1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Truyện ngắn

Chủ đề trong 'Đất Sài Gòn' bởi 7miles, 06/05/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. cocan

    cocan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2006
    Bài viết:
    2.742
    Đã được thích:
    0
    Em không phải thiên thần
    19-04-2008 23:09:36 GMT +7

    Gia Bảo không chỉ là một cô gái đẹp, mà cô còn là một phụ nữ có con mắt thẩm mỹ rất đáng khâm phục. Cô chọn cho cô gái nghèo một chiếc sơ mi sọc ca rô màu xanh nước biển và một chiếc quần kaki màu đen rất vừa người. Chọn đồ xong xuôi, hai chị em bước lên taxi
    Gia Bảo thoa lớp son mỏng lên môi, ngắm mình lần cuối cùng trong gương rồi đi ra ngoài. Cô vẫy một chiếc taxi đến siêu thị. Gia Bảo là một cô vợ trẻ. Cô thành hôn chưa được một năm và rất được chồng cưng chiều. Nói đúng hơn là cả cuộc đời này cưng chiều cô. Gia Bảo là cô con gái độc nhất của ông bà chủ một cửa hàng vàng bạc đá quý lớn nhất nhì thành phố. Cô sinh ra đã xinh đẹp, duyên dáng, lại hiền lành, nhân ái. Khoa Lâm, chồng mới cưới của cô, lại là một chàng giám đốc trẻ tuổi tài năng và lịch thiệp. Hai vợ chồng sống trong một căn hộ tiện nghi. Gia Bảo không thạo việc bếp núc cũng như dọn dẹp nhà cửa dù cô tỏ ra hết sức cố gắng. Về phía Khoa Lâm, anh hết lòng yêu thương vợ, hầu như anh không muốn cô phải làm bất cứ việc gì. Khoa Lâm đã thuê người giúp việc nhưng tuần trước, bà cụ vừa xin nghỉ hẳn vì bận việc gia đình. Thế là hai vợ chồng son lại phải tất bật tìm một người giúp việc khác.
    Hôm nay là sinh nhật Khoa Lâm. Anh dự định sẽ chở Gia Bảo đến một nhà hàng sang trọng để hai vợ chồng cùng vui vẻ với nhau. Gia Bảo không phản đối ý định đó nhưng cô vẫn thích một bữa sinh nhật ấm cúng trong ngôi nhà nhỏ của mình hơn, tiếc là không có ai giúp cô dọn dẹp nhà cửa và chuẩn bị bữa tối.
    Vì không phải đi làm cũng không phải làm việc nhà nên Gia Bảo có khá nhiều thời gian rảnh. Cô dành thời gian ấy cho việc tập đàn, chăm sóc nhan sắc, xem ti vi và xem sách. Gia Bảo thích nhất là những câu chuyện lãng mạn.
    Gia Bảo mua sắm xong thì trở ra ngoài. Giờ đã trưa rồi. Cô ngạc nhiên khi nhận ra trời đang mưa khá to. Cô cố vẫy taxi nhưng không được.
    - Chị ơi, mua giúp em cái bánh!
    Gia Bảo hướng về phía có tiếng nói. Đó là một cô gái thấp người, chắc lẳn. Làn da đen nhẻm. Cô gái mặc một chiếc áo cũ kỹ, tóc buộc vội vã. Khi Gia Bảo quay về phía cô gái, cô nhận ra cô gái ấy đang thảng thốt nhìn mình. Quả vậy, cô gái say sưa ngắm người phụ nữ đứng trước mặt mình. Dáng thanh nhã, mái tóc dài, mượt mà, tưởng như làn da được tạo thành từ loại sữa thơm và tinh khiết nhất. Từng nét trên gương mặt người phụ nữ đều toát lên một vẻ vừa nhu mì vừa quý phái. Chiếc áo đầm trắng hơi rộng cổ và hở vai phô ra khuôn ngực đầy đặn, mịn màng và bờ vai thon nhỏ. Cô gái lắp bắp:
    - Chị đẹp như tiên ấy!
    Gia Bảo hơi bối rối trước lời khen ấy. Không phải là cô chưa từng nghe lời khen này trước đó nhưng quả thật chưa ai khen cô chân thành đến vậy. Cứ nhìn đôi mắt mở to và cái miệng há hốc là đủ hiểu cô gái nghèo kia ngưỡng mộ cô đến dường nào. Một cảm xúc dễ chịu dâng lên trong lòng và Gia Bảo quyết định mua giúp cô gái nghèo cả đĩa bánh cam dù cô chẳng thích thứ bánh này:
    - Em cứ gói hết bánh cho chị.
    Cô gái nghèo mừng rỡ, gói bánh thoăn thoắt, miệng lại luôn vui cười với Gia Bảo.
    - Bao nhiêu tiền cả đĩa bánh này em nhỉ?
    - Mười hai nghìn chị ạ!
    Gia Bảo thoáng chạnh lòng. Cả đĩa bánh đầy thế này mà chỉ bán được mười hai nghìn thì tiền lời ắt hẳn là rất ít. Đột nhiên, cô nảy ra một ý định.
    - Em này, em thạo việc nhà chứ?
    Cô gái nghèo ngước mắt nhìn ?ocô tiên?:
    - Thạo hay không thì em không biết. Nhưng em không làm việc nhà thì ai làm hả chị?
    Nghe thế, Gia Bảo nói ngay:
    - Thế thì em giúp việc nhà cho chị nhé.
    Cô gái nghèo chớp mắt mấy cái như không dám tin vào tai mình. Gia Bảo từ tốn:
    - Em sẽ được trả lương. Thu nhập của em sẽ hơn tiền bán bánh cam cả chục lần!
    Cô gái nghèo lóng ngóng:
    - Chị... chị... đúng là cô tiên thật rồi!
    Gia Bảo bật cười. Cô quả thật rất thích thú khi thấy mình như đang cứu vớt một mảnh đời bé nhỏ. Từ trước đến nay, người ta thán phục vẻ đẹp của cô thì nhiều nhưng hầu như chưa có ai tỏ ra biết ơn cô chân thành đến thế này. Mưa vẫn chưa ngớt. Đang lâng lâng với cảm xúc làm một vì thiên sứ giữa đời thực, Gia Bảo lại nghĩ ra những ý tưởng khác thường. Cô mơ màng đến bữa tiệc sinh nhật tối nay, cô sẽ cùng cô gái nhỏ này đem đến cho Khoa Lâm một niềm vui thật bất ngờ. Cô hỏi:
    - Em đến nhà chị làm việc ngay được chứ?
    - Dạ. Chị cần gì em cũng làm!
    Vẻ vâng lời ngoan ngoãn của cô gái nhỏ khiến Gia Bảo càng thêm hài lòng. Cô ngẫm nghĩ:
    - Không thể để cô bé ăn mặc nhếch nhác thế này trong ngày sinh nhật của Khoa Lâm. Hay là...
    Nghĩ là làm, Gia Bảo kéo tay cô gái nhỏ trở vào siêu thị.
    Gia Bảo không chỉ là một cô gái đẹp, mà cô còn là một phụ nữ có con mắt thẩm mỹ rất đáng khâm phục. Cô chọn cho cô gái nghèo một chiếc sơ mi sọc ca rô màu xanh nước biển và một chiếc quần kaki màu đen rất vừa người. Chọn đồ xong xuôi, hai chị em bước lên taxi.
    Về đến nhà, Gia Bảo bảo cô gái nhỏ tắm rửa, thay đồ. Khi cô gái nhỏ bước ra từ phòng thay đồ, Gia Bảo không khỏi ngạc nhiên và tự hào. Cô gái nhỏ đã biến thành một con người khác hẳn. Mái tóc được chải gọn gàng, để lộ những lọn xoăn tự nhiên, đôi mắt to tròn ẩn dưới hàng lông mi cong vút, sóng mũi thẳng và đôi môi dày, đầy đặn. Gia Bảo cảm giác như mình đang có chiếc đũa thần trong tay, chỉ cần vẫy một cái đã biến cô bé Lọ Lem thành một nàng công chúa.
    Cô gái nhỏ thoăn thoắt dọn dẹp nhà cửa. Rồi gần như không cần nghỉ ngơi, cô gái nhỏ xắn tay áo nấu nướng. Cả tuần nay, Gia Bảo mới lại được ngửi mùi thức ăn chín ấm nồng và kích thích vị giác. Gần đến giờ Khoa Lâm về, Gia Bảo chuẩn bị thay đồ, trang điểm để đón anh.
    Trong khi Gia Bảo còn đứng trước gương, không biết nên chọn sợi dây chuyền nào cho thật duyên dáng thì có tiếng chuông cửa. ?oKính... coong...?. Hình như Khoa Lâm về? Gia Bảo nói vọng ra ngoài:
    - Em ra mở cửa giúp chị nhé!
    Cô gái nhỏ đang bày thức ăn ra đĩa, đặt trên bàn, ?odạ? rõ to rồi chạy ra ngoài. Cô mở rộng cửa ra. Khoa Lâm xuất hiện với nụ cười thật tươi.
    - Chào em!
    Khi ánh mắt chạm nhau, cả hai đều sững sờ. Chưa bao giờ cô gái nhỏ trông thấy một người đàn ông lịch lãm đến dường ấy. Còn Khoa Lâm thì cứ ngỡ mình đang nằm chiêm bao. Sao lại có một cô gái trẻ trung, khỏe khoắn, tươi tắn thế này xuất hiện trong ngôi nhà mình? Họ ngây ra nhìn nhau và cùng cảm nhận ánh mắt đối diện cứ như đang ve vuốt lấy cơ thể mình. Một lúc lâu sau, cô gái nhỏ mới cất tiếng:
    - Mời... ông vào nhà...
    Khoa Lâm dắt xe vào nhà, vẫn chưa hết ngơ ngác và mắt không sao rời khỏi cô gái lạ.
    - Anh đã về.
    Gia Bảo xuất hiện ngay bậc cửa phòng khách, trong chiếc áo đầm trắng muốt. Hôm nay, cô đã trang điểm cho mình thật lộng lẫy.
    - Có chuyện gì đặc biệt à? ?" Khoa Lâm tỏ ra ngơ ngẩn.
    Gia Bảo khẽ vuốt tóc, trả lời:
    - Thì em cũng phải tươm tất để mừng sinh nhật anh chứ.
    Nhưng Khoa Lâm không hài lòng với câu trả lời của cô, anh hỏi lại:
    - Anh không cần biết điều đó. Ý anh là... sao em không giới thiệu khách với anh?
    - Khách nào cơ? - giờ thì đến lượt Gia Bảo ngạc nhiên.
    Khoa Lâm đến đứng gần vợ, thầm thì:
    - Cô gái ấy là ai? Sao em không nói cho anh biết trước là nhà có khách. Lỡ có gì thất lễ...
    Gia Bảo nghe đến đó thì bật cười. Nhưng có vẻ như Khoa Lâm rất lúng túng, thậm chí là khó chịu trước điều đó. Gia Bảo cố ngừng cười và đáp:
    - Cô gái nhỏ này bán bánh cam trước cổng siêu thị. Em trông thấy cô ấy tội nghiệp quá, mà lại khéo léo nữa, nên mời cô ấy về làm người giúp việc cho nhà ta.
    - Gì cơ? Em có nói lầm không đấy? Nhất định là em lừa anh... Không thể nào...
    Khoa Lâm lại đưa mắt nhìn cô gái nhỏ. Gia Bảo lên tiếng gọi nhưng anh cứ thế nhìn cô gái, cứ như bị thôi miên. Bất giác, Gia Bảo giật mình. Gần như chưa bao giờ anh nhìn cô như thế.
    - Ta nhập tiệc chứ!
    Gia Bảo đứng chắn giữa anh và cô gái nhỏ. Khoa Lâm ấp úng như bị bắt quả tang làm điều gì không phải:
    - Nhập tiệc gì cơ?
    - Sinh nhật anh. Anh quên à?
    - Ồ, thế à? Anh xin lỗi, anh quên mất!
    Gia Bảo kéo Khoa Lâm bước vào phòng ăn. Cô gái nhỏ cũng líu ríu bước theo. Lần thứ hai, anh lại sững sờ. Một bữa tối thịnh soạn được dọn trên bàn. Thức ăn vẫn còn nghi ngút khói.
    - Thật là kỳ diệu! ?" Khoa Lâm reo lên.
    Rồi anh hướng về cô gái nhỏ, thì thầm:
    - Cám ơn cô, đây sẽ là đêm sinh nhật đáng nhớ nhất trong đời tôi!
    Gia Bảo cảm thấy choáng váng. Cô cảm giác cả người mình sẽ đổ xuống sàn bất cứ lúc nào. Khi cô vừa khụyu người xuống thì Khoa Lâm và cô gái nhỏ hốt hoảng chạy đến đỡ lấy cô. Cô cầm tay Khoa Lâm:
    - Anh đưa em vào phòng trong nhé!
    - Được rồi, em yêu!
    Anh dìu cô vào trong, đỡ cô lên giường. Gia Bảo chớp chớp mắt nhìn anh và hỏi:
    - Trông em thế nào?
    Khoa Lâm vẫn tỏ ra lo lắng:
    - Ồ, em mệt như thế nào thì phải nói cho anh biết chứ sao lại hỏi anh.
    Gia Bảo cảm thấy ngực mình đau nhói. Gần như anh không hề quan tâm đến nhan sắc mà cô đã dành thời gian trang điểm rất kỹ trong suốt mấy tiếng đồng hồ. Cô ướm hỏi:
    - Hôm nay trông anh lạ lắm...
    - Ơ... - Khoa Lâm gãi gãi đầu - ...Không có gì đâu em ạ... Chỉ là vì... nhà ta có người lạ mà.
    - Cô bé giúp việc ấy à?
    - Em nói thật không? Cô ta nhận lời giúp việc à? Cô ta bán bánh cam trước siêu thị à? Trông cô ta như một bông hoa đồng nội ấy...
    - Em cần ít thuốc...
    - Ôi trời, em mệt lắm à?
    - Anh lên lầu tìm giúp em được không?
    - Tất nhiên rồi. Cứ nằm ở đây, anh sẽ tìm thuốc cho em, nó ra sao em nhỉ?
    - Màu xanh lá cây. Hơi khó tìm, anh phải tìm thật kỹ nhé.
    - Được rồi, em yên tâm.
    Khi Khoa Lâm vừa bước lên lầu, Gia Bảo đã đi như chạy ra chỗ nhà ăn. Cô gái nhỏ vẫn ngồi khép nép ở đấy:
    - Này em, chị xin lỗi. Anh ấy vừa báo cho chị biết đã tìm được người giúp việc. Chị gửi em tiền xe. Anh chị phải đi có việc gấp.
    - Ơ... thế anh chị không dùng bữa à?
    - Không... anh chị có việc đột xuất, em nhé!
    Gần như Gia Bảo kéo cô gái nhỏ đi. Cô dúi tiền vào tay cô bé và giục:
    - Chạy thật nhanh ra ngoài đầu ngõ em nhé. Sẽ có xe ôm cho em. Nhanh lên, kẻo không đón được xe ôm đấy!
    Cô gái nhỏ ngơ ngác, chẳng hiểu gì về sự thay đổi đột ngột của cô chủ. Cô chỉ biết làm theo lời ?onàng tiên? của mình. Vừa lúc đó, Khoa Lâm bước xuống:
    - Em ạ, anh không tài nào tìm ra viên thuốc mà em cần. Hình như... em khỏe rồi à?
    Gia Bảo mỉm cười:
    - Tất nhiên, vì hôm nay là sinh nhật anh mà.
    - Em này, cô gái ấy đâu nhỉ?
    - À... cô ấy vừa nhận được tin nhà. Tiếc quá, cô ấy không thể giúp việc cho chúng ta được.
    - Thật lạ. Sao ai cũng bận việc gia đình thế nhỉ?
    - Vì gia đình là tất cả!
    Gia Bảo kiễng chân hôn lên đôi môi chồng. Từ dạo quen nhau cho đến khi thành vợ thành chồng, đây là lần đầu tiên, cô chủ động hôn Khoa Lâm. Vừa dứt ra khỏi nụ hôn bất ngờ và thắm thiết, anh bàng hoàng:
    - Thiên thần của anh, em thật tuyệt vời!
    Gia Bảo nép vào ngực chồng, thủ thỉ:
    - Đừng anh, em không phải thiên thần!
    Một cảm giác trào dâng trong lòng cô. Chừng như một nỗi đau. Cảm giác này, hơn hai mươi năm qua, cô chưa từng biết đến.
    Truyện ngắn của Phương Trinh
  2. cocan

