì tiền nhiều. Thế là chúng nó lại càng ghét. Chúng nó là dân cùng làng cùng xóm xin đi cùng một lượt với nhau, chỉ có mình em là lọt tọt ở ngoài. Cả đám kết thành bè xúm vào ăn hiếp em. Em cũng tính nát trong đầu chỉ có một mình thôi ráng nhịn đi cho êm chuyện, làm lơ coi như không biết, việc mình mình làm.
    Nhưng rốt cuộc cũng không nhịn được. Giờ ăn tụi nó giành ăn hết phần cơm của em. Giờ ngủ tụi nó quậy, cố tình phá không cho em ngủ. Một bữa kia, em hết chịu nổi, tức quá cầm nguyên cái mâm cơm bằng gỗ đập lên đầu con nhỏ đầu têu cái cốp. Em chỉ mặt từng đứa nói, tụi bay ỷ đông hiếp người, tao cóc sợ thằng nào con nào, cứ nhào vô tao chấp láng. Nói xong, để dằn mặt em táng liền một bạt tai đứa ngồi gần em nhất làm nó bật ngửa ra trên ghế. Có lẽ cái phần hung dữ trong con người em bắt đầu nổi dậy từ đây. Từ đây, em hiểu ra một điều là hiền lành quá không thể nào sống nổi với thiên hạ được đâu. Nghe tiếng ồn ào lộn xộn, thằng cha phiên dịch chạy tới liền. Thằng cha này làm việc bên đây lâu năm rồi, ắt hiểu chuyện. Cho nên chỉ cần liếc sơ một cái là thằng chả biết ngay chuyện gì. Chả hăm tụi kia nếu còn kiếm chuyện gây sự hay ăn hiếp em, chả báo cáo lên ban giám đốc đuổi liền hết cả đám. Cũng nhờ vụ đó, em bớt bị chúng nó hành hạ.
    Trời, chị biết không, cái đứa bị em tát cho lật nhào, té ra là một thằng con trai. Ai mà ngờ nó bắt đầu để ý đến em từ khi bị em cho nó ăn tát. Ban đầu em ghét nó lắm. Nó chung nhóm với đám con nhà giàu hay ăn hiếp em mà. Nhưng thật ra, nó chưa bao giờ làm gì em, mỗi khi tụi kia gây sự, nó chỉ đứng xa xa ở ngoài. Nhìn cái bộ nó em nghĩ thằng này chắc hèn lắm đây. Nhưng mà nó dai như đỉa, cứ đeo em riết, chửi cách gì nó cũng không chừa. Có lần em đóng cửa không cho nó vô phòng, không thèm ngó tới, không thèm nói chuyện. Lâu thật lâu mới hé cửa dòm ra coi sao thì thấy nó vẫn còn đứng đó... khóc. Chị coi, đàn ông con trai gì thấy mà chán! Mỗi khi có chuyện, nó có dám làm gì để bênh em đâu? Nó nói, nó sợ ra mặt bênh em, tụi kia sẽ ghét em hơn. Nghe thì cũng có lý, nhưng em cứ nghĩ nếu một ngày nào đó, cả cái đám kia có rủ nhau nhào vô giết em chết ngay trước mặt nó, em chắc nó cũng chỉ đứng nhìn, rồi khóc thôi.
    Nhưng chị ơi, con gái tụi mình thiệt yếu lòng phải không? Đám con trai cứ chịu khó lì lợm chai mặt ra cưa lâu lâu là thế nào cũng đổ. Nhất là khi mình đang tủi thân vì đơn độc một mình nơi xứ lạ quê người, đang rầu rĩ vì bơ vơ, vì nhớ nhà mà có người sẵn lòng ở kề bên nghe mình thút thít cũng đỡ buồn ghê lắm. Thêm nữa, xách cái thân con gái đi làm công cho người ta, công việc nặng nhọc nhiều lúc cũng cần nhờ vả sức vóc con trai. Thành ra em chấp nhận chuyện hai đứa đi chơi chung, ăn chung, xài chung vài thứ đồ dùng. Nhưng tiền thì em ít khi cho nó xài chung lắm. Nó chi cho em là chủ yếu. Lâu lâu em cũng để nó ôm ấp, hôn hít mấy cái, nhưng đừng hòng chuyện kia. Em khôn lắm, có bầu một cái là thua liền. Ở đây kỵ chuyện quan hệ trai gái lắm. Nhà máy mà biết được ai có tình ý với ai, đứa nào cặp bồ với đứa nào là bắt buộc đổi việc làm, chuyển đi chỗ khác, cách ly liền.
    Chị coi nè, múi mít này dễ thương chưa, tròn ủm hà. Dễ thương cỡ nào thì cũng một nhát dao chui vô miệng người cái tọt, mất tiêu. Tụi em tính toán hết trơn. Tiền đám cưới, tiền mua xe, mua nhà, tiền để dành làm vốn, đâu ra đó. Chỉ còn chờ lên máy bay vù về Việt Nam. Nghe nói sắp đến hạn hết hợp đồng, có đứa hỏi về luôn hay là trốn? Trốn ra ngoài kiếm chuyện làm tiếp hay là buôn bán linh tinh sống cũng tạm, chứ về nước chưa chắc kiếm được việc làm. Nghe tụi nó nói em cũng muốn xiêu xiêu nhưng sao thấy nhớ nhà quá. Phải về thôi, về một chuyến thăm nhà, thăm mẹ một cái rồi đi đâu, bao lâu nữa cũng được.
    Ai mà ngờ số em nó lận đận vậy hả chị? Thầy bói nói thế mà đúng. Về nước, thằng bồ em đưa em về nhà quê giới thiệu với ba má nó liền. Nhà làm ruộng, nuôi một đàn bò sữa, nó là anh lớn, xưa nay quen cáng đáng mọi việc trong nhà. Em chẳng biết làm gì, đứng xớ rớ coi nó vắt sữa bò bị bò đái vọt vào mặt, ghê quá. Chuyện ra riêng quan trọng hơn em tưởng. Bao nhiêu dự tính tự nhiên lục cục. Nó cứ lần lữa hoài, chần chừ chuyện mua xe, mua nhà. Má nó đi coi thầy bà gì đó nói hai đứa em kỵ tuổi, sáp vô là cháy nhà sập mả, xui xẻo đủ thứ, thiếu điều đi ăn mày. Em tức mình, chẳng qua họ không thích có con dâu là dân thành phố lại lớn tuổi hơn con trai họ. Với lại, hình như ở nhà đã nhắm sẵn cho nó một con nhỏ cùng quê từ lâu rồi.
