1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Truyện ngắn ....

Chủ đề trong 'Trường PTTH Lê Quí Đôn' bởi kisskid82, 15/11/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kisskid82

    kisskid82 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/10/2002
    Bài viết:
    2.553
    Đã được thích:
    0
    Cú điện thoại lúc quá nửa đêm
    Dễ chừng đã quá nửa đêm, điện thoại nhà tôi đổ chuông. Tôi giật mình, điện thoại vào giờ này thường là tin dữ, vội nhấc cái máy cầm tay đặt ở đầu giường. Tiếng người con gái sụt sùi :
    - Vợ chồng em ly hôn rồi!
    Có lẽ người này gọi nhầm chăng? Tôi hỏi lại:
    - Cô là ai, liên quan gì đến tôi mà thông báo vậy?
    Tiếng người con gái giận dỗi:
    - Vì anh mà vợ chồng người ta chia tay. Mặc kệ anh đấy.
    Nhận ra tiếng Phương, từ Hà Nội gọi vào, tôi chống đỡ yếu ớt:
    - ờ thì vợ chồng bạn không muốn chung sống với nhau nữa thì chia tay, thằng tôi làm sao phải gánh chịu hậu quả ấy được.
    - Anh đừng chối nữa, tội của anh lớn lắm, có lẽ anh chưa quên câu nói của anh ở quán ốc hấp thuốc bắc bên Hồ Tây?
    Tôi ấp úng tìm lời lẽ thanh minh nhưng đầu kia đã cúp máy thật mạnh, dội đến tôi một tiếng khô khốc như chấm dứt lời phán quyết đanh thép.
    Tôi ân hận thật sự, đâu dè một câu nói của mình để rồi khi gia đình ấy tan vỡ họ vận vào. Hai người là bạn của tôi từ thuở gạo bài trên giảng đường đại học. Cũng như tôi Mau từng là lính chiến trường nhiều năm, anh học nông nghiệp, rất say mê nghiên cứu các giống lúa mới, dân nước mình chỉ cần có đủ ngày ba bữa cơm là mọi việc ổn cả, anh bảo vậy. Mà đúng thế, anh sinh ra ở vùng quê gió lào nung nấu đến đất đai tưởng hoá sành, những trái núi, quá đồi cằn trơ như không chum vại khổng lồ úp ngược, và những nồng cát trắng loá mất hắt hơi nóng khiến thân chuối trong làng khô xác, dân phải lấy khoai làm lương thực chính, gạo là tối quan trọng. Bên cái bàn ăn ở ký túc xá, Mau thường kể, bố anh làm nghề chống đò ngang, đến mùa lũ mới có khách và gia đình anh mới có tiền đong gạo, còn mùa nắng nước cạn người ta lội qua được, đành neo đò, cho nên anh thường mong mưa, mưa thật lớn, có lũ càng hay, để có cơm ăn. Nhưng câu chuyện ôn nghèo,.kể khổ ấy của Mau khiến một cô sinh viên cùng lớp người Hà Nội động lòng: đó là Phương, hoa khôi của trường. Phương có vóc người mềm mại, mắt sắc nhưng vẫn toát ra vẻ đôn hậu. Trong những bữa liên hoan có bia, có rượu, tất nhiên ngày ấy chỉ là bia hơi, rượu đế, khi xỉn vì hơn men Mau đập vỡ ly chén. Uống dứt là ném thật mạnh uống nền gạch, tiếng thuỷ tinh, tiếng sành sứ vang lên làm hắn bừng tỉnh. Rồi Mau hối hận, lắm khi khóc như đứa trẻ. Dần dà, bạn bè mới hiểu đó là do tác hại của chiến tranh, Mau đã từng sống nhiều năm dưới bom đạn, chắc ảnh hưởng đến tâm lý hay do anh ám ảnh điều gì đó? Cũng là phỏng đoán thế thôi, chỉ biết rằng cứ sau mỗi bận liên hoan, lớp phải góp tiền để bồi thường ly chén cho bà bán quán. Nhưng có người thương Mau, muốn cùng chia sẻ nỗi đau đó với anh, là Phương chớ ai. Những chiều cuối tuần, hai người thường đến chỗ tôi ở là nhà khách Bộ Quốc phòng, chúng tôi cùng đi chợ, nấu nướng, Phương làm bếp khéo, Mau và tôi phụ nhặt rửa rau, nhưng rồi Phương phải làm lại. Tôi chưa thấy ai chế biến các món ăn cẩn thận như cô gái Hà Nội này. Nhận bằng tốt nghiệp, họ tổ chức cưới. Bố Phương hồi môn c.ho con gái căn hộ gồm một phòng khách lớn, một phòng ngủ và một phòng ăn. Ngoài ra còn có một cái bàn ăn bằng gỗ lim, đường kính rộng hơn một mét, dày đến ba bốn tấc, mặt liền, lên nước bóng loáng. Cái bàn này sẽ gắn chặt vợ chồng, con cái chúng nó với nhau. Dù xã hội có thay đổi chúng bay cũng phải giữ cái bàn ăn này, ông già nói. Nhưng rồi thời thế thay đổi, họ đã làm trái điều ông già dặn. Và, tôi đã mạo muội nói cái điều không đáng nói để cho họ buộc tội phá hạnh phúc vợ chồng họ.
    *
    * *
    Cú điện thoại lúc quá nửa đêm ấy khiến tôi choáng cả tuần. Không chừng mình đã mất một lúc hai người bạn. Kiếm được bạn đã khó, để mất một lúc hai người, đau quá.
    Đối với gia đình ấy còn là chỗ dựa tinh thần của tôi. Sống ở phương Nam những lúc buồn tôi lại gọi điện thoại ra, lắm lúc cũng chả có việc gì quan trọng, chỉ để nghe họ nói vài câu. Lần nào tôi ra Hà Nội họ cũng kéo bằng được về nhà ăn một bữa cơm gia đình. Chúng tôi cùng đi chợ, lang thang từ đầu đến cuối chợ để sắm các món. Phương là người Hà Nội, tính đến cô, dòng họ Phạm ấy đã có mười hai đời dựng nghiệp ở đất Tràng An, người Hà Nội gốc chớ gì nữa. Phượng chế biến được nhiều món tôi đặc biệt khoái món bún chả. Nhưng miếng chả do cô nướng chín đều, thơm dậy. Chén nước mắm do cô chế biến cũng rất tuyệt. Tôi thích nhìn cô bên dàn bếp có ngọn lứa bện lấy đáy nồi, vẻ mặt thanh tú của cô ửng lên thật đẹp. Bữa cơm gia đình thật ấm cúng, chúng tôi nhắc lại thời sinh viên lúc nào cũng thèm ăn, rồi đùa bỡn, trêu chọc nhau, người như trẻ lại. Ngắm vợ chồng họ, tôi như thấy sự vững chãi bên trong. Bẵng đi hai năm, tôi mới được ra Hà Nội. Hai vợ chồng tới cơ quan tôi mời tôi đến nhà dùng cơm vào chiều thứ bảy. Tôi đồng ý cấp kỳ và tưởng tượng đã có một bữa cơm thật đầm ấm quanh cái bàn tròn gỗ lim lên nước bóng loáng. Tôi đến sớm để cùng được vợ chồng họ đi chợ. Cũng như nhiều gia đình ở Hà Nội, căn nhà này đã thay đổi nhiều, đồ đạc, tiện nghi sang trọng như ở nước ngoài mà tôi được thấy qua phim ảnh. Mau đã mập và có bụng, mặc đồ bộ sọc xanh, tay không rời máy điện thoại, như một ông chủ xí nghiệp hoặc là giám đốc, chớ đâu phải là tay môi giới xây dựng. Phương mặc áo ngắn, váy hoa, tay ôm con mèo tam thể, cũng là cách học đòi quí phái và mùi phấn sáp, mùi nước hoa dậy lên, nhà ở mà tưởng như là khách sạn.
    Ngồi trò chuyện với tôi hai người cứ nói về giá đô la, giá các tiện nghi, cuối chiều vẫn không thấy chợ búa gì cả. Đến khi đồng hồ chỉ vào con số năm giờ, chồng mới đứng lên : "Mời cậu đi nhà hàng với vợ chồng tôi". "Sao không nấu ăn ở nhà cho ấm cúng". "Nhà này bây giờ còn bếp nữa đâu, ăn ở hàng quán". Người vợ nói thêm : "Sáng trên đường tới cơ quan ai thích gì vào quán ấy, trưa, dùng cơm hộp ở cơ quan; chiều anh Mau thường nhậu nhẹt với bạn bè thường khuya mới về, nếu không hai vợ chồng ăn hàng, cơm bụi hoặc gà tần, bún thang, tuỳ thích. Tôi tò mò: còn cái bàn ăn gỗ lim ấy? . Anh chồng đã thay xong đồ, bộ com lê vừa khoác vào người thật đẹp vải xám sáng, nói: "Khen cho trí nhớ của cậu còn nhớ cái bàn cổ lỗ ấy, tôi đã thảy nó ra bãi rắc từ năm ngoài rồi, căn nhà bếp và phòng ăn đã được tân trang lại để làm phòng vi tính". Anh chồng đẩy cánh cứa vào phòng bếp dạo nào. Tôi sững sờ, một căn phòng trát sơn nước màu kem, gắn máy điều hoà nhiệt độ, hai giàn mày vi tính hiện đại đặt song song nhau, vợ chồng tôi mỗi người một cỗ, tất cả số liệu được đưa vào bộ nhớ của máy, nói về vi tính thì đây là loại mới nhất, có thể nghe nhạc, hỏi về tỉ giá hối đoái trên thị trường thế giới, các sự kiện nổi bật trong tháng, trong tuần, trong ngày. Giá mỗi giàn hơn hai ngàn đô đó cậu. Bằng giọng hào hứng anh ta nói với tôi như thế. Họ gọi tắc xi cùng tôi lên quán ốc Bố già bên Hồ Tây. Món ốc hấp thuốc bắc này bổ dương lắm, mỗi tuần nên thưởng thức một lần thì chuyện chăn gối của vợ chồng quyết liệt lắm, Mau rủ rỉ với tôi. Nhìn bộ mặt mãn nguyện có phần hãnh đời của Mau tôi tưởng như gặp anh ta trên chuyến đò ngang nào đó. Bữa ốc hấp thuốc bắc ngon vì lạ miệng. Cuối bữa tôi nói ra cái điều đúng ra không nên nói, trong đời đâu phải các dự báo về sự thật đều được chấp nhận. Tôi nhớ lúc ấy cả hai vợ chồng nhìn nhau âu yếm cười giễu tôi. Anh chồng rút tiền thanh toán, miệng càu nhàu: "Đến kiếp sau chúng tôi vẫn cứ là vợ chồng. Cứ đợi đấy. Đâu dè, lời nói của tôi đã thành sự thật để rước hoạ vào thân.
    BC
    Đời là bể khổ , học là bể đầu và yêu là lủng túi ...
    U 'll be alone if U don't need me , and U 're crazy if U need me ...
    Сой,и с fма ...!!!
  2. kisskid82

