1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

TRUYEN NGAN

Chủ đề trong 'Nha Trang' bởi xitrum_beo, 10/11/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Vo_danh_khach

    Vo_danh_khach Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/06/2002
    Bài viết:
    2.564
    Đã được thích:
    0
    Một Thằng nhỏ​
    Thằng nhỏ đêm đêm về ngủ ở thềm nhà tôi. Nó cũng ý tứ, chờ cho trong nhà khóa cửa tắt đèn rồi mới trảI tấm ny-lông cũ sát bên hiên trái, để phòng khi có chuyện bất kỳ nửa đêm người trong nhà vẫn còn lối ra vô . Chừng 6g sáng nó thức dậy, dọn dẹp tươm tất, xếp tấm ny-lông bỏ vô cái bị đeo trên vai, là xong . Ban ngày nó đi lượm ve chai hay làm gì ở đâu không ai biết . Mà ai quan tâm đến thằng nhỏ bụi đờI làm gì ? Nó không bị dị tật hay tàn phế hay quá nhỏ để gợi lòng thương hại của ngườI khác . Tuổi đời khoảng 13-14, nó có vẻ ?osống được? trong thời buổI mà ngay một người trưởng thành đã thành đã có nghề nghiệp còn hốc hác vì cơm áo hàng ngày .
    Trong nhà tôi có 3 ngườI làm nghề giáo: ba tôi, chị tôi và tôi . Tùy theo thời khóa biểu của từng ngườI, luôn luôn trong nhà tôi hễ ngườI này đang dạy ở trường thì người khác ở nhà . Chúng tôi cũng ?osống được?, vì nói chung, cái khó ló cái khôn, mỗi người thầy trong nhà này đều có một nghề tay trái . Chị tôi thêu máy, ba tôi dịch sách, còn tôi đi dạy thêm lớp đêm . Chúng tôi sống đơn giản, ít nhu cầu, tự thấy mình nhàn, tôi không buồn nhìn lên và cũng ít khi nhìn xuống .
    Lẽ ra tôi cũng chẳng để ý đến thằng bé . Nó hoàn toàn chẳng can hệ gì đến sinh hoạt trong gia đình hay công tác ở cơ quan tôi . Thậm chí, ngày qua ngày, tháng qua tháng, thằng bé ở đậu hiên nhà tôi cả năm, mà tôi chớ hề biết tên nó, chưa hề nói với nó một câu, và không hề thoáng nghĩ đến nó nếu nó không lảng vảng ngay trước mặt . Mà mấy khi nó gặp tôi! Ban đêm tôi khóa cửa ở trong nhà, ban ngày nó lại đi đâu mất .
    Lần tôi gặp nó buổi xế trưa ở chợ An Đông là hoàn toàn tình cờ . Năm bảy người đàn ông lẫn đàn bà xúm quanh nó. Họ hò hét, chửi bới, khua chân múa tay. Tôi đứng lại xem vì nhận ra thằng nhỏ . Nó lầm lì đứng đó, vai đeo cái bị như tôi đã từng thấy . Mấy ngườI kia, ngườI thì hùng hổ nhào vô đòi đánh nó, người thì can ra e đánh chết thằng nhỏ ở tù . NgườI khác lại gay gắt bảo:
    - Đánh cho nó chừa . Để chi cái giòng ăn cắp đó .
    Thằng nhỏ nhìn thấy tôi, hét lên:
    - Tôi không ăn cắp .
    - Hả, không ăn cắp hả mày mà không ăn cắp hả ?
    Họ sấn tới muốn bợp tai thằng nhỏ . Vài ngườI hét:
    - Mày chạy đi . Còn đứng đó mà cãi ?
    Thằng nhỏ không chạy. Gã đàn ông lực lưỡng tát vô mặt nó một cái làm nó xiểng liểng. Tôi cảm thấy bất bình. Thằng nhỏ bị một cái đá nữa ngã chúi xuống đất . Tôi nhắm mắt lại như một phản xạ khi có ai bật lửa ngay trước mặt . RồI tôi mở mắt ra nhìn thằng nhỏ lồm cồm bò dậy . Mặt nó sưng lên, môi bị giập chảy máu ri rỉ. Công an đến. Gã đàn ông bám theo anh công an giải thích phân bua. Thằng nhỏ đứng thẳng dậy nhìn tôi . Đôi mắt nó rõ ràng là muốn nói điều gì. Nhưng đôi mắt tôi lại tránh đi nơi khác như xấu hổ ? Tôi đâu phảI là kẻ áp bức nó. Mà chuyện phải trái ra sao tôi có biết đâu mà bênh vực nó . Mà nó cũng chẳng phải em, cháu hay người quen gì của tôi. Ơ, cũng có quen, nhưng mà ? Tôi bỗng nhiên phát bực với mình, chậc lưỡi, tự rủa mình giữa đường hóng chuyện tào lao . Quay mặt đi, để tỏ ra người ngoài cuộc, tôi đeo bộ mặt dửng dưng lầm lũi đạp xe về nhà .
    Nếp sống trong gia đình tôi bình lặng . Mẹ tôi ăn chay, đôi khi cả nhà ăn chay theo để mẹ khỏi vất vả nấu 2-3 thực đơn. Tôi có hai chị em, người nào cũng lớn, có ăn học, có nghề nghiệp đòi hỏi tư cách và đức nhẫn nhịn . Chúng tôi không luôn luôn hòa hợp với nhau nhưng mỗi người biết tự giới hạn mình để duy trì cuộc sống chung thanh bạch . Tôi không tự hào về nếp sống này, cũng không phàn nàn hay có ý định thay đổi .Hình như mấy năm gần đây tôi thành người dễ chịu, sao cũng được .
    Mẹ tôi hỏi:
    - Sao mặt con tái đi vậy ? Vô nằm nghỉ đi, chắc con say nắng.
    Tôi không cãi rằng say nắng thì phảI đỏ mặt nhức đầu, chỉ lặng lẽ vô buồng mình nằm nghỉ .
    Thằng nhỏ không biết có sao không ? Trước đây tôi chẳng hề nghĩ đến nó như một người có tính cách. Nó láu cá hay đần độn ? Nó hỗn láo hay nịnh nọt ? Hóa ra nó khẳng khái. Nó hét lên giữa chợ :?Tôi không ăn cắp?, chứ không chịu chạy bỏ danh dự để cứu lấy mạng. Nó bị đánh, bị đá, đập mặt xuống lề đường đá xanh tóe máu môi mà nó vẫn đứng dậy. Nó đứng thẳng dậy và nhìn thẳng vào tôi . Sao tôi lại quay mặt bỏ đi như kẻ chạy trốn ?
    - Con uống nước sâm cho mát .
    Mẹ tôi gọi nước nấu từ lá mã đề, rễ tranh, mía lau để giải nhiệt là nước sâm . Mẹ than là trờI nóng quá. Tôi bỗng buột miệng nói:
    - Thằng nhỏ ở bên hiên nhà mình đó mẹ ?.
    - Ờ, thằng Cần đó hả ? Tội nghiệp, thỉnh thoảng mẹ cho nó tiền mà nó nhất định không lấy . Kệ nó con, cho nó ở đó mình cũng không thua thiệt gì .
    - Nó ?
    - Nó ? thì sao con ?
    Tôi không biết nói sao . Tôi thật tình cũng không biết nói gì về nó . Tự nhiên nó ám tôi, tôi buột miệng nói ra . Tôi thương nó hay ngờ nó ? Tôi muốn tìm hiểu về nó, hay muốn chia xẻ với mẹ mối quan tâm về nó ? Không, chẳng hề gì cả . Tôi đi nắng về mệt quá mà thôi . Mẹ bảo tôi ngủ đi . Tôi uống một viên thuốc cảm rồI ngủ .
    Khoảng 9g tối, tôi đi dạy ở trung tâm về . Thằng nhỏ rõ ràng cố ý đón tôi ngay ở đầu ngõ. Nó nhìn tôi với đôi mắt trong suốt:
    - Em không ăn cắp .
    Tôi đứng lại trước mặt nó, im lặng như bị bất ngờ . Nó nói tiếp, giọng trẻ con mà sắc lạnh:
    - Em bán vé số chứ không ăn cắp . Thằng cha kia mới ăn cắp . Nó ăn cắp nên nó đánh nó chửi em là đồ ăn cắp .
    Tôi cảm thấy nặng ngực ngộp thở cố đưa tay đặt lên mái đầu thằng nhỏ để bày tỏ niềm cảm thông .
    - Tôi biết ?
    Thằng nhỏ né đầu khỏi bàn tay tôi, ánh mắt sáng rực nhìn thẳng vào mặt tôi . Nó nhìn tôi y như lúc nó đứng dậy từ mặt đường, giập môi, sưng mặt, nhìn thẳng vào tôi . Khi đó tôi biết là nó không ăn cắp . Nhưng tôi quay đi như trốn chạy . Bây giờ tôi cũng xấu hổ quay mặt đi, vội vã như chạy trốn cái câu hỏI trong ánh mắt dữ dội của thằng nhỏ: Tại sao ?
    vo_danh_khach2000@yahoo.com
    Đời là 1 cuộc phiêu lưu lớn
  2. Vo_danh_khach

