1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Truyện ngắn

Chủ đề trong 'Tản mạn Sài Gòn' bởi ngautuan, 27/05/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ngautuan

    ngautuan Moderator

    Tham gia ngày:
    27/04/2001
    Bài viết:
    1.391
    Đã được thích:
    0

    3. Thật Vậy Sao?​
    Thiền sư Hakuin được mọi người tán tụng là một bậc đạo hạnh. Cạnh thiền thất có một cô gái xinh đẹp mà bố mẹ là chủ một cửa hàng thực phẩm. Bỗng dưng một hôm bố mẹ cô khám phá ra rằng cô đang mang bầu. Cô không chịu khai ai là tác giả của cái bào thai, nhưng sau bao lân cật vấn cô bảo là Hakuin.
    Cha mẹ cô điên tiết lên đến đối chất với Hakuin. Ngài chỉ nói "Thật vậy sao?".
    Ngay khi đứa bé vừa chào đời, nó được giao cho Hakuin, lúc bấy giờ danh dự của ngài đã bị tổn thương nghiêm trọng, nhưng ngài vẫn thản nhiên. Ngài tận tình chăm sóc đứa bé và thường đi sang hàng xóm để xin sữa và các thức cần thiết khác để nuôi trẻ sơ sinh.
    Một năm sau, cô gái xinh đẹp kia không chịu đựng được lương tâm cắn rứt, bèn thú nhận với bố mẹ rằng người cha thật sự của đứa bé là anh hàng cá trẻ tuổi. Bố mẹ cô gái vội vả đến tạ lỗi với thiền sư, mong ngài thứ tội và xin nhận lại đứa bé.
    Hakuin chấp thuận và khi trao đứa bé lại ngài chỉ nói: "Thật vậy sao?".    

    4. Vâng Lời​
    Khi thiền sư Bankei thuyết pháp, thính giả không những chỉ là thiền sinh mà còn có mọi hạng của các tông phái khác. Ngài không bao giờ trích dẫn kinh sách hoặc say sưa biện luận. Thay vào đó, lời ngài giảng đi thẳng vào tâm người nghe.
    Thính chúng đông đảo của ngài làm cho một vị tăng của phái Nichiren tức giận, bởi vì ngay cả đồ đệ của ông ta cũng bõ đi nghe thiền. Vị tăng cao ngạo kia quyết định tìm đến thiền đường để tranh biện với Bankei.
    "Này, ông giáo thiền kia!" vị tăng gọi lớn. "Ðợi một chút. Ai kính phục ông đều nghe lời ông cả, nhưng một kẻ như ta đây không hề phục ông. Vậy ông có thể làm cho ta vâng lời ông được chăng?ẽ
    "Hãy đến gần đây, ta sẽ chỉ cho" Bankei nói.
    Với vẻ tự đắc, vị tăng nọ vạch đám đông bước đến.
    Bankei mĩm cười bảo "Ông hãy sang bên trái ta."
    Vị tăng làm theo.
    "Không," Bankei nói, "Chúng ta có thể nói chuyện d hơn nếu ông bước sang bên phải. Hãy qua đây." Ông tăng lại vênh váo bước sang bên phải.
    "Ông thấy không" Bankei nhỏ nhẹ, "ông đang tuân theo lời ta và ta nghĩ ông cũng là một người rất tốt. Bây giờ hãy ngồi xuống và lắng nghe."    

    5. Nếu Yêu, Hãy Yêu Công Khai​
    Hai mươi tăng sinh và một ni sinh tên là Eshun, đang tu thiền với một vị thiền sư. Eshun rất đẹp mặc dù đã cạo đầu và khoác áo nâu sòng. Vài tăng sinh đem lòng yêu trộm. Một tăng sinh viết cho cô một lá thư tình và mong được gặp riêng. Eshun không trả lời. Ngày hôm sau vừa hết buổi giảng của thầy, Eshun đứng dậy nói lớn, ám chỉ vào người đã gởi thư cho cô: "Nếu sư huynh nào đó yêu tôi thực sự thì ngay bây giờ hãy đến đây ôm tôi."    

    6. Không Có Lòng Nhân​
    - Trung hoa, có một bà lão đã tận tình săn sóc cho một vị tăng hơn hai mươi năm. Bà đã xây một thảo am và lo cơm nước cho ông ta để chuyên tọa thiền. Ðến một hôm bà muốn thử xem ông đã tu hành đến đâu. Bà đi tìm được một cô gái xuân tình phơi phới. "Ðến ôm ổng," bà bảo cô gái, "rồi hỏi ổng: Bây giờ làm trò gì nữa? "
    Cô gái liền tìm đến vị tăng và chẳng bõ mất thì giờ nhào vào ôm và vuốt ve ông ta, rồi hỏi ông ta làm gì tiếp.
    "Một cổ thụ mọc trên đá lạnh vào mùa đông," vị tăng trả lời một cách văn hoa. "Còn đâu lửa lòng."
    Cô gái trở về thuật lại tự sự.
    "Cứ nghĩ ta đã nuôi y hơn hai mươi năm!" Bà già kêu lên giận dữ, "Y đã không màng đến nhu cầu của cô, y đã không rũ lòng giải thích cho cô. Y không cần phải đáp ứng dục tình, nhưng ít ra cũng phải có chút lòng thương."
    Nói liền, bà đến đốt rụi thảo am.    

    7. Lời Rao​
    Tanzan viết sáu mươi tấm bưu thiếp vào ngày cuối của đời ngài, rồi bảo thị vệ gởi đi. Xong ngài viên tịch. Tấm bưu thiếp viết:
    Ta sắp rời khỏi thế gian này. Ðây là lời tuyên bố cuối cùng của ta.
    Tanzan
    Ngày 27 tháng 7 năm 1892
    Được Soledad sửa chữa / chuyển vào 23/06/2002 ngày 13:59
  2. ngautuan

    ngautuan Moderator

    Tham gia ngày:
    27/04/2001
    Bài viết:
    1.391
    Đã được thích:
    0

    8. Những Cuộn Sóng Lớn​

    Buổi đầu của thời Minh Trị, có một đô vật sĩ tên là O-nami (Ðại Ba).
    O-nami mạnh vô song và rất am tường nghệ thuật đô vật. Trong những cuộc đấu riêng trong nội viện, y còn hạ luôn cả sư phụ nữa, nhưng trước công chúng thì y lại nhút nhát đến nỗi môn đệ của y lại đánh ngã được y.
    O-nami thấy cần phải tìm một vị thiền sư nhờ giúp đở. Vừa lúc, có một vị sư du hành tên là Hakuju đang dừng chân ở một ngồi chùa nhỏ gần đó, O-nami tìm đến ngay và trình bày nỗi khổ tâm.
    "Ðại Ba là tên của ngươi," vị thiền sư trầm ngâm, "vậy thì hãy ở lại trong chùa tối nay. Hãy tưởng tượng rằng ngươi là những cuộn sóng lớn. Ngươi không còn là đô vật sĩ nhút nhát nữa. Ngươi là những đợt sóng thần cuốn phăng tất cả. Cứ làm như thế thì ngươi sẽ trở thành đô vật sĩ vĩ đại toàn quốc.ẽ
    Thiền sư lui nghỉ. O-nami tỉnh tọa cố tưởng tượng mình là những ngọn sóng. Y nghĩ ngợi lung tung. Rồi dần dần y có cảm giác của những làn sóng. Ðêm dần qua thì ngọn sóng càng lớn. Chúng cuốn phăng cả bông hoa trong các bình cúng. Ngay cả tượng Phật trên bàn thờ cũng bị chìm. Trước bình minh thì chẳng còn thấy chùa đâu mà chỉ là một đại dương bao la.
    Ðến sáng, thiền sư thấy O-nami còn đang trầm tư mặc tưởng, môi nở nụ cười. Ngài vỗ vai đô vật sĩ. "Bây giờ không còn gì đáng ngại nữa," ngài bảo. "Ngươi là những cuộn sóng ấy. Ngươi sẽ cuốn phăng mọi vật trước mắt."
    Ngày hôm ấy, O-nami thắng trận thi đấu một cách d dàng. Về sau không còn ai trên nước Nhật có thể hạ y được nữa.    

    9. Mặt Trăng Không Thể Bị Ðánh Cắp Ðược​
    Ryokan, một vị thiền sư sống cuộc đời hết sức giản đơn trong một thảo am ở dưới chân núi. Một đêm có kẻ đạo chích đột nhập nhưng nhìn quanh chẳng có gì đấng lấy cả. Ryokan vừa trở về, bắt gặp kẻ trộm.
    "Có lẽ ngươi từ xa lắm đến thăm ta," ngài nói với hắn, "và không nên về tay không. Hãy cầm lấy bô quần áo của ta như là một món quà mọn."
    Kẽ trộm sững sốt. Hắn vơ bộ quần áo và chuồn ngay.
    Ryokan ngồi trần truồng ngắm trăng. "Thiệt đáng thương," ngài trầm ngâm, "Ta ước gì có thể tặng cho hắn mặt trăng tuyệt đẹp này."    

