1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Truyện ngắn

Chủ đề trong 'Đại học Kinh tế Tp.HCM' bởi Tao_lao, 01/03/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Truyện ngắn

    Ở đây thì đã có chủ đề thơ rùi, thiếu truyện ngắn thì như thiếu thiếu cái gì đó. Mở chủ đề này thì tao_lao có hơi phân vân. Truyện ngắn, ngắn theo cái thang đo của văn chương dài lòng thòng chắc hẳn sẽ làm anh chị em ngán ngẫm. Bận rộn với cuộc sống tất bật quá,ai rãnh rang đâu mà đọc truyện,rồi suy ngẫm nữa (nhất là trên mạng,đọc truyện thế này cũng hơi bị hao à).

    Dù là với tinh thần hổng có lạc quan gì nhưng cũng xin mở đại một chủ đề truyện ngắn. Anh chị em đọc ở đâu đấy thấy có truyện gì hay thì giới thiệu mọi người cùng đọc. Được thì cho địa chỉ website, rãnh hơn thì đăng trực tiếp....Còn rãnh nữa thì cùng nhau ngồi tám,bàn ra bàn vô cho nó vui...

    Tao_lao vừa mới đọc chuyện cái ghen của đàn ông trên vietpen của ông Vũ Trọng Phụng. Thấy cũng hay hay,gửi lên mọi người cùng đọc.

    Cái ghen đàn ông - Vũ Trọng Phụng
    Posted by: vietpen on Sun, 23 Feb 2003 07:20:19 AM


    Chờ cho người ấy trổ tài hùng biện đã chán chê đi rồi, Giao Đài mới bỏ tờ tạp chí xuống bàn và nói:

    - Không, người ta chẳng nên thật thà, nhất là khi người ta yêu nhau.

    Tuy rằng chẳng ai lại hoàn toàn thật thà với ai bao giờ, điều ấy thì ai cũng thừa biết, vậy mà người nào cũng cứ ao ước sẽ có kẻ thật thà với mình thì có lạ không. Khôi hài nhất là khi ta thấy ai có vẻ hơi thật thà với ta, chỉ hơi hơi thôi, ta cũng lấy làm sung sướng lắm! Những kẻ đương lăn lóc trong tình trường cũng vẫn có cái ảo tưởng là đôi bên hoàn toàn thật thà với nhau... tựa hồ sự thực làm cho ta sung sướng như ta trúng số độc đắc! Này, các anh, thôi đừng ai nên để cái lòng thật thà của người ta yêu đi kèm với hạnh phúc! Nó tai hại lắm. Nó chỉ phá hoại chớ chẳng kiến thiết bao giờ.

    Nghe đến đây, Lê Văn Thư, một người lúc nào cũng lạc quan, bèn nổi giận mà rằng:

    - Chà! Một người đàn bà như Giao Đài mà lại để ở miệng thốt ra những lời lẽ đáng buồn đến như thế nữa ư? Này, chị Giao Đài, coi chừng kẻo mà chị sẽ trở nên một thứ quái vật!

    Giao Đài chỉ cười nhạt, lại khoan thai nói thêm:

    - Nghĩa là cũng như mọi người, phải không, các anh? Người ta ai không là một thứ quái vật?

    Không để ý, Lê Văn Thư lại sốt sắng tiếp:

    - Chết nỗi! Nếu lại không có sự thật thà cứu vớt thì nhân loại còn có gì nữa! Thì làm gì có những ái tình, làm gì có cái tình bằng hữu, làm gì có những tính tình tốt đẹp và những dây liên lạc mà người ta bảo là thiêng liêng! Mà làm gì còn có hạnh phúc nữa!

    Giao Đài lại cười rộ, coi anh Thư như một đứa trẻ ngây thơ. Rồi nói:

    - Coi chừng đó, anh ạ. Yêu nhau là một việc mà thật thà với nhau lại là một việc khác.

    Một người bèn hỏi:

    - Vậy thì khi đã yêu nhau, người ta có nên thật thà với nhau không?

    Giao Đài chẳng cần nghĩ đáp ngay:

    - Không! Không! Chẳng bao giờ, và chẳng nên một tí nào!

    Sau cùng, Giao Đài khoan thai kể lại câu chuyện dưới đây để dẫn chứng cho cái thuyết ấy.

    +
    + +

    Các anh, các chị đây hẳn còn nhớ vợ chồng anh giáo Hiển đấy chứ? Chị ấy vì hậu sản mà thiệt phận năm ngoái ấy mà! ấy đó, một người đàn bà đáng quý và đáng thương. Kẻ ngoại cuộc là các anh, các chị, ngồi đây hẳn phải tưởng cặp vợ chồng ấy sung sướng cực điểm. Thưa không ạ! Anh Hiển, chi Hiển là hai kẻ đau khổ nhất đời. Lúc buông tay nhắm mắt, chị ấy còn phải đem theo xuống suối vàng một thứ mà ta quen gọi là "hận nghìn thu". Lúc khâm liệm cho vợ, anh giáo Hiển cũng vẫn còn là kẻ không chút đỉnh lương tâm nào nữa!

    Chỉ tại sự thật thà!

    Tôi sở dĩ được rõ mọi điều vì chị Hiển coi tôi là bạn thân hơn hết. Những chuyện gia đình, những điều tâm sự, những cái éo le, khuất khúc mà không ai dám nói với một người thứ hai nào nữa, thì chị Hiển đã có kể lể cả với tôi. Việc đôi lứa ấy vì ái tình mà lấy nhau, rồi ăn ở với nhau vẻ bề ngoài ra làm sao, chẳng cần nói, các anh, các chị cũng thừa rõ...

    Sau ngày cưới được năm hôm, chị Hiển đã đến chơi với tôi.

    Cứ như những lời chị nói, cứ trông những cử chỉ của chị, cũng đủ hiểu chị bằng lòng cuộc trăm năm đến có thể hoá điên vì sung sướng. Chồng chị là người quân tử, có nhiều đức tính, lại yêu quý vợ nồng nàn hơn ai. Nếu cứ theo nhịp ấy mà đi, thì giữa cái loài người khốn khổ này, anh Hiển, chị Hiển, là một cặp vợ chồng tiên.

    Mấy hôm sau nữa, khi lại thăm bạn vào lúc anh Hiển vắng nhà, tôi thấy chị ấy có cái vẻ mặt của người hối hận vì đã trót làm điều gì tai hại mà không còn phương gì cứu chữa nổi nữa. Mà quả vậy! Luôn mấy năm sau trong cặp mắt ngây thơ vốn đầy những ánh sáng của chị, tôi thấy hình như có một thứ bóng tối nó ám ảnh, nó làm thần thái của chị Hiển lu mờ như mặt trời bị lấp bóng mây. Chị đã kể lể:

    - Chị Đài ơi! Có lẽ từ nay mà đi, tôi đành cam phận là người đàn bà khổ sở nhất đời rồi! Tôi đã nhỡ tay để hạnh phúc của tôi vỡ ra làm trăm nghìn mảnh. Từ nay mà đi, tôi không còn dám màng tưởng đến những ngày mà tôi đã thấy cuộc đời là có nghĩa lý là đáng sống như những ngày mới bước chân về nhà chồng nữa. Thôi, thế là xong!

    Nói thế rồi, chị Hiển buông xuôi hai bàn tay như người thất vọng trước những mảnh vụn của một cái lọ quý giá mà mình đã vô ý đánh vỡ vậy. Chỉ một cử chỉ ấy cũng đủ khiến tôi xúc động lắm, và đủ đoán nổi cái hệ trọng của việc đã xảy ra. Tôi vội đứng lên, ra khép chặt cửa phòng rồi quay vào nghe chuyện.

    - Chị ạ, mấy ngày tân hôn, nhà tôi không nói những lời nào khác những lời của một kẻ si tình, say mê, yêu quý tôi. Nhà tôi đã có những lời lẽ ngây ngô vô cùng, những lời mà tôi tưởng không ai biết nói như thế... Tôi đã sung sướng bao nhiêu, bây giờ lại hối hận bấy nhiêu. Là vì đêm vừa qua, khi lên giường chung gối chung chăn, không hiểu bởi những duyên cớ khốc hại gì, bởi thứ ma quỷ độc địa nào nó xui giục, mà nhà tôi lại chợt hỏi: - Anh hỏi thế này em đừng cho là lẩn thẩn nhé? Trước khi biết anh, em có hề yêu một người nào không?

    Tôi ngạc nhiên thì ít, mà nổi giận thì nhiều. Bèn làm bộ bình tĩnh hỏi lại:

    - Sao anh lại hỏi thế nhỉ?

    Chồng tôi vội vàng cắt nghĩa:

    - Không! Anh hỏi thế không có gì là can hệ! Nếu em ngạc nhiên là vì em chưa hiểu rõ nghĩa chữ yêu mà anh muốn nói. Yêu đây chẳng phải là thư từ, đi lại, rồi làm những điều mà đức hạnh phải kết tội đâu. Yêu đây có nghĩa trong sạch hơn, bi đát hơn, có thi vị hơn, vì yêu đây là ngưỡng mộ, là kính trọng, là yêu vụng, giấu thầm, là "để ý", là vắng mặt thì khao khát mà gặp mặt thì không dám ngỏ bầu tâm sự... Nói nôm na thì yêu đây nghĩa là có ý muốn người ta hỏi mình làm vợ.

    Ngừng một lát, chồng em lại tươi cười mà tiếp:

    - Không can hệ, thật thế! Cũng như anh chẳng hạn... Trước khi biết em và lấy được em, anh đã yêu không biết bao nhiêu người đàn bà, yêu theo cái nghĩa đã nói trên. ừ, thế đi nữa thì có sao đâu! Việc gì có thành sự thực hiển nhiên thì mới đáng kể, và nếu anh nói thế, chính là vì đối với em anh muốn xử sự đặc biệt, nghĩa là cho em được hưởng cái lòng thật thà, có một không hai của bọn đàn ông phần nhiều ích kỷ, gian ngoan.

    Ngây ngô em hỏi lại:

    - Sao bỗng dưng anh lại thật thà như thế?

    - Là vì anh đoán anh biết. Anh hiểu rằng nhiều khi em thấy trong óc thoáng qua cái ý tò mò muốn biết ấy cũng như đại đa số phụ nữ đối với chồng. Nếu em chưa hỏi là vì chưa tiện dịp, và thế nào rồi cũng có phen em muốn thử hỏi thế một câu chơi. Đã thế thì liệu rồi anh có giấu được em không? Giấu sao được, em tin sao được. Chẳng khi nào một người đàn ông ngoài ba mươi tuổi mà trước khi lấy vợ lại chẳng hề "để ý" đến một người đàn bà nào khác bao giờ! Nếu quả trên đời này có hạng đàn ông ấy thật, đó phải là một hạng kỳ dị!

    Em ngây mặt ra nghĩ, càng nghĩ càng thấy chồng nói đúng sự thật lắm.

    Chợt chồng em lại nói:

    - Thí dụ như em chẳng hạn... năm nay em đã 24 tuổi rồi. Vậy mà ái tình đến với người thiếu nữ rất sớm. "Nữ thập tam nam thập lục" thật đúng như lời cổ nhân. Tạo hóa đã an bài ra thế, không một người con gái nào lại vượt qua được cái công lệ ấy. Vậy thì vào tuổi dậy thì, người ta phải mơ mộng, phải khao khát lòng yêu, phải để ý đến đàn ông. Anh nói chuyện đây là dựa vào khoa học chứ không nói hồ đồ, vu vơ gì. Đã thế thì không thể nào em lại không hề để ý đến một người đàn ông nào, trước khi là vợ anh, trong cái thời hạn từ mười tám đến hai mươi tư tuổi. Vì rằng không phải ở đời này chỉ có một anh là người đàn ông đáng yêu thôi, có phải thế không?

    Trước những lý luận đanh thép của một người có khối óc tỉ mỉ sáng suốt như thế, tôi biết là chối cãi thì không được, biết chối cãi thế nào? Có ai lại đủ nghĩa lý để chối cãi một chân lý hay không?

    Vả chăng, chồng tôi đã bảo là "không can hệ". Mà muốn yêu chồng một cách hoàn toàn, tôi tưởng không còn cách nào khác là đem lòng thật thà của mình mà dâng lên.

