1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Truyện ngắn

Chủ đề trong 'Tản mạn Sài Gòn' bởi ngautuan, 27/05/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kankuli

    kankuli Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/12/2001
    Bài viết:
    5.487
    Đã được thích:
    1
    Cứ để 2 người độc diễn không thì không hay.
    Mình cũng xin góp vui.Có gì chỉ bảo nha.
    Nếu chuyện này không phù hợp với Topic này thì xoá hộ nha.
    Ngày xửa ngày xưa, có một vị vua cai trị một đất nước thịnh vượng. Một hôm, nhà vua quyết định đi khắp đất nước để xem dân chúng sống thế nào.
    Khi trở về cung điện của mình, nhà vua phàn nàn rằng chân mình đau ê ẩm. Ông gọi những người hầu và ra lệnh cho họ phải làm cho những con đường bớt ghập ghềnh hơn bằng cách thông báo cho những người nông dân trong vòng 3 ngày phải nộp đủ các tấm da bò để phủ lên những con đường.
    Mọi người đều rất bất bình trước việc đó vì như vậy sẽ tiêu tốn rất nhiều tiền bạc và công sức. Cuối cùng, có một người hầu bình tĩnh đứng lên nói với nhà vua:
    - Thưa bệ hạ, thay vì trải những tấm da lên tất cả các con đường, tại sao người không thử cắt một miếng da nhỏ và đặt vào gót giày để đi lại mà vẫn không cảm thấy đau chân?
    Nhà vua suy nghĩ một lát và chấp nhận đề nghị của người hầu.
    Câu chuyện này chỉ là hư cấu. Tuy nhiên, nó lại rất có ý nghĩa: để đối mặt với những thách thức của cuộc sống, nếu chúng ta không thể thay đổi được thế giới thì trước hết, chúng ta hãy tự thay đổi chính bản thân mình.

    Only Love,Not Married

    Được sửa chữa bởi - kankuli vào 31/05/2002 13:25
  2. S-Tower

    S-Tower Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/04/2002
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0

    Những truyện này đều dễ thương. Nhưng xa SG lâu rồi, muốn đọc 1 chút gì về SG, nghe và cảm lại SG, được ko nhỉ?
    DuK *
  3. ngautuan

    ngautuan Moderator

    Tham gia ngày:
    27/04/2001
    Bài viết:
    1.391
    Đã được thích:
    0
    To Gor: nhóc thích truyện ngắn của O.Henry à, để anh post thêm nhá, anh chỉ kiếm được có mấy truyện thôi. Nhóc có truyện nào hay cứ post tiếp nhá.
    To bác kankuli: haha, mời bác dzô đê, mấy bữa tôi post bài một mình chán ngắt, bi giờ có thêm các bác tham gia dzui dzẻ hẳn lên
    To bác S-Tower: truyện về SG à, hi`hi`, tôi kiếm chưa ra, để bữa nào kiếm được post liền. Ừa, dạo này có nói hơi nhiều về HN, để hôm nào tán phét về SG mới được.
    Các bác nào có hứng nhào dzô làm mấy bài bình luận cho xôm tụ.
    Bữa nay thêm 1 truyện của O-Henry nè Gor.
    ==============================
    Cây xương rồng O-Henry

    Điều quý nhất của thời gian là nó chỉ thuần tương đối. Theo sự nhất trí chung, phần lớn những hồi tưởng được dành cho người đang bị thì thụp rơi xuống nước và ta không nói quá là con người có thể duyệt lại toàn bộ cuộc tình chỉ trong thời gian ngắn ngủi khi họ cởi đôi găng tay.
    Đấy là việc Trysdale đang làm, khi anh đứng bên chiếc bàn trong căn phòng độc thân anh thuê. Trên mặt bàn là một cây xanh trồng trong một cái lọ bằng đất nung đỏ. Cây này là một loài xương rồng, với những chiếc lá dài thõng, liên tục đong đưa theo ngọn gió nhẹ nhất trong cử chỉ lạ lùng dường như ra dấu hiệu gì đấy.
    Anh bạn của Trysdale, anh trai của cô dâu, đứng kế bên cái tủ bát đĩa, đang phàn nàn vì phải uống rượu một mình. Cả hai đang mặc bộ quần áo dự lễ.
    Trong khi Trysdale đang chậm rãi cởi những cúc găng tay, đầu óc anh nhanh chóng và đau xót hồi tưởng lại những giờ vừa trôi qua. Dường như khứu giác của anh vẫn còn đượm mùi hương từ những lẵng hoa xếp dầy đặc trong nhà thờ và trong tai anh vẫn còn vang tiếng rầm rì của hàng nghìn giọng hát, tiếng xào xạc của trang phục giòn cứng và dai dẳng một cách cố chấp nhất, những lời ê a của vị mục sư đang buộc đời cô vào người khác mà không ai gỡ ra được.
    Như thể do thói quen của đầu óc anh ta, từ khía nhìn chung cục vô vọng này, anh vẫn cố gắng hết mức để đi đến lời lý giải tại sao và làm thế nào anh đã mất cô. Bị một thực tế không thể dung hoà giáng cho anh một cú thô bạo, anh bất ngờ thấy mình đối diện với cái mà từ xưa đến giờ anh chưa bao giờ giáp mặt - cái bản ngã sâu thẳm, nguyên sơ và giản đơn của anh. Anh đã thấy mọi lớp nhung y của trò giả vờ và kiêu kỳ mà anh đã mặc giờ biến thành giẻ rách của tính ngông cuồng. Anh rùng mình với ý nghĩ rằng, từ trước đến giờ, trong con mắt của thiên hạ, trang phục của anh hẳn có vẻ nghèo nàn và tả tơi. Tính phù phiếm và tật hay dối gạt! Đây là những điểm yếu của anh. Và riêng cô thì không bao giờ như thế! Nhưng tại sao?
    Khi cô đi chậm rãi giữa hai hàng ghế dẫn đến bục làm lễ, anh cảm thấy một nỗi đắc thắng thấp hèn, chán ngán vốn vẫn thường nâng đỡ anh. Anh đã tự nhủ là vẻ nhợt nhạt của cô là do ý nghĩ cô dành cho một người nào khác chứ không phải cho người cô sẽ trao cuộc đời. Nhưng ngay điều an ủi tệ hại này cũng không giữ được lâu. Vì lẽ, khi anh thấy cô thoáng ngước lên nhìn, một tia nhìn trong sáng cô dành cho người đoạt được cô, tự anh biết rằng anh đã bị quên lãng. Có một lần, cô đã gửi lên anh cùng tia nhìn này. Thực ra, sự lừa dối của anh đã vỡ vụn, mọi chống đỡ đều không còn. Thế thì tại sao cuộc tình lại chấm dứt? Không có bất hoà giữa hai người, không có gì cả.
    Cả nghìn lần anh đã duyệt lại trong tâm trí anh sự việc xảy ra trong những ngày cuối cùng trước khi mọi chuyện đều bị đảo lộn.
    Cô luôn khăng khăng muốn tung anh lên mây xanh và anh đã chấp nhận việc này với vẻ huy hoàng. Hương hoa cô dâng lên thật ngọt ngào, thật khiêm tốn (anh tự nhủ như thế), đầy tính trẻ con và đầy vẻ tôn thờ và (có lần anh đoán chắc như thế) thật thành khẩn. Cô đã gán ghép cho anh, đến mức gần như siêu nhiên, mọi đức tính và mọi xuất chúng và mọi tài năng, rồi anh đã hấp thụ việc hiến dâng như thể cây cối sa mạc thu lấy những giọt mưa mà không chắc sẽ nở hoa hay kết trái.
    Trysdale hồi tưởng lại rõ ràng một kỷ niệm đỉnh cao về tính tự kiêu của anh - đầy ngu xuẩn nhưng hối tiếc thì đã muộn.
    Đấy là vào một buổi tối khi anh mời cô lên mây xanh và chia sẻ sự vĩ đại của mình. Giờ thì anh quá đau đớn nên không muốn nhớ lại nhiều về vẻ đẹp đầy thuyết phục của cô tối hôm ấy - mái tóc lượn sóng buông thả, mãnh lực lôi cuốn dịu dàng và trinh nguyên của những tia nhìn và lời nói của cô. Trong khi chuyện trò với nhau, cô nói:
    - Và Thuyền trưởng Carruthers đã cho em biết là anh nói tiếng Tây Ban Nha như người bản xứ. Tại sao anh giấu em một tài năng như thế? Có việc gì mà anh không biết không?
    - Thực ra, Carruthers là một anh dốt. Chắc chắn là anh (Trysdale) đã mang tội (đôi lúc anh như thế) thốt lên trong câu lạc bộ của anh một câu châm ngôn nào đấy bằng tiếng Tây Ban Nha mà anh đã moi ra từ mấy thứ hổ lốn trên bìa sau các quyển từ điển. Carruthers, vốn là một trong những người ngưỡng mộ anh hết mình, chính là người đã phóng đại việc phô trương cho một óc thông thái đáng nghi ngờ.
    ...
    (còn tiếp)
  4. ngautuan

    ngautuan Moderator

    Tham gia ngày:
    27/04/2001
    Bài viết:
    1.391
    Đã được thích:
    0
    Cây xương rồng O-Henry
    (tiếp theo)
    Nhưng hỡi ôi! Hương hoa từ lòng ngưỡng mộ của cô đã trở nên quá ngọt và quá bốc! Anh để cho lời gán ghép lan truyền ra mà không đính chính. Không phản đối gì cả, anh đã cho phép cô choàng quanh vầng trán anh cái vòng miện giả hiệu về nền uyên bác Tây Ban Nha. Anh đã để cái vòng miện xoắn xít mềm dịu tô điểm cho cái đầu thích chinh phục của anh, mà không cảm thấy có những gai nhọn đang châm chích và sau này sẽ xuyên thủng cả anh.
    Cô thật là vui tươi, thẹn thùng và dè dặt làm sao ấy! Cô đã vùng vẫy như con chim bị đánh bẫy khi anh đã đem mọi thứ trọng đại của anh ra đặt dưới chân cô! Anh đã có thể đoán chắc, và giờ anh vẫn đoán chắc mà không nhầm lẫn, là cô đã chấp nhận anh. Chỉ có điều cô không thể trả lời trực tiếp cho anh, vì cô còn e thẹn. Cô bảo: ??oNgày mai em sẽ gửi anh câu trả lời??? và anh, kẻ chiến thắng buông thả tự tin, đã mỉm cười ban cho cô quyền được trễ hạn.
    Ngày kế, anh nóng nảy trông chờ câu trả lời của cô. Đến trưa, anh nài ngựa của cô đến gõ cửa phòng anh, rồi để lại cây xương rồng lạ lùng trong cái bình đất nung đỏ. Không hề có tờ thư hay lời hay lời nhắn, chỉ có chiếc thẻ cột vào cây xương rồng mang một danh từ ngoại ngữ man di hoặc là một tên thực vật. Anh đã chờ cho đến tối, nhưng vẫn không nhận được câu trả lời của cô. Tự ái to phồng và tính phù phiếm bị thương tổn khiến anh không muốn đến tìm cô. Hai ngày sau, họ gặp lại nhau trong một bữa ăn tối. Họ chào hỏi nhau theo cách bình thường, nhưng cô nhìn anh, ngừng thở, băn khoăn, giận dữ. Anh lịch sự khăng khăng chờ nghe cô giải thích. Với tính nhạy cảm của phụ nữ, cô đoán ra ý anh, rồi trở nên lạnh lùng như băng tuyết. Từ ngày ấy, họ rời xa nhau dần. Anh đã có lỗi chỗ nào? Lỗi thuộc về ai? Giờ trở nên khiêm tốn, anh tìm kiếm câu trả lời giữa những hoang tàn của việc tự thổi phồng.
    Tiếng nói của người thanh niên kia tọc mạch chen vào luồng hồi tưởng:
    - Này, Trysdale, có chuyện gì vậy? Cậu có vẻ đau khổ cứ như chính cậu là chú rể thay vì chỉ đóng vai phù rể! Nhìn tớ đây này, một món phụ tùng khác, đã đi hai nghìn dặm suốt từ Nam Mỹ trên một chiếc tàu đầy tỏi và gián để nhắm mắt làm ngơ sự hy sinh - hãy nhìn xem tội lỗi tớ chất nhẹ như thế nào trên hai vai! Tớ chỉ có một đứa em gái và giờ nó đã đi. Này, uống tí gì đi để xoa dịu lương tâm của cậu.
    - Tớ không muốn uống gì trong lúc này, cảm ơn.
    Anh bạn đi đến gần anh, tiếp tục:
    - Rượu cô-nhắc của cậu tồi quá. Ngày nào đấy chạy xuống Punta Redonda để gặp tớ và thử mấy thứ ông già Garcia mang lậu vào. Chuyến đi đáng công lắm. A này! Gặp lại cố nhân ở đây! Cậu đào đâu ra cây xương rồng này thế, Trysdale?
    - Món quà từ một người bạn. Có biết loài cây này không?
    - Biết rõ lắm chứ! Nó thuộc miền nhiệt đới. Có hàng trăm cây mọc quanh Punta. Tên nó ghi trên cái thẻ đây này. Có biết một chữ Tây Ban Nha nào không, Trysdale?
    Trysdale đáp, với bóng ma cay đắng của một nụ cười:
    - Không. Đấy là tên Tây Ban Nha à?
    - Đúng thế. Dân bản xứ mường tưởng là những chiếc lá của nó vươn dài để ra hiệu cho ta. Họ gọi nó bởi tên này - Ventomarme. Tên có nghĩa là "Hãy đến mang tôi đi".
  5. ngautuan

    ngautuan Moderator

    Tham gia ngày:
    27/04/2001
    Bài viết:
    1.391
    Đã được thích:
    0
    Hi`hi`, hôm nay gửi các bác một truyện của Nga nhá.
    ==================================
    Tuyết - Pautopxki