    Vo_danh_khach Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/06/2002
    Bài viết:
    2.564
    Đã được thích:
    0
    Ký ức Tình Yêu​
    "Anh có yêu em không?? ?oCó?. ?oYêu như thế nào?? Duy tròn mắt nhìn Vân một thoáng, hơi bối rối: ?oThì... cũng như mọi người YÊU NHAU?. VÂN ĐỎNG ĐẢNH: ?oỨ, Ứ CẦN ANH NÓI thế. Phải cụ thể hơn cơ?. Duy dụi tắt điếu thuốc lá, cố nén tiếng thở dài, giọng nói đã có phần khang khác: ?oEm vẫn bảo tình yêu là một khái niệm trừu tượng cơ mà?. Cũng may Vân đã chịu ngồi im, đầu tựa vai anh, mắt lơ mơ nhìn cả vạt đồi thoai thoải tím ngắt sim mua. Một nơi nghỉ ngơi thật tuyệt - Duy nghĩ, nếu như chỉ có một mình anh, anh sẽ nằm xoài ra thoải mái, nhìn trời qua những kẽ lá và nghĩ mông lung. Duy chợt thấy buồn cười, có ai như anh không, ước có một mình trong lúc ngồi cạnh người yêu. Duy thấy vai mình nặng trĩu, dường như Vân đã ngủ. Anh đỡ mái đầu Vân ngả lên đùi mình, chăm chú ngắm từng nét mặt cô. Phải thừa nhận là Vân giống Linh, giống như hai chị em ruột mặc dù họ chẳng hề biết nhau ngoài đời. Nghĩ đến Linh, Duy vẫn thấy lòng mình se thắt, dù đã 6 năm rồi... Cũng rèm mi hoe hoe vàng cong vút (chứ không phải mi đen) khiến cho đôi mắt có vẻ gì là lạ, đầy ấn tượng. Cũng nốt ruồi son ngay trên cánh môi (nhưng nốt ruồi của Linh nằm chếch về bên trái, bướng bỉnh và tinh nghịch hơn), cũng đôi má bầu bầu, mái tóc ngang lưng, càng nhìn càng thấy giống. Bỗng Vân cựa quậy rồi mở mắt: ?oSao nhìn em lạ vậy? Cứ như nghi ngờ điều gì ấy?. Hình ảnh Linh vụt biến mất, chỉ còn lại là Vân. Duy lắc đầu, âu yếm vuốt vuốt mấy sợi tóc xoà trên trán người yêu, kỳ thực để cho Vân nhắm mắt, thôi quấy rầy anh bằng những điệp khúc câu hỏi cũ mèm.
    Ừ NHỈ, TẠI SAO NHỮNG KỲ NGHỈ NGƠI LẠI CỨ gắn với mùa hè. Mà tại sao bao nhiêu năm rồi anh vẫn giữ thói quen đến những vùng đồi núi? Nó nhắc anh, bắt anh phải nghĩ về Linh nhiều hơn - cũng có nghĩa là giày vò, hành hạ anh đến khổ sở. Ngày ấy, Linh cũng yêu hoa sim tím vô cùng. Không, em yêu tất cả các loại hoa màu tím thì đúng hơn. Hai đứa bằng tuổi nhau, tròn hai mươi. Trong nụ hôn đầu choáng váng và run rẩy đến nghẹt thở, Duy hỏi nhỏ: ?oGọi Duy là anh nhé?? Linh xấu hổ, cắn vào cằm anh thật đau. Yêu nhau đến độ tưởng như chết được vì nhau, Linh vẫn không thay đổi cách xưng hô: ?oDuy ơi, Linh nhớ Duy kinh khủng?. ?oDuy ơi! Khăn len Linh đan cho Duy này?. ?oDuy ơi, muốn ốm không đấy, trời mưa thế này mà dám đi đầu trần?. Mới đầu Duy còn cự nự, cứ đòi Linh gọi là anh, Linh chỉ cười: ?oKhi nào mình... cưới nhau, Linh sẽ gọi Duy là anh, chịu không?? Duy chịu thua trước nụ cười thiên thần ấy để ôm ghì Linh trong vòng tay cuồng nhiệt của mình...
    Chiều nắng nhạt dần và gió ***g lộng. Vân tung tăng đi trước Duy, thỉnh thoảng lại cúi xuống ngắt vài bông hoa dại. Tóc Vân bay xấp xoã, đáng yêu hệt như hôm anh gặp Vân lần đầu. Duy chạy tới, bịt mắt Vân, cắt ngang tiếng cười khanh khách của người yêu bằng một nụ hôn dài ?oAnh yêu em, biết không hả công chúa?? Vân buông ngay nắm hoa dại, vòng tay qua cổ anh, đắm đuối: ?oÐừng làm em phát điên lên vì anh nữa?... Duy dìu người yêu đi chầm chậm. Lạ thay, bên Vân, anh vẫn không thôi nghĩ về Linh, dù anh yêu Vân thực sự, dù Linh đã thuộc về quá khứ xót xa...
    ...Linh chưa kịp bước sang tuổi 21, chưa kịp cùng anh thổi nến trong ngày sinh. Duy vẫn nhớ, ngày ấy anh đã hỏi Linh thích quà tặng gì nhất cho ngày sang tuổi mới. Linh áp đầu vào ngực Duy, thầm thì: ?oLinh chỉ thích có Duy thôi, thật đấy?. Vậy mà Linh... Ðó là một ngày chủ nhật đường phố đông nghẹt đã cướp đi Linh của anh. Trong giỏ xe vẫn còn lăn lóc một gói quà nho nhỏ. Cô bạn chơi thân với Linh thổn thức: ?oNó bảo... nó bảo sáng nay đi chọn mua tặng anh một chiếc cavat thật đẹp?. Duy không tin vào tai mình nữa, anh điên cuồng chạy khắp bệnh viện như một gã tâm thần. Người ta ngăn không cho anh vào nhà xác, không cho anh vào với Linh khi Linh không còn biết cười, biết nói, biết nhìn anh... Anh đã gào lên nguyền rủa hết thảy, gào lên trong nỗi tuyệt vọng tột cùng...
    ?oAnh xem em mặc áo dài màu này có hợp không?? Duy nhìn Vân đang xoay người trước gương, gật gù ?oÐẹp lắm cưng ạ! Mà với anh, em mặc màu gì cũng đẹp?. Vân quay lại, âu yếm sửa cổ áo cho Duy rồi la lên: ?oSao anh không đeo cavat vào. Trời ạ! Mặc complê đi dự đám cưới mà thiếu cavat?. Duy thành thật: ?oAnh chẳng có cái nào đâu?. Vân ấn anh ngồi xuống ghế, với tay lấy chìa khoá xe ?oÐể em đi mua cho anh?. Mặt Duy thoắt tái nhợt, tim anh nhói lên như có vật nhọn nào vừa đâm trúng ?oVân, đừng, kệ anh?. Vân hốt hoảng nhào đến. Lát sau, Duy trở lại bình thường, lúng túng giải thích: ?oAnh hơi đau đầu. Nhưng anh không dùng cavat đâu?. Vân dằn dỗi ?oNhưng mà tại sao mới được chứ. Sao ANH GÀN THẾ? HAY ANH KHÔNG KHIẾN EM THÌ TỰ ANH ĐI MUA CŨNG ĐƯỢC. Ừ, MÀ CHƯA BAO GIỜ EM THẤY ANH DÙNG CAVAT?. §ƠN GIẢN THẾ MÀ cũng giận nhau. Vân đùng đùng bỏ về, không đi đám cưới sau một điệp khúc câu hỏi ?oTại sao? mà Duy chẳng thể trả lời. Từ ngày Linh mất, Duy không bao giờ dùng cavat. Anh cứ có cảm tưởng cổ mình bị thít chặt lại khi nghĩ đến nguyên nhân cướp mất Linh của anh. Chiếc cavat Linh mua ngày ấy giờ nằm yên trong ngăn tủ với hàng bao kỷ vật khác: Khăn len, cuốn sổ, một mảnh mùisoa thêu...
    Trong suốt thời gian yêu nhau, Linh chưa bao giờ giận Duy, kể cả những lần anh lỡ hẹn (vì có việc đột xuất) hay những lần anh đến trễ giờ. Nếu thấy lâu lâu anh không tới, Linh lại cuống quýt đến tìm: ?oDuy hư lắm đấy nhé. Linh cứ tưởng là Duy bị ốm, Linh lo cuống cả lên...?. Có một đôi lần Linh dỗi, nhưng Linh có cách trừng phạt riêng, không ngúng nguẩy quay đi hay bỏ về mà sẽ mím chặt đôi môi hồng xinh xắn, ngăn cản nụ hôn của Duy. Nhưng chỉ được vài phút. Duy chưa bao giờ phải khổ sở chạy theo năn nỉ, dỗ dành Linh. Cũng chính vì thế, anh yêu Linh hơn tình yêu của tất cả thế gian này cộng lại...
    Không phải Vân không biết trước cô, Duy đã yêu một người con gái khác. Giá như Vân chỉ bằng lòng biết đến đấy thôi, mặc kệ Duy với những gì thuộc về quá khứ, mặc kệ Duy với những kỷ niệm của riêng mình thì có lẽ Duy sẽ bớt đi những lúc đi về giữa quá khứ và hiện tại, sẽ gạt bỏ được những so sánh ngoài ý muốn. Và biết đâu anh lại tìm thấy tình yêu cuồng nhiệt, đắm đuối hệt thuở xưa ở Vân. Nhưng mọi chuyện lại không như thế. Vân đòi biết quá nhiều. Thoạt đầu chỉ là ?oTên của chị ấy là gì hả anh?? và Vân xuýt xoa: ?oEm thích cái tên Thuỳ Linh lắm. Anh tin không, ngày nhỏ em có con bạn thân là Thuỳ Linh, bao nhiêu lần em khóc đòi bố mẹ đổi tên cho mình?. Vân bảo: ?oAi chẳng có những kỷ niệm. Em không hờn ghen với kỷ niệm của anh. Nhưng có điều, đừng sống mãi với kỷ niệm anh nhé?. Lúc ấy nhìn Vân thật buồn và tội nghiệp. Duy cồn cào, anh thấy yêu và thương Vân thành thật, yêu một dáng hình, một tâm hồn, một tấm lòng biết cảm thông, chia sẻ. Vân đã khóc khi anh kể cho cô nghe vì sao anh mất Linh... Thế nhưng tại sao anh càng cố gắng không khơi dậy kỷ niệm thì Vân càng dồn ép, đòi anh phải kể về Linh nhiều hơn. Và càng biết về Linh thì Vân càng hay giận dỗi, so bì, trách móc. Anh không thể chịu nổi điệp khúc căn vặn ?oAnh có yêu em không?? và những câu hờn mát đến độc địa của Vân ?oEm chỉ vụng về thế thôi. Em biết, anh chẳng yêu em nhiều?. Duy không biết thanh minh nhiều, anh lại tìm đến với Linh trong kỷ niệm như một sự cứu rỗi.
    ... Linh bảo: ?oMột ngày nào đó không còn thấy yêu Linh, Duy cứ đi yêu người khác mà Duy thích. Chỉ có điều phải thành thật mà nói lời chia tay. Ðừng lừa dối Linh?. Duy véo mũi Linh, mắng: ?oChỉ vớ vẩn thôi. Mình sẽ là của nhau đến trọn kiếp?. Mắt Linh thoáng buồn ?oLinh muốn thế nhưng cuộc đời thì nhiều biến động...?. Duy át đi: ?oGiả sử Duy yêu người khác, Linh chấp nhận chia tay, thế hoá ra Linh không yêu Duy?. Linh bảo: ?oLinh sẽ buồn, sẽ đau lắm chứ nhưng nếu Duy hạnh phúc bên người khác hơn bên Linh thì...?. Tại sao Linh lại có linh cảm chẳng lành về số phận, về tình yêu như thế? Ðể rồi chỉ ít lâu sau, anh phải gục đầu khóc trước những vòng hoa trắng, khóc giữa những đêm ngồi nghe bản nhạc quen thuộc một mình lẫn với tiếng mưa gõ nhịp đều đều, đều đều.
    Duy lại đến tìm Vân như sau hàng bao lần giận dỗi trước đó. Thủ tục làm lành khó khăn hơn nhưng rồi cũng xong xuôi. Hai đứa lại đi dạo trong công viên. Mùa thu, hoa sữa thơm dịu dàng và quyến rũ. Những bông hoa nhỏ xíu rớt xuống nền gạch đỏ như sao sa. Tóc Vân thấp thoáng hoa sữa trắng ngà. Duy vòng tay qua thành ghế đá, mơ màng nhìn lên vòm lá. Hình như có một tiếng chim chiếp chiếp tội nghiệp đâu đây. Dường như Vân hỏi anh câu gì đó nhưng Duy vẫn mải tìm kiếm xem tiếng chim kêu ấy ở chỗ nào. Chắc chắn đó phải là chú chim sâu nhỏ thật dễ thương. Thế mà ngày bé, bao nhiêu lần anh mang súng caosu lêu lổng khắp các khu vườn... Chợt Vân giật tay lại, ngoắt người đi, giận dỗi. Duy giật mình, ngắt khỏi những suy nghĩ lan man: ?oGì thế em?? Vân quay lại, nét mặt trở nên cau có: ?oEm biết mà, anh không thể nào khác đi. Anh lại nghĩ, lại nhớ, lại tiếc tình-yêu-cũ-của-anh rồi phải không?? Duy thất vọng, cúi đầu không nói. Vân vẫn không tha: ?oHèn gì em hỏi anh đến ba lần mà anh không trả lời?. ?oEm hỏi anh gì vậy? Anh im lặng cũng là một cách trả lời đấy chứ?. Vân nhìn sững Duy, nghẹn ngào: ?oAnh không yêu em phải không. Ngồi với em mà anh chỉ nghĩ ĐẾN CHỊ LINH...?. DUY CẮN MÔI ĐỘT NGỘT ?oỪ! ANH YÊU Linh và yêu Linh mãi mãi?. Vân bật khóc, cầm túi xắc rồi bước đi như chạy. Duy không đuổi theo như bao lần trước đó. Anh nhìn theo cô rồi buồn buồn nghĩ: Chắc là chẳng khi nào mình gặp lại Vân để làm lành nữa... Ôi! Ngày xưa, Linh thường mặc áo xanh, Linh thường đi thong thả...
    vo_danh_khach2000@yahoo.com
    Đời là 1 cuộc phiêu lưu lớn
  3. Vo_danh_khach