    Chỉ nghĩ được có thế, tôi chẳng ngại đáp:

    - Anh nói đúng đấy. Năm mười bảy tuổi, em cũng đã có yêu một người, yêu theo những cái nghĩa anh đã phân giải lúc nãy. Không biết người ấy có để ý đến em không! Người ấy không hề hỏi em làm vợ, và giá có chắc hẳn cũng không được nào. Bây giờ thì người ấy cũng đã lấy vợ, cũng đã có con...

    - Thế rồi sao nữa?

    - Thế rồi... chả có gì nữa.

    - Sau người ấy thì không để ý đến ai khác nữa?

    Em thật thà cả cười:

    - Thì đến anh, và lấy được anh, thế thôi.

    Nhà em ngẫm nghĩ một lát, phê bình:

    - Thế nghĩa là em đã yêu người ấy lắm, yêu lắm. Đến nỗi phải chán đời cho đến lúc lấy chồng, nghĩa là trong bảy năm không còn sức để ý đến một ai nữa, nếu không có anh.

    Tôi không đáp. Chồng tôi thở dài, khiến tôi phải hỏi:

    - Anh vì thế mà buồn đấy à? Sao anh ác thế? Sao anh lại bắt em phải thật thà với anh để rồi làm em phải đau đớn?

    Nhưng nhà tôi đứng lên, thản nhiên:

    - Việc gì mà buồn! Có người đàn bà nào mãi cho đến lúc lấy chồng mà cũng còn nguyên cái trinh tiết tinh thần bao giờ! Tôi chỉ cần sau khi lấy tôi rồi thì vợ tôi không tư tưởng đến ai nữa. Thế thôi!

    Rồi chúng tôi nói những chuyện khác, mãi cho đến lúc cả hai cùng ngủ. Nhưng mà, ba giờ đêm, chợt thức dậy, tôi thấy nhà tôi, chị ạ, nhà tôi ngồi ở bàn, hai tay bịt lấy thái dương. Tôi vùng dậy, hỏi một cách run sợ:

    - Anh? Anh nghĩ ngợi đấy à?

    Tôi muốn thà nhà tôi nói nặng còn hơn chỉ thản nhiên đáp một cách độc địa thế này:

    - Có thế!




    Moonlight+Blue-Solitary Mountain

    http://www.vnntu.com
  2. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Lúc ấy tôi bực lắm. Bao nhiêu nỗi phẫn uất của giống đàn bà đã mấy nghìn năm bị áp chế, bị bó buộc vào vòng nô lệ của giống đàn ông ích kỷ hình như dồn cả vào óc tôi. Tôi bèn nói:
    - Thế tại ai gây ra chuyện ấy? Anh đã thật thà với em thì em cũng phải thật thà với anh. Anh nghĩ xem, em chối có nổi không? Vả lại như ai đã nói, điều ấy cũng chẳng can hệ gì.
    Chồng tôi rền rĩ:
    - Không! Chẳng can hệ gì cả!
    ấy cái ghen của đàn ông là như thế đấy. Họ tò mò, họ bắt mình cung khai sự thật, để họ phải đau khổ, và làm mình cũng đau khổ. Họ có hàng trăm cô nhân tình, họ ngủ với hàng nghìn con đĩ thì không sao. Vợ họ mà để ý một người nào trước khi biết họ, thế cũng đủ họ muốn tự tử. Chồng tôi lại đứng lên, đau đớn nói:
    - Bây giờ thì tôi đã rõ sự thật, đã rõ rằng cái hạnh phúc của tôi không hoàn toàn, và chỉ có giới hạn mà thôi.
    Tức thì tôi hiểu ngay rằng thế là xong, vợ chồng mà đã thế thì không thể nào có hạnh phúc được nữa. Tôi bưng mặt ngồi khóc như đứa trẻ không có tội mà bị cha mẹ đánh mắng, chị có biết trong bao lâu không? Ngót một tiếng đồng hồ! Tuy rằng không ai to tiếng với ai, song đêm ấy quả thật có một tấn kịch vô cùng thảm đạm. Sau cùng thì chồng tôi đứng lên, ra vuốt ve tôi.
    - Thôi, nín đi, em ạ. Anh xin lỗi em. Anh sẽ quên đi, và anh cam đoan là sẽ quên được. Thật ra, trong việc này, em chẳng có một phần lỗi mọn nào.
    Tôi đã phải tìm nhiều lời lẽ an ủi chị Hiển, và tôi đã cầm tay chị lôi lên miệng tôi mà hôn một cách đau thương như hôn một người yêu trong một cảnh ngộ xót xa.
    Năm sau, vì có giấy bổ tôi đi Thái Nguyên, tôi không được cùng anh giáo Hiển dạy một trường, và do thế, phải cách biệt chị Hiển. Thỉnh thoảng lắm mới lại có một lá thư trao đổi tin tức cho nhau. Không bao giờ quên những tâm sự của mình, có khi chị Hiển gửi tôi những lá thư dài sáu trang, tám trang, và tôi đã phải nhiều phen tùy chuyện kể trong thư mà hoặc vui hoặc buồn cho bạn.
    Một lần tôi rất vui vẻ vì chị Hiển báo tin rằng đã tìm thấy cái hạnh phúc tưởng đã mất tích. Lời lẽ trong thư đại khái rằng:
    - "Chị Giao Đài ơi, em hồi hộp báo tin mừng rằng có lẽ chồng em đã không còn muốn làm một người vô nghĩa lý nữa. Nhà em đã biết nói đại khái như thế này: "Theo ý tôi, một cuộc tình duyên hoàn toàn tốt đẹp phải là: Hai người, trước khi yêu nhau đều chưa để ý đến người thứ ba hay là người thứ tư nào cả, và sau khi đã ăn đời ở kiếp với nhau rồi, tất nhiên cũng phải giữ chung tình như trước, nghĩa là vợ cũng như chồng không ai được có một phút điên rồ, mặc dầu là chỉ trong một phút, ngoại tình bằng tinh thần. Như thế cho đến lúc chết.
    Vì lẽ người đời không ai lại vợ chồng cùng chết cả một lúc, tất nhiên phải còn lại một người góa vợ hoặc một người góa chồng. Vậy thì các người sống lại ấy cũng không bao giờ mơ tưởng đến một người thứ ba. Mãi cho đến lúc chết nốt! ấy đó. Nhưng mà trên thế gian này, làm gì có cuộc tình duyên nào lại duy nhất, lại tự nó chịu những sự kiềm chế như thế được. Vậy ta có thể kết luận rằng không có cuộc tình duyên nào lại hoàn toàn cũng như không ai được hưởng cái "không thể có được" thì chỉ là điên.
    Nói thế rồi, chồng em kết luận rằng không quan tâm đến cái điều của em mà xưa kia chàng coi như một cái tội lỗi. Em sung sướng vô cùng".
    Tôi để ý đến cách phân tích nghĩa lý cuộc "tình duyên hoàn toàn" của anh giáo Hiển thì nhiều, và mừng cho người bạn gái thì ít. Nhân một dịp nghỉ, tôi về, đến chơi người bạn đồng nghiệp hiếu sự và điên ấy, thấy hai vợ chồng đều vui tươi như hai cái hoa. Tôi đã toan đem cái ghen của anh Hiển ra làm đầu đề câu chuyện mà chỉ vì sợ nhắc lại chuyện cũ thì không tốt cho vợ chồng người ta lúc đương yên lành, nên lại thôi.
    ấy thế mà một tháng về sau, tôi lại nhận được một bức thư của bạn trong đó bạn khóc lóc rầm rĩ, lại khổ sở đau đớn. Rõ sốt ruột làm sao! Thật là chuyện trẻ con! Anh Hiển nhất định buồn rầu, vì cho rằng chỉ có sự trinh tiết của tinh thần mới là đáng quý, và, chị Hiển đã yêu một người khác trước khi lấy anh ấy, thế là đủ không còn trinh tiết nữa rồi, và anh ấy tất phải khổ sở! Chị Hiển viết dưới cuối thư:
    "Trong khi nói là quên, chồng em đã dùng hết thời giờ, hết cả tâm trí để nhớ, để buồn rầu!".
    Cái ghen của anh Hiển có một thứ thế lực ở tâm giới anh đến nỗi khiến anh hóa ra tầm thường, hóa ra đê hèn, hóa ra "bất thành nhân dạng".
    Năm ngoái, chị Hiển sinh được một mụn con gái rồi lại bỏ mất. Có lẽ vì phiền não quá nhiều. Chị đã lâm sản mà thiệt phận. Vì nhằm vào ba tháng hè nên tôi thường ở bên giường chị ta. Lúc thở hắt ra, chị cũng lại có tôi để chứng kiến cái khổ của chị, và tôi cũng không hiểu tại một lẽ huyền bí gì của tạo hoá mà lại cứ tình cờ phải nhìn thấy tất cả những cái đau đớn của người bạn khốn khổ ấy.
    Khi thấy ông đốc tờ đã lắc đầu thất vọng ở một góc phòng rồi, biết rằng cái giờ cuối cùng của mình đã đến, chị Hiển bèn gọi chồng vào để "rối răng". Tôi đứng lên bước ra cửa thì chị bảo cứ ngồi lại. Trước mặt tôi, chị Hiển kéo hai bàn tay của chồng về lòng, run rẩy nói bằng một thứ giọng kỳ lạ:
    - Em chết rồi, anh ơi! Quan đốc chẳng nói thì em cũng biết! Chẳng còn bao lâu nữa! Em kiểm soát lại cuộc đời thì thấy rằng cũng không đến nỗi thiếu thốn gì mấy, mà cũng đã hưởng nhiều thứ lắm, nhất là lại được làm vợ anh để tự do yêu quý anh!... Em có thiếu thì chỉ thiếu cái lòng yêu của anh, không phải cái yêu thương nhưng mà cái yêu hoàn toàn của anh, mà thôi... Xin anh cho em được mang cái lòng yêu hoàn toàn ấy, cái ái tình bất vong bất diệt ấy, xuống cửu tuyền! (Vì sắp chết nên chị nói văn chương kiểu cách lắm). Từ khi em ốm nặng đã nhiều lần anh an ủi em là quên hẳn chuyện xưa. Bây giờ xin anh cam đoan lần nữa trước mặt người bạn thân của em đây, cho linh hồn em được thỏa. Anh nói đi, cho em nhờ!
    Vào trường hợp này, trí người ta thông minh sáng suốt lắm. Vì rằng khi thấy chồng ôm đầu nghĩ ngợi thì chị nói một cách xót xa:
    - Giời ơi! Thì ra anh không yêu em, anh chưa quên hẳn chuyện xưa! Anh còn phải nghĩ lâu như thế cơ mà!
    Tôi rùng mình run sợ vì thấy anh Hiển đáp:
    - Phải, anh đã nghĩ. Bây giờ nói thế nào, chắc em cũng không tin đâu! Đấy em xem: anh không thể thật thà với em được!
    Người vợ đáng thương ấy nấc lên mấy cái thì người chồng chữa một cách đã quá muộn:
    - Tuy vậy anh cũng vẫn yêu em, vì anh còn có bổn phận của một người chồng.
    Chị Hiển nấc lên một cái cuối cùng. Thế là tắt nghỉ. Và cách đấy một phút chị còn ai oán nhìn tôi. Cái nhìn ấy phân vua với tôi về những sự thống khổ của một linh hồn phải ôm một mối hận để lên cái thế giới của những linh hồn.
    +
    + +
    Giao Đài thuật chuyện xong thì im lặng để chờ mọi người bình phẩm.
    Một người trong bọn chúng tôi đứng lên bực tức nói:
    - Tội nghiệp! Một cuộc tình duyên như thế mà để đến nỗi một điều nhỏ mọn vô nghĩa lý như thế phá hoại được.
    Một người khác nói tiếp:
    - Vì ái tình là một vật mỏng manh, chóng hỏng và dễ vỡ.
    Người thứ ba thở dài mà rằng:
    - Cái anh chồng trẻ con đáng khôi hài như thế mà không ngờ là một tác giả của tấn thảm kịch như thế!
    Người thứ tư nói:
    - Tôi, tôi muốn nói rằng người vợ ấy không thật thà với chồng ngay từ lúc mới bước chân về nhà chồng.
    Nhưng anh Lê Văn Thư đứng lên hậm hực:
    - Nhưng mà tôi thì tôi muốn cái thằng chồng khốn nạn ấy không nên thật thà với vợ nó nữa vào lúc vợ nó đã thở hắt ra!
    Giao Đài mỉm cười phân vua cả bọn:
    - ấy đấy! Anh Thư bây giờ đã phản đối cái anh Thư lúc tôi chưa kể chuyện rồi đấy nhé! Sao anh không chủ trương cái lòng thật thà mãi đi!
    Tưởng chừng không ai phê phán gì nữa, sắp nói sang chuyện khác, thì chị giáo Bích - một người từ nãy chưa nói gì - đứng lên cầm cái chặn giấy gõ xuống bàn như lúc ra lệnh im lặng cho học trò và hỏi cả bọn:
    - Các anh các chị nghĩ về anh giáo Hiển ấy thế nào? Một người đàn ông mà tầm thường như thế ư? Mà khi người ta đã ghen đến như thế thì liệu người ta còn có biết được cái hạnh phúc nữa không? ừ, ghen đến thế thì cuộc đời có thấy sướng gì nữa không?
    Vì chị giáo Bích cũng sắp lấy chồng nên người ta mỉm cười nhìn nhau một cách kín đáo và nói lảng sang chuyện khác.
    Đông Dương tạp chí,
    số 13; ngày 7.8.1937
    Anh chị em (đặc biệt là các đấng mày râu) nghĩ thế nào về cái ghen của đàn ông? Quí vị đã từng ghen chưa (ghen như thế nào,nếu có thì kể bà con nghe thử)? Khi yêu có nên "thật thà" không? (kiểu như trước đây yêu mấy cô,tình cảm ra sao có nên thành thật khái báo không?)....Còn nhiều câu,nhiều khía cạnh của vấn đề nữa. Qui vị nào thấy hứng thú thì "bình loạn" cho vui.
    Moonlight+Blue-Solitary Mountain
    http://www.vnntu.com
  3. YUPYUPYUP