    Em không thèm gặp mặt cái thằng thà nhìn em chết mà không cứu đó nữa. Em không cần đâu. Nói thiệt với chị, hồi nào tới giờ em chưa hề lụy một thằng đàn ông nào. Còn một cây vàng nó đưa để sắm đồ cưới, em nhắn nó lên lấy về nhưng nó tuyệt không dám lên. Làm sao mà nó dám lấy lại hả chị? Em chưa xách dao chém nó là may. Nói vậy chứ khi không bị bồ đá, em cũng rầu, chán nản lắm, chẳng thiết tha tới chuyện gì nữa, tối ngày nằm ẹp trong phòng y như chị vậy. Bộ chị cũng đang bị bồ đá hay sao? Mẹ em đi ra đi vô không hiểu chuyện gì nhưng cũng nín khe, không dám hỏi han. Bà già ngại vì mỗi lần nhắc tới nó, em lại la um sùm.
    Nghe đâu bây giờ nó đang cặp với một con nhỏ nào đó, ăn chơi dữ lắm. Đám bạn về cùng đợt cũng hay đến nhà rủ em đi chơi. Em cũng thử đi một lần, thấy không được. Tụi nó bài bạc dữ lắm, toàn tiền triệu không. Em xót quá! Thiệt không hiểu nổi. Làm cực như trâu, hơi chút là bị chửi như chó, đồng tiền kiếm được cũng đổ mồ hôi sôi máu mắt. Nhục lắm! Vậy mà sao tụi nó phung phí quá trời. Ăn chơi riết có đứa dính vô ma túy rồi, tránh sao khỏi?
    Trong xóm, có con nhỏ chuyên cặp bồ với người nước ngoài, mua được cái nhà thật bự ngay đầu ngõ. Nó nói tội gì mà lấy chồng cho uổng. Lấy chồng Việt Nam, tiền không bao nhiêu mà còn cà chớn. Nó hỏi em có muốn đi làm không, nó giới thiệu cho. Em lắc đầu kêu mắc cỡ lắm. Nó la, xời, bây giờ người ta làm tràn đồng, ngời ngời ngoài đường đi đâu cũng thấy, có gì mà mắc cỡ. Nó còn nói mấy đứa con gái mặc quần đùi cỡi xe xịn chạy nhông nhông ngoài đường đố có đứa nào không phải là dân chịu đi làm. Là sao chị? Chị coi, cái đứa không ra làm sao, chỉ biết cái nghề moi móc người ta, ăn xổi ở thì thì được ăn sung mặc sướng phủ phê, nhà cửa đàng hoàng. Trong khi mình nai lưng ra cày chết mẹ thì gặp đủ chuyện xui rủi, thu vén cho lắm cũng chổng mông kêu trời. Nhiều khi em cũng muốn liều, kệ cha hết thảy nhưng cứ mỗi lần nghĩ vậy thì em lại nhớ đến mẹ. Tội nghiệp bà già, em mà có chuyện gì, chắc bả đi sớm.
    Đọc báo thấy rao cần người phiên dịch tiếng Hàn, nghĩ bụng nằm nhà khóc hoài chắc chết, em thử đi phỏng vấn hú họa ai ngờ được nhận vô làm liền. Là vì em có giấy tờ chứng nhận của công ty cũ đàng hoàng mà, đâu phải dân lưu vong hay dân quậy bị đuổi về đâu. Làm được mấy tháng, thằng chủ người Hàn... thích em. Có điều nó cũng lớn tuổi rồi. Nó nói với em là chưa có vợ. Tại vì bàn tay không có ngón của nó bị con gái Hàn chê. Em cũng sợ lắm, chưa bao giờ dám nhìn thẳng vào bàn tay thun lủn tròn ủng như củ khoai tây của nó. Em không thích lấy chồng nước ngoài đâu. Nếu thích, em đã lấy từ lâu rồi. Bên đó em quen thiếu gì, lành lặn đàng hoàng chứ đâu có... Nhưng giờ thì lấy ai cũng được. Ai lấy cũng vậy thôi.
    Khoan khoan, chị đừng đi, cứ ngồi đó. Chuyện của em đã hết đâu? Chị ăn mít đi, em còn muốn kể nữa. Chuyện còn dài, làm ơn ngồi thêm chút nữa, nghe thêm chút nữa. Không nói ra hôm nay, chắc ngày mai em nổ ruột mà chết mất thôi, chị ơi!
    Em thấy ghét thằng cha thầy bói, sao mà nói đúng quá trời, không sai một ly. Em lấy chồng, cũng người nước ngoài như người ta, đám cưới cũng rình rang lắm. Đến nỗi đám con gái trong xóm phải xầm xì ghen tị. Đãi nhà hàng lớn ngoài Sài Gòn chứ bộ giỡn sao? Chồng em cũng cho em tiền sửa nhà cho bà già. Em cũng được chồng nuôi cho ăn sung mặc sướng, sắm xe sắm cộ... được một năm. Đùng một cái, nó biến mất không còn thấy tăm hơi. Công ty bán đi từ hồi nào, văn phòng, nhà ở người ta ùn ùn đến lấy lại. Em bị tống ra đường với đống đồ cũ và mấy cái hóa đơn tiền điện tiền nước, cước điện thoại chưa thanh toán. Trả nợ xong em trắng tay, cốt khỉ lại hoàn cốt khỉ. Nửa năm sau vẫn chưa lấy lại hồn vía, đến bây giờ vẫn chưa hiểu vì sao. Vì sao chồng mình bỏ mình?
    Vì sao đời em khổ vậy? Có người nói có lẽ nó có vợ bên Hàn rồi nhưng không chịu sang đây với nó. Nó tính chuyện làm ăn lâu dài ở đây, cần có người giặt giũ cơm nước hầu hạ nên mới lấy em. Việc làm ăn khó khăn thua lỗ, nó bỏ em lại, quay về nước với vợ con bên đó, khỏe ru.
    Lại có đứa bạn rủ em đi lần nữa. Lần này chắc em sẽ đi Mã Lai. Em phải đi thôi. Đi đâu cũng được. Chị ơi, sao số em hẻo vậy? Đúng là em cao số phải không?