    10. Bài Thơ Cuối Của Hoshin​
    Thiền sư Hoshin sống ở Trung Hoa nhiều năm trước khi quay về vùng đông bắc nước Nhật dể thu dạy đệ tử. Khi già lắm ngài mới kể lại cho đệ tử nghe một câu chuyện mà ngài đã từng nghe ở Trung quốc. Chuyện kể: ?
    Một năm vào cuối tháng chạp, Tokufu đã quá già nói với đệ tử: "Ta không sống được đến sang năm vậy các con hãy săn sóc ta thật tốt trong năm nay nhé."
    Tăng chúng nghĩ rằng ngài chỉ nói đùa, thế nhưng vì ngài là bậc thầy đạo cao đức trọng cho nên các thiền tăng thay nhau chăm sóc ngài rất mực cho hết những ngày còn lại trong năm.
    Vào đêm giao thừa, Tokufu nói: "Các con rất tốt với ta. Chiều mai, khi tuyết ngừng rơi, ta sẽ xa các con."
    Tăng chúng cười rân, nghĩ rằng thầy mình đã quá già nên lẩm cẩm bởi vì đêm rất tỏ và chẳng thấy tuyết đâu. Nhưng đến nữa đêm tuyết bắt đầu rơi, và đến sáng hôm sau thì chẳng thấy thầy đâu nữa. Họ tìm đến thiền đường thì thấy ngài đã viên tịch. ?
    Sau khi kể xong, Hoshin nói với môn đồ: "Cũng chẳng khó mấy để một thiền sư đoán được ngày mình viên tịch, nhưng nếu muốn thì ông ta có thể làm được."
    "Thầy làm được không?ẽ một đệ tử hỏi. "
    "Ðược chứ," Hoshin trả lời. "Ta có thể cho các con biết việc ta sẽ làm sau bảy ngày nữa."
    Chẳng có môn đồ nào nào tin hết, và cũng chẳng ai để ý đến câu chuyện đã nói cho đến một hôm ngài cho gọi bọn họ lại.
    "Bảy ngày trước," ngài nhắc lại, "ta nói với các ngươi rằng ta sẽ lìa xa các ngươi. Theo thông lệ thì nên để lại một bài thơ giả biệt, nhưng ta thì chẳng phải là thi sĩ hoặc kẽ viết chữ đẹp. Một đứa trong các con ghi hộ ta mấy lời cuối cùng này."
    Ðồ chúng tưởng ngài đùa cợt, nhưng một đệ tử đã chuẩn bị để ghi chép.
    "Con sẳn sàng chưa? Hoshin hỏi.
    "Bạch thầy, rồi ạ," đệ tử đáp.
    Rồi Hoshin đọc bài kệ:
    Ta đến từ trong sáng
    Và về với trong sáng.
    Là cái gì vậy?
    Bài thơ thiếu một câu nữa để trở thành bài hài cú, người đệ tử nhắc: "Sư phụ, còn thiếu một câu nữa."
    Hoshin gầm lên như sư tử hống: "Kaa!" rồi thăng.
    Được Soledad sửa chữa / chuyển vào 23/06/2002 ngày 13:56
  3. Soledad

    Soledad Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/05/2001
    Bài viết:
    1.751
    Đã được thích:
    0
    Một, và hai - Nguyễn Thu Phương
    Xe càng lúc càng bị dồn chật cứng như người ta lèn thịt gói giò. Nếu không lên sớm, cô đã không có được chỗ ngồi ngay cửa sổ. Cạnh cô là một ông sang trọng, giết thời giờ bằng cuốn Nhân tướng học mua của thằng nhỏ bán dạo. Cô đoán chừng mỗi khi ông ta ngước lên ngó ai, là muốn kiểm chứng những điều ngớ ngẩn mà quyển sách in chui màu bìa tái tớt kia phán xét. Ban đầu giữa họ có khoảng cách, tới lúcc băng ghế đội bị lèn thêm một bà có bộ mông gấp rưỡi kích thước mông thường, thì đôi bên thành ra ép sát. Điều đó chưa kịp làm cô khó chịu thì ông ta đã vội nhăn mặt trước. Người như ông không hiểu sao không ngự trên một xe hơi kính đen bóng lộn lướt êm ru mà tới nỗi phải thượng lên xe tốc hành ??" hành mà chẳng tốc. Khi ông cự quậy, chất vải quần Ăng-lê sang trọng miết và váy cô nham nhám. Một sự va chạm không tế nhị. Đổi lại, lưng ông thẳng phắc như gò bằng tôn, mặt lạnh thâm màu trời áp thâm màu trời áp thấp nhiệt đới. Phía bên kia, bà béo diện quần đen sột soạt núng nính vô tư lự ngáp to rồi ơ hờ móc lỗ mũi.
    Sự ý tứ ngột ngạt thêm khi bà béo thản nhiên nhích nốt phần mông, nãy giờ bỏ lửng, gọn lên mặt ghế. Ông ta cau mặt thở sượt, bắt chéo chân với vẻ nết na. Quyển Nhân tướng học rơi xuống ngay trang xem nốt ruồi, hình vẽ thân hình phụ nữ chi chít những chấm đen và chú thích nhảm nhí. Ông thoáng bối rối cúi nhặt lên, vai đụng đầu gối cô đánh cốp. Cô im im quay nghiêng nhìn cửa sổ??? Rốt cuột thì hộp đầy cá mòi cũng rùng rùng chuyển bánh. Tiếng lật sách sột soạt chêm lẫn tiếng ngáy ro ro của bà mông bự điểm xuyết giữa nhiều thứ tiếng ô tạp khác. Được khoảng mười hai lần dừng đón khách dọc đường thì ông - đức - hạnh xuống. Trong một nỗ lực ý tứ cuối cùng lúc đứng lên ông giẫm phải chân cô và luống cuống nhảy lò cò, làm cô suýt nghĩ chính là cô mới vừa nghiến trúng chân ông bẹp dí. Khi lách qua bà béo ông bật ngửa vì cú thắng vội của bác tài, gần như ngã gọn vào lòng bà ngơ ngác. Mô hôi tức thì túa ra ướt loang áo sơ ??" mi trắng. Bật bắn lên, đôi mắt ông dại hẳn đi sau hai tròng kính mờ nước. Không thảm cả nhặt lại cuốn Nhân tướng học dúm dó dưới sàn, gạt vội người và người, ông lao thốc ra cửa xe đâm bổ xuống. Bà béo cười nhạt nhẽo, ngồi lấp lên khoảng trống vẫn còn phảng phất mùi nước hoa Chevrefeuille. Bà buôn chuyến nồng hương phở tái nạm gầu này thanh thản đạp chân lên cuốn sách vô chủ, tiếp tục sự nghiệp ngủ nghê cho tới tận những giây sau cuối???
    Anh chờ cô với một nụ cười nhệch nhạc, hốc hác. Không hiểu được do đâu anh đón cô với một chiếc sơ ??" mi cáu bẩn như cả tuần chưa thay. Có thể cô quá vội bi quan. Cô bỏ tất cả, lấy một tuần phép lên tận đây chỉ vì nhớ anh. Nhớ xót cả lòng. Cô hoài nghi tình hai người sắp phai theo những cuộc điện đàm càng lúc càng rời rạc. Giọng anh rọt rẹt trong máy mỗi ngày thêm uể oải, lời lẽ càng nhiều đứt quãng??? Nhưng hình như không phải cô nhớ đau nhớ đớn gã trai nhếch nhác bẩn thỉu trước mắt. Đôi giày xơ tướp đầy bụi tương hộp lạ lùng với râu ria ăn lan tới tận hai lỗ nhĩ. Mắt hõm sâu, da xám xịt. Gầy như sương như gió. Mất sạch vẻ khôi ngô phong nhã, dồi dào nét bệ rạc tới mức cô đâm phát ngượng với bà béo đang từ bên kia vũng nước giương mắt ngó. Thị trấn ngầu bụi đỏ và nắng hốc hác. Với những bao hàng to tổ tướng dưới chân, cặp mắt hừng hực của bà béo có gì đó như xốc xiết, mai mỉa, lại như đang gắng kềm chế. Cái nhìn thẳng, mạnh, chòng chọc khó hiểu của bà xoáy cụp đầu anh dáng mèo đêm ăn vụng bị mắng. Cô chưa kịp hỏi hai người quen nhau thì bỗng bà quay phứt, ??oÊ, xe thồ!???.
    Sol
  4. Soledad