    YUPYUPYUP Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/12/2002
    Bài viết:
    595
    Đã được thích:
    0
    cái chuyện thành thật ấy cũng phải tùy theo tâm tánh của người đó nữa , gặp ngay một cô ghen cay như ớt mừ nói xạch xành xanh như ma ám thì tiu đời rùi , cứ mỗi lần cãi vả là cô ta sẽ lôi cái " tội lỗi " ngày xưa ra mà nhai qua nhai lại ( cái nì em đọc trên báo chứ heheh ...làm gì có kinh nghiệm )
    mừ mấy ông anh ở đây hông ai chịu " vạch áo cho người xem lưng" đâu , heheh kể chuyện mấy anh ghen như thế nào ư ..chuệyn không tưởng rùi
    .................................................
    em thích dạng truyện ngắn nhí ngố kiểu hs câp 3 hơn :
    chuyện ba người
    ngay cái lúc thằng Nhân ngồi tỉ tê với tôi về chuyện nó thích nhỏ Trang tôi đạ thấy tức tức. và thật tệ vì càng lúc tôi càng cảm thấy cơn giận hờn vô cớ trong lòng làm tôi ngạt thở và nóng bừng cả nguời . tôi là như thế đấy , một con nhỏ nóng nảy và không thể che giấu cảm xúc. may cho tôi thằng Nhân lúc đó còn mải mê với câu chuyện tình yêu của nó nên chẳng mảy may để ý thái độ của tôi . nó thoa thao nói ,nó chỉ cần có ai nghe nó nói , không hề để ý tôi đang bực tức đến đổi màu da " nó thích nhỏ Trang , hừ ,nó thích nhỏ Trang ,thế nó không thích tôi à ?? "
    tôi nghĩ là nó thích tôi - cái thằng Nhân tóc quăn , mặt mụn , mép lùn phùn râu đang ngồi cạnh tôi đây. mà nếu quả quyết hơn , bỏ hai chữ " nghĩ là " rụt rè kia đi thì tôi vẫn cho rằng tôi thích nó. Điều này ngoài tôi chỉ có con chó ka là bít rõ . Còn Nhân , dĩ nhiên là nó chẳng hay bít tí nào chuệyn đó, thế nên rất háo hức quay sang hỏi tôi chờ sự đồng tình
    " đó , mày thấy nó dễ thương hông "
    tôi gạt đi
    " con gái đứa nào chả thế ! "
    " tao chỉ thấy nhỏ Trang như vậy , mấy đứa con gái khác thì không vậy đâu "
    " tại mày trong cuộc nên mù quáng , khi " yêu " ai chả thế , chứ tao thấy con Trang còn thua khối đứa !!! "
    thằng Nhân vẫn khăng khăng " nhỏ Trang là hơn hết thảy "
    . " vậy thôi kệ mày " , tôi nhúng vai, mỗi đứa một giấc mơ mà .
    " bữa nay sao mày ăn nói cộc lốc vậy ??? "
    hừ , lúc đó tôi vẫn chưa hết bực bội . về đến nhà cũng vậy . có cái gì khiến tôi cảm thấy như mình bị mất mát , tôi muốn đập phá nhưng chẳng có gì giúp tôi thoã mãn ý định , thế nên tôi bật máy vi tính chơi một mạch 4 tiếng đồng hồ thì tôi cảm thấy yêu đời trở lại .tôi lấy tờ giấy trắng chia thành 3 phần thật đều , ghi tên ba đứa vào rùi bắt đầu so sánh . té ra con Trang thua tui mội cái gạch đầu dòng còn thằng Nhân thì thua hẳn nửa chục. sau một lô một lốc những hành động vừa bạo lực vừa lí trí đó , tôi rút ra kết luận đầu tiên về tình yêu " yêu là mù quáng " .
    sẵn còn dư giấy , tôi so sánh tôi vời tất cả những đứa con trai còn lại mà tôi thích .may sao tôi cũng hơn đứt khối chàng. lòng ựt kiêu được thõa mãn đến tận cùng , tôi chỉ còn cảm thấy tội nghiệp cho thằng Nhân đã không có cái con mắt tinh đới để nhận ra tôi hơn con Trang của nó những một cái gạch đầu dòng .
    hôm nay thằng Nhân lại đến tìm tôi , dĩ nhiên là cùng với một mớ bòng bong những tình cảm tuổi mới lớn. nó đề nghị tôi làm bà cố vấn , mở ngoặc chú thích là không phải như bà TLX , phu nhân ông cố vấn đâu nhé. tôi nhận lời vì chẳn có lý do nào khả dĩ để từ chối. thằng Nhân là bạn tôi từ hồi mẫu giáo, nó chưa hề dám khôn ghtực hiện lời nhờ vả nào của tôithế nên tôi không có quyền từ chối sự nhờ cậy của nó. chỉ tới lúc đó tôi mới hay bao nhiêu việc tôi làm hôm qua đã vô ích!. trong tôi trào lên thứ mặc cảm thua thiệt. tôi rầu rầu rút ra kết luậnthứ hai : " co ntim dẫn dắt tình yêu "
    ai đã một lần làm quân sư như tôi thì mới biết , thật là đau đầu hết sức , phải đem tất cả nhữn ggì thuộc về tâm lý con gái ra để bắt mạch đối phương. nào là cư xử như thế nào, con gái sẽ phản ứng ra sao , con gái thích gì, tại sao .... ? ai là con gái thì cũng bít rùi đó , chúng ta sao mà phức tạp wá , chợt vui rồi chợt buồn , nói theo ngôn ngữ triết học thì chúng ta là một tổng thể nhiều mặt đối lập . con trai bắt đầu ngỏ ý là làm kiêu , gặp không thèm cười , đi ngang chẳng thèm nhìn mà hễ lơ là chút xíu là chê dễ thay đổi . có làm quân sư mới thấy con trai tận tuỵ với chị em biết bao !!!!!!!!
    nhỏ Trang là đứa thông minh , thệm chí htông minh ơn tôi tưởng dù đãñặn thằng Nhân tuyệt đối giấu nhẹm chuyện nó thương thầm trộm nhớ người ta nhưng bằng một năng lực thần kỳ nào đó , nhỏ đã đoán ra tất tần tật. thế là một ngày nọ , tôi đang lúi húi xì lốp xe của nhỏ thì nhỏ xuất hiện đột ngột như từ trên trời rơi xuống hay từ dưới đất chui lên , đại loại như vậy . nhỏ bướ cnhè nhẹ, khoan thai , tôi thấy gấu áo dài nhỏ lướt qua những hàng bánh xe ròi đứng cạnh tôi , lạnh lùng như tên đao phủ. mặt tôi đổi màu liên tục như con tắc kè . không trách móc một lời hay giận hờn gì , nhỏ cười = nụ cười nguy hiểm
    " Trang thấy hết rồi "
    " vậy hả"
    " ừ thôi bye nha "
    và nhỏ quay đi khiến tôi quê muốn độn thổ . tôi cứ ngồi thừ ở bãi xe đấm ngực thùm thụp như Xuân tóc đỏ và tự xỉ vả thậm tệ. gần hết giờ chơi , chợt nhớ phải thông báo với thằng Nhân về sự vụ , tôi hớt hơ hớt hải chạy vô sân trường . nhỏ trang vẫn ngồi thản nhiên trong lớp trong khi tôi và thằng Nhân như đứng trên đống lửa. sử dụng đòn trừng phạt tâm lý đếnhơn một tuần thì nhỏ Trang ngưng , giờ ra chơi nhỏ đến nói với tôi
    " mình biết Nhân mến mình từ lâu rồi . ko hiểu sao lại biết nữa. có người để y 1mình cũng vui nhưng mình thích làm bạn với Nhân như cái cách của Vân kia "
    tôi chính thức thôi vai trò cố vấn , kỳ hti ĐH cũng đến gần chẳng còn gặp hòai như thế này bao lâu nữa nên câu chuyện tình yêu hôm nào đã trở thành kỉ niệm đẹp . tôi cũng phát hiện mình chẳng thích Nhân như tôi tôi từng nghĩ . té ra đó chỉ là tình cảm vu vơ và hiếu thắng nhất thời . cũng nhờ sự kiện yêu iếc kia mà ba đứa tôi trở nên thân nhau thêm . thi cùng khối nên dù hè nhưng chún gtôi vẫn gặp nhau cùn ggiải bài tập hay đơn giản là tán gẫu.
    tôi phát hiện ra khi người ta là đồng chí ( chung chí hướng ấy mư 2) thì dễ hiểu nhau và thân nhau lắm nhé. ! tôi không nói suông đâu vì tôi đã ohát hiện bọn chúng chở nhau đi dạo chỉ có hai người . tôi cũng không phải tay vừa , nên chạy xe đến sát bọn chúng , nhấn còi in ỏi cười chọc quê rồi vọt thẳng. không hcứgn kiếnmàn sau nhưng ắc hẳn bọn chúng sẽ đỏ mặt cho mà xem ... . .
    [ phạm thị hồng vân ]
    bé ngoan hông nên ham chơi nữa[/size=14]
  4. Gatgu