    Vo_danh_khach Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/06/2002
    Bài viết:
    2.564
    Đã được thích:
    0
    Ký ức Tình Yêu​
    "Anh có yêu em không?? ?oCó?. ?oYêu như thế nào?? Duy tròn mắt nhìn Vân một thoáng, hơi bối rối: ?oThì... cũng như mọi người YÊU NHAU?. VÂN ĐỎNG ĐẢNH: ?oỨ, Ứ CẦN ANH NÓI thế. Phải cụ thể hơn cơ?. Duy dụi tắt điếu thuốc lá, cố nén tiếng thở dài, giọng nói đã có phần khang khác: ?oEm vẫn bảo tình yêu là một khái niệm trừu tượng cơ mà?. Cũng may Vân đã chịu ngồi im, đầu tựa vai anh, mắt lơ mơ nhìn cả vạt đồi thoai thoải tím ngắt sim mua. Một nơi nghỉ ngơi thật tuyệt - Duy nghĩ, nếu như chỉ có một mình anh, anh sẽ nằm xoài ra thoải mái, nhìn trời qua những kẽ lá và nghĩ mông lung. Duy chợt thấy buồn cười, có ai như anh không, ước có một mình trong lúc ngồi cạnh người yêu. Duy thấy vai mình nặng trĩu, dường như Vân đã ngủ. Anh đỡ mái đầu Vân ngả lên đùi mình, chăm chú ngắm từng nét mặt cô. Phải thừa nhận là Vân giống Linh, giống như hai chị em ruột mặc dù họ chẳng hề biết nhau ngoài đời. Nghĩ đến Linh, Duy vẫn thấy lòng mình se thắt, dù đã 6 năm rồi... Cũng rèm mi hoe hoe vàng cong vút (chứ không phải mi đen) khiến cho đôi mắt có vẻ gì là lạ, đầy ấn tượng. Cũng nốt ruồi son ngay trên cánh môi (nhưng nốt ruồi của Linh nằm chếch về bên trái, bướng bỉnh và tinh nghịch hơn), cũng đôi má bầu bầu, mái tóc ngang lưng, càng nhìn càng thấy giống. Bỗng Vân cựa quậy rồi mở mắt: ?oSao nhìn em lạ vậy? Cứ như nghi ngờ điều gì ấy?. Hình ảnh Linh vụt biến mất, chỉ còn lại là Vân. Duy lắc đầu, âu yếm vuốt vuốt mấy sợi tóc xoà trên trán người yêu, kỳ thực để cho Vân nhắm mắt, thôi quấy rầy anh bằng những điệp khúc câu hỏi cũ mèm.
    Ừ NHỈ, TẠI SAO NHỮNG KỲ NGHỈ NGƠI LẠI CỨ gắn với mùa hè. Mà tại sao bao nhiêu năm rồi anh vẫn giữ thói quen đến những vùng đồi núi? Nó nhắc anh, bắt anh phải nghĩ về Linh nhiều hơn - cũng có nghĩa là giày vò, hành hạ anh đến khổ sở. Ngày ấy, Linh cũng yêu hoa sim tím vô cùng. Không, em yêu tất cả các loại hoa màu tím thì đúng hơn. Hai đứa bằng tuổi nhau, tròn hai mươi. Trong nụ hôn đầu choáng váng và run rẩy đến nghẹt thở, Duy hỏi nhỏ: ?oGọi Duy là anh nhé?? Linh xấu hổ, cắn vào cằm anh thật đau. Yêu nhau đến độ tưởng như chết được vì nhau, Linh vẫn không thay đổi cách xưng hô: ?oDuy ơi, Linh nhớ Duy kinh khủng?. ?oDuy ơi! Khăn len Linh đan cho Duy này?. ?oDuy ơi, muốn ốm không đấy, trời mưa thế này mà dám đi đầu trần?. Mới đầu Duy còn cự nự, cứ đòi Linh gọi là anh, Linh chỉ cười: ?oKhi nào mình... cưới nhau, Linh sẽ gọi Duy là anh, chịu không?? Duy chịu thua trước nụ cười thiên thần ấy để ôm ghì Linh trong vòng tay cuồng nhiệt của mình...
    Chiều nắng nhạt dần và gió ***g lộng. Vân tung tăng đi trước Duy, thỉnh thoảng lại cúi xuống ngắt vài bông hoa dại. Tóc Vân bay xấp xoã, đáng yêu hệt như hôm anh gặp Vân lần đầu. Duy chạy tới, bịt mắt Vân, cắt ngang tiếng cười khanh khách của người yêu bằng một nụ hôn dài ?oAnh yêu em, biết không hả công chúa?? Vân buông ngay nắm hoa dại, vòng tay qua cổ anh, đắm đuối: ?oÐừng làm em phát điên lên vì anh nữa?... Duy dìu người yêu đi chầm chậm. Lạ thay, bên Vân, anh vẫn không thôi nghĩ về Linh, dù anh yêu Vân thực sự, dù Linh đã thuộc về quá khứ xót xa...
    ...Linh chưa kịp bước sang tuổi 21, chưa kịp cùng anh thổi nến trong ngày sinh. Duy vẫn nhớ, ngày ấy anh đã hỏi Linh thích quà tặng gì nhất cho ngày sang tuổi mới. Linh áp đầu vào ngực Duy, thầm thì: ?oLinh chỉ thích có Duy thôi, thật đấy?. Vậy mà Linh... Ðó là một ngày chủ nhật đường phố đông nghẹt đã cướp đi Linh của anh. Trong giỏ xe vẫn còn lăn lóc một gói quà nho nhỏ. Cô bạn chơi thân với Linh thổn thức: ?oNó bảo... nó bảo sáng nay đi chọn mua tặng anh một chiếc cavat thật đẹp?. Duy không tin vào tai mình nữa, anh điên cuồng chạy khắp bệnh viện như một gã tâm thần. Người ta ngăn không cho anh vào nhà xác, không cho anh vào với Linh khi Linh không còn biết cười, biết nói, biết nhìn anh... Anh đã gào lên nguyền rủa hết thảy, gào lên trong nỗi tuyệt vọng tột cùng...
    ?oAnh xem em mặc áo dài màu này có hợp không?? Duy nhìn Vân đang xoay người trước gương, gật gù ?oÐẹp lắm cưng ạ! Mà với anh, em mặc màu gì cũng đẹp?. Vân quay lại, âu yếm sửa cổ áo cho Duy rồi la lên: ?oSao anh không đeo cavat vào. Trời ạ! Mặc complê đi dự đám cưới mà thiếu cavat?. Duy thành thật: ?oAnh chẳng có cái nào đâu?. Vân ấn anh ngồi xuống ghế, với tay lấy chìa khoá xe ?oÐể em đi mua cho anh?. Mặt Duy thoắt tái nhợt, tim anh nhói lên như có vật nhọn nào vừa đâm trúng ?oVân, đừng, kệ anh?. Vân hốt hoảng nhào đến. Lát sau, Duy trở lại bình thường, lúng túng giải thích: ?oAnh hơi đau đầu. Nhưng anh không dùng cavat đâu?. Vân dằn dỗi ?oNhưng mà tại sao mới được chứ. Sao ANH GÀN THẾ? HAY ANH KHÔNG KHIẾN EM THÌ TỰ ANH ĐI MUA CŨNG ĐƯỢC. Ừ, MÀ CHƯA BAO GIỜ EM THẤY ANH DÙNG CAVAT?. §ƠN GIẢN THẾ MÀ cũng giận nhau. Vân đùng đùng bỏ về, không đi đám cưới sau một điệp khúc câu hỏi ?oTại sao? mà Duy chẳng thể trả lời. Từ ngày Linh mất, Duy không bao giờ dùng cavat. Anh cứ có cảm tưởng cổ mình bị thít chặt lại khi nghĩ đến nguyên nhân cướp mất Linh của anh. Chiếc cavat Linh mua ngày ấy giờ nằm yên trong ngăn tủ với hàng bao kỷ vật khác: Khăn len, cuốn sổ, một mảnh mùisoa thêu...
    Trong suốt thời gian yêu nhau, Linh chưa bao giờ giận Duy, kể cả những lần anh lỡ hẹn (vì có việc đột xuất) hay những lần anh đến trễ giờ. Nếu thấy lâu lâu anh không tới, Linh lại cuống quýt đến tìm: ?oDuy hư lắm đấy nhé. Linh cứ tưởng là Duy bị ốm, Linh lo cuống cả lên...?. Có một đôi lần Linh dỗi, nhưng Linh có cách trừng phạt riêng, không ngúng nguẩy quay đi hay bỏ về mà sẽ mím chặt đôi môi hồng xinh xắn, ngăn cản nụ hôn của Duy. Nhưng chỉ được vài phút. Duy chưa bao giờ phải khổ sở chạy theo năn nỉ, dỗ dành Linh. Cũng chính vì thế, anh yêu Linh hơn tình yêu của tất cả thế gian này cộng lại...
    Không phải Vân không biết trước cô, Duy đã yêu một người con gái khác. Giá như Vân chỉ bằng lòng biết đến đấy thôi, mặc kệ Duy với những gì thuộc về quá khứ, mặc kệ Duy với những kỷ niệm của riêng mình thì có lẽ Duy sẽ bớt đi những lúc đi về giữa quá khứ và hiện tại, sẽ gạt bỏ được những so sánh ngoài ý muốn. Và biết đâu anh lại tìm thấy tình yêu cuồng nhiệt, đắm đuối hệt thuở xưa ở Vân. Nhưng mọi chuyện lại không như thế. Vân đòi biết quá nhiều. Thoạt đầu chỉ là ?oTên của chị ấy là gì hả anh?? và Vân xuýt xoa: ?oEm thích cái tên Thuỳ Linh lắm. Anh tin không, ngày nhỏ em có con bạn thân là Thuỳ Linh, bao nhiêu lần em khóc đòi bố mẹ đổi tên cho mình?. Vân bảo: ?oAi chẳng có những kỷ niệm. Em không hờn ghen với kỷ niệm của anh. Nhưng có điều, đừng sống mãi với kỷ niệm anh nhé?. Lúc ấy nhìn Vân thật buồn và tội nghiệp. Duy cồn cào, anh thấy yêu và thương Vân thành thật, yêu một dáng hình, một tâm hồn, một tấm lòng biết cảm thông, chia sẻ. Vân đã khóc khi anh kể cho cô nghe vì sao anh mất Linh... Thế nhưng tại sao anh càng cố gắng không khơi dậy kỷ niệm thì Vân càng dồn ép, đòi anh phải kể về Linh nhiều hơn. Và càng biết về Linh thì Vân càng hay giận dỗi, so bì, trách móc. Anh không thể chịu nổi điệp khúc căn vặn ?oAnh có yêu em không?? và những câu hờn mát đến độc địa của Vân ?oEm chỉ vụng về thế thôi. Em biết, anh chẳng yêu em nhiều?. Duy không biết thanh minh nhiều, anh lại tìm đến với Linh trong kỷ niệm như một sự cứu rỗi.
    ... Linh bảo: ?oMột ngày nào đó không còn thấy yêu Linh, Duy cứ đi yêu người khác mà Duy thích. Chỉ có điều phải thành thật mà nói lời chia tay. Ðừng lừa dối Linh?. Duy véo mũi Linh, mắng: ?oChỉ vớ vẩn thôi. Mình sẽ là của nhau đến trọn kiếp?. Mắt Linh thoáng buồn ?oLinh muốn thế nhưng cuộc đời thì nhiều biến động...?. Duy át đi: ?oGiả sử Duy yêu người khác, Linh chấp nhận chia tay, thế hoá ra Linh không yêu Duy?. Linh bảo: ?oLinh sẽ buồn, sẽ đau lắm chứ nhưng nếu Duy hạnh phúc bên người khác hơn bên Linh thì...?. Tại sao Linh lại có linh cảm chẳng lành về số phận, về tình yêu như thế? Ðể rồi chỉ ít lâu sau, anh phải gục đầu khóc trước những vòng hoa trắng, khóc giữa những đêm ngồi nghe bản nhạc quen thuộc một mình lẫn với tiếng mưa gõ nhịp đều đều, đều đều.
    Duy lại đến tìm Vân như sau hàng bao lần giận dỗi trước đó. Thủ tục làm lành khó khăn hơn nhưng rồi cũng xong xuôi. Hai đứa lại đi dạo trong công viên. Mùa thu, hoa sữa thơm dịu dàng và quyến rũ. Những bông hoa nhỏ xíu rớt xuống nền gạch đỏ như sao sa. Tóc Vân thấp thoáng hoa sữa trắng ngà. Duy vòng tay qua thành ghế đá, mơ màng nhìn lên vòm lá. Hình như có một tiếng chim chiếp chiếp tội nghiệp đâu đây. Dường như Vân hỏi anh câu gì đó nhưng Duy vẫn mải tìm kiếm xem tiếng chim kêu ấy ở chỗ nào. Chắc chắn đó phải là chú chim sâu nhỏ thật dễ thương. Thế mà ngày bé, bao nhiêu lần anh mang súng caosu lêu lổng khắp các khu vườn... Chợt Vân giật tay lại, ngoắt người đi, giận dỗi. Duy giật mình, ngắt khỏi những suy nghĩ lan man: ?oGì thế em?? Vân quay lại, nét mặt trở nên cau có: ?oEm biết mà, anh không thể nào khác đi. Anh lại nghĩ, lại nhớ, lại tiếc tình-yêu-cũ-của-anh rồi phải không?? Duy thất vọng, cúi đầu không nói. Vân vẫn không tha: ?oHèn gì em hỏi anh đến ba lần mà anh không trả lời?. ?oEm hỏi anh gì vậy? Anh im lặng cũng là một cách trả lời đấy chứ?. Vân nhìn sững Duy, nghẹn ngào: ?oAnh không yêu em phải không. Ngồi với em mà anh chỉ nghĩ ĐẾN CHỊ LINH...?. DUY CẮN MÔI ĐỘT NGỘT ?oỪ! ANH YÊU Linh và yêu Linh mãi mãi?. Vân bật khóc, cầm túi xắc rồi bước đi như chạy. Duy không đuổi theo như bao lần trước đó. Anh nhìn theo cô rồi buồn buồn nghĩ: Chắc là chẳng khi nào mình gặp lại Vân để làm lành nữa... Ôi! Ngày xưa, Linh thường mặc áo xanh, Linh thường đi thong thả...
    vo_danh_khach2000@yahoo.com
    Đời là 1 cuộc phiêu lưu lớn
  4. Vo_danh_khach

    Vo_danh_khach Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/06/2002
    Bài viết:
    2.564
    Đã được thích:
    0