    Soledad Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/05/2001
    Bài viết:
    1.751
    Đã được thích:
    0
    (tt)
    Nhà trọ mà anh đang cư ngụ xập xệ thảm hại. Ông chủ trọ nhìn cô khinh khỉnh, không thèm chào hỏi. Hay đó là cách đón tiếp người từ nơi khác tới của thị trấn này. Cô không sang cả điệu bộ gì, nhưng không chờ đợi một sự tồi tàn và lạnh lùng cỡ đó. Phòng anh chật chội nhếch nhác. Quần áo cái treo cái vứt bừa bộ. Ly chén cáu bẩn ngổn ngang. Sách báo rách nát nhàu nhò quăng quật khắp nơi. Phải chăng thiên đường mà cô đang đi tìm là đây. Phải chăng đây là bài học cho cô về thói cứ thích vẽ ra viễieät nam cảnh tươi đẹp của những cuộc phiêu lưu không định trước rồi đâm bỏ tìm kiếm. Trong khi cô quơ quào dọn dẹp, một ả chuột ghẻ tỉnh bơ chạy qua gầm bàn, cao đạo đến nỗi không thèm ngó người khách lạ. Bọn kiến rồng rắn rước tang tên gián xấu rồng rắng rước tang tên gián xấu số băng ngang chiếc gương xiên xẹo thấm ố. Cô thở dài ngồi xuống nệm cáu bẩn nhàu nhò, chán đến không buồn mở vali lấy xống áo treo chung một tủ với anh.
    ??oĐừng khó đăm đăm vậy nữa???, giọng anh âm âm ám ám khê nồng. Anh cúi xuống bên cô, choàng tay qua vai định ôm. Cô thoáng kịp nhìn những móng tay cáu bẩn bị gặm nham nhở. Hơi thở anh phả vào cô mùi ợ hơi dạ dày, gây gây khói thuốc lá. Cô bưng mặt, ??oEm đi xe đường xa còn mệt, anh cho em thong thả một lát??????, rồi đứng lên đi như chạy vào toilet. Chín tháng, là quá vội để thay da đổi lốt từ một người con trai anh tú, lịch lãm cô từng yêu say yêu cuồng ra một gã bụi bặm trời ơi phát gớm. Yêu nhau là yêu từ tâm hồn tinh tế, từ tính cách tốt đẹp, phải chăng đừng nên quá câu nệ vào hình thức, thể xác. Anh có thể lôi thôi, buông thả bề ngoài, chỉ miễn nội tâm nội lực bên trong vẫn đáng cho cô yêu, cô thương, cô trọng. Vã cả chục vốc nước lạnh và mặt, rút khăn giấy thấm đỡ (vì khăn mặt vắt vật vờ trên móc quá cáu bẩn, mốc meo), cô cố lấy lại bình tĩnh để suy xét. Xem ra cô vẫn chưa hết sốc.
    Anh đã theo vào toilet, bước qua cửa mở hé. Anh vòng tay ôm eo, tay kia vuốt nhẹ dọc váy trước khi cô kịp phản ứng, cà nhẹ đám râu ria lên gáy cô. Một cảm giác nhột nhạt lan tỏa, cô suýt khép hờ mi lim dim tận hưởng nếu không tình cờ nhìn thẳng vào gương để thấy một gã đàn ông tóc rũ rượi, mắt quầng thâm, má hóp và đôi môi xám bợt màu chì. Từ thái dương anh, mồ hôi đang vằn vện chảy. Cô rùng mình, ớn lạnh dọc sống lưng khi nghĩ suốt một tuần dài sẽ môi kề môi má kề má với má môi này. Cô đã hình dung khác, tưởng tượng khác, say mê khác, mơ mộng hão huyền khác.
    Cô vùng mạnh khỏi vòng ôm càng lúc càng siết, quay lại nhìn thẳng vào mắt anh: ??oXem lại anh đi??????, ??oXin lỗi em???, anh xuống mặt, rúm ró bỏ ra ngoài. Cô bảng lảng ra theo, có nên bỏ về ngay không. Cô muốn lột phăng anh ra, nhúng vào nước pha loãng xà bông rồi kỳ cọ thật lực bằng bàn chải, xát mạnh những nơi đất đóng bờ đóng bợn cáu ghét. Hoặc là không làm gì hết. Chỉ cần xách nguyên vali trở ra bến đến, leo lên xe tốc hành ngược chiều về thành phố. Quên đi một người yêu chỉ vì thốt nhiên anh ta ở bẩn đến kinh hãi. Nhưng không, cô thật sự muốn biết can cớ gì anh thả trôi tàn tạ ra nông nỗi. Không ai đột ngột thay đổi mà không có những lý do riêng của mình.
    Cô nói với nhà, cô đi công tác xa, ngược lại nói với cơ quan, cô cần giải quyết chuyện gia đình. Nói với bạn bè chung chung rằng cô bận. Cô hết chịu nổi. Anh ở một nơi hẻo lánh không có sóng điện thoại cầm tay và không có một số điện thoại cố định khả dĩ nhắn nhe. Anh gần như biệt tăm biệt tích. Hơn nữa, không chỉ là những câu nói. Cô thèm được hàn gắn nỗi xa vợi không gian, thời gian. Cô thèm nụ hôn anh nồng nàn thanh khiết, thèm vòng ôm anh dịu dàng ấm áp. Nhiều đêm cô mơ thấy anh nụ cười sáng lóa, giọng trầm thủ thỉ ngọt ngào. Không phải là anh tệ hại thế này.
    Tới ngoài, cô thấy anh xoay lưng lại, vớ cái chai ngửa cổ tu nước. Uống cũng thấy thô thiển gì đâu. Đứng rũ vai xập xệ. áo sơ ??" mi bỏ ngoài quần gấu áo quăn cổ trạc ra sờn ghét, quần jean rách mấy lỗ không phải vì làm kiểu mà rách. Tệ hại hết sức, có phải cô đang đong đếm anh giống một nhà kiểm dịch vệ sinh thực phẩm nhìn thức ăn lề đường. Nhưng thức ăn lề đường còn biết bỏ màu thực phẩm sặc sỡ đánh lừa thị giác, anh thậm chí không cần ngụy trang lớp vỏ xuống cấp??? Cô tự bảo mình thôi thì yêu củ ấu cũng tròn. Mà sao không được. Méo xệch méo xoạc như một ông bình vôi nắn vụng nung lửa quá tay, lớp men hỏng áo lên càng thêm nhếch nhác.
    Anh đặt chai nước xuống, mạnh và thô bạo chưa từng thấy. Quay phắt lại, anh bất đồ ôm chặt cô ném ngửa ra giường. Anh bịt miệng cô bằng một nụ hôn chặt khít chua lòm buồn nôn nghẹn ứ mà cô không thể chống đỡ. Mắt anh trắng dã dại ngây lạ kỳ. Cô vùng vẫy thật lực mong thoát ra, cô cáu giận vì anh muốn chiếm đoạt cô theo lối cưỡng bức. Anh hổn hển thở, nói anh nhớ cô điên cuồng và bật đứt nút áo. Tới đó thì không thể chịu được nữa, cô giang tay tát mạnh làm anh ớ ra và cố hết sức bình sinh hất tung anh bằng cú đạp giải thoát. Trong khi anh xoa má, không nói một lời cô bật khóc xách vali lao ào ra cửa, tay giữ nút áo trên cùng. Thôi cho đứt phứt một cuộc tình. Còn gì nữa đâu khi chỉ là nỗi ghê sợ.
    ??oĐứng lại, đừng bỏ đi???, cô nghe anh gào, ??oAnh cần em lắm???. Cô không buồn trả lời, cả một nút tình yêu đang hổng chân sạt lở. Về. Về ngay. Không cần biết sẽ phải giải thích với tất cả như thế nào. Chín tháng qua vội. Mười hai tháng kể từ khi công ty anh tại thành phố ký với bên B ở đây bản hợp đồng trang bị hệ thống mấy chục máy tính nối mạng, anh là người đi giao hàng, kiêm luôn lắp đặt, hướng dẫn. Nể trọng anh, lại đang thiếu người có năng lực, bên B nài nỉ thuyết phục sao đó, rốt cuộc anh xiêu lòng, nhận lời về hẳn làm chuyên gia. Ngày anh quyết định rời thành phố cô không ngăn cản. Cô biết đàn ông cương cường xốc vác như anh thích thay đổi không khí sau một thời gian an vị, thích được làm việc trong những môi trường mới, thích có nhiều khó khăn để được thử thách và trưởng thành. Không lại trừ máu lãng đãng khiến anh thích trôi dạt phiêu bồng. Còn trẻ hình như ai cũng vậy. Ngoài ra, cần phải kể thêm anh ưa những hứa hẹn vuốt ve quá ngọt ngào béo bở người ta đưa ra làm mồi câu cá lớn. ??oThời gian sẽ là liều thuốc thử thách sự bền vững tình yêu của chúng ta???, anh nói để giải tỏa nỗi ngổn ngang lòng cô trước lúc chia tay. Cô gật. Giản đơn là chấp nhận???
    Khi cô ra đến đầu cầu thang ọp ẹp thì anh cũng theo kịp tới. Ngáng đường, nắm tay cô bóp mạnh, giọng anh khàn khàn van vỉ, ??oĐừng bỏ mặt anh, anh đuối và oải lắm???. Chữ nghĩa anh dùng cũng đổi thay, không còn bóng bẩy văieät nam hoa như trước. Lúc đó, sầm sập từ dưới thang gỗ ủi lên một xe tăng, bà béo sững nhìn hai kẻ dằng co. Anh tái mặt, nhưng vẫn nắm níu không thả tay cô ra. Bà béo cất giọng gay gay: ??oVào nhà, tôi cần nói chuyện với hai người, được không????. Không hiểu sao cô ngoan ngoãn nghe theo.
    Sol
  5. Soledad