    Gatgu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/04/2002
    Bài viết:
    1.030
    Đã được thích:
    0
    Cái gã chồng ấy thật là... bệnh hoạn. Thiệt tình k0 biết dùng từ nào cho đúng hơn. Đàn ông gì đâu mà nhỏ mọn thấy sợ lun. Tui nói thiệt, gặp gã chồng như thế thì bỏ lun cho rồi.
    Đọc xong mà tức anh ách như bị bò đá
    Mắt em to
    K0, mắt anh to
    K0 tin 2đứa chập mi đo
    Mắt chưa chạm mắt môi đã chạm
    Mắt nhắm lại rồi làm sao đo?
  5. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Bò đá tội nghiệp quá (hichic...con bò này chắc là chết chắc rùi, tội nghiệp quá). Gatgu đọc truyện mà tức tại gatgu rộng rãi ( hay có lẽ tại chưa có yêu,cũng như chưa có biết ghen...) nên thấy người ta viết truyện mà tưởng đâu là viết chơi, cho là trên đời này làm gì có người như vậy. Hay có lẽ đàn bà là một thế giới khác,có cách ghen "gentle" hơn mà tao_lao hổng biết chăng?Tao_lao hổng chắc nhưng cái vụ ghen này thì xưa nay chị em phụ nữ lúc nào cũng là vô địch,đàn ông ghen chả là cây đinh gì so với quí bà khi đã nổi máu Hoạn Thư "ớt nào là ớt chẳng cay,gái nào là gái chẳng hay ghen chồng" (bằng chứng rành rành ra đó). Cho nên theo tao_lao đàn ông đã ghen "bịnh hoạn" vậy (như trong truyện) thì đàn bà ắt hẳn là "super hay là hyper bịnh hoạn" thì mới công bằng. Hoạ chăng người khác chẳng biết vì người ta chẳng nói ra,chẳng biểu hiện ra hay người ta "ghen lịch sự" mà thôi (hihihi...ai hên mới được gặp mấy em rộng rãi rế nhị vậy à).
    Cái nổi bật và bị phê phán trong truyện là tính ích kỷ của đàn ông. Họ chỉ muốn vì mình. Họ luôn mơ ước có được người vợ trinh tiết, nhưng phần mình thì họ có bao giờ giữ gìn trinh tiết đâu? Trinh tiết về mặt thể xác cũng như tinh thần, nghĩa là chưa từng ******** với ai,hôn ai,ôm ai...và kể cả chưa từng nghĩ tới ai (trinh tiết tinh thần). Trong khi họ thì có quyền yêu hàng chục cô,có quyền yêu,quyền tán tỉnh phụ nữ và kể cả ******** với người khác (truyện Vũ Trọng Phụng thường hay đề cập đến vấn đề này,đàn ông chơi đĩ thì thoải mái và cứ bắt vợ mình phải trinh tiết,chơi vợ người ta thì được còn vợ mình chỉ bị tán tinh thôi thì cũng nổi khùng rùi ). Có bất công không quí vị?
    Đàn ông có nên giữ gìn trinh tiết không? Cái này cũng là một cái bất công khác nữa, đàn bà mất trinh thì biết dễ ẹt (Làm đĩ của Vũ Trọng Phụng) còn đàn ông thì có trời mà biết. Nếu mà đàn ông đã chẳng biết giữ gìn trinh tiết thì tại sao khi lấy vợ lại muốn người ta phải giữ trinh tiết cho mình?
    Tao_lao có biết nhiều người rất khôi hài. Có người yêu thì cứ muốn người yêu dâng hiến hết cho mình,mà lỡ có tan vỡ lấy vợ khác thì lại muốn vợ mình trinh tiết. Đàn bà người ta cũng yêu chứ,khi yêu người ta cũng muốn trao thân như mình thôi...tình yêu trước của vợ cũng như tình yêu trước của mình. Cớ gì phải bắt người ta trinh tiết. Chơi khôn quá, ích kỷ quá.
    Ngày nay thì vấn đề trinh tiết được xem xét và đánh giá rất khác so với cái thời mà ông Vũ Trọng Phụng viết truyện này, 70-80 năm rùi chứ ít gì. Có đặt truyện vào hoàn cảnh thời đó mới thấy hết cái độc đáo của nó. Cái thời mở cửa,tiếp xúc văn hoá phương tây,âu hoá mọi thứ. Nhiều cha đàn ông hô hào giải phóng phụ nữ,kêu gọi chị em cứ việc "thoải mái","mát mẽ"...tự do bình đẳng với cánh mày râu...Tuy nhiên họ hô hào đổi mới,giải phóng phụ nữ là với phụ nữ nhà người ta kìa. Ăn mặc mát mẽ ***y, gởi cảm thì đó là vợ người ta kìa.Chứ còn vợ mình? Vẫn như cái thời cũ thôi,không được đổi mới. Chắc hẳn là anh chị em cũng nhớ đến cha nội TYPN (tuýp phờ nờ, tôi yêu phụ nữ )trong Số đỏ của ông Vũ chứ. Ông ấy,một nhà cải cách,đấu tranh vì phụ nữ,giải phóng phụ nữ. Nhưng phụ nữ mà ông ta đấu tranh cho là phụ nữ nhà người khác kìa, còn vợ ông thì không. Đàn ông như thế có ích kỷ không? Nếu so sánh giữa hai người đàn ông trong hai truyện khác nhau của ông Vũ thì ai hơn ai đây hở quí vị?
    Chắc là phải dừng ở đây (nhường cho huynh đệ khác phát biểu nữa chứ) và chờ nghe cao luận của anh chị em. Chúc vui vẻ khi đọc truyện ngắn ở đây.
    (Yup à, có truyện học trò thì cứ gửi lên đi,tao_lao rất thích đọc và chắc là mọi người ở đây cũng thế)
    Moonlight+Blue-Solitary Mountain
    http://www.vnntu.com
  6. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Bụng Trẻ Con - Vũ Trọng Phụng
    Posted by: vietpen on Fri, 13 Sep 2002 05:55:06 AM





    -Chết, những 2 hào kia ? Thôi, thế thì đưa đây rồi cô đi mua cho gói kẹo bạc hà, cô cháu ta cùng ăn, nhé ? Liên ?...
    -Cháu chả...
    Liên, một đứa trẻ lên năm, hai má phúng phính, ai trông cũng muốn ôm, hai hàm răng hơi sún, lắc đầu 1 cái rồi lôi cái tà áo mầu lá táo lên mồm.
    -Hay là cô vay rồi mai cô trả thành bốn vậy ?
    Liên đưa đôi mắt ngây thơ lên nhìn cô, nghi hoặc, rồi, khi thấy cô nhìn mình mà cười một cách tinh quái, liền bỏ ngay tay vào túi giữ chặt hai hào, lại nguẩy một cái:
    -Cháu chả!...
    Bà cụ đầu đã bạc phơ, ngồi trên ghế khuỳnh tay ngắm nghía cháu, đến bây giờ giơ tay ra gọi:
    -Thôi, cô cứ trêu mãi thế, ra đây với bà.
    Tức khắc Liên lon ton chạy lại, suýt nữa văng mất cả đôi giầy mang cá dài vừa bằng một ngón taỵ Liên ôm lấy bà, ngửa cổ ra cười, nũng nịu...
    Bà bế cháu lên lòng, hôn hít, xoa đầu rồi hỏi:
    -Thế hai hào này thì con để làm gì, hở Liên ?
    Liên sẽ để hai hào làm gì ?... Biết nói thế nào ?
    Không, Liên suy nghĩ đã.
    Một bận không hiểu vào ngày nào, đã từ lâu, Liên không còn nhớ nữa, thằng nhỏ đi chợ về, ngoài việc bỏ ở rổ ra: thịt, trứng, rau và đậu, nó lại để xuống đất một cái ống tre dài dài, xanh xanh. Liên hỏi, nó bảo đó là ống tiền. Ống tiền ? Nghe thế, Liên tưởng trong ống có tiền, liền cầm vào tay lắc mấy cái. Không thấy gì, Liên giương tròn đôi mắt: "Chỉ dối! Nào tiền ở đâu ?" Thằng nhỏ ngửa cổ ra cười vang một gian nhà bếp rồi nói: "Chị rõ... Ống tiền để mà bỏ tiền vào, chị nghe ra chưa ?"
    Liên vẫn không tin, lại hỏi:
    -Chỉ dối!... Thế sao mợ không phải mua ống tre ? Sao mợ chỉ bỏ tiền vào hòm ?
    -Mợ có nhiều tiền nên không phải bỏ vào ống tre...
    -Nhỏ cũng có hòm, sao không bỏ vào hòm mà phải mua ống tre ?
    Thằng nhỏ gãi đầu, không biết đáp thế nào, phải làm một câu:
    -Thưa chị, tôi sợ cứ ăn quà cả ngày như chị thì hết mất nên tôi phải mua ống tre để dành.
    Liên quay gót ra, ngẫm nghĩ...
    Chị Thoa bên cạnh có một con búp-bê hai hào. Ngày ngày chị Thoa ra cửa, ẵm búp-bê vào lòng kêu là: ru em. Rồi chị Thoa được bà Tham, mợ chị Thoa, may cho búp-bê một cái áo xinh xinh bằng lụa đỏ. Liên trông thấy Thoa có búp-bê thèm quá, cũng muốn có, liền hỏi:
    Đẹp nhỉ... Mấy xu ?
    Thoa cong môi lên, nguẩy một cái:
    -Mấy xu ngay!... Của người ta mua những hai hào!
    Liên về bảo mợ, mợ cười và bảo cứ ngoan ngoãn đừng đòi ăn quà cả ngày rồi mợ sẽ mua chọ Đến hôm cùng đi với mợ ra hiệu để mợ mua thuốc đánh răng với bít tất cho cậu, thấy bên trong tủ kính không biết bao nhiêu là búp-bê giống Thoa, Liên, trống ngực đánh thình thình, chờ mợ mua mọi thứ xong, đã sắp giật Liên ra, liền nhắc:
    -Mợ Ơi! Mợ mua cho con búp-bê đi nào...
    Mợ quên ngay lời hẹn từ hôm nào, quắc mắt:
    -Mua làm gì ?... Tiền đâu để mà phí thế ?
    Rồi mợ lôi xềnh xệch Liên ra,. Liên ứa nước mắt, quay lại nhìn cái tủ kính lần cuối cùng, trong lòng giận mợ quá đi mất.
    Hôm sau, Liên bảo bà:
    -Bà bảo thằng nhỏ mua cái ống tiền cho con...
    Bà cười, ôm Liên vào lòng khen Liên ngoan, hôn hít Liên mãi. Từ hôm ấy trở đi, mỗi buổi trưa lại cho thêm Liên một trinh để dành...
    Một hôm, hai cánh tay yếu ớt của Liên nhấc ống tiền lên đã thấy nặng, Liên nói với bà bảo thằng nhỏ bổ ống ra. Lưỡi con dao rựa vừa phang xuống, một núi trinh đã tung toé khắp nhà. Thằng nhỏ nhặt tiền, đếm, bảo là đúng hai hào, vì rằng có bốn mươi đồng trinh. Bỏ vào túi nặng xệ cả một bên áo, Liên lon ton ra khoe bà. Bà đếm tiền rồi bảo để thế rách mất áo, liền đưa ra hai đồng hào đổi cho Liên.
    Thế là cô chạy ra xui Liên mua kẹo! Không, Liên chả mua một lúc nhiều kẹo quá thế, ăn không hết lại để cô ăn dỗ mất cả ấy à ?...
    Không thấy cháu nói gì, bà cụ hỏi lại:
    -Thế nào, định để hai hào này làm gì, hở con ?
    Liên trù trừ mãi mới dám nói:
    -Bà bảo cậu cháu mua cho cháu con búp-bệ Để cháu ẵm như chị Thoa bên bà Tham, nhé bà nhé ?
    Bà gật đầu:
    -Ừ, thế nào bà cũng bảo cậu mua cho con.
    Rồi bà cụ nhìn ra chỗ khác, ngẫm nghĩ... Cái mẫu tính thiên nhiên của tạo vật đã "thức dậy" một cách hơi sớm trong óc đứa trẻ mới lên năm này.
    Không thấy bà hỏi gì nữa, Liên trụt xuống đất, ra cửa nhìn xem có chị Thoa chơi đấy không... Rồi Liên cũng có búp-bê, Rồi Liên sẽ xin mợ những mụn vải đỏ, tím, vàng, xanh, khối ra ở trong thúng của mợ, rồi Liên xin mợ cho Liên cái kim sẵn chỉ, cái kéo, cắt áo mặc cho búp-bê rồi ẵm vào lòng ru em cho mà xem! Liên chẳng còn sợ mỗi khi chưa động đến Thoa, Thoa đã cong ngay môi lên, giằng lại cái búp-bê Liên ẵm trong tay mà rằng:
    -Thôi, tao không chơi với mày nữa.
    o0o
    Sau khi được mặc áo lam quần trắng, vào lúc chiều, đèn máy vừa mới bật, Liên được cậu dắt đi chơi phố để mua búp-bê và nhân thể xem rước đèn. Liên sung sướng quá, thích quá đi mất, lộp độp khua gót giầy mang cá kêu vang lên cũng như giầy tây của cậu: một tay nắm chặt hai hào bỏ trong túi, Liên đi với cậu nghênh ngang, tung tăng...
    Đông người quá, giá không đi với cậu chắc Liên lạc, sẽ bị chen ngã chết bẹp, nếu không có hai, ba con mẹ mìn... Tiếng guốc nhựa kêu vang lên với tiếng kèn tây, trống tây. Một giẫy lính cưỡi ngựa đi đầu rồi đến những cái đèn thiềm thừ, quả dưa, mặt trăng, ông sao rất nhiều và đẹp hơn của các đám rước sư tử... Lại có cả vô số những ông đội xếp Tây giắt xe đạp đi hai bên lề đường...
    Nhanh chân, cậu đã dắt Liên đứng được ở một chỗ ngay vệ hè, không có ai đứng trước mặt cả. Đằng sau, Liên, người ta xô nhau xem, tranh nhau chỗ, cãi nhau chí chóe.
    Trước mặt Liên không biết bao nhiêu là lính tây cưỡi trên lưng những con gì không biết, giống như ngựa, nhưng tai dài và to hơn. Liên vừa thích mắt, vừa sợ, mỗi khi thấy một con lăng quăng chực chồm lên hè, Liên nắm chặt lấy cậu cả hai taỵ Hết lượt những con ấy rồi, Liên buồn cười vì trong đám lính thổi kèn có một ông Tây đen ngửa bụng ra đeo một cái trống to hơn cái nia ở nhà ấy...
    Chợt thấy hình như có cái gì đụng vào bụng Liên, Liên nhìn xuống, thấy một cánh tay vừa ở túi áo có hào của Liên rút ra, tức thời nắm chặt lấy. Liên toan kêu to nhưng không biết nghĩ sao, chỉ quay lại, nghển cổ nhìn.
    Người bị Liên nắm chặt lấy tay, quần áo rách, mặt trông khổ sở cũng nhìn Liên bằng đôi mắt như những mắt của bọn ăn mày vẫn chìa tay xin van mợ vậy. nếu Liên kêu lên, người ấy không thể chạy thoát, sau lưng anh ta còn những bức tường người. Cậu của Liên ngay ấy, mấy ông đội xếp Tây đang đi đấy... Liên lừ mắt nhìn ngưo_`i ăn cắp, người ăn cắp cũng giương đôi mắt khốn khổ, kêu van đối lại, làm cho Liên nghĩ đến bao nhiêu kẻ ăn mày, rồi... buông tay ra.
    Đám rước đã đi sang phố khác, bọn người xem chạy xô nhau rào rào. Rồi người ăn cắp của Liên cũng thừa cơ cắm đầu chạy.
    Lúc bấy giờ cậu Liên mới nhìn xuống, thấy Liên ngơ ngác nhìn theo một người, liền hỏi:
    -Cái gì ? Hay là nó lấy mất tiền rồi phải không ?
    Liên gật một cái, cậu Liên hấp tấp vội hỏi:
    -Thế thằng nào??... Mau chỉ cho tao...
    Liên trỏ vu vơ:
    -Nó chạy vào đám đông kia rồi...
    Cậu Liên thừ người ra nhìn rồi mắng:
    Đồ ngu như chó!... Sao không bảo ngay tao ?... Thôi! còn đâu là búp-bê nữa!... Đáng kiếp!... Thôi đi về.
    Liên cúi đầu theo cậu về, không nói gì cả.
    Đến nhà, cậu Liên sôi lên sùng sục, mách với bà, với cô, với mợ, mách cả thằng nhỏ, và bảo:
    -Con này nó đần độn ngu dại quá đi mất!... Biết rõ đứa ăn cắp lại không bảo ngay mình, lại để nó chạy biến mất đi!... Lại chờ mình hỏi nó mơi nói!
    Bà không tin, kêu:
    -Nào chắc gì nó biết...
    Cậu cãi:
    -Khốn nạn, nếu nó không biết thì tôi còn nói làm gì... Nó lại biết thì nó mới khờ dại chứ!...
    Mợ bảo:
    -Thôi thế thì nhịn búp-bê... Đòi nữa thì gọi là chết đòn.
    Cô cũng thêm một câu:
    -Con bé thế, không ngờ mà ngu thế.
    Cậu lại bảo:
    -Gía nó bảo ngay thì thằng ăn cắp gọi là nhừ xương với tôi.
    Liên không nói gì cả, chỉ đứng im, cúi đầu.
    Sau cùng, bà ẵm Liên lên lòng và khẽ hỏi:
    -Thế sao con không kêu ngay lên cho cậu con biết ?
    Liên, mãi mới ngửng lên, hai mắt dơm dớm:
    -Thế ngộ người ấy hôm nay đã phải nhịn đói thì làm thế nào ?...
    Báo Loa, 22-3-1934

