1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Truyện ngắn

Chủ đề trong 'Đất Sài Gòn' bởi 7miles, 06/05/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. cocan

    cocan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2006
    Bài viết:
    2.742
    Đã được thích:
    0

    Tiếng nấc đêm đông
    23-12-2007 08:20:13 GMT +7

    Những năm mẹ còn khỏe, mẹ chuẩn bị các món ăn mà các con thích. Dũng thích món foie gras truyền thống làm bằng gan ngỗng béo đậm đà ăn với bánh mì mềm. Khôi đặc biệt thích tôm cua hấp chấm với sauce mayonnaise. Còn món hàu thì mẹ chờ các con tới tách vỏ. Ấm cúng quá! Lúc này có những dịch vụ giao bánh tận nhà, nên mẹ khỏi phải nhờ các con đi đặt bánh. Mẹ đã chuẩn bị mọi thứ, chỉ chờ các con tới. Nhưng năm nay mẹ không ra sân được. Cái chân trái đau nhức tới hông. Mẹ phải chống nạng, không lên lầu được và lẽ dĩ nhiên không ra ngoài lạnh được
    Người Việt mình! Ba chữ thân tình như được nối thẳng tới cuống tim! Người Việt mình! Ông bà cha mẹ con cái xúm xít, tựa nhau mà sống. Như những cây chuối con vây quanh chuối mẹ, chuối chị bên cạnh chuối em. Cây mẹ xác xơ oằn người vác buồng nặng trĩu. Các con xanh tươi mơn man vuốt ve mẹ, tíu tít xào xạc vỗ về nhau trong hơi gió. Lớn lên, cao gần bằng mẹ, cũng tự mình nẻ buồng nhảy con, nhưng vẫn san sát bên nhau nghiêng mình hứng nắng.
    Từ thế hệ này sang thế hệ khác, gia đình kiên cố tiếp tục vững vàng, nhịp nhàng, như hết xuân lại sang đông, hết mưa rồi lại nắng. Những người con xứ mình hiếu thảo một cách tự nhiên. Khi cha mẹ già yếu, không tự lo được nữa, các con chia nhau chăm sóc, sớt nhau nhọc nhằn một cách hiển nhiên, như cây lớn lên phải ra bông kết trái. Nhà nghèo, các con gom sức chăm sóc cha mẹ. Cha mẹ sung túc, các con khỏi phải nghĩ đến bổn phận vật chất, thì cũng phải nghĩ đến tình cảm, tinh thần. Vì đã đến lúc xương loãng, mắt mờ, chỉ cần lỡ đạp lên một hột chanh nhỏ trơn ướt là cha mẹ có thể sẽ trở thành phế nhân.
    Các con ơi! Các con là người Việt, được nuôi bằng sữa mẹ, tại sao bắt chước xứ văn minh, không xem trọng cha mẹ ông bà? Các con phải làm gương cho chính con của các con biết thế nào là hiếu đễ. Các con có bổn phận dạy cho chúng biết. Mẹ một thân một mình lo cái ăn cái mặc, không đủ tâm để nhớ chuyện này. Lỗi ở mẹ.
    Các con nào có biết, vừa tỉnh ngủ, mẹ đã lo lắng không biết các con và các cháu có khỏe mạnh không, sao cả tháng nay không đứa nào điện thoại hỏi thăm mẹ. Điện thoại miễn phí mà. Nhiều lần mẹ điện qua thấy đường dây bận. Các con điện thoại cho bạn bè mà chẳng hề nhớ tới mẹ. Mẹ đâu còn bao lăm năm để sống nữa mà các con tiếc thì giờ? Mẹ đâu đòi hỏi gì nhiều. Đi đâu tạt tới cho mẹ nhìn mặt con. Cả ngày hết ngồi rồi lại nằm trên ghế salon, kéo cái điện thoại sát bên cạnh để khi nghe tiếng reng là mẹ chụp ngay. Buổi chiều, tới giờ tan sở, mẹ pha nước trà, đem hộp bánh ra ngóng, mong được nghe tiếng giày các con xào xạo trên sân sỏi, để nghe tiếng lách tách từ ổ khóa, và được nhìn những khuôn mặt thân yêu của mẹ sẽ hiện ra như những thiên thần, đem niềm vui, tiếng cười và sự sống cho mẹ.
    Ngày Tết nước ta, con cháu tụ họp lại nhà cha mẹ ba ngày trong khi các nước Âu Mỹ, con cháu từ xa về nhà cha mẹ tổ chức ăn uống, quây quần bên nhau trong ngày lễ Giáng sinh, để cháu khỏi quên ông bà, để con khỏi quên cha mẹ.
    Những năm mẹ còn khỏe, mẹ chuẩn bị các món ăn mà các con thích. Dũng thích món foie gras truyền thống làm bằng gan ngỗng béo đậm đà ăn với bánh mì mềm. Khôi đặc biệt thích tôm cua hấp chấm với sauce mayonnaise. Còn món hàu thì mẹ chờ các con tới tách vỏ. Ấm cúng quá! Lúc này có những dịch vụ giao bánh tận nhà, nên mẹ khỏi phải nhờ các con đi đặt bánh. Mẹ đã chuẩn bị mọi thứ, chỉ chờ các con tới. Nhưng năm nay mẹ không ra sân được. Cái chân trái đau nhức tới hông. Mẹ phải chống nạng, không lên lầu được và lẽ dĩ nhiên không ra ngoài lạnh được.
    Mới ngày 14 tháng chạp mà hàn thử biểu đã xuống gần không độ. Mẹ sợ mọi thứ lạnh. Đã tới lúc mẹ khiêng không nổi thanh củi để chụm lò sưởi, phải thay bằng lò sưởi điện mặc dù mẹ thích nhìn ngọn lửa sáng thiên nhiên. Ngày xưa ba mẹ thường ngồi bên nhau nhìn lửa, có khi còn nấu sôi được ấm nước, nấu chín món ra gu. Mẹ nằm trong nhà đóng kín, áp tai xuống mặt gối, chờ từng tiếng xe chạy chậm dần, hồi hộp ngóng tiếng đóng cửa đánh sầm. Nóng ruột thì điện thoại tới các con, chỉ để xem các con có ở nhà không mà yên tâm.
    Mẹ muốn các con tự ý tới thăm vì tình thương nhớ mẹ chớ không phải vì bổn phận. Mẹ đâu cần quà cáp đắt tiền? Mỗi ngày có đi làm thì tạt qua, mua cho mẹ nửa ổ bánh mì, thỉnh thoảng một đôi găng tay hay đôi tất để mẹ mang, lòng ấm áp nhớ con mỗi khi mang. Đi xe hơi sưởi ấm đâu có nhọc nhằn? Đâu phải mẹ chỉ nhớ có con thôi? Mẹ đã từng giữ bốn đứa cháu nội từ lúc mới sinh đến ba tuổi, trụng bình, khuấy sữa cho chúng bú, rửa đít, ẵm cháu đi khám bệnh khi thời tiết thay đổi, nghe chúng bi bô nói, dạy đếm một hai ba, dạy chữ o chữ i, đánh vần bờ a ba huyền bà. Mẹ thuộc lòng từng đặc điểm của mỗi đứa, từ cái ăn cho đến trò chơi. Vậy mà từ khi chúng vô học mẫu giáo tới khi lên đại học, bà chỉ loáng thoáng gặp cháu mấy lần, đến nỗi tưởng tượng nếu gặp ngoài đường, chắc gì bà đã nhận ra cháu? Hai cái piano Yamaha mẹ mua cho hai con, không biết có cháu nào học không, hay chỉ để trang hoàng như mấy tấm sơn mài vô vị?
    Bên này con người sống như những ốc đảo mùa đông. Có thì giờ và khỏe mạnh thì với tay bấm điện thoại một hai phút hỏi thăm cha mẹ: a va, khỏe không, xem chừng đã làm tròn bổn phận, lương tâm yên ổn trong suốt mấy tháng. Con tới thăm thì cha mẹ tự hỏi không biết lần này nó tới xin gì.
    Đâu ai xa lạ? Mới cách đây ba tháng, Dũng mượn mẹ hai trăm ngàn quan để mua xe Volkswagen. Có xe xong, con ham vui, quên mẹ. Mẹ biết con muốn xin, nhưng số tiền quá lớn, nên để có được nhanh chóng, con dùng chữ ?omượn?. Mẹ biết hết, nhưng lờ đi. Lâu ngày ăn ít, bao tử mẹ cũng nhỏ lại. Mẹ không cần gì nhiều. Nhà cửa, tài sản của ba và mẹ là của chúng con. Bây giờ sức khỏe mẹ kém, mẹ muốn cho các con hết. Nếu các con tới thăm mẹ thường xuyên, thì mẹ đã chia hết cho hai con rồi. Bởi vì sau khi mẹ chết, nhà nước sẽ đóng thuế trên gia tài thừa kế. Đó là mồ hôi nước mắt của cha các con và mẹ, mẹ không muốn họ lấy của các con. Thuế ở Pháp nặng kinh khủng. Không ít người có tài sản lớn phải bỏ đi nước khác. Còn người nghèo thì lăm le vô để ăn trợ cấp. Mẹ muốn chia cho hai con từ lâu rồi, nhưng mẹ không còn khoẻ, lại nghe nhiều tin tức con bán nhà chia nhau rồi đưa cha mẹ vô viện dưỡng lão. Tiếng xấu của viện dưỡng lão khiến mẹ sợ hãi. Hết tiền trả cho họ, họ giả có đám cháy để khói bay làm ngộp thở nhiều người già rồi.
    * * *
    Chuông nhà thờ sát bên gióng những hồi chuông rộn rã. Tại sao mẹ nằm sấp nơi đây? Sao giờ này hai con chưa tới với mẹ? Hôm nay lễ Giáng sinh mà? Các con không biết truyền thống của ngày này sao? Lúc trưa mẹ đói bụng, tới tủ lạnh kiếm trái chuối ăn, chưa tới thì chân trái bỗng khuỵu xuống. Mẹ ráng chống tay ngồi dậy, nhưng tay rã rời và hai chân đau trì xuống. Chắc gãy xương. Ba bốn hôm nay mẹ không có gì để ăn. Mà cũng chẳng muốn ăn. Cúc cu cúc cu cúc cu... À, cái đồng hồ có con cú nhảy ra kêu cúc cu này là quà cưới của mình đây, nó vẫn chạy đều và con chim vẫn không quên bật nắp, nhảy ra báo giờ. Hót xong lại nhảy vô khép cửa lại. Căn nhà rộng thênh thang, nơi hàng rào trước tôi trồng một đám hồng nhung, chỗ góc sau một nhóm hồng vàng. Giờ đây cằn cỗi, lá bị sâu ăn, xoắn lại, thâm từng nơi. Lâu quá chưa bón phân. Cây hồng sướng hơn tôi. Cứ đứng một nơi, đã có nước dưới lòng đất, đã có thán khí, có dưỡng khí, có ánh nắng mỗi ngày. Chẳng cần đến con cháu gì cả.
    Những kỷ niệm thời trung học hiện về. Vườn Tao Đàn, chợ Bến Thành, Sở thú, nhà thờ Đức Bà, công viên liên tục quay trong óc. Em thương anh cũng vì anh yêu quý quê hương, hiền lành ít nói. Nhớ lại ngày thời còn sinh viên, vui quá phải không anh? Anh có nhớ vụ bizutage (1) không? Bây giờ hết rồi vì có mấy vụ làm chết người. Nghĩ tụi sinh viên bày ra cái trò chơi ác hành hạ ma mới. Anh may mắn bị phạt nhẹ, chỉ bị tụi ma cũ dựng đầu dậy giữa đêm: ?oChúng tôi canh chừng anh đây? rồi bắt anh quỳ. Có người còn bị đánh. Còn em thì chỉ bị hình phạt là khi thấy họ thì phải cúi đầu ?ochào các anh chị?. Trường dệt ở Lyon sinh viên mới bị họ tạt lên đầu cả thùng phẩm nhuộm, đã có vài người chết vì họ đâu nghĩ trong phẩm có chất độc? Lúc bấy giờ con gái chỉ đếm trên đầu ngón tay, nên em có lu bù chàng trai theo em mặc dù em không đẹp. Anh chàng Tuấn, Khanh có bộ mã bảnh bao, nhưng ăn nói vô duyên. Họ có quyền khinh nước Mỹ. Nhưng khinh nước Việt mình thì em không tha thứ. Có lần nghe thằng Khanh nói bập bẹ ?ocần gì phải học tiếng Việt vì đâu có tới Việt Nam? mà em giận run. Hừ, không ?otới? Việt Nam! Không cần học tiếng Việt! Cái mặt Việt đặc sệt! Thằng Chấn qua đây lúc 14 tuổi đã quên hết ráo trọi tiếng mẹ đẻ. Còn anh thì giọng Nam rặt. Hiền lành ít nói nên em thương anh trước khi anh ngỏ lời với em. Bây giờ em mới cho anh biết bí mật của em đó. Mới đó mà anh đã xa em bốn mươi năm! Anh ơi, nhớ lúc anh đi, thằng Dũng mới tám tuổi, hay phá phách bị cô phạt. Thằng Khôi hay khóc lè nhè, méc mẹ mỗi khi bị anh đánh. Trên tay hai đứa con dại, em bận rộn quay quắt nhớ thương.
    Lạnh quá! Tấm thảm không đủ chống cái lạnh từ dưới đất truyền lên người tôi. May mà tôi mặc áo len. Đầu tôi nặng quá không ngóc lên nổi. Chiếc khăn choàng cổ đùn lên sát mũi khiến tôi khó thở. Chân nặng không giúp gì được. Tôi hết nghiêng đầu được nữa rồi. Cái điện thoại nằm trên bàn. Mà có nó bên cạnh, tôi cũng không thể bấm số. Chuông nhà thờ đổ liên hồi. Tiếng pháo bông lụp bụp. Tối quá. Dũng ơi, Khôi ơi. Lễ Giáng sinh tưởng được gặp con, sao các con không tới? Các con quên mẹ rồi sao? Mọi gia đình ấm cúng bên Chúa Hài Đồng, trong lúc mẹ lạnh lẽo nằm đây. Chân mẹ không cựa quậy nổi. Mẹ cố hết sức mà quay nghiêng cũng không được! Con ơi, tới cứu mẹ!! Mẹ không sợ chết bởi mẹ đã chết ngay khi sống. Mẹ chết dần mòn chờ con vô vọng. Cô độc và buồn tủi đã tra tấn tâm hồn và xâm nát tim mẹ. Mẹ muốn sống! Mẹ muốn sống để được nhìn hai con và bốn đứa cháu thương quý của mẹ trước khi theo cha hai con.
    Mẹ ngộp thở quá. Mặt mẹ bị úp xuống đất ngóc lên không nổi nữa rồi. Mũi mẹ đã dán xuống sàn nhà, mẹ ráng hít thở mạnh. Bụi trên tấm thảm vô đầy phổi mẹ rồi. Các con ơi, xin hãy tới cứu mẹ... Mẹ ngộp thở... Việt Nam ơi! Xin lỗi, tôi đã không có dịp về thăm...
    Truyện ngắn của Võ Thị Diệu Hằng (Pháp)
  2. CO