    Truyện ngắn của Liêm Trinh
  6. cocan

    cocan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2006
    Bài viết:
    2.742
    Đã được thích:
    0
    Tình yêu bọ xít
    25-11-2007 09:35:02 GMT +7

    Đêm tháng bảy, trời mưa nhỏ, khu trọ hiu hắt, đứa nào cũng đi tìm người yêu hoặc đưa người yêu về phòng rúc rích như chuột với nhau. Tất nhiên trong đó có cả tôi. Con nhỏ cùng phòng ở lại với thằng người yêu lý tưởng của nó tận đẩu đâu để sáng mai đến lớp mắt cứ quầng lên thâm sì lại, rồi ngủ gật, rồi về nhà kể chuyện tình ái đêm qua nó được lên tiên như thế nào, lên tiên mấy lần. Và khen thằng người yêu là bậc thầy trong chuyện ấy. Tôi thấy lờm lợm trong cổ họng. Đã có lần con nhỏ kể cho hắn nghe, hắn khoái trá lắm
    Ngày nào cũng thế, sáng bảnh mắt ra hắn mới dậy, dậy là lập tức lao sang phòng tôi đập cửa thình thình, không cho tôi làm việc nữa. Mồm hắn qua một đêm chưa chịu đánh răng cứ thế hôn tôi tới tấp. Hôn hít xong, hắn kêu đói bắt tôi đi mua gì đó về ăn. Tôi vui vẻ xách cặp ***g đi mua phở. Vừa ra ngoài đường, một thằng khốn nạn tiện tay quờ vào ngực tôi một cái. *********! Điên không chịu nổi! Nó cười! Rồi phóng xe chạy biến. Bức xúc! Mấy người đi đường nhìn tôi ái ngại, có kẻ cười, có kẻ bất mãn. Cẩn thận đấy cô em, con gái xinh ra đường không chỉ bị người ta nhìn ngắm đâu! Khỉ! Tôi đỏ mặt, ước sao có một sức mạnh nào đó: cặp bồ với một ông tai to mặt lớn chẳng hạn, hay biết chút ít phép thuật thì mấy thằng kia bã ra bã! Lũ mất dạy! Tôi đem bực tức về nhà than thở, hắn cười khùng khục. Thích bỏ mẹ đi lại còn sĩ! Thèm vào thích! Mẹ kiếp! Một thằng người yêu khốn nạn như mấy thằng kia. Chia tay đi! Hắn giật mình ôm chặt lấy tôi van vỉ đừng làm hắn đau khổ. Không có tôi, hắn chết ngay lập tức. Tôi nực cười quá!
    Không chia tay nữa. Tôi yêu hắn. Ờ, yêu vì cái gì nhỉ? Hắn đẹp trai? Không biết! Hắn có gì cho tôi yêu nhỉ? Chẳng có gì! Tôi biết hắn đểu giả thế mà vẫn đâm đầu vào như chó biết mùi phân thối cứ lao đến đòi ăn. Tôi là một đàn bà, mà đàn bà nào chả thích những câu khen. Thường hắn khen tôi, nịnh nọt tôi nhưng cũng hay chê bai tôi, rỉa rói tôi, như khi nãy chẳng hạn, mà lời chê của hắn còn kèm theo cả cái nhếch môi nhăn mũi. Tôi có tội gì đâu! Nhiều khi phát chán, rồi lại không chán, rồi lại chán, rồi lại không chán... Cứ thế, khen và chê, chê lại khen. Tôi không bao giờ giận hắn lâu cho được. Có khi thấy hắn ngủ với ****, tôi cạch mặt hắn mấy ngày, hắn không sang chỗ tôi, tôi cồn cào nhớ. Hắn dửng dưng, không thích thì chia tay! Đấy là lâu rồi, hồi mới yêu. Tôi sợ mất hắn như nhện sợ mất bọc trứng. Tôi không chia tay. Chắc tại tôi không cho hắn cái hắn muốn nên hắn mới đi giải khuây. Lỗi tại tôi. Thì tôi nhận lỗi. Ừ, không chia tay nữa.
    Đêm tháng bảy, trời mưa nhỏ, khu trọ hiu hắt, đứa nào cũng đi tìm người yêu hoặc đưa người yêu về phòng rúc rích như chuột với nhau. Tất nhiên trong đó có cả tôi. Con nhỏ cùng phòng ở lại với thằng người yêu lý tưởng của nó tận đẩu đâu để sáng mai đến lớp mắt cứ quầng lên thâm sì lại, rồi ngủ gật, rồi về nhà kể chuyện tình ái đêm qua nó được lên tiên như thế nào, lên tiên mấy lần. Và khen thằng người yêu là bậc thầy trong chuyện ấy. Tôi thấy lờm lợm trong cổ họng. Đã có lần con nhỏ kể cho hắn nghe, hắn khoái trá lắm. Đến hôm mưa ấy hắn gạ gẫm tôi: Yêu nhau thì phải cho nhau tất cả mà không đòi hỏi phải không em? Tôi gật đầu. Hắn sấn đến rúc mặt vào ngực tôi như cún con tìm vú mẹ. Tôi hoảng hồn đẩy hắn một cái ngã đập đầu vào tường. Hắn tức nổ đom đóm mắt. Cô điên à! Rồi hắn cho tôi một cái tát nảy lửa. Tôi bật khóc. Hắn lại dỗ dành, hắn ôm tôi vào lòng xin lỗi, thủ thỉ. Tôi thấy lòng dịu lại, tôi nằm im trong vòng tay hắn, nghe rõ tiếng mưa rơi. Em không thấy mưa cũng theo nhau đi về đâu đó sao? Có. Mưa theo nhau sao người lại không theo nhau nhỉ? Thời buổi này mà không chạy theo nhau thì có mà lạc lõng và lỗi thời quá đi! Một thằng không mấy học thức, nói chẳng nên hồn thế mà cũng giở trò so sánh, đối chiếu, kết luận hùng hồn. Khỉ! Tôi không để ý đến lời hắn nói. Ngoài kia vẫn mưa lâm thâm.