    Ngu quá!
    Nhục quá!
    Moonlight+Blue-Solitary Mountain
    http://www.vnntu.com
  7. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Bụng trẻ con! Nói đến nó với một hàm ý bụng trẻ con là bụng dạ của kẻ ăn chưa no,lo chưa tới. Kinh nghiệm về trường đời quá ngắn ngủi, suy nghĩ chưa được chín chắn và thường thì trong mắt của người lớn chúng thường hành động ngu xuẩn,thiếu suy nghĩ. Chúng cần được dạy dỗ,cần được uốn nắn,làm giàu thêm kinh nghiệm sống...
    Các bậc cha mẹ,anh chị lớn trong gia đình thường hay đối xử với "bọn trẻ" trong nhà như thế. Họ vỗ đầu dạy bảo bọn trẻ là phải sống thế này thế khác. Mà thật ra đôi khi vì khoảng cách thế hệ hay vốn sống,thế giới quan của những thế hệ khác nhau trong gia đình hoàn toàn khác nhau nên nói đúng ra chẳng biết là đúng hay sai là khôn hay dại.
    " Bọn trẻ" chạy theo những tình yêu lãng mạn kiểu "một túp liều tranh hai quả tim vàng" thì người lớn dạy chúng nên sống thực tế. Nên trải đời, nếm cuộc sống thực tế nghèo nàn, không tiền bạc rồi hãy quan niệm sau. "Bọn trẻ" thích cống hiến cho xã hội thì "người lớn" lại bị mắng là ngu đần,đời nay ai lại sống thế,phải lo cho mình chứ ai mà sống dại như vậy.
    Chán ngán thay cái bụng trẻ con!
    Chó sói gửi chân - Nguyễn Dậu
    Posted by: vietpen on Mon, 22 Jul 2002 11:05:23 AM