    cocan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2006
    Bài viết:
    2.742
    Đã được thích:
    0



    Bông hồng khô
    ... Nhưng lúc đó cô trẻ con quá, cô sợ nếu đến đó, ngồi đối diện với anh rồi cô không thể che giấu được sự thật rằng cô đã yêu anh...

    Luyên lục tung đống sách báo bị vứt lung tung trên bàn. Cuốn giáo trình vừa hôm trước vẫn còn ở đây thế mà hôm nay đã không thấy đâu. Thực ra đó là cuốn giáo trình môn học từ kỳ học đầu tiên nhưng hôm nay cô cần kiểm tra lại một chút kiến thức để bổ sung vào bản báo cáo khoa học.
    Bới tung cả giá sách lên mà vẫn chẳng tìm thấy cuốn giáo trình đâu, Luyên bực phát khóc. Rúc sâu xuống dưới gầm giá sách để lôi ra một thùng các-tông đựng sách cũ, Luyên thở phào nhẹ nhõm khi thấy cuốn giáo trình bị rơi xuống đây từ lúc nào. Trước khi đẩy chiếc thùng các-tông về vị trí cũ, Luyên bỗng tò mò vì một dải lụa màu đỏ thắm buông ngoài mép một cuốn sổ bìa đen cũ kỹ. Đó là cuốn nhật ký của cô khi mới là cô học trò trường huyện.
    Ngày... tháng... năm...
    Hôm nay mình nhận được một lá thư lạ trong hộc bàn. Có người muốn kết bạn với mình. Cũng thú vị đấy chứ. Cái Lan bảo mình lãng mạn viển vông. Lãng mạn cũng có làm sao đâu? Kèm theo đó là một lá thư viết trên giấy học trò. Nét chữ rắn rỏi nghiêng nghiêng viết bằng mực xanh đã hơi phai màu.
    Ngày... tháng... năm...
    Thư người ấy viết ngày càng dài. Hóa ra "người ấy" cũng có sở thích ép hoa khô giống mình. Cái Lan bảo con trai như thế là quá lãng mạn. Nó kết luận rằng không nên lấy chồng lãng mạn bởi anh ta sẽ không lo lắng cho gia đình, mà như thế thì người phụ nữ sẽ vất vả lắm! Sao nó lại nghĩ tới chuyện chồng con lúc này nhỉ. Mình còn bao nhiêu việc phải làm... mình còn phải học đại học nữa cơ mà!
    Ngày... tháng... năm...
    Hôm nay là ngày thứ 3 không có thư của "người ấy". Mình vẫn gửi thư nhưng chẳng có người nhận. Chắc "người ấy" bận? Hay ốm? Hay người ấy chuyển chỗ ngồi và không muốn liên lạc với mình nữa? Cũng tại mình hôm trước tự dưng lại gây chuyện với "người ấy". Giá như mình đừng trẻ con như thế!
    Ngày... tháng... năm...
    Hóa ra "người ấy" ốm. Thật lạ lùng, chỉ mình đến lớp sớm một chút hoặc người ấy về muộn một chút thôi là chúng mình sẽ biết mặt nhau. Thế mà cả hai lại không hề có ý định làm như thế. Cái Lan bảo mình "người ấy" hâm. Nó khẳng định: "Chỉ có hâm mới ngồi tưởng tượng đủ thứ chuyện viển vông như mày!". Ừ, có khi mình hâm thật đấy chứ!
    Ngày... tháng... năm...
    Cuối cùng thì giờ chia tay cũng đến rồi... Buồn quá... Mình chỉ muốn khóc. Ngồi trong lớp mà đầu óc cứ để đi đâu. Người ấy gửi tặng mình một đóa hồng nhưng ép khô. Hẳn người ấy đã rất cầu kỳ để làm một bông hồng khô đẹp đến thế. "Người ấy" muốn gặp mình để "nói một chuyện quan trọng". Mình có nên đến điểm hẹn không? Cuốn nhật ký kết thúc đột ngột.
    Ép giữa hai trang cuối cùng là một bông hồng khô có thắt một dải ruy băng đỏ. Cành hồng được uốn khéo léo thành hình một trái tim nhỏ xinh. Luyên cầm bông hồng lên, từng cánh hoa rụng xuống tả tơi. Cô vẫn nhớ, ngày ấy cô không gặp "người ấy" dù cô có đến điểm hẹn. "Người ấy" đúng như cô hình dung, mắt sáng, trán cao, tóc bồng bềnh... Cô vẫn nhớ như in dáng ngồi bồn chồn và ánh mắt ngong ngóng ra cửa chờ đợi của "người ấy".
    Cô ngồi khuất sâu trong góc quán và quan sát. Cô đã không đủ can đảm để bước đến và ngồi xuống trước mặt "người ấy". "Người ấy" đã ngồi chờ Luyên rất lâu. Sau ngày ấy, họ bặt tin nhau. Trước kia họ có hộc bàn làm điểm hẹn trao đổi, giờ cả hai đã rời đi mà chẳng để lại cho nhau một cái tên hay một dòng địa chỉ.
    Luyên khẽ nhắm mắt, một giọt nước long lanh tràn ra. Giá như quay ngược lại được thời gian thì Luyên sẽ đến buổi hẹn đó. Nhưng lúc đó cô trẻ con quá, cô sợ nếu đến đó, ngồi đối diện với anh rồi cô không thể che giấu được sự thật rằng cô đã yêu anh. Bởi cô biết mình còn rất nhiều việc phải làm trước khi nhận lời yêu một ai đó.
    Mọi người đều nói với Luyên rằng những chuyện tình học trò nhanh đến nhanh qua. Luyên cũng ngỡ rằng mình đã quên cho tới buổi chiều hôm nay, khi tay cô chạm vào bông hồng khô "người ấy" tặng thì cô mới biết mình chưa thể quên.
    Một cách vô tình, Luyên tháo dải lụa đỏ ra khỏi cành hồng, một dòng chữ viết nắn nót bằng mực bi xanh: "Số điện thoại này sẽ luôn mở để chờ bạn: 091...". Trái tim Luyên run lên, đây phải chăng là sự sắp xếp của số phận khi cho cô có cơ hội gặp lại "người ấy" sau từng ấy thời gian xa cách? Liệu người ấy có còn chờ Luyên không? Cô không biết nhưng dù thế nào thì cô cũng sẽ không thể đánh mất cơ hội của trái tim mình thêm một lần nữa.

    24H.COM.VN (theo TGPN

  3. cocan

    cocan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2006
    Bài viết:
    2.742
    Đã được thích:
    0