    CO Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/01/2002
    Bài viết:
    991
    Đã được thích:
    0
    Có một cái gì đó như là một nỗi buồn man mát, đã có lúc tôi suy nghĩ hay là ở một mình, không cần lấy chồng sinh con làm gì cho mệt
  3. cocan

    cocan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2006
    Bài viết:
    2.742
    Đã được thích:
    0
    Đi ngang qua giấc mơ tôi
    06-01-2008 02:41:02 GMT +7

    Tháng 7. Em bảo với tôi, em sắp đi Nhật. Tôi không lấy gì làm bất ngờ lắm vì em thích nước Nhật. Chỉ có điều buồn buồn vì cái sự đi của em đã được chuẩn bị từ rất lâu mà tôi không hề hay biết. Em bảo: ?oSợ anh buồn nên em giấu! Em đi rồi lại về thôi! Em đi du học thôi mà?. Ngày tiễn em đi, em cười suốt, ôm chầm lấy tôi và em bảo rằng: ?oEm thích mùa thu, khi nào Sài Gòn mùa thu, thì ta sẽ gặp nhau!?. Tôi đã mỉm cười và gật đầu đợi chờ mùa thu.
    Trời Sài Gòn vào những ngày này trời mưa không dứt. Đến đêm thì lạnh se sắt. Cảm tưởng như đang đi giữa mùa đông của một xứ sở xa lạ nào đó. Ngồi trong quán trà đạo, nhìn qua ô cửa vuông ra ngoài, thấy những giọt mưa xiên xiên tự nhiên thấy nhớ em khôn nguôi. Vậy là tôi và em đã xa nhau gần một năm rồi.
    Em giỏi tiếng Nhật, hay dạy tôi vài câu chào hỏi. Tôi quên sạch, chỉ nhớ duy nhất mỗi câu: ?oAi****eru? (anh yêu em) mà thôi! Tôi cứ thích nắm tay em và thì thào: ?oAi****eru!?, em khúc khích cười: ?oAnh chỉ biết mỗi câu đó!?. Em bảo tôi đi học tiếng Nhật đi! Mai mốt nói chuyện với em. Thế là ban đêm tuần ba buổi lại chăm chỉ đến trường Nhật Ngữ cố nhét những câu chữ tượng hình rắc rối. Nhưng lòng vui vui vì khi học, tôi lại nghĩ về em.
    - Anh biết không, em thích nước Nhật lắm! Nơi đó có hoa anh đào, có núi Phú Sĩ, có bốn mùa xuân hạ thu đông không như Sài Gòn mình! Nơi đó có cả tuyết nữa... Nhưng em thích nhất mùa thu kia... Rồi có ngày em sẽ sang Nhật cho xem! Em cũng có bà con bên đó nữa...
    Tôi mỉm cười:
    - Ừ, khi đó nhớ mang về cho anh một bông hoa anh đào nhé!
    - Em mang cho anh cả chục bông luôn chứ một bông gì!
    Rồi em khúc khích cười, ôm chầm lấy tôi:
    - Nói thế thôi, đi rồi, em bỏ anh cho ai?
    Tháng 7. Em bảo với tôi, em sắp đi Nhật. Tôi không lấy gì làm bất ngờ lắm vì em thích nước Nhật. Chỉ có điều buồn buồn vì cái sự đi của em đã được chuẩn bị từ rất lâu mà tôi không hề hay biết. Em bảo: ?oSợ anh buồn nên em giấu! Em đi rồi lại về thôi! Em đi du học thôi mà?. Ngày tiễn em đi, em cười suốt, ôm chầm lấy tôi và em bảo rằng: ?oEm thích mùa thu, khi nào Sài Gòn mùa thu, thì ta sẽ gặp nhau!?. Tôi đã mỉm cười và gật đầu đợi chờ mùa thu.
    Xa nhau, tôi vẫn giữ những thói quen cũ ngày xưa cùng em. Đi trà đạo, học tiếng Nhật... Giờ này thì chắc bên ấy cũng lạnh. Chúng tôi liên lạc với nhau qua chat, email, điện thoại. Và rồi tất cả thưa thớt dần và trở nên nhạt nhẽo. Tôi hỏi: ?oEm hết yêu anh rồi phải không??. Em không trả lời. Từ đó không thấy em online nữa! Có lẽ, em biến mất. Rồi một ngày lang thang blog, tình cờ biết được blog của một chàng trai ở Nhật. Trong blog đó có hình em. Trái đất quả thật tròn. Biết được em không còn là em của tôi ngày nào nữa... Mắt ráo hoảnh, muốn bật khóc nhưng không sao chảy được một giọt nước mắt nào. Chỉ ám ảnh tấm hình em đang ôm rất chặt người thanh niên kia và chú thích bên dưới: ?oKỷ niệm ngày ta yêu nhau...Ai****eru!?...
    Ngồi một mình, thốt nhiên tôi lại nghĩ sao mình không thử yêu một cô gái Nhật, thì thào câu: ?oA****eru? với cô gái đó chứ không phải em. Rồi lại phì cười. Ngay cả chuyện suy nghĩ như thế này thực tế thì tôi cũng đang nhớ về em đấy thôi.
    Em giờ đã là của người khác rồi! Vậy mà, tôi vẫn không thể nào hiểu nổi được vì sao mình lại vẫn yêu em. Tôi cố gắng góp nhặt lại toàn bộ ký ức đẹp đẽ nhất, để xâu chuỗi lại thành một giấc mơ như ở thiên đường. Rồi tôi cũng sẽ có người khác, nhưng sẽ còn một thời gian rất dài nữa. Vậy thì trong khoảng thời gian ấy, nếu tôi nghĩ về em bằng những điều xấu xa, tôi sẽ rất đau. Tội tình gì kia chứ!
    * * *
    Việc học tiếng Nhật và tha thẩn ở các trang web nói về Nhật Bản đã trở thành một thói quen. Có điều tôi không bao giờ ghé vào trang blog tình cờ hôm nào nữa. Chỉ thi thoảng, nghe một giai điệu Nhật nhẹ nhàng, như ca khúc Sayonara, tự nhiên lại nghĩ về em một cách vô thức. Có lẽ, những gì là hồi ức thì không dễ gì quên.
    Hôm qua tôi nằm mơ. Trong mơ, tôi thấy một người con gái. Cô gái mặc áo đỏ và đôi môi mọng cũng rất đỏ. Khuôn mặt trắng và đôi mắt một mí. Cứ mỗi đêm về, em lại hiện ra một cách kỳ lạ, nối tiếp đêm này đến đêm khác. Tôi nhớ rằng, mình đã cố hỏi, em là ai? Em đang ở đâu? Em không nói, em chỉ hát... Hát rất khẽ... ?oEm là cô gái Nhật, em đang ở Puku... Em đang đợi chờ mùa thu đến!?. Cô gái hát rất hay. Một bài hát tiếng Nhật dịu dàng và thanh thoát...
    Cô thường ngồi bên cửa sổ thật đáng yêu. Tôi gọi em là Puku, cô gái đỏ trong giấc mơ tôi. Và tôi khát khao đợi chờ mỗi lúc đêm về. Giấc mơ đơn giản, chỉ là một cô gái mặc áo đỏ..
    Giấc mơ chỉ diễn ra đúng 7 ngày thì kết thúc. Vào đêm thứ 7, cô gái xoè tay ra, trong tay có một bông hoa anh đào be bé, em đưa tôi và khi nàng ngước mặt sang nhìn tôi, thảng thốt khi cô gái Puku lại có khuôn mặt của em... Đôi mắt ấy, chiếc mũi, bờ môi ấy...Và tôi chỉ đứng lặng và đầm đìa nước mắt. Giật mình tỉnh dậy, thấy mình đang khóc thật. Thấy rằng cố gắng quên đi em để tìm một hình bóng khác trong giấc mơ cũng là một điều thật khó. Từ đêm thứ 7 trở đi, tôi không còn mơ thấy Puku bao giờ nữa. Ban đầu thấy buồn buồn, vì không thấy Puku hay là không thấy em cũng chẳng rõ, sau đó rồi thôi. Có gì đâu, chẳng qua chỉ là một giấc mơ thôi mà! Nhưng tôi lại cứ tiếc mãi vì chưa kịp nhận bông hoa anh đào be bé từ tay em...
    * * *
    Tôi xin nghỉ phép một tuần. Vì vào ngày này, năm ngoái, tôi cũng cùng em đi Hà Nội. Vì em bảo, em thích cái lạnh ở Hà Nội lắm. Như thế thì em có thể ôm tôi! Tôi đùa, thế ở Sài Gòn không ôm được sao? Em đấm vào lưng tôi và bảo: ?oHà Nội mới có bốn mùa, mới lãng mạn chứ! Cái ôm sẽ khác?...
    Tôi đến Hà Nội là vào lúc chập choạng chiều. Hà Nội đang bắt đầu chuyển mùa sang đông. Trời rét và những cơn gió buốt lạnh cuốn từng đám lá cuốn quanh dưới chân tôi. Hít một hơi thật sâu, trào dâng trong lòng một cảm xúc thân thương.
    Tôi đi dạo một mình qua những khu phố cổ. Khi đôi chân đã mỏi nhừ và cảm giác lạnh lẽo trống vắng khi phải đi một mình giữa một mùa đông. Tôi dừng chân bên một hàng trà chén, một nét đặc trưng của Hà Nội và tự thưởng cho mình mấy ngụm trà nóng thơm lừng. Vậy mà vẫn không sao xua được cái trống vắng đến nao lòng.
    Thì đó, cứ nhớ đến năm trước đây thôi, tôi và em, đã từng tay trong tay đi dạo dưới một mùa đông thế này! Đi bộ mỏi, chúng tôi lại thuê xe đi dạo vòng vòng. Người Hà Nội ngủ sớm vào đông. Chỉ mới hơn 11 giờ, đèn đều tắt hết cả. Khác với Sài Gòn đến tận khuya vẫn còn nhộn nhịp và sáng rực. Em dúi đầu vào tôi, tay quàng qua người và nắm tay tôi thật chặt.
    Ngước mắt lên, tình cờ nhận ra một cái bảng hiệu bé xíu trước một căn nhà cổ cũ kỹ. ?oCoffee Puku?. Cái tên này...Phải rồi! Tôi đã từng nghe trong giấc mơ của mình. Tim tôi đập nhanh hơn bao giờ hết. Mọi người bảo quán nằm ở tầng trên, và chỉ cho tôi một con ngõ bé xíu tối om. Tôi bước vào, dọc theo lối tôi đi, mấy bóng đèn tròn leo lét, ẩn hiện những nét phấn màu chỉ dẫn trên bảng đen. Những bức tường còn nguyên dấu thời gian, thậm chí nếu có quét thêm sơn, chủ nhân cũng phải cất công làm sao cho mắt nhìn tinh cũng phải khó nhận ra.
    Puku đẹp, mộc mạc như một cô gái Hà Nội cổ điển duyên ngầm, vẻ đẹp không phải do son phấn...
    Khi lên đến nơi, thấy một cái gì đó vừa gần gũi vừa xa lạ. Thấy lòng nhẹ tênh. Đặt người ngồi xuống, tôi thấy mình giống như đang ngồi trong một chuồng chim câu cheo leo... Và khi quay người sang về phía cửa số. Tôi không thể tin được vào mắt mình. Là Puku, cô gái mặc áo đỏ vẫn thường xuất hiện trong giấc mơ của tôi. Em đang rất thực, bằng xương bằng thịt trước mặt tôi. Em đang lẩm nhẩm hát... Trời ơi, cả bài hát này nữa... Chính xác là em rồi. Chẳng lẽ có chuyện trùng hợp đến thế sao? Tôi đánh bạo đến gần.
    - Xin lỗi!
    Cô gái ngước mắt lên nhìn tôi! Khi nhìn gần như thế này, tôi thấy càng rõ được khuôn mặt thanh tú này. Đôi môi đỏ, cặp mắt một mí nhưng đen và rất sáng. Dù trong giấc mơ tất cả đều mờ ảo, cả khuôn mặt em cũng mờ ảo. Và cả bộ đầm màu đỏ này nữa. Chính là em rồi. Puku, cô gái đỏ.
    - Hình như tôi và cô từng gặp nhau?
    Cô gái nhìn tôi hồi lâu. Hình như cô ấy đang cố gắng nhớ lại xem chúng tôi đã từng gặp nhau ở đâu. Và tôi hồi hộp đợi chờ
    - Tôi không quen anh! Anh có chắc rằng đã từng gặp tôi?
    Tôi đứng lúng túng nhìn cô gái. Chẳng biết nói sao, không lẽ kể về giấc mơ kỳ lạ của 7 ngày qua. Rằng tôi đã gặp cô trong giấc mơ và chắc chắn trong đầu cô ta sẽ nghĩ rằng, không ngờ con trai Sài Gòn lại giỏi tưởng tượng và tán tỉnh bằng một trò khó có thể tin được như thế. Gặp nhau trong giấc mơ dù hai người chưa quen biết nhau? Câu chuyện chỉ có trong phim viễn tưởng!
    - À, có lẽ tôi nhầm! Mà sao cô lại biết bài hát này?
    - Đơn giản đó là bài hát tôi rất thích! Một bài tiếng Nhật nổi tiếng mà...
    Tôi gật đầu xin lỗi và trở về chỗ ngồi của mình. Cô gái dù khá ngạc nhiên trước sự đường đột của tôi nhưng rồi cũng mỉm cười. Bạn trai của cô gái đến. Họ nói cười vui vẻ.
    Tôi bật cười một mình. Có lẽ, cô gái trong giấc mơ không có thật, đó chỉ là góp nhặt tất cả những gì thuộc về em trong giấc mơ của tôi. Cô ấy chỉ đi ngang giấc mơ tôi 7 lần và cái sự đi ngang đó, có thể cô ấy cũng chẳng hề hay biết rằng có kẻ nhớ đến như một ký ức có thật giữa đời thường.
    Tôi rời Puku vào một ngày đông se sắt. Những đôi trai gái Hà thành líu ríu bên nhau trong những chiếc áo khoác da hay măng tô. Ừ thì, cứ để em sẽ chỉ mãi là một cô gái áo đỏ, tình cờ đi ngang qua giấc mơ tôi... Mà có thể, em giận tôi cũng không chừng, vì em hẹn tôi vào mùa thu, mà bây giờ thì đã sang đông mất rồi...
    Cô gái áo đỏ, cũng như em, đi ngang qua tôi. Có điều chỉ khác biệt là em đi qua đời tôi 377 ngày, còn Puku áo đỏ đi ngang qua giấc mơ tôi 7 ngày! Giữa cuộc đời và giấc mơ là một khoảng cách khi gần, có khi lại rất xa kia mà! Bông hoa anh đào be bé đã đưa đến tận tay tôi trong giấc mơ, nhưng ở cuộc sống thực, sẽ chẳng biết rằng có ai còn nhớ đến lời hứa hôm nào?
    ?oEm thích mùa thu, khi nào Sài Gòn mùa thu, thì ta sẽ gặp nhau!?.
    Chợt nhớ rằng, Sài Gòn chỉ có hai mùa mưa nắng...
    Truyện ngắn của Hà Thanh Phúc
  4. cocan

    cocan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2006
    Bài viết:
    2.742
    Đã được thích:
    0
    Tình yêu thiếu phụ
    09-03-2008 00:29:49 GMT +7