    Soledad Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/05/2001
    Bài viết:
    1.751
    Đã được thích:
    0
    (tt)
    Anh lủi thủi ngồi phịch xuống cái ghế con què một chân phải dựa sát vào tường, tóc rũ liệt tựa rau muống héo. Bà béo xoa xoa những ngấn mỡ núc na ở bụng, cất giọng bình tĩnh:
    - Nói chung là cô trẻ đẹp, xứng với anh ấy hơn tôi.
    Cô xuýt nhảy dựng. Gì vậy, không phải là một vụ bắt ghen ngược ngạo chứ? Bà béo vẫn điềm nhiên:
    - Tôi cũng định bỏ qua, bới ảnh năn nỉ dữ quá. Nhưng bây giờ nghĩ lại, nếu còn dây dưa chính cô sẽ là người thiệt thòi khổ sở. Thôi thà để tôi gánh hết???
    Cô không hiểu lắm. Bà hộ pháp này muốn gì. Bà gãi sột soạt cổ chân nần nẫn, hất hàm với anh vẻ kênh kiệu quyền thế:
    - Mình kể hết đi.
    á à. Có gì bất ổn trong chữ ??omình???, cô bật nghĩ.
    - Thôi để tôi nói nốt. Không bàn chuyện cô hay tôi tới trước. Bây giờ tôi cam đoan cô không theo nổi đâu. Anh tiêu rồi. Trừ tôi ra ai cũng thua. Mà tôi thì cũng sắp sửa buông nốt.
    Uể oải, anh vặn mình ngáp. Nước mắt nước mũi chảy ra lôi thôi. Mắt vẫn trắng dại nhìn đi đâu. Cô cay đắng, ra là vậy. Cô thấy mình hơi tốn công tốn sức để khám phá ra chuyện tình tay ba kiểu dưa mắm. Tình địch béo ú của cô vẫn đều đều:
    - Tôi cũng không hiểu kiếp trước mắc nợ gì nhau, kiếp này tôi phải trả nợ đời cho ảnh. Nghiện nặng lắm rồi. Mất việc làm, mất tất cả, bán hết không còn gì để bán. Có thân xác đó để ??obán??? cho tôi thôi, mà giờ này thi tôi cũng hết muốn. Nhìn đó, có còn ra con người không. Hay giống y một con thú???
    Cô bàng hoàng, giọng bà nằng nặng nước mắt. Như không phải nặng vì bà mang trên mình bảy tám chục ký lô thịt, mà là oằn vai khối uất ức. Bà chìa bàn tay nải chuối nắm lấy tay cô, xa xót:
    - Tôi quen ảnh khi ảnh thường xuyên ghé tiệm tôi ăn phở. Hồi đó ảnh tươi tỉnh, đẹp đẽ lắm. Phong độ. Chững chạc. Giỏi giang. Đang là cục cưng của ông giám đốc công ty. Là mơ ước của bao cô gái. Được cấp một căn hộ tập thể tươm tất. Xe xịn, bảnh bao???
    Bà như mắc nghẹn, hớp hớp lấy hơi:
    - Lần hồi thân quen. Tới lúc ảnh nhận lời mua giùm giàn máy vi tính và dạy kèm tin học cho thằng con trai học lớp 8 của tôi thì quan hệ khăng khít dần. Cô phải hiểu, tôi góa chồng đã lâu??? Thiệt tình hồi đầu tôi không dám tin cuộc đời trao cho tôi buổi về chiều một chàng độc thân phong tình thanh ta cỡ đó???
    Cô đau đớn, như chuyện của chín năm hay chín mươi năm đã qua chứ không phải chỉ chín tháng. Anh lại vặn mình, lại ngáp không cần che giấu, lại chảy nước mắt nước mũi. Lại càng héo rũ. Bây giờ thì cô hiểu nguyên do những cử động bệ rạc gớm ghiếc.
    - Thôi giùm đi ??" anh lào khào chống chế.
    - Phải nói chớ. Để hoài như cái ung nhọt ??" bà mật sụt sùi ??" Tôi nuôi tình muộn nào ngờ nuôi nghiện. Phát hiện ra thì đã quá lậm. Tôi lậm ảnh, còn ảnh lậm hút hít. Tôi tìm người giao lại quán phở, chạy mối đi thành phố lấy hàng về bỏ. Cày như trâu để nuôi một nhân tình hờ mê muội. Tôi đã quá ngán những trò đổi chác sống sượng. Khốn nạn ở chỗ tôi không thể bỏ mặc. Anh đã mất trắng mọi thứ và không còn ai để bám víu???
    Cô còn hơn là cảm giác chua xót, đắng đót cho bản thân và cho anh. Anh nghĩ gì khi sa lầy vào con đường này. Anh thường tự hào có cái đầu sáng suốt minh mẫn và tâm hồn xanh tươi nhạy cảm. Anh từng tự hào biết đâu là giới hạn, đâu là được và không được. Bây giờ anh ngồi đó, oặt oẹo nhàu nhò như mớ ghẻ rách.
    - ảnh có thú thật với tôi về cô. Cũng không ngờ hôm nay cô lên đây, không ngờ ngồi chung một xe với cô từ thành phố???
    - Tôi phải đi. Các người ngồi đó mà lải nhải với nhau ??" anh đứng bật lên. Mắt lạc thần. Mồ hôi nhỏ giọt nhớp nhúa.
    - Tới cữ rồi. ??" bà muộn phiền.
    - Cho tôi ít tiền đi ??" anh ngửa bàn tay cáu bẩn. Bàn tay ngón dài thanh mảnh như tay con gái, xưa bao lần cô áp má.
    Bà thở sượt, móc túi nhỏ lưng quần dưới hai lớp áo, lấy ra một bọc tiền cột thun nhàu nhĩ, chua chát thấm nước miếng đếm.
    - Căn cơ của đời từng đồng xu cắc bạc, để rồi đem cho người đốt ra khói trắng - bền rền rĩ.
    Anh cầm tiền, cười héo hắt với cô và quay bước. Những bước chân hối hả cuống cuồng. Cô từng nghe biết, khoái cảm ma túy còn hơn khoái cảm ma túy còn hơn khoái cảm tình yêu, ******** ??" nhưng đồng thời nó gặm nhấm thể xác lẫn tinh thần người ta như loài yêu tinh giương vuốt nhe nanh cắn xé tả tơi, tan nát. Anh đánh đổi cuộc đời thanh tân ***g lộng thênh thang để lấy thứ nhục cảm chết người, đốt đời mình nhanh như người ta đốt giấy tiền vàng bạc mùa tảo mộ.
    - Em nên về. Quên anh đi. Anh chỉ đáng chết. ??" anh bỏ lại câu hững hờ lạnh băng khi ra tới cửa mở toang không khép.
    Gió nóng thốc vào phòng rát mặt. Thị trấn xa xôi ngầu bụi đổi đời cả hai bề (bề sáng và bề tối) quăng vào cô cái thực tế: bị cám dỗ và sa chân không thể đổ tại ai, chỉ do chính mình lún xuống. Bà nạ dòng buồn thảm đứng dậy, lắc lắc đầu:
    - Theo cô, tôi phải làm thế nào. Tôi mệt mỏi lắm rồi.
    - Bà đã nói đó là một thứ ung nhọt, sao không chích vỡ.
    Cô cõi lòng tan nát làm nát làm nhà tư vấn bất đắc dĩ.
    - Có một thực tế này - người đàn bà bẽ bàng thú nhận - Nếu ảnh trở lại đàng hoàng tử tế như, chắc chắn sẽ bỏ rơi tôi???
    Một tình yêu cụ thể và kinh khiếp như gông cùm vậy sao. Cô lay mạnh người đàn bà như rứt bà thoát khỏi cơn mê:
    - Bà điên rồi, không ai nuôi nghiện được mãi đâu.
    - Phải, tôi điên.
    - Bà nói đi, anh ấy đi tới chừng nào mới về.
    - Giải quyết xong cơn nghiện thì về ngay thôi.
    - Bà nghe đây này, tôi có một tuần lễ để chúng ta cùng phối hợp với nhau??? Phải cai nghiện cho anh ấy.
    - Cô không biết gì về con nghiện nên nói chắc vậy ??" bà thở ra chán ngán ??" Ma túy là cái vòng luẩn quẩn, ai đã sa chân vào thì vướng luôn tới chết. Cô thấy đó, ảnh không yêu cô, không yêu công việc, không yêu cả cuộc đời mình. Tất cả chỉ là khao khát giải quyết cơn thèm ma quái. Tôi không tới - ảnh cũng sẽ đi tìm tôi, không tìm được sẽ xin xỏ bất cứ ai. Thậm chí sẵn sàng chôm chĩa, trộm cắp. Lấy gì làm động cơ kéo thoát ảnh ra khỏi vùng lầy nhớp nhúa?
    Cô cũng chưa biết sẽ phải lấy gì. Tình yêu của cô giờ đây rõ ràng không đủ. Nghị lực và lòng kiên nhẫn có nguy cơ khó vượt qua thử thách. Hay là bỏ đi, như vừa mới đây đã quyết. Giá cô có thể thanh thản phủi tay. Chẳng thà cô không biết??? Đây là thái độ của con người trước số phận một con người. Từng yêu nhau. Hơn cả tình yêu là tình người. Cô có thể trở về ngay nơi từ đó cô đến. Anh vẫn ở lại đây, thả trôi, rớt dần xuống đáy. Hình như cũng đã chạm đáy??? Nhưng với cô, rõ ràng vậy không phải cách. Không thử một lần làm sao dám chắc mình bó tay, làm sao nói mình không khả dĩ. Nắm lấy vai người đàn bà, cô cố bắt mình cứng cỏi, mạnh mẽ:
    - Bà phải giúp tôi. Chúng ta không còn cách nào khác.
    Gió nóng thốc tháo lại xộc ùa vào, mang ngằn ngặt mùi hanh hao thị trấn. Thốt nhiên cô nhớ tới quyển Nhân tướng học bỏ rơi của ông - đức - hạnh trên xe lúc sáng. Điên khùng quá, một ngày nắng hốc hác, một nỗi khổ đau vô lý đã gắn kết số phận hai người đàn bà có nhân dạng hình dung chẳng tương đồng mắc mớ gì nhau hết.
    Bà ta vừa gật vừa lau nước mắt.
    Sol
  6. Soledad