    Những lá thư mùa đông​
    PHAN TRIỀU HẢI
    Mùa đông, cả thành phố ngập trong lăn tăn li ti bụi nước. Cả thành phố, ấy là bà nhớ, chứ mùa này hiếm khi bà ra khỏi nhà. Nước lịch xịch không biết từ đâu mà rò rỉ ra lắm thế, cứ men theo rãnh của những vết xe mà chảy dọc ngang. Bà ngồi trên ghế, áo khoác dầy như một chiếc đệm bông, nhưng vẫn thấy lạnh. Lạnh như từ trong xương lạnh ra. Lúc nào bà cũng thấy mi mắt nặng trĩu, và buồn.
    - Hôm nay mấy độ, con?
    Căn phòng bên trong tối om, như cũng lạnh, như đang ngủ, thều thào.
    - Mười ba.
    Bà lẩm bẩm: "Mười ba sao rét thế nhỉ", rồi bà chợt nhớ phải nghĩ đến một cái gì đó để QUÊN RÉT. Ừ, QUÊN RÉT CŨNG NHƯ QUÊN CHỒNG. PHẢI CÓ một cái gì đó để vùi đầu vào, để tất cả lẫn lộn lên, để không gì còn định hình được nữa. Lúc ấy, là quên.
    Mấy khối nhà quanh cao vọt lên cũng cổ xưa và tàn tạ như trời đất, lác đác có những mái tôn che chắn chìa ra ngoài trông như những vảy cá khô. Mưa mà không phải mưa. Nghe nói trong nam mưa ào một cái là xong, là nắng. Là có thể ra ngoài được, có thể ra chợ gà tụ tập đầu hẻm để tán chuyện được. Nhưng có lẽ không bao giờ bà vào nam chơi nữa. Giờ bà chỉ còn một mình. Thời của bà dường như qua hẳn rồi.
    Nghĩ đến chuyện miền nam, bà chợt nhớ đến thư. Hôm nay là thứ bảy, hẳn thể nào rồi cũng có thư của Lữ. Bà đã quen với nét chữ ấy rồi, với con tem bốn trăm đồng dán lệch một bên thỉnh thoảng bị quăn góc. Có lẽ mưa gió thế này lão đưa thư bệnh hoạn ấy cũng nằm nhà. Lão trông cứ như con cò, cái cổ dài cong cong xuống và ốm yếu thậm tệ. Dễ thường đã có đến hơn hai mươi năm nay lão làm công việc này. Lão hiền lành, bởi lão bao giờ cũng thản nhiên đạp xe qua đám đàn bà miệng mồm cãi nhau như sanh sứa mà tỏ ra hết sức bàng quan. Trước kia, lâu lâu lão mới ghé vào cái ngõ này, nhưng nửa năm nay lão ghé vào thường xuyên hơn, mỗi tuần một lần, vào thứ bảy. Lão se sẽ đến bên cửa nhà bà, rung cái thanh sắt cũ đã lung lay làm kêu lên những tiếng lanh canh. Bà nhận thư và không cần đọc cũng biết của ai. Chỉ một lần bà hỏi thư từ đâu đến. Lão cầm thư soi soi ngoài ánh sáng trời và buông thõng: "THƯ MIỀN NAM", RỒI LÃO CỐ GẮNG HƠN, GIỌNG LÈM NHÈM: "À QUẬN, Ừ QUẬN...". VÌ CHỮ MỜ QUÁ, HAY MẮT LÃO MỜ, LÃO BỎ DỞ, gửi lại lá thư với vẻ bực bội như thể vừa vô tình làm một việc quá đỗi dở hơi và vô vị. Từ đó, bà biết đó là thư miền nam. Bà nghĩ mông lung đến chặng đường dài mà nó đến đây. Nó đi tàu hay đi xe, nó lẫn lộn với biết bao nhiêu thứ hàng hóa khác mà bao giờ cũng đến được với người nhận đúng ngày, đúng giờ, đều đặn. Rồi bà buồn, rằng, chưa bao giờ bà được đi xa như thế cả. Ðứa con trai bà đi học về, nói: "Sao mẹ lúc nào cũng buồn". Bà nói dấm dẳng: "Tại tao già. Người già hay buồn". Bà nói ra một loạt chữ già và giật mình, vì bà nào đã già đâu. Bốn mươi tuổi và tóc còn đen chắc hẳn là chưa già. Bà thấy mình rối rắm quá, tóc bà cũng luôn rối. Bà dò dép, vào tìm chiếc gương. Bà chải đầu bằng chiếc lược bám đầy tóc non của thằng bé: "Không khéo nó lại hói đầu như bố". Rồi bà lặng người, không biết tóc của bố nó ra sao rồi. Và bà nhận ra mình buồn không phải vì già, không phải vì xấu, mà vì không còn ai ở bên nữa. Thằng bé chỉ là một con thỏ con chạy ra chạy vào. Mẹ bệnh không biết, mẹ buồn không biết. Còn người biết bà hơn hết thảy, người chăm sóc bà hơn hết thảy lại đã đi rồi.
    Ðã đi rồi và không một lá thư. Hôm nay thứ bảy, lẽ ra vào giờ này đã có thư. Và chiều nay, khi Hoài về bà có thể cười dịu dàng với cô rằng:
    - Có thư của cháu đấy.
    Bà sẽ đưa thư với cảm giác hân hoan của thiếu nữ khi nhận thư. Mắt Hoài long lanh, tay cô chạm vào tay bà. Bàn tay con bé mềm, âm ấm. Bà cảm thấy được sự chờ đợi ở đó. Hoài sẽ dắt xe vào, giọng nhỏ nhẹ:
    - Cháu gửi xe.
    Và tay giữ lá thư trước ngực, cô chạy lúp xúp lên tầng năm. Ðó là tầng cao nhất, có mái gà chuồi ra lớn nhất. Mỗi sớm mai lũ gà sẽ gào quang quác cả lên. Bà hình dung ra cô gái tung chăn trên giường, tóc xõa ra trên gối. Mà tóc con bé mượt gớm. Rồi nó sẽ bóc thư, tiếng giấy kêu sột soạt, đôi khi có cả mùi mực, vì địa chỉ bên ngoài viết bằng bút máy. Nó đọc đi đọc lại, giúi vào chăn, rồi lấy ra đọc lại từ dòng đầu tiên. Bà tưởng tượng và cười mình vớ vẩn. Nhưng mọi việc phải diễn ra như thế nào, không khác được, vì đó là thư của một người đàn ông, lại ở xa, tận miền nam. Còn những thư của bà đâu rồi nhỉ. Bao nhiêu lần thay đổi chỗ ở, dọn dẹp nhà cửa, mấy lá thư có lẽ đã chôn vùi cùng đám giấy lộn. Sao mình vô tình vậy nhỉ, sao mình tệ vậy nhỉ. Bà tiếc!
    Không khéo thằng bé nói bừa. Mười ba độ mà lạnh như thế này ư. Có năm lạnh xuống bảy độ, chân CÓNG, BÀ KHÔNG LẾT ĐI NỔI. ẤY LÀ BÀ NÓI THẾ, VÌ LÚC ẤY BỐ NÓ SẼ bảo: "Thôi, để anh bế em", và ông bế thật. Bố nó khỏe thật. Lúc ấy bảy độ mà không rét như bây giờ, rét từ trong rét ra. Rõ là thằng bé nói bừa. Thế này mà mười ba độ à. Nhưng vào bên trong thì tối quá. Trong nhà kín gió nhưng tối om om như vậy thì còn lạnh lẽo thêm bao nhiêu lần. Ngồi đây biết đâu lão đưa thư lại đến, chứ không khéo, đã mưa gió mà lại không gặp ai, lão chỉ ậm ừ vài tiếng rồi đeo luôn cả thư đi thì toi.
    Bây giờ là mười hai giờ rồi. Mưa này thì ai cũng ở lại cơ quan mà ăn cơm, không dại gì đạp xe về trong mưa rét để dùng nhín một bữa ở nhà. Thành ra bà rảnh, không còn chiếc xe nào nữa để trông coi. Mà không có việc gì làm lại đâm ra nôn nóng hơn, bực bội hơn cái lão đưa thư chết tiệt ấy đúng là nằm nhà rồi. Lão không biết những ngày này một lá thư có thể làm ấm lòng người ta biết bao nhiêu.
    Nhất là thư tình. Giờ bà đã biết rõ ràng rằng đó là thư tình. Mỗi thứ bảy bà đều ngồi ngang cửa từ mười giờ đến mười một giờ sáng. Vào khoảng thời gian này, lão đưa thư sẽ đến sau khi đã đánh một vòng quanh những khu tập thể kế cận. Như vậy là đã được bao lâu rồi nhỉ. E cũng phải nửa năm rồi. Sáu tháng, bao nhiêu tuần bấy nhiêu thư. Nhưng có gì mà chúng viết nhiều thế. Hoài kể, trong Nam ăn phở hết bao nhiêu tiền, gửi xe hết bao nhiêu tiền, nơi nào bán sách cũ, nơi nào triển lãm tranh, nơi nào... nơi nào... Ngồn ngộn. Hoài nói, thư nào cũng như thư nào, nhưng đọc hoài không chán. Bà nghĩ, làm sao mà chán được, lũ chúng mày. Rồi bà hỏi bao lâu cô viết thư một lần. Hoài đáp: "Hai tuần". Bà gật gù: "Con gái phải tỏ ra kiêu kiêu một chút mới được". "Nhưng mà cháu viết gì?". Hoài cười: "Gì cháu cũng viết cả. Mưa này, lầy lội này, gà vừa mới đẻ này, và cả cô NỮA... ". BÀ THỐT LÊN: "ẤY CHẾT, CÔ KHÔNG LIÊN quan gì đến đấy". Hoài tủm tỉm: "Có chứ ạ, liên quan rất nhiều".
    Bà thấy vui vui. Chúng nó còn nhớ đến mình là tốt. Về sau này, bà cảm nhận được một điều rằng, thời gian trôi nhanh hơn người ta tưởng. Ngoảnh lại không còn gì nữa cả. Ðã có khá nhiều tuổi để không thể nào bắt đầu trở lại, và cũng đủ tuổi để nhận ra thời gian qua đã trôi đi mà không đọng lại gì. Bà phân vân trong tình thế ương ương dở dở, rồi bà nghiệm ra rằng không làm kịp gì cho mình thì làm cho người khác cũng đáng lắm rồi. Chúng nó nhớ tới mình, hẳn chúng yêu quý mình. Chứ với bộ mặt cau có và hãm tài thì ai màng đến làm gì.
    Nhưng hôm nay thì không có thư thật rồi. Mưa cứ miên man khiến trời mau tối thêm. Khoảng chiều chiều tối là bà thấy lạnh hơn cả vì gió nhiều. Bà nói: "Gió từ đầm". Thằng bé sau này biết thêm một chút có khi cãi: "Gió từ Siberi đấy", nhưng bà vẫn muốn tin rằng đó là gió từ đầm, chỉ có từ đó mới có mùi vị này, mới âm thầm như vậy, mới quen thuộc, đều đặn như vậy.
    Tiếng ai đi lép nhép trên sình. Mọi người bắt đầu về nhà. Chút xíu nữa khói ở mỗi căn hộ sẽ luồn lách ra mờ mờ, hòa vào mầu mưa đùng đục sẵn có. Bà đón xe từ tay Hoài ở cổng, lặng lẽ nói:
    - Hôm nay cháu không có thư.
    Hoài xốc lại áo, chiếc áo bông đen tuyền lấm tấm những hạt nước lấp lánh. Mưa này rỉ rả suốt ngày mà không ướt, thế mới lạ chứ. Hai má cô đỏ hồng, môi cũng hồng, cô nói:
    - Hơn cả thư, cô ạ!
    Bà sửng sốt nhìn chàng trai theo sau, da ngăm ngăm đen, mắt nheo nheo. Hoài lặp lại, tinh nghịch:
    - Thư đấy.
    Anh ta lúng túng:
    - Dạ.
    À, DẠ chứ không phải vâng. Nó đấy, người miền nam đây. Lữ. Da nó ngăm đen. Nắng nhiều mà. Âu bà chờ đợi suốt ngày không được gì cũng đáng. Chúng nó kéo nhau đi, nước kêu sình sịch dưới chân. Lối lên cầu thang ướt đẫm những dấu chân và sình đất. Trong đám dấu chân ấy có dấu chân của chúng nó. Bà cảm nhận rất sâu sắc điều đó, những vệt nước ấy. Tất cả những gì người ta làm cũng chỉ tìm về một sự gần gũi như thế, bởi người ta sống rốt cuộc chỉ để yêu nhau, yêu một cái gì đó, chờ đợi ai đó và để ai đó chờ đợi mình.
    Sáu giờ sáng, đài báo trời có mưa, lại có gió. Mười độ. Lần này thì rõ rồi, không cần phải hỏi ai nữa. Nhiệt độ này đi ra ngoài có mà chết vì rét. Bà không chịu được rét, chỉ ở trong nhà mà bà đã ho khan. Chủ nhật mà ở nhà ho khan thì còn gì chán bằng, nhưng biết làm gì bây giờ. Mọi người giường êm đệm ấm, không ai muốn ra khỏi nhà. Sáng chỉ có mỗi Hoài xuống lấy xe, chào một tiếng: "Cháu đi". Vậy đó, phải có gì ghê gớm lắm, phải yêu ghê gớm lắm mới khiến người ta ra khỏi nhà được vào lúc này. Buổi chiều cũng như mọi buổi chiều khác, âm u. Mưa rơi nhiều hơn khiến lối vào trở nên nhão nhoẹt. Lúc này, có lẽ chúng đang đi dạo đâu đó, loanh quanh phố hay loanh quoanh hồ. Mưa này đi dạo cũng tuyệt, nhất là với người phương xa. Làm sao có thể tìm được cái phong vị ủ rũ mà đằm thắm này ở một nơi nắng đầy quanh năm suốt tháng. Ngày xưa, bà cũng thường đi bộ như thế, đi KHÔNG BIẾT MỎI. BỐ NÓ BẢO LÀ SAY ĐI BỘ. Ừ, SAY. MÀ không chỉ đi, lúc đó người ta đi nhưng hướng về một cái gì khác, một người khác. Có lẽ người ta say thật.
    Thứ hai, thứ ba đều mưa như thế, ủ rũ như thế. Hình như mỗi lần đông đến muộn thì trời lại càng rét mướt hơn. Mỗi chiều, hai đứa đi về, đứa trước đứa sau, nom lặng lẽ. Hoài nói với bà: "Ngộ nhận", mặt buồn hắt hiu. Lữ nói với bà: "Ngộ nhận", mặt cũng buồn. Bà nghe, cười thầm: "Trẻ con". Và chiều cuối cùng, thứ tư, cả hai đứng trước cửa. Lúc ấy bà đang đứng trong góc tối, hơi lóa mắt khi nhìn ra. Hoài đứng khoanh tay, mặt lạnh và trắng bệt. Bà không nhận ra điều đó, bà hỏi: "Rét hả?". Hoài đáp, hờ hững: "Vâng ạ". Bà lại vô tình: "Hai đứa vào đây cho ấm". Hoài nói, giọng lạnh lẽo: "Ðể anh ta đi". Lữ mặt tím lại, không nói gì. Mắt nó nhìn nhưng như không nhìn ai. Và chợt hiện lên trong đầu bà hình ảnh bố nó ra đi cũng thế, cũng nặng nhọc như thế. Tất cả diễn ra như một cuốn phim. Phim cũ, phim mới sao mà giống nhau quá, mù mờ, u ám. Bà hiểu ra dần. Bà quay lại Hoài, định nói: "Con rồ", nhưng con bé đã nói, lời mệt mỏi và cộc lốc, như sỏi rơi xuống khe: "Anh về đi". Và Lữ đi, không một lời đáp. "Ngu xuẩn" bà nghĩ. Tại sao lại nói những lời như thế, tại sao lại không hề nói gì cả. Chúng nó còn quá dư dả thời gian chăng, chúng nghĩ rằng chúng còn quá trẻ chăng. Ðám trẻ luôn nghĩ rằng chúng có thể phung phí tất cả vì còn thời gian để làm lại mọi điều. Ngu xuẩn.
    Và mưa lại rơi nhiều hơn, rét hơn. Ngày này qua ngày khác. Mùa đông đến muộn nhưng rồi đã đến, người ta cố tránh mùa đông, nhưng cũng không tránh được. Cái rét này có lẽ sẽ kéo dài qua cả Tết. Người ta sẽ đi mua đào dưới mưa lạnh cắt da. Tết nhất, nhà này sẽ chạy lúp xúp vội vã qua nhà kia, hỏi han vài ba câu. Bà mường tượng ra mọi điều như vậy, y như thể Tết đã cận kề lắm rồi. Nhưng tính ra phải còn cả tháng nữa ấy chứ, bởi mọi người vẫn đều đặn đi làm, vẫn lấy xe và gửi xe, co ro. Hoài hằng ngày đi xuống, mặt đỏ hồng vì lạnh, nói nhiều hơn trước châm chọc mọi người nhiều hơn trước, nhưng không thấy vui, không thầy hài hước tí nào.
    Và hôm nay thứ bảy. Thằng bé xé lịch đưa bà, nói: "Nhà sắp hết lịch rồi, mẹ à". Bà nghĩ không khéo năm sau nhà mình cũng chẳng cần lịch nữa. Bà quay vào nhà, loay hoay đặt một cái lọ cũ lên bàn, rồi cầm lấy chổi lững thững ra cửa. Bà làm mà KHÔNG BIẾT MÌNH ĐANG LÀM GÌ. Ở cửa, bà đứng nhìn ra ngoài, thấy mưa rơi nối nhau thành từng sợi dài, mảnh dẻ. Gió nhè nhẹ lượn qua những ngõ ngách âm u giữa hai tòa nhà khiến bà rét thêm. Và bà nhận ra rằng sẽ không bao giờ nhận được những thư thứ bảy âm ấm vì nắng nữa. Bà sẽ không còn dịp đợi chờ một cái gì đó nữa. Ngực bà nhói lên. Bà không khóc được, bởi nó không phải là chuyện của bà, nhưng bà buồn. Buồn quá.
    vo_danh_khach2000@yahoo.com
    Đời là 1 cuộc phiêu lưu lớn
  5. Vo_danh_khach

    Vo_danh_khach Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/06/2002
    Bài viết:
    2.564
    Đã được thích:
    0