    Tổ máy phát điện số một chuẩn bị vận hành. Một bộ phận công nhân và thiết bị cơ giới đã chuyển đến công trình thủy điện mới. Thóc đâu, bồ câu đó. Nhiều hàng quán đã dọn đi theo chân công nhân.
    Mười ngày nửa tháng nữa quán Ngọc Anh cũng dọn đi nên chủ quán không sửa sang, mặc quán xá xập xệ, nền tráng xi măng vỡ từng mảng, mái tranh bị gió tốc thay vào là một tấm tăng nhựa xám xịt bịt khoảng trời u ám màu chì.
    Xuống ca, mấy kỹ sư trẻ rủ nhau đi loanh quanh. Chốn hoang dã từ ngày xây dựng nhà máy trở nên nhộn nhịp, đầu tiên là dân quanh vùng đổ về mua bán cho công nhân, rồi họ hàng của công nhân từ các miền quê hội tụ, vài quán lá mọc lên: quán cà phê, quán cháo lòng, hàng rau cải, một thớt thịt heo, quán nhậu. Bẵng vài ngày không rời công trường, đã nghe có chợ, chuyện bình thường vì có người ở ắt có chợ. nơi heo hút chưa đặt tên nên cứ theo vị trí mà gọi chợ ngã Ba thủy điện.
    Chợ ngã Ba thủy điện nườm nượp khách, khi một dãy hàng quán bán bia rượu có nữ tiếp viên áp má kề môi mọc dọc theo con đường dẫn vào đội thi công số Năm. Đội ngũ công nhân, kỹ sư, bọn phá rừng, bọn buôn gỗ cả mấy ngàn người được các cô gái trẻ phục vụ tận tình. đám trai già xa vợ lâu ngày, đám trai trẻ thích khám phá hơi hướm lạ có thêm khoản chi tiêu mới. Giữa chốn đìu hiu, sớm mai và thẫm chiều sương mù ẩm ướt chăn gối, chữ nghĩa trở nên vô vị, Sơn vứt đống sách tha về mỗi lần có dịp ra thị trấn Blao, cùng đám kỹ sư trẻ vui thú với các cô gái trôi dạt làm cái nghề có tự cổ xưa mỗi lần xuống ca. Cũng có lúc chán chường, Sơn ghì siết cô gái muốn trút tất cả nỗi bực dọc, giận dữ vào người cô rồi không đến quán bia nữa. nhưng vài ngày sau anh lại tìm cô để có nơi trút phiền muộn. Đã hai năm rồi mà Sơn chưa đủ can đảm trở về thăm người thiếu phụ đang sống cùng đứa con gái lên sáu ở thành phố bên kia ngọn núi, dù lòng anh đau đáu nỗi nhớ nhung. Anh cũng không viết thư cho nàng.
    Quen chân, cả bọn đến con đường sung sướng dẫn vào đội thi công số Năm. Bọn kỹ sư trẻ đặt tên con đường nhiều gái làm tiền là con đường sung sướng. Quán bọn Sơn thường ngồi chỉ còn cái nền nham nhở, bề bộn vật dụng phế thải, con bồ câu của anh đã bay tìm thóc. May quán còn bé Ngọc Anh.
    Mải cụng ly cùng bạn và các cô gái, chốc sau Sơn mới chăm chú nhìn cái võng vải ni-lông treo góc nhà thi thoảng lay động, có vẻ như người nằm trong võng cựa mình. Anh rời bàn đến vịn sợi dây dù cột võng, thấy Ngọc Anh nhấp nháy mắt, bé gái chừng sáu tuổi có đôi mắt đen tròn với hàng mi cong dài đẹp và buồn. Anh lặng lẽ trước khuôn mặt thiên thần của Ngọc Anh và chợt nhớ khuôn mặt bé Thảo Nguyên xa cách. Ngọc Anh nháy mắt lia lịa và đột nhiên mở to, nhìn anh he hé môi cười. Anh cúi xuống xốc bé lên, bé không phản đối, anh vác bé lên vai rời quán, bỏ lại lũ bạn và đám gái hứng tình đang động cỡn. Mẹ của bé đang nằm trong vòng tay một người bạn anh, nhoài người nhìn anh khuyến khích.
    Hơn chín giờ sáng mà mặt trời còn núp trong cánh rừng phòng hộ, đằng sau vạt rừng cháy nham nhở. Cùng với làn sóng di dân ồ ạt, một phần rừng phòng hộ biến mất như có phép lạ, mọi người tha hồ lấy gỗ, chiếm đất làm nương rẫy trong sự bất lực của lực lượng bảo vệ. Hai chú cháu theo con đường thoai thoải dẫn xuống hồ nước. Mặt hồ phẳng, nhìn xa không phân biệt mặt nước và sương mù. Bé chạy một quãng lại dừng chờ anh, nhìn bé hái cánh hoa dại vàng hực bên đường, lòng anh thanh thản lạ lùng. Dễ chừng lâu lắm rồi anh mới có một sớm mai bình yên.
    Ngược dốc, từ phía hồ lên, anh gặp gã chuyên gia nước ngoài mắt một mí ì ạch cõng cô vợ trẻ. cô vợ cười nắc nẻ trên lưng gã, có lẽ gã muốn chứng minh già mà dẻo dai chăng? Gã dừng lại, chào anh thân thiện bằng một tràng líu lo như tiếng chim. Chuyện gã chuyên gia năm mươi cưới cô gái hai mươi một thời gian là đề tài bàn tán của mọi người trên công trường. Gã làm đám cưới hẳn hoi, mời đại diện công ty, đồng nghiệp và đằng gái dự tiệc ở nhà hàng ngoài Blao. Nghe đâu gã thương yêu chiều chuộng cô vợ trẻ lắm, như một người cha. Cô là một trong mấy cô gái đẹp của con đường sung sướng.
    Anh nằm ngửa mặt trên đám cỏ nuột nà, Ngọc Anh chán hái hoa đến ngồi bên anh. Anh vờ ngủ, mặc bé nghịch ngợm phủ hoa lên mặt anh, những cánh hoa mịn màng và thơm dịu dàng. Bé lay vai anh:
    - Chú ơi, ba cháu đâu không thấy?
    Anh kéo bé nằm kê đầu lên cánh tay mình, hai chú cháu nhìn bầu trời đã ấm áp hơn vì mặt trời vừa trèo qua khỏi cánh rừng.
    - Sao cháu không hỏi mẹ?
    - Mẹ nói hồi ở nhà ngoại, có lần mẹ tắm sông sau nhà, nước sông làm mẹ chửa rồi đẻ cháu.
    - Thế thì mẹ nói đúng rồi.
    ?" Cháu tin mẹ, nhưng mấy dì ở quán nói mẹ lấy trai, bị bỏ, nên cháu không có ba.
    Anh ôm choàng bé, muốn bạt tai mấy con ngựa cái làm hoen ố tâm hồn thơ dại. Anh nhớ bé Thảo Nguyên, con của người thiếu phụ ở bên kia núi. trẻ con thành phố ít tin chuyện thần tiên hơn trẻ con sống nơi heo hút núi rừng. Thảo Nguyên từng thỏ thẻ với anh là bé ghét ba lắm dù không biết ba là ai. Lúc đó, anh đã ôm Thảo Nguyên vào lòng, suýt hỏi bé là có cho anh được làm ba bé không.
    Anh không giấu giếm tình yêu của mình đối với người thiếu phụ. Nàng lớn hơn anh năm tuổi và có một đứa con. Đó là bức tường thành ngăn cản hai con người đến với nhau hay sao? Chị ruột anh là bạn thân của nàng lại là người phản đối quyết liệt nhất trong gia đình. Lý do phản đối của chị thật mù mờ, một kỹ sư trẻ không được phép cưới một phụ nữ hư hỏng làm vợ. Chị đã có lời lẽ xúc phạm nặng nề đối với nàng, từ đó nàng lánh mặt anh.
    Bao lần không được gặp, anh tìm đến ngôi trường nàng dạy học. Sợ anh làm liều, nàng cho anh một cái hẹn.
    Đêm đó, trên bãi biển nhợt nhạt một vầng trăng, anh cầu hôn nàng. Nàng không trả lời, chỉ cầm tay anh khóc cho đến lúc chia tay. Anh rời thành phố ngay trong đêm. Khi chiếc xe khách buông hồi còi dài làm vỡ vụn sương đêm, anh nghe tim mình quặn thắt, nhưng nhớ ra đã quên mang cho bé Thảo Nguyên mấy quyển truyện tranh đã hứa.
    Anh mất mẹ rất sớm nên anh vô cùng thương yêu những đứa bé bất hạnh như Thảo Nguyên. rồi một tình yêu đằm thắm và dịu dàng đã xâm chiếm tâm hồn anh, và anh đã được đáp lại bằng tình yêu của một người tình, có khi còn là một người mẹ. Anh bất lực khi nàng đau đớn trúng thương vì những lời lẽ mạt sát ác độc của chính người thân của anh. Anh chạy trốn.
    Hai chú cháu vượt dốc về nhà, bé gái nũng nịu kêu mỏi chân. Anh cõng bé trên lưng, nhớ lần cõng Thảo Nguyên qua cây cầu khỉ trong một lần anh đưa nàng và con đi chơi miệt quê. Anh thấy ánh mắt nàng sáng long lanh lạ thường, nhìn anh ăm ắp yêu thương và hạnh phúc. Ánh mắt ấy đã sưởi ấm lòng anh hai năm xa nàng, trong bao đêm mưa rừng gió núi gào rú trên đại ngàn và bao đêm vụn giấy lả tả của những tờ thư không gửi.
    Đám bạn anh đã tan cuộc vui, khi anh trả con lại, người thiếu phụ chủ quán nhìn anh biết ơn.
    - Cám ơn anh đã đưa bé Ngọc Anh đi dạo. Mỗi lần quán có khách, em phải bắt con bé lên võng ngủ để nó khỏi thấy cảnh ôm ấp.
    Câu nói của người thiếu phụ làm anh muốn khóc.
    Anh bắt kịp vợ chồng gã chuyên gia mang theo hàng hóa lỉnh kỉnh ở đầu dốc rẽ vào khu nhà tiền chế, trông họ thật hạnh phúc. Anh sải nhanh bước, hy vọng gặp được họ trước khi họ vào nhà. anh muốn bắt tay gã nước ngoài để chúc mừng tình yêu của anh ta. anh ta hạnh phúc vì đã can đảm đến với người mình chọn.
    Truyện ngắn của Hồ Việt Khuê
  5. HotXoan

    HotXoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2007
    Bài viết:
    377
    Đã được thích:
    0
    Tình cũ
    Nguyễn Thu Phương
    Không kềm nổi nỗi thiết tha, anh nắm lấy bàn tay cô, bóp nhẹ âu yếm, và nâng niu đưa lên môi hôn, với ran ran cảm giác. Anh biết rõ mình đang muốn gì. Một người đàn ông từng trải tự ý thức rõ điều đang muốn.
    Anh nhận ra cô ngay, dù cô bây giờ đã là một thiếu phụ trông đẫy đà và viên mãn, khác xưa rất nhiều. Mười lăm năm, thời gian đã kịp làm quá nhiều, và cả không kịp làm nhiều việc. Cô cũng nhận ra anh, và luống cuống. Anh thấy có những tia nhìn cảm động ấm áp trong mắt cô, đôi mắt đen và buồn, giờ đây sự mỏi mệt thấp thoáng. Cô cười, vẫn cái cười nhếch miệng quen thuộc. "Anh không ngờ gặp lại em ở đây", anh nói, "Vâng, em cũng không ngờ... Và anh có biết là... em đã nghĩ về anh suốt bao năm qua...". Lời của cô nghe rất thật lòng, thật đến xốn xang, day dứt. "Em bây giờ sống ra sao?", "Em có chồng và hai đứa con. Cuộc sống cũng bình thường như mọi người, không có gì đáng kể. Còn anh?", "Anh cũng không có gì để kể, hơn thế".
    Họ dừng câu chuyện ở đó, vì nhạc đám cưới trỗi lên ồn ào náo nức, lẫn với những tiếng chúc tụng huyên náo. Anh muốn hỏi cô sao không đi đám cưới với chồng và con cô, rồi anh nghĩ hỏi vậy có thừa lắm không khi vợ con anh cũng chẳng có ở đây... Anh gắp cho cô, rót cho cô, săn sóc cô bằng cung cách ga-lăng của đàn ông từng trải. Anh uống bia, biết uống sẽ không đỏ mặt vì tửu lượng anh khá. Nhờ bia, anh hoạt bát và dạn dĩ, dạn dĩ và hoạt bát khác xa với chính anh của lúc không bia và của mười lăm năm xưa: đến hôn cô còn chẳng dám.
    Rồi, lúc làm như vô tình để tay lên đầu gối của cô trong gầm bàn, thấy cô không gạt ra, cũng chẳng phản ứng, anh nghiêng người thì thầm vào tai cô, "Em tuyệt vời...", cô liền mỉm cười. Anh thấy trong nụ cười có sự tự tin của người đàn bà hiểu rõ mình hấp dẫn. Sự tự tin quỷ quái. "Mười lăm năm qua, anh chẳng thể quên được em", "Em vẫn còn giữ những bài thơ anh đã làm tặng em, những lá thư tình, quyển chép lời bài hát. Trời ạ, chữ anh dạo ấy thật đẹp và bay ****... Còn có cả cái kẹp tăm cũ, một vài món quà. Toàn bộ được em gói lại, cẩn thận bỏ trong một cái hộp nhỏ, có lót dưới đáy bằng vải nhung mềm...", "chồng em không nói gì về việc ấy ư?", anh ngạc nhiên, lòng nao nao vui thích, "Anh ấy không thuộc loại đàn ông ghen vụn vặt. Ảnh biết rõ em thuộc tuýp phụ nữ lãng mạn, và cư xử tốt đến nỗi em thường xuyên có cảm giác phải mang ơn ảnh về sự độ lượng. Lẽ ra, được như vậy thì không nên ôm ấp mơ tưởng hình bóng người xưa nữa, phải không?!".
    Cô hẳn không biết, những khi bất hòa với vợ, anh luôn tự day dứt rằng mình đã sai, vì đã không kiên quyết lấy cho bằng được cô. Cuộc sống hiện tại hễ có những thiếu hụt hạnh phúc, dễ khiến người ta liên tưởng tới những nhân duyên đã từng bỏ lỡ. "Một thằng đàn ông đã lỡ chuốc lấy bổn phận làm chồng, làm cha, thì phải biết tự xả xú-páp để lấy lại được sự thăng bằng trong cuộc sống. Cách tốt nhất là tạo lấy một góc riêng bí mật. Miễn khéo che mắt vợ", một tay bạn độ tuổi năm mươi đã "đưa đường chỉ lối" cho anh như thế. Anh không tốt lành gì, chỉ cố sao không quá hư hỏng. Lẫn lộn giữa những mảng tối đen của góc riêng đàn ông nơi anh, những hình hài đàn bà mờ nhạt loang loáng lướt qua không đọng lại ký ức, bóng dáng cô trong trẻo tình đầu thoắt rực rỡ, ẩn hiện, nổi bật, thường được anh nhớ đến nhiều, và tô vẽ lên thêm cũng nhiều. Cái cười nhếch miệng, đôi mắt đen buồn ngợp, nước da mịn rám nắng, một nhan sắc của sự hoang sơ nguyên vẹn, chưa vướng bận phấn son và những kỹ xảo cuộc đời...
    "Anh muốn chúng ta rút sớm ra khỏi cái đám cưới này", anh nói dịu dàng sau khi món thứ tư được dọn lên. Cô ngoan ngoãn gật, đứng ngay dậy. Và cô đi ra, nhẹ nhõm thơ thới như chỉ chờ có thế. Anh nấn ná lại thêm giây lát cho phải cách, rồi cũng đứng lên đi theo, sau khi đã chào chiếu lệ những người xa lạ cùng bàn. Anh thấy cô chụp ảnh chung với cô dâu chú rể ngoài cổng hoa, vẻ thân mật đầy xã giao, sau đó cô đi ra bãi lấy xe. Lách mình thoát khỏi một đám đông cụng ly hào hứng, anh bám vội theo cô?
    "Em có nhớ nơi này ngày xưa không?", "Nhớ chứ. Quán cà-phê kỷ niệm của chúng mình...", "Mười lăm năm qua, anh vẫn thường ra đây ngồi, đã chứng kiến quán đổi chủ mấy lần, chứng kiến tất cả những đập phá, sơn phết, sửa sang, lên đời...", "Lạ thật, em cũng thỉnh thoảng ra đây, một mình, để nhớ, để nghĩ về anh. Vậy mà sao ta lại không có duyên gặp nhau ở đây!". Anh nhắc những ngày xưa, vui lòng thấy nhắc tới đâu cô cũng đều nhớ theo tới đó. Như đồng vọng cuối chiều, anh gọi lên và nghe âm âm tiếng lặp. Không kềm nổi nỗi thiết tha, anh nắm lấy bàn tay cô, bóp nhẹ âu yếm, và nâng niu đưa lên môi hôn, với ran ran cảm giác. Anh biết rõ mình đang muốn gì. Một người đàn ông từng trải tự ý thức rõ điều đang muốn, và tự biết phải làm thế nào để đạt được mong muốn ấy.
    "Em chờ anh một chút", anh nói và đứng dậy, tìm lối ra phía sau. Ở đó, anh móc điện thoại di động, gọi cho người bạn tuổi năm mươi mà anh vừa chợt nhớ đến. "OK", bạn vàng có kèm đôi lời chỉ dẫn. Trở ra, anh tính tiền nước ở quầy rồi về chỗ cô đang ngồi đợi, nói bằng một giọng tự nhiên nhất như ắt là phải thế: "Mình đi thôi em!", và hài lòng thấy cô ngoan ngoãn theo anh mà không hề hỏi đi đâu?
    Căn hộ nhỏ kín đáo, có lối đi riêng, ở trên lầu 3. Họ gởi xe rồi leo lên một cầu thang xi-măng lở lói, rêu xanh xỉn bám. Cô cười, nói tiếp những câu chuyện bâng quơ khi nãy ở trong quán và trên đường, vẫn không thắc mắc gì về cái nơi mà họ sắp vào. Cô thật hiểu đời lại biết điều, anh nghĩ những người phụ nữ từng trải nên có các ưu điểm này. Cộng thêm ưu điểm lãng mạn đã có sẵn từ thời thiếu nữ. Mùi nước hoa dễ chịu của cô thoảng vào mũi anh, càng khiến anh thấy khao khát cô hơn. Anh tự hỏi liệu có phải như thế là không tôn trọng cô, khi mà cô trong anh là một hình ảnh đẹp đẽ cao vời và quá đỗi tinh sạch. Rồi anh tự trấn an: họ đang cùng nhau đi tới một cái kết có hậu, một thăng hoa tột đỉnh từ dư hương của tình yêu, ắt khác hẳn với những cuộc vui qua đường?
    Khi cả hai leo lên đến nơi, rất thành thạo, anh lấy ra cái chìa khóa nhỏ được giấu trong gốc chậu bông kiểng sứt miệng kê nơi góc hành lang, và mở cánh cửa xanh tróc sơn. Căn phòng vắng chủ đón hai người bằng một vẻ lạnh tanh, ấn tượng thấy ngay là sự bừa bãi. Cô chưa kịp buông ra nhận xét nào thì anh đã nhẹ nhàng khép cửa, cẩn thận gác chốt sau khi đã mò được công tắc bật đèn lên cho sáng. Rồi, cố lấy vẻ thật tự nhiên, anh đi đến cái bàn không có ghế - nơi những cuốn tạp chí đủ loại bị quăng bừa bãi - nhanh chóng xếp dọn mớ hổ lốn.
    Trong công cuộc tổng vệ sinh, anh bất ngờ vớ phải một hộp "Ô-kê, nhà vô địch", bèn vội vàng vừa liếc cô, vừa nhét tọt vào túi áo để phi tang, miệng lầm bầm rủa lão chủ nhà bê bối, lão bạn vàng tuổi năm mươi quý hóa. Dọn dẹp xong, anh xuống bếp, may mắn tìm được giữa đống mì gói và vỏ mì lộn xộn một chai nước suối còn nguyên vẹn. "Liệu có uống được không?", cô ngần ngại, anh gật đầu mạnh dạn quả quyết. Trong khi cô uống từng ngụm nhỏ theo kiểu của một con mèo con không khát, anh có dịp ngắm kỹ cô hơn. Cô đang diện một bộ váy khoác màu nâu, mốt đứng đắn, trang nhã và kín đáo, hơi già so với tuổi. Trái với anh, sơ-mi chim cò, quần tây kem nhạt, cà-vạt hoa hòe vợ anh sửa soạn cho, biến anh thành một quý ông bảnh chọe.
    Uống nước xong, cô loay hoay không tìm đâu ra chỗ ngồi, đành ghé xuống mép cái giường đôi, (tuy cũ nhưng có trải nệm bọc vải hoa, là thứ duy nhất tươm tất ở đây), trên tay cô lúc đó vẫn còn cầm khư khư cái bóp. Anh sà đến bên cô, vịn nhẹ eo lưng và nói một câu tán tỉnh cũ xưa: "Em có biết là em đáng yêu lắm không!". Cô nhìn anh, đôi mắt đen dịu dàng, và cô gật, "Có thể". Thật nhanh, anh đột ngột choàng ôm lấy cô, định hôn lên môi cô, ngấu nghiến. Cũng lâu quá rồi anh không hôn đàn bà... Nhưng nhanh hơn, cô đã chuồi tuột khỏi anh, và, luồn tay lấy từ trong bóp đầm ra một thỏi kẹo gum, xé giấy, cô nhét tọt thanh kẹo vào miệng anh, sau đó phá lên cười bằng một tràng giòn tan, vô tư lự nhất.
    Anh ngồi nhai sing-gum, ngẫm nghĩ. Cô khác nào tách Cappuccino thú vị, vừa ngọt ngào, nồng nàn, thơm tho, lại vừa lâng lâng đắng. Với cô, anh đốt nhanh giai đoạn chinh phục, song sự từng trải của cô khiến anh chẳng dễ chiếm đoạt. Nghĩ thế, thì cô đã quay lại, vẻ mặt tỉnh khô, tay bắt đầu nới lỏng cà-vạt trên cổ anh, rồi mở những cái nút áo của anh, thật từ tốn và khéo léo. "Túi áo anh có gì mà phồng lên thế này?", cô hỏi, tinh nghịch luồn tay vào lục lọi, và cái món mà cô lôi ra làm chính cô đỏ mặt. Anh lắc đầu phủ nhận, nhìn cô nằn nì, "Ta tắt đèn đi, em nhé?". Cô lại cười thành tiếng, và bây giờ thì cặp mắt đen không còn thấy vẻ u hoài dịu ngọt, mà sáng rực lên tinh quái, "Không, em muốn nhìn thấy anh trong ánh sáng minh bạch!".
    Cái áo cởi xong, cô xếp lên bàn ngay ngắn, và trong khi anh vẫn còn lúng túng, thì cô tiến hành tiếp việc gỡ chiếc thắt lưng. Anh chặn ngang tay cô, "Em làm thế nghĩa là gì?", "Chẳng có gì đâu, anh. Chỉ vậy...". Anh bối rối, bia của nhiều cuộc nhậu, việc chơi thể thao gần đây thường xuyên bị bỏ bẵng, công việc bàn giấy ngồi nhiều hơn đi và năm tháng chồng lên tuổi đã làm cho anh mất sự mạnh dạn khi phải trần trụi dưới ánh sáng đèn, trước một phụ nữ không phải vợ, cũng không phải người thân, khi mà giữa cả hai vẫn còn khoảng cách.
    Sau một lúc, cô chậm rãi nói, "Chồng em chắc chẳng bao giờ muốn em có những chuyện như thế này". "Chồng em?", anh nghe giọng mình dài ra mai mỉa, tuồng như trách móc, "Nếu em chính chuyên, sao không nói từ đầu, còn theo anh tới tận đây làm gì!".
    Với lấy cái áo, anh khoác lại vào người. "Em đã là phụ nữ có hai con, đâu còn là nàng tuyệt vời của tình đầu xa xưa...", lời cô bộc bạch, hết hẳn giọng cười gây hấn, "Em xin lỗi, xin anh tha thứ. Nhưng em cần một sự vỡ mộng. Em muốn trục bỏ hình bóng đẹp đẽ của anh, cứ vướng vít mãi, ra khỏi đầu em bằng thực tế phũ phàng. Chỉ bằng cách này, từ nay em mới quên hẳn anh được?", "Sự vỡ mộng về một thần tượng tình yêu, chỉ dựa trên sự xuống cấp của hình hài và dung nhan, sau bằng ấy năm dâu bể... Không lẽ em cần ở tôi có vậy thôi sao!", anh cười khẩy, "Thế còn tâm hồn của một người đã luôn nhớ đến em, giờ ra sao, hẳn không làm em bận tâm?". Cô cúi đầu, lí nhí, "Mong anh đừng trách. Nhưng em an phận với con, với chồng. Em yêu họ?". Anh mệt mỏi, "Không, làm sao trách được khi em đã nói như vậy, chính tôi mới là kẻ có lỗi, đã rủ rê một người yêu không đủ gan dấn thân?". Cô chẳng nói gì thêm, lặng lẽ chào anh, một mình ra về.
    Cô đi đã khá lâu, nhưng anh vẫn còn ngồi đờ, nguội lạnh. Cuối cùng, anh đứng dậy đi vào nhà tắm, tìm nước rửa mặt. Đối đầu tấm gương trên tường vàng ố, mắt anh chạm mắt gã đàn ông từ gương nhìn ra. Khuôn mặt gã no nê, trì độn, cái nhìn thẫn thờ, và áo sơ-mi của gã xộc xệch không cài, để lộ khoảng ngực trần bệ rạc, một làn da dãi dầu và tấm thân chưa già nhưng có đầy những dấu hiệu của sự buông thả không gìn giữ. Chẳng thể nào tin, cũng tấm thân và làn da ấy, mười lăm năm trước đã từng đẹp ngời ngợi, trẻ trung và rắn rỏi, sẵn sàng phô phang trước mọi mắt nhìn của đám đông soi mói. Có cái gì đó thật mâu thuẫn và bất nhẫn, một sự tỷ lệ nghịch giữa thân xác và tâm hồn con người ta thông qua thời gian? Thốt nhiên, anh thấy vừa thương, lại vừa chán ghét bản thân mình quá đỗi.
    Tìm được thuốc hút trong túi áo, anh lặng lẽ bật quẹt, lặng lẽ nhả khói. Ừ, mà cái gã chồng của cô, gã đã bao nhiêu tuổi rồi kể từ mười lăm năm? Và khi áo xống bỏ ra, trông gã sẽ như thế nào? Còn cô, nếu thấy anh với một hình dung sắc diện khác thế này, có nghĩa là tương đối bắt mắt, thì liệu cô có nói với anh rằng cô rất yêu chồng con cô không?!...
    Điện thoại reo ầm trong túi quần, anh lôi cái máy ra, thấy số của ông bạn vàng tuổi năm mươi. "Thế nào, tìm có được nhà không, có thấy chìa khóa không?", "À, có, có, đang ở trong nhà đây", "Tốt rồi, thôi, chúc vui vẻ như ý há", ông ta nói với một giọng đồng lõa, và cúp máy ngang, ra cái điều hết sức ý tứ?
  6. dang_ki_met_qua

    dang_ki_met_qua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/11/2005
    Bài viết:
    1.304
    Đã được thích:
    1
    Chuyện kể rằng: Có một chàng trai không may bị mù, quen biết một cô gái, cả hai người cùng yêu nhau, đến một ngày chàng trai nói với cô gái: Khi nào anh nhìn thấy được thế giới, anh sẽ lấy em làm vợ, rồi đến một ngày kia chàng trai được phẫu thuật mắt anh nhìn thấy được ánh sáng, lúc này cô gái mới hỏi chàng trai: bây giờ anh nhìn được rồi, anh sẽ lấy em làm vợ chứ ? . Chàng trai shock vì thấy cô gái cũng bị mù như mình, anh ta đã từ chối cô gái, cô gái ra đi với nước mắt và nói rằng: Hãy giữ gìn cẩn thận đôi mắt của mình anh nhé !.... Đôi mắt của chàng trai lúc này chính là của cô gái đã tặng cho anh.....Cuộc sống là như thế đó, đôi khi người ta chấp nhận cho đi điều quý giá nhất, nhưng rồi họ chẳng nhận lại được những gì như đã mong muốn...........
    Copyrigh by Blog Connecting_everything
  7. cocan

    cocan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2006
    Bài viết:
    2.742
    Đã được thích:
    0
    Chợ chết
    23-03-2008 02:14:34 GMT +7