    Soledad Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/05/2001
    Bài viết:
    1.751
    Đã được thích:
    0
    Khi người ta trẻ - Phan Thị Vàng Anh
    1. Giỗ cô tôi vào khoảng tháng sáu âm lịch. Tôi không nhớ rõ ngày, chỉ biết trong cái tháng âm ấy, vào gần những ngày tang tóc ấy, bà tôi như một người khác, lờ đờ, uất ức, lẫn lộn???
    Cô tự tử bằng thuốc ngủ. Không ai cứu được vì cô là sinh viên y và lại đọc tiểu thuyết, nên cô dùng thuốc với liều chết thật chắc chắn, ở một nơi không ai có thể can thiệp được. Còn lại mình, bà sống trong căn nhà rộng, hàng ngày đốt nhang cho hai bàn thờ của ông và của cô.
    Ba tôi bảo với mẹ: ??oĐể con Hoàn về với bà???. Mẹ tôi không vui nhưng biết sao! Công việc hàng ngày của tôi là đi học, đi chợ, làm vài việc vặt. Bà tôi nấu ăn, nuôi gà, tưới phong lan và gắng sức giữ sao cho cả một ngày dài lúc nào hương cũng lập loè trên bàn thờ.
    2. Cô là một người đầy mâu thuẫn, ngông nghênh mà lại sợ dư luận: ăn nói ác độc, kiêu căng mà lại rất tự ti, chơi rất nhiều mà học cũng rất nhiều. Cô nhiều bạn nhưng chỉ thích tiếp bạn ở ngoài quán cà phê, là một người không bao giờ làm được việc gì đến nơi đến chốn, trong ngăn kéo còn lại vô số những bản tự cam kết: Sẽ không??? Nếu không??? Trong tủ đầy những mảnh vải thêu cắt dở dang, những cuốn tiểu thuyết gập góc ở những trang gần cuối. Thích đấy rồi chán đấy, cô làm khối kẻ điên tiết???
    3. Rồi cô cũng dừng chân lại. Người cô yêu (hơn là người yêu cô) cả tính lẫn dáng vẻ đều còn rất trẻ con. Tôi gọi Vỹ bằng thằng vì nó bằng tuổi tôi, nghĩa là thua cô hai tuổi. Sau lưng, cô cũng gọi bằng thằng - thằng Vĩ. Hẹn, nói không đến, cô chửi: ??oĐồ khốn nạn!???. Nó đến, cô lại ngỏn nghẻn đi chơi, không hề dám giận. Mười một giờ đêm cô về, có bữa vui vẻ kể đủ chuyện, có bữa lặng lẽ lên giường ngủ thẳng. Bố tôi bảo: ??oCoi chừng!??? Bà tôi chỉ cười: ??oNó thì nó làm ngược lại. Thôi kệ!???.
    4. Kệ! Cô tôi vẫn đi đi về về cùng Vỹ dù rằng anh ??ocông tử Bạc Liêu??? này đã có một kẻ già nhân ngãi non vợ chồng dưới Long Xuyên. Hàng tháng, từ Sài Gòn, anh chàng phóng như bay trên cái xe đẹp nhất trường về tỉnh, mặc kệ điểm danh thực tập, mặc kệ những buổi học giảng đường, mặc kệ cô tôi ở lại trơ trơ váo váo. Dăm bữa sau anh chàng lên với tiền đầy túi không rõ từ đâu, với những bộ quần áo thật môđen. Cô hỏi: ??ovề làm gì???? ??oHết tiền????. ??oCó gặp Ngân không? Vui không????. ??oKhông, chán rồi! Nó cà chớn lắm!???. Cô tôi tự lừa mình mà vui được ít ngày, để rồi sau đó tự an ủi: ??oNó nói thật là còn yêu!???. Khi Vỹ nhịn không được, liền kể cho cô về một căn nhà ở dưới đó, trong một đường hẻm có bán cơm tấm thật ngon, Ngân và Vỹ nằm dài tán dóc. ??oMệt lắm, chẳng muốn tí nào!???. Cái câu than thở này thật chẳng thích hợp tí nào với khuôn mặt rạng rỡ của Vỹ.
    Mẹ tôi hỏi: ??oSao em lại có thể chịu đựng được cảnh một gà hai mề thế hả Xuyên? Cô ngồi băm thịt như chém vào mặt thớt, cười nhạt: ??onó có phải là chồng em đâu, chơi cho vui vậy thôi. Đi với ai cũng được, ngủ với ai cũng được, em không quan tâm!???. Mẹ tôi lí nhí: ??oĐừng có đùa, em! Rồi khó dứt ra lắm!???.
    Khó dứt thật, cô tôi ngày ấy thật khó trở lại với những quán cà phê khiêm tốn, với những buổi đi chơi ??ochay??? ít xu. Thế giới sách vở của cô Thu bé tí, cô làm những bài thơ tình quanh quẩn chẳng ai thèm đăng, cô viết những trang nhật ký u uẩn chỉ ba nhân vật: Cô, Vỹ, Ngân. Cô không dám đề nghị một sự lựa chọn thẳng thừng ở Vỹ, sợ rồi Vỹ sẽ thẳng thừng chọn Ngân khi bị dồn vào chân tường.
    5. Hồi ấy, tôi hay sang chơi với bà, phụ bà hái xoài, vú sữa, thông ống máng hay xách nước khi cúp điện??? là những công việc không bao giờ cô làm. Cô ngồi ở cái bàn gần cửa sổ có cây hồng xiêm thò cành lá vào, vui thì ra chơi với hai bà cháu, buồn thì mở nhạc, ngồi viết nhật ký, thư từ, ai đụng đến cũng đến cũng quạu quọ. Bà bảo tính cô thất thường như ông. Có điều ông không mê chơi, phù phiếm như cô. Bà bảo cô dễ tủi thân, buồn bã nhưng uất quá đến nỗi không khóc được, mặt chỉ lì ra, u ám. Tôi đã từng chứng kiến và hoảng hồn trước bộ mặt khi cô đợi Vỹ trễ hẹn. Nó dữ tợn và tang tóc. Tôi kể lại, mẹ tôi bảo ??oMày chỉ khéo tưởng tượng!???.
    6. Bạn bè xa cô dần. Những anh học trò nghèo hiền lành. Những anh văn nghệ sĩ nửa mùa đang say sưa với cái nghèo tài tử chợt giật mình khi thấy cô đánh đổi tất cả để đến với Vỹ. Họ phân tích bằng cách này cách khác, xa hay gần, cho cô thấy rằng Vỹ chỉ là ??othằng Vỹ??? mà thôi. Một thằng Vỹ ít nói vì không biết gì để nói, một thằng nhà giàu ích kỷ, chơi bời và tàn bạo. Mặc kệ, cô gọi những cái ấy là đàn ông, là amateur. Cứ như vậy, giảng đường trở nên xa lạ đối với cô và Vỹ. Cúp học liên miên. Thi lại cũng liên miên. Trong ngăn tủ lại thêm rất nhiều mẩu giấy kể từ mai phải học, phải??? nếu không???
    7. ??? Rồi những tháng hè đến. Cậu Vỹ thì biến đâu mất. Cô tôi càng lầm lì, bỏ cà phê, ca nhạc??? Hàng ngày cô vẫn ngồi bên cái bàn cạnh cây hồng xiêm, học bài và viết những trang giấy nhỏ bé như bàn tay. Bà hỏi: ??oCon chưa nghỉ hè à???? ??oThi lại!???. Đây là chuyện cơm bữa, bà tôi cũng chẳng nói gì, lại nhờ tôi làm giúp các việc vặt để cho cô nấu sử sôi kinh.
    Sinh nhật cô, không mưa sụt sùi, không nắng chói chang nhưng cũng chẳng ma nào đến ngoài hai bạn gái cùng lớp khệ nệ mang đến một bó hoa với vài cục xà bông. Cô tôi cắm hoa vào cái ly cũ không cần sửa sang, rồi đặt vào một góc bàn. Ngày ấy, tôi mang quà của bố mẹ tôi sang và nấu cho cô tôi nồi chè. Cô nằm trong màn không thức, không ngủ. Tôi hỏi: ??oCô đi uống cà phê với cháu không???? Cô bật dậy ngay: ??oĐi, ở nhà mệt quá!???. Tôi dẫn cô ra quán cà phê Phi Vân là nơi tôi hay uống. Cô ngơ náo nhìn đường mới, nhìn xe qua lại, không nói năng gì. Rồi cô hỏi: ??oHoàn, cháu có bồ chưa????. ??oBạn thôi cô!???. Tôi hạnh phúc và ngượng ngùng khi cô hỏi đến ??ongười??? của tôi. Cô hỏi: ??oLàm gì? Có tốt không???? ??oHọc cùng với cháu. Hiền lắm, nông dân lắm, tốt lắm!???. Cô cau mày: ??oNông dân lắm là sao???? ??oLà thật lắm, cháu đùa sau cũng tin thật!???. Cô cười một cái xanh xao, đôi mắt u ám chợt trở nên buồn và trong veo kỳ lạ. Tôi ??olịch sự??? hỏi lại: ??oTối chú Vỹ mới đến hả cô???? Cô sa sầm: ??oKhông, chẳng ai đến cả. Cô bây giờ ít bạn lắm rồi!???. Ít bạn lắm rồi, có thế, vào cái ngày này tôi mới được ngồi với cô ở đây chứ!
    8. Bà tôi nhớ lại, trước khi chết vài ngày, cô tôi vui vẻ lại, đi uống cà phê, mua quà bánh, chở bà đi chơi lung tung: ??oCon thi xong hết rồi!???. Rồi như các tiểu thuyết vẫn có mà chẳng ai ngờ, cô xin đi Long Hải hai ngày. Để ít ngày sau, bà tôi nhận xác cô từ một khách sạn ở Vũng Tàu. Không một cái thư tạ lỗi như người ta hay làm, không trách móc ai, bên cạnh cũng không có ảnh của ai, chữ của ai. Chỉ có cô và vỉ thuốc trống rỗng.
    Bà tôi mặc cho cô cái áo màu rêu cô hay mặc, cái quần thùng thình cô hay diện đi chơi, chải cho cô cái đầu bụi đời. Cô út đã cho bà một đòn nặng. Cô đi không để lại lý do làm cho mọi người đâm áy náy, mọi người đều kiểm tra xem đã có chuyện gì để cho cô tôi - cái người hay hờn dỗi ấy - tủi thân không?
    Đám tang cô không có ??ochú Vỹ???. Nghe đâu ??ochú??? đi Quy Nhơn chưa về. Ở ngoài ấy, tôi chỉ mong sao sóng cuống phăng nó đi!
    9. ???Hai năm rồi, chẳng còn ai nhớ về cô rõ ràng nữa, ngoài bà. Nếu biết điều này hẳn cô đã chẳng tự tử làm gì cho mất công! Bố tôi kết luận: ??oCon điên! Điên như nó không chết trước cũng chết sau!???. Mẹ tôi bảo: ??oChắc có gì với thằng Vỹ rồi!???. Có hay không, chẳng ai biết được. Nhật ký cô để lại không ghi cái gì cụ thể, chỉ thấy u ám. Mưa hay nắng cũng u ám, đi chơi cũng u ám, đi học cũng u ám. Cái gì cũng có vẻ như không lối thoát. Đến nỗi đọc xong, tôi có cảm giác: ??oChết đi là vừa!???. Với cái đầu tò mò và ấm ớ, tôi thử làm một bản tổng kết và quy ra rằng cô tôi đã đổi tất cả để rồi Vỹ ta cao chạy xa bay; rằng cô đã không chịu nổi cảm giác ở lại thêm một năm học để bị bạn cười thương hại. Mẹ tôi bảo: ??oVớ vẩn, có đáng gì đâu???. Có đáng gì đâu?
    Đáng lắm chứ. Tôi bám vào cánh cửa, ngoài vườn mưa như dông. Nếu mẹ tôi hiểu, ở cái tuổi này người ta điên đến mức nào và cần có bạn bè để an ủi biết bao nhiêu, người ta lại thích trả thù nữa chứ! Khi chết, hẳn cô đã tưởng tượng ra mọi người khóc lóc, Vỹ hoảng sợ, hối hận, ôm lấy quan tài như muốn xuống mồ theo??? Than ôi, ngày đám tang cô, Vỹ ta tắm biển. Vui lắm và nắng lắm.
    Sol
  7. Doan_Chi_Thuy_new