    kisskid82 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/10/2002
    Bài viết:
    2.553
    Đã được thích:
    0
    *
    * *
    Tôi đâm ra sợ những cú điện thoại lúc nửa đêm về sáng. Thôi thì, trước lúc đi ngủ rút phích ra khỏi máy là hơn, ai có việc gì mai liên hệ. Nhưng từ khi có cú điện thoại của Phương tôi thấy khó ngủ. Tôi lấy sách ra đọc và bỗng nghĩ lẩn thẩn, giá như có đứa bạn nào không ngủ muốn gọi điện cho mình thì sao? ờ, giá bây giờ có thằng bạn nào kêu điện đến tán dóc thì đỡ quá. Tôi đành cắm phích vào.
    Lướt được dăm trang sách mắt tôi trĩu xuống và trong lúc mơ mơ màng màng chuông điện thoại đột ngột reo. Tôi choàng dậy nhấc máy. Đằng kia là tiếng Mau:
    - Vì cậu mà vợ chồng tôi ly hôn?
    - Thì... thì tôi cảnh báo vậy thôi... à, mà hiện nay cô Phương vẫn ở đấy chớ.
    - Cô ấy về nhà bố mẹ đẻ rồi. Chúng tôi đang chờ toà án chia tài sản. Trước mắt căn nhà này phải ngăn đôi. Sau này cô ấy đền bù để tôi mua căn hộ khác.
    Tôi cảm thấy nhói ở ngực. Tiếng Mau trầm xuống, ngắt quãng:
    - Cậu biết đấy, đời sống vợ chồng tôi đâu phải nghèo, giàu có là đằng khác, vậy mà sao lúc nào cũng bức bối và dẫn tới tan vỡ.
    Mau nói rất thật, so với những cặp vợ chồng cùng trang lứa ở Hà Nội, vợ chồng anh thuộc loại khá giả. Mau tháo vát, khi thấy công việc nghiên cứu cây lúa không kiếm được nhiều tiền và vất vả vì phải đến với đồng ruộng, tiếp xúc với nông dân, anh quay sang nghề mối giới xây dựng, nghĩa là chạy đi xin thầu những công trình lớn rồi sang lại cho người khác để hưởng phần trăm. Nhờ tôi ăn nói anh kiếm được khá nhiều công trình, nào là xây dựng trụ sở làm việc, rải nhựa cho các đường. Có nhiều tiền Mau muốn xoá đi cái gốc gác nông dân của mình. Và anh nhập cuộc sống trưởng giả. Tháng tư năm ngoái, tôi gọi điện ra, Mau trả lời và nói: "Cậu gọi chậm một chút nua là không có ai ở nhà". "Thế vợ chồng ông chuẩn bị đi đâu đấy?". "Cậu không biết hôm nay là ngày gì sao?" "Ngày 14 tháng 2" "Cũng có nghĩa là ngày Valentin, ngày tình yêu". "Ngày tình yêu là gì vậy cha nội?". "Nó bắt nguồn từ ý, thời trung cổ, xã hội còn ngăn cấm trai gái yêu nhau, có vị thánh tên là Valentin đã phá vỡ mọi luật lệ cho tình yêu được tự do, và vị thánh bị hành hình, tứ đó có Valentine Day - ngày tình yêu. Bây giờ mình đi đón vợ mình ở tiệm uốn tóc về rồi đi mua hồng về tặng, phải kiếm bằng được hai mười sáu bông hồng nhung. Thôi, mình đặt máy để đi đây".
    Sự thật là tôi mừng cho họ, đất nước đã thanh bình, mọi người có quyền sống theo nhu cầu ý thích của mình chớ. Còn Phương tỏ ra hãnh diện, có lần, qua điện thoại cô cho tôi hay, anh Mau của em bây giờ đã đổi khác rồi, mỗi khi say xỉn anh ấy không đập vỡ ly chén nữa. Tôi thật sự mừng cho họ, ngờ đâu giờ đây hai người đã ly dị.
    Ra Hà Nội là tôi tìm đến nhà họ. Phía ngoài cửa đã có hai nút chuông, một đề Phương, một cái đề Mau. Tôi bấm gọi Mau nhưng không có người đành gọi Phương.
    Phương mở cửa, người cô gầy, da xanh, mắt vẩn lên nét u buồn. Tôi hỏi để xua đi im lặng.
    - Bây giờ tôi là khách của ai đây?
    Phương nhìn tôi rồi quay mặt:
    - Tội của anh lớn lắm.
    Tôi vào nhà, căn phòng rộng đã được ngăn đôi bằng ván ép mỏng. Mà sao buồn và lạnh tanh như nhà trọ. Trước đây, căn nhà đầy ắp tiếng cười nói, rồi những ánh mắt âu yếm nhìn nhau, đùa bỡn, nịnh nhau, nào ngờ giờ đây vắng đến thế. Mà phải thôi một gia đình vừa rữa ra làm sao vui được.
    - Anh chàng hôm nay đi đâu nhỉ?
    - Không biết. Tôi không phải là người quản lý ông ấy.
    - Phải có mâu thuẫn thế nào mới dẫn đến cơ sự này chớ.
    - Anh xem, ngày nào anh ấy cũng đi từ sáng đến gần khuya mới về, người nồng hơi rượu và đánh em.
    - Đánh cô?
    - Vâng, em khuyên anh ấy đừng nhậu say là anh ấy đánh. Rồi anh ấy cặp bồ với một cô đã bỏ chồng làm việc cùng cơ quan. Nhiều buổi chiều thứ bảy anh ta đến nhà cô ấy ở khu tập thể Thành Công để hai người nấu nướng bù khú với nhau. Con bạn thân của em ở cùng dãy nhà ấy nên phát hiện ra.
    - Và rồi cô cũng bồ bịch để trả thù chớ gì?
    - Không. Em đâu phải là người thế.
    - Là hỏi vậy thôi. Cô biết không, khi ở nhà không còn bàn ăn nữa thì người đàn ông phải đi tìm nơi khác
    Phương cúi xuống và bật khóc.
    Tôi phải về cơ quan để thu xếp cho chuyến đi Thái Bình. Tiễn tôi ra cứa, Phương nói:
    - Anh tới mà em không dám mời cơm.
    - Nhớ nhắn với anh Mau là tôi đang có mặt ở ngoài này.
    - Em không nói được đâu. Anh cứ viết mấy chữ nhét vô ổ khoá ấy.
    *
    * *
    Sau mấy ngày ở Thái Bình về, tôi được chị Lâm, tài vụ cơ quan, cho hay, có người đàn ông tên Mau tới tìm mấy lần. Tôi liền đi honđa ôm tới nhà họ ngay.
    Hà Nội đang tiết mưa bụi. Lạnh đến run người. Lúc này người ta chỉ mong có một mái nhà mà chui vào. Chỉ có mình Phương ở nhà. ở góc phòng của cô đã có bếp dầu, bếp điện và dàn để bát đũa.
    Tôi ngồi trò chuyện với Phương được một lúc thì có tiếng chân người lên cầu thang. Tôi nhận là Mau. Bước đi của anh vội vã và cộc cằn đã quen thuộc với tôi từ hồi sinh viên mỗi khi anh lên cầu thang để vào phòng tôi. Bước chân cũng thể hiện được tính nết người.
    Tôi bước ra:
    - Mời ông qua bên này uống nước luôn.
    Mau lừ đôi mắt đỏ vằn nhìn tôi. Anh ta đang bị hơi men luộc nhừ. Một lát, có tiếng cốc ly ném xuống sàn nhà. Mảnh thuỷ tinh bắn sang cả bên này. Lại một tiếng đồ sứ nữa vỡ.
    Phương nói nhỏ:
    - Mỗi lần anh ta say xỉn về nhà là đập vỡ một vài cái ly chén. Hình như đó là một di căn của người từng qua chiến tranh trước kia, sống với em đã mất nay lại tái phát.
    - Suy diễn tầm bậy. Nếu như thế thì những nhà người từng là lính còn đâu ly chén để xài. Mà sao ngày ở với em bệnh ấy mất hẳn?
    Tôi biết Mau đang sống trong bi kịch của người cô đơn.
    Tiếng Mau lè nhè:
    - Này, các người đừng nói xấu tôi nhé.
    Dứt lời, anh ta đổ vật xuống và nôn thốc. Tôi chạy qua đỡ Mau lên giường và dọn dẹp. Một hồi sau tôi qua bảo Phương nấu cho bát cháo để bón cho Mau. Phương ngần ngừ một lúc rồi nói:
    - Thôi thì vì anh mà em nấu, đây là lần cuối cùng đấy nhé.
    - Lại nói gở.
    Tôi quát nhưng mừng lắm. Vậy là họ vẫn thương nhau, vẫn còn hàn gắn được.
    Một lúc sau, Phương bưng bát cháo sang. Tôi đón lấy và đỡ Mau dậy. Mau đã tỉnh nhưng người vẫn lả đi vì mệt.
    Tôi dìu Mau ra cái bàn nhỏ. Phương vẫn đứng ở góc phòng. Đâu ngờ tôi lại dại dột hỏi:
    - Này, tôi chẳng còn nhớ hôm ở quán ốc bên Hồ Tây mình đã nói câu gì?
    Phương nhìn tôi, cắn môi rồi ngó ra cửa sổ. Mau lừ mắt chằm chằm vào tôi và nói:
    - Cậu tính chối à? Cậu đã rủa rằng: khi cái bàn ăn không còn thì tình nghĩa vợ chồng cũng thay đổi. Cứ kéo tình trạng cơm hàng, phở quán thì vợ chồng nhà này trước sau cũng ly hôn . Cậu nói vậy có ý gì?
    Cả Phương và tôi đều bật cười. Phương gắt:
    - Thôi, ăn cháo đi, kẻo làm vỡ bát đấy.
    Tân Sơn Nhất. Tháng 3 - 1998
    Nguyễn Quốc Trung

    BC
    Đời là bể khổ , học là bể đầu và yêu là lủng túi ...
    U 'll be alone if U don't need me , and U 're crazy if U need me ...
    Сой,и с fма ...!!!
  3. whitelions