    Những lá thư mùa đông​
    PHAN TRIỀU HẢI
    Mùa đông, cả thành phố ngập trong lăn tăn li ti bụi nước. Cả thành phố, ấy là bà nhớ, chứ mùa này hiếm khi bà ra khỏi nhà. Nước lịch xịch không biết từ đâu mà rò rỉ ra lắm thế, cứ men theo rãnh của những vết xe mà chảy dọc ngang. Bà ngồi trên ghế, áo khoác dầy như một chiếc đệm bông, nhưng vẫn thấy lạnh. Lạnh như từ trong xương lạnh ra. Lúc nào bà cũng thấy mi mắt nặng trĩu, và buồn.
    - Hôm nay mấy độ, con?
    Căn phòng bên trong tối om, như cũng lạnh, như đang ngủ, thều thào.
    - Mười ba.
    Bà lẩm bẩm: "Mười ba sao rét thế nhỉ", rồi bà chợt nhớ phải nghĩ đến một cái gì đó để QUÊN RÉT. Ừ, QUÊN RÉT CŨNG NHƯ QUÊN CHỒNG. PHẢI CÓ một cái gì đó để vùi đầu vào, để tất cả lẫn lộn lên, để không gì còn định hình được nữa. Lúc ấy, là quên.
    Mấy khối nhà quanh cao vọt lên cũng cổ xưa và tàn tạ như trời đất, lác đác có những mái tôn che chắn chìa ra ngoài trông như những vảy cá khô. Mưa mà không phải mưa. Nghe nói trong nam mưa ào một cái là xong, là nắng. Là có thể ra ngoài được, có thể ra chợ gà tụ tập đầu hẻm để tán chuyện được. Nhưng có lẽ không bao giờ bà vào nam chơi nữa. Giờ bà chỉ còn một mình. Thời của bà dường như qua hẳn rồi.
    Nghĩ đến chuyện miền nam, bà chợt nhớ đến thư. Hôm nay là thứ bảy, hẳn thể nào rồi cũng có thư của Lữ. Bà đã quen với nét chữ ấy rồi, với con tem bốn trăm đồng dán lệch một bên thỉnh thoảng bị quăn góc. Có lẽ mưa gió thế này lão đưa thư bệnh hoạn ấy cũng nằm nhà. Lão trông cứ như con cò, cái cổ dài cong cong xuống và ốm yếu thậm tệ. Dễ thường đã có đến hơn hai mươi năm nay lão làm công việc này. Lão hiền lành, bởi lão bao giờ cũng thản nhiên đạp xe qua đám đàn bà miệng mồm cãi nhau như sanh sứa mà tỏ ra hết sức bàng quan. Trước kia, lâu lâu lão mới ghé vào cái ngõ này, nhưng nửa năm nay lão ghé vào thường xuyên hơn, mỗi tuần một lần, vào thứ bảy. Lão se sẽ đến bên cửa nhà bà, rung cái thanh sắt cũ đã lung lay làm kêu lên những tiếng lanh canh. Bà nhận thư và không cần đọc cũng biết của ai. Chỉ một lần bà hỏi thư từ đâu đến. Lão cầm thư soi soi ngoài ánh sáng trời và buông thõng: "THƯ MIỀN NAM", RỒI LÃO CỐ GẮNG HƠN, GIỌNG LÈM NHÈM: "À QUẬN, Ừ QUẬN...". VÌ CHỮ MỜ QUÁ, HAY MẮT LÃO MỜ, LÃO BỎ DỞ, gửi lại lá thư với vẻ bực bội như thể vừa vô tình làm một việc quá đỗi dở hơi và vô vị. Từ đó, bà biết đó là thư miền nam. Bà nghĩ mông lung đến chặng đường dài mà nó đến đây. Nó đi tàu hay đi xe, nó lẫn lộn với biết bao nhiêu thứ hàng hóa khác mà bao giờ cũng đến được với người nhận đúng ngày, đúng giờ, đều đặn. Rồi bà buồn, rằng, chưa bao giờ bà được đi xa như thế cả. Ðứa con trai bà đi học về, nói: "Sao mẹ lúc nào cũng buồn". Bà nói dấm dẳng: "Tại tao già. Người già hay buồn". Bà nói ra một loạt chữ già và giật mình, vì bà nào đã già đâu. Bốn mươi tuổi và tóc còn đen chắc hẳn là chưa già. Bà thấy mình rối rắm quá, tóc bà cũng luôn rối. Bà dò dép, vào tìm chiếc gương. Bà chải đầu bằng chiếc lược bám đầy tóc non của thằng bé: "Không khéo nó lại hói đầu như bố". Rồi bà lặng người, không biết tóc của bố nó ra sao rồi. Và bà nhận ra mình buồn không phải vì già, không phải vì xấu, mà vì không còn ai ở bên nữa. Thằng bé chỉ là một con thỏ con chạy ra chạy vào. Mẹ bệnh không biết, mẹ buồn không biết. Còn người biết bà hơn hết thảy, người chăm sóc bà hơn hết thảy lại đã đi rồi.
    Ðã đi rồi và không một lá thư. Hôm nay thứ bảy, lẽ ra vào giờ này đã có thư. Và chiều nay, khi Hoài về bà có thể cười dịu dàng với cô rằng:
    - Có thư của cháu đấy.
    Bà sẽ đưa thư với cảm giác hân hoan của thiếu nữ khi nhận thư. Mắt Hoài long lanh, tay cô chạm vào tay bà. Bàn tay con bé mềm, âm ấm. Bà cảm thấy được sự chờ đợi ở đó. Hoài sẽ dắt xe vào, giọng nhỏ nhẹ:
    - Cháu gửi xe.
    Và tay giữ lá thư trước ngực, cô chạy lúp xúp lên tầng năm. Ðó là tầng cao nhất, có mái gà chuồi ra lớn nhất. Mỗi sớm mai lũ gà sẽ gào quang quác cả lên. Bà hình dung ra cô gái tung chăn trên giường, tóc xõa ra trên gối. Mà tóc con bé mượt gớm. Rồi nó sẽ bóc thư, tiếng giấy kêu sột soạt, đôi khi có cả mùi mực, vì địa chỉ bên ngoài viết bằng bút máy. Nó đọc đi đọc lại, giúi vào chăn, rồi lấy ra đọc lại từ dòng đầu tiên. Bà tưởng tượng và cười mình vớ vẩn. Nhưng mọi việc phải diễn ra như thế nào, không khác được, vì đó là thư của một người đàn ông, lại ở xa, tận miền nam. Còn những thư của bà đâu rồi nhỉ. Bao nhiêu lần thay đổi chỗ ở, dọn dẹp nhà cửa, mấy lá thư có lẽ đã chôn vùi cùng đám giấy lộn. Sao mình vô tình vậy nhỉ, sao mình tệ vậy nhỉ. Bà tiếc!
    Không khéo thằng bé nói bừa. Mười ba độ mà lạnh như thế này ư. Có năm lạnh xuống bảy độ, chân CÓNG, BÀ KHÔNG LẾT ĐI NỔI. ẤY LÀ BÀ NÓI THẾ, VÌ LÚC ẤY BỐ NÓ SẼ bảo: "Thôi, để anh bế em", và ông bế thật. Bố nó khỏe thật. Lúc ấy bảy độ mà không rét như bây giờ, rét từ trong rét ra. Rõ là thằng bé nói bừa. Thế này mà mười ba độ à. Nhưng vào bên trong thì tối quá. Trong nhà kín gió nhưng tối om om như vậy thì còn lạnh lẽo thêm bao nhiêu lần. Ngồi đây biết đâu lão đưa thư lại đến, chứ không khéo, đã mưa gió mà lại không gặp ai, lão chỉ ậm ừ vài tiếng rồi đeo luôn cả thư đi thì toi.
    Bây giờ là mười hai giờ rồi. Mưa này thì ai cũng ở lại cơ quan mà ăn cơm, không dại gì đạp xe về trong mưa rét để dùng nhín một bữa ở nhà. Thành ra bà rảnh, không còn chiếc xe nào nữa để trông coi. Mà không có việc gì làm lại đâm ra nôn nóng hơn, bực bội hơn cái lão đưa thư chết tiệt ấy đúng là nằm nhà rồi. Lão không biết những ngày này một lá thư có thể làm ấm lòng người ta biết bao nhiêu.
    Nhất là thư tình. Giờ bà đã biết rõ ràng rằng đó là thư tình. Mỗi thứ bảy bà đều ngồi ngang cửa từ mười giờ đến mười một giờ sáng. Vào khoảng thời gian này, lão đưa thư sẽ đến sau khi đã đánh một vòng quanh những khu tập thể kế cận. Như vậy là đã được bao lâu rồi nhỉ. E cũng phải nửa năm rồi. Sáu tháng, bao nhiêu tuần bấy nhiêu thư. Nhưng có gì mà chúng viết nhiều thế. Hoài kể, trong Nam ăn phở hết bao nhiêu tiền, gửi xe hết bao nhiêu tiền, nơi nào bán sách cũ, nơi nào triển lãm tranh, nơi nào... nơi nào... Ngồn ngộn. Hoài nói, thư nào cũng như thư nào, nhưng đọc hoài không chán. Bà nghĩ, làm sao mà chán được, lũ chúng mày. Rồi bà hỏi bao lâu cô viết thư một lần. Hoài đáp: "Hai tuần". Bà gật gù: "Con gái phải tỏ ra kiêu kiêu một chút mới được". "Nhưng mà cháu viết gì?". Hoài cười: "Gì cháu cũng viết cả. Mưa này, lầy lội này, gà vừa mới đẻ này, và cả cô NỮA... ". BÀ THỐT LÊN: "ẤY CHẾT, CÔ KHÔNG LIÊN quan gì đến đấy". Hoài tủm tỉm: "Có chứ ạ, liên quan rất nhiều".
    Bà thấy vui vui. Chúng nó còn nhớ đến mình là tốt. Về sau này, bà cảm nhận được một điều rằng, thời gian trôi nhanh hơn người ta tưởng. Ngoảnh lại không còn gì nữa cả. Ðã có khá nhiều tuổi để không thể nào bắt đầu trở lại, và cũng đủ tuổi để nhận ra thời gian qua đã trôi đi mà không đọng lại gì. Bà phân vân trong tình thế ương ương dở dở, rồi bà nghiệm ra rằng không làm kịp gì cho mình thì làm cho người khác cũng đáng lắm rồi. Chúng nó nhớ tới mình, hẳn chúng yêu quý mình. Chứ với bộ mặt cau có và hãm tài thì ai màng đến làm gì.
    Nhưng hôm nay thì không có thư thật rồi. Mưa cứ miên man khiến trời mau tối thêm. Khoảng chiều chiều tối là bà thấy lạnh hơn cả vì gió nhiều. Bà nói: "Gió từ đầm". Thằng bé sau này biết thêm một chút có khi cãi: "Gió từ Siberi đấy", nhưng bà vẫn muốn tin rằng đó là gió từ đầm, chỉ có từ đó mới có mùi vị này, mới âm thầm như vậy, mới quen thuộc, đều đặn như vậy.
    Tiếng ai đi lép nhép trên sình. Mọi người bắt đầu về nhà. Chút xíu nữa khói ở mỗi căn hộ sẽ luồn lách ra mờ mờ, hòa vào mầu mưa đùng đục sẵn có. Bà đón xe từ tay Hoài ở cổng, lặng lẽ nói:
    - Hôm nay cháu không có thư.
    Hoài xốc lại áo, chiếc áo bông đen tuyền lấm tấm những hạt nước lấp lánh. Mưa này rỉ rả suốt ngày mà không ướt, thế mới lạ chứ. Hai má cô đỏ hồng, môi cũng hồng, cô nói:
    - Hơn cả thư, cô ạ!
    Bà sửng sốt nhìn chàng trai theo sau, da ngăm ngăm đen, mắt nheo nheo. Hoài lặp lại, tinh nghịch:
    - Thư đấy.
    Anh ta lúng túng:
    - Dạ.
    À, DẠ chứ không phải vâng. Nó đấy, người miền nam đây. Lữ. Da nó ngăm đen. Nắng nhiều mà. Âu bà chờ đợi suốt ngày không được gì cũng đáng. Chúng nó kéo nhau đi, nước kêu sình sịch dưới chân. Lối lên cầu thang ướt đẫm những dấu chân và sình đất. Trong đám dấu chân ấy có dấu chân của chúng nó. Bà cảm nhận rất sâu sắc điều đó, những vệt nước ấy. Tất cả những gì người ta làm cũng chỉ tìm về một sự gần gũi như thế, bởi người ta sống rốt cuộc chỉ để yêu nhau, yêu một cái gì đó, chờ đợi ai đó và để ai đó chờ đợi mình.
    Sáu giờ sáng, đài báo trời có mưa, lại có gió. Mười độ. Lần này thì rõ rồi, không cần phải hỏi ai nữa. Nhiệt độ này đi ra ngoài có mà chết vì rét. Bà không chịu được rét, chỉ ở trong nhà mà bà đã ho khan. Chủ nhật mà ở nhà ho khan thì còn gì chán bằng, nhưng biết làm gì bây giờ. Mọi người giường êm đệm ấm, không ai muốn ra khỏi nhà. Sáng chỉ có mỗi Hoài xuống lấy xe, chào một tiếng: "Cháu đi". Vậy đó, phải có gì ghê gớm lắm, phải yêu ghê gớm lắm mới khiến người ta ra khỏi nhà được vào lúc này. Buổi chiều cũng như mọi buổi chiều khác, âm u. Mưa rơi nhiều hơn khiến lối vào trở nên nhão nhoẹt. Lúc này, có lẽ chúng đang đi dạo đâu đó, loanh quanh phố hay loanh quoanh hồ. Mưa này đi dạo cũng tuyệt, nhất là với người phương xa. Làm sao có thể tìm được cái phong vị ủ rũ mà đằm thắm này ở một nơi nắng đầy quanh năm suốt tháng. Ngày xưa, bà cũng thường đi bộ như thế, đi KHÔNG BIẾT MỎI. BỐ NÓ BẢO LÀ SAY ĐI BỘ. Ừ, SAY. MÀ không chỉ đi, lúc đó người ta đi nhưng hướng về một cái gì khác, một người khác. Có lẽ người ta say thật.
    Thứ hai, thứ ba đều mưa như thế, ủ rũ như thế. Hình như mỗi lần đông đến muộn thì trời lại càng rét mướt hơn. Mỗi chiều, hai đứa đi về, đứa trước đứa sau, nom lặng lẽ. Hoài nói với bà: "Ngộ nhận", mặt buồn hắt hiu. Lữ nói với bà: "Ngộ nhận", mặt cũng buồn. Bà nghe, cười thầm: "Trẻ con". Và chiều cuối cùng, thứ tư, cả hai đứng trước cửa. Lúc ấy bà đang đứng trong góc tối, hơi lóa mắt khi nhìn ra. Hoài đứng khoanh tay, mặt lạnh và trắng bệt. Bà không nhận ra điều đó, bà hỏi: "Rét hả?". Hoài đáp, hờ hững: "Vâng ạ". Bà lại vô tình: "Hai đứa vào đây cho ấm". Hoài nói, giọng lạnh lẽo: "Ðể anh ta đi". Lữ mặt tím lại, không nói gì. Mắt nó nhìn nhưng như không nhìn ai. Và chợt hiện lên trong đầu bà hình ảnh bố nó ra đi cũng thế, cũng nặng nhọc như thế. Tất cả diễn ra như một cuốn phim. Phim cũ, phim mới sao mà giống nhau quá, mù mờ, u ám. Bà hiểu ra dần. Bà quay lại Hoài, định nói: "Con rồ", nhưng con bé đã nói, lời mệt mỏi và cộc lốc, như sỏi rơi xuống khe: "Anh về đi". Và Lữ đi, không một lời đáp. "Ngu xuẩn" bà nghĩ. Tại sao lại nói những lời như thế, tại sao lại không hề nói gì cả. Chúng nó còn quá dư dả thời gian chăng, chúng nghĩ rằng chúng còn quá trẻ chăng. Ðám trẻ luôn nghĩ rằng chúng có thể phung phí tất cả vì còn thời gian để làm lại mọi điều. Ngu xuẩn.
    Và mưa lại rơi nhiều hơn, rét hơn. Ngày này qua ngày khác. Mùa đông đến muộn nhưng rồi đã đến, người ta cố tránh mùa đông, nhưng cũng không tránh được. Cái rét này có lẽ sẽ kéo dài qua cả Tết. Người ta sẽ đi mua đào dưới mưa lạnh cắt da. Tết nhất, nhà này sẽ chạy lúp xúp vội vã qua nhà kia, hỏi han vài ba câu. Bà mường tượng ra mọi điều như vậy, y như thể Tết đã cận kề lắm rồi. Nhưng tính ra phải còn cả tháng nữa ấy chứ, bởi mọi người vẫn đều đặn đi làm, vẫn lấy xe và gửi xe, co ro. Hoài hằng ngày đi xuống, mặt đỏ hồng vì lạnh, nói nhiều hơn trước châm chọc mọi người nhiều hơn trước, nhưng không thấy vui, không thầy hài hước tí nào.
    Và hôm nay thứ bảy. Thằng bé xé lịch đưa bà, nói: "Nhà sắp hết lịch rồi, mẹ à". Bà nghĩ không khéo năm sau nhà mình cũng chẳng cần lịch nữa. Bà quay vào nhà, loay hoay đặt một cái lọ cũ lên bàn, rồi cầm lấy chổi lững thững ra cửa. Bà làm mà KHÔNG BIẾT MÌNH ĐANG LÀM GÌ. Ở cửa, bà đứng nhìn ra ngoài, thấy mưa rơi nối nhau thành từng sợi dài, mảnh dẻ. Gió nhè nhẹ lượn qua những ngõ ngách âm u giữa hai tòa nhà khiến bà rét thêm. Và bà nhận ra rằng sẽ không bao giờ nhận được những thư thứ bảy âm ấm vì nắng nữa. Bà sẽ không còn dịp đợi chờ một cái gì đó nữa. Ngực bà nhói lên. Bà không khóc được, bởi nó không phải là chuyện của bà, nhưng bà buồn. Buồn quá.
    vo_danh_khach2000@yahoo.com
    Đời là 1 cuộc phiêu lưu lớn
  6. Vo_danh_khach