    Doan_Chi_Thuy_new Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    1
    Ðiện thoại ​
    Chuông điện thoại reo. Ông nội choàng dậy quơ tay chụp ống nghe, giọng rè rè ngái ngủ: "Ai đó ?". Im lặng. "Ai đó ?" Vẫn im lặng. Ông càu nhàu đặt ống nghe xuống. Chương trình TV vừa hết. Ông lượm cái remote rơi cạnh chân ghế bành, chỉa vào truyền hình bấm qua đài khác. Ðài đó cũng hết chương trình, kêu e e. Có một đài còn chương trình bản tin cuối ngày. Ông để cái remote trên bụng, chân duỗi ra gác trên chiếc ghế đẩu, tư thế nửa nằm nửa ngồi thoải mái trước cái TV mở và ông nhắm mắt lại ngủ tiếp.
    Quỳnh cũng đang ngủ gục trên bàn học. Choàng tỉnh vì tiếng chuông reo. Quỳnh lắng nghe tiếng ông đằng hắng, hỏi Ai đó. Ai đó, rồi càu nhàu cúp máy, dò chương trình truyền hình, rồi ngáy kh...kh...kh... Quỳnh tỉnh ngủ, đầu óc hoạt động lại. Ngày thi bây giờ đếm từng ngày chứ không còn tính bốn tháng ba tháng nữa. Mớ bài tập đánh dấu trong sách Quỳnh chỉ mới làm xong một nửa. Quỳnh rà đầu viết chì qua nửa tá bài tập còn lại, lựa bài nào có vẻ "nát óc" để làm trước, cho bộ não bị "chọc tự ái" mà huy động tiềm năng ra chống chỏi cơn buồn ngủ. Nhưng bộ não bỗng nhiên dở chứng. Thay vì nhớ ra các định đề định lý, nó lại nghĩ đến tiếng chuông điện thoại. Giờ này ai gọi điện thoại ? Gọi ai ? Thông thường điện thoại gọi đến là gọi cho Quỳnh, tỷ lệ có thể trên 9/10. Mẹ ít khi nào có điện thoại, cha thì có điện thoại di động. Mấy ngày nay ông nội lên thành phố khám bệnh, bệnh không nặng nhưng bác sĩ ra lịch tái khám năm ngày một lần, ông phải ở lại nhà Quỳnh, dặn dò bà nội và chú ở quê là có chuyện gì thì gọi điện thoại cho ông. Cứ mỗi lần chuông reo là ông đinh ninh điện thoại ở dưới quê gọi lên. Mười lần trật hết chín, nhưng mỗi lần chuông reng là ông lại giành trả lời, đến nỗi ông cho kê lại chiếc ghế bành cạnh chiếc bàn con để điện thoại trong phòng khách, nơi ông nằm gần như suốt ngày, mở TV rồi đọc báo hay ngủ.
    Hôm qua trong căn tin trường Tuấn kể chuyện gọi điện thoại cho Quỳnh, gây một trận cười náo loạn. Chuông điện thoại reo, máy được nhấc lên và Tuấn nghe một tràn ho hen đằng hắng, rồi ông hỏi cháu là ai ? Tuấn khai tên họ. Cháu là gì ? Tuấn khai là học sinh. Cháu quen với Quỳnh ra sao ? Tụi cháu học cùng lớp. Cháu kiếm nó có chuyện gì ? Cháu nhắc Quỳnh mai có phiên trực vệ sinh lớp. Chỉ có vậy thôi sao ? Dạ, khi nào Quỳnh về bác nhắn lại Quỳnh dùm cháu. Tôi là ông nội của con Quỳnh. Dạ, cháu xin lỗi ông. Còn Quỳnh đang học bài, cháu chờ máy để ông gọi nó.
    Quỳnh ngán đến hết ý kiến luôn mỗi lần chờ ông làm thủ tục tra vấn trước khi giao điện thoại cho Quỳnh. Tệ hại hơn là sau trận cười đau bụng ở căn tin, đám bạn Quỳnh nghĩ ra một cách giải trí khi đang học bài mà buồn ngủ quá hay đang giải toán mà bí: gọi điện thoại cho Quỳnh để nghe ông trả lời. Ông giận ra tiếng người giỏi lắm. Ai gọi lần thứ nhì là ông nhận ra ngay, hỏi thăm như người quen biết ba trăm năm vậy.
    Bàn học của Quỳnh kê nơi góc phòng khách. Hồi Quỳnh còn nhỉ, cha mẹ cho đặt bàn ghế bảng và máy tính ở đó để tiện cho các cô gia sư đến kèm cặp bài vở, và cũng để cha mẹ kiểm soát việc học ở nhà của Quỳnh. Bây giờ Quỳnh không có gia sư nữa, nhưng chỗ học đã ngồi quen chỗ rồi, Quỳnh không muốn thay đổi. Sự hiện diện của ông trong phòng khách mấy bữa nay nhìn chung không có vấn đề lớn, ngoại trừ chuyện điện thoại.
    Quỳnh đoán cú điện thoại vừa rồi chắc là của một đứa bạn. Giờ này đứa nào gọi cho mình ? Chắc không phải để ghẹo ông. Tụi nó không đến nỗi tai quái như vậy, vả lại chỉ nghe ông hỏi Ai đó, ai đó rồi cúp máy. Người nào đó gọi điện thoại sao không nói gì ? Quỳnh nghĩ xem trong đám bạn bè, ai có thể gọi cho mình vào giờ này ? Tuấn thì hết lý do để gọi rồi, hai tuần nữa mới lại tới phiên Quỳnh trực lớp. Kim thì chưa chắc giờ này còn thức. Có thể nó còn thức, bây giờ tới giai đoạn nước rút rồi, đứa nào cũng thức chong mắt mà học. Nhưng con nhỏ chăm ngoan tử tế đó không có máu điên nửa đêm gọi điện thoại cho người khác. Có thể Khánh ? Hay Thanh ? Hay Nhi ? Hay...
    Quỳnh rón rén đến gần ông, cái TV vẫn mở và ông thì nhắm mắt ngáy khò khò. Quỳnh nhẹ nhàng bưng cái máy điện thoại lên, cẩn thận kéo dây nhợ, dời cái máy về bàn học của mình. Ðể nó ở đây, đứa nào gọi mình nghe liền, khỏi phiền ông. Quỳnh hài lòng, bắt đầu giải bài toán "nát óc". Giải không được, Quỳnh chống cằm nhìn cái điện thoại, nó không reo nữa. Quỳnh lại giải bài toán. Không tìm được đáp số. Quỳnh lại nhìn cái điện thoại. Hay là... hắn đã gọi cho mình ? Chắc là hắn còn ngồi bên bàn học. Không chừng hắn cũng đang giải bài này ? Hắn giỏi toán nhất, có thể hắn đã tìm được đáp số. Hay là mình gọi hắn hỏi bài ? Khuya rồi, nhưng nếu hắn còn thức học bài thì chắc không phiền lăm. Quỳnh cầm ống nghe lên, không cưỡng được ngón tay tự động bấm số.
    Reng. Reng. Reng. Reng. Reng. Reng. Reng.
    Hắn không còn thức sao ?
    A,?~ máy đã được nhấc lên rồi. Giọng ngái ngủ và bực dọc của môt người đàn bà. A lô ?A lổ ? A lô ? Quỳnh đớ lưỡi không biết nói gì. Tiếng máy dằn mạnh xuống một cái cụp. Quỳnh cũng để ống nghe xuống. Tự hỏi mình điên rồi sao ? Ngày mai vào lớp có thể hắn sẽ ghi lên bảng (hắn chuyên ghi thông báo lên bảng, như hạn chót nộp hồ sơ thi đại học: ngày... Bài tập Lý trang... Ðã có tài liệu ôn thi các môn tốt nghiệp trong thư viện). Hắn có thể sẽ ghi lên bảng thông báo mới: chuông điện thoại reo lúc nửa đêm có thể đánh thức cả nhà người ta dậy, khiến người già lên tăng xông, trẻ con không chịu ngủ lại, đến con mèo cũng căng thẳng, và có người bị hăm doạ treo cổ.
    Quỳnh đứng dậy, may mà mình chưa lên tiếng, chưa xưng tên, có thể vờ ngây thơ như không có tội. Quỳnh đứng dậy bưng cái điện thoại về vị trí cũ, vừa rón rén đặt cái máy xuống bàn bên cạnh ông nội, thì nó phát reo lên. Ông choàng dậy, nhưng Quỳnh đạ lanh tay cầm lên bực tức nói ngay: "Có biết bây giờ là nửa đêm rồi không ?"
    "Biết là nửa đêm sao còn gọi người ta ?"
    Quỳnh sững sờ. Giọng hắn đều đều bên kia đầu dây: "Máy điện thoại nhà tôi lưu số điện thoại vừa gọi đến là số của bạn mà !"
    :::: Lý Lan :::: ​