    Cha con đi thi
    07-06-2008 23:29:07 GMT +7

    Năm tốt nghiệp phổ thông cơ sở, do thành tích xuất sắc nên tôi đã thi đỗ vào trường chuyên của xã, bố tôi vẫn chưa hài lòng, ông mong muốn tôi học trường chuyên của tỉnh. Trước đây, bố tôi từng là người tài giỏi trong huyện, từng là lớp trưởng, chủ tịch hội sinh viên, nhưng không may gặp phải cải cách văn hóa, đành phải trở về quê làm ông giáo làng. Thật may chủ nhiệm Lưu làm chiêu sinh trên tỉnh là bạn học cũ của bố, cô nói tỉnh sẽ mở thêm một ?olớp anh tài? thông qua thi để chọn. Trịnh Thị Diệu Huyền dịch
    Bố tôi vui lắm, quyết định tự mình đưa tôi lên thành phố để thi cạnh tranh anh tài. Ông đặt hết mọi ước mơ năm xưa chưa thực hiện được vào tôi. Bố đã thức cả đêm trước khi tôi vào thành phố thi để dặn: ?oCon trai, con phải nhớ, con tằm xấu xí sau khi cắn bỏ hết mấy lớp kén sẽ trở thành con **** xinh đẹp...?.
    Hôm thi, hai bố con tôi từ sớm đã đón xe vào thành phố. Trường thi ở gần trung tâm thành phố. Vừa tới nơi, một phụ nữ trung niên ra đón chúng tôi, nói lớn: ?oAnh lớp trưởng, hoan nghênh, hoan nghênh. Con trai anh giống y như anh năm nào, đúng là hổ phụ sinh hổ tử?. Cô ấy chính là chủ nhiệm Lưu. Ông bố oai phong hằng ngày trên bục giảng của tôi bỗng chốc biến thành kẻ hèn kém trước cô ta, chân tay không biết để đâu. Tôi từng nghe bố kể, chủ nhiệm Lưu trước đây rất sùng bái ông, suốt ngày chạy theo để hỏi bài, đuổi cũng không đi... Hôm nay không rõ tâm trạng bố thế nào?
    Trước cổng trường vô cùng náo nhiệt, rất nhiều ô tô đời mới được lái tới. Giữa đám ô tô san sát, hai bố con tôi trông thật đáng thương. Chủ nhiệm Lưu nhìn đoàn xe đi lại tấp nập, nói: ?oNhững người này đều là đưa con đến thi, không là giám đốc thì cũng là ông chủ nhiều tiền, ai cũng mong con mình thành tài?. Nhìn những ?otiểu hoàng đế? từ ô tô bước xuống, tôi có chút tự ti, không biết có thắng nổi họ không? Đúng lúc tôi đang suy nghĩ thì tiếng chuông gọi vào thi vang lên. Tôi nghe thấy chủ nhiệm Lưu nói nhỏ với bố: ?oAnh yên tâm, tôi trông thi?.
    Bố tôi còn căng thẳng hơn tôi, khi tiễn tôi vào phòng thi, ông còn tranh thủ động viên: ?oCon trai, đời người cần phải đi con đường rất dài, nhưng chỉ có một vài cửa ải, ví dụ kỳ thi hôm nay là một cửa ải, bố đợi tin tốt của con?. Trước lúc bước vào phòng thi, tôi quay đầu lại nhìn bố, bố giống như cây nhỏ đang run rẩy trong những ngày đông băng giá.
    Tôi tự hứa, vì bố, tôi nhất định phải đạt được thành tích tốt. Sáng thi văn, sử, địa. Bài thi phát ra, vừa nhìn thì thấy toàn câu hỏi trắc nghiệm, dường như không cần phải viết một chữ nào, chỉ cần gạch chéo hoặc khoanh tròn là được. Đọc câu hỏi dễ tới mức khiến tôi phải giật mình. Đây mà là thi để tìm anh tài sao? Có phải nhầm đề thi không? Tôi do dự không viết, nhìn chủ nhiệm Lưu với ánh mắt hoài nghi. Chủ nhiệm Lưu đã hiểu lầm, vội bước tới giả vờ nói với tôi: ?oEm cứ bình tĩnh, từ từ mà làm, thời gian vẫn còn đủ?. Trong lúc nói, một đáp án bài thi đã rất nhanh được đặt xuống dưới bài thi của tôi. Tôi cảm thấy vô cùng xấu hổ, một đề thi dễ như thế này mà phải cần đến trò này sao? Tôi không do dự lấy tờ đáp án ra, vo tròn lại rồi ném ra ngoài cửa sổ.
    Nhìn vào bài thi tôi thục mạng khoanh tròn, gạch chéo như một trò chơi. Chủ nhiệm Lưu đỏ mặt xấu hổ, vội ra ngoài nhặt cục giấy tôi vo tròn ném ra ngoài đó, sau khi trở lại hai mắt cô luôn nhìn đi chỗ khác không dám lại gần tôi nữa. Không hiểu sao cô ấy không ngồi yên và luôn chạy ra chạy vào. Chỉ cần cô ấy vừa ra ngoài, trong phòng thi như một đàn ong vỡ tổ, di động không ngừng kêu, thí sinh người thì liên lạc ra ngoài, người thì nhìn lên trên hoặc nhìn xuống dưới để chép bài, không giống như phòng thi một chút nào mà giống như cái chợ tự do hơn.
    Bỗng nhiên, phía sau có người dùng tay gãi vào lưng tôi: ?oNày, anh bạn, kết bạn nhé?. Tiếp đến, tôi nhận được một đề thi còn trắng từ phía sau chuyển lên, trong bài thi kẹp một tờ một trăm tệ. Tôi quay đầu lại nhìn thì thấy một khuôn mặt béo tròn đang cười rất kiêu ngạo nhưng cũng rất đáng thương, lại nhìn cảnh tượng ồn ào xung quanh, tôi bỗng nhiên cầm bút và rất nhanh làm xong bài thi đó. Trong lúc làm tôi nghĩ, một trăm đồng trong tay những người này không có giá trị gì sao? Rất nhanh, tôi đưa bài thi đã được làm xong và một trăm đồng xuống dưới. Cậu có khuôn mặt béo tròn đó nói nhỏ một câu: ?oCao thủ? và đút tiền vào túi áo tôi. Tim tôi đập nhanh, tôi giả vờ như không nhìn thấy, trong lòng nghĩ đây coi như là ?otiền thù lao?, hơn nữa tiền của những con người này không phải mồ hôi, nước mắt của bố mẹ chúng, được dùng trong tay tôi có thể là có ích, dùng trong tay họ không chừng lại làm những chuyện lăng nhăng.
    Tôi là người đầu tiên bước ra khỏi phòng thi, trong lòng rất mâu thuẫn. Bố đón tôi, vội hỏi: ?oThi thế nào??. Nhìn dáng vẻ lo lắng của bố, có cái gì đó nghèn nghẹn trong lòng, tôi không nói được gì, nước mắt cứ trào ra. Bố bỗng chốc thần người ra: ?oSao? Thi không tốt à? Đề chắc khó lắm? Người ta chọn anh tài mà...?. Lúc này chủ nhiệm Lưu vội bước tới, vẻ mặt không tự nhiên nói với bố tôi: ?oBài thi tôi đã xem qua rồi, điểm tuyệt đối, đúng là con trai anh, lớp trưởng. Trưa nay anh phải mời tôi đi ăn cơm nhé?. Bố không tin tôi được điểm tuyệt đối, ông đứng im bất động. Chủ nhiệm Lưu cảm động xoa đầu tôi nói: ?oÔi, nếu tôi có được đứa con giỏi thế này, ngày nào tôi cũng sẵn sàng mời cơm?. Bố tôi nghe thấy vậy mới bình tĩnh lại nói: ?oMời, tôi mời!?.
    Trưa, bố tôi chọn một nhà hàng, đưa thực đơn cho chủ nhiệm Lưu nói: ?oCô chọn đi, tùy chọn, cứ mạnh tay vào?. Xem ra bố hơi lo lắng. Tôi lớn như vậy rồi nhưng đây là lần đầu tiên cùng bố vào nhà hàng. Cũng may, những món mà chủ nhiệm Lưu chọn không đắt cũng không nhiều. Bố bớt lo lắng, còn nói lớn: ?oCô cứ chọn, tôi có tiền...?.
    Chủ nhiệm Lưu nhìn tôi nói: ?oĐừng giả vờ nữa, tôi thấy cả rồi. Anh không phải là người có tiền, người có tiền rất khó có được con giỏi như vậy. Anh không lừa được tôi đâu?.
    Bố bị bóc mẽ, bỗng chốc im bặt. Trong bữa tiệc, chủ nhiệm Lưu hỏi tôi hết cái này đến cái khác, hết hỏi mẹ tôi rồi lại hỏi đến cuộc sống gia đình tôi. Bố ra hiệu cho tôi bằng mắt, tôi giả vờ như không nhìn thấy, nói hết sự thật: ?oMẹ bị bệnh suốt năm nằm liệt giường, để cho tôi ăn học, trong nhà không còn gì đáng giá, ngay cả rượu, bố cũng cai không dám uống...?. Chủ nhiệm Lưu trầm tư suy nghĩ, sắc mặt dần trở nên nghiêm túc. Bố không chịu được nữa , quát: ?oKhông nói nữa!?.
    Chủ nhiệm Lưu vài lần định nói rồi lại thôi, cuối cùng cô cũng nói: ?oAnh ạ, có việc quên nói với anh, lớp anh tài thu phí rất cao, hay là...?. Chưa đợi chủ nhiệm Lưu nói hết, bố đã cắt ngang: ?oTôi dù có phải bán cái nồi cuối cùng cũng phải để con học trường chuyên của tỉnh?. Chủ nhiệm Lưu vừa ăn vừa nói: ?oNồi bán thì được mấy đồng? Theo như em được biết, lớp anh tài chỉ có tiền học không thôi một năm đã thu một vạn đồng, ba năm học không có năm sáu vạn không được?. Bố nghe thấy nói vậy, đũa trong tay rơi ngay xuống đất, năm sáu vạn đối với ông mà nói là một con số không thể tưởng tượng nổi. Lúc này, chủ nhiệm Lưu mới nói ra sự thật, lớp anh tài thực ra là lớp thu nhiều tiền, thi không đỗ vẫn cứ được học, thành tích chỉ cần không quá kém, nộp đủ học phí thì có thể vào học... Chủ nhiệm Lưu cười chua chát nói: ?oTrường nghèo quá, phải nghĩ ra cách này để cải thiện kinh tế. Sở giáo dục cũng nhắm mắt làm ngơ. Anh này, những lời này nếu như truyền ra ngoài chắc công việc của em coi như đi đời, em thấy con trai anh như vậy mới nói cho anh điều này, hôm nay, nó đã dạy cho em một bài học?. Bố không nói câu nào, chỉ uống hết cốc này đến cốc khác để giải sầu, dáng vẻ rất đáng sợ. Lúc này tôi mới tỉnh ngộ. Hóa ra lần thi này không phải kiểm tra tôi mà là kiểm tra túi tiền của bố. Bỗng nhiên, bố rót cho tôi một chén rượu: ?oCon trai, uống?. Chủ nhiệm Lưu đưa tay ngăn lại, tôi vội cầm lấy cốc rượu, một hơi uống cạn. Bỗng chốc tôi thấy máu trong người như bốc cháy, tôi hỏi: ?oBố, chiều có thi nữa không??. Không ngờ bố nói lớn: ?oKhông thi?. Chủ nhiệm Lưu cảm thấy ngạc nhiên, trong mắt cô ấy chứa đựng một dấu chấm hỏi lớn. Bố cầm chén rượu lên thề với trời rằng: Ba năm sau bố sẽ lái xe đưa con đi thi đại học. Lúc này tôi hiểu bố đã uống say rồi, người say nhưng lòng không say.
    Chiều, chủ nhiệm Lưu phải đi trông thi, liền gọi người phục vụ lại tính tiền và nhất quyết đòi trả. Bố trợn đôi mắt đỏ ngầu nói: ?oBạn học cũ, cô xem thường tôi quá, khi về tôi sẽ đi buôn, một năm không kiếm được mười vạn tôi không phải là người...?. Ông lấy hết tiền xu, tiền giấy có trong người ra đặt hết lên bàn, nói với người phục vụ: ?oKhông phải trả lại?. Chủ nhiệm Lưu vội nói: ?oĐáng bao nhiêu thì trả bấy nhiêu, tiền là tiền mồ hôi, nước mắt của anh!?. Bố tròn xoe mắt, cười lạnh lùng: ?oTiền là cái gì, người mới là đáng quý?. Tôi kéo chủ nhiệm Lưu ra, vừa khóc vừa nói: ?oCô hãy để bố cháu làm đại gia một lần?.
    Chủ nhiệm Lưu đi rồi, vừa đi vừa nhìn lại...
    Tôi dìu bố ra bến xe, ông vừa đi vừa trách mình: ?oBố là một kẻ nghèo, hai kẻ nghèo ngay cả tiền xe cũng không có, ha ha... Đi, đi bộ về nhà!?. Tôi tranh thủ lúc bố không chú ý, cố tình cúi người xuống, lấy ra một trăm tệ đã kiếm đươc trong phòng thi, nói: ?oCon nhặt được một trăm đồng, hai bố con ta có tiền đi xe về rồi!?. Bố tin là thật, nghĩ rằng tiền này là nhặt được. Vậy là dựa vào phí lao động tôi kiếm được trong phòng thi, hai bố con tôi mới có thể về nhà bằng ô tô.
    Có thể nói, lần thi đó bố đã thất bại, nộp giấy trắng, nhưng trong lòng tôi, bố thi rất tốt, có thể đạt điểm tuyệt đối.
    Truyện ngắn của Ngô Thiên