    Tachiana Petrovna dọn đến nhà cụ Potapov được một tháng thì cụ mất. Nàng ở lại một mình với đứa con gái nhỏ là Varia và người vú già.
    Ngôi nhà nhỏ, chỉ có ba gian, ở trên một ngọn đồi trông xuống con sông phía Bắc ngay đầu tỉnh lị. Sau nhà, bên kia khu vườn đã trụi lá là một rừng bạch dương phi màu trắng bạc. ở đó, từ sáng đến tối, lũ quạ kêu quàng quạc, bay thành từng đám mây đen trên những ngọn cây trần trụi báo hiệu trời xấu.
    Từ khi rời Moskva, Tachiana mãi vẫn không sao quen được cái tỉnh lị đìu hiu với những ngôi nhà nhỏ bé, những cánh cửa hàng rào kêu ken két, những buổi tối vắng lặng, nghe rõ cả tiếng ngọn đèn dầu ho nổ lép bép.
    "Mình ngốc quá! - Nàng nghĩ - Không dưng đi bỏ Moskva, nhà hát và bè bạn! Đáng lẽ phải đưa Varia đến với bà vú ở Puskino, nơi đó chưa bị máy bay bắn phá lần nào, còn mình thì cứ việc ở lại Moskva. Trời, mình thật ngốc!".
    Nhưng không thể trở lại Moskva nữa rồi, Tachiana quyết định sẽ biểu diễn trong các trạm quân y - trong thị xã này có vài trạm - và nàng cảm thấy yên tâm. Nàng còn thấy thích cái tỉnh lỵ ấy nữa là khác, nhất là khi đông về và tuyết xuống phủ đầy. Ngày lại ngày, êm dịu và xám ngắt. Sông mãi chưa đóng băng, mặt nước màu xanh lá cây bốc khói.
    Tachiana quen dần với tỉnh lị và cả với ngôi nhà không phải của mình. Nàng đã quen chiếc dương cầm lạc giọng, những tấm ảnh úa vàng trên tường chụp những thiết giáp hạm cổ lỗ bao vệ bờ biển. Trước kia, cụ Potapov làm thợ máy tàu biển. Trên cái bàn giấy phủ dạ xanh của cụ có đặt mô hình tuần dương hạm "Grômôbôi", trên tàu đó cụ đã làm việc, Varia không được phép sờ mó vào mô hình ấy. Và nói chung, không được sờ mó vào bất cứ vật gì.
    Tachiana biết cụ Potapov có con trai đang phục vụ ở trong hạm đội "Hắc Hi". Trên bàn, bên cạnh mô hình tuần dương hạm, có bức ảnh của anh. Đôi lúc, Tachiana cầm bức ảnh lên ngắm nghía rồi nhíu đôi lông mày thanh thanh lại, nghĩ ngợi. Nàng cứ có cảm giác là đã gặp anh ở một nơi nào đó, nhưng đã lâu lắm rồi, trước cả cuộc hôn nhân không toại nguyện của nàng. Nhưng ở đâu? Và khi nào nhỉ?
    Anh lính thuỷ nhìn nàng bằng đôi mắt bình thản hơi có vẻ chế nhạo, như muốn hỏi: "Thế nào chị? Chẳng lẽ chị vẫn chưa nhớ ra là chúng ta đã gặp nhau ở đâu hay sao?"
    - Không, tôi không nhớ - nàng trả lời khe khẽ.
    - Mẹ ơi, mẹ nói chuyện với ai thế? - Varia từ phòng bên hỏi to.
    - Với cái dương cầm con ạ - Tachiana mỉm cười đáp lại.
    Vào giữa mùa đông bắt đầu có những lá thư do cùng một bàn tay viết gửi cho cụ Potapov, Tachiana xếp những lá thư ấy lại trên bàn. Một lần đang đêm nàng chợt thức giấc. ánh tuyết mờ mờ chiếu vào cửa kính. Con mèo xám Arkhiv của cụ Potapov để lại đang ngáy khò khò trên đi văng.
    Tachiana khoác áo choàng mỏng vào phòng làm việc của cụ Potapov và đứng môt lát bên cửa sổ. Một con chim lặng lẽ bay vút ra khỏi cây làm tuyết đổ xuống. Tuyết bay như bụi trắng phủ một lớp mỏng trên mặt kính.
    Tachiana thắp ngọn nến trên bàn, ngồi xuống ghế bành và nhìn mãi ngọn nến. Ngọn nến cũng chả buồn lay động. Sau đó nàng thận trọng lấy ra một bức thư, bóc phong bì, nhìn chung quanh rồi bắt đầu đọc:
    " Cha yêu quý, thế là con đã nằm bệnh viện được một tháng, - nàng đọc - Vết thương không nặng lắm. Đại thể là nó đang lên da non. Xin cha đừng lo lắng và chớ hút hết điếu thuốc này đến điếu thuốc khác. Con van cha đấy!"
    " Con luôn nhớ đến cha, - Tachiana đọc tiếp - đến ngôi nhà của cha con ta, đến tỉnh lị của chúng ta. Tất cả những cái đó xa xăm quá, tưởng như ở đâu mãi chân trời. Con nhắm mắt lại và thấy con mở cửa hàng rào, bước vào vườn. Mùa đông, tuyết xuống, nhưng con đường nhỏ dẫn tới phong đình bên dốc đã được quét dọn sạch sẽ, còn băng bụi phủ đầy những khóm tử đinh hương. Lò sưởi trong phòng kêu tí tách. Khói bạch dưng thoang thoảng. Cây dương cầm cuối cùng đã được lên dây lại và cha đã cắm những cây nếnvàng hình xoắn ốc con mua từ Leningrad vào những chân đèn. Và vẫn những bản nhạc ấy trên chiếc đàn? Bạn tự khúc của vở nhạc kịch " Con đầm Pích" và tình ca " Trên bờ cõi Tổ quốc xa xôi." Không biết quả chuông treo ở cửa có kêu không? Thế là con vẫn chưa kịp chữa. Chả lẽ rồi con sẽ lại được gặp tất cả những cái đó? Chả lẽ rồi con lại được lấy nước giếng trong bình mà rửa sạch bụi đường xa? Cha nhớ không? Ôi,nếu cha biết được rằng từ chốn xa xôi này con yêu mến tất cả những cái đó biết chừng nào? Cha đừng ngạc nhiên, nhưng con nói với cha một cách thật nghiêm túc rằng con nhớ đến những cái đó trong những phút ác liệt nhất của trận đánh. Con biết rằng con đang bảo vệ không riêng gì bờ cõi đất nước mà cả cái góc nhỏ bé và thân yêu ấy trong lòng con: tức là cả cha, cả khu vườn nhà ta, cả những chú bé tóc bù xù trong làng ta, cả những khu rừng bạch dương bên kia sông và cả con mèo Arkhiv nữa. Xin cha đừng cười và đừng lắc đầu cha nhé. Có thể khi ra viện con sẽ được về nhà ít lâu. Điều đó chưa chắc lắm. Tốt hơn là cha đừng đợi".
    Tachiana ngồi mãi bên bàn, mắt mở to nhìn qua cửa sổ, nơi bình minh bắt đầu hé lên trong màu xanh dày đặc và nghĩ rằng rồi đây, ngày một ngày hai, một người không quen biết có thể từ mặt trận trở về ngôi nhà này và người đó sẽ phải đau khổ khi phải gặp những người xa lạ ở đây và phải trông thấy mọi vật hoàn toàn không giống như ý người đó muốn.
    ...
    (còn tiếp)
  6. ngautuan