    whitelions Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/12/2002
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Giản dị khi yêu ... !
    Tôi uể oải bước vào phòng đọc lớn của Thư viện quốc gia. Hôm nay mới sớm mà đã nóng bức. Nắng vàng sánh như lửa đổ ngoài kia, những quạt trần quay lờ đờ thảm hại ở trong này. Những gương mặt già trẻ ngồi bu quanh những chiếc bàn chữ nhật khổ rộng dưới trần nhà hoành tráng mang vẻ u sầu cô tịch cũ kỹ muôn đời của giới trí thức. Tôi chọn một chỗ ngồi hơi có gió thoảng. Tôi mở túi ni lông, rút tập tài liệu ra, xem qua, gác bút lên giấy. Tôi thấy chán lắm.
    Tôi che miệng ngáp. Tôi buồn vì cảnh lẽo đẽo theo đuổi đề tài nghiên cứu lịch sử nông dân Việt Nam, vì những gương mặt thiếu sinh khí. Tôi nhìn chZm chú một cô gái ngồi đối diện, phát hiện ra vẻ đẹp của người ta.
    Tôi nghĩ đến cảnh ngồi bên cô ta, vui vẻ cùng cô ta. Lại biết rằng điều đó hầu như không thể xảy ra được. Nhưng thà tưởng tượng còn hơn không có gì. Cô ta mỉm cười lơ đãng. Cười gì và với ai? Tôi nhìn cô ta chán thì lại cúi xuống nhìn tập tài liệu rắc rối và buồn tẻ.
    Một giờ, hai giờ, ba giờ trôi qua. Tới gần trưa thì tôi biết điều tôi chờ đợi đã không xảy ra. Đoạn vZn chưa hoàn thành, người tôi ngầm mong chưa tới. Người ấy lung linh trong tâm tôi, tôi ngưỡng mộ, những mong người ấy là bạn tôi. Nhưng bao lâu nay người ấy vẫn giữ một khoảng cách với tôi, thành ra tôi cũng không dám tiến xa.
    Tôi ngoái đầu lại nhìn. Góc trái sau lưng tôi Hoa đang ngồi lơ đãng dựa lưng vào ghế, một cuốn sách dựng trước mặt. Tôi biết người này. Cô ta là người quen sơ của bạn tôi. Nói chung tôi không có cảm tình gì đặc biệt với cô ta, tuy cũng phải đánh giá khách quan: cô ta là nữ sinh cao, trắng, cân, thon. Thế thôi. Quá bình thường. Biết bao người đến thư viện này trông còn đáng chú ý hơn.
    Khi tôi ngoái nhìn lần thứ hai thì thấy Hoa đang che miệng ngáp.
    Khi tôi ngoái lần thứ ba thì đối diện Hoa đã có một chàng trai trẻ ngồi nói chuyện. Xem ra họ nói rất sôi nổi, tuy nội quy thư viện cấm nói chuyện trong phòng đọc. Cặp kính trắng của anh ta loang loáng. Tôi sửa lại cặp kính trắng của mình. Kính tôi khác kính anh ta. Và tóc tôi cũng khác. Dài hơn. Phải nói là rất dài. Và tóc của Hoa cũng dài. Gần như chất tóc tôi.
    Tôi ngồi thừ ra. Mười một giờ trưa. Chả ai đến nói chuyện với tôi. Thôi thì đến góp chuyện với họ vậy. Tôi sán đến bên hai người, ngồi xuống chiếc ghế vắng chủ cạnh Hoa, cười xã giao, bắt đầu nghe xem họ nói chuyện gì để tham gia.
    Thì ra anh chàng NZm đang nói chuyện triết học và tướng số. Nghe một hồi, tôi biết là triết học của anh ta có độ bập bỗng của tướng số và tướng số lại có độ cầm chắc của triết học, Tôi biết phụ nữ say tướng số lắm. Gã NZm này thật khéo tiếp cận đối tượng đây.
    Tôi bắt đầu câu chuyện bằng cách phủ định vài điều của anh ta. Anh ta vận chưởng phủ định tôi. Hoa lúc nghiêng bên này, lúc nghiêng bên kia, đều chú ý nghe chúng tôi nói. Tôi cảm thấy cái cảm giác bảo vệ lẽ phải, mà chắc anh ta cũng thế.
    Nhưng tôi cũng biết rằng giữa hai con trống mà có một con mái thì không khí thế nào chẳng khuấy động lên.
    Giữa lúc đó thì trời mưa. Không biết nên cảm tạ trời mưa chZng? Đã giữa trưa , thư viện vắng vẻ. Một số người tụ tập bên cửa ra vào và cửa sổ, ước tính thời lượng của cơn mưa. Được thoải mái, chúng tôi nói chuyện càng hZng.
    Cuộc nói chuyện kết thúc bằng bữa Zn trưa của ba người, lúc đã giữa chiều, khi cơn mưa đã ngớt. Tôi biết từ lâu rằng nhà Hoa ở gần nhà tôi. Thế mà chỉ đến chiều muộn này, khi đi xe qua cửa nhà Hoa để về nhà tôi, tôi mới có cảm nghĩ rằng gần ta lại có một người con gái gần gũi thế, một người đã cùng Zn trưa với ta, nói chuyện với ta , cười với ta, và còn có thể giao tiếp với ta lâu nữa.
    Ngay tối đó, tôi đến nhà Hoa chơi. Bấm chuông điện nhà Hoa mà lòng tôi cZng thẳng. Cây hoa giấy trước cửa trùm bóng lên tôi như một bóng ma đe dọa.
    Cánh cửa sắt mở rộng. Hoa mỉm cười chào tôi. Cô mặc chiếc quần soóc, lộ ra cặp chân thẳng, dài và tròn. Mái tóc cô buông xõa, trông dễ thương hơn kiểu buộc tóc thường ngày vẫn đến thư viện.
    Trong nhà cô hóa ra đã có người lạ. Đó là anh chàng Thực tôi đã gặp một lần. Trẻ hơn, cao lớn và có vẻ phong trần, anh ta tự tin hơn tôi nhiều. Anh ta cười nói, hút thuốc lá, trò chuyện thân mật với những người nhà của Hoa, và chơi bài với họ. Anh ta trông như là người của họ. Tôi cảm thấy bẹp gí dưới ảnh hưởng quyền lực của anh ta. Anh ta liên tục đưa về phía Hoa những ánh mắt và câu nói đầy ý nghĩa. Tôi cảm thấy nên rút lui. Và tôi đã rút lui thật.
    Hoa giữ tôi lại không được thì tiễn tôi về. Dưới bóng cây hoa giấy, cạnh dãy cây cảnh trồng trong những chiếc chậu, Hoa níu tôi lại bằng câu hỏi:
    - Thế anh đã từng trải qua tất cả các cảm xúc với phụ nữ rồi chứ? Tôi chạnh nghĩ đến tuổi ba mươi của mình. Cuộc đời đang trôi qua nhanh. Tôi thận trọng hỏi Hoa:
    - Em nói đến tuổi anh hay em hỏi anh? Hoa im lặng. Tôi chờ cô trả lời không được thì nói:
    - Dĩ nhiên đã biết tất cả. Vì đó là do cuộc đời xô đẩy Tuy nhiên anh nghĩ rằng con người ta cần đến sự gắn kết cuối cùng với ai đó.
    Tôi vê ga vù đi, nghe tiếng của sắt khép sau tôi, nghĩ rằng sẽ không bao giờ tôi trở lại nơi này nữa.
    Đêm về, tôi khép mọi cửa phòng riêng, đắm mình trong thuốc lá, rượu mạnh, âm nhạc, và cuối cùng là sự buồn rầu. Tôi lại nghĩ đến tuổi ba mươi của mình, đến tuổi xuân đã sắp qua hết, đến những cuộc tình thất bại của mình, đến cuộc đấu tranh mưu sinh đầy nặng nề. Cảm giác tuyệt vọng về cuộc đời đè nặng tâm hồn tôi. Tôi nhớ đến miệng cười đắc thắng tự phụ của con người tôi gặp tối nay, đến nhà triết gia tay trái đầy mâu thuẫn mà tôi gặp hôm nào, đến những kẻ từng chiến thắng và thống trị tôi, tâm hồn tôi cảm nhận sâu sắc nỗi cay đắng của kiếp người. Tôi tự biết rằng tâm hồn tôi yếu đuối, tôi biết rõ một tâm hồn như thế sẽ dễ chiến bại như thế nào, tôi cZm ghét cái hệ quả mà tâm hồn tôi tự trọng và yêu thương đó sẽ đem lại. Tôi ngủ thiếp đi trong nỗi cZm thù sâu sắc đối với quy luật cá lớn nuốt cá bé của cuộc đời với những kẻ thù mà cuộc đời đã đem đến cho tôi.
    Nhưng buổi sáng đến lại giục giã tôi tới Thư viện quốc gia. Tiếng gọi mơ hồ của hy vọng và niềm vui giục tôi đến.
    Tôi bước vào phòng đọc lớn và nhìn xung quanh. Tôi nhận thấy ngay là Hoa đang ngồi trong một góc khuất, bên cạnh cô và trước mặt cô hãy còn bỏ trống. Tôi gật đầu chào cô và tự lo cho mình một chỗ ngồi cách xa.
    Tôi ngồi xuống và giở tài liệu ra. Bỗng nhiên tôi nhìn về phía Hoa. Những chỗ bên Hoa và trước Hoa vẫn bỏ trống. Tôi lo lắng nghĩ đến lúc những chỗ đó sẽ bị gã trai khác điền đầy. Tôi nhỏm dậy, vơ tài liệu đi tới ngồi xuống cạnh Hoa. Tôi nói: "Chỗ này mát hơn chỗ anh lúc nãy". Và tôi hắng giọng, bày tài liệu ra. Nhưng có phải chỉ tôi mới biết rõ rằng ngồi bên Hoa, tôi còn bị nóng hơn ngồi chỗ ban nãy?.
    Tôi cúi xuống tập tài liệu. Hoa cũng im lặng, lâu lâu lại giở một tờ sách đầy dẫy chữ Trung. Cô học thứ ngoại ngữ đó. Ngồi bên một người con gái, biết bao ý tình có thể nảy ra? Tôi cảm thấy từng hơi thở nhẹ nhàng, hoặc tiếng thở dài của Hoa, bỗng nhiên một ý nghĩ từ từ mà mạnh mẽ hiện ra, đó là ý nghĩ phải thể hiện cho người ấy biết rằng, tôi là một người đàn ông. Thực là một ý nghĩ đơn giản.
    Đúng, thực là đơn giản. Bất cứ người đàn ông đã từng đau khổ vì tình nào đều biết rõ điều này.
    Tôi huých nhẹ vào Hoa.
    Cô yên lặng.
    Tôi lấy cớ để chạm vào cô vài lần nữa.
    Cô vẫn im lặng, động đậy và thở dài. Nhưng không dịch ghế lùi xa như nhiều cô gái vẫn làm.
    Tôi bỗng hiểu có một người muốn đồng cảm với tôi. Người đó hiểu và có thể chia xẻ những mong muốn của tôi.
    Tôi biết rằng từ nay, dù Hoa trong thực tế có nghĩ ngợi như thế nào, tôi cũng không thể nào bỏ qua con người này, như đã từng lặng lẽ và lạnh nhạt từ giã nhiều người phụ nữ khác.
    Mà con người ta thì dễ dàng tìm đến và từ bỏ nhau làm sao.
    Tôi lại đến nhà Hoa vào những tối thứ bảy, chịu đựng và chấp nhận những gã đàn ông xa lạ khác cũng đến vào tối ấy.
    Hoa vui lòng tiếp nhận tôi. Cô khen cách Zn mặc của tôi, kết quả công việc của tôi, không bao giờ cho tôi là một kẻ lạ lùng. Cô yêu cả mái tóc dài kỳ dị của tôi, lắng nghe nỗi buồn tôi hay bộc lộ, bằng lòng với những gì tôi đã làm để bày tỏ tình cảm của tôi đối với cô.
    Được whitelions sửa chữa / chuyển vào 15:20 ngày 09/12/2002
  4. whitelions