  4. haha_chetchua

    haha_chetchua Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    20/07/2005
    Bài viết:
    1.388
    Đã được thích:
    0
    Mấy Chậu Hoa Của Thằng Bán Hê-rô-in phần 1
    Mới đẻ ra mà ba hay má Nó đã quăng Nó ngất ngưởng ở đầu cái xóm đó. Ban đầu là cái nôi Nó nằm được đặt trước cửa ngôi nhà lầu đầu hẻm. Thì sáng sớm, ông già chủ nhà lầu đó đi tập thể dục dưỡng sinh, ổng thấy cái nôi liền hoảng quá mà rinh qua nhà kế bên. Nhà kế bên nghe tiếng con nít khóc , mở cửa ra xem thì cũng vội vàng đẩy cái nôi sang nhà khác. Đến sáng thì cái nôi ở trước ngôi nhà của một bà bị tâm thần. Vậy là bả nuôi Nó.
    Nó gọi bà là Má Hai. Dù là bà bị tâm thần, nuôi nấng Nó cũng không được chu đáo cho lắm nhưng Nó vẫn thương Má Hai như ruột thịt của Nó. Nó sống với Má Hai của Nó cũng không vui vẻ gì. Tuổi thơ Nó chỉ là những ngày ngồi xếp giấy vàng mã gãy cả tay, là mấy ngày Má Hai Nó lẩm nhẩm một mình và chửi Nó một mình la? ?ođô? con hoang, con rơi con rớt?, là mấy ngày Nó nhai cơm không khô queo đến trợn trắng mắt...Tới lúc Nó lớn, bệnh của Má Hai Nó phát nặng . Nhiều lúc bà xách dao rượt Nó chạy vòng vòng khắp xóm. Nó chưa có một ngày thực sự vui vẻ, hạnh phúc thì Má Hai của Nó đã chầu bà hai.
    Kể cũng lạ. Lúc còn sống, Má Hai Nó vừa bệnh vừa khổ sở mà không có đứa con đứa cháu nào đến chăm sóc, thăm hỏi. Giờ bà xanh cỏ thì đám con đám cháu nháo nhào lại chiếm nhà. Đến cái đám ma cũng làm cho lẹ lẹ để chuyển đồ qua ở. Còn Nó thì bị đẩy ra đường. Cù bất cù bơ. Lúc này Nó được mười bảy tuổi. Cũng lớn rồi!
    Hai ngày sau bị đẩy ra đường, Nó rửa chén cho cái xe hủ tiếu gõ kiếm tiền, tối thì chui đại vô xó nào đó mà ngủ, sáng bảnh mắt dậy thì tụ tập với đám bạn trong xóm - cái xóm ngoằn ngoèo đầy ngõ ngách. Sáng nay cũng vậy , Nó gặp đám bạn Nó ở một xó. Nó xáp xuống. Đám bạn Nó đang chơi xì-cọt, mắt lim da lim dim, giọng ngái ngủ.
    _ Sao mày không lại chỗ bà Trùm đi.
    _ Mấy tháng trước thằng Tèo đi làm cho bả, giờ nó có tiền lắm.
    Bà Trùm là trùm ở đây. Ngày xưa thì bà đẹp lắm, Nó nghe người ta nói thôi. Bà có năm ông chồng, toàn dân tứ xứ - giang hồ có, con buôn có, thư sinh suy đồi cũng có... Năm ông chồng nên đàn con bà cũng vĩ đại lắm. Gần hai chục đứa! Mà đám con bà Trùm nổi tiếng dữ dằn. Có hôm Nó nghe con gái út của Ông Út đi đánh ghen, kéo một đám xộc vô một xưởng, lấy đá đập bể đầu bảo vệ, rồi tìm ra con nhỏ mà con Út cho là giựt bồ nó, giả cho mấy bạt tay. Ban đầu nhỏ giựt bồ định đánh lại, nhưng mà nhỏ giựt bồ vừa định phản kháng là bị con Út táng tới tấp, nổ đom đóm mắt, lát sau đau quá hay sợ quá mà bỏ chạy, rồi biệt tích. Nghe mà khiếp. Con nhỏ mới học lớp bảy.
    Giờ nó đang vào đại bản doanh của Bà Trùm. Nguyên một con hẻm ở giữa xóm toàn là gia đình Bà Trùm ở. Nó vừa tới đầu hẻm thì đã gặp ngay Ông Út.
    _ Mày đi đâu?!
    _ Dạ con gặp bà Trùm.
    _ Làm gì?
    _ Dạ nhờ bà Trùm cho con việc làm.
    _ Mày ở đâu?
    _ Dạ đầu hẻm đầu đường.
    _ Con ai?
    _ Dạ con bà hai tâm thần.
    _ Vô đi.
    Nó gặp Bà Trùm nằm chễm chệ trên xa-lông. Tính ra thì bà không đẹp như người ta đồn cho lắm. Mập thù lù. Mắt xăm đen thùi. Cái mụt ruồi tổ chảng chực ngay miệng.
    _ Mày làm gì ở đây?
    _ Dạ con đến xin bà Trùm cho con việc làm. Má con chết rồi.
    _ Má mày là ai?
    _ Dạ bà hai tâm thần.
    _ Được rồi. Vài bữa mày lại đây. Giờ tao có công chuyện... NGHE CHƯA?!
    Nó đang đứng sớ rớ. Nghe bà hét, Nó nhảy lên mà ra ngoài.
    Vậy đó, Nó không biết là khi nào thì đến. Chỉ khi mà đói quá vì mấy hôm thắt bụng bằng mấy gói mì khô thì nó lết tới chỗ bà Trùm. Bà Trùm thấy Nó liền nói gì đó. Nó nghe ko nổi, thều thào:
    _ Bà Trùm có cơm nguội cho con miếng... Con đói quá...
    Bà cho nó ăn. Bà Trùm sai mấy đứa con dẫn Nó xuống bếp. Nó ăn ngấu nghiến. Lát no nê, Nó lên nhà trên. Nhà trên lúc này đông người. Nó nghe tiếng bà Trùm hét lên lanh lảnh. Nó đứng lại. Đợi cho ba? chuyển sang giọng êm dịu Nó mới dám lên.
    Trên nhà trên lúc này có thêm mấy người. Nhưng mà cái người cao to, đen thùi, tóc dài, râu quai nón đích thị là thằng Hai con ông Ba . Thằng này thì chuyên gia đâm thuê chém mướn. Khét tiếng lâu rồi. Đi đâm chém mà người không có cái thẹo thì một là vô danh tiểu tốt và hai là hạng quái vật. Nó tin là thằng Hai chắc là quái vật lắm. Bởi vậy nó run lên khi nghe bà Trùm gửi nó cho thằng Hai.
    Nó đi theo thằng Hai ra đầu hẻm . Thằng Hai leo lên chiếc xe ôm . Nó đứng lóng ngóng . Thằng xe ôm quay qua chửi:
    _ *********! Ngó cái gì?
    Thằng Hai mới dòm Nó rồi bảo:
    _ Nó đi chung đó. Mày lên đây.
    Nó ngồi sau lưng thằng Hai . Tấm thân bồ tượng khủng khiếp hôi hám làm Nó mấy lần mém té xuống đường . Xe tống ba chạy vòng vèo khắp mấy con hẻm xiêu vẹo, ô? ga? ô? vịt. Nó ngồi mà bấu vô người thằng Hai. Chật vật. Được nửa tiếng thì xe quẹo vô một con hẻm - đầy các dãy nhà chung cư xập xệ. Bỗng đâu có mấy thằng nhóc chạy theo la í ới :
    _ Anh Hai ! Anh Hai !! Có chuyện rội !!! Anh Hai !!! Anh Tý bị tụi xóm bên đường đâm!!!
    _ Anh Hai! Anh Hai!!
    Đám nhóc cứ chạy theo chiếc xe. Chiếc xe lát dừng lại ở một tòa chung cư to và đen đuổi , khủng khiếp va? u ám. Nó nuốt nước miếng. Thằng Hai quay qua nói với tụi nhóc:
    _ Mày dẫn nó lên phòng kế phòng tao.
    Xong thằng Hai đi với đám nhóc. Còn một thằng nhóc dẫn đường Nó lên chung cư. Đi lên cái cầu thang tối om, miêng thằng nhóc nói liên thanh.
    _ Đại ca mới tới hã?
    _ Đại ca xăm hình gì?
    _ Đại ca mấy chấm rồi?
    _ Đại ca làm gì vậy?
    _ Đại ca ở đâu?
    Thằng nhóc hỏi liên miên làm cho Nó tưởng đâu Nó cũng dữ dằn lắm . Lát Nó nói Nó không có xăm mình thì thằng nhóc cười cười mà không hỏi nữa.
    Căn phòng Nó được đưa tới chính xác là cái nhà vệ sinh! Căn phòng nhỏ xíu với cái cửa sổ bằng bốn ô gạch hai tấc. Â?m thấp va? tối tâm. Sàn thì trám xi măng nham nhở. Người ta đập bỏ mấy cái bồn cầu để biến nó thành một căn pho?ng.
    _ Đại ca ở đây nha. Em chạy theo anh Hai.
    Nó nằm xuống. Mới nãy được ăn no thành ra giờ Nó buồn ngủ quá be?n đánh một giấc vậy.
    Nghĩ là ngủ tới tối, ai dè tới trưa hôm sau Nó mới ngủ dậy. Thằng Nhóc kêu Nó qua phòng anh Hai để chào mấy anh lớn. Thằng Nhóc dẫn nó rửa mặt ở một căn phòng cách đó không xa. Sạch sẽ rồi Thằng Nhóc dẫn Nó qua phòng thằng Hai. Vừa bước vào, Nó đã choáng. Hơn chục người, lưng xăm, mi?nh thẹo ma? mặt cufng thẹo, tóc tai quái dị, đứa thì đầu trọc như mấy thằng tù, đứa thì tự xởn nhìn kinh dị vô cùng. Nhìn mặt ai cũng đằng đằng sát khí.
    _ Mày ra ngoài! Đóng cửa lại!
    Thằng Nhóc liền làm theo. Co?n mỗi mình Nó. Nó lạnh gáy.
    _ Cởi áo ra.
    Nó cới áo ra. Vậy là điều Nó lo sợ cũng đã tới . Chào phòng!
    _ Nằm xuống. Không! Nằm ở đây nè.
    Nó bước lại gần đám người hôi hám. Lỗ mũi Nó điếc đặt mùi thuốc lá khét lẹt . Lát một tên bán nam bán nữ quay qua hỏi thằng Hai:
    _ Anh Hai! Chích mấy chấm?!
    _ Bốn chấm!
    Thằng Hai nói xong thì mấy cặp mắt đảo nhìn nhau rô?i nhi?n Nó do? xét. Thằng bán nam bán nữ mới cười cười:
    _ Bốn chấm . Cưng may lắm đó nha. Hôm nay chị sẵn đi thăm anh Hai nên sẵn dịp xăm cho cưng đó. Chị xăm là mát lắm đó nha.
    Nó nổi da gà.
    _ Rồi, xếp tay tay để dưới cằm đi cưng. Đưa em điếu thuốc anh Tý.
    Thằng Tý băng bó khắp người đưa cho tên bán nam bán nữ điếu thuốc đang bốc khói nghi ngút.
    _ Nằm im nghe chưa!
    Tên bán nam bán nữ đan tay va?o nhau be? răng rắc rô?i luô?n tay xoa nắn , bóp bắp tay trái của Nó. Một lúc thi? tên ấy chích đâ?u điếu thuốc đỏ lo?m vào. Nó đau muốn la lên, nhưng mà cắn răng chịu đựng. Chích bốn phát. Nó nhắm nghiền mắt. Mồ hôi ràn rụa.
    _ Giờ thì xăm mình! Ai gia nhập vô băng của anh Hai thì phải xăm đầu chó sói lên lưng.
    Tên bán nam bán nữ vừa lẩm nhẩm vừa làm. Bàn tay tên ấy thoăng thoắt điệu đàng mấy ngón tay sơn đo? chót, cầm mấy cây kim may bao bố với mấy hũ mực đen thùi.
    _ Sát trùng trước!
    Nói bằng cái giọng dẹo queo, tay tên ấy cầm cây kim hơ trên ngọn đèn cầy. Đầu kim bốc khói rồi ám khói đen xì.
    _ Chị đây xăm là khỏi chê!
    Xong thì Nó thấy tên bán nam bán nữ xáp vào, Nó căng ngươ?i ra hô?i hộp. Tên bán nam bán nưf tay thì vuốt ve , khêu gợi, miêng thì thâ?m thi? nhưfng lơ?i châu câu ngọc. Nó nổi da gà. Kinh hãi. Cây kim đâm đều trên da thịt Nó.
    Phải mấy hôm sau Nó mới nằm ngửa được. Cái lưng Nó sưng phù đau nhức . Mà cái lưng chưa lành thì thằng Hai một đêm quăng cho Nó bịch hàng trắng, bảo mai đem bán.
    _ Em chưa biết gì...
    _ Cu lì nó chỉ mầy.
    Xong thằng Hai dắt gái vô phòng Nó đóng cửa cái cộp. Tối đó Nó hình dung viễn cảnh ngày mai. Gió lu?a tư? cư?a sô? mát rượi, nó bước lại gần, nhìn ra đường, một khu ổ chuột tối om. Nó mới nhìn ra xa, ở cái vùng sáng xa xa, nơi mà mọc dựng đứng mấy ngôi nhà cao tầng cao hết cỡ... Nó thắc mắc không biết dân ơ? xóm na?y với dân ơ? cái nơi sáng su?a nha? cao tâ?ng ấy khác nhau như thế na?o.
    Sáng hôm sau, Thằng Nhóc hôm bữa - cu Lì - dẫn Nó qua bên kia đường, đứng ngay đầu hẻm, Thằng Nhóc nói:
    _ Mấy bữa trước anh Hai đập tụi xóm này. Giờ thành địa bàn mình luôn rồi.
    Nó nãy giờ bối rối, giờ mới hỏi:
    _ Bán như thế nào ha? mậy? Tao không biết...
    _ Dễ ẹt! Đại ca thấy có người tấp vô thì hỏi mua không? Nó nói mấy tép thì mình bán nó mấy tép. Chút xíu thằng bán vé số lại mua liền nè. Rồi thằng nhà bên kia. Mấy thằng bên xóm chùa....
    Thằng Nhóc nói một tràng danh sách khách hàng mối, ngón tay chi? búa xua các hướng. Nó chóng mặt va? ráng nghe lấy. Lát thì đúng là có thằng bán vé số đi đến hỏi mua thiệt. Hóa ra việc mua bán dễ hơn Nó tưởng. Thoắt cái cái bao hàng giấu trong hốc ống cống đã hết vèo phân nửa. Cũng nhờ Thằng Nhóc. Ban đầu tay Nó cầm hàng còn run, nói chuyện với ngươ?i mua như ga? mắc thun. Giờ thì ok rồi! Nó cười ngu ngơ. Mới bán được thế này mà cả ối tiền trong bụng Nó, phen này thằng Hai chắc cho Nó ăn cơm sườn, uống cà phê.
    Đang sung sướng thì đâu một đám xộc vào. Tay nào mã tấu, bóng đèn nê-on be? nư?a, gậy gộc ... Nó nhìn ngây thơ. Đám đông xông tới Nó, la hét. Thằng Nhóc vắt giò chạy hồi nào không hay, vậy là Nó hoảng lên vắt giò chạy theo .
    _ Đập nó!!
    _ Đánh chết mẹ nó!!
    _ Đ* m* mầy đứng lại!
  5. cocan

    cocan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2006
    Bài viết:
    2.742
    Đã được thích:
    0