    ngautuan Moderator

    Tham gia ngày:
    27/04/2001
    Bài viết:
    1.391
    Đã được thích:
    0
    Tuyết - Pautopxki (tiếp theo)
    ...
    Sáng hôm sau, Tachiana sai Varia lấy xẻng ra dọn con đường dẫn tới phong đình trên bờ dốc. Cái lầu ấy đã hoàn toàn cũ nát. Những cột gỗ mốc meo, rêu phủ đầy. Tachiana tự tay chữa lấy quả chuông con treo trên cửa. Trên chuông có một hàng chữ đúc đến buồn cười "Ta treo trên cửa - hãy giật cho vui!" Tachiana đụng vào chuông, nó kêu lên lanh lảnh. Con mèo Arkhiv khó chịu, ve vẩy đôi tai, rồi bực dọc đi ra khỏi nhà; có lẽ nó cho tiếng chuông vui vẻ kia là càn rỡ.
    Trưa hôm đó, Tachiana, má ửng hồng, cười nói ầm ĩ, mắt quầng thâm vì xúc động, từ ngoài phố về dắt theo một ông lão lên dây đàn, một người Tiệp dã Nga hoá. Ông làm nghề chữa đèn cồn. đèn dầu ho, búp bê, ắccoocđêông và lên dây đàn dương cầm. Ông lão có cái họ nghe rất buồn cười: " Neviđan" (của lạ). Sau khi lên dây đàn, ông già nói rằng chiếc đàn cũ nhưng rất tốt. Không cần ông nói Tachiana cũng biết.
    Khi ông lão đã ra về, Tachiana cần thận lục khắp các ngăn kéo bàn và tìm thấy một gói nến to hình xoắn ốc. Nàng cắm vào các chân nến đặt trên dưng cầm. Tối đến, nàng thắp nến, ngồi chơi đàn, và tiếng nhạc tràn ngập ngôi nhà.
    Khi Tachianan ngừng chơi và tắt nến đi thì một làn khói thm to ra khắp các phòng như quanh cây thông ngày hội.
    Varia không chịu được nữa.
    - Sao mẹ lại đụng vào đồ vật của người khác? - Nó hỏi Tachiana - Mẹ cấm con, còn mẹ thì lại đụng vào đủ mọi thứ? Nào chuông, nào nến, nào đàn. Mẹ lại còn đặt những bản nhạc của người ta lên trên dương cầm nữa.
    - Vì mẹ là người lớn, - Tachiana trả lời.
    Varia chau mày, ngờ vực nhìn mẹ. Lúc này Tachiana không giống người lớn một chút nào. Mặt nàng tươi hẳn lên và nom giống cô gái tóc vàng đã đánh rơi chiếc hài pha lê trong hoàng cung. Chính Tachiana đã kể cho Varia nghe chuyện cô gái ấy.
    Ngồi trên tàu hoả, trung uý Nicolai Potapov đã tính rằng anh chỉ có thể ở với cha nhiều lắm là một ngày đêm. Hạn nghỉ phép thì ngắn mà đi đường đã chiếm gần hết thời gian.
    Tàu hoả tới thành phố vào ban ngày. Ngay tại nhà ga, trung uý được người quen làm trưởng ga cho biết cha anh mất đã một tháng và một nữ ca sĩ trẻ cùng đứa con gái đang ở nhà anh.
    - Chị ta người tản cư, - ông trưởng ga nói.
    Nicôlai im lặng nhìn ra ngoài cửa kính, nơi những hành khách mặc áo bông, đi ủng dạ, tay cầm ấm nước, đang chạy. Anh thấy chóng mặt.
    - Vâng, - trưởng ga nói - Cụ nhà là người thật tốt bụng. Thế mà cụ chết đi mà không kịp gặp con trai.
    - Bao giờ lại có tàu ra, thưa bác? - Nicôlai hỏi.
    - Năm giờ sáng mai, - ông lão nói, rồi im lặng một lát và nói tiếp - Anh lại đàng tôi chi. Bà lão nhà tôi sẽ pha trà, làm cơm anh ăn. Anh không phải về nhà nữa đâu.
    - Cám ơn bác. - Nicôlai tr lời và bước ra.
    Ông trưởng ga nhìn theo, lắc đầu.
    Nicôlai đi qua tỉnh lị về bờ sông. Phía trên là một bầu trời xanh xám. Tuyết lơ thơ, bay chênh chếch giữa trời và đất. Mấy con quạ bước đi bước lại trên con đường phân rác bẩn thỉu. Trời sẩm tối. Gió thổi từ bên kia bờ sông, từ những cánh rừng, làm anh chảy nước mắt.
    "Làm sao được! - Nicôlai nói! - Chậm mất rồi! Và giờ đây cái tỉnh lị này, cả con sông và ngôi nhà - mọi thứ đối với ta gần như xa lạ!"
    Anh ngoảnh nhìn sườn đồi bên kia thành phố. ở đó hiện ra lờ mờ ngôi nhà trong khu vườn tuyết phủ. Từ ống khói to ra, khói bị gió cuốn về cánh rừng bạch dương.
    Nicôlai thong thả bước về phía nhà mình. Anh định không vào nhà mà chỉ đi ngang thôi, cũng có thể rẽ vào vườn đứng một lát trong cái lầu nghỉ chân cũ kĩ. Thật khó chịu khi nghĩ rằng những người thờ xa lạ đang ở trong ngôi nhà của cha anh. Tốt hơn là chẳng nhìn thấy gì hết để khỏi phải đau lòng, cứ đi đi và lãng quên dĩ vãng.
    " ồ - Nicôlai nghĩ bụng - con người mỗi ngày một trưởng thành, và nhìn sự vật chung quanh một cách nghiêm khắc hơn."
    Nicôlai về đến nhà khi trời tối. Anh nhẹ nhàng mở cửa vào vườn, nhưng nó vẫn kêu ken két. Mảnh vườn như giật mình. Tuyết đọng trên cành rơi xào xạc. Anh nhìn quanh. Trên con đường nhỏ dẫn tới phong đình, tuyết đã được dọn sạch. Nicôlai vào trong lầu, đặt hai tay lên cái lan can cũ kĩ. Đằng xa, bên kia rừng, bầu trời hồng lên mờ nhạt: có lẽ trăng đã lên sau những đám mây. Nicôlai cất mũ, lấy tay vuốt tóc. Chung quanh yên lặng, chỉ ở dưới chân đồi, mấy người đàn bà xách những chiếc xô rỗng kêu long xong đi đến lỗ băng lấy nước.
    ...
    (còn tiếp)
  7. ngautuan

    ngautuan Moderator

    Tham gia ngày:
    27/04/2001
    Bài viết:
    1.391
    Đã được thích:
    0
    Tuyết - Pautopxki (tiếp theo)
    ...
    Anh chống cùi tay trên lan can, nói khẽ:
    - Có thể nào lại như thế?
    Có ai đó nhè nhẹ chạm vào vai anh. Nicôlai ngoảnh lại. Đằng sau anh là một thiếu phụ trẻ, có khuôn mặt xanh xao và nghiêm nghị, đầu trùm khăn len. Thiếu phụ nhìn anh bằng đôi mắt sâu thẳm và chăm chú. Trên mi mắt và má nàng những bông tuyết tan dần. Có lẽ đó là tuyết trên cành rơi xuống.
    -Anh đội mũ vào kẻo cảm lạnh đấy! - Thiếu phụ nói khẽ - Mời anh vào nhà đi. Không nên đứng ở đây.
    Nicôlai im lặng. Thiếu phụ nắm lấy tay áo của anh và dẫn anh theo những con đường nhỏ đã dọn sạch. Đến bên thềm Nicôlai dừng lại. Xúc động làm anh nghẹn ngào, không sao thở được. Thiếu phụ vẫn nói khe khẽ:
    - Không sao, xin anh đừng ngại vì chuyện tôi ở đây. Cảm giác đó sẽ qua ngay thôi.
    Nàng giậm chân để rũ tuyết bám vào giày. Tức khắc quả chuông ở phòng mắc áo reo lên lanh lảnh đáp lại. Nicôlai thở dài thực mạnh, lấy hơi.
    Anh bước vào nhà, vẻ bối rối, lẩm bẩm điều gì. ở phòng ngoài, mới cởi áo choàng anh đã ngửi thấy mùi khói bạch dương thoang thoảng và nhìn thấy con mèo Arkhiv. Nó ngồi ngáp dài trên đi văng. Một cô bé tóc bím đứng bên đi văng và nhìn anh bằng cặp mắt sung sướng, nhưng không phi nhìn mặt anh mà nhìn mấy viền vàng trên tay áo anh.
    -Vào đây, anh! - Tachiana nói và dẫn anh vào bếp.
    Trong bếp có bình giếng nước lạnh và treo một chiếc khăn vải lanh quen thuộc thêu hình những chiếc lá sồi.
    Tachiana trở ra. Đứa con gái mang xà phòng cho Nicôlai và nhìn anh cởi áo, rửa mặt. Nỗi bối rối trong lòng anh vẫn chưa tan.
    - Mẹ cháu là ai vậy? - Anh hỏi đứa bé và đỏ ửng mặt. Anh hỏi câu đó cho có hỏi mà thôi.
    - Mẹ cháu tưởng mẹ cháu là người lớn. - Con bé thì thầm với một vẻ bí ẩn.- Nhưng mẹ cháu chẳng phi là người lớn tẹo nào. Mẹ cháu còn xoàng hơn cả cháu nữa cơ.
    - Tại sao vậy? - Anh hỏi
    Nhưng con bé không trả lời, nói cười và chạy ra ngoài.
    Suốt buổi tối anh không sao xua đuổi được cảm giác nhẹ nhàng mà sâu lắng. Mọi vật trong nhà xếp đặt đúng theo ý anh muốn. Vẫn những bản nhạc ấy trên dương cầm, vẫn những cây nến hình xoắn ốc đang cháy, nổ tí tách và chiếu sáng phòng làm việc của cha anh. Cả những bức thư anh gửi từ bệnh viện về cũng nằm trên bàn, dưới chiếc địa bàn cũ mà ngày trước ông cụ vẫn thường dùng chặn lên thư.
    Uống trà xong, Tachiana dẫn Nicôlai ra sau cánh rừng thăm mộ cha anh. Mặt trăng mờ mờ đã lên cao. Những cây bạch dưng tỏa sáng yếu ớt trong ánh trăng ngả bóng nhẹ xuống tuyết.
    Đêm đã khuya, Tachiana ngồi trước dương cầm, nhẹ nhàng lựa phím đàn, rồi ngoảnh lại nhìn Nicôlai và nói:
    - Tôi cứ có cảm giác là tôi đã gặp anh ở đâu rồi.
    - Vâng, cũng có lẽ - anh đáp.
    Nicôlai nhìn thiếu phụ. ánh nến ở bên cạnh soi sáng nửa khuôn mặt nàng. Anh đứng dậy đi đi lại lại trong phòng rồi dừng lại.
    - Không, tôi không nhớ ra được! - Anh nói giọng trầm trầm .
    Tachiana ngoảnh lại hốt hoảng nhìn Nicôlai nhưng không nói gì hết.
    Nàng đã sửa soạn chỗ ngủ cho Nicôlai trên chiếc đi văng trong phòng làm việc, nhưng anh không sao chợp mắt được. Mỗi phút trong ngôi nhà này đối với anh thực sự quý báu và anh không muốn bỏ mất phút nào. Anh nằm lắng nghe bước chân rón rén của con mèo Arkhiv, tiếng đồng hồ tích tắc, tiếng thì thào của Tachiana với người vú già sau cánh cửa đóng. Rồi những giọng nói im bặt, người vú già đã đi, những vệt sáng ở dưới cánh cửa vẫn không tắt. Anh nghe thấy các trang giấy loạt soạt: chắc Tachiana còn đọc sách. Anh đoán nàng thức cốt để gọi anh dậy cho kịp tàu. Anh muốn nói với nàng rằng anh cũng không ngủ, nhưng anh không dám gọi.
    Bốn giờ sáng, Tachiana khe khẽ mở cửa và gọi Nicôlai. Anh cựa mình.
    - Anh dậy đi thôi, đến giờ rồi,- nàng nói - Tôi rất tiếc phải đánh thức anh.
    Tachiana tiễn anh ra ga khi thành phố đang yên giấc. Sau hồi chuông thứ hai họ từ giã nhau. Tachiana đưa cả hai tay cho Nicôlai và nói:
    - Anh nhớ viết thư nhé! Giờ đây chúng ta như người thân. Phải vậy không anh?
    Nicôlai không trả lời, anh chỉ gật đầu.
    Mấy hôm sau, Tachiana nhận được một bức thư của Nicôlai viết ở dọc đường:
    " Tôi đã nhớ ra chúng ta gặp nhau ở đâu - anh viết -nhưng tôi không muốn nói với chị khi còn ở nhà. Chị có nhớ Krưm năm hăm bảy không? Mùa thu. Những cây tiêu huyền cổ thụ ở công viên Livađia. Trời u ám, biển nhợt nhạt. Tôi đi theo con đường nhỏ tới Orêanđa. Trên chiếc ghế dài bên đường có một thiếu nữ đang ngồi. Cô ta chừng 16 tuổi. Trông thấy tôi, cô ta đứng dậy và đi về phía tôi. Khi chúng tôi đi ngang nhau, tôi liếc nhìn cô. Cô ta đi qua tôi rất nhanh, nhẹ nhàng, tay cầm một cuốn sách mở rộng. Tôi dừng lại, nhìn theo cô ta rất lâu. Thiếu nữ đó là chị. Tôi không thể nhầm được. Tôi nhìn theo chị và cảm thấy rằng người con gái vừa đi qua bên cạnh tôi, người có thể làm tan vỡ cả đời tôi mà cũng có thể đem lại hạnh phúc cho tôi. Tôi hiểu rằng mình có thể yêu người con gái ấy đến quên cả thân mình. Lúc đó tôi đã biết rằng phải tìm được chị dù phi trả bằng giá nào. Tôi nghĩ vậy, nhưng vẫn đứng lì tại chỗ. Vì sao - tôi chẳng biết. Từ ngày ấy tôi yêu Krưm và con đường nhỏ, nơi tôi đã gặp chị trong giây lát và mất chị vĩnh viễn. Nhưng cuộc đời đã thương tôi và tôi lại được gặp chị. Nếu mọi việc ổn thoả và chị cần đến cuộc đời tôi, thì tất nhiên nó sẽ là của chị. à, tôi đã thấy bức thư của tôi bị bóc ra để trên bàn. Tôi đã hiểu tất cả và chỉ biết cám ơn chị từ nơi xa này."
    Tachiana đặt lá thư xuống, đôi mắt mơ màng nhìn qua cửa sổ ra mảnh vườn tuyết phủ, đoạn thốt lên:
    - Trời, mình có ở Krưm bao giờ đâu? Chưa bao giờ! Nhưng lúc này cái đó có gì quan trọng? Và để cho anh ấy tuyệt vọng làm gì? Và cả mình nữa!
    Nàng cười, đưa tay lên che mắt. Ngoài cửa sổ ánh tà dương mờ nhạt vẫn to sáng, mãi không sao tắt được.
    Hết.
    Được sửa chữa bởi - ngautuan vào 02/06/2002 04:14
  8. Jennie