    whitelions Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/12/2002
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Cho đến một chiều, tôi đứng trên sân thượng ngôi nhà mới của cha tôi, nhìn về phía nhà Hoa. Tôi như thấy hình bóng cô trong ánh trời chiều ở đằng kia của phố, thấy dáng cô đẹp đẽ khi nhìn về phía tôi ngày nào, thấy cánh tay tròn trắng của cô giơ lên vẫy tôi, lại như nghe được tiếng thở dài của cô. Cô đã thở dài khi nghe chuyện đời sướng khổ vui buồn độ tuổi ba mươi của tôi, thở dài khi tiếp xúc với tôi. Trong đêm, tôi hình dung thấy Hoa mọi góc độ, tôi chỉ có thể ngủ khi hình ảnh của cô đã làm tôi quá mệt mỏi.
    Tôi hay nghĩ đến câu Hoa hay nói: "Tình yêu không có tuổi". Tôi không biết được cô hiểu câu ấy sâu sắc đến độ nào. Không dám chắc Hoa có lòng nghĩ đến tôi, nhưng tôi không thật sự quan tâm đến điều ấy.
    Tôi muốn có cô, đơn giản chỉ vậy. Tôi đã đến lúc nghĩ rằng cô có thể là người đàn bà tuyệt vời của tôi. Tôi đã quên lãng những hình bóng khác, chỉ có một con người cần phải chinh phục, đó là Hoa. Thậm chí cuộc chinh phục này không đưa đến sự sở hữu, tôi vẫn làm. Bởi vì đó là niềm vui. Cô khiến tôi quên lãng cô đơn. Bên cô, lòng tôi ấm áp.
    Tôi đến nhà Hoa vào chiều thứ nZm, nhưng cô không ở nhà. Thứ sáu, tôi lại đến thư viện. Trong quán trà gần thư viện, giữa đám độc giả, tôi chợt nghe người ta nói rằng trưa thứ nZm qua, cô Zn cơm cùng Đệ, một bạn trai của chúng tôi tại nhà cô.
    Tôi không muốn tin rằng tin đó là sự thật. Tâm hồn tôi sôi lên cảm xúc tôi tưởng đã chết từ lâu đó là ghen. Tôi thừa biết ghen tuông dẫn đến ngu xuẩn và bất hạnh, nhưng tình cảm quái ác này không thể nào chế ngự được lúc này. Tôi lại cảm thấy như xưa rằng thế giới này xấu xa biết bao. Đối với tôi, đó là một thế giới thấp hèn và phản bội. Tôi rủ một người con gái từ lâu đã say mê tôi vào quán trà. Chọn một góc khuất, tôi với cô cùng uống trà Lipton, trà mà ngày mới quen nhau tôi đã cùng Hoa uống. Lợi dụng cơ hội thuận lợi, tôi bắt đầu đưa tay vuốt nhẹ hông cô bạn mới, tuy chưa hề thấy ham muốn.
    Đột nhiên tôi nhìn thấy gương mặt của Hoa. Cô đang sững nhìn tôi. Tuy mắt cô không có lệ, tôi đủ hiểu biết để nhận thấy cô đang đau khổ. Những chiếc lá của cây ngâu rơi lả tả từ bàn tay cô đang vò nắm. Tóc cô bay rối tung bởi một làn gió dữ dội đang thổi thốc từ ngoài đường vào vườn. Mặt cô ánh lên vẻ kỳ lạ mà tôi chưa từng thấy. Tôi lập tức nhớ cô hồi hộp như thế nào khi bàn tay tôi đây đang vuốt ve hông cô bạn mới này, từng chạm vào ngực cô đầy đặn và cZng thẳng đợi chờ. Hoa đã từng mong tôi đến với cô, từng chiều hầu hết ý tôi muốn, từng làm đẹp vì tôi. Cô đã rung động vì tôi, dù cô có thể chưa thừa nhận hay hiểu hết điều đó. Còn tôi, tôi đã hiểu. Tình yêu khó lý giải thay.
    Chắc chắn là chúng tôi đã yêu nhau. Đó là tình yêu đến bất ngờ, ngoài dự kiến, do một cuộc nói chuyện vu vơ, trời mưa và bữa Zn trưa đầy tình cảm xui nên. Đó là tình yêu đến từ những cái nhìn thích thú hoặc đắm đuối, những tiếng thở dài, những lần giả vờ vô tình gặp gỡ, những cuộc hẹn hò dưới nhiều lý do che đậy, những lần ngồi bên nhau, những đụng chạm vuốt ve. Đó là tình yêu cháy rực lên từ nỗi niềm cô đơn tích đầy điện lực và tuổi xuân đầy ước mơ hy vọng. Đó là tình yêu đầy rạo rực của những khát vọng thầm kín. Đó là hiến dâng và tự nguyện chung tình, mặc dù hai chúng tôi chưa ai lần nào nhắc đến chữ yêu. Chúng tôi chưa để tình yêu cắt thành lời. Chưa có lời, không tuyên bố, hứa hẹn, thề thất. Đó là trao tặng, chỉ có trao tặng.
    Với tất cả những nồng nàn gần gũi của nó, tôi biết rằng mình đang yêu một tình yêu chân chính, đối với một người con gái không có gì đặc sắc hơn đời. Chính vì không bị lôi cuốn bởi sắc đẹp, tiền tài, địa vị, danh vọng hơn người mà tình yêu đó là chân chính, tự nhiên và tự do.
    Chúng tôi không hề ép nhau phải làm điều gì. Đó là tự do thật sự.
    Tối biết rằng bên cạnh tình yêu, mọi điều khác đều nhỏ bé cả. Tôi nhớ rằng từ khi có Hoa bước vào đời tôi, tôi đã trong sạch, cao thượng, khôn ngoan biết bao. Dục vọng thấp kém, tham lam, điên dại rời xa tôi. Chính bởi tâm hồn tôi đã được tình yêu chân chính làm cho cao cả. Tôi hiểu rằng khi yêu thì ai cũng thế. Tôi đột ngột xô cô bạn mới ra, làm cô ngạc nhiên, tức giận. Tôi chạy xô ra ngoài. Nơi bóng dáng Hoa vừa xuất hiện, nay chỉ còn một cuốn sổ tay.
    Tôi chộp lấy cuốn sổ, ngay tức khắc nhận ra nó là của Hoa. Cô bỏ quên chZng, vô tình hay hữu ý? Tôi dắt xe ra khỏi thư viện, vội nổ máy, lao về phía nhà Hoa. Tôi sẽ đem cuốn sổ xinh đẹp này đến cho em, kèm theo đó là sự thật. Tôi biết rằng trong tâm trí tôi, tên em đã trở thành một khái niệm truyền thống thiêng liêng: Nàng.
    Nhưng tình yêu của tôi với Hoa không đơn giản, bằng phẳng. Tôi trải qua bao phật ý ghen tuông, giận dữ, thất vọng, kể cả ý muốn từ bỏ, trước khi cưới Hoa.
    Gia đình Hoa đã không làm khó cho tôi.
    Đêm đầu tiên của vợ chồng, thậm chí nỗi lo lắng đã lởn vởn tâm hồn tôi. Tôi sợ không thể yêu Hoa như mong muốn. Tôi đã nghe nhiều gã kể về những kỳ tích, tôi biết rằng mình không thể làm được như họ. Chúng tôi thoạt đầu nằm bên nhau như những người bạn. Nàng kéo chZn lên tận cằm, mắt nàng lấp lánh nhìn lên trần nhà lờ mờ đường nét của phào. Tôi tắt đèn ngủ, nàng quay lưng lại tôi, chZn bên tôi bỗng nhiên hụt. Tôi xích lại gần nàng. Mùi đa thịt nàng gây gây thơm thơm, tôi thấy thế. Tôi cảm thấy cái ham muốn, cái sức sống luôn thức ngủ sáng tối đắp đổi trong tôi từ từ nổi dậy, dần dà thành một khối cháy bỏng. Tôi cảm thấy thân thể như phát sáng, thành nguồn nhiệt lớn lao, hun rực tinh thần tôi.
    Tôi rụt rè ôm lấy nàng.
    Nàng thở dài rất nhẹ.
    Tôi hôn gáy nàng, vai nàng, nhổm lên hôn má nàng. Bàn tay tôi ngày càng táo bạo tìm kiếm, âu yếm nàng. Tôi xiết chặt nàng vào tôi
    Đột nhiên nàng quay lại với tôi. Khác với điều tôi chờ đợi, đại loại như một câu hỏi "Anh có yêu em không?" mà tôi thấy sách vở vẫn viết về trường hợp tương tự thế này, nàng tin cậy ép vào tôi.
    Mặc dù trước hôn nhân chúng tôi vẫn thường trêu chọc nhau, ôm ấp nhau, nhưng chỉ đêm nay chúng tôi mới thực sự tận hưởng nhau, mới biết đến tình yêu thực sự.
    Chúng tôi nằm với nhau đến sáng. Thực sự tôi mệt mỏi lắm, nhưng tôi không muốn ngủ mà bỏ qua đêm xuân đáng giá ngàn vàng này.
    Ngày mới đến cho tôi một cảm giác mới : cảm giác mãn nguyện, tự tin. Tôi thấy mình bằng vai phải lứa với thiên hạ. Tôi thật đáng mặt đàn ông. Tôi phải biết ơn Hoa về điều đó
    Hoa đối xử rất phải đạo với gia đình tôi. Mẹ tôi bớt dần vẻ hoài nghi mà bà có từ khi tôi cưới vợ. Bà giao tiền cho vợ tôi mua sắm mọi thứ và đi chợ, những việc mà bà thường không tin ai ngoài mình.
    Hoa thường gọi điện cho bạn rất lâu. Tôi cũng thường để ý xem vợ gọi cho ai. Nếu đó là đàn ông, tôi thường rất muốn biết kẻ đó là ai, có quan hệ thế nào với cô ấy, kẻ đó có phải là một trong những tình địch cũ của tôi hay không. Hoa luôn luôn nói cho tôi biết cô ấy nói chuyện điện thoại với ai. Hoa cũng không giấu chuyện ở cơ quan, Đặc biệt nhất là Hoa không giao thiệp với các tình địch của tôi nữa. Tôi khá yên tâm. Hoa có vẻ thành thực. Tôi tin vợ tôi không lừa dối tôi.
    Nhưng biết làm sao, dẫu như không tin?
    Tôi luôn luôn lo lắng cho vợ tôi. Hoa đi đâu quá giờ hẹn là tôi lo ngại. Tôi hình dung những chuyện đáng sợ đến với cô ấy. Thôi thì va chạm xe, vào đồn công an, bị thương, mất tiền... Thậm chí cả qua chỗ vắng sơ ý bị kẻ gian hãm hại.
    Nỗi lo sợ quái gở nhất là vợ tôi bị chiếm đoạt canh cánh bên lòng tôi.. Có lúc đang mặn nồng, tôi bỗng lạnh cả hồn vì nỗi nghi ngờ thoáng qua như điện giật này.
    Tôi vẫn hay đến Thư việc quốc gia. Công việc nghiên cứu của tôi cần tôi đến đó. Nhiều khi tôi ngủ gật trên bàn, chẳng thiết gì đến việc. Tôi nhìn các cô gái trẻ, những người chưa chồng hoặc có chồng, với ánh mắt tò mò và so sánh. Tôi so sánh họ với vợ tôi, tìm ra những lý do để yêu Hoa hơn, tin vào tình yêu và sự lựa chọn của mình hơn.
    Let's the music heal Ur soul ...
  5. whitelions

    whitelions Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/12/2002
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Còn Hoa, tôi bắt cô ấy phải ở nhà, không cho cô ấyđến Thư viện này nữa. Tôi bảo vợ: "ở nhà có nhiều việc cần làm hơn đến ngồi giữa bọn trẻ ranh ấy.
    Tôi về muộn, tắm giặt rồi ngắm nghía mình trong gương đứng của tủ tường. Tôi thấy mình đẹp trai. Tôi tự đắc vì đã có vợ mà vẫn còn em xin chết. Tôi tự đắc còn vì tôi vẫn giữ được lòng chung thủy với vợ.
    Tôi vào phòng Zn, thấy Hoa thẫn thờ ngồi dựa lưng trên chiếc ghế cạnh bếp ga. Vợ tôi không muốn đứng dậy hay sao ấy, mặc dù bữa cơm đã được nấu xong, chỉ chờ dọn ra Zn. Tôi nhận thấy vẻ mỏi mệt trên mặt Hoa, trong dáng ngồi hơi ưỡn dài, trong bàn chân trỏ xuôi. Tôi hỏi:
    - Em sao thế?
    - Em không sao cả. Em thấy mỏi mệt, thế thôi.
    Tôi giải thích:
    - Bếp nhà mình tiện nghi. Vậy thì nấu ở đây phải đỡ mệt chứ. Với lại, chắc em được mẹ giúp đỡ nữa.
    Vợ tôi gật đầu:
    - Em biết tất cả những điều đó. Trong ngôi nhà mới này của em, em không phải vất vả như nhiều phụ nữ khác có chồng. Em biết rằng chúng ta không đến nỗi nào. Nhưng em vẫn thấy mệt mỏi. Một cảm giác tiêu cực nào đó xâm nhập tâm hồn em. Và em muốn có không khí thay đổi. Em lại muốn đi học như xưa.
    Tôi lây cái buồn của vợ. Tôi ôn tồn nói:
    - Nhưng bây giờ chúng ta là một gia đình, mọi chuyện đương nhiên phải khác. Anh giúp em dọn mâm ra nhé?
    Hoa có vẻ vui hơn. Xong bữa Zn thì cô ấy vui hoàn toàn. Vợ tôi gội đầu, để xõa tóc lòa xòa, hệt như ngày nào mới yêu tôi đến nhà nàng thấy nàng hong tóc dưới quạt trần. Tôi mỉm cười.
    Hoa kể chuyện cơ quan. Hoa nói rằng cùng phòng có anh chàng có vợ và con gái nhỏ đã si mê nàng. Anh ta thường tìm cớ để gặp nàng, tán tỉnh nàng bằng những lời bóng gió xa xôi mà nàng vừa cười vừa thuật lại cho tôi nghe. Hoa chỉ nói thế thôi, nhưng tôi hình dung xa hơn. Tôi thấy bàn tay bẩn thỉu của thằng cha ấy chạm vào vợ tôi, và tôi sôi lên vì cZm giận kẻ tôi chưa từng biết mặt.
    Tôi mở dàn thật to để tiếng nhạc át hờn giận trong tôi. Hoa mở báo ra đọc. Hồi lâu sau, cô ấy bảo:
    - Anh cho nhỏ tiếng đi.
    Tôi không cho nhỏ, mà còn tZng chút xíu, tôi nói:
    - Để anh nghe cho đã một lúc nữa, Nếu em không muốn nghe, em ra chỗ khác. Thực sự tôi thích âm nhạc. Nhưng lúc này tôi để tiếng nhạc ầm vang như thế là để trả thù nàng. Tôi biết nàng chỉ thích nghe nhạc êm dịu, mà cũng chỉ nghe vào lúc nàng thật cần. Tôi giận nàng được yêu, được theo đuổi. Tôi giận cái nhan sắc mà ngày mới yêu tôi đã biết chỉ là bình thường. Tôi giận cái dễ dãi, thương người của nàng. Tôi giận những thái độ tiêu cực của nàng đối với tôi và gia đình cũ của tôi. Tôi giận vô cớ, rất nhiều.
    Hoa lẳng lặng gấp tờ báo, đứng dậy, lấy điều khiển ti vi ra, bật vô tuyến lên. Nàng xem bóng đá, vòng đấu loại quốc tế. Tôi chúa ghét những trận đấu loại nhiều như cát, lê thê, tẻ nhạt, không nói lên điều gì đáng kể. Tôi lại biết rõ rằng Hoa rất mê bóng đá, mê hơn tôi nhiều. Trước đây, Hoa đã từng trao đổi hàng giờ với một bạn trai về những cầu thủ, những đội bóng và trận đấu nàng mê. Tôi giận dữ liếc nhìn Hoa. Nàng đang tươi cười nhìn lên màn hình. Phòng vợ chồng có dàn, có vô tuyến, hai người hưởng thụ hai chương trình bên nhau thì thật quá quắt, Tôi nói to:
    - Tắt tiếng đi.
    - Thì em có để tiếng đâu.
    - Xuống phòng khách mà xem.
    - Em muốn xem ở đây.
    Tôi càng giận. Tôi chụp lấy cái điều khiển, tắt vô tuyến đi. Hoa cau mặt:
    - Anh làm sao thế? Tự nhiên anh dở chứng.
    - Tôi thế đấy?
    Tôi không muốn nói cho vợ tôi biết vì đâu tôi tức giận. Tôi xấu hổ nếu thừa nhận rằng tôi ghen, rằng tôi cảm thấy mình nhỏ bé và lệ thuộc nàng, rằng tôi cảm thấy mình chẳng là cái đinh gì cả, rằng tôi nhất định phải tự khẳng định mình.
    Hoa xuống tầng một. Tôi nghe tiếng xe Dream của nàng đi xa. Tôi bỗng lo sợ.
    Tôi nhìn đồng hồ : Đã hơn mười một giờ đêm.
    Bố mẹ tôi ngó đầu vào cửa phòng tôi, nói: "Con để nhạc to quá. Cần phải cho mọi người ngủ chứ". Tôi khép chặt mọi cánh cửa, tiếp tục nghe nhạc. ít phút sau, tôi tắt dàn. Âm thanh náo động chấm dứt, phòng yên tĩnh đột ngột, lạ thường.
    Tôi nghĩ về người vợ trẻ của tôi.
    Hoa đi đâu? Này, đừng tưởng rằng tôi cần nhé. Đi đâu mặc xác cô.
    Tôi mắc màn, chui vào giường nằm. Hơi nóng đầu hè bắt đầu hun tôi. Tôi mở quạt.
    Gió lùa qua màn. Tôi nhắm mắt.
    Tôi mở mắt, nhìn đồng hồ. Đã gần mười hai giờ đêm. Ngày mới sắp đến, đêm đen dày đặc. Hoa đi đâu? Nàng dấn thân vào đâu giữa đêm đen này? Những gì nàng muốn? Những gì chờ đợi nàng? Tôi chẳng có ý nghĩa gì với nàng thực hay sao?
    Nỗi lo lắng bắt đầu từ khi Hoa đi lớn dần, lớn mãi lên trong tôi. Tôi sợ mất nàng, và trong khi hình dung mất nàng, tình yêu thương của tôi đối với nàng tZng lên một cách khó hiểu. Tôi vừa giận, vừa thương nàng.
    Tôi lấy xe đi. Tôi không biết phải đi đâu trước. Tôi nghĩ đến nhà vợ như là chỗ dựa đầu tiên.
    Tôi tắt máy xe, rón rén dắt xe đến gần nhà vợ. Ngõ đã chìm trong giấc ngủ sâu. Chỉ một vài nhà còn le lói ánh đèn, và cũng như nhà vợ tôi, đều vọng ra tiếng tường thuật bóng đá.
    Tôi ghé mắt qua cửa, nhìn trộm vào nhà vợ. Người đầu tiên tôi thấy là bố vợ, ông đang ha hả cười. Anh chị em vợ đang rôm rả trò chuyện.Và Hoa, nàng đang lặng lẽ mỉm cười.
    Bỗng nàng nhìn ra cửa. Rồi nàng lại nhìn lên vô tuyến.
    "Va.à.o.o.o". Một tiếng reo khủng khiếp làm rung chuyển thế giới. Tôi bất giác cười với vẻ thích chí của gia đình nàng. Quả là một gia đình yêu chuộng bóng đá.
    Tôi yên tâm, định về. Nhưng rồi tôi nghĩ lại nếu nàng không được tôi chia sẻ niềm vui thưởng thức của nàng lúc này, nếu nàng tưởng tôi bỏ mặc nàng đi đâu cũng được thì tôi làm sao yên tâm nổi? Làm sao gọi là tình nghĩa.
    Tôi gõ cửa. Mắt tôi ghé nhìn. Tôi thấy nàng ngước lên trước tiên nhìn ra , nhưng nàng lại bảo bố nàng ra mở cửa xem ai đến thZm vào cái giờ khuya khoắt này.
    Tôi ngượng ngập bước vào nhà vợ.
    Đó là xung đột đầu tiên giữa tôi và vợ, người tôi đã yêu thiết tha như mối tình đầu. Hơn chín tháng sau ngày giận nhau ấy, vợ chồng chúng tôi có một đứa con trai, đặt tên là Phúc.
    Nguyễn Quốc Thái