    Việc làm Online
    Video clip
    Lễ truy điệu và an táng? Lễ truy điệu và an táng?(t/theo) Hoa hậu Hoàn Vũ? Sập nền Sawaco
    CẨM NANG ĐỜI SỐNG
    Dịch vụ - Du lịch Hội nhập - Phát triển
    Thông tin cần biết
    Chứng khoán Dự báo thời tiết Chuyển đổi font Soạn thảo online
    Từ điển trực tuyến
    Từ cần tra:

    Chọn từ điển:
    TĐ tổng hợp Anh - Việt Việt - Anh TĐ tiếng Việt Việt - Pháp Pháp - Việt TĐ tin học Anh - Anh







    Thông tin tòa soạn
    - Ban biên tập
    - Liên hệ
    - Quảng cáo
    - Quảng cáo online
    - Đặt mua báo



    TRUYỆN NGẮN
    Thứ năm, 03-07-2008

    Pythagore
    29-06-2008 02:42:35 GMT +7

    Chị ngồi thừ trước một mail: ?oGởi bài theo địa chỉ Duti...@.......com.vn? Duy Tiến. Viết cho vài tờ báo đủ để chị biết dân làm báo rất ?ochảnh?, hiếm khi hồi âm cho cộng tác viên, trừ những trường hợp vô cùng cần thiết
    Chị đến với tờ báo này thật tình cờ. Nhỏ cháu Thảo giới thiệu: ?oDì Út viết cho tờ Pythagore đi. Báo này thích hợp với kiểu viết của dì Út lắm đó?. Và chị gởi bài. Vài tuần sau, một buổi trưa, chị nhận cú điện thoại từ tòa soạn hỏi kỹ về chị, báo cho chị biết bài chị được đăng vào số báo tới. Phấn khởi, sau số báo ấy chị gởi tiếp bài theo địa chỉ tòa soạn và nhận được địa chỉ mail cá nhân này của Duti. Những kỳ gởi bài tiếp theo chị đều nhận được phản hồi, khi khen, khi chê, khi thì báo chị biết nên gởi bài khác. Có lúc nhắc chị gởi bài.
    Chị xem danh sách thành viên chính của báo. À, Lê Duy Tiến, Phó Tổng Biên tập. Chị hỏi nhỏ Thảo, nó nghiêm mặt: ?oLà sếp đó?. Sếp sao ?ohạ mình? mail cho chị vậy ta? Hay đây chỉ là một tờ báo nhỏ? Không, đây là tờ báo chuyên về khoa học và rất có uy tín. Báo cập nhật tin tức khoa học, những nghiên cứu, các ứng dụng khoa học hằng ngày, những câu chuyện về các danh nhân. Có một mảng nhỏ về giáo dục và đời sống. Chị viết cho mảng này.
    Kể từ lúc chị có bài đăng trên Pythagore, uy tín của chị đối với bạn bè tăng lên. Thực ra chị viết từ lâu rồi, cách đây cũng gần hai mươi năm. Chị viết một mạch bốn năm liền cho tờ báo dành riêng cho phụ nữ. Sau đó, bận lấy thêm một bằng đại học, bận tìm thêm chỗ dạy... chị cũng nghỉ một mạch gần mười sáu năm. Chị trở lại nghề báo do bức xúc, do những bất công chị gặp trong môi trường giáo dục. Từ việc phân công giảng dạy cho đến chuyện canh gác thi... Chị viết để xả xì trét (stress). Những bài đầu tiên cho chuyến trở lại nghề viết lách khiến chị vui ?omịt trời?. Vào lớp chị hân hoan khoe với học trò. Chúng cũng chung vui rồi chuyền tay nhau những tờ báo có bài của chị.
    Chị thích Pythagore ngay lần đầu nhỏ Thảo giới thiệu cho chị. Đó là tên tác giả định lý chị thích nhất thời còn đi học: ?oBình phương cạnh huyền bằng tổng số bình phương hai cạnh kia?. Giờ đây Pythagore còn có ý nghĩa khác, chị có ?ongười quen? là Duti.
    Duti mail cho chị, gọi chị là Huyền, xưng tôi. Chị thường nói trống không. Một lần chị rụt rè hỏi về cuộc sống của Duti. Suốt hai tuần chờ đợi chị chẳng nhận được một lời phúc đáp nào. Đôi khi chị muốn ?onhảy? vào Yahoo! Messenger tìm Duti để chat. Nhưng không, Chị vốn ghét chát chít. Hơn nữa chị có mặc cảm mình không khéo ăn khéo nói. Mà chat rồi sẽ vào webcam. Chị già rồi, đuôi mắt đã có dấu chân chim, sợ Duti sẽ đổ vỡ khi nhìn thấy chị. À, mà Duti có xây mộng về chị đâu. Thật khéo lo xa! Rồi sự tò mò điều khiển đôi tay chị, chị mail hỏi tiếp về Duti. Hai ngày sau ?ochơi? thêm hai mail nữa. Tối đi dạy về mở mail: ?oTôi học Khoa Văn - Đại học Tổng hợp TPHCM, rồi sang Nga học tiếng Anh, sang Anh học báo chí. Đến đâu tôi cũng vừa đi làm vừa đi học. Còn năm năm nữa tôi nghỉ hưu. Tôi đã ly hôn với người vợ đầm, con trai duy nhất của tôi hiện sống và làm việc tại Anh. Tôi không thích nói nhiều về mình?.
    Trời đất! Cái gì mà đi lòng vòng từ xã hội chủ nghĩa sang tư bản chủ nghĩa vậy? Ảnh hưởng nhiều nền văn hóa, Duti thích loại nhạc nào nhỉ, có mê The Beatles, có thích nghe guitar classic như chị không? Sao Duti không hỏi gì về chị? À, mà hỏi làm gì. Lúc gởi bài chị đã không cho biết tên thật, địa chỉ, số điện thoại. Qua những bài viết hẳn Duti biết chị còn độc thân. Chỉ có Duti là một bí mật với chị mà thôi. Hồi nhỏ chị cũng học trường Tây vậy. Chị cũng đi du lịch nước ngoài: Thượng Hải, Tô Châu, Trùng Khánh..., Singapore, Thái... chị đi mỗi mùa hè, tết. Nhưng chắc không ?oTây? bằng Duti đâu. Nhưng cũng gọi là từng đi nước ngoài để... đỡ tủi nếu ai đó có sự so sánh.
    Từ khi biết về Duti, chị vui vẻ hẳn lên. Vào lớp học sinh đứng lên chào, trước khi cho các em ngồi xuống, chị cười thật tươi với các em khiến có đứa thắc mắc hỏi: ?oCó bài đăng báo hả cô??. Chị chỉ cười. Ờ, mà sao chị lại vui kỳ vậy. Chị với Duti chỉ biết nhau qua những dòng mail thuần về bài vở. Có gì đâu mà chị như đi trên mây vậy?
    Khi vui người ta thường muốn được chia sẻ. Vào phòng bà chị Tư, chị nói xa nói gần về người quen ở báo Pythagore, bà chị gạt ngang: ?oBài mày hay người ta đăng chứ bộ thích mày người ta mới đăng hay sao??. Cái bà này tự nhiên kéo mình té ùm xuống đất. Chị gọi cho Cẩm Hồng, Ngọc Nga - những đứa bạn học độc thân lớn tuổi như chị, Cẩm Hồng kể:
    - Thằng cha già quen tao chết vợ. Mấy đứa con lớn rồi còn sợ tụi nó tủi vì bố lấy vợ sau nên bảo tao với ổng sống đại với nhau, miễn hạnh phúc thì thôi. Là giáo viên như thế làm sao dạy học trò. Tao cho hắn de từ bấy đến nay. Giờ tao ?olàm biếng? yêu lắm rồi.
    Nhỏ Ngọc Nga lại ?obàn lui?: Ổng sống nước ngoài nhiều năm thiếu gì cô gái đẹp thích ổng... Làm gì đến lượt mày. Chuyện tình yêu mày đừng hỏi tao. Tao thấy yêu công việc hơn yêu người. Yêu người dễ bị bỏ. Yêu công việc chỉ có mình bỏ nó. Cho nên tao ?ohổng rảnh? để yêu.
    Ngọc Nga còn nghi ngờ: ?oLy dị vợ nhiều năm mà chưa tái hôn... Ê, có phải cha đồng tính không? Dân sống nước ngoài hay bị bệnh lắm?. Chị tức tối: ?oỞ trong nước muốn bệnh cũng bệnh. Bộ sống nước ngoài mới biết đồng tính sao??. Thôi, không nói chuyện với đám bạn này nữa. Đứa ?olàm biếng? yêu, đứa ?okhông rảnh để yêu?. Chỉ có chị còn nhìn tình yêu đầy thi ca lãng mạn. Thời sinh viên, chị cũng đầy tự hào. Tốt nghiệp thời bao cấp, cuộc sống khó khăn, chị không dám lập gia đình.
    Sau ngày đất nước mở cửa, chị đã già. Chị ngạc nhiên vẫn còn nhiều anh chàng nhí nhố theo chị, già có trẻ có. Vài lần tiếp xúc, chị biết họ đến với chị nếu không vì hộ khẩu thành phố cũng vì khả năng kiếm tiền của chị. Lấy chị thật thuận lợi. Có hộ khẩu, có sẵn nhà cửa, có cả cuộc sống nhàn hạ... trong khi chị, ngoài trường THPT do sở phân công, chị đang đứng lớp một trường Anh ngữ quốc tế đầy danh giá. Từ đó chị đâm ?ochán? yêu.
    Sự xuất hiện của Duti thi thoảng trên hộp mail của chị như trận mưa đầu mùa tưới mát những nụ hồng tình yêu cuối cùng trong trái tim chị. Chúng nhú mầm xanh tươi, e ấp... từng kỳ chị gởi bài cho Pythagore. Chúng như từng ngày chờ đợi sẽ rực rỡ trong tâm hồn khô cằn của chị.
    Với Duti sao nhỉ? Duti liên lạc với chị chỉ vì bài vở thôi. Chị chỉ là cây bút nghiệp dư, đâu có tiếng tăm gì, cần chi một phó tổng biên tập phải lưu tâm. Hay Duti thích văn phong của chị? Trời đất, văn chương chị mộc mạc gần chết. Nói đến văn phong nghe mắc cỡ. Với các cộng tác viên khác, Duti có thường mail nhắc bài như với chị không? Mà sao chị hay thắc mắc thế? Nếu muốn cứ việc đến thẳng tòa soạn hỏi Duti.
    Chị từng đến cơ quan báo Pythagore lãnh nhuận bút rồi mà. Cô thư ký rất vui vẻ. Thế mà chị chẳng dám hỏi gì về Duti. Mỗi lần đến, chị nhìn dáo dác đoán xem ai là Duti. Sau đó chị mới thấy mình thật vớ vẩn. Sếp phải ngồi phòng máy lạnh, ai lại ngồi ?odưới đất? bao giờ. Chắc văn phòng Duti trên lầu. Duti ra sao nhỉ? Đàn ông ngoài năm mươi thường bụng phệ, đầu hói. Đàn ông từng sống nước ngoài, chắc cao ráo, lịch lãm, thường tập thể dục nên tướng tá gọn nhẹ như minh tinh màn bạc?
    Tự dưng chị bày đặt ăn kiêng. Bà chị Tư la: ?oMày làm việc nhiều, ăn kiêng coi chừng kiệt sức đó. Như tao nè, muốn ăn là ăn?.
    - Chị chồng con rồi chẳng nói vậy. Em phải giữ eo - chị nói nửa đùa nửa thật - để còn kiếm chồng chứ!
    Bà chị bĩu môi: Xì, eo ?olu? còn giữ.
    Chị chống chế: ?oGiữ cho nó đừng như thùng phuy biết đi?.
    Cu Ti, đứa cháu gọi chị bằng bà Út - sinh viên năm thứ nhất đại học - nói xen vào sặc mùi tuổi teen: ?oÔng nào thương bà Út dù bà Út bèo nhèo như con mèo, nhìn bà Út thấy chán như con gián... ổng vẫn cứ thương. Miễn sao gần bà Út ông ấy không cảm thấy buồn như con chuồn chuồn là được. Ở tuổi teen của tụi con nhiều đứa con gái đẹp như cốm dẹp nhưng kỳ khôi như con... chồn hôi, tụi con cũng lánh xa?.
    Thằng quỷ, hết chuyện rồi nó dạy bà Út yêu. Mà nó nói cái gì từ món ăn sang thú vật rồi côn trùng vậy ta? Xưa nay, chị chỉ nghe cốm dẹp ngon chứ chẳng ai so sánh đẹp như cốm dẹp cả. Ối mà lứa tuổi ô mai tụi nó nói chuyện, lý sự... người lớn tuổi như chị ?ohiểu chết liền?!
    Buổi trưa đi dạy về, chị vội mở mail: ?oTôi cũng rất muốn gặp Huyền. Huyền đến cơ quan, hỏi cô tiếp tân, cô ấy sẽ hướng dẫn...?. Đúng là ít lời. Chiều nay không có lớp dạy. Chị in tờ mail. Chị bỗng thấy thật vui. Hay là chị đến ngay hôm nay?
    Chị tắm táp vội vàng. Thật ra, mỗi ngày cũng như lúc nãy, xe buýt chạy ngang tòa soạn báo Pythagore, chị luôn nhìn những người đàn ông ra vào lướt qua mắt chị để đoán xem ai có thể là Duti. Bây giờ cứ quyết định đi gặp xem sao. Người thế nào mà làm sếp.
    Duti có bao giờ hỏi cô thư ký về chị không nhỉ? Huyền Sao đến lãnh nhuận bút là người như thế nào? Chắc chắn cô ấy sẽ kể: ?oLớn tuổi, không đẹp, hơi mô đen?. Chị ngẩn ngơ,... Nếu Duti thấp lùn, bụng phệ, đầu hói thì sao? Nếu Duti là người đàn ông cao ráo, lịch lãm thì sao? Thì thôi chứ sao? Người ta có phải của chị đâu nào? Sau lần gặp này Duti có mời chị đi uống cà phê không? Có muốn kết bạn với chị không? Hay Duti chỉ nói dăm ba câu rồi chị ra về - như cô thư ký phát nhuận bút cho chị mỗi kỳ báo - không một chút quan tâm, không một lời hỏi han? Gì thì gì, cứ đến thử một lần để sau này không ân hận vì mình không tích cực tìm kiếm hạnh phúc. Một người nào đã nói: ?oHạnh phúc không tự dưng đến mà ta phải đi tìm và biết gìn giữ?. Bà chị Tư nói ở tuổi chị kết bạn là tốt rồi, có người để đi chơi, đi uống cà phê, chia sẻ vui buồn... không cần tiến xa hơn. Chị không nghĩ như vậy. À, mà Duti có thích uống cà phê không nhỉ?
    Thôi thì từ trước đến giờ chị vẫn luôn chờ đợi tình yêu đến với mình. Hôm nay, tự chị đi tìm xem sao. Đầu hói, bụng phệ hay cao ráo, đẹp trai gì... phải đi gặp mới biết được chứ. Còn Duti sau khi gặp chị thì sao? Kệ, sao cũng được. Không thèm mail cho chị, ách bài chị lại vì chị già quá, xấu quá... cũng mặc kệ. Hãy nhìn thẳng vào sự thật!
    Chị bước vào văn phòng cố làm ra vẻ bình thường. Cô thư ký cười: ?oTới nhận nhuận bút hả cô??.
    - Không... nhận từ tuần trước rồi.
    Ngần ngừ, chị đưa tờ mail ra. Cô thư ký nhanh nhẹn: ?oÀ, cô vào thang máy, đến tầng 4, phòng thứ hai?.
    Chị cám ơn. Vài người vào thang máy với chị. Ai là Duti nhỉ? Đến lầu 4, chị gõ cửa phòng số 2. ?oMời vào?. Trời ơi sao giọng nói trẻ vậy, khác với lần đầu Duti gọi điện đến cho chị? Mở cửa chị nói ngay:
    - Tôi muốn gặp Duy Tiến.
    - Chị có hẹn trước không?
    Chị đưa tờ mail ra. Cậu thanh niên vui vẻ: ?oA, hóa ra chị là chị Huyền Sao à. Anh Duy Tiến nghỉ trưa trên lầu, chưa xuống?. Có tiếng ồn ào sau lưng chị, một giọng Sài Gòn êm ái cười đùa với mọi người từ thang máy bước ra. Cậu thanh niên reo lên: ?oAnh Tiến ơi, có chị Huyền Sao, cộng tác viên tới gặp anh nè?.
    Tiếng nói cười của người lớn tuổi im bặt sau lưng chị. Những tiếng cười khác cùng tiếng bước chân xa dần. Hình như Duti là người khó tính, hình như Duti không thích phụ nữ đến tìm. Trời ơi sao chị dại dột thế. Cứ để mờ mờ ảo ảo như trước đây hóa hay hơn. Nhưng chị đã quyết định rồi mà. To be or not to be. Nhất chín nhì bù. Tây, Tàu gì chị cũng đả thông hết rồi. Chẳng có gì phải hối hận cả. Có tiếng đóng cửa nhè nhẹ, tiếng đôi giày tây từng bước đến sau lưng chị. Chị thở thật sâu, cúi xuống phả hơi ra từ đôi môi được tô thật kỹ. Nhẹ nhàng, chị gỡ đôi mắt kính mát Adidas ra và từ từ quay lại...
    Truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Hà