    Vo_danh_khach Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/06/2002
    Bài viết:
    2.564
    Đã được thích:
    0
    Dòng email chờ đợi
    Một buổi sáng ngày chủ nhật khi ông bà nội còn chưa tỉnh giấc thì nó đã rón rén trở dậy dắt con Pôn mon men ra cổng và phóng vọt ra vỉa hè. Một người một cún con tha hồ tung tăng nhảy nhót cười đùa và sủa gây gây âm vang góc phố. Đang trong khi vui vẻ ấy chợt có tiếng nói trầm trầm vang lên : ?oNày cô nhỏ, em đừng nhảy chân sáo nữa được không ? Tôi nhìn thấy buồn cười lắm nên chẳng làm được gì cả?. Nó thôi nhảy nhót, quay ngoắt lại phía người ấy. Đó là một anh thanh niên đang ngồi ở dưới gốc cây sấu già cạnh đó. Anh nói xong nhìn nó mỉm cười thân thiện. Nó không hề cảm thấy giận vì bị người lạ phá đám, chỉ thấy hơi xấu hổ một chút thôi. Đang định phóng vút đi kiểu bỏ chạy thì anh vẫy vẫy tay gọi nó lại. Hơi rụt rè một chút rồi nó cũng quyết định tiến lại gần. Con Pôn lẽo đẽo theo sau vẻ cáu kỉnh. Nó hỏi : ?Anh làm gì mà ngồi ở đây sớm vậy ạ??. Chỉ vào màn hình của chiếc máy vi tính xách tay đang đặt trên đùi anh bảo : ?Tôi đang dò tìm số liệu những cô nhỏ đã khiến tôi không làm được việc?. Nó gật gật đầu vẻ đồng tình : ?Vâng, con cún con này ồn quá!??. Anh nghe nó nói phát phì cười và nhìn vào cái trán dô bướng bỉnh của nó, mái tóc tém tơ mềm, cái quần jean bạc thụng và cả cái áo phông đỏ chót rộng thùng thình nữa - tự nhiên anh thấy mình quí cô nhỏ này. Không thèm để ý đến chuyện anh đang quan sát mình, nó điềm nhiên ngồi xuống cạnh anh, đưa mắt ngó vào màn hình. Ở đó toàn là chữ với ba hình ảnh đẹp đầy mới lạ. Nó xuýt xoa khen rồi buột miệng đọc lên vài chữ tiếng Anh và lẩm nhẩm dịch ra tiếng Việt. Anh ngạc nhiên thốt lên : "Chà, nhỏ giỏi quá ta! Em học lớp mấy rồi??. Nó nhìn anh và hai bàn tay ra, vẻ ngộ ngĩnh : "Lớp mười tròn trỉnh!?. Anh thấy vui vui : ?Chuyên ngữ phải không??. Nó lắc đầu :?không phải!?. Anh khẳng định :?Vậy chắc nhỏ toàn đứng đầu lớp??. Không trả lời, nó chỉ khẽ gật đầu nhẹ, rồi không để anh hỏi, nó chỉ ngay vào màn hình : ?Anh lấy số liệu của nước ngoài này để làm gì ạ??. ?oÀ, để viết báo cáo thực tập ấy mà!?. Nó lẩm nhẩm đọc thêm vài từ nữa rồi nói vẻ chẳng ăn nhập gì với câu hỏi trước: "Anh không phải là người ở đây!? ?" ?oỪ, sao nhỏ biết!?. Nó cười đầy tự tin :?Trông anh lạ, em quen mặt tất cả mọi người ở phố!?. Anh chặt lưỡi: ? Ghê nhỉ! Vậy chắc ham đi chơi rồi!?. Nó thanh minh : ?Không, nộI hay bảo em ngoan, chỉ mỗi tội?? Chưa nói hết câu thì bất ngờ con Pôn đang nằm dài dưới chân nó nhỏm dậy sủa ầm ĩ ?" bà nội nó từ trong nhà mở cổng bước ra gọi : ?Khoai, con có về nhà ngay không đấy?? Nó líu ríu : "Có ạ" rồi chào anh và chạy vụt đi.
    Buổi sáng ngày hôm sau, đang trên đường đi từ nơi ở trọ ra chỗ thực tập, khi ngang qua chỗ cây sấu già bất ngờ anh thanh niên nhận ra cô nhỏ hôm qua. Lần này vẫn là cái quần jean thụng nhưng áo không còn là màu đỏ chót rộng rinh mà thay vào là áo phông sọc xanh gọn gàng thanh nhã. Anh bước nhanh và hướng phía đó. Ngay từ ca cô nhỏ đã ôm con cún trên tay nhìn anh mỉm cười vẻ chờ đợi. Anh bước lại gần hơn :?Chào cô nhỏ! Em là Khoai lang hay Khoai tây vậy?? Cô nhỏ cườI bẽn lẽn : ?Tên em không phải vậy! Tại nội thích ăn khoai nên hay gọi thế, chắc là khoai lang đấy!?. Nó trả lời anh xong rồi rụt rè : ?oGiờ anh có bận không ạ??. Thấy vẻ nghiêm trang của nó anh thôi đùa, nhìn đồng hồ xong anh bảo ; ?oCòn dư 30 phút nữa. Sao, có chuyện gì vậy??. Nó tần ngần trong giây lát xong đề nghị : ?oAnh cho em xem lại cái hôm qua ở máy có được không??. Lần này anh thực sự ngạc nhiên : ?oEm thích thật sao??. Nó gật gật đầu liền mấy cái. Thấy thế, không ngần ngại, anh kéo nó lại sát vỉa hè và ngồi xuống. Vừa mở máy ra anh vừa hỏi :?Nhà em không có máy phải không?? ?" ?oỞ nhà không có nhưng ở trường thì có. Tuy vậy bọn em chỉ được học soạn thảo trên Word thôi, dễ èng nên chán lắm!?. ?oVậy hả??. Anh hỏi lại tay vẫn ấn con chuột để mở các chương trình. Nó nhìn như dán mắt vào màn hình rồI hỏi lại cho chắc chắn : ?oMáy anh có nối mạng đấy chứ??. Anh gật đầu : ?oEm thích hả?? ?" ?oVâng!? ?" ?oThì đây!? Anh nói xong, đưa máy sang cho nó. Khẽ hít một hơi thật sâu, nó đưa tay rút dép ra kê xuống đất ngồi và duỗi thẳng chân ra. Khi đã yên vị, một tay nó đặt lên bàn phím, tay kia cầm chuột, bằng vẻ háo hức, nó suỵt cho con Pôn nằm xuống sát cạnh rồi quay sang anh ?odụ khị? vẻ đầy thân mật : ?oNào, anh dạy em cách sử dụng đi!?.
    Thành phố của nó là một thành phố nhỏ nhưng lại đẹp và yên tĩnh. Ở đây đường sá nằm im lìm trong vắng lặng bởi người dân vốn hiền hòa, chỉ thích đi xe đạp. Nó tự hào giải thích cho anh nghe điều đó và đưa anh đi khắp mọi nơi để tham quan. Bắt đầu là từ bên tả con sông Đào men theo đò dọc để đi sang làng hoa. Từ làng hoa lại rong ruổI trên một con đường đất nhỏ để hướng ra cầu treo trở về thành phố. Có những buổI sáng tinh sương nó hay trèo cổng trốn ông bà cùng anh hướng về phía ga để nghe tiếng tàu từ Nam ùa tới. Khi tiếng xình xịch của con tàu dần xa khuất nó lại dẫn anh đi về khu phố Dệt - ở nơi đó, tiếng còi tầm báo hiệu giờ làm đã thực sự vào ca. Đâu đó trong khu phố vẫn còn một vài nhà làm thêm nghề dệt thủ công để tiếng thoi đưa lách cách vang lên đầy rộn rã. Trong những lần đi đó, nó say sưa giảng giải tận tình cho anh về những nét đẹp cổ sơ và bình dị nơi nó được sinh ra, lớn lên. Còn anh sau những giờ đi điều tra, lấy số liệu, nạp vào máy, xử lý và viết báo cáo, khi rảnh rỗi anh như thường mong được gặp cô nhỏ nhiều hơn. Chỉ hơn có hai tuần kể từ ngày hai anh em làm quen với nhau, anh thanh niên chợt thấyymình đã hiểu và đã yêu thành phố nhỏ này đến tha thiết. Với anh là như thế, còn với nó, ngoài những lúc thích thú được đi chơi bên anh, được nghe anh kể và được kể anh nghe mọi chuyện thì nó còn có thêm một niềm vui, một niềm say mê khác đó là : được lang thang trên mạng. Hàng loạt những trang Web về kinh tế, chính trị, xã hội, khoa học kỹ thuật được nó lần lượt mở ra, tập tọng đọc và tập tọng khai thác. Trong khi nó cắm cúi và những thông tin trên mạng ấy thì anh hay ngồi bên ìm lìm và chờ đợi, để trả lời những câu hỏi mà nó thường đưa ra - ấy chính là những câu hỏI khi thì lắt léo thông minh đến kỳ lạ, khi thì vui vơ trẻ con đến buồn cười.
    Gần hai tháng thực tập ở thành phố đã nhanh chóng trôi qua. Nó nhanh đến ngỡ ngàng khi một sáng kia anh bất ngờ bảo : ?oNày nhỏ, mai anh phảI về rồI! Em ở lại học cho giỏi nhé! Nhớ đừng đi chơi nhiều hiểu không??. Nó nhìn anh nói xong lờI chia tay ấy, khẽ gật đầu và phóng vụt đi. Nó không muốn để anh thấy là nó đang buồn. Một tuần sau đó có một nhân viên bưu điện đột ngột đến gọi cổng nhà nó và chuyển cho nó một phong thư. Ông bà nội nhìn nhau phấp phỏng : ?oChắc là cha mẹ của con Khoai từ bên kia gởi về??. Chú bưu điện cầm phong thư và đọc to lên tên người gửi. Nó ngỡ ngàng đến sững sờ khi nhận ra đó chính là anh. Anh chẳng viết gì nhiều, chỉ ghi cho nó một dòng địa chỉ email cùng một lời dặn : ?oPhải học cho thật giỏI! Bao giờ thấy có đủ tự tin mới được gửi thư cho anh!?.
    Cuộc sống vẫn chảy trôi như thời gian vốn chưa khi nào biết dừng lại. Nó đã được ba mẹ từ nước ngoài gửi tiền về mua cho một dàn vi tính. Nếu như cây sấu già bên vỉa hè ?" nơi đã từng chứng kiến lần đầu nó được gặp anh ?" nay vẫn còn đang im lìm đứng đó dù đã trải qua bao mùa thay lá, đâm chồi, ra hoa, kết quả để rồI đêm đêm từng quả chín một cứ lác đác rụng rơi và lòng phố vắng; Thì nó - mộc con nhóc lớp 10 ngày xưa cũng đã dần theo thời gian mà lớn lên để rồi một ngày kia khi cái giấy báo đỗ thủ khoa vào khoa Công nghệ thông tin trường ĐHTH được đưa tới, nó mới ngỡ ngàng nhận ra : mình đã 18 tuổi. Trước hôm nhập trường một ngày nó dường như trở trăn và mong nhớ về điều gì nhiều lắm! Cứ bần thần dạo quanh gốc sấu, bần thần tìm về một vài nơi chống thuở trước đã vô tình cùng anh đi qua. Khi về được đến nhà cũng đã gần nửa đêm. Khe khẽ ôm con Pôn vào phòng nó lục tìm ở dưới tận sây trong đáy tủ một dòng địa chỉ email đã có mùi ẩm mốc. Day dứt mãi rồi cuối cùng nó cũng quyết định đi về phía bàn học và bật máy lên. Lách cách gõ cho chính xác từng dòng địa chỉ trước rồi nó ngập ngừng gõ bức thư với đại ý rằng : ?oEm đã chịu khó học tập như lời anh dặn, dù thấy mình chưa giỏi lắm nhưng cũng có khá đủ tự tin để ngày mai bước vào ngôi trường mới!?. Khi thư vừa được ấn đúp vào ?oSend? để gửi đi, nó chưa vội tắt máy ngay mà bỏ ra thu dọn đồ đạc. Chỉ một loáng sau quay lại, theo thói quen, nó kiểm tra hộp thư trước khi đi ngủ, rồi nó bỗng như run lên khi câu chào quen thuộc từ đâu đó hiện ra : ?oChào cô nhỏ!?. Đấy chính là anh! ?oAnh xin chúc mừng thủ khoa nhé! Anh đã từng chờ đợi đến một ngày được nhìn thấy hồ sơ xin thi tuyển của nhỏ ở Văn phòng khoa và quả là anh đã không bị phụ. Kể từ ngày mai nhỏ lên đây nhập học, ở trên lớp nhỏ phải gọi anh bằng thầy đấy hiểu không??. Nó ngạc nhiên đến không tưởng tượng nổi - cứ ngồi bên ghế, mắt dán vào màn hình, đọc đi đọc lại đến thuộc lòng từng câu chữ. Khi đó chừng như đêm đã về quá khuya bà nội có vẻ lo lắng sốt ruột khi phòng nó điện vẫn còn le lói sáng - Nội lạch cạch gõ cửa phòng hỏi nhẹ : ?oĐừng hồi hộp quá Khoai ơi! Ngủ đi con, để sáng mai ra tàu sớm!?. Nó bất giác ?odạ? ran kiểu vui vẻ đến không ngờ rồI lao ra ôm choàng lấy nội ?" Nó khẽ thủ thỉ : ?oNgày mai con đi, nội ở nhà đừng lo nhiều cho con nội nhé!?