    Nhớ đến con, chị lại ỉu xìu. Cũng nhờ gã Tư hô này mà nó được vào lớp học tình thương của khu vực. Chứ mẹ con hộ khẩu không có, thằng bé làm sao vào trường được. Chút nợ nần khiến chị phải xởi lởi với gã trong khi ruột gan rối bời, vui vẻ gì mà đi uống nước, đi ăn tiệm... Chồng chết hồi thằng Hoài mới biết lẫy, biết bò, chị chăm chắm lo làm lụng nuôi con, chỉ mong nó thoát khỏi kiếp nghèo như mình, lòng dạ ngao ngán, rối bời, còn nghĩ gì đến hạnh phúc nữa. Nhưng cuộc sống ?ogạo chợ nước sông? này rồi sẽ đưa hai mẹ con chị về đâu đây?
    Người phụ nữ ngồi ngó mông lung ra sông. Buổi sáng nước lớn đầy tràn, đỏ ngầu phù sa dù mùa lũ đã qua. Quán cà phê lèo tèo vài người khách, vẫn mấy bộ mặt quen thuộc trong xóm chợ. Con mắt ngó xa hút cay sè, mặt nước dập dềnh mấy dề lục bình xanh, mấy đám rác trôi lờ đờ làm nhịp điệu buổi sáng như chậm lại, buồn thiu. Không giống con rạch trước nhà mình. Người phụ nữ nghĩ thầm. Nó cũng trôi chậm rãi, lặng lờ nhưng có vẻ êm ả, tĩnh tại hơn. Có lẽ tại cuộc sống quay cuồng, ồn ào ở đây khiến mình nghĩ vậy chăng?
    - Cô chủ ơi, cho cà phê đi?
    Một đám ba người vừa bước vào, mặt mày hớn hở, láng lẫy mồ hôi trên mặt, chắc vừa đi chợ dưới kia về.
    - Trời đất, chưa Tết mà thứ gì cũng lên, riết rồi không biết ăn gì, mua gì nữa. Nói gì tới chuyện sắm Tết!
    - Ừ, giá tôm khô mới hỏi đã lạnh xương sống. Tôm đất loại nhì mới trăm mấy ngàn một ký giờ đã trên ba trăm ngàn. Ăn tôm khô chứ phải ăn vàng đâu!
    - Vàng làm sao ăn được! Đang lên vù vù kìa bà ơi, nói nghe bắt mệt...
    Bất giác, chị chủ quán cà phê nhìn xuống bàn tay trống trơn của mình. Trên ngón áp út vẫn còn lờ mờ một vòng trắng, vết tích của chiếc nhẫn cưới đã bán khi rời quê ra chợ này. ?oEm cứ đi đại đi, ôm căn nhà rách với mảnh vườn bằng bụm tay mãi làm sao khá được. Ra chợ buôn bán, có thời có vận lo gì không làm giàu...?. Lời ngon tiếng ngọt của bà chị họ khiến chị xiêu lòng, để bây giờ ngồi đây buổi sáng buổi chiều ngó mông lung theo con nước mà nhớ nhà vô kể. Mà mình còn gì ở quê đâu mà nhớ dữ vậy cà? Nhà choen ngoẻn có hai mẹ con thì đã cuộn ra đây rồi. Hay mình nhớ mồ mả ông bà, nhớ cái mương rau muống xanh mượt, nhớ mảnh sân nhỏ trước nhà có hai cây mai tứ quý hai bên, quanh năm nở hoa vàng, nhụy đỏ...?
    Người phụ nữ ngụp sâu vào nỗi nhớ đến nỗi khách uống nước xong, kêu tính tiền còn không hay. Một bà khách la lớn:
    - Trời ơi, buôn bán gì không thèm tính tiền. Chị này ở ?ocõi trên? sao á!
    Chị chủ quán giật mình, cười lỏn lẻn:
    - Tại em mới ra quán nên chưa quen. Xin lỗi mấy chị. Mai mốt đi chợ về nhớ ghé ủng hộ em nghen.
    Đẩy đưa vậy thôi chứ chị cũng biết mấy bà khách khó bề trở lại quán, bởi họ chỉ đi khu chợ mới dưới kia, cách đây chỉ hơn trăm mét nhưng rất sung, ngày nào cũng đông nghịt, quán lều chi chit, bán buôn ào ào, ai cũng có cơ ăn nên làm ra. Chả bù với khu chợ này... Nhiều lúc người phụ nữ từ quê ra nghĩ tới nghĩ lui mà không hiểu vì sao có sự khác biệt đến vậy giữa hai khu chợ cùng nằm trên một cung đường dọc bờ sông này. Và càng không hiểu, chị lại càng bứt rứt, ngậm ngùi...
    * * *
    Người xưa thường nói ?oNhất cận thị, nhị cận giang?. Khu chợ nhóm bao giờ cũng nằm kề bến sông, cũng như khi cất nhà, những cư dân trên vùng đất phương Nam sông rạch chằng chịt này bao giờ cũng quay cửa chính nhà mình xuống mé sông để bước chân ra là xuống ghe, xuống xuồng. Bởi đã có thời chân không bén đất, mặt nước lênh đênh vẫn là nỗi ám ảnh cả một đời người. Người phụ nữ đã rời bỏ cái chợ vàm heo hút của mình để đến một khu chợ khác, lớn hơn nhưng vẫn gắn với dòng sông, gắn với từng chiếc ghe chở khoai, chở chuối hoặc rau củ cặp bến mỗi sáng tinh sương. Mướn một chái nhà mở quán cà phê, hừng sáng ra đi, tối mịt quay về, vẫn không thoát khỏi dòng sông, có điều ở phố chợ này, căn nhà hai mẹ con chui rúc không còn mở cửa ra bờ sông mà khuất sâu trong hẻm nhỏ sát con rạch nước chảy đen ngòm, buồn thiu.
    Bao lần ngồi trong cái quán cà phê ế ẩm này, chị cũng ngậm ngùi, tủi thân. Cái số nghèo nó đeo đẳng con người mới dai dẳng, quyết liệt làm sao! Bám vào chợ để kiếm sống, hóa ra khu chợ vẻ ngoài khang trang là vậy mà cứ chết lần chết hồi. Hỏi mấy bà chủ sạp vải vóc, quần áo, mỹ phẩm trong chợ, họ đều bĩu môi:
    - Xì, chợ rộng đẹp làm gì em ơi! Xây cho lớn để đòi tiền sạp cho nhiều đó mà. Ai khờ dại vô đây rồi chỉ có đóng cửa thôi!
    - Sao dưới kia người ta bán được?
    - Ừ, em xuống chợ dưới mà coi, khác phường mà. Thuế má, hoa chi, tiền bảo vệ gì cũng ít hơn, người buôn bán mới sống được chớ. Không ùn ùn xin vào cũng uổng.
    Đúng là số mình xui thiệt! Chị lại nhìn quanh khu chợ còn mới chong mà vắng như chùa Bà Đanh, nhìn mấy gian hàng cửa sắt khép kín mà than thầm. Rất nhiều người đã đóng tiền sạp nhưng vào bán một lúc rồi bỏ luôn, có người thấy tình hình hiu hắt cũng không dám dọn vào... Chị nhớ, có lần đi xe ngang một khu chợ, chị từng thấy dân chúng dựng chòi lá che nắng ngồi bán đủ thứ, trong khi phía trong là một nhà ***g chợ tường vôi, mái ngói đỏ chóe ràng ràng. Giờ thì chị hiểu vì sao những người kia không vào trong chợ rồi!
    Đang miên man suy nghĩ, người phụ nữ bỗng giật mình:
    - Sao rồi em, hôm nay bán buôn có khá không?
    Chị ngẩng lên, mắt tối sầm vì cái bóng người trước mặt:
    - Cũng chút đỉnh thôi anh Tư ơi. Mà anh tan sở rồi sao?
    Người đàn ông trung niên, cao lớn, cười toe toét:
    - Anh thì lúc nào tan sở lại chẳng được hả em? Mà tối nay có đi ăn tiệm với anh không?
    Chị ngần ngừ :
    - Chắc không được đâu anh. Còn thằng Hoài...
    - Thì mua cơm hộp cho nó ăn. Nó còn đi học nữa mà.
    Nhớ đến con, chị lại ỉu xìu. Cũng nhờ gã Tư hô này mà nó được vào lớp học tình thương của khu vực. Chứ mẹ con hộ khẩu không có, thằng bé làm sao vào trường được. Chút nợ nần khiến chị phải xởi lởi với gã trong khi ruột gan rối bời, vui vẻ gì mà đi uống nước, đi ăn tiệm... Chồng chết hồi thằng Hoài mới biết lẫy, biết bò, chị chăm chắm lo làm lụng nuôi con, chỉ mong nó thoát khỏi kiếp nghèo như mình, lòng dạ ngao ngán, rối bời, còn nghĩ gì đến hạnh phúc nữa. Nhưng cuộc sống ?ogạo chợ nước sông? này rồi sẽ đưa hai mẹ con chị về đâu đây?
    * * *
    Chị đang ngồi vá áo cho thằng con trai thì gã Tư hô sồng sộc bước vào. Thân người to lớn của gã che khuất cả ánh đèn. Hình như gã vừa ra khỏi bàn nhậu ở đâu đó, hơi rượu phả nồng cả gian phòng chật. Tư hô nhìn người đàn bà, cười hềnh hệch:
    - Rót cho anh ly nước đi cưng, anh xỉn quá!
    Chị ngẩng lên:
    - Hay... anh về nhà đi. Ngủ một giấc cho tỉnh. Không chị ở nhà lại lo.
    Gã đàn ông vẫn đứng trước mặt chị, mắt đỏ ngầu:
    - Thì em đi rót nước cho anh đi. Bữa nay anh ngủ lại đây nghen!
    Giận run người, chị vẫn cố nhỏ nhẹ:
    - Anh về đi anh, mai anh em mình nói chuyện. Thằng Hoài sắp đi học về rồi đó.
    Đùn đẩy, đôi co mãi mới tống được tên bợm rượu ra cửa. Chị trở vào nhà, ngồi thở dốc, ứa nước mắt. Sao mình phải khóc? Mình đã lường trước việc này mà. Có ai giúp không ai cái gì trong cuộc sống bon chen khốc liệt này đâu? Đâu phải trái ớt cho qua, trái chanh cho lại như trong quê mình đâu nào. Phải đương đầu với nó thôi!
    Dọn dẹp mọi thứ vào rổ may, chị châm một ấm trà nhỏ, thắp thêm cây nhang trên bàn thờ rồi ngồi đợi thằng Hoài đi học về. Hơn chín giờ tối, xóm lao động vẫn đầy ắp tiếng động. Tiếng bọn trẻ đùa giỡn ngoài đầu xóm, chửi thề như pháo nổ, tiếng vợ chồng cãi lẫy sau một ngày nhọc nhằn mưu sinh, cả âm thanh mở lớn hết cỡ của mấy chiếc TV trong các nhà với các bài ca vọng cổ, nhạc trẻ giật gân điếc cả tai... Mấy ngày đầu đến đây, chị bỡ ngỡ khó chịu lắm. Không giống như ở quê, chạng vạng là nhà ai nấy ở, không gian yên ắng, chỉ còn tiếng ếch nhái uềnh oang, tiếng côn trùng ri rỉ thâu đêm thôi. Mà quên, còn con tắc kè trong kẹt vách nữa chứ, đêm nào nó cũng ?oTắc kè! Tắc kè!? như điểm nhịp cho đêm. Những đêm ở quê sao mà buồn thê thiết. Có lúc chị cũng bắt chước mấy bà đếm thầm theo con tắc kè: Hên! Xui! Hên! Xui! Tắc kè! Tắc kè!... Giờ ở thành phố sao lại nhớ quá cái tiếng kêu ấy. Tắc kè! Tắc Kè!
    Thằng con trai đi học về, mồ hôi nhễ nhại, ăn uể oải chén cơm và tô canh chị vừa hâm nóng rồi lủi vào giường ngủ. Tội nghiệp, ở tuổi ăn tuổi lớn mà thằng Hoài phải thiếu thốn nhiều quá. Sáng còn phải dậy sớm giúp mẹ dọn quán rồi đi đẩy xe ba gác mướn nữa. May mà nó khỏe mạnh, ít khi khiến mẹ lo lắng.
    Nằm trong mùng, nhắm mắt lại, tiếng xe vẫn chạy ì ầm trên đường vọng vào xóm nhỏ, cảm giác xa lạ, hụt hẫng lại ùa đến như mọi đêm. Không có con tắc kè nào điểm nhịp trong vách, họa chăng chỉ mấy tiếng chặc lưỡi não nề của con thằn lằn nằm đợi muỗi đâu đó trong góc phòng làm tăng thêm sự ngột ngạt, phập phồng...
    * * *
    Quán cà phê vẫn vắng khách như mọi khi. Mấy ngày Tết vừa qua khiến ai nấy cũng uể oải, mệt nhừ. Người phụ nữ lại thấy mình ngồi ngó mông lung ra mặt sông như chờ đợi một chuyến tàu chạy ngang qua hay một ghe xuồng chở sản vật nào đó cập bến. Mà có ăn thua gì tới mình đâu nè, những cam bưởi quýt xoài của một vùng quê xa! Hay chỉ vì chúng gợi chút hương vị miệt vườn thân thiết, cái cuống nhau mình đã cắt rời với nỗi thương nhớ khôn nguôi? Hình ảnh thằng con trai hiện ra, tim lại đau nhói. Ừ, mình đã đau, đã ngộp thở như thế này mà.
    Thằng Hoài miệng phì phèo điếu thuốc, tay cầm bọc bàng, tay cầm cái móc sắt dài chạy ngang qua, theo sau là mấy đứa choai choai cũng vóc dáng y hệt.
    - Hoài, con đi đâu đó?
    - Đi lượm bọc, lượm vỏ chai. Bán được tiền đó mẹ ơi!
    Rồi, không thèm nhìn mẹ, thằng nhỏ chạy vun vút theo đám trẻ. Nó không biết sự chết lặng đau đớn của chị. Trời, hóa ra chị đem con ra thành phố để nó gia nhập đội quân lượm rác này đây sao? Còn điếu thuốc trên tay nó nữa, nó tập hút khi nào mà có vẻ sành sỏi vậy? Những câu hỏi cứ ong ong u u trong đầu khiến chị muốn chui sâu xuống đất cho rồi. Mà mình thì được quyền trách ai đây?
    Trước mặt chị vẫn là dòng sông đang dập dềnh con nước lớn với những cụm lục bình trôi vào trong xa. Người phụ nữ thấy lòng mình cũng trôi theo con nước vào ruộng vườn xa tít. Đúng rồi, chị phải trở về thôi, dù có phải trôi như đám lục bình lềnh bềnh theo sóng nước. Có điều khác với lục bình phó mặc cho dòng sông, mình phải trở về cắm rễ xuống quê nhà như cây mắm, cây đước cắm sâu vào đất, trải thảm thực vật cho những rừng tràm nảy nở, sinh sôi. Rồi thằng Hoài sẽ vươn xa, sẽ ra khỏi quê nghèo bằng chính sự tảo tần của người mẹ, nhưng không phải bây giờ, không phải bằng cuộc sống tạm bợ như vầy...
    Người phụ nữ rời mắt khỏi dòng sông, nhìn vào quán cà phê lèo tèo chị thuê lại mấy tháng qua, lòng không khỏi ngậm ngùi. Rõ ràng trong cuộc chiến ?onống? ra thành phố mình đã thua! Thua như cái khu chợ bề thế, khang trang đang từng ngày trở thành ?ochợ chết? đáng buồn này. Nhưng, chợ thì có thể thành chợ chết bởi sự sai lầm trong cách quản lý, xây dựng của ai đó, song con người vẫn phải sống, phải biết quay mình đi tới phải không? Những mảnh đời hẩm hiu như mẹ con chị một ngày nào đó rồi phải thay đổi chứ! Ừ, một ngày nào đó...
    Ngồi trong khu chợ vắng ngắt một ngày sau Tết, người phụ nữ vừa quyết định cùng con trai trở lại chốn quê nhà vẫn le lói một niềm tin như thế.
    Truyện ngắn của NGUYỄN NGỌC TUYẾT
  8. gianglele