  6. cocan

    cocan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2006
    Bài viết:
    2.742
    Đã được thích:
    0
    Đồ mặt đểu
    13-07-2008 08:27:27 GMT +7

    Tôi nằm trùm chăn kín mặt, hơi thở khò khè chưa đủ sức át được chiếc loa rè cassette cũ kỹ xổ ra những bài hát cũ kỹ Thiên từng hát cho tôi nghe. Mỗi lần dứt những bài hát quen ấy tôi lại thò tay ?otua? lại theo một phản xạ để nghe đến nhàu.
    Thiên đã đi, về lại Đà Nẵng nơi anh sinh ra, nơi có công ty ba mẹ anh đã lập sẵn chờ anh về làm ông chủ, nơi có người con gái ?omay mắn? hay là ?obất hạnh? nào đó được ba mẹ anh lập trình sẵn luôn cho anh. Tình yêu của tôi không đủ sức níu Thiên, nhưng lại thừa kiêu hãnh để buông Thiên.
    Mùa đã qua, người đã đi, sao tôi cứ mãi nhay đi nhay lại những kỷ niệm? Thật ngốc! Nghĩ vậy, tôi bật dậy vươn vai và bắt đầu cho một ngày mới khác trước. Tôi dọn dẹp lại căn phòng vốn dĩ quá ư bề bộn. Và, mắt tôi dừng lại ở một cuốn tạp chí Thiên tặng tôi, trong đó giới thiệu một công trình kiến trúc với cái tên rất đặc biệt ?oTrăng & nước?. Thiên không ít lần kể với tôi về công trình này, giọng đầy ngưỡng mộ. Tôi lần giở tạp chí, đúng trang có công trình kiến trúc kia, ừ nhỉ, sao tôi không tự đến đó một mình...
    Tôi nhảy chân sáo trên các vệt nước chìm đá đen, cảm giác thật dễ chịu. Lúc sau tìm một góc quán ngồi quan sát toàn bộ khung cảnh. Tôi tỏ ra hài lòng với chỗ ngồi này. Bỗng tôi nghe tiếng ?oxoảng? phía sau, quay lại, chiếc ly nước ép bưởi vỡ vụn dưới nền, cô phục vụ đang í ới xin lỗi gã khách. Gã khoảng 30 tuổi, mặt lạnh, ánh mắt lạnh, cái nhếch môi lạnh, cái phủi tay cũng lạnh:
    - Chút nữa cô tự trả tiền ly này...
    - Chính anh gạt tay làm rơi mà... - cô phục vụ lí nhí.
    - Cô không có mắt sao, cô là phục vụ mà không biết cách phục vụ!
    - Nghĩa là sao ạ? - cô phục vụ lại lí nhí.
    - Ly nước bưng ra cho khách phải để trước mặt khách, đằng này cô để nấp phía sau laptop của tôi làm sao tôi thấy được - giọng gã gay gắt.
    - Nhưng tôi... - cô phục vụ yếm thế.
    Gã không nói gì thêm nữa, lạnh lùng xách laptop quay đi, cô phục vụ thì thút thít khóc, có lẽ tiền đi làm thêm chẳng được bao nhiêu mà tiền đền ly vỡ thì nhiều hơn. Tôi cảm thấy bất bình trước chuyện ấy, máu nóng trong người tôi sôi lên. Tôi hét lên:
    - Nè e...e...è anh kia...
    Gã nghe tiếng hét quá to của tôi, như một phản xạ tự nhiên, gã dừng lại nhưng không quay lại. Tôi tuôn ra một lèo.
    - Anh là đàn ông đàn ang kiểu gì thế?
    Gã quay lại thả một cái nhếch cười cực đểu rồi đi thẳng vào quán bar. Tôi chẳng thể làm gì được, quay lại chỗ cô gái.
    - Tôi xin trả tiền ly nước ấy thay chị!
    Tôi trở lại chỗ ngồi, lòng đầy buồn bực. Từ quán bar như cái nơm cá phát ra thứ âm nhạc mang phong cách Nam Mỹ, nhiều người kéo vào trong bar nghe nhạc. Bản tính tò mò tôi cũng vào nghe. Trên sân khấu là cô ca sĩ trông giống như một cô gái digan, tóc uốn lọn rối một cách hoang dã, vừa ôm đàn guitar vừa say sưa hát đến cháy mình, giọng gằn gằn rực lửa. Ở dưới khán giả say sưa gõ nhịp tay, nhịp chân... Tôi đứng xem một lúc cảm giác ***g ngực mình cứ bị nổ bung ra... Tôi lủi ra ngoài. Ngồi thêm một lúc ở không gian ngoài, nhìn nước, nhìn trăng, nhìn từng đôi tình tứ, trên khuôn mặt họ rạng ngời hạnh phúc mà tôi chạnh lòng. Tự dưng tôi nhớ đến Thiên, tôi rất muốn cầm máy lên để gọi cho anh nhưng lòng kiêu hãnh đẩy đưa, tôi cứ mãi chần chừ. Nhưng rồi tôi lại tự an ủi ?omình thích gì làm đó, đừng lý trí quá?. Tôi gọi. Những hồi chuông kéo dài rồi rơi vào im lặng. Thất vọng. Buồn. Tôi ngồi như một pho tượng chăm chăm nhìn mặt nước. Lúc sau có âm báo tin nhắn. Là tin nhắn của Thiên. Anh đã khác trước thật rồi. Ngày xưa mỗi lần thấy cuộc gọi nhỡ của tôi, anh luôn gọi lại, vì anh biết tôi chưa đi làm. Chính vì điểm đó mà tôi thêm yêu Thiên. Vậy mà... Tôi mở tin nhắn, những con chữ cứ nhấp nhô như sóng trước mắt làm tôi lại... say: ?oVừa rồi anh đi với... vợ sắp cưới nên không bốc máy, em có chuyện gì không, nếu không có chuyện gì đừng gọi điện cho anh nữa nhé!...?. Tôi vào lại bar, gọi một ly rượu, uống, nhảy, lắc lư theo giai điệu, chả mấy chốc những khuôn mặt người trong quán nhập nhòa, tôi lờ mờ thấy khuôn mặt lạnh, ánh mắt lạnh, nụ cười lạnh mà tôi gặp lúc nãy... rồi khuôn mặt ấy cũng nhạt dần, mờ dần...
    Tôi tỉnh dậy nắng đã hắt đầy phòng, ô cửa lạ, khung rèm lạ, căn phòng lạ, và cái khuôn mặt đang đứng bên cửa sổ rít thuốc nhìn xuống vườn quen quen, khuôn mặt lạnh, ánh mắt lạnh ấy...
    Tôi giận dữ:
    - Đồ đểu, ngươi đã làm gì ta?
    - Xe của cô dưới vườn, cô có thể đi!
    ?oHu.. hu... hu... hu? - tôi chợt khóc ngon lành.
    - Ai làm gì mà cô khóc?
    - Ta đâu có khóc vì ngươi... Này... Tôi gí mẩu tin nhắn mà Thiên gửi trước mặt gã.
    ?oHu...hu...hu...hu?. Tôi lại khóc to hơn.
    Gã đọc xong tin nhắn nhếch cười.
    - Ngươi cười gì?
    - Chuyện bé bằng cái tăm, người yêu đi lấy vợ có gì phải khóc?
    - Mắc mớ gì tới ngươi? Đồ mặt đểu. Hu hu hu hu. Ngươi thì biết quái gì về tình yêu mà nói?
    Tôi nói rồi vùng vằng đi về phía góc vườn nơi dựng chiếc xe máy của tôi rồi nổ máy lên xe đi.
    ***
    Mấy ngày sau đó, tôi cứ ngồi đần trong góc phòng ấp ủ giấc mơ viết gì đó, đại loại một cuốn tiểu thuyết mà nhân vật nam chính là Thiên và nhân vật nữ chính là tôi để Thiên đọc, để biết đâu Thiên lại ân hận vì đã rời bỏ tôi, để biết đâu... Tôi thả sức tưởng tượng và thấy vui vì điều đó. Bỗng chuông điện thoại làm gián đoạn sự tưởng tượng của tôi. Một số máy lạ. Tôi bốc máy. Đầu dây bên kia vang lên giọng con trai.
    - Cô tên gì?
    - Anh gọi cho tôi mà không biết tôi tên gì? Đồ vớ vẩn, muốn tán tỉnh chứ gì, nhầm máy rồi nhá!
    Tôi nói xong cúp máy cái rụp. Nhưng chợt ngờ ngợ khi nhớ ra giọng nói.
    Số máy lạ vẫn gọi tiếp. Tôi bực mình bốc máy tiếp.
    - Vẫn là tôi đây. Tôi là...
    - Khỏi cần nói, ta nhận ra giọng nhà ngươi rồi, có chuyện gì mà ngươi a lô cho ta?
    - Đòi tiền cô!
    - Tiền gì? Ta nợ ngươi khi nào? Tôi cao giọng.
    - Tiền ly rượu cô uống đến say chưa trả tiền. Tôi phải trả giúp. Hóa đơn tôi đang giữ đây! Còn tiền thuê taxi chở cô và chiếc xe của cô, tiền cô ngủ nhờ nhà tôi, tôi biếu không!