    vo_danh_khach2000@yahoo.com
    Đời là 1 cuộc phiêu lưu lớn
  7. Vo_danh_khach

    Vo_danh_khach Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/06/2002
    Bài viết:
    2.564
    Đã được thích:
    0
    Dòng email chờ đợi
    Một buổi sáng ngày chủ nhật khi ông bà nội còn chưa tỉnh giấc thì nó đã rón rén trở dậy dắt con Pôn mon men ra cổng và phóng vọt ra vỉa hè. Một người một cún con tha hồ tung tăng nhảy nhót cười đùa và sủa gây gây âm vang góc phố. Đang trong khi vui vẻ ấy chợt có tiếng nói trầm trầm vang lên : ?oNày cô nhỏ, em đừng nhảy chân sáo nữa được không ? Tôi nhìn thấy buồn cười lắm nên chẳng làm được gì cả?. Nó thôi nhảy nhót, quay ngoắt lại phía người ấy. Đó là một anh thanh niên đang ngồi ở dưới gốc cây sấu già cạnh đó. Anh nói xong nhìn nó mỉm cười thân thiện. Nó không hề cảm thấy giận vì bị người lạ phá đám, chỉ thấy hơi xấu hổ một chút thôi. Đang định phóng vút đi kiểu bỏ chạy thì anh vẫy vẫy tay gọi nó lại. Hơi rụt rè một chút rồi nó cũng quyết định tiến lại gần. Con Pôn lẽo đẽo theo sau vẻ cáu kỉnh. Nó hỏi : ?Anh làm gì mà ngồi ở đây sớm vậy ạ??. Chỉ vào màn hình của chiếc máy vi tính xách tay đang đặt trên đùi anh bảo : ?Tôi đang dò tìm số liệu những cô nhỏ đã khiến tôi không làm được việc?. Nó gật gật đầu vẻ đồng tình : ?Vâng, con cún con này ồn quá!??. Anh nghe nó nói phát phì cười và nhìn vào cái trán dô bướng bỉnh của nó, mái tóc tém tơ mềm, cái quần jean bạc thụng và cả cái áo phông đỏ chót rộng thùng thình nữa - tự nhiên anh thấy mình quí cô nhỏ này. Không thèm để ý đến chuyện anh đang quan sát mình, nó điềm nhiên ngồi xuống cạnh anh, đưa mắt ngó vào màn hình. Ở đó toàn là chữ với ba hình ảnh đẹp đầy mới lạ. Nó xuýt xoa khen rồi buột miệng đọc lên vài chữ tiếng Anh và lẩm nhẩm dịch ra tiếng Việt. Anh ngạc nhiên thốt lên : "Chà, nhỏ giỏi quá ta! Em học lớp mấy rồi??. Nó nhìn anh và hai bàn tay ra, vẻ ngộ ngĩnh : "Lớp mười tròn trỉnh!?. Anh thấy vui vui : ?Chuyên ngữ phải không??. Nó lắc đầu :?không phải!?. Anh khẳng định :?Vậy chắc nhỏ toàn đứng đầu lớp??. Không trả lời, nó chỉ khẽ gật đầu nhẹ, rồi không để anh hỏi, nó chỉ ngay vào màn hình : ?Anh lấy số liệu của nước ngoài này để làm gì ạ??. ?oÀ, để viết báo cáo thực tập ấy mà!?. Nó lẩm nhẩm đọc thêm vài từ nữa rồi nói vẻ chẳng ăn nhập gì với câu hỏi trước: "Anh không phải là người ở đây!? ?" ?oỪ, sao nhỏ biết!?. Nó cười đầy tự tin :?Trông anh lạ, em quen mặt tất cả mọi người ở phố!?. Anh chặt lưỡi: ? Ghê nhỉ! Vậy chắc ham đi chơi rồi!?. Nó thanh minh : ?Không, nộI hay bảo em ngoan, chỉ mỗi tội?? Chưa nói hết câu thì bất ngờ con Pôn đang nằm dài dưới chân nó nhỏm dậy sủa ầm ĩ ?" bà nội nó từ trong nhà mở cổng bước ra gọi : ?Khoai, con có về nhà ngay không đấy?? Nó líu ríu : "Có ạ" rồi chào anh và chạy vụt đi.
    Buổi sáng ngày hôm sau, đang trên đường đi từ nơi ở trọ ra chỗ thực tập, khi ngang qua chỗ cây sấu già bất ngờ anh thanh niên nhận ra cô nhỏ hôm qua. Lần này vẫn là cái quần jean thụng nhưng áo không còn là màu đỏ chót rộng rinh mà thay vào là áo phông sọc xanh gọn gàng thanh nhã. Anh bước nhanh và hướng phía đó. Ngay từ ca cô nhỏ đã ôm con cún trên tay nhìn anh mỉm cười vẻ chờ đợi. Anh bước lại gần hơn :?Chào cô nhỏ! Em là Khoai lang hay Khoai tây vậy?? Cô nhỏ cườI bẽn lẽn : ?Tên em không phải vậy! Tại nội thích ăn khoai nên hay gọi thế, chắc là khoai lang đấy!?. Nó trả lời anh xong rồi rụt rè : ?oGiờ anh có bận không ạ??. Thấy vẻ nghiêm trang của nó anh thôi đùa, nhìn đồng hồ xong anh bảo ; ?oCòn dư 30 phút nữa. Sao, có chuyện gì vậy??. Nó tần ngần trong giây lát xong đề nghị : ?oAnh cho em xem lại cái hôm qua ở máy có được không??. Lần này anh thực sự ngạc nhiên : ?oEm thích thật sao??. Nó gật gật đầu liền mấy cái. Thấy thế, không ngần ngại, anh kéo nó lại sát vỉa hè và ngồi xuống. Vừa mở máy ra anh vừa hỏi :?Nhà em không có máy phải không?? ?" ?oỞ nhà không có nhưng ở trường thì có. Tuy vậy bọn em chỉ được học soạn thảo trên Word thôi, dễ èng nên chán lắm!?. ?oVậy hả??. Anh hỏi lại tay vẫn ấn con chuột để mở các chương trình. Nó nhìn như dán mắt vào màn hình rồI hỏi lại cho chắc chắn : ?oMáy anh có nối mạng đấy chứ??. Anh gật đầu : ?oEm thích hả?? ?" ?oVâng!? ?" ?oThì đây!? Anh nói xong, đưa máy sang cho nó. Khẽ hít một hơi thật sâu, nó đưa tay rút dép ra kê xuống đất ngồi và duỗi thẳng chân ra. Khi đã yên vị, một tay nó đặt lên bàn phím, tay kia cầm chuột, bằng vẻ háo hức, nó suỵt cho con Pôn nằm xuống sát cạnh rồi quay sang anh ?odụ khị? vẻ đầy thân mật : ?oNào, anh dạy em cách sử dụng đi!?.
    Thành phố của nó là một thành phố nhỏ nhưng lại đẹp và yên tĩnh. Ở đây đường sá nằm im lìm trong vắng lặng bởi người dân vốn hiền hòa, chỉ thích đi xe đạp. Nó tự hào giải thích cho anh nghe điều đó và đưa anh đi khắp mọi nơi để tham quan. Bắt đầu là từ bên tả con sông Đào men theo đò dọc để đi sang làng hoa. Từ làng hoa lại rong ruổI trên một con đường đất nhỏ để hướng ra cầu treo trở về thành phố. Có những buổI sáng tinh sương nó hay trèo cổng trốn ông bà cùng anh hướng về phía ga để nghe tiếng tàu từ Nam ùa tới. Khi tiếng xình xịch của con tàu dần xa khuất nó lại dẫn anh đi về khu phố Dệt - ở nơi đó, tiếng còi tầm báo hiệu giờ làm đã thực sự vào ca. Đâu đó trong khu phố vẫn còn một vài nhà làm thêm nghề dệt thủ công để tiếng thoi đưa lách cách vang lên đầy rộn rã. Trong những lần đi đó, nó say sưa giảng giải tận tình cho anh về những nét đẹp cổ sơ và bình dị nơi nó được sinh ra, lớn lên. Còn anh sau những giờ đi điều tra, lấy số liệu, nạp vào máy, xử lý và viết báo cáo, khi rảnh rỗi anh như thường mong được gặp cô nhỏ nhiều hơn. Chỉ hơn có hai tuần kể từ ngày hai anh em làm quen với nhau, anh thanh niên chợt thấyymình đã hiểu và đã yêu thành phố nhỏ này đến tha thiết. Với anh là như thế, còn với nó, ngoài những lúc thích thú được đi chơi bên anh, được nghe anh kể và được kể anh nghe mọi chuyện thì nó còn có thêm một niềm vui, một niềm say mê khác đó là : được lang thang trên mạng. Hàng loạt những trang Web về kinh tế, chính trị, xã hội, khoa học kỹ thuật được nó lần lượt mở ra, tập tọng đọc và tập tọng khai thác. Trong khi nó cắm cúi và những thông tin trên mạng ấy thì anh hay ngồi bên ìm lìm và chờ đợi, để trả lời những câu hỏi mà nó thường đưa ra - ấy chính là những câu hỏI khi thì lắt léo thông minh đến kỳ lạ, khi thì vui vơ trẻ con đến buồn cười.
    Gần hai tháng thực tập ở thành phố đã nhanh chóng trôi qua. Nó nhanh đến ngỡ ngàng khi một sáng kia anh bất ngờ bảo : ?oNày nhỏ, mai anh phảI về rồI! Em ở lại học cho giỏi nhé! Nhớ đừng đi chơi nhiều hiểu không??. Nó nhìn anh nói xong lờI chia tay ấy, khẽ gật đầu và phóng vụt đi. Nó không muốn để anh thấy là nó đang buồn. Một tuần sau đó có một nhân viên bưu điện đột ngột đến gọi cổng nhà nó và chuyển cho nó một phong thư. Ông bà nội nhìn nhau phấp phỏng : ?oChắc là cha mẹ của con Khoai từ bên kia gởi về??. Chú bưu điện cầm phong thư và đọc to lên tên người gửi. Nó ngỡ ngàng đến sững sờ khi nhận ra đó chính là anh. Anh chẳng viết gì nhiều, chỉ ghi cho nó một dòng địa chỉ email cùng một lời dặn : ?oPhải học cho thật giỏI! Bao giờ thấy có đủ tự tin mới được gửi thư cho anh!?.
    Cuộc sống vẫn chảy trôi như thời gian vốn chưa khi nào biết dừng lại. Nó đã được ba mẹ từ nước ngoài gửi tiền về mua cho một dàn vi tính. Nếu như cây sấu già bên vỉa hè ?" nơi đã từng chứng kiến lần đầu nó được gặp anh ?" nay vẫn còn đang im lìm đứng đó dù đã trải qua bao mùa thay lá, đâm chồi, ra hoa, kết quả để rồI đêm đêm từng quả chín một cứ lác đác rụng rơi và lòng phố vắng; Thì nó - mộc con nhóc lớp 10 ngày xưa cũng đã dần theo thời gian mà lớn lên để rồi một ngày kia khi cái giấy báo đỗ thủ khoa vào khoa Công nghệ thông tin trường ĐHTH được đưa tới, nó mới ngỡ ngàng nhận ra : mình đã 18 tuổi. Trước hôm nhập trường một ngày nó dường như trở trăn và mong nhớ về điều gì nhiều lắm! Cứ bần thần dạo quanh gốc sấu, bần thần tìm về một vài nơi chống thuở trước đã vô tình cùng anh đi qua. Khi về được đến nhà cũng đã gần nửa đêm. Khe khẽ ôm con Pôn vào phòng nó lục tìm ở dưới tận sây trong đáy tủ một dòng địa chỉ email đã có mùi ẩm mốc. Day dứt mãi rồi cuối cùng nó cũng quyết định đi về phía bàn học và bật máy lên. Lách cách gõ cho chính xác từng dòng địa chỉ trước rồi nó ngập ngừng gõ bức thư với đại ý rằng : ?oEm đã chịu khó học tập như lời anh dặn, dù thấy mình chưa giỏi lắm nhưng cũng có khá đủ tự tin để ngày mai bước vào ngôi trường mới!?. Khi thư vừa được ấn đúp vào ?oSend? để gửi đi, nó chưa vội tắt máy ngay mà bỏ ra thu dọn đồ đạc. Chỉ một loáng sau quay lại, theo thói quen, nó kiểm tra hộp thư trước khi đi ngủ, rồi nó bỗng như run lên khi câu chào quen thuộc từ đâu đó hiện ra : ?oChào cô nhỏ!?. Đấy chính là anh! ?oAnh xin chúc mừng thủ khoa nhé! Anh đã từng chờ đợi đến một ngày được nhìn thấy hồ sơ xin thi tuyển của nhỏ ở Văn phòng khoa và quả là anh đã không bị phụ. Kể từ ngày mai nhỏ lên đây nhập học, ở trên lớp nhỏ phải gọi anh bằng thầy đấy hiểu không??. Nó ngạc nhiên đến không tưởng tượng nổi - cứ ngồi bên ghế, mắt dán vào màn hình, đọc đi đọc lại đến thuộc lòng từng câu chữ. Khi đó chừng như đêm đã về quá khuya bà nội có vẻ lo lắng sốt ruột khi phòng nó điện vẫn còn le lói sáng - Nội lạch cạch gõ cửa phòng hỏi nhẹ : ?oĐừng hồi hộp quá Khoai ơi! Ngủ đi con, để sáng mai ra tàu sớm!?. Nó bất giác ?odạ? ran kiểu vui vẻ đến không ngờ rồI lao ra ôm choàng lấy nội ?" Nó khẽ thủ thỉ : ?oNgày mai con đi, nội ở nhà đừng lo nhiều cho con nội nhé!?