    Phòng bên, tiếng rên của con nhỏ trốn học theo người yêu về xóm trọ này tìm hứng thú vẫn bật lên. Hắn cũng nghe rõ mồn một, tôi thấy tay hắn nhớp nháp mồ hôi. Hắn thở hổn hển. Có người yêu như thế này thì có làm đếch gì! Tôi không nói, tôi sợ hắn giận. Tôi im như thóc ngâm. Không phải tôi không muốn nhưng tôi cho hắn thì mẹ tôi giết tôi, tôi cũng giết tôi luôn. Sau này thỏa mãn nhau rồi tôi cho thoải mái, chứ giờ, tôi còn phải học. Tôi không to gan như con nhỏ kia hay con bạn cùng phòng mình được. Tôi hèn, ừ, tôi hèn nhát như lời con bạn nói. Tôi yêu hắn nên tôi không cho hắn, thế thôi. Ai nói tôi hèn cũng được, chửi vào mặt tôi cũng được, tôi giữ cho hắn chứ tôi có giữ cho một thằng đàn ông nào khác đâu? Mà có giữ cho một thằng đàn ông khác thì sao khi hắn bỏ tôi và chồng tương lai của tôi không phải là hắn? Tôi phải giữ tới cùng cho chồng tôi! Tôi yêu hắn nhưng tôi tỉnh táo, sòng phẳng. Mà tôi có sòng phẳng hay không? Thực ra tôi không biết, tôi yêu, hình như tôi vẫn tính toán. Không hiểu sao tôi lại tính toán với hắn, tôi tính toán những gì? Không nhớ! Kệ, nghĩ nhiều đau đầu mệt xác. Hằng ngày tôi vẫn bỏ tiền túi ra để mua cơm cho hắn, nói chung những gì hắn có trên người lúc này đều do tôi mua cho hắn. Có khi tôi bỏ sạch tiền ra để mua đồ cho hắn và ăn mì tôm cả tháng trời. Hắn mắng tôi không chịu giữ gìn sức khỏe nhưng lại đòi mua thêm nữa, có khi tôi phải đi vay tiền bạn bè, thế mà tôi vẫn cảm thấy cực kỳ vui mới hay chứ! Tôi yêu hắn! Thế thôi, tôi muốn làm nhiều hơn nữa cho hắn, không cần hắn hoàn lại.
    Tôi rủ hắn ra bờ hồ chơi. Mấy đôi trai gái quần nhau trên cỏ. Hắn không nhìn tôi mà căng mắt dán vào ngực những cô nàng đang phanh ra cho người yêu nắn bóp. Tôi hậm hực ghen. Tôi cầm tay hắn nhét vào trong áo của mình. Hắn giật mình. Thì trước giờ tôi chỉ cho hắn hôn và ôm chứ có bao giờ cho động đến vùng cấm địa đâu, tôi sợ tôi không giữ nổi mình, dễ lắm chứ! Tôi yêu hắn mà. Nhưng hôm nay nhiều người thế thì lo gì! Tôi biết tôi có thể kiềm chế được. Bàn tay hắn bắt nhịp hối hả. Hắn phớt lờ những cô gái khác và chồm mặt lên ngực tôi. Tôi run lên vì một cảm giác sung sướng chỉ dám nghĩ đến chứ chưa bao giờ được trải nghiệm. Về nhà nhé em yêu? Tôi thực sự muốn về, tôi muốn cho tất cả không chừa lại gì cho mình. Tôi yêu hắn. Tình yêu không có tội. Thời buổi bây giờ yêu nhau cho nhau không hiếm hoi gì nữa, phải, cho hết, cho không nuối tiếc, cho nghĩa là nhận đó thôi!
    Nhưng trên đường đi cảm giác dâng hiến bắt đầu nhạt dần, tôi nhận thấy cho không còn là nhận. Lý trí của tôi thật tỉnh. Đi quanh quanh anh nhé, em chưa muốn về đâu. Đèn đường đỏ rực, gió giục sóng tình. Hắn nổi giận mặt mày tái mét lại, từ đó chỉ mình tôi nói, còn hắn im như ngậm nước muối. Dưới gốc cây mấy cô gái ăn sương khoe đùi trắng nõn, hắn đẩy nhẹ tôi. Cô về trước đi, tôi ra nhà bạn tôi có việc. Tôi biết hắn nhăm nhe mấy cô gái kia rồi vì tôi thấy hắn thò tay vào túi quần móc tiền đếm. Mẹ tiên sư cha đời! Tôi yêu một thằng không ra chó gì! Tôi biết! Thì về, chẳng nhẽ lại theo hắn? Hắn cười với tôi. Anh không có cách nào khác cả, chỉ như thế mới giữ gìn cho em được thôi. Hắn nghĩ đến tôi, tôi cười chua chát, tôi ứa nước mắt chạy về nhà, hắn hy sinh cho tôi lớn như thế sao tôi không xúc động khóc cho thỏa lòng được?
    Sáng, hắn về. Thế là hết veo mấy trăm ngàn. Hắn phờ phạc chửi. Đời tao thua con chó, có người yêu mà lại phải tốn tiền, yêu cái đếch gì nữa nhỉ? Hắn lảm nhảm với thằng bạn cùng phòng mà tôi ở bên này nghe rõ mồn một. Tôi khóc. Tôi cảm thấy mình bị xúc phạm. Nhà tôi nghèo, bố mẹ tôi quanh năm suốt tháng nhọc nhằn mà tính quê thì đặc sệt, liệu có chấp nhận nổi một thằng rể quý như hắn không? Tôi chưa bao giờ có ý định đưa hắn về quê mặc dù tôi yêu hắn. Tại sao? Không biết! Có lẽ tôi sợ bố tôi giết cả tôi và hắn.
    Tôi xin tha lỗi, hắn giận chuyện gì tôi cũng đều cảm thấy mình là người có lỗi và luôn là người làm lành trước. Tôi phải mua hết cái này cái khác để dỗ dành hắn như một người mẹ dỗ dành con thơ khi khóc. Tôi cũng chỉ nhẹ nhõm khi hắn hết giận và lại đến với tôi thường xuyên.