    Jennie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/03/2001
    Bài viết:
    697
    Đã được thích:
    0
    Tình yêu cuộc sống - Jack London
    Họ hì hụi tập tễnh xuống bờ suối, và có lần gã đi đầu trong số hai người loạng choạng giữa lớp đá lởm chởm. Họ mệt, yếu lử lả và mặt họ thuỗn ra cái vẻ nhẫn nại do chịu đựng gian khổ đã lâu. Họ đeo những bó nặng bọc mềm có quai đeo vào vai. Những bọc này còn có những đai đầu quàng qua trán cho đỡ nặng. Mỗi người mang một cây súng trường. Họ bước đi trong tư thế lom khom, vai chúi hẳn về đằng trước, đầu còn nhô xa hơn, mắt cúi gằm xuống đất.
    - Giá như chúng mình có hai viên đạn ở chỗ giấu của chúng mình - người thứ hai nói.
    Giọng gã hoàn toàn vô cảm một cách buồn tẻ. Gã nói không một chút hào hứng; và người đi đầu trật trà trật trưỡng trong dòng suối trắng như sữa sủi bọt trên những mô đá, không buồn trả lời.
    Gã kia theo sát gót hắn ta. Họ không cởi giày, tất gì hết, mặc dầu nước giá lạnh, lạnh đến nỗi đau cả mắt cá và bàn chân tê cóng. Có những chỗ, nước xô vào đầu gối họ, và cả hai chệnh choạng quờ tìm chỗ đặt chân.
    Gã đi sau trượt chân trên một phiến đá nhẵn lì, suýt ngã, nhưng hết sức cố gắng gượng dậy, đồng thời ré lên một tiếng kêu đau. Gã có vẻ lả đi, chóng mặt và trong khi lảo đảo, giơ bàn tay rảnh ra như muốn níu vào không khí. Khi đứng vững rồi, gã bước tiếp nhưng lại lảo đảo và suýt ngã lần nữa. Rồi gã đứng im và nhìn người kia, tay này không ngoảnh đầu lại lấy một lần.
    Gã đứng im cả một phút như bàn luận với chính mình, rồi lên tiếng gọi:
    - Này Bil, mình bị trẹo mắt cá rồi.
    Bil vẫn ngật ngưỡng đi qua dòng nước trắng sữa. Hắn không quay lại nhìn. Gã kia ngó theo hắn đi và tuy mặt gã vẫn đờ đẫn như trước, nhưng cặp mắt thì lại như mắt một con nai bị thương.
    Người nọ tập tễnh lên bờ bên kia và tiếp tục đi thẳng không nhìn lại. Gã ở giữa dòng ngó theo. Môi gã run rẩy khiến lớp lông nâu phủ bên trên động đậy rõ rệt. Cả lưỡi gã cũng thè ra liếm môi.
    - Bil ! - gã gọi to
    Đó là tiếng kêu khẩn cầu của một người khoẻ mạnh trong cơn quẫn bách, nhưng Bil không ngoái đầu lại. Gã kia nhìn theo hắn đi, tập tễnh đến tức cười và loạng quạng tiến dần từng bước theo bờ dốc thoải hướng tới nét lượn mềm in lên nền trời của trái đồi thấp. Gã nhìn theo cho đến khi Bil đi qua đỉnh đồi và biến mất. Rồi gã xoay hướng nhìn và từ từ đảo mắt vòng quanh thế giới còn lại với gã giờ đây khi Bil đã đi khỏi.
    Gần chân trời , vầng dương thoi thóp mờ mờ, gần như bị những đám sương mù và hơi không ra hình thù gì che khuất, gây một cảm giác về tảng khối và đậm đặc không đường nét hoặc không cụ thể. gã rút đồng hồ ra xem, dồn trọng lượng toàn thân trên một chân. Đã bốn giờ và vì đận này đã gần cuối tháng bảy hay đầu tháng tám - trong vòng một, hai tuần nay, gã không còn nhớ đích xác ngày tháng - gã biết là mặt trời lúc này ang áng chỉ hướng tây bắc. Gã nhìn về phía nam và biết răng đâu đó bên kia những trái đồi heo hút này, là Hồ Gấu Lớn; gã cũng biết rằng ở phía ấy vòng tròn bắc cực cắt ngang vùng hoang địa Canada. Con suối mà gã đang đứng giữa dòng là một nguồn tiếp nước ra sông Mỏ Đồng, sông này lại chảy theo hướng bắc đổ vào Vịnh Đăng Quang và Bắc Băng Dương. Gã chưa bao giờ tới đó, nhưng gã đã thấy nơi ấy một lần trên một tấm bản đồ của công ty Vịnh Haxđơn.
    Một lần nữa, mắt gã lại đảo khắp một vong cái thế giới quanh gã. Một quang cảnh không lấy gì làm phấn khởi. Đâu đâu cũng là đường chân trời mềm mại. Các trái đồi đều thấp. Chẳng có cây to, cây nhỏ cũng chẳng có cỏ, chẳng có gì ngoài một sự tiêu điều mênh mông và ghê gớm, khiến cái sợ mau chóng nhóm lên trong mắt gã.
    - Bil ! - gã thì thào, một lần rồi hai lần : - Bil !
    Gã co ro giữa dòng nước trắng sữa, như thể khoảng không rộng lớn đang ép lên gã với một sức mạnh áp đảo, đè dí gã một cách thô bạo với sự uy nghi đầy tự mãn của nó. Gã bắt đầu run lên như cơn sốt, cho đến khi cây súng rơi đánh tõm khỏi tay gã . Điều đó có tác dụng khuấy động gã. Gã đấu tranh với nỗi sợ và trấn tĩnh lại, mò xuống nước nhặt cây súng lên. Gã nhích cái bọc qua về phía vai trái, để chuyển bớt một phần trọng lượng khỏi đè lên phía mắt cá bị thương. Rồi gã từ từ và thận trọng tiến vào bờ, mặt nhăn nhó vì đau.
    Gã không dừng lại. Với một sự tuyệt vọng như điên, bất kể đau, gã hối hả lên dốc tới tận đỉnh đồi, nơi ban gã đã đi khuất, dáng vẻ còn tức cười hơn nhiều so với tay bạn tập tễnh, ngật ngưỡng nọ. Nhưng tới đỉnh, gã trông thấy một thung lũng nông, trống vắng sự sống. Gã lại đấu tranh với cái sợ, vựot lên được , nhích thêm cái bọc qua nửa vòng phía vai trái và tiếp tục lảo đảo xuống dốc.
    Đáy thung lũng sũng nước được lớp rêu dày, tựa bọt biển, hút xâm xấp trên mặt. Nước ấy, cứ mỗi bước, lại bắn vọt từ dưới chân gã và mỗi lần gã nhấc chân lên, lại nghe kêu đánh oạp khi lớp rêu ướt miễn cưỡng nhả ra. Gã lách đường từ đám lầy này sang đám lầy khác và dò theo dấu chân của người kia, dọc, ngang những gờ đá lô nhô như những hòn đảo nhỏ giữa biển rêu.
    Tuy có một mình, nhưng gã không lạc. Gã biết đi quá nữa, gã sẽ đến chỗ có những cây vân sam và linh sam chết nhỏ xíu và quắt queo bên bờ một con hồ nhỏ, Titsinisili, tiếng địa phương có nghĩa là " Vùng đất của những chiếc que nhỏ ". Và chảy vào hồ ấy, là một con suối nhỏ, nước không lờ lờ màu trắng sữa. Trên bờ dòng suối này có cỏ bấc, điều này gã nhớ rất rõ, nhưng không có cây to, và gã sẽ ngược theo nó đến đầu nguồn của một đường phân thuỷ. Gã sẽ qua đường phân thuỷ đó, tới đầu nguồn một con suối khác chảy vào sông, ở đấy gã sẽ tìm thấy một chỗ cất giấu dưới một cái xuồng lật xấp, với nhiều phiến đá xếp chồng lên trên. Và trong chỗ cất giấu ấy, sẽ có đạn cho cây súng rỗng không của gã, lưỡi câu và dây câu, một cái lưỡi nhỏ , tất cả những thứ đó dùng cho việc giết và bẫy mồi làm thức ăn. Gã cũng sẽ tìm thấy bột mì, không nhiều, một miếng thịt lợn và chút ít đậu.
    Bil sẽ đợi gã ở đó và họ sẽ chèo xuồng xuôi về nam trên sông Đijơ đến Hồ Gấu Lớn. Và họ sẽ xuyên qua hồ về phía nam, cứ phía nam đi miết cho đến khi tới sông Meckenji. và lại hướng nam, vẫn hướng nam, họ sẽ tiếp tục đi, trong khi mùa đông hoài công đuổi theo họ, băng đóng trong những xoáy nước, và ngày trở nên lạnh giá và hanh, cứ hướng nam mà tiến, đến một trạm ấm áp nào đó của công ty Vịnh Haxđơn, ở đó có cây mọc cao và thoáng, ở đó có ê hề đồ ăn, thức uống.
    Đó là những ý nghĩ của người đàn ông này, khi gã gắng sức dấn bước. Nhưng dầu nỗ lực mấy về thể xác, gã cũng nỗ lực không kém về tinh thần, cố nghĩ rằng Bil không bỏ gã, rằng Bil chắc chắn sẽ chờ gã ở chỗ cất giấu. Gã buộc phải nghĩ vậy, nếu không thì việc gì phải ráng sức, cứ nằm xuống và chết cho rồi. Và trong khi mặt trời như quả cầu mờ từ từ lặn xuống mé tây bắc, gã điểm qua suốt lượt, nhiều lần, từng phần một chặng đương trốn chạy xuống phía nam của gã và Bil trước khi mùa đông tới. Và gã xem đi xét lại những đồ ăn ở nơi cất giấu và ở trạm của mọc ở đầm lầy, bỏ vào miệng, nhai và nuôtcông ty Vịnh Haxđơn. Đã hai ngày, gã không ăn gì cả, trong một thời gian dài hơn thế nhiều, gã phải bóp miệng, không có đủ những gì gã muốn ăn. Nhiều lúc, gã cúi xuống nhặt những quả tai tái mọc ở đầm lầy, bỏ vào miệng, nhai và nuốt. Đó là một tí hạt bọc trong một tí cùi nước. Bỏ vào mồm, cùi nước tan ra và hạt nhai găn gắt, đắng nghét. Gã biết quả ấy chẳng bổ béo gì, song cứ kiên nhẫn nhai, với một hi vọng lớn hơn kiến thức và bất chấp kinh nghiệm.
    Đến chín giờ, gã vấp ngón chân vào một mô đá và chỉ vì mệt và yếu, gã lảo đảo, quỵ ngã. Gã nằm nghiêng một lúc, không động cựa. Rồi gã rút tay ra khỏi quai đeo bọc và lóng ngóng gượng ngồi dậy. Trời chưa tối hẳn và trong ánh hoàng hôn còn vương lại, gã rờ rẫm quanh, tìm những mảng rêu khô giữa những phiến đá. Khi đã vun lại được một đống, gã đốt lên một ngọn lửa, một ngọn lửa lom rom, lem nhem, và đặt lên một bình thiếc đựng nướcđể đun sôi.
    Gã mở cái bọc và việc đầu tiên là đếm các que diêm. Có sáu mươi bảy que. Gã đếm tới ba lần cho chắc. Gã chia làm nhiều phần, gói bằng giấy dầu, cất một bó vào cái túi đựng thuốc lá đã rỗng không , một bó khác vào đai trong của chiếc mũ nhàu nát, bó thứ ba vào dưới ngực áo sơ mi. Làm xong việc đó, gã chợt hoảng và giở tất cả ra đếm lại. Vẫn còn nguyên sáu mươi bảy que.
    Gã hong giầy tất bên bếp lửa cho khô. Đôi giày da đanh rách bươm, ướt sũng. Bít tất nhiều nhỗ thủng, chân gã trầy da cà rướm máu. Mắt cá giần giật và gã xem xét kỹ chỗ đau. Nó đã sưng lên to bằng đầu gối. Gã xé ở một trong hai tấm mền ra một miếng dài và buộc chặt lấy mắt cá. Gã xé thêm nhiều dải khác buộc quanh hai chân thay cả giầy lẫn tất. Rồi gã uống bình nước nóng bốc hơi, lên giây đồng hồ và mò vào giữa hai lớp mền chăn.
    Gã ngủ như chết. Bóng tối ngắn ngủi vào khoảng nửa đêm, đến rồi đi. Măth trời lên ở mạn đông bắc, chí ít là ngày đã rạng ở khu vực ấy, vì mặt trời bị những đám mây xám che khuất.
    Sáu giờ, gã thức giấc, nằm ngủ bình thản. Gã nhìn thẳng lên bầu trời xám và biết rằng mình đói. Khi chống khuỷu tay xoay người đi, gã giật mình vì một tiếng khịt to và trông thấy một con tuần lộc caribu đực đang nhìn gã với vẻ tò mò cảnh giác. Con vật cách gã không quá mười lăm mét và lập tức trong óc gã bật lên hình ảnh và vị thơm ngon của một miếng bit-tết caribu rán xèo trên bếp lửa. Như cái máy, gã với tay ra lấy cây súng rỗng không nhằm và bóp cò. Con tuần lộc khịt khịt và nhảy đi, móng nện lóc cóc khi chạy qua những mô đá.
    Gã rủa một tiếng rồi quẳng cây súng rỗng không khỏi mình. Gã rên to khi bắt đầu nhổm người đứng dậy. Đó là một công việc chậm chạp và gay go. Các khớp xương của gã như những bản lề gỉ. Chúng ngúc ngắc khó khăn trong hốc xương vì cọ sát nhiều, và mỗi động tác gập vào hay duỗi ra đều chỉ thực hiện được với sự cố gắng ghê gớm. Cuối cùng khi gã điều khiển được đôi chân, lại mất độ một phút nữa để đứng thẳng lên được, đứng như tư thế của một con người.
    Gã bò lên một cái gò nhỏ và nhìn khắp xung quanh. Không có cây to, cũng chẳng có cây bụi, chẳng có gì ngoài một biển rêu xám, lác đác điểm xuyết bằng những tảng đá xám, những hồ nhỏ màu xám, những suối nhỏ màu xám. Bầu trời cũng xám. Không có nắng, cũng chẳng thấy dấu hiệu gì của mặt trời ; gã không còn biết đâu là phương bắc và gã đã quên đêm qua gã đã đến chỗ này bằng cách nào. Nhưng gã không lạc. Điều đó thì gã biết. Chẳng bao lâu gã sẽ đến Vùng đất của những chiếc que nhỏ . Gã cảm thấy nó nằm bên trái đâu đấy không xa, có thể nagy sau trái đồi thấp sắp tới.
    Gã quay lại xếp cái bọc cho vuông vức để lên đường. Gã kiểm tra cho chắc chắn là vẫn còn ba gói diêm riêng rẽ, tuy nhiên gã không mất thì giờ đếm lại. Nhưng gã có lần chần, cân nhắc về một cái túi da nai bè bè. Nó không to. Gã có thể che dấu nó dưới hai bàn tay mình. Gã biết nó nặng mười lăm "pao" - bằng phần còn lại của cái bọc- và nó làm gã băn khoăn. Cuối cùng, gã để nó sang một bên và cuộn cái bọc lại. Gã ngừng lạ, đăm đăm nhìn cái túi da nai bè bè. Gã nhặt vội nó lên, đưa mắt nhìn quanh ra chiều thách thức, tựa hồ sự hoang sơ đang chực cướp nó đi vậy, và khi gã đứng dậy để loạng choạng đi vào ngày mới, thì nó đã được gói gọn trong cái bọc trên lưng.
    (còn nữa)
    Có công mài sắt có ngày nên...xà bẻng!
  9. Jennie