    Let's the music heal Ur soul ...
  6. kisskid82

    kisskid82 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/10/2002
    Bài viết:
    2.553
    Đã được thích:
    0
    CHÌ HƯƠ?NG
    - Phàm ThẮ Tà?i -
    Chc mắt dĂn dụa, r>t rĂi nhoĂ nhoẹt gương mặt nhợt nhạt, h'c hĂc. MĂi tĂc như su'i huyền xưa, nay xĂc xơ, thưa thĂc, bĂ xĂ, khĂt lẹt dựng ngược, 'ỏ quạch. Cơn 'au qua, cht sẫm, bT quần Ăo mỏng dĂnh bết, cĂc 'ầu xương lT rĂ, rời rạc. Hai h'c mắt sĂu hoẳm, thĂm tĂi.
    Cơn 'au chợt dừng, chng về tĂi, 'ỏ sọng. R"i cht từ trĂn tay tĂi lfn sĂu vĂo gầm giừơng. Đất thụt xu'ng dư>i chĂn tĂi, dĂi dụi tĂi vĂo cĂi h' hư vĂ 'en ngĂm khĂng 'Ăy. VĂ thức.
    +MĂy cĂ 'i ngủ ngay khĂng?
    Mẹ tĂi quĂt xĂt mTt tiếng, hai l- tai tĂi lĂng nhĂng. Khiếp. TĂi lũn cũn trĂo lĂn giừơng. Trơ mắt. NgoĂi hiĂn bọn ve r-i vi?c kĂu ầm ĩ, bực mĂnh. ơ hơ hĂnh như ngoĂi bọn ve vĂ nắng 'ang nhi.u sự thĂ khĂng cĂn ai thức nữa. Mọi người 'ều 'Ă an n"ng giấc trưa, ngay cả chĂ cĂn vĂng cũng say tĂt dư>i gầm tủ. MĂ tại sao tĂi lại khĂng thf ngủ 'ược như mọi người hay con cĂn kia chứ. Lạ thật. Nghĩ 'ến bọn thằng TĂ, thằng Sứt 'ang lĂc cĂc 'Ănh khfng ngoĂi bĂi, người tĂi cứ cfng lĂn như sơi dĂy 'Ăn. Sao mẹ lại bắt tĂi 'i ngủ trong khi bản thĂn tĂi chẳng khoĂi . Thậm chĂ tĂi cĂn phải lfn lTn 'Ănh khfng thả diều vĂo cĂi giĂy phĂt nĂy m>i 'Ăng lĂ 'iều tĂi cần cơ.
    Lfn qua lật lại d. cĂ 'ến mươi phĂt. Bực. TĂi rĂn rĂn xu'ng giừơng nhẹ nhĂng lư>t ra ngoĂi. Con cĂn thĂnh lĂ vậy cũng ch? cfng 'Ăi tai lĂn chĂt xĂu r"i lại n"ng giấc. KhoĂi. Ă tĂ, tĂi chạy, vượt qua ngĂ nhĂ mĂnh tĂi lượm hĂn sỏi tĂng cho vợ ch"ng nhĂ ve rĂch vi?c mTt 'Ăn. Xao xĂc, bọn chĂng rĂ lĂn, bay toĂn loạn. Thế m>i 'Ă, tĂi nhằm hư>ng cĂnh '"ng thẳng tiến. Thấy tĂi , chắc cu Sứt khoĂi lắm. CĂi thằng, 'Ă ham chơi mĂ cĂn nhĂt, thấy con khfng bay 'ến, thay vĂ bắt nĂ lại Ăm 'ầu chạy. ấy thế mĂ chả cĂ cuTc chơi nĂo vắng mặt. Nhưng 'ược cĂi nhĂ hắn cĂ cĂy khế ngọt chĂu chĂt quả. Th?nh thoảng hắn dĂi cho vĂi quả mọng. Giữa trưa mĂ 'ược 'Ăi quả giải khĂt thĂ tư>ng.
    TĂi hfm hY chạy, ngang qua nhĂ chi b' ch< trong thời gian rất ngắn.
    BC
    Đời lĂ bf kh. , học lĂ bf 'ầu vĂ yĂu lĂ lủng tĂi ...
    U 'll be alone if U don't need me , and U 're crazy if U need me ...
    ĐĐĐ,Đ с fĐĐ ...!!!
  7. kisskid82

    kisskid82 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/10/2002
    Bài viết:
    2.553
    Đã được thích:
    0
    Thỉnh thoảng chị lại làm cho bọn tôi vài cái đèn ***g hay vài cái chong chóng. Chị làm đẹp lắm bọn tôi đứa nào cũng thích. Thế rồi đột nhiên chị lăn đùng ra ốm đúng vào cái độ tuổi đang xuân. Bố mẹ chị chạy ngược xuôi, nào thuốc tây nào thuốc ta, thuốc bắc. Rồi thầy mo, thầy cúng um xùm. Nhưng bệnh tình của chị ngày càng trầm trọng, người ta bảo chị bị ma làm. Từ đó, vườn cam nhà chị vắng dấu chân bọn tôi, đường ngang qua nhà chị êm ả thanh bình hơn. Chị- suy tư bên cửa sổ chiều chiều nhìn mây, nhìn gió- cười. Chị tâm sự với chị, chị khóc với ve, hờn với ****. Nhà chị ngày càng êm ắng hơn , hàng xóm không còn nồng thắm thăm hỏi. Cha mẹ chị ngược xuôi kiếm tiền để đổ vào tấm thân héo quắt của chị. Tiền đắp vào càng nhiều, người chị càng bé hơn đi. Vườn cam cỏ mọc chạm trái.
    Vì say sưa nghĩ tới trận đánh khăng đang hồ hởi ngoài bãi mà tôi thoáng quên rằng chân mình đã đặt vào khoảng sân trước cửa nhà chị. Lỡ rồi. Tôi định co giò phóng, bỗng chị gọi giật lại.
    +Tèo, chị nhờ một chút.
    Tóc gáy tôi dựng ngược, toàn thân nổi da gà, tôi từ từ quay lại. Chị ngồi bên cửa sổ nhìn tôi cười. Môi chị thâm tái, răng xỉn. Chị trỏ tay ra vườn.
    + Em lấy cho chị trái cam.
    Như cái máy, tôi chạy ra gốc cam, trong vườn, thơm phức, trái chín lơ thơ. Tiếc. Nhưng sợ. Tôi rón rén haí môt trái quay lại, chị vươn hai tay ra đón, mặt rạng rỡ, nước rãi tứa ướt môi.
    + Đưa chị , đưa chị, mau lên.
    Mắt hốt hoảng, giọng cuống cuồng hai cánh tay gày đét vẫy vẫy. Tôi từ từ tiến lại đưa trái cam ra. Chợt sững lại, tôi ngây ngô. Chị giục quýnh, nước mắt tong tong. Chị khóc , đòi cam. Chân tôi như bị đổ chì, cứng ngắc, chỉ còn hai bước nữa là chị đã được cam và tôi sẽ được ù đi đánh khăng. Chị cứ khóc, cứ đòi. Tôi sợ, nhao nhác nhìn, chợt thấy mẹ chị tất tả đi về. Mừng quýnh, tôi ào tới, lắp bắp.
    + Bác, bác, chị đòi cam, con không đưa.
    Cuống. Mẹ chị rảo bước rồi ào chạy về. Gặp chị, chị cứ khóc, chị đòi cam. Mẹ chị khóc, khuyên chị.
    Hai người đàn bà ôm nhau khóc, kẻ đòi cam từ tôi, người đòi con từ thần chết. Cuối cùng mẹ chị cũng ru được chị ngủ, chị nằm xuống nhẹ nhàng thiêm thiếp. Mẹ chị kéo tấm chăn mỏng lên đắp cho chị rồi rón rén trở ra. Bà đến bên tôi, xoa đầu, cười hiền, nói:
    + Con ngoan lắm, bây giờ chị yếu lắm, không ăn được gì ngoài cháo và thuốc bổ. Nếu con cho chị cam, chị sẽ bị nôn oẹ. Lần sau con đừng cho chị cái gì nhé.
    Bà dúi cho tôi cái kẹo vừng. Sướng. Tôi ù té chạy. Tới gần bãi , chợt thấy bâng khuâng, tôi dừng lại giấu quả cam vào ven vệ, tới chỗ bọn thằng Tý.
    Chơi được một lúc. Chán. Tôi bỏ ra bờ sông lang thang mặc bọn thằng Tý ngơ ngác. Quay lại, lấy quả cam, vàng xộm, mọng nước. Chắc là ngọt lắm đây. Bỏ vào túi quần ,bước chân đưa tôi ngang về nhà chị.
    Nhà chị sao nhiều người ra vào. Ngạc nhiên. Tôi rẽ vào, lách qua giữa những đám người lớn đang xì xào.
    + Chắc không qua khỏi
    + Đã lên cơn mấy lần
    + Tội quá.
    +Khổ, còn trẻ quá mà.
    Có tiếng sụt sịt, tôi chen vào. Trên giừơng, cha mẹ chị nước mắt dàn dề. Bà, tay khăn tay quạt lau mặt cho chị, ông run rẩy vuốt ngực chị. Khổ, hai tấm thân già leo lắt.
    Tôi chồm dậy, mẹ tôi ngồi cạnh ân cần. Bà trút hơi thở lo lắng. Bà nói:
    +Khổ, mẹ đã dặn là đi ngủ trưa mà con không nghe, đầy nắng cho lắm vào mà cảm.
    + Mẹ ơi - tôi níu bà lại- Chị, chị Hường bị ma bắt rồi à?
    +Bậy nào, đâu có ma, chị bị ốm nặng quá không thể cứu được. Nghỉ cho khỏe đi, mai rồi sang viếng chị.
    Tôi nằm xuống, nhẹ nhàng thiếp đi, thanh thản.
    Tôi thấy chị thanh thoát xinh đẹp, bồng bềnh đến bên lũ tôi. Chị cho mỗi đứa một quả cam chín mọng. Chị cười, hàm răng trắng muốt. Hình như có lúm đồng tiền điểm bên má trái.
    St. Petersburg, 13/06/2000.
    BC
    Đời là bể khổ , học là bể đầu và yêu là lủng túi ...
    U 'll be alone if U don't need me , and U 're crazy if U need me ...
    Сой,и с fма ...!!!
  8. kisskid82