    Tôi rủ hắn đi ăn ốc, trời se lạnh ăn ốc rất thích. Ăn xong, tôi trả tiền rồi rủ hắn ra bờ hồ ngồi để tận hưởng cảm giác lãng mạn. Lại như lần trước, hắn để ý đến những cô gái khác và bỏ mặc tôi chơ vơ. Tôi ghen. Ghen thì ăn thua gì khi cứ nín lặng như thế. Tôi kéo mạnh mặt hắn hôn, che mắt hắn bằng hai tay mình để hắn chỉ còn biết có tôi. Hắn gạt tay tôi ra phũ phàng. Anh không muốn chỉ có thế này thôi đâu, yêu nhau cho nhau nhiều hơn nữa cơ. Anh cho em thì em phải đền đáp lại anh như thế nào đó chứ? Nhanh như ăn cướp, hắn ôm gọn tôi đặt nằm ngửa giữa ghế đá lùng sục trong áo, lùng sục xuống bụng. Tôi vừa hoảng lại vừa hứng thú với trò mới của hắn. Không ai để ý đến chúng tôi, bờ hồ này toàn những đôi uyên ương yêu nhau say đắm. Tôi mặc kệ hắn, thực tình mà nói giá lúc này hắn bỏ rơi thì tôi cảm thấy tiếc đứt ruột. Hắn đáp ứng đúng suy nghĩ của tôi như đi guốc trong bụng tôi vậy. May mà trời tối nếu không hắn đã nhìn thấy bản mặt tôi đỏ lên vì thích thú.Tôi rủ hắn về nhà và tôi muốn trao tất cả. Hắn cười, về ngay lập tức. Trên đường về, hắn vừa ôm tôi vừa đi, chân tôi và chân hắn thỉnh thoảng lại đá vào nhau, tất nhiên là tôi đau hơn hắn. Hắn đi nhanh quá, có lẽ hắn sợ tôi thay đổi quyết định như nhiều lần trước đây. Guốc tôi gãy, hắn cằn nhằn như thể tôi mắc tội với hắn mà không thèm quan tâm tôi trẹo chân đau thế nào. Có nhanh lên không thì bảo? Em đi chậm như rùa vậy thì bao giờ mới về đến nhà? Tôi không hiểu nổi hắn. Sao có lúc hắn ngọt ngào với tôi thế chứ! Tôi ứa nước mắt vì tủi thân, ngồi bệt xuống vỉa hè không đi nữa. Hắn cầm tay tôi lôi sền sệt. Tôi đau quá khóc to. Anh có bỏ em ra không thì bảo? Em đang đau chân lắm đây này! Có thế cũng kêu! Tôi nổ đom đóm mắt, không hiểu có gì khiến tôi giận đến vậy. Tôi tát cho hắn một nhát nảy lửa. Hắn xô tôi ngã xuống đường và bồi cho tôi thêm một cú đạp vào ngực nữa. À, mày giỏi! Đến bố mẹ tao còn không đánh tao nữa là. Mặc *******, tao đi tìm ****! Hắn thò tay vào túi quần tôi móc hết số tiền ít ỏi rồi nhét vào túi quần có sẵn chút tiền của hắn. Tôi uất ức muốn vỡ tim, chưa lúc nào tôi hận hắn như lúc này. Bóng hắn nhạt nhòa lấp ló sau những gốc cây, tiếng ngã giá nghe rõ mồn một. Tôi tập tễnh đi chân đất về phòng trọ.
    Mẹ con đĩ đó chứ! Thiếu có hai chục bạc cũng không bán! Tiếng hắn chửi **** với thằng bạn từ phòng bên vọng sang. Lúc này đã nửa đêm, tôi còn thức vì ức hắn, tôi đang nghĩ xem mình nên sống ở đâu để tránh xa anh chàng người yêu quý hóa của tôi! Giận hắn nhưng chắc ngày mai thôi, tôi lại đến làm lành với hắn, lại hầu hạ hắn hơn cả hầu bố mình. Nghĩ đến bố mẹ mà tôi xót xa quá! Không, trên đời này có rất nhiều người đàn ông tử tế! Sao tôi lại yêu một người như hắn không dứt ra được? Tôi ngu như chó! Mẹ kiếp! Đếch thèm yêu nữa cho xong! Hắn đấm cửa, may mà con nhỏ cùng phòng về quê, nếu không nó chửi cho vỡ mặt. Tôi mở cửa, tôi muốn nói cho xong xuôi tất cả, chúng tôi không còn gì với nhau nữa. Hắn nên biết bất cứ phụ nữ nào cũng khát khao yêu đương, nhưng điều đau đớn nhất với họ là bị chính người mình yêu chà đạp, hắn nên học cách tôn trọng người yêu! Hắn ngồi đối diện với tôi nhưng mắt hắn dán chặt vào giữa hai đùi tôi khiến tôi xấu hổ. Tôi không biết nói gì nữa, quay đi chỗ khác, tim đập thình thình vì hồi hộp, nói chuyện hệ trọng như thế nào cho phải? Trước hắn bao giờ tôi cũng bị lép vế, thành nếp rồi, sửa không được nữa mới đau đời chứ!
    Bất giác, hắn chồm lên người tôi, tôi không đẩy hắn ra được. Anh làm cái trò gì thế? Có buông tôi ra không? Chia tay đi! Tôi gay gắt. Tôi đấm hắn liên tục. Hắn hổn hển. Cho anh xin lỗi đi, khi nãy anh sai, giờ anh đền em. Đừng giận anh nữa, anh yêu em. Yêu nhất thế gian này. Rồi ngay lập tức bịt miệng tôi lại bằng nụ hôn. Tôi muốn mửa vào mặt hắn. Tôi cào mạnh vào mặt hắn. Hắn tát tôi hai cái. Cứu tôi với! Tôi khóc thét lên! Tiếng đập cửa rình rình. Hắn cay cú xốc lại quần, chỉ vào mặt tôi mà không nói câu nào, rồi hắn biến. Tôi chỉ biết khóc.
    Không yêu! Khỉ thật! Không yêu có chết đâu cơ chứ! Hắn không đáng để tôi phải hy sinh thêm nữa! Tôi sẽ cút khỏi nơi đây, cút khỏi đời hắn. Tôi tự giải phóng cho mình.
    Ngô Ngọc Trang sinh năm 1984, tại Tuyên Quang. Hiện là sinh viên K8, khoa sáng tác, ĐH Văn hóa Hà Nội.
    Bọ xít là loại côn trùng nhỏ, có mùi hôi rất khó chịu, không ai muốn gần. Vậy mà trong Tình yêu bọ xít, mùi hôi đó lại quyến rũ một người. Cô gái trong truyện đã yêu mê mệt một chàng trai bọ xít. Cô hy sinh mọi thứ cho anh, chỉ trừ sự trinh tiết cô muốn dành cho anh trong ngày cưới. Cô gái đã sống lỗi thời trong lối sống ?othoáng? của giới trẻ hiện nay?
    Ngô Ngọc Trang viết truyện có chút mỉa mai về tình yêu mù quáng. Thần tình yêu Cupid bịt mắt bắn tên, trúng ai người đó chịu. Nhưng cô gái trong truyện đã mạnh dạn nhổ tên vất đi dù đau đớn, khi biết đó không phải là tình yêu đích thực.