    gianglele Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2007
    Bài viết:
    587
    Đã được thích:
    0
    No Way Out
    Lời nói đầu: Bằng cách nào đó, có trời mới biết, tất cả những nhân vật chính ở đây đều đi tâm sự ?ođời tư? với tác giả. Bản thân tác giả thấy những chuyện này rất thú vị, và nếu đem xâu chuỗi lại rồi viết ra thành câu chuyện hoàn chỉnh cho mọi người cùng đọc cũng không vấn đề gì. Nếu tình cờ pà kon thấy có vẻ giống bạn mình thì keep silent nhé, như thế sẽ vui hơn nhiều. Love you all.
    ***
    - Chuyện khủng khiếp gì đang xảy ra ở đây vậy hả? _ Yun la lên bằng một giọng shock cực độ.
    - Không thấy sao còn hỏi, chơi bóng rổ. _ Sam liếc một cái dài cả cây số.
    - Trời sắp sập tới nơi rồi, chạy thôi mọi người ơiiiiiiiii
    - Hổng giỡn à nha. _ Sam phụng phịu.
    Ố là la, con nhỏ nấm lùn cao có 1m57này bữa nay cũng tập tành bóng rổ nữa cơ đấy. Chiều cao quá khổ kia nhảy lên thế quái nào được. Tưởng nó chỉ mê mỗi món bóng chuyền màu mè hoa lá hẹ thôi chứ. Mà? oh no, thì trái bóng đáng thương đang bị nện ầm ầm xuống sàn tập kia cũng bảy sắc cầu vồng chứ có kém gì. Đúng là bọn tiểu thư!
    - Ê, nhìn mày dằn bóng tao ngứa mắt quá. Đưa đây coi? Như vầy mới đúng nè. _ Yun vừa làm mẫu vừa bắt chước giọng của coach như hồi nó mới lóp ngóp vô đội.
    ***
    - Thành khẩn khai báo sẽ được cách mạng khoan hồng.
    - Khai báo cái gì?
    - Tại sao mày lại chơi bóng rổ? Đừng nói là nghía anh nào trong đội à nha.
    - Ông thầy thể dục trường tao bắt kiểm tra ném rổ chứ bộ.
    - Dóc tổ! Tao hổng tin. Mày đang tính bỏ ông Hahn nhà tao để theo một anh đẹp zai khác đúng không?
    - Nói xạo mày tao cùi sứt móng.
    Không thể tin nổi. Cái gì mà kiểm tra cơ chứ. Bọn con gái 11 bên NHH đang ráo riết tập đá cầu mà. Nghi quá! Nghi quá! Phải hỏi bà Lee mới được.
    ***
    Địa điểm: vườn nhà Yun, thời gian: 7pm, khung cảnh vô cùng romantic với một đám cây cối um tùm muỗi bay vo ve và trời thì tối thui hổng có trăng (ái chà!), có 2 đứa đang ngồi nhai nhóp nhép.
    - Vậy là nhờ tao điều tra coi nó đang định bắn tỉa ai phải hông?
    - Đúng. Càng chi tiết càng tốt.
    - OK. Thừa biết cái tật của mày rồi. Ủa mà dù là thiệt đi nữa thì cũng có sao đâu, sông có lúc người có khúc chứ.
    - Tao chỉ thích nó quen ổng thôi, sau này làm chị dâu tao cho tiện.
    - Thấy gớm! Ông anh mày có đem làm giẻ lau nhà tao cũng hổng thèm. _ Bê nguyên dĩa bánh chạy luôn ^^
    - Ê con kia, đứng lại!
    ***
    - Á, mưa! Trời ơi là trời. Mưa đúng ngay lúc này? Làm sao bây giờ? Làm sao về được đây? Quên mất tiêu cây dù ở nhà rồi còn đâu T.T _ Sam la lối um sùm.
    - Đáng đời, ai biểu làm biếng _ Yun xuất hiện.
    - Hứ! Dám cười trên nỗi đau của người khác.
    - Ráng đứng đó chờ cho hết mưa đi _ vừa nói vừa móc mobile ra bấm bấm gì đó _ tao phải vô học thêm không đưa mày về được đâu.
    - Đi luôn đi!
    Tức quá là tức, tự nhiên mưa. Hôm qua coi dự báo thấy tới tối mới mưa mà. Bực mình?
    - Hey, Sam!
    - Ủa, Kad. Đi đâu đây?
    - Về nhà chứ đâu. Muốn đi ké hông?
    - Thôi khỏi, Kad còn chở Lee nữa mà.
    - Trước giờ Lee toàn đi bus không chứ có cho Kad chở hồi nào đâu. Lên đi, đừng ngại!
    - Nhưng Sam hổng đem nón bảo hiểm.
    - Kad có hai cái nà.
    Hên ghê! Chắc nhờ thường ngày ăn ở hiền lành nên trời thương đó ^^
    ***
    - Hôm qua đánh lẻ bị phát hiện rồi nha. _ Lee cười nham hiểm.
    - ???
    - Ai chở bà dzìa dzậy?
    - Trời, Kad chứ ai.
    - Ủa? Ổng đó sao? Oh? vậy mà tui tưởng.
    - Lại suy diễn linh tinh như nhóc Yun chứ gì.
    - Hề hề, sorry. Tại trời mưa ướt mắt kính nhìn không kĩ.
    - Không có tại bị gì hết á, đến ox của mình mà nhìn hổng ra còn nói ai nữa.
    - Thôi mà, càm ràm hoài. Lo cho Hahn iu vấu của bà đi. Nghe đâu ổng dầm mưa đợi bà trước cổng trường nên cảm lạnh rồi đó.
    - Cái gì? Trời ơi?
    ***(Chôm chỉa cuộc đối thoại của Lee với Kad qua Y!M)
    - Bịnh òi. _ Icon sad buồn hiu hiện lên màn hình.
    - Đã nói là để tui chở về mà bà còn bày đặt. Giờ thấy hậu quả chưa. _ Mặt quỷ cười khà khà.
    - Người ta bịnh hổng biết hỏi thăm mà còn cười. Đồ đáng ghét!
    - Ghét thiệt hông? _ Dấu hỏi to đùng.
    - Ờ đó, thì sao. _ Lè lưỡi cau có.
    - Bà kì cục quá, giỡn chơi chút xíu mà.
    - Ai biểu ông thừa nước đục thả câu chi. Tại ông mà Hahn bị cảm lạnh. Yun hiểu lầm Sam. Tui cũng nằm một đống luôn. Tất cả là tại ông hết.
    - Ê vừa phải thôi nha. Tui có làm gì đâu.
    - Ngây thơ vô số tội.
    - Bà còn nói kiểu đó nữa tui out bây giờ.
    - Ông tưởng mình ngon lắm hả. Đồ máu lạnh lăng nhăng vô lương tâm. Ông chui lên từ địa ngục nào thì biến về đó đi, đừng ở đây nữa!
    Lee sign out ngay lập tức. Kad ngồi ngẩn tò te. Gì thế này? Mơ chăng? Tự nhéo mình một cái. Đau! Vậy là thật à. Bình thường đã quá quen với cái sự nắng mưa thất thường nhưng đây là lần đầu tiên thấy bả giận dữ đến thế. Mình là quỷ máu lạnh ư? Có lẽ vậy. Uhm, được rồi, về địa ngục thôi, ở đây làm phiền người ta hoài thấy tội lỗi quá chừng.
    ***
    Offline message: It?Ts not my fault. You gonna miss me gon I?Tm gone, won?Tt you?
    Reply: You kidding me? Hah hah? Go to hell! I hate you!
    Kad đi thật rồi. Nói đi là đi dễ như vậy sao. Đáng ghét! Tự nhiên thấy đau quá chừng. Giá như lúc đó mình biết kiềm chế bản thân thì mọi chuyện đã tốt đẹp hơn nhiều.
    Offline message: Kad, come back if you still love me.
    No reply.
    ***
    Phù! Nhẹ cả người. Hóa ra chỉ là hiểu lầm. May mà Sam không để bụng. Ông anh mắc dịch của mình coi vậy mà xịn ghê, dám đội mưa đi đón người iu thiệt. Nhìn hai người đó hạnh phúc mình thấy vui quá. Anh Hai, mau khỏe nha!
    - Lee ơi Lee, có chuyện này vui lắm nè. _ Yun hét toáng lên trong điện thoại.
    - Giờ tao phải đi công chuyện. Để bữa khác nói hén. _ Cúp máy cái rụp.
    Lạ à nha. Lee bà t8m mà cũng có vụ bận không nói chuyện được hả. Chắc phải là chuyện gì quan trọng lắm đây. Tò mò quá.
    ***
    Lang thang vô định cũng là một dạng công chuyện đặc biệt. Buồn và nhớ Kad ghê gớm. Nếu có một điều ước, Lee sẽ ước cho thời gian quay trở lại để sửa chữa những lỗi lầm mình đã gây ra. Chẳng biết giờ này Kad đang ở đâu, có còn nhớ tới Lee không?
    Mưa.
    Một hung thần xa lộ chạy ngang qua, nước bắn tung tóe khắp người, nhìn như con ma lem!!! Đã cố tình hạ quyết tâm leo lên lề để tránh xa nó mà vẫn không yên thân. Mai mốt Yun lên làm ************* tao sẽ xúi nó cắt giảm hết quyền ưu tiên của tụi bay cho coi! Dơ quá!... Mà thôi. Kệ tía nó. Mưa kiểu này đi một hồi là sạch ấy mà. oh oh I walk alone I walk alone?
    - Bà đang làm cái gì vậy? Coi chừng bịnh nữa bây giờ. _ Kad xuất hiện bất thình lình.
    - Kệ tui. Ai mượn ông quan tâm.
    - Vậy tui đi à.
    - Ờ, muốn làm gì thì làm. _ Nghĩ một đàng nói một nẻo, khổ ghê T.T
    - Bà nói đó nha.
    - Á, bỏ tui ra! Ông muốn gì? Đồ?
    ***
    Đồ bạo lực! Kéo tay con gái kiểu đó chưa bị đập là may. Coi Lee cô nương nhà ta là heo không bằng, lôi đi xềnh xệch. Bằng chứng phạm tội: một vết đỏ bầm trên cánh tay trái của nạn nhân. Đau lắm luôn. Tiếc là nó đã biến mất chỉ sau có 1 tuần. Chán thế không biết!
    Thời gian: 7pm (lại nữa, cái này là giờ hoàng đạo hay sao ấy), địa điểm: phòng của Lee, cụ thể là có một đôi ở trên giường ^^, chàng đang dán salonpas hay thứ gì đó đại loại vậy cho nàng ^^
    - Đưa tay đây coi.
    - Không đưa!
    - Có đưa không?
    - Khônggggggggggggg.
    - Kêu cái gì, có chút xíu làm như sắp chết tới nơi. Xong rồi đó.
    - Cám ơn.
    - Hả? Nói gì hổng nghe.
    - Tui nói: cám ơn. Đồ điếc!
    - Điếc mà cũng có người thương à. _ Im lặng 5s, thở dài _ Buồn quá!
    - Mắc gì buồn.
    - Có một người tui rất ghét vậy mà hổng hiểu sao cứ muốn quan tâm lo lắng cho người ta hoài. Mặc dù tui biết người đó là heo nhưng mà?
    Chưa đợi hết câu Lee đã co cẳng đạp tên kia một cái đau điếng, rồi quay sang chụp con gấu bông bự tổ chảng (quà sinh nhật từ River) đập hắn không thương tiếc. Kad đâu có vừa, quơ luôn con khác (cũng của River tặng luôn) còn khủng bố hơn nữa. Sau đó thì xảy ra chiến tranh thế giới lần thứ [n]. Tác giả mệt quá đi ngủ không thèm viết tiếp nữa. Cứ để cho hai đứa nó đánh nhau chán lại huề ngay ấy mà. Bye bye.
    Được gianglele sửa chữa / chuyển vào 08:50 ngày 28/03/2008
  9. cocan

    cocan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2006
    Bài viết:
    2.742
    Đã được thích:
    0