    Jennie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/03/2001
    Bài viết:
    697
    Đã được thích:
    0
    (tiếp theo)
    Gã rẽ sang bên trái, thỉnh thoảng dừng lại để ăn những trái cây đầm lầy. Mắt cá gã đã cứng ngắc, bước đi cà nhắc hơn, nhưng cái đau ấy hồ như chẳng thấm gì so với cái đau hành hạ dạ dày. Những cơn đói quặn thắt ruột thắt gan cứ nhay huỷ cho đến khi gã không thể giữ cho đầu óc tập trung vào lộ trình gã phải theo để tới Vùng đất của những chiếc que nhỏ. Những trái cây đầm lầy không làm sao giảm nhẹ được sự nhay nghiến đấy, mà chỉ làm cho lưỡi và vòm miệng gã đau rộp lên.
    Gã tới một thung lũng, tại đó gà gô núi đá vỗ cánh rào rào bay lên từ những gờ đá và bãi lầy. "Kéc ... kéc ... kéc ", chúng kêu như vậy. Gã lấy đá ném nhưng không trúng con nào. Gã đặt cái bọc xuống đất và rón rén đến gần chúng như mèo định lén bắt chim sẻ. Đá nhọn cứa qua ống quần đến độ đầu gối gã để lại một vết máu. Nhưng cái đau ấy chìm trong cái đau đói bụng. Gã bò ngoằn ngoèo trên lớp rêu ướt, quần áo ướt đẫm, người rét run ; những cơn sốt cuồng đòi ăn quá lớn, khiến gã không còn biết tới cảm giác đó. Và lũ gà gô vẫn bay lên rào rào trước mặt gã, đến khi tiếng "kéc ... kéc" của chúng trở thành một sự trêu chọc đối với gã, và gã rủa chúng, quát ngậu lên với chúng.
    Một lần, gã bò tới một con, chắc đang ngủ. Mãi đến lúc nó vụt lên từ hốc đá ngay trước mặt gã, gã mới trông tháy nó. Gã chộp một cái, cũng bất thần như con gà gô bay lên, và trong tay gã còn lại ba cái lông đuôi. Nhìn theo nó bay, gã thấy căm thù nó như thể nó đã hại gã một điều gì ghê gớm lắm. Rồi gã quay lại và khoác cái bọc lên vai.
    Giờ này qua giờ khác gã đi vào những thung lũng hoặc những chỗ đất thấp lầy còn nhiều thú săn hơn nữa. Một đàn tuần lộc caribu đi qua, có toíư hơn hai chục con, ở trong tầm súng như trêu ngươi. Gã cảm thấy một khao khát cuồng dại muốn đuổi theo chúng, tin chắc mình có thể bắt được chúng. Một con cáo đen tiến về phía gã, mồm ngậm một chú gà gô. Gã la lên. Đó là một tiếng kêu ghê sợ, nhưng con cáo hốt hoảng nhảy đi, không buông rơi con gà gô.
    Xế chiều, gã lần theo một con suối, nước lờ lờ chất vôi, chảy qua những vạt cỏ bấc rải rác. Nắm chặt những bụi cỏ bấc ấy ở quãng gần rễ, gã nhổ lên một cái gì từa tựa một đọt hành non, không lớn hơn chiếc đinh ván. Nó mơn mởn và răng gã cắm ngập vào đó, gặm rau ráu tưởng chừng sẽ là món ăn tuyệt diệu. Nhưng thớ nó rắn cấc. Nó gồm những sợi đẫm nước, như những trái cây bãi lầy nọ, và chẳng có chất dinh dưỡng gì. Gã quẳng cái bọc xuống và quỳ gối bò vào đám cỏ bấc, gặm và nhai trệu trạo như trâu bò.
    Gã rất mệt và nhiều lúc muốn nghỉ, nằm ềnh ra và ngủ ; nhưng gã vẫn bị thôi thúc dấn bước liên tục bởi cái đói hơn là bởi nỗi mong muốn tới được Vùng đất của những chiếc que nhỏ. Gã sục những vũng nước mò ếch nhái và lấy móng tay đào đất tìm giun, mặc dầu gã biết ở mạn cực bắc này chẳng làm gì có ếch nhái cũng như giun.
    Gã hoài công soi mói từng vũng nước, cho đến khi hoàng hôn đến, gã mới phát hiện ra một con cá lẻ loi, bằng cỡ một con cá tuê, trong một cái vũng như vậy. Gã thọc tay xuống nước đến tận vai, nhưng con cá lẩn thoát. Gã với cả hai tay ra chộp nó, khuấy tung lớp bùn đục lờ dưới đáy. Thế là nước đục ngầu lên khiến gã không thấy nó đâu nữa và buộc phải đợi cho bùn lắng xuống.
    Cuộc săn bắt tiếp tục, cho đến khi nước lại đục ngầu lên. Nhưng gã không thể đợi được nữa. Gã tháo chiếc xô thiếc và bắt đầu tát nước. Thoạt đầu gã tát như điên, bắn vung cả lên người, và hắt nước gần quá thành thử lại chảy về vũng. Rồi gã làm thận trọng hơn, cố gắng bình tĩnh, mặc dầu tim đập vào thành ngực thình thịch và hai tay run lên. Được nửa giờ, vũng nước gần cạn khô. Chỉ còn không đầy một cốc nước. Mà chẳng thấy cá đâu. Gã tìm ra một khe nứt giữa lớp đá, nó đã chui qua đó trốn sang cái vũng bên cạnh to hơn, một cái vũng mà có bỏ cả một ngày, một đêm gã cũng chẳng thể tát cạn. Nếu có biết cái khe nứt ấy thì gã ắt đã lấy một hòn đá bịt lại từ đầu và giờ đây con cá ắt đã là của gã.
    Nghĩ thế, gã vật mình vật mẩy trên nền đất ướt. Mới đầu gã khoc khe khẽ một mình, rồi khóc to tướng với cả cảnh hoang sơ vô tình bao quanh gã ; và hồi lâu sau, người gã còn rung lên những tiếng nấc khan.
    Gã đốt một đống lửa, uống hàng ca nước nóng cho ấm người ; và hạ trại trên một gờ đá như đêm trước. Việc làm sau cùng của gã là lo cho số diêm thật khô ráo và lên dây đồng hồ. Những tấm mền thì ướt và dính nháp. Mắt cá gã đau giần giật. Nhưng gã chỉ biết rằng gã đói và, qua giấc ngủ náo động, gã mơ thấy tiệc lớn, tiệc nhỏ và thức ăn bày la liệt theo đủ mọi cách có thể tưởng tượng được .
    Gã thức dậy, rét run và nôn nao. Không một chút nắng. Màu xám của đất và trời đã trở nên đậm hơn, sâu hơn. Một ngọn gió rét căm căm thổi và những bông tuyết đầu tiên làm trắng xoá những đỉnh đồi. Không khí quanh gã dày đặc thêm và quánh dần trong khi gã đốt một đống lửa và đun thêm nước. Tuyết ướt, gàn như mưa, và những bông tuyết vừa to vừa sũng nước. Thạot đầu, mới chạm đất, chúng đã chảy liền, nhưng mỗi lúc một xuống nhiều, phủ kín mặt đất, dập tắt lửa làm hỏng cả chỗ rêu dự trữ làm chất đốt của gã.
    Điều đó thành một tín hiệu cho gã khoác cái bọc lên vai và ngật ngưỡng bước tiếp, không biết là đi đến đâu. Gã không bận tâm đến Vùng đất của những chiếc que nhỏ, cũng như đến Bil và chỗ cất giấu dưới cái xuồng lật sấp bên dòng sông Đir nữa. Thống ngự gã lúc này là động từ "ăn". Gã đang đói điên người. Gã chẳng để ý gì đến hướng đường gã đang đi theo, chừng nào hướng ấy dẫn gã qua những bãi thấp. Gã dò dẫm qua tuyết ướt lần tới những trái cây đầm lầy mọng nước và đi bằng cảm giác trong khi gã nhổ những rễ cỏ bấc. Nhưng cái món này thật vô vị không thoả mãn được gì cả. Gã tìm được một thứ cỏ có vị chua và kiếm được bao nhiêu cỏ ấy, gã ăn tuốt, cũng chẳng nhiều nhặn gì, vì nó là loại cây bò sát, dễ bị lấp dưới tuyết dày hàng mấy phân.
    Đêm ấy, gã không có lửa, cũng không có nước nóng, gã chui vào chăn ngủ giấc ngủ đứt quãng vì đói. Tuyết chuyển thành mưa lạnh. Gã tỉnh dậy nhiều lần để cảm thấy nó rơi trên khuôn mặt úp sấp của mình. Ngày đến, một ngày đen xám và không có mặt trời. Mưa đã tạnh. Cái nhói buốt của cơn đói đã biến đi. Về sự háo hức muốn có cái ăn, mức nhạy cảm đã kiệt. Bụng gã âm ỉ một cái đau nặng trịch, song nó không quấy rầy gã nhiều như trước. Gã trở nên duy lý hơn, và một lần nữa gã lại quan tâm chủ yếu tới Vùng đất của những chiếc que nhỏ và chỗ cất giấu ở bờ sông Đir.
    Gã xé mảnh còn lại của một tấm mền thành từng dải để buộc đôi bàn chân tướp máu. Gã cũng buộc chặt lại chỗ mắt cá bị thương và chuẩn bị cho một ngày đương. Khi đụng đến cái bọc, gã ngừng lại hồi lâu suy tính về chiếc túi da nai bè bè, nhưng rốt cuộc vẫn mang nó đi theo.
    Dưới mưa, tuyết đã tan chảy và chỉ còn những đỉnh đồi là phô màu trắng. Mặt trời ló ra và gã định vị được các hướng địa bàn, mặc dầu giờ đây gã biết là mình đã lạc. Có lẽ, trong khi lang thang những hôm trước, gã đã quá lệch về bên trái. Giờ đây gã ghé sang phải cho cân lại độ có thể sai lệch khỏi hướng chính gã cần đi theo.
    Mặc dầu cái đói không còn hành hạ dữ dội như trước nữa, nhưng gã nhận biết rằng mình rất yếu, gã buộc phải dừng lại nghỉ luôn, để nhá những trái cây đầm lầy và những vạt cỏ bấc. Gã cảm thấy lưỡi mình khô và to tướng như mọc đầy một lớp bông nhỏ li ti, và có vị đắng ngắt trong mồm. Tim gã làm rầy gã ghê gớm. Đi được ít phút, nó đã bắt đầu nện không thương xót thình thịch, thình thịch, thình thịch, rồi nhảy loạn xạ trong một thôi đập xao xuyến, đau đớn, khiến gã nghẹn thở , lử lả và chóng cả mặt. Đến giữa trưa, gã tìm được hai con cá tuê ở một cái vũng to. Không thể tát cạn nó được, nhưng bây giừo gã bình tĩnh hơn và xoay xở bắt được chúng vào trong cái xô thiếc. Chúng không dài hơn ngón tay út của gã, nhưng gã không đói lắm. cái đau âm ỉ trong bụng gã đã lắng xuống và yếu đi. Như thể dạ dày gã đang ngủ gà ngủ gật vậy. Gã ăn cá sống, thận trọng nhai một cách vất vả,vì việc ăn là một hành động thuần tuý lý trí. Tuy gã chả muốn ăn chút nào, nhưng gã biết mình phải ăn để mà sống.
    Chiều đến, gã bắt được thêm ba con cá tuê, ăn hai con và để dành một con cho bữa điểm tâm sáng hôm sau. Mặt trời đã sấy khô những mảng rêu rải rác và gã có thể sưởi ấm bằng nước nóng. Hôm ấy gã không đi được quá mười dặm ; và hôm sau, cất bước khi nào tim gã cho phép, gã đi được không quá năm dặm. Nhưng dạ dày gã lại không hề làm gã khó chịu tí nào. Nó đã ngủ. Một điều nữa : gã đang ở một vùng đất lạ và tuần lộc caribu tại đây tăng nhiều hơn, cả sói nữa. Lắm lúc tiếng hú của chúng vang qua cảnh tiêu điều, và một lần gã trông thấy ba con lẩn tránh trước mặt gã, trên đương đi.