    Đoàn Thạch Biền

  7. evilvn2006

    evilvn2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/11/2005
    Bài viết:
    160
    Đã được thích:
    0
    up lên cho moịi người dc đọc
  8. cocan

    cocan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2006
    Bài viết:
    2.742
    Đã được thích:
    0
    Chuyện ban mai
    09-12-2007 05:03:55 GMT +7

    Má còn thức ăn hôm qua con Út mua bỏ trong tủ lạnh, chút nữa má ghé mua ít bột bánh canh chiều nấu nồi bánh canh chờ thằng Xí ngầu và con bé Bang đi học về ghé ăn cho vui. Con thấy không, hồi đầu cấp hai thằng Xí ngầu và con bé Bang được chuyển về học trường gần nhà, tụi mày chê trường làng, con Út đòi chạy trường ngon cho con bé Bang, may mà má cản, giờ hai đứa nhỏ đi bộ đi học chẳng phải đưa, tan học về ghé nhà bà ngoại chơi, ăn chút gì đó rồi về, chẳng phải đón... Trường học mát mẻ, yên tĩnh, thầy cô giáo lại tận tâm. Tụi mày cứ thích làm sang, con cái phải học trường xịn
    Vàng lên quá má!
    - Lên nhiêu con?
    - Qua mức mười lăm năm!
    - Hôm bữa con bán bao nhiêu?
    - Có mười bốn năm!
    - Trời, lỗ mất mấy triệu... Mà mày cũng hấp tấp quá!
    - Ai biết trước hả má. Tính ra cũng không lỗ vì hồi mua không tới giá đó, nhưng giờ nếu nó không hạ thì lỗ to!
    - Má thấy con tội quá! Mày chẳng có số kinh doanh buôn bán gì ráo. Có mấy đồng gởi ngân hàng, sợ vàng lên chuyển qua vàng, vừa chuyển xong vàng hạ, chờ cả năm giá nhích lên chút xíu, chuyển lại qua tiền thì giá vàng lên vù vù...
    - Cũng tính kiếm lời chút đỉnh, ai dè đâu! Mấy đứa bạn con có mấy cây vàng làm cái mửng này mà lời bộn đó má. Đâu như mình ló đâu thua đó.
    - Thôi kệ con, chờ tiền lời ngân hàng cũng bù lại, chẳng lẽ vàng lên tới mười tám cho mày hổng chưn hổng cẳng? Biết mình không có số làm giàu thì bằng lòng với cái mình có đi con. Thuyền to thì sóng lớn. Mình không có gan đánh bạc đâu con. Một đời đeo bông đeo hoa, một đời ỉa trịn cũng qua một đời. Hôm qua trên tivi có ông thế chấp nhà vay vốn ngân hàng nuôi ba trăm con ba ba. Qua trận lụt, ngủ đêm sáng dậy còn ba con, giơ ba ngón tay, chỉ cái nhà nói nhà còn mà có ý nghĩa gì đâu. Khóc hổ ngươi, cười ra nước mắt! Được nay, mất mai, bôn ba không qua thời vận. À, thằng Xí ngầu vào năm học học tốt không con?
    - Năm nay nó được các bạn bầu làm tổ trưởng đó má. Nó phấn khởi lắm, hỏi con, làm tổ trưởng có khó không mẹ, con nói khó lắm, phải gương mẫu, thuộc bài và làm hết bài tập về nhà, có tinh thần trách nhiệm với tập thể, dò bài các bạn, luôn cố gắng nâng cao chất lượng học tập, phong trào thi đua cho tổ và quan trọng là phải biết công minh, không gian dối hay tư lợi...
    - Thằng nhỏ có chút mà mày làm như là thủ trưởng cơ quan... Ừ, ráng động viên nó, con trai bỏ lơ không được đâu con!
    - Con kèm cặp sát nút đó chớ. Nghĩ có chồng mà chẳng dựa được vào chồng, cái gì cũng mình ên!
    - Lại bắt đầu ca cẩm, nó cũng đi làm chớ có ở không đâu.
    - Làm cho vui ấy mà!
    - Thì cũng có lương...
    - Nhiêu đâu má, tháng này đưa con năm trăm!
    - Cũng mang tiếng kỹ sư! Thằng Thảnh lái xe rác mà đưa về cho con Mận tháng hai triệu. Thôi kệ nó, coi như nó lo tiền gạo, con chạy tiền chợ. Miễn có gạo là không sợ đói. Mà cái thằng thiệt là... Đang làm sếp, lên cơ quan ngày tám tiếng không làm gì chắp tay sau đít tháng cũng được mấy triệu, kình cãi làm chi bỏ qua cơ quan khác. Qua bên này người ta cũng trọng vọng, tuy là chức không lớn nhưng tháng cũng được vài triệu. Tưởng yên thân lại kình cãi đâm thất nghiệp. Giờ đi dạy xa, nửa đêm, gà gáy vất vả mà tháng chẳng được bao nhiêu.
    - Số ổng lận đận kéo mình lôi thôi lếch thếch theo. Người tánh ngang ngang, không thích ai, cương lên là phang tới bến. Chẳng nghĩ gì đến con cái, gia đình, chỉ biết có mình.
    - Tánh nó nóng nảy, không chịu luồn cúi ai. Nóng lên mà còn nghĩ được tới vợ con thì không phải nó. Nghĩ cho cùng, sống luồn cúi cũng cực lắm con. Lúc nào cũng dè chừng, ngó lên, nhìn xuống, khúm na, khúm núm. Ở đời, đi thẳng lưng cũng khó ngang như đi lom khom, lúi cúi vậy con. Ăn dễ, ở khó ?" đã sống là khó! Đời có số con à, không cãi được. Giờ mong sao hai đứa nhỏ biết thương mẹ là con đỡ khổ. Ráng lo cho con Hạt tiêu học xong mấy năm ra trường.
    - Thì con cũng mong vậy thôi, cầu cho con Hạt tiêu biết khôn lanh lo cho em, dìu dắt em. Mà nó học cái ngành ngó mông lung quá, không thấy đầu ra...