    Tôi giận tái lên, hét toáng trong điện thoại.
    - Ngươi là đồ keo kiệt!
    - Khi nào cô định thanh toán cho tôi. Nhớ thanh toán luôn tiền điện thoại nãy giờ tôi gọi nữa đấy!
    - Đồ... đồ... Ta sẽ trả cho ngươi ngay bây giờ!
    Tôi phóng thẳng đến nhà gã. Gã đang thư thái quần ống thấp ống cao tưới cây. Tôi hộc tốc dựng xe đến trước mặt gã, định tuôn ra một tràng những lời bực tức, nhưng tôi đã kịp ghìm để rồi ?osón? ra đúng một chữ:
    - Nhiêu?
    Gã rút trong túi ra hóa đơn. Tôi liếc nhìn.
    - 40 nghìn à, đơn giản.
    Tôi nói rồi lấy trong ba lô ra túi đựng đồng xu, đổ ào xuống chiếc bàn đá góc vườn. Gã tròn mắt lên nhìn, lấp loáng trên mặt bàn làm bằng đá đen ấy là một đống toàn đồng xu năm trăm lẻ và hai trăm lẻ. Tôi nghênh mặt.
    - Trả cho ngươi đấy, tự đếm lấy!
    Gã gẩy gẩy mấy ngón tay lên mớ đồng xu rồi nói mặt vẫn lạnh tanh.
    - Toàn bộ chỗ này mới có 37 nghìn hai trăm lẻ.
    Tôi biết là gã lừa mình, gã chưa hề đếm. Tôi gom toàn bộ đồng xu bỏ lại vào túi đựng. Nhìn gã.
    - Vậy là xong. Ta đã trả cho ngươi mà ngươi không lấy. Ta về để ngươi còn tưới cây. Nhưng còn một việc nữa, ta sẽ... tính sổ ngươi sau.
    Tôi đeo ba lô ngúng nguẩy đi. Gã kéo vai tôi lại, bàn tay kéo mạnh làm vai tôi đau nhói. Theo phản xạ, tôi quay lại. Tự dưng bắt gặp ánh nhìn thật lạ. Tôi hơi chút bối rối, không biết lúc đó mặt tôi có đỏ dựng lên không nữa? Bốn con mắt cứ nhìn nhau. Im lặng. Bỗng gã buông tay ra khỏi vai tôi. Khuôn mặt trở về lạnh tanh.
    - Cô đi đi!
    Tôi cảm thấy hụt hẫng và một chút tự ái con gái nổi lên. Tôi lẩm bẩm trong miệng ?ođúng là đồ mặt đểu, cũng may...?.
    Tối đó Thiên gọi điện cho tôi, giọng đầy bực tức. Anh trách tôi đã có người khác nhanh đến thế. Vậy mà tôi từng thề suốt cuộc đời này tôi chỉ yêu mình anh... Thì ra là gã mặt đểu, nhân lúc tôi đưa cho gã đọc cái tin nhắn mà Thiên nhắn cho tôi, gã đã nhớ ngay số và gọi cho Thiên để từ đó biết số điện thoại của tôi chứ không phải như tôi nghĩ oan cho gã. Tôi miên man chìm vào giấc ngủ với chút niềm vui rằng nhờ gã mặt đểu mà tôi biết được thực ra Thiên vẫn còn nhớ đến tôi. Và tôi nảy ra chút hy vọng mong manh, biết đâu cái tin nhắn kia là Thiên muốn thử thách tình yêu của tôi đối với Thiên trước khi Thiên có quyết định cuối cùng. Biết đâu! Biết đâu! Tôi bừng dậy. Tôi quyết định bay ra Đà Nẵng gặp Thiên, giành lại Thiên...
    Mua vé máy bay xong, tự dưng tôi muốn gặp gã mặt... đểu ấy để muốn biết gã đã nói gì với Thiên để Thiên phải nổi cơn tam bành mà tôi cho là ghen ấy. Tôi đến nhà gã.
    - Ai cho phép ngươi gọi điện nhiếc mắng... người yêu ta.
    Tôi nói ?ongười yêu ta? thì hơi ngập ngừng nhìn gã.
    Gã cười khẩy, cái nhếch cười vẫn cực... đểu.
    - Một người cô yêu là như vậy ư? Một gã trai đến sự nghiệp của mình cũng để cho bố mẹ vẽ sẵn, hôn nhân của mình cũng để cho bố mẹ lập trình sẵn. Tầm thường!
    - Thì sao? Liên quan gì đến ngươi...
    Tôi tức đến nghẹn ngực, nước mắt trào ra và bỏ chạy, không quên để lại câu nói: ?oChiều nay ta sẽ bay ra Đà Nẵng đấy, đồ mặt đểu!?...
    Đà Nẵng, đông, lạnh. Gió về tối càng rít rịt đẫm lạnh, đẫm buồn hơn. Trước khi đi tôi có nhắn tin cho Thiên bảo anh đón tôi ở sân bay. Tôi đứng co ro chờ Thiên. Một tiếng, hai tiếng, vậy mà... Chân tôi như đông cứng vì lạnh, hai hàm răng tím tái đập vào nhau. Tôi cảm giác như mình sắp khụy. Bỗng một bàn tay kéo vai tôi lại, cái kéo vai mạnh mẽ và quen thuộc. Gã xuất hiện. Choàng lên người tôi chiếc áo khoác. Tôi đứng trơ như pho tượng và khóc hu hu ngon lành mà chẳng biết vì sao mình lại khóc. Khi tôi hết khóc, gã lên tiếng:
    - Tôi chúa ghét loại con gái...
    - Chuyện nhỏ như cái tăm cũng khóc hu hu chứ gì? Tôi đế vào.
    Giữa lem nhem nước mắt, tôi nhìn gã
    - Vì sao ngươi lại có mặt ở đây?
    - Vì tôi biết chắc sẽ chả có ai đón cô hết!
    - Ngươi đã bay cùng chuyến với ta?
    - Và tôi còn đứng ở góc kia chờ cho đến khi cô tin rằng sẽ chả có ai đón cô hết.
    Tôi lại bật khóc hu hu. Và lần này tôi biết rất rõ cái lý do vì sao mình lại khóc. Bỗng tay gã đập đập vào vai tôi:
    - Nín đi! Tôi cho cô cái này!
    Nói xong gã móc túi đưa tôi tờ 20.000 đồng. Tôi tròn vo mắt nhìn.
    - Thật ra không phải là cho cô mà là tôi trả cô.
    - Tiền gì? Tôi quên mình đang khóc, hỏi gã.
    - Tiền cô trả giúp ly nước của tôi, cô nhân viên đã đưa lại cho tôi.
    - Vì sao cô nhân viên lại đưa lại cho ngươi? Tôi thực quên mình đang khóc, rối rít hỏi.
    Gã bỗng phá lên cười. Lần đầu tiên tôi thấy gã cười. Cái khuôn mặt lạnh cố hữu biến đâu mất. Tôi nhìn gã rồi lí nhí.
    - Nhưng vì sao ngươi lại đi theo ta và xuất hiện đúng lúc ta... ta... cần? Tôi ấp úng.
    - Đừng hỏi gì cả. Khi người ta... yêu người ta cần phải biết mình phải ở đâu? Làm gì? Vào lúc nào?
    Gã nói có chút ngập ngừng. Tôi chợt nhận ra sự ấm áp kỳ lạ, không phải là nhờ chiếc áo khoác đàn ông kia gã khoác lên người tôi mà vì tôi chợt hiểu, gã đã trả tiền ly nước trước khi tôi đưa tiền trả cô phục vụ...
    Tự dưng tôi sung sướng véo vào tay gã và hét toáng lên: Đồ mặt đểu!
    Truyện ngắn của Lê Thùy Vân
  7. haha_chetchua

    haha_chetchua Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    20/07/2005
    Bài viết:
    1.388
    Đã được thích:
    0
    Đừng đọc cái này. Đọc cái này làm gì?. Có cái gì đâu mà đọc?. Vẫn đang đọc đấy àh? Đã bảo là không có cái gì rồi cứ cố tình đọc là thế nào nhở? Còn đọc nữa không đấy? Vẫn đọc àh?Thôi đừng đọc nữa. Bảo là đừng đọc nữa cơ mà. Thôi chưa đấy? Dân Việt chính gốc!!!Càng cấm nó càng đọc ông nội ơi
  8. haha_chetchua

    haha_chetchua Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    20/07/2005
    Bài viết:
    1.388
    Đã được thích:
    0
    Chúng tôi xin thông báo là hôm nay chúng tôi không có gì để thông báo. Khi nào có thông báo để thông báo, chúng tôi sẽ thông báo đến các bạn nội dung của thông báo đó. Vậy chúng tôi khẩn trương thông báo để các bạn thông báo đến những bạn chưa được thông báo nội dung của thông báo này.
  9. chungmuoi

    chungmuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2008
    Bài viết:
    244
    Đã được thích:
    0
    đểu
  10. cocan