    Tính già hóa non
    30-03-2008 02:03:34 GMT +7

    Móng cột đã đào xong, tới phần đổ bê tông bà già vợ của ông Sáu ?oquy tiên cưỡi hạc?. Phận rể con không thể không về nên ông phải đi một chuyến, chỉ còn thằng con thứ ba ở nhà, mọi việc đâu đó êm xuôi rồi, chỉ còn làm theo đúng ý ông nữa là xong. Nhưng chẳng biết thằng Ba bị tay thầu nhỏ to tâm sự thế nào mà không chịu đổ đá hộc vào móng cột như ý cha mình, mà nó ?oô kê? cho đổ đá 4x6 và đá 1x2 với lập luận: Đá hộc lớn quá, nhiều kẽ hở, mai này nhà dễ... sập nếu lên ?otấm?.
    Ông Sáu Niểng cất nhà mới.
    Nói ?onhà mới? cho oai vậy chứ thật ra sáu mươi tuổi đời ông Sáu mới có căn nhà tường tinh tươm, khang trang bằng bè bằng bạn. Từ bao nhiêu năm qua cả đại gia đình ông chỉ sống trong mái nhà tranh vách lá mà thôi. Vậy mà sự cố liên tiếp sự cố cứ xảy ra dù cái nhà chỉ có 5,4 x 18 m. Để rồi cả ba tháng trời mà nhà làm cũng không xong nhưng không phải do thiếu tiền.
    Dạo trước, ông Sáu Niểng tới nhà ông bạn già Tư Đen chơi, thấy ông Tư cất cái nhà quá ?ohoành tráng?, móng cột sâu cả thước, đều đổ đá hộc, đổ xong thì đầm thật lâu, đầm xong cho hồ xuống rồi đầm nữa coi bộ công phu lắm. Hỏi làm chi mất công vậy thì ông Tư bảo để mai này mấy đứa con làm ăn khá giả, có lên mấy ?otấm? cũng không ngại gì.
    Ông Sáu gật gù khen phải, hớp một ngụm trà đặc quánh, ông bảo: ?oNhà tui tới bốn thằng con, làm như anh Tư tốt quá rồi còn gì... mai này không phải lo?.
    Vậy mà ?ođùng một cái? khi ông Sáu làm nhà bao việc không muốn cứ ùa về.
    Ông bảo, chả cần bản vẽ bản viết gì, chỉ tổ nuôi mấy thằng kiến trúc sư... giấy (chắc ý ông Sáu nói kiến trúc sư dỏm). Bây nhìn đi, bao công trình của Nhà nước, phải qua mấy lớp kiến trúc sư mà có mấy cái ngon lành đâu, không thừa cái này, cũng thiếu cái kia. Lắm khi có công trình vừa thừa vừa thiếu nữa kìa! Bốn ?othằng ông con? cãi liền: ?oCái nào thừa, cái nào thiếu, ba nói cụ thể đi, đừng vơ đũa vậy không tốt!?. ?oThiếu hả con, cái rạp chiếu phim ở huyện mình đó, có cả khu vực nhà hàng, giải khát. Dự kiến ngày chiếu phim - mà phim màn ảnh rộng nghe con - tới hai buổi lận đó! Nhưng không có một nhà vệ sinh nào hết! Thi công hoàn tất rồi mới ?otá hỏa? ra, báo hại không sử dụng được, phải nằm chình ình hàng chục năm trời, giờ sắp tu sửa lại, hổng biết có nhớ cái khoản ?onhỏ mà không nhỏ? này không à?!?. ?oCòn nơi nào thừa ba nói luôn đi??. ?oThừa thì dễ ợt. Bây đã đi tới tòa Y, viện X, trụ sở Z... chưa? Cái nhà chần vần vậy chứ diện tích sử dụng thực tế hổng bao nhiêu hết à! Toàn khu vực WC là nhiều thôi. Tầng 1, tầng 2, tầng 3, tầng 4... gì mấy cái chỗ ?onhỏ mà tự dưng to? này cũng chiếm hết cả dãy. Phải chi người ta ?otốp? ba cái vụ này lại, ví như bốn tầng thì hai nơi vệ sinh thôi, bớt thừa phải không con??. ?oTrời chuyện của người ta, ba nói chi mà lớn tiếng quá vậy?. ?oTại bây hỏi nên tao mới nói. Còn chuyện nhà này, kêu thằng Hai Ngũ thợ hồ nhà ở xóm dưới tới đây. Nó là thợ giỏi nhất xứ này. Tao khoái cái nhà như ông Tư Đen, kêu nó làm y như vậy là êm?.
    Thế là Hai Ngũ ?othầu? cái nhà của ông Sáu Niểng. Nhưng trên đời chắc không có mấy ông chủ nhà lại ?ochằn ăn trăn quấn? như ông Sáu. Ngày cửa hàng vật liệu xây dựng Chín Trực chở vật liệu tới đổ, cần trục xe đã vươn lên rồi nhưng ông cản lại, hỏi tài xế:
    - Này chú em, cho tui hỏi, xe mình chở mấy khối?
    - Dạ... bốn khối, bác Sáu.
    - Ừ, xe tốt, lớn, chở một hai lần là xong, khỏi mất công chở hoài. Con Út đâu, lấy cho ba cây thước coi!
    - ???
    - Chú em, bây nói tao già lẩm cẩm rồi hả, xe chở có ba khối hai mà nói bốn khối là sao? Thằng Hai Ngũ ?oăn rơ? với cha Chín Trực phải không?
    - Dạ... việc này cháu không biết. Chú Chín bảo chở đi tới cho bác Sáu thì cháu chở vậy thôi.
    - Nhưng làm tài xế lâu năm như chú em, lý nào không biết tải trọng của thùng xe? Hay là lấy bằng lái máy cày ra lái xe tải? Để im đó, tui gọi cho cha Chín Trực thì biết liền!
    Rồi ông đi vô nhà mặc cho tay tài xế loay hoay như gà mắc tóc. Một lúc sau...
    - Chở về trả cho cha Chín Trực đi, tui không làm ăn với hạng gian dối như mấy người! Bạn bè bao năm, giờ có mấy khối cát đá cũng ăn gian nhau. Số tiền đó không biết có nuôi mình suốt đời, có cứu được cái mạng mình khi tới tuổi ?ovề với ông bà? không nữa à!
    Tay tài xế mang nét mặt hầm hầm lái xe đi tuốt. Ông Sáu tức sự đời thì ít mà tức Hai Ngũ thì nhiều nhưng để ?ohỏi chuyện? nó sau. Bây giờ ngày tốt để ?ođộng thổ? thì không thể dời lại nên ông phải tức tốc đến cửa hàng vật liệu xây dựng khác. Và cửa hàng Thanh Liêm là nơi ông chọn.
    Lần này ông cũng sai con gái út lấy thước dây ra cho ông đo thùng xe. Ông đo thật kỹ càng. Nhưng cái sự kỹ của ông hóa ra thừa bởi cửa hàng Thanh Liêm làm ăn đúng như tên tuổi. Vui vì lòng người còn tin cẩn được, ông mời tay tài xế và hai nhân công uống trà, ăn bánh. Cao hứng lại gọi nhỏ út mang cho ông mấy chai bia cùng bịch mực ăn liền. Tiền bạc thanh toán sòng phẳng, chủ ?" khách hỉ hả thì tay tài xế thưa:
    - Thưa bác Sáu... số tiền đó là của vật tư thôi. Còn công xe xin bác tính cho anh em tụi cháu nhờ...
    - Trời đất! Sao thấy ghi là ?oGiao hàng đến tận nơi??
    - Dạ, thì tụi cháu giao hàng đến tận nơi chứ có để bác phải cực công đem xe tới chở đâu ạ!
    - Hổng phải tiền xe đã tính chung với vật liệu rồi sao?
    - Dạ... trường hợp đó đôi khi cũng có. Nhưng đó là khi có giao kèo và hàng mấy chục khối trở lên, chứ... bác thì... Biết bác vui tính, rộng rãi mà, phải không bác Sáu?
    Dù tức cành hông nhưng nghe tụi nó ?ovuốt? một câu nghe khá được, lại cũng vui lòng vì không bị ăn gian vật tư nên ông Sáu cũng bóp bụng mà trả thêm tiền công xe cho chúng với giá 15.000 đồng/khối cát, đá.
    Móng cột đã đào xong, tới phần đổ bê tông bà già vợ của ông Sáu ?oquy tiên cưỡi hạc?. Phận rể con không thể không về nên ông phải đi một chuyến, chỉ còn thằng con thứ ba ở nhà, mọi việc đâu đó êm xuôi rồi, chỉ còn làm theo đúng ý ông nữa là xong. Nhưng chẳng biết thằng Ba bị tay thầu nhỏ to tâm sự thế nào mà không chịu đổ đá hộc vào móng cột như ý cha mình, mà nó ?oô kê? cho đổ đá 4x6 và đá 1x2 với lập luận: Đá hộc lớn quá, nhiều kẽ hở, mai này nhà dễ... sập nếu lên ?otấm?.
    Ông Sáu vò đầu bứt tai nhưng bê tông đã đông cứng rồi, không lẽ làm lại? Chỉ có thể chửi thằng con ngu ngốc, tuổi trẻ không lường được sự đời còn dễ thông cảm, nhưng nó cứ vênh mặt lên cho rằng ông bị Tư Đen ?odụ? thì không thể tha thứ được. Làm sao nó biết, nó đã bị Hai Ngũ lừa; công đầm đá hộc rất tốn, còn đổ đá nhỏ thì chẳng mất công là bao, nhưng tiền vẫn tính bằng đá hộc!
    Cái nhà mới xong phần móng đã gặp bao nhiêu là việc rắc rối.
    ***
    Hai Ngũ là tay thợ có thâm niên. Từ mười tuổi đã theo ông già đi làm cu li nên từng đường ron, nét nối những viên gạch tinh tế đến không thể nào chê được. Chỉ hiềm nỗi khuôn mặt không mấy thiện cảm với người đối diện với mặt nhỏ như chuột nhắt, trán dô, mắt lồi, miệng hô, răng vàng xỉn vì thuốc lá...
    Chủ nhà tin cẩn Hai Ngũ một phần vì tay nghề khá, phần vì uy tín ông già để lại cho Hai Ngũ cũng không ít, nhưng từ dạo lùm xùm chuyện nhà ông Sáu Niểng thành ra lắm người ngại anh ta. Một buổi chiều khề khà bên mâm rượu, Hai Ngũ oang oang với thằng Tí sún và thằng Lang ?obeng?:
    - Sáu Niểng thật ?ogià cơ?, nhưng còn lâu mới qua đại ca của tụi bây được! Ông giao thầu vật tư thì tao ?oăn rơ? với chủ cửa hàng xén bớt. Ông muốn làm tính ngày thì tao làm, nhưng đúng theo giờ ?ohành chánh? đó, mà tụi mày biết hành chánh là gì không? Là ?ohành là chánh? chứ làm việc là phụ thôi. 7 giờ 30 tao mới tà tà tới công trình, rửa bàn chà, bay, rồi đủng đỉnh trộn hồ cũng qua 8 giờ mới lên giàn giáo. Tao cho trộn đống hồ thật to, 11 giờ xuống rửa lại đồ nghề, tà tà 11 giờ 30 ?obiến?. Đống hồ còn dư đầu giờ chiều làm. Tụi mày có thấy ai trộn hồ để lâu kiểu đó không? Nó ?ochết?, không mịn, đường ron sượng trông xấu như thằng ghẻ lở. Thế là ổng nóng ruột bảo trộn đống hồ khác! Hí... hí... còn lúc xây, tao không thèm cho lấy manh bao hứng hồ rớt ở chân tường đâu, cứ cho đổ thoải mái...
    - Thì đại ca được ăn chia với cửa hàng vật liệu xây dựng theo ?ođầu? bao xi măng, khối cát, đá như mấy ?oem? bia ôm ăn ?ođầu? lon bia, mấy ông bác sĩ ăn ?ođầu? từng viên thuốc với công ty dược vậy mà!
    - Giỏi, giỏi... thằng này hậu sinh khả ố... í quên, ?ohậu sinh khả úy?.
    Nói vậy chớ nhà bác Sáu Niểng anh coi chỉ đạo tụi em làm lẹ lẹ. Lỡ ổng ?ochầu ông bà via? hổng có cái nhà mới tội lắm anh. Thằng Lang ?obeng? dè dặt nói.
    - Thì tao có muốn ?ocâu rê? như vậy đâu! Tại ổng đó chứ! ?oTính già hóa non? mày biết câu này chưa?
    - Dạ biết... nhưng anh coi biểu mấy thằng điện nó làm cho xong, tụi mình tô với lăn bê chút xíu nữa là giao nhà, nhậu một bữa nổ trời chứ đại ca!
    - Nói tới mấy thằng điện thì khỏi lo, ?ođàn em? tao cả mà. Không có tao, tụi nó không có cháo mà húp! Thôi, dzô đi tụi mày.
    Truyện ngắn của ĐÀO PHẠM THÙY TRANG



  10. cocan

    cocan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2006
    Bài viết:
    2.742
    Đã được thích:
    0