    Sau ba tiết dạy mệt mỏi nhưng vui, Nhã hào hứng phóng xe đạp trở về. Chiều nay thứ bảy, các con trai cô đang đợi cơ về. Cô sẽ đưa con đi xem xiếc ở công viên Bảy Mẫu; điều mà cô đã hứa với các con từ lâu rồi. Nay, đã hơn ba tháng trời mới thực hiện được.
    Khi xe đạp dựa vào vỉa hè trước cửa nhà, Nhã bỗng sững người vì kinh ngạc: một chiếc tủ gỗ sơ sài, có gắn bốn bánh xe nhỏ, đặt lù lù ngay trước cửa nhà. Trong chiếc xe gỗ đặt lủng củng nhiều săm lốp cũ. ở phần mặt gỗ có sơn ba chữ mầu xanh lá cây: "chữa xe đạp". Mé dưới đó có viết rất nghệch ngoạc hai câu văn biền ngẫu: "nắn đĩa, nắn đùi, cùng nắn cọc - lăn săm, lộn xích, với lộn vành!".
    Nhã đỏ bừng mặt. Là giảng viên dạy văn - sử, cô hiểu ngay ý tứ lèo lá của hai câu quảng cáo đó. Cô rời tay khỏi chiếc xe đạp rồi nghiêm giọng hỏi to:
    - Ai chữa xe đạp đấy nhỉ?
    Từ hàng nước chè gần đấy, một người đàn ông khoảng ngoài bốn chục, đứng lên và trả lời cũng cao giọng:
    - Tôi chữa xe đây. Xin mời mở hàng cho "một quả" đầu tiên nào.
    Gã có dáng người dỏng cao, mái tóc râm sù điểm bạc, một gương mặt xương xẩu nâu sậm, một cái sống mũi khoằm khoằm, với đôi mắt nháy lia lịa. Đôi mắt ấy thật khó tả, hơi lác nhưng thô lố như mắt trâu, nhìn thẳng thì lờ đờ, ảm đạm vẻ đau thương. Lúc hắn nhìn xa thì cực kỳ sắc sảo, lạnh lẽo như mắt kẻ cướp. Nhìn khuôn mặt và cặp mắt của gã, cô giáo thấy ác cảm. Từ trong lòng cô ứ lên một cảm xúc bức bối, khó chịu. Tuy vậy Nhã vẫn kìm nén giọng nói:
    - Tôi không đồng ý để ông chữa xe đạp trước cửa nhà tôi.
    Gã nhìn Nhã, nhũn nhặn nở nụ cười:
    - Vậy ra đây là cô gái chủ nhà? Thưa cô, trước hết em xin nghiêng mình kính chào cô. Sau nữa được sự đồng ý và sắp xếp của anh cảnh sát khu vực, em có lời xin nhờ vả cô...
    Tiếng "em" của gã vừa ngọt vừa gọn, nghe cũng thấy là chỉ để lấy lòng chứ không thực tâm. Vả, ai cũng thấy là gã hơn cô quá chục tuổi đầu.
    Nhã vẫn nghiêm nghị:
    - Nhưng đây là cửa nhà chúng tôi. Dẫu cảnh sát khu vực có bố trí sắp đặt đi chăng nữa, cũng cần được sự đồng ý của chủ nhà.
    - Vâng, vâng! Chính phải là như thế. Cô thông cảm. Nhà em đến tìm cô từ sáng sớm, lúc ấy cô đã đến trường. Cô thể tất cho tình cảnh khó khăn thì nhà em đội ơn cô nhiều. Cô thấy đấy, em làm dịch vụ này cũng gọn ghẽ thôi, chẳng có gì bừa bãi, tanh hôi, thiu thối cả. Hằng ngày cô đi dạy, các cháu cũng đi học vắng cả, em sẽ tình nguyện làm thằng lính trung thành để canh nhà gác cổng cho cô. Thôi thì, thưa cô, sự đời thường ta dễ với người, người dễ cùng ta...
    Nghe gã ngọt ngào, lễ phép, Nhã không thể nói gì hơn, mặc dù Nhã thấy không thể ưa cái lối ăn nói ngọt như mía lùi, trơn như tráng mỡ của gã. Nhã đành dịu giọng, mặc cho nỗi ác cảm, nỗi ghét giận không hề giảm sút:
    - Bây giờ thì tôi vội quá. Ngày mai tôi sẽ có ý kiến dứt khoát cùng ông sau. Dù sao... mong rằng ông chọn chỗ khác thì hơn...
    Nói xong Nhã đặt gọn xe nơi thành cửa. Hai đứa con cô, thằng Vĩnh 15 tuổi, thằng Viễn 7 tuổi, nghe thấy tiếng mẹ về, cùng ùa ra cửa. Chúng ríu rít khoe:
    - A, hoan hô mẹ đã về. Con đã làm xong bài toán. Mẹ ơi, khó ơi là khó. Ai sinh ra loại "quy tắc tam suất" mà khó thế hả mẹ? Con đã thổi cơm xong. Bây giờ mẹ với chúng con cùng đi chứ ạ?
    Nhã ngả nón và gỡ túi xách đưa cho Viễn, mềm mại cười:
    - Mẹ khen các con. Các con ngoan quá! ừ thì ba mẹ con cùng đi xem. Cơ mà, để mẹ rửa mặt, thay áo đã nào. Hay là... mẹ con mình ăn cơm đã rồi hãy đi nhỉ?
    Cu Viễn giãy nảy, phụng phịu:
    - ứ! Mẹ con mình đi xem xong rồi về hãy ăn cơm.
    - Nhưng còn sớm lắm. Mãi bảy rưỡi mới đến giờ diễn...
    - Mẹ ạ, mình đi sớm một chút, mẹ cho chúng con chơi công viên Bảy Mẫu nhân thể. Lâu quá rồi chúng con chưa được chơi ở đấy.
    Nhã vui vẻ ưng thuận.
    Thấy mẹ con cô giáo đã vào trong nhà, gã chữa xe khẽ nhếch miệng cười gằn.
    Hai bên quai hàm của hắn như nghiền nghiền cái gì, cứ kèn kẹt chìm nổi nổi chìm. Gã lẩm bẩm:
    - Mẹ kiếp! Có xúc được nhau đi cũng còn mệt. Cứ đợi đấy!
    Gã nhìn nhìn chiếc xe đi-a-măng rất mới, rất sạch của cô giáo dựng đấy, đôi mắt gã lóe sáng vì chợt nảy ra một mẹo. Gã lấy từ trong hòm đồ nghề ra một chiếc dùi nhọn rồi nhanh nhẹn nhảy vọt đến bên chiếc đi-a-măng. Một vài giây sau, gã trở lui ngay. Rồi gã dùng đồ nghề loay hoay gõ gõ sửa với nét mặt lương thiện nhất cõi đời.
    Khoảng mươi phút sau, ba mẹ con cô giáo tươm tất tề chỉnh, ríu rít bước ra. Cu Vĩnh dắt theo một chiếc xe đạp "Man-Chích" thiếu niên. Gã chữa xe liền đứng lên, đon đả và trịnh trọng:
    - Chúc cô giáo và các cháu một tối vui vẻ, may mắn!
    Nhã tươi tỉnh đáp:
    - Cảm ơn bác. Bác cũng có vẻ lịch sự như mấy người Tây nhỉ.
    Gã nhún vai, gãi đầu, nghiêng người cố làm ra một chút Tây Tây:
    - Thưa cô, nhà em cứ nghĩ rằng mình là người ở đất thủ đô mà không hòa nhã, tạo thuận lợi cho nhau, để người thiên hạ họ chửi cho đẹp mặt.
    Nhã toan nói gì thêm, nhưng cô bỗng kêu lên:
    - Chết chửa, bánh xe xẹp hết cả hơi rồi. Săm lốp rất mới mà. Thế này thì buồn thật!
    Gã chữa xe vội vã:
    - Cô để nhà em xem nào!
    - Mới vừa đây lốp còn căng. Lạ quá...
    - Ôi, cô tính, trò đời còn vụt nóng, vụt lạnh nữa là, trách chi cái săm lúc căng, lúc xẹp?
    Gã loay hoay bơm phì phụt một lúc rồi lắc đầu.
    - Nhẹ là châm kim, nặng là hở măng-sông. Cô để đấy, nhà em xin là sẽ vá tốt cho cô. Chỉ hiềm vá chín hơi lâu...
    Cu Vĩnh dậm chân cái "bạch", mặt nhăn lại:
    - Thế thì tối mất.
    Cu Viễn cũng nôn nóng:
    - Tối xừ nó mất.
    Nhã nghiêm giọng mắng con:
    - Thế nào là tối "xừ"? Lần sau con nói kiểu đường chợ ấy mẹ phạt "nặng" đấy.
    Cu Viễn vẫn làu bàu:
    - Nhưng mà tối quá rồi.
    Gã chữa xe đạp khịt khịt cười. Gã nhìn thẳng vào mắt cô giáo như nhìn một người bạn đã thân quen từ lâu ngày;
    - A, khó khăn thì khắc phục. Đâu cần nhà em có, đâu khó có nhà em. Thế này vậy, cô giáo. Cô cứ để xe đấy, nhà em xin vá cẩn thận. Còn cô, xin cô cứ việc dùng chiếc xe "phượng hoàng" em dựng tại gốc cây kia kìa. Xe nữ, bon đáo để. Cô và các cháu đi kẻo nhỡ buổi biểu diễn.
    Nhã vội vã từ chối:
    - Không! Không! Ai lại phiền hà bác thế bao giờ...
    - Có sao đâu? Cô dạy văn - sử, cô còn lạ gì? Bốn nghìn năm trước, ta cùng chung một cụ tổ cả đấy. à, nhầm, chung hai cụ tổ chứ. Một cụ ông, một cụ bà mới sinh ra được, phải không cô?
    Cô giáo thấy gã lại có vẻ ăn nói ba trợn ba trạo bèn ngắt lời gã và chuyển ý:
    - Sao bác biết tôi dạy văn sử?
    Gã cười, hàm răng vàng khói thuốc nhe ra:
    - Cô cứ việc dùng ạ - Gã tiến lại dắt chiếc xe "phượng hoàng" đưa cho cô giáo - Chỗ đồng bào cả, cô cứ tự nhiên cho. Nếu tính theo một bọc của bà Âu - Cơ thì cô đứng hàng thứ 30, còn em thì đứng hàng bẩy mươi bẩy ạ. Sự đời, giá mà ai cũng thoải mái với nhau, tôn trọng nhau thì mát mặt dòng giống Lạc - Long cô nhỉ.
    Nhã càng lúc càng ngạc nhiên. Loại trừ cái phần ba hoa bốc láo ra, dường như hắn có chút nồng nhiệt, lưu loát và văn hoa... Dẫu sao, theo giác quan thứ sáu, thứ bảy, cô vẫn thấy ở gã có một cái gì đó không đoan chính, không đích thực, không hứa hẹn một điều gì trung thực cả.
    - Cô hỏi nhà em vì sao biết cô dạy văn sử ạ? - Gã cười, giọng cười nghe khị khị hơn - Có những kẻ vì mù hay vì điếc mới không biết tiếng đức hạnh và dạy dỗ giỏi như cô chứ? Thôi, cô đưa các cháu đi kẻo muộn mất. Nhà em sẽ đợi cửa. Khuya cũng đợi.
    "Vậy là gã biết kỹ về mình, mà chắc chắn là còn biết rõ cả cái anh chồng sở khanh của mình nữa - Cô giáo tự nhủ - Chết thật! Thế thì gã sẽ khinh bỉ lão chồng tệ bạc của mình mất. Thật là xấu hổ".
    Nhưng cô chưa kịp ứng xử gì cả, mà các con cô cứ giục toáy lên, cô đành phải hạ giọng cho êm hơn, mà giới âm nhạc thường gọi là "hạ ốc-ta-vờ".
    - Vậy thì, các con hãy cảm ơn bác đi!
    *
    Sáng hôm sau, lúc Nhã dắt xe đi dạy học, gã vẫn chưa ra hàng. Gặp anh cảnh sát khu vực, cô bèn chuyện trò với anh về việc cái hòm chữa xe đạp đặt ở cửa. Anh cảnh sát vui vẻ nói với vẻ nửa thân tình nửa ra lệnh:
    - Trên phường sắp xếp cho anh ấy ngồi trước cửa nhà cô giáo, một là chiếu cố người về mất sức, hai là anh ta có giúp ích cho an ninh khu vực. Cô giáo thấy đấy, bây giờ cả thành phố ùa ra vỉa hè để sinh sống. Khó khăn xã hội cả mà - Và anh ta doạ nạt xa xôi - Dạo này nhiều bọn cướp của tống tiền, có anh ta ở trước cửa, vừa giữ an toàn cho "gia đình ta", vừa xua đuổi các bà hàng rong. Theo tôi là được đấy cô giáo ạ.
    - Nhưng mà... Bậy bạ quá. Anh hãy bảo với bác ta dập xóa những chữ viết trên hòm xe đi.
    Anh cảnh sát tủm tỉm cười:
    - à... à... "Nắn cọc" với "lộn vành" phải không. Vui vui tếu tếu để thu hút khách đấy mà. Với lại, cô giáo ơi, ngày xưa bà Hồ Xuân Hương làm thơ Nôm cũng cứ "lộn lèo" này, "nắng cực" này. Rồi cả cái ông Đỗ Phủ nào ở bên Tàu, cũng "Xuyên hoa giáp điệp thâm - thâm hiện, hý thủy thanh - đình khoản khoản phi", trong bài thơ bậy bạ về Sông khúc nhị thủ thì sao nào. Chả ảnh hưởng gì đến hòa bình thế giới cả, cô giáo ạ.
    - Nhưng tôi yêu cầu... xóa bỏ đi - Nhã đỏ bừng mặt vì xấu hổ, và vì giận dữ - ở trước cửa nhà tôi, tôi không đồng ý như vậy.
    - Tôi sẽ bảo anh ta xóa đi. Nhưng cô giáo, cô thử tự hỏi xem đó có phải là cái bảng đen của lớp cô đâu, không ảnh hưởng gì, ta cũng nên thể tất cho nhau.
    Những dòng chữ quái quắc và bậy bạ nọ vẫn không hề bị xóa bỏ. Cô giáo đi đi về về là thấy bực mình. Nhưng cô bực một, lại nhẹ nhõm mười. Lúc nào dạy học về, cô cũng thấy gã quét hiên hè tới sạch bóng. Các bà hàng rong vốn bầy bừa, giờ bị đuổi sạch. Giờ ăn giấc ngủ của mẹ con cô đã có chút ngon lành, êm ái hơn, bởi không còn trẻ con đến cửa gào hét, chửi bậy nữa.
    Mỗi lần thấy cô, dù lúi húi bận bịu đến đâu, gã cũng đứng vụt dậy, hoặc giơ cao bàn tay, hoặc cất tiếng chào, kèm một câu nói rất ư lễ phép:
    - Hôm nay cô nhớ mang theo áo ni-lông, vì là đài báo sẽ có mưa!
    - Hôm nay thứ năm, cấp một nghỉ, cô cứ yên tâm đi đến cấp hai. Cháu Viễn, cô để ở nhà em "quản lí" cho. Em không để cho cậu ấm chạy loăng quăng nơi nào cả.
    - Biết rằng cô quá ít thời giờ, nên dù cô không sai bảo, nhà em cũng mua hộ cô mớ tôm tươi, lại cấu đuôi, cắt đầu sạch sẽ cả rồi. Cô chỉ việc cho thêm tí mỡ cộng với hai thìa đường là thơm ngon phải biết.
    - Này, thưa cô. Nếu cô không chê bai đàn ông vụng tay, vụng chân thì từ mai, cô cứ đưa em chiếc bếp dầu với nồi nhôm và rá gạo. Cô đi dạy về là có ngay cơm nóng canh sốt...
    Ôi, đến nước này thì Nhã có cố làm ra vẻ lạnh lẽo cũng phải cảm động kêu lên:
    - Chết! Chết! Ai lại thế? Em không dám phiền bác thế đâu.
    - Có gì mà phiền? Chính nhà em đây mới làm phiền cô giáo. Em mang ơn cô nhiều ạ - Đôi mắt lác hơn, gã bùi ngùi nói - Cô tính, giúp nhau chút ít, bây giờ thành chuyện xa lạ trong nhân quần rồi sao? Mình đồng cảnh tương liên mà, thưa cô.
    Thế là lần đầu tiên cô giáo dám bạo dạn nói chuyện với gã quá năm phút đồng hồ.
    - Cái gì đồng cảnh tương liên? Cứ như lời bác nói thì bác không có bác gái ở nhà sao?
    Gã chớp chớp mắt, nhãn quang mờ hẳn đi. Gương mặt gã xưa nay vốn quen với sừng sộ, gây gổ, bỗng hiền từ đượm chút đáng thương vì khổ đau:
    - Ôi... Số phận tôi vô phúc lắm. Có rồi lại thành không - Đoạn ra nhếch mép cười, vẻ có gì đó rất đắng cay - Chuyện quá buồn cô giáo ạ!