    cocan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2006
    Bài viết:
    2.742
    Đã được thích:
    0
    TRĂNG VỠ
    Cách đây 2 năm, chồng cô cũng từng là người lãng mạn và quan tâm đến những cảm giác của cô như thế.
    Nga ngồi dậy, tựa lưng vào thành giường, cô liếc nhìn chiếc đồng hồ nhỏ trên bàn: Mười giờ kém.Cô lơ đãng nhìn qua khung cửa sổ. Bầu trời đêm lác đác những vì sao, trăng thượng tuần cài trên nền trời xanh thẳm.
    Nga với tay lấy chiếc điện thoại ở dóc bàn, bấm số điện thoại đầu tiên trong danh bạ. Trả lời cô là tiếng tút tút kéo dài. Nga buông mình đổ vật xuống giường. Cô úp mặt lên gối, tay vẫn cầm chiếc điện thoại, vai cô rung lên.
    Nga ngủ thiếp đi cho đến khi chiếc điện thoại trong tay cô rung lên. Cô bấm phím nghe, áp điện thoại vào tai, đôi mắt đỏ heo:
    - Sao anh chưa về? Cô nói rồi đưa tay lên vén lại những sợi tóc đang dính bết vào thái dương bên trái.
    - Anh có việc phải vào Nha Trang đêm nay.
    Tiếng người đàn ông trong điện thoại làm Nga hụt hẫng.
    Mặt Nga chùng xuống, đôi mắt ngân ngấn nước:
    - Bao giờ anh sẽ về?
    - Có lẽ sang tháng anh mới về được. Ở đây nhiều việc quá! Thôi em ngủ đi. Đến giờ anh phải lên máy bay rồi.
    Lại những tiếng tút tút kéo dài. Nga gục đầu vào đôi bàn tay. Những giọt nước mắt chảy dài vào xuống chiếc đồng hồ đeo tay mà anh mua tặng cô sinh nhật hai năm về trước. Chiếc đồng hồ bằng vàng có gắn đá quý. Nó vẫn còn mới và chưa hề có dấu vết phai mờ của thời gian. Liệu những giọt nước mắt kia có làm cho vàng bị heon và đá quý bị phai ố dần.
    Nga đi đến chiếc bàn gần cửa sồ. Cô thẫn thờ ngồi xuống ghế, lôi ngăn kéo ra. Trong ngăn kéo có sẵn một hộp quà nhỏ. Bây giờ, cô đặt bên cạnh, hộp quà trong ngăn kéo ấy, một hộp quà thứ hai. Cả hai hộp quà đều được bọc cùng một loại giấy màu tím sang trọng, chỉ khác nhau mỗi dải ruy-băng buộc quà: Chiếc hộp buộc dải ruy-băng màu hồng là dòng chữ ?oChồng yêu! Tặng anh nhân dịp một năm ngày cưới.?
    Còn hộp quà thừ hai buộc dải ruy-băng trắng, trên hộp quà là dòng chữ?Kỷ niệm hai năm ngày cưới, tặng anh!?
    Nga đầy ngăn kéo lại, nhìn vô hồn vào khoảng không trước mặt. Đêm vô tận. Không nơi nào trong ngôi nhà cho cô cảm giác được ôm ấp hay vỗ về.
    Nga ngồi thụp xuống chân giường, hai tay ôm gối. Bàn tay mải miết chạy trên bàn phím của chiếc điện thoại di động. ?oAnh không nhớ hay thực sự đã quên cái ngày này rồi?Bảo sinh con thì anh nói là chưa cần thiết. Một mình em chờ anh trở về sau những chuyến công tác dài, trống vằng lắm anh có biết không??.
    Nga bấm nút ?osend? cho số điện thoại đầu tiên trong danh bạ điện thoại như trao gửi bao tâm tình.
    Hình như Nga đã ngủ thiếp đi cho đền khi chiếc điện thoại trong tay cô lại rung thêm một lần nữa. Nga mở máy nhìn vào màn hình của chiếc điện thoại: ?oBáo cáo tin nhắn gửi không thành công?. Tự dưng Nga bật cười, đôi mắt đỏ heo. Nga hiểu, anh sẽ không bao giờ đọc được tin nhắn này và cô cũng sẽ không bao giờ viết lại. Giờ này, anh đang ngồi trên máy bay rồi.
    Nga nhấn nút ?ooff? của chiếc đèn bàn. Cả căn phòng chìm trong khoảng lặng của bóng tối. Ánh trăng lan toả, len lỏi chiếu căn phòng qua ô cửa sổ tạo nên không gian mờ ảo. Nga đứng dậy, nhẹ nhàng tiến đến mở cửa ban-công. Ánh trăng tan ra, Nga bấm bàn phìm viết tin nhắntrên điện thoại: ?oEm mệt lắm người ơi, Cô đơn lâu lắm rồi!?, gửi cho một số điện t hoại không có trong danh bạ rồi tắt nguồn.
    Mặt rời chiếc rọi vào căn phòng, ánh lên màu xanh của hoa lan. Nga uế oải bước vào nhà vệ sinh. Một lúc sau, cô quay ra tìm trên kệ một đĩa nhạc, cô bật máy hát. Bài Ngàn Năm vẫn đợi đều đều trầm lắng. Cô lại gần bể cá: Đôi mắt vàng nhàn nhã phe phẩy cái đuôi bơi qua lại trong bể.
    Căn phòng nhỏ im ắng và vắng lặng đến kỳ lạ.Nga nhìn lên ảnh cưới, bản nhạc làm cô nhớ chồng da diết. Cô thì t hầm theo giai điệu của bài hát mà giọng run run: Anh xa rồi, dù không bên anh, mình em cô đơn nhưng vẫn gắng cười. Giọng cô thổn thức: Vì yêu em xin giữ em trong vòng tay. Tự dưng cô im bặt, mắt nhoà lệ.
    Nga cuối xuống giườ, với tay lấy chiếc điện thoại và mở nguồn. Một tin nhắn mới xuất hiện ngay trên màn hình, số điện thoại không có trong danh bạ. ?oEm ổn chứ??. ?oVâng em vẫn ổn!?. ?oVới đôi mắt đỏ heo và đôi mắt rối bù sao??. Nga bật cười, ngón tay vẫn di chuyển trên bàn phím: ?oAi nói cho anh biết điều đó nhỉ??. ?oEm chứ ai??. ?oEm????.?Em trong tim anh nói thế!?. Nga im lặng mặc cho cảm xúc dâng trong lòng như tiếng đồng hồ đang lặng lẽ gõ nhịp thời gian.
    Chiếc điện thoại trên tay Nga lại sáng lên: ?oThôi nào, ngày nghỉ cũng không được lười biếng đâu nhé. Hãy lại gần chiếc gương và mỉm cười?. Nga chăm chăm nhìn vào màn hình. ?oHãy chải đầu mà make up cho gương mặt một chút?.
    Nga vẫn im lặng, cảm giác yêu thương ngày nào ùa về. Cách đây hai năm, chồng cô cũng là một người lãng mạn và quan tâm tới cảm giác của ôc như thế.
    Tiếng chuông báo tin nhắn đến, kéo Nga trở về thực tại. ?oEm hãy nhìn ra ngoài cửa sổ điHôm nay thời tiết đẹp lắm, rất phù hợp với những người có tâm trạng như em?. Những tin nhắn bị bẻ gãy, nhưng đủ ý, liên tục xuất hiện trên màn hình điện thoại làm Nga xúc động. Cô lại gần cửa sồ, gió thổi thật nhẹ mang đến cho cô cảm giác êm dịu.
    Nga mang vẻ ủ dột bước vào một quán cà-phê nhỏ ven đường trú mưa. Quán cà-phê không lớn, cũng không có gì đặc biệt lắm. Trên trần nhà treo những chiếc đèn ***g màu xanh, cố tạo cho khách cảm giác thiên nhiên tươi mát. Nga gọi ly cà-phê cho mìng rồi ngồi xuống chiếc bàn góc trong cùng, ngẩn người nhìn ra cửa.
    Ly cà-phê trên bàn đã nguội lạnh. Nga cúi nhìn chiếc đồng hồ trên tay. Đã quá mười giờ tối.màn mưa bên ngoài cửa sổ vẫn lai rai chưa dứt. Nga đứng dậy trả tiền, khoác chiếc áo mưa lên người. Cô nhét chiếc cặp và quyển sách giáo trình vào một cái túi ni-lông rồi dắt xe xuống lòng đường.
    Nga cảm thấy trên con đường rộng lớn này, trừ nhung ánh đèn nhấp nháy liên tục ra, dường như chỉ còn lại một mình cô đứng cô đơn trong màn mưa.
    Tú nhấc điện thoại, kiên trì bấm gọi thêm một lần nữa. Đáp lại sự sốt ruột của Tú là giọng nói của một hệ thống: ?oThuê bao quý khách vừa gọi hiện không liên lạc được?.
    Anh cất điện thoại vào túi quần, đi thật nhanh sang bên kia đường. Sau một lúc, một chiếc taxi đỗ lại, đưa anh đi về phía trung tâm Hà Nội.
    Ngồi vào xe, anh lại lôi chiếc điện thoại trong túi ra bấm nút gọi một lần nữa, vẫn không có tín hiệu trả lời. Anh cúi xuống màn hình, thói quen viết tin nhắn từ lâu lắm rồi anh đã bỏ nó, vì nó chiếm c ủa anh khá nhiều thời gian.
    Có việc gì, anh thường gọi thẳng luôn cho nhanh. Trong khi đó, vợ anh là người thích cái công việc viết và lưu giữ những tin nhắn. Anh di chuyển ngón cái trên bàn phím: ?oEm đâu? Anh được về sớm hơn hai ngày nhưng trên ngân hàng của anh có việc gấp. Anh qua đó một chút, xong việc anh sẻ về. Tối nay em có phải đi học không?? Vì khi đi, anh quên mang theo chìa khoá phòng.
    Chiếc taxi dừng lại trước một khu chung cư cao tầng. Ngồi trong xe, Tú ngước nhìn lên tằng ba của toà nhà: phòng không có ánh đèn, Tú thở dài thất vọng. Anh mở cửa xe bước xuống, đi bộ qua khoản gsân của khu chung cư, tiến đến gần toà nhà. Anh nhìn lên tầng ba một lần nữa. Bóng một người phụ nữ đi ra ban-công làm anh mừng rỡ.
    Tú vừa đi vừa ngước lên nhìn Nga đang đứng trên tầng ba. Còn Nga đan gmải ngắm trăng nên không thấy anh. Trăng rót ánh vàng lên nơi Nga đang đứng, cô để tóc buông hờ hững tr6n bờ vai trần.Trông Nga nhỏ nhắn như một con chiên đang xưng tội với Chúa.
    ?oVợ mình trông đáng yêu quá!?, Tú bất giác thôt lên. Mảii suy nghĩ, anh suýt vấp vào một đôi trai gái đang quấn nhau ở dưới chân cầu thang tầng một. Đây là nơi duy nhất ánh trăng không chiếc vào. Tú tủm tỉm cười, tưởng tượng một điều gì đó rồi đi lên cầu thang bộ. Hình ảnh đôi trai gái mang đến cho anh một cảm xúc hoàn toàn mới. Nó thôi thúc nhịp chân của anh tiến nhanh hơn.
    Theo thói quen, anh lục túi quần tìm chìa khoá. Anh gõ tay vào đầu vì chợt nhớ ra điều gì đó. Anh đưa tay toan mbấm chuông cửa, nhưng nghỉ thế nào anh lại vặn nút xoay cửa. Cửa không khoá.
    ?oThật đảng trí, lại quên chốt cửa rồi. Ở nhà một mình thế này thì nguy hiển quá!?. Anh lắc đầu: ?oHay cô ấy biết mình về nên để cửa chờ nhỉ??.
    Tú đầy cửa bước vào trong, nhẹ nhàng xoay người đóng cửa lại. không quên bấm nút chốt, một động tác đã thành thói quen.
    Căn phòng tranh tối tranh sáng bởi những đường viền ánh sáng được tạo ra qua khung cửa sổ từ bóng trăng, khiến cho nó mang một sác màu lãng mạn và gợi cảm.
    Tú nhón chân đi thật nhẹ, tiến lại gần phía hành lang ban-công, nơi Nga đang đứng.
    Từ phía sau, anh đưa hai tay lên bịt mắt Nga.
    -Thôi nào, anh về đi! Sao còn quay lại? Chồng em sẽ về trong đêm nay hoặc sán gmai rồi.
    Không có tiếng trả lời.
    Nga đưa tay gỡ đôi bàn tay đang bịt mắt mình xuống, ngẩn đầu lên nhìn trăng rồi nói tiếp:
    - Anh ấy sẽ về bốn ngày, rồi lại bay vào Nha Trang một tháng. Anh để lại chìa khoá phòng cho em nhé. Khi anh ấy đi, em sẽ đánh thêm một cái khác cho anh. Thôi anh về đi, em không tiễn đâu và nhớ chốt cửa cho em.
    Tú sững sờ, giật mạnh hai tay về.
    Nga giật mình, hoảng hốt xoay người lại.
    Trăng vẫn soi sáng hai bóng người đứng tách nhau ra trên ban-công tầng ba.
    Nhưng? hình như trăng vỡ.
    PHAN HẰNG.

Chia sẻ trang này