    - Ôi, lo xa chi tới bốn, năm năm nữa. Hôm qua thế này, ngày mai đã khác. Con đường ngày nào mình cũng đi mà năm ngoái năm nay đã thấy quá chừng thay đổi, hết nhà này cất đến nhà kia sửa mặt tiền, hết quán này mở ra đến quán khác đóng lại. Bữa trên tivi có bà đứng chống nạnh chỉ sông Trường Giang nói, hồi xưa bên ni ngó qua bên tê ngút mắt, gọi không nghe, chừ chống cây sào nhảy một phát là qua! Má nhớ hồi thi đại học con ghi ngành điện mà đến khi vào học nhà trường chuyển qua ngành khác, con viết thư về nhà than quá trời, vậy mà cũng xong mấy năm. Ra trường mày lại làm công việc chẳng ăn nhập gì ngành học, rồi cũng nên nhà nên cửa. Thiếu gì người học một đàng làm một nẻo. Lấy phước trời đong con ơi! Mà con cũng đừng cằn nhằn chồng con làm gì. Khôn dại tại trời, tánh nó vậy, biết sao giờ!
    - Đi làm với người ta nhịn một chút có sao đâu má. Người biết thương vợ con đâu xử sự như vậy, má!
    - Nói gì người biết điều! Đời đâu dễ nhịn con. Nuốt ực xuống cổ đâu có trơn tru. Trăm ngàn cách nuốt, người nuốt vì muốn nhịn, chín bỏ làm mười, người nuốt vì hèn, người nuốt vì muốn được việc có lợi cho mình hay cho ai đó. Tánh chồng con đã vụng lại cục cằn, hồi đó mày thương nó mày không biết sao? Tao đâu có ép gả.
    - Thời trẻ ai lường được khó khăn mà mình sẽ gặp, má. Đường dài mới thấy có nhiều dốc cao, vực sâu, mới biết được thế nào là ngựa hay, ai mà có gương thần soi cho thấu mình ra sao mấy chục năm sau? Lên ghềnh xuống bãi vậy mà không rút kinh nghiệm má ơi, dạy người ta mà cục cằn, nóng tính nặng lời cả với học viên. Người ta bỏ tiền ra học, mình có nhiệm vụ truyền đạt kinh nghiệm, người tiếp thu chậm, người tiếp thu nhanh, học viên nào chậm chạp ổng chửi tới bến. Họ bất mãn, phản ánh lại nhà trường thì coi như úp nồi cơm lần nữa.
    - Cái thằng thiệt là... Thôi con đừng nghĩ ngợi xa xôi làm gì, coi như nó có việc làm, sáng sáng áo bỏ thùng ra khỏi nhà, mình cũng đỡ bẽ bàng với hàng xóm.
    - Bẽ bàng gì má. Thà ổng ở nhà đưa đón, kèm cho thằng Xí ngầu học hành, còn đỡ hơn.
    - Mày nói vậy chớ hồi thất nghiệp, nó đỡ đần công việc nhà cho mày thì mày lại than thở đàn ông mà ở nhà rửa chén, nấu cơm... Tao không biết nói sao với mày nữa.
    - Cũng có lúc bức bách, xì trét quá mà má.
    - Má nói, con bằng lòng với những gì mình có đi! Mày ngó xung quanh có phụ nữ nào không khổ. Thằng Hinh ở xóm má đó, ăn ở nhà chẳng làm gì, con vợ đi làm phụ hồ, khuân vác cả ngày bắt rụng tay, vậy mà về nhà thằng chồng chẳng buồn đỡ giùm chiếc xe đạp, còn bắt con vợ hầu cơm nước, chưa kể mấy chuyện kia, kình cãi miết.
    - Chẳng thà người không có ăn học.
    - Đừng nói chuyện ăn với học, cậu mày đó chớ ai, bao nhiêu bằng cấp lận lưng vậy mà đối xử với mợ chẳng ra sao, má cứ phải làm công tác hòa giải miết. Trên đời này chưa thấy ai chịu đựng giỏi như mợ. Hay như thằng Đức con dì Năm đó, học xong cái thạc sĩ bên Thái Lan làm như ngon lắm về nhà chảnh chọe với con Châu vợ nó, tội nghiệp con nhỏ cả đời cắm cúi làm lụng nuôi chồng ăn học, quần áo tươm tất phẳng phiu, giờ thằng chồng chảnh lên coi mòi muốn chê vợ già, vợ dốt. Con à, nhịn chồng một chút, chịu thương, chịu khó một chút trời thương mình. Đành hanh với chồng quá, trời đạt lộc bây ơi!
    - Má thấy con có hỗn láo với ổng bao giờ đâu, chỉ là ức chế quá thành mặt nặng mày nhẹ...
    - Mày không đá thúng, đụng nia, chửi chó mắng mèo là gì. Số hết con ơi, số mày như vậy, chạy trời không khỏi nắng. À, con Hạt tiêu kỳ này chuyển chỗ trọ thấy được không con?
    - Được lắm, má. Cách trường chưa tới cây số, phòng ở tiện nghi sạch sẽ, chỉ có điều giá đắt quá!
    - Đắt mà cắt nên miếng! Kỳ trước mày hà tiện thuê cho nó chỗ đó đâu có ra sao, cuối cùng phải chuyển nhà.
    - Cũng phải cân đối ngân quỹ gia đình chớ má. Tiền nhà, tiền ăn, tiền sinh hoạt gần hết tháng lương của con rồi, cả nhà sống bằng gì?
    - Khéo ăn thì no. Ráng gồng chút cho con mình có cái chữ. Má cũng thương con lắm chớ, nhưng má già rồi có làm ra tiền đâu mà giúp con.
    - Con cũng buồn lắm, má nuôi con ăn học bao công lao, tốn kém vậy mà giờ chẳng cho má đồng nào để má rộng rãi chi tiêu.
    - Đừng bận tâm, con. Còn má tiêu, hết má nhịn, già rồi chẳng có nhu cầu gì nhiều. Miễn tụi bây lo cho con cái lành lặn má mừng. Mày nghĩ nhiều lại đâm trách chồng là không phải đâu con.
    - Bão hòa rồi, vô cảm rồi, trách gì nữa mà trách, má. Con giờ chỉ biết cúi mặt cày, nhiều khi chẳng dám ngẩng lên nhìn ai!