  8. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Gã chỉ lấp lửng thế thôi. Đối với loại đàn bà đa cảm, gã thấy nên dùng phương cách lấp lửng. Chỉ cho biết nửa chừng, họ sẽ bị kích thích muốn biết rõ thêm. Thòm thèm sẽ làm họ mong muốn. Xa xôi sẽ làm họ tò mò và khổ đau sẽ làm họ thương cảm. Nhưng dù ranh mãnh gã vẫn là gã. Nguyên hình của gã là một trưởng phòng của cơ quan X. Gã mới về mất sức, vì trong cơ quan, gã đã quá liều lĩnh trong sinh hoạt, bừa phứa trong tiêu xài. Cho nên không đánh giá đúng về đức hạnh của cô giáo, gã đã chớp mắt buồn buồn và ư ử ngâm khẽ một khổ thơ từ thuở xa xưa:
    Cụm lá đời xanh đã rụng rồi
    Trong tôi còn rặt lá vàng thôi
    Em là thiếu nữ trong hoa gấm
    Lưu ý làm chi xác lá rơi?
    Thấy Nhã cau mặt, gã biến sắc vội vã nói:
    - Xin lỗi! Xin lỗi cô giáo. Em chỉ là... chợt nhớ một bài thơ ba-lăng-nhăng...
    - Hôm nay bác quá chén à? Tán tỉnh rẻ tiền rồi đó.
    Gã lác xệch hẳn mắt, đấm ngực thồm thộp như mấy kẻ quân tử Tầu:
    - Em có uống nửa giọt em là giống chó...
    - Nửa giọt thì không. Nhưng cả chai thì có đấy.
    - Thôi, xin cô thứ lỗi. Mặt trời còn có vết...
    "Chà! Lại một kẻ tự ví với mặt trời! - Nhã tư lự - Không! Không bao giờ gã là một người đàn ông đoan trang cả. Song, ở gã có một cái gì đó cần thông cảm, mà mình quan tâm đến gã làm gì nhỉ. Mình chỉ cần biết rằng gã đang vật lộn với cuộc sống. Gã có biểu hiện "ba xu, nhố nhăng", song lại có vẻ như là nồng nhiệt, thành tâm. Có lẽ gã đượm vẻ hạ lưu, nhếch nhác và xấu xí đấy, song vẫn còn tốt đẹp hơn trăm lần cái thằng chồng trang nhã, điển xảo của mình chăng?
    Trong khi đối mặt và e dè trước cô giáo, trong óc gã biến đổi thiên hình vạn trạng. Gã nghĩ tới cái cơ ngơi của cô. Thật là "hết xảy" nếu gã có được, hoặc xâm lấn được cái gian nhà này. Gã sẽ mở toang cửa ra, mở một cửa hàng chữa xe máy, ô tô... Không! Như thế thì xoàng xĩnh quá. Phải mở một quán giải khát thật mùi mẫn, thật tân kỳ, thật náo nhiệt, thật... hiện đại. Gã sẽ là một ông chủ giàu sang, nhiều em út xinh tươi... Hai đứa con trai của cô, gã sẽ trị được, sẽ tha hóa chúng dần dần bằng chơi bời và đàng điếm. Nhưng... Suỵt! Phải thận trọng và từ từ từng bước. Còn cô giáo? Ôi, cô sẽ là người vợ da thịt thơm tho, tính nết hiền hậu, đoan trang, chứ không phải cô vợ nhà quê, rách rưới, tộc tuệch mà gã đã cho "rơi tự do" từ lâu.
    Gã thừa biết, một người như cô giáo Nhã, với mối hận lòng, với sự tất bật về giờ giấc và đồng lương thắt bó trong nghề bán cháo phổi, thì lô-cốt lòng cô là rất khó nhưng cũng rất dễ công phá. Chỉ cần có thời gian thôi. Mà thời gian... Ôi, lạy phật, gã việc gì phải vội vã? Cứ mỗi ngày một lần đứng cạnh cô một phút ngắn thôi, mưa dầm sẽ thấm lâu và lạt mềm sẽ buộc chặt. Trên đời thiếu gì những thằng tá điền nghèo rớt, đã tự nhiên trở thành chồng của các mụ chủ ruộng giầu sụ, thiếu gì những thằng gác-đờ-co bỗng nghễu nghện trở thành chồng kế của các mụ thủ trưởng dâm đãng? Hừ, mẹ kiếp! Trên đời làm gì có đàn ông xấu và tồi? Chỉ có đàn ông hoặc nghèo hoặc đần thôi!
    Về phần Nhã, từ hôm có gã ngồi sửa xe ngoài cửa thì bầu không khí trong nhà cô cũng dần dần thay đổi. Các con cô học bài, làm vở xong thường luẩn quẩn bên cạnh "bác ấy". Cu Viễn được nghe những mẩu chuyện kỳ lạ trong đời. Cu Vĩnh thì thỏa sức lục lọi hòm đồ nghề của gã mà vặn vặn, xiết xiết. Đặc biệt, "bác ấy" kiếm được nhiều sách "rất là" cho thằng bé mười lăm tuổi đọc. ở trong mỗi cuốn sách, gã kẹp gài bên trong dăm ba bức gái khỏa thân, nam nữ ôm hôn nhau, v.v. Thằng bé sắp dậy thì bị kích động. Nó len lén đem sách vào nhà, nằm đắp kín chăn và ngắm nghía, máu bốc lên mặt đỏ rừ, khắp mình ngứa ngáy như bị rệp đốt. Đôi khi trả lại sách cho "bác ấy", nó đã giấu đi một bức ảnh hấp dẫn nhất. Gã biết! Gã đòi lại làm gì. Cái đó nằm trong dự định mà. Gã chỉ ma mãnh mỉm cười. Song, nếu mọi chuyện chỉ diễn ra có vậy, chiếc lô cốt cô Nhã là bất khả xâm phạm, nếu không xảy ra một việc nhỏ nhưng là nét đậm của sự đắc thắng.
    Một hôm cô Nhã ở trường về, thì thấy cu Viễn nằm gọn trong lòng gã mà ngủ ngon lành. Trông kìa! Gã ẵm bế khít tay, gã rung rung tâng nựng, gã ẩm ử âm ư một câu sa mạc véo von và ấm áp nữa mới tài chứ. Đã thấy bóng Nhã từ xa, gã vờ không biết, gã đứng lên, cưng quý và thơm hít chùn chụt trên mặt cu Viễn tưởng chừng khắp gầm trời này không còn hình ảnh cha con nào thắm thiết hơn.
    Nhã dựng xe vội vã, tay móc chìa khóa cửa:
    - Trời ạ, cháu hư quá! Cháu làm nũng bác quá!
    Gã liền lắc lắc đầu, chum chúm môi, ra hiệu cho cô giáo sẽ sẽ thôi, đoạn bảo với cô:
    - Có lẽ cháu cảm đấy, cô ạ. Tôi thấy người cháu nóng rừ nên đã mua mấy viên pa-ra-xê-ta-môn rồi. Khiếp, dỗ dành mãi cậu hai mới chịu uống cho.
    Cô giáo lặng lẽ. Cô lo âu vì con ốm một phần, còn chín phần kia cô sững sờ cảm động đến choáng váng vì người đàn ông mắt lác, gò má cao này đã tận tâm chăm sóc con cô đến vậy. Nhân loại, đã từ lâu tốn kém không biết bao nhiêu giấy mực để ca ngợi tình mẫu ái của mẹ với con. Tình mẹ là sức mạnh bất diệt của người đàn bà. Song, than ôi, nó cũng là điểm yếu, nhược ghê gớm của đàn bà. Từ các bậc thánh hiền, mệnh phụ, từ mẫu cho chí những loại phàm tục hoặc la sát, hoặc thành nanh đỏ mỏ đều mềm rũ ra nếu như anh yêu thương, cưng nựng và trìu mến ấp ủ con họ. Lúc ấy, anh sẽ không còn là thằng tồi tệ, kẻ sát nhân tàn bạo trong mắt họ nữa.
    Thì lúc này, tâm trạng của cô giáo là như vậy. Cô mở to mắt ngắm nhìn gã như mới gặp lần đầu. Gã tốt đẹp, gã hiên ngang, gã lương thiện xiết bao. Mắt cô dìu dịu, mặt cô bừng nóng, lòng cô ngạt ngào, tim cô se lại vì muôn lớp sóng nhân ái và nhân từ vây bủa.
    - Em xin bác, để em đón cháu...
    Cô vừa nói vừa nhẹ nhàng ẵm lấy con. Hình như chính lúc đó, gã đã bạo tợn và liều lĩnh dùng hai bàn tay nắm nhanh lấy hai bàn tay ấm áp mềm mại của cô. Song cô đã tha thứ, không phản ứng gì cả. Cô chỉ nở nụ cười rất xinh thay cho lời cảm ơn, rồi ẵm cu Viễn vào nhà.
    *
    Chiều hôm ấy trời bỗng sầm sập đổ một cơn mưa to. Cô giáo ái ngại thấy gã đứng co ro rét lạnh ở ngoài hiên, bèn lên tiếng mời gã vào nhà xơi tạm chén nước nóng. Hắn ta bẽn lẽn và từ tốn bước vào, ngồi mép phản như cô dâu mới về nhà chồng. Cô giáo thấy yên tâm, không ý thức thấy được rằng mình đã uống thuốc liều, đã táo gan biết chừng nào.
    Mãi tới lúc ngớt mưa, cô giáo mới nhẹ nhàng bảo gã:
    - Nhà bác ở xa. Bác cứ đẩy xe đi xe về thế thì cực nhọc lắm. Thôi thì... từ tối nay, em cho bác gửi lại các xe đồ dùng trong nhà em!
    Gã cúi đầu, mái tóc hoa râm khẽ rung rung, còn đôi vai thì giật cục như người khốn khổ bỗng nhận được ân huệ lớn lao, khiến cô giáo cảm thấy tại sao mình duy tâm và thiển cận thế, trước một sinh mệnh tốt đẹp và hiền hậu của nhân gian?
    Thế đó! Con chó sói đã gửi được một chân vào trong nhà cô giáo. Gã sẽ còn khéo léo bịp bợm để gửi thêm cái chân thứ hai, chân thứ ba và chỉ khi nào toàn thân gã lọt thỏm vào trong chuồng cừu. Bấy giờ thì...
    Tháng 12-1998



    Một kinh nghiệm quí báu cho những quí ông muốn làm sói,một kinh nghiệm cho quí tỷ muội muốn săn sói!
    Moonlight+Blue-Solitary Mountain
    http://www.vnntu.com
  9. starry_river

    starry_river Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/02/2002
    Bài viết:
    2.027
    Đã được thích:
    0
    Hạnh phúc​
    "Giá như biết được hạnh phúc bí ẩn là gì? Nó ở đâu?"
    (K.Pauxtôpxki)
    Trăng hiện ra cong queo, nhợt nhạt rồi bị mây che khuất. Những tia chớp hối hả bắn lên loắng ngoắng rồi cũng chìm lỉm giữa nền trời xàm xạm. Và mưa. Mưa nhớn nhác, uể oải. Cũng ngưng. Một lúc sau vầng sáng vàng vọt, cong queo ấy lại lò mò hiện ra... Cái trò lẩn quẩn ấy cứ diễn đi diễn lại suốt đêm. Cô DỰA LƯNG VÀO TƯỜNG, DÕI NHÌN MẨU NẾN LEO LÉT CHÁY. ÁNH sáng ít ỏi đó không làm bừng sáng nổi căn phòng mà chỉ khoét lõm thêm nỗi buồn đang riết ráo trong cô. Cô rướn người thổi tắt mẩu nến và ngồi bất động. Bóng đêm quánh đặc bọc kín người cô tưởng như xắn ra được từng miếng.
    Ngày mai anh đi. Ði thật rồi. Vòng tay bé nhỏ và trái tim cháy lửa của cô không níu nổi bước chân anh. Suốt cả chiều cô lang thang ngoài phố để tìm mua một món quà tặng anh. Sở thích của anh cô vốn thuộc làu nhưng vẫn chưa tìm được quà tặng hài lòng. Cô đạp xe và để mặc những ý nghĩ vất vơ kéo vòng xe đi khắp phố phường. Cô đi mãi cho tới khi những mảng nắng yếu ớt cuối chiều loãng dần và tan hẳn. Trên hè phố lá vàng run rẩy nép khẽ bên nhau trải thành thảm. Mỗi đợt gió ùa tới lại đánh thức chúng dậy, đuổi nhau chạy liêu xiêu. Cô thót người: "Ðã sắp cuối thu rồi."
    Sinh nhật anh vào cuối mùa thu. Cô luôn miệng chọc: "Mùa sinh ra những kẻ đa cảm" mỗi lần ngồi nghe anh đàn say mê những bản nhạc tiền chiến về mùa THU. ANH CÓ MỘT THÓI QUEN RẤT LÃNG MẠN: GOM TUỔI BẰNG LÁ THU MỖI MÙA. Ừ, phải rồi! Cô dừng xe, chạy đua với gió gom lại hai mươi hai chiếc lá đẹp nhất.
    Cô về tới ngõ là lúc bóng đêm xõa xuống đen thẫm. Anh đứng đợi tự bao giờ, ánh nhìn trĩu nặng...
    Anh đạp xe chậm rì, dịu dàng cô áp má vào lưng anh. lm lặng. lm lặng mãi. Trên vòm cây hoa sữa đang buông hết mình thứ hương nồng thắm. Dường như cả hương hoa sữa lẫn gió đêm đều cố vuốt ve, dỗ dành nỗi buồn của hai kẻ sắp chia xa. Quá lâu, không chịu nổi, anh quay lại: "Nói gì đi em". Cô vẫn không bứt ra nổi sự im lặng. Anh bóp chặt tay cô, đau nhức: "Tin anh em nhé!"
    Họ tấp xe vào một đoạn phố vắng. Bỗng, cô cuống quít níu tay anh và nhìn mải miết vào khuôn mặt của người yêu! Mắt cô dán bết vào mắt anh tưởng như anh sẽ tan ngay trong khoảnh khắc này. "Ðừng nhìn anh thế nữa." "Không! Mặc kệ em." "Anh sẽ về. Nhất định là như thế. Anh đi cũng vì tương lai của hai đứa." Anh cố trấn an nhưng vẫn không ngăn nổi ánh nhìn xoáy hút được trộn cả thương yêu lẫn lo âu của cô. Cô ao ước có sức mạnh nào đó ngăn anh lại, giữ anh vĩnh viễn trong vòng tay mình. Anh quấn tay quanh vai cô. Nồng nàn. Hình như... cô khóc. Bởi anh biết trong nụ hôn có cả vị xót chát của nước mắt.
    Một tuần xa anh. Một tuần người cô cứ rỗng roãng như kẻ bị mất cắp. Xa cách đã lấy đi của cô những giọt ghita chiều lãng đãng và những đêm hoa sữa nồng nàn...
    Chiều nào cô cũng đạp xe đi để kiếm tìm để trấn an. Lũ lá vẫn hồn nhiên rượt nhau trên hè phố. Trời vẫn xanh đến trong veo. Thu vốn dĩ bình an sao lòng cô lại bất ổn?
    Một tuần liền cô không ngủ được. Cô lo cuống lên khi nghĩ: anh sẽ sống ra sao, xoay sở thế nào ở xứ sở bộn bề phức tạp đó???
    Năm năm...
    Thời gian đợi chờ gấp thành nếp nơi đuôi mắt cô. Tốt nghiệp ÐH , cô đi dạy ở một trường cấp hai ven thành phố. Hàng ngày cô cần mẫn đạp xe hơn mười cây số tới trường, say mê đứng trên bục giảng làm một cô giáo dạy Văn.
    Năm năm ấy không đếm nổi biết bao đêm cô đã thức trắng khi nghe người ta bàn tán về tình hình phức tạp của người Việt đang lao động ở Ðức; khi đọc những bài báo viết về bi kịch xót xa ở một số gia đình có người thân xuất ngoại... Nhất là đêm cô thức đọc tiểu thuyết "Phố" của nhà văn Chu Lai. Vai cô co rúm lại, những dự cảm mu mơ bóp nghẹt trái tim cô. Thành lệ, sau những đêm bất ổn như thế, sáng sớm cô hay cắt những cánh huệ trắng trong vườn đem sang ngôi chùa nhỏ gần nhà, ngồi lặng lẽ trong ánh bình minh xanh xám; dịu dàng. Những buổi sớm trong veo ấy cộng với ánh mắt háo hức của lũ trẻ khi nghe giảng đã dệt thành niềm tin vững chãi trong cô. Cô thấy bình an trong sự chở che diệu kỳ đó.
    Chiều nay, tan trường, như mọi khi cô lặng lẽ đạp xe về nhà: Chiều rồi, không khí nóng nực bỗng nguôi dịu. Trên vỉa hè nắng vàng đọng lại thành từng vũng sóng sánh. Một cơn gió uồm tới kéo tuột cuộn tóc của cô. Những sợi tóc nuôi bằng đợi chờ rối mù trong gió. Heo may phả hơi lạnh huơ huơ vào gáy, bất chợt cô so vai, biết rằng: Thu đang cựa mình.
    Về nhà cô sững sờ khi thấy một người con trai vừa quen vừa lạ trong bộ đồ lịch lãm đang chờ mình. Cô rủn người, tay chân quýnh quáng, thừa thãi. Anh. Anh đã về. Mắt họ gặp nhau. Mắt anh reo vui. Mắt cô run rẩy. Cô thèm được nhìn ngắm anh, thèm được vục đầu vào ngực anh để nước mắt rửa trôi hết âu lo suối năm năm qua. Không hiểu sao, đầu cô cứ cúi xuống, tay lóng ngóng vuốt đi vuốt lại cái mép bàn cũ rích.
    Ai nhất thì ta thứ nhì
    Ai mà hơn nữa ta thì... thứ ba.
    Kha` kha`...