  8. ngautuan

    ngautuan Moderator

    Tham gia ngày:
    27/04/2001
    Bài viết:
    1.391
    Đã được thích:
    0
    Bà con ở đây chắc ai cũng biết Azit Nexin nhỉ, nhưng cứ làm vài truyện nhá
    ===============================
    Anh lính Mêmét làng Êmét - Azit Nexin
    Năm 1937 tôi hãy còn là 1 thiến niên hiên ngang oai hùng lắm. 1 ngày kia, tôi phải mang theo 1 số tiền lớn lên đường nhập ngũ. Thôi, thế là vĩnh biệt chuỗi ngày vui vẻ hồn nhiên rong chơi ngoài phố với chiếc áo phanh ngực bay phất phơ theo gió! Tôi phải thay đôi giày ngắn cổ xinh xắn, đánh xi bóng lộn bằng đôi ủng to tướng sực mùi da thô và đeo chiếc dây lưng to bự.
    Nhập ngũ được 2 tháng, thì bữa kia, đơn vị tôi được tin sẽ có đoàn thanh tra xuống kiểm tra.
    -Ðích thân ngài Tổng chỉ huy sẽ xuống kiểm tra đấy! - viên chỉ huy đại đội căn dặn các sĩ quan trẻ chúng tôi - Việc đầu tiên của ngài bao giờ cũng là bắt các sĩ quan đọc tên chiến sĩ, còn chiến sĩ thì đọc tên sĩ quan.
    Các sĩ quan chúng tôi ai nấy hoảng hốt, triệu tập ngay binh sĩ, bắt họ phải học thuộc những điểm ghi trong giấy khai sinh và họ tên các sĩ quan của mình.
    Lần ấy, cũng như mọi năm, ngài Tổng chỉ huy đến rất đúng giờ. Ngài cho dừng xe cạnh 1 đại đội và hỏi ngay người lính đầu tiên ngài gặp tên tuổi, quê quán anh ta, sau đó ra lệnh cho anh ta kể tên các cấp chỉ huy của mình, từ tiểu đội đến trung đội, đại đội... Anh lính nọ đang kể rất trơn tru, bỗng dưng tắc tị, đứng ngây ra như phỗng. Ngài Tổng chỉ huy giận lắm, nói dằn từng chữ:
    -Người lính không thuộc hết tên các sĩ quan của mình thì không thể gọi là người lính!
    Nói đoạn, ngài lên xe đi thẳng, không thèm kiểm tra nữa.
    Viên sĩ quan quân nhu trung đoàn chúng tôi có kể 1 câu chuyện như sau:
    -Thật đến khổ vì những lần kiểm tra ấy! Hồi tôi còn là trung uý, tôi cũng phải cố tìm cách học thuộc tên các binh sĩ của đại đội tôi. Thậm chí tôi phải đóng 1 quyển sổ riêgn, ghi tên tuổi và đặc điểm của từng người vào đấy để học. Chẳng hạn, Acmét Bôilơ, da ngăm ngăm đen, mũi tẹt. Ali Mectôgly, mắt xanh... Các binh sĩ thì suốt ngày ngồi nhẩm tên các sĩ quan, như tụng kinh vậy. Riêng có anh chàng Mêmét làng Êmét là tôi dạy thế nào anh ta cũng không thuộc được. Anh chàng này là người thôn quê, cả đời chẳng bao giờ ra khỏi làng. Mà tiếng là sống ở làng, hắn cũng ít khi có mặt ở làng lắm. Hắn phải đi chăn súc vật, nên suốt ngày chỉ quanh quẩn trên núi. Mãi đến ngày bị gọi đi lính, hắn mới biết mặt mũi thế nào là tỉnh. Tính tình hắn rất hay. Lúc nào hắn cười, trông chất phác dễ thương lạ. Thế nhưng sức khoẻ hắn thì ít ai bì kịp! Hắn cao 1 thước 9. Khẩu liên thanh nằm trên vai hắn trông cứ nhẹ tênh! Cái gì ở thành phố đối với hắn cũng đều mới lạ, nên cái gì hắn cũng muốn biết. Trí nhớ hắn không nhanh, nhưng được cái đã nhớ, thì chắc như đóng đinh. Hắn có thể nhắm mắt lắp xong khẩu liên thanh trong đúng có 7'. Có lần tôi theo dõi đồng hồ mà! Suốt ngày hắn cứ ôm kè kè khẩu súng, như đứa con gái khư khư con búp bê ấy! Lúc hắn tháo súng ra lau, bàn tay hộ pháp của hắn cầm các bộ phận của súng trông cứ như ta cầm đồ chơi vậy. Các bạn cứ tưởng tượng là bàn tay của hắn to đùng gấp đôi tay tôi!
    Thú thực là tôi rất quý Mêmét, 1 anh chàng rất khá!
    1 hôm, có 1 đô vật nổi tiếng đến chỗ trung đoàn chúng tôi chơi. Anh này trổ tài đấu vật với Mêmét. Vì không có kinh nghiệm đấu, nên Mêmét chỉ tự vệ. Hắn cứ vừa lùi vừa cười như đứa trẻ. Còn anh chàng kia thì cứ nhảy hết bên này sang bên khác, lăm le xông vào chực chộp lấy hắn. Nhưng anh ta cứ nhảy như con choi choi thế suốt 1 tiếng đồng hồ mà không tài nào quật ngã được Mêmét. Cuối cùng trận đấu phải coi như hoà.
    Ðã trót kể về Mêmét, nên tôi phải tiếp tục câu chuyện. Vậy là tôi không tài nào làm cho Mêmét nhớ được tên các sĩ quan chỉ huy. Hắn cứ lẫn lộn hết cả! Chỉ huy quân đoàn hay chỉ huy trung đoàn, đại uý hay đại tướng, hắn không làm sao phân biệt được!
    -Này chú em, chú ý đây này!... Ta bắt đầu từ binh nhất nhé! Anh ta tên là gì? - tôi hỏi Mêmét. Hắn chớp chớp mắt trông rất tội, cố nghĩ, rồi kêu lên:
    -Mếchmét Ali!
    -Không phải! Mếchmét Ali là trung sĩ chứ!
    -Thưa ngài chỉ huy, tôi không thể nào nhớ được! - hắn nói nghe rất thương hại.
    -Thôi được, cố gắng lên 1 chút, chú em ạ! Bắt đầu lại từ đầu nhé!...
    Tôi với Mêmét đánh vật với nhau như thế suốt 2 tháng trời mà rốt cuộc vẫn không ăn thua gì cả. Sau tôi phải bắt hắn mỗi ngày học thuộc cho tôi 1 tên thôi. Chẳng hạn, hôm nay học thuộc tên của vị chỉ huy tiểu đoàn, mai thì tên vị chủ huy trung đoàn... Nhưng chỉ được 2 hôm, đến ngày thứ 3 thì hắn lại nhầm hết cả! Tôi bắt đầu cáu. Còn hắn, tuy to xác, nhưng những lúc ấy e thẹn như con gái, cứ cúi gầm xuống đất, mặt đỏ bừng.
    -Tôi chả biết làm thế nào cả, thưa ngài chỉ huy! - hắn bối rối nói khẽ.
    Mà hôm ấy lại đúng hôm trước ngày kiểm tra mới nguy chứ!
    ...
  9. ngautuan