    kisskid82 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/10/2002
    Bài viết:
    2.553
    Đã được thích:
    0

    Thầy giáo dạy triết ...

    Thanh Hà! Ở một vùng quê xa tít tắp gần biển, giữa những cái tên nôm na, ông giáo làng ước ao con gái mình sau này có thể vươn ra khỏi lũy tre, đi đến đâu cũng hòa nhập được. Ước mơ của cha gửi vào tên khai sinh cho con - Thanh Hà.
    Vào đến trường đại học, ngoảnh đi ngoảnh lại chỗ nào cũng thấy Thanh Hà. Thậm chí hai cậu con trai cùng lớp cũng tên là Hà. Thày giáo dạy môn triết năm cuối của trường đại học kỹ thuật mà Hà đang học, cũng tên là Dương Hà.
    *
    * *
    Cứ đúng mười giờ mười sáng, Hà lên bến xe buýt từ phía Nam thành phố để đến trường đại học ở phía Bắc thành phố. Đứng ở nhà chờ xe vốn là nhà ngủ của cánh lang thang, Hà nhìn sang bên kia đường nơi ngồi chờ việc của một toán đàn ông khỏe mạnh. Trong đám chờ việc đó có cả những anh chàng đã tốt nghiệp đại học. Chỗ nào cũng có sinh viên tốt nghiệp đại học mà chưa biết đi đâu. Chị Thế bảo: thì phải có nhiều người đi học mới có việc cho thầy chứ. Thầy đông lắm. Chị Thu cũng bảo ở lớp chị có anh chàng tốt nghiệp đại học mà viết thư cho chị toàn lỗi chính tả?
    Chị Thu, chị Thế người cùng làng, đều đỗ thủ khoa đại học giờ đi làm tiếp viên nhà hàng, cho Hà ở nhờ, không phải trả tiền nhà. Chị Thế thường ngồi đánh phấn rất dày trước khi màn đêm xuống - Chị làm ở nhà hàng gần ga. Chị nhìn Hà bình thản: cứ học đi em ạ, đằng nào cũng nên có cái bằng.
    Nửa đêm về sáng hai chị đèo nhau về, nằm ngủ trên cái giường một. Hà kê ghế băng ngủ lối ra vào. Phòng mười hai mét. Muỗi tấu nhạc inh tai. Cái ao trước nhà. Nhà chủ đã bán cho một ông trên phố. Người ta sẽ lấy cái ao. Loáng một cái, sẽ nghễu nghện một cái nhà bốn tầng như cái đinh chọc lên một cách chướng mắt giữa đám nhà thấp mái, lồi lõm như hàm răng sâu. Chỗ nào cũng thấy những cái đinh. Ghê quá!
    Chiếc xe buýt to kềnh càng, chạy nối nam và bắc thành phố. Nhân viên nhà xe mặc đồng phục nhưng không thể nào đồng phục nổi sự lởm chởm của đám đông đi xe. Những cái ghế bị lột trần. Sàn xe như có cái xe rác đi qua mà đánh rơi rác. Vỏ bưởi lẫn với bùn đất, mẩu thuốc lá. Hà lặng lẽ rời ghế lên đứng cạnh anh tài. Nhìn cái cách anh ta lái xe, Hà thấy phục sát đất. Làm sao có thể giữ cho cái xe đi được khi bao nhiêu người đi dưới đường kia đều có vẻ muốn tự sát. Những cái xe máy lạng vào sườn xe buýt. Những kẻ đi bộ thản nhiên coi khinh tiếng còi. Mặt anh tài lạnh tanh. Có lẽ phải có máu lạnh mới làm được nghề này, giữa những đường phố ven đô mù mịt nhễ nhại những người. Một ông lạc quan đứng cạnh Hà, bắt chuyện với anh tài: xe máy nhiều thật! Vâng? "Ri di pi" của thành phố năm nay tăng bất ngờ! Vâng! Chà, chà, ta nằm trên đất tiên mà không biết, chú ạ!
    Vâng! Anh tài vâng vâng, mặt lạnh tanh. Ông lạc quan im dần.
    Xe buýt chết cứng trước cổng trường giao thông. Như mọi thứ trớ trêu ở đời, đoạn đường trước trường giao thông hôm nào cũng tắc. Sáng. Trưa. Chiều! Nửa tiếng đồng hồ. Hà lấy vở xem lại bài mà chẳng chữ nào vào nổi. Mọi thứ rối tinh rối mù.
    *
    * *
    Lại có một người bình thản đi từ khu nhà ở giáo viên ra cổng trường. Thầy giáo dạy triết. Giữa những ông thầy dạy các môn thiết thực bận tối mịt tối mũi vì chỗ này vời chỗ kia gọi, thầy dạy triết rỗi rãi đến độ lười biếng, áo sơ mi nhàu nát khoác ngoài may ô màu cháo lòng, tóc đã lơ thơ bạc. Chẳng có vợ con, thầy không thiếu tiền. Nhưng cái vẻ buông xuôi của thầy nhắc tới sự nghèo hèn. Thường khi Hà tới trường chuẩn bị học cua chiều, thày đi ra quán cơm bụi. Tóc bù xù, mặt như chưa rửa, thầy lùi lũi vào quán ăn. Như đã thửa riêng một chỗ. Hôm nào thày cũng ngồi chỗ đấy, với một suất cơm thửa sẵn. Chẳng hiểu sao Hà hay quan sát thầy. Có lẽ do tâm trạng: một kẻ như Hà giữa chốn thị thành - Không muốn quay về gốc. Lại chẳng biết bám vào đâu ở cái ngọn này? Và do cả cái cách chẳng giống ai của thầy. Khi lên lớp, thày gọn gàng hơn nhưng trông vẫn là người chẳng thiết gì. Thầy nói, lúc đầu còn rời rạc, sau cứ hay dần lên. Về những điều mà bọn trẻ chằng còn mấy quan tâm nữa. Thầy nói cứ nói. Trò nghe thì nghe. Dù sao cũng phải nghe vì không đạt điểm môn của thày, có mã húp cháo. Thầy nói. Nói mà biết là người ta thờ ơ. Hà cũng đá từng ở vào số thờ ơ với thầy.
    *
    * *
    Thế sao nghe được. - Chị Thu nghe Hà tả về thầy, bỗng như giật nảy người. Làm sao để một ông như vậy ở một mình?
    - Cũng có nhiều đứa đến với thầy rồi. Nhưng đến lại đi. Chúng nó bảo thầy vẫn chẳng khác gì thời thày còn là lính.
    Hà trầm ngâm ngồi bó gối trên cái giường một của hai chị, nhìn mưa rơi xuống ao, nền tảng của cái đinh tương lai. Tâm trí Hà hỗn loạn: sắp thi. Sắp ra trường. Việc làm...
    Hai cựu sinh viên, hai tân tiếp viên nhà hàng bỗng nhìn Hà chằm chằm. Chị Thế tỉnh táo hỏi: Phòng thày ở bao nhiêu mét?
    - Em chỉ đi qua. Nhưng có vẻ rộng lắm. Phòng khách độ hơn mười mét. Còn phòng trong không rõ.
    Chị Thế nhướn cao đôi lông mày đã sửa gáy gọn như lông mày người mẫu: - Nghe các chị ra lệnh này. Em phải vào ở trong căn hộ của ông giáo triết.
    - Không. Em chịu thôi. Thầy già khú.
    - Hơn mày bốn mươi tuổi là cùng chứ gì? Tao sẵn sàng lấy một ông tám mươi miễn là có việc làm...
    - Các chị nói vớ vẩn. Em gái quê. Thầy chả chịu đâu.
    - Lại tự ti rồi. Soi gương mà xem. Nếu thày như em mô tả thì em là hợp đấy. Nền nã, hơi rụt rè. Lại có vẻ hơi ngô ngố. Cứ thử xem?
    Chị Thu cười khanh khách:
    - Mất gì của bọ? Em nên ở lại thành phố này?
    Lời qua tiếng lại. Câu nọ câu kia đùn đẩy. Cuối cùng, hai chị ra một nghị quyết: Hà phải đi tới trường sớm hơn. Và phải ăn cơm bụi...
    BC
    Hận đời tuổi trẻ , hận kẻ bạc tình , lấy máu của mình khắc lên bốn chữ "I love U , OK ?"
    Сой,и с fма ...!!!
  9. kisskid82