    Lại một đêm nữa ; và sáng hôm sau, duy lý hơn, gã cởi dây da buộc cái túi da nai bè bè. Từ mệng túi đã mở, chảy tuôn một dòng bụi vàng thô và quặng vàng. Gã chia đại khái số vàng ra làm hai phần, giấu một nửa vào một gờ đá nhô ra, gói nửa kia vào một mảnh chăn và bỏ trở vào túi. Gã cũng bắt đầu dùng những giải của cái chăn còn lại để buộc chân. Gã vẫn níu giữ cây súng vì ở chỗ cất giấu bên sông Đir có đạn.
    Đó là một ngày đầy sương mù, và ngày hôm ấy cái đói lại thức dậy trong gã. Gã rất yếu và bị chóng mặt đến nỗi đôi lúc hoa mắt không thấy gì. Bây giờ, đối với gã, vấp ngã không phải là chuyện không bình thường, và một lần bị vấp ngã, gã ngã trúng giữa một tổ gà gô núi. Có bốn chú gà con mới nở được một ngày, những đốm sống phập phồng, vừa một miếng, không hơn, và gã ăn chúng ngấu nghiến, nhét chúng vào mồm nhai sống nuốt tươi ràu rạu giữa hai hàm răng như nhai vỏ trứng. Gà gô mẹ ***g lộn quanh gã, kêu rầm rĩ. Gã dùng cây súng như một chiếc chuỳ để đánh nó, nhưng nó tránh xa khỏi tầm với. Gã ném ba hòn đá về phía nó và một hòn ngẫu nhiên trúng, làm gãy một bên cánh. Rồi nó chao chao chạy đi, kéo lê chiếc cánh gẫy, gã đuổi theo sau.
    Mấy chú gà con chỉ làm cho gã thêm háu đói. Gã nhảy loi choi một cách vụng về với vết thương mắt cá chân, chốc chốc lại ném đá và kêu la khàn giọng, lắm lúc lại lặng lữ chạy lật đà lật đật, mỗi lần ngã lại hằm hằm bò dậy một cách kiên nhẫn, hoặc đưa tay lên dụi mắt khi cơn chóng mặt đe doạ quật ngã gã.
    Cuộc săn đuổi đưa gã qua bãi đất lầy xuống đáy thung lũng và gã bắt gặp những vết chân trên lớp rêu sũng nước. Không phải vêt chân gã, gã có thể thấy rõ là thế. Chắc là vết chân Bil. Song gã không thể dừng lại, vì con gà gô mẹ vẫn chạy tiếp. Gã sẽ bắt nó trước, rồi quay lại dò tìm điều tra sau.
    Gã quần con gà gô mẹ kiệt sức, nhưng gã cũng tự làm mình kiệt sức. Con gà nằm nghiêng thở dốc. Gã cũng nằm nghiên thở hồng hộc, chỉ cách nó khoảng ba, bốn mét mà không sao bò được tới nó. Và khi gã hồi tỉnh lại, nó cũng hồi sức, vỗ cánh chạy khỏi tầm với, khi ga vươn bàn tay đói lả về phía nó. Cuộc săn đuổi lại tiếp diễn. Đêm xuống hẳn và gà gô mẹ chạy thoát. Yếu ớt, gã loạng quạng vấp và lao đầu ngã sấp mặt xuống, toạc cả má, chiếc bọc vẫn trên lưng. Hồi lâu, gã không động cựa ; rồi gã xoay nghiêng người, lên dây đồng hồ và nằm đó đến sáng.
    Lại một ngày mú sương. Nửa cái màn cuối cùng đã xé ra để làm giẻ bọc chân. Gã không thấy lại được dấu chân Bil. Chẳng hề gì. Cái đói đang đôn thúc gã quá xá ... có điều ... có điều gã băn khoăn không biết Bil có lạc nốt không. Đến trưa, cái bọc trở nên quá nặng, không chịu nổi. Gã lại chia đôi số vàng, lần này thì đơn giản là dốc toẹt một nửa xuống đất. Đến chiều, gã vứt nốt số còn lại và gã chỉ còn độc nửa cái chăn, cái xô thiếc và cây súng.
    Một huyễn cảm bắt đầu quấy rầy gã. Gã tin rằng mình còn một viên đạn. Nó nằm trong ổ nòng súng và gã đã quên béng mất. Mặt khác, gã luôn biết rằng ổ đạn rỗng không. Thế nhưng huyễn cảm ấy vẫn dai dẳng. Gã xua đuổi nó hàng giờ liền, rồi mở súng ra và thấy tận mắt là ổ đạn rỗng tuếch. Sự thất vọng cũng cay đắng như thể gã thực sự chờ đợi thấy viên đạn trong đó.
    Gã lụi hụi đi tiếp được nửa giờ thì cơn huyễn cảm lại nổi dậy lần nữa, gã lại cố dẹp đi mà nó vẫn dằng dai cho đến lúc gã mở súng tự thuyết phục là chẳng có gì. Đôi lúc đầu gã phiêu diêu đi xa hơn, và gã lụi hụi đi như thằng người máy, với những ý nghĩ ngộ nghĩnh và ngông cuồng kỳ lạ gặm nhấm óc như những con sâu. Nhưng những cuộc du ngoạn khỏi thực tại ấy đến ngắn ngủi, vì bao giờ những dằn vặt của cái đói cào cấu cũng gọi gã trở lại. Một lần, đang phiêu du như vậy, thình lình gã bị kéo giật trở lại bởi một cảnh khiến gã suýt ngất xỉu. Trước mặt gã sừng sững một con ngựa. Một con ngựa ! Gã không thể tin ở mắt mình. Một màn sương dày rủ trong mắt gã, điểm những chấm sáng lấp lánh. Gã dụi mắt như điên để nhìn cho rõ và nhận ra không phải một con ngựa mà là một con gấu lớn màu nâu. Con vật đang ngắm nghía gã với một vẻ tò mò hung hãn.
    Gã đã nâng súng lên vai rồi mới nhớ ra là không có đạn. Gã hạ súng xuống và rút con dao săn bên hông ra khỏi vỏ. Trước mặt gã là thịt và sự sống. Gã lướt ngón tay cái trên lưỡi dao. Lưỡi săc, mũi nhọn. gã sẽ lao cả người vào con gấu và giết chết nó. Nhưng tim gã bắt đầu báo động : thình thịch, thình thịch, thình thịch. Rồi tiếp theo là nhịp nhảy lên cuồng loạn và sức nén ép như một vành đai sắt thít quanh trán, cơn chóng mặt len lỏi bò vào trong đó.
    Sự can đảm tuyệt vọng của gã bị một nỗi sợ dâng trào mãnh liệt đánh bật ra. Gã đang yếu thế này, nhỡ con vật tấn công gã thì sao ? Gã đứng thẳng lên trong tư thế hùng dũng nhất, nắm chặt con dao và nhìn chằm chằm vào con gấu. Con gấu vụng về tiến lên vài bước, lùi lại và trút ra một tiếng gầm gừ thăm dò. Nếu con người chạy ắt nó sẽ đuổi theo. Nhưng con người không chạy. Lúc này, trong gã dấy lên lòng can đảm của khiếp sợ. Gã cũng gầm gừ, man rợ, gớm ghiếc thốt lên nỗi sợ vốn là thích hợp với sự sống và vốn xoắn xuýt quanh những rễ sâu nhất của sự sống.
    Con gấu né sang một bên lủi đi, gầm gừ đe doạ. Bản thân nó cũng kinh hãi trước cái sinh vật bí ẩn hiên ngang thẳng đứng, không biết sợ ấy. Nhưng con người không động đậy. Anh ta đứng sững như một pho tượng cho đến khi cơn nguy hiểm qua hẳn, bấy giờ mới chịu khuất phục run bắn lên một hồi và quỵ xuống lớp rêu ướt.
    Gã định thần lại và đi tiếp, bây giờ lại sợ theo cách khác. Không phải là sợ sẽ chết một cách thụ độngvì không có cái ăn, mà sợ sẽ bị tiêu diệt một cách cuồng bạo trước khi cái đói làm suy kiệt nốt chút xíu cố gắng cuối cùng trong gã nhằm vươn tới sự sống sót. Vùng này có chó sói. Suốt cảnh tiêu điều này, vẳng tới vẳng lui tiếng sói hú, dệt cả bầu không khí thành một tấm màn đe doạ có thể sờ mó thấy, đến độ gã bỗng giơ tay lên trời, đẩy không khí ra khỏi mình, như thể nó là thành vải của một cái lều bị gió thổi ép vào.
    Thỉnh thoảng, sói đi từng tốp hai hoặc ba con, kéo qua đường đi của gã. Nhưng chúng tránh gã. Chúng không đủ đông, vả lại, chúng đang săn tìm tuần lộc caribu, tụi này không đánh trả, trong khi cái sinh vật đi thẳng đứng này có thể vừa cào vừa cắn.
    Xế chiều, gã bắt gặp những ống xương rải rác ở chỗ lũ chó sói đã giết một con thú. Đám xương tàn, trước đó một giờ, còn là một chú tuần lộc Caribu non kêu quang quác, chạy nhảy và đầy sức sống. Gã ngắm đống xương đã lóc sạch thịt và nhẵn bóng, với sinh bào hồng hồng bên trong còn chưa hết hẳn. Liệu có khả năng, gã cũng có thể như thế trước khi ngày tàn không ? Sự sống là thế ư ? Một sự hão huyền và thoảng qua. Chỉ có sống là đau đớn mà thôi. Chết thì chẳng đau gì hết. Chết là ngủ. Có nghĩa là thôi, là nghỉ ngơi. Thế thì tại sao gã lại không bằng lòng chết.
    Nhưng gã không lý luận rông dài. Gã đang ngồi xổm trên lớp rêu, với một cái xương trong miệng, mút mát những vụn sinh bào còn nhuộm hồng hồng chất xương. Cái vị thịt ngọt, loãng và thoáng thấy thoáng mất gần giống như một hồi ức làm gã tức điên. Gã ngoạm hàm vào những đốt xương và nhai rào rạo. Lúc thì xương gãy, lúc thì răng gã gãy. Rồi gã bỏ xương vào giữa những hòn đá, nghiền nát nhừ và nuốt chửng. Trong lúc vội vàng gã giã cả vào ngón tay mình, và có lúc lại ngạc nhiên thấy những ngón tay không đau lắm khi bị kẹp vào đá.
    Rồi đên những ngày tuyết xuống, mưa rơi kinh khủng. Gã không còn biết mình hạ trại lúc nào, nhổ trại lúc nào. Gã đi ban đêm cũng nhiều bằng đi ban ngày. gã nghỉ luôn ở nbất cứ chỗ nào gã ngã xuống, bò đi tiếp bất cứ lúc nào ngọn lửa sống đang tabnf trong gã bùng lên và đỡ mù mịt hơn. Với tư cách là một con ngưới, gã thôi không ráng sức nữa. Chính là cái sinh lực trong gã không muốn chết, nó thôi thúc gã dấn bước. Gã không đau đớn. Thần kinh gã đã cùn mòn, tê dại đi trong khi đầu óc gã đầy viễn ảnh kỳ lạvà những giấc mơ thú vị.
    Nhưng gã vẫn mút và nhai những đốt xương nát của con tuần lộc non, mà những dư tàn nhỏ nhất của nó đã vun vén lại và đã mang theo. Gã không vượt đồi, cũng chẳng qua những đường phân thuỷ nữa mà cứ tự động theo một con suối lớn chảy qua một thung lũng rộng và nông. Gã không nhìn thấy con suối ấy cũng như thung lũng ấy. Gã không nhìn thấy gì ngoài những tấm ảnh. Hồn và xác hoặc đi hoặc bò cạnh nhau, nhưng riêng rẽ, vì sợi dây buộc chúng lại với nhau quá mảnh.
    Có công mài sắt có ngày nên...xà bẻng!
  10. Jennie