    ngautuan Moderator

    Tham gia ngày:
    27/04/2001
    Bài viết:
    1.391
    Đã được thích:
    0
    Anh lính Mêmét làng Êmét
    -Liệu đấy, Mêmét ạ! Không khéo vì anh mà tôi và cấp trên của tôi bị ngài Tổng chỉ huy sạc cho 1 trận cũng nên! Tôi không hiểu anh ra giống người gì nữa! Cái đầu anh hình nưh không phải là đầu, mà là cái rây bột thì đúng hơn. Ðổ cái gì vào là lọt đi hết! Vô phúc anh bị ngài Tổng chỉ huy gọi lên thì lúc ấy anh mới biết!
    Lúc này tôi đã cáu thực sự.
    Sáng hôm sau, đại đội tập hợp rất sớm. Tôi lo đến nỗi không dám nhìn về phía Mêmét nữa. Ô tô của ngài Tổng chỉ huy đã đến rồi! Tôi thấy cửa ô tô mở ra. Vị chỉ huy trung đoàn đứng nghiêm chào, rồi bắt đầu báo cáo. Sau đó lại đứng nghiêm chào... Ngài Tổng chỉ huy bắt đầu đi dọc theo hàng lính. Bỗng ngài dừng lại đúng ngay trước mặt anh Mêmét làng Êmét. Tim tôi như ngừng đập! Tai hoạ sắp giáng xuống đầu tôi rồi đây! Tôi cảm thấy nưh cả đôi ủng, lẫn chiếc dây lưng và chiếc đai kiếm đều xiết chặt lấy người. Tôi liếc mắt về phía Mêmét. Hình như hắn không có vẻ sợ hãi chút nào. Ngài Tổng chỉ huy nhìn thẳng vào mắt hắn và bảo:
    -Anh hãy nhắc lại nội dung bản khai của anh!
    -Tôi, Hátxan Mêmét, sinh năm... làng Êmét, quân đoàn 5, Sư đoàn... Trung đoàn... Tiểu đoàn 3, đại đội 2, trung đội 1, tiểu đội 1.
    Tôi thầm khấn thánh Ala cho ngài Tổng chỉ huy chóng chuyển sang người khác.
    -Tên binh nhất của anh là gì?
    -Aili Iuxúp!
    -Trung sĩ của anh là ai?
    -Ôxman Hưdưa!
    -Còn hạ sĩ?
    -Haxan Guyntêkin!
    -Còn sĩ quan trung đội?
    -Huyxên!
    -Chỉ huy đại đội?
    -Ðại uý Mếchmét!...
    Anh chàng Mếchmét của tôi hình như quá xúc động. Hắn cứ tuôn ra một tràng hết tên này đến tên khác. Ngài Tổng chỉ huy chưa kịp hỏi, hắn đã trả lời rồi.
    -Chỉ huy tiểu đoàn là ai?
    -Ngài Ôxman!
    -Còn chỉ huy trung đoàn?
    Mêmét Êmét trả lời ngay lập tức, không chút ngấp ngứ. Ngài Tổng chỉ huy có vẻ bằng lòng anh lính nhanh nhảu lắm. Ngài nói với hắn:
    -Cám ơn!
    Ðoạn ngài quay sang viên chỉ huy trung đoàn bảo:
    -Ông hãy tiếp tục kiểm tra lấy!
    Rồi lên ô tô, phóng đi thẳng.
    Sau khi có hiệu lệnh giải tán, tôi chạy ngay đến chỗ Mêmét.
    -Này, Mêmét! Sao chú mày to gan thế hả?
    Mêmét cúi đầu, mặt đỏ dừ:
    -Thế nào, chú mày trả lời đi chứ!
    -Thưa trung uý, tôi có lỗi! Nhưng biết làm thế nào ạ? Tên ngài chỉ huy sư đoàn và ngài Tổng chỉ huy thì tôi nhớ kỹ lắm, nhưng các ngài chỉ huy khác thì chỉ nhớ được tên người nào là nói bừa tên ấy...
    -Chà, chú em Mêmét ạ! Thế mà chú mày không luống cuống thì giỏi thật!
    -Thưa trung uý, đâu có ạ! Lúc ấy tôi lú lẫn hết cả. Ngay trung uý là người quen mà đứng trước trung uý, nhiều lúc tôi còn không nói được câu gì, nữa là đứng trước Quan lớn Tổng chỉ huy! Hồn vía tôi bay đi đâu mất cả, thế là tôi cứ trả lời bừa tăng tít... Xin Thánh Ala thứ tội cho con! May mà quan lớn chẳng biết ai vào ai cả!
  10. ngautuan

    ngautuan Moderator

    Tham gia ngày:
    27/04/2001
    Bài viết:
    1.391
    Đã được thích:
    0
    Hội cứu vớt gia đình - Azit Nexin
    Khoảng nay mai ở Mỹ sẽ phải xuất bản 1 cuốn sách mà tôi cam đoan là sẽ bán hết ngay lập tức. Tác giả của nó vốn là người tôi quen biết từ lâu. Trong những lần gặp nhau... hay qua thư từ, ông đã kể cho tôi nghe nhiều về nội dung cuốn sách. Cách đây chừng 2 tháng, ông còn gởi cho tôi cả tập bản thảo đánh máy để tôi xem và cho ý kiến. Tôi đã trả lời ông rằng, tác phẩm của ông tất nhiên sẽ rất được hâm mộ, và được dịch sang tất cả thứ tiếng. Bởi cái chính là trong toàn bộ cuốn sách không hề có 1 chút gì gọi là bịa đặt của tác giả, mà hoàn toàn là những sự việc và tư liệu có thật. Tác giả chỉ thay đổi đi 1 số tên người, vì câu chuyện có liên quan đến nhiều nhân vật tai to mặt lớn thuộc giới kinh doanh và chính trị của Mỹ.
    Nếu các bạn muốn biết, thì đây, tôi xin tóm tắt lại nội dung cuốn sách:
    Cách đây mấy năm, 6 thanh niên ở bang California có lập ra 1 cái hội bí mật. Họ muốn làm giàu, nhưng tất nhiên là phải nhanh chóng, chắc chắn và ít nguy hiểm. Vì thế họ bèn nghĩ ra cách bắt cóc vợ các nhà triệu phú và tỉ phú để đòi 1 khoản tiền chuộc kếch sù. Không, họ hoàn toàn không phải hạng côn đồ hay du đãng gì, mà đều là những thanh niên tử tế hẳn hoi cả! 3 người thì tốt nghiệp đại học tổng hợp ra, người thứ 4 thì hãy còn là sinh viên, người thứ 5 làm nghề bán hàng, còn người thứ 6 làm nhân viên thư ký. Không những thế, họ lại còn tốt bụng và nhân đạo lắm: tuy chẳng ai bảo ai, nhưng cái ý định bắt cóc trẻ con là cả bọn không ai bàn đến! Họ chỉ bắt cóc người lớn thôi!
    Nhưng họ hiểu rằng muốn bắt đầu 1 sự nghiệp gì cũng vậy, trước hết, hội phải có 1 số vốn. Vì thế họ quyết định ai có bao nhiêu tiền thì đem góp hết vào cho hội. Tuy vậy, họ vẫn phải đi vay thêm, vì biết trước là sẽ rất phải tốn kém với các vị khách hàng tương lai của mình. Với lại, chỉ ở những nước lạc hậu người ta mới có thể đi ăn trộm nhà băng hay bắt cóc người mà không cần có tiền bạc gì cả. Chứ ở 1 nước văn minh và giàu có như nước Mỹ mà không có tiền, thì đừng hòng làm được trò trống gì.
    Theo kế hoạch của họ, người đầu tiên bị bắt cóc là vợ 1 ông trùm tài chính, giám đốc nhà băng ở San Francisco. Họ đến bắt bà này, đưa về 1 biệt thự tại 1 vùng thôn quê hẻo lánh, rồi cho công bố trên báo chí, đài phát thanh và vô tuyến truyền hình rằng, trong thời hạn 3 ngày, nếu nhà triệu phú nọ không nộp đủ 80000 đôla tiền chuộc, thì vợ ông ta sẽ bị giết. Báo chí, phát thanh và vô tuyến truyền hình tất nhiên đã loan báo ngay điều kiện đó. Nhưng vì chuyện bắt cóc người bây giờ xảy ra như cơm bữa, nên tin ấy cũng chẳng làm ai sửng sốt hay thương cảm nữa. Thời hạn ấn định đã hết, mà nhà triệu phú vẫn im hơi lặng tiếng. Mấy anh chàng đi bắt người đâm ra khó xử: món hàng bán không trôi, quăng đi không được, mà giữ lại thì cũng dở. Vì tiền nuôi mụ qúa tốn kém. Không những thế, mụ lại là 1 người đàn bà kênh kiệu đỏng đảnh hết chỗ nói. Mụ đòi hỏi đủ mọi thứ: nào gương lược, phấn sáp, nào son, thuốc móng tay, nào thuốc xoa bóp, thuốc ngủ... Thần kinh của mụ đúng là không bình thường. Bây giờ, tự nhiên thả mụ ra thì không được. Chỉ có cách là phải giết đi. Nhưng giết thì đúng là mấy chàng thanh niên này không có gan. Mà thả mụ ra bây giờ thì mọi chuyện sẽ vỡ lở và cảnh sát sẽ đến tóm cổ họ ngay. Chồng mụ thì vẫn cứ lặng thinh, không thấy đem tiền đến chuộc.
    Họ bằng quyết định phải đến gặp người chồng để điều đình. Sau khi suy nghĩ 1 lát, người chồng nói với họ: "Các ông đòi nhiều tiền quá. Bà ấy không đáng giá như thế đâu!" Họ bằng lòng hạ giá xuống còn 50000 đôla "Không! Bà ấy vẫn không đáng giá đến thế!" Bọn người bắt cóc bảo ông ta: "Thôi được, giá cuối cùng là 40000". "Giá như các ông bắt vợ tôi cách đây 20 năm lúc tôi vừa cưới bà ấy thì tôi sẵn sàng chấp thuận ngay." "Thôi, 30000. không kém 1 xu". Người chồng vẫn chỉ nhìn họ lắc đầu. Giá 80000 hạ dần xuống còn 20000, rồi 15000... Nhà triệu phú vẫn lặng thinh. Những người đi điều đình nhắc cho ông ta nhớ rằng, vừa năm ngoái, ông còn dám bỏ ra 15000 cho "Hội bảo vệ những con mèo không nhà cửa". Nhưng nhà triệu phú giải thích rằng, thứ nhất, là vì ông rất thích mèo, thứ hai, là vị hội ấy là 1 hội đứng đắn và hoàn toàn hợp pháp, nên số tiền có thể góp dần hàng năm, và chuyển từ số lãi nhà băng sang. Còn như mấy cái hội bất hợp pháp thì phải bỏ tiền túi ra mà đóng.
    ...

Chia sẻ trang này