    Kẻ design những giấc mơ
    13-04-2008 00:15:56 GMT +7

    Tôi nhìn em từ phía giường ngủ, em bó gối, ngồi yên trên phản, lặng lẽ nhìn ra bên ngoài ô cửa. Gió luồn qua khe, làm mái tóc dài của em bay bay, trông em lúc này thật đẹp lạ lùng... nhưng trông em buồn quá. Tôi không hiểu vì sao em lại buồn đến vậy. Em từ đâu đến, vì sao em sống một mình trong một căn phòng mà tự thân nó cũng khiến người khác phải buồn theo. Những đồ vật cũ kỹ, sàn gỗ màu nâu, những bức tranh kỳ lạ nghiêng ngả trên tường và căn phòng tôi tối không bật đèn...
    Tôi và em học chung với nhau ở một lớp vẽ. Tôi không ấn tượng nhiều về em ở lần đầu gặp mặt, khi em ngồi cạnh tôi và cúi đầu chào. Một cô gái nhàn nhạt, có khuôn mặt trầm buồn và ít nói.
    Tôi chỉ bắt đầu chú ý đến em nhiều hơn khi một lần biếng nhác không nghĩ ra nổi một đề tài hay ho, nhìn sang và ngưỡng mộ trước bức tranh kỳ lạ. Tôi không hiểu lắm về những ý nghĩa trong tranh, nhưng một cảm giác rợn ngợp kỳ lạ xâm chiếm khi tôi ngắm mãi bức vẽ đó. Không dưng tôi lại thấy buồn.
    - Em vẽ gì thế?
    - Em vẽ giấc mơ!
    - Giấc mơ?
    Em khẽ mỉm cười. Nụ cười cũng thật kỳ lạ như bức tranh của em. Tôi và em thân nhau hơn từ hôm ấy. Một cô gái uyên bác về mỹ thuật, em luôn hào hứng kể cho tôi nghe về những trường phái lẫn những bức tranh nổi tiếng trên thế giới, Van Gogh hay Leonardo Da Vinci, về trường phái siêu thực, v.v... Có những điều tôi đã biết, nhưng khi được nghe em kể, tôi vẫn cảm thấy hào hứng vô cùng.
    Ngoại trừ về tranh vẽ, em không bao giờ nói gì về chuyện khác. Những bức tranh lạ lùng về những giấc mơ vẫn tiếp tục ra đời. Có lần tôi hỏi em ý nghĩa của chúng, em chỉ trả lời ngắn gọn: ?oNỗi đau!?.
    * * *
    Tôi bảo em chọn quán, lúc ấy, tôi nghĩ, em sẽ chọn một quán cà phê nào đó, đẹp và buồn, nhưng không ngờ em lại dẫn tôi đến một quán nhậu, không đông lắm nhưng vừa bước tới cửa đã nghe váng vất mùi thức ăn và bia rượu. Cả những mùi mồ hôi trộn lẫn trong không khí. Tôi nhăn mặt: ?oChúng ta sẽ uống gì ở đây??. Em bình thản ngồi xuống một cái bàn trống, vừa đáp: ?oRượu?.
    Tôi hơi ngạc nhiên về em, nhưng vẫn ngồi xuống, đối diện. Em gọi nhiều rượu, hỏi tôi uống được không, tôi gật đầu. Em cười to: ?oKhông say không về!?. Tôi không ngờ em uống rượu giỏi đến vậy, em vừa uống vừa cười, nụ cười cũng thật buồn. Sau đó thì tôi dìu em về nhà. Đó là tầng hai của một căn nhà nằm sâu trong một con hẻm, có lối đi riêng. Tôi chạy xe theo giọng chỉ đường nhừa nhựa của em. Khi vừa đến cửa, em đột nhiên ôm chầm lấy tôi và hôn. Đêm đó, tôi đã ngủ lại cùng em.
    Em vẫn còn là con gái. Khi tôi phát hiện ra điều này trong lần quan hệ đó với em, tôi đã hơi ngạc nhiên, nhưng trong đầu tôi lúc ấy không còn nghĩ gì nhiều nữa, tôi chỉ biết cảm giác chung chạ với em thật mới lạ và hào hứng, khác hẳn với những lần tôi qua đường cùng một số người con gái khác.
    Buổi sáng thức dậy, tôi đã thấy em ngồi ở phản tự bao giờ. Em mặc bộ đầm màu trắng.
    Một cảm giác kỳ lạ xộc vào lòng. Tôi thấy hơi ân hận, lẽ ra tôi không nên làm chuyện đó với em. Tôi rõ ràng không yêu em, chỉ là một cảm giác say đắm nhất thời trước một người con gái lạ, vậy mà tôi đã lấy đi của em điều quan trọng nhất.
    Tôi nhìn em từ phía giường ngủ, em bó gối, ngồi yên trên phản, lặng lẽ nhìn ra bên ngoài ô cửa. Gió luồn qua khe, làm mái tóc dài của em bay bay, trông em lúc này thật đẹp lạ lùng... nhưng trông em buồn quá. Tôi không hiểu vì sao em lại buồn đến vậy. Em từ đâu đến, vì sao em sống một mình trong một căn phòng mà tự thân nó cũng khiến người khác phải buồn theo. Những đồ vật cũ kỹ, sàn gỗ màu nâu, những bức tranh kỳ lạ nghiêng ngả trên tường và căn phòng tôi tối không bật đèn...
    Em đột nhiên quay sang tôi, tôi bối rối giật mình khi bị em phát hiện ra mình đang nhìn em chăm chú. Em nở một nụ cười nhẹ:
    - Anh thức rồi đấy à, ngủ ngon chứ?
    Tôi gật đầu. Rồi em lại quay mặt ra ngoài cửa sổ. Bầu trời màu xám và gió mạnh. Buổi sáng chủ nhật này có vẻ sẽ bắt đầu bằng một trận mưa.
    Tôi ngồi dậy và mặc quần áo vào, nhưng vẫn không dám tới gần em, tôi sợ mình sẽ phá vỡ đi không gian yên tĩnh và thật đặc biệt của em lúc này.
    Em đột ngột lên tiếng:
    - Em thổi harmonica cho anh nghe nhé!
    Không đợi tôi trả lời, em nhè nhẹ mở cái hộp màu đen và lấy ra một cây harmonica, có lẽ cũng rất lâu rồi. Em bắt đầu. Từng nốt nhạc run rẩy vang lên, tôi không biết em thổi bài gì. Giai điệu thật da diết và buồn. Đôi mắt nhìn vô định... Ngoài trời đang mưa, vỡ đều trên mái ngói, hòa cùng tiếng harmonica tạo nên những thanh âm vừa lạ lẫm, vừa quen thuộc.
    Khi em dừng lại, trời đã mưa to hơn nhiều. Tôi nhìn em, ấp úng:
    - Anh xin lỗi về chuyện tối qua...
    Em mỉm cười như thể đó là một chuyện rất bình thường, nhỏ nhặt:
    - Chẳng có gì phải xin lỗi! Anh hãy đối xử với em bình thường như từ trước tới giờ, đã là một điều hạnh phúc với em rồi...
    Buổi sáng đó, tôi rời khỏi căn nhà của em mà trong đầu vẫn còn chưa hết cảm giác lạ lùng. Một cô gái kỳ lạ...
    * * *
    Từ lần quan hệ đó, tôi đã tự nhủ lòng ít ra mình phải có trách nhiệm gì đó với em. Nhưng em vẫn lặp đi lặp lại câu nói: ?oChả cần anh phải thế, anh cứ bình thường với em như mọi khi đã là hạnh phúc?. Tôi không hiểu, hạnh phúc với em là như thế nào?
    Sự quan tâm đặc biệt mà tôi dành cho em bây giờ nó gần giống như là trách nhiệm. Tôi thấy thương em, một cô gái trẻ mang trong mình một nỗi buồn khó hiểu. Nhưng tôi chẳng rõ mình có phải là yêu em không. Tôi bắt đầu hẹn hò với em, chở em đi cà phê, xem phim, kịch,... Em thường im lặng trong suốt buổi, thi thoảng chỉ nói vài câu không đầu không cuối.
    Có lần, tôi hỏi:
    - Em không muốn chúng ta tìm hiểu và yêu nhau sao? Sao em lúc nào cũng im lặng!
    Em hơi bối rối, đáp:
    - Em xin lỗi! Im lặng đã là một thói quen từ rất lâu của em rồi...
    - Vì sao?
    Em nhìn mông lung về khoảng không, lại im lặng. Tôi thở dài. Em chưa bao giờ chịu kể cho tôi nghe về gia đình, về quá khứ, về những nỗi buồn mà em mang...
    Tôi nhẹ nhàng nắm tay em, tôi thấy em bối rối, tôi không nghĩ rằng một cô gái như em lại dám bạo dạn hôn tôi và chủ động ******** cùng tôi vào cái đêm đó. Một cô gái hiền lành, mong manh. Nhưng tôi làm sao có thể yêu em khi em cố rúc mình vào vỏ ốc?
    Đôi lúc, tôi không rõ, mình có phải đang thực sự yêu em? Nó gần giống với tình thương của một người tội nghiệp nào đó mà tôi tình cờ bắt gặp trong cuộc sống mình. Nhưng chỉ khác nhau là, những người ấy, tội nghiệp rồi lại thôi. Tôi chỉ rủ lòng thương ở một chút nhói lòng, vài đồng tiền lẻ, ánh mắt cảm thông. Họ đi ngang qua đời tôi một cách lặng lẽ, và tôi cũng sẽ quên nhanh chỉ sau vài ngày, thậm chí vài giờ, vài phút, khi công việc bộn bề và cuộc sống hối hả cứ cuốn tôi đi. Còn em, đã cho tôi thứ quý giá nhất đời mình.
    - Em có yêu anh không?
    Tôi nhìn thẳng vào mắt em đợi câu trả lời. Em im lặng một lúc, rồi đáp:
    - Có!
    - Vậy sao em lại luôn muốn che giấu quá khứ và giữ riêng một mình những nỗi buồn? Anh không đáng tin cậy để em chia sẻ ư?
    Tôi thấy em hơi nghiêng đầu một chút, dáng vẻ hơi suy nghĩ, em thở nhẹ và đáp:
    - Tuổi thơ của em là một tuổi thơ hoang phế, em không nhớ, cũng không muốn nhớ lại làm gì!
    * * *
    Em vẫn đến lớp vẽ đều đặn, vẽ những bức tranh khó hiểu, về những giấc mơ của riêng em. Tôi hay đùa, gọi em là kẻ design những giấc mơ.
    - Em thường mơ, ít khi gặp phải những giấc mộng đẹp. Nằm thấy ác mộng thì nhiều! Em muốn design những ác mộng đó vào bức vẽ của mình, để em thôi ám ảnh... Nỗi đau, bao giờ cũng dai dẳng! Có khi hết một cuộc đời nó vẫn không buông tha...
    Tôi nhíu mày suy nghĩ mãi về câu nói của em. Nỗi đau của em là gì?
    Một ngày, em không đến lớp nữa. Điện thoại không liên lạc được, còn chủ nhà trọ không biết gì về em, bà ta chỉ than phiền: ?oCô ấy bài trí lại căn phòng đẹp, nhưng có vẻ gì đó buồn và đáng sợ quá!?. Tôi không cách nào gặp lại em, cô gái chuyên design những giấc mơ... Em biến mất khỏi đời tôi, nhẹ nhàng như lúc đến. Em sẽ đi đâu và làm gì?
    Khoảng thời gian đó, tôi nhớ em da diết! Những bức vẽ của em được tôi treo đầy trong phòng. Chúng nhắc nhở cho tôi nhớ về sự hiện diện của em - một cô gái kỳ lạ.
    Bỗng một hôm, một số điện thoại gọi cho tôi, vào lúc nửa đêm. Tôi nhanh chóng nhận ra em, giọng mệt mỏi, em báo cho tôi em đang ở X. Tôi đến gặp em, trông em tiều tụy và hốc hác rõ. Tôi đưa em về nhà mình. Tôi hỏi em liên tục, em đã làm gì, ở đâu trong suốt thời gian vừa qua? Đáp lại hàng loạt câu hỏi của tôi, em chỉ ôm chầm lấy tôi và bật khóc nức nở. Đó là lần đầu tiên trong suốt thời gian quen biết em, tôi thấy em khóc. Em khóc như chưa bao giờ được khóc. Đó cũng là lần đầu tiên tôi nghe em nói về gia đình mình. Em kể về mẹ. Mẹ em là một người phụ nữ đẹp, nhưng chấp nhận làm lẽ của một người đàn ông giàu có là bố em. Em không sống nhiều với mẹ, em được trại trẻ mồ côi nuôi lớn đến năm 10 tuổi, thì một người phụ nữ xinh đẹp tự nhận là mẹ đến dẫn em đi. Em đã từng mừng rỡ, tưởng tượng ra một gia đình thật hạnh phúc, cho dù mẹ có phải là mẹ ruột của em hay không. Mẹ không hề giấu em điều gì cả. Bà kể rằng, bà chính là mẹ ruột của em, nhưng vì lúc sinh ra em, bà còn quá trẻ, nhẫn tâm để em vào trại mồ côi, và sau 10 năm trở lại để xin em làm con nuôi để tránh miệng lưỡi thế gian. Em thấy thương mẹ nhiều hơn là giận... Em không cần bố nữa, em ghét bố vì bố làm mẹ phải buồn. Ngày ngày mẹ cũng như em bây giờ, hay ngồi bên cửa sổ và đợi. Mẹ nói rằng, bố sẽ đến với mẹ và con... ?oNgày xưa mẹ đợi bố, còn có cái để đợi, còn em, ngồi bên cửa sổ để đợi mà chả biết mình đợi cái gì!?.
    Vào một ngày trời nắng oi ả, khi em đang học ở trường, có người tìm em, bảo là nhà em cháy rồi, cháy lớn lắm. Em hoảng sợ, trong đầu không nhớ nghĩ gì, em dọn cặp, em đòi về, nhưng cô giáo khuyên, em còn nhỏ, đám cháy lớn sẽ rất nguy hiểm. Lớp lúc đó vẫn tiếp tục học, chỉ mình em là òa khóc, em cứ nằng nặc đòi về, trong đầu em lúc ấy chỉ nghĩ đến mẹ...
    Mẹ em mất vì cháy. Lúc em về nhà, chỉ còn là một đống hoang tàn. Mọi người đã góp tiền lại làm đám ma cho mẹ. Em không kịp nhìn thấy mặt mẹ lần cuối. Cứ quỳ mãi trước linh cữu của mẹ.
    Mẹ đã đợi bố đến cả một đời, đến khi chết, bố vẫn không về với mẹ. Lúc đó, trong lòng em đã tự nhủ, mình không còn bố nữa. Năm ấy em 16 tuổi.
    Sau đó, em sống bằng nhiều nghề, cặp với những người đàn ông già nhưng lắm của, với những tay ăn chơi sành sỏi... Em có nhiều tiền, nhưng em phải đánh đổi nhiều thứ trong cuộc đời mình: tình yêu, tuổi trẻ, và cả niềm hạnh phúc. Em không còn biết thế nào là hạnh phúc thật sự khi tất cả đều đến với em bằng dục vọng!
    Cho tới một ngày, em nghĩ, em không thể tiếp tục cuộc đời như thế này mãi. Em không muốn giống mẹ, trông đợi ở những người đàn ông không thuộc về mình... Và em đã quyết định đi vá **********. Em sẽ lấy chồng, em sẽ cho quá khứ trở nên hoang phế, sẽ rụi tàn như đám cháy năm nào... Và em đã gặp tôi...
    Tôi ôm chặt em vào lòng, thấy em thật bé nhỏ. Sau đó thì không hỏi nữa, không hỏi thêm bất kỳ điều gì. Tôi thấy thương em vô ngần, một cô gái mỏng manh phải gánh chịu những điều quá đau khổ ngoài sức chịu đựng mà em không hề muốn.
    Sáng hôm sau mở mắt dậy, tôi không thấy em đâu. Em để lại cho tôi một bức thư nhỏ: ?oTrong đời em, chỉ cần có một người để yêu là đủ. Em đã gặp được anh. Anh yêu em, đó là điều em thấy mãn nguyện trong cuộc đời. Mà em biết anh không thể cưới một cô gái như em về làm vợ. Cho dù anh trả lời là có, em cũng không thể đồng ý, vì đó là sự bất hạnh cho anh. Một mình em buồn đã đủ, em không muốn nỗi buồn đó lây sang cả anh. Chỉ có một điều em xin lỗi anh, em đã giết con của chúng ta. Đến khả năng làm mẹ, em cũng không thể. Em đã mang giọt máu của anh, và âm thầm về quê chờ ngày sinh nở. Em đã định rằng, khi có con rồi, em sẽ không bao giờ gặp lại anh. Nhưng rồi em đã làm hư đứa nhỏ, em đã té ngã khi cố đuổi theo một người đàn ông rất giống cha em mà mẹ từng cho em xem hình. Em ngã, không có ai lại đỡ, chỉ có mình em. Em bất tỉnh và khi tỉnh dậy, thấy trống không ở bụng và đau âm ỉ. Bác sĩ buồn bã bảo, đứa nhỏ đã không còn...?.
    Tôi thẫn thờ đọc hết bức thư, lòng nặng trĩu một nỗi buồn không tên... Nhiều ngày sau đó, tôi lại bắt đầu hay mơ. Những giấc mơ kỳ lạ, đầy máu...
    Truyện ngắn của Hà Thanh Phúc



Chia sẻ trang này