  10. starry_river

    starry_river Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/02/2002
    Bài viết:
    2.027
    Đã được thích:
    0
    - Em vẫn thế - Anh chủ động phá vỡ sự im lặng.
    "Còn anh thì lạ quá ." Cô gắng ghìm câu nói ấy bằng cách xoắn xoéo những ngón tay gầy guộc vào nhau. "Có lẽ tại hình ảnh người con trai bình dị với đôi mắt đa cảm đã khắc quá đậm trong tim mình nên người đàn ông từng trải và sang trọng đang ngồi trước mặt bỗng trở nên xa lạ?"
    Ðêm. Anh chở cô chạy vút trên những con đường quen. "Hoa sữa" - cô reo khẽ, vội hít hà hương thơm ngái nồng của những cụm hoa nở sớm trong khi đó anh vẫn huyên thuyên về những dự tính. Hụt hẫng dấy lên trong cô. Họ tấp xe vào đoạn phố cũ . Tay anh mạnh bạo kéo cô về phía mình. Cuống quýt. Cô khóc. Ðến cả vị xót chát của nước mắt anh cũng không còn nhận thấy (?!)
    Về nhà, cô ngồi chống cằm nhìn những món quà đắt tiền một cách ơ thờ và không lý giải nổi mình đang vui hay buồn? Hương hoa sữa thi thoảng lại theo gió lẻn vào qua ô cửa khiến cô xót xa.
    Một tuần rồi kể từ ngày anh về. Bạn bè chúc tụng cô bằng những câu nói quen thuộc, rằng: cô "trúng số độc đắc", là "kẻ may mắn nhất thế gian... Cô biết đằng sau lời chúc xã giao ấy là những ánh mắt so bì, thèm muốn. Vậy sao lúc nào cô cũng thấy chênh vênh? Trong giấc ngủ nhọc nhằn cô luôn mơ thấy mình hay dỗ cô bằng những bản nhạc. Bây giờ cô thèm được nghe lại, thèm được thấy đôi mắt đa cảm của anh cháy lên ánh nhìn sẻ chia khi cô kể về lớp học và lũ học trò. Không hề có. Bởi đầu óc anh bây giờ lúc nào cũng xoay mòng trong việc tính toán sít sao để sử dụng số tiền kiếm được một cách hiệu quả nhất. Cô lại thấy mình hóa kẻ mất cắp. Rỗng roãng! Một lần, cô nhận được một bức thư của học trò gửi cho mình. Nhìn những hàng chữ tròn xoe nằm ngơ ngác trên trang giấy trắng khiến cô se thắt.
    "Em khổ tâm quá, cô giáo ơi! Thế mà ai cũng bảo em may mắn được sống trong một gia đình sung sướng, hạnh phúc. Ngay cả bạn bè trong lớp cũng luôn miệng bảo: "Mày là đứa hạnh phúc nhất thế gian". Tại sao người ta chỉ quen đo hạnh phúc bằng vỏ bọc bề ngoài thế hả cô? Trước đây khi bố chưa đi nước ngoài, gia đình em sống rất đầm ấm. Bây giờ, bố và mẹ cãi nhau luôn. Bố luôn miệng bảo: "Tôi đã vắt kiệt sức để đem sự giàu có về, cô còn muốn gì hơn nữa!" Bố vắng nhà triền miên. Những đêm bố không về, mẹ vẫn ngồi đợi và khóc. Em căm ghét lũ búp bê xinh đẹp và giả tạo. Chúng không thể ngăn những giọt nước mắt trên má mẹ. Không thể trả lại nụ cười vui vẻ trên môi bố như xưa. Hôm qua em nhìn thấy bố chở một cô gái rất trẻ. Chị ấy vòng tay ôm bố chặt cứng. Tại sao lại như thế hả cô giáo? Mẹ có lỗi gì đâu..."
    Cô mở choàng mắt ra nhìn lá thư của cô học trò dễ thương, học giỏi nhất lớp "Ngay cả mình cũng luôn nghĩ rằng cô bé hẳn phải được sống trong một gia đình khá giả và hạnh- phúc." Tim cô nhói đau vì sự vô tâm của chính mình. Cô đem lá thư cho anh đọc. Ðọc xong, anh cười:
    - Chuyện vặt thôi. Cuộc sống bây giờ là thế đấy. Sao em không thử so sánh con bé này với những đứa trẻ đánh giày, bán vé số? Dù sao được sống sung túc còn hạnh phúc hơn nhiều. Em đa mang quá, cô giáo ạ. Sao em cứ thích vơ những thứ người ta chối bỏ vào mình nhỉ?
    Cô ngoảnh đi chỗ khác, môi mím chặt, mắt rướm nước.
    - Anh định mua một ngôi nhà mặt phố, tầng dưới sẽ dùng làm shop bán đồ trang điểm. Anh thấy... em đi dạy như thế vừa mệt người, lương cũng chẳng được bao nhiêu.
    Nói xong, anh tìm mắt cô chờ sự hưởng ứng. Cô vẫn ngó lơ, hai giọt nước mắt chậm chạp bò xuống má. Cụt hứng, giọng anh trở nên bực bội:
    - Em làm sao thế? Ðể có được những thứ ấy em có biết anh phải vất vả như thế nào không? Chẳng phải cái gì cũng dễ dàng có được đâu. Chỉ tại anh thương em thôi.
    Cô hiểu. Hiểu chứ. Và cô cũng thương anh. Thương lắm. Cô muốn được vục mặt vào ngực anh để cho nước mắt rửa trôi hết những nỗi niềm đang chất chứa trong lòng. Thế nhưng cô vẫn ngồi đơ ra. Bất động.
    Giận dữ, anh hét lên: - Nói đi, em còn muốn gì hơn nữa?
    Ngày sinh nhật, anh chở cô đi xem nhà. Trên đường đi anh lại say sưa với những tính toán. Cô im lặng, mắt ơ thờ nhìn vào chuỗi người tấp nập đầu óc trống rỗng. Bỗng một cơn gió ào tới lắc khẽ vào cành cây, một chiếc lá đỏ hoe chao xuống. Cô với tay nắm lấy rồi đặt vào lòng bàn tay anh. Hồi hộp. Ðợi chờ. Cô hy vọng chiếc lá sẽ nhắc anh nhớ thói quen cũ, nhắc anh nhớ ngày xưa... Anh soi chiếc lá giữa nắng, bảo: "Rất đẹp" rồi ném nó bay vèo xuống lòng đường. Tim cô thắt lại - Ngày xưa...
    - Thôi, dẹp cái ngày xửa ngày xưa ấy đi - Anh cáu.
    Cô ngoái lại: chiếc lá tội nghiệp đã nhanh chóng bị dằn nát dưới bánh xe của dòng người xuôi ngược. Ký ức tựa chiếc lá - vỡ vụn trong cô. Cô dướn người, nói nhỏ vào tai anh: - Chở em về thôi. Mùa thu đã hết rồi?
    Khuya lắm rồi, vẫn không sao ngủ được, anh bật dậy mò mẫm tìm thuốc lá. Ngọn lửa nhỏ từ que diêm nhanh chóng bùng lên rồi vội vã tắt ngấm. Cô có lần nói: "Hạnh phúc giống như một que diêm với người này thì có thể nhen lên thành một bếp lửa hồng còn với kẻ khác nó chỉ lóe bên trong khoảnh khắc rồi vĩnh viễn tắt ngấm." "Hạnh phúc là gì? Khi tất cả mọi cố gắng của mình đều trở thành vô nghĩa." Anh chua chát nghĩ. Năm năm qua anh đã phải làm việc như một cái máy, đầu óc lúc nào cũng căng như sợi dây đàn vì tính toán. Thế nhưng anh đổi lại được cái gì? Ðến cả nụ cười cô dành cho anh cũng héo hắt... Nhất là chiều nay khi anh ném chiếc lá xuống đường, cô đã nhìn anh đầy oán trách, thất vọng... Chỉ vì một chiếc lá thôi ư? Anh nhếch miệng, cười, lẩm nhẩm: "Chiếc lá. Mùa thu. Chiếc lá..." Ký ức chậm chạp ùa về.
    Anh CHỢT NHỚ ĐẾN NHỮNG CHIẾC LÁ NGÀY CHIA TAY. Ừ, ĐÃ NĂM NĂM, liệu chúng có còn vàng hoe như cũ? Anh vội vã mở tủ, lục lọi trong đống sách vở cũ lối ra cái hộp giấy cũ kỹ, ố vàng. Tay anh run bắn khi chạm phải những chiếc lá. Thời gian đã làm chúng mục hết chỉ còn trơ lại hai mươi hai nhúm xương lá guộc gầy, co quắp. Sợ hãi, anh đậy nắp hộp lại và bật tung cửa sổ. Hoa sữa. Hoa sữa ngọt ngào vây kín anh. "Mình đã quên mất thứ hương diệu kỳ này từ lúc nào? Sao đêm nay mới nhận ra???" Anh nhắm nghiền mắt lại, buông mình trong hương đêm dịu dàng, người nhẹ bẫng.
    "Ngày mai mình sẽ ..." anh lắc đầu, bây giờ không nên nghĩ gì cả. Mai đâu phải đã hết mùa thu?
    Hết
    Ai nhất thì ta thứ nhì
    Ai mà hơn nữa ta thì... thứ ba.
    Kha` kha`...

Chia sẻ trang này