    kisskid82 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/10/2002
    Bài viết:
    2.553
    Đã được thích:
    0
    *
    * *
    Quán cơm làm thấp hơn mặt đường. Nhưng cái bàn phủ ni lông kẻ ka rô đỏ. Hà nhìn đồng hồ và ngồi vào chiếc ghế thày vẫn ngồi, một cái ghế băng dài hơi cập kênh. Hà gọi món đậu rán, món canh, hai lát thịt. Suất cơm ba ngàn đồng. Suất cơm tươm tất của sinh viên.
    Thầy không nhớ Hà là sinh viên của khoa nào. Trường hàng ngàn sinh viên. Môn dạy của thầy hiu hắt, tháng một tiết học. Nhưng một cô sinh viên cứ ngày nào cũng vậy, vào đúng giờ thầy đi ăn đâ thấy ngồi ăn ở đó, ít nói, ý tứ và rụt rè... bỗng làm thầy chú ý. Rồi một hôm thầy hỏi tên. Em tên Hà. Trùng tên với thầy rồi. Thú vị nhỉ. Quê em ở đâu? à nói vậy thì thày nhớ ra em rồi. Tháng tới này thầy có tiết ở lớp em!
    Rồi một hôm nữa thầy bảo: "Ngồi lại gần đây. Thầy ăn một mình cũng buồn".
    Thầy gọi thêm món ăn. Thầy gắp sang bát cho Hà. Thầy ăn ít. Chỉ thú vị nhất là món đậu sốt cà chua ăn với dưa muối. Thầy nhâm nhi một li rượu trắng. Thầy bắt đầu nói chuyện. Bát đầu là nhưng trận bom B52 của Mỹ. Rồi những lần "có ai đó cứu thầy" khi thầy chiến đấu ở đường Chín năm sáu mươi chín. Rồi chuyện quê thầy mùa này chỉ thấy lụt là lụt. Thầy ở một mình nhưng mỗi khi có khách là rộn cả nhà. Thầy phải tiếp tế cho trẻ con trong nhà, cũng bở hơi tai. Người ta thấy thầy có một mình, cho là giàu. Người ta cứ nhận của mình mà chẳng ơn huệ gì sất.
    Hà kể chuyện quê. Chuyện đi xe buýt. Chuyện cái áo chỗ trọ. Vào buổi trưa nóng như hắt lửa vào mặt, thầy và trò bỏ dở cả cơm. Thầy rủ: vào nhà thày uống nước!
    Phòng khách phía ngoài, thầy để đầy sách. Những ông thầy dạy triết lúc nào cũng đọc nhiều sách. Các ông cũng hay viết. Nhưng thày Dương Hà không viết lách gì. Thày bỏ quân phục, đi học triết ở nước ngoài, học nhiều vẫn thấy mình như ếch ngồi đáy giếng. Thầy đọc sách cho đỡ buồn. Có thì giờ thầy đánh cờ với thầy giáo dạy sử, trường trung học, nhà ở ngoài phố gần trường. Hai ông đánh cờ miệt mài. Cứ thế rồi tuổi trẻ đi qua. Bây giờ thày đã "đầu bốn đít vô tư" - Bốn chín tuổi còn gì?
    Thầy cười buồn. Hàm râu có vẻ được thầy mất công săn sóc nhất. Vì cứ năm ngày không cạo râu, chắc chẳng ai nhận ra thầy. Hà pha nước trà. Cái tủ lạnh thầy để cóc cáy, trống không, được cái đá là nhiều. Sờ đến cái gì cũng thiếu. Thực ra thầy chăm cũng chẳng để làm gì?
    Thầy chưa uống nước đã ngả ra thành ghế ngủ la đà. Do nóng quá. Cái quạt phả ra toàn hơi lửa hầm hập. Hà nghe phảng phất trong nóng bức cái mùi nằng nặng của một người đàn ông lớn tuổi, ít tắm rửa. Cái mùi đặc trưng. Mùi già. Nhưng đã phiêu lưu, nhảy xuống hố vôi cũng phải nhảy.
    Trong khi thầy ngủ, Hà ước lượng diện tích căn hộ. Dự định sẽ kê cái giường ngủ vào giữa phòng, một bên kê bàn viết, một bên để cái đèn chụp chân cao. Có đèn chụp, căn phòng trông khác ngay. Sẽ quét màu vôi xanh. Treo vài bức tranh thiếu nữ. Bếp không thể kê thế này... Nói tóm, phải làm lại tất cả.
    *
    * *
    Chị Thu, chị Thế cười sằng sặc khi Hà nói tới bàn chân thầy. Móng dài. Đen sì. Đôi dép nhựa của thầy cũng đen sì. Cổ áo của thầy mới khủng khiếp. Thầy chả thiết...
    Còn mọi chuyện thì tiến triển khá tốt. Em định tháng tới đây đỡ nóng, rủ thầy nấu cơm ăn. Em chỉ ăn cơm, chưa nên tính gì vội. Phải không? - Cũng được. Mày nên nhớ năm nay ra trường rồi. Bọn học cùng môn như mày đông như lợn con. Hay đi làm tiếp viên như bọn chị?
    Chị Thu hỏi. Chị Thế nhăn mặt:
    - Tiếp viên bây giở cũng bèo lắm em ơi. Cái thời các sếp nhà quê lấy tiền công đi chơi đã qua rồi. Thời bây giờ nhiều sếp phải móc túi uống cà phê đã đau hơn hoạn. Đi hát đi hò tiền túi móc ra đâu có rộng rãi được. Xem bọn chị đây này, vẫn chưa thuê nổi cái nhà ra hồn để chui rúc. Dành dụm vài trăm một tháng gửi thày u đã thấy xiêu vẹo rồi. Em phải tính cách khác thôi. Bắt cho được thầy!
    Hà bần thần lên xe buýt. Bần thần tính toán. Ngày lại ngày. Nóng và bụi. Hà kiên nhẫn chờ thày ở quán cơm. Thầy đưa tiền cho Hà tiện thanh toán phần thày. Hà sòng phẳng đưa tiền thửa cho thầy cuối mỗi tuần. Trong câu chuyện cơm bụi, thầy cũng hé mở cái bí mật đời thầy. Cũng có một mối tình thời chiến tranh, yêu một cô lính thông tin. Lính pháo yêu lính thông tin thì đẹp quá. Nhưng cô ấy chuyển ngành, chê thầy cái gì cũng chẳng nói ra.
    Kồi từ đấy, như cái dớp, chẳng hiểu sao thầy không giữ nổi một cô nào. Họ cứ đến nhà thầy ríu rít được ít lâu lại chuồn mất. Có lẽ do cái vía của thày nó dữ sao đó. Hơn ba mươi tuổi thày cũng cố như người ta. Cố chẳng được. Thôi thì đánh cờ cho qua ngày!
    Thầy cười buồn buồn. Trong những bữa cơm ngày nào cũng lập lại đúng giờ, Hà thấy thầy hình như cứ mới dần lên. Mỗi ngày một chút. Thầy đã đi giày. Và tóc thì cắt ngắn. Dường như thày đã chăm tắm.
    Chị Thu bình: Cá đang lừ đừ bơi gần mũi lưỡi câu? Chẳng hiểu sao Hà không thích các chị nói như thế nữa. Hà quay ra làm việc khác...
    *
    * *
    Gặp thầy ngay ở chỗ xe buýt đỗ. Thày đi xe máy mượn của ai. Nhìn thấy Hà, thầy vui vẻ gọi: Hôm nay ăn cơm một mình nhé, thầy "nỏ ăn mô"!
    - Thầy đi đâu đấy?
    - Ra ga - Thầy cười hóm hỉnh - Đón "chùm khế ngọt". Đợt này có thằng cháu gọi bằng bác sắp cưới. Thầy phải dẫn "chùm khế ngọt" đi mua sắm. Rồi về quê. Ở quê cưới xin cả vào mùa nóng.
    Thầy vừa nói vừa cười. Hà nhìn thấy trong mắt thầy có cái gì như ngọn lửa.
    Nó lấp lánh, hồn nhiên. Cái áo sơ mi của thầy hôm nay trông cũng tươm tất.
    Có một vẻ mới lạ làm Hà hoang mang. Hay là thầy có ai?
    Hà chào thầy, quay đi một lúc thì nghe tiếng thày gọi: Hà? Quay lại, Hà thấy thầy vẫn đứng chỗ cũ. Khuôn mặt thày có vẻ trầm ngâm, trầm ngâm chứ không phải cái vẻ "thây kệ sự đời" như trước. Hà bỗng thấy bước chân ngập ngừng.
    - Ngày mai thày về quê mấy ngày. Em ở xa, đi học vất vả quá. Em tới nhà thầy quét dọn hộ. Nhân thể cho con mèo nó ăn hộ thầy. Cứ ngủ lại. Tự nhiên!
    Thầy đưa chìa khóa, Hà nhận và tự hỏi: đến nhà thầy mấy lần rồi, đâu có thấy mèo chuột gì?
    Hóa ra con mèo chứng y như chủ, chẳng mấy động cựa. Đi loanh quanh đâu đó ở ngoài, lúc về chui vào cái thùng thầy lót vỏ chăn, yên phận nằm ở đó. Thấy Hà mở cái thùng, nó rụt đầu nhìn ra. Cũng chả thèm có một tiếng meo!
    Những ngày thày về quê, sàn gạch được lau, đầu tiên phải cạo đất đi, lau bằng bao tải gai nhúng ướt dội nước cho trôi bớt đất. Và lau đi lau lại cho đến khi màu men nâu sẫm chói ngời lên. Thứ gạch men nâu cũ kỹ này người ta lát nền nhà từ những năm bảy mươi. Từ đó đến nay nó chưa hề biết đến mùi nước. Nhìn cái màu gạch tự dưng Hà xúc động. Nó cũng quá bụi, cũng tự nó lẩn đi giữa cuộc đời, y như thầy.
    Trên tường thầy còn treo một cái thắt lưng của lính. Có lẽ đó là kỷ vật hợp với thầy nhất. Nó không mới, cũng chẳng bao giờ cũ. Còn mọi thứ đồ đạc khác, cứ như rời rạc với thầy. Hà lôi cái bình gốm đẹp thầy dùng đổ bã chè, lau rửa xong, cắm mấy bông sen tươi. Tấm màn cửa mới tinh lay động khi cái quạt cây quay tới nơi. Dọn dẹp mất đứt ba buổi chiều. Chăn chiếu đã khô, Hà làm giường cho thầy. Nhìn cái gối đơn côi trên chiếu, lại thấy mình ctĩng thật vớ vẩn. Sợ gì chứ? Nghiễm nhiên căn hộ đã là của mình. Cứ ở lại với thày. Có sao?
    Con mèo rón rén đi dưới chân Hà. Cái vẻ khinh khỉnh của nó lảm Hà chột dạ.
    Chị Thế lại cười khanh khách: Tao như mày, giặt giũ chăn màn xong tao chui vào nằm ngủ. Cứ thế mà chờ!
    Các chị chằng phải chai sạn gì. Các chị thích đùa với mọi chuyện. Xem nhẹ mọi chuyện ở đời. Đơn giản thế thôi. Thầy gật thì ở. Thầy lắc thì đi. Nhưng trái tim Hà bắt đầu bướng bỉnh. Nó thức từ từ chầm chậm. Có lẽ cái hôm đầu tiên thày rủ về nhà uống nước. Nước chẳng có phải tự mình tìm lấy. Quay ra thày đã ngả mái đầu lốm đốm trắng đen lên thành ghế ngủ gà gật. Trong cái dáng ngồi ngủ của thầy có gì đó như một đứa trẻ thất vọng. Rồi hôm Hà nhìn thấy cái cổ sơ mi đen sì thầy mặc ở nhả? Hay là hôm nào nữa nhỉ, đến đúng lúc thầy dùng cái que gẩy đất ở móng chân. Cuộc đời thầy lẻ loi như quả trứng luộc thầy hay ăn trong quán cơm bụi... Hà đã tính bẫy thầy, tìm cách vào nhà thầy còn đời thầy không đáng kể. Nhưng lâu dần mọi chuyện lại khác đi mất rồi. Hà thổn thức khi thấy đã năm ngày mà thầy chưa về. Hay thầy đã có ai?
    Chị Thu chị Thế nháy mắt cho nhau, cả hai nhìn Hà
    - Mày đến nhà thầy ngủ đi chứ. Thầy nhờ trông nhà cơ mà. Quái nhỉ? Dọn dẹp xong khóa cửa để đấy!
    - Nhà thầy chẳng có gì để mất đâu. Thời buổi này ai lấy trộm sánh?
    - Nhưng mọi thứ đang tiến triển cơ mà!
    - Em không đến nhà thầy nữa đâu. Em gửi chìa khóa cho thày rồi.
    - Con điên! - Hai chị cùng thốt lên.
    Hà đi ra cửa, nhìn sang cái ao. Hóa ra họ đã đổ cát lấp gần hết cái ao. Giá như đời mình cũng được thu xếp nhanh chóng như thế nhỉ. Thôi vậy. Hôm qua vừa nhận được thư cha. Cha bảo thi xong thì về quê giúp cha là nấm rơm.
    Đang có mối lấy nấm của nhà mình. Thôi thế cũng được. Càng đỡ phải gặp thầy.
    - Em ơi. Ky cóp cho cọp nó xơi. Mày dọn nhà dọn cửa cho thầy, mày giặt giũ cho thầy mới tinh lên để cho đứa khác nó về. Ngu vừa vừa thôi em ạ?
    Chị Thế vừa bôi phấn vừa ngân nga như hát.
    Tình yêu cũng bất ngờ như nỗi đau. Nó len lén, êm dịu rồi bóp nghẹt lấy tim ta. Hà đứng dựa vào thành xe buýt, chẳng cảm xúc gì khi anh chàng phụ xe mặc đồng phục cứ chốc chốc lại nhổ toẹt xuống sàn xe. Ngang nhiên như đứng trên bãi rác... Hà đi lối khác vào trường. Chắc hôm nay thày đã ra. Đã mở khóa vào nhà. Có lẽ cốc sữa đầy Hà để cho con mèo chưa hết. Hà đã làm đúng lời thầy nhờ...
    Một bọn cùng lớp lao nhao gọi Hà ở lối đi.
    - Này Hà ơi, thầy triết cứ đi tìm mày như lính cứu hỏa tìm vòi phun ấy. Thầy dặn mày đến thì về chỗ thầy ngay.
    - Hà ơi, mày mua sơ mi cho thầy đấy hả?
    - Sao em mua cho thầy cái "thắt cổ" đẹp thế em ơi. Học với nhau mấy năm rồi, anh không ngờ em lại chọn màu siêu thế...
    Cả lũ thi nhau nói, thi nhau cười. Như một lũ khướu! Hà như say rượu, cứ là đà nứa tỉnh nửa không. Nói với lớp trưởng xin nghỉ học hôm nay, ngày cuối tuần, Hà ra cổng sang bên kia đường chờ xe buýt. Hà không đi thẳng về phía nam thành phố. Hà cắp cặp đi dọc con đường vắng ở khu phố trung tâm. Hàng cây đẹp nhất thảnh phố như có một bầu trời riêng ở bên trên. Không khí xanh sẫm vì màu lá trong sạch. Những biệt thự nằm sâu bên trong hàng rào sắt với nhưng vườn toàn cây... Thế giới ấy cũng chẳng bao giờ mình được biết... Hà nghĩ vẩn vơ, tự dưng buồn muốn khóc. Oái oăm thay khi người đàn ông Hà yêu đầu tiên lại là thầy. Nói cho cùng chẳng nên thử vận may kiểu này!
    Lang thang trong phố tới chiều tối. Hà lên chuyến xe buýt đã vắng người trở về nơi ngủ trọ. Cái ao trước sân lấp xong. Nhiều người đứng lố nhố bàn bạc. Có đèn trong phòng của mấy chị em. Quái. Có lẽ khách của chị Thu. Giờ này đáng lẽ các chị đã khóa cửa đi làm rồi chứ. Chị Thu ngồi quay lưng ra cửa. Trên cái ghế băng Hà vẫn ngủ, một người đàn ông lạ lẫm ngồi nói chuyện với chị Thu. Một người đàn ông phong trần tóc cắt cao, áo sơ mi sắn cao tay. Cái áo sơ mi Hà đi chọn mua, để sẵn trên giường giữa những chăn chiếu được Hà giặt giũ với bao nhiêu trìu mến.
    Chị Thu quay lại cười xòa: - Đây rồi!
    *
    * *
    Hóa ra cốc sữa con mèo ăn hết nhẵn. Thầy về muộn một vài ngày nữa chắc cu cậu phải đi tìm chuột mà chén.
    Trời hôm nay mát dịu. Giữa mùa hè thỉnh thoảng có một hôm khác lạ. Trăng trắng xanh trên bầu trời phảng phất mùi hoa lan. Hai người đoán xem mùi hoa lan ấy từ đâu. Và rồi ngạc nhiên quá khi tự dưng cứ muốn nói thầm thì.
    Hà ngồi vào cái ghế mây thầy mới mua, có lưng tựa. Một cái gì tròn tròn âm ấm rúc vào chân cô. Ô, con mèo? Lên đây nào? Thế, ngồi yên. Thầy ơi, con mèo y như thầy, nó đã hoạt động rồi này?
    Hà đùa. Tiếng cười trong trẻo như tiếng những hạt thủy tinh va vào nhau. Thầy im lặng đứng ở phía cửa nhìn vào căn phòng sáng trưng, thấy lạ như nhìn vào nhà ai. Đời thày tưởng là ngổn ngang nhưng rồi lại thu xếp được.
    Thôi. Cũng cố mà sống như người ta.
    Lê Minh Khuê
    BC
    Hận đời tuổi trẻ , hận kẻ bạc tình , lấy máu của mình khắc lên bốn chữ "I love U , OK ?"
    Сой,и с fма ...!!!
  10. kisskid82