    vo_danh_khach2000@yahoo.com
    Đời là 1 cuộc phiêu lưu lớn
  8. tram_nam_co_don

    tram_nam_co_don Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/06/2002
    Bài viết:
    3.807
    Đã được thích:
    0
    Mẹ tôi không nói chuyện với cha tôi. Mẹ đã không nói với cha năm năm rồi, và vì thế cha tôi rất biết ơn mẹ.
    Tôi đã khóc vào lần cuối cùng mẹ nói với cha. Tôi đã thấy cha mẹ nói chuyện với nhau dù tôi không nghe được lời. Cha thì thầm, mẹ cũng thì thầm.
    Hình dáng của hai người hiện lên trong ánh sáng khung cửa sổ ở cuối sảnh đường dài. Cha tôi vươn người về phía giường mẹ nằm, trán chạm vào trán. Tấm biển "Phòng Giải Phẫu" ở trên cánh cửa ở phía sau họ. Tay nắm chặt tay như thể họ đang nắm giữ trái tim của nhau. Như thể họ lần đầu tiên gặp nhau, như thể hai người tình bị ép phải xa nhau. Bị ép chia tay trong ngày của sống và chết. Họ phải quyết định cùng nhau, làm hay là chết. Làm và chết. Hai người đã sống cho nhau trong suốt bốn mươi năm qua. Mẹ tôi bị một chứng bệnh làm máu không đến được não. Trải qua ba năm, bệnh tật đã làm cuộc sống của mẹ xấu đi đến đáng sợ. Cuộc sống của mẹ có thể được kéo dài nếu cuộc phẫu thuật được tiến hành ngay. Đã có mười hai con người dũng cảm đi trước và chỉ có ba người đã thoát khỏi bệnh. Tôi đã chứng kiến cha mẹ mình suy nghĩ để đi đến quyết định, cả hai đều nguyện cầu trước cái chết. Mẹ tôi muốn sống, muốn làm thử. Những vòng xoáy, quay cuồng? Rồi sự an bình đến.
    Chúng tôi biết mẹ đã dũng cảm như thế nào. Cả ba chị em chúng tôi tập trung quanh giường của mẹ trong bệnh viện cảm thấy thời gian như đẩy chúng tôi tiến tới ngày định mệnh hôm sau. Chúng tôi mỉm cười với mẹ, bịn rịn khi chia tay, và chỉ mong câu chúc "Chúc mẹ ngủ ngon" không phải là câu chia tay cuối cùng của chúng tôi với mẹ.
    Cha đã thức cả đêm để cầu nguyện, những lời cầu nguyện của tình hêu. Thật đau đớn khi phải rời cha vào đêm đó, thật quá đau đớn khi nghĩ đến cha phải cô đơn một mình. Nhưng cha nói với chúng tôi rằng cha không cô đơn, ít nhất là vào đêm đó, cha đã có tình yêu của mình. Và bình minh tới. Chúng tôi tập hợp lại và cầu nguyện. Chúng tôi hôn mẹ, ôm cha và đi theo giường của mẹ cho đến khi chỉ có một người được phép đi tiếp bên cạnh.
    Cha đã đi tiếp bên cạnh mẹ cũng như cha vẫn luôn làm vậy. Hai người đã ở bên nhau trong suốt bao khó khăn. Mẹ đã mồ côi từ bé và phải sống hết nơi này qua nơi kia. Cha cũng là con út thứ chín trong một gia đình nghèo.
    Và họ đã tìm thấy trong nhau gia đình của mình. Chúng tôi, những đứa con rất được yêu thương. Chúng tôi được cha mẹ cho những gì mà hai người đã không thể có thủa thiếu thời: an bình, giáo dục, đạo đức. Chúng tôi được sinh ra từ tình yêu.
    Tôi thấy cha hôn mẹ và hai người rời nhau. Mẹ được đưa qua cánh cửa, một mình. Cha, lưng quay về phía tôi, đặt tay lên cánh của, cầu nguyện cho tình yêu và sức mạnh và hy vọng. Cha quay người và đi chậm chậm về phía tôi. Ánh bình minh chiếu sáng trên khuôn mặt cha và tôi nhận thấy tình yêu của cha sâu đậm đến chừng nào.
    Tình yêu của sự hy sinh bản thân. Một tình yêu quá lớn tới mức ông ước mong mang hết cái đau cho mẹ, người đang phải chịu một mình.
    Và dù với tình yêu của chúng tôi bao quanh, cha vẫn đi một mình khi chúng tôi chờ mẹ tỉnh lại, những tháng đầy nghi ngờ và hồi phục.
    Cuối cùng, mẹ đã mất tiếng nói nhưng mẹ đã thắng trong cuộc chiến vì sự sống.
    Mẹ đã không nói với cha năm năm rồi, và vì thế cha tôi rất biết ơn mẹ.
    LUÔN LUÔN QUAN TÂM
    LUÔN LUÔN THẤU HIỂU
    To the world you maybe one person,but to one person you maybe the world
  9. tram_nam_co_don

    tram_nam_co_don Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/06/2002
    Bài viết:
    3.807
    Đã được thích:
    0
    Mẹ tôi không nói chuyện với cha tôi. Mẹ đã không nói với cha năm năm rồi, và vì thế cha tôi rất biết ơn mẹ.
    Tôi đã khóc vào lần cuối cùng mẹ nói với cha. Tôi đã thấy cha mẹ nói chuyện với nhau dù tôi không nghe được lời. Cha thì thầm, mẹ cũng thì thầm.
    Hình dáng của hai người hiện lên trong ánh sáng khung cửa sổ ở cuối sảnh đường dài. Cha tôi vươn người về phía giường mẹ nằm, trán chạm vào trán. Tấm biển "Phòng Giải Phẫu" ở trên cánh cửa ở phía sau họ. Tay nắm chặt tay như thể họ đang nắm giữ trái tim của nhau. Như thể họ lần đầu tiên gặp nhau, như thể hai người tình bị ép phải xa nhau. Bị ép chia tay trong ngày của sống và chết. Họ phải quyết định cùng nhau, làm hay là chết. Làm và chết. Hai người đã sống cho nhau trong suốt bốn mươi năm qua. Mẹ tôi bị một chứng bệnh làm máu không đến được não. Trải qua ba năm, bệnh tật đã làm cuộc sống của mẹ xấu đi đến đáng sợ. Cuộc sống của mẹ có thể được kéo dài nếu cuộc phẫu thuật được tiến hành ngay. Đã có mười hai con người dũng cảm đi trước và chỉ có ba người đã thoát khỏi bệnh. Tôi đã chứng kiến cha mẹ mình suy nghĩ để đi đến quyết định, cả hai đều nguyện cầu trước cái chết. Mẹ tôi muốn sống, muốn làm thử. Những vòng xoáy, quay cuồng? Rồi sự an bình đến.
    Chúng tôi biết mẹ đã dũng cảm như thế nào. Cả ba chị em chúng tôi tập trung quanh giường của mẹ trong bệnh viện cảm thấy thời gian như đẩy chúng tôi tiến tới ngày định mệnh hôm sau. Chúng tôi mỉm cười với mẹ, bịn rịn khi chia tay, và chỉ mong câu chúc "Chúc mẹ ngủ ngon" không phải là câu chia tay cuối cùng của chúng tôi với mẹ.
    Cha đã thức cả đêm để cầu nguyện, những lời cầu nguyện của tình hêu. Thật đau đớn khi phải rời cha vào đêm đó, thật quá đau đớn khi nghĩ đến cha phải cô đơn một mình. Nhưng cha nói với chúng tôi rằng cha không cô đơn, ít nhất là vào đêm đó, cha đã có tình yêu của mình. Và bình minh tới. Chúng tôi tập hợp lại và cầu nguyện. Chúng tôi hôn mẹ, ôm cha và đi theo giường của mẹ cho đến khi chỉ có một người được phép đi tiếp bên cạnh.
    Cha đã đi tiếp bên cạnh mẹ cũng như cha vẫn luôn làm vậy. Hai người đã ở bên nhau trong suốt bao khó khăn. Mẹ đã mồ côi từ bé và phải sống hết nơi này qua nơi kia. Cha cũng là con út thứ chín trong một gia đình nghèo.
    Và họ đã tìm thấy trong nhau gia đình của mình. Chúng tôi, những đứa con rất được yêu thương. Chúng tôi được cha mẹ cho những gì mà hai người đã không thể có thủa thiếu thời: an bình, giáo dục, đạo đức. Chúng tôi được sinh ra từ tình yêu.
    Tôi thấy cha hôn mẹ và hai người rời nhau. Mẹ được đưa qua cánh cửa, một mình. Cha, lưng quay về phía tôi, đặt tay lên cánh của, cầu nguyện cho tình yêu và sức mạnh và hy vọng. Cha quay người và đi chậm chậm về phía tôi. Ánh bình minh chiếu sáng trên khuôn mặt cha và tôi nhận thấy tình yêu của cha sâu đậm đến chừng nào.
    Tình yêu của sự hy sinh bản thân. Một tình yêu quá lớn tới mức ông ước mong mang hết cái đau cho mẹ, người đang phải chịu một mình.
    Và dù với tình yêu của chúng tôi bao quanh, cha vẫn đi một mình khi chúng tôi chờ mẹ tỉnh lại, những tháng đầy nghi ngờ và hồi phục.
    Cuối cùng, mẹ đã mất tiếng nói nhưng mẹ đã thắng trong cuộc chiến vì sự sống.
    Mẹ đã không nói với cha năm năm rồi, và vì thế cha tôi rất biết ơn mẹ.
    LUÔN LUÔN QUAN TÂM
    LUÔN LUÔN THẤU HIỂU
    To the world you maybe one person,but to one person you maybe the world
  10. tram_nam_co_don

    tram_nam_co_don Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/06/2002
    Bài viết:
    3.807
    Đã được thích:
    0
    Hoàng tử và công chúa
    Theo "chuyện ngày nay", có một hoàng tử, do có những lời lẽ thiếu lễ phép, đã bị một giáo sĩ có quyền năng phi thường phù phép. Hoàng tử bị nhốt trong một cung điện và chỉ được nói một từ mỗi năm. Tuy nhiên, hoàng tử có thể "tiết kiệm" bằng cách nếu chàng không nói từ nào trong suốt một năm thì năm tiếp theo sẽ được nói 2 từ. Tất nhiên, chẳng hề có bút và giấy trong cung điện.
    Cùng trong cung điện còn có một nàng công chúa xinh đẹp. Nàng là một con người dễ thương với mái tóc màu bạch kim. Hoàng tử đã nhanh chóng phải lòng cô gái hoàn hảo này. Chàng cố để cảm xúc của mình kìm nén lại trong 2 năm, không nói gì để có thể nhìn vào mắt công chúa mà nói 2 từ "Em yêu!".
    Hết 2 năm, hoàng tử nghĩ lại và muốn nói với công chúa cả câu 5 từ: "Em yêu, I love you". Do đó chàng cố kiên nhẫn thêm 3 năm nữa.
    Qua 3 năm, hoàng tử nhận ra rằng chàng muốn cưới công chúa. Chàng quyết định chờ thêm 4 năm nữa để nói một câu 9 từ : "Em yêu, I Love you, em cưới anh nhé?".
    Cuối cùng, sau 9 năm chờ đợi, hoàng tử tin rằng cơ hội đã đến. Hôm ấy, thấy công chúa đang đứng tựa vào lan can trên sân thượng và trông có vẻ rất vui vẻ, sau khi đã cân nhắc, suy nghĩ, hoàng tử đến gần, quỳ xuống trước mặt công chúa, cầm tay cô lên, nhắm mắt và nói ra điều đã ấp ủ bao lâu:
    - Em yêu, I love you, em cưới anh nhé!
    Công chúa tỏ vẻ hơi ngạc nhiên. Cô từ từ rút dây nghe của cái headphone ra khỏi đôi tai xinh xắn, và hỏi:
    - Excusme, pardon?
    LUÔN LUÔN QUAN TÂM
    LUÔN LUÔN THẤU HIỂU
    To the world you maybe one person,but to one person you maybe the world

Chia sẻ trang này