    - Đừng ngó lên, con. Trèo cao té đau. Ngó xuống để thấy đời bớt khổ, ai cũng khổ hết đó con. Người giàu không khóc chắc? Con cũng đừng than vãn rồi nhằn nhì lây sang mấy đứa nhỏ. Ngậm hột thị, nuốt nỗi buồn cho gia đình êm ấm. Làm mẹ là phải hy sinh! Ông trời đặt để cho người đàn bà trách nhiệm lớn lắm. Ổng cho người phụ nữ có sáu đôi tay vừa mềm mại, vừa dẻo dai, ba đôi mắt để theo con đến tận chân trời góc bể, một vạt áo có thể bọc ba đứa trẻ một lúc, một nụ hôn có thể chữa lành từ vết xước ở đầu gối cho đến một trái tim tan nát.
    - Hôm nay má văn vẻ ghê! Má nói vậy bình quyền nam nữ ở đâu, chẳng lẽ người phụ nữ phải khổ đời đời, kiếp kiếp!
    - Ai nói phụ nữ sướng? Mình được mở mặt mở mày như thế này sướng gấp triệu lần phụ nữ ở mấy nước cả đời áo thụng, khăn quàng trùm kín... Nghĩ xa xôi làm chi, nhìn gần thôi để thấy còn hạnh phúc. Buổi sáng sớm được đi bộ ra biển, hít thở không khí trong lành như thế này là ngon rồi, khối người giờ phải gò lưng đạp xe kiếm sống... Mấy người bán ở chợ đó, có biết ngày nào thảnh thơi; cả đời cắm mặt xuống cái rổ, trải miếng ni lông ra là bươi như gà bươi thóc... Cái khổ của mình chẳng đáng so với ai đâu con.
    - Nói vậy thôi, con cũng chỉ tâm sự với má chớ có than thở với ai. Đôi lúc thấy mình không bằng ai đâm tủi phận.
    - Má nói rồi, chẳng có ai toàn vẹn đâu con, ông trời công bằng lắm, được này mất kia. Con tưởng đằng sau mọi vẻ hào nhoáng đều láng lẫy hết chắc? Không dám đâu! Thấy vậy chớ không phải vậy. Tấm huy chương còn có hai mặt nữa là...
    - Nhiều lúc nghĩ tới, nghĩ lui thôi cũng tạm được, nhưng nghĩ xa, nghĩ gần cũng buồn!
    - Đời ai chẳng buồn, chẳng cô đơn. Như má đây con cái ba bốn đứa mà giờ ở một mình.
    - Tại má không chịu ở nhà con hay nhà con Út?
    - Làm sao ở được với rể? Chồng mày tánh tình khó chịu. Chồng con Út tuy là thởi lởi nhưng ở với nó cũng nặng gánh cho nó. Rồi còn bàn thờ ba mày nữa, bỏ tội nghiệp lắm con ơi. Má ở nhà má tự do quen rồi, qua nhà bây thành người ở nhờ, má không muốn. Má cũng có nỗi khổ tâm của má.
    - Má cứ nghĩ ngợi xa xôi làm gì. Trẻ theo cha già theo con, thóc lúa đâu bồ câu theo đó.
    - Giờ tự lo được thì má ráng cho nhẹ gánh con cháu, mai mốt gượng không nổi nữa thì tụi mày gánh. Nghĩ cho cùng, sống già có sung sướng gì đâu con. Hồi trẻ làm ra tiền không dám ăn, dám tiêu, dành hết cho con, đến già dễ thở một chút thì đổ trăm thứ bệnh, có nhiêu tiền để uống thuốc, đi bác sĩ; kiêng hết thứ này đến thứ khác, thèm cũng không dám ăn sợ bệnh làm khổ con cái. Ba mày đi trước vậy mà sướng, má ở lại nơm nớp con cháu khổ. Ngày nào má cũng dậy sớm thắp nhang, cầu xin ơn trên ban cho tụi con làm ăn xuôi chèo mát mái; xong má ráng làm vài động tác thể dục rồi đi bộ hai, ba cây số cho có sức khỏe.
    - Mình đi thật sớm mà giờ nắng lên rồi. Mỗi ngày từ biển về tới chợ lại ca bài ca không biết mua gì, ăn gì. Hôm nay má thích ăn gì để con mua...
    - Má còn thức ăn hôm qua con Út mua bỏ trong tủ lạnh, chút nữa má ghé mua ít bột bánh canh chiều nấu nồi bánh canh chờ thằng Xí ngầu và con bé Bang đi học về ghé ăn cho vui. Con thấy không, hồi đầu cấp hai thằng Xí ngầu và con bé Bang được chuyển về học trường gần nhà, tụi mày chê trường làng, con Út đòi chạy trường ngon cho con bé Bang, may mà má cản, giờ hai đứa nhỏ đi bộ đi học chẳng phải đưa, tan học về ghé nhà bà ngoại chơi, ăn chút gì đó rồi về, chẳng phải đón... Trường học mát mẻ, yên tĩnh, thầy cô giáo lại tận tâm. Tụi mày cứ thích làm sang, con cái phải học trường xịn. Quy luật rồi, trường xịn thì phải chi xộp! Giờ nhẹ gánh đâu chỉ có khâu đưa đón. Thôi, con đi chợ đi, má rẽ qua kia mua gói bắp hầm rồi về.
    - Dạ, má về, con chào má. Mai má qua rủ con đi bộ sớm hơn hôm nay một chút nhen má...
    Đào Thị Thanh Tuyền sinh năm 1959 tại Khánh Hòa. Tốt nghiệp kỹ sư cơ khí. Hiện công tác tại Sở Khoa học và Công nghệ Khánh Hòa.
    Chuyện ban mai là cuộc trò chuyện của người mẹ và cô con gái đã lập gia đình. Chuyện thường ngày giữa hai phụ nữ nhưng đã khắc họa được đời sống gia đình của nhiều người. Những trách móc, lo toan cho chồng con tưởng là chuyện vụn vặt, nhưng khi còn lo nghĩ cho người khác người ta sẽ dần dần cảm nhận được hương vị hạnh phúc của đời thường.
    Với cách viết toàn đối thoại, tác giả hình như muốn bạn đọc xem một vở kịch mà chính bạn đọc cũng có thể tham dự đối thoại.
    Đoàn Thạch Biền

    Truyện ngắn của Đào Thị Thanh Tuyền
  9. haha_chetchua

    haha_chetchua Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    20/07/2005
    Bài viết:
    1.388
    Đã được thích:
    0
    truyện dài thế này mà bảo ngắn à
  10. reco

    reco Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    186
    Đã được thích:
    0
    thế của em... dài hay ngắn

Chia sẻ trang này