    kisskid82 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/10/2002
    Bài viết:
    2.553
    Đã được thích:
    0
    Một câu chuyện vui của thời học sinh ... tặng các bạn xem chơi nhé ... hì hì ... cùng xem cùng cười và cùng nhớ lại một thời đã qua ...
    Chuyện con sâu
    Giờ thể dục. Cả đám học trò lớp 12A lục tục kéo xuống sân.
    Thầy Huân, đảm nhiệm bộ môn thể dục, còn rất trẻ. Có lẽ thầy còn sót lại nhiều tính cách học trò nên giờ thể dục của thầy rất thoải mái . Thầy nói rằng thể dục thể thao giúp con người khỏe mạnh, yêu đời do đó học thể dục phải vui vẻ, không gượng ép. Giờ thể dục của thầy chủ yếu là vui chơi, hoạt động hứng thú. Thầy rất gần gũi học trò nên đám học trò rất mến thầy và xem thầy như anh trai .
    Sáng nay, thầy đứng ở góc sân, trao cho lớp trưởng cái còi và dặn : "Em cho các bạn khởi động, thầy lên văn phòng có chút chuyện".
    Lớp trưởng Khoa cầm còi thổi hoét hoét rồi dõng dạc :
    - Bốn hàng dọc tập hợp.
    Có tiếng the thé ở góc phải :
    - Nhìn trước... thẳng. Nhìn sau ... méo . Ở giữa lộn xộn.
    Có tiếng khúc khích, có tiếng phàn nàn. Đủ mọi hỉ, nộ, ái, ố. Thằng Khoa phải ra quyền lớp trưởng :
    - Các bạn im lặng. Bạn Nga không được ăn... đậu phộng. Vừa mất trật tự vừa xả rác... mất vệ sinh. Hải, bạn làm gì đó ? Thôi cái trò dán đuôi nghe chưa !
    Nghe tới chuyện dán đuôi, đứa nào cũng ái ngại đưa tay sờ lưng áo . Nhỏ Vân dường như chưa yên tâm bèn quay lại hỏi Huy cận :
    - Ê, coi dùm áo tui có cái gì không ?
    - Áo không có nhưng trên đầu thì có.
    - Lấy xuống dùm đi !
    - Lấy gì được.
    - Cái gì vậy ?
    - Tóc.
    - Vô duyên !
    - Ngoài ra còn có một thứ nữa .
    - Gì ?
    - Cái nơ màu hồng.
    - Ừa, tui mới mua ở chợ Kim Biên đó, năm ngàn rưởi lận, đẹp hôn ?
    - Đẹp, nhưng mà ý tôi không nói cái nơ .
    Nhỏ Vân bắt đầu bực mình :
    - Đủ rồi nghen, ông làm gì cứ vòng vo hoài vậy ?
    - Tui muốn nói có-con-sâu-đang-bò-trên-cái-nơ .
    Một tiếng "Á" lanh lảnh vang lên. Nhỏ Vân hoảng hốt nhảy tưng tưng. Lúc này Huy cận mới ra tay nghĩa hiệp bốc con sâu ra . Ngay lập tức, hình ảnh con sâu được chuyền đi cho mỗi người chiêm ngưỡng một tí. Con sâu đi đến đâu, lũ con gái dạt ra đến đó. Lớp trưởng lại hét lên :
    - Yêu cầu các bạn bỏ con sâu xuống. giờ thể dục chứ không phải giờ bắt sâu .
    Thằng Phúc đưa tay :
    - Tôi có ý kiến. Đề nghị đưa con sâu trở về vị trí ban đầu .
    - Đồng ý ! Đồng ý !
    Nhỏ Vân hốt hoảng la oái oái . Hai tay nó ôm chặt cái nơ trên đầu .
    Trong lúc con sâu đang trên hành trình trở về vị trí cũ thì thầy Huân trở lại :
    - Các em khởi động xong chưa ?
    Lớp trưởng gãi đầu :
    - Dạ ... chưa !
    - Sao vậy ?
    - Dạ thưa thầy, tại ... con sâu ...
    - Em nói con sâu nào ? - Thầy ngạc nhiên.
    - Dạ, chuyện dài lắm. Mới đầu là vầy, con sâu đu trên cây không biết tại sao lại rớt trúng đầu bạn Vân. Bạn Huy mới lấy ra đưa cho bạn Trường coi, bạn Trường ngắm nghía rồi thử... đặt lên áo bạn Nga . Bạn Nga không hề hay biết đến khi con sâu bò lên cổ, thấy nhột bạn giật nó ra rồi hoảng hốt quăng lên đầu bạn Châu . Bạn Châu ...
    Thầy sốt ruột ngắt :
    - Thôi được rồi, tôi chỉ muốn biết lỗi tại ai ?
    - Dạ, tại ... con sâu ạ !
    Cô Bí (bí thư) đưa tay phát biểu :
    - Thưa thầy, theo em, lỗi này do bạn Vân, ai biểu bạn đứng đó cho con sâu rớt vô đầu (!)
    Vân la lên :
    - Ê, nói kỳ vậy ? Làm sao tôi biết có con sâu nào treo trên cây mà phòng hờ.
    Đột nhiên nhỏ Vân quay qua Huy cận, đưa ngón tay xỉ vào trán hắn, sém rớt mắt
    kiếng :
    - Tại ông nè, ai biểu ông bốc nó xuống làm chi, để nó... cắn tui chết cho rồi ! - Cô nàng bắt đầu thút thít :
    Huy cận quay sang thằng Trường :
    - Tao đưa mày con sâu để coi chơi, ai biểu mày để lên áo con Nga cho có chuyện ?
    Trường phân bua :
    - Không phải tại tao . Tao chỉ để con sâu đen lên áo trắng để... nghiên cứu sự tương phản màu sắc thôi . Tại con Nga bốc quăng qua con Châu ...
    Cứ cái kiểu "không phải tại anh cũng không phải tại em" này mà sự việc bắt đầu trở nên rắc rối . Đột nhiên lớp trưởng Khoa lên tiếng :
    - Dạ thưa thầy, tất cả là lỗi tại em, tại em quản lý không tốt.
    Thầy Huân lắc đầu :
    - Không, lỗi tại thầy . Thầy đã bỏ lớp đi trong mấy phút đầu tiên, những phút mà rất cần sự ổn định...
    Nhỏ Vân đã bớt thút thít, có lẽ cô bé đã suy nghĩ lại .
    - Dạ, lỗi tại em, lẽ ra em phải nhìn xung quanh trước khi đứng.
    Thằng Huy vội vã nhận tội :
    - Không, bạn Vân không có lỗi, lỗi do em, nếu em không đưa con sâu cho bạn Trường thì chắc không đến nỗi nào .
    Thằng Trường cũng không chịu thua :
    - Lỗi tại em, theo lẽ em không nên nghiên cứu sự tương phản màu sắc không đúng lúc như vậy .
    Nga xúc động nói :
    - Còn em, đáng lẽ em phải bình tĩnh bốc con sâu để xuống đất chứ không phải quăng mất trật tự như vậy .
    ...
    Tình hình càng trở nên quyết liệt hơn vì ai cũng đòi nhận lỗi phần mình.
    Thầy Huân, như một vị quan tòa đầy công minh, thầy phán :
    - Tôi nghĩ ra rồi, tội phạm chính là con sâu, đích thị là con sâu . Nó là đầu mối của mọi sự rắc rối .
    Cả lớp nhao nhao :
    - Phải treo cổ nó lên.
    - Xử chém trước.
    - Không được, chém rồi làm sao treo cổ.
    - Treo cổ nó chết ngắt rồi chém làm gì ?
    Vũ - cán sự Hóa lên tiếng :
    - Cho nó một tí axít clohydric.
    Thông - cán sự Lý bác bỏ :
    - Ta nên dùng một hòn đá chọi nó. Lực của bàn tay hợp với trọng lực sẽ tạo thành một lực khá mạnh và làm thân thể nó "biến dạng dẻo".
    Cán sự Sinh xin có ý kiến :
    - Để tôi nghiên cứu nó rồi giết cũng chẳng muộn.
    Trúc Quỳnh - cán sự Văn nói :
    - Để "giải quyết vấn đề" rắc rối và phức tạp này, ta không thể cứ nhìn một chiều được. Ta cần nhận thức được nguyên nhân và hậu quả của vụ việc, ta cần phải có tinh thần nhân đạo ... Vì vậy, tóm lại, ta nên đề ra mức án nhẹ nhàng thôi nhưng phải thật thấm thía ...
    Trong lúc mọi người đang tìm hình phạt xứng đáng cho con sâu thì thủ phạm chính ấy đã lẻn đi ngõ nào mất tiêu .
    Chuông reo hết giờ ra chơi . Cả đám học trò kéo nhau qua căn-tin. Và chuyện con sâu cũng trôi vào quên lãng bởi vì họ đang bận xử lý những trái ổi, những gói ô mai hấp dẫn hơn nhiều .

    Phan Đức Thuận
    BC
    Somewhere in my broken heart ...
    Сой,и с fма ...!!!

Chia sẻ trang này