    Jennie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/03/2001
    Bài viết:
    697
    Đã được thích:
    0
    (tiếp theo và hết)
    Gã thức dậy minh mẫn, nằm ngủ trên một gờ đá. Mặt trời chiếu rực rỡ và ấm áp. Xa xa gã nghe thấy tiếng những con tuần lộc non kêu quác quác. Gã nhớ mang máng là đã có mưa, có gió, có tuyết rơi, nhưng còn về việc gã đã bị dãi gió dầm mưa hai ngày hay hai tuần thì gã không biết.
    Gã nằm gần như không động đậy một lúc, ánh mặt trời hiền hoà chảy tràn trên gã và toả hơi ấm thấm đẫm cái thân hình khốn khổ của gã. Một ngày đẹp, gã nghĩ. Chưa chừng gã có thể xác định được mình đang ở đâu cũng nên. Bằng một cố gắng cực nhọc gã xoay người nằm nghiêngã. Phía dưới gã, một con sông rộng và lờ đờ chảy. Vẻ lạ lẫm không quen thuộc của nó khiến gã bối rối. Gã chậm rãi đưa mắt nhìn theo dòng sông uốn lượn thành những khúc rộng giữa những ngọn đồi trọc đìu hiu, đìu hiu hơn, trơ trụi hơn và lún thấp hơn mọi trái đồi gã gặp cho đến nay. Chậm rãi, từ tốn, không chút khích động hoặc chỉ với sự quan tâm hết sức bình thường, gã theo dõi dòng chảy của con sông lạ về phía đường chân trời, và thấy nó đổ vào một vùng biển sáng lấp lánh. gã vẫn không thấy náo nức gì. Thật khác thường , gã nghĩ một tấm ảnh hay một ảo giác, có vẻ là một tấm ảnh thì đúng hơn, một trò ranh ma do tâm trí rối loạn của gã. Gã chắc chắn vậy khi nhìn thấy một con tàu nằm thả neo giữa vùng biển lấp lánh. Gã nhắm matứ một lát, rồi lại mở ra. Kỳ lạ thay, tấm ảnh ấy vẫn còn ! Thế nhưng lại không kỳ lạ. Gã biết chẳng làm gì có biển hay tàu nào giữa vùng đất cằn này, cũng như gã đã biết chẳng có viên đạn nào trong cây súng rỗng không.
    Gã nghe thấy một tiếng khụt khịt đằng sau mình, một tiếng thở dốc gần như bị nghẹn, hoặc một tiếng ho. Rất chậm chạp, do quá yếu và người cứng đờ, gã xoay nghiên mình sang mé kia. Gã không trông thấy gì gần kề, nhưng gã kiên nhẫn chờ. Lại thấy tiếng khịt và ho, và in bóng giữa hai tảng đá lởm chởm cách đó không đầy sáu mét, gã nhận ra cái đầu xám của một con sói. hai cái tai nhọn không dựng hoắt lên như gã thường thấy ở những con sói khác, đôi mắt mờ và vằn tia máu, cái đầu như gục xuống rũ rượi và tuyệt vọng. Con vật chớp mắt lia lịa dưới nắng. Nó có vẻ ốm. Khi gã nhìn, nó lại khịt và ho.
    Chí ít điều này cũng là thực tế, gã nghĩ và quay người sang mé kia để có thể thấy được sự thực của cái thế giới ban nãy bị tấm ảnh che phủ. Nhưng birn vẫn lấp lánh đằng xa và con tàu nhìn rõ mồn một. Rút cục, nó có phải là thực tại không ? Gã nhắm mắt một hồi lâu suy nghĩ, thế rồi vỡ lẽ ra. Gã đã hướng về phía đông bắc, tách xa khỏi đường phân thuỷ sông Đir và đi vào thung lũng Mỏ Đồng. cái con sông rộng và lờ đờ này là sông Mỏ Đồng. Vùng biển lấp lánh kia là Bắc Băng Dương. Con tàu kia là một tàu đánh cá voi từ cửa sông Mêchkengi lạc về hướng đông, viễn đông, và nó nằm bỏ neo trong vịnh Đăng Quang. Gã nhớ lại bản đồ của công ty Vịnh Haxđơn mà gã đã xem cách đây đã lâu, và gã thấy mọi sự trở nên rõ ràng, hợp lý.
    Gã ngồi dậy và tập trung chú ý vào những công việc trước mắt. Những dải mền bọc chân đã mòn xơ ra và đôi chân gã chỉ còn là những cục thịt trầy trụa không ra hình thù gì. Cái chân cuối cùng của gã đã đi tong. Cả súng lẫn dao đều đã mất. Gã đã đánh mất cái mũ ở đâu đó, cùng với bó diêm dắt ở vành trong, nhưng số diêm trước ngực vẫn nguyên vẹn và khô ráo trong cái túi đựng thuốc lá sợi, bọc bằng giấy dầu. Gã nhìn đồng hồ. Nó chỉ mười một giờ và vẫn đang chạy. Hiển nhiên là gã vẫn lên giây đều.
    Gã bình tĩnh và tự chủ. Tuy cực kỳ yếu sức, nhưng gã không cảm thấy đau đớn gì cả. gã không đói. ý nghĩ về thức ăn thậm chí cũng chẳng thú vị gì đối với gã và mọi điều gã làm đều do lý trí đơn thuần. Gã xé ống quần đến tận đầu gối để buộc chân. Không biết làm sao mà gã vẫn giữ được cái xô thiếc. Gã sẽ uống một chút nước nóng trước khi bắt đầu làm cái mà gã thấy trước sẽ là một chặng hành trình ghê gớm để tới con tàu.
    Gã cử động chậm chạp. Run rẩy như bị chứng liệt. Khi bắt đầu thu thập rêu khô lại, gã không nhấc nổi chân được nữa. Gã thử đi thử lại rồi đành bò quanh bằng tay và đầu gối vậy. Một lần gã bò đến gần con sói ốm. Con vật miễn cưỡng lê ra khỏi đường đi của gã, liếm những chỗ nứt nẻ trên mình bằng một cái lưỡi hầu như không còn đủ sức để uốn nữa. Gã nhận thấy lưỡi nó không có cái màu đỏ lành mạnh thông thường. Nó nâu nâu vàng ệch và như phủ một lớp nhầy ram ráp và gần như khô.
    Sau khi uống một ca nước nóng, gã thấy mình có thể đứng dậy và thậm chí có thể đi với mức một người sắp chết có thể đi. Cứ khoảng một phút, gã lại phải nghỉ. Bước chân gã khật khưỡng, y hệt như bước chân của con sói theo sau gã. và đêm ấy, khi bóng tối xoá mờ vùng biển lấp lánh, gã biết mình mới chỉ tiến gần thêm nó được độ hơn bốn dặm, không hơn.
    Suốt đêm, gã nghe thấy tiếng ho của con sói ốm, và thỉnh thoảng, tiếng quác quác của bầy tuần lộc non. Xung quanh gã đều có sự sống, sự sống cường tráng, rất sinh động và tốt lành, và gã biết con sói ốm bám theo con người ốm với hy vọng là con người sẽ chết trước. Sáng dậy, mở mắt ra, gã thấy nó đứng lom khom, đuôi cụp giữa hai chân như một con chó khốn khổ, thiểu não. Nó run cầm cập trong làn gió sớm lạnh giá và nhe răng cười buồn nản khi con người nói với nó bằng một giọng không hơn gì một tiếng thì thầm khàn khàn.
    Mặt trời lên rực rỡ và suốt buổi sáng, con người chập chững vưà đi vừa ngã về phía con tàu trên biển lấp lánh. Thời tiết thật tuyệt. Đó là cỡ thu muộn ngắn ngủi ở vùng vĩ độ cao. Nó có thể kéo dài một tuần. Mai kia, nó có thể qua đi.
    Đén chiều, gã bắt gặp một vệt đường. Đó là dấu vết của một người khác. Không đi mà bò bốn châ. gã nghĩ đó có thể là Bil, song chỉ nghĩ một cách đờ đẫn, không chút quan tâm. Gã chẳng tò mò muốn tìm hiểu gì. Thực tế, cảm giác và xúc động đã từ bỏ gã. Gã không còn biết đau. Dạ dày và thần kinh gã đã ngủ rồi. Tuy nhiên, sự sống trong gã vẫn thúc gã dấn tới. Gã thì rất mệt, nhưng nó lại không chịu chết. chính vì nó không chịu chết mà gã vẫn cứ ăn trái cây đầm lầy và cá tuê, uống nước nóng và thận trọng canh chừng con sói ốm.
    Gã đi theo dấu vết của người kia, anh chàng bò lê ấy, và chẳng mấy chốc đến chỗ tận cùng của nó : một chút xương mới lóc hết thịt, quanh đó lớp rêu sũng nước in hằn vết chân của nhiều con sói. Gã trông thấy một cái túi da nai bè bè, hệt như túi của gã, bị xé toạc ra bằng răng nhọn. Gã nhấc nó lên, tuy nó hầu như quá nặng đối vời những ngón tay yếu ớt của gã. Bil đã mang nó đến phút cuối cùng. Ha ha ! Gã sẽ cười vào mũi Bil. Gã sẽ sống sót và sẽ mang cái túi đến con tàu trên biển lấp lánh kia. Tiếng cười của gã khàn khàn và ghê rợn như tiếng quạ kêu, và con sói ốm cũng cất tiếng tru sầu thảm hoà theo. Con người bỗng nhiên ngừng bặt. Làm sao gã có thể cười vào mũi Bil nếu như cái này là Bil, đám xương trắng hồng và sạch bong này là Bil ?
    Gã quay đi. ồ, Bil đã bỏ rơi gã, nhưng gã sẽ không lấy số vàng này, cũng chẳng mút xương Bil làm gì. Tuy nhiên, nếu là trường hợp ngược lại, ắt Bil sẽ chẳng tha, gã vừa chệnh choạng bước tiếp vừa nghĩ vậy.
    Gã tớu một vũng nước. Cúi xuống tìm cá tuê, gã bỗng giật đầu lại đằng sau như bị ong châm. Gã đã trông thấy mặt mình phản chiếu trong đó. Nó gớm ghiếc đến nỗi khua được sự nhạy cảm trong gã thức dậy đủ lâu để thấy bàng hoàng. Có ba con cá tuê ở trong vũng, vũng quá rộng không tát cạn được, và sau mấy lần lấy cái xô thiếc vục bắt không được, gã bỏ cuộc. Gã sợ vì quá yếu sức, có thể ngã tòm xuống và chết đuối. Chính vì lý do ấy mà gã không dám cưỡi lên một trong những khúc gỗ dạt vào những hố cát ven bờ sông để buông trôi theo dòng nước.
    Hôm ấy, gã đã giảm được ba dặm khoảng cách giữa gã và con tàu. Hôm sau được hai dặm, vì bây giờ gã cũng bò, như Bil đã từng bò. Và đến hết ngày thứ năm, con tàu vẫn cách độ bảy dặm thì gã thậm chí mỗi ngày không vượt nổi một dặm. Cữ thu muộn vẫn còn , và gã vẫn tiếp tục bò rồi lại ngất xỉu, loanh quanh luẩn quẩn hoài, và con sói ốm vẫn ho và khụt khịt sau gót gã. Đầu gối gã đã trầy cả thịt như bàn chân gã, và mặc dầu gã đã cởi áo sơ mi làm đệm lót cho cho đầu gối, gã vẫn để lại đằng sau một vệt đỏ trên rêu và đá. Một lần, ngoái nhìn lại, gã thấy con sói thèm thuông liếm vệt máu của gã, và gã hình dung đậm nét cái kết thúc của mình có thể sẽ như thế nào ... trừ phi gã xơi tái được con sói. Thế rồi bắt đầu một tấn bi kịch để tồn tại, khốc liệt chưa từng thấy : một con người ốm phải bò lết, một con sói ốm phải tập tà tập tễnh, hai sinh vật kéo lê thân xác hấp hối qua cảnh hoang sơ, và bên nọ rình cướp sự sống của bên kia.
    Giá nó là một con sói khoẻ mạnh, thì hẳn con người cũng chả xem vấn đề hệ trọng đến thế đâu, nhưng nghĩ đếm việc phải làm mồi cho dạ dày của cái vật ghê tởm và gần như chết rồi này, gã chẳng ưng chút nào. Gã vốn khó tính. Đầu óc gã lại bắt đầu lang bang và bị những huyễn tượng ám ảnh , trong khi những giây phút sáng suốt trở nên mỗi lúc một hiếm và ngắn hơn.
    Một lần, gã tỉnh dậy khỏi một cơn ngất nhờ một tiếng khụt khịt sát bên tai. Con sói khập khiễng nhảy lùi lại, mất thăng bằng và ngã nhào trong cơn suy kiệt. Điều đó thật kỳ lạ, nhưng gã không thấy buồn cười. Thậm chí gã cũng không thấy sợ. Gã đã vượt quá xa những phản ứng đó. Nhưng lúc ấy, trí óc gã sáng suốt, và gã nằm suy tính. Con tàu chỉ còn cách không quá bốn dặm. Gã có thể trông thấy nó rõ ràng khi gã dụi lớp sương mờ khỏi mắt, và gã trông thấy cánh buồm trắng của một con thuyền nhỏ rẽ nước trên biển lấp lánh. Nhưng gã không bao giờ có thể bò nốt bốn dặm ấy. Gã biết vậy. Tuy nhiên rất bình tĩnh trong nhận thức, gã biết mình không thể bò nổi nửa dặm. Và mặc dù thế, gã vẫn muốn sống. Thật là vô lý nếu gã phải chết sau khi chịu đựng tất cả ngần ấy thứ. Số mệnh đòi hỏi gã quá nhiều. Và đến lúc sắp chết, gã từ chối không chịu chết. Có lẽ đó là điều cực kỳ điên rồ, những ngày trong móng vuốt của cái chết, gã lại thách thức cái chết và khước từ không chịu chết.
    Gã nhắm mắt lại với sự tĩnh tâm một cách thận trọng. Gã cố vượt lên sự suy nhược như một lớp sóng trào dâng, bập bềnh xô vào mọi ngóc ngách trong người gã. Nó rất giống biển, cái sự suy nhược giết người ấy, nó cứ dâng lên hoài và từng tí một nhận chìm ý thức gã. Đôi lúc, gã gần như bị chìm nghỉm , loạng quạng vung tay đập chân bơi qua quên lãng. và một lần nữa , do một phép màu nào đó cảu tâm hồn, gã lại tìm thấy một mảnh ý chí và rẽ sóng lao vụt đi mạnh hơn.
    Không động đậy, gã nằm ngửa, và gã có thể nghe thấy tiếng hít vào thở ra khò khè của con sói ốm mỗi lúc một sát lại gần hơn. Nó tiến lại gần, gần nữa, qua một quãng thời gian tưởng như bất tận và gã không nhúc nhích. Nó đã kề bên tai gã. Cái lưỡi khô sần sùi có vào má gã như giấp ráp. Hai tay gã phóng ra, hay chí ít là gã muốn phóng tay ra. Các ngón tay quắp lại như móng vuốt, nhưng thộp vào quãng không. Sự nhanh nhẹn và chính xác đòi hỏi sức khoẻ, mà gã thì không có sức khoẻ đó.
    Sự kiên trì của con sói thật ghê gớm. Sự kiên trì của con người cũng ghê gớm không kém. trong nửa ngày liền, gã nằm im không cựa quậy, đấu tranh để khỏi thiếp đi, chờ con vật định ăn thịt gã. Mà gã cũng muốn ăn thịt nó. Đôi khi, biển-suy-nhược dâng trào trong gã và gã mơ những giấc mơ dài, nhưng suốt thời gian đó, tỉnh hay mơ, gã vẫn chờ tiếng thở khò khè và cái lưỡi thô liếm láp.
    Gã không nghe thấy tiếng thở, và truồi dần từ một cơn mơ nào đó đến cảm giác thấy chiếc lưỡi kia lia dọc bàn tay. Gã chờ. Những chiếc nanh ấn khe khẽ, rồi mạnh hơn ; con sói đang huy động hết sức tàn trong một cố gắng để cắm ngập răng vào miếng mồi nó đã chờ đợi bao lâu. Nhưng con người đã chờ sẵn từ lâu và bàn tay nát bươm nắm lấy hàm nó. Trong khi con sói vật lộn một cách yếu ớt và bàn tay bóp lại một cách yếu ớt, thì bàn tay kia từ từ trườn qua thành một gọng kìm. Năm phút sau, cả trọng lượng của con người đè lên trên con soid . Hai bàn tay không đủ sức để bóp nghẹt con sói nhưng mặt con người áp sát vào họng con sói và mồm con người đầy những lông. Hết nửa giờ, con người nhận thấy một dòng âm ấm chảy vào họng mình . Cái đó chẳng lấy gì làm thú vị. Nó như chì nóng chảy đọng vào dạ dày gã, và gã được tọng vào hoàn toàn chỉ do ý chí của gã mà thôi. Sau đó con người lăn kềnh ra, nằm ngửa lên và ngủ . . .
    . . . Có một số thành viên của đoàn thám hiểm khoa học trên chiếc tàu đánh cá voi Bedfod. Từ trên bông, họ nhận thấy một vật kỳ lạ trên bờ. Vật ấy di chuyển xuôi bãi biển về phía mặt nước. họ không thể xác định đó là loại gì. Và, vốn là những nhà khoa học, họ trèo vào chiếc xuồng bên sườn tàu, đáp vào bờ để xem cho rõ. Và họ thấy một cái gì còn sống nhưng khó mà có thể gọi là một con người. Nó loà lẫm, không ý thức. Nó oằn oại trên mặt đất như một con sâu kỳ quái. Phần lớn những cố gắng của nó đều vô hiệu. nhưng nó bền bỉ, nó vặn mình, quằn quại và mỗi giờ có lẽ tiến lên được năm sáu mét.
    Ba tuần sau, người đàn ông nọ nằm trong một chiếc giường trên tàu đánh cá voi Bedfod, và nước mắt ròng ròng trên đôi má hốc hác, gã kể lại lai lịch mình là ai và đã trải qua những nông nỗi gì. Gã cũng nói lõm ba lõm bõm về mẹ gã, về miền nam Califonia đầy nắng và một ngôi nhà giữa những lùm cam và những khóm hoa.
    ít ngày sau, gã ngồi cùng bàn ăn với những nhà khoa học và các sĩ quan trên tàu. Gã hau háu nhìn cảnh đồ ăn ê hề, bồi hồi theo dõi những thức ăn ấy biến voà miệng những người khác. Cứ mỗi miếng mất đi, trong mắt gã lại hiện lên một vẻ tiếc nuối sâu sắc. tâm thần gã hoàn toàn lành mạnh, tuy nhiên gã căm ghét họ vào giờ ăn. gã bị ám ảnh bởi nỗi sợ hãi là lương thực không còn tồn tại lâu dài. Gã hỏi đầu bếp, hầu phòng và thuyền trưởng về lương thực dự trữ . Họ trấn an gã không biết bao nhiêu lần, nhưng gã không thể tin họ, và gã khôn khéo nhòm ngó quanh chỗ hầm kho để thấy tận mắt.
    Người ta nhận thấy gã béo ra. Mỗi ngày gã một to xù. Các nhà khoa học lắc đầu là hợp lý. Họ hạn chế gã trong những bữa ăn, nhưng vòng bụng gã vẫn tăng và gã trương phình ra kỳ lạ dưới chiếc áo sơ mi.
    Đám thuỷ thủ tủm tỉm cười. Họ biết. Và khi các nhà khoa học cắt người theo dõi gã, họ cũng biết. Họ thấy gã thông thạo đi ra phía trước, sau khi điểm tâm, và lại gần một thuỷ thủ, chìa tay ra như một kẻ hành khất. Tay thuỷ thủ nhe răng cười và đưa cho gã một miếng bích quy. Gã bo bo nắm chặt lấy, nhìn ngắm như một anh hà tiện ngắm vàng, rồi nhét vào ngực áo. Các tay thuỷ thủ khác vừa cười vừa cho như vậy.
    Các nhà khoa học vốn kín đáo. Họ để mặc gã. Nhưng họ bí mật xem xét giường của gã. Giường được lót bằng bánh quy khô, đệm được nhồi bằng bánh quy khô, mọi xó xỉnh ngóc ngách đều lèn đầy bánh quy khô. Tuy nhiên, gã không loạn trí. Gã lo đề phòng một cơn đói khác có thể xảy ra, có thể thôi. Rồi gã sẽ qua, các nhà khoa học nói thế . Và quả nhiên, gã qua khỏi thật, trước khi cây neo của tàu Bedfod gieo ùm xuống vịnh San Francisco.
    Có công mài sắt có ngày nên...xà bẻng!

Chia